bao cao thuc te

30
MỤC LỤC MỤC LỤC……………………………………………………………………..1 LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………2 TÓM TẮT NỘI DUNG……………………………………………………….3 Chương 1: Tổng quan về khoáng sản và khai thác khoáng sản ở Lào Cai 5 1.1. Khái niệm chung về tài nguyên khoáng sản... …………………………..5 1.2. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lào Cai…………………………………....5 Chương 2: Hiện trạng khai thác tại mỏ apatit Lào Cai (mỏ Cóc) mỏ đồng Sin Quyền……………………………………………………………….8 2.1.Lịch sử khai thác……………………………………………………..…8 2.2.Quy mô khai thác……………………………………………………….9 2.3.Công nghệ khai thác……………………………………………...……10 Chương 3: Tác động đến môi trường trong khai thác khoáng sản………12 3.1. Hiện trạng môi trường………………………………………………….12 3.2. Nguồn gây tác động……………………………………………………13 3.3. Đối tượng chịu tác động…………………………………...…………..15 Chương 4: Biện pháp khống chế và giảm thiểu tác động……………...…...17 1

Upload: huongmt88

Post on 11-Jun-2015

3.614 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BAO CAO THUC TE

MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………………………………………..1

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………2

TÓM TẮT NỘI DUNG……………………………………………………….3

Chương 1: Tổng quan về khoáng sản và khai thác khoáng sản ở Lào Cai 5

1.1. Khái niệm chung về tài nguyên khoáng sản...…………………………..5

1.2. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lào Cai…………………………………....5

Chương 2: Hiện trạng khai thác tại mỏ apatit Lào Cai (mỏ Cóc) và mỏ

đồng Sin Quyền……………………………………………………………….8

2.1. Lịch sử khai thác……………………………………………………..…8

2.2. Quy mô khai thác……………………………………………………….9

2.3. Công nghệ khai thác……………………………………………...……10

Chương 3: Tác động đến môi trường trong khai thác khoáng sản………12

3.1. Hiện trạng môi trường………………………………………………….12

3.2. Nguồn gây tác động……………………………………………………13

3.3. Đối tượng chịu tác động…………………………………...…………..15

Chương 4: Biện pháp khống chế và giảm thiểu tác động……………...…...17

5.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

17

5.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước……..18

5.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn…………………………………….19

5.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái……………….. 19

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ………………………………………………...20

1

Page 2: BAO CAO THUC TE

LỜI MỞ ĐẦU

Được sự giúp đỡ của khoa Khoa học Môi trường & Trái Đất – Đại học Khoa

học, 52 sinh viên lớp cử nhân Khoa học Môi trường K4 của chúng tôi đã có

chuyến đi thực tế đầy bổ ích tại tỉnh Lào Cai. Dưới sự hướng dẫn tận tình của

các thầy cô giáo trong đoàn, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều những kiến

thức quý báu. Trong vòng 6 ngày, lớp chúng tôi được tới tham quan rất nhiều

nơi, đầu tiên là khu khai thác quặng apatit mỏ Cóc – Cam Đường. Sau đó chúng

tôi theo đoàn tới thăm cửa khẩu Lào Cai, mỏ đồng Sin Quyền, vườn quốc gia

Hoàng Liên, và khu du lịch Sa Pa là điểm dừng chân cuối cùng của chuyến đi.

Thời gian tuy ngắn nhưng những gì thu nhận được từ thực tế là vô cùng giá trị.

Những gì thu hoạch được sau chuyến đi tôi xin trình bày trong bài báo cáo

này. Tuy vậy bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu xót. Mong thầy

cô và các bạn có những đóng góp về chuyên môn để bài báo cáo này được hoàn

thiện hơn.

Tôi xin chân thành cám ơn.

2

Page 3: BAO CAO THUC TE

TÓM TẮT NỘI DUNG

Hình 1: Vườn hoa Hàm Rồng (tác giả: Nguyễn Thu Hương)

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội

296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà

Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía

bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Địa hình Lào

Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính

là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam

nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy

núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn . Ngoài ra Lào Cai còn có

nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng đa dạng. Theo các tài liệu địa chất được

3

Page 4: BAO CAO THUC TE

đánh giá, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có trên 150 mỏ, điểm mỏ với trên 30 loại

khoáng sản khác nhau. Đặc biệt có nhiều khoáng sản có quy mô lớn, có giá trị

công nghiệp như: mỏ Apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa

trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden

Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản như

caolin, fenspat, thạch anh, đôlômit, chì , kẽm, vàng, đều có khả năng khai thác,

chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên bên cạnh lợi ích rất lớn về kinh tế, khai thác khoáng sản tràn lan

không có sự quản lý đúng mức đang làm cho môi trường đang ngày càng phải

gánh chịu những tác động có hại. Cạn kiệt tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi

trường sẽ tác động ngược trở lại với chính cuộc sống con người, làm ảnh hưởng

tới sức khỏe của chính bản thân chúng ta. Vì vậy cần có biện pháp khai thác tài

nguyên khoáng sản một cách bền vững và giảm thiểu những tác động có hại của

nó tới môi trường.

4

Page 5: BAO CAO THUC TE

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN VÀ KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN Ở LÀO CAI

1.1. Khái niệm chung về tài nguyên khoáng sản

Khái niệm: "Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp

chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả

năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống

hàng ngày".

Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ

khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển

kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động

mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật

chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó,

việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi,

kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...).

Phân loại

Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước

khoáng).

Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh

ra trên bề mặt trái đất).

Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại

màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu

xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).

1.2. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lào Cai

Nguồn tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh để ngành công

nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi

nhọn của tỉnh.Công nghiệp khai khoáng Lào Cai đã phát triển từ khá lâu, nhiều

cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp Nhà nước, các

5

Page 6: BAO CAO THUC TE

thành phần kinh tế khác đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương

nói riêng và của đất nước nói chung.

Tỉnh Lào Cai có trên 150 mỏ, điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản khác nhau.

Sau đây là một số mỏ khoáng sản nổi bật:

Mỏ sắt Nậm mít:

Công suất khai thác: 30.000 tấn / năm

Phương thức khai thác: Lộ thiên với mức độ cơ giới thấp.

Mỏ sắt Na Lốc:

Công suất khai thác: 10.000 tấn / năm.

Phương thức khai thác: Lộ thiên với mức độ cơ giới thấp.

Mỏ Đồng sin quyền:

Công suất khai thác 1,1 – 1,2 triệu tấn / năm

Phương thức khai thác: lộ thiên với mức độ cơ giới hóa cao

Mỏ kaolin và Fenspat sơn Mãn:

Công suất khai thác: 2.000 tấn / năm.

Phương thức khai thác: Lộ thiên với mức độ cơ giới thấp.

Mỏ Felspat làng Mạ:

Công suất khai thác: 60.000 tấn / năm.

Phương thức khai thác: Lộ thiên với mức độ cơ giới Trung bình.

Mỏ Apatít: Từ năm 1956 mỏ Apatít được khôi phục lại công việc khai

thác; năm 1975 mới có luận chứng kinh tế kỹ thuật khai thác do Liên Xô cũ lập.

Trên cơ sở luận chứng kinh tế này đã cải tạo và mở rộng sản xuất.

Công suất khai thác: 1,9 - 2 triệu tấn / năm.

Phương thức khai thác: Các khai trường của mỏ Aptit đều được khai thác bằng

phương pháp lộ thiên với mức cơ giới hóa khá cao, từ khâu khai thác vận

chuyển đến khâu chế biến.

Mỏ đá Cam Đường:

Công suất khai thác: 3.000 m3/ năm.

6

Page 7: BAO CAO THUC TE

Phương thức khai thác: Lộ thiên, phương pháp khai thác thủ công.

Mỏ đá Cốc san:

Công suất khai thác: 3.000 m3/ năm.

Phương thức khai thác: Lộ thiên, phương pháp khai thác thủ công.

Mỏ Khai thác cát Vạn Hòa:

Công suất khai thác: 3.000 m3/ ngày.

Phương thức khai thác: Bơm hút trực tiếp từ dưới lòng sông lên.

Hình 1.1: Tinh thể apatit Hình 1.2: Quặng đồng

7

Page 8: BAO CAO THUC TE

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TẠI MỎ APATIT LÀO CAI

(MỎ CÓC) VÀ MỎ ĐỒNG SIN QUYỀN

2.1. Lịch sử khai thác

Mỏ Apatit – Lào Cai

Vùng mỏ Apatit Lào Cai được phát hiện từ năm 1924 do ông Trần Văn Nỏ

người dân tộc tày thuộc làng Hẻo xã Cam Đường huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

phát hiện ra trong muốn chuyến đi rừng và kê bếp nấu ăn. Vào năm 1940 – 1944

thực dân Pháp bắt đầu thực hiện khai thác quặng apatit tại Cam Đường. Từ năm

1945 ÷ 1954 là giai đoạn tạm dừng khai thác. Và từ năm 1955 đến nay Nhà nước

Việt Nam giao cho Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam quản lý và

khai thác.Từ năm 1977, thực hiện sự chỉ đạo của Nhà nước, với sự hợp tác giúp

đỡ của Liên Xô đã xây dựng dự án cải tạo mở rộng sản xuất vùng mỏ Apatit Lào

Cai. Sau quá trình đầu tư cải tạo mở rộng năng lực sản xuất đã được nâng lên,

trong đó có đầu tư đưa vào sản xuất từ cuối năm 1994 nhà máy tuyển làm giàu

quặng với công suất thiết kế 760.000 tấn/năm.

-     Về tổ chức sản xuất và quản lý: Từ 01/04/1998 Xí nghiệp xây lắp Mỏ

hợp nhất với Mỏ Apatit Lào Cai thành Xí nghiệp Liên hợp Apatit Lào Cai.

  Tháng 2 năm 1993 Xí nghiệp Liên hợp Apatit Lào Cai đổi tên thành Công

ty Apatit Việt Nam.

   Tháng 7 năm 2005 Công ty Apatit Việt Nam chuyển đổi thành Công ty

trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Apatit Việt Nam.

  Tháng 10 năm 2005: Công ty Pyrit Phú Thọ sác nhập vào Công ty TNHH

một thành viên Apatit Việt Nam.

Mỏ đồng Sin Quyền

Mỏ đồng Sinh Quyền được các nhà địa chất Đoàn Địa chất 5 thuộc Tổng cục

Mỏ & Địa chất đi dò tìm quặng phóng xạ Uản phát hiện ra vết lộ đầu tiên cạnh

bờ suối Ngòi Phát từ trước những năm 1960, lúc đó họ chưa biết là quặng đồng.

Đến năm 1961, hàng trăm nhà địa chất Đoàn Địa chất 5 đã đặt chân tới xã Bản

8

Page 9: BAO CAO THUC TE

Vược, huyện Bát Xát, tỉnh lào Cai và đặt nền móng cho công nghiệp khai thác

đồng sau này.

Đến năm 1973, mỏ đồng Sin Quyền được xác định ở độ sâu hơn, âm 350 so

với mặt nước biển, dài 5 km, trữ lượng khoảng 500.000 tấn đồng. Ngoài ra còn

có cả hỗn hợp vàng, bạc,…

2.2. Quy mô khai thác

Đặc điểm Mỏ Cóc – Cam Đường Mỏ Đồng Sin Quyền

Vị trí Huyện Cam Đường, tỉnh

Lào Cai

Xã Bản Vược, huyện Bát

Xát, tỉnh Lào Cai

Người phát hiện Ông Trần Văn Nỏ Đoàn địa chất 5 ( nay là Liên

đoàn địa chất Tây Bắc)

Năm phát hiện 1924 Trước năm 1960

Năm bắt đầu khai

thác

1940 1966

Trữ lượng Khoảng 800 triệu tấn Khoảng trên 50 triệu tấn

Công suất khai

thác

1,9 – 2 triệu tấn/năm 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm

(quặng nguyên khai)

Sản lượng Từ năm 1956 đến năm

2005:

- Quặng Apatit loại I: 14,

triệu tấn.

- Quặng Apatit loại II: 3

triệu tấn.

- Quặng Apatit loại III:

Khoảng 40 triệu tấn.

- Quặng Apatit tuyển: 2,5

Trung bình mỗi năm là:

+ Đồng điện phân 99,95%

Cu: 10.159 tấn/năm

+ Vàng thỏi 99,95% Au: 341

kg/năm

+ Bạc thỏi 99,95% Ag: 146

kg/năm

+ Axit sunfuric 93%

H2SO4 :40.000 tấn/năm

+ Tinh quặng sắt 65% Fe:

113.241 tấn/năm.

9

Page 10: BAO CAO THUC TE

triệu tấn.

Và nhiều loại sản phẩm

khác như: Phân bón

NPK; Vật liệu xây dựng;

Quặng Fenspát, cao lin...

2.3. Công nghệ khai thác

2.3.1. Công nghệ khai thác quặng Apatit

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ khai thác quặng apatit

10

KHOAN NỔ MÌN LÀM

TƠI

BỐC XÚC VẬN TẢI Ô TÔ

QUẶNG 3 VỀ BÃI CHỨA

ĐẤT ĐÁ THẢI

QUẶNG VỀ GA

VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

QUẶNG 1 VÀ QUẶNG 2 ĐI

TIÊU THỤ

QUẶNG 3 VỀ NHÀ MÁY

TUYỂN

Page 11: BAO CAO THUC TE

2.3.2. Công nghệ khai thác và chế biến đồng

Sơ đồ 2.2: Sơ đố công nghệ chế biến tuyển đồng

Phân cấp cyclon

Tuyển tách Cu – S Tuyển vét I

Tuyển tinh Cu (I)

Tuyển tinh Cu (II)

Tuyển vét Cu – S

Tuyển chính S

11

Quặng nguyên khai

Tuyển vét S

Tuyển tinh S (II)

Tuyển vét II

Tuyển tinh nhanh Tuyển tập hợp

Tuyển thô nhanh

Bể cô đặc S

Máy lọc đĩa

Tuyển quặng S

Bể cô đặc Cu

Máy lọc khung bản

Tuyển quặng Cu

Tuyển tách S (I)

Tuyển tách S (II)

Tuyển chính Fe

Tuyển tinh Fe

Tuyển quặng Fe

Máy lọc đĩa

Tuyển tinh S (I)

Page 12: BAO CAO THUC TE

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN

Hình 3.1: Khai trường mỏ Cóc (tác giả: Nguyễn Thu Hương)

3.1. Hiện trạng môi trường

Quang cảnh chung của hai khai trường trong chuyên đi thực tế là những dãy

núi san sát nhau nhưng đều trơ trọi không một ngọn cây, các hệ sinh thái nghèo

nàn có thể suất hiện chủ yếu là cây bụi. Đây là một hậu quả nặng nề do khai thác

khoáng sản gây nên. Ngoài ra quá trình khai thác khoáng sản còn gây ra hàng

loạt các tác động xấu tới môi trường, nó được thể hiện rất rõ ở hiện trạng môi

trường hai khu mỏ apatit và mỏ đồng:

- Ô nhiễm bụi

Công suất khai thác tại mỏ Cóc là 5 – 7 m3 đất đá/ngày, sản lượng sau tuyển tinh

sẽ là 1 tấn quặng/ngày. Lượng đất đá thải lên tới 4 – 6 m3

Công suất khai thác tại mỏ đồng Sin Quyền là 13.000 m3, sản lượng sau tuyển

tinh sẽ là 1 m3 . Lượng đất đá thải sau một ngày khai thác sẽ là 12 m3

12

Page 13: BAO CAO THUC TE

Vì lượng đất đá thải lớn sẽ tạo ra một lượng bụi rất lớn và có nồng độ các chất

độc hại cao sẽ phát tán trong môi trường toàn bộ khu vực từ khai trường tới nơi

tuyển quặng.

- Ô nhiễm tiếng ồn: nổ mìn, máy xúc, phương tiện vận chuyển đều gây ra độ

ồn lớn

+ Độ ồn trong khai trường mỏ Cóc là: 66,2 – 66,3 dB

+ Độ ồn trong mỏ đồng Sin Quyền: 71 dB

- Ô nhiễm nguồn nước: Tại các moong nước ở các khai trường đều cho

thấy có hiện tượng nổi váng dầu mỡ, chất cặn nhiều, độ đục lớn, nước có màu…

Tại mỏ đồng Sin Quyền, có mtj dòng suối nhỏ dẫn nước qua nhà máy tuyển

thì thấy nước có màu vàng đậm. Hiện tượng này là do bị ô nhiễm hóa chất trong

quá trình tuyển nổi. Điều này cho thấy công nghệ xử lý nước thải ở đây chưa đạt

yêu cầu, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Nhìn chung môi trường xung quanh các mỏ có hiện tượng nổi cộm đó là ô

nhiễm bụi do lưu lượng phương tiện vận chuyển quặng qua lại rất lớn. Lượng

bụi lớn gây nên hàng loạt các bệnh nghề nghiệp cho người công nhân. Vì vậy

trước mắt cần tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để làm giảm lượng bụi trên

các khai trường,…

3.2. Nguồn gây tác động

Nguồn gây tác động tới môi trường không khí

Trong quá trình khai thác khí thải phát sinh từ hoạt động khai thác, vận

chuyển, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm, các hoạt động giao thông vận tải và một

số hoạt động liên quan khác. Cụ thể như sau:

- Khí thải từ công nghệ khai thác

Bụi và các chất ô nhiễm do khoan, nổ mìn, ủi tạo đống quặng để đưa vào

chế biến

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động nổ mìn, của máy xúc, ô ủi, xe

ben vận chuyển...

13

Page 14: BAO CAO THUC TE

Các quá trình hoạt động chế biến quặng cũng có khả năng phát sinh lượng

bụi rất lớn.

Công nhân làm việc tại công trường khai thác sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ

những tác động của bụi và mức ồn, rung nêu trên.

- Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải

Trong quá trình khai thác, hàng ngày sẽ diễn ra các hoạt động giao thông vận tải

chuyên chở các loại nguyên - nhiên - vật liệu và sản phẩm cùng các loại phương

tiện đi lại của công nhân ra khai trường sẽ làm phát sinh khí thải như bụi, SOx,

NOx, CO, ... Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phụ thuộc vào số lượng

và mật độ xe lưu thông, vào loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của

phương tiện giao thông và chất lượng đường giao thông.

Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào

khai trường như xe gắn máy của công nhân,… cũng góp phần làm tăng mức ồn

tại khu vực.

- Khí thải từ các hoạt động khác: Các hoạt động khác như thu gom, tồn trữ,

vận chuyển rác thải cũng sinh ra các khí ô nhiễm như: bụi, CO, NOx, SOx, mùi

hôi…

Các nguồn gây tác động tới môi trường nước

Trong quá trình hoạt động, các nguồn phát sinh nước thải bao gồm:

- Nước thải sản xuất: chủ yếu là nước sau khi tách ra khỏi dòng quặng thô

có chứa chất rắn lơ lửng và một số kim loại nặng (Zr, Ti,...)

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên: nước thải sinh hoạt phát

sinh do hoạt động của cán bộ công nhiên viên làm việc tại khai trường có chứa

các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, vi sinh

vật...

- Nước mưa chảy tràn: nước mưa chảy tràn trong khu vực khai trường cuốn

theo đất cát, cặn, rác thải, dầu mỡ, ... gây ảnh hưởng tới môi trường nước mặt,

nước ngầm tầng nông và môi trường đất.

14

Page 15: BAO CAO THUC TE

Đặc biệt đối với khu vực khai trường mỏ Cóc, nước mưa chảy tràn thường

gây ra hiện tượng phú dưỡng nghiêm trọng do hàm lượng photpho lớn.

Các nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh bao gồm các chất thải rắn trong quá trình khai thác

quặng, sản xuất và rác thải sinh hoạt, gây tác động đến môi trường đất, nước và

không khí. Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:

Chất thải rắn trong quá trình khai thác chủ yếu là lượng đất đá bề mặt sau khi

bóc tách. Lượng đất đá này rất lớn, ví dụ : ở mỏ Cóc để có được 1 tấn quặng

apatit cần bóc 5 – 7 m3 đất đá. Ở mỏ đồng Sin Quyền thì để có được 1 tấn quặng

thể tích đất đá cần bóc tách lên tới khoảng 12 m3.

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu là đất đá sau khi

tuyển quặng. Đất đá này được hoàn trả lại địa hình sau khai thác.

Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại khai trường

bao gồm hộp giấy, bao nylon, giấy vụn, thủy tinh, thức ăn thừa…

Bùn cặn lắng từ hệ thống tự hoại của nhà vệ sinh di động trên khai trường

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai

đoạn hoạt động gồm có:

Xói mòn, sạt lở, bồi lắng nước tại khai trường

Sự ảnh hưởng của bức xạ đối với con người và môi trường xung quanh;

Tiếng ồn của các hoạt động máy móc phục vụ sản xuất;

Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa

phương, gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

3.3. Đối tượng chịu tác động

STT Đối tượng chịu tác động Quy mô tác động

1 Không khí khu vực Bầu không khí trong phạm vi khu khai thác

2 Nguồn nước mặt Các bàu nước tại khai trường

3 Nguồn nước ngầm Các giếng khoan, giếng đào tại khu vực

15

Page 16: BAO CAO THUC TE

khai trường và vùng lân cận

4Hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị trong khu khai thác

Hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị sẽ bị xuống cấp

5 Nhân viên Toàn bộ nhân viên làm

6 Nhân dân địa phương Các hộ dân sống gần khai trường

16

Page 17: BAO CAO THUC TE

CHƯƠNG 4: BIỆN PHẤP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG

4.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Khống chế ô nhiễm do bụi từ hoạt động khai thác và vận chuyển: ô nhiễm

bụi là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong khai thác và tuyển quặng thô

tại khai trường khai thác. Mặc dù với hàm lượng thấp nhưng bụi lại có độc tính

cao nên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân sản xuất và dân cư sống

quanh khu vực.

- Biện pháp hạn chế bụi trong khâu khai thác mỏ tại khu vực san ủi, bơm cát,

tuyển quặng thô…là phun nước vào bề mặt mỏ khai thác nhằm tạo độ ẩm phù

hợp tại các ô khai thác để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình khai thác. Tần

suất phun sẽ đảm bảo cho bề mặt khai thác luôn luôn có độ ẩm cần thiết. Đây là

phương pháp đơn giản để thực hiện tại khai trường. Nguồn nước sẽ được sử

dụng là nguồn nước suối chảy vào các bàu nước trong khai trường khai thác.

- Để hạn chế bụi phát sinh trên đường vận chuyển, Công ty sẽ áp dụng phương

pháp bao phủ kín toàn thân xe, tránh để bụi cát quặng thô bay hoặc rơi vãi trên

đường vận chuyển; đồng thời, tất cả các xe để vận chuyển sản phẩm quặng thô

về nhà xưởng tuyển tinh sẽ đều được phun nước trước khi ra khỏi khai trường

nhằm hạn chế đến mức tối đa lượng bụi vào môi trường từ các xe trên suốt

quãng đường vận chuyển sản phẩm.

- Khống chế ô nhiễm do khói thải từ máy bơm cát, bơm nước, phương tiện vận

chuyển

Thường xuyên tu dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc.

Sử dụng đúng thiết kế của động cơ như không hoạt động quá tải, sử dụng

đúng nhiên liệu theo thiết kế.

Máy bơm nước có công suất nhỏ và thường được di chuyển theo khu vực

khai thác (không đặt cố định một chỗ) và xa dân cư, xa khu nhà làm việc. Vì

vậy, các biện pháp khống chế ô nhiễm do khói thải như trình bày ở trên sẽ làm

giảm lượng bụi phát tán vào không khí.

17

Page 18: BAO CAO THUC TE

Tất cả các loại máy móc thiết bị sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng, duy tu theo

kế hoạch để đảm bảo luôn làm việc ở tình trạng tốt, hạn chế được tình trạng ô

nhiễm không khí lẫn tiếng ồn, rung và các sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra.

Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung

Tiếng ồn và độ rung sẽ phát sinh từ máy bơm cát, máy bơm nước, … để giảm

thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các hoạt động này, cần thường xuyên sửa

chửa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, gắn ống giảm thanh ở các ống xả của các

máy, hoạt động đúng công suất, nhiên liệu theo thiết kế

4.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

- Khống chế ô nhiễm do nước thải tuyển quặng thô

Nước dùng cho sản xuất chủ yếu dùng để tuyển quặng thô, nguồn sử dụng là

bàu nước tại khai trường hoặc nước ngầm tại các giếng khoan (vào mùa khô kiệt

nhằm đảm bảo tiến độ khai thác).

Do đặc thù khai thác quặng apatit nên nước thải phát sinh có hàm lượng các

chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, con khai thác đồng thì chủ yếu là các thành phần

chất rắn như đất đá, cát, rác, lá cây và ít mùn trong cát.

Khu vực moong khai thác có cao độ thấp hơn khu vực bùn thải (từ 2-3m),

dựa vào sự chênh lệch độ cao này mà toàn bộ nước thải sau khi bùn đã ngậm

nước ở mức bảo hoà sẽ thấm xuống moong khai thác. Theo kinh nghiệm sản

xuất thì 80% lượng nước thải ra được tuần hoàn sử dụng cho hoạt động tuyển

quặng thô.

- Khống chế ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Vì nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ

lửng, các chất dinh dưỡng và các vi sinh gây bệnh… Vì vậy, nước thải sinh hoạt

cần được thu gom, xử lý bằng nhà vệ sinh di động

Hệ thống nhà vệ sinh di động với hệ thống bể tự hoại ba ngăn cải tiến, đảm

bảo về chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn đưa ra môi trường, tính chất

loại hình khai thác và cảnh quan môi trường.

18

Page 19: BAO CAO THUC TE

- Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Diện tích khai thác sẽ được phân chia thành nhiều ô để khai thác. Khai thác

hết ô này đến ô khác. Đất đá thải sau khi tuyển thô được hoàn trả lại địa hình và

phục hồi môi trường bằng cách trồng và chăm sóc cây xanh, rồi tiếp tục khai

thác ô kế tiếp.

4.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn

- Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là đất đá sinh ra sau khi tuyển quặng với khối

lượng khá lớn. Quá trình sơ tuyển sẽ được tiến hành tại mỏ, vì vậy, lượng đất đá

thải ra sẽ được hoàn trả lại theo địa hình ban đầu.

Chất thải rắn thải ra do các thiết bị hư hỏng, phụ tùng thay thế … cần được

phân loại để tái sử dụng làm phế liệu.

- Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt

Cần đầu tư bố trí các thùng rác xung quanh khu vực khai trường để tập trung,

thu gom rác thải. Toàn bộ các loại rác thải sẽ được Công ty thuê đơn vị chuyên

trách thu gom theo định kỳ và vận chuyển về các bãi chôn lấp.

4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái

Việc khai thác khoáng sản sẽ tác động đến hệ sinh thái trong khu vực vì việc

hình thành các bãi khai thác sẽ phá vỡ đi hệ sinh thái đặc biệt là thảm thực vật,

… Do vậy, trong quá trình quy hoạch và thiết kế khu mỏ, các công ty cần quan

tâm đến các hệ sinh thái tại nơi khai thác.

Khống chế những tác động có hại tới điều kiện sinh thái tự nhiên bằng giải

pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời sử dụng có hiệu quả tài

nguyên và giảm chi phí trong quá trình tổ chức khai thác, tuyển quặng.

Bên cạnh đó các giải pháp khác cũng cần tiến hành hạn chế độ sâu khai thác,

tạo bờ moong khai thác phù hợp, bảo vệ cây xanh hiện có, không đào xới những

khu vực không có quặng, hệ thống đường giao thông được thiết kế để tránh các

khu vực có nhiều cây xanh.

19

Page 20: BAO CAO THUC TE

KẾT LUẬN

Lào Cai là tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn và đa dạng về chủng loại. Nhưng

ngày nay với việc khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi không có sự quản lý

làm cho tài nguyên khoáng sản ngày một suy giảm về cả chất lượng và số lượng.

Điều này trở thành mối lo ngại cần quan tâm để hướng tới sự phát triển kinh tế

lâu dài của Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tài nguyên khoáng sản luôn là một nguồn lực quan trọng cho quá trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nguồn lực này không tái tạo được, vì vậy cần phải

được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, khai thác sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu

quả.Bên cạnh những lợi ích kinh tế đêm lại, công nghệ khai khoáng còn kéo

theo hàng loạt các vấn đề môi trường nghiêm trong: tàn phá hệ sinh thái, gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng cả hiện tại và lâu dài, và đặc biệt nguồn tài

nguyên này sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong thời gian ngắn nếu không đề ra những

biện pháp khai thác hợp lý.

Nhà nước cần hoàn chỉnh các Bộ luật, chính sách nghiêm ngặt để chấm dứt

tình trạng khai thác lậu. Đưa việc phát triển ngành công nghệ khai khoáng vào

kế hoạch phát triển chung của quốc gia. Từ đó từng bước nâng cao trình độ,

công nghệ trong công nghiệp khai khoáng, hướng tới phát triển công nghệ khai

khoáng trên mô hình phát triển bền vững.

20