hỒ sƠ mỜi quan tÂm - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/upload/cms/content/news and events/fcpf...

24
Phụ lục 1. HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM (BẢN TIẾNG VIỆT) (Kèm theo Quyết định số 1341 /QĐ-DALN-KHKT ngày 10/7/2015 của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp) BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM Tên gói thầu: Đánh giá diễn biến rừng và trữ lượng các-bon, các nguyên nhân chính, tiềm năng, cơ hội của hai công ty lâm nghiệp được lựa chọn trở thành nhà cung cấp dịch vụ REDD+ và PES Số hiệu gói thầu: TV-CQS-11 Dán: Htrchuẩn bsẵn sàng thc hiện REDD+ Vit Nam Tháng 7/2015

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Phụ lục 1.

HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM (BẢN TIẾNG VIỆT)

(Kèm theo Quyết định số 1341 /QĐ-DALN-KHKT ngày 10/7/2015

của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp)

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP

DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM

HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM

Tên gói thầu: Đánh giá diễn biến rừng và trữ lượng

các-bon, các nguyên nhân chính, tiềm

năng, cơ hội của hai công ty lâm nghiệp

được lựa chọn trở thành nhà cung cấp

dịch vụ REDD+ và PES

Số hiệu gói thầu: TV-CQS-11

Dự án: Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện

REDD+ ở Việt Nam

Tháng 7/2015

1

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CPMU Ban Quản lý Dự án Trung ương

ER-PIN Ý tưởng đề xuất tham gia Quỹ các bon

ESMF Khung Quản lý Môi trường và Xã hội độc lập

FCPF Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp

FGRM Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu kiện

FPMB Ban Quản lý Bảo vệ Rừng

FSDP Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

HSMQT Hồ sơ mời quan tâm

HSQT Hồ sơ quan tâm

NRAP Xây dựng các phương án REDD+ chiến lược ở cấp quốc gia

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng

PRAP Xây dựng các phương án REDD+ chiến lược ở cấp cấp tỉnh

REDD+

Sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế

mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng trữ lượng các-bon của rừng

và quản lý bền vững tài nguyên rừng

R-Package Đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam

SFE Công ty lâm nghiệp

SFC Công ty Lâm nghiệp Nhà nước

UN-REDD Chương trình hợp tác của Liên hợp Quốc về Giảm phát thải do mất rừng và

suy thoái rừng tại các quốc gia đang phát triển

WB Ngân hàng Thế giới

VND Đồng Việt Nam

USD Đồng đô la Mỹ

2

Phần 1. THƯ MỜI BÀY TỎ QUAN TÂM

Dự án “ Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

Tài trợ số: TF013447

Gói thầu TV-CQS-11: Đánh giá diễn biến rừng và trữ lượng các-bon, các nguyên nhân

chính, tiềm năng, cơ hội của hai công ty lâm nghiệp được lựa chọn trở thành nhà cung cấp

dịch vụ REDD+ và PES.

1. Nuớc CHXHCN Việt Nam nhận được một khoản viện trợ không hoàn lại của Ngân

hàng Thế giới cho Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

và dự định sử dụng một phần số tiền của khoản viện trợ này để thanh toán hợp lệ

cho hợp đồng tư vấn dưới đây.

2. Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp kính mời các nhà thầu tư vấn có đủ tư cách hợp lệ

(“Tư vấn”) bày tỏ sự quan tâm đối cung cấp dịch vụ tư vấn nêu trên. Các nhà thầu tư

vấn quan tâm phải cung cấp thông tin chứng minh rằng mình có đủ năng lực và kinh

nghiệm liên quan để thực hiện dịch vụ tư vấn. Thông tin chi tiết về dịch vụ và Tiêu chí

sơ tuyển là năng lực và kinh nghiệm liên quan: chi tiết trong Hồ sơ mời quan tâm. Các

nhà thầu tư vấn có thể liên danh với nhau để nâng cao năng lực của tư vấn.

3. Tư vấn sẽ được lựa chọn theo phương pháp tuyển chọn dựa trên năng lực của tư vấn

(viết tắt là CQS) với các quy định trong Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới: Hướng

dẫn Tuyển chọn và Thuê tư vấn trong các Khoản vay IBRD và Tín dụng & Tài trợ

không hoàn lại của IDA cho các Bên vay vốn Ngân hàng Thế giới, ban hành tháng

01/2011 (Hướng dẫn tuyển chọn Tư vấn”). Các Tư vấn quan tâm lưu ý mục 1.9

trong Hướng dẫn tuyển chọn Tư vấn về chính sách của Ngân hàng Thế giới về Mâu

thuẫn lợi ích.

4. Các nhà thầu tư vấn hợp lệ quan tâm cần biết thêm thông tin chi tiết và nhận Hồ sơ

mời quan tâm tại địa chỉ dưới đây:

Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam.

Địa chỉ: P 043, 14 Thuỵ Khuê, Hà Nội, Việt Nam.

Tel: 04 3728 6495, Fax: 04 3728 6496, E-mail: [email protected]

5. Thời gian phát hành Hồ sơ mời quan tâm: từ ngày 14/7/2015 đến 10 giờ ngày

29/7/2015 (trong giờ hành chính).

6. Nhà thầu tư vấn có thể chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập Hồ sơ quan tâm căn cứ

vào nội dung Hồ sơ mời quan tâm bằng tiếng Anh (tất cả các tài liệu/hồ sơ bổ sung

thuộc HSQT có thể bằng ngôn ngữ khác ngôn ngữ HSQT nhưng phải kèm theo bản

dịch sang ngôn ngữ HSQT). Nhà thầu phải nộp một (01) bộ gốc và ba (03) bộ chụp

HSQT tại địa chỉ nêu trên trước 10 giờ ngày 29/7/ 2015. Các HSQT nộp muộn sẽ bị

loại. Các HSQT sẽ được mở công khai với sự có mặt của đại diện nhà thầu muốn

tham dự ngay sau khi kết thúc hạn nộp HSQT tại địa chỉ nêu trên.

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2015

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

Vũ Xuân Thôn

3

Phần 2. MẪU THƯ BÀY TỎ QUAN TÂM

Tên gói thầu: Đánh giá diễn biến rừng và trữ lượng các-bon, các nguyên

nhân chính, tiềm năng, cơ hội của hai công ty lâm nghiệp được

lựa chọn trở thành nhà cung cấp dịch vụ REDD+ và PES

Số hiệu gói

thầu:

TV-CQS-11

Địa điểm, ngày ..... tháng ..... 2015

Kính gửi: Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện

REDD+ ở Việt Nam

Chúng tôi, ký tên dưới đây, đề nghị được cung cấp dịch vụ tư vấn Đánh giá

diễn biến rừng và trữ lượng các-bon, các nguyên nhân chính, tiềm năng, cơ hội của hai

công ty lâm nghiệp được lựa chọn trở thành nhà cung cấp dịch vụ REDD+ và PES

theo Hồ sơ mời quan tâm của Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện

REDD+ ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Bên Khách hàng”) ngày … tháng … năm

2015. Kèm theo đây chúng tôi xin nộp Hồ sơ quan tâm của chúng tôi.

Chúng tôi đưa ra những thông tin được yêu cầu trong phần phụ lục của Hồ sơ

quan tâm này. Những bản sao được chứng thực của các tài liệu yêu cầu được đính kèm

thư này.

Chúng tôi hiểu rằng

(i) Đây là Hồ sơ quan tâm ban đầu và không cho chúng tôi quyền nhận bất cứ tài

liệu nào hoặc được mời tham gia dự án.

(ii) Bên Khách hàng giữ quyền, bằng quyết định của mình, tại bất cứ giai đoạn nào

mà không cần thông báo trước và không đưa ra bất kỳ lý do nào, chấm dứt sự tham gia

tiếp trong quá trình dự thầu của bên tham gia bất kỳ, thay đổi cấu trúc, những thủ tục

và thời gian của quá trình đấu thầu, sửa đổi những điều khoản tham gia trong quá trình

đấu thầu, từ chối sự tham dự của một bên cụ thể ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình

đấu thầu và tạm hoãn hoặc huỷ bỏ quá trình đấu thầu.

(iii) Chúng tôi phải tuân thủ quy định về an ninh quốc gia của chính phủ Việt Nam

và tư cách hợp lệ của chúng tôi để tham gia đấu thầu có thể phụ thuộc vào những quy

định như vậy.

Người ký tên ở đây tuyên bố rằng những trình bày được làm và thông tin cung

cấp trong Hồ sơ quan tâm này là đầy đủ, đúng và chính xác.

Trân trọng,

[Chữ ký của người có đủ thẩm quyền và đóng dấu]

Tên:

Chức danh:

Địa chỉ:

4

Phụ lục 1:

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ THẦU TƯ VẤN

Tên của Tư vấn

Địa chỉ

Người liên hệ và chi tiết

Tên:

Địa chỉ:

Tel:

Fax:

Email:

Website:

Công ty/ Hiệp hội/Cơ quan chính phủ/ Khác*

Cơ cấu quyền sở hữu*

Tên và chi tiết các cổ đông chính*

Tên và chi tiết về Giám đốc/ Cộng sự/ Nhân sự quản lý

chủ chốt*

Hoạt động chính (Mô tả các hoạt động/ nhiệm vụ

chính, không nhiều hơn 5 dòng)

Kinh nghiệm trước đây

[Mô tả kinh nghiệm trước đây trong lĩnh vực liên quan

đến gói thầu, không nhiều hơn 10 dòng]

Số năm kinh nghiệm của tư vấn

Doanh thu hàng năm của ba năm tài chính gần đây*

[Nhà thầu phải nộp bản chụp được chứng thực một

trong ba tài liệu sau: (i) Biên bản kiểm tra quyết toán

thuế của nhà thầu trong năm tài chính gần nhất hoặc

(ii) Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế thu

nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về

thời điểm đã nộp Tờ khai trong năm tài chính gần nhất;

hoặc (iii) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế

(xác nhận nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp

thuế trong năm tài chính gần nhất; hoặc (iv) Báo cáo

kiểm toán]

Doanh thu trung bình hàng năm của ba năm tài chính

gần đây*

* Nếu Nhà thầu tư vấn là liên danh/tập đoàn, cung cấp thông tin chi tiết mỗi thành viên

của liên danh/tập đoàn.

5

Phụ lục 2:

KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN

Sử dụng mẫu dưới đây, cung cấp các thông tin về mỗi nhiệm vụ mà công ty,

hoặc các đơn vị liên kết của công ty tiến hành nhiệm vụ, được ký hợp đồng hợp pháp

riêng biệt như là một đơn vị hoặc là một trong nhưng công ty chính trong liên kết để

tiến hành dịch vụ tư vấn tương tự giống các yêu cầu thuộc nhiệm vụ này. Trình bày tối

thiểu 05 nhiệm vụ.

Tên nhiệm vụ: Ước tính giá trị của hợp đồng (bằng tiền VNĐ

hoặc US$ hoặc Euro):

Nước:

Địa điểm trong nước:

Thời gian thực hiện nhiệm vụ (tháng):

Tên Khách hàng: Tổng số tháng chuyên gia tham gia thực hiện

nhiệm vụ:

Địa chỉ:

Ước chừng giá trị của dịch vụ cung cấp bởi

công ty theo hợp đồng (bằng tiền VNĐ hoặc

US$ hoặc Euro):

Ngày bắt đầu (tháng/năm):

Ngày kết thúc (tháng/năm):

Số lượng thời gian chuyên gia làm việc được

cung cấp bởi các công ty tư vấn liên kết

Tên của Tư vấn liên kết, nếu có:

Tên của nhân viên chuyên môn của công ty

tham gia và thực hiện chức năng (ghi rõ những

vị trí quan trọng như Trưởng nhóm, ....)

Mô tả dự án:

Mô tả dịch vụ thực tế cung cấp bởi nhân viên của công ty trong phạm vi nhiệm vụ:

Tên Công ty:

* Ghi chú: Nhà thầu tư vấn phải nộp kèm theo HSQT của mình bản chụp các nhiệm

vụ/hợp đồng kê khai ở trên. Nếu nhà thầu tư vấn không nộp bản chụp các nhiệm

vụ/hợp đồng kê khai ở trên kèm theo HSQT của mình, thì Bên Khách hàng sẽ đánh giá

các nhiệm vụ/hợp đồng đó không có giá trị là nhiệm vụ/hợp đồng tương tự kể cả

trường hợp các nhiệm vụ/hợp đồng đó là nhiệm vụ/hợp đồng tương tự. Bên Khách

hàng có quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn cung cấp bản gốc hợp đồng để đối chiếu với

bản chụp hợp đồng nếu Bên Khách hàng cần, trong trường hợp Bên Khách hàng yêu

cầu mà Nhà thầu tư vấn không cung cấp được bản gốc hợp đồng để đối chiếu thì Bên

Khách hàng sẽ đánh giá bản chụp hợp đồng đó không có giá trị là hợp đồng tương tự

đã thực hiện.

6

Phụ lục 3:

TƯ CÁCH HỢP LỆ CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN

TT Nội dung

(đánh

dấu X)

Không

(đánh

dấu X)

1 Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thuộc sở hữu của

Chính phủ Việt Nam tham gia phải có các văn bản chứng

minh (i) tự chủ về mặt pháp lý và tài chính, (ii) hoạt động

theo Luật Thương mại, và (iii) không phải là cơ quan trực

thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn1.

Đối với các Tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia

phải đảm bảo có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm

quyền cấp và có giá trị sử dụng tới hết năm 2016.

Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài bao

gồm cả các nước đang phát triển tham gia phải đảm bảo

tự chủ về mặt pháp lý và tài chính, hoạt động theo luật

Thương mại và không phải là một cơ quan trực thuộc của

Bên vay hay nhà tài trợ.

[Trong mục này, nhà thầu tư vấn đính kèm theo HSQT

của mình bản sao có công chứng của một trong các tài

liệu sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy

chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng

ký hoạt động hợp pháp].

2 Đơn vị hiện có bị bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Việt

Nam cấm tham gia đấu thầu hay không?

3 Đơn vị hiện có bị Ngân hàng Thế giới cấm tham gia đấu

thầu hay không?

1Để hợp lệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam phải chứng

minh cho Bên Khách hàng thỏa mãn, thông qua tất cả các tài liệu liên quan, kể cả điều lệ và

các thông tin khác mà Bên Khách hàng có thể yêu cầu, rằng doanh nghiệp hay tổ chức đó (i)

là một pháp nhân tồn tại riêng rẽ với Chính phủ; (ii) hiện không nhận các khoản trợ cấp hoặc

hỗ trợ ngân sách; (iii) hoạt động như các doanh nghiệp thương mại, không có nghĩa vụ chuyển

lại lợi nhuận cho Chính phủ, có các quyền và trách nhiệm pháp lý, tự đi vay vốn và chịu trách

nhiệm trả nợ, và có thể bị tuyên bố phá sản.

7

Phụ lục 4:

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHỦ CHỐT

DỰ KIẾN THAM GIA GÓI THẦU

Căn cứ vào TOR, nhà thầu tư vấn tóm tắt thông tin cơ bản về một số chuyên gia

tư vấn chính đề xuất cho gói thầu theo mẫu dưới đây (nộp kèm theo HSQT của mình).

Chú ý rằng, nếu được mời nộp đề xuất, các chuyên gia tư vấn này sẽ phải có mặt trong

đề xuất của nhà thầu và tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn nếu trúng thầu, trừ các trường

hợp bất khả kháng hoặc trường hợp đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Thế giới.

Số

TT Vị trí đề xuất

Họ và Tên

chuyên gia

tư vấn/

Quốc tịch

Ngày,

Tháng,

Năm

sinh

Bằng cấp

chuyên môn,

trường, năm

tốt nghiệp,

quốc gia

Số năm kinh

nghiệm hoạt

động nhiệm

vụ có liên

quan

1 Chuyên gia kinh doanh

gỗ, quản lý rừng

2

Chuyên gia về sự tham

gia/bên liên quan/Xã

hội học nông thôn

3 Chuyên gia điều tra

rừng

4 Chuyên gia GIS

5 Chuyên gia tài chính

quốc tế

6 Chuyên gia tài chính

7 Chuyên gia Môi

trường

Nhà thầu tư vấn phải nộp kèm theo HSQT của mình bản sao có công chứng

bằng tốt nghiệp của các chuyên gia tư vấn nêu trên.

8

Phụ lục 5:

THÔNG TIN BỔ SUNG

A. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR):

Số hiệu gói thầu: TV-CQS-11

Đánh giá diễn biến rừng và trữ lượng các-bon, các nguyên nhân chính,

tiềm năng, cơ hội của hai công ty lâm nghiệp được lựa chọn

trở thành nhà cung cấp dịch vụ REDD+ và PES

1. Giới thiệu về dự án

Việt Nam đã tham gia một cách tích cực trong việc chuẩn bị REDD+ và Chương trình Hành

động Quốc gia về REDD+(NARP) -một phần quan trọng của Chiến lược Quốc gia về Biến

đổi Khí hậu, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6 năm 2012. Theo đề xuất trong giai

đoạn từ 2012 đến 2015, Việt Nam sẽ huy động sự hỗ trợ của quốc tế cho việc sẵn sàng thực

hiện REDD+ và việc thực hiện thí điểm và toàn diện Đo đạc, Báo cáo và Kiểm chứng

MRVed) giai đoạn sau năm 2015.

Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho

Chính phủ Việt Nam về mặt tài chính và kỹ thuật với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính do

mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn lượng dự trữ các bon rừng, quản lý rừng bền vững và

tăng cường lượng dự trữ các bon (những hoạt động được hiểu là REDD+). Hỗ trợ từ Quỹ

FCPF được cung cấp thông qua quỹ Sẵn sàng. Quỹ này sẽ hỗ trợ các nước tham gia xây dựng

các chiến lược, chính sách về REDD+, các mức phát thải tham chiếu, các hệ thống đo lường,

giám sát và thẩm định (MRV) và cải thiện cơ cấu tổ chức nhằm thực hiện REDD+ bao gồm

các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi trường.

Việt Nam đang hoạt động với sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác của Liên hợp Quốc về

Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng tại các quốc gia đang phát triển (gọi tắt là

Chương trình UN-REDD), cả hai sáng kiến đều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(MARD) thực hiện. Chương trình UN-REDD Giai đoạn I đã được thực hiện từ năm 2009 đến

tháng 6 năm 2012 và đã tạo nền móng cơ sở cho việc sẵn sàng thực hiện REDD+ và được

tiếp nối thông qua Giai đoạn II với thời gian thực hiện từ 2013 đến 2015. Ngoài ra, Việt Nam

có kế hoạch trình một ý tưởng đề xuất tham gia Quỹ các bon (gọi tắt là ER-PIN) nhằm tham

gia Quỹ Carbon của FCPF để các bên xem xét vào đầu năm 2014. Chương trình Giảm phát

thải dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ 2015-2020 và bao gồm 6 tỉnh tại khu vực

duyên hải bắc trung bộ nơi tập trung hầu hết các diện tích rừng tự nhiên giàu trữ lượng. Để

được tham gia vào Quỹ carbon, Việt Nam cũng cần phải trình báo cáo Đánh giá mức độ sẵn

sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam (còn gọi là R-Package) vào cuối giai đoạn sẵn sàng. Tài

liệu này rất quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng thực

hiện REDD+ đối với Ủy Ban các bên tham gia của Quỹ các bon cũng như các nhà hoạch

định chính sách ở Việt Nam. Những nội dung chính của R-Package đã được Ủy ban các bên

tham gia của Quỹ FCPF thông qua và đăng tải trên trang web của FCPF.

Dự án "Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam" do Quỹ đối tác carbon trong

lâm nghiệp (FCPF) nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật của Ban Chỉ đạo

REDD+ quốc gia, Văn phòng REDD+ Việt Nam và một số cơ quan có liên quan ở Trung

ương và 3 tỉnh thí điểm (Quảng Bình, Quảng Trị và Đăk Nông) và là hoạt động chuẩn bị sẵn

sàng REDD+ nhằm góp phần thực hiện thành công NRAP. Dự án sẽ được thực hiện từ 2013-

9

2015 với tổng số đầu tư 3,8 triệu USD. Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) là chủ dự

án, chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả khoản viện trợ.

Dự án được thiết kế để đạt được 4 kết quả chính (a) năng lực kỹ thuật và thể chế ở cấp quốc

gia được tăng cường để thực hiện thành công chương trình hành động quốc gia về REDD+;

thiết kế lộ trình, tài liệu và hướng dẫn chính để xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp

tỉnh của các tỉnh thí điểm; (b) xây dựng các kế hoạch và phương án tham gia cung cấp dịch vụ

REDD+ từ các Công ty Lâm nghiệp Nhà nước (SFC) và Ban Quản lý Bảo vệ Rừng (FPMB),

hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức này để thành người cung câp dịch vụ hàng hóa rừng và

dịch vụ môi trường, bao gồm giảm phát thải; và (c) xây dựng các phương án REDD+ chiến

lược ở cả hai cấp quốc gia (NRAP) và cấp tỉnh (PRAP), cùng với Khung Quản lý Môi trường

và Xã hội độc lập (ESMF), tất cả đều phải phù hợp đưa vào gói chuẩn bị sẵn sàng REDD+

cho Việt Nam. Các hoạt động dự án được xây dựng trên nền các công việc đã triển khai và bổ

sung cho Chương trình UN-REDD Việt Nam và các dự án/sáng kiến đang triển khai nhằm

tăng cường tính hiệu quả của các nỗ lực chung và giúp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng REDD+

và hưởng lợi từ các cơ chế REDD+. Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMU) sẽ chịu trách

nhiệm quản lý hoạt động hàng ngày của dự án.

2. Mục tiêu của nhiệm vụ

Mục tiêu chung của nhiệm vụ tư vấn này là nhằm hỗ trợ kỹ thuật để xem xét các tài nguyên

rừng và đất đai và để tư vấn nhằm hợp lý hóa và khi cần thiết thì đề xuất tái cấu trúc các hoạt

động của hai SFC sau:

(i) Đánh giá trữ lượng carbon rừng và hoạt động quản lý rừng của SFC Bến Hải,2

Quảng Trị và SFC Long Đại,3Quảng Bình;

(ii) Đánh giá lợi ích (và rủi ro) tiềm năng của hai SFC trong việc tham gia REDD+ để

sau khi được giám sát và xác nhận, phần giảm phát thải từ REDD+, các hoạt động

sẽ đủ điều kiện nhận tài trợ thông qua các khoản chi trả từ nguồn tài trợ carbon

quốc tế (quỹ carbon song phương hoặc đa phương, hoặc các thị trường carbon);

(iii) Xem xét cơ hội khả thi giúp các cộng đồng làng xã địa phương tham gia vào xây

dựng carbon REDD+ trên cơ sở sử dụng rừng hiện có4 (được giao và khoán quản

lý rừng bền vững) và thực thi các quyền quản lý rừng truyền thống, cùng với các

SFC (tuy nhiên cần chú ý để không xung đột với các yêu cầu chung trong xây

dựng mô hình kinh doanh hiệu quả hơn cho các SFC, một trong số đó là thu hút

vốn từ doanh nghiệp khối tư nhân;

(iv) Nhằm xây dựng chiến lược REDD+ chi tiết và /hoặc là lộ trì cho hai SFC, với điều

kiện là có nhiều cơ hội REDD+ cho các SFC;

(v) Nhằm đánh giá tiềm năng của bất kỳ cơ hội tạo thu nhập cho hai SFC đó;

(vi) Nhằm xây dựng kế hoạch kinh doanh 3 và 5 năm cho SFC Long Đại; bao gồm:(a)

rà soát tình hình chuẩn bị sẵn sàng nói chung cho SFC để cổ phần hóa (xác định

2 SFC Bến Hải có diện tích FSC hiện tại có khoảng 1.679ha rừng tự nhiên và 9.463ha rừng trồng FSC (chủ yếu là keo). Công

ty có doanh số khoảng 70 tỷ đồng và tuyển dụng khoảng 141 cán bộ công nhân viên, dự kiến là công ty sẽ mở rộng diện tích

rừng tới khoảng 10.000ha, tất cả các diện tích đó sẽ được quản lý theo chứng chỉ phát triển rừng bền vững theo các tiêu chuẩn

FSC. Công ty Lâm nghiệp Bến Hải cùng với Công ty cổ phần Đà Nẵng Vinafor gần đây đã xây dựng một nhà máy chế biến

dăm gỗ ở Quảng Trị. GIZ gần đây đã tài trợ đào tạo và hướng dẫn cụ thể về lâm nghiệp chứng nhận bền vững (FSC). Các

hướng dẫn này được một dự án xây dựng để thí điểm đào tạo định hướng quản lý rừng bền vững cho công nhân và cán bộ

quản lý kỹ thuật, bắt đầu ở Quảng Trị cách đây 2 năm. Dự án được GIZ và Công ty Forest Finance Service GMbH Company

tại Đức thực hiện. 3 SFC Long Đại quản lý khoảng 97.000ha đất rừng và hầu hết đều là rừng tự nhiên, SFC cũng có hoạt động trồng rừng và

tham gia chế biến gỗ súc và gỗ nhỏ. 4 Một công ty của SFC Long Đại - FMU Trường Sơn là FSC và do đó cam kết xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với các cộng

đồng địa phương được FSC phê duyệt.

10

các bước và công việc cần thiết nếu SFC cần phải xem xét cổ phần hóa trong giai

đoạn trung hạn); (b) dự báo kinh doanh chi tiết của một hoạt động kinh doanh có

lợi nhuận.

(vii) Cập nhật kế hoạch kinh doanh cho Bến Hải dựa trên bất kỳ thông tin mới nào

được lập theo hợp đồng ví dụ: dòng thu nhập dự kiến từ nguồn tín dụng carbon,

xung đột trong sử dụng đất, điều lệ công ty, vv.

Nhằm giúp các SFC trở thành nhà cung cấp REDD+ và PFES, dịch vụ tư vấn cần giải quyết

vấn đề sau:

Phân tích diễn biến sử dụng đất và tài nguyên rừng cho giai đoạn 2000-2014, xác

định các nhân tố chính dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng cho các SFC và các

khu vực xung quanh và đề xuất các biện pháp giảm thiểu cho các SFC, ngoài

phân tích ra cần có dự báo về diễn biến độ tàn che đất rừng tương lai dựa trên rủi

ro và mức diễn biến trong quá khứ;

Đánh giá, sử dụng hình ảnh vệ tinh mới nhất, trữ lượng carbon của các SFC bao

gồm trữ lượng lớn, trung bình và không có trữ lượng và đất trống (nhưng có khả

năng trồng rừng) và từ trữ lượng rừng mới nhất và sử dụng đất hiện tại, xây dựng

các phương pháp giúp SFC tham gia các hoạt động REDD+ nhằm tăng trữ lượng

carbon của đất rừng do SFC quản lý;

Trong khi trao đổi với các bên tham gia chính, chú trọng tới chất lượng rừng,

quyền sử dụng đất hiện nay, tình trạng sử dụng đất và các cộng động sống dựa

vào rừng và diện tích đất rừng tranh chấp,5 xem xét các diện tích cho thuê trồng

rừng hiện nay của các SFC về:(i) tiềm năng sử dụng trong REDD+ và chứng chỉ

quản lý rừng bền vững tiềm năng (FSC); và (ii) xác định các diện tích thích hợp

cho cộng đồng tham gia vào REDD+ thông qua quản lý rừng cộng đồng (CFM)

hoặc các cơ chế tương tự (ví dụ cơ chế chia sẻ lợi ích khi tham gia với SFC);

Đánh giá các cơ hội sẵn có cho các SFC xây dựng REDD+, lồng ghép cách tiếp

cận PFES và đề xuất một chiến lược kinh doanh tốt về mặt tài chính, có lộ trình và

kế hoạch hành động nhằm phổ biến các hoạt động REDD+ - nếu chứng minh

được là có hiệu quả so với chi phí bỏ ra và hấp dẫn về mặt tài chính đối với các

SFC;

Đánh giá tác động môi trường và xã hội của công việc được đề xuất và xác định

các biện pháp giảm thiểu theo yêu cầu, sẽ cần có kế hoạch phản hồi và giải quyết

khiếu nại khiếu kiện cho các cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh các

SFC; và

Xác định các nhiệm vụ công SFC phải thực hiện, bất kỳ khoản chi trả nào SFC

nhận được và đề xuất một cách tiếp cận hợp lý hóa (với tác động và các biện pháp

giảm thiểu) cho họ để hỗ trợ quá trình cổ phần hóa.

3. Khu vực chương trình, cộng đồng rừng và chính sách an toàn và tình hình kinh tế xã hội

Đánh giá tác động môi trường và kinh tế xã hội và kế hoạch giảm thiểu cần phải hoàn thiện.

Tư vấn cần chú ý đặc biệt đến điều kiện kinh tế xã hội của người dân địa phương, quyền sử

5 Điều này sẽ bao gồm việc thiết lập một cơ chế thí điểm giải quyết khiếu kiện dự thảo ở Long Đại: “…bất kỳ nỗ lực nào

nhằm hỗ trợ các SFC đạt được các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua quản lý bù carbon cao của các diện tích

rừng trồng sẽ cần thu hút sự tham gia của người dân thôn bản một cách tích cực. Họ phải có vai trò trung tâm trong các nỗ

lực nâng cao quản lý đất rừng bị suy thoái, và rất cần được đưa vào bất kể quá trình khiếu kiện đất đai nào.” Từ T. Sikor

ETFRN Bản tin số 55 Tháng 3 năm 2014.

11

dụng đất (quyền sử dụng đất và đất rừng), các cơ hội chia sẻ lợi ích6 và bất kỳ khiếu kiện

khiếu nại nào có khả năng xảy ra. Khi đã có các cơ chế chia sẻ lợi ích, cần xem xét và nếu có

thể thì đề xuất cách nâng cao chất lượng và hành động cần thiết. Việc thiết lập thành công cơ

chế phản hồi và giải quyết khiếu kiện (FGRM) là một bước hướng tới giải quyết các khiếu

kiện về đất đai và được coi là vấn đề quan trọng yêu cầu Tư vấn lập thành tài liệu và giúp

khuyến khích hòa giải và lưu ý về tiến độ thực hiện của tất cả các giải pháp vì vấn đề khiếu

kiện sử dụng đất có thể sẽ phải giám sát độc lập7.

Trong trường hợp SFC Bến Hải, họ đang xem xét cổ phần hóa toàn bộ hoặc một phần hoạt

động, Tư vấn cần phối hợp chặt chẽ và xem xét Kế hoạch Kinh doanh Dự thảo đề xuất của

WB/Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp (FSDP). Trong phần công việc của Tư vấn

WB/FSDP cũng có một nghiên cứu yêu cầu lực lượng lao động hiện tại và trong tương lai và

đề xuất các phương án để đưa người lao động tham gia vào quá trình cổ phần hóa.

4. Các nhiệm vụ dự kiến Tư vấn cần thực hiện

Dưới đây là một danh sách các nhiệm vụ cụ thể, nhằm hỗ trợ thực hiện dịch vụ tư vấn, rõ ràng

là một số hoạt động có thể thực hiện song song.

Nhiệm vụ 1. Rà soát diễn biến rừng

Rà soát diễn biến rừng và điều tra rừng giai đoạn 2000 tới 20148 và bất cứ diễn biến nào trong

sử dụng đất của cả hai SFC sử dụng số liệu của các SFC, FIPI, NFIM và ảnh vệ tinh (SPOT

hoặc có thể loại khác tương đương) vv. Có thể cần rà soát các đợt điều tra rừng, cập nhật và

nâng cao chất lượng bản đồ, xây dựng GIS (bản điện tử) và lập bản đồ diễn biến ba loại rừng.

Một bộ bản đồ được sản xuất sẽ bao gồm ranh giới các SFC và vị trí và quy mô của các SFC

lân cận, Rừng có giá trị bảo tồn cao, Ban Quản lý rừng phòng hộ và Ban Quản lý rừng đặc

dụng và, nếu có thể thì cần thể hiện thêm các diện tích giao trồng rừng lớn ví dụ đất do xã

quản lý và đất CFM, để có thể đánh giá rõ ràng và chính xác thực trạng sử dụng đất của SFC

và diện tích của các cộng đồng lân cận.

Nhiệm vụ 2. Phân tích trữ lượng carbon

Phân tích chất lượng rừng và trữ lượng carbon bằng ảnh viễn thám và ước tính tiềm năng cho

hai SFC. Bao gồm tính toán rõ ràng mức phát thải tham chiếu theo hướng dẫn IPCC và đánh

giá về loại bỏ carbon qua loại bỏ GHG từ khí quyển qua các hoạt động như trồng rừng và

khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Nâng cao trữ lượng carbon cần được xác định như là các khu

vực có thể tiến hành trồng rừng, tái trồng rừng và/hoặc là tái sinh. Nếu có số liệu, xây dựng

một mô hình dòng carbon (mức tăng và giảm ròng) trong từng lớp địa tầng, để so sánh tổng

lượng phát thải khí nhà kính từ lâm nghiệp của hai SFC và địa tầng ưu tiên, các biện pháp

nhằm giảm thiểu và nâng cao trữ lượng carbon, các hoạt động nâng cao, một kết quả đầu ra

của phần này sẽ là một độ tàn che rừng hiện nay và bản đồ sử dụng đất9.

Nhiệm vụ 3. Xem xét tình hình kinh tế xã hội khu vực trong và xung quanh diện tích

đất SFC quản lý

6Trường hợp Long Đại, Ban Quản lý Rừng Trường Sơn (thuộc Long Đại), đã xây dựng các cơ chế chia sẻ lợi ích để đáp ứng

yêu cầu đối với họ theo FSC. 7Ví dụ FGRM sẽ được coi là một phần của quá trình Đánh giá Giảm thiểu.

8Lựa chọn giai đoạn tùy thuộc vào độ khả dụng và chất lượng thông tin.

9Lý do có thể là hoạt động REDD+ được thực hiện trong dự án EU/FFI ở Xã Hiêu, tỉnh Kon Tum.

12

Tư vấn sẽ thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu liên quan tới điều kiện môi trường và xã hội

trong ngành lâm nghiệp10

trong khu vực SFC, bao gồm:

Đánh giá các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và các nhóm cộng đồng thiệt thòi

trong tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng (bao gồm thực hiện phân tích các bên tham

gia);

Đánh giá diện tích rừng hiện tại hoặc sắp tới, bao gồm các cơ chế chia sẻ lợi ích

NTFP;

Đánh giá sự lệ thuộc vào rừng của cộng đồng địa phương, mối quan hệ của họ đối với

rừng trên quan điểm dân tộc, lịch sử, văn hóa và kinh tế cũng như phân tích sự gắn bó

của họ, tiếp cận và sử dụng tài nguyên rừng của các tổ chức chính thức và phi chính

thức và các cơ chế nội bộ liên quan tới sử dụng đất rừng, rừng và chia sẻ lợi ích từ sử

dụng rừng;

Tư vấn cần tìm cách thu hút người dân thôn bản (hộ gia đình và cộng đồng) bảo đảm

các khoản đầu tư tăng cường trữ lượng carbon rừng trong thiên nhiên là bền vững,

bằng cách phát huy việc giao khoán đất rừng nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững,

do đó cả hai SFC và người dân thôn bản cần tham gia bối cảnh carbon rừng trên cơ sở

xác định quyền sử dụng rừng hiện có và quyền sử dụng rừng truyền thống trong quản

lý và bảo vệ rừng, Điều này có thể bắt đầu bằng cách xây dựng quy trình khiếu nại

giúp giải quyết mâu thuẫn giữa người dân và các SFC, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến

thành công của kế hoạch hành động REDD+ (và quá trình cổ phần hóa trong trường

hợp SFC Bến Hải); và

Tóm tắt quan điểm của người dân và các vấn đề đã nêu, các mối quan tâm và khuyến

nghị chương trình REDD+.

Nhiệm vụ 4. Xác định nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng trong và

xung quanh SFC

Việc xác định các nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng trong và xung quanh

SFC cần phải là một quá trình có sự tham gia (Tư vấn cần chứng minh là các bên tham gia đã

d dược tham vấn (đặc biệt là ở các thôn và cần chú ý tham vấn phụ nữ và ghi nhận quan điểm

của họ) và họ được trao cơ hội đóng góp) bao gồm các hội thảo và, hoặc là họp nhóm tập

trung có sự tham gia ở cấp thôn, xã, huyện và tỉnh. Kết quả thảo luận với các bên tham gia ở

Nhiệm vụ 2 nêu trên cần được chú ý tới. Một kết quả đầu ra của nhiệm vụ này là xây dựng

bản đồ nguy cơ cho các SFC cho thấy các khu vực điểm nóng hiện nay và dự đoán trong

tương lai.

Nhiệm vụ 5. Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng và các cơ chế giải quyết khiếu nại

Một nguyên tắc quan trọng của REDD+ là người dân cần tham gia vào quá trình tăng cảnh

quan carbon rừng trên cơ sở quản lý và sử dụng rừng hiện có và quyền sử dụng rừng truyền

thống, tuy nhiên, giống như nhiều SFC, SFC Long Đại ở Quảng Bình có người dân sinh sống

trong và xung quanh ranh giới đất rừng của SFC và một số diện tích đã bị xâm phạm, có

nhiều tranh chấp về đất rừng và sử dụng đất rừng (bao gồm việc sử dụng lâm sản phi gỗ

NTFP). Yêu cầu tư vấn nghiên cứu cụ thể bất kì tranh chấp nào về đất rừng và sử dụng rừng

mà Long Đại và Bến Hải có thể (nếu có) có với một số cộng đồng người dân sống trong hoặc

gần khu vực SFC và điều này cần được dùng để giúp xây dựng cơ chế phản hồi và giải quyết

khiếu nại (FGRM) để có thể sử dụng như một quy trình giúp giải quyết tranh chấp một cách

hòa bình.

10

Đối với Quảng Bình, các văn kiện dự án REDD+ năm 2013 của GIZ cho thông tin cơ bản rất tốt.

13

Tư vấn sẽ phân tích và lập báo cáo về sở hữu đất đai và khả năng xung đột nhằm xác định các

vấn đề cần được giải quyết trước khi chuyển đổi SFC (cổ phần hóa) và đề xuất giải pháp

trong hợp đồng cho thuê hoặc ở đâu đó; phân tích và báo cáo về quyền và tình hình sử dụng

đất, trong đó có một phân tích về cơ sở pháp lý cho quá trình cổ phần hóa và đề xuất giải pháp

quyền sử dụng đất theo yêu cầu, cần làm rõ các kỳ hạn cho thuê và chi phí liên quan. Làm

việc với các công ty để lấy góp ý của PPC về Dự thảo Kế hoạch Sử dụng đất cho một công ty

cổ phần, Dự thảo kế hoạch hậu cổ phần hóa cần được chỉnh sửa dựa trên các phản hồi và sau

đó được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch này cần trình bày vị trí sử dụng đất,

ranh giới, mục đích sử dụng đất cần theo đúng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời gian sử

dụng đất, sử dụng đất cần phải chuyển đổi sang chính quyền địa phương quản lý.

Trong trường hợp có tranh chấp nghiêm trọng, cần đưa ra quyết định quan trọng về có tiếp tục

thực hiện chương trình đầu tư trong đó một phần của SFC sẽ dựa trên cơ sở SFC và người

dân có sẵn sàng và có thể đạt được một giải pháp hay không. Theo như đã nêu, bất kỳ quá

trình khiếu nại và giải pháp đề xuất đều phải qua quá trình đánh giá độc lập.

Nhiệm vụ 6. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

Các biện pháp can thiệp đề xuất sau đây theo REDD+ dự kiến sẽ cần đánh giá tác động môi

trường và xã hội, cùng với bất kỳ biện pháp giảm thiểu nào theo yêu cầu. Bao gồm, ví dụ, một

đánh giá về bất kỳ nhiệm vụ công ích nào mà SFC phải thực hiện, ví dụ bảo vệ và quản lý

rừng phfong hộ, rừng tự nhiên và rừng bảo tồn giá trị cao nào (HVCF) và tác động của bất cứ

thay đổi nào mà SFC có thể mang lại cho các diện tích rừng đó. Tư vấn cũng sẽ tham mưu về

cách quản lý các nhiệm vụ công ích đó khi lâm trường được cổ phần hóa.

Nhiệm vụ 7. Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính và kế hợp các lợi ích ước tính

từ REDD+

Các cán bộ quản lý SFC Bến Hải muốn xem xét cổ phần hóa một phần lớn hoặc toàn bộ

doanh nghiệp của họ. Để hỗ trợ quá trình này, FSDP/Ngân hàng Thế giới/ProFor sẽ tài trợ

một gói tư vấn riêng để xây dựng kế hoạch kinh doanh và cổ phần hóa riêng cho SFC Bến

Hải (tại thời điểm này Long Đại không xem xét cổ phần hóa mà có thể sẽ thực hiện trong

tương lai), trong đó sẽ bao gồm xem xét về kế hoạch kinh doanh của công ty, quản lý đất, các

tài khoản, tài sản và nợ và quản trị công ty và hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh và tài

chính.

Trong khi đó các cán bộ quản lý SFC Long Đại 11

mong muốn cải thiện quá trình hoạt động

của SFC, họ không chú trọng cổ phần hóa; tuy vậy, để hỗ trợ các quản lý của doanh nghiệp,

Tư vấn được yêu cầu xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh chi tiết nhằm cải thiện tính

hiệu quả trong kinh doanh và lợi nhuận đạt được, chú ý tớ thị trường gỗ lớn hiện nay và trong

tương lai, các cơ hội và cạnh tranh. Mục lục kế hoạch kinh doanh của SFC Long Đại cần phải

được thống nhất với dự án.

Việc xem xét các hoạt động kinh doanh và lên kế hoạch kinh doanh cho cả hai SFC Bến Hải

và Long Đại cần bao gồm một xem xét nhu cầu nhân sự hiện tại cho cho tương lai sau khi cổ

phần hóa.

Phân tích kinh tế/tài chính của các phương án tài trợ carbon REDD+ cho các SFC

Long Đại và Bến Hải

11

SFC Long Đại là công ty mẹ, bao gồm 9 SFC quản lý rừng trồng (hỗn loài keo và thông) và Đồng Hới, Vĩnh Long, Kiên

Giang, Bố Trạch (thông) Phú Lâm; 2 SFC nhỏ chủ yếu quản lý rừng tự nhiên là Trường Sơn và Khe Giữa và 2 doanh nghiệp

vận chuyển và chế biến gỗ.

14

Các kế hoạch kinh doanh của cả hai SFC đều phải có phần tính toán tiềm năng sản sinh tín

dụng carbon và phân tích tài chính/kinh tế tổng thể về tính họp lý về tài chính và các phương

án đầu tư kinh tế cho hai SFC.

Một vấn đề chính của hai SFC đó là REDD+ có thể có nhiều chính sách ưu đãi tài chính cho

các SFC và để hỗ trợ thì cần xác định các diện tích rừng hiện có và khả năng tăng diện tích

rừng nhờ trồng mới và phục hồi rừng cũng để tính toán phương án tài chính carbon tổng thể

hiện có và sắp tới cho REDD+. Điều này sẽ cần tính toán tổng diện tích dùng để nâng cao trữ

lượng carbon từ trồng rừng mới, trồng lại rừng và các hoạt động phục hồi cho REDD+, chú ý

tới chi phí, tính chất của việc tăng cường trữ lượng và phạm vi các hoạt động trồng rừng - chủ

yếu là một mô hình tài chính dự thảo có chú ý tới các biện pháp can thiệp của REDD+, điều

này cần có những giả định được lập thành tài liệu một cách rõ ràng: (i) các biện pháp can

thiệp khác nhau, bao gồm phạm vi can thiệp;(ii) vai trò và sự tham gia của các cộng đồng địa

phương;(iii) (các) mức giá carbon khả thi; (iv) công việc FSC tiếp theo; và (v) chi phí xác

định mức giảm phát thải, (vi) tỷ lệ hoàn vốn đầu tư vào gỗ conventional timber investment

returns, etc.

Một phân tích tài chính/kinh tế cần tính toán chi phí và lợi ích khả thi trong REDD+ đối với

SFC. Cần tính dựa trên thu nhập khả dụng từ bán mức giảm phát thải dài hạn và ngắn hạn đã

được chứng nhận và chi phí giao dịch theo các bước CDM và các giá trị này cần đưa vào một

phân tích tài chính kinh doanh trung bình.

Công việc của tư vấn bao gồm một phân tích về độ nhạy (đưa ra các giá trị giả định khác nhau

về lợi ích do các giá trị giảm phát thải được chứng nhận dài hạn và ngắn hạn mang lại và các

chi phí giao dịch khác nhau) khi tham gia vào REDD+ và mức lợi nhuận dự kiến.

Các biện pháp can thiệp của REDD+ như khai thác gỗ tác động thấp và/hoặc là quản lý rừng

bền vững (FSC) cần lượng hóa trên quan điểm cô lập carbon và dựa trên khối lượng khai thác

cụ thể và mô tả về các hoạt động khai thác gỗ vv.

Kế hoạch kinh doanh cho Long Đại cũng cần chú ý tới các cơ hội mà SFC có thể nhận được

từ chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES).

Nhiệm vụ 8. Lộ trình REDD+ và xác định các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng

năng lực và nguồn hỗ trợ yêu cầu cho việc thực hiện

Tư vấn cần phải hỗ trợ việc xây dựng lộ trình REDD+ cho cả hai SFC trong việc tham gia

vào REDD+.

Là một phần của quá trình này, tư vấn cần đặ ra một 'lộ trình REDD+', làm thế nào để đạt

được các mong đợi và xác định những hỗ trợ kỹ thuật hoặc có biện pháp xây dựng năng

lực/đào tạo và bất kỳ nguồn hỗ trợ tiềm năng nào từ nhiều nhà tài trợ có mối quan tâm hỗ trợ

các sáng kiến REDD+ để hai SFC này có thể tối ưu hóa nguồn thu nhập khả thi do REDD+

mang lại.

5. Phương pháp luận và dự thảo kế hoạch công tác

Một kế hoạch công tác cụ thể với các hoạt động và nhân sự nhóm được trình bày ở Hình 1

dưới đây. Phần việc về quản lý rừng dự kiến sẽ thực hiện tại hiện trường và giai đoạn công

việc tại hiện trường dự kiến thực hiện trong và xung quanh khu vực 2 SFC quản lý, sẽ cần rất

nhiều cuộc họp và trao đổi với cấp huyện, xã và thôn. Tư vấn được yêu cầu tài liệu hóa (i) số

lượng các cuộc họp, (ii) số lượng và đối tượng tham gia; và (iii) các vấn đề do cộng đồng đưa

ra. Khuyến khích phụ nữ tham gia họp và khi cần thì tổ chức các cuộc họp riêng với phụ nữ

nhằm bảo đảm quan điểm của họ được lắng nghe và ghi nhận.

15

6. Kết quả đầu ra dự kiến

Kết quả đầu ra dự kiến bao gồm, nhưng không giới hạn tới:

Báo cáo khởi động ngắn và kế hoạch công tác, báo cáo tiến độ giữa kỳ nêu các tiến độ

thực hiện kế hoạch công tác và bất kỳ vướng mắc và vấn đề có thể xảy ra, báo cáo

cuối với các bản đồ hoàn chỉnh (kế hoạch kinh doanh cho Long Đại và các kế hoạch

REDD+ cho hai SFC chính là kết quả đầu ra chính và là một tài liệu độc lập, cùng với

các tài liệu bổ trợ thích hợp để trình bày trước các nhà đầu tư tiềm năng);

Đối với cả hai SFC, một loạt bản đồ sử dụng đất và rừng nêu các thay đổi trong quá

khứ, độ tàn che rừng hiện tại, quyền sử dụng đất và các điểm nóng về vi phạm rừng,

cần phải có một bản đồ số hóa (Mapinfo và ArcGIS) và bản đồ giấy (bản đồ lập trên

hệ tọa độ VN2000) về sử dụng đất và rừng sử dụng các dữ liệu diễn biến trong quá

khứ và hiện trạng sử dụng, tỷ lệ bản đồ phải là 1:10.000;

Báo cáo về phân tích phát triển tài nguyên rừng giai đoạn 2000-2010; trong đó có

phân tích về sản lượng carbon rừng hiện nay của các SFC và quỹ đất khả dụng giúp

tăng diện tích rừng với khả năng cung cấp dịch vụ quản lý carbon rừng; một khái toán

về tín dụng carbon rừng tiềm năng do công y quản lý và xem xét năng lực của các

SFC trong tham gia vào thị trường tín dụng carbon;

Đối với cả hai SFC, một dự thảo Kế hoạch Sử dụng đất của các SFC chuyển đổi thành

công ty cổ phần. Kế hoạch này sẽ được báo cáo và tham vấn với PPC;

Đối với cả hai SFC, đưa ra một Kế hoạch Sử dụng Nhân sự dự thảo cho các công ty

đề xuất chuyển đổi;

Một Cẩm nang Hoạt động Công ty cho cả hai SFC

(Các) báo cáo về kết quả tham vấn các bên tham gia;

Báo cáo kinh tế xã hội bao gồm thực trạng quyền sử dụng đất của các cộng đồng trong

và xung quanh các SFC;

Báo cáo về khả năng tham gia của cộng đồng địa phương sinh sống trong và xung

quanh các SFC tham gia vào REDD+; bao gồm phương án của các SFC như các bên

trung gian, một đánh giá về diện tích và chất lượng rừng từ các cộng đồng, loại cơ chế

chia sẻ lợi ích và chất lượng bảo vệ rừng;

Một đánh giá tác động môi trường và kinh tế xã hội của các biện pháp can thiệp

REDD+ với một kế hoạch giảm thiểu cho cả hai SFC;

Một cơ chế giải quyết phản hồi và khiếu nại minh bạch cho các SFC sử dụng;

Các kế hoạch kinh doanh cho SFC Long Đại - kế hoạch kinh doanh cần chú ý tới

REDD+ và đưa các khuyến nghị về các phương án trồng rừng khác nhau, ví dụ, một

sự kết hợp giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn, các loài khác nhau, bao gồm các loài bản

địa vv;

Cập nhận kế hoạch kinh doanh Bến Hải được một dịch vụ tư vấn khác lập dựa trên bất

kỳ yếu tố đầu vào mới nào, ví dụ doanh thu tiềm năng từ tín dụng carbon;

REDD+ cần đưa ra các chính sách ưu đãi tài chính cho các SFC, để hỗ trợ nó, Tư vấn

cần hỗ trợ việc xây dựng một lộ trình REDD+ cho cả hai SFC để tạo điều kiện thuận

lợi cho cả hai SFC tham gia vào REDD+ và hoàn thành một phân tích tài chính/kinh

tế và phân tích độ nhạy khi tham gia vào REDD+ và khái toán mức lợi nhuận dự kiến

của REDD+;

Dự thảo Điều lệ Công ty Cổ phần cho cả hai SFC - trong tương lai và áp dụng các

điều khoản của Luật Doanh nghiệp năm 2005;

16

Một kế hoạch tài chính cho SFC Long Đại, bao gồm các phương án và dự báo và trình

bày cơ hội tham gia REDD+ cho Long Đại; và

Báo cáo cuối cùng, cùng với các bài học rút ra.

7. Kinh nghiệm của tư vấn, văn phòng dự án và nhân sự

Công ty tư vấn cần phải có kinh nghiệm phong phú trong việc nâng cao quản lý rừng, kinh

doanh chế biến gỗ. Thông thạo cáo yêu cầu chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới hoặc

sẵn sàng học hỏi khi cần. Nhóm kỹ thuật do công ty đề xuất cần phải có kinh nghiệm tương

tự, cấp vùng và cấp địa phương trong các lĩnh vực yêu cầu; kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh

vực kinh doanh gỗ, REDD và xã hội học là một lợi thế.

Tư vấn cần có kinh nghiệm đi thực địa và giải quyết công việc, phối hợp chặt chẽ với các

SFC và cộng đồng địa phương, tư vấn cần dành nhiều thời gian thực hiện công việc tại các

tỉnh. Tất cả các tài liệu đều cần lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Thành phần nhóm

Hợp đồng sẽ dưới hình thức trọn gói, các tư vấn tham gia nhóm sẽ do Công ty tư vấn đề xuất;

tuy nhiên, Công ty Tư vấn cần bố trí nhân sự chủ chốt theo chi tiết như sau: Chuyên gia Lâm

nghiệp và Quản lý Kinh doanh Gỗ; Xã hội học Nông thôn; và Chuyên gia Tài chính và Kinh

doanh Quốc tế, cũng như các tư vấn có thời hạn làm việc ngắn hạn hơn, ví dụ chuyên gia điều

tra rừng, chuyên gia GIS, chuyên gia môi trường, kinh tế học lâm nghiệp/chuyên gia đánh giá

và luật sư.

Thành phần nhóm tư vấn chính

Vị trí chủ chốt Năng lực Kinh nghiệm

1

Chuyên gia Lâm

nghiệp và Quản lý

Kinh doanh Gỗ

Thạc sỹ quản lý lâm

nghiệp, thạc sỹ quản trị

Kinh doanh (MBA) với

trình độ đại học về lâm

nghiệp hoặc lĩnh vực

tương tự khác

Có trên 10 năm kinh nghiệm quản lý lâm

nghiệp trong các khối tư nhân và nhà nước;

có kiến thức về REDD+ tài chính carbon

quốc tế

2 Xã hội học nông

thôn

Thạc sỹ xã hội học

nông thôn hoặc xã hội

học phát triển

Trên 10 năm với ít nhất 5 năm kinh

nghiệm xã hội học nông thôn; kinh nghiệm

quốc tế về phát triển kinh tế xã hội, cách

tiếp cận có sự tham gia, quản lý tài nguyên

thiên nhiên cộng đồng, thực hiện Đánh giá

Tác động Xã hội và chính sách an toàn

Ngân hàng Thế giới; làm việc với các cộng

đồng nông thôn và cộng đồng người dân

địa phương; một số kinh nghiệm về yêu

cầu đối với REDD+ là một lợi thế

3

Chuyên gia Kinh

doanh Quốc

tế/Kinh tế tài

chính

Thạc sỹ quản trị kinh

doanh (MBA) hoặc

tương đương ở cấp thạc

sỹ (MSc)

Có trên 10 năm kinh nghiệm tái cấu trúc

doanh nghiệp, làm việc với các doanh

nghiệp nhà nước và tư nhân; lập kế hoạch

kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các

tổ chức quốc tế, kinh nghiệm xem xét tài

khoản kinh doanh và kiểm toán

17

Có thể có vị trí tư vấn khác để hỗ trợ tư vấn chính theo đề xuất của công ty tư vấn.

Các nhiệm vụ cho nhóm tư vấn chính là như sau:

Chuyên gia Lâm nghiệp và Quản lý Kinh doanh Gỗ

Chịu trách nhiệm thực hiện tư vấn chung và xem xét kinh doanh gỗ, quản lý rừng và

hoạt động chế biến gỗ của hai SFC;

Xem xét và báo cáo điều tra rừng, chất lượng trữ lượng rừng và thực tế quản lý rừng

của cả hai SFC;

Theo dõi thực hiện điều tra rừng, diễn biến rừng và đánh giá carbon rừng và bảo đảm

chất lượng bản đồ rừng và bảo đảm đủ độ tin cậy trong lập bản đồ;

Một phần của việc đánh giá hoạt động chế biến gỗ và các hoạt động khác của hai SFC

và đề xuất để cải tiến hoặc đầu tư vào như là một phần của hoạt động kinh doanh đề

xuất của SFC;

Rà soát và báo cáo tác động và xác định bất kỳ thay đổi nào trong kinh doanh cần thiết

để tuân thủ các mong đợi và yêu cầu của FLEGT;

Rà soát và báo cáo về các FSC và báo cáo kiểm tra diện tích FSC của Long Đại và

Bến Hải đối với bất kỳ vấn đề quan trọng nào có thể tác động tới quá trình lập kế

hoạch kinh doanh;

Thực hiện đánh giá nhanh nhu cầu đào tạo, năng lực cán bộ SFC và xác định tất cả

các biện pháp xây dựng năng lực;

Rà soát và báo cáo về lâm nghiệp và quản lý chế biến gỗ và, cùng với các thành viên

nhóm khác, như (các) chuyên gia tài chính, rà soát cách tiếp cận kinh doanh chung của

các SFC;

Rà soát và khuyến nghị nhằm cải tiến kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cổ phần hóa

cho Bến Hải, được lập thành một gói tách riêng;

Khi phù hợp thì đề xuất và xây dựng các biện pháp và hướng dẫn quản lý rừng cải

tiến;

Đối với cả hai SFC, phối hợp với các tư vấn khác lập Kế hoạch Sử dụng Nhân sự có

lưu ý tới các hoạt động quản lý rừng cải tiến và hướng dẫn được xây dựng để tăng

cường tính hiệu quả và chuẩn bị cho cổ phần hóa;

Kiểm tra các rủi ro môi trường tiềm năng và các vấn đề tác động liên quan tới REDD+

và các biện pháp can thiệp của dự án hiện tại và trong tương lai về đất SFC, HVCF và

đất cộng đồng xung quanh và những cách thức để người dân và cộng đồng không bị coi

là yếu tố cản trở công việc kinh doanh và quá trình cổ phần hóa tại Bến Hải và khi có

thể thì cần giúp họ có những đóng góp tích cực. Đưa ra các đề xuất giảm thiểu rủi ro;

Phối hợp với các thành viên nhóm khác, xác định các biện pháp giảm thiểu môi

trường tiềm năng và các cơ chế giám sát;

Giám sát việc thực hiện tham vấn cộng đồng về tác động môi trường, tham vấn cộng

đồng cần thực hiện cùng với các nhóm khác nhau bị ảnh hưởng bởi các chính sách và

can thiệp REDD+ đề xuất và đối với cả hai SCF, đưa vào các Ban Quản lý Rừng ở

khu vực lân cận, nếu có, các tổ chức xã hội dân sự, các NGO và cộng đồng, cần bố trí

các cuộc họp riêng với các bên liên quan khác nhau;

Hỗ trợ SFC Long Đại trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hiệu quả về chi

phí, bao gồm một phân tích về hiệu quả chi phí tham gia vào các sáng kiến REDD+ và

quản lý rừng cải tiến;

Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm xây dựng Điều lệ Công ty Cổ phần cho

cả hai SFC - một sáng kiến khả thi trong tương lai;

18

Phối hợp với hai SFC xây dựng lộ trình REDD+ tham gia tài chính carbon;

Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động dự án thí điểm khác do FCPF tài trợ như xây

dựng Kế hoạch Hành động REDD cấp tỉnh (PRAP) cho Quảng Trị12

.

Xã hội học nông thôn

Cùng với các thành viên khác đánh giá rủi ro xã hội và tác động xã hội tiềm tàng của

các hoạt động can thiệp REDD+ hiện tại và trong tương lai về các cộng đồng sống

phụ thuộc vào rừng và khu vực nông thôn, đặc biệt chú ý tới cộng đồng nghèo sống

dựa vào rừng có tỉ lệ dân tộc thiểu số lớn và những cách thức để người dân và cộng

đồng không bị coi là yếu tố cản trở công việc kinh doanh và quá trình cổ phần hóa tại

Bến Hải và khi có thể thì cần giúp họ có những đóng góp tích cực, ví dụ, qua hệ thống

phân phối lợi ích dựa trên chất lượng thực hiện, khoán bảo vệ rừng dựa trên chất

lượng thực hiện cải tiến và các ban quản lý bảo vệ rừng tại các thôn bản;

Phân tích các bên tham gia và có kế hoạch truyền thông để trao đổi về REDD+, tổ

chức các cuộc họp với các bên tham gia khác nhau với SFC, Ban Quản lý Rừng, cấp

Huyện, Xã và Thôn, bảo đảm là các thôn bản người dân tộc thiểu số có mặt đầy đủ

trong bất kỳ mẫu nào, đặc biệt chú ý bảo đảm trao đổi thông tin với các cộng đồng

nông thôn nhỏ; (cần bao gồm một đánh giá về khả năng cấp tín dụng cho các hộ gia

đình) và xem xét các vấn đề sự tham gia của công cộng địa phương và năng lực quản

lý của các Ban Quản lý và SFC;

Bảo đảm là người tham gia là phụ nữ được tham gia và bảo đảm phản ánh các mối

quan tâm về giới vào các phương án và lập kế hoạch REDD+, bao gồm yêu cầu thu

thập số liệu phân tách theo giới và tham vấn giới;

Hỗ trợ đánh giá tầm quan trọng và tác động của các nguyên nhân khác nhau dẫn tới

phá rừng và suy thoái rừng ở hai SFC;

Kết nối với các thành viên nhóm khác, rà soát và/hoặc là đề xuất và xây dựng các cơ

chế chia sẻ lợi ích trong REDD+, có thể áp dụng trong trường hợp hai SFC;

Xác định bất kỳ vấn đề tiềm tàng nào có khả năng xảy ra xung đột giữa các cộng đồng

tham gia và các SFC và đề xuất dự thảo cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại;

Hỗ trợ đánh giá nhanh nhu cầu đào tạo và dánh giá năng lực quản lý của các SFC;

Phối hợp với các thành viên nhóm khác, rà soát các cơ chế chia sẻ lợi ích13

trong các

chính sách REDD+;

Rà soát tiềm năng PFES ở cấp cộng đồng địa phương và xác định các vấn đề trở ngại

và tìm kiếm giải pháp;

Phối hợp với các thành viên nhóm khác, hỗ trợ rà soát các cơ chế giải thiểu hiện có và

trong tương lai giúp giảm các tác động tiêu cực tiềm tàng của các chương trình

REDD+ về các cộng đồng nông thôn; và

Hỗ trợ thực hiện tham vấn cộng đồng về các tác động môi trường có thể xảy ra, tham

vấn cộng đồng về tác động môi trường, tham vấn cộng đồng cần thực hiện cùng với

các nhóm khác nhau bị ảnh hưởng bởi các chính sách và can thiệp REDD+ đề xuất và

đối với cả hai SCF, đưa vào các Ban Quản lý Rừng ở khu vực lân cận, nếu có, các tổ

chức xã hội dân sự, các NGO và cộng đồng, cần bố trí các cuộc họp riêng với các bên

liên quan khác nhau.

12

Có một dự án tư vấn tương tự như vậy được FCPF tài trợ, xem xét xây dựng PRAP ở Quảng Trị, cần chia sẻ thông tin và

và quá trình xây dựng các quá trình, ví dụ, về điều tra rừng, các kế hoạch kinh doanh SFC và các cơ chế giải quyết khiếu nại

giữa hai dự án nếu chúng được thực hiện song song. 13

Theo yêu cầu thì trao đổi về quá trình chia sẻ lợi ích không chú trọng tới chi trả bằng tiền mặt cho các cộng đồng thôn bản,

cần trao đổi về chia sẻ lợi ích một cách rộng rãi hơn chú trọng tới nâng cao sinh kế qua quản lý và phát triển rừng bền vững.

19

Chuyên gia Kinh doanh Quốc tế/Kinh tế tài chính

Tiến hành đánh giá các hoạt động kinh doanh của SFC Long Đại, xác định các năng

lực kinh doanh, khả năng sinh lợi nhuận và cơ hội kinh doanh;

Phối hợp với SFC Long Đại thực hiện một phân tích tài chính/kinh tế và phân tích độ

nhạy của các khoản đầu tư rừng trên cơ sở REDD+ trong tương lai cho SFC và cộng

đồng địa phương;

Công việc bao gồm phân tích độ nhạy (sử dụng các trị số giả định khác nhau để tính

toán mức lợi nhuận của các giá trị giảm phát thải được chứng nhận ngắn hạn và dài

hạn và các chi phí giao dịch khác nhau) nếu tham gia REDD+ và khả năng sinh lời dự

kiến khác nhau;

Xác định mức thu nhập khả thi từ PFES;

Phối hợp với chuyên gia quản lý gỗ, đánh giá tác động và thay đổi tuân thủ theo yêu

cầu FLEGT;

Rà soát và khuyến nghị nhằm cải tiến kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cổ phần hóa

cho Bến Hải, được lập thành một gói tách riêng;

Làm việc với cán bộ quản lý của SFC Long Đại nhằm xây dựng kế hoạch kinh doanh

cải thiện quản lý, năng suất, chất lượng và lợi nhuận, có thể bao gồm ba phương án

cho ngắn hạn, trung hạn và ba năm, các kế hoạch kinh doanh phải có hiệu quả sau

thuế, bao gồm các hoạt động đầu tư trong các hoạt động liên quan đến REDD+;

Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm xây dựng Điều lệ Công ty Cổ phần cho

cả hai SFC - một sáng kiến khả thi trong tương lai;

Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm, xác định lợi ích khả thi và các yêu cầu

từ các cơ chế hoặc tổ chức tài chính carbon quốc tế và xác định bất cứ thay đổi hoặc

hoạt động yêu cầu cả hai SFC thực hiện để trở nên đủ điều kiện; và

Chú trọng tới các lợi ích carbon và phi carbon tiềm năng có thể mang lại cho cộng đồng

nông thôn nghèo (có tỷ lệ dân tộc thiểu số lớn) và tìm kiếm cách thức và những cách

thức để người dân và cộng đồng không bị coi là yếu tố cản trở công việc kinh doanh và

quá trình cổ phần hóa và khi có thể thì cần giúp họ có những đóng góp tích cực.

B. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ QUAN TÂM

BƯỚC 1 – ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ

Tiêu chí 1:

Có nhận hồ sơ mời quan tâm; Có nộp bản gốc hồ sơ quan tâm; HSQT được nộp đúng

quy định.

Tiêu chí 2:

Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam tham gia

phải có các văn bản chứng minh (i) tự chủ về pháp lý và tài chính, (ii) hoạt động theo luật

Thương mại, và (iii) không phải là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với các Tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia phải đảm bảo có giấy phép

hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng tới hết năm 2016.

Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài bao gồm cả các nước đang phát

triển tham gia phải là một pháp nhân và tự chủ về mặt tài chính, hoạt động theo luật Thương

mại và không phải là một cơ quan trực thuộc của Bên vay hay nhà tài trợ.

Tiêu chí 3:

20

Nhà thầu tư vấn ở thời điểm hiện tại không bị Ngân hàng Thế giới và/hoặc một cơ

quan thuộc Chính phủ Việt Nam cấm tham gia đấu thầu hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn.

Tiêu chí 4:

HSQT hợp lệ, có chữ ký của người có thẩm quyền, và có đóng dấu (bằng cách sử

dụng con dấu công ty) của Nhà thầu tư vấn. Nhà thầu tư vấn độc lập hoặc nhà thầu tư vấn liên

danh chỉ được nộp 01 HSQT.

Nhà thầu tư vấn nào vượt qua được Bước đánh giá sơ bộ thì mới được đưa vào đánh

giá chi tiết tại bước 2, nếu không qua được bước 1 thì bị loại.

BƯỚC 2 – ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT

- Điểm tối đa là 100 điểm.

- Điểm tối thiểu cần đạt là 60 trên tổng số 100 điểm.

- Các tiêu chí chính, tiêu chí phụ, và hệ thống điểm đánh giá HSQT, chi tiết như sau:

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

I NĂNG LỰC CHUNG 30,00

I.1 Nhà thầu tư vấn độc lập 30,00

1

Kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn phù hợp với TOR:

Nếu nhà thầu tư vấn đã có 5 năm kinh nghiệm phù hợp với TOR thì đạt điểm

tối đa, cứ ít hơn 1 năm bị trừ đi 20% điểm tối đa.

15,00

2

Năng lực nhân sự:

Nhà thầu tư vấn có đầy đủ số chuyên gia tư vấn như yêu cầu tại Phụ lục 4.

HSMQT này (i. chuyên gia Lâm nghiệp và Quản lý kinh doanh gỗ, ii. chuyên

gia Xã hội học nông thôn, iii. chuyên gia Kinh doanh quốc tế hoặc kinh tế tài

chính, iv. chuyên gia Điều tra rừng, v. chuyên gia GIS, vi. chuyên gia Môi

trường, vii. chuyên gia Tài chính) thì đạt điểm tối đa, cứ ít hơn một chuyên gia

Lâm nghiệp và Quản lý kinh doanh gỗ hoặc chuyên gia Xã hội học nông thôn

hoặc chuyên gia Kinh doanh quốc tế hoặc kinh tế tài chính thì bị trừ đi 20%

điểm tối đa, cứ ít hơn một chuyên gia Điều tra rừng hoặc chuyên gia GIS hoặc

chuyên gia Môi trường hoặc chuyên gia Tài chính thì bị trừ đi 10% điểm tối đa.

15,00

I.2 Nhà thầu tư vấn liên danh 30,00

I.2.1 Nhà thầu tư vấn đứng đầu 9,75

1

Kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn phù hợp với TOR:

Nếu nhà thầu tư vấn đã có 5 năm kinh nghiệm phù hợp với TOR thì đạt điểm

tối đa, cứ ít hơn 1 năm bị trừ đi 20% điểm tối đa.

9,75

I.2.2 Thành viên trong liên danh 5,25

1

Kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn phù hợp với TOR:

Nếu nhà thầu tư vấn đã có 5 năm kinh nghiệm phù hợp với TOR thì đạt điểm

tối đa, cứ ít hơn 1 năm bị trừ đi 20% điểm tối đa.

5,25

I.2.3 Nhà thầu tư vấn đứng đầu và thành viên trong liên danh 15,00

1

Năng lực nhân sự:

Nhà thầu tư vấn có đầy đủ số chuyên gia tư vấn như yêu cầu tại Phụ lục 4

HSMQT này (i. chuyên gia Lâm nghiệp và Quản lý kinh doanh gỗ, ii. chuyên

gia Xã hội học nông thôn, iii. chuyên gia Kinh doanh quốc tế hoặc kinh tế tài

15,00

21

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

chính, iv. chuyên gia Điều tra rừng, v. chuyên gia GIS, vi. chuyên gia Môi

trường, vii. chuyên gia Tài chính) thì đạt điểm tối đa; cứ ít hơn một chuyên gia

Lâm nghiệp và Quản lý kinh doanh gỗ hoặc chuyên gia Xã hội học nông thôn

hoặc chuyên gia Kinh doanh quốc tế hoặc kinh tế tài chính thì bị trừ đi 20%

điểm tối đa; cứ ít hơn một chuyên gia Điều tra rừng hoặc chuyên gia GIS hoặc

chuyên gia Môi trường hoặc chuyên gia Tài chính thì bị trừ đi 10% điểm tối đa.

II

KINH NGHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GÓI THẦU

Chỉ xét những hợp đồng thực hiện trong vòng 10 năm gần đây. Đối với nhà

thầu tư vấn liên danh thì kinh nghiệm của liên danh được tính là tổng kinh

nghiệm của các thành viên trong liên danh

60,00

II.1

Kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng bền vững, kinh doanh

chế biến gỗ, hoặc kinh nghiệm có liên quan

Nhà thầu tư vấn thực hiện 4 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm tối đa,

cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 25% điểm tối đa.

25

II.2

Kinh nghiệm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp về định giá tài sản,

quản lý doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán

Nhà thầu tư vấn thực hiện 3 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm tối đa,

cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 33,33% điểm tối đa.

15

II.3

Kinh nghiệm về REDD+, PES

Nhà thầu tư vấn thực hiện 3 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm tối đa,

cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 33,33% điểm tối đa.

10

II.4

Kinh nghiệm về thực hiện những yêu cầu bảo đảm an toàn của Ngân hàng Thế giới.

Nhà thầu tư vấn thực hiện 2 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm tối đa,

cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 50% điểm tối đa.

10

III

KINH NGHIỆM KHÁC

Chỉ xét những hợp đồng được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây tại Việt

Nam hoặc Đông Nam Á

10,00

III.1 Nhà thầu tư vấn độc lập 10,00

1 Nhà thầu tư vấn đã thực hiện 4 hợp đồng thì đạt điểm tối đa, cứ ít hơn 1 hợp

đồng bị trừ đi 25% điểm tối đa. 10,00

III.2 Nhà thầu tư vấn liên danh 10,00

III.2.1 Nhà thầu tư vấn đứng đầu 6,50

1 Nhà thầu tư vấn đã thực hiện 4 hợp đồng thì đạt điểm tối đa, cứ ít hơn 1 hợp

đồng bị trừ đi 25% điểm tối đa. 6,50

III.2.2 Thành viên trong liên danh 3,50

1 Nhà thầu tư vấn đã thực hiện 4 hợp đồng thì đạt điểm tối đa, cứ ít hơn 1 hợp

đồng bị trừ đi 25% điểm tối đa. 3,50

Tổng cộng (Nhà thầu tư vấn độc lập): 100,00

Tổng cộng (Nhà thầu tư vấn liên danh): 100,00

22

Phụ lục 6:

MẪU THỎA THUẬN LIÊN DANH , ngày tháng năm

Gói thầu: [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: [Ghi tên dự án]

- Căn cứ hồ sơ mời quan tâm gói thầu _______ [Ghi tên gói thầu] ngày ___

tháng ____ năm ____ [Ngày được ghi trên HSMQT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh [Ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Tài khoản:

Mã số thuế:

Giấy ủy quyền số ngày ___tháng ____ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với

các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu dịch

vụ tư vấn [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án [Ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan

đến gói thầu này là: [Ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập

hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này.

4. Khi liên danh được vào danh sách ngắn của gói thầu tư vấn nêu trên, các

thành viên sẽ ký thỏa thuận liên danh để tham gia đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu đối với gói thầu này.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất chịu trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng để thực

hiện gói thầu [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án [Ghi tên dự án] đối với từng

thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh

Các thành viên nhất trí ủy quyền cho [Ghi tên một bên] làm thành viên

đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau:

23

[- Ký Thư bày tỏ quan tâm;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham

gia lựa chọn danh sách ngắn, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMQT và văn bản giải

trình, làm rõ HSQT].

2. Dự kiến trách nhiệm của từng thành viên trong liên danh để thực hiện gói thầu.

Các thành viên tham gia liên danh dự kiến phân công trách nhiệm của từng thành viên

như sau: _____ [Ghi nội dung công việc chính dự kiến của từng thành viên kể cả thành

viên đứng đầu liên danh].

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Liên danh không được vào danh sách ngắn gói thầu nêu trên;

- Hủy lựa chọn danh sách ngắn đối với gói thầu theo thông báo của bên mời

thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập thành bản, mỗi bên giữ bản, các bản

thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH

[Ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]