báo cáo kết thúc dự án “xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

92

Upload: truongtram

Post on 09-Dec-2016

228 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất
Page 2: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất
Page 3: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGTỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁOKết thúc dự án

Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam

Cơ quan chủ quảnBộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ dự ánTổng cục Môi trường

(Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường)

Đơn vị tài trợQuỹ Môi trường toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP)Tổ chức Lương thực, Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO)

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Page 4: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất
Page 5: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

5

MỤC LỤCDanh mục Hình ..........................................................................................7

Danh mục Bảng ..........................................................................................9

Danh mục viết tắt .......................................................................................10

I. THÔNG TIN CHUNG ...........................................................................11

1.1 Thông tin cơ bản về dự án ...............................................................11

1.2 Mô tả dự án ......................................................................................11

1.2.1 Mục tiêu và phạm vi dự án ......................................................11

1.2.2 Tổ chức thực hiện ....................................................................12

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ......................................................................14

2.1 Thực hiện mục tiêu ...........................................................................14

a. Kết quả 1 .......................................................................................14

b. Kết quả 2 .......................................................................................15

c. Kết quả 3 .......................................................................................15

2.2 Các hợp phần và đầu ra ...................................................................16

2.2.1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực tạo điều kiện loại bỏ các nguồn tồn lưu hoá chất BVTV POP ...........................................18

2.2.2. Hợp phần 2: Ít nhất 7 khu vực ô nhiễm với 1000 tấn chất thải POP/nguồn tồn lưu POP được xử lý, tác động đến sức khỏe được giảm thiểu và loại bỏ ...............................................................28

2.2.3. Hợp phần 3: Cải thiện quản lý hóa chất để ngăn chặn nhập khẩu và sử dụng hóa chất BVTV POP .....................................37

2.3. Kết quả thực hiện về tài chính .........................................................41

2.4. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện Dự án ......................43

a) Chính sách và môi trường pháp lý ................................................43

b) Công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án .............45

III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ...............................52

3.1 Phân tích so với mục tiêu và thiết kế dự án ......................................52

Page 6: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

6

3.2 Tác động đối với ngành và vùng ......................................................55

3.3 Tính bền vững ..................................................................................55

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................................56

4.1 Về quản lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu ....56

4.2 Về công tác quản lý dự án ................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................60

PHỤ LỤC ....................................................................................................62

Phụ lục 1. Khung logic của Dự án .........................................................63

Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng nguồn vốn trong nước ............................................................................79

Phụ lục 3. Ảnh hoạt động của Dự án ......................................................84

Page 7: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

7

Danh mục Hình

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Dự án ...........................................................13

Hình 2. Lấy mẫu ống khói tại Nhà máy xi măng Thành Công trong thời gian thử nghiệm tiêu huỷ POP, tháng 11 năm 2012 ........................18

Hình 3. Hệ thống quản lý các kho thuốc BVTV ....................................18

Hình 4. Cơ sở dữ liệu về ô nhiễm tồn lưu ..............................................19

Hình 5. Phương pháp luận để lựa chọn các điểm ưu tiên xử lý .............20

Hình 6. Năm giai đoạn của Hướng dẫn kỹ thuật cho quản lý bền vững môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP .........................21

Hình 7. Bộ hướng dẫn kỹ thuật ..............................................................21

Hình 8. Tập huấn về khảo sát, đánh giá ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tại Hà Tĩnh, 2011 ........................................................................23

Hình 9. Hội thảo xây dựng Quy chuẩn tại Hà Nội, 2012 .......................24

Hình 10. Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg tại Ninh Bình, tháng 11 năm 2013 .........................................................25

Hình 11. Nâng cao nhận thức cho người dân .........................................26

Hình 12. Bốc xúc và đóng gói tại Hòn Trơ, Nghệ An ............................28

Hình 13. Bốc xúc, đóng gói tại Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................29

Hình 14. Tư vấn quốc tế giám sát quá trình bốc xúc, đóng gói .............29

Hình 15. Chất thải được vận chuyển và tập kết tại Nhà máy xi măng Holcim chờ xử lý ......................................................31

Hình 16. Hố chôn lấp chất thải trong khuôn viên Công ty Nicotex Thanh Thái ..................................................................32

Hình 17. Công trình cô lập, cách ly khu vực ô nhiễm nhẹ tại thôn Mậu 2, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ........................................32

Hình 18. Bàn giao công trình tại Nam Đàn ............................................34

Hình 19. Gian hàng trưng bày của Đoàn công tác Việt Nam tại Hội nghị COP 15 - Thụy Sỹ ..................................................................................35

Page 8: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

8

Hình 20. Hội thảo xây dựng Kế hoạch quản lý bền vững các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Nghệ An - tháng 6/2015 ........36

Hình 21. Luật Bảo vệ môi trường 2014 .................................................37

Hình 22. Thí điểm áp dụng quản lý bao bì rỗng tại Hậu Giang .............38

Hình 23. Tập huấn về quản lý ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu tại Quảng Bình tháng 10/2014 .......................................39

Hình 24. Tập huấn về lấy mẫu tại hiện trường .......................................40

Hình 25. Lễ bàn giao kho thuốc sau khi được cải tạo nâng cấp tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai ...............................................41

Hình 26. Huy động nguồn lực từ GEF cho các Dự án quản lý các chất POP tại Việt Nam so sánh với một số nước .............................44

Hình 27. Họp Ban chỉ đạo Dự án năm 2013 .........................................46

Page 9: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

9

Danh mục Bảng

Bảng 1 Các khoá đào tạo quản lý khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP

23

Bảng 2 Tổng khối lượng chất thải POP được đào xúc đóng gói

30

Bảng 3 Các công trình ngăn ngừa rủi ro 33

Bảng 4 Các khóa tập huấn về quản lý thuốc BVTV và bao bì 39

Bảng 5 Tổng ngân sách tài trợ cho dự án 42

Bảng 6 Kết quả giải ngân theo từng năm 42

Bảng 7 Các rủi ro nhận diện trong văn kiện dự án và thực tế triển khai

48

Bảng 8 Số người hưởng lợi từ dự án 54

Page 10: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

10

Danh mục viết tắt

BVTV Bảo vệ thực vật EMP Kế hoạch quản lý môi trường khu vực ô nhiễm FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc GEF Quỹ Môi trường toàn cầu HPPMG Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam – Liên Hợp Quốc NEX Quy chế Quốc gia điều hành ODA Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức POP Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ TOR Điều khoản tham chiếu UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc VSTE Chuyên gia kỹ thuật cao cấp quốc tế

Page 11: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

11

I. THÔNG TIN CHUNG1.1 Thông tin cơ bản về dự án - Tên dự án (tiếng Việt): Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất bảo vệ

thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam- Tên dự án (tiếng Anh): Building capacity to eliminate POPs Pesticides

stockpiles in Vietnam- Mã số dự án: 00060927- Địa điểm thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trên toàn quốc- Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ: Quỹ môi trường toàn cầu thông qua Chương

trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)

- Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường- Chủ dự án: Tổng cục Môi trường- Thời gian thực hiện: 2010 - 2015- Ngày phê duyệt văn kiện dự án: Ngày 01 tháng 10 năm 2009 bởi Bộ

trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường.- Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại $4.660.800 bao gồm

$4.450.800 từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), $110.000 từ UNDP và $100.000 từ FAO. Vốn đối ứng: $6.390.109 (hiện vật và tiền mặt)

1.2 Mô tả dự án

1.2.1 Mục tiêu và phạm vi dự án- Mục tiêu Dự án: Loại bỏ các rào cản năng lực trong việc loại trừ các hóa

chất BVTV thuộc nhóm POP một cách bền vững ở Việt Nam. Mục tiêu này đóng góp cho mục tiêu lớn hơn là hỗ trợ sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua việc loại bỏ POP ra khỏi môi trường.

- Phạm vi dự án: + Để đạt được mục tiêu của Dự án nêu trên, phạm vi của Dự án tập trung

vào 03 đầu ra cơ bản gồm:(i) Nâng cao năng lực tạo điều kiện loại bỏ các nguồn tồn lưu hóa chất BVTV POP(ii) Tiêu hủy các nguồn tồn lưu đã tìm được và giảm thiểu tác động lên sức khoẻ con người

Page 12: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

12

(iii) Cải thiện công tác quản lý hóa chất để ngăn chặn việc nhập khẩu, sử dụng và phát sinh mới các loại hóa chất BVTV POP. + Về không gian địa lý: Dự án được thiết kế để triển khai trên phạm vi toàn

quốc. Tuy nhiên, với các kết quả điều tra từ giai đoạn PDF-B năm 2007, điều tra thống kê của Chính phủ năm 2009 thì Dự án phần lớn triển khai trên các tỉnh phía Bắc và đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ (khu IV cũ) - nơi có hiện trạng tồn lưu hóa chất BVTV dạng POP nặng nề nhất trên cả nước. Tại các tỉnh phía Nam, có tồn lưu các loại hóa chất BVTV, tuy nhiên đa phần là các loại hóa chất BVTV mới, không chứa các chất POP.

1.2.2 Tổ chức thực hiệnỞ giai đoạn đầu, Dự án được quản lý theo phương thức quốc gia điều hành

(NEX). Sau khi Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc (HPPMG) được thông qua, Dự án được quản lý theo Quy chế này và tuân thủ theo các quy định của Chính phủ như Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9 tháng 11 năm 2006 về việc Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và sau đó là Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam là đơn vị điều phối, chịu trách nhiệm trước GEF về các hoạt động của Dự án. UNDP là cơ quan quản lý phần kinh phí hỗ trợ bởi GEF. Căn cứ theo các Kế hoạch năm, Kế hoạch Quý được phê duyệt, UNDP chuyển kinh phí cho Ban Quản lý dự án, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai các hoạt động. Một số hoạt động khác như đấu thầu quốc tế, UNDP có thể tiến hành trực tiếp tại Văn phòng UNDP Việt Nam. Ngoài ra, Dự án có sự tham gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) và FAO chịu trách nhiệm đối với phần kinh phí mà GEF cấp cho Tổ chức này. Để đảm bảo sự hài hòa trong tổ chức thực hiện dự án, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) có trách nhiệm duy trì sự phối hợp toàn diện với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Môi trường trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả và báo cáo về các hoạt động dự án. Đặc biệt, FAO với vai trò là tổ chức thực hiện của GEF có trách nhiệm quản lý tài chính đối với phần kinh phí do GEF cấp, để thực hiện các hoạt động dự án do FAO chủ trì trong dự án này. FAO sẽ chịu trách nhiệm làm việc và báo cáo trực tiếp đối với GEF về phần kinh phí này. Đồng thời, FAO cũng có trách nhiệm làm việc và báo cáo với các bên liên quan tại Việt Nam về quản lý tài chính đối với phần kinh phí này theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Page 13: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

13

Cơ quan điều hành về phía Việt Nam là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan chủ quản), cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện là Tổng cục Môi trường (Chủ dự án). Theo Quyết định 1176/QĐ-TCMT ngày 20 tháng 10 năm 2009, Tổng cục Môi trường giao Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thường xuyên quản lý Dự án.

Để giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo Dự án được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 01 năm 2010 với Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ủy viên là đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban chỉ đạo tổ chức họp thường niên vào đầu năm để nghe báo cáo kết quả triển khai dự án trong năm vừa qua, đồng thời thông qua phương hướng triển khai trong năm tiếp theo.

Ban Quản lý Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo Quyết định số 2123/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 và Quyết định số 1671/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2014 về việc thay đổi nhân sự Ban Quản lý Dự án. Ban Quản lý Dự án có nhiệm vụ quản lý dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và nguồn lực tại Văn kiện dự án được ký kết và ban hành kèm theo Quyết định số 1904/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban Quản lý dự án cùng với UNDP tuyển chọn các cán bộ dự án bao gồm quản đốc, kế toán, trợ lý, chuyên gia kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật hiện trường.

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Dự án

Page 14: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

14

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 2.1 Thực hiện mục tiêu Mục tiêu tổng quát của dự án đặt ra trong văn kiện đã ký kết năm 2009 là

“Hỗ trợ sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua việc loại bỏ POP ra khỏi môi trường”. Mục tiêu này không hoàn toàn nằm trong khả năng của dự án mà thể hiện tầm nhìn chung của UNDP tại Việt Nam trong lĩnh vực môi trường. Dự án loại bỏ một lượng cụ thể các chất POP ra khỏi môi trường giúp Chương trình Liên Hợp Quốc đạt được sự hỗ trợ cho phát triển bền vững ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là “Loại bỏ các rào cản năng lực đối với quá trình loại trừ các hóa chất BVTV thuộc nhóm POP một cách bền vững ở Việt Nam”. Mục tiêu này đã đạt được thông qua việc hoàn thành 03 kết quả cụ thể (tương ứng với 03 hợp phần của Dự án). Trong bối cảnh thực tế về ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu đã có những thay đổi đáng kể so với đánh giá năm 2007, Dự án vẫn hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu đặt ra ban đầu đồng thời thực hiện các hoạt động bổ sung, các hoạt động mới tăng cường cho thành quả dự án nói chung.

a. Kết quả 1 Các rào cản về năng lực đối với việc xử lý các khu vực ô nhiễm do thuốc

BVTV POP và tiêu hủy hóa chất BVTV POP được loại bỏ thông qua một số các kết quả chính sau đây:

- Số lượng nhà thầu được cấp phép để tiêu hủy hóa chất BVTV thuộc nhóm POP đã được bổ sung. Ngoài Công ty xi măng Holcim được cấp phép xử lý trước đây, đơn vị mới được cấp phép trong thời gian Dự án thực hiện là Công ty xi măng Thành Công 3, theo đó tính đến nay đã có tổng cộng 02 đơn vị đủ điều kiện để xử lý hóa chất BVTV thuộc nhóm POP.

- Quy trình quản lý môi trường bền vững khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu được xây dựng và áp dụng trên thực tế. Dự án đã xây dựng Bộ Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu theo 5 giai đoạn quản lý: (i) Điều tra đánh giá sơ bộ; (ii) Điều tra, đánh giá chi tiết; (iii) Đánh giá phương án và lập kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; (iv) Xử lý khu vực ô nhiễm và (v) Quan trắc và chăm sóc sau xử lý.

Đặc biệt, quy trình này ngoài việc được giới thiệu trong Bộ Hướng dẫn kỹ thuật, đã được đưa vào Dự thảo Thông tư về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến ban hành trong năm 2015.

- Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ khó

Page 15: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

15

phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất được xây dựng và ban hành (Quy chuẩn 54:2013/BTNMT). Quy chuẩn về xử lý hóa chất BVTV thuộc nhóm hữu cơ khó phân hủy đưa ra giá trị hàm lượng của hóa chất BVTV cần được xử lý trong đất theo các mục đích sử dụng khác nhau. Đây là nội dung quan trọng hỗ trợ cho hoạt động xử lý được hiệu quả, và khả thi.

- Hoạt động giám sát tiêu hủy hóa chất BVTV được tăng cường. Ngoài các yêu cầu và hướng dẫn chi tiết về giám sát được nêu trong Bộ Hướng dẫn kỹ thuật, các cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố và Ban Quản lý Dự án được đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực trong quá trình thực hiện giám sát các hoạt động tiêu hủy hóa chất cùng với Tư vấn giám sát quốc tế.

- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu gắn liền với Bộ chỉ số giám sát và đánh giá (M&E) cho hoạt động quản lý ô nhiễm môi trường các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV được xây dựng và ban hành. Đây là nội dung quan trọng để có thể đánh giá nhanh và lượng hóa được công tác quản lý, xử lý và cải tạo phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu theo các con số và báo cáo một cách thống nhất.

b. Kết quả 2 Các nguồn tồn lưu hóa chất BVTV được điều tra, đánh giá, kiểm kê và tiêu

hủy; rủi ro đến sức khỏe con người được giảm thiểu. Tổng số lượng hóa chất BVTV POP, chất thải POP và các loại đất nhiễm nặng do Dự án tiêu hủy là 907.4 tấn, diện tích đất nhiễm đã cô lập đạt 3480m2 (5220m3). Với khối lượng chất thải POP và đất nhiễm mà Chính phủ đã xử lý trong thời gian 2007-2009, có thể nói chỉ tiêu xử lý hết 1140 tấn hóa chất BVTV thuộc Kết quả 2 của Dự án đã đạt được, chưa kể nội dung bổ sung được coi như giá trị gia tăng là việc cô lập hàng ngàn mét khối đất ô nhiễm nhẹ nhằm loại bỏ các rủi ro đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

c. Kết quả 3 Công tác quản lý hóa chất BVTV được tăng cường nhằm giảm thiểu các

nguy cơ hình thành các nguồn tồn lưu hóa chất BVTV POP mới do nhập lậu hoặc sử dụng bất hợp pháp. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu được xây dựng và ban hành như Luật Hóa chất 2007, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014, các văn bản hướng dẫn, Thông tư liên tịch về quản lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được xây dựng và ban hành. Hướng dẫn về nâng cấp, cải tạo các kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu và quy chế phối hợp của các ngành môi trường, nông nghiệp và hải quan được xây dựng. Các nội dung trên góp phần hoàn

Page 16: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

16

thành Kết quả 3 của Dự án, nâng cao công tác quản lý nhằm giảm thiểu việc hình thành mới các nguồn tồn lưu POP trong tương lai.

2.2 Các hợp phần và đầu ra Trong quá trình khởi động dự án (vào tháng 4 năm 2010 đến cuối năm

2010), Dự án đã thu thập các số liệu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và bối cảnh pháp lý tại thời điểm đó và kết quả thu được cho thấy bối cảnh đã thay đổi đáng kể so với đánh giá tại thời điểm Dự án được xây dựng vào năm 2007, cụ thể như sau:

Thứ nhất, một trong những thay đổi lớn nhất là số liệu kiểm kê, rà soát về các địa điểm nghi ngờ còn lưu chứa và/hoặc ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu. Kết quả thống kê ban đầu tại pha chuẩn bị của dự án cho rằng trên toàn quốc có khoảng 50 địa điểm tồn lưu hóa chất BVTV (PDF-B, 2007). Tuy nhiên đến năm 2010, theo báo cáo của các tỉnh gửi về, cơ bản trên cả nước đã xác định được khoảng 1.153 địa điểm, trong đó có khoảng 913 địa điểm là ở tỉnh Nghệ An (Tổng cục Môi trường, 2010). Đến 2013, kết quả cập nhật, báo cáo bổ sung của các địa phương bổ sung thêm 401 địa điểm (Tổng cục Môi trường, 2013).

Thứ hai, Chính phủ đã có những hoạt động thu gom, cô lập và tiêu hủy khoảng 200 tấn hóa chất BVTV POP kể từ năm 2007. Một số điểm ô nhiễm nêu trong giai đoạn PDF-B đã thay đổi hiện trạng hoặc đã được xử lý như khu vực Làng Ải, Tuyên Quang, kho Mai Hắc Đế ở Nam Đàn.

Thứ ba, từ năm 2007, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, như Luật Hóa chất 2007, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành… Kết quả là khung thể chế và chính sách về quản lý hóa chất, bao gồm cả hóa chất BVTV tồn lưu và hoạt động quản lý, xử lý các nguồn tồn lưu trở nên rõ ràng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của Dự án tại thời điểm khởi động.

Trước bối cảnh thực tế có nhiều thay đổi so với Văn kiện dự án như vậy, Dự án và UNDP đã phối hợp với Chuyên gia tư vấn quốc tế xây dựng Báo cáo khởi động một cách kỹ càng. Báo cáo khởi động được hoàn thiện cuối năm 2010 bao gồm khung logic (logframe) được cập nhật, dựa trên các kết quả đầu ra đã có của khung logic của văn kiện dự án, căn cứ vào mục tiêu của dự án để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, trong đó có sắp xếp lại và bổ sung thêm các hoạt động mới. Thêm vào đó, để phù hợp hơn với nhu cầu và hiện trạng thực tế của quốc gia đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu dự án phù hợp với các mục tiêu liên quan của GEF và UNDP, khung logic này một lần nữa được điều chỉnh tại giai đoạn đánh giá giữa kỳ 2012-2013 (chủ yếu là cho các đầu ra thuộc kết quả/hợp phần 1 và 2). Chi tiết của các lần điều chỉnh này đều đã được nêu trong các báo cáo liên quan.

Page 17: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

17

Sự điều chỉnh kịp thời trong hai giai đoạn then chốt này đã không chỉ giúp định hướng các kết quả và đầu ra của dự án theo hướng phù hợp hơn với bối cảnh và nhu cầu quốc gia, mà còn giúp tạo ra những giá trị/kết quả gia tăng của dự án nằm ngoài thiết kế ban đầu (theo Văn kiện dự án). Một số kết quả được coi là giá trị gia tăng và không nằm trong thiết kế ban đầu, có thể kể đến như sau:

- Cách tiếp cận của Dự án đã mở rộng đáng kể so với thiết kế ban đầu. Ban đầu dự án tập trung vào các kho thuốc, được hiểu là nguồn tồn lưu (stockpiles) và quan điểm xử lý các nguồn tồn lưu là “đóng gói và tiêu huỷ” (pack and go). Tuy nhiên, trước tình hình thực tế là các nguồn tồn lưu bị chôn lấp khá nhiều, nên ngoài vấn đề “đóng gói và tiêu huỷ” còn phải áp dụng các giải pháp quản lý cho các khu vực bị ô nhiễm.

- Cơ sở dữ liệu về các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu được nâng cấp theo phương pháp luận dựa vào rủi ro và cách tiếp cận quản lý bền vững các khu vực ô nhiễm theo năm giai đoạn đã được ban hành trong Bộ Hướng dẫn kỹ thuật.

- Bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá, phục vụ việc quản lý các khu vực ô nhiễm và xử lý hoá chất bảo vệ thực vật POP được xây dựng.

- Xử lý thí điểm đất ô nhiễm và chất thải POP bằng một số công nghệ không đốt, thông qua đó đánh giá khả năng áp dụng các công nghệ này tại Việt Nam và chia sẻ các kết quả thí điểm với các cơ quan liên quan.

- Kế hoạch quản lý bền vững các khu vực ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV POP cấp tỉnh được nghiên cứu, xây dựng và thí điểm xây dựng cho một tỉnh cụ thể.

- Tăng cường năng lực, kỹ năng thực địa cần thiết theo quy trình quản lý mới cho các cán bộ quản lý và kỹ thuật cấp tỉnh thông qua các đợt tập huấn và hoạt động điều tra, khảo sát các khu vực nghi ngờ ô nhiễm BVTV POP mới được báo cáo bổ sung.

Để tiện theo dõi, phần báo cáo chi tiết về các đầu ra của từng kết quả/hợp phần dưới đây được trình bày theo khung logic cập nhật lần cuối cùng vào năm 2013 đã được thông qua bởi GEF, UNDP và Ban chỉ đạo Dự án.

Page 18: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

18

2.2.1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực tạo điều kiện loại bỏ các nguồn tồn lưu hoá chất BVTV POP

Đầu ra 1.1. Danh sách các công ty đủ năng lực tiêu hủy hóa chất BVTV POP

Tại thời điểm 2010, chỉ có một công ty có đủ năng lực và được cấp giấy phép tiêu hủy hóa chất BVTV thuộc nhóm POP, điều này gây khó khăn cho công tác xử lý trên toàn quốc, cụ thể: thủ tục đấu thầu phức tạp, khoảng cách vận chuyển tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Năm 2011, trên cơ sở nguyện vọng xử lý chất thải thuốc BVTV POP của một số công ty xi măng và công ty xử lý chất thải nguy hại trong cả nước, Dự án tiến hành thử nghiệm đốt hóa chất BVTV POP tại hai cơ sở với sự giám sát quy trình từ lúc chất thải chứa DDT đưa về, xử lý sơ bộ, đưa vào lò nung kèm theo đo đạc phát thải từ ống khói cũng như dư lượng trong tro/clinker. Kết quả là một công ty (Thành Công 3) đã đủ tiêu chuẩn và được cấp phép đồng xử lý hóa chất BVTV nhóm POP trong lò nung xi măng và có thể tham gia đấu thầu tiêu hủy chất thải POP của Dự án trong năm 2013.

Đầu ra 1.2. Một bộ dữ liệu với tất cả thông tin kiểm kê hiện có

Đầu năm 2011, Dự án đã thu thập và xử lý số liệu của hơn 557 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu dưới dạng file excel. Đây là cơ sở đầu tiên để tiến hành rà soát, phân loại tại thời

Hình 2. Lấy mẫu ống khói tại Nhà máy xi măng Thành Công trong thời gian

thử nghiệm tiêu huỷ POP, tháng 11 năm 2012

Hình 3. Hệ thống quản lý các kho thuốc BVTV

Page 19: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

19

điểm ban đầu, khi phương pháp luận và cơ sở dữ liệu vẫn đang trong quá trình khởi thảo, xây dựng.

Ngoài ra, FAO đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật cài đặt hệ thống quản lý các kho thuốc BVTV (PSMS) để hỗ trợ các hoạt động Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 10 năm 2012 (xem hình 3).

Sau khi phương pháp luận về quản lý và đánh giá các khu vực ô nhiễm (Bộ Hướng dẫn Kỹ thuật quản lý các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu) được xây dựng và ban hành vào năm 2014, hoạt động cập nhật và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu các điểm ô nhiễm tồn lưu được tiến hành và vận hành tại cổng thông tin http://caith-ienmoitruong.vea.gov.vn. Hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng internet dựa vào trang web của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, đã hoàn thành vào tháng 9 năm 2015.

Đầu ra 1.3. Danh sách các điểm ưu tiên đã phân loại Kết quả kiểm kê sơ bộ, như đã trình bày ở trên, cho thấy trên cả nước, tính

đến thời điểm 2010, có khoảng 1153 địa điểm nghi ngờ có lưu chứa và/hoặc bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu được báo cáo. Tuy nhiên, trong danh sách các điểm này có rất nhiều điểm chỉ có tên, địa điểm mà không có bất cứ thông tin nào khác. Do vậy, nhằm xây dựng được bộ dữ liệu về các điểm tồn lưu hóa chất BVTV POP để có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các điểm ưu tiên để xử lý, Dự án đã sàng lọc danh sách 1153 địa điểm nói trên và các dữ liệu khác do địa phương báo cáo nhưng chưa được cập nhật trong danh sách 1153 điểm, trên cơ sở đó lựa chọn 557 điểm có thông tin về ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu dưới dạng file excel. Đây là tất cả các dữ liệu có thể thu thập được tại thời điểm bắt đầu triển khai dự án năm 2010.

Hình 4. Cơ sở dữ liệu về ô nhiễm tồn lưu

Page 20: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

20

Hình 5. Phương pháp luận để lựa chọn các điểm ưu tiên xử lý

557 điểm này sau đó được phân loại và tiến hành đánh giá nhanh theo các tiêu chí (chủng loại thuốc POP, mức độ ô nhiễm, cấu trúc nền kho, mùi, khoảng cách đến nhà dân, nguồn nước mặt, khu trồng trọt, chăn nuôi...) theo đó lựa chọn ra được 115 điểm có tiềm ẩn rủi ro.

Tiếp theo, Dự án tiếp tục sử dụng Bộ công cụ phân loại của Hatfield để tiến hành phân loại chi tiết cho 115 điểm nêu trên, từ đó lựa chọn được 05 điểm ưu tiên nhất tiến hành các hoạt động điều tra, lập kế hoạch và xử lý trong giai đoạn này, bao gồm: khu vực Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; khu vực Thạch Lưu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; khu vực Hòn Trơ, huyện Diễn Châu; khu vực Mậu 2 huyện Nam Đàn; khu vực Vực Rồng, huyện Tân Kỳ, thuộc tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, một số điểm nhỏ và lân cận khác còn tồn lưu nguyên chất thải POP cũng được đưa vào kế hoạch xử lý.

Đầu ra 1.4. Hướng dẫn kỹ thuật và hướng dẫn quản lý đối với chất thải POP được xây dựng

Dự án đã tổ chức rà soát các hướng dẫn kỹ thuật hiện hành về xử lý các kho thuốc, đặc biệt nghiên cứu hướng dẫn kỹ thuật của FAO về “Quản lý môi trường đối với các kho thuốc BVTV tồn lưu”, để xem xét khả năng áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, các hướng dẫn kỹ thuật của FAO áp dụng tương đối phù hợp với việc quản lý hóa chất BVTV tồn lưu trong các kho chứa, tuy nhiên không phù hợp với các đối tượng là khu vực chôn lấp, hoặc khu vực đất bị ô nhiễm bởi hóa chất BVTV tồn lưu. Theo đó, Dự án đã cân nhắc tình hình thực tiễn ở Việt Nam và đưa ra phương án điều chỉnh, xây dựng

Page 21: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

21

hướng dẫn một cách phù hợp. Hoạt động xây dựng

hướng dẫn kỹ thuật về quản lý ô nhiễm môi trường tại các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu được khởi động từ tháng 9 năm 2011, phối hợp chính với tư vấn quốc tế của Công ty TAUW, Hà Lan. Hướng dẫn được xây dựng sử dụng cách tiếp cận dựa vào rủi ro và quản lý khu vực ô nhiễm nhằm giảm thiểu rủi ro do khu vực gây ra cho sức khỏe cộng đồng, cho hệ sinh thái và rủi ro chất ô nhiễm lan truyền ra khỏi khu vực. Đây là hướng tiếp cận mới ở Việt Nam, do vậy việc thuyết phục các bên liên quan chuyển từ quan điểm “Xử lý triệt để” sang “Quản lý bền vững dựa vào rủi ro” cũng là một trong những công việc đòi hỏi dự án phải có những nỗ lực không nhỏ. Bộ hướng dẫn kỹ thuật đưa ra những công cụ và phương pháp quản lý khu vực ô nhiễm theo 5 giai đoạn: (i) điều tra, khảo sát sơ bộ; (ii) điều tra, khảo sát chi tiết; (iii) lập kế hoạch xử lý; (iv) xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực và (v) quan trắc và chăm sóc sau xử lý.

Nội dung của bộ hướng dẫn đã được dự thảo, thử nghiệm và tích hợp vào các khóa tập huấn từ tháng 11 năm 2011. Bộ hướng dẫn được hoàn thành và in ấn vào tháng 9 năm 2014 với tên gọi “Hướng dẫn kỹ thuật quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu”. Sách hướng dẫn được chia thành 3 quyển với 5 giai đoạn trong quy trình quản lý bền vững các khu vực

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

KHU VỰC Ô NHIỄM

CÁC

TÀI

LIỆU

BỔ

TRỢ

Hướng dẫn thực hiệnGiai đoạn 1 - Điều tra sơ bộ

Quyển 1

Hướng dẫn thực hiệnGiai đoạn 2 - Điều tra chi tiết

Quyển 2

Hướng dẫn thực hiện Giai đoạn 3 - Đánh giá phương

án xử lý cải tạo và phục hồi môi trường

Quyển 3

Quyển 4

Quyển 5

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNGKHU VỰC Ô NHIỄM

Báo cáo giai đoạn 1Điều tra sơ bộ khu vực

Báo cáo giai đoạn 2Điều tra chi tiết khu vực

Báo cáo giai đoạn 3Đánh giá phương án xử lý.

Cải tạo và phục hồi môi trường

Hướng dẫn thực hiệnGiai đoạn 4 - Quản lý thực hiện

xử lý, cải tạo và phục hồimôi trường

Hướng dẫn thực hiệnGiai đoạn 5 - Quan trắc và chăm sóc khu vực sau xử lý

Báo cáo giai đoạn 4Quản lý thực hiện xử lý.

Cải tạo và phục hồi môi trường

Báo cáo giai đoạn 5Quan trắc và chăm sóc

khu vực sau xử lý

Hình 6. Năm giai đoạn của Hướng dẫn kỹ thuật cho quản lý bền vững môi trường các

khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP

Hình 7. Bộ hướng dẫn kỹ thuật

Page 22: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

22

bị ô nhiễm. Bộ sách đã được in thành 1500 bản và gửi về các địa phương để nghiên cứu, áp dụng.

Một trong những kết quả của đầu ra 1.4 là trong khuôn khổ hoạt động do Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, thực hiện. FAO đã cử tư vấn quốc tế cùng với tư vấn trong nước thực hiện nghiên cứu “Hướng dẫn quản lý bao bì thuốc BVTV cho Việt Nam” với các sản phẩm sau:

- Đã tiến hành rà soát các hướng dẫn liên quan và xây dựng Dự thảo chương trình quản lý bao bì rỗng vào Quý 1 năm 2013.

- Đã áp dụng triển khai thí điểm chương trình quản lý bao bì rỗng tại các tỉnh, thành phố bao gồm: Hải Phòng, Lâm Đồng và Hậu Giang kèm theo Bản quy chế địa phương.

- Hướng dẫn thực hành Quản lý an toàn bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng ở Việt Nam, in 2000 bản và phát hành cho các Chi cục BVTV.

Đầu ra 1.5. Các số liệu của tài liệu đấu thầu bao gồm Mô hình giả thiết chi tiết của khu vực, kế hoạch phục hồi cải tạo và dự toán ngân sách cho một số lượng hạn chế các khu vực ô nhiễm được soạn thảo.

Dự án với sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế đã hoàn thành việc điều tra chi tiết đối với 5 điểm ưu tiên và 6 điểm nhỏ khác vào cuối năm 2011. Việc điều tra, khảo sát được thực hiện nhiều lần với mục tiêu chuẩn bị cho kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm này, đồng thời chuẩn hóa lại phương pháp luận để có thể hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật.

Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực đã được lựa chọn trong đó nêu cụ thể các phương án thực hiện, khối lượng và các hạng mục công việc cần thực hiện đã được tư vấn quốc tế hoàn thành vào giữa năm 2012 sau khi đã có trao đổi, thảo luận với các địa phương. Đây chính là căn cứ để dự án xây dựng các hồ sơ mời thầu và chuẩn bị thực hiện các hoạt động đấu thầu, tuyển dụng các nhà thầu thực hiện các hạng mục công việc liên quan.

Đầu ra 1.6. Nhân viên các cơ quan Chính phủ được đào tạo Dự án đã tổ chức 2 khóa tập huấn đầu tiên về điều tra, khảo sát khu vực

ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu với sự hỗ trợ của công ty tư vấn quốc tế Tauw, cho cán bộ địa phương tại 2 tỉnh Hà Tĩnh (gồm đại biểu từ 5 tỉnh lân cận) và Thái Nguyên (gồm các đại biểu từ 10 tỉnh lân cận). Các buổi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng đánh giá các điểm ô nhiễm POP cho các cán bộ tại địa phương. Các học viên cũng đã được đi thực địa tại Cẩm Thăng (Hà Tĩnh) và Hóa Trung (Thái Nguyên).

Page 23: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

23

Sau hai khóa ban đầu, tư vấn quốc tế và Dự án đã thống nhất hoàn thiện Hướng dẫn kỹ thuật rồi tiếp tục tiến hành các khóa đào tạo. Các khóa đào tạo đều có phần lý thuyết và phần thực hành với an toàn lao động là nội dung xuyên suốt. Những khóa tập huấn tiếp theo tiến hành vào năm 2014 và 2015. Bảng 1 dưới đây tổng hợp các khóa đào tạo về quy trình quản lý các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV POP mà dự án đã thực hiện.

Bảng 1. Các khoá đào tạo quản lý khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP

Khóa đào tạo về quản lý khu vực ô nhiễm Thời gian

Tổng số người

tham gia

Cán bộ địa

phươngĐánh giá khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP, Hà Tĩnh

11/2011 38 30

Đánh giá khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP, Thái Nguyên

11/2011 39 32

Quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Ninh Bình

11/2013 44 36

Quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Quảng Bình

09/2014 42 30

Quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Nghệ An

10/2014 51 38

Quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Nam Định

03/2015 41 24

Hình 8. Tập huấn về khảo sát, đánh giá ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV

tại Hà Tĩnh, 2011

Page 24: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

24

Bảng 1. Các khoá đào tạo quản lý khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (tiếp)

Khóa đào tạo về quản lý khu vực ô nhiễm Thời gian

Tổng số người

tham gia

Cán bộ địa

phươngQuản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Nghệ An (cho các tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh)

03/2015 44 29

Quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Quảng Ninh

04/2015 46 24

Lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm, Nam Định

05/2015 45 28

Lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm, Đà Nẵng

07/2015 38 30

Lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm, Bà Rịa Vũng Tàu

07/2015 34 28

Quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP), Hòa Bình

08/2015 31 18

Tổng số 493 347

Đầu ra 1.7. Sửa đổi và xây dựng các văn bản pháp luật

Thông qua việc triển khai các hoạt động Dự án tại địa phương, một trong những vấn đề liên quan đến chính sách, pháp lý được rất nhiều địa phương nêu ra đó là những bất cập liên quan đến hệ thống quy chuẩn/tiêu chuẩn hiện hành. Theo đó, Dự án đã tổ chức tiến hành rà soát các

Hình 9. Hội thảo xây dựng Quy chuẩn tại Hà Nội, 2012

Page 25: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

25

quy chuẩn hiện hành về hoá chất BVTV POP và tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới để đưa ra đề xuất các giá trị ngưỡng của hóa chất BVTV POP trong đất trong năm 2012. Hội thảo thảo luận sơ bộ về vấn đề này đã được tổ chức vào tháng 9/2012. Hầu hết các đại biểu tham dự đều đồng tình rằng những tiêu chuẩn/quy chuẩn hiện hành (QCVN 15:2008 và TCVN 5300:2009) là quá ngặt nghèo và không phù hợp cho hoạt động xử lý, cần có quy chuẩn/tiêu chuẩn mới thay thế phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Kết quả là thông qua Dự án, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2013/BTNMT về ngưỡng xử lý hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân huỷ tồn lưu theo mục đích sử dụng đất được ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2013 tại Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này, cùng với các quy chuẩn hiện hành như QCVN 15:2008/BTNMT, cho phép phân biệt đất bị ô nhiễm nhưng chưa cần ưu tiên xử lý và đất bị ô nhiễm cần phải xử lý cho từng mục tiêu sử dụng đất và theo rủi ro phơi nhiễm. Các ngưỡng xử lý cho phép tập trung vào những khu vực ô nhiễm gây rủi ro sức khỏe cho người dân thay vì dàn trải ra quá nhiều khu vực ô nhiễm.

Tháng 11 năm 2013, Tổng cục Môi trường thông qua Dự án đã tổ chức hội thảo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Hội thảo được tổ chức tại Ninh Bình với sự tham gia của 89 đại biểu từ 26 địa phương, các Bộ liên quan, Văn phòng Chính phủ và các chuyên gia. Hội thảo đã sơ kết hoạt động 3 năm thực hiện Quyết định, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những vướng mắc trong thời gian thực hiện. Hội thảo cũng kiến nghị cần chỉnh sửa và cập nhật Quyết định số 1946/QĐ-TTg. Trên cơ sở các kiến nghị tại Hội thảo, Tổng cục Môi trường đã rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả 3 năm thực hiện Kế hoạch, kiến nghị những điểm cần điều chỉnh trong Kế hoạch và Quyết định số 1946/QĐ-TTg, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Những công việc tiếp theo trong lĩnh vực hỗ trợ sửa đổi và xây dựng văn bản pháp quy còn được thực hiện trong Hợp phần 3 của Dự án.

Hình 10. Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg tại Ninh Bình,

tháng 11 năm 2013

Page 26: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

26

Đầu ra 1.8. Kế hoạch giám sát cho công việc loại bỏ và tiêu hủy chất thải POP/kho tồn lưu được soạn thảo, phê duyệt và phổ biến

Kế hoạch giám sát là một nội dung trong Giai đoạn 3 và Giai đoạn 4 của Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu. Áp dụng thực tế đối với các hoạt động xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trong khuôn khổ Dự án, Kế hoạch giám sát được xây dựng để giám sát các hoạt động xử lý trong Hợp phần 2.

Việc xây dựng kế hoạch giám sát do tư vấn quốc tế chủ trì, phối hợp với tư vấn trong nước, các cán bộ liên quan của Tổng cục Môi trường và các địa phương liên quan, nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực giám sát.

Nội dung quan trọng nhất của việc giám sát là giám sát hoạt động đào xúc, đóng gói, thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải thuốc BVTV POP, vì đây là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các nguồn tồn lưu, ô nhiễm nặng. Biểu mẫu nằm ở phần phụ lục của EMP bao gồm cả kiểm tra tình trạng của xe cộ phục vụ thi công, kiểm tra trang bị bảo hộ lao động, theo dõi khối lượng đã bốc xúc, vận chuyển.

Đầu ra 1.9. Kế hoạch truyền thông bao gồm nâng cao nhận thức đi vào hoạt động

Trong hoạt động của dự án, tháng 4 năm 2012 FAO đã có tư vấn quốc tế soạn ra tài liệu “Chiến lược truyền thông thúc đẩy sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV ở Việt Nam” và bàn giao cho Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng. Ngoài ra, Dự án cũng triển khai các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức cụ thể.

Các phần việc đã hoàn thành bao gồm: • Xây dựng xong

trang web của dự án (nay đã được đồng bộ vào trang web của Cục quản lý chất thải và Cải thiện môi trường tại http://caithienmoi-truong.vea.gov.vn);

• Hoàn thành 4 phóng sự trên ti vi, 6 bài phát thanh, 12 bài Hình 11. Nâng cao nhận thức cho người dân

Page 27: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

27

báo giấy, 12 báo mạng; • In ấn toàn bộ tài liệu truyền thông;• Tiến hành tham vấn cộng đồng tại 2 điểm sẽ xử lý tại Nghệ An và Hà

Tĩnh. Dự án cũng in ấn tài liệu tuyên truyền và tiếp tục sử dụng cho đến cuối giai đoạn của dự án.

Đầu ra 1.10. Thư bày tỏ quan tâm và hồ sơ thầu, Điều khoản tham chiếu, danh sách ngắn các công ty có năng lực, Hồ sơ mời nộp đề xuất và Nhà thầu được ký hợp đồng

Căn cứ vào kế hoạch xử lý cải tạo và phục hồi môi trường, Dự án và tư vấn quốc tế thống nhất tổ chức công tác xử lý thành ba gói thầu, phù hợp cho từng hạng mục công việc liên quan:

(i) Đào xúc và đóng gói;(ii) Vận chuyển và tiêu hủy;(iii) Xây dựng các công trình ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và xử lý trong trung và dài hạn. Trong năm 2012, Dự án đã ký kết hợp đồng với nhà thầu tiến hành công

việc bốc xếp, vận chuyển và lưu trữ tạm thời chất thải POP tại 06 điểm ô nhiễm ưu tiên (Vực Rồng, Hòn Trơ, Thạch Lưu và 3 điểm nhỏ gần Thạch Lưu). Khi đi vào thực hiện đã gặp một số vấn đề nan giải liên quan đến địa điểm kho chứa trung chuyển, Ban Quản lý Dự án và các cơ quan cấp tỉnh đã phối hợp xử lý. Các cuộc tham vấn cộng đồng giải thích rõ quy trình xử lý và các biện pháp bảo vệ môi trường và nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng dân cư địa phương cho việc triển khai các hoạt động.

Việc dự thảo điều khoản tham chiếu (TOR) và tiêu chí đánh giá nhà thầu cho gói thầu xử lý/tiêu hủy chính (đấu thầu quốc tế) đã được chuẩn bị và hoàn thành từ cuối năm 2012. Tháng 3 năm 2013, Dự án đã phối hợp với UNDP tiến hành sơ tuyển lựa chọn danh sách ngắn và đã lựa chọn được 13 trong số 15 nhà thầu tham dự vào cuối tháng 5/2013. Quá trình đấu thầu quốc tế được thực hiện từ 22/7/2013 đến tháng 10/2013, Dự án và UNDP căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ thầu đã lựa chọn được Công ty xi măng Holcim làm nhà thầu thực hiện gói thầu “Xử lý 880 tấn chất thải POP”. Hợp đồng với công ty xi măng Holcim được ký kết vào cuối tháng 12/2013, các hoạt động trong khuôn khổ gói thầu này được bắt đầu triển khai từ đầu năm 2014.

Page 28: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

28

Trước khi có gói thầu tiêu hủy, công nghệ xử lý hóa cơ đã được áp dụng thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa trong khuôn khổ dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam”, xét thấy đây là một công nghệ có tiềm năng, Dự án cũng đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, theo dõi với hy vọng đó có thể là công nghệ thích hợp. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm không được như ý, cũng như do một số vướng mắc về mặt kỹ thuật nên đơn vị sở hữu công nghệ này (Công ty EDL – New Zealand), mặc dù đã ở trong danh sách ngắn, quyết định không tham gia đấu thầu trong gói thầu xử lý/tiêu hủy chính.

Dự án đã đấu thầu và ký hợp đồng gói “Thi công công trình giảm thiểu rủi ro và phục hồi môi trường” với nhà thầu thi công vào tháng 12/2013. Nhà thầu thi công khởi công trong năm 2014. Nhà thầu giám sát xây dựng cũng đã được lựa chọn xong vào tháng 12/2013.

Tóm lại, mặc dù những hoạt động thuộc Đầu ra 1.10 chỉ là các hoạt động quản lý dự án thuần túy như xây dựng Điều khoản tham chiếu, lựa chọn danh sách ngắn, đấu thầu…nhưng đây là những gói thầu liên quan đến xử lý, tiêu hủy và có liên quan đến việc triển khai thành công của Dự án. Ngoài ra, việc đấu thầu quốc tế mặc dù được UNDP và các bên tham gia triển khai rất quyết liệt, nhưng đây là quá trình kéo dài từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2013 mới hoàn thành và ký hợp đồng.

2.2.2. Hợp phần 2: Ít nhất 7 khu vực ô nhiễm với 1000 tấn chất thải POP/nguồn tồn lưu POP được xử lý, tác động đến sức khỏe được giảm thiểu và loại bỏ

Đầu ra 2.1. Công ty trúng thầu được cấp phép để vận chuyển và tiêu hủy thuốc BVTV POP

Công việc này đã thực hiện lồng ghép trong Đầu ra 1.1. “Danh sách các đơn vị tiêu hủy hóa chất BVTV POP và phục hồi cải tạo môi trường”. Theo một phương án đặt ra trong văn kiện dự án là Dự án sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn

Hình 12. Bốc xúc và đóng gói tại Hòn Trơ, Nghệ An

Page 29: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

29

đơn vị trước rồi sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý như cấp phép… Tuy nhiên, để phù hợp với khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam, Dự án đã hỗ trợ một số đơn vị thực hiện đốt thử nghiệm để các đơn vị này xin cấp phép tiêu hủy trước khi tham gia đấu thầu.

Đầu ra 2.2. Các rủi ro trực tiếp được loại bỏ ở những khu vực ô nhiễm, thông qua việc loại bỏ các nguồn tồn lưu tại các khu vực ô nhiễm

Nội dung của hoạt động này là đào xúc, đóng gói và tiêu hủy các loại hóa chất BVTV tồn lưu, chất thải POP và đất nhiễm nặng tại các khu vực ô nhiễm. Việc này sẽ cơ bản loại bỏ các rủi ro trực tiếp do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra với môi trường và sức khỏe con người.

Năm 2011, Dự án thử nghiệm triển khai quy trình đào xúc, đóng gói, vận chuyển và tiêu hủy phần hóa chất và đất ô nhiễm nặng tại khu vực ô nhiễm Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chất thải POP được bốc dỡ và đóng gói an toàn và vận chuyển vào Nhà máy xi măng Holcim tại Hòn Chông, Kiên Giang để tiêu hủy với tổng khối lượng là 25,5 tấn gồm DDT và Lindane. Quá trình bốc dỡ tại Thái Nguyên diễn ra trong 4 ngày không bao gồm thời gian chuẩn bị và giai đoạn hoàn thổ. Đơn vị chịu trách nhiệm đào xúc, đóng gói là Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh hóa học.

Sau đợt thử nghiệm năm 2011, Dự án bước vào pha tổng thể tiến hành tiêu hủy các nguồn tồn lưu hóa chất BVTV và chất thải POP. Hoạt động này được triển khai gồm 02 công đoạn:

- Công đoạn 1: Đào xúc, đóng gói và tập kết tạm thời

Hình 13. Bốc xúc, đóng gói tại Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Hình 14. Tư vấn quốc tế giám sát quá trình bốc xúc, đóng gói

Page 30: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

30

hóa chất BVTV và chất thải POP tại các khu vực ô nhiễm mà Dự án đã khảo sát chi tiết trước đây. Dự án bắt đầu triển khai công việc vào tháng 6, tháng 7 năm 2013 để tránh mùa mưa và đảm bảo độ khô cho chất thải. Đơn vị triển khai hoạt động đào xúc, đóng gói và tập kết an toàn chờ tiêu hủy là Công ty CP Đầu tư Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Việt nam.

Kèm theo việc đào xúc, việc lấy mẫu và phân tích hoá chất bảo vệ thực vật POP trong quá trình thi công thường xuyên được thực hiện với hai mục tiêu (i) Quan trắc môi trường trong thời gian bốc xúc; (ii) Lấy mẫu phân tích hàm lượng đại diện cho chất thải POP ở từng khu vực trong quá trình đóng gói với tần suất 1 mẫu đất cho 20 tấn. Các mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ môi trường, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bảng 2. Tổng khối lượng chất thải POP được đào xúc đóng gói

TT Khu vực ô nhiễm Ngày đào xúc

Số tấn đã đào xúc và đóng gói

Số tấn đã tiêu hủy

1 Núi Căng, Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên

11/2011 25,5 25,5

2 Vực Rồng, Tân Long, Tân Kỳ, Nghệ An

6/2013 306,3 206,3

3 Hòn Trơ, Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An

7/2013 216 216

4 Thạch Lưu, Thạch Lưu, Thạch Hà, Hà Tĩnh

7/2014 143,8 143,8

5 Sơn Thọ 1, Sơn Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh

7/2014 0,32 0,32

6 Thạch Hương 1, Thạch Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh

7/2014 0,27 0,27

7 Thạch Hương 2, Thạch Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh

7/2014 0,119 0,119

8 Chiến Thắng, Vĩnh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh

12/2014 59,5 59,5

9 Xóm Vật tư xã Tân Phú và xóm Tân Minh, xã Tân Long, Tân Kỳ, Nghệ An

1/2015 67,92 67,92

Page 31: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

31

Bảng 2. Tổng khối lượng chất thải POP được đào xúc đóng gói (tiếp)TT Khu vực ô nhiễm Ngày

đào xúcSố tấn đã

đào xúc và đóng gói

Số tấn đã tiêu hủy

10 Nghĩa Trung (tổ Tân Lâm), TT Nghĩa Đàn, Nghĩa Đàn, Nghệ An

8/2015 176,67 176,67

11 DDT và 666 tồn lưu trong đợt tiêu hủy nhập lậu trên các tỉnh, thành phố

9/2015 11 11

Tổng cộng 1.007,4 907,4*Khối lượng chất thải POP đóng gói cao hơn khối lượng tiêu hủy vì có khoảng 100 tấn tại khu vực Vực Rồng sau khi đóng gói có kết quả phân tích cho thấy hàm lượng dưới 50mg/Kg nên đã được tỉnh Nghệ An xử lý xử lý tại chỗ.

- Công đoạn 2: Tiêu hủy chất thải POP. Kết quả đấu thầu quốc tế do UNDP thực hiện đã kết luận Công ty Holcim trúng thầu gói thầu tiêu hủy 880 tấn chất thải POP. Phía Công ty xi măng Holcim đã tiến hành thu gom chất thải POP tại các điểm tập kết. Việc tiêu hủy trong lò nung xi măng được tiến hành ngay sau khi chất thải về đến nhà máy ở Hòn Chông.

Việc thu gom, vận chuyển được giám sát bởi một tư vấn quốc tế và hai tư vấn trong nước mang ý nghĩa chuyển giao kỹ năng giám sát.

Cũng trong khuôn khổ Đầu ra 2.2, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai Hoạt động “Điều tra khu vực, đánh giá rủi ro nhằm hỗ trợ UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo và giám sát thực hiện xử lý, cải tạo phục hồi môi trường tại khu vực Nicotex Thanh Thái” trong năm 2014. Các kết quả đạt được của hoạt động này là Báo cáo điều tra, đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường tại khu vực Công ty Nicotex Thanh Thái, tỉnh Thanh Hoá. Số liệu điều tra đánh giá được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi cho UBND tỉnh Thanh Hoá để tham khảo, chỉ đạo xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. Mặc dù các loại hóa chất BVTV ở Nicotex không phải là POP, có thời gian phân hủy ngắn hơn nhiều so

Hình 15. Chất thải được vận chuyển và tập kết tại Nhà máy xi măng Holcim chờ xử lý

Page 32: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

32

với POP, nhưng đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa để thử nghiệm quy trình điều tra, khảo sát theo Hướng dẫn kỹ thuật mới xây dựng, đồng thời hỗ trợ Chính phủ và địa phương giải quyết nhanh chóng các điểm nóng về môi trường.

Việc điều tra, khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái cũng là cơ hội để Dự án hỗ trợ, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong công tác lập kế hoạch, điều tra, khảo sát, và đánh giá rủi ro ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV gây ra. Hoạt động này giúp tăng cường năng lực cho địa phương, đặc biệt là tỉnh Thanh Hóa, nơi có khá nhiều các điểm tồn lưu hóa chất BVTV POP đang phải quản lý, xử lý trên địa bàn.

Đầu ra 2.3. Các rủi ro tiềm năng và tiềm tàng được loại bỏ và kiểm soát, chương trình chăm sóc và quan trắc sau xử lý được thực hiện

Sau khi các rủi ro trực tiếp được loại bỏ bằng cách tiêu hủy các nguồn tồn lưu trong khu vực ô nhiễm, Dự án sẽ tiến hành loại bỏ hoặc kiểm soát các rủi ro tiềm năng và tiềm tàng thông qua việc giảm thiểu tác động của các khu vực ô nhiễm trung bình và nhẹ đến môi trường và sức khỏe. Đầu ra này được thực hiện với 02 hoạt động chính là thi công các công trình giảm thiểu rủi ro và xử lý các khu vực đất nhiễm bằng công nghệ không đốt.

Thi công các công trình giảm thiểu rủi ro được triển khai tại 3 điểm Mậu 2, Thạch Lưu và Hòn Trơ (xem hình 14).

Hình 16. Hố chôn lấp chất thải trong khuôn viên Công ty Nicotex Thanh Thái

Hình 17. Công trình cô lập, cách ly khu vực ô nhiễm nhẹ tại thôn Mậu 2, xã Kim Liên,

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Page 33: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

33

Bảng 3. Các công trình ngăn ngừa rủi ro

TT Khu vực ô nhiễm

Ngày hoàn thành

Các biện pháp trung và dài hạn

Diện tích cô lập (m2)

1 Hòn Trơ 11/2014 51m mương than bùn, 200m mương thu nước, 110m hàng rào, 61m đường, nạo vét 200m3 bùn, cung cấp máy lọc nước.

1.700

2 Thạch Lưu

8/2014 Bể than 20m3, 230m mương nước, 124m hàng rào, máy lọc nước.

860

3 Mậu 2 5/2014 Bể than hoạt tính 20m3, 300m mương thu nước, 150m hàng rào, máy lọc nước.

920

Tổng cộng 3.480

Xử lý thí điểm đất ô nhiễm hóa chất BVTV POP bằng công nghệ không đốt: Nhu cầu thực tế hiện nay cần tìm kiếm công nghệ xử lý đất nhiễm ở mức độ nhẹ, tại chỗ và có chi phí hợp lý đã thúc đẩy dự án và UNDP thống nhất đưa hoạt động “Xử lý thí điểm chất thải POP bằng một số công nghệ không đốt” vào kế hoạch dự án 2014. Ba công nghệ đã được thử nghiệm là công nghệ dùng Sắt Nano, công nghệ rửa POP – hoàn nguyên đất và công nghệ Daramend. Mỗi công nghệ xử lý 20m3 đất nhiễm nặng ở Hòn Trơ với mục tiêu là quan trắc hiệu quả xử lý của công nghệ, không đặt mục tiêu phải xử lý đất về mức sạch. Dự án gặp khó khăn lớn khi đất nhiễm có hàm lượng DDT khác nhau giữa các mẻ đất và khác nhau khi phân tích ở các phòng thí nghiệm khác nhau, kể cả phòng thí nghiệm ở Châu Âu.

Công nghệ rửa POP – hoàn nguyên đất, mặc dù thành công trong phòng thí nghiệm, nhưng sau một thời gian triển khai tỏ ra chưa sẵn sàng cho quy mô ngoài thực địa. Hai công nghệ còn lại đã thành công trong việc giảm được hàm lượng DDT trong đất và xác định được tỉ lệ giảm sau mỗi chu kỳ xử lý.

Đóng góp cho đầu ra này còn có sự tham gia của chuyên gia kỹ thuật cao cấp quốc tế (VSTE) từ năm 2013. Chuyên gia VSTE với 3 chuyến đi Việt Nam mỗi năm có nhiệm vụ hỗ trợ dự án trong việc đảm bảo về mặt kỹ thuật cho

Page 34: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

34

các hoạt động của dự án. Không những thế, các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực về điều tra, khảo sát và quản lý bền vững khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu theo 05 giai đoạn đều có VSTE tham gia, cho đến năm 2015 các chuyên gia trong nước mới từng bước thay thế vị trí của tư vấn quốc tế trong các khoá tập huấn EMP (xem Đầu ra 1.4).

Đầu ra 2.4. Các hoạt động trung và dài hạn được triển khai thực hiệnCác công trình sau khi

hoàn thành đều có bàn giao lại cho địa phương. Tư vấn trong nước và tư vấn VSTE đã hoàn thành báo cáo Giai đoạn 5 – “Quan trắc và chăm sóc sau xử lý” cho các điểm đã xử lý (Hòn Trơ, Thạch Lưu, Mậu 2). Tài liệu đã được dịch ra tiếng Việt và gửi cho các địa phương liên quan.

Ngoài việc bàn giao các công trình cụ thể mà Dự án tiến hành xử lý thí điểm ở các địa phương, một nội dung quan trọng của Đầu ra 2.4 này là hỗ trợ triển khai các hoạt động mang tính trung hạn và dài hạn ở tầm chính sách và chiến lược, như hỗ trợ triển khai Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và Cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu chung là duy trì sự bền vững cho các kết quả dự án. Các sản phẩm chính của hoạt động này bao gồm:

- Hỗ trợ xây dựng mẫu hồ sơ dự án xử lý, cải tạo phục hồi khu vực ô nhiễm. Năm 2014, mẫu hồ sơ đã được gửi về cho các địa phương để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Hiện nay, các biểu mẫu này đã được đưa vào Dự thảo Thông tư về khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường các khu vực bị ô nhiễm.

- Xây dựng Bộ chỉ số giám sát và đánh giá cho việc đánh giá và báo cáo phục vụ quản lý điểm ô nhiễm và xử lý hoá chất bảo vệ thực vật POP còn gọi là chỉ số M&E. Bộ chỉ số đã được Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường tích hợp vào cơ sở dữ liệu và hiện đang được Cục hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Hình 18. Bàn giao công trình tại Nam Đàn

Page 35: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

35

- Cũng để hỗ trợ hoạt động quản lý, xử lý lâu dài theo Kế hoạch quốc gia tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg, Dự án đã hỗ trợ mở rộng và nâng cấp Cơ sở dữ liệu về các điểm ô nhiễm tồn lưu được truy cập tại trang web http://caith-ienmoitruong.vea.gov.vn. Cơ sở dữ liệu được hoàn thành vào tháng 9/2015 và hội thảo hướng dẫn các địa phương sử dụng và thực hiện cũng đã được tổ chức.

- Nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về POP và trình diễn các kết quả của Dự án với các đối tác quốc tế, các cán bộ của Tổng cục Môi trường và GEF Việt Nam đã tham gia hội nghị các bên tham gia Công ước Stockholm, Basel và Rotterdam tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 5 năm 2015. Tại Hội nghị phái đoàn Việt Nam đã có một gian trưng bày riêng để giới thiệu về các dự án POP tại Việt Nam, trong đó có bài trình bày về Dự án POP Pesticides kèm theo đoạn phóng sự về dự án được trình chiếu tại Hội nghị.

- Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ 01 cán bộ của Tổng cục Môi trường tham dự Hội nghị về Hexacloroxyclohexan và hóa chất bảo vệ thực vật tại Tây Ban Nha từ ngày 03 đến ngày 06 tháng 11 năm 2015. Tại hội nghị, phía Việt Nam đã trình bày, giới thiệu và chia sẻ các kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tiếp cận, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu.

- Nhằm tăng cường năng lực điều tra, khảo sát cho cán bộ địa phương và hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu, Dự án triển khai hoạt động “Đánh giá sơ bộ 100-150 điểm tồn lưu mới và đánh giá chi tiết 15-20 điểm có rủi ro cao nhất phục vụ cho cơ sở dữ liệu và hoạt động tập huấn, tăng cường năng lực”. Việc khảo sát sơ bộ và chi tiết nhiều khu vực ô nhiễm tại một số tỉnh giúp cho cán bộ tại các cơ quan của địa phương có thể theo dõi và thực hành các kỹ năng đã được đào tạo qua các lớp tập huấn về quản lý khu vực ô nhiễm do Dự án tổ chức.

Hình 19. Gian hàng trưng bày của Đoàn công tác Việt Nam tại Hội nghị

COP 15 - Thuỵ Sỹ

Page 36: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

36

- Nhằm đưa ra một danh mục để các địa phương có thể tham khảo trong quá trình lựa chọn công nghệ xử lý, Dự án tiến hành hoạt động Xây dựng sổ tay về công nghệ tiêu hủy và xử lý hóa chất BVTV POP tồn lưu. Sổ tay liệt kê các công nghệ xử lý hóa chất BVTV và đất nhiễm hiện hành trên thế giới, trong đó tập trung giới thiệu chi tiết các công nghệ đã và có tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam. Sổ tay có sự hỗ trợ xây dựng của tư vấn quốc tế VSTE.

- Trong nỗ lực hỗ trợ các địa phương có hiện trạng tồn lưu hóa chất BVTV nặng nề, Dự án hỗ trợ xây dựng một kế hoạch/chiến lược tổng thể đối với một tỉnh bằng hoạt động “Xây dựng chiến lược quản lý các khu vực ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật lồng ghép với quy hoạch sử dụng đất, thí điểm áp dụng ở một tỉnh”. Sau vòng thảo luận đầu tiên, từ “Chiến lược” được thay thế bởi từ “Kế hoạch” cho phù hợp hơn và được lựa chọn triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An - nơi có số lượng các điểm tồn lưu hóa chất BVTV lớn nhất cả nước.

- Nhằm thúc đẩy việc triển khai điều tra, khảo sát khu vực ô nhiễm một cách đúng quy trình, Dự án đã xây dựng Sổ tay về Lấy mẫu và khoanh vùng các khu vực ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu. Sổ tay tổng hợp các quy trình vận hành chuẩn và các hướng dẫn về lấy mẫu đất, nước, không khí tại khu vực ô nhiễm. Sổ tay cũng hướng dẫn cách lắp đặt các giếng khoan quan trắc nước ngầm ngay tại khu vực ô nhiễm.

- Trong thời gian vừa qua, đã có khá nhiều nỗ lực của Trung ương và địa phương trong việc kiểm kê, điều tra, khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu. Báo cáo hiện trạng ô nhiễm hóa chất BVTV do Dự án hỗ trợ xây dựng nhằm đưa ra bức tranh chung về hiện trạng ô nhiễm do các hóa chất BVTV tồn lưu dạng POP tại Việt Nam.

Hình 20. Hội thảo xây dựng Kế hoạch quản lý bền vững các khu vực ô nhiễm hoá

chất BVTV trên địa bàn tỉnh Nghệ An - tháng 6/2015

Page 37: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

37

2.2.3. Hợp phần 3: Cải thiện quản lý hóa chất để ngăn chặn nhập khẩu và sử dụng hóa chất BVTV POP

Đầu ra 3.1. Tiêu chuẩn an toàn hóa chất quốc giaTrong lĩnh vực này, Chính phủ Việt Nam

đã hoàn thành một số kết quả trước khi Dự án khởi động, đó là:

• Luật Hóa chất được ban hành vào năm 2007;

• Nghị Định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hoá chất được ban hành từ năm 2008;

• Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ban hành năm 2010.

Vào giai đoạn 2013 – 2014 khi Luật Bảo vệ môi trường được cân nhắc để sửa đổi, Dự án thông qua UNDP đã hỗ trợ soạn thảo Luật Bảo vệ môi trường đối với các nội dung có liên quan đến các khu vực ô nhiễm. Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.

Sau khi Luật Bảo vệ môi trường được ban hành, Dự án tiếp tục hoạt động “Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường về phân loại khu vực ô nhiễm”. Hoạt động của chuyên gia tư vấn giúp Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường đưa được phương pháp luận phân loại các điểm ô nhiễm. Phương pháp luận này đã được thể chế hóa trong Thông tư về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các khu vực môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ tổ chức 02 hội thảo góp ý cho Thông tư nêu trên.

Đầu ra 3.2. Cán bộ của các cơ quan liên quan được đào tạo về quản lý hóa chất BVTV POP

Tổ chức FAO phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tiến hành hàng loạt các hoạt động trong đầu ra này. Đó là các hoạt động rà soát lại chương trình quản lý tổng hợp thuốc trừ sâu (IPM) ở Việt Nam, tiến hành đánh giá cơ sở cho quản lý thuốc BVTV theo vòng đời (từ khi đăng ký thuốc mới đến sản xuất sản phẩm thương mại, sử dụng thuốc và loại bỏ các bao bì, chất thải phát sinh sau sử dụng). FAO đã hỗ trợ Cục Bảo vệ thực vật soạn các tài liệu giảng dạy và đào tạo các giảng viên nguồn trong lĩnh vực giảm rủi ro từ thuốc BVTV và hoàn thiện khuôn khổ

Hình 21. Luật Bảo vệ môi trường 2014

Page 38: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

38

pháp lý liên quan đến quản lý thuốc BVTV theo vòng đời.

Trong khuôn khổ của hợp phần này, FAO đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật triển khai các hoạt động liên quan đến thiệt hại sau thu hoạch (post havest loss) và quản lý vòng đời thuốc bảo vệ thực vật (pesticides life cycle). FAO Việt Nam đặt số dự án này là GCP/VIE/040/GFF và có những hoạt động trong lĩnh vực của mình.

Sử dụng thuốc BVTV hợp lý và tiết kiệm sẽ giảm được lượng thuốc BVTV tiêu thụ trong cả nước. Nâng cao nhận thức của người phân phối và sử dụng thuốc sẽ ngăn ngừa việc sử dụng các thuốc cấm, trong đó có nhóm thuốc BVTV POP. Về mặt này, Dự án đã có hoạt động về tăng cường năng lực cho các đại lý bán thuốc trừ sâu, người dân được triển khai phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật. Đợt tập huấn này dựa trên các tài liệu của tư vấn FAO đã soạn thảo, Dự án đã xây dựng chương trình tập huấn cho 3 đối tượng đó là cán bộ nông nghiệp, người buôn bán hoá chất BVTV và nông dân. Với 6 bài giảng, nhà thầu đã tập huấn tại 5 tỉnh gồm Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hậu Giang và Lâm Đồng và đã tập huấn được cho 150 cán bộ ngành nông nghiệp, 150 người buôn bán hoá chất và 251 nông dân. Công việc hoàn thành trong năm 2013.

Dù Việt Nam đã nhập khẩu một khối lượng lớn thuốc BVTV, tuy nhiên một lượng thuốc nhập lậu hoặc không có nhãn mác nguồn gốc vẫn còn bị phân phối trong nước, nhất là khu vực biên giới và dọc theo trục quốc lộ 1A. Hoạt động 3.2.5 được dự án triển khai năm 2012 với sự hợp tác của cơ quan Tổng cục Hải Quan. Đó là các khóa tập huấn về quản lý, vận chuyển và bảo quản an toàn hóa chất BVTV bị tịch thu. Kỷ yếu về các quy định danh mục thuốc BVTV cấm cũng được phát cho cán bộ Hải quan và Quản lý thị trường trong các đợt tập huấn này.

Hình 22. Thí điểm áp dụng quản lý bao bì rỗng tại Hậu Giang

Page 39: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

39

Bảng 4. Các khóa tập huấn về quản lý thuốc BVTV và bao bì

TT Các khóa đào tạo Thời gian

Số người Địa điểm

1 Kiểm soát thuốc BVTV POP cho Hải Quan, Quản lý thị trường

2012 130 Lào Cai, Đồng Nai

2 Đào tạo quản lý thuốc BVTV cho cán bộ quản lý và kỹ thuật

2013 150 Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hậu Giang, Lâm Đồng

3 Đào tạo quản lý thuốc BVTV cho đại lý thuốc

2013 150 Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hậu Giang, Lâm Đồng

4 Đào tạo quản lý thuốc BVTV cho đại diện nông dân

2013 251 Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hậu Giang, Lâm Đồng

5 Đào tạo xử lý bao bì sau sử dụng

2013 240 Hải Phòng, Lâm Đồng, Hậu Giang

Các khóa tập huấn cốt lõi của Dự án là các khóa tập huấn quản lý bền vững khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV POP. Các khóa tập huấn này nối tiếp các khóa tập huấn đã thực hiện và đã được trình bày ở Đầu ra 1.6.

Ngoài ra, đáp ứng yêu cầu của học viên cần đi sâu vào lấy mẫu phân tích và khoanh vùng ô nhiễm, dự án tiến hành hoạt động tổ chức ba lớp tập huấn về lấy mẫu và khoanh vùng khu vực ô nhiễm. Ba khóa tập huấn được tổ chức ở ba miền Bắc, Trung, Nam có sự hướng dẫn trực tiếp của tư vấn quốc tế. Khóa tập huấn tổ chức hẳn một ngày thực tập ngoài trời với yêu cầu học viên phải thực hiện lấy mẫu đất, lắp giếng quan trắc, lấy mẫu nước và các

Hình 23. Tập huấn về quản lý ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu tại

Quảng Bình tháng 10/2014

Page 40: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

40

kỹ năng liên quan đến lập bản đồ khoanh vùng ô nhiễm đất. Nhiều kinh nghiệm đã được chia sẻ trong khóa tập huấn này.

Đầu ra 3.3. Bản kỷ yếu tổng hợp các tài liệu pháp lý về quản lý hóa chất BVTV POP

Trong năm 2012, Dự án đã hoàn thành bản kỷ yếu văn bản pháp lý trong quản lý hoá chất BVTV POP và hướng dẫn kỹ thuật bốc xếp an toàn hoá chất BVTV bị tịch thu. Những tài liệu này đã được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và phát cho các cán bộ hải quan, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường và các cán bộ chuyên môn khác trong 02 đợt hội thảo tại Lào Cai và Đồng Nai năm 2012.

Đầu ra 3.4. Các lực lượng song phương giữa các tỉnh biên giới Việt Nam và đồng nhiệm ở các tỉnh biên giới Trung Quốc được tổ chức để nhằm ngăn chặn buôn bán trái phép hóa chất BVTV

Ban Quản lý dự án đã trao đổi, thống nhất với Tổng cục Hải quan về hoạt động này: Hoạt động được triển khai lồng ghép với hoạt động thường niên song phương giữa hải quan Việt Nam và Trung Quốc và chủ đề về phối hợp ngăn ngừa việc buôn bán trái phép, nhập lậu được đưa vào chủ đề thảo luận cùng với các chủ đề khác, thay vì đề cập trong một hội nghị riêng.

Đầu ra 3.5. Cơ sở vật chất để bốc xếp và lưu trữ hóa chất BVTV bất hợp pháp được xây dựng ở các điểm biên giới quan trọng

Dự án đã hoàn thành đánh giá hiện trạng các kho chứa và nhu cầu cần nâng cấp các kho. Nói chung, các kho chứa đều đang trong tình trạng xập xệ và cần nâng cấp. Các tỉnh miền trung dọc QL1, Lạng Sơn và Lào Cai có nhu cầu cải tạo kho chứa. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó khăn cần giải quyết đó là các kho đang sử dụng hiện nay chủ yếu mượn mặt bằng và/hoặc thuê, nên việc lên kế hoạch cải tạo gặp phải nhiều khó khăn. Lạng Sơn đã yêu cầu phải tìm mặt bằng ở nơi khác để xây kho mới – một việc vượt ra ngoài khả năng của Dự án.

Hình 24. Tập huấn về lấy mẫu tại hiện trường

Page 41: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

41

Bộ tiêu chí và thiết kế mẫu cho các kho thuốc chứa hoá chất BVTV bị bắt giữ đã được xây dựng xong và áp dụng để cải tạo thí điểm 02 kho. Hoạt động cải tạo và nâng cấp 02 kho chứa thuốc tại Lào Cai và Bình Thuận hoàn thành vào đầu năm 2015. Trong đó phần việc lớn dành cho kho ở Lào Cai do vị trí sát biên giới và đã từng là nơi chứa nhiều tấn thuốc BVTV nhập lậu hoặc buôn bán trái phép.

2.3. Kết quả thực hiện về tài chính

Đóng góp bằng tiền- Quyết định số 1904/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009, đối ứng

bằng tiền mặt là 95.144 USD, tương đương 1.617.446.000 VNĐ- Quyết định số 2050/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2014 (gia hạn dự

án), đối ứng bằng tiền mặt là 1.900.000.000 VNĐ, tương đương 90.000USD. Tiến độ giải ngân vốn đối ứng theo các năm đều đạt 100%.

Vốn đối ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trường chi cho các hạng mục:- Chi phí Văn phòng (thuê nhà, điện nước, điện thoại, internet…)- Chi họp chuyên gia, tổ tư vấn, họp ban chỉ đạo- Xây dựng các báo cáo chuyên đề về đánh giá, quản lý dự ánBằng hiện vật tương đươngTheo Quyết định 1904/QĐ-BTNMT, đóng góp bằng hiện vật là 6.294.965

USD. Hiện nay thống kê sơ bộ:- Đối ứng lương của cán bộ Chính phủ: Giám đốc dự án, Phó Giám đốc dự

án, Kế toán trưởng, Điều phối viên dự án, Quản đốc dự án (một phần)- Đối ứng phòng họp, phòng làm việc của các cán bộ Chính phủ- Vốn hàng năm triển khai Quyết định 1946/QĐ-TTg(VNĐ): o 150 - 200 triệu hàng năm triển khai nhiệm vụ Văn phòng 1946

Hình 25. Lễ bàn giao kho thuốc sau khi

được cải tạo nâng cấp tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai

Page 42: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

42

o 200 triệu vận hành cơ sở dữ liệu hàng nămo 1.092 triệu khoa học công nghệ về công nghệ thân thiện xử lý hóa chất

BVTV tồn lưu (năm 2014 là 250 triệu và 2015 là 200 triệu, còn 2016 tiếp tục).- Vốn cho công tác xử lý ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV tại

các địa phương theo thống kê kèm theo (theo nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia và Quyết định 58/2008/QĐ-TTg và Quyết định 38/2011/QĐ-TTg): khoảng 288 tỷ tương đương với khoảng 14 triệu USD (xem Phụ lục 2). Bên cạnh đó, các tỉnh cũng cung cấp ngân sách và đóng góp bằng hiện vật cho các dự án xử lý khu vực ô nhiễm.

- Ngoài ra, còn một số vốn ngân sách nhà nước của Cục Bảo vệ thực vật chi cho hoạt động quản lý bao bì hóa chất BVTV, ngân sách Bộ Quốc phòng nghiên cứu xây dựng các công nghệ xử lý….

Giải ngân vốn GEF/UNDPBảng 5. Tổng ngân sách tài trợ cho Dự án (USD)

Ngân sách

2010 2011 2012 2013

GEF 3,957,580 82,427 401,169 1,157,190 2,316,793 UNDP 260,000 110,000Tổng 4,217,580 82,427 401,169 1,157,190 2,426,793

Bảng 6. Kết quả giải ngân theo từng năm (USD)

Ngân sách

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

Hợp phần 1

445,530 20,257 228,519 163,426 85,356 -7,517 490,041

Hợp phần 2

2,787,450 1,354 109,771 161,580 677,902 904,237 972,482 2,827,326

Hợp phần 3

562,000 3,850 60,139 51,051 84,544 199,815 399,399

QLDA 422,600 60,816 59,029 69,717 78,674 54,464 94,270 416,970

Tổng 4,217,580 82,428 401,169 454,863 892,983 1,035,727 1,266,567 4,133,737

Page 43: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

43

2.4. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện Dự án

a) Chính sách và môi trường pháp lý: Chính sách của Chính phủGiai đoạn trước 2007: Việt Nam đã ký Công ước Stockholm vào ngày 23

tháng 5 năm 2001 và phê chuẩn Công ước này vào ngày 22 tháng 7 năm 2002, chính thức trở thành thành viên thứ 14 phê chuẩn Công ước Stockholm. Thực hiện Công ước này, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy với mục đích góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường toàn cầu trước những mối nguy hại của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Kế hoạch này cũng đã đưa ra những mục tiêu và đề xuất những danh mục các đề án, dự án và nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Trong đó, mục tiêu, nhiệm vụ và đề án ưu tiên liên quan đến tăng cường năng lực và đến hóa chất BVTV hữu cơ khó phân hủy tồn lưu có mối quan hệ mật thiết với sự khởi nguồn của Dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” cũng như trong suốt quá trình thực hiện Dự án này.

Từ 2007 đến 2009: Nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu và các chất POP, các Bộ và địa phương đã chủ động tiến hành kiểm kê, điều tra, đánh giá bước đầu để xây dựng các kế hoạch quản lý, xử lý. Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa các số liệu và lên một bức tranh mang tính hình dung tổng thể về ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu mà qua đó Dự án sẽ kế thừa để triển khai các hoạt động.

Giai đoạn sau 2010 (trong quá trình thực hiện Dự án): Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan đã ban hành một loạt các chính sách quan trọng liên quan đến vấn đề quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường do các hóa chất hữu cơ khó phân hủy gây ra. Có thể nói hai văn bản có tác động lớn đến việc thực hiện Dự án là Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch phòng ngừa xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước và Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2012 về Chương trình Mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Những chính sách mang tính khung này đã có những tác động quan trọng đến kết quả thực hiện Dự án, cụ thể một số điểm chính như sau:

- Tạo một khung pháp lý chắc chắn cho hoạt động quản lý, xử lý và cải tạo phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV POP tồn lưu;

- Bổ sung một nguồn lực quan trọng từ phía Chính phủ cho công tác này, và đây được coi là nguồn vốn đối ứng quan trọng cho Dự án;

Page 44: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

44

- Góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức cho các cấp, các ngành trong công tác quản lý, xử lý cải tạo phục hồi môi trường.

Chính sách của Nhà tài trợQuản lý an toàn POP là một vấn đề có tính chất quốc tế, mang lại lợi ích

môi trường toàn cầu, phục vụ mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng và vì vậy, các hoạt động thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) bắt đầu tài trợ cho Việt Nam các dự án về POP từ Chu kỳ 4 (2006-2010) thông qua các Cơ quan ủy thác của GEF như Tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế khác. Với sự chủ động và phối hợp giữa các cơ quan, trong thời gian qua (2004-2014), Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ đáng kể của cộng đồng quốc tế để triển khai các hoạt động quản lý an toàn POP, gồm 08 dự án quốc gia từ GEF, tham gia 03 dự án khu vực do GEF tài trợ, và một số dự án song phương do các quốc gia, tổ chức khác như Thụy sỹ, CH Séc, Hoa Kỳ, Canada, Bill & Melinda Gates Foundation, Ford Foundation. Các dự án được xây dựng đều có tính tiếp nối liên tục, hỗ trợ lẫn nhau để đạt mục tiêu chung của quốc gia và những cam kết của Việt Nam đối với quốc tế. Về huy động vốn tài trợ của GEF trong lĩnh vực POP, Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Hình 26. Huy động nguồn lực từ GEF cho các Dự án quản lý các chất POP tại Việt Nam so sánh với một số nước

(Nguồn: 2014, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kỷ yếu 10 năm thực hiện công ước Stockholm tại Việt Nam)

Page 45: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

45

Có thể nói, lĩnh vực POP/Hóa chất đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ đáng kể của các nhà tài trợ quốc tế, bằng chứng thể hiện thông qua nguồn vốn hỗ trợ đã huy động được trong các năm qua. Nguồn vốn này kết hợp với các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư khác đã tạo động lực, tạo ra sự thay đổi đáng kể về nhận thức, năng lực và cơ chế để triển khai các hoạt động về quản lý, kiểm soát ô nhiễm đối với các chất POP nói riêng và các hóa chất nguy hại nói chung, góp phần tạo ra những tác động tích cực lâu dài cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và phát triển bền vững tại Việt Nam.

b) Công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án:Tổ chức và năng lực quản lý thực hiện dự ánĐể hiểu rõ về công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình dự án, có một

số mốc quan trọng sau cần đề cập: • Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh mục dự án vào ngày 06 tháng 03 năm 2009 theo Công văn số 360/TTg-QHQT, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định, phê duyệt và ký kết văn kiện dự án với nhà tài trợ và chủ trì triển khai thực hiện dự án;• Văn kiện dự án được ký kết vào ngày 01/10/2009 giữa UNDP, FAO và Bộ Tài nguyên và Môi trường;• Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 1904/QĐ-BT-NMT ngày 01/10/2009 về phê duyệt dự án, trong đó giao Tổng cục Môi trường làm chủ dự án;• Tổng cục Môi trường ban hành Quyết định số 1176/QĐ-TCMT ngày 20/10/2009 giao đầu mối thực hiện dự án cho Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường;• Bộ Tài nguyên và Môi trường ký Quyết định số 2123/QD-BTNMT ngày 02/11/2009 về việc thành lập Ban Quản lý dự án, bổ nhiệm giám đốc dự án, Phó giám đốc dự án và Kế toán trưởng dự án; • Tổng cục Môi trường ra Quyết định số 1702/QĐ-TCMT ngày 25/12/2009 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án;• Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 47/QĐ-BTNMT ngày 14/01/2010 thành lập Ban chỉ đạo dự án. Sau khi Ban Quản lý Dự án được thành lập và đi vào vận hành từ cuối 2009,

việc tổ chức quản lý và thực hiện dự án được tiến hành theo kế hoạch và tuân thủ chặt chẽ các quy chế liên quan đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ, cụ thể:

Page 46: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

46

• Từ 10/2009 đến 07/2010, thực hiện theo Quy chế Quốc gia Điều hành (National Execution - NEX); • Từ 07/2010 đến hết dự án, thực hiện theo Quy chế chung quản lý chương

trình và dự án hợp tác Việt Nam – Liên Hợp Quốc (Harmonized Project and Program Management Guidelines – HPPMG).

Hình 27. Họp Ban chỉ đạo Dự án năm 2013

Việc chuyển đổi từ quy chế Quốc gia Điều hành (NEX) sang Quy chế chung Quản lý Chương trình và Dự án Hợp tác Việt Nam – Liên Hợp Quốc (HPPMG) khiến cho việc thực hiện dự án trong thời kỳ 2010 – 2011 có chậm hơn so với kế hoạch do sự thay đổi các quy trình lập, phê duyệt kế hoạch cũng như trong các thủ tục đấu thầu khiến nhân sự của dự án phải mất thời gian để nắm bắt và triển khai.

Ưu điểm của HPPMG có thể ghi nhận đó là hài hòa hóa các quy định của nhà tài trợ Liên Hợp Quốc và quy định của Chính phủ Việt Nam. Các quy định đưa ra vẫn đảm bảo nhà tài trợ có thể giám sát và quản lý việc sử dụng hợp lý nguồn vốn tài trợ, đồng thời tăng cường trách nhiệm điều phối cho cơ quan chủ quản, thông qua đó giúp lồng ghép hiệu quả hơn các hoạt động của dự án với các hoạt động quản lý nhà nước liên quan. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng các công việc của Ban Quản lý Dự án đồng thời làm giảm sự linh hoạt

Page 47: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

47

trong việc điều chỉnh các hoạt động, ảnh hưởng một phần đến tiến độ triển khai các hoạt động của dự án và tiến độ giải ngân. Mặc dù vậy, sau khi nắm bắt rõ và làm quen các quy định theo HPPMG thì tiến độ triển khai dự án đã được cải thiện rõ rệt trong giai đoạn tiếp theo.

Theo hướng dẫn của các quy định liên quan (HPPMG, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP, Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT v.v…), việc tổ chức thực hiện và báo cáo tiến độ thực hiện dự án hàng năm thông qua các kế hoạch và báo cáo theo năm và theo quý. Kế hoạch năm của dự án trong quá trình xây dựng đều tham vấn và nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các cơ quan liên quan. Kế hoạch năm được ký kết bao gồm các đầu mục cụ thể, rõ ràng như kết quả mong đợi; các hoạt động sẽ thực hiện, khung thời gian thực hiện và các chỉ tiêu về giám sát, đánh giá liên quan cho từng kết quả đầu ra v.v… cũng đã giúp ích rất nhiều cho các hoạt động quản lý dự án như đấu thầu, báo cáo và tổ chức thực hiện các gói thầu một cách hiệu quả.

Các quy định về trình phê duyệt, báo cáo tiến độ và hiệu quả hoạt động cho nhà tài trợ và cơ quan chủ quản theo HPPMG, mặc dù có những ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân, nhưng cũng giúp đảm bảo việc thực hiện dự án được báo cáo thường xuyên và có sự giám sát của các bên liên quan. Các vấn đề phát sinh đều được chủ động trao đổi và nhận được sự phối hợp tích cực của UNDP và cơ quan chủ quản, đặc biệt các phần công việc liên quan đến quản lý dự án như xây dựng, trình và phê duyệt kế hoạch năm, kế hoạch đấu thầu, và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật đòi hỏi có chuyên môn sâu như việc xây dựng hồ sơ mời thầu, các TOR quan trọng và việc tổ chức quản lý thực hiện các hoạt động của dự án.

Chế độ báo cáo và thực hiện các quy định về giám sát và đánh giáDự án tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà tài trợ và Chính phủ Việt

Nam liên quan đến chế độ báo cáo và giám sát đánh giá, cụ thể tất cả các báo cáo quý, năm đều được hoàn thành đầy đủ nội dung theo quy định và được gửi đến các cơ quan chức năng liên quan. Báo cáo khởi động, kết quả đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ, đánh giá tác động của Dự án đã được thực hiện theo quy định. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan chủ quản dự án, và Tổng cục Môi trường – Chủ dự án, đều thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và tài chính. Thêm vào đó, việc kiểm toán dự án do nhà tài trợ tổ chức đều được thực hiện hàng năm. Việc này giúp ích rất nhiều cho công tác thực hiện dự án, những khuyến nghị được đưa ra trong các báo cáo khởi động, báo cáo đánh giá giữa kỳ trên thực tế đã giúp dự án có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thiết kế các hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Page 48: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

48

Quản lý rủi ro và thay đổiVăn kiện dự án đã nhận diện các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Qua quá trình triển khai dự án, các rủi ro này đã được kiểm soát và loại bỏ như sau:

Bảng 7. Các rủi ro nhận diện trong văn kiện dự án và thực tế triển khai

Rủi ro (tại văn kiện dự án)

Mức độ

Biện pháp giảm thiểu rủi ro (tại văn kiện dự án)

Thực tế triển khai Dự án

Các thống kê hiện nay đã tính thiếu số lượng lớn các nguồn tồn lưu, và kinh phí không đủ để loại bỏ các nguồn tồn lưu mới tìm thấy.

Trung bình

Cả thống kê của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện công ước Stockholm (NIP) và của giai đoạn PDF-B đều hướng tới những tỉnh được biết là có khối lượng chất BVTV POP lớn trong lịch sử. Nguồn vốn Chính phủ cấp cho xử lý các “điểm nóng” hóa chất đang tăng lên trong những năm gần đây.

Số lượng các điểm ô nhiễm đã được cập nhật tại giai đoạn khởi động dự án và Dự án đã lựa chọn các điểm ưu tiên để xử lý.

Nguồn vốn Chỉnh phủ được tăng lên rõ rệt từ năm 2010.

Trong thời gian thực hiện dự án, các tiêu chuẩn ghi trong văn kiện dự án không được áp dụng.

Trung bình

Dự án sẽ sử dụng các giám sát độc lập nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về tháo dỡ, đóng gói, vận chuyển và tiêu hủy được áp dụng.

Dự án đã sử dụng các giám sát quốc tế, và huy động tư vấn trong nước và cán bộ Chính phủ để phối hợp nhằm tăng cường năng lực áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

Không tuyển được nhà thầu cho việc tiêu hủy hóa chất BVTV POP ở Việt Nam, hoặc các hồ sơ thầu cao hơn kinh phí cho phép.

Thấp Dựa vào vào các kết quả nghiên cứ trước đây, cơ sở có đủ năng lực đang hoạt động, và chi phí đưa ra nằm trong khoảng kinh phí dự kiến. Trong trường hợp không tìm được cơ sở có đủ năng lực, khả năng xuất khẩu hóa chất BVTV POP tới các cơ sở chất thải nguy hại phù hợp sẽ được nghiên cứu. Trong trường hợp chi phí xuất khẩu vượt quá kinh phí thuộc

Việc đấu thầu quốc tế đã được tiến hành để lựa chọn nhà thầu và công nghệ phù hợp (có tính đến cả việc xuất khẩu).

Thực tế là nhà thầu trong nước đã trúng thầu và hoạt động tiêu hủy hóa chất BVTV

Page 49: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

49

Bảng 7. Các rủi ro nhận diện trong văn kiện dự án và thực tế triển khai (tiếp)

Rủi ro (tại văn kiện dự án)

Mức độ

Biện pháp giảm thiểu rủi ro (tại văn kiện dự án)

Thực tế triển khai Dự án

Đầu ra 2.5, hoặc báo giá quá cao, Dự án sẽ giảm chi phí của Đầu ra 3 và chuyển kinh phí sang Đầu ra 2.

POP đã được thực hiện an toàn với chi phí thấp hơn kinh phí cho phép ban đầu.

Các vấn đề liên quan tới môi trường và sức khỏe con người trong việc vận chuyển và phân hủy hóa chất BVTV POP.

Trung bình

Rõ ràng sẽ có những rủi ro trong quá trình đào xới, vận chuyển và tiêu hủy hoá chất BVTV POPs. Những rủi ro này không liên quan tới công nghệ phân hủy được lựa chọn. Yêu cầu thầu theo các hướng dẫn quốc tế sẽ giảm thiểu rủi ro này, và được xem là thấp hơn so với rủi ro về môi trường và sức khỏe trong trường hợp hóa chất BVTV không được xử lý.

Dự án đã sử dụng chuyên gia quốc tế để giám sát hoạt động đào xúc, đóng gói để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trong suốt các hoạt động hiện trường.

Thiếu sự tham gia của các bên liên quan (quốc gia, địa phương) cho việc lựa chọn công nghệ phá hủy.

Thấp Các Uỷ ban nhân dân sẽ can thiệp trong việc cho phép chính thức việc áp dụng công nghệ và liên quan tới các chuyên gia trong nước và người dân địa phương. Họ cũng sẽ lựa chọn các bên liên quan sẽ tham gia vào quá trình, bao gồm các cán bộ trung ương và các chuyên gia. Dự án cũng sẽ lựa chọn các chuyên gia quốc tế tốt nhất cho việc lựa chọn các công nghệ phù hợp, các tiêu chí thiết kế, giám sát và báo cáo dự án. Đầu ra 1.9 sẽ hỗ trợ cho các cộng đồng liên quan trong quá trình phân hủy hóa chất BVTV POP.

Trước mỗi hoạt động hiện trường diễn ra, Dự án đều tổ chức hội nghị tham vấn cộng đồng nhằm thông báo cho các bên liên quan để đảm bảo chia sẻ thông tin, đồng thuận và có được sự hỗ trợ khi triển khai. Thực tế đều có sự tham gia của các bên liên quan và nhận được sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương.

Rủi ro về danh tiếng của UNDP và GEF khi dự án thất bại

Thấp Dự án có mục tiêu cuối cùng là hình thành năng lực quốc gia về loại bỏ chất thải nguy hại theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là trách nhiệm theo công ước Basel, đó là quốc gia có khả năng tiêu hủy chất hóa học độc hại trong lãnh thổ của

Dự án đã được triển khai một cách hiệu quả, danh tiếng của UNDP và GEF được cải thiện thông qua nhiều hoạt động về tăng cường năng lực,

Page 50: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

50

Bảng 7. Các rủi ro nhận diện trong văn kiện dự án và thực tế triển khai (tiếp)

Rủi ro (tại văn kiện dự án)

Mức độ

Biện pháp giảm thiểu rủi ro (tại văn kiện dự án)

Thực tế triển khai Dự án

họ thì họ phải làm như vậy. Theo tiêu chuẩn quốc tế, dự án sẽ thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia mới phù hợp với các công nghệ hiện có và tạo ra những khích lệ cho việc áp dụng các tiêu chuẩn này nhằm đạt được các tiêu chuẩn chung.

xây dựng chính sách, pháp luật.

Công nghệ xử lý sinh học chứng tỏ không hiệu quả hoàn toàn trong việc loại bỏ hóa chất BVTV POP.

Thấp Trao đổi các bài học với nhóm cùng phát triển công nghệ tương tự ở Ấn Độ sẽ cải thiện chất lượng của công nghệ mới. Cơ sở sinh hóa của xử lý sinh học trước đó cũng không phù hợp hơn với dioxin so với hóa chất BVTV POP.

Dự án đã không áp dụng công nghệ sinh học vì công nghệ này chưa chứng tỏ sự hiệu quả. Ngoài việc đốt các chất thải, các công nghệ không đốt khác được thí điểm đều là công nghệ đã được ng-hiên cứu, chứng minh ở trong nước hoặc quốc tế.

Việc quản lý rủi ro còn được thực hiện trong giai đoạn Đánh giá giữa kỳ của Dự án vào tháng 11 năm 2012. Các rủi ro được nhận diện trong đánh giá giữa kỳ và việc kiểm soát như sau:

- Cần đảm bảo tiến độ xử lý, tiêu hủy hóa chất BVTV POP khi Dự án kết thúc. Thực tế Dự án đã được gia hạn đến hết năm 2015, đủ thời gian cho hoạt động lựa chọn nhà thầu và xử lý, tiêu hủy hóa chất BVTV POP tồn lưu. Mặt khác, Dự án còn đủ thời gian và nguồn lực để triển khai hoạt động thí điểm xử lý đất nhiễm ở mức độ trung bình và nhẹ bằng công nghệ không đốt và đây được coi là giá trị gia tăng của Dự án.

- Năng lực của Ban Quản lý dự án trong giai đoạn xử lý tiêu hủy cần được cải thiện để đảm bảo tiến độ. Tại thời điểm cuối năm 2012 và đầu năm 2013, đứng trước bối cảnh Dự án sẽ phải triển khai hàng loạt các hoạt động hiện trường, Dự án đã bổ sung thêm 01 cán bộ kỹ thuật hiện trường để thực hiện việc điều phối, giám sát và triển khai các hoạt động hiện trường để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

Page 51: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

51

Công tác đấu thầu, mua sắmBan quản lý dự án trong mọi gói thầu và hoạt động mua sắm liên quan đều

tuân thủ các quy định của HPPMG, của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan. Mọi hoạt động liên quan đến mua sắm, đấu thầu đều tuân theo kế hoạch đấu thầu năm được cơ quan chủ quản phê duyệt, những thay đổi so với kế hoạch đều được trình phê duyệt lại và tham vấn với nhà tài trợ. Kế hoạch đấu thầu này luôn được xây dựng và bám sát kế hoạch năm được ký kết giữa Nhà tài trợ và Tổng cục Môi trường.

Như đã nêu ở trên, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định đấu thầu, mua sắm theo HPPMG và Luật đấu thầu có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo việc giám sát và lồng ghép các hoạt động của Dự án với hoạt động của Cơ quan chủ quản, tuy nhiên cũng có phần làm giảm tính linh hoạt khi điều chỉnh các hoạt động. Đặc thù của các dự án tăng cường năng lực là thường xuyên có sự điều chỉnh, cập nhật đề phù hợp với tình hình thực tế, nên việc thay đổi Kế hoạch năm và Kế hoạch đấu thầu là việc không tránh khỏi. Lúc đó, việc trình duyệt điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu thường có độ trễ và ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án.

Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tăng cường năng lực Đội ngũ chuyên gia (trong và ngoài nước) là một trong những nguồn hỗ trợ

kỹ thuật quan trọng của dự án. Dự án thường xuyên trao đổi đặc biệt là các vấn đề có tính kỹ thuật cần chuyên gia để có thể giải quyết được và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của hoạt động dự án. Tuy nhiên, do vấn đề liên quan đến quản lý ô nhiễm hóa chất BVTV dạng POP tồn lưu là một vấn đề tương đối mới ở Việt Nam nên đội ngũ chuyên gia trong nước có đủ trình độ không nhiều, khiến dự án phải phụ thuộc tương đối nhiều về mặt kỹ thuật vào các chuyên gia quốc tế, việc này kéo theo một loạt các vấn đề liên quan có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các hoạt động (VD: như điều phối thực hiện, phiên dịch, visa và các vấn đề liên quan khác do thủ tục của Việt Nam đối với chuyên gia quốc tế).

Để giải quyết, Dự án thường xuyên huy động các cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia phối hợp chặt chẽ với chuyên gia quốc tế để học hỏi các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ và các chuyên gia trong nước có năng lực và kinh nghiệm để tiếp tục triển khai một cách bền vững các hoạt động tiếp theo.

Các vấn đề khác liên quan đến môi trường, kỹ thuật,công nghệ và giớiKỹ thuật và công nghệ Kỹ thuật và công nghệ xử lý hóa chất BVTV POP tồn lưu và đất nhiễm khá

Page 52: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

52

đa dạng và có sự cải tiến liên tục. Trong thời gian thực hiện Dự án, có nhiều công nghệ được giới thiệu để áp dụng xử lý như công nghệ hóa cơ, công nghệ đóng rắn, công nghệ giải hấp nhiệt…Điều này đã làm ảnh hưởng đến giai đoạn đầu tiên triển khai dự án, khi mà Dự án “loay hoay” tìm kiếm công nghệ và kỹ thuật phù hợp. Tuy nhiên, Dự án đã giải quyết được vấn đề này như sau:

- Đối với hóa chất BVTV POP tồn lưu, chất thải POP: Dự án đã tiến hành đấu thầu quốc tế để lựa chọn giải pháp tối ưu xử lý 880 tấn chất thải POP. Quy trình đấu thầu quốc tế là một quy trình phức tạp, nhưng với sự hỗ trợ của UNDP và quyết tâm của Ban Quản lý Dự án, nhà thầu tiêu hủy bằng công nghệ đốt đã được lựa chọn và hoạt động tiêu hủy đã hoàn thành.

- Đối với đất nhiễm mức độ trung bình và nhẹ: Mặc dù Dự án chỉ tập trung giải quyết các nguồn tồn lưu, chất thải POP, tuy nhiên Dự án cũng đã triển khai thí điểm các công nghệ khác hiện có tại Việt Nam nhằm tìm kiếm được các công nghệ không đốt phù hợp.

Môi trường Thời tiết là vấn đề môi trường lớn nhất tác động đến tiến độ triển khai Dự

án, đặc biệt là các hoạt động hiện trường. Việc bốc xúc, đóng gói hóa chất BVTV tồn lưu cần diễn ra trong thời tiết khô ráo và mát mẻ. Do đó, việc triển khai các hoạt động hiện trường không thể tiến hành trong mùa mưa và nóng. Việc này cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ của hoạt động hiện trường nói riêng và ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án nói chung, khi phải lựa chọn thời gian thích hợp để tiến hành các hoạt động hiện trường.

Vấn đề giớiDự án lưu ý vấn đề về giới trong quá trình thực hiện dự án như cân bằng

giữa số lượng nam - nữ tham gia Ban Quản lý Dự án, cán bộ được đào tạo cũng như phân bổ thời gian tham gia các đoàn công tác ở xa.

III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI3.1 Phân tích so với mục tiêu và thiết kế dự ánMục tiêu đặt ra cho dự án là “Loại bỏ các rào cản năng lực đối với quá trình

loại trừ các hóa chất BVTV thuộc nhóm POP một cách bền vững ở Việt Nam”. Rào cản năng lực lớn nhất là thiếu cách tiếp cận bền vững trong quản lý, xử lý các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV POP và nội dung này đã được loại bỏ. Dự án đã tiến hành xử lý khối lượng đất ô nhiễm và khu vực ô nhiễm theo các quy trình và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Các dự án do Chính phủ tài trợ có thể

Page 53: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

53

áp dụng hướng dẫn kỹ thuật, Quy chuẩn VN 54:2013/BTNMT, và những kinh nghiệm thực tế qua các hoạt động của dự án tại nhiều địa phương trong cả nước.

Một rào cản cũng đã bị loại bỏ khi việc tiếp cận công nghệ tiêu hủy đã trở nên dễ dàng hơn và đặc biệt với chi phí thấp hơn nhờ bổ sung thêm cơ sở được cấp phép và nâng cao tính cạnh tranh qua những lần đấu thầu mà Dự án thực hiện. Công nghệ xử lý không đốt cũng được thử nghiệm và bước đầu chứng tỏ khả năng xử lý đất nhiễm.

Việt Nam được đánh giá là nước có số vụ và tỷ lệ dân số lớn bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng do tiếp xúc với POP. Do đó, lợi ích quốc gia của Việt Nam sẽ tương tự với lợi ích toàn cầu, nhưng mạnh hơn vì tác động của các địa điểm có hóa chất BVTV POP và lượng nhiễm POP trong lịch sử đến sức khoẻ con người. Hơn nữa, nông nghiệp cũng sử dụng hơn 2/3 lực lượng lao động ở Việt Nam và tạo ra 1/4 GDP, 1/3 giá trị xuất khẩu. Việc loại bỏ hóa chất BVTV POP có tác động làm tăng khả năng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ nông dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Dự án, theo thiết kế ban đầu, dự kiến tiêu hủy tất cả các nguồn hóa chất BVTV POP tồn lưu đã biết ở Việt Nam. Nhờ tăng cường nhận thức chung và nỗ lực của dự án và các địa phương trên phạm vi cả nước, một số điểm có hóa chất BVTV POP gần đây mới được tìm ra và con số này vượt xa các tính toán ban đầu tại Văn kiện dự án.

Việc tiêu hủy hơn 900 tấn chất thải POP cũng tạo ra lợi ích toàn cầu. Nếu tính cả con số vốn đối ứng mà phía Chính phủ bỏ ra thì con số này lớn hơn nhiều. Về mặt lợi ích quốc gia và địa phương, lợi ích về sức khỏe con người sẽ rất đáng kể, vì các cộng đồng nông thôn sống ngay gần các điểm ô nhiễm, và trong một số trường hợp ngay trên điểm chôn lấp nguồn tồn lưu. Số người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án ước tính khoảng 1850 người, do rủi ro phơi nhiễm đã bị loại bỏ. Đó không phải là con số lớn nhưng tác động xã hội lại lớn vì những nơi diễn ra các hoạt động của dự án đều có tham vấn cộng đồng. Thông qua các đợt tham vấn cộng đồng, các cấp chính quyền và người dân đã hiểu rõ hơn về tác hại lâu dài của thuốc BVTV POP và từ đó có những hành vi hợp lý hơn, không gây rủi ro cho bản thân khi tiếp cận các khu vực ô nhiễm khác.

Page 54: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

54

Bảng 8. Số người hưởng lợi từ dự án

TT Địa điểm Tên xã Dân số xã

Dân số thôn

Dân số hưởng

lợi

Ghi chú

1 Núi Căng, Điềm Thụy, Thái Nguyên

Điềm Thụy

6400 900 30

2 Vực Rồng, Tân Long, Tân Kỳ, Nghệ An

Tân Long

9700 200 200

3 Hòn Trơ, Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An

Diễn Yên

14500 300 300

4 Thạch Lưu, Thạch Lưu, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Thạch Lưu

3150 350 350

5 Sơn Thọ 1, Sơn Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh

Sơn Thọ

2450 50

6 Thạch Hương 1, Thạch Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Thạch Hương

4400 400 200 Nhà trẻ lớn

7 Thạch Hương 2, Thạch Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Thạch Hương

4400 400 100 Cạnh UBND

8 Chiến Thắng, Vĩnh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh

Vĩnh Lộc

3400 500 250

9 Mậu 2, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Kim Liên

11500 500 100 Chỉ cô lập

Page 55: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

55

Bảng 8. Số người hưởng lợi từ dự án (tiếp)

TT Địa điểm Tên xã Dân số xã

Dân số thôn

Dân số hưởng

lợi

Ghi chú

10 Xóm Vật Tư (Tân Phú), xóm Tân Minh (Tân Long), Tân Kỳ, Nghệ An

Tân Phú và Tân Long

9000 300 150 Hai điểm nhỏ

11 Tân Lâm (tên cũ Nghĩa Trung), TT Nghĩa Đàn, Nghĩa Đàn, Nghệ An

TT Nghĩa Đàn

5030 250 80

12 Hung Chà Nần, Lâm Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình

Lâm Hóa

1000 105 40 Núi

Tổng 65930 2605 1850

3.2 Tác động đối với ngành và vùng

Vào thời điểm bắt đầu dự án, tại Việt Nam chỉ có duy nhất 1 đơn vị đủ chức năng tiêu hủy hóa chất BVTV dạng POP là công ty xi măng Holcim. Ngay từ pha khởi động của dự án, vấn đề này đã được phát hiện và đã hỗ trợ các công ty có đủ năng lực và có nhu cầu cấp phép tiêu hủy hóa chất BVTV dạng POP tham gia thử nghiệm tiêu hủy. Kết quả là đến nay tại Việt Nam đã có 2 công ty có đủ năng lực và được cấp phép tiêu hủy các hóa chất BVTV dạng POP đó là công ty xi măng Holcim và Công ty xi măng Thành Công. Việc này, cùng với hoạt động đấu thầu quốc tế, cho gói thầu chính của dự án “Tiêu hủy 880 tấn chất thải POP” – Hợp phần 2 đã góp phần giảm đáng kể chi phí đồng xử lý chất thải POP trong lò nung xi măng (từ ~$2500 xuống còn ~$1100/tấn) giúp đưa ra một căn cứ tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lựa chọn và xây dựng kế hoạch xử lý/tiêu hủy hóa chất BVTV tồn lưu.

3.3 Tính bền vữngBản chất của các khu vực ô nhiễm, do các dào cản tài chính, kỹ thuật và đặc

trưng ô nhiễm, đòi hỏi phải xử lý dài hạn kèm theo hạn chế mục đích sử dụng

Page 56: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

56

đất. Cho nên tính bền vững là một trong những yêu cầu quan trọng của dự án. Với những tài liệu được bàn giao lại và cách làm linh hoạt của các địa phương, những khu vực ô nhiễm sẽ được tiếp tục quan trắc duy tu hàng chục năm sau khi kết thúc dự án.

Những bài học về xử lý sẽ tiếp tục được áp dụng cho các khu vực ô nhiễm còn chưa xử lý hoặc những khu vực ô nhiễm sẽ được tìm ra trong tương lai dù có hay không sự tài trợ của quốc tế. Có điều, các quy trình chuẩn cần được cập nhật và giám sát nhằm tránh hiện tượng bỏ bớt các khâu, cắt ngắn quy trình.

Gần 500 lượt cán bộ đã được đào tạo là nguồn lực quan trọng cho việc tiếp tục xử lý những khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV POP, không POP và những chất ô nhiễm khác. Những công việc này có thể dùng những nguồn ngân sách khác nhau và kéo dài trong nhiều năm.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM4.1 Về quản lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưua) Năm 2010, Việt Nam thống kê được 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do

hóa chất BVTV tồn lưu, trong đó chủ yếu là loại hóa chất BVTV dạng POP. Sau khi triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, số điểm thống kê được đến năm 2015 là hơn 1.500 điểm.

Có thể thấy rằng, với nhận thức được nâng cao, năng lực về điều tra, khảo sát được tăng lên thì số điểm ô nhiễm phát hiện được cũng tăng lên. Con số này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung, cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trọng việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm tồn lưu.

Theo đó, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu không thể kết thúc trong thời gian ngắn, mà cần có chiến lược quản lý bền vững và lâu dài các điểm ô nhiễm theo một quy trình quản lý thống nhất. Quy trình này gồm 05 giai đoạn: (i) điều tra, đánh giá sơ bộ; (ii) điều tra, đánh giá chi tiết; (iii) lập kế hoạch xử lý (iv) tiến hành xử lý và (v) quan trắc và chăm sóc sau xử lý. Quy trình này đã được Dự án xây dựng và hướng dẫn thực hiện.

b) Quản lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam cần tiếp cận theo quản lý rủi ro thay vì khái niệm truyền thống vẫn được áp dụng là “xử lý triệt để trong 1-2 năm”. Theo đó, cần xác định rõ mục đích đầu tiên của việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV POP là loại bỏ, giảm thiểu những tác động của ô nhiễm đến con người, môi trường và hệ sinh thái, thay vì đặt ra mục tiêu xử lý để không còn chất ô nhiễm.

Page 57: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

57

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một khu vực ô nhiễm tồn lưu trong suốt vài chục năm, và cũng cần thời gian hàng chục năm để có thể giải quyết hết ô nhiễm môi trường. Trong suốt quá trình đó, việc quản lý rủi ro, ngăn chặn phát tán, giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến môi trường và sức khỏe cộng đồng cần được coi là mục tiêu tôn chỉ để thiết kế, xây dựng các hoạt động.

c) Việc triển khai các dự án xử lý trong vòng 1-2 năm sẽ không thể đưa khu vực ô nhiễm thành “sạch hoàn toàn”, thông thường chỉ giải quyết được các điểm nóng trong khu vực ô nhiễm. Chính vì vậy, việc quan trắc, chăm sóc sau xử lý – Giai đoạn 5 trong quy trình quản lý tại Bộ hướng dẫn kỹ thuật, hay nói cách khác là việc quan trắc thường xuyên, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng công trình sau khi kết thúc xử lý là hết sức quan trọng. Cần có một kế hoạch quan trắc và chăm sóc định kỳ được thông qua bởi cấp có thẩm quyền, và hoạt động quan trắc và chăm sóc cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

d) Các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam thường tồn tại 04 đối tượng:

(i) hóa chất tồn lưu trong kho; (ii) nhà, nền kho, vật liệu bị ô nhiễm; (iii) hố chôn hóa chất;(iv) đất, trầm tích và nước dưới đất bị ô nhiễm. Tùy thuộc vào kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá rủi ro, với mỗi đối

tượng cần có giải pháp xử lý khác nhau. Đặc biệt, đối tượng thứ tư là đất bị ô nhiễm cũng cần phân loại ra theo các mức độ khác nhau để có giải pháp xử lý phù hợp nhằm đạt được tối ưu về chi phí - hiệu quả. Thông qua triển khai Dự án POP Pesticides tại một số khu vực ô nhiễm, có thể thấy rằng giải pháp đốt đang là tối ưu để xử lý các đối tượng (i), (ii) và (iii).

e) Với đặc thù ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu ở Việt Nam là có nhiều điểm nhỏ lẻ, nằm trong các khu dân cư, thì cách tiếp cận xử lý theo một nhóm điểm thay vì từng điểm một đã tỏ ra hiệu quả. Việc giải quyết một nhóm các điểm lân cận nhau sẽ giúp giảm thiểu chi phí xử lý, chi phí quản lý, giám sát. Hơn nữa, các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường sẽ quan tâm và thường đưa ra giá dự thầu thấp hơn nhiều khi xử lý một khối lượng chất thải lớn, và sẽ ít quan tâm và đưa giá dự thầu cao nếu phải xử lý khối lượng nhỏ lẻ và phân tán.

Kinh nghiệm triển khai Dự án POP Pesticides cho thấy, với khối lượng chất thải hóa chất BVTV POP từ 500 tấn trở lên sẽ được xử lý với chi phí cạnh tranh nhất, với khối lượng từ 100-200 tấn sẽ có chi phí xử lý cao hơn. Đặc biệt, nếu

Page 58: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

58

khối lượng xử lý vài chục tấn sẽ có chi phí xử lý cao gấp 2 đến 3 lần. f) Sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất cần được lồng ghép tối đa trong

hoạt động quản lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV POP. Việc sử dụng đất với các mục đích phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu chi phí xử lý, thậm chí không tốn chi phí xử lý ô nhiễm. Ngoài ra, đối với những địa phương có nhiều điểm ô nhiễm tồn lưu cần có một chiến lược/kế hoạch quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường và hoạt động này còn phải gắn liền với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực của địa phương.

g) Trong trường hợp công nghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường chưa sẵn sàng và kinh phí xử lý chưa phù hợp với ngân sách, có thể tiến hành thu gom tập kết chất thải POP tại một khu vực tập trung và khu vực đó cần được quản lý chặt chẽ. Cách tiếp cận này được nhiều chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng đối với trường hợp ở nước ta.

4.2 Về công tác quản lý dự án Công tác phối hợp giữa các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc

triển khai thành công Dự án. Dự án đã trải qua những khó khăn khi các bên chưa phối hợp hiệu quả trong giai đoạn mới thực hiện, tuy nhiên điều này đã được cải thiện và góp phần để triển khai thành công các hoạt động ở giai đoạn sau. Trong quá trình này, hoạt động điều phối, hỗ trợ của Nhà Tài trợ UNDP đóng vai trò hết sức quan trọng.

Kế hoạch năm và kế hoạch đấu thầu: Kế hoạch năm là 1 tài liệu quan trọng của dự án. Để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của dự án trong năm là khả thi cả về mặt kỹ thuật, thời gian và tài chính, cần có sự trao đổi chi tiết và kỹ lưỡng giữa Ban Quản lý Dự án và cán bộ phụ trách của UNDP. Kế hoạch năm là tài liệu cơ bản nhất giúp hình thành kế hoạch đấu thầu trong năm. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả 1 năm không thể đảm bảo chính xác đầy đủ mọi tiêu chí, cả về nội dung, thời gian thực hiện và nguồn ngân sách dự kiến. Thêm vào đó, Kế hoạch năm lại do UNDP phê duyệt trong khi kế hoạch đấu thầu lại do phía Bộ chủ quản của Việt Nam phê duyệt. Đặc biệt, việc điều chỉnh giữa kỳ kế hoạch năm thường dẫn đến việc phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu. Cả hai quy trình phê duyệt đều mất rất nhiều thời gian và có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án.

Đấu thầu quốc tế: Dự án tiến hành 02 nội dung đấu thầu quốc tế do UNDP thực hiện là tuyển dụng nhà thầu tiêu hủy 880 tấn hóa chất BVTV tồn lưu và tuyển dụng cố vấn trưởng quốc tế. Việc tuyển dụng nhà thầu xử lý đã diễn ra trong 2 vòng gồm sơ tuyển và đấu thầu chính thức. Gói thầu tiêu hủy 880 tấn

Page 59: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

59

chất thải POP là gói thầu lớn, có tính kỹ thuật và tính mở cao (mở đối với nhiều loại hình công nghệ xử lý) nên việc đấu thầu đã diễn ra trong khoảng thời gian gần một năm và cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ Dự án. Do vậy, việc kiểm soát thời gian, lập kế hoạch cần phải tính toán được những vấn đề này và đây là bài học kinh nghiệm quan trọng khi triển khai đấu thầu quốc tế.

Việc thi công các công trình giảm thiểu rủi ro, khắc phục ô nhiễm và cải tạo phục hồi môi trường theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về đấu thầu thì áp dụng như gói thầu xây lắp. Quy trình đấu thầu của các gói thầu xây lắp thường phức tạp hơn và mất nhiều thời gian vào khâu xây dựng hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu phải lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện; các bản vẽ thiết kế và dự toán đều phải được đơn vị có chức năng thẩm tra. Chính vì vậy, tiến độ thực hiện các gói thầu xây lắp thường chậm hơn so với kế hoạch, đây cũng là yếu tố cần phải lường trước khi triển khai.

Chủ động triển khai thực hiện theo kế hoạch; lường trước khó khăn, thuận lợi và yếu tố thời gian liên quan đến phê duyệt,…để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến kế hoạch đã đề ra. Dự án cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các thành viên Ban Quản lý Dự án chủ động, sáng tạo phát huy năng lực cá nhân trong công việc.

Page 60: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất
Page 61: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Annual Project Progress Report 2010.• Annual Project Progress Report 2011.• Annual Project Progress Report 2012.• Annual Project Progress Report 2013.• Annual Project Progress Report 2014.• Cooke R. J., Project Review and Adjustment Recommendations, 2012.• Lupi Carlo and Dam Quoc Tru, Mid Term Evaluation Report, 2013.

Page 62: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

62

PHỤ LỤC

Page 63: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

63

Phụ

lục

1. K

hung

logi

c củ

a D

ự án

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

Mục

tiêu

dự

án:

Lo

ại b

ỏ cá

c rà

o cả

n nă

ng lự

c đố

i với

quá

trì

nh lo

ại

trừ c

ác h

óa

chất

BV

TV

thuộ

c nh

óm

POP

một

ch b

ền

vững

ở V

iệt

Nam

Số k

hu v

ực ô

nh

iễm

nguy

đe

dọa

sức

khỏe

con

ngư

ời

Đến

cuố

i dự

án

ít nh

ất

1140

tấn

chấ

t th

ải P

OP

được

tiê

u hủ

y, v

à ở

các

khu

vực đ

ã dọn

sạch

thuố

c BV

TV v

à đượ

c khô

i phụ

c,

nhữn

g rủ

i ro

trực

tiếp

đến

sức

khỏe

môi

trư

ờng

được

loạ

i bỏ

. N

hững

rủi

ro

tiề

m n

ăng

và t

iềm

ẩn

được

giả

m n

hẹ v

ề tru

ng

hạn

và c

ô lậ

p về

dài

hạn

. M

ột k

ế hoạ

ch ch

ăm só

c và

quan

trắc

đượ

c đặ

t ra

cho

các

khu

vực

đó. V

ào c

uối

dự á

n, n

hóm

dự

án đ

ược

đào

tạo

và có

kin

h ng

hiệm

qu

ản lý

các d

ự án

phụ

c hồi

cả

i tạ

o kh

u vự

c ô

nhiễ

m

thuố

c BV

TV P

OP

và c

ó nh

iều

hơn

một

công

ty ti

êu

hủy

có k

hả n

ăng

tiêu

hủy

thuố

c BV

TV P

OP

tại V

iệt

Nam

.

Các

rào

cản

về n

ăng

lực

đối v

ới v

iệc

xử lý

, tiê

u hủ

y hó

a ch

ất B

VTV

PO

P đư

ợc lo

ại b

ỏ.- T

ổng

lượn

g hó

a BV

TV P

OP,

chấ

t thả

i PO

P và

các

lo

ại đ

ất n

hiễm

nặn

g do

Dự

án ti

êu h

ủy đ

ạt 9

07.4

tấn,

di

ện tí

ch đ

ất n

hiễm

đã

cô lậ

p đạ

t 348

0m2 (

5220

m3 ).

V

ới k

hối l

ượng

chấ

t thả

i PO

P và

đất

nhi

ễm m

à Ch

ính

phủ

đã x

ử lý

tron

g th

ời g

ian

2007

-200

9, ch

ỉ tiê

u xử

hết 1

.140

tấn

hóa c

hất B

VTV

đã đ

ạt đ

ược.

Hàn

g ng

àn

mét

khố

i đất

ô n

hiễm

nhẹ

nhằ

m lo

ại b

ỏ cá

c rủ

i ro

đến

môi

trườ

ng v

à sứ

c kh

ỏe c

ộng

đồng

đượ

c th

ực th

i. - N

goài

Côn

g ty

xi m

ăng

Hol

cim

, đơn

vị m

ới đ

ược

cấp

phép

tiêu

hủy

hóa

chấ

t BV

TV P

OP

là C

ông

ty x

i m

ăng

Thàn

h Cô

ng 3

. - Q

uy tr

ình

quản

lý, x

ử lý

khu

vực

bị ô

nhi

ễm d

o hó

a ch

ất B

VTV

tồn

lưu

được

xây

dựn

g, b

an h

ành

dưới

dạ

ng h

ướng

dẫn

kỹ

thuậ

t và

các

quy

trình

vận

hàn

h ch

uẩn,

đượ

c áp

dụn

g trê

n th

ực tế

. -

Quy

chu

ẩn v

ề ng

ưỡng

xử

lý h

óa c

hất B

VTV

hữu

khó

phâ

n hủ

y tồ

n lư

u th

eo m

ục đ

ích

sử d

ụng

đất

(QCV

N 5

4:20

13/B

TNM

T).

Page 64: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

64

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

- Các

cán

bộ

của

Chí

nh p

hủ c

ấp tr

ung

ương

địa

phươ

ng t

rên

toàn

quố

c đư

ợc đ

ào t

ạo, t

ập h

uấn

nâng

cao

năn

g lự

c tro

ng to

àn b

ộ cá

c kh

âu q

uản

khu

vực

ô nh

iễm

, từ

điều

tra

sơ b

ộ đế

n qu

an tr

ắc v

à ch

ăm só

c sa

u xử

lý.

Hợp

phầ

n/K

ết q

uả

1: N

âng

cao

năng

lự

c tạ

o đi

ều k

iện

loại

bỏ

các

nguồ

n tồ

n lư

u ho

á ch

ất

BV

TV

PO

P

Áp

dụng

c tiê

u ch

uẩn

quốc

tế

tro

ng q

uản

các

kho

tồn

lưu

thuố

c B

VTV

.N

gân

sách

Chí

nh

phủ

được

phâ

n bổ

hợp

lý đ

ể tiê

u hủ

y cá

c kh

o tồ

n lư

u và

quả

n lý

c kh

u vự

c ô

nhiễ

m.

Tron

g vò

ng 1

8 th

áng

từ

khi

bắt

đầu

dự á

n, c

ác

quy

chuẩ

n qu

ốc t

ế đư

ợc

áp d

ụng

cho

quản

lý c

ác

kho

tồn

lưu

Hoá

ch

ất

BV

TV.

- Quy

trìn

h qu

ản lý

, xử

lý k

hu v

ực b

ị ô n

hiễm

do

hóa

chất

BV

TV tồ

n lư

u đư

ợc x

ây d

ựng

và á

p dụ

ng tr

ên

thực

tế. Á

p dụ

ng th

í điể

m tạ

i Thá

i Ngu

yên

vào

thán

g 11

/201

1 và

đượ

c áp

dụn

g th

ực tế

tron

g cá

c kh

u vự

c m

à D

ự án

tiến

hàn

h th

u go

m, x

ử lý

, tiê

u hủ

y.

- Các

cán

bộ

của

Chí

nh p

hủ v

à B

an Q

uản

lý D

ự án

đư

ợc đ

ào tạ

o, tậ

p hu

ấn v

à nâ

ng c

ao n

ăng

lực

trong

to

àn b

ộ cá

c kh

âu q

uản

lý k

hu v

ực ô

nhi

ễm, t

ừ đi

ều

tra sơ

bộ

đến

quan

trắc

chăm

sóc

sau

xử lý

.- K

ế ho

ạch

Quố

c gi

a về

phò

ng n

gừa,

xử

lý ô

nhi

ễm

môi

trườ

ng d

o hó

a ch

ất B

VTV

tồn

lưu

và C

hươn

g trì

nh M

ục ti

êu Q

uốc g

ia v

ề khắ

c phụ

c ô n

hiễm

và c

ải

thiệ

n m

ôi tr

ường

đượ

c th

ông

qua.

Đây

là c

ơ sở

qua

n trọ

ng đ

ể C

hính

phủ

phâ

n bổ

ngu

ồn lự

c đá

ng k

ể ch

o ho

ạt đ

ộng

quản

lý, t

iêu

hủy

các

kho

thuố

c và

khu

vự

c ô

nhiễ

m tồ

n lư

u.

Page 65: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

65

Đầu

ra

1.1:

D

anh

sách

c cô

ng

ty ti

êu h

ủy

hoá

chất

B

VTV

PO

P và

phụ

c hồ

i cả

i tạo

môi

trư

ờng

Sự

tồn

tại

của

các c

ông

ty tr

ong

ngoà

i nư

ớc

có ti

ềm n

ăng

đủ

trình

độ

và đ

ược

cấp

phép

ngo

ài

công

ty H

olci

m.

Thán

g th

ứ 9

xác

định

xo

ng c

ác c

ông

ty t

rong

ớc v

à qu

ốc tế

tiềm

ng đ

ủ trì

nh đ

ộ và

giấy

phé

p.

- Đã

tạo

ra m

ối q

uan

tâm

đến

việ

c đầ

u tư

xử

lý/ti

êu

hủy

các

chất

thải

hóa

chất

dạn

g PO

P ch

o m

ột s

ố cô

ng ty

tiềm

năn

g. B

ổ su

ng th

êm m

ột đ

ơn v

ị đủ

năng

lực

trong

dan

h sá

ch c

ác c

ông

ty đ

ược

cấp

đã

được

cấp

phé

p xử

lý/ti

êu h

ủy P

OP.

- Kết

quả

thí đ

iểm

côn

g ng

hệ x

ử lý

đất

ô n

hiễm

PO

P ở

mức

độ

trung

bìn

h và

nhẹ

đã

cung

cấp

thôn

g tin

đầ

y đủ

hơn

về k

hả n

ăng

áp d

ụng,

tiềm

năn

g và

nhữ

ng

hạn

chế c

ủa cá

c côn

g ng

hệ k

hông

đốt

này

tron

g xử

đất ô

nhi

ễm P

OP

tại V

iệt N

am.

Thư

bày

tỏ q

uan

tâm

từ

các

công

ty

tron

g nư

ớc v

à qu

ốc t

ế có

tiề

m

năng

đủ

trình

độ

và đ

ược c

ấp p

hép

Thán

g th

ứ 9

của

dự á

n cá

c cô

ng t

y tro

ng n

ước

và q

uốc

tế c

ó tiề

m n

ăng

đủ tr

ình

độ v

à đư

ợc c

ấp

phép

bày

tỏ q

uan

tâm

th

am g

ia đ

ấu th

ầu

Việ

c đấ

u th

ầu rộ

ng rã

i có

sự th

am g

ia c

ủa c

ác c

ông

ty q

uốc

tế v

à qu

ốc g

ia c

ủa g

ói th

ầu x

ử lý

/tiêu

hủy

ch

ất th

ải P

OP

chín

h củ

a dự

án

cho

thấy

mục

tiêu

này

đã

đạt

đượ

c kế

t quả

tốt.

Cụ

thể

đã c

ó 12

côn

g ty

(8

quốc

tế, 4

Việ

t nam

) bà

y tỏ

qua

n tâ

m v

à vư

ợt q

ua

vòng

sơ tu

yển.

7 cô

ng ty

tham

dự

họp

phổ

biến

trướ

c và

tham

dự

chuy

ến đ

i thă

m th

ực đ

ịa tr

ước

giai

đoạ

n đấ

u th

ầu c

hính

. 5 c

ông

ty n

ộp h

ồ sơ

dự

thầu

tron

g gi

ai đ

oạn

đấu

thầu

chí

nh.

Page 66: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

66

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

Đầu

ra

1.2:

M

ột b

ộ dữ

liệ

u vớ

i tất

cả

thôn

g tin

kiể

m k

ê hi

ện c

ó

Dữ

liệu

của c

ác

khu

vực ô

nhi

ễm

dễ cậ

p nh

ật số

liệ

u, d

ễ chi

ết x

uất

thôn

g tin

và d

ễ lưu

trữ

để

sau

này

thể c

ập n

hật v

ào

Cơ sở

dữ

liệu

Hệ t

hống

PSM

S (P

estic

ides

Sto

ck-

pile

s Man

agem

ent

Syste

m) đ

ược t

hử

nghi

ệm

Thán

g th

ứ 9

nhữn

g số

liệ

u sẵ

n có

của

115

3 kh

u vự

c ô

nhiễ

m đ

ược

nhập

o cơ

sở d

ữ liệ

u

Đã

hoàn

thàn

h rà

soá

t, bổ

sun

g th

ông

tin d

ựa tr

ên

thôn

g tin

báo

cáo

của

các

quan

Chí

nh p

hủ 1

153

điểm

xây

dựng

đượ

c m

ột b

ộ cơ

sở

dữ li

ệu 5

57

khu

vực

ô nh

iễm

hoá

chấ

t B

VTV

trê

n nề

n Ex

cel

giữa

năm

201

1, là

m t

iền

đề c

ho v

iệc

đạt k

ết q

uả đ

ầu

ra 1

.3.

Đã

thiế

t lập

Hệ

thốn

g Q

uản

lý c

ác k

ho c

hứa

hóa

chất

B

VTV

(PSM

S) n

ăm 2

013

(hoạ

t độn

g do

FA

O p

hối

hợp

với C

ục B

VTV

– B

ộ N

N&

PTN

T th

ực h

iện)

.

Page 67: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

67

Đầu

ra

1.3:

D

anh

sách

c đi

ểm

ưu ti

ên đ

ã ph

ân lo

ại

sở d

ữ liệ

u củ

a da

nh sá

ch

có th

ể cu

ng c

ấp

cho

chín

h qu

yền

và n

gười

vận

nh v

ới số

liệu

th

ích

hợp

và ti

n cậ

y để

xác

địn

h đặ

c đi

ểm m

ôi

trườn

g và

rủi r

o đố

i với

ngư

ời

của

khu

vực

ô nh

iễm

, đủ

để lê

n kế

hoạ

ch là

m

sạch

khu

vực

ô

nhiễ

m.

Thán

g th

ứ 12

việ

c xế

p ưu

tiên

đượ

c th

ực h

iện

nhữn

g kh

u vự

c ô

nhiễ

m

có r

ủi r

o nh

ất đ

ược

xác

định

.

Đã t

iến

hành

sắp

xếp

ưu ti

ên v

à phâ

n lo

ại từ

cơ sở

dữ

liệu

557

điểm

, Kết

quả

đã

phân

loại

đượ

c 11

5 đi

ểm

và lự

a ch

ọn c

họn

05 đ

iểm

để

tiến

hành

điề

u tra

, đán

h gi

á, lậ

p kế

hoạ

ch v

à xử

lý tr

ong

khuô

n kh

ổ dự

án.

sở d

ữ liệ

u vớ

i tất

cả

các

khu

vực

ô nh

iễm

a ch

ất B

VTV

PO

P có

thể

tiếp

cận

được

số

liệu

được

lưu

trữ

nhất

quá

n

Thán

g th

ứ 12

việ

c ph

ân

loại

hoà

n th

ành

Đã

tiến

hành

hỗ

trợ v

iệc

nâng

cấp

, mở

rộng

hệ

thốn

g cơ

sở

dữ li

ệu q

uản

lý c

ác k

hu v

ực ô

nhi

ễm tồ

n lư

u củ

a Tổ

ng c

ục M

ôi tr

ường

. Đ

ã xâ

y dự

ng đ

ược

Bộ

chỉ t

iêu

giám

sát

đánh

giá

lồng

ghé

p vớ

i cơ

sở d

ữ liệ

u, th

ông

qua

đó h

ỗ trợ

hi

ệu q

uả c

ho c

ác c

ơ qu

an c

hính

phủ

tron

g đá

nh g

và b

áo cá

o vi

ệc q

uản

lý cá

c khu

vực

ô n

hiễm

tồn

lưu.

Page 68: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

68

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

Đầu

ra

1.4:

H

ướng

dẫn

kỹ

thuậ

t và

hướn

g dẫ

n qu

ản lý

đối

vớ

i chấ

t th

ải P

OP

được

xây

dự

ng

Các

hàn

h độ

ng

ngắn

, tru

ng v

à dà

i hạn

hợp

và h

iệu

quả

chi

phí.

tả k

ế ho

ạch

xử lý

khôi

ph

ục c

ho từ

ng

phân

loại

thể

dùng

để

xây

dựng

ngâ

n sá

ch

và lê

n kế

hoạ

ch

Thán

g th

ứ 15

của

dự

án

xác

định

đượ

c cá

c hà

nh

động

ngắ

n, t

rung

dài

hạn

nhằm

loạ

i bỏ

rủi

ro

trực

tiếp,

giả

m n

hẹ rủ

i ro

tiềm

năn

g và

kiể

m c

hế

rủi r

o tiề

m ẩ

n.

Đã

xây

dựng

“B

ộ H

ướng

dẫn

kỹ

thuậ

t quả

n lý

môi

trư

ờng

tại c

ác k

hu v

ực b

ị ô n

hiễm

do

hóa c

hất B

VTV

tồ

n lư

u”. B

ộ hư

ớng

dẫn

đã đ

ược c

huyể

n gi

ao v

à xuấ

t bả

n bở

i Tổn

g cụ

c M

ôi tr

ường

.

Sự tồ

n tạ

i của

ch

ương

trìn

h qu

ản lý

bao

rỗng

đã

qua

thí

điểm

Ngh

iên

cứu

khả

thi

về

chươ

ng t

rình

được

côn

g bố

Chư

ơng

trình

bao

bì r

ỗng

được

dự

thảo

thí đ

iểm

m 2

013.

Đ

ã xâ

y dự

ng v

à in

ấn

(200

0 bả

n) h

ướng

dẫn

thực

nh q

uản

lý a

n to

àn b

ao g

ói th

uốc

bảo

vệ th

ực v

ật

đã q

ua sử

dụn

g ở

Việ

t Nam

.

Page 69: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

69

Đầu

ra

1.5:

C

ác số

liệu

củ

a tà

i liệ

u đấ

u th

ầu

bao

gồm

M

ô hì

nh

giả

thiế

t ch

i tiế

t của

kh

u vự

c, k

ế ho

ạch

phục

hồ

i cải

tạo

và d

ự to

án

ngân

sách

ch

o m

ột số

ợng

hạn

chế

các

khu

vực

ô nh

iễm

đượ

c so

ạn th

ảo

hình

giả

th

iết c

hi ti

ết c

ủa

khu

vực

hoàn

th

iện

cho

mỗi

kh

u vự

c, b

ao

gồm

hìn

h ản

h,

bản

vẽ, s

ố liệ

u ph

ân tí

ch v

à đá

nh g

iá rủ

i ro

chi t

iết.

Tài l

iệu

đấu

thầu

chứ

a th

ông

số k

ỹ th

uật,

kế

hoạc

h ph

ục h

ồi

cải t

ạo c

ụ th

ể ch

o kh

u vự

c kè

m th

eo c

hi p

đấu

thầu

. H

ồ sơ

mời

thầu

ch

o cá

c kh

u vự

c ô

nhiễ

m h

óa

chất

BV

TV P

OP

được

soạn

thảo

.

Thán

g th

ứ 12

của

dự

án,

6 kh

u vự

c ưu

tiê

n đư

ợc

chọn

phê

duyệ

t bở

i tấ

t cả

các

bên

liên

quan

. K

hảo

sát v

à m

ô hì

nh g

iả

thiế

t chi

tiết

của

khu

vực

đư

ợc h

oàn

thiệ

n.

Đã h

oàn

thàn

h vi

ệc đ

iều

tra, k

hảo

sát c

ho 0

5 kh

u vự

c ưu

tiên

. Th

áng

3/20

12 đ

ã ho

àn th

ành

thảo

luận

thốn

g nh

ất

với c

ác tỉ

nh v

ề cá

c kh

u vự

c ưu

tiên

phươ

ng á

n xử

.

Page 70: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

70

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

Kế

hoạc

h kh

ôi

phục

cải

tạo

khu

vực

ô nh

iễm

đã

xây

dựng

, với

c th

ông

số

cụ th

ể ch

o kh

u vự

c ô

nhiễ

m v

à dự

toán

chi

phí

. N

hà th

ầu p

hải

có th

ể dự

a và

o đó

để

làm

hồ

dự th

ầu.

Thán

g th

ứ 15

c kế

ho

ạch

khôi

phụ

c cả

i tạ

o ba

o gồ

m c

ả dự

toán

đượ

c ho

àn th

ành.

Kế

hoạc

h xử

lý, c

ải tạ

o và

phụ

c hồ

i môi

trườ

ng c

ho

06 k

hu v

ực đ

ược

hoàn

thà

nh v

ào 2

012.

Tro

ng đ

ó có

3 k

hu v

ực ô

nhi

ễm c

hính

đã

được

xây

dựn

g th

iết

kế t

hi c

ông

và d

ự to

án c

hi p

hí c

ụ th

ể (T

hạch

Lưu

, M

ậu 2

Hòn

Trơ

). V

ới 3

điể

m c

òn lạ

i các

thôn

g số

cụ

thể

và d

ự to

án c

hi p

hí đ

ã đư

ợc tí

nh to

án tr

ong

phươ

ng á

n xử

lý d

o là

bể

bê tô

ng c

ô lậ

p và

thuố

c cò

n lạ

i tro

ng k

ho.

Đầu

ra

1.6:

Nhâ

n vi

ên c

ác c

ơ qu

an C

hính

ph

ủ đư

ợc

đào

tạo

bởi n

hững

ng

ười

Chi

tiế

t lý

lịc

h kh

oa

học

phù

hợp

với

TOR

/yê

u cầ

u đố

i vớ

i ng

ười đ

ào tạ

o

Thán

g th

ứ 18

được

hợ

p đồ

ng v

ới n

gười

đào

tạ

o có

đủ

trình

độ.

Côn

g ty

tư v

ấn T

auw

hợp

đồng

từ th

áng

8/20

11

trong

đó

có n

ội d

ung

đào

tạo.

Sau

này

là tư

vấn

quố

c tế

VST

E hỗ

trợ

dự á

n tro

ng v

iệc

đào

tạo,

tập

huấn

.

Nhâ

n vi

ên C

hính

ph

ủ đư

ợc đ

ào tạ

oSố

lượn

g ng

ười đ

ược

đào

tạo

theo

các

khó

a họ

c.2

Khó

a tậ

p hu

ấn v

ề đá

nh g

iá k

hu v

ực ô

nhi

ễm, 6

kh

óa tậ

p hu

ấn v

ề Q

uản

lý m

ôi tr

ường

các

khu

vực

Page 71: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

71

có k

inh

nghi

ệm

về k

hôi

phục

các

kh

u vự

c ô

nhiễ

m h

chất

BV

TV

POP.

về n

hững

côn

g ng

hệ p

hù h

ợp

và á

p dụ

ng ti

êu

chuẩ

n, h

ướng

dẫ

n ch

o đá

nh

giá

khu

vực

ô nh

iễm

bao

gồm

kh

ảo sá

t đất

mặt

. B

an Q

uản

lý D

ự án

đượ

c đà

o tạ

o để

quả

n lý

các

đợ

t làm

sạch

khôi

phụ

c kh

u vự

c ô

nhiễ

m.

Báo

cáo

về

kết q

uả th

am

dự k

hóa

tập

huấn

ở n

ước

ngoà

i, bá

o cá

o kế

t qu

ả th

am d

ự cá

c hộ

i ngh

ị, hộ

i th

ảo.

ô nh

iễm

3 kh

óa tậ

p hu

ấn v

ề lấ

y m

ẫu v

à kh

oanh

ng k

hu v

ực ô

nhi

ễm đ

ược

tổ c

hức.

Tổ

ng c

ộng

497

cán

bộ đ

ược

đào

tạo

các

giai

đoạ

n qu

ản lý

khu

vực

ô n

hiễm

thuố

c B

VTV

PO

P th

eo c

ác

khóa

đào

tạo

nêu

trên

Đầu

ra

1.7:

Sử

a đổ

i và

xây

dựng

n bả

n ph

áp q

uy

Thực

hiệ

n đó

ng

góp

vào

sửa

đổi

và x

ây d

ựng

văn

bản

pháp

quy

đượ

c B

ộ Tà

i ng

uyên

Môi

trư

ờng

đánh

giá

tố

t.

Tài l

iệu

đóng

góp

về

kỹ

thuậ

t đượ

c so

ạn th

ảoQ

uy ch

uẩn

Kỹ

thuậ

t quố

c gia

QCV

N 5

4:20

13/B

TNM

T về

ngư

ỡng

xử lý

hoá

chấ

t bảo

vệ

thực

vật

hữu

khó

phân

huỷ

tồn

lưu

theo

mục

đíc

h sử

dụn

g đấ

t đượ

c ba

n hà

nh.

Hỗ

trợ k

ỹ th

uật l

iên

quan

đến

các v

ấn đ

ề ô n

hiễm

do

hóa

chất

BV

TV tồ

n lư

u ch

o ba

n so

ạn th

ảo th

ông

tư v

ề khắ

c ph

ục ô

nhi

ễm, c

ải th

iện

môi

trườ

ng.

Hỗ

trợ k

ỹ th

uật c

ho v

iệc

đánh

giá

kết

quả

3 n

ăm th

ực

hiện

và r

à soá

t nội

dun

g củ

a Quy

ết đ

ịnh

1946

/QĐ

-TTg

.

Page 72: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

72

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

Đầu

ra

1.8:

K

ế ho

ạch

giám

sát

cho

công

vi

ệc lo

ại

bỏ v

à tiê

u hủ

y ch

ất

thải

PO

P/kh

o tồ

n lư

u đư

ợc so

ạn

thảo

, phê

du

yệt v

à ph

ổ bi

ến.

Sự tồ

n tạ

i của

kế

hoạc

h gi

ám sá

t bằ

ng ti

ếng

Việ

t.

Tron

g vò

ng 2

1 th

áng

từ

khi

bắt

đầu

dự á

n có

kế

hoạc

h gi

ám

sát

sự

tham

gia

của

dân

để

đảm

bả

o áp

dụ

ng

các

tiêu

chuẩ

n qu

ốc tế

.

Kế h

oạch

giá

m sá

t cho

việ

c xử

lý, c

ải tạ

o và

phụ

c hồi

m

ôi tr

ường

đã

được

xây

dựn

g nh

ư m

ột p

hần

của

Kế

hoạc

h qu

ản lý

môi

trườ

ng k

hu v

ực ô

nhi

ễm (E

MP)

củ

a 06

điể

m tồ

n lư

u đã

lựa

chọn

. Nội

dun

g và

các

u cầ

u gi

ám sá

t đã

được

tổng

hợp

đưa

vào

trong

qu

yển

2 và

3 c

ủa B

ộ H

ướng

dẫn

kỹ

thuậ

t quả

n lý

ô

nhiễ

m m

ôi tr

ường

do

hóa

chất

BV

TV tồ

n lư

u.

Đầu

ra

1.9:

K

ế ho

ạch

truyề

n th

ông

bao

gồm

cả

nâng

ca

o nh

ận

thức

đi

vào

hoạ

t độ

ng

Sự tồ

n tạ

i và

phổ

biến

kế

hoạc

h tru

yền

thôn

g về

cả

quản

lý th

uốc

BV

TV v

à cá

c kh

u vự

c ô

nhiễ

m, đ

ể ch

o

Tron

g vò

ng

15

thán

g cô

ng v

iệc

truyề

n th

ông

được

thự

c hi

ện t

heo

kế

hoạc

h.

FAO

soạ

n “C

hiến

lượ

c tru

yền

thôn

g th

úc đ

ẩy s

ử dụ

ng a

n to

àn v

à hi

ệu q

uả th

uốc

BV

TV ở

Việ

t Nam

” và

bàn

gia

o ch

o C

ục B

ảo v

ệ th

ực v

ật.

Dự

án tr

iển

khai

các

hoạ

t độn

g tru

yền

thôn

g và

nân

g ca

o nh

ận th

ức. T

rang

web

của

dự

án (

nay

đã đ

ược

đồng

bộ

vào

trang

web

của

Cục

quả

n lý

chấ

t thả

i và

Cải

thiệ

n m

ôi tr

ường

tại h

ttp://

caith

ienm

oitru

ong.

vea.

gov.

vn).

Page 73: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

73

phép

ngư

ời d

ân

sống

ở k

hu v

ực

ô nh

iễm

thể

áp d

ụng

các

biện

ph

áp g

iảm

phơ

i nh

iễm

ầu r

a 1.

10: B

a th

ư bà

y tỏ

qu

an tâ

m

và h

ồ sơ

th

ầu, T

OR

, da

nh sá

ch

ngắn

các

ng ty

năng

lực.

Hồ

sơ m

ời

nộp

đề x

uất

và B

a cô

ng

ty đ

ược

hợp

đồng

.

Ba

hợp

đồng

th

ực h

iện

các

mục

tiêu

của

dự

án tr

ong

khuô

n kh

ổ ng

ân sá

ch

dự á

n.

Ba

hợp

đồng

đượ

c ký

kết

th

eo l

uật

Đấu

thầ

u V

N

(cho

2 h

ợp đ

ồng

trong

ớc)

và t

heo

quy

chế

mua

sắm

của

Liê

n H

iệp

Quố

c (c

ho g

ói th

ầu q

uốc

tế)

Tron

g nă

m 2

012

đã k

ý hợ

p đồ

ng v

ới n

hà th

ầu ti

ến

hành

côn

g vi

ệc b

ốc x

ếp, v

ận c

huyể

n và

lưu

trữ tạ

m

thời

chấ

t thả

i PO

P tạ

i 06

điểm

ô n

hiễm

ưu

tiên

(Vực

R

ồng,

Hòn

Trơ

, Thạ

ch L

ưu v

à 3 đ

iểm

nhỏ

gần

Thạ

ch

Lưu)

. Sa

u kh

i sơ

tuyể

n gó

i thầ

u qu

ốc tế

về t

iêu

hủy

và ch

ọn

13 n

hà th

ầu, c

ông

việc

đấu

thầu

bắt

đầu

từ 2

2/7/

2013

đã

lựa

chọn

đượ

c C

ông

ty x

i măn

g H

olci

m s

au k

hi

đánh

giá

về t

ài ch

ính.

Hợp

đồn

g vớ

i Côn

g ty

xi m

ăng

Hol

cim

đượ

c ký

vào

cuố

i thá

ng 1

2/20

13.

Page 74: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

74

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

Hợp

phầ

n/K

ết q

uả

2: Ít

nhấ

t 7

khu

vực

ô nh

iễm

vớ

i 100

0 tấ

n ch

ất

thải

PO

P/

nguồ

n tồ

n lư

u PO

P đư

ợc x

ử lý

, tá

c độ

ng

lên

sức

khỏe

đượ

c cả

i thi

ện.

Báo

cáo

đán

h gi

á kh

u vự

c ô

nhiễ

m, c

hăm

c và

qua

n trắ

c sa

u xử

lý k

hẳng

đị

nh k

ết q

uả.

Đến

giữ

a năm

201

3, 11

40

tấn

thuố

c B

VTV

PO

P bị

tiê

u hủ

y và

các

biệ

n ph

áp

trung

hạn

và d

ài h

ạn đ

ược

áp d

ụng

để k

iểm

soá

t và

và n

găn

ngừa

rủi r

o tiề

m

năng

trên

các k

hu v

ực m

à ch

ất th

ải th

uốc

đã b

ị loạ

i bỏ

.

Tổng

lượn

g hó

a B

VTV

PO

P, c

hất t

hải P

OP

và c

ác

loại

đất

nhi

ễm n

ặng

do D

ự án

tiêu

hủy

đạt

907

.4 tấ

n,

diện

tích

đất

nhi

ễm đ

ã cô

lập

đạt 3

480m

2(52

20m

3 ).

Với

khố

i lượ

ng ch

ất th

ải P

OP

và đ

ất n

hiễm

mà C

hính

ph

ủ đã

xử

lý tr

ong

thời

gia

n 20

07-2

009,

chỉ

tiêu

xử

lý h

ết 1

140

tấn

hóa

chất

BV

TV th

uộc

Kết

quả

2 c

ủa

Dự

án đ

ã đạ

t đượ

c.C

hính

phủ

đã

cô lậ

p hà

ng n

gàn

mét

khố

i đất

ô n

hiễm

nh

ẹ nh

ằm lo

ại b

ỏ cá

c rủ

i ro

đến

môi

trườ

ng v

à sứ

c kh

ỏe c

ộng

đồng

.

Đầu

ra

2.1:

C

ông

ty

được

tuyể

n ch

ọn đ

ược

cấp

phép

để

vận

chuy

ển

Côn

g ty

thực

hi

ện th

ử ng

hiệm

để

xin

giấ

y ph

ép.

Sau

2 nă

m c

ủa d

ự án

, th

ử ng

hiệm

đánh

giá

nh

ằm

nhận

đư

ợc

giấy

ph

ép đ

ược

khởi

độn

g.

Nội

dun

g nà

y đư

ợc h

oàn

thàn

h tạ

i Đầu

ra 1

.1. T

hêm

m

ột đ

ơn v

ị đã

được

cấp

phé

p trư

ớc k

hi đ

ấu th

ầu ti

êu

hủy.

Page 75: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

75

và ti

êu

hủy

thuố

c B

VTV

PO

ầu r

a 2.

2:

Các

rủi r

o trự

c tiế

p đư

ợc lo

ại

bỏ ở

nhữ

ng

khu

vực

ô nh

iễm

ưu

tiên,

thôn

g qu

a vi

ệc

loại

bỏ

chất

th

ải P

OP

từ c

ác k

hu

vực

đó

Tài l

iệu

hoàn

th

ành

công

việ

c ph

ù hợ

p vớ

i văn

ki

ện d

ự án

.

Sau

4 nă

m c

ác m

ục ti

êu

dự án

cho h

ành

động

ngắ

n hạ

n đư

ợc h

oàn

thàn

h.

Năm

201

1, D

ự án

thử

nghi

ệm tr

iển

khai

quy

trìn

h đà

o xú

c, đ

óng

gói,

vận

chuy

ển v

à tiê

u hủ

y ph

ần h

óa

chất

và đ

ất ô

nhi

ễm n

ặng

tại N

úi C

ăng,

Thá

i Ngu

yên.

Năm

201

3 và

201

4 tiế

n hà

nh tạ

i một

loạt

khu

vực

ô

nhiễ

m ở

Ngh

ệ A

n: 1

. Vực

Rồn

g –

Tân

Kỳ

, 2. H

òn

Trơ

– D

iễn

Châ

u, 3

. Tân

Phú

và T

ân M

inh

– Tâ

n K

ỳ,

4. N

ghĩa

Tru

ng (T

ân L

âm) –

Ngh

ĩa Đ

àn; v

à Hà T

ĩnh:

Th

ạch

Lưu

– Th

ạch

Hà,

3 đ

iểm

nhỏ

gần

Thạ

ch L

ưu

(Sơn

Thọ

- V

ũ Q

uang

; Thạ

ch H

ương

1&

2 –

Thạc

h H

à) v

à C

hiến

Thắ

ng –

Can

Lộc

, Tổn

g số

907

,4 tấ

n ch

ất th

ải P

OP

được

loại

bỏ.

Đầu

ra

2.3:

Các

rủ

i ro

tiềm

ng v

à tiề

m tà

ng

được

giả

m

đi v

à cô

lậ

p, c

hươn

g trì

nh c

hăm

Báo

cáo

hoà

n th

ành

công

việ

c ph

ù hợ

p vớ

i K

ế ho

ạch

quản

môi

trườ

ng

EMP.

Sau

4 nă

m c

ác m

ục ti

êu

của

dự á

n về

trun

g và

dài

hạ

n đã

hoà

n th

ành.

Hoà

n th

ành

thi c

ông

các

công

trìn

h gi

ảm th

iểu

rủi

ro ở

Mậu

2, T

hạch

Lưu

Hòn

Trơ

. Các

côn

g trì

nh

giảm

thiể

u rủ

i ro

được

xây

dựn

g và

bàn

gia

o ch

o cá

c đị

a ph

ương

để

vận

hành

dài

hạn

. H

oàn

thàn

h xử

lý th

í điể

m c

ác k

hu v

ực đ

ất n

hiễm

bằ

ng c

ông

nghệ

khô

ng đ

ốt v

à có

báo

cáo

thực

hiệ

n.

Page 76: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

76

Mục

đíc

h,

mục

tiêu

, kế

t quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

sóc

và q

uan

trắc

sau

xử lý

đượ

c ch

uyển

đến

c kh

u vự

c ô

nhiễ

m ư

u tiê

n.Đ

ầu r

a 2.

4:

Các

hàn

h độ

ng tr

ung

và d

ài h

ạn

được

phâ

n bổ

cho

10

năm

sau

được

thực

hi

ện

Tài l

iệu

bàn

giao

đư

ợc k

ý kế

t và

nhân

viê

n đị

a ph

ương

trình

độ

đượ

c đà

o tạ

o.

Sau

4 nă

m t

rách

nhi

ệm

được

ch

uyển

gi

ao

cho

các

hành

độn

g tru

ng v

à dà

i hạn

.

Dự

án đ

ã ho

àn th

ành

báo

cáo

Gia

i đoạ

n 5

– “Q

uan

trắc

và c

hăm

sóc

sau

xử

lý”

cho

các

điểm

đã

xử lý

(H

òn T

rơ, T

hạch

Lưu

, Mậu

2).

Các

hoạ

t độn

g hỗ

trợ

thực

hiệ

n Q

Đ 1

946/

2010

/QĐ

-TTg

của

Chí

nh p

hủ

nhằm

chươ

ng tr

ình

quản

lý lâ

u dà

i các

khu

vực

ô

nhiễ

m đ

ược

triển

kha

i.

Hợp

phầ

n/K

ết q

uả 3

: C

ải th

iện

quản

hóa

chất

để

Khố

i lượ

ng

thuố

c B

VTV

nh

ập lậ

u.

Đến

cu

ối

dự

án,

khối

ợng

thuố

c B

VTV

nhậ

p lậ

u bị

tịc

h th

u kh

ông

nhiề

u hơ

n 2

tấn/

thán

g (d

ựa tr

ên c

ùng

nỗ lự

c)

Côn

g tá

c qu

ản lý

hóa

chấ

t BV

TV đ

ược

tăng

cườ

ng

nhằm

giả

m th

iểu

các

nguy

hình

thàn

h cá

c ng

uồn

tồn

lưu

hóa

chất

BV

TV P

OP

mới

do

nhập

lậu

hoặc

sử

dụn

g bấ

t hợp

phá

p.

Page 77: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

77

ngăn

chặ

n nh

ập k

hẩu

và sử

dụn

g hó

a ch

ất

BV

TV P

OP

Hai

kho

chứ

a hó

a ch

ất B

VTV

nhậ

p lậ

u đư

ợc c

ải tạ

o th

eo th

iết k

ế m

ẫu đ

ã đư

ợc x

ây d

ựng,

góp

phầ

n gi

úp

than

h tra

BV

TV c

ó th

ể là

m tố

t nhi

ệm v

ụ ki

ểm tr

a và

ng

ăn c

hặn

hóa

chất

BV

TV n

hập

lậu.

Đầu

ra

3.1:

Ti

êu c

huẩn

an

toàn

hóa

ch

ất q

uốc

gia

Phê

duyệ

t tiê

u ch

uẩn

an to

àn

hóa

chất

quố

c gi

a.

Luật

Hóa

chấ

t đượ

c ba

n hà

nh v

ào n

ăm 2

007,

Ngh

ị Đ

ịnh

108/

2008

/NĐ

-CP

được

ban

hàn

h từ

năm

20

08. T

hông

tư 2

8/20

10/

TT-B

CT

ban

hành

năm

20

10.

- Luậ

t Hóa

chấ

t 200

7 đư

ợc x

ây d

ựng

và b

an h

ành

từ

trước

khi

Dự

án tr

iển

khai

. - L

uật B

ảo v

ệ Môi

trườ

ng 2

014

được

hỗ

trợ x

ây d

ựng

và b

an h

ành.

Các

văn

bản

dướ

i luậ

t có

liên

quan

đến

kh

u vự

c ô

nhiễ

m đ

ược

hỗ tr

ợ xâ

y dự

ng, đ

ặc b

iệt l

à Th

ông

tư v

ề kh

ắc p

hục

ô nh

iễm

, cải

thiệ

n cá

c kh

u vự

c m

ôi tr

ường

bị ô

nhi

ễm.

Đầu

ra

3.2:

C

án b

ộ củ

a cá

c cơ

qua

n liê

n qu

an

được

đào

tạ

o về

quả

n lý

hóa

chấ

t B

VTV

PO

P

Hoà

n th

ành

các

khóa

đào

tạo.

Đến

giữ

a nă

m 2

012

cán

bộ c

ủa c

ác c

ơ qu

an l

iên

quan

đượ

c đà

o tạ

o về

qu

ản

thuố

c B

VTV

PO

P.

280

cán

bộ h

ải q

uan,

quả

n lý

thị t

rườn

g đư

ợc đ

ào

tạo.

3 kh

óa h

ọc v

ề lấy

mẫu

và k

hoan

h vù

ng ô

nhi

ễm. C

ác

khóa

khá

c đã

báo

cáo

tron

g Đ

ầu ra

1.6

.

Đầu

ra

3.3:

B

ản k

ỷ yế

u tổ

ng h

ợp

các

tài l

iệu

pháp

lý v

Phân

phá

t kỷ

yếu/

sổ ta

ến c

uối

2011

một

bản

kỷ

yếu

tổng

hợp

tài l

iệu

pháp

qu

y về

qu

ản

thuố

c B

VTV

PO

P đư

ợc

phân

phá

t cho

các

văn

Kỷ

yếu

hoàn

thàn

h nă

m 2

012

và đ

ã ph

át h

ành

tại c

ác

cuộc

hội

thảo

với

hải

qua

n tạ

i Đồn

g N

ai v

à Là

o C

ao

năm

201

2.

Page 78: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

78

Mục

đíc

h, m

ục

tiêu,

kết

quả

, đầ

u ra

Chỉ

sốC

hỉ ti

êu p

hải đ

ạtK

ết q

uả đ

ạt đ

ược

quản

lý h

óa c

hất

BV

TV P

OP

phòn

g H

ải Q

uan.

Đầu

ra

3.4:

Các

lự

c lư

ợng

song

ph

ương

giữ

a cá

c tỉn

h bi

ên g

iới

Việ

t Nam

đồng

nhi

ệm ở

c tỉn

h bi

ên g

iới

Trun

g Q

uốc

kết B

iên

bản

Ghi

nhớ

(MO

U)

với c

ác n

ước

láng

gi

ềng,

lực

lượn

g so

ng p

hươn

g ho

ạt

động

.

Nội

dun

g về

phố

i hợp

xử

lý, g

iảm

thiể

u tìn

h trạ

ng

buôn

bán

trái

phé

p, n

hập

lậu

hóa

chất

BV

TV P

OP

được

xây

dựn

g gi

ữa l

ực

lượn

g V

iệt N

am v

à đồ

ng

nhiệ

m ở

Tru

ng Q

uốc.

Tổng

cục

Hải

qua

n đã

thốn

g nh

ất đ

ưa n

ội

dung

này

và n

ội d

ung

đàm

phá

n so

ng p

hươn

g th

ường

niê

n gi

ữa H

ải q

uan

Việ

t Nam

Hải

qu

an T

rung

Quố

c.

Đầu

ra

3.5:

C

ơ sở

vật

chấ

t để

bốc

xếp

lưu

trữ h

óa c

hất

BV

TV b

ất h

ợp

pháp

đượ

c xâ

y dự

ng ở

các

điể

m

biên

giớ

i qua

n trọ

ng

Số c

ơ sở

đượ

c cả

i th

iện;

Hoà

n th

ành

tiêu

chí v

à th

iết k

ế tiê

u ch

uẩn

cho

kho

chứa

.

Đến

cuố

i năm

201

2, c

ác

kho

chứa

dung

tích

ít

nhất

50

m3 đ

ược

xây

ở 5

khu

vực

trọng

yếu

hoặ

c nh

iều

hơn.

Kho

Lào

Cai

diệ

n tíc

h 50

m2 ,

Kho

Bìn

h Th

uận:

30m

2 đư

ợc c

ải tạ

o và

nân

g cấ

p th

í đi

ểm. H

ướng

dẫn

về

nâng

cấp

cải t

ạo k

ho

chứa

đượ

c xâ

y dự

ng v

à ba

n hà

nh.

Page 79: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

79

Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng nguồn vốn trong nước

TT Khu vực/điểm ô nhiễm Tỉnh Triệu VNĐ

Tr. USD Năm

1 Mai Hắc Đế, TT Nam Đàn, Nghệ An

Nghệ An 2007

2 Đại Huệ, TT Nam Đàn, Nghệ An

Nghệ An 2007

3 TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh Hà Tĩnh 20074 Nông trường Lệ Thủy, Lệ

Thủy, Quảng BìnhQuảng Bình 2007

5 Làng Ải, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang

Tuyên Quang 1.800 2008

6 Nghệ An điều tra thuốc BVTV tồn lưu

Nghệ An 1.200 2009

7 SEMLA cô lập khu vực Mậu 2 tại Kim Liên, Nghệ An

Nghệ An 221 2008

8 Cô lập ở Núi Căng, Thái Nguyên 3/2011 (QD 64)

Thái Nguyên 1.700 2011

9 Cô lập ở Phúc Trìu, Thái Nguyên, 10/2011 (QD 64)

Thái Nguyên 1.300 2011

10 Xử lý, cô lập và cải tạo đất nhiễm DDT tại Lữ đoàn 204, Bộ TL pháo binh, Vĩnh Phúc (QĐ 58/2008)

Vĩnh Phúc 5.000 2009

11 Xử lý, cô lập và cải tạo đất nhiễm 2,4D và thuốc BVTV khác ở kho Tân Bình, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình

Thái Bình 4.000 2009

12 Thu gom, xử lý và loại bỏ tồn lưu hoá chất BVTV tại tỉnh Nghệ An

Nghệ An 2.190 2009

13 Xử lý khu vực nhiễm DDT ở Xã Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn, Nghệ An

Nghệ An 4.675 2011

Page 80: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

80

Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng nguồn vốn trong nước (tiếp)

TT Khu vực/điểm ô nhiễm Tỉnh Triệu VNĐ

Tr. USD Năm

14 Xử lý ô nhiễm do thuốc BVTV tồn lưu ở Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Thanh Hóa 11.647 2011

15 Xử lý, cải tạo ở xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn 5.779 2012

16 Xử lý khu vực ô nhiễm thuốc BVTV tại Ghềnh Giềng, Xóm 1, xã An Tường, TP Tuyên Quang

Tuyên Quang 4.000 2012

17 Xử lý khu vực ô nhiễm thuốc BVTV kho cục BVTV ở xã An Tường, TP Tuyên Quang

Tuyên Quang 3.026 2012

18 Xử lý ô nhiễm do thuốc BVTV tồn lưu ở thôn Vạn Diệp, xã Nam Phong, TP Nam Định

Nam Định 8.165 2012

19 Xử lý ô nhiễm do thuốc BVTV tồn lưu ở thôn Viên Thái, xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ, Nghệ An

Nghệ An 5.515 2012

20 Xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu ở thôn Giang, xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ, Nghệ An

Nghệ An 8.386 2012

21 Xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu ở thôn Thái Lai, xã Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Thanh Hóa 2.292 2012

Page 81: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

81

Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng nguồn vốn trong nước (tiếp)

TT Khu vực/điểm ô nhiễm Tỉnh Triệu VNĐ

Tr. USD Năm

23 Xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu ở xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Hà Tĩnh 7.178 2012

24 Xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu ở kho HTX xã Thủy Tây, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị 8.581 2012

25 Thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa 18.400 2014

26 Kho 4, 5, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn,Thanh Hóa

Thanh Hóa 16.500 2014

27 Cầu Kênh, xã Hải An, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Thanh Hóa 15.500 2014

28 Núi Mốc, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa

Thanh Hóa 15.800 2014

29 Tiểu khu 4, xã Hưng Thịnh, TT Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh 11.100 2014

30 Tiểu khu 6, xã Hưng Thịnh, TT Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh 13.900 2014

31 Xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh 26.900 2014

32 Thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

Quảng Bình 7.900 2014

33 Xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình 8.500 2014

Page 82: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

82

Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng nguồn vốn trong nước (tiếp)

TT Khu vực/điểm ô nhiễm Tỉnh Triệu VNĐ

Tr. USD Năm

35 Nông trường Hồng Kỳ, huyện Trường Thủy, Quảng Bình

Quảng Bình 3.000 2014

36 Thôn Nam Long, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình 4.900 2014

37 Kho Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình 5.800 2014

38 Thôn Bản Vẽ, xã Nghĩa An, TT Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Yên Bái 12.100 2014

39 Tổ 23, xã Pú Trạng, TT Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Yên Bái 4.300 2014

40 Đào xúc và đóng gói ở Tân Long và Tân Phú, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

Nghệ An 200 2014

41 Dự án xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tại tại xóm 11, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Nghệ An 598 2014

42 Dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tại điểm Chùa Mụ, xã Hưng Khánh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Nghệ An 755 2014

43 Dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tại nền kho và điểm chôn thuốc BVTV xóm Ân Tiên, xã Tây Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Nghệ An 725 2014

Page 83: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

83

Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng nguồn vốn trong nước (tiếp)

TT Khu vực/điểm ô nhiễm Tỉnh Triệu VNĐ

Tr. USD Năm

45 Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại xã Ba Lòng, huyện Đăkrông, Quảng Trị.

Quảng Trị 9.055 2015

Tổng 288.064 14

(Nguồn: Tổng cục Môi trường 2014)

Page 84: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

84

Phụ lục 3. Ảnh hoạt động của Dự án

1. Năm 2010

Hình P3.1 Điều tra Thạch Lưu Hình P3.2 Điều tra Chiến Thắng

Hình P3.3 Hội thảo khởi động Hình P3.4 Họp ban chỉ đạo Xây dựng báo cáo khởi động dự án tháng 1/2011

Page 85: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

85

2. Năm 2011

Hình P3.5 Điều tra chi tiết Hòn Trơ

Hình P3.6 Tập huấn điều tra Hình P3.7 Hội thảo khởi động điểm ô nhiễm tại Hà Tĩnh Kế hoạch 1946 tại Nghệ An Khởi động Kế hoạch 1946 tại Nghệ An

Hình P3.8 Bốc xúc, đóng gói Hình P3.9 Họp Ban chỉ đạo và tiêu hủy Thái Nguyên dự án tháng 2/2012

Page 86: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

86

3. Năm 2012

Hình P3.10 Đo đạc chi tiết khu vực Hình P3.11 Họp với UBND ô nhiễm để lên kế hoạch xử lý tỉnh Nghệ An bàn về kế hoạch xử lý

Hình P3.12 Tập huấn quản lý thuốc Hình P3.13 Tập huấn quản lý thuốc BVTV với Hải quan tại Lào Cai BVTV với Hải quan tại Lào Cai

Hình P3.14 Quay video Hình P3.15 Một số sản phẩm làm tin cho dự án truyền thông

Page 87: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

87

Hình P3.16 Họp Ban chỉ đạo dự án 1/2013

4. Năm 2013

Hình P3.17 Các nhà thầu quốc tế Hình P3.18 Bốc xúc và đóng gói thăm thực địa trước khi nộp hồ sơ tại Hòn Trơ

Hình P3.19 Chuyên gia quốc tế Hình P3.20 Hội thảo về ngưỡng xử lý hướng dẫn an toàn khi bốc xúc cho các khu vực ô nhiễm và đóng gói HCBVTV POP

Page 88: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

88

Hình P3.21 Họp ban chỉ đạo dự án tháng 1/2014

5. Năm 2014

Hình P3.22 Luật Bảo vệ Hình P3.23 Thu gom và vận chuyển chất thải môi trường 2014

Page 89: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

89

Hình P3.24 Nghiền chất thải POP Hình P3.25 Tập huấn quản lý khu vực chuẩn bị đưa vào lò nung xi măng ô nhiễm ở Quảng Bình

Hình P3.26 Họp Ban chỉ đạo dự án tháng 1/2015

6. Năm 2015

Hình P3.27 Bàn giao điểm Hình P3.28 Tập huấn lấy mẫu đã xây dựng và khoanh vùng ô nhiễm công trình ngăn ngừa rủi ro tại Nam Định

Page 90: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

90

Hình P3.29 Thử nghiệm công nghệ Hình P3.30 Họp xây dựng kế hoạch xử lý đất nhiễm tại Hòn Trơ quản lý môi trường các khu vực ô nhiễm tại Nghệ An

Hình P3.31 Trình diễn kết quả tại Side Event của COP15 tại Thụy Sỹ

Hình P3.32 Tham gia hội nghị POP tại Tây Ban Nha với báo cáo của dự án

Page 91: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất

GPXB: số.......................................................................

Page 92: Báo cáo kết thúc dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất