cac buoc thi nghiem cac thiet bi nhat thu

87
CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN I. ĐỐI VỚI CÁC TI KIỂU HỞ (CÓ ỐNG THỞ) 1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra bề mặt cách điện. + Kiểm tra tiếp địa thân máy. + Kiểm tra bảng thông số máy. + Kiểm tra mức dầu. + Kiểm tra vỏ máy. + Kiểm tra kí hiệu đầu cực cuộn sơ cấp và thứ cấp. b. Thiết bị kiểm tra: +Bằng mắt thường 2. Đo điện trở cách điện: a. Đối tượng kiểm tra: + Đo điện trở cách điện (Cao-Σ). + Đo điện trở cách điện các cuộn (Hạ - Σ). + Đo điện trở cách điện (Cao - Hạ). b. Thiết bị kiểm tra: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ) hoặc Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ). + Mêgôm 3132 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ). c. Sơ đồ đo: - Ngắn mạch đầu các cuộn dây nhị thứ. + Đo Cao-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp P1 hoặc P2 của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị, tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122) + Đo Hạ-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào đầu các cuộn dây đã ngắn mạch phía hạ áp Hạ1, Hạ2…của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo.(Dùng Mêgôm 3132) + Đo Cao-Hạ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp (P1) hoặc (P2) của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào phía hạ thế Hạ1, Hạ2…của thiết bị tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122). - 1 -

Upload: tientue1

Post on 02-Aug-2015

130 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆMMÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN

I. ĐỐI VỚI CÁC TI KIỂU HỞ (CÓ ỐNG THỞ) 1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra bề mặt cách điện. + Kiểm tra tiếp địa thân máy. + Kiểm tra bảng thông số máy. + Kiểm tra mức dầu. + Kiểm tra vỏ máy. + Kiểm tra kí hiệu đầu cực cuộn sơ cấp và thứ cấp. b. Thiết bị kiểm tra: +Bằng mắt thường 2. Đo điện trở cách điện: a. Đối tượng kiểm tra: + Đo điện trở cách điện (Cao-Σ). + Đo điện trở cách điện các cuộn (Hạ - Σ). + Đo điện trở cách điện (Cao - Hạ). b. Thiết bị kiểm tra: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ) hoặc Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ). + Mêgôm 3132 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ). c. Sơ đồ đo: - Ngắn mạch đầu các cuộn dây nhị thứ. + Đo Cao-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp P1 hoặc P2 của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị, tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122) + Đo Hạ-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào đầu các cuộn dây đã ngắn mạch phía hạ áp Hạ1, Hạ2…của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo.(Dùng Mêgôm 3132) + Đo Cao-Hạ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp (P1) hoặc (P2) của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào phía hạ thế Hạ1, Hạ2…của thiết bị tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122).* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.GOOD hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng,

- 1 -

Page 2: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 3. Đo tổn hao điện môi tgδ. a. Đối tượng kiểm tra:

+ Đo điện dung của tụ điện (Cx). (Mục đích kiểm tra cách điện cuộn dây cao thế chỉ làm với cấp điện áp 110kV trở lên) + Đo tổn hao điện môi tgδ. b. Thiết bị kiểm tra:

+ Cầu đo ALFA-10 ( DETA 2000, BIDDLE). c. Sơ đồ đo: - Ngắn mạch đầu các cuộn dây thứ cấp. + Đo Cao-Σ: Chọn sơ đồ GST Red & Blue Grounds: Dây cao áp màu đen (Black) kẹp vào phía cao thế P1 hoặc P2 của TI, dây điện áp màu đỏ (Red) kẹp vào đầu các cuộn dây đã ngắn mạch phía hạ thế, dây điện áp màu xanh (Blue) kẹp đất (Grounds). * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn (MEASURE) bằng cách ấn nút kề bên3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

(*) 4 R + B + G START ( Khởi động )

- 2 -

Page 3: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Chọn sơ đồ đo 4 R + B + G bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 4 R + B + G là đo từ cao áp tới cuộn dây hạ áp và từ cao áp tới đất.4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của cuộn dây TI vì có thể gây hư hỏng cuộn dây.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện.9. Khi quá trình đo đã thực hiện xong, cầu đo sẽ phát ra âm thanh sau đó các thông số sẽ xuất hiện ra như sau:

FINAL = 4 R + B + G ( Sơ đồ đo)V = 5001 V I = 2,090 mA( Điện áp thí nghiệm) (Dòng điện)PF = 0,35% C = 1.104 F( Hệ số công suất ) ( Điện dung)LOSS = +925,4 mW( Tổn thất công suất)

Nhả công tắc điều khiển bằng tay, đưa điện áp thí nghiệm về 0.Chú ý: Nếu khi đo xuất hiện ảnh hưởng lớn của nhiễu, dùng hoạt động (SUPPRESSION) kết quả đo sẽ chính xác hơn.

- 3 -

Page 4: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

10. Ấn phím (STOP) ở khối điều khiển trước khi tháo các đầu dây đo ra khỏi thiết bị được thí nghiệm. 4. Kiểm tra đặc tính từ hoá: a. Đối tượng kiểm tra:

+ Đo đặc tính từ hoá cho từng cuộn dây hạ thế. b. Thiết bị kiểm tra:

+ Cầu đo EZCT 1200 hoặc cầu đo T 2000. c. Sơ đồ đo: + Đấu các đầu dây X1, X2 từ thiết bị đo đến các đầu ra phía hạ thế S1,S2 của cuộn dây Hạ1, Hạ2, đầu cao thế để hở mạch. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Bắt đầu quá trình đo: Nhấn nút 1 (RUN TEST) trên trình đơn. Hộp thoại lựa chọn thang điện áp xuất hiện.

SET VTG RNG SELECTOR“ START ” TO BEGIN

2. Lựa chọn điện áp thử (50, 200 hoặc 1200V) trên nấc chọn điện áp. Nhấn nút “START” để bắt đầu phép đo từ hoá. Hộp thoại hiển thị.

Ghi chú: Nếu chưa biết điện áp bão hoà của TI, luôn luôn chọn điện áp thấp nhất (50V). Sau đó tăng nấc điện áp nếu nếu TI chưa bão hoà.

TURN VTG UP UNTIL CTSATURATES (1.5A MAX)

3. Vặn núm xoay tăng điện áp cho đến khi dòng điện đạt đến khoảng 1,5A. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 0.00000 AMPS V = 0.3 VOLTS

4. Nhấn ENTER để xác nhận sự bảo hoà của TI. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 1.56000 AMPSV = 230.0 VOLTS

5. Chầm chậm xoay ngược núm thay đổi điện áp về lại zero. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT- 4 -

Page 5: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

“ENTER” TO CONFIRMI = 1.56000 AMPSV = 230.0 VOLTS

6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng đồ thị.

PRINT TEST RESULTS ?1. YES2. NO

5. Kiểm tra cực tính: a. Đối tượng kiểm tra:

+ Kiểm tra cực tính cuộn sơ cấp.+ Kiểm tra cực tính các cuộn thứ cấp.

b. Thiết bị kiểm tra:+ Cầu đo EZCT 1200 (REYTECH, T2000).

c. Sơ đồ đo:+ Đấu các đầu dây H1, H2 vào phía cao thế P1, P2. Đấu các đầu dây X1, X2

vào phía hạ thế S1. S2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. Chú ý: Phải đấu đúng: H1-P1, H2-P2, X1-S1, X2-S2.

*Tiến hành quá trình đo: Tương tự như đo tỉ số biến, cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” trước chỉ số tỉ số biến được hiển thị thị trên LCD. - Nếu dấu “+” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp cùng cực tính.- Nếu dấu “-” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp ngược cực tính. 6. Đo tỉ số biến: a. Đối tượng kiểm tra:

+ Đo tỷ số biến phía cao áp/ từng cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo EZCT 1200 (REYTECH, T2000). c. Sơ đồ đo:

+ Đối với cầu đo EZCT 1200: Đấu các đầu dây H1, H2 vào phía cao thế P1, P2. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành.

+ Đối với cầu đo REYTECH: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào đầu S1, đầu H0 (yellow) vào đầu S2 phía hạ thế của TI. Đấu đầu X1 (Red) vào đầu P1, đầu X0 (yellow) vào đầu P2. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành.

+ Đối với bộ tạo dòng PCITS 2000: Tạo dòng điện phía sơ cấp bằng dòng điện định mức. Dùng Ampe kìm kẹp để kiểm tra dòng điện đầu ra phía thứ cấp.

- 5 -

Page 6: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

* Tiến hành quá trình đo cực tính và tỉ số biến theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Nếu muốn kiểm tra tỉ số biến nhấn phím 1 (YES).

RUN RATIO TEST ?1. YES2. NO

2. Nhấn phím 1 để đưa vào giá trị tỉ số biến ghi trên máy để xác nhận sai số.

XFMR NAME PLATE RAT.1. YES2. NO

3. Nhập vào giá trị nói trên.Ghi chú: Nhập giá trị nhất thứ trước, nhấn ENTER sau đó đến giá trị nhị thứ. Nhấn ENTER lần nữa.

ENTER PLATE RATIO.

400:5

4. Tăng điện áp lên để đo tỉ số biến (Điện áp kiểm tra V<100). Tỉ số biến của TI được thể hiện dưới dạng RATIO = .Cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” bên trên chỉ số tỉ số biến. Dòng kích và điện áp cũng đồng thời được hiển thị thị trên LCD.Ghi chú: Tỉ số biến của TI sẽ không chính xác nếu TI đang ở trạng thái bão hoà hay điện áp đưa vào TI không đủ.

RATIO TEST ( V < 100 ).“ENTER” TO ACCEPTI = 0.0011 V = 21.0RATIO = +80.100

5. Nhấn ENTER để xác nhận tỉ số biến.

PRINT TEST RESULTS ?1. YES2. NO

6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng bảng.

- 6 -

Page 7: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

PRINTING REPORTPLEASE WAIT ……

7. Đo điện trở 1 chiều: a. Đối tượng kiểm tra:

+ Đo điện trở 1 chiều các cuộn thứ cấp. b. Thiết bị kiểm tra:

+ Cầu đo MRC 6305N, 6105N. c. Sơ đồ đo:

+ Kẹp dây đo dòng điện vào các đầu S1, S2, dây đo điện áp vào phía bên trong kẹp dây đo dòng điện. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6305N, 6105N). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6350N đã sẵn sàng hoạt động.4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Đèn stop sáng lên đọc kết quả đo Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động. 8. Thử cao thế xoay chiều tần số 50Hz: (Chỉ làm đối với cấp 35kV trở xuống) a. Các mục đo:

+ Các cuộn dây sơ cấp.+ Các cuộn dây thứ cấp.

b. Thiết bị đo:+ Thiết bị thí nghiệm cao áp AИИ-70.+ Thiết bị thí nghiệm cao áp AИД-70.

+ Xe cao áp hợp bộ SEBA. c. Sơ đồ đo: + Ngắn mạch các cuộn dây sơ cấp, thứ cấp: - Đo cuộn dây phía sơ cấp: Đưa điện áp cao vào phía sơ cấp. Nâng điện áp theo tiêu chuẩn của từng loại TI.

+ Đo cuộn dây phía thứ cấp: Đưa điện áp cao vào phía thứ cấp. Nâng điện áp theo tiêu chuẩn của từng loại TI. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (Ví dụ cho: xe cao áp SEBA)1. Chuẩn bị sơ đồ đo, kiểm tra dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo.2. Núm điều chỉnh điện áp xoay về vị trí ZERO

- 7 -

Page 8: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

3. Chọn chế độ nâng điện áp AC hay DC bằng núm (OPERATION). Ở đây ta ví dụ cho trường hợp nâng điện áp (AC).4. Chọn thang đo dòng điện rò (cần chọn thang đo dòng điện lớn nhất sau đó hạ dần). Giá trị dòng điện đọc trên đồng hồ quy về giá trị ứng với dãi đo tại núm chọn dòng điện (mA) sẽ cho ta giá trị dòng điện cần đo.Ghi chú: Dòng điện rò đo được cần phải trừ với dòng điện rò qua chính thiết bị đo sẽ cho ta dòng điện cần đo.5. Xoay khoá (ON-OFF) trên bảng điều khiển đứng về vị trí (ON).3. Xoay khoá (ON-OFF) trên bàn điều khiển về vị trí (ON).4. Bật Áptômát nguồn.5. Nhấn nút ON trên bảng điều khiển đèn HV.ON sáng.6. Nhấn HV.ON: Sẽ sáng các đèn sau. + Đèn OFF trên bảng điều khiển sáng. + Đèn MANCONECTION trên bàn điều khiển sáng. + Đèn TEST 0-140KV trên bàn điều khiển sáng. + Đèn EARTHING trên bàn điều khiển sáng.7. Nhấn ON trên bàn điều khiển: + Hai cần tiếp địa sẽ dỡ lên. + Đèn EARTHTING tắt. + Đèn H.VOLTAGE sáng.8. Chọn thời gian kiểm tra bằng núm xoay (0-60 phút). (Sau thời gian cài đặt thiết bị sẽ tự ngắt).9. Xoay núm điều chỉnh đến điện áp cần thử.10. Đọc giá trị dòng rò trên đồng hồ (mA).11. Sau khoảng thời gian đã cài đặt thiết bị tự ngắt xoay núm điều chỉnh điện áp về zerô.12. Nhấn nút (OFF) trên bẳng điều khiển đứng, hoặc nút (OFF) trên bàn điều khiển hai cần tiếp địa sẽ hạ xuống đồng thời đèn H.VOLTAGE tắt. 13. Cắt Áptômát nguồn nuôi.14. Xoay khoá (ON-OFF) trên bảng điều khiển và trên bàn điều khiển về vị trí (OFF). Kết thúc quá trình đo.Ghi chú:- Nếu đèn (F-U) sáng thì kiểm tra lại nối đất phụ.- Nếu đèn (F-OHM) sáng thì kiểm tra lại nối đất vận hàng.- Nếu đèn có biểu tượng ( ) sáng thì kiểm tra lại nối đất làm việc.- Nếu không thao tác được cần kiểm tra lại các nút và khoá sau: + Núm điều chỉnh điện áp phải xoay về vị trí zerô. + Kiểm tra lại các cầu chì. + Kéo nút EMERGENCY ra. + Xoay khoá VSG về vị trí AUS.* Nếu nâng điện áp ở chế độ (DC). Ta phải đặt thêm khối chỉnh lưu vào trên khối MBA. Dùng dây đo cao áp màu đỏ (DC), đóng cửa sau xe đèn có biểu tượng ( ) tắt.

- 8 -

Page 9: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

9. Thí nghiệm dầu cách điện:+ Chỉ thí nghiệm dầu cách điện khi phát hiện có sự biến đổi bất thường các số

liệu thí nghiệm cách điện ở hạng mục 2,3.

II. ĐỐI VỚI CÁC TI KIỂU KÍN 1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra bề mặt cách điện. + Kiểm tra tiếp địa thân máy. + Kiểm tra bảng thông số máy. + Kiểm tra mức dầu. + Kiểm tra vỏ máy. + Kiểm tra kí hiệu đầu cực cuộn sơ cấp và thứ cấp. b. Thiết bị kiểm tra: + Bằng mắt thường. 2. Đo điện trở cách điện: a. Đối tượng kiểm tra:

+ Đo điện trở cách điện (Cao-Σ). + Đo điện trở cách điện (Hạ-Σ). + Đo điện trở cách điện (Cao-Hạ).

b. Thiết bị kiểm tra: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ) hoặc Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ). + Mêgôm 3132 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ). c. Sơ đồ đo: - Ngắn mạch đầu các cuộn dây nhị thứ. + Đo Cao-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp P1 hoặc P2 của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị, tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122) + Đo Hạ-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào đầu các cuộn dây đã ngắn mạch phía hạ áp Hạ1, Hạ2…của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo.(Dùng Mêgôm 3132) + Đo Cao-Hạ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp (P1) hoặc (P2) của TI, đầu Earth (đỏ) kẹp vào phía hạ thế Hạ1, Hạ2…của thiết bị tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122).* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.CHECK hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát

- 9 -

Page 10: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng, khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 3. Đo tổn hao điện môi tgδ. a. Đối tượng kiểm tra:

+ Đo điện dung của tụ điện (Cx). + Đo tổn hao điện môi tgδ. Ghi chú: chỉ làm với cấp điện áp 110kV trở lên. b. Thiết bị kiểm tra:

+ Cầu đo ALFA-10, cầu đo DETA 2000 và cầu đo BIDDLE. c. Sơ đồ đo: - Ngắn mạch đầu các cuộn dây thứ cấp.

+ Đo Cao-Σ: Chọn sơ đồ GST Red & Blue Grounds: Dây cao áp màu đen (Black) kẹp vào phía cao thế P1 hoặc P2 của TI, dây điện áp màu đỏ (Red) kẹp vào đầu các cuộn dây đã ngắn mạch phía hạ thế, dây điện áp màu xanh (Blue) kẹp đất (Grounds). * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo BIDDLE).1. Chuẩn bị sơ đồ đo, chọn sơ đồ đo thích hợp bằng khoá trên thiết bị đo. Kiểm tra việc đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo phải phù hợp sơ đồ đo đã chọn.2. Cấp nguồn cho thiết bị đo bằng cách bật Áptômát về vị trí ON.3. Kiểm tra không có tín hiệu báo lỗi trên thiết bị.4. Chọn điện áp làm việc cho khối thiết bị cao áp: 5kV hoặc 10kV5. Xoay núm triệt nhiễu (CAP) về vị trí phù hợp (a).6. Xoay núm (DF) về vị trí (a).7. Xoay núm lựa chọn dãi đo điện môi (RANGE) về vị trí 20.8. Điều chỉnh giá trị các núm chọn trị số điện dung về 0.9. Xoay núm điều chỉnh điện áp về 0.10. Bật khoá cực tính điện áp đo về vị trí NORMAL.11. Chọn giá trị điện dung bất kỳ điều chỉnh cho kim điện kế chỉ 0 và đồng hồ đo hệ số công suất tổn hao về giá trị 0.00.12. Đạp khoá INTERLOCK. 13. Bật khoá HV về vị trí ON.14. Xoay ním điều chỉnh điện áp đến điện áp cần đo bằng cách nhìn màn hình LCD (OUTPUT KILOVOLS).15. Chọn bội số nhân điện dung bằng núm xoay chọ các hệ số như sau: 1, 2, 10, 20. 100, 200, 1K, 2K, 10K.16. Điều chỉnh các núm chọn giá trị điện dung sao cho kim điện kế chỉ về 0.17. Xác định hệ số công suất tổn hao điện môi theo đồng hồ (% DISSIPATION FACTOR) trên thiết bị đo.

- 10 -

Page 11: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

18. Chuyển khoá chọn cực tính điện áp làm việc sang vị trí REV nếu trị số tổn hao điện môi không thay đổi và kim điện kế chỉ 0 coi như phép đo thực hiện xong.. Giá trị đo hệ số tổn hao công suất và điện dung được thể hiện trực tiếp trên đồng hồ và giá trị đã chọn. Nếu các giá trị đo không ổn định thì phải tiến hành lại các thao tác từ đầu sao cho đạt được sự ổn định cần thiết thì mới xác định được kết quả đo.19. Xoay núm điều chỉnh điện áp về 0.20. Nhả khoá INTERLOCK.21. Cắt nguồn cung cấp.22. Tháo các dây đo, vệ sinh thiết bị đưa vào thùng chuyên dùng.

4. Kiểm tra đặc tính từ hoá: a. Đối tượng kiểm tra: + Đo từ hoá cho từng cuộn dây hạ thế.

b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo EZCT 1200 hoặc cầu đo T 2000. c. Sơ đồ đo: + Đấu các đầu dây X1, X2 từ thiết bị đo đến các đầu ra phía hạ thế S1, S2 của cuộn dây Hạ1, Hạ2, đầu cao thế để hở mạch. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Bắt đầu quá trình đo: Nhấn nút 1 (RUN TEST) trên trình đơn. Hộp thoại lựa chọn thang điện áp xuất hiện.

SET VTG RNG SELECTOR“ START ” TO BEGIN

2. Lựa chọn điện áp thử (50, 200 hoặc 1200V) trên nấc chọn điện áp. Nhấn nút “START” để bắt đầu phép đo từ hoá. Hộp thoại hiển thị.

Ghi chú: Nếu chưa biết điện áp bão hoà của TI, luôn luôn chọn điện áp thấp nhất (50V). Sau đó tăng nấc điện áp nếu nếu TI chưa bão hoà.

TURN VTG UP UNTIL CTSATURATES (1.5A MAX)

3. Vặn núm xoay tăng điện áp cho đến khi dòng điện đạt đến khoảng 1,5A. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 0.00000 AMPS V = 0.3 VOLTS

- 11 -

Page 12: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

4. Nhấn ENTER để xác nhận sự bảo hoà của TI. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 1.56000 AMPSV = 230.0 VOLTS

5. Chầm chậm xoay ngược núm thay đổi điện áp về lại zero. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 1.56000 AMPSV = 230.0 VOLTS

6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng đồ thị.

PRINT TEST RESULTS ?1. YES2. NO

5. Kiểm tra cực tính: a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra cực tính cuộn sơ cấp. + Kiểm tra cực tính các cuộn hạ áp.

b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo T 2000, cầu đo EZCT 1200 và cầu đo REYTECH.

c. Sơ đồ đo: + Đối với cầu đo EZCT 1200: Đấu các đầu dây H1, H2 vào phía cao thế P1,

P2. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành.

+ Đối với cầu đo REYTECH: Đấu các đầu dây H1, H0 vào phía hạ thế S1, S2. Đấu các đầu dây X1, X0 vào phía cao thế P1, P2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. Chú ý: Đối với cầu EZCT 1200 phải đấu H1 vào P1, H2 vào P2, X1 vào S1, X2 vào S2 còn đối với cầu REYTECH thì đấu ngược lại.*Tiến hành quá trình đo: Tương tự như đo tỉ số biến, cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” trước chỉ số tỉ số biến được hiển thị thị trên LCD. - Nếu dấu “+” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp cùng cực tính.- Nếu dấu “-” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp ngược cực tính.

- 12 -

Page 13: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

6. Đo tỉ số biến: a. Đối tượng kiểm tra: + Đo tỷ số biến phía cao áp/ từng cuộn dây hạ áp.

b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo EZCT 1200. + Cầu đo REYTECH. + Cầu đo T2000. + Bộ tạo dòng PCITS 2000 và Ampekìm MX 1200 hoặc BAΦ-85 đi kèm. c. Sơ đồ đo: + Đối với cầu đo EZCT 1200: Đấu các đầu dây H1, H2 vào phía cao thế P1, P2. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành.

+ Đối với cầu đo REYTECH: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào đầu S1, đầu H0 (yellow) vào đầu S2 phía hạ thế của TI. Đấu đầu X1 (Red) vào đầu P1, đầu X0 (yellow) vào đầu P2. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành.

+ Đối với bộ tạo dòng PCITS 2000: Ngắn mạch các cuộn dây thứ cấp, tạo dòng điện phía sơ cấp bằng dòng điện định mức. Dùng Ampe kìm kẹp để kiểm tra dòng điện đầu ra phía thứ cấp tương ứng. * Tiến hành quá trình đo cực tính và tỉ số biến theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Nếu muốn kiểm tra tỉ số biến nhấn phím 1 (YES).

RUN RATIO TEST ?1. YES2. NO

2. Nhấn phím 1 để đưa vào giá trị tỉ số biến ghi trên máy để xác nhận sai số.

XFMR NAME PLATE RAT.1. YES2. NO

3. Nhập vào giá trị nói trên.Ghi chú: Nhập giá trị nhất thứ trước, nhấn ENTER sau đó đến giá trị nhị thứ. Nhấn ENTER lần nữa.

ENTER PLATE RATIO.

400:5

- 13 -

Page 14: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

4. Tăng điện áp lên để đo tỉ số biến (Điện áp kiểm tra V<100). Tỉ số biến của TI được thể hiện dưới dạng RATIO = .Cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” bên trên chỉ số tỉ số biến. Dòng kích và điện áp cũng đồng thời được hiển thị thị trên LCD.Ghi chú: Tỉ số biến của TI sẽ không chính xác nếu TI đang ở trạng thái bão hoà hay điện áp đưa vào TI không đủ.

RATIO TEST ( V < 100 ).“ENTER” TO ACCEPTI = 0.0011 V = 21.0RATIO = +80.100

5. Nhấn ENTER để xác nhận tỉ số biến.

PRINT TEST RESULTS ?1. YES2. NO

6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng bảng.

PRINTING REPORTPLEASE WAIT ……

7. Đo điện trở 1 chiều:

a. Đối tượng kiểm tra: + Đo điện trở 1 chiều các cuộn thứ cấp.

b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo MRC 6305N, 6105N.

c. Sơ đồ đo: + Kẹp dây đo dòng điện vào các đầu S1, S2, dây đo điện áp vào phía bên

trong kẹp dây đo dòng điện phía hạ thế. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6305N). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6305N đã sẵn sàng hoạt động.4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

- 14 -

Page 15: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động. 8. Thử cao thế xoay chiều tần số 50Hz: (Chỉ làm đối với cấp 35kV trở xuống)

a. Đối tượng kiểm tra: + Cuộn dây sơ cấp. + Các cuộn dây thứ cấp. b. Thiết bị kiểm tra: + Thiết bị thí nghiệm cao áp AИИ-70 (AИД-70, Xe cao áp hợp bộ SEBA).

* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (Ví dụ cho: xe cao áp SEBA)1. Chuẩn bị sơ đồ đo, kiểm tra dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo.2. Núm điều chỉnh điện áp xoay về vị trí ZERO3. Chọn chế độ nâng điện áp AC hay DC bằng núm (OPERATION). Ở đây ta ví dụ cho trường hợp nâng điện áp (AC).4. Chọn thang đo dòng điện rò (cần chọn thang đo dòng điện lớn nhất sau đó hạ dần). Giá trị dòng điện đọc trên đồng hồ nhân với bội số nhân trên núm chọn dòng điện (mA) sẽ cho ta giá trị dòng điện cần đo.Ghi chú: Dòng điện rò đo được cần phải trừ với dòng điện rò qua chính thiết bị đo sẽ cho ta dòng điện cần đo.5. Xoay khoá (ON-OFF) trên bảng điều khiển đứng về vị trí (ON).3. Xoay khoá (ON-OFF) trên bàn điều khiển về vị trí (ON).4. Bật Áptômát nguồn.5. Nhấn nút ON trên bảng điều khiển đèn HV.ON sáng.6. Nhấn HV.ON: Sẽ sáng các đèn sau. + Đèn OFF trên bảng điều khiển sáng. + Đèn MANCONECTION trên bàn điều khiển sáng. + Đèn TEST 0-140KV trên bàn điều khiển sáng. + Đèn EARTHING trên bàn điều khiển sáng.7. Nhấn ON trên bàn điều khiển: + Hai cần tiếp địa sẽ dỡ lên. + Đèn EARTHTING tắt. + Đèn H.VOLTAGE sáng.8. Chọn thời gian kiểm tra bằng núm xoay (0-60s). (Sau thời gian cài đặt thiết bị sẽ tự ngắt).9. Xoay núm điều chỉnh đến điện áp cần thử.10. Đọc giá trị dòng rò trên đồng hồ (mA).11. Sau khoảng thời gian đã cài đặt thiết bị tự ngắt xoay núm điều chỉnh điện áp về zerô.12. Nhấn nút (OFF) trên bảng điều khiển đứng, hoặc nút (OFF) trên bàn điều khiển hai cần tiếp địa sẽ hạ xuống đồng thời đèn H.VOLTAGE tắt. 13. Cắt Áptômát nguồn nuôi.14. Xoay khoá (ON-OFF) trên bảng điều khiển và trên bàn điều khiển về vị trí (OFF). Kết thúc quá trình đo.Ghi chú:

- 15 -

Page 16: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

- Nếu đèn (F-U) sáng thì kiểm tra lại nối đất phụ.- Nếu đèn (F-OHM) sáng thì kiểm tra lại nối đất vận hành.- Nếu đèn có biểu tượng ( ) sáng thì kiểm tra lại nối đất làm việc.- Nếu không thao tác được cần kiểm tra lại các nút và khoá sau: + Núm điều chỉnh điện áp phải xoay về vị trí zerô. + Kiểm tra lại các cầu chì. + Kéo nút EMERGENCY ra. + Xoay khoá VSG về vị trí AUS.* Nếu nâng điện áp ở chế độ (DC). Ta phải đặt thêm khối chỉnh lưu vào trên khối MBA. Dùng dây đo cao áp màu đỏ (DC), đóng cửa sau xe đèn có biểu tượng ( ) tắt.

9. Thí nghiệm dầu cách điện: - Thí nghiệm dầu cách điện chỉ làm khi có phát hiện TI bị mất độ kín (rỉ

dầu…) hoặc có sự biến đổi bất thường các số liệu thí nghiệm cách điện ở hạng mục 2,3.

Ghi chú: Các tiêu chuẩn thí nghiệm dựa theo catalog nhà chế tạo hoặc biên bản thí nghiệm định kỳ gần nhất.

CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆMMÁY BIẾN ĐIỆN ÁP

I. ĐỐI VỚI TU KIỂU CUỘN DÂY, HỞ (CÓ ỐNG THỞ)

1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: a. Đối tượng kiểm tra:

+ Kiểm tra bề mặt cách điện. + Kiểm tra tiếp địa thân máy. + Kiểm tra bảng thông số máy. + Kiểm tra mức dầu trong bộ chỉ thị. + Kiểm tra vỏ máy. + Kí hiệu các đầu cực. + Bình silicagien. b. Thiết bị kiểm tra: + Bằng mắt thường 2. Đo điện trở cách điện:

a. Đối tượng kiểm tra: - Khối máy biến áp trung gian: + Đo điện trở cách điện Cao - Σ. + Đo điện trở cách điện Hạ - Σ. + Đo điện trở cách điện Cao - Hạ.

b. Thiết bị kiểm tra: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ) hoặc Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ).

- 16 -

Page 17: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Mêgôm 3132 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ). c. Sơ đồ đo: + Đo Cao-Σ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp của TU, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122). + Đo Hạ-Σ: Ngắn mạch các cuộn dây hạ thế lại với nhau. Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía hạ áp Hạ1, Hạ2 của TU, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo.(Dùng Mêgôm 3132). + Đo Cao-Hạ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp của TU, đầu Earth (đỏ) kẹp vào phía hạ thế Hạ1, Hạ2 sau khi đã ngắn mạch các cuộn dây hạ thế. Tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122). * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.CHECK hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng, khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 3. Đo tổn hao điện môi tgδ.

a. Đối tượng kiểm tra: + Đo điện dung của tụ điện (Cx).

+ Đo tổn hao điện môi tgδ. b. Thiết bị kiểm tra:

+ Cầu đo ALFA-10, cầu đo DETA 2000 và cầu đo BIDDLE. c. Sơ đồ đo: + Chọn sơ đồ đo GST Red & Blue Grounds: Dây cao áp màu đen (Black)

kẹp phía cao thế, ngắn mạch các cuộn dây hạ thế kẹp dây điện áp màu đỏ (Red), Dây điện áp màu xanh (Blue) kẹp đất. Tiến hành đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị.* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo BIDDLE).1. Chuẩn bị sơ đồ đo, chọn sơ đồ đo thích hợp bằng khoá trên thiết bị đo. Kiểm tra việc đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo phải phù hợp sơ đồ đo đã chọn.2. Cấp nguồn cho thiết bị đo bằng cách bật Áptômát về vị trí ON.3. Kiểm tra không có tín hiệu báo lỗi trên thiết bị.4. Chọn điện áp làm việc cho khối thiết bị cao áp: 5kV hoặc 10kV5. Xoay núm triệt nhiễu về vị trí phù hợp (a).

- 17 -

Page 18: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

6. Xoay núm (DF) về vị trí (a).7. Xoay núm lựa chọn dãi đo điện môi (RANGE) về vị trí 20.8. Điều chỉnh giá trị các núm chọn trị số điện dung về 0.9. Xoay núm điều chỉnh điện áp về 0.10. Bật khoá cực tính điện áp đo về vị trí NORMAL.11. Chọn giá trị điện dung bất kỳ điều chỉnh cho kim điện kế chỉ 0 và đồng hồ đo hệ số công suất tổn hao về giá trị 0.00.12. Đạp khoá INTERLOCK. 13. Bật khoá HV về vị trí ON.14. Xoay ním điều chỉnh điện áp đến điện áp cần đo bằng cách nhìn màn hình LCD (OUTPUT KILOVOLS).15. Chọn bội số nhân điện dung bằng núm xoay chọ các hệ số như sau: 1, 2, 10, 20. 100, 200, 1K, 2K, 10K.16. Điều chỉnh các núm chọn giá trị điện dung sao cho kim điện kế chỉ về 0.17. Xác định hệ số công suất tổn hao điện môi theo đồng hồ (% DISSIPATION FACTOR) trên thiết bị đo.18. Chuyển khoá chọn cực tính điện áp làm việc sang vị trí REV nếu trị số tổn hao điện môi không thay đổi và kim điện kế chỉ 0 coi như phép đo thực hiện xong.. Giá trị đo hệ số tổn hao công suất và điện dung được thể hiện trực tiếp trên đồng hồ và giá trị đã chọn. Nếu các giá trị đo không ổn định thì phải tiến hành lại các thao tác từ đầu sao cho đạt được sự ổn định cần thiết thì mới xác định được kết quả đo.19. Xoay núm điều chỉnh điện áp về 0.20. Nhả khoá INTERLOCK.21. Cắt nguồn cung cấp.22. Tháo các dây đo, vệ sinh thiết bị đưa vào thùng chuyên dùng. 4. Kiểm tra cực tính:

a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra cực tính cuộn sơ cấp. + Kiểm tra cực tính các cuộn hạ áp. b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo RAYTECH, cầu T2000. c. Sơ đồ đo: + Đối với cầu đo RAYTECH: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao thế

đầu A, đầu H0 (yellow) vào đầu N phía hạ thế của TU. Đấu đầu X1 (Red) vào đầu a, đầu X0 (yellow) vào đầu n. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho cuộn thứ 2) *Tiến hành quá trình đo: Tương tự như đo tỉ số biến, cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” trước chỉ số tỉ số biến được hiển thị thị trên LCD. - Nếu dấu “+” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp cùng cực tính.

- 18 -

Page 19: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

- Nếu dấu “-” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp ngược cực tính. 5. Đo tỉ số biến:

a. Đối tượng kiểm tra: + Đo tỷ số biến phía cao áp/từng cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo REYTECH. + Cầu đo T2000. c. Sơ đồ đo: + Đối với cầu đo REYTECH: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao thế

đầu A, đầu H0 (yellow) vào đầu N phía hạ thế của TU. Đấu đầu X1 (Red) vào đầu a, đầu X0 (yellow) vào đầu n. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho cuộn thứ 2) *Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo REYTECH).1. Nối đầu H (cao áp) của cáp tổ hợp Vào ổ cắm H trên mặt máy đo và đầu X (hạ áp) vào ổ cắm X.2. Đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo bằng các cáp tổ hợp dùng cho hai đầu H và X bằng cáp nối dài.3. Bật công tắc nguồn về vị ON.4. Nhấn chọn “NEW”, lúc bấy giờ lựa chọn cấu hình đo thích hợp. Ở đây ta chọn cấu hình “ I : I ” để đo tỉ số biến của máy biến điện áp, chọn điện áp đo 10V, 40V, 100V bằng cách chọn sau đó nhấn nút Digi Pot để xác nhận. 5. Nhấn “OK” và nhấn tiếp “GO” máy bắt đầu quá trình đo và kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD.6. Nhấn “IN/Out” để in hay lưu kết quả.

6. Đo điện trở 1 chiều: a. Đối tượng kiểm tra: + Đo điện trở một chiều cuộn dây sơ cấp. + Đo điện trở 1 chiều các cuộn thứ cấp. b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo MRC6305N, 6105N. c. Sơ đồ đo: + Đối với cuộn dây sơ cấp: Kẹp dây đo dòng điện vào các đầu A, N dây đo

điện áp vào phía bên trong kẹp dây đo dòng điện. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị.

+ Đối với cuộn dây thứ cấp: Kẹp dây đo dòng điện vào các đầu a, n, dây đo điện áp vào phía bên trong kẹp dây đo dòng điện phía hạ thế. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho cuộn thứ 2) * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6305N). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6350N đã sẵn sàng hoạt động.

- 19 -

Page 20: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động. 7. kiểm tra đóng điện xung kích:

a. Đối tượng kiểm tra:+ Đưa điện áp bằng điện áp đầu ra vào các cuộn dây hạ thế và đóng điện xung kích.

b. Thiết bị kiểm tra:+ Bộ tạo áp xoay chiều+ Đồng hồ vạn năng.

c. Sơ đồ đo: + Đấu đầu ra (u) của bộ tạo áp vào đầu (a) thứ cấp của TU, đầu N của bộ

tạo áp vào đầu (n) của cuộn dây thứ cấp TU. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau:

+ Dùng bộ tạo áp tạo một điện áp xoay chiều bằng điện áp đầu ra phía thứ cấp của TU, dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp đó. Sau đó lấy điện áp đầu ra của bộ tạo dòng đi qua một đầu của áptômát, đầucòn lại áptômát một đầu vào chân (a) và một đầu vào chân (n) phía thứ cấp TU. Sau đó đóng áptômát.

I. ĐỐI VỚI TU KIỂU TỤ, KÍN 1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài:

a. Đối tượng kiểm tra:+ Kiểm tra bề mặt cách điện.+ Kiểm tra tiếp địa thân máy.+ Kiểm tra bảng thông số máy.

+ Kiểm tra mức dầu trong bộ chỉ thị. + Kiểm tra vỏ máy.

+ Kí hiệu các đầu cực. b. Thiết bị kiểm tra:

+ Bằng mắt thường 2. Đo điện trở cách điện: a. Đối tượng kiểm tra:

- Khối biến áp trung gian: + Đo điện trở cách điện Cao - Σ. + Đo điện trở cách điện Hạ - Σ. + Đo điện trở cách điện Cao - Hạ.

- Khối tụ chia áp:+ C1(Cực - Σ).

+ C2 (Cực - Σ).

- 20 -

Page 21: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

b. Thiết bị kiểm tra: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ) hoặc Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ). + Mêgôm 3132 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ). c. Sơ đồ đo: - Khối biến áp trung gian: + Đo Cao-Σ: Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía cao áp của TU, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122). + Đo Hạ-Σ: Ngắn mạch các cuộn dây hạ thế lại với nhau. Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía hạ áp Hạ1, Hạ2 của TU, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo.(Dùng Mêgôm 3132). + Đo Cao-Hạ: Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía cao áp của TU, đầu Earth (đen) kẹp vào phía hạ thế Hạ1, Hạ2 sau khi đã ngắn mạch các cuộn dây hạ thế, tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122. - Khối tụ chia áp:

+ Đo C1(Cực - Σ): Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía cực C1 của TU, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo. (Dùng Mêgôm 3121 hoặc Mêgôm 3122). (Tương tự C2 (Cực - Σ)). Chú ý: Xem sơ đồ trên nắp hộp* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.CHECK hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng, khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 3. Đo tổn hao điện môi tgδ.

a. Đối tượng kiểm tra:+ Đo điện dung của tụ điện (Cx).+ Đo tổn hao điện môi tgδ.

b. Thiết bị kiểm tra:+ Cầu đo ALFA-10, cầu đo DETA 2000 và cầu đo BIDDLE.

(Sơ đồ đo phụ thuộc cụ thể từng loại TU, xem sơ đồ vẽ ở nắp hộp TU) c. Sơ đồ đo: + Tuỳ theo từng loại TU mà ta có cách đấu sơ đồ đo khác nhau.

- 21 -

Page 22: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo BIDDLE).1. Chuẩn bị sơ đồ đo, chọn sơ đồ đo thích hợp bằng khoá trên thiết bị đo. Kiểm tra việc đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo phải phù hợp sơ đồ đo đã chọn.2. Cấp nguồn cho thiết bị đo bằng cách bật Áptômát về vị trí ON.3. Kiểm tra không có tín hiệu báo lỗi trên thiết bị.4. Chọn điện áp làm việc cho khối thiết bị cao áp: 5kV hoặc 10kV5. Xoay núm triệt nhiễu về vị trí phù hợp (a).6. Xoay núm (DF) về vị trí (a).7. Xoay núm lựa chọn dãi đo điện môi (RANGE) về vị trí 20.8. Điều chỉnh giá trị các núm chọn trị số điện dung về 0.9. Xoay núm điều chỉnh điện áp về 0.10. Bật khoá cực tính điện áp đo về vị trí NORMAL.11. Chọn giá trị điện dung bất kỳ điều chỉnh cho kim điện kế chỉ 0 và đồng hồ đo hệ số công suất tổn hao về giá trị 0.00.12. Đạp khoá INTERLOCK. 13. Bật khoá HV về vị trí ON.14. Xoay ním điều chỉnh điện áp đến điện áp cần đo bằng cách nhìn màn hình LCD (OUTPUT KILOVOLS).15. Chọn bội số nhân điện dung bằng núm xoay chọ các hệ số như sau: 1, 2, 10, 20. 100, 200, 1K, 2K, 10K.16. Điều chỉnh các núm chọn giá trị điện dung sao cho kim điện kế chỉ về 0.17. Xác định hệ số công suất tổn hao điện môi theo đồng hồ (% DISSIPATION FACTOR) trên thiết bị đo.18. Chuyển khoá chọn cực tính điện áp làm việc sang vị trí REV nếu trị số tổn hao điện môi không thay đổi và kim điện kế chỉ 0 coi như phép đo thực hiện xong.. Giá trị đo hệ số tổn hao công suất và điện dung được thể hiện trực tiếp trên đồng hồ và giá trị đã chọn. Nếu các giá trị đo không ổn định thì phải tiến hành lại các thao tác từ đầu sao cho đạt được sự ổn định cần thiết thì mới xác định được kết quả đo.19. Xoay núm điều chỉnh điện áp về 0.20. Nhả khoá INTERLOCK.21. Cắt nguồn cung cấp.22. Tháo các dây đo, vệ sinh thiết bị đưa vào thùng chuyên dùng. 4. Kiểm tra cực tính:

a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra cực tính cuộn sơ cấp. + Kiểm tra cực tính các cuộn hạ áp. b. Thiết bị kiểm tra: + Cầu đo REYTECH, cầu đo T2000. c. Sơ đồ đo: + Đối với cầu đo REYTECH: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao thế

đầu A, đầu H0 (yellow) vào đầu N phía hạ thế của TU. Đấu đầu X1 (Red) vào

- 22 -

Page 23: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

đầu a, đầu X0 (yellow) vào đầu n. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho cuộn thứ 2) *Tiến hành quá trình đo: Tương tự như đo tỉ số biến, cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” trước chỉ số tỉ số biến được hiển thị thị trên LCD. - Nếu dấu “+” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp cùng cực tính.- Nếu dấu “-” xuất hiện trước chỉ số tỉ số biến thì cuộn sơ cấp và thứ cấp ngược cực tính. 5. Đo tỉ số biến:

a. Các mục đo: + Đo tỷ số biến phía cao áp/từng cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo REYTECH, cầu đo T2000. c. Sơ đồ đo: + Đối với cầu đo REYTECH: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao thế

đầu A, đầu H0 (yellow) vào đầu N phía hạ thế của TU. Đấu đầu X1 (Red) vào đầu a, đầu X0 (yellow) vào đầu n. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho cuộn thứ 2) *Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo RAYTECH).1. Nối đầu H (cao áp) của cáp tổ hợp Vào ổ cắm H trên mặt máy đo và đầu X (hạ áp) vào ổ cắm X.2. Đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo bằng các cáp tổ hợp dùng cho hai đầu H và X bằng cáp nối dài.3. Bật công tắc nguồn về vị ON.4. Nhấn chọn “NEW”, lúc bấy giờ lựa chọn cấu hình đo thích hợp. Ở đây ta chọn cấu hình “ I : I ” để đo tỉ số biến của máy biến điện áp, chọn điện áp đo 10V, 40V, 100V bằng cách chọn sau đó nhấn nút Digi Pot để xác nhận. 5. Nhấn “OK” và nhấn tiếp “GO” máy bắt đầu quá trình đo và kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD.6. Nhấn “IN/Out” để in hay lưu kết quả.

7. Đo điện trở 1 chiều: a. Các mục đo: + Đo điện trở 1 chiều các cuộn thứ cấp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo MRC630N, 6105N. c. Sơ đồ đo: + Kẹp dây đo dòng điện vào các đầu a, n, dây đo điện áp vào phía bên trong

kẹp dây đo dòng điện phía hạ thế. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho cuộn thứ 2) * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6350). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.

- 23 -

Page 24: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6350N đã sẵn sàng hoạt động.4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động 8. Thí nghiệm dầu cách điện:

- Chỉ làm khi có phát hiện TU bị mất độ kín (rỉ dầu…) hoặc có sự biến đổi bất thường các số liệu thí nghiệm cách điện ở hạng mục 2,4.

Ghi chú: Các tiêu chuẩn thí nghiệm dựa theo catalog nhà chế tạo hoặc biên bản thí nghiệm định kỳ gần nhất.

CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆM MÁY LỰCI. MÁY BIẾN ÁP LỰC 110KV:

1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: a. Ðối tượng kiểm tra: + Rơ le hơi. + Rơ le dòng dầu. + Rơ le áp lực. + Sứ đầu vào. + Ðồng hồ chỉ thị nhiệt độ dầu. + Bộ điều áp không tải. + Bộ điều áp dưới tải. + Bộ lọc Silicagen của máy biến áp. + Bộ lọc Silicagen của bộ điều áp. + Bảng thông số máy. + Ký hiệu các đầu cực về tên pha. + Ðầu nối đất của vỏ máy. + Kiểm tra vị trí các van. + Mức dầu trong máy biến áp. + Mức dầu trong bộ điều áp. + Vỏ máy. + Quạt mát. + Bơm dầu (nếu có). + Độ kín của máy. b. Thiết bị kiểm tra: + Theo hướng dẫn của nhà chế tạo. + Mắt thường. + Thủ công. 2. Thí nghiệm không tải:

- 24 -

Page 25: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

a. Đối tượng đo: Đưa điện áp vào cuộn dây cần đo, đo dòng điện, và công suất qua cuộn dây (các cuộn dây còn lại để hở mạch). Dòng điện đo được là dòng điện không tải (I%) máy biến áp, công suất đo được là công suất tổn hao không tải (P%) máy biến áp. Thí nghiệm không tải có thể tiến hành ở điện áp định mức (đối với máy biến áp phân phối cỡ nhỏ) hoặc ở điện áp thấp (5-10% định mức) rồi tính toán qui đổi hoặc không qui đổi mà so sánh với số liệu xuất xưởng (đối với các máy biến áp có điện áp 110kV trở lên, dung lượng lớn). b. Thiết bị đo: + Cầu đo ALFA-10. c. Sơ đồ đo: + Cuộn dây đấu Υ: Đầu dây cao áp (Black) kẹp vào pha A, đầu dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào trung tính N. Chọn sơ đồ đo Red Measure, Blue Gaurds. + Cuộn dây đấu Δ: Đầu dây cao áp (Black) kẹp vào pha A, đầu dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào pha B, pha C nối đất. Chọn sơ đồ đo Red Measure, Blue Gaurds. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn EXCITATION bằng cách nhấn nút kề bên 3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( * ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

(*) 4 R + B + G START ( Khởi động )

- 25 -

Page 26: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Chọn sơ đồ đo 1 R ( G + B) bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 1 R (G + B) là đo từ cao áp tới N (trung tính). (G + B) làm màn chắn.4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 mA

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của cuộn dây máy biến áp vì có thể gây hư hỏng cuộn dây.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện. Cuối cùng kết quả đo được đưa ra.

EXCITATION = 1 R ( G + B ) ( Kích thích)V = 575 V ( Điện áp) CURREN : 1,045 mA (Dòng điện)(% PF : +0,00 % ( Hệ số công suất )

9. Để thoát dòng điện đo, giảm điện áp thí nghiệm, ấn phím (main menu) và nhả công tác điều khiển bằng tay.10. Ấn phím (STOP) trên khối điều khiển trước khi tháo các đầu nối của cầu đo khỏi thiết bị được thí nghiệm. 3. Đo điện trở cách điện các cuộn dây:

- 26 -

Page 27: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

a. Ðối tượng đo: + Đo điện trở cách điện cuộn dây: C-Σ + Đo điện trở cách điện cuộn dây: T-Σ + Đo điện trở cách điện cuộn dây: H-Σ + Đo điện trở cách điện sứ: Nòng-Rốn + Đo điện trở cách điện sứ: Rốn- Vỏ b. Thiết bị đo: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ), Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ). c. Sơ đồ đo: + Đo cách điện cuộn dây: Ngắn mạch các cuộn dây cao áp, trung áp, hạ áp. Dùng mêgômmét 3121 hoặc 3122 để kiểm tra: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp , đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. Tương tự đo cho phía trung áp và hạ áp. + Đo cách điện Nòng-Rốn: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp, đầu Earth (đỏ) kẹp vào Rốn sứ, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. + Đo cách điện Rốn-Vỏ: Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào Rốn sứ, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.CHECK hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng, khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 4. Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của các cuộn dây. a. Ðối tượng đo: + Đo tổn hao điện môi tgδ: C-Σ + Đo tổn hao điện môi tgδ: T-Σ + Đo tổn hao điện môi tgδ: H-Σ + Đo điện dung điện môi tgδ: C-Σ + Đo điện dung điện môi tgδ: T-Σ + Đo điện dung điện môi tgδ: H-Σ b. Thiết bị đo:

- 27 -

Page 28: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Cầu đo ALFA-10, cầu đo DELTA-2000 và cầu đo BIDDLE. c. Sơ đồ đo: + Đo tổn hao điện môi tgδ (C-Σ): Ngắn mạch các cuộn dây cao áp, trung áp, hạ áp. Đầu dây cao áp Black kẹp vào cuộn dây cao áp, dây điện áp màu đỏ (Red) kẹp vào phía trung áp, dây điện áp màu xanh (Blue) kẹp vào phía hạ thế . + Chọn sơ đồ đo GST: Red & Blue ground, tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho cuộn trung áp và hạ áp) + Khi thực hiện các phép đo trên sẽ thể hiện giá trị điện dung tương ứng cần đo* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn (MEASURE) bằng cách ấn nút kề bên3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

(*) 4 R + B + G START ( Khởi động )

Chọn sơ đồ đo 4 R + B + G bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 4 R + B + G là đo từ cao áp tới cuộn dây trung áp, từ cao áp tới cuộn dây hạ áp và từ cao áp tới đất.4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.

- 28 -

Page 29: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của cuộn dây máy biến áp vì có thể gây hư hỏng cuộn dây.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện.9. Khi quá trình đo đã thực hiện xong, cầu đo sẽ phát ra âm thanh sau đó các thông số sẽ xuất hiện ra như sau:

FINAL = 4 R + B + G ( Sơ đồ đo)V = 5001 V I = 2,090 mA( Điện áp thí nghiệm) (Dòng điện)PF = 0,35% C = 1.104 F( Hệ số công suất ) ( Điện dung)LOSS = +925,4 mW( Tổn thất công suất)

Nhả công tắc điều khiển bằng tay, đưa điện áp thí nghiệm về 0.Chú ý: Nếu khi đo xuất hiện ảnh hưởng lớn của nhiễu, dùng hoạt động (SUPPRESSION) sẽ cải thiện được kết quả đo.10. Ấn phím (STOP) ở khối điều khiển trước khi tháo các đầu dây đo ra khỏi thiết bị được thí nghiệm. 5. Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của sứ đầu vào 110kV. a. Ðối tượng đo: + Đo tổn hao điện môi các sứ 110kV: Nòng - Rốn + Đo điện dung sứ đầu vào 110kV.

- 29 -

Page 30: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

b. Thiết bị đo: + Cầu đo ALFA-10, cầu DELTA-2000 và cầu BIDDLE. c. Sơ đồ đo: + Đo tổn hao điện môi tgδ Nòng-Rốn: Đầu dây cao áp màu đen (Black) kẹp vào ti sứ, dây điện áp màu đỏ (Red) kẹp vào rốn sứ, dây điện áp màu xanh (Blue) kẹp đất (Grounds). + Chọn sơ đồ đo UST Red Measure & Blue Gaurd: Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho các sứ còn lại) + Khi thực hiện các phép đo trên sẽ thể hiện giá trị điện dung tương ứng cần đo.* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn (MEASURE) bằng cách ấn nút kề bên3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( * ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

( ) 4 R + B + G START ( Khởi động )

Chọn sơ đồ đo 1 R (G + B) bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 1 R (G + B) là đo từ cao áp tới rốn sứ và đầu dây xanh làm màn chắn của quá trình đo. 4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).

- 30 -

Page 31: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của sứ có thể gây hư hỏng sứ.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện.9. Khi quá trình đo đã thực hiện xong, cầu đo sẽ phát ra âm thanh sau đó các thông số sẽ xuất hiện ra như sau:

FINAL = 4 R + B + G ( Sơ đồ đo)V = 5001 V I = 2,090 mA( Điện áp thí nghiệm) (Dòng điện)PF = 0,35% C = 1.104 F( Hệ số công suất ) ( Điện dung)LOSS = +925,4 mW( Tổn thất công suất)

Nhả công tắc điều khiển bằng tay, đưa điện áp thí nghiệm về 0.Chú ý: Nếu khi đo xuất hiện ảnh hưởng lớn của nhiễu, dùng hoạt động (SUPPRESSION) sẽ cải thiện được kết quả đo.10. Ấn phím (STOP) ở khối điều khiển trước khi tháo các đầu dây đo ra khỏi thiết bị được thí nghiệm. 6. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp: a. Ðối tượng đo: + Đo điện trở một chiều tất cả các nấc cuộn dây cao áp.

- 31 -

Page 32: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Đo điện trở một chiều tất cả các nấc cuộn dây trung áp. + Đo điện trở một chiều cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo điện trở một chiều MRC 6305N. c. Sơ đồ đo: + Đo cuộn dây cao áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha A, N. + Đo cuộn dây trung áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha a1, b1. + Đo cuộn dây hạ áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha a2, n2. Chú ý: Kẹp cáp điện áp phải nằm phía trong kẹp cáp dòng điện. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho các pha và các nấc còn lại) * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6350). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6350N đã sẵn sàng hoạt động.4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động 7. Kiểm tra tỷ số biến các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp: a. Ðối tượng đo: + Đo tỷ số biến tất cả các nấc của cuộn dây cao áp/tất cả các nấc của cuộn dây trung áp. + Đo tỷ số biến tất cả các nấc của cuộn dây cao áp/cuộn dây hạ áp. + Đo tỷ số biến tất cả các nấc của cuộn dây trung áp/cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo tỷ số biến RAYTECH. c. Sơ đồ đo:

+ Đo tỷ số biến cuộn cao/trung: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía cao áp pha B, đầu dây H3 (White)) vào phía cao áp pha C, đầu H0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. Đấu các đầu dây X1 (Red) vào phía trung áp pha a1, đầu dây X2 (Black) vào phía trung áp pha b1, đầu dây H3 (White)) vào phía trung áp pha c1, đầu X0 (yellow) để không. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp)

+ Đo tỷ số biến cuộn cao/hạ: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía cao thế áp B, đầu dây H3 (White)) vào phía cao áp pha C, đầu H0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. Đấu các đầu dây

- 32 -

Page 33: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

X1 (Red) vào phía hạ áp pha a2, đầu dây X2 (Black) vào phía hạ áp pha b2, đầu dây H3 (White) vào phía trung áp pha c2, đầu X0 (yellow) vào n hạ thế. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp)

+ Đo tỷ số biến cuộn trung/hạ: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía trung áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía trung áp pha B, đầu dây H3 (White)) vào phía trung áp pha C, đầu H0 (yellow) để không. Đấu các đầu dây X1 (Red) vào phía hạ áp pha a2, đầu dây X2 (Black) vào phía hạ áp pha b2, đầu dây H3 (White) vào phía hạ áp pha c2, đầu X0 (yellow) vào n hạ thế. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp) *Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo REYTECH).1. Nối đầu H (cao áp) của cáp tổ hợp Vào ổ cắm H trên mặt máy đo và đầu X (hạ áp) vào ổ cắm X.2. Đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo bằng các cáp tổ hợp dùng cho hai đầu H và X bằng cáp nối dài.3. Bật công tắc nguồn về vị ON.4. Nhấn chọn “NEW”, lúc bấy giờ lựa chọn cấu hình đo thích hợp. Ở đây ta chọn cấu hình “ Y : Y ” hoặc “ Y : Δ ” để đo tỉ số biến của máy biến điện áp, chọn điện áp đo 10V, 40V, 100V bằng cách chọn sau đó nhấn nút Digi Pot để xác nhận. 5. Nhấn “OK” và nhấn tiếp “GO” máy bắt đầu quá trình đo và kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD.6. Nhấn “IN/Out” để in hay lưu kết quả. 8. Kiểm tra tổ đấu dây ( Đối với thí nghiệm mới hoặc sau khi sửa chữa cuộn dây MBA). a. Ðối tượng đo: + Kiểm tra tổ đấu dây cuộn cao áp/Trung áp. + Kiểm tra tổ đấu dây cuộn cao áp/Hạ áp. b. Thiết bị đo: Xem biên bản xuất xưởng của nhà máy. 9. Thí nghiệm ngắn mạch (Đối với thí nghiệm mới hoặc sau khi sửa chữa cuộn dây MBA: a. Ðối tượng đo: + Ngắn mạch cuộn dây trung áp. + Đưa điện áp vào cuộn dây cao áp. + Đo dòng điện qua cuộn dây cao áp. + Đo công suất qua cuộn dây cao áp. Ví dụ: Ngắn mạch ab cuộn trung áp sau đó đưa điện áp vào cuộn dây cao áp và tăng dần điện áp cho đến khi dòng điện đo được không nhỏ hơn 25% Iđm lúc này đọc giá trị điện áp là giá trị U'k và công suất ngắn mạch P'k.

Thí nghiệm ngắn mạch được tiến hành với dòng điện không nhỏ hơn 25% dòng định mức, các giá trị U'k và P'k đo được cần qui đổi về dòng điện định mức theo công thức. U'k Idm

Uk = % ;

- 33 -

Page 34: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Ido

P'k Idm

Pk = ; W Ido

b. Thiết bị đo: (Hiện tại chưa có thiết bị thí nghiệm) 10. Kiểm tra các biến dòng lắp sẵn: a. Ðối tượng đo: + Đo điện trở cách điện cuộn nhị thứ. + Đo đặc tính từ hoá. + Đo tỷ số biến. b. Thiết bị đo: + Mêgôm 3122 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ) + Cầu đo T2000. + Cầu đo EZCT 1200. c. Sơ đồ đo: + Đo điện trở cách điện cuộn dây nhị thứ: Ngắn mạch các cuộn dây nhị thứ, dùng mêgômmét 3132 để kiểm tra. Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía các cuộn dây nhị thứ đã ngắn mạch, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3132).1.Kiểm tra nguồn nuôi: Xoay chuyển mạch về vị trí “BATT CHECK” và ấn nút “PRESS TO TEST”. Pin tốt khi kim chỉ đến vị trí “BATT GOOD”.2.Đấu nối que đo vào đúng vị trí, Kẹp nối đất được kẹp chắn.3. Xoay chuyển mạch về vị trí MΩ.4. Kiểm tra kẹp nối đất được kẹp chắc chắn vào vị trí qui định.5. Áp sát mũi que đo vào vị trí đúng cần đo.6. Ấn nút “PRESS TO TEST” giữ tay hoặc ấn xoay cùng chiều kim đồng hồ. Đọc giá trị điện trở cách điện đo được trên mặt kim đồng hồ theo từng thang đo.7. Kết thúc quá trình kiểm tra, ấn nút “PRESS TO TEST” xoay theo chiều ngược lại. Xoay chuyển mạch về vị trí “OFF”. + Đo đặc tính từ hoá: Dùng cầu đo EZCT 1200. Đấu các đầu dây X1, X2 từ thiết bị đo đến các đầu ra phía hạ thế S1,S2 của TI chân sứ, đầu cao thế để hở mạch. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Bắt đầu quá trình đo: Nhấn nút 1 (RUN TEST) trên trình đơn. Hộp thoại lựa chọn thang điện áp xuất hiện.

SET VTG RNG SELECTOR“ START ” TO BEGIN

2. Lựa chọn điện áp thử (50, 200 hoặc 1200V) trên nấc chọn điện áp. Nhấn nút “START” để bắt đầu phép đo từ hoá. Hộp thoại hiển thị.

- 34 -

Page 35: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Ghi chú: Nếu chưa biết điện áp bão hoà của TI, luôn luôn chọn điện áp thấp nhất (50V). Sau đó tăng nấc điện áp nếu nếu TI chưa bão hoà.

TURN VTG UP UNTIL CTSATURATES (1.5A MAX)

3. Vặn núm xoay tăng điện áp cho đến khi dòng điện đạt đến khoảng 1,5A. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 0.00000 AMPS V = 0.3 VOLTS

4. Nhấn ENTER để xác nhận sự bảo hoà của TI. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 1.56000 AMPSV = 230.0 VOLTS

5. Chầm chậm xoay ngược núm thay đổi điện áp về lại zero. Hộp thoại hiển thị.

SET SATURATION POINT“ENTER” TO CONFIRM

I = 1.56000 AMPSV = 230.0 VOLTS

6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng đồ thị.

PRINT TEST RESULTS ?1. YES2. NO

+ Đo tỉ số biến: - Đối với cầu đo EZCT 1200: * Cuộn dây đấu Υ: Đấu các đầu dây H1, H2 vào pha A và trung tính N. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho các pha còn lại) * Cuộn dây đấu Δ: Đấu các đầu dây H1, H2 vào pha A và pha B. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 …của pha A, tiếp tục chuyển đầu X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 …của pha B. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho pha BC, CA)

- 35 -

Page 36: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

* Tiến hành quá trình đo cực tính và tỉ số biến theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Nếu muốn kiểm tra tỉ số biến nhấn phím 1 (YES).

RUN RATIO TEST ?1. YES2. NO

2. Nhấn phím 1 để đưa vào giá trị tỉ số biến ghi trên máy để xác nhận sai số.

XFMR NAME PLATE RAT.1. YES2. NO

3. Nhập vào giá trị nói trên.Ghi chú: Nhập giá trị nhất thứ trước, nhấn ENTER sau đó đến giá trị nhị thứ. Nhấn ENTER lần nữa.

ENTER PLATE RATIO.

400:5

4. Tăng điện áp lên để đo tỉ số biến (Điện áp kiểm tra V<100). Tỉ số biến của TI được thể hiện dưới dạng RATIO = .Cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” bên trên chỉ số tỉ số biến. Dòng kích và điện áp cũng đồng thời được hiển thị thị trên LCD.Ghi chú: Tỉ số biến của TI sẽ không chính xác nếu TI đang ở trạng thái bão hoà hay điện áp đưa vào TI không đủ.

RATIO TEST ( V < 100 ).“ENTER” TO ACCEPTI = 0.0011 V = 21.0RATIO = +80.100

5. Nhấn ENTER để xác nhận tỉ số biến.

PRINT TEST RESULTS ?1. YES2. NO

6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng bảng.

- 36 -

Page 37: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

PRINTING REPORTPLEASE WAIT ……

11. Kiểm tra bộ điều áp dưới tải: a. Đối tượng kiểm tra: - Phần cơ khí: + Kiểm tra chức năng hoạt động. + Kiểm tra đồ thị vòng và phân tích quá trình làm việc của bộ OLTC. - Phần điện: + Cách điện mạch nhị thứ. + Ðộng cơ điều áp. + Kiểm tra chức năng hoạt động. + Chỉ số của bộ điều áp trước và sau khi thí nghiệm. b. Thiết bị kiểm tra: + Đồng hồ vạn năng. + Mêgôm. + Ampe kìm MX 1200. + FLUKE 863.12. Kiểm tra các rơle bảo vệ nội bộ MBA: a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra sự làm việc của rơle hơi. + Kiểm tra sự làm việc rơ le dòng dầu ( Khi rơ le tác động cần thiết phải giải trừ bằng tay). + Kiểm tra sự làm việc của rơle áp lực ( Chỉ kiểm tra các tiếp điểm đầu ra). + Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ nhiệt độ các cuộn dây. + Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ nhiệt độ dầu. + Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ chỉ thị mức dầu thùng dầu chính. + Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ chỉ thị mức dầu bộ OLTC. b. Thiết bị kiểm tra: + Theo hướng dẫn nhà chế tạo. + Bộ sấy nóng dầu cách điện để kiểm tra sự làm việc của các các cảm biến nhiệt độ của các đồng hồ cần đo so với nhiệt kế mẫu( chưa có thiết bị ). + Dùng nam châm vĩnh củu để kiểm tra tác động của đồng hồ chỉ mức dầu. + Bằng cách nhấn cho tác động đi khép các tiếp điểm. 13. Thí nghiệm dầu cách điện: a. Đối tượng kiểm tra: + Thí nghiệm dầu cách điện. + Đo điện áp chọc thủng + Đo độ chớp cháy. ( chưa có thiết bị ) + Đo hàm lượng KOH. ( chưa có thiết bị ) + Đo hàm lượng Axít. ( chưa có thiết bị ) + Đo hàm lượng tạp chất cơ học.

- 37 -

Page 38: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Đo tổn hao điện môi tgδ ở 900C. + Đo hàm lượng nước trong dầu. + Đo hàm lượng khí hòa tan trong dầu. b. Thiết bị kiểm tra: + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện OTS-80AS. + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện OTS-80AS/2. + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện Tiệp Khắc. + Máy đo hàm lượng khí trong dầu MYRKOS. + Máy đo hàm lượng nước trong dầu KFM 2000. + Cầu đo ALFA-10. + Cầu đo DELTA-2000. + Cầu đo BIDDLE. + Thiết bị sấy nóng dầu cách điện đến 90°C.

II. MÁY BIẾN ÁP LỰC 220KV: 1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: a. Ðối tượng kiểm tra: + Rơ le hơi. + Rơ le dòng dầu. + Rơ le áp lực. + Sứ đầu vào. + Ðồng hồ chỉ thị nhiệt độ dầu. + Bộ điều áp không tải. + Bộ điều áp dưới tải. + Bộ lọc Silicagen của máy biến áp. + Bộ lọc Silicagen của bộ điều áp. + Bảng thông số máy. + Ký hiệu các đầu cực về tên pha. + Ðầu nối đất của vỏ máy. + Kiểm tra vị trí các van. + Mức dầu trong máy biến áp. + Mức dầu trong bộ điều áp. + Vỏ máy. + Quạt mát. + Bơm dầu. + Độ kín máy. b. Thiết bị kiểm tra: + Mắt thường. + Thủ công. 2. Thí nghiệm không tải: a. Đối tượng đo:

- 38 -

Page 39: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Đưa điện áp vào cuộn dây cần, đo dòng điện, và công suất qua cuộn dây (các cuộn dây còn lại để hở mạch). Dòng điện đo được là dòng điện không tải (I%) máy biến áp, công suất đo được là công suất tổn hao không tải (P%) máy biến áp. Thí nghiệm không tải có thể tiến hành ở điện áp định mức (đối với máy biến áp phân phối cỡ nhỏ) hoặc ở điện áp thấp (5-10% định mức) rồi tính toán qui đổi hoặc không qui đổi mà so sánh với số liệu xuất xưởng (đối với các máy biến áp có điện áp 110kV trở lên, dung lượng lớn). b. Thiết bị đo: + Cầu đo ALFA-10. c. Sơ đồ đo: + Cuộn dây đấu Υ: Đầu dây cao áp (Black) kẹp vào pha A, đầu dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào trung tính N. Chọn sơ đồ đo Red Measure, Blue Gaurds. + Cuộn dây đấu Δ: Đầu dây cao áp (Black) kẹp vào pha A, đầu dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào pha B, pha C nối đất. Chọn sơ đồ đo Red Measure, Blue Gaurds. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn EXCITATION bằng cách nhấn nút kề bên 3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( * ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

(*) 4 R + B + G START ( Khởi động )

- 39 -

Page 40: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Chọn sơ đồ đo 1 R ( G + B) bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 1 R (G + B) là đo từ cao áp tới N (trung tính). (G + B) làm màn chắn.4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).

Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của cuộn dây máy biến áp vì có thể gây hư hỏng cuộn dây.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện. Cuối cùng kết quả đo được đưa ra.

EXCITATION = 1 R ( G + B ) ( Kích thích)V = 575 V ( Điện áp) CURREN : 1,045 mA (Dòng điện)(% PF : +0,00 % ( Hệ số công suất )

9. Để thoát dòng điện đo, giảm điện áp thí nghiệm, ấn phím (main menu) và nhả công tác điều khiển bằng tay.10. Ấn phím (STOP) trên khối điều khiển trước khi tháo các đầu nối của cầu đo khỏi thiết bị được thí nghiệm.

- 40 -

Page 41: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

3. Đo điện trở cách điện các cuộn dây: a. Ðối tượng đo: + Đo điện trở cách điện cuộn dây: (C+T)-Σ. + Đo điện trở cách điện cuộn dây: H-Σ. + Đo điện trở cách điện sứ: Nòng-Rốn. + Đo điện trở cách điện sứ: Rốn- Vỏ. b. Thiết bị đo: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ), Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ). c. Sơ đồ đo: + Đo điện trở cách điện cuộn dây (C+T)-Σ: Ngắn mạch cuộn dây cao áp và trung áp lại với nhau. Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía ngắn mạch cuộn cao áp và trung áp, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. + Đo điện trở cách điện cuộn dây: H-Σ: Ngắn mạch cuộn dây phía hạ áp. Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía ngắn mạch cuộn hạ áp và, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. + Đo cách điện Nòng-Rốn: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào phía cao áp, đầu Earth (đỏ) kẹp vào Rốn sứ, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. + Đo cách điện Rốn-Vỏ: Đầu Line (đen) áp sát mũi que đo vào Rốn sứ, đầu Earth (đỏ) kẹp vào vỏ thiết bị, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.CHECK hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng, khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 4. Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của các cuộn dây: a. Ðối tượng đo: + Đo điện dung của cuộn dây: (C+T)-Σ. + Đo điện dung của cuộn dây: H-Σ. + Đo tổn hao điện môi tgδ: (C+T)-Σ. + Đo tổn hao điện môi tgδ: H-Σ.

- 41 -

Page 42: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

b. Thiết bị đo: + Cầu ALFA-10, cầu DELTA-2000, cầu BIDDLE. c. Sơ đồ đo: Ngắn mạch cuộn dây cao áp và trung áp lại với nhau, tiếp tục ngắn mạch cuộn dây hạ thế. + Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của cuộn dây (C+T)-Σ: Đầu cao áp màu đen (Black) kẹp vào phía ngắn mạch cuộn dây cao áp và trung áp, dây điện áp thấp màu đỏ kẹp vào cuộn hạ. Chọn sơ đồ GST: Red & Blue ground, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. + Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của cuộn dây H-Σ: Đầu cao áp màu đen (Black) kẹp vào phía cuộn dây hạ áp, dây điện áp thấp màu đỏ kẹp vào cuộn cao áp. Chọn sơ đồ GST: Red & Blue ground, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn (MEASURE) bằng cách ấn nút kề bên3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

(*) 4 R + B + G START ( Khởi động )

Chọn sơ đồ đo 4 R + B + G bằng cách ấn nút kề bên.- 42 -

Page 43: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

Trong đó: 4 R + B + G là đo từ cao áp tới cuộn dây trung áp, từ cao áp tới cuộn dây hạ áp và từ cao áp tới đất.4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của cuộn dây máy biến áp vì có thể gây hư hỏng cuộn dây.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện.9. Khi quá trình đo đã thực hiện xong, cầu đo sẽ phát ra âm thanh sau đó các thông số sẽ xuất hiện ra như sau:

FINAL = 4 R + B + G ( Sơ đồ đo)V = 5001 V I = 2,090 mA( Điện áp thí nghiệm) (Dòng điện)PF = 0,35% C = 1.104 F( Hệ số công suất ) ( Điện dung)LOSS = +925,4 mW( Tổn thất công suất)

Nhả công tắc điều khiển bằng tay, đưa điện áp thí nghiệm về 0.Chú ý: Nếu khi đo xuất hiện ảnh hưởng lớn của nhiễu, dùng hoạt động (SUPPRESSION) sẽ cải thiện được kết quả đo.

- 43 -

Page 44: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

10. Ấn phím (STOP) ở khối điều khiển trước khi tháo các đầu dây đo ra khỏi thiết bị được thí nghiệm. 5. Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của sứ đầu vào 110kV: a. Ðối tượng đo: + Đo điện dung của các sứ 220kV: Nòng - Rốn + Đo điện dung của các sứ 110kV: Nòng - Rốn + Đo tổn hao điện môi các sứ 220kV: Nòng - Rốn + Đo tổn hao điện môi các sứ 110kV: Nòng - Rốn (Sơ đồ đo UST: Red measure, Blue ground) b. Thiết bị đo: + Cầu ALFA-10, cầu DELTA-2000, cầu BIDDLE. c. Sơ đồ đo: Ngắn mạch cuộn dây cao áp và trung áp lại với nhau, tiếp tục ngắn mạch cuộn dây hạ thế. + Đo tổn hao điện môi tgδ và điện dung của cuộn dây (C+T)-Σ: Đầu cao áp màu đen (Black) kẹp vào phía ngắn mạch cuộn dây cao áp và trung áp, dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào Rốn sứ. Chọn sơ đồ UST Red Measures, Blue ground, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. Tương tự đo cho tất cả các sứ phía 110kV và 220kV.* Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn (MEASURE) bằng cách ấn nút kề bên3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

- 44 -

Page 45: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

( * ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

( ) 4 R + B + G START ( Khởi động )

Chọn sơ đồ đo 1 R (G + B) bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 1 R (G + B) là đo từ cao áp tới rốn sứ và đầu dây xanh làm màn chắn của quá trình đo. 4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của sứ có thể gây hư hỏng sứ.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện.9. Khi quá trình đo đã thực hiện xong, cầu đo sẽ phát ra âm thanh sau đó các thông số sẽ xuất hiện ra như sau:

- 45 -

Page 46: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

FINAL = 4 R + B + G ( Sơ đồ đo)V = 5001 V I = 2,090 mA( Điện áp thí nghiệm) (Dòng điện)PF = 0,35% C = 1.104 F( Hệ số công suất ) ( Điện dung)LOSS = +925,4 mW( Tổn thất công suất)

Nhả công tắc điều khiển bằng tay, đưa điện áp thí nghiệm về 0.Chú ý: Nếu khi đo xuất hiện ảnh hưởng lớn của nhiễu, dùng hoạt động (SUPPRESSION) sẽ cải thiện được kết quả đo.10. Ấn phím (STOP) ở khối điều khiển trước khi tháo các đầu dây đo ra khỏi thiết bị được thí nghiệm. 6. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây ở tất cả các nấc: a. Ðối tượng đo: + Đo điện trở một chiều tất cả các nấc cuộn dây cao áp. + Đo điện trở một chiều tất cả các nấc cuộn dây trung áp. + Đo điện trở một chiều cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo điện trở một chiều MRC 6305N. c. Sơ đồ đo: + Đo cuộn dây cao áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha A và trung tính N, lần lược cho pha B, C. + Đo cuộn dây trung áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha a1 và trung tính n, lần lượt cho b1, c1. + Đo cuộn dây hạ áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha a2 và b2, lần lượt cho b2c2, c2a2. Chú ý: Kẹp cáp điện áp phải nằm phía trong kẹp cáp dòng điện. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho các nấc còn lại) * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6350). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6350N đã sẵn sàng hoạt động.4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động

- 46 -

Page 47: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

7. Kiểm tra tỷ số biến các cuộn dây ở tất cả các nấc: a. Ðối tượng đo: + Đo tỷ số biến tất cả các nấc của cuộn dây cao áp/tất cả các nấc của cuộn dây trung áp. + Đo tỷ số biến tất cả các nấc của cuộn dây cao áp/cuộn dây hạ áp. + Đo tỷ số biến tất cả các nấc của cuộn dây trung áp/cuộn dây hạ áp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo tỷ số biến RAYTECH c. Sơ đồ đo:

+ Đo tỷ số biến cuộn cao/trung: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía cao áp pha B, đầu dây H3 (White)) vào phía cao áp pha C, đầu H0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. Đấu các đầu dây X1 (Red) vào phía trung áp pha a1, đầu dây X2 (Black) vào phía trung áp pha b1, đầu dây H3 (White)) vào phía trung áp pha c1, đầu X0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp)

+ Đo tỷ số biến cuộn cao/hạ: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía cao thế áp B, đầu dây H3 (White)) vào phía cao áp pha C, đầu H0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. Đấu các đầu dây X1 (Red) vào phía hạ áp pha a2, đầu dây X2 (Black) vào phía hạ áp pha b2, đầu dây H3 (White) vào phía trung áp pha c2, đầu X0 (yellow) để không. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp)

+ Đo tỷ số biến cuộn trung/hạ: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía trung áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía trung áp pha B, đầu dây H3 (White)) vào phía trung áp pha C, đầu H0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. Đấu các đầu dây X1 (Red) vào phía hạ áp pha a2, đầu dây X2 (Black) vào phía hạ áp pha b2, đầu dây H3 (White) vào phía hạ áp pha c2, đầu X0 (yellow) để không. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp) *Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo REYTECH).1. Nối đầu H (cao áp) của cáp tổ hợp Vào ổ cắm H trên mặt máy đo và đầu X (hạ áp) vào ổ cắm X.2. Đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo bằng các cáp tổ hợp dùng cho hai đầu H và X bằng cáp nối dài.3. Bật công tắc nguồn về vị ON.4. Nhấn chọn “NEW”, lúc bấy giờ lựa chọn cấu hình đo thích hợp. Ở đây ta chọn cấu hình “ Y : Y ” hoặc “ Y : Δ ” để đo tỉ số biến của máy biến điện áp, chọn điện áp đo 10V, 40V, 100V bằng cách chọn sau đó nhấn nút Digi Pot để xác nhận. 5. Nhấn “OK” và nhấn tiếp “GO” máy bắt đầu quá trình đo và kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD.6. Nhấn “IN/Out” để in hay lưu kết quả.8. Kiểm tra tổ đấu dây: a. Ðối tượng đo: + Kiểm tra tổ đấu dây cuộn cao áp.

- 47 -

Page 48: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Kiểm tra tổ đấu dây cuộn trung áp. + Kiểm tra tổ đấu dây cuộn hạ áp. b. Thiết bị đo: + Xem biên bản xuất xưởng của nhà máy. 9. Thí nghiệm ngắn mạch: a. Ðối tượng đo: + Ngắn mạch cuộn dây hạ áp. + Đưa điện áp vào cuộn dây cao áp. + Đo dòng điện qua cuộn dây cao áp. + Đo công suất qua cuộn dây cao áp. Ví dụ: Ngắn mạch a,b cuộn trung áp sau đó đưa điện áp vào cuộn dây cao áp và tăng dần điện áp cho đến khi dòng điện đo được không nhỏ hơn 25% Iđm lúc này đọc giá trị điện áp là giá trị U'k và công suất ngắn mạch P'k. Thí nghiệm ngắn mạch được tiến hành với dòng điện không nhỏ hơn 25% dòng định mức các giá trị U'k và P'k đo được cần qui đổi về dòng điện định mức theo công thức.

U'k Idm

Uk = % ; Ido

P'k Idm

Pk = ; W Ido

b. Thiết bị đo: (Hiện tại chưa có thiết bị thí nghiệm)10. Kiểm tra các biến dòng lắp sẵn: a. Ðối tượng đo: + Đo điện trở cách điện cuộn nhị thứ. + Đo đặc tính từ hoá. + Đo tỷ số biến. b. Thiết bị đo: + Mêgôm 3122 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ) + Cầu đo tỷ số biến EZCT 1200 c. Sơ đồ đo: + Đo điện trở cách điện cuộn dây nhị thứ: Ngắn mạch các cuộn dây nhị thứ, dùng mêgômmét 3132 để kiểm tra. Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía các cuộn dây nhị thứ đã ngắn mạch, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. + Đo đặc tính từ hoá: Dùng cầu đo EZCT 1200. Đấu các đầu dây X1, X2 từ thiết bị đo đến các đầu ra phía hạ thế S1,S2 của TI chân sứ, đầu cao thế để hở mạch. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành.

- 48 -

Page 49: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Đo tỉ số biến: - Đối với cầu đo EZCT 1200: * Cuộn dây đấu Υ: Đấu các đầu dây H1, H2 vào pha A và trung tính N. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 … Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho các pha còn lại) * Cuộn dây đấu Δ: Đấu các đầu dây H1, H2 vào pha A và pha B. Đấu các đầu dây X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 …của pha A, tiếp tục chuyển đầu X1, X2 vào phía hạ thế S1. S2 …của pha B. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành. (Tương tự cho BC, CA còn lại)* Tiến hành quá trình đo cực tính và tỉ số biến theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo EZCT 1200). 1. Nếu muốn kiểm tra tỉ số biến nhấn phím 1 (YES).

RUN RATIO TEST ?1. YES2. NO

2. Nhấn phím 1 để đưa vào giá trị tỉ số biến ghi trên máy để xác nhận sai số.

XFMR NAME PLATE RAT.1. YES2. NO

3. Nhập vào giá trị nói trên.Ghi chú: Nhập giá trị nhất thứ trước, nhấn ENTER sau đó đến giá trị nhị thứ. Nhấn ENTER lần nữa.

ENTER PLATE RATIO.

400:5

4. Tăng điện áp lên để đo tỉ số biến (Điện áp kiểm tra V<100). Tỉ số biến của TI được thể hiện dưới dạng RATIO = .Cực tính cuộn dây được hiển thị dưới dạng dấu “+” hoặc “-” bên trên chỉ số tỉ số biến. Dòng kích và điện áp cũng đồng thời được hiển thị thị trên LCD.Ghi chú: Tỉ số biến của TI sẽ không chính xác nếu TI đang ở trạng thái bão hoà hay điện áp đưa vào TI không đủ.

RATIO TEST ( V < 100 ).“ENTER” TO ACCEPTI = 0.0011 V = 21.0RATIO = +80.100

5. Nhấn ENTER để xác nhận tỉ số biến.PRINT TEST RESULTS ?1. YES

- 49 -

Page 50: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

2. NO 6. Nhấn phím 1 để in kết quả. Thông số được thể hiện dưới dạng bảng.

PRINTING REPORTPLEASE WAIT ……

11. Kiểm tra bộ điều áp dưới tải: a. Đối tượng kiểm tra: - Phần cơ khí: + Kiểm tra chức năng hoạt động. + Kiểm tra đồ thị vòng và phân tích quá trình làm việc của bộ OLTC. - Phần điện: + Cách điện mạch nhị thứ. + Ðộng cơ điều áp. + Kiểm tra chức năng hoạt động. + Chỉ số của bộ điều áp trước và sau khi thí nghiệm. b. Thiết bị kiểm tra: + Đồng hồ vạn năng. + Mêgôm. + Ampe kìm MX 1200. + FLUKE 867B. 12. Kiểm tra các rơle bảo vệ nội bộ MBA: a. Đối tượng kiểm tra: + Kiểm tra sự làm việc của rơle hơi. + Kiểm tra sự làm việc rơ le dòng dầu ( Khi rơ le tác động cần thiết phải giải trừ bằng tay). + Kiểm tra sự làm việc của rơle áp lực ( Chỉ kiểm tra các tiếp điểm đầu ra). + Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ nhiệt độ các cuộn dây. + Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ nhiệt độ dầu. + Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ chỉ thị mức dầu thùng dầu chính. + Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ chỉ thị mức dầu bộ OLTC. b. Thiết bị kiểm tra: + Theo hướng dẫn nhà chế tạo. + Bộ sấy nóng dầu cách điện để kiểm tra sự làm việc của các các cảm biến nhiệt độ của các đồng hồ cần đo so với nhiệt kế mẫu( chưa có thiết bị ). + Dùng nam châm vĩnh củu để kiểm tra tác động của đồng hồ chỉ mức dầu. + Bằng cách nhấn cho tác động đi khép các tiếp điểm 13. Thí nghiệm dầu cách điện: a. Đối tượng kiểm tra: + Thí nghiệm dầu cách điện. + Đo điện áp chọc thủng. + Đo độ chớp cháy. ( chưa có thiết bị ) + Đo hàm lượng KOH. ( chưa có thiết bị ) + Đo hàm lượng Axít. ( chưa có thiết bị ) + Đo hàm lượng tạp chất cơ học.

- 50 -

Page 51: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Đo tổn hao điện môi tgδ ở 900C. + Đo hàm lượng nước trong dầu (KFM 2000). + Đo hàm lượng khí hòa tan trong dầu (MYRKOS). b. Thiết bị kiểm tra: + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện OTS-80AS. + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện OTS-80AS/2. + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện Tiệp Khắc. + Máy đo hàm lượng khí trong dầu MYRKOS. + Máy đo hàm lượng nước trong dầu KFM 2000. + Cầu đo ALFA-10. + Cầu đo DELTA-2000. + Cầu đo BIDDLE. + Thiết bị sấy nóng dầu cách điện đến 90°C.

III. MÁY BIẾN ÁP TỰ DÙNG 1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài: + Sứ đầu vào. + Bộ điều áp. + Mức dầu trong máy biến áp. + Bộ lọc Silicagen của máy biến áp. + Vỏ máy. + Bảng thông số máy. + Ký hiệu các đầu cực về tên pha. + Ðầu nối đất của vỏ máy. 2. Đo điện trở cách điện các cuộn dây R60 và R60/R15: a. Đối tượng kiểm tra: - Trước khi thử cao thế. + Đo điện trở cách điện C-Σ. + Đo điện trở cách điện H-Σ. + Đo điện trở cách điện C-H. - Sau khi thử cao thế + Đo điện trở cách điện C-Σ. + Đo điện trở cách điện H-Σ. + Đo điện trở cách điện C-H. b. Thiết bị đo: + Mêgôm 3121 (Điện áp 2500V, 0-100.000MΩ). Mêgôm 3122 (Điện áp 5000V, 0-100.000MΩ), Mêgôm 3132 (Điện áp 1000V, 0-200MΩ). + Đồng hồ đếm giây. c. Sơ đồ đo: + Đo cách điện cuộn dây C-Σ: Ngắn mạch các cuộn dây cao áp, hạ áp. Dùng mêgômmét 3121 hoặc 3122 để kiểm tra: Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía cao áp, đầu Earth (đen) kẹp vào vỏ thiết bị tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. Tương tự đo cho phía hạ H-Σ .

- 51 -

Page 52: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

+ Đo điện trở cách điện C-H: Ngắn mạch các cuộn dây cao áp, hạ áp. Dùng mêgômmét 3121 hoặc 3122 để kiểm tra: Đầu Line (đỏ) áp sát mũi que đo vào phía cao áp, đầu Earth (đen) kẹp vào phía hạ áp, tiến hành quá trình đo theo hướng dẫn vận hành thiết bị. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho Mêgôm 3121).1. Kiểm tra Pin: Xoay phím chức năng ở vị trí BATT.CHECK, thực hiện việc nhấn nút (PRESS TO TEST) để kiểm tra. Pin tốt khi kim chỉ tới vùng BATT.CHECK hoặc phía phải của vùng này. Nếu không thì phải thay pin.2. Đo điện trở cách điện: Xoay phím chức năng đặt tại vị trí “OFF”, thiết bị cần đo phải được nối đất chắc chắn. Gắn dây đo tới cực nối đất EARTH (đỏ) của thiết bị đo đầu còn lại kẹp tới đầu nối đất của đối tượng đo. Xoay phím chức năng đặt ở vị trí (MΩ) cho Model 3121 và 3122, đầu dây đo LINE (đen) áp sát mũi que đo vào đối tượng đo và thực hiện ấn nút (PRESS TO TEST). Khi đèn LED xanh sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED xanh sáng, khi đèn LED đỏ sáng, đọc giá trị điện trở cách điện trên thang đo đèn LED đỏ sáng. Sau khi kiểm tra xong, nhả nút (PRESS TO TEST) và đợi 1 vài giây không ngắt đầu đo (LINE) ra khỏi đối tượng đo. Điều này mục đích là để xả điện tích bị nạp trong đối tượng đo. 3. Kiểm tra dòng không tải: a. Đối tượng đo: Đưa điện áp vào cuộn dây cần, đo dòng điện, và công suất qua cuộn dây (các cuộn dây còn lại để hở mạch). Dòng điện đo được là dòng điện không tải (I%) máy biến áp, công suất đo được là công suất tổn hao không tải (P%) máy biến áp. Thí nghiệm không tải có thể tiến hành ở điện áp định mức (đối với máy biến áp phân phối cỡ nhỏ) hoặc ở điện áp thấp (5-10% định mức) rồi tính toán qui đổi hoặc không qui đổi mà so sánh với số liệu xuất xưởng (đối với các máy biến áp có điện áp 110kV trở lên, dung lượng lớn). b. Thiết bị đo: + Cầu đo ALFA-10. c. Sơ đồ đo: + Cuộn dây đấu Υ: Đầu dây cao áp (Black) kẹp vào pha A, đầu dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào trung tính N. Chọn sơ đồ đo Red Measure, Blue Gaurds. + Cuộn dây đấu Δ: Đầu dây cao áp (Black) kẹp vào pha A, đầu dây điện áp thấp màu đỏ (Red) kẹp vào pha B, pha C nối đất. Chọn sơ đồ đo Red Measure, Blue Gaurds. * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo ALFA-10).1. Cấp nguồn cho cầu đo bằng cách bật công tắc POWER về vị trí ON sau đó bật công tắc phụ ở khối điều khiển cũng ở vị trí ON.2. Sau khi khởi động cầu đo sẽ hiện ra chỉ thị:

VIEW CLOCK(Xem lại số liệu) (Thời gian)MEASURE EXCITATION(Đo) (Sự kích thích)

- 52 -

Page 53: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

PRINT(In)ENABLE(Các đặc tính)

Chọn EXCITATION bằng cách nhấn nút kề bên 3. Sau đó sẽ xuất hiện chỉ thị bảng sơ đồ đo như sau:

( * ) 1 R ( G + B ) 5 G ( R + B ) ( )

( ) 2 B ( G + R ) 6 R + G ( B ) ( )

( ) 3 R + B ( G ) 7 B + G ( B ) ( )

(*) 4 R + B + G START ( Khởi động )

Chọn sơ đồ đo 1 R ( G + B) bằng cách ấn nút kề bên.Trong đó: 1 R (G + B) là đo từ cao áp tới N (trung tính). (G + B) làm màn chắn.4. Nhấn công tắc liên động bằng tay vào cầu đo ALFA-10 thực hiện hoạt động bằng cách ấn nút (START).Chú ý: Bây giờ điện áp cao đã được tạo ra.5. Sau đó cầu đo sẽ xuất hiện chỉ thị và người vận hành đặt điện áp thí nghiệm.

VOLTAGE CURREN ( Điện áp) ( Dòng điện) 0.000 V 0.000 A

PRESS WHEN READY ( ) (Ấn khi đã thực hiện xong)

6. Tiến hành nâng điện áp tới mức yêu cầu bằng cách ấn nút nâng ( TEST VOLTAGE – RAISE).Chú ý: Không được nâng điện áp vượt quá điện áp định mức của cuộn dây máy biến áp vì có thể gây hư hỏng cuộn dây.7. Khi điện áp thí nghiệm đã được nâng tới mức yêu cầu ấn nút kề bên dòng chữ (PRESS WHEN READY) và bắt đầu thực hiện đo.8. Cầu đo bây giờ sẽ thực hiện đo, các thông số quan trọng của quá trình đo sẽ lần lượt xuất hiện. Cuối cùng kết quả đo được đưa ra.

EXCITATION = 1 R ( G + B ) ( Kích thích)

- 53 -

Page 54: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

V = 575 V ( Điện áp) CURREN : 1,045 mA (Dòng điện)(% PF : +0,00 % ( Hệ số công suất )

9. Để thoát dòng điện đo, giảm điện áp thí nghiệm, ấn phím (main menu) và nhả công tác điều khiển bằng tay.10. Ấn phím (STOP) trên khối điều khiển trước khi tháo các đầu nối của cầu đo khỏi thiết bị được thí nghiệm. 4. Ðo điện trở một chiều cuộn dây: a. Đối tượng đo: + Đo điện trở một chiều các nấc cuộn dây cao thế 22kv hoặc 35kV: AB, BC, CA. + Đo điện trở một chiều cuộn hạ thế 0.4kV: an, bn, cn. b. Thiết bị đo: + Cầu đo điện trở một chiều MRC 6305N. c. Sơ đồ đo: + Đo cuộn dây cao áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha A và B, lần lược cho pha BC, CA. + Đo cuộn dây hạ áp: Kẹp đầu cáp dòng điện (Current) và cáp điện áp (Sense) vào pha a và trung tính n, lần lượt cho bn, cn. Chú ý: Kẹp cáp điện áp phải nằm phía trong kẹp cáp dòng điện. Tiến hành đo theo tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. (Tương tự cho các nấc còn lại) * Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (cầu đo MRC 6350). 1. Kết nối cáp nguồn với nguồn cung cấp có sử dụng điểm nối đất.2. Khởi động thiết bị.3. Sau khi thiết bị tự kiểm tra xong. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị (‘_’) chỉ thị rằng thiết bị MR6350N đã sẵn sàng hoạt động.4. Nhấn (RX) bắt đầu quá trình đo.5. Kết quả đo sẽ hiển thị như sau.

10.01 mΩ

6. Nhấn nút (STOP) dừng quá trình hoạt động 5. Ðo tỉ số biến áp: a. Đối tượng đo: + Đo tỷ số biến tất cả cuộn dây cao áp/hạ áp. b. Thiết bị đo: + Cầu đo tỷ số biến RAYTECH c. Sơ đồ đo:

+ Đo tỷ số biến cuộn cao/hạ: Đấu các đầu dây H1 (Red) vào phía cao áp pha A, đầu dây H2 (Black) vào phía cao áp pha B, đầu dây H3 (White)) vào phía cao

- 54 -

Page 55: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

áp pha C, đầu H0 (yellow) để không. Đấu các đầu dây X1 (Red) vào phía trung áp pha a1, đầu dây X2 (Black) vào phía trung áp pha b1, đầu dây H3 (White)) vào phía trung áp pha c1, đầu X0 (yellow) vào đầu trung tính N máy biến áp. (Tương tự cho tất cả các nấc phân áp) *Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (ví dụ cho cầu đo REYTECH).1. Nối đầu H (cao áp) của cáp tổ hợp Vào ổ cắm H trên mặt máy đo và đầu X (hạ áp) vào ổ cắm X.2. Đấu nối dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo bằng các cáp tổ hợp dùng cho hai đầu H và X bằng cáp nối dài.3. Bật công tắc nguồn về vị ON.4. Nhấn chọn “NEW”, lúc bấy giờ lựa chọn cấu hình đo thích hợp. Ở đây ta chọn cấu hình “ Y : Y ” hoặc “ Y : Δ ” để đo tỉ số biến của máy biến điện áp, chọn điện áp đo 10V, 40V, 100V bằng cách chọn sau đó nhấn nút Digi Pot để xác nhận. 5. Nhấn “OK” và nhấn tiếp “GO” máy bắt đầu quá trình đo và kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD.6. Nhấn “IN/Out” để in hay lưu kết quả. 6. Thử nghiệm cao thế một chiều: a. Đối tượng đo: + Thử cao thế một chiều C-Σ. + Thử cao thế một chiều H-Σ. + Kiểm tra dòng rò. b. Thiết bị đo: + Thiết bị thí nghiệm cao áp AИИ-70, thiết bị thí nghiệm cao áp AИД-70, xe cao áp hợp bộ SEBA. c. Sơ đồ đo: + Ngắn mạch cuộn dây cao áp và hạ áp. Nâng điện áp theo tiêu chuẩn thí nghiệm vào cuộn dây cao áp, tương tự cho phía hạ áp và kiểm tra dòng rò. * Tiến hành đo: (xem mục 8) 7. Thử nghiệm cao thế xoay chiều tần số 50Hz a. Đối tượng đo: + Thử cao thế một chiều C-Σ. + Thử cao thế một chiều H-Σ. b. Thiết bị đo: + Thiết bị thí nghiệm cao áp AИИ-70. + Thiết bị thí nghiệm cao áp AИД-70 + Xe cao áp hợp bộ SEBA. c. Sơ đồ đo: + Ngắn mạch cuộn dây cao áp và hạ áp. Nâng điện áp theo tiêu chuẩn thí nghiệm vào cuộn dây cao áp. Tiến hành quá trình đo theo các bước như sau: (Ví dụ cho: xe cao áp SEBA)1. Chuẩn bị sơ đồ đo, kiểm tra dây đo từ thiết bị đo đến đối tượng đo.2. Núm điều chỉnh điện áp xoay về vị trí ZERO

- 55 -

Page 56: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

3. Chọn chế độ nâng điện áp AC hay DC bằng núm (OPERATION). Ở đây ta ví dụ cho trường hợp nâng điện áp (AC).4. Chọn thang đo dòng điện rò (cần chọn thang đo dòng điện lớn nhất sau đó hạ dần). Giá trị dòng điện đọc trên đồng hồ nhân với bội số nhân trên núm chọn dòng điện (mA) sẽ cho ta giá trị dòng điện cần đo.Ghi chú: Dòng điện rò đo được cần phải trừ với dòng điện rò qua chính thiết bị đo sẽ cho ta dòng điện cần đo.5. Xoay khoá (ON-OFF) trên bảng điều khiển đứng về vị trí (ON).3. Xoay khoá (ON-OFF) trên bàn điều khiển về vị trí (ON).4. Bật Áptômát nguồn.5. Nhấn nút ON trên bảng điều khiển đèn HV.ON sáng.6. Nhấn HV.ON: Sẽ sáng các đèn sau. + Đèn OFF trên bảng điều khiển sáng. + Đèn MANCONECTION trên bàn điều khiển sáng. + Đèn TEST 0-140KV trên bàn điều khiển sáng. + Đèn EARTHING trên bàn điều khiển sáng.7. Nhấn ON trên bàn điều khiển: + Hai cần tiếp địa sẽ dỡ lên. + Đèn EARTHTING tắt. + Đèn H.VOLTAGE.8. Chọn thời gian kiểm tra bằng núm xoay (0-60s). (Sau thời gian cài đặt thiết bị sẽ tự ngắt).9. Xoay núm điều chỉnh đến điện áp cần thử.10. Đọc giá trị dòng rò trên đồng hồ (mA).11. Sau khoảng thời gian đã cài đặt thiết bị tự ngắt xoay núm điều chỉnh điện áp về zerô.12. Nhấn nút (OFF) trên bẳng điều khiển đứng, hoặc nút (OFF) trên bàn điều khiển hai cần tiếp địa sẽ hạ xuống đồng thời đèn H.VOLTAGE tắt. 13. Cắt Áptômát nguồn nuôi.14. Xoay khoá (ON-OFF) trên bảng điều khiển và trên bàn điều khiển về vị trí (OFF). Kết thúc quá trình đo.Ghi chú:- Nếu đèn (F-U) sáng thì kiểm tra lại nối đất phụ.- Nếu đèn (F-OHM) sáng thì kiểm tra lại nối đất vận hàng.- Nếu đèn có biểu tượng ( ) sáng thì kiểm tra lại nối đất làm việc.- Nếu không thao tác được cần kiểm tra lại các nút và khoá sau: + Núm điều chỉnh điện áp phải xoay về vị trí zerô. + Kiểm tra lại các cầu chì. + Kéo nút EMERGENCY ra. + Xoay khoá VSG về vị trí AUS.* Nếu nâng điện áp ở chế độ (DC). Ta phải đặt thêm khối chỉnh lưu vào trên khối MBA. Dùng dây đo cao áp màu đỏ (DC), đóng cửa sau xe đèn có biểu tượng ( ) tắt.

- 56 -

Page 57: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

9. Thử nghiệm dầu: a. Đối tượng đo: + Đo điện áp phóng của dầu U phóng (kV/2,5mm) b. Thiết bị đo: + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện OTS-80AS + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện OTS-80AS/2 + Máy đo điện áp đánh thủng dầu cách điện Tiệp Khắc

IV. TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM1. Đo điện trở một chiều:

- Chênh lệch điện trở giữa các nấc tương ứng của các pha và so sánh với số liệu xuất xưởng của nhà chế tạo, số liệu thí nghiệm định kỳ không được chênh lệch quá 2% nếu như không có lý do đặc biệt ghi rõ trong lí lịch máy. 2. Đo tỉ số biến: - Tỉ số biến áp đo dược ở các nấc tương ứng của các pha không được sai lệch nhau quá 2%. Đối với các máy biến áp có ĐAT sai lệch không được vượt quá trị số của một nấc điều chỉnh. Tỉ số biến áp được so với số liệu của nhà chế tạo không được sai lệch quá ±5%. 3. Kiểm tra tổ đấu dây:

- Tổ đấu dây phải phù hợp với số liệu của nhà chế tạo và với ký hiệu trên nhãn máy. 4. Đo điện trở cách điện:

- Điện trở cách điện các cuộn dây không tiêu chuẩn hoá và sau khi qui chuẩn về cùng một nhiệt độ thì không được giảm quá 30% so với số liệu của nhà chế tạo hoặc so với lần thí nghiệm trước. Trường hợp không có các số liệu trên để so sánh có thể tham khảo giới hạn tối thiểu cho phép theo bảng 2-1 (Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998).Ghi chú: Đối với các máy biến áp từ 150kV trở xuống đo ở nhiệt độ trên 10°C. Đối với các máy biến áp từ 220kV trở lên đo ở nhiệt độ trên 30°C.

- Tỉ số hấp thụ K=R60/R15 không tiêu chuẩn hoá. Thông thường trong khoảng 10-30°C. Tỉ số này không thấp hơn 1,3 đối với các máy biến áp có cách điện không bị nhiễm ẩm.Ghi chú: Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn khoảng trên tỉ số hấp phụ có thể giảm thấp. 5. Đo tổn hao điện môi tgδ của các cuộn dây:

- Tỉ số tgδ không tiêu chuẩn hoá. Khi qui đổi về cùng một nhiệt độ trị số này không được tăng quá 30% so với số liệu xuất xưởng của nhà chế tạo hoặc so với số liệu thí nghiệm định kỳ. Trường hợp không có số liệu này có thể tham khảo trị số tối đa cho phép theo bảng 2-4 (Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998). Trong mọi trường hợp tgδ ≤1% được coi là đạt yêu cầu. (Tại hiện trường).Ghi Chú: Đối với máy biến áp từ 150kV trở xuống đo ở nhiệt độ trên 10°C. Đối với các máy biến áp từ 220kV trở lên đo ở nhiệt độ trên 30°C.

- 57 -

Page 58: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

6. Đo tổn hao điện môi tgδ:- Tgδ các sứ đầu vào có dầu không được cao hơn các trị số trong bảng 2-5

(Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998).- Các sứ khác phải thử điện áp tăng cao tầng số công nghiệp theo bảng 2-6

(Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998).- Dầu trong sứ phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ghi chú: Đối với các máy biến áp từ 35kV trở xuống các sứ đầu vào được thí nghiệm điện áp tăng cao tầng số công nghiệp cùng với cuộn dây. 7. Thí nghiệm ngắn mạch:

- Điện áp ngăn mạch không được sai lệch quá 10% và tổn thất ngắn mạch không được tăng lên quá 10% so với số liệu tính toán (số liệu trong lý lịch xuất xưởng). 8. Thí nghiệm không tải:

- Dòng không tải không được sai lệch quá 30% so với số liệu tính toán (số liệu xuất xưởng).

- Tổn thất không tải của các may biến áp 3 pha dưới 110kV và các máy biến áp 1 pha từ 110kV trở lên không được sai lệch quá 10% so với số liệu xuất xưởng.

- Tổn thất không tải của các máy biến áp 3 pha điện áp 110kV trở lên không được sai lệch quá 5% so với số liệu xuất xưởng.

- Tổn thất và dòng không tải của 2 pha A và C đối với các máy biến áp 3 pha không được sai lệch nhau quá 5%.Ghi chú: Có thể thí nghiệm trực tiếp ở điện áp định mức hoặc có thể thí nghiệm ở điện áp (5-10% định mức) rồi tính toán qui đổi hoặc không qui đổi. Nếu tiến hành thí nghiệm ở điện áp thấp thì cần tiến hành trước khi đo điện trở một chiều. 9. Thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp đối với cách điện chính:

- Trị số điện áp thí nghiệm đối với các máy mới lắp đặt và các máy sau sủa chữa có thay thế hoàn toàn cuộn dây lấy bằng 90% điện áp thử của nhà chế tạo khi xuất xưởng hoặc bằng 90% số liệu của bẳng 2-7 (Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998). Đối với máy biến áp sau sửa chữa có thay thế một phần cuộn dây hoặc một phần cách điện thì thử bằng 85% của nhà chế tạo hoặc của bảng 2-7 (Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998).Ghi chú: Đối với các máy có cấp điện áp từ 110kV trở lên hạng mục này chỉ tiến hành khi có nguồn điện áp phù hợp. Nếu may biến áp có trung tính cách điện không hoàn toàn thì thí nghiệm điện áp tăng cao chỉ tiến hành riêng với trung tính. 10. Kiểm tra các biến dòng lắp sẵn: - Theo tiêu chuẩn thí nghiệm biến dòng đo lường. 11. Kiểm tra bộ điều áp dưới tải:

- Theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Tham khảo phụ lục 9 (Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998). 12. Thí nghiệm độ kín vỏ máy:

- Đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất dẻo tạo áp lực không khí 0,1kg/cm2

trong túi khí. Đối với các máy biến áp khác tạo áp lực không khí khô 0,1kg/cm2

trên mặt thoáng dầu hoặc thử bằng cột dầu cao 0,6m (cho các

- 58 -

Page 59: Cac Buoc Thi Nghiem Cac Thiet Bi Nhat Thu

máy có bộ làm mát hình ống hoặc mặt phẳng) và 0,3m (cho các máy có bộ làm mát dạng làm mat hình ống hoặc mặt phẳng) và 0,3m (cho các may có bộ làm mát dạng sóng). Chiều cao cột dầu tính từ mặt thoáng dầu không thấp hơn đỉnh sứ đầu vào. thời gian thử ít nhất 3 giờ. 13. Đóng điện xung kích:

- Đóng điện áp định mức 3-5 lần vào máy. Không được có gì khác lạ chứng tỏ máy biến áp đạt yêu cầu. 14. Thí nghiệm mẫu dầu trong máy:Xem phụ lục 1 (Qui trình vận hành - sửa chữa máy biến áp năm 1998).

- 59 -