bien dao hoang sa- truong sa

15
BÀI DỰ THI: Sinh viên Việt nam với biển, đảo quê hương Câu 1: Bạn hiểu biết thế nào về nhận định Thế kỷ XXI là Thế kỷ đại dương? Từ ngàn xưa, tổ tiên loài người đã khai thác kinh tế biển và góp phần vào kinh tế đáng kể. Đại dương chứa đựng những điều kiện như thế nào để có vị trí quan trọng đến vậy? + Đây là nơi dự trữ nguyên nhiên liệu, thực phẩm, tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn năng lượng khổng lồ. + Cân bằng môi trường sinh thái đất. + Một số thực phẩm, năng lượng, dược liệu không có trên đất liền. + Đối với quốc gia có biển, đại dương góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. + Vị trí chiến lược về chính trị. Chúng ta đều biết rằng hầu hết các eo biển, kênh đào trên thế giới mỗi năm thu lợi nhuận rất lớn từ việc thu thuế qua đường, buôn bán thực phẩm… VD: một số dẩn chứng chiến lược của Đại Dương - Eo biển Storebælt: (Eo biển lớn, tiếng Đan Mạch: Storebælt) là eo biển giữa đảo Fyn và đảo Zealand của Đan Mạch và là eo biển lớn nhất trong 3 eo biển của Đan Mạch. Hai eo biển kia là Eo biển Oresund và Eo biển Lillebælt. Khoảng 50% nước luân chuyển giữa biển Baltic với Bắc Hải chảy qua Eo biển Storebælt. - Eo biển Malacca: nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường 1

Upload: duong-hoai-an

Post on 19-Jun-2015

257 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

tài liệu tham khảo về biển đảo quê hương. bài dự thi của tớ đó, các bạn đọc và cho ý kiến đóng góp

TRANSCRIPT

Page 1: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

BÀI DỰ THI:

Sinh viên Việt nam với biển, đảo quê hương

Câu 1: Bạn hiểu biết thế nào về nhận định Thế kỷ XXI là Thế kỷ đại dương?

Từ ngàn xưa, tổ tiên loài người đã khai thác kinh tế biển và góp phần vào kinh tế đáng kể. Đại dương chứa đựng những điều kiện như thế nào để có vị trí quan trọng đến vậy?+ Đây là nơi dự trữ nguyên nhiên liệu, thực phẩm, tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn năng lượng khổng lồ.+ Cân bằng môi trường sinh thái đất.+ Một số thực phẩm, năng lượng, dược liệu không có trên đất liền.+ Đối với quốc gia có biển, đại dương góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội.+ Vị trí chiến lược về chính trị.

Chúng ta đều biết rằng hầu hết các eo biển, kênh đào trên thế giới mỗi năm thu lợi nhuận rất lớn từ việc thu thuế qua đường, buôn bán thực phẩm… VD: một số dẩn chứng chiến lược của Đại Dương

- Eo biển Storebælt: (Eo biển lớn, tiếng Đan Mạch: Storebælt) là eo biển giữa đảo Fyn và đảo Zealand của Đan Mạch và là eo biển lớn nhất trong 3 eo biển của Đan Mạch. Hai eo biển kia là Eo biển Oresund và Eo biển Lillebælt. Khoảng 50% nước luân chuyển giữa biển Baltic với Bắc Hải chảy qua Eo biển Storebælt.

- Eo biển Malacca: nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá.

Trong năm 2003, khoảng 11 triệu thùng dầu (1.700.000 m³) được vận chuyển qua đây mỗi ngày, chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

- Kênh đào Panama: (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế.Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào.

Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax; một lượng đang

1

Page 2: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày.

Chính những vị trí chiến lược đó, cuộc chiến trên biển luôn luôn diển ra với nhiều hình thức ngày càng mạnh mẻ, gay gắt. Và cuộc chiến này không phải của riêng một quốc gia nào có biển mà là của cả thế giới. Trong đó có vùng Biển Đông, được đánh giá là vùng biển hoạt động mạnh trong thế kỉ này – “Thế kỉ đại dương”

Đại dương có một vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế và hội nhập, thế mới nghĩ tại sao có một quốc gia cứ lăm le xâm lược đất nước ta mấy ngàn năm nay, trong thời đại hiện nay, chúng ta lại tiếp tục chiến đấu với quân xâm lược… Cuộc chiến không cân sức.

Vì sao?Chẳng phải:

“Nam Quốc sơn hà Nam Đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !”(Trích dẩn Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt -1077)

Đất đai màu mở ư, như thế chưa đủ. Việt Nam, với diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền, với đường bờ biển dài 3.444 km trải dọc từ Bắc chí Nam. Đường bờ biển này chưa nói lên điều gì nếu ta không hình dung ra vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa trải dài tới rìa ngoài của lục địa, nơi nào rìa lục địa không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì tại nơi đó thềm lục địa mở rộng đến 200 hải lý.

Biển nước ta có một vai trò vô cùng quan trọng về chiến lược kinh tế, an ninh, quốc phòng trước mắt và lâu dài cũng như có vị trí trọng yếu trên tuyến đường hàng hải chiến lược của thế giới đi qua Biển Đông. Do tầm quan trọng của Biển Đông nên đất nước ta thường xuyên phải đối đầu với sự tranh chấp quyết liệt, với những hành động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cũng như những hành vi xâm phạm vùng biển trái phép, vi phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Việt Nam ơi! Hãy tĩnh giấc…

Câu 2:

2

Page 3: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

Theo công ước năm 1982 của LHQ về luật biển thì quốc gia ven biển có những vùng biển nào? Bề rộng và quyền của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển đó? Các quy định của Việt Nam về vấn đề này?

Chi tiết: CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN(Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982)

Cứ lấy mốc là đường cơ sở thì quốc gia sở hữu 12 hải lý ranh giới lãnh hải (vùng lãnh hải), thêm 24 hải lý tiếp giáp nữa (vùng tiếp giáp), và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy đối với đất nước ven biển, quốc gia này ngoài đặc quyền về vùng nước nội thủy, họ còn có các vùng biển sau đây:

Vùng lãnh hải: Theo công ước, quốc gia ven biển sở hữu toàn bộ vùng trời, đáy biển, và lòng đất dưới đáy của lãnh hải và ranh giới này được xác định theo Điều 4 của công ước.

ĐIỀU 4. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên

đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.

Đường cơ sở này được xác định bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào địa hình, địa vật của quốc gia đó.

Để hiểu rõ hơn xin đọc Phần 2 – LÃNH HẢI VÀ VÙNG TIẾP GIÁP, Mục 2 – RANH GIỚI CỦA LÃNH HẢI

Vùng tiếp giáp: điều 33 của công ước nêu rõĐIỀU 33. Vùng tiếp giáp 1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp

giáp, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm: a) Ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan,

thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy

ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. 2. Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở

dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế: theo điều 57, 55, 56 nêu rõ hải phận và

quyền của quốc gia ven biển đối với vùng biển này.ĐIỀU 57. Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể

từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và

tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh.

3

Page 4: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế

1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có: a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn

và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:

i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; ii. Nghiên cứu khoa học về biển; iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.

3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI.

Các qui định của Việt Nam về bề rộng và đặc quyền:Các văn bản pháp lý cơ bản về luật biển của nước CHXHCN Việt

Nam gồm: tuyên bố ngày 12-05-1977, tuyên bố ngày 12-11-1982 và các bộ luật liên quan đến biển.

Vùng nội thủy: nghị định 30/CP ngày 20-01-1980 về qui chế cho thuyền tàu nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam. Sau đó là nghị định 13/CP ngày 25-02-1994; nghị định số 55/CP ngày 01-10-1996. Tìm hiểu qua quyển : “Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam” – NXB Chính trị Quốc gia

Vùng lãnh hải: theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12-05-1977 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải” tuyên bố hoàn toàn phù hợp với công ước của LHQ về biển đảo.

Điều 1 của tuyên bố năm 1977 đã ấn định lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý, phù hợp với điều 3 của công ước LHQ năm 1982.

Điều 2 và điều 9 của Nghị định số 30/CP ngày 20-01-1980 của Chính phủ Việt Nam đã quy định quyền đi qua không gây hại rất chi tiết.

Vùng tiếp giáp lãnh hải: Theo tuyên bố ngày 12-05-1977, Điều 2, Chính phủ Việt Nam thực

hiện sự kiểm soát cần thiết trong phạm vi vùng biển rộng 12 hải lý tiếp liền với lãnh hải một vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở để tính

4

Page 5: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

chiều dài lãnh hải, nhằm bảo vệ an ninh, quyền lợi về hải quan, thuế khóa…

Điều 3, điều 14 của nghị định 30/CP: quy định về tàu thuyền quân sự nước ngoài khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.

Vùng đặc quyền kinh tế: Tuyên bố của Chính phủ ngày 25-05-1977 quy định: vùng đặc quyền

kinh tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải một vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở . Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác bảo vệ và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có quyền thăm dò và khai thác vùng đặc quyên kinh tế, nhằm mục đích kinh tế, có quyền nghiên cứu khoa học… kể cả vấn đề về môi trường.

Ngày 25-10-2000, Việt Nam và Trung Quốc chính thức kí Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ(xem lại Hiệp định).

Hình: Thỏa thuận giữa Việt Nam – Trung Quốc về hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ(Nguồn: “Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt

Nam” – NXB Chính trị Quốc gia)

Câu 3:

5

Page 6: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

Hãy trình bày và phân tích các luận cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định Việt Nam đã chiếm hữu và làm chủ thật sự đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ khi chúng chưa thuộc hệ thống hành chính của bất kỳ quốc gia nào.A. Các luận cứ lịch sử chính thống

Chiều 2.2, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức bàn giao hai văn bản cổ liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hai văn bản cổ gồm:

+ Châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An hiến tặng liên quan đến thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của triều Nguyễn, được ghi ngày 15 tháng chạp năm Bảo Đại thứ 13 (tức 3.2.1939), do quan Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh tâu lên nhà vua, xin phê chuẩn đề nghị của Tòa khâm sứ Trung Kỳ, ban thưởng Huân chương Long Tinh hạng tư cho ông Louis Fontan - giữ chức Chánh cai đội hạng nhất của đội lính khố xanh trú đóng tại quần đảo Hoàng Sa Tờ châu bản có chữ bút phê màu đỏ chữ chuẩn y và ký tên BĐ (viết tắt chữ Bảo Đại).

+ Văn bản thứ hai do làng Mỹ Lợi hiến tặng có từ năm Quý Hợi (1743), dưới thời nhà Lê, được viết bằng chữ Hán trên giấy dó, có nội dung xử lý một vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (làng Mỹ Lợi) và phường An Bằng (làng An Bằng) về việc nộp thuế vỏ tàu khai thác sản vật liên quan đến Hải đội Hoàng Sa.

Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

o Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam .

o Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

o An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

o The Journal of the Asiatic Society of Bengal , Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

o The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

o Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Hoàng Sa và Hoàng Sa không thuộc về Trung Quốc. Tất cả các bản đồ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

6

Page 7: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

o Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của tập ký sự này nói đến Vạn Lý Trường Sa, khẳng định chúa Nguyễn đã sai thuyền ra thu lượm các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

B. Các luận cứ pháp lý chính thống+ Công trình nghiên cứu khoa học của học giả nổi tiếng, bà

Monique Chemillier-Gendreau. Giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở trường ĐH Paris-VII, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, hiện là Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, Chủ tịch hội luật gia châu Âu. Quyển sách mang tên “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” cuốn sách được NXB L’Harmattan Paris công bố vào tháng 3-1996.

+ Việt Nam chuẩn bị xuất bản tuyển tập địa lý, cung cấp các dữ liệu và chứng cứ lịch sử quan trọng, minh họa cho chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyển tập địa lý Việt Nam, được Nhà xuất bản Thanh niên lưu hành, gồm có bốn chương, bao gồm 40 công trình nổi tiếng nhất về địa lý, bắt đầu từ triều Trần của thế kỷ thứ 13 kéo dài đến năm 1954. Bút chứng cũ nhất và đầy đủ nhất thấy trong sách Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn soạn vào năm 1776, với những tư liệu của các Chúa Nguyễn. Sau đó, các sử gia, địa gia đời vua Nguyễn đều dựa theo đó và thêm thắt việc mới vào. Về đồ vẽ, các “bản đồ” và “lộ đồ” đời Lê cũng có ghi một cách sơ sài cái “bãi cát vàng” hoặc “bãi Trường sa” ấy.+ Tuyên cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng Hai 1974. Theo tuyên cáo này Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời được của Việt Nam Cộng Hòa. Chính Phủ và Nhân Dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền trên các đảo đó. Nhân cơ hội này, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi của miền Trung và Nam Việt Nam, mà đã được kiên định xác nhận như là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những căn bản không thể phủ nhận được về địa lý, lịch sử, pháp lý và trên nhiều sự kiện thực tế. Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa nhất quyết bảo vệ chủ quyền Quốc Gia trên các đảo này bằng bất cứ giá nào.

Theo tập quán quốc tế và luật pháp quốc tế, việc một nước xác lập chủ quyền của mình đối với các hải đảo hay phần đất chưa có chủ phải tuân thủ 3 tiêu chí: hòa bình, liên tục và thật sự. Chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí đó. Lịch sử Việt Nam cho thấy từ thời phong kiến, đến thời là thuộc địa của thực dân Pháp, cho đến khi Nhật chiếm giữ hai quần đảo này của Việt Nam. Hòa bình lặp lại, chúng ta đều có cơ sở dữ liệu chứng minh.

7

Page 8: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

Câu 4: Lợi thế và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc? Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và giải pháp của Việt Nam trong việc làm chủ biển, đảo.

Biển đảo nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển gắn liền với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. biển Việt Nam có vị trí địa lí, kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng.

Với đường bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là lợi thế đặt biệt của quốc gia.

Hai quần đảo này có vị trí hết sức quan trọng đối với đất nước ta. Trước hết, hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua. Về mặt kinh tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phóng phú và đa dạng, đặt biệt là nguồn tài nguyên đầu khí. Ngoài ra, còn có rất nhiều khoáng sản quý như thiếc, ti-tan, thạch anh, nhôm, sắt, đồng, kền và các loại đất hiếm.

Nguồn lợi hải sản nước ta rất phong phú như cá biển, tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 – 4 triệu tấn.

Chính vị trí địa lí thuận lợi, chúng ta lại có nhiều cảng biển từ Bắc chí Nam, thuận lợi cho hợp tác quốc tế, mở rộng phát triển du lịch…Vịnh Hạ Long – hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, biển Nha Trang, Hà Tiên…là những nơi được quan tâm hang đầu khi du khách quốc tế đến với Việt Nam. Biển nước ta không hề thua kém các vùng biển trong khu vực.

Và chính vì lí do đó, mà vùng biển này thường xuyên bị gây hấn, bất ổn, uy hiếp chủ quyền, đây là thách thức đầu tiên cho nước nhà.

Tuy vậy, nhưng việc làm của nước “bạn lớn” gần đây rất được bạn bè trên thế giới quan tâm, có thể nới hiện nay cả thế giới đang hướng mắt nhìn về Biển Đông – nhìn về Việt Nam, làm sao có thể lấy lại các quần đảo nằm trong đặc quyền lãnh thổ quốc gia. Quốc tế đang quan tâm và ủng hộ cho Việt Nam. Bằng chứng là khối đại đoàn kết ASEAN đã luôn luôn cận kề, hợp tác đa phương. Việt Nam đã đi đúng hướng để phát triển kinh tế, chúng ta hòa nhập vào thế giới nhưng chúng ta không hòa tan. Vị

8

Page 9: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

thế nước ta ngày càng cao trong lòng người nước ngoài. Đây là một thuận lợi, việc lấy lại hai quần đảo này là không phải là một sớm một chiều, phải đấu tranh toàn diện về mọi mặt. Lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho sức mạnh của Việt Nam

- Khó khăn, thách thức: oTrình độ khoa học kỹ thuật về biển còn lạc hậu. o Nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển còn

hạn chế.oThiên tai bảo lụt thường xuyên.o Vùng biển đang tranh chấp, quốc phòng còn thua kém bạn bè

năm châu- Giải pháp: o Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốco Xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh để bảo vệ vững

chắc chủ quyền và an ninh trên biểno Đẩy mạnh phát triển khoa học-công nghệ biển; triển khai mạnh

mẽ và có hiệu quả công tác qui hoạch tổng thể phát triển xã hộio Quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề

liên quan đến biển; xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển; phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng, biển và ven biển

o Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh…

Câu 5. Sinh viên cần làm gì để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

đảo của Tổ quốc và xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh, giàu từ biển

Sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường có nhiệm vụ học tập tốt, mổi con người mang một sứ mệnh lịch sử, mổi sinh viên đều mang nhiệm vụ to lớn là giới thiệu cho bạn bè trên thế giới biết đến Việt Nam, biết đến Biển Đông, và biết đến những bất công, những nổi đau mất mát, chết chóc của những người lính biển khi bảo vệ chủ quyền, của ngư dân đánh bắt cá khi vào đảo tránh bảo, khi đang đánh cá…

Làm gắn kết cộng đồng dân tộc thành một khối đại đoàn kết thực sự vững mạnh, tin tưởng vào chiến lược lảnh đạo của Đảng, cũng như tin tưởng vào sức mạnh dân tộc và mỗi người dân cần đóng góp trí tuệ và sức lực cụ thể của mình, góp phần xây dựng các vùng biển, đảo thành vùng kinh tế giàu, mạnh, vùng quân sự vững chắc trong phòng tuyến an ninh giữ gìn và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ các quyền lợi của quốc gia.

9

Page 10: Bien Dao Hoang Sa- Truong Sa

10