bÁo cÁo t nh c p - 2030

21
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBND Đồng Tháp, ngày tháng năm 2021 BÁO CÁO Tnh hnh triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 Thực hiện Công văn số 519/BKHCN-HVKHCN ngày 15/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị phối hợp cung cấp thông tin xây dựng Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp báo cáo kết quả thực hiện như sau: I. VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (KHCN) VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (ĐMST) CỦA ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 1. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC 1.1. Về nâng cao nhận thức của các cấp đối với vai trò KHCN và ĐMST trong phát triển địa phương Giai đoạn 2011 - 2020, Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã chỉ đạo Sở KHCN làm đầu mối phối hợp các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ, vai trò của KHCN được thông qua nhiều hình thức như: báo cáo chuyên đề, phát hành Bản tin thông tin KHCN theo định kỳ 1 ; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp thực hiện phát sóng chuyên mục truyền hình về KHCN; thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật về KHCN, thông tin KHCN trên website của Sở KHCN 2 ; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cung cấp thông tin về KHCN cho các Hội quán trên địa bàn Tỉnh biết, áp dụng. Song song đó, Sở KHCN đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Hội Nông dân Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Liên đoàn lao động Tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tới đoàn viên, hội viên, nông dân, trí thức trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu các bản tin thông tin KHCN nhằm cung cấp, chia sẻ những thành tựu khoa học kỹ thuật và những kiến thức, kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất nông nghiệp như: mô hình sản xuất theo GAP, liên kết sản xuất, tiêu thụ,...; giới thiệu cho nông dân biết chương trình phát sóng chuyên mục truyền hình về thông tin KHCN trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp; thông qua địa chỉ website của Sở KHCN để tổ chức, công dân tiếp cận và truy 1 Phát hành 02 tháng/số, mỗi số phát hành 600 quyển gửi đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hội quán, cơ quan, trường cao đẳng, đại học trên địa bàn 2 hàng năm, thực hiện đăng tải hơn 1.200 tin, bài và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoa học ng nghệ

Upload: others

Post on 17-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO T nh C P - 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-UBND Đồng Tháp, ngày tháng năm 2021

BÁO CÁO

Tinh hinh triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược Phát triển khoa học và

công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát

triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia giai đoạn 2021 - 2030

Thực hiện Công văn số 519/BKHCN-HVKHCN ngày 15/3/2021 của Bộ

Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị phối hợp cung cấp thông tin xây dựng

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 -

2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(KHCN) VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (ĐMST) CỦA ĐỊA PHƯƠNG GIAI

ĐOẠN 2011 - 2020

1. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC

1.1. Về nâng cao nhận thức của các cấp đối với vai trò KHCN và ĐMST

trong phát triển địa phương

Giai đoạn 2011 - 2020, Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã chỉ đạo Sở

KHCN làm đầu mối phối hợp các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác

tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ,

vai trò của KHCN được thông qua nhiều hình thức như: báo cáo chuyên đề, phát

hành Bản tin thông tin KHCN theo định kỳ1; phối hợp với Đài Phát thanh và

Truyền hình Đồng Tháp thực hiện phát sóng chuyên mục truyền hình về KHCN;

thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật về KHCN, thông tin KHCN

trên website của Sở KHCN2; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cung cấp

thông tin về KHCN cho các Hội quán trên địa bàn Tỉnh biết, áp dụng.

Song song đó, Sở KHCN đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tỉnh, Hội Nông dân Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Liên đoàn lao động Tỉnh,

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và

kỹ thuật tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các mô hình

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tới đoàn viên, hội viên, nông dân, trí thức

trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu các bản tin thông tin KHCN nhằm cung cấp, chia sẻ

những thành tựu khoa học kỹ thuật và những kiến thức, kinh nghiệm từ các mô

hình sản xuất nông nghiệp như: mô hình sản xuất theo GAP, liên kết sản xuất,

tiêu thụ,...; giới thiệu cho nông dân biết chương trình phát sóng chuyên mục

truyền hình về thông tin KHCN trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp;

thông qua địa chỉ website của Sở KHCN để tổ chức, công dân tiếp cận và truy

1 Phát hành 02 tháng/số, mỗi số phát hành 600 quyển gửi đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hội quán, cơ quan,

trường cao đẳng, đại học trên địa bàn 2 hàng năm, thực hiện đăng tải hơn 1.200 tin, bài và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoa học

công nghệ

Page 2: BÁO CÁO T nh C P - 2030

2

cập. Qua đó, đã giúp cho người dân có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong sản

xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản

phẩm nông sản. Bên cạnh đó, công tác triển khai các đề tài, dự án, chuyển giao

các tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình cho nông dân được đẩy mạnh, giúp

giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2015,

Tỉnh đã tổ chức xét chọn được 33 nhà sáng tạo của 32 sản phẩm sáng tạo tiêu

biểu tham dự Họp mặt “Nhà sáng chế tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp”, trong đó có

17/33 là nông dân. Việc tổ chức Họp mặt có ý nghĩa to lớn trong phong trào phát

huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đồng thời tuyên truyền, cổ vũ phong trào lao

động sáng tạo trong nhân dân, biến ý tưởng thành sản phầm để tăng năng suất

sản xuất và hiệu quả công việc.

1.2. Về thành tựu và đóng góp của KHCN và ĐMST trong phát triển

địa phương

a) Về hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ kinh tế - xã hội

Hoạt động KHCN tiếp tục được quan tâm, nhất là việc ứng dụng các kỹ

thuật tiên tiến trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp,

thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống. Công tác nghiên cứu khoa học tập

trung vào việc tuyển chọn và triển khai các đề tài, dự án phục vụ các chương

trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, trong giai đoạn 2011 - 2015 đã thực

hiện 82 đề tài, dự án khoa học trên các lĩnh vực cụ thể:

* Đối với công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện chương trình quan trắc hàng năm đối với các thành phần môi

trường, việc quan trắc chất lượng môi trường tập trung chủ yếu tại khu vực khu

công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu nuôi thuỷ sản để có cảnh báo kịp

thời, nguy cơ ô nhiễm môi trường, đồng thời, phân tích, tổng hợp số liệu làm cơ

sở báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường ở địa phương; triển khai các nghiên

cứu, ứng dụng trong lĩnh vực môi trường chủ yếu là các giải pháp công nghệ

trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường, như công nghệ biogas, tạo

đệm lót sinh học để xử lý ô nhiễm trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nổi bật là đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải y tế tại khu vực 07 Trung

tâm y tế của Tỉnh; kết quả đề tài “Nghiên cứu triển khai thực hiện các giải

pháp tổng hợp để xử lý môi trường của làng nghề sản xuất bột kết hợp nuôi

heo ở huyện Châu Thành”, đã chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm quy mô hộ

tại làng nghề làm bột, nuôi heo tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, các

đơn vị tiếp nhận nhân rộng mô hình đã mang lại hiệu quả thực tế, góp phần vào

sự phát triển bền vững của làng nghề sản xuất bột truyền thống tại xã Tân Phú

Trung.

* Đối với sản xuất nông nghiệp

- Nhiều tiến bộ KH&CN đã được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất lúa,

rau, cây ăn trái như: xây dựng và hoàn chỉnh quy trình sản xuất nông nghiệp tốt

(GAP) đối với cây lúa, rau màu, cây ăn trái; ứng dụng các kỹ thuật mới như xử

lý ra hoa trái vụ, bao trái, đến nay đã hơn 80% diện tích sản xuất xoài đã áp

dụng kỹ thuật này, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của địa

Page 3: BÁO CÁO T nh C P - 2030

3

phương. Một số kỹ thuật khác cũng đang triển khai như tưới tiết kiệm nước, sử

dụng phân tan chậm, sản xuất hữu cơ đối với một số cây trồng, ứng dụng cơ giới

hóa các khâu trong sản xuất...

- Ứng dụng khoa học công nghệ được triển khai, áp dụng trên các cây

trồng chủ lực như mô hình xử lý giá thể trồng hoa hồng bằng chế phẩm sinh học,

ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới, nhân giống vô tính giúp

nhân nhanh các giống mang đặc tính tốt, sạch bệnh, thử nghiệm sản xuất giống

bắp chuyển gen trên địa bàn huyện Thanh Bình, giống đậu nành của Viện Lúa

Đồng bằng sông Cửu Long (OMĐN 1, OMĐN 29, OMĐN 110, OMĐN 112)

góp phần làm tăng chất lượng nông sản, thích nghi được điều kiện biến đổi khí

hậu, giảm ô nhiễm môi trường...

- Lĩnh vực chăn nuôi được nâng cao, chất lượng các giống heo, kỹ thuật

gieo tinh nhân tạo đã ngày càng hoàn thiện3; hỗ trợ ưu đãi đầu tư dự án Trung

tâm heo giống công nghệ cao tại huyện Cao Lãnh do Công ty TNHH Liên doanh

Austfeed Mekong là chủ đầu tư, với quy mô công suất: 5.000 heo giống ông

bà/năm, 125.000 heo thương phẩm/năm. Ngoài ra, bước đầu đã áp dụng quy

trình thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP trên 06 hộ nuôi heo với

quy mô 10 heo nái/chuồng/hộ.

- Lĩnh vực thuỷ sản, đã tiếp nhận và chuyển giao 89.872 cá tra giống đã

cải thiện di truyền do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II chuyển giao đến

40 hộ sản xuất giống cá tra trên địa bàn Tỉnh; đối với nuôi cá tra thương phẩm

đã có 100% diện tích ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học nhằm ổn định nguồn

nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chỉ số tiêu thụ thức ăn, cải thiện

chất lượng thịt; đã có hơn 95% diện tích áp dụng và được chứng nhận các tiêu

chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP…; tiếp nhận công nghệ của Israel

về sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực và ứng dụng quy trình sản xuất giống

cá rô phi đơn tính sử dụng hormon MT (17 Alpha - Methyl Testosteron) nhằm

nâng cao tốc độ tăng trưởng và năng suất.

* Kết quả hoạt động hỗ trợ công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đã tập trung hỗ trợ ngành cơ khí, nhất là cơ khí chế tạo máy phục vụ nông

nghiệp được triển khai thông qua chương trình và chính sách khuyến công(4);

phối hợp đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực quản lý và tạo điều kiện

xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật giới thiệu sản phẩm cơ khí(5). Tổ chức các

cuộc hội thảo chuyên đề; tổ chức đoàn cho các cơ sở cơ khí và công nghiệp hỗ

trợ trên địa bàn Tỉnh tham gia hội chợ triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ,

hội chợ máy thiết bị và công nghệ MTA Việt Nam, triển lãm sản phẩm tiết kiệm

năng lượng…

3 ở 37 cơ sở trên toàn Tỉnh, với số lượng đàn heo có tỷ lệ máu lai heo ngoại chiếm tỷ lệ 70%/tổng đàn, giống heo

có tỷ lệ máu lai heo ngoại chiếm 30%. 4 Trong giai đoạn 2013 - 2017, hỗ trợ trang bị 12 máy hàn, 11 máy cắt, 01 máy phay và 01 bộ thiết bị plasma

CNC với tổng kinh phí 3.559,5 triệu (nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ số tiền 649,15 triệu). 5 Hỗ trợ xây dựng 02 mô hình tổng kinh phí 4.800 triệu (nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ 550 triệu).

Page 4: BÁO CÁO T nh C P - 2030

4

* Lĩnh vực xây dựng

Triển khai Đề án: "Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng xây dựng

Việt Nam" do Trung ương hỗ trợ6, ngành xây dựng chuẩn bị đầu tư một số thiết

bị, công nghệ tiên tiến để thực hiện chức năng kiểm định chất lượng công trình,

giúp nâng cao năng lực kiểm định của đơn vị. Trong nghiên cứu, ứng dụng

thuộc lĩnh vực xây dựng, đã tiếp nhận và triển khai ứng dụng công nghệ mới

trong xây dựng trên địa bàn Tỉnh như: Gia cố nền móng bằng phương pháp xi-

măng hóa7; phương pháp móng top - base; sàn bubbledeck, triển khai công nghệ

sản xuất vật liệu xây dựng không nung cho các cơ sở sản xuất giúp giảm thiểu ô

nhiễm môi trường.

Trong triển khai sản xuất vật liệu xây dựng không nung, Uỷ ban nhân dân

Tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất

gạch đất sét nung trên địa bàn Tỉnh theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND.HC ngày

11/11/2014 nhằm phát triển vật liệu xây không nung, từng bước hạn chế sản xuất,

sử dụng gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an

ninh lương thực, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.

* Lĩnh vực giao thông vận tải

Tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào xây dựng,

sửa chữa cầu, đường ngành giao thông đã mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới

vào xây dựng, sửa chữa một số công trình giao thông nhằm nâng cao chất lượng,

tuổi thọ công trình, một số ứng dụng như công nghệ dán sợi Carbon bằng keo

S&P kết hợp căng cáp ngang để sửa chữa, nâng cấp tải trọng cầu Sa Đéc (cầu

Nàng Hai) từ tải trọng H18 lên tải trọng H30; Sử dụng dầm thép chịu thời tiết để

thi công cầu Xẻo Bèo, thành phố Cao Lãnh; sử dụng vật liệu Carboncor để rãi

thử, sửa chữa, tăng cường mặt đường (đường Võ Thị Sáu, thành phố Cao Lãnh);

dùng cọc khoan nhồi nhằm đảm bảo khả năng chịu tải trọng cho các trụ giữa

sông đối với cầu Sa Đéc 2; dùng công nghệ ép cọc ống bê tông cốt thép dự ứng

lực đường kính lớn thay cho cọc vuông đỗ tại công trường và đóng thi công mố

trụ trên bờ cầu Sa Đéc 2 để giảm tiếng ồn, giảm chấn gây nứt nhà, tăng sức chịu

tải của cọc trên nền đất yếu và giảm giá thành thi công; dùng công nghệ gia cố

nền đường đất yếu đường vào cầu Tân Bình, cầu Bình Hiệp đường ĐT852B

bằng giếng cát.

* Lĩnh vực y tế

KHCN đóng góp cao trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bình quân hàng năm có khoảng 50 - 100 đề tài nghiên cứu (chủ yếu là cấp cơ

sở) trong việc ứng dụng công nghệ cao vào chẩn đoán, điều trị, dự phòng, xử lý

6 Trung ương hỗ trợ thông qua Dự án: Tăng cường năng lực kiểm định cho Trung tâm Kiểm định chất lượng

công trình xây dựng Đồng Tháp đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1149/QĐ-UBND

ngày 29 tháng 10 năm 2015. 7 Trong nghiên cứu ứng dụng đã thực hiện đề tài:“Gia cố nền đất yếu bằng phương pháp xi măng hóa theo

công nghệ khoan, bơm siêu áp”, kết quả ứng dụng vào công trình thực tế cho thấy các công trình hiện tại

đang ổn định, khả năng chịu tải của nền công trình sau gia cố đã tăng lên từ 1,5 - 1,9 lần so với nền đất tự

nhiên, kinh phí đóng cọc đã giảm khoảng 28% so với móng cọc bê tông cốt thép, giảm 5 - 9% so với móng

gia cố bằng cừ tràm.

Page 5: BÁO CÁO T nh C P - 2030

5

chất thải y tế, lâm sàng và cận lâm sàng,... các giải pháp đã được triển khai tích

cực và đồng bộ, cải tiến quy trình khám bệnh, trong đó có đẩy mạnh việc đào

tạo, học tập kỹ thuật từ tuyến trên và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Nổi

bật là kết quả nghiên cứu “Hiệu quả điều trị của bệnh viêm phổi cộng đồng mắc

phải mức độ trung bình nặng trên nguời lớn tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp”

từ kết quả nghiên cứu Bệnh viện Phổi Đồng Tháp đã xây dựng phác đồ điều trị

riêng cho bệnh viện, giúp các bác sĩ điều trị dễ dàng áp dụng trong điều trị bệnh

phổi cộng đồng mắc phải mức độ trung bình nặng ở người lớn tại bệnh viện.

* Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin

- Hệ thống mạng LAN ở các sở, ban, ngành Tỉnh được củng cố, bảo đảm

phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành; 100% cơ quan hành chính 03 cấp trên địa

bàn Tỉnh đã được trang bị chứng thư số để phục vụ trao đổi văn bản điện tử qua

môi trường mạng. Các phần mềm tiện ích để nâng cao chất lượng công việc được

sử dụng rộng rãi trong toàn Tỉnh như: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành

eOffice, iDesk, phần mềm theo dõi giao nhiệm vụ, phần mềm một cửa điện tử...

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế, văn hóa - xã

hội như: website “Bạn nhà nông”, “Đồng Tháp Xanh”... nhằm cung cấp, phổ

biến các tin tức khuyến nông, các chủ trương, chính sách về nông nghiệp và phát

triển nông thôn, kiến thức khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, thông tin

giá cả thị trường, dự báo thời tiết, các loại dịch bệnh và cách phòng, trị bệnh ở

cây trồng, vật nuôi; chuyển giao công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật tại

các Hội quán, phục vụ nhu cầu thiết thực cho nông dân, hỗ trợ cho doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin được hầu hết các doanh nghiệp triển

khai với các chứng thư số phục vụ khai báo thuế qua mạng; công tác quản lý tài

chính, kế toán, khách hàng, nhân sự.

b) Hoạt động KHCN hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Tỉnh đã hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp ở địa phương ứng

dụng và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm, đáp ứng

yêu cầu thị trường. Các doanh nghiệp trong Tỉnh đã chủ động tiếp nhận chuyển

giao các thiết bị công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến trên thế giới để đưa vào

ứng dụng. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Cỏ May Essential ứng dụng công nghệ

hiện đại trong lĩnh vực trích ly, chiết xuất và điều chế các tinh chất chọn lọc từ

các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ địa phương. Ứng dụng này hướng

đến việc phát triển các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho các ngành

công nghiệp thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm và các lĩnh vực khác.

- Ngoài ra, một số doanh nghiệp ở địa phương có nhiều kết quả nổi bật

trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng KHCN như Domesco, Imexpharm với các

sản phẩm nghiên cứu, điều chế dược phẩm có giá trị, hay tiêu biểu là Công ty

TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen, với sản phẩm nghiên cứu collagen có giá trị

cao được chiết xuất thành công từ da cá với công suất 2.000 tấn thành

phẩm/năm (1.000 tấn collagen peptide và 1.000 tấn gelatin).

Page 6: BÁO CÁO T nh C P - 2030

6

- Hướng dẫn, hỗ trợ, đẩy mạnh công tác hình thành và phát triển các

doanh nghiệp KHCN tại địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 5

doanh nghiệp KHCN với 7 sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu KHCN.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KHCN

trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp8. Giai đoạn 2011 - 2020, Tỉnh đã hỗ trợ, khuyến

khích 137 lượt tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động KHCN. Tổng kinh phí hỗ

trợ giai đoạn 2011 - 2020: 4.626.903.000 đồng.

Thông qua chính sách về KHCN, nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ đổi

mới công nghệ, thiết bị, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực

cạnh tranh9, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa,

triển khai sáng kiến, ứng dụng KHCN để cải tiến, sản xuất nhiều loại máy móc,

thiết bị hữu ích, tham gia các hoạt động kết nối cung cầu10.

Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền (bảo hộ) nhãn hiệu cho 19 loại nông sản

chủ lực, đặc thù của Tỉnh, nổi bật là chứng nhận chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm

Xoài Cao Lãnh11; thực hiện truy xuất nguồn gốc một số nông sản chủ lực như

xoài, nhãn. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng góp phần tạo điều kiện

cho tổ chức, cá nhân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa Tỉnh.

1.3. Về tiềm lực KHCN và ĐMST của địa phương

a) Những kết quả chủ yếu về phát triển tiềm lực KHCN và ĐMST giai

đoạn 2011-2020

- Số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ/Tổng số nhân lực nghiên cứu

của địa phương: 127/2438.

- Số lượng phòng thí nghiệm, trạm, trại thực nghiệm (số đạt chuẩn quốc

tế/tổng số): 02/52.

- Chương trình, cơ chế liên kết, hợp tác giữa nghiên cứu, đào tạo và

chuyển giao tri thức ứng dụng thực tiễn của địa phương gồm:

+ Chương trình hợp tác giữa UBND Tỉnh và Trường Đại học Cần Thơ về

nghiên cứu khoa học và đào tạo giai đoạn 2011 - 2015: đã phối hợp triển khai 19

đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực như: trồng trọt, thuỷ sản, công nghệ sinh học, kinh

tế; đồng thời tổ chức ngiệm thu 14 đề tài, dự án cấp tỉnh, kết quả thực hiện đều

được đánh giá từ mức đạt trở lên. Các đề tài sau khi nghiệm thu đều được đưa vào

ứng dụng trong thực tế sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp

của Tỉnh. Nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất theo quy trình và đạt

tiêu chuẩn VietGAP đối với lúa (huyện Tam Nông), cây xoài (huyện Cao Lãnh)

8 Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND và Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND (thay thế Quyết định số 11/2008/QĐ-

UBND) 9 Hỗ trợ 70 lượt doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9001:2008, ISO

14001:2004, Global GAP-CFM, ISO/IEC 17025, ASC. 10 Hội chợ Techmart 2015 tại Hà Nội đã có 18 doanh nghiệp, nhà sáng tạo nông dân Đồng Tháp tham gia trưng

bày, giới thiệu các máy móc, thiết bị. 11 Gồm: Nhãn Châu Thành; Khoai Môn Mỹ An Hưng; Kiệu Hội An Đông (H. Lấp Vò); Sen Tháp Mười; Làng

Hoa - Kiểng Sa Đéc; Hủ Tiếu Sa Đéc; Xoài Cát Chu Cao Lãnh; Xoài Cao Lãnh; Chanh Cao Lãnh; Cá Điêu

Hồng Bình Thạnh (H. Cao Lãnh); Quýt Hồng Lai Vung; Cam Soàn Lai Vung; Quýt Đường Lai Vung; Ớt Thanh

Bình; Khô Cá Lóc Tràm Chim; Kiệu Phú Hiệp; Khô Phú Thọ (H. Tam Nông); Hồng Ngự - Rau củ quả an toàn;

Cá Tra Giống Hồng Ngự.

Page 7: BÁO CÁO T nh C P - 2030

7

và đang thực hiện đối với cây chanh tàu (huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành),

cây ớt (huyện Thanh Bình) nhằm nâng cao nâng suất, chất lượng hàng hoá nông

sản Tỉnh và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm.

+ Chương trình hợp tác giữa Bộ KHCN và UBND Tỉnh giai đoạn 2018 -

2025: đề ra 17 nhiệm vụ ưu tiên thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động KHCN tại

địa phương. Đến nay, đã đề xuất 09 nhiệm vụ, được Bộ KHCN phê duyệt 02

nhiệm vụ.

- Hình thành các tổ chức trung gian hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, gồm:

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Kiểm

Định và Kiểm Nghiệm Đồng Tháp; các tổ chức KHCN: Công ty TNHH Thuỷ

Sản Mừng Liên, Trung tâm Dịch vụ Khởi nghiệp và Trưng bày sản phẩm tại

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công

nghệ cao (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Khu nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao Tân Mỹ, huyện Lấp Vò.

- Số tạp chí khoa học của địa phương: Trường Đại học Đồng Tháp hiện

đang quản lý và tổ chức hoạt động 01 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp.

Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp xuất bản theo 2 chuyên san Khoa học Tự

nhiên và Khoa học Xã hội và Nhân văn, mỗi năm xuất bản 06 số nhằm công bố

kết quả nghiên cứu của viên chức, học viên, sinh viên và nhà khoa học trong và

ngoài nước.

- Tổng kinh phí Nhà nước đầu tư cho xây dựng tiềm lực KHCN của địa

phương:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: tổng dự toán UBND Tỉnh phê duyệt kinh phí

cho sự nghiệp KHCN và kinh phí đầu tư phát triển là 115,946 triệu đồng. Trong

đó đã thực hiện 100,846 triệu đồng, gần 87% (trong đó chi thực hiện đề tài, dự

án là 32,064 triệu đồng).

+ Giai đoạn 2015 - 2020: tổng dự toán UBND Tỉnh phê duyệt kinh phí

cho sự nghiệp KHCN và kinh phí đầu tư phát triển là 272,193 triệu đồng. Trong

đó đã thực hiện 219,235 triệu đồng, khoảng 80% (trong đó, chi thực hiện đề tài,

dự án là 84,708 triệu đồng).

b) Đánh giá chung về tiềm lực KHCN

- Đầu tư tiềm lực KHCN được chú trọng, năng lực phân tích, kiểm

nghiệm, kiểm định được mở rộng và được các Bộ, ngành Trung ương chứng

nhận, chỉ định, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ nhu cầu của tổ

chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh.

- Kinh phí dành cho hoạt động KHCN ngày một tăng lên, các tổ chức

trung gian trong hệ sinh thái bước đầu hình thành.

1.4. Về thực hiện các nhiệm vụ KHCN và hoạt động ĐMST ở địa phương

a) Về thực hiện các nhiệm vụ KHCN

- Tổng số nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đã triển khai thực hiện:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 45 nhiệm vụ (42 nhiệm vụ đã nghiệm thu, 03

nhiệm dừng thực hiện)

Page 8: BÁO CÁO T nh C P - 2030

8

+ Giai đoạn 2016 - 2020 là 37 nhiệm vụ (16 nhiệm vụ đã nghiệm thu, 01

nhiệm vụ dừng thực hiện, 20 nhiệm vụ đang thực hiện).

- Tổng số nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở đã triển khai thực hiện:

+ Giai đoạn 2011 - 2015 là: 187 nhiệm vụ (chỉ hỗ trợ cho các huyện triển

khai).

+ Giai đoạn 2016 - 2020 là: 59 nhiệm vụ (48 nhiệm vụ đã nghiệm thu, 02

nhiệm vụ dừng thực hiện, 09 nhiệm vụ đang theo đang thực hiện).

- Tỷ lệ nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh có kết quả được ứng dụng vào thực

tiễn/tổng số nhiệm vụ thực hiện:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: có 40/45 nhiệm vụ.

+ Giai đoạn 2016 -2020: có 16/37 nhiệm vụ.

- Tỷ lệ nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở có kết quả được ứng dụng vào thực

tiễn/tổng số nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là: 48/59 nhiệm vụ.

- Số lượng công bố khoa học/tổng số các nhiệm vụ KHCN thực hiện:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 31/45 nhiệm vụ (trong đó, có 01 quốc tế).

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 10/37 nhiệm vụ (trong đó, có 02 quốc tế).

- Số lượng các sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng vật nuôi

mới/tổng số nhiệm vụ:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 05 giống (03 giống lúa, 02 giống mè)/45 nhiệm vụ.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 00/37 nhiệm vụ.

- Thành tựu KHCN nổi bật giai đoạn 2011 - 2020:

+ Dự án:“Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất

chanh đạt chứng nhận VietGAP tại huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành tỉnh

Đồng Tháp” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì và GS. TS. Trần Văn Hâu làm

chủ nhiệm, Dự án đã xây dựng thành công mô hình chanh đạt chứng nhận

VietGAP với diện tích là 47,66 ha, sản lượng 1.750 tấn/năm (tại 02 huyện: Châu

Thành là 27,3 ha và huyện Cao Lãnh là 20,36ha, với tổng số hộ là 41 hộ). Hiệu

quả kinh tế: sản phẩm chanh đạt chứng nhậnVietGAP đang được công ty Vineco

thu mua cao hơn giá thị trường là 2.000 đồng/kg. Hiệu quả xã hội: đã nâng cao

nhận thức cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ

môi trường, trách nhiệm đối với người tiêu dùng trong sản xuất chanh, tạo ra sản

phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Đề tài: “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa

chất lượng cao theo hướng GAP tại Đồng Tháp” do Trường Đại học Cần Thơ

làm chủ trì và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đệ làm chủ nhiệm. Đề tài đã xây dựng

thành công mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đạt chứng nhận

VietGAP, với sự tham gia tích cực của cộng đồng nông dân tại Hợp tác xã

(HTX) Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, với quy mô 62.5 ha với 26

hộ tham gia đã tạo ra hiệu quả kinh tế nhất định khi năng suất và chất lượng tăng

lên nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị

sản phẩm đầu ra. Đề tài đã xây dựng và chuyển giao cho địa phương được mô

hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa chất lượng cao, ổn định và có

Page 9: BÁO CÁO T nh C P - 2030

9

hiệu quả kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn Việt GAP, bảo đảm tăng thu nhập ổn định

cho nông dân từ 15-30%. Thiết lập mô hình liên kết chặt chẽ 4 nhà để tiêu thụ

lúa hàng hóa: Đây là thành công lớn nhất của đề tài, đã tạo ra được mối liên kết

chặt chẽ giữa HTX Tân Cường với doanh nghiệp đầu vào (Đại lý cấp I cho

Công ty CP phân bón Bình Điền, Công ty CP DV BVTV An Giang) và doanh

nghiệp đầu ra (Công ty GENTRACO, Công ty TNHH XNKTM Võ Thị Thu Hà)

bảo đảm bao tiêu hàng vụ, với giá cao hơn lúa thương phẩm cùng loại ít nhất

200đ/kg. Đề tài cũng đã mở rộng tập huấn và vận động các hộ khác trong HTX

thực hiện quy trình VietGAP, nên chất lượng lúa rất tốt, các công ty không chỉ

mua sản phẩm trên diện tích đăng ký được chứng nhận mà thu mua toàn bộ lúa

thương phẩm của hơn 1200 ha của HTX. Nhiệm vụ cũng đã xây dựng nhãn hiệu

lúa hàng hóa chất lượng cao Tam Nông: là bước đầu trong quá trình xây dựng

thương hiệu nhằm giúp tăng cường vị thế của người sản xuất trong việc tự do

lựa chọn thị trường có lợi nhất, không phải lệ thuộc vào một doanh nghiệp cụ

thể nào.

(3) Dự án Nông thôn miền núi: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô

hình nhân giống và sản xuất một số chủng loại hoa chủ lực tại làng hoa Sa Đéc,

tỉnh Đồng Tháp” do Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao (trực

thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và KS. Phạm Hữu Phước

làm chủ nhiệm.

+ Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận được tính trung bình hai năm 2018 - 2019:

Các mô hình hoa Hồng, Cúc, Phượng lê nông dân thực hiện đạt lợi nhuận từ 300

- 900 triệu đồng/ha và tỷ lệ xuất vườn cao 96 - 97%; riêng mô hình Thược dược

mặc dù có lợi nhuận 400 triệu đồng/ha nhưng tỷ lệ xuất vườn thấp 82%, không

đạt kế hoạch, do nguồn giống mới từ phía Bắc chuyển vào thích nghi kém, có

hoa nhỏ, không đáp ứng thị trường. Lan Đai châu và Hồ điệp đều phát triển tốt,

đảm bảo số lượng, chất lượng, tỷ lệ xuất vườn đạt 92%.

+ Hiệu quả xã hội: Hình thành tập quán canh tác hoa theo công nghệ tiên

tiến (kỹ thuật ứng dụng nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới vào sản xuất với quy

mô lớn); từ đó, sẽ nhân rộng ra các vùng khác trong Tỉnh. Đa dạng và phong

phú nguồn giống hoa mới, lạ, đẹp tại làng hoa Sa Đéc phục vụ khách tham quan,

du lịch. Tạo dựng mô hình liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh

nghiệp, nhà nông); Đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật

và nông dân có trình độ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn; góp phần phát triển làng hoa, góp phần thực hiện thắng lợi Đề

án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh

+ Hiệu quả về môi trường: việc áp dụng các quy trình công nghệ, các tiến

bộ kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất, giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, ít

sâu bệnh. Từ đó hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất trong sản

xuất hoa thương phẩm, góp phần tích cực vào chương trình bảo vệ môi trường;

qua việc xây dựng mô hình sản xuất hoa sử dụng giống mới, áp dụng công nghệ

tiên tiến, dự án sẽ từng bước nâng cao nhận thức của nhân dân về việc tiếp cận

khoa học kỹ thuật, giữ gìn, lưu giữ và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bên

cạnh đó, thành công của các mô hình nhân giống và sản xuất hoa thương phẩm

Page 10: BÁO CÁO T nh C P - 2030

10

của dự án góp phần vào việc thúc đẩy thu hút khách du lịch về với làng hoa,

nâng cao giá trị cho ngành du lịch sinh thái của thành phố Sa Đéc nói riêng và

của Đồng Tháp nói chung.

(4) Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây

dựng mô hình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế nhãn Châu Thành,

tỉnh Đồng Tháp” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì và GS. TS. Trần Văn Hâu

làm chủ nhiệm.

+ Hiệu quả về KHCN: Rà soát lại liều lượng Chlorate kali kích thích ra hoa

nhãn có hiệu quả; xây dựng được quy trình canh tác nhãn E-dor ra hoa rải vụ

trong năm và quy trình phòng ngừa hiệu quả sự rụng trái non giai đoạn sắp thu

hoạch do nấm Phytopthora spp. gây bệnh thối trái; phương pháp và liều lượng

phân bón hóa học kết hợp phân hữu cơ lên năng suất và phẩm chất nhãn E-dor.

+ Hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường: Kỹ thuật canh tác, quy trình

xử lý ra hoa rải vụ sẽ góp phần giảm lượng hóa chất Chlorate kali sử dụng để

kích thích ra hoa nhãn góp phần giảm chi phái sản xuất, ít tổn hại đến sự sinh

trưởng, khả năng cho năng suất lâu dài của cây giữ ổn định sản xuất, phát triển

kinh tế - xã hội địa phương. Ổn định tình hình sản xuất nhãn tại địa phương;

đồng thời, cũng tạo điều kiện phát triển các ngành nghề có liên quan phục vụ

cho ngành nghề trồng nhãn. Các hoạt động nghiên cứu, xây dựng quy trình canh

tác nhãn cũng là cách chuyển giao kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, giúp cho

nông dân áp dụng đúng các kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

hợp lý, có hiệu quả sẽ làm giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi

trường do lạm dụng hóa chất.

- Tình hình hợp tác, gắn kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và

doanh nghiệp trong hoạt động KHCN:

+ Thực trạng ký kết

Thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đã ký kết và thoả thuận hợp tác với 09 đơn

vị viện, trường chuyên ngành: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học

Quốc tế TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học SP Kỹ thuật TP.HCM, Trường

Cán bộ Quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Đại học Bách khoa

TP.HCM.

Các nội dung ký kết hợp tác tập trung vào nghiên cứu, chuyển giao khoa

học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, liên kết trao đổi thông tin và

chia sẻ tiềm lực khoa học công nghệ, tư vấn khoa học công nghệ và phản biện

chính sách.

Đến nay, các ngành tỉnh đã phối hợp triển khai nhiều nội dung liên quan

trong thoả thuận hợp tác; tất cả các văn bản ký kết thoả thuận đều được xúc tiến

triển khai theo khuôn khổ hợp tác.

+ Kết quả đạt được

Về nghiên cứu, chuyển giao KHCN: Tỉnh và các đối tác đã triển khai thực

hiện 40 nhiệm vụ KHCN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:

Page 11: BÁO CÁO T nh C P - 2030

11

+ Đối với Chương trình Mekong 1000: Giai đoạn 2015 - 2018 đã tiếp

nhận 04 hồ sơ đăng ký của 02 ứng viên; Tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học

Cần Thơ cử 01 ứng viên du học tại Hà Lan, 01 ứng viên du học tại Vương quốc

Anh và 01 ứng viên du học tại Úc.

+ Việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh: Từ năm 2012 đến nay, Sở Giáo dục

và Đào tạo đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức các khóa bồi

dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy cho 1.444 lượt giáo

viên phổ thông của Tỉnh. Hiện tại, số giáo viên đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ là

đạt 88,52%12.

+ Kết quả liên kết đào tạo: Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã

liên kết với Trường Đại học Cần Thơ mở các lớp đào tạo trình độ đại học. Kết

quả, có 2.244 sinh viên được đào tạo theo các ngành Luật, Bảo vệ thực vật, Kế

toán, Kỹ thuật điện, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh,...; phối hợp

thẩm định và đưa vào sử dụng 16 bài giảng dùng chung.

- Hợp tác tập huấn với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố

Hồ Chí Minh: Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo mời các chuyên gia từ

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều đợt

tập huấn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tham gia chấm thi, tư vấn dự án dự thi

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học với sự tham gia của cán

bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các đơn vị Trường Phổ thông trung học và

các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh.

- Về liên kết trao đổi thông tin và chia sẻ tiềm lực KHCN: Thư viện Trường

Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã liên kết chia sẻ rất nhiều tài liệu điện tử từ

Trung tâm học liệu - Trường Đại học Cần Thơ. Điều đó đã giúp cho việc học tập

và tra cứu tài liệu của Giảng viên, sinh viên được thuận lợi hơn.

- Về tư vấn KHCN và phản biện chính sách:

+ Thời gian qua, Tỉnh đã chủ động mời nhà khoa học có chuyên môn sâu

của các tổ chức có ký kết văn bản hợp tác (Trường Đại học Cần Thơ, Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM,

Đại học Quốc tế TP.HCM,) và các đơn vị có liên kết hợp tác (Viện Cây ăn quả

miền Nam, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học kỹ thuật

nông nghiệp miền Nam) để tư vấn về hoạt động KHCN thông qua việc tham gia

Hội đồng tư vấn KHCN cấp tỉnh về xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, xét chọn và

đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN của tỉnh.

+ Kết quả phối hợp hoạt động tư vấn KHCN góp phần làm cho công tác xác

định, tuyển chọn, xét chọn và đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án ngày càng được

nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng KHCN của Tỉnh.

+ Về hoạt động tư vấn phản biện chính sách đã tham mưu thành lập Tổ

giúp việc tư vấn, phản biện theo Quyết định số 14/QĐ-UBND-TL ngày

12/02/2018 của UBND Tỉnh.

12 Năm 2015: bồi dưỡng nâng chuẩn 496 lượt GV, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 231 lượng GV; Năm 2016:

bồi dưỡng nâng chuẩn 245 lượt GV, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 422 lượng GV; Năm 2017: bồi dưỡng

phương pháp giảng dạy 272 lượng GV; Năm 2018: tập huấn giáo viên tiếng Anh cốt cán cho 20 GV.

Page 12: BÁO CÁO T nh C P - 2030

12

* Đánh giá chung:

- Mặt được

+ Công tác tổ chức tư vấn, tuyển chọn các nhiệm vụ KHCN bám sát tình

hình thực tế địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Các kết quả nghiên cứu sau khi đánh giá nghiệm thu đã được tổ chức bàn giao

đến các đơn vị tiếp nhận để ứng dụng và nhân rộng đáp ứng yêu cầu phục vụ

phát triển của ngành chuyên môn theo Quyết định chuyển giao của UBND Tỉnh.

+ Hầu hết các nội dung nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế, ngay ở

bước đầu xét duyệt nội dung đều có sự tham gia và đồng thuận của ngành

chuyên môn trước khi triển khai thực hiện. Do vậy, khi tiếp nhận kết quả để

triển khai ứng dụng đã mang lại hiệu ứng tích cực tại đơn vị tiếp nhận.

+ Các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nông nghiệp, y

dược, kỹ thuật công nghệ khi triển khai đã được chuyển giao ứng dụng ngay

trong quá trình thực hiện. Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu trong sản xuất

nông nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chủ động áp

dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả thiết thực.

+ Các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội qua việc ứng

dụng các kết quả đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp

hành pháp luật về an toàn giao thông, giúp cơ quan quản lý nhà nước có được cơ

sở khoa học trong việc đề xuất đề án liên kết vùng.... Từ đó, góp phần đảm bảo

an ninh trật tự của địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

+ Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã

góp phần tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất

lượng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương.

- Hạn chế:

+ Khó thuyết phục người dân mạnh dạn chuyển đổi tập quán sản xuất, áp

dụng KHCN, nhân rộng mô hình sản xuất tốt theo các tiêu chuẩn chất lượng cao.

- Quy mô diện tích sản xuất hiện nay còn nhỏ lẻ, sản xuất còn mang tính

tự phát làm cho việc áp dụng và nhân rộng mô hình các tiến bộ kỹ thuật mới vào

sản xuất còn bất cập.

- Các mô hình sau khi chuyển giao chỉ hoạt động ở mức duy trì thậm chí

quy mô mô hình bị thu hẹp so với khi tiếp nhận.

b) Về hoạt động ĐMST

Ngày 16/7/2018, UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-

UBND quy định chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo

dục, đào tạo và hỗ trợ hoạt động sáng tạo không chuyên trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp, nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo trong việc hoàn

thiện sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm hình thành từ kết quả sáng tạo không

chuyên và tiến tới thành lập doanh nghiệp. Theo đó, trong năm 2018, Tỉnh đã hỗ

trợ ông Ngô Hùng Thắng (ấp Tân Bình, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò) để

hoàn thiện sản phẩm sáng tạo không chuyên là “Hệ thống điều khiển tưới thông

minh” với kinh phí hỗ trợ là 352.237.000 đồng; hiện ông Thắng đã thành lập

doanh nghiệp khoa học công nghệ là Công Ty TNHH Đồng Tháp Technology

Page 13: BÁO CÁO T nh C P - 2030

13

T&P. Năm 2020, đã hướng dẫn ông Đặng Văn Mãi (Ấp Bình Tân, Xã Bình

Thạnh, huyện Cao Lãnh) lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm sáng tạo

không chuyên là “Máy cho cá ăn tự động sử dụng năng lượng mặt trời”, hiện

đang thẩm định hồ sơ và kinh phí thực hiện.

Hiện nay, Tỉnh đã và đang tạo điều kiện cho các tổ chức thúc đẩy, hỗ trợ

khởi nghiệp ngoài nhà nước hình thành và phát triển, tính đến thời điểm báo cáo,

tỉnh có một số tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp ngoài nhà nước đã hình thành, gồm:

- Trung tâm Dịch vụ Khởi nghiệp và Trưng bày sản phẩm tại Khu công

nghiệp Trần Quốc Toản do Công ty TNHH KNDT làm chủ đầu tư với: diện tích

mặt đất sử dụng 9.089,3m2, tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là khu

dịch vụ cho thuê trưng bày sản phẩm; cho thuê phòng lab, cho thuê văn phòng

và nhà xưởng để phục vụ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Gồm 05

phòng trưng bày sản phẩm, 07 phòng lab, 15 phòng phục vụ cho các doanh

nghiệp khởi nghiệp, 08 nhà xưởng vừa và nhỏ để phục vụ cho các doanh nghiệp

khởi nghiệp.

- Câu lạc bộ Tư vấn khởi nghiệp (Mentor Club): gồm lãnh đạo các doanh

nghiệp dẫn đầu trong toàn Tỉnh, các chuyên gia tư vấn từ các hội, hiệp hội, cơ

quan quản lý nhà nước,…

- Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu, Hội doanh nhân trẻ nhằm đóng góp

tích cực trong việc hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và nâng cao năng lực của

các doanh nghiệp trong Tỉnh. Cụ thể: tham gia các hoạt động Cố vấn khởi

nghiệp (Mentor); trực tiếp tư vấn cho các dự án khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực;

bảo trợ chính, cố vấn và tham gia thành phần Ban giám khảo cho các cuộc thi

khởi nghiệp; tổ chức các khoá đào tạo về các kỹ năng cốt lõi như: quản lý doanh

nghiệp, tài chính, phát triển thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm,…

* Đánh giá chung:

- Ngành KHCN địa phương trong giai đoạn vừa qua đã triển khai khá tốt

các nhiệm vụ đề ra, triển khai nhiều hoạt động sôi nổi như hoạt động sở hữu trí

tuệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, sáng tạo không chuyên.

- Tiềm lực KHCN được tăng cường, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động

có hiệu quả phục vụ kịp thời cho nhu cầu kiểm tra sản xuất chất lượng hàng hóa

của các cơ sở sản xuất trong và ngoài Tỉnh.

- Hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã và đang được các

cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một cách chủ động, bằng nhiều

hình thức, nhiều nội dung, nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái

hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

1.5. Về đổi mới cơ chế quản lý KHCN và ĐMST của địa phương

a) Những đổi mới nổi bật về cơ chế quản lý KHCN và ĐMST trong

phạm vi quản lý của địa phương giai đoạn 2011 - 2020

UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày

16/7/2018 quy định chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo

dục, đào tạo và hỗ trợ hoạt động sáng tạo không chuyên trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp; Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 về việc ban hành quy

Page 14: BÁO CÁO T nh C P - 2030

14

định cơ chế hỗ trợ triển khai nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN sử dụng

ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

b) Những thành tựu nổi bật về đổi mới và những hạn chế, tồn tại, rào cản

chủ yếu trong cơ chế quản lý KHCN và ĐMST nói chung của quốc gia giai đoạn

2011 - 2020

- Đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác, truyền thông cho khởi nghiệp

ĐMST như: phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi

nhánh Cần Thơ tổ chức buổi làm việc với các đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp tại các

sở, ban, ngành, địa phương trong toàn Tỉnh để trao đổi, định hướng về hoạt động

hỗ trợ khởi nghiệp ở các địa phương; đồng thời tổ chức cho các đầu mối hỗ trợ

khởi nghiệp tham dự khóa đào tạo “Nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái

khởi nghiệp ĐMST” tại Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh-ITP.

- Công tác truyền thông, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp nói chung và

khởi nghiệp ĐMST nói riêng được duy trì thực hiện thường xuyên thông qua các

cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp; Trung tâm Hỗ trợ

Doanh nghiệp và Khởi nghiệp (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư), Ban Thường

vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội

doanh nhân trẻ, Hội nữ doanh nhân cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động hướng

đến việc truyền thông, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp cho các đối tượng.

- Website Khởi nghiệp và trang fanpage “Đàn Sếu khởi nghiệp” được cập

nhật thông tin thường xuyên và kết nối cộng đồng khởi nghiệp đất Sen hồng.

Đồng thời, giới thiệu mô hình, dự án khởi nghiệp, tấm gương, câu chuyện khởi

nghiệp tiêu biểu; thông tin rộng rãi và kịp thời về các lớp tập huấn, hội thảo các

chuyên đề, kỹ năng, kiến thức về kinh doanh, chương trình xúc tiến thương

mại,.... Hiện nay, fanpage “Đàn Sếu khởi nghiệp” đã có hơn 10.000 người theo

dõi, với hơn 12.000 người tiếp cận bài viết trong trung bình một tuần.

- Hàng năm, tổ chức cuộc thi khởi nghiệp và ĐMST tỉnh Đồng Tháp với

mục tiêu hình thành, nuôi dưỡng và hỗ trợ phát triển các dự án khởi nghiệp có

ứng dụng KHCN trong các ngành nông nghiệp, du lịch, chế biến thực phẩm,…

1.6. Về hội nhập quốc tế trong KHCN và ĐMST của địa phương

Hợp tác quốc tế về KH&CN đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh

tế đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn

không thể thiếu được đối với hoạt động KHCN trong nước. Tỉnh đã hợp tác với

Trung tâm Thương mại Quốc tế Việt Nam tại Hà Lan (dưới sự hỗ trợ của Chính

phủ Hà Lan) thực hiện dự án khả thi phát triển Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp

Công nghệ cao (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Hợp tác với tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) về sản xuất và chế biến nông sản,

bước đầu cử 02 cán bộ ngành Nông nghiệp tham gia huấn luyện kỹ thuật tăng

cường sự hợp tác nông nghiệp giữa tỉnh Ibaraki và Đồng Tháp tại Nhật, làm tiền

đề cho hợp tác chuyển giao công nghệ sau này.

- UBND Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 20/12/2016

về việc thực hiện Chiến lược tổng thể Hội nhập quốc tế tỉnh Đồng Tháp đến năm

Page 15: BÁO CÁO T nh C P - 2030

15

2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai

thực hiện công tác phát triển KHCN phục vụ tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển

đổi mô hình tăng trưởng.

1.7. Về kết quả trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở

hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong

phát triển địa phương

a) Kết quả hoạt động lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

- Kiểm tra về đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa: Thực hiện 492

lượt13 kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Kết quả: Phát hiện

04 trường hợp kinh doanh xăng dầu có mẫu xăng không đạt yêu cầu chất lượng;

05 trường hợp kinh doanh mũ bảo hiểm không đạt yêu cầu về quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia; 01 cơ sở kinh doanh hàng đóng gói sẵn vi phạm không đủ định

lượng và đã tiến hành xử lý theo quy định.

- Thanh tra về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tại 1.943 cơ sở

kinh doanh trên trên địa bàn Tỉnh, đã phát hiện 135 cơ sở vi phạm trong quá

trình kinh doanh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 135 cơ sở

vi phạm với số tiền là 1.549.938.000 đồng.

- Hoạt động năng suất chất lượng: Đã hỗ trợ các đơn vị xây dựng và ban

hành 08 Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): TCCS bột khô và bột tươi của Làng bột Sa

Đéc (2017), TCCS chiếu cói - HTX nông nghiệp số 2 xã Định An, TCCS khăn

choàng - HTX dệt choàng Long Khánh (2019), TCCS Hoa cỏ khô - DNTN Thảo

Minh, TCCS Muối sấy - Cở sở Muối sấy Ngọc Yến, TCCS Chanh tươi - HTX

Chanh Bình Thạnh, TCCS Khô cá Điêu hồng - Cơ sở khô cá Điêu Hồng Hải

Yến (2020). Tổ chức tập huấn về các công cụ nâng cao năng suất chất lượng cho

các doanh nghiệp, HTX, hội phụ nữ, hội nông dân tại 12 huyện, thành phố trên

địa bàn Tỉnh với gần 180 đại biểu tham dự.

- Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo TCVN ISO 9001: Đã triển

khai việc xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của

187 cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước đến cuối năm 2020.

- Giải thưởng chất lượng quốc gia: Đã thực hiện việc hướng dẫn các

doanh nghiệp viết báo cáo tham dự, xem xét, đánh giá trên hồ sơ, đánh giá tại

doanh nghiệp và lựa chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện đề xuất giải thưởng với

Hội đồng quốc gia, kết quả: giai đoạn 2016 - 2020, có 05 đơn vị đạt Giải vàng

chất lượng quốc gia, 02 đơn vị đạt Giải bạc chất lượng quốc gia và 01 đơn vị đạt

Giải thưởng chất lượng quốc gia.

b) Kết quả hoạt động lĩnh vực sở hữu trí tuệ

- Thực hiện đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (bảo hộ) và đã

được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ đối với: 01 chỉ dẫn địa lý (Cao

Lãnh cho sản phẩm xoài); 26 nhãn hiệu chứng nhận (gồm: Quýt hồng Lai Vung,

13 179 lượt cơ sở kinh doanh xăng dầu, 16 lượt cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, 134 lượt cơ sở kinh doanh

hàng đóng gói sẵn, 73 lượt cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, 36 lượt cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết bị

điện, điện tử, 28 lượt cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em, 21 lượt cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm, 01 lượt cơ sở sắt,

thép, 3 lượt cơ sở kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cho gia súc, thuỷ sản.

Page 16: BÁO CÁO T nh C P - 2030

16

Khoai môn Mỹ An Hưng, Kiệu Hội An Đông, Xoài cát chu Cao Lãnh, Xoài Cao

Lãnh, Sen Tháp Mười, Nhãn Châu Thành, Chanh Cao Lãnh, Cá điêu hồng Bình

Thạnh, Chiếu Định Yên, Làng Hoa - Kiểng Sa Đéc, Bánh tráng Tân Hồng, Ớt

Thanh Bình, Quýt đường Lai Vung, Hủ tiếu Sa Đéc, Cam xoàn Lai Vung, Nem

Lai Vung, Gạo sạch Cao Lãnh, Tôm càng xanh Nhị Mỹ, TX. Hồng Ngự, Tam

Nông, Rau An Toàn Châu Thành -Đồng Tháp, Chanh Châu Thành - Đồng

Tháp); và 04 nhãn hiệu tập thể (gồm: Cá tra giống Hồng Ngự, Khô cá lóc Tràm

Chim, Hồng Ngự Rau Củ Quả An Toàn, Dệt choàng Long Khánh); đã nộp đơn

đăng ký 07 nhãn hiệu chứng nhận (gồm: Made in Dong Thap, Đồng Tháp,

Khoai lang Châu Thành - Đồng Tháp, Làng Bột Sa Đéc, Du lịch Lai Vung, Tân

Hồng, Tháp Mười).

- Song song với hoạt động đăng ký xác lập quyền, trên thực tế, các chủ sở

hữu nhãn hiệu đã xây dựng, kiện toàn hệ thống quy chế quản lý, các tiêu chuẩn về

chất lượng sản phẩm cùng với mô hình quản lý nhãn hiệu, thực hiện kiểm soát

chất lượng, nguồn gốc sản phẩm,... để tạo cơ sở cho hoạt động quản trị các nhãn

hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ đạt được hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực

cho người sản xuất, kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ gắn liền với các nhãn hiệu

đã được bảo hộ. Một số nhãn hiệu được thực hiện tốt công tác quản lý và phát

triển như:

+ Nhãn hiệu chứng nhận “Sen Tháp Mười”: chủ sở hữu (Phòng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười) rất chú trọng việc xây dựng

và hoàn chỉnh các văn bản quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu. Chủ sở hữu

đã ban hành các quy chế như Quy chế cấp và thu hồi quyền sử dụng, Quy chế

kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, Quy chế cấp và sử dụng tem nhãn mang nhãn

hiệu chứng nhận; xây dựng Hệ thống nhận diện thương hiệu và Kế hoạch Quản

lý, phát triển nhãn hiệu; đặc biệt là đã ban hành Bộ chỉ tiêu liên quan đến chất

lượng sản phẩm mang nhãn hiệu;… qua đó từng bước phát huy tốt nhất vai trò

của nhãn hiệu trong việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của tài nguyên bản địa.

+ Nhãn hiệu tập thể “Hồng Ngự Rau Củ Quả An Toàn” đã được chủ sở

hữu là HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự)

rất quan tâm đến công tác phát triển nhãn hiệu và kiểm soát chất lượng sản phẩm

thông qua việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu như bao bì, biển quảng

cáo,…; đăng ký mã số, mã vạch; xây dựng và áp dụng quy trình thực hiện sản

xuất nông nghiệp tốt - VietGAP (hiện HTX đã được cấp Giấy chứng nhận cho

3,7 ha và đang thực hiện xây dựng, đăng ký chứng nhận cho 10 ha).

c) Kết quả hoạt động lĩnh vực an toàn bức xạ hạt nhân và ứng dụng

năng lượng nguyên tử

- Giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện xác nhận 02 khai báo thiết bị X-quang

chẩn đoán y tế; cấp 145 giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị

X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp 77 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người

phụ trách an toàn tiến hành công việc bức xạ để chẩn đoán y tế; phê duyệt 38 kế

hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các

văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn bức xạ X-quang

trong chẩn đoán y tế cho các cơ sở bức xạ trong tỉnh và các đơn vị có liên quan.

Page 17: BÁO CÁO T nh C P - 2030

17

Đồng thời, tiến hành kiểm tra hoạt động bức xạ tại các cơ sở bức xạ, trong đó đa

số các cơ sở đều thực hiện nghiêm túc Luật Năng lượng nguyên tử; an toàn bức

xạ hạt nhân và các văn bản liên quan khác. Các cơ sở có giấy phép nhưng hết

hạn sử dụng, đoàn kiểm tra đã yêu cầu tiến hành các thủ tục cần thiết để đề nghị

cơ quan chức năng xem xét cấp giấy phép tiếp tục hoạt động.

- Đã được Bộ KHCNphê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt

nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tại Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày

31/10/2017. UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định 64/QĐ-UBND-TL ngày

05/6/2019 về việc thành lập Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tỉnh

Đồng Tháp (Sau đây gọi tắt là Ban chỉ huy). Ngày 16/10/2019, Ban Chỉ huy đã

phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ huy và đã ban hành Quy chế hoạt động

của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia

chuẩn bị ứng phó, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp, dự kiến sẽ diễn tập trong năm 2021.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 47 cơ sở (trong đó: 24 cơ sở công lập và

23 cơ sở tư nhân) với 120 thiết bị X-quang chẩn đoán y tế (trong đó, 99 thiết bị

X-quang đang hoạt động, 21 thiết bị X-quang đã ngưng hoạt động); ngoài ra,

còn có 02 cơ sở sử dụng nguồn: Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm (trực

thuộc Sở KHCN), Trung tâm Giám định chất lượng công trình xây dựng (trực

thuộc Sở Xây dựng) và 02 cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ không thuộc lĩnh vực y

tế: Cục Hải quan Đồng Tháp, Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn bia Sài Gòn

Bình Tây - Nhà máy bia Sài Gòn - Đồng Tháp.

d) Kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp

- Tiếp cận và phối hợp với các cơ quan, ngành, các cơ sở sản xuất kinh

doanh và doanh nghiệp ký kết hợp đồng dịch vụ phân tích thử nghiệm trên địa

bàn trong và ngoài Tỉnh, phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và môi

trường. Chỉ đạo sở, ngành, đơn vị chuyên môn phối hợp với Phòng Kỹ thuật

hình sự và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (trực thuộc

Công an Tỉnh Đồng Tháp) để thu và phân tích mẫu phục vụ cho công tác giám

định và công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trên địa bàn Tỉnh.

- Mở rộng khả năng chỉ định, công nhận của các bộ, ngành trong hoạt

động kiểm định, kiểm nghiệm như: kiểm định công tơ điện 01 pha kiểu điện tử

và chứng nhận hiệu chuẩn cân thông dụng, quả chuẩn cấp chính xác M1, F1, F2;

được Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân - Bộ KHCN cấp giấy phép hoạt động hỗ

trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử để thực hiện các dịch vụ kiểm tra chất lượng

máy Chụp cắt lớp CT scanner, máy X-quang tăng sáng truyền hình, X-quang

thông thường, đánh giá an toàn phòng X-quang, cung cấp và đọc liều kế cá

nhân; được công nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025:2017 của

Văn phòng Công nhận Chất lượng - Bộ KHCN trong hoạt động kiểm nghiệm

cùng với chỉ định của 03 Bộ gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trên các lĩnh vực thực phẩm, nông sản thực

phẩm, phân bón, môi trường…

- Giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện công tác dịch vụ kiểm định, hiệu

chuẩn: khoảng 184972 phương tiện đo; phân tích thử nghiệm khoảng 45.000

Page 18: BÁO CÁO T nh C P - 2030

18

mẫu (mẫu đất, nước, không khí, thực phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dược

phẩm,…); kiểm tra 463thiết bị X-quang trong y tế; kiểm tra, đánh giá an toàn

bức xạ 400 phòng; cung cấp và đọc 4.631 liều kế cá nhân cho các đơn vị trong

tỉnh và ngoài Tỉnh.

2. Tổng hợp các hạn chế chủ yếu, nguyên nhân của các hạn chế

2.1. Về hoạt động Sở hữu trí tuệ

- Hoạt động phát triển tài sản trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn do: nguồn

giống cây trồng, vật nuôi thiếu sự kiểm soát, quy trình sản xuất còn chủ yếu dựa

vào kinh nghiệm, tập quán; công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu

hoạch còn thủ công thô sơ; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế

biến nông sản chưa nhiều dẫn đến chất lượng không đồng nhất, thiếu ổn định.

- Việc ứng dụng KHCN trong chế biến, tạo giá trị gia tăng từ nông sản

chưa cao, hầu hết các nông sản của Tỉnh chỉ được tiêu thụ dưới dạng thô/ tươi/

sống, chưa qua chế biến hoặc chế biến sâu; ứng dụng KHCN trong hoạt động

logistics (hậu cần: kho, bãi, vận chuyển,…) chưa hỗ trợ tốt cho việc thương mại

hóa nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản.

- Các HTX, tổ hợp tác, hội quán đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh

mún; chưa có sự liên kết với nhau trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

hoạt động còn đơn lẻ, độc lập, chưa phát huy được sự liên kết, tương tác và hỗ

trợ lẫn nhau. Dẫn đến việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiểm

soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp chưa thật sự

hiệu quả. Đồng thời, sự tự giác của người sản xuất, kinh doanh chưa cao và còn

quá đặt nặng về tính lợi nhuận mà chưa thật sự chú tâm đến tính an toàn và chất

lượng của sản phẩm.

- Các đơn vị được giao làm chủ sở hữu các nhãn hiệu hầu hết là cơ quan

quản lý nhà nước (phòng Kinh tế/ Kinh tế - Hạ tầng; phòng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn các huyện/ thị/ thành), thực hiện công tác kiêm nhiệm, chưa có

kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong trong việc quản lý sử dụng và

phát triển nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ, đặc biệt là hoạt động quản lý

nhãn hiệu sau khi cấp phép sử dụng và kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản

phẩm mang nhãn hiệu.

- Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh nông sản, nhất là người dân ở

những vùng có chỉ dẫn địa lý gắn liền với đặc sản, về lợi ích của việc đăng ký

còn chưa rõ ràng, chưa tạo được sự khác biệt nổi bật đối với sản phẩm thông

thường (không mang nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể),…

2.2. Về hoạt động An toàn bức xạ và ứng dụng năng lượng nguyên tử

- Đội ngũ nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn bức xạ tại các cơ

sở thường xuyên thay đổi.

- Một số cơ sở chưa thực hiện báo cáo thực trạng an toàn bức xạ hàng

năm, chưa khai báo về việc nhập mới thiết bị X-quang hoặc ngưng sử dụng thiết

bị không thông báo về ngành quản lý.

Page 19: BÁO CÁO T nh C P - 2030

19

2.3. Về hoạt động công nghệ và ĐMST

- Một số chủ trương, chính sách về phát triển KHCN triển khai vào thực tế

còn chậm.

- Thực trạng phát triển công nghệ cao, phát triển doanh nghiệp KHCN còn

hạn chế cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động.

- Mức độ đóng góp của KHCN vào phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương chưa cao.

- Việc đổi mới công nghệ chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng

mức, nguyên nhân một phần là do doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đa số có quy

mô nhỏ và siêu nhỏ dẫn đến năng lực cạnh tranh còn thấp.

- Mức hỗ trợ của ngành KHCN chưa thật sự thu hút; các kết quả nghiên

cứu KHCN chưa thương mại hóa được nhiều, chưa hình thành thị trường

KHCN; xã hội hóa các hoạt động KHCN chưa đạt kết quả mong muốn; nguồn

kinh phí đối ứng ngoài ngân sách cho hoạt động KHCN chưa nhiều.

2.4. Về dịch vụ KHCN

- Việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHCN vào sản xuất để tạo ra

sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ gặp nhiều khó khăn. Do sản phẩm chưa

có thương hiệu, giá thành sản xuất cao hơn so với sản xuất thông thường nhưng

giá bán lại tương đương dẫn đến người dân khó duy trì sản xuất.

- Các hoạt động cung ứng dịch vụ về KHCN đa phần là hoạt động có điều

kiện (đăng ký, chỉ định hoặc cấp phép) cho nên việc đánh giá chỉ định, đánh giá lại

của các bộ ngành tốn nhiều chi phí và thời gian để hoàn thành. Mặt khác, số lượng

mẫu ít, nguồn mẫu lại đa dạng nên gặp nhiều khó khăn trong đánh giá chỉ định.

II. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN KHCN VÀ ĐMST GIAI

ĐOẠN 2021 - 2030

1. Tầm nhin/ mục tiêu chung về phát triển KHCN và ĐMST

- Phát triển KHCN phải đồng bộ và hài hòa với các ngành kinh tế - xã hội

khác và gắn liền với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Tỉnh, vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, vừa chú trọng bảo vệ có hiệu quả

môi trường sinh thái.

- Nâng cao mức đóng góp của KHCN vào phát triển kinh tế - xã hội của

Tỉnh, khai thác thế mạnh của địa phương. Trong đó, tập trung vào phục vụ các

ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh; thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

của Tỉnh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu

quả và năng lực cạnh tranh.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KHCN, trong đó chú

tập trung vào công tác lựa chọn, triển khai, ứng dụng các nhiệm vụ KHCN.

- Ưu tiên chọn lựa các nhiệm vụ KHCN dưới dạng dự án ứng dụng để

triển khai nhân rộng kết quả nghiên cứu bằng các mô hình ứng dụng tiến bộ

KHCN vào sản xuất ở các xã nông thôn mới và các vùng sản xuất lớn, tập trung

của tỉnh gắn với tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Page 20: BÁO CÁO T nh C P - 2030

20

- 100% kết quả KHCN cấp tỉnh và cấp cơ sở được chuyển giao để ứng

dụng vào thực tiễn.

2. Đề xuất nội dung phát triển KHCN, ĐMST

2.1. Về nghiên cứu khoa học

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trên cơ sở bám sát nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ưu tiên các đề tài, dự án mang tính

ứng dụng cao, trực tiếp giải quyết các vấn đề cấp bách trong đời sống, sản xuất.

Lựa chọn triển khai các nghiên cứu có tính khả thi cao, có hiệu quả kinh tế - xã

hội lớn và nhanh chóng chuyển giao kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế

sản xuất các sản phẩm địa phương như bảo quản trái cây, sản xuất các loại cây

giống, con giống chất lượng cao, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thu hoạch,

chế biến và bảo quản… nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, đặc biệt là

nông sản.

- Triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ IoT

(Internet of Things - Internet kết nối vạn vật) trong phát triển nông nghiệp công

nghệ cao, trong truy xuất nguồn gốc, dự báo về thị trường nông sản, trong xây

dựng và phát triển chính quyền điện tử của Tỉnh, trong chẩn đoán, điều trị và

chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông

nghiệp; trong xây dựng, sửa chữa cầu, đường và xây dựng hạ tầng giao thông,

giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ môi trường,

sức khỏe con người, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

- Chú trọng triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa

học nhân văn nhằm phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, các di sản

văn hóa vật thể và phi vật thể của Tỉnh phục vụ phát triển du lịch; giải pháp nâng

cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, huy năng lực sáng tạo khoa học, kỹ thuật

cho học sinh, sinh viên; giải pháp ngăn chặn, giải quyết các tệ nạn xã hội, các vấn

đề xã hội (việc làm, an ninh, trật tự, quốc phòng), cũng như đề xuất chính sách,

giải pháp hợp tác công - tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế,

giáo dục giảm đầu tư công đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ở các sở, ban, ngành Tỉnh và

hoạt động KHCN ở huyện, thành phố.

- Đề nghị Bộ KHCN quan tâm hơn nữa việc đẩy nhanh tiến độ triển khai

các nhiệm vụ KHCN trong Chương trình hợp tác giữa Bộ và Tỉnh nhằm thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.2. Về hoạt động ĐMST

- Hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi

nghiệp ĐMST; khai thác, ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa

học, phát triển công nghệ và ĐMST; huy động nguồn lực đầu tư cho hoạt động

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ĐMST, khởi nghiệp ĐMST tại địa

phương.

- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, thương mại hóa kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tìm kiếm công nghệ, nhập khẩu

Page 21: BÁO CÁO T nh C P - 2030

21

công nghệ, khai thác sáng chế, giải mã và làm chủ công nghệ; cho ý kiến về

công nghệ đối với các dự án đầu tư; đánh giá năng lực công nghệ và xây dựng

định hướng phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường KHCN, doanh nghiệp KHCN; hướng

dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hoạt động

ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN trên địa bàn; xây dựng và tổ

chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ; thương mại hóa kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường KHCN và tổ

chức trung gian của thị trường KHCN; hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển

giao công nghệ trên địa bàn.

2.3. Về hoạt động Sở hữu trí tuệ

- Triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Chương

trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 được

phê duyệt tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng

Chính phủ; các nhiệm vụ, chương trình thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, quy hoạch vùng sản

xuất; logictics (hậu cần), xúc tiến thương mại,…nhằm quản lý và phát triển

mạnh các nhãn hiệu gắn với địa danh, các chỉ dẫn địa lý gắn với nông sản đặc

thù của địa phương.

- Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu trí

tuệ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2.4. Về hoạt động An toàn bức xạ

Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm soát an toàn, an ninh bức xạ và hạt nhân

tại địa phương nhằm tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN.

Trên đây là Báo cáo Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược

Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất nhiệm vụ xây

dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia

giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Đồng Tháp, kính gửi Bộ KHCN xem xét,

tổng hợp./.

Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN - Bộ Khoa học và Công nghệ;

- CT và PCT/UBND Tỉnh;

- Sở KHCN;

- LĐVP/UBND Tỉnh;

- Lưu VT, NC/KT (VA).

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Huỳnh Minh Tuấn