câu chuyện về quyền con người filecâu chuyện về quyền con người được tổng...

37

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Câu chuyện về Quyền Con Người được tổng hợp nội dung từ Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc (1948) và các tài liệu giáo dục của các tổ chức nhân quyền quốc tế, tham khảo tại:

www.un.orgwww.humanrights.com

Thực hiện bởi: Phong trào Con Đường Việt Namvới sự đóng góp của:Mai Anh – Lê Quốc Tuấn – Trường Thiện – Nguyễn Công Huân – Trịnh Hội – Hồ Văn Khởi

và sự yểm trợ của:- Ông Lê Thành Ân – Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam- Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi

Ấn loát tại:

Việt Nam Printing - California - USA, tháng 10/2012.

Website: https://conduongvietnam.orgFacebook: https://facebook.com/quyenconnguoiEmail: [email protected]

Download miễn phí tại: https://conduongvietnam.org/downloadĐể nhận sách miễn phí, vui lòng email về địa chỉ: [email protected]

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn mong muốn Việt Nam thực sự là một nước dân chủ và thịnh

vượng?

Bạn khát khao ước muốn Việt Nam sẽ trở thành nơi đất lành chim đậu, là quê hương mà ai ai cũng trở về và là đất nước đóng góp tích cực vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình thế giới?

Công thức để làm được điều này thực ra lại rất đơn giản: Hãy làm sao để Quyền Con Người được tôn trọng, bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam, để người dân có thể tự tin sử dụng mọi quyền hiến định của bản thân, từ đó làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình.

8 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 9

Đó cũng chính là mục tiêu tối thượng mà Phong trào Con đường Việt Nam hướng đến.

Vậy trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu “Câu chuyện về Quyền Con Người”.

“Câu chuyện về Quyền Con Người” được thực hiện bởi sự đóng góp của những người khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam, với mong muốn góp sức vào việc phổ biến kiến thức về Quyền Con Người cho mọi người Việt trên toàn cầu, để tiến tới thực hiện sớm nhất giấc mơ chấn hưng Việt Nam.

Phong trào Con đường Việt Nam

“QUYỀN CON NGƯỜI LÀ GÌ?”

Đó là một câu hỏi khó trả lời cho bất cứ người nào khi bị bất ngờ

hỏi như vậy. Nếu bạn hỏi 20 người, đảm bảo bạn sẽ có 20 câu trả lời khác nhau. Chúng ta – những con người trên khắp hành tinh này – lại không biết rõ lắm về những quyền dành cho chính mình.

“Quyền Con Người là những quyền mà bạn có đơn giản vì bạn là một con người”. Nó bao gồm những điều mà bạn được làm, được hưởng, được đòi hỏi, được đảm bảo để bạn được tự do mưu cầu hạnh phúc, sống với đúng phẩm giá của một

12 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 13

con người – một điều thiêng liêng và quý giá vô cùng.

Các triết gia Hy lạp cổ đại như Plato, Socrates, Aristotle đã phân tích bản chất tự nhiên của con người để thấy rằng con người khác xa với bất cứ loài động vật nào khác trên trái đất. Chúng ta có những phẩm chất rất riêng mà chỉ con người mới có được như: chúng ta biết suy nghĩ, biết tự nhận thức, chúng ta có tình cảm và có lòng tự trọng, chúng ta sống trong cộng đồng xã hội có chuẩn mực về đạo đức…Và vì vậy mà chúng ta có những nhu cầu đặc biệt của loài người về hạnh phúc, về tự do, về danh dự, về sở hữu, về trật tự xã hội… Các quyền con người chính là những điều mà chúng ta được làm, được đòi hỏi để

bảo vệ nhân phẩm và các nhu cầu tự nhiên đặc biệt của mình.

Các nhà triết gia cận đại như Thomas Hobbes, John Locke đã khẳng định: quyền con người thuộc loại quyền tự nhiên gắn liền với bản chất tự nhiên của con người, các quyền này là có sẵn cho mỗi con người ngay từ khi sinh ra. Vì nó là quyền tự nhiên nên có tính phổ quát toàn cầu cho mọi người một cách bình đẳng, không phân biệt nghề nghiệp, nguồn gốc, giới tính, màu da, tôn giáo, v.v... Nhà nước không phải là cơ quan cấp quyền cho người dân mà ngược lại nhà nước được người dân ủy quyền để bảo vệ các quyền của mỗi người không bị người khác xâm phạm, để mỗi người có cơ hội được sử dụng tối đa các quyền của mình.

14 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 15

LỊCH SỬ VỀ “QUYỀN CON NGƯỜI”

Thoạt tiên trong quá khứ, không có một khái niệm nào về Quyền

Con Người. Nếu bạn may mắn ở trong một cộng đồng tử tế, bạn sẽ được an toàn, nếu không bạn sẽ bị nguy hiểm. Năm 539 trước công nguyên, Cyrus Đại đế của Ba Tư đã làm thay đổi tất cả,

16 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 17

cai trị khống chế. Mãi đến cả ngàn năm sau, mọi người mới đi đến đồng thuận rằng không một ai, kể cả vua chúa, có thể gạt bỏ các quyền của người dân.

Năm 1212, sau khi vua John vi phạm một số luật và tập quán lâu đời ở Anh, các thần dân đã ép ông ký bản Hiến

đánh dấu một bước tiến lớn của lịch sử nhân loại: ông đã trả tự do cho các nô lệ, tuyên bố tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn tôn giáo cho mình và xác lập bình đẳng về chủng tộc. Những tuyên bố này được chạm khắc lại trên một trụ gốm, ngày nay được biết đến với cái tên Trụ Cyrus (Cyrus Cylinder), một tài liệu cổ được ghi nhận là hiến chương về nhân quyền đầu tiên trên thế giới.

Những ý niệm về Quyền Con Người nhanh chóng lan truyền đến Hy Lạp, Ấn độ và La Mã. Các nhà triết học thời đó đã chỉ ra rằng mọi người ai cũng có các Quyền Tự Nhiên do tạo hóa ban tặng. Thế nhưng trong cả một chặng đường dài của lịch sử nhân loại, những quyền tự nhiên này đã bị các thế lực nắm quyền

18 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 19

Chương Magna Carta, trong đó liệt kê một số điểm mà sau này được nhìn nhận như là các Quyền Con Người. Hiến chương Magna Carta là bước ngoặt lịch sử, văn bản pháp lý quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của nền dân chủ hiện đại.

Cột mốc lịch sử kế tiếp là bản Thỉnh nguyện Đòi Quyền (Petition of Right), được Quốc hội Anh đưa ra vào năm 1628 và gửi tới vua Charles I như một đòi hỏi về tự do dân sự. Thế nhưng những đòi hỏi về quyền tự do đó vẫn không được đáp ứng một cách đầy đủ. Những con người khao khát tự do đã đi tìm những vùng đất mới để xây dựng một nền dân chủ thực sự như họ mong ước. Năm 1776, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời

với bản Tuyên Ngôn Độc Lập nổi tiếng khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh

20 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 21

ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Các Quyền Con Người được cụ thể hóa bằng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hoa Kỳ năm 1791. Thế nhưng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của nước Pháp năm 1789 – được ban hành ngay khi cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên

chế thành công – mới là bản hoàn thiện nhất, liệt kê đầy đủ nhất các quyền của con người.

Đáng tiếc là không phải mọi người đều đồng ý về các quyền này. Hai cuộc Thế chiến đã nổ ra. Hàng trăm triệu người đã chết. Chưa bao giờ các Quyền Con Người lại quá khác biệt một cách khủng khiếp như vậy giữa các nước và chưa bao giờ thế giới lại cần đến một sư đổi thay đến như vậy. Do đó, các nước đã liên kết lại với nhau, lập nên tổ chức Liên Hợp Quốc. Năm 1948, Hội Đồng Nhân Quyền mới ra đời của Liên Hợp Quốc đã nhận được sự chú ý của toàn thế giới. Dưới quyền chủ tọa đầy năng động của Eleanor Roosevelt – vợ góa của Tổng thống Franklin Roosevelt, một nhà

22 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 23

hoạt động nhân quyền và đại biểu của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc – Hội Đồng này đã tiến hành soạn thảo bản dự thảo mà sau này trở thành Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.

30 QUYỀN CON NGƯỜI

Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc tế gồm 30 điều qui định cụ thể về

các quyền mà con người được hưởng. Đây là các quyền không thể chia tách về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc long trọng ký cam kết tuân thủ và thúc đẩy thực hiện cho người dân tại đất nước mình. 30 quyền con người bao gồm các quyền cụ thể như sau:

24 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 25

1QUYỀN TỰ DO VÀ BÌNH ĐẲNG

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền được hưởng.

26 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 27

2KHÔNG BỊ PHÂN BIỆT

Mọi người phải được hưởng tất cả các Quyền Con Người mà không bị phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ,

tôn giáo, quan điểm chính trị, quốc tịch hay tất cả những hoàn cảnh khác kể cả thể chế chính trị của quốc gia mình đang sống.

3QUYỀN SỐNG

Mọi người đều có quyền sống, không ai bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện. Cân

nhắc với mức án tử hình, chống chiến tranh, chống lại nạn diệt chủng, khủng bố… đều là để đảm bảo quyền sống này.

28 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 29

4KHÔNG BỊ BUỘC LÀM NÔ LỆ

Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ. Mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.

5KHÔNG BỊ TRA TẤN, NHỤC HÌNH

Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.

30 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 31

6HƯỞNG QUYỀN PHỔ QUÁT

Ở MỌI NƠI

Chúng ta được hưởng Quyền Con Người và được bảo vệ tư cách con người trước pháp luật ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

7BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.

32 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 33

8ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ

Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay pháp luật quy định.

9KHÔNG BỊ BẮT GIAM TRÁI PHÉP

Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

34 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 35

10ĐƯỢC XÉT XỬ TRƯỚC TÒA

Mọi người đều có quyền được một tòa án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai.

11VÔ TỘI CHO ĐẾN KHI

CÓ KẾT LUẬN CỦA TÒA ÁN

Mọi người, nếu bị cáo buộc về tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một tòa án công khai, nơi người đó đã được bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp.

36 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 37

12QUYỀN RIÊNG TƯ

Không ai phải chịu sự can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở, thư tín cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín của mình.

13TỰ DO ĐI LẠI, CƯ TRÚ

Mọi người đều có quyền tự do đi lại, cư trú trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Mọi người

đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình.

38 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 39

14QUYỀN TỴ NẠN

Mọi người đều có quyền tìm kiếm và được lánh nạn ở nước khác khi bị ngược đãi.

15QUYỀN CÓ QUỐC TỊCH

Mọi người đều có quyền có quốc tịch của một nước nào đó. Không ai bị tước quốc tịch hoặc bị khước từ quyền được đổi quốc tịch một cách độc đoán.

40 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 41

16TỰ DO KẾT HÔN

Nam và nữ khi đủ tuổi thành niên đều có quyền kết hôn trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng.

17SỞ HỮU TÀI SẢN

Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc tài sản sở hữu chung với người khác. Không ai bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

42 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 43

18TỰ DO TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo và được tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư.

44 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 45

19TỰ DO NGÔN LUẬN

Mọi người có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, bảo lưu ý kiến, cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

20TỰ DO HỘI HỌP, LẬP HỘI

Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. Không một ai bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

46 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 47

21QUYỀN THAM GIA

QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC

Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền quản lý đất nước mình, một cách trực

tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền.

22QUYỀN HƯỞNG AN SINH XÃ HỘI

Mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa để

bảo đảm nhân phẩm và tự do phát triển về nhân cách của mỗi cá nhân.

48 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 49

23QUYỀN LÀM VIỆC

VÀ HƯỞNG THÙ LAO

Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc thuận lợi,

được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp và được hưởng thù lao công bằng, không phân biệt. Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ các quyền lợi của mình.

24QUYỀN NGHỈ NGƠI

Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi, quyền được giới hạn hợp lý số giờ làm việc và hưởng những ngày nghỉ có lương.

50 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 51

25QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC

SỨC KHỎE

Mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi

của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết...

26QUYỀN ĐƯỢC GIÁO DỤC

Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu

học và căn bản. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

52 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 53

27VĂN HÓA VÀ KHOA HỌC

Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ, lợi ích của khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền cho các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, công trình khoa học của mình.

28HƯỞNG TRẬT TỰ XÃ HỘI

Mọi người đều có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế mà trong đó các quyền cơ bản này có thể được thực hiện một cách đầy đủ.

54 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 55

29TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN

Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mình đang sống, chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công bằng và tôn trọng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung.

56 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 57

30KHÔNG AI ĐƯỢC TƯỚC ĐOẠT

CÁC QUYỀN CỦA BẠN

Không một quốc gia nào, nhóm người hoặc cá nhân nào được quyền diễn giải sai hoặc có những hành động phá hoại về các Quyền Con Người này.

Câu chuyện về Quyền con người ♦ 59

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hiệp quốc đã nêu

rõ: “Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền dẫn đến các hành động dã man xúc phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người không còn

60 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 61

phải chịu sự khủng bố và sự khốn cùng, được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng là khát vọng cao nhất của con người. Nhân quyền phải được pháp luật bảo đảm, để mỗi người không còn bị buộc phải - khi không còn cách nào khác - nổi dậy đấu tranh chống lại sự tàn bạo và áp bức”.

Hầu hết các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đã công nhận các Quyền Con Người trong Tuyên ngôn này và đã quy định các quyền này trong Hiến pháp và luật pháp của nước mình. Việt Nam đã gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977, đã long trọng ký các công ước cam kết đảm bảo các quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa cho người dân của mình. Trên tinh thần đó, Hiến pháp hiện hành (1992) của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của người dân Việt Nam.

Câu chuyện về Quyền con người ♦ 63

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CUỘC SỐNG

Quyền con người có phải là một vấn đề chính trị cấm kỵ

không nên đụng tới hay là những thứ cao siêu chẳng liên quan gì đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta không? Câu trả lời là “Quyền con người” liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu ai đó đang phải sống thiếu thốn, làm quần quật mà vẫn không đủ ăn, bệnh tật không có điều kiện để chữa trị, thất nghiệp không có trợ cấp, già cả thiếu người chăm sóc… thì những quyền chính đáng về an sinh

64 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 65

xã hội, chăm sóc sức khỏe, được trả thù lao xứng đáng của họ đã không được đảm bảo. Hàng ngày chúng ta nghe về cảnh trẻ em lang thang cơ nhỡ hay phải làm việc quần quật như nô lệ, bị chăn dắt đi ăn xin hay phụ nữ bị buôn bán xuyên biên giới thì sẽ hiểu được tại sao trẻ em và phụ nữ là 2 nhóm đối tượng phải được quan tâm bảo vệ cao nhất về quyền con người. Ngay cả thái độ cấm đoán hôn nhân hay can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người khác cũng đều là xâm phạm quyền con người. Việc sở hữu từ tài sản hữu hình cho đến các tác phẩm nghệ thuật, công trình khoa học đều được quyền con người bảo vệ.Trên hết, quyền con người đề cao vai trò của pháp luật về đảm bảo tính công bằng, được bảo vệ như nhau của mọi người

Xã hội loài người luôn phong phú, đa dạng với đủ mọi thành phần khác nhau về đặc tính sinh học, nguồn gốc xuất thân, tư tưởng, nghề nghiệp, tôn giáo… nhưng tất cả mọi người đều phải được hưởng các quyền con người như nhau một cách bình đẳng cũng như ai cũng có được 24 giờ mỗi ngày. Trên một nền tảng công bằng như vậy, mỗi người tùy theo khả năng và nỗ lực của mình để phấn đấu đạt được những thành quả khác nhau theo những nguyện vọng khác nhau của mình. Những mô hình quản lý xã hội thuyết phục được số đông dân chúng được lựa chọn áp dụng sẽ tạo ra xã hội dân chủ thực sự hình thành từ dưới lên theo mong muốn của đa số mọi người chứ không phải là áp đặt từ trên

66 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 67

xuống. Nhà nước được tạo ra như là một sự ủy trị đại diện cho từng công dân một để bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân bình đẳng với tất cả mọi công dân khác. Sự bảo vệ ở đây phải bao gồm sự đảm bảo để mỗi cá nhân được sử dụng đầy đủ các quyền con người của anh ta, ngăn ngừa người khác xâm phạm các quyền này của anh ta và ngăn ngừa anh ta xâm phạm các quyền này của người khác. Đó chính là mô hình nhà nước pháp quyền đặt “quyền con người” vào vị trí trung tâm để bảo vệ bằng pháp luật chứ không phải bảo vệ cho một nhóm người hay một học thuyết chính trị, một chủ nghĩa nào cả. Tôn trọng và tuân thủ theo đúng những quy luật khách quan này sẽ là con đường đưa tới cuộc sống

hạnh phúc, văn minh và thịnh vượng cho mọi người.

Đó là sự quan hệ quy luật nhân quả:

Tự tin Dân chủ Công bằng Thịnh vượng Văn minh

đối nghịch với:

Sợ hãi Cường quyền Tham nhũng Nghèo đói Lạc hậu

Khi người dân có quyền và tự tin sử dụng các quyền của mình thì tất yếu dẫn tới dân chủ, có dân chủ sẽ đạt được công bằng, có công bằng sẽ phát triển ổn định bền vững dẫn đến thịnh vượng (dân giàu nước mạnh) và chỉ lúc đó xã hội mới đạt đến văn minh. Nhưng khi người dân không có quyền dẫn đến mức độ tự tin càng thấp thì mức độ sợ

68 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 69

hãi của người dân càng lớn. Người dân càng sợ hãi thì cường quyền (tức sự lạm quyền, xâm phạm quyền của công dân, xâm hại lợi ích của nhân dân của chính quyền) càng lớn, dẫn đến tham nhũng, rồi dẫn đến nghèo đói, lạc hậu là tất yếu.

Quyền Con Người được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của loài người trong thế kỷ 20 vì nó đã tạo những bước tiến đột phá về văn minh, thịnh vượng cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Thế nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, bất công, nghèo khổ, áp bức, xâm phạm Quyền Con Người vẫn đang xảy ra. Một thực tế rõ ràng rằng mọi người trên toàn thế giới phải luôn đấu tranh để các Quyền Con Người thành hiện thực chứ

không phải chỉ là các ngôn từ trên giấy. Những ai đấu tranh chống lại sự hành hạ tra tấn, nghèo đói và bất công, chẳng phải là những siêu nhân hay những người khổng lồ, họ là những con người bình thường: các trẻ em, cha mẹ, thầy cô giáo, nông dân, công nhân… những cá nhân có suy nghĩ tự do không muốn chịu im lặng, những người ý thức rằng Quyền Con Người không phải là những dòng chữ trên trang giấy, chẳng phải là quá khứ lịch sử hay hứa hẹn trong tương lai.

Như Eleanor Roosevelt đã tuyên bố, cuối cùng Các Quyền Con Người phổ quát được bắt đầu ở đâu ? Chúng được bắt đầu từ những nơi chốn nhỏ bé gọi tên là các tấm lòng - những nơi quá nhỏ,

70 ♦ Câu chuyện về Quyền con người Câu chuyện về Quyền con người ♦ 71

quá gần gũi đến mức không thể được nhìn thấy trên bất cứ tấm bản đồ nào. Nhưng đó chính là thế giới của từng cá nhân trong khu dân cư ta sinh sống, nơi trường lớp ta đang theo học, trong hãng xưởng, nông trường hay văn phòng ta làm việc, xã hội mà ta là một thành viên.Đó là những nơi chốn mà mọi người nam nữ, trẻ em đang tìm kiếm công lý, cơ hội, nhân phẩm, công bằng, bình đẳng, tự do của mình. Bảo vệ Quyền Con Người là trách nhiệm chung mà mỗi chúng ta phải cùng gánh vác để tôn trọng, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng nên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chỉ khi Quyền Con Người được tôn trọng và được đảm bảo, chúng ta mới có thể sống đúng với tư cách và phẩm giá của một Con Người.

Cảm ơn bạn. Bạn vừa cùng Phong trào Con đường Việt Nam đọc xong Câu chuyện về Quyền Con Người.Và sau đây, bạn sẽ làm gì để bảo vệ những quyền mà bạn xứng đáng được hưởng? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi...