bao cao trien vong nganh 2013 28012013 bsc

57

Upload: nam-dai-ca

Post on 30-Dec-2014

31 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc
Page 2: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 1/ 56

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

PHẦN I - KINH TẾ VĨ MÔ

A. KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2012

B. KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2013

PHẦN II – THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

A. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2012

B. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2013

PHẦN III - TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

A. CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ NGÀNH

TÓM TẮT TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂM 2013

DIỄN BIẾN GIÁ CÁC NGÀNH SO VỚI VNINDEX 2012

B. TRIỂN VỌNG CÁC PHÂN NGÀNH 2013

Ngành Ngân hàng

Ngành Bất động sản

Ngành Xây dựng

Ngành Thép

Ngành Khoáng sản

Ngành Dệt may

Ngành Thủy sản

Ngành Điện

Ngành Dƣợc

Ngành Dầu khí

Ngành Giao thông công nghiệp

Ngành Phân bón

Page 3: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 2/ 56

PHẦN I - KINH TẾ VĨ MÔ

A. KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2012

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2012 với tăng trưởng GDP đạt 5,08%. Tăng trưởng GDP không đạt được như kế hoạch ban đầu của Chính phủ có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và cơ bản là Việt Nam đã thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô với chính sách kiểm soát cung tiền chặt chẽ để kiềm chế lạm phát khiến cho sức cầu suy giảm. Cùng với một số những bất ổn trong năm 2012 như vấn đề nợ xấu, sự suy kiệt của sức sản xuất, đặc biệt là hàng loạt doanh nghiệp nhỏ phá sản do khó khăn về thị trường và vốn v.v… đã làm cho năm 2012 là một năm có quá nhiều bất ổn và tăng trưởng kiệt quệ. Một số chỉ tiêu của kinh tế vĩ mô năm 2012 như sau:

Tăng trưởng GDP 5,08% mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây: Tăng trưởng tín dụng thấp và lãi suất cao khiến cho tiêu dùng, sản suất và đầu tư tư nhân gần như không tăng trưởng.

Lạm phát CPI 6.81%: cả năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.324 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011. Lạm phát giảm nhanh chủ yếu xuất phát từ sức cầu nền kinh tế đang suy giảm mạnh.

Đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây.

Tỷ giá ổn định: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được NHNN chủ động giữ nguyên ở mức 20.828 trong suốt năm 2012 với biên độ giao dịch được duy trì ở mức +/-1%. Cán cân thương mại của Việt Nam lần đầu tiên có thặng dư kể từ khi gia nhập WTO, ước tính thặng dư +500 triệu USD phản ánh tình trạng đình trệ trong sản xuất.

Mặt bằng lãi suất giảm: NHNN đã 6 lần hạ lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14% còn 9%; 6 lần hạ lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13% còn 7%; 5 lần giảm trần huy động lãi suất huy động vốn từ 14% xuống 8%. Lãi suất huy động giảm nhanh đã tạo điều kiện cho các NHTM hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, phổ biến trong khoảng 9-12%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và 13-15%/năm đối với các lĩnh vực khác. Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng ước tính cả năm khoảng 7% đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.

Nhìn chung, bức tranh vĩ mô năm 2012 được xem là một năm nhiều rủi ro và nhiều bất ổn, đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng, bất động sản và các ngành công nghiệp hỗ trợ (sẽ được đề cập chi tiết trong phần Triển vọng ngành). Các vấn đề như nợ xấu, hàng tồn kho cao, bất động sản tê liệt, xây dựng đinh trệ v.v… vãn chưa được giải quết triệt để. Tuy nhiên các yếu tố ổn định vẫn tiếp tục dần cải thiện, các chính sách hỗ trợ Ngân hàng, Bất động sản,… đang và sắp được ban hành đã tạo ra môi trường vĩ mô năm 2013 với nhiều tín hiệu sáng sủa hơn.

B. KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2013

Nhìn chung, năm 2013 được dự báo là một năm tương đối tích cực hơn so với năm 2012 trên khía cạnh ổn định vĩ mô. Tăng trưởng GDP sẽ hồi phục chậm do sức cầu tiêu dùng trong nước còn yếu. Sau giai đoạn dài tăng trưởng cao nhờ đầu tư và tăng cung tiền, năm 2013 có thể nói là năm bản lề của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sau giai đoạn dài bất ổn. Do vậy các yếu tố ổn định tiếp tục được đề cao là dễ hiểu khi dư địa chính sách của Chính phủ Việt nam không còn nhiều. Lạm phát sẽ không còn là mỗi quan ngại quá lớn, trong khi nợ xấu sẽ cần thời gian dài để xử lý. Chính phủ sẽ là hết sức thận trọng với việc cắt giảm lãi suất với mục tiêu, một mặt đảm bảo kích thích kinh tế, mặt khác đảm bảo mức bù cho lạm phát mục tiêu.

Kịch bản diễn biến Kinh tế vĩ mô năm 2013 được chúng tôi xác định trên các điểm trọng yếu sau:

Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác định mục tiêu cho năm 2013 là Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện chính sách Lạm phát mục tiêu, đồng thời có thêm sự chủ động so với các cách điều hành trước đây (không xác định mức mục tiêu cụ thể về tín dụng mà chủ động điều hành linh hoạt đối phó với tình hình). Như vậy có thể thấy yếu tố ổn định tiếp tục là cẩm nang hành động chính của chính sách.

Page 4: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 3/ 56

Nghị quyết của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu tập trung vào các giải pháp chính sau

Giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư

Từ 1/7/2013 (trước 6 tháng so với lộ trình) áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20% đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; áp dụng thuế TNDN 10% đối với thu nhập từ đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội; giãn thuế giá trị gia tăng 6 tháng; không thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và giảm thuế trước bạ với ô tô dưới 10 chỗ.

Tăng cường giám sát kiểm tra chống thất thu thuế, đảm bảo số tiền nợ thuế không quá 5%

Triển khai quyết liệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, thúc đẩy các doanh nghiệp sắp xếp lại cơ cấu hợp lý, đưa ra lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Sử dụng nguồn tiền thu từ cổ phần hóa để bổ sung năng lực cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) để chủ động tham gia quá trình tái cơ cấu tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và nợ đọng của các ngân hàng thương mại.

Chính phủ tiếp tục kiên quyết thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Mặc dù nợ xấu cần thời gian dài để giải quyết, tuy nhiên việc phân loại ngân hàng theo mức độ rủi ro qua đó hướng tới cơ chế hoạt động mang tính thị trường hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng là một bước tiến lớn của ngành ngân hàng năm 2012.

Theo chỉ đạo của Chính phủ về kế hoạch giải cứu thị trường bất động sản, Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã cam kết ưu tiên tín dụng từ 20 đến 40 nghìn tỷ đồng cho khu vực này. Hiện tại BIDV và Agribank đã lên kế hoạch thực hiện triển khai đề án. Các giải pháp trên của Chính phủ sẽ làm tan băng thị trường bất động sản trong ngắn hạn, góp phần giảm nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

NHNN cũng được kiến nghị từng bước hạ lãi suất về mức bình thường (xấp xỉ 10%/năm), người mua nhà được hưởng mức lãi suất bằng 2/3 lãi suất huy động (khoảng 8%), hình thành gói tín dụng dành cho người mua nhà.

Với các yếu tố thừa hưởng và định hướng chính sách điều hành như trên, có thể xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô năm 2013 dựa trên một số dự báo như sau:

Một số chỉ tiêu dự báo chính 2013 của BSC so với mục tiêu chính phủ

Chỉ tiêu (năm 2013) Mục tiêu của Chính phủ Dự báo của BSC

Tăng trƣởng GDP (%) 5,5 5,2 – 5,5

Lạm phát (%) 8,0 7,0 – 8,0

Lãi suất huy động 7,0 – 8,0

Tăng trƣởng tín dụng 8,0 – 10,0

Tăng trưởng GDP năm 2013 được dự báo ở mức 5,5%. Dự báo về tăng trưởng GDP của chúng tôi khá nhất quán với mục tiêu của Chính phủ;

Lạm phát năm 2013 được dự báo ở mức thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ 7 - 8%;

Thị trường ngoại hối được giữ ổn định trong cả năm về cơ bản, tuy nhiên nếu có biến động về tỷ giá, nhiều khả năng sẽ rơi vào giai đoạn 6 tháng cuối năm với kịch bản Chính phủ có thể thông qua một gói kích thích kinh tế hỗ trợ tăng trưởng;

Lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm dần theo kỳ vọng lạm phát, tuy nhiên tốc độ giảm chậm;

Chính sách tiền tệ điều hành theo hướng nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng một cách thận trọng. Quan trọng hơn, tính linh hoạt trong chính sách được cải thiện;

Hệ thống ngân hàng tiếp tục được tái cấu trúc với dự đoán NHNN sẽ tăng tốc tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém. Nợ xấu từng bước được giải quyết;

Page 5: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 4/ 56

Diễn giải các dự báo

Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP 5,2-5,5% của Việt Nam 2013 dựa trên bối cảnh Việt Nam tiếp tục kiên định các mục tiêu ổn định vĩ mô. Một lý do nữa khiến tăng trưởng của Việt Nam khó có thể cao hơn do dư địa chính sách của Chính phủ gần như không còn. Đầu tư và chi tiêu chính phủ sẽ không còn là động lực chính của tăng trưởng do những giới hạn về nguồn ngân sách (hiện đã ở mức nợ 60% GDP). Sau nhiều năm tăng trưởng dựa trên đầu tư cao, Việt Nam sẽ giảm đầu tư về lượng và cải thiện về hiệu quả. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cũng không có nhiều hi vọng khi tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm. Do vậy, tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2013.

Lạm phát khó có thể tăng cao trở lại trong nửa đầu năm 2013 với mục tiêu chính sách như trên. Với sức cầu ở mức thấp và tăng lên chậm chạp, nỗi lo lạm phát là không nhiều. Tăng trưởng tín dụng không thể tăng mạnh dù lãi suất có xu hướng hạ dần, do vấn đề nợ xấu là nguyên nhân chính. Do vậy chúng tôi dự báo lạm phát cả năm 2013 ở mức dưới 8%. Tuy nhiên chúng tôi không loại trừ cảnh báo về khả năng lạm phát cao quay trở lại trong quý đầu năm 2013 do độ trễ của các gói kích thích, giải ngân đầu tư công 130 nghìn tỷ trong nửa cuối năm 2012 kết hợp với chu kỳ tăng giá dịp Tết nguyên đán.

Mặt bằng lãi suất năm 2013 sẽ giảm. Chúng tôi dự báo lãi suất huy động sẽ hạ về mức 7 % trong năm 2013. Mặt bằng lãi suất sẽ giảm do 2 yếu tố: một là kỳ vọng lạm phát giảm và rủi ro hệ thống giảm. Ngay cả khi NHNN không bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế, lãi suất vẫn có động lực để giảm khi rủi ro hệ thống ngân hàng giảm. Nhìn chung rủi ro ngân hàng và thị trường sẽ giảm theo quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NHNN.

Thị trường ngoại hối dự báo về cơ bản sẽ có nhiều nét tương đồng so với năm 2012. Tỷ giá tiếp tục ổn định, giao dịch trong biên độ cho phép của NHNN, biên độ dao động phổ biến vào khoảng 20.900-21.500 VNĐ/USD.

Page 6: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 5/ 56

PHẦN II – THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

A. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2012

TTCK 2012 đƣợc ví nhƣ bức tranh với hai gam màu đối lập giữa 5 tháng đầu năm và các tháng cuối năm. 5 tháng đầu năm, TTCK tăng mạnh với thanh khoản được cải thiện đáng kể, tuy nhiên 6 tháng tiếp theo, xu hướng giảm điểm gần như chiếm ưu thế hoàn toàn. Thị trường chỉ bắt đầu sôi động trở lại từ đầu tháng 12, sau khi kinh tế vĩ mô dần ổn địng và dòng tiền quay trở lại TTCK. Chốt phiên 28/12/2012 so với đầu năm, VNIndex và HNIndex lần lượt tăng 18% và 0.53% tương ứng lên 413.73 điểm và 57.09 điểm.

Diễn biến thị trường chứng khoán trong năm 2012 và các thông tin quan trọng

Giai đoạn tăng trƣởng mạnh - 5 tháng đầu năm 2012: Thị trường hồi phục mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu năm nhờ mặt bằng cổ phiếu ở mức thấp, giá trị giao dịch bình quân phiên trên 2 sàn đạt mức đỉnh vào tháng 3 khoảng 2.248,7 tỷ đồng/phiên. Dòng tiền liên tục xoay vòng qua các nhóm cổ phiếu Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng, thép, khoáng sản,… Thêm vào đó bên cạnh các nhà đầu tư nội, các quỹ ETF ngoại đã mua ròng rất mạnh các cổ phiếu Blue-Chips. Những yếu tố mang tính hỗ trợ hỗ trợ trong thời gian này bao gồm:

Sự ra đời của chỉ số VN-30 Index, và sau đó là HN-30 Index;

Kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều (từ 5/3/2012);

Lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm mạnh trong tháng 3 và tháng 4, từ 14% xuống còn 9%;

CPI tính chung 4 tháng đầu năm chỉ tăng 2,6% - giảm tốc sau nhiều tháng tăng mạnh;

Gói giải pháp miễn giảm/giãn thuế tổng trị giá 25.000 tỷ đồng;

Các quỹ ETF giải ngân mạnh;

-

50

100

150

200

250

300

350

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

T01 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Triệu cổ phiếuTăng trƣởng so với đầu năm (%)

KLGD 2 san VNINDEX Index VHINDEX Index

nhấHạ trần LSHuy độnglần 4 về 9%

CPI tháng 9tăng 2.2%

nhất%)

Hạ trần LSHĐ lần2 về 12%

%)Hạ trần LShuy độnglần 3 về 11%

Hạ trần LShuy độnglần 1 về 13%

CPI tháng 1 tăng 1%

CPI tháng2 tăng1.37%

CPI tháng4 tăng0.05%

CPI tháng 5tăng 0.18%

21/8 Một số lãnh đạo cao cấpcác NH bị bắt

TTTD 9T 2012

chỉ 2.35%

Công bố gói giải

cứu BĐS

Hạ LS huy động lần 5 về 8%

CPI tháng3 tăng0.16%

Page 7: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 6/ 56

Nửa cuối năm 2012 với xu hƣớng giảm điểm: Thị trường liên tục giảm điểm trong những tháng cuối năm. Từ tháng 05 đến tháng 12, TTCK đón nhận nhiều tin tiêu cực, và có ảnh hưởng lớn khiến gần như trong 6 tháng này, xu thế giảm điểm là chủ đạo:

GDP tăng trưởng thấp,

Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng lên tới 10% theo công bố của NHNN,

Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp (9 tháng đầu năm chỉ tăng 2,25%),

Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết kém khả quan, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, vật liệu xây dựng,

Thông tin về các vụ bắt giữ các lạnh đạo cao cấp của nhiều ngân hàng,

TTCK bắt đầu ngấm các thông tin về triển vọng tiêu cực của nền kinh tế, thanh khoản thị trường giảm mạnh cùng với điểm số. Mặc dù được hỗ trợ từ khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng liên tiếp trên HSX trong quý III. Thị trường bị “shock” mạnh trước thông tin bắt giữ một số lãnh đạo cao cấp ngành ngân hàng vào ngày 21/8, VNIndex và HNXIndex giảm lần lượt 7,8% và 10,3% trong 5 phiên giao dịch, thanh khoản giảm mạnh và gần như cạn kiện vào tháng 11 (bình quân 2 sàn khớp lệnh 300 tỷ đồng/phiên).

Tháng 12/2012, niềm tin dần quay trở lại. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư dần ổn định trở lại vào tháng cuối năm, trước những thông tin tích cực từ các chính sách nhằm khơi thông thị trường bất động sản, hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, xử lý ngân hàng … cùng với kỳ vọng giao dịch sôi động hơn trước thời điểm xem xét danh mục đầu tư của các quỹ ETF và động thái nâng đỡ NAV của các nhà đầu tư tổ chức trong nước. Nhóm cổ phiếu blue-chip có diễn biến thuận lợi tác động tích cực đến điểm số của toàn thị trường. So với mức đỉnh đã lập trong tháng 5, dù có hồi phục khá nhiều trong tháng 12 nhưng VNIndex vẫn giảm 18%, HNIndex giảm 35%. Tuy nhiên, việc niềm tin quay trở lại và TTCK sôi động trong tháng 12/2012 cũng tạo tiền đề tốt để mở đầu cho năm 2013.

B. THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2013

Năm 2013, về cơ bản, thị trường sẽ có nhiều hơn những thuận lợi để phát triển về dài hạn. Các thông tin tích cực và tiêu cực đan xen nhau, nhưng thông tin tích cực là chủ đạo. Thêm vào đó các thông tin về việc Chính phủ và NHNN sẽ theo đuổi các chính sách vĩ mô hướng tới ổn định, đồng thời sẽ có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Bất động sản. Một trong những thách thức không nhỏ đến từ phía cung khi năm 2013, áp lực thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng Công ty như Tổng công ty dầu khí PVN, Tổng công ty điện lực EVN, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc...đối với các khoản đầu tư ngoài ngành. Các quỹ nước đầu tư cũng đang đứng trước áp lực đóng quĩ sau một thời gian hoạt động. Những áp lực này phần nào được cân bằng khi xu hướng đầu tư của các nước Châu Á như Nhật Bản, Thailand, Indonesia,… vào Việt Nam tăng lên khá mạnh thời gian gần đây thông qua các hoạt động M&A, cũng như việc chuyển đổi sang hình thức quĩ mở, và thành lập mới quỹ mở với hành lang pháp lý đang được hoàn thiện dần.

Xu hướng làm yếu đồng Yên Nhật sẽ tiếp tục được kỳ vọng trong năm 2013, sau khi thủ tướng Nhật mới thắng cử quyết liệt theo đuổi một đồng Yên yếu để phục hồi kinh tế qua xuất khẩu với mục tiêu lạm phát kỳ vọng 2% sau nhiều năm lạm phát ở mức âm. Dòng vốn ngoại (đặc biệt là Nhật Bản đã tăng đột biến, chiếm tỷ trọng gần 40%, tương đương 39.5% tổng số vốn đầu tư mới và tăng thêm năm 2012) tham gia vào thị trường 2012 vừa qua được đánh giá là khá bền vững, có hiệu ứng lan tỏa cao khi tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp cơ bản như: Vật liệu xây dựng, Xi măng, Gạch, Săm lốp ô tô, Sắt thép... sẽ tiếp tục có tác động tích cực với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Chúng tôi đưa ra 2 khả năng có thể xảy ra trong năm 2013 với TTCK Việt Nam:

Trƣờng hợp 1 - Thị trƣờng tăng đầu năm, điều chỉnh giữa năm và tăng trở lại: (xác suất cao) Giả định lãi suất cơ bản cắt giảm lần cuối của năm 2013 vào Quý II hoặc Quý III năm 2013 sau khi chính

Page 8: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 7/ 56

phủ có được đánh giá một cách tương đối đầy đủ về lạm phát của cả năm 2013, thị trường chứng khoán có thể có vẫn tiếp tục kéo dài sóng hồi bắt đầu từ cuối tháng 11 năm 2012 dưới hiệu ứng tích cực của chính sách hỗ trợ bất động sản nhằm giải quyết nợ xấu và cắt giảm lãi suất gần nhất.

Nếu so với sóng đầu năm 2012, hiện thị trường đã có rất nhiều tin tốt hỗ trợ về cơ bản. Quan trọng nhất trong số đó là gói hỗ trợ kích cầu cho bất động sản (điển hình là kế hoạch thành lập Công ty quản lý tài sản thuộc NHNN - VAMC), sẽ giúp khơi thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế, cũng như việc cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm hạ nhiệt lãi suất cho vay. Những bất ổn trong hệ thống ngân hàng phần nào đã được giải quyết về cơ bản.Về mặt điểm số, chỉ số HNX đang ở mức đáy của đầu năm, HOSE cũng tương tự nếu loại bỏ một số mã có vốn hóa lớn làm sai lệch chỉ số.

Sóng hồi này dự kiến có thể kéo dài gần hết Quý I.2012 sau đó suy giảm chờ đợi đợt cắt giảm tiếp theo của lãi suất, trước khi có thể tăng trưởng trở lại. Thị trường hiện có thể đang chờ đợi những tuyên bố rõ ràng hơn về cách thức thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề nợ xấu. Trong thời gian tới Quý I. 2013, nếu chính sách này được cụ thể hóa, cùng với xu hướng dòng vốn giá rẻ, theo sau các chính sách lới lỏng định lượng của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Điều này là khả dĩ khi xét trong bối cảnh, hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đã tăng trưởng khá mạnh trong năm 2012. Cùng với đó, trong nước, những quan ngại sâu sắc về vấn đề lạm phát và tỷ giá (quan tâm hàng đầu đối với nhà đầu tư ngoại) được kiểm soát khá tốt trong năm qua với các chính sách khá nhất quán phần nào khôi phục được niềm tin này.

Trƣờng hợp 2 - Thị trƣờng tăng đầu năm, sau đó suy giảm đến cuối năm: (xác suất thấp hơn) lãi suất không giảm, thậm chí có thể tăng do lịch sử đã chứng kiến mức tăng khá mạnh của lãi suất chiết khấu từ mức 7% hiện tại do các nhân tố từ bên ngoài như lạm phát nhập khẩu từ thế giới dưới tác động của chính sách lới lỏng định lượng tiền tệ toàn cầu, cũng như khả năng tăng mạnh của giá dầu đẩy lạm phát trong nước quay trở lại. Lạm phát lúc này phần lớn là về phía cung (chi phí đẩy), không phải lạm phát do cầu kéo (nguyên nhân chính trong nhiều năm qua ở Việt Nam). Trong điều kiện đó, thị trường sau nhịp hồi phục trong quí I.2013 có thể tiếp tục suy giảm kéo dài.

Một rủi ro khác không kém phần quan trọng đến từ thị trường thế giới, các vấn đề cốt lõi ở các nền kinh tế đầu tầu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Sự hồi phục của chỉ số Chứng khoán trên toàn cầu trong năm 2012 chưa đi liền với sự phục hồi của các hoạt động kinh tế trên thế giới, phản ánh phần nào thông qua chỉ số vận tải biển BDI (hiện vẫn chỉ bằng 1/10 so với mức cao điểm trước khủng hoảng 2008). Một số rủi ro trên thế giới có thể kể đến là việc một hoặc nhiều quốc gia có thể rời bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), bất ổn Trung Đông, Mỹ tiếp tục suy thoái. Những rủi ro này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục còn rất mong manh, rất dễ tổn thương với các cú sốc bên ngoài.

Trên cơ sở như vậy, có thể kỳ vọng mức tăng trưởng của chỉ số về cơ bản là cao hơn. Tuy nhiên, mức tăng điểm của TTCK có được duy trì bền vững hay không, phụ thuôc rất nhiều vào những cam kết duy trì thực hiện chính sách ổn định của Chính phủ. Nếu nhà đầu tư mất niềm tin một lần nữa, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ khó có thể có được một viễn cảnh tích cực trong trung/dài hạn.

Page 9: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 8/ 56

PHẦN III - TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂM 2013

A. CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ NGÀNH 2013

Điểm nhấn chính sách của năm 2013 chính là việc giải cứu nợ xấu của hệ thống Ngân hàng, khôi phục lại thị trường BĐS, để từ đó giải phóng dòng tiền giúp các Doanh nghiệp có thể phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ hội đầu tư của năm 2013 do vậy sẽ xuất phát từ nhóm Ngân hàng, Bất động sản và xây dựng. Việc NHNN đã không còn khống chế cho vay tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất nữa thì một dòng tiền có thể sẽ chảy sang lĩnh vực này và được kiểm soát chặt chẽ nhất có thể. Doanh nghiệp, ngành được ưu tiên nhận được sự hỗ trợ từ gói giải cứu của Chính phủ sẽ có nhiều cơ hội phục hồi nhất trong năm 2013.

Với các phân tích và dự báo về triển vọng năm 2013, trên cơ sở những thông tin tích cực và rủi ro có thể xảy ra, VNINDEX trong kịch bản lạc quan có thể tiệm cận mốc 500-520 điểm vào thời điểm cuối năm 2013. Các hoạt động đầu tư tích lũy cho trung và dài hạn sẽ là những hoạt động chủ đạo của Thị trường. Tuy nhiên Thị trường sẽ vẫn luôn tiềm ẩn những cơ hội cho các nhà đầu tư ngắn hạn và “lướt sóng”. Theo nghiên cứu lý thuyết về Sector Rotation – về sự xoay vòng của các ngành trong thị trường chứng khoán theo các giai đoạn phục hồi của kinh tế của Phòng nghiên cứu kinh tế - National Bureau of Economic Research (NBER). Cơ hội đầu tư trong một thị trường tăng trưởng sẽ được chia làm ba giai đoạn, tương ứng với ba nhóm cổ phiếu chính.

Các giai đoạn thị trƣờng

Nguồn: Tham khảo National Bureau of Economic Research (NBER)

Chiến lược Đầu tư của từng tổ chức và cá nhân sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu, tiềm lực tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro. Nhưng điểm chung sẽ vẫn xoay quanh việc chọn ngành và cổ phiếu phù hợp theo các diễn biến của chu kỳ kinh tế cũng như chu kỳ Thị trường. Ba chu kỳ thị trường bao gồm Early Bull – thị trƣờng phục hồi, Mid Bull – Thị trƣờng tăng trƣởng, late Bull - Thị trƣờng đạt đỉnh và bão hòa.

Trên cơ sở đánh giá và dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô, thị trƣờng và diễn biến giá cũng nhƣ triển vọng của từng ngành, chúng tôi cho rằng cơ hội đầu tƣ năm 2013 sẽ xoay vòng theo 3 nhóm ngành chính nhƣ sau:

NHÓM 1 - Nhóm cổ phiếu tấn công

Nhóm cổ phiếu này được đánh giá là khá nhạy với những biến động trên thị trường chứng khoán, cũng như các thông tin vĩ mô, do vậy nên được xem xét đầu tư vào giai đoạn đầu khi thị trường hồi phục trở lại (Early Bull). Nhóm cổ phiếu này sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, do vậy sẽ biến động cùng nhịp và có thể tăng mạnh hơn thị trường giai đoạn đầu. Tại các thị trường tài chính trưởng thành, nhóm 1 sẽ gồm các

Early BullThị trường phục hồiCổ phiếu tấn công

Mid BullThị trường tăng trưởng

Cổ phiếu theo sau

Late BullThị trường đạt đỉnh

Cổ phiếu phòng thủ

Page 10: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 9/ 56

cổ phiếu trong ngành vận tải, tài chính, công nghệ. Tuy nhiên đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, nhóm 1 sẽ gồm những cổ phiếu thuộc các ngành bất động sản, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng.

Có thể nói, ở thời điểm đầu năm 2013, vĩ mô chưa thực sự ổn định và còn nhiều yếu tố bất lợi, nhưng xu hướng đang cải thiện dần. Điểm nhấn chính sách vĩ mô của năm 2013 đang hướng tới mục tiêu giải quyết hai vấn đề vấn đề nợ xấu và thị trường BĐS. Do vậy, các thông tin vĩ mô sắp tới sẽ ảnh hưởng mạnh tới các ngành bất động sản, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng. Trong nhóm cổ phiếu năng động này sẽ diễn ra sự phân hóa đối với từng mã cổ phiếu, và từng ngành, nhưng xu hướng chung sẽ mang lại khả năng sinh lợi tốt trong giai đoạn Early Bull. Nhà đầu tư ưa độ rủi ro có thể tham gia thị trường sớm và lựa chọn nhóm cổ phiếu có độ nhạy cao, có hệ số Beta cao thuộc nhóm 1. Nhóm cổ phiếu này cũng thường vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng sẽ mất dần vị thế dẫn dắt khi thị trường trải qua giai đoạn Early Bull, để nhường chỗ cho nhóm thứ 2.

NHÓM 2 - Nhóm cổ phiếu theo sau

Nhóm cổ phiếu này ít nhạy với Thị trường chung hơn cổ phiếu của nhóm 1 và thường có xu hướng biến động theo sau nhóm các cổ phiếu dẫn dắt Thị trường. Nhóm 2 gồm các ngành sản xuất cơ bản như ngành nguyên vật liệu (cao su, khoáng sản,…), vật liệu xây dựng (thép…), xuất khẩu (dệt may, thủy sản), . Các ngành này thường được hưởng lợi từ các chính sách kinh tế vĩ mô do đây là những ngành cơ bản xương sống của nền kinh tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế tới sự phục hồi của các ngành nhóm 2 thường có độ trễ hơn so với nhóm 1.

Nhóm 2 có cơ hội phục hồi mạnh hơn khi Vĩ mô thực sự ổn định, và thị trường đã tăng qua giai đoạn Early Bull với sự dẫn dắt của các cổ phiếu nhóm 1. Các cổ phiếu trong nhóm này cũng thường có quy mô nhỏ hơn, và do vậy có mức độ biến động có thể sẽ mạnh hơn, nhanh hơn các cổ phiếu nhóm 1. Khi bước vào giai đoạn thị trường Mid Bull, rủi ro đầu tư vào nhóm 2 cũng cao hơn (do cổ phiếu nhóm 2 phân hóa mạnh hơn nhóm 1), nên cần chính sách quản trị rủi ro tốt và chiến lược đầu tư chặt chẽ. Tuy vậy, khi thị trường bước vào giai đoạn Mid Bull thì cơ hội đối với cổ phiếu nhóm 2 vẫn lớn nhất.

NHÓM 3 - Nhóm cổ phiếu phòng thủ

Nhóm cổ phiếu này ít biến động so với thị trường biến động. Cũng giống như tại các thị trường phát triển, Nhóm 3 tại Việt Nam cũng gồm các ngành dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, y tế, năng lượng,… những nhóm ngành thiết yếu. Nhóm 3 cũng không được thị trường quan tâm trong giai đoạn tăng trưởng Early Bull hay Mid Bull, mà thường sẽ đem đến cơ hội khi thị trường đã chuyển sang giai đoạn Late Bull, thị trường đạt đỉnh, bão hòa hoặc suy thoái (Early Bear).Thông thường, cổ phiếu thuộc nhóm này có cơ bản tốt và cổ tức tương đối ổn định, độ an toàn cao hơn. Khi thị trường có dấu hiện đạt đỉnh trong trung hạn, thì nhóm 3 sẽ chiếm ưu thế và thay hai nhóm trên dẫn dắt thị trường.

NHÓM 4 - Nhóm cổ phiếu theo dõi

Chúng tôi cho rằng còn một số ngành rất đáng lưu ý, nhưng chưa hội đủ các yếu tố để có thể nằm trong nhóm 1,2,3. Tuy nhiên những ngành này tiềm ẩn có những biến động đặc biệt, do tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường,.. có thể có những chuyển biến bất ngờ trong năm. Do vậy vẫn cần theo dõi chặt chẽ, để tìm kiếm cơ hội. Nhóm 4 gồm các ngành: Vận tải dầu, vận tải biển, phân bón, dầu khí, xi măng,…

Page 11: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 10/ 56

TÓM TẮT TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂM 2013

STT Phân Ngành Quan điểm đầu tƣ Cổ phiếu lƣu ý

1. Ngân Hàng

Về mặt ngắn hạn, có thể xem xét đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng khi thị

trường có dấu hiệu phục hồi. Cơ hội đầu tư dài hạn có thể xuất hiện trong

năm, nếu kinh tế vĩ mô thực sự cải thiện.

SHB, PVF,

MBB, VCB

2. Bất động sản

Chưa thích hợp cho đầu tư dài hạn trong năm 2013. Có cơ hội đầu tư ngắn

hạn khi xuất hiện những thông tin hỗ trợ đủ mạnh, và thích hợp cho đầu tư

ngắn hạn trong nhịp tăng đầu tiên của thị trường.

HAG,NTL DIG,

TDH, LCG, VIC,

BCI, ITC

3. Xây dựng

Chưa thích hợp cho đầu tư dài hạn trong năm 2013. Có cơ hội đầu tư ngắn

hạn vào các cổ phiếu thanh khoản tốt trong giai đoạn tăng đầu tiên của thị

trường, và khi các cổ phiếu BĐS giữ đà tăng trong nhịp đầu tiên.

CII, HBC, VNE,

PVX

4. Thép

Chưa thích hợp cho đầu tư dài hạn trong năm 2013. Có thể đầu tư ngắn hạn,

khi thị trường đã qua giai đoạn tăng đầu tiên và chuyển sang giai đoạn Mid

Bull; và có dấu hiệu cho thấy kinh tế vĩ mô & TT BĐS ổn định.

VIS, HPG, HSG,

VGS

5. Khoáng sản

Chưa thích hợp đầu tư dài hạn. Có thể đầu tư ngắn hạn, trong năm 2012,

đây là ngành từng đạt mức độ tăng trưởng nóng nhất so với Vnindex (80%).

Ngành Khoáng sản tăng tốt nhất ở giai đoạn giữa (Mid Bull) của thị trường

tăng trưởng.

KSA, BMC,

LCM, KSS

6. Thủy sản

Chưa thích hợp cho đầu tư dài hạn trong năm 2013. Có thể đầu tư ngắn hạn

khi thị trường đi vào giữa giai đoạn tăng, các thông tin xuất khẩu và kinh tế vĩ

mô cải thiện hơn.

AVF, CMX, TS4

7. Dệt may

Chưa thích hợp cho đầu tư dài hạn trong năm 2013. Có thể đầu tư ngắn hạn

khi thị trường đi vào giữa giai đoạn tăng ((Mid Bull), thông tin xuất khẩu và

kinh tế vĩ mô cải thiện hơn.

TCM, EVE, TNG

8. Điện Ngành phòng thủ, Thích hợp cho đầu tư dài hạn, hoặc đầu tư ngắn hạn khi

thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa (Late Bull). PPC, VSH

9. Dược Ngành phòng thủ, thích hợp cho đầu tư dài hạn. Thanh khoản thấp nên

không phù hợp cho đầu tư ngắn hạn.

DHG,SPM,

TRA, OPC

10. Vận tải

Chưa thích hợp cho đầu tư dài hạn trong năm 2013. Trong năm 2013 có thể

có cơ hội cho đầu tư ngắn hạn, nhưng rủi ro ngành cũng khá cao. Cần chú ý

các yếu tố có thể gây đột biến như giá cước (BDI), giá dầu,…

PVT, VIP, GMD

11. Dầu khí Chưa thích hợp cho đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong năm 2013. Ngành cần

được theo dõi thêm. GAS, PVS, PVD

12. Phân bón Chưa thích hợp cho đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong năm 2013. Ngành cần

được theo dõi thêm. DPM, LAS

Chúng tôi sử dụng hệ thống phân ngành ICB (Industry classification benchmark): là hệ thống phân ngành phát triển

bởi Dow Jones và FTSE, được phát triển và đưa vào áp dụng từ năm 2006 với 10 nhóm ngành lớn, 19 nhóm ngành,

41 ngành và 114 phân ngành nhỏ. Mặc dù mới được phát triển gần đây song ICB đã nhanh chóng phổ biến trên toàn

cầu và được giới đầu tư lựa chọn. ICB hiện được sử dụng để phân ngành tại 73 quốc gia như: Mỹ, các quốc gia

Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương với cơ sở dữ liệu chứa hơn 70.000 công ty và hơn 75.000 mã chứng khoán.

Trong số 114 phân ngành, chúng tôi lựa chọn phân tích triển vọng của 12 phân ngành có vai trò quan trọng nhất đối

với kinh tế Việt nam và trên cơ sở các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn HSX và HNX. 12 phân ngành nói trên gồm

324 doanh nghiệp chiếm 45% số doanh nghiệp và 67% vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán niêm yết tại Việt

Nam. Đối với mỗi phân ngành nhỏ, chúng tôi tập trung xem xét triển vọng 2013 của các ngành trong tương quan với

triển vọng chung của nền kinh tế, và đánh giá triển vọng đầu tư ngành trên cơ sở xem xét các cổ phiếu có quy mô

vốn hóa lớn nhất của ngành đó. Chúng tôi cũng đánh giá cơ hội thị trường thông qua biến động giá, và thanh khoản

và các cổ phiếu đáng lưu ý nhất của các phân ngành nói trên. Riêng phân ngành Chứng khoán chúng tôi sẽ đề cập

riêng và cụ thể trong báo cáo ngành chứng khoán. Ngành chứng khoán cũng nằm trong nhóm các cổ phiếu tấn công.

Các mã đáng lưu ý của ngành chứng khoán gồm BVS, KLS, SSI, VND.

Page 12: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 11/ 56

DIỄN BIẾN GIÁ CÁC NGÀNH SO VỚI VNINDEX 2012

Nhóm Ngành Bất động sản và Index 2012 Ngành Ngân hàng và Index 2012

Nh

óm

1-

Nh

óm

tấn

ng

Ngành Xây dựng và Index 2012 Ngành Chứng khoán và Index 2012

Nh

óm

2-

Nh

óm

th

eo

sau

Ngành Thép và Index 2012 Ngành Khoáng sản và Index 2012

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

Page 13: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 12/ 56

Ngành Dệt may và Index 2012

Ngành Thủy sản và Index 2012

Nh

óm

3-

Nh

óm

ph

òn

g t

hủ

Ngành Điện và Index 2012 Ngành Dƣợc và Index 2012

Nh

óm

4-

Nh

óm

th

eo

i

Ngành Vận tải và Index 2012 Ngành Phân bón và Index 2012 Ngành Dầu khí và Index 2012

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

T01

T02

T03

T04

T05

T07

T08

T09

T10

T12

-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

T01

T02

T03

T04

T05

T07

T08

T09

T10

T12

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

T01

T02

T03

T04

T05

T07

T08

T09

T10

T12

Page 14: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 13/ 56

B. TRIỂN VỌNG CÁC PHÂN NGÀNH 2013

NGÀNH NGÂN HÀNG

I. Đánh giá ngành ngân hàng năm 2012

1. KQKD của hệ thống ngân hàng VN năm 2012

- KQKD của hệ thống Ngân hàng Việt Nam năm 2012 không khả quan, nhiều ngân hàng phải điều

chỉnh kế hoạch lợi nhuận và giảm cổ tức. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến KQKD kém bao gồm: (i) thu

nhập lãi thuần sụt giảm do mặt bằng lãi suất giảm mạnh, trong khi nguồn thu nhập này chiếm tới 80%

- 90% tổng thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn vừa qua; (ii) thu phí dịch vụ thường gắn liền

với tăng trưởng tín dụng, do đó tín dụng tăng thấp thì nguồn thu này cũng không khả quan; (iii) thu

nhập kinh doanh ngoại hối giảm mạnh với một số ngân hàng có tỷ lệ huy động bằng vàng cao do phải

chuẩn bị tất toán vàng cho người gửi tiền; (iv) chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng, đây là xu

hướng chung của nhiều ngân hàng, do tình hình nợ xấu hầu như không được cải thiện và môi trường

kinh doanh ngày càng khó khăn.

- Doanh thu mảng dịch vụ gia tăng. Trong khi doanh thu từ hoạt động tín dụng sụt giảm đáng kể, doanh

thu từ mảng dịch vụ tăng từ mức 15-20% trong năm 2011, lên mức 20-30% như hiện nay.

Mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2012

(Nguồn: Các NHTM, BSC tổng hợp)

2. Lãi suất (cho vay, huy động)

- Lãi suất huy động:

Điểm nhấn của lãi suất huy động là việc ban hành Thông tư 19/2012/TT-NHNN quy định hạ trần lãi

suất tiền gửi xuống 9% từ ngày 11/6. Tính đến thời điểm hiện tại, quy định về trần lãi suất cho kỳ

hạn từ 1 đến 12 tháng vẫn được duy trì ở mức 9%; với thời hạn trên 1 năm, NHNN cho phép thỏa

thuận giữa NHTM và người gửi tiền.

Tổng số dư tiền gửi của khác hàng tại các tổ chức tín dụng tăng khá mạnh: (ước tăng 15,98%) do

các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, chứng khoán đều không thuận lợi và bị kiểm soát

chặt, đồng thời lạm phát được giữ ổn định ở mức thấp.

Trong Quý III và IV, lãi suất huy động tăng cục bộ ở một số NHTM nhỏ là do chịu tác động từ một

số chính sách của NHNN: (i) việc thi hành Thông tư 21 là một nguyên nhân khiến tình hình thanh

khoản của các NH nhỏ trở nên khó khăn hơn; (ii) một số NH có tỷ trọng huy động bằng vàng cao

cũng đang tiến hành đóng trạng thái nhằm thực hiện việc tất toán vàng theo yêu cầu của NHNN

(Thông tư 12 và văn bản 7019/NHNN-QLNH) dẫn tới nhu cầu bù đắp tất yếu thông qua việc tăng

huy động VND từ dân cư và đẩy mức lãi suất huy động cho các kỳ hạn trên 12 tháng lên cao.

75.5%

66.5% 66.3% 63.8%

43.2%40.3%

26.5%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

MBB VCB CTG STB BIDV TCB ACB

Page 15: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 14/ 56

Xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền gửi VND liên tục được duy trì. Đến cuối năm

2012, tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm hơn 13% so với cuối năm 2011 trong khi tiền gửi bằng

VND của dân cư tăng tới 36%.

- Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay giảm mạnh, cùng với đà giảm của lãi suất huy động. Tính đến 2/8, lãi suất của

71% tổng dư nợ đã hạ về 10% đến dưới 15%/năm và chỉ 29% còn lại trên 15%/năm. Đồng thời lãi

suất cho vay VND cũng ổn định. Mức cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,

xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản

xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm.

- Lãi suất liên ngân hàng:

Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng được siết chặt qua Thông tư 21. Theo đó, các quy định

như TCTD muốn được giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ quá hạn đối với các

giao dịch từ 10 ngày và phải tiến hành trích lập dự phòng cho các khoản vay trên thị trường liên

ngân hàng sẽ hạn chế các rủi ro phát sinh và hướng thị trường này trở về bản chất là nơi hỗ trợ

thanh khoản cho các NHTM.

(Nguồn: SBV, BSC tổng hợp)

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại đánh dấu một mức rất thấp trong năm 2012. Vào đầu

tháng 12, lãi suất tiền đồng cho vay trên liên ngân hàng hầu hết duy trì ở quanh 1,5%. Mặc dù đã

vào giai đoạn sản xuất sôi nổi nhất trong năm - Quý IV, và các ngân hàng, doanh nghiệp phải hoàn

thành kế hoạch năm song tăng trưởng tín dụng không được cải thiện, trong khi các NH vẫn duy trì

tốc độ huy động vốn ổn định khiến lượng vốn dư thừa tiếp tục, buộc NH phải đầu tư vào trái phiếu

Chính phủ.

3. Tăng trƣởng tín dụng

Tăng trƣởng tín dụng 9T.2012

(Nguồn: SBV, BSC tổng hợp)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Lãi suất liên ngân hàng VND, %/năm (T1.2012- T12.2012)

LSLNH 3 tháng LSLNH 1 tháng

-5%

0%

5%

10%

15%

BIDV MBB VCB STB CTG ACB TCB Ngành

6T 2012 9T2012

Page 16: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 15/ 56

Biến động lãi suất huy động và cho vay 2012 Tăng trƣởng tín dụng theo tháng (năm 2012)

(Nguồn: SBV, BSC tổng hợp)

- Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong năm 2012: Theo số liệu được NHNN công bố, tính đến 20/12,

tăng trưởng tín dụng là 6.45% so với cuối năm 2011. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn rất yếu. Tín

dụng bằng VND tăng 8,92%, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%; tín dụng đối với xuất khẩu,

nông nghiệp - nông thôn tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung.

- Nguyên nhân xuất phát từ tình hình SXKD của doanh nghiệp và chính NHTM: (i) hoạt động SXKD

trong giai đoạn khó khăn. Doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất, thậm chí còn co hẹp lại

rất nhiều khi nhu cầu tiêu dùng của dân cư giảm sút; (ii) nợ xấu có xu hướng tăng nhanh là nguyên

nhân khiến ngân hàng thắt chặt các điều kiện cho vay, sàng lọc đối tượng vay một cách kỹ càng hơn.

- Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) có xu hướng tăng so với những năm gần đây

Năm 2008 2009 2010 2011 Ƣớc 2012

LDR 0,95 1,01 1,01 1,03 0.9

Theo dữ liệu cập nhật đến 31/10/2012, tỷ lệ LDR vẫn còn khá cao ở khối NHTMNN (101,35%), các

công ty tài chính và cho thuê tài chính (122,76%), song khối NHTMCổ phiếu có tỷ lệ thấp hơn hẳn với

70,16%. Có hai yếu tố tạo nên chuyển biến LDR từ đầu năm đến nay.

Thứ nhất, tín dụng hạn chế, tăng trưởng không đáng kể và mới chỉ nhích tăng vài tháng gần đây

do nhiều lý do khác nhau.

Thứ hai, mẫu số là nguồn vốn huy động lại có sự tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, ước tính đến tháng

10/2012 so với đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới chỉ 4.49% nhưng huy động vốn tăng trưởng tới

15,98%. Có một diễn biến nổi bật từ đầu năm là: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các tổ

chức kinh tế liên tục ở trạng thái âm so với 2011 (có những tháng đầu năm giảm tới 5 - 6%), trong

khi nguồn vốn từ dân cư có tốc độ tăng trưởng cao (đến tháng 6/2012 tăng tới 17,18%). Hay nói

cách khác, nguồn vốn từ dân cư đã có sự hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện tỷ lệ LDR của hệ thống.

4. Thanh khoản hệ thống

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

T12 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11

Lãi suất tiền gửi

Lãi suất cho vay

-1%

-1%

0%

1%

1%

2%

2%

3%

3%

4%

4%

T11 T12 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11

Page 17: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 16/ 56

- Thanh khoản của hệ thống Ngân hàng ổn định nhưng dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống và

chưa đến được với doanh nghiệp.Trong Quý I & Quý II, để trung hòa lượng tiền mua ngoại hối, NHNN

đã hút ròng một lượng tiền lên đến 118.332 tỷ đồng. Nhưng trong Quý III, NHNN đã bơm ra thị trường

tổng cộng 43.560 tỷ đồng. Lượng tiền này bơm ra không nhằm mục đích hỗ trợ thanh khoản cho hệ

thống mà chủ yếu để thanh toán lượng tín phiếu đáo hạn lên đến 36.067 tỷ đồng. Như vậy, có thể

thấy, thanh khoản thị trường không còn là vấn đề lớn trong năm 2012 của hệ thống ngân hàng.

- Sau sự kiện ACB, thanh khoản của hệ thống tạm thời ổn định. Vào tháng 8, với sự kiện liên quan đến

ACB, cung tiền trên thị trưởng mở và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 8,8%, do sự mất thanh

khoản tạm thời của một số ngân hàng liên quan. Tuy nhiên trước sự can thiệp kịp thời của NHNN

(bơm ra hơn 26.000 tỷ đồng), thị trường đã nhanh chóng ổn định trở lại.

- Một số ngân hàng lớn đang thừa thanh khoản tạm thời: các Ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng huy

động cao, trong khi lượng cho vay ra thấp. Vì vậy, để đảm bảo một phần lợi nhuận và cân bằng chi

phí vốn, các ngân hàng này sẽ tăng cường mua TPCổ phiếu trong những tháng cuối năm. Điều này

trái ngược với xu hướng của những năm trước (giao dịch trên thị trường trái phiếu thường giảm bớt

do các ngân hàng lo tập trung đảm bảo thanh khoản), đây có thể xem là giải pháp an toàn nhất, vừa

đảm bảo có lãi, vừa là công cụ dự phòng thanh khoản trong năm 2012.

5. Nợ xấu

- Nợ xấu năm 2012 tăng mạnh và đang có xu hướng ngày càng tăng. Có nhiều số liệu về nợ xấu, theo

số liệu báo cáo của các TCTD, nợ xấu của toàn hệ thống là 119.139 tỷ đồng, chiếm 4,49% so với tổng

dư nợ tín dụng. Trong khi đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng cho biết nợ xấu của các TCTD

trong nước chiếm 8,82% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trong nước. Các tổ chức tài chính nước

ngoài thì đưa ra số ước đoán cao hơn 11-13%. Quả bom nợ xấu đã không nổ trong năm 2012, thì rất

có thể sẽ nổ trong năm 2013, nếu Chính phủ và NHNN đẩy mạnh các hoạt động thanh tra kiểm tra hệ

thống NHTM.

- Các khoản vay bất động sản là nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu. Trong năm 2011 và 2012, việc các

khoản vay thương mại chủ yếu được thế chấp bằng BĐS và thị trường này đang đóng băng trong một

thời gian dài, kèm theo đó là tình trạng khó khăn trong kinh doanh làm cho nguy cơ về nợ khó đòi tăng

mạnh và có khả năng sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Con số ước tính là 50% các khoản vay được

thế chấp bằng BĐS. Khi thị trường này xuống thấp, nếu các ngân hàng phát mại tài sản thì phần thiệt

thòi thuộc về họ

- Cơ cấu nợ xấu chủ yếu tập trung tại các Tập đoàn, tổng công ty, DNNN: Theo WB, hiện nay dư nợ

của các DNNN đang chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng và TCTD. Trong tổng số nợ 415.000

tỷ đồng vào cuối năm 2011, chiếm hơn một nửa số tiền này là khoản vay của các Tập đoàn, TCT như

Tập đoàn dầu khí VN: 72.300 tỷ đồng, Tập đoàn điện lực VN: 62.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp

Than và Khoáng sản VN: 20.500 tỷ đồng, Vinashin: 19.600 tỷ đồng…

- Chính Phủ và NHNN đang đưa ra hai giải pháp chính cho vấn đề nợ xấu là:

Cơ chế chính sách: cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được điều

chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nếu TCTD đánh giá hoạt động SXKD của khách hàng có chiều hướng

tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; các NH hỗ trợ DN

bằng cách tiếp tục xem xét cấp tín dụng đối với các dự án lớn có hiệu quả tiến hành mua bán nợ.

Đề xuất thành lập Công ty quản lý tài sản thuộc NHNN (VAMC), VAMC có thể sẽ được thành lập

trực thuộc NHNN với vốn điều lệ ban đầu là 100 nghìn tỷ đồng và sẽ hoạt động dưới hình thức tổ

chức phi lợi nhuận. Vốn của VAMC sẽ chủ yếu được huy động thông qua phát hành trái phiếu trung

và dài hạn (theo chúng tôi kỳ hạn sẽ từ 3-5 năm trở lên) hoặc thông qua các công cụ nợ đặc biệt.

Page 18: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 17/ 56

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ của các NHTM niêm yết

(Nguồn: BSC tổng hợp)

6. Những biến động khác liên quan tới hệ thống ngân hàng năm 2012

- Thay đổi nhân sự chủ chốt tại một số ngân hàng

Sự thay đổi lãnh đạo do liên quan đến vấn đề pháp lý: 02 trường hợp điển hình là ACB và EIB.

Việc Tổng giám đốc Lý Xuân Hải (ACB) và phó Chủ tịch HĐQT Phạm Trung Cang (EIB) bị truy tố vì

gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng; các ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ, và ông Trịnh Kim Quang

(hai phó chủ tịch) cũng từ nhiệm do có liên quan. Những sự thay đổi này đã kéo theo các vị trí bỏ

trống trong ban lãnh đạo, buộc hai ngân hàng này phải nhanh chóng có những thay thế kịp thời để

đảm bảo hoạt động của Ngân hàng.

Sự thay đổi lãnh đạo do sáp nhập, thâu tóm: điển hình là trường hợp của STB và SHB-HBB, SCB.

STB đã bổ nhiệm Tổng giám đốc và 5 Phó TGĐ mới, trong đó có những vị trí lãnh đạo đến từ ngân

hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, SHB khi thực hiện sáp nhập với HBB cũng đã thay đổi hàng loạt

nhân sự cấp cao.

Sự thay đổi lãnh đạo do yêu cầu tái cấu trúc: dù không có sự can thiệp từ phía các yếu tố bên

ngoài nhưng hàng loạt các ngân hàng khác như Techcombank, CTG, VCB, Tiên Phong, Agribank,

VPBank…đều có sự thay đổi nhân sự đáng kể.

- Sự kiện ACB làm giảm sút lòng tin của các tổ chức tài chính, nhà đầu tư quốc tế và trong nước vào hệ

thống tài chính Việt Nam. Sự kiện ngày 21/08 liên quan đến ngân hàng ACB đã khiến cho cung tiền

trên OMO và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt do việc mất thanh khoản tạm thời của một số ngân hàng

liên quan. Mặc dù sau đó thị trường OMO và liên ngân hàng cũng như thanh khoản của các ngân

hàng đã tạm ổn định trở lại, sự việc này đã làm giảm sút lòng tin của các nhà đầu tư, TCTD quốc tế

cũng như người dân trong nước vào khả năng quản trị của các ngân hàng khi để sai phạm của một số

cá nhân ảnh hưởng lớn tới toàn hệ thống.

- HDBank và NH Đại Á đã được chấp thuận sáp nhập. Đây là 2 ngân hàng không nằm trong diện phải

tái cơ cấu theo kế hoạch của NHNN. Sáp nhập là ý muốn và tự nguyện của các ngân hàng này, dự

báo sẽ nâng cao tính cạnh tranh về mặt qui mô cho ngân hàng mới.

Giao dịch cổ phiếu ngành ngân hàng

Đồ thị diễn biến giá của ngành từ đầu năm tới nay rất tốt so với chỉ số chung VNINDEX khi cổ phiếu

ngành liên tục đạt mức tăng điểm cùng nhịp, thâm chí cao hơn VNINDEX. Trong 5 tháng đầu năm, ngành

khởi động cùng nhịp với chỉ số và đạt hiệu suất sinh lời cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 4. Tính chung

0%2%4%6%8%

10%12%14%

20

11

9T

.20

12

20

11

9T

.20

12

20

11

9T

.20

12

20

11

9T

.20

12

20

11

9T

.20

12

20

11

9T

.20

12

20

11

9T

.20

12

CTG VCB STB EIB ACB SHB NVB

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn

Page 19: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 18/ 56

cho cả giai đoạn 4 tháng đầu năm, ngành đạt mức sinh lợi 57% so với đầu năm, còn HNX và VNIDEX chỉ

đạt mức 40%.

Sau sự kiện ngay 21/8, hàng loạt cổ phiếu bất động sản , khoáng sản, tài chính... theo sau cac ma ngân

hàng, đăc biêt la cô phiêu cua Ngân hang A Châu (ACB) và Ngân hàng Eximbank (EIB). Cổ phiếu ngành

ngân hàng trong những phiên “đen tối” đã giảm hơn 20% thị giá, cùng nhịp với sự sụt giảm của

VNINDEX. Tính chung cả năm 2012, Cổ phiếu ngành ngân hàng tăng nhẹ (tăng 18%), trong so sánh với

chỉ số HNX âm 10% và VNIDEX tăng 10%.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu ngành ngân hàng

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂM 2013

Năm 2013 được mở ra với khá nhiều thách thức cho các Ngân hàng về các vấn đề như: xử lý nợ xấu,

tìm kiếm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, khó khăn đến từ chính sách tiền tệ và đẩy

mạnh tăng trưởng tín dụng.

1. KQKD ngành Ngân hàng 2013

- Lợi nhuận năm 2013 sẽ phụ thuộc rất lớn vào chính sách kinh doanh linh hoạt của từng Ngân hàng và

lợi thế vẫn thuộc về những Ngân hàng có cơ cấu thu nhập lành mạnh và quản trị rủi ro tốt. Triển vọng

của ngành Ngân hàng trong 2013 vẫn chưa có gì sáng sủa, chừng nào vấn đề nợ xấu chưa được giải

quyết và các Ngân hàng yếu kém chưa được tái cơ cấu triệt để.

- Năm 2013, bức tranh nợ xấu của Ngân hàng sẽ rõ ràng hơn và áp lực tái cơ cấu sẽ mạnh mẽ hơn,

những xáo trộn trong hệ thống NHTM sẽ lớn hơn. Từ đó ảnh hưởng đến triển vọng của cả nền kinh tế

và TTCK. Dự báo 2013 sẽ là một năm khó khăn đối với ngành Ngân hàng với những thực trạng sau:

Nợ xấu thực tế tăng cao hơn so với công bố, nhiều Ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn chủ;

Các Ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cao trong năm 2013 với các khoản nợ nhóm 3-5 ngày

một tăng và không thể giấu;

Lãi suất cho vay được yêu cầu giảm xuống, làm giảm lợi nhuận biên của các NHTM từ hoạt động

tín dụng;

Nguồn vốn của các Ngân hàng bị hạn chế sau Thông tư 21 quy định về tiền gửi giữa các TCTD;

Các sai phạm trong hoạt động ngân hàng bị thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý.

Trong đó vấn đề lớn nhất của hệ thống Ngân hàng là nợ xấu vẫn chưa bộc lộ hết, cũng như chưa

được xử lý mạnh trong năm 2012 và được dự báo sẽ là tâm điểm của 2013.

- Ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ đi kèm sẽ là định hướng kinh doanh chính trong thời gian tới: Chúng

tôicho rằng các Ngân hàng sẽ đẩy mạnh lĩnh vực cho vay cá nhân trong thời gian tới do ít rủi ro hơn

và có lợi nhuận biên cao hơn so với cho vay doanh nghiệp.

-

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

35,000,000

40,000,000

45,000,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

160%

170%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Ngan Hang

Page 20: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 19/ 56

2. Lãi suất có khả năng tiếp tục giảm trần

- Mặt bằng lãi suất năm 2013 sẽ giảm. Lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm dần theo kỳ vọng lạm

phát, tuy nhiên tốc độ giảm chậm. Chúng tôi dự báo lãi suất huy động sẽ hạ về mức 6-7% trong năm

2013. Mặt bằng lãi suất sẽ giảm do 2 yếu tố: kỳ vọng lạm phát giảm và rủi ro hệ thống giảm. Ngay cả

khi NHNN không bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế, lãi suất vẫn có động lực để giảm khi rủi ro hệ

thống ngân hàng giảm. Nhìn chung rủi ro ngân hàng và thị trường sẽ giảm theo quá trình tái cơ cấu và

xử lý nợ xấu của NHNN

- Sẽ tiếp tục có sự phân hóa rõ ràng hơn trong hệ thống với lợi thế thuộc về các ngân hàng có chi phí

vốn thấp, chất lượng quản lý rủi ro tốt và cơ sở khách hàng chất lượng.

3. Tăng trƣởng tín dụng

- Năm 2013, trên cơ sở cơ cấu hệ thống ngân hàng, hoạch định lại doanh nghiệp, dự báo tín dụng sẽ

tăng trưởng tốt hơn năm 2012, đạt khoảng 8-10%.

4. Nợ xấu vẫn là mối lo tiềm ẩn

- Có thể nói, thách thức đối với hệ thống tài chính năm 2013 vẫn là nợ xấu, đặc biệt nợ xấu phát sinh

trong mối quan hệ sở hữu chéo. Xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là vấn đề nóng trong năm 2013 khi tỷ lệ nợ

xấu thực tế được cho là lớn hơn nhiều so với mức 4.49% mà NHNN công bố cuối tháng 10/2012.

- Bên cạnh đó, theo quy định mới, các NH chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro không được chia cổ tức.

Chúng tôi cho rằng điều này sẽ có thể làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn

nhưng về lâu dài sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe của các ngân hàng.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Năm 2013 được dự báo là năm sẽ có nhiều biến động, đặc biệt là việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Về mặt ngắn hạn, có thể xem xét đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.

Trong bối cảnh này, chúng tôi đánh giá cao những ngân hàng có cơ cấu tài sản - nguồn vốn khỏe mạnh

và chất lượng quản lý rủi ro tốt như VCB và MBB, hoặc những cổ phiếu của các công ty trong ngành

đang được thị trường định giá thấp (so với giá trị sổ sách) như SHB, PVF.

Về mặt dài hạn, cổ phiếu ngân hàng hiện đang mất đi sức hấp dẫn do: (i) biến động trong nội bộ một số

ngân hàng lớn; (ii) KQKD giảm sút; (iii) không còn đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức cao và ổn định như những

năm trước đây. Nhà đầu tư vẫn có thể cân nhắc đầu tư dài hạn cổ phiếu ngân hàng trong năm 2013, khi

có biến động tích cực từ những thay đổi chính sách vĩ mô của Chính phủ.

Page 21: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 20/ 56

NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2012

- Một số chính sách vĩ mô tác động đến ngành BĐS trong năm 2012

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-Cổ phiếu vào đầu tháng 5 năm 2012 về một số giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường

Nghị định 58 của Chính phủ có hiệu lực sẽ cho phép quỹ đầu tư bất động sản (BĐS) được tổ chức

và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng (Từ ngày 15/09/2012)

Bộ Xây dựng có đề xuất giảm 50% VAT cho người mua nhà để ở nhằm kích cầu thị trường (theo

đó, các hộ gia đình, cá nhân khi mua nhà ở chung cư thương mại bình dân (với diện tích căn hộ

nhỏ hơn 90m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2) và mua lần đầu để ở sẽ được giảm 50% thuế giá trị

gia tăng VAT);

Bộ Xây dựng đề xuất xin giảm diện tích tối thiểu của nhà ở xã hội xuống còn 25m2 thay vì 30m2

trở lên như quy định hiện hành trong dự thảo Nghị định vê quản lý đầu tư phát triển đô thị

Bộ Xây dựng đề nghị các ngân hàng tiếp tục nghiên cứu khoanh nợ, giãn thời hạn trả nợ đối với

các DN sản xuất VLXD, xây lắp, các chủ đầu tư xây dựng nhà ở để bán nhưng đang trong quá

trình xây dựng. Ngoài ra, tiếp tục lộ trình giảm lãi suất cho vay; cải cách các thủ tục cho vay nhằm

tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay. Đồng thời, Bộ Xây

dựng cũng đề nghị Bộ Tài chính, NHNN và các NHTM hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu xếp

nguồn ngoại tệ để trả nợ các khoản vay có gốc ngoại tệ;

- Kết quả hoạt động năm 2012

Năm 2012 là năm rất khó khăn đối với ngành bất động sản. thị trường BĐS năm 2012 kết thúc với

xu hướng chung là sự sụt giảm khá mạnh về doanh thu và giá bán bất động sản, số lượng các DN

BĐS kinh doanh có lãi chiếm tỷ trọng rất nhỏ;

Các doanh nghiệp BĐS đang lâm vào trạng thái khó khăn nhất khi lượng hàng tồn kho lớn, áp lực

lãi vay đè nặng và các quy định mới về kinh doanh BĐS được siết chặt hơn so với trước đây. Các

DN phải tung ra nhiều hình thức khuyến mãi, giảm giá để giải phóng hàng, nhiều DN đứng trước

nguy cơ phá sản;

KQKD năm 2012 của các DN trong ngành: nhiều DN mắc kẹt khi triển khai quá nhiều dự án BĐS

cùng một lúc, với gánh nặng nợ vay ngân hàng, vấp phải khiếu kiện của NĐT khi đã huy động tiền

từ người mua nhưng không thể triển khai dự án theo tiến độ, khi bản thân tiền nộp của người dân

đã được công ty đem sử dụng vào các mục đích khác. Một số DN không có vay nợ, có sức khỏe

tài chính tốt, chỉ tập trung vào việc hoàn thiện các dự án đang dang dở và dừng triển khai các dự

án mới.

Giá bất động sản giảm mạnh trong năm 2012. Giá căn hộ đã giảm từ 10 - 30%, thậm chí 50 - 60%

tùy phân khúc so với thời đỉnh cao, nhưng sức mua vẫn rất chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

tình trạng này: (i) nhiều dự án được công bố mức giảm giá "mập mờ" (không tính phần VAT và phí

bảo trì), khi tính thêm hai yếu tố trên vào thì giá bán vẫn quá cao; (ii) thời gian qua một số chủ đầu

tư chào bán với giá "sốc" khuyến mại "khủng" để kích cầu người mua, thu về nguồn lớn tài chính,

rồi bỏ hoang dự án. Đa số các dự án công bố giảm giá đều mới chỉ đào xong móng, rủi ro mua nhà

theo tiến độ vẫn là rào cản lớn. Những vấn đề khác như sản phẩm thiếu tình cạnh tranh, giá cao, vị

trí không tốt cũng khiến cho người mua không còn hào hứng.

Thị trường Hà Nội đang chứng kiến cảnh hàng loạt các dự án đua nhau công bố giảm giá, đặc

biệt là chung cư cao cấp. 20 dự án mới chào bán trong thời điểm này đều đã giảm giá so với

đợt mở bán trước từ 15%-30%. Các dự án này nằm chủ yếu ở quận Cầu Giấy, Tây Hồ và trung

Page 22: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 21/ 56

tâm quận Hà Đông. Chủ đầu tư các dự án ở các vị trí này vốn là các tên tuổi lớn như: Hòa Phát,

Vinaconex, Kinh Đô, Hà Đô Parkview…nay đồng loạt giảm giá.

Tại Tp.HCM, các dự án thuộc phân khúc bình dân thu hút sự quan tâm của khách hàng. Các

chủ đầu tư cố gắng giữ mức giá bán, ngoại trừ một sô trường hợp cá biệt và NĐT thứ cấp cắt

lỗ.

Dư nợ và nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS tăng mạnh. Nếu tính dư nợ liên quan đến

BĐS như: cho vay kinh doanh BĐS, vay thế chấp BĐS, vay sản xuất kinh doanh,…thì con số đạt

khoảng 1 triệu tỷ đồng tương đương khoảng 57% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Còn theo số

liệu của NHNN tính đến hết Quý II. 2012, nợ xấu của hoạt động kinh doanh BĐS đạt khoảng

13.900 tỷ đồng, tương đương 12% dư nợ, nợ xấu của ngành xây dựng khoảng 17.300 tỷ đồng

tương đương 9,7% dư nợ.

Tồn kho BĐS lớn và đang là gánh nặng cho nhiều DN. Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể và

chính xác, tuy nhiên, theo đánh giá chung thì lượng hàng tồn kho trong BĐS là rất lớn do nguồn

cầu sụt giảm mạnh trong năm 2012, trong khi nguồn cung mới tăng cao. Những con số thống kê về

hàng tồn mới nhất chỉ dựa vào thống kê tương đối từ các công ty tư vấn BĐS nước ngoài, dựa trên

số liệu từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK…

Theo báo cáo từ Quỹ Dragon Capital, con số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đến 70.000 căn ở

cả Tp.HCM và HN, nếu trung bình khoảng 2 tỷ đồng/căn thì số vốn đang “chết” ở đây khoảng

140.000 tỉ. Đây mới chỉ dừng lại ở mảng căn hộ, chưa tính đến phần biệt thự và liền kề

CBRE Việt Nam lại đưa ra có phần khiêm tốn hơn. Theo đơn vị này, tính đến nay số căn hộ còn

tồn tại HN khoảng 21.000 căn và Tp.HCM khoảng 18.000 căn. Trung bình mỗi căn hộ có giá trị

2,2 tỷ đồng, như vậy, theo con số này thì số vốn “chôn” trong BĐS ở mức khoảng 86.000 tỷ.

Còn theo con số thống kê, đến hết Quý II.2012 từ 70 DN bất động sản đang niêm yết trên

TTCK, giá trị hàng tồn kho lên đến 72.405 tỷ đồng tương đương khoảng 3,1 tỷ USD. Có 18/72

doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp BĐS có tồn kho lớn

Vốn FDI đổ vào BĐS năm 2012 có khả quan. Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, 9 tháng

đầu năm 2012 tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,52 tỷ USD, trong đó riêng tháng 9 đạt 1,05 tỷ USD cao

gấp 3 lần tháng 9/2011. Đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Giải ngân FDI 9 tháng đạt 8,1

tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

14,000,000

16,000,000

VIC KBC HAG PDR SJS QCG ITA SCR IJC BCI NBB ITC DIG PTL TDC VPH NTL NTB KDH

31.12.2011 30.09.2012

Page 23: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 22/ 56

cấp mới và tăng thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 19%. Tuy vậy, bất động sản vẫn còn nhiều vấn đề

khiến nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại.

Tình hình tài chính các DN điển hình ngành bất động sản

ROE ROA P/E P/B EPS

EBITDA Margin

GROSS Margin

Financial Leverage

SJS 7.8 -3.76 - 1.30 -833 -121.3 22.69 2.36

ITA 1.1 0.75 28.6 0.33 165 23.9 50.38 1.55

NTL 3.81 1.82 27.9 1.13 1550 54.6 22.20 2.40

TDH 0.4 -0.79 144.2 0.27 1180 3.1 34.77 1.71

QCG 3.06 -2.40 - 0.34 -328 5.0 13.19 2.33

HDG 21.26 8.94 4.2 0.87 2449 15.0 22.62 2.38

VIC 22.38 3.79 30.0 5.84 1664 38.0 43.54 4.62

HAG 5.19 1.88 23.1 1.14 2174 22.8 45.20 2.54

DIG 1.69 0.52 72.3 0.72 999 2.6 30.30 1.87

CII 27.71 7.31 6.9 1.85 1377 60.7 84.43 3.26

(Nguồn: BSC tổng hợp)

Xu hướng mua nhà chuyển từ đầu cơ sang đầu tư dài hạn và để ở. Người mua bắt đầu quan tâm

đến các yếu tố khác như uy tín CĐT, chất lượng công trình, điều kiện an toàn, hạ tầng… Xu hướng

mua nhà cũng đã chuyển từ đầu cơ (chờ tăng giá) sang mục tiêu chính là để ở và cho thuê

và/hoặc đầu tư dài hạn giữ giá trị, do đó giao dịch chủ yếu diễn ra ở phân khúc có giá thấp (dưới

21 triệu đồng/m2) diện tích căn nhỏ (50-70 m2) và ở tầng thấp (dưới tầng 20). Các phân khúc cao

cấp hơn như chung cư cao cấp có đơn giá cao, nhà liền kề và đặc biệt nhà biệt thự không có nhiều

giao dịch trên thị trường, trái ngược với thời kỳ BĐS sôi động trước đây.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu của ngành

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

Trong năm 2012, các doanh nghiệp BĐS niêm yết chịu tác động kép từ 2 phía: TTCK sụt giảm mạnh và

thị trường BĐS đóng băng, do đó hầu hết các cổ phiếu BĐS đều giảm mạnh. Có hơn 20% số công ty trên

sàn niêm yết có giá cổ phiếu giảm từ -50% đến -80%, có 52% số công ty có giá cổ phiếu giảm từ -30%

-

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

80%

100%

120%

140%

160%

180%

200%

T01 T02 T03 T04 T05 T07 T08 T09 T10 T12

KLGD CP ngành BDS

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh BDS

Page 24: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 23/ 56

đến -50%, có 71% số công ty có giá giảm dưới -30%, trong khi chỉ số HNX giảm khoản -24% trong cùng

giai đoạn đó.

Trong nửa đầu năm 2012, các cổ phiếu ngành bất động sản đã tăng mạnh hơn VNIndex khá nhiều. Các

công ty bất động sản chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn thứ hai trên tổng số doanh nghiệp hiện đang niêm yết

trên thị trường, với 65 công ty. Đồ thị diễn biến giá của ngành từ đầu năm tới nay rất tốt so với chỉ số

chung VNINDEX khi cổ phiếu ngành liên tục đạt mức tăng điểm cao hơn VNINDEX. Trong 5 tháng đầu

năm, ngành khởi động cùng nhịp với chỉ số và đạt hiệu suất sinh lời cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 4.

Tính chung cho cả giai đoạn 4 tháng đầu năm, ngành đạt mức sinh lợi cao kỷ lục, có thời điểm đạt hơn

80% so với chỉ số đầu năm, còn HNX và VNIDEX chỉ đạt mức 40%. Sau giai đoạn này, ngành tiếp tục có

diễn biến theo những con sóng nhỏ, tuy nhiên trong xu thế đi xuống. Nhìn vào đồ thị có thể thấy, Cổ

phiếu ngành bất động sản có biến động gần 17% so với thời điểm đầu năm 2012.

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN 2013

- Chính sách vĩ mô năm 2013 chủ yếu theo hướng kích cầu thị trường BĐS

Chính phủ đã đưa ra nhiều chi tiết mang tính định hướng về gói giải cứu tổng thể đối với thị trường BĐS,

cụ thể như sau:

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thời điểm nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu

tư xây dựng nhà ở và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Hỗ trợ vốn và lãi suất vay mua nhà cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở.

NHTM tập trung mạnh vào xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản theo hướng cơ cấu lại nợ, thiết

lập quỹ dự phòng rủi ro…

Sẽ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường bất động sản sau phiên

họp thường kỳ Chính phủ tháng 12 tới.

Nhiều mô hình quỹ bất động sản sắp đi vào hoạt động: Mới đây Nghị định 58 của Chỉnh phủ về

hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán sửa đổi có hiệu lực ngày 15/9/2012, trong đó có quy định về

Quỹ đầu tư bất sản. Quỹ này không được tạo lập BĐS nhưng được phép mua bán bất động sản

hoàn thành, nên thông qua Quỹ sẽ kích thích được nguồn cầu. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang

chủ trì đưa ra mô hình 2 quỹ bất động sản là quỹ tiến kiệm phát triển nhà ở xã hội và Quỹ tiết kiệm

cho vay nhà ở đã trình Thủ tướng và đang chờ phê duyệt.

Như vậy, có thể thấy đã có nhiều động thái cho thấy sự hỗ trợ cho thị trường từ các chính sách mới đã

và đang chờ Chính phủ thông qua. Nếu được thông qua, kỳ vọng thị trường sẽ có bức tranh khả quan

hơn trong năm 2013.

- Khả năng phát triển thị trường năm 2013

Hoạt động M&A sẽ gia tăng mạnh mẽ trong năm 2013: đây là hệ quả tất yếu của vấn đề tái cấu

trúc thị trường, sau một vài năm tăng trưởng nóng. Xu hướng M&A có thể sẽ là xu hướng chủ đạo

đối với các công ty trong ngành, chỉ những Công ty nào có uy tín và kinh nghiệm trong việc phát

triển các dự án BĐS, có tiềm lực tài chính mạnh, có cơ cấu sản phẩm đa dạng và phù hợp mới có

thể tiếp tục tồn tại và phát triển, những Công ty có tình hình tài chính yếu hơn có thể rơi vào tình

trạng phá sản hoặc bị thôn tính thông qua mua bán sáp nhập. Theo chúng tôi, sẽ có nhiều thương

vụ M&A có kết quả thành công hơn trong tương lai.

Xu hướng DN săn dự án BĐS giá rẻ dự kiến sẽ gia tăng. Đã bắt đầu có nhiều dự án sang tay và

các thương vụ chuyển nhượng âm thầm trên thị trường BĐS tới thời điểm hiện tại nhưng tỷ lệ

thành công chưa lớn do người mua và người bán chưa tìm được tiếng nói chung về giá và tâm lý

chờ đợi giá xuống thấp hơn của phía mua.

Giá đất được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013 và thị trường vẫn sẽ trong tình trạng dư

cung. Hiện tại, các chủ đầu tư đều rơi vào tình trạng kẹt vốn trong khi đó dự án mới chỉ bắt đầu xây

Page 25: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 24/ 56

dựng (số các dự án đã hoàn thiện phần thô thì bị áp lực thu hồi vốn). Giá BĐS sẽ tiếp tục giảm khi

các DN đang giữ một lượng hàng tồn khổng lồ, trong khi các NĐT thứ cấp cũng có nhu cầu phải xả

hàng cắt lỗ. Nguồn hàng từ việc NH siết nợ, xử lý tài sản đảm bảo cũng phần nào làm gia tăng áp

lực giảm giá.

Xu hướng đầu cơ bị thay thế bằng xu hướng đầu tư cho mục đích ở và tích lũy tài sản. Xu hướng

đầu tư BĐS nhà để ở nhằm mục đích ở hoặc tích lũy tài sản sẽ là xu hướng chủ đạo, thay thế cho

xu hướng đầu cơ giá lên trong giai đoạn trước khi khả năng tiếp cận nguồn tín dụng là khá dễ dàng

và thị trường BĐS sôi động. Với xu hướng mới này, nhiều DN BĐS sẽ tiếp tục khó tìm lối ra cho

hàng hóa của mình do cơ cấu sản phẩm (chung cư cao cấp, đất nền biệt thự, nhà liên kề có tỷ

trọng lớn) chưa phù hợp và đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân là nhắm đến phân khúc

nhà giá thấp quy mô nhỏ, vừa với khả năng thu nhập.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Sức hấp dẫn của ngành bất động sản trong năm 2013 là rất thấp, chỉ khi có sự linh hoạt của hệ thống

Ngân hàng đối với tín dụng bất động sản, toàn thị trường thay đổi, sức hấp dẫn của nó sẽ quay trở lại khi

các gói giải cứu của Chính phủ được thực hiện. Dự báo, giao dịch cổ phiếu BĐS sẽ có sóng khi tính

thanh khoản của thị trường được cải thiện hơn.

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư, khi thị trường có dấu hiệu hồi phục, do TT BĐS

đang đón nhận những thông tin hỗ trợ tốt từ Chính phủ và NHNN. Quan tâm đến những doanh

nghiệp có thế mạnh riêng biệt như: có quỹ đất với giá rẻ, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong việc

phát triển dự án bất động sản, tỉ lệ nợ vay ở mức hợp lý, có cơ cấu sản phẩm đa dạng và linh hoạt

để tạo nguồn thu nhằm duy trì thanh khoản cho trong hoạt động của công ty trong giai đoạn khó

khăn hiện nay. Một số doanh nghiệp có thể xem xét đầu tư trong ngành như: HAG, NTL, DIG, TDH,

LCG, VIC, BCI, ITC, SCR…

Về mặt dài hạn: do triển vọng năm 2013 của ngành BĐS không có nhiều khả quan, nhà đầu tư nên

cân nhắc giảm tỷ trọng đầu tư dài hạn vào ngành BĐS. Nhà đầu tư chỉ nên xem xét đầu tư vào

ngành khi có những dấu hiệu cho thấy sự cải thiện thực sự của các yếu tố về kinh tế và chính sách

như đã nêu trên.

Page 26: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 25/ 56

NGÀNH XÂY DỰNG

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH XÂY DỰNG 2012

Năm 2012 ngành xây dựng tăng trƣởng rất thấp. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 ước tính đạt

720.2 nghìn tỷ đồng, tăng 2.1% so với năm 2011. Trong đó khu vực Nhà nước đạt 113 nghìn tỷ đồng,

giảm 3.9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 583 nghìn tỷ đồng, tăng 3.5%; khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài đạt 24.1 nghìn tỷ đồng, giảm 0.3%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá trị sản xuất xây dựng năm

2012 tăng thấp là do thị trường bất động sản khá trầm lắng, nhiều dự án phải dừng thi công hoặc giãn

tiến độ, chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ tiếp tục được thực hiện, và doanh nghiệp vẫn

gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay để thi công các công trình.

Hoạt động xây dựng dân dụng giảm trong năm 2012 do thị trường bất động sản đóng băng. Giao dịch

địa ốc tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đều trầm lắng, nhiều dự án đang thực hiện dang dở

không thể thu hút thêm vốn để triển khai dẫn đến tình trạng bị đình trệ. Đa số các công ty xây dựng dân

dụng lớn đều có các dự án BĐS của riêng mình cũng như các công ty con tự sản xuất một phần vật liệu

xây dựng. Các công ty nắm chuỗi sản xuất kinh doanh này sẽ giảm được nhiều chi phí khi triển khai các

dự án bất động sản, tuy nhiên khi thị trường bất động sản đóng băng thì thiệt hại cho các công ty là rất

lớn do các ngành xây dựng và vật liệu xây dựng cũng bị khủng hoảng dây chuyền.

Hoạt động xây dựng công nghiệp cũng giảm, do nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy

giảm mạnh khi nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều công trình giao thông phải giãn tiến độ do cắt

giảm ngân sách cũng như việc giải ngân vốn chậm. Chỉ có một số dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng

thiết yếu như trường học, bệnh viện, cấp thoát nước, thủy điện…còn được ưu tiên về vốn đầu tư.

Nhiều công ty xây dựng đã phải dừng thi công, cắt giảm nhân sự, nợ lƣơng công nhân, thậm chí

phá sản. Đến giữa năm 2012 cả nước có khoảng 40,000 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, trong đó

các doanh nghiệp xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp chiếm 83%, còn lại 17% là các

doanh nghiệp xây dựng các công trình chuyên dụng. Đến hết tháng 6 năm 2012, đã có 3,200 doanh

nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011, và chiếm khoảng 7% trên tổng

số doanh nghiệp xây dựng. Tổng số doanh nghiệp xây dựng đăng ký thành lập mới trong 6 tháng 2012

đã giảm 23.9% so với cùng kỳ năm trước.

Rủi ro từ những khoản nợ xấu do các chủ đầu tƣ chậm hoặc mất khả năng thanh toán là sự quan

ngại lớn nhất đối với các công ty xây dựng hiện nay. Tỷ lệ đòn bẩy của các doanh nghiệp ngành xây

dựng vẫn còn cao (khoảng 4.5), mặc dù đã giảm so với năm 2011. Sự phụ thuộc vào các khoản đi vay

đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra

doanh nghiệp xây dựng còn gặp nhiều khó khăn về vốn do bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn, đầu tư công bị

thắt chặt, cùng với việc hạn chế cho vay của các ngân hàng. Nhiều công trình đã bàn giao nhưng do chủ

đầu tư chậm thanh quyết toán đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế thua lỗ, mất vốn.

Một số công ty niêm yết có KQKD tốt

TT

Cổ

phiếu

KLGD TB

30 ngày EPS ROE P/E P/B

1 CII 164,590 3,250 30% 7.2 2.2

2 VNE 596,205 1,308 12.8% 4.3 0.5

3 HBC 236,935 2,211 12.3% 5.7 0.7

4 PXS 130,785 2,828 22.3% 2.9 0.6

5 VCG 344,791 1,228 11% 5.7 0.6

LNST các công ty niêm yết 9 tháng 2012

Nguồn: BSC tổng hợp

Lỗ27%

Lãi73%

Page 27: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 26/ 56

Tỷ lệ doanh nghiệp ngành xây dựng thua lỗ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011, nhất là các doanh

nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Biên lợi nhuận của ngành xây dựng đã không cao trong khi chi

phí lãi vay và các khoản phải thu khó đòi tăng mạnh từ năm 2011 đến nay khiến nhiều doanh nghiệp lỗ

nặng. ROE của các doanh nghiệp xây dựng đều đạt thấp, đa số đều dưới dưới 10%, thấp hơn cả chi phí

vay vốn trung bình trên thị trường.

Trong giai đoạn tăng của thị trƣờng chứng khoán nửa đầu năm 2012, các cổ phiếu ngành xây

dựng niêm yết đã tăng mạnh hơn VNIndex khá nhiều. Các công ty xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn

(17%) trên tổng số doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên thị trường, với hơn 130 công ty. Các công ty

xây dựng đa số niêm yết trên sàn HNX, chủ yếu là các công ty con thuộc các tổng công ty Sông Đà,

Licogi, Lilama, Vinaconex, HUD. Tuy nhiên giá các cổ phiếu ngành xây dựng đã giảm mạnh kể từ sau khi

công bố báo cáo KQKD Quý 3 khi lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng đa phần sụt giảm mạnh so

với cung kỳ năm 2011. Trong Quý 4, sự biến động giá của ngành xây dựng gần như theo sát biến động

của VNIndex. So với đầu năm, chỉ số bình quân giá cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết tính đến ngày

28/12/2012 tăng 18%, tương đương với mức tăng của VNIndex. Mặc dù vậy vẫn có 2 cổ phiếu có thanh

khoản tốt và vẫn đang mạnh hơn hẳn VNIndex là VNE và CII.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu của ngành xây dựng so với Vnindex VHindex

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH XÂY DỰNG 2013

Với những dự báo thấp về tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự ảm đạm của thị trường bất

động sản sẽ làm ngành xây dựng tiếp tục khó khăn trong năm 2013. Đặc biệt sẽ có nhiều công ty xây

dựng dân dụng cũng như xây dựng công nghiệp sẽ phải đóng cửa do khó có thể tìm thêm được hợp

đồng thi công. Các công ty xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như thủy điện, thủy lợi,… mặc dù

sẽ đỡ khó khăn hơn cũng sẽ bị ảnh hưởng do việc cắt giảm chi tiêu công trong năm tới.

Năm 2013, mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo sẽ giảm so với năm 2012 sẽ giúp các công ty xây

dựng sẽ giảm được chi phí lãi vay. Tuy nhiên với tỷ lệ đòn bẩy cao cùng với nhiều khoản phải thu khó đòi

trong khi không có công trình thi công làm nhiều công ty xây dựng không thể trả nổi khoản nợ với ngân

hàng. Dự báo trong năm 2013, sẽ có thêm nhiều công ty xây dựng tiếp tục phá sản.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Về dài hạn, nhu cầu xây dựng trong nước vẫn sẽ giảm do lượng hàng tồn kho bất động sản còn rất lớn

cũng như nhu cầu xây dựng nhà xưởng chưa thể phục hồi ngay. Do đó hạn chế đầu tư dài hạn vào các

cổ phiếu ngành xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và trung bình.

-

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

35,000,000

80%

100%

120%

140%

160%

180%

200%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Xay dung

Page 28: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 27/ 56

Trading ngắn hạn. Các cổ phiếu ngành xây dựng có beta khá cao, thường tăng giá mạnh vào giữa và

cuối chu kỳ tăng của VNIndex. Do đó trong ngắn hạn, nếu thị trường chứng khoán khởi sắc, có thể mua

các cổ phiếu ngành xây dựng có thanh khoản cao để lướt sóng. Một số công ty niêm yết có thanh khoản

cao và yếu tố cơ bản tốt như CII, VNE, HBC thích hợp cho trading.

CII có nguồn thu ổn định từ phí giao thông thu được từ các dự án BOT mà công ty đã xây dựng.

Tuy nhiên doanh thu từ đầu tư tài chính mới chiếm tỷ trọng lớn (77%) trong tổng doanh thu. CII

đã thực hiện xong giai đoạn 1 của hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư vào công ty liên kết (khả

năng là CTCPĐầu tư Hạ tầng BĐS Sài Gòn) cho đối tác nước ngoài, dự kiến CII sẽ thu đươc

trên 200 tỷ đồng lợi nhuận khi tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của hợp đồng trên.

Tuy nhiên vấn đề sở hữu chéo, không rõ ràng trong cấu trúc doanh nghiệp của CII sẽ làm giảm

sự hấp dẫn với các nhà đầu tư.

VNE có các hợp đồng thi công công trình điện ổn định, có KQKD 9 tháng đầu năm 2012 rất tốt so

với năm 2011. Công ty đã phát hành thành công 350 tỷ đồng trái phiếu (kỳ hạn 2 năm, lãi suất

14% cho năm đầu tiên) cho 6 tổ chức trong tháng 11 năm 2012.

HBC tăng trưởng cả về doanh thu xây lắp (20%) lẫn tỷ trọng xây lắp (35%) trong 9 tháng đầu

năm 2012, dẫn đầu trong các công xây dựng nhà, cao ốc đang niêm yết trên HSX. Ngoài ra HBC

còn trúng thầu nhiều công trình xây dựng công nghiệp lớn trong năm 2012 như nhà ga T2 Nội

Bài, 2 bệnh viện, 1 khách sạn 5 sao, 4 nhà máy…Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận

thuần đã giảm đáng kể so với cùng kỳ do giá vốn hàng bán tăng mạnh.

Page 29: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 28/ 56

NGÀNH THÉP

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH THÉP NĂM 2012

Ngành thép Việt Nam đã tiếp tục có thêm một năm phân hóa rất mạnh. Tại Việt Nam thép xây dựng

(trên 50% tổng nhu cầu tiêu thụ thép) ước tính sụt giảm tới -10% trong năm 2012, mạnh hơn nhiều so với

mức giảm 2% của năm 2011. Nhiều doanh nghiệp thép xây dựng lâm vào tình trạng hoạt động cầm

chừng, ngừng hoạt động thậm chí phá sản. Trong khi đó, lượng tiêu thụ các loại thép khác như thép ống,

thép cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm tăng 20-40% đã kéo tổng tiêu thụ ngành thép cả nước trong năm

2012 tăng khoảng 3% so với 2011. Mức giá các sản phẩm thép được duy trì tương đương với năm 2011

trong 5 tháng đầu năm 2012, sau đó đã sụt giảm trong các tháng cuối năm.

Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng giảm mạnh. Năm 2012, Nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục đà suy giảm

của năm 2011 do ngấm ảnh hưởng của chính sách thắt chặt đầu tư công và trầm lắng của thị trường bất

động sản. Tiêu thụ thép xây dựng bình quân của các doanh nghiệp trong hiệp hội thép chỉ đạt khoảng

350.000 tấn/tháng. Quý IV/2012, bước vào mùa xây dựng, nhưng tháng 11 và 12 tiêu thụ thép vẫn không

cải thiện. Các công trình đang xây dựng đình trệ chậm tiến độ, trong khi các các dự án mới dừng triển

khai do các chủ đầu tư tiếp tục chờ đợi các tín hiệu mới từ thị trường. Xuất khẩu cũng chưa có nhiều

chuyển biến, đạt 1,6 triệu tấn, giá trị 1,5 tỷ USD nhưng chủ yếu là thép tấm.

Nguồn cung thép xây dựng trong nƣớc liên tục tăng và vƣợt xa cầu. Thực trạng này đã được cảnh

bảo từ năm 2007, khi số lượng dự án thép được cấp phép vượt thẩm quyền tại các địa phương tăng vọt.

Nhưng từ năm 2011, ngành thép mới thực sự tiếp bước theo ngành gạch, xi măng, kính… đi vào giai

đoạn cung vượt xa cầu. Theo VSA, tổng công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước tính đến

thời điểm này đạt khoảng 17 triệu tấn/năm, trong khi khả năng tiêu thụ tiềm năng hàng năm chỉ đạt

khoảng 10 triệu tấn các loại. Đồng nghĩa với việc các nhà máy đang chạy bình quân khoảng 50% công

suất thiết kế.

Nhập khẩu thép từ Trung quốc tăng 40%. Tính đến hết 11 tháng/2012, tổng lượng nhập khẩu sắt thép

của Việt Nam là 6,98 triệu tấn, tăng 3,8%, kim ngạch là 5,51 tỷ USD, giảm 6,0%. Trong đó, thép từ Trung

Quốc đạt 2,15 triệu tấn, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2011. Thép Trung quốc có giá rẻ hơn đang cạnh

tranh rất mạnh với thép nội, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Hiệp hội thép đang kiến nghị các biện

pháp để bảo vệ thép nội trước thép ngoại nhập, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Diễn biến giá phôi thép LME 2012 Số tồn kho và tiêu thụ của các công ty trong VSA

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: VSA

0

100

200

300

400

500

600

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11

Giá thép LME (USD/tấn)

0

100

200

300

400

500

600

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

Tồn kho (1000 tấn)

Tiêu thụ (1000 tấn)

Page 30: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 29/ 56

Năm 2012, Các doanh nghiệp thép Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. KQKD của các công ty trong

ngành thép đều đang cho thấy xu hướng xấu hơn so với năm 2011. Đa số công ty đều có tăng trưởng

doanh thu, nhưng lợi nhuận giảm mạnh so với 2011. Trong số 11 công ty đang niêm yết, đã có 4/11 công

ty lỗ lũy kế 4 Quý, và 3/11 có mức lợi nhuận rất thấp, các công ty còn lại ngoại trừ HSG đều sụt giảm lợi

nhuận so với năm 2011. HSG là đại diện duy nhất của ngành thép có KQKD vượt trội so với năm 2011,

nhờ sản phẩm tôn mạ của công ty vẫn tiêu thụ tốt tại nội địa (thị phần tăng từ 37% lên 40% trong năm

2012) và xuất khẩu tăng trưởng tốt. Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế (lạm phát, lãi suất

cao) và của ngành thép như đã trình bầy phía trên, các doanh nghiệp thép năm 2012 còn phải đối mặt

với các vấn đề về tồn kho và cạnh tranh nội bộ ngành rất khốc liệt

Tiêu thụ khó khăn, tồn kho tăng cao. Theo số liệu của VSA đến đầu tháng 10, riêng thép xây dựng tồn

kho của các thành viên VSA đã vượt 328.000 tấn, cao hơn nhiều so với mức thông thường 200 -

250.000 tấn. Trong năm 2012, đã có lúc lượng hàng tồn kho lên tới 400.000 tấn tương đương với giá trị

6.000 tỷ đồng. Tồn kho lớn làm tăng chi phí tài chính, và chậm vòng luân chuyển vốn của các công ty,

dẫn đến thua lỗ, mất thanh khoản.

Miếng bánh thị phần đang đƣợc phân chia lại. Mặc dù tổng lượng tiêu thụ giảm, nhưng các công ty

đầu ngành thép là Pomina và Hòa Phát vẫn tiếp tục tăng công suất và chiếm thêm thị phần từ các công

ty nhỏ. Bên cạnh đó lượng thép nhập khẩu chính ngạch và nhập lậu từ Trung Quốc cũng góp phần đẩy

các công ty nhỏ trong ngành thép vào tình trạng rất khó khăn. Đa số các công ty thép đều vận hành dưới

50% công suất, đặc biệt là các công ty có thị phần và công suất thấp dưới 100.000 tấn/năm. Đã có

khoảng 30% công ty thép tư nhân phải ngừng hoạt động, nhiều các tên tuổi lớn sản xuất và thương mại

thép của các năm trước như Vạn Lợi, Đình Vũ, Thái Sơn, Tân Tây Đô,… cũng dừng hoạt động hoặc đổi

chủ sở hữu.

Thị phần thép xây dựng 2012 Một số mã cổ phiếu tiêu biểu của ngành

Nguồn: Bloomberg Nguồn: BSC tổng hợp

STT Mã EPS ROA ROE P/E P/B

1 VIS 392 0.70% 2.82% 16.06 0.47

2 HPG 2,281 5.45% 11.52% 8.02 0.89

3 POM 126 0.19% 0.91% 94.57 0.89

4 HSG 3,633 6.88% 18.16% 4.84 0.99

5 TLH 0 0.40% 0.82% 45 0.37

6 TIS 1,148 3.57% 10.29% 5.05 0.51

7 PHT 0 0.24% 0.36% 97.49 0.31

8 VGS 0 0.24% 0.36% 97.49 0.31

Kết quả giao dịch cổ phiếu của các đơn vị trong ngành

Trong năm 2012, giá cổ phiếu ngành thép niêm yết đã có một năm biến động mạnh hơn cả hai chỉ số

Vnindex và Hnindex. So với đầu năm, chỉ số bình quân giá cổ phiếu ngành thép tính đến ngày

28/12/2012 đã tăng 12%, đã từng đạt đỉnh cao nhất tăng 55% tại ngày 10/05/2012. Mặc dù trong năm

này thị trường thép xây dựng tăng trưởng âm tới -10%, nhiều doanh nghiệp thép lâm vào tình trạng rất

khó khăn thậm chí phá sản nhưng cổ phiếu ngành thép vẫn đạt mức tăng trưởng khá tốt. Cổ phiếu

ngành thép trong năm 2012 cũng có xu hướng tăng chậm hơn so với các ngành Bất động sản, ngân

hàng, chứng khoán, nhưng tăng mạnh vào giữa chu kỳ sau đó giảm cùng nhịp với thị trường. Cổ phiếu

ngành thép trên sàn năm 2012 được phân hóa thành hai nhóm:

Các Cty con của VNsteel

26%

Các cty LD của

VNsteel20%HPG

14%

POM15%

Khác25%

Page 31: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 30/ 56

o 3/11 cổ phiếu có mức giá tăng trƣởng rất mạnh và duy trì đến tận cuối năm. Đây cũng là

những công ty dẫn đầu ngành thép, có KQKD khả quan hơn so với ngành, như đã được đề cập

trong báo cáo ngành thép 2011. Bao gồm HSG (+123%), HPG (+58%), POM (+39%).

o 8/11 cổ phiếu có giá giảm so với đầu năm, cùng với đó là KQKD lũy kế 9 tháng thua lỗ. Trong

đó, giảm mạnh nhất gồm VIS (-30%), DNY (-61%), NKG (-37%).

Diễn biến giá cổ phiếu ngành Thép trong năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP 2013

Triển vọng ngành thép năm 2013. Ngành thép là ngành sản xuất quan trọng, có liên quan trực tiếp với

triển vọng các ngành Xây dựng, Bất động sản, cũng như giá cả đầu vào của thị trường thế giới. Do vậy

ngành thép có mức độ nhạy cảm với biến động kinh tế trong nước cũng như nước ngoài rất cao. Dự

kiến ngành thép xây dựng Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm suy giảm tiêu thụ trước khi có cơ hội phục

hồi, mức tăng trưởng dự kiến là âm 5% trong năm 2013. Tuy nhiên kết quả thực tế sẽ phụ thuộc vào

nhiều nhân tố bao gồm:

- Hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, và hỗ trợ cho BĐS, xây dựng

- Diễn biến Tỷ giá USD/VND;

- Giá đầu vào: thép phế, quặng, than cốc và điện;

- Chính sách đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (chủ yếu là từ Asean và Trung Quốc)

- Chính sách hỗ trợ thép trong nước (đề xuất giảm VAT, ưu tiên thép nội trong đầu tư công,..)

Triển vọng công ty thép năm 2013. Sau hai năm tăng trưởng toàn ngành âm gần 12%, năm 2013 dự

kiến sẽ tiếp tục là một năm có sự phân hóa mạnh mẽ hơn nữa trong số các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Đa số doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng mất thị phần, tồn kho lớn, gây

thua lỗ, mất thanh khoản thậm chí phá sản. Bên cạnh đó những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và

năng lực sản xuất, khả năng quản trị tốt hơn sẽ có cơ hội chiếm thêm thị phần. Tuy nhiên, miếng bánh thị

trường nhỏ đi, trong khi cạnh tranh cao, khiến ngay cả các doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép xây dựng

thì biên lợi nhuận ngày cảng mỏng và lợi nhuận sẽ không được cải thiện so với năm 2012. Thép tấm, tôn

mạ và thép ống, vẫn có cơ hội tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013, nhu cầu thị trường trong nước và

xuất khẩu vẫn đang tăng lên đối với các sản phẩm thép này. Do vậy các doanh nghiệp thuộc ngành thép

tấm, tôn mạ và thép ống vẫn có cơ hội duy trì tốc độ tăng trưởng tương đương 2012.

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

160%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành Thép

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh thep

Page 32: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 31/ 56

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Đầu tƣ dài hạn. Các vấn đề nội tại của ngành thép như thừa công suất, công nghệ lạc hậu không thể

giải quyết trong 1-2 năm, hơn nữa tình trạng trì trệ của ngành bất động sản và xây dựng vẫn còn có thể

kéo dài lâu hơn nữa. Do vậy quan điểm của chúng tôi là không đầu tư trung/dài hạn vào ngành thép, đặc

biệt đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình.

Trading/đầu tƣ ngắn hạn. Mặc dù ngành thép và các doanh nghiệp đang ở giai đoạn rất khó khăn, tuy

nhiên đa số các cổ phiếu thép lại rất nhạy với thị trường. Trong năm 2012, doanh nghiệp thép phá sản

hàng loạt, nhưng đã có giai đoạn dài 6 tháng đầu năm đa số cổ phiếu thép (7/11) out-perform so với

VNindex. Tuy vậy, đến cuối năm chỉ có cổ phiếu của 3 doanh nghiệp đầu ngành, có KQKD tốt hơn vẫn

giữ được mức giá tăng mạnh so với đầu năm. Nếu thị trường có phục hồi ngắn hạn trở lại, vẫn có thể

xem xét trading các cổ phiếu thép đầu ngành như HSG, HPG và theo dõi chặt chẽ các cổ phiếu thanh

khoản nhất ngành thép và cũng sụt giảm mạnh nhất trong 2012 là VIS, VGS. Khoảng thời gian tốt nhất

để đầu tư ngắn hạn đối với ngành thép là khi TTCK đã vượt qua giai đoạn tăng trưởng đầu tiên Early Bull

và các thông tin vĩ mô hỗ trợ đã vững chắc hơn.

Page 33: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 32/ 56

TRIỂN VỌNG NGÀNH KHOÁNG SẢN

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH KHOÁNG SẢN NĂM 2012

Ngành khoáng sản đã có một năm không thuận lợi và phân hóa mạnh về cả KQKD lẫn diễn biến trên thị

trường niêm yết. Những doanh nghiệp lớn, có mỏ quy mô lớn và nhà máy chế biến sâu như HGM, SQC,

BMC vẫn duy trì được lợi nhuận khá tốt. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác hầu hết đều có quy mô

nhỏ và chủ yếu vẫn là khai thác thô nên gặp khá nhiều khó khăn trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp bị

lỗ như: MIC, MIM, MMC,….

Thị trƣờng thế giới. Do khoáng sản là nguồn nguyên vật liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp

quan trọng nên tình hình suy thoái ở châu Âu, tăng trưởng chậm ở Mỹ và Trung quốc trong năm 2012

nên nhu cầu kim loại màu sụt giảm dẫn đến giá cả kim loại màu có sự biến động mạnh, nhu cầu tiêu thụ

nhiều loại khoáng sản sụt giảm.

Tại thị trƣờng trong nƣớc. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đóng vai trò quan trọng

trong phát triển công nghiệp Việt Nam, chiếm từ 10% -12% GDP; đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu như

than đá, thiếc, chì, kẽm sắt, đồng, appatit cho một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng là nhiệt

điện, xi măng, hóa chất, luyện kim... Tuy nhiên do đây là nguồn tài nguyên không tái tạo do vậy Chính

phủ hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan trong 11 tháng đầu năm

2012 hoạt động xuất nhập khẩu quặng và khoáng sản khác của Việt Nam như sau: xuất khẩu 758.342

tấn giảm 66.9% với giá trị 176 triệu USD giảm 9% và nhập khẩu 3.104.984 tấn tăng 0.9% với giá trị nhập

khẩu là 359 triệu USD tăng 6.4% so với cùng kỳ năm 2011

Giá các mặt hàng kim loại biến động và có xu hƣớng giảm. Giá các mặt hàng kim loại rất nhạy với

triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới. Tại sàn giao dịch kim loại Lon Don chỉ số LMEX có sự biến động

theo hình sin: tăng đầu năm (đạt đỉnh vào 9/2/2012 tăng 12%), giảm vào giữa năm (đáy vào 2/8/2012

giảm 9%) và hiện giờ đang trong xu hướng tăng nhẹ. Giá của đồng, kẽm luôn có sự biến động khá mạnh

và khó dự đoán do giá của những mặt hàng này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến kinh tế vĩ mô.

Diễn biến giá 6 mặt hàng kim loại và chỉ số LMEX XNK quặng và kim loại khác năm 2012

Nguồn: LMEX, BSC tổng hợp

Nguồn: TCHQ, BSC tổng hợp

Chính sách mới. Chỉ thị số 02/CT-TTg ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu từ xuất khẩu tinh quặng của

các doanh nghiệp: Chỉ thị này nhằm hạn chế thực trạng khai thác tràn lan với số lượng giấy phép khai

thác tăng cao trong các năm gần đây chưa kể tới hoạt động khai thác ngoài giấy phép. Theo đó từ ngày

1/7/2012 quy định ngừng xuất khẩu quặng Ilmenite thô, quặng sắt, quặng và tinh quặng chì – kẽm, đồng,

80%

85%

90%

95%

100%

105%

110%

115%

120%

125%

130%

135%

3/1 3/2 3/3 3/4 3/5 3/6 3/7 3/8 3/9 3/10 3/11copper primary aluminium

zinc Lead

tin nickel

176 502 458

360

302

2,387

Quặng và KS khác Đá quý, KL quý và SP KL thường khác và SP

XK NK

Page 34: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 33/ 56

cromit, mangan, apatit và không cấp phép khai thác mới đối với quặng Titan sa khoáng, vàng sa khoáng,

mỏ vàng đồng thời đóng các mỏ không khai thác hiệu quả.

Áp lực từ phía yếu tố đầu vào: Đầu vào chủ yếu của ngành khai thác khoáng sản là quyền khai thác

mỏ nên trong thời gian tới khi việc cấp phép quyền khai thác mỏ bị thắt chặt thì những doanh nghiệp này

sẽ gặp nhiều khó khăn chỉ những mỏ có quy mô lớn thời hạn cấp phép dài mới có lợi thế. Ngoài ra, biến

động giá các loại nhiên liệu như xăng, dầu, điện, than,… và một số loại hóa chất, thuốc nổ…. cũng ảnh

hưởng tới KQKD của các doanh nghiệp

Năm 2012, Các doanh nghiệp khoáng sản niêm yết có KQKD phân hóa rõ rệt. Hầu hết các doanh nghiệp

trong ngành khoáng sản đều bị giảm lợi nhuận chỉ có SQC, BMC, TNT, KTB, AMC và MIH có mức tăng

trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2011. Có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp trong

ngành khi mà 4 doanh nghiệp là BMC, KSB, MIH, SQC đã chiếm gần 60% doanh thu và 4 doanh nghiệp

là BMC, HGM, KSB, SQC đã tạo ra 80% lợi nhuận của ngành khoáng sản.

Biên lợi nhuận của các Công ty năm 2012 Một số mã Cổ phiếu tiêu biểu của ngành

Nguồn: BSC tổng hợp

P/E P/B EPS ROE ROA

ALV 8.80 0.29 361 3.3 2.22

AMC 8.19 1.28 2.198 16.55 9.54

BGM 4.6 0.46 1240 10.67 9.98

BMC 5.14 2.63 8728 54.05 36.72

BMJ 5.08 0.67 1555 13.22 10.63

CTM -2.56 0.29 -1132 -10.19 -4.8

HGM 3.84 1.95 22172 57.48 46.57

KHB -9.74 0.24 -380 -2.38 -2.16

KSA 19.15 0.66 475 3.54 2.07

KSB 3.35 0.71 5380 22.16 14.31

KSH -6.54 0.56 -917 -8.64 -4.93

KSS -10.12 0.42 -622 -4.14 -1.66

KTB 4.64 0.62 1380 13.09 9.7

LCM 3.72 1.2 4251 33.28 31.62

SQC 57.63 6.58 1388 12.04 9.66

Nguồn: Stox

Kết quả giao dịch cổ phiếu của các đơn vị trong ngành

Trong năm 2012, chỉ số giá ngành khoáng sản diễn biến khá tích cực so với VNIndex. So với đầu năm

chỉ số bình quân giá cổ phiếu ngành khoáng sản tính đến ngày 28/12/2012 đã tăng 17%, thấp hơn so với

VNINDEX và đã từng đạt đỉnh cao nhất tăng 120% tại ngày 7/5/2012. Trong hai tháng đầu năm 2012 giá

cổ phiếu ngành khoáng sản tăng chậm hơn so với VN-Index nhưng sau đó có sự bứt phá ngoạn mục

trong 3 tháng tiếp theo, mức tăng so với Vnindex lên đến 80%. Do ngành có tính đầu cơ cao, và kỳ vọng

lớn vào KQKD của các doanh nghiệp ngành khoáng sản. Tuy nhiên, từ tháng 9, giá cổ phiếu ngành

khoáng sản có xu hướng giảm và tiệm cận với chỉ số giá VNIndex. Cổ phiếu ngành khoáng sản cũng có

thanh khoản trung bình chiếm 3.6% tổng khối lượng giao dịch. Tuy nhiên giá trị giao dịch chủ yếu tập

trung vào các cổ phiếu là: BGM, KSA, KSS, LCM. Cổ phiếu ngành khoáng sản, trên sàn được phân hóa

thành hai nhóm, nhóm biến động mạnh và nhóm ổn định:

5/24 cổ phiếu có mức biến động mạnh, gồm các cổ phiếu: KSA, BMC, BGM, KSH, CTM

19/24 cổ phiếu có mức giá khá ổn định trong cả năm 2012, gồm một cổ phiếu blue chip là SQC

(cổ phiếu này thanh khoản rất thấp), các cổ phiếu mid cap như: HGM, DHM, LCM, KSB, còn lại

là các cổ phiếu penny như: MMC, MIC, ALV, AMC,…

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

BK

C

CT

M

KT

B

MA

X

MIM

MIH

MM

C

ALV

DH

M

KS

H

KS

S

MIC

CM

I

KS

B

SQ

C

AM

C

BM

C

KS

A

LC

M

HG

M

LN Biên gộp LN biên rộng

Page 35: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 34/ 56

Diễn biến giá cổ phiếu ngành Khoáng sản năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH KHOÁNG SẢN NĂM 2013

Triển vọng ngành khoáng sản năm 2013. Dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2013 chưa cải thiện

so với năm 2012 do vậy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của ngành khoáng sản nhiều khả năng sẽ giảm

dẫn đến giá bán nhiều loại khoáng giảm sút. Ngoài ra những rào cản về chính sách xuất khẩu cũng sẽ

ảnh hưởng không nhỏ tới KQKD của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên có một vài mặt hàng kim

loại Quý có khả năng vẫn tăng giá do tình trạng thiếu hụt nguồn cung như: Niken, bạch kim, vàng,…

Theo thông tư 193/2012/TT-BTC từ ngày 1/1/2013 thuế suất của các loại quặng ở dạng thô như: Nhôm,

niken, thiếc, coban, kim loại Quý,.. tăng từ 20% - 30% nên năm 2013 sẽ là một năm khó khăn với ngành

khoáng sản. Ngành khoáng sản vẫn là ngành có triển vọng tăng trưởng trong dài hạn, do đây là nguồn

tài nguyên không tái tạo được trong khi nó là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành quan trọng.

Triển vọng công ty trong ngành khoáng sản năm 2013. Hầu hết các doanh nghiệp ngành khoáng sản

Việt Nam hiện nay có quy mô vốn nhỏ nên bị hạn chế trong đầu tư cho chế biến sâu. Trong khi với chiến

lược phát triển ngành khoáng sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ hạn chế xuất khẩu thô để dành cho

sản xuất trong nước và khuyến khích khai khác gắn với chế biến. Nên những doanh nghiệp có quy mô

lớn (SQC, HGM, BMC, BKC, KTB) sẽ có triển vọng khả quan trong thời gian tới.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Đầu tƣ dài hạn. Khoáng sản vẫn là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Việt Nam, và triển vọng trong

dài hạn vẫn rất lớn. Các cổ phiếu ngành khoáng sản có sự biến động giá khá lớn và có tín hiệu khá tích

cực với xu thế thị trường. Tuy nhiên đây cũng là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro và diễn biến khó lường.

Những cổ phiếu có KQKD tốt và triển vọng lại là những cổ phiếu có tính thanh khoản khá thấp và ngược

lại. Do đó chưa phù hợp với mục tiêu đầu tư dài hạn

Đầu tƣ ngắn hạn. Ngành khoáng sản là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, khi thị trường bước

vào giai đoạn Mid Bull. Do vậy, Nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư ngắn hạn cổ phiếu niêm yết ngành

khoáng sản, khi thị trường đã qua giai đoạn tăng trưởng khởi động ban đầu. Một số cổ phiếu có tính

thanh khoản và triển vọng kinh doanh khá tốt có thể cân nhắc trong thời gian tới như: BMC, KSA, LCM.

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

14,000,000

16,000,000

18,000,000

0%

50%

100%

150%

200%

250%

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11

KLGD CP ngànhKS

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh KS

Page 36: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 35/ 56

TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỆT MAY 2012

Kim ngạch xuất khẩu dệt may tiếp tục tăng 6.9%. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trị giá xuất

khẩu dệt may của VN 10 tháng đầu năm 2012 đạt 14.01 tỷ USD tăng 6.9% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6.25 tỷ USD tăng

8.52%, sang thị trường EU đạt 1.94 tỷ USD giảm 6.14%, Nhật Bản đạt 1.62 tỷ USD tăng 17.4% và Hàn

Quốc 906 triệu USD tăng 20.36% so với 10 tháng năm 2011. Dự kiến cả năm 2012 kim ngạch xuất khẩu

dệt may sẽ đạt mức 17 tỷ USD

Lợi nhuận các doanh nghiệp dệt may giảm: Mặc dù là nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới

nhưng, Việt Nam chủ yếu gia công hàng xuất khẩu cho phía nước ngoài nên lợi nhuận không cao. Bên

cạnh đó, năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành dệt may bởi thị trường xuất khẩu chính bị thu

hẹp đặc biệt là thị trường EU. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng và sự mất giá của đồng Euro nên chênh lệch

tỷ giá của đồng Euro và USD khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sụt giảm lợi nhuận.

Nguồn: Hiệp hội dệt may VN

Nguồn: Hiệp hội dệt may, BSC tổng hợp

Việt Nam vẫn chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu ngành may mặc. Việt nam vẫn bị phụ thuộc

khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm

gần 70-80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy đã chú trọng đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất

hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất

khẩu hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng. Việt nam vẫn chưa có chiến lược phát triển

nguồn nguyên liệu nên chủ yếu là nhập khẩu từ các nước do đó KQKD phụ thuộc khá nhiều vào diễn

biến giá nguyên liệu nhập khẩu.

Giá bông có xu hƣớng giảm dài hạn: Bông là nguyên liệu chính cho ngành dệt may, nhu cầu sử dụng

bông hàng năm của nước ta hơn 400 nghìn tấn và ngày càng tăng tuy nhiên nguyên liệu này trong nước

chỉ đáp ứng sản lượng rất nhỏ từ 1-2% còn lại là nhập khẩu. Theo Ủy ban tư vấn Bông quốc tế (ICACC)

sản xuất bông toàn cầu và sử dụng bông trong nhà máy được dự báo lần lượt là 25.9 triệu tấn và 23.4

triệu tấn, dẫn đến vượt cung 2.4 triệu tấn. Bên cạnh đó USDA lần đầu tiên từ trước đến này vừa nâng

dự báo tổng lượng hàng tồn kho bông toàn cầu 2012/2013 trên 80 triệu kiện 480 pound phần lớn do sản

lượng lớn hơn dự kiến từ Mỹ - nước sản xuất lớn thứ ba thế giới cũng như nhu cầu giảm mạnh từ Trung

Quốc - nước tiêu thụ lớn nhất thế giới.

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

Xuất khẩu và nhập khẩu ngành dệt may năm 2012

XK NK

6,118

1,8831,154

11,165

6,872

2,5061,684

13,073

6,246

1,940 1,621

9,807

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

USA EU Japan Tổng

Xuất khẩu ngành dệt may sang một số thị trƣờng

2010 2011 10T/2012.

Page 37: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 36/ 56

Năm 2012 là năm khó khăn với xuất khẩu dệt may nhưng các DN dệt may đang niêm yết vẫn duy trì

được KQKD khá tốt so với năm 2011 chỉ có EVE, GIL có mức lợi nhuận giảm khá mạnh. Đặc biệt TCM là

KQKD không khả quan khi 9 tháng đầu năm mới lãi 336 triệu đồng so với mức lãi 112 tỷ đồng năm 2011.

Biên lợi nhuận của các Công ty năm 2012 Một số mã Cổ phiếu tiêu biểu của ngành

Nguồn: BSC tổng hợp

ROE ROA P/B P/E EPS

TNG 11 3 1 4 1,729

EVE 15 12 1 5 3,746

GIL 9 4 1 10 2,860

GMC 31 11 1 3 5,675

KMR 0 0 0 44 53

NPS 16 8 1 4 2,774

TCM (3) (1) 1

(399)

Nguồn: BSC tổng hợp

Kết quả giao dịch cổ phiếu của các đơn vị trong ngành

Hiện tại có 8 doanh nghiệp thuộc ngành dệt may đang niêm yết trên sàn HSX và HNX. Gần như trong cả

năm 2012, chỉ số giá cổ phiếu ngành dệt may theo khá sát diễn biến thị trường. Ngành cũng có mức tăng

khá tốt khi thị trường đã tăng mạnh trong 2 tháng đầu tiên của năm. So với đầu năm, chỉ số bình quân

giá cổ phiếu ngành dệt may tính đến ngày 28/12/2012 đã tăng 30%. Cổ phiếu ngành dệt may cũng có

thanh khoản thấp, chiếm 0.6% tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch chủ yếu tập trung vào ba cổ

phiếu là TNG, KMR và TCM. Tuy nhiên những cổ phiếu có tính thanh khoản nhất của ngành dệt may

không phải là những doanh nghiệp có KQKD tốt nhất ngành dệt may, và chỉ có mức lợi nhuận ở mức

thấp. Đặc biệt TCM KQKD năm 2012 lỗ Quý I và III dẫn đến lợi nhuận 3 Quý năm 2012 chỉ đạt 336 triệu

đồng so với mức lãi 112 tỷ đồng năm 2011.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu ngành Dệt may năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

-20%

0%

20%

40%

60%

TET EVE NPS GMC GIL TNG KMR TCM

LN Biên LN biên rộng

-

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

160%

170%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Det may

Page 38: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 37/ 56

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY 2013

Triển vọng ngành dệt may năm 2013. Bước sang năm 2013, dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn khó

khăn, tiêu dùng không khả quan. Thị trường Mỹ và châu Âu có thể đã trải qua được giai đoạn khó khăn

nhất sau khi Hy Lạp vẫn ở trụ lại trong khối đồng tiền chung châu Âu, nhưng tình hình sẽ diễn biến phức

tạp. Do vậy, mục tiêu tăng trưởng mà ngành dệt may đặt ra là tăng từ 10 - 15% không dễ đạt được. Các

nhà nhập khẩu lớn luôn muốn làm trực tiếp với nhà sản xuất theo phương thức FOB vì họ muốn giảm chi

phí nên thời gian tới các doanh nghiệp dệt may thay vì ngồi chờ các nhà thương mại, nhà nhập khẩu

truyền thống. Ngoài các thị trường truyền thống các doanh nghiệp dệt may sẽ phải mở rộng sang các thị

trường tiềm năng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Bên cạnh đó ngành cũng đang có biện pháp

nâng cao năng lực nội địa hóa và đẩy mạnh triển khai chiến lược phát triển thị trường nội địa.

Các doanh nghiệp dệt may sẽ chú trọng hơn tới thị trường trong nước: vẫn là thị trường đầy tiềm năng,

và còn để ngỏ. Khi mà chất lượng và mẫu mã của hàng Việt Nam giờ khá tốt, giá cả hợp lý thì người tiêu

dùng Việt Nam đang dần tin tưởng vào các thương hiệu trong nước hơn.

Triển vọng công ty trong ngành dệt may năm 2013: Doanh thu ngành dệt may vẫn có sự tăng trưởng

nhưng mức tăng trưởng không cao như thời kỳ trước, khả quan chỉ ở mức 10%-15%, tuy nhiên mức

tăng lợi nhuận không cao và có khả năng giảm. Với tình hình kinh tế khó khăn của thế giới nói chung và

Việt Nam nói riêng chúng tôi cho rằng trong năm 2013 triển vọng các công ty trong ngành dệt may là

không lạc quan

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Đầu tƣ dài hạn. Dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu cho phía nước ngoài nên khi tình

hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các nhà nhập khẩu sẽ gắt gao hơn trong việc lựa chọn nhà xuất

khẩu nhằm giảm bớt chi phí. Mặc dù tăng trưởng của ngành vẫn giữ ở mức 10%-15% nhưng mức tăng

trưởng lợi nhuận là khá thấp nên không hấp dẫn cho mục đích đầu tư dài hạn trong năm 2013

Trading/đầu tƣ ngắn hạn. Cổ phiếu ngành dệt may theo khá sát thị trường nhưng tính thanh khoản

không cao, chỉ tập trung ở một số cổ phiếu mà KQKD không phải là quá khả quan. Tuy nhiên, nếu thị

trường tăng trưởng tốt cộng với số liệu xuất khẩu dệt may tăng tốt hơn kế hoạch, thì ngành dệt may cũng

có cơ hội để trading/đầu tư ngắn hạn. Một số mã có thể xem xét đầu tư ngắn hạn gồm TCM, EVE, TNG

khi thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng.

Page 39: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 38/ 56

TRIỂN VỌNG NGÀNH THỦY SẢN

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH THỦY SẢN 2012

Xuất khẩu thủy sản năm 2012 tăng trƣởng thấp nhất trong nhiều năm: Đến hết tháng 11/2012, xuất

khẩu thủy sản mới đạt giá trị 5,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ 2011. Nhưng với giá trị xuất khẩu sụt

giảm những tháng gần đây, xuất khẩu thủy sản cả năm khó chạm mốc 6,5 tỷ USD như kế hoạch. Dự báo

mới nhất của VASEP, xuất khẩu thủy sản 2012 chỉ có thể đạt 6,18 tỷ USD, có mức tăng trưởng thấp nhất

(gần 1%) của ngành trong nhiều năm qua, trong đó tôm đạt trên 2,2 tỷ USD; giảm 8,3%; cá tra đạt 1,8 tỷ

USD tương đương 2011; hải sản đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19% so với năm ngoái.

Sản lượng thủy sản tăng nhưng giá giảm, nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu: Tính chung 11 tháng

năm 2012, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 5.333,8 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ 2011.

Trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.881,8 nghìn tấn (chiếm 54%, tăng 5,4%); sản lượng khai

thác 2.274,9 nghìn tấn (chiếm 42.7%, tăng 5,2%). Do giá thủy sản biến động và có xu hướng giảm ở các

thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nguyên liệu trong nước thiếu ổn định; tình hình dịch bệnh lan

rộng (trên tôm) và chi phí sản xuất tăng cao nên diện tích nuôi bị thu hẹp, năng suất và sản lượng nuôi

trồng một số mặt hàng giảm.

Khó khăn ở các thị trƣờng tiêu thụ truyển thống: Trong năm 2012, nhu cầu tại các thị trường chủ lực

EU giảm sút do tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu; thị trường Mỹ bão hòa do lượng dự trữ còn

nhiều, doanh nghiệp Việt Nam cũng dè dặt xuất khẩu cá tra sang thị trường này trước thời điểm công bố

kết quả cuối cùng của mức thuế POR8; vấn đề kiểm soát ethoxyquin trong tôm xuất khẩu sang Nhật Bản

làm tăng giá thành; giảm sức cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu tôm vào thị trường này…

Chi tiết về cơ cấu thị trường xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu: (Những nhận định dưới đây dựa vào

các số liệu tính đến hết tháng 10/2012)

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu thủy sản

Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu

(Nguồn: Vasep)

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu: Mỹ chính thức “soán ngôi” EU trở thành thị trường lớn nhất của xuất

khẩu thủy sản Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 1,02 tỷ USD; tăng 6,7% so với cùng kỳ và chiếm tỷ

trọng 19,9% tổng kim ngạch. Giá trị xuất khẩu sang thị trường EU giảm 14,6%, chỉ chiếm còn 18,7% tổng

kim ngạch; trong đó một 4 quốc gia nhập khẩu chính là Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha có mức giảm

mạnh từ 15-17%. Tại khu vực châu Á, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan (15,2%)

nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái

19%20%

18%

8%6% 7%

23%22%19%

16%

8%

5% 6%

24%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

EU Mỹ Nhật Bản

Hàn Quốc

ASEAN TQ và HK

Các TT khác

10T 2012 2011

Tôm , 36.3%

Cá tra , 28.5%

Cá ngừ , 9.4%

Cá các loại khác ,

14.4%

Nhuyễn thể , 9.5%

Cua. ghẹ và Giáp

xác khác , 1.9%

Page 40: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 39/ 56

Lan và Indonesia do bị áp kiểm tra ethoxuquin trong sản phẩm tôm từ giữa tháng 5/2012. Thị trường

Trung Quốc, Hồng Kong, Asean và Australia tuy mức tăng có chững lại nhưng vẫn tăng trưởng đạt hai

con số.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Tôm và cá tra vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu thủy sản xuất khẩu

của Việt Nam (chiếm 65%), việc giảm giá trị xuất khẩu liên tiếp trong 3 tháng của Quý III khiến tổng kinh

ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này đều giảm sút, giá trị xuất khẩu đạt lần lượt 1,86 tỷ và 1,46 tỷ USD

(tương ứng giảm -4,9% và -2,2%). Ngược lại, cá ngừ là mặt hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng với tốc

độ tăng trưởng càng lớn về những tháng cuối năm tại hai thị trường chính là Mỹ và EU, giá trị xuất khẩu

tính chung 10 tháng đạt 481,9 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái; đóng góp 9,4% vào tổng

kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đối với nhóm sản phẩm nhuyễn thể hiện chiếm 9,5% trong cơ cấu các

mặt hàng thủy sản xuất khẩu, giá trị xuất khẩu trồi sụt thất thường trong những tháng đầu năm và bắt

đầu giảm rõ rệt từ tháng 6/2012 khi nhu cầu nhập khẩu nhuyễn thể thế giới giảm mạnh 15%, tính chung

10 tháng xuất khẩu mặt hàng này chỉ tăng 1,2%. Cùng với tôm, mặt hàng nhuyễn thể được xem là sản

phẩm “cao cấp" nên khó tiêu thụ mạnh trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Diễn biến giá tôm tại Cà Mau 2012

Tình hình tài chính một số DN Thủy sản

Mã CK

P/E P/B ROE (%)

ROA (%)

Gross Profit

Margin

Financial Leverate

ABT 5.2 0.6 24.9 3.7 20.2 1.3

ACL 7.2 0.4 10.7 3.2 12.4 2.7

AGF 9.1 0.5 4.5 20.8 11.8 2.5

ANV 7.8 0.4 5.0 6.0 12.2 1.6

ATA 5.7 0.6 5.9 12.5 20.5 4.7

AVF 2.3 0.5 16.6 9.6 15.3 4.1

CMX 6.0 0.3 1.5 0.3 9.1 4.6

FMC 15.5 0.6 3.9 13.6 6.7 4.4

HVG 4.5 0.7 17.2 5.6 14.7 2.8

ICF 3.9 0.2 2.4 6.0 25.6 2.5

IDI 19.9 0.5 2.4 0.9 14.4 2.7

MPC 16.4 1.5 8.9 2.3 13.5 3.8

TS4 2.8 0.4 14.4 4.0 17.8 3.6

VHC 5.2 1.0 18.3 8.1 13.7 2.2

Nguồn: BSC tổng hợp

KQKD của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản 2012 khá bi đát: thống kê 21 công ty thủy sản

đang niêm yết đã công bố BCTC Quý 3/2012; có đến 12 công ty có doanh thu và 17 công ty có LNST lũy

kế 9T sụt giảm so với cùng kỳ năm 2011; tính chung toàn ngành doanh thu giảm 7,7% và LNST giảm

35,7%. Yếu tố Chi phí sản xuất và chế biến thủy sản tăng mạnh 15-35% (giá xăng, dầu, điện, giá thức ăn

chăn nuôi thủy sản …); đặc biệt dịch bệnh và chi phí kiểm tra ethoxyquin làm tăng đáng kể giá thành sản

xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Bên cạnh đó, tình trạng người nuôi và doanh nghiệp thiếu vốn

do khó tiếp cận nguồn vốn vay đã chi phối hoạt động sản xuất và phân xuất khẩu của toàn ngành thủy

sản.

Diễn biến chỉ số giá cổ phiếu ngành thủy sản 2012 khá tương đồng với biến động của VNIndex. Tuy

nhiên cổ phiếu ngành này có xu hướng tăng chậm trong 2 tháng đầu và tăng mạnh vào giữa chu kỳ tăng

của Index. So với đầu năm, chỉ số bình quân giá cổ phiếu thủy sản tính đến 28/12/2012 tăng 10% so với

đầu năm, với đỉnh cao nhất tại ngày 08/05/2012 tăng 47%. Sự tăng mạnh của một số cổ phiếu như AGD,

HVG, MPC, NGC góp phần đẩy chỉ số của ngành lên cao dù bức tranh hoạt động ngành thủy sản không

mấy sáng sủa. Cổ phiếu ngành thủy sản cũng có thanh khoản thấp, chỉ chiếm 0,8% tổng khối lượng giao

60

80

100

120

140

160

180

200

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Giá tôm sú(size 30)

Giá tôm chân trắng(size 100)

(1.000 VND)

Page 41: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 40/ 56

dịch, khối lượng giao dịch chủ yếu tập trung vào 4 cổ phiếu AVF, CAD, HVG và TS4 chiếm 53% tổng

khối lượng giao dịch toàn ngành.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu ngành Thủy sản năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH THỦY SẢN 2013

Nhìn chung, triển vọng ngành thủy sản có thể khả quan hơn khi kết thúc Quý II/2013 – thời điểm mà nền

kinh tế khu vực Eurozone được dự báo sẽ vượt qua khủng hoảng, cũng là thời gian vào mùa thu hoạch

mới của tôm và cá tra. Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt, ngân hàng giãn nợ cho người nuôi tôm và cá tra; một

số chính sách hỗ trợ ngành thủy sản được ban hành như:

TT140/2012/TT-BTC quy định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp 2012 cho các doanh

nghiệp sử dụng nhiều lao động trong đó có lĩnh vực chế biến thủy sản;

TT43/2012-TT-BNN bổ sung một số bệnh trên các tra và tôm được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm

nông nghiệp… sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong

ngành trong thời gian tới.

Gói hỗ trợ tín dụng 9.000 tỉ đồng Chính phủ đã thông qua nhưng chưa áp dụng. Gói hỗ trợ

này sẽ tập trung hỗ trợ người nuôi và DN chế biến cá tra XK với lãi suất ưu đãi, và thời hạn vay

từ 4-6 tháng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề xuất xin gia hạn lần 3 (đến

hết 2013) thông tư số 03/2012-TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc cho doanh nghiệp

xuất khẩu thủy sản được vay vốn bằng ngoại tệ. Hiện vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía

Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, KQKD của từng doanh nghiệp phụ thuộc vào những nhân tố sau:

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vùng nguyên liệu và quay vòng sản xuất. Trước những

khó khăn của ngành, các ngân hàng e ngại cấp vốn tín dụng nên chỉ những doanh nghiệp có tình hình

lài chính ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mới có thể tiếp cận được vốn vay lãi suất

thấp, được giãn nợ hoặc vay thêm vốn để hoạt động.

- Khả năng tự chủ vùng nuôi nguyên liệu và kiểm soát giá thành sản xuất. Dự báo nguyên liệu cá tra sẽ

thiếu hụt so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi; giá thành

sản xuất tôm tăng 15-25% làm giảm sức cạnh tranh của tôm xuất khẩu Việt Nam so với các nước như

Ấn Độ và Indonesia.

-

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

3,000,000

3,500,000

4,000,000

4,500,000

80%

100%

120%

140%

160%

180%

200%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Thuy San

Page 42: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 41/ 56

- Các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

thủy sản, chủ yếu liên quan đến cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Đáng lưu ý thông tư

03/2012-TT-NHNN về việc cho doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản được vay vốn bằng ngoại tệ nếu

không được NHNN chấp thuận gia hạn đến 2013 sẽ làm tăng đáng kể cho phí lãi vay đối với các

doanh nghiệp trong ngành.

- Biến động tỷ giá USD/VND tác động nhiều đến kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản.

Triển vọng công ty Thủy sản năm 2013. Dự báo hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành thủy

sản sẽ bớt khó khăn và nhiều khả năng có tăng trưởng trở lại nhưng khó đột biến. Vấn đề thiếu vốn sản

xuất và bất ổn về nguồn cung nguyên liệu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp

trong ngành. Những doanh nghiệp tự chủ được vùng nguyên liệu với tình hình tài chính lành mạnh sẽ

tiếp tục hoạt động ổn định và có cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Ngược lại những doanh nghiệp thiếu khả năng tự chủ nguyên liệu đầu vào, khó tiếp cận vốn vay và thị

trường kém ổn định sẽ tiếp tục khó khăn, hiệu quả hoạt động sụt giảm.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Đầu tƣ ngắn hạn: Một số cổ phiếu trong ngành đang ở mặt bằng giá thấp, thanh khoản khá có thể xem

xét đầu tư ngắn hạn là AVF, CMX, TS4. Thời điểm đầu tư ngắn hạn tốt nhất đối với các cổ phiếu ngành

này là vào giữa chu kỳ tăng của TTCK (mid Bull).

Đầu tƣ trung và dài hạn: Do đặc điểm hoạt động bị ảnh hưởng bởi nhiều khó khăn nội tại của ngành, cổ

phiếu ngành thủy sản không ưu tiên lựa chọn đầu tư khi nền kinh tế thế giới chưa vượt qua khó khăn.

Khi xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại tại một số thị trường chủ lực như Mỹ

và EU… một số cổ phiếu thủy sản đầu ngành thích hợp cho nhà đầu tư dài hạn là MPC, HVG, VHC,

ABT.

Page 43: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 42/ 56

NGÀNH ĐIỆN

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH ĐIỆN NĂM 2012

Ngành điện là ngành phục vụ an ninh năng lượng của quốc gia, chịu sự điều tiết và quản lý chặt chẽ của

nhà nước. Ngành có đặc điểm là ổn định và có tính "phòng thủ" cao trước biến động của kinh tế. Trong

nhiều năm qua, cung không đáp ứng đủ cầu, dẫn đến tình trạng cắt điện khá phổ biến, đặc biệt vào các

giờ cao điểm trong mùa khô. Năm 2012, trước sự suy giảm mạnh của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng điên

cho sản xuất công nghiệp cũng như tiêu dùng giảm sút. Trong khi đó, cung về điện tiếp tục tăng nhờ sự

thuận lợi của thời tiết. Sản lượng toàn hệ thống tháng 11.2012 đạt 10,03 tỷ kWh, trong đó: thuỷ điện

chiếm 36%, nhiệt điện than chiếm 22,7%; nhiệt điện khí chiếm 38,8%. Sản lượng huy động bình quân đạt

334,4 tr.kWh/ngày. Luỹ kế 11 tháng năm 2012, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 109.760 triệu kWh, tăng

10,34% so với cùng kỳ 2011.

Về nguồn điện: Năm 2012 là một năm quan trọng khi dự án Thủy Điện Sơn La đã được nghiệm

thu và dự kiến khánh thành vào ngày 21.12.2012, vượt tiến độ 3 năm. Đây là dự án trọng điểm

quốc gia và là dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á (với tổng công suất đạt 12.8 tỷ kWh) góp

phần ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia,. Bên cạnh đó, các dự án điện lớn khác

cũng được triển khai như Thủy Điện Trung Sơn, Thủy điện Bản Chát, Nhiệt Điện Duyên Hải 3...

Về lưới điện: sau 11 tháng 2012, EVN đã hoàn thành đóng điện 24 dự án, khởi công 24 dự án

lưới điện 500-220kV. Bên cạnh đó, các dự án cấp điện nông thôn tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc

Trăng, Kiên Giang, Sơn La đều đạt kế hoạch về khối lượng thi công và giải ngân.

Năm 2012, kết quả sản xuất kinh doanh có sự phân hóa giữa nhóm các công ty thủy điện và nhiệt điện.

Trên sàn giao dịch chứng khoán, 8 cổ phiếu dưới đây chiếm hơn 92% tổng tài sản của hơn 15 công ty

ngành điện đang niêm yết. Trong đó, PPC và VSH là 2 công ty đầu ngành, chiếm hơn 60% tổng tài sản.

Với tình hình thời tiết thuận lợi, sản lượng và doanh thu của các công ty thủy điện tăng cao hơn so với

các nhà máy nhiệt điện. Về doanh thu, SJD (Cần Đơn) dẫn đầu, tăng 35%, TBC (Thác Bà) tăng 31%,

TMP (Thác Mơ) tăng 17%. Riêng VSH do đang đàm phán giá điện với EVN, sản lượng hầu như không

tăng nhưng doanh thu lại giảm 32%, do đang tạm hạch toán giá điện thấp hơn năm 2011 ( 62% so với

90% giá điện cuối năm 2009). Nhóm các công ty nhiệt điện, doanh thu tăng ít hơn như PPC (tăng 5%).

Riêng BTP (Nhiệt điện Bà Rịa), doanh thu giảm mạnh gần 50%. BTP hiện là cổ phiếu có diễn biến giá

tích cực nhất ngành tính đến cuối tháng 11, khi vẫn tăng gần 200% so với đầu năm.

Sản lƣợng & tốc độ tăng trƣởng ngành điện Một số mã cổ phiếu tiêu biểu của ngành

Nguồn: BSC tổng hợp

STT Mã

CK P/E P/B

ROE

(%)

ROA

(%)

ROS

(%)

Finacial

Leverage

1 TBC 7.3 0.9 12 11.4 43.9 1.1

2 SJD 3.6 0.8 22.5 13.3 35.7 1.7

3 KHP 4.9 0.6 12 5.9 3.5 2

4 TMP 9.3 1 10.4 6.6 20.2 1.6

5 SBA 5.9 0.4 6.6 2.3 18 2.8

6 BTP (3.8) 0.4 (9.9) (4.6) (7.8) 2.2

7 VSH 8.3 0.87 10.6 8.3 74.9 1.3

8 PPC (13.9) 0.8 (5.7) (1.7) (5.2) 3.3

Trung bình 2.7 0.7 7.3 5.2 22.9 2.0

Nguồn: BSC tổng hợp

Page 44: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 43/ 56

Đồ thị diễn biến giá của ngành từ đầu năm tới nay khá tốt so với biến động chỉ số chung VNINDEX khi

liên tục đạt mức điểm bình quân của ngành cao hơn. Giai đoạn 5 tháng đầu năm, ngành khởi động cùng

nhịp với chỉ số và đạt hiệu suất sinh lời cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 5. Tính chung cho cả giai đoạn

5 tháng đầu năm, ngành đạt mức sinh lợi 70% so với đầu năm, còn HNINDEX và VNINDEX chỉ đạt mức

40%. Sau giai đoạn này, ngành tiếp tục có diễn biến giá tốt hơn so với chỉ số chung. So với đầu năm

2012, Cổ phiếu ngành vẫn tăng được hơn 37% cuối tháng 12/2012. Trong khi đó, chỉ số HNX gần như

không tăng và VNIDEX tăng 18%.

Diễn biến giá của cổ phiếu ngành Điện và chỉ số chung 2 sàn HOSE và HNX

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN 2013

Ngành Điện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu điện năng phục vụ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng tăng. Giai đoạn 2001-2011, tốc độ tăng

trưởng điện thương phẩm trung bình đạt 14%/năm gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhưng vẫn thường

xuyên trong tình trạng không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là vào mùa khô. Dự báo của Tổng công ty

điện lực Việt Nam cho biết tỷ lệ thiếu hụt điện năng có thể lên tới 20% mỗi năm nếu tốc độ tăng trưởng

GDP duy trì ở mức 7.1%. Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015

của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVN có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng điện

thương phẩm bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 13% mỗi năm. Còn theo BMI tăng trưởng tiêu thụ điện

bình quân giai đoạn 2012-2020 là 8.9%.

Giá điện có xu hƣớng tiếp tục tăng, nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư mới, cũng như bù đắp các khoản lỗ

lũy kế của EVN đến hết năm 2011 từ giá mua và bán điện là 5.300 tỷ, các khoản chi phí chưa phân bổ

(chênh lệch tỷ giá) đến cuối năm 2011 là 26.700 tỷ. Hiện liên bộ Công Thương - Tài Chính đang trình thủ

tướng Chính Phủ lộ trình tăng giá điện 2013-2015.

Đề án tái cơ cấu ngành điện, tự do hóa thị trường phát điện cạnh tranh từ 1.7.2012 và đang tiếp tục

đẩy mạnh sẽ tác động tích cực tới thị trường điện do cải thiện được tính minh bạch, cũng như khả năng

cạnh tranh của ngành,tạo sức hấp dẫn hơn cho việc tham gia của đầu tư tư nhân. Thị trường điện Việt

Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014); Thị trường

bán buôn cạnh tranh (2014-2022) và Thị trường bán lẻ cạnh tranh (sau 2022)

Sự độc quyền của EVN, tập đoàn điện lực Việt Nam hiện vẫn là người mua và người bán điện duy nhất

cho tiêu dùng. Giá mua điện vẫn được ấn định bởi EVN thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán điện

với các công ty sản xuất điện. Đặc điểm ngành có tính độc quyền cao nên không kích thích được sự

tham gia của các thành phần kinh tế. Khả năng tăng trưởng về lợi nhuận của ngành bị giới hạn ở mức ổn

-

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

160%

170%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Dien

Page 45: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 44/ 56

định. Mặc dù chính phủ đang có các đề án tự do hóa thị trường phát điện cạnh tranh. Khi đó, các khách

hàng tiêu thụ điện lớn được phép mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện, thông qua các cơ chế thị

trường và hợp đồng dài hạn nhưng về cơ bản, sự kiểm soát của nhà nước với ngành còn rất lớn.

Triển vọng doanh nghiệp niêm yết. Thủy điện có chi phí sản xuất thấp hơn so với nhiệt điện. Vì vậy,

nếu thời tiết thuận lợi, lượng mưa lớn, các nhà máy thủy điện sẽ được ưu tiên trong quyết định mua điện

của EVN. DT và LN của các nhà máy này phụ thuộc khá lớn vào vấn đề thời tiết. Nhiệt điện thì phụ thuộc

vào giá bán của ngành than, dầu, vốn cũng cũng chịu sự quản lý về giá của Nhà nước.

Hai đại diện đầu ngành về nhiệt điện và thủy điện là PPC và VSH. Do hoạt động sản xuất kinh doanh

ngành điện khá ổn định nên khi xét triển vọng cần tập trung vào một số điểm có thể gây đột biến về

Doanh thu và lợi nhuận.

PPC: sự tác động của tỷ giá đồng Yên (theo đó, sự giảm giá của đồng Yên sẽ rất có lợi cho PPC

khi PPC giảm được trích lập dự phòng thay đổi tỷ giá cho khoản vay 36 tỷ Yên). Năm 2013, xu

hướng can thiệp của Chính phủ Nhật làm yếu đồng Yên được đánh giá vẫn sẽ tiếp tục theo sau

sự suy giảm nghiêm trọng về DT và LN của các công ty đầu ngành như Sony, Panasonic, Sharp,

Toyota... bởi sự tăng giá của đông Yên so với hầu hết các đông tiền khác trên thế giới từ nhiều

năm qua. Hiện chính phủ mới của tân thủ tướng Shinzo Abe đang đặt mục tiêu lạm phát +2% từ

mức lạm phát âm trong vòng 3 năm qua.

VSH: giá bán điện đang đàm phán với EVN (theo đó, nếu đàm phán giá bán điện cao hơn mức

đang ký với EVN, VSH sẽ hạch toán lại Doanh Thu năm 2010, 2011 đang hoạch toán theo giá

90% giá bán 2009 và 3 Quý năm 2012 - hiện đang là 62.3% giá điện 2009 (563 Đ/KWh). Theo

đó, phần tăng thêm từ Doanh thu sẽ làm tăng đột biến Lợi Nhuận (trường hợp của nhiệt điện Bà

Rịa - BTP). Giả định nếu đàm phán giá điện tiếp tục ký theo giá cuối 2009. Lợi nhuận sau khi

hạch toán lại cùa VSH có thể tăng thêm 277 tỷ. Dự án Thượng KonTum dự kiến đi vào hoạt động

cuối năm 2013 và 2014 cũng sẽ góp phần cải thiện đáng kể DT, LN của công ty.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

- Đầu tƣ dài hạn: là một trong những ngành có tính chất phòng thủ khá tốt trong suy thoái, với tỷ suất lợi

nhuân khá cao so với các ngành khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục cao hơn GDP, ngành khá

hấp dẫn vê dài hạn cho mục tiêu ổn định và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Năm 2013, dự kiến vẫn là

một năm chưa thực sự khởi sắc của nền kinh tế, vì vậy, phân bổ đầu tư vào các ngành có tính ổn định và

phòng thủ cao như ngành điện là một trong những lựa chọn hợp lý. Xét về quy mô tài sản, hai công ty

đầu ngành về nhiệt điện và thủy điện là PPC và VSH. Trong năm 2012, ngành đang có diễn biến giá cổ

phiếu rất tốt so với mặt bằng chung của chỉ số. Dự kiến xu hướng này còn tiếp tục trong năm 2013.

- Đầu tƣ ngắn hạn / trading: Thanh khoản của ngành điện ở mức thấp nên không thực sự hấp dẫn cho

hoạt động giao dịch ngắn hạn. Trong giai đoạn đi xuống từ sau tháng 5 của thị trường, trung bình giao

dịch của 8 công ty đại diện đạt bình quân khoảng hơn 500.000 cổ phiếu / ngày tương đương mỗi phiếu

bình quân 40.000 cổ / ngày. Tuy nhiên, 2 công ty đầu ngành PPC và VSH vẫn tiềm ẩn đột biến về DT và

LN xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi cổ phiếu nên vẫn có thể theo dõi và giao dịch ngắn hạn ở mức

độ nhất định.

Một cổ phiếu khác có liên quan nhiều đến các cổ phiếu ngành điện là REE. Năm 2012, REE đã đầu tư rất

nhiều vào các cô phiếu ngành điện, hiện đang nắm hơn 10% PPC, 23.7% NBP, 12.5% TMP, 24% TBC.

Thay vì trực tiếp đầu tư vào các cổ phiếu ngành điện, nhà đầu tư có thể đầu tư gián tiếp qua REE _ Cổ

phiếu bluechip đầu ngành về hạ tầng công nghiệp, qua đó sẽ giải quyết được bài toán thanh khoản của

các cổ phiếu ngành điện.

Page 46: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 45/ 56

TRIỂN VỌNG NGÀNH DƢỢC

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH DƢỢC NĂM 2012

Ngành tăng trƣởng ổn định, kém cạnh tranh trên “sân nhà”. Là ngành có vai trò quan trọng do sản

phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, ngành Dược vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh khó

khăn của nền kinh tế. Năm 2011, tổng tiền thuốc sử dụng tại thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 2,43 tỷ

USD (tăng 27,1% so với năm trước). Tuy nhiên, giá trị sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 50%

thị trường tiêu thụ thị trường nội địa, dù chỉ số sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu có mức tăng

trưởng tốt (tính chung cả năm 2012, chỉ số này tăng 14,9% so với cùng kỳ 2011). Chỉ số tiêu thụ của

ngành 11 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 0,9% do tỷ lệ giá trị hàng tồn kho ở mức khá cao (10,6%) so với

giá trị sản xuất dự kiến cả năm 2012. Những quy định ngặt nghèo và tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ, chất

lượng dịch vụ y tế thấp do ít được tài trợ tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển mạnh mẽ của

ngành công nghiệp sản xuất dược trong nước, biểu hiện ở giá trị thuốc sản xuất trong nước so với tổng

giá trị tiền thuốc sử dụng có xu hướng giảm dần, từ 52.9% năm 2007 đến 47.8% năm 2011.

Việt Nam nhập khẩu 1,76 tỷ USD mặt hàng tân dược trong năm 2012, chiếm 1,54% tổng kim ngạch nhập

khẩu của cả nước theo số liệu của Tổng cục thống kê. So với mức tăng trưởng chung của kim ngạch

nhập khẩu (7,1%), mức tăng 18,6% của tân dược nhập khẩu rất đáng lo ngại. Kể từ cuối năm 2011 – đầu

năm 2012, theo lộ trình gia nhập WTO, thuế nhập khẩu dược phẩm giảm từ 5% xuống còn 2,5% sẽ làm

tăng thêm 10 – 20% đầu thuốc nhập ngoại mới đăng ký tại Việt Nam. Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc tiếp tục

dẫn đầu các thị trường Việt Nam nhập khẩu mặt hàng thuốc và nguyên liệu dược phẩm.

Thị trường Dược phẩm trong nửa đầu năm 2012 ổn định, giá cả không biến động nhiều. Tuy nhiên, từ

cuối tháng 6, nhiều mặt hàng dược phẩm rục rịch tăng giá. Liên tục các tháng 7,8,9 của Quý III, giá nhiều

mặt hàng dược phẩm tăng 7% - 10%, chỉ số giá của nhóm thuốc và dịch vụ y tế lần lượt tăng 3,4%; 5,4%

và 17%. Việc tăng giá các mặt hàng dược phẩm do các yếu tố sản xuất đầu vào như: điện, nguyên phụ

liệu, xăng dầu, chi phí vận tải … tăng.

Chỉ số SX thuốc hoá dƣợc và dƣợc liệu

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tình hình tài chính các doanh nghiệp Dƣợc phẩm

Mã CK P/E P/B ROE

(%) ROA

(%)

Gross Profit

Margin

Financial Leverate

DBT 4.7 0.6 13.7 3.7 20.1 3.6

DCL 3.7 0.4 9.4 3.2 25.2 2.9

DHG 9.0 2.9 29.5 20.8 47.9 1.4

LDP 4.2 1.4 10.8 13.6 14.3 2.3

MKP 6.5 1.3 18.0 13.2 18.8 1.4

OPC 8.6 1.3 14.6 10.4 48.6 1.4

PMC 4.3 1.5 34.0 26.9 38.6 1.3

PPP 7.1 0.6 8.0 2.3 9.7 3.5

SPM 5.7 0.7 11.3 6.5 26.1 1.7

TRA 9.9 2.2 23.1 11.4 41.5 1.9

(Nguồn: BSC tổng hợp)

Các doanh nghiệp trong ngành dược vẫn giữ được đà tăng trưởng; hiệu quả hoạt động sụt giảm

ở phân ngành phân phối. 9 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng doanh thu và LNST bình quân của các

doanh nghiệp dược phẩm niêm yết tương ứng 11,9% và 10,3% so với cùng kỳ 2011. Tuy nhiên, các chỉ

tiêu bình quân về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành giảm nhẹ. Các doanh nghiệp

thuộc phân khúc sản xuất đều đạt mức tăng trưởng tốt (trừ DHT); các doanh nghiệp tiếp tục duy trì tốc

độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt là DHG, PPC, SPM và TRA. Ngược lại, kết quả không khả quan

đối với các doanh nghiệp thuộc phân ngành kinh doanh, phân phối như DBT, LDP, và VMD do sử dụng

đòn bẩy tài chính ở mức cao.

100.0

114.5

107.4

101.5

115.3

90

95

100

105

110

115

120

2008 2009 2010 2011 11T 2012

Page 47: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 46/ 56

Diễn biến giao dịch cổ phiếu ngành Dƣợc năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

Kết quả giao dịch cổ phiếu ngành Dƣợc. Cổ phiếu ngành Dược ít chịu biến động giá hơn so với biến

động chung của thị trường, ít khả năng bật mạnh ở giai đoạn thị trường tăng điểm nhưng thể hiện tính

“phòng vệ” khá chắc chắn ở những giai đoạn thị trường đi xuống. Cổ phiếu ngành Dược chỉ bắt đầu tăng

mạnh, và vượt Vnindex khi thị trường chung rơi vào giai đoạn sụt giảm mạnh. So với đầu năm, cổ phiếu

ngành dược tính đến ngày 28/12/2012 đã tăng 40%, nhưng thanh khoản ở mức thấp. Ngoại trừ TRA và

LDP có mức tăng giá mạnh, số còn lại khá ổn định và ít biến động hơn chỉ số giá bình quân của ngành.

II. TRIÊN VỌNG NGÀNH DƢỢC NĂM 2013

Theo BMI tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dược phẩm tại Việt Nam được dự đoán tăng 14,5%/năm cho đến

năm 2015. Mức chi tiêu cho tiền thuốc bình quân đầu người nước ta còn thấp (23 USD/người/năm) so

với các nước trong khu vực (31-32 USD/người/năm) nên ngành Dược vẫn có tiềm năng tăng trưởng tốt

trong ngắn hạn và dài hạn. KQKD 2013 của các công ty dược còn chịu tác động của những nhân tố sau:

- Các chính sách quản lý của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến ngành Dược: Chính sách quản

lý về sản xuất và kinh doanh và phân phối thuốc; quản lý về chất lượng và giá thuốc …;

- Biến động tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên phụ liệu dược trên thế giới (Việt Nam nhập khẩu 50%

dược phẩm tiêu thụ và hơn 90% nguyên phụ liệu đầu vào).

- Diễn biến lạm phát và biến động lãi suất tín dụng.

Triển vọng công ty Dƣợc năm 2013. Trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh nên năm

2013 sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng tốt của các Công ty Dược. Sự cạnh tranh càng gia tăng giữa các

doanh nghiệp trong ngành ở phân khúc sản xuất đối với cả dòng sản phẩm phổ thông (giữa các doanh

nghiệp trong nước); với cả dòng sản phẩm đặc trị (cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu). Yếu tố nguyên

phụ liệu, tỷ giá và lãi suất trong năm tới dự báo sẽ không có nhiều biến động, nên lợi nhuận của các

doanh nghiệp dược phẩm vẫn tăng trưởng ổn định.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Đầu tƣ ngắn hạn: Ngành Dược không phù hợp với nhà đầu tư ngắn hạn do thanh khoản thấp và thiếu

thông tin đột biến; trong những giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh, giá cổ phiếu ngành Dược cũng suy

giản ít hơn nên không có nhiều cơ hội bật mạnh.

Đầu tƣ trung và dài hạn: Ngành Dược có tốc độ tăng trưởng khá tốt và có dòng tiền tương đối ổn định,

được coi như cổ phiếu “phòng vệ” an toàn trước những biến động chung của thị trường nên thích hợp

cho đầu tư dài hạn. Trong nhóm các cổ phiếu ngành dược, các doanh nghiệp thiên về sản xuất, có khả

năng tăng trưởng cao và tình hình tài chính lành mạnh có thể xem xét đầu tư như DHG, SPM, TRA và

OPC.

-

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

160%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Duoc

Page 48: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 47/ 56

NGÀNH DẦU KHÍ

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH DẦU KHÍ NĂM 2012

Ngành dầu khí đang niêm yết. Ngành dầu khí đã có một năm không thuận lợi và phân hóa mạnh về cả

KQKD lẫn diễn biến trên thị trường niêm yết. Những doanh nghiệp trực thuộc PVN và có lợi thế về giá

đầu vào như GAS, CNG, PVD vẫn duy trì KQKD ấn tượng. Trong khi đó các doanh nghiệp còn lại chủ

yếu kinh doanh phân phối khí đều có lợi nhuận giảm mạnh.

Thị trƣờng thế giới. Triển vọng kinh tế thế giới chưa cải thiện, dẫn đến giá dầu và khí vẫn duy trì ở mức

thấp hơn so với đầu năm 2012. Cơ quan Năng lượng Quốc tế - IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ đầu dầu

toàn cầu sẽ tăng khoảng 0.8 triệu thùng/ngày từ 87.9 triệu thùng lên 88.7 triệu thùng trong năm 2012.

Trong khi đó cung dầu toàn cầu năm 2012 dự báo sẽ ở mức trung bình 89,88 triệu thùng/ngày.

Tại thị trƣờng trong nƣớc. Sản lượng khai thác và sản xuất đều tăng, trong khi nhập khẩu giảm mạnh.

Sản lượng khai thác dầu 10 tháng ước đạt 13,9 triệu tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ xuất khẩu của cả

nước đạt 7,82 triệu tấn, tăng 13,3% và kim ngạch đạt 6,96 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm

trước. Sản lượng khai thác khí 10 tháng ước đạt 7,5 tỉ m3, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Sản phẩm sản xuất

từ Dung Quất 10 tháng ước đạt 4,38 triệu tấn trong đó sản phẩm xăng dầu là 3,9 triệu tấn. Tính đến hết

tháng 10/2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 7,94 triệu tấn, giảm 13,7% so với cùng kỳ

năm 2011 với trị giá là 7,77 tỷ USD.

Giá dầu và khí biến động mạnh. Giá năng lượng nói chung và dầu, khí nói riêng rất nhạy với triển vọng

tăng trưởng kinh tế thế giới, cũng như nguồn cung. Trong năm 2012, giá dầu và LPG đã biến động theo

hình Sin, tăng nhẹ khoảng 10% trong 2 tháng đầu năm, và duy trì ở mức cao tương đương bình quân

năm 2011 cho đến tháng 5 năm 2012; sau đó đã có đợt giảm sâu khoảng 25% trước khi bắt đầu phục hồi

trở lại từ tháng 7. Hiện tại, giá LPG có xu hướng phục hồi mạnh dầu hơn, do nhu cầu khí đốt trong mùa

đông đang tăng lên, nhưng mức giá vẫn thấp hơn từ 8% (LPG) -14% (dầu) so với đầu năm. Trong nước,

giá xăng dầu và gas cũng biến động tương tự theo hình sin; tăng đầu năm, sau đó sụt giảm vào giữa

năm và tăng trở lại.

Diễn biến giá dầu và LPG năm 2012 Tiêu dùng xăng dầu và khí thiên nhiên 11T năm 2012

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: GSO, BSC tổng hợp

KQKD phân hóa mạnh. Năm 2012, Các doanh nghiệp dầu khí niêm yết có KQKD phân hóa rõ rệt.

Đa số các doanh nghiệp trong ngành dầu khí vấn đạt mức tăng trưởng doanh thu khá. Tuy nhiên, kết

quả lợi nhuận của các công ty trong ngành được phân thành hai nhóm. Nhóm một bao gồm CNG,

GAS, PVD, PVS vẫn duy trì được biên lợi nhuận vẫn ở mức cao. Nhóm thứ hai bao gồm các công ty

150

170

190

210

230

250

270

70

75

80

85

90

95

100

105

110

115

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11

WTI oil (usd/Barrel) Left

5.250.60

8.200.59

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Xăng dầu Khí

Nhập khẩu

Sản xuất

Page 49: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 48/ 56

còn lại, có biên lợi nhuận gộp suy giảm, chi phí hoạt động tăng dẫn đến KQKD năm 2012 không khả

quan.

Biến động giá đầu ra và đầu vào. Trong năm 2012, đa số các công ty trong ngành dầu khí không có

biến động lớn về sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Thay vào đó, giá đầu ra và đầu vào là yếu tố ảnh

hưởng mạnh nhất đến KQKD của ngành. Đầu vào, một số doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng giá

nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp theo lộ trình dẫn tới biên lợi nhuận sụt giảm, lợi nhuận được

chuyển từ nhà phân phối về nhà cung cấp (điển hình như PGD - GAS). Đầu ra, giá bán bình quân

đầu ra không tăng kịp với tốc độ đầu vào khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành giảm sút biên lợi

nhuận.

Doanh thu tài chính giảm mạnh. Trong năm 2011, một số doanh nghiệp thoái vốn đầu tư tài chính

và ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính lớn (PVG). Nhưng năm 2012, không có khoản thoái vốn

lớn nào được thực hiện, doanh thu tài chính của đa số doanh nghiệp trong ngành giảm.

Biên lợi nhuận của các Công ty năm 2012 Một số mã Cổ phiếu tiêu biểu của ngành

Nguồn: Bloomberg Nguồn: BSC tổng hợp

STT Mã EPS ROA ROE P/E P/B

1 PVS 4,806 6.38% 23.79% 3.12 0.58

2 CNG 5,439 18.64% 30.04% 4.22 1.27

3 PVG 1,095 2.13% 7.50% 6.48 0.49

4 PGS 2,699 3.30% 13.58% 5.96 0.64

5 MTG 282 1.06% 2.27% 10.99 0.24

6 PGD 4,785 8.16% 21.20% 5.64 1.19

7 GAS 3,775 14.38% 27.12% 10.27 2.65

8 PVD 6,490 6.83% 18.74% 5.23 0.99

9 ASP 907 2.41% 8.07% 4.84 0.38

10 PCG 487 2.37% 4.35% 10.06 0.43

Diễn biến giá cổ phiếu ngành Đầu khí và Vnindex, Hnindex năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

Kết quả giao dịch cổ phiếu của các đơn vị trong ngành

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

CNG GAS PVD PVS PGD PGC PGS ASP PVG MTG

Loi nhuan bien gop

Loi nhuan bien rong

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

80%

100%

120%

140%

160%

180%

200%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Dau Khi

Page 50: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 49/ 56

Gần như trong cả năm 2012, chỉ số giá cổ phiếu ngành đầu khí under perform khá sâu so với VNindex.

So với đầu năm, chỉ số bình quân giá cổ phiếu ngành dầu khí tính đến ngày 28/12/2012 đã tăng 17%,

thấp hơn VNindex, và đã từng đạt đỉnh cao nhất tăng 46% tại ngày 09/05/2012. Cổ phiếu ngành Dầu khí

cũng có thanh khoản trung bình, chiếm 3% tổng khối lượng giao dịch. Tuy nhiên giá trị giao dịch chủ yếu

tập trung vào ba cổ phiếu năng động là PGS, PVG và PVS. Cổ phiếu ngành dầu khí, trên sàn được phân

hóa thành hai nhóm, nhóm biến động mạnh và nhóm ổn định:

o 4/10 cổ phiếu có mức giá biến động mạnh, gồm các cổ phiếu mid cap ngành khí PGS,

PVG và hai cổ phiếu penny ngành bán lẻ khí gas là ASP, MTG.

o 6/10 cổ phiếu có mức giá khá ổn định trong cả năm 2012, đa số các cổ phiếu này đều có

vốn hóa lớn và nằm trong nhóm Blue Chips. Tuy nhiên các cổ phiếu này thường under

perform so với Vnindex. Bao gồm: GAS, PVD, CNG, PGD, PVS, PCG.

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH DẦU KHÍ 2013

Triển vọng ngành dầu khí năm 2013. Ngành dầu khí trong nước sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ triển vọng

chung của kinh tế thế giới, và diễn biến giá năng lượng. Kinh tế thế giới và trong nước dự báo sẽ tiếp tục

ảm đạm sẽ dẫn đến triển vọng chung của ngành trong năm 2013 là không khả quan. Dự kiến ngành Dầu

khí Việt Nam sẽ có một năm tăng trưởng chậm trong năm 2013. Do vậy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm

năng lượng nhiều khả năng sẽ giảm, làm giảm kỳ vọng doanh thu của toàn ngành. Ngoài ra, ngành đầu

khí còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính bao gồm:

- Triển vọng kinh doanh của các khách hàng lớn (Điện, Đạm, hóa chất,…);

- Diễn biến giá năng lượng thế giới (giá xăng, dầu, LPG);

- Diễn biến Tỷ giá USD/VND.

- Chính sách nội bộ của ngành dầu khí (giữa các công ty cung cấp và phân phối)

Triển vọng công ty trong ngành dầu khí năm 2013. Tuy nhiên với tầm nhìn trung hạn trong năm 2013,

chúng tôi cho rằng triển vọng ngành không lạc quan. Đa số các công ty này đều có cổ đông chi phối là

Nhà nước, PVN hoặc công ty con của PVN nắm giữ. Do vậy các công ty mẹ thường can thiệp được khá

sâu vào hoạt động đầu tư, kinh doanh và nhất là giá đầu vào của các công ty con. Trong năm 2013, các

giá nguyên liệu đầu vào của một số công ty trong ngành sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng theo lộ trình, làm

giảm biên lợi nhuận kỳ vọng của những công ty phân phối khí trong hệ thống (PGS, PVG, CNG, PGD,..).

Đổi lại triển vọng của một số công ty có lợi thế về ấn định giá và phí dịch vụ như GAS, PVD, PVS vẫn

khả quan.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Ngành dầu khí vẫn là ngành có triển vọng tăng trưởng trong dài hạn, do đây vẫn là những nguồn năng

lượng chưa thể thay thế. Đối với Việt Nam, ngành dầu khí đóng góp phần lớn trong cơ cấu thu ngân

sách và GDP, và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế quan trọng.

Đầu tƣ dài hạn. Dầu khí vẫn là ngành kinh tế triển vọng trong dài hạn. Tuy nhiên đa số cổ phiếu tốt trong

ngành vẫn giao dịch ở mức P/E,P/B cao. Chính sách của ngành Dầu khí chưa rõ ràng cộng với triển

vọng kinh tế chưa cải thiện, dẫn tới ngành dầu khí chưa hấp dẫn cho mục đích đầu tư dài hạn trong năm

2013. Những cổ phiếu ngành dầu khí đáng quan tâm gồm GAS, PVD, PVS.

Trading/đầu tƣ ngắn hạn. Các cổ phiếu niêm yết ngành dầu khí không thích hợp cho trading ngắn hạn

của tổ chức. Do đa số các cổ phiếu trong ngành under perform so với Vnindex. Các cổ phiếu còn lại năng

động hơn nhưng đa số là Penny, có rủi ro về các vấn đề cơ bản khá cao. Thanh khoản của các cổ phiếu

ngành Dầu khí cũng không ổn định dẫn đến khó khăn cho việc trading với khối lượng lớn.

Page 51: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 50/ 56

TRIỂN VỌNG NGÀNH GIAO THÔNG CÔNG NGHIỆP

I. Thực trạng ngành giao thông công nghiệp 2012

Phân ngành dịch vụ giao thông công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, kết nối

sản xuất và tiêu dùng cũng như gia tăng giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Tăng trưởng của ngành thường

xuyên cao hơn mức tăng trưởng chung GDP. Năm 2012, Ngành vận tải là một trong số các ngành chịu

ảnh hưởng mạnh của suy giảm kinh tế. Đa số các doanh nghiệp vận tải đa số đều gặp khó khăn, mặc dù

vẫn có một số phân ngành hẹp, sự tăng trưởng diễn ra mạnh hơn và ổn định. Nguyên nhân chính do:

Nguồn hàng tiếp tục khan hiếm: mặc dù kim ngạch xuất khẩu của cả nước vẫn tăng trưởng gần 2 con

số nhưng các DN Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng do khả năng cạnh

tranh yếu kém so với các DN nước ngoài về chất lượng dịch vụ.

Giá cƣớc vận tải biển: BDI index tiếp tục ở mức rất thấp trong 3 năm liên tiếp (hiện vẫn chỉ bằng 1/10

so với mức cao hơn 11.000 điểm trước khủng hoảng, tương đương trên dưới 1000 điểm. Theo thống kê,

chỉ số vận tải biển phải trên mức 2000 điểm, các DN vận tải mới hoạt động có lãi.

Đòn bảy tài chính quá cao tài trợ cho hoạt động mua sắm tầu trong điều kiện lãi suất vẫn ở mức cao

của năm 2012 khiến chi phí tài chính tăng cao, khiến nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài.

Chỉ số vận tải biển BDI (2007-2012) Một số mã cổ phiếu tiêu biểu của ngành

Nguồn: Bloomberg

Stt Mã CK

P/E P/B ROE ROA ROS Fi.

Lever

1 TCL 4.0 3.8 23.6% 12.4% 9.3% 2

2 VSC 3.7 1.0 27.9% 19.8% 27.2% 1.4

3 DVP 4.4 1.5 32.9% 23.8% 38.6% 1.4

4 VNA -1.2 0.2 -

14.2% -3.1% -4.6% 4.5

5 VIP 6.7 0.4 5.8% 2.5% 4.2% 2.4

6 VTO 6.2 0.3 5.0% 2.0% 3.2% 2.5

7 VST -2.5 0.2 -8.6% -1.6% -3.1% 5.4

8 VOS -4.0 0.2 -5.9% -1.5% -3.0% 3.8

9 GMD 32.6 0.4 1.4% 0.9% 2.5% 1.6

10 PVT 6.7 0.3 3 1.2% 2.1% 3.2

Trung bình 5.7 0.8 0.4 0.1 0.1 2.8

Nguồn: BSC tổng hợp

Năm 2012, số liệu doanh thu của hơn 10 công ty đầu ngành, với tổng tài sản chiếm 75% trong số hơn 40

công ty đang niêm yết cho sự tăng trưởng chung ở mức bình quân 10%, đạt 17.400 tỷ đồng. Tuy nhiên,

con số tăng trưởng này có sự phân hóa khá rõ nét theo các phân ngành nhỏ:

Khai thác cảng, logistics: tiếp tục là phân ngành đạt được sự tăng trưởng ổn định về cả doanh

thu và lợi nhuận cao hơn mức bình quân chung của ngành. Các công ty chuyên về khai thác

cảng như DVP, TCL, hoặc có hoạt động khai thác cảng và hoạt động logistics như GMD, VIP,

VSC đều có mức tăng trưởng khá cao về doanh thu, bình quân 27%.

Vận tải biển, Nguồn cung tầu biển tăng mạnh (từ trước khủng hoảng kinh tế 2008) có đặc điểm

kém co dãn, đi kèm với nhu cầu giảm mạnh và duy trì ở mức thấp, các DN vận tải biển phải đối

mặt với khó khăn ở cả 2 đầu: nguồn hàng và giá cước vận tải. Những khó khăn trên dẫn tới sự

Page 52: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 51/ 56

suy giảm về doanh thu ở mức -14% so với tăng trưởng chung 10% của ngành. Các công ty tiêu

biểu của phân ngành này có thể kể tới: VNA, VST, VOS. Các công ty này tiếp tục ghi nhận lỗ lũy

kế đến hết tháng 9 năm 2012

Vận tải hàng lỏng (xăng và dầu thô) vẫn tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng do nhu cầu trong

nước với mặt hàng xăng dầu khá ổn định cũng như tính độc quyền cao trong ngành, và cùng với

đó là việc đi vào hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Doanh thu của PVT ôn định ở mức

tăng trưởng bình quân 10% của ngành, đạt 4.600 tỷ đồng, tương đương 27% tổng doanh thu của

10 công ty. Vận tải xăng dầu có VTO và VIP, doanh thu vẫn giữ ổn định.

Hiệu quả hoạt động của các DN chuyên về khai thác cảng tỏ ra vượt trội so với các DN khác. TCL, VSC

và DVP có các chỉ số về ROE, ROA, ROS, P/E, P/B cao hơn hẳn mức bình quân của ngành. Đây đều là

các DN chuyên sâu về khai thác cảng, cơ cấu kinh doanh khá đơn giản, gọn nhẹ, tập trung sâu vào hoạt

động cốt lõi. GMD là DN duy nhất có hệ số PE vượt trội so với các DN cùng ngành. Điều này phản ánh

kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thu nhập trong tương lai đối với GMD

Diễn biến giá cổ phiếu ngành Vận tải và Vnindex, HNindex:

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

Sự "cùng nhịp" của ngành được phản ánh khá nõ nét trong so sánh tương quan với 2 chỉ số VNINDEX

và HNXINDEX. Theo đó, sự biến động của ngành năm 2012 bám khá sát với các chỉ số: cùng với chỉ số

index, 5 tháng đầu năm 2012, ngành tăng trưởng khá tốt, đạt mức.150% so với đầu năm, tăng trưởng tốt

hơn chỉ số chung (index-140%). Ngành đạt hiệu suất tăng trưởng cao nhất so với index vào cuôi chu kỳ

tăng trưởng của thị trường (tháng 5. 2012). Giai đoạn sau tháng 5, ngành bước vào suy giảm tới hiện tại,

và ở mức giảm khoảng 2% so với đầu năm (trong khi Vnindex tăng 18%).

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước dự kiến tiếp tục tăng trưởng khoảng 11%, cao gấp

đôi tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến 2013 là 5.5%. Trong đó, xuất khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và

tỷ lệ nhập siêu khoảng 8% xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển của nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày

1.1.2013. Theo đó, các công ty nước ngoài sẽ không được cấp phép hoạt động vận tải container nội

tuyến. Giá trị thị trường này ước tính khoảng 1000 tỷ, hiện các công ty trong nước mới chỉ chiếm thị phần

khoảng 25%. Có đến hơn 90% các hãng tầu mang cờ ngoại sẽ phải tạm dừng hoạt động vận tải

container nội địa vào cuối năm 2012.

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

160%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Van tai

Page 53: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 52/ 56

Tuy nhiên, năm 2013 là năm cuối cùng ngành vận tải biển được sự hỗ trợ của nhà nước. Sau thời gian

này, sức ép cạnh tranh trong ngành sẽ tăng lên rất cao do những cam kết về hội nhập AFTA và WTO sẽ

chính thức có hiệu lực toàn bộ vào năm 2014. Hiện tại các DN trong nước mới chỉ chiếm khoảng 20%

đến 30% thị phần thị trường vận tải, logistics.

Mặt bằng lãi suất trong nước dự kiến sẽ tiếp tục hạ trong năm 2013, tạo thuận lợi hơn cho các DN vận

tải biển, vốn có hệ số đòn bảy tài chính lớn thông qua việc giảm chi phí lãi vay.

Trên thế giới, sự hồi phục kinh tế cũng chưa thực sự rõ nét. Các nến kinh tế lớn đều có những vấn đề

riêng: Nợ công ở Châu Âu, Vách đá tài khóa ở Mỹ và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Giá dầu vẫn

tiếp tục leo ở mức cao, sẵn sàng leo cao do những bất ổn về nguồn cung do các vấn đề về căng thẳng

chính trị ở các quốc gia Trung Đông cũng là một khó khăn đối với triển vọng hồi phục kinh tế. Đến lượt

mình, nhu cầu hạn chế về dầu mỏ do tăng trưởng kinh tế yế lại là nguyên nhân khiến các quốc gia OPEC

hạn chế sản lượng để duy trì mức giá có lợi nhất nhắm tối đa hóa lợi nhuận.

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Ngành dịch vụ giao thông công nghiệp có sự liên hệ sâu sắc với sự biến động của nền kinh tế: Rủi ro hệ

thống của ngành là khá lớn. Nhằm giảm thiểu rủi ro này, việc đầu tư vào các công ty trong ngành về cơ

bản nên xuất phát từ cách tiếp cận: Top-down_từ trên xuống. Theo đó, sự hồi phục về dài hạn của nền

kinh tế trong và ngoài nước cần được xem xét trước khi tiến hành đầu tư dài hạn với tỷ trọng lớn vào các

cổ phiếu trong ngành. Ngoài ra, các cổ phiếu vận tải biển cũng là một phân ngành đáng quan tâm do tính

tương quan cao với chu kỳ kinh tế. Sự biến động của nhóm này có liên hệ chặt chẽ với giá dầu thô thế

giới cũng như giá cước vận tải biển, phản ánh qua chỉ số BDI.

Đầu tƣ dài hạn. Năm 2013, dự kiến về cơ bản vẫn là một năm chưa thực sự khởi sắc của kinh tế trong

và ngoài nước. Các vấn đề về đâu tư dàn trải, ồ ạt, thiếu hiệu quả trước đây vẫn là một rào cản lớn. Đầu

tư dài hạn (chu kỳ nắm giữ hơn 1 năm) vào ngành vì thế chưa về cơ bản chưa nên thực hiện.

Đầu tƣ ngắn hạn / trading. Với các thông tin hiện tại, ngành này chưa thích hợp cho trading, nhưng vẫn

tiềm ẩn cơ hội nếu giá dầu thô giảm mạnh (có khả năng thay đối lớn về nguồn cung dầu mỏ với rât nhiều

dự án khai thác dầu đá phiến trên toàn thế giới), cùng với đó, chỉ số vận tải biển BDI bứt phá mạnh khỏi

mức cản 1.200 điểm, có thể xem xét đầu tư vào phân ngành này ở khung thời gian dài hơn.

Hiện tại một số cổ phiếu trong ngành đã ở vùng giá khá hợp lý và mức thanh khoản chấp nhận được cho

đầu tư ngắn hạn. Một số cổ phiếu đáng lưu ý bao gồm GMD (cổ phiếu đầu ngành vận tải Việt Nam) và

VIP (cổ phiếu vận tải xăng dầu và cảng biển), PVT (cổ phiếu dẫn đầu ngành vận tải dầu). GMD đang cải

thiện hoạt động kinh doanh, và mức giá cổ phiếu đang nằm trong vùng thấp nhất trong vòng 5 năm. VIP

Bên cạnh ngành nghề truyền thống ổn định là vận tải xăng dầu cho Petrolimex, cảng Nam Hải - Đình Vũ

đi vào hoạt động từ giữa năm 2012 kỳ vọng sẽ tạo ra sức bật mới.

Page 54: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 53/ 56

TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN

I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH PHÂN BÓN NĂM 2012

Nhu cầu phân bón các loại của cả nƣớc trong năm 2012 vào khoảng 9,6 triệu tấn. Sản xuất trong

nước khoảng 7,26 triệu tấn, như vậy, lượng cần nhập khẩu ở mức 2,34 triệu tấn. Hiện tại, các doanh

nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất được 4 loại phân bón chính là Urea, NPK, Lân và DAP trong khi

phân Kali và SA phải nhập khẩu hoàn toàn. Tại lĩnh vực sản xuất, một số ít doanh nghiệp lớn chiếm phần

lớn thị phần của ngành, nổi bật là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) và Tập đoàn hóa

chất Việt Nam (Vinachem). Trong khi đó, thị phần nhập khẩu được phân chia khá đều giữa khoảng 7

doanh nghiệp.

Nguồn cung phân Urea đã vƣợt quá nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc. Phân Urea được sản xuất bới 4

nhà máy gồm Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc với công suất tổng cộng khoảng 2 triệu tấn/năm.

Trong năm 2012, Nhà máy Đạm Cà Mau đi vào hoạt động đã cung ứng thêm 40% nhu cầu phân Urea cả

nước; nhà máy Đạm Ninh Bình đã đi vào hoạt động cuối tháng 9 với 85% công suất, do đó, tổng lượng

Urea sản xuất đã vượt qua nhu cầu 1.8 triệu tấn urea/năm trong nước.

Lƣợng phân bón tồn kho đến hết Quý 3 tăng mạnh. Tổng lượng phân bón tồn kho tính đến hết tháng

10 đã trên 700 nghìn tấn. Trong 10 tháng đầu năm 2012, lượng tồn kho của phân Lân tăng 18%, phân

NPK tăng 53.1%, đặc biệt là phân DAP tăng 530% so với cùng kỳ. Mặc dù phân DAP chưa sản xuất đủ

nhu cầu trong nước nhưng do nhập khẩu quá nhiều và phân phối chưa tốt dẫn đến lượng tồn kho tăng

vọt so với năm trước. Do đó đến cuối tháng 11, khi nhu cầu sử dụng phân bón tăng lên do đang vào cao

điểm xuống giống vụ lúa Đông Xuân nhưng giá các loại phân bón như Urea, lân, NPK, DAP vẫn duy trì

ổn định, không tăng nóng như các năm trước.

Nhu cầu phân bón năm 2012 (nghìn tấn)

Các công ty phân bón niêm yết

Nguồn: BSC tổng hợp

STT Mã Vốn hóa EPS ROE P/E P/B

1 DPM 13,261 8,794 37.3% 4.0 1.5

2 LAS 1,764 5,845 34.2% 4.7 1.6

3 HSI 65 (219) 13.4% 29.4 0.5

4 TSC 46 (6,693) 13.1% (0.8) 0.4

Phân bón nhập khẩu giảm mạnh, trong khi xuất khẩu lại đang tăng khá nhanh. Tính đến hết tháng 9

năm 2012, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn với kim ngạch đạt 430 triệu USD, tăng

52.6% về lượng và tăng 55% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu phân bón tăng mạnh là

do nhiều loại phân bón được sản xuất không những đã đủ đáp ứng cho nhu cầu nội địa mà còn dư để

xuất khẩu. Ngoài ra xuất khẩu phân bón năm 2012 cũng không cần phải có giấy phép như những năm

trước đây.

Tính đến hết tháng 11 năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 3.59 triệu tấn phân bón, tương đương 1.56 tỉ

USD, giảm 9.1% về khối lượng và 4.9% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường

chính cung cấp mặt hàng phân bón cho Việt Nam với 1.4 triệu tấn, chiếm 53.6% tỷ trọng nhập khẩu.

Tuy có nhiều công ty sản xuất và nhập khẩu phân bón nhưng có 4 công ty niêm yết trên sàn giao dịch.

Nổi bật có Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí và Tập đoàn hóa chất Việt Nam (DPM) với mức

3200

20001800

950 920710

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

NPK Urea Lân DAP Kali SA

Page 55: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 54/ 56

vốn hóa thị trường và KLGD lớn, nằm trong VN 30; và CTCPSupe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

(LAS) thuộc Vinachem nằm trong HNX 30.

Trong 9 tháng năm 2012, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của các doanh nghiệp phân bón đã giảm

sút. Do nguồn cung phân bón, đặc biệt là phân Urea, tăng khá mạnh trong khi nhu cầu phân bón trong

nước giữ nguyên đã làm tăng lượng tồn kho phân bón cũng như tăng sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Giá phân bón tương đối ổn định trong năm 2012, tới tháng 11 một

số loại phân bón tăng giá nhẹ trong khi phân Urea vẫn trong đà giảm giá sau khi tăng giá mạnh giữa

năm.

Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng giảm so với cùng kỳ năm trước chủ

yếu do việc giảm trợ giá nguyên liệu đầu vào các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Từ tháng 2 năm

2012, giá than của Vinacomin cung cấp cho các nhà máy sản xuất phân bón tăng 10% so với năm trước;

đặc biệt giá khí nguyên liệu đầu vào cho Đạm Phú Mỹ đã tăng 40% so với năm 2011 lên 6.43 USD/triệu

BTU. Trong khi đó giá phân bón khó có thể tăng do nguồn cung một số loại phân bón như Urea, NPK,

Lân đã vượt quá nhu cầu trong nước.

Trong năm 2012, ngành phân bón niêm yết cơ bản tăng ít hơn VNIndex, chỉ tăng hơn VNIndex trong nửa

đầu tháng 9 do KQKD Quý II được công bố của các doanh nghiệp phân bón rất tốt. So với đầu năm, chỉ

số bình quân giá cổ phiếu ngành phân bón tính đến ngày 28/12/2012 đã tăng 6%, tăng kém hơn VNIndex

10%.

Diễn biến giá cổ phiếu ngành phân bón và VNINDex HNIndex năm 2012

(Nguồn: Bloomberg, BSC tổng hợp)

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN TRONG NĂM 2013

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ gay gắt hơn do nguồn cung các mặt

hàng phân bón chủ lực đã vượt quá nhu cầu trong nước. Sẽ không có sốt giá phân bón khi bước vào các

vụ canh tác chính do lượng hàng tồn kho phân bón còn khá cao.

Lộ trình tăng giá than và khí nguyên liệu đầu vào sẽ tiếp tục làm giảm lợi nhuận của các doanh

nghiệp phân bón. Tuy đã tăng giá than và khí nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất phân

bón trong năm 2012 nhưng mức giá đó vẫn còn thấp so với giá thị trường. Đặc biệt giá khí đầu vào năm

2012 cho 2 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau vào khoảng 6.43 USD/triệu BTU, thấp hơn rất nhiều

so với mức bán cho khách hàng công nghiệp là từ 10 đến 14 USD/triệu BTU.

-

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

3,000,000

80%

90%

100%

110%

120%

130%

140%

150%

T01 T02 T03 T05 T06 T07 T09 T10 T12

KLGD CP ngành

VNINDEX Index

VHINDEX Index

Nganh Phan bon

Page 56: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 55/ 56

Tăng trƣởng doanh thu của các doanh nghiệp phân bón sẽ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khi nhu

cầu của thị trường trong nước khó tăng thêm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước trong khu vực

do chi phí vận chuyên thấp và còn nhiều nước thiếu hụt phân bón cũng như đang trong quá trình phát

triển nông nghiệp như Campuchia, Myanmar.

Rào cản thị trƣờng cho ngành sản xuất phân bón trong nƣớc đã lớn nay lại càng tăng thêm. Sản

xuất phân bón trở thành ngành kinh doanh có điều kiện từ năm 2013, chỉ những cơ sở sản xuất có năng

lực sản xuất trên 5,000 tấn/năm, phải đạt 14 tiêu chí như năng lực sản xuất, có kỹ sư phụ trách, điều kiện

sản xuất là phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, chủ các cơ sở phải công bố hợp quy… mới được cấp giấy

chứng nhận sản xuất phân bón. Do đó ít có khả năng xuất hiện các đối thủ lớn tiềm năng ngoài Đạm Phú

Mỹ, Đạm Cà Mau, và Vinachem.

Khả năng áp thuế nhập khẩu phân Urea trong năm 2013. Urea Trung Quốc được nhập khẩu và tiêu

thụ nhiều tại Việt Nam có giá bán rẻ hơn so với phân đạm của một số nhà máy trong nước sản xuất.

Phân Urea hiện đang được miễn thuế do trước đây trong nước thiếu hụt Urea. Tuy nhiên từ năm 2013

trở đi, sản lượng phân Urea sản xuất trong nước mỗi năm đạt trên 2 triệu tấn, vượt quá nhu câu trong

nươc, do đó khả năng Chính phủ sẽ có chính sách áp thuế nhập khẩu đạm Urea vào Việt Nam giống cac

măt hang phân bón khác.

Lƣợng phân bón nhập khẩu sẽ giảm mạnh, chỉ còn phân SA và Kali vẫn phải nhập khẩu 100% và

DAP nhập khẩu 65% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên tỷ trọng của các loại phân trên chỉ chiếm dưới 20%

tổng nhu cầu phân bón của cả nước. Vinachem đang chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất phân DAP

Yên Bái và khai thác mỏ muối kali ở Lào sẽ làm giảm đáng kể lượng phân bón nhập khẩu trong tương lai

III. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƢ

Đầu tƣ dài hạn. Do nguồn cung các loại phân bón chủ lực như NPK, Urea, Lân đều đã vượt quá nhu

cầu tiêu thụ trong nước cộng với giá nguyên liệu đầu vào tăng do giảm dần trợ giá nên các doanh nghiệp

sản xuất phân bón khó có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao như trước đây. Do đó về dài

hạn nên hạn chế đầu tư vào cổ phiếu ngành phân bón.

Trading và đầu tƣ ngắn hạn. Cổ phiếu ngành Phân bón cũng không phù hợp cho đầu tư ngắn hạn.

Nhưng trong các cổ phiếu ngành phân bón, DPM dẫn đầu ngành phân bón & hóa chất cung cấp 80%

nhu cầu phân Urea cả nước cũng cần được theo dõi. Cổ phiếu DPM có tăng trưởng về giá tốt hơn

VNIndex, thanh khoản tốt, lượng tiền mặt và cổ tức cao, được các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài

quan tâm. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2013 của DPM sẽ giảm do nhà máy đóng cửa 1 tháng để bảo trì, giá

khí nguyên liệu tăng 2% trong khi giá phân Urea khó có thể tăng khi thị trường đã bão hòa. Có thể xem

xét đầu tư vào DPM để hưởng cổ tức (khoảng 30%/năm) do công ty có lượng tiền mặt lớn trong khi chưa

có dự án đầu tư mở rộng lớn nào sắp được triển khai. Ngoài ra cổ phiếu LAS cũng rất đáng quan tâm,

doanh nghiệp có KQKD ổn định, tỷ lệ cổ tức cao. LAS cũng đang nằm trong HN30, và có ảnh hưởng khá

lớn đến chỉ số HNX.

Page 57: Bao Cao Trien Vong Nganh 2013 28012013 Bsc

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH 2013

Trang 56/ 56

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHĐT&PT VIỆT NAM

BỘ PHẬN PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Trần Thăng Long

Nguyễn Tuấn Anh

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thanh Hoa

Phạm Thị Thu Hằng

Trần Thị Bích Nhung

Khuyến cáo sử dụng:

Miễn trách chung: Bản báo cáo này của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt

Nam (BSC), chỉ cung cấp những thông tin chung và phân tích về ngành và doanh nghiệp. Báo cáo này

không được xây dựng để cung cấp theo yêu cầu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào hoặc các

quyết định mua bán, nắm giữ chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng các thông tin, phân tích, bình

luận của Bản báo cáo như là nguồn tham khảo trước khi đưa ra những quyết định đầu tư cho riêng mình.

Mọi thông tin, nhận định và dự báo và quan điểm trong báo cáo này được dựa trên những nguồn dữ liệu

đáng tin cậy. Tuy nhiên Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) không

đảm bảo rằng các nguồn thông tin này là hoàn toàn chính xác và không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào

đối với tính chính xác của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này, cũng như không chịu

trách nhiệm về những thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần nội dung của bản báo cáo này.

Mọi quan điểm cũng như nhận định được đề cập trong báo cáo này dựa trên sự cân nhắc cẩn trọng, công

minh và hợp lý nhất trong hiện tại. Tuy nhiên những quan điểm, nhận định này có thể thay đổi mà không

cần báo trước.

Xung đột lợi ích: BSC có thể sử dụng các nghiên cứu trong báo cáo này cho hoạt động mua bán chứng

khoán tự doanh, có thể giao dịch cho chính công ty theo những khuyến nghị đầu tư trong báo cáo này và

cũng có thể tham gia vào các giao dịch chứng khoán trái ngược với ý kiến tư vấn và quan điểm thể hiện

trong báo cáo này.

Bản quyền của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), 2009.

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) Bản báo cáo này có bản quyền và là tài sản của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (BSC). Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BSC đều là trái luật.

BSC Trụ sở chính

Tầng 1,10,11 BIDV Tower, 35 Hàng Vôi, Hà Nội

Tel: 84 4 39352722

Fax: 84 4 22200669

Website: www.bsc.com.vn

Chi nhánh BSC Hồ Chí Minh

Tầng 9 – 146 Nguyễn Công Trứ

Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 84 8 3 8128508

Fax: 84 8 3 8128510