chinh sach, phap luat va nguoi ngheo-v

93
CHÍNH SÁCH, PH ÁP LUT MÔI TRƯỜNG VÀ NGƯỜI NGHÈO Hà Ni, 2007

Upload: viet-thanh

Post on 10-Apr-2018

226 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 1/93

Page 2: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 2/93

Page 3: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 3/93

Page 4: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 4/93

ii

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông Thiều Quang Đức, Hoàng Văn Chúng và Nguyễn Văn Lượng của BanQuản lý dự án Sóc Trăng, và bà Nguyễn Thị Kim Hương tại Hội phụ nữ Sóc Trăng, ông Hebert Christ và ônNguyễn Sĩ Hà dự án GTZ, ông Nguyễn Đức Mậu và Nguyễn Văn Dũng từ huyện Đại Từ, ông Nguyễn Văn Kvà Mai Thái Bình đến từ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Văn Bình, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ dán Nghèo đói và Môi trường tại Hà Tĩnh, bà Phạm Thanh Tâm, bà Mai Hoàng Yến, bà Bùi Thị Việt Hương, bà ĐỗThu Thủy (cán bộ ICRAF Việt Nam) về những đóng góp và tham gia nhiệt tình cho hoạt động hiện trường vàviết báo cáo.

Chúng tôi cũng xin được cám ơn URENCO và Ban Quản lý Dự án tại Kẻ Gỗ và ông Nguyễn Đức Tú, BirdInternational đã cung cấp thông tin và các tài liệu liên quan cho nhóm công tác trong thời gian thực hiện cácnghiên cứu điểm. Chúng tôi cũng bày tỏ lòng cám ơn đến các cán bộ và người dân của các tỉnh và thành phốHà Nội, Thái Nguyên, Sóc Trăng và Hà Tĩnh đã hỗ trợ và tham gia thảo luận tích cực trong các chuyến khảo sáthực địa của nhóm chuyên gia. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn những đại biểu tham dự Hội thảo tham vấnquốc gia cho nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, phản hồi tích cực và khuyến khích động viên công việccủa chúng tôi.

Báo cáo này cũng nhận được những đóng góp quý báu của các chuyên gia hoạch định chính sách và đánh giátác động môi trường hàng đầu ở Việt Nam, trong đó phải kể đến Giáo sư Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phtriển bền vững Việt Nam và Tiến sĩ Lê Thị Hải Lê, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE).

Chúng tôi cũng muốn bày tỏ cảm ơn đến Tiến sĩ Trương Mạnh Tiến, Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Tiến sĩ MicParsons, Thạc sĩ Kim Thị Thúy Ngọc, bà Nguyễn Thị Phương Ngân và ông Nguyễn Hoàng Minh của Ban quảndự án của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về những đóng góp của ông/bà trong quá trình chúng tôi thực hiệnnghiên cứu này, TS. Julie-Ann Ellis trong việc biên tập báo cáo.

Page 5: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 5/93

iii

Các từ viết tắt

5MHRP Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừngBZ Bufer ZoneCWPDP Dự án Bảo tồn và Phát triển Đất ngập nướcCPRGS Chiến lược Tăng trưởng Toàn diện và Xoá đói Giảm nghèoCPC Ủy ban Nhân dân XãDARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thônD ID Department or International Development (UK)DONRE Sở Tài nguyên và Môi trườngDOSTE Department o Science and Technology and EnvironmentDPC Hội đồng Nhân dân HuyệnDPI Sở Kế hoạch-Đầu Tư

EIA Environmental Impact AssessmentEIAR Environmental Impact Assessment ReportEP Chính sách Môi trườngEMS Hệ thống Quản lý Môi trườngFFC Mặt trận Tổ quốcFPZ Full Protection ZoneGOVN Government o Viet NamGTZ German Technical Cooperation (Deutsche Gesellscha t ür Technische Zusammenar-

beit)HHs Hộ gia đình

ICRAF Trung tâm Nông lâm nghiệp Thế giới tại Việt NamISGE International Support Group on Natural Resources and EnvironmentIMHEN Institute o Meteorology, Hydrology and the EnvironmentISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoáLEP Law on Environment ProtectionMARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônMOIT Ministry o Industry and TradeMOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã HộiMONRE Bộ Tài nguyên và Môi trườngMOSTE Ministry o Science, Technology and EnvironmentMPI Ministry o Planning and InvestmentNFDS Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc giaNSEP Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc giaNTFP Non-Timber Forest ProductsPC People’s CommitteeP-E linkages Poverty – Environment LinkagesPEP Dự án Nghèo đói và Môi trườngPEP Poverty – Environment PartnershipPMU Project Management Unit

PPAE Phân tích Đói nghèo có sự tham gia với trọng tâm Môi trườngPPMU Provincial Project Management Unit

Page 6: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 6/93

iv

PRA Đánh giá Nông thôn có sự tham giaSDIN Sustainable Development Institute o the NorthSEA Đánh giá Môi trường Chiến lượcSEDP Socio-economic Development PlanSEMLA Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về Tăng cường năng lực Quản lý Đất đai

và Môi trườngSIDA Swedish International Development Cooperation AgencyTDMP Tam Dao National Park and Bufer Zone Management ProjectTDNP Tam Dao National Park TDT Technological Development Trans erVESDI Viện Môi trường và Phát triển bền vững Việt NamUNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp QuốcURENCO Urban Environment CompanyVWRA Viet Nam Water Resources Assistance

WB Ngân hàng Thế giới

Page 7: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 7/93

v

Mục lụcDanh sách chuyên gia tham gia viết báo cáo ...............................................................................................................Lời cảm ơn ...................................................................................................................................................................Các từ viết tắt ..............................................................................................................................................................Mục lục ........................................................................................................................................................................Lời mở đầu ..................................................................................................................................................................

Chương 1: Giới thiệu và thông tin cơ sở ................................................................................................................... Chương 2: Phương pháp luận.....................................................................................................................................

A. Các khái niệm và định nghĩa ..............................................................................................................................B. Quá trình và phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................................

Chương 3: Kết quả từ đánh giá tài liệu .....................................................................................................................

A. Kết quả của báo cáo khởi động ........................................................................................................................B. Chính sách và pháp luật liên quan ......................................................................................................................

Chương 4: kết quả của nghiên cứu điểm và các khuyến nghị .................................................................................A. Hiện trạng về các chính sách môi trường, EIA và SEA ..................................................................................B. Sơ lược các kết quả từ hai nghiên cứu điểm ...................................................................................................C. Các kiến nghị ......................................................................................................................................................

Chương 5: Hạn chế của nghiên cứu này ...................................................................................................................

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................................................

Phụ lục 1. Đánh giá tác động môi trường (LEP 2005) ..............................................................................................Phụ lục 2: Đánh giá môi trường chiến lược (LEP 2005)...........................................................................................................

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1: Chính sách môi trường và người nghèo/chiến lược đối phó ................................

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2: Đánh Giá Tác Động Môi Trường (EIA) Và Người Nghèo/chiến Lược Đối Phó

Page 8: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 8/93

vi

Lời mở đầu

Tăng cường năng lực trong việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm giảmnghèo đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam và các đối tác phát triển. Điều kiện môi trường ảnh hưởnđáng kể tới sinh kế, sức khoẻ và sự an toàn đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương - đặc biệt là phnữ và trẻ em – và quản lý môi trường hợp lý hơn là yếu tố quyết định để giảm nghèo, phát triển bền vững vàđạt được Mục tiêu Phát triển của Việt Nam.

Dự ánHài hoà các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong chính sách và lập kế hoạch hướng tới phát triển bềnvững (2005-2009), thường được biết tới với tên Dự án Đói nghèo và Môi trường hay PEP , có mục tiêu là tăng cườngnăng lực của Chính phủ để lồng ghép mục tiêu môi trường và giảm nghèo vào các khuôn khổ chính sách và lậpkế hoạch quốc gia và địa phương hướng tới phát triển bền vững. Dự án tập trung vào bốn lĩnh vực: lâm nghiệpthuỷ sản, năng lượng tái tạo và tài nguyên và môi trường. Dự án được tài trợ bởi UNDP và DFID, do MONRE thhiện với sự tham gia của MPI, MARD, MOIT và DONRE tại bốn tỉnh. Hà Tây và Hà Tĩnh là hai tỉnh thí điểmhoạt động thí điểm sau đó sẽ được triển khai thêm tại tỉnh Hà Nam và Ninh Thuận.

Mục tiêu của PEP là nhằm đạt được:Nâng cao hiểu biết và nhận thức của cơ quan Chính phủ, chính quyền các cấp và xã hội về các rào cản,●

năng lực và cơ hội sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm góp phần vàocác mục tiêu, mục đích, chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững.Tăng cường năng lực thể chế nhằm giám sát, báo cáo các kết quả và chỉ số giảm nghèo-môi trường và●

sử dụng các dữ liệu này một cách hiệu quả.Tăng cường các cơ chế tổ chức và năng lực nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường và giảm nghèo vào●

trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách và lập kế hoạchTăng cường năng lực của MONRE trong việc thiết lập các ưu tiên chiến lược và xây dựng chính sách●

công cụ pháp lý nhằm khuyến khích việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vàhỗ trợ giảm nghèo, nâng cao công bằng xã hội.Tăng cường năng lực thể chế của MONRE trong việc điều phối sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong●

khuôn khổ chương trình về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và liên kết với côngtác giảm nghèo.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, PEP đấu thầu ra ngoài ba gói hoạt động hay còn gọi là các gói thầu. Góithầu thứ nhất có mục tiêu là xác định và nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường đồngthời khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động hiệu quả nhất về giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Gói thầu nàđược thực hiện bởi liên doanh các nhà thầu do ICRAF chủ trì. Gói thầu thứ 2, được thực hiện bởi Viện Khí tưthuỷ văn và Môi trường, có mục tiêu là tăng cường năng lực và quy trình giám sát đói nghèo-môi trường. Góithầu cuối cùng, thực hiển bởi liên doanh các nhà thầu do Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ chủ trì, hướntới lồng ghép các vấn đề môi trường và đói nghèo vào chính sách và lập kế hoạch tại cấp quốc gia và cấp tỉnhtăng cường năng lực của Bộ TNMT trong xây dựng chính sách và các công cụ pháp lý và xây dựng quan hệ đốitác mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo giảm nghèo trong quá trình bảo vệ môi trường.

Gói thầu đầu tiên, “Hỗ trợ mở rộng kiến thức về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường thông qua 10 nghiên cứuchuyên đề, đánh giá các chương trình quốc gia, xây dựng mô hình chính sách và đầu tư ”, bao gồm 10 nghiên cứusau:

Lắng nghe tiếng nói của người nghèoI.Ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏeII.Nước sạch và vệ sinh môi trường đối với các cộng đồng dân cư nghèoIII.Vấn đề đói nghèo trong chính sách và luật về môi trườngIV. ĐTM và người nghèo/các chiến lược giải quyếtV.Nguồn thu nhập của người nghèo từ môi trườngVI.Cải thiện điều kiện môi trường cho người nghèoVII.

Năng lượng tái tạo cho người nghèoVIII.Khía cạnh giới trong các vấn đề đói nghèo-môi trườngIX.Ảnh hưởng của việc di cư lên môi trườngX.

Page 9: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 9/93

vii

Và hai mô hình chính sách-đầu tư sẽ được thực hiện tại Hà Tây và Hà Tĩnh. Các mô hình này sẽ đề xuất những trợ chính sách cần thiết để đảm bảo thành công về lâu dài và nhân rộng các phương pháp giảm nghèo nhằmbảo vệ môi trường tại những địa điểm khác trên Việt Nam.

Kết quả của 10 nghiên cứu điển hình này được trình bày trong 6 báo cáo chuyên đề sau:Lắng nghe tiếng nói người nghèo1.Sức khoẻ, nước sạch và vệ sinh2.Chính sách, pháp luật và ĐTM3.Các nguồn thu nhập và Nâng cao quản lý môi trường4.Năng lượng tái tạo cho người nghèo5.Các vấn đề xuyên suốt: Giới và Di cư 6.

Tất cả các báo cáo đã chỉnh sửa đều có thể được tải về từ website của Mạng lưới Đói nghèo và Môi trườn(PEN) www.povertyandenvironment.vn, do PEP thay mặt ISGE quản lý. Các thành viên của PEN thường đượcmời tham dự các cuộc họp và hội thảo do PEP tổ chức, và tham gia vào các sự kiện của Mạng lưới về các vấđề đói nghèo-môi trường. Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ thu hút sự quan tâm các bên liên quan hoạt độngtrong lĩnh vực phát triển và hữu ích cho các nhà lập chính sách. Đồng thời PEP cũng khuyến khích mọi ngườitrở thành thành viên của Mạng lưới Đói nghèo Môi trường, tham gia vào các hoạt động của PEN và đưa ranhững ý kiến phản hồi về các vấn đề được nêu ra bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận trong diễn đàntrên trang web.

Chúng tôi rất lấy làm hân hạnh được chia sẻ báo cáo này với các bạn đọc.

Page 10: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 10/93

Page 11: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 11/93

1

Chương 1Giới thiệu và Thông tin cơ sở

Dự án Đói Nghèo và Môi trường của UNDP và MONRE bắt đầu vào tháng 10/2005. Một trong những hoạt độncủa dự án là nghiên cứu về mối liên hệ đói nghèo-môi trường; sản phẩm đầu tiên của nghiên cứu là xem xétcác thông tin hiện có về mối liên hệ này thại Việt Nam; báo cáo đầu tiên này được gọi là Báo cáo Khởi độngđã được trình bày tại hội thảo quốc gia ngày 05/2/2007. Sau báo cáo khởi động là sáu báo cáo chuyên đề gồmmười trường hợp nghiên cứu điển hình1

Báo cáo này là báo cáo thứ 3 trong số các báo cáo được liệt kê ở trên về nghiên cứu chuyên đề chính sách, luậtpháp và EIA. Các mục tiêu cụ thể của báo cáo này bao gồm:

Biên soạn thành tài liệu về các vấn đề cản trở sự tham gia của người nghèo và những người bị đẩy ra●

ngoài lề xã hội trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách để bảo vệ nguồn tài nguyên củahọ. Đánh giá mức độ các vấn đề xoá đói giảm nghèo được lồng ghép vào chính sách môi trường hiện có.●

Kiểm chứng các cơ chế cần thiết để lồng ghép nhu cầu của người nghèo vào trong quá trình đánh giá●

tác động môi trường có tính chiến lược và phù hợp với địa phương do chúng tác động đến nguồn tàinguyên thiên nhiên là cơ sở cho cuộc sống của người nghèo.

Báo cáo này tập trung vào 2 nghiên cứu điển hình trong tổng số 10 nghiên cứu điển hình do dự án tiến hành(i) Nghiên cứu điển hình số 1: Đói nghèo trong chính sách và luật pháp về môi trường (ii) Nghiên cứu điển hìnhthứ 2: Đánh giá tác động môi trường (EIA) và các chiến lược cho người nghèo /biện pháp đối phó.

Nghiên cứu này bao gồm 6 kết quả như sau:

Kết quả 1: Phương pháp PRA do nhóm nghiên cứu thiết kế và áp dụng để trả lời các câu hỏi trong quátrình nghiên cứu với sự tham vấn của các nhóm. Sản phẩm 1 đã được trình bày cho MONRE và UNDP.

Kết quả 2: Kết quả tóm tắt về các PRA tại các tỉnh mục tiêu.Kết quả 3: Phân tích PRA chi tiết.Kết quả 4: Dự thảo Báo cáo Phân tích và 02 báo cáo Nghiên cứu Điển hình để thảo luận tại hội thảo

quốc gia.Kết quả 5: Biên bản cuộc hội thảo quốc gia có đưa ra các đề xuất về việc lập kế hoạch và thực hiện c

chính sách môi trường và EIA vì người nghèo hơn.Kết quả 6: Báo cáo Phân tích cuối cùng tóm tắt tất cả các thông tin ở trên và 02 báo cáo Nghiên cứu

Điển hình của nghiên cứu chuyên đề.

1 Mối liên hệ giữa Đói nghèo và Môi trường tại Việt Nam, Báo cáo 1, Hà Nội, tháng 04/2007, trang 6

Page 12: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 12/93

Page 13: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 13/93

3

Chương 2Phương pháp luận

A. Các khái niệm và định nghĩa1. Các chính sách môi trườngKhái niệm về các chính sách môi trường được sử dụng trong nghiên cứu này đề cập đến các luật, các văn bảnpháp quy và các quy định về môi trường do chính phủ Việt Nam đưa ra với mục tiêu bảo vệ môi trường.

2. Thông tin và số liệu môi trườngBao gồm các bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trườnbị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 2005).

3. Đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường (EIA) là một công cụ được sử dụng đế đảm bảo việc phát triển bền vững thônqua việc định giá các tác động tạo ra bởi các hoạt động lớn (các chính sách, kế hoạch, chương trình, hay dự án)có khả năng gây ra các ảnh hưởng đáng kể đến môi trường (Trung tâm Kinh tế Môi trường 2007). EIA có bảchất là tiên liệu, có sự tham gia, có hệ thống và phụ thuộc vào nguồn thông tin đầu vào đa dạng.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (2007), các yếu tố chính của một EIA bao gồm: (a)Quy mô: xácđịnh các vấn đề và chính và các mối quan tâm của các bên; (b)Sàng lọc : quyết định xem liệu có cần thực hiệnmột EIA dựa trên các thông tin đã thu thập được; (c) Xác định và đánh giá các giải pháp thay thế : liệt kê các khuvực và biện pháp kỹ thuật thay thế và các tác động đối với từng giải pháp thay thế đó; (d)Các biện pháp giảmthiểu để giải quyết tình trạng không chắc chắn: rà soát các hoạt động được đề xuất để ngăn chặn hoặc giảmthiểu các tác động bất lợi có thể của dự án; và (e)Đưa ra các tuyên bố môi trường: báo cáo về các kết quả củaEIA.

Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2005,Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khtriển khai dự án đó.

Những thông tin cụ thể về đánh giá tác động môi trường (EIA), các yêu cầu thẩm định và phê duyệt có thểtham khảo ở Phụ lục 1.

4. Đánh giá môi trường chiến lượcTheo Ngân hàng Thế giới, đánh giá môi trường chiến lược (SEA) là một quá trình lồng ghép một cách có hệ thốncác vấn đề môi trường vào các mức độ phù hợp của việc hoạch định chính sách. Nó bao gồm các cơ chế để đánhgiá các hậu quả về môi trường mà các chính sách, quy hoạch hay các chương trình nhằm đảm bảo chúng được

đề cập thích hợp trong quá trình ra quyết định với các cân nhắc về kinh tế và xã hội (Ngân hàng Thế giới 2007)WWF (2007) chỉ ra rằng SEA bao gồm một tiếp cận chính thể cân nhắc các tác động môi trường của các hoạđộng khác nhau trong một khu vực trong một khoảng thời gian. Khác với đánh giá tác động môi trường (EIA),SEA cung cấp thông tin cho các cơ quan ra quyết định, các chiến lược, các thông tin thực tế và dự đoán về cácảnh hưởng môi trường trên quy mô lớn. SEA được sử dụng để giúp các nhà ra quyết định xử lý các vần đề quhoạch không gian, lồng ghép được cả các yếu tố đánh giá về kinh tế-xã hội và môi trường (WWF 2007).

Ở Việt Nam, theo LEP,Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường củadự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Để tìm hiểu thêm thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, bao gồm các yêu cầu của quy trình thẩm địnhvà phê duyệt, tham khảo ở Phụ lục 2.

Page 14: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 14/93

4

B. Quá trình và phương pháp nghiên cứuQuá trình thực hiện nghiên cứu điểm này bao gồm ba giai đoạn chính: (i) nghiên cứu tài liệu và lấy ý kiếnchuyên gia, (ii) thực hiện các điều tra PRA tại hai điểm nghiên cứu để bổ sung thông tin cho nghiên cứu tài liệu(iii) hội thảo quốc gia để thông báo các kết quả nghiên cứu sơ bộ và thu thông tin phản hồi từ các bên liênquan, tổng hợp các kết quả và hoàn tất báo cáo. Phần sau miêu tả phương pháp luận đã được sử dụng trongmỗi giai đoạn. Tiến trình nghiên cứu được minh họa trong Biểu đồ 1.

Biểu đồ 1: Tiến trình nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu điểm

ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU (số liệu thứ cấp, các báo cáo của trung ương, tỉnh và các nhà tài trợ) để xác địnhcác lỗ hổng và các vấn đề môi trường hiện tại, việc thực hiện các chính sách

môi trường gây ảnh hưởng lớn tới người nghèo

THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP (PRA) và ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ (Các hội thảo nhỏ)

I. Nghiên cứu điểm 1a. Đại Từ và Phổ Yên ở Thái Nguyênb. Long Phú và Vĩnh Châu ở Sóc Trăng

II. Nghiên cứu điểm 2a. Sóc Sơn và Đông Anh ở Hà Nộib. Cẩm Xuyên và Thạch Hà ở Hà Tĩnh

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (chia nhóm phân tích, họp nhóm và thảo luận tập thể, phân tíchđịnh tính và định lượng, lấy ý kiến của MONRE, ICRAF và VESDI)

VIẾT BÁO CÁO

HỘI THẢO QUỐC GIA

Page 15: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 15/93

5

1. Đánh giá tài liệuNghiên cứu tài liệu do một nhóm tiến hành, gồm các tài liệu sau:

Báo cáo khởi động (sản phẩm của Phần I thuộc cùng nghiên cứu này);●

Tài liệu trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến mối liên hệ nghèo đói và môi trường trong●

chính sách môi trường và EIA (Xem tài liệu tham khảo được sử dụng để viết báo cáo này ở dưới);

Phương pháp Phân tích Nghèo đói có sự tham gia với trọng tâm môi trường (PPAE) (xem chi tiết trong●báo cáo phân tích ở Phần II của nghiên cứu này);Các chính sách, nghị định và quyết định quan trọng về môi trường;●

Các báo cáo nghiên cứu điểm do các nhà tài trợ tiến hành (xem phần tài liệu tham khảo);●

Các báo cáo nghiên cứu điển hình trong quá trình làm việc tại hiện trường, tham vấn với các bên;●

Các báo cáo khác có liên quan trên trang web và các nguồn khác (xem Tài liệu Tham khảo).●

Mục đích của nghiên cứu tài liệu là để tìm ra bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quanđến sự tham gia của người nghèo trong chính sách môi trường và EIA. Bài học kinh nghiệm được sử dụng trongcác hoạt động nghiên cứu dưới đây gồm xây dựng tiêu chí lựa chọn nghiên cứu điểm, xây dựng phương phápnghiên cứu PRA. Kết quả nghiên cứu tài liệu cũng sẽ được sử dụng để tìm ra khung, trong đó có đưa ra khuyếnnghị từ nghiên cứu. Mục đích là đảm bảo các khuyến nghị chính sách được đưa ra mang tính thực tế và có thểthực hiện được trong bối cảnh môi trường chính sách và lập pháp hiện nay của Việt Nam.

Đánh giá tài liệu còn có một mục tiêu quan trọng nữa là xác định rõ:Các phương pháp hiện đang được sử dụng để xây dựng các chính sách môi trường có tác động lớn●

tới người nghèoNhững nguồn thông tin nào được sử dụng để hình thành nên các chính sách môi trường?●

Người nghèo có được tham vấn hoặc có cơ hội được tham gia hoặc nhận xét trong giai đoạn dự thảo●

chính sách không?Làm cách nào để cải thiện quy trình xây dựng chính sách để có được sự tham gia hiệu quả của người●

nghèo?Năng lực quản lý chính sách.●

2. Tiêu chí lựa chọn nghiên cứu điểmBased on the Terms o Re erence given, and available time and budget, the team identifed the case studies orthe study in line with the ollowing criteria to ensure that the selected sites were representative o conditionsthroughout Viet Nam, and could be used to draw lessons or application in other areas:

Các địa phương mà một lượng lớn dân số được xác định là nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của Bộ Lao◊

động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) (cả hai nghiên cứu điểm). Người nghèo theo định nghĩa củaBộ Lao động thương binh xã hội là những người có thu nhập dưới 250.000 đồng/tháng. Tuy nhiên,người nghèo cũng có định nghĩa của riêng họ về nghèo đói, và nhóm nghiên cứu đã sử dụng chínhnhững tiêu chí của người nghèo làm tiêu chuẩn tham chiếu và chọn lựa Địa phương có chất lượng môi trường cao hoặc có những hiểm hoạ quan trọng ảnh hưởng đến chất◊

lượng môi trường (cả hai nghiên cứu điểm). Địa phương mà việc thực thi và xây dựng chính sách môi trường ở cấp độ địa phương và quốc gia đã◊

và đang được tiến hành (Nghiên cứu điểm 1). Địa phương mà quá trình EIA và SEA được tiến hành trong khuôn khổ các phạm trù được xác định◊

trong tài liệu đấu thầu (VD: khu nông thôn, công nghiệp hay ven đô) và là địa phương có đủ số liệu đểcó thể đánh giá được kết quả đầu ra thực tế (Nghiên cứu điểm 2). Địa phương mà thành viên nhóm dự án có kiến thức và kinh nghiệm, có mối quan hệ từ trước với các bên liên quan để có đủ thông tin cầnthiết phục vụ hoạt động nghiên cứu (cả hai nghiên cứu điểm). Đối với những địa phương nơi có các nguồn lực tài chính và thời gian cho phép thì nhóm nghiên cứu◊

có thể thực hiên dự án một cách hữu hiệu nhất.

Trên cơ sở xem xét các tiêu chí này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một danh sách ngắn các địa phương phù hợpđể tiến hành nghiên cứu điểm. Sau đó, nhóm đã tổ chức một số cuộc họp với các bên liên quan và tiến hànhtham vấn với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) để khẳng định các nghiên cứu phù hợp nhất và khả năng

Page 16: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 16/93

6

cung cấp thông tin. Điều khoản tham chiếu yêu cầu mỗi nghiên cứu điểm phải được thực hiện tại 2 tỉnh, trongđó mỗi tỉnh sẽ tiến hành PRA tại 2 huyện. Do đó, sẽ có 4 tỉnh được lựa chọn, bao gồm:

Nghiên cứu 1: Đói nghèo trong các chính sách và văn bản pháp lý về môi trường Thái Nguyên với dự án Đánh giá môi trường có tính chiến lược tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên doa.GTZ tài trợ.Sóc Trăng với dự án Phát triển và bảo vệ đất ngập nước ven biển (CWPDP) do Ngân hàng thế giới vàb.tổ chức Danida tài trợ và MONRE quản lý.

Nghiên cứu 2: Đánh giá tác động môi trường và các chiến lược cho người nghèoTại Hà Tĩnh – đánh giá tác động môi trường tại hồ chứa Kẻ Gỗ - nằm trong Dự án Hỗ trợ Tài nguyêna.Nước Việt NamBãi rác Nam Sơn – Hà Nội hiện thuộc sự quản lý của Công ty Quản lý rác thải Nam Sơn, thuộc URENCOb.Hà Nội

3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và tổ chức hội thảo nhỏThực hiện các phương pháp sau để tiến hành PRA và hội thảo nhỏ cho các nghiên cứu điểm:

3.1. Hợp tác thực hiện PRADựa trên kinh nghiệm của chuyên gia, nhóm làm việc được chia làm hai nhóm nhỏ hoạt động với sự hỗ trợhướng dẫn của chuyên gia Quốc tế (Ths. Alison Clausen). TS. Bế Quỳnh Nga và ThS. Phạm Thu Thủy chịu tráchnhiệm nghiên cứu điểm 1 (gọi là Nhóm 1), TS. Vũ Hoàng Hoa và CN. Nguyễn Kim Lan chịu trách nhiệm nghiêncứu điểm 2 (gọi là Nhóm 2).

Để huy động toàn bộ kỹ năng chuyên môn của các thành viên nhóm, trước tiên chuyên gia quốc tế (ThS. AlisonClausen) xây dựng các hướng dẫn chung về PRA dựa theo Điều khoản tham chiếu (ToR). Sau đó, TS. Bế QuỳnhNga (chuyên gia đánh giá tác động xã hội) cùng với ThS. Phạm Thu Thủy (chuyên gia quản lý môi trường) xâydựng bộ công cụ PRA và danh sách các hoạt động PRA cho nghiên cứu điểm tại Sóc Trăng. Phương pháp luậnvà các công cụ này sau đó được thử nghiệm và thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng nhằm (i) trả lời các câu hỏi nghiên

cứu đặt ra và (ii) xem xét xem làm cách nào để điều chỉnh phương pháp luận để có thể sử dụng tốt hơn và ápdụng tại Thái Nguyên cho nghiên cứu điểm 1 và tại Hà Nội và Hà Tĩnh cho nghiên cứu điểm 2.

Sau chuyến thực địa tại Sóc Trăng, Nhóm 1 chia sẻ các kinh nghiệm từ chuyến thực địa với Nhóm 2. Sau đóNhóm 2 và chuyên gia quốc tế có một số cuộc họp để chỉnh sửa phương pháp luận và hoàn tất bộ công cụ PRAthứ hai để áp dụng cho nghiên cứu điểm 2.

3.2. Phương pháp luận PRANhìn chung, nhóm áp dụng các phương pháp luận PRA sau cho cả nghiên cứu điểm 1 và 2:

Việc chọn lựa mẫu nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí như là: hộ gia đình dân tộc thiểu số, hộ gia●

đình mù chữ, hộ gia đình trong khu định cư và tái định cư trong mối tương quan giữa các hộ giàu,trung bình, và nghèo. Cấu trúc mẫu cũng được cân nhắc: cân bằng giới và tuổi tác, từ độ tuổi 30 – 70.

Nhóm thảo luận trọng tâm. Thảo luận nhóm có trọng tâm về các công cụ PRA được sử dụng bao gồm●lịch thời vụ, xếp hạng về sự giàu có, huy động ý kiến tập thể, lập bản đồ, khảo sát tuyến và lập bản đồlịch sử, các bước tiến trình, nhận thức về nghèo đói và môi trường, chuỗi giá trị.Phỏng vấn bán cấu trúc. Hướng dẫn về việc phỏng vấn các hộ gia đình địa phương được xây dựng cho●

cả hai Nhóm sử dụng. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, Nhóm 1 đã không thực hiện đượcphỏng vấn bán cấu trúc tại Thái Nguyên.Phiếu câu hỏi: hai bộ phiếu câu hỏi đã được thiết kế để chuyển tới các đại biểu tham gia hội thảo nhỏ●

ở các tỉnh được lựa chọn nhằm thu nhận thêm những ý kiến đóng góp về kết quả nghiên cứu.Thảo luận nhóm. Cả hai nhóm đã thu xếp các các cuộc gặp với các nhà chức trách ở địa phương bao●

gồm các đại diện của UBND, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội nông dân, các Sở TN-MT, NNPTNT, KH-ĐT, các cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã làm việc trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo vàquản lý môi trường tại các tỉnh, huyện và xã nghiên cứu. Tuy nhiên, do khó thu xếp thời gian của cácbên liên quan, nhóm đã không thể gặp được tất cả các nhóm đại diện tại tất cả các tỉnh.

Page 17: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 17/93

7

Tham vấn: tham vấn được thực hiện với chính quyền các địa phương, các tổ chức phi chính phủ quốc●

tế ví dụ như Birdli e International và các chuyên gia đã từng làm việc với dự án cũng như các Ban Quảnlý Dự án ở các tỉnh, huyện và xã. Ở từng vùng mục tiêu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến củachính quyền các địa phương để quyết định vùng nào, cộng đồng nào được coi là nghèo. Các phươngpháp khác như quan sát thực tế và phân tích nghèo đói có sự tham gia và chú trọng tới môi trườngcũng được sử dụng để lựa chọn các nhóm mục tiêu phù hợp.

Phỏng vấn sâu được thực hiện với từng hộ gia đình: cả hai nhóm đã xây dựng bộ cầu hỏi riêng cho●từng nghiên cứu điểm. Trong quá trình phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã chú ý đến các nhóm mụctiêu khác nhau trong dự án: các hộ gia đình trong khu định cư, các hộ gia đình có trong danh mục táiđịnh cư và đã di chuyển đến nơi ở mới; các hộ gia đình khá giả, trung bình và nghèo; các hộ gia đìnhlà người dân tộc thiểu số và các hộ gia đình mù chữ.

3.3. Hội thảo nhỏBốn hội thảo nhỏ được tổ chức tại bốn tỉnh để (i) trình bày các mục tiêu của dự án và nghiên cứu điểm; (ii) trìnhbày kết quả bước đầu của điều tra PRA được thực hiện tại các tỉnh, và (iii) lấy ý kiến và thông tin phản hồi từ người dân địa phương về dự án và nghiên cứu điểm. Các hội thảo nhỏ có sự tham dự của các đại biểu từ cácthôn, xã, huyện, tỉnh, các tổ chức quần chúng, và các nhóm trọng tâm/đối tượng được phỏng vấn.

4. Phân tích số liệu và báo cáo Đối với mỗi nghiên cứu điểm, mỗi nhóm nhỏ thực hiện phân tích của nhóm về nghiên cứu điểm mà nhóm thựchiện. Sau đó, toàn bộ nhóm sẽ họp một số lần để trình bày các kết quả mỗi nghiên cứu điểm, lấy ý kiến tập thểvà cùng nhau phân tích để xác định và thống nhất các kết quả chung cho cả hai nghiên cứu điểm. TS. Bế QuỳnhNga và ThS. Phạm Thu Thủy chịu trách nhiệm tổng hợp và hoàn tất các sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của Điềukhoản Tham Chiếu của dự án với sự hỗ trợ của ThS. Alison Clausen.

Tất cả các sản phẩm đầu ra được chuyển đến GS. Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Namlà một trong các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này tại Việt Nam, TS. Lê Thị Hải Lê, Vụ Thẩm định và Đánh giáTác động Môi trường (Bộ TN-MT) và TS. Hoàng Minh Hà, Trung tâm Nghiên Cứu Nông Lâm Thế giới tại Việt Namđể lấy ý kiến bình luận và kiến nghị của các chuyên gia này về các vấn đề được nghiên cứu. Các sản phẩm cuốicùng sau đó được TS. Bế Quỳnh Nga và ThS. Phạm Thu Thủy tổng hợp và hoàn thiện.

5. Hội thảo quốc gia và tham vấnHội thảo quốc gia sẽ được tổ chức ngày 27/07/2007 để lấy ý kiến của các bên liên quan, gồm các cấp chínhquyền, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp, đại diệnhộ nghèo để trình bày các kết quả nghiên cứu sơ bộ và các kiến nghị và các thông tin suy luận về các vấn đềsau:

Tạo môi trường thích hợp để áp dụng thành công các chính sách về môi trường,●

Làm thế nào để tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực thi chính●

sách và EIA.

Toàn bộ những ý kiến đóng góp này sẽ được tổng hợp làm cơ sở hoàn tất báo cáo phân tích.

Tất cả các kết quả từ nghiên cứu được chuẩn bị bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, được chuyển cho ban đánh giáđộc lập và được ICRAF hoàn thiện.

Page 18: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 18/93

Page 19: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 19/93

9

Chương 3Kết quả từ đánh giá tài liệu

A. Kết quả của báo cáo khởi độngTrong giai đoạn khởi động,Báo cáo phân tích về mối liên hệ nghèo đói và môi trường ở Việt Namđã được xâydựng. Báo cáo này là sự khởi đầu trong việc xây dựng các nghiên cứu điểm được trình bày trong báo cáo này,nhằm xác định các vấn đề và các chủ đề cần xem xét đến trong việc xây dựng và thực hiện phương pháp luậncủa các nghiên cứu điểm và trình bày các kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận.

Theo như phân tích của nhóm tác giả trong báo cáo khởi động, các cơ quan chính phủ tiến hành các chươngtrình và chiến lược quốc gia trên khắp cả nước. Chương trình quốc gia bao gồm tổng thể các mục tiêu, nhiệmvụ và giải pháp toàn diện để thực hiện trong một giai đoạn nhất định nhằm giải quyết một hay nhiều mục tiêuđược xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam2. Chương trình quốc gia gồm rất nhiềudự án nhằm đạt được những mục tiêu này. Một dự án bao gồm một loạt các hoạt động được tiến hành để đạt

được một hay nhiều mục tiêu của chương trình trong phạm vi ngân sách và thời gian cho phép. Hình 1 minhhọa sự khác nhau giữa chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án.

Biểu đồ 1. Sự khác biệt giữa luật, chiến lược/chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án

Tuy nhiên, có một số chủ đề quan trọng phát sinh trong quá trình đánh giá xem xét báo cáo khởi động. Cácchủ đề này tập trung vào xây dựng, thực thi và giám sát chính sách môi trường và được sử dụng cho nghiêncứu điểm, bao gồm:

Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường; tài liệu được xem xét●

có những quan điểm xung đột nhau: nghèo đói dẫn đến suy thoái môi trường và nghèo đói không cóliên hệ gì đến suy thoái môi trường. Báo cáo khởi động kết luận rằng có một số nhân tố xã hội, địa lývà những nhân tố khác tác động lên mối quan hệ nghèo đói và môi trường và kết luận chung là liệunghèo đói có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái môi trường hay không vẫn chưa đượclàm rõ. Mặt khác, Báo cáo khởi động kết luận rằng nhìn chung có sự thống nhất trong các tài liệu đánh

giá là suy thoái môi trường có thể là nguyên nhân gây ra nghèo đói và bảo vệ môi trường hay chốngsuy thoái môi trường là nhân tố quan trọng góp phần cải thiện sinh kế và giảm nghèo.

2 Quyết định số 38/2000/QD-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia

Luật

Nghị định

Thông tư

Quyết định

Chiến lược/

Chínhsách

Định hướng

Lựachọn

Chínhsách

Kế hoạch

20 năm

10 năm

5 năm

3 năm

Chương trình/Dự án

Mục tiêuQuốc gia

Nguồn lựcKế hoạchthực hiện

Chương trình 2

Chương trình 1Dự án 1

Dự án 2

Cấp tỉnh/Cấp vùng

Page 20: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 20/93

10

Qua việc đánh giá quá trình xây dựng một số chính sách và chương trình quốc gia về môi trường cho●

thấy (i) sự tham gia của người nghèo trong xây dựng chính sách môi trường tính đến thời điểm nàylà khá yếu; (ii) vẫn còn ít số liệu định lượng xác định mối liên hệ nghèo đói và môi trường có thể đượcsử dụng để tác động một cách hiệu quả lên quá trình xây dựng chính sách môi trường; (iii) Nghèo đóitrong các chính sách môi trường vẫn ở cấp độ hàn lâm hoặc lý thuyết, thiếu hoạt động có tính thựctế và cụ thể cho phép lồng ghép vấn đề nghèo đói vào trong các chương trình và dự án môi trường;

và (iv) khung giám sát đánh giá nghèo đói trong bối cảnh thực thi chính sách môi trường như hiệnnay còn yếu. Điều đó có nghĩa là số liệu về tác động của thực thi chính sách môi trường đối với ngườinghèo trong thực tế còn rất hạn chế. Đánh giá nội dung của các chính sách hướng nghèo và các chính sách môi trường hiện nay cho thấy●

mối liên hệ nghèo đói và môi trường được thể hiện trong các chương trình và chính sách là rất yếu.Các chính sách môi trường nhận biết vấn đề nghèo đói ở cấp độ hàn lâm hoặc lý thuyết, thiếu tínhthực tế và hoạt động cụ thể cho phép lồng ghép vấn đề nghèo đói vào trong các chương trình và dự án môi trường. Ví dụ: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 (SEDS) có đềcập đến tầm quan trọng của môi trường và sinh kế người nông dân ở góc độ nào đó nhưng khôngnói cụ thể cho người nghèo. Các chính sách hướng nghèo cũng nêu vấn đề môi trường nhưng rất mờnhạt. Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) nhấn mạnh tầm quantrọng của môi trường đối với người nghèo nhưng làm thế nào để biến những mối quan tâm này thành

mục tiêu giảm nghèo thì vẫn còn mơ hồ và chưa chắc chắn.Xung đột giữa phương pháp tiếp cận ngành trong các hệ thống quản lý và chính sách của Chính phủ●

với các chiến lược liên ngành phục vụ người nghèo là nguyên nhân gây ra thiếu sót trong quá trìnhxây dựng chính sách có đề cập tới mối liên hệ giữa nghèo đói – môi trường. Các chương trình và dự ánhiện nay thường bó hẹp và chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của mối liên hệ tổng thể giữa nghèođói và môi trường. Việc đánh giá các chương trình và dự án liên quan chỉ ra rằng một số giải pháp vàbiện pháp hiện nay không hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến việc hiểu biết không đầy đủ về nguyên nhândẫn đến suy thoái môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách không toàn diện.Có ít số liệu về tình hình hay xu hướng của mối liên hệ nghèo đói và môi trường ở Việt Nam hay tác●

động của các chính sách, chương trình và dự án về mối liên hệ nghèo đói và môi trường. Hệ thống sốliệu thống kê của Việt Nam chưa thực sự chú ý đến các chỉ số về nghèo đói – môi trường do thực tế làchủ đề môi trường không được đưa vào Hệ thống Tài khoá quốc gia ngay từ đầu. Số liệu môi trường

thường xuyên được thu thập thông qua các khảo sát quy mô nhỏ, tài liệu nghiên cứu và lấy mẫu mộtsố thông số ô nhiễm tại một số khu vực đô thị và khu công nghiệp. Kết quả là, chỉ có một vài chỉ sốmôi trường có số liệu được cập nhật định kỳ. Ngoài ra, khung giám sát đánh giá nghèo đói trong bốicảnh thực thi chính sách môi trường hiện nay còn yếu, điều đó có nghĩa là số liệu về tác động thực tế của việc thực thi chính sách môi trường đến người nghèo còn hạn chế.

Báo cáo khởi động cũng đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm và nhận định ban đầu về các chính sách môi trườngliên quan đến các nghiên cứu điểm được lựa chọn, gồm:

a.. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020Mối liên hệ nghèo đói và môi trường đã được chú trọng trong chiến lược này. Chiến lược tập trung nhiều nhấtvào vào việc xã hội hoá ngành lâm nghiệp để qua đó lôi kéo sự tham gia của các thành phần kinh tế và các tổ

chức xã hội trong quá trình phát triển ngành lâm nghiệp. Vấn đề cải thiện thu nhập, xoá đói, giảm số lượng hộnghèo tại các khu vực có rừng là nhiệm vụ quan trọng đã được thể hiện rất cụ thể và rõ ràng trong chiến lượcnày. Chiến lược cũng đề cập đến việc chính phủ cần hỗ trợ hộ nghèo và đặc biệt các hộ dân tộc thiểu số thamgia bảo vệ và phát triển rừng. Cơ chế hợp đồng trồng và quản lý rừng mới cần được xây dựng để cho phépnhững ai tham gia hợp đồng có quyền hưởng lợi từ rừng, gồm cả dịch vụ môi trường.

b. Luật bảo vệ và phát triển rừngNhìn chung, có thể nói rằng nội dung luật này chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường. Luật cũng chothấy mối liên hệ nghèo đói và môi trường nhưng chưa rõ ràng. Hầu hết nội dung Luật nói về vấn đề bảo tồn,như: bảo vệ hệ sinh thái rừng, động, thực vật rừng, phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên, Luật cũng quy định hoạtđộng khai thác và buôn bán lâm sản. Việc khai thác lâm sản phải phù hợp với quy chế quản lý rừng và khônggây tác động xấu đến mục tiêu bảo vệ rừng và bảo vệ cảnh quan rừng. Việc khai thác cũng phải tuân thủ các

quy định khác, như: (i) được phép khai thác cây chết hoặc đổ, gãy, lâm sản ngoài gỗ, không được phép săn bắtđộng, thực vật rừng quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng và danh sách các động, thực vật rừng quý, hiếm, cónguy cơ tuyệt chủng; (ii) cấm săn, bắt và bẫy động vật rừng; (iii) khai thác và sử dụng rừng sản xuất phải đảm

Page 21: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 21/93

11

bảo duy trì độ che phủ rừng, phát triển tài nguyên và chất lượng rừng và phù hợp với công tác điều chế rừng;(iv) đối tượng phá hoại rừng, đốt rừng hay phá hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắt, bẫy,nuôi, nhốt động vật rừng trái phép; buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép hoặc không tuân thủ luật bảo vệvà phát triển rừng, tuỳ theo bản chất và mức độ nghiêm trọng của từng sự vụ, sẽ bị xử phạt hành chính hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự.

Do Luật này được xây dựng để phục vụ cho ngành lâm nghiệp nên nó hướng dẫn chi tiết và cụ thể việc thựcthi các điều khoản bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp. Tuy nhiên, luật không đề cập đến việc đào tạo chocán bộ thi hành luật. Theo nội dung hướng dẫn thi hành Luật này thì MARD sẽ tổ chức và trực tiếp thực hiệnkế hoạch bảo vệ và phát triển rừng quốc gia; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng của các tỉnh và thành phố. UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận, huyện, thịtrấn và thành phố trực thuộc tỉnh sẽ tổ chức và trực tiếp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địaphương mình và tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấpdưới. UBND xã, thị trấn, thị tứ sẽ tổ chức và trực tiếp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mìnhquản lý.

c. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP)Tiếp theo chương trình 327 là chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Chương trình được thông qua vào

năm 1998 và được xem là chương trình lớn nhất ngành. Trước hết, chương trình tập trung vào thiết lập 5triệu ha rừng đến năm 2010 để tăng độ che phủ rừng từ 28% năm 1945 lên 43% tổng diện tích tự nhiên toànquốc. Một thay đổi lớn của chương trình là mục tiêu tái sinh 1 triệu ha rừng bằng phương pháp tái sinh tự nhiên. 5 triệu ha, trong đó thiết lập 450.000 ha rừng trồng tạo lâm sản, ngoài gỗ (LSNG) như: quế, nhựa thông,các loại dầu khác và tre. Năm 2005, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được đánh giá và điều chỉnh lại.

Chương trình 5 triệu ha quá tham vọng về khả năng tạo thu nhập thông qua nghề rừng và LSNG.Nhưng câu hỏi xuyên suốt chương trình 5 triệu ha là nó dự định trồng mới 5 triệu ha rừng ở đâu. Đồinúi trọc của Việt Nam thường là diện tích phục vụ trồng rừng. Mặc dù bản thân từ “đồi núi trọc” đã gợicho ta biết diện tích đất này bị bỏ hoang và không có giá trị sử dụng nhưng chúng lại là diện tích đất bỏhoang rất quan trọng trong hệ thống luân canh cây mùa vụ và cây tạo LSNG, đặc biệt đối với các cộngđồng nghèo. Những LSNG này có thể là nguồn nhiên liệu, nguyên liệu xây dựng, lương thực, dược liệukhông thể thiếu và là nguồn thu nhập bổ sung, đặc biệt trong lúc thiếu lương thực hay gặp ốm đau.

d. Luật đất đaiLuật đất đai ban hành năm 1993 và thay đổi lần gần đây nhất vào đầu tháng 11/2004 (Ngân hàng Thế giới2006). Thay đổi chủ yếu là: (i) các gia đình làm nông nghiệp được giao đất sản xuất ổn định lâu dài, 20 năm đốivới đất trồng cây mùa vụ hàng năm như lúa và 50 năm đối với cây dài ngày và rừng, (ii) quyền sử dụng đất đượccông nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ. Sổ đỏ có thể được sử dụngđể chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, trao đổi và thừa kế. Thay đổi này dẫn đến tình trạng tích tụ đất và điềunày có nguy cơ gây tác động xấu đến hộ dân nghèo. Tai nạn có thể khiến nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh nợnần và chính điều này làm họ không còn cách nào khác là phải đem thế chấp hoặc bán phần đất được giao. Cáchộ nông dân này sau đó phải gia nhập đội quân thất nghiệp đi làm thuê tại các khu đô thị hoặc trở thành ngườithuê đất. Ngược lại, các ông chủ đất sẽ trở nên giàu có hơn vì họ có thể tăng giá thuê đất cho nông dân thôngqua việc cho vay. Họ cũng tăng giá thuê đất vì nhu cầu thuê đất của các hộ không còn đất ngày một tăng hoặcgiảm giá nông sản của nông dân bằng việc ứng tiền trước. Do vậy, nhiều hộ nông dân nghèo trở nên nghèohơn và có thể vẫn tiếp tục bán phần đất được giao đến khi họ không còn đất để bán.

Nói tóm lại, về những nỗ lực của Chính phủ trong việc lồng ghép nghèo đói và môi trường, ở mức độ chiếnlược, có một số phát triển quan trọng trong việc nhận thức mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường. Cụ thểhơn nữa, đã có những tiến bộ trong việc quyết định làm thế nào để các hoạt động giảm nghèo có thể cải thiệnđiều kiện môi trường và ngược lại. Mặc dầu vậy, các cam kết để người nghèo tham gia trong việc phát triểnchiến lược ít hơn. Mặc dù, tham vấn với cộng đồng, chính quyền là một yêu cầu, thường cho rằng rất khó để lôikéo người nghèo tham gia vào quá trình thiết kế và thực hiện. Có rất ít biện pháp chính thức giúp người nghèotham gia (họp, đánh giá PRA v.v…) nhưng các hoạt động không mang tính chính thức như là khiếu nại củangười nghèo về tác động đối với họ khi thực hiện chính sách trong một số trường hợp có thể cho thấy nhữngnhóm người này cũng có mong muốn tham gia vào hoạt động này

Page 22: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 22/93

12

B. Chính sách và pháp luật liên quan1. Những phương pháp được sử dụng để hình thành chính sách môi trường có tác độnglớn đối với người nghèoỞ Việt Nam, phương pháp hiện đang được sử dụng để xây dựng chính sách môi trường có tác dụng lớn đối với

người nghèo được thực hiện theo đúng nguyên tắc của các chính sách được xây dựng liên quan đến phát triểnkinh tế xã hội và phát triển bền vững quốc gia hoặc những chính sách của một vùng cụ thể ở Việt Nam, có thểlà một tỉnh, một thành phố hoặc một xã.

Ở cấp quốc gia, quy trình xây dựng chính sách được bắt đầu từ bước dự thảo chính sách được thực hiện bởicác ban thuộc cấp chính phủ, giúp chính phủ trình Quốc hội. Dự thảo sau đó sẽ được chuyển tới các tổ chức vàbộ phận người dân liên quan để đóng góp ý kiến và sửa đổi. Cuối cùng, dự thảo này sẽ được trình hoàn thiện,thông qua và ban hành.

Ví dụ, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam (Viet Nam Agenda 21) tuân theo nguyên tắc xây dựng chínhsách và quyết định. Dự thảo của những chính sách này sau đó được công bố rộng rãi trên đài phát thanh,truyền hình, báo chí và trên các trang web. Các cơ quan, tổ chức liên quan và nhân dân có một khoảng thờigian (1-2 tháng) để đưa ra ý kiến đóng góp cho dự thảo và đề xuất sửa đổi. Các hội thảo và các buổi thảo luậnvề dự thảo cũng được các cơ quan liên quan tổ chức.

Một phương pháp xây dựng chính sách tương tự cũng được sử dụng ở các cấp chính quyền thấp hơn, trướctiên là ở cấp tỉnh. Mỗi tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của riêngđịa phương mình (2001 – 2010) và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 – 2005, 2006 – 2010) cũngđược xây dựng với cách thức tương tự. Thời gian dành cho sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựngchính sách thì ngắn hơn.

Cấp xã, cấp chính quyền thấp nhất ở Việt Nam cũng áp dụng cùng một cách thức như vậy. Tại cấp xã, dự thảochính sách ngắn hơn và đơn giản hơn. Thời gian dành cho việc đóng góp ý kiến cho dự thảo cũng ít hơn. Đốivới cấp xã, quy định về dân chủ cơ sở được áp dụng, trong đó tất cả mọi người đểu có quyền kiểm soát cácquyết định được đưa ra và các chiến lược thực hiện. Những phương thức giảm nghèo và bảo vệ môi trường cụthể ở cấp xã được đưa ra thảo luận, thông qua và được đưa vào chính sách của xã. Chất lượng xây dựng chínhsách và hiệu của thực hiện chính sách giữa các xã rất khác nhau và phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức củachính quyền xã và nhân dân trong xã

Cùng với hệ thống trên đây, Việt Nam cũng có những chính sách bảo vệ môi trường và giảm nghèo cụ thể.Những chính sách này được trình bày trong rất nhiều chiến lược, kế hoạch 5 năm và các chương trình hànhđộng quốc gia. Ví dụ như, Chiến lược bảo vệ môi trường 2001-2010 và Tầm nhìn tới năm 2020, Kế hoạch 5 nămngành tài nguyên và môi trường (2006 – 2010), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo(CRPGS), Chương trình 135 về xoá đói giảm nghèo ở các khu vực vùng sâu vùng xa, Chương trình mục tiêuquốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn (SWSRS).

Cùng với các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan chính phủ cũng sử dụng cùng một

phương pháp để xây dựng chính sách xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cho mình. Những chính sáchnày được xem là một phần của chính sách quốc gia.

Dựa trên những phương pháp này, trong suốt thập niên vừa qua, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, cácchiến lược phát triển bền vững đã được xác định. Những chính sách này luôn nhấn mạnh nhiệm vụ xoá đóigiảm nghèo và bảo vệ môi trường. Các chính sách bảo vệ môi trường cụ thể đã được xây dựng. Những chínhsách quan trọng nhất bao gồm:

Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ chính trị về việc tăng cường công tác bảo vệ●

môi trường thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời●

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 23: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 23/93

13

Chỉ thị 36/CT-TW quy định “bảo vệ môi trường phải đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững và cải thiệnđiều kiện sống con người”, “bảo vệ rừng phải đi đôi với tái định cư, tạo công ăn việc làm và cung cấp đủ lươngthực thực phẩm cho người dân những người mà cuộc sống của họ gắn bó chặt chẽ tới tài nguyên rừng”

Quyết định 41/NQTW quy định “bảo vệ môi trường là một yếu tố quyết định cải thiện chất lượng cuộc sống vàsức khoẻ nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước”

2. Các nguồn thông tin được sử dụng để xây dựng chính sáchNhững thông tin được sử dụng cho việc xây dựng những chính sách đề cập trên đây được lấy từ:

Nguồn thông tin chính thức và kết quả khảo sát từ các tổ chức chính phủ: Tổng cục thống kê (GSO), Bộ●

Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội (MOLISA), các bộ và ban ngành khác và các cơ quan ngành dọc của các bộ nàyở cấp tỉnh/thành phố, huyện và xã.Các nguồn thông tin chính thức và kết quả khảo sát của các tổ chức quần chúng như: Hội phụ nữ, Hội●

nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… các tổ chức chuyên ngành như Liên hiệp các hộiKhoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Mạng lướcộng tác vì nước của Việt Nam (VNWP).Các thông tin từ các nghiên cứu và các tổ chức liên quan đến vấn đề môi trường và nghèo đói.●

Thông tin từ các cuộc họp, hội thảo của nhiều cấp từ xã, huyện, tỉnh/thành phố, Bộ/Sở do các cơ quan●

lập chính sách tổ chức để tham vấn và đóng góp ý kiến để dự thảo chính sách được ban hành.Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện các chính sách khác ở Việt Nam.●

Những kinh nghiệm rút ra từ các tổ chức quốc tế và từ các nước khác.●

Về mặt lý thuyết, theo Nghị định về Dân chủ cơ sở ở Việt Nam (người dân phải được thông tin, Người dân phải được bàn bạc, Người dân phải được tham gia vào quá trình thực hiện, Người dân phải được kiểm soát quá trình thựhiện) người nghèo phải luôn được tham vấn, và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên mức độvà chất lượng của sự tham gia của họ trước tiên phụ thuộc vào các tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng chínhsách và sự liên quan của chính sách đó đối với người nghèo.

Nhìn chung những nhà làm chính sách của các cấp chính quyền cấp quốc gia và cấp địa phương, các cán bộcủa các tổ chức chính trị và chuyên ngành đều hiểu rõ nhu cầu tham vấn và tham gia của người nghèo trongcác giai đoạn dự thảo chính sách. Tuy nhiên họ đang phải đối mặt với một số hạn chế trong việc này. Các tổchức cấp cao hơn bị hạn chế về mặt tài chính và thời gian. Các tổ chức cấp thấp hơn bị hạn chế về thời gian, tàichính, năng lực chuyên môn.

Người nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt người nghèo ở khu vực đồng bằng châu thổ và vùng đấtthấp rất tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách liên quan đến nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo vàbảo vệ môi trường ở thôn, xóm, xã và huyện của mình. Người nghèo ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi vàhải đảo chỉ tham gia vào các vấn đề liên quan đến sử dụng đất, nghèo đói và môi trường ở khu vực sinh sốngcủa họ. Sự tham gia này đang ngày càng gia tăng cùng với việc thực hiện quy định về dân chủ cơ sở.

Vì thiếu công ăn việc làm, nhiều người nghèo từ khu vực nông thôn đang đến các khu vực thành thị để tìmkiếm cơ hội việc làm. Số người nghèo ở dạng này đang tăng lên nhanh chóng. Những quan tâm tới nhómngười này bây giờ đang rất thiếu. Họ có thể không được đăng ký một cách chính thức như người thành thị vàkhông có cơ hội để nói chuyện về việc giảm đói nghèo và khó khăn của bản thân.

3. Các chính sách quan trọngXây dựng trên cơ sở bài học kinh nghiệm có được thông qua xem xét Báo cáo khởi động, việc đánh giá chínhsách và các văn bản pháp quy đã được tiến hành trên các tài liệu sau:

Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn 2020●

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (sửa đổi)●

Nghị định 80/2006/ND-CP hướng dẫn chi tiết việc thực thi các điều khoản của Luật Bảo vệ Môi●

trường

Thông tư 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn đánh giá môi trường mang tính chiến lược, đánh giá tác●

động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Page 24: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 24/93

14

Luật Bảo vệ Môi trường năm 1994●

Kinh nghiệm quốc tế về Đánh giá môi trường chiến lược●

Mục đích của hoạt động đánh giá tài liệu là để tập trung vào các vấn đề liên quan đến Nghiên cứu chuyên đề2 và đánh giá các khung và cơ chế hiện nay về sự tham gia của người nghèo trong quá trình EIA và chính sáchmôi trường nhằm xác định:

Mặt mạnh của các khung và cơ chế này để đảm bảo sự tham gia của người nghèo trong quá trình EIA●

và chính sách môi trườngLỗ hổng tồn tại trong các khung và cơ chế này về sự tham gia của người nghèo trong EIA và chính●

sách môi trườngMặt mạnh và lỗ hổng tồn tại trong các khung và cơ chế này cần xem xét tác động của các dự án/chính●

sách đối với người nghèo trong khuôn khổ EIA và chính sách môi trườngLàm thế nào để có thể áp dụng các khung này vào quá trình EIA và chính sách môi trường.●

4. NSEP 2010Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020(NSEP 2010) là tài liệu chiếnlược về môi trường quan trọng của Việt Nam. Việc phê duyệt và ban hành NSEP 2010 vào tháng 12/2003 đánhdấu một bước đột phá trong công tác quản lý và nhận thức của Chính phủ về vấn đề môi trường. NSEP 2010được xây dựng trên cơ sở các chiến lược môi trường quốc gia trước đó và đưa ra một số khái niệm mới, trongđó có vấn đề môi trường toàn cầu (VD: chất lượng môi trường của các sản phẩm xuất khẩu, kiểm soát việc nhậpkhẩu các sinh vật biến đổi gen). NSEP 2010 đưa ra một số mục tiêu định lượng đến năm 2010 và định hướngchủ yếu đến năm 2020 (cũng mang tính định lượng). NSEP 2010 có 4 mục tiêu cụ thể về môi trường đến năm2010, gồm:

Hạn chế ô nhiễm – liên quan đến quản lý các ngành công nghiệp, thu gom và xử lý rác thải đô thị và1.an toàn hoá học.Cải thiện chất lượng môi trường – liên quan đến chất lược nước và tiếp cận nguồn nước sạch.2. Đảm bảo cân bằng ở cấp độ cao – liên quan đến độ che phủ rừng, khu vực được bảo vệ, các hệ sinh3.thái rừng ngập mặn, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái sinh. Đáp ứng yêu cầu môi trường cho quá trình hội nhập quốc tế và giảm thiểu tác động tiêu cực của toàn4.cầu hoá – liên quan đến chất lượng môi trường của hàng hoá xuất khẩu và quản lý các sản phẩm biếnđổi gen.

Đối với mỗi mục tiêu, xây dựng một loạt mục đích định lượng và đưa vào NSEP 2010.

NSEP cũng thảo luận định hướng chính đến năm 2020. Nội dung này bắt đầu bằng một bức thông điệp chungvề sự cần thiết ngăn chặn ô nhiễm, các khu vực suy thoái nghiêm trọng, đảm bảo phát triển bền vững và tạomôi trường sống tốt, đồng thời tiếp tục theo đuổi các mục tiêu cụ thể mang tính định lượng liên quan đến:

Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001●

Xử lý rác thải tại các khu đô thị, công nghiệp và khu chế xuất●

Tái chế ●

Tiếp cận nguồn nước sạch●

Độ che phủ rừng●

Dán nhãn đạt tiêu chuẩn sinh thái cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 14021●

Nhìn chung mục tiêu NSEP 2010 được xem là khá tham vọng với việc tài liệu hoá nhiều mục tiêu quan trọng.

NSEP tiếp cận các vấn đề về nghèo đói theo cách tỷ lệ nghèo đói cao sẽ gây áp lực lên môi trường và tài nguyênthiên nhiên và do đó cần có chiến lược môi trường và tài nguyên thiên nhiên gắn với các vấn đề xoá đói giảmnghèo, dân số và tăng trưởng kinh tế. NSEP cũng nhận ra rằng nhận thức của nhân dân nói chung về bảo vệmôi trường còn hạn chế và đưa ra một trong số nhiều giải pháp để thực thi chiến lược đó là cần thúc đẩy hoạtđộng truyền thông, giáo dục và nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cácchiến lược này trong khuôn khổ NSEP lại không liên quan cụ thể đến việc có thể lôi kéo sự tham gia của ngườinghèo vào xây dựng và thực thi EIA hay chính sách môi trường.

Page 25: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 25/93

15

5. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (sửa đổi)Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ giữa năm 2006 và đâyđược xem là một kỳ tích của Việt Nam trong việc xây dựng văn bản pháp luật cho vấn đề môi trường.

Liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược (SEA), Luật đã chỉ ra ai là người thực hiện, thông qua và giámsát SEA. Tuy nhiên, không có yêu cầu về sự tham gia của cộng đồng nói chung và người nghèo nói riêng trongquy trình này.

Luật đặt ra yêu cầu cần tiến hành tham vấn trong quá trình chuẩn bị EIA ở cấp cộng đồng tại Khoản 8, Điều 20nhưng không yêu cầu EIA xem xét tác động của các dự án đến người nghèo.

6. Nghị định 80Nghị định 80 hướng dẫn chi tiết hơn việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

7. Thông tư 08Thông tư 08 cũng hướng dẫn chi tiết việc tiến hành SEA, EIA và cam kết bảo vệ môi trường. Điều III, khoản 2 củThông tư 08 yêu cầu cần có tham vấn của cộng đồng trong quá trình tiến hành EIA như sau:

Chủ đầu tư dự án phải gửi văn kiện dự án, gồm: mục tiêu dự án, tác động xấu đến môi trường, biện●

pháp giảm thiểu tác động xấu đến UBND xã và Mặt trận tổ quốc và yêu cầu họ cho ý kiến bằng vănbản.Nếu UBND xã hay Mặt trận tổ quốc yêu cầu cần tổ chức cuộc họp với chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư ●

dự án phải tổ chức cuộc họp này. Kết quả thảo luận tại cuộc họp sẽ được ghi lại bằng văn bản.Quan điểm, ý kiến của UBND xã và Mặt trận Tổ quốc phải được tài liệu hoá trong EIA và gửi kèm bản●

chính cho EIA.

Thông tư 08 quy định chi tiết nội dung cần phải có trong tài liệu EIA (Phụ lục 4 của Thông tư) nhưng không yêucầu xem xét tác động của dự án đến người nghèo trong khuôn khổ EIA.

8. Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 Đây cũng là một trong các văn kiện cần được nghiên cứu vì một số nghiên cứu điểm của nghiên cứu hiện nayđược tiến hành khi Luật này còn hiệu lực. Năm 1994, Luật này có hiệu lực và tạo ra môi trường pháp lý đầutiên cho EIA. Hàng loạt các Nghị định và Thông tư đã được đưa ra để hoàn thiện một hệ thống các quy địnhvà hướng dẫn cho việc thực hiện và đánh giá các báo cáo EIA. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ Môi trường năm 1994nói chung không yêu cầu có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện EIA hay EP. Dovậy, vì lý do hạn chế về thời gian và kinh phí, nhà đầu tư có xu hướng tránh sự tham gia của cộng đồng trongcác quá trình EIA hay EP. Ngoài ra, Luật cũng không yêu cầu xem xét tác động của dự án/chính sách đến ngườinghèo sau khi dự án đi vào thực hiện.

9. Sự phối hợp giữa chính quyền, nhà quản lý và các cộng đồng tham gia vào quá trìnhxây dựng và thực hiện chính sách môi trường gây tác động tới người nghèoỞ Việt Nam có rất nhiều khung chính sách và lập kế hoạch liên quan đến giảm nghèo và bảo vệ môi trường.Nhóm xây dựng chính sách cũng là nhóm chịu trách nhiệm cho việc thực hiện. Ví dụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làcơ quan chính phủ chính chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện SSED, SEDP, CPRGS (Chiến lược toàn diện vềtăng trưởng và giảm nghèo). Các Bộ và ban ngành khác trong phạm vi trách nhiệm của mình tham gia vào quátrình xây dựng các chính sách và khung quy hoạch này như đã được mô tả ở trên cũng chính là các cơ quanthực hiện. Tương tự như với các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng và các tổ chức chuyên môn ởcấp tỉnh, huyện và xã.

Quá trình hợp tác giữa các nhà xây dựng chính sách và những nhà thực hiện chính sách được tổ chức rất tốt.Mỗi khung chính sách/khung quy hoạch đều có ban thực hiện bao gồm đại diện từ các cấp chính quyền, các tổchức quần chúng và các tổ chức chuyên ngành liên quan. Ban thực hiện triển khai các hoạt động sau liên quanđến khung chính sách được xác định:

Xây dựng chính sách của khung chính sách,●

Lựa chọn mục tiêu chung, mục đích và mục tiêu cụ thể của khung làm việc,●

Tìm kiếm các nguồn lực cần thiết để thực hiện khung chính sách,●

Lập kế hoạch để thực hiện khung chính sách,●

Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá, và lập báo cáo khung chính sách●

Page 26: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 26/93

16

Năng lực của các cán bộ lãnh đạo cộng đồng là yếu tố quyết định sự thành công của việc người nghèo thamgia vào quá trình này. Theo như đánh giá của Chính phủ Việt Nam cũng như của rất nhiều tổ chức nước ngoàivà quốc tế khác đang hoạt động ở Việt Nam, trong suốt những thập niên qua, Việt Nam đã có những tiến bộrất to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo vì năng lực của các cơ quan xây dựng chính sách giảm nghèo ởcấp quốc gia, cũng như ở cấp tỉnh, huyện và cấp thấp hơn đã được cải thiện (MOLISA và UNDP 2004). Tuy nhiên,vẫn còn một số ngành trong nền kinh tế quốc dân và ở một số vùng ở Việt Nam, sự hiểu biết về mối quan hệ

chặt chẽ giữa xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường vẫn còn rất hạn chế. Năng lực kỹ thuật còn hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằmcải thiện chất lượng môi trường sống của con người. Năng lực của các cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệmxây dựng chính sách môi trường liên quan đến giảm nghèo cũng còn hạn chế, đặc biệt là năng lực của các cánbộ chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã.

10. Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của cộng đồng trong Đánh giá môi trườngchiến lược (SEA)Có nhiều tài liệu nói về kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thu hút cộng đồng tham gia vào SEA. Một số bàihọc kinh nghiệm quan trọng có được sau khi đánh giá các tài liệu này là:

Cần thống nhất rằng sự tham gia của các bên liên quan (chính phủ và công chúng) là cần thiết – xác●

định hoạt động chính của các bên ngay từ lúc đầu triển khai SEA và sự tham gia này là cần thiết đốivới toàn bộ quá trình thực hiện SEAViệc tham gia trong SEA cần gắn với việc tham gia vào quá trình xây dựng chương trình và kết hoạch●

tổng thểCác quá trình tham gia cần được thực hiện theo từng đặc điểm của các hoạt động SEA - không phải●

cơ chế nào cũng đều phù hợp với tất cả các SEACần có sự tham gia của người nghèo và những người dễ bị tổn thương vì họ phụ thuộc nhiều nhất vào●

tài nguyên môi trường đang được SEA bảo vệDường như thiếu hướng dẫn thực tế về việc làm thế nào để lôi kéo sự tham gia của nhân dân vào hoạt●

động SEASEA nhận biết được mối quan hệ nghèo đói và môi trường và cho phép nhận biết, khám phá tính phức●

tạp của các mối quan hệ này. SEA có thể được sử dụng để đạt được cả mục tiêu bảo vệ môi trường vàxoá đói giảm nghèo và do đó có thể có tác động tích cực lên người nghèo nếu được thực hiện tốt.

11. Kết luậnDựa vào đánh giá trên đây, chúng tôi đưa ra một vài kết luận về mục tiêu đánh giá được trình bày ở phần trướcđó.

NSEP, chiến lược môi trường quốc gia quan trọng đã nhận biết rất rõ nhu cầu của người nghèo và mối liên hệgiữa nghèo đói và môi trường. Tuy nhiên, chiến lược không đề cập các hoạt động cụ thể liên quan đến việc lôikéo người nghèo tham gia vào xây dựng và thực thi EIA, SEA và chính sách môi trường.

Với việc ban hànhLuật Bảo vệ Môi trường năm 2005và các quy định khác có liên quan được thông qua thì lầnđầu tiên ở Việt Nam pháp luật về môi trường đã nhấn mạnh việc đánh giá tác động môi trường cần xem xétquan điểm/ý kiến của cộng đồng địa phương thông qua tìm hiểu ý kiến nhận xét của UBND xã và Mặt trận tổquốc xã trong quá trình chuẩn bị đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, khung pháp lý hiện nay là mức yêucầu tối thiểu và với việc tập trung nỗ lực vào hoạt động tham vấn cán bộ địa phương (UBND và Mặt trận tổquốc xã) thì không cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư nói chung hay nhất là người nghèo trong đánhgiá tác động môi trường. Do giả định rằng UBND và mặt trận tổ quốc xã có thể là cơ quan đại diện tiếng nói củacộng đồng và tiếng nói của người nghèo, do đó không cần cơ chế có sự tham gia trực tiếp của người nghèotrong đánh giá tác động môi trường theo khung pháp lý hiện nay. Ngoài ra, đánh giá tác động môi trườngkhông cần phải xem xét tác động của các dự án đối với người nghèo cũng như không cần xây dựng biện phápgiám sát hay giảm thiểu liên quan đến hộ nghèo.

Không cần có sự tham gia của cộng đồng trong bất kỳ hoạt động SEA. Ngoài ra, cũng không yêu cầu việc xâydựng và thực hiện SEA và EP xem xét tác động của các hoạt động này lên cộng đồng nói chung và người nghèonói riêng.

Nhìn chung, khung pháp lý và chiến lược của Việt Nam cho hoạt động xây dựng và thực hiện EIA, SEA và chínhsách môi trường hiện nay còn yếu liên quan đến mối liên hệ nghèo đói và môi trường và trong sự tham gia củangười nghèo.

Page 27: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 27/93

17

Chương 4Kết quả của nghiên cứu điểm và các khuyến nghị

A. Hiện trạng về các chính sách môi trường, EIA và SEACác hướng dẫn có tính pháp quy về EIA và SEA ở Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể từ khiLuật Bảo vệ Môi trường (Sửa đổi) năm 2005và các văn bản hướng dẫn dưới luật được thông qua. Chính phủ đã đưa ra một loạtcác công cụ pháp lý sau:

Luật Bảo vệ Môi trường (Sửa đổi) năm 2005:(i). đưa ra một khuôn khổ khá rộng cho EIA và SEA trong đó cóyêu cầu phải thực hiện EIA cho rất nhiều loại dự án và yêu cầu cần có SEA cho các quy hoạch tổng thể,các chính sách và chương trình lớn. Luật Bảo vệ Môi trường lần đầu tiên thừa nhận tầm quan trọng củasự tham gia của cộng đồng trong EIA. Đây là một bước phát triển quan trọng của EIA tại Việt Nam và cóý nghĩa tích cực cho sự tham gia của người nghèo vào các quá trình EIA. Các văn bản hướng dẫn thựchiện Luật hiện đang được xây dựng và sửa đổi và các kiến nghị từ nghiên cứu này có thể sẽ có đónggóp tích cực cho quá trình này. Các yêu cầu về đánh giá tác động xã hội trong LEP cũng đã được tăngcường, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Không có các yêu cầu rõ ràng về việc đánh giá các tác động của dự án đối với các cộng đồng địa phương hay đối với người nghèo trong EIA và cũng không có yêu cầu cụthể về việc xác định các biện pháp giảm thiểu hoặc các phương pháp giám sát.Nghị định 80-2006-ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, 09/08/2006:(ii). yêu cầu đánh giá vềmôi trường cần được chuẩn bị cùng với báo cáo Nghiên cứu Khả thi và Báo cáo Đầu tư của dự án, đưara yêu cầu về mức độ đánh giá môi trường và thiết lập các yêu cầu cho việc thẩm định các văn bảnđánh giá môi trường của chính phủ (Cam kết về Bảo vệ Môi trường (CEP) hay một Báo cáo Đánh giáTác động Môi trường (BC EIA) và xác định lúc nào thì cần phải thực hiện SEA.Thông tư 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn về SEA, EIA và CEP, 08/09/2006:(iii). đưa ra các yêu cầu về cấu trúcvà nội dung của các SEA và EIA và cung cấp các chi tiết về yêu cầu về các hoạt động tham vấn cộngđồng chúng trong EIA.

Đánh giá tác động môi trườngEIA được thực hiện bởi cơ quan đề xuất dự án, thường là sử dụng dịch vụ của các chuyên gia tư vấn có kinhnghiệm về EIA. Các EIA sẽ được MONRE hoặc các DONRE thẩm định và sửa đổi tùy theo loại, vị trí và cấp đcủa dự án.

Một số lượng dự án tài trợ quốc tế ở Việt Nam có các yêu cầu riêng về EIA theo yêu cầu của các nhà tài trợ. Yêucầu về EIA của các nhà tài trợ quốc tế khác với yêu cầu của Chính phủ trong một số mặt như, yêu cầu về mức độlấy ý kiến công chúng, mức độ độc lập của quá trình chuẩn bị và thẩm định, sự minh bạch, quy mô và phươngpháp đánh giá, các yêu cầu về quản lý môi trường và việc thực thi hậu EIA (SEMLA, 2006). Hiện tại, MONRE vcác nhà tài trợ đang nỗ lực để cải thiện sự hài hòa giữa các yêu cầu của Chính phủ và các nhà tài trợ nhưng đếnnay, việc thực hiên song song cả hai quá trình là vẫn phổ biến, và các báo cáo EIA vẫn được thực hiện và đánhgiá độc lập với nhau. Cả hai quá trình này cũng có các cách tiếp cận khác nhau về sự tham gia của người nghèo,nhìn chung thì các yêu cầu EIA của các nhà tài trợ quốc tế đòi hỏi sự tham gia cụ thể của người nghèo vào cácquá trình EIA và cân nhắc các ảnh hưởng của các hoạt động dự án lên người nghèo (ví dụ, Hướng dẫn Đánh giáMôi trường của ADB 2003 và OP4.01 về Đánh giá Môi trường của Ngân hàng Thế giới). Sự tham gia của ngườinghèo là một trong những vấn đề cần phải theo đuổi.

Những phát hiện của dự án SEMLA đã chỉ ra những cải tiến của Luật BVMT mới (2005) so với Luật BVMT trưđây (1993) về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình EIA. Luật mới yêu cầu phải có ý kiến của UBND cấpxã, phường và/hoặc thị xã, ý kiến của các cộng đồng dân cư nơi dự án được thực hiện. Ngoài ra các tổ chức, cáccộng đồng dân cư và các cá nhân nếu có sự phản đối có thể trình yêu cầu và kiến nghị của mình cho cấp caohơn để tiến hành kiểm tra lại báo cáo EIA. Những yêu cầu và kiến nghị này sẽ được xem xét trước khi các cấpchính quyền đưa ra quyết định. Tuy nhiên, mặc dù Luật BVMT mới đã có những cải tiến thì cũng vẫn không cóyêu cầu cụ thể nào đòi hỏi phải xem xét ý kiến của người nghèo trong quá trình EIA.

Page 28: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 28/93

18

Đánh giá môi trường chiến lượcỞ Việt Nam, SEA là một quá trình tương đối mới nhưng gần đây đã được công nhận trong Luật Bảo vệ Môitrường qua đó đưa ra yêu cầu thực hiện việc này thường xuyên và tạo cơ hội cho SEA trở thành một công cụmạnh để lồng ghép các quan tâm tới môi trường trong quá trình xây dựng chính sách. Hiện vẫn có rất ít kinhnghiệm trong việc thực hiện các yêu cầu pháp lý đối với SEA. Có thể dự đoán được là các tài liệu SEA cũng sẽđược xây dựng bởi các chuyên gia tư vấn thay mặt cho cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chiến lượchay chính sách. SEA sẽ được thẩm định bởi MONRE, các bộ chuyên trách và các UBND tỉnh tùy theo cấp độ vàquy mô của kế hoạch, chiến lược hay chính sách đang được cân nhắc.

Việc xây dựng chính sách môi trường ở Việt Nam được thực hiện bởi rất nhiều cơ quan tùy thuộc vào các vấnđề cụ thể. Ví dụ, Bộ NNPTNT và các sở NNPTNT chịu trách nhiệm phát triển các chính sách liên quan đến lâmnghiệp, Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm về chính sách thủy sản và MONRE chịu trách nhiệm về chính sách liênquan đến ô nhiễm và quản lý môi trường. Tuy đã có những hướng dẫn về việc lấy ý kiến rộng rãi trong các bộ,các sở (đối với việc phát triển các chính sách cấp tỉnh) và cơ quan chuyên ngành, nhưng vẫn không có các yêucầu về sự tham gia của cộng đồng địa phương hoặc người nghèo trong các quá trình xây dựng chính sách.Hiện vẫn không có các yêu cầu về đánh giá tác động kinh tế-xã hội của các chính sách môi trường, bao gồm cảđánh giá các tác động lên người nghèo, cho phép xây dựng các hành động phù hợp và đảm bảo sự phân phốicác nguồn lực một cách công bằng.

Page 29: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 29/93

1 9

B . S ơ

l ư ợ c c á c

k ế t q u

ả t ừ h a

i n g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

B ả n g

1 d ư

ớ i đ â y n

ê u t ó m

t ắ t n

h ữ n g p

h á t h i ệ n c ủ a

h a i n g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

t h ô n g q u a

k ế t q u

ả c ủ a

P R A v à t h a m

v ấ n v ớ i c á c

đ ạ i b

i ể u t h a m

d ự

h ộ i t h ả o q u

ố c g

i a

B ả n g

1 : T ó m

t ắ t k

ế t q u

ả c ủ a

h a i n g h

i ê n c ứ u

M ụ c

t i ê u

P h â n

t í c h v

ấ n

đ ề

B à i h ọ c

t h u

đ ư ợ c v à c á c c h

ứ n g c ứ p

h á t h i ệ n

đ ư ợ c

T ổ n g k ế t t h

à n h t à i l i ệ u c á c v ấ n

đ ề đ a n g

c ả n t r ở s ự t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o v à

c á c b ộ p

h ậ n d â n s ố

b ê n l ề v à o v i ệ c x â y

d ự n g v

à l ậ p k ế h o ạ c h m

ô i t r ư ờ n g v à

E I A

n h ư y ê u c ầ u

đ ể b ả o v ệ t à i n g u y ê n c ơ s ở

c ủ a

h ọ

N g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

1 –

E P v

à n g

ư ờ i n g

h è o

N g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

2 –

E I A v

à n g

ư ờ i n g

h è o

T ì n h t r ạ n g s ự t h a m

g i a c ủ a

n g ư

ờ i n g

h è o v à o

E P v à

E I A

H ạ n

c h ế h o

ặ c k h ô n g c ó s ự t h a m

g i a

T h a m

g i a t h ụ

đ ộ n g v à n g ư

ờ i t h a m

g i a c h ủ y ế u

l à đ ể “ đ ư ợ c t h

ô n g

b á o ” c h ứ k h ô n g

h ẳ n l à

“ t h a m

g i a ” .

R à o c ả n v ề t à i c h

í n h

T h u

n h ậ p t h

ấ p l à m

c h o n g ư

ờ i n g

h è o t ậ p t r u n g v à o v i ệ c

k i ế m k ế

s i n h n

h a i h ơ n

l à v à o v ấ n

đ ề

m ô i t r ư ờ n g v à

b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

N g ư

ờ i n g

h è o k h ô n g c ó

đ ủ t h

ờ i g i a n đ ể t h a m

g i a d o p

h ả i d à n h t h

ờ i g i a n đ ể k i ế m

s ố n g

N g ư

ờ i n g

h è o k h ô n g n

h ì n t h

ấ y l ợ i í c h t ừ v i ệ c t h a m

g i a n

ế u k h ô n g c ó

l ợ i í c h t à i c h í n h t r ự c

t i ế p

t ừ c á c s ả n p

h ẩ m

đ ầ u r a

( n g

h ĩ a l à , k h ó l ô i k é o s ự t h a m

g i a c ủ a

h ọ v à o c á c

h o ạ t

đ ộ n g

l i ê n

q u a n g

i á n t i ế p

đ ế n b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g )

Ở n h i ề u t ỉ n

h , c á c

m ụ c t i ê u v à ư u t i ê n t ă n g t r ư

ở n g

k i n h t ế

đ ã l ấ n á t v à

đ ẩ y c á c m ụ c t i ê u

b ả o

v ệ m

ô i t r ư ờ n g r a n g o

à i l ề

H ạ n

c h ế v ề

k i n h p

h í c h o c á c

h o ạ t

đ ộ n g

b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

ở đ ị a

p h ư ơ n g

H ạ n

c h ế v ề

k i n h p

h í c h i t r ả c h o c á n

b ộ đ ị a p

h ư ơ n g c h

ị u t r á c h n

h i ệ m

t h ự c

h i ệ n v i ệ c

b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

H ạ n c h

ế v ề

k i n h p

h í c h o s ự t h a m

g i a c ủ a c ô n g

c h ú n g v à o q u

á t r ì n

h E I A

H ạ n c h

ế v ề

k i n h p

h í c h i t r ả c h o c á n

b ộ đ ị a

p h ư ơ n g c h

ị u t r á c h n

h i ệ m

t h ự c

h i ệ n v i ệ c

b ả o v ệ

m ô i t r ư ờ n g

C á c n

h à c h

ứ c t r á c h

k h ô n g m o n g m u

ố n c ó s ự

t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o d o v

i ệ c t h a m

g i a

n à y c ó t h

ể s ẽ

d ẫ n đ ế n c á c c ả n t r ở v ề t à i c h

í n h

c h o v i ệ c t h ự c

h i ệ n d ự

á n .

Page 30: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 30/93

2 0

M ụ c t i ê u

P h â n t í c h v ấ n đ ề

B à i h ọ c t h u đ ư ợ c v à c á c

c h ứ n g c ứ p h á t h i ệ n đ ư ợ c

N g h i ê n c ứ u đ i ể m

1 –

E P v à n g ư ờ i n g h è o

N g h i ê n c ứ u đ i ể m

2 –

E I A v à n g ư ờ i n g h è o

R à o c ả n v

ề t h

ể c h

ế v à c h

í n h

s á c h

K h ô n g c ó y ê u c ầ u p

h á p l ý v ề s ự t h a m

g i a c ủ a

n g ư

ờ i n g h

è o t r o n g x â y

d ự n g c h

í n h s á c h m

ô i

t r ư ờ n g

K h ô n g c ó y ê u c ầ u p

h á p l ý v ề

đ á n h g

i á ả n h

h ư

ở n g c ủ a

c h í n h s á c h

l ê n n g ư

ờ i n g

h è o

C á c c ơ q u a n y ế u v ề q u

ả n l ý v à g

i á m s á t

T h i ế u c ơ c

h ế p

h ả n h ồ i t h ô n g t i n

C á c c ơ q u a n t h ự c

h i ệ n y ế u v ề n

ă n g

l ự c

T h i ế u s ự h

i ể u b i ế t v ề y ê u c ầ u v à c á c h t h

ứ c

l ồ n g g

h é p v ấ n

đ ề n g ư

ờ i n g

h è o v à o q u

á t r ì n

h

T h i ế u s ự h ợ p t á c g

i ữ a c á c c ơ q u a n n

h à n ư

ớ c

v à g

i ữ a c á c n g

à n h

T h i ế u c á n

b ộ m

ô i t r ư ờ n g

ở c ấ p

đ ị a p

h ư ơ n g

C á c c á n

b ộ

m ô i t r ư ờ n g

h ạ n c h

ế v ề n

ă n g

l ự c

t i ế p c ậ n t h

ô n g t i n

, t à i l i ệ u v à

k i ế n t h

ứ c v ề m

ô i

t r ư ờ n g v à

b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

T h i ế u c á c

h ư

ớ n g

d ẫ n v ề m

ô i t r ư ờ n g

ở c ấ p

t ỉ n h

, h u y ệ n v à c á c

h ư

ớ n g

d ẫ n n

à y t ù y t h u

ộ c

v à o n g ư ờ i c h

ị u t r á c h n

h i ệ m

t h ự c

h i ệ n c á c

c h í n h s á c h

C á c y ê u c ầ u p

h á p l ý v ề s ự t h a m

g i a c ủ a c ô n g

c h ú n g v à o

E I A y ế u

, k h ô n g c ó y

ê u c ầ u c ụ t h

v ề s ự t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g h è

o h a y

đ á n h g

i á

c á c v ấ n

đ ề l i ê n q u a n

đ ế n đ ó i n g

h è o t r o n g q u

á

t r ì n h E I A

T h i ế u c á c

h ư

ớ n g

d ẫ n r õ r à n g v

ề c á c h t h

ứ c

t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o

T h i ế u c á n

b ộ đ ị a p

h ư ơ n g v à n

ế u c ó t h

ì c á n b ộ

đ ị a p

h ư ơ n g

k h ô n g

đ á p ứ n g

đ ư

ợ c y ê u c ầ u

T h i ế u n

h ậ n t h

ứ c

ở c ấ p

đ ộ đ ị a p

h ư ơ n g v ề

E I A

v à t i ế n t r ì n

h t h ự c

h i ệ n E I A đ ư ợ c x á c

đ ị n h t r o n g

l u ậ t

C á c n

h à c h

ứ c t r á c h

đ ị a p

h ư ơ n g

k h ô n g m o n g

m u

ố n

đ ế n s ự t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o d o c ó

t h ể l à m

c h ậ m

t i ế n t r ì n

h

C á c n

h à c h

ứ c t r á c h

đ ị a p

h ư ơ n g

( t h ô n

/ x ã )

k h ô n g

đ ư ợ c t h a m

g i a t r o n g

đ á n

h g

i á E I A

T h i ế u s ự

h i ể u b i ế t v ề y ê u c ầ u t

h a m

g i a c ủ a

n g ư

ờ i n g

h è o t r o n g q u

á t r ì n

h E I A

.

Page 31: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 31/93

2 1

M ụ c

t i ê u

P h â n

t í c h v

ấ n

đ ề

B à i h ọ c

t h u

đ ư ợ c v

à c á c c h

ứ n g c ứ p

h á t h i ệ n

đ ư ợ c

N g h i ê n c ứ u đ i ể m

1 –

E P v à n g ư ờ i n g h è o

N g h i ê n c ứ u đ i ể m

2 –

E I A v à n g ư ờ i n g h è o

R à o c ả n v

ề x ã

h ộ i

S ứ c

é p x ã h

ộ i d o n

h ậ n t h

ứ c c ủ a m ọ

i n g ư

ờ i v ề

n g ư

ờ i n g h è

o

Í t c ơ

h ộ i t h a m

g i a t h ư

ờ n g c á c c u

ộ c

h ọ p

d â n

v à h ọ p c ộ n g

đ ồ n g

T h i ế u t h

ô n g t i n

l i ê n q u a n

đ ế n c á c c h

í n h s á c h

m ô i t r ư ờ n g

v à b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

M ộ t

b ộ p h

ậ n n g ư

ờ i n g

h è o t h

i ế u s ự t ự t i n

đ ể

c ó t h

ể t h a m

g i a t r a n

h l u ậ n h a y t r ì n

h b á o c á c

v i p h ạ m

c h í n h s á c h

T h i ế u c ơ

h ộ i p h ù h ợ p

đ ể n g ư ờ

i n g

h è o c ó t h

t h a m

g i a v à o c á c c u

ộ c

h ọ p

l i ê n

q u a n

đ ế n d ự

á n

T h i ế u t h

ô n g t i n

l i ê n q u a n

đ ế n c á c c h

í n h s á c h

m ô i t r ư ờ n g v à

b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

R à o c ả n v

ậ t c h

ấ t

T h i ế u c ơ s ở

h ạ t ầ n g

( đ ư

ờ n g

, t r ạ m x á ,

t r ư ờ n g

h ọ c , p

h ò n g

h ọ p v . v .

. . ) h ạ n c h

ế s ự t i ế p c ậ n

t h a m

g i a c à o c á c q u

á t r ì n

h c h

í n h s á c h m

ô i

t r ư ờ n g

, v í d ụ

, c á c c u

ộ c

h ọ p x ã

h a y

h u y ệ n

N ă n g

l ự c c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o

T h i ế u t ự t i n

H ọ c v ấ n t h

ấ p

R à o c ả n v ề n g

ô n n g

T h i ế u k i ế n t h

ứ c v à

h i ể u b i ế t v ề m

ô i t r ư ờ n g

, c á c c h

í n h s á c h m

ô i t r ư ờ n g v à

b ả o v ệ m

ô i t r ư ờ n g

C á c c h

i ế n l ư ợ c c h o n g ư

ờ i

n g

h è o

H ạ n c h

ế v ề s ố

l ư ợ n g c á c c h

i ế n l ư ợ c c h o n g ư

ờ i n

g h è o

.

M ộ t s ố

d ễ d

à n g c h

ấ p n

h ậ n h o

à n c ả n

h m

à k h ô n g

đ ò i h ỏ i g ì c ả

T h ư

ờ n g m o

n g m u

ố n s ự

h ỗ t r ợ t ừ c á c n

h à c h

ứ c t r á c h

đ ị a p

h ư ơ n g n

h ư n g

k h ả n

ă n g t

i ế p c ậ n c á c n

h à

c h ứ c t r á c h n

à y k é m

h ơ n s o v ớ

i c á c h ộ k h á c v à c

á c n

h à c h

ứ c t r á c h n

à y c ũ n g c ó

l ú c k

h ô n g

đ ủ n

ă n g

l ự c

h à n h đ ộ n g

P h ả n ứ n g q u

á k h í c h t r o n g m

ộ t s ố t r ư

ờ n g

h ợ p c ụ t h

ể k h i b ị d ồ n

đ ế n c h

â n t ư

ờ n g

M o n g m

ỏ i s ự

h ỗ t r ợ v ề t à i c h

í n h q u a c á c c ơ c h ế

c h í n h t h

ứ c

h a y p

h ổ b i ế n h ơ n

, q u a c

á c c ơ c h

ế k h ô n g

c h í n h t h

ứ c đ ể v ư ợ t q u a c á c

k h ó k h ă n

Page 32: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 32/93

2 2

M ụ c t i ê u

P h â n

t í c h v ấ n đ ề

B à i h ọ c t h u đ ư ợ c v à c á c c h ứ n g c ứ p h á t h i ệ n đ ư ợ c

N g

h i ê n c

ứ u

đ i ể m

1 –

E P v

à n g

ư ờ i n g

h è o

N g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

2 –

E I A v à n g

ư ờ i n g

h è o

H i ể u q u a n

đ i ể m

v à c á c m

ố i

q u a n t

â m c ủ

a n g ư

ờ i n g

h è o

đ ể c ó t

h ể l ồ n g g

h é p t ố t

h ơ n

v à o c h

í n h s á c h m

ô i t r ư ờ n g

v à E I A

Q u a n

đ i ể m c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o

v ề v i ệ c

l ồ n g

g h é p v à o

C h í n h

s á c h m

ô i t r ư

ờ n g v à

E I A t r o n g

t ư ơ n g

l a i

K h ô n g t h

ấ y c ó n

h u c ầ u c ầ n t h a m

g i a v à o q u a n

t r ọ n g n h ư n g c ó t h

ể m u

ố n c ó t i ế n g n

ó i n ế u

q u

á t r ì n h t r ự c t i ế p

ả n h h ư

ở n g

đ ế n h ọ

T h i ế u s ự t ự t i n

đ ể đ ư a r a

ý k i ế n

K h ô n g t i n

t ư ở n g

l à n

h u c ầ u c ủ a

h ọ s ẽ

đ ư ợ c

l ắ n g n g h e

v à c â n n

h ắ c t r o n g p

h á t t r i ể n v à

t h ự c

h i ệ n c h

í n h s á c h m

ô i t r ư ờ n g

Q u

á b ậ n v ớ i v i ệ c k i ế m

s ố n g

d o

đ ó k h ô n g c ó

t h ờ i g i a n t h a m

g i a .

T h i ế u l ò n g t i n v à o t í n

h m

i n h b ạ c h v à t r á c h

n h i ệ m

g i ả i t r ì n h c ủ a

h ệ t h

ố n g t h

ể c h

ế h i ệ n

t h ờ i .

N g ư

ờ i n g

h è o m u

ố n

đ ư ợ c t h a m

g i a v à o q u

á

t r ì n h E I A s a u

k h i đ ã đ ư ợ c g i ả

i t h í c h v ề c á c

l ợ i

í c h c ủ a s ự t h a m

g i a

N g ư

ờ i n g

h è o m u

ố n

đ ư ợ c t h ô n g t i n t r u n g

t h ự c v ề c ả c á c t á c

đ ộ n g t í c h c ự c c ũ n g n

h ư

t i ê u c ự c c ủ a c á c

h o ạ t

đ ộ n g

M ộ t

b ộ p

h ậ n n g ư

ờ i n g

h è o q u

á b ậ n r ộ n v ớ

i

v i ệ c k i ế m

s ố n g v à

d o

đ ó k h ô n g c ó t h

ờ i g i a n

t h a m

g i a

M ộ t

b ộ p

h ậ n n g ư

ờ i n g

h è o t i n t ư

ở n g v à o c á c

n h à c h

ứ c t r á c h

đ ị a p

h ư ơ n g đ ạ i d

i ệ n c h o

h ọ

t r o n g c á c v ấ n

đ ề l i ê n q u a n đ

ế n m

ô i t r ư ờ n g

M ộ t

b ộ p

h ậ n n g ư

ờ i n g

h è o m u

ố n

đ ư ợ c t h a m

g i a v à v à o g

i á m s á t

d ự

á n s a u

k h i đ ã p

h ê

c h u

ẩ n

Q u a n

đ i ể m c ủ a c á c n

h à c h

ứ c

t r á c h đ ị a p h ư ơ n g v ề v i ệ c

l ồ n g

g h é p v à o c h

í n h s á c h m

ô i

t r ư ờ n g v à E

I A t r o n g t ư ơ n g

l a i

H i ể u v à n

h ậ n t h

ứ c

đ ư ợ c y ê u c ầ u c ó s ự t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o t r o n g q u

á t r ì n

h x â y

d ự n g c h í n

h s á c h m

ô i t r ư ờ n g n

ó i c h u n g v à

đ ặ c

b i ệ t t r o n g

S E A n

h ư n g

h ọ

k h ô n g c h o

l à n g ư

ờ i

n g

h è o c ó

đ ủ n

ă n g

l ự c v à

k h ả n

ă n g

đ ể t h a m

g i a v à o q u

á t r ì n

h n

à y -

đ ặ c b i ệ t n

ế u v ấ n

đ ề

n à y ở t ầ m

v ĩ m ô v à c h

i ế n l ư ợ c

K h ô n g

b i ế t c á c h t h

ứ c

l ồ n g g

h é p v ấ n

đ ề n g ư ờ

i

n g

h è o v à o q u

á t r ì n

h m

ộ t c á c h c h

ủ đ ộ n g v à

h i ệ u q u ả

h ơ n

T r á c h n

h i ệ m

c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o p

h ả i t ự đ ư a r a ý

k i ế n n

ế u h

ọ t h

ấ y c ầ n

H i ể u b i ế t v ề

l ý d o v à c á c h t h ứ

c t h a m

g i a c ủ a

n g ư

ờ i n g

h è o v à o q u

á t r ì n

h E I A h ạ n c h

ế

C ầ n c ó c á c

h ư

ớ n g

d ẫ n c ụ t h ể

v ề c á c h t h

ứ c

l ô i

k é o s ự t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o

L o l ắ n g v ề

k h ả n

ă n g n g ư

ờ i n g

h è o l à m

c h ậ m

t i ế n t r ì n

h h a y t ạ o r a

k h ó k h ă n

v ề k i n h p

h í

Page 33: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 33/93

2 3

M ụ c t i ê u

P h â n t í c h v ấ n đ ề

B à i h ọ c t h u đ ư ợ c v à c á c c h ứ n g c ứ p h á t h i ệ n đ ư ợ c

N g h i ê n c ứ u đ i ể m

1 –

E P v à n g ư ờ i n g h è o

N g h i ê n c ứ u đ i ể m

2 –

E I A v à n g ư ờ i n g h è o

C á c c ơ c h

ế h i ệ n t ạ i c h o s ự

t h a m

g i a c ủ a

n g ư

ờ i n g

h è o

T h i ế u c ơ c h

ế c h o

ý k i ế n p

h ả n h ồ i t h e o

k i ể u

t h ô n g t i n h a i c h

i ề u

T h ô n g q u a

k ê n h l à c á c c u

ộ c

h ọ p

, c á c c h u y ế n

t h ă m

q u a n

h ọ c t ậ p

, c á c h ộ i t h ả o

, c á c k h ó a

đ à o

t ạ o N g ư

ờ i n g h

è o t h a m

g i a m

ộ t c á c h t h ụ

đ ộ n g v à o

c á c c u

ộ c h ọ p

C á c c h ư ơ n g t r ì n

h v à

d ự

á n C

Ầ N P H

Ả I t i ế n h à n h

đ i ề u t r a

P R A c h

ứ k h ô n g p

h ả i l à N Ê N đ i ề u t r a

P R A

T h i ế u c ơ c h

ế đ ể n g ư

ờ i n g

h è o

c ó t h

ể c ó t i ế n g

n ó i c ủ a

h ọ

H ệ t h

ố n g

b á o c á o v ề m

ô i

t r ư ờ n g v à

k i n

h t ế - x ã

h ộ i

T h i ế u c á n b

ộ đ ư ợ c

đ à o t ạ o c ó

k h ả n

ă n g v i ế t c á c

b á o c á o v ề m

ô i t r ư ờ n g

ở c ấ p c ơ s ở

C á c v ấ n

đ ề m

ô i t r ư ờ n g

h i ệ n đ ư ợ c

l ồ n g g

h é p

t r o n g c á c b

á o c á o

k i n h t ế - x ã

h ộ i . C h ấ t l ư ợ n g v à

s ố l ư ợ n g c ủ

a c á c p

h ầ n n

à y t r o n g c á c

b á o c á o

đ ề u y ế u

.

V ấ n đ ề g

i á m s á t

h ậ u E I A k h ô n g

đ ư ợ c

đ ề c ậ p

đ ầ y đ ủ t r o n g

h ệ t h

ố n g

b á o c á o

N h u c ầ u c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o h i ệ n

t ạ i đ ư ợ c g

i ả i q u y ế t r a s a o

C á c k h o

ả n v a y , c á c q u

ỹ t í n

d ụ n g

, c á c đ à o t ạ o ,

x â y d ự n g m

ô h ì n h

, t ạ o v i ệ c

l à m ; n

h ư n g t h ư

ờ n g

l à c á c

h o ạ t

đ ộ n g

b ê n l ề đ i c ù n g v ớ

i v i ệ c t h ự c

h i ệ n c h

í n h s á c h c h

ứ k h ô n g p

h ả i l à c á c

b i ệ n

p h á p đ ư ợ c

l ồ n g g

h é p t r o n g c á c c h

í n h s á c h

C á c n

h à c h

ứ c t r á c h

đ ị a p

h ư ơ n g

b i ế t v ề n

h u c ầ u

c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o n

h ữ n g

k h ô n g

đ ủ n

ă n g

l ự c

đ ể

h ỗ t r ợ

h ọ

Đ ề n b ù đ ố i v ớ i đ ấ t đ a i t r ự c t i

ế p b ị ả n h h ư

ở n g

C á c c u

ộ c

h ọ p

, k i ế n n g

h ị

C u n g c ấ p t í n

d ụ n g n

h ỏ

C ô n g t á c

k h u y ế n n

ô n g

Đ ề n b ù v ề m

ô i t r ư ờ n g

Đ à o t ạ o

k ỹ n

ă n g

H ỗ t r ợ v ề t h ể

c h ế

X â y d ự n g k

h u n g c h

i ế n l ư ợ c v à p

h á p l ý c h o s ự

t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o v à o c h

í n h s á c h m

ô i

t r ư ờ n g v à S

E A

K h ô n g n

ê n b ỏ q u a c á c

đ á n h g

i á / b á o c á o x ã

h ộ i v à k i n h t ế v à c á c

đ á n h g

i á / b á o c á o n

à y c ầ n

đ ư ợ c c o

i l à c ũ n g q u a n t r ọ n g n

h ư c á c

đ á n h g

i á /

b á o c á o m

ô i t r ư ờ n g

P h á t t r i ể n m

ộ t

k h u n g p

h á p l ý v à c á c

h ư

ớ n g

d ẫ n p

h ù h ợ p c h o s ự t h a m

g i a c ủ a n g ư

ờ i

n g

h è o v à o

E I A

C ó c á c v ă n

b ả n p

h á p l ý v ề

E I A c ó y ê u c ầ u

đ ặ t

v ấ n đ ề n g ư

ờ i n g

h è o v à

đ ó i n g

h è o t r o n g q u

á

t r ì n h t h ự c

h i ệ n d ự

á n

Page 34: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 34/93

2 4

M ụ c t i ê u

P h â n t í c h v ấ n đ ề

B à i h ọ c t h u đ ư ợ c v à c á c c h ứ n g c ứ p h á t h i ệ n đ ư ợ c

N g

h i ê n c

ứ u

đ i ể m

1 –

E P v

à n g

ư ờ i n g

h è o

N g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

2 –

E I A v à n g

ư ờ i n g

h è o

K i ể m t r a c á c c ơ c h

ế c ầ n c ó

đ ể l ồ n g g

h é p n

h u c ầ u c ủ a

n g ư ờ i n g

h è o t r o n g c á c q u

á

t r ì n h đ á n h g

i á t á c

đ ộ n g

m ô i t r ư

ờ n g c h

i ế n l ư ợ c v à

đ ị a p h ư ơ n g

d o c h

ú n g

ả n h

h ư

ở n g

đ ế n t à i n g u y ê n c ơ s ở

c ủ a

h ọ

Đ ả m

b ả o c á c

h ệ t h

ố n g g

i á m s á t

p h ả i m i n h

b ạ c h v à c

ó k h ả n

ă n g g

i ả i t r ì n h

T h ú c

đ ẩ y s ự

h ợ p t á c g

i ữ a c á c

b ê n l i ê n q u a n

C ầ n p

h ả i c ó c á c

h o ạ t

đ ộ n g t h e o

d õ i ở k h u v ự c

đ ị a p

h ư ơ n g

X â y d ự n g

n ă n g

l ự c c h o c á n

b ộ đ ị a p

h ư ơ n g v ề

q u

ả n l ý m

ô i t r ư ờ n g

T h i ế t l ậ p m

ộ t c ơ c h

ế đ ể q u a

đ ó n g ư

ờ i n g

h è o

c ó t h

ể c h u y ể n

ý k i ế n c ủ a m

ì n h đ ế n c á c n

h à

c h ứ c t r á c

h c ấ p c a o

h ơ n

( v í d ụ

, c á c c u

ộ c

h ọ p

đ ị n h k ỳ , m

ộ t

d i ễ n đ à n đ ể n g ư

ờ i n g

h è o c ó t h ể

t r a o đ ổ i ý

k i ế n )

N ê n c ó c á c c h ư ơ n g t r ì n

h c ụ t h

ể c h o c á n

h â n

v à c á c

h ộ g

i a đ ì n h n g

h è o v ì c á c c h ư ơ n g t r ì n h

c h u n g c h o c ộ n g

đ ồ n g n g

h è o c h o t h

ấ y n

h ữ n g

h ạ n c h

ế t i ế p c ậ n c ủ a n g ư

ờ i t h ự c s ự n g

h è o

C ả i t h i ệ n v i ệ c t r a o

đ ổ i t h ô n g

t i n v à t í n

h m

i n h

b ạ c h c ủ a t h

ô n g t i n

N g ư

ờ i n g

h è o c ầ n

đ ư ợ c t h a m

g i a v à o t h e o

d õ i

v à g

i á m s á t

c á c t à i n g u y ê n v

à v i ệ c t h ự c

h i ệ n

c á c c h

í n h s á c h

X â y d ự n g n

ă n g

l ự c c h o c á n b

ộ đ ị a p

h ư ơ n g v ề

q u

ả n l ý m

ô i t r ư ờ n g

T h i ế t l ậ p m

ộ t c ơ c h

ế đ ể q u a

đ ó n g ư

ờ i n g

h è o

c ó t h

ể c h u y ể n

ý k i ế n c ủ a m ì n

h đ ế n c á c n

h à

c h ứ c t r á c h c ấ p c a o

h ơ n

T ậ n d ụ n g t ố

i đ a c á c t ổ c h

ứ c c h

í n h q u y ề n

h i ệ n c ó

ở t ỉ n

h ( v í d ụ

, U B N D t ỉ n h

, h ộ i p h ụ n

n h ư m

ộ t

đ i ể m

đ ể n g ư

ờ i n g h

è o c ó t h

ể b ả y t ỏ

n g u y ệ n v ọ n g v à m o n g m u ố n c ủ a m

ì n h )

H ỗ t r ợ v ề x

ã h ộ i

N â n g c a o

n h ậ n t h

ứ c c ủ a c ộ n g

đ ồ n g v à c á n

b ộ đ ị a p h ư ơ n g v ề v a i t r ò v à q u y ề n c ủ a n g ư ờ i

n g

h è o

C u n g c ấ p

t h ô n g t i n

đ ế n n g ư

ờ i n g

h è o v ề c á c

t á c đ ộ n g t í c h c ự c v à t i ê u c ự c c ủ a t ấ t c ả c á c

v ấ n đ ề m

ô i t r ư ờ n g c ó

ả n h h ư

ở n g t r ự c t i ế p

đ ế n

c u ộ c s ố n g c ủ a

h ọ

K h i t ổ c h

ứ c c á c c u

ộ c

h ọ p

d â n

, đ i ề u q u a n

t r ọ n g

l à p h ả i đ ả m

b ả o t í n

h r ộ n g r ã i , s ự c ở

i m ở ,

đ i ề u h à n h c ô n g

b ằ n g

đ ể c ổ v ũ s ự t h a m

g i a

m ộ t c á c h t í c h c ự c v à c h

ủ đ ộ n g

T h ự c

h i ệ n

c á c h o ạ t

đ ộ n g t r u y ề n t h

ô n g

t h ư

ờ n g x u y ê n

T h ú c

đ ẩ y v à c ả i t h

i ệ n v i ệ c t r a o

đ ổ i t h ô n g g

i ữ a

v à t r o n g c á c v ù n g

T h ú c

đ ẩ y v i ệ c p

h ổ b i ế n t h

ô n g t i n t h

ô n g q u a

c á c k ê n h k h á c n

h a u

N â n g c a o n

h ậ n t h

ứ c c ủ a n g ư

ờ i n g

h è o v ề m

ô i

t r ư ờ n g v à q u y ề n

l ợ i đ ư ợ c t h a m

g i a v à o

E I A

c ủ a

h ọ

Page 35: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 35/93

2 5

M ụ c t i ê u

P h â n t í c h v ấ n đ ề

B à i h ọ c t h u đ ư ợ c v à c á c c h ứ n g c ứ p h á t h i ệ n đ ư ợ c

N g

h i ê n c

ứ u

đ i ể m

1 –

E P v

à n g

ư ờ i n g

h è o

N g

h i ê n c ứ u

đ i ể m

2 –

E I A v à n g

ư ờ i n g

h è o

H ỗ t r ợ v ậ t c

h ấ t

N â n g c ấ p

đ ư

ờ n g x á

X â y d ự n g

c á c n

h à , p

h ò n g

h ọ p c ộ n g

đ ồ n g

H ỗ t r ợ t à i c

h í n h

H ỗ t r ợ

l ồ n g g

h é p t r o n g c á c c h

í n h s á c h m

ô i

t r ư ờ n g q u a

đ ó g

i ả m s ự

p h ụ t h u

ộ c v à o

h o ạ t

đ ộ n g n g o

à i c h í n h s á c h

C u n g c ấ p

t í n d ụ n g

b ổ s u n g

T h i ế t l ậ p v à t r ì n

h d i ễ n c á c m

ô h ì n h v ề

h à i h ò a

h ó a g

i ữ a x ó a

đ ó i g i ả m

n g

h è o v à

b ả o v ệ m

ô i

t r ư ờ n g

C â n n

h ắ c m

ở r ộ n g

k h á i n i ệ m

v ề đ ề n b ù m

ô i

t r ư ờ n g v à

đ á n h g

i á t í n

h k h ả t h

i c ủ a v i ệ c

đ ư a

y ê u c ầ u n

à y v à o c á c v ă n

b ả n

p h á p q u y v ề

E I A

C u n g c ấ p c á c

h o ạ t

đ ộ n g t ạ o t h u n

h ậ p

C u n g c ấ p c á c t í n

d ụ n g n

h ỏ t r o n g t h

ờ i g i a n

t r u n g

h ạ n

X â y d ự n g n

ă n g

l ự c

X â y d ự n g

n ă n g

l ự c c h o n g ư

ờ i n g

h è o v ề

b ả o

v ệ m

ô i t r ư

ờ n g v à c á c c h

í n h s á c h m

ô i t r ư ờ n g

( k h ô n g c

h ỉ v ề c á c c ơ c h

ế t h ư

ở n g p

h ạ t n

ế u

h ọ v i p

h ạ m

c á c c h

í n h s á c h m

à c ò n v ề c á c t á c

đ ộ n g t í c h

c ự c , v a i t r ò

, v à t ầ m

q u a n t r ọ n g c ủ a

m ô i t r ư ờ n

g c ũ n g n

h ư c á c q u y ề n

l ợ i v à c á c

l ợ i

í c h n

ế u h ọ t h a m

g i a v à o q u y t r ì n

h n

à y )

Đ à o t à o c

h o n g ư

ờ i n g

h è o v ề c á c h t h

ứ c t h ự c

h i ệ n k h i ế u

k i ệ n m

ộ t c á c h

h ợ p p

h á p

C h o p

h é p

h ọ p

h á t b i ể u ý k i ế n t h

ô n g q u a v ị ê c

k h u y ế n k

h í c h h ọ t h a m

d ự c á c c u

ộ c

h ọ p v à t ậ p

h u

ấ n

N â n g c a o n

ă n g

l ự c c h o n g ư ờ

i n g

h è o v ề

E I A

T ă n g c ư

ờ n g n

ă n g

l ự c c h o c á n

b ộ m

ô i t r ư ờ n g

đ ị a p

h ư ơ n g

, b a o g

ồ m

c ả đ à o

t ạ o v à t ạ o

n g u

ồ n n

h â n l ự c

Page 36: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 36/93

26

Có thể thấy rõ ràng từ bảng ở trên là các kết quả của hai nghiên cứu điểm đã xác định một loạt các vấn đề liênquan đến các mục tiêu của nghiên cứu này. Các kết quả đã chỉ ra rõ ràng là người nghèo chưa được quan tâmđầy đủ trong việc phát triển và thực hiện các chính sách môi trường nói chung và trong các quá trình EIA vàSEA nói riêng (xem Bảng 2 và Bảng 3). Do các rào cản về thể chế, xã hội, tài chính, vật chất và năng lực, rất khócho huy động sự tham gia của người nghèo, thậm chí cả trong trường hợp cả các nhà chức trách địa phươngcũng như người nghèo mong mỏi điều này.

Hai bảng dưới đây cũng so sánh các yêu cầu hiện tại của người nghèo trong SEA và quy trình EIA cũng như cáckhả năng mà yêu cầu của họ được xem xét

Bảng 2. Quy trình SEA và Sự tham gia của cộng đồng trong đó có người nghèo

Các bước Sự tham gia của người nghèoTrong Luật BVMT Thực tế

1. Chuẩn bị SEA Không đề cập Không2. Thẩm định Không đề cập Không3. Phê duyệt Không đề cập Không4. Giám sát Không đề cập Không

Bảng 3. Quy trình EIA và Sự tham gia của người nghèo

Các bước Sự tham gia của người nghèoYêu cầu trong Luật BVMT Thực tế

1. Chuẩn bị EIA Gián tiếp – thông qua tham vấnvới UBND xã và MTTQ xã

Có ít sự tham gia trực tiếp củangười nghèo – tham vấn chỉ tậptrung vào thảo luận với chínhquyền địa phương

2. Thẩm định EIA Gián tiếp – thông qua tham vấnvới UBND xã và MTTQ xã

Trực tiếp – các cá nhân có thể gửiý kiến và khiếu kiện lên cơ quanthẩm định xem xét

Có ít sự tham gia trực tiếp củangười nghèo – tham vấn dườngnhư chỉ thực hiện với các cơ quancó thẩm quyền

Có ít sự tham gia trực tiếp củangười nghèo - thiếu nhận thức vềquyền tham gia/ thiếu nhận thứcvề dự án và thời gian của dự án

3. Phê duyệt EIA Gián tiếp – thông qua cố vấn củaUBND xã và khu vực dự án

Người nghèo tự phải trang bịthông tin cho mình – không có sự tham gia trực tiếp

4. Giám sát EIA Không đề cập Không

Các kết quả rà soát tài liệu và nghiên cứu điểm cũng chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức củacác chính sách môi trường hiện tại và những nỗ lực của các chính sách này trong việc lồng ghép các yếu tố đóinghèo trong chương trình hoạt động của mình như sau:

Điểm mạnhRõ ràng là chính sách của Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm CPRGS, NSEP và Chương trình Nghị sự 21 đãbắt đầu thừa nhận trên văn bản các mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường. Điều này sẽ cung cấp một hànhlang pháp lý cho việc thực hiện các chiến lược và chương trình liên quan đến các mối quan hệ nghèo đói vàmôi trường.

Điểm yếuCó thể thấy rõ ràng là cần có sự hợp tác ở 4 cấp trong quốc gia bao gồm cấp trung ương, tỉnh, huyện, và xãnhưng hiện vẫn còn có những lỗ hổng trong liên kết cả theo chiều dọc và chiều ngang giữa các cấp này. Thêm

Page 37: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 37/93

27

vào đó, năng lực của các cơ quan thực hiện rất hạn chế đã dẫn đến việc thực hiện không được thực hiện hiệuquả như mong đợi.

Người nghèo và các nhóm dân cư ngoài lề không được trao cơ hội để tham gia vào các chính sách, các văn bảnpháp lý, các quy hoạch môi trường và việc thực hiện chúng ở các quy mô lớn cũng như nhỏ - thực tế là có rất ítlộ trình chính thức cho sự tham gia này nhưng các quá trình không chính thức như việc khiếu nại trong một số

trường hợp chứng tỏ có thể có mong muốn có sự tham gia của các nhóm này. Thiếu một cơ chế cho sự thamgia của cộng đồng, trong đó có sự tham gia của người nghèo và thiếu các yêu cầu chính thức về sự tham dự của người nghèo trực tiếp bị ảnh hưởng bởi môi trường.

Cơ hộiMôi trường ngày càng được quan tâm do ảnh hưởng của nhiều công ước quốc tế về môi trường. Ngoài ra,chính phủ cũng nhận được nhiều trợ giúp quốc tế để thực hiện các chính sách và pháp luật về môi trường.

Thách thứcTham nhũng và các sức ép về kinh tế đã tạo tác động tiêu cực lên nhận thức của con người về vấn đề bảo vệmôi trường.

C. Các kiến nghịNhư đã thảo luận trong các phần trước và trong các báo cáo nghiên cứu điểm, có những kiến nghị chung mà cảhai nghiên cứu điểm cùng đưa ra. Để thúc đẩy sự tham gia của người nghèo và EIA và SEA, đặc biệt trong pháttriển và thực hiện các chính sách môi trường nói chung, cần có những hỗ trợ về thể chế, xã hội và vật chất. Xâydựng năng lực về môi trường cũng như kiến thức pháp luật cho cả các cán bộ nhà nước và cho người nghèo sẽđóng vai trò sống còn trong việc xác định và giải quyết vấn đề lồng ghép nghèo đói vào các chính sách và cácvăn bản pháp quy về môi trường. Để đạt được sự tham gia hiệu quả của người nghèo, các cơ quan chính quyềncần áp dụng triệt để quy định về dân chủ cơ sở và thực hiện các chính sách giảm nghèo và bảo vệ môi trường.Người nghèo và các tổ chức xã hội và chuyên môn liên quan đến người nghèo nên đề nghị các cơ quan chínhquyền liên quan áp dụng nguyên tắc về dân chủ cơ sở.

Cần xây dựng khung pháp lý và các hướng dẫn phù hợp cho (i) sự tham gia của người nghèo trong EIA cũngnhư SEA và việc phát triển chính sách môi trường và (ii) các yêu cầu về đánh giá ảnh hưởng của các chính sáchmôi trường và các dự án lên người nghèo thông qua EIA/SEA hoặc các cơ chế thích hợp khác. Các nghiên cứutiếp theo có thể tập trung vào các vân đề mà nghiên cứu này chưa thể đề cập đến như (i) xác định dạng dự ánnào cần có sự tham khảo ý kiến của người nghèo; (ii) số lượng người nghèo tối thiểu cần được tham gia vào quátrình lấy ý kiến, tỷ trọng trong tổng số người nghèo cần được tham gia trong quá trình lấy ý kiến.

Các kiến nghị cụ thể của từng nghiên cứu điểm được trình bày trong các Báo cáo Nghiên cứu Điểm. Dưới đâylà tóm tắt của các kiến nghị chính được xây dựng từ từng trường hợp nghiên cứu điển hình:

Xây dựng và thực hiện chính sách môi trường và người nghèo:(i).a. Tăng cường trợ giúp về mặt thể chế thông qua việc xây dựng khung chiến lược và pháp lý và các

hướng dẫn để người nghèo có khả năng tham gia vào chính sách môi trường thông qua việc xây dựng“Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thương vào quá trình xây dựng chính sách môi trường” vàtổ chức tập huấn cho các cơ quan chính quyền về việc sử dụng các hướng dẫn nêu trong sổ tay này.Sổ tay hướng dẫn này cần có những thông tin về cơ chế tham gia và nâng cao nhận thức, xây dựngchính sách môi trường, và các công cụ đánh giá và cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả của việc thựchiện chính sách môi trường đối với người nghèo.

b. Tăng cường trợ giúp xã hộithông qua việc nâng cao nhận thức cho công chúng và chính quyền địaphương về vai trò của người nghèo trong việc xây dựng và thực hiện chính sách môi trường và để đảmbảo những cơ chế để những lợi ích tích cực được tăng cường cho người nghèo thông qua việc thựchiện chính sách môi trường và thông việc gia tăng độ ổn định về mặt sinh kế hoặc tạo thu nhập chongười nghèo.

c. Gia tăng trợ giúp về cơ sở vật chấtthông qua việc điều tra các cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng có thểkhuyến khích người nghèo tham gia vào các chính sách môi trường.

Page 38: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 38/93

28

d. Tiến hành xây dựng năng lựccho các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã về chính sách môi trường vàviệc thực hiện chính sách môi trường.

e. Tối đa những cơ hội tạo ra bởi SEA và tối đa sự tham gia của người nghèo vào SEAthông qua việctăng cường các quy định pháp luật về tham vấn cộng đồng trong Luật bảo vệ môi trường 2005.

(ii). Đánh giá tác động môi trường và người nghèoa. Xây dựng khung pháp lý và các hướng dẫn phù hợp để người nghèo tham gia vào EIAthông

qua việc xây dựng các hướng dẫn cụ thể về các biện pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng nóichung và của người nghèo nói riêng vào quá trình. Cần phải kết nối với SEMLA và các hoạt động đềxuất của Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ về vấn đề này.

b. Yêu cầu EIA cần xem xét vấn đề đói nghèothông qua việc tăng cường các quy định pháp lý về xemxét các vấn đề xã hội trong EIA và nâng cao năng lực cho chính quyền và những người thực hiện EIAvề các phương pháp và công cụ để xem xét các vấn đề xã hội và môi trường.

c. Tăng cường thông tin liên lạc/tính minh bạchthông qua việc cải thiện các quy định pháp lý nhằmkhuyến khích thông tin 2 chiều trong suốt quá trình chuẩn bị EIA và quá trình thực hiện dự án.

d. Đầu tư đủ nhân lực cho cấp cơ sở thông qua việc đảm bảo đầy đủ tập huấn cho cho các cấp chínhquyền. Cần phải kết nối với SEMLA và các hoạt động đề xuất của Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả

viện trợ về vấn đề này.e. Tăng cường nhận thức cho người nghèothông qua việc tăng cường các yêu cầu cho hoạt độngnâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin trong quá trình chuẩn bị và thực hiện EIA bao gồm cả hoạtđộng xây dựng mạng lưới giám sát cộng đồng.

f. Phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường và sinh kế cho người nghèobằng việc đảm bảo các cơ hộicho các chiến lược giảm nhẹ cần được xem xét và lợi ích của người nghèo cần được xác định và thúcđẩy thông qua quá trình EIA.

Cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn trong dự án PEP để biến các đề xuất này thành các hành động cụthể. Những công việc này nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu hiện tại và cần phải tiến hành những điều tra cụthể hơn cho những chủ đề được xác định dựa trên các nghiên cứu điểm này và cần phải có sự tham gia của rấtnhiều bên liên quan những chưa tham gia vào nghiên cứu điểm này. Ngoài ra, có thể thấy trong nghiên cứu

điểm số 1, những kiến nghị nêu ra không cụ thể như những kiến nghị trong nghiên cứu điểm số 2 vì cấu trúcvà bản chất của nghiên cứu là không đưa ra các đề xuất cụ thể cho bất kỳ một chính sách môi trường cụ thểnào do các chính sách môi trường hiện tại rất rộng.

Page 39: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 39/93

29

Chương 5Hạn chế của nghiên cứu này

Mặc dù nghiên cứu này có ý định bao trùm các vấn đề phát sinh ở Việt Nam bằng việc lựa chọn 4 tỉnh đại diệncho khu vực phía Bắc, Trung và Nam phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (ví dụ, đô thị - HàNội, nông thôn – Hà Tĩnh, ven biển – Sóc Trăng, và miền núi – Thái Nguyên) nhưng nghiên cứu vẫn còn một vàiđiểm hạn chế vì những lý do sau:

Kết quả nghiên cứu tại 4 tỉnh có thể cho ta thấy được một số vấn đề nổi cộm nhưng nghiên cứu không1.thể phản ánh được bức tranh tổng thể về tình hình hiện nay tại tất cả các vùng. Do đặc điểm dân số,văn hoá, kinh tế xã hội và điều kiện môi trường khác nhau, cần phải tiến hành thêm các nghiên cứutrên quy mô lớn để kiểm chứng lại các vấn đề này đồng thời lấp đầy khoảng trống của thông tin trongnghiên cứu này.Thời gian và ngân sách cho mỗi nghiên cứu bị hạn chế. Do đó, kết quả không thể có chiều sâu như 2.nhóm nghiên cứu mong đợi. Thực tế, mỗi chuyên gia chỉ có 16 – 26 ngày để nghiên cứu, tiến hànhPRA tại 4 tỉnh và 2 huyện mục tiêu của từng tỉnh, tổ chức hội thảo nhỏ chuẩn bị báo cáo và phân tích.Thời gian giành cho hoạt động nghiên cứu tại các tỉnh rất hạn hẹp do các thôn nghiên cứu nằm biệtlập và rất xa nhau và chính vì thế đã hạn chế khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau mà đáng lẽcần phải có. Ngoài ra, do nguồn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu hạn hẹp nên chỉ có một một sốlượng hạn chế các bên liên quan được tham vấn và không có nhiều sự tham gia của cộng đồng.Tiếp cận thông tin ở cấp trung ương và tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hệ thống theo dõi và3.ghi lại, quản lý và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này kém. Hơn nữa, sự tham gia của người nghèo trongcác chính sách môi trường chưa được nghiên cứu nhiều và chưa được đề cập trong các ấn phẩm ở ViệtNam. Do đó, nhóm nghiên cứu phải tốn nhiều thời gian để thiết kế/xây dựng phương pháp nghiêncứu phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ được thử nghiệm ở 4 tỉnh. Việc thiếu thời gian vàngân sách dẫn đến một thực tế là phương pháp này chưa được đánh giá và điều chỉnh. Do đó, cần tiếptục triển khai các nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian tới.

Dân số mẫu được lựa chọn cho nghiên cứu không hoàn toàn ngẫu nhiên vì nó phụ thuộc vào cách4. thức tổ chức của địa phương và khả năng áp dụng các thủ tục của Chính phủ.

Page 40: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 40/93

30

Tài liệu tham khảoAnon. 1999. ‘Ha Tinh Poverty Reduction Programme’, Ha Noi: Save the Children (UK).Ap Cho hamlet. 2007. ‘Report on the implementation of task sides in Ap Cho hamlet’

Cam Xuyen DPC. 2006. ‘Report on State Plan Implementation 2006; Target, Duties and Solution for theimplementation of State Plan 2007, No. 96 BC/UBND-TCKH’.Cam My CPC. 2006. ‘Report on State Plan Implementation 2006; Targets, Duties and Solutions for theimplementation of State Plan 2007’.Centre of Excellence in Environmental Economics. 2007.Environment Impact Assessment.Available at: http://coe.mse.ac.in/eiamain.aspCPU of Water Resources. 2003. ‘EIA report of Viet Nam Water Resources Assistance Project’.CWPDP’s Provincial Project Management Unit. 2007.Report on project implementation in 2006 and work plan or 2007 . Soc Trang Provincial People’s Committee, Soc Trang, Viet Nam.

Central Water Resources Project Management Unit. 2003a. ‘Environmental Impacts Assessment for Viet NamWater Resources Assistance Project’.Central Water Resources Project Management Unit. 2003b. ‘O cial Letter 636 CV/DATL regarding consultationfor WB3’.Communist Party of Viet Nam,Documents o the Xth Congress o Communist Party o Viet Nam. National PoliticalEditions. Hanoi, 2006. Vietnamese edition.Decision No. 04/2004/QD-BTNMT issued by the Minister of MONRE on 5 April 2004 on the approval of theAction Plan on Conservation and Sustainable Development of Wetlands for the 2004-2010 periods.Department of Transport and Public Works. 1998. ‘EIA report on Nam Son Waste Treatment Complex ConstructionProject, Soc Son, Hanoi’.

Dong Anh DPC. 2006. ‘Report on the implementation of socioeconomic activities in 2006, and Plan for Socio-Economic Development in 2007, No.130/BC-UBND Dong Anh’.Gibbs.C. 2001.Mangroves: Local livelihoods vs. corporate proftsAvailable at: http://www.wrm.org.uy/deforestation/mangroves/book8.htmlGovernment of Viet Nam, 2004. Government Decree No. 109/2003/ND-CP issued on 23 September 2003, andCircular No. 18/2004/TT-BTNMT issued on 23 August 2004 on the conservation and sustainable developmentof wetlands.Government of Viet Nam, 2001.Orienting plan or priority programmes o environmental protection 2001-2005.2001. Retrieved from http://www.nea.gov.vn/English/state/VN_Orienting-Plan-2005.htmGovernment of Viet Nam, 2003.National Strategy or Environmental Protection until 2010 and Vision toward

2020(Approved by the Prime Minister of the Government of Viet Nam according to the Government Decision256/2003/QD-TTg of December 2nd, 2003).Government of Viet Nam, 2003.The comprehensive poverty reduction and growth strategy . Retrieved Jan 2007from http://siteresources.worldbank.org/INVIET NAM/Overview/20270134/cprgs_ nalreport_Nov03.pdf GTZ. 2005. ‘Strategic Environmental Assessment of Dai Tu District Socio-Economic Development Plan in relationto Tam Dao National Park and its Bu er Zone - SEA Conclusions & Recommendations, Version 1.98’IAIA. Undated. ‘SEA Current Practices, Future Demands and Capacity Building Needs – Training Manual’.Inception Team. 2007.Synthesize and analyze existing in ormation on poverty – environment linkages and identi y priority knowledge gaps and defne a work plan or the main study , Ministry of Natural Resources and Environmentand UNDP, Hanoi.

International Food Policy Research Institute (IFPRI) (1996): ‘Rice Market Monitoring and Policy Option Study .

Page 41: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 41/93

31

Labor Newspaper No. 295, 26 October 2006.Website: http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2006/10/8397.laodongLang.C. .2001. ‘Viet Nam: Shrimps, Mangroves and the World Bank’,WRM Bulletin Nº 51,October 2001.Le Trong Trai, Nguyen Huy Dung, Nguyen Cu, Le Van Cham, and Eames J.C. 1999. ‘Investment Plan for Ke GoNature Conservation Zone, Ha Tinh Province. Birdlife International and the Institute for Forestry Planning andProtection’ Available at: http://www.wrm.org.uy/bulletin/51/Viet Nam.htmlMARD, 2001. ‘Investigation and Impacts Assessment of Kego Reservoir on Ecological Environment’.MARD, 2003. ‘Environmental Impact Assessment for Viet Nam Water Resources Assistance Project: Draft FinalConsultation Report: Volume 3’.MOLISA and UNDP. 2004. Evaluation and Planning for Future: Evaluation of National Programme on HungerEradication and Poverty Reduction and Programme 135. Hanoi, Viet Nam.MONRE. 13 March 2005. Môi trường Hà Nội xung quanh bãi rác Nam Sơn bị ảnh hưởng nặng nề. Website:http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=210&idmid=&ItemID=9208Ministry of Foreign A airs of Denmark. 2007.Support to the World Bank’s Wetlands Project Available at: http://www.ambhanoi.um.dk/NR/exeres/02461B2F-FE42-4BAB-97C1-1F18F47423C9,frameless.htm?NRMODE=Published.

Morris, J., Bui Thi An, Nguyen Thi Nghia & Vu Dinh Quang. (2002).Evaluation o Impacts: NTFP Project (1998-2002). NTFP Project: Ha Noi.Nam Son CPC. 2006. ‘Report on the implementation of socio-economic activities in 2006, with orientation for2007.’Nam Son CPC. 2007. ‘Report on the implementation of socio-economic activities in the rst six months in 2007and duty orientation for the remaining six months.Neumann R.P. & Hirsch, E.H. (2000).Commercialization o NTFP: Review and Analysis o Research. CIFOR: Bogor,Indonesia.Inception report , FSSP, Ha Noi.Nguyen Khe CPC. 2007. ‘Report on the implementation of socioeconomic development and national defenseand security in the rst six months in 2007 and duty orientation of the remaining six months’, No.16/BC-UBND.Nguyen Quang Tuan & Virginia W. Maclaren. 2005. ‘Community Concerns about land lls: A Case Study of HaNoi, Viet Nam’, inJournal o Environmental Planning and Management,Vol.48, No.6, 808-831. Routledge.Norton. A. and Bird. B. and Brock.K. and Kakandre.M. and Turke.C. 2001. A rough guide to PPAs Participatory Poverty Assessment An introduction to theory and practiceAvailable at: http://www.odi.org.uk/pppg/publications/books/ppa.pdf OECD. 2006. Applying SEA: Good Practice Guidance or Development Cooperation.O ce of Deputy Prime Minister. 2005.Practical Guide to SEA Directive - European Directive 2001/42/EC on theassessment o the e ects o certain plans and programmes on the environment L Pinter, D Swanson, JE Barr. 2004. SEA:A Concept in Progress – A training module or the World Bank Institute.

SEMLA. 2006.Strengthening and Aligning the Environmental Sa eguards System in Viet Nam. Hanoi.Sikor, Thomas. 2001. ‘The Allocation of Forestry Land in Viet Nam: Did it Cause the Expansion of Forests in theNorthwest?’,in Forest Policy and Economics, 2:1-11.Soc Trang Provincial People’s Committee CWPDP’s PPMU. 2006. ‘Report on project implementation in 2006 andwork plan for 2007’.Steering Committee-Initial Health Care, 2006, Report on EnvironmentSunderlin, W. D. and Thu Ba, H., 2005. “Poverty Alleviation and Forests in Viet Nam”. Centre for InternationalForestry Research (CIFOR). Subur Printing. Indonesia.Report of the Central Committee of Communist Party of Viet Nam at 10th Congress of the Party on 18 April2006. Paragraph 1. Evaluation of Implementation of Decision of the IX Congress of the Party and review of 20

years of renovation.

Page 42: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 42/93

32

Pho Yen DPC. 2007. ‘Report on the environmental management, the implementation of environmental law andenvironmental actuality in the area of Pho Yen’.Phuc Thuan CPC. 2007. Report on the results of government implementation in the rst six months, thesolutions of implementation of the remaining six months and the locality’s recommendation.PPAE Team. 2007.Understanding the Voice o the Poor , UNDP and MONRE, Ha Noi, Viet Nam

Programmes for the Prevention of epidemic and diseases in Nam Son commune in 2006. No.05/BC-TYT.December 2006.Quan Chu. 2007. ‘Report on the implementation of socio-economic activities in the rst six months in 2007 andduty orientation of the remaining six months’.Thach Ha DPC. 2006. ‘Report on implementation of socio-economic, national defense in 2006;Target, Dutiesand Solution for the implementation of State Plan 2007’.Thach Dien Commune Peoples Committee. 2007. ‘Report on the Implementation of Socio-Economic andDefense-Security Plan 2006, and the Socio-Economic Development Objectives for 2007.’Thach Ha District Health Division. 2006. ‘Report on Health Care Activities of Thach Dien Commune HealthStation 2006.’

Trung Binh CPC, ‘Report on current situation of environmental sanitation and recommendation to overcomeTrung Binh’s CPC environmental pollution’.Trung Binh CPC. 2007. ‘Report on the socio-economic situation and general duty orientation of 2007.UN Country Team Viet Nam. 2005.’The MDGs and Viet Nam Socio-Economic Development Plan 2006-2010’. HaNoi, Viet Nam.United Nations Environment Programme. 2006. SEA: A Tool or Mainstreaming Environmental Sustainability intoDevelopment Planning.United Nations Environment Programme. 2007.Environment Impact Assessment Available at: www.gdrc.org/uem/eia/de ne.html

The Viet Nam Biodiversity Action Plan to the year 2015 and Vision to the year 2020 (currently being drafted).VnExpress, 20 Feb 2006. Website:http://vnexpress.net/Viet Nam/Xa-hoi/2006/02/3B9E6E53/Viet Nam News.1999. ‘World Bank to help restore Cuu Long Delta mangrove forests’, Saturday November 27,1999, p.1.Viet Nam Environment Protection Agency. 2005.Overview o Wetlands Status in Viet Nam Following 15 Years o Ramsar Convention Implementation. Hanoi, Viet Nam. 72 pp.VEPA.2000.Implementation o Environmental Assessment in investment decision-makingAvailable at: wwww.unescap.org/drpad/vc/conference/bg_vn_7_iea.htmVWRAP (Viet Nam Water Resources Assistance Project). 2003. Ke Go Reservoir Sub-project - CommunityInformation Paper.World Bank. 1998.Environmental Assessment Update o the Viet Nam Coastal Wetlands Protection and Development Project . Available at: http://www- wds.worldbank. org/servlet/ WDSContentServer/WDSP/IB/1999/11/04/000094946_99031911044384/Rendered/PDF/multi0page.pdf World Bank, 2006,Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty reduction in Cambodia, LaoPDR and Viet Nam.Draft Conference EditionWorld Bank. 2007.Strategic Environmental Assessment (SEA)Available at: http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/WBI/WBIPROGRAMS/ENRLP/0,,contentMDK:20797418~pagePK:64156158~piPK:64152884~theSiePK:460957,00.htmlWWF. 2007.Discussion paper on Strategic Environment Assessment , Available at: http://72.14.253.104/search?q=cache:l3CtqcgkVTkJ:www.wwf.org.uk/ lelibrary/pdf/sea.pdf+Strategic+Environment+Assessment

&hl=en&ct=clnk&cd=6

Page 43: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 43/93

33

Phụ lục 1Đánh giá tác động môi trường (LEP 2005)

Điều 18. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngChủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:1.

Dự án công trình quan trọng quốc gia;a.Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườnb.quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinhc.thái được bảo vệ;Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất,d.cụm làng nghề;Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;e.Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;f.

Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.g.2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngChủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường1.trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của2.dự án.Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu3.trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ4.dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh giátác động môi trường bổ sung.Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ5.chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.

Điều 20. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trườngLiệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và1.khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và2.sức chịu tải của môi trường. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành3.phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường docông trình gây ra.Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố4.môi trường.Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.5.Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển6.khai thực hiện dự án.Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí 7.của dự án.Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại8.diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương

hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giátác động môi trường.Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.9.

Page 44: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 44/93

34

Điều 21. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngViệc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định1.hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện và hướng dẫn hoạt động thẩm định báo cáo đánh giátác động môi trường của tổ chức dịch vụ thẩm định.

Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản 7 Điều này bao2. gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quanphê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyêngia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổchức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bao gồm3.đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyênmôn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nộidung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hộiđồng thẩm định quyết định.Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường,bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số4.thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếptham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định.Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và5.phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan6.tổ chức việc thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này; cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm xemxét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra kết luận, quyết định.Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án được quy7.định như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩma.

định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh;Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổb.chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyềnquyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh;Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm địnhc.báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyếtđịnh, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 22. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trườngCơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét1.và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định.Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét khiếu nại, kiến nghị2.của chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi phê duyệt.Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường3.đã được chỉnh sửa đạt yêu cầu theo kết luận của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định, thủtrưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giátác động môi trường; nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự ánbiết.Các dự án quy định tại Điều 18 của Luật này chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác4.sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Page 45: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 45/93

35

Điều 23. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáođánh giá tác động môi trường

Chủ dự án có trách nhiệm sau đây:1.Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáoa.đánh giá tác động môi trường;

Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải,công nghệ xử lý, thông sốb. tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giámsát;Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môic.trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhậnd.việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giátác động môi trường;Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhậne.việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phêa.duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báonội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp xã nơithực hiện dự án;Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trườngb.đã được phê duyệt.

Page 46: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 46/93

Page 47: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 47/93

37

Phụ lục 2Đánh giá môi trường chiến lược (LEP 2005)

Điều 14. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lượcChiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.1.Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.2.Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương3.(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng.Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên4.nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.5.Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.6.

Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lượcCơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo1.đánh giá môi trường chiến lược.Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá2.trình lập dự án.

Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lượcKhái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.1.Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.2.Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.3.Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.4.

Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực5. hiện dự án.

Điều 17. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lượcBáo cáo đánh giá môi trường chiến lược được một hội đồng tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều1.này thẩm định.Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm đại diện2.của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ bannhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phùhợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyềnthành lập hội đồng thẩm định quyết định.Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao3.gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban,ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nộidung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hộiđồng thẩm định quyết định.Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số4.thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếptham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham gia hội đồng thẩm định.Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức hội đồng5.thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xétcác yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án.6.

Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như 7. sau:

Page 48: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 48/93

38

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lượca.đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môib.trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đốic.với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Page 49: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 49/93

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1:Chính sách môi trường và người nghèo/

chiến lược đối phóNhững trở ngại cho sự tham gia của các cộng đồng nghèo trong việc xâydựng các chính sách và chương trình môi trường và mức độ lồng ghép

những mối quan tâm về xoá đói giảm nghèo trong chính sách môi trườnghiện nay

Page 50: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 50/93

40

Mục lục

1. Giới thiệu .......................................................................................................................................................................

2. Thông tin cơ sở ...............................................................................................................................................................

2.1.Dự án “Dự án xây dựng và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển (CWDPP) ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, TràVinh và Cà Mau tại Việt Nam, 2000- 2007” .................................................................................................................2.2. Đánh giá môi trường chiến lược cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ trong mối quan hệvới Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm ................................................................................................................

3. Những phát hiện từ nghiên cứu điển hình và bàn luận ...............................................................................................3.1.Thực trạng của người nghèo ở địa phương tiến hành nghiên cứu điển hình ..................................................473.2. Mối quan hệ giữa vấn đề môi trường và đói nghèo ở những địa phương được chọn làm nghiên cứu điểnhình.................................................................................................................................................................................3.3. Các tác động của những chính sách môi trường đối với người nghèo ..............................................................4

3.4. Mức độ lồng ghép các mối quan tâm về nghèo đói vào chính sách môi trường hiện nay .........................523.5. Những thách thức chủ yếu đối với việc kết hợp người nghèo vào chính sách môi trường ........................543.6. Các chiến lược đối phó của người nghèo ............................................................................................................3.7. Quan điểm của người nghèo và chính quyền địa phương về thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vàoquá trình xây dựng và thực hiện chính sách môi trường trong thời gian tới ...........................................................573.8. Thiếu sót của quá trình thực hiện chính sách môi trường đối với người nghèo/vấn đề nghèo đói ........57

4. Kết luận ..........................................................................................................................................................................

5. Khuyến nghị ...................................................................................................................................................................

5.1. Trợ giúp về thể chế ......................................................................................................................................................5.2. Những trợ giúp về mặt xã hội ...............................................................................................................................5.3.Trợ giúp về cơ sở vật chất .....................................................................................................................................5.4.Nâng cao năng lực ...................................................................................................................................................5.5. Sự tham gia của người nghèo vào chiến lược đánh giá tác động môi trường (SEA) .....................................62

Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................................................................

Page 51: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 51/93

41

1. Giới thiệuDự án Đói nghèo và môi truờng3 (PEP) được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và tổchức Hỗ trợ Phát triển của Vương quốc Anh và được quản lý bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Dự ánnày nhằm tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam để lồng ghép các mục tiêu môi trường và giảm nghèo

vào các khuôn khổ chính sách hướng tới phát triển bền vững. Liên doanh các nhà thầu do ICRAF chủ trì đangcung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho một nghiên cứu là một phần của PEP có tên gọi là “Dịch vụ tư vấn kỹ thuậtnhằm hỗ trợ mở rộng kiến thức về mối liên hệ Đói nghèo-Môi trường thông qua tiến hành 10 nghiên cứu điểnhình, tổng kết lại các chương trình quốc gia, xây dựng chính sách và các mô hình đầu tư”.

Báo cáo này được soạn thảo với mục đích nhằm tóm tắt lại những phát hiện chính thuộc nghiên cứu do TS. Bế Quỳnh Nga4 và THS. Phạm Thu Thuỷ5 thực hiện ở hai tỉnh Sóc Trăng và Thái Nguyên.

2. Thông tin cơ sở

2.1.Dự án “Dự án xây dựng và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển (CWDPP) ở tỉnh SócTrăng, Bạc Liêu, Trà Vinh và Cà Mau tại Việt Nam, 2000- 2007”6 2.1.1. Mô tả dự ánDự án này được lựa chọn là một nghiên cứu điển hình chocác chính sách và pháp luật về môi trườngdo dự án được thiết kế nhằm hỗ trợ choQuyết định Số 109/2003/NĐ-CP 7 của Chính phủ Việt Nam và được triển khaitheo Quyết định 116/1999/QĐ-TTg8 . Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, dự án đã đưa ra những bài học kinhnghiệm trong việc thực hiện: (i)Luật Bảo vệ và phát triển rừng, (ii)Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới 2006-2020; (iii)Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng/661, (iv)Chiến lược về lập qui hoạch, khai thác hợp lý và bảo vệnguồn tài nguyên nước tại Việt Nam, (v)Nghị định của Chính phủ Số 109/2003/NĐ-CP 9 , và Thông tư Số 18/2004/ TT-BTNMT 10 ; (vi)Quyết định Số 04/2004/QD-BTNMT 11 , và (vi)Kế hoạch Hành động vì Đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 202012 . Dự án có 7 năm kinh nghiệm trong việc thử nghiệm cách thứclàm thế nào để hài hoà giữa bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Thời gian thực hiện dự án từ ngày 21tháng 5, 2000 đến ngày 31 tháng 8, 2007.

Dự án được thiết kế để triển khai tại 4 tỉnh nghèo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều nhómkinh tế xã hội dễ bị tổn thương, cũng như có giá trị đa dạng sinh học cao trong đó có một diện tích lớn rừngngập mặn và nhiều loài sinh vật biển.

Nghiên cứu điển hình là một ví dụ về quá trình triển khai các chính sách môi trường quốc gia ở cấp cơ sở, nơiđã thực hiện các sáng kiến nhằm hài hoà những xung đột giữa việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trườngvà xoá đói giảm nghèo của các cộng đồng địa phương.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nơi nghiên cứu điển hình được thực hiện, dự án đã được triển khai tại các huyện Long Phú,Vĩnh Châu và Cù Lao Dung. Tại huyện Vĩnh Châu, dự án được triển khai tại các xã Vĩnh Châu, Lạc Hoà, Vĩnh HảVĩnh Phước, Lai Hoà, Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh Châu. Tại huyện Long Phú, dự án được triển khai tại các xã TrungBình, Liêu Tự và Lịch Hội Thương. Tại huyện Cù Lao Dung, dự án được triển khai tại các xã An Thành Nam và A

Thành III. Trong số 12 xã trên, An Thành Nam và thị trấn Vĩnh Châu là hai xã không ưu tiên. Những xã còn lại lànhững xã ưu tiên.

Theo Ngân hàng Thế giới, dự án được thiết kế nhằm tạo ra mối liên kết giữa vấn đề bảo vệ môi trường và xoáđói giảm nghèo và có 3 mục tiêu chính bao gồm (i) tái thiết lập các hệ sinh thái đất ngập nước và rừng ngập

3 Tên đầy đủ - Hài hoà hoá các mục tiêu Xoá đói giảm nghèo và Môi trường trong Chính sách và Lập kế hoạch cho Phát triểnbền vững

4 Viện Khoa học xã hội Việt Nam5 Trung tâm Nông lâm nghiệp Thế giới tại Việt Nam6 Được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Danida, do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quản lý7 Ban hành ngày 30 tháng 5, 1999 về việc phê duyệt lập qui hoạch vùng cho khu vực đất ngập nước tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,

Sóc Trăng, và Trà Vinh8 Ban hành ngày 23 tháng 9, 2003 về Bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước9 Ban hành ngày 23 tháng 9, 200310 Ban hành ngày 23 tháng 8, 2004 về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước11 Ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 5 tháng 4, 2004 về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động về Bảo tồn

và Phát triển bền vững những vùng đất ngập nước cho giai đoạn 2004-201012 Hiện đang được soạn thảo

Page 52: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 52/93

42

mặn ven biển và nâng cao tính bền vững sinh cảnh của những hệ sinh thái này và các chức năng phòng hộ venbiển tại 4 tỉnh phía Nam của đồng bằng sông Cửu Long; (ii) nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng đất ổn địnhđối với những vùng đất giáp với các khu rừng ngập mặn ven biển; và (iii) nâng cao vị thế xã hội và cải thiệnsinh kế cho các cộng đồng nghèo nhằm làm giảm việc khai thác các hệ sinh thái rừng ngập mặn (Ngân hàngThế giới 1998).

Dự án với mục tiêu phục hồi các khu rừng ngập mặn ven biển tại đồng bằng sông Cửu Long trong khu khubảo vệ nghiêm ngặt (FPZ) có chiều dài là 470 km và nâng cao sinh kế cho 600.000 người nghèo. Trước khi có dự án, cộng đồng dân nghèo nông thôn ở vùng dự án có một vài cơ hội tạo thu nhập mà không phải khai thác tàinguyên rừng ven biển tới mức cạn kiệt như hiện nay (Việt Nam News 1999).

Người ta ước tính rằng khoảng 60 % diện tích rừng ngập mặn trong khu vực đã bị biến mất trong giai đoạn1984 và 1994 do nạn khai thác gỗ và phát triển các hồ ao nuôi tôm (Việt Nam News 1999). Do đó, bằng cáchphục hồi các khu rừng ngập mặn ven biển, giảm nạn xâm canh đất rừng và tạo các hoạt động tạo thu nhập ổnđịnh cho người dân ở khu vực gần đó, dự án này hướng tới việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên mangtính sống còn để bảo vệ khu vực ven biển trước những cơn bão, bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi lại sinhcảnh cho các loài thuỷ sản có giá trị thương mại (Việt Nam News 1999).

2.1.2.Đánh giá dự ánTăng năng suất nông nghiệp và quản lý tài nguyên ven biển là một mục tiêu của chiến lược phát triển nôngthôn hiện nay của chính phủ Việt Nam. Dự án được coi là một phương tiện nhằm giúp đỡ nỗ lực của Chính phủtrong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, và phát triểnkinh tế xã hội bằng cách hướng vào một khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi đói nghèo cao và sự suy thoáinghiêm trọng của rừng ngập mặn và các sinh cảnh tự nhiên quan trọng (Việt Nam News 1999).

Các đánh giá khác nhau của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng người dân ở các nơi khác nhau dường như đãnhận thức tốt hơn về sự cần thiết phục hồi rừng ngập mặn mà cụ thể là các hoạt động trồng cây tự nguyệnvà của cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ không chỉ bao gồm những người nông dân nuôi tôm màcòn bao gồm cả những người nông dân, công nhân lâm nghiệp, nông dân sản xuất muối, thợ may, thợ cơ khí,thợ thủ công, chủ cửa hàng, ngư dân, và những người lao động khác. Nhiều người đã được chính quyền địaphương khuyến khích di dời khỏi khu vực này để nuôi tôm hoặc trở thành công nhân lâm nghiệp, như vậy cáccây rừng ngập mặn có thể được trồng (Gibbs 2001). Nhà tài trợ hi vọng tác động lên những nguồn tài nguyêncó thể được giảm đi bằng cách di rời những nhóm người đang phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên trong khubảo tồn đất ngập nước.

Có nhiều bàn cãi liên quan tới những lợi ích của việc tái định cư cho người nghèo ra khỏi khu vực rừng ngậpmặn. Lăng (2001) cho rằng thay vào việc nên xem xét vai trò của các chính sách Nhà nước trong việc khuyếnkhích nuôi tôm và những tác động tiêu cực có liên quan do những chính sách đó tạo ra đối với các khu vựcrừng ngập mặn, dự án chỉ hoàn toàn dựa trên cơ sở lý luận cho rằng nguyên nhân mất rừng ngập mặn là dongười dân địa phương mà cụ thể là cộng đồng dân nghèo nông thôn ở vùng dự án khi họ chỉ có rất ít cơ hộitạo thu nhập từ các hoạt động khác khác ngoài việc khai thác tài nguyên rừng ven biển tới mức mà những lợiích đem lại từ việc khai thác này đã bị suy giảm nghiêm trọng. Lăng đã chỉ ra rằng việc mất các cánh rừng ngậpmặn Việt Nam là một vấn đề phức tạp. Việc đổ lỗi cho nông dân, những người đang phá các khu rừng ngập

mặn ven biển trong khi bỏ qua không xem tới các chính sách Nhà nước và việc mở rộng nuôi trồng thuỷ sảnchính là đổ lỗi cho các nạn nhân.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới lại lập luận rằng nguyên nhân chính ở đây là do những người nghèo nhất,những người sống trong các khu rừng ngập mặn ven biển và kiếm thu nhập bằng cách chặt cây để làm củi vàthan củi, là những người tạo sức ép lên các khu rừng ngập mặn ven biển, sự ổn định của vùng nội thuỷ và cáckhu vực sinh sản của cá. Ở các khu vực ven biển, đói nghèo là nguyên nhân chính gây suy thoái rừng ngập mặnven biển và dự án đang trực tiếp giải quyết nhu cầu phát triển người nghèo và sự thiệt hại về mặt môi trườngdongười nghèo gây nên. Dự án Phát triển và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển phản hồi bằng cách hỗ trợtrồng lại rừng ngập mặn và dành ra vùng đất nội thuỷ gần với nơi định cư cũ để thiết lập các hoạt động kinh tế mới cho người nghèo (Gibbs 2001). Các hộ gia đình tái định cư là những người rất nghèo của Việt Nam, nhữngngười sống tự cung tự cấp bằng cách khai thác các khu rừng ngập mặn ven biển, do đó họ đang được giúp đỡ

để bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi có nhiều các cơ hội tạo thu nhập thay thế cho hoạt động chặt cây ở trongcác khu rừng ngập mặn ven biển.

Page 53: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 53/93

43

Mặc dù còn có những tranh cãi khác nhau như đã đề cập ở trên, dự án đã đạt được những kết quả tích cực. Mộtđánh giá chung trong Báo cáo hàng năm năm 2006 của Ban Quản lý dự án tại Sóc Trăng cho biết:

Sinh kế của các hộ gia đình tái định cư gặp những khó khăn ban đầu trong thời kỳ chuyển đổi do di●

dời từ khu bảo vệ nghiêm ngặt (FPZ) ra sinh sống tại các khu tái định cư mới. Sự phụ thuộc vào nhữngnguồn tài nguyên trong Khu bảo vệ nghiêm ngặt đang giảm dần, mặc dù đối với nhiều hộ gia đìnhnghèo nó vẫn là một sinh kế phụ quan trọng. Những hộ gia đình sống trong khu tái định cư rất dễtổn thương. Họ dễ dàng bị lâm vào cảnh nghèo đói do bị chuyển ra khỏi những khu vực được bảo vệnghiêm ngặt do thiếu đất cho những hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp. Hoạt động của dự ántrong những tháng vừa qua đã chú ý tới việc tạo ra những nguồn sinh kế thay thế cho các hộ gia đìnhnày thông qua việc thành lập các hợp tác xã làm nghề thủ công và dạy nghề.Hoạt động Phát triển và chuyển giao công nghệ (TDT) đã góp phần vào việc đa dạng hoá các hoạt●

động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong vùng dự án. Các kĩ thuật trồng trọt mới vàmô hình canh tác tiên tiến cho năng suất và chất lượng cao do dự án giới thiệu đã được các hộ giađình tham gia dự án áp dụng, các kĩ thuật và mô hình này giúp nâng cao thu nhập của những hộ giađình đó.Quá trình triển khai Kế hoạch hành động xã (CAP) và Kế hoạch hành động thôn(VAP) đã cải tạo mạnh●

mẽ cơ sở hạ tầng nông thôn vùng dự án và góp phần trực tiếp và gián tiếp nâng cao thu nhập của hộgia đình và chất lượng của các chỉ số cuộc sống. Bằng cách đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng các trạmy tế, trường tiểu học, đường, điện, Ban Quản lý dự án tỉnh đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản của địaphương vùng dự án, giúp phát triển kinh tế cho xoá đói giảm nghèo.Việc thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDPs) đã cải thiện cuộc sống văn hoá và tinh●

thần của người Khơ me. Các điều kiện học tập của trẻ em người Khơ me cũng đã được nâng cao.Chương trình xoá mù chữ không chỉ góp phần nâng cao trình độ học vấn của người nghèo mà còn●

giúp họ có thêm kiến thức canh tác, vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khoẻ, và tìm cách xoá đóigiảm nghèo.

Bảng 1 sau mô tả chi tiết hơn những thành tựu của một số hợp phần quan trọng của dự án.

Bảng 1: Đánh giá dự án

Các hợp phần của dự án Đánh giá nhu cầu và đánh giá kết quảHợp phần trồng & bảo vệrừng và hợp phần tái địnhcư

Hợp phần này đã giảm sức ép trước mắt và trực tiếp lên khu bảo vệ nghiêmngặt và tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Các kết quả như sau:

Theo Bộ Ngoại giao Đan Mạch (2007), 809 ha rừng đã được trồng nghĩa●

là tổng diện tích rừng được trồng trong khuôn khổ dự án là 4.507 ha,đạt 116 % kế hoạch của năm 2006. Ngoài ra gần 700.000 cây phân tánđã được trồng nâng tổng số lượng cây lên hơn 2,2 triệu cây. Các hợpđồng đã được được kí để bảo vệ 6.400 ha rừng phòng hộ. Nâng tổngsố lên 31.700 ha rừng được bảo vệ, chiếm 120% kế hoạch.Không có một hộ gia đình tái định cư nào trở về định cư tại khu bảo●

vệ nghiêm ngặt.Một vành đai phòng hộ ven biển đã được thiết lập. Theo Ban Quản lý●

dự án tỉnh Sóc Trăng, sự bồi lấp hàng năm ở khu vực ven biển thuộcxã Trung Bình (huyện Long Phú) và xã An Thành Nam (huyện Cù LaoDung) tương ứng là từ 30 – 50 m và 100 – 150 m. Tại huyện Vĩnh Châu,sự bồi lấp ở khu vực ven biển thuộc các xã Vĩnh Hải, Lạc Hoà và VĩnhChâu là khoảng 50 – 100 m. Gần đây, số lượng cá thể các loài cua, cáthu, sò và các loài thuỷ sinh khác đã tăng lên với số lượng lớn.So với trước kia, như đã được các xã vùng dự án báo cáo, số vụ vi phạm●

lâm luật gồm chặt cây rừng và phá rừng đã giảm tới 90%.

Page 54: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 54/93

44

Phát triển và chuyển giaocông nghệ (TDT)

Hoạt động chính được tiến hành như là một phần của Hợp phần Phát triển vàchuyển giao công nghệ chính là quá trình triển khai các mô hình trình diễn ởcác hộ gia đình trong toàn vùng dự án. Tới thời điểm hiện nay, 880 lượt kiểm kêđo đạc chi tiết (DMs) đã được triển khai trên 4 tỉnh với nhiều loại mô hình khácnhau về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đánh giá sơ bộ của hợpphần Phát triển và chuyển giao công nghệ đã chỉ ra rằng các hộ gia đình đãthu được những lợi ích kinh tế từ việc triển khai những mô hình trình diễn. Hợpphần này cũng đồng thời triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực vànguồn lực cho các cơ sở cung cấp dịch vụ khuyến nông tại địa phương nhằmđảm bảo tính bền vững của các kết quả của dự án trong tương lai.

Phát triển xã hội Bằng việc triển khai hoạt động phục hồi sinh thái thuộc Hợp phần tái địnhcư, triển khai 03 quĩ: Quĩ cộng đồng, Quĩ phát triển cho người dân tộc thiểusố (EMDF), và Quĩ hỗ trợ xã hội (SSF) trực thuộc hợp phần Phát triển xã hội, vàchuyển giao các kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cho các hộgia đình thuộc Hợp phần Phát triển và chuyển giao công nghệ, Ban Quản lí dự án tỉnh đã góp phần giảm những sức ép thường xuyên lên khu bảo vệ nghiêmngặt bằng cách giúp đỡ những người nghèo, những người mà thu nhập của họphụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào các nguồn tài nguyên khai thác đượctừ rừng ngập mặn để nâng cao sinh kế của mình.

Xây dựng chính sách vàphát triển thể chế

Vùng dự án được chia thành hai khu vực: Khu bảo vệ nghiêm ngặt và Vùngđệm (BZ). Trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, không được phép có bất kì hoạt độngsản xuất hoặc định cư nào. Toàn bộ khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ được trồngrừng. Tại vùng đệm, như đã được dự án thiết kế, trồng cây – tỉ lệ sản xuất 40 –60. Nhằm tăng cường khía cạnh về thể chế, dự án đã:

Hoàn thành việc phân vùng (xây dựng các cột mốc và biển báo và●

UBND tỉnh ban hành quyết định hành chính).Hoàn thành hoạt động lập qui hoạch sử dụng đất cho 11 xã vùng dự ●

án để khai thác và phát triển những nguồn tài nguyên ven biển, vàđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội phù hợp với các điều kiện địaphương.Cấp 1.945 sổ Đỏ cho các hộ gia đình về quyền sử dụng đất hợp lí.●

Hợp phần tái định cư Cho tới thời điểm hiện nay có 1.317 hộ gia đình đã tái định cư từ khu bảo vệnghiêm ngặt, phần lớn đã vào các khu tái định cư đạt 90% mục tiêu của dự án(1.468 hộ tái định cư). Ban đầu một số khu tái định cư đã gặp phải một số vấnđề liên quan tới việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ; tuy nhiên những vấn đềnày phần lớn đã được khắc phục trong những tháng gần đây. Trọng tâm chínhcủa các hoạt động hiện nay của dự án là nâng cao dịch vụ hỗ trợ sinh kế chocác hộ gia đình tái định cư nhằm đảm bảo tính bền vững đối với những lợi íchcủa dự án

Nguồn: Ban Quản lý dự án Sóc Trăng năm 2007 và những nguồn khác

2.2. Đánh giá môi trường chiến lược cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện ĐạiTừ trong mối quan hệ với Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm13 2.2.1. Mô tả dự ánNhững vấn đề môi trường chính ở Đại Từ bao gồm: ranh giới giữa vườn quốc gia và huyện không được phânchia rõ ràng; việc sử dụng củi làm chất đốt trong chế biến chè; dân số gia tăng và thiếu đất; trồng chè ở nhữngkhu giáp ranh và những khu vực thuộc Vườn quốc gia. Từ năm 2003, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn(MARD) và GTZ đã triển khai dự án Quản lí Vườn Quốc gia Tam Đảo và Vùng đệm (GTZ-Dự án Quản lí VQG T Đảo và vùng đệm), một trong những mục tiêu của dự án là hỗ trợ các chủ thể hoạt động tại VQG Tam Đảovà vùng đệm xây dựng và triển khai các kế hoạch và chương trình trong khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệmtrong

13 Năm 2005, UBND huyện Đại Từ, Sở Kế hoạch & Đầu tư, VQG Tam Đảo và Dự án Quản lí VQG Tam Đảo và vùng đệm do GTZ ttrợ (GTZ-TDMP) đã phối hợp tiến hành một dự án Đánh giá môi trường chiến lược thí điểm cho Kế hoạch Phát triển kinh tế xãhội huyện Đại Từ (SEDP) giai đoạn 2006-2010. Dự án được triển khai với sự hỗ trợ của một tổ công tác gồm đại diện của Sở Tàinguyên & môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục Kiểm lâm

Page 55: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 55/93

45

đó cân bằng những mối quan tâm về kinh tế, xã hội và môi trường. Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) đượcxác định là một công cụ giúp hoàn thành mục tiêu này. Để làm được điều đó, một dự án Đánh giá môi trườngchiến lược thí điểm cho những tiến trình lập kế hoạch tại huyện Đại Từ ở sườn phía Tây của VQG đã được thựchiện14 . Mục tiêu tổng quát của dự án Đánh giá môi trường chiến lược là: “Xác định những mối quan tâm thựctế về mặt môi trường có liên quan đến VQG Tam Đảo và vùng đệm để lồng ghép vào chương trình phát triểnkinh tế xã hội của huyện Đại Từ (SEDP), giai đoạn 2006-2010”.

Dự án này được lựa chọn là một nghiên cứu điển hình choChính sách và luật pháp về môi trườngbởi vì nó đượcthiết kế nhằm hỗ trợChiến lược Phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn2006 – 2010 của Chính phủ Việt Nam. Dự án cũng đồng thời đưa ra một số ví dụ về một trong những dự án Đánh giá môi trường chiến lược đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Mặc dù dự án Đánh giá môi trường chiếnlược này được tiến hành trước khi các qui định sửa đổi về Đánh giá môi trường chiến lược được đưa vào trongLuật Bảo vệ môi trường 2005, dự án vẫn đưa ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị cho các dự án Đánh giámôi trường chiến lược trong tương lai tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án còn tạo ra những bài học kinh nghiệmhay về cách thức làm thế nào để triển khai (i)Luật Bảo vệ môi trường, (ii)Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới 2006- 2020; (iii)Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng/661. Nghiên cứu điển hình còn đưa ra một ví dụ cho quátrình triển khai các chính sách môi trường quốc gia ở cấp cơ sở. Hơn thế nữa, nó được thiết kế cho một tỉnhnghèo, nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, bao gồm một diện tích lớn rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

Việc xây dựng phương pháp luận cho Đánh giá môi trường chiến lược phối hợp giữa các hướng dẫn trích dẫntừ những tài liệu nghiên cứu quốc tế về những kinh nghiệm thực tiễn và những nghiên cứu điển hình, đồngthời kết hợp với kiến thức địa phương để đảm bảo rằng phương pháp luận nêu ra là phù hợp với bối cảnhcủa Việt Nam. Bốn hoạt động chính đã được thực hiện như là một phần của phương pháp luận Đánh giá môitrường chiến lược.

Những nhân tố chính của tiến trình là:Xác định ‘những yếu tố vật chất có giá trị’ ưu tiên trong khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm - ví dụ: các●

yếu tố vật chất hoặc hữu hình của VQG Tam Đảo hoặc vùng đệm mà các bên liên quan cho rằng là cógiá trị do những đặc điểm của chúng về mặt môi trường, kinh tế hoặc xã hội.Xác định ‘tiêu chí về tính bền vững’ có liên quan đối với từng yếu tố vật chất có giá trị – ví dụ: những●

điều kiện cần đáp ứng để đảm bảo rằng các giá trị của những yếu tố vật chất đó được duy trì hoặcnâng cao.Xác định các mục tiêu phát triển trên cơ sở bản dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH có thể được xem xét●

trong tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược – ví dụ: mục tiêu hoặc mục đích liên quan tới huyện Đại Từ đã được các cơ quan chức năng ở địa phương xác định liên quan tới sử dụng đất, quản lí tàinguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng hoặc những vấn đề về lập kế hoạchcho tương lai.Tiến hành một đánh giá về tính bền vững để xác định hướng dẫn thực hành để vừa đáp ứng mục tiêu●

phát triển vừa đáp ứng tối đa tiêu chí về tính bền vững và do đó bảo vệ những yếu tố vật chất có giá trị.

Kế hoạch phát triển KT-XH huyện Đại Từ giai đoạn 2006 - 2010 đã được phê duyệt vào năm 2005. Bản dự thảoKế hoạch PT KT-XH nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đồng thời nâng cao chất lượng phát triển,nâng cao tính hiệu quả, hiệu suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế của huyện trong khi đó tạo điều kiệnthuận lợi cho nâng cao công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người dân địa phương bằng cách đẩy lùi và đấu tranh với các tệ nạn xã hội. Trong khuôn khổ bản dự thảo Kế hoạch PT KT-XH, các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển đã được xây dựng theo từng ngành sau đây và dođó phù hợp cho tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược:

Nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn:● gồm các chỉ tiêu phát triểnvề trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ lợiCông nghiệp và xây dựng:● gồm các chỉ tiêu phát triển về khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến các sản phẩm nông lâm và làng nghềCơ sở hạ tầng:● gồm các chỉ tiêu phát triển về đường giao thông, điện và cung cấp nướcThương mại và dịch vụ:● gồm các chỉ tiêu phát triển về thị trường và du lịchGiáo dục và y tế:● gồm các chỉ tiêu phát triển về giáo dục và y tế

14 Huyện Đại Từ được lựa chọn là nơi thí điểm triển khai Đánh giá môi trường chiến lược bởi những lí do sau đây: huyện chiếmmột diện tích bằng 1/3 diện tích vùng đệm; chiếm 1/3 diện tích vùng lõi của VQG TĐ; có ranh giới với vùng đệm dài; chínhquyền địa phương nhiệt tình tham gia dự án; và thực trạng phát triển hiện nay tương đối thấp.

Page 56: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 56/93

46

2.2.2. Đánh giá dự án Đánh giá nhu cầu ban đầu và đánh giá của dự án chỉ ra rằng người dân trong vùng đã nhận thức được vềnhững vấn đề môi trường hiện nay đang diễn ra trong khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm (ví dụ việc sử dụngphân bón và thuốc trừ sâu). Bên cạnh đó, VQG Tam Đảo và vùng đệm đang được hỗ trợ một phần thông quacác tài liệu lập kế hoạch khác, ví dụ: dự thảo Kế hoạch Hoạt động của VQG Tam Đảo và một loạt các Kế hoạch sdụng tài nguyên cấp xã do dự án GTZ – Dự án Quản lí VQG Tam Đảo và vùng đệm xây dựng. Tuy nhiên, khôngmột tài liệu nào trong số những tài liệu này có phạm vi bao trùm toàn bộ huyện, VQG Tam Đảo và vùng đệmhoặc đề cập tới những mối quan hệ qua lại giữa các khu vực này.

Theo GTZ, dự án đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về cách thức triển khai Đánh giá môitrường chiến lược trên thực tế.

Trước hết, mặc dù còn thiếu hướng dẫn mang tính thực hành và những kinh nghiệm về thực hiện Đánh giá môitrường chiến lược tại Việt Nam nhưng các bên liên quan thông qua và cam kết thực hiện đến cùng tiến trìnhnày. Các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, xã và VQG Tam Đảo đã tham gia tích cực trong các giai đoạn củadự án Đánh giá môi trường chiến lược và ở nhiều cấp độ khác nhau. Phải thừa nhận rằng tiến trình Đánh giámôi trường chiến lược chủ yếu do nhóm chuyên gia tư vấn và dự án Quản lí VQG Tam Đảo và vùng đệm tiếnhành; tuy nhiên, điều này phản ánh một thực tế là Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai Đánh

giá môi trường chiến lược. Bản thân tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược là một quá trình xây dựng nănglực và tiến trình này đã được phát triển, theo đó trong tương lai các cơ quan có liên quan ở địa phương có thểcó một vai trò chủ đạo hơn trong việc quản lí và thực thi Đánh giá môi trường chiến lược.

Thứ hai, các chính sách môi trường nói chung và chính sách Đánh giá môi trường chiến lược nói riêng của ViệtNam còn thiếu những hướng dẫn mang tính thực hành. Cơ sở pháp lí cho Đánh giá môi trường chiến lược tạiViệt Nam đã được xây dựng từ năm 1994. Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường tới năm 2010 (NSEP), doThủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12 năm 2003 tạo nên bệ phóng cho việc giới thiệu Đánh giá môitrường chiến lược, bằng cách thừa nhận một thực tế là “việc lồng ghép những mối quan tâm về môi trườngvào trong các chính sách, định hướng và kế hoạch phát triển vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm của tấtcả các cấp và các ngành” cần có sự hợp tác quốc tế và sự nỗ lực hơn nữa để cải tiến khung pháp lý và nâng caonhận thức của người dân về những khía cạnh môi trường. Trong những năm vừa qua ngày càng có nhiều yêucầu nâng cao vai trò, trách nhiệm và qui trình cho đánh giá ở cấp chiến lược. Những yêu cầu này đã tạo nên 3trong số những chiến lược phát triển quan trọng nhất của Việt Nam: 1) Chiến lược toàn diện về tăng trưởng vàxoá đói giảm nghèo (CPRGS); 2) Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm2020; và 3) Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam). LuậBảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 là một bước tiến lớn quan trọng trong vấn đề Đánh giá môi trường chiếnlược tại Việt Nam và đặt ra yêu cầu tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược cho nhiều qui hoạch tổng thể vàkế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, mặc dù còn thiếu hướng dẫn, Đánh giá môi trường chiến lược đã chứng tỏ là một công cụ phù hợp đểđạt được mục tiêu đã được nêu ra là xác định những mối quan tâm về môi trường để lồng ghép vào Kế hoạchPhát triển kinh tế xã hội. Tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành tại huyện Đại Từ đã thànhcông trong việc xác định những mối quan tâm thực tế về môi trường để lồng ghép vào Kế hoạch Phát triểnkinh tế xã hội. Sự thành công này sẽ là một dự báo tốt cho quá trình triển khai tiến trình Đánh giá môi trường

chiến lược trong tương lai.Dự án đồng thời đã chỉ ra nhiều khuyến nghị cho việc áp dụng mở rộng Đánh giá môi trường chiến lược.

Để đảm bảo rằng các kết quả của Đánh giá môi trường chiến lược có tính hiện thực cao, cần phải có một chiếnlược triển khai toàn diện, bao gồm một hệ thống giám sát và báo cáo rõ ràng cho quá trình triển khai Đánh giámôi trường chiến lược. Việc giám sát và báo cáo về quá trình triển khai Đánh giá môi trường chiến lược sẽ làmột bước quan trọng trong tương lai nhằm đạt được những điều sau: (i) hướng dẫn quá trình triển khai các kếtquả và khuyến nghị của Đánh giá môi trường chiến lược; (ii) hướng dẫn lập qui hoạch cho tương lai tại huyện Đại Từ bằng cách đảm bảo có sự phản hồi đầy đủ đối với những kế hoạch triển khai hàng năm của Kế hoạchPhát triển kinh tế xã hội và các cơ chế lập kế hoạch khác có liên quan; và (iii) phổ biến thông tin cho những Đánh giá môi trường chiến lược khác có thể được tiến hành trong tương lai. Các bên liên quan sẽ cần có đủ

năng lực và sự hỗ trợ đầy đủ về mặt kĩ thuật / khoa học nhằm triển khai đánh giá môi trường chiến lược và thựchiện công tác giám sát và báo cáo theo yêu cầu.

Page 57: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 57/93

47

Quá trình triển khai Đánh giá môi trường chiến lược sẽ chỉ có hiệu quả nếu các bên liên quan có liên quan tiếptục cam kết hỗ trợ tài chính và tất cả các nguồn tài trợ tiềm năng được xác định.

Tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược nêu lên một loạt những vấn đề lớn có liên quan tới mối quan hệ vềmặt thể chế giữa các bên liên quan có quan tâm tới những vấn đề môi trường tại huyện Đại Từ, VQG Tam Đảo,và qui hoạch sử dụng đất tại vùng đệm. Trong khi các cuộc tham vấn cả chính thức và không chính thức giữa

các bên liên quan đã được thực hiện, hiện vẫn còn thiếu những cơ chế thông tin và điều phối chính thức đượcthể chế hoá, đặc biệt liên quan tới lập qui hoạch mang tính chiến lược. Vấn đề này không chỉ liên quan tới tiếntrình và quá trình triển khai Đánh giá môi trường chiến lược mà còn, ở phạm vi rộng lớn hơn, liên quan tới cáchoạt động lập kế hoạch/qui hoạch khác đang được thực hiện ví dụ: dự thảo Kế hoạch Hoạt động của VQG Tam Đảo và các Kế hoạch sử dụng tài nguyên cấp xã.

3. Những phát hiện từ nghiên cứu điển hình và bàn luận3.1. Thực trạng của người nghèo ở địa phương tiến hành nghiên cứu điển hìnhTỉ lệ hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tại những địa bàn nằmtrong diện nghiên cứu tại tỉnh Sóc Trăng vẫn còn cao (hơn 20% vào năm 2007). Tại tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ này là23 % ở huyện Phổ Yên và 31,84 % ở huyện Đại Từ năm 2007). Phần lớn các hộ gia đình được phỏng vấn khôngcho rằng các chỉ số về nghèo đói do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang sử dụng là phù hợp. Ngườinghèo đồng thời cũng có định nghĩa riêng của họ về sự nghèo đói và giàu có. Quan niệm chung của nhữngngười nghèo tại tỉnh Sóc Trăng và Thái Nguyên về khái niệm đói nghèo là: bệnh tật, thiếu lao động, thiếu vốn,có nhiều con và không có việc làm.

Quan niệm về hộ giàu và hộ nghèo tại Ấp Chợ, xã Trung Bình, Tỉnh Sóc TrăngNgười dân địa phương thường cho rằng hộ giầu là hộ đủ ăn đủ mặc, có nhà cửa đàng hoàng, có cơ sở kinhdoanh, có người nhà ở nước ngoài:”Người giầu là người có ghe lớn, có cơ sở kinh doanh buôn bán lớn” và“Đủăn đủ mặc, có ghe nghề, không thiếu nợ nần” hộ khá do có bà con ở nước ngoài hoặc có mặt tiền ở gần chợ kinhdoanh vàng, vải. Họ có dư ăn dư để, nhà cửa khang trang”

Hộ nghèo được quan niệm là những hộ không đủ ăn, mang công mắc nợ, nhà cửa sơ sài:“Theo tôi hộ nghèolà hộ nhà cửa tanh bành, thiếu ăn thiếu mặc, mắc nợ. Nếu hai ngày không đánh được cá là đói”. Ngoài ra đông con, ốm đau bệnh tật cũng là nguyên nhân nghèo:”Hộ nghèo là hộ con đông, làm ăn thua lỗ,ốm đau”.

Người nghèo tự cho mình thuộc nhóm yếu thế/ bị gạt ra ngoài lề và không có khả năng hội nhập với xã hội. Đồng thời, họ thiếu tự tin về khả năng tham gia vào hoạt động xã hội và cộng đồng và không thấy được sự cầnthiết phải thu hút sự chú ý của các cơ quan hữu quan ở địa phương. Họ chấp nhận thực tại, thậm chí khi thựctại đó có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của họ.

Tôi không muốn tham gia vào bất kì quá trình phát triển môi trường nào bởi vì sẽ không có ai muốn nghe tôi nói.Tôi chấp nhận thực tại này bởi vì nó cũng giống như đối với đời bố mẹ của tôi.

Ông T.S. 57 tuổi, nghề biển, xã Ấp Chợ, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Các cơ quan có liên quan ở địa phương nói chung coi người nghèo là những người thiếu khả năng tham giabất kì hoạt động pháp lí nào hoặc không có khả năng đề đạt nguyện vọng của mình.

Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cần thu hút người nghèo tham gia bởi vì họ là những người chịu ảnh hưởng tiêucực nhất từ quá trình thực thi các chính sách về môi trường nhưng thu hút sự tham gia của họ rất khó khăn. Một số không có khả năng đọc hoặc viết. Thậm chí khi chúng tôi mời họ tham gia cuộc họp và hỏi về những nhu cầuvà sự quan tâm của họ thì họ chỉ cười và không nói lên được với chúng tôi là họ đang nghĩ gì. Ngoài ra người nghèo phải kiếm sống nên họ không quan tâm tới môi trường. Họ còn bận làm ăn không có thời gian tham gia.Một cán bộ UBND huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Page 58: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 58/93

48

Người dân địa phương đôi khi tạo nên sức ép về mặt xã hội đối với người nghèo và làm cho họ cảm thấy bị gạtra ngoài lề của xã hội.

Chúng tôi quá nghèo và chúng tôi thậm chí không có áo mưa để mặc khi trời mưa to. Chúng tôi phải đục một lỗtrên túi phân bón và sử dụng nó làm áo mưa. Mọi người cười vào mặt chúng tôi và khinh bỉ chúng tôi. Khi chúngtôi ốm và không có gì để ăn, chúng tôi đến và đề nghị mọi người giúp đỡ nhưng họ lấy áo mưa của chúng tôi ralàm trò đùa và cười vào mặt chúng tôi và từ chối giúp đỡ. Con trai chúng tôi cưới một cô gái và gia đình cô ta đãlợi dụng con trai chúng tôi bởi vì gia đình chúng tôi nghèo và con trai chúng tôi phải chạy sang Cam pu chia vì nókhông thể chịu đựng nổi. Chúng tôi chưa bao giờ được mời tham gia họp xã. Không ai quan tâm tới chúng tôi.Bà N.T.T, nông dân, 54 tuổi, ấp Prey chop B, xã Lai Hoà, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng

3.2. Mối quan hệ giữa vấn đề môi trường và đói nghèo ở những địa phương được chọnlàm nghiên cứu điển hìnhNói chung, có thể thấy rõ mối quan hệ giữa vấn đề môi trường và đói nghèo ở cả hai tỉnh nghiên cứu. Tại tỉnhSóc Trăng, đói nghèo dẫn đến sự thờ ơ của người nghèo trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn. Khi sinh kế củahọ dần được cải thiện đã thôi thúc họ quan tâm tới môi trường và ngược lại. Người dân bắt đầu thấy sự xuấthiện trở lại của nhiều loài cá và cua mà họ đã không thấy trong vòng 20 năm trước. Tại tỉnh Thái Nguyên, do

thu thập thấp, người dân sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hoá học gây ô nhiễm nguồn tài nguyênnước trong khu vực.

Điều thú vị là người nghèo có cách hiểu riêng của họ về khái niệm “môi trường” khi họ đề cập tới khái niệmnày. Một số người cho rằng môi trường có nghĩa là ăn chín, uống sôi và nhà cửa sạch sẽ (tại xã Ấp Chợ, tỉnhSóc Trăng và xóm Vang, xã Quân Chu, tỉnh Thái Nguyên). Những người khác lại cho rằng môi trường là ô nhiễmnguồn nước, rừng, hệ sinh thái rừng, rác và dầu tràn, vệ sinh (thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và xã PhúcThuận, tỉnh Thái Nguyên). Tại tỉnh Thái Nguyên, người nghèo đồng thời cũng đã nhận thấy những tác động tiêucực do môi trường bị suy thoái gây nên, ví dụ như:

Rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn tài nguyên nước●

Nhiệt độ trong khu vực tăng cao trong vài năm gần đây●

Sông suối bị khô cạn●

Sử dụng phân bón và thuốc hoá học tràn lan trong khu vực●

Các chai hoá chất sử dụng hết bị bỏ lại ở sông suối và ruộng lúa●

Nước không sạch như 10 năm trước đây●

Chất lượng đất bị suy thoái●

Những gia đình nghèo thường mải làm ăn không tham gia họp hành nên thường trả lời là họ không biết vàkhông nghe thấy gì về “môi trường” và “bảo vệ môi trường”. Một số gia đình thì có nghe thấy vấn đề trên qualoa, đài, TV. Vấn đề môi trường chung đã được xác định tại cả hai tỉnh nghiên cứu là địa phương chưa có nơiđổ rác tập trung. Người dân thường thải rác xuống biển và xuống suối vì họ cho rằng “rác thải đổ ra sông trôi rabiển không ảnh hưởng đến ai ” và việc “chôn lấp rác thải là hợp vệ sinh”. Vấn đề hố xí hợp vệ sinh cũng là điều địaphương cần giải quyết:”Hố xí hợp vệ sinh ở đây còn ít, nhiều người cần vốn để xây hố xí hợp vệ sinh”.

3.3. Các tác động của những chính sách môi trường đối với người nghèoNói chung, việc xây dựng và quá trình triển khai các chính sách môi trường vừa có tác động tích cực vừa có tácđộng tiêu cực lên người nghèo. Những tác động chính được tóm tắt trong các phần sau.

3.3.1 Các tác động tích cực Những lợi ích chính mà việc xây dựng và triển khai các chương trình bảo vệ môi trường đã đem lại cho ngườinghèo có thể thấy rõ ở hai tỉnh được nghiên cứu như sau.

a. Nguồn thu nhập thay thế Các phân tích đã chỉ ra những ví dụ thành công về việc tạo ra những sinh kế thay thế cho các hộ gia đình nghèonhư là kết quả của việc triển khai các chương trình bảo vệ môi trường. Ví dụ, nhờ có hoạt động của chươngtrình quốc gia (Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng) và của Dự án Phát triển và bảo vệ vùng đất ngập nướcven biển, người nghèo ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thêm nghề phụ. Trước kia, nguồn thu nhập chínhcủa họ là từ đánh bắt cá qui mô nhỏ hoặc đi làm thuê cho người giàu. Tuy nhiên, để bảo vệ vùng đất ngập

Page 59: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 59/93

49

nước, một số lượng lớn hộ gia đình đã được giao đất và tham gia vào hoạt động trồng rừng ngập mặn và đượcNhà nước trả tiền công. Bên cạnh đó, do tiếp cận được với đất đai, các ngư dân nghèo hiện nay có thể đồngthời trồng hành tím và các cây trồng khác đem lại cho họ 20 triệu VND/năm, tạo ra nguồn thu nhập thay thế.Và nguồn thu này lại không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

“Gia đình tôi gồm 2 vợ chồng già, chồng tôi bị tật ở chân, chúng tôi có 6 người con. Trước đây chúng tôi sống ngoàiđê. Chúng tôi được dự án đền bù 13 triệu tiền nhà và 5 triệu tiền cây. Hiện nay chúng tôi sống chủ yếu bằng trồnhành, đậu đũa, cà trên 5 công đất. Ngoài ra chúng tôi nuôi tôm, cá (để dùng là chủ yếu) và đi bắt cá, cua trongrừng ngập mặn. Chồng tôi nhận giữ rừng 1 năm được 400.000đ. Dự án cho chúng tôi vay 3 triệu đồng để khoannước. Hiện nay chúng tôi tạm đủ ăn nhưng nếu có ốm đau chúng tôi không biết làm sao vì chúng tôi không cótiền để dành”.Bà L.T.L 63 tuổi và ông L.O 72 tuổi, nông dân

Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần lưu ý rằng những cơ chế hỗ trợ bên ngoài đôi khi là cần thiết để cho phéphiện thực hoá những lợi ích về mặt tạo ra các sinh kế thay thế từ quá trình triển khai chính sách môi trường. Đólà, thông thường bản thân các điều khoản của những chính sách môi trường chưa đầy đủ để tạo ra được cácsinh kế thay thế nếu như không có những động lực/ hoặc động viên khích lệ khác từ bên ngoài. Ví dụ, ngườinghèo ở cả hai tỉnh Sóc Trăng và Thái Nguyên đều cho rằng khoản thu nhập 50.000VND/ha/năm là không đủcho công sức của họ bỏ ra cho trồng rừng trong suốt cả năm. Tuy nhiên, họ tuân thủ và thực hiện Luật Bảo vệvà phát triển rừng và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia bởi vì họ nhận được sự hỗ trợ bổ xung hoặc từ các dự ánbên ngoài khác hoặc từ các cơ chế của tỉnh. Ví dụ, ngoài khoản thu đó, người dân nghèo địa phương tại tỉnhSóc Trăng và Thái Nguyên còn đồng thời được nhận quần áo, xe đạp, và bình tông nước để bảo vệ và trồngrừng. Nếu không có những cơ chế này thì những mục tiêu mong muốn của các chương trình môi trường nhằmtạo nguồn thu nhập thay thế có thể thất bại và đẩy các hộ gia đình nghèo tiếp tục những hoạt động khai tháctài nguyên thiên nhiên truyền thống của mình. Điều này cho thấy cần đảm bảo có đầy đủ nguồn lực tài chínhvà kĩ thuật trong quá trình xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng những lợi ích mongmuốn sẽ được thực hiện.

Ở cụm 6, thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, tất cả 12 hộ đều tham gia giữ rừng. Diện tích rừng hiện nay các hđang giữ tổng cộng là 11,50ha. Họ được trả 50.000VND/ha. Dự án hỗ trợ cho người trồng rừng, xe đạp, áo mưabình tông đựng nước, quần áo, giày, mũ. Khi nói đến việc trồng rừng người dân rất hài lòng và cho rằng mặc dùtiền công chăm sóc rừng là không đáng kể nhưng họ vẫn nhận trông coi rừng: “Thậm chí không có tiền chúng tôi cũng vui vẻ nhận trông vì chúng tôi thấy được lợi ích từ việc trồng rừng. Rừng chắn mưa bão, đất bồi thêm và cáloài thuỷ sinh trước đây biến mất nay đã xuất hiện làm tăng thu nhập cho dân”.Ngoài ra người dân còn được tham gia các chuyến thăm quan học hỏi đến các trường Đại Học như ĐH Cần Thơthăm T.P Đà Lạt v.v...Thảo luận nhóm tại khối 6, thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

b. Trợ giúp về tài chínhNgười nghèo thường được cung cấp tín dụng từ các dự án môi trường cho việc di chuyển, trồng trọt hoặc choviệc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác. Các dự án còn cung cấp vốn vay để khoan giếng hay là đầu tư

cho trồng trọt và chăn nuôi. Ví dụ, ở huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng sau khi di chuyển thì mỗi gia đình được cấptừ 13- 16 triệu đồng để xây nhà và đền bù cho việc thất bát mùa vụ (nếu có), và được cấp 5 công đất (5000m2)cho sản xuất.

c. Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thứcNhiều hình thức tập huấn khác nhau đã được tổ chức để hỗ trợ người nghèo trong quá trình triển khai cácchính sách môi trường và giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Hai hình thức tập huấn phổ biến có tác độngđáng kể lên sinh kế của người nghèo là đào tạo nghề và dạy văn hoá. Người nghèo đã được đào tạo nhiềunghề khác nhau ví dụ: làm thợ may, thợ cơ khí, công nhân lâm nghiệp (tại tỉnh Sóc Trăng) và lái xe tắc xi, thợ sửachữa điện tử và công nhân lâm nghiệp (tại tỉnh Thái Nguyên). Những hoạt động này tạo nên cho người nghèonhững kĩ năng mới để tạo thu nhập khác ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản.Ở một số địa phương, người nghèo thậm chí đã được đào tạo về cách trồng loại cây khác (cây vải tại tỉnh TháiNguyên và cây hành tại tỉnh Sóc Trăng). Đồng thời họ còn được đào tạo và tham gia nhiều chuyến thăm quanhọc tập có liên quan tới bảo vệ rừng không chỉ tới những trang trại thành công trong nước mà còn tới các cơquan nghiên cứu ví dụ: trường Đại học Cần Thơ. Tại tỉnh Sóc Trăng, nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biếtcủa người nghèo, nhiều lớp học đọc và viết đã được tổ chức cho người nghèo và những nhóm yếu thế.

Page 60: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 60/93

50

Các hoạt động tập huấn và nâng cao nhận thức đem lại những lợi ích trực tiếp cho người nghèo, giúp đỡ họ cảithiện và ổn định các hoạt động sinh kế. Đồng thời có thể tạo ra những lợi ích gián tiếp như nâng cao sự hiểubiết và nhận thức chung; nâng cao sự tự tin và khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định, được xác định làmột trở ngại chính cho sự tham gia có hiệu quả trong việc xây dựng và triển khai các chương trình bảo vệ môitrường và nâng cao sự gắn kết xã hội bên trong các cộng đồng địa phương.

So với trước kia, những điều kiện để xây dựng sản xuất khác trước nhiều. Ví dụ, ở những khu vực đất trồng trọt giờ có thể canh tác 2 vụ một năm, do đó chúng tôi phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Áp dụng khoahọc và kĩ thuật vào đồng ruộng, tập huấn cho người nông dân, nâng cao kĩ năng canh tác của người dân, và học cách làm thế nào để tăng năng suất lên cao hơn. Chúng tôi tổ chức 2-3 khoá tập huấn/ năm để giúp những người dân nghèo học hỏi những cái mới.Thảo luận nhóm với các cán bộ xã tại xã Trung Bình, tỉnh Sóc Trăng

d. Sự an toàn về mặt vật chấtThường các cộng đồng nghèo tại Việt Nam sinh sống ở những khu vực ngoài lề thường chịu nhiều rủi ro dothiên tai như bão, lũ lụt, lở đất, v.v. Triển khai các chính sách môi trường có thể đóng vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo sự an toàn về mặt vật chất cho người nghèo và giảm tính dễ tổn thương của họ trước thiên tai.Tại tỉnh Sóc Trăng, người nghèo thường sống ở gần biển và phải chịu thiên tai thường xuyên, trong đó có cơnbão thảm khốc Linda năm 1997 là nguyên nhân chính dẫn đến việc xây dựng chính sách phòng hộ khu vựcven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi khu bảo tồn đất ngập nước của vùng được thành lập, cóhai lợi ích phát sinh. Trước hết, các hộ gia đình đã di rời sang khu định cư mới, dịch chuyển vào sâu hơn khỏinhững khu vực chịu nhiều rủi ro do thiên tai và do đó an toàn hơn và thứ hai, việc triển khai các chính sáchtrồng rừng đã giúp phục hồi các chức năng phòng hộ ven biển quan trọng của các khu vực rừng ngập mặn,làm tăng mức độ an toàn trước bão lớn. Trước kia, người dân dễ bị tổn thương lớn do thiên tai, ví dụ: bão và lũlụt. Tại tỉnh Thái Nguyên, việc phục hồi những đồi trọc và vùng đầu nguồn đã giúp bảo vệ các cộng đồng khỏinạn xói mòn, lở đất và lũ lụt, những hiện tượng trước kia đã ảnh hưởng tới sự an toàn tính mạng của con ngườivà tài sản của cộng đồng.

“Ngày xưa chúng tôi sẽ lâm vào cảnh nghèo đói nếu thời tiết xấu vì chúng tôi không thể đánh cá được. Đôi khi nhàcửa còn bị lụt lội nữa” (Ông TT, nông dân, 40 tuổi) “Sống ở khu tái định cư giúp chúng tôi tránh được lụt lội. Cuộc sống của chúng tôi hiện nay an toàn hơn... So sánhvới ngày xưa thì hiện giờ tốt hơn nhiều” (Bà N.T.T 54 tuổi, nông dân)

Thiệt hại về tài sản hoặc thương tật do thiên tai có thể gây những hậu quả to lớn cho các hộ gia đình nghèohoặc cận nghèo, những người không có khoản tiết kiệm dự phòng hoặc không có nguồn lực bổ sung để dựavào trong thời gian khủng hoảng. Do đó, việc nâng cao sự an toàn về mặt tài sản giúp tạo nên một sự đảm bảobổ sung cho các hoạt động sinh kế của người nghèo, giảm thiểu rủi ro việc quay trở lại vào chuỗi đói nghèonhư là một hậu quả của thiên tai.

Vô đây để mình giữ mạng sống mình trước. Ở đây khô ráo, ấm áp, ăn ngủ khoẻ. Ở ngoài đó, nhà dột, che chắn tùmlum, tà la hết trơn. Bây giờ tôi chẳng biết nói gì hơn là tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi Nhà nước cho mình vô khu

tái định cư mình mừng muốn chết. Nếu không vào đây mà nhà sập thì tôi biết sống ở đâu? Thảo luận nhóm với người dân tái định cư tại thôn Mò Ó, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

e. Thiết lập sự liên kết xã hộiỞ một số địa phương như ở những khu vực nông thôn nghèo vùng sâu vùng xa hoặc vùng miền núi, ngườinghèo thường sinh sống ở một khu riêng. Tại tỉnh Sóc Trăng, trước kia ngư dân nghèo thường sống biệt lập.Tuy nhiên, kể từ khi họ được di dời vào nơi ở mới, các liên kết xã hội của họ trong cộng đồng nghèo được thiếtlập. Tại tỉnh Thái Nguyên, nhiều người khai thác gỗ bất hợp pháp thường là những người nghèo và sợ phải nóichuyện với những người dân khác nhưng kể từ khi VQG được thành lập, họ trở thành người nông dân thì họ cóthể tham gia các hoạt động cộng đồng và có tiếng nói nhiều hơn.

Page 61: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 61/93

51

…Sau cơn bão năm 1997, những người sống ở bên ngoài đê có thể di chuyển vào đây. Tôi muốn kể với chị điềunày, ở đó, không thể xây một ngôi nhà mới như thế này. Chỉ bởi vì tôi quá nghèo để có thể xây được một ngôi nhà.Nay nhờ có dự án hỗ trợ, tôi rất vui khi sống ở đây, nhà hẹp một chút không có vấn đề gì. Bây giờ tôi có nhà và cđiều kiện sống cơ bản, bởi vì bây giờ chúng tôi sống ở một nơi ổn định, chính quyền xã quan tâm nhiều hơn tớchúng tôi, chúng tôi có thể tham gia các hoạt động cộng đồng, ví dụ: các cuộc họp và các khoá tập huấn và tiếpcận với vốn va.Thảo luận nhóm tại khu tái định cư Mò Ó, xã Lai Hoà, tỉnh Sóc Trăng

3.3.2 Các tác động tiêu cựcMặc dầu những có những tác động tích cực kể trên, sự phát triển của chính sách môi trường và việc thực hiệnnó đã tạo ra một số khó khăn đối với người nghèo.

a. Mất đất sản xuất và việc tiếp cận đến các nguồn lực truyền thốngỞ Thái Nguyên, đất trồng lúa và trồng chè bị giảm vì việc thiết lập vườn quốc gia Tam Đảo. Điều đó dẫn tới việcgiảm số lượng các phương tiện mưu sinh và thu nhập của các hộ nghèo ở Thái Nguyên (tiếp cận tới đất đaibị sút kém -> giảm các hoạt động sinh kế -> giảm thu nhập -> trở nên nghèo hơn) thường việc lựa chọn cácphương thức sinh kế có xu hướng phát triển như là một bộ phận của việc thực hiện chính sách môi trường đói

(ví dụ các hoạt động trồng rừng thường là không đủ để bù lại việc mất đất hay tiếp cận tới các nguồn lực).Ở Sóc Trăng, những người nghèo từ bỏ vùng rừng được bảo tồn ( FPZ) cảm giác cuộc sống của họ trở nên khókhăn hơn. Họ mất nhiều những cơ hội truyền thống để kiếm sống từ việc khai thác các lợi ích của rừng và biển.Di chuyển tới nơi ở mới, một số hộ gia đình không có đủ các kĩ năng, đất và vốn để tạo ra các sinh kế phù hợp.Sự hỗ trợ của chính quyền chỉ đủ giúp về nhà ở, di chuyển hơn là tạo ra những cơ hội kinh tế và việc làm đốivới họ. Tình huống này đã được làm rõ trong đợt đánh giá sơ bộ của dự án CWPDP, xuất hiện trong những khuvực tái định cư, nơi mà việc sử dụng các nguồn lực truyền thống bị giảm thiểu và những dịch vụ hỗ trợ sinh kế bao gồm tập huấn và tín dụng nhỏ còn chưa được tiến hành. Thu nhập của hộ gia đình ở một vài nơi bị giảmsút từ các kết quả của các hoạt động dự án. Từ đó, việc tập huấn và các hoạt động tín dụng được chú ý nhiềuhơn, đặc biệt nhằm vào các hộ gia đình mất đi khả năng tiếp cận truyền thống tới các nguồn lực. Điều đó chophép họ ổn định trong chiến lược sinh kế mới. Những kết quả ban đầu rất đang khích lệ; tuy nhiên việc ổn địnhvề sinh kế là một quá trình lâu dài, yêu cầu việc giám sát thường xuyên.

b. Bất bình đẳng trong phân bổ các nguồn tài nguyên thiên nhiênQuá trình thực hiện chính sách môi trường đôi khi tạo ra một sự phân phối thiếu bình đẳng về nguồn lực, và nótạo ra một sự hưởng lợi không công bằng, nhất là đối với người nghèo và các tác động trái ngược (như giảmsinh kế). Ví dụ, những người nghèo ở Thái Nguyên sống gần hay trong rừng nhưng không được cấp đất rừngđể trồng trọt và bảo vệ rừng do nạn tham nhũng và quản lý yếu kém của chính quyền cơ sở.

Người giàu có thể đút lót để có được những hợp đồng trồng rừng phân phối theo chương trình 5 triệu héc tarừng và 661 và khai thác gỗ bất hợp pháp, trong khi người nghèo lại không thể đút lót và không có các hợpđồng. Không có một phương cách nào như là tiêu chuẩn để đảm bảo một sự phân phối bình đẳng các hợpđồng đối với người nghèo trong các chính sách môi trường.

Chúng tôi sống ở vùng đệm , nhưng chúng tôi không hiểu tại sao lại không được cấp rừng để bảo vệ, trong khi đcác hộ gia đính sống cách xa rừng 3- 4 km thì lại được cấp. Chúng tôi đã tới hỏi những hộ khá giả này và họ trả lờrằng họ đã phải trả một món tiền để được nhận rừng. Chúng tôi quá nghèo và chẳng thể nào có được một móntiền như vậy. Cho nên chỉ có đứng mà nhìn người ta tới và chặt cây mang ra khỏi rừng mà thôi.Thảo luận nhóm xóm Hoà Bình và xóm Vang xã Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên

Tương tự như vậy thì trong việc tiếp cận với Dự án phát triển và bảo vệ vùng rừng ngập mặn, việc tiếp cận tớitập huấn và các mô hình trình diễn thường được cấp nhiều hơn cho người giầu và những hộ kinh tế ổn định vìthường người ta coi những hộ này có khả năng áp dụng những kết quả từ việc tập huấn. Lôgic đó tạo ra mộtvấn đề là người nghèo lại không được cung cấp các cơ hội phát triển nguồn lực để bản thân họ thoát khỏi cảnhnghèo. Kết quả là người nghèo tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên nhiên nhiên. Vì lý do này, chính sách môitrường cần phải bao gồm những phương cách để đảm bảo tác động của việc thực hiện chính sách một cáchbình đẳng.

Page 62: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 62/93

52

Để đảm bảo cho các mô hình thử nghiệm thì chúng tôi phải chọn những hộ có khả năng thực hiện. Người nghèothường thiếu khả năng nên không được chọn.Thảo luận với Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển vùng rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng

Người nghèo thường ở trong các hộ gia đình, những người không có đất hay chỉ có ít đất, thiếu nguồn lực

nhưng lại có nhiều con hay là những người già và thiếu nhân lực. Một đặc trưng của hộ nghèo thường đượcnhấn mạnh là họ thiếu vốn và không có các phương tiện sản xuất. Vì không đủ vốn liếng nên họ cũng khôngcó cơ hội để thâm canh nông nghiệp hay là mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để mang lại nhiều lợi íchhơn như là nuôi tôm, nuôi cá, trồng các loại cây ăn quả, buôn bán và làm dịch vụ. Các nhóm nghèo ít đất rừnghơn là các nhóm giàu. Các hộ giàu có thường tiếp cận tốt hơn tới các nguồn tín dụng (từ các ngân hàng như Ngân hàng Phát triển nông thôn với tư cách là một bộ phận của Dự án Phát triển và bảo vệ rừng ngập mặnhơn là người nghèo và nếu như các hộ nghèo muốn vay tiền thì họ phải vay tư nhân với một lãi suất cao. Đấylà một tác động chủ yếu đối với khả năng của họ trong việc phát triển sinh kế và những kĩ năng mà họ có thểhọc được thông qua việc thực hiện chính sách môi trường.

c. Thực hiện các chính sách môi trường không có những hoạt động theo dõi hoặc những chỉ số giám sát đầy đủỞ Thái Nguyên, để giảm tác động của người nghèo đối với rừng, chính quyền địa phương khuyến khích họtrồng cây ăn quả. Tuy nhiên, họ lại không cân nhắc hoặc chuẩn bị thị trường cho những sản phẩm đầu ra vì giáhoa quả quá thấp. Do đó, sau 4-5 năm trồng cây ăn quả, người nghèo còn trở nên nghèo hơn. Tương tự như vậy ở Sóc Trăng, khi thực hiện theo hướng dẫn cách trồng một số cây trồng thì việc này đã không thành côngdo không phù hợp với điều kiện địa phương và đã gây ra tổn thất về mặt tài chính đối với các hộ gia đình đầutư. Không có bất kì một sự quản lý và giám sát thích hợp nào cho các đầu ra của việc thực hiện các chính sáchmôi trường nhằm làm giảm thiểu các chính sách không phù hợp hoặc mở rộng đối với các chính sách phù hợp.Một khi các chính sách được thông qua hoặc thực hiện thì chúng được “ấn định” bất chấp các kết quả thực tế mà chúng mang lại.

Người ta yêu cầu chúng tôi trồng cây ăn quả thay vì trồng rừng và thể là chúng tôi trồng vải nhưng không có nơi tiêu thụ. Do đó những loại cây trồng này đều bị những người nông dân khá giả bán phá giá. Tháng này (tháng 6năm 2007) người ta đến và hỏi tôi là liệu có thể bán cho họ 400 đồng 1 kg vải không? Chúng tôi nghĩ là thà vứt bỏloại cây này đi còn hơn là bán lao động của chúng tôi với một giá thấp như vậy.Thảo luận nhóm ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.4. Mức độ lồng ghép các mối quan tâm về nghèo đói vào chính sách môi trường hiệnnayKhông thể phủ nhận rằng các chính sách môi trường hiện nay đều chú ý tới vấn đề nghèo đói. Rõ ràng là tronghầu hết các văn bản luật pháp thì sự pháp triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường đều phải được chú ý thựchiện như nhau. Tuy nhiên trong thực tế kết quả của các cuộc PRA cho thấy những quan tâm về nghèo đói cònchưa được chú ý một cách đầy đủ.

Kết quả PRA cho thấy khoảng 90% cán bộ địa phương được hỏi đều khẳng định rằng vấn đề giảm nghèo đãđược đưa vào trong các chính sách về môi trường hiện nay. Tuy nhiên họ cũng nhận xét rằng việc đưa vấn đềgiảm nghèo vào trong chính sách môi trường và ngược lại hãy còn yếu vì những lý do như sau:

Không có kế hoạch cụ thể cho việc cải thiện môi trường●

Không có các dự án bảo vệ môi trường ở địa phương●

Mục đích chủ yếu tập trung vào tăng trưởng kinh tế để giúp người nghèo nhưng còn chưa quan tâm●

đầy đủ đến vấn đề môi trườngKhông có các quy định về môi trường trong chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương●

Chính sách về môi trường chưa được triển khai nên chính quyền địa phương không thể đưa vào thực●

tiễnNhững áp lực kinh tế vượt quá những mục tiêu về môi trường.●

Page 63: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 63/93

53

Chúng tôi hiểu rằng để thực hiện chính sách Trồng mới 5 triệu héc ta rừng và Luật bảo vệ môi trường năm 2005thì chúng tôi cần phải chú ý tới các mối quan tâm của người nghèo sống trong vùng này. Tuy nhiên không có bất kỳ một điều khoản đặc thù nào trong các văn bản pháp lý hiện nay hướng dẫn chúng tôi tiếp cận đến vấn đề này.Đối với chúng tôi vấn đề nghèo đói chỉ được đề cập rất ít trong các chính sách môi trường hiện nay. Do thế mà ctỉnh và huyện phải tỏ ra rất mềm dẻo và phải dựa chủ yếu vào tình hình địa phương để quyết định xem là phải giảquyết như thế nào. Tuy nhiên việc thiếu một cơ chế thực hiện đã khiến cho các lựa chọn hết sức hạn chế.Thảo luận tại hội thảo nhỏ tại Sóc Trăng

Không chỉ ít quan tâm tới việc đưa vấn đề nghèo đói được đưa vào trong chính sách môi trường mà còn thiếuđịnh hướng về môi trường đều được đề cập tới trong các chương trình giảm nghèo.

Với sự phát triển nhanh của tỉnh nhà, chúng tôi hiểu nguy cơ tiềm ẩn của sự tàn phá môi trường. Chúng tôi cũngbiết về tầm quan trọng của việc đánh giá chiến lược môi trường nhưng chúng tôi không biết làm thế nào để gắnnó với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi chú ý nhiều tới sự phát triển kinh tế. Do đó điềquan trọng là phải có những nguyên tắc để kết hợp hai khía cạnh này với nhau, nhưng chúng tôi đã không cóđược điều đó.Thảo luận tại hội thảo nhỏ tại Thái Nguyên

Chỉ có 60% cán bộ lãnh đạo địa phương tham gia hội thảo khẳng định rằng các chính sách môi trường hiện nayđã chú ý tới người nghèo nhưng “còn ít”. Hầu hết những nhu cầu của người nghèo đã được chú ý tới trong việcthực hiện chính sách môi trường dưới hình thức tập huấn và cho vay vốn. Tuy nhiên không phải tất cả ngườinghèo được hưởng lợi từ điều này.

Có một điểm quan trọng là sự hiểu biết của chính quyền địa phương về các chính sách môi trường và việc thamgia của người nghèo vào trong quá trình này còn rất hạn chế. Ở Thái Nguyên mặc dầu các cán bộ địa phươngở trong Ban quản lý dự án đánh giá chiến lược môi trường nhưng họ nói rằng họ không hiểu SEA thực sự làgì. Họ chỉ nghe nói đến các từ này, dự án cũng không có tập huấn và cũng chẳng có giải thích gì về khái niệmnày. Họ cũng khẳng định rằng, nếu họ còn không hiểu về ý tưởng này thì làm sao họ có thể đưa người nghèotham gia vào quá trình đó.

Việc thiếu sự tham gia của người nghèo trong xây dựng và thực hiện chính sách môi trường dẫn tới những hậuquả tiêu cực đối với chính người nghèo bởi họ hiểu rõ nhất nhu cầu của họ, đặc biệt là sự phụ thuộc của họ vàocác nguồn lực môi trường. Có thể nói rằng việc xây dựng chính sách hiệu quả và thích hợp hơn có thể đạt đượcnếu như tiếng nói của người nghèo được xem xét trong quá trình này. Ở Thái Nguyên, nếu người nghèo sốngở vùng đệm có thể được cấp đất để bảo vệ rừng thì các nguồn lực rừng được bảo vệ tốt hơn. Thêm vào đó, nếunhư nhân viên bảo vệ rừng lắng nghe ý kiến của người nghèo thì khi đó những chế tài trong bộ luật bảo vệ vàphát triển rừng sẽ được thực hiện tốt hơn.

Nói chung từ góc nhìn của người nghèo, thì người dân nghèo không được tham gia hay là chỉ tham gia mộtcách thụ động vào dự án môi trường mà không thực sự tham gia vào sự phát triển và tiến hành các chính sáchvề môi trường.

Chúng tôi vẫn chưa được thông báo về chương trình. Chúng tôi mới biết về dự án và chương trình trồng rừngở vùng này khi gặp các chị ngày hôm nay. Chúng tôi không được mời đến dự cuộc họp trong khi những hộ giađình khá giả khác lại được mời đến. Xóm chúng tôi được chia ra làm hai nhóm do đồi rất là nhỏ và chúng tôi chỉcó radio chất lượng thấp nên nếu phần bên này của xóm nghe được thì phần bên kia của xóm sẽ không thể biết được bất kì một thông tin nào.Thảo luận nhóm ở xóm Hồng Cóc, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Ngược lại, tất cả các cuộc phỏng vấn chính quyền cơ sở và cán bộ dự án cho thấy rằng họ cố gắng đưa ngườinghèo vào trong dự án môi trường bằng việc mời họ đi họp và lắng nghe những nguyện vọng của họ. Tuynhiên, rõ ràng là có những trở ngại rõ rệt về mặt tài chính, xã hội, thông tin và thể chế. Điều này đã ngăn cảnhay là hạn chế việc lồng ghép các nhu cầu của người nghèo vào dự án môi trường như sẽ thảo luận dưới đây.

Page 64: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 64/93

54

3.5. Những thách thức chủ yếu đối với việc kết hợp người nghèo vào chính sách môitrường3.5.1. Những trở ngại về mặt tài chínhThiếu ngân sách cho chương trình môi trường ở cơ sở dẫn tới những khó khăn cho cán bộ Sở Tài nguyên và Môitrường trong việc thực hiện chương trình dành cho người nghèo.

Mỗi năm chúng tôi có 500 triệu cho công tác bảo vệ môi trường nhưng chúng tôi phải làm rất nhiều việc. Chúngtôi phải thực hiện rất nhiều chương trình nhỏ lẻ mà không có tác động gì lớn đến bức tranh chung. Do nguồnngân sách eo hẹp nên chúng tôi không biết làm thế nào để đưa người nghèo vào trong quá trình này. Hầu hết các cán bộ của xã và trưởng ấp thì đều làm việc vì sự say mê và mong muốn đóng góp cho quê hương bởi không cónguồn hỗ trợ nào cho họ thực thi công việc đó cả.Thảo luận nhóm chính quyền địa phương huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

Do đời sống khó khăn, người nghèo thường bận rộn và không có thời gian tham gia vào họp hành, thậm chí khi họ được mời. Ở Sóc Trăng, những người đánh cá nghèo thường phải đi xa 5 trong 7 ngày/ tuần lễ để làmviệc trên những tàu lớn cho nên họ không nhận được bất kì một lời mời nào và không thể tham dự các buổihọp cộng đồng. Các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số (các hộ người Khơme) không thể tham giavào các cuộc họp ở làng. Vì vậy họ không biết nhiều về dự án và họ không biết được việc loại bỏ họ khỏi danhsách của những hộ nghèo. Khi được hỏi về dự án, ông T.S. - một chủ hộ gia đình Khơ me đã nói rằng “Tôi chẳngbiết gì về dự án. Tôi quá bận với công việc của tôi ở trên thuyền với công việc của một người làm thuê, ở vùng rngập mặn, cách nhà tôi 4 km. Tôi đã có thẻ bảo hiểm sức khoẻ (thẻ đặc biệt được cấp cho các hộ nghèo). Tôi khôbiết gì về tín dụng và không thể vay bất kì nguồn vốn nào”. Do ít quỹ cho vay, một số hộ nghèo không thể nào tiếpcận tới tín dụng, do đó họ rất hi vọng vào việc vay vốn: “Chúng tôi là những hộ nghèo nhưng không thể vay vốn.Chúng tôi mong dự án sẽ cho chúng tôi vay để kinh doanh” (Ông TVL, nghề biển, 51 tuổi).

Ở Thái Nguyên, những người trồng chè nghèo không muốn dự các cuộc họp vì họ dùng thời gian này để làmviệc và kiếm tiền.

Người nghèo thường chia sẻ suy nghĩ của họ về dự án môi trường với trưởng thôn. Tuy nhiên, trưởng thôn chỉ

được trả một đồng lương ít ỏi (120.000 đồng /tháng) cho nên đôi khi thiếu trách nhiệm với công việc và khônghành động một cách tích cực đối với người nghèo bởi họ chẳng có lợi gì.

3.5.2. Những khó khăn về mặt thể chế Thiếu những cơ chế chính thức cho sự tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách môi trường khôngphải chỉ đối với người nghèo mà là tình trạng chung ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng thiếu những cơ chế như vậy tác động tới người nghèo nghiêm trọng hơn khi những hộ ở thang bậc kinh tế xã hội cao hơn có nhậnthức và nguồn lực tốt hơn để khai thác các cơ chế phi chính thức. Ở cả Thái Nguyên và Sóc Trăng, người nghèokhông biết làm cách nào để nói lên nhu cầu và mối quan tâm của họ. Chỉ có một cơ hội duy nhất mà họ có thểthảo luận và chia sẻ quan điểm của họ là trong các cuộc họp cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ có từ 2-3 lần họp cộngđồng hàng năm (ở Đại Từ và ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên) và 4-5 lần họp ở Sóc Trăng. Thêm vào đó, một điểmrất quan trọng có thể nhận thấy rằng rất nhiều chương trình dự án tiến hành các hoạt động PRA nhưng những

công việc này được xem như là PHẢI LÀM hơn là NÊN tiến hành; rất ít các cơ chế phản hồi và người nghèothường không biết làm cách nào để những ý tưởng của họ được biết đến. Người nghèo không tham gia mộtcách tích cực và ý kiến của họ không được chú ý lắng nghe. Hơn nữa, rất nhiều người nghèo có mặt trong cáccuộc họp chỉ bởi vì họ có thể có được những trợ giúp về mặt tài chính và họ không hề tham gia tích cực vàothảo luận.

Chúng tôi được mời đến các cuộc họp và nghe những người khác nói chuyện. Không ai hỏi chúng tôi là chúng tôi cần cái gì và khuyến khích chúng tôi nói tự do vì vậy chúng tôi thường im lặng.Thảo luận nhóm xóm Hồng Cóc, Xóm Vang và Hoà Bình II ở xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên

Có rất ít các cơ chế độc lập đối với người nghèo để báo cáo về những vi phạm đối với chính sách môi trườngngay cả khi những vi phạm này ảnh hưởng một cách trực tiếp tới người nghèo. Người nghèo muốn bày tỏ mốiquan tâm và nhu cầu của mình nhưng hạn chế quản lý về thể chế đã ngăn cản họ. Ở Thái Nguyên, người nghèo

Page 65: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 65/93

55

nhìn thấy những kẻ khai thác gỗ bất hợp pháp đi vào rừng, chặt và chuyên chở các khúc gỗ và họ báo cho cácnhân viên bảo vệ rừng nhưng những nhân viên này làm ngơ và yêu cầu họ phải im lặng. Điều này làm giảm sự tin tưởng của người nghèo đối với việc phát biểu của họ.

Ở Thái Nguyên người nghèo kí các hợp đồng bảo vệ rừng là vì trưởng thôn bảo họ làm việc đó. Chẳng hề cómột sự giải thích nào cho họ về nội dung của bản hợp đồng. Thậm chí một số có thể không biết đọc nhưng

mà họ vẫn kí.3.5.3. Những khó khăn về mặt xã hộiSự tham gia của người dân trong việc thảo luận, trao đổi và ra quyết định là vô cùng quan trọng. Việc thamgia này phản ánh việc tôn trọng ý kiến của người dân cũng như là trách nhiệm của họ đối với dự án. Bằng việctham gia vào dự án, người dân hiểu dự án và quyết định lựa chọn các phương án phù hợp nhất đối với các điềukiện của họ. Điều này lại giúp tăng thêm hiệu quả và tính bền vững của dự án.

Trong khi thực hiện dự án, người dân có quyền dự các cuộc họp, trao đổi tham vấn và nói lên quan điểm củamình. Những phương thức này thể hiện sự dân chủ và tôn trọng đối với người dân. Tuy nhiên trong thực tế thìtỷ lệ tham gia của người dân là không cao và không ít trường hợp chỉ là hình thức. Khẩu hiệu “dân biết, dânlàm, dân kiểm tra” phải được áp dụng một cách tốt hơn để phát huy sức mạnh của người dân, góp phần vào

việc thực hiện một cách hiệu quả của các hoạt động dự án.Tại địa bàn nghiên cứu, vẫn còn thiếu những cơ hội cho việc tham gia của người dân vào đời sống xã hội. Ngườinghèo thường bị chính quyền cơ sở bỏ quên. Ở Sóc Trăng người nghèo ít được quan tâm và bị loại ra khỏi cuộchọp của xã. Chính quyền cơ sở không bao giờ mời họ tham gia vào các cuộc họp xã. Các cuộc phỏng vấn đốivới người nghèo và chính quyền cơ sở cho thấy rằng bản thân người nghèo không tin tưởng và không có khảnăng tham gia vào các quá trình. Ở cả hai tỉnh được nghiên cứu, người nghèo không đủ tin tưởng vào việc nêura những quan điểm của họ. Họ chấp nhận tình trạng này là vì họ không thấy ý nghĩa của việc tham gia. Ở TháiNguyên khi mà tiến hành quá trình EIA theo Luật bảo vệ môi trường, thì chính quyền địa phương đã thông báocho dân xã, tổ chức các cuộc họp ở trong làng với đại diện của cả hai xí nghiệp nhưng người nghèo lại khôngbiết đọc và họ không tin vào những điều được nói ra và không hiểu về quá trình diễn ra, do đó họ không thểnói hay bày tỏ sự quan tâm của mình. Họ không hiểu được các quá trình về luật và môi trường và cũng khôngbao giờ nghĩ rằng họ lại có thể quyết định được mức độ tham gia của họ. Ở Thái Nguyên khi mà người nghèomuốn than phiền hay tỏ sự quan tâm của họ thì họ chỉ biết viết những lá thư rất đơn giản và gửi nó cho xãvới hy vọng rằng xã sẽ chuyển lên cấp quyền lực cao hơn. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng cần phải có dấu củachính quyền xã để chứng tỏ họ là dân địa phương và do đó có thể chuyển được những khiếu nại này lên cấpquyền lực cao hơn.

Vốn học vấn của những hộ nghèo ở Sóc Trăng và Thái Nguyên là rất thấp, nhiều hộ không biết chữ, đặc biệt lànhững người Khơme (Sóc Trăng), Dao và Sán Chỉ (Thái Nguyên). Rất nhiều người Khơme không thể giao tiếpbằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Đấy là một trở ngại lớn đối với người dân để tiếp cận tới thông tintrong các cuộc họp và các khoá tập huấn. Thậm chí họ miễn cưỡng tham gia vào các cuộc hội họp và tập huấnbởi vì không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt.

“Chồng tôi là người Khơ me, ông ấy không nói được thông thạo tiếng Việt cho nên tôi thường phải đi họp thay.Trong một số trường hợp cả hai vợ chồng đều là người Khơ me thì người nào giao tiếp tốt hơn bằng tiếng Việt tđi họp và chủ yếu vẫn là người chồng” Bà TTM, 57 tuổi, nông dân.

3.5.4. Những khó khăn về thông tinNgười nghèo không có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Ở huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng người nghèo ít được xemtivi là vì không có điện, họ phải trả 3.000 đồng để xạc ắc quy dùng cho tivi. Hơn nữa họ chỉ có thể dùng trong2 ngày thôi và sau đó lại phải sạc lại. Ở ấp Mò Ó tỉnh Sóc Trăng nếu người nghèo muốn đọc báo với giá là 1.000đồng thì họ phải trả 15.000 đồng tiền xăng. Ở Thái Nguyên, người nghèo thậm chí không có tivi.

Nguồn thông tin chủ yếu đối với người nghèo là từ hệ thống loa đài địa phương. Tuy nhiên, ở cả hai tỉnh mà

chúng tôi đã phỏng vấn thì việc tiếp cận đến hệ thống truyền thanh địa phương rất hạn chế. Chẳng hạn ởSóc Trăng không có hệ thống truyền thanh mà người nghèo có thể nghe được. Ở xã khảo sát thuộc tỉnh TháiNguyên, mặc dù có hệ thống truyền thanh nhưng xã không có nguồn quỹ cũng như chẳng có nhân viên đểvận hành hệ thống này.

Page 66: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 66/93

56

Chúng tôi đã dùng rất nhiều phân bón hoá học và thuốc trừ sâu nhưng nhưng không có tập huấn và giải thích gìcho chúng tôi về mối nguy hiểm do các loại thuốc này gây ra.Thảo luận nhóm ở xóm Hồng Cóc tỉnh Thái Nguyên

Mặc dù dự án về SEA đã tiến hành ở Thái Nguyên vài năm, nhưng người nghèo không được thông báo về dự

án này. Hơn nữa, để hiểu một khái niệm khó như SEA cần phải có các kiến thức ở tầm vĩ mô mà người nghèothường không có.

Chúng tôi không biết gì về đánh giá môi trường chiến lược hay các dự án liên quan đến điều này. Chẳng ai kể chochúng tôi về điều đó. Chúng tôi chưa nghe từ trước đến giờ. Đánh giá môi trường chiến lược nghe phức tạp và khóhiểu với chúng tôi lắm.Thảo luận nhóm với người dân Quân Chu ở Thái Nguyên

Thực trạng thiếu thông tin không chỉ xảy ra với người nghèo mà với cả chính quyền địa phương. Điều này cũnglà một cản trở khiến người nghèo khó có thể tham gia vào SEA.

Làm sao chúng tôi có thể giải thích và thúc đẩy người nghèo tham gia vào SEA khi ngay cả chúng tôi cũng hiểurõ điều này. Chúng tôi không có một khóa đào tạo nào về SEA từ dự án cả. Khái niệm này cũng mới với chúng tôiChúng tôi chỉ biết là gắn kết bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển là quan trọng.Nhưng, thực hiện điều đlà khó lắm chứ.Nhà chức trách ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên

3.5.5. Những khó khăn về vật chấtCơ sở vật chất nghèo nàn còn có thể làm hạn chế sự tham gia của người nghèo vào các dự án môi trường. ỞThái Nguyên do đường xá quá tồi người nghèo không thể tham gia vào các cuộc họp quan trọng, họ khôngmuốn và cũng không thể nào bầy tỏ sự phàn nàn của họ tới các cấp quyền lực cao hơn. Ở Sóc Trăng do thiếuđường xá tốt khiến cho người nghèo khó tiếp cận được với thị trường, thông tin và các mối liên hệ xã hội.

Đời sống của người dân sau tái định cư tại ấp Prey Chop B, xã Lai Hoà huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc TrăngHiện nay đường nối với đường chính đến trung tâm của ấp là đường đất. Tuy nhiên đoạn đường nối này (khoảng2 km) thường xuyên bị bùn lầy vào mùa mưa. Do nằm xa khu có điện lưới nên ấp này không được cấp điện. Cáchộ gia đình phải sử dụng pin xạc để có điện xem tivi. Mỗi pin xạc có giá 3 nghìn đồng (người dân phải đi khoản3-4 km để xạc pin, một pin xạc đầy dùng được khoảng 3-4 ngày). Nước ăn dùng giếng khoan bơm tay. Ấp ở xatrung tâm nên khi ốm đau người dân tự bốc thuốc chữa bệnh. Gia đình nghèo có bảo hiểm y tế nhưng phải đi xanên các gia đình hầu như không sử dụng. Trẻ em phải đi học xa “trẻ con phải ra tận Bạc Liêu học, phải dạy và từ 4h sáng”.

3.6. Các chiến lược đối phó của người nghèoRõ ràng là người nghèo có rất ít các chiến lược đối phó với các vấn đề hiện nay. Các cuộc thảo luận khi tiến hành

các đánh giá nhanh (PRA) cho thấy người nghèo thường nghĩ rằng chỉ có sự lựa chọn của họ là dựa trên một sốít những cơ chế chính thức hiện nay như tham vấn với chính quyền xã. Hơn nữa người nghèo cũng nhận thấylà họ không tin nhiều lắm vào khả năng của những chiến lược này có hiệu quả và họ cũng không biết nên sử dụng bất kỳ một cơ chế nào khác.

Để giải quyết các khó khăn về mặt tài chính, người nghèo ở Thái Nguyên thường nhờ đến những người họhàng của họ khi gặp khó khăn, trong khi đó thì ở Sóc Trăng họ hàng không bao giờ là những người đầu tiênngười nghèo nghĩ đến. Chiến lược để giải quyết chủ yếu của họ là đến vay tiền từ những người giàu với lãi suấtcao. Mặc dầu trong một số vùng hội Phụ nữ có tạo ra một số trợ giúp về vốn vay nhưng người nghèo khôngvay nguồn tiền này (trường hợp ấp Chợ, Mò Ó và thôn Prey Chóp B ở Sóc Trăng).

Page 67: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 67/93

57

Gia đình tôi sống ở đây từ rất lâu rồi và chúng tôi thuộc hộ nghèo. Hiện tại chúng tôi rất hài lòng với cuộc sốngcủa mình nhưng chúng tôi không biết làm thế nào nếu tôi hoặc các thành viên trong gia đình bị ốm bởi chúng tôi không có khoản tiết kiệm nào cả. Chúng tôi sử dụng gần hết số tiền kiếm được cho sinh hoạt hàng ngày và số tiềcòn lại thì đầu tư thêm vào trồng chè. Chúng tôi không còn tiền để tích luỹ hay là tiết kiệm. Nếu như bị ốm hay ltrong trường hợp phải huy động khoản tiền lớn thì chúng tôi lại còn phải tính... Có lẽ nếu cần thì tôi phải vay củhọ hàng hoặc hàng xóm.Thảo luận nhóm xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên tỉnh Thái NguyênGia đình tôi có 5 người. Chúng tôi đều là những người đánh bắt thuỷ sản (bắt cua). Vì chúng tôi nằm trong khu vựctái định cư nên chúng tôi phải trồng trọt thêm ở trên đồi. Tôi bị đau chân còn chồng tôi thì bị đau lưng nhưng màchúng tôi cũng không đi khám (mặc dù chúng tôi có thẻ bảo hiểm y tế, chúng tôi mua thuốc tự chữa bởi vì chúngtôi không có tiền để trả cho các chi phí đi lại). Cuộc sống hiện tại của chúng tôi là rất khó khăn. Chúng tôi khôngvay tín dụng bởi vì chúng tôi không tin rằng mình có thể trả được khoản tín dụng này.Nam, 60 tuổi và nữ 40 tuổi, thôn Prey Chop B, nghề biển, xã Lai Hoà, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Để giải quyết những khó khăn về mặt pháp luật, người nghèo không biết phải tiếp cận với ai, họ thường tự làmcái gì đó hay là chấp nhận hiện trạng. Thường thường là họ nói những suy nghĩ của họ với người lãnh đạo thônvà viết những bức thư rất đơn giản trình bày nguyện vọng của họ.

Để đối phó với tình trạng suy kiệt tài nguyên thiên nhiên thì họ trồng rừng bằng cách ký hợp đồng với các xãvà trồng rừng cho lâm trường quốc doanh.

Tuy nhiên, các chiến lược đối phó của người nghèo là rất yếu. Đôi khi họ dùng tới những hành động phảnkháng như là một chiến lược đối phó khi mà các cách thức khác không dùng được và họ cảm thấy mất hy vọngđối với tình hình (trường hợp biểu tình ở Thái Nguyên).

3.7. Quan điểm của người nghèo và chính quyền địa phương về thúc đẩy sự tham giacủa người nghèo vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách môi trường trong thờigian tớiChính quyền địa phương thấy được nhu cầu gắn người nghèo vào trong quá trình thực hiện chính sách môi

trường; mối quan ngại chủ yếu của họ là người nghèo không tin và không có khả năng phát biểu nguyện vọngcủa họ. Người nghèo có những cách nhìn khác nhau về sự hội nhập tương lai vào việc thực hiện chính sách môitrường. Ở Sóc Trăng người nghèo không thấy cần thiết phải tham gia vào quá trình này. Những điều đó chứngtỏ rằng cần phải làm cho người nghèo hiểu sự tham gia của họ là quan trọng như thế nào đối với quá trìnhthực hiện chính sách môi trường. Người nghèo cũng không nghĩ rằng các ý kiến của họ sẽ được chính quyềnđịa phương lắng nghe. Chẳng hạn ở Thái Nguyên người nghèo không nhận thức được là họ có thể trình bàyý kiến của mình, họ chỉ bầy tỏ nguyện vọng tham gia vào dự án môi trường nếu dự án này có thể có tác độngtrực tiếp tới đời sống của họ. Các thảo luận cho thấy rằng người nghèo ít quan tâm đến việc tham gia vào quátrình thực hiện chính sách môi trường khi mà những chính sách này chỉ liên quan một cách gián tiếp hay lànhững lợi ích của dự án là rất ít ỏi đối với họ. Người nghèo tập trung vào việc kiếm sống và giúp đỡ gia đình vàcho là không có thời gian để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách môi trường, vốn là cái không giúp gìhọ trực tiếp trong việc giải quyết những mục tiêu tức thời.

Mặt khác, những người nghèo được phỏng vấn không có cái nhìn đặc biệt nào về nhu cầu của họ được lồngghép vào chính sách môi trường như thế nào. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương hiểu được nhu cầu thamgia của người nghèo vào trong quá trình này bởi vì họ không muốn người nghèo có những hành động phảnkháng. Họ nghĩ rằng người nghèo không có khả năng trình bày quan điểm của mình. Ở Thái Nguyên, chínhquyền địa phương đã tổ chức họp hành ở từng khu vực của dự án công nghiệp để thông báo cho người nghèovề việc đánh giá EIA và muốn nghe ý kiến của người nghèo về vấn đề đó, nhưng họ đã không làm được. Theocán bộ địa phương thì nguyên nhân là do người nghèo không có kiến thức gì về luật pháp và họ cũng khôngtin rằng những nguyện vọng của họ sẽ được mọi người lắng nghe.

3.8. Thiếu sót của quá trình thực hiện chính sách môi trường đối với người nghèo/vấnđề nghèo đói

Thiếu sót của quá trình thực hiện chính sách môi trường đối với người nghèo/vấn đề nghèo đóiNhìn chung không có đánh giá về mặt xã hội hay kinh tế nào về tác động của chính sách môi trường đối vớingười nghèo. Những phương án thích hợp và những cách thức làm giảm thiểu tác động xấu không được xâydựng trong chính sách môi trường.

Page 68: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 68/93

58

Không có các giám sát/chỉ số đối với các vấn đề này. Tất cả các chính sách môi trường có các chương trình giámsát, tập trung chủ yếu vào các chỉ số môi trường (chẳng hạn bao nhiêu cây đã được trồng) nhưng không chỉ rađược là bao nhiêu người thoát khỏi cảnh nghèo. Thêm nữa không có hệ thống dữ liệu cơ sở, cũng không cóbiện pháp quản lý thay thế nếu như việc thực hiện chính sách môi trường có những tác động tiêu cực đối vớingười nghèo.

Các chính sách kinh tế xã hội bao gồm cả những biện pháp giảm nghèo cũng không giải quyết được các vấn đềmôi trường khi mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường hoàn toàn không được tính tới trong việc thực hiệncác chính sách đó. Ở cả hai tỉnh, các vấn đề môi trường chỉ được nêu trong các báo cáo kinh tế xã hội nhưngtrong đó cũng chỉ có hai dòng đề cập đến vấn đề môi trường mà thôi. Tất cả các báo cáo về môi trường đãđược soạn thảo ở cấp xã sau đó trình lên huyện và tỉnh. Tuy nhiên, cán bộ chuẩn bị báo cáo ở các xã không cókiến thức cơ bản về môi trường hay là không được tập huấn cho nên chất lượng của các báo cáo này cần phảixem xét. Người ta không trình bày riêng các vấn đề về môi trường trong các báo cáo kinh tế xã hội. Không cócác chỉ số về môi trường, thiếu các báo cáo định kỳ và cũng không có các chỉ dẫn về việc làm cách nào để tạora các chỉ số này.

Tài chính không đủ cho việc bảo vệ môi trường nhưng chính quyền cơ sở cũng không biết chi tiêu như thế nào. Ở Long Phú, Sóc Trăng huyện được phân 500 triệu đồng hàng năm để trả cho các hoạt động bảo vệ môitrường. Tuy nhiên, người ta chẳng biết làm thế nào để tiêu số tiền này, những hoạt động chủ yếu của họ là dáncác bảng thông tin trong khi có tới 90% người dân địa phương và người nghèo không biết đọc cũng chẳngbiết viết.

Việc đánh giá chính sách môi trường do chính quyền địa phương tiến hành nhưng hiện nay lại thiếu hoặc làkhông đủ cán bộ môi trường ở cấp xã. Ở cả hai tỉnh phần lớn cán bộ có kiến thức cơ bản về địa chính và chỉ cómột cán bộ là được tập huấn về môi trường (cấp huyện). Do đó người nghèo chủ yếu làm việc với các đơn vịbảo vệ rừng và cán bộ làng, xã.

4. Kết luậnNói chung những mối quan tâm về nghèo đói còn ít được đưa vào trong chính sách môi trường hiện nay. Sự

tham gia của người nghèo vào trong quá trình phát triển, thực hiện, giám sát chính sách còn rất hạn chế. Mộtsố tỉnh tỏ ra tiến bộ hơn các tỉnh khác trong việc áp dụng chính sách ở trung ương để phát triển ở cấp địaphương. Những tỉnh khác tỏ ra bảo thủ và chậm thực hiện cải cách do trung ương đề xuất do do những cản trởnhư giới hạn về nguồn lực. Sự khác nhau giữa các chính quyền địa phương chỉ ra rằng cần có các phương thứctiếp cận và mô hình khác nhau cho mỗi vùng (Norton et al 2001).

Không nghi ngờ rằng sự phát triển kinh tế nói chung đã đem lại nhiều lợi ích cho các nhóm xã hội khác nhauở vùng dự án (CWPDP ở Sóc Trăng và TDMP ở Thái Nguyên). Cuộc sống của một số lượng lớn các hộ gia đình ởcác nhóm yếu thế khác nhau thuộc vùng dự án như là các nhóm nghèo, kể cả dân tộc thiểu số (nhóm Khơ meở Sóc Trăng, nhóm Dao và Sán Rìu ở Thái Nguyên) đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một bộ phận nhữngnhóm nghèo đã bị giảm thu nhập trong những năm cuối này. Tỷ lệ những hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới củaBộ lao động thương binh và xã hội) ở địa bàn nghiên cứu tại Sóc Trăng hãy còn cao (hơn 20% năm 2007). Ở TháiNguyên, tỷ lệ này là 23% ở huyện Phổ Yên và 31,84% tại Đại Từ năm 2007. Hộ nghèo cần được chính quyền cáccấp, dự án và cộng đồng giúp đỡ nhiều hơn.

Các nghiên cứu điển hình ở Sóc Trăng và Thái Nguyên cho thấy giảm nghèo và môi trường chưa được lồngghép hiệu quả trong chính sách môi trường. Trong bối cảnh biến đổi kinh tế xã hội thì người nghèo thườngkhông thể tham gia được trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội và môi trường ở địa phương.

Việc thực hiện chính sách môi trường không chứa đựng một sự đảm bảo hay là một cơ chế nào để chắc chắnrằng người nghèo được bình đẳng về lợi ích, hay là không phải chịu sự mất cân đối từ việc thực hiện các chínhsách về môi trường.

Không có một quy định hay một hướng dẫn nào chỉ rõ về sự tham gia người nghèo vào trong việc thực hiệnchính sách môi trường. Kết quả là không chỉ là một tỷ lệ nhỏ những người nghèo phải hứng chịu những tác

động môi trường tiêu cực do các dự án phát triển tại các vùng sinh sống của họ.

Page 69: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 69/93

59

Có rất nhiều những khó khăn ngăn cản người nghèo tham gia vào việc thực hiện chính sách môi trường: chínhsách môi trường vẫn chưa được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương - là tài liệuquy hoạch chủ yếu đối với chính quyền cơ sở do vậy các phân ban và các đơn vị không thể đưa chính sáchmôi trường vào trong thực tiễn. Do những khó khăn về cuộc sống, người nghèo không có cơ hội tham gia vàođời sống xã hội. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn và việc thiếu thông tin, đặc biệt là những hạn chế thông tin về môitrường có thể ngăn trở sự tham gia của người nghèo vào các chính sách môi trường. Việc thiếu lòng tin của

người nghèo và thiếu một cơ chế phản hồi và hiểu biết về những lợi ích của việc tham gia là những trở ngạichủ yếu đối với việc tham gia một cách hiệu quả.

Trong chính sách môi trường chưa có giám sát và những chỉ số cho các vấn đề nghèo đói. Các chương trình vềmôi trường tập trung vào các chỉ số về môi trường nhưng không chỉ ra được là bao nhiêu người có thể thoátkhỏi cảnh nghèo. Vẫn chưa có sự giám sát và quản lý thích hợp đối với tác động của việc thực hiện chính sáchmôi trường đối với người nghèo.

Các chính sách kinh tế xã hội không nhằm vào các vấn đề môi trường và ngược lại. Ở cả hai tỉnh, người ta có thểtìm thấy trong các báo cáo kinh tế xã hội những vấn đề về môi trường nhưng chỉ là trong hai dòng mà thôi.

Không chỉ là tài chính là cần thiết cho bảo vệ môi trường, chính quyền cơ sở cần phải biết chi tiêu khoản tiềnnày như thế nào. Hoạt động chính tại các chính quyền cơ sở được điều tra sử dụng các khẩu hiệu trong khi mộttỷ lệ lớn (tới 90%) người dân ở địa bàn và nhất là người nghèo không biết đọc và cũng chẳng biết viết.

Việc thực hiện công tác đánh giá chính sách môi trường là do chính quyền địa phương tiến hành nhưng lạithiếu hoặc không có cán bộ môi trường ở các cấp cơ sở và năng lực của họ là rất thấp. Ở cả hai tỉnh phần lớncán bộ ở huyện là những cán bộ địa chính và chỉ có một người là có chuyên môn về môi trường. Do đó màngười nghèo chủ yếu làm việc với các đơn vị bảo vệ rừng và những cán bộ ở làng xã.

5. Khuyến nghị Để nâng cao sự tham gia của người nghèo vào trong việc thực hiện chính sách môi trường, phần này đưa ramột loạt khuyến nghị dựa trên những kết quả đánh giá tài liệu và nghiên cứu điển hình. Theo yêu cầu của Điều

khoản tham chiếu, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến xây dựng chính sách môi trường vàviệc thực hiện những chính sách này ở Việt Nam. Điều khoản tham chiếu không đề cập tới việc phải phân tíchbất kỳ một chính sách môi trường cụ thể nào. Vì đây là nghiên cứu tổng quan, chúng tôi xin được đề xuất cáckiến nghị dưới đây và các kiến nghị này có thể được xem như là các nguyên tắc trong việc xây dựng các chínhsách môi trường sau này. Để thực hiện được điều đó, cần phải điều chỉnh các đề xuất chung dưới đây sao chophù hợp với từng chính sách cụ thể. Dưới đây là các ví dụ cụ thể được đưa ra sau khi đã nghiên cứu tài liệu vàtiến hành nghiên cứu.

5.1. Trợ giúp về thể chế Xây dựng khung luật pháp và chiến lược cũng như những hướng dẫn cho sự tham gia của người nghèo vàochính sách môi trường là một đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh biến đổi kinh tế xã hội thì nó còn là tấtyếu đối với sự phát triển ở Việt Nam. Việc soạn thảo, phát triển, và việc thực hiện các quá trình chính sách môi

trường sẽ đòi hỏi những thể chế vững mạnh, nguồn nhân lực có kinh nghiệm và năng lực tài chính để đạt đượcnhững mục tiêu chính sách bảo đảm xã hội của Nhà nước.

Hiện tại, đánh giá tác động xã hội trong chính sách môi trường chưa được chú ý. Để tránh những kết quả xấukhông mong đợi, bên cạnh đánh giá tác động môi trường, cần phải bổ sung đánh giá kinh tế xã hội trong quátrình xây dựng chính sách môi trường nhằm xác định bức tranh tổng quan về những tác động tích cực và tiêucực đối với người dân nói chung và người nghèo nói riêng. Những hướng dẫn rõ ràng về hình thức đánh giákinh tế xã hội và yêu cầu phải có đánh giá kinh tế xã hội là cần thiết. Các chuyên gia kinh tế xã hội nên thamgia vào quá trình để kết quả có thể đáp ứng và cân bằng được ba trụ cột phát triển bền vững trong dự án, baogồm xã hội, kinh tế và môi trường. Để làm được điều này, một kiến nghị được đưa ra là cần phải tăng cường cácyêu cầu liên quan tới việc đánh giá tác động xã hội trong các đánh giá tác động môi trường chiến lược (SEA)của chiến lược, chính sách, và kế hoạch trong Luật bảo vệ môi trường 2005.

Để khuyến khích người nghèo tham gia vào các hoạt động môi trường và để thực hiện các chính sách môitrường thì cần phải có những hướng dẫn về các cơ chế tham gia, những lợi ích mong muốn và các chính sách

Page 70: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 70/93

60

vì người nghèo. Mặt khác, điều cơ bản là phải nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương và các cấp về việclàm thế nào để đảm bảo được cho người nghèo có thể tham gia vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội vàmôi trường ở địa phương. Chính quyền địa phương cần phải tạo ra nhận thức về lợi ích của tham gia của ngườinghèo trong những quá trình như vậy và từ đó có thể tạo điều kiện cho người nghèo tham gia một cách toàndiện. Ở một vài trường hợp, sự tham gia chỉ là một thứ hình thức - không có một ý định hiện thực về sự thamgia của người nghèo - chỉ là muốn thu thập các chữ kí chứ không phải là sự tham gia một cách tích cực. Khuyến

nghị này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc các bộ như MONRE và các cơ quan liên quan khác,ví dụ MARD hoặc MPI đưa ra các hướng dẫn từ cấp trung ương cho chính quyền địa phương về các cơ chế vàcác phương thức thực tiễn để người nghèo có thể tham gia xây dựng chính sách môi trường. Việc chuẩn bị “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thương vào việc xây dựng chính sách môi trường” có thể được thực hiệnvà cần có các lớp tập huấn cho các cấp chính quyền địa phương, trước tiên là ở một số tỉnh và huyện thí điểm,sau đó sẽ nhân rộng việc làm thế nào để thực hiện các hướng dẫn được nêu trong Sổ tay này.

Cần phải trao quyền cho người nghèo để họ hiểu được lợi ích của việc tham gia vào quá trình thực hiện chínhsách môi trường, cung cấp cho họ các kĩ năng, làm cho họ có cảm giác tự tin khi tham gia vào các quá trìnhnày. Chú trọng hơn việc nâng cao nhận thức thông qua sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (loa phátthanh, báo chí và câu chuyện truyền thanh) sẽ hỗ trợ quá trình này. “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổnthương vào việc lập chính sách môi trường” như được thảo luận trên đây sẽ cung cấp các thông tin hướng dẫncho chính quyền địa phương về các phương pháp cần thiết.

Cần phải có diễn đàn cho người nghèo, nơi họ có thể chia sẻ các ý kiến và các nguyện vọng. Sự tin tưởng vàsự đoàn kết được xây dựng và được thông qua các hoạt động như thành lập các nhóm, chẳng hạn các nhómvề môi trường. Ở đó người nghèo có thể theo đuổi những lợi ích chung; tổ chức các cuộc họp, các cuộc thi hátvà thi vẽ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các địa điểm mà mọi người có thể tiếp cận thông tin, gặp gỡ lẫnnhau hay chỉ đơn giản là thảo luận các vấn đề môi trường ở địa phương.

Cần phải có các cơ chế trong các chính sách về môi trường giúp cho người nghèo có thể góp phần vào sự tham gia chung, về kế hoạch và thực hiện các chính sách về môi trường. Chẳng hạn, phải có các cuộc họp hàngtháng và hàng quý. Các cơ chế này cần khuyến khích sự trao đổi hai chiều để cho người nghèo có thể phản hồivà nhận được sự hướng dẫn từ chính quyền cơ sở. Cơ chế dân chủ cần phải được bám sát. Những hướng dẫnnhư vậy có thể tìm thấy trong “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thường vào việc chuẩn bị chính sáchmôi trường”.

Các vấn đề môi trường cần phải được báo cáo trong một phần riêng của các báo cáo kinh tế xã hội hàng nămđể đánh giá phát triển ở địa phương cũng phải chú ý đến các vấn đề và rủi ro về mặt môi trường. Để đạt đượcđiều này, Bộ KH-ĐT cần hướng dẫn cho chính quyền địa phương về nhu cầu và phương pháp lồng ghép nhữngquan tâm về môi trường vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (kết hợp với những yêu cầu vềđánh giá môi trường chiến lược trong Luật môi trường 2005) và quá trình xây dựng các chỉ số môi trường đơngiản cũng như các phương pháp giám sát.

Cần có các chỉ số và quy trình giám sát tốt hơn. Giám sát các hoạt động của dự án là một nhiệm vụ rất quantrọng, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dân. Người dân cần phải được thông báo về các hoạt động đangdiễn ra tại địa bàn, đang có những hoạt động nào và ai là người chịu trách nhiệm, ngân quỹ ở đâu, lịch trình và

cách thức quản trị. Những người làm công tác kiểm tra phải được nhân dân tin tưởng và bỏ phiếu. Họ phải cóđủ uy tín và kiến thức để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ thường xuyên về tài chính và yêucầu về chuyên môn của những người được bỏ phiếu. Với sự hỗ trợ hiện của các chương trình quốc gia chốngtham nhũng, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục đích này.

Cần phải giảm thiểu đến mức cao nhất sự tham nhũng để giữ được lòng tin và nhận thức của người dân.

5.2. Những trợ giúp về mặt xã hộiMột điều rất quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức của quần chúng và cán bộ cơ sở về vai trò của ngườinghèo. Điều đó đòi hỏi (i) tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người nghèo về sự tham gia tích cực của họ,(ii) cung cấp thông tin về chính sách môi trường thông qua các kênh khác nhau và bằng nhiều hình thức đểthay đổi suy nghĩ và nhận thức của người nghèo (iii) tuyên truyền cho người dân về cả tác động tiêu cực và tích

cực của môi trường tới đời sống của người dân. Để làm được điều này, điều quan trọng là phải tiến hành truyềnthông định kỳ (cung cấp thông tin) để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tham gia vào các cuộc họp và thảoluận. Người nghèo cần phải có địa điểm để tiến hành các cuộc họp định kỳ. Hướng dẫn về phương pháp có thể

Page 71: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 71/93

61

tìm thấy trong “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thương trong xây dựng chính sách môi trường” được đềxuất như đã thảo luận ở phần trên.

Nguyên tắc cơ bản đối với cuộc họp và hội thảo bao gồm: tính chất công khai, tạo điều kiện thuận lợi, khuyếnkhích sự tham gia tích cực và có cơ chế để tạo ra sự phản hồi đối với các kết quả. Cần cung cấp những cơ hộicho người nghèo trong việc đặt ra các câu hỏi và làm rõ chính sách. Thông tin hai chiều giữa cộng đồng và

những người tư vấn cần xem xét đến các giá trị văn hoá truyền thống và phải xem xét đến những nguyên tắccông bằng xã hội và khả năng tiếp cận. Cần phải đặc biệt chú ý tới truyền thống và các giá trị văn hoá, chuẩnmực của các dân tộc thiểu số thông qua các quá trình lập kế hoạch. Bằng cách đó, sở hữu cộng đồng về kếtquả cuối cùng sẽ được khuyến khích.

Một trợ giúp xã hội quan trọng là tạo ra các hoạt động sinh kế ổn định cho người nghèo để giúp họ tham giavào các hoạt động xã hội (tạo ra các công việc ổn định cho người nghèo; các tập huấn về hướng nghiệp, trợgiúp về tín dụng, về nhà ở - nâng cấp, sửa chữa hoặc là xây nhà cho người dân nghèo v.v....) Điều cơ bản là phảicó kế hoạch thông báo cho người nghèo căn cứ trên nhu cầu cấp thiết của họ. Nhìn chung, điều này đã đượcthực hiện ở Việt Nam tuy nhiên nhu cầu của người nghèo vẫn không được thường xuyên giải quyết đầy đủ. Ví dụ, các chính sách lâm nghiệp như 5MHRP hoặc các chính sách bảo vệ vùng ngập nước có thể bao gồm cácđiều khoản cụ thể như đào tạo về sinh kế cho những hộ gia đình được xác định là hộ nghèo. Các doanh nghiệpliên quan đến lâm nghiệp cũng có thể có các hình thức hỗ trợ để giúp họ ổn định đời sống và giảm phụ thuộcvào tài nguyên thiên nhiên.

Các chính sách về môi trường chỉ có thể có hiệu quả bền vững nếu như người nghèo có được phương cáchsinh sống ổn định. Để có được điều này, các chính sách về môi trường và các chính sách hỗ trợ khác phải đảmbảo cho người nghèo có được thu nhập bền vững trong khi hướng mối quan tâm của họ vào việc thực hiện vàxây dựng chính sách.

Các chính sách môi trường cần được xây dựng với những động lực và khuyến khích nội tại phù hợp để hỗtrợ việc thực hiện các chính sách này hơn là dựa trên những khuyến khích bên ngoài. Các chính sách như làChương trình 5 triệu hecta rừng cần phải có các nguồn lực thích hợp và như thế thì những hợp đồng có thể đủđể trợ giúp cho hộ nghèo và sự tham gia của họ không phải là ngẫu nhiên hoặc là không bền vững. Các cơ chế trợ giúp bên ngoài như các chuyến đi tham quan, cấp xe đạp là có hiệu quả. Lấy ví dụ, cần phải có các khoảncấp phát cho công tác bảo vệ rừng phù hợp. Hiện nay, khoản cấp phát này là 50.000VNĐ 1 ha/năm là quá thấp.Cần phải tăng khoản cấp phát này lên khoảng 100.000 hoặc 150.000 VND/ha/năm. Cần có các điều khoản cụthể trong các chính sách môi trường như chương trình 5MHRP để những hộ nghèo được ưu tiên tham gia vàocác chương trình này.

5.3. Trợ giúp về cơ sở vật chấtNâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ khuyến khích sự tham gia của người nghèo vào các chính sách môi trường:

Nâng cấp hệ thống đường xá (để người dân có thể dễ dàng đi lại)●

Cung cấp nước sạch●

Nâng cấp các cơ sở giáo dục và chăm sóc sức khoẻ●

Cung cấp điện hay năng lượng tái tạo (ở một số vùng xa xôi hẻo lánh không có điện)●

Cung cấp các phương tiện truyền thông (thiếu các phương tiện truyền thông và cán bộ làm việc trong●

lĩnh vực này).

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra từ từ trong một thời gian như là mộtbộ phận của các chương trình phát triển khác rộng hơn chứ không chỉ gắn với các chính sách môi trường cụthể. Dự án CWPDP được đề cập đến trong nghiên cứu điển hình này đã đưa ra một ví dụ tích cực về việc chínhsách môi trường kết hợp với các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa ra mô hình cho các dự án khác và cácsáng kiến xây dựng chính sách sau này học tập.

5.4. Nâng cao năng lựcCTrợ giúp phát triển năng lực về chính sách môi trường và việc thực hiện các chính sách cần được tiến hànhở cấp tỉnh, huyện và xã. Cần cung cấp các khoá tập huấn về tăng cường hiểu biết và thực thi luật môi trường,lập các kế hoạch tổng thể về môi trường, chuẩn bị và hỗ trợ các kỹ năng trợ giúp chính quyền cơ sở để họ cóthể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những lớp tập huấn này được cung cấp cho các cán bộ như một phần của

Page 72: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 72/93

62

đào tạo thường xuyên nhằm bổ sung các kỹ năng mới cần thiết cho các hoạt động xây dựng và thiết kế các dự án, chính sách mới.

Người nghèo cần tập huấn không chỉ các quy định về môi trường mà còn về việc làm thế nào để họ có thể tuânthủ các quá trình pháp lý (viết các bản khiếu nại, chuyển nó tới cấp chính quyền cao hơn). Họ cũng cần đượcnâng cao năng lực để có thể tự tin vào việc trình bày và nêu quan điểm của mình.

5.5. Sự tham gia của người nghèo vào chiến lược đánh giá tác động môi trường (SEA)Kết quả phỏng vấn với chính quyền địa phương cho thấy rõ ràng họ không hiểu ý nghĩa của đánh giá môitrường chiến lược và không thể giải thích các chính sách một cách đúng đắn do vậy họ rất miễn cưỡng trongviệc thực hiện các chính sách nói chung và phương thức người nghèo có thể tham gia vào hoạt động này nóiriêng.

Kinh nghiệm làm việc với SEA ở Việt Nam cho thấy cho đến nay sự tham gia của người nghèo vào SEA rất hạnchế. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy đây là vấn đề phức tạp và sự tham gia của người nghèo trong xâydựng và thực hiện chính sách môi trường sẽ phức tạp hơn. Bên cạnh các khuyến nghị chung về sự xây dựngvà thực hiện chính sách môi trường nêu trên, các khuyến nghị cụ thể liên quan đến SEA được đề xuất. Cần xâydựng các hướng dẫn về sự tham gia của cộng đồng vào SEA, bao gồm các cơ chế huy động sự tham gia của

người nghèo. Sự tham gia đó cần thiết phải bao gồm cả yếu tố tăng cường năng lực để thông báo cho đốitượng tham dự về quá trình và kết quả của SEA.

Cần tham vấn thêm với Bộ Tài nguyên & Môi trường và các đối tác hữu quan để xác định cách thức kết hợpcác khuyến nghị này với các hoạt động đang được MONRE triển khai thông qua dự án MONRE/SIDA SEMLA vànhóm chuyên đề về EIA của nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ trong nghiên cứu về hài hoà trong EIAdo ADB và MONRE quản lý cũng như các dự án khác.

Cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn trong dự án PEP để biến các đề xuất này thành các hành động cụthể. Những công việc này nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu hiện tại và cần phải tiến hành những điều tra cụthể hơn cho những chủ đề được xác định dựa trên các nghiên cứu điểm này và cần phải có sự tham gia của rấtnhiều bên liên quan những chưa tham gia vào nghiên cứu điểm này. Ngoài ra, có thể thấy trong nghiên cứuđiểm số 1, những kiến nghị nêu ra không cụ thể như những kiến nghị trong nghiên cứu điểm số 2 vì cấu trúcvà bản chất của nghiên cứu là không đưa ra các đề xuất cho bất kỳ một chính sách môi trường cụ thể nào docác chính sách môi trường hiện tại rất rộng.

Page 73: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 73/93

63

Tài liệu tham khảo

Ap Cho Hamlet. 2007. Report on the implementation of task sides in Ap Cho hamlet.

CWPDP’s PPMU. 2007.Report on project implementation in 2006 and work plan or 2007.Soc Trang ProvincialPeople’s Committee, Soc Trang, Viet Nam.

Decision No. 04/2004/QD-BTNMT issued by the Minister of MONRE on 5 April 2004 on the approval of theAction Plan on Conservation and Sustainable Development of Wetlands for the 2004-2010 periods.

Gibbs.C. 2001.Mangroves: Local livelihoods vs. corporate profts

Available at: http://www.wrm.org.uy/deforestation/mangroves/book8.html

Government Decree No. 109/2003/ND-CP issued on 23 September 2003, and Circular No. 18/2004/TT-BTNMTissued on 23 August 2004 on the conservation and sustainable development of wetlands.

Government of Viet Nam, 2001.Orienting plan or priority programmes o environmental protection 2001-2005.2001. Retrieved from http://www.nea.gov.vn/English/state/VN_Orienting-Plan-2005.htm

Government of Viet Nam, 2003a.National Strategy or Environmental Protection until 2010 and vision toward 2020(the Prime Minister of the Government approved this National Strategy for Environmental Protection(NSEP) until the Year 2010 and Vision toward 2020 according to the Government Decision 256//QD-TTg of December 2nd, 2003).

Government of Viet Nam, 2003b.The comprehensive poverty reduction and growth strategy . Retrieved Jan 2007from http://siteresources.worldbank.org/INVIETNAM/Overview/20270134/cprgs_ nalreport_Nov03.pdf

GTZ. 2005.Strategic Environmental Assessment o Dai Tu District Socio-Economic Development Plan in relation toTam Dao National Park and its Bu er Zone - SEA Conclusions & Recommendations, Version 1.98

International Food Policy Research Institute (IFPRI) (1996):Rice Market Monitoring and Policy Option Study.

Lang.C. 2001.Viet Nam: Shrimps, Mangroves and the World Bank, WRM Bulletin N O51, October

Available at: http://www.wrm.org.uy/bulletin/51/Vietnam.html

Morris, J., Bui Thi An, Nguyen Thi Nghia & Vu Dinh Quang. (2002).Evaluation o Impacts: NTFP Project (1998-2002). NTFP Project: Hanoi.

Neumann R.P. & Hirsch, E.H. (2000).Commercialization o NTFP: Review and Analysis o Research. CIFOR: Bogor,Indonesia. Inception report , FSSP & P, Hanoi.

Norton. A. and Bird. B. and Brock.K. and Kakandre.M. and Turke.C. 2001. A rough guide to PPAs Participatory Poverty Assessment An introduction to theory and practice

Available at: http://www.odi.org.uk/pppg/publications/books/ppa.pdf

OECD. 2006. Applying SEA: Good Practice Guidance or Development Cooperation.

O ce of Deputy Prime Minister. 2005.Practical Guide to SEA Directive - European Directive 2001/42/EC on theassessment o the e ects o certain plans and programmes on the environment

SEMLA. 2006.Strengthening and Aligning the Environmental Sa eguards System in Viet Nam. Ha Noi.

Sikor, Thomas. 2001.The Allocation o Forestry Land in Viet Nam: Did it Cause the Expansion o Forests in theNorthwest? Forest Policy and Economics 2:1-11.

Page 74: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 74/93

64

Soc Trang PPC CWPDP’s PPMU. 2006. Report on project implementation in 2006 and work plan for 2007.

Pho Yen DPC. 2007. Report on the environmental management, the implementation of environmental law andenvironmental actuality in the area of Pho Yen.

Phuc Thuan CPC. 2007. Report on the results of government implementation in 6 early months, the solutions

of implementation of the remaining 6 months and the locality’s recommendation.PPAE Team. 2007.Understanding the Voice o the Poor , UNDP and MONRE, Hanoi, Viet Nam.

Quan Chu. 2007. Report on the implementation of socioeconomic activities in 6 early months in 2007 and dutyorientation of the remaining 6 months.

Trung Binh CPC, Report on real situation of environmental sanitation and recommendation to overcome TrungBinh’s CPC environmental pollution.

Trung Binh CPC. 2007. Report on the socioeconomic situation and general duty orientation of 2007.

United Nations Environment Programme.2006. SEA: A Tool or Mainstreaming Environmental Sustainability intoDevelopment Planning.

World Bank. 1998. Environmental Assessment Update o the Viet Nam Coastal Wetlands Protection and Development Project.

Available at: http://www- wds.worldbank. org/servlet/ WDSContentServer/ WDSP/IB/1999/11/04/000094946_99031911044384/Rendered/PDF/multi0page.pdf

World Bank, 2006 , Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty reduction in Cambodia, LaoPDR and Viet Nam. Draft Conference Edition.

Viet Nam News. 1999. “World Bank to help restore Cuu Long Delta mangrove forests”, Saturday November 27,1999, p.1.

Page 75: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 75/93

65

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2:Đánh Giá Tác Động Môi Trường (EIA) Và Người

Nghèo/chiến Lược Đối PhóĐánh giá mức độ nhu cầu của người nghèo được kết hợp vào quá trình đánh

giá tác động môi trường (EIA)

Page 76: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 76/93

66

Mục lục

1. Giới thiệu .......................................................................................................................................................................

2. Thông tin chung ...............................................................................................................................................................

2.1.“Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội” ......................................................2.2. Tiểu dự án “Hồ Kẻ Gỗ” .........................................................................................................................................

3. Những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình thông qua phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia(pra) ....................................................................................................................................................................................

3.1. Tình trạng của người nghèo ở các khu vực nghiên cứu ......................................................................................3.2. Mối liên hệ đói nghèo và môi trường trong khu vực nghiên cứu .......................................................................3.3. Ảnh hưởng của quá trình EIA đối với người nghèo ...........................................................................................3.4.Sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA ..................................................................................................

3.5. Các cách giải quyết của người nghèo ..................................................................................................................3.6. Views of the poor on future integration into EIA processes .................................................................................3.7. Quan điểm của người nghèo đối với việc tham gia vào quá trình EIA sau này ..............................................7

4. Kết luận ..........................................................................................................................................................................

5. Đề xuất............................................................................................................................................................................ Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................................................................

Page 77: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 77/93

67

1. Giới thiệuTrong khuôn khổ Chuyên đề nghiên cứu 2 “Chính sách, luật pháp và EIA” của dự án Đói nghèo và Môi trường,nghiên cứu điển hình số 2 “Đánh giá tác động môi trường (EIA) và người nghèo” được thực hiện để xác địnhcác vấn đề sau: (1) Hiện trạng của người nghèo trong vùng Nghiên cứu điển hình; (2) Mối liên hệ đói nghèo vàmôi trường trong vùng Nghiên cứu điển hình; (3) Ảnh hưởng của quá trình EIA đối với người nghèo; (4) Lồngghép nhu cầu của người nghèo vào quá trình EIA và nhận biết các rào cản đối với sự tham gia; (5) Cách thứcgiải quyết của người nghèo; (6) Quan điểm của người nghèo đối với sự tham gia vào quá trình EIA sau này; và(7) Những tồn tại của quá trình EIA trong việc giải quyết các vấn đề đói nghèo. Nhóm nghiên cứu đã tiến hànhnghiên cứu 2 trường hợp ở Hà Nội(Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn ở Sóc Sơn, Hà Nội)và ở HàTĩnh(tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ).Các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được áp dụng trong nghiêncứu này. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia về EIA, tiến sĩ Vũ Hoàng Hoa vàBà Nguyễn Kim Lan.

2. Thông tin chungHai dự án được lựa chọn làm nghiên cứu điển hình cho nghiên cứu này. Nghiên cứu đầu tiên là dự án Xây dựngkhu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội và nghiên cứu thứ hai là Tiểu dự ánNâng cấp hồ Kẻ Gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh.

2.1“Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”Dự án này được lựa chọn làm nghiên cứu điển hình choĐánh giá tác động môi trường (EIA) và Đói nghèovì bãirác này nằm trong các xã nghèo của huyện ngoại thành Hà Nội và được xem là một bãi rác đầu tiên tiến hànhEIA trong thành phố. Ngoài ra, bãi rác Nam Sơn dường như đã tạo ra những vấn đề quan ngại thực sự về môitrường của cả chính quyền và cộng đồng. EIA đã được tiến hành hai lần: báo cáo EIA đầu tiên về Dự án xâydựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn được thực hiện vào 10/1998 và báo cáo EIA lần hai được thực hiệnvào 06/2003 do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) lập và được Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT) phêduyệt

Bãi rác Nam Sơn có tổng diện tích là 100 ha, trong đó 60 ha là dành cho khu vực chôn lấp và 6 ha dành cho khuvực xử lý rác thải công nghiệp. Dự án này được khởi động nhằm giải quyết vấn đề cấp bách của Hà Nội: tìmmột bãi rác cho toàn thành phố. Bãi rác này bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1999 và dự kiến sử dụngtrong thời gian 20 năm (đến năm 2020). Bãi rác nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Sóc Sơn: Nam Sơn, Bắc Sơn vàHồng Kỳ, nhưng phần lớn là nằm ở địa phận xã Nam Sơn. Cả ba xã này đều là những xã nghèo của huyện SócSơn. Nguồn thu nhập chủ yếu là từ trồng lúa, với GDP bình quân đầu người là dưới 120USD trong năm 2002,so với GDP bình quân cả nước là 530USD15 . Theo chính quyền xã, tỉ lệ hộ nghèo ở Nam Sơn là 20,9% sống dướimức nghèo.

Ở xã Nam Sơn, 90 ha trong số 3000 ha của xã được thu hồi để lấy đất cho bãi rác. 175 trong số 1500 hộ gia đìnhtrong xã bị mất đất, trong đó 70 hộ gia đình phải tái định cư trong giai đoạn đầu. Các hộ gia đình tái định cư được bồi thường đất để tái định cư và và để làm ruộng từ quỹ đất dự trữ của xã. Cả hai báo cáo EIA (URENCO1998 và URENCO, 2003) dày hàng trăm trang và chủ yếu tập trung vào các vấn đề môi trường tự nhiên. Mặc dù

có một phần nhỏ (từ khoảng nửa trang đến ba trang) mô tả các điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực dự án, cả haibáo cáo đều không có phần nào nhắc đến sự tham gia của cộng đồng trong quá trình EIA, cũng như khôngđề cập tới các tác động đối với sinh kế của những người dân trực tiếp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, báo cáo thứ haikhông hề đề cập gì tới tác động của bãi rác đang hoạt động.

Theo tài liệu của N.Q.Tuan & Maclaren, (2005), trước khi xã Nam Sơn được chọn là địa điểm làm bãi rác, đã có rấtnhiều tranh luận giữa Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, UBND huyện và thành phố. Ủy ban nhân dân xã đồng ý chấpnhận sự tồn tại của bãi rác với các điều kiện: thành phố sẽ đền bù xứng đáng cho dân cư địa phương, đảm bảoviệc sử dụng các biện pháp giảm nhẹ tác động tại khu bãi rác, và tạo ra các lợi ích kinh tế như cải thiện dịch vụhạ tầng và tạo thêm việc làm cho cộng đồng.

Mặc dù được coi là bãi rác đảm bảo vệ sinh nhất ở Việt Nam (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005), người ta vẫn thấy córất nhiều lời phàn nàn của cộng đồng về bãi rác này ngay sau khi nó bắt đầu đi vào hoạt động do các tác độngtiêu cực liên quan. Dân cư địa phương phàn nàn về các tác động đối với môi trường, sức khỏe, kinh tế và các tácđộng gây ra từ hoạt động vận hành bãi rác. Mọi người lo ngại về nạn ruồi muỗi đã gây rất nhiều phiền phức

15 UNRENCO.2003. Báo cáo EIA về bãi rác Nam Sơn, Hà Nội, tháng 6/2003.

Page 78: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 78/93

68

cho người dân và làm cho năng suất vụ mùa bị giảm sút (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005; MONRE, 2005). Các vấn đềvề sức khỏe và ô nhiễm nước cũng là một vấn đề được người dân quan tâm (Báo điện tử VN Express, 2006; BáoLao Động, 2006). Vấn đề đền bù cũng rất gây tranh cãi giữa các nhóm dân cư khác nhau. Một số người dân đãcố gắng cải thiện sinh kế nhờ số tiền đền bù nhưng một số lại phàn nàn rằng số tiền đền bù không thoả đángcho những tác động về mặt môi trường và sức khoẻ mà họ phải gánh chịu. (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005).

Không hề có sự tham vấn với người dân địa phương trong quá trình triển khai dự án xây dựng bãi rác Nam Sơn(trừ việc trao đổi với Ủy ban nhân dân xã) về các vấn đề như chính sách đền bù và các biện pháp giảm thiểu tácđộng. Một quan chức thành phố cho rằng cộng đồng không tham gia là đúng vì sẽ rất khó để thoả mãn tất cảcác lợi ích của người dân (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005).

2.2. Tiểu dự án “Hồ Kẻ Gỗ”“Tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ” (sau đây gọi tắt là Dự án) là một trong sáu tiểu dự án nằm trong Dự án hỗ trợ thuỷ lợi ViệNam (VWRA), do Ngân hàng Thế giới tài trợ và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Dự án được lựa chọn là nghiên cứuđiển hình cho hoạt độngĐánh giá tác động môi trường (EIA) và Đói nghèovì Hà Tĩnh là một trong những tỉnhnghèo nhất của Việt Nam. GDP bình quân đầu người của tỉnh trong năm 2005 là khoảng 250USD/năm so vớibình quân của cả nước là 700USD/năm16 . Ở khu vực tiến hành nghiên cứu (huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên),số hộ nghèo ở huyện Thạch Hà chiếm khoảng 34.75%17 , và con số này ở Cẩm Xuyên là 38.8% tính theo chuẩn

nghèo mới18.Tổng diện tích của hồ Kẻ Gỗ là 21.136 ha (dài 29 km) với sức chứa là 34 m3. Dự kiến hồ có khả năng cung cấpnước cho 21.136 ha ruộng ở huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Dự án có các mục tiêu: (i) duy trì nguồn nước hiệncó ở hồ; (ii) nâng cấp hệ thống tưới tiêu hiện tại; (iii) nâng công suất, tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thốngtưới tiêu; (iii) giảm chi phí vận hành và duy tu; (iv) đảm bảo nhu cầu hợp lý về nguồn nước; (v) tạo ra các điềukiện để phát triển kinh tế xã hội bền vững. Dự án cũng nhằm (i) tăng thêm thu nhập cho những đối tượnghưởng lợi và giảm đói nghèo trong khu vực hệ thống tưới tiêu; và (ii) tạo thêm cơ hội việc làm trong các khuvực có tỉ lệ thất nghiệp cao (CWRPMU, 2003a).

Tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ là một phần của Dự án VWRA. Báo cáo EIA được hoàn thành vào năm 2003 và được DONRHà Tĩnh thẩm định vào năm 2005. Báo cáo EIA nhìn chung thường bao gồm phần trình bày về các điều kiệntự nhiên hiện có, các nguồn tài nguyên sinh thái và kinh tế xã hội và tỉ lệ nghèo đói ở khu vực dự án, đánh giátác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch quản lý môi trường. Tuy nhiên báo cáo EIA củatiểu dự án hồ Kẻ Gỗ vắn tắt và không có phần tham vấn cộng đồng và không có dấu hiệu nào trong báo cáocho thấy người nghèo tham gia vào quá trình này. Mặc dù đã có báo cáo tham vấn cộng đồng cho thấy việctham vấn đã được tiến hành, tuy nhiên việc tham vấn này mới chỉ dừng lại ở cấp độ các cơ quan chức năng ởcấp tỉnh - Sở KHCNMT, DARD và UBND (MARD, 2003). Ngoài ra, trong tháng 8 và tháng 9 năm 2003, Ban quảnlý dự án (BQLDA) có mời các đại diện UBND, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên của các xã liên quan và những ngườisử dụng nước đến thảo luận các vấn đề liên quan tới tiểu dự án Hồ Kẻ Gỗ (CWRPMU, 2003b). Tài liệu về thôntin cộng đồng được gửi tới các UBND xã (VWRAP, 2003). Tuy nhiên, không rõ là có hộ nghèo nào được mời tớibuổi tham vấn này hay không.

3. Những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình thông qua phươngpháp Đánh giá Nông thôn có Sự tham gia (PRA) Đánh giá tác động môi trường (EIA) được xem như một phần bổ sung tích cực vào khuôn khổ lập quy hoạchphát triển. Đây là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hộicủa quá trình phát triển có thể được dự báo, đánh giá và giảm thiểu. Do đó, quá trình EIA có vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo sự phát triển bền vững.

Phần này trình bày những phát hiện chính về sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA thông qua cácnghiên cứu điển hình được tiến hành tại Hà Tĩnh và Hà Nội.

16 Nghiên cứu tổng quan về Đói nghèo và Môi trường ở Hà Tĩnh, tháng 10 năm 200617 Thông tin được chính quyền địa phương cung cấp trong chuyến thực địa, ngày 16/06/2007.18 UBND Cẩm Xuyên, 2006, Báo cáo về việc thực hiện Kế hoạch quốc gia 2006: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho việc thực

hiện Kế hoạch quốc gia 2007.

Page 79: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 79/93

69

3.1. Tình trạng của người nghèo ở các khu vực nghiên cứuQuan điểm về người nghèo ở hai nghiên cứu điển hình rất khác nhau. Trong nghiên cứu điển hình ở Hà Tĩnh,hầu hết những người được phỏng vấn đều nhất trí rằng đói nghèo có nghĩa là không có đủ lương thực, khôngcó đủ đất nông nghiệp để sản xuất. Việc này dẫn đến tình trạng người nghèo không có điều kiện cho con đihọc. Người nghèo cũng thường được liên hệ tới việc có quá nhiều con và/hoặc có người ốm trong gia đình, dođó người nghèo càng khó thoát khỏi nghèo. Trong quá trình thảo luận nhóm ở Cẩm Mỹ, những người trả lờithường nghĩ rằng nguyên nhân chính gây ra đói nghèo là các gia đình thiếu lao động (ví dụ như thiếu ngườikhoẻ mạnh có thể kiếm tiền nuôi gia đình) và thiếu nước tưới tiêu vì thế năng suất vụ mùa rất thấp.

Tuy nhiên, ở các huyện ngoại thành Hà Nội là Sóc Sơn và Đông Anh, người nghèo tại địa phương không liên hệđói nghèo với việc thiếu lương thực. Hầu hết họ đều có đủ lương thực để ăn, và thậm chí có tivi đen trắng dùngrồi. Đối với họ, nghèo có nghĩa là không có sức khỏe tốt, thiếu vốn để sản xuất. ở thôn Khê Nữ và Nguyên Khê,xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, người nghèo thường nói là họ không có đủ đất để sản xuất. Ở Tiên Hùng, xãNguyên Khê, người nghèo không có điều kiện cho con đi học.

3.2. Mối liên hệ đói nghèo và môi trường trong khu vực nghiên cứu98% người được phỏng vấn trong nghiên cứu điển hình của chúng tôi đều có ý kiến thế nào là môi trường đốivới họ. Nhận thức chung về môi trường sạch đối với người nghèo là nước sạch, không khí sạch. 30% nhữngngười này quan tâm tới những hành vi vô trách nhiệm của những người ném các chai thuốc trừ sâu xuốngsông sau khi sử dụng hết vì họ biết rằng như thế là không tốt cho môi trường. 99% người dân cũng biết đượcrằng môi trường kém có thể ảnh hưởng tới sinh kế của họ. Một hộ nghèo ở thôn Hồ Nậy, xã Thạch Điền thanphiền rằng một lò nung gạch trước cửa nhà họ có mùi và khói rất khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của họvà làm giảm năng suất cây trồng.

Đối với nghiên cứu điển hình ở Hà Nội, đặc biệt là ở xã Nam Sơn, nơi có bãi rác, mối liên hệ giữa đói nghèo vàmôi trường thể hiện rất rõ. Một hộ nghèo làm nghề nhặt rác ở Nam Sơn nói rằng họ biết rõ là làm nghề nhặt rácảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Họ đã làm nghề này được mấy năm rồi và sức khoẻ của họ kém hơn trướcrất nhiều vì họ bị các bệnh về da và hô hấp nhưng họ không thể thôi làm việc này được. Công việc này nuôicon họ đi học. Người dân ở xã Nguyên Khê cũng gặp phải tình trạng ô nhiễm nước do nước thải từ khu côngnghiệp gần đó. Nước thải đã làm giảm năng suất đất trồng trọt và cũng ảnh hưởng đến da họ khi họ làm việc

trên cánh đồng. Tuy nhiên, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục làm công việc đồng áng vì đó lànguồn thu nhập duy nhất của họ.

Các hộ chăn nuôi gia súc ở Hà Nội và Hà Tĩnh hiểu rằng việc làm hầm biogas đóng vai trò quan trọng trong việcgiảm bớt phiền phức và cải thiện tình trạng vệ sinh bằng cách xử lý phân gia súc. Tuy nhiên, không hộ nghèonào có khả năng xây hầm biogas mà chỉ hộ giàu mới làm được.

Ở huyện Cẩm Xuyên và Thạch Điền, tỉnh Hà Tĩnh, 30% người trả lời phỏng vấn cho biết họ phải tập trung vàocông việc kiếm sống hàng ngày. Mặc dù họ đều đồng ý rằng ai cũng muốn sống trong môi trường tốt hơn, họthừa nhận là họ không có thời gian để quan tâm nhiều tới môi trường hoặc tham gia vệ sinh thôn xóm. 30%người được phỏng vấn ở Cẩm Xuyên biết là rừng rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, nhưng đôi khihọ phải khai thác rừng để kiếm sống hàng ngày. Tuy nhiên họ nói rằng nếu họ được giao đất rừng ở rừng KẻGỗ, họ vừa có thể tăng thu nhập vừa góp phần bảo vệ rừng. Họ nói thêm rằng họ sẽ chấp hành các quy địnhcủa chính quyền liên quan tới việc bảo vệ rừng.

3.3. Ảnh hưởng của quá trình EIA đối với người nghèoMột cách lý tưởng nhất là quá trình EIA cần quan tâm tới việc giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế xã hội và môi trường, và tăng cường các ảnh hưởng tích cực đối với người nghèo, đặc biệt là những tác độngcó khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do quá trình phát triển. Người nghèo không thể bị nghèohơn, nếu không thể có cuộc sống khá hơn, do chính quá trình phát triển tại địa phương mình. Tuy nhiên, trênthực tế, ở mỗi địa phương và ở mỗi dự án ảnh hưởng đối với người nghèo là rất đa dạng.

Ảnh hưởng tích cực Một lợi ích được mong đợi là thông qua sự tham gia vào EIA, người nghèo có một tiếng nói và những mối quan

tâm của họ đối với những tác động về mặt môi trường được xem xét và dự án được triển khai để đáp ứng tốthơn nhu cầu của họ. Cả hai nghiên cứu đánh giá EIA của dự án Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và Tiểu dự án nâng cấphồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đều đã đem lại lợi ích nhất định cho người nghèo, tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho

Page 80: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 80/93

70

thấy những lợi ích này không phải là kết quả của việc tham vấn trực tiếp với người nghèo trong quá trình EIAmà đôi khi là kết quả của các mục tiêu của dự án. Việc cải thiện sinh kế cho người nghèo không phải lúc nàocũng là kết quả của quá trình tham vấn trực tiếp với người nghèo trong quá trình EIA.

(i) Cơ sở hạ tầng được cải thiện

Một lợi ích của việc phát triển dự án liên quan trực tiếp đến cải thiện về cơ sở hạ tầng. Hồ Kẻ Gỗ được đưa vàhoạt động từ năm 1978. Nhờ có hồ chứa và hệ thống tưới tiêu, một khu vực khá lớn của Hà Tĩnh hiện đã tiếpcận được với các nguồn nước, do đó, năng suất vụ mùa được nhận thấy là đã tăng gấp đôi từ năm 1975 đếnnăm 1995. Nhiều hộ gia đình nghèo đã cải thiện sinh kế một cách đáng kể nhờ việc luôn sẵn có các nguồn nướccung cấp cho vụ mùa.

Tôi là một nông dân nghèo ở thôn Tân Lộc, xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà. Chúng tôi đã sống cả cuộc đời ở đâtrước khi hồ Kẻ Gỗ được xây dựng. Chồng tôi bị dị tật bẩm sinh. Chúng tôi có 3 con nhỏ, đứa lớn nhất 10 tuổi vđứa nhỏ nhất 9 tháng tuổi. Tôi phải một mình kiếm sống. Thu nhập của chúng tôi phụ thuộc vào mùa vụ và nó đãđược cải thiện đáng kể nhờ nước ở hồ Kẻ Gỗ. Năng suất lúa của chúng tôi gần như tăng gấp đôi và đạt 1 tấn/nămtrên diện tích ruộng 1.800m2. Xã cũng hỗ trợ tôi để có thể vay tín dụng nhỏ bằng cách viết thư giới thiệu đến quNhờ có tín dụng, tôi có thể nuôi một đàn vịt nhỏ bên cạnh việc trồng cấy.

Một phụ nữ 39 tuổi, nông dân xã Thạch Điền

Trong trường hợp bãi rác Nam Sơn, dự án đã giúp nâng cấp và mở rộng một số đường, bao gồm đường 35 vàđường từ Nỉ tới các thôn nơi có bãi rác. Hệ thống chiếu sáng công cộng cũng được lắp đặt dọc con đường xechở rác đi qua. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng được thông báo là Công ty xử lý rác thải Nam Sơn (côngty quản lý bãi rác) hỗ trợ tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng của xã. Năm 2005, xã đã nhận được 100 triệu đồng,và dự kiến trong năm 2007 họ sẽ nhận được một số tiền tương tự.

(ii) Đền bù về tài chính

Vấn đề đền bù là một yếu tố có tác động quan trọng đối với người nghèo, hơn là đối với nhóm có thu nhập caohơn. Số tiền đền bù có thể giúp người nghèo nâng cấp điều kiện nhà ở và đầu tư cho nghề phụ. Trong trường

hợp dự án Nam Sơn, là một phần của EIA, các cư dân sống trong phạm vi bán kính 100m xung quanh bãi rácđược thông báo về các hậu quả về mặt môi trường do bãi rác gây ra và được đền bù đất . Họ phải di dời và cóthể nhận đền bù toàn bộ, bao gồm một khoản tiền trả cho nhà cửa, cây cối trên đất của họ, hỗ trợ tài chính choviệc đào tạo kỹ năng nghề mới và được cấp một mảnh đất mới trong xã. Những người dân sống trong phạmvi bán kính tới 500m được nhận một khoản tiền đền bù một lần cho ảnh hưởng sức khỏe có thể có và thiệt hạicó thể xảy ra với đất trồng trọt. Mặc dù khoản tiền đền bù không lớn (5.100 đồng/m2 đất trồng trọt) và mộtsố người dân cho là chưa đủ (xem phần sau), đây là lần đầu tiên khi mà một dự án chủ động thực hiện trả tiềnđền bù môi trường như vậy cho cộng đồng có nguy cơ bị ảnh hưởng . Tại xã Thạch Điền (trường hợp của HàTĩnh), một số hộ gia đình nghèo trả lời rằng họ có lợi từ khoản tiền đền bù đất, và đất này cũng không phù hợpcho việc trồng trọt.

(iii) Hỗ trợ hướng nghiệp/Nguồn thu nhập khác

Việc giúp người nghèo thay đổi nghề đều được đề cập tới trong cả hai nghiên cứu EIA. Các khoản hỗ trợ tàichính được dành cho việc đào tạo cho người nghèo mất đất cho các dự án, mặc dù ảnh hưởng của việc hỗtrợ này cũng khác nhau ở mỗi nghiên cứu điển hình. Người dân sống gần khu bãi rác Nam Sơn nói rằng dự ánkhông có kế hoạch rõ ràng cho việc đào tạo nghề cho người nghèo để họ có thể xin được làm lao động có taynghề tại khu bãi rác. Tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, người dân được phỏng vấn nói rằng rất nhiều dự ánđã đề cập tới việc đào tạo kỹ năng cho người nghèo. Trên thực tế, ở khu vực có dự án, người nghèo đã đượchỗ trợ một số sinh kế khác, ví dụ như tập huấn về việc ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp cho nôngdân. Tuy nhiên, các hoạt động này là thuộc các dự án bên ngoài (chứ không phải từ các dự án trong nghiêncứu của chúng tôi).

20% người nghèo trong trường hợp dự án Nam Sơn nhận thấy nghề lượm rác ở bãi rác là một nguồn thu nhậpthêm quan trọng trong thời kỳ nông nhàn. Theo như những người trả lời phỏng vấn, một người nhặt rác có thể

kiếm được 30.000 - 50.000 đồng một đêm. Mặc dù nghề này không có đóng góp tích cực gì cho môi trường,vẫn rất khó ngăn những người nghèo không làm nghề nhặt rác ở bãi rác. Do đó, dự án đã quan tâm tới việcquản lý tốt hơn những người nhặt rác và cung cấp điều kiện bảo vệ tốt hơn cho họ. Công ty quản lý bãi rác Nam

Page 81: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 81/93

71

Sơn phối hợp cùng với chính quyền các xã, đã phát thẻ cấp phép cho những người thường xuyên làm nghềnhặt rác tại bãi rác. Ngoài ra, Công ty cũng cung cấp đèn pin và quần áo bảo hộ có phản quang cho nhữngngười nhặt rác.

Tuy nhiên, một số dự án nhất định có thể có những ảnh hưởng tích cực tới một nhóm người nghèo, và đồngthời lại có tác động tiêu cực đến một nhóm người nghèo khác. Nghiên cứu của chúng tôi tại xã Nguyên Khê

cho thấy rằng một số hộ gia đình đã có đời sống khá hơn vì họ thành công trong việc chuyển đổi nghề nghiệpsau khi nhận được tiền đền bù; một số người mở các cửa hàng tạp hoá nhỏ để phục vụ người dân địa phương;một số mở cơ sở kinh doanh nhỏ, ví dụ như dịch vụ vận tải (mua các ôtô tải nhẹ để chuyên chở gạch ngói hoặcô tô đã qua sử dụng để làm dịch vụ du lịch). Tuy nhiên, 20% hộ được phỏng vấn trở nên nghèo hơn sau khi bịthu hồi đất mặc dù một số thành viên trong gia đình họ được đào tạo kỹ năng nghề mới. Những nghề mới cóthể cũng không mang lại thu nhập tốt hơn.

Tôi năm nay 64 tuổi và sinh ra ở thôn Nguyên Khê, xã Nguyên Khê. Cuộc sống của tôi bây giờ rất khó khăn vì vợtôi đã mất mấy năm trước và tất cả đất canh tác của tôi đã bị thu hồi để xây dựng nhà máy Ô tô 1-5. Đứa con gái nhỏ nhất của tôi được đào tạo và nhận vào làm việc cho nhà máy nhưng sau đó nhà máy không có đủ công ănviệc làm thường xuyên cho những người lao động. Do đó, con gái tôi phải ở nhà và thỉnh thoảng đi Hà Nội bánhoa. Tôi cũng mở một quán nhỏ bán thuốc lá và trà cho người qua đường nhưng thực sự vẫn rất khó khăn để nuôi

sống gia đình sau khi đất bị thu hồi. Một người nông dân ở Nguyên Khê, Đông Anh

Ảnh hưởng tiêu cực Mục tiêu cơ bản của quá trình EIA là dự báo và giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hộicủa các dự án phát triển. Tuy nhiên, việc người nghèo ít tham gia vào việc lập kế hoạch cho dự án và hoạt độnggiám sát sau EIA trong quá trình thực hiện dự án còn hạn chế có thể ảnh hưởng tiêu cực tới người nghèo.

(i) Đền bù tài chính không kịp thời/không hợp lý

Mặc dù nghiên cứu EIA đề xuất chính sách đền bù cho những người bị mất đất cho các dự án, việc đền bù chậmhoặc dưới giá thị trường đã có ảnh hưởng không tốt đến sinh kế của người nghèo nhiều hơn những nhóm dân

cư khác. 20% hộ gia đình trong nghiên cứu điển hình ở Nam Sơn nói rằng đến tận tháng 6/2007 họ mới nhậnđược tiền đền bù, tận 8 năm sau khi dự án bắt đầu. Trong một cuộc phỏng vấn sâu với một hộ gia đình, họ chobiết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống ở vùng ven bãi rác nhiều năm liền vì họ không có đủ điềukiện chuyển đi chỗ khác khi chưa có tiền đền bù. Ngoài ra, hộ gia đình này nói rằng họ không đồng ý với mứcđền bù áp dụng cho năm 1999 trong khi khoản tiền này bây giờ họ mới được nhận. Một hộ gia đình khác nóirằng cho tới tận bây giờ họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù môi trường khi sống gần khu vực bãi rác.

Tôi đã sống ở Nam Sơn từ năm 1960. Chúng tôi chỉ có 3 sào 1 ruộng, và đã mất 1 sào 2 cho khu bãi rác Nam Sơn.Bây giờ chúng tôi chỉ còn 2 sào 9 với thu nhập dưới 100.000 đồng/tháng. Theo như quy định, chúng tôi sẽ nhậnđược tiền đền bù môi trường là 5.100 đồng/m2 trong 20 năm cho mảnh đất có diện tích từ 0-500m. Tuy nhiên, chotới tận 14/6/2007, chúng tôi nhận được 14.100.000 đồng của khoản đền bù môi trường cho 2812m2 đất của támkhẩu trong gia đình tôi sau rất nhiều lần kiến nghị. Tôi đã gửi kiến nghị đến chính quyền xã, sau đó họ gửi đến ủ

ban nhân dân huyện. Sau đó chính quyền huyện nói Sở Giao thông công chính Hà Nội chịu trách nhiệm về khoảnđền bù môi trường. Sau đó chúng tôi cũng không nhận được trả lời nào khác cho tới tận khi tôi nhận được tiền.A farmer living in Nam Son

(ii) Mất cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên

Trong trường hợp hồ Kẻ Gỗ, việc thiếu nước đã trở nên nghiêm trọng ở vùng đất thấp hơn của một số hệ thốngkênh tưới tiêu do thiếu thiết kế và sự xuống cấp của hệ thống. Người dân của các thôn 4 và thôn 12, xã CẩmMỹ, huyện Cẩm Xuyên (một trong những địa phương nghèo nhất với 47,3% hộ dân là hộ nghèo) đã tham giathảo luận nhóm của chúng tôi. Người dân ở thôn 12 nói rằng mặc dù họ chỉ sống cách hồ có 1 km, họ khôngđược hưởng lợi gì từ dự án vì nước từ hồ phải chảy 12 km theo các kênh tưới tiêu trước khi có thể tới chỗ họ. Điều đó dẫn đến việc thôn này chẳng có nước cho cả sinh hoạt và tưới tiêu, và đời sống của họ gặp rất nhiều

khó khăn.

Page 82: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 82/93

72

(iii) Xây dựng dự án không phù hợp

Dự án nâng cấp hồ Kẻ Gỗ và hệ thống tưới tiêu đã được phê duyệt trong một phần của Dự án hỗ trợ thuỷ lợiViệt Nam giai đoạn 2004 – 2011 do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Nghiên cứu EIA đã được tiến hành và thẩm địnhvào năm 2005. Tuy nhiên, người dân và chính quyền địa phương ở xã Cẩm Mỹ không hề biết gì về các thông tinchi tiết của dự án, trừ việc được thông báo về kế hoạch thu hồi đất, và những gì được thông báo qua báo đài

và truyền hình tỉnh. Trong một cuộc hội thảo nhỏ tại DONRE Hà Tĩnh, chủ tịch xã Cẩm Mỹ (được bầu vào năm2005) nói rằng nếu họ biết thông tin về dự án nâng cấp, người dân có thể đề xuất những thay đổi trong thiếtkế hệ thống kênh để làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả hơn và giảm được chi phí.

(iv) Ảnh hưởng tới sức khoẻ

Đã có rất nhiều lời phàn nàn được ghi nhận về bãi rác Nam Sơn chỉ ngay sau khi nó bắt đầu đi vào hoạt độngdo những tác động tiêu cực. Đa số người trả lời phỏng vấn trong quá trình thảo luận nhóm của chúng tôi nóirằng từ khi bãi rác mở cửa tỉ lệ mắc bệnh và loại bệnh đều có xu hướng tăng, đặc biệt là những bệnh về rốiloạn tiêu hoá, hô hấp, bệnh mắt và ung thư, mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể nào. 100% số người trảlời sống gần khu vực bãi rác (trong vòng 1 km) đặc biệt lo ngại về mùi hết sức khó chịu mà họ phải chịu đựnghàng ngày. Vì mùi hôi thối đó, hầu hết mọi người đều không thể chịu đựng được bãi rác và họ cảm thấy là cuộcsống hàng ngày của họ đang bị ảnh hưởng xấu. Hầu hết người dân đều không nghĩ rằng khoản đền bù này đủđể bù đắp những ảnh hướng đến sức khỏe của họ.

Gia đình tôi sống cách bãi rác 700m. Chúng tôi không hề được yêu cầu di rời ra khỏi khu vực này, cũng khôngnhận được tiền đền bù môi trường. Tuy nhiên, hàng ngày chúng tôi phải ngửi cái mùi rất khó chịu từ bãi rác NamSơn. Chính quyền xã đã nhiều lần yêu cầu các cơ quan liên quan mở rộng diện tích vùng đệm cho khoản đền bùmôi trường lên 1.000m. Nhưng cho tới bây giờ, yêu cầu đó vẫn chưa được đáp ứng. Tôi nghĩ chúng tôi hội đủ điềkiện để nhận khoản tiền đền bù đó.

Một cán bộ ở xã Nam Sơn

(v) Thiếu hệ thống giám sát và quản lý môi trường

Việc giám sát môi trường sau EIA còn yếu kém do không có sự tham gia của người dân địa phương đã dẫn đếnnhững tác động nghiêm trọng về mặt môi trường và theo đó là ảnh hưởng đến sinh kế của người nghèo. Cáctác động này đặc biệt nghiêm trọng đối với người nghèo, những người không thể dễ dàng thay đổi cách kiếmsống của mình. Nghiên cứu của chúng tôi tại thôn Đại Bằng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho thấy nhữngngười dân sống gần sông Cà Lồ gặp rất nhiều khó khăn khi nước bị ô nhiễm do nước thải từ công ty sản xuấtphụ tùng xe đạp Đông Anh ở khu công nghiệp Quang Minh. Nước thải đã làm ô nhiễm ao cá của người dân vàkhi mực nước sông dâng cao, nước ô nhiễm chảy vào các cánh đồng lúa, khiến cho năng suất lúa giảm đáng kể.Hoạt động giám sát dự án đã không xác định vấn đề này và không có hành động sửa sai nào được tiến hành.

3.4. Sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIAMặc dù quan điểm chung là EIA đem lại những lợi ích tích cực cho phát triển bền vững, vấn đề về sự tham giacủa người dân nói chung, và người nghèo nói riêng trong quá trình EIA đã không được thực sự quan tâm ở

Việt Nam.Luật BVMT hiện nay không quy định về sự tham gia của cộng đồng ngoài việc tham vấn với các đại diện củađịa phương (UBND và Mặt trận Tổ quốc) ở cấp xã. Mặc dù vậy, cấp độ tham gia này cũng không được thực hiệnmột cách đầy đủ do rất nhiều rào cản được trình bày ở phần dưới đây. Việc tham vấn cho tới giờ phần lớn vẫnlà hình thức để đáp ứng các thủ tục về pháp lý.

Trong trường hợp hồ Kẻ Gỗ, tham vấn cộng đồng được thực hiện với chính quyền cấp tỉnh. Ban quản lý Dự áncũng cho biết trong năm 2003 hoạt động tham vấn đã được tiến hành với các đại diện chính quyền của tất cảcác huyện, xã liên quan, các tổ chức quần chúng, và người sử dụng nước trong khu vực dự án, tài liệu thông tincộng đồng cũng đã được cung cấp. Điều không được rõ là liệu cuộc tham vấn đó có sự tham gia của dân nghèođịa phương hay không. Khi được hỏi, ông chủ tịch UBND và người dân xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) và xãThạch Điền (huyện Thạch Hà) nói rằng họ không hề biết về việc tham vấn hay Tài liệu thông tin cộng đồng. Việcnày có thể được giải thích là do thời gian từ lần tham vấn (2003) đến khi bắt đầu giai đoạn xây dựng đầu tiên(2006) cách quá xa, trong khi người khác đã lên làm chủ tịch UBND xã kể từ lần tổ chức tham vấn và thực tế làTài liệu thông tin cộng đồng không được lưu trong hệ thống văn thư của xã.

Page 83: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 83/93

73

Hơn 50% cán bộ địa phương và các đại diện của các tổ chức quần chúng tại địa phương (4/6 ở Hà Nội và 16/26ở Hà Tĩnh) nói rằng người nghèo không được tham gia vào quá trình EIA dưới bất kỳ hình thức nào.

Những người trả lời phỏng vấn khác nói rằng người nghèo có được tham vấn nhưng chỉ về các vấn đề tái địnhcư/đền bù đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. 100% hộ dân trong cuộc phỏng vấn sâu trả lời rằng họ khônghề được tham vấn trong quá trình xây dựng dự án hoặc không được thông báo chi tiết về các tác động môi

trường tiêu cực liên quan đến dự án. Những người được phỏng vấn trả lời rằng người dân chỉ tham gia nhiềuhơn ở những dự án do nhà nước và nhân dân cùng làm, và vấn đề tham gia của người nghèo chỉ có thể đượcgiải quyết ở những dự án cụ thể nhằm vào việc giảm nghèo. Trong hoàn cảnh đó, người nghèo nói riêng vàngười dân chúng nói chung hầu như là bị đứng ngoài hoạt động tham vấn ngay từ khi mới bắt đầu quá trìnhEIA.

Những rào cản đối với sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIAKhi thảo luận về những rào cản đối với sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA, hầu hết những ngườiđược phỏng vấn đều liên hệ tới việc thiếu những điều kiện hỗ trợ như sự hỗ trợ về mặt luật pháp, thể chế và củangười thực hiện, và việc không hiểu rõ về những lợi ích của sự tham gia của người nghèo. Một nhóm các ràocản khác liên quan tới việc người nghèo thiếu thông tin, thiếu nguồn lực và kỹ năng để tham gia, và bản thânhọ thiếu động lực, sự quan tâm hoặc thời gian để tham gia. Những rào cản này sẽ được đề cập ở dưới đây.

(i) Thiếu khuôn khổ pháp lý cho việc tham gia của người nghèo

Các văn bản pháp lý liên quan tới EIA ở Việt Nam là Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 1993 (hiện đã được thaythế), Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005, Nghị định 80/2006/ND-CP và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT. Cho tớnay, vấn đề tham gia của người nghèo vào quá trình EIA vẫn chưa thành một quy định trong luật/chính sáchmôi trường của Việt Nam.

Luật Bảo vệ Môi trường 1993 chỉ ra rằng việc xem xét đánh giá các báo cáo EIA là thuộc về trách nhiệm của mộtủy ban thẩm định gồm các cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ (cấp quốc gia) hoặc Sở Khoa học và Côngnghệ (cấp địa phương). Không có yêu cầu về mặt pháp lý đối với việc đánh giá và nhận xét của người dân vềcác báo cáo EIA trong quá trình lập báo cáo và trước khi đưa ra quyết định. Do đó, những người đưa ra đề xuất(hoặc những chuyên gia tư vấn được thuê) là người quyết định việc có hay không đưa người nghèo tham giavào quá trình nghiên cứu EIA và tham gia dưới hình thức nào. Thông thường, những người này không muốnđể những người nghèo tham gia do các vấn đề về chi phí và thời gian. Kết quả là các nhà đầu tư có xu hướng‘bám’ lấy luật khi tiến hành nghiên cứu EIA.

Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006) và các văn bản hướng dẫn Nghị định80/2006/CP và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, mặc dù công nhận việc cần phải có sự tham gia của cộng đồngvào quá trình EIA, nhưng lại không bắt buộc phải có sự tham gia của người dân ngoài việc tham vấn với các đạidiện của UBND và Mặt trận Tổ quốc ở cấp xã.

Tuy nhiên, hình thức tham vấn này hầu như là mang tính hình thức, không đại diện một cách có hiệu quả chonguyện vọng của nhiều nhóm dân cư trong cộng đồng, đặc biệt là những nhóm người bị thiệt thòi như ngườinghèo và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của các dự án. Do sự tham gia của người nghèo vẫn chưa được

thể chế hoá trong quá trình EIA, việc đưa vào những nhu cầu của người nghèo mới chỉ được giải quyết ở mộtsố dự án cụ thể có mục tiêu xoá nghèo. 100% các hộ gia đình được phỏng vấn ở cả hai nghiên cứu điển hìnhđều nói rằng họ không được tham vấn về các dự án, ngoại trừ việc được thông báo về chính sách thu hồi đấtđai/tài sản và đền bù.

Những người dân địa phương chỉ được các nhà đầu tư dự án tham vấn khi đất đai của họ sẽ bị thu hồi. Không cógì khác ngoài việc đó cả.

Một cán bộ của Hà Tĩnh

Theo như tôi được biết không hề có nhóm nào làm công việc đánh giá sau khi phê duyệt đối với các tác động về mặt kinh tế-xã hội lên người dân địa phương. Tôi không chắc là đã có báo cáo nào của xã gửi lên cấp chính quyền

cao hơn về những tác động này hay không. Một cán bộ của Hà Nội

Page 84: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 84/93

74

(ii) Những phản đối về ý kiến để người nghèo tham gia

Những nhà lập kế hoạch và cán bộ nhà nước Việt Nam ở một mức độ nào đó đều phản đối ý kiến tăng cường sự tham gia của người dân nói chung, và người nghèo nói riêng vào quá trình EIA. Một số cán bộ cho rằng sự thamgia của người nghèo có thể làm cản trở hoặc làm chậm các hoạt động phát triển ở các địa phương hoặc làmcho dự án phải chịu chi phí thực hiện cao hơn. Một cán bộ huyện giải thích “Vì một số dự án không được người

dân địa phương ủng hộ nên các cấp có thẩm quyền đã quyết định không tiến hành tham vấn cộng đồng” .Việc này một phần là do nhận thức sai lầm rằng sự tham gia quá nhiều của người dân có thể dừng hẳn dự ánphát triển. Những người trả lời nghĩ rằng người nghèo thường thiếu kiến thức để tham gia trên tinh thần xâydựng. Họ nói đã có những trường hợp sự tham gia đó đã làm trì hoãn việc triển khai các dự án. Ví dụ như ngườidân kiên quyết đòi đền bù ở mức quá cao. Vì vậy, có những ý kiến là nên để các đại diện của chính quyền xãchủ động tham gia vào quá trình EIA từ giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, còn người dân địa phương chỉ thamgia theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, điều này trái ngược với những phát hiện chung rằng quá trình EIA được thực hiện đúng bao gồmviệc tham gia của những bên bị ảnh hưởng, thường là để tạo ra sự ủng hộ cho hoạt động phát triển và giảmnguy cơ phải trì hoãn và cản trở đối với việc triển khai dự án sau này.

(iii) Quan niệm chưa đầy đủ về tham gia hiệu quả

Ngay cả khi các cơ quan chức năng đồng ý rằng sự tham gia của người nghèo là một cấu phần quan trọng củaEIA, ý nghĩa đằng sau quan niệm này cũng có thể rất khác nhau theo từng dự án và có thể rất khác với nhữnggì được chấp nhận trên thế giới. Sự tham gia của người nghèo trong quá trình EIA được các cơ quan ở Việt Namhiểu theo nghĩa ‘thuyết phục’, ‘giáo dục’ hoặc các hình thức ‘tham vấn’ có giới hạn. Nhiều cán bộ được phỏngvấn có xu hướng nhìn nhận sự tham gia theo nghĩa vận động lực lượng người dân địa phương tham gia làm cáccông trình công cộng của thôn/xã. Các quan điểm của những cán bộ và người dân được phỏng vấn cho thấy:để khuyến khích sự tham gia của người nghèo ở nông thôn, Nhà nước phải có những chính sách thích hợp,cung cấp những nguyên liệu đầu vào và công nghệ cho phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện và khuyếnkhích người dân tham gia vào quá trình phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách làm một chiều theo kiểu từ trên xuống.

Với việc EIA thường được thực hiện sau khi những người ra quyết định đã quyết định rằng dự án ‘là một ý tưởngtốt’ thì các nghiên cứu EIA thường đóng vai trò giám sát và giảm thiểu tác động, hơn là một quá trình đối chấtcó sự tham gia chất vấn của cộng đồng khiến một dự án phải điều chỉnh rất nhiều hoặc thậm chí bị huỷ bỏ.Các nghiên cứu EIA đã tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại chứ không đặt câu hỏi về tính hợp lý của các đềxuất.

(iv) Nhận thức không đầy đủ về quyền được tham gia

Những cuộc phỏng vấn chính quyền địa phương cấp thôn/xã cho thấy rằng 100% số người được phỏng vấnkhông biết là theo Luật Bảo vệ Môi trường mới năm 2005 nhà đầu tư của dự án đặt tại xã họ phải gửi cho họbản báo cáo EIA tóm tắt và họ có quyền hỏi nhà đầu tư về nội dung dự án và các biện pháp giảm thiểu. Hơn

nữa, không một ai trong số họ biết rằng ý kiến của chính quyền địa phương cần phải được đưa vào báo cáo EIAđể ủy ban thẩm định đánh giá thêm.

(v) Thiếu sự đánh giá về những ảnh hưởng của dự án đối với người nghèo

Việc đánh giá các tài liệu liên quan và phỏng vấn các chủ dự án cho thấy rằng ngoài việc không đưa ngườinghèo tham gia vào quá trình EIA, quá trình này còn rất ít quan tâm tới (i) cố gắng xác định những ảnh hưởngcủa dự án đối với người nghèo và sự đói nghèo, (ii) xây dựng các chiến lược giảm thiểu nhằm cải thiện nhữngtác động bất lợi hoặc để gia tăng lợi ích của dự án và từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động giảm nghèo, và (iii) xây dựngkế hoạch giám sát trong đó bao gồm việc xem xét các vấn đề đói nghèo và ảnh hưởng đối với người nghèo.Nhìn chung, ở Việt Nam, việc đánh giá và xử lý các vấn đề xã hội trong quá trình EIA còn yếu so với việc xử lýcác điều kiện môi trường vật lý và sinh thái, vì thế những phát hiện trên không có gì ngạc nhiên. Việc xử lý cácvấn đề xã hội thường chỉ thu hẹp trong việc thảo luận về các yêu cầu thu hồi đất và những ảnh hưởng đối vớicác hộ gia đình khác, bao gồm cả người nghèo, những người không bị ảnh hưởng trực tiếp của việc thu hồi đấtthường bị lờ đi. Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005 tăng cường các yêu cầu đối với việc xử lý các vấn đề xã

Page 85: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 85/93

Page 86: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 86/93

76

hơn về lợi ích của việc đóng góp ý kiến trong quá trình EIA, do đó họ trả lời gần như ngay lập tức rằng họ muốntham gia. Có 80% hộ gia đình ở Hà Tĩnh và 100% hộ gia đình ở Đông Anh và Sóc Sơn trả lời là muốn tham gia.

Trong nghiên cứu ở Hà Tĩnh, dường như người dân lúc đầu không hiểu ý nghĩa của việc tham gia và lợi ích củaviệc tham gia vào quá trình EIA. Đối với trường hợp ở xã Cẩm Mỹ, những nông dân nghèo lúc đầu trả lời rằng họchỉ cần thông tin về các khía cạnh dự án mà ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ; tất cả các vấn đề khác

cần được thông báo cho các cấp chính quyền của địa phương như đại diện của người dân hoặc người nghèo.Sau khi giải thích cho họ về lợi ích của việc tham gia vào quá trình EIA của dự án từ giai đoạn đầu cũng như cáchoạc động theo dõi và giám sát dự án, tất cả người dân địa phương đều chuyển sang ý kiến là họ muốn biếtcàng nhiều càng tốt về dự án. Đối với trường hợp xã Thạch Điền, tỷ lệ người nghèo mong muốn tham gia vàoquá trình EIA là 100%, cao hơn ở Cẩm Mỹ (80%). Người dân Thạch Điền đã thấy được lợi ích của việc tham giagiám sát các dự án giảm nghèo và cơ sở hạ tầng.

Một chủ hộ được phỏng vấn ở Thạch Điền nói rằng muốn tham gia vào càng nhiều dự án càng tốt để nâng caokiến thức giúp cải thiện cuộc sống của mình bằng cách nào đó trong tương lai. Một hộ khác ỏ Thôn 12, xã CẩmMỹ khi được đề nghị đóng góp ý kiến về sự tham gia của người nghèo đã góp ý rằng họ nên có một nhóm giámsát độc lập bao gồm công an xã, đoàn thanh niên, xã đội, và công nhân làm việc cho dự án (ví dụ, một công nhân xây dựng của dự án, người có thể cung cấp thông tin từ bên trong), và người dân sống gần công trình xây dựng.

Ông này cũng muốn các vấn đề tài chính cần phải được giám sát bởi vì công việc này thường có vấn đề, nhưngnăng lực của người dân địa phương trong việc giám sát vấn đề này rất hạn chế.

Ở Hà Nội, 100% hộ gia đình tham gia phỏng vấn sâu đều trả lời rằng họ muốn tham gia vào quá trình EIA từ giaiđoạn lập kế hoạch bởi vì họ nghĩ rằng họ hiểu rõ về các điều kiện tự nhiên của địa phương (đất, nước,...) vì vậyhọ có thể đưa ra các đề xuất thích hợp để giảm thiểu tác động về mặt môi trường. Một người dân ở NguyênKhê cho rằng nếu người dân tham gia muộn, sẽ khó điều chỉnh thiết kế dự án. Một số người dân khác ở NamSơn và Nguyên Khê đồng ý rằng nếu người dân có thể tham gia một cách chủ động vào dự án, sự đồng thuậncủa người dân sẽ cao hơn và việc thực hiện sẽ trôi chảy hơn. Tất cả những người được phỏng vấn đều nói rằngviệc tham gia từ giai đoạn đầu có thể giúp giảm thiểu tác động đối với môi trường và người nghèo dễ bị tổnthương nhất khi môi trường suy thoái hơn các đối tượng khác: người nghèo không thể chi trả những chi phí điều trị đắt đỏ nếu sức khoẻ của họ có vấn đề do suy thoái môi trường sống và người nghèo có ít có cơ hội thay

đổi sinh kế khi bị ảnh hưởng bất lợi.

Một cán bộ tại một hội thảo nhỏ ở Hà Nội đã đưa ra một ví dụ tốt về cách làm thế nào để người nghèo tham giavào giám sát vấn đề môi trường của dự án. Đây là một trường hợp ở bãi rác Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Mnhóm giám sát được thành lập ở một thôn gần bãi rác nhất bao gồm đại điện của người dân địa phương. Chi phí hoạt động cho nhóm giám sát là thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư. Một đại diện của nhà đầu tư và các chuyêngia tư vấn trình bày thông tin về dự án với người dân trong thôn. Thông tin chính về các yêu cầu kỹ thuật của côngtrình cũng được công bố tại hiện trường để cung cấp thông tin cho nhóm giám sát và để người dân địa phươnggiám sát.

Ở Hà Tĩnh, 25% số phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ không muốn tham gia bởi vì họ có các ưu tiên khác đểtập trung vào kiếm sống (con nhỏ, chồng ốm). Một số nói rằng họ không có đủ kỹ năng và kiến thức để thamgia, đặc biệt là trong việc giám sát dự án; do đó họ nghĩ tốt nhất là chính quyền địa phương nên đảm tráchnhiệm vụ này.

Tôi đã có gia đình và sống ở Thôn 12, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên từ năm 1982. Tôi có bốn con đang độ tuổi học. Tôi phải làm việc rất vất vả để nuôi con ăn học. Tôi nghĩ rằng mình không có đủ năng lực để tham gia vàogiám sát dự án. Theo quan điểm của tôi, tốt nhất là chính quyền địa phương nên đảm nhiệm công việc giám sát.

Một phụ nữ ở xã Cẩm Mỹ

Mức độ tham gia mà những người trả lời mong muốn cũng khác nhau, từ mức độ được cung cấp thông tin vềdự án qua phương tiện thông tin đại chúng, đến được hỏi ý kiến qua bảng hỏi và tham gia vào các buổi họpdân. Tất cả những người được hỏi đều mong muốn rằng ý kiến của họ, khi đã được tham vấn, cần được chủ dự

án/ban thẩm định xem xét cẩn thận.

Page 87: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 87/93

77

3.7. Những tồn tại về giải quyết các vấn đề đói nghèo trong EIAVấn đề giảm nghèo không được quan tâm thoả đáng trong lập quy hoạch môi trường của quá trình EIA. Tại 2hội thảo nhỏ ở 2 tỉnh, 6 trên 32 cán bộ các cấp khác nhau đã trả lời là quá trình EIA đã không nỗ lực để giảmnghèo. Hai mươi hai trong số 26 bảng câu hỏi tại hội thảo nhỏ cho rằng quá trình EIA giảm nghèo nhận đượcrất ít sự quan tâm trong, nếu không muốn nói là hầu như không.

“Một số EIA từ trước đến nay đã quan tâm tới tác động kinh tế đến cộng đồng nói chung ở một chừng mực nào đó, nhưng không quan tâm đến tác động trực tiếp của dự án đến việc giảm nghèo trong khu vực dự ánbởi vì những dự án này không phải về lĩnh vực giảm nghèo, lĩnh vực này cần có dự án riêng.”

Những phát hiện ở trên thể hiện ở thực tế là cả hai dự án trong nghiên cứu (Bãi rác Nam Sơn và Hồ Kẻ Gỗ) vấnđề hỗ trợ cho người nghèo mất đất vì dự án hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án đều không rõ ràng, ví dụ như đào tạokỹ năng để kiếm việc làm mới liên quan đến dự án. Ngoài khoản đền bù một lần cho dạy nghề, dự án đã khôngxây dựng chính sách cụ thể để hỗ trợ người nghèo, những người đã mất đất và trong việc chuyển đổi nghềnghiệp. Chương trình đào tạo kỹ năng cho người nghèo nói chung vẫn tiếp tục là nội dung của những chươngtrình độc lập nhằm vào người nghèo.

Trong nghiên cứu điển hình của chúng tôi, những nhu cầu của người nghèo thường xuyên được lồng ghép với

chính sách của xã ở một mức độ nào đó, đặc biệt là trong những chương trình/ dự án giảm nghèo. Tất cả các hộgia đình đều trả lời rằng chính quyền địa phương đã ít nhiều quan tâm hỗ trợ họ. Tuy nhiên những vấn đề đókhông nằm trong khuôn khổ của quá trình EIA và sự quan tâm tới các vấn đề này ở cấp độ dự án còn rất ít.

4. Kết luậnSự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA là một kết quả được mong đợi, Người nghèo sẽ hiểu rõ hơn vềmối quan hệ của họ với môi trường và sẽ được đặt đúng vị trí để xác định các ảnh hưởng có thể xảy ra và cácbiện pháp giải quyết phù hợp trong quá trình EIA.

Hiện tại người nghèo hiếm khi tham gia vào quá trình EIA và bản thân quá trình EIA không giải quyết một cáchhiệu quả tác động đối với người nghèo hoặc vấn đề giảm nghèo thông qua việc đánh giá tác động và đưa racác biện pháp giám sát và giảm thiểu. Trong khi ở Việt Nam, việc tham gia của tất cả các nhóm cộng đồng vẫnmới chỉ ở giai đoạn đầu, người nghèo bị ảnh hưởng một cách không công bằng do họ có ít khả năng tiếp cậnvới chính quyền địa phương hơn và có nguy cơ cao hơn trong việc phải đối mặt với những tác động lớn (ví dụnhư những ảnh hưởng tới sinh kế từ việc mất đất, giảm năng suất và mất sức khỏe của các hộ nghèo có thểnghiêm trọng hơn). Một loạt những rào cản đối với sự tham gia của người nghèo còn tồn tại bao gồm nhữngrào cản về thể chế, thông tin và giáo dục. Tuy nhiên, mặc dù có những phát hiện chung này, một số lợi ích đemtới cho người nghèo trong quá trình EIA cũng được nhận thấy, thông qua việc thực hiện các khoản đền bù môitrường và tổ chức tập huấn liên quan tới sinh kế. Những lợi ích đó có thể được tăng cường thông qua việc đưangười nghèo tham gia tốt hơn vào quá trình xây dựng các chiến lược đó.

Sau khi thảo luận: (i) chính quyền địa phương và người dân địa phương hiểu quyền tham gia của họ vào quátrình EIA mặc dù chính quyền địa phương vẫn tỏ ra lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của việc tham gia quá

sâu của người nghèo vào quá trình EIA. Đây là một phát hiện quan trọng vì chính quyền địa phương thườngdựa vào khuôn khổ pháp lý và bản thân người nghèo thường phụ thuộc vào chính quyền địa phương như nguồn cung cấp thông tin trong quá trình EIA; (ii) sau khi hiểu rõ hơn về quyền lợi của việc tham gia thông quaquá trình PRA, hơn 90% người nghèo (hơn 90%) đều thay đổi quan niệm và thể hiện mong muốn được thamgia vào quá trình EIA.

5. Đề xuấtCác nghiên cứu điển hình đã chỉ ra rằng quá trình EIA ở Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc đưa ngườinghèo vào tham gia. Nói cách khác, người nghèo không phải lúc nào cũng có cuộc sống khá hơn cùng với sự phát triển ở địa phương do họ không được tham gia một cách đúng nghĩa vào quá trình EIA.

Những đề xuất ban đầu dưới đây được đưa ra về sự tham gia của người nghèo và nhu cầu của người nghèotrong quá trình EIA.

Page 88: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 88/93

78

a. Xây dựng khung pháp lý và có hướng dẫn phù hợp cho sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIANhư đã đề cập đến ở trên, việc thiếu hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện cho sự tham gia đúng nghĩa của ngườidân nói chung và người nghèo nói riêng là vấn đề cốt yếu. Các yêu cầu pháp lý hiện nay đối với quá trình tiếnhành EIA chỉ là tham vấn giữa các đơn vị thực hiện dự án với đại diện UBND và Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Thamvấn với các cộng đồng dân cư địa phương chỉ được thực hiện nếu chính quyền địa phương có yêu cầu. Do đó,các đơn vị thực hiện có thể chỉ đơn giản là quyết định không tham vấn với cộng đồng địa phương ở cấp cơ sởthấp hơn, ví dụ như cấp thôn/làng, những người hưởng lợi trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các dự án. Người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương, thậm chí còn bị thiệt thòi hơn vì họ ít có khả năng tiếp cận chínhquyền địa phương. Do đó, đề xuất đưa ra là chính phủ nên xem xét những cách thức chấp nhận được về mặtchính trị và văn hoá để tăng cường sự tham gia của người dân nói chung và người nghèo nói riêng trong quyđịnh pháp lý về EIA của Việt Nam. Các văn bản pháp lý về EIA trong nước cần chính thức hoá việc tham vấn cácthành viên của cộng đồng trong quá trình EIA, đặc biệt là những người không được đại diện đầy đủ trong quátrình ra quyết định như người nghèo.

Cũng cần xây dựng hướng dẫn chi tiết cho hoạt động tham vấn và sự tham gia của cộng đồng phù hợp với điềukiện văn hoá xã hội của đất nước. Hướng dẫn có thể quy định các vấn đề như nguyên tắc tham gia của cộngđồng, khuyến nghị các biện pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng, thời gian và ngôn ngữ công bố báo cáoEIA và trình các tài liệu đầu vào. Có một vài phương án mà Chính phủ có thể muốn xem xét đó là: công khai các

báo cáo EIA và quyết định thẩm định trên phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, xây dựng cơ sở dữ liệuphục vụ nhân dân và tổ chức lắng nghe ý kiến của dân về các dự án trọng điểm.

Cần xây dựng một hướng dẫn riêng cho việc đưa người nghèo vào quá trình tham gia của toàn cộng đồng nóichung. Nội dung hướng dẫn này có thể dựa trên những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút sự tham giangười nghèo của các tổ chức phát triển quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và xây dựng sao cho phù hợp với hoàn cảnh văn hoáxã hội của Việt Nam. Các cấp cơ sở (xã, thôn) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cách tiếp cậnphù hợp để thu hút người nghèo tham gia vào đánh giá tác động môi trường đối với những dự án có khả năngtác động đến địa phương của họ. Cách tiếp cận này sẽ là một phần của quy chế ‘dân chủ cơ sở’ hiện đang đượcChính phủ khuyến khích phát huy. Cần phải nỗ lực trong việc khuyến khích người dân địa phương và ngườinghèo để sử dụng kiến thức truyền thống/bản địa của họ, đóng góp cho quá trình thiết kế dự án, trong quảnlý môi trường liên quan tới dự án và trong bảo vệ môi trường nói chung.

Cần có yêu cầu về sự bắt buộc tham gia của người nghèo đối với một số loại dự án. Mức độ tham gia của ngườinghèo không chỉ dừng ở việc được cung cấp thông tin, mà cần có hình thức tham gia tích cực hơn (như hỏiý kiến, tham gia vào thẩm định và giám sát sau EIA). Tuy nhiên, cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác địnhcác loại dự án cụ thể nào phải có sự bắt buộc tham gia của người nghèo, cũng như mức độ cụ thể của sự thamgia đó.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng các tác động tích cực đối với người nghèo có thể được tăng cườngvà các tác động tiêu cực có thể được giảm thiểu nếu có một cơ chế phản hồi và khiếu nại sau EIA để ngườinghèo có thể nói lên ý kiến của mình. Cơ chế này có thể được xây dựng hữu hiệu dựa trên các hướng dẫn củacác nhà tài trợ quốc tế như các hướng dẫn của ADB.

Cần tham vấn thêm với MONRE và các bên liên quan khác để xác định khuyến nghị này có thể gắn kết với côngviệc hiện đang được các bên liên quan tiến hành thông qua dự án SEMLA và các dự án khác như thế nào. Nhómquan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ hiện đang kiểm tra tính khả thi của việc xây dựng chính sách và coi đây như một phần trong nghiên cứu hiện tại về sự hài hoà trong EIA (do ADB và Bộ TN-MT quản lý). Theo dự đoán, việcchuẩn bị hướng dẫn về tham vấn cộng đồng trong EIA giải quyết nhiều vấn đề nêu trên. Đây sẽ là hoạt độngchính trong Kế hoạch làm việc năm 2008-2012 của Nhóm chuyên đề.

b. Yêu cầu quá trình EIA xem xét đến vấn đề đói nghèoHiện tại EIA không đề cập đến vấn đề nghèo đói hay xã hội một cách chi tiết và yêu cầu pháp lý đối với vấn đềnày cũng rất hạn chế. Giải quyết vấn đề xã hội trong EIA có xu hướng tập trung vào trình bày số liệu kinh tế xã hội và thảo luận các vấn đề về thu hồi đất. Các vấn đề tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhóm khácthường không được đề cập. Sự thiếu hụt này đồng nghĩa với tiềm năng sử dụng quá trình EIA như một công

cụ giảm thiểu tác động đến hộ nghèo và giúp họ xây dựng các biện pháp giải quyết là không có. Quá trình EIAnên gồm các bước sau (i) xác định tác động của các dự án đến người nghèo và nghèo đói, bao gồm các tiêuchí như thay đổi tỉ lệ đói nghèo trong cộng đồng (ii) xây dựng các chiến lược giảm thiểu để cải thiện những tác

Page 89: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 89/93

79

động bất lợi hoặc tăng cường lợi ích dự án và do đó sẽ giúp xoá đói giảm nghèo và (iii) xây dựng một kế hoạchgiám sát có xem xét đến các vấn đề nghèo đói và tác động đến người nghèo.

Cần xây dựng hướng dẫn cho các hợp phần EIA dựa trên các biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội và nghèođói và coi đây là một phần của quá trình EIA.

Như đã đề cập đến ở phần trên, cần tham vấn thêm với MONRE và các bên liên quan khác để xác định khuyếnnghị này có thể gắn kết với công việc hiện đang được họ tiến hành thông qua dự án SEMLA và các dự án khácnhư thế nào. Nghiên cứu hài hoà EIA hiện đang được Nhóm chuyên đề EIA thực hiện nhằm xác định các biệnpháp để tăng cường các yêu cầu về việc xem xét các vấn đề xã hội trong EIA thông qua cải cách pháp lý và tăngcường năng lực.

c. Tăng cường tính minh bạch/trao đổi thông tinTính minh bạch trong thông tin phải là một phần của khung pháp lý hướng dẫn quá trình EIA. Điều kiện tiênquyết cho sự tham gia của cộng đồng và người nghèo vào quá trình đánh giá tác động môi trường là nội dungchi tiết của dự án đề xuất được thông báo cho cả chính quyền địa phương cấp xã và nhân dân nói chung. Ngườinghèo hầu như bị đứng ngoài quá trình EIA vì họ không được cung cấp thông tin một cách có hiệu quả về dự án. Thực tế, các nhóm cộng đồng này và người nghèo sống tại vùng dự án và/hoặc những người sẽ chịu tác

động trực tiếp từ dự án đều có quyền biết về dự án càng chi tiết và càng sớm càng tốt. Kiến thức đầy đủ về dự án sẽ giúp người nghèo chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi trong sinh kế của mình, tham gia hữu hiệu vàoquá trình EIA và đồng thời tăng cường sự giám sát của người nghèo trong quá trình triển khai dự án.

Thông tin cần được trao đổi với cộng đồng địa phương bao gồm mục tiêu, mô tả vắn tắt dự án, kế hoạch xâydựng, nội dung chính của EIA của dự án. Cần có một địa điểm để trao đổi thông tin 2 chiều về dự án giữa cácbên hưởng lợi/cộng đồng chịu tác động và đại diện chủ đầu tư/bên đề xuất dự án. Thông qua việc trao đổithông tin, các bên liên quan tại địa phương, trong đó có cả người nghèo có thể đóng góp ý kiến của mình mộtcách hiệu quả về thiết kế dự án và các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Nhu cầu và nguyện vọng củangười nghèo, đặc biệt là những người có khả năng chịu ảnh hưởng từ dự án cần được đặc biệt quan tâm.

Thông tin dự án và các chính sách môi trường mới nên thường xuyên được cập nhật và thông báo cho ngườidân, có thể ở nơi công cộng (theo hình thức tờ rơi, bảng thông báo…) tại các xã chịu ảnh hưởng và thậm chí xuống tận thôn. Các phương tiện thông tin đại chúng khác, đặc biệt là loa truyền thanh xã có thể sẽ rất hiệuquả trong công tác tuyên truyền này. Nếu có thể, bổ nhiệm cán bộ chuyên trách hoặc thiết lập đường dây nóngđể nhận ý kiến phản hồi của người dân về các vấn đề liên quan đến dự án cần được quan tâm tức thì từ phía cơquan có thẩm quyền. Điều này sẽ tạo điều kiện phản hồi một cách kịp thời về các vấn đề môi trường và/hoặccác ý kiến khiếu nại liên quan tới chính sách xã hội được đề cập tới trong báo cáo EIA và củng cố lòng tin trongnhân dân vào các cấp chính quyền.

Hướng dẫn đề xuất về tham vấn cộng đồng cần có những hướng dẫn về các cơ chế có thể sử dụng để nâng caohiệu quả truyền thông và sự minh bạch.

Xây dựng mạng lưới giám sát môi trường cấp cộng đồng sẽ là một mục tiêu lâu dài để tăng cường sự tham giavà chia sẻ số liệu. Mạng lưới này đã được xây dựng trong một số dự án tài trợ. Nếu các nguồn lực và tập huấn

được cung cấp đầy đủ, các biện pháp này sẽ có kết quả tích cực trên cả 2 phương diện: sự thoả mãn của cộngđồng/sự tham gia vào hoạt động môi trường của dự án.

d. Đầu tư hợp lý vào nguồn nhân lực cấp cơ sở Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng nguồn nhân lực ở cấp cơ sở trong lĩnh vực môi trường còn đangthiếu trầm trọng, cả về số lượng và chất lượng. Tại một số huyện có một cán bộ chuyên trách vấn đề môi trườngnhưng trình độ chuyên môn giải quyết vấn đề môi trường còn rất hạn chế và họ cũng đang chịu áp lực vềviệc giải quyết các vấn đề khác. Cán bộ môi trường không được tập huấn thường xuyên để nâng cao năng lựcchuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc. Do đó, vấn đề môi trường, bao gồm cả quá trình EIA chưa được cấpchính quyền cơ sở quan tâm đúng mức, đặc biệt ở cấp xã.

Khuyến nghị đưa ra là cần tăng cường năng lực cho cán bộ môi trường ở cấp cơ sở. Cần tuyển cán bộ môi

trường làm việc chuyên trách ở cấp huyện để có thể tập trung nhiều hơn cho việc thẩm định và giám sát đốivới hoạt động môi trường của các dự án. Ở cấp xã, cán bộ môi trường có thể làm việc bán thời gian. Họ có thểđồng thời là cán bộ cung cấp thông tin về môi trường và tiếp nhận các phản hồi của cộng đồng.

Page 90: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 90/93

80

Cán bộ môi trường ở cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về môi trường cho cộngđồng nói chung và người nghèo nói riêng. Do đó, chính sách môi trường, kiến thức và các vấn đề về môi trườngcủa chính phủ cần được cập nhật thường xuyên cho cán bộ xã, huyện thông qua đào tạo tập huấn định kỳhoặc hàng năm.

Ngoài ra, các nghiên cứu điển hình cho thấy rằng nhận thức của cán bộ về tính hợp lý của sự tham gia của cộng

đồng trong quá trình lập kế hoạch chính sách môi trường/EIA còn rất hạn chế và nhận thức về sự tham gia củangười nghèo vào quá trình này cũng không ngoại lệ. Các cán bộ cơ sở cần được tham gia khoá đào tạo đặc biệtvề việc cần phải thu hút sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA ở các giai đoạn khác nhau của dự án,từ giai đoạn đầu lập kế hoạch dự án đến thực hiện và giám sát các hoạt động môi trường.

Nghiên cứu hài hoà EIA hiện đang được thực hiện bởi Nhóm đối tác về Nhóm chuyên đề về EIA của Nhómquan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ hiện nay đang xem xét đến các hoạt động nâng cao năng lực sẽ được thựchiện trong vòng 5 năm tới để nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền ở trung ương và địa phương có liênhệ với EIA nói chung, và tham vấn cộng đồng là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong các hoạt động trên. e. Nâng cao nhận thức cho người nghèoTính đến nay, các điều kiện để người nghèo tiếp cận thông tin như chính sách môi trường, thông tin dự án còn

rất hạn chế. Kiến thức cơ bản và nhận thức về môi trường đã và đang được thông tin đến người nghèo nhưngchỉ thông qua hoạt động tập huấn khác liên quan tới các hoạt động kinh tế.

Cần đưa ra các biện pháp có tính thường xuyên hơn để nâng cao nhận thức chung về môi trường, bao gồmquyền và trách nhiệm của người nghèo trong bảo vệ môi trường nói chung và trong EIA nói riêng. Tuy nhiên,do ngân sách hạn hẹp và hạn chế về mặt nhân sự nên giáo dục môi trường có thể được đưa vào các bản tinhàng ngày hoặc trong buổi họp dân tại các thôn, bản. Giáo dục môi trường có thể được đưa vào trong các hoạtđộng khuyến nông/khuyến công và thông qua phương tiện thông tin đại chúng như loa truyền thanh.

Như đã thảo luận, một trong các lý tại sao người nghèo không tham gia vào quá trình này là hạn chế về mặtthời gian. Người nghèo phải chịu áp lực duy trì cuộc sống của mình và do đó họ không cảm thấy cần phải thamgia thảo luận vấn đề môi trường, một vấn đề dường như quá xa mối quan tâm hiện thời của họ. Tuy nhiên,nếu có biện pháp phù hợp được xây dựng và áp dụng, sự tham gia của người nghèo sẽ được tăng cường mộtcách có hiệu quả. Ví dụ, những người được phỏng vấn đều nhất trí rằng buổi họp định kỳ ở thôn/làng có thể làcơ hội cung cấp thông tin rất hiệu quả về một dự án cụ thể nào đó dự kiến thực hiện tại địa phương. Các biệnpháp khác có thể có hiệu quả, mặc dù tốn kém hơn, là in và phát tờ rơi, sử dụng loa truyền thanh và thực hiệntham vấn với hộ gia đình.

Cần nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo tiếp cận thông tin về các dự án cụthể và tăng cường sự giám sát của người dân trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tăng cường sự giám sát củangười dân địa phương sẽ giúp phát hiện các vấn đề môi trường và đồng thời ngăn chặn suy thoái/tai nạn môitrường có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh kế của họ.

f. Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường và sinh kế cho người nghèoMột điều được mong muốn là người nghèo cần được khuyến khích thực hiện các hoạt động tạo thu nhập đồng

thời giúp bảo vệ môi trường. Bên cạnh các chiến lược giảm thiểu các tác động về mặt môi trường được xâydựng cho các dự án thông qua quá trình EIA, các hoạt động tạo thu nhập này có thể được xây dựng. Ví dụ như,có thể giao đất lâm nghiệp cho người nghèo, hoặc tuyển người nghèo vào làm các công việc quản lý chất thải. Điều này giúp họ có cơ hội kiếm sống ngay tại quê hương họ và đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảovệ môi trường. Giao đất lâm nghiệp cho người nghèo đặc biệt phù hợp đối với các huyện miền núi và vùng sâuxa có nhiều tài nguyên rừng.

Như đã nói ở trên, nhiều hộ nghèo xem việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung hạn là một kênh quan trọngđể họ có thể thoát nghèo. Người nghèo cần được khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp vớiđiều kiện thị trường địa phương để nâng cao đời sống của họ. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quảvà đảm bảo khả năng hoàn trả, người nghèo cần được đào tạo kỹ năng phù hợp cùng với kiến thức về các biệnpháp canh tác có tính bền vững về môi trường.

Một kiến nghị nữa đối với các dự án được đề xuất ở các khu vực có tỉ lệ người nghèo cao, các nhà đầu tư nên cónhững cam kết về việc tuyển dụng một tỉ lệ nhất định nhân sự địa phương từ các hộ nghèo, bao gồm việc thiếtlập các qui chế tuyển dụng phù hợp và hoạt động đào tạo kỹ năng cần thiết phù hợp với dự án.

Page 91: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 91/93

Page 92: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 92/93

82

Website: http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=210&idmid=&ItemID=9208

Nguyen Quang Tuan & Virginia W. Maclaren. 2005. “Community Concerns about Land lls: A Case Study of HaNoi, Viet Nam”. Journal o Environmental Planning and Management,Vol.48, No.6, 808-831. Routledge.

Viet Nam Water Resources Assistance Project. 2003. Ke Go Reservoir Subproject - Community Information

Paper.Programs for the Prevention of Epidemic and Diseases in Nam Son commune in 2006. No. 05/BC-TYT. December2006

Page 93: Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

8/8/2019 Chinh Sach, Phap Luat Va Nguoi Ngheo-V

http://slidepdf.com/reader/full/chinh-sach-phap-luat-va-nguoi-ngheo-v 93/93