cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

56
Diễn giả QUÁCH TUẤN KHANH CM NANG BTÚI VNUÔI DY CON www.quachtuankhanh.net Lưu Hành Nội Bộ

Upload: nguyen-cong-danh

Post on 12-May-2015

1.214 views

Category:

Education


2 download

DESCRIPTION

Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

TRANSCRIPT

Page 1: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 1 }

Diễn giả

QUÁCH TUẤN KHANH

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON

www.quachtuankhanh.net Lưu Hành Nội Bộ

Page 2: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 2 }

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ

NHẬN 2 PHẦN QUÀ MIỄN PHÍ (SỐ LƯỢNG CÓ HẠN)

Tặng E-book:

31 Mẩu Chuyện Lên Tinh Thần và nhận những bí quyết thành công, hạnh phúc và phát triển bản thân hàng tuần

Trị giá 50.000vnđ Tại: www. quachtuankhanh.net

Tặng VIDEO CLIP dài 60 phút:

“Phương pháp nuôi dạy con thành tài” (Thu hình trực tiếp từ chương trình diễn thuyết của

Diễn giả Quách Tuấn Khanh)

Dành cho tất cả những bậc cha mẹ thật sự mong muốn trở thành người thầy, người bạn, người đồng hành, huấn luyện viên đáng tin cậy cho những đứa con yêu dấu của mình.

Trị giá 150.000vnđ Tại: www.tuonglaicon.com

Page 3: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 3 }

Mục lục

Giới Thiệu {4}

Nối Lại Nhịp Cầu Với Con Cái {5}

Nuôi Dạy Con Tuổi Mới Lớn {8}

5 Bí Quyết Giúp Con Học Tập Hiệu Quả {12}

Đừng Tước Đi Khả Năng Tự Lập Của Trẻ {17}

Roi Vọt hay Ngọt Bùi? {20}

Nuôi Dạy Con: Để Con Cái Xem Ta Là Bạn {26}

Bài Học Về Tiền {31}

Định Hướng Cho Con Cách Xài Tiền {34}

Đừng Làm Trẻ Hư Hỏng Vì Tiền {37}

Dạy Con Đọc Sách {40}

Phát Hiện Năng Khiếu Của Con {43}

Phát Huy Tài Năng Của Con {46}

Đi Tìm Ngôn Ngữ Tình Yêu Của Bé {52}

Ngôn Ngữ Tình Yêu Của Trẻ {55}

Page 4: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 4 }

Giới Thiệu Diễn giả Quách Tuấn Khanh

Anh là một doanh nhân thành công, diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia về lĩnh vực Phát triển con người.

Hiện anh là Chủ tịch Power UP Group tiên phong trong lĩnh vực phát triển con người, diễn giả chuyên nghiệp của Công ty d’Oz International (Singapore) & là 1 trong 6 PEP (Personal Efficiency Program) facilitator đầu tiên được chứng nhận quốc tế ở khu vực Châu Á. Ngoài bằng MBA của Trường Quản trị Maastricht, Hà Lan, anh còn thu gặt được

nhiều kinh nghiệm đa ngành sau gần 18 năm làm việc trong các lĩnh vực báo chí, quản lý PR & Marketing, Sale, điều hành doanh nghiệp và giảng dạy Đại học.

Anh đã giúp đánh thức và truyền cảm hứng cho hơn 100.000 người mỗi năm bao gồm sinh viên, quản lý, người hành nghề chuyên nghiệp, giám đốc, chủ doanh nghiệp… phát huy tiềm năng để có thể đạt những thành quả xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

Hiện được xem là diễn giả hàng đầu Việt Nam, anh đã được nhiều báo chí và truyền hình đề cập đến như Thanh Niên, Người Lao Động, Phụ Nữ Thành Phố, Tuổi Trẻ, Doanh nhân Sài Gòn, Sài Gòn Giải Phóng, VietNam News, đài BBC, HTV, VTV, VTC, VCTV…

Nhiều đề tài diễn thuyết của anh đã được công chúng đón nhận rộng rãi như “Bí kíp thành công”, “Tuyệt chiêu sale”, “Xây dựng đội ngũ sale máu lửa”, Tương lai con trong tay bạn”, “Nắm luật chơi của đồng tiền”, “Cân bằng công việc và đời sống”, “Nhà lãnh đạo cấp độ 5, “Tư duy đột phá cho lãnh đạo”…

Page 5: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 5 }

Nối Lại Nhịp Cầu Với Con Cái Gia đình anh Minh vừa trải qua những tháng ngày lo lắng khi “bỗng

dưng” đứa con trai út của mình đổi tính, không thể hiểu nổi. Khi gia đình anh sinh sống tại Hà Nội, Thanh đang là một đứa trẻ ngoan theo nhận xét của các thầy cô, học lực thuộc loại khá giỏi của lớp, chỉ có điều Thanh hơi ít nói khi về nhà và trong các sinh hoạt của gia đình. Thế rồi vì lý do công tác, anh Minh cùng cả gia đình phải chuyển vào TP. Hồ Chí Minh, em Thanh chuyển trường học và mọi chuyện “khó hiểu” bắt đầu từ đây.

Trong năm học đầu tiên tại trường mới, sau một thời gian “yên bình”, Thanh bắt đầu chơi với một bạn thuộc loại cứng đầu (theo nhận xét của giáo viên chủ nhiệm) trong lớp. Dần dần, Thanh phản đối ra mặt các yêu cầu của cô chủ nhiệm, lơ là trong lớp học, cố tình không làm bài tập về nhà, và đương nhiên, điểm của em tụt dần. Đến khi cậu bạn của Thanh bị đuổi học, thì Thanh “thay chỗ” trở thành học sinh cá biệt của lớp. Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình cho phụ huynh của Thanh, và anh Minh rất đau lòng và lẫn ngạc nhiên khi biết được tình hình con mình như thế. Đến khi mọi chuyện ngày càng nghiêm trọng, anh quyết định trao đổi với con để biết sự tình và anh vỡ lẽ… “Con nghĩ sao khi bố đường đường là một tiến sĩ, còn con thì có nguy cơ bị đuổi học?”… Im lặng, không nói. “Con hết cách chơi nổi rồi à, sao cứ cố tình làm ngược mọi qui định của nhà trường thế?” Lúc này, Thanh mới chịu mở miệng:”Bố chẳng biết chuyện gì hết!” Lúc này, anh Minh thử dằn lòng và gợi ý cho đứa con của mình kể lại mọi sự việc…

Page 6: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 6 }

Không có chuyện gì là bỗng dưng cả

Ngay những ngày đầu vào lớp mới, Thanh có hiềm khích từ xích mích nhỏ với bạn lớp trưởng, đặc biệt bạn lớp trưởng này lại có uy tín với giáo viên chủ nhiệm, vì vậy hai bên “bằng mặt mà không bằng lòng”. Lớp trưởng lại thường trêu chọc Thanh theo kiểu “ma cũ hiếp ma mới”, khiến Thanh rơi vào tình trạng bị cô lập và lúc này, nhóm bạn thuộc loại “quậy” của lớp là chỗ chia sẻ duy nhất với Thanh. Đến ngày cậu học trò cá biệt của lớp bị đuổi học, Thanh trở thành tầm ngắm của cô chủ nhiệm thường xuyên hơn vì thái độ và hành vi “nổi loạn” của mình. Vẫn giữ thái độ phản kháng, một lần Thanh đã bị cô chủ nhiệm không nén được cơn giận, ném vào em một lọ hoa nhưng rất may là không trúng người Thanh. Đến năm học này, anh Minh phải chuyển trường học cho Thanh.

Thanh vẫn tiếp tục phản kháng, thích bỏ áo ngoài quần, mặc quần xệ thấp, thỉnh thoảng bỏ học để đi chơi với nhóm bạn bên trường cũ. Ông nội của Thanh cũng có lần “vào cuộc”: “Sao con lại mặc kiểu quần gì mà sệ đến đầu gối thế?” “Con thích” – Thanh đáp gọn lỏn. “Vậy làm sao con bỏ áo vào quần theo qui định của nhà trường được?”. Thanh vội vã bỏ đi, buông lại một câu: “Ba cái qui định ấy chẳng làm cho con giỏi hơn, chỉ khiến con thấy gò bó”. Ông nội thở dài. Còn anh Minh vẫn tiếp tục đau đầu, tìm cách khuyên con, nhưng rất tiếc là cầu nối giữa anh và con trai mình đã bị nhạt nhòa từ lâu. Hơn ai hết, anh Minh hiểu mình phải nối lại nhịp cầu với con, và anh cũng hiểu mình phải nhẫn nại và bình tĩnh…

Làm bạn với con

Đây là hiện tượng khá phổ biến trong gia đình hiện đại. Cha mẹ vì bận công việc, ít dành thời gian cho gia đình nên con cái thiếu đi một người bạn trong chính ngôi nhà của các em. Hơn nữa, khi con đến tuổi vị thành niên, nếu cha mẹ không khéo léo trong cách quan hệ với con, biết cách duy trì khoảng cách đủ xa để con kính trọng mình, nhưng cũng đủ gần để con xem mình là bạn, thì trẻ sẽ “đóng cửa” trước bố mẹ. Nhưng với nhu cầu giãi bày, tâm sự, đặc biệt là những vấn đề tuổi mới lớn nảy sinh ngày càng

Page 7: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 7 }

nhiều, các em sẽ đi tìm nơi “trút” khác và thường là bạn bè, một nguồn “tư vấn” khó kiểm soát về chất lượng nhưng có ảnh hưởng rất mạnh.

Để có thể nối lại nhịp cầu với con cái, trước hết cha mẹ phải nhận thức con mình là một cá thể độc lập, có cuộc sống riêng và cần được tôn trọng. Vì vậy, các em chỉ làm những gì mà tự các em cho là đúng, rất khó áp đặt, nên bố mẹ phải nhẫn nại thuyết phục con hành xử theo cách đúng. Cách tốt nhất là hãy làm bạn với con từ lúc con còn bé, duy trì mối quan hệ tin cậy, tôn trọng, chia sẻ này với con thì bạn có nhiều cơ hội nắm bắt kịp thời những thay đổi về tâm sinh lý của con để có giải pháp, lời khuyên kịp thời. Nếu nhịp cầu bị gãy (chủ yếu do cha mẹ áp đặt), việc xây dựng trở lại đòi hỏi phụ huynh phải khéo léo hơn: cho con thấy sự thay đổi của chính bản thân mình trong suy nghĩ về mối quan hệ bố mẹ – con cái, kiên nhẫn chấp nhận thời gian đầu đầy khó khăn vì con vẫn quen theo hành vi cũ, không ngừng thể hiện tình yêu với con dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho con thấy được mình sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm như thế nào.

Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi khi bản thân ta thay đổi. Nếu bố mẹ không nhận ra mình cần thay đổi hoặc thiếu nhẫn nại trong việc thay đổi thì rất khó để nối lại nhịp cầu với con.

Bản thân tôi cũng đã thay đổi rất nhiều từ khi “thiên thần” của tôi ra đời cách đây 6 năm. Cùng bé khám phá thế giới là một cảm giác…hơn cả “yomost” nhưng phải thú nhận rằng, đôi khi thật khó có thể nhẫn nại với cháu. Mọi chuyện chỉ bắt đầu ổn khi tôi áp dụng những kiến thức về phát triển con người vào việc nuôi dạy, giáo dục cháu. Cho đến lúc này, tôi tin rằng mình đã thành công.

Page 8: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 8 }

Nuôi Dạy Con Tuổi Mới Lớn Hành vi nổi loạn của các bạn trẻ ở độ tuổi mới lớn, vì nhiều nguyên do

khác nhau, là chuyện rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, là phụ huynh, bạn cần phải để tâm theo dõi các hành vi ấy nhằm có được giải pháp phù hợp và kịp thời để giúp con mình.

Con bé dễ thương hồi nào của mình đâu rồi? Thằng bé ngoan ngoãn hồi nào của mình đâu rồi? Sao bây giờ mình có nói gì chúng nó cũng không nghe hết vậy? Sao lúc này con mình nó hay tỏ ra cứng đầu, sẵn sàng cãi lý với mình đến cùng? Đó là một số điển hình trong muôn vàn câu hỏi mà với tư cách là phụ huynh có đứa con nổi loạn ở tuổi thiếu niên, có lẽ bạn đang thắc mắc tự nêu lên cho mình.

Độ tuổi mới lớn có thể là quãng thời gian hết sức khắc nghiệt đối với cả bạn trẻ lẫn cha mẹ chúng. Hành vi nổi loạn là một phương pháp các bạn trẻ ở độ tuổi mới lớn này thường áp dụng nhằm đến mục đích khẳng định tính độc lập và cái tôi của chúng.

Tại sao các bạn ở độ tuổi mới lớn lại thích nổi loạn?

Hành vi nổi loạn của các bạn trẻ ở độ tuổi này là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, là phụ huynh, bạn cần phải để tâm theo dõi các hành vi ấy nhằm có được giải pháp phù hợp và kịp thời để giúp con mình. Các bạn trẻ nổi loạn vì nhiều lý do khác nhau:

• Khám phá bản thân: Đến một thời điểm nào đó, nhất là ở độ tuổi mới lớn này, các bạn trẻ thường ra sức tìm cách khám phá để biết mình là ai, thích gì, ghét gì, và sẽ làm gì cho tương lai của mình trước mắt. Chúng tận dụng quãng thời gian này để thử nghiệm nhiều hình ảnh và tính cách con người khác nhau cho tới khi tìm ra được cái ‘bản sắc’ phù hợp nhất với chúng.

• Tính cách độc lập: Trong quãng thời gian mới lớn này, bạn trẻ thường phải liên tục vật lộn giữa tình trạng phụ thuộc và tình trạng độc lập. Các bạn trẻ nổi loạn thường muốn có được sự độc lập hoàn toàn, muốn chứng minh cho bạn thấy rằng chúng có thể tự mình

Page 9: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 9 }

làm được tất cả mọi việc. Cùng lúc, chúng cũng thấy được những giới hạn của mình và vẫn mong muốn được cha mẹ bảo vệ, chở che.

• Thay đổi hóc-môn: Lúc cơ thể các bạn trẻ đang thay đổi, tình trạng hóc-môn dao động bất thường có thể tạo ra nhiều dạng thay đổi tính khí khác nhau.

• Ảnh hưởng từ bạn bè: Một số hành vi nổi loạn có thể phát xuất từ việc con bạn muốn bắt chước bạn bè chúng khi tham gia nhóm bạn này hay nhóm bạn khác trong lớp, trong trường.

Các bạn trẻ nổi loạn thường có những hành vi nào?

Tùy vào tính cách, cảm xúc và vấn đề đang gặp phải mà con bạn có thể có những hành vi nổi loạn đặc trưng, nặng hoặc nhẹ. Dưới đây là một số hình thức nổi loạn thường thấy:

• Dành nhiều thì giờ vui chơi với bạn bè, tìm cách ra khỏi nhà cho bằng được.

Page 10: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 10 }

• Phản đối các quy tắc, luật lệ hay cấm đoán của thầy cô, cha mẹ.

• Cúp học ở trường, bỏ bê bài vở ở nhà, điểm học sút giảm, ở lại lớp.

• Lén lút thử dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

• Thay đổi về cách ăn mặc và sở thích – để tóc, ăn mặc, nghe nhạc kiểu mới.

• Thích cãi cọ, đôi co – dễ nổi nóng, quyết liệt tự vệ.

• Bỏ nhà ra đi.

Bạn làm cách nào để ngăn chặn hay xử lý các hành vi nổi loạn ấy?

Việc tìm cách ngăn chặn hết mọi hình thức nổi loạn của bạn trẻ đang ở tuổi mới lớn là chuyện hết sức khó khăn, bởi một số hành vi nổi loạn lại nằm trong tiến trình phát triển bình thường của bạn trẻ.

Tuy vậy, là phụ huynh, bạn cần phải quyết liệt kiểm soát và ngăn chặn những hành vi nổi loạn mang tính cách nguy hiểm nơi con mình để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. Nếu con bạn đang có những hành vi nổi loạn khá nguy hiểm mà bạn không biết cách kiểm soát hay ngăn chặn, bạn nên tìm đến các nhà tư vấn tâm lý hành vi để xin ý kiến và nếu cần thì phải lo nhờ người điều trị tâm lý cho con mình càng sớm càng tốt.

Tình trạng nổi loạn có thể do nhiều vấn đề khác nhau làm nảy sinh. Là cha mẹ, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau để biết cách giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng nổi loạn nơi con mình.

1. Duy trì mối quan hệ cởi mở với con: Hãy để con cái bạn thấy rằng lúc nào gặp phải vấn đề gì, chúng cũng luôn có thể tin tưởng mà tìm đến với bạn để chia sẻ và được giúp đỡ. Đôi lúc, nếu đứa con nổi loạn của bạn cảm thấy cần được ở yên tĩnh một mình, thì bạn nên để yên cho chúng để tự chúng đối diện với vấn đề đang gặp phải trước khi bạn ra tay can thiệp.

2. Đừng quá nặng lời chỉ trích con mình: Các bạn trẻ ở tuổi mới lớn thường thích thử nghiệm bản thân để khám phá ra con người của chúng. Bao lâu việc khám phá này còn chưa tỏ ra các dấu hiệu nguy hiểm, thì bạn

Page 11: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 11 }

cứ việc để cho chúng trải nghiệm các điều mới mẻ vô hại. Nếu có gì chưa đồng ý, bạn nên thẳng thắn và nhẹ nhàng nói ra ý kiến, chứ đừng nặng lời chỉ trích con mình.

3. Đặt ra một số quy tắc hợp lý trong nhà: Nếu quy tắc bạn đặt ra có tính cách cứng nhắc và ép buộc, đứa con nổi loạn của bạn sẽ cảm thấy cần phải tìm cách phá vỡ mới yên. Các quy tắc này phải tỏ ra hợp lý và linh động, giúp con bạn không cảm thấy quá áp lực khi phải tuân giữ chúng. Nhưng bạn cũng đừng lập ra các quy tắc quá dễ dãi, khiến chúng cảm thấy không có điều gì kiểm soát được chúng.

4. Phạt con, nhưng phải tỏ ra công bằng: Đặt ra các quy tắc, bạn cũng phải kèm theo đó các kiểu phạt hợp lý một khi quy tắc bị phá vỡ. Giải thích cho con hiểu rằng đó là những hậu quả phải có khi phá vỡ quy tắc. Nếu bạn phạt con cách vô tội vạ vì nóng giận, con bạn sẽ tiếp tục có hành vi nổi loạn nhiều hơn.

5. Cố gắng đừng tranh cãi với đứa con nổi loạn của mình: Hành vi la lối hay tranh cãi với đứa con nổi loạn chỉ tổ làm gương xấu cho con bạn, làm chúng tưởng rằng đó là cách để đối diện và giải quyết vấn đề. Khi phải chỉnh đốn con mình việc gì đó, bạn cần giữ thái độ hết sức điềm tĩnh. Nếu con mình có điều gì làm bạn bực mình không chịu nổi, bạn hãy khoan nói chuyện với nó lúc đó; hãy dành chút thì giờ để trấn tĩnh lại, để cơn giận nguôi lại rồi mới bĩnh tình nói chuyện với con.

Page 12: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 12 }

5 Bí Quyết Giúp Con Học Tập Hiệu Quả Con bạn mải mê chơi, thích thú những trò chơi điện tử hơn việc ngồi

vào bàn học? Hoặc chúng có thể ngồi vào bàn học suốt mấy giờ liền nhưng vẫn không học tập được hiệu quả? Kết quả học tập của con luôn làm bạn lo lắng, buồn chán, giận dữ, để rồi ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và chúng.

Để khắc phục việc con cái không chủ động và ham thích học tập, nhiều gia đình đã sử dụng các biện pháp như tăng cường gia sư hỗ trợ từng môn học cho trẻ, đưa ra nhiều phần thưởng nhằm chiêu dụ con cái, thậm chí sẵn sàng sử dụng các hình phạt, la mắng, uy hiếp trẻ khiến cho trẻ sợ hãi mà học tập. Song tất cả các cách thức đó đều dễ dàng khiến các bậc phụ huynh thất bại trong việc giúp con học tập tốt và đạt được sự tập trung cao trong việc học mỗi ngày.

Vậy, làm thế nào để cha mẹ thật sự trở thành người hỗ trợ đắc lực cho con cái mình, giúp con cái có được khả năng tập trung trong học tập và nuôi dưỡng niềm đam mê học tập trước khi chúng tự bước chân vào đời để trở thành người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống?

Giúp trẻ phát triển cả hai bán cầu não

Đầu tiên, phụ huynh cần hiểu rõ, để có thể học tập tốt, trẻ cần có phương pháp học tập hiệu quả. Đó là kích thích phát triển cả hai bán cầu não cho trẻ. Nếu bán cầu não trái chịu trách nhiệm phát triển những khả năng phân tích, logic, tư duy cho trẻ; thì việc tăng cường vận hành bán cầu não phải sẽ giúp trẻ phát triển về khả năng cảm thụ hình ảnh, màu sắc, âm thanh, giúp cho sự sáng tạo, hứng thú, thăng hoa…

Một bài học thuộc lòng khô khan sẽ lôi cuốn trẻ hơn khi chúng vừa học vừa gõ theo nhịp điệu, hay gắn những con chữ khô khan vào một giai điệu dễ đọc dễ nhớ. Như thế, việc học tập không còn đơn điệu, nhàm chán, tẻ nhạt nữa; những giờ học của trẻ sẽ trở nên sống động hơn, việc học tập vì thế mà trở nên nhẹ nhàng và hứng thú hơn với trẻ.

Page 13: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 13 }

Khuyến khích trẻ sử dụng tất cả các giác quan trong học tập.

Phụ huynh cần biết trẻ thu nhận thông tin đầy đủ thông qua ba hình thức, một là qua những gì trẻ NGHE thấy, hai là qua những gì trẻ NHÌN thấy và cuối cùng là những gì trẻ CẢM NHẬN được.

Trẻ chỉ có thể học tốt nhất, tập trung tốt nhất khi sử dụng tất cả các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin. Đừng gò bó trẻ trong những tư thế học tập quá nghiêm túc khiến trẻ không được thoải mái trải nghiệm bài học theo cách trẻ mong muốn. Chúng có thể đọc bài to tiếng, có thể vừa đọc vừa gõ thước hoặc vừa đọc vừa chạy vòng quanh sân nhà.

Có khi bạn thấy trẻ trong giờ làm bài tập mà cứ vừa lẩm bẩm một mình, vừa gấp tàu bay giấy, đừng vội điên tiết lên với con, có thể con bạn đang làm bài tập: “Lớn lên em làm gì?”. Ước mơ làm một phi công hay một phi hành gia vũ trụ có thể được trẻ thể hiện qua hình ảnh chiếc máy bay. Điều đó không có nghĩa là trẻ không tập vào bài học. Mà hơn thế nữa, các bậc

Page 14: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 14 }

phụ huynh cần giúp và tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm bài học qua tất cả những giác quan.

Tạo không gian học tập tốt cho trẻ

Để trẻ học tốt, trẻ cần có sự tập trung cao độ và hứng thú học tập cao mỗi lúc trẻ ngồi vào bàn học. Giai đoạn đầu khi trẻ chưa hình thành được thói quen tốt cha mẹ cần hi sinh nhiều thời gian cho con mình.

Theo nhiều nghiên cứu, nếu cha mẹ nào có được phương pháp đúng và đủ kiên nhẫn giúp con qua được ít nhất hai tuần đầu, trẻ sẽ có được thói quen và sự tập trung tốt. Cha mẹ cần chú ý tạo môi trường xung quanh ủng hộ việc học tập hiệu quả của con. Nếu không có được không gian yên tĩnh riêng biệt để tập trung học thì các bậc phụ huynh cần ý thức giảm những âm thanh như tiếng ti vi, tiếng trò chuyện rôm rả, tiếng sinh hoạt khác… để trẻ không bị phân tâm.

Ngoài ra, để tạo môi trường học tập tốt cho trẻ, cha mẹ cần cho con cái được sống trong không gian học của con. Ví dụ: với trẻ thích học toán, cha mẹ cần thiết kế một không gian sống đầy những con số, phép tính, hình ảnh các nhà toán học, các công trình toán học… sẽ giúp trẻ tăng cường hào hứng, tăng tính tò mò và thu hút sự chuyên tâm học tập hơn. Khi đó, không đơn thuần là trẻ học nữa mà lúc đó trẻ đang sống với niềm đam mê, sự thích thú của mình; hơn hết, đó chính là yếu tố quan trọng nhất khiến trẻ tập trung 100%.

Page 15: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 15 }

Giúp con đặt mục tiêu học tập

Điều quan trọng không kém giúp trẻ tập trung vào học tập, đó là việc thảo luận giữa cha mẹ và trẻ để trẻ có được sự tự cam kết, tự ý thức trong việc xác định mục tiêu học tập, thời gian biểu học tập, việc theo đuổi mục tiêu và kết quả học tập tiến bộ từng ngày, hoặc những cách thức học phù hợp với chính bản thân mình.

Khuyến khích trẻ học những môn học khó với trẻ trước, làm những bài tập hóc búa trước, sau đó mới học tiếp những môn dễ dàng. Cha mẹ nên tận tình giúp trẻ lúc này, như vậy sẽ khiến trẻ thoải mái và tự tin hơn. Có được thành công từng bước như thế sẽ giúp trẻ hào hứng và dần dần trẻ sẽ thay đổi những định kiến về môn học khó, cũng như hình thành được thói quen học tập hiệu quả.

Giúp trẻ rèn luyện sự và nâng cao sự tập trung qua các môn thể thao hoặc trò chơi trẻ yêu thích

Ngoài việc học, cha mẹ cần chú ý đến việc cho trẻ thư giãn, vui chơi

hoặc theo đuổi những hoạt động thuộc sở trường và năng khiếu trẻ. Khi trẻ được tham gia những hoạt động chúng yêu thích, trẻ sẽ chơi hết mình với

Page 16: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 16 }

nó và đó là lúc trẻ rèn luyện được sự tập trung cao độ. Khi trẻ đã có thói quen tập trung vào một việc hay một hoạt động nào đó, thì với sự hướng dẫn của cha mẹ, trẻ rất dễ đạt được sự tập trung trong việc học tập.

Ngày nay, rất nhiều chuyên gia khuyến khích luyện tập khả năng tĩnh tâm, định tâm ở mỗi cá nhân để đạt được chiều sâu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Với trẻ con cũng vậy, cha mẹ có thể tập cho trẻ những thủ thuật nhỏ giúp trẻ có được khả năng tĩnh tâm theo lứa tuổi, từ đó trẻ sẽ có được sự vững chắc nội tâm trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.

Cha mẹ chính là thầy cô giáo đầu tiên và suốt đời của con mình. Vì thế, cha mẹ cần kiên nhẫn, đặt niềm tin, khuyến khích, khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi, tìm kiếm và chinh phục cái mới nơi trẻ, để có thể giúp chúng đạt được hứng thú, sự tập trung và quyết tâm cao trong quá trình chinh phục những môn học mà chúng cần trang bị kiến thức nền tảng cho cuộc sống, cho tương lai sau này.

Page 17: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 17 }

Đừng Tước Đi Khả Năng Tự Lập Của Trẻ Chẳng cha mẹ nào muốn con mình mắc phải sai lầm, càng hạn chế sai

lầm chừng nào càng tốt chừng ấy. Vì thế mà có những lúc vô tình, cha mẹ lại tước đi những cơ hội trải nghiệm, rèn luyện và học hỏi những bài học quí của con cái.

Chập chững bước vào đời, xung quanh trẻ là cả một thế giới rộng lớn và mới lạ. Mọi thứ đều là những dấu hỏi thú vị cần được khám phá. Chẳng có cách nào khác là chính trẻ phải bước vào, va chạm, tìm hiểu, rèn luyện và thích nghi để hình thành cho mình những kỹ năng sống.

Trong những tháng năm đầu đời, trước khi đứng vững và bước những bước đi đầu tiên, không ít lần trẻ vấp chân và té ngã. Đau lắm, nhưng chúng không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy và bước đi.

Cái khao khát chiếm lĩnh và hòa mình vào cuộc sống mới giúp trẻ không lùi bước. Nhưng lòng cha mẹ nào mà chẳng thốn đau cho những vết bầm tím, trầy trụa nơi đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Vì thế, các bậc cha mẹ thường bao bọc, che chở, ngăn ngừa mọi tình huống có thể làm đau, gây khó khăn cho con, hay có thể làm hỏng một vật, một việc nào đó.

Page 18: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 18 }

Có khi là những việc chúng làm không giúp được gì cho cha mẹ chúng mà còn làm “rách việc”. Trẻ giúp mẹ rửa bát và vụng về đánh rơi, nước nôi vung vãi tung tóe, áo quần mặt mũi lem nhem. Thôi thì để mẹ làm quách đi cho xong. Nhìn thấy nó cứ lóng ca lóng cóng vừa thấy bực vừa thấy thương. Vậy là lần sau mẹ làm luôn cho con.

Chuyện tưởng chừng quá nhỏ nhặt nhưng là một sai lầm khi nuôi dạy con của các bậc cha mẹ. Cứ làm thay cho trẻ thì chẳng khác nào tước đi cơ hội rèn luyện phát triển của con, tước đi sự hình thành năng lực tự lập và xây dựng lòng tin nơi con, đẩy chúng ra khỏi một trường học lớn, lấy mất những hành trang tối cần thiết để chúng vào đời.

Các bậc cha mẹ cần phải ý thức rằng, mình không thể theo sát được mọi “nhất cử nhất động” của con để can thiệp hay làm thay cho chúng.

Cha mẹ cũng không thể sống đời với con để mãi là tấm chắn hay chỗ ẩn nấp của con.

Cuộc đời này có biết bao nhiêu thứ cần phải đối đầu và chống đỡ. Không có cách nào khác và đúng đắn hơn là cha mẹ phải giúp con tự đứng vững trên đôi chân của chúng. Hãy cho chúng một không gian để khôn lớn, để thử nghiệm năng lực của mình, học cách ứng phó với khó khăn, nguy hiểm. Điều cần thiết đích thực cho con cái và cũng chính là bổn phận của

Page 19: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 19 }

các bậc cha mẹ, đó là giúp con cái đứng vững trong cuộc sống, đủ sức đương đầu với những khó khăn, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh và biến cố trong cuộc đời, phát triển thành một con người độc lập, con người trưởng thành thật sự.

Cha mẹ chỉ nên là người dẫn đường, soi đường để con cái mình bước đi không lạc lối.

Chẳng có gì gian nan hơn là nuôi nấng và dạy dỗ một đứa trẻ nên người. Càng khó hơn khi quá trình giáo dục ấy không cho phép bất kỳ một sai lầm nào. Mọi tác động giáo dục đúng hay sai đều chạm sâu vào tâm hồn và nhân cách trẻ. Vì vậy, đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, kiên nhẫn, hiểu biết,…và một tình thương bao la, vô bờ bến của các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con.

Nói như vậy không có nghĩa là các bậc cha mẹ cứ để cho trẻ đối mặt và trải nghiệm tất cả mọi thứ. Cha mẹ hãy là người sáng suốt để chọn lọc cho trẻ những điều gì là cần thiết, vừa sức và hợp với khả năng của chúng.

Có những việc, rất cần sự can thiệp cứng rắn của cha mẹ trước giới hạn về nhận thức và khả năng của trẻ. Nhưng khi trẻ đến tuổi lĩnh hội được những điều ấy, hãy giải thích rõ cho chúng hiểu vì sao cha mẹ bắt chúng phải làm thế nào và không được làm thế kia.

Có như vậy, trẻ mới thấy rằng, mọi việc cha mẹ làm đều là vì lợi ích của chúng, vì tình thương bao la cha mẹ dành cho chúng. Để rồi trong cuộc sống, khi đứng trước những khó khăn, dao động, vấp ngã, bế tắc…, chúng lại tìm về để được lắng nghe những ý kiến, lời khuyên của bố mẹ.

Page 20: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 20 }

Roi Vọt hay Ngọt Bùi? Ông bà ta dạy rằng “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”,

điều đó không có nghĩa là cứ đánh con mới là thương con, nói những lời yêu thương thì dễ làm trẻ hư. Nuôi dạy con cái không phải là công việc ngày một ngày hai mà đó là một cam kết dấn thân trọn đời.

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) công bố ngày 30/12/2008, “có đến 90% các bậc cha mẹ, thầy cô giáo sử dụng roi vọt đe dọa trong việc dạy dỗ trẻ em”.

Vậy thương con và dạy con thế nào cho đúng?

“Thương cho roi cho vọt” không đơn thuần là bố mẹ thương con thì phải đánh, phải la mắng để con nên người; mà phải hiểu rằng: “Thương cho roi cho vọt” là yêu con nên phải nghiêm khắc, đặt ra những kỷ luật đối với con. Trẻ em là những cá thể rất hồn nhiên, chúng hồn nhiên khám phá cuộc sống, hồn nhiên làm những điều chúng muốn.

Bởi vì quá hồn nhiên như thế nên chúng khó hòa hợp với những chuẩn mực của người lớn trong xã hội, chúng không có những công cụ để phát

Page 21: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 21 }

triển những tiềm năng trong bản thân. Vì thế, cha mẹ phải là người dẫn đường, giúp con, rèn cho con những thói quen tốt. Mà muốn hình thành thói quen tốt phải có những hành động lặp đi lặp lại, và kỷ luật là một trong những công cụ giúp trẻ hình thành thói quen. “Thương cho roi cho vọt” đồng nghĩa với việc nghiêm khắc để giúp con rèn những thói quen tốt, chứ không phải đánh là thể hiện tình thương!

“Ghét cho ngọt cho bùi”? Điều này không có nghĩa là khi thương con thì không được nói với con những lời yêu thương, nhẹ nhàng, tình cảm; mà “ngọt, bùi” ở đây nghĩa là nói những lời bóng bẩy, thờ ơ, nói những câu cho qua chuyện, cho đỡ vướng bận; như thế sẽ không giúp rèn trẻ nên người. Không ít cha mẹ cứ cứ răm rắp áp dụng “Ghét cho ngọt cho bùi” theo nghĩa đen, nên thường lên gân, hắng giọng, hoặc làm mặt “hình sự”, nghiêm trọng khi bắt chuyện với con. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với phương pháp giáo dục con.

Vậy thương con thế nào cho đúng?

Nuôi con không dễ, dạy con nên người càng khó hơn. “Dạy con từ thuở còn thơ”, nên ngay khi còn bé, cha mẹ hãy đặt ra những kỷ luật và hướng con vào kỷ luật đó. Để trẻ tuân thủ những điều cha mẹ đặt ra là rất khó, vì bất cứ thứ gì khác với điều trẻ thích đều khiến trẻ không hào hứng và dễ vi phạm.

Page 22: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 22 }

Cha mẹ phải giúp trẻ nhận thấy rằng, khi sống theo những qui định đã đặt ra, chúng đạt được gì, và hãy giúp trẻ cảm nhận niềm vui; từ đó, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt, và rồi chúng sẽ hòa hợp với mọi người và những quy định chung.

Kỷ luật nên được đặt ra dựa trên đàm phán, thương lượng từ hai phía: cha mẹ và con. Nếu kỷ luật mà bố mẹ đưa ra là 10 phần, thì sau khi thương lượng với con, kỷ luật đó còn 5,6 phần đã là thành công. Ví dụ: Lúc đầu, bố mẹ đặt ra kỷ luật: “con không được xem tivi vào buổi tối”, nhưng sau khi thương lượng với bé, cuối cùng rút ra: “Buổi tối, sau khi con học thuộc bài, bố mẹ sẽ cho con xem ti vi trước khi ngủ.”

Như thế, trẻ không có cảm giác bị ép buộc mà sẽ cố gắng hoàn thành bài tập để được xem tivi, việc thực thi kỷ luật trở nên hứng thú hơn, và nên nhớ là phải giúp bé tuân thủ kỷ luật ngay từ đầu!

Và để trẻ theo đuổi kỷ luật thì phải có hình phạt đi kèm, và mức độ phạt sẽ tăng dần lên từng bước nếu cứ tiếp tục vi phạm. Với người lớn, trong một công ty, nhân viên vi phạm lần đầu sẽ chịu hình phạt cảnh cáo bằng miệng, sau đó bằng văn bản, bằng cắt thưởng, trừ lương, và những cấp độ cao hơn nữa.

Page 23: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 23 }

Vậy tại sao với trẻ, bố mẹ không làm điều đó mà ngay từ đầu đã dùng đến roi vọt?

Ngay cả người lớn chúng ta cũng thấy rằng, theo đuổi một kỷ luật nào đó để hình thành thói quen là điều không dễ dàng, thì cũng đừng quá “ép” trẻ. Không nên chỉ dùng roi vọt hoặc làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ như bắt trẻ quỳ gối, úp mặt vào tường, nhốt vào phòng một mình…

Những hình thức phạt làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ là tối kỵ. Vì với những hình thức phạt khác như: không cho đi chơi, không cho xem phim hoạt hình hay chơi những đồ chơi trẻ thích… cũng đủ để khiến trẻ mất đi niềm vui và chúng cũng đủ “xót xa” để điều chỉnh hành vi của mình.

Nhưng tại sao bố mẹ lại thường xuyên dùng roi vọt hay chạm đến lòng tự trọng của trẻ? Có hai lý do chính.

Thứ nhất: do bố mẹ thiếu hiểu biết, không thấy được hình phạt của mình sẽ để lại dấu vết nặng nề trong cuộc đời con như thế nào. Vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ một hình thức phạt nào, hãy nghĩ xem điều đó ảnh hưởng đến tâm lý trẻ như thế nào? Hình phạt nếu không khéo léo làm trẻ đau, sợ và xấu hổ đến mức có thể trở nên nhút nhát, thiếu tự tin về sau.

Page 24: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 24 }

Thứ hai: do bố mẹ lạm quyền làm bố mẹ, làm người lớn. Khi người lớn vi phạm một điều gì đó, có ai đánh người lớn đâu, mà khi trẻ vi phạm, người lớn lại đánh trẻ? Bố mẹ thường viện cớ “vì bố mẹ sinh ra con, cho con ăn học, nuôi con lớn…”, nhưng điều cốt yếu nhất là do bố mẹ gấp gáp, thiếu nẫn nại, không làm chủ được cảm xúc của mình nên phạt con bằng roi, quỳ gối, úp mặt vào tường…

Các bậc cha mẹ hãy nghĩ lại xem, mình phạt con khi nào? Có phải rất nhiều khi bạn tức giận, bực bội vì một chuyện gì khác không liên quan đến con, và rồi lúc đó, con bạn lại bướng bỉnh, không nghe lời, hay có một ai đó phàn nàn về con bạn, khiến bạn cảm thấy chính mình bị tổn thương, xấu hổ…, thế là bạn đem roi ra “dằn mặt” với con?

Đa phần, những cơn tức giận cuối cùng đều quay về nguyên nhân, đó là ảnh hưởng tới sỹ diện của bố mẹ, để rồi bố mẹ “trút giận” lên con trẻ. Khi bố mẹ đánh con, nếu không xuất phát từ tình thương, mà vì để trút ra những cảm xúc tiêu cực, thì con trẻ sẽ không học được gì từ những lần đó ngoài sự khiếp sợ mà nỗi ám ảnh có thể kéo dài đến tận khi chúng đã lớn.

Điều này hoàn toàn bất lợi với tương lai của trẻ sau này, chúng sẽ không dám tự làm bất cứ điều gì mà chỉ là cái máy rập khuôn theo chỉ dẫn của người khác.

Chúng ta chỉ phạt nặng con khi nào?

Mỗi bậc cha mẹ nên khắc ghi rằng: Thứ nhất: chỉ đánh con khi đó là giải pháp cuối. Thứ hai: đánh con khi bố mẹ thật sự bình tĩnh. Thứ ba: đánh không được làm trẻ sợ mà phải giúp trẻ rút ra bài học.

Nếu bố mẹ nóng giận mà đánh con thì sau đó phải xin lỗi con, bằng không, những tổn thương mà trẻ đón nhận sẽ không gì có thể xóa nhòa được. Ngoài ra, có những hình thức phạt khác như khuyên nhủ, viết kiểm điểm… cũng là cách bắt con đối diện với lỗi của mình.

Các thầy cô giáo cũng thế, sự hiếu động của trẻ đôi khi làm thầy cô bực bội, hoặc chúng chưa biết tôn trọng thầy cô đúng mức khiến chúng ta nổi giận. Đừng trút bực tức lên đầu những đứa trẻ thơ ngây, non nớt, vì chúng đáng nhận được lòng yêu thương hơn là sự trừng phạt.

Page 25: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 25 }

Không roi vọt nào có thể cảm hóa trẻ, nhưng là tình thương mới chạm đến được tâm hồn của trẻ. Vì thế, chỉ phạt học trò khi xuất phát từ tình thương, đừng vì muốn trút giận, hay để thể hiện quyền lực của một người thầy. Các bậc thầy cô hãy nhớ, mình là những người cha, người mẹ thứ hai của trẻ.

Vậy, để dạy con cho đúng, điều tiên quyết mà bất kỳ bố mẹ hay thầy cô nào cũng phải rèn luyện, đó là lòng nhẫn nại, làm chủ cảm xúc của mình, bằng không, những cảm xúc tiêu cực, áp lực cuộc sống và công việc dễ trút hết lên đầu con trẻ.

Nên hiểu rằng, trẻ khác hoàn toàn với người lớn, đừng kỳ vọng rằng chúng có thể những suy nghĩ và hành động được như người lớn. Nếu kỳ vọng thì chính chúng ta sẽ thất vọng và rồi quay trở lại phạt con. Hơn nữa, không phải người lớn lúc nào cũng đúng.

Page 26: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 26 }

Nuôi Dạy Con: Để Con Cái Xem Ta Là Bạn Bố mẹ nào cũng tưởng rằng mình hiểu được con. Chẳng lạ gì với những

câu nói: “Tôi đẻ nó ra, lẽ nào tôi không hiểu được nó!”. Nhưng đến một lúc nào đó, các bậc cha mẹ mới ngộ ra rằng, giá như mình hiểu được con thì bây giờ đâu phải rơi vào tình cảnh đau lòng này.

Hiểu được con là phải hiểu được những diễn biến tâm lý bên trong con, hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ, nguyện vọng, mong muốn, sở thích, lo lắng, niềm vui, nỗi buồn…, những gì con cái nói ra, và cả những điều chúng không nói.

Để có thể làm được điều này, không cách nào khác hơn là các bậc cha mẹ phải tạo được sự gần gũi, thân mật, tin tưởng ở trẻ; để chúng có thể dễ dàng chia sẻ những tâm tư, tình cảm của chúng.

Vì vậy mà cha mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những kiến thức về dạy dỗ và giáo dục con cái. Không khi nào là đủ cho việc tìm hiểu và giáo dục con cái. Bởi con bạn luôn biến đổi không ngừng, và cuộc sống lại muôn hình vạn trạng. Tâm sinh lý con trẻ liên tục biến đổi, và nhiệm vụ của các bậc cha mẹ là phải thấu hiểu con để giáo dục chúng theo đường lối đúng đắn.

Page 27: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 27 }

Mục đích nuôi dạy con?

Bố mẹ nào cũng muốn con nên người, thành đạt, nhưng lại lúng túng không biết phải làm gì ngoài việc nuôi nấng và lo cho con ăn học, học sao cho giỏi, học cho đến nơi đến chốn, vậy là ổn. Nhưng “trồng người” đâu chỉ đơn giản như vậy.

Các bậc cha mẹ cần có một cái nhìn trọn vẹn và một tầm nhìn xa. Mục đích cuối cùng của việc dạy dỗ và giáo dục con cái đó là giúp chúng đứng vững trong cuộc sống, đương đầu với những khó khăn, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh của cuộc sống, giúp con cái phát triển đúng với con người của chúng: về năng khiếu, tiềm năng, sở trường…

Cha mẹ không thể sống giúp, sống thay cho con mình được. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo cho con một nền tảng vững chắc để chúng có khả năng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc.

Nhiều phụ huynh muốn con em mình đạt được những mục đích mà bản thân họ mong muốn chứ không phải của bản thân chúng. Vì danh dự của mình mà họ chỉ nhìn thấy những mục đích trước mắt, mục đích ngắn hạn, để rồi nhồi nhét cho con những thứ không cần thiết, chẳng cần biết con

Page 28: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 28 }

mình có thích hay không, có đúng thời điểm, hay có thật sự cần thiết cho nhân cách hay cuộc đời của chúng hay không. Nào là đàn, hát, múa, vẽ, vi tính, bóng rổ, bơi lội, ngoại ngữ…, để rồi đứa trẻ rơi vào tình trạng stress thật đáng thương. Trong khi cái cần thiết và quan trọng nhất là nhân cách trẻ thì lại không được quan tâm đúng mức.

Các bậc phụ huynh nên ý thức về mục đích giáo dục con cái, đó là giúp cho chúng phát triển thành một con người độc lập, con người trưởng thành thật sự – không chỉ về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách. “Di sản quí nhất bố mẹ để lại cho con cái không phải là của cải, tài sản; mà là niềm tin vào bản thân, sức mạnh để đứng vững trong đời sống với tình thương vô bờ bến”.

Phương pháp nuôi dạy con nên người

Giáo dục con cái là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ phần lớn lại chưa trải qua bất cứ một trường lớp nào cả, mà chỉ lượm lặt những kinh nghiệm của người đi trước.

Có được những kinh nghiệm thì tốt, nhưng đôi khi kinh nghiệm của người đi trước không thể áp dụng đúng được nơi những con người khác nhau, trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.

Page 29: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 29 }

Dễ thấy là trong các gia đình truyền thống – gia đình đa thế hệ, không ít mâu thuẫn giữa ông bà – cha mẹ, cha mẹ – con cái, ông bà – con cháu… Phần lớn, cha mẹ dạy dỗ, giáo dục con cái không theo một phương pháp nào cả, chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Dẫn đến là cha mẹ để cảm xúc dẫn dắt, không đủ sáng suốt, không đủ bình tĩnh để xử lý và giải quyết vấn đề; để rồi con cái phải gánh chịu những lời la mắng, đòn roi, hình phạt với sự ấm ức và thất vọng vì cha mẹ không chịu hiểu cho chúng.

Cha mẹ thường chỉ biết la mắng, phạt con khi chúng bị điểm thấp, cho rằng chúng lười biếng, không chịu cố gắng…, mà không thử tìm hiểu xem nguyên nhân thật sự là gì. Có thể vì đó là môn học không hợp với sở trường của chúng, có khi vì chúng không thích thầy/cô giáo dạy môn ấy, cũng có thể chúng đang mắc kẹt một vấn đề nào đó về sức khỏe…

Vì vậy, bố mẹ hãy là bạn của con, hãy tìm hiểu, tạo điều kiện gần gũi để con cái tâm sự, lắng nghe con để thấu hiểu con. Lấy con làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ, giáo dục. Cuộc sống ngày nay có quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều điều tiêu cực. Bố mẹ phải là người dẫn đường sáng suốt, giúp cho trẻ lựa chọn cho mình những hướng đi đúng đắn. Đừng quá bao bọc trẻ để rồi chúng không thể đứng vững khi không có bàn tay dìu dắt của cha mẹ.

Page 30: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 30 }

Bố mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp cho con. Trước những nguy cơ xấu, bố mẹ thường cấm đoán , ngăn cản con. Lúc nhỏ, có thể trẻ chưa hiểu, nhưng khi trẻ lớn lên, bố mẹ phải giải thích nguyên nhân vì sao họ muốn chúng phải làm điều này, không được làm điều kia, để chúng hiểu rằng, tất cả là vì lợi ích của chúng. Làm như vậy, cha mẹ trao lại quyền quyết định cuộc đời của trẻ cho chúng. Chúng sẽ thấy biết ơn cha mẹ, và quan trọng là trẻ không hề cảm thấy bị bắt buộc hay bị áp lực một cách vô lý.

Một điều thật sự quan trọng đó là, cha mẹ phải làm gương cho con cái. Cha mẹ muốn con cái mình thế nào thì trước hết hãy sống như vậy. Trẻ có xu hướng không nghe những gì cha mẹ nói, nhưng nhìn vào những việc cha mẹ chúng làm. Vì vậy mà đòi hỏi cha mẹ phải thật sự gương mẫu.

Phần lớn các bậc cha mẹ thường nặng tư tưởng: con thì phải nghe theo lời cha mẹ. Cha mẹ chỉ quen đưa ra mệnh lệnh mà không biết rằng, khi bắt ép con làm điều gì đó trong khi bản thân mình không làm gương thì lời nói của cha mẹ không thuyết phục, không mang lại hiệu quả và sức ảnh hưởng.

Một điều khó khăn nữa cho cha mẹ, đó là lòng kiên nhẫn. Giáo dục con cái rất cần một sự kiên nhẫn và lòng vị tha. Nóng vội, mất bình tĩnh sẽ không thể giáo dục con cái mà còn đem lại những hậu quả khó sửa lại được. Một khi tâm hồn trẻ bị tổn thương thì vết sẹo nơi đó chẳng mất đi được.

Vì vậy, rất cần ở cha mẹ một tình thương bao la, vô bờ bến để mãi kiên trì bên con, uốn nắn và hướng dẫn từng bước đi. Phải có niềm tin vào một tương lai tốt đẹp của đứa con yêu của mình, để trên chặng đường cùng con bước đi, những lúc khó khăn cha mẹ không nản chí và buông xuôi. Đừng để quan niệm “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” làm nhụt chí khi đối diện với những thách thức trong nuôi dạy con.

Page 31: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 31 }

Bài Học Về Tiền Trong cuốn sách nổi tiếng thế giới của Robert T. Kiyosaki “Dạy con

làm giàu” (Rich Dad, Poor Dad) có một mẩu chuyện khá hay dạy con trẻ về giá trị đồng tiền, đó là khi đứa con của người cha nghèo (Poor Dad) tới làm thuê cho người cha giàu (Rich Dad).

Ngày đầu tiên đi làm, đứa trẻ phải ngồi chờ người cha giàu hàng giờ đồng hồ mà không thấy ông đả động gì đến. Đứa bé cáu bẳn, sau đó người cha giàu nói với cậu rằng: “Bài học đầu tiên về kiếm tiền là phải biết kiên nhẫn”. Sau khi làm việc một thời gian, cậu bé được trả một số tiền nho nhỏ. Người cha giàu biết cậu bé không vui, ông nói rằng “Những gì con nhận được từ ta nhiều hơn rất nhiều số tiền mà ta trả cho con”. Đó là những khái niệm tài chính đầu tiên mà người đàn ông thành đạt và giàu có bậc nhất thế giới dạy cho con mình!

Các bậc phụ huynh Việt Nam đều rất ngại và gần như không cho con trẻ tiếp xúc với tiền, có hiểu biết về việc kiếm tiền và chi tiêu tiền cũng như không dạy cho con các khái niệm cơ bản nhất về tài chính. Vì thế khi lớn lên, chúng hụt hẫng, lóa mắt, không hiểu đúng các giá trị cũng như không làm chủ được đồng tiền và những sai lầm mắc phải có nguyên nhân từ tiền bạc là không tránh khỏi.

Page 32: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 32 }

Vậy bài học tài chính đầu tiên mà cha mẹ cần dạy con là gì? Các chuyên gia tâm lý và phát triển con người khuyên rằng, nên cho trẻ tiếp xúc với tiền bạc và vấn đề tài chính từ nhỏ, tùy theo độ tuổi. Dưới đây là một số gợi ý:

Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi: cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các tờ tiền, cả tiền giấy lần tiền xu. Dạy cho trẻ nhận biết và phân biệt các tờ bạc có các giá trị khác nhau. Với mỗi tờ tiền, con có thể mua được cái gì. Cha mẹ có thể nhờ trẻ đi tới tiệm gần nhà mua những thứ nho nhỏ như cây bút chì, trái bong bóng hay vài cục kẹo.

Với trẻ từ 7 đến 12 tuổi: ở tuổi này, trẻ bắt đầu có những chi tiêu cá nhân, cha mẹ nên cho trẻ một số tiền nhất định và định hướng cho trẻ biết cách chi tiêu hợp lý. Ví dụ bạn cho con 2.000đ/ngày và nói với con rằng, nếu con muốn mua truyện tranh (5.000đ/quyển) thì mỗi ngày con nên xài 1.000đ, để dành 1.000đ, trong 5 ngày con có thể mua được quyển truyện con thích hoặc tờ báo Nhi Đồng bán ở trường.

Việc định hướng chi tiêu cho con cái là rất quan trọng. Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế tốt, bạn càng nên chú ý đến vấn đề này. Trẻ thường có tư tưởng “muốn gì được nấy” nếu những đòi hỏi của chúng luôn được cha mẹ đáp ứng. Nhiều phụ huynh lại nghĩ cứ cho con tiền là đủ và không mảy may quan tâm, để ý khi trẻ xin thêm rất nhiều tiền ngoài khoản chi tiêu cố

Page 33: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 33 }

định mà bố mẹ đưa ra. Nếu không định hướng cho con từ sớm, chúng sẽ không biết quý trọng đồng tiền, không biết tiết kiệm tiền bạc và có cách chi tiêu hợp lý.

Với trẻ từ 13 đến 16 tuổi: trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần dạy con là các giá trị của đồng tiền. Con bạn sẽ không thể kiếm những đồng tiền chân chính khi cha mẹ chúng kiếm tiền bằng mánh khóe, lừa lọc.

Nên nhớ rằng bạn chính là tấm gương về tài chính đầu tiên mà con bạn được tiếp xúc. Chỉ khi hiểu đúng giá trị của đồng tiền, bạn mới có thể dạy con điều đó. Cho con biết rằng để có tiền, cha mẹ phải vất vả làm việc, thức khuya dậy sớm. Để nhận được đồng tiền, con phải làm việc. Gợi ý cho trẻ những cách kiếm tiền phù hợp với lứa tuổi của chúng như gom góp và bán những tờ báo, tạp chí đã cũ, những chai lọ bằng nhựa không sử dụng… để lấy tiền bỏ ống heo. Khi trường tổ chức hội trại, con cùng các bạn có thể pha chế nước xirô, sâm dứa, nước chanh… để bán.

Nhưng cha mẹ cũng nói cho trẻ biết rằng, không phải tiền là tất cả. Cha mẹ cho con rất nhiều thứ không phải muốn con đáp trả mà đơn giản vì cha mẹ yêu thương con rất nhiều.

Page 34: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 34 }

Định Hướng Cho Con Cách Xài Tiền Kinh tế của mỗi gia đình sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế

toàn cầu và tình hình khó khăn của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động từ bên ngoài đó không chỉ có tiêu cực mà vẫn có những mặt tích cực của riêng nó. Điều quan trọng là chúng ta biết cách thay đổi để đón nhận những tích cực, hạn chế những bất lợi. Trong khía cạnh giáo dục chi tiêu cho con cái thì đây là một cơ hội tốt để “kiểm nghiệm” những bài học tài chính bạn đã được biết và muốn dạy cho con mình, một trong số đó là cách định hướng chi tiêu cho trẻ.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học khi cho 100 đứa trẻ mỗi đứa một viên kẹo và thả chúng chơi trong một căn phòng. Chúng được dặn rằng, nếu không ăn và để dành viên kẹo đó trong 1 giờ đồng hồ, chúng sẽ được nhận thêm 1 viên kẹo nữa. Đa phần lũ trẻ ăn ngay viên kẹo sau đó và có rất ít trẻ giữ lại viên kẹo của mình để sau 1 giờ đồng hồ được nhận thêm 1 viên kẹo nữa. Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi khi những đứa trẻ này lớn

Page 35: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 35 }

lên và họ nhận thấy rằng đứa bé nào biết để dành kẹo thì thành công và giàu có hơn những đứa trẻ khác. Điều đó cho thấy rằng việc giáo dục, định hướng chi tiêu, tài chính cho trẻ là việc cần thiết và quan trọng, cần bắt đầu ngay khi trẻ còn nhỏ.

Cha mẹ thường quan niệm sai lầm rằng cứ cho tiền trẻ là đủ. Việc chúng làm gì với số tiền đó là tùy, không quan trọng và cha mẹ không cần quan tâm tìm hiểu. Trẻ biết “lợi dụng” kẽ hở này để vạch ra rất nhiều các chi tiêu bất hợp lý của cá nhân để “vòi vĩnh” tiền từ cha mẹ. Dần dần chúng trở thành “máy tiêu tiền” không có điểm dừng! Và khi không còn “moi” được tiền từ cha mẹ, chúng có thể bất chấp mọi thứ để có được tiền. Khi đó đứa con yêu dấu của bạn đang đứng trước nhiều bờ vực mà nếu bạn nhận ra sớm hơn, biết cách dạy chúng các bài học về tiền sớm hơn, quan tâm đến con cái nhiều hơn thì có lẽ con bạn đã bước đi trên một con đường khác.

Ngay từ bé, hãy cho trẻ tiếp xúc với tiền để nhận biết, phân biệt mệnh giá của từng loại tiền. Mỗi khi mua một thứ gì đó, ví dụ như hộp sữa, quyển

Page 36: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 36 }

tập, cây bút chì..., hãy nói cho con bạn biết những món đó giá bao nhiêu tiền. Khi nhờ chúng đi mua những thứ lặt vặt, để ý xem khi còn tiền dư, trẻ có tự giác đưa lại cho cha mẹ hay sẽ mua những thứ chúng thích. Nếu không quan tâm những điều nhỏ nhặt này và xem đó là “tiền lẻ”, là không đáng kể, sẽ có lúc bạn phải hối hận vì suy nghĩ của mình! Bạn nghĩ rằng trẻ biết về tiền sớm là cần thiết hay không cần thiết? Hay con nít không cần “tài lanh”? Nếu cho rằng trẻ biết về tiền sớm là không cần thiết thì suy nghĩ này sẽ khiến trẻ không hiểu đúng về bản chất của đồng tiền và không biết cách tiêu xài chúng một cách hợp lý.

Biết tiêu tiền không phải là điều dễ dàng, nhất là với con trẻ! Nếu bạn cho chúng 5.000 đồng/ngày và mặc sức mua thứ chúng thích, chúng sẽ luôn cần có bạn ở bên để xin 5.000 đồng tiếp theo! Khi cho tiền con, bạn hãy thủ thỉ hỏi xem con mình dùng 5.000 đồng đó vào những việc gì, mua những gì, những thứ gì chúng thích và muốn có nó… Khi biết mong muốn của con, bạn hãy giúp con bằng cách cùng con vạch ra một kế hoạch chi tiêu vừa thỏa mãn những nhu cầu tức thời của con nhưng vẫn có những tích lũy khi bạn hướng con đến điều chúng đam mê hơn, ví dụ như chúng muốn có bộ xếp hình siêu nhân, tập truyện cổ tích hay một món đồ tặng bạn nhân dịp nhật. Tạo lập cho con cái thiói quen cân nhắc mọi thứ trước khi chi tiêu, mua bán hay quyết định làm một việc gì đó ngay từ khi còn bé. Sau này, khi có một số tiền nhất định trong tay, chắc chắn con bạn không dại dột xài chúng hết một lúc mà biết cân nhắc tiêu xài bao nhiêu, vào vấn đề gì, để dành bao nhiêu, cho dự định gì. Một thói quen tốt sẽ giúp con bạn rất nhiều trong cuộc sống, trong vun vén hạnh phúc gia đình, trong công việc.

Không có gì là không thể một khi bạn xắn tay lên và bắt đầu…

Page 37: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 37 }

Đừng Làm Trẻ Hư Hỏng Vì Tiền Có bao nhiêu cách khiến trẻ con hư hỏng vì tiền? Tại sao tiền lại khiến

chúng hư hỏng? Có 1001 nguyên nhân: nào là chúng không biết vâng lời, không ngoan ngoãn, nào là đua đòi bạn bè, muốn có tiền để “bao” bạn, để mua sắm hay ăn chơi, nào là do được “chiều quá hóa cuồng”… Bạn nhận thấy rất nhiều nguyên nhân nhưng chưa hẳn đã tìm ra nguyên nhân có tên bạn trong đó! Bởi một điều rất đơn giản là bạn chỉ có thể thay đổi bản thân mình trước khi muốn thay đổi người khác và thay đổi chính con cái của mình!

Từ góc độ của cha mẹ

Trong các gia đình khá giả, cha mẹ bận rộn làm ăn, ít có thời gian chăm sóc con cái. Một giải pháp thường gặp là các bậc phụ huynh “khoán” cho con một số tiền từ vài chục tới vài trăm để chúng tự tiêu xài trong tuần. Đó là điều cần thiết vì lúc này, chúng đã có những nhu cầu tiêu xài nhưng nếu chỉ cho con tiền mà không dạy con xài tiền là rất nguy hiểm!

Ngay từ khi còn bé, trẻ thường có tư tưởng “muốn gì được nấy”! Nếu chúng muốn thứ gì thì cha mẹ lập tức đáp ứng cho “đỡ rầy rà”, được đà

Page 38: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 38 }

chúng đòi những thứ khác vì “bạn con cũng có”. Nếu không cho, chúng khóc lóc tỉ tê, bỏ cơm, không chịu học bài… cho đến khi cha mẹ phải chiều ý chúng! Về mặt tâm lý, cha mẹ muốn giáo dục con cái trước hết phải biết cách làm chủ cảm xúc của mình. Nếu thương con, ngay từ đầu bạn hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình trong việc đề ra các kỷ luật và tuân thủ các kỷ luật đó. Trong việc tiêu xài của con cái cũng vậy, không chỉ cho tiền con mà điều quan trọng hơn là giúp chúng hiểu giá trị đồng tiền, biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền vì cha mẹ phải vất vả mới có được nó… Có rất nhiều cách thể hiện tình thương của cha mẹ dành cho con cái chứ không đơn thuần là chỉ có cho tiền mới là yêu con!

Nhiều bậc cha mẹ không hiểu đúng về đồng tiền cũng là nguyên nhân khiến con cái của họ “chếnh choáng” trước tiền và những cám dỗ của nó. Trong xã hội ngày nay, nhiều người tìm mọi cách chuộc lợi cho bản thân mà bất chấp tất cả luật lệ, luân lý, tình cảm, giá trị đạo đức. Nếu bạn kiếm đồng tiền không chính đáng thì không thể dạy con bạn cách kiếm tiền chính đáng! Nhưng điều đó không có nghĩa là ngăn cấm trẻ kiếm tiền. Ở nước

Page 39: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 39 }

ngoài, các học sinh từ trung học trở lên thường dành kỳ nghỉ hè để đi làm thêm như xúc tuyết cho nhà hàng xóm, tham gia hoạt động xã hội như thu gom giấy vụn, sách truyện cũ để bán…Ở Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại khi cho con cái đi làm trong kỳ nghỉ hè. Cha mẹ một mặt muốn bảo bọc con, mặt khác không tin tưởng vào những ý tưởng mà chúng cùng bạn bè vẽ ra nên không ủng hộ “kế hoạch kiếm tiền” của con mình. Thế nhưng một bài học cơ bản mà cha mẹ quên rằng cần dạy con đó là muốn có tiền, chúng ta phải đánh đổi một thứ gì đó, chẳng hạn như thời gian, sức lao động, chất xám để suy nghĩ… Và chỉ có thực hành thì con bạn, hơn ai hết mới hiểu sự vất vả khi kiếm ra đồng tiền để biết quý trọng và biết cảm ơn những gì mình có được.

Từ góc độ con cái

Theo “thông lệ” hàng năm, mỗi dịp Tết tôi phải lì-xì cho hết lượt các em, các cháu và cả đám trẻ hàng xóm khi đến thăm gia đình tôi. Năm nay tôi không tuân thủ “lệ” cũ nữa, chẳng phong bì, chẳng mừng tuổi. Tôi mua rất nhiều bong bóng, ngày 30 tết cùng hai đứa em bơm lên và treo khắp nhà. Tất cả những đứa trẻ đến nhà tôi đều được nhận lì-xì là những chùm bong bóng! Chúng rất vui, hồn nhiên la hét và thỏa thích đùa giỡn cùng trái bóng và không đứa nào mảy may nghĩ đến tiền lì-xì. Về lại thành phố làm việc, đứa cháu nhỏ đang học lớp Ba tâm sự: “Bạn H. lớp con Tết này được lì-xì 13 triệu”. Tôi không biết đứa bé nhận được 13 triệu tiền lì-xì đó có vui bằng những đám trẻ quê tôi khi đón nhận những trái bong bóng đủ màu sắc không nhưng tôi chắc rằng, cha mẹ bé H. đó phải “nợ” không ít!

Con trẻ vốn dĩ hồn nhiên, chính người lớn chúng ta đang tước dần sự hồn nhiên đó bằng các so đo tiền bạc, bằng giá trị vật chất, bằng sự thờ ơ trước những đòi hỏi “thơ ngây” của con để sau này, thói quen xài tiền của con khiến chính bạn đau đầu!

Page 40: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 40 }

Dạy Con Đọc Sách Nếu vườn nhà không có bóng dáng một cây xanh hay bông hoa nào, làm

sao bạn có thể dạy trẻ cách chăm sóc cây hay yêu quý hoa cỏ? Việc đọc sách cũng thế. Muốn trẻ yêu sách, ham đọc sách thì gia đình phải là cái nôi hướng con đến việc đó. Thay vì để trẻ dán mắt vào màn hình tivi, máy tính với phim hoạt hình, những trò bắn nhau, đua xe…, hãy mua cho trẻ những cuốn truyện tranh nhiều màu sắc hay truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và điều quan trọng là cha mẹ nên hướng dẫn, cùng con đọc sách mỗi ngày để từ đó hình thành cho trẻ thói quen đọc sách.

Với trẻ từ 3 đến 8 tuổi, chúng có thể chưa đọc được chữ nhưng khả năng lắng nghe rất tốt! Ở lứa tuổi này, cha mẹ nên đọc cho bé nghe những truyện cổ tích, kể lại những câu chuyện được vẽ bằng tranh, diễn giải theo cách dễ hiểu, gần gũi nhất với con bạn. Cha mẹ nên chọn một thời điểm thích hợp để cùng con đọc sách và duy trì đều đặn hoạt động này, có thể vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ hay vào các buổi chiều…. Qua mỗi câu chuyện, cha mẹ nên rút ra từ đó một bài học đơn giản, ý nghĩa; chẳng hạn các bé nên nhường nhịn, không được tranh giành như hai chú dê đen và dê trắng giành nhau khi cùng muốn qua một chiếc cầu hẹp. Vì không biết nhường nhịn mà cả hai chú dê đã húc nhau rồi cuối cùng, cả hai đều rơi tõm xuống suối!

Page 41: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 41 }

Việc đọc sách và hướng dẫn con đọc sách cần được duy trì đều đặn mỗi ngày để hình thành cho trẻ thói quen. Khi lớn hơn, trẻ có thể tự đọc những cuốn sách chúng yêu thích. Ban đầu, các bậc phụ huynh cần kiên trì vì trẻ thường khó tập trung lắng nghe, nhưng nếu bạn biết kết hợp giữa đọc, kể và các động tác cơ thể thì trẻ sẽ tập trung lắng nghe và tiếp thu nội dung câu chuyện tốt hơn. Cha mẹ cũng nên dạy con kể lại từng đoạn ngắn và dần dần kể hoàn chỉnh được một câu chuyện.

Hình thành một thói quen là điều không đơn giản. Nếu chính người lớn chưa hình thành được thói quen đó thì khó lòng dạy con trẻ làm được điều tương tự. Nếu bạn thích xem ti vi, chơi game trên máy tính hay làm việc riêng trong thời gian được dành cho việc đọc sách, kể chuyện cho bé nghe thì khó có thể khiến trẻ yêu thích lắng nghe những câu chuyện bạn kể. Nếu trẻ có anh chị em, cha mẹ nên tạo ra một môi trường ham đọc sách bằng cách khuyến khích mỗi đứa trẻ kể lại một câu chuyện chúng thích. Việc khen tặng cho từng câu chuyện của mỗi bé sẽ khiến chúng hào hứng hơn, yêu thích hơn việc đọc cũng như tìm hiểu, khám phá những câu chuyện mới.

Bước tiếp theo trong tiến trình tạo lập, định hình thói quen đọc sách cho trẻ là tạo ra một môi trường ủng hộ việc đọc sách. Bạn nên dẫn con đi nhà sách để trẻ có cơ hội làm quen với một không gian rộng lớn được bao phủ bởi sách. Khi cùng con lựa chọn những cuốn sách dành cho thiếu nhi, bạn hãy hướng dẫn, chỉ ra điều thú vị ở từng thể loại sách khác nhau để trẻ lựa chọn riêng cho mình những cuốn sách mà chúng yêu thích. “Với “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, con sẽ được bước vào thế giới của cậu bé nghịch ngợm thích mạo hiểm và khám phá thế giới” hay “Dế Mèn phiêu lưu ký sẽ cho con được đi thăm thú nhiều nơi và yêu mến hơn cỏ cây, đồng ruộng qua những nơi mà con được đến cùng bạn Dế Mèn…”. Cha mẹ nên dành cho trẻ một ngăn trong tủ sách gia đình làm nơi cất những cuốn sách của riêng bé. Việc này còn giúp trẻ nâng cao ý thức trong việc giữ gìn những cuốn sách đã đọc, biết cách sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng để bảo quản những cuốn sách của mình.

Việc hình thành thói quen đọc sách không thể hoàn tất trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, để hoạt động đó thật sự có ý nghĩa, trở thành một

Page 42: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 42 }

thói quen tốt của trẻ ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần giúp trẻ cảm nhận được niềm vui từ việc đọc sách. Với những cuốn sách về địa lý, thiên nhiên, trẻ sẽ khám phá một thế giới đầy hấp dẫn và lý thú về những vùng đất hoang sơ, những bộ tộc ít người hay các khu rừng cất chứa nhiều bí ẩn. Những câu chuyện cổ tích giúp trẻ phân biệt được đâu là điều tốt và chưa tốt, đâu là việc nên và không nên làm, đâu là điều trẻ nên học hỏi và nên từ bỏ. Bạn nên để trẻ tự khám phá tính cách, điều tốt và xấu trong từng câu chuyện và kể lại câu chuyện đó theo cách hiểu, cách suy nghĩ, cách biểu đạt ngôn từ cũng như hành động của trẻ.

Tạo lập và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ là điều không đơn giản. Nhưng qua sách, trẻ sẽ khám phá nhiều điều diệu kỳ, nuôi dưỡng tình yêu và ước mơ để khi lớn lên, sách trở thành một người bạn chân thành, một người thầy sáng suốt của chúng!

Page 43: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 43 }

Phát Hiện Năng Khiếu Của Con Mỗi đứa bé đều là một thiên tài. Bạn hãy tin tưởng vào điều đó và

không một nhà giáo dục, một chuyên gia tâm lý hay một bác sỹ giỏi…có thể phát hiện ra thiên khiếu của con bạn mà chỉ bạn mới có thể làm được điều đó. Hãy kiên nhẫn, đừng xem nhẹ việc trò chuyện và lắng nghe bé, chỉ khi bạn cùng con lớn lên mỗi ngày, bạn mới có thể nhận ra thiên khiếu của con mình!

Giỏi về ngôn ngữ: Bé dễ dàng nhớ những câu chuyện, mẩu thơ cô giáo dạy và chính xác lời bài hát trong khi bạn còn ngắc ngứ. Bé biết đọc từ rất sớm, khi lớn lên một chút, bé thích làm thơ, viết thư, truyện ngắn. Một điều rất dễ nhận thấy là bé biết nói sớm và có vẻ nói nhiều hơn các bé khác! Khi đi học, để tìm hiểu những điều chưa rõ, bé thích tra cứu bách khoa toàn thư và thật dễ hiểu là tại sao bé lại có nhiều cuốn sách yêu thích đến thế!

Giỏi về logic và toán học: Bé thích chơi với “đồ nghề làm bác sỹ”, tò mò “vì sao bố có nhiều thước thế, chúng để làm gì nhỉ”. Khi đi học, bé hiểu rất nhanh những khái niệm, cách tính toán được thầy giáo dạy trên lớp. “1 này, 2 này, 3 này…”, bé thích đếm mọi thứ, từ bút chì tới các vì sao! Bé thường xuyên hỏi cha mẹ thầy cô “Làm thế nào mà trái đất có thể quay?

Page 44: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 44 }

Tại sao cái cây lại lớn lên nhỉ?”. Những em bé này thích làm thí nghiệm với đồ chơi xếp hình, đá cục…và có xu hướng tìm kiếm những khuôn mẫu, quy tắc trong cuộc sống.

Giỏi về không gian, hình ảnh: Bé thích vẽ nghuệch ngoạc bất cứ thứ gì khi có cây bút trong tay và vô cùng hứng thú với bút màu và tô màu cho mọi thứ. Đôi khi, bé tháo rời từng phần của đồ chơi rồi tìm cách lắp chúng lại như cũ. Bé thích xây nhà, lâu đài bằng cát, bằng bộ đồ chơi xếp hình hoặc những thứ mà bé có. Hình ảnh trong giấc mơ của bé rất sống động và đầy màu sắc. Bé rất giỏi khi chơi nhắm mắt, đoán đồ vật bằng cách sờ vào chúng. Điều đặc biệt: bé rất giỏi nhớ đường, có thể đó là con đường mới đi qua 1 lần!

Giỏi về âm nhạc: Bạn thấy bé có khiếu âm nhạc ngay từ khi bập bẹ nói. Bé thích gõ vào tất cả mọi thứ nếu thứ đó phát ra âm thanh. Xem ca nhạc trên truyền hình là sở thích của bé và khi âm nhạc nổi lên, bé trở nên rất hoạt bát. Bé dễ dàng ghi nhớ cũng như phân biệt tiếng kêu của các con vật. Khi lớn hơn một chút, bé thích sáng tác cho mình một bài hát và sẵn sàng hát cho bạn nghe!

Page 45: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 45 }

Có năng khiếu về quan hệ con người: Bé rất dễ bắt chuyện và thân thiện với người lạ. Bé có rất nhiều bạn ở trường và chúng hay nhờ bé giải quyết những cuộc tranh cãi. Vì thế bé luôn là người chỉ huy trong câu lạc bộ, là lớp trưởng xuất sắc. Ngay từ bé, bé đã biết quan tâm và thích giúp đỡ người khác. Lớn lên một chút, bé tiếp thu ý kiến của người khác rất nhanh và nắm bắt được họ cần gì, họ đang suy nghĩ gì.

Giỏi về vận động cơ thể: Bé biết bò, biết đi nhanh hơn trẻ khác. Bé thích những hoạt động ngoài trời như bơi lội, chạy bộ, chơi trò chơi tập thể, tô màu, nặn đất sét…Bé hào hứng với các môn thể thao và có năng khiếu nổi trội ở một vài môn. Bé không thích bó buộc trong nhà, ra sân chơi thích hơn!

Giỏi về tự nhận thức bản thân: Bé là đứa trẻ thích tự làm mọi việc và có tính độc lập từ rất sớm. Bé muốn tự làm những điều mình thích mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Bé có một nơi bí mật đặc biệt khi muốn ở một mình. Bé tự vẽ ra hình ảnh tương lai của mình và dành khá nhiều thời gian để nghĩ lại những gì đã trải qua, ví dụ như kỳ nghỉ hè năm ngoái hay lần đón Tết đầu tiên ở quê ngoại. Lớn hơn một chút, bé có xu hướng tìm hiểu các triết lý đời sống, những vấn đề tâm lý, tình cảm và sớm hình thành những tính cách riêng biệt của bản thân.

Giỏi về thiên nhiên: bé thích chương trình “Thế giới động vật” trên TV và thích tìm kiếm, sưu tầm những con côn trùng, những lá cây lạ để ép khô, cất giữ. Bé có thể ngồi yên hàng giờ xem đàn kiến đi những đâu kiếm mồi, quan sát những con chim đang chuyền cành và kiếm lá khô về xây tổ. Bé thích nuôi chó, mèo, thỏ… trong nhà.

Page 46: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 46 }

Phát Huy Tài Năng Của Con

Giúp con phát triển năng lực ngôn ngữ

Để giúp con phát triển năng lực ngôn ngữ, cha mẹ nên khuyến khích, cho bé tham gia các ngày hội đọc sách, chơi các trò chơi sử dụng khả năng ngôn ngữ như xếp chữ, đảo chữ, ghép chữ… Cho bé tham gia sinh hoạt trong CLB sách, thường xuyên cho bé đi thư viện hay nhà sách. Ngay từ khi còn bé, cha mẹ hãy thường xuyên đọc sách cho con nghe để tập cho bé thói quen đọc sách khi lớn lên.

Tập cho con thói quen viết nhật ký, mỗi ngày viết khoảng nửa trang giấy về bất cứ điều gì bé ghi nhận được khi đến trường, chơi với bạn, ở nhà hay

Page 47: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 47 }

nghe xong một câu chuyện cổ tích. Giúp con biết cách nói thưa khác nhau với những người khác nhau vì khi bé, trẻ thường chỉ xưng một đại từ “em” hoặc “con, cháu” với hầu hết mọi người. Khuyến khích bé học thuộc những đoạn thơ, đoạn văn ngắn ngay từ khi học lớp 1. Trước khi đi ngủ, nên cho bé nghe chương trình phát thanh “Kể chuyện bé nghe”. Giúp con phát triển vốn từ vựng bằng cách mô tả màu sắc, hành động bằng nhiều từ khác nhau.

Giúp con phát triển năng lực không gian

Cho bé xem những cuốn sách có nhiều hình ảnh, chơi trò chơi không gian ba chiều hoặc những trò chơi khác có sử dụng tư duy hình ảnh, không gian ví dụ: xếp hình, trò chơi rubic, mê cung. Cho bé tập vẽ trên máy tính khi bé có thể sử dụng chuột và bàn phím để vẽ. Khuyến khích con tự trang trí phòng ngủ, tham gia trang trí lớp học, cây thông Noel hay gói quà sinh nhật.

Hãy tạo điều kiện cho bé có một nơi lưu trữ những hình ảnh được chúng cắt ra từ báo, tạp chí. Cho con bạn tham gia các hoạt động dã ngoại, trại hè để rèn luyện khả năng định hướng, tạo điều kiện cho con tiếp xúc và tìm hiểu nhiều hơn về môn hình học. Cho bé tham gia học vẽ tranh, tô tượng, chụp ảnh, thiết kế đồ họa khi bé lớn. Khuyến khích con mô tả một bài tập bằng các loại hình vẽ, biểu đồ hoặc hình ảnh khác.

Giúp con phát triển năng lực âm nhạc

Đừng cấm bé hát, ngay cả khi đang tắm hay đi lại ngoài đường. Hát cùng con và khuyến khích bé thi hát với bạn bè. Cho con tham dự những buổi hòa nhạc hay biểu diễn âm nhạc. Giúp con sưu tầm những bài hát mà bé yêu thích và cho bé nghe hàng ngày. Cho bé tham gia đội văn nghệ ở lớp, trường, sinh hoạt văn nghệ tại Nhà thiếu nhi. Khuyến khích bé nghe thêm những thể loại âm nhạc mới khác với những cái bé đã biết.

Cho bé làm quen với giai điệu và những hợp âm đơn giản trên 1 cây đàn organ điện tử. Tập cho bé vỗ tay theo nhịp nhanh chậm khác nhau để bé

Page 48: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 48 }

làm quen với tiết tấu. Cho con tham gia học nhạc lý một cách chính quy để xây dựng nền tảng cơ bản về âm nhạc cho bé. Tập cho bé lắng nghe những âm thanh tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng gió lùa trong vườn, tiếng mưa, tiếng suối chảy. Khuyến khích con tìm hiểu tiểu sử, những câu chuyện xung quanh cuộc đời, sự nghiệp của các nhạc sỹ thiên tài.

Giúp con phát triển năng lực vận động cơ thể

Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao ở trường như đá bóng, tập erobic, bơi lội, cầu lông…Khuyến khích con học một môn võ nào đó, ví dụ karate, tewondo, aikido, judo và tham gia các lớp học Yoga ngay từ bé để giúp thư giãn cơ thể và tăng cường nhận thức bản thân. Cho phép con dọn nhà phụ mẹ hay sơn phết lại tường giúp bố.

Chơi cùng con những trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh và sự phối hợp nhanh giữa tay, chân và mắt. Khuyến khích con học ngôn ngữ dấu hiệu cơ thể hoặc chữ nổi. Cho bé tham gia đội kịch, đội múa của trường, lớp, địa phương.

Giúp con phát triển năng lực logic & toán học

Page 49: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 49 }

Cho con chơi những trò chơi liên quan đến tính toán, đến các số đo và giúp con sử dụng bàn tính. Khuyến khích con học một ngôn ngữ lập trình máy tính như LOGO, BASIC, PASCAL. Mua các vật dụng làm thí nghiệm đơn giản và khuyến khích chúng tự mày mò hoặc thực hành cùng với bạn bè. Khuyến khích bé tính nhẩm và làm những bài toán đòi hỏi sự suy luận logic đơn giản.

Mua cho con một ống kính thiên văn hay kính hiển vi hoặc các công cụ khuếch đại khác để bé khám phá thế giới xung quanh. Khuyến khích con giúp bạn học toán, bày cho bạn cách làm, giảng giải giúp bạn hiểu rõ hơn các thuật toán.

Giúp con phát triển năng lực quan hệ con người

Khuyên con ghi tên những người cùng lớp, những người bà con mà bé biết, tên thầy cô… vào một cuốn sổ tay nhỏ và thường xuyên liên lạc với họ. Khuyến khích con mỗi ngày (mỗi tuần) nên gặp 1 người bạn mới. Cho

Page 50: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 50 }

con tham gia sinh hoạt vào đội nhóm ở trường hoặc khu phố. Khuyến khích con mời bạn bè tới nhà chơi, tới dự sinh nhật con và bạn bè của con. Động viên bé mạnh dạn giữ vai trò lãnh đạo trong một đội nhóm mà bé tham gia sinh hoạt.

Khi con lớn hơn, cho con tham gia khóa học giúp phát triển kỹ năng giao tiếp hoặc tham gia những nhóm cho phép gặp gỡ những người bạn mới. Khuyến khích con viết thư thăm hỏi những người họ hàng ở xa cũng như trao đổi thư từ với bạn bè ở nhiều nơi.

Giúp con phát triển năng lực tự nhận thức bản thân

Tập cho con thói quen hồi tưởng lại những việc đã làm trong ngày trước khi đi ngủ buổi tối. Tập cho con ghi lại hoặc làm sáng tỏ giấc mơ của mình. Tạo một không gian yên tĩnh trong nhà dành cho việc kiểm nghiệm nội tâm. Giúp con tự học một số điều mới như một kỹ năng, ngoại ngữ hoặc kiến thức trong lĩnh vực mà chúng quan tâm. Ủng hộ con phát triển mối quan tâm hoặc sở thích khác với những người xung quanh.

Cho con tham gia lớp học về tính quyết đoán hoặc giữ vững sự tự tin. Giúp con xác định những điểm yếu và điểm mạnh đặc biệt của chúng trên mọi lĩnh vực. Cùng con đặt ra những mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đó. Tập cho con thói quen viết nhật ký, ghi lại những ý nghĩ, mục tiêu và kí ức của chính mình. Cho con đọc tiểu sử của những nhân vật nổi tiếng là mạnh mẽ và có tấm lòng cao thượng. Khích lệ con trau dồi, phát triển bản thân.

Giúp con phát triển năng lực thiên nhiên

Cho con khám phá thiên nhiên ngay trong khoảng sân hay khu vườn nhà bạn bằng cách dạy trẻ trồng một chậu hoa và chăm sóc nó hàng ngày. Bé sẽ nhận ra cây đang lớn lên, nở hoa, kết trái như thế nào. Khuyến khích bé chia sẻ với bạn bè hoặc lũ trẻ hàng xóm về những điều mà bé biết về tự nhiên. Cho con xem những chương trình TV về khám phá thiên nhiên.

Page 51: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 51 }

Khuyến khích bé tham gia các hoạt động xã hội có liên quan tới bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

Cho bé tới thảo cầm viên để tìm hiểu những loài cây, con vật mà bé chưa biết. Tìm cho con những cuốn sách có nhiều hình ảnh đề cập đến thiên nhiên.

Cha mẹ cùng con chơi trò chơi kể tên các loài vật, loài cây, loài hoa, loài cá mà bé biết.

Page 52: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 52 }

Đi Tìm Ngôn Ngữ Tình Yêu Của Bé Bảng câu hỏi sau đây giúp bạn biết con mình thích loại ngôn ngữ tình

yêu nào, từ đó bạn có thể điều chỉnh cách quan tâm chăm sóc bé cho phù hợp.

Bạn hãy đọc và cho bé chọn 1 trong 2 đáp án (lưu ý: bé có thể không chọn đáp án nào) hoặc bạn cũng có thể trắc nghiệm bằng cách quan sát thói quen của bé và xem kết quả phù hợp.

1. Hãy ôm hôn ba/mẹ đi nào (A)

Con thật tuyệt vời (B)

2. Ba mẹ có một món quà sinh nhật đặc biệt cho con (C)

Ba mẹ sẽ giúp con hoàn thành công việc của con (D)

3. Mình cùng đi xem phim nhé! (E)

Hãy chơi trò đánh tay với ba mẹ nào! (A)

4. Con thông minh lắm! (A)

Page 53: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 53 }

Con chọn quà gì cho Giáng sinh nào? (C)

5. Con giúp mẹ nấu bữa tối nào! (D)

Ba mẹ thích đi đến những nơi du lịch con thích cùng với con (E)

6. Hôn ba/mẹ đi nào! (A)

Con là số 1! (B)

7. Ba/mẹ có món quà bất ngờ cho con! (C)

Chúng ta có thể cùng nhau làm một việc gì đó thật thú vị nhé! (D)

8. Cùng xem tivi nào! (A)

Lại đây với ba mẹ, con lại làm được rồi! (A)

9. Con làm tốt lắm! (B)

Con đã giành được một món quà thú vị! (C)

10. Con có thể mời bạn bè đến nhà mình chơi! (D)

Hãy cùng đến nhà hàng mà con thích nhất nhé! (E)

11. Ba mẹ sẽ ôm con thật chặt! (A)

Con là một đứa trẻ tuyệt vời! (B)

12. Mẹ/ba sẽ làm món ăn mà con thích nhất! (C)

Ba mẹ đã xem bài tập về nhà của con, con làm tốt lắm! (D)

13. Thật vui khi chơi đùa với con! (E)

Ba sẽ bắt kịp con! (A)

14. Oa, con làm được đấy à! (A)

Hãy tìm trong phòng con xem có quà gì đặc biệt nào! (C)

15. Ba mẹ sẽ dọn phòng giúp con! (D)

Hãy cùng chơi với nhau nào! (E)

Page 54: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 54 }

16. Con có thích mẹ gãi lưng không? (A)

Con có thể làm được, đừng bỏ cuộc! (B)

17. Con thích quà gì cho sinh nhật sắp tới nào? (C)

Ba mẹ có thể sang đón bạn con trên đường mình đi xem phim! (D)

18. Ba mẹ luôn làm mọi việc cùng con! (E)

Ba mẹ luôn muốn ôm chầm lấy con! (A)

19. Làm sao mà con biết cách làm hay vậy? Con giỏi quá! (B)

Ba mẹ hồi hộp muốn tặng quà cho con quá! (C)

20. Đừng lo lắng, ba mẹ sẽ đón con đúng giờ! (D)

Hãy cùng nhau dành cả ngày làm bất cứ điều gì con thích! (E)

Kết quả:

Nếu lựa chọn của bé có A chiếm đa số: Bé thích tiếp xúc thể chất, thích ôm hôn.

Nếu B chiếm đa số: Bé thích được khen tặng, nói lời yêu thương

Nếu C chiếm đa số: Bé thích được tặng quà

Nếu D chiếm đa số: Bé thích được chăm sóc, phục vụ, cùng học hành

Nếu E chiếm đa số: Bé thích được cha mẹ chú ý, dành thời gian bên bé trọn vẹn.

Page 55: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 55 }

Ngôn Ngữ Tình Yêu Của Trẻ Mỗi đứa trẻ đều có “ngôn ngữ tình yêu” riêng. Khi chăm sóc, gần gũi bé

yêu, hãy “nói bằng ngôn ngữ” của chúng để cảm nhận trọn vẹn niềm hạnh phúc ngây thơ từ trái tim bé và chính bạn.

Thích được tiếp xúc thể chất: Trẻ thích cha mẹ ôm hôn, vuốt ve, xoa đầu, chạm vào người, chơi

những trò chơi như đánh tay cùng con, đuổi bắt, thích được cha mẹ gãi lưng, nắm tay tập viết, cùng làm việc với con. Đừng ngại ngần ôm con vào lòng khi muốn thủ thỉ điều gì đó với bé. Hãy dạy cho bé sự mạnh mẽ và tình yêu thương khi được đung đưa trong vòng tay ấm áp và vững chắc của cha! Đó là món quà tình yêu mà bé của bạn muốn nhận nhất trong cuộc đời này.

Thích được khen tặng, nói lời yêu thương: Trẻ thích được nghe cha mẹ nói: Bố mẹ yêu con, con thật tuyệt vời! Con

là số 1! Con làm tốt lắm! Con là đứa trẻ tuyệt vời! Khi con bạn thích ngôn ngữ tình yêu này, đừng ngại ngần, hãy nói “yêu con” ngay cả khi con đã lớn, hãy động viên “Con có thể làm được, đừng bỏ cuộc” hay khen ngợi “Làm sao mà con biết cách làm hay thế? Con giỏi quá!” đúng lúc. Con bạn sẽ mạnh mẽ hơn trước những thử thách cuộc đời!

Page 56: Cam nang nuoi day con - quach tuan khanh

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH |

{ 56 }

Món quà tình yêu: Có những trẻ không thích được vuốt ve âu yếm hay nghe những lời

khen mà chúng thích được nhận quà từ cha mẹ hơn! Bạn cần lưu ý khi tặng quà cho con: món quà đó phải là thứ con thích chứ không phải bạn thích.

Và một điều luôn quan trọng khi tặng quà, dù đó là con của bạn: giá trị của món quà không quan trọng bằng cách tặng quà. Hãy tạo cho trẻ sự hứng thú, bất ngờ, hấp dẫn, khuyến khích trí tò mò, tìm kiếm của trẻ trước khi tặng quà.

Thích được chăm sóc, phục vụ: Trẻ thích cha mẹ cùng làm bài tập với chúng, được giúp đỡ mẹ làm

những việc nhỏ trong nhà, thích mời bạn tới nhà chơi hoặc mời bạn bè tham gia kỳ nghỉ của gia đình. Chúng có tính cẩn thận đặc biệt và thường lo lắng liệu bố mẹ có thể đón con đúng giờ không, có giúp con dọn phòng không, có đón bạn cùng đi xem phim không… Bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này nhé!

Thích được chú ý, dành thời gian: Những đứa trẻ này rất thích được ở bên cha mẹ, cùng đọc sách, cùng

chơi, cùng xem phim, làm việc cùng với cha mẹ. Khi bé thích ngôn ngữ tình yêu này, hãy dành thời gian nhiều hơn ở bên con một cách trọn vẹn, không có gì xen vào giữa bạn và bé. Hãy cùng bé lớn lên từng ngày, nếu không, bạn sẽ đánh mất phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời này, đó là được bên con!