cÁc kinh vỀ nhÂn quẢhethongchuatamnguyen.org/images/c_c_kinh_v_7872_nh... · bÀi khai kinh...

197
C KINH VỀ NHÂN QUẢ ---o0o---

Upload: others

Post on 15-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢ

---o0o---

Page 2: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Kinh Nhân Quả Ba Đời

Việt dịch: Thích Thiền Tâm

Lời Nói Đầu

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?” Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả.”

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân quả tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn… nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không? Thật ra, nhân quả không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân quả. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển Kinh này.

Vì Kinh Nhân Quả nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục.” (Xem trang 329)

Về việc luân hồi nhân quả ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thí vô chung.” Sư Cụ mỉm cười đáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều là tốt lắm rồi!” Đại để, người đã lặn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo và mẹ của tất cả công đức.” Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm, tin có linh hồn, ma quỷ, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cùng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ “không không sắc sắc,” đường “thị thị phi phi,” sẽ hỏi Phật Đà mà tỉnh ngộ.

Thích Thiền Tâm.

• Cause and Effect Sutras

• Heart Sutra

Page 3: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Mục Lục – Contents

A. Các Kinh Về Nhân Quả / Cause and Effect Sutras

1. Kinh Nhân Quả Ba Đời

2. Kinh Bần Cùng Lão Công

3. Kinh Mạn Pháp

4. Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt

5. Kinh Thiện Ác Nhân Quả

6. Kinh Phân Biệt Bố Thí

7. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng

8. Kinh Phân Biệt

9. Kinh Quả Báo Trưởng Giả Bố Thí

10. Kinh Nhân Duyên Quang Minh Đồng Tử (và phụ lục Nhân Quả luân hồi)

11. Cause and Effect Sutra on the 3 Periods of Time (Kinh Nhân Quả ba đời)

12. Summary of Cause & Effect Sutra on Good & Bad Deeds (Kinh Thiện Ác Nhân Quả)

B. Phần Bát Nhã / Heart Sutra

1. Bát Nhã Tâm Kinh (Tiếng Việt)

2. Heart Sutra (+ Commentary)

NGHI THỨC

TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN

Án lam tóa ha (3 lần)

TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN

Page 4: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)

TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN

Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật đà hám. ( 3 lần)

PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN

Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hộc. ( 3 lần)

NIỆM HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ Đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ Đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ giác.

TÁN PHẬT

Đấng Pháp Vương Vô Thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời, người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Page 5: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận.

QUÁN TƯỞNG

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế Châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời,

Trước Bảo-tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thề nguyện quy y.

ĐẢNH LỄ

Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 1 lần)

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lần)

CHÚ ĐẠI BI

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án na bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô,

Page 6: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ, phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam mô a lị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. ( 3 lần)

BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. ( 3 lần)

Kính lạy Đức Thế Tôn,

Quy y các Phật Đà,

Nay con phát nguyện rộng,

Trì tụng các Kinh về Nhân Quả

Trên trả bốn ơn nặng,

Dưới giúp ba đường khổ.

Những người thấy nghe được,

Đều phát tâm Bồ Đề,

Thực hành hạnh trí tuệ,

Báo thân này kết thúc,

Cùng sanh cõi Cực Lạc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

TÁN LƯ HƯƠNG

Kim lư vừa bén chiên đàn,

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương,

Hiện thành mây báu kiết tường,

Page 7: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền,

Pháp thân toàn thể hiện tiền,

Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát. ( 3 lần)

BÀI KHAI KINH KỆ

Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu,

Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Phật nói

Kinh Nhân Quả Ba Đời

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội.

Khi ấy A Nan Đà tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:

- Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng, cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế?

Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.

Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: “Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ.”

Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.

Page 8: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sanh, và thứ tư cần ăn chay, bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.

Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:

Giàu sang đều bởi mạng

Đời trước có tu nhân

Ai thọ trì Kinh nầy,

Đời đời hưởng phước lộc.

Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:

Suy nhớ Kinh Nhân Quả Ba Đời,

Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,

Phật nói lời thật chớ chê khinh.

1. Đời nay làm quan do nhân gì?

Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật

Đời nay hưởng bởi nhân xưa

Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.

Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.

Làm đẹp Như Lai, đẹp tự thân.

Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,

Không tu, phước ấy đến từ đâu?

2. Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì?

Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.

3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?

Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.

Page 9: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

4. Có ăn, có mặc do nhân gì?

Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.

5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi?

Kiếp trước một nửa không xả thí.

6. Lầu cao nhà lớn do nhân gì?

Xưa lên chùa am cúng thí gạo.

7. Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?

Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)

8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?

Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.

9. Thông minh trí tuệ do nhân gì?

Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.

10. Người thấy vui mừng do nhân gì?

Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.

11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì?

Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.

12. Cha mẹ song toàn do nhân gì?

Đời trước kính trọng người cô độc.

13. Không cha mất mẹ do nhân gì?

Kiếp trước là người đánh bẫy chim.

14. Con cháu đông nhiều do nhân gì?

Đời trước mở lồng thả chim thú.

15. Nuôi con không được do nhân gì?

Page 10: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Xưa sinh con gái dìm cho chết (2).

16. Đời nay không con do nhân gì?

Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa. (hoa biết nói)

17. Đời nay sống lâu do nhân gì?

Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.

18. Đời nay mạng yểu do nhân gì?

Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.

19. Đời nay không vợ do nhân gì?

Kiếp trước tham mưu gian vợ người.

20. Đời nay ở góa do nhân gì?

Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.

21. Làm thân tôi đòi do nhân gì?

Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.

22. Đời nay mắt sáng do nhân gì?

Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.

23. Đời nay đui mù do nhân gì?

Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.

24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì?

Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.

25. Đời nay câm điếc do nhân gì?

Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.

26. Đời nay lưng gù do nhân gì?

Kiếp trước chê cười người lễ Phật.

Page 11: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

27. Tay bị cong quẹo do nhân gì?

Đời trước đều là người tạo nghiệp.

28. Chân bị co rút do nhân gì?

Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.

29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì?

Xưa thiếu nợ người không chịu trả.

30. Đọa làm heo chó do nhân gì?

Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.

31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?

Xưa đem rượi thịt bày cúng Phật.

32. Đời nay không bệnh do nhân gì?

Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.

33. Hằng bị lao tù do nhân gì?

Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.

34. Đời nay chết đói do nhân gì?

Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột.

35. Bị thuốc độc chết do nhân gì?

Kiếp trước dăng lưới giết hại cá.

36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì?

Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.

37. Đời nay lùn bé do nhân gì?

Kiếp trước xem Kinh để dưới đất. (3)

38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?

Page 12: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Xưa ăn thịt rồi đi tụng Kinh. (4)

39. Đời nay ngu điếc do nhân gì?

Kiếp trước tụng Kinh chẳng lắng nghe.

40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?

Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.

41. Thân có mùi hôi do nhân gì?

Xưa bán hương thơm trọn dối gian.

42. Đời nay chết treo do nhân gì?

Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.

43. Quan quả, cô độc do nhân gì?

Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.

44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì?

Cân non, giạ thiếu lòng gian xảo.

45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì?

Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.

Muôn việc mình làm lại mình chịu

Thọ khổ địa ngục oán trách ai?

Đừng nói nhân quả người không thấy.

Xa trả con cháu, gần trả mình.

Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.

Sẽ tin bố thí với trì trai.

Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả.

Đời này tu tích để về sau.

Page 13: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Nếu ai hủy báng Kinh Nhân Quả

Kiếp sau đọa lạc mất thân người.

Kẻ nào thọ trì Kinh Nhân Quả

Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh

Kẻ nào biên chép Kinh Nhân Quả,

Truyền đời tu học, đạo nhà hưng.

Ai mà mang đội Kinh Nhân Quả,

Tai hung, hoạnh họa chẳng vào thân.

Nếu người giảng nói Kinh Nhân Quả,

Đời đời kiếp kiếp được thông minh.

Kẻ nào đề xướng Kinh Nhân Quả

Đời sau người thấy sinh cung kính

Người nào ấn tống Kinh Nhân Quả

Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.

Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời trước

Chính sự thọ hưởng của đời nay.

Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời sau

Chính sự gây nhân của kiếp này.

Nếu như nhân quả không cảm ứng,

Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?

Người nào tin sâu Kinh Nhân Quả,

Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc.

Nhân quả ba đời nói không hết

Page 14: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Thiên long chẳng bỏ ý người lành.

Nên ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn,

Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.

Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)

Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.

Muốn biết nhân đời trước

Xem sự hưởng đời nầy.

Muốn biết quả đời sau

Xem việc làm kiếp nầy.

BÁT NHÃ TÂM KINH

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng! Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô Nhãn Giới, nãi chí vô Ý Thức Giới; vô Vô Minh, diệc vô Vô Minh tận; nãi chí vô Lão Tử, diệc vô Lão Tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú. Tức thuyết chú viết: “Yết đế, Yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.” ( 3 lần)

TÁN PHẬT

Đại Từ, Đại Bi thương chúng sanh

Đại Hỷ, đại Xả cứu muôn loài

Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm

Page 15: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Nam mô A Di Đà Phật. ( 3 lần)

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)

VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN:

Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tỳ ca lan đế. A di rị đa tỳ ca lan đa. Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha. ( 3 lần)

SÁM HỐI

Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp,

Đều do vô thỉ tham, sân, si,

Từ thân, miệng, ý phát sanh ra,

Đệ tử thảy đều xin sám hối.

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. ( 3 lần)

THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN:

Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế, Ny ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha dà đế, Chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần)

Cúi đầu quy y phép Tô Tất Đế

Page 16: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Thành tâm đảnh lễ đấng Thất Cu Chi

Đệ tử xưng tán đức Đại Chuẩn Đề

Nguyện Đức Từ Bi xót thương gia hộ.

CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ

Nam mô tát đa nẫm, Tam miệu Tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ, chủ lệ Chuẩn đề, ta bà ha. ( 7 lần)

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lu lô tịch lưu ly, bác lặc bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đa da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế, tóa ha. ( 3 lần)

TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

Chúng sanh không số lượng,

Thề nguyện đều độ khắp.

Phiền não không cùng tận,

Thề nguyện đều dứt sạch.

Pháp môn không kể xiết,

Thề nguyện đều tu học.

Phật Đạo không gì hơn,

Thề nguyện được viên thành.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

SÁM HỐI NGUYỆN

Cúi đầu đảnh lễ Như Lai,

Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền.

Con xin đem dạ chí thiền,

Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm.

Page 17: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bởi xưa chưa rõ dạ phàm,

Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,

Gây ra tội lỗi vô ngần,

Luân hồi trả quả lắm phần đớn đau,

Vào sanh ra tử đã lâu,

Dấn thân lao khổ gẫm âu khó lường,

Xuống lên ba cõi sáu đường,

Đền bù với những vết thương lỗi lầm,

Trả vay vay trả trầm luân,

Gian nan thống khổ vô ngần vô biên,

Cũng vì nghiệp báo oan khiên,

Do mình kết tạo triền miên nối đời,

Nếu nay chẳng biết quy hồi,

Ắt thời khó tránh qua đời kiếp sau,

Vậy con thi lễ cúi đầu,

Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn,

Như xưa có phạm điều răn,

Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng,

Thì nay lòng dạ ân cần,

Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa,

Bao nhiêu nguyện quấy xin chừa,

Bao nhiêu điều thiện sớm trưa phụng hành,

Ngày đêm giữ dạ sắt đinh,

Page 18: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Trau dồi đạo đức Sử Kinh bền lòng,

Nguyện thân ra khỏi bụi hồng,

Muối dưa chay lạt nhiệt lòng say sưa,

Tỉnh hồn chuông sớm mõ trưa,

Nguyện tâm ra khỏi nắng mưa cõi trần,

Xin nhờ Tam Bảo ai lân,

Từ bi hỷ xả thi ân dắt dìu,

Nay con tỉnh biết mọi điều,

Thế gian là khổ, nghiệp chiêu bởi mình,

Từ nay nguyện dứt sự tình,

Say sưa ảo ảnh mến hình mộng du,

Bền lòng giữ chặt điều tu,

Thề không sai lạc mặc dù gian nan,

Chí tâm vững dạ bền gan,

Nguyện không cảm kích thế gian mộng đời.

Nguyện xa bể khổ chơi vơi,

Nguyện thành Phật đạo đến nơi mãn nguyền,

Nguyện cùng cắt đứt dây duyên,

Nguyện rằng dứt khỏi oan khiên kéo dời.

Lòng không say đắm sự đời,

Chuyên cần tu niệm chẳng rời một khi,

Dứt điều luyến ái mê si,

Noi gương bác ái, từ bi trau lòng,

Page 19: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Sửa tâm như đóa liên hồng,

Luôn luôn trong sạch thoát vòng nhiễm ô,

Chí thành miệng niệm Nam mô,

Nguyện lòng con được tính vô hoàn toàn,

Nguyện về nơi cõi Lạc bang,

Nguyện cho ra khỏi những đàng tử sanh,

Cúi nhờ chư Phật chứng minh,

Bao lời sám hối con xin nguyện cầu.

Nam mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Kệ Kiết Thính Chúng

Chư Thiên, A Tu La

Và Dược Xoa vân vân,

Ai đến nghe Phật Pháp,

Tất cả hãy hết lòng,

Hộ trì Phật Pháp ấy,

Làm cho trường tồn mãi,

Bằng cách thường tinh tấn,

Thực hành lời Phật dạy.

Những người có đức tin,

Đến đây nghe Phật Pháp.

Hoặc ở trên mặt đất,

Hoặc ở trong không gian,

Với thế giới loài người,

Page 20: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Hãy thường hành từ tâm,

Bản thân thì ngày đêm,

Sống đúng với Phật Pháp.

Nguyện cầu mọi thế giới,

Luôn luôn được yên ổn,

Bằng cách phước và trí,

Đều đem làm lợi người,

Để bao nhiêu vọng nghiệp,

Đều được tiêu tan cả,

Siêu thoát mọi khổ đau,

Qui về Đại Niết Bàn.

Hãy xoa khắp cơ thể,

Bằng hương thơm giữ Giới,

Lại mặc cho cơ thể,

Bằng y phục Thiền Định,

Rồi trang điểm tất cả,

Bằng bông hoa Tuệ Giác,

Thì bất cứ ở đâu,

Cũng thường được an lạc.

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.

HỒI HƯỚNG

Tụng Kinh công đức khó nghĩ lường,

Vô biên thắng phước đều hồi hướng,

Page 21: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,

Đều được vãng sanh về Cực Lạc.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,

Nguyện chân trí tuệ thường sáng tỏ,

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,

Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát Đạo.

Nguyện sanh Cực Lạc, cảnh Tây Phương,

Chín phẩm Hoa Sen là cha mẹ,

Hoa nở thấy Phật, chứng Vô Sanh,

Bồ Tát Bất Thối là bạn hữu.

TAM TỰ QUY

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo Đạo cả, phát lòng Vô Thượng. ( 1 lần)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. ( 1 lần)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. ( 1 lần)

HỒI HƯỚNG CHÚNG SANH

Nguyện đem công đức nầy,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đều trọn thành Phật Đạo.

Chú Thích: Kinh Nhân Quả Ba Đời

(1) Nhà dưỡng Lão, cô nhi.

(2) Thuở xưa từ Ấn Độ, cho đến Trung Hoa, những nhà nghèo sinh con nhiều nuôi không kham nên dìm cho chết bớt con gái lúc mới sinh ra.

Page 22: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

(3) Ngồi dưới đất xem kinh, nên để kinh trên một cái bệ, khinh mạn cũng là nhân của tướng lùn bé. Lễ Phật, khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn.

(4) Ăn mặn rồi muốn tụng kinh, phải súc miệng rửa tay, rửa miệng sạch, và tụng chú như sau. Tất được thanh tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chân ngôn: Um Soa Pha Va Suýt Đà, sạt và đạt ma, soa phạ va suýt đa hàm (7 biến) Aum! Syabhava sudaha, sarva drama svabhava suddhà hàma.

(5) Gởi kho đây không phải đốt giấy tiền vàng bạc gởi vào kho, mà ý nói tiền của thế gian không bền, khi chết rồi phải bỏ lại tất cả. Chỉ có tu phước làm lành ăn chay, tụng kinh, tham thiền, niệm Phật, là kho.

Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật nói Kinh Bần Cùng Lão Công

Dịch giả: Thích Thiện Trì

(Bản chữ Hán của Sa môn Thích Huệ Giản)

Như thật tôi nghe, một thuở nọ Phật cùng 1.250 vị Tỳ Kheo vân tập ở vườn cây của Trưởng giả Cấp-Cô-Độc và Thái tử Kỳ-Đà (*) tại nước Xá Vệ. Bấy giờ có 10.000 vị Bồ Tát và Trời, Rồng, Quỷ, Thần, vô số Thính chúng đều cung kính tựu hội vòng quanh Phật, nghe Phật thuyết pháp, tất cả đều vui vẻ. Trong khi đó, có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo tựa như người có phước tướng nhưng chịu phải cảnh nghèo khổ, quần áo không đủ để che thân, rách nát lõa lồ, lại thường bị cảnh đói khát, kéo lê từng bước, vừa đi vừa thở một cách mỏi mệt. Đã trải qua mười năm, ông nghe có Phật tại thế, trong lòng rất vui mừng, ngày đêm luôn luôn phát nguyện được gặp Phật. Ông chống gậy lần hồi tìm đến, cầu mong được yết kiến Ngài. Chẳng may vừa đến ngõ Tịnh Xá, ông lại gặp phải các vị Phạm Thiên, Đế Thích chận lại không cho vào. Uất ức, ông già mới kêu than:

“Tôi sanh ra đời bất hạnh! Chịu cảnh nghèo khổ khốn cùng, đói khát, lạnh lẽo. Cầu chết mà không chết được, sống mà không biết nhờ cậy ai! Tôi nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ, thương yêu che chở khắp tất cả. Muôn loài đều được đượm nhuần ân đức của Ngài, bởi thế lòng tôi rất đỗi vui mừng. Đã mười năm qua, ngày đêm phát nguyện, cầu mong được gặp Phật. Nay mới được biết quả thật có Phật. Vì vậy, không sờn lòng, kéo lê chiếc thân già yếu từ xa xôi đến, tôi xin một điều duy nhất là được yết kiến Phật, cầu Ngài ban ân từ, cứu cho tôi được thoát khỏi cảnh thống khổ. Nhưng Quý Vị lại ngăn cấm không cho tôi vào. Thế là quý vị đã làm trái với bản ý của Phật. Đâu nên làm như vậy!”

Page 23: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Ở trong, Phật đã biết việc gì đang xảy ra giữa ông già và Phạm Thiên Đế Thích ở ngoài ngõ tịnh xá, Phật mới quay sang hỏi A-nan:

“Ông đã thấy ông già nào có phước tướng, kỳ lão trường thọ mà bị nhiều tội lỗi hay không?”

A-Nan quỳ thẳng, chấp tay bạch Phật:

“Làm sao có người kỳ lão trường thọ, có phước tướng, lại có nhiều tội lỗi? - Người có nhiều tội lỗi làm sao lại có phước tướng? Đời con chưa từng thấy người như thế. Người ấy hiện giờ ở đâu?”

Phật đáp: Ta thấy có một ông già như thế hiện ở ngoài ngõ, bị Phạm Thiên, Đế Thích ngăn chận không cho vào. Ông hãy ra bảo ông ấy vào.

Bấy giờ ông già lòm còm đi vào, vừa trông thấy Phật, ông rưng rưng hai hàng nước mắt, vừa mừng vừa khóc, cúi đầu sụp lạy đức Phật, rồi quỳ thẳng, chấp tay sụt sùi kính bạch: “Con sanh ra đời bất hạnh, chịu cảnh bần cùng khốn khổ, đói khát lạnh lẽo. Cầu chết mà chết không được, sống thì không biết nhờ cậy ai. Con nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ yêu thương che chở khắp tất cả. Muôn vật đều được đượm nhuần ân đức của Thế Tôn. Tâm con vui sướng, đêm ngày phát nguyện, mong được một phen chiêm ngưỡng Tôn nhan từ mười năm qua, nay mới được kết quả như nguyện, nhưng vừa rồi con đến ở ngoài ngõ hồi lâu, không vào được. Muốn đi trở lui, nhưng khí lực đã yếu không kham nổi, tấn thối lưỡng nan không biết tính đường nào. Con chỉ sợ rằng bỏ mạng nơi đó, làm ô uế cửa Phật, càng thêm tội lỗi. May thay được đấng Thiên Tôn thương xót tiếp dẫn, nên con mới được vào đây. Được may mắn như thế nầy, dù bây giờ có chết con cũng không còn ân hận gì nữa. Con chỉ mong muốn mau dứt trừ hết tội lỗi, đời sau không còn phải chịu cảnh thống khổ. Nguyện Phật giũ lòng từ, ban cho con Phật huệ!”

Phật dạy: “Phàm làm người thọ sanh ra cõi đời, sanh tử đều do nhơn duyên. Do nhiều nhơn duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi. Ta sẽ nói cho ông rõ nguồn gốc của tội lỗi mà ngày nay ông đã gánh chịu: Đời trước ông sanh vào nhà Minh Huệ Vương, là một ông Vua cai trị một đại cường quốc. Khi đó ông là Thái tử Kiêu Quí. Trên được Phụ Vương và Mẫu Hậu quí trọng, dưới được thần dân kính phụng. Vì thế nên ông hết sức kiêu căng, tự cao, tự đại, tâm ý buông lung, khinh ngạo mọi người, xem thường tất cả. Giàu có cự phú, tài sản muôn ức, đều là chiếm đoạt của dân. Trăm họ nghèo cùng bởi vì thuế khóa thu hết. Ông chỉ biết gom góp, chứ không biết bố thí. Bấy giờ có một vị Sa môn tên là Tịnh Chí từ xứ xa đi đến. Vì thiếu một cái pháp y, nên tìm đến ông, mong ông bố thí một cái mà thôi, chứ không mong cầu gì nhiều. Nhưng ông tuyệt nhiên không cho, lại còn đối xử một cách quá tệ ác, đã không cho pháp y, lại cũng không cho ăn. Ông bắt vị Sa môn vô tội ngồi mãi trước nhà, muốn đi ông vẫn không cho. Qua bảy ngày đêm không thí cho một hớp nước. Thân thể đã ngất xỉu, hơi thở thoi thóp, tánh mạng sắp nguy kịch. Coi đó như một trò vui, cho tập trung nhiều người đến xem, ông lấy làm vui thích lắm! Lúc ấy có vị cận thần khuyên can ông rằng: “Thái tử chớ nên làm như vậy. Đây là một Sa môn hiền từ, khiêm tốn, bên trong

Page 24: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

mang cả tinh thần đạo đức. Sự lạnh lẽo bên ngoài, đối với con người ấy không có gì đáng gọi là lạnh lẽo, và sự đói khát cũng không đáng là đói khát. Sở dĩ đến đây xin là muốn gây phước đức cho kẻ khác thế thôi. Thái tử đã không bố thí cho thì thôi, đừng nên gây cùng bức cho người ta. Tốt hơn là Thái tử trả tự do cho vị Sa môn này đi. Đừng nên gây thêm điều gì tội lỗi!”

Thái tử đáp rằng: “Đây là người gì mà giả xưng là đạo đức. Ta cho chịu khốn khổ thử chơi, chứ ai để cho chết làm gì? Khanh đừng lo. Thôi khanh thả cho ông đi.” Đoạn thả vị Sa môn đi ra khỏi thành. Vị Sa môn đi cách thành khoảng mười dặm, lại gặp phải bọn giặc cướp bị đói lâu ngày muốn bắt vị Sa môn giết ăn thịt. Vị Sa môn nói rằng: “Tôi là Sa môn nghèo khổ lạnh lẽo, thân thể ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, thịt lại hôi tanh, ăn chẳng được nào. Các ông có giết tôi cũng chỉ thêm khổ công chớ không dùng được.”

Bọn giặc đối đáp rằng: “Bọn tui đã bị đói lâu ngày, chỉ ăn cây đất. Ông tuy ốm nhưng vẫn là thịt. Không thể nào thả ông đi được. Chỉ có cách là ông phải hy sinh.” Hai bên nói tới nói lui, phân vân hồi lâu. Tình cờ có Thái tử đi đến, thấy sự kiện như thế, tự nhủ rằng: “Ta đã không cho cơm áo vị Sa môn ấy thì thôi, chớ đâu lại nỡ để cho bọn giặc đói giết hại! Ta phải cứu người.”

Bọn giặc đói thấy Thái tử can thiệp, nên cả bọn đều sụp lạy xin tha tội và thả vị Sa môn đi.

Vị Sa môn lúc đó nay là Bồ Tát Di Lặc đây, Thái tử Kiêu Quí lúc đó, nay là ông đây. Sở dĩ nay ông chịu phải tội bần cùng khốn khổ là do đời trước tham lam bỏn xẻn. Lý do nay ông được trường thọ là bởi cứu mạng sống vị Sa môn. Tội phước báo ứng như bóng theo hình, như vang ứng tiếng!

Ông già bạch Phật: “Việc quá khứ đã rõ ràng như vậy. Con xin nguyện được giũ sạch từ đây mà nguyện đem mạng sống thừa này được làm Sa môn, về sau đời đời thường được hầu bên Phật.”

Phật dạy: “Hay thay! Hay thay!”

Liền khi đó, râu tóc ông già rụng hết, pháp y tự nhiên được đắp lên thân. Thân thể, trí lực trở nên mạnh mẽ tráng kiện, tai mắt thông sáng, ông liền được trí tuệ cao thượng, nhập pháp môn chánh định.

Bấy giờ Thế Tôn nói lại kệ rằng:

Ngươi xưa là Thái tử

Kiêu Quí tự buông lung,

Không biết điều nhân nghĩa.

Page 25: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Ỷ con đại quốc vương

Tự bảo không tội phước

Tưởng được thế mãi mãi

Không hiểu lẽ sanh tử

Ngày nay chịu họa này

Tạo tội lại may phước

Nên được gặp lại Như Lai

Thoát khỏi những tội xưa

Nương thân vào pháp môn

Xa lìa tâm xan tham

Thường được căn trí tuệ

Đời đời hầu bên Phật

Sống lâu muôn vạn kiếp.

Ông già đó đã trở thành một vị Tỳ kheo, nghe Kinh và hoan hỷ lạy Phật:

Bấy giờ Thế Tôn bảo A Nan:

“Nếu có người nào chuyên tụng Kinh này, thì người ấy sẽ thấy được ngàn đức Phật ở Hiền kiếp. Người nào thực hành theo Kinh này phổ biến rộng rãi, lưu truyền cho hậu thế, thì người ấy sau sanh ra đời sẽ gặp Phật Di Lặc và được Phật thọ ký. Như Lai lưỡi rộng dài không bao giờ nói sai!”

Tất cả đại chúng nghe Phật nói xong đều lạy Phật, vui vẻ tuân hành.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

***

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật nói Kinh Mạn Pháp

Dịch giả: Thích Thiện Trì

Page 26: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

(Bản chữ Hán của Sa môn Pháp Cự, Đại Tạng quyển 34, Kinh Tập bộ số 739)

Phật bảo A-Nan rằng: Ở đời có người thờ Phật, từ đó về sau được giàu sang. Có người thờ Phật, từ đó về sau gặp nhiều sự suy tổn bất lợi.

A-Nan thưa Phật: Tại sao cũng đồng thờ Phật, mà có người được giàu sang, lợi ích, còn người lại suy tổn bất lợi. Do đâu có sự bất đồng như thế?

Phật đáp: Có người thờ Phật, tìm bậc tu hành minh sư hiểu rõ giới pháp, chơn chánh tu hành, để cầu trao truyền giới pháp, vì muốn dứt trừ tâm tưởng xấu ác, theo đúng với Kinh Pháp, tinh tấn tu hành không trái lời thầy chỉ dạy, giữ gìn giới cấm, dù cho một mảy may như tơ tóc cũng không bao giờ hủy phạm. Người ấy thường được chư Thiên, Thiện Thần ủng hộ, làm điều gì cũng được toại ý, tài lợi mỗi ngày được phát đạt gấp bội, được mọi người cung kính, chắc chắn sẽ được thành Phật, huống nữa là việc giàu sang lợi lạc. Hạng người như vậy thờ Phật gọi là Phật tử chơn chánh.

Lại có người thờ Phật, nhưng không gặp được bậc minh sư, cũng không có Kinh tượng, hơn nữa, thiếu hiểu biết, thiếu tâm lễ kính, lại bắt chước truyền thọ giới pháp một cách gượng gạo, không có lòng chí tín. Kẻ kia sau khi thọ giới lại không biết giữ gìn tu trì, còn cố ý phạm những điều giới cấm đã thọ, tâm ý mê muội, do dự không đọc tụng kinh luận, tinh tấn tu tập và làm những việc phước thiện, tâm niệm thay đổi, thoạt tin rồi thoạt không tin. Hơn nữa, họ cũng không nghĩ đến những ngày ăn chay, hương đèn lễ bái, lại còn cố ý giận hờn, kêu la mắng chửi. Ngoài miệng nói khác, trong lòng nghĩ khác. Ôm lòng ganh ghét, sử người giết hại sanh mạng. Thấy Kinh tượng không lễ kính. Nếu có Kinh sách thì họ gác trên tường vách, hoặc để trong tủ rương, lộn xộn với quần áo cũ rách nhơ nhớp, hoặc đưa cho trẻ nít tay chân nhớp nhúa cầm nắm, hoặc gác bỏ những nơi khói bụi lem lọ, hay nơi nhà dột ướt hư, không hề trông coi đến. Họ cũng không đốt hương đèn hướng về nơi có Kinh Pháp mà lễ bái, khinh thường như kinh sách của ngoại đạo. Vì vậy nên các vị Thiện Thần xa lìa. Ác quỷ được cơ hội thuận tiện, theo đuổi mãi không thôi. Nhơn đó nên thường xảy ra bệnh hoạn suy tồn. Khi đã mắc phải tật bệnh, đâm ra lo sợ, rồi tự nghĩ rằng lâu nay mình đã thờ Phật mà không được Phật gia hộ, lại còn mắc phải tật bệnh, tai họa. Họ không đủ sức tự tin, nên bị khủng hoảng. Đã vậy, còn cầu đảo các loại tà thần, kêu van, chạy chữa bói khoa, trấn yếm giải trừ đủ cách, làm toàn những việc vô ích. Do đó lại tăng thêm những điều tội lỗi. Yêu mị ác quỉ chen đến đầy nhà, làm cho người ấy suy tổn tiêu hao mà cũng phải chết thảm thiết. Và lắm lúc quan tài chưa đưa ra khỏi cửa thì trong nhà tài sản đã tan hoang, người nhà đều bị bịnh tật, truyền nhiễm lẫn nhau nằm liệt cả. Khi mạng chung, họ mang theo đầy tội lỗi, đọa xuống địa ngục bị khảo trị đánh đập, thôi thì đủ các hình phạt, chịu khổ cực trải vô lượng năm. Tất cả chỉ vì họ không chuyên nhất theo chí hướng tu hành của mình, ý chí do dự, không tin cứ vững chắc, không tin đúng theo Phật pháp, làm nhiều điều sai quấy nên phải chịu vậy. Ở thế gian, những người không hiểu Phật Pháp thấy thế vội cho rằng vì thờ Phật mà gây ra những điều tai ương, suy tổn như vậy, chớ không biết rằng do người ấy tu hành chẳng chánh. Trái phạm kinh giới Phật dạy, tâm họ chỉ chuyên theo những điều xấu ác dưới đủ mọi hình thái. Những hậu quả trên, đều do từ hành động của họ đưa đến phải chịu, chứ không do ai đem trao cho cả.

Page 27: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

A-Nan nghe xong lạy Phật sát đất và hoan hỉ tuân hành.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

(Hán dịch: Đời Tùy, Dương Xuyên Quận Thủ Cù Đám Pháp Trí.)

Nghe như vầy, một thời Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ đức Phật bảo Đao Đề Tử Thủ Ca trưởng giả rằng:

- Này trưởng giả Thủ Ca, ta sẽ nói cho ông nghe về pháp môn sai biệt của nghiệp báo thiện ác. Ông hãy lắng nghe và khéo nhớ nghĩ.

Bấy giờ Thủ Ca liền bạch đức Phật:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn, con muốn được nghe.

Đức Phật bảo Thủ Ca:

- Tất cả chúng sanh bị hệ thuộc nơi nghiệp, y chỉ nơi nghiệp, tùy nơi nghiệp của chính mình lưu chuyển, do nhân duyên đó mà có sự sai biệt lớn, vừa và nhỏ không đồng. Hoặc có nghiệp khiến cho chúng sanh bị quả báo chết yểu, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được sống lâu, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo nhiều bệnh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo ít bệnh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo thô xấu, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đoan chánh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh có quả báo có ít oai thế, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh có quả báo có oai thế lớn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo vào dòng họ cao sang, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo có ít của cải, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo có nhiều của cải, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo tà trí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo chánh trí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo địa ngục, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo súc sanh, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo ngạ quỷ, bị quả báo A tu la, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo loài người, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi trời, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi Sắc thiên, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi Vô Sắc thiên, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo quyết định, hoặc có nghiệp hay

Page 28: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

khiến cho chúng sanh bị quả báo bất định, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh nơi biên địa, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh ở trung quốc, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh trọn tuổi thọ ở địa ngục, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh nửa tuổi thọ ở địa ngục, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh trong địa ngục vừa vào liền ra, hoặc có nghiệp làm mà không tụ tập, hoặc có nghiệp tụ tập mà không làm, hoặc có nghiệp vừa làm vừa tụ tập, hoặc có nghiệp không làm không tụ tập, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước vui sau khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước khổ sau vui, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước khổ sau khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh trước vui sau vui, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghèo mà ưa bố thí, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh giàu mà keo kiết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghèo mà keo kiết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh thân được vui mà tâm bị khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh tâm được vui mà thân bị khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân tâm đều vui, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân tâm đều khổ, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh mạng tuy hết rồi nhưng nghiệp chưa hết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghiệp tuy hết rồi mà mạng vẫn còn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp và mạng đều hết, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp và mạng đều còn, có thể đoạn trừ các phiền não, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạo mà hình dung tuyệt đẹp, đôi mắt đoan nghiêm, da dẻ trong sáng, ai cũng ưa nhìn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạo mà hình dung thô xấu, da dẻ xù xì, không ai thích nhìn, hoặc có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạo, thân miệng hôi thúi, các căn khuyết tật.

Hoặc có chúng sanh tập hành mười nghiệp bất thiện bị ác báo bên ngoài, hoặc có chúng sanh tập hành mười thiện nghiệp được quả báo thù thắng ở bên ngoài.

Lại nữa, này trưởng giả, hoặc có chúng sanh kính lạy tháp miếu của Phật được mười thứ công đức, cúng thí bảo cái được mười thứ công đức, cúng thí tràng phan được mười thứ công đức, cúng thí chuông linh được mười thứ công đức, cúng thí y phục được mười thứ công đức, cúng thí chén bát đồ dùng được mười thứ công đức, cúng thí đồ ăn thức uống được mười thứ công đức, cúng thí giày dép được mười thứ công đức, cúng thí hương hoa được mười thứ công đức, cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức, cung kính chắp tay được mười thứ công đức.

Đó gọi là lược thuyết về pháp môn sai biệt của các nghiệp trong thế gian.

Đức Phật bảo:

- Này Thủ Ca, có mười loại nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo chết yểu.

1. Tự mình sát sanh.

2. Bảo người sát sanh.

Page 29: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

3. Khen ngợi sự giết.

4. Thấy giết vui sướng.

5. Đối với người oán ghét thì muốn tiêu diệt.

6. Thấy người oán của mình bị tiêu diệt rồi trong lòng sung sướng.

7. Làm hư thai tạng của người khác.

8. Dạy người hủy hoại (thai tạng).

9. Xây dựng miếu thờ trời để giết hại chúng sanh.

10. Dạy người đánh nhau để hai bên bị tàn hại.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo chết yểu.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo trường thọ:

1. Tự mình không sát sanh.

2. Khuyên người khác đừng sát sanh.

3. Tán thán sự không sát sanh.

4. Thấy người không sát sanh trong lòng vui mừng.

5. Thấy người bị giết hại, phương tiện cứu thoát.

6. Thấy kẻ bị cái chết khủng bố, an ủi họ.

7. Thấy kẻ bị khủng bố, bố thí sự vô úy.

8. Thấy người bị các khổ hoạn, khởi tâm thương xót.

9. Thấy người bị các điều cấp nạn, khởi tâm đại bi.

10. Dùng các thức ăn uống bố thí chúng sanh.

Do mười nghiệp này nên được trường thọ.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo nhiều bệnh:

1. Thích đánh đập tất cả chúng sanh.

Page 30: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

2. Khuyên người đánh đập.

3. Khen ngợi sự đánh đập.

4. Thấy đánh đập thì hoan hỷ.

5. Làm não loạn cha mẹ khiến cha mẹ buồn rầu.

6. Não loạn Thánh Hiền.

7. Thấy người oán của mình bị bệnh khổ, trong lòng vô cùng vui sướng.

8. Thấy người oán của mình lành bệnh, trong lòng không vui.

9. Đối với bệnh của kẻ oán thù, cho không đúng thuốc trị bệnh.

10. Đồ ăn cách đêm khó tiêu lại ăn vào.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo nhiều bệnh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo ít bệnh:

1. Không đánh đập tất cả chúng sanh.

2. Không khuyên người khác đánh đập.

3. Tán thán sự không đánh đập.

4. Thấy người không đánh đập, tâm sanh hoan hỷ.

5. Cúng dường cha mẹ và các người bệnh.

6. Thấy bậc Hiền thánh bị bệnh hoạn thì giúp đỡ trông coi, cúng dường.

7. Thấy kẻ oán của mình lành bệnh sanh tâm hoan hỷ.

8. Thấy người bệnh khổ, bố thí thuốc hay, cũng khuyên người khác bố thí.

9. Đối với chúng sanh bệnh khổ, sanh tâm thương xót.

10. Đối với đồ ăn thức uống, tự mình có thể tiết kiệm.

Do mười nghiệp này nên được quả báo ít bệnh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo thô xấu:

Page 31: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

1. Ưa phẫn nộ.

2. Ưa ôm lòng ghét giận.

3. Dối láo mê hoặc người khác.

4. Não loạn chúng sanh.

5. Đối với chỗ ở của cha mẹ không có lòng kính yêu.

6. Đối với chỗ các Hiền Thánh không sanh tâm cung kính.

7. Xâm đoạt ruộng vườn sinh sống của các Hiền Thánh.

8. Làm mất ánh sáng đèn đuốc nơi tháp miếu của đức Phật.

9. Thấy người thô xấu thì hủy báng khinh chê.

10. Tập các hạnh ác.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo thô xấu.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đoan chánh:

1. Không sân.

2. Bố thí y.

3. Thương yêu cha mẹ.

4. Tôn trọng Hiền Thánh.

5. Tu bổ sơ phết tháp Phật.

6. Lau quét từ đường.

7. Lau quét già lam.

8. Lau quét tháp Phật.

9. Thấy người thô xấu không có tâm khinh khi, nhưng lòng cung kính.

10. Thấy người đoan chánh biết rõ do nhân đời trước (cảm nên).

Do mười nghiệp này nên được quả báo đoan chánh.

Page 32: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo ít oai nghi:

1. Đối với chúng sanh khởi tâm ganh ghét.

2. Thấy người khác được tài lợi, sanh tâm buồn rầu bực tức.

3. Thấy người khác bị mất lợi, trong lòng vui mừng.

4. Thấy người khác được danh tiếng, sanh tâm ganh ghét.

5. Thấy người bị mất danh dự, trong lòng hân hoan.

6. Thối tâm Bồ Đề, hủy hoại hình tượng của Phật.

7. Đối với cha mẹ mình và chỗ ở của các Hiền Thánh không có tâm thờ phụng.

8. Khuyên người tu tập hành động ít oai nghi.

9. Làm chướng ngại kẻ khác tu tập hành động có oai nghi lớn.

10. Thấy người có ít oai đức sanh lòng khinh dễ.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo có ít oai thế.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh có quả báo được oai thế lớn:

1. Đối với chúng sanh không có tâm đố kỵ.

2. Đối với chúng sanh được tài lợi sanh tâm hoan hỷ.

3. Thấy người khác mất lợi sanh tâm thương xót.

4. Thấy người khác được danh dự, trong lòng hân hoan.

5. Thấy người khác bị mất danh dự, giúp cho bớt buồn lo.

6. Phát tâm Bồ Đề, tạo hình tượng Phật, cúng thí bảo cái.

7. Đối với cha mẹ mình và chỗ các Hiền Thánh cung kính nghinh rước.

8. Khuyên người bỏ nghiệp ít có oai đức.

9. Khuyên người tu hành nghiệp có oai đức lớn.

10. Thấy người không có oai đức không đem lòng khinh chê.

Page 33: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Do mười nghiệp này nên được quả báo có oai thế lớn.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém:

1. Không biết kính Cha.

2. Không biết kính Mẹ.

3. Không biết kính Sa môn.

4. Không biết kính Bà la môn.

5. Đối với các bậc Tôn trưởng không biết kính ngưỡng.

6. Đối với các Sư trưởng không cung nghinh cúng dường.

7. Thấy các bậc Tôn trưởng không cung nghinh mời ngồi.

8. Đối với chỗ ở của Cha Mẹ không tuân theo lời giáo huấn.

9. Đối với bậc Hiền Thánh không thọ giáo.

10. Khinh chê kẻ thấp kém.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh vào dòng họ cao thượng:

1. Khéo biết kính Cha.

2. Khéo biết kính Mẹ.

3. Khéo biết kính Sa môn.

4. Khéo biết kính Bà la môn.

5. Kính hộ bậc Tôn trưởng.

6. Thờ kính bậc sư trưởng.

7. Thấy các bậc Sư trưởng cung nghinh mời ngồi.

8. Đối với Cha Mẹ thì kính thọ lời giáo huấn.

9. Đối với bậc Hiền Thánh thì tôn kính và thọ giáo.

Page 34: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

10. Không khinh kẻ thấp hèn.

Do mười nghiệp này nên được quả báo sanh vào dòng họ cao thượng.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo có ít của cải sinh sống:

1. Tự mình làm việc trộm cắp.

2. Khuyên người khác trộm cắp.

3. Khen ngợi sự trộm cắp.

4. Thấy trộm cắp là hoan hỷ.

5. Đối với chỗ Cha Mẹ không lo làm ăn.

6. Đối với chỗ Hiền Thánh thì chiếm đoạt tài vật.

7. Thấy người khác được tài vật thì tâm không hoan hỷ.

8. Ngăn cản người khác được lợi, làm cho họ thường gặp tai nạn.

9. Thấy người khác bố thí, không có tâm tùy hỷ.

10. Thấy người đời đói kém, tâm không thương xót mà lại vui sướng.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo đời sống có ít của cải.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đời sống có nhiều của cải:

1. Tự mình xa lìa trộm cắp.

2. Không khuyên người trộm cắp.

3. Không tán thán sự trộm cắp.

4. Thấy người không trộm cắp sanh tâm hoan hỷ.

5. Đối với chỗ ở của Cha Mẹ cung phụng sự làm ăn.

6. Đối với các vị Hiền Thánh thì cung cấp những vật cần dùng.

7. Thấy người khác được lợi, sanh tâm hoan hỷ.

8. Thấy người cầu lợi thì phương tiện hỗ trợ.

Page 35: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

9. Thấy người bố thí thuốc (trị bệnh) sanh tâm hoan hỷ.

10. Thấy người đời đói khổ, sanh tâm thương xót.

Do mười nghiệp này nên được quả báo đời sống có nhiều của cải.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo tà trí:

1. Không hay học hỏi với Sa môn, Bà la môn có trí tuệ.

2. Rao truyền pháp ác.

3. Không thể tu tập thọ trì chánh pháp.

4. Tán thán pháp không phải định, cho là pháp định.

5. Tiếc pháp không chịu nói.

6. Thân cận kẻ tà trí.

7. Xa lìa chánh trí.

8. Tán thán tà kiến.

9. Xả bỏ chánh kiến.

10. Thấy người ngu si, hung ác thì khinh khi chê bai.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo tà trí.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo chánh trí:

1. Khéo có thể hỏi han những vị Sa môn, Bà la môn có trí tuệ.

2. Rao truyền pháp lành.

3. Nghe và thọ trì chánh pháp.

4. Thấy người nói pháp định khen rằng: “Lành thay!”

5. Ưa nói chánh pháp.

6. Thân cận người có chánh trí.

7. Nhiếp hộ chánh pháp.

Page 36: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

8. Siêng tu hạnh nghe nhiều.

9. Xa lìa tà kiến.

10. Thấy người ngu si, hung ác không có khinh chê.

Do mười nghiệp này nên được quả báo chánh trí.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo địa ngục:

1. Làm nghiệp ác nặng.

2. Miệng nói lời ác nghiệp nặng.

3. Ý nghĩ nghiệp ác nặng.

4. Khởi sanh đoạn kiến.

5. Khởi sanh thường kiến.

6. Khởi sanh vô nhơn kiến.

7. Khởi sanh vô tác kiến.

8. Khởi sanh vô kiến kiến.

9. Khởi sanh biên kiến.

10. Không biết báo ân.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo địa ngục.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo súc sanh:

1. Thân làm ác nghiệp bậc trung.

2. Miệng nói ác nghiệp bậc trung.

3. Ý nghĩ ác nghiệp bậc trung.

4. Từ phiền não tham khởi ra các ác nghiệp.

5. Từ phiền não sân khởi ra các ác nghiệp.

6. Từ phiền não si khởi ra các ác nghiệp.

Page 37: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

7. Chửi mắng chúng sanh.

8. Não hại chúng sanh.

9. Bố thí vật bất tịnh.

10. Làm việc tà dâm.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo súc sanh.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo ngạ quỷ:

1. Thân làm nghiệp ác nhẹ.

2. Miệng nói nghiệp ác nhẹ.

3. Ý nghĩ nghiệp ác nhẹ.

4. Sanh tâm tham nhiều.

5. Sanh tâm tham ác.

6. Tật đố.

7. Tà kiến.

8. Ái trước của cải cuộc sống rồi bị mạng chung.

9. Do đói mà chết.

10. Bị khô khát bức bách mà chết.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo ngạ quỷ.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo A Tu La:

1. Thân làm nghiệp ác chút ít.

2. Miệng nói nghiệp ác chút ít.

3. Ý nghĩ nghiệp ác chút ít.

4. Kiêu mạn.

5. Ngã mạn.

Page 38: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

6. Tăng thượng mạn.

7. Đại mạn.

8. Tà mạn.

9. Mạn mạn.

10. Đem các căn lành hướng về Tu La đạo.

Do mười nghiệp này nên bị quả báo A Tu La.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh ở cõi trời:

1. Không sát sanh.

2. Không trộm cắp.

3. Không tà dâm.

4. Không nói láo.

5. Không nói thêu dệt.

6. Không nói hai lưỡi.

7. Không nói lời ác.

8. Không tham.

9. Không sân.

10. Không tà kiến.

Đối với mười nghiệp thiện, sứt mẻ, không hoàn toàn (mười điều ấy). Do mười nghiệp này nên được quả báo cõi người.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh vào trời cõi dục. Đó là tu hành đầy đủ mười điều thiện tăng thượng.

Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sinh trời cõi sắc. Đó là tu hành mười điều thiện hữu lậu cũng tương ưng với định.

Lại có bốn nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo cõi Trời Vô Sắc:

1. Vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ có đối tưởng v.v… nhập vào Không xứ định.

Page 39: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

2. Vượt qua tất cả không xứ định, nhập vào Thức xứ định.

3. Vượt qua tất cả Thức xứ định, nhập vào Vô Sở Hữu xứ định.

4. Vượt qua Vô Sở hữu xứ định, nhập vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ định.

Do bốn nghiệp này được quả báo cõi Trời Vô Sắc.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo quyết định. Nếu ai đối với Phật, Pháp, Tăng và người giữ giới, khởi tâm tăng thượng bố thí. Do nghiệp thiện này, phát nguyện hồi hướng, liền được vãng sanh. Đó là nghiệp báo quyết định.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo bất định. Nếu tạo nghiệp không phải tâm tăng thượng, lại không tu tập, cũng không phát nguyện hồi hướng thọ sanh. Đó gọi là nghiệp báo bất định.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh ở biên địa. Nếu tạo nghiệp đối với Phật, Pháp, Tăng và người trì giới với chỗ ở của đại tăng, không phát tâm tăng thượng cúng thí, rồi do căn lành này sanh ở biên địa. Do vậy nên liền sanh ở biên địa, thọ quả báo tịnh và bất tịnh.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh ở trung quốc. Nếu khi tạo nghiệp đối với Phật, Pháp, Tăng, thanh tịnh trì giới, bên cạnh người phạm hạnh, và chỗ ở của đại chúng, khởi tâm tăng thượng, ân cần bố thí. Nhờ thiện căn này quyết định phát nguyện cầu sanh trung quốc, lại được gặp Phật và nghe Chánh Pháp, thọ được quả báo thanh tịnh thượng diệu.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh mãi mãi ở trong địa ngục. Hoặc có chúng sanh, tạo nghiệp địa ngục rồi, không hổ, không thẹn, cũng không yểm ly, tâm không biết sợ sệt, trở lại còn sanh tâm hoan hỷ, lại không sám hối, còn tạo thêm nghiệp ác sâu nặng, như Đề Bà Đạt Đa v.v… Do tạo nghiệp này cho nên suốt đời ở trong địa ngục.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, nửa chừng thì mạng yểu, không hết tuổi thọ. Nếu có chúng sanh tạo nghiệp địa ngục, chứa nhóm thành rồi, sau sanh sợ sệt, xấu hổ nhàm chán xa lìa, sám hối từ bỏ, chẳng phải tâm tăng thượng. Do nghiệp này cho nên đọa vào địa ngục, sau biết hối cải, ở trong địa ngục nửa chừng thì yểu, không hết tuổi thọ.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, mới vào liền ra. Nếu có chúng sanh tạo nghiệp địa ngục, làm rồi sợ sệt, khởi lòng tin tăng thượng, sanh tâm xấu hổ, chán điều ác nên xả bỏ, ân cần sám hối, lại không tạo nữa. Như vua A Xà Thế giết cha, ác tội, vừa vào địa ngục liền được giải thoát. Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

“Nếu ai tạo tội nặng,

Page 40: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Tạo rồi tự trách mình.

Sám hối không tạo nữa

Nhổ hết nghiệp căn bản.”

Lại có nghiệp làm mà không nhóm tập. Nếu có chúng sanh thân khẩu ý tạo các ác nghiệp. Tạo rồi lo sợ, xấu hổ xa lìa, tự mình rất hối hận và than trách, không còn tạo ác lại nữa, đó gọi là làm mà không nhóm tập.

Lại có chúng sanh nhóm tập mà không làm. Nếu có chúng sanh tự không tạo nghiệp, do vì ác tâm khuyên người làm ác. Đó gọi là nhóm tập mà không làm.

Lại có nghiệp cũng vừa tạo tác cũng vừa nhóm tập. Nếu có chúng sanh tạo các nghiệp rồi, tâm không hối cải, mà lại thỉnh thoảng cứ tạo nghiệp, lại còn khuyên người khác tạo ác. Đó gọi là vừa tạo tác vừa nhóm tập.

Lại có nghiệp không tạo tác cũng không nhóm tập. Nếu có chúng sanh tự mình không tạo ác, cũng không dạy người khác tạo ác, thuộc về nghiệp vô ký. Đó gọi là không tạo tác cũng không nhóm tập.

Lại có nghiệp ban đầu thì vui, kết thúc thì khổ. Nếu có chúng sanh do người khác khuyên nên hoan hỷ bố thí, nhưng tâm bố thí không kiên cố, sau lại hối tiếc. Do nhân duyên đó sanh ở nhân gian, trước thì giàu có sung sướng, sau lại bần cùng nghèo khổ. Đó gọi là ban đầu thì vui kết thúc thì khổ.

Lại có nghiệp ban đầu thì khổ kết thúc thì vui. Nếu có chúng sanh nhờ người khuyên hóa, miễn cưỡng bố thí chút ít, nhưng bố thí rồi thì hoan hỷ, tâm không hối tiếc. Do nhân duyên này sanh ở nhân gian, ban đầu thì nghèo khổ nhưng về sau thì giàu có sung sướng. Đó gọi là ban đầu thì khổ nhưng kết thúc thì vui.

Lại có nghiệp ban đầu thì khổ kết thúc thì khổ. Nếu chúng sanh xa lìa thiện tri thức, không ai khuyến hóa dẫn dắt, cho đến không thể làm việc bố thí dù chút ít. Do nhân duyên này sanh ở nhân gian ban đầu đã bần khổ về sau cũng bần khổ. Đó gọi là ban đầu khổ mà kết thúc vẫn khổ.

Lại có nghiệp ban đầu sướng mà kết thúc cũng sướng. Nếu chúng sanh gần gũi thiện tri thức, họ khuyến hóa nên bố thí, rồi sanh tâm hoan hỷ, kiên cố tu nghiệp bố thí. Do nguyên nhân đó sanh ở nhân gian, ban đầu đã giàu có sung sướng, về sau cũng giàu có sung sướng.

Lại có nghiệp nghèo mà ưa bố thí. Nếu có chúng sanh trước đó đã từng bố thí, nhưng không gặp phước điền, bị lưu chuyển sanh tử, sanh ở nhân gian, vì không gặp được phước điền, nên được quả báo rất ít, vừa được liền mất. Do tập nhân đã bố thí nên dù có bần cùng nhưng vẫn hay làm việc bố thí.

Page 41: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại có nghiệp giàu có mà xan tham. Nếu có chúng sanh chưa từng bố thí, gặp thiện tri thức khuyên hóa nên tạm thời làm việc bố thí, gặp được phước điền tốt lành. Nhờ được ruộng tốt nên đời sống được sung túc. Vì trước không có tập nhân cho nên kẻ ấy tuy giàu có mà keo kiết.

Lại có nghiệp giàu có mà hay bố thí. Nếu có chúng sanh gặp được thiện tri thức tu hạnh bố thí thật nhiều, gặp được phước điền tốt. Do nhân duyên này nên được hết sức giàu có, được nhiều tiền của, mà vẫn có thể thực hành bố thí.

Lại có nghiệp nghèo mà xan tham. Nếu có chúng sanh xa lìa thiện tri thức, không ai khuyến hóa chỉ đạo, nên không thể thực hành bố thí. Do nhân duyên này, sanh ở nhà bần cùng mà vẫn xan tham.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh được thân an lạc nhưng tâm không an lạc, như người phàm phu có phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh tâm được an lạc nhưng thân không an lạc ,như A La Hán có phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân lẫn tâm an lạc đều an lạc, như A La Hán có phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả thân lẫn tâm an lạc đều không an lạc,như kẻ phàm phu vô phước.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh mạng đã tận mà nghiệp không tận. Hoặc có chúng sanh từ địa ngục, chết rồi cũng sanh lại địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, cho đến người, Trời, A tu la v.v… Cũng lại như vậy, đó gọi là mạng đã tận mà nghiệp không tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh nghiệp đã tận mà mạng không tận. Hoặc có chúng sanh hết vui thì thọ khổ, hết khổ thì được vui… đó gọi là nghiệp đã tận mà mạng không tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp lẫn mạng đều tận. Hoặc có chúng sanh từ địa ngục ra lại sanh vào súc sanh hay ngạ quỷ, cho đến trời, người, A tu la v.v… đó gọi là cả nghiệp lẫn mạng đều tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh cả nghiệp lẫn mạng đều không tận. Hoặc có chúng sanh đã tận trừ các phiền não. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán… đó gọi là cả nghiệp lẫn mạng đều không tận.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh tuy sanh ở ác đạo nhưng hình dung lại tốt đẹp, mắt mày đoan nghiêm, da thịt trong sáng ai cũng thích nhìn. Nếu có chúng sanh do dục phiền não, khởi ra nghiệp phá giới. Do nhân duyên này, tuy sanh ác đạo mà hình dung tốt đẹp, mắt mày đoan nghiêm, da thịt trong sáng ai cũng muốn nhìn.

Page 42: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh, sanh ở ác đạo, hình dung xấu xí, da thịt thô rít, chẳng ai muốn nhìn. Hoặc có chúng sanh do phiền não sân khởi ra nghiệp phá giới. do nhân duyên này sanh nơi ác đạo, hình sắc xấu xí, da thịt thô rít, chẳng ai muốn nhìn.

Lại có nghiệp hay khiến cho chúng sanh sanh nơi ác đạo, thân miệng hôi thúi, các căn khuyết tật, hoặc có chúng sanh do phiền não si khởi ra nghiệp phá giới. Do nhân duyên này sanh nơi ác đạo, thân miệng hôi thúi, các căn khuyết tật.

Lại có mười nghiệp bị ác báo bên ngoài. Hoặc có chúng sanh đối với mười nghiệp bất thiện phần nhiều tu tập, cảm các ngoại vật đều không được đầy đủ:

1. Do nghiệp sát cho nên khiến cho các quả báo bên ngoài như đại địa muối mặn, cỏ thuốc không có.

2. Do nghiệp trộm cắp cho nên cảm ra bên ngoài như sương, mưa đá, trùng sâu… khiến cho đời sống bị đói khát.

3. Do nghiệp tà dâm cho nên cảm ra gió mưa dữ dội, và các trần ai.

4. Do nghiệp nói dối cho nên cảm sanh ngoại vật đều bị hôi thúi.

5. Do nghiệp nói hai lưỡi, cho nên cảm ra đại địa bên ngoài cao thấp không bằng, bờ ao hang hiểm gồ ghề, gai gốc.

6. Do nghiệp ác khẩu mà cảm sanh quả báo bên ngoài như ngói, đá, cát, sỏi, vật xấu tho rít không thể gần gũi.

7. Do nghiệp nói thêu dệt nên cảm sanh quả báo bên ngoài, khiến thành cỏ cây rừng rậm, cành nhánh chông gai.

8. Do nghiệp tham nên cảm sanh quả báo bên ngoài khiến cho mầm lúa, hạt giống vi tế.

9. Do nghiệp sân hận cảm sanh quả báo bên ngoài, khiến cho cây cối có trái đắng.

10. Do nghiệp tà kiến cho nên cảm sanh quả báo bên ngoài lúa mạ, hạt thu gặt ít ỏi.

Do mười nghiệp này bị ác báo bên ngoài vậy.

Lại có mười nghiệp được quả báo thù thắng ở bên ngoài. Nếu có chúng sanh tu mười thiện nghiệp mà không chống trái nên biết liền đạt được mười quả báo thù thắng ở bên ngoài. Hoặc có chúng sanh lạy tháp miếu của Phật, được mười món công đức:

1. Được sắc đẹp, tiếng hay.

Page 43: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

2. Có nói ra điều gì ai cũng tin phục.

3. Không sợ sệt trước mọi người.

4. Trời người đều ái hộ.

5. Đầy đủ oai thế.

6. Có oai thế chúng sanh đều đến thân cận nương nhờ.

7. Thường được thân cận chư Phật, Bồ tát.

8. Có đầy đủ đại phước đức.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Bồ Đề.

Đó gọi là lạy tháp miếu của Phật được mười món công đức.

Hoặc có chúng sanh cúng thí bảo cái được mười món công đức:

1. Sống ở thế gian như là cái dù che chở chúng sanh.

2. Thân tâm an ổn xa lìa các nhiệt não.

3. Mọi người đều kính trọng, không dám khinh mạn.

4. Có oai thế lớn.

5. Thường được thân cận chư Phật, Bồ Tát, có oai đức lớn, lấy đó làm quyến thuộc.

6. Hằng được làm Chuyển Luân Thánh Vương.

7. Luôn luôn được thượng thủ tu tập thiện nghiệp.

8. Có đầy đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Đó gọi là cúng thí bảo cái được mười món công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí tràng phan được mười món công đức:

Page 44: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

1. Ở đời giống như cái tràng phan, từ quốc vương đại thần, thân hữu tri thức cung kính cúng dường.

2. Giàu có tự tại, đầy đủ tài sản lớn.

3. Tiếng tốt truyền khắp bao trùm các phương.

4. Tướng mạo đoan nghiêm, thọ mạng lâu dài.

5. Thường ở chỗ mình, thi hành kiên cố.

6. Có danh xưng lớn.

7. Có oai đức lớn.

8. Sanh nhà thượng tộc.

9. Thân hoại mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Bồ Đề.

Đó gọi là cúng thí tràng phan được mười công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí chuông linh được mười công đức:

1. Được tiếng Phạm âm.

2. Được tiếng tăm lớn.

3. Tự biết kiếp trước.

4. Nói ra điều gì ai cũng kính thọ.

5. Thường có bảo cái để tự trang nghiêm.

6. Có ngọc anh lạc đẹp làm đồ trang sức.

7. Diện mạo đoan nghiêm, ai nhìn thấy cũng hoan hỷ.

8. Có đủ đại phước báo.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Đó gọi là cúng thí chuông linh được mười món công đức.

Page 45: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Nếu có chúng sanh cúng thí y phục được mười món công đức:

1. Mặt, mắt đoan nghiêm

2. Da thịt tề nhuyễn.

3. Không dính bụi bặm.

4. Lúc sanh ra có đầy đủ y phục tốt đẹp.

5. Có ngọa cụ tốt đẹp, bảo cái che thân.

6. Có đầy đủ y phục hổ thẹn.

7. Ai thấy cũng kính yêu.

8. Có tài bảo lớn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Đó gọi là cúng thí y phục được mười món công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí đồ ẩm thực được mười món công đức:

1. Được thọ mạng.

2. Được sắc đẹp.

3. Được sức lực.

4. Được vô ngại biện tài an ổn.

5. Được vô sở úy.

6. Không có các sự biếng nhác, mọi người kính ngưỡng.

7. Mọi người đều yêu thích.

8. Có đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Page 46: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đó gọi là cúng thí đồ ẩm thực được mười điều công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí giày dép được mười điều công đức:

1. Có đầy đủ xe đẹp.

2. Chân đi bình an.

3. Bàn chân mềm mại.

4. Đi xa khang kiện nhẹ nhàng.

5. Thân không mệt mỏi.

6. Dù đi đến đâu cũng không bị chông gai, ngói sạn làm chân bị tổn thương.

7. Được thần thông lực.

8. Đầy đủ các sử giả giúp đỡ.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Đó gọi là cúng thí giày dép được mười điều công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí hương hoa được mười món công đức:

1. Xử thế như bông hoa.

2. Thân thể không hôi thúi.

3. Hương phước hương giữ giới bay khắp các phương.

4. Tùy sanh ở đâu, tỷ căn không hư hoại.

5. Vượt trên thế gian được mọi người quy ngưỡng.

6. Thân thường sạch thơm.

7. Yêu thích chánh pháp, thọ trì đọc tụng.

8. Đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

Page 47: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

10. Mau chứng Niết Bàn.

Đó gọi là cúng thí hương hoa được mười công đức.

Nếu có chúng sanh cúng thí đèn sáng được mười công đức:

1. Chiếu sáng thế gian như đèn.

2. Tùy sanh ở đâu mắt thịt không bị tổn hoại.

3. Được thiên nhãn.

4. Đối với các pháp thiện ác, có trí tuệ biết rõ.

5. Trừ diệt sự si ám lớn.

6. Được trí tuệ sáng suốt.

7. Lưu chuyển ở thế gian, thường không bị ở nơi tối tăm.

8. Có đủ phước báo lớn.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Đó gọi là cúng thí đèn sáng được mười công đức.

Nếu có chúng sanh cung kính chắp tay được mười công đức:

1. Được phước báo thù thắng.

2. Sanh nhà giòng tộc cao.

3. Được sắc đẹp thù thắng.

4. Được âm thanh hay thù thắng.

5. Được bảo cái đẹp thù thắng.

6. Được biện tài vi diệu thù thắng.

7. Được đức tin vi diệu thù thắng.

8. Được giới vi diệu thù thắng.

Page 48: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

9. Được đa văn vi diệu thù thắng.

10. Được diệu trí thù thắng.

Đó gọi là cung kính chắp tay được mười công đức.

Bấy giờ đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, trưởng giả Thủ Ca được tín tâm thanh tịnh đối với Như Lai.

Bấy giờ Thủ Ca, đầu mặt lạy đức Phật nói như vầy:

- Nay con thỉnh đức Phật đến thành Xá Bà Đề, đến chỗ cha của con, nhà của trưởng giả Đao Đề. Mong Ngài làm cho cha của con và tất cả chúng sanh mãi mãi được an lạc.

Khi ấy đức Thế Tôn vì lợi ích cho mọi người nên im lặng nhận lời.

Bấy giờ Thủ Ca nghe Phật dạy xong, trong lòng hết sức hoan hỷ, đảnh lễ rồi lui ra.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kinh Thiện Ác Nhân Quả

Thích Trung Quán dịch

Lời Mở Đầu

Khi nói đến nhân quả nghiệp báo thì không ít người trề môi cười nhạt, họ quan niệm những điều đó như là chuyện cổ tích, luân lý khuyên người, chớ chẳng phải thực tế, không dính dáng gì với đời sống văn minh tiến bộ ngày nay. Đâu biết rằng khắp cả cuộc sống nhân gian, ngay chính bản thân đời sống của họ, cũng như mọi người không thoát ngoài nhân quả. Đến cả khoa học phát minh ngày nay cũng được xây dựng từ nhân quả. Bình tâm suy nghĩ chín chắn, ta thấy thành quả của khoa học khởi đi từ nhân quả thực nghiệm. Sự thăng trầm của kiếp sống chúng sanh nhân loại liên quan mật thiết với nhân quả thiện ác.

Chúng ta thử lắng động tâm tư nghĩ kỹ về đời sống con người cho đến sự hình thành hành hoạt của vạn vật có gì vượt ngoài luật nhân quả đâu? Từ đứa bé chăn trâu, người nông phu cày sâu cuốc bẫm, kẻ buôn bán cho đến vị thẩm phán nắm luật thế gian cũng không thể vượt ngoài nhân quả thiện ác nghiệp báo. Chẳng khác nào nhân loại vạn vật không thể thoát ra ngoài không gian mà sinh hoạt, vượt ra ngoài lớp không khí mà sanh tồn. Giống như thế đó, nhân quả thiện ác nghiệp báo tuy vô hình vô tướng, nhưng trùm khắp chi phối toàn diện tất cả mọi sinh hoạt thịnh suy thăng trầm vinh nhục hạnh phúc khổ đau của muôn loài. Dù đó là thánh nhân, là trời, là thần linh,

Page 49: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Thượng Đế (nếu có thật) cũng không thể thoát ngoài luật nhân quả thiện ác nghiệp báo chi phối. Có hạng người hoặc nông nổi tự hào, hoặc cuồng tín Thượng đế, hoặc si mê chủ thuyết vô thần chẳng tin nhân quả, từ đó tạo ra vô vàn tội ác khổ đau cho mình và người, gây cho đời nhiều cảnh huống thảm khốc, để rồi đời đời chuốc lấy sự nguyền rủa oán hờn, tiếp theo bị luật nhân quả nghiệp báo mà phải rơi vào cảnh khổ, thọ lấy đời sống tối tăm.

Thế gian lắm cảnh sai biệt giàu nghèo, tốt xấu, vinh nhục, thịnh suy tất cả đều do nhân quả chi phối. Tạo nhân nào nhất định chịu quả đó, không sai sót. Cổ đức nói: “Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu.” Nghĩa là lưới trời lồng lộng, sợi lông xíu cũng không xót lọt. Thế nên, người tin sâu nhân quả là người tỉnh thức biết sống tiến bộ hướng lên quang lộ thánh diện, biết nhìn rõ sự thật, biết nhận lấy trách nhiệm của mình.

Muốn rõ nhân quả thiện ác nghiệp báo như thế nào, xin mời quí vị dù là Phật tử, dù là tin Phật hay không tin Phật, thử lần lượt lật từng trang kinh với cõi lòng vô tư tĩnh lặng từ từ đọc kỹ, hy vọng giúp cho quí vị nhìn rõ hành hoạt và thân phận của muôn loài chúng sanh, rồi lắng lòng suy gẫm, để từ đó xây dựng chánh kiến hướng về nẻo thiện sống hiền hòa sáng sủa hơn, ngõ hầu phản tỉnh quán chiếu để tự cứu mình thăng hoa thánh thiện trong ánh sáng giác ngộ, rồi ra còn có cơ giúp độ gia đình, quyến thuộc bằng hữu, và đồng thời đem lại an lạc cho chúng sanh.

Nhân quả thiện ác nghiệp báo không phải dành riêng cho người tu theo đạo Phật mà cho khắp tất cả những ai muốn có được đời sống hạnh phúc tiến bộ, tránh khỏi trầm luân khổ lụy đọa đày. Nhân quả là một sự thật, là định luật muôn đời, chi phối khắp cả trời người chúng sanh muôn loại, được tuệ giác đạt đạo của đức Thích-Ca-Mâu-Ni thấu suốt chơn lý vũ trụ vạn hữu nói ra một cách rành rẽ, để cho muôn loại chúng sanh hiểu rõ, ngõ hầu tự giác tránh gây nhân ác để hưởng quả lành, thăng hoa đời mình trong ánh sáng hiền lương thánh thiện, tiến lên đời sống giác ngộ giải thoát của chư Phật Thánh Hiền.

Để kết thiện duyên Bồ Đề cho những ai có tâm ý hướng thiện, có chí nguyện tiến lên quả vị giác ngộ giải thoát vòng luân hồi sanh tử, nay Phật học viện quốc tế phát nguyện in quyển Kinh Thiện Ác Nhân Quả này, với sự phát tâm hiến cúng tịnh tài của quý vị Phật tử gần xa để cho ai nấy thấy rõ thân phận nghiệp báo của mỗi chúng sanh.

Xin thành tâm hồi hướng công đức đến dịch giả và tán thán công đức quý Phật tử đã phát tâm hiến cúng tịnh tài làm trợ duyên cho kinh này tái bản. Tôi thành tâm tùy hỷ công đức và khắp nguyện pháp giới chúng sanh đều được an lành lợi lạc với tâm thức tỏ ngộ khi đọc Kinh này.

Hoa Kỳ, mùa Phật Đản 2540

Thích Đức Niệm.

Page 50: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Phật nói Kinh Thiện Ác Nhân Quả

Chính tôi được nghe một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn ông Cấp Cô Độc, rặng cây Thái tử Kỳ Đà.

Khi bấy giờ đức Thế Tôn thuyết pháp, có vô lượng Bồ Tát, trời, người đại chúng vây quanh, yên lặng một lòng nghe nhận. Lúc ấy A Nan tôi vì chúng sanh nên bạch Phật rằng: “Kính lạy đức Thế Tôn! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có kẻ đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo, người giàu, kẻ khổ, người vui, kẻ sang, người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, cỏ kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giàu sang, kẻ rất mạnh khỏe mà thấp kém. Có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; kẻ làm ác lại gặp phước lợi, kẻ béo trắng lại mắt lác, kẻ xanh đen mà lại tươi đẹp, có người tuy lùn mà đủ ý chí cao thượng, có người tuy cao lớn mà phải làm đứa ở đê hèn, có người nhiều con trai con gái, có kẻ cô đơn một mình, có kẻ ly gia hương đói rét lang thang, có kẻ được vào cung vua ăn mặc tha hồ, có người lúc trẻ thì nghèo hèn đến lúc già lại giàu sang, có người thực là vô tội lại bị bắt bớ giam hãm trong tù ngục, có nhà cha từ con hiếu, luận kinh giảng nghĩa, có nhà anh em bất hòa đấu tranh ngang trái, có người nhà cửa đàng hoàng gia sản đầy đủ, có kẻ không cửa không nhà nay đây mai đó, gửi thân nơi đất khách quê người, sống một cách phiêu lưu khốn cực, có người ở như ổ quạ hang hưu giống loài ly thú, cũng có hạng người ăn thịt sống uống máu tươi, mặc áo da lông không biết văn tự, có người an nhàn hưởng phước báo, có kẻ đi làm mướn không ai thuê, có người thông minh cao sáng, có kẻ dốt nát ngu si, có người kinh doanh mới được, có kẻ chẳng cầu tiền của tự đem lại, có kẻ giàu mà tham xẻn, có người nghèo lại rộng lòng bố thí.

Có người lời nói ngọt ngào, có kẻ tiếng nói ra như gai góc, có kẻ được nhiều người ái kính, có kẻ bị mọi người xa lánh, có người từ tâm nuôi mạng chúng sanh, có kẻ sát sanh không nương tay, có người khoan dung đại lộ, lại đắc nhân tâm, có kẻ bị dân chúng bỏ rơi.

Có nhà nàng dâu mẹ chồng ghét nhau, có nhà chị em dâu vui vẻ hòa hợp. Có người ham nghe pháp ngữ, có kẻ nghe kinh buồn ngủ, có hạng vũ phu vô lễ, có người hiếu học văn chương, có kẻ hay bắt chước dáng điệu những loài súc sanh. Cúi xin đức thế tôn nói rộng nhân quả cho đại chúng đây nghe mà nhất tâm hành thiện!

Khi bấy giờ đức Thế Tôn bảo A Nan tôi rằng: Như ngươi hỏi ta chúng sanh thọ báo bất đồng là do đời trước dụng tâm khác nhau, vì thế cho nên muôn sai vạn biệt. Người đời nay được thân tâm đoan chánh, là do đời trước ở trong đạo người tu hành nhẫn nhục mà được.

Kẻ bị thân hình xấu xí, là do đời trước ở trong đạo người có tánh giận tức.

Người đời nay bị nghèo cùng, là do đời trước ở trong đạo người có tánh tham xẻn.

Page 51: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Người đời nay được cao quý, là đời trước hay lễ bái chư Phật mà được.

Người đời nay bị hạ tiện là do đời trước hay có tánh kiêu mạn.

Người to lớn là do đời trước có tâm cung kính.

Kẻ bị lùn thấp là do đời trước mạn Pháp.

Kẻ ngang tàng ương ngạnh là do đời trước làm kiếp dê.

Kẻ đen xấu là do đời trước che ánh sáng của Phật.

Kẻ bị cứng lưỡi là do đời trước nếm trai thực cúng dường.

Kẻ bị đỏ mắt là do đời trước sẻn tiếc ánh sáng.

Người đui mắt là do đời trước hay khâu mắt chim ưng.

Người đời nay câm ngọng, là do đời trước hủy báng chánh pháp.

Người đời nay điếc lác là do đời trước chẳng vui nghe pháp.

Người khuyết răng đời nay là do đời trước hay ăn xương thịt.

Người tắc mũi đời nay là do đời trước đốt hương bất hảo cúng dường Phật.

Người sứt môi đời này là do đời trước hay đâm thọc sâu thủng mang hoặc môi cá.

Người vàng da là do đời trước hay cạo lông lợn.

Người căng tai là do đời trước hay dùi thủng tai sinh vật.

Kẻ trần hình, là do đời trước hay mặc áo mỏng vào chùa đứng trước tượng Phật, Bồ tát.

Người sắc đen đời nay là do đời trước để tượng Phật thờ ở mái hiên làm khói xông tượng.

Người đời nay bị đi khèo chân, là do đời trước thấy bậc sư trưởng không đứng dậy.

Người đời nay bị lưng còng, là do đời trước mặc áo mỏng ra vào quay lưng vào tượng Phật.

Người bị trán thấp hoặc trớt, là do đời trước thấy Phật chẳng lễ lạy, cầm tay gõ trán.

Người đời nay rụt cổ, là do đời trước thấy các bậc tôn trưởng rụt đầu chạy trốn.

Page 52: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Người đời nay đau tim, là do đời trước hay đâm chém thân thể chúng sanh.

Người đời nay bệnh hủi, là do đời trước lừa gạt lấy tài vật của người ta.

Người đời nay bị bệnh ho suyễn, là do đời trước trời mùa đông giá rét cho người thức ăn lạnh.

Người đời nay không có con, là do đời trước hay nuôi dưỡng các sanh vật.

Người đời nay sống lâu, là do đời trước có từ tâm.

Người đời nay chết non, là do đời trước hay sát sanh.

Người đời nay giàu to là đời trước hay làm hạnh bố thí.

Người đời nay có xe ngựa, là do đời trước cúng dường Tam Bảo bằng xe ngựa.

Người đời nay thông minh, là do đời trước ham học và tụng kinh.

Người đời nay ám độn, là do đời trước làm súc sanh.

Người đời nay làm tôi đòi, là do đời trước nghèo mà tham chức dấu.

Người đời nay hay nhảy nhót xoay cuồng, là do đời trước làm kiếp khỉ.

Người đời nay bị bệnh hủi, là do đời trước phá hoại Tam Bảo.

Người đời nay tay chân vặn vẹo, là do đời trước hay trói chân tay chúng sanh.

Người đời nay hay có ác tánh, là do đời trước làm kiếp rắn, rết, bò cạp.

Người đời nay sáu căn được đầy đủ, là do đời trước chuyên tâm giữ giới.

Người đời nay các căn tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý không được đầy đủ là do đời trước phá giới.

Người đời nay hay ăn ở bẩn thỉu, là do đời trước làm kiếp lợn.

Người đời nay ham múa hát, là do đời trước làm nghề múa hát ả đào, phường chèo tái sanh.

Người đa tham thời nay, là do đời trước làm kiếp chó đầu thai.

Người đời nay có búi thịt đeo lủng lẳng ở cổ (bìu cổ), là do đời trước hay ăn một mình (ăn vụng.)

Page 53: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Người đời nay bị mồm hôi thúi, là do đời trước hay mắng, chửi rủa, hỗn hào.

Người đời nay không có nam căn, là do đời trước hay thiến chó, lợn.

Người đời nay ngắn lưỡi nói ngọng, là do đời trước ngồi ở chỗ vắng hay mạ nhục, mắng nhiếc các bậc Tôn trưởng.

Người đời nay ham thông dâm với phụ nữ người ta, chết đọa làm loài ngan, vịt.

Người đời nay hay thông dâm với chính họ, chết đọa làm loài chim công, chim sẻ.

Người sẻn tiếc kinh thư, che giấu trí huệ không chịu nói cho người, chết đọa làm loài trùng ăn đất ăn gỗ (con mọt).

Người hay đeo cung tên súng đạn, cưỡi ngựa, chết đọa trong loài Lục di (mường mán mọi rợ).

Người ham sát sanh, chết đọa vào trong loài hang thú (hổ, báo, chó sói).

Người hay đeo tràng hoa, chết đọa vào loài trùng tải thắng (tức sâu trùng mình có hoa).

Người hay mặc áo dài lượt thượt, chết đọa làm trùng đuôi dài.

Người hay nằm ăn, chết đọa vào loài lợn.

Ngươi ưa thích mặc áo sặc sỡ các sắc lòe loẹt, chết đọa làm loài chim loang lỗ.

Kẻ hay nhái tiếng người hoặc hài hước điệu người, chết đọa làm loài chim vẹt.

Kẻ hay chết diễu người, chết đọa làm loài trăn, rắn ác độc.

Kẻ hay làm buồn não người, chết đọa làm loài trùng ảo não.

Kẻ hay tuyên truyền điều ác làm cho người ta tin, chết đọa làm loài chim cú, chim cắt.

Kẻ hay nói làm cho người ta bị ương họa tù tội, chết đọa làm loài thú dã hồ.

Kẻ hay làm cho người ta sợ hãi kinh khủng, chết đọa làm loài hươu, nai.

Người đời trước đi guốc, dép vào chùa, đời nay sanh loài có móng như móng ngựa.

Người đời trước hay phóng hạ khí, đời nay làm loài trùng khí bàn.

Page 54: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Kẻ đời trước buộc người phải ăn dè xẻn, nghĩa là bớt phần ăn của người, đời nay làm con mọt gặm gỗ.

Người đời trước dùng cối giã của tăng chúng, đời nay bị làm loài trùng gục đầu.

Làm thân cá giải đời nay, là do đời trước lạm dụng nước của chư tăng.

Làm bẩn đất chúng tăng, phải đọa làm loài trùng ở chốn bẩn.

Lấy trộm quả trái của chúng tăng, phải đọa làm loài trùng ăn bùn đất.

Loài trâu, lừa kéo cối nghiến, là do đời trước làm người ăn trộm của chúng tăng.

Đời trước cưỡng xin của chúng tăng, đời nay làm loài chim bồ câu trắng.

Đời trước nhục mạ chúng tăng, đời nay phải làm loài trùng ở cổ trâu.

Lạm ăn rau của tăng, phải đọa làm loài sâu ở các thứ rau đắng.

Bất kính ngồi giường của tăng, phải đọa làm loài lươn, loài lịch.

Lạm dụng các đồ vật của tăng, phải đọa làm loài thiêu thân.

Nhổ khạc trong đất chùa, đời nay phải đọa làm chim dài mỏ.

Mặc áo vằn khói, bôi phấn đánh môi son vào chùa, đời nay phải đọa làm chim mỏ đỏ.

Mặc áo màu sặc sỡ vào chùa, đời nay đọa làm loài chim lệ.

Đời trước vợ chồng nằm ngủ với nhau trong chùa, đời nay phải đọa làm loài trùng thanh.

Đời trước ngồi trên hoặc đạp vào tháp thờ, đời nay phải đọa làm loài lạc đà.

Đời trước đi giầy dép vào chùa, tịnh xá, đời nay phải đọa làm loài ếch, nhái, chuột, bọ, vân vân.

Đời trước nghe thuyết pháp mà nói chuyện làm ồn, đời nay bị làm loài chim bách thiệt.

Làm ô uế tịnh hạnh của tăng ni, chết đọa vào địa ngục Thiết Quật, có trăm muôn vòng đao bay xuống một lần chém tan thân thể.

Khi đó A-Nan tôi bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Theo như lời Phật nói phạm vào của chúng tăng thật là tội rất nặng, nếu như thế thì bốn chúng đàn việt làm sao mà đến chùa mà cung kính lễ bái được?”

Page 55: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Phật nói: “Người đến chùa tăng có hai thứ tâm: một là thiện tâm, hai là ác tâm.

Thế nào là thiện tâm? Người đến chùa tăng thấy Phật thì lễ bái, thấy tăng thì cung kính, thỉnh kinh hỏi nghĩa, và thọ giới sám hối, bỏ tiền của ra xây cất chùa chiền, kiến lập Tam Bảo, không tiếc thân mạng, hộ trì chánh pháp. Những người như thế cất chân một bước tức là bước thiên đàng, đời vị lai hưởng phước như cây Đề Gia, đó gọi là người tối thiện.

Thế nào là ác tâm? Có những chúng sanh khi tới chùa, chỉ dòm ngó xin chúng tăng như là đòi mượn tiền mượn của hoặc chỉ trích chư tăng, vạch tỏ những lỗi lầm chuyên chú phá hoại mà thôi, hoặc ăn của tăng không có tâm hổ thẹn, nào bánh quả, rau đậu, cắp mang về nhà, những con người như thế chết đọa vào địa ngục Thiết Hoàn, vạc nước sôi, lò than, núi dao, rừng kiếm phải bị trừng phạt, đó tức là kẻ tối hạ ác nhân!”

Phật lại dặn A-Nan tôi rằng: “Phải răn bảo cho đệ tử của ta đời mai sau, khi đến chùa phải cẩn thận chớ phạm của Tam Bảo, phải gắng sức tôn sùng thành thật, chớ có thoái tâm, nghe lời Phật, tới khi ngài Di Lặc xuất thế quyết định được độ thoát không nghi ngờ.”

Phật nói: Đời nay cướp lột áo của người ta, chết đọa vào địa ngục Hàn Băng, sau đọa làm loài tằm bị người nung nấu kéo tơ.

Đời nay chẳng muốn đốt đèn soi kinh, cúng tượng, chết đọa vào địa ngục Hắc Ám trong núi Thiết Vi.

Đời nay làm kẻ đồ tể mổ giết chúng sanh, chết đọa vào trong địa ngục Đao Sơn Kiếm Thụ.

Đời nay ham săn bắn, huýt chó thả chim ưng làm mồi, sau khi chết đọa vào địa ngục Thiết Cứ.

Đời nay hay làm hạnh tà dâm, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Đồng Trụ, Thiết Sàng.

Đời nay chứa nhiều vợ, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Khải.

Đời nay chứa nhiều chồng sau khi chết đọa vào địa ngục Độc Xà.

Đời nay hay thui luộc gà, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Hôi Hà.

Đời nay hay cạo lông lợn, nhổ lông gà, sau khi chết đọa vào địa ngục Hoạch Thang.

Đời nay hay hoạn thiến chó lợn, sau khi chết đọa vào địa ngục Tiêm Thạch.

Đời nay hay uống rượu say, sau khi chết đọa vào địa ngục uống nước đồng.

Page 56: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đời nay hay cắt chém chúng sanh, sau khi chết đọa vào địa ngục Thiết Luân.

Đời nay lấy trộm quả trái của tăng chúng, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Hoàn.

Đời nay hay ham ăn ruột thịt chó lợn, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Phân nước giải.

Đời nay hay ăn gỏi cá, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Đao Lâm Kiếm Thụ.

Đời nay làm mẹ ghẻ cay nghiệt với con chồng, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Hỏa Xa.

Đời nay hay nói lưỡi đôi chiều làm cho người ta ấu đả nhau, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Lê.

Đời nay hay nói đâm thọc mạ nhục người, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Bạt Thiệt.

Đời nay hay nói dối, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Chiết Thâm.

Đời nay hay sát sanh cúng tế tà thần, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Đối.

Đời nay làm bà đồng khi lên đồng, giả làm lời nói của quỷ thần để dối người ta lấy tiền của, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Nhục Sơn.

Đời nay làm bà đồng nhắm mắt nhìn xuống đất dối người lên trời lấy thần hồn, kẻ đó sau khi chết đọa vào trong địa ngục Trảm Yêu (chặt ngang lưng).

Đời nay làm bà đồng bảo người ta sát sanh cúng tế để cầu ông thần lớn hoặc họa ngũ đạo, Thổ Địa, Thổ Công, ông hoàng bà chúa, tất cả như thế đều là lừa dối kẻ ngu lấy tiền, sau khi chết đọa vào địa ngục Chước, bị quân ngục tuốt, băm, chém, mổ xẻ thân thể, lại bị con chim mỏ sắt mổ moi hai mắt.

Đời nay làm thầy bói phù thủy, ông đồng hoặc thầy địa lý chôn cất mồ mả, xem gia trạch, đoán cát hung, năm họ tiện lợi, an long giận mạch trấn ác suy họa để lừa dối kẻ ngu lấy tiền, nói càn những điềm xấu tốt, các bọn người này sau khi chết đọa vào trong địa ngục Thiết Đồng, có rất nhiều giống chim đậu trên mình kẻ đó để mổ móc thịt ăn, ray rỉa gân xương chịu khổ vô cùng.

Đời nay làm thầy thuốc lừa dối chữa bệnh người không lành để lấy tiền, sau khi chết đọa vào địa ngục Châm Chích, toàn thân bị thiêu đốt.

Đời nay làm kẻ phá tháp phá chùa, lường gạt chư tăng, bất hiếu với cha mẹ, sau khi chết đọa vào đại địa A Tỳ qua tám địa ngục lớn và các địa ngục nhỏ, một trăm ba

Page 57: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

mươi sáu sở, lâu một kiếp, hai kiếp, cho đến năm kiếp, rồi sau đó mới được ra, nếu gặp bậc thiện tri thức giáo hóa phát tâm bồ đề, bằng không lại đọa địa ngục.

Phật nói: Làm thân người rất hôi thối nhơ bẩn, đầy lòng giận tức khó bỏ gỡ, phải biết kẻ đó kiếp trước làm giống lạc đà nay được tái sanh.

Người hay đi đây đi đó, ăn khỏe, không tránh nguy hiểm khó khăn, kẻ đó trước làm giống ngựa tái sanh.

Người hay xông pha đi nắng đi rét, tâm không ghi nhớ, kẻ đó trước làm giống trâu được tái sanh.

Người tiếng nói to hồm hỗm, không biết hổ thẹn, nhiều ái niệm không phân biệt phải trái, kẻ đó trước làm giống lừa được tái sanh.

Người hay tham ăn thịt, làm gì cũng không sợ, kẻ đó trước làm giống sư tử được tái sanh.

Người lông trên mình dài, mắt nhỏ, không muốn ở yên chỗ, kẻ đó trước làm giống chim được tái sanh.

Người có tánh phản phúc, lại hay sát hại sâu trùng, kẻ đó trước làm giống dã hồ mà tái sanh.

Người có lực khỏe mạnh và cường tráng, ít dâm dục, không yêu vợ con, kẻ đó trước làm giống chó sói mà tái sanh.

Người không ham mặc đẹp, tánh hay rình bắt kẻ gian phi và ít ngủ, đa sân nộ, kẻ đó trước làm giống chó mà tái sanh.

Người ham dâm dục và hay nói, lại được nhiều người yêu, kẻ đó trước làm giống chim vẹt mà tái sanh.

Người hay vui trong nhân chúng, lời nói nhiều phiền phức, kẻ đó trước làm loài chim yểng mà tái sanh.

Người thể vóc bé nhỏ, ham dâm dục, ý chẳng chuyên định, thấy sắc đẹp sanh tâm say mê, kẻ đó trước làm chim sẻ được tái sanh.

Người mắt có sắc đỏ răng ngắn, khi nói thì sùi bọt mép như xà bông, nằm thì cuộn mình lại, kẻ đó trước làm loài trăn, rắn được tái sanh.

Người lời nói ra có tánh giận tức, không quan sát nguyên do ý nghĩa, miệng thở ra lửa độc, kẻ đó trước làm giống bọ cạp, rết, mọt gỗ được tái sanh.

Người hay ngồi một mình ăn, đêm ít ngủ, kẻ đó trước làm loài hồ được tái sanh.

Page 58: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Kẻ hay đào tường khoét vách ăn trộm, tham của đầy lòng oán giận không có tình thân sơ, kẻ đó trước làm loài chuột được tái sanh.

Phật nói: “Kẻ phá hoại chùa tháp, cất giấu của Tam Bảo làm riêng của mình để ăn dùng, chết đọa vào đại địa ngục A Tỳ, từ địa ngục được thoát ra lại đọa làm thân súc sanh, như chim bồ câu, chim sẻ, chim uyên ương, chim oanh vũ, chim thanh tước, cá giải, khỉ, vượn, hưu, nai, nếu được làm người phải đọa thân hoàng môn hoặc con gái hai căn, không căn hay kẻ dâm nữ.

Làm người hay giận tức, chết đọa làm loài rắn độc, sư tử, hổ, báo, gấu bi, mèo, hồ, chim ưng, gà, nếu được làm người hay nuôi gà lợn, kẻ đồ nhi (mổ giết trâu lợn) kẻ săn bắn, kẻ chài lưới bắt cá và quân canh ngục.

Làm người gặp Phật Pháp mà ngu si chẳng hiểu đạo, khi chết đọa làm loài voi, lợn, trâu, dê, trâu nước, rận, chí, ruồi, muỗi, kiến, các thân hình, nếu được làm người thì mù, điếc, câm, ngọng, gù, còng, các căn không đủ, không hay thọ giáo pháp.

Làm người hay kiêu mạn, chết làm loài bọ trong đống phân, hoặc làm lừa chở nặng, loài chó, loài ngựa, nếu được sanh làm người phải đọa làm thân nô tỳ nghèo cùng ăn mày, bị mọi người khinh rẻ.

Làm người mà được chức vị quan quyền lại tham lấy của dân, chết đọa vào trong địa ngục Nhục Sơn, lúc đó có trăm ngàn muôn quỷ thú lại cắt thịt mà ăn.

Đời nay phá trai ăn đêm, sau khi chết đọa làm loài quỷ đói, trăm ngàn muôn năm không được ăn uống, lúc bước đi trên đầu phun ra lửa.

Đời nay ham cởi trần ngồi, sau khi chết đọa làm loài trùng hàn vọ.

Đời nay hay cắp đồ trai dư về ăn uống, chết đọa vào trong địa ngục Nhục Thiết, sau khi sanh vào cõi nhân gian mắc chứng bịnh yết hầu và chết non.

Đời nay lễ Phật đầu chẳng sát đất, chết đọa vào ngục Đảo Huyền, sau khi sanh vào cõi nhân gian phần nhiều bị lừa dối.

Đời nay lễ Phật không chắp tay, sau khi chết sanh nơi biên địa, làm nhiều thu hoạch ít.

Đời nay nghe tiếng chuông không ngồi dậy, sau khi chết đọa vào trong loài trăn, thân to dài bị vi trùng moi rúc ăn.

Đời nay chắp tay hai bàn tay vùng lại với nhau lễ Phật, chết đọa vào địa ngục Phản Phọc, sau sanh trong đạo người gặp nhiều việc ác. Đời nay chắp tay và năm thể rạp xuống đất chí tâm lễ Phật, đời sau thường được sanh vào nhà tôn quý thụ hưởng khoái lạc.

Page 59: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Người ưa giận và buồn phiền, là do đời trước có bịnh điên cuồng.

Người bị con ngươi lệch về một bên (mắt lác), là do đời trước hay nhìn trộm phụ nữ.

Người đời nay bênh vợ mắng cha mẹ, sau khi chết đọa vào trong địa ngục Trảm Thiệt.

Đời nay lấy nước đổ vào trong rượu rồi bán cho người ta, sau khi chết phải đọa làm loài trùng trong nước, khi sanh cõi nhân gian mắc chứng bệnh thủng và đoản khí mà chết.

Phật lại dạy A-Nan tôi rằng: “Như trên ta đã nói rất nhiều các sự đau khổ, đều là do nghiệp thập ác mà ra, thượng là nhân duyên địa ngục; trung là nhân duyên súc sanh; hạ là nhân duyên ngạ quỷ.

Tội sát sanh khiến cho chúng sanh đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là chết non, hai là nhiều bịnh.

Tội trộm cắp cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là nghèo cùng hai là chung của không được xài tự do.

Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là vợ không trinh lương, hai là vợ tranh nhau không theo ý mình.

Tội nói dối cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là phần nhiều bị người phỉ báng, hai là thường bị người ta lừa gạt.

Tội lưỡng thiệt cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là bị họ hàng phá hoại, hai là bị anh em họ hàng tệ ác.

Tội ác khẩu cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sinh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường phải nghe tiếng ác, hai là có nói ra điều gì tranh cãi kiện tụng.

Tội ỷ ngữ cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là lời nói phải chẳng ai tin, hai là lời nói không được rành rọt.

Tội tham dục cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là tham tài không chán, hai là cầu nhiều không toại ý.

Page 60: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Tội sân giận cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau được sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường bị người ta chỉ trích tội lỗi, hai là thường bị người ta não hại.

Tội tà kiến cũng khiến cho chúng sanh đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sau sanh làm người phải hai thứ quả báo: một là thường sanh vào nhà tà kiến, hai là tâm thường nịnh hót không được ngay thẳng. Các Phật tử nên biết nghiệp thập ác như thế, đều là mọi sự đau khổ, chứa chất một nhân duyên lớn.

Khi bấy giờ trong đại chúng, có người đã tạo nghiệp thập ác, nghe Phật nói khổ báo của địa ngục như thế, tự kêu khóc sợ hãi mà bạch Phật rằng:

“Lạy đức Thế Tôn, đệ tử chúng con phải làm hạnh gì mà được thoát khỏi khổ ấy, cúi xin đức Thế Tôn chỉ bảo cho?”

Phật nói: “Các ngươi hãy giáo hóa hết thảy chúng sanh chung làm nghiệp phước, thế nào là tu phước?

Nếu có chúng sanh nào đời nay làm một người Đại hóa chủ đứng ra xây cất chùa, tháp, tịnh xá đời vị lai được phước làm quốc vương thống lãnh vạn dân khắp nơi đều quy phục.

Đời nay làm Ấp vương trung chánh, duy na luân chủ, đời sau sẽ được làm vương thần, phụ tướng, châu quận đầy đủ tôn sang.

Đời nay khuyến hóa nhiều người làm các việc công đức, đời vị lai sẽ được làm trưởng giả giàu sang, mọi người kính nể, bốn đường khai thông.

Đời nay hay đốt đèn nối sáng, đời sau sanh vào cung trời Nhật Nguyệt Quang Minh tự chiếu soi.

Đời nay hay làm việc bố thí và từ tâm nuôi dưỡng sanh mạng, đời sau sanh nơi giàu có, ăn mặc tự nhiên.

Đời nay hay cho người khác thức ăn uống, đời sau nơi sanh bếp trời tự đem lại, sức lực đầy đủ, thông minh, trí tuệ, biện tài, thọ mạng lâu dài.

Cho thức ăn loài súc sanh được bách bội báo, cho thức ăn kẻ nhứt xiển được ngàn bội báo.

Cúng dường thầy tỳ kheo trì giới được vạn bội báo, nếu cúng dường các vị Pháp sư lưu thông Đại Thừa giảng tuyên tạng bí mật của Như Lai, khiến cho đại chúng khai thông tâm mắt được vô lượng báo. Cúng dường Bồ Tát chư Phật thọ báo vô cùng. Cúng dường ba bậc người phước báo vô tận: một là chư Phật, hai là cha mẹ, ba là bệnh nhân.

Page 61: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Một lần cúng món ăn mà được phước báo vô lượng như thế, nếu hay thường thường cúng dường thì phước ấy bao giờ cùng tận được?

Đời nay xối nước tắm cho chúng tăng, đời sau sanh chốn áo mặc tự nhiên, có mọi người kính nể, thân hình đoan chánh, mặt mắt tươi đẹp.

Đời nay tán dương Phật và ham đọc tụng Kinh Pháp, sanh thân đời sau tiếng nói hòa nhã nhiệm mầu, ai nghe tiếng cũng vui mừng.

Đời nay hay giữ giới, sanh thân đời sau đoan chánh oai nghi, là bậc tối thắng trong loài người.

Đời nay hay đào giếng hoặc để chum, để thùng nước cho người qua lại dùng, trồng cây bên đường cho người nghỉ mát, đời sau sanh xứ nào cũng làm thân vương, trăm mùi ăn uống nghĩ tới là có đưa lại.

Đời nay hay viết chép Kinh Pháp cho người đọc, đời sau sanh xứ nào miệng biện đa tài, học phá gì, nghe qua một lần là thấu hiểu, chư Phật Bồ Tát thường gia hộ, là tối thắng trong loài người và thường làm bậc Thượng Thủ.

Đời nay hay bắc cầu, hoặc chở thuyền cho người qua sông, đời sau sanh xứ nào đều có đầy đủ bảy báu, mọi người khen kính và chiêm ngưỡng, đi lại ra vào được người nâng đỡ.

Khi đó A-Nan tôi bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, Kinh này gọi là gì và khuyến phát thế nào, cúi xin Ngài chỉ giáo?”

Phật bảo A-Nan tôi rằng: “Kinh này tên Thiện Ác Nhân Quả, cũng gọi là Kinh Bồ Tát Phát Nguyện Tu Hành, thọ trì như thế.”

Khi Phật nói Kinh xong, trong chúng có tám vạn người, trời phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề và có trăm ngàn người con gái chuyển thành nam. Một ngàn hai trăm ác nhân bỏ ý ác biết đời trước của mình. Vô lượng trời người được vô sanh nhẫn, thường được hưởng khoái lạc. Vô lượng thính giả sanh các cõi Tịnh Độ cùng được làm bạn với chư Phật Bồ Tát. Hết thảy đại chúng về nhà làm phước, hoan hỷ tụng hành.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật nói Kinh Phân Biệt Bố Thí

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Hán dịch: Đời Tống Tây Thiên, Tam Tạng Đại Sư Thi Hộ phụng chiếu.

Page 62: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Tôi nghe như vầy: Một thời Phật ở tại vườn cây Ni Câu Đà, thành Ca Tỳ La Vệ, trụ xứ của dòng họ Thích, cùng chúng Bí-sô đông đủ.

Bấy giờ có một vị Bí-sô-ni tên là Ma Ha Ba Xà Ba Đề mang y mới đi đến chỗ đức Phật. Đến chỗ đức Phật rồi, cúi lạy dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch đức Phật:

- Thưa Thế Tôn, cái y mới này được dệt bằng sợi kim tuyến chính tay con may ra để dâng lên đức Thế Tôn. Cúi mong đức Thế Tôn thọ nhận để cho con mãi mãi được sự lợi lạc lớn.

Khi ấy, đức Phật bảo bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề:

- Ngươi có thể đem cái y này bố thí cho đại chúng sẽ được lợi lạc cũng giống như cúng dường cho ta không có khác gì cả.

Lúc đó, Bí-sô-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề lại bạch đức Phật:

- Con vốn phát tâm tạo ra y này là chỉ để cúng cho Thế Tôn mà thôi. Cúi mong đức Phật hãy thọ nhận để cho con mãi mãi được lợi lạc lớn.

Ba lần ân cần khuyến thỉnh như vậy, đức Phật cũng ba lần đáp lại như vầy:

- Hãy nên bình đẳng mà bố thí cho đại chúng sẽ đạt được sự lợi lạc không khác gì bố thí cho ta vậy.

Bấy giờ tôn giả A-Nan đang đứng hầu một bên đức Phật thấy việc này rồi, đến trước bạch đức Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn, Bí-sô-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề này là người thân hữu, có ân đức đối với Phật. Cúi mong đức Phật tự biết, bà đã dâng y, mong Phật, nay đã đúng thời thọ nhận để cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề mãi mãi được lợi lạc lớn.

Đức Phật bảo ngài A-Nan:

- Đúng vậy, đúng vậy! Ma-ha-ba-xà-ba-đề này là người thân quyến, có ân đức lớn đối với ta, ta cũng tự biết như vậy. Chính tự tay bà đã tạo ra y này để dâng cho ta, đây là việc hết sức khó khăn. Vì sao vậy? A-Nan nên biết, nếu có Bổ Đặc Già La nào có thể khởi lên tín tâm thanh tịnh, quy y Phật, Pháp và Tăng, điều đó rất khó.

Lại nữa, người ấy có thể giữ giới không giết, không trộm, không dâm, không vọng ngữ, không uống rượu… thân cận tôn thờ giới luật, như vậy Bổ Đặc Già La ấy lại có thể làm việc khó làm. Huống chi đối với Phật Thế Tôn mà chắp tay cung kính thực hành bố thí, đã bố thí rồi, tịnh tín nơi đức Phật không có nghi ngờ và đối với Pháp, Tăng già cũng không có nghi hoặc, cho đến đạo lý của Tứ Thánh Đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo đã vĩnh viễn đoạn trừ nghi kiến.

Page 63: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Này A-Nan, nay Bí-sô-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề này có thể khởi lên tín tâm, thanh tịnh, quy y Phật, Pháp và Tăng, thọ trì giới không giết, không trộm, không dâm, không vọng ngữ, không uống rượu… thọ giới pháp cận sự rồi còn có thể đối với Phật, Pháp, Tăng già cho đến đạo lý của Tứ Thánh Đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo đã đoạn trừ nghi hoặc. Bí-sô-ni này, việc khó làm mà có thể làm được, Phật cũng tự biết như vậy.

Này A-Nan, có mười bốn thứ để so lường sự bố thí. Những gì là mười bốn?

1. Thực hành bố thí đối với người bệnh khổ.

2. Thực hành bố thí đối với người phá giới.

3. Thực hành bố thí đối với người trì giới.

4. Thực hành bố thí đối với người lìa ô nhiễm.

5. Thực hành bố thí đối với người Tu-đà-hoàn hướng.

6. Thực hành bố thí đối với người Tu-đà-hoàn quả.

7. Thực hành bố thí đối với người Tư-đà-hàm hướng.

8. Thực hành bố thí đối với người Tư-đà-hàm quả.

9. Thực hành bố thí đối với người A-na-hàm hướng.

10. Thực hành bố thí đối với người A-na-hàm quả.

11. Thực hành bố thí đối với người A-la-hán hướng.

12. Thực hành bố thí đối với người A-la-hán quả.

13. Thực hành bố thí đối với các vị Duyên-giác.

14. Thực hành bố thí đối với Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Này A-Nan, nay ngươi nên biết, bố thí cho người bệnh khổ được phước gấp đôi, bố thí cho người phá giới được phước gấp trăm, bố thí cho người trì giới được phước gấp ngàn, bố thí cho người ly nhiễm (dục) được phước gần trăm ngàn. Bố thí cho vị Tu-đà-hoàn hướng được phước vô lượng, huống chi là bố thí cho vị Tư-đà-hàm quả. Bố thí cho vị A-na-hàm hướng được phước vô lượng, huống chi là bố thí cho vị A-na-hàm quả. Bố thí cho vị A-la-hán hướng được phước vô lượng, huống chi là bố thí cho vị A-la-hán quả. Bố thí cho vị Duyên-giác được phước vô lượng, huống chi là bố thí đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Như vậy gọi là so lường mười bốn công đức bố thí.

Page 64: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại nữa, này A-Nan, nên biết bố thí cho đại chúng có bảy loại:

1. Bố thí cho các Bí-sô chúng khi Phật còn hiện tiền.

2. Bố thí cho các Bí-sô chúng sau khi Phật diệt độ.

3. Bố thí cho các Bí-sô-ni sau khi Phật diệt độ.

4. Bố thí cho hai chúng Bí-sô và Bí-sô-ni sau khi Phật diệt độ.

5. Bố thí cho các chúng Bí-sô du phương hành hóa sau khi Phật diệt độ.

6. Bố thí cho chúng Bí-sô-ni du phương hành hóa sau khi Phật diệt độ.

7. Bố thí cho hai chúng Bí-sô và Bí-sô-ni du phương hành hóa sau khi Phật diệt độ.

Như vậy gọi là bảy loại đại chúng cần nên bố thí.

Lại nữa, này A-Nan, nên biết có bốn loại bố thí thanh tịnh. Những gì là bốn?

1. Người bố thí thanh tịnh thì không thấy có người nhận.

2. Vật được thí thanh tịnh thì không thấy có người nhận.

3. Người thọ nhận thanh tịnh thì không thấy có người bố thí.

4. Vật được thọ nhận thanh tịnh thì không thấy có người thí.

Này A-Nan, sao gọi là người bố thí thanh tịnh thì không thấy có người thọ nhận?

- Đó là do người bố thí không chấp thủ hình tướng, nên thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh, chánh mạng thanh tịnh, cái thấy cũng thanh tịnh. Đầy đủ như vậy liền không có tướng thí, vì không có người thí cho nên cũng không có người nhận. Nếu người thí mà có thấy tướng thì ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, mạng cũng không thanh tịnh, cái thấy cũng không thanh tịnh. Nếu xa lìa cái tướng này thì người thí và người nhận, cả hai đều thanh tịnh.

Lại nữa, tại sao gọi là vật được thí thanh tịnh thì không thấy có người nhận?

- Nếu kẻ thọ nhận thân nghiệp không thanh tịnh, khẩu nghiệp không thanh tịnh, ý nghiệp không thanh tịnh, mạng không thanh tịnh, cái thấy không thanh tịnh, thì liền có tướng nơi đối tượng bố thí. Nếu người thọ nhận mà ba nghiệp thanh tịnh, mạng thanh tịnh, cái thấy thanh tịnh, đầy đủ như vậy liền không có cái tướng của đối tượng bố thí. Do xa lìa tướng cho nên đối tượng bố thí được thanh tịnh.

Lại nữa, sao gọi là người thọ nhận thanh tịnh liền không có người thí?

Page 65: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Nếu người thọ nhận mà ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, mạng cũng không thanh tịnh, cái thấy cũng không thanh tịnh, thì liền có tướng của người thọ. Nếu lìa tướng ấy liền không có người thí.

Lại nữa, sao gọi là vật được thọ nhận thanh tịnh liền không có người thí?

- Đó là do người thí, ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, mạng thanh tịnh, cái thấy cũng thanh tịnh liền không có vật được thí. Do lìa người thí, liền không có người được thọ nhận. Cho nên đối tượng thọ nhận thanh tịnh.

Này A-Nan, nếu hay biết rõ như vậy, liền được bốn loại bố thí thanh tịnh.

Bấy giờ Bí-sô-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề nghe Phật tuyên thuyết những pháp bố thí rồi, liền cầm cái y ấy cúng cho đại chúng.

Khi ấy chúng Bí-sô liền thọ nhận. Đức Phật bảo ngài A-Nan:

- Ở trong đời vị lai, nếu có thiện nam tử … tín tâm có thể đối với đại chúng khởi tâm tịnh tín làm việc bố thí, nên biết kẻ ấy được phước vô lượng, huống chi ngay nơi hiện tại mà thực hành bố thí.

Bấy giờ tôn giả A-Nan và Bí-sô-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề nghe Phật nói xong, hoan hỷ, phấn khởi, tín thọ phụng hành.

Phật nói Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Hán dịch: Đời Tống, Tây Thiên Trung Ấn Độ, Sa môn Thiên Tức Tai phụng chiếu.

Quyển 1

Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn ở vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ đức Thế Tôn đúng giờ ăn, ôm bát mang y vào thành Xá Vệ, thứ lớp khất thực. Ngài đi đến nhà của trưởng giả Đâu-nễ-dã-tử Du-ca, đứng ở ngoài cửa. Bấy giờ trưởng giả Du Ca có một con chó tên là Thương Khư, nó thường đứng giữ cửa. Khi ấy trưởng giả thường dùng bát đồng đựng đầy đồ ăn ngon cho Thương Khư ăn. Con chó thấy đức Thế Tôn nó liền sân hận và sủa. Bấy giờ đức Thế Tôn nói với con Thương Khư:

- Ngươi do chưa biết tỉnh ngộ, nên thấy ta mới sủa.

Ngài nói như vậy xong, con Thương Khư chuyển từ ác tâm sanh ra sân hận, nó bỏ chỗ trước, đi đến ở dưới tòa chiên đàn. Khi ấy trưởng giả Du Ca đi ra khỏi nhà, ở ngoài cửa, thấy con chó ở dưới tòa chiên đàn, trưởng giả hỏi:

Page 66: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Người nào làm ngươi tức giận?

Con Thương Khư im lặng. Bấy giờ trưởng giả Du Ca lại hỏi:

- Này hiền tử, người nào làm Thương Khư tức giận?

Thưa rằng:

- Sa môn Cù đàm đã đến đây, đứng ở trước cửa, con thấy rồi sủa, sa môn Cù đàm ấy nói như vầy: “Do ngươi chưa ngộ nên nay mới sủa.” Con nghe lời ấy rồi, tâm liền tức giận, đứng dậy bỏ chỗ ở cũ, đi đến ở dưới tòa chiên đàn.

Bấy giờ Du Ca nghe lời nói ấy rồi, hết sức tức giận, đi ra khỏi thành Xá vệ, đi đến vườn ông Cấp-cô-độc, rừng cây ông Kỳ-đà. Khi ấy đức Thế Tôn cùng vô lượng trăm ngàn chư tỳ kheo trước sau đoanh vây ở tòa của Ngài để nghe thuyết pháp. Bấy giờ đức Thế Tôn từ xa trông thấy trưởng giả Du Ca đi lại, bảo các tỳ kheo rằng:

- Các ngươi có thấy Du Ca trưởng giả từ xa đi đến chăng?

Các tỳ kheo thưa:

- Thưa vâng, chúng con đã thấy.

Đức Thế Tôn bảo:

- Người con của trưởng giả này đang có tâm sân hận đối với đức Phật, sau khi mạng chung sẽ đọa vào trong địa ngục lớn nhanh như tên bắn vậy. Vì sao? Vì phân biệt kế chấp hư vọng, ta người, khởi ra phiền não sân, hủy báng đức Phật, nó sẽ đọa vào các ác thú, thọ vô lượng khổ. Nó lại còn sanh tâm khinh mạn đối với ta, cũng như đối với tất cả chúng sanh.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các tỳ kheo bằng bài kệ rằng:

“Khởi ác tâm với Phật

Hủy báng, sanh khinh mạn

Vào trong địa ngục lớn

Thọ khổ vô cùng tận

Có các loại hữu tình

Với Đạo sư, tỳ kheo

Tạm thời sanh ác tâm

Page 67: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Mạng chung đọa địa ngục

Nếu đối với Như Lai

Đều đọa trong ác đạo

Khởi tâm đại sân hận

Mãi luân hồi thọ khổ.”

Bấy giờ Đâu-nễ-dã-tử đi đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, ở trước đức Thế Tôn nói lên những lời nhu hòa, thiện tùy thuận, xưng tán đức Như Lai. Nói như vậy rồi đứng qua một bên, bạch Thế Tôn rằng:

- Thưa Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà ngài đến nhà tôi?

Đức Phật bảo trưởng giả Du Ca rằng:

- Đã đúng giờ ăn, ta bèn mang y cầm bát vào thành Xá Vệ, thứ lớp khất thực, cho đến nhà của ngươi thì ta đứng nơi cửa. Bấy giờ con Thương Khư đang đứng ở trước cửa, từ từ ăn đồ ăn đựng trong bát bằng đồng. Thương Khư thấy ta đang đứng nơi cửa, mới thấy nó liền sủa, ta nói: “Này Thương Khư, do ngươi chưa ngộ, cớ gì mới thấy ta liền sủa?” Con chó nghe lời ấy liền sanh tâm sân hận, đi đến chỗ khác.

Bấy giờ trưởng giả bạch đức Thế Tôn rằng:

- Con chó Thương Khư này không biết kiếp trước nó như thế nào, cúi mong đức Phật diễn thuyết cho.

Đức Phật bảo:

- Thôi đi, đừng hỏi việc này. Nếu ngươi nghe việc này càng thêm ảo não, không thể chịu nổi đâu.

Trưởng giả Du Ca ba lần thưa đức Phật như vầy:

- Cúi mong đức Phật diễn thuyết việc này cho con, con rất muốn nghe.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo trưởng giả rằng:

- Nay ngươi hãy lắng nghe và khéo nhớ nghĩ, ta sẽ phân biệt, diễn thuyết cho nghe. Con chó ấy chính là thân của Đâu-nễ-dã, cha của ngươi đó. Ở trong đời quá khứ vọng chấp thân này, vô ngã chấp là ngã, xan tham, tật đố, không chịu bố thí, tham tiếc tiền của, không tin Tam Bảo, cho nên phải đọa vào loài súc sanh vậy. Nay con chó Thương Khư này chính là cha của trưởng giả.

Page 68: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Trưởng giả Du Ca lại bạch đức Thế Tôn:

- Cha của con là Đâu Nễ Dã những ngày còn sống thường hay bố thí, thờ cúng thiên hỏa và các quỉ thần, như vậy thân của cha con nhất định phải được sanh lên trời Phạm, hưởng sự giàu có, sung sướng, vì cớ gì lại đọa vào trong loài súc sanh vậy? Điều này thật khó tin!

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Cha của ngươi là Đâu Nễ Dã, do sự phân biệt này vọng sanh kế chấp, không hành huệ xả, không tin Tam Bảo, do nhơn duyên ấy phải đọa vào loài chó vậy.

Ngài lại bảo:

- Nay ta đã nói sợ ngươi không tin, vậy ngươi hãy trở về nhà hỏi con Thương Khư (thì rõ).

Bấy giờ trưởng giả chào đức Phật rồi trở về nhà. Đến nhà rồi, bảo con chó:

- Này Thương Khư! Ngươi nếu thật là cha của ta tên là Đâu-nễ-dã, thì này chó, ngươi hãy ngồi lên tòa chiên đàn đi!

Trưởng giả lại nói:

- Này Khương Thư! Nếu ngươi thật là cha của ta tên là Đâu-nễ-dã thì hãy đến mâm đồng ăn món thịt này đi!

Sau khi con Khương Thư ăn xong, trưởng giả lại bảo:

- Nếu ngươi thật là cha của ta, tên là Đâu-nễ-dã, vậy làm sao hãy hiển bày điều kỳ diệu đi!

Bấy giờ con Khương Thư nghe lời nói ấy rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ cũ, lấy mũi ngửi đất ở tòa chiên đàn, dùng chân bươi ra một cái hũ, bên trong chứa đầy bình bằng vàng, mâm bằng vàng và các loại tạp khí. Khi ấy trưởng giả Du Ca thấy các thứ kim ngân châu báu hy hữu này liền sung sướng nhảy nhót, yêu thích những đồ được cất giấu này. Bấy giờ trưởng giả đi ra khỏi thành Xá Vệ, đến chỗ đức Phật một lòng quy y.

Khi ấy đức Thế Tôn cùng vô lượng trăm ngàn chúng tỳ kheo ở trước tòa đang thuyết pháp. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các tỳ kheo:

- Các ngươi có thấy trưởng giả Anh Võ, con của Đâu Nễ Dã từ xa đi đến không?

Các tỳ kheo thưa:

Page 69: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Thưa vâng, chúng con đã thấy.

Đức Phật nói:

- Này tỳ kheo, nay trưởng giả này nếu thân ta mạng chung thì như buông gánh nặng xuống, liền sanh lên trời, do vì người ấy đang hoan hỷ, phấn khởi, phát tâm chân thật đối với ta, cho nên được quả báo như vậy.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các tỳ kheo mà nói tụng rằng:

“Đây là một hữu tình

Phát tâm muốn thấy ta

Mạng chung sanh lên trời

Như buông xả gánh nặng

Đối với Thầy thuyết pháp

Như Lai và tỳ kheo

Tạm thời tâm hoan hỷ

Quả báo cũng như vậy.”

Bấy giờ đức Thế Tôn đã nói kệ này rồi, khi ấy trưởng giả Du Ca đi đến chỗ đức Phật, đầu mặt lạy dưới chân Ngài, vô cùng hoan hỷ, hết lời xưng tán, khen ngợi là điều chưa từng có. Nói như vậy xong, ông đứng qua một bên. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Du Ca rằng:

- Con chó Thương Khư này quả thật là cha của ngươi?

Trưởng giả thưa:

- Đúng vậy, thưa Thế Tôn, như lời đức Phật đã nói chân thật không hư dối, tất cả những điều nghi hoặc của con đều đã đoạn trừ.

Khi ấy trưởng giả Du Ca thưa đức Thế Tôn rằng:

- Tất cả loài hữu tình chết yểu, sống lâu, có bệnh, không bệnh đoan nghiêm, xấu xí, sanh nhà hào quý, đê tiện, thông minh, ngu độn, mềm mại, thô lỗ… Các việc ấy không giống nhau. Vậy nhân quả thiện ác báo ứng như thế nào?

Đức Phật bảo Du Ca trưởng giả tử rằng:

Page 70: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Lành thay! Lành thay! Ngươi hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta sẽ nói cho: Tất cả hữu tình tạo nghiệp, tu nhân thiện ác không giống nhau, cho nên mới có sự báo ứng sang hèn, trên dưới, chủng tộc cao, thấp, sai biệt khác nhau. Nay ta lược nói những việc như vậy. Nếu phân biệt rộng rãi thì nghĩa ấy hết sức thâm sâu.

Bấy giờ trưởng giả lại thưa đức Phật rằng:

- Cúi mong đức Phật diễn thuyết cho con nghe!

Bấy giờ đức Phật bảo trưởng giả rằng:

- Ngươi hãy lắng nghe! Tất cả hữu tình tạo các thứ nghiệp, khởi ra các thứ hoặc. Nghiệp của chúng sanh có đen, có trắng, quả báo phân ra có thiện có ác. Hắc nghiệp thọ quả báo nơi tam đồ, bạch nghiệp nhất định cảm quả báo nhân thiên. Lại nữa, nghiệp có phân hạng, mạng sống có ngắn dài. Lại nữa, bổ đặc già la có nghiệp, nhiều bệnh, ít bệnh, đoan nghiêm, xấu xí, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la, phú quý, bần cùng, thông minh trí huệ, căn cơ đần độn, ngu si ám muội, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la, sanh ba đường ác, hoặc lại có nghiệp sanh ở dục giới, nhân thiên, cho đến trời Hữu Đảnh, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la mong cầu không toại, hoặc lại có nghiệp không cầu mà tự đến, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thành tựu khó hay dễ, thành công hay không thành công, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thọ mạng viên mãn ở trong địa ngục hay yểu mạng, nhẹ nặng không đồng, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la phú quý bần cùng, ưa thích bố thí hay keo kiết không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thọ mạng dài ngắn không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thân tâm vui vẻ hay bị khổ não không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la hình dáng đoan nghiêm, sáng mát đáng yêu, hay bị xấu xí, thô lỗ, đáng ghét, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la các căn đầy đủ hay không đầy đủ.

Bấy giờ đức Phật bảo con của trưởng giả rằng:

- Có mười thiện nghiệp cần phải tu tập, còn mười ác nghiệp ngươi hãy nên đoạn trừ.

Bấy giờ trưởng giả bạch đức Phật:

- Thưa Thế Tôn, hữu tình bị chết yểu là do nghiệp gì mà bị như vậy?

Đức Phật bảo con của trưởng giả rằng:

- Do sát sanh nên bị như vậy.

Lại nữa, nghiệp sát có mười loại:

1. Tự tay giết.

2. Khuyên người khác giết.

Page 71: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

3. Thấy giết thì hoan hỷ.

4. Tuỳ hỷ việc giết.

5. Giết bào thai.

6. Khuyên trục thai cho chết.

7. Oán thù mà giết.

8. Giết bằng cách đoạn nam căn.

9. Bằng phương tiện giết.

10. Sai người giết.

Mười thứ như vậy đưa đến quả báo chết yểu.

Lại nghiệp như thế nào mà được quả báo trường thọ? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1. Xa lìa việc tự tay giết.

2. Xa lìa việc khuyên bảo người giết.

3. Xa lìa sự hoan hỷ khi (thấy) giết.

4. Xa lìa việc tùy hỷ giết.

5. Cứu người hình ngục bị giết.

6. Phóng sanh mạng.

7. Bố thí sự không sợ cho kẻ khác.

8. Thương xót vỗ về người bệnh.

9. Bố thí đồ ăn uống.

10. Cúng dường tràng phan, đèn đuốc.

Mười nghiệp như vậy đưa đến quả báo trường thọ.

Lại nghiệp như thế nào mà bị đến quả báo nhiều bệnh? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

Page 72: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

1. Tự hủy hoại loài hữu tình.

2. Khuyên người khác hủy hoại.

3. Tùy hỷ sự hủy hoại.

4. Tán thán sự hủy hoại.

5. Bất hiếu với cha mẹ.

6. Kết nhiều oán xưa.

7. Làm thuốc do tâm độc hại.

8. Keo kiết sự ăn uống.

9. Khinh chê ngạo mạn đối với Thánh Hiền.

10. Hủy báng Pháp sư.

Mười loại như vậy bị quả báo có nhiều bệnh.

Lại nữa, nghiệp như thế nào mà được quả báo ít bệnh? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1. Không gây tổn hại hữu tình.

2. Khuyên người đừng làm tổn hại.

3. Không tùy hỷ sự làm tổn hại.

4. Không tán thán sự tổn hại.

5. Xa lìa việc vui sướng làm tổn hại.

6. Hiếu dưỡng cha mẹ.

7. Tôn trọng sư trưởng.

8. Không kết oán xưa.

9. Bố thí chúng Tăng được an lạc.

10. Bố thí thuốc men, ẩm thực.

Mười loại như vậy được quả báo ít bệnh.

Page 73: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại nữa, nghiệp như thế nào mà bị quả báo xấu xí? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1. Luôn khởi tâm phẫn nộ.

2. Buông lung tâm ngạo mạn.

3. Không hiếu thuận cha mẹ.

4. Luôn luôn buông lung tâm tham si.

5. Hủy báng hiền thánh.

6. Xâm đoạt, cưỡng bức.

7. Ăn trộm ánh sáng (dầu đèn) của Phật.

8. Cười giỡn trên sự xấu xí của người khác.

9. Hủy hoại ánh sáng của đức Phật.

10. Làm việc phi phạm hạnh.

Do mười thứ như vậy nên bị quả báo xấu xí.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo trang nghiêm? Có mười loại nghiệp. Mười nghiệp ấy như thế nào?

1. Tu từ bi, nhẫn nhục.

2. Bố thí pháp của Phật.

3. Quét dọn chùa tháp.

4. Trang nghiêm tu sửa tịnh xá.

5. Trang nghiêm tượng Phật.

6. Hiếu dưỡng cha mẹ.

7. Tin kính, tôn trọng Thánh Hiền.

8. Khiêm cung, xa lìa sự ngạo mạn.

9. Phạm hạnh không sứt mẻ.

Page 74: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

10. Xa lìa tâm tổn hại.

Như vậy, do mười thứ này được quả báo trang nghiêm.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị sanh vào dòng họ ti tiện? Có mười loại nghiệp. Mười loại ấy như thế nào?

1. Tham ái sanh lợi, không tu bố thí.

2. Ganh ghét vì sự vinh hoa của người khác.

3. Khinh chê hủy báng cha mẹ.

4. Không tuân lời pháp sư.

5. Hủy báng bậc hiền thiện.

6. Thân cận bạn ác.

7. Khuyên người khác làm ác.

8. Phá hoại điều thiện của kẻ khác.

9. Mua bán Kinh Tượng.

10. Không tin Tam Bảo.

Do mười nghiệp như vậy, bị quả báo ti tiện.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo sanh vào nhà hào quý giàu có? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1. Xa lìa tâm ganh ghét, vui mừng thấy danh lợi của người khác.

2. Tôn trọng cha mẹ.

3. Tin kính, tôn sùng Pháp sư.

4. Phát tâm Bồ Đề.

5. Bố thí dù lọng cho đức Phật.

6. Tu sửa trang nghiêm chùa tháp.

7. Sám hối nghiệp ác.

Page 75: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

8. Rộng tu hạnh bố thí.

9. Khuyên người khác tu thập thiện.

10. Tin kính, tôn sùng Tam Bảo.

Do mười thứ như vậy nên được quả báo hào quý.

Lại nữa, do nghiệp gì bị quả báo gian ác ở nhân gian? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười loại?

1. Buông lung tâm ngã mạn.

2. Khinh mạn cha mẹ.

3. Khinh mạn sa môn.

4. Khinh mạn Bà la môn.

5. Khinh chê hủy báng bậc hiền thiện.

6. Khinh mạn người trong thân tộc.

7. Không tin nhân quả.

8. Ghét bỏ tự thân.

9. Hiềm ghét kẻ khác.

10. Không tin Tam Bảo.

Do mười thứ như vậy, bị quả báo ác ở nhân gian.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo thù thắng ở nhân gian? Có mười loại nghiệp, mười loại ấy là gì?

1. Khiêm cung, xa lìa ngã mạn.

2. Tôn trọng cha mẹ.

3. Tôn trọng sa môn.

4. Tin kính, tôn sùng bà la môn.

5. Yêu thương, giúp đỡ người thân tộc.

Page 76: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

6. Tôn trọng bậc hiền thánh.

7. Tu hành 10 điều thiện.

8. Không khinh mạn bổ đặc già la.

9. Tôn trọng vị Pháp sư.

10. Tin một cách vững chắc ngôi Tam Bảo.

Do mười thứ như vậy nên được quả báo thù thắng ở nhân gian.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo cô đơn nghèo khổ? Có mười loại nghiệp. Mười loại ấy là gì?

1. Luôn luôn trộm cướp.

2. Khuyên người khác trộm cướp.

3. Khen ngợi sự trộm cướp.

4. Tùy hỷ sự trộm cướp.

5. Hủy báng cha mẹ.

6. Hủy báng thánh hiền.

7. Làm chướng ngại người khác bố thí.

8. Ganh ghét khi thấy danh lợi của kẻ khác.

9. Keo kiết tiền của.

10. Khinh khi, hủy báng Tam Bảo, muốn Tam Bảo thường đói khát.

Do mười loại như vậy nên bị quả báo cô đơn nghèo khổ.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo có phước đức lớn? Có mười loại nghiệp, mười loại ấy là gì?

1. Xa lìa trộm cướp.

2. Xa lìa việc khuyên người trộm cướp.

3. Xa lìa việc tùy hỷ trộm cắp.

Page 77: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

4. Hiếu dưỡng cha mẹ.

5. Tin kính, tôn sùng Thánh Hiền.

6. Vui mừng thấy danh lợi của người khác.

7. Rộng làm việc bố thí.

8. Không ganh ghét danh lợi của kẻ khác.

9. Không tiếc tài bảo, thương xót kẻ cô đơn bần cùng.

10. Cúng dường Tam Bảo.

Do mười thứ như vậy nên được quả báo có phước đức lớn.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo ngu độn? Có mười loại nghiệp. 10 nghiệp đó là gì?

1. Bổ đặc già la này không tin sa môn, cũng không thân cận sa môn.

2. Không tin bà la môn.

3. Không tin pháp sư, cũng chẳng thân cận.

4. Cất giấu giáo pháp, không truyền dạy.

5. Xoi bói những điều xấu của pháp sư.

6. Xa lìa chánh pháp.

7. Đoạn diệt thiện pháp.

8. Hủy báng bậc hiền trí.

9. Học tập điều phi pháp.

10. Hủy báng chánh kiến, xưng dương tà kiến.

Do mười pháp như vậy cho nên bị quả báo ngu độn.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo có trí huệ lớn? Có mười loại pháp, 10 pháp ấy là gì?

1. Bổ đặc già la này thân cận sa môn, thâm tín cầu pháp.

2. Tin bà la môn.

Page 78: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

3. Thân cận pháp sư, cầu hiểu được nghĩa sâu kín.

4. Tôn trọng Tam Bảo.

5. Xa lìa kẻ ngu si.

6. Không hủy báng pháp sư.

7. Cầu được trí huệ sâu rộng.

8. Truyền pháp lợi sanh khiến cho Chánh Pháp không bị đoạn diệt.

9. Xa lìa điều phi pháp.

10. Xưng dương chánh kiến, xa lìa các tà kiến.

Do mười pháp như vậy cho nên được quả báo có trí huệ lớn.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo địa ngục? Có mười loại pháp, mười pháp ấy là gì?

1. Thân nghiệp bất thiện.

2. Khẩu nghiệp bất thiện.

3. Ý nghiệp bất thiện.

4. Hằng khởi lên thân kiến.

5. Hằng khởi lên biên kiến.

6. Tà kiến không dứt.

7. Làm ác không ngừng.

8. Dâm dục, tà hạnh.

9. Hủy báng Thánh Hiền.

10. Hoại diệt chánh pháp.

Do mười nghiệp như vậy, nên bị quả báo địa ngục.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo súc sanh? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1. Thân nghiệp làm ác bậc trung.

Page 79: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

2. Ngữ nghiệp làm ác bậc trung.

3. Ý nghiệp làm ác bậc trung.

4. Khởi sanh nhiều lòng tham.

5. Khởi sanh nhiều lòng sân.

6. Khởi sanh nhiều lòng si.

7. Bố thí phi pháp.

8. Cấm chú yểu thuật.

9. Hủy hoại phạm hạnh của Bồ Tát.

10. Khởi ra thường kiến, biên kiến, cho rằng “người chết trở lại thành người.”

Do mười nghiệp như vậy nên bị quả báo súc sanh.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo ngạ quỷ? Có mười loại nghiệp. Mười loại nghiệp ấy là gì?

1. Thân ác nghiệp nhẹ.

2. Khẩu ác nghiệp nhẹ.

3. Ý ác nghiệp nhẹ.

4. Tham tiếc tài vật không chịu bố thí.

5. Khởi ra đại tà kiến hủy báng nhân quả của Phật.

6. Ngạo mạn, tự thị, khinh khi, hủy báng kẻ hiền lương.

7. Làm chướng ngại người khác bố thí.

8. Không thương xót kẻ đói khát.

9. Tham tiếc đồ ẩm thực, không bố thí cho Phật, Tăng.

10. Người khác được danh lợi thì phương tiện làm cho ly cách.

Do mười nghiệp như vậy nên bị quả báo ngạ quỉ.

Lại nữa, do nghiệp gì được quả báo làm người? Có mười loại nghiệp. Mười nghiệp ấy là gì?

Page 80: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

1. Xa lìa sát sanh.

2. Xa lìa sự không cho mà lấy.

3. Xa lìa việc phi phạm hạnh.

4. Xa lìa lời nói hư dối.

5. Xa lìa lời nói tạp uế.

6. Không nói lời ly gián.

7. Xa lìa lời nói thô ác.

8. Xa lìa việc uống rượu, ăn thịt.

9. Xa lìa sự si ám.

10. Xa lìa tà kiến, vững tin Tam Bảo.

Do tu mười nghiệp nhẹ như vậy nên được quả báo làm người.

Lại nữa, do tu nghiệp gì mà được sanh cõi Dục thiên? Do tu mười thiện nghiệp được sanh cõi trời ấy. Lại do tu nghiệp gì mà được sanh cõi trời Sắc giới? Do tu mười định nghiệp mà được sanh cõi trời ấy. Lại do tu nghiệp gì mà được sanh cõi Tứ Vô sắc giới? Do tu tập tam ma bát đố làm nhơn mà được sanh cõi trời ấy. Những gì là tứ? Xa lìa tất cả sắc, là Vô Biên Không Tưởng. Lại nữa, do tu định ấy trừ phục được chướng ngại, sau khi mạng chung được sanh lên Không Vô Biên Xứ, xa lìa thô thức và tế thức hiện tiền, tạo ra Vô Biên Tưởng, trừ phục được chướng ngại. Lại do tu định ấy nên đời sau được sanh cõi trời ấy. Xa lìa chướng ngại ấy, lại tu định kia, sau khi mạng chung được sanh lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Lại nữa, do tu tập nghiệp gì không sanh vào Vô Gián? Do tu các thiện nghiệp, hồi hướng mong cầu, quyết định được sanh trong cõi thiện, không nhập vào vô gián.

Lại nữa, do tu nghiệp gì mà cảm được quả gì? Nếu tu thiện nghiệp thì cảm quả báo đáng yêu, nếu tạo ác nghiệp thì cảm quả báo đáng ghét. Nếu xa lìa thiện và bất thiện nghiệp này thì trọn không thể có quả báo đáng yêu hay đáng ghét gì cả. Thí như người gái hiền nhưng có người chồng đi buôn ở xa, đã lâu mà chưa về nhà thì làm gì cô ấy có con?

Lại nữa, do nghiệp gì mà không có quả báo? Do đã tạo ác nghiệp rồi hồi tâm phát lồ, tỉnh ngộ, trách mình trước chẳng suy nghĩ, tâm nghĩ miệng nói, tác ý chuyên chú mãi mãi sám hối. Nghiệp ấy tuy đã tạo rồi nhưng không thọ quả báo. Đối với thiện nghiệp cũng lại như vậy.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được thân tâm viên mãn? Do tu tập hạnh nhẫn nhục nên được thân tướng viên mãn. Do tu tập pháp nghe rồi suy nghĩ nên được tâm viên mãn. Tu tập nghiệp này chắc chắn đạt được quả báo như vậy.

Page 81: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại do nghiệp gì mà sau khi tu tập không bị tán thất? Nếu có thiện nghiệp đã làm không hối hận, không phiền trách, không nhiễu não, cũng không cho là không, không nói điều đúng điều sai, mà không xa lìa, cũng không náo động, tạo hạnh như vậy, tu tập nghiệp này trọn chẳng hao mất, chắc chắn phải thọ quả báo.

Lại do nghiệp gì mà không có quả báo? Do tu nghiệp vô ký nên không có quả báo.

Lại do tu nghiệp gì mà bổ đặc già la thọ mạng ở địa ngục nhưng không thoát được? Đó là có một bổ đặc già la đã tạo nghiệp rồi nhưng không hối hận, cũng không hiềm trách. Lại không bác bỏ vô tâm không sầu não, không nói điều phải điều trái, cũng không có náo động, làm việc làm như vậy nên biết được sanh lên cảnh trời. Làm tất cả nghiệp bổ đặc già la sanh trong địa ngục, trọn cả tuổi thọ mà không thoát khỏi.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la ở trong địa ngục không trọn tuổi thọ? Đó là do một bổ đặc già la tạo nghiệp kia rồi, nhưng không hối cải, phiền não tự hoại, rồi tỉnh ngộ những điều sai quấy ở trước nên xa lìa nghiệp ấy mà không náo động. Việc làm như vậy nên bổ đặc già la này đã tạo nghiệp ấy rồi sanh trong địa ngục nhưng không hết tuổi thọ.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la sanh trong địa ngục liền được mạng chung? Đó là có một bổ đặc già la đã tạo nghiệp kia rồi, hối hận, khinh tháo, nói rằng: “Bác không có,” giải trừ, xa lìa phiền não châm chích, không thể yêu thích, ta không tạo ra nữa, như vua A Xà Thế đã tạo tội giết cha rồi hối lỗi phát lồ: “Con tạo ác nghiệp, con phải tự thọ quả báo, nay đối diện với đức Phật, sám hối giải bày lỗi trước.” Đức Phật thương nhà vua, bảo vua hãy quán tánh của tội từ duyên huyễn mà có, rõ ràng là không thể có. Cho nên bổ đặc già la này ở trong địa ngục liền được mạng chung.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước được vui sướng, sau khi bị khổ não? Đó là có một bổ đặc già la ban đầu thực hành bố thí, yêu thích, hoan hỷ, nhưng bố thí rồi tâm lại hối tiếc, cho nên bổ đặc già la ấy sanh ở nhân gian vào nhà thượng chủng tộc, vàng bạc châu báu, voi, ngựa, xe cộ, tất cả đều đầy đủ. Cha mẹ, vợ con, quan dân, tri thức đầy đủ không thiếu, cho đến kho tàng cũng lại như vậy. Cho nên khi được quả báo, trước được vui sướng, sau bị khổ não.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước bị nghèo khổ, sau được vui sướng? Đó là có một bổ đặc già la do nhân đời trước dùng tâm hạ phẩm bố thí chút ít. Bố thí rồi tâm không hối tiếc, sau lại hoan hỷ, cho nên bổ đặc già la này sanh làm người trong chủng tộc thấp hèn, ăn uống, châu báu, tất cả đều thiếu thốn, cũng không được tự tại. Về sau dần dần tài vật được tăng trưởng rộng lớn, cho đến có vô số của cải không thiếu vật gì. Cho nên bổ đặc già la này sau khi được quả thì trước bị nghèo khổ, sau được vui sướng.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước được vui sướng, sau cũng vui sướng? Đó là có một bổ đặc già la khi chưa bố thí hoan hỷ muốn bố thí. Bố thí rồi hoan hỷ, trước sau không hối tiếc. Bổ đặc già la này sanh làm người trong nhà giàu có, chủng tộc cao sang, cha mẹ vợ con, quan dân thân hữu viên mãn cụ túc, kho tàng châu báu voi, ngựa, trâu, dê, chó… đến vườn rừng, ruộng nhà chẳng thiếu thứ gì, tự do thọ dụng. Cho nên bổ đặc già la này trước được vui sướng, sau cũng vui sướng.

Page 82: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước không vui sướng, sau cũng không vui sướng, mà thường bị khổ não? Đó là có một bổ đặc già la trước không có tâm bố thí, cũng không có bạn hữu tốt khuyên làm bố thí. Đã không có tín tâm, tham tiếc châu báu, từ đầu đến cuối chẳng bố thí một tơ hào nào. Cho nên bổ đặc già la đó nếu sanh làm người, ở trong chủng tộc thấp hèn, bần cùng, khốn khổ, tài bảo, ẩm thực, ruộng nhà, của cải cho đến quyến thuộc tất cả đều thiếu, trước đã không được vui sướng, sau cũng không được vui sướng. Cho nên bổ đặc già la này trước bị khổ não, sau cũng bị khổ não.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la được đại phú quý mà lại tham tiếc tiền của, không có bố thí cho ai, dù rất ít? Đó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ có hướng về ngôi Tam Bảo, đã từng bố thí nhưng không từng phát nguyện ở đời vị lai lại tu hạnh bố hí, cho nên bổ đặc già la này sau khi mạng chung, hoặc sanh ở nhơn gian được đại phú quý, được sanh vào đại chủng tộc có rất nhiều châu báu, voi ngựa, nô tỳ, trâu dê, ruộng nhà cũng rất nhiều, tự do thọ dụng. Nhưng lại đối với tài vật của mình thì tham tiếc, yêu mến bảo hộ, không làm bố thí, cho nên bổ đặc già la này giàu có, nhiều tiền của, tham lam tiếc của, cũng không có tín tâm.

Lại do nghiệp gì mà bổ đặc già la một đời nghèo khổ mà lại ưa thích bố thí? Đó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ đối với thắng xứ của Tam Bảo đã từng tu hạnh bố thí, lại còn phát nguyện: cho đến đời vị lai tâm bố thí vẫn không dứt, sau khi mạng chung sanh ở nhân thiên, qua lại thọ phước. Người ấy về sau phước hết, lại sanh ở nhân gian, dù bần cùng nhưng thích bố thí. Cho nên bổ đặc già la này dù bần cùng nhưng ưa thích bố thí, tín tâm không đoạn.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la một đời nghèo khổ mà lại tham lam keo kiết, không có bố thí, dù cho rất ít? Đó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ không gặp thiện hữu, lại còn ngu si không tin nhân quả, đối với bố thí ba la mật dù cho chút ít cũng không làm, cho nên bổ đặc già la ấy sau khi mạng chung sanh ở nhân gian, vào chủng tộc bần cùng, tiền của đồ ăn uống, ruộng vườn, của cải, tất cả đều bị thiếu thốn. Vì vậy bổ đặc già la này bần cùng, khốn khổ, không thích bố thí.

Lại do nghiệp gì mà cả thân lẫn tâm đều được vui sướng, giống như Luân Vương, lại ưa làm phước? Đó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ tu giới không sát sanh, bố thí sự vô úy cho kẻ khác, lại còn phát nguyện: tâm bố thí không mê muội, cho nên hữu tình này sau khi mạng chung sanh ở nhân gian được cả thân lẫn tâm đều được khoái lạc, thường thích bố thí.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la cả thân lẫn tâm đều vui sướng như một cụ già việc nhà đã giải quyết xong hết, không còn bận tâm việc gì? Đó là một bổ đặc già la trong đời quá khứ bố thí vô úy cho kẻ khác, không làm tổn hại hữu tình mà không phát nguyện thù thắng, cho nên bổ đặc già la ấy sau khi mạng chung sanh ở nhân gian được cả thân lẫn tâm đều được khoái lạc, không chịu tu phước.

Quyển 2

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la, hoặc thân và tâm đều không khoái lạc, lại không tu phước? Đó là có một hữu tình trong đời quá khứ làm nhiễu loạn chúng sanh, làm cho sợ sệt, lại không có tín tâm, không phát nguyện lành. Cho nên bổ đặc già la này sau khi mạng chung sanh trong loài người, cả thân lẫn tâm đều bị bất an, lại có nhiều ngu ám nên không tu hạnh bố thí.

Page 83: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Tại sao có bổ đặc già la ở nhân gian thì bị chết yểu, nhưng sống lâu dài trong tam đồ? Đó là một bổ đặc già la quá khứ tu nhân, đời này thọ quả lành ít, đời sau thọ quả dữ nhiều, cho nên bổ đặc già la này sanh ở nhân gian bị chết yểu, đời sau sanh vào địa ngục, ngạ quỷ và A-tố-ra thì thọ mạng lại lâu dài.

Tại sao có bổ đặc già la ở tam đồ thọ mạng ngắn nhưng ở cõi người thì thọ mạng lâu dài? Đó là có một bổ đặc già la tu nhân ở quá khứ, đời này thọ nghiệp ác ít, đời sau thọ nghiệp thiện nhiều, cho nên bổ đặc già la này ở tam đồ thì thọ mạng ngắn ngủi, đời sau sanh ở nhân gian thì thọ mạng lâu dài.

Tại sao có bổ đặc già la sanh ở nhân gian và ở tam đồ thọ mạng đều ngắn ngủi? Đó là có một bổ đặc già la tu nhân ở quá khứ, ở đời này và đời sau thọ nghiệp thiện, ác đều ít, cho nên bổ đặc già la này ở trong loài người và ở tam đồ thọ mạng đều ngắn ngủi.

Tại sao có bổ đặc già la khi mạng đã tận thì phiền não cũng tận? Tại sao có bổ đặc già la phiền não đã tận mà thọ mạng không tận? Đó là người được Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, quyết định tánh và bất quyết định A la hán.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la tuy sanh ở ác thú mà hình sắc thân thể đoan nghiêm thù diệu, ai thấy cũng hoan hỷ? Ai cũng yêu thích? Đó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ tu tập hạnh nhẫn nhục, nhưng vì phá tịnh giới của Phật nên đọa vào ác thú thọ thân hình khác, được hình sắc đoan nghiêm, mềm mại cụ túc, ai thấy cũng hoan hỷ.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la sanh ở trong ác thú mà thân hình thô rít, hình sắc xấu xí, ai thấy cũng không ưa? Đó là do bổ đặc già la này ở đời quá khứ tâm nhiều sân hận, không tu nhẫn nhục, đã phá tịnh giới của Phật lại không phát lồ. Cho nên sau khi mạng chung sanh trong loài khác, hình sắc xấu xí, thân thể thô lậu, các căn bị sứt mẻ, hôi thối dẫy đầy, si mê ám muội, ai thấy cũng không hoan hỷ.

Lại nữa, ác nghiệp bị quả báo như thế nào? Do nhân sát sanh nên bị thọ mạng, sắc lực đều không đầy đủ. Do nhân trộm cắp nên bị sương, mưa đá, sâu trùng, đói khát, hạn hán. Do nhân tà dục nên bị quả báo bên ngoài nhiều trần cấu, vợ không trinh thuận. Do nhân hư vọng nên bị quả báo hôi thối ô danh, người đều hiềm ghét. Do nhân ly gián nên bị quả báo quyến thuộc bất hòa, tật bệnh triền miên. Do nhân nói thô ác nên bị quả báo xúc chạm vật cứng nhám, kết quả không đẹp. Do nhân tạp uế nên bị quả báo rừng cây gai góc, vườn tược tiêu điều. Do nhân tham ái nên bị quả báo kho tàng ít ỏi. Do nhân sân hận nên bị quả báo mùi vị cay đắng, dung mạo xấu ác. Do nhân ngu si nên bị quả báo sắc bên ngoài không sạch, bị hư hao. Do tạo mười nghiệp bất thiện nên bị như vậy.

Tu mười thiện nghiệp được quả báo gì?

1. Xa lìa việc giết hại, thọ mạng và y báo đều được đầy đủ.

2. Xa lìa trộm cắp thì đói khát, gió, mưa đá, sâu trùng, các tai hoạn đều được xa lìa.

3. Nhân không có tà dâm thì tiếng tốt đồn khắp, xa lìa trần cấu.

Page 84: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

4. Nhân không vọng ngữ, miệng thường thơm sạch.

5. Nhân không ly gián nên quyến thuộc được hòa thuận xa lìa cao thấp, sấm sét, sương, mưa đá.

6. Nhân không có thô ác nên quả ngọt, tốt đẹp, xa lìa cứng nhám.

7. Nhân không có tạp uế nên rừng cây, vườn tược xa lìa gai góc, tất cả đều tươi nhuận.

8. Nhân không có tham ái nên kho lẫm được sung mãn, đầy đủ.

9. Nhân không có sân hận nên thân tướng được tròn đầy, các căn không có khuyết tật.

10. Nhân không có tà kiến nên tín tâm không đoạn, được tối thượng, thơm, đẹp đầy đủ.

Do tu mười thiện nghiệp nên được quả báo như vậy.

Lại nữa, làm mười điều ác có mười quả báo. Những gì là mười? Sát sanh có mười quả báo:

1. Oan gia ngày càng nhiều.

2. Ai thấy kẻ ấy cũng không hoan hỷ.

3. Hữu tình sợ sệt.

4. Hằng chịu sự khổ não.

5. Thường nghĩ đến việc giết.

6. Nằm mộng thấy sầu khổ.

7. Lúc lâm chung bị hối hận.

8. Thọ mạng ngắn ngủi.

9. Tâm thức bị ngu muội.

10. Khi chết đọa vào địa ngục.

Lại nữa, trộm cắp quả báo có mười thứ. Những gì là mười?

1. Kết thêm oan gia đời trước.

Page 85: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

2. Luôn luôn nghi ngờ nghĩ ngợi.

3. Bị bạn ác theo đuổi.

4. Bạn lành lánh xa.

5. Phá tịnh giới của Phật.

6. Bị phép vua trích phạt.

7. Buông lung phóng dật.

8. Mãi mãi sầu lo.

9. Không được tự do.

10. Chết đọa địa ngục.

Lại nữa, tà dục quả báo có mười thứ. Những gì là mười?

1. Dục tâm bừng cháy.

2. Thê thiếp không trinh lương.

3. Tăng trưởng sự bất thiện.

4. Thiện pháp bị tiêu diệt.

5. Nam nữ phóng túng.

6. Tài sản âm thầm tiêu tán.

7. Tâm nhiều nghi ngờ nghĩ ngợi.

8. Xa lìa bạn lành.

9. Bị thân tộc không tin tưởng.

10. Mạng chung bị đọa vào tam đồ.

Lại nữa, vọng ngữ quả báo có mười thứ. Những gì là mười?

1. Hơi trong miệng thường hôi thối.

2. Kẻ ngay thẳng xa lánh.

Page 86: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

3. Người nịnh nọt quanh co ngày càng nhiều.

4. Gần gũi kẻ phi nhân.

5. Dù có nói thật cũng không ai tin.

6. Trí huệ ít dần.

7. Tiếng tăm không thật.

8. Không nói lời thành thật.

9. Ưa nói chuyện thị phi.

10. Thân chết sanh vào ác đạo.

Lại nữa, uống rượu có ba mươi sáu lỗi, những lỗi ấy như thế nào?

1. Tài sản bị tản thất.

2. Hiện tại có nhiều bệnh tật.

3. Nhân ưa thích đấu tranh.

4. Tăng trưởng sự giết hại.

5. Tăng trưởng sự sân hận.

6. Phần nhiều không toại ý.

7. Trí huệ kém dần.

8. Phước đức không tăng.

9. Phước đức hao giảm.

10. Phơi bày sự bí mật.

11. Sự nghiệp không thành.

12. Tăng nhiều sự ưu khổ.

13. Các căn bị ám muội.

14. Làm hủy nhục cha mẹ.

Page 87: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

15. Không kính bậc sa môn.

16. Không tin bà la môn.

17. Không tôn kính Phật.

18. Không kính Tăng, Pháp.

19. Thân cận bạn ác.

20. Xa lánh bạn lành.

21. Bỏ bê việc ăn uống.

22. Thân hình (lõa lồ) không kín đáo.

23. Dâm dục hẫy hừng.

24. Mọi người không thích.

25. Tăng thêm sự cười chê.

26. Cha mẹ không vui.

27. Quyến thuộc chê bỏ.

28. Chấp nhận điều phi pháp.

29. Xa lìa chánh pháp.

30. Không kính bậc hiền thiện.

31. Vi phạm điều tội ác.

32. Xa lìa sự viên tịch.

33. Điên cuồng ngày càng nặng.

34. Thân tâm tán loạn.

35. Làm ác, phóng dật.

36. Thân hoại mạng chung đọa vào đại địa ngục, thọ khổ vô cùng tận.

Bấy giờ đức Phật bảo trưởng giả Du Ca rằng:

Page 88: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Nếu lại có người đối với tháp của Như Lai mà chấp tay cung kính, có mười công đức. Những gì là mười?

1. Sanh vào nhà đại quý tộc.

2. Có nhiều sắc đẹp.

3. Hình tướng khỏe mạnh khả ái.

4. Tứ sự được dồi dào.

5. Trân bảo thật nhiều.

6. Tiếng tốt đồn khắp.

7. Tín căn thâm sâu.

8. Sự nhớ nghĩ rộng lớn.

9. Trí huệ nhạy bén cùng khắp.

10. Nghề nghiệp rộng lớn.

Như vậy, này trưởng giả! Nếu lại có người chắp tay cung kính tháp của Như Lai, được những công đức như vậy.

Nếu lại có người đối với tháp của Như lai mà chấp tay lễ bái, được mười công đức. Những gì là mười?

1. Ngôn từ nhu nhuyến.

2. Trí huệ siêu quần.

3. Người trời đều hoan hỷ.

4. Phước đức rộng lớn.

5. Cùng ở với người hiền thiện.

6. Được tôn quý tự tại.

7. Hằng được gặp Phật.

8. Được thân cận với Bồ Tát.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

Page 89: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do lễ bái tháp của Phật mà có được.

Nếu lại có người lau bụi bặm tháp của Phật được mười công đức. Những gì là mười?

1. Sắc tướng tròn đầy.

2. Thân thể ngay thẳng.

3. Âm thanh vi diệu.

4. Xa lìa ba độc.

5. Đi đường không bị chông gai.

6. Được chủng tộc tối thượng.

7. Được tôn sùng, quý trọng, tự tại.

8. Mạng chung được sanh lên trời.

9. Thân thể không có cấu nhiễm.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do lau chùi bụi tháp của Phật mà được.

Nếu có người bố thí dù lọng cho tháp của Như Lai được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1. Xa lìa sự nhiệt não.

2. Tâm không tán loạn.

3. Làm chủ thế gian.

4. Nghề nghiệp rộng lớn.

5. Phước đức vô lượng.

6. Được làm vua Chuyển Luân.

7. Thân tướng tròn đầy.

8. Xa lìa tam đồ.

Page 90: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do cúng thí dù lọng cho tháp của Phật mà được.

Nếu hoặc có người bố thí chuông, linh cho tháp của Phật, được mười thứ công đức? Những gì là mười?

1. Đoan nghiêm không thể so sánh được.

2. Diệu âm thật đáng ưa thích.

3. Tiếng như chim Ca-lăng.

4. Ngôn từ nhu nhuyến.

5. Ai thấy cũng hoan hỷ.

6. Được sự đa văn như ngài A-Nan.

7. Tôn quý tự tại.

8. Tiếng tốt đồn xa.

9. Qua lại thiên cung.

10. Cứu cánh được viên tịch.

Công đức như vậy do bố thí chuông, linh cho tháp của Phật mà được quả báo thù thắng.

Nếu lại có người bố thí tràng phan cho tháp của Như Lai có mười công đức. Những gì là mười?

1. Hình dung ngay thẳng, được trường thọ, tròn đầy.

2. Thế gian ân trọng.

3. Tín căn kiên cố.

4. Hiếu dưỡng cha mẹ.

5. Thân hữu quyến thuộc thật nhiều.

6. Được khen ngợi có tiếng tốt.

7. Sắc tướng đoan nghiêm.

Page 91: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

8. Ai thấy cũng hoan hỷ.

9. Sanh nhà thượng tộc, phú quý, tự tại, được sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do bố thí tràng phan cho tháp của Phật mà được.

Nếu có người dâng cúng y phục cho tháp của Như Lai được mười hai thứ công đức thù diệu. Những gì là mười hai?

1. Thân thể ngay thẳng.

2. Ai thấy cũng hoan hỷ.

3. Phước tướng sáng láng.

4. Sắc tướng vi diệu.

5. Sắc hình đẹp không thể so sánh.

6. Thân không có trần cấu.

7. Y phục sạch đẹp.

8. Ngọa cụ mềm mại.

9. Được đại tự tại.

10. Mạng chung được sanh lên trời.

11. Ai thấy cũng đều kính yêu.

12. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do dâng cúng y phục cho tháp của Phật mà được.

Nếu lại có người cúng dường hoa cho tháp của Như Lai có mười công đức. Những gì là mười?

1. Sắc tướng đẹp như hoa.

2. Thế gian không thể so sánh.

3. Tỷ căn không hư hoại.

4. Thân không xú uế.

Page 92: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

5. Diệu hương thanh tịnh.

6. Vãng sanh 10 phương tịnh độ, được thấy Phật.

7. Hương giữ giới thơm phức.

8. Thế gian ân trọng, được đại pháp lạc.

9. Được sanh lên trời Tự Tại.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do dùng hoa cúng dường tháp xá lợi của Phật mà được.

Lại nếu có người dùng tóc trải ra để dâng cúng tháp Như Lai, được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1. Nhân sắc mềm mại thù diệu.

2. Thân không hôi thối.

3. Hình thể thanh tịnh.

4. Sanh về mười phương cõi Phật.

5. Hương giới thơm phức.

6. Hằng nghe diệu hương.

7. Quyến thuộc được viên mãn.

8. Các căn vui thích.

9. Sanh lên Trời Tự Tại.

10. Mau chứng Niết Bàn.

Công đức như vậy là do dâng cúng tóc nơi tháp Như Lai mà được.

Nếu lại có người bố thí đèn cúng dường tháp xá lợi của Phật, được mười công đức. Những gì là mười?

1. Được nhục nhãn thanh tịnh.

2. Được thiên nhãn thanh tịnh.

Page 93: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

3. Xa lìa tam độc.

4. Được các thiện pháp.

5. Thông minh trí tuệ.

6. Xa lìa ngu si.

7. Không đọa vào tam đồ tối tăm.

8. Được tôn quý tự tại.

9. Qua lại các cõi trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do cúng dường đèn cho tháp xá lợi của Phật.

Nếu lại có người bố thí hương hoa cúng dường tháp của Như Lai được mười công đức. Những gì là mười?

1. Tỷ căn được thanh tịnh.

2. Thân không có hôi thối.

3. Thân sạch, có mùi thơm vi diệu.

4. Hình tướng đoan nghiêm.

5. Được thế gian cung kính.

6. Ưa Pháp và nghe nhiều.

7. Được tôn quý tự tại.

8. Tiếng tốt đồn khắp.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Mười thứ công đức như vậy là do bố thí hương hoa cúng dường tháp xá lợi của đức Như Lai.

Nếu lại có người dùng âm nhạc vi diệu cúng dường tháp của Phật được mười thứ công đức thù thắng vi diệu. Những gì là mười?

Page 94: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

1. Thân tướng đoan nghiêm.

2. Ai thấy cũng hoan hỷ.

3. Được âm thanh vi diệu.

4. Ngôn từ hòa thuận.

5. Thân thể thích nghi.

6. Xa lìa sự sân hận.

7. Được sự đa văn của ngài Khánh Hỷ.

8. Được tôn sùng, tôn quý, tự tại.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do dùng âm nhạc vi diệu cúng dường tháp của Phật.

Nếu lại có người hoan hỷ tán thán pháp của Như Lai được mười tám thứ công đức thắng diệu. Những gì là mười tám?

1. Chủng tộc tôn quý, cao thượng.

2. Hình tướng đoan nghiêm.

3. Thân thể ngay thẳng đầy đặn.

4. Ai nghe thấy cũng đều hoan hỷ.

5. Tiền của vô lượng.

6. Quyến thuộc rộng lớn.

7. Không bị mất mát, hư hoại.

8. Được tôn quý tự tại.

9. Thường sanh về cõi Phật.

10. Tiếng tăm đồn xa.

11. Đức tốt được tán tụng.

Page 95: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

12. Tứ sự được dồi dào.

13. Người trời đều cúng dường.

14. Được làm Chuyển Luân vương.

15. Thọ mạng được lâu dài.

16. Thân thể cứng chắc như kim cang.

17. Mạng chung được sanh lên trời.

18. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do hoan hỷ tán thán tháp xá lợi của Phật.

Nếu lại có người bố thí giường tòa cho Phật được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1. Đức nghiệp được tôn trọng.

2. Được thế gian khen ngợi.

3. Tay chân có nhiều sức mạnh.

4. Danh xưng dù xa cũng nghe.

5. Đức tốt được ca tụng.

6. An hòa vui thích.

7. Được ngồi tòa của Chuyển Luân Vương, kẻ hầu hạ thật nhiều.

8. Ai thấy cũng hoan hỷ.

9. Được sanh lên Trời Tự Tại, đầy đủ phước tướng.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do cúng thí giường tòa cho Phật mà được quả báo thù thắng ấy.

Nếu lại có người bố thí giày dép cúng dường Tăng chúng của Phật, được mười công đức. Những gì là mười?

1. Oai nghi mô phạm.

2. Voi ngựa không thiếu.

Page 96: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

3. Hành đạo dõng kiện.

4. Thân không mỏi mệt.

5. Chân đi không tổn hại.

6. Xa lìa gai góc, cát sỏi.

7. Được thần túc thông.

8. Tôi tớ đông đảo.

9. Sanh lên Trời Tự Tại.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do bố thí giày dép cho tỳ kheo chúng của Phật.

Nếu lại có người bỏ 10 vật vào bình bát cúng thí cho Phật và Tăng, được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1. Hình sắc sáng rạng.

2. Đồ đựng đầy đủ, tùy ý thọ dụng.

3. Không bị các sự đói khát.

4. Ngọc báu thật nhiều.

5. Xa lìa đường ác.

6. Nhân thiên đều hoan hỷ.

7. Phước tướng tròn đầy.

8. Được tôn quý tự tại.

9. Hằng được sanh lên các cõi trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do cúng đồ đựng nên được quả báo ấy.

Nếu lại có người lấy cơm chay cúng dường Phật và chúng Tăng có mười công đức; những gì là mười?

Page 97: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

1. Thọ mạng lâu dài.

2. Hình sắc đầy đặn tròn trịa.

3. Tay chân có sức lực.

4. Ký ức không quên (trí nhớ tốt).

5. Trí huệ biện tài.

6. Ai thấy cũng hoan hỷ.

7. Có nhiều châu báu.

8. Dù ở cõi người hay ở cõi trời vẫn được tự tại.

9. Sau khi chết được sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Mười món công đức thù thắng như vậy là do cúng cơm chay cho Phật và chúng Tăng.

Nếu lại có người dùng voi, ngựa, xe cộ cúng thí cho Phật và chúng Tăng có mười công đức. Những gì là mười?

1. Tướng của bàn chân mềm mại.

2. Có oai nghi không sứt mẻ.

3. Thân thể không mệt mỏi.

4. An lạc không bệnh.

5. Oan gia xa lìa.

6. Thần túc tự tại.

7. Có nhiều tôi tớ.

8. Có phước tướng của nhân thiên, ai thấy cũng hoan hỷ.

9. Sau khi chết được sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do dùng xe cộ, voi ngựa cúng thí cho Phật và chúng Tăng.

Page 98: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Nếu lại có người tu sửa phòng thất, nhà cửa, cung điện cúng thí cho Phật và chúng Tăng có nhiều công đức. Hành tướng của công đức ấy như thế nào?

- Hằng xa lìa sợ sệt.

- Thân tâm an lạc.

- Được ngọa cụ mềm mại tối diệu.

- Y phục trang nghiêm, thân thể hương thơm thanh tịnh.

- Ở nhân gian hay thiên thượng được ngũ dục tự tại.

- Làm sát đế lợi, bà la môn đại tánh chủng tộc.

- Và trưởng giả, cư sĩ, tể quan, thương chủ, làng xóm, thành ấp, quốc vương, đại thần, tùy nguyện được đầy đủ, tất cả đều thành tựu.

- Nếu làm Chuyển Luân Thánh Vương, tùy theo sức lực (thống nhiếp) một châu, hai châu, cho đến bốn châu nhà vua giáo hóa tự tại.

- Nếu ở Lục Dục chư thiên, Tứ Vương, Đao Lợi, cho đến Tha Hóa Tự Tại, mọi ý nguyện đều thành tựu, tùy ý sanh ra.

Nếu lại có người do phước lựa đời trước đối với các cõi trời Sắc giới, Phạm Chúng, Phạm Phụ, cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh đều được thành tựu ý nguyện sanh ở các cõi ấy.

Nếu lại có người đối với cõi Vô Sắc giới, Không Vô Biên Xứ, cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ đều được thành tựu, hoặc đối với quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất hoàn và A-la-hán, Duyên Giác, cho đến Vô Thượng Bồ Đề, tùy ý đều cũng được thành tựu. Công đức như vậy sai biệt vô lượng. Nhân sửa phòng nhà, cung điện, lầu gác, cúng thí cho Phật và Tăng mà được quả báo như vậy.

Nếu lại có người dùng thuốc thang, đồ uống mỹ diệu cúng Phật và Tăng, được mười thứ công đức. Những gì là mười thứ?

1. Các căn được viên mãn.

2. Thanh tịnh tươi sạch.

3. Trán rộng ngay thẳng.

4. Dung mạo vui vẻ

5. Hình sắc sáng rạng.

6. Phước đức tròn đầy.

Page 99: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

7. Không bị đói khát.

8. Xa lìa ba ác đạo.

9. Được sanh lên Trời Tự Tại.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do bố thí thuốc thang, đồ uống mỹ diệu cho Phật và chúng Tăng mà được.

Nếu lại có người theo Phật xuất gia có mười công đức. Những gì là mười?

1. Xa lìa nhà vợ.

2. Dù nhiễm dục vẫn không tham đắm.

3. Yêu thích sự tịch tịnh

4. Chư Phật hoan hỷ.

5. Xa lìa tà ma.

6. Gần Phật nghe Pháp.

7. Xa lìa ba đường ác.

8. Chư thiên kính yêu.

9. Mạng chung được sanh lên trời.

10. Mau chứng tịch tịnh.

Mười thứ công đức như vậy là nhờ theo Phật xuất gia mà được.

Nếu có tỳ kheo ở trong rừng hoang tịch tịnh có mười thứ công đức. Những gì là mười?

1. Xa lìa sự huyên náo ồn ào.

2. Thanh tịnh thơm sạch.

3. Thành tựu thiền định.

4. Được chư Phật thương tưởng.

5. Không bị nửa chừng chết yểu.

Page 100: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

6. Được đa văn, tổng trì.

7. Thành tựu Xa ma tha, vĩ bát xá na (chỉ và quán).

8. Phiền não không khởi.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do tỳ kheo tu hành ở trong rừng vắng mà được.

Nếu có tỳ kheo ôm bát khất thực có mười thứ công đức. Những gì là mười thứ?

1. Oai nghi không sứt mẻ.

2. Thành thục hữu tình.

3. Xa lìa tâm ngã mạn.

4. Không tham danh lợi.

5. Phước điền cùng khắp.

6. Chư Phật hoan hỷ.

7. Làm hưng thạnh Tam Bảo.

8. Phạm hạnh tròn đầy, bỏ ý nghĩ thấp hèn.

9. Mạng chung sanh lên trời.

10. Rốt ráo viên tịch.

Công đức như vậy là do thường ôm bát khất thực mà được.

Nếu có tỳ kheo ôm bát khất thực, xa lìa mười thứ hắc ám, được mười thứ công đức như vầy. Những gì là mười?

1. Biết rõ việc ra vào xóm làng có ích hay không có ích.

2. Biết rõ gia đình dòng họ lúc đi đến có ích hay không có ích.

3. Biết rõ thuyết pháp có ích hay không có ích.

4. Biết rõ thân cận A-xà-lê, Hòa thượng có ích hay không có ích.

Page 101: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

5. Biết rõ dùng tâm từ bi giáo hóa lợi lạc chúng sanh có ích hay không có ích.

6. Biết rõ sự thân cận hay xa lìa có ích hay không có ích.

7. Biết rõ tập học ba món giới, định, tuệ, có ích hay không có ích.

8. Biết rõ đàn na, tín thí bố thí y có ích hay không có ích.

9. Biết rõ ôm bát vào đường hẻm có ích hay không có ích.

10. Biết rõ thọ dụng ngọa cụ, thuốc thang cho đến lúc chết rồi có ích hay không có ích.

Do biết rõ như vậy được mười thứ quả báo thù thắng như vậy.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo con của trưởng giả Du Ca rằng:

- Nghiệp nhân, nghiệp sanh, nghiệp nhân, nghiệp diệt, nghiệp có trước, sau, dẫn nghiệp, mãn nghiệp sai biệt cho nên quả báo mới có cao, thấp, ngu, trí cách biệt.

Khi đức Phật nói pháp này, lúc ấy trưởng giả Du Ca bạch Phật:

- Thưa Thế Tôn, trong dòng họ Ô bá tắc ca và trong tất cả các dòng họ Sát-đế-lợi, Bà la hỷ, nhớ nghĩ và thọ trì. Quyến thuộc của chúng con đều rất yêu thích, mãi mãi được an lạc, lợi ích cho mình và cho người không cùng tận.

Đức Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Này trưởng giả Du Ca, đúng như lời ngươi nói.

Đức Thế Tôn nói lời ấy xong, trưởng giả Du Ca, con của Đâu-nễ-dã và các Bí sô, vô lượng trăm ngàn người và không phải người v.v… hoan hỷ, phấn khởi, lạy Phật rồi lui ra.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật nói Kinh Phân Biệt

Dịch giả: Thích Thiện Trì

(Bản chữ Hán của Tam Tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, Đại Tạng quyển 14 Kinh Tập bộ 1).

Như thật tôi nghe, một thuở nọ Phật ở vườn cây của Trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà, tại nước Xá-Vệ. Trong một buổi sớm mai, ánh bình minh trải vàng trên muôn ngàn hoa lá, Đức Phật với lớp y vàng đoan nghiêm tĩnh tọa. Ngài bảo A-Nan:

Page 102: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Này ông A-Nan: ông hãy nói với các Tỳ kheo yên lặng lắng nghe. Ta sẽ nói cho các ông biết về sự thọ khổ của cõi nhơn sanh.

A-Nan liền rời chỗ ngồi đứng dậy sửa chiếc y rồi lạy Phật mà thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn, chúng con rất mong được nghe Thế Tôn dạy cho điều đó.

Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt, mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt. Đó là sáu thứ thường xuyên làm cho người đời phải sa vào các đường ác, chịu khổ triền miên, khó mong giải thoát. Những người có trí mới nhận thức được.

Lại nữa, có ba điều người đời ưa làm nên họ phải chịu quả báo trong ba đường khổ: Một là thân ưa sát hại, trộm cắp, và dâm dục. Hai là miệng ưa nói lời xuyên tạc, chửi mắng độc ác, dối trá lừa gạt và nói thêu dệt. Ba là ý ưa nghĩ chuyện tham lam, giận hờn, si mê. Vì ba điều đó mà đọa vào ba đường khổ: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Chỉ người có trí mới nhận thức được.

Lại nữa, có sáu điều người đời thường mê đắm, nên bị sa vào mười tám cảnh khổ: Mắt mê đắm theo hình sắc, tai mê đắm theo âm thanh, mũi mê đắm theo mùi thơm, thân mê đắm theo những thứ gây cảm xúc mát mịn êm dịu, ý mê đắm theo tư tưởng cuồng loạn sai lầm. Đó là những điều thường xuyên gây tổn hại, thế mà họ vẫn thường xuyên chấp nhận, cho nên bị rơi vào mười tám cảnh Địa ngục, chịu sự thống khổ mãi mãi, không lúc nào mong thoát khỏi!

A-Nan thưa Phật: Nếu như những người nào có thờ Phật và thọ giới thì có thể thoát được cảnh khổ ấy chăng?

Phật đáp: Nếu như những người có thờ Phật và thọ giới thì được phước vô lượng, không thể nào hình dung được. Nhưng ngược lại cũng có những người thờ Phật mà sa vào chỗ cực cùng tội lỗi.

A-Nan thưa Phật: Thờ Phật và thọ giới sẽ được phước vô lượng. Vậy thì tại sao có kẻ mắc phải tội lỗi nặng? Con mong được Phật dạy cho điều đó.

Phật đáp: A-Nan! Người mà thờ Phật, phụng trì Kinh giới, tinh tấn tu niệm, không hề trật phạm thì được phước đức vô lượng, không thể tỷ dụ được. Nhưng cũng có người thờ Phật, thọ giới mà không giữ gìn thanh tịnh, không lo tinh tấn tư duy thiền định, mà chỉ mượn danh thờ Phật, rồi chuyên làm những sự tà vạy tham cầu không nhàm, không có tâm niệm biết đủ, không có ý nghĩ chế ngự, dâm dật sắc dục, ưa thích ca múa, tham đắm rượu thịt, buông lung phóng đãng, thì làm sao tránh khỏi tội lỗi khó lường của họ? Vì lẽ đó, họ đọa mãi ba đường, chịu nhiều thống khổ, khó được giải thoát.

Phật dạy: Có ba hạng người thờ Phật.

Một là đệ tử của Ma thờ Phật.

Hai là hàng nhơn Thiên thờ Phật.

Page 103: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Ba là đệ tử của Phật thờ Phật.

Sao gọi là đệ tử của Ma thờ Phật?

Phật đáp: Tuy rằng thọ giới theo Phật, nhưng tâm niệm của họ ưa làm những việc tà vạy: bóm xâm, giải trừ, cúng tế cầu đảo, đồng bóng mê hoặc, tin có quỷ thần gần gũi trong nhà, không tin theo những điều chơn chánh, không biết quả báo tội phước. Chỉ mượn danh nghĩa thờ Phật mà thường theo những kẻ tà ác, chết đọa địa ngục không kịp trở tay, phải chịu khổ lâu lắm mới có ngày thoát ra, mà làm bà con với bọn ma, siểm nịnh yêu quái, thật rất khó cứu độ. Hạng người này do dư phước đời trước, nên tạm thời được gặp Chánh đạo mà tâm ý vẫn mù mờ, không hiểu được túc phước. Rồi lại phải đi theo nẻo tà kiến mà bị sa đọa không biết bao giờ cùng! Ấy là đệ tử của Ma thờ Phật.

Sao gọi là hàng Nhơn Thiên thờ Phật?

Người thọ trì đủ năm giới cấm, tu mười pháp lành (1), dầu đến chết cũng không dám hủy phạm, biết tin tội phước, làm phải gặp phải, sau khi mạng chung liền sanh lên cõi trời. Ấy là hàng Nhơn Thiên thờ Phật.

Sao gọi là đệ tử của Phật thờ Phật?

Là những người biết phụng trì chánh giới, học rộng Kinh Luật, trau dồi trí tuệ, biết rõ ba cõi là trường thống khổ, tâm không ưa đắm, muốn cầu giải thoát, tu hành theo những pháp môn như: Tứ đẳng (2), Lục độ (3). Thương xót chúng sanh, muốn tế độ khắp tất cả, không tham tiếc thân mạng, biết chết đời này sanh lại đời khác, cầu làm việc phước mãi mãi, không bao giờ làm theo những điều mê tín. Ấy là đệ tử của Phật thờ Phật.

Phật dạy: Sau khi Ta nhập Niết bàn độ một ngàn năm, sẽ có ma giáo nổi lên, thời thế yêu ác, quốc gia không được toàn quyền tự chủ, nhân dân không được an cư lạc nghiệp, tai nạn chiến tranh sát hại tàn bạo, ngoại xâm nội loạn dồn dập, quốc gia không có phép tắc kỷ cương, xã hội đảo lộn. Lúc đó là thời tượng pháp.

A-Nan thưa Phật: Sao gọi là tượng pháp?

Phật đáp: Trong thời đó có nhiều Tỳ kheo không phụng trì đúng theo Chánh pháp. Trái lại, họ còn sống với vợ con, không tâm hổ thẹn, chỉ lo nghề nghiệp sanh sống, không có học thức, không lo tu thiền, ưa thích ăn mặc theo kiểu thế tục, trên dưới lộn xộn, giải dối lẫn nhau, bác bỏ những điều căn bản chính yếu trong sự nghiệp giáo hóa hộ đời, đắm theo sắc dục, không sợ tội lỗi. Khi có người hiểu biết Chánh pháp vì muốn dùng lời trung thực chỉ bày Giáo pháp chơn chánh thì họ lại sanh tâm xấu ác, oán ghét, muốn tìm mọi cách chỉ trích phá hoại, phỉ báng, cho rằng người ấy là kẻ thiếu sự hiểu biết. Vì vậy cho nên Chánh pháp giảm dần.

A-Nan thưa Phật: Khi đó có người nào phụng trì Chánh pháp hay chăng?

Page 104: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Phật đáp: Vẫn có nhiều người thờ Phật, và nhiều người xuất gia. Nhưng không mấy ai giữ đúng giới luật. Không sống với tinh thần Lục Hòa. Những người tinh thông nghĩa lý thì lại rất ít. Phần nhiều là những người kém hiểu biết.

A-Nan thưa rằng: Vậy thì ngay trong khi đó, nước nào ác nhất, đến nỗi ít thấy được những người tin tưởng tu hành đúng theo lời Phật?

Phật đáp: Ở cõi Chơn Đơn sẽ có hàng ngàn Tỳ kheo ngay trong Tăng đoàn mà làm bạn với ma. Trong số ấy chỉ có một vài vị là người thông minh hiểu biết và chính là đệ tử của Phật. Đến nỗi ít có người sanh lên cõi trời Lục Dục. Những kẻ sa vào cõi ma thì lại rất nhiều!

Phật dạy: Sau khi ta nhập Niết bàn, cũng có nhiều kẻ học ở bên ngoài đến cầu Đạo ta. Nếu người nào muốn tiếp độ họ thì cần phải dè dặt. Sau ba tháng, nếu biết ý chí của họ có thể tu tập theo hạnh thanh tịnh, thân tâm rỗng lặng, ít lòng ham muốn, không làm những điều gì sai quấy, ô nhiễm, thì mới có thể chính thức chấp nhận. Trước hết là truyền cho họ giới thập thiện. Sau ba năm, nếu xét thấy họ tu tập đúng được với Chánh Đạo, không phạm những tội ác nào, nhiên hậu mới được tiếp tục cho thọ hai trăm năm mươi giới pháp. Nếu biết tinh tấn tu tập, hoàn toàn đến mục đích giải thoát, nhất định người ấy sau sẽ gặp Phật Di Lặc và được độ thoát.

A-Nan thưa Phật: Như lời Phật dạy, con xin hoàn toàn vâng thọ và nói lại cho người sau biết rõ. Để sự nghiệp hoằng pháp của Phật sau này khỏi bị sai lầm tuyệt diệt.

Phật dạy: Này A-Nan! Việc ông vâng thọ, trước sau như một, quán thống tất cả. Ông đã hết lòng tin tưởng và lo hộ trì Phật Pháp. Ta cũng đã chứng minh cho ông điều đó.

A-Nan thưa Phật: Sau này những người tin tưởng, muốn tu hành đúng theo chánh pháp, hết lòng mong muốn cầu xa lìa thế tục, xuất gia học đạo, nếu không được bậc minh sư trao truyền giới pháp, mà có người viết chép giới, luật trao cho họ thì họ có thể được độ và làm Phật sự được hay không?

Phật dạy: A-Nan, hoàn toàn phải là người biết giới cấm và biết đạo lý mới có thể trao truyền giới pháp. Nhưng không thể trao truyền qua văn tự mà cho là đúng pháp được. Tại sao như vậy? Bởi vì Phật là bậc Đại trí, cả trên trời dưới trời, là bậc Đại độ, cả trên trời dưới trời, là bậc Đại minh cả trên trời dưới trời, không nên vọng truyền làm mất tôn chỉ, mà cần phải hiểu rõ giới pháp, luật cấm, lão luyện mọi sự, mới có thể truyền giới cho người sau. Nếu không thông hiểu những việc cốt yếu trong Kinh Pháp và oai nghi giới cấm, mà truyền giới pháp cho người ta là trái lời Phật dạy, thiếu sự thành kính và mất lòng tin đối với mọi người. Chẳng những đã không ích lợi gì cho cả người truyền lẫn người thọ, mà lại còn mắc phải tội lỗi không nhỏ. Vậy nên các ông cần phải suy xét cho rõ.

A-Nan thưa Phật: Đời sau, như có những người chí tâm chí ý, vì chán nỗi thống khổ của cảnh thế gian, muốn cầu được độ thoát, nếu gặp đời không có Phật thì phải làm sao để tế độ hộ?

Phật dạy: A-Nan, hãy dẫn họ đến chỗ vị minh sư am hiểu giới pháp, chỉ vẽ cho họ tập theo những việc cốt yếu về các oai nghi giới cấm. Nếu như xét thấy người có thể độ thì sẽ độ cho họ.

Page 105: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bằng như tự mình không hiểu rõ giới pháp mà truyền cho người, thì cả hai đều mê lầm, sai đạo, lộn xộn vô cùng, còn nương vào đâu mà được độ thoát!

Phật dạy: Sau này có những Tỳ kheo, bản thân không được thanh tịnh, nuôi dưỡng vợ con, thân thì hành động phi pháp, phá giới, ô nhiễm, ý lại tham trước mà mong an lạc, thì khó thoát khỏi quả báo tội ác! Những hạng người như thế thật đáng thương xót!

A-Nan thưa Phật: Sau này những người đã có nhơn duyên xuất gia tu học, như vậy là đều đã được nhờ oai thần của Phật, thì lẽ ra cũng đều được giải thoát, tại sao có kẻ không tin lời minh giáo của Phật, mà lại trái phạm giới luật, để rồi phải chịu không biết bao nhiêu thống khổ trong vô số kiếp?

Phật dạy: Do bởi đời trước, khi bị đọa trong cảnh thống khổ; vì quá đau đớn, người ấy đã nhất thời ăn năn tự trách, nên được chút phước sanh làm thân người ở thời mạt pháp, lại được gặp Kinh Phật và có thể cạo bỏ râu tóc mà làm vị Tỳ kheo. Nhưng ý thức cũ chưa dứt trừ được, tâm do dự, mù mờ không rõ, lại không gặp được bậc minh sư trí đức, nên thường có những hành động ô trược, phần đông không thể hoàn toàn ly tục. Như vậy mai sau còn phải đọa vào các cảnh khổ cực, lần lượt thọ tội trải vô số kiếp!

Phật dạy: Này các Tỳ kheo. Các ông nay đã là người xuất gia, bỏ cả lối sống gia đình vợ con, bỏ những sự nghiệp kinh doanh ở đời để làm bậc Sa môn, thì các ông cần phải siêng năng tu tập, giữ gìn giới hạnh, như pháp của các bậc A La Hán. Thà rằng các ông lấy nước đồng sôi tự uống vô, làm cháy tiêu ruột gan, chứ không nên làm người vô đạo đức mà nhận của tín thí. Người vô đạo đức mà nhận của tín thí sẽ phải chịu tội thống khổ nhiều kiếp. Do chút phước mọn, được làm thân người, rồi phải trở lại tuần tự đền trả. Có kẻ phải làm con cái để đền trả, có kẻ phải làm cha mẹ để đền trả v.v…

A-Nan thưa Phật: Sao gọi là đền trả?

Phật đáp: Có người làm thân tôi tớ bị chủ nhà đánh đập, mắng chửi tàn tệ, đối xử vô đạo, thế mà tôi tớ vẫn đành cam chịu, không hề oán hận, lại còn siêng năng làm mọi công việc không biết mỏi mệt, giữ gìn của cải cho người chủ nhà không để hư mất. Chính là đời nay làm thân tôi tớ để đền trả nghiệp đời trước đã nhận của tín thí mà không lo tạo những việc công đức. Thì ra sau khi kẻ ấy chịu đủ tội khổ xong rồi, còn trở lại làm người để mà đền trả. Trong số đó cũng có người biết được phần nào nghiệp báo đời trước, nên đành cam chịu!

Sao gọi là làm con cái để đền trả?

Nghĩa là sự việc con cái không dám than phiền dù làm được bao nhiêu của tiền đều bị cha mẹ tiêu dùng không biết hạn lượng. Ấy là làm con cái để đền trả nghiệp báo đời trước.

Sao gọi là làm cha mẹ để đền trả?

Nghĩa là sự việc cha mẹ vẫn cam tâm đành chịu dù làm ra bao nhiêu của tiền đều bị con cái xài phá hoang phí, làm hư gia bại sản.

Page 106: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Sở dĩ ai cũng chịu đựng như vậy, là vì họ cảm nhận được phần nào nhân duyên nghiệp báo đời trước mà đành cam chịu, không trách ai cả. Thế nhưng những kẻ phải trả nợ cho nhau ấy, nhân duyên đưa đẩy gặp nhau trong một thời gian, sau khi trả xong lại phải chia ly, chứ không thể nào sống chung mãi. Người trí biết rõ lẽ đó cho nên không gây ra nghiệp duyên để phải đền trả.

Chỉ có đạo đức mới được tồn tại. Như ta, thuở quá khứ cũng từng phải làm cha mẹ, con cái, tôi tớ nhiều đời không thể tính kể. Tất cả đều do nhơn duyên một thời phải chịu, mà không làm sao chạy khỏi. Và cha mẹ của ta có được hiện thời là do nhơn duyên đạo đức nhiều đời, chứ không do nhơn duyên nghiệp báo. Nhiều đời cha mẹ ta đã để cho ta tự do học đạo. Chính nhờ công ơn đó ta đã tinh tấn tu hành trải qua nhiều kiếp nay mới được thành Phật. Vậy nên người muốn học đạo không thể không tinh tấn lo sao cho tròn chữ hiếu. Chớ để một khi đọa mất thân người, muôn kiếp khó bề trở lại!

Sau này, gặp thời mạt pháp, các người cần nên tu hành hiếu thuận, được gặp Kinh Pháp, không thể không lo siêng năng tu tập. Gặp Phật ra đời, không thể không hết lòng quy kính. Gặp bậc minh sư, không thể không lo hết lòng phụng thờ, chuyên cần học hỏi, thân cận thọ lãnh những giáo huấn.

Tại sao như thế? Vì nguyên được làm thân người đã là việc rất khó. Sáu giác quan cũng khó được đầy đủ. Khó được thông minh tài trí. Khó được gặp Phật, khó được nghe chánh Pháp. Cho nên các ông cần phải hết lòng siêng năng tu tập. Sau khi ta nhập Niết Bàn, sẽ có thời kỳ thế gian xảy ra tai ác, ngũ nghịch. Khi đó ở cõi Chơn Đơn có nhiều ma quái thạnh hành, chánh đạo bế tắc; tuy Kinh Pháp của Phật vẫn lưu truyền, nhưng ít ai học hỏi thấu đáo. Và dẫu có ai học hỏi thì cũng ít có người thực hành. Giữa đời tuy cũng có hình bóng của các vị Tỳ kheo, nhưng ít ai tự giữ gìn giới hạnh thanh tịnh. Phần nhiều là những kẻ phá giới, nhiễm trước, tập theo thói tục, chỉ có tham vọng đây đó cho thỏa chí du nhàn, không khác gì người đời. Ưa mặc đồ tốt đẹp, ưa học theo sách vở nghị luận của thế gian, tập những thứ âm nhạc ca xướng, ưa kết tụ bè đảng, ưa cầu danh vọng như người thế tục. Họ nhận người vào đạo, độ làm đệ tử nhưng không biết cách dạy giữ gìn giới hạnh ngăn ngừa ma nghiệp, không theo Chánh Đạo mà giáo hóa độ đời, không chịu tìm bậc minh sư trí đức, không biết giữ gìn cẩn thận các giác quan, mà vẫn tự xưng ta là đại đức. Họ si mê không biết rằng tuy nay được làm thân người cũng chỉ tạm thời mà thôi, nhưng cứ tưởng là lâu dài. Và mặc dù đời là tạm thời và tương đối, nhưng tội lỗi đã gây ra thì sau phải chịu khổ sở vô cùng, điên đảo lăn lộn ở trong chúng ma. Thật là thống khổ biết dường nào!

Này các Tỳ kheo! Các ông nay đã được làm thân người, được đầy đủ sáu giác quan, lại được gặp Phật, gặp Kinh Luật, giới pháp thì các ông cần siêng năng tu tập. Nếu không, một khi đánh mất căn bản nhân cách, muôn kiếp khó bề hồi phục. Phật ra đời cũng khó được gặp, Kinh Pháp dạy cũng khó được nghe. Nên các ông phải biết tự suy nghĩ.

Phật nói Kinh này xong thì các vị Tỳ kheo đều ngồi im lặng tư duy quán tưởng và liền được chứng quả A La Hán.

Dịch tại Phật học viện Quảng Hương Già Lam.

Gia Định, Phật Đản 2515

Page 107: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Chú thích

(1) Mười pháp lành: 1- Không sát sanh, 2 – Không trộm cắp, 3 – Không tà hạnh, 4 – Không nói dối, 5 – Không nói thêu dệt, 6 – Không nói xuyên tạc, 7 – Không nói độc ác, 8 – Không tham lam, 9 – Không sân hận, 10 – Không si mê tà kiến.

Ngược lại mười điều trên là mười điều ác.

(2) Tứ đẳng: Cũng được gọi là Tứ Vô Lượng Tâm: TỪ, BI, HỶ, XẢ, là bốn đức tánh bao la và bình đẳng của chư Phật đối với tất cả chúng sanh. Theo kinh Lăng già quyển ba nói thì tứ đẳng là: Tự đẳng, Ngữ đẳng, Pháp đẳng và Thân đẳng. Tự đẳng như Phật tự xưng là Phật, thì chữ Phật ấy cũng là tiếng tôn xưng cho tất cả chư Phật. Tự tánh của chữ Phật không có gì sai khác, nên gọi tự đẳng. Ngữ đẳng là những âm thanh ngôn ngữ thuyết pháp của tất cả các đức Phật đều như nhau. Thân đẳng là ba thân: Pháp thân, Báo thân, và Ứng hóa thân tướng hảo trang nghiêm mà đức Phật nào cũng có đầy đủ như nhau. Pháp đẳng là Ba mươi bảy pháp giác ngộ giải thoát và thuyết pháp độ sanh mà đức Phật nào cũng có như nhau.Theo hai thuyết trên ta thấy như có sự sai khác, nhưng kỳ thật thì tùy theo nhơn quả mà nói Vi nhơn TỪ BI HỶ XẢ bình đẳng vô lượng mà đạt đến quả TỰ NGỮ PHÁP THÂN cũng bình đẳng vô lượng.

(3) Lục độ: Là sáu pháp môn chính yếu của Bồ tát hạnh tự độ và độ tha, là sáu món diệu dược chữa trị sáu căn bịnh trầm trọng làm cho chúng sanh đắm trong sanh tử. Bồ tát dùng sáu pháp này để đưa chúng sanh qua biển sanh tử, lên bờ giải thoát, nên gọi là độ:

1. Bố thí độ, tiếng Phạn gọi là Đàn ba la mật (Dànapàramita), là hạnh bố thí rốt ráo, để độ tâm xan tham bỏn xẻn của mình, và để cứu giúp cho kẻ khác đang bị cảnh nghèo cùng thiếu thốn do nhơn bỏn xẻn đời trước gây ra. 2. Trì giới độ, tiếng Phạn gọi là Thi-la ba-la mật (Silapàramita) đối trị sự hủy phạm giới cấm. 3. Nhẫn nhục độ tiếng Phạn gọi là Sằn đề ba la mật (Ksatipàramita) đối trị sân hận. 4. Tinh tấn độ tiếng Phạn gọi là Tỳ-lê-da ba la mật (Viryapàramita) đối trị trễ nải. 5. Thiền định độ, tiếng Phạn gọi là Thiền na ba la mật (Dhyàpàramita) đối trị tán loại. 6. Trí tuệ độ, tiếng Phạn gọi là Bát nhã ba la mật (Prajnãpàramita) đối trị si mê.

Phật nói Kinh Quả Báo Trưởng Giả Bố Thí

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Hán dịch: Đời Tống, Minh giáo Đại Sư Pháp Thiên

Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ có một vị trưởng giả tên là Cấp Cô Độc đi đến chỗ đức Phật, lấy đầu mặt lạy dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên.

Page 108: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đức Phật bảo trưởng giả: - Nếu có người lấy đồ ẩm thực thượng diệu như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc luôn luôn thí, nhưng không đạt được phước đức to lớn. Vì sao vậy? Bởi vì tâm người ấy mong cầu phú quý và sự khoái lạc.

Hoặc lại có người không vì mong cầu áo cơm, ngọa cụ, giàu có, khoái lạc mà dùng đồ ẩm thực vi diệu như pháp bố thí, sẽ được giàu có lớn và được vợ con, nam nữ, tôi tớ, quyến thuộc, hiếu thuận và phụng dưỡng. Ý ông nghĩ sao? Bởi người ấy vì các hữu tình mà hành bố thí.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Ở thời quá khứ có bà la môn trưởng giả tên là Di La Ma, mở hội đại thí: dùng tám vạn mâm bằng vàng chứa đầy vàng để bố thí. Lại lấy tám vạn mâm bằng bạc chứa đầy bạc để bố thí. Lại lấy tám vạn mâm bằng bạc chứa đầy vàng để bố thí. Lại dùng tám vạn mâm bằng đồng chứa đầy các thứ đồ ẩm thực mùi vị ngạt ngào vi diệu để bố thí. Lại lấy tám vạn đồng nữ dùng y phục thượng diệu, trang điềm bằng các thứ ngọc anh lạc để bố thí. Lại dùng tám vạn cái giường bằng vàng, giường bằng bạc, giường bằng ngà voi, giường bằng gỗ, đặt lên các thứ đệm, chiếu vi diệu để bố thí. Lại dùng tám vạn chiếc xe lộng lẫy, xe chở đồ, xe thường trải lên trên bằng giạ trắng và y Kiều thi ca, trang hoàng các thứ dùng để bố thí.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người có chánh kiến, sẽ được quả báo hơn quả báo trước. Ý ông nghĩ sao? Vì người này không đọa vào tà kiến vậy.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến, sẽ được quả báo hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, sẽ được quả báo hơn quả trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Page 109: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, sẽ được quả báo nhiều hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng

Page 110: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho

Page 111: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác, cúng dường cho đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác không bằng cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường cho đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác không bằng cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật, cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật không bằng cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường cho đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác không bằng cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật, cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật không bằng cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương, cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương không bằng cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương, sẽ được quả báo thù thắng hơn trước.

Page 112: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường cho đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác không bằng cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật, cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật không bằng cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương, cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương không bằng cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương, cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương không bằng cúng dường tịnh xá cho tất cả chư tăng ở bốn phương, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường cho đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác không bằng cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật, cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật không bằng cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương, cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương không bằng cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương, cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương không bằng cúng dường tinh xá cho tất cả chư tăng ở bốn phương, cúng dường tinh xá cho tất cả chư tăng ở bốn phương không bằng suốt đời chí tâm quy y Phật, Pháp, Tăng, sẽ được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Đức Phật bảo trưởng giả:

Page 113: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Bà la môn Di La Ma ấy thực hành bố thí như vậy không bằng có người dùng đồ ẩm thực cúng dường cho một người chánh kiến, cúng dường cho một người chánh kiến không bằng cúng dường cho một trăm người chánh kiến. Cúng dường cho một trăm người chánh kiến không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn, cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm, cúng dường cho một vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm, cúng dường cho một trăm vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La Hán, cúng dường cho một vị A La Hán không bằng cúng dường cho một trăm vị A La Hán, cúng dường cho một trăm vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Duyên Giác, cúng dường cho một vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác, cúng dường cho một trăm vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho một đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường cho đức Như Lai, bậc Chánh Đẳng Giác không bằng cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật, cúng dường cho đức Phật và chúng Đại Bí sô tùy tùng của đức Phật không bằng cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương, cúng dường cơm cho tất cả chư tăng ôm bát khất thực của bốn phương không bằng cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương, cúng dường vườn rừng cho tất cả chư tăng ở bốn phương không bằng cúng dường tinh xá cho tất cả chư tăng ở bốn phương, cúng dường tinh xá cho tất cả chư tăng ở bốn phương không bằng suốt đời chí tâm quy y Phật, Pháp, Tăng, suốt đời chí tâm quy y Phật, Pháp, Tăng không bằng suốt đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu. Suốt đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu không bằng có người đối với mười phương thế giới cùng khắp mọi nơi thực hành tâm đại từ để làm lợi lạc chúng sanh, lìa cái tâm phân biệt nên được vô tướng, do đó được quả báo thù thắng hơn quả báo trước.

Bấy giờ đức Thế Tôn nói lời ấy xong bảo trưởng giả rằng: - Bà la môn Di La Ma ngày xưa thực hành Đại hội thí ấy đâu có phải là các sa môn, bà la môn nào khác mà chính là thân của ta vậy.

Khi ấy trưởng giả Cấp Cô Độc nghe đức Phật thuyết như vậy xong, đạt được nhận thức vô ngã, nhận thức về con người, nhận thức về chúng sanh và nhận thức về thọ mạng. Xa lìa các tư tưởng mê hoặc, ngộ được pháp nhẫn tịch diệt.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật Thuyết Kinh Nhân Duyên Quang Minh Đồng Tử

Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện

Hán dịch: Thi Hộ

Quyển 1

Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại tinh xá Ca Lan Đà Trúc Lâm, thành Vương xá. Trong thành ấy có một trưởng giả tên Thiện Hiền, có nhiều của cải, tài sản quý báu, nhiều quyền lực. Trưởng giả này rất kính tin các ngoại đạo Ni-kiền-đà.

Page 114: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lúc đó, trưởng giả do nhân duyên đời trước, nên sau khi người vợ ông mang thai, vào một sáng hôm ấy, đức Thế Tôn đắp y ca sa, mang bình bát vào thành Vương Xá. Ngài lần lượt đi khất thực, dần đến nhà trưởng giả Thiện Hiền.

Trưởng giả thấy Thế Tôn đến gần nhà mình, liền nói với vợ rằng:

- Chúng ta nên đến chỗ đức Thế Tôn.

Nói xong, cùng vợ đến trước đức Phật. Đến rồi, bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, con tên Thiện Hiền. Còn đây là vợ con. Vợ con mang thai, sắp đến ngày sinh. Người con sinh ra sẽ là nam hay nữ?

Phật bảo:

- Trưởng giả! Trong thai vợ ông chắc chắn là con trai. Sau khi sinh rồi, gia đình được giàu thịnh, an lành tối thượng. Ở trong loài người được hưởng thọ phước trời. Sau đó xuất gia học đạo trong pháp của ta, dứt các phiền não, chứng A-la-hán.

Khi ấy, trưởng giả liền đặt vào trong bình bát đầy thức ăn vị ngon thanh tịnh, dâng lên Thế Tôn.

Thế Tôn nhận rồi, nói rằng:

- Nguyện cho người thí thức ăn này được kiết tường an lạc.

Nói xong, Thế Tôn mang thức ăn ấy trở về chỗ ở.

Phật đi chưa lâu, có một người ngoại đạo, trước đây được Thiện Hiền tin trọng. Ông ta thấy Thế Tôn bèn nghĩ rằng: “Có phải hôm nay Sa môn Cù Đàm làm mất lòng tin của trưởng giả đối với ta? Ta nên đến hỏi việc ấy, xem Sa môn Cù Đàm đến nói gì?”

Nghĩ vậy rồi, người ngoại đạo đến nhà của trưởng giả, nói thế này:

- Trưởng giả, Sa môn Cù Đàm cầu xin gì mà đến nhà ông? Lại nói điều gì?

Trưởng giả đáp:

- Thưa thánh giả, thầy con! Vì vợ con mang thai nên con đến hỏi Sa môn Cù Đàm đứa con sắp sanh là nam hay nữ? Ngài bảo con rằng: Chắc chắn sẽ sanh con trai. Đứa con sanh rồi, gia đình được giàu thịnh, an lành tối thượng. Ở trong loài người hưởng thọ phước trời. Cuối cùng sẽ xuất gia học đạo trong pháp của Ngài, chứng A-la-hán.

Người ngoại đạo này vốn đoán tướng rất giỏi. Nghe nói xong, liền lấy đá trắng sắp bày toán pháp, tính đếm xem việc ấy là thật hay giả. Bày tính rồi, biết việc ấy đúng như Phật nói, là thật, không giả dối.

Page 115: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Người ngoại đạo dù biết ấy là thật nhưng lại nghĩ: “Nếu ta nói sự thật thì trưởng giả này chắc chắn tinh kính Sa môn Cù Đàm. Ta nên bảo trưởng giả rằng: Lời Cù Đàm nói có thật có giả.”

Ngoại đạo nghĩ xong, bảo con của trưởng giả đến trước mặt, nắm lấy hai tay xem chỉ tay và tướng mặt.

Bấy giờ trưởng giả Thiện Hiền nói với ngoại đạo:

- Thưa thánh giả, thầy con! Ngài đã tính rồi, vậy còn xem chỉ tay, tướng mặt làm gì?

Người ngoại đạo nói:

- Ta mới vừa tính xem lời Cù Đàm đã nói và tướng của vợ ông, biết việc này có chút phần chân thật, chút phần giả dối.

Trưởng giả hỏi:

- Thế nào là giả? Thế nào là thật?

Ngoại đạo đáp:

- Cù Đàm đã nói vợ ông sẽ sinh nam, đây là lời nói thật.

- Sinh rồi gia đình giàu thịnh, đây cũng là thật.

- Nhưng khi sinh con có chút ánh sáng lửa hội lại, người con này về sau chắc chắn hại gia đình ông.

- Lời nói là được an lành tối thượng, ở trong loài người hưởng thọ phước trời, việc ấy là dối trá.

- Trưởng giả! Ngươi có nghe rằng: có người sống trong loài người mà hưởng thọ phước trời hay không? Việc này là khó tin.

- Nói sẽ xuất gia trong giáo pháp của Cù Đàm, đây là nói thật. Do vì nhu cầu thiếu thốn cơm áo, sau chắc chắn cầu xuất gia theo Cù Đàm.

- Nói dứt các phiền não, chứng A-la-hán, đây là giả dối, vì trong giáo pháp của Cù Đàm, chắc chắn không có dứt các phiền não, chứng quả thánh.

Lúc trưởng giả Thiện Hiền nghe nói việc này, tâm nghi ngờ, không biết là thật hay giả, liền sanh buồn não. Ông bèn nói với ngoại đạo:

- Thưa thánh giả thầy con! Việc này con phải nên làm thế nào?

Ngoại đạo nói:

Page 116: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Trưởng giả nên làm cho đứa con sinh ra, sau xuất gia tu học trong giáo lý của ta, tức có thể học hết sự nghiệp. Trưởng giả! Tuy ta nói như vậy, nhưng ông tự tính lấy.

Người ngoại đạo kia nói rồi, liền ra khỏi nhà ấy.

Trưởng giả Thiện Hiền ngồi yên một chỗ, suy nghĩ rất kỹ: “Hiện nay ta không thể nào tiếc, vì tất cả mà phải xả bỏ. Phải bày mưu kế để phá bỏ thai.”

Nghĩ xong, trưởng giả Thiện Hiền liền đem thuốc độc xoa vào bụng vợ. Lúc trưởng giả xoa thuốc bên phải, đứa con chuyển sang trái; xoa thuốc bên trái, đứa con chuyển sang phải. Xoa khắp hết bụng thì đứa con hết chỗ chịu nổi. Do xoa thuốc độc nên vợ trưởng giả chết.

Thiện Hiền nghĩ: “Mẹ đã chết, con cũng chết theo. Sau sẽ không còn người phá hoại gia đình ta, cũng không có người chứng được thánh quả.”

Bấy giờ trưởng giả thấy vợ đã chết, liền tuôn lệ kêu khóc. Người xóm làng thân thuộc đến an ủi thăm hỏi trưởng giả Thiện Hiền rằng:

- Vợ ông vì sao bỗng nhiên mà chết?

Trưởng giả kể lại rằng:

- Do bào thai hại, bỗng nhiên chết.

Xóm làng thân thuộc hỏi thăm rồi, ai về nhà nấy.

Trưởng giả Thiện Hiền tự nghĩ: “Vợ ta chết rồi, chớ để trong nhà. Nên sắm các đồ tang lễ rồi đưa xác ra rừng Thi Đà.” Nghĩ rồi liền chuẩn bị các đồ tang lễ, sắp sửa đưa đi.

Xóm làng thân thuộc biết vậy, lại đến nói với trưởng giả:

- Vợ ông chết rồi, khóc lóc làm gì mà tự mình sanh buồn khổ!

Lúc ấy trưởng giả lấy áo quần đủ các màu xanh, vàng, đỏ, trắng và vật trân bảo để trang trí, cùng quyến thuộc đưa xác đi, đến trong rừng Thi Đà.

Người đoán tướng lúc trước là ngoại đạo Ni-kiền-đà, biết được việc này lòng rất vui mừng, liền mang dù, cờ nghiêm sức đi khắp các ngã tư đường trong thành Vương Xá, nói với các ngoại đạo Ni-kiền-đà:

- Các ông biết không? Trước đây Sa môn Cù Đàm nói: “Vợ trưởng giả Thiện Hiền sẽ sanh con trai. Sau khi đứa con sanh rồi, gia đình giàu thịnh, an lành tối thượng, ở trong loài người hưởng thọ phước trời. Rốt sau xuất gia học đạo trong pháp của Ta, dứt các phiền não, chứng A-la-hán.” Lời nói ấy là giả dối, nay vợ trưởng giả đã chết, con cũng chết theo. Các ông nên biết, thí như đại thọ đã chặt đứt gốc rồi, nhánh lá hoa quả sao có thể sống? Các bọn ngoại đạo nghe nói rồi, lòng đều vui mừng.

Page 117: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Những người có lòng tin thanh tịnh biết Phật Thế Tôn pháp nhĩ chân thật, không chỗ nào không biết không thấy, không chỗ nào không giải được, không chỗ nào không rõ, phát lòng đại bi lớn phủ khắp thế gian làm một ý che chở, ban bố cho sự không sợ hãi; đã tròn đầy định huệ song tu, thành tựu ba việc điều phục, đã qua khỏi bốn dòng phiền não của biển lớn, có thể an trụ trong hành Tứ Thần Túc, đem Tứ Nhiếp Pháp nhiếp phục khắp chúng sanh. Trong đêm dài thường nghĩ độ thoát, có thể thành tựu bốn Vô Sở Úy, dứt năm phần kiết sử. Đã ra khỏi năm đường, đầy đủ sáu pháp, sáu ba la mật, hết thảy đều viên mãn, đầy đủ sáu pháp Phật thường làm. Hoa Thất Giác nở thành quả Bát Chánh, thành tựu Tam ma bát đề, ưu tiên hành thiện, Thập Lực kiên cố, tiếng khen vang khắp mười phương thế giới. Đầy đủ ngàn thứ tự tại tối thắng. Ngày ba thời và đêm ba thời thường dùng Phật nhãn xem xét thế gian, chánh tri kiến luân chuyển trong chúng sanh. Các việc đã làm, nếu có chỗ nào thêm, chỗ nào bớt, chỗ nào có phiền não, chỗ nào chịu cực khổ, chỗ nào phá hại, chỗ nào có đủ các việc phiền não, cực khổ, phá hoại v.v… Chỗ nào sắp đặt chút phần phương tiện, chỗ nào sắp đặt sức phương tiện lớn, chỗ nào sắp đặt các việc phương tiện, chỗ nào chúng sanh đọa trong ác thú, chỗ nào chúng sanh được sanh cõi trời, chỗ nào chúng sanh được quả giải thoát, chỗ nào chúng sanh chưa trồng căn lành, làm cho trồng căn lành, chỗ nào chúng sanh đã trồng căn lành làm cho được thành thục, chỗ nào chúng sanh thành thục rồi, làm cho được giải thoát. Công đức của Phật Thế Tôn đầy đủ như vậy, lời nói không giả dối, lìa các lỗi lầm.

Bấy giờ Thế Tôn xét biết rõ các sự việc và nơi chốn, biết đã đến lúc cần phóng ánh sáng, liền từ trong miệng phóng ra các ánh sáng màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Ánh sáng ấy soi khắp trên dưới bao nhiêu cảnh đời sống trong địa ngục. Có các địa ngục Hắc Thằng, địa ngục Chúng Hợp, địa ngục Kêu Khóc, địa ngục Kêu Khóc Lớn, địa ngục Viêm Nhiệt, địa ngục Cực Viêm Nhiệt, địa ngục A-tỳ. Tám loại địa ngục nóng như vậy được ánh sáng chiếu đến thảy đều thành mát mẻ.

Có các địa ngục Pháo, địa ngục Pháp Liệt, địa ngục A Thác Thác, địa ngục Ha Ha Thông, địa ngục Hổ Hổ Thông, địa ngục Hoa Sen Xanh, địa ngục Hoa Sen Đỏ, địa ngục Hoa Sen Hồng Lớn. Tám địa ngục lạnh như vậy khi ánh sáng ấy soi đến rồi đều trở thành ấm áp.

Nhờ năng lực ánh sáng tối thắng của Phật, các chúng sanh trong đó nhờ tiếp xúc với ánh sáng mà thân được lìa khổ, lòng sanh vui vẻ. Mỗi người tự nói: “Chúng ta do gây tội gì mà đọa vào trong địa ngục, ngày nay thấy được ánh sáng kỳ lạ này?”

Khi các chúng sanh trong địa ngục phát tâm thanh tịnh như vậy, Thế Tôn lại vì lòng đại bi, ở trong ánh sáng ấy biến hiện các việc. Các chúng sanh kia thấy các sự do biến hóa, nói rằng: “Ngày nay chúng ta đã thấy các tướng biến hóa kỳ lạ này. Nếu ra khỏi chỗ này, không nên sanh lại trong cảnh giới ác nữa. Nhờ vào ánh sáng tối thắng của Phật nên thân được lìa khổ não, lòng sanh vui vẻ.” Nói vậy rồi, mỗi người phát lòng tin thanh tịnh tối thượng, nghiệp của địa ngục kia thảy đều diệt hết, liền thọ sanh vào hai cảnh giới trời người. Do sự chơn thật này nên chúng sanh trong địa ngục được lợi ích như vậy.

Ánh sáng của Phật lại chiếu lên đến cõi trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm, trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh, trời Vô Vân, trời Phước Sanh, trời Quảng Khả, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh.

Page 118: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Ánh sáng soi đến các cõi trời rồi, trong ánh sáng ấy phát ra tiếng vô thường, khổ, không, vô ngã. Lại trong ánh sáng ấy nói kệ rằng:

- Ví như voi lớn lún trong bùn

Dùng sức mạnh nên liền ra khỏi

Lời Phật dạy sức mạnh mẽ lớn

Có thể phá tan trận sanh tử

Nay đây khéo điều phục chánh pháp

Xa lìa các lỗi lầm đã làm.

Chấm dứt luân hồi ba cõi rộng

Diệt hết bến bờ khổ chúng sanh.

Khi ấy ánh sáng Thế Tôn phóng ra chiếu khắp mọi nơi, soi đến khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Phật Thế Tôn tuy phóng một ánh sáng, nhưng khi quay trở lại thì ở mỗi chỗ khác nhau.

Nếu Thế Tôn muốn nói việc quá khứ thì ánh sáng ấy liền đi vào sau lưng Phật. Nếu muốn nói việc đời vị lai, ánh sáng ấy liền đi vào trước mặt Phật.

Nếu muốn nói đến việc địa ngục, ánh sáng ấy đi vào nơi lòng bàn chân Phật. Hoặc muốn nói việc ngạ quỷ, ánh sáng liền đi vào theo ngón chân Phật. Muốn nói việc bàng sanh thì ánh sáng ấy đi vào lưng bàn chân Phật.

Hoặc muốn nói việc trong cõi người, ánh sáng ấy liền đi vào nơi đầu gối Phật.

Nếu muốn nói việc của Tiểu chuyển luân vương, ánh sáng ấy đi vào lòng bàn tay trái của Phật.

Nếu muốn nói đến việc Đại chuyển luân vương, ánh sáng ấy đi vào lòng bàn tay phải của Phật.

Nếu muốn nói việc trong cõi trời, ánh sáng ấy liền đi vào nơi rốn của Phật.

Nếu muốn nói Bồ đề Thanh Văn, ánh sáng ấy đi vào trong miệng Phật.

Hoặc muốn nói Bồ đề Duyên Giác, ánh sáng ấy đi vào nơi mi mắt của Phật.

Nếu muốn nói Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, ánh sáng ấy đi vào nơi đỉnh đầu Phật.

Phật Thế Tôn đã phóng ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới xong, ánh sáng ấy xoay chuyển rồi đi vào trong miệng của Thế Tôn.

Page 119: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bấy giờ tôn giả A-Nan hầu bên Phật, thấy ánh sáng này liền chắp tay bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, nay các loại ánh sáng sắc đẹp thanh tịnh tối thượng này từ miệng Phật phóng ra, chiếu rực rỡ khắp thế giới. Vì nhơn duyên gì có sự việc này?

Nói lời này rồi, liền nói kệ rằng:

- Ở thế gian Phật là tối thượng

An trụ chơn chánh nhơn chơn thật

Ngài đã xa lìa nói hai lời

Dứt trừ kiêu mạn, các lỗi lầm

Như thương khư, ngẫu sen trong đời

Phải có nhơn duyên màu tự trắng

Như Lai tối thắng Nhơn Trung Tôn

Không phải không nhơn hiện ánh sáng

Như Lai bằng sức hành nguyện mình

Hiện chứng thần thông và đại trí

Xem xét người nghe vui nghe pháp

Phật chủ cõi người muốn diễn bày

Đại ngưu vương trí lớn vắng lặng

Ắt nói lời diệu pháp tối thượng

Như Lai giảng một âm thanh tịnh

Đều dứt trừ lưới nghi chúng sanh

Lại như núi chúa và biển lớn

Nếu không nhơn duyên không thể động

Như Lai chánh giác Nhơn Trung Tôn

Không nhơn, không hiện tướng ánh sáng

Page 120: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đại trí xem xét việc nguyên nhân

Việc đáng nên làm đều lợi ích

Tùy chỗ mong cầu của chúng sanh

Nên Như Lai hiện tướng ánh sáng.

Lúc ấy, đức Thế Tôn bảo A-Nan rằng:

- Đúng vậy, A-Nan nên biết! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác nếu không có nhơn duyên không phóng ánh sáng. Nay ta muốn đến rừng Thi Đà. Ông đến bảo chúng Bí sô rằng: “Như Lai sắp đến trong rừng Thi Đà, Bí sô các ông nên phát tâm dõng mãnh, mỗi người nên đắp y ca sa theo hầu Như Lai đến rừng Thi Đà.”

Lúc ấy, A-Nan vâng lời Phật dạy, đến chỗ các Bí sô. Đến rồi, nói rằng:

- Phật dạy các Tỳ kheo: Như Lai sắp đến rừng Thi Đà. Các Bí sô nên phát tâm dõng mãnh, mỗi người đắp y ca sa, đi theo Như Lai đến rừng Thi Đà.

Khi đó, tôn giả A-Nhã Kiều Trần Như, Mã Thắng Phược Sáp Ba, Đại Danh Bạt Nại Lý Ca, Xá Lợi Tử, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Mãn Xưng, v.v… các chúng đại Thanh Văn vâng lệnh Phật rồi, như nghi thường lệ, đắp y ca sa đi đến chỗ Phật.

Bấy giờ Thế Tôn cùng với đại chúng thân cận trước sau đến rừng Thi Đà. Nghĩa là: chúng khéo điều phục thân cận người điều phục, chúng giải thoát thân cận người giải thoát, chúng an ổn thân cận người an ổn, chúng luật nghi thân cận người luật nghi, chúng ứng cúng thân cận người ứng cúng, chúng lìa tham thân cận người lìa tham, chúng tướng tốt ngay thẳng thân cận người tướng tốt ngay thẳng. Giống như chúng ngưu vương thân cận ngưu vương. Lại như đàn voi thân cận voi chúa, như các thú thân cận sư tử chúa, như đàn ngỗng thân cận ngỗng chúa, như chúng kim sí điểu thân cận kim sí điểu, như học chúng thân cận Bà la môn, như người bệnh thân cận thầy thuốc, như quân lính thân cận tướng dũng mãnh, như của cải gần gũi người giàu có, như người buôn thân cận thương chủ lớn, như nhiều người gần gũi người đứng đầu, như người hộ vệ thân cận tiểu quốc vương, như thiên tử thân cận Chuyển Luân Vương, như các ngôi sao gần gũi thiên tử mặt trăng, như ngàn ánh sáng gần gũi thiên tử mặt trời, như Càn thát bà gần gũi Trí Quốc Thiên Vương, như chúng Bàn Trà gần gũi Tăng Trưởng Thiên Vương, như chúng rồng gần gũi Quảng Mục Thiên Vương, như chúng Dạ xoa gần gũi Đa Văn Thiên Vương, như chúng A tu la gần gũi Tỳ Ma Chất Đa La A Tu la Vương, như các cõi trời Tam thập tam gần gũi Thiên chủ Đế Thích, như Phạm chúng gần gũi Đại Phạm Vương, như các Để-di-la xuất hiện trong biển lớn, như mây đen kéo đến sắp tuôn mưa lớn và các đám mây xung quanh đều giăng theo. Các căn của Như Lai đều nhu hòa và điều thuận hoàn toàn. Oai nghi đoan chánh, các tướng không khiếm khuyết. Như voi chúa bảy chi tròn đầy ngay thẳng, đứng vững trên đất bằng, lìa các lỗi lầm.

Như Lai có đầy đủ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp; thân tướng tốt, thanh tịnh trang nghiêm không ai hơn được, tròn sáng rực rỡ chiếu đến khắp nơi, như trong ánh sáng của ngàn mặt trời.

Page 121: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lại như núi báu cao hiển lộ ra ngoài, tất cả đều rực rỡ, hoàn hảo tốt đẹp, mười lực, bốn vô sở úy, tam bất hộ, tam niệm trú và đại bi, v.v… đầy đủ các pháp công đức.

Lúc đó, lại có vô số chúng Bí sô và vô số trăm ngàn người thân cận theo Phật đi đến rừng Thi Đà. Khi Phật đi có mười tám pháp rất đáng khen ngợi.

Thế nào là mười tám?

- Một là không sợ lửa.

- Hai là không sợ nước.

- Ba là không sợ sư tử.

- Bốn là không sợ cọp.

- Năm là không sợ nạn biển.

- Sáu là không sợ quân kẻ khác.

- Bảy là không sợ giặc cướp.

- Tám là không sợ nạn vua.

- Chín là không sợ người ác.

- Mười là không sợ thuế các cửa đường qua sông.

- Mười một là không sợ người.

- Mười hai là không sợ phi nhân.

- Mười ba là không sợ phi thời.

- Mười bốn là mắt trời, tai trời, thấy nghe như thật.

- Mười lăm là ánh sáng chiếu rạng rỡ, rộng lớn.

- Mười sáu là đối với pháp tự tại.

- Mười bảy là đối với người tự tại.

- Mười tám là không bị khổ não vì bệnh v.v…

Các thiện pháp ấy khi Phật bước đi đều đầy đủ.

Page 122: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bấy giờ lại có trăm ngàn người đều tập trung theo Thế Tôn đi đến rừng Thi Đà xem Phật Thế Tôn sẽ làm những gì.

Quyển 2

Bấy giờ trong thành Vương xá, có hai đồng tử, một người là dòng Bà la môn, người thứ hai dòng Sát đế lợi.

Đồng tử dòng Sát đế lợi tên là Thọ Mạng.

Hai đồng tử này từ thành Vương Xá ra đi, đang cùng đùa giỡn ở bên trái đường. Từ lâu, đồng tử Thọ Mạng đã có lòng tin chơn chánh. Đồng tử Bà la môn không có lòng tin chơn chánh.

Đồng tử Thọ Mạng nói rằng:

- Tôi nghe trước đây Thế Tôn nói: “Vợ của trưởng giả Thiện Hiền sẽ sinh con trai, sau khi sinh rồi, gia đình giàu thịnh, an lành tối thượng, ở trong loài người hưởng thọ phước trời. Về sau sẽ xuất gia học đạo trong pháp của Phật, dứt các phiền não, chứng A la hán.” Vợ của Thiện Hiền đã chết, con cũng chết theo. Thân thuộc của trưởng giả đem xác đặt trong rừng Thi Đà. Không biết có phải Thế Tôn nói dối việc này hay không?

Lúc ấy đồng tử Thọ Mạng vì đồng tử Bà la môn nói kệ rằng:

- Mặt trời, sao, trăng có thể rơi

Núi đá, đất bay lên hư không

Nước biển, vực sâu có thể khô

Lời Phật đã nói quyết không dối.

Đồng tử Bà la môn nghe kệ rồi, đồng tử Thọ Mạng nói:

- Nếu bạn không tin, tôi cùng bạn đi đến rừng Thi Đà xem rõ sự việc này.

Khi ấy Thế Tôn từ thành Vương Xá tiếp tục ra đi. Hai đồng tử kia đang đùa giỡn bên trái đường. Đồng tử Thọ Mạng trông thấy Thế Tôn và đại chúng thân cận, do thiện căn trước liền nói kệ rằng:

- Đại Mâu Ni hiếm có

Lìa các tướng loạn động

Khắp đại chúng trời người

Tuần tự đi theo Ngài

Page 123: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Rống lên tiếng Sư tử

Phá các luận ngoại đạo

Dứt hẳn các lưới nghi

Tối thượng rất khó thấy

Phật đến rừng Thi Đà

Tướng oai nghi xinh đẹp

Như gió thổi sạch tuyết

Sáng lạng khắp không gian

Thích Ca Mâu Ni Tôn

Biến hóa hiện ánh sáng

Người thấy trong khoảnh khắc

Theo đó được lợi ích.

Bấy giờ quốc chủ Ma-Già-Đà, vua Tần Bà Sa La, trước đã nghe Phật Thế Tôn nói: “Vợ của trưởng giả sẽ sinh con trai. Sau khi sinh rồi, gia đình giàu thịnh, an lành tối thượng. Ở trong cõi người hưởng thọ phước trời. Về sau xuất gia học đạo trong pháp của Phật, dứt các phiền não, chứng A-la-hán. Vợ của trưởng giả đã chết, thân thuộc đưa vào rừng Thi Đà. Nay Phật Thế Tôn cùng đại chúng thân cận cũng đến rừng Thi Đà.”

Vua nghe rồi, tự nghĩ: “Phật Thế Tôn ta, nếu không vì lợi ích thì không đến rừng Thi Đà. Không phải vợ con của Thiện Hiền chết rồi mà sống lại được. Thế Tôn đến đó vì muốn làm các việc lợi ích. Ta nên đến xem việc ấy.”

Vua Tần Bà Sa La nghĩ rồi liền cùng đại thần Đỗ Cựu, quyến thuộc, cung tần thân cận ra khỏi thành. Khi ra thành, hai đồng tử kia còn đang đùa giỡn bên trái đường.

Đồng tử Thọ Mạng trông thấy vua Tần Bà Sa La, liền đến trước mặt nói kệ rằng:

- Quốc chủ Ma Già Đà tối thắng

Phụ tá hộ vệ ra khỏi thành

Phát lòng tin thanh tịnh chắc chắn

Tất cả mọi người đều vui mừng.

Page 124: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lúc ấy, Phật và tất cả đại chúng trời người, vua Tần Bà Sa La, đồng tử Thọ Mạng v.v… đều đi đến rừng Thi Đà.

Bấy giờ, từ trong miệng Thế Tôn phóng ra ánh sáng thanh tịnh chiếu khắp chúng hội. Người đoán tướng ngoại đạo Ni-kiền-đà cũng có trong hội. Thấy Phật Thế Tôn phóng ánh sáng liền nghĩ: “Sa môn Cù Đàm hiện tướng ánh sáng ở trong đại chúng, lẽ nào con của Thiện Hiền chưa chết hay sao?”

Nghĩ xong, ông ta nói với trưởng giả:

- Trưởng giả! Ta thấy Sa môn Cù Đàm hiện tướng ánh sáng, ắt là con ông còn, không chết.

Trưởng giả Thiện Hiền hỏi:

- Thưa thánh giả thầy con! Nếu việc này như vậy, con phải làm sao?

Ngoại đạo bảo rằng:

- Trưởng giả! Nếu con ông còn thì nên cho vào tu học trong pháp của ta.

Bấy giờ trưởng giả sắp hỏa táng người vợ, chất củi và các đồ tang lễ bên ngoài rồi châm lửa đốt. Khi ngọn lửa đã cháy thì từ giữa rốn người vợ dần nứt ra, mọc ra một hoa sen, trong hoa sen ấy có một đồng tử ngồi ngay thẳng, diện mạo xinh đẹp, sắc tướng khác thường.

Lúc ấy, vô số đại chúng trong hội đều thấy tướng này, khen chưa từng có. Những người chánh tín nhớ lời trước Phật đã nói là thành thật không giả dối. Ngoại đạo Ni-kiền-đà thấy việc này, trong lòng buồn khổ, đứng yên lặng.

Thế Tôn bảo trưởng giả Thiện Hiền rằng:

- Ông đem đồng tử này về giữ gìn nuôi dưỡng.

Khi ấy, ngoại đạo Kiền-đà lén nhìn thái độ của trưởng giả rồi nói:

- Trưởng giả! Trong lửa đốt xác chết bỗng sinh ra đồng tử. Tất cả việc này đều không an lành. Ông không nên mang đứa bé về nuôi dưỡng.

Trưởng giả Thiện Hiền nghe lời, không bằng lòng nhận đồng tử ấy. Khi ấy, Phật bảo đồng tử Thọ Mạng rằng:

- Ông nên nhận đồng tử này về gìn giữ dưỡng nuôi.

Đồng tử Thọ Mạng suy xét trước sau mới bạch Phật rằng:

- Ở trong nhà của con không nơi nào chứa nhận. Giả như được đứa con này không phải việc con nên làm.

Page 125: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Sau khi vợ Thiện Hiền được hỏa táng xong, Phật dùng sức oai thần của ánh sáng, lửa tự diệt tắt. Trong khoảnh khắc, bầu trời rơi tuyết nhỏ, tự nhiên trong lành, thâu cuốn củi dư, làm sạch đất nơi hỏa táng. Trong lửa sanh ra một đồng tử đứng vững vàng.

Thế Tôn bảo trong chúng và đồng tử Thọ Mạng rằng:

- Các ông là người có lòng tin, chớ học theo sự cuồng loạn của ngoại đạo tà khác, nên trụ trong chánh niệm.

Đồng tử Thọ Mạng bạch Phật:

- Con sanh trong dòng vua, cũng là dòng vua lâu đời, thân con thanh tịnh, như hương Ngưu đầu chiên đàn. Con thật không biết việc cuồng loạn của ngoại đạo tà khác.

Lúc ấy Thế Tôn lại bảo trưởng giả Thiện Hiền:

- Đồng tử này là con ông, ông nên đem về giữ gìn nuôi dưỡng.

Trưởng giả Thiện Hiền kia tà kiến cứng cỏi, không thực hành chánh đạo. Lúc đó lại lén nhìn ngoại đạo Ni-kiền-đà.

Ngoại đạo nói:

- Trưởng giả Thiện Hiền! Ông nên suy xét, đồng tử này là di vật trong lửa còn sót lại, rất xui xẻo. Tuy lửa không đốt nhưng tướng sao tốt được? Nếu ông đem về ở với ông, gia đình ông sẽ bị phá hoại; lại không hợp với mạng của ông, về ở với ông sẽ gây nhiều tổn hại, muốn làm việc gì thì không được thuận lợi, sau sẽ hối hận.

Trưởng giả nghe ngoại đạo nói vậy, không bằng lòng nhận đồng tử.

Bấy giờ Thế Tôn bảo vua Tần Bà Sa La:

- Đại vương, ông nên mang đồng tử này về cung nuôi dưỡng.

Vua Tần Bà Sa La vâng lời Phật dạy, vội vàng đứng dậy, khom người xuống, đưa hai tay bồng đồng tử, nhìn khắp đứa bé, rồi bạch Phật rằng:

- Con vâng lời Phật dạy, đem đồng tử về cung, nhưng đặt tên đồng tử là gì? Xin Phật Thế Tôn dạy cho.

Phật bảo:

- Đại vương! Đồng tử này được sanh từ trong lửa, nên đặt tên là Hỏa Quang Minh.

Lúc ấy, Thế Tôn ở trong đại chúng, đem đồng tử giao phó cho vua Tần Bà Sa La rồi quan sát biết vua Tần Bà Sa La và chúng hội, tùy theo căn tánh, sở thích của họ mà thuyết pháp cho họ.

Page 126: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Các chúng hội này được nghe pháp rồi, có hơn trăm người phát lòng tin thanh tịnh tối thượng. Có người chứng quả Tu đà hoàn, có người chứng quả Tư đà hàm, có người chứng quả A na hàm, có người chứng quả A la hán, có người đạt đến Noãn vị thiện căn, có người đạt đến Đảnh vị của thiện căn, có người đạt đến Nhẫn vị thiện căn, có người phát tâm Thanh Văn Bồ Đề, có người phát tâm Duyên Giác Bồ Đề, có người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Giác Bồ Đề, có người phát tâm quy y nhiếp thọ, có người phát tâm thọ trì giới luật.

Các chúng hội như vậy, Phật đều đem sức công đức làm chúng hòa hợp, tùy theo trường hợp đều được lợi ích.

Khi ấy, vua Tần Bà Sa La ra khỏi hội Phật, đem đồng tử trở về cung vua. Đại vương triệu tập tám cung tần làm tám người mẹ:

- Hai người làm dưỡng mẫu để nuôi dưỡng.

- Hai người làm nhũ mẫu lo việc cho bú mớm.

- Hai người làm tịnh mẫu để tắm giặt.

- Hai người làm hý mẫu để làm bạn học tập và vui chơi.

Đại vương sai tám bà mẹ làm như vậy rồi giao đồng tử cho họ nuôi, từ lúc còn bú mớm cho đến trưởng thành. Lúc ăn, lúc bú và các việc làm khác, suốt cả ngày đêm ân cần nuôi dưỡng, vỗ về, thương yêu, không để thiếu sót. Dần đến khi trưởng thành, trang nhã thanh tịnh như một hoa sen từ trong ao mọc lên, luôn luôn thương yêu giữ gìn như vậy.

Đồng tử Quang Minh có một người cậu họ, đem của cải đi ra ngoài buôn bán đã lâu, trải qua nhiều năm chưa quay trở về. Bỗng một lúc nọ nghe người ngoài nói: “Em gái ông mang thai, Phật đã thọ ký chắc chắn sẽ sanh con trai. Sau khi sanh rồi, gia đình giàu thịnh, an lành tối thượng, ở trong cõi người hưởng thọ phước trời, sau đó xuất gia học đạo trong pháp của Phật, dứt các phiền não, chứng A la hán.”

Người anh nghe nói vậy rồi, liền thâu góp của cải buôn bán, mang vác lặn lội từ xa trở về nhà mình. Về đến nhà biết em đã chết, kêu buồn khóc lóc. Tự nghĩ: “Lúc trước ở ngoài đã nghe Phật thọ ký em ta chắc chắn sinh nam, dứt các phiền não, chứng A la hán. Nay em ta đã chết, lời Phật nói là dối. Chẳng lẽ Phật Thế Tôn cũng nói dối hay sao?”

Nghĩ vậy rồi đến nhà làng xóm hỏi han việc ấy. Đến nơi hỏi người làng xóm rằng:

- Tôi đi buôn bán xa mới về. Trước đã nghe người nói: em tôi mang thai, Phật thọ ký chắc chắn sẽ sinh con trai. Sau khi sinh rồi, gia đình giàu thịnh, ở trong cõi người hưởng thọ phước trời. Sau đó xuất gia học đạo trong giáo pháp của Phật, dứt các phiền não, chứng A la hán. Tôi nghe nói vậy, vui mừng vội trở về. Kịp về đến nhà thì em tôi đã chết. Lời Phật đã nói có phải là giả dối hay không?”

Người làng xóm vì người anh, nói kệ rằng:

Page 127: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Trăng sao ở dưới đất

Núi đá bay lên không

Biển lớn có thể khô

Lời Phật thật không dối.

Người làng xóm nói kệ rồi, lại bảo với người anh rằng:

- Lời Thế Tôn nói thật không giả dối, nhưng em ông đã chết là có nguyên nhân. Trưởng giả Thiện Hiền tin lời ngoại đạo nói, nên tạo nghiệp giết hại. Do nguyên nhân giết hại mà em ông chết. Đồng tử Quang Minh có oai đức lớn, lửa không thể đốt cháy, người sanh ra từ trong hoa sen. Nay vua Tần Bà Sa La đang nuôi dưỡng trong cung.

Người làng xóm kể lại đầy đủ việc ấy cho người anh.

Lúc người anh nghe rồi, trở về nhà nói với trưởng giả Thiện Hiền rằng:

- Việc trưởng giả làm không theo pháp lý. Em gái tôi làm sao chết tôi đã biết rõ. Em tôi mang thai, ông sắp bày mưu kế, sinh sản không tròn. Nguyên nhân ông dùng tà kiến, tin theo ngoại đạo, giết hại em tôi. Đồng tử Quang Minh có oai đức lớn, sinh ra từ trong hoa sen, lửa không thể đốt cháy, nay đang ở trong cung vua. Việc này thật phi lý! Trong ngày nay, ông hãy mau đến cung vua đem đồng tử về thì việc này tốt. Nếu không làm vậy, ắt tôi cùng ông sẽ không hòa thuận. Tôi sẽ đem tro trắng đi rải khắp trong các ngã tư đường và khắp nơi, làm cho trắng đất, khiến mọi người sợ hãi, rồi tôi xướng lên rằng: “Trưởng giả Thiện Hiền giết hại người nữ. Em tôi trước do nguyên nhân này bị chết. Đồng tử Quang Minh nay ở trong cung vua, bây giờ vua sẽ làm việc không lợi ích.” Tôi sẽ rao việc này khắp nơi. Ông hãy tự tính toán, không nên để lại sự xấu hổ.

Trưởng giả Thiện Hiền nghe nói xong, lòng sanh buồn não, nghĩ rằng: “Như anh nói là thật không phải dối. Nếu thật như vậy, tôi phải xấu hổ.” Nghĩ rồi, liền đến cung vua. Đến rồi, quỳ bái cung kính, đem việc ấy tâu vua rằng:

- Đại vương! Tôi quá khinh xuất, ngài thật cao tột! Nếu không đem được đồng tử về, e vua bị chê bai. Xin vua cho đồng tử này đem về.

Vua nói:

- Trưởng giả! Lòng ta vốn không giữ lấy đồng tử này. Do Phật Thế Tôn giao phó cho ta. Nếu không phải Phật bảo, ta giữ lấy làm gì? Nếu ông muốn đem đồng tử này về, nên đi đến chỗ Phật trình bày đầy đủ việc ấy.

Trưởng giả Thiện Hiền liền ra khỏi cung vua, đến chỗ Phật, rồi bạch Phật rằng:

Page 128: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Con có người thân từ xa về, bảo con rằng: “Đồng tử Quang Minh ở trong cung vua. Trong ngày nay mau đem đồng tử về là tốt. Nếu không, người ấy không hòa thuận, sẽ đến ngã tư đường hô lên rằng: “Trưởng giả Thiện Hiền giết hại người nữ. Em tôi trước do nhơn này mà chết. Đồng tử Quang Minh ở trong cung vua, lúc ấy vua cũng không làm việc lợi ích.” Con vì việc này đi đến cung vua xin lại đồng tử. Vua đáp: “Trước kia do Phật bảo ta đem về nuôi dưỡng.” Nay con đến đây xin Phật bảo vua trao lại đồng tử cho con.

Bấy giờ đức Thế Tôn biết việc này rồi, xét biết nếu trưởng giả Thiện Hiền không được đồng tử này, trong lòng bị ép khổ não, không đạt được ý này chắc chắn sẽ nôn huyết mà chết.

Phật vì đại từ bi làm việc cứu giúp, liền bảo tôn giả A-Nan rằng:

- A-Nan, ông có thể đến cung vua Tần Bà Sa La nói lại như lời của ta: “Phật hỏi đại vương có được khỏe không? Nay có một việc xin nghe lời Phật dạy: - Trưởng giả Thiện Hiền đến xin lại đồng tử Quang Minh. Xin vua trao lại cho. Nếu trưởng giả Thiện Hiền không được đồng tử, lòng bị ép buồn não, ý này không đạt, chắc chắn sẽ nôn huyết mà chết. Vua vì việc này, nên làm theo lời Phật dạy.”

Tôn giả A-Nan vâng theo thánh chỉ của Phật, liền đến cung vua Tần Bà Sa La, gặp vua rồi nói như lời Phật dạy:

- Phật hỏi đại vương có được khỏe không? Nay có một việc xin nghe lời Phật: - Trưởng giả Thiện Hiền đến xin lại đồng tử Quang Minh. Nếu Thiện Hiền không được đồng tử này sẽ bị ép buồn khổ, không được như ý, chắc chắn sẽ nôn huyết mà chết. Đại vương vì việc này, nên trao đồng tử lại cho họ.

Bấy giờ vua Tần Bà Sa La vâng lời Phật dạy, liền nói rằng:

- Tôn giả đại đức! Xin trở về bạch Phật giúp con: - Vua Tần Bà Sa La cúi đầu dưới chân Thế Tôn, kính lời thăm hỏi đức Thế Tôn, con xin vâng theo lời Phật dạy.

Tôn giả A-Nan ra khỏi cung vua, trở về chỗ Phật, bạch Phật Thế Tôn đủ như lời vua nói.

Lúc ấy, vua Tần Bà Sa La liền triệu trưởng giả Thiện Hiền đến nói rằng:

- Thiện Hiền! Đồng tử này được nuôi dưỡng giữ gìn trong cung vua đã lâu. Tám bà mẹ chăm sóc, bú mớm theo từng lúc. Lòng tôi thương yêu hơn là cha con. Tuy nay vâng lời Phật trao lại cho ông nhưng ông cũng sẽ như tâm ý của tôi, mỗi ngày ba lần ông đưa đồng tử vào cung, ta muốn gặp nó.

Trưởng giả Thiện Hiền vâng lệnh vua, liền tâu rằng:

- Tôi vâng lệnh vua, không dám làm trái. Mỗi ngày ba lần sẽ đưa đến cung vua.

Vua Tần Bà Sa La liền lấy các thứ báu đẹp trang nghiêm, vòng trang sức bằng ngà voi, để đồng tử Quang Minh cỡi voi báu, cho riêng một người hầu theo làm bạn đưa đến nhà trưởng giả. Sau

Page 129: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

đó mỗi ngày ba lần, trưởng giả đưa đồng tử đến cung vua, vua đích thân xem kỹ đồng tử Quang Minh làm việc gì đều theo như pháp lý.

Cho đến sau, người cha Thiện Hiền chết rồi, đồng tử Quang Minh làm chủ nhà, tiếp nối sự nghiệp, lại chuyên tinh tấn tin Phật, tin Pháp, tin Bí sô Tăng; quy y Phật, Pháp, Bí sô Tăng.

Ở nơi này, trước kia người cha đã tạo nghiệp giết hại, nay trưởng giả Quang Minh vì cha tu làm việc phước. Trong nhà lúc nào cũng làm đầy đủ bốn việc cung cấp, thừa sự bốn phương Bí sô. Tương lai sau là người kiết tạng chánh pháp của Thế Tôn, là người cao tuổi đứng đầu trong các đại Thanh Văn, cũng thường cung cấp, cúng dường các thứ.

Trưởng giả Quang Minh ở trong thành Vương Xá, tu các việc phước như vậy, đều vì cha làm việc lợi ích.

Bấy giờ có một khách buôn, trước là bạn cũ cùng buôn làng với Thiện Hiền, ở phương xa buôn bán lâu chưa về, nghĩ rằng Thiện Hiền hoàn toàn không làm nghiệp lành. Nay lại nghe biết ông ta đã chết, có con tên Quang Minh, trưởng giả Quang Minh tin Phật Pháp Tăng, quy y Tam Bảo, làm việc đúng như lý. Người khách buôn nghe việc này rồi nghĩ thương Thiện Hiền, vui mừng cho trưởng giả Quang Minh, liền đem hương tốt Ngưu đầu chiên đàn, làm cái bát lớn chứa đầy vật báu, từ phương xa sai người đem đến nói thế này:

- Ý tôi mong rằng mãi mãi làm kỷ niệm để nhớ không quên.

Khi ấy trưởng giả Quang Minh liền đem câu thần chú ủng hộ cho họ. Câu chú ấy là:

- “Kế na tức tư thác dạ phược thất thác dạ phược yết lý ca thác kế na phược ngật lý hệ hằng.”

Nói chú này xong, lại nói rằng:

- Bát báu này biếu cho Sa môn hoặc Bà la môn, hoặc người có các thứ thần thông oai lực lớn sẽ nhận bát này. Nếu được như vậy nên vui.

Chú nguyện rồi liền mang bát này ra khỏi thành Vương Xá. Trước tiên trồng một cây trụ lớn ở bên trái đường, rồi trang sức dây lụa, trên lại treo linh, để cái bát ở dưới cây làm dấu hiệu.

Bấy giờ có các ngoại đạo, như thường lệ vào lúc sáng sớm đi đến sông tắm rửa, lần lượt đi qua đường ấy, thấy bát báu này liền hỏi trưởng giả Quang Minh:

- Trưởng giả! Ông để bát ở đây để làm gì?

Trưởng giả Quang Minh đem nguyên nhân nói lại cho các ngoại đạo, các ngoại đạo nói:

- Các vị Sa môn Thích tử thanh tịnh, có thể nhận lãnh bát này, người không năng lực không thể kham nhận.

Ngoại đạo nói rồi, theo đường mình mà đi.

Page 130: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Sau đó có các chúng Bí sô đại đức cao tuổi, mang bát khất thực vào thành Vương Xá, thấy bên trái đường có bát báu này mới hỏi trưởng giả Quang Minh rằng:

- Ông để bát ở đây làm gì?

Trưởng giả Quang Minh cũng đem nguyên nhân trước trả lời.

Các Bí sô nói:

- Trưởng giả! Bát báu này chúng tôi không thể nhận, nên đem dâng lên Phật để thêm lớn lợi hành, diệt các tội cấu.

Khi các Bí sô nói vậy xong, theo đường mình mà đi.

Quyển 3

Bấy giờ tôn giả Thập Lực Ca Diếp đi đến chỗ để bát, thấy việc này rồi, đến nhà trưởng giả Quang Minh, hỏi trưởng giả rằng:

- Ông để bát báu ở bên trái đường làm gì?

Trưởng giả Quang Minh đem nguyên nhân trước thưa với tôn giả. Thập Lực Ca Diếp suy nghĩ: “Ta nghe trước kia trưởng giả Thiện Hiền gây nghiệp giết hại vì tin ngoại đạo. Nay ở đây trưởng giả Quang Minh làm việc phước, ta không nên bỏ đi bát này, nên hiện sức thần làm cho trưởng giả Quang Minh tròn đầy chí nguyện.”

Nghĩ xong, dùng thần lực duỗi cánh tay phải, giống như lực sĩ co duỗi cánh tay, chỉ trong khoảnh khắc, lấy bát báu kia đem về chỗ mình.

Các Bí sô thấy Thập Lực Ca Diếp mang bát báu đến đều cùng thưa rằng:

- Tôn giả! Ngài được bát này ở đâu?

Thập Lực Ca Diếp đem việc trước nói lại cho các Bí sô. Các Bí sô thưa:

- Tôn giả! Ngài vì bát này mà hiện thần lực, có đúng nghi pháp không?

Thập Lực Ca Diếp nói với các Bí sô:

- Ví như nghi pháp, không như nghi pháp. Ta đã làm rồi, vậy biết làm sao đây?

Khi ấy, các Bí sô đem việc này bạch Phật. Phật bảo các Bí sô:

- Nếu không đúng lúc và không đúng nơi, không lợi ích, không được tự tiện hiện tướng thần lực. Hiện không đúng lúc sẽ sanh lỗi lầm.

Page 131: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bấy giờ Thế Tôn dùng thần lực hóa ra bốn bát:

1. Bát bằng vàng

2. Bát bằng bạc

3. Bát bằng phệ lưu ly

4. Bát bằng pha để ca.

Hóa bốn cái rồi, lại hóa thêm bốn bát:

1. Bát thứ nhất bằng đá nhũ

2. Bát thứ hai bằng đồng đỏ

3. Bát thứ ba bằng đồng trắng

4. Bát thứ tư bằng gỗ.

Hóa xong, lần lượt đem bốn bát trước xếp bày. Bốn bát sau cũng xếp như vậy. Trong mỗi bát có đầy đủ thức ăn thơm ngon hảo hạng, đem đặt một chỗ, các Bí sô tùy ý mà lấy, tùy người nên nhận.

Sau khi Phật thu thần lực, bát lại biến mất.

Sau đó, trưởng giả Quang Minh hưởng phước cõi trời, hiện tướng an lành.

Những việc kỳ lạ luôn luôn xuất hiện.

Khi ấy, ở giữa hai cõi nước Chiêm Ba và thành Vương Xá có cây trụ ranh giới, trang sức bằng dây lụa, dưới có hai bát: một bát bằng thiếc, một bát bằng đất. Bát này trước đã chú nguyện, đặt ở giữa ranh giới hai nước. Không xa, có một trạm thu thuế. Các người buôn bán đem các vật đến nạp thuế cho vua. Có một người coi lấy thuế, có đầy đủ con cái quyến thuộc, của cải tơ lụa nhưng không tu thiện. Bỗng người ấy chết ở chỗ thu thuế, làm Dạ xoa lớn ác, cũng ở nơi ấy giữ gìn trạm thuế.

Một đêm, các người con nằm mộng thấy Dạ Xoa nói:

- Hãy treo một cái linh lớn trên trụ ranh giới ấy. Các người buôn đi qua trạm thuế, nếu có vật thuế mà giấu không nạp, linh ấy tự nhiên kêu lên, người lấy thuế biết được liền giữ họ lại kiểm soát, lấy được thuế rồi mới cho họ đi.

Các người con thấy mộng rồi, sáng sớm cùng với thân thuộc đến chỗ trạm thuế, tìm thấy cây trụ ranh giới, bèn y theo mộng treo cái linh ở trên.

Page 132: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bấy giờ, trong nước Chiêm Ba có một nhà Bà la môn tên Mạn Ninh Đát Mộ, làm nghề mua bán. Một hôm nọ ngồi cùng vợ ở một chỗ. Vợ bảo chồng rằng:

- Em ở nhà lo liệu việc trong nhà. Tiền bạc của chàng làm ra chỉ đủ tiêu dùng. Chẳng lẽ cứ như vậy hoài hay sao? Anh nên vào trong chợ, mua sợi bông vải thật tốt đẹp. Em sẽ dệt thành tấm vải tốt đẹp cho anh đem ra chợ bán, không lợi hơn hay sao?

Bà la môn theo lời vợ nói, mua được sợi vải đem về. Vợ bèn sắp đặt khung dệt để dệt thành tấm vải mềm mại, tốt đẹp không thể bì. Đường chỉ ngang dọc kỹ, đều tinh xảo. Người vợ chăm chỉ dệt thành một tấm vải tốt, bèn bảo chồng rằng:

- Tấm vải đã dệt xong, tốt đẹp mềm mại, giá đáng ngàn vàng. Anh có thể đem ra chợ bán. Nếu có ai trả đúng giá ngàn vàng thì bán cho họ. Nếu không trả đủ giá ngàn vàng, tùy theo trường hợp, nên nói dịu dàng rằng: “Ở đây không ai làm được tấm vải tốt đẹp, tinh xảo này.” Xướng lên vậy rồi, đem đến chỗ khá mà bán.

Bấy giờ Bà la môn Mạn Ninh Đát Mộ như lời vợ dặn, đem tấm vải tinh xảo này vào bán trong chợ. Rốt cuộc không có người nào trả đúng ngàn vàng. Nhớ lời vợ, ông bèn xướng rằng:

- Trong đại thành Chiêm Ba, không ai làm được tấm vải tinh xảo như vậy.

Nói xong đem về bàn với vợ:

- Không có người nào trả đúng giá này. Nên đem đến nước khác sẽ có người biết giá trị của nó.

Nói rồi cùng nhau từ biệt.

Khi ấy, Bà la môn đem một tấm vải đã từng mặc qua, cùng với tấm vải mới dệt giấu trong cán cây lọng, âm thầm đi theo những người buôn, dần dần ra khỏi nước mình.

Vừa đến thành Vương Xá, những người buôn đi qua giữa hai chỗ có trạm thuế. Đến chỗ ấy rồi, gom các vật lại để một chỗ. Lúc ấy người lấy thuế lần lượt kiểm soát. Các người buôn đem các vật đóng thuế nạp lên cho vua. Trong đó chỉ có Bà la môn Mạn Ninh Đát Mộ trước đã cất dấu tấm vải trong cái cán lọng, đứng ở một bên không chịu đem nạp thuế.

Một bên của trạm thuế trước đó đã trồng cây trụ ranh giới, trên có treo cái linh tự nhiên phát ra tiếng. Người thu thuế liền biết trong đoàn có người trốn thuế, bèn nói với chủ buôn rằng:

- Cái linh trên cây trụ này không phải gió thổi động, không phải người lay đánh, mà tự nhiên phát ra tiếng. Tôi biết trong đoàn của ông có người giấu vật, không đem nạp thuế phải không?

Người thu thuế liền giữ họ lại kiểm soát thấy trong đoàn này không có người nào giấu trốn không nộp thuế. Các người buôn biết chắc không còn vật chưa nạp thuế đều muốn tiếp tục đi. Cái linh lại phát ra tiếng bốn lần như vậy, lại kiểm soát kỹ, cũng không tìm được người nào trốn thuế.

Page 133: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Chủ buôn nói với người lấy thuế rằng:

- Trong đoàn của tôi không có người nào trốn thuế, chắc là đoàn người khác đã lén đi trước rồi.

Nói xong, liền cùng bàn với nhau:

- Trong này có một Bà la môn cất giấu vật không đóng thuế.

Cuối cùng, người lấy thuế kia đến chỗ người Bà la môn Mạn Ninh Đát Mộ nắm lại không thả ra, cố tìm vật trốn thuế.

Bà la môn nói:

- Vì sao ông nắm tay tôi? Ông đã thấy rõ thật không có vật trốn thuế. Tôi không giấu chút vật nào không nạp. Nếu có thì đã đem đóng thuế rồi.

Nói xong, cái linh lại phát ra tiếng. Khi ấy, người thu thuế nhắm vào Bà la môn kiểm soát thật kỹ, rồi nói rằng:

- Bà la môn ơi! Vì sao ông cố giấu vật, không chịu nạp thuế? Nay cái linh này phát ra tiếng nhiều lần là việc kỳ lạ. Ông nên biết, dưới cây trụ ranh giới này có thiên thần ủng hộ, ông nên đem vật ra nạp thuế, đừng gây làm việc xấu như vậy.

Bà la môn nói:

- Tôi tin là thật có thiên thần ủng hộ.

Nói xong, lấy tấm vải tốt trong cán lọng ra, đưa cho người thu thuế, nói rằng:

- Đây là vật tôi trốn thuế. Ông hãy lấy nó đi.

Người thu thuế nhận tấm vải này rồi nói với Bà la môn:

- Không phải tôi nhận đem nạp cho vua, cũng không lấy cho tôi, mà là đem dâng cúng thiên thần.

Nói rồi đem tấm vải treo lên cây trụ và nói với Bà la môn rằng: - Tôi đã đem tấm vải dâng cho thần linh rồi. Nếu ông muốn lấy hãy tự lấy đi!

Bà la môn liền lấy tấm vải đó đem đến một chỗ vắng, cũng cất dấu trong cán lọng như trước, rồi tiếp tục đi dần vào thành Vương Xá.

Bà la môn đem tấm vải đó bày bán trong chợ, mong có người trả đúng giá ngàn vàng. Đi khắp, rốt cuộc không có ai trả đúng giá như vậy. Bà la môn xướng lên rằng:

- Trong đại thành Vương Xá không có người nào biết được giá trị của tấm vải tốt đẹp này.

Page 134: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lúc xướng như vậy, trưởng giả Quang Minh cỡi voi báu, từ cung vua trở về nhà mình, bỗng nghe nói như thế, rất kinh ngạc, bèn dừng lại hỏi Bà la môn rằng:

- Vì sao ông nói lời chê bai trong thành này?

Bà la môn ấy không trả lời.

Trưởng giả Quang Minh nói:

- Ông nên nói rõ nguyên nhân việc này.

Bà la môn nói:

- Tôi từ nước mình đem hai tấm vải tốt đẹp đến đây bán. Nếu có người trả đúng giá ngàn vàng thì tôi bán. Tôi đã đi khắp mà không có người nào trả đúng giá ấy.

Trưởng giả Quang Minh nói:

- Ông có thể đem đến cho tôi xem kỹ.

Bà la môn liền theo trưởng giả về đến nhà, rồi lấy tấm vải đó cho trưởng giả xem. Trưởng giả xem rồi liền nhận biết giá trị, bảo Bà la môn rằng:

- Hai tấm vải này một mới một cũ. Cái cũ tôi trả ông giá năm trăm tiền vàng.

Bà la môn nói:

- Giá trưởng giả trả chưa bán được.

Trưởng giả Quang Minh nói:

- Ta thấy tấm vải này cũ, phải giặt tẩy mới trở thành mới.

Trưởng giả liền đem tấm vải cũ, ở trên lầu cao quăng từ trên không xuống, tấm vải ấy nặng, liền rơi xuống đất.

Trưởng giả Quang Minh nói với Bà la môn:

- Tôi muốn xem kỹ tấm vải mới còn lại.

Bà la môn lấy tấm vải mới đem trao trưởng giả. Trưởng giả xem xong, cũng làm như trước. Từ trên không dải xuống, tấm vải ấy nhẹ tốt nên từ từ mới xuống đến đất.

Bà la môn sanh lòng tin trọng, nói rằng:

Page 135: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Trưởng giả Quang Minh có oai lực lớn. Tấm vải tốt đẹp này, mới cũ tôi đều dâng cho ông, không lấy giá ấy. Ông nên nhận lấy cho.

Trưởng giả đáp:

- Nhà tôi giàu có. Ông đã trải qua gian khổ, không thể vô cớ nhận vật này của ông. Nay tôi trả cho ông mỗi tấm ngàn vàng, ông đưa cho tôi hai tấm vải này.

Bà la môn nhận được tiền vàng rồi mang trở về nhà.

Trưởng giả Quang Minh lấy tấm vải cũ đem cho đứa ở. Sau lấy tấm vải mới làm khăn mới mà dùng thường ngày. Trưởng giả dùng khăn rồi, sau đó đem phơi nắng.

Bấy giờ vua Tần Bà Sa La cùng người hầu cận mới vừa lên cung điện, bỗng nhiên có gió mạnh thổi khăn ấy rơi xuống trước mặt vua. Vua Tần Bà Sa La bảo người hầu cận:

- Tấm vải tốt đẹp này từ đâu bay đến? Chỉ có hàng vương giả mới sử dụng nó.

Người hầu cận tâu:

- Tâu đại vương, thần từng nghe rằng: Chuyển luân thánh vương bảy ngày sắp sửa lên ngôi, trời mưa vàng. Nay ngài đã lên ngôi, trời mưa tấm vải tốt đẹp, không lâu sau cũng sẽ mưa vàng.

Vua nói:

- Các ngươi không biết. Ta nghe Phật thọ ký: trưởng giả Quang Minh ở trong cõi người hưởng thọ phước trời. Tấm vải tốt đẹp này là vật của Quang Minh dùng, gió bay đến đây, có thể mời người ấy đến đây trao trả lại.

Trưởng giả Quang Minh liền đến trước vua. Vua nói:

- Trưởng giả! Trước kia Phật thọ ký cho ông ở trong cõi người hưởng thọ phước trời. Tấm vải tốt đẹp này là của ông, ta trả lại cho ông.

Trưởng giả Quang Minh cúi mình đưa tay đón nhận tấm vải ấy. Nhận rồi xem đúng là của mình, liền tâu vua rằng:

- Đây là khăn sạch tôi dùng ở nhà, mới vừa đem phơi nắng, gió bay đến đây. Việc ấy đúng là thật.

Vua bảo trưởng giả:

- Phật thọ ký cho ông hưởng thọ phước trời, hiện tướng an lành. Lời Phật chắc thật, việc ấy như vậy.

Lại nói với trưởng giả:

Page 136: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Bây giờ tướng tốt của ông như vậy, sao không thỉnh vua đến nhà ông xem qua một lượt?

Trưởng giả tâu rằng:

- Nay tôi may mắn, xin được thỉnh vua đến nhà.

Vua nói:

- Trưởng giả! Ông nên về trước chuẩn bị các thức ăn uống.

Trưởng giả tâu:

- Đại vương! Người hưởng thọ phước trời, không cần làm mà tự nhiên có, rất may mắn thỉnh vua đến nhà.

Vua Tần Bà Sa La cùng quần thần thân cận đến nhà trưởng giả Quang Minh. Trưởng giả dẫn đường cho vua đến nhà mình.

Vua thấy ở ngoài cửa có đứa tớ gái giữ cửa, tướng mạo rất xinh đẹp, bèn dừng lại giây lát. Trưởng giả tâu:

- Vì sao đại vương dừng lại đây mà không đi tiếp?

Vua nói:

- Trưởng giả! Ta thấy vợ ông nên mới dừng lại đây.

Trưởng giả đáp rằng:

- Đây là tớ gái giữ cửa, không phải vợ tôi.

Vua đi tiếp đến cửa giữa, thấy một tớ gái giữ cửa, vua cũng dừng lại không đi tiếp. Trưởng giả tâu:

- Vì sao vua lại dừng, không đi?

Vua trả lời như trước. Trưởng giả tâu:

- Đó không phải là vợ tôi, mà là đứa tớ gái giữ cửa giữa.

Vua lại tiến vào cửa bên trong, thấy trên đất có báu ma-ni, nước chảy, cá và các loại côn trùng. Vua cho đó là cái ao, cũng dừng lại giấy lát.

Trưởng giả tâu:

- Sao đại vương dừng ở đây không đi?

Page 137: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Vua đáp:

- Nơi đây có nước nên ta không đi tiếp.

Trưởng giả tâu:

- Đại vương! Nơi đây không có nước, chỗ đất này bằng báu ma-ni.

Vua nói:

- Trưởng giả! Nếu là đất báu, sao có các tướng nước chảy, có cá và côn trùng?

Trưởng giả tâu:

- Đại vương, trên có chạm khắc hình bánh xe quay, cá, côn trùng v.v… Do ánh sáng của báu ma-ni phản chiếu cho nên thấy như vậy.

Tuy vua nghe vậy nhưng chưa tin, liền rút chiếc nhẫn đeo tay của mình ném xuống đất. Chiếc nhẫn va vào đất phát ra tiếng, vua mới tin đó là đất báu ma-ni.

Vua Tần Bà Sa La vào nhà, ngồi trên tòa sư tử, vợ của trưởng giả ra bái chào vua, bỗng nhiên rơi nước mắt.

Vua hỏi:

- Trưởng giả! Vì sao vợ ông thấy vua lại rơi nước mắt?

Trưởng giả tâu:

- Đại vương, vợ tôi bái chào vua, đâu dám rơi nước mắt. Do vì vua mặc áo có hơi khói củi nên cay mắt mà chảy nước mắt. Đại vương, vậy nên người hưởng phước trời muốn ăn uống gì đều có báu như ý tự nhiên hiện ra.

Vua Tần Bà Sa La ở nhà trưởng giả đã bảy ngày, quên trở về cung vua. Khi ấy, các quan đồng liêu cùng đến chỗ Thái tử A-Xà-Thế tâu rằng:

- Đã bảy ngày vua ở nhà của trưởng giả Quang Minh. Việc triều chính trong nước bị bỏ phế. Thái tử nên đến thỉnh vua trở về cung.

Thái tử A Xà Thế liền đến nhà trưởng giả Quang Minh, tâu vua cha rằng:

- Sao phụ vương quên trở về cung? Chính sự trong nước bị bỏ phế.

Vua nói:

- Ta ở một ngày nơi nhà này, việc chính sự trong nước ngươi há không thể trị thay ta sao?

Page 138: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Thái tử tâu:

- Phụ vương nên biết, đã bảy ngày ở nhà này rồi.

Vua nghe nói, nhìn trưởng giả Quang Minh, hỏi:

- Có thật vậy không?

Trưởng giả tâu:

- Đúng vậy đại vương! Đã qua bảy ngày rồi.

Vua nói:

- Trưởng giả! Trong nhà của ông xem vào hiện tượng gì để phân ngày đêm?

Trưởng giả đáp:

- Theo hoa khép, hoa nở để phân ngày đêm.

Theo tiếng chim lạ hót và chim không hót để phân ngày đêm. Theo ánh sáng của châu báu ma-ni hiện và không hiện để phân ngày đêm.

Hoặc có hoa khép lại nhưng không phải đêm, có hoa nở nhưng không phải ngày.

Ánh sáng châu ẩn nhưng không phải đêm, có ánh sáng châu hiện mà không phải ngày.

Chim lạ yên lặng mà không phải đêm, có tiếng chim lạ hót nhưng không phải ngày.

Vua Tần Bà Sa La nghe việc này rồi, nói với trưởng giả Quang Minh:

- Ta tin lời Phật chân thật không dối. Phật đã nói: Ông ở trong loài người hưởng thọ phước trời. Việc ấy đúng như thật.

Vua Tần Bà Sa La nói xong, ra khỏi nhà trưởng giả.

Lúc thái tử A Xà Thế sắp ra khỏi nhà, lén lấy một hạt châu ma-ni tên Phiến hằng, đưa cho người hầu giữ. Về cung vua rồi kêu người ấy đến bảo rằng:

- Ta đã đưa hạt châu ma-ni cho ngươi, ngươi nên mang đến đây. Ta muốn xem kỹ.

Người hầu mở tay muốn dâng lên thái tử, nhưng không thấy hạt châu ấy, liền tâu rằng:

- Không biết hạt châu ấy mất ở nơi nào!

Page 139: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lúc đó thái tử liền lấy chùy đánh người hầu. Trưởng giả Quang Minh dùng phước lực cõi trời biết được việc ấy, bèn đến hỏi thái tử rằng:

- Vì sao lại lấy chùy đánh người hầu này?

Thái tử đáp:

- Vừa rồi ở nhà ông, tôi lén lấy hạt châu ma-ni đưa cho kẻ hầu này, nay bỗng mất đi. Tôi đã lấy trộm, người này còn trộm lại. Tội ấy càng nặng, cho nên đánh bằng chùy.

Trưởng giả tâu:

- Ông lấy châu của tôi, không gọi đây là trộm. Nay đã không thấy, cũng không phải người khác trộm. Hạt châu này trở lại ở nhà tôi. Vì sao? - Người hưởng phước trời mới có thể dùng được. Nếu thái tử muốn cần điều gì, tôi sẽ dâng cho ngài không tiếc gì cả.

Thái tử A Xà Thế sinh lòng nghi ngờ, nghĩ: “Hiện nay đối với trưởng giả này, ta chưa muốn lấy gì cả. Sau khi cha ta – vua Tần Bà Sa La – băng hà, ta mới mong cầu các tài sản vật báu của ông ta.”

Nghĩ rồi, thái tử A Xà Thế cấu kết với Đề Bà Đạt Đa lập mưu hại chết vua cha.

Sau khi giết cha rồi, tự làm lễ quán đảnh lên ngôi. Khi lên ngôi vua, bèn triệu trưởng giả Quang Minh đến, nói rằng:

- Trưởng giả là anh ta. Ta muốn đến nhà ông và hễ có chỗ nào cần, ông nên cung cấp cho ta.

Trưởng giả Quang Minh suy nghĩ: “Vua Tần Bà Sa La dùng chánh pháp trị đời. Người này hung ác, lại bạo ngược, giết phụ vương của mình. Tự mình làm quán đảnh để lên ngôi vua. Giờ ở trước ta nói lời kiêu mạn, muốn ở nhà ta, ta cũng nên thuận theo. Nếu làm trái, người này sẽ nhân đó hại gia tộc của ta.”

Nghĩ rồi, tâu rằng:

- Đại vương! Tôi biết lòng ngài có điều mong muốn. Mong rằng ngài đến nhà tôi, hễ có cần gì tùy ý lấy dùng. Sau tôi sẽ đến cung vua.

Vua A Xà Thế nói:

- Nếu được như vậy thì rất tốt.

Khi vua nghị bàn rồi, đến nhà trưởng giả trước. Trưởng giả lại trở về cung vua.

Trưởng giả có thắng tướng an lành của trời người. Trưởng giả đi đến nơi nào, các kho vật báu cũng đều theo đến.

Page 140: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Vua A Xà Thế ở nhà trưởng giả, thấy kho trân bảo bảy lần hiện ra, bảy lần biết mất. Thái tử nghĩ: “Các kho báu vật trong nhà này đều đi theo ông ấy, ta không thể có được. Ta nên bày mưu kế khác: lén sai một số người hung ác, chở một xe, đưa đến nhà trưởng giả Quang Minh lấy trộm trân bảo.”

Số người ấy đến nơi rồi, bày kế gian xảo để rình lấy trộm trân bảo.

Lúc ấy trưởng giả Quang Minh ở trên lầu cao có các hầu gái thân cận. Khi đó các hầu gái thấy những người trong xe ấy, họ đã biết là kẻ hung ác, đến rình lấy trộm trân bảo.

Các hầu gái thấy rồi, cười chỉ họ mà nói:

- Đây là kẻ trộm hung ác.

Trưởng giả nghe cười nói, bỗng hiểu rõ việc ấy.

Các người trộm kia ẩn núp suốt đêm. Đến sáng sớm, nhiều người cùng thấy họ, đồng nói rằng:

- Vua A Xà Thế là người nghịch ác, giết hại phụ vương. Nay lại sai các người ác đến trộm cắp trân bảo nhà trưởng giả

Khi vua A Xà Thế biết việc này,sai người đến chỗ trưởng giả Quang Minh nói rằng:

- Vì sao trưởng giả khinh chê nhiều người của ta?

Trưởng giả Quang Minh biết ý vua, liền sai đuổi các người ác đi khỏi hết.

Trưởng giả nghĩ: “Vua A Xà Thế rất nghịch ác, giết hại phụ vương. Có phải sau này cũng làm việc giết hại với ta không? Nhớ lời Phật đã thọ ký: ở trong pháp Phật xuất gia học đạo, dứt các phiền não, chứng A la hán. Ta nên xuất gia theo Phật.”

Nghĩ xong, liền đem kho báu làm các việc từ bi bố thí lợi lạc.

Quyển 4

Bấy giờ, trưởng giả Quang Minh làm các việc từ bi, bố thí lợi lạc. Bố thí xong, không cho các người thân thuộc biết, âm thầm đến chỗ Phật. Đến rồi, đầu mặt lễ chân Thế Tôn, bạch Phật rằng:

- Xin Phật Thế Tôn thí cho con được lợi lành. Con muốn xuất gia ở trong pháp Phật, thọ giới cụ túc, làm Bí sô, tịnh tu phạm hạnh. Xin Phật đại từ thâu nhận con.

Phật bảo:

- Lành thay! Hãy đến trong pháp của Ta siêng tu phạm hạnh.

Page 141: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Lúc Phật nói xong, râu tóc trưởng giả Quang Minh tự nhiên rụng, thành tướng Bí sô, thân đắp y Tăng già lê, bưng bình bát.

Qua bảy ngày đêm tâm trụ trong chánh niệm, tịnh tu phạm hạnh, phép tắc oai nghi như người trăm tuổi hạ.

Phật đem y Tăng già lê che trên đỉnh đầu Bí sô Quang Minh, các căn tịch lặng, nhất tâm chánh trụ.

Bấy giờ trên hư không có tiếng khen ngợi rằng:

- Nay ở thời Phật, Bí sô Quang Minh tròn đầy ý nguyện, lại sanh ý chuyên mạnh chắc chắn, xem xét năm đường sanh tử luân hồi, xoay vần chuyển động không lúc nào ngừng hết. Các nghiệp chúng sanh mỗi loài mỗi khác nhau, đọa trong sự sống chết. Chỉ có chánh pháp của Phật mới có thể giải thoát.

Quán sát vậy rồi thấy pháp Tứ Đế, hiểu rõ sanh tử, xa lìa tưởng tham ái của ba cõi. Xem các vật báu vàng ròng cũng như đất bùn, dứt các phiền não, chứng quả A la hán, đều đầy đủ tam minh, lục thông, tối thượng không ai bằng, bay đi trên hư không tự tại như ý. Tất cả tiếng khen và lợi dưỡng ở đời không đắm trước. Chư thiên, Thích, Phạm đều đến cúng dường.

Khi ấy các chúng Bí sô trong hội thấy việc này sanh lòng nghi ngờ, đồng bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bí sô Quang Minh này vì nhân duyên gì khi chưa xuất gia, ở trong cõi người hưởng thọ phước trời. Vào trong Phật pháp, vừa mới xuất gia liền trừ tất cả phiền não, chứng A la hán?

Phật bảo các Bí sô:

- Bí sô Quang Minh này nay đã thuần thục thiện căn đời trước, đã được lợi ích, chắc chắn như vậy. Cho nên Bí sô Quang Minh vì duyên lành đời trước mà được quả như vậy.

Lại các Bí sô nên biết, các nghiệp quả báo đều do nơi nhơn đã tự làm, không phải được thành tựu do địa giới bên ngoài. Cũng không phải do đất, nước, gió , lửa; không phải được thành tựu do các uẩn, xứ, giới. Thiện, không thiện đều do nghiệp của mình mà nhận lấy quả báo.

Bấy giờ, Thế Tôn vì các Bí sô nói kệ rằng:

- Nghiệp tất cả chúng sanh đã tạo

Trải qua trăm kiếp cũng không mất

Vào lúc nào nhân duyên hòa hợp

Theo đó sẽ nhận lấy quả báo.

Page 142: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Phật bảo các Bí sô:

- Các ông lắng nghe! Bí sô Quang Minh do nhân duyên đời quá khứ, cách đây chín mươi mốt kiếp, có Phật ra đời hiệu là Tỳ Bà Thi Như Lai Ứng cúng Chánh đẳng chánh giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật cùng với sáu trăm hai mươi vạn chúng Bí sô đi khắp trong thành của nước lớn Mãn Độ Ma Để, ở lại một nơi.

Vua của nước ấy tên là Mãn Độ Ma, vua tin chánh pháp, dùng chánh pháp trị nước. Đất nước rộng lớn, nhân dân hùng mạnh, giàu vui an ổn, khỏi các nạn bệnh khổ, đói khát; cũng không có sự chiến tranh oán hại, trộm cắp, khủng bố. Nhân dân hòa thuận, tướng lành đầy đủ.

Trong thành ấy có một trưởng giả tên là Tích Tài, tin tưởng chánh pháp. Nhà ấy giàu có, của báu vô lượng, ngang bằng Tỳ sa môn Thiên Vương. Bấy giờ trưởng giả biết Như Lai Tỳ Bà Thi và chúng Bí sô đến trong thành, liền nghĩ: “Ta muốn thỉnh Phật và chúng Bí sô cúng dường các thức ăn uống và nhà ở trong ba tháng.” Nghĩ xong, liền đến chỗ Phật. Đến rồi, đầu mặt làm lễ dưới chân Phật, lui xuống ngồi một bên.

Lúc ấy, Phật Tỳ Bà Thi liền tùy theo ý trưởng giả, chỉ dạy pháp thiện lợi, giảng nói các trọng yếu.

Trưởng giả Tích Tài nghe chánh pháp rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục ngay ngắn, chắp tay hướng về Phật bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn, nay con thỉnh Phật và chúng Bí sô đến nhà con. Con xin cúng dường trong ba tháng các thức ăn uống và nhà ở. Tất cả các nhu cầu đều cung cấp đầy đủ. Xin Phật từ bi nhận lời con thỉnh.

Phật Tỳ Bà Thi im lặng.

Trưởng giả Tích Tài thấy Phật im lặng, biết Ngài đã nhận lời, lòng rất vui mừng, đầu mặt lễ chân Phật, ra khỏi hội Phật, trở về nhà mình.

Lúc ấy, vua Mãn Độ Ma nghe Phật Tỳ Bà Thi và sáu trăm hai mươi vạn chúng Bí sô đến thành của nước mình, liền nghĩ: “Nay ta thỉnh Phật và chúng Bí sô về trong cung cúng dường các thức ăn uống và nhà ở trong ba tháng an cư. Tất cả nhu cầu tùy theo mà cung cấp.” Nghĩ xong, cùng hầu thần thân cận đến nơi Phật. Đến rồi, đầu mặt lễ chân Phật, lui xuống ngồi một bên. Lúc ấy Phật tùy theo ý muốn, chỉ dạy thiện lợi, giảng pháp trọng yếu. Vua nghe rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nay con thỉnh Phật và chúng Bí sô đến trong cung. Con xin cúng dường thức ăn uống trong ba tháng an cư. Tất cả nhu cầu ăn uống, y phục, thuốc thang, giường nằm, tùy chỗ cung cấp, cúng dường thừa sự. Xin Phật từ bi nhận lời con thỉnh.

Phật bảo:

Page 143: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Đại vương! Ta đã nhận lời thỉnh của trưởng giả Tích Tài trước rồi.

Vua thưa:

- Xin Phật đến cung, con xin cúng dường thức ăn uống. Con sẽ ra lệnh cho trưởng giả Tích Tài.

Phật bảo:

- Đại vương! Theo pháp thì không nên làm trái lời thỉnh trước.

Vua Mãn Độ Ma đầu mặt lễ chân Phật Tỳ Bà Thi, rồi liền từ hội Phật trở về cung, vua sai sứ đến nhà trưởng giả Tích Tài, truyền lệnh vua rằng:

- Ông nên biết, vua đã thỉnh Phật Tỳ Bà Thi và chúng Bí sô trước. Ông có thể làm thức ăn cúng dường vào một ngày khác.

Trưởng giả Tích Tài nói với sứ giả rằng:

- Xin vua xót thương, tôi đã thỉnh Phật và chúng Bí sô trước.

Sử giả trở về tâu vua. Vua lại sai sứ đến nói với trưởng giả:

- Nay ông ở trong nước ta, theo lý thì nên để cho ta thỉnh trước.

Trưởng giả nói với sứ rằng:

- Nếu đại vương nói ở trong nước vua, vua phải được thỉnh trước, về lý thật không đúng. Xin vua chớ nên gây trở ngại.

Sứ trở về tâu lại như vậy. Vua lại sai sứ nói với trưởng giả:

- Nên biết rằng: giả như ngươi có thỉnh rồi, ta cũng không gây trở ngại. Nhưng nếu ngươi có thể làm thức ăn thơm ngon, Phật sẽ tự đến.

Trưởng giả Tích Tài nghe nói rồi, liền ngay đêm ấy, dùng củi thơm để đốt nấu các thứ thức ăn uống sạch sẽ, mùi vị thơm ngon. Vua Mãn Độ Ma ở trong cung cũng làm thức ăn uống.

Đến sáng sớm ngày, trong nhà trưởng giả trải bày giường tòa trang nghiêm tốt đẹp và bình nước sạch. Sắp xếp xong rồi, sai người đến chỗ Phật bạch rằng:

- Thức ăn uống đã làm xong, giờ ăn cũng đã đến. Xin Phật đến dự. Nay đã đúng lúc.

Bấy giờ Phật Tỳ Bà Thi cùng chúng Bí sô đúng giờ đắp y, bưng bình bát đến nhà trưởng giả Tích Tài, nhận sự cúng dường.

Page 144: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đến rồi, trước tiên Phật rửa chân rồi ngồi trên tòa tốt đẹp cao thượng. Các chúng Bí sô mỗi người cũng đều rửa chân, ngồi theo thứ tự. Trưởng giả Tích Tài chắp tay cung kính, trước lễ chân Phật. Lễ rồi, tự bưng thức ăn thơm ngon dâng lên Phật Thế Tôn, lần lượt dâng đến các Bí sô.

Phật và chúng Bí sô thọ trai xong, thâu lấy y bát, rửa tay sạch sẽ, lần lượt ngồi yên lặng. Trưởng giả Tích Tài cũng ngồi cung kính ở trước Phật, lắng nghe Phật thuyết pháp.

Khi đó, Phật Tỳ Bà Thi tùy theo khả năng của trưởng giả Tích Tài chỉ dạy lợi lành, giảng nói pháp yếu. Trưởng giả nghe pháp rồi, rất vui mừng, đảnh lễ chân Phật. Trưởng giả Tích Tài cúng dường xong rồi, Phật ra khỏi nhà ông ấy.

Lúc ấy, vua Mãn Độ Ma còn ở trong cung làm thức ăn uống, muốn cho hơn trưởng giả. Vua bảo cận thần rằng:

- Ở trong cung ta, quyến thuộc phi tần rất đông nhiều. Người nào làm thức ăn thơm ngon hảo hạng hơn được trưởng giả Tích Tài?

Cận thần tâu rằng:

- Đại vương phải cấm các người bán củi. Trưởng giả sẽ không có củi để nấu được thức ăn ngon cúng dường Phật.

Vua y như lời nói, ra lệnh cấm bán củi. Nếu người nào cố bán sẽ bị đuổi ra khỏi nước.

Trưởng giả Tích Tài nghe có lệnh cấm người bán củi, sanh lòng tức giận nói rằng:

- Trong nhà của ta đã có gỗ thơm, còn cần gì củi, để đốt thân mình hay sao?

Trưởng giả ở nhà trước lấy gỗ hương và dùng dầu thơm đốt làm thức ăn. Mùi thơm ấy tỏa khắp trong đại thành.

Vua Mãn Độ Ma nghe mùi thơm này, hỏi cận thần rằng:

- Mùi thơm này từ nơi nào bay đến?

Cận thần tâu rằng:

- Mùi thơm này từ nhà của trưởng giả Tích Tài, đem gỗ thơm đốt nấu thức ăn uống nên các mùi thơm ấy bay đến nơi này.

Vua nghe nói thế, biết Phật đã nhận lời thỉnh đến nhà của trưởng giả, liền buồn não bảo cận thần rằng:

- Trong cung của ta sao không có gỗ thơm?

Page 145: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Cần thần tâu:

- Ngoài chợ không có gỗ thơm, làm sao ông ta có được? Đại vương nên biết, trưởng giả Tích Tài nhà tuy giàu có nhưng không có con. Sau khi qua đời sẽ không có người kế tự. Các của cải sẽ thuộc về vua.

Vua Mãn Độ Ma dù nghe nói vậy nhưng cũng không vui.

Hầu thần tâu:

- Đại vương đừng nên buồn não. Người nên thỉnh Phật cúng dường vào ngày khác như đã muốn. Thần sẽ có cách làm hơn trưởng giả kia.

Khi cận thần nói vậy rồi, liền ở trong nội thành Mãn Độ Ma để dọn sạch hết tất cả cát đá, sỏi và các vật dơ nhớp, dùng nước thơm chiên đàn, rảy nước thơm, đốt các hương thơm, đem báu chơn châu rũ xuống, làm các cờ trướng, tràng phan treo khắp nơi. Rải các loại hoa giống như trong vườn hoan hỷ ở cõi trời không khác. Trang trí tòa ngồi rất rộng lớn, bằng các thứ báu tốt, đầy đủ các thức ăn mùi thơm ngon thượng hạng, hương sắc thanh tịnh, mùi vị ngon như trời Tô Đà. Thức ăn như vậy đáng nên cúng dường ba cõi Trung Tôn.

Sắp đặt xong rồi, các cận thần tâu vua rằng:

- Thành lớn này trong ngoài đều sạch sẽ, các thứ đều trang nghiêm. Thức ăn hảo hạng đều đã làm xong. Xin vua thỉnh Phật về cúng dường bữa cơm.

Lúc ấy, vua Mãn Độ Ma thấy việc này lòng rất vui mừng, bèn sai sứ giả đến chỗ Phật Tỳ Bà Thi bạch rằng:

- Xin Phật đến dự, bữa cơm đã làm xong. Nay đã đúng lúc.

Bấy giờ Phật Tỳ Bà Thi và chúng Bí sô đắp y bưng bình bát đến cung vua Mãn Độ Ma nhận sự cúng dường.

Đến rồi, trước tiên Phật rửa chân, ngồi trên tòa tốt đẹp, cao thượng. Các chúng Bí sô cũng rửa chân, ngồi theo thứ tự.

Vua Mãn Độ Ma bưng bình báu kiết tường, từ Phật trở xuống, dâng nước rửa đều khắp hết. Nhờ thần lực của Phật, có rồng Kiết Tường đứng giữa hư không cầm trăm cái lọng che trên đỉnh đầu Phật Thế Tôn và các Bí sô. Đại phu nhân của vua cầm quạt bằng các vàng, châu báu trang nghiêm tốt đẹp đứng hầu một bên Phật.

Các cung tần khác cũng cầm quạt báu đứng hầu bên các Bí sô.

Vua Mãn Độ Ma lễ dưới chân Phật. Lễ rồi bưng thức ăn ngon hảo hạng, kính dâng Thế Tôn, sau đó dâng đến các Bí sô.

Page 146: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Khi ấy, trưởng giả Tích Tài biết Phật cũng đến nơi thỉnh của vua Mãn Độ Ma. Ông liền sai người đến cung vua, lén xem các việc xếp bày các thức ăn uống ngon dở ra sao.

Người này đến chỗ vua, thấy hết việc thù thắng như vậy nên quên, ở lại không về.

Trưởng giả sai thêm người thứ hai đi, cũng lại không về.

Cuối cùng trưởng giả đích thân đến nơi ấy.

Đến cung vua rồi, thấy các việc cúng dường đầy đủ, bèn nghĩ: “Trong cung vua sắp đặt như vậy, không biết là do người nào làm? Nhà ta không có người nào làm được như vậy.”

Nghĩ rồi, trở về nhà mình, nói với người giữ kho rằng:

- Ông có thể lấy vàng bạc, châu báu treo ở trên cửa. Có người đến cầu xin gì thì cho, chớ nên dẫn vào. Ta không muốn gặp.

Trưởng giả Tích Tài nói xong, vào trong nhà, ngồi yên một chỗ, ưu sầu buồn bã. Bấy giờ Thiên Chủ Đế Thích dùng thiên nhãn quan sát, thấy việc này rồi nghĩ rằng: “Nay trong cõi này trưởng giả Tích Tài bố thí cúng dường Phật Tỳ Bà Thi, là thí chủ đứng hàng đầu, có lòng tin thanh tịnh. Ta nên biến thân mình để giúp đỡ ông ấy.”

Nghĩ rồi, Thiên Chủ Đế Thích ẩn thân hiện ra tướng Bà la môn, đến chỗ của trưởng giả Tích Tài nói với người giữ cửa rằng:

- Ông vào báo với trưởng giả rằng: có Bà la môn dòng Kiều thi ca đang ở ngoài cửa, muốn gặp trưởng giả.

Người giữ cửa nói:

- Trưởng giả dặn: “Nếu có người đến xin, cần gì thì cho, không nên dẫn vào.” Ông là Bà la môn! Nếu muốn gì nên lấy đi, sao lại đòi gặp trưởng giả?

Bà la môn nói:

- Ta không xin các thứ đồ vật, chỉ muốn xin gặp trưởng giả. Ông nên vì tôi mau vào báo rõ.

Người giữ cửa vào thưa rằng:

- Có một người Bà la môn dòng Kiều Thi Ca đang ở ngoài cửa, muốn gặp trưởng giả.

Trưởng giả bảo:

- Ngươi có thể nói với Bà la môn: nếu có xin gì nên lấy đi, sao lại đòi gặp ta?

Người giữ cửa ra nói lại như vậy.

Page 147: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bà la môn nói:

- Ta không xin gì. Chỉ muốn được gặp trưởng giả.

Người giữ cửa lại vào thưa trưởng giả. Trưởng giả đồng ý cho người ấy vào gặp.

Bà la môn vào rồi, nói với trưởng giả rằng:

- Vì sao ông ưu sầu không vui? Có gì buồn rầu không?

Lúc đó trưởng giả nói kệ rằng:

- Ta không nói việc buồn

Nói cũng không thể thoát

Nếu làm tôi hết được

Tôi sẽ nói với ông.

Bà la môn nói:

- Ông hãy nói rõ nguyên nhân buồn rầu, tôi sẽ giải tỏa việc ấy cho ông.

Trưởng giả nói hết nguyên nhân rồi, Thiên Chủ Đế Thích liền thâu tướng Bà la môn, hiện trở lại thân của mình, nói với trưởng giả:

- Tôi là Thiên Chủ Đế Thích. Tôi sẽ sai Thiên tử Tỳ Thủ Yết Ma đến giúp cho ông làm thức ăn thơm ngon cúng Phật.

Nói rồi, ẩn về cung trời, truyền lệnh cho Thiên tử Tỳ Thủ Yết Ma rằng:

- Ông đến nhà của trưởng giả Tích Tài bí mật giúp làm thức ăn cúng Phật, không phải là tốt sao?

Thiên tử liền vâng lệnh Thiên Chủ Đế Thích, dùng thần lực xuống giúp đỡ cho trưởng giả. Biến ra thành lớn, làm cho đều thanh tịnh, xếp bày các thứ vật dụng trân bảo nghiêm sức tốt đẹp như cảnh cõi trời. Tòa báu cõi trời, thức ăn ngon cõi trời thảy đều đầy đủ. Có vua rồng Ái La Phược Nỗ đứng trên hư không cầm trăm cái lọng che trên đỉnh đầu Phật.

Các rồng Kiết Tường cầm mỗi một cái lọng che trên đỉnh đầu các Bí sô. Có đồng nữ cõi trời cầm quạt bằng vàng báu trang nghiêm cao tột đứng hầu bên đức Phật. Các thiên nữ khác cầm quạt báu đứng bên Bí sô.

Bấy giờ trưởng giả Tích Tài bưng các thứ thức ăn thơm ngon cung kính dâng lên Phật và Bí sô.

Lúc ấy, vua Mãn Độ Ma bảo sứ giả rằng:

Page 148: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

- Ông đến nhà trưởng giả Tích Tài, lén xem nhà ấy xếp bày thức ăn và các thứ trang nghiêm ra sao?

Sứ giả vâng lệnh, đến nhà ấy, thấy hết các việc trang nghiêm, xem xong quên trở về. Vua lại sai người khác đi, cũng quên trở về. Thái tử đi, cũng không về. Cuối cùng, vua tự đến nơi ấy, lén đứng bên ngoài cửa.

Bấy giờ Phật Tỳ Bà Thi biết vua ở bên ngoài, mới bảo trưởng giả rằng:

- Trước ông nói lời không tốt với vua Mãn Độ Ma, ấy thật là tội lỗi! Nay vua ở ngoài cửa nhà ông, ông mau ra xin tạ tội.

Trưởng giả liền ra ngoài, thấy vua rồi xin tạ tội, rước vua vào. Vua vào nhà rồi, thấy các thức ăn thơm ngon, các thứ trang nghiêm tốt đẹp cõi trời. Thấy xong, đều quên hết việc trước kia.

Vua nói với trưởng giả:

- Ông đã cúng Phật các thứ cao tột như vậy. Nếu như mỗi ngày có thể cúng dường Phật và Bí sô thì không có gì so sánh được.

Trưởng giả Tích Tài lòng sanh thanh tịnh, lễ trước chân Phật, phát nguyện rằng:

- Xin cho con nhờ phước đức cúng dường Phật và Bí sô, thiện căn đã làm, sau sẽ được giàu có tự tại, đầy đủ tất cả. Sanh nơi nào cũng được hưởng thọ phước trời trong cõi người, không sanh lòng tham nhiều, xa lìa nghiệp tham, được pháp thiện lợi. Ở trong chánh pháp của Phật, theo Phật xuất gia.

Phát nguyện này xong, Phật Tỳ Bà Thi và chúng Bí sô đến nhà trưởng giả an cư trong ba tháng.

Bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni bảo các Bí sô:

- Ý các ông thế nào? Lúc ở trong pháp hội của Phật Tỳ Bà Thi, trưởng giả Tích Tài đâu phải người nào khác, nay chính là Bí sô Quang Minh. Vì khi ấy nói lời không tốt với vua Mãn Độ Ma nên không mất quả báo: trong năm trăm đời đều cùng mẹ bị lửa đốt. Cho đến đời này cũng lại như vậy. Nhưng do trước đã trồng căn lành ở thời Phật Tỳ Bà Thi và phát nguyện lớn, nay đã thành thục, làm trưởng giả giàu có, đầy đủ tất cả, ở trong cõi người hưởng thọ phước trời, làm việc thiện lợi cho đến các việc oai lực. Cùng vào thời Phật Tỳ Bà Thi và cuối cùng đang ở trong pháp của ta xuất gia học đạo, dứt các phiền não, chứng A la hán.

Các Bí sô! Do duyên này, các ông nên biết, tất cả chúng sanh nếu tạo một nghiệp đen, chắc chắn phải chịu một quả báo đen. Nếu tạo một nghiệp trắng, chắc chắn sẽ nhận được một quả báo trắng.

Vậy nên các Bí sô! Nghiệp nhơn đen hoặc trắng, mỗi một quả báo chắc chắn đều không mất. Phải biết đều do mình đã làm ra. Bí sô các ông nên tu học theo như vậy.

Page 149: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Phật nói Kinh này xong, các chúng Bí sô đã nghe Phật nói đều rất vui mừng, tin nhận vâng làm.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ghi chú: Bí sô: Tỳ kheo

Bí sô ni: Tỳ kheo ni

Phần Phụ Lục

Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục

ThíchThiềnTâm

Ai nói luân hồi chuyện vẩn vơ,

Người – dê chuyển kiếp lẹ không ngờ,

Đốt lò hương hỏi niềm xưa cũ,

Nghe giọng triều âm tỉnh giấc mơ.

Chuyện Mạnh Phu Nhơn

Điền Canh Dã, làm quan Đề Đốc tỉnh Quảng Tây, vợ là Mạnh Phu Nhơn, bẩm tính hiền lương, nhưng chẳng may mất sớm.

Khi Điền Canh Dã trên thuyền ngắm cảnh ở trấn Lương Châu, đêm trăng ngồi một mình nơi nha dinh, bỗng mơ màng như vào mộng, thấy phu nhơn dung mạo cực đẹp, từ trên ngọn cây phơi phới bay xuống. Điền Canh Dã mừng rỡ cùng nhau hỏi chuyện hàn huyên như thuở bình sanh.

Phu nhơn bảo: “Thiếp vốn là một vị thiên nữ, do túc duyên đời trước nên nay làm bạn với tướng công, duyên trần đã mãn, lại trở về ngôi cũ. Nay bởi còn chút duyên thừa nên mới đến viếng thăm.”

Điền Canh Dã hỏi: “Tôi kết cuộc ở quan tước nào?”

Phu nhơn đáp: “Quan vị còn tăng, không phải chỉ chừng ấy mà thôi.”

Tôi thọ được bao lâu?

Đáp: Cơ trời khó nói, tướng công lúc chết nên ở nơi hương lý, không ở chốn quan nha, không tại quán dịch bên đường, cũng không mất giữa chiến trận, thời đến sẽ tự rõ.

Hỏi: Sau khi tôi chết, còn được thấy nhau nữa chăng?

Page 150: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đáp: Việc này đều do tướng công, nếu cố gắng tu, khi sanh lên cõi trời tất sẽ được gặp, bằng không chắc sẽ khó hy vọng.

Sau Điền Canh Dã đi chinh phạt giặc Miêu trở về, già yếu chết dưới trướng binh.

Lai Tinh Hải

Lai Tinh Hải còn có tên là Lai Phục, người ở Tam Nguyên xứ Hiệp Tây. Ông thi đỗ tiến sĩ vào khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vạn Lịch. Cha ông là Lai Thiếu Sâm, tánh tình điềm đạm khiêm nhường cũng là một bậc tiến sĩ.

Khi Lai Tinh Hải chưa sanh, trong làng có một vị tăng pháp danh Lai phục, dốt chữ, chỉ nhờ người dạy học thuộc lòng được phẩm Phổ Môn và Bát Nhã Tâm Kinh, ngoài ra không biết chi cả. Cách làng hơn mười dặm, có khoảng sông cạn đầy cát, đến mùa mưa nước tràn ngập, người đi lại rất làm khổ sở. Sư Lai Phục không nề nhọc nhằn, tự thân đứng ra đắp đường làm cầu, có ai duyên trợ cũng đều tạ. Do đấy, xa gần đều gọi là sư Phật Hòa Thượng. Có người thấy sư khổ hạnh, dốt nát, gọi là Chuyết Hòa Thượng (Hòa Thượng quê vụng). Cũng có kẻ hiềm sư không chịu đi đám tụng kinh, nên gọi là Lại Hòa Thượng (Hòa Thượng Làm Biếng). Duy tiến sĩ Lai Thiếu Sâm kính trọng sư, nên gọi là Hữu Hạnh Hòa Thượng.

Sư tánh không thích cầu cạnh người, Lai Thiếu Sâm biết ý, thỉnh thoảng đến chùa nghe sư tụng hai thứ kinh và cúng dường vài gạo cùng các thức ăn.

Một hôm Lai Thiếu Sâm đang ngồi ở thính đường xử việc chợt thấy Lai Phục đi vào. Lai Thiếu Sâm vội vã đứng lên đón rước, nhưng sư không đoái hoài đến, đi thẳng vào nhà trong; kêu hỏi cũng chẳng đáp, Lai Thiếu Sâm lấy làm lạ, thì giây lát có tin truyền ra là phu nhơn sanh được một đứa bé trai. Ông vội sai người hỏi thăm, mới hay sư vừa hóa kiếp. Lai Thiếu Sâm biết sư đã thác sanh làm con mình, nên đặt ký danh là Lai Phục.

Thuở niên thiếu, Lai Phục cực thông minh, đọc rất nhiều sách, tinh cả nghề thuốc và bách công kỹ nghệ. Lớn lên thi đỗ làm quan các nơi,kẻ nghe biết đến cầu trị bịnh, cứu được rất nhiều người. Khi lớn tuổi, ông cáo bệnh về quê, thường nói với người rằng: “Ta vốn là kẻ xuất gia, đi trên đường hoạn lộ đã lâu; e quên mất bản lai, biết làm sao đây?”

Lúc sắp chết ông lại nói: “Nay ta muốn trở về để nối thành công nghiệp cũ.” Nói xong liền qua đời.

Hạ Phùng Thánh

Quan tướng Quốc đời Minh là Hạ Phùng Thánh, trong niên hiệu Sùng Trinh, cùng gia nhơn tử miền quê lên Kinh sư. Thuyền vừa đến mũi Tầm Ngư, thuộc dòng Cửu Giang, sóng to gió lớn chợt nổi lên. Hạ Phùng Thánh vội mặc triều phục, cầm hốt ra trước thuyền khấn vái. Khi ấy người trên thuyền thấy giữa hư không có vị thần mặc áo lụa đỏ, xách xon quỷ đen liệng xuống nước, liền đó sóng gió dừng lặng. Hạ Phùng Thánh cho thuyền ghé vào bờ, thiết lễ cúng nơi miếu Đại Vương ở bên sông, để đáp ơn thần phò hộ. Do duyên sự này, từ đó về sau dân chúng càng tin tưởng, đem hương đèn, dê lợn dâng cúng mỗi ngày thêm nhiều.

Page 151: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

NămSùng Trinh thứ mười ba, Kỳ Thân Vương muốn phục hưng đạo tràng Quy Ngưỡng, cho rước Tam Muội Quang luật sư vào đất Sở.

Thuyền qua Cửu Giang, Tam Muội Quang mơ thấy một vị áo mão trang nghiêm đến thưa rằng: “Tôi là Tống Đại Vương, thủy thần ở sông Cửu Giang. Kiếp trước tôi cùng Tam Muội Quang và Hạ Phùng Thánh, ba người là bạn đồng tu ở chốn thâm sơn. Tam Muội Quang không mê là chánh nhơn, nên đời này là bậc cao tăng. Hạ Phùng Thánh do phước duyên, lên đến ngôi tể tướng. Còn tôi, vì một niệm sai lầm, trở thành vị thần hưởng huyết thực. Trước đây, Hạ Phùng Thánh bị con yêu nơi cây đại thọ ở mũi Tầm Ngư nổi sóng muốn lật thuyền, tôi vì nghĩ đến tiền duyên nên ra tay giúp đỡ. Không ngờ do sự việc đó mà dân chúng sát sanh đến cúng tế ngày càng thêm nhiều, e rằng tương lai tất bị đọa vào địa ngục. Ngày mai Tam Muội Quang đi ngang qua đây, xin ghé vào miếu, từ bi thọ lý cho. Lại xin công bố việc này cho bốn phương hay biết, để về sau dân chúng đừng sát sanh cúng tế nữa. Như thế, niềm hân cảm mối thâm ân sẽ vô hạn.” Sau khi tỉnh dậy Tam Muội Quang ghi nhớ và nhứt nhứt làm y theo lời.

Từ đó về sau, giang thuyền qua lại mũi Tầm Ngư, quanh năm đều được yên ổn, kẻ lữ hành chỉ dùng trai thực hoa quả cúng tế mà thôi. Chuyện này cùng với việc thần hồ Cùng Đinh thác mộng cho vị sư con vua nước An Tức cầu cứu độ, có phần tương đồng. (Trích lục Trì Bắc Ngẩu Đàm).

Chuyện Vị Lão Tăng

Thế gian diễn hứa bi hoan sạ

Dục nhập tham thiền vạn kiếp không.

Thời Trung Hoa Dân Quốc cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ, thấy vị lão tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt, cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão tăng đáp:

Câu chuyện rất dài xin lược thuật phần đại khái. Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỷ áp giải đến Ty chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng, thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ; tỉnh ra thì mình đã sanh làm kiếp súc vật trong chuồng heo. Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cùng biết nhàm gớm, nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau, trong đồng loại cũng có lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không thể nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ, đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu. Loài heo thân thể thô nặng, vào mùa hạ rất nóng khổ, chỉ tìm vũng bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt, thấy loài dê chó lông nhuyễn dày, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên. Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càng mong kéo hưỡn mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây khuyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chở về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau, máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén, chảo vạt để hai bên, lòng bắt run sợ, không biết khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào?! Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời, thấy ánh dao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ

Page 152: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn, ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng cho đến máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng!

Bây giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sanh làm người, tức là thân đời nay đây. Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể này tương lai cũng bị nỗi khổ đó, ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ lúc nào!

Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy, người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi, từ đó về sau đổi nghề đi bán rau. (Trích lục Phật học chỉ nam.)

Thái Thú Họ Ngưu

Miền Tích Châu, có Uông Tả Viên tiên sinh biệt hiệu là Sĩ Khang. Trong niên hiệu Gia Khánh, Uông Tả Viên thi đỗ tiến sĩ, được bổ làm huyện lịnh ở Tứ Xuyên. Dưới quyền quản lãnh của tiên sinh có viên Thái thú họ Ngưu, vốn là hàng đồng niên và đã chiếm Á Nguyên ở bản tỉnh.

Quan Thái thú này, bàn tay mặt là tay người, còn bên trái là móng ngựa. Ông nhớ rõ ba kiếp trước, tường thuật với tiên sinh rằng:

Đời trước tôi là một vị tướng, vì đánh giặc Miêu tàn sát quá nhiều, nên Minh quan phạt cho chuyển kiếp làm ngựa. Khi sanh ra đã đổi thành thân ngựa trong tàu, tự bị thương la ré nhảy cắn, không ăn mà chết. Minh ty quở là cưỡng lệnh, đánh phạt, rồi cũng cho chuyển sanh làm ngựa như cũ. Lần này, vì sợ trách phạt, nên không dám cầu chết, khi lớn lên được một vị tướng quan chọn lựa để cỡi. Viên tướng này tánh tình nóng nảy hung bạo, nên thân mình hằng bị roi vọt, trăm điều thống khổ.

Một hôm, vị tướng đánh giặc thua quân địch đuổi theo rất gấp. Tôi chở chủ tướng bôn đào, thoạt chạy đến một khe núi rộng ước hơn trượng, bờ bên kia đá nhọn dựng chập chồng. Lúc ấy tôi nghĩ: “Nếu nhảy qua mình sẽ phải chết, song chủ tướng có thể đào sinh. Như không vượt qua, tất chủ bị binh giặc theo giết.” Nghĩ xong, liều mình cố hết sức nhảy qua khe núi, bụng bị đá nhọn đâm, rách ruột mà chết. Vị tướng nhờ đó thoát nạn.

Sau khi tôi chết, Minh ty khen là trung nghĩa, hứa cho chuyển thân người lại là văn quan, lên đến bậc tứ phẩm. Trước kia lúc tôi sắp làm ngựa, quỷ tốt lấy da ngựa khoác vào mình, đến khi trở lại làm người, lại lột da ngựa ấy đi. Nhưng vì tôi đã hai kiếp làm ngựa, da dính khắn vào thân, quỷ dùng dao lột ra, đau đến tận xương tủy. Khi dao rạch đến móng lại càng đau đớn, không thể nhẫn, nhân mới lén lút dấu móng chân đàng trước. Quỷ tốt cũng không để ý phát giác. Chẳng ngờ vì duyên cớ đó, mà chuyển sanh bàn tay lại thành móng ngựa.

Kể chuyện xong, Thái Thú bảo Uông Tả Viên rằng: Lộc vị của tôi chỉ đến chừng này, mạng sống cũng chẳng còn bao lâu, đến ngày tháng ấy… sẽ từ trần.” Sau việc quả nhiên.

Dung Ai bút ký.

Page 153: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Giết Dê Hại Vợ

Lưu Đạo Nguyên làm quan huyện tại Bông Khê, lúc giải chức trên đường về ở trọ nhà họ Tần. Đêm ấy ông nằm mộng thấy một thiếu phụ đến khóc thưa: “Tôi vốn là vợ của họ Tần nhà này. Vì lỡ tay đánh chết người thiếp, nên bị Minh quan xử phải đền mạng, lại phạt làm dê. Nay tôi ở trong chuồng, sáng sớm sẽ bị giết để đãi ông. Tôi chết vẫn không tiếc, nhưng vì trong bụng hiện mang thai dê con. Nếu nó nhân đó mà chết theo, thì tội lỗi càng thêm nặng.”

Lưu Đạo Nguyên đợi đến sáng thuật lại, thì dê cái đã bị giết. Cả nhà nghe nói khóc rống, nhét dê con trở vào bụng dê cái rồi đem đi chôn.

Phạm Dâm Trả Quả

Trần Sanh ở Động Đình nhà rất nghèo, nên đem vợ và em trai di cư đến Châu Kinh. Nơi đây thương khách tới lui tấp nập. Trần Sanh tánh hay chìu chuộng nịnh bợ lại khéo mua bán, nên chẳng mấy năm gia tư có đến ngàn lượng vàng.

Một hôm ông bỗng vướng bệnh nằm liệt vài ngày, rồi chỗi dậy bảo vợ cùng em rằng: “Ba người chúng ta kiếp trước đều là tu sĩ, chung nhau gian dâm một thiếu phụ, rồi giết người chồng. Kẻ cầm giao giết chính là tôi. Nay Minh vương cho quỷ đến bắt, oan trái tất phải đền trải. Bây giờ tôi đi trước còn hai người chắc cũng không thoát khỏi đâu.”

Nói xong tự nhổ râu tóc, lấy giao cắt lưỡi mình; lại dùng lấy hai ngón tay móc đôi tròng mắt lôi ra, giây phút liền tắt thở.

Cô vợ và người em mấy ngày sau cũng chết.

Bất Hiếu Đọa Làm Heo

Hầu Nhị ở Kim Đơn vốn là kẻ bất hiếu. Bà mẹ đem gạo giúp đỡ người ăn xin, Hầu Nhị trông thấy nổi giận đánh mẹ và đuổi ra khỏi nhà. Vợ con khóc lóc can gián, y cũng không nghe. Chẳng bao lâu khắp mình Hầu Nhị sanh ghẻ độc lở lói, hành hạ đau nhức cho đến lúc mãn phần.

Sau khi chết, Hầu Nhị về ứng mộng cho thấy bảo rằng: “Do cha ngỗ nghịch bất hiếu nên đọa phạt làm heo ở nhà Trương Nhị nơi cửa Tuyên Võ tại Kinh Sư. Con nên qua đó mà chuộc mạng cha, nếu để trễ e không kịp.”

Thức dậy đứa con y theo lời tìm đến nhà Trương Nhị, quả có heo nái vừa mới sanh mấy heo con. Trong đó có một heo con hình thú mặt người, có râu mép, trạng mạo giống cha mình. Đứa con thương khóc thuật lại duyên cớ, nguyện đưa ra mười vạn lạng xin chuộc đem về. Nhưng Trương Nhị không nghe đem heo con ra giết.

Việc nầy xảy ra vào niên hiệu Khang Hy thứ 39 đời Thanh.

Vùi Trong Bếp Lửa

Page 154: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Bên nhà một phú ông ở Hoa Đĩnh có thân cây khô rất to. Ông sắp đốn, thì đêm lại mông thấy một lão nhơn dẫn nhiều người tới, xin hãy thong thả chậm lại ít hôm cho dời đi. Phú ông biết trong cây đó có vật lạ, sai người trèo lên nhìn xem, thì thấy cây đó bọng ruột. Trong bọng cây vô số rắn lạ nằm khoanh. Ông liền bảo đầy tớ đổ dầu đốt cháy cây ấy. Lúc đó hơi tanh hôi bay xa cả dặm, phú ông đắc ý vỗ tay cả cười.

Không bao lâu, ban đêm phú ông thấy có đám lửa to bay vào nhà. Ông gọi gia nhân thức dậy đến cứu chữa, nhưng lại tịnh nhiên không có chi cả. Việc như thế xảy ra nhiều lần rồi đều lặng lẽ, cả nhà không lấy làm lạ. Đêm nọ đứa tớ gái trộm củi đem nấu đồ riêng, bỗng lửa cháy phát đỏ. Phú ông và tất cả gia nhân đều cho là trạng thái cũ, nằm nghỉ luôn không thức dậy. Nhưng lần này cháy thật, cả gia quyến đều bị vùi trong lửa.

The Buddha Speaks

The Sutra On Cause And Effect In The Three Periods of Time

Translated by Bhikshuni Heng Tao

That time, Ananda was on Magic Mountain, together with twelve hundred fifty in the assembly. Ananda made obeisance with his palms together, circumambulated the Buddha three times, and knelt with his palms joined. Then he asked Shakyamuni Buddha this question: “During The Dharma-Ending Age, all the living beings in Southern Jambudvipa will give rise to much unwholesome karma. They will not reverse the Triple Jewel, or respect their parents. They will be lacking in the Three Bonds. The Five Constants that safeguard the universal obligations between people will be in disharmony and disarray. Beings will be poor, destitute, lowly, and vile. Their six faculties will suffer impairment. All day long they will engage in killing and harming. Moreover they will not be of equal status; some will be wealthy while others will be poor. What are the conditions leading to these various different rewards and retributions? We disciples pray that the World Honored One will compassionately explain each one of these for us.”

The Buddha told Ananda and the assembly of great disciples, “You should now listen attentively. Good indeed, good indeed! I will clearly set forth all of this for you. All men and women of the world, whether they be poor and lowly or wealthy and noble, whether they be undergoing limitless sufferings or enjoying blessings without end, are all undergoing the rewards or retributions which are due to causes and effects from their past lives. What should they do from now on?

“First, they should be filial and respectful to their parents. Next, they should reverently believe in the Triple Jewel. Third, they should refrain from killing and instead liberate the living. Fourth, they should eat pure vegetarian food and practice giving. These acts will enable them to plant seeds in the field of blessings for their future lives.”

Then the Buddha spoke these verses on cause and effect:

Wealth and dignity come from one’s destiny

Page 155: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

From causes planted in lives in the past.

People who hold to this simple principle

Will reap good fortune in lives in the future.

Kind men and women, listen to the causes,

Hear and remember this Sutra’s reminder

Of the causes and effects of karmic deeds

In the past, in the future, and in the present.

Cause and effect is no small care.

True are my words; don’t take them lightly.

1. Why are some people officials at present?

Because with gold they gilded the Buddhas.

In their past lives, long long ago.

It’s from their practice in lives in the past

That they reap in this life a rich fruition.

The purple gown and golden cordon –

The honored marks of higher office:

Should you seek them, seek with the Buddhas.

Gilding the Buddhas is your own gain;

Robing Thus Come Ones, you robe yourself.

Don’t say it’s easy to become an official;

It cannot happen if causes aren’t planted.

2. What the causes of owning a carriage

And riding on palanquins? People like that

Page 156: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Were builders and menders of bridges and roads.

3. Why are some people wearers of satin?

That is because in times in the past,

Robes they save as gifts to the Sangha.

4. Sometimes people have plentiful goods,

The reason, in fact, again is quite fair.

In the past those people gave food to the poor.

5. Others don’t have food or drink,

Who can guess the reason why?

Before those people were plagued with a fault:

Stingy greed made them squeeze every penny.

6. The well-to-do among us dwell

In very tall mansions and vast estates.

The reason is they gladly gave rice,

Lavishing gifts of grain on monasteries.

Enjoying blessings and justly prosperous,

7. Why do people who reap a fitting reward?

In times now past they helped build temples

And saw that the Sangha had huts and shelters.

8. Some people’s features are find and perfect,

Surely the reason for such rewards

Is that beautiful flowers they offered to Buddhas.

9. Why are some people gifted and wise?

Page 157: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

In former lives they ate pure food

And remembered the Buddhas with mindful regard.

10. Look at men whose wives are loyal,

Their reward comes now for what happened before:

Their conditions are strong in the Buddha’s door.

11. Some have marriages lasting and meaningful.

Their happiness doesn’t happen by chance.

The cause this time is the hanging of canopies

And streamers before the Buddha’s statues.

12. Some happy fellows’ fathers and mothers

Enjoy long lifespans, contentment, and ease.

Where is the source for rewards such as these?

They protected orphans in times now past

And regarded all elderly ones as their own.

13. Orphans must live without fathers and mothers?

Since before they shot down birds for sport.

14. How does one set lots of children and grandchildren?

By letting birds fly from their cages to freedom.

15. In raising children, some really fail badly?

It’s because before they drowned female infants.

16. When barren, people won’t bear any children.

That’s their due for committing promiscuous deeds.

17. Some have long lifespans, why are they so lucky?

Page 158: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Liberating creatures, they ransomed lives.

18. Have you seen how many suffer short lifespans?

Their wanton slaughter of beings is why.

19. Lonely are men whom no women will marry.

They’re paying their debt for committing adultery.

20. Widows bear a sad retribution.

They held their past lives’ husbands in scorn.

21. Servants and slaves made that bondage themselves?

By neglecting repayment of goodnesses done them.

22. Bright are the eyes of some fortunate beings?

Before Buddhas they offered lamps filled with oil.

23. The blind of this world bear a heavy burden?

For past failure to clearly tell travelers the way.

24. Some people’s mouths are very misshapen?

They blew out lamps on the Buddhas altars.

25. To be deaf and mute is a dreary existence?

Reward appropriate for scolding one’s parents.

26. How do people get to be hunchbacks?

They berated and laughed at those bowing to Buddhas.

27. Take heed of malformed hands, my friend?

They betray people prone to evil.

28. Fellows with crippled and useless feet?

Ambushed and robbed with reckless abandonment.

Page 159: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

29. Most cows and horses were humans before?

People who didn’t settle their debts.

30. Many former people are now pigs or dogs?

Because they injured and cheated others.

31. Illness and pain: an effect inevitable?

For bestowing meat and wine on the Buddhas.

32. Freedom from illness: a fine reward

For relieving the sick by bestowing medicines.

33. The fate of imprisonment catches some people?

Due to fiendish deeds and a failure to yield.

34. Death by starvation: due retribution

For stopping up holes of rats and snakes.

35. Appropriate that a victim of poisoning?

Caused aquatic poisoning; dammed up water.

36. Abandoned, forlorn, rejected beings?

Were cruel to old, abusing others.

37. The stature of some is extremely short?

Before, they read Sutras spread out on the floor.

38. Vomiting blood? Believe it’s from first

Eating meat, then reciting the Sutras.

39. Another deed that determines deafness.

To not listen well to Sutras recitals.

40. Sores and scabies bother some people?

Page 160: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Who gave stinking fish and flesh to the Buddhas.

41. People who reek with a terrible stench?

Sold inferior scents and phony goods.

42. Why do some, by their own hand, hang themselves?

Before, they used nooses to capture their prey.

43. All those widowed, alone, unwed, or orphaned?

Are now paid Justly for former jealousy.

44. Those struck by lightning, consumed by fire?

Rigged their scales to better their business income.

45. Fierce tigers and snakes that feast on people

Are enemies bearing resentments from lives before.

In our myriad deeds, whatever we do,

We reap our own rewards, it’s true.

Who can we blame for our woe in the hells?

Who can there be to blame but ourselves?

Don’t say that cause and effect is unseen.

Look at you, your offspring, heirs, and grand children.

46. If you doubt the good of pure eating and giving,

Look around and find those enjoying fortune.

Having practiced of old, they now harvest abundance.

To cultivate now will bring blessings anew.

Those who slander the cause and effect in this Sutra

Will fall and have no chance to be human.

Page 161: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Those who recite and uphold this Sutra

Are supported by Buddhas and Bodhisattvas.

Write out this Sutra, study it hard

And in the future your families will flourish.

Uphold this Sutra atop your heads

To avert disasters and fatal accidents.

To lecture this Sutra on Cause and Effect

Is to sharpen your wits in successive rebirths.

Chanting this Sutra on Cause and Effect

Will make one revered, well-regarded by all

Print and distribute this precious Sutra

And reap rebirth as a ruler or king.

To verify former cause and effect,

Regard Mahakashyapa’s golden body.

A case of future cause and effect:

Bhikshu Good Star slandered the Dharma

And lost his chance for human life.

If cause and effect contained no truth,

Why did Maudgalyayana seek to rescue his mother

From the hells to save her from suffering?

Those who trust the words of this Sutra is true,

Will all be reborn in the Western Land of Bliss.

To speak of present cause and effect

Page 162: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

To proclaim future and past as well,

Is a deed that could never be done to its end.

Join at the door of the Triple Gems.

With blessings and wholesome belief one can enter

The door, supported by gods and dragons,

Dragons and sods who won’t let you down.

For every part of giving you practice,

You’ll reap ten thousand parts reward.

Such blessings are stored in a solid treasury,

For enjoyment in future rebirths without end.

If you care to know of past lives’ causes,

Look at rewards you are reaping today

If you wish to find out about future lives,

You need but notice what you’re doing right now./.

Summary

Cause and Effect Sutra on Good and Bad Deeds

(Kinh Thiện Ác Nhân Quả)

1. Why have you become an official in this life?

Because in your past life you offered gold to decorate Buddha’s statues.

2. In your past life you built temples and rest houses.

Therefore in this life you enjoy long life, prosperity and happiness.

3. In your past life you recited Sutras and Buddhas’ names.

In this life you are a person with great intelligence and insight.

Page 163: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

4. You offered robes to members of the Shangha in the past.

At present you are bestowed with fine clothing made of silk and delicate materials.

5. In your past life you offered rice to temples.

In this life you live in luxurious houses.

6. You had offered oil to light the lamps for the Buddhas.

In this life you enjoy good eye sight.

7. In your past life you had offered fresh flowers to the Buddhas.

In this life you are blessed with great physical beauty and grace.

8. In your past life you had offered banners to the Buddhas.

In this life you enjoy happy marriage.

9. In your past life you had donated for the support of the Sangha.

In this life you are blessed with virtuous wife and good daughters-in-law.

10. You had shown respect and help to the lonely.

In this life you are blessed with living parents.

11. In your past life you slandered Buddhism, and prevented people from going to temples.

In this life you are spared from being struck by thunder bolts, but you can not escape from being burned.

12. You had made fun of people showing homage to the Buddhas.

In this life you suffer from being a hunchback.

13. You had not believed in the Buddhas or in the Dharma.

In this life you are born deaf.

14. In your past life you had slandered and scolded your parents.

In this life you are born dumb or stuttering.

Page 164: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

15. In past life you slandered your husband.

In this life you become a widow when you are still young.

16. In your past life you had released birds.

In this life you are blessed with many children and grand children.

17. In your past life you had released fish to the water.

This life you enjoy longevity.

18. In your past life you had beaten your parents.

This life you suffer from being disabled.

19. In your past life you showed hatred to people.

This life you bear the hardship in raising your children.

20. In your past life you had supported the Triple Gems.

In this life you either become an official with good standing or a rich person.

21. You had not paid your debts in your past life.

You would be born as a horse or a buffalo to repay your debt.

22. You treated animals badly.

This life, you suffer from skin diseases.

23. In your past life, you had built roads and bridges.

In this life, all comforts of luxurious travel are at your disposal.

24. You had destroyed roads and bridges in the past.

You therefore would be born as a crippled.

25. You had been indifferent to others’ worries and sufferings.

In this life, you will be miserable with illnesses.

26. You had ignored, showing no concerns to others.

Page 165: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

This brings you a lonely existence, being incarcerated.

27. You had caused hatred, making many enemies.

You therefore would be bitten by a snake or devoured by a tiger.

28. You had caused harm to others for your personal benefits.

In this life you will end your miserable existence by hanging yourself.

29. You had shown no gratitude, and betrayed others.

In this life, you would be born as a slave or servant.

30. You had badly treated your servants in the past.

You would be born as an ugly humpback.

31. You deceived the blind in your past life.

You would be born as a dog or a pig.

32. To give a helping hand to others is to get admiration and respect in return.

33. To show respect to the elders is to enjoy a long and happy life.

34. In your past life, you had made fun of beggars.

In this life you would be starving, a homeless person.

35. You had given rice to the poor in the past.

In this life, you will live comfortably being well-fed and well-clothed.

36. You slandered, and spoke ill of others in your past life.

This life, you would be harmed from the ingestion of poison.

37. You had fabricated stories to harm others in the past.

You would suffer from internal diseases by vomiting blood.

38. You had committed adultery in your past.

You would suffer by living a lonely life.

Page 166: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

39. You did not love your wife and children in the past.

You would suffer from being alone in this life.

40. To have no faith in the Buddha, in the Dharma; to slander the Triple Gems; To do harm to the virtuous would result in having your tongue cut off, your body sliced into pieces; put in boiling water, in scorching fire; being slashed and pierced by devils or demons.

41. To have no faith in the laws of causation and rebirth and to do bad deeds, one would be, as a result, tied up along burning copper column, put into a cauldron full of melted copper, under going many sufferings.

42. Lying, slandering, fabrication, cruel words in regards to the Sangha, the Buddha and the Dharma, are causes for being sent to hell, where one is forced to swallow burning irons, and have mortar repeatedly thrushed into one’s mouth, or be shackled by demons.

43. To support the Triple Gems, to give alms to the Sangha and to the poor would result in a happy, prosperous and healthy life.

44. To build a Buddha Statue is to obtain a happy life, free of illnesses and calamities.

45. To worship the Buddhas is to obtain a happy life, full of shining lights, freed from bad karma, with virtuous mother, pious children. In short, a happy, harmonious family.

Tâm Kinh

Bát Nhã Ba La Mật Đa

Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.

Này ông Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.

Này ông Xá Lợi Tử! Tướng “Không” của mọi pháp, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Nên trong “Chân Không”, không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; không có Nhãn Giới cho đến không có Ý Thức Giới; không có Vô Minh cũng không có cái hết Vô Minh; cho đến không có Già - Chết, cũng không có cái hết Già - Chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không trí tuệ, cũng không có chứng đắc. Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật

Page 167: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Đa là Đại Thần CHú, là Đại Minh Chú, là Vô Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ được hết thảy khổ, chân thực không hư.

Vì vậy nói ra bài chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, liền nói bài chú ấy rằng: “Yết Đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.” (3 lần)

The Heart Sutra

Prajana Paramita Hrydaya Sutra

Translated by Ven. Dharma Master Lok To

“When the Bodhisattva Avalokitesvara Was Coursing in the Deep Prajna Paramita. He Perceived That All Five Skandhas Are Empty. Thus He Overcame All ills and Suffering.”

“Oh, Sariputra, Form Does not Differ From the Void, and the Void Does Not Differ From Form. Form is Void and Void is Form; The Same is True For Feelings, Perceptions, Volitions and Consciousness.”

“Sariputra, the Characteristics of the Voidness of All Dharmas Are Non-Arising, Non-Ceasing, Non-Defiled, Non-Pure, Non-Increasing, Non-Decreasing.”

“Therefore, in the Void There Are No Forms, No Feelings, Perceptions, Volitions or Consciousness.”

“No Eye, Ear, Nose, Tongue, Body or Mind; No Form, Sound, Smell, Taste, Touch or Mind Object; No Realm of the Eye, Until We Come to No realm of Consciousness.”

“No ignorance and Also No Ending of Ignorance, Until We Come to No Old Age and Death and No Ending of Old Age and Death.”

“Also, There is No Truth of Suffering, Of the Cause of Suffering, Of the Cessation of Suffering, Nor of the Path.”

“There is No Wisdom, and There is No Attainment Whatsoever.”

“Because There is Nothing to Be Attained, The Bodhisattva Relying On Prajna Paramita Has No Obstruction in His Mind. Because There is No Obstruction, He Has no Fear. And He passes Far Beyond Confused Imagination. And Reaches Ultimate Nirvana.”

“The Buddhas of the Past, Present and Future, By Relying on Prajna Paramita Have Attained Supreme Enlightenment.”

“Therefore, the Prajna Paramita is the Great Magic Spell, The Spell of illumination, the Supreme Spell, Which Can Truly Protect One From All Suffering Without Fail.”

Page 168: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

“Therefore, He Uttered the Spell of Prajnaparmita, Saying: “Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha.”

The Heart Sutra

Commentary

The Heart Sutra:

“WHEN THE BODHISATTVA AVALOKITESVARA”

The opening words introduce the one practicing the Dharma. The Prajna teachings were spoken by the Buddha during the fourth stage, his purpose being to guide those practicing what later became the approach of the Theravadins toward the practice of Mahayana Dharma. Whoever practices according to the Small Vehicle practices virtuous conduct and Dharma primarily to benefit self. The Mahayana practice, on the other hand, is aimed to benefit self and others. To liberate all sentient beings implies concern for the well-being of all people. Bodhisattva Avalokitesvara was chosen to demonstrate to the person of the Small Vehicle mentality the full dimension of Mahayana teaching. The name Avalokitesvara lends itself to several interpretations: The Chinese version, i.e. Guan Zi Zai, means the attainment of the bodhisattva stage and the cause-ground for practicing Dharma.

Why did we, the Chinese, choose to call the Bodhisattva Guan Zi Zai? Because he has attained the fruition of the path. Visualizing and contemplating the name we come to understand its meaning. Guan means to observe and to illuminate: The one who practices the bodhisattva path not only illuminates own mind, but the world as well; practicing in that manner one can be sure to obtain liberation. That is what Guan Zi Zai means.

What is the meaning of Zi Zai? The one who is able to halt the two kinds of birth and death and the five fundamental conditions of passions and delusions can be called Zi Zai. To observe own self is to discover body and mind bound by five skandhas and six organs with their corresponding six data; we are not free, and therefore, not Zi Zai.

The name Avalokitesvara comes from the ground causes of the Bodhisattva’s Dharma practice while on an island, perceiving the sounds of the world, rooted in time as they are, rising and failing with the ebb and flow of the ocean. From the sound of the tide rising and falling, the Bodhisattva attained enlightenment, perfectly and completely comprehending the Dharma of birth and non-birth.

Someone asked how and why did the Bodhisattva attain the Tao and became enlightenment by observing the ebb tide? The Bodhisattva, while practicing by the sea, contemplated the sound as it increased, decreased and then came to full stop, occurring simultaneously with the ebb tide. He pondered the root of causes and finally attained enlightenment by understanding that all existence is subject to birth and death and, therefore, is impermanent. Yet the hearing is timeless, hence beyond birth and death. Those without practice can hear, but do not listen. While hearing the sounds they only think of “outside”; the sound of the tide has birth and death, but the nature

Page 169: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

of hearing does not. Why? Because even when the sound of the tide stops, our capacity or nature for hearing does not. We can still hear the wind in the branches of a tree, the songs of birds and the shrill sound of the cicadas. Had our capacity for hearing vanished with the sound, we should not be able to hear ever again. Even when all is quiet late at night, we are aware of silence or non-sound, because of our capacity for hearing. There are two kinds of hearing: One comes and goes in response to stimulation, the other functions independently of it. Thus we can safely say that although sounds have birth and death, the hearing capacity does not. It actually never vanishes. All existence, including dharmas, is impermanent and therefore subject to birth and death – just like magic, like bubbles or like shadows. The nature of hearing, on the other hand, can never be destroyed.

In that manner we come to know the bright and accomplished nature of hearing. Our mind accords with whatever we observe; if we observe birth and death, there is birth and death. If we observe non-birth and non-death, there is no birth and no death. All things are produced by the mind; they are completed through contemplation. Everyone has a mind and consequently a potential to formulate the world according to own intentions, but without effort he/she will not succeed. Nature is the substance, mind, the function. The function never separates from the substance, nor the substance from the function. Function and substance, though separate, are causally connected. Nature governs the mind and the mind is the nature’s function; they mesh. Although both retain their own character, they are inseparable. Dharma practice can start right at this point. One needs to understand one’s mind, see one’s True Nature and following that, attain the Tao.

The Bodhisattva Avalokitesvara practice makes one listen to, and be mindful of one’s own nature and by means of listening attain the wonderful function. Listening to own nature has no boundaries and it can accommodate all sentient beings while saving them. We worldlings only react or become concerned about what we construe to be external or outside sound. Negligent of our True Nature, we hardly ever try to listen to it and our hearing is partial as a result of it. When we listen to own nature, our listening is not delimited by time. Perceiving one’s nature thus, one’s listening is complete and continual and one’s joy and happiness are permanent.

When phonetically transliterated into Chinese, the Sanskrit word “Bodhisattva” produces two characters: Pu Sa or Bo Sa. Bodhi (Pu or Bo in Chinese) means perfect knowledge or wisdom by which person becomes buddha. Sattva (Sa in Chinese) stands for an enlightened and enlightening being, which is to say that person has already enlightened his own nature by freeing him/herself from birth and death, and helps other sentient beings to do likewise. Worldlings, however, hold on to feelings and disregard or oppose the doctrine. Confusion and frustration take them through the samsaric suffering in the cycle of existence. To perceive one’s Self-Nature by listening is the bodhisattva’s way out of the round of birth and death.

The first line of the sutra informs us of the Bodhisattva Avalokitesvara as the appointed practice leader of the Prajna Assembly. He is going to teach us how to follow his Dharma practice and establish mindfulness by listening to Self Nature.

The Heart Sutra:

Page 170: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

“WAS COURSING IN THE DEEP PRAJNA PARAMITA”

This line specifies the Dharma of the Bodhisattva Practice. “Coursing’ and “deep” relate to its quality. At one time, one thousand, two hundred and fifty-five bhiksus attained the four fruits of the Arhat; they practiced the Dharma of the Small Vehicle which leads to the end of their birth and death allotment. What is the birth and death allotment? It means every sentient being’s body is merely a portion, or a part; whether short, long or middle length, the life of sentient being must end. One round of birth and death is referred to as allotment. Whoever practices the Dharma of the Small Vehicle will have the conversion of birth and death even after he/she has come to the end of the allotment of birth and death. What is the conversion of birth and death?

Our distorted thought pattern is the root of our failure to escape from the cycle of birth and death. One of the recognized features of thought is to quiver and to move on, and the pattern and its movement normally neither change nor become suspended as long as there is consciousness. Every thought has its beginning, its duration and its end. Due to feelings, perceptions, volitions and consciousness every thought has its conversion into birth and death. The activity is never suspended, and thus the conversion of birth and death takes place, generated by feelings, perceptions, volitions and consciousness. Every rise and fall of delusive thought marks the conversion of birth and death. If our Dharma practice does not take us back to the truth, we are not going to be able to end the conversion of birth and death and that would hinder us from discerning the Buddha’s point of view. To practice Dharma correctly, one should endeavor to liberate one’s thought from delusion; the attainment and practice of truth are the means to the attainment of Prajna. Without these, how can we say we are coursing in the deep Prajnaparamita? To end the samsaric cycle, but not the conversion of birth and death of thought is a wisdom that is shallow. The Bodhisattva Avalokitesvara attained Truth, thereby bringing the two kinds of birth and death to a complete halt. That is the deep Prajna, the awe-inspiring wisdom: It is beyond discriminating knowledge, has to be, since discrimination is one of the manifestations of duality, or birth and death.

Paramita is a Sanskrit term meaning virtue perfected to the level of transcendence. In the context of Buddhist practice it means to traverse the sea of Samsara, or the sea of birth and death, and reach Nirvana. The words “coursing in the deep Prajnaparamita” attest to the Bodhisattva’s practice of all three kinds of wisdom, i.e., listening, thinking, and practice; thus he attained the radiant wisdom, or the Ultimate. This paragraph offers description of correct Dharma practice and its purpose is to provide guidance for the assembly, including those who have attained partial understanding and insight.

The Heart Sutra:

“HE PERCEIVED THAT ALL FIVE SKAANDHAS ARE EMPTY”

During his practice of contemplation and illumination the Bodhisattva Avalokitesvara attained Truth. By means of his minutely subtle Dharma practice he penetrated the five skandhas, perceiving them as empty.

Page 171: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

The five skandhas, namely form, feelings, perceptions, volitions and consciousness continually provide five occasions for craving and clinging. Two types of craving and clinging characterize the human mind: 1) craving and clinging to form and 2) craving and clinging to mind. Clinging to form is the domain of the form skandha; the remaining four skandhas constitute the domain of the mind and the clinging to mind is generated in those four realms. All our grasping, manifested in our attachments and aversions, is generated and developed due to the activity of these four skandhas. Craving and clinging emerge at birth, and the Buddhadharma aims to sever them.

The initial clinging is ego bound. Ego is the anchor of our volition to grasp and to posses, the root of our attachments and aversions, and via these, the root of our suffering. Clinging to the body as the true self beings to manifest in the early childhood: Normally, the six organs produce six types of data, six kinds of consciousness and the four skandhas along with them; jointly these constitute the delusory ego. Craving and clinging is spontaneous at birth; at that time,ego is formulated simultaneously with the form skandha. The rest of our existence is built up by our countless ego-affirming acts involving all the skandhas, but most prominently the skandha of feeling; its domain contains pleasant, unpleasant and neutral or indifferent types of feelings.

The body depends on the mind to be provided with pleasant occasions and protected from discomfort. There must be thinking, i.e., perception, followed by action, and action means volition. They, in turn, require established bases of knowledge, and that is the role of the consciousness skandha. Children are sent to school to learn, to acquire knowledge that prepares them for the future. When there is sufficient knowledge, there is action, invariably preceded by thinking as planning, imagining, remembering and so on. The body then receives the support it needs. There is ego-grasping, and confusion is generated by the five skandhas as the ego-notion imposes itself on the process of experience.

Once it has become clear beyond any doubt that this present body is not the self, that one can only say “mine”, or “my body,” all delusion regarding the five skandhas is broken off, and ignorance along with it. What a pity that worldlings get so deeply confused and completely fail to understand this brilliant doctrine; grasping the skandhas and the ego-notion, they twist the data to fit their own picture as to how reality should be. Actually, the body is not the self; it is like a house that I might call mine all right, but to consider it to be myself would be a ridiculous error. In the same way, I can’t say “this body is myself but I can say “this body is mine.”

What is the real self? Our Original Nature is our real self. It depends on the body temporarily; the body is not different from a house. A house is completed and then gradually deteriorates; similarly, the body has birth and death and the part in between. Our True Nature (real self), on the other hand, has neither birth nor death. It is enduring and unchanging. The teaching of Real Self and of illusory ego is basic to all Buddhadharma. When it is understood, clinging is easily broken off.

The teaching related to the five skandhas is referred to as the Dharma of Assemblage. Skandhas is a Sanskrit term used by the Buddha in reference to the five components of human so-called entity. A skandhas is a constituent of personality and it also means accumulation in the sense that we constantly accumulate good and bad in our mind. The Dharma of Five Skandhas is comparable to five kinds of material. The mountains, rivers and the entire universe, the buddhas

Page 172: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

and bodhisattvas in the three periods, even the six realms of existence and the four kinds of worthies-all are produced solely by the five skandhas.

Who are the four worthies? 1. The Arhat of Theravada, 2. The Middle Vehicle of Prayeka buddha, 3. The Mahayana Bodhisattva, 4. The Buddha, the ultimate fruit of the path. What are the six realms of existence? Three are good and three are evil. Devas, humans, and asuras inhabit the three good realms; animals, hungry ghosts and hell-dwellers belong to the three evil realms. It does not make any difference whether mundane or supramundane; they are all produced and completed by the five skandhas. By taking the right path, (the ultimate path) one may become an Arhat, Pratyeka-buddha, Bodhisattva, or Buddha.

A good action can be good in three different ways; likewise, an evil action can be so in three ways. Worldlings, confused because of not knowing or knowing wrongly get carried away and lose control over their actions; evil in the world increases, giving rise to five turbidities. There is the turbidity of kalpa in decay, turbidity of views, turbidity of passions, turbidity of living beings and turbidity of life (the result of turbidity of human beings). Turbidity means turmoil. The turmoil of kalpa in decay is the product of the form skandhas; Sentient beings in the Saha world grasp form or material (body), misconstrue that as their True Self, not realizing that all dharmas are produced by the mind, and give rise to the skandhas of feeling. The egocentric bias goes hand in hand with craving for gratification of the senses or body and the result, is turbidity of view. Turbidity of passions is generated by the perception skandhas. Seeking gratification of the senses brings greed in its wake,manifesting as desire for wealth and subsequent strife for personal gain. Sooner or later, sound ethics are abandoned and volition to grasp and to possess is given free rein. At this point the worldlings become totally engulfed in self-delusion, generating unspeakable amount of defilements.

Turbidity of passions comprises family defilements, societal defilements, national defilements, world-defilements. While they are alive, human beings are the victims of turbidity in the realm of volition. The egocentric bias engenders the cyclic pattern of existence and perpetuates itself until the end of time. However, time is moving on; no matter how much of it we might have, still, we will die in the end. The confusion of worldlings as regards the real or True Self is the turbidity of living beings. Turbidity of life is caused by the consciousness skandhas. The turbidity of living beings will eventually produce a decrease in the life span as well as in size of each individual body. The Agamas speak of a certain stage in the history of mankind, when the life span was eighty four thousand years and the individual height was one hundred sixty feet. There was a gradual decrease in both the life span and the height. Presently, to live seventy or eighty years is considered long life, and the average height is five to six feet. Somewhere in the very distant future, claims the ancient text, the life span of humans will last ten years and the average height will be close to three feet. It will be the time of upheavals and disasters of all kinds.

Actions considered sound today may be viewed as unskillful, even unethical tomorrow as a result of the ego inserting itself into the field of perception. Countless defilements develop when skillful or beneficial actions are re-evaluated, come to be viewed as lacking in expedience, and Buddhadharma is dismissed as irrelevant. Confusion resulting from ignorance is conducive to a lifestyle that has a detrimental effect on both the life span and the condition of the body.

Page 173: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Turbidity first corrupts, then sooner or later takes over. Worldlings need to generate compassion for this declining world, resolve to uphold at least the basic code of ethics and, perhaps, study the Buddhadharma; furthermore, they should refrain from taking the life of any living being and be mindful of their actions. These should be skillful and cause no harm to others. If that is accomplished, there may still be time to save this world.

In a few words, the five turbidities are completely within the realm of the five skandhas. The skandhas combined constitute the basis of all dharmas, of all sentient beings in the ten directions and of all worlds in all the universes. The skandhas are, furthermore, the substance of the incandescent True Existence, being at the same time the transcendental Void or Emptiness. (The relation of true existence to transcendental Emptiness will be discussed later). Avalokitesvara Bodhisattva, relying on his luminous wisdom, “perceived that all five skandhas are empty.” The Bodhisattva practiced deep Prajnaparamita, i.e., the root of Ultimate Reality, and attained the supreme Tao, realizing that skandhas are empty of self. To arrive at that stage is enlightenment, the state completely clear of turbidity. From then on, all dharmas are understood as one’s True Nature. When that level is attained, the mind comprehends the universe as the Self, and the Self, as the universe; the grand view is boundless. In short, Void or Emptiness means the absence of duality, of accepting and rejecting. There are five categories of void: the obstinate void; the annihilation void; the void of analysis; the void of global comprehension; the void of true supramundane existence.

What is obstinate void? Clinging to the space in front of us. What annihilation void? It is the kind grasped by those on the heterodox or outer path; the views that abounded in India, as well as the assorted philosophical positions based on cognitive patterns which neglect the Buddhist axiom stating that all is generated by the mind; claims to the effect that there is existence beyond one’s cognitive realm and that is where the dharmas are. Heading full speed into large- scale confusion, the supporters of such views choose to grasp that void, positing it as the prevalent characteristic of existence.

The remaining three kinds of void are introspectively oriented Buddhadharma and constitute the Dharma of Void or Emptiness as the true nature of the mind, in contrast with the teaching of the Small Vehicle that focuses on form (rupa skandhas). The supramundane path of the Small Vehicle (Theravada) and that of Sravaka and bodhisattva of the Great Vehicle (Mahayana) are rooted in the last three kinds of void just mentioned. They are neither the obstinate void of worldlings nor the annihilating void of the outer or heterodox path. The concept or the doctrine of the void is sometimes called the nature of the void or the theory of nature: the meaning is the same.

I shall discuss presently the four subdivisions of Buddhadharma according to T’ien T’ai, and the three kinds of void relevant to Buddhhadharma as they are understood and applied in each of the four subdivisions, to wit: 1. Tsang Jiao (Theravada teachings based on the Tripitaka), 2. Tung Jiao (Theravada and Mahayana interrelated), 3. Bie Jiao (particular or distinctive Mahayana, characterized as the bodhisattva path), 4. Yuan Jiao (original or complete Mahayana).

The mundane path of Theravada does not accommodate the radiant Truth at its fullest, although in some cases a Mahayana teaching may be perceived as Theravadin by a practitioner of the

Page 174: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Small Vehicle. The mundane path is grounded in minute analysis of form (rupa) Dharma and mind (nama) Dharma, and how their interaction contributes to the illusion of a separate ego. The term dharma may be interpreted as meaning things, method, formula or standard; form is distinguished through shape and color, mind through its function of knowing. Our body is composed of four elements, i.e., earth, water, fire and wind; these have the character of solidity, viscosity, temperature and vibration, respectively.

The body is a mass of material and does not possess the faculty of knowing an object; matter changes under physical conditions and because of this feature it is called form. The element of earth is like the body, complete with skin, flesh, tendons, bones in terms of weight, softness and hardness. The element of water includes all bodily liquids, all that relates to fluidity and viscosity. The element of fire covers temperature in terms of warmth in varying degrees of intensity up to the absence of warmth. The element of air manifests as vibration in terms of movement. The body manifests the three characteristics of existence, i.e., impermanence, unsatisfactory condition and the absence of selfhood. Illness and death are caused by an imbalance of the elements, their scarcity or absence according to the Theravada teaching. Birth and death are the natural result of body being compounded from these four elements.

What is mind? Mind is knowing without form. What is form? Form is shape without the capacity for knowing. Uninstructed worldlings view their physical body (form), actually a collection of elements, as their self or ego and therefore cannot leave the ocean of birth and death. Deeply confused about truth, they feel oppressed because of wrong views. The only correct way to put it is to say “this body is my body; the mind is my real self.” The knowing consciousness is the master; the body, only a slave. Let us consider, for example, someone who, though interested in attending this lecture, initially did not want to make the effort because of feeling tired. But then he/she had the following thought: “Hearing the commentary on that sutra will increase my wisdom and reduce my defilement; I must go and listen to the Dharma.” Having persuaded him/herself, he/she got on the bus and came here to hear this Dharma. Where did the initiative originate? Clearly, it originated in the mind; the mind is the master and the body is the slave.

Unfortunately, a person of mundane concerns is very confused, mistaking the slave for the master, and consequently there is birth and death. To perceive the brilliant Dharma is to enlighten the mind to itself; originally the mind had neither birth nor death. Although the body dies and vanishes, the mind is imperishable and indestructible. Understanding this experientially marks the end of the cyclic pattern of existence, the exit from the ocean of suffering.

Mind is seeing, hearing, smelling, tasting, touching and knowing. The six natures or capacities for seeing, hearing, smelling, tasting, touching and knowing are the nature of the mind. The Buddha spoke Dharma on numberless occasions for forty-nine years. All of his teachings were expedient means, and all his explanations and discourses were delivered for the purpose of helping sentient beings to be freed from attachment and delusion and to return to the Truth. He dealt predominantly with two dharmas: Form and mind. According to the teaching later formulated as the Small Vehicle, form and mind are two. The practitioner should know the mind while not abandoning the form (body). Where does mind dwell? According to philosophy the heart is also the mind (the organ) but efforts to prove it have been inconclusive so far.

Page 175: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

According to some religions, the mind resides in the brain; however, all attempts to find some proof to support such theory proved, again, negative. Whenever people tried to find the very source, to pinpoint the exact site where the mind is, the results were nil in each case. Since mind is neither form nor name, in the context of BuddhaDharma it is expediently termed “Emptiness” or “Void” (Sunyatta in Sanskrit).

On that particular day, represented for us by the eighth of December, while he was absorbed in deep samadhi, the Buddha attained complete enlightenment. Noticing the bright morning star in the eastern sky, he observed that the nature of seeing can be kind of connecting: He realized his own nature of seeing is boundless, and his first statement following his enlightenment was: “Wonderful, wonderful! All sentient beings have the same wisdom and virtue as the Tathagata, but because of the obstacle of illusion and grasping they cannot attain.”

The expression “sentient beings” means produced by, composed of many, not being just a separate “one.” The human body, for example, appears to be of one piece, yet it is composed of many concealed parts, such as the heart, liver, kidneys, spleen, the lungs, the pores, even some parasites. This means that a person, even though being an entity, is also sentient beings. To reiterate, the Buddha’s view was that all sentient beings have the same virtue and the same wisdom as the Tathagata – the pure, luminous virtue of Dharma-dhatu. However, the sentient beings are confused, do not return to their Original Nature and do not purify the Dharma-kaya and therefore they are called sentient beings, or different from buddhas.

The Buddha saw a star in the eastern sky following his enlightenment, and the Bodhisattva Avalokitesvara practiced the three kinds of wisdom of the instructed ones, meditated on sound and attained the stage of Bodhi. When all conditions are generated by one’s own mind, that is the Original Mind. The ordinary person of mundane concerns looks at an object and considers that seeing, and from that moment on adheres to the view that a table is a table, a person is a person; taking the object of seeing he/she fails to realize its subject. The view prevents him/her from being able to abandon both subject and object (meaning duality); how can he/she ever understand original seeing? He/she twists the process of experience to fit his/her own concept of reality, intensifying the delusion. To perceive one’s Original Nature as shapeless and formless is to perceive the true Void. People’s potentials are dissimilar. Whoever can understand his/her Original Nature is clear-eyed; the one who takes the object of seeing and grasps the form is caught in turbidity.

Practitioners of the method promulgated by the Small Vehicle perceive mind as mind, form as form, and conceive them as distinct and different. That method focuses on observing the observer. The connection with one’s own nature is apparently not taken into consideration.

Seeing is the nature of the eye; hearing is the nature of the ear organ; smelling is the nature of the nose organ, tasting is the nature of the tongue organ; touching is the nature of the body and knowing is the nature of the mind. If the practice is based on this point of view, only partial Void can be attained, although it can also be termed “enlightenment” according to Buddhist understanding. Followers of the Theravada hold that clothing, nourishment and lodging are deemed to result from conditioning causes and are not the concern of full-time practitioners.

Page 176: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

These have surpassed the worldlings and therefore are viewed as holy by the devotees sharing the same tradition.

The Avalokitesvara Bodhisattva attained enlightenment by perceiving his Original Nature; he abandoned the duality inherent in subject and object, whereupon he attained the Middle Way perfectly and completely. That is the pure, radiant Dharma-kaya, quite different from the accomplishments in the tradition of the Small Vehicle. At one point in history one thousand two hundred and fifty-five disciples of the Buddha became Arhats: Nonetheless, their attainment was not exhaustive regarding the Ultimate Truth, but merely the end of the birth and death allotment. The study and practice of the bodhisattva Path was their opportunity for expanding their practice by following the example of Avalokitesvara Bodhisattva.

Comprehension of the immaterial substance of Reality marks the intermediate level of the bodhisattva career, sometimes referred to as the first gate of Mahayana and of the Middle Vehicle. It is considered to be a higher doctrinal accomplishment than that of the Small Vehicle. In the intermediate level the Void of the five skandhas is attained and, accordingly, obstinate view is abandoned.

The immaterial substance of Reality is perceived, but the perception of five skandhas as the superb existence is still lacking. It is not actually necessary to abandon the body after the attainment of the Void. Everyone has form (body) and knowing; having attained the Void does not mean one has to endeavor to abandon the body. Void means simply the absence of grasping.

True existence is Emptiness not of this world. The complete, perfect meaning of true existence is Void not of this world; containing neither partial existence nor partial Void, it is the Middle Way, also known as the Ultimate Reality. In short, a mind that does not discriminate by means of craving and clinging is the mind that understands the meaning of “not of this world”; though non-existent, it is the True Existence. There is no void, yet it is the supramundane, recondite Emptiness. The Bodhisattva Avalokitesvara, in his great wisdom, does not allow his mind to discriminate: seeing is seeing, hearing is hearing, smelling is smelling, tasting is tasting, knowing is knowing, understanding is understanding; the six organs do not dwell on the six types of data. Enlightened by means of perceiving the sound of the tide, he comprehended the nature of hearing as non-abiding; mind freed of grasping attains the wonderful Dharma of the Inconceivable: That is the “True Existence in the supramundane Void.”

The Heart Sutra:

“THUS HE OVERCAME ALL ILLS AND SUFFERING”

He perceived that all five skandhas are void, thereby transcending all suffering. Of suffering there are two kinds:

1. The suffering of birth and death of allotment,

2. 2. The suffering of birth and death of mortal changes.

Page 177: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

All ills and defilements mean suffering. According to the interpretation of the teachings, when it is fully understood that all five skandhas are empty five fundamental conditions of passions and delusion are severed and two kinds of birth and death are over. What are the five fundamental conditions of passions and delusions? They are: 1) wrong view, very common in the Triloka (three realms); 2) clinging, or attachment in the realm of desire; 3) clinging or attachment in the realm of form; 4) clinging or attachment in the formless realm (mundane); 5) the state of un-enlightenment or ignorance in the Triloka, held to be the source of all the distress- generating delusions. The five fundamental conditions of passions and delusions depend on the five skandhas for their existence and when the skandhas are found to be empty the five fundamental conditions of passions and delusion vanish. Everyone is equipped with five skandhas, and those uninstructed in BuddhaDharma cannot eradicate the five fundamental conditions of passions and delusions because they are unaware that these are originated by, and dwell in the mind. Such being the case, sentient beings have no other choice but to endure suffering in the present and turn in the cyclic pattern of existence until they recognize the cause of their suffering and enter the path to enlightenment.

What are the wrong views common in the Triloka? To see the object; to be confused by the object and to give rise to greed as the result of that confusion is the root of defilement. Let us suppose that someone who meets some wealthy, influential, high-ranking official and from that is given to envy, greed, and jealousy. It is of no use, he/she cannot obtain what he/she wants. Greed becomes entrenched in the mind and as such is very difficult to extirpate. Defilements of this kind are most common. Those unexpectedly promoted and prosperous, those in humble circumstances or those destitute, those who enjoy long life and those who die young, even the smart and the dull ones, all are in that situation because of cause and effect. Good causes in previous life will produce good effects in the present. Good causes in the present will produce favorable effects in the future. The law of cause and effect is all-pervasive, excluding nothing and no one. The practice of this Dharma and the understanding of obstinate void sever eighty-eight wrong views in the three realms and lead to the attainment of the first fruit of the path, i.e. Stream Winner.

What is meant by attachment in the realm of desire? To recognize greed as objectionable and to relinquish it is expedient and noble: Not to see the object, not to give rise to clinging and not to be moved by outside things leads to great liberation. Poverty, wealth, success and failure can all be endured. The next rebirth will be in the heavenly realm of desire and when his/her blessings run out in that realm, he/she will be reborn a human. That cycle will be repeated four times and then the second fruit and the path will be attained, that of Once Returner. One more rebirth is required to attain the third fruit (Non Returner), which means the end of all delusion in the realm of desire. With the cessation of all desires at all levels in all three realms, the fourth path and fruit is attained, i.e. that of the Arhat, or saint. In the realm of desire, six layers are generated by the worldlings’ giving in to the attractions of the senses.

Attachment in the realm of form: Those who freed themselves from wrong views and clinging, but still hold on to the analysis of the theory of voidness will be reborn in the realm of form (rupa loka), which includes eighteen layers of heaven. These are divided into four dhyana according to the depth of absorption: Each dhyana dissolves nine kinds of illusory thought, which means that

Page 178: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

thirty-six illusory thoughts are brought to a halt by the four dhyanas. If the one reborn in the realm of form still has a form-body, it would not be that of a woman: Those reborn in that realm have the form-body of a man. It is also called the Brahma sphere because the beings there have renounced sense desires and delight in meditation and dhyanic bliss. For that reason we speak of attachment in the realm of form. The beings in that realm have all necessities of existence attended to without any effort. . The realm of form is beyond the reach of ordinary people with mundane concerns.

The nourishment in these realms is of four kinds: Solid nourishment, especially of the palatable variety; fragrant nourishment; the nourishment of delight in dhyana; the nourishment of delight in Dharma. The first kind, or the solid nourishment, is the same as what people eat every day: It is the manner of humans in the six realms of desires. The second kind, the fragrant nourishment, sustains devas (heaven-dwellers) and ghosts. The nourishment of delight in dhyana and Dharma is for those in formless realm.

Attachment in the formless realm: when wrong view with its concomitant grasping no longer contaminates the realm of desire and the realm of form, rebirth in the formless realm follows. That sphere is free from form (body); there is only the knowing consciousness and, therefore, we speak of clinging to the formless realm. Denizens of that realm are no longer preoccupied with matter or material. The Dhyanas and the Dharma are their repast and their bliss.

The formless realm is divided into attainment in meditation on the void; attainment in meditation on consciousness; attainment in meditation on nothingness; and attainment leading to a state of neither perception nor non-perception. Consider for a moment the difference between Dharma talk offered by an Arhat, as compared with that given by someone of lower attainment. The attachment to formless realm still manifests.

Vast differences are noticeable when the two traditions, namely the Theravada and the Mahayana, are viewed in juxtaposition. Why? Because meditation according to the Theravada does not single out wisdom, yet the five fundamental conditions of passions and delusions require the practice of both activity and principle and equate meditation with wisdom; it is not comparable to the realm of form and the formless realm. Even the third stage of liberation according to Theravada, i.e. The Non Returner, does not imply liberation from the three realms.

The state of ignorance in the Triloka: Ignorance and delusory views still predominate, as countless as the atoms in the universe, although beings in that realm have relinquished some part of both. Their understanding as to action and principle is far from clear and therefore they cannot stop the conversion of their thoughts into the cycle of birth and death, although they were released from the four states or conditions found in mortality. The Arahat who completed the fourth and the highest stage, attaining the fruit and the path is, likewise, liberated from these four. Worldlings cannot escape the two kinds of birth and death no matter how long their earthly existence might last. Reborn in the formless realm, they still have birth and death, even after eighty-four thousand kalpas. That is a very long time.

One particular sutra teaches that a very, very long time ago, people lived eighty-four thousand years, but the life span gradually decreased, shortened by greed, hatred and delusion, and the

Page 179: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

process continues at a steadily accelerated pace. Thoughts of the past or future tend to make people uneasy or jittery. According to the T’ien T’ai method of counting kalpas, the life span of eighty-four thousand years is taken as the basis; it is reduced by one year a century till the life span has reached ten years, at which point the counting is reversed and years are added, one at a time, up to eighty-four thousand. Such full cycle is called small kalpa. Twenty of those produce one middle kalpa, and four middle kalpas are called the great kalpa. Several different systems of calculating the kalpa exist, depending on the cosmology used as the point of departure. The heavenly existence in the realm of form is eighty-four thousand great kalpa long, yet these beings must die in the end if they do not understand the Buddha’s teaching and do not practice accordingly. They may be reborn in any circumstances and may suffer a great deal, depending on whether their causes were good or evil; it is quite reliable.

The preceding explanation dealt with the five fundamental conditions of passions and delusions. We understand presently that neither the heaven-dwellers, nor the worldlings can escape the suffering in the wheel of birth and death unless they terminate the five fundamental conditions of passions and delusions. There is, however, more happiness in heaven than in the world. To end the two kinds of birth and death and the five fundamental conditions of passions and delusions one must make the great vow to attain enlightenment; to be able to do that one must study and practice Buddhadharma. The passage we just concluded was related to the two kinds of birth and death and the five fundamental conditions of passions and illusions as dependent on the five skandhas, namely form, feelings, perceptions, volitions and consciousness. At the time of his attainment of the radiant wisdom, the Bodhisattva Avalokitesvara conquered all ills and suffering by means of apprehending beyond any doubt that all five skandhas are devoid of independent existence.

The Heart Sutra:

“OH SARIPUTRA, THE CHARACTERISTICS OF THE VOIDNESS OF ALL DHARMAS ARE NON-ARISING, NON-CEASING, NON-DEFILED, NON-PURE, NON-INCREASING, NON-DECREASING.”

The above paragraph proclaims Emptiness as the substance of all dharmas: That being the case, there can be neither birth nor death; no defilement; no purity; no increase or decrease. What holds true for the Dharma of Skandhas applies equally to the rest of dharmas, and therefore all dharmas are presently void.

An ordinary person views all things of this world as possessing their own shape or form, he/she grasps and clings to them, not understanding that their presence is empty of a permanent, separate self. The Buddha, mindful of some of his adherents who still grasped worldly dharmas as if they were real, addressed once more the problem generated by the perception of dharmas as increasing, decreasing, defiled or pure. Explaining in more detail, he reiterated that since all dharmas are void, there is no birth and no death, neither an increase, nor a decrease, no defilement and no purity. The pre-eminent theme of this sutra is the essential Emptiness of all dharmas and the distinguishing marks of their emptiness are defined as non-arising, non-ceasing, non-defilement, non-purity, non-increasing, non-decreasing, non-birth and non-death.

Page 180: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

The Vaipulya Sutra speaks of “neither existing nor extinct, neither permanent nor annihilated, neither identical nor differentiated, neither coming nor going.” The history of Buddhism is replete with illustrious sages who pondered and expounded this doctrine at great length. To the deluded worldlings, it makes no sense to speak of no birth and no death: They hold birth and death as essential; all of us were born and must die, in the same way the grass sprouts and grows in the spring and summer and dies in the fall. That is clear to everyone, so how can anybody teach that there is no birth and no death? Thus worldlings come to perceive objects as permanent (the view called parikalpita in Sanskrit).

In the Madhyamika Sastra, Bodhisattva Nagarjuna says: “For the one who is already born, there is no birth; nor is there birth for the one who has not been born. The one who was born and the one who was not born, neither has birth-nor the one being born has birth at the time of his/her birth.” To give an example, grass that is one foot tall is no longer sprouting. That is what is meant by “no more birth for the one already born.” Supposing the grass that is presently one foot tall is allowed to grow one more foot: it still cannot be said to have birth, because there is no manifestation of birth. That is meant by “what has not been born yet has no birth.” The grass cannot be said to “have birth” or “being born” at any specific time during its sprouting and so it is said that “the one being born does not have birth at the time of birth.” The mark or the sign of birth does not obtain at any one moment. Bodhisattva Nagarjuna demonstrated by means of this example that the doctrine of no-birth makes perfect sense and that it is relevant to an understanding of the teaching.

I have already explained birth and non-birth. Let me explain now the opposite to non-birth. For the one already dead there is no death; for the one not dead yet there is no death, either. At the time of dying there is not one specific point in time for death to manifest itself. The explanation should clarify the eight dharmas of form, i.e., “neither existent nor extinct, neither permanent nor annihilated, neither identical nor differentiated, and neither coming nor going.” A simple statement of non-birth and non-death would not be convincing enough. To counter the argument, the Buddha said: “Neither permanent nor annihilated” for those holding on to the doctrine of permanence. To make it succinct in terms of the luminous Dharma, “if you open your mouth you are already wrong, if you give rise to a single thought you are in error.” All of this is, in fact, inconceivable. To quote once again the Surangama Sutra: “the language we use has no real meaning.”

I would like those who hold things as permanent to explain why we cannot see at present all those who lived before us? The impermanence of human existence becomes immediately apparent. Similarly, those who subscribe to the annihilation theory should tell us how is it possible for us to eat last year’s rice? Today’s rice is the seed from last year’s plant, which, in turn, grew from the seed of the previous year. That should be evidence enough that the annihilation theory does not work, as asserted by the above “neither birth nor death, neither permanence nor annihilation.”

As to “neither identical nor differentiated”, it means not being the same (or alike), and not being varied, either; being neither one nor many. Consider the human body, for example; it is a collection of many dissimilar parts, i.e., skin, muscle, tendons, bones, blood, viscera and more. Though we refer to it as one body, one sentient being, there are, actually, more than one there.

Page 181: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Yet our body cannot be called a group or a composite, because of being perceived as entity. The quote under discussion can be reformulated as “one is all, all is one.” The Ultimate Dharma is the silence that follows after the sound of discussion: has ceased and when the role of thought is over.

“Neither coming nor going” addresses the view of things as having independent, lasting existence. By “coming” and “going” we mean questions such as “where do people come from and where do they go?” Or, similarly, some may wonder where do mountains come from and where do they go? The view that holds everything in the world to be in some way continuing is called in Sanskrit parikalpita. The view is based on a fundamental cognitive distortion, bringing further distortion in its wake: From there on, there is birth, death, permanence, annihilation, sameness, differentiation, coming and going.

The foregoing discussion of the superb doctrine dealt with “neither birth nor death, neither permanence nor annihilation, neither sameness nor differentiation, and neither coming or going.” Presently, we are going to turn our attention to the doctrine of Ultimate Reality as “not defiled, not pure, not increasing and not decreasing,” dependent on the substance of Prajna (or the Voidness of all things).

Defiled and pure both are without definite form, thus leaving everyone to his/her own resources or subjective point of view. Rejecting “defiled”, clinging to “pure” gives rise to yet another defilement because of our natural tendency toward opinions and prejudice. It is only when discriminating thought no longer arises that liberation can be attained. Let us imagine that someone slipped while walking on a country road; while getting up he/she put his/her hand in some dung. He/she washed the dirty hand, and having done that, considered that hand clean again. Had a piece of cloth been used instead, it would have been considered somewhat soiled even after many launderings; it might even be discarded because of it. However, the hand could not be discarded since it forms an essential part of the owner’s body; he/she had no other alternative but to wash it carefully and then accept it as clean. The handkerchief would be easy to abandon and for that reason there would be no need for mind to hold on to “soiled.”

A lady scholar named Lu Mei Sun once told me a story about a friend of hers, a lady who lived in a village. Once her friend went shopping in the nearest town, where she saw a pretty enamelware receptacle she liked well enough to buy; she derived much pleasure from serving food in it. About six months later she invited several of her friends for a special meal and used her favorite vessel to serve it in. Her guests, however, were repelled by it, because they identified the vessel as a chamber pot. In spite of the fact that the pot was never used for anything else but food since the lady brought it home brand new from the store, her friends were taken aback. We can appreciate how the view of “soiled” and “clean” is totally grounded in the assumption that things have permanent and, therefore, independent existence.

There is a certain soy condiment that is very popular, but most of those who consume it are not aware of the process used to make it. During its fermentation, the condiment harbors colonies of maggots; they are carefully removed, prior to the product being offered for sale. People enjoy its flavor, but were they reminded, while eating it, that it was once populated by maggots, they might suddenly consider the condiment dirty and stop eating it.

Page 182: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Clearly, the maggots feel perfectly at home in the midst of the decomposing material, and the question of dirty or clean does not arise. Yet rotten or decomposing material has a connotation of dirt in the minds of people.

Those who inhabit heavenly realms consider us, ‘the earthlings, dirty, yet they, in turn, are deemed dirty by the Arhat or the saint of the Theravadin tradition while he, the Arhat, is perceived as dirty by a bodhisattva. Thus the demarcation between pure and impure is far from clear. If your mind is impure, the world appears correspondingly impure, and vice versa. All these distinctions are arbitrary, yet people grasp them, and cling to their views as if they were carved in stone.

And, finally, we are going to talk about increase and decrease. As it is to be expected, these two terms are, likewise, completely relative: There may be an increase in a decrease, or a decrease in the increase. Let me give you an example: There are ninety days of summer. Presently, thirty days of summer have already passed. We might say that hot weather has been increasing over the past thirty days, or we can put it differently by saying that the hot season has already decreased by thirty days. An idiomatic saying puts it as “months and years have no feelings, they just decrease while they increase.” While the years increase, our life span decreases says the same thing using different words. I am eighty-four years old. If I am to live till ninety, I have six more years, and if I live one more year after that, it means an increase, yet it is also a moment to moment decrease in my life span. That is the meaning of an increase in the decrease, and a decrease in the increase.

In a few words, there is neither birth nor death, neither impure nor pure, neither increase nor decrease: That is the wonderful doctrine of the Middle Way; but most people twist their perception to make it fit their picture of how reality should be. Then there is birth and death, impure and pure, increase and decrease, all being produced by ego-notion and its concomitant craving. For that reason the Buddha taught the true nature of reality: To point out that the notion of separate ego is an illusion, and to emphasize the necessity to eliminate craving if we want to bring the round of suffering to a halt.

The point is that the skandhas are all empty at this very moment; since the Skandhas Dharma is central to Buddhadharma, the rest of Dharmas are equally empty. To reiterate once more, there is no birth and no death, neither pure nor impure, neither increase nor decrease. According to the Prajna Paramita Heart Sutra, Emptiness is the substance of all dharmas.

The Heart Sutra:

“THEREFORE, IN THE VOID THERE ARE NO FORMS, NO FEELINGS, PERCEPTIONS, VOLITIONS OR CONSCIOUSNESS;”

The Buddha knew that repetition is essential to learning; he explained further that there is form because the mind craves it, and when mind releases its hold, form ceases to exist. It does not have any independent nature of its own. Additionally, there are no feelings, no perceptions, no volitions and no consciousness in the supramundane Emptiness of True Existence. He returned to the fundamental Skandhas Dharma again and again to explain the essential Emptiness of all

Page 183: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

existence.He hoped to make the path of liberation be known by teaching it continually. In this paragraph I will shed light on the meaning of the phrase “all Dharmas are Voidness.” The fundamental Dharma of Five skandhas teaches that all five skandhas are empty, which means that there are really no skandhas. They are not the substance, but only the function, or worldly dharma; just as all buddhas and bodhisattvas, the skandhas are rooted entirely in the Dharma of Emptiness.

The Heart Sutra:

“NO EYE, EAR, NOSE, TONGUE, BODY OR MIND; NO FORM, SOUND, SMELL, TASTE, TOUCH OR MIND OBJECT; NO REALM OF THE EYE, UNTIL WE COME TO NO REALM OF CONSCIOUSNESS.”

This portion of the Sutra is the Teaching on Emptiness in connection with the eighteen worldly dharmas, or the eighteen realms; the uninstructed lack understanding of the Dharma, of Emptiness and repeatedly yield to the play of delusion as permanence and as independent existence. Ultimate Emptiness is not the obstinate void of the worldlings nor the annihilation view of those on the heterodox path; it is not the analysis of the Void as practiced by Theravadins, nor the Void of the present moment as perceived by the bodhisattva.

The supramundane Emptiness of True Existence is not possessed by Buddhas alone: all of us are endowed with the same truth and would come to know it, if only we relinquished our discriminating mind; that is the supramudnane Void of True Existence. In order to have correct practice it is not necessary to apply the method of Theravada, the Middle Vehicle or the Mahayana. Anyone can become Buddha spontaneously by deeply comprehending that “all existence is Void.” The Arhat of Theravada is equal to a worldly person of great potential.

A worldling of superior potential can sharpen his/her wisdom and receive the radiant Dharma at any time. People of mundane concerns wear themselves out in the realm of the eighteen mundane dharmas that lead to confusion and craving; for them there can be no salvation. The six organs, i.e.,eye, ear, nose, tongue, body and mind, and the corresponding six sense – data or dust, i.e.,form, sound, smell, taste, touch and mental formations generate the six kinds of consciousness, i.e.,eye consciousness, ear consciousness, nose consciousness, tongue consciousness, body consciousness, and mind consciousness. The group is referred to as the eighteen realms or the eighteen mundane dharmas. To be conscious means to be conscious of something, to distinguish or to discriminate.

The average person works to make a living, eats and drinks every day always bound by the eighteen realms. He/she always sees with his/her eyes, hears with his/her ears, smells with his/her nose, tastes with his/her tongue, touches with his/her body and knows mental objects with his/her mind. The cognitive objects are discerned, produce sense data and from the six kinds of consciousness arise all the other functions.

People assume the reality of subject and object behind the process, unaware as they are of it being a mere assumption unverifiable by experience. To understand this doctrine means liberation, but getting confused about it means falling into the ocean of suffering. Six kinds of

Page 184: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

consciousness arise from the six organs and the six data. The six organs are useless to a dead body. How could the six kinds of consciousness receive the six data and act upon receiving them? Since Emptiness is the substance of the six organs and, consequently, of the six kinds of data, what do the six kinds of consciousness depend on for their existence? The sutra says: “No realm of the eye all the way up to no realm of consciousness,” meaning no realm of eye consciousness, no realm of ear consciousness, no realm of nose consciousness, no realm of tongue consciousness, no realm of body consciousness, and no realm of mind consciousness.

The mundane Dharma of eighteen realms and their range is clear: Each of them has a character of its own. As a matter of fact, just as one hundred rivers merge into one ocean, all dharmas are contained in one teaching, the teaching of Emptiness. To attain enlightenment instantly, all one needs is to comprehensively understand the Dharma of Emptiness as the essence of reality. The uninformed majority submerge their True Nature in confusion resulting from misconception regarding the eighteen realms, a concept that has no counterpart in reality. Whenever mind touches a point, there is feeling; it may itch, hurt, feel numb, burn, or produce any of the countless sensations, and the knowing consciousness is alerted. When the taste buds are stimulated, there is the knowing of tasting. There is sweet, bitter, sour, etc. and the tasting nature becomes confused by the variety and the complexity. Similarly, the moment the eye makes contact, the eye consciousness engages in making distinctions in terms of light/dark, and the pristine seeing nature gets covered over by them. When the ear catches a sound, the hearing nature gets lost in judgement regarding it. These cognitive patterns are so deep it is difficult to trace and abandon them. And yet, it manifests complete misunderstanding of the original nature of consciousness. Looking at the city at night, we see the brilliant lights of ten- thousand households: Such is the form of light. During blackout we are able to observe the form of darkness. Light and darkness both have birth and death, yet the nature of seeing is free of cyclic existence. It is in the nature of seeing to perceive darkness in the absence of light and light in the absence of darkness. This should help us to understand the timeless nature of seeing. Our tendency to crave and grasp the object of seeing is a major obstacle to an understanding of the true nature of reality.

Attachment resulting from pleasurable eye contact, once established, is exceedingly difficult to relinquish. Most people do not have any understanding of the subject of seeing. The organ of the eye does not have the ability to see – only the nature of seeing does. The one who can enlighten himself/herself as to the subject of the nature of seeing can understand his/her own mind and see his/her own nature immediately. Whether a person is holy or worldly depends entirely on his/her ability (or the lack of it) to see his own Original Nature. This holds true for the nature of hearing, smelling, tasting, touching and for the nature of knowing. The Surangama Sutra says: “When one organ has returned to its source all six of them are liberated.” Our study and practice should begin by looking inward in order to free ourselves from the effect of light and dark. It is truly important to turn our attention completely onto our nature of seeing. When it is accomplished it means a true awakening to the supreme Tao. At first we should learn the BuddhaDharma and try to understand the doctrine. When we start to practice we should apply what we have learned. Without practice there is no learning.

The World Honored One is said to have attained Buddhahood in the previous asamkhiya kalpa; nevertheless, he appeared in the world in order to save all sentient beings, manifesting himself as

Page 185: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

a worldling and a prince. The son of king Suddhodana of the Sakya clan, he renounced his regal status at the age of twenty-nine so he could dedicate himself wholeheartedly to the quest for liberation from suffering. He practiced ascetic meditation in the Himalayas, and at the age of thirty-five the former prince attained perfect and complete enlightenment while meditating beneath a Bodhi tree. Noticing a bright star in the eastern sky, the Buddha observed that the nature of seeing is boundless. He commented that all sentient beings have the same wisdom and virtue as the Tathagata, but since it is covered over with delusion, attachment and aversion, sentient beings do not attain enlightenment. All evidence affirms that the Buddha attained the Original Nature, but most people are confused regarding their own, mistaking the four elements for their bodies and the reflections of their six conditioned sense data for their minds. That is delusion and grasping, and these are major hindrances to attaining the Tao.

The preceding explanation dealt with the eighteen realms consisting of six sense organs, six sene data and six kinds of consciousness. Now I would like to sum up, using the eye organ for illustration:

There are two aspects to the eye: there is the organ of sensation and the faculty of sensation; the eye is the organ; the faculty of sensation has two parts – seeing and form. The capacity of the eye to see, or the subject of seeing, is called the nature of seeing. The form of seeing is related to the object of seeing: It is always connected to an object, and therefore the eye is always seeing something, whether a thing, a shape, a color or a size. The object of seeing is most confusing, and the uninstructed can easily fall into self-deception as to the independent existence of whatever they are looking at. The process of experience gets twisted so it suits the volition to grasp and to possess, thus changing into a source of suffering. The Buddha’s teaching is the path to liberation and whoever understands this, understands all the Mahayana sutras as well.

We return once more to the example of the mirror and the reflection. The mirror was made to reflect whatever it faces, including mountains, rivers, even the great earth; the problem arises when the reflection is mistaken for the object and when it is no longer realized that it may vanish at any time, it being part of the birth/death cycle. The susceptibility to reflect is the real self, the timeless characteristic of the mirror we are talking about, yet it is very seldom realized. There was a Ch’an master who said: “Always facing it, yet now knowing what it is!” meaning that worldlings do not recognize the nature of seeing for what it is: Ignoring the clarity of the mirror they hold on to the reflection.

Time passes very quickly; even if we live for one hundred years, it still is a very brief period of time. Those who inhabit heavens still worry about death although their lives last much longer. Things seen during one’s life are completely useless after one has died. The nature of seeing, however, is not amenable to birth or death, it is not dependent on the organ of the eye. To have eyes does not necessarily mean having seeing awareness. The nature of seeing is like the capacity of the mirror to reflect images, shapes or actions; after the images, shapes or actions vanish, the nature of seeing remains, unmovable and unchangeable. The same applies to the nature of hearing, smelling, tasting, touching and knowing.

Simply stated, people should not hold reflections as permanent, clinging to them and grasping them. To perceive the reflectivity of the mirror as the True Self means quick release from

Page 186: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

defilement and an expeditious liberation. The remaining five sense doors can be inferred from the example of the eye organ; the six sense-organs with their corresponding six data and six kinds of consciousness collectively generate the eighteen realms or the eighteen wordly Dharmas: All of these are reflections, impermanent, subject to birth and death. Only the nature of seeing, hearing, smelling, tasting, touching and knowing, like the nature of the mirror, remains unchanged. Furthermore, that which reflects is the also reflection, and the reflection becomes that which reflects it: They complement one another.

Thus there is “no eye, ear, nose, tongue, body and mind: No form, sound, smell, taste, touch and no mind object. No eye realm until no realm of consciousness.” According to the phrase “all five skandhas are empty” the five skandhas are the true Void of the supramundane existence and the Dharma of the Five Skandhas is the fundamental Dharma. In the true Void of supramundane existence, when there are no more skandhas, there is nothing to be attained. The eighteen realms are void at this very moment. Without the mirror, how can there be reflection?

The Heart Sutra:

“NO IGNORANCE AND ALSO NO ENDING OF IGNORANCE, UNTIL WE COME TO NO OLD AGE AND DEATH AND NO ENDING OF OLD AGE AND DEATH.”

This part of the Sutra refers to the formula of the Twelve Links in the Chain of Existence: These are in the sphere of the five skandhas. As we have seen, the five skandhas were found empty; consequently the twelve links are also void. Pratyeka-buddha or the saint of the middle vehicle who practices the Dharma of the Twelve Links and who attained enlightenment by that means was liberated from his/her allotment of birth and death, but has not reached the realm of buddhahood. The Buddha taught the Prajna Paramita Sutra to bring people closer to the attainment of buddhahood by means of a deep understanding of all dharmas as manifestations of Reality and Emptiness.

Someone endowed with superior wisdom and the highest potential, who understands that all Dharmas are void can attain buddhahood immediately. The attainment of Pratyeka-buddha is the outcome of his practice based on the Dharma of the Twelve Links in the Chain of Existence, or causes and conditions. Causes and conditions act as support for the twelve links, which confuses people further. Ignorance conditions karmic action, action condition consciousness, consciousness conditions name and form, name and form condition the six sense doors (sense organs), the six sense organs condition contact, contact conditions sensation, sensation conditions craving, craving conditions grasping, grasping conditions becoming, becoming conditions birth, birth conditions old age and death, sorrow, pain, grief, lamentation, despair and anguish. The Twelve Links of Existence in combination with causes and conditions illustrate how confusion contributes to human suffering. Let me explain:

Ignorance in the context of the Buddha’s teaching means either not knowing or knowing incorrectly; the term is interchangeable with confusion. Assumptions based on ignorance support or condition unskillful actions. Action rooted in confusion reinforces the bias generated by ignorance.

Page 187: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Consciousness is the prime agent in the selection of conditions for rebirth: if there is confusion present during the intermediate existence between death and rebirth, proper conditions for the next existence will not be recognized. In this respect it is the consciousness that conditions name and form.

Name and form at the beginning of a new existence are simply the sperm of the father, combined with the ovum and blood of the mother; the form already exists, but the name part has yet to develop. The eighteen realms that will eventually come into existence will be conditioned from the very beginning by name and form.

The six organs develop on the basis of corporeality and of the natures of seeing, hearing, smelling, tasting, touching and knowing, with a discriminatory bias already built in. The six senses develop on the bases of the six organs: The six organs, being the sense doors, condition contact.

Contact takes place when a sense organ produces sense data in response to stimulation. In the case of a newly born, the earliest experience is tactile: there is an abrupt change of environment in terms of temperature and texture, causing intense discomfort in the newborn baby, making it cry. The contact conditions sensation.

As the range of stimuli widens, diversity of contact increases; the material sense-organs develop accordingly, each becoming progressively specialized and its own realm more and more specific. Eye, ear, nose, tongue, body and mind develop preferences and aversions, giving rise to greed and anger. Therefore it is said that sensation conditions craving.

Craving is sometimes interpreted as thirst. Initially, it is the thirst for the continuation of one’s existence, construed as independent. That notion is the anchor for the impulse to grasp.

Grasping leads inevitably to clinging which brings new becoming in its wake.

Becoming may be described as setting the stage for new birth. It is the unavoidable outcome of grasping.

Birth is conditioned by becoming. It introduces a new round in the cyclic pattern of existence; because there is birth, old age and death automatically follow.

Old age and death require care and produce pain, grief and anguish. Most humans, when approaching death, are ravaged by grief and anxiety. They hold on to their thirst for existence entrenched through lifelong habits; their suffering and their fear are similar to what a tortoise experiences when its shell is removed. Death and dying are frequently accompanied by manifestations of grief.

Birth, death, and all the suffering in between arise because of ignorance and supportive conditions, and the ordinary people have no choice but to continue the cycle of rebirths in the six realms. Pratyeka-budda understands the source of defilement and of birth and death. Upon hearing the Dharma of the Twelve Links in the Chain of Existence he/she will generate the mind

Page 188: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

of Tao and practice to end his or her own suffering. He/she will attain the path and fruit of the middle vehicle thereby ending the allotment of birth and death.

To free oneself from confusion or ignorance is requisite for right or correct practice. When ignorance is eliminated, all delusory activity ceases. There is no more fuel to feed delusion and thus consciousness is extinguished, meaning there is no more birth, no more death. With the six sense organs extinguished there is no more contact. In the absence of contact and sensation, there is no longer any greed or hatred, no craving and therefore no grasping (no karmic activity); without grasping there can be no becoming, which means that all future rebirths are extinguished. Without birth there is no aging and death and that is the end of pain, grief, lamentation and anguish.

The Buddha taught the Prajna Paramita Dharma to awaken practitioners to the teaching of the Void and to make them receptive to it. The Chinese term Wu (none) implies putting an end to grasping; to understand the essential Void of all existence is to understand the True Mind. To see one’s Self Nature enables swift attainment of buddhahood, because when ignorance is recognized as void, there is nothing left to break off. Therefore the sutra says “also no ending of ignorance.” Because, originally, there is no such thing as old age and death (they are the product of the conceptual mind), the sutra says “until we come to no age and death and to no ending of old age and death.”

The Heart Sutra:

“ALSO THERE IS NO TRUTH OF SUFFERING, OF THE CAUSE OF SUFFERING, OF THE CESSATION OF SUFFERING, NOR OF THE PATH.”

This sentence deals with the Void as the ground of the Four Noble Truths. What are they? Suffering, Cause of Suffering, Cessation of Suffering and The Path. The teaching transcends the mundane and provides access to sainthood. A saint from the Theravada tradition attains the path and the fruit on the basis of his/her practice of the Four Noble Truths. The Mahayana attainment is in the realm of the supramundane. The suffering spoken of is the suffering in this world. Its causes are, likewise, of this world, the path is operative in this world and Nirvana or cessation of suffering is our exit from this world. The path provides the right causes for the Tao and the practice is aimed toward enlightenment.

The first of the Noble Truths is presented in three aspects: 1. As ordinary suffering. In this aspect it includes all forms of physical and mental pain and ache. 2. The outcome of the impermanent nature of life. All the fleeting pleasures are illusory and temporary and subject to change. 3. The five aggregates or the conditioned states. Matter, feelings, perceptions, mental formations and consciousness, the last being based on the first four, are constantly changing, hence impermanent, and what is impermanent is, inevitably, suffering.

The six realms of existence comprise three good or happy ones, and three unhappy or evil ones. The first three are the realm of heavenly beings, the realm of humans and the ealm of asuras (titans). The latter three consist of the realm of hell, the realm of hungry ghosts, and the realm of animals. The form sphere and the formless sphere both provide much longer life continuity than

Page 189: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

this world, and more happiness as well, but they are still subject to birth, death and suffering consequent of action. The sphere of desire in the human realm provides equal parts of happiness and suffering, while the asuras, though enjoying blessings, are without morality and their good fortune will eventually end.

The inhabitants of the three happy realms made good causes in their former lives, and depending on how they benefit others, they will receive rewards accordingly in the world. There is no need to explain the three unhappy realms. All we need to say is that there is a great deal of suffering there. The suffering of those inhabiting unhappy realms is the present effect of causes from their previous lives. All suffering is produced by the mind. One reaps on one sows.

What is the cause of suffering? The second of the Noble Truths posits the cause or the origin of suffering as craving or thirst which produces re-existence and re-becoming, accompanied by passionate clinging. Numerous causes come together, and we know that our present suffering is the effect of previous causes. Likewise, our present behavior is the foundation for future effects.

What effect has the supramundane on the cessation of suffering? The third of the Noble Truths follows logically from the first two. If craving is removed or transcended there will be no more suffering. Cessation means calmness and extinction, or Nirvana: It is inviting, attractive and comprehensible to the wise. The one who understands the source of suffering thoroughly knows that it is generated by one’s own self; yearning for Nirvana, he/she resolves to practice and attain the path and the fruit, i.e., Nirvana.

What is the cause of the Noble Truth of the Path? Having analyzed the meaning of life, the Buddha demonstrated to his disciples how to deal effectively with suffering. The fourth Noble Truth makes the teaching a complete whole. Those who focus their desire on attaining the supramundane Nirvana can break off the causes of suffering and practice toward enlightenment.

The practitioner of the teaching of the Four Noble Truths should reach understanding of the cause of suffering and direct his/her efforts toward the dissolution of the cause of suffering, resolve to attain Nirvana and from then on practice wholeheartedly. Following his enlightenment the Buddha taught the Avatamsaka, but some hearers had difficulty understanding it, and therefore he applied expedient means to accommodate them. His teaching of the Four Noble Truths was threefold: 1. By means of contemplation of the manifestations of suffering, 2. By exhortation, 3. Using his own attainment as an example and as encouragement.

1. Contemplation of the manifestations of suffering.

There are several kinds of suffering people are forced to endure in order to survive and to get the basic necessities of life; The ordinary form of suffering includes birth, old age, sickness, death, parting from what we love, meeting what we hate, unattained aims and all the ills of the five skandhas. Where does the suffering come from? It is generated by one’s own self.

The cause of suffering is a cluster of six root defilement: Greed, hatred, ignorance, pride, doubt and heterodox views. The lesser defilements are

Page 190: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

diversified varieties of the six root defilements. The twenty secondary afflictions are belligerence, resentment, spite, concealment, deceit, dissimulation, haughtiness, harmfulness, jealousy, miserliness, non-shame, non-embarrassment, non-faith, laziness, non-consciousness, lethargy, excitement, forgetfulness, non-introspection, and distraction; the six root defilement and the twenty secondary afflictions together cause all the suffering in the world.

Cessation of suffering can be attained; it is possible to end the cycle (allotment) of birth and death, put aside the four conditions of mortality and attain the appealing, joyful Nirvana. To follow the Theravada practice means, however, not to halt the mortal changes of the round of births, and to have some obstruction regarding Emptiness.

Those who resolved to practice and attain because of their ardent wish to reach Nirvana should observe the thirty-seven conditions leading to Bodhi. The three studies or three pillars of practice – discipline, meditation and wisdom – represent the thirty-seven conditions in condensed form. The practice of discipline removes the obstacle of greed, meditation reduces delusion and the two combined foster wisdom. Without diligent practice the Buddha’s follower does not get very far on his journey.

2. By exhortation:

Using the expression and the tone of a concerned teacher or a parent the Buddha would, at times, urge his followers: “You should understand how people are forced to endure their predicament…” or “the cessation of suffering can be attained, you ought to make the effort, you should practice…” and so on.

3. Using his own attainment as an example and as encouragement:

“The problem of suffering can be resolved; look, I did it and so can you.”

“The causes of suffering are cumulative. The sooner you eliminate or transcend them, the quicker you will be free once and for all; I freed myself and now I don’t have to worry any more” and such like.

At the time the Buddha set the wheel in motion by teaching the Four Noble Truths, the hearers (Sravakas) attained sainthood (Arhatship). After years of teaching, the Buddha taught the Dharma of Emptiness (Sunyata) to promote the understanding of the supramundane Void of True Existence. We have seen the emptiness of the five skandhas, and at present we perceive the Dharma of the Four Noble Truths to be void as well. There is no suffering, no cause of suffering, no cessation of suffering and no path. They are only the reflection in the mirror; without reflection there is not the ability to reflect. The reflection is not separate from that which reflects it; the reflective surface and the reflection are one. To understand this means to be close to enlightenment.

Page 191: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

The Heart Sutra:

“THERE IS NO WISDOM AND THERE IS NO ATTAINMENT WHATSOEVER”

This part of the sutra concerns the teaching of the six paramitas, or the bodhisattva practice as explained in the Tripitaka. Allowing one’s actions to be guided by one or all of the paramitas, one will surely attain the path and the fruit. For each of the previously mentioned six fundamental defilements there is one of the six paramitas or perfections of virtue, to be applied as a specific antidote.

Charity eliminates greed, discipline cures laziness, patience overcomes hatred, determination overcomes laxity, meditation cools the mind making it receptive to wisdom and wisdom dispels ignorance. The Mahayana doctrine of action and principle differs from the Theravada as to the intent. In addition to one’s actions that should follow the paramitas one is expected, according to the Mahayana understanding of the bodhisattva path, endeavor to liberate all sentient beings by leading them toward an upward path while seeking his/her own enlightenment upward. If one has not cut off grasping completely, one’s wisdom becomes colonized by consciousness, turning into an obstacle rather than being a virtue.

According to the Buddha, “there is no wisdom and there is no attainment whatsoever.” It means that the paramitas and the bodhisattva action as promulgated by the Tripitaka are not entities to be grasped, conceptualized, manipulated or used. But this is the perspective of the Mahayana, Dharma; the teaching of Emptiness is evident neither in the practice nor the wisdom, and not in Buddhahood for that matter, as taught by the Theravadins.

The Dharma of Emptiness is characterized by the concept of Emptiness as the substance of all dharmas. Then the six paramitas and the bodhisattva action are the reflection in the mirror, since they are all amenable to change and therefore empty of self. The already introduced Chinese term Wu, meaning non, un-, or none, expresses the true nature of the mirror, or its capacity to receive and relinquish all that goes on in front of it without holding on to any part of it. If the paramitas are practiced with the understanding that they are rooted in Emptiness, the great enlightenment can be attained. Non-wisdom is the true wisdom, non-attainment is the true attainment. This is what it means to practice deeply the Prajna Paramita; the five fundamental conditions of passions and delusions stop, and the two kinds of birth and death are finished forever.

In addition to the paramitas of bodhisattva action there is another set of six paramitas of principle as part of teachings of the intermediate school (Tung Jiao). Action and Principle are not separated in the teaching of the differentiated school (Bie Jiao), but in the original or genuine school (Yuan Jiao) the six paramitas are practiced as non-action; the practice leads to perfect wisdom and to the supreme Bodhi.

Page 192: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

The Heart Sutra:

“BECAUSE THERE IS NOTHING TO BE ATTAINED, THE BODHISATTVA RELYING ON PRAJNA PARAMITA HAS NO OBSTRUCTION IN HIS MIND.”

“Nothing to be attained” is the all-important theme of the Sutra. The obstruction alluded to in the above sentence refers to the three obstructions of function, to wit: 1. The karmic obstruction, or the obstruction of deeds done in the past; 2. The obstruction of retribution and 3. The obstruction of passion.

The above quote implies the supramundane Void as the True Existence of all dharmas and for that same reason no dharmas can be obtained. “Since the bodhisattva cannot seek outside help when dealing with obstruction, he has to rely on insights provided by his own radiant wisdom for his attainment of freedom. The first to break off is the obstruction of retribution; it is of two kinds, the dependent condition (meaning one’s circumstances) and the resultant person (meaning one’s physical condition). The bodhisattva already discarded these two kinds of obstruction, and several types of anxiety vanished from his mind.

The Heart Sutra:

“BECAUSE THERE IS NO OBSTRUCTION, HE HAS NO FEAR.”

This sentence is about discarding obstruction to action. Not to be obstructed by body and mind means to be free of worry and of fear. The practice of bodhisattvas action engenders five kinds of fear, and those who did not break off delusion yet, who are in the early stages of the bodhisattva career, are particularly susceptible:

1. Fear of being left without sustenance after giving away all possessions; 2. Fear of being insignificant after giving up one’s reputation; 3. Fear of dying in situations that call for self-sacrifice; 4. Fear of falling into evil circumstances; 5. Fear of addressing an assembly, especially in the presence of important people.

These five fears obstruct Dharma practice and without them there is no obstruction to action.

The Heart Sutra:

“AND HE PASSES FAR BEYOND CONFUSED IMAGINATION.”

This statement is related to the obstacle or obstruction of passion. That obstruction has its root in the defilement of confusion or ignorance, manifested as mistaking the impermanent for permanent, the ugly for beautiful, and suffering for happiness. It is the way of people of mundane interests. The bodhisattva

Page 193: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

whose perception has been clarified through Prajna has been liberated to a great extent from that obstruction.

The Heart Sutra:

“AND REACHES ULTIMATE NIRVANA.”

When there is no more mental pain or grief, Nirvana becomes perceptible, comprehensible, inviting and attractive. It is the complete and final cessation of greed or craving, hatred and ignorance, and therefore the cessation of rebirth and of the continuity of life. Dharma-kaya, Prajna and, consequently, freedom manifest themselves to their fullest. Nirvana cannot be expressed through words; it has to be experienced.

The Heart Sutra:

“THE BUDDHAS OF THE PAST, PRESENT AND FUTURE, BY RELYING ON PRAJNA PARAMITA HAVE ATTAINED SUPREME ENLIGHTENMENT.”

In this sentence Prajna is proclaimed to be the perfect, ultimate Dharma of supreme relevance not only to bodhisattvas but to all the past, present and future Buddhas as well.

The Heart Sutra:

“THEREFORE, THE PRAJNA PARAMITA IS THE GREAT MAGIC SPELL, THE SPELL OF ILLUMINATION, THE SUPREME SPELL, WHICH CAN TRULY PROTECT ONE FROM ALL SUFFERING WITHOUT FAIL.”

The above segment of the Sutra praises the merits of Prajna. The term “spell” suggests that the theme and the essence of this sutra transcends concept; its power and its strength are operative in realms not amenable to manipulation. Furthermore, its effects can manifest itself instantaneously, transcending the worldly, attaining holiness.

The Heart Sutra:

“THEREFORE HE UTTERED THE SPELL OF PRAJNAPARAMITA, SAYING GATE, GATE, PARAGATE, PARASAMGATE, BODHI SVAHA.”

The above is a mantra, i.e., an esoteric teaching by means of which we are reminded of the subtlety and complexity of the inconceivable Dharma. The body of the Teachings includes some exoteric parts, such as the sutras, and some

Page 194: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

esoteric ones, such as the dharmas and the mantras. Exoteric Teachings are accessible to rational understanding and can be explained, but the meanings of the esoteric or mystic forms of prayer such as dharmas and mantras are not within the reach of the intellect; the good is upheld and cannot be lost and evil cannot arise. During recitation, dharmas and mantras enable the one reciting them to control both the sound and the timing, but any recognizable words and meanings which would normally hold his/her mind captive are not there. He/she has then an opportunity to experience expansiveness or spaciousness of mind, it being one of mind’s very special characteristics.

To recite this mantra by itself, omitting the text of the sutra is a true Mahayana practice of the non-discriminating mind. The inconceivable nature of the teaching is apprehended and the teaching seen as a whole. Thorough study of the sutra and a complete understanding, equal the meaning implied in the mantra (sometimes referred to as “spell”).

The explanation of the Heart Sutra, including both the exoteric and the esoteric aspects, is presently completed. Any contrived and/or faulty interpretations of the Teachings ought to be carefully avoided.

GLOSSARY

(Terms are from Sanskrit unless stated otherwise)

Agamas. Generic term applied to a collection of traditional doctrines and precepts. The sutras of Theravada (Hinayana) are referred to at times as the Agamas.

Anuttara Samayak Sambodhi. The incomparably, completely and fully awakened mind; it is the attribute of buddhas.

Rhat. The one who has achieved Nirvana: A saint in the Theravada tradition. The stage is preceded by three others, 1. Stream Winner, 2. Once-Returner, 3. Non-Returner, 4. Arhat.

Arya. Any individual enobled by his/her own continuing effort on the path to enlightenment.

Asamkhyia (kalpa). Term related to the Buddhist metaphysics of time. Each of the periodic manifestations and dissolutions of universes which go on eternally has four parts, called asamkhiya kalpas.

Avalokitesvara. The name is a compound of Ishwara, meaning Lord, and avalokita, looked upon or seen, and is usually translated as the Lord Who Observes (the cries of the world); the Buddhist embodiment of compassion as formulated in the Mahayana Dharma; the most important Bodhisattva of the Mahayana pahtheon, second only to the Buddha.

Page 195: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

Avatansaka or Avatamsaka (Sutra). One of the 5 key texts of the Mahayana canon. Its principal doctrine is that of the law-nature (Dharma-dhatu) of the universe. In modern terms it means that all objects and energies are under the law of causation, on account of which they are co-existent and interdependent.

Bhikshu. Religious mendicant; Buddhist fully ordained monk. Bhikshuni is the equivalent term designating a woman.

Bodhi. Perfect wisdom or insight knowledge by means of which a person becomes Buddha.

Brahmajala. Or Indra’s net, characterized by holding a luminous gem in every one of its eyes. (Hindu mythology).

Dharani. Extended mantra used in esoteric branch of Buddhism to focus and expand the mind. Its words, or sounds, should not communicate any recognizable meaning.

Dharma-dhatu. The Law-doctrine that is the reality behind being and non-being. It is terpenetrative and all-inclusive, just as the rotation of the earth holds both night and day.

Dharma-kaya. The first of the three forms of the Buddha: The Self-Nature or Void aspect. The real being in his true nature, indescribable and absolute.

Five Fundamental Conditions of Passions and Delusions: 1. Wrong views which are common to triloka; 2. Clinging or attachment in the desire realm; 3. Clinging or attachment in the form realm; 4. Clinging or attachment in the formless realm which is still mortal; 5. The state of unenlightenment which is the root- cause of all distressfull delusion.

Four Fruits of the Arhat. See under Arhat entry.

Hinayana. Lit., a small vehicle; designates Buddhist tradition of southest Asia; replaced by the term Theravada.

Kalpa. Periodic manifestations and dissolutions of universes which go on eternally. Great kalpas consist of four asamkhiya kalpas corresponding to childhood, maturity, old age and the death of the universe.

Lotus Sutra. Or Saddharma-pundarika, Dharma Flower, or “The Lotus of the True Law.” The sutra is the basis for the Lotus sect (T’ien-t’ai in Chinese). Among the sutras of the Mahayana canon.

Mahayana. Lit., great vehicle; the dominant Buddhist tradition of China. Special characteristics of Mahayana are: 1. Emphasis on bodhisattva ideal, 2. The

Page 196: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

accession of the Buddha to a supermundane status, 3. The development of extensive philosophical inquiry to counter Brahmanical and other scholarly argument, 4. The development of elaborate devotional practice.

Middle Vehile. Also called Middle Doctrine School or Madhyamika; one of the two main schools of Mahayana thought; it upholds the Void as the only really real or independent, unconditioned Reality.

Nirvana Sutra. The last of the sutras in the Mahayana canon. It emphasizes the importance of Buddha-nature, which is the same as Self Nature.

Paramita. Perfected virtue, of which there are six, namely: 1. Dana: Generosity; charity. 2. Shila: Morality; harmony. 3. Kshanti: Patience, tolerance of insults. 4. Virya: Valor; vigor in practice. 5. Dhyana: Contemplation; meditation. 6. Prajna: Essential wisdom; awareness as such, beyond the duality of subject and object.

Pratyeka-Buddha. Self-enlightened being who attained without a teacher; attained individual unwilling or unable to teach.

Saddharma-pundarika. See entry under Lotus Sutra.

Saha-lokadhatu or Saha world; this world to be endured, this earth.

Sanskrit. Learned language of India. Canonical texts of Mahayana Buddhism in its Indian stage were written in Sanskrit.

Skandhas. As taught by the Buddha, the skandhas are the components of the human so-called entity that is constantly changing. They are: 1. Name/form; 2. Feeling; 3. Conception; 4. Impulse; 5. Consciousness.

Small Vehicle. See entry under Hinayana.

Sramana. Lit. laborer; applied to those who wholeheartedly practice toward enlightenment; root word of the designation for novice monk.

Sravaka. Lit. hearer; it originally referred to those who paid devoted attention to the spoken words of the Buddha; today it is more often applied to an ardent teacher of Buddhist texts; an individual still needing guidance in Dharma.

Tao. Chinese term meaning the way. In Buddhist terminology it may be applied to practice, to Self-nature or to the Ultimate.

Tathagata. Thus gone; term frequently used by the Buddha in reference to himself.

Page 197: CÁC KINH VỀ NHÂN QUẢhethongchuatamnguyen.org/images/C_C_KINH_V_7872_NH... · BÀI KHAI KINH KỆ. Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu, Trăm nghìn muôn kiếp khó

T’ien T’ai. Chinese name designating a school of Buddhism in that country; the Lotus Sutra is the school’s textual foundation. The T’ien T’ai doctrine speaks of the threefold Truth, the three being three in-one. These are: 1. All things are of the Void; 2. Phenomenal existences of all kinds are only temporary productions and so only the Void; 3. As everything involves everything else, all is one, and something of everything involves everything else, all is one, and something of everything is the basis of its being, this something being the Buddha-nature. The school emphasizes Buddhist philosophy.

The ten Directions. North, South, East, West, N-E, N-W, S-E, S-W, Zenith and Nadir.

Theravada. Lit., the School of the Elders; one of the two main forms of Buddhism known in the world today; practiced chiefly in south-east Asia; has the Pali Canon for textual foundation.

Triloka or Trailoka. The three realms: World of sensuous desire; form; formless world of pure spirit.

Tripitaka. Lit., three baskets: The earliest Buddhist canonical text consisting of three sections: 1. Buddha’s discourses (sutras), 2. Rules of Discipline (Vinaya), 3. Analytical and explanatory texts or commentaries (Sastras); usually referred to as the Pali canon.

Upasaka. Buddhist lay disciple (man), who formally received five precepts or rules of conduct. Upasika is the equivalent term designating woman.