ĐỀ tÀi: phỎng vẤn nhÀ tham vẤn/nhÀ trỊ liỆu tÂm …  · web view1. thưa thầy,...

28

Click here to load reader

Upload: voxuyen

Post on 02-Jul-2018

213 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

KHOA TÂM LÝ HỌC

MÔN THAM VẤN 1

ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ VỀ ĐỀ TÀI LIÊN QUAN ĐẾN THAM VẤN TÂM LÝ

GVHD: TRÌ THỊ MINH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2017

Page 2: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được
Page 3: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

Danh sách sinh viên thực hiện:

STT Họ và tên Lớp MSSV Công việc

1 Dương Thị Hồng Hà VB2-K04 1566160026 Nội dung chi tiết

2 Lê Thanh Tâm VB2-K04 1566160079 Nội dung chi tiết

3 Nguyễn Khánh Hưng VB2-VHVL 1536616005 Tổng hợp

4 Lê Trần Thanh Danh VB2-K04 1566160016 Nội dung chi tiết

5 Võ Anh Bảo Linh VB2-VHVL 1536616006 Nội dung chi tiết

6 La Thị Anh Thư VB2-VHVL 1536616011 Nội dung chi tiết

7 Phạm Nguyên Lập VB2-K04 1566160045 Nội dung chi tiết

Page 4: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

Mục lục1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................................1

2. Bảng câu hỏi phỏng vấn:.......................................................................................................................1

3. Phỏng vấn nhà tham vấn/ nhà trị liệu thứ nhất...................................................................................1

4. Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý thứ 2............................................................................12

5. Bài học rút ra.......................................................................................................................................15

Page 5: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

1. Lý do chọn đề tàiChúng tôi muốn hiểu hơn và có cái nhìn tổng quan hơn về nghề mà mình thực

hành trong tương lai.

2. Bảng câu hỏi phỏng vấn:1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được nhuần

nhuyễn là do bẩm sinh hay rèn luyện mà có được? Xin thầy có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc rèn luyện các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn?

2. Trong quá trình làm nghề tham vấn, thầy đã sử dụng kỹ thuật/kỹ năng tham vấn nào nhiều nhất để giúp thân chủ của mình có thể thấy thoải mái giải bày vấn đề của bản thân? Và kỹ thuật/kỹ năng tham vấn nào được thầy sử dụng nhiều nhất để có thể khơi dậy tiềm năng của thân chủ mình?

3.Thầy có thể kể về một ca khó không biết xoay sở như thế nào hoặc phải chuyển ca mà thầy đã từng gặp trong quá trình làm nghề tham vấn trị liệu? Vào lúc đó thầy đã làm gì để vượt qua nó? Theo thầy thì nguyên nhân là gì?

4. Với kinh nghiệm làm tham vấn của mình, theo thầy nên có 1 quy trình/phát đồ tham vấn trị liệu chung cho thân chủ không, hay mỗi thân chủ nên có một quy trình/phát đồ tham vấn trị liệu riêng? Vì sao? Quy trình/phát đồ này dựa trên những nền tảng nào (kiến thức hay kinh nghiệm của nhà tham vấn) để xây dựng lên và áp dụng cho thân chủ?

5. Em được biết nhà tham vấn khác nhà trị liệu, vậy theo thầy thì một người nên làm 2 việc hay chỉ 1 việc mà thôi? Vì sao?

3. Phỏng vấn nhà tham vấn/ nhà trị liệu thứ nhấtCâu hỏi: Thầy đã làm tham vấn được bao nhiêu năm?

Nhà tham vấn: Tôi hành nghề tham vấn khoảng được 5 năm và làm khá nhiều mảng. Thời gian đầu, tôi làm tham vấn cho những người muốn xét nghiệm HIV và những người nhiễm HIV; Từ năm 2012 đến 2016, tôi làm tham vấn cho một tổ chức phi chính phủ. Dự án đầu tiên của tôi phụ trách là hỗ trợ cho những người nam đồng giới tới xét nghiệm HIV tại một phòng khám. Trước khi xét nhiệm cũng như sau khi xét nghiệm họ sẽ được tư vấn về tâm lý vì khi xét nghiệm HIV là những người có nguy cơ nhiễm cao mà họ muốn kiểm tra thì mình phải chuẩn bị xem tâm lý của họ đã sẵn sàng hay là chưa, họ hiểu kết quả xét nghiệm như thế nào và sau khi có kết quả mình tư vấn tiếp cho họ. Đây là dạng tư vấn đặc thù. Sau đó tôi có làm tham vấn cho trẻ em tại một trường tình thương. Ở đó, tôi làm việc chủ yếu với trẻ em và gia đình. Từ cuối năm 2015 mình bắt đầu làm tham vấn cá nhân. Hiện tại tôi đang làm cho công ty tư vấn về nhân sự; ở trong công ty này có một mảng, gọi là chương trình EAP (Employee Assistant Program) - đó là nhân viên trong các tập đoàn sẽ nhận được sự hỗ trợ tâm lý ngắn hạn.

Câu hỏi: Thầy làm cả trẻ em lẫn gia đình rồi thì thầy thấy tham vấn tâm lý cho trẻ em và người lớn thì cái nào khó khăn hơn?

Nhà tham vấn: Hai đối tượng này nếu nói cái nào khó khăn, thuận lợi hơn thì tôi làm một khoảng thời gian lâu rồi thì tôi khó phân định cái nào gọi là dễ, cái nào gọi là khó. Thường khi các anh chị học bậc đại học thì các thầy cô khuyên thì nếu như là mới bắt đầu hành nghề nên làm việc với trẻ em hơn là so với làm việc với người lớn. Nhưng khi mình làm việc một thời gian rồi thì tôi thấy mỗi nhóm đối tượng nó có đặc thù riêng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Chẳng hạn như khi làm việc với trẻ em, nói một

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý1

Page 6: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

cách ngôn ngữ bình dân thì nó cũng dễ hơn; khác với việc làm việc với người lớn vì khi đó chúng ta phải đúng kỹ thuật hơn, chúng ta phải có những cái cam kết chặt chẽ hơn. Riêng đối với tôi, khi làm việc với trẻ em cái thuận lợi đúng như các thầy cô dạy như những thỏa thuận này nọ nó dễ hơn so với là làm việc với người lớn.

Câu hỏi: Nhưng mà mình thỏa thuận với ba mẹ trẻ em chứ mình đâu có thỏa thuận với trẻ em?

Nhà tham vấn: Chúng ta thỏa thuận với trẻ em. Đây là điểm khó khăn hơn so với làm việc với người lớn nếu như mình làm việc cá nhân với trẻ em thì đồng thời mình phải thỏa thuận với hai bên. Một là thỏa thuận với trẻ. Và hai là thỏa thuận với người lớn. Ví dụ như là nguyên tắc về bảo mật chẳng hạn, thì dù là chúng ta làm việc với trẻ em hay với người lớn mình phải bảo mật cho thân chủ của mình nếu như mình xác định trong trường hợp trẻ là thân chủ của mình thì những gì trẻ trao đổi với mình vẫn phải giữ bảo mật. Tuy nhiên người lớn hoặc người giám hộ của trẻ họ có quyền biết được một số thông tin về tiến trình điều trị, tiến trình làm việc của mình đối với trẻ. Có nghĩa là lúc đó chúng ta phải vừa bảo mật cho trẻ, vừa xác định những thông tin nào có thể kể cho gia đình nghe.

Câu hỏi: Thế mạnh của thầy trong cách tiếp cận tham vấn là thuyết nào?

Nhà tham vấn: Thường thì tôi sử dụng 3 cái: thân chủ trọng tâm, CBT với gia đình. Đó là 3 cái tôi dùng nhiều khi tham vấn tuy nhiên tôi không phải dùng một trường phái áp dụng cho mọi thân chủ hoặc một trường phái áp dụng từ đầu tới cuối hết cho một thân chủ mà sẽ tùy từng giai đoạn. Giai đoạn đầu của một ca tham vấn, tôi thường dùng thân chủ trọng tâm với CBT nhiều nhưng những buổi sau thì tôi sử dụng gia đình hoặc là phân tâm tuy nhiên phân tâm không phải là thế mạnh của tôi vì mình không được đào tạo chuyên về phân tâm.

Câu hỏi: Vấn đề xác định mức độ nặng nhẹ của thân chủ thầy dùng kiến thức, kinh nghiệm của thầy để xác định điều đó hay chúng ta sẽ cho tiến hành kiểm tra mức độ nặng nhẹ của thân chủ, công cụ nào xác định được, định giá được sự nặng nhẹ?

Nhà tham vấn: Chúng ta có nhiều công cụ. Một trong những công cụ mà người ta sử dụng nhiều đó là trắc nghiệm tâm lý. Tuy nhiên trắc nghiệm tâm lý chỉ là một phần thôi. Ta cần thêm những cái khác, ví dụ như là kỹ năng interview, hỏi chuyện lâm sàn, cần thêm cả cảm nhận về mặt lâm sàn. Tại vì đôi lúc kết quả test thể hiện một phần bức tranh thôi và nó sẽ đi nhiều về biểu hiện của người đó trước sự kiện như thế nào, đôi lúc nó không thể hiện hết như là coping skill của người đó không thể hiện hết được, mình cũng không thể hiện hết được độ tương hợp của người đó trước vấn đề.

Câu hỏi: Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được nhuần nhuyễn là do bẩm sinh hay rèn luyện mà có được? Xin thầy có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc rèn luyện các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn?

Nhà tham vấn: Nó phải đến từ 2 việc. Thứ nhất là nó phải đến từ những kiến thức, kỹ năng mà mình được huấn luyện ở trong trường học. Và thứ 2 là con người của nhà trị liệu đó. Sau này các bạn sẽ được học con người của nhà trị liệu. Bản thân của nhà trị liệu cũng là một công cụ. Thì lúc đó các bạn sẽ biết rõ xuất phát điềm của mình, hoàn cảnh gia đình của mình như thế nào, mình đã có quá trình lớn lên của mình ra làm sao, thái độ, quan điểm sống của mình như thế nào. Đó là những công cụ khi mà mình học ở trên trường không ai dạy. Các thầy cô chỉ có thể giúp cho các bạn nhận ra được về rõ hơn bản thân của mình; để sau này làm việc các bạn nhận ra chính con người của mình trong quá

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý2

Page 7: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

trình làm việc. Trong thời gian hành nghề, sẽ có những người phù hợp, có những người không phù hợp với nhà tham vấn; nhưng kết quả của việc tham vấn trị liệu nằm nhiều ở chỗ các bạn đi xa được tới đâu trong việc khám phá bản thân, đi xa được tới đâu với thân chủ. Con người trên thế giới này rất đa dạng; có những kiểu người này hợp với những kiểu người này nên khi mà bản thân nhà trị liệu sẽ có những dạng người mà mình hợp, có những dạng mình không hợp. Đó là những chuyện rất là bình thường; nên gọi là bẩm sinh, không bẩm sinh thì đối với tôi nó nằm ở việc mình đi xa được tới đâu cho việc khám phá bản thân của mình để mình xác định rõ coi mình là ai, mình là người như thế nào. Có những vấn đề mình dễ thấu cảm hơn, có những vấn đề mình bị bật lại liền không thể nào đi tiếp được nữa; thì mình phải hiểu được là vì sao là như vậy.

Câu hỏi: Theo như chúng em hiểu để khám phá bản thân mình đi xa đế cỡ nào có nghĩa là mình sẽ có những cuộc tham vấn cho người khác. Từ những cuộc tham vấn đó mình sẽ biết được rằng mình hợp với những người nào, mình đi xa đối với những đối tượng nào. Đúng không thầy?

Nhà tham vấn: Trong những điều tôi vừa nói nó có hai ý. Ý thứ nhất là nó xuất phát từ việc mình học ở trên trường; vì khi mình học ở trên trường cũng là lúc mình va chạm với kiến thức tâm lý cũng là lúc mình va chạm với những kỹ năng. Ngay lúc đó mình đã bắt đầu những câu hỏi cho bản thân của mình. Thậm chí rất là nhiều anh chị khi mà đi học tâm lý họ thấy cái gì đó đối với bản thân của mình và muốn đi tìm câu trả lời nên là mới đi học cái nghề tâm lý. Ngay từ trên ghế nhà trường, các bạn đã phải bắt đầu có một cái khuynh hướng mình trả lời cho những câu hỏi mình đặt ra cho bản thân của mình rồi chứ mình không đợi đến lúc mình đi làm việc với thân chủ. Tất nhiên là ở Việt Nam có một cái hạn chế là mình không có giám sát cũng như không có cái gọi là trị liệu cho sinh viên khi còn trên ghế nhà trường như là ở nước ngoài. Thì đó cũng là cái khó khăn.

Ví dụ như bản thân của tôi khi còn học đại học tôi cũng đã có làm việc với một thầy giáo ở trong trường khoảng đâu đó 5-6 buổi về một số vấn đề vào thời điểm đó. Đó là cách khi mà còn trên ghế nhà trường tôi đã sử dụng. Mục đích không phải để cho mình đi tham vấn mà để cho mình hiểu thêm về bản thân của mình để cho mình làm việc tốt. Nhưng khi tôi thoát ra khỏi làm việc với thầy của mình rồi thì lúc đó tôi quay về với vai trò người sinh viên thì bắt đầu đặt ra những câu hỏi vì sao mình lại có cách phản ứng như vậy trong cái tình huống này, vì sao mình lại đau khổ với cái việc như vậy mà không phải là một việc khác. Khi chúng ta đặt ra những câu hỏi như thế từ ngay trên ghế nhà trường thì đó là cái cách để mà mình biết được bản thân của mình như thế nào.

Câu hỏi: Thường thì mình thường mất bao lâu để biết được người đó đang ở trong tiến trình nào. Giả sử như có 7 bước về sang chấn thì mình mất bao lâu để xác định họ đang ở trong gia đoạn nào ứng với liệu trình tham vấn? Họ chỉ cần đến một lần để làm bài test hay đến 2-3 lần?

Nhà tham vấn: Đối với vấn đề này nó rất là mang tính định tính. Đúng là mình học là sau bao nhiêu buổi thì mình làm được cái gì, thì cái đó là theo bên của CBT khá là nhiều. Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi không theo cách như vậy lúc làm việc. Tại vì tôi thấy khi làm việc, mỗi thân chủ là một cá thể khác nhau, có một câu chuyện khác nhau, có bước tiến cũng khác nhau. Có những thân chủ nhanh, có những thân chủ rất là chậm. Chỉ gọi là vấn đề nhận biết bản thân họ thôi. Không phải thân chủ nào khi họ tới, họ đã rõ là họ cần gì, họ đang gặp vấn đề gì. Có những người khi mà mới tới họ thậm chí chưa biết gì về bản thân họ hết, họ chỉ cảm thấy họ đau khổ. Họ mới thấy họ có đòi hỏi thôi, chứ họ chưa thấy họ muốn cái gì thì mình sẽ mất một khoảng thời gian để xem họ

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý3

Page 8: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

muốn cái gì. Hoặc là những trường hợp trẻ em tới chẳng hạn, khi mình làm việc trong những cơ sở bảo trợ thì trẻ đang trải qua cái đau khổ gì đó. Bây giờ giáo viên đưa trẻ tới và muốn nhà tham vấn làm việc với trẻ để giúp họ xác nhận trẻ đang bị gì. Lúc ấy mình thấy chưa hẳn là trẻ có nhu cầu thì lúc đó mình phải làm cái việc là xác định nhu cầu. Đối với tôi việc trả lời ngay từ đầu bao nhiêu thời gian để xác định được thân chủ đang ở đâu nó phụ thuộc nhiều vấn đề. Thứ nhất, thân chủ đã rõ ràng nhu cầu của họ hay là chưa. Thứ hai thân chủ đó tốc độ của họ ra làm sao. Có những thân chủ nhanh và có những thân chủ chậm trong việc nắm bắt vấn đề và trong việc là cái độ sẵn sàng để mà giải quyết vấn đề của họ. Thứ ba, xác định mức độ nghiêm trọng vấn đề như thế nào. Trong mỗi trường hợp, các yếu tố này hòa quyện với nhau và nó làm ra mỗi thân chủ là một câu chuyện rất là khác nhau. Nên tôi không thể trả lời trước được là tôi sẽ mất bao nhiêu lâu để mà xác định thân chủ đang gặp vấn đề gì, cần cái gì và mất bao nhiêu lâu để giải quyết xong vấn đề của thân chủ.

Câu hỏi: Thầy cho em hỏi tại một ca tham vấn, ví dụ như là khi mình dùng những kỹ thuật tham vấn để mình khơi dậy tiềm năng hay mình tìm hiểu câu chuyện của họ. Sau khi mình tìm hiểu câu chuyện thì bữa sau mình sẽ định liệu được mình sẽ làm những bước gì để giúp thân chủ. Em muốn biết là định liệu đó của mình có một người khác để hỗ trợ mình liệu mình đang đi đúng hướng hay mình đang đi lệch hướng, để sau này thân chủ mình đi lệch mình có thể điều chỉnh nó lại.

Nhà tham vấn: Trong câu bạn hỏi, có một yếu tố tôi cần định nghĩa, đó là như thế nào được xem là lệch hướng. Chúng ta phải hình dung như thế này, khi mà một thân chủ tới với mình thì cho dù cho đem tới với mình một vấn đề thôi nhưng mình hình dung nó có rất nhiều cách mình nhìn, mình hiểu vấn đề đó. Do có rất nhiều cách nhìn và hiểu về vấn đề đó thì sẽ có rất là nhiều cách để mà giải quyết vấn đề đó. Một vấn đề nó xảy ra, nó có rất nhiều bình diện. Bình diện về mặt cảm xúc, bình diện về mặt hành vi, bình diện về mặt lý trí, bình diện về mặt mối quan hệ,v.v… Nên khi mình đặt ra vấn đề ban đầu, đó là giúp cho thân chủ này thoát ra những suy nghĩ lệch lạc, không còn những suy nghĩ lệch lạc. Khi mình làm nó không đạt được với những gì mình định ra ban đầu thì các bạn thường thấy như vậy là đi lệch hướng tại cũng mục tiêu ban đầu đặt ra nó không được giống như vậy. Khi ấy, mình sẽ xem xét lại, tại thời điểm đó thân chủ - họ cần điều gì hơn. Các bạn đừng nghĩ cái đi lạc là cái không cần, mà cái đi lạc đôi khi mới là cái mà cần do lúc ban đầu mình đặt ra một cái chưa thật sự là cần. Hoặc trong cái trường hợp thậm chí đó là cái đi lạc không phải là cái ưu tiên hàng đầu trong cái tính huống lúc đó. Cũng có thể cái đi lạc là điều mà thân chủ đạt được một cái điều gì khác.

Lúc mình mới làm, khi mình đi lạc mình thấy mình sợ mình đi lạc rồi sao. Nhưng mà nó không phải như vậy đâu. Trước khi mình đi ra ngoài, mình tìm một người khác để xem mình đi có đúng hướng hay không, thì người đầu tiên mình nên xem xét cùng thì chính là thân chủ của mình. Mình sẽ xem cùng thân chủ của mình về những mục tiêu mình đặt ra, theo tôi trung bình thì khoảng 5 buổi mình sẽ có một cái lượng giá lại với thân chủ của mình, để xem coi sau 5 buổi cái gì đã đạt được, gì chưa, 5 buổi tiếp theo mình sẽ làm cái gì. Thì đó là cái cách mình thấy là mình đỡ đi lạc hướng. Đi lạc hướng ở đây không chỉ là các bạn, mà các bạn phải đi cùng với thân chủ để cả hai hiểu được là việc gì đang diễn ra. Tất nhiên trong lúc làm việc không thể nào không có giám sát. Một cách lý tưởng, mình cần một người có thể hỗ trợ mình một cách xuyên suốt với quá trình mình hành nghề nhưng mà ở Việt Nam không dễ như vậy. Cho nên sau này đi làm, các bạn nên có 1-2 giảng viên, 1-2 anh chị đi trước mà đã có một số kinh nghiệm làm việc để khi các bạn có cái khó khăn nào đó thì các bạn có thể nhờ họ hỗ trợ cho mình.

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý4

Page 9: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Để mà gọi là lượng giá thì chúng ta có 2 cái gọi là lượng giá. Thứ 1 là mình lượng giá ngay với thân chủ và mình nói với thân chủ là sau bao nhiêu buổi sẽ có một buổi lượng giá. Thứ 2 khi mà mình không hẳn gặp những lúc khó khăn trong quá trình làm việc mà có thể sau một khoảng thời gian gì đó, các bạn có đủ một số chất liệu lâm sàng, các bạn có thể đi gặp người supervisor ở bên ngoài để người đó có thể hỗ trợ cho các bạn nhìn nhận lại quá trình làm việc của các bạn trong các ca.

Câu hỏi: Khi mình tham vấn cho thân chủ, mức độ mình bộc bản thân, chia sẻ thông tin bản thân mình sẽ linh động theo từng trường hợp. Thầy có kinh nghiệm gì chia sẻ về vấn đề này?

Nhà tham vấn: Khi mình xem xét việc mình có bộc lộ cảm xúc của bản thân của mình khi mà thân chủ chia sẻ một cái việc đau buồn để mà mình thêm cái sự thấu cảm, đồng cảm với thân chủ hay là không thì lúc đó mình phải xem xét đó trong một cái bình diện đó là cái việc mình bộc lộ cảm xúc đó ra là vì mình hỗ trợ cho thân chủ hay mình chỉ muốn thể hiện cảm xúc cá nhân thôi. Hai cái việc đó khác nhau. Khi mình làm tham vấn hay trị liệu thì mục tiêu cao nhất là hỗ trợ cho thân chủ vượt qua khỏi khó khăn của họ lúc đó vì vậy mình chia sẻ cảm xúc như thể mình cũng đau và mình muốn chia sẻ cái đau của mình không mà không phải vì giúp ích cho thân chủ thì việc này nó không nên. Tất nhiên là vào thời điểm mình làm việc này với từng trường hợp cái ranh giới đôi lúc nó rất là mong manh. Nhưng trước khi mình làm từng ca, mình phải xác định rõ đó là nếu tôi có chia sẻ cảm xúc nào đó cũng là vì thân chủ chứ không phải là vì bản thân của tôi, vì thường vào những thời điểm mà mình chia sẻ cảm xúc, một đó là câu chuyện của thân chủ rất là đau buồn, hai là câu chuyện của thân chủ nó từa tựa như chuyện của mình từng diễn ra. Thường hai cái đó là lúc mình dễ chia sẻ cảm xúc. Với những gì tôi được huấn luyện, khi mà làm việc với thân chủ thì chia sẻ cảm xúc hoàn toàn có thể diễn ra. Tất nhiên là với hình thức hỗ trợ cho thân chủ. Ví dụ như câu chuyện thân chủ kể ra, có bạo hành trong gia đình, về đứa trẻ nó bị đánh đập rất là nhiều. Nếu mà lúc đó mình không thể hiện một cái cảm xúc nào hết, hóa ra mình quá vô cảm. Mà nếu mình chia sẻ cảm xúc thì mình phải chia sẻ cảm xúc mang tính như thế nào. Nếu mình đã từng là người bị đánh đập nhiều như vậy thì mình sẽ không thể nào mình nói là tôi nghe câu chuyện của em thì tôi cũng rất là đau long vì trước tôi cũng đã từng trải qua những việc như vậy. Thì việc đó là viện không nên vì nó làm cho mối quan hệ trị liệu có nguy cơ chuyển sang mối quan hệ khác, giống như là mối quan hệ của hai người bạn đồng cảm ngồi chia sẻ với nhau. Nhưng mà vào lúc đó mình hoàn toàn chia sẻ một cách nó trung dung hơn. Ví dụ như câu chuyện của bạn bất kỳ ai khi nghe cũng không thể nào không xúc động được. Thì đó là cách chia sẻ mang tính trung dung hơn. Nó không phải là chia sẻ vì tôi cũng từng trải qua những việc như vậy mà vì bản chất cái chuyện của bạn thật sự đó là một cái chuyện đâu long

Câu hỏi: Theo như em hiểu ý là mình cũng nên chia sẻ cảm xúc nhưng mà mình chia sẻ cảm xúc đứng trên phương diện là một người khách quan hỗ trợ thôi, chứ không phải là đẩy cảm xúc mình vào. Đúng không thầy?

Nhà tham vấn: Cảm xúc thì vẫn là cảm xúc thật. Có nghĩa không phải là mình học cái kịch bản theo kiểu câu chuyện này đau lòng thì sẽ nói ra cảm xúc này. Nó sẽ không phải là như vậy. Chúng ta học là cái cách mình thể hiện cảm xúc một cách trung dung nhưng cảm xúc thì vẫn là cảm xúc thật.

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý5

Page 10: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Câu hỏi: Về những tiếp xúc thân thể, có thể không nên tuyệt đối không. Ví dụ như họ đang run rẩy, mình nắm tay họ lại chẳng hạn hoặc có thể vỗ nhẹ vô lưng họ trấn an chẳng hạn. Những cái đó có nên hay vẫn nên làm?

Nhà tham vấn: Với những đụng chạm về mặt thể ở Việt Nam còn đỡ, ở nước ngoài rất là khó tại vì ở nước ngoài mình thấy chủ nghĩa cá nhân rất là cao thì bất kỳ cái đụng chạm nào của các bạn vào cái thời điểm đó, tới một lúc nào đó người ta có thể hoàn toàn diễn giải ra một các việc khác. Ví dụ như các bạn lạm dụng, quấy rối…

Câu hỏi: Vậy là muốn đụng chạm được mình phải hiểu được văn hóa của thân chủ của mình hoặc là truyền thống gia đình họ như thế nào thì mình mới bắt đầu đụng chạm vào giao đoạn nào cho họ hiểu?

Nhà tham vấn: Khi mà các bạn làm việc với người hồi giáo chẳng hạn, phụ nữ chẳng hạn thì các bạn không thể nào ôm họ khi họ khóc, các bạn cũng không thể nào đến nắm tay họ một cách chủ động được vì điều đó không được phép trong văn hóa, đặc biệt các bạn là một người nam. Trong từng gia đình của từng thân chủ, họ cũng có văn hóa riêng của họ. Đối với chúng ta, thì việc mình nắm tay họ là một hành động thể hiện sự chia sẻ nhưng biết đâu trong gia đình họ việc nắm tay như thế này mang một ý nghĩa khác. Một trong những câu hỏi mình có thể nói với họ, hoàn toàn mình có thể hỏi họ ví dụ lúc đó mình đang muốn thể hiện sự chia sẻ với họ, mình hoàn toàn có thể nói họ như là tôi thấy là chị rất xúc động nếu mà bây giờ tôi có thể làm một cái gì đó giúp cho chị được bình tĩnh hơn thì với chị tôi có thể làm được cái gì. Chúng ta hoàn toàn ó thể hỏi những việc như vậy. Tất nhiên có đôi lúc mình không nên quá chủ động đặt biệt trong các đụng chạm về mặt thân thể. Hoặc là mình muốn cụ thể hơn mình có thể hỏi là không biết chị đang xúc động như vậy tôi có thể nắm tay chị để mà chị cảm thấy. Nhưng cũng nên hạn chế nên hỏi những gì nó trung dung hơn để cho họ tự chọn cái cách vì đôi lúc họ chỉ muốn cái khăn giấy hoặc cái gì đó thôi. Thường trong văn hóa Việt Nam tôi thấy nhiều là như vậy, họ cũng hạn chế những cái đụng chạm.

Câu hỏi: Theo thầy kỹ năng nào có thể giúp cho thân chủ bộc lộ ra vấn đề của họ và tương quan với thân chủ tốt.

Nhà tham vấn: Đôi lúc có những thân chủ, mình đã có mối quan hệ tốt với họ mà chưa chắc họ đã bộc lộ tốt hết. Tùy vấn đề của họ là vấn đề gì nữa. Ví dụ như vấn đề người nữ đã bị lạm dụng, mình có thể có mối quan hệ tốt với họ nhưng mà chưa chắc gì họ đã kể sành sạch hết với mình. Nếu mà những người đó kể hết cho mình ngay trong những buổi đầu tiên thì mình phải cẩn thận. Một cái việc đau khổ cực kỳ nhưng lại được dễ nói ra thì đó là nguy cơ. Các bạn có thể hình dung, các bạn là người đã từng bị lạm dụng, sau đó các bạn đi đến tới chỗ người lạ mới gặp 2-3 buổi, sau đó các bạn kể sành sạch hết tất cả mọi việc thì các bạn hình dung người nghe câu chuyện đó họ sẽ như thế nào? Tất nhiên là nó có nhiều cái có thể xảy ra. Có những người họ có thể tự vẽ ra chuyện gì đó để mà lấy được cái lòng tin, để mình đánh giá họ một cách cao hơn, tốt hơn chẳng hạn vật đó là những viễn tưởng khác. Đối với những người thật sự bị lạm dụng chẳng hạn đi thì đó là việc rất là khó kể với người lạ. Thì mới một vài buổi đầu họ kể cho các bạn chi tiết hết tất cả mọi việc thì lúc đó mình phải cẩn thận vì nó có một cái nguyên tắc đó là những việc nào càng đau khổ, càng khó nói mà lại nói ra dễ dàng thì nó là một nguy cơ cho tiến trình làm việc sau này. Ví dụ: nó khiến thân chủ đóng băng và về sau rất là khó làm việc. Về mặt tâm trí thì chúng ta biết nó có những cơ chế phòng vệ thì khi mà một chuyện thoát ra khỏi vô thức của mình rồi, mà cái việc đó là việc bị ngăn cấm không được nói ra khi, mà khi đã nói ra rồi thì bạn là mối đe dọa của tâm trí người đó.

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý6

Page 11: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Câu hỏi: Nếu mình là nhà tham vấn, mình có thể cảm nhận điều đó là thật hay giả không?

Nhà tham vấn: Điều đầu tiên hết khi mình nghe thì mình vẫn xem đó là thiệt và mình vẫn làm việc tiếp với họ trong các buổi tới. Nếu như mình có điều kiện tiếp xúc với gia đình của họ thì một cách nào đó mình có cơ hội kiểm tra đánh giá lại việc đó dễ hơn. Nếu như mình chỉ làm việc cá nhân với người đó thì trong những cái buổi tới khi mà mình đi tiếp trong vấn đề nếu như hai bên đồng thuận đi tiếp, thì trong cảm nhận lâm sàng mình sẽ thấy đề có gì đó kì kì ở trong những cái điều mà họ kể tiếp.

Câu hỏi: Theo thầy nguy cơ khiến cho thân chủ đóng băng. Vậy còn nguy cơ gì khác không?

Nhà tham vấn: Nó có một số nguy cơ khác nữa. Đó là khi các bạn biết quá nhiều về câu chuyện của thân chủ ngay từ đầu thì nó cũng làm cho bạn hơi khó làm việc tại vì dữ liệu các bạn lấy hết trơn rồi thì nó là cái hàng tấn tấn thứ rồi các bạn sẽ làm tiếp tới việc mình làm cái gì với đống thứ đó bây giờ. Nó khác với việc là các bạn đi từ từ để cho thân chủ chủ động kể cái việc của họ theo đúng cái nhịp độ của họ thì cái tiến trình làm việc nó khác. Còn nếu như mà chính họ hoặc chính mình thúc ép là mọi việc phải ra hết ngay từ đầu thì cái việc nó không tốt cho quá trình làm việc cho cả họ và cho cả mình nữa.

Câu hỏi: Ví dụ như thân chủ nói ra quá nhiều như vậy, nếu cuối buổi tham vấn mình hỏi cuối cùng mục đích của bản cần cái gì để rút ra vấn đề được không?

Nhà tham vấn: Bình thường trong lúc làm việc, ngay lúc mình thấy họ đang đi quá nhanh là mình đã có những cái kiềm hãm họ lại rồi, chứ không phải mình đợi đến cuối buổi đâu. Ví dụ ngay giữa buổi mình thấy họ kể những cái việc chưa thật sự là quá cần mình hoàn toàn có thể ngăn họ lại. Tại vì mình phải nhớ việc là đi quá nhanh là một nguy cơ, chứ nó không phải là việc tốt. Còn đi nhanh hay chậm thế nào mình phải coi lại tốc độ của thân chủ. Nói chung là trong buổi làm việc, mình thấy thân chủ đi quá nhanh thì mình phải có động thái là mình giảm tốc độ lại bớt.

Câu hỏi: Khi người ta đang bộc lộ như người ta muốn giải tỏa ra hết mình ngắt như vậy người ta có bị tổn thương không?

Nhà tham vấn: Thứ nhất là mình ngắt câu chuyện của thân chủ, chứ không ngắt mạch cảm xúc. Thứ hai khi một người tới để được tham vấn thì không nhất thiết ở trong từng buổi là họ phải thoải mái để họ đi về. Đó không phải trách nhiệm của nhà tham vấn, nhà trị liệu. Mà cái mục đích là cái mục đích ban đầu mình đặt ra sau bao nhiêu buổi mình đạt được cái gì, chứ không phải là trong từng buổi họ phải thoải mái để họ đi về. Thậm chí trong từng buổi có những cái câu chuyện nó đau khổ kể ra không thể nào đi về họ cười cho được. Nó cũng tương tự như vậy, không nhất thiết họ kể hết cái chuyện đó ra trong cái buổi hôm nay thì họ được giải tỏa. Mình có thể ngắt nó ra làm nhiều buổi

Câu hỏi: Có những yếu tố nào để đánh giá là thành công hay không thành công trong một buổi làm việc?

Nhà tham vấn: Nếu là về mặt cá nhân của tôi, tôi nghĩ là có những yếu tố như vậy. Tất nhiên nếu bạn đánh giá sự thành công, thất bại ngay ở trong một buổi thì cái việc đó không nên lắm. Mình nên nhìn nó dưới cái tiến trình làm việc hơn là những buổi riêng lẻ với nhau. Vì khi một buổi nó diễn ra thì nó có một buổi trước đó và một buổi sau đó thì mình sẽ thấy buổi hôm nay nó đã tiếp nối buổi trước như thế nào và tiếp theo này chuyện gì nó sẽ xảy ra. Nó quan trọng hơn việc bạn đánh giá ngay trong cái buổi đó bạn đã làm tốt hay bạn làm thất bại việc gì đó

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý7

Page 12: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Câu hỏi: Vậy theo thầy tiến trình tốt trình để mình đánh giá là khoảng bao nhiêu buổi?

Nhà tham vấn: Giống như tôi có nói khi mà anh chị làm việc với thân chủ thì ngay từ buổi đầu tiên mình phải nói chuyện thẳng thắng với thân chủ tùy vào từng người, có người thì 4 buổi, có người 6 buổi, 5 buổi tùy từng người. Nhưng mà mình sẽ nói trước với thân chủ sau bao nhiêu buổi mình sẽ có lượng giá. Ví dụ như tôi sau khoảng 5 buổi thì tôi sẽ có cái lượng giá với thân chủ về những buổi làm việc trước. Thì việc lượng giá này là cách để hai bên ngồi lại với nhau đánh giá coi là những buổi trước đã làm được cái gì và sắp tới đây có thể làm tiếp cái gì. Và cái việc này nó cũng có thể giúp cho thân chủ quen với việc tới cái thời điểm đôi bên thống nhất với nhau có thể ngừng thì chính thân chủ họ cũng là người không bỡ ngỡ việc ngừng đó.

Câu hỏi: Khi lúc thầy mới vào nghề, thầy gặp ca khó thì thầy xử lý như thế nào?

Nhà tham vấn: Thật sự mà nói cái thời điểm đó nếu mà gặp ca khó lại là cái điều mà các thầy cô khuyến khích tôi đó là làm việc với trẻ em. Thì thường thời điểm đầu tôi làm việc gia đình có trẻ nhỏ là những lúc tôi làm việc không có tốt. Thường là những ca bị gãy, đứt ngang rất là nhiều. Thì thường 3 buổi tới 5 buổi đã bị gãy ca rồi, không có thể làm tiếp được

Câu hỏi: Dựa vào đâu thầy biết ca bị gãy ca?

Nhà tham vấn: Ví dụ sau thứ 5 là gãy ca. Thì bằng cách nào đó, tôi cảm nhận cái ca này nó không ổn rồi. Và thưởng sau buổi thứ 5 họ không tới nữa. Nghĩa là lúc mình đang loay hoay mình xem coi mình sẽ làm cái gì tiếp với cái ca này thì họ đã chủ động họ ngừng rồi.

Câu hỏi: Vậy những ca đó thầy có thể xác nhận được nguyên nhân là do đâu?

Nhà tham vấn: Nguyên nhân thì cho tới lúc này thì tôi thấy có 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên chắc chắn là nó có những trải nghiệm từ chính bản thân của tôi. Nguyên nhân thứ hai nó làm tôi để ý một việc đó là khi mà làm việc với gia đình mà có trẻ nhỏ thì cùng lúc mình làm đến 2 việc. Việc thứ nhất là làm việc với trẻ, việc thứ hai là làm việc với phụ huynh. Trong cái trường hợp mình làm cá nhân với trẻ thì phụ huynh họ sẽ có cái đòi hỏi nhiều. Họ đòi hỏi là sau bao nhiêu buổi là phải làm được cái gì đó cho con của họ. Và nếu sau 3 buổi, 5 buổi mà họ thấy không có được cái gì hết bắt đầu họ nôn nóng và họ nghĩ họ nên đi tìm cái cách khác. Thì nó có nguyên nhân sâu hơn về cái việc này, sau này tôi học về trị liệu gia đình thì tôi thấy đứa nhỏ chỉ là bệnh nhân chỉ định, cái vấn đề đôi lúc nó nằm ở ba mẹ, ba mẹ là cái người cần làm nhưng họ lại đẩy con mình tới.

Câu hỏi: Nếu mình không có một nền cơ bản về y học thì mình có thể làm trị liệu không?

Nhà tham vấn: Với tôi là được, các bạn biết thêm thì càng tốt. Nếu mà các bạn không biết về sinh lý học thần kinh, các bạn vẫn có thể làm trị liệu được, không nhất thiết các bạn phải biết trừ khi nào các bạn đi theo ngành tâm lý học thần kinh thôi. Nó có nguyên một ngành đó, hiện tại nghiên cứu rất là nhiều, thậm chí nó có trị liệu tâm lý học thần kinh

Câu hỏi: Trước buổi làm việc đầu tiên, chúng ta có nên điều tra nhân thân của thân chủ không?

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý8

Page 13: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Nhà tham vấn: Thật sự mà nói việc bạn không biết về thân chủ không phải là một thiệt thòi của bạn. Trong buổi đầu tiên mình hoàn toàn có thể tìm hiểu thông tin đó. Giống như tôi nói khi nãy không nhất thiết trong buổi đầu tiên bạn phải biết hết tất cả thông tin của thân chủ. Có những trường hợp trong buổi đầu tiên mình chỉ biết về gia đình của họ, thậm chí mình chưa biết chồng họ tên gì, con họ tên gì, mình cũng không nhất thiết phải biết nếu như mà chưa cần thiết. Từng buổi, từng tuổi một chút thông tin được đi ra nó an toàn với thân chủ hơn.

Câu hỏi: Chúng ta có thói quen hình dung ra được thân chủ thông qua thông tin chúng ta có và chúng ta thường đi đến kết luận tạm thời về thân chủ như tính cách, suy nghĩ của thân chủ, giống như mình “vẽ” ra được thân chủ thông qua thông tin đó. Điều này có tốt không thầy? Hay mình không nên “vẽ” ra thân chủ mà chỉ nên biết thông tin về thân chủ và để đó thôi?

Nhà tham vấn: Nó không phải là trong tham vấn trị liệu không đâu, trong cuộc sống của mình cũng vậy. Khi mình gặp một người mới mà mình nghe điều gì đó về người đó trong đầu mình có một cái hình dung cái việc đó. Có những người có thể vẽ ra một cái hình ảnh, có những người có được những cái biểu cảm là người đó là người như thế nào. Việc trong cuộc sống đã thấy nó thông thường thì trong tham vấn trị liệu nó cũng thông thường mình không thể nào ngăn cái việc thông thường đó diễn ra được. Và cái việc có thể ngay buổi đầu hoặc là có thể nhiều buổi các bạn có thể dần dần có hình dung mở hơn về thân chủ. Thì cái việc đó giúp cho các bạn có được những cái phản hồi, phản ứng tốt với thân chủ. Tất nhiên nó không phải là cố định. Ví dụ mình thấy thân chủ là người nói nhiều thì lúc nào mình cũng mặc định là thân chủ nói nhiều. Tới một lúc nào đó có những việc nó rất ít về việc đó thì nó không phải là cái gì đi ngược lại cái mình nghĩ ban đầu mà là cái việc nó đa dạng về cái tính cách của một người thôi.

Câu hỏi: Nếu thân chủ quá phụ thuộc vào nhà tham vấn, không tự giải quyết vấn đề của mình thì chúng ta xử lý như thế nào?

Nhà tham vấn: Chúng ta phải xem lại việc nếu như có một cái việc phụ thuộc nó xảy ra thì mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó nữa chứ không phải nhất thiết là về phía thân chủ không. Rất là nhiều người sẽ thấy trong tiến trình trị liệu, tiến trình tham vấn mình hay đẩy trách nhiệm về phía thân chủ như tại thân chủ thế này, tại thân chủ thế kia. Nhưng mình phải nhớ một việc đây là cuộc làm việc giữa hai bên. Mỗi bên đều dự phần vào trong đó. Nếu như mình có cảm giác thân chủ phụ thuộc vào mình thì mình cũng phải xem lại mình đã làm cái gì mà thân chủ phụ thuộc như vậy. Một việc nữa là nó hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là với những trường hợp đã làm thời gian dài, có nghĩa là những người đó đã biết cái cách làm việc như thế nào, họ đã biết được làm việc tâm lý, làm việc tham vấn ra làm sao mà họ vẫn có cái sự phụ thuộc. Khi đó một mình xem trong những buổi vừa qua mình đã làm cái gì mà họ có khuynh hướng phụ thuộc mình như vậy, mình có cái gợi mở để họ phụ thuộc hay không. Cái thứ hai mình xem lại trong khoảng thời gian vừa qua có một cái biến cố nào xảy ra trong gia đình mà mình chưa có để tâm tìm hiểu tới. Với lại trong quá trình làm việc mình thấy có cái khuynh hướng là mối quan hệ bị thay đổi mà không phải là bản chất là tham vấn và trị liệu nữa thì mình phải cảnh báo với thân chủ mà không được để cái việc đó xảy ra.

Câu hỏi: Thầy nói những người dễ dàng kể ra những câu chuyện bí mật của bản thân là yếu tố nguy cơ. Em có một người bạn chạy Grab. Thì bạn này gặp rất là nhiều khách thường xuyên kể cho em khi mà khách lên xe kể cho bạn này nghe rất là nhiều

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý9

Page 14: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

chuyện. Cơ chế tâm lý nào làm cho người ta dễ dàng bộc lộ ra như vậy, kể cả những câu chuyện rất là động trời mà em không thể nào kể lại được.

Nhà tham vấn: Điều thứ nhất mình xác định là mình làm việc tâm lý khác với một người chạy Grab. Hai cái bối cảnh nó sẽ rất là khác nhau trong một cái việc được bộc lộ. Những người xa lạ thì những việc khó nói một chút cũng được dễ nói ra hơn tại vì người này không biết người kia là ai hết, người kia cũng không gần giũ gì với mình, kể xong thì người kia cũng không làm được mình gì hết, kể xong rồi cũng đi mất thì nó dễ kể hơn và sau đó không có một cái tương tác nào tiếp tục. Nó rất là khác so với cái mình làm việc trong bối cảnh về tâm lý và sẽ có những cái tương tác liên tục qua lại với nhau trong một buổi và nhiều buổi.

Câu hỏi: Em vẫn băn khoăn vấn đề là trị liệu thì nhất thiết phải vào phòng, phải có những nguyên tắc… Vậy có những cái mà mình nâng đỡ tinh thần cho người khác ở bên ngoài ví dụ như tại quán cà phê, tại bến xe, tại những địa điểm khác. Như thế có phải là tham vấn hay trị liệu không?

Nhà tham vấn: Chắc chắn nó không phải tham vấn, không phải trị liệu. Tham vấn trị liệu nó là một ngành khoa học. Và nó là nghành nghề có những quy tắc làm việc của nó. Ví dụ mình thấy những người chạy xe ôm, mình sẽ biết họ có nơi làm việc ở đâu và cách thức họ hoạt động như thế nào để nó hình thành nên cái nghề gọi là cái nghề chạy xe ôm. Tham vấn trị liệu cũng vậy phải có những nguyên tắc nền tảng của nó từ đó nó mới hình thành nên cái nghề. Mà nếu những nguyên tắc không được theo thì đó không chì là những nguy cơ đối với mình đâu mà còn đối với cả các nghành nghề đó nữa.

Chúng ta có 3 mối quan hệ giúp đỡ: giúp đỡ không chuyên, giúp đỡ bán chuyên và giúp đỡ chuyên nghiệp. Giúp đỡ dạng tham vấn, trị liệu và dạng công tác xã hội là những dạng giúp đỡ chuyên nghiệp. Còn giúp đỡ không chuyên dạng bạn bè, người thân với nhau ngồi chia sẻ. Cũng cùng một câu chuyện được kể nhưng tính chất mình được nhận sự hỗ trợ nó khác nhau hoàn toàn. Hỗ trợ bán chuyên ví dụ những người ở trong công ty như phòng nhân sự có một người đi học khóa về kỹ năng tham vấn. Lúc về họ có một khả năng họ hỗ trợ cảm xúc ban đầu cho nhân viên nhưng mà đi xa hơn nữa họ không đủ khả năng. Thì họ làm xong họ chuyển gởi. Đó là những người hỗ trợ bán chuyên. Còn mình là những người hỗ trợ chuyên nghiệp, có những cái quy tắc làm việc, có những cái kỹ thuật, có những cái học thuyết để giúp cho mình làm công việc hỗ trợ tốt hơn. Việc giúp đỡ nó có nhiều mức độ. Thậm chí mình là nhà tham vấn, mình ngồi với bạn ngoài quán cà phê, mình cũng phải hình dung đó không phải là tham vấn mà là cuộc trao đổi giữa hai người bạn với nhau. Tất nhiên mình vẫn có thể sử dụng những kỹ năng, những cái mà mình được học để mình giúp cho bạn mình được tốt hơn. Vấn đề mình phải xác định rõ đó không phải là tham vấn, không phải trị liệu.

Câu hỏi: Trong một quá trình tham vấn trị liệu thì mình có nên kết hợp tất cả các ngành nghề liên quan để khi mà thân chủ rơi vào trường hợp của một ngành nghề nào đó. Ví dụ kiến thức mình không có đủ thì mình có cần phải đọc tài liệu nghành nghề đó để mình hiểu thêm không thầy?

Nhà tham vấn: Nếu mà được vậy thì rất là tốt. Nó là một việc tốt nhưng nó không phải là việc bắt buộc. Ví dụ như bạn đang hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư đi chẳng hạn thì các bạn hoàn toàn có thể liên lạc bác sỹ của bệnh nhân trong điều kiện cho phép để mình có thể hiểu hơn về diễn tiến bệnh tật của người này. Hoàn toàn là tốt không có vấn đề gì. Ba ngành nghề gần gũi với các bạn nhất một là bên giáo dục, hai là bác sỹ tâm thần và ba

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý10

Page 15: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

là công tác xã hội. Đó là những ngành nghề gần gũi với các bạn. Sau này tôi phát hiện thêm một nghành nữa đó là nhân sự

Câu hỏi: Sau buổi trị liệu hoặc tham vấn, thầy có bị ám ảnh bởi câu chuyện của thân chủ?

Nhà tham vấn: Cái đó thì thật sự tôi có một quan điểm khác. Theo tôi, quá trình tham vấn hay trị liệu nó cũng là quá trình làm việc và nó không chỉ diễn ra trong vòng 45 hay 60 phút mà nó còn diễn trước và sau 45 hay 60 phút đó. Khi mà mình nhận cái ca đó mặc dù mình chưa gặp cái ca đó với những thông tin ban đầu, mình đã có những cái làm việc rồi. Cái việc mình thiết lập giờ, phòng ốc cũng đã là làm việc. Và sau khi ra khỏi cái ca đó, việc mà mình nghĩ tiếp cái ca này có thể làm tiếp cái gì, nó hoàn toàn là việc cấp thiết. Chứ mình xong một ca, mình đóng mà mình không nghĩ gì về ca đó nữa hết thì đó là không phải là cách làm tốt đối với quan điểm của tôi. Cái mà mình cân nhắc đó là cái việc mình suy nghĩ về ca đó nó có làm cho mình đau khổ không. Nếu như việc mình suy nghĩ ca đó tiếp tục sau cái phiên làm việc nó làm cho mình đau khổ, nó làm cho mình khó chịu thì lúc đó mình mới cần giám sát.

Câu hỏi: Ngày này qua ngày nọ mình thấy toàn những chuyện không thấy màu hồng rồi mình thấy cuộc đời không màu hồng. Nó có phải như là một tai nạn nghề nghiệp?

Nhà tham vấn: Nó vẫn có thể. Lúc đó không phải do chị nghe nhiều câu chuyện đau long đâu mà là chị không có những người hỗ trợ chị, chứ không phải do những câu chuyện đau lòng chị nghe hoài rồi sau đó chị bị ám luôn. Đó là chị không thoát ra được mà nó phụ thuộc vào chị có những nguồn hỗ trợ tốt cho chị hay là không. Ví dụ như giám sát, những cách thức chị lấy lại năng lượng. Đó là cách mình cân bằng lại.

Câu hỏi: Cách thầy dùng để lấy lại năng lượng là như thế nào?

Nhà tham vấn: Thứ nhất là tôi có giám sát, khoảng một tháng là tôi có giám sát một lần. Và thứ 2 tôi có những cái việc khác ví dụ như tôi đi coi phim, tôi đi chơi với bạn bè.

Câu hỏi: Nhà tham vấn sung sướng, sống trong nhung lụa từ nhỏ đến lớn. Khi học nghành tâm lý ra đi tham vấn thì gặp những người có hoàn cảnh đau khổ, gặp chuyện buồn không. Thì lúc đó vấn đề cảm xúc người ta không đồng cảm được có làm ảnh hưởng quá trình tham vấn không thầy?

Nhà tham vấn: Giống như tôi đã từng nói, mỗi người có những dạng hợp và có những dạng không hợp. Có nhiều quan điểm cho rằng những người đau khổ nhiều, trải qua nhiều đau khổ sẽ làm tham vấn tốt hơn. Không chắc là như vậy. Và cũng không phải là người không phải trải qua đau khổ gì hết thì sẽ giữ được sự trong sáng của mình. Nó không nhất thiết là như vậy. Cái vấn đề là mình đi xa tới đâu trong việc hiểu về bản thân của mình. Cái đó mới là cái quyết định về việc thích hợp với tham vấn với trị liệu. Tất nhiên nó cũng đòi hỏi cái trải nghiệm và kinh nghiệm sống của mình cũng quan trọng chứ không phải là không cần. Việc anh sinh ra trong nhung lụa không có nghĩa là anh không làm tham vấn được. Chỉ là anh sinh ra trong nhung lụa nhưng anh không hiểu được anh là ai thì cái việc đó mới ảnh hưởng đến quá trình tham vấn trị liệu. Những người đau khổ quá mà không hiểu về bản thân của mình thì lúc vào tham vấn hay trị liệu, thay vì trị liệu cho thân chủ thì lại là trị liệu cho chính bản thân mình. Cái nào cũng có hai mặt.

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý11

Page 16: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

4. Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý thứ 2Câu hỏi: Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn

được nhuần nhuyễn là do bẩm sinh hay rèn luyện mà có được? Xin thầy có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc rèn luyện các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn?

Nhà tham vấn: Việc kết hợp các kỹ thuật và kỹ năng tham vấn là do bẩm sinh hay rèn luyện thì ở đây mình vẫn phải lưu ý là nó có hai khái niệm là khái niệm kỹ năng và khái niệm kỹ thuật.

Kỹ năng thường là cái gì đó thuộc về cái con người, thuộc về cái thực hành của một nhà chuyên môn nào đó. Anh ta rèn luyện một cách liên tục một hành động, hành vi ví dụ như là chạy một kỹ năng, xây một kỹ năng. Đó gọi là kỹ năng, nó thuộc về con người bên trong của anh ta mà anh ta rèn luyện.

Kỹ thuật trong tham vấn trị liệu thường là ứng dụng các cái bước, các cái cách thức tiến hành với thân chủ theo môt cái tiến trình. Ví dụ như trong trị liệu Gesta có một kỹ thuật là chiếc ghế trống, thì đó kỹ thuật trong trị liệu. Dựa trên một tiếp cận nhất định nào đó, ví dụ như Gesta, sau đó sử dụng các kỹ thuật trong đó. Còn cái kỹ năng bất cứ tiến trình hay cái gì đó cũng thực hiện theo kỹ năng đó.

Ví dụ nhà tham vấn gồm hệ thống các kỹ năng mà anh được rèn luyện nhuần nhuyễn kỹ năng đó và anh sử dụng các kỹ thuật đó trong cái bối cảnh trị liệu hoặc tham vấn của anh.

Trở lại vấn đề câu hỏi là kỹ năng do bẩm sinh hay rèn luyện, thì tất cả phải được do rèn luyện. Một người sử dụng các kỹ thuật hoặc kỹ năng tham vấn thì anh phải được đào tạo, được giám sát, được đánh giá đủ các trình độ ở mức độ nào đó thì mới được thực hành. Nói chung là phải được đào tạo.

Câu hỏi: Trong quá trình làm nghề tham vấn, thầy đã sử dụng kỹ thuật/kỹ năng tham vấn nào nhiều nhất để giúp thân chủ của mình có thể thấy thoải mái giải bày vấn đề của bản thân? Và kỹ thuật/kỹ năng tham vấn nào được thầy sử dụng nhiều nhất để có thể khơi dậy tiềm năng của thân chủ mình?

Nhà tham vấn: Mình nghĩ là vấn đề giúp thân chủ giải bày có hai kỹ năng quan trọng gồm thấu cảm, 2 là đặt câu hỏi. Hai kỹ năng này là quan trọng.

Sự thấu cảm ở đây biểu hiện ở nhiều khía cạnh, về mặt cảm xúc, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ánh mắt của bản thân. Một nhà tâm lý phải cảm được câu chuyện của thân chủ.

Giống như trị liệu hệ thống vậy, chúng ta phải gia nhập hệ thống mới trị liệu được nhưng đồng thời chúng ta phải đứng ngoài hệ thống. Ví dụ như gia đình người ta đã trở thành một cái kết cấu vững chắc nếu chúng ta không tham gia được vào hệ thống đó dường như em không làm gì được với họ nhưng chúng ta tham gia vào hệ thống như một thành viên thì cũng không làm gì được nữa. Như vậy cái quan trọng ở đây chúng ta phải gia nhập được với họ nhưng phải đứng ngoài họ. Đây mới là sự khó khan khi mình thiết lập sự thấu cảm. Chúng ta phải rèn luyện sự nhạy bén và thấu cảm của nhà trị liệu.

Thời gian đầu chúng ta sẽ gặp khó khan trong vấn đề thấu cảm. Chúng ta phải tự rèn luyện như phải nói chuyện với nhiều đối tượng khác nhau và mình phải cố gắng trong đầu rằng mình phải thấu cảm. Thấu cảm không chỉ dùng trong tham vấn trị liệu mà chúng ta có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý12

Page 17: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Câu hỏi: Nếu buổi đầu tiên mình gặp thân chủ, mình là người lạ đối với thân chủ mà thân chủ bộc lộ hết thì điều đó có tốt không?

Nhà tham vấn: Điều đó không tốt. Tôi đã từng mắc lừa vì chuyện này rồi. Và tôi nghĩ rằng tôi là giỏi, nhất là khi tôi mới hành nghề. Tôi nghĩ trong giai đoạn tôi giỏi lắm bởi vì buổi đầu tiên thân chủ đã khóc lóc, tâm sự hết mình. Nhưng mà điều đó chưa là phù hợp vì biết đâu sau buổi đấy thân chủ không đến với mình nữa. Và rất nhiều lần tôi bị kiểu như là vậy. Do đó ngay từ những buổi đầu mình phải thực hành một cách chuyên nghiệp bằng cách mình tiếp đón họ, bằng cách mình phải có những cam kết, bằng cách hồ sơ ghi chép, bằng cách xin phép, bằng cách những cách thống nhất liên quan đôi bên.

Câu hỏi: Những lý do gì thân chủ không tới với chúng ta sau lần tham vấn đầu tiên?

Nhà tham vấn: Trong bối cảnh Việt Nam, họ chỉ nghĩ đến gặp một nhà tư vấn thôi và họ đến gặp một lần để trút các tâm sự. Sau khi trút hết tâm sự thì thôi, họ không đến nữa nhưng họ không thấy được các nguy cơ xa hơn, chỉ có nhà tâm lý mới thấy được điều đó.

Chúng ta đừng nghĩ rằng mình phải vồ vã, mình cần khách hàng vì trong tham vấn thì bản thân thân chủ phải muốn thay đổi, có nhu cầu trước.

Câu hỏi: Giả sử như có một nạn nhân bị hiếp dâm, khi lần đầu gặp nhà tham vấn đã trút hết tâm sự thì điều đó có tốt không?

Nhà tham vấn: Không sao cả! Vì đó là việc mà chúng ta phải làm. Chuyện hiếp dâm chỉ là một câu chuyện, còn cuộc đời họ đằng sau cái sự hiếp dâm đó còn nhiều chuyện khác nữa. Một sự kiện không phải là tất cả, mà một sự kiện đòi hỏi nhà tham vấn, nhà trị liệu có các cái giả thuyết, các dữ kiện trên nền tảng lý thuyết của bản thân.

Nếu chúng ta không có giả thuyết thì chúng ta không có điều gì để làm việc với thân chủ. Chúng ta không thể máy móc phỏng vấn thân chủ dựa trên câu hỏi như check-list mà hoàn toàn dựa vào các giả thuyết. Trên các giả thuyết đó, chúng ta đặt các câu hỏi, đặt các vấn đề.

Ví dụ như cô bé bị hiếp dâm khi mới hơn năm sáu tuổi. Khi tham vấn, cô bé nhớ lại kế với người tham vấn. Mình phải giả thuyết rằng chuyện hiếp dâm với vấn đề cô bé đang mắc phải có kết nối gì hay không. Chuyện hiếp dâm đó ảnh hưởng gì đến mối quan hệ các nhân hay không? Cái nhân cách sẽ ra sao? Chứ không phải chúng ta chỉ dừng lại trong chuyện bị hiếp dâm. Lưu ý đó một sự kiện trong con người của thân chủ, mà con người thì ai cũng có sự kiện. Bản thân tôi và các bạn ngồi đây cũng nhiều các sự kiện trong cuộc đời của mình. Thì chuyện mình chia sẻ với người khác là hoàn toàn bình thường. Thậm chí là người ta không chỉ chia sẻ với người trị liệu đâu mà người ta còn chia sẻ với bạn bè người thân… chỉ có điều những người kia không phải là nhà tâm lý có nền tảng lý thuyết để đặt ra giả thuyết, kết nối. Còn mình là nhà tâm lý thì phải đặt ra giả thuyế kết nối.

Câu hỏi: Chúng ta cần những kỹ năng gì để khơi dậy tìm năng của thân chủ, để thân chủ có thể tự giải quyết vấn đề của bản thân?

Nhà tham vấn: Cái này sẽ các bạn sẽ được học trong kỹ thuật tham vấn 2. Lúc đó chúng ta đi vào các lý thuyết và các kỹ thuật. Ví dụ như khi mà tôi tiếp cận trị liệu nhận thức, tôi sẽ xây dựng hệ thống cùng với thân chủ. Hàng ngày thân chủ sẽ đưa ra các thời gian, đưa ra các sự kiện này, đưa ra vấn đề cảm xúc này, cái nhận thức này. Tôi sẽ cùng

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý13

Page 18: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

thảo luận với thân chủ là những sự kiện, cảm xúc gây tiêu cực và cái nhận thức cá nhân là gì và thân chủ bắt đầu nhận thức điều gì làm thay đổi cái cảm xúc này. Thì mỗi kỹ thuật sẽ giúp cho thân chủ nhận ra vấn đề của mình.

Hay tôi sử dụng cấu trúc trị liệu hệ thống, tôi sẽ giúp cho thân chủ nhận ra cấu trúc của bản thân có vấn đề gì và cải thiện cấu trúc đó ra làm sao. Thì mỗi kỹ thuật, mỗi tiếp cận nó đi vào việc giúp cho thân chủ cải thiện cái gì trong cái nền tảng lý thuyết đó chứ không phải tất cả đều giống nhau. Tiềm năng nhưng tiềm năng ở đây là về cái gì? Có cái là tiếp cận về phân tâm, có nghĩa là động lực ở bên trong. Có cái đi vô nhận thức của cá nhân, có nghĩa là anh ta thấy nhận thức tiêu cực, nhận thức sai lệch thì phải giải quyết nhận thức sai lệch đấy, cải thiện nó. Hay là đi vào cấu trúc hệ thống, đi vào tính liên hệ của hệ thống.

Câu hỏi: Giữa trị liệu và tham vấn khác nhau như thế nào?

Nhà tham vấn: Thật ra nền tảng lý thuyết đều giống nhau. Nhưng theo tôi có thể khác nhau vài điểm

Đối tượng: Tham vấn thì thường là vấn đề về tâm lý của thân chủ. Còn đối tượng thường liên quan đến bệnh lý về lâm sang.

Bối cảnh: tham vấn thì thường là trung tâm bên ngoài, trung tâm cộng đồng, trường học. Còn trị liệu thì thường là lâm sang như các trung tâm về sức khỏe tâm thần như bệnh viện tâm thần

Thời gian: đối với trị liệu thường tiến trình nó dài hơn, đối với tham vấn thì nó ngắn hơn

Câu hỏi: Có kinh nghiệm nào để chúng ta thoát ra khỏi câu chuyện của thân chủ sau khi kết thúc buổi tham vấn?

Nhà tham vấn: Khi tôi được đào tạo về trị liệu hệ thống thì thầy tôi nói rằng chúng ra phải phân biệt rõ cái nào là cái tôi, cái nào là cái vai trò. Có nghĩa là khi nào mình thực hành như là nhà chuyên môn và khi nào mình sống với cái tôi của mình vì cái tôi của mình luôn luôn có rất nhiều vấn đề. Mình không thể nói rằng mình lành mạnh hoàn toàn được đâu.

Câu hỏi: Thầy có thể kể về một ca khó không biết xoay sở như thế nào hoặc phải chuyển ca mà thầy đã từng gặp trong quá trình làm nghề tham vấn trị liệu? Vào lúc đó thầy đã làm gì để vượt qua nó? Theo thầy thì nguyên nhân là gì?

Nhà tham vấn: Chuyển nhiều đó chứ. Thường thì nằm ngoài khả năng của mình thì mình chuyển. Nhất là khi mình làm bệnh viện tâm thần thì đa phần mình chuyển nhiều. Ví dụ như có một trường hợp gần đây về phân liệt. Gia đình báo rằng vấn để của bé chỉ liên quan đến việc sử dụng chất kích thích. Bé bỏ nhà đi đi bụi, sử dụng ma túy đá. Khi người anh biết vấn đề của bé và gọi cho tôi thì tôi biết rằng bé có vấn đề nhưng nhà không chấp nhận, nói rằng bé có năng lượng siêu nhiên nên rất là giòi, nhớ dai. Khi mình làm việc buổi đầu thì có rất nhiều dấu hiệu của loạn thần ví dụ như là hung cảm, hoang tưởng đặc biệt là nó có tri giác sai lệnh về sự kiện.

Câu hỏi: Khi gia đình không chấp nhận con họ bị bệnh tâm thần thì chúng ta sẽ làm như thế nào?

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý14

Page 19: ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN NHÀ THAM VẤN/NHÀ TRỊ LIỆU TÂM …  · Web view1. Thưa thầy, theo thầy thì việc kết hợp các kỹ thuật/kỹ năng tham vấn được

GVHD: Trì Thị Minh Thúy Bài tiểu luận giữa kỳ

Nhà tham vấn: Chúng ta cần làm việc nhiều với phụ huynh, đưa ra các bằng chứng về mặt chuyên môn. Chúng ta muốn giải thích cho họ hiểu phải có bằng chứng về chuyên môn. Ví dụ như loạn thần gồm các tiêu chuẩn nào. Vi dụ bé luôn cho mình rất là giỏi, nó có thể nhìn thấu được tâm gan người khác, nó có thể nhìn thấy được tim của người khác đang co thắt. Thì những điều này cho thấy bé tri giác không đúng, thì mình phải chứng minh được bằng dẫn chứng như vậy thì người nhà người ta mới chấp nhận được. Chúng ta không thể khẳng định bé bị loạn thần mà không có chứng cớ. Đó trường hợp thứ nhất mà tôi chuyển ca, nó nằm ngoài khả năng của tôi rất nhiều.

Trường hợp thứ 2 cũng chỉ là một số trường hợp rất nhẹ thôi nhưng mình nghĩ mình sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp nên mình chuyển. Ví dụ như cô gái bị triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Thế nhưng người bị lo âu lan tỏa thường bị stress mà họ bám vào người trị liệu rất nhiều kể cả bác sỹ liên tục vì họ bị cảm xúc chi phối. Cái sai của mình là mình cho số điện thoại cá nhân cho cô ấy. Và cô bắt đầu bám vào ấy. Sau này cô có những cảm xúc cá nhân ví dụ buổi trưa mình làm ở bệnh viện cô ấy mang chè đến mời mình ra ăn.

Thì khi mình thấy những dấu hiệu ấy mình phải ngừng ngay lại và mình chuyển cho đồng nghiệp, không có tiếp nhận ca ấy nữa và mình thông báo rất rõ rang trong hệ thống hành chính là mình không tiếp nhận ca ấy nữa.

Câu hỏi: Khi mình dừng lại mình có làm cho thân chủ bị shock không?

Nhà tham vấn: Chúng ta không có làm điều gì đâu mà sợ. Khi mình bàn giao mình phải rất rõ rang như chúng tôi nhận thấy vấn đề cá nhân ở đây nên chúng tôi không thể tiếp tục trị liệu một cách chuyên nghiệp được.

Câu hỏi: Đối với những ca trị liệu kéo dài nhiều năm, chắc chắn nó sẽ xảy ra sự phụ thuộc? Khi đó nhà tham vấn sẽ làm gì?

Nhà tham vấn: Tất nhiên điều đó không thể nào không xảy ra, rất nhiều nhà trị liệu nổi tiếng cũng vậy. Nhưng mà nhà trị liệu làm cho thân chủ phụ thuộc vào mình thì là nguy cơ. Do đó thân chủ mình phụ thuộc thì mình phải dừng ngay tiến trình trị liệu lại.

Câu hỏi: Tại sao các nhà trị liệu áp dụng phương pháp thiền trong đó?

Nhà tham vấn: Thiền cũng là một cách thức, một kỹ thuật hỗ trợ cho tiến trình trị liệu, đặc biệt là bệnh nhân có liên quan đến stress thì thiền là một cách rất tốt. Bản thân tôi cũng tập yoga, cũng chạy bộ. Đó là những kỹ thuật giúp mình tốt hơn

5. Bài học rút ra

Qua những chia sẽ thực tế từ hai nhà tham vấn/trị liệu tâm lý, chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về nghề của mình trong tương lai so với những mảnh ghép còn sơ xài, mang nặng tính lý thuyết từ lúc bắt đầu học cho tới thời điểm làm bài giữa kỳ này.

Chúng tôi đã định hình được vị trí của bản thân so với điều cần thiết để hành nghề trong nghề và biết rõ mình cần học/nghiên cứu gì, rèn luyện những kỹ năng gì để đủ chăm sóc những thân chủ tương lai.

Xin trích dẫn một lời khuyên một nhà tham vấn/trị liệu tâm lý mà chúng tôi có vinh hạnh được phỏng vấn để làm lời kết thúc cũng như lời nhắc nhở bản thân: “Việc học quan trọng nhất là tự học. Mong rằng các em sẽ có nhiều thời gian để không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, bởi việc chăm sóc con người, nếu không giúp đỡ được, thì cũng không làm hại người khác! Cũng như "công cụ của nhà tâm lý chính là nhân cách của họ"”.

Đề tài: Phỏng vấn nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý về đề tài liên quan đến tham vấn tâm lý15