cơ bản về phân tích phổ

61
Slide cơ bản về phân tích phổ: - Chuyên đề này nhằm giúp người nghe (những người chưa thành thạo trong việc sử dụng máy phân tích phổ) hiểu được các kiến thức cơ bản về phân tích phổ và làm thế nào để sử dụng máy phân tích phổ một cách hiệu quả tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể. Đối với những người đã có kinh nghiệm về phân tích phổ cũng có thể tìm thấy một vài kiến thức bổ ích từ chuyên đề này và ôn lại những kiến thức có thể đã bị quên lãng.

Upload: nguyen-tuan-ngoc

Post on 02-Jan-2016

148 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cơ bản về phân tích phổ

Slide cơ bản về phân tích phổ:

- Chuyên đề này nhằm giúp người nghe (những người chưa thành thạo trong việc sử dụng máy phân tích phổ) hiểu được các kiến thức cơ bản về phân tích phổ và làm thế nào để sử dụng máy phân tích phổ một cách hiệu quả tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể. Đối với những người đã có kinh nghiệm về phân tích phổ cũng có thể tìm thấy một vài kiến thức bổ ích từ chuyên đề này và ôn lại những kiến thức có thể đã bị quên lãng.

Page 2: Cơ bản về phân tích phổ

Những nội dung chính:

- Chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm phổ tần số của tín hiệu và lý do chúng ta cần phân tích phổ của tín hiệu.

- Kế đến chúng ta sẽ tìm hiểu các khối quan trọng trong cấu trúc của một máy phân tích phổ đổi tần truyền thống xem mỗi khối có vai trò và tầm quan trọng ra sao và nguyên lý hoạt động của máy.

- Để thực hiện các phép đo đạc trên máy phân tích phổ và hiểu các kết quả mà ta thu được một cách đúng đắn thì chúng ta cần hiểu ý nghĩa các thông số quan trọng của máy. Từ đó ta biết sử dụng loại máy nào là phù hợp cho một phép đo cụ thể và kết quả ta thu được chính xác đến mức nào

- Cuối cùng tôi xin giới thiệu sơ qua một số loại máy hiện có của Cục.

Page 3: Cơ bản về phân tích phổ

Phổ của tín hiệu là gì?

- Phổ tần số của tín hiệu là đồ thị biểu diễn biên độ của tín hiệu (công suất hoặc mức điện áp) tại các thành phần tần số của tín hiệu.

- Fourier cho chúng ta biết rằng một tín hiệu bất kỳ được tạo ra từ một chuỗi các thành phần sóng sin tại các tần số khác nhau. Nói một cách khác ta có thể thực hiện một phép biến đổi tín hiệu từ miền thời gian sang miền tần số.

- Công thức fourier liên tục:

- Công thức khai triển chuỗi Fourier:

- So sánh miền thời gian và miền tần số:+ Quan sát tín hiệu trong miền thời gian cho ta dạng sóng của tín hiệu theo tg, đối với việc phân tích các tín hiệu dạng xung thì quan sát trong miền thời gian là rất hiệu quả: ta biết được thời gian sườn lên và xuống, đỉnh xung, …+ Quan sát tín hiệu trong miền tần số: giúp ta phân tích được các thành phần hài, méo, xuyên điều chế của tín hiệu, băng thông của tín hiệu, …

Page 4: Cơ bản về phân tích phổ

Tại sao ta phân tích phổ của tín hiệu:

- Các phép đo chủ yếu khi sử dụng máy phân tích phổ là đo điều chế, đo méo và nhiễu (tạp âm). Vậy ta đo chúng để làm gì?

- Đo điều chế để xác đinh xem một hệ thống phát tín hiệu hoạt động tốt hay ko? Thông tin truyền từ đầu phát tới đầu thu có bị lỗi hay ko? Qua đo điều chế ta có thể biết được mức điều chế (hệ số điều chế), băng thông của tín hiệu.

- Trong truyền thông, đo méo, đo xuyên điều chế là cần thiết với cả thiết bị phát và thu. Các hài, các sản phẩm xuyên điều chế nếu vượt quá một mức nhất định có thể gây can nhiễu tới các hệ thống vô tuyến khác hoạt động trên các băng tần lân cận.

- Mọi mạch điện tích cực đều tạo ra tạp âm, việc xác định tạp âm của một thiết bị là cần thiết để đánh giá hiệu suất của thiết bị.

- Đối với cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện như Cục ta việc phân tích phổ của tín hiệu giúp ta xác định các đơn vị, cá nhân sử dụng tần số có sử dụng đúng tần số được cấp phép hay không, băng thông và công suất của tín hiệu có nằm trong giới hạn cho phép hay không?

Page 5: Cơ bản về phân tích phổ

Cấu trúc của máy phân tích phổ đổi tần truyền thống

- Với tầm quan trọng của các phép phân tích phổ đã nêu trên, việc hiểu cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy phân tích phổ là cần thiết.

- Có hai loại máy phân tích phổ chính là máy phân tích phổ Fourier và máy phân tích phổ quét (đổi tần)

- Máy phân tích phổ Fourier số hóa tín hiệu trong miền thời gian tại đầu vào sau đó thực hiện phép biến đổi Fourier nhanh (FTT) để thu được biên độ và pha của tín hiệu trong miền tần số.

- Máy phân tích phổ quét thực hiện quét dải tần số định trước sau đó đổi tần đối với tín hiệu cao tần tại đầu vào xuống tần số trung tần (thường cỡ 21,4 MHz) sau đó cho hiển thị tất cả các thành phần phổ lọt qua bộ lọc trung tần lên màn hiển thị.

- Ưu điểm của FA so với SA là tốc độ xử lý cao, hiển thị phổ thời gian thực, có thể hiển thị cả pha của tín hiệu.

- Các nhược điểm của máy FA so với SA là nó có dải tần hẹp, độ nhạy thu không cao, dải động hẹp.

- Do thời lượng có hạn và các máy phân tích phổ hiện có của Cục đa số là máy phân tích phổ đổi tần nên phần tiếp theo chúng ta sẽ chỉ trao đổi về máy phân tích phổ đổi tần.

DuongDQ, 03/25/13,
Page 6: Cơ bản về phân tích phổ

Sơ đồ khối máy phân tích phổ đổi tần truyền thống

- Trên slide là sơ đồ khối đã được rút gọn của máy PTP đổi tần truyền thống.- Tín hiệu đầu vào đi qua bộ suy hao đầu vào và được lọc bớt các thành phần tín

hiệu có tần số cao tại bộ lọc thông thấp, tín hiệu qua bộ lọc được trộn với tín hiệu dao động nội thông qua bộ trộn để đổi tần xuống tần số trung tần, tín hiệu trung tần được khuếch đại và đưa qua bộ lọc thông dải , được khuếch đại hoặc nén theo tỉ lệ log. Sau khi được xử lý thêm bởi bộ tách đường bao và bộ lọc hiển thị thì tín hiệu ra sẽ được hiển thị trên màn.

- Sơ đồ này cho thấy máy phân tích phổ có cấu trúc tương tự như một chiếc đài AM radio. Chỉ khác ở chỗ, đầu ra của đài là loa còn máy PTP là màn hiển thị. Núm chỉnh tấn số được thay bằng mạch tạo quét.

Page 7: Cơ bản về phân tích phổ

Bộ trộn:

- Bộ trộn có nhiệm vụ chuyển tín hiệu đầu vào sang tín hiệu trung tần do đó có thể gọi bộ trộn là bộ đổi tần.

- Bộ trộn là một phần tử phi tuyến nên nên tại đầu ra của bộ trộn không chỉ có các thành phần tín hiệu tại đầu vào là fin, fLO mà còn có các thành phần tổng và hiệu của các tín hiệu vào. (một trong các cách tạo bộ trộn là sử dụng diode rồi lấy dòng đầu ra cho chảy qua một điện trở và đo áp trên điện trở đó)

Dòng qua diode:

Công thức khai triển thành chuỗi lũy thừa của hàm exp:

Khi x biến thiên trong phạm vị hẹp (tín hiệu nhỏ) ta chỉ cần lấy tới n = 3 là đã thu được kết quả chính xác.

Page 8: Cơ bản về phân tích phổ

Bộ lọc trung tần:

- Bộ lọc trung tần là bộ bộ lọc thông dải, nó lọc lấy tín hiệu trung tần tại đầu ra của bộ trộn là tín hiệu mà ta quan tâm và loại bỏ bớt các thành phần tần số khác. Băng thông của bộ lọc này chính là RBW. Khi ta điều chỉnh RBW chính là ta chỉnh băng thông của bộ lọc này.

- Bộ lọc trung tần có thể là bộ lọc tương tự hoặc bộ lọc số, dòng PSA sử dụng bộ lọc số còn dòng ESA-E sử dụng cả bộ lọc tương tự và bộ lọc số.

DuongDQ, 03/25/13,
Page 9: Cơ bản về phân tích phổ

Bộ tách đường bao:

- Máy phân tích phổ cần chuyển đổi tín hiệu trung tần thành tín hiệu băng cơ bản (baseband) hoặc tín hiệu video để có thể hiển thị trên màn hiển thị nên nó sử dụng bộ tách đường bao.

- Ngày nay rất nhiều máy phân tích phổ sử dụng khối hiển thị số (màn LCD) nên chúng số hóa tín hiệu video sau đó sử dụng bộ lọc hiển thị với khá nhiều chế độ ưu việt.

+ Positive detection:+ Nagative detection:+ Sample detection:+ Nomal detection (rosenfell): Sử dụng kết hợp cả 3 phương pháp dò hiển thị trên để cho ta kết quả hiển thị tốt khi muốn quan sát cả tín hiệu lẫn nhiễu.

Page 10: Cơ bản về phân tích phổ

Bộ lọc hiển thị:

- Bộ lọc hiển thị là một bộ lọc thông thấp được đặt phía sau bộ tách đường bao và ngay trước bộ số hóa (trong trường hợp sử dụng phương pháp hiển thị số).

- Bộ lọc này quyết định băng thông tín hiệu video và nó thường được dùng để mịn hóa bản phổ trên màn hiển thị.

- Khi giảm băng thông video (VBW) ta có thể giảm sự biến thiên peak to peak của tạp âm, từ đó giúp ta quan sát được các tín hiệu bị lẫn trong nền tạp âm

- Công thức tính đối với các máy phân tích phổ sử dụng analog filter: ST=k(Span)/RBW2.

Page 11: Cơ bản về phân tích phổ

Bộ dao động nội và bộ tạo quét:

- Bộ dao động nội là một bộ dao động được điều khiển bằng điện áp (VCO).- Bộ tạo quét vừa điều chỉnh tần số của bộ dao động nội đồng thời là tính hiệu quét

dòng trong hiển thị.Bộ suy hao đầu vào và khuếch đại trung tần:

- Ngay phía trước của bộ suy hao thường có một mạch lựa chọn AC/DC couple cho đầu vào. Mạch này nhằm chặn thành phần DC của tín hiệu.

Page 12: Cơ bản về phân tích phổ

Nguyên lý hoạt động của máy:

- Dù các khối: bộ suy hao đầu vào, mạch khuếch đại trung tần và bộ lọc hiển thị là các khối quan trọng song để mô tả nguyên lý hoạt động của máy thì có thể bỏ qua các khối này.

- Đầu tiên, tín hiệu cần phân tích sẽ được đưa tới đầu vào của máy, tín hiệu này được trộn với tần số dao động nội thông qua bộ trộn để chuyển thành tín hiệu trung tần. Tín hiệu trung tần được đi qua bộ lọc trung tần, các tín hiệu ngoài băng của bộ lọc trung tần bị chặn lại. Bộ tách đường bao sẽ tạo ra một mức điện áp tại đầu ra của nó khi có sự tồn tại của tín hiệu sau bộ lọc trung tần. Điện áp này được sử dụng để điều khiển quét hiển thị theo phương thẳng đứng (biên độ) trên màn của máy phân tích phổ. Bộ tạo quét đem lại sự đồng bộ giữa trục ngang (trục tần số) của hiển thị và tần số của bộ dao động nội. Kết quả là trên màn hiển thị ta sẽ có đồ thị biểu diễn biên độ của tín hiệu theo tần số.

- Cụ thể hơn …

Page 13: Cơ bản về phân tích phổ

Các nội dung trình bày:

- Các phần đã trình bày ở trên đã cho ta hiểu cơ bản về phổ tần số của tín hiệu và nguyên lý hoạt động của máy phân tích phổ. Phần tiếp sau đây sẽ trình bày các thông số quan trọng của một máy phân tích phổ. Nó giúp ta có thể hiểu một cách đúng đắn mô tả kỹ thuật của một máy phân tích phổ (hiểu specifications) Từ đó biết cách đánh giá sức mạch của một máy phân tích phổ và lựa chọn loại máy phân tích phổ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vậy các thông số nào của máy là quan trọng?

Page 14: Cơ bản về phân tích phổ

Các thông số quan trọng của máy phân tích phổ:

Dải tần:

- Trong thông tin vô tuyến chúng ta cần có những máy phân tích phổ có dải tần cao: ví dụ như để phục vụ đo viba, đo hài bậc cao của tín hiệu GSM.

- Dải tần thấp của máy giúp ta đo tần số băng cơ bản và các tín hiệu trung tần.

Page 15: Cơ bản về phân tích phổ

Các yếu tố quyết định dải tần:

- Ta bắt đầu với cách chọn tần số Trung tần. Giả sử ta có dải tần tín hiệu vào là 0 đến 3 GHz. Ta chọn tần số trung tần là 1 GHz, điều gì sẽ xảy ra? Nếu có sự tồn tại của một tín hiệu có tần số 1GHz thì nó sẽ hiển thị tín hiệu đó trên cả dải tần của màn hiển thị. Vậy fIF=1 GHz không ổn, ta phải chọn fIF nằm ngoài dải tần của tín hiệu đầu vào.

- Tiếp theo ta chọn fIF là thành phần tổng hay hiệu của fin và fLO? Phải chọn fIF=fLO-fin vì fIF=const.

- Đối với các máy có dải tần đến 3 GHz người ta thường chọn fIF tầng đầu khoảng 3,6 hoặc 3,9 GHz.

Page 16: Cơ bản về phân tích phổ

Độ chính xác về biên độ và tần số:

- Thông số thứ 2 mà ta cần quan tâm là độ chính xác về biên độ và tần số.- Khi nói về độ chính xác ta cần lưu ý rằng có 2 khái nhiệm về độ chính xác thường

được đề cập trong datasheet của máy phân tích phổ đó là độ chính xác tuyệt đối và độ chính xác tương đối.

- Độ chính xác tuyệt đối được tính đến khi ta thực hiện phép đo trên một tần số hay một mức biên độ.

- Khi ta thực hiện phép so sánh giữa 2 mức tín hiệu hoặc độ lệch tần giữa hai tín hiệu thì độ chính xác tương đối được quan tâm.

Page 17: Cơ bản về phân tích phổ

Độ chính xác về tần số:

- Trong datashet của máy phân tích phổ, độ chính xác về tần số thường được đề cập với tham số: Frequency readout accuracy (độ chính xác tần số khi đọc kết quả từ màn hiển thị) và Marker frequency accuracy (độ chính xác tần số khi sử dụng marker). Các độ chính xác này được tính như công thức trên slide.

Page 18: Cơ bản về phân tích phổ

Độ chính xác về biên độ:

- Trong datasheet của hầu hết các máy phân tích phổ đều chỉ ra độ chính xác biên độ tuyệt đối và tương đối.

- Khi ta thực hiện phép đo so sánh trên các tính hiệu vào, ta sử dụng một phần tín hiệu nào đó làm tham chiếu để so sánh với các phần tín hiệu còn lại. Ví dụ như khi ta đo méo hài bậc hai, ta sử dụng thành phần tín hiệu gốc làm tham chiếu, giá trị tuyệt đối về biên độ lúc này ko được ta quan tâm, ta chỉ quan tâm xem sự sai khác về biên độ giữa thành phần tín hiệu gốc và hài bậc 2 là bao nhiêu?

- Độ chính xác về biên độ khi đo so sánh phụ thuộc vào các yếu tố như: …Độ chính xác biên độ tuyệt đối:

- Do khi thực hiện phép đo, ta phải thay đổi tần số và mức tham chiếu nên độ chính xác tuyệt đối phụ thuộc vào các yếu tố như đã nêu trên slide.

Page 19: Cơ bản về phân tích phổ

Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới độ chính xác của phép đo:

- Trên slide là một số yếu tố gây sai số cho phép đo và một vài yếu tố trong số đó ko phải do bản thân máy phân tích phổ tạo ra. (Lưu ý sửa tiêu đề thành: Một số yếu tố khác có ảnh hưởng…)

Page 20: Cơ bản về phân tích phổ

Các yếu tố quyết định độ phân giải:

- Độ phân giải là khả năng phân biệt các thành phần tín hiệu. Như chúng ta đã biết, băng thông bộ lọc trung tần còn được biết đến với khái niệm băng thông phân giải bởi băng thông bộ lọc trung tần và hình dạng của nó quyết định khả năng phân biệt các tín hiệu.

- Ngoài Băng thông bộ lọc trung tần thì độ chọn lọc, loại bộ lọc, residual FM và noisebands cũng là các yếu tố ảnh hưởng tới độ phân giải.

- Sau đây ta sẽ lần lượt xem xét từng yếu tố.Băng thông phân giải:

- Một điều đầu tiên cần lưu ý là một tín hiệu không thể được hiển thị như một đường thẳng hẹp lý tưởng, nó sẽ có một độ rộng nhất định và có dạng hình chuông, hình dạnh này chính là hình dạng của bộ lọc trung tần. Khi ta thay đổi RBW chính là ta thay đổi bề rộng của hình dạng bộ lọc. Trong datasheet của các máy phân tích phổ Agilent giá trị RBW chính là độ rộng bộ lọc trung tần tính từ đỉnh bộ lọc xuống 3 dB, một số hãng khác là 6 dB.

DuongDQ, 03/25/13,
Page 21: Cơ bản về phân tích phổ

Phân tích 2 tín hiệu đồng mức kề nhau:

- Khi phân tích 2 tín hiệu đồng mức có phổ kề nhau, giá trị RBW cho ta biết 2 tín hiệu có thể gần nhau đến mức nào mà ta vẫn có thể phân biệt được với độ sâu 3 dB. Ví dụ khi ta chọn RBW là 10 KHz thì ta có thể phân biệt dễ dàng 2 tín hiệu cách nhau 10 KHz với độ sâu phân tách là 3 dB.

- Cũng trên hình vẽ với hai tín hiệu trên mà ta chọn RBW là 20 kHz thì ko phân biệt được 2 tín hiệu trên.

Các dạng RBW và độ chọn lọc:

- Độ chọn lọc là tỷ lệ độ rộng băng thông bộ lọc trung tần tính tại 60 dB và 3 dB down.

- Bộ lọc số có độ chọn lọc khoảng 1:5 còn bộ lọc tương tự có độ chọn lọc khoảng 1:15.

- Độ chọn lọc là một thông số quan trọng cần quan tâm khi ta muốn phân tích 2 tín hiệu không đồng mức có phổ kề nhau. Khi 2 tín hiệu có sự sai khác về biên độ càng lớn thì khả năng tín hiệu mức thấp bị che phủ bởi tín hiệu mức cao là càng cao. Mà khi đo các sản phẩm méo của điều chế rất hay gặp tình huống này.

Page 22: Cơ bản về phân tích phổ

Ví dụ phân tích 2 tín hiệu ko đồng mức kề nhau:

Residual FM:

- Residual FM: là sự không ổn định về tần trong ngắn hạn của bộ dao động nội. Đối với máy phân tích phổ, khi tần số của bộ dao động nội thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác, nó sẽ có một khoảng thời gian không ổn định về tần số thường kéo dài khoảng vài chục ms, trong khoảng thời gian này tần số của bộ dao động thay đổi trong một khoảng giá trị và giá trị peak to peak của khoảng này chính là Residual FM. Ví dụ máy E4402B có Residual FM là 10Hz trong khoảng thời gian 20ms.

- Nếu RBW của máy phân tích phổ đặt nhỏ hơn Residual FM thì ta sẽ thấy tín hiệu hiển thị bị nhòe đi. Đo đó Residual FM là một yếu tố quyết định RBW cực tiểu của một máy phân tích phổ.

Page 23: Cơ bản về phân tích phổ

Nhiễu pha:

- Tất cả các bộ dao động đều không hoàn hảo, nó luôn có sự bất ổn định về tần số và pha. Các sự bất ổn định này luôn tạo ra các sản phẩm tạp âm tại đầu ra của bộ trộn. Các sản phẩm này chính là phase noise.

- Phase noise chỉ có thể quan sát thấy khi mức của tín hiệu đủ lớn so với nền nhiễu, và ta thường chỉ thấy phase noise khi đặt RBW ở giá trị nhỏ.

- Trong datasheet của máy phân tích phổ, phasenoise thường được thể hiện với đơn vị dBc/Hz (khoảng dB down của phase noise so với thành phần tín hiệu mức cao trên 1 Hz RBW) tại một độ lệch tần nhất định so với thành phàn tín hiệu mức cao.

- Ví dụ HP8563E có phase noise là -88 dBc/Hz tại độ lệch tần là 100 Hz.- Công thức để quy đổi phase noise tại các RBW khác là:

- Phase noise có thể gây khó khăn trong việc phân tích các tín hiệu không đồng mức, cụ thể là khi một tín hiệu mức thấp nằm sát tín hiệu mức cao.

Page 24: Cơ bản về phân tích phổ

Tốc độ quét:

- Bộ lọc được tạo nên từ các thành phần L và C, L cần thời gian để tích lũy và giải phóng năng lượng từ trường, C cần thời gian để phóng và nạp năng lượng điện trường, tóm lại bộ lọc cần có một thời gian nhất định để đáp ứng lại tín hiệu.

- Băng thông bộ lọc càng nhỏ thì thời gian để quét hết span đã chọn càng lớn. Nếu ta để thời gian quét quá nhỏ tức tốc độ quét quá cao thì bộ lọc không thể đáp ứng lại một cách đầy đủ đối với sự biến đổi nhanh của tín hiệu truyền qua nó. Kết quả là tín hiệu hiển thị trên màn chưa được hiệu chỉnh, nó sẽ có biên độ nhỏ hơn và tần số bị dịch sang phía phải.

- Máy phân tích phổ có tính năng: auto-coupled sweeptime để tự động chọn sweeptime nhanh nhất cho phép dựa trên các thiết lập về Span, RBW, VBW đã chọn.

- Khi RBW ≤ VBW:

K = 2 ÷3.- Khi RBW > VBW:

Page 25: Cơ bản về phân tích phổ

So sánh giữa băng thông phân giải số và tương tự:

Hãy sử dụng các thiết lập auto:

Page 26: Cơ bản về phân tích phổ

Độ nhạy và mức tạp âm trung bình được hiển thị:

- Một trong các công dụng của máy phân tích phổ là để tìm và đo các tín hiệu mức thấp. Một trong các yếu tố gây hạn chế cho phép đo này là tạp âm được tạo ra bởi máy phân tích phổ. Máy phân tích phổ cũng như mọi mạch điện tích cực khác, nó tạo ra và khuếch đại tạp âm. Kết quả là tạp âm này được hiện thị trên màn hiển thị và trông giống như nền nhiễu trắng gauss nhưng thực chất nền nhiễu này cao hơn nền nhiễu trắng.

- Để đặc trưng cho mức nền nhiễu này, trong datasheet của máy phân tích phổ thường đề cập tới thông số DANL (Displayed Average Noise Level – Mức tạp âm trung bình hiển thị). Giá trị này thường được đưa ra ứng với RBW nhỏ nhất của máy phân tích phổ.

- DANL có thể đại diện cho độ nhạy của máy phân tích phổ.- Máy phân tích phổ không thể phát hiện được các tín hiệu có mức thấp hơn mức

DANL.

Page 27: Cơ bản về phân tích phổ

Ảnh hưởng của giá trị suy hao đầu vào đối với DANL:

- Bộ suy hao đầu vào là một phần tử thụ động nên nó không hề ảnh hưởng tới DANL, khi tăng giá trị ATT thì mức tín hiệu đầu vào bị giảm nên làm giảm S/N.

- Vậy tại sao hình vẽ trên slide lại cho thấy khi thay đổi giá trị ATT thì mức tín hiệu không đổi còn mức DANL lại bị dâng lên? Đó là do tác động của IF gain. Rốt cuộc mức tạp âm hiệu dụng là hàm của mức suy hao đầu vào.

Ảnh hưởng của RBW tới DANL:

- Băng thông của bộ lọc trung tần càng lớn thì tổng công suất nhiễu qua bộ lọc để tới được khối hiển thị càng lớn và chúng có quan hệ theo hàm log.

Page 28: Cơ bản về phân tích phổ

Ảnh hưởng của VBW đối với DANL:

- Thay đổi VBW không làm thay đổi mức DANL song nó làm mịn hóa nền tạp âm giúp ta dễ dàng nhận dạng tín hiệu mức thấp.

Độ nhạy:

- Đối với một máy phân tích phổ, khi tín hiệu có mức bằng với mức DANL, và ta sử dụng bộ lọc hiển thị để làm trung bình nền nhiễu thì tín hiệu đó sẽ nhô lên so với nền nhiễu đã được trung bình hóa một khoảng cỡ 2,2 dB và đây có thể coi là mức tín hiệu nhỏ nhất mà máy phân tích phổ có thể đo được.

- Ta có thể một lần nữa kết luận dộ nhạy của máy phân tích phổ được đặc trưng bởi DANL.

Page 29: Cơ bản về phân tích phổ

Để có độ nhạy tốt nhất:

Méo được tạo ra từ đâu:

- Do bộ trộn là một phần tử phi tuyển nến nó tạo ra méo.- Trong một số trường hợp xấu khi ta khảo sát méo điều chế của một máy phát, thì

méo nội tại của máy phân tích phổ lớn hơn méo của thiết bị cần kiểm tra và gây sai lệch kết quả đo đạc của chúng ta.

Page 30: Cơ bản về phân tích phổ

Các thành phần méo gây ảnh hưởng lớn nhất:

- Méo hài bậc 2 là thành phần tần số fLO-2fin: [3(q/kT)3/8]VLOVin2sin[2(fLO-2fin)]t

- Méo hài bậc 3 là thành phần tần số fLO-3fin: [(q/kT)4/192]VLOVin3sin[2(fLO-3fin)]t

- Méo xuyên điều chế bậc 3 là thành phần tần số fLO-(2f1in- f2in) và fLO-(2f2in- f1in):

- Vậy khi nào méo nội tại của máy phân tích phổ là quá lớn, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống đo đạc của chúng ta. Ví dụ ta đang kiểm tra một máy phát có specification chỉ rõ các mức méo như trên slide thì để kiểm tra ta cần chọn một máy phân tích phổ có mức méo nội tại thấp hơn.

Page 31: Cơ bản về phân tích phổ

Sự thay đổi mức các sản phẩm méo theo mức của tín hiệu vào:

Mức của sản phẩm méo là hàm của mức tín hiệu tại đầu vào bộ trộn:

- Ta có thể vẽ đồ thị của mức nhiễu [dBc] theo mức công suất của tín hiệu tại đầu vào bộ trộn cho một máy phân tích phổ, nó sẽ giúp ta dễ dàng nhẩm mức của méo trong các bài đo méo điều chế.

- Người ta định nghĩa điểm chặn bặc 3 là điểm mà tại đó mức của thành phần méo bậc 3 bằng với mức của tín hiệu gốc tại đầu vào bộ trộn.

- Tương tự ta có khái niệm điểm chặn bậc 2- Các điểm chặn này chỉ là điểm lý thuyết bởi trên thực tế xảy ra sự nén tín hiệu tại

đầu ra của bộ trộn.

Page 32: Cơ bản về phân tích phổ

Cách xác định méo:

- Lý giải cách xác định trên.Dải động:

- Dải động là tỷ lệ lớn nhất tính theo dB giữa tín hiệu lớn nhất và tín hiệu nhỏ nhất tồn tại đồng thời tại đầu vào của máy phân tích phổ mà vẫn cho phép ta có thể đo đạc được biên độ của cả tín hiệu lớn nhất và tín hiệu nhỏ nhất

- Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới dải động? Ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây

Page 33: Cơ bản về phân tích phổ

Nền nhiễu giới hạn dải động:

- Giả sử ta có DANL tại RBW 1kHz là -115 dBm và DANL tại RBW 100Hz là -125 dBm. Ta đi vẽ đồ thị sự sai khác về công suất giữa tín hiệu và nền nhiễu theo công suất tín hiệu tại đầu vào bộ trộn. Từ đồ thị trên ta có thể thấy rằng mức công suất tại đầu vào bộ trộn càng lớn thì sự sai khác về công suất giữa tín hiệu và nền nhiều càng lớn.- Tuy nhiên theo như đồ thị tại slide trang 43 ta thấy rằng mức công suất tại đầu vào bộ trộn càng nhỏ thì sự sai khác về công suất giữa méo và tín hiệu gốc càng lớn.- Do khi đo méo thì dải động vẫn chịu ảnh hưởng của nền nhiễu nên khi ta xếp chồng 2 đồ thị đã nêu ta sẽ thu được dải động lớn nhất khi đo méo như được trình bày ở slide sau đây.

Page 34: Cơ bản về phân tích phổ

Dải động lớn nhất khi đo méo:

Cách tính các dải động cực đại khi đo méo như sau:

Page 35: Cơ bản về phân tích phổ

Trường hợp dải động bị giới hạn bởi phase noise:

- Ví dụ ta có một máy phân tích phổ có phase noise là: 60 dBc/1kHz RBW tại độ lệch 10 kHz (tương đương -90dBc/Hz RBW). Nếu ta đo xuyên điều chế của 2 tín hiệu có mức bằng nhau và lệch nhau 10 kHz thì dải động lúc này không phải là -80 dB nữa mà là chỉ còn có -60 dB do ảnh hưởng của phase noise.

Vậy các yếu tố ảnh hưởng tới dải động là:

- Thực chất dải động còn có thể bị ảnh hưởng bởi mixer compression song nó có thể loại trừ khi thiết lập mức ATT hợp lý nên ta ko tính đến ở đây.

Page 36: Cơ bản về phân tích phổ

Qua các ví dụ đã phân tích ở trên ta thấy rằng dải động trong từng trường hợp đo khác nhau là khác nhau:

Các nội dung đã trình bày:

- Như vậy chúng ta đã cùng nhau trao đổi tương đối đầy đủ các kiến thức cơ bản về phân tích phổ. Sau đây tôi xin giới thiệu một số trang thiết bị hiện có của Cục và ứng dụng của nó.