cÂy tẾch Ở viỆt nam, thỰc trẠng vÀ triỂn vỌng...

7
241 CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP Đoàn Thị Mai, Lê Sơn &ctv Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Tếch là loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao và đã được gây trồng thành công trên một số vùng sinh thái chính trong cả nước. Tuy nhiên, do những điều kiện khó khăn nhất định mà cây Tếch chưa được chú trọng để phát triển. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân và phát triển giống Tếch và Xoan ta có năng suất cao” do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thực hiện, 48 cây trội Tếch đã được chọn lọc từ các lâm phần rừng trồng. Các khảo nghiệm hậu thế và dòng vô tính của nguồn giống này và một số nguồn giống Tếch nhập nội khác đã được xây dựng nhằm tạo nguồn vật liệu di truyền ban đầu cho các chương trình chọn giống Tếch tiếp theo. Thời gian tới, với một chương trình chọn giống liên tục và sự đầu tư thích đáng, cây Tếch sẽ giữ một vai trò quan trọng trong các chương trình trồng rừng kinh tế. Từ khóa: Cây Tếch I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tếch (Tectona grandis) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), phân bố trong các khu rừng nhiệt đới ở Miến Điện, Nam và Trung Ấn Độ, Thái Lan, Lào và đã được gây trồng rộng rãi trên một số nước như Indonesia, Malaysia, Philippin, Cămpuchia và một số nước Châu Phi, Châu Mỹ,... Tếch là cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa với lượng mưa trung bình 1200-2500mm và có 2 mùa rõ rệt, chịu lửa và ít bị sâu bệnh. Gỗ Tếch nặng trung bình, thớ to mịn, không cong vênh, nứt nẻ, không bị mối mọt và nấm mốc phá hoại, chịu được nước mặn, không bị hà ăn. Do có giá trị kinh tế rất cao nên Tếch trồng với diện tích lớn. Ở Java (Indonesia) diện tích trồng Tếch khoảng 1 triệu hecta chiếm tới 45% diện tích rừng trồng. Tính đến 2003 diện tích rừng Tếch ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên tới 25 triệu hecta (C.T.S. Nair. Teaknet, 2003). Năm 1989 sản lượng xuất khẩu gỗ Tếch của Indonesia là 46.000m 3 đạt doanh thu 29,4 triệu USD. Thái Lan cũng đạt mức xuất khẩu gỗ Tếch là 97.000m 3 vào năm 1980. Năm 1992, ở Sabah (Malaysia) chỉ với 12m 3 gỗ Tếch xuất khẩu đã thu được 4.600 USD trung bình đạt 383 USD/m 3 . Tại Myanma, trong năm 2000 đã có 470.356m 3 gỗ Tếch được khai thác, chiếm 25% tổng sản phẩm gỗ của nước này (Saw Eh Dah, 2004). Vì có giá trị kinh tế cao nên Tếch được quan tâm phát triển ở các nước trên thế giới. Ở Thái Lan chương trình cải thiện giống Tếch đã được thực hiện từ năm 1982 với các khâu từ khảo nghiệm, bảo quản hạt, nhân giống bằng giâm hom, kỹ thuật lâm sinh và khảo nghiệm hậu thế (Verapong Suangtho, Sunanta Kajornsrichon, Tawin Kusolkul). Indonesia cũng bắt đầu có những nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng (S.N. Widiyanto). Ngoài ra các công trình cải thiện giống Tếch cũng được công bố ở một v ài quốc gia khác như: Miến Điện (Htun Kaufmanm 1980, Gyi 1993), Trung Quốc (Bingchao & shuzhen 1993),… Theo Erik D. Kjaer và G. Sam Foster (1996) thì giá trị kinh tế của công tác cải thiện giống và cung cấp giống Tếch được cải thiện cho trồng rừng sẽ cho năng suất rừng trồng tăng 10% v à giá trị rừng trồng tăng 15-20% so với trồng từ hạt. Mặc dù là loài cây trồng có giá trị kinh tế nhưng đến nay ở nước ta mới chỉ có khoảng 2.500ha (không kể các khu vực trồng rải rác) v à trong thời gian 6 năm (từ 1986 đến 1992) chỉ có 4.700ha Tếch được trồng trong cả nước (Nguyễn Ngọc Lung 1995, Hoàng Hoè, 1995). Việc đánh giá thực trạng về cây Tếch ở Việt Nam cũng như tiến hành một số nghiên cứu về chọn, nhân và phát triển giống Tếch là một việc làm có ý

Upload: buidieu

Post on 05-Feb-2018

226 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

241

CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

Đoàn Thị Mai, Lê Sơn &ctv

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tếch là loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao và đã được gây trồng thành công trên một số vùng sinh thái chính trong cả nước. Tuy nhiên, do những điều kiện khó khăn nhất định mà cây Tếch chưa được chú trọng để phát triển. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân và phát triển giống Tếch và Xoan ta có năng suất cao” do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thực hiện, 48 cây trội Tếch đã được chọn lọc từ các lâm phần rừng trồng. Các khảo nghiệm hậu thế và dòng vô tính của nguồn giống này và một số nguồn giống Tếch nhập nội khác đã được xây dựng nhằm tạo nguồn vật liệu di truyền ban đầu cho các chương trình chọn giống Tếch tiếp theo. Thời gian tới, với một chương trình chọn giống liên tục và sự đầu tư thích đáng, cây Tếch sẽ giữ một vai trò quan trọng trong các chương trình trồng rừng kinh tế.

Từ khóa: Cây Tếch

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tếch (Tectona grandis) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), phân bố trong các khu rừng nhiệt đới ở Miến Điện, Nam và Trung Ấn Độ, Thái Lan, Lào và đã được gây trồng rộng rãi trên một số nước như Indonesia, Malaysia, Philippin, Cămpuchia và một số nước Châu Phi, Châu Mỹ,...

Tếch là cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa với lượng mưa trung bình 1200-2500mm và có 2 mùa rõ rệt, chịu lửa và ít bị sâu bệnh. Gỗ Tếch nặng trung bình, thớ to mịn, không cong vênh, nứt nẻ, không bị mối mọt và nấm mốc phá hoại, chịu được nước mặn, không bị hà ăn.

Do có giá trị kinh tế rất cao nên Tếch trồng với diện tích lớn. Ở Java (Indonesia) diện tích trồng Tếch khoảng 1 triệu hecta chiếm tới 45% diện tích rừng trồng. Tính đến 2003 diện tích rừng Tếch ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên tới 25 triệu hecta (C.T.S. Nair. Teaknet, 2003).

Năm 1989 sản lượng xuất khẩu gỗ Tếch của Indonesia là 46.000m3 đạt doanh thu 29,4 triệu USD. Thái Lan cũng đạt mức xuất khẩu gỗ Tếch là 97.000m3 vào năm 1980. Năm 1992, ở Sabah (Malaysia) chỉ với 12m3 gỗ Tếch xuất khẩu đã thu được 4.600 USD trung bình đạt 383 USD/m3. Tại Myanma, trong năm 2000 đã có 470.356m3 gỗ Tếch được khai thác, chiếm 25% tổng sản phẩm gỗ của nước này (Saw Eh Dah, 2004).

Vì có giá trị kinh tế cao nên Tếch được quan tâm phát triển ở các nước trên thế giới. Ở Thái Lan chương trình cải thiện giống Tếch đã được thực hiện từ năm 1982 với các khâu từ khảo nghiệm, bảo quản hạt, nhân giống bằng giâm hom, kỹ thuật lâm sinh và khảo nghiệm hậu thế (Verapong Suangtho, Sunanta Kajornsrichon, Tawin Kusolkul). Indonesia cũng bắt đầu có những nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng (S.N. Widiyanto). Ngoài ra các công trình cải thiện giống Tếch cũng được công bố ở một vài quốc gia khác như: Miến Điện (Htun Kaufmanm 1980, Gyi 1993), Trung Quốc (Bingchao & shuzhen 1993),…

Theo Erik D. Kjaer và G. Sam Foster (1996) thì giá trị kinh tế của công tác cải thiện giống và cung cấp giống Tếch được cải thiện cho trồng rừng sẽ cho năng suất rừng trồng tăng 10% và giá trị rừng trồng tăng 15-20% so với trồng từ hạt.

Mặc dù là loài cây trồng có giá trị kinh tế nhưng đến nay ở nước ta mới chỉ có khoảng 2.500ha (không kể các khu vực trồng rải rác) và trong thời gian 6 năm (từ 1986 đến 1992) chỉ có 4.700ha Tếch được trồng trong cả nước (Nguyễn Ngọc Lung 1995, Hoàng Hoè, 1995). Việc đánh giá thực trạng về cây Tếch ở Việt Nam cũng như tiến hành một số nghiên cứu về chọn, nhân và phát triển giống Tếch là một việc làm có ý

Page 2: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

242

nghĩa trong việc phát triển loài cây trồng có giá trị kinh tế cao này trong sản xuất lâm nghiệp, cũng như bổ sung thêm một số giống Tếch có năng suất cao vào cơ cấu cây trồng rừng. Các nội dung này đã và đang được triển khai trong khuôn khổ của đề tài Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống Xoan ta (Melia azedarach) và Tếch (Tectona grandis) có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn do Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.I

II. THỰC TRẠNG VỀ CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM

Tếch được nhập vào nước ta từ những năm 1930 với mục đích là thăm dò khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai. Do đó, Tếch đã được trồng thử nghiệm một cách rộng rãi trên hầu hết các vùng sinh thái và điều kiện lập địa trên cả nước. Mặc dù một số địa điểm gây trồng, cây Tếch đã không thể sinh trưởng được cũng như bị phá hoại do các điều kiện khách quan. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một số quần thụ hay hàng cây Tếch vẫn còn tồn tại ở một số địa điểm như: Sơn Dương (Tuyên Quang), thị xã Hà Giang, Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thảo cầm viên Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Tây Ninh,... Kết quả thăm dò khả năng thích ứng của Tếch ở Việt Nam cho thấy, Tếch có thể sinh trưởng tốt trên các loại đất đá vôi, đá spilít (một số tỉnh phía Bắc), đất phù sa (sông Hồng, Đồng Nai), đất đỏ, đất xám (Bình Thuận, Bà Rịa hay Tây Ninh). Đây cũng chính là nguồn cung cấp hạt giống Tếch ban đầu cho trồng rừng.

Trong thời gian từ 1950 - 1953 lần đầu tiên cây Tếch đã được trồng khảo nghiệm loài cùng với một số loài cây bản địa khác như: Sao đen, Căm xe, Sữa,.. tại Mang Linh, Lang Hanh, Tân Tạo, Nha Hố, Eakmat (Buôn Ma Thuột). Trong đó, đặc biệt tại Eakmat, khảo nghiệm Tếch đã được xây dựng ở độ cao 500m so với mực nước biển trên nền đất đỏ bazan với diện tích 5ha. Sau hơn 50 năm khảo nghiệm này vẫn ra hoa kết quả bình thường và sinh trưởng tương đối tốt, với mức tăng trưởng bình quân là 0,9 m/năm về chiều cao và 1,1 cm/năm về đường kính trong vòng 30 năm (Nguyễn Xuân Quát, 2008).

Sau đó Tếch đã được trồng thử nghiệm thuần loài với quy mô diện tích lớn hơn trên nhiều vùng sinh thái và lập địa khác nhau. Năm 1962, tại Định Quán, Đồng Nai, Tếch đã được trồng với diện tích lên đến vài trăm hécta trên nền đất xám hình thành từ badan trẻ và nham thạch núi lửa, tầng trung bình và mỏng, thoát nuớc tốt. Đây cũng là rừng Tếch được bảo vệ tương đối tốt đến hiện tại và nơi cung cấp hạt giống cũng như là nơi triển khai một số nghiên cứu về sinh trưởng, chọn giống sau này.

Tại Xuyên Mộc, Bình Thuận Tếch cũng đã được trồng thuần loài với diện tích 4-5ha trên đất nâu đỏ, phát triển trên đá badan sâu dày, màu mỡ, thoát nước tốt. Cây Tếch 50 tuổi có đường kính 60cm, chiều cao 24m, thể tích thân cây đạt 1,83m3, trữ lượng cây đứng có thể đạt từ 400 đến 520m3/ha nếu mật độ cuối cùng ở độ tuổi này là 220-280 cây/ha, chưa kể khoảng 150 m3/ha/năm gỗ tỉa thưa trong giai đoạn từ năm thứ 10 đến năm thứ 30. Đây là mức tăng trưởng đạt từ trung bình đến khá so với các rừng trồng Tếch khác trên thế giới mặc dù chưa có cải thiện giống và áp dụng các biện pháp thâm canh trong trồng rừng.

Tại một số địa điểm khác tại Nam Bộ (Bù Đốp - Tây Ninh, Bình Phước, Xuyên Mộc - Bà Rịa) Tếch cũng được trồng với diện tích từ 3-5 ha/địa điểm. Tại các điểm này, Tếch được trồng trên đất xám phát triển từ trên đá granit, phù sa cổ, tầng trung bình, tương đối bằng phẳng, thoát nước hơi kém về mùa mưa và có sinh trưởng kém hơn so với 2 địa điểm trên, tuy nhiên cũng đạt mức tăng trưởng trung bình.

Sau 1975, kế thừa các kết quả nghiên cứu về Tếch trong thời gian trước, cây Tếch đã được chọn là một trong những loài cây trồng sản xuất chủ yếu, đặc biệt đã triển khai trồng rộng rãi ở các tỉnh Đông Nam Bộ, một số địa điểm ở Tây Nguyên và một số tỉnh phiá Bắc. Các lâm trường An Biên (Tây Ninh), Đồng Xoài (Bình Phước), La Ngà và Mã Đà (Đồng Nai) đã tiến hành trồng Tếch với diện tích 30-50 ha/năm/lâm trường trong giai đoạn từ 1975 đến 1995. Tại các lâm phần này, Tếch được trồng chủ yếu trên đất xám, phù sa cổ cũng như trên đất phiến sét. Tại Tây Nguyên, Tếch cũng được trồng tại các lâm trường Krông ana, Krông nô, Đức Lập, Buôn Gia Vằn trên nền đất đỏ trên badan, đất xám trên phù sa cổ với diện tích chừng 50-100 ha/năm/lâm trường. Ngoài ra, Tếch còn được trồng mới quy mô hàng trăm héc ta ở một số tỉnh phía Bắc trên đất nâu, phát triển trên đá spilít ở Yên Châu (Sơn La) hoặc trên đất đá vôi, đất phù sa như ở Bắc Kạn, Hoà Bình.

Như vậy, trong vòng 20 năm diện tích rừng trồng Tếch ở nước ta đã tăng đáng kể, chỉ riêng ở La Ngà đã

Page 3: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

243

có gần 1500ha Tếch được trồng, ở Buôn Gia Vằn cũng có tới 860ha Tếch được trồng trong thời gian từ 1989 đến 1995.

Sinh trưởng của Tếch tại các lâm phần mới trồng này đạt tăng trưởng bình quân 1,3-2,8cm/năm về đường kính, 1,4-2m/năm về chiều cao tuỳ thuộc vào các địa điểm (Nguyễn Quang Khải, 1993). Tại La Ngà, sau 12 năm trồng Tếch đạt chiều cao 18-20m, đường kính 14-16cm, trữ lượng xấp xỉ 200m3/ha, mức tăng trưởng này tương đương với mức tăng trưởng trung bình của một số khu vực trồng Tếch tại Thái Lan.

III. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TẾCH Ở NƯỚC TA

Năm 1980 Lê Đình Khả đã tiến hành chọn cây trội và xây dựng phương án khoanh nuôi rừng giống cho vùng Định Quán.

Quy phạm kỹ thuật trồng Tếch (QPN5-81) của Bộ Lâm nghiệp đã được ban hành năm 1983. Đây là tiêu chuẩn Ngành về kỹ thuật trồng Tếch lần đầu tiên được xây dựng dựa trên các kết quả bước đầu về nghiên cứu và sản xuất.

Đề tài nghiên cứu xây dựng và áp dụng các giải pháp kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lạng ở Tây Nguyên với việc lấy cây Tếch làm trọng tâm đã được Nguyễn Xuân Quát và cộng sự tiến hành. Đề tài đã phân chia đất trồng rừng, đánh giá rừng trồng Tếch trên một số loại đất, tiến hành thí nghiệm kỹ thuật trồng, phương thức trồng, xây dung mô hình trồng rừng thuần loài, hỗn loài, nông lâm kết hợp,...

Các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của Tếch trên một số loại đất khác nhau cũng như mức độ thích hợp của Tếch theo độ no ba dơ của đất, ảnh hưởng của phân bón, cây trồng xen đến sinh trưởng của Tếch đã được thực hiện bởi Nguyễn Quang Khải (1991) và Lê Hồng Phong - Hồ Viết Sắc (1995).

Năm 1990-1995, tại rừng trồng Tếch ở Là Ngà (Đồng Nai), Hoàng Chương và cộng sự đã tiến hành bước đầu chọn lọc được 36 cây trội và xây dựng vườn giống bằng phương pháp ghép cho các cây trội này nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn.

Những kết quả và kinh nghiệm trồng Tếch tại La Ngà đã được Đinh Đức Điểm trình bày tại Hội thảo quốc gia về Tếch ở Buôn Mê Thuột năm 1995. Báo cáo đã đánh giá mô hình trồng Tếch tại đây không kém các mô hình trồng Tếch ở Thái Lan và cũng có hiệu quả kinh tế rất cao, nhất là khi trồng với mật độ dày tận dụng được gỗ tỉa thưa ở rừng sào. Cũng trong thời gian này, vấn đề chọn lập điạ và sử dụng đất có hiệu quả trong trồng rừng Tếch ở Việt Nam đã được Nguyễn Xuân Quát (1995) tiến hành.

Sinh trưởng và sản lượng rừng Tếch trồng ở Đắc Lắc cũng đã được tiến hành (Bảo Huy, 1995). Báo cáo đã đưa ra kết quả điều tra tính toán sinh trưởng và sản lượng các lâm phần rừng Tếch 43 tuổi, 20 tuổi tại một số địa điểm ở Đắc Lắc với biểu cấp đất và biểu sản lượng.

Trần Văn Sâm (1996 - 2000) lại tiếp tục tiến hành chọn giống Tếch cho vùng Nam Bộ và Tây Nguyên. Tác giả đã chọn lọc được 31 cây trội, các cây trội này có độ vượt về chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực từ 1,40 đến 3,08. Tác giả cũng đã tiến hành xây dựng vườn giống từ cây ghép tại Bầu Bàng và Kon Hà Nừng, tuy nhiên chưa thấy có sự khác biệt lớn giữa các dòng về đường kính và chiều cao. Bên cạnh đó tác giả đồng thời tiến hành thí nghiệm nhân giống bằng giâm hom cho Tếch nhưng kết quả chưa cao và cũng chưa làm thí nghiệm nhân giống cho từng dòng cây trội riêng rẽ.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu và sản xuất, nhất là các kết quả sản xuất đại trà Tếch trong vòng 20 năm, quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch 04TCN-25-2001 đã được ban hành năm 2001 thay thế cho quy phạm trước đó.

Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu, trong đó có cây Tếch (04TCN – 66- 2003) cũng được Bộ NN&PTNT ban hành năm 2003. Đây cũng là tiêu chuẩn ngành đầu tiên cung cấp các biểu thể tích hai nhân tố thân cây có vỏ, biểu cấp đất, biểu quá trình sinh trưởng rừng trồng Tếch.

Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta mới chỉ có rừng giống chuyển hoá ở Định Quán và La Ngà (Đồng Nai) đây là nguồn giống được cải thiện ít nhiều về phẩm chất di truyền và cũng là nơi cung cấp nguồn giống chính để trồng rừng đại trà ở Việt Nam. Nguồn giống Tếch từ rừng giống này có sinh trưởng tốt trên các vùng có độ cao trên 500m hay các tỉnh phiá Bắc với khoảng cách hàng ngàn kilômét vẫn là câu hỏi cần lời giải đáp.

Page 4: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

244

Xuất phát từ câu hỏi trên, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống Xoan ta (Melia azedarach) và Tếch (Tectona grandis) có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn” trong thời gian 2005-2010. Trong đó, việc tiến hành đánh giá thực trạng rừng trồng Tếch ở Việt Nam, chọn lọc cây trội trên một số lâm phần trồng Tếch chính trên cả nước cũng như nhập nguồn hạt giống có chất lượng từ nước ngoài và xây dựng các khảo nghiệm hậu thế, dòng vô tính đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Ảnh 1. Rừng giống chuyển hóa Tếch tại Định Quán (Tháng 3 năm 2006)

Qua điều tra, khảo sát, đề tài đã chọn được 48 cây trội Tếch trên 2 vùng sinh thái chính phía Bắc và Đông Nam Bộ với 7 điạ điểm trồng Tếch khác nhau. Đề tài cũng đã nhập 45 lô hạt có chất lượng di truyền được cải thiện có xuất xứ từ Thái Lan để xây dựng khảo nghiệm hậu thế (6ha) (cùng với 60 lô hạt thu từ các “xuất xứ” trong nước) và vườn tập hợp tập đoàn giống công tác (2ha). Bên cạnh đó, việc thu thập một số dòng vô tính Tếch có chất lượng từ In-đô-nê-xia, Thái Lan, Miến Điện cũng đã được tiến hành, từ đó các khảo nghiệm dòng vô tính (4ha) cho một số dòng cây trội đã chọn đã được xây dựng trên một số vùng sinh thái chính. Các thí nghiệm nhân giống cho Tếch cũng đã được tiến hành và bước đầu cho kết quả tương đối tốt, đây sẽ là cơ sở cho việc áp dụng nhân giống sinh dưỡng cho các dòng vô tính Tếch được chọn lọc.

Page 5: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

245

Ảnh 2. Cây trội Tếch (được TTNCGRC chọn lọc) tại Earmat – Buôn Ma Thuột

IV. TRIỂN VỌNG CỦA CÂY TẾCH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRỒNG RỪNG, NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP.

Mặc dù không nằm trong vùng phân bố tự nhiên nhưng Tếch đã được nhập vào nước ta gần 100 năm nay, thông qua các quá trình trồng thử nghiệm, trồng mở rộng, trồng rừng sản xuất,... nó đã tỏ ra là một loài cây tương đối thích hợp với điều kiện khí hậu, lập địa một số vùng của nước ta. Kết quả điều tra cho thấy, Tếch sinh trưởng tốt ít nhất trên 3 vùng sinh thái chính: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc cũng như trên nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ badan, đất đen badan trẻ, đất đá vôi, đất nâu spilit, đất phù sa, đất xám, đất vàng đỏ.

Năng suất rừng trồng Tếch đạt 9-15m3/ha/năm trong 20 năm đầu, trữ lượng cây đứng có thể đạt từ 400-520 m3/ha chưa kể khỏang 150m3/ha/3 lần sản phẩm tỉa thưa dù chưa áp dụng các kết quả về cải thiện giống cũng như các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

Do đó, Tếch đã và đang được xác định là một trong các loài cây trồng rừng chủ lực trong trồng rừng sản xuất để cung cấp gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh khoảng 40-50 năm kể cả trồng rừng tập trung cũng như phân tán trên một số vùng sinh thái nước ta.

Hiện nay, với tiêu chuẩn ngành QPN5-81 và 04TCN-25-2001 do Bộ NN & PTNT ban hành với hệ thống kỹ thuật trồng rừng từ chọn nơi trồng đến tạo cây thân cụt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng được xây dựng dựa trên quá trình bước đầu nghiên cứu và sản xuất cây Tếch trong vòng 20-30 năm qua. Cũng như các nghiên cứu về cải thiện giống, xây dựng nguồn giống chủ yếu là rừng giống chuyển hoá, chọn cây trội và xây dựng vườn giống bằng phương pháp ghép đã có những kết quả ban đầu.

Tuy nhiên, diện tích trồng Tếch của cả nước gần như là chững lại trong những năm gần đây, việc tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về cải thiện giống cho loài cây này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Có nhiều nguyên nhân cản trở sự phát triển của Tếch trong các chương trình nghiên cứu và trồng rừng, trong đó nguyên nhân chính là dù loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế rất cao nhưng cần được trồng trên đất tốt, lại có chu kỳ kinh doanh dài nên chưa thể cạnh tranh được với các loài cây trồng rừng mọc nhanh như: keo, bạch đàn,... hay một số cây công nghiệp khác như Cà phê, Cao su,... Một nguyên nhân khác làm cản trở việc phát triển cây Tếch trong trồng rừng gỗ lớn là hiện nay chúng ta chưa có quy hoạch ổn định và thoả đáng về vùng trồng, sản phẩm từ rừng trồng Tếch. Mặt khác, do suất đầu tư cho trồng rừng thấp, chủ yếu là trồng quảng canh, nguồn giống được sử dụng cho trồng rừng là giống chưa được nghiên cứu cải thiện đúng mức nên năng suất rừng trồng Tếch chưa cao.

Do có quá trình sinh trưởng dài mà cây Tếch cũng chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thoả đáng, do hầu như các đề tài nghiên cứu chỉ được tiến hành trong thời gian là 5 năm, đến nay chúng ta cũng chưa có một nghiên cứu có hệ thống và quy mô về loài cây có nhiều tiềm năng này.

Page 6: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

246

Ảnh 3. Nhân giống bằng nuôi cấy mô cho một số dòng cây trội Tếch mới chọn lọc. Trong thời gian tới, để nâng cao vai trò của cây Tếch trong trồng rừng sản xuất việc nghiên cứu cải thiện

giống cho đối tượng này một cách quy mô và hệ thống là một việc làm có ý nghĩa. Do nguồn giống Tếch hiện có tại nước ta có xuất xứ không rõ ràng, nguồn cung cấp hạt giống chủ yếu là từ rừng giống chuyển hoá Định Quán nên trong các chương trình cải thiện giống cho cây Tếch việc sử dụng các nguồn giống có xuất xứ khác nhau. Theo các chuyên gia về chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ cho Tếch ở nước ta nên có 2 xuất xứ từ Inđônêxia, 6 xuất xứ từ các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Lào), 4 xuất xứ Ấn Độ và một số xuất xứ hiện có. Các khảo nghiệm này cần phải được tiến hành ít nhất trên 3 vùng sinh thái chính: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và cần được đánh giá đầy đủ 7-10 năm /lần, việc nhập hạt giống cho các khảo nghiệm xuất xứ cũng nên nhập các xuất xứ đã được cải thiện để nâng cao chất lượng khảo nghiệm (Nguyễn Xuân Quát, 2008).

Chuyển hoá các lâm phần rừng trồng thành rừng giống có thể được cải thiện 5-10% chất lượng di truyền và có thể thu được hạt sau 1 năm. Nên chọn các rừng có độ tuổi từ 15 năm trở nên, lập địa tốt, trong hoặc gần vùng sẽ trồng rừng, có mức tăng trưởng trên trung bình cả về chiều cao và đường kính.

Trong tương lai, với một chiến lược nghiên cứu cải thiện giống cho lài cây này cộng với sự đầu tư đúng mức về kinh phí, cây Tếch sẽ dần khẳng định được giá trị của mình trong các chương trình trồng rừng sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Lâm Nghiệp, 1983. Quy phạm trồng rừng Tếch QPN 5-81. NXB NN.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2001. Quy phạm kỹ thuật trồng Tếch 04TCN – 25- 2001. NXB

Ảnh 4.Khảo nghiệm hậu thế Tếch tại Ba vì -

Hà Nội

Ảnh 5. Luống cây con Tếch xuất vườn, chuẩn bị cho trồng khảo nghiệm

hậu thế.

Page 7: CÂY TẾCH Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/27Bai_bao_Tech.pdf · Ở Java (Indonesia) ... cùng ở độ tuổi

247

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. Biểu sinh điều tra kinh doanh 14 loài cây trồng chủ yếu, phần cây Tếch 04TCN – 66 – 2003. NXB Nông nghiệp.

Hoang Chuong, 1995. Management of Teak Sources and the Prospect in Vietnam. Paper presented at the Second Regional Seminar on Teak. Yangon, Myanmar 29th May – 3rd June 1995.

Hội KHKTLN Việt Nam, 1995. Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất về trồng rừng Tếch ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyen Quang Khai, 1991. Some research results on Teak establishment in Vietnam. Paper presented at the First Regional Seminar on Teak. Guangzhou, China 19th – 27th March 1991.

Nguyễn Ngọc Lung, 1995. Năng suất và triển vọng của rừng Tếch ở Việt Nam. Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về trồng Tếch ở Việt Nam. Hà Nội.

Đoàn Thị Mai, 2005. Đề cương nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đề tài “Nghiên cứu chọn, nhân và phát triển giống Xoan ta và Tếch có năng suất cao”.

K.K.N. Nair, K.V. Bhat, E. M. Muralidharan, 2003. Quality Timber Products of Teak from Sustainable Forest Management. TEAKNET, 2- 5 December 2003, Peechi, Kerala, India.

Nguyễn Xuân Quát, 2008. Chuyên đề “Đôi nét về cây Tếch và thực trạng trồng Tếch ở Việt Nam”

Nguyễn Xuân Quát và các cộng tác viên, 1990. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật rừng trồng cung cấp gỗ lạng ở Tây Nguyên, trọng tâm cây Tếch. Báo cáo tổng kết đề tài NCKHCN cấp nhà nước. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Trần Văn Sâm, 2001. Chọn giống Tếch cho vùng Nam Bộ và Tây Nguyên. Thông tin lâm nghiệp số 2.

Saw Eh Dah, 2004. Myanmar’s natural Teak forests arebeing supplemented increasingly byplantations. Tropical Forest Update, Vol. 14- Number 1.

TEAK IN VIETNAM, STATUS AND PROSPECT IN FORESTRY RESEARCH AND PRODUCTION

Doan Thi Mai, Le Son &ctv

Forest Ttree Improvement Research Centre

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

Teak is a high value forest tree that was introduced into Vietnam in 1903, there are about 2500 ha of teak plantation. However, suitable improvement programs for this species are needed because problems with the genetic resource. The project named “Selection, propagation and development of high yield of Tectona grandis and Melia adzedarach” carried out by RCFTI, selected 48 “plus trees” of teak from existing plantations. Progeny and clonal tests have been established in the main climate conditions in order to improve the genetic resource of teak in Vietnam. In the future, by a suitable breeding and developing programs, teak will play an important role in economic plantation programs.

Keywords: Teak (Tectona grandis)