bản tin văn phòng jica việt nam · metro số 1 tp. hcm (trang 6) tình nguy ... kitaoka đã...

8
S13 (Tháng 10 năm 2016) Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam Trường ĐH Việt- Nht tchc Lkhai giảng đầu tiên (trang 2) Khai ging khóa học Keieijuku đầu tiên ti Hi Phòng (trang 3) Bế ging khóa hc kinh doanh cao cp Keieihuku Khóa 7 (trang 4) JICA tchc hi thảo giao lưu về “Chuỗi giá trnông sản” (trang 5) Tỉnh Lâm Đồng gii thiu cà phê ti Nht Bn (Trang 6) Hp long cu Sài Gòn trên tuyến metro s1 TP. HCM (Trang 6) Tình nguyn viên JICA tchc hp thường niên (Trang 7) 10 Tình nguyn viên JICA mi sang công tác ti Vit Nam (Trang 8) TIÊU ĐIỂM CH T ỊCH JICA THĂM VIỆ T NAM Hp tác ODA ti Vit Nam rt thành công” là đánh giá của Chtch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ông Shinichi Kitaoka, trong chuyến công tác ti Vit Nam tngày 5-11/9/2016. Trong chuyến công tác, Ông Kitaoka đã đến thăm một sdán mà JICA đang hoặc sp trin khai Việt Nam như xây dng Khu Công nghHòa Lc, phát triển cơ sở htng Cao tc Hà Ni Sân bay Ni Bài, Cu Nht Tân và Cng Lch Huyn, Dán tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên bin, xây dng Cảng Đà Nẵng và Hm Hi Vân. Ngoài ra ông cũng đến thăm địa điểm hoạt động ca Tình nguyn viên (SDu lch ThaThiên-Huế) Hành lang kinh tế Đông Tây v.v… Tham dvà phát biu ti Hi tho Phát trin Bn vng và Lkhai giảng Đại hc Vit-Nhật (VJU) cũng là những ni dung quan trng trong chuyến công tác ca Ông Kitaoka. VJU là mô hình hp tác giáo dc cao học đầu tiên giữa hai nước. “Trong thi gian ti, để đào tạo ra những sinh viên ưu tú cho xã hội và để vận hành đại hc cht lượng cao, cần đảm bo tính tchca phía Việt Nam, đồng thi rt cn snlc hơn nữa ca các bên có liên quan, cphía Nht Bn và Vit Nam”, Ông Kitaoka nhn định. Trong chuyến công tác, Ông Kitaoka cũng có buổi làm vic vi Chtch Quc hi Bà Nguyn ThKim Ngân, Btrưởng BTài chính Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng BGiao thông Vn ti Ông Trương Quang Nghĩa, Chủ tch UBND Thành phHà Ni Ông Nguyễn Đức Chung, Chtch UBND Thành phĐà Nẵng Ông Hunh Đức Thơ, v.v Trong các cuc tiếp xúc này, các nhà lãnh đạo phía Việt Nam đã cảm ơn những htrODA ca Nht Bn cho Vit Nam và đồng thời đề nghJICA tiếp tc htrtrong các lĩnh vực htầng, năng lượng, công nghip phtr, ng phó vi biến đổi khí hu, ci cách doanh nghiệp Nhà nước, nông nghip (phát trin chui thc phm, to giá trgia tăng cho sản phm nông nghiệp)… Vphía mình, Chtịch JICA cũng bày tmong mun ca phía Nht Bn tiếp tc htrcho Việt Nam, đồng thi nhn mnh việc xác định thtưu tiên trong các đề xut htrca phía Vit Nam và tái khi động mt sdán htng rt quan trng lđaa Chtch JICA, Ông Shinichi Kitaoka đã có buổi làm vic với các đại biu chính phtrong chuyến công tác ti Vit Nam

Upload: doanthuy

Post on 10-May-2018

215 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Số 13 (Tháng 10 năm 2016)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Trường ĐH Việt-

Nhật tổ chức Lễ

khai giảng đầu tiên

(trang 2)

Khai giảng khóa

học Keieijuku đầu

tiên tại Hải Phòng

(trang 3)

Bế giảng khóa học

kinh doanh cao cấp

Keieihuku Khóa 7

(trang 4)

JICA tổ chức hội

thảo giao lưu về

“Chuỗi giá trị nông

sản” (trang 5)

Tỉnh Lâm Đồng

giới thiệu cà phê tại

Nhật Bản (Trang 6)

Hợp long cầu Sài

Gòn trên tuyến

metro số 1 TP.

HCM (Trang 6)

Tình nguyện viên

JICA tổ chức họp

thường niên (Trang

7)

10 Tình nguyện

viên JICA mới sang

công tác tại Việt

Nam (Trang 8)

TIÊU ĐIỂM

CHỦ TỊCH JICA THĂM VIỆT NAM

“Hợp tác ODA tại Việt Nam rất thành

công” là đánh giá của Chủ tịch Cơ quan

Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ông

Shinichi Kitaoka, trong chuyến công tác tới

Việt Nam từ ngày 5-11/9/2016.

Trong chuyến công tác, Ông Kitaoka đã

đến thăm một số dự án mà JICA đang hoặc

sắp triển khai ở Việt Nam như xây dựng

Khu Công nghệ Hòa Lạc, phát triển cơ sở hạ

tầng Cao tốc Hà Nội – Sân bay Nội Bài, Cầu

Nhật Tân và Cảng Lạch Huyện, Dự án tăng

cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn

trên biển, xây dựng Cảng Đà Nẵng và Hầm

Hải Vân. Ngoài ra ông cũng đến thăm địa

điểm hoạt động của Tình nguyện viên (Sở

Du lịch ThừaThiên-Huế) Hành lang kinh tế

Đông Tây v.v…

Tham dự và phát biểu tại Hội thảo Phát

triển Bền vững và Lễ khai giảng Đại học

Việt-Nhật (VJU) cũng là những nội dung

quan trọng trong chuyến công tác của Ông

Kitaoka. VJU là mô hình hợp tác giáo dục

cao học đầu tiên giữa hai nước. “Trong thời

gian tới, để đào tạo ra những sinh viên ưu

tú cho xã hội và để vận hành đại học chất

lượng cao, cần đảm bảo tính tự chủ của

phía Việt Nam, đồng thời rất cần sự nỗ lực

hơn nữa của các bên có liên quan, cả phía

Nhật Bản và Việt Nam”, Ông Kitaoka nhận

định.

Trong chuyến công tác, Ông Kitaoka

cũng có buổi làm việc với Chủ tịch Quốc

hội Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng

Bộ Tài chính Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ

trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ông Trương

Quang Nghĩa, Chủ tịch UBND Thành phố

Hà Nội Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch

UBND Thành phố Đà Nẵng Ông Huỳnh

Đức Thơ, v.v

Trong các cuộc tiếp xúc này, các nhà

lãnh đạo phía Việt Nam đã cảm ơn những

hỗ trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam và

đồng thời đề nghị JICA tiếp tục hỗ trợ trong

các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, công

nghiệp phụ trợ, ứng phó với biến đổi khí

hậu, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, nông

nghiệp (phát triển chuỗi thực phẩm, tạo giá

trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp)…

Về phía mình, Chủ tịch JICA cũng bày tỏ mong muốn của phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh việc xác định thứ tự ưu tiên trong các đề xuất hỗ trợ của phía Việt Nam và tái khởi động một số dự án hạ tầng rất quan trọng lđaa

Chủ tịch JICA, Ông Shinichi Kitaoka đã có buổi làm việc với các đại biểu chính

phủ trong chuyến công tác tới Việt Nam

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

Trường Đại học Việt Nhật tổ chức lễ khai giảng đầu tiên

Sau gần 2 năm chuẩn bị, ngày 9/9/2016, trường

Đại học Việt-Nhật (VJU) đã long trọng tổ chức lễ khai

trường đầu tiên trong sự vui mừng, phấn khởi của

nhiều cơ quan chính phủ, tổ chức, cá nhân của cả hai

phía Việt Nam và Nhật Bản và đặc biệt là 72 sinh viên

đầu tiên của trường.

Tham dự buổi lễ có Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ

tự do Nhật Bản Nikai Toshihiro, Bộ trưởng Giáo dục

và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (Đại diện Chính phủ Việt

Nam), Phó Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao,

Khoa học và Công nghệ Nhật Bản ông Higuchi Naoya

(Đại diện cho Chính phủ Nhật Bản) và Ông Takebe

Tsutomu, nguyên Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu

nghị Việt-Nhật.

Ngoài ra, buổi lễ còn có sự tham dự của hơn 400

khách mời, trong đó có đại diện các Bộ, ban, ngành

của hai nước Việt Nam và Nhật Bản; Đại sứ quán

Nhật Bản tại Việt Nam; Đại học Quốc Gia Hà Nội;

đại học đối tác phía Nhật Bản; Cơ quan Hợp tác Quốc

tế Nhật Bản (JICA); Tổ chức Xúc tiến Thương mại

Nhật Bản (JETRO) cùng các chuyên gia giáo dục, các

doanh nghiệp, và truyền thông của Việt Nam và Nhật

Bản.

Phát biểu chào mừng buổi lễ, GS.TS. Furuta

Motoo, Hiệu trưởng VJU, gửi lời chúc mừng và nồng

nhiệt chào đón các tân học viên thạc sĩ khóa 1.

Nhìn lại lịch sử, GS. Furuta nhắc đến phong trào

Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng

vào đầu thế kỉ XX, nhằm mục đích đào tạo thanh niên

Việt Nam tại Nhật Bản để gánh vác tương lai đất

nước. VJU đã kế thừa tư tưởng này, đang nỗ lực trở

thành “phong trào Đông Du” của thế kỉ XXI.

GS. Furuta bày tỏ mong muốn các học viên sẽ trở

thành những chủ thể sáng tạo, tạo nên sự đa dạng và

phong phú cho VJU, chứ không gò mình vào một

khuôn mẫu nào.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Đại học Quốc gia

Hà Nội Nguyễn Kim Sơn đã cám ơn sự giúp đỡ và

phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chính phủ, các

trường đại học đối tác, các doanh nghiệp, các tổ chức

của Việt Nam và Nhật Bản.

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cũng nhắc đến chủ đề

của buổi Hội thảo khai trường ngày 8/9/2016 là “Phát

triển bền vững” và đây cũng được coi là triết lí giáo

dục xuyên suốt của VJU.

Đại diện cho 72 học viên thạc sĩ khóa 1, anh

Nguyễn Mạnh Tùng, học viên ngành Kỹ thuật Hạ

tầng, chia sẻ, trong thời kì toàn cầu hóa đang ảnh

hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, lớp trẻ

ngày nay cần được trang bị không chỉ những kiến thức

khoa học mà cả cách tư duy sáng tạo và khả năng thích

ứng với xã hội trong tương lai. Sau một tuần được

định hướng và học hỏi, anh cảm thấy việc lựa chọn

chương trình thạc sĩ của VJU là một quyết định vô

cùng đúng đắn.

Trước đó, ngày 8/9/2016, trường Đại học Việt-

Nhật đã tổ chức buổi hội thảo khai trương với chủ đề

“Phát triển bền vững”, thu hút gần 300 khách mời

tham gia. Tại buổi hội thảo, Chủ tịch JICA Shinichi

Kitaoka đã có bài trình bày về mối quan hệ giữa hai

nước Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh lịch sử

giới. Ông Kitaoka cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản có

rất nhiều điểm tương đồng cả về chính trị, văn hóa và

là đang bị đình trệ.

Ông Kitaoka Shinichi chính thức trở thành Chủ

tịch JICA từ ngày 1/10/2015. Trước khi được bổ

nhiệm vào vị trí hiện tại, ông Kitaoka là Hiệu trưởng

trường Đại học Quốc tế Nhật Bản. Ông là chuyên gia về lĩnh vực ngoại giao và chính trị Nhật Bản hiện đại và đã từng đảm nhiệm vị trí giáo sư tại các trường đại học danh tiếng ở Nhật và đại sứ tại các tổ chức quốc tế.

Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm trong lễ khai trường của trường Đại học Việt

Nhật (VJU)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

Khai giảng khóa học KEIEIJUKU đầu tiên tại Hải Phòng

Khai giảng Chương trình Giám đốc Chiến lược – KEIEIJUKU Hải phòng (8/2016~6/2017)

nước Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh lịch sử thế

giới. Ông Kitaoka cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản có

rất nhiều điểm tương đồng cả về chính trị, văn hóa và

tro

trong bối cảnh lịch sử

trong nhiều lĩnh vực khác. Điều này chính là nền tảng

để hai nước tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác

trong tương lai.

Sáng ngày 2/8, Lễ Khai giảng Chương trình

“Giám đốc Chiến lược” (KEIEIJUKU) Khóa 1 đã long

trọng diễn ra tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải

Phòng.

Khóa học kéo dài 10 tháng này do Trung tâm Hợp

tác Nguồn Nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) Hà

Nội, Hội Khoa học Phát triển Nguồn Nhân lực Nhân

tài thành phố Hải Phòng và JICA Việt Nam đồng tổ

chức. Hai mươi lăm học viên là giám đốc, phó giám

đốc các doanh nghiệp trọng điểm của Hải Phòng đã

được lựa chọn là học viên Khóa 1 - KEIEIJUKU.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Phó chủ

tịch UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình đã đề nghị

các học viên của khóa học nỗ lực thu được kết quả học

tập tốt để áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp mình, đạt được mục tiêu

phát triển không chỉ của doanh nghiệp mình mà còn

đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của thành phố

và đất nước.

Theo “Đề án Bồi dưỡng, đào tạo Giám đốc quản

trị doanh nghiệp giỏi thành phố Hải Phòng năm 2016-

2020”, được UBND thành phố phê duyệt ngày

23/9/2015, mục tiêu đề ra đến năm 2020, 180 giám

đốc doanh nghiệp, 720 phó giám đốc, quản lý cấp

trung và cấp chủ chốt của các doanh nghiệp sẽ được

đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, theo

mô hình kinh doanh hiện đại và phù hợp với chuẩn

quốc tế và khu vực. Trong 6 năm từ 2015 đến 2020,

mỗi năm sẽ có một lớp dài hạn (10 tháng), hai lớp

trung hạn và hai lớp ngắn hạn được tổ chức, với

khoảng 150 học viên mỗi năm.

Phát biểu tại buổi lễ, ngài Nagai Katsuro, Công sứ

Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt

Nam nhấn mạnh: “Hải Phòng tập trung nhiều ngành

sản xuất quan trọng, là trung tâm kết nối giữa nền

công nghiệp của Nhật Bản-Việt Nam. Quan hệ giữa

Nhật Bản và thành phố Hải Phòng trên lĩnh vực ngoại

giao, kinh tế, văn hóa đang được phát triển từng

ngày…”.

Thay mặt JICA Việt Nam, Phó trưởng đại diện

ông Masuda Chikahiro, hoan nghênh những nỗ lực

hết mình trong công tác khảo sát thực hiện và tổ chức

lớp học của các bên liên quan, đồng thời khẳng định

“Hải Phòng là thành phố rất quan trọng trong tiến

trình công nghiệp hóa của Việt Nam thời gian tới.

Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cho

nền công nghiệp, JICA mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ

trung và dài hạn thông qua Lớp học giám đốc chiến

lược này”.

Trong kỳ học đầu tiên với chủ đề “Xây dựng do-

anh nghiệp vì ngày mai”, các doanh nhân học viên sẽ

cùng trao đổi, thảo luận và tiếp cận những kiến thức

quản trị doanh nghiệp hiện đại, được chắt lọc từ chính

kinh nghiệm của chuyên gia Toda Chosaku, là người

có hơn 30 năm kinh nghiệm quản trị trên nhiều cương

vị lãnh đạo quan trọng của Tập đoàn Panasonic, ở

nhiều thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Châu Âu và

Nhật Bản.

Hình ảnh trong lớp học “Giám đốc chiến lược”

KEIEIJUKU

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

Bế giảng khóa học kinh doanh cao cấp KEIEIJUKU Khóa 7

Lễ bế giảng KEIEIJUKU Khóa 7 ngày 19/08/2016 tại VJCC Hà Nội

Sáng ngày 19/8, Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân

lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC, Đại học Ngoại

thương) đã tổ chức Lễ Bế giảng khóa học Kinh doanh

Cao cấp – KEIEIJUKU - khóa 7 cho 21 học viên là

các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cùng 4 giảng

viên trường Đại học Ngoại thương.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Fujita Yasuo, Trưởng đại

diện JICA Việt Nam, cơ quan tài trợ cho VJCC, nhấn

mạnh rằng: “JICA, với tư cách là đơn vị hỗ trợ Trung

tâm VJCC, trường Đại học Ngoại thương, thực hiện

chương trình Keieijuku, rất mong muốn các doanh

nghiệp học viên tiếp tục phát triển, cống hiến cho quá

trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa của Việt Nam và

sẽ luôn hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phát triển

mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng doanh nghiệp

Keieijuku.”

Về phần mình, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu

trưởng Trường Đại học Ngoại thương, khẳng định

“Chương trình Kinh doanh Cao cấp, niềm tự hào của

trường Đại học Ngoại thương, đã, đang và sẽ trở thành

cầu nối vô cùng hữu hiệu giữa cộng đồng doanh

nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cũng như góp phần

thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam –

Nhật Bản trong xu thế thời đại mới”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Trung

tâm VJCC Hà Nội, chương trình Keieijuku Khóa 7

tiếp tục kế thừa những thành tựu tốt đẹp nhất từ 6 khóa

học trước, với sự kiện toàn về nội dung quản trị doanh

nghiệp, từ tư duy, tầm nhìn đến các vấn đề về môi

trường kinh doanh, chiến lược quản trị, kế hoạch kinh

doanh cũng như các công cụ triển khai thực tiễn, hiệu

quả dành cho nhà quản trị. 100% doanh nghiệp học

viên đã và đang từng bước áp dụng các kiến thức của

chương trình vào cải tiến hiện trường sản xuất, nâng

cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và đã bước đầu thu

được những kết quả đáng mừng.

Ngoài chương trình học chính khóa, các buổi hội

thảo tiếp nối và các hoạt động giao lưu, kết nối kinh

doanh giữa học viên Keieijuku và các nước trong khu

vực như Lào, Myanma v.v…cũng góp phần hỗ trợ

tăng cường kết nối học viên các khóa Keieijuku.

Tham dự buổi lễ bế giảng còn có ông Nagai

Katsuro, Công sứ Kinh tế và thương mại, ĐSQ Nhật

Bản tại Việt Nam; ông YANAI Taiji, Chủ tịch Hiệp

hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV);

ông Chishima Hiroshi, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến

Thương mại Nhật Bản (JETRO).

Giai điệu của Hành khúc Keieijuku đã trở nên

quen thuộc với nhiều thế hệ học viên Keieijuku một

lần nữa lại vang lên qua giọng ca hào sảng và đong

đầy tình cảm của học viên Keieijuku 7.

“Bao gian khó vẫn không ngại ngần

Cùng niềm tin vươn tới tầm cao

Để dựng xây nền công nghiệp nước nhà”

Lời ca không chỉ là những giao thoa cảm xúc mà

còn là thông điệp thể hiện quyết tâm của các doanh

nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển kinh

doanh, đóng góp cho nền công nghiệp Việt Nam.

Ghi chép: Trần Thị Kiều Minh, Phụ trách

Chương trình Keieijuku- VJCC HN

Trưởng đại diện JICA Việt Nam, ông Fujita Yasuo nhận

quà kỷ niệm từ đại diện học viên Keieijuku Khóa 7 Hà Nội

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

JICA tổ chức Hội thảo giao lưu về “Chuỗi giá trị nông sản”

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ

chức Hội thảo giao lưu giữa tỉnh Nghệ An và các doanh

nghiệp Việt Nam và Nhật Bản hôm 28/9 tại Hà Nội, với

sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp hai nước.

Hội thảo được tổ chức với mục đích tiến tới xây

dựng “Chuỗi giá trị nông sản” tại Nghệ An, địa phương

được đánh giá là “Việt Nam thu nhỏ” do có điều kiện địa

lý đa dạng, đầy đủ cả biển, đồng bằng, đồi và núi.

Hội thảo thu hút nhiều thành phần đại biểu tham gia

do được tổ chức một ngày ngay sau Hội nghị cấp cao lần

thứ 3 về “Đối thoại Hợp tác Nông Nghiệp Việt Nam -

Nhật Bản” do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

phối hợp với Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản tổ

c h ứ c .

Tại buổi Hội thảo, các doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ

An đã giới thiệu tầm nhìn của Tỉnh và các hoạt động

kinh doanh nông nghiệp với các đối tác Nhật Bản. Nhiều

doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ

hợp tác từ phía doanh nghiệp Nhật Bản về kỹ thuật và

đào tạo nguồn nhân lực.

Để quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam

cũng triển lãm các sản phẩm của mình tại hội trường của

hội thảo. Trên 30 doanh nghiệp và cơ quan Nhật Bản

tham dự hội thảo lần này cũng đã chia sẻ các ý tưởng để

tìm kiếm sự hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Kakioka Naoki, Phó

trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(JICA) tại Việt Nam chia sẻ rằng, thời gian qua, tỉnh

Nghệ An luôn coi việc nâng cao năng suất và giá trị gia

tăng là vấn đề chủ chốt và từng bước khắc phục khó

khăn tồn tại để thiết lập mô hình xây dựng chuỗi giá trị

nông sản thực phẩm.

Ông cũng nhấn mạnh, để cung cấp các loại nông sản

ra thị trường một cách liên tục, ổn định và có giá trị

thì việc gắn kết từ khâu sản xuất, chế biến đến phân

phối bằng “Hợp đồng Nông Nghiệp” sẽ cho hiệu quả

cao hơn.

Vào tháng 6/2014, cuộc Đối thoại cấp cao giữa

Việt Nam và Nhật Bản đã hướng tới tầm nhìn trung

và dài hạn về việc thiết lập chuỗi giá trị nông sản tại

Việt Nam, và đã được chính phủ hai nước thông qua

vào tháng 8/2016. Khung hợp tác này có mục đích

thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác giữa hai nước nhằm

phát triển chuỗi giá trị nông sản trong sự hợp tác với

khu vực tư nhân.

Căn cứ vào chính sách hợp tác này, JICA đã

triển khai Dự án “Hợp tác Kỹ thuật về Quy hoạch

Phát triển Ngành Nông nghiệp tại Nghệ An” để thiết

lập chuỗi giá trị nông sản hướng tới không chỉ thị

trường Việt Nam mà cả thị trường thế giới. Tỉnh

Nghệ An được chọn là một trong các địa bàn mẫu để

phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Ông Tsuno Motonori đại diện cho 1 doanh nghiệp Nhật Bản phát biểu tại

buổi Hội thảo

Các đại biểu thảo luận và đánh giá về sản

phẩm được trưng bày tại buổi Hội thảo

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

Tỉnh Lâm Đồng giới thiệu cà phê tại Nhật Bản

Đoàn Việt Nam tham dự triển lãm SCAJ 2016 về các sản

phẩm cà phê đặc biệt tại Tokyo

Khách hàng tham quan gian hàng của Tỉnh Lâm Đồng tại

buổi triển lãm

JICA và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cùng

các công ty tư vấn đã tổ chức chuyến tham quan học

tập tại Nhật Bản từ ngày 25/9 đến ngày 2/10, nhằm

học hỏi kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương

hiệu nông sản của Nhật Bản cũng như tham gia Triển

lãm SCAJ 2016 về các sản phẩm cà phê đặc biệt tại

Tokyo. Triển lãm này có trên 100 đơn vị tham gia, thu

hút khoảng 27.000 khách tham quan.

Chuyến tham quan do ông Đoàn Văn Việt, Chủ

tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng làm Trưởng

đoàn, cùng các cán bộ Ủy ban Nhân dân tỉnh và 7 do-

anh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến

và phân phối cà phê. Chuyến đi nằm trong khuôn khổ

cuộc Khảo sát: “Xây dựng chiến lược phát triển

thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và du lịch

nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng” do JICA tài trợ.

Tham gia Triển lãm SCAJ 2016, gian hàng của

Lâm Đồng giới thiệu các sản phẩm cà phê đặc biệt của

các công ty tiêu biểu được khách tham quan rất quan

tâm. Đây được coi là cơ hội tốt để giới thiệu và quảng

bá thương hiệu cà phê của tỉnh nhằm tìm kiếm thị

trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu

tư tiềm năng vào tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, đoàn cũng gặp gỡ một số doanh

nghiệp Nhật Bản giàu kinh nghiệm trong sản xuất và

phân phối các sản phẩm cà phê cũng như các sản

phẩm nông nghiệp khác như Công UCC tại Kobe hay

Công ty giao dịch hoa Himeji, Trung tâm đấu giá hoa

Ota, v.v… để chia sẻ thông tin và thiết lập quan hệ.

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Lâm Đồng hội đủ

các điều kiện để sản xuất cà phê Arabica chất lượng

cao. Cà phê Lâm Đồng đã bắt đầu tìm được thị trường

xuất khẩu tại một số quốc gia trong đó có Nhật Bản.

Phát triển thương hiệu được coi là một trong tám

bước chiến lược mà Lâm Đồng đã xác định và quyết

tâm thực hiện để phát triển lĩnh vực nông nghiệp của

Tỉnh. JICA đã đồng hành cùng Lâm Đồng trong quá

trình xác định chiến lược và hiện thực hóa chiến lược

thông qua các dự án cụ thể để thực hiện Tầm nhìn

trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam

– Nhật Bản mà Lâm Đồng và Nghệ An được lựa chọn

làm mô hình mẫu.

Trong tháng 7 vừa qua, JICA đã tổ chức một

chuyến tham quan tại Nhật cho cán bộ và các doanh

nghiệp tiêu biểu của Lâm Đồng trong lĩnh vực sản

xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, như rau

và hoa, và có một gian hàng giới thiệu sản phẩm tại

Triển lãm GPEC 2016 về công nghệ nhà kính và trồng

trọt công nghệ cao để đưa thương hiệu Lâm Đồng gần

hơn nữa tới các thị trường tiềm năng.

Hợp long cầu Sài Gòn trên tuyến Metro số 1 TP HCM

Ngày 30/09/2016, Ban Quản lý Đường sắt Đô

thị- chủ đầu tư Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối

Tiên- đã tổ chức Lễ hợp long cầu Sài Gòn, hạng mục

quan trọng nhất và là cầu đặc biệt đầu tiên trong 5

cầu thuộc gói thầu số 2 của Dự án được thực hiện

bằng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Nhật Bản (JICA).

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

Đây là thời điểm quan trọng, đánh dấu sự chuyển

giao sang một giai đoạn mới trong quá trình thi công

xây dựng tuyến đường sắt đô thị này.

Gói thầu số 2 là gói thầu đầu tiên của Dự án được

khởi công vào tháng 8/2012, xây dựng đoạn đi từ Ba

Son vượt Sông Sài Gòn chạy dọc Xa lộ Hà Nội đến

Depot Long Bình ở Quận 9, được thực hiện theo hình

thức tổng thầu (EPC), do nhà thầu Liên danh

Sumitomo (Nhật Bản) - Tổng công ty xây dựng công

trình giao thông 6 (Việt Nam) thực hiện. Đoạn này có

chiều dài 17,1 km, bao gồm 11 nhà ga trên cao và

khu Depot sửa chữa tàu.

Theo báo cáo của chủ đầu tư Dự án, hiện gói thầu

số 2 đã hoàn thành 60% tiến độ và dự kiến hoàn

thành vào năm 2019. Toàn tuyến số 1 dự kiến sẽ đi

vào vận hành từ cuối năm 2020 sau khi hoàn thành

xây dựng đoạn đi ngầm từ Ga Bến Thành đến Ga Ba

Son và lắp đặt xong các hạng mục khác như đường

ray, đầu máy toa xe, thông tin tín hiệu, thu vé tự

động, v.v…

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ

Chí Minh là dự án giao thông trọng điểm đặc biệt

quan trọng của thành phố, được triển khai nhằm giải

quyết ùn tắc giao thông và kích thích phát triển đô thị

dọc theo hướng chính của thành phố về phía Đông-

Đông Bắc.

Phát biểu tại Lễ hợp long cầu Sài gòn, ông Akito

Takahashi, Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt

Nam nhấn mạnh đây là một trong những dự án quan

trọng và ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp tác giữa

hai chính phủ Việt Nam – Nhật Bản, và bày tỏ hy

vọng công trình sẽ được hoàn thành đúng tiến độ và

chất lượng, đảm bảo an toàn lao động.

Lễ hợp long cầu Sài Gòn đã diễn ra vào ngày

30/09/2016 tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ hợp long cầu Sài Gòn đã diễn ra vào ngày

30/09/2016 tại TP. Hồ Chí Minh

Tình nguyện viên JICA tổ chức họp thường niên

Ngày 22 và 23/9, các Tình nguyện viên (TNV) JICA công tác trên khắp mọi miền Việt Nam đã có mặt tại Văn phòng JICA Việt Nam để tham gia cuộc họp tổng thể thường niên TNV JICA, báo cáo giữa kỳ và báo cáo kết thúc nhiệm kỳ của các TNV. Cuộc họp tổng thể thường niên TNV JICA được tổ chức vào tháng 9 hàng năm.

Tại cuộc họp lần này, các TNV đã đưa ra những

vấn đề cụ thể điển hình mà các TNV thường gặp phải

khi công tác tại Việt Nam để các TNV khác cùng trao

đổi và tìm ra phương hướng giải quyết. Cũng tại đây

các nhóm TNV cũng báo cáo về những hoạt động đã

triển khai cũng như kế hoạch trong thời gian tới.

Trong cuộc họp này, 5 TNV JICA đến Việt Nam

vào tháng 9/2015 đã báo cáo giữa kỳ, chia sẻ

những khó khăn và những thành quả đã đạt được cũng

như định hướng cho những hoạt động trong nhiệm kỳ

1 năm còn lại. Ngoài những thông tin liên quan đến

hoạt động của mình, các TNV cũng chia sẻ về con

người, điểm du lịch, đặc sản của những vùng đất mình

đang sinh sống.

Cùng với báo cáo giữa kỳ là báo cáo kết thúc

nhiệm kỳ của 15 TNV với nhiệm kỳ công tác 2 năm

vừa qua. Các TNV đã tổng kết, nhìn nhận lại nhiệm kỳ

hoạt động của mình, chia sẻ những điều đã học hỏi

được cũng như truyền lại những kinh nghiệm của

mình cho các TNV lớp sau.

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 10/2016

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

10 tình nguyện viên JICA mới sang công tác tại Việt Nam

Sau khi 15 TNV về nước thì ngày 4/10 lại có 10 TNV mới sang công tác tại Việt Nam. Trong 10 TNV mới có 8 TNV Hợp tác hải ngoại Nhật Bản (JOCV) có độ tuổi từ 20 ~ 39 và 2 TNV cao cấp (SV) có độ tuổi từ 40 ~ 69.

Đợt phái cử TNV sang Việt Nam lần này có 8

TNV hoạt động trong lĩnh vực y tế, 1 TNV trong lĩnh

vực thú y và 1 TNV là giảng viên tiếng Nhật. Địa bàn

công tác của các TNV cũng rất đa dạng, từ miền Băc

như các tỉnh Sơn La, Tp. Hà Nội, Tp. Đà Nẵng, đến

miền Nam như TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh

Bến Tre.

Sau khoảng 1 tuần tập huấn tại Văn phòng JICA

Việt Nam, 8 TNV sẽ học tiếng Việt trong khoảng 5

tuần, 2 TNV cao cấp chỉ học tiếng Việt trong khoảng

10 ngày tại Tp. Hà Nội, Tp. Đà Nẵng và Tp. HCM. Dự

kiến khoảng giữa tháng 11/2016, các TNV có thể

chính thức bắt đầu đến làm việc tại các cơ quan tiếp

nhận.

Các TNV mới được kỳ vọng sẽ nhanh chóng hòa

nhập với nhịp sống và văn hóa Việt Nam, sử dụng

những kiến thức và kinh nghiệm có được ở Nhật Bản

để hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan tiếp nhận.