bản tin hoa sen số 6 - trăm nẻo đường nghề

60
THÁNG 05/2013

Upload: hoa-sen-university

Post on 22-May-2015

1.028 views

Category:

Education


7 download

DESCRIPTION

Trên vạn nẻo đường và trong mọi ngõ ngách của cuộc đời, có một con đường mà hầu như ai cũng phải bước đi. Đó là đường đi đến với nghề nghiệp, phương tiện mà tất cả chúng ta đều cần để có thể sinh tồn

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

T H Á N G 0 5 / 2 0 1 3

Page 2: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Lời mở đầu ............................................................................................. 3Những ngẫu nhiên của cuộc đời ................................................... 6Giới thiệu Dự án Hướng nghiệp Hoa Sen .................................10Tản mạn về nghề ...............................................................................14Đa dạng hệ thống ngành nghề ...................................................18Tổng quan thị trường lao động trên địa bàn TP.HCM ...........24Khởi nghiệp bằng những lối đi riêng .........................................28Chọn nghề nên bắt đầu từ sự yêu thích ...................................31Hãy luôn hết mình với những gì mình đã chọn .....................33Chấp nhận mọi thử thách ..............................................................35Hãy đứng lên và bước tiếp .............................................................36Chọn nghề: Có phải một cơ duyên? ...........................................39Cứ kiên trì rồi mùa hoa trái sẽ tới .................................................47Bắt đầu từ những con chữ..............................................................53Bước ngoặt giữa ước mơ và thực tế ............................................57

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAMNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCA2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà NộiĐiện thoại: 04. 39260024Email: [email protected]

BẢN TIN HOA SEN THÁNG 05/2013Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC Biên tập: BÙI TRÂN THÚY TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG

In 2000 cuốn, khổ 14X20cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số ĐKKHXB: 341-2013/CXB/57/01-10/HĐ Quyết định xuất bản số: 314-2013/QĐ-HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý I năm 2013.

Mục lục

Page 3: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Việc chọn cho mình một nghề nghiệp vô cùng quan trọng với các bạn trẻ. Thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu nhân lực biến đổi liên tục, ngành nghề ngày càng đa dạng. Đó là điều thuận lợi nhưng cũng không phải là không ít khó khăn. “Lắm thầy, nhiều ma”, khi có vô số những lựa chọn, dễ khiến người ta phân vân, đắn đo mà sự lựa chọn nào cũng có cái giá phải trả.

Nghề nghiệp vững chắc, sự đam mê, sáng tạo trong công việc tạo nên cuộc sống ổn định, niềm hạnh phúc để vui sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng đạt được điều đó.

Trong Bản tin Hoa Sen số 6, với chủ đề “Trăm nẻo đường nghề”, chúng tôi xin được chia sẻ với quý độc giả những tâm tình của một số nhà báo, nhà văn, dịch giả, đạo diễn, nhà thiết kế… khá nổi tiếng. Họ hiện là những người đã thành đạt; nhưng họ cũng từng là những người trẻ có không ít băn khoăn, ưu tư khi chọn nghề, trước khi thành công, cũng nhiều

va vấp nhưng cuối cùng, vẫn đứng vững trên đôi chân của mình.

Chúng tôi giới thiệu những nhóm ngành nghề hiện có, các cơ sở đào tạo, để giúp các bạn có những thông tin chính xác trước khi chọn nghề. Dự án “Hoa Sen hướng nghiệp” đang khởi động cũng được giới thiệu. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú ý đến những nghề truyền thống, những nghề đã và đang tồn tại khá vững chắc trong xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, là những nghề không đòi hỏi chuyên môn cao mà người hành nghề tưởng chừng đó chỉ là “nghề tay trái” nhưng từ lòng yêu nghề, từ trách nhiệm đối với công việc của mình, tay nghề ngày càng được nâng cao hơn và họ vẫn có thể trở thành lao động chính để nuôi sống gia đình với mức thu nhập khá cao.

“Nghề” có trăm vạn nẻo “đường”, đó là duyên may như “số phận”, như những ngẫu nhiên, tình cờ hay là sự chọn lựa, có cân nhắc thiệt hơn, có đắn đo, suy tính. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, có đúng như vậy không? Yếu tố quyết định thành công phải chăng chính là “cái tâm” mà bất cứ người thành đạt nào cũng phải đặt vào công việc của mình bằng tất cả lòng yêu thương, sự trân trọng?

Mời quý độc giả cùng chia sẻ.

Ban Biên tập.

LờiMở đầuTrên vạn nẻo đường và trong mọi ngõ ngách của cuộc đời, có một con đường mà hầu như ai cũng phải bước đi. Đó là đường đi đến với nghề nghiệp, phương tiện mà tất cả chúng ta đều cần để có thể sinh tồn.

ww

w.hoasen.edu.vn

Page 4: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Làng nghề gốm truyền thống Ảnh: Tư liệu từ Internet

4 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 5: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

ww

w.hoasen.edu.vn

5Bàn luận về hướng nghiệp

Page 6: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Nhữngngẫu nhiên

củacuộc đờiGS. Vũ-Đức Vượng - CT Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen

Tôi vốn ghét những cái mà tôi thường chủ quan cho là “mê tín dị đoan” trong cuộc đời. Bao nhiêu doanh nghiệp đã từng bỏ ra khối tiền để thuê thầy địa lý chọn cơ sở cho đúng hướng, thuê các nhà thiết kế trang bị cho hợp “phong thủy” rồi lại thuê thầy cúng về làm lễ khai trương, múa sư tử và đốt pháo loạn xạ lên... chỉ vì tin là nếu làm đúng theo phong thủy thì tiền sẽ vào như nước. Thế mà vẫn sạt nghiệp.

Tác g

iả và

đạo

diễn

Đặn

g Nhậ

t Min

h (b

ên p

hải)

phot

o by N

guyễ

n Vă

n Bi

ên6 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 7: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Hồi năm 2007, năm gọi là “heo vàng”, mấy đứa cháu tôi cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng trẻ thi nhau sinh con trong năm ấy, tin là con mình sẽ được lợi thế và may mắn cả đời nó sau này. Lợi đâu chưa thấy, chỉ biết là năm đó sinh nhiều con nít quá nên năm nay, bố mẹ đang phải chạy sốt vó lên tìm trường cho con học đây. Và chừng 15-20 năm nữa, lại một phen khổ sở đi tìm vợ cho chúng nó, vì quá nhiều bố mẹ chỉ muốn con trai “heo vàng” thôi.

Các vua nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta, tốn bao nhiêu công sức, tiền của, và bắt bao nhiêu dân nghèo đi phục dịch để xây những lăng tẩm hoành tráng, hy vọng không những là được an nghỉ ngàn thu mà hậu duệ của họ cũng được may mắn trị vì lâu năm. Chỉ thấy là chính các ông vua này cũng không dám chôn ngay trong lăng, sợ bị ăn trộm, và con cháu họ cũng mất nước vào tay quân Pháp. Có mấy ông còn bị đi tù nữa chứ.

Mỗi lần đi ăn cưới ai tôi cũng biết chắc là hai gia đình đã so sánh tử vi kỹ lưỡng, đã chọn “ngày lành tháng tốt” để làm đám cưới, đã lựa giờ hoàng đạo để rước dâu... nhưng bao nhiêu cặp vẫn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” và cũng khá nhiều cặp đã bỏ nhau.

Thế đấy.

Nhưng có một loại hoàn cảnh trong đời mà cho đến nay tôi vẫn chưa có lời giải đáp: tại sao có những người thật may mắn trong sự nghiệp và ngược lại có những người khác xui xẻo hết chỗ nói.

Có lẽ ta không nên đem chuyện những người xui xẻo ra bàn ở đây nhỉ? Họ đã khổ sở đủ rồi, mình tạm để cho họ hai chữ bình yên đi. Vậy tôi đơn cử vài trường hợp may mắn nhé.

Trong số báo này, các bạn đã đọc một chút về đạo diễn Đặng Nhật Minh, vì sao ông ta đến với nghề làm phim ảnh. Nhưng đó chưa hết câu chuyện. Thân phụ ông Minh là bác sĩ Đặng Văn Ngữ, người rất có công với nền

y tế nước nhà và cũng là người từng du học ở Nhật. Khi còn nhỏ ông Minh sống với gia đình ở chiến khu Việt Bắc. Ông được cử sang học tại Trường Thiếu nhi VN ở bên Trung Quốc. Cuối năm Trung học cả trường được lệnh cử 100 học sinh sang Liên xô học tiếng Nga. Ông Minh không có tên trong danh sách đó. Ông thuộc nhóm ở lại để học tiếp ở Trung Quốc. Mọi thứ chuẩn bị đã sẵn sàng; vào phút chót, có một học sinh trong đoàn đi Nga bị loại, thành ra thiếu một suất.. Ông Minh được chuyển từ nhóm đi Trung Quốc sang nhóm đi Nga học. Sau khi học xong tiếng Nga, ông trở về nước làm việc dịch phim từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Mối nhân duyên của ông với điện ảnh bắt nguồn từ đó. Nhưng ta thử hỏi, nếu ông Minh đi học ở TQ, rất có thể ông đã trở thành một kỹ sư cơ khí hay một thuyền trưởng tầu viễn dương như người ta đã dự tính, thì làm sao ngày nay chúng ta có được những tuyệt tác như “Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Cô gái bên sông”, “ Thương nhớ đồng quê “, “Mùa ổi”, hay “Đừng đốt” ? Đấy chẳng phải là sự ngẫu nhiên của số phận sao ?

Khoảng từ hai năm nay, cả nước ta hãnh diện về thành quả của giáo sư Ngô Bảo Châu khi ông đoạt giải Fields về toán học. Thủ tướng trao tặng một căn hộ hạng sang để ông có chỗ tá túc mỗi khi về nước (ông dạy học ở ĐH Chicago); Bộ GD lập hẳn ra một viện nghiên cứu Toán học cấp cao để ông có môi trường hướng dẫn các tài năng trẻ trong nước; và cứ vài tháng các trường ĐH lại luân phiên mời GS. Châu về giao lưu, chia sẻ với các sinh viên trong nước.

ww

w.hoasen.edu.vn

7Bàn luận về hướng nghiệp

Page 8: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Nhưng có một câu chuyện ít ai biết tới là việc GS. Châu học thành tài ở Pháp cũng là do một sự ngẫu nhiên của số phận. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi đại học đạt điểm cao và đã được phân đi học ở Hungari . Ông mất một năm học tiếng Hung ở Hà Nội; nhưng vào mùa hè năm ấy, tình cờ có một giáo sư người Pháp sang thăm Việt Nam, biết thành tích học tập xuất sắc của Châu và mời anh sang Pháp học.

Ta thử tưởng tượng nếu không có sự tình cờ ngẫu nhiên trên, rất có thể là GS. Châu cũng đã học toán ở Hungari, nhưng chắc chắn không như một GS. Châu được đào tạo ở Pháp, và gần như chắc chắn cũng đã không có Giải Fields như chúng ta đều biết, mặc dù nước Hung cũng có rất nhiều người đoạt giải Nobel về khoa học.

Thêm một câu chuyện “cơ duyên” ở nước ngoài nhé. Không biết có bạn nào đã xem phim “Harold and Kumar Go to White Castle” với hai diễn viên người gốc Á, John Cho và Kal Penn (http://www.imdb.com/title/tt0366551/) Một lần tôi nghe cậu John kể chuyện vào nghề phim ảnh như thế này.

Hồi ấy cậu ta đang học dự bị Y khoa (Pre-Med) ở ĐH Berkeley (giống như bao nhiêu sinh viên gốc Á châu khác). Một hôm đang xếp hàng ăn trưa ở căn tin (caf-eteria) bỗng có người đứng sau gõ vào vai và hỏi anh: “cậu cao thước mấy và nặng bao nhiêu cân?” Câu hỏi hơi kỳ cục, đúng không? Và có phần hơi “vô duyên” nữa.

Nhưng chàng John hôm ấy cũng vui vẻ trả lời; và người kia hỏi tiếp “cậu có muốn làm diễn viên kịch của trường không?” Thế là từ cậu sinh viên dự bị Y khoa, John bị “Nàng Kịch” quyến rũ, rồi sau đó thành diễn viên điện ảnh. Đến nay, John đã đóng vai chính trong 3 phim.

Mãi sau này, John mới biết là trong đoàn kịch của trường năm đó, có một diễn viên bỏ cuộc, sau khi đã tập dượt và y phục đã may xong. Đoàn không có nhiều giờ hay nhiều tiền để kiếm người mới thay thế và may y phục mới, nên câu hỏi đầu tiên là để xem cậu này có mặc vừa được bộ đã may không. Ngẫu nhiên hay cơ duyên chỉ có thế, và một sự nghiệp mới đã khởi đầu. Thế giới mất đi một bác sĩ nhưng lại được thêm một diễn viên điện ảnh.

Tôi tin chắc là nếu bạn đọc nghĩ trong đầu xem những ai mình quen biết đã

GS. Ngô Bảo ChâuẢnh: Tư liệu từ Internet

Diễn viên John Cho (trái) và Kal Penn (phải)Ảnh: Tư liệu từ internet

8 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 9: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

bước vào “sự nghiệp” như thế nào, có lẽ hơn quá nửa sẽ nhớ lại một cơ duyên nào đó, và chính cái đó đã thay đổi toàn diện cuộc đời cũng như sự nghiệp của họ.

Tháng trước, khi nhận giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh về giáo dục, cô Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng đã kể lại câu chuyện cô vào học trường Marie Curie như sau:

“Năm 10 tuổi, do một nguyên cớ ngẫu nhiên – trong cái rủi có cái may – vì không được thi vô đệ thất trường công mà tôi rẽ ngang từ tiểu học Việt sang trung học Pháp. Là con nhà dân thường, tôi được hưởng nền giáo dục lúc đó chủ yếu dành cho tầng lớp trung-thượng lưu của xã hội; cùng với một số ít học sinh khác, tôi đã hưởng học bổng của Hội Phụ huynh học sinh trường Marie Curie suốt 6 năm trung học. Tôi hiểu giá trị đổi đời của những học bổng tạo công bằng cơ hội... ”

Riêng cá nhân tôi, một cơ duyên cũng đã thay đổi toàn diện cuộc đời tôi và mở ra một thế giới mà trước đó tôi chỉ dám mơ ước tới. Nhưng để dành câu chuyện này vào dịp khác nghe.

Vậy kết luận bài này sao đây?

Thứ nhất, cuộc đời vẫn còn những “phép lạ” mà ta chưa giải thích được. Thứ hai, khi “cơ duyên” tới, có người nắm bắt ngay được và tận dụng, nhưng cũng có người để vượt tầm tay rồi sau này hối tiếc. Thứ ba, khi may mắn thành công, không nên tự đắc quá cũng như khi thất bại, không nên mất hết hy vọng, vì tất cả không phải hoàn toàn do bàn tay ta dựng nên.

TS. Bùi Trân Phượng - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Công Trứ có lẽ kết luận hay hơn cả, trong kho tàng văn hóa Việt:

“Lúc làm quan không lấy làm vinh, Khi làm lính không lấy làm nhục”

ww

w.hoasen.edu.vn

9Bàn luận về hướng nghiệp

Page 10: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN:

• Thực trạng: trẻ em Việt rất ít được khuyến khích độc lập trong suy nghĩ, cũng không được đồng tình ủng hộ trong quyết định lựa chọn cuộc sống cá nhân (chọn nghề nghiệp, bạn đời, trường học, nơi sinh sống…)

• Suy nghĩ “truyền thống” của phụ huynh: “con nít mà biết gì, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy, con cãi cha mẹ trăm đường con hư…”

• Các trường Phổ thông chỉ bắt đầu hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 10, như vậy, đã bỏ lỡ hàng chục năm trước đó. Vì thế, thời gian để cho phụ huynh cũng như trẻ tìm hiểu về các ngành nghề, nhu cầu của xã hội, năng lực của bản thân quá ngắn (3 năm) dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội

• Việc hướng nghiệp đã được quan tâm trong những năm gần đây nhưng hiệu quả của nó dường như vẫn còn mờ nhạt

• Thị trường lao động: ngày càng đa dạng trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam

• Cuộc sống đang toàn cầu hóa• Sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực ngày càng

gay gắt, yêu cầu đối với người lao động cũng ngày càng cao

MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN:

• Giúp giới trẻ VN có những hiểu biết đúng đắn, được cập nhật về các ngành nghề cũng như nhu cầu nhân lực

• Từ đó, có thể định hướng nghề nghiệp sớm và đúng đắn. Đồng thời cũng có đủ hiểu biết để thương thảo, tranh luận (nếu cần thiết) với phụ huynh, thầy cô khi xảy ra những bất đồng trong việc chọn nghề của các em

• Giúp phụ huynh và con em có thể đối thoại cởi mở với nhau, nâng cao hiệu quả của việc chọn nghề nghiệp

• Quảng bá thương hiệu ĐH HOA SEN với thế hệ trẻ

ĐỐI TƯỢNG HƯỚNG ĐẾN:

• Học sinh, sinh viên từ 5-25 tuổi trong cả nước

• Phụ huynh và giáo viên phổ thông

Giới thiệu dự ánHƯỚNG NGHIỆP

HOA SEN( H S U H N )

B a n d ự á n H S U H N

10 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 11: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:

• Khởi động: hè 2013• Chính thức vận hành: năm học

2013-2014

THÀNH PHẦN BAN DỰ ÁN

• Giám đốc Chương trình Giáo dục tổng quát chịu trách nhiệm chính trong việc mời người tham gia, điều phối mọi hoạt động của dự án

• Các GV Hoa Sen đã tham gia hướng nghiệp cho hoc sinh phổ thông

• Các giáo viên trường phổ thông tâm huyết với dự án

• Hội đồng tư vấn gồm:• Những người có hiểu biết đầy

đủ, chuyên sâu về những ngành nghề mà họ đang đảm trách

• Các cựu sinh viên, sinh viên Hoa Sen

• Các chủ nhiệm chương trình của Hoa Sen

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

• Giải đáp tất cả các thắc mắc của người hỏi (học sinh-phụ huynh, giáo viên) theo các phương tiện mà người hỏi chọn bất cứ lúc nào nhằm tạo điềi kiện thuận lợi nhất để người hỏi có thể nêu mọi thắc mắc và an tâm về những giải đáp chu đáo, kịp thời

• Lập “kho tài liệu” trên website hoặc library, là nơi lưu trữ (có cập nhật, bổ sung) những thông tin liên quan đến ngành nghề (Học cái gì? Yêu cầu cơ bản cần có để theo học.Tốt nghiệp sẽ làm được những việc gì, ở những nơi nào? Cơ sở và hệ đào tạo)

• Các công việc được thực hiện thường xuyên, suốt năm học

• Đến các trường phổ thông để hướng nghiệp cho học sinh khi được yêu cầu

• Phối hợp với một vài tờ báo để thường xuyên có tin về HSUHN…

HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

• Việc hướng nghiệp đi vào thực chất với những hiệu quả thiết thực

• Giúp học sinh có một địa chỉ đáng tin cậy, thân thiện, miễn phí, không phê phán mà sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu của các em để hỗ trợ

• Tạo được thương hiệu Hoa Sen về một cách hướng nghiệp mới được thực hiện dài lâu, có kết hợp với nhiều thành viên trong và ngoài trường

• Góp phần quảng bá Đại học Hoa Sen, góp phần vào việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm

• Tạo được kho tư liệu chung mà nhiều người có thể sử dụng lâu dài, một trong những phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho công tác tư vấn hướng nghiệp

• Là một trong những đóng góp của Hoa Sen cho xã hội

Rất mong sẽ đón nhận được những ý kiến quý báu cũng như sự hưởng ứng và đóng góp của toàn thể đội ngũ Hoa Sen cho dự án này. Mọi thông tin, vui lòng liên lạc với: [email protected]

Tư vấn Hướng nghiệp tại trường PTTH Marie CurieẢnh: Phòng Truyền thông - ĐH Hoa Sen

ww

w.hoasen.edu.vn

11Bàn luận về hướng nghiệp

Page 12: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Công tác Hướng nghiệpẢnh: Phòng Truyền thông - ĐH Hoa Sen

12 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 13: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

ww

w.hoasen.edu.vn

13Bàn luận về hướng nghiệp

Page 14: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Nghe như điều đó là chân lý sắt đá, nhưng vẫn có tiếng nói khác thường. Thi sĩ Hoelderlin (Đức) có lẽ là người duy nhất không coi trọng nghề nghiệp và sự nghiệp khi ông nói: “Đã đành cuộc sống đầy sự nghiệp, nhưng hãy ở đời như một thi sĩ”. Mà “làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu). Thi sĩ không màng, không tham dự vào việc biến đổi thế giới này. Nhưng một quan niệm như thế giờ cũng đã lạc hậu. Làm thơ, làm thi sĩ giờ đây đã trở thành một nghề hẳn hoi, chuyên nghiệp. Thơ của họ thực sự đóng góp vào thế giới tinh thần của nhiều người. Những buổi đọc thơ của họ giúp nâng cao trí tuệ và cảm xúc của người yêu thơ. Và họ được vinh danh, được trả tiền cho công việc của mình. Ngoài ra, họ còn dạy làm thơ nữa. Và công việc phức tạp cao cấp đó rõ ràng là một nghề chuyên môn. Ngẫm nghĩ lại chúng ta thấy hình như ông Hoelderlin muốn đề cao việc làm thơ, làm thi sĩ như là một siêu nghề nghiệp, siêu chuyên môn, chứ không

TẢN MẠN VỀ

NGHỀM a i S ơ n

I - Có một nghề trong tay, đó là dấu hiệu của một người đã trưởng thành, là tấm giấy thông hành để vào đời. Không có nghề nghiệp, hay vô công rỗi nghề, có thể coi là điều nhục nhã của một người, chắc hẳn vì anh ta/ chị ta cảm thấy mình bị đẩy ra bên lề xã hội, không được hòa nhập vào cộng đồng nhân loại. Nói chung, chúng ta phải tồn tại như một người có nghề nghiệp, không phải chỉ để mưu sinh, mà còn là, và chủ yếu là để hiện thực hóa bản tính làm người của mình.

Mai SơnẢnh: Nhân vật cung cấp

14 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 15: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

hẳn là bác bỏ việc người ta nên có một nghề nghiệp hay sự nghiệp.

Tương tự, có lẽ cũng rất ít người nghĩ rằng tu sĩ và các vị hành đạo cũng là một nghề. Trái lại, họ là những người lo phần linh hồn và thế giới tâm linh cho những người mộ đạo. Không có họ, nhiều người không biết làm gì lúc chiều xuống, đêm về sau khi mọi việc gia đình xã hội đã xong, và những xao xuyến siêu hình trong lòng họ dậy lên. Ai sẽ an ủi họ khi họ kề cận cái chết và những hoàn cảnh khắc nghiệt khác nếu không phải là những người có “chuyên môn” và “kỹ thuật” đặc biệt.

Chúng ta thường dễ nhận ra sự trống rỗng trong một ngôi nhà, trong một ngôi làng, những sự thiếu thốn vật chất, tiện nghi chung quanh mình chứ ít khi cảm thức được sự trống rỗng về tinh thần, về linh hồn trong một con người và những hậu quả ghê gớm nó gây ra cho người ấy, và vì vậy chúng ta không quen nghĩ đến những “nghề nghiệp” có khả năng lấp đầy những vực thẳm chết chóc đó.

Nhưng ta sẽ không bàn sâu chuyện đó ở đây.

II Nghề nghiệp của mỗi người thường bắt nguồn từ năng khiếu (natural gift) hay thiên hướng (vocation) của người đó. Nhưng thiên hướng hay năng khiếu không thể tự nhiên theo thời gian mà biến thành một nghề nghiệp. Người ta phải học tập để lấy kiến thức bên ngoài bổ sung củng cố, vun bồi nó để nó phát triển lên, đúc kết dần dần thành một chuyên môn điêu luyện của riêng ta. Có thiên hướng xuất chúng xuất hiện rõ ràng ngay từ rất sớm ở một số người khi còn nhỏ. Và ta thường gọi đó là thần đồng, chẳng hạn thần đồng âm nhạc Mozart. Nhưng đó chỉ là ngoại lệ hiếm hoi. Phần đông chúng ta không nhận thấy rõ thiên hướng của mình mà phải nhờ đến cha mẹ, thầy giáo và những người từng trải phát hiện chỉ ra giúp. Và đó là nguồn cội của giáo dục. Như vậy có thể nói mục đích của giáo dục là vun trồng cho muôn loài kỳ hoa dị thảo, mà ta là một trong số đó , nảy nở ngập tràn trên trần gian này.

Một khi chúng ta đã thấy rõ năng khiếu và thiên hướng của mình rồi, ta thấy con đường trước mặt ta dường như mở ra thênh thang vô tận. Hãy đi theo con đường đó cho đến khi bạn thành thạo đến độ có thể nhắm mắt mà đi vẫn tới đích. Có nghĩa là hãy làm đúng cái nghề mà bạn có khả năng nhất vốn đã bộc lộ ngay từ khi bạn còn nhỏ. Bạn sẽ thấy hạnh phúc vì được là mình, được trở nên chính mình, như triết gia Đức Martin Heidegger từng nói: “Deviens ce que tu es” hay gần đây là lời kêu gọi của ban nhạc huyền thoại Bee Gees: “Be who you are”. (Cả hai câu nói đều có nghĩa gần giống nhau là: “Hãy trở nên chính mình”). Đến đây, dường như chúng ta đã chạm tới một câu ngạn ngữ Việt Nam: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Câu nói ấy thời nay còn đúng nữa không?

Thường thì chúng ta không được trời cho cùng lúc nhiều năng khiếu hay thiên hướng khác nhau. Mỗi người chỉ có một dấu hiệu nổi trội, ban đầu còn mờ nhạt, dần dần theo thời gian mà rõ lên. Có thể diễn dịch

ww

w.hoasen.edu.vn

15Bàn luận về hướng nghiệp

Page 16: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

câu ngạn ngữ Việt đó theo hướng này: khi đã tinh thông một nghề, thì cái “thân” hay “bản ngã” (identity) của ta được vinh hiển, tức là ta được làm người trọn vẹn. Cái từ “làm người” trong tiếng Việt rất hay. Không phải “to be human” mà là: làm người. Nghĩa là tính cách “người” luôn gắn với tính cách “làm”, tức là làm người và làm nghề là một. Nói cách khác, không “làm” hay chưa làm một nghề tinh thông, ta chưa xứng đáng với bản tính người của ta. Ta không thể hình dung ra một người trưởng thành về lý trí mà lại không có nghề. Nếu có một người như thế, hẳn đó là một người không may, họ bị khuyết tật từ nhỏ. Càng tinh thông một nghề, sự hiện diện của ta trong xã hội, trong cộng đồng càng rõ ràng và độc đáo. Đó có thể là ý nghĩa của chữ “vinh”.

Nhưng đấy có thể chỉ là cái nhìn trừu tượng. Nhìn dưới diễn trình lịch sử, nhiều người sẽ phản đối quan điểm đó. Vì trong thực tế, sự phát triển của công nghệ - máy móc ngày càng làm cho nhiều người trở nên vô dụng, mất công ăn việc làm, nhiều ngành nghề truyền thống bị mai một, chẳng hạn, những nghề thủ công mỹ nghệ… Một số người lành nghề (nghệ tinh) trong các địa hạt ấy không thấy mình vinh hiển (thân vinh) nữa. Họ chỉ còn ngậm ngùi nghĩ về một thời vang bóng.

Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn toàn như vậy. Có rất nhiều nghề thủ công không bao giờ có thể mất đi được, ví dụ: nghề làm kim hoàn, sửa đồng hồ, hớt tóc, đan len, trồng hoa, trang điểm…

IIILàm bất cứ nghề gì mà mỗi ngày đều cố gắng làm tốt hơn, hoặc giữ không để cho nghề mình bị bị xuống cấp, thì đều đáng tôn trọng, dù đó là công việc khó khăn phức tạp của một bác sĩ phẫu thuật hay công việc đơn giản của một người phục vụ quán cà phê. Họ là những người tự trọng, tức là biết tôn trọng cái nghề nuôi sống mình, đóng góp cho xã hội, và là cái bản tính thứ hai của mình. Người Anh có câu: It’s NOT the job you DO, It’s HOW you DO the job. Đó chính là sự chuyên nghiệp. Người Pháp thì nói: Il n’y a pas de sot métier (Không có nghề nào xấu.) Là một người thợ mộc và đóng những chiếc ghế gỗ vừa đẹp, vừa chắc chắn để có thề sử dụng lâu dài thì đáng kính trọng hơn một chính trị gia tham nhũng và đưa ra những chính sách sai lầm. Đơn giản là hãy làm một người thợ mộc lương thiện trong sáng thay vì một chính khách bụng dạ đen tối. Có một người thợ mộc như thế tên là Giu-se ở một vùng đất hẻo lánh xa xôi trên đất Do Thái thời xa xưa. Ông Giu-se sống tử tế, làm nghề đàng hoàng khiến “đức Chúa trời” cảm động và người đã cho con một yêu dấu của mình là Jesus xuống đầu thai trong lòng bà Maria, vợ của ông Giu-se. Mặt khác, từng có những nhà chính trị khét tiếng xấu xa vì lợi ích riêng tư mà phạm tội để rồi mãi mãi bị người đời sau phỉ nhổ. Họ đã không yêu nghề của họ, mà chỉ lợi dụng nghề đề mưu lợi riêng tư.

***Có một nghề trong tay là sự khởi đầu công cuộc làm người của mình, hoặc nói cách khác, với một nghề trong tay, chúng ta như một cái bình rỗng được rót đầy. Nghề nghiệp là cánh tay nối dài của ta, để ta nắm bắt được nhiều hơn cuộc sống, thu lượm được nhiều hơn hoa trái, và cũng để giúp đỡ nhiều hơn mọi người chung quanh.

16 Bàn luận về hướng nghiệp

Page 17: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Phòng thực hành của ngành Thiết kế đồ họaẢnh: Khoa Đào tạo chuyên nghiệp, ĐH Hoa Sen

ww

w.hoasen.edu.vn

17Bàn luận về hướng nghiệp

Page 18: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc được thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp vận hành. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa.

Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 loại hình trường (Dạy nghề, Trung học chuyên ngiệp và Cao đẳng - Đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

Do đó, để phân loại nghề một cách tương đối, người ta tạm thời phân chia dựa vào các tiêu chí sau:

PHÂN LOẠI NGHỀ THEO ĐÀO TẠO:

Cách phân loại này nhằm thống kê hệ thống ngành nghề theo tiêu chí chung là quá trình đào tạo người lao động theo nghề qua trường lớp và không qua trường lớp. Theo nhiều chuyên gia thống kê thì có hai nhóm nghề chính:

Nghề được đào tạoKhi trình độ sản xuất và khoa học, công nghệ được nâng cao, dân cư được phân bố đồng đều trong cả nước thì số nghề cần có sự đào tạo qua các trường lớp sẽ tăng lên. Ngược lại quốc gia nào có trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất, khoa học và công nghệ chậm phát triển, dân cư phân tán thì tỉ lệ nghề không qua đào tạo rất cao.

Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.

Quản trị Mạng - Nghề được đào tạoẢnh: Khoa KHCN, ĐH Hoa Sen

Đa dạngHỆ THỐNGngành nghề

P h ư ơ n g T h ả o ( t ổ n g h ợ p )

18 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 19: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Nghề không được đào tạo: Nước ta đã có danh mục các nghề được đào tạo, còn các nghề không được đào tạo rất khó thống kê. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều nghề được truyền từ đời này sang đời khác trong các dòng họ hoặc gia đình. Những nghề này rất đa dạng và trong nhiều trường hợp được giữ bí mật được gọi là “nghề gia truyền”. Do vậy, những nghề này được đào tạo trong gia đình và cũng thường chỉ liên quan đến người được chọn để nối tiếp nghề của cha ông. Hệ thống những ngành nghề này tạo thành các “làng nghề gia truyền” nổi tiếng ở nước ta. Theo thống kê, Việt Nam có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... Có thể kể ra những tên làng nghề quen thuộc gắn liền với nhiều địa danh như: Làng gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng nấu rượu Kim Sơn (Ninh Bình), làng lụa Nội Duệ (Tiên Du, Bắc Ninh), làng chiếu cói Lâm Xuân (Quảng Trị…), làng nem Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh)…

Bên cạnh những tổ hợp làng nghề truyền thống có quy mô rộng và được phổ biến rộng rãi ở mức độ làng, xã thì nước ta vẫn còn đó những nghề không trải qua đào tạo, nhưng được truyền

miệng và học theo kinh nghiệm về cách thức thực hiện, tìm khách hàng, làm sao để có lợi nhuận, tăng doanh thu… Với nhóm nghề này, chúng ta sẽ dễ nhận ra hình thức tổ chức cực kỳ đơn giản của nó, chỉ có thể là một gánh rau tươi xanh và lời rao trong vắt cất lên trong những con hẻm nhỏ vào buổi sáng tinh sương đã tạo thành “nghề bán rau”. Hay cũng có thể với một tiếng rao rất “đặc trưng” cùng với những công cụ là một chiếc xe đạp, vài miếng đá mài dao, vài con dao sắc đã tạo thành “nghề mài dao”. Một ống bơm đặt bên vệ đường, những vỏ xe đã hỏng, bộ đồ nghề với vài con ốc vít, cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ vít… cũng có thể tạo thành “nghề sửa xe” mà ta dễ dàng bắt gặp trên hè phố Sài Gòn…

Nhịp sống hối hả với những ngành nghề đa dạng nhằm phục vụ cuộc sống của con người.Trong xã hội Việt Nam hiện đang tồn tại song song những nghề có tên gọi và không tên khiến cho bức tranh nghề nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú.

Làng chài Việt Nam - Ảnh: Tư liệu từ Internet

ww

w.hoasen.edu.vn

19Giới thiệu một số ngành nghề

Page 20: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

mang tính sự vụ, biết giữ trật tự, nghiêm túc khi làm việc. Ngoài ra họ cần thành thạo công việc viết và soạn thảo văn bản, am hiểu cách phân loại, cách sắp xếp tài liệu ngăn nắp. Có năng lực nhận xét, phê phán, cách chấp hành và thực hiện các thủ tục giấy tờ một cách khoa học.

Hiện tại, những trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM chuyên sâu về đào tạo nhóm ngành nghề này có thể kể đến như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ngành Thư viện – Thông tin, ngành Lưu trữ học – bậc Đại học), ĐH Hoa Sen (ngành Quản trị nhân lực – bậc Đại học, ngành Quản trị văn phòng – bậc Cao đẳng, ngành Thư ký y khoa, Thư ký văn phòng – bậc Kỹ thuật viên), ĐH Sài Gòn (ngành Thư viện – thông tin – bậc Đại học)…

Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con ngườiỞ đây, ta có thể kể đến những nhân viên bán hàng, những thầy thuốc, thầy giáo, những người phục vụ khách sạn, những cán bộ tổ chức… Những người này luôn phải có thái độ ứng xử hòa nhã, chân thành, tế nhị, tinh ý, mềm mỏng, linh hoạt, ân cần, cởi mở… để dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hệ thống nghề nghiệp thuộc lĩnh vực này rất phong phú với nhiều trường ĐH, CĐ lớn đào tạo. Những trường chuyên biệt về nghề thầy thuốc

PHÂN LOẠI NGHỀ THEO YÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính

Công việc trong nghề hành chính mang tính chất sắp đặt, bố trí, trình bày, phân loại, lưu trữ... các loại hồ sơ, giấy tờ. Cán bộ nhân viên trong những nghề này thường phải hệ thống hóa, phân loại, xử lý các tài liệu, công văn, sổ sách. Lĩnh vực này đã tạo thành các ngành nghề quen thuộc như nhân viên văn phòng, thư ký, kế toán, nhân viên thống kê, lưu trữ, kiểm tra, chấm công...

Nghề hành chính đòi hỏi con người hành nghề phải: bình tĩnh, thận trọng, chín chắn, chu đáo. Mọi thói quen, tác phong xấu như tính cẩu thả, bừa bãi, thiếu ngăn nắp, đại khái, qua loa, thờ ơ, lãnh đạm... đều không phù hợp với công việc hành chính.

Người làm nghề hành chính phải có tinh thần kỷ luật trong việc chấp hành những công việc

Kế toán: nghề thuộc lĩnh vực hành chínhẢnh: Tư liệu từ Internet

Bác sĩ: Nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc con ngườiẢnh: Tư liệu từ Internet

20 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 21: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

thì có thể tìm thấy ở trường ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y thuộc ĐH Quốc gia TPHCM với thời gian đào tạo từ 6 đến 7 năm dành cho bậc ĐH và 2,5 năm dành cho bậc Trung cấp chuyên nghiệp.

Nhóm ngành liên quan đến nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực giáo dục thì có thể tìm đến với các trường ĐH có bề dày đào tạo lâu đời như ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn…

Những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực bán hàng, khách sạn – nhà hàng thì theo học các bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ở nhiều trường uy tín như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Hoa Sen, ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TPHCM, ĐH Văn Lang…

Những nghề thợ (công nhân)Tính chất nội dung lao động của nghề thợ rất đa dạng, có những người thợ làm việc trong các ngành công nghiệp (thợ dệt, thợ tiện, thợ phay, thợ nguội, thợ chỉnh công cụ…), trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (thợ thêu, thợ làm mây tre đan, sơn mài…), trong lĩnh vực dịch vụ (cắt tóc, sửa chữa đồ dùng gia đình…) và rất nhiều loại thợ khác như lái tàu hỏa, ô tô, xe điện, in ấn, xây dựng, khai thác tài nguyên…

Nghề thợ đại diện cho nền sản xuất công nghiệp do đó tác phong công nghiệp, tư duy kỹ thuật, sự khéo tay… là những yếu tố tâm lý cơ bản không thể thiếu được ở người thợ.

Đào tạo thợ với mục đích đem đến cho xã hội những người lao động lành nghề, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp, đi theo thiên hướng thực hành nhiều hơn lý thuyết. Nghề thợ có thể dễ dàng tìm thấy trong danh mục đào tạo của các trường Trung cấp nghề hay trường Cao đẳng nghề như Cao đẳng nghề TP.HCM, Cao đẳng nghề Hàng hải Tp.HCM, Cao đẳng nghề Công

nghệ thông tin, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ…

Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật

Nghề kỹ thuật rất gần với nghề thợ, đó là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất. Nghề kỹ thuật đòi hỏi người lao động lòng say mê với công việc thiết kế và vận hành kỹ thuật, nắm chắc những tri thức khoa học hiện đại, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới. Người làm nghề kỹ thuật ngoài việc phải có nhiệt tình và óc sáng tạo trong công việc thì còn phải có năng lực tổ chức và quản lý công việc.

Kiến trúc sư: Nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuậtẢnh: Tư liệu từ Internet

Thợ xây - Ảnh: Tư liệu từ Internet

ww

w.hoasen.edu.vn

Page 22: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Những ngành nghề kỹ thuật hiện nay đang được đào tạo phần lớn ở các trường ĐH lớn tại địa bàn TPHCM như ĐH Bách Khoa, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kỹ thuật – Công nghệ…

Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuậtVăn học, nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đa dạng mà tính sáng tạo là một đặc trưng nổi bật. Tính không lặp lại, tính độc đáo và riêng biệt trở thành yếu tố tiên quyết trong mỗi sản phẩm thơ văn, âm nhạc, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật… Trong hoạt động văn học và nghệ thuật, ta thấy có rất nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà viết kịch, nhà ảo thuật, các diễn viên điện ảnh, xiếc, ca nhạc, nhà nhiếp ảnh, nhà đạo diễn phim, người trang trí sân khấu và trang trí cửa hàng… Yêu cầu chung của nghề nghiệp đối với họ là phải có cảm hứng sáng tác, sự tinh tế và nhạy bén trong cảm thụ cuộc sống, lối sống có cá tính, gắn bó với cuộc sống lao động của quần chúng. Ngoài ra, người làm công tác văn học, nghệ thuật phải có năng lực diễn đạt tư tưởng và tình cảm, năng lực tác động đến người khác bằng ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp tinh tế.

Những trường đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực văn học nghệ thuật có thể kể là ĐH Mỹ thuật, ĐH Kiến trúc, ĐH Sân khấu điện ảnh TPHCM, ĐH Khoa học

xã hội và nhân văn, ĐH Văn hóa TPHCM, ĐH Sư phạm TPHCM…

Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Đó là những nghề tìm tòi, phát hiện những quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cũng như trong tư duy con người. Người làm công tác nghiên cứu khoa học phải say mê tìm kiếm chân lý, luôn luôn học hỏi, tôn trọng sự thật, thái độ thật khách quan trước đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu khoa học phải rèn luyện tư duy logic, tích lũy tri thức, độc lập sáng tạo… Ngoài ra, họ còn phải là con người thực sự khiêm tốn, trung thực, bảo vệ chân lý đến cùng.

Ở nước ta, bất cứ trường ĐH nào cũng đều đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động học thuật của sinh viên, giảng dạy của giảng viên và xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đẩy mạnh vai trò của việc dạy và học.

Họa sĩ: Nghề thuộc lĩnh vực văn học và nghệ thuậtẢnh: Tư liệu từ Internet

Nhà

Kho

a họ

cẢn

h: T

ư liệ

u từ

Inter

net

Page 23: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Những nghề có điều kiện lao động đặc biệtThuộc lĩnh vực lao động này, ta thấy có những công việc như lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm… Những người làm nghề này phải có lòng quả cảm, ý chí kiên định, say mê với tính chất mạo hiểm của công việc, không ngại khó khăn, gian khổ, không ngại hi sinh, thích ứng với cuộc sống không ổn định.

Nhóm ngành nghề này tại Việt Nam hiện tại chưa được đào tạo chuyên sâu vì những hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất cũng như về khoa học công nghệ.

Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên

Đó là những nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuần dưỡng súc vật, nghề trồng trọt, khai thác gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây cảnh… Muốn làm những nghề này, con người phải yêu thích thiên nhiên, say mê với thế giới thực vật và động vật. Mặt khác, họ phải cần cù, chịu đựng khó khăn, thích nghi với hoạt động ngoài trời, thận trọng và tỉ mỉ.

Nhóm ngành nghề này được đào tạo chuyên sâu tại các trường ĐH lớn như ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM.

Ngườ

i nôn

g dân

Ảnh:

liệu

từ In

terne

t

Thay lời kết: Hệ thống ngành nghề tại nước ta rất đa dạng với nhiều loại hình đào tạo hấp dẫn, do đó, thế giới nghề nghiệp sẽ luôn rộng cửa chào đón sự lựa chọn của các bạn trẻ. Chọn một nghề phù hợp trước tiên nên bắt đầu từ thực lực của bản thân, từ sự yêu thích cũng như những nỗ lực, và chắc chắc thành quả ngọt ngào sẽ đến với những ai có được niềm đam mê, nhiệt huyết từ chính sự lựa chọn của mình.

ww

w.hoasen.edu.vn

23Giới thiệu một số ngành nghề

Page 24: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Theo bài tham luận hội thảo “Thị trường lao động ngành nghề Quản trị nhân sự” tổ chức tại ĐH Hoa Sen ngày 12.01.2013 của diễn giả Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thì đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước, nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

TỔNG QUANTHỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNGT R Ê N Đ Ị A B À N T P. H C M

Trân Anh Tuân Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu câu nhân lực và

Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Ông

Trầ

n An

h Tu

ấnẢn

h: N

hân

vật c

ung c

ấp24 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 25: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn 2011 - 2020, thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm). Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố như quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, Marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự - tổ chức…

Ngoài ra, theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM thì thị trường lao động thành phố tiếp tục có sự chênh lệnh cung – cầu, một số ngành nghề biểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung – cầu như:

• Tài chính – Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉ ở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự, nhân sự Tài chính – Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.

• Kế toán – Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ.

• Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp đến Đại học. Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ… Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.

• Xây dựng – Kiến trúc: Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành kiến trúc - xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong năm 2012 nhu cầu tuyển dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá cao. Số chỗ làm việc trống chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.

• Công nghệ thông tin: Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 tăng 66,22% so với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile… nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung đa số là sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

ww

w.hoasen.edu.vn

25Giới thiệu một số ngành nghề

Page 26: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

• Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 30%. Đặc biệt ngành nghề Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ có xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.

• Đối với các nhóm ngành nghề khác, thì nhu cầu tuyển về công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực có trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.

12 nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất trong năm 2013 tại TP HCM như sau:

1. Marketing – kinh doanh – bán hàng (27,08%)2. Du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ - phục vụ

(19,92%)3. Công nghệ thông tin – điện tử - viễn thông (7,79%)4. Quản lý - hành chính-nhân sự – giáo dục – đào tạo

(7,54%)5. Dệt – may – giày da (7,16%)6. Tài chính - kế toán – kiểm toán - đầu tư - bất động

sản - chứng khoán (6,50%)7. Tư vấn - bảo hiểm (3,74%)8. Cơ khí – luyện kim – công nghệ ô tô (2,77%)9. Hóa – y tế, chăm sóc sức khỏe (2,67%)10. Xây dựng – kiến trúc – giao thông vận tải (2,51%)11. Điện – điện công nghiệp – điện lạnh (2,00%)12. Kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu (1,54%)

Ngày hội việc làm dành cho sinh viên AIESEC Career Fair 2012

Ảnh: Tư liệu từ Internet

26 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 27: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

ww

w.hoasen.edu.vn

27Giới thiệu một số ngành nghề

Page 28: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

KHỞI NGHIỆP BẰNGNHỮNG LỐI ĐI

RIÊNG

Nối nghiệp gia đình: Học may áo dài từ mẹ

Nghề gia truyền từ lâu đã trở thành một đề tài quen thuộc của giới nghiên cứu ngành nghề bởi nhiều đặc điểm thú vị như: có sự tiếp nối giữa nhiều thế hệ gia đình, tạo được nhiều tiếng tăm bởi nghề có tính ổn định, được truyền miệng, chỉ dạy tận tình nên dễ dàng tạo được niềm tin cho khách hàng. Do vậy, rất nhiều nghề truyền thống đã trở thành “thương hiệu gia đình” và được gìn giữ thế hệ này sang thế hệ khác. Trò chuyện với anh Võ Ngọc Tuấn, chủ tiệm may áo dài Ngọc Châu (trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Q.3), người viết càng hiểu rõ hơn về sức mạnh của tình yêu nghề gia truyền: “Mẹ tôi vốn là thợ

Kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2013 đang gần kề, có lẽ mỗi bạn trẻ đều đã có sự lựa chọn riêng cho mình. Tuy nhiên, Đại học không phải là cánh cửa duy nhất để đi đến thành công. Cuộc sống sẽ còn vô vàn điều thú vị khác và chắc chắn sẽ có một cánh cửa dành riêng cho bạn, một cái đích mà bạn phải hướng đến. Dù nối nghiệp gia đình, tự kinh doanh, thi Đại học, học Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề… Hãy mạnh dạn bước qua những thử thách phía trước bằng chính niềm tin, ý chí và nghị lực.

Anh Võ Ngọc TuấnChủ tiệm may áo dài Ngọc ChâuẢnh: Bích Thủy

B ì n h M i n h

28 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 29: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

may áo dài. Các anh, chị của tôi, tôi và ngay cả vợ tôi lần lượt cũng nối nghiệp mẹ may áo dài”

May áo dài là nghề truyền thống của cả gia đình anh Tuấn. Tiệm may Ngọc Châu này do mẹ anh tạo dựng năm 1967. Từ nhỏ, anh Tuấn và các anh chị em khác trong gia đình đã được mẹ truyền nghề. Hiện nay anh Tuấn và anh trai của anh, anh Võ Ngọc Châu đang là chủ tiệm, kiêm thợ may chính của hai tiệm áo dài lớn. Từ năm 1990 đến nay, anh Tuấn tiếp quản tiệm may Ngọc Châu của mẹ, còn anh trai anh thì có một tiệm may kế bên. Vợ anh Tuấn, chị Hồ Thị Kim Phượng cũng trở thành một thợ may khéo léo nhờ “học nghề” từ mẹ chồng và chồng.

Tiệm may Ngọc Châu trở thành một thương hiệu gia đình được nhiều khách hàng ưu chuộng vì đa dạng dịch vụ như: may áo dài cho giáo viên, học sinh, áo dài cưới với giá cả phải chăng. Ngoài ra, tiệm còn đạt được những chuẩn mực hết sức khắt khe của nghề may áo dài như: lựa chọn kiểu may, màu sắc, chất liệu vải, họa tiết trang trí... May áo dài khó nhất có lẽ là may những đường luôn (đường tà), nghĩa là phải khâu đường tà sao cho mũi kim chỉ tròn nhỏ xíu như trứng con nhện, thậm chí dùng mũi chỉ trắng khâu đường tà cho áo màu đen cũng không được nhìn thấy... Tuy nhiên có đường tà đẹp vẫn chưa đủ mà việc đo và cắt sao cho “ngang canh thẳng sợi” cũng là một trong những bí quyết góp phần làm cho những chiếc áo dài mềm mại hơn, tha thướt và thực sự quyến rũ hơn. Chị Phượng chia sẻ:“Nghề may và thêu thùa, thực ra đòi hỏi sự khéo léo, nó hợp với phụ nữ hơn. Tuy nhiên, so với anh Tuấn và anh Châu thì tôi thua xa. Hai anh cắt áo dài giỏi lắm, may nhanh và đẹp nữa.”

Đối với hai vợ chồng ông chủ tiệm áo dài Ngọc Châu, họ luôn yêu quý và giữ gìn nghề may áo dài như một “của để dành” quý giá mà gia đình đã truyền lại, bởi lẽ: “Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu trang nhã đã trở thành biểu tượng duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi luôn tự hào với cái nghề máy áo dài của gia đình mình vì có thể giúp phụ nữ đẹp hơn, duyên dáng hơn”.

Tạo một hướng đi riêng: Làm bánh tráng trộn có “thương hiệu”

Chỉ tốt nghiệp lớp 6, nhưng anh Tô Tiến Thành hiện là chủ nhân của gánh bánh tráng trộn có thu nhập khá cao trên góc đường Hòa Hảo giao với Sư Vạn Hạnh (gần Trần Nhân Tông, đối diện chung cư Ngô Gia Tự lô R). Từ khâu chọn, mua nguyên vật liệu và chế biến đều do anh tự làm lấy và tạo ra những “nét riêng” mà có thể các gánh bánh tráng trộn khác ở Sài Gòn này không có. Vì vậy, khách hàng đã ăn một lần luôn quay trở lại, có khi khách phải gọi điện thoại đặt trước 15-30 phút.

Mỗi ngày, anh Thành chỉ bán khoảng 5-6 tiếng, anh tâm sự: “Mỗi ngày tôi bán được 200 - 300 bọc bánh tráng, số tiến kiếm được từ gánh bánh tráng trộn trung bình một ngày khoảng 1 - 2 triệu đồng và với tôi đó là một nghề có thể kiếm sống được”

Bánh tráng trộn vốn là món ăn bình dân được bán trên khắp các vỉa hè ở Sài Gòn hơn 10 năm trở lại đây và gần như trở thành món ăn vặt không thể thiếu của các bạn học sinh, sinh viên và kể cả những người làm việc văn phòng… Trung bình một túi bánh tráng trộn của các gánh

Chị Hồ Thị Kim Phượng - Ảnh: Bích Thủy

ww

w.hoasen.edu.vn

29Giới thiệu một số ngành nghề

Page 30: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

bánh tráng khác có giá từ 5.000 - 10.000đ, trong khi giá bánh của anh Thành là 20.000đ/túi bánh. Anh Thành chia sẻ: “Nếu so với mặt bằng chung ở TPHCM thì giá mỗi túi bánh tráng tôi làm bán giá cao gấp đôi. Ban đầu ai đến mua nghe giá bánh cũng than bánh tráng đắt quá nhưng khi ăn rồi mới biết tiền nào của nấy và quay trở lại, thậm chí giới thiệu thêm bạn bè khác”

Nói về con đường nghề nghiệp của mình, anh Thành tâm sự: “Quê tôi ở Bến Tre, từ nhỏ không học hành gì nhiều. Tốt nghiệp lớp 6 xong, tôi rời quê lên Sài Gòn và làm đủ nghề để kiếm sống: phụ quán cơm, phụ hồ… Chuyển qua bán bánh tráng trộn là một ý tưởng tình cờ vì tôi thấy cô cháu gái nhỏ hằng ngày ăn bánh tráng thay cơm; thấy lạ, tôi thử tìm hiểu món này có gì ngon và hấp dẫn mà cháu mình mê đến vậy và tôi nảy ra ý định sao mình không thử làm bán xem sao”. Chia sẻ bí quyết tạo “thương hiệu” riêng cho gánh bánh tráng trộn và giữ chân khách hàng trong nhiều năm qua, anh Thành cho biết: “Nếu chỉ nhìn túi bánh tráng trộn ở chỗ khác và

bánh tráng tôi trộn mà chưa ăn qua, mọi người sẽ thấy túi nào cũng như túi nào. Tuy nhiên, khách ăn rồi mới biết bánh của tôi khác biệt lắm, từ chất lượng bánh tráng đến khô bò, xoài băm, hành phi, nước tắc, khô nai, khô mực, đậu phộng… vì tôi chọn lựa nguyên liệu rất kỹ và tự chế biến theo cách riêng của mình qua quá trình quan sát, tổng hợp từ các gánh bánh tráng khác. Ví dụ, khô bò, tôi không mua lẻ từng bọc nhỏ mà mua cả cây về, sau đó, tước ra từng sợi nhỏ rồi chế biến, nêm nếm lại cho vừa ăn, xoài mua trái to và chế ra máy bào xoài để làm cho thật nhanh... Ra làm ăn buôn bán, tôi hiểu “khách hàng luôn là thượng đế” nên tôi luôn quan sát, tìm hiểu và để ý khách thích món gì, khẩu vị ra sao… để làm bánh cho hợp ý khách”

Tính đến nay, anh Thành đã trở thành “ông chủ nhỏ” của gánh bánh tráng trộn này hơn 10 năm. Từ một gánh bánh tráng trộn nhỏ, không ai biết đến, giờ đây khi nhắc đến bánh tráng trộn Sài Gòn, hầu như ai cũng nhớ đến “gánh bánh tráng trộn bộn tiền”, “bánh tráng trộn bạc triệu” hoặc có người còn ví von “bánh tráng chảnh” của anh chàng miền Tây hiền lành, chất phác này. Khách đến mua bán tráng không chỉ vì bánh ngon mà còn ấn tượng bởi ông chủ nhỏ này: Đôi tay trộn bánh tráng thoăn thoắt, luôn đeo tai nghe để nhận điện thoại khách đặt hàng và luôn nhỏ nhẹ hướng dẫn đường đi cho khách tìm đến gánh bánh của mình…

Anh Tô Tiến Thành - Ảnh: Bích Thủy

30 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 31: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Sài Gòn những ngày tháng 3 bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, tưởng chừng sẽ làm dịu mát cái oi bức của thành phố vốn ồn ào tấp nập này. Khó khăn lắm tôi mới tìm đến được ngôi nhà của người bạn cũ ở trong hẻm nhỏ của chợ Huỳnh Văn Chính quận Tân Phú. Tại đây, tôi đã có dịp gặp gỡ và tìm hiểu thêm về con đường chọn nghề của cô bé người An Giang với nét dịu dàng nữ tính đậm chất

Nguyễn Thị Nho - Ảnh: Trương Văn Tân

miền Tây: Nguyễn Thị Nho, 19 tuổi. Em đã có khoảng thời gian gần hai năm sống ở Sài Gòn theo học và làm nghề may, cuộc trò chuyện đã cho tôi nhiều xúc cảm để viết về niềm yêu thích công việc thiết kế, may vá của em.

Chọn nghề: NÊN BẮT ĐẦU

từ sự yêu thíchT r ư ơ n g Vă n Tâ n

ww

w.hoasen.edu.vn

31Giới thiệu một số ngành nghề

Page 32: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Nghề chọn người

Tốt nghiệp THCS, con đường học vấn không phải là lựa chọn của Nho vì khi tiếp tục theo đuổi sự học thì gánh nặng đè lên vai ba má và cả những đứa em nhỏ cần tới trường. Trong khi bạn bè cùng trang lứa phân vân lựa chọn thi vào trường cấp 3 nào, học ở huyện hay lên thị xã thì Nho cũng đắn đo giữa những nghề nghiệp phải chọn cho bước đường tương lai sắp tới.

Nghỉ học, ở nhà phụ má chăm lo ruộng đồng một thời gian, Nho mới xin đi phụ bán hàng tạp hóa cho người bà con. Vốn tính cách hiền lành lại có phần rụt rè nên công việc buôn bán và ngày ngày tiếp xúc với nhiều người không thích hợp với em chút nào. Biết tính con gái thích vẽ vời, thêu thùa may vá, ba má mới hỏi chuyện và tìm cách xin cho Nho đi theo nghề may. Vì dù sao có một nghề trong tay thì cuộc sống sẽ tốt hơn so với việc bươn chải bằng nghề buôn bán. Vả lại nghề may lại phù hợp với bản tính và cả sở thích của Nho.

Quyết định lên Sài Gòn theo học nghề may là cả một quyết định lớn trong cuộc đời cô bé mới 17 tuổi chập chững vào đời. “Em còn nhớ mẹ giấu nước mắt sau vạt áo khi tiễn em ra xe nghẹn ngào không nói lên lời…” - Nguyễn Thị Nho rụt rè kể trong nỗi nhớ gia đình da diết.

Thành công là khi được sẻ chia vất vả với ba má

Thời gian đầu lên Sài Gòn theo học nghề may, nỗi nhớ gia đình dường như làm cho cô bé càng trở nên rụt rè hơn.

Tuy nhiên khi được tiếp xúc với công việc yêu thích thì niềm đam mê với đường kim mũi chỉ đã giúp em vơi đi phần nào nỗi nhớ ấy. Em kể về niềm hạnh phúc khi lần đầu tiên em tự cắt và may mẫu áo dành cho trẻ trên 6 tuổi được ông chủ và đầu mối áo quần ở chợ Tân Bình khen là mẫu may đẹp mắt, ưa nhìn. Tuy nhiên, nghề nào cũng có những vất vả của riêng nó. Với nghề may, công việc chủ yếu ở trong nhà, có khi ngồi suốt một chỗ từ sáng tới tối dễ khiến người ta đau lưng nhức mỏi và dễ bị chóng mặt. Yêu lấy cái nghề mang lấy cái nghiệp vào thân, em tự động viên sẽ luôn cố gắng vượt qua tất cả vì chỉ khi có nghề nghiệp ổn định thì cuộc sống của em mới tốt hơn, mới đỡ đần được cho ba má và sau này mới có được cuộc sống gia đình ổn định.

Hai năm gắn bó giờ thì tay nghề em đã vững vàng. Không chỉ thành thạo trong từng đường cắt, mũi kim mà em còn là thợ may chính cho cái xưởng may đồ trẻ em của người anh bà con xa. Bây giờ thì em cắt may được cả áo quần người lớn. Thu nhập vì thế cũng tăng lên, niềm vui của em bây giờ là mỗi tháng tích góp được 1 triệu đồng gửi về phụ ba má lo cho hai đứa nhỏ ở nhà ăn học. Với Nho, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống không phải là những điều gì lớn lao mà thành công chính là khi em có được một nghề nghiệp ổn định, lo được cho cuộc sống và sẻ chia bớt khó khăn cùng ba má. Cuộc sống người làm nghề may như em dù còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng giữa lúc mọi thứ của đời sống kinh tế nói chung khó khăn như thế này thì được làm việc và làm đúng việc yêu thích thì đó là niềm hạnh phúc rất đỗi bình dị và lớn lao!

Nhịp sống Sài Gòn vẫn tấp nập hối hả. Bên bàn may vẫn lặng lẽ, nhịp nhàng từng mũi kim, Nho đã lựa chọn cho mình con đường mà ở đó em gửi vào tình yêu nghề thiết tha. Đơn giản vì nó nuôi sống em mỗi ngày và có cơ hội dành dụm gửi về quê chia sẻ cùng ba má lo cho các em ở nhà ăn học. Ước mơ sống với nghề của em cũng giản dị lắm: “Dành dụm đủ, em sẽ về quê mở tiệm may ở nhà. Lúc đó tha hồ thiết kế thời trang, tha hồ may theo những gì em muốn.”

32 Giới thiệu một số ngành nghề

Page 33: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Lựa chọn học ngành Thư ký văn phòng tại trường Đại học Hoa Sen đối với tôi chỉ là một cơ duyên. Sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn Anh tại trường Đại học Mở, vốn kiến thức ngoại ngữ tích lũy được cũng giúp tôi tìm được một việc làm phù hợp – Thư ký Kinh Doanh – phụ trách các hợp đồng thương mại Anh – Việt và các cuộc thương thảo kinh doanh có sử dụng tiếng Anh. Công việc cũng giúp tôi học hỏi được nhiều trong các công tác hỗ trợ đội nhóm Giám đốc kinh doanh. Tuy nhiên suốt quá trình làm việc, tôi đã luôn suy nghĩ và trăn trở để hoàn thiện công việc của

mình hơn nữa. Vì thế, tôi quyết định học ngành Thư ký văn phòng hệ Kỹ thuật viên tại trường Đại học Hoa Sen. Sự lựa chọn đó không là lựa chọn đầu tiên, nhưng đó là sự lựa chọn có giá trị nhất trong các chọn lựa mà tôi đã tìm kiếm.

Vận dụng kiến thức đã học trong thời gian làm việc tại công ty, sau này là làm việc tại trường Đại học Hoa Sen, tôi có

Lê Thị Vân Anh (bìa trái) - Phòng HTSV - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lê Thị Vân Anh (P. HTSV - ĐH Hoa Sen)

“HÃY LUÔNHẾT LÒNG

VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ CHỌN”

ww

w.hoasen.edu.vn

33Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 34: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

thể khẳng định: ngành Thư ký văn phòng và Quản trị hành chính tại trường Đại học Hoa Sen là một trong những chương trình đào tạo có chất lượng thật và thật sự giúp ích cho người học. Tôi cảm thấy mình may mắn khi được các thầy cô có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc từ thực tế công việc mà chúng tôi khó tìm thấy trong sách vở. Niềm tin càng vững chắc hơn khi được biết, để xây dựng chương trình Hành chính - Quản trị văn phòng tại trường Đại học Hoa Sen, TS. Bùi Trân Phượng - hiện là Hiệu trưởng nhà trường, đã đích thân nghiên cứu và soạn thảo sau khi bản thân đã thực hiện công việc của một người thư ký tại Pháp. Tôi thật sự không biết nói gì hơn, và ước gì tất cả các giảng viên đại học đều có được sự dấn thân đó đối với môn học mà mình tham gia giảng dạy.

Như một duyên may, tôi được trở lại trường làm việc. Mặc dù không chỉ đơn thuần làm công việc của một thư ký, nhưng kiến thức đã học giúp tôi trở thành - nói một cách chính xác- một người quản lý văn phòng (Office Manager). Vì từ những ngày học tại trường, tôi đã hình thành được một kiến thức nền về hành chánh, tư duy logic, và phương pháp học tập chủ động.

Việc làm thư ký văn phòng – người quản lý văn phòng tại thời điểm đó đối với tôi thật sự là một thử thách, nhất là vào thời điểm Phòng Hợp tác quốc tế của trường vừa bước vào giai đoạn hoàn thiện. Tôi phải biết lịch của người Trưởng phòng, hướng dẫn nhân viên mới, phụ trách các sự kiện của Phòng, hỗ trợ các sự kiện của trường. sắp xếp các công tác ngoại giao, quản lý văn phòng phẩm thiết bị của phòng... Người mà tôi phải phục vụ lúc này không chỉ là một người sếp trực tiếp, mà là tất cả đối tượng liên quan đến công việc của mình như: giảng viên, sinh viên, khách tham quan, doanh nghiệp...Đôi khi tôi bối rối đến mức muốn bỏ cuộc vì sự khác biệt quá lớn trong yêu cầu của từng đối tượng.

Tuy nhiên, sau tất cả những điều ấy, những áp lực, những thử thách, tôi lại tìm thấy niềm vui vì cảm nhận được mình đang làm việc trong một tổ chức năng động, tôi đã học và được chỉ dẫn và được hỗ trợ rất nhiều. Tôi thật sự trưởng thành hơn trong bề bộn những khó khăn và thuận lợi ấy. Và mỗi lúc lắng lòng sau mỗi công việc vừa hoàn tất, tôi cảm thấy mình không có gì để hối tiếc. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn một điều – điều mà cô Bùi Trân Thúy – giảng viên môn Truyền thông và cũng là người sếp tận tâm, trìu mến của tôi đã nhắn nhủ chúng tôi: “Hãy luôn hết lòng với những gì mình đã chọn” .

34 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 35: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Chọn nghề Quản trị mạng, tôi có chủ đích rõ ràng từ ban đầu, mặc dù xuất phát điểm có đôi chút lệch hướng. Tôi theo học ngành Công nghệ thông tin trước khi quyết định vào học ngành Mạng máy tính tại trường Đại học Hoa Sen. Có lẽ, giữa tôi và nghề nghiệp này có một “duyên may” nào đó và nghề đã chọn tôi sau thời gian được đào tạo tại giảng đường Đại học.

Sau quá trình học, tiếp thu kiến thức và trải qua hai kỳ thực tập, tôi đủ tự tin để bước vào nghề làm IT Quản trị Hệ thống mạng, đồng thời tôi nhận ra rằng, lựa chọn một nghề nào đó mà mình yêu thích đồng nghĩa với việc mình phải đủ nhẫn nại để vượt qua những áp lực và thử thách của nghề, nhất là khi nơi làm việc của tôi hiện tại là một ngân hàng quốc tế tại Việt Nam.

Nói về nghề Mạng máy tính trong môi trường ngân hàng, tôi cho rằng trong thời đại thông tin và số hóa ngày nay, tất cả mọi vấn đề về dữ liệu, giao dịch, truyền tải đều phụ thuộc vào Hệ thống mạng – một hệ thống bao gồm rất nhiều thiết bị, đường truyền, máy tính… Vì thế, nếu đột nhiên hệ thống này ngưng hoạt động, thì cả ngân hàng cũng buộc phải ngừng hoạt động để chờ IT khắc phục sự cố. Đây là một trong những vấn đề nan giải cho người quản trị. Nếu bạn không vững vàng, sẽ rất dễ lạc vào một mớ dữ liệu hỗn độn cùng thiết bị và không tìm ra được giải pháp.

Tuy nhiên, đó chỉ là những rủi ro không thể không xảy ra. Song song đó, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt vời khi xây dựng đươc những nền tảng vững chắc cho hệ thống mà mình quản lý, điều khiển được mọi sự cố, kiểm soát được mọi rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và tôi luôn đi tìm cảm giác đó, bằng cách, tôi buộc mình luôn không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin và các kiến thức mới.

Luôn làm mới mình và đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ, luôn đặt ra mục tiêu để theo đuổi, điều này khiến tôi cảm thấy rất thích thú với công việc hiện tại và luôn sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới và dĩ nhiên, tôi sẽ ngày càng yêu công việc mà mình đã chọn lựa hơn. Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi tin rằng, nếu bạn đã tìm ra một nghề nghiệp nào đó mà bạn yêu thích thì hãy theo đuổi nó đến cùng, chắc chắn bạn sẽ nhận được những thành quả tuyệt vời.

Trân Ngọc Long IT Networking Excecutive, Maybank HCMC.Ảnh: Nhân vật cung câp

CHẤP NHẬN MỌI

THỬ THÁCH…

ww

w.hoasen.edu.vn

35Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 36: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Hãy đứng lên và bước tiếp

T r â n T h ị Á n h N g u y ệ t

Page 37: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Tôi vẫn thường nghĩ, cuộc sống giống như khi bạn ngồi lên chiếc xe của bạn và chạy. Có những người sẽ biết trước đích đến, có những người hoàn toàn chưa biết nhưng cứ đi với mong mỏi sẽ tìm được cho mình một đích để đến, có thể tốt hơn là mình đã dự định. Trên đường đi, một số người sẽ vượt qua bạn, và chính bạn cũng sẽ vượt qua được một số người. Có đôi người may mắn sẽ có phương tiện tốt để đi, một số người khác sẽ vất vả hơn. Và nhất định sẽ có lúc bạn phân vân, liệu con đường mình đang đi có thật sự đúng và đây có phải là con đường tốt nhất hay không?

Hết lớp 12, tôi bắt đầu con đường của riêng mình ở một vùng đất lạ, tôi tự nghĩ ngành Công nghệ thông tin mà tôi theo học là con đường tôi đang bước đi nhưng không biết mình phải đi bằng cách nào? Đích đến là gì? Tôi có đủ sức để về đến đích hay không?Tôi đăng ký thi chỉ với một lý do là tôi thấy ngành này điểm đầu vào cao so với các ngành khác, chắc đây là nghề “hot”. Tôi có phương tiện tốt để đi, vì tôi là học sinh giỏi từ khi học phổ thông, và ba mẹ luôn cố gắng chăm chút để tôi tập trung cho việc học hành. Sự chuẩn bị là như thế nhưng tôi lại không mang theo hành trang quan trọng nhất trên con đường của mình - đó là ước mơ. Vì cho đến lúc ấy, tôi chưa hề tự xác định xem “Tôi là ai?” và “Tôi có thể làm được gì?”.

Rồi tôi có cú ngã đầu tiên, sau năm thứ hai đại học tôi không được tiếp tục giai đoạn chuyên ngành vì nợ 16 tín chỉ. Tôi phải dành nửa năm học để học lại 4 môn của giai đoạn đại cương. Đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất đối với tôi. Sự sợ hãi và hoảng loạn đeo bám theo tôi ngay cả trong những giấc mơ. Tôi nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, quay về điểm khởi đầu để bắt đầu lại. Nhưng trách nhiệm và sự mong mỏi của những người tôi thương yêu không cho phép tôi làm như vậy. Và cũng chính lúc ấy, tôi tìm thấy được ước mơ khi đang cố gắng để đứng lên sau thất bại.

Tôi lại bắt đầu đến trường ĐH Khoa học Tự nhiên để hoàn thành các môn đại cương, và tôi thường đi đường tắt qua ĐH Sư phạm để đến trường mình. Trong một phút bốc đồng pha chút tò mò khi thấy trường Sư phạm có một lớp học Photoshop, tôi rẽ vào đăng ký, rồi tiếp tục đăng ký khóa thứ 2 cao hơn, rồi lại đăng ký khóa học thiết kế web và cuối cùng là Flash.

Việc học thiết kế mang lại cho tôi niềm hứng khởi mạnh mẽ. Tôi yêu thích những khoảng thời gian được ngồi trước máy tính, vẽ lên thế giới của mình, ở đó tôi mặc sức vẫy vùng và cảm nhận mọi thứ hiện lên sinh động. Tôi yêu thích việc sắp đặt

những hình ảnh, những khối màu, những câu chữ…, đến đúng nơi của nó. Tôi say sưa với việc mang lại cho khách hàng của mình những sản phẩm khiến họ mỉm cười hài lòng.

Song song với học đại học, tôi đăng ký học chuyên sâu hơn về thiết kế đồ họa. Nhưng với kết quả học lẹt đẹt của tôi ở trường đại học, ba tôi nhất định không

Trần Thị Ánh NguyệtẢnh: Nhân vật cung cấp

ww

w.hoasen.edu.vn

37Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 38: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

cho phép và muốn tôi tập trung thời gian để học tốt hơn. Tôi tiếp tục thuyết phục ba và cuối cùng, tôi học cả hai nơi, mặc cho mẹ tôi đã có lần gợi ý “Hay là con thi lại trường khác”. Nhưng tôi đã học đến năm thứ 3, đã đi gần hết đoạn đường, vì vậy tôi quyết tâm sẽ tiếp tục. Đúng là tôi đã tìm thấy ước mơ và bắt đầu thực hiện ước mơ, nhưng song song, tôi vẫn phải tốt nghiệp đại học. Lần lượt, tôi nhận được bằng đồ họa và bằng cử nhân Công nghệ thông tin.

Môi trường đại học mang lại cho tôi nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức nền tảng để tôi không chỉ đơn thuần là một người biết vẽ, mà từ vốn liếng ấy, tôi tạo cho mình sự khác biệt với các Designer khác bởi khả năng làm việc tốt của lập trình viên. Tôi cũng đã trở thành Web Designer và UI Designer.

Trong hơn năm năm làm việc, chưa bao giờ tôi cảm thấy chán công việc của mình mà càng thấy yêu thích hơn với cảm giác mình có thể điều khiển được mọi thứ trong công việc. Thỉnh thoảng, tôi tự hào vì mình có thể tìm kiếm được cách giải quyết những vấn đề khó. Thiết kế đồ họa mang lại cho tôi công việc đầy tính mới mẻ vì công nghệ luôn luôn đổi mới, và kỹ năng của người thiết kế ngày càng phải được nâng cao.

Có một người bạn đã nói nhỏ với tôi: “Bạn rất thích công việc thiết kế phải không? Tớ thấy mỗi lần nói đến công việc, dường như luôn có lửa trong mắt của bạn!”. Tôi hạnh phúc biết chừng nào!

Vậy còn bạn, bạn đã tìm thấy ngọn lửa của riêng mình chưa ? Tôi thật sự muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình cho những ai chưa tìm thấy ước mơ – Bạn hãy cứ bước đi rồi sẽ thấy. Những ai đang vấp ngã và thất vọng, xin đừng ngồi yên một chỗ, biết đâu chỉ cần bạn đứng lên và bước tiếp bạn sẽ thấy ước mơ của cả đời mình.

38 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 39: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Dù thực sự đam mê để chọn lựa và theo đuổi hay do một duyên may, trong thực tế cuộc sống, mỗi người đều mong muốn có một nghề.

Với nghề nghiệp ấy, người ta có thể thành công hoặc ngược lại.

Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn với những thân hữu Hoa Sen, những thành viên đã và đang làm việc tại Hoa Sen. Họ là những người thành đạt, dù đường đi đến thành công, không ít chông gai.

Mời quý độc giả chia sẻ với những con người thật, những cuộc đời thật…

Chúng tôi đặt câu hỏi chung này cho mỗi người:

CHỌN NGHỀ,CÓ PHẢI MỘT

CƠ DUYÊN?GS. Vũ Đức Vượng thực hiện

ww

w.hoasen.edu.vn

39Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 40: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

tôi bị bắt buộc rời khỏi báo Tuổi trẻ, công việc và nghề nghiệp tôi ưa thích, để đến một cơ quan chuyên làm xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp. Tôi từng nghĩ, tôi sẽ vẫn làm nghề báo vì đó là phẩm giá của mình. Nhưng tôi là “công chức” và nhà nước chuyển tôi làm việc khác. Lúc đầu, tôi thấy khó và nản. Nhưng nghề nào cũng có ý nghĩa phục vụ của nó và cũng có những thách thức phải chinh phục. Tôi thích cái mới, thích tự mình vượt lên, không sợ áp lực và cường độ của công việc, có lẽ những động lực thầm lặng đó đã biến cái hoang mang, ngán ngại lúc đầu thành niềm say mê nghề nghiệp sau chỉ vài năm. Tôi có nhiều bạn mới trong lãnh vực mới, và nhiều nỗi cảm thông chia sẻ, nhiều sự gửi gắm tin cậy. Tôi vẫn viết báo, vẫn tích lũy thông tin, tư liệu cho nghề nghiệp suốt đời của tôi, nhưng tôi cũng hết sức, hết lòng với công việc mới. Tôi cũng đưa ra thêm những sáng kiến đầy cảm hứng và say mê. Niềm đam mê với nghề báo vẫn còn nguyên, nhưng ngọn lửa vẫn tiếp tục được thắp lên trên hành trình của nghề nghiệp mới. Vì sao? Có khi là vì tinh thần trách nhiệm, vì tình cảm gắn bó với những doanh nghiệp, tôi tự thấy có trách

CHỊ/ANH CHỌN HAY BẮT ĐẦU NGHỀ TRONG ĐỜI CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Bà Vũ Kim Hạnh, hiện nay là chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, (nguyên là Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ), mở đầu:

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều bạn trẻ phải chọn đi chọn lại nghề nghiệp nhiều lần trong đời. Vậy điều gì giữ lại trong bạn niềm vui sống, niềm hăng say với chức trách, công việc? Bạn phải tự tìm ra những cột mốc thách đố mình, những giá trị có khi khá cụ thể, và không phải lớn lao đến nỗi bất khả thi, để mình phấn đấu mỗi ngày. Bạn cần lặng lẽ rèn luyện ý chí bằng xác định mục tiêu rõ, trách nhiệm cao, những điều này sẽ “neo” bạn với nghề nghiệp mà có khi chẳng có hào quang danh vọng hay tiếng vỗ tay ồn ào.

Đôi khi người ta cũng rơi vào tình cảnh: nghề chọn mình. Năm 41 tuổi,

“Khi chọn nghề, người ta thường dựa trên ba yếu tố sau: sở thích-năng khiếu và nhu cầu xã hội. Tôi thấy các bạn trẻ hiện nay thường quan tâm tới sở thích trước nhưng vì đời sống ngày càng khó khăn, các bạn ngày càng bị chi phối bởi miếng cơm manh áo, nên cũng thường chọn nghề theo “phong trào”. Yếu tố ít được chú ý hơn là khả năng, năng lực mình. Yếu tố càng ít được chú ý là: lý tưởng xã hội hay xu hướng nối nghiệp gia đình. Giáo dục gia đình và nền giáo dục mà các bạn được hưởng có ảnh hưởng rất sâu sắc trong việc chọn nghề của những người ưu tú, còn có vẻ đa số các gia đình ngày nay chỉ muốn con, cháu mình có một cái nghề mưu sinh, kiếm sống. “

(Kim Hạnh)

Bà Vũ Thị Kim HạnhẢnh: Tư liệu từ Internet

40 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 41: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

nhiệm đồng hành với họ, và nhất là vì niềm say mê khám phá cái mới, cái mình chưa biết, cái mình cần học ở những chân trời xa hấp dẫn.

Tôi cảm động chia sẻ điều mà giáo sư Ngô Bảo Châu nói, bản năng của con người là bản năng hướng thiện. Hướng thiện đã thôi thúc con người tiến bộ, và đó là động lực để con người luôn phải học tập để tiến bộ. Suốt buổi nói chuyện của ông với sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về “học như thế nào?”, tôi không nghe ông dùng hai từ “lý tưởng”. Nhưng ông nói đến mục đích của cuộc sống con người và những phẩm chất không thể thiếu của một con người, một công dân, một người chuyên nghiệp trong công việc của mình.

Luôn luôn tự đặt áp lực cho mình, đặt những cột mốc mới cho mình, luôn giữ sự chuyên cần, nhẫn nại ngay cả cho những việc nhỏ nhất hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy sự tiến bộ và niềm vui to lớn mà bình dị của nghề nghiệp.

Chuyển sang một nghề khác, nghề đạo diễn phim, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn với đạo diễn tài năng và nổi tiếng nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20 là ông Đặng Nhật Minh:

Việc vào nghề của tôi rơi vào một giai đoạn hơi đặc biệt một chút.

Đó là vào những năm sau Hòa bình lập lại ở Miền Bắc. Hồi đó tốt nghiệp phổ thông xong ai học gì, học ngành nào đều do Tổ chức nhà trường phân công, căn cứ vào thành phần lý lịch của gia đình và nhu cầu của xã hội vào thời điểm đó.

Tôi được phân công học tiếng Nga (vì thời gian đó các cơ quan cần phiên dịch tiếng Nga). Học xong về công tác ở đâu cũng lại do Tổ chức phân công . Tôi được về công tác tại Bộ Văn hóa . Tổ chức Bộ VH lại phân tôi về công tác tại Phát hành phim Trung Ương , dịch lời thoại trong các phim Liên xô từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Vậy là tình cờ tôi rơi vào điện ảnh.

Khi học phổ thông tôi khá về các môn tự nhiên, nên mấy lần xin cơ quan cho đi thi vào Đại học Bách khoa... Nhưng Tổ chức cơ quan không cho phép vì chưa có cống hiến gì. Ngày ấy ai muốn thi đại học phải có giấy giới thiệu của cơ quan (nếu là cán bộ cơ quan) và giấy cho phép của công an nếu là dân thường. Không có con đường nào khác tôi đành gắn bó với điện ảnh…

Trong cuộc đời nhiều khi những sự tình cờ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là dù làm nghề gì , cũng phải phấn đấu hết mình cho nghề đó. Còn được đến đâu là do Trời.

Đạo diễn Đặng Nhật MinhẢnh: Nhân vật cung cấp

ww

w.hoasen.edu.vn

41Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 42: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Một nghề khá đặc biệt khác là nghề thông dịch. Nếu ta nhớ lại, khoảng cuối thế kỷ 19, khi nước Nhật quyết định mở cửa và học những cái hay của phương Tây, công việc đầu tiên mà giới trí thức Nhật lăn xả vào là dịch các sách kinh điển cũng như chuyên môn của các nước châu Âu. Nhờ đó, nước Nhật canh tân mau lẹ và sang đầu thế kỷ 20 – một thời gian không tới 40 năm – Nhật Bản đã thành một cường quốc ngang hàng với các nước văn minh nhất ở Âu và Mỹ châu.

Dịch giả Phạm Viêm Phương cũng theo con đường ấy sau khi “cơ duyên” đã đưa đẩy ông :

Với tôi, có lẽ “nghề chọn tôi” hơn là “tôi chọn nghề” nhưng mọi diễn biến luôn có cơ duyên của nó.

Cái duyên của tôi với chữ nghĩa nảy sinh từ thời trung học. Thế hệ chúng tôi thời đó chưa bị lôi cuốn vì truyền hình, internet, điện thoại di động, video…

nên món ăn tinh thần chủ yếu là sách, và tôi đến với văn học khá sớm (khoảng lớp 9). Sau đó tôi đọc lan man sang biên khảo văn học, triết học rồi sử học. Lúc học lớp 11 và 12, tôi bắt đầu làm báo trong trường, tập tành viết văn làm thơ, và thấy thích nghề báo từ đó.

Tuy vậy, tôi lại thi vào Đại học sư phạm (khoa Sử) vì 2 lý do: (1) nghề giáo được miễn quân dịch, và (2) ra trường chắc chắn có việc làm. Tôi thích môn Sử nhưng hoàn toàn chẳng yêu nghề giáo dù rằng khi dạy học thì cũng cố hết sức.

Tôi ra trường, dạy Sử 10 năm tại một trường PTTH thuộc vùng sâu rồi thấy ước muốn nghiên cứu Sử nguội lạnh dần. Thời đó, giờ dạy rất ít (vì ở vùng sâu ít học sinh), tôi tự học tiếng Anh và lao vào văn học nước ngoài. Tôi đọc được những tác phẩm khiến mình mở mắt và chấn động (tôi còn nhớ những tác giả đó: F. Dostoyevsky, L. Tolstoy, F. Kafka, Lâm Ngữ Đường, và G. Orwell), và tôi quyết định dịch chúng cho bạn bè cùng đọc. Thế là tôi rơi vào dịch thuật, như một nỗ lực giết thời gian trống và rèn luyện ngôn ngữ.

Khoảng 1984, tôi tình cờ đọc được tờ báo của Hội văn nghệ Cửu Long (này là Vĩnh Long), và thấy họ phải đăng lại những truyện dịch đã in thành sách hoặc trên những báo khác. Nghĩa là ở Vĩnh Long không có ai dịch truyện cả. Tôi bèn dịch truyện và gởi cho tờ báo đó. Được chừng 5 truyện thì họ rủ tôi về làm báo và chuyên viên dịch thuật cho Hội văn nghệ. Máu mê làm báo ở thời trung học sống lại, tôi rời khỏi ngành giáo dục ngay.

Ở Hội văn nghệ Vĩnh Long, tôi in được ba dịch phẩm và bắt đầu cộng tác với các báo ở Saigon, cho đến khi một ông bạn nghe nói về tôi và rủ tôi về làm tờ Phát triển kinh tế cho ĐH Kinh tế Tp.HCM. Tôi về đó khoảng

Dịch giả Phạm Viêm Phương - Ảnh: Nhân vật cung cấp

42 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 43: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

1993 và hai năm sau bắt đầu làm bản tiếng Anh cho tờ báo đó.

Như thế tôi làm hai công việc: dịch tài liệu kinh tế từ Việt sang Anh, và dịch văn học từ Anh sang Việt. Hai việc này khiến tôi có nhiều cơ hội rèn luyện ngôn ngữ và tôi nhận ra kiến thức mà chúng đem lại cho tôi, cộng với chút hiểu biết về triết và sử học hồi trẻ, đã giúp tôi rất nhiều trong nghề dịch.

Lòng yêu mến chữ nghĩa đã đẩy tôi đến với những công việc chữ nghĩa và tôi hạnh phúc vì được làm những việc hợp sở trường và sở thích. Có được điều đó thì chuyện tiền bạc bỗng nhẹ như không.

Ở Việt Nam, khi nói đến thiết kế thời trang, ít ai không nghĩ ngay đến ông Lê Sĩ Hoàng. Ông cũng trải qua một cuộc đời sự nghiệp nhiều màu sắc: từ đi dạy, sang sáng tạo, rồi hòa hợp được cả dạy và sáng tạo với công ty Creative Art ngày nay. Ông kể:

Năm 1978 lúc 16 tuổi, tôi nhận dạy bổ túc văn hóa lớp 3 cho trường Hai Bà Trưng, gần chợ Tân Định. Thời ấy mọi người đều khó khăn như nhau, nhưng mỗi tối sau khi tan lớp, thường thấy trong giỏ xe của mình khi thì quả ổi, lúc là mớ rau, con cá, một ổ bánh mì… của những học trò ban ngày bán buôn ở chợ để dành lại và tối đi học “lén” bỏ vào giỏ xe tặng thầy. Không biết có phải do những ấn tượng và kỷ niệm đẹp từ lớp học bổ túc, sau này tuy tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật nhưng tôi vẫn muốn trở thành một giáo viên.

Tốt nghiệp Thủ khoa 1987, nhận quyết định về Bộ môn Mỹ thuật trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, những ngày đầu còn là một giáo viên thực tập mới về trường, mỗi sáng đều phải đến sớm để quét dọn, pha trà, chuẩn bị họa thất cho sinh viên học... Sau này được đề bạt làm Phó Bộ môn Mỹ thuật rồi Trưởng khoa Mỹ thuật Công nghiệp, tôi mới nghiệm ra rằng: để có thể dạy và làm công tác quản lý tốt, bên cạnh chuyên môn thật giỏi, phải luôn dành sự nghiệp nghiên cứu sâu và rộng vào chuyên ngành phụ trách, đồng thời phải là người hiểu cặn kẽ trong tổ chức nhân sự để có được một sự đồng cảm và phối hợp trong công việc.

Năm 2002, dù vẫn tìm thấy lý tưởng ở nghề giáo nhưng tôi nghĩ sức sáng tạo nghệ thuật của con người ở mỗi thời điểm mỗi khác, nếu không “tận dụng” cơ hội và điều kiện ở những thời điểm thích hợp thì khi lớn tuổi sợ không thể làm được nữa. Con người ta khó

Nhà thiết kế Sĩ HoàngẢnh: Nhân vật cung cấp

ww

w.hoasen.edu.vn

43Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 44: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

thể cùng một lúc làm tốt cả nhiều việc được. Quyết tâm chuyển hướng và dành nhiều thời gian cống hiến cho sáng tạo nghệ thuật, đến tháng 08.2002, Công ty Sĩ Hoàng ra đời. Khoảng thời gian mười mấy năm đi dạy, kiến thức tích lũy cộng với kinh nghiệm thực tiễn, thêm vào đó là phương pháp làm việc khoa học, tư duy cũng giúp tôi rút ra được nhiều điều trong công việc kinh doanh cũng như sáng tạo nghệ thuật sau này.

10 năm sau đó với sự sáng tạo và làm việc liên tục 16 giờ một ngày bất kể lễ tết, tôi thành tựu sự nghiệp về mỹ thuật với thương hiệu áo dài Sĩ Hoàng, 17 thiết kế được trưng bày vĩnh viễn tại Museum San Jose of QUILTS & TEXTILLES - Mỹ. Tác phẩm tranh thảm “Cội nguồn” với kích thước 3m x 5 m đạt Giải thưởng

Mỹ thuật Quốc gia, cùng thành tựu sự nghiệp về văn hóa với việc tạo dựng Nhà vườn Long Thuận, được sự đón nhận của công chúng và giới nghiên cứu về giá trị của một không gian sống đậm chất Việt.

Năm 2012, tôi thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEG sở hữu thương hiệu Creative Art – là hệ thống trung tâm giúp trẻ em từ 4-14 tuổi phát triển tối ưu tư duy sáng tạo (CQ) và thông minh cảm xúc (EQ) thông qua hệ thống chương trình giáo dục nghệ thuật (Art Education system), với sự hỗ trợ từ CCE (Creativity Culture Education) là Quỹ Giáo dục, Văn hóa, Sáng tạo do chính phủ Vương quốc Anh tài trợ. CCE được thành lập với tầm nhìn giúp trẻ em nuôi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo trong và ngoài trường học.

Chúc các bạn sinh viên, trước ngưỡng cửa cuộc đời chuyên nghiệp, giữ vững niềm tin vào chính mình, giữ niềm đam mê về một vài khía cạnh của cuộc đời, và nhất là giữ một con tim và cái đầu thông thoáng để nhận ra cơ hội và bắt lấy nó. Nói cách khác, chúc các bạn hạnh phúc với mình, với người và với nghề mình chọn.

“Người ta thường nói mình phải tự hài lòng với những cái đang có, điều đó đúng và tôn giáo cũng dạy như thế. Nhưng tôi là con người sống sáng tạo, tôi được sinh ra để làm người sáng tạo, tôi được đào tạo để làm người sáng tạo có phương pháp và tôi thành đạt bởi sự sáng tạo của mình, cho nên vấn đề của tôi là không bao giờ bằng lòng với những điều mình đã làm ra. Tôi thành công bởi sự sáng tạo của mình. Sống không phải là để lại một cái tên-mà để lại một giá trị“

(Sĩ Hoàng)

44 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 45: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Với anh Nguyễn Mạnh Dũng (Giám đốc nhà hàng Vatel), một Việt kiều từ Pháp trở về quê hương và đã tham gia vào hoạt động của Vatel từ khi đây chỉ mới là một dự án vì anh có hoài bão mở một trường đào tạo ngành Quản lý Khách sạn - Nhà hàng và Du lịch với chất lượng quốc tế tại Việt Nam. Có may mắn được đào tạo bài bản tại môi trường quốc tế, cảm nhận được những nét hay trong phương pháp giảng dạy mang tính thực tiễn cao, anh mong ước có thể là cầu nối cho các bạn trẻ Việt Nam quan tâm đến ngành nghề này tiếp cận những kiến thức và kinh nghiệm quốc tế thật sự chất lượng.

Anh Dũng chia sẻ về nghề nghiệp mình đã chọn:

Thật ra Quản trị Du lịch mới là ngành nghề tôi chọn sau khi tốt nghiệp tú tài.

Anh Nguyễn Mạnh DũngẢnh: Nhân vật cung cấp

Nhưng thời gian đầu của cuộc đời sinh viên trên đất Pháp, trong quá trình làm thêm tại một Nhà hàng & Bar ở Paris, tôi đã bắt đầu nhận ra và xác định ngày càng rõ hình ảnh tương lai của mình trong ngành Quản lý Khách sạn - Nhà hàng. Tuy nhiên, thay đổi nhỏ này không mang tính chất đối lập vì nó cũng thuộc bộ ba của nền Công Nghiệp dịch Vụ : Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch mà tôi còn gặp lại rất nhiều sự giao thoa của bộ 3 này trong suốt quá trình học tập và làm việc.

Tôi theo học tại trường ESH PARIS - Ecole Supérieure d’Hôtellerie - Pháp bậc Đại Học và tiếp tục theo đuổi chương trình Master in Hospitality and Tourism Management tại London 2 năm tiếp theo. Có may mắn được học, làm việc và trưởng thành trong môi trường quốc tế: Saint James & Albany Paris, Prince

de Galles Paris, Park Hyatt Paris, Russell London (PRINCIPAL HAYLEY Group) là những nơi mà tôi đã làm việc và trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống, trước khi chính thức tham gia vào Tangka Voyages Paris và nhận vị trí

Head of Department Inbound & Outbound tại đây.

Tôi thích dạy học, đối với tôi, kỉ niệm vui và cảm động trong nghề giáo rất nhiều, hơn hẳn những kỉ niệm buồn. Theo tôi, ở đâu và lúc nào cũng có những thầy cô giáo tận tụy hết mình với học trò của mình. Sự trưởng thành của học sinh trong nghề nghiệp cũng như trong nhận thức là niềm vui lớn nhất của những người làm giáo dục.

Tôi muốn nói với các bạn trẻ: “Cho dù các bạn chọn nghề nghiệp nào cho tương lai của mình, nếu muốn thành công, điều quan trọng là các bạn phải hiểu rõ đặc điểm và tính chất của nghề nghiệp mà mình đã chọn và luôn tôn trọng những “quy tắc” của nghề nghiệp đó. Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy thất vọng khi chưa đi đến đích, hoặc chán nản, buông xuôi khi bị chê trách chỉ vì không hiểu rõ tính chất nghề nghiệp, điều mà hơn ai hết, bạn phải hiểu trước khi quyết định theo đuổi nghề nghiệp ấy”.

ww

w.hoasen.edu.vn

45Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?

Page 46: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Mùa hoa trái sẽ tới - Ảnh: Tư liệu từ internet

46 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 47: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Sau khi kinh tế xã hội rơi vào vòng khó khăn, chúng ta cần nhìn lại để biết đâu là “gót chân Achilles” của chính mình. Sự phát triển và trưởng thành của một dân tộc luôn từ những cuộc tự vấn. Qua câu chuyện với nhà báo Lê Ngọc Sơn, nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có những tâm sự đầu năm với các bạn sinh viên, theo ông, có nhìn lại bản thân mình thì mới sinh tồn được qua những khó khăn phía trước.

CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”

Lê Ngọc Sơn: Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?!

Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng!

Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.

(Trích bài đăng trên báo Sinh viên Việt Nam số Xuân Quý Tỵ 2013)

ww

w.hoasen.edu.vn

47Chia sẻ cùng bạn đọcTRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ TRIẾT HỌC BÙI VĂN NAM SƠN

Cứ kiên trì, rồi MÙA HOA TRÁI

sẽ tới

Page 48: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Ở Việt Nam, ít ai làm việc dịch thuật, thế nên gánh nặng đè lên vai những anh em trẻ. Lứa tuổi 18-25 phải gánh cả một gánh nặng, vừa học kiến thức, vừa học ngoại ngữ. Do trở ngại về ngôn ngữ, mình khó có thể nắm vững vấn đề và tra cứu đến nơi đến chốn. Điều đó không phải lỗi của thế hệ trẻ, đó là lỗi của thế hệ đi trước, như chúng tôi, không kịp chuẩn bị tư liệu nền cho các bạn. Thật là quá cực, quá tội cho các bạn! Còn việc chúng ta phải nỗ lực học ngoại ngữ lại là chuyện khác! Khi tiếng Anh đã trở thành một lingua franca trong khoa học, việc đọc, viết, nói thành thạo tiếng Anh trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là một yêu cầu hiển nhiên. Trong các ngành khoa học xã hội-nhân văn, còn cần thêm nhiều ngoại ngữ lẫn cổ ngữ khác nữa, nhưng vấn đề nói ở đây là không thể đòi hỏi những gì bất khả thi và quá sức…

Lê Ngọc Sơn: Thời sinh viên của ông ắt hẳn thấm thía nỗi vất vả này lắm?

Bùi Văn Nam Sơn: Đúng. Thời sinh viên, tôi cũng đã rất “đau khổ” vì thiếu sách tiếng Việt. Năm 21 tuổi, tôi sang Đức học, sau khi học xong cử nhân ngành Triết ở Sài Gòn, lúc đó tự thấy vốn liếng chữ nghĩa cũng kha khá rồi... Khi sang đó thì từ bậc cử nhân cho đến tiến sĩ, từ người mới vào trường đến người sắp ra trường đều có thể học chung một lớp. Lớp của tôi có mấy ông bạn người Nhật Bản, người Hàn Quốc… Lúc đó các bạn Hàn Quốc cũng khổ sở, vật vã như mình, vì nước họ có rất ít những bản dịch ra tiếng Hàn, và cũng như tôi, chưa thể đọc tiếng Đức thành thạo được. Trong khi đó mấy chàng Nhật Bản còn trẻ măng, mới 19 tuổi, vừa học xong tú tài, lại tỏ ra am hiểu và tự tin lắm! Tôi kinh ngạc, thì các bạn ấy mới

mở túi cho xem một đống sách toàn tiếng Nhật: những bản dịch Hegel, Kant, Heidegger…, sách tham khảo, từ điển. Mình mất cả năm vật lộn với một cuốn sách, họ chỉ cần vài tháng là đọc xong. Thời gian mình đầu tư cho chuyện đọc đã quá mất sức rồi, làm sao có thể suy nghĩ hay tìm tòi thêm được cái gì mới nữa. Khoảng cách về điều kiện nghiên cứu giữa mình với người Nhật thật rõ rệt!

Riêng trong lĩnh vực triết học, sách vở mênh mông, còn số dịch giả thì đếm trên đầu ngón tay… Lẽ ra cần cả một thế hệ chuẩn bị nền móng, cho các bạn trẻ sau này đỡ cực hơn. Tất nhiên, ý nghĩa của việc dịch thuật không phải chỉ có thế. Nó còn góp phần xây dựng ngôn ngữ khoa học cho một đất nước, đem ánh sáng khai minh đến cho số đông để cải hóa xã hội, như nhiều bài viết mới đây của quý Thầy Nguyễn Xuân Xanh, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Thọ… đã nhấn mạnh.

Lê Ngọc Sơn: Vậy cho đến nay, so với các nước trong khu vực, chúng ta đang thế nào, thưa ông?

Bùi Văn Nam Sơn: Cách đây chừng 5-7 năm, chính ông bạn người Hàn Quốc ngày xưa học chung với tôi, về dạy ở Đại học Seoul, viết thư kể cho tôi nghe: ông và thế hệ trước đó, từ những năm 1970 trở đi đã bắt tay vào dịch sách vở cho Hàn Quốc. Hầu hết những tác phẩm kinh điển quan trọng từ tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Hàn, hết toàn tập này đến toàn tập khác, mà mỗi toàn tập của một tác giả thì có đến 40-50 tập. Tôi rất kinh ngạc về sức làm việc của họ. 40 năm thôi, nhưng với trách nhiệm với đất nước và đàn em, họ quyết tâm làm được việc lớn như thế. Vậy thì ngày hôm nay, làm sao sinh viên của ta có thể “đấu” lại được một sinh viên Hàn Quốc, trong khi cách đây 40 năm, anh sinh viên này cũng vất vả y như mình. Khoảng cách đó thật khủng khiếp!

Việc học hành nghiêm chỉnh, tiếp thu có hệ thống đã là thách đố ghê gớm, và cái đó cần nhiều thế hệ mới vượt qua được, ít nhất cũng là 30-40 năm như Hàn Quốc. Chúng ta đừng vội nói gì cao xa, sách vở đàng hoàng là nền móng cơ bản nhất của nền học vấn và của nền đại học.

48 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 49: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Lê Ngọc Sơn: Vì sao chúng ta không làm được như những nước ở gần mình như Nhật, như Hàn? Và ông có thấy được cuộc đua tranh trên thế giới về mặt tri thức đang diễn ra rất quyết liệt?

Bùi Văn Nam Sơn: Chúng ta thiếu tính tổ chức, thiếu khả năng làm việc tập thể và một kế hoạch trường kì của cả một tầng lớp, của cả một thế hệ. Mỗi thế hệ phải thấy trách nhiệm lịch sử của mình, thấy tình trạng khách quan đặt ra cho mình gánh nặng nào, và họ phải giải quyết một cách thông minh nhất, ít tốn sức nhất, với sự bền bỉ và quyết tâm. Thế hệ sau thừa hưởng và nối tiếp thành quả của những người đi trước, thì nền học thuật cứ thế đi lên thôi.

Tôi được cho biết rằng ở Nhật, những tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới hầu như lập tức được dịch sang tiếng Nhật, vì họ có nhu cầu cạnh tranh. Nếu không theo kịp thông tin mới, làm sao có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm sao bắt kịp trình độ quốc tế để đi dự hội thảo khoa học?

Trở lại tình cảnh của ta, cơ sở hạ tầng về kiến thức là phần rất chểnh mảng. Cái cơ bản nhất thì lại bị xem nhẹ… Bây giờ cứ hô hào sinh viên sáng tạo đi, có công trình đột phá đi, hãy phản biện đi… Nhưng phải biết người ta đã viết gì, nghĩ gì, ta mới phản biện và có ý kiến riêng được chứ!

SỬA SOẠN TINH THẦN, CHUẨN BỊ YÊN CƯƠNG

Lê Ngọc Sơn: Trong quan niệm của ông, một bạn sinh viên phải thế nào?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi, thời gian được học đại học là quãng thời gian đẹp nhất, quý nhất của một đời người. Khi ta đang ở trong quãng thời gian đó, thường không thấy quý đâu, nhưng sau này nhìn lại mới thấy đây là thời gian quý nhất, “sướng” nhất. Được trở thành sinh viên là một bước ngoặt. Chữ “sinh viên” khác về chất với chữ “học sinh”. Ngay bản thân chữ “sinh viên” đã cho thấy sự khác biệt ấy: Sinh viên trong tiếng Anh và tiếng Đức là “student”, trong tiếng Pháp là “étudiant”, liên quan đến ba động từ: to study, studieren, étudier ít nhiều đều mang hàm nghĩa là “nghiên cứu”. Sinh viên là phải nghiên

cứu, chứ không chỉ thụ động tiếp thu kiến thức...

Trong tiếng Việt, “sinh viên” có chữ

“viên”, nghĩa là

Nhà triết học Bùi Văn Nam SơnẢnh: tư liệu từ Internet

ww

w.hoasen.edu.vn

49Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 50: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

đã có một vị trí nào đó... Do vậy, cần ý thức được điều này để cả người dạy lẫn người học ở bậc đại học nhận thức được trách nhiệm của chính mình. Dạy và học ở đại học không chỉ là truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà chủ yếu là gợi hứng cho nghiên cứu.

Ngay cả ở trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng có vấn đề. Những năm 1970 về trước, mang tấm bằng tú tài của Việt Nam sang Tây Âu là được chấp nhận hầu như tương đương, còn những bằng tú tài của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thì buộc phải học lại một năm, tức chỉ bằng đầu lớp 12 bên đó. Bây giờ thì như thế nào? Chúng ta phải nghiêm túc tự vấn về mình...

Lê Ngọc Sơn: Ở các nước phát triển, khoa học trú ngụ ở đại học, tại sao ở các đại học ở ta thì chưa thấy gì, thưa ông?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi là do không phân biệt rạch ròi giữa đại học và trung học. Trường đại học dứt khoát không phải là trường phổ thông cấp 4. Nó khác về chất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đại học cũng không phải là trường dạy nghề, trường dạy nghề lẽ ra cần có một hệ thồng khác, cũng cao cấp và sáng giá không kém gì đại học. Ở Đức, sau khi đỗ tú tài, ta có hai con đường để lựa chọn, một là các trường kỹ thuật, trường dạy nghề chuyên nghiệp dành riêng cho những kỹ sư thực hành, rất hay và thiết thực, ra trường dễ kiếm việc làm và lương cao. Hoặc hướng thứ hai là nghiên cứu: cũng có thể là khoa học-kỹ thuật nhưng nặng về lý thuyết. Do có hai hướng rõ ràng như vậy, dựa vào việc phân định

khách quan về nhiệm vụ, nên khi vào đâu, ta sẽ biết làm cái gì, biết rõ tính chất của trường mình. Việc “liên thông” giữa hai loại trường này lại là chuyện khác nữa!

Do đó, đại học đương nhiên mang tính chất nghiên cứu, dù ở năm thứ nhất cũng là nghiên cứu, ở bậc tiến sĩ, hay sau tiến sĩ cũng là nghiên cứu. Từ sinh viên đến giáo sư đều làm nghiên cứu. Không khí của đại học là nghiên cứu. Thành ra, cái mà ta đang nhầm lẫn ở đây là nhẫm lẫn tính chất của đại học, dẫn đến hệ quả rất trầm trọng là biến đại học thành trường dạy nghề, và biến trường dạy nghề thành ra cái gì đó rất là yếu kém và yếu thế. Đã đi học để nghiên cứu thì phải toát ra tinh thần nghiên cứu, tức là toàn bộ giáo sư và sinh viên là một cộng đồng nghiên cứu, người đi trước hướng dẫn, dìu dắt người đi sau, không ngừng hình thành những chuyên ngành mới, những trường phái mới… Nghiên cứu có nhiều cấp độ, cấp thấp/ cấp cao, dễ/ khó… Cũng tránh hướng suy nghĩ rằng, nghiên cứu là cái gì đó cao xa lắm, thực ra đâu phải vậy: ngay năm thứ nhất, bạn cũng đã phải có tư duy nghiên cứu rồi, tự tìm tòi phương hướng và phương tiện nghiên cứu của mình với sự giúp đỡ của người đi trước.

Vì thế, hình thức Sêmina ngày càng chiếm ưu thế. Sêmina là lao động tập thể của sinh viên lẫn giáo sư, của thầy và trò, cùng nhau tìm tòi tài liệu, tổng kết, nhận định, đánh giá những gì đã có, đó là những hình thức ban đầu của nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất.

50 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 51: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Lê Ngọc Sơn: Theo ông, sinh viên phải chuẩn bị những gì cho một tương lai đầy thử thách trước mặt?

Bùi Văn Nam Sơn: Người Pháp có câu ngạn ngữ: “muốn đi xa phải chăm sóc yên cương” (“Qui veut aller loin, ménage sa monture”/Racine), nghĩa là, phải biết dưỡng sức và chuẩn bị phương tiện. Đi mười dặm thì đơn giản, nhưng đi trăm dặm, nghìn dặm, vạn dặm… thì lại khác. Công việc học cũng vậy thôi, nếu chỉ nghĩ lấy cái bằng ra để kiếm việc làm, nuôi sống bản thân thì khá đơn giản, nhưng nếu muốn tiến xa trong chuyên ngành của mình thì phải chuẩn bị cho 30, 40 năm sau về cả ý thức lẫn sức lực.

Chắc bạn biết rằng trên 30 tuổi rất khó học ngoại ngữ, do nguyên nhân sinh lý thôi, trên 30 tuổi thì các nơ-ron thần kinh già đi, giảm thiểu khả năng tiếp thu. Vậy thì phải luyện rèn ngoại ngữ trước 30 tuổi. Người làm nghiên cứu cần trang bị cho mình nhiều ngoại ngữ. Đối với các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, cần phải có hai ngoại ngữ thông dụng. Đối với người làm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, thì càng nhiều càng tốt, cả cổ ngữ nữa. Đó là vốn liếng tối thiểu để nghiên cứu.

Lê Ngọc Sơn: Cần tạo cảm hứng ham hiểu biết của anh chị em sinh viên như thế nào, thưa ông?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo quan sát của tôi, hiện nay, anh chị em sinh viên đang chịu nhiều áp lực thi cử quá mức. Cần tạo một khoảng hở để anh chị em sinh viên vui chơi, và có… chơi nhiều thì mới thấy việc học là thú vị, không học thì tiếc, và thế là lao vào học. Học trong sự say mê. Hãy tạo không gian tự do để anh chị em cảm thấy hứng thú nghiên cứu, chứ suốt ngày bị áp lực thi cử, hay sợ tương lai của mình phụ thuộc vào thi cử…thì những việc đó làm hao tổn năng lượng của anh em trẻ một cách quá đáng! Thể lực và thể thao đại học cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại, chưa nói đến những hình thức tiêu cực phản giáo dục…

Lê Ngọc Sơn: Chúng ta nên bắt đầu lại thế nào để xây dựng lại tinh thần đại học một cách tử tế?

Bùi Văn Nam Sơn: Hình như ta đang có cao vọng là phấn đấu đứng vào hàng ngũ những đại học tiên tiến trên thế giới. Tôi nghĩ là khó vô cùng! Với những gì hiện có, tôi e chuyện đó là ảo tưởng. Nhiều thập kỷ nữa chưa chắc mình đã vào được hàng ngũ những đại học trung bình ở khu vực, chứ đừng nói đại học đẳng cấp quốc tế. Và để có cơ may làm được điều đó thì việc trước tiên là phải thay đổi tính chất của đại học hiện nay.

Điều đáng lo là chúng ta không lo những chuyện bình thường, coi nhẹ những chuyện bình thường. Chuyện lẽ ra ai cũng phải làm, nước nào cũng phải làm thì mình lại xem thường, mình chỉ muốn làm những gì khác thường, phi thường. Làm sao làm những chuyện khác thường, phi thường khi cái bình thường, ta chưa làm được? Hãy là cái gì bình thường trước đã. Những đại học, học viện trên thế giới người ta là cái gì thì mình là đúng cái đó đi đã: đầu tư cho sách vở đầy đủ, đầu tư cho con người, không gian học thuật, v.v...

ww

w.hoasen.edu.vn

51Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 52: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Lê Ngọc Sơn: Như vậy, sẽ phải bình tĩnh để nhìn lại năng lực tự thân và hướng đi của mình?

Bùi Văn Nam Sơn: Vâng. Một nền giáo dục lạc hậu thì đuổi mãi chắc rồi cũng bắt kịp, nhưng lạc hướng thì chịu thua. Chúng ta thường mong làm những điều phi thường, nhưng đôi khi thực chất nó lại là nghịch thường. Những cách làm của mình hiện nay là trái với bình thường, không giống ai và không có ai làm như thế cả. Trên thế giới, nền giáo dục quốc gia được định hình từ lâu lắm rồi. Những định chế khoa học cũng đã định hình từ xa xưa với hơn 700 năm kinh nghiệm. Họ làm gì, ta làm nấy cho giống đại học cái đã, rồi phát triển dần lên.

Lê Ngọc Sơn: Phía trước là cả chặng đường dài, theo ông, các bạn sinh viên nên làm gì?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi các bạn trẻ cần hình thành ý thức tự học và xác định tinh thần đi xa phải có bạn đường. Thứ nhất, sinh viên cần có tinh thần tự học trọn đời, nghiên cứu trọn đời. Ngay cả khi đã “bỏ nghề”, nhưng nếu còn tha thiết với nó, ta vẫn tìm sách mà đọc, cố gắng hết sức trong thời gian eo hẹp để làm giàu tri thức cho mình, nâng chất lượng cuộc sống mình lên. Đó là tinh thần tự học. Thứ hai, đã có tinh thần tự học, thì hoàn cảnh nào đi nữa vẫn có thể tham gia làm việc từng nhóm với nhau. Bạn có thể sinh hoạt với nhau trong một nhóm bạn hữu tâm giao, có thể theo đuổi một công việc tình nguyện, không ăn lương, thậm chí không dính đến bộ máy hay tổ chức nào cả. Chúng ta cần những nhóm

người nhiệt huyết, không lệ thuộc vào đồng lương nhà nước, cơ quan… Cái có sức sống nhất chính là những nhóm nghiên cứu độc lập, tự nguyện, vô vị lợi, chủ yếu là vì lòng say mê, tình tri kỉ… được hình thành ngay thời sinh viên. Cho nên tình bạn trong đại học không chỉ là vui chơi, chính tình bạn có tính tự nguyện này là mầm mống cho những hoạt động khoa học bền bỉ. Trong lịch sử khoa học, có những nhóm nghiên cứu kết bạn với nhau từ hồi sinh viên cực kì khăng khít, đã tạo ra những công trình phi thường.

Lê Ngọc Sơn: Theo ông, làm sao để người trẻ kiên trì trên con đường nghiên cứu?

Bùi Văn Nam Sơn: Đã là sinh viên đúng nghĩa thì ta phải ham chuyên môn của mình ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Bước vào giảng đường, thư viện hay phòng thí nghiệm, ta cảm thấy linh thiêng, hào hứng, thì mới có hi vọng thành tựu. Ít ra là cũng ham đọc sách, chứ cầm cuốn sách mà đọc vài trang là lăn ra ngủ thì không thể nào đi xa được đâu. Phải mê sách vở, mê nghiên cứu, mê chữ nghĩa,... thì mới có triển vọng. Dần dần thành thói quen, trong đó có thói quen tập đọc, tập chịu đựng: cái khó nhất trong học tập, nghiên cứu là chịu đọc những cái mà mình không thích. Đọc một cách nghiêm chỉnh, không thành kiến những gì không giống mình. Nghiên cứu là để hiểu vấn đề và hiểu người khác một cách nghiêm chỉnh, trung thực. Đừng vì ghét quan điểm của tác giả nào đó, rồi chưa đọc kỹ về họ đã bác bỏ hay xuyên tạc họ. Cố tình hạ thấp họ để nghĩ mình thắng họ, thì thực chất họ cũng chẳng thấp hơn được. Phải hiểu một cách chân thực, phản bác họ bằng luận cứ. Và để làm được điều đó thì, như đã nói, phải chịu khó đọc những cái mình không thích, học những môn mình không ưa. Tập thói quen này khó lắm đó, nhưng hoàn toàn có thể làm được.

Dù có nhiều khó khăn đón chờ phía trước, nhưng xin hãy cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!

Xin cảm ơn ông!

ĐI XA CẦN CÓ BẠN ĐƯỜNG VÀ TẬP HIỂU NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT52 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 53: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Người bạn trẻ hỏi tôi: Làm thế nào để trở thành nhà văn? Nghề văn bắt đầu từ đâu? Tôi đáp: Từ sự yêu thích văn chương. Người bạn trẻ bảo: Tôi yêu thích. Tôi lại nói: Thế thì bắt đầu từ năng khiếu. Người bạn trẻ lại bảo: Tôi có năng khiếu. Ồ, nếu cái gì bạn cũng có rồi thì có lẽ nghề văn bằng đầu từ... chữ!

I

Có lẽ không có nghề nào trên đời mà công cụ lao động lại đơn giản như nghề văn. Trong khi anh thợ mộc phải sắm cưa, bào, đục, anh thợ may phải sắm máy may, thì nhà văn chỉ cần một cây viết và một xấp giấy đã có thể ung dung hành nghề. Tất nhiên, sang hơn thì dùng máy đánh chữ, sang hơn nữa thì xài computer, nhưng nếu không có những máy móc cồng kềnh đó, giấy và viết kể như đã đủ. Cũng như nếu không có xe gắn máy hay ôtô, con người ta vẫn có thể đi lại bằng chiếc xe đạp cà tàng. Xem ra, yêu cầu về công cụ của nghề văn còn thấp hơn những nghề lao động bình dân như đánh giày hay sửa xe đạp.

Nguyên liệu của nghề văn còn đơn giản hơn nữa. Thợ mộc cần gỗ, thợ may cần vải, thợ hồ cần xi măng, còn nhà văn chỉ cần... chữ. Mà chữ là thứ nguyên liệu chẳng phải bỏ tiền ra mua. Chữ lềnh khênh trong các cuốn sách, ngổn ngang trên những trang báo. Chữ lấp lánh trên các trang web, thậm chí trên các bảng hiệu dọc phố, cả trên những tờ quảng cáo linh tinh dán trên những cột điện hay những gốc cây. Thư la rầy của cha mẹ, thư đòi nợ của ngân hàng, thư đòi chia tay của người yêu cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu đối với nhà văn. Vì trong đó, có chữ.

Bắt đầu từ nhữngCON CHỮ

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật ÁnhẢnh: tư liệu từ Internet

ww

w.hoasen.edu.vn

53Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 54: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Tiếng nói là chữ được phát thành âm thanh; nghe thiên hạ trò chuyện, cãi vã hay mắng nhiếc nhau cũng là cơ hội để nhà văn thu thập nguyên liệu.

Vậy, nguyên liệu của nghề văn ở khắp mọi nơi. Và hoàn toàn miễn phí, nếu cuốn sách ta đọc là mượn của bạn bè hay của thư viện, tờ báo ta xem là của ông hàng xóm hay trên giá báo của cơ quan.

II

Nhà văn ắt nhiên phải giỏi dùng chữ. Vì yêu cầu đầu tiên trong thao tác chữ nghĩa của nghề văn là phải chính xác. Giống như đường kim của thợ may hay viên gạch của thợ hồ, đặt lệch một li có khi lại đi hơn một dặm. Ví dụ đơn giản nhất: nhà văn phải dùng một cách phân biệt từ thánh thót khi nói về tiếng dương cầm và từ réo rắt khi mô tả tiếng vĩ cầm. Cũng như vậy, bập bùng để chỉ tiếng đàn ghita hay véo von dành cho tiếng tiêu, tiếng sáo... Đều là nhạc cụ, nhưng sắc thái âm thanh của từng loại khác nhau rõ rệt. Cũng như sự khác nhau giữa tiếng ăng ẳng của chó, quang quác của gà và ủn ỉn của lợn mà chúng ta nghe thấy hằng ngày.

Muốn vậy phải có nhiều chữ để dùng. Giàu chữ: đó là lời khen với một người làm nghề văn.

III

Làm sao biết mình có giàu chữ hay không? Thiết tưởng, để biết điều này cũng không khó lắm. Đọc hàng trăm cuốn sách, đọc hàng ngàn tờ báo, thấy chỗ nào cũng hiểu, chữ nào cũng biết, hiển nhiên bạn là người giàu chữ. Tất nhiên, có thể bạn sẽ gặp một vài khó khăn khi gặp những thuật ngữ chuyên môn về tôn giáo, triết học, y học hay khoa học kỹ thuật nhưng các từ điển chuyên ngành sẽ giúp bạn tra cứu và qua đó, bổ sung thêm nguyên liệu cho nghề của bạn. Như vậy, muốn giàu chữ phải đọc nhiều, phải siêng đọc.

Nhưng người biết cách kiếm tiền chưa chắc đã là người biết cách xài tiền. Nghề văn cũng vậy, kiếm chữ thì dễ mà dùng chữ mới thiệt là khó. Khó ở chỗ bạn biết chắc bạn có rất nhiều chữ trong bộ nhớ nhưng đến khi cần dùng thì tìm hoài không ra, không biết nó nằm ở ngóc ngách nào trong đầu bạn. Hệt như khi cần mua đồ mà bỗng nhiên bạn lại không tìm thấy ví tiền trong túi, thiệt là éo le!

Chữ nghĩa trong đầu xét cho cùng cũng na ná như quần áo trong rương hay trong tủ. Nếu bạn lười, bạn sẽ chỉ mặc đi mặc lại vài bộ xếp ở trên, treo ở ngoài, trong khi ở dưới đáy rương hay trong góc tủ, nếu bạn chịu khó lục lọi, bạn sẽ thấy có những chiếc quần, chiếc áo đẹp đến mức bạn phải sững sờ. Bạn sẽ trố mắt ngạc nhiên: Chiếc áo đẹp thế này, sao lâu nay ta không lấy ra mặc nhỉ?

Chữ cũng vậy. Thông thường con người ta có thói quen dùng những chữ mà thường ngày mình vẫn dùng. Những chữ quen thuộc có cái tiện là khi bạn cần, chúng hiện ra ngay, thậm chí không cần bạn kêu gọi, thúc giục hay năn nỉ. Những chữ đó được gọi là những từ ngữ thông dụng. Các loại sách ngoại ngữ loại 1.000 từ - 2.000 từ được xây dựng trên những từ loại này. Trường hợp này, khá phổ biến, đã chỉ ra rằng trong thực tế bạn chỉ dùng 1/10, thậm chí 1/100 hay 1/1000 số vốn từ mà bạn có, hoàn toàn lãng phí. Giống như bạn đang sở hữu một triệu đồng mà khả năng

54 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 55: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

sử dụng trên thực tế chỉ có một ngàn đồng. Trong tư cách một nhà văn, chính sự lười nghĩ đã niêm phong tài khoản từ ngữ của bạn khiến bạn không thể huy động tối đa vốn liếng của mình.

IV

Dĩ nhiên sẽ quá khắt khe nếu yêu cầu bạn phải nghĩ ngay ra con chữ thích hợp hoặc cần thiết phục vụ cho sự hành văn của bạn. Điều đó đòi hỏi một trí nhớ, đặc biệt là một sức liên tưởng mạnh mẽ và phong phú. Bản thân tôi là nhà văn, đã viết nhiều sách, nhưng không phải lúc nào tôi cũng tìm thấy những con chữ như ý muốn. Tôi không biết các nhà văn khác làm thế nào, riêng tôi, tôi khắc phục bằng cách ghi chép. Khi bắt gặp ở đâu đó một từ hay hay mà tôi chưa biết, hoặc một từ đã biết mà ít khi dùng, tôi đều ghi lại và tìm mọi cách để đưa nó vào trang văn của mình. Thỉnh thoảng tôi cũng hay lật từ điển, không phải để tra mà là đểxem, lang thang trong đó hàng giờ, giống như các bà nội trợ vẫn hay đi xem (chứ không phải mua) hàng hóa ở các siêu thị lộng lẫy và đồ sộ.

Từ điển là cuốn sách tập hợp một lượng từ ngữ khổng lồ, vào đó như vào một kho tàng. Bạn sẽ tìm thấy trong đó những từ quen thuộc, những từ ít quen thuộc, thậm chí những từ lạ lẫm đến nỗi bạn tin chắc là bạn chưa gặp qua bao giờ. Gấp cuốn từ điển lại, giống như các bà nội trợ đi ra khỏi siêu thị, bạn sẽ thu hoạch được nhiều thứ. Bạn nhớ lại được nhiều từ mà bạn đã quên từ lâu, học thêm những từ mới, hay nghĩa mới của một từ cũ, và dĩ nhiên là bạn sẽ nghĩ ra cách dùng những từ đó, mặc dù có thể không phải ngay hôm nay hay ngày mai. Các bà nội trợ cũng thế thôi, họ ngắm nghía hàng giờ trong siêu thị rồi đi ra tay không, nhưng những món hàng hấp dẫn, thậm chí cả giá cả lẫn vị trí của chúng, đã khắc sâu trong tâm trí họ. Một lúc nào đó, cần tới, họ sẽ tìm ngay được cái họ cần.

Nói tóm lại, đó là một cách rèn luyện trí óc, một kiểu thể dục tinh thần, và theo tôi là vô cùng quan trọng

với những ai có ý định hành nghề bằng những con chữ.

V

Nhưng chữ chỉ là chữ, nếu không có nghĩa. Chữ luynh, chữ nguynh rõ ràng vẫn là chữ, nhưng nó không có nghĩa. Nó chỉ là một ký hiệu không chứa thông tin nào, hoặc nói dè dặt là không chứa thông tin nào rõ rệt. Chữ, là phương tiện để giao tiếp, diễn đạt, nên buộc phải có nghĩa. Chúng ta vẫn nghe nói chữ nghĩa đó thôi.

Chữ chứa nghĩa như con thuyền chứa món đồ mà nó chuyên chở. Nó không phải là con thuyền rỗng không. Từ đó bạn có thể tự suy ra, tuy chữ là nguyên liệu của nhà văn nhưng chỉ ở khía cạnh hình thức. Nguyên liệu thực sự là cái mà những con chữ chuyên chở, tức là nghĩa. Nói khác đi, là những ý tưởng.

Nhưng bàn về những ý tưởng, đó không phải là mục đích của bài này.

ww

w.hoasen.edu.vn

55Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 56: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

56 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 57: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Một cô bé nhà nghèo, cách đây tròn 20 năm, đã chẳng bao giờ biết học thêm là gì, luyện thi là gì… vì cô còn mải mê phụ giúp ba mẹ trong việc mưu sinh của gia đình. Ngày ấy, cô gái mới lớn đen nhẻm đã bộc lộ năng khiếu về mỹ thuật, vẽ vời, thơ văn… nuôi trong lòng giấc mộng trở thành kiến trúc sư hoặc chuyên gia trang trí nội thất. Nhưng rồi hoàn cảnh đã không cho cô có cơ hội chạm vào ước mơ của mình ! Với hành trang là những kiến thức chính quy từ chương trình phổ thông, cô quyết định chọn một nghề để sống, đó là mục tiêu ưu tiên mà thực tế gia đình đòi hỏi cô phải hướng đến.

BƯỚC NGOẶT GIỮA MƠ ƯỚC VÀ THỰC TẾ!

Đoàn Thị Thanh LanCựu sinh viên lớp VP98/1B – Trường Cao Đẳng BC Hoa Sen

ww

w.hoasen.edu.vn

57Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 58: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Con đường “trái chiều” đã giúp cô thành công trong nghề nghiệp hiện tại, với những vị trí từng đảm nhiệm: Trợ lý Ban Giám Đốc, Trưởng Phòng Hành chánh Nhân sự, Giám đốc điều hành… Sự nỗ lực trong khó khăn với đôi điều bất lợi đã đem lại thành quả của ngày hôm nay : một công việc thú vị và một cuộc sống tương đối ổn định.

Trong sự thành công đó, cô vẫn không quên ước mơ ngày nào và mơ ước ấy vẫn luôn cháy bỏng trong cô: tham dự những khóa học vẽ, tìm hiểu những vật liệu trang trí nội thất, mày mò “đọc” những bản vẽ kiến trúc… như một thú vui giải trí và làm phong phú thêm vốn sống!

Chúc các bạn tìm được cho mình những quyết định đúng đắn và thành công!

Qua sự truyền miệng của những người quen biết, về một “Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen” – nơi đào tạo những như ký lành nghề và dễ tìm việc làm, cô đã nộp hồ sơ tuyển sinh. Kết quả thủ khoa đầu vào với suất học bổng cho 1 học kỳ đã tưởng thưởng xứng đáng cho những kỳ vọng và cố gắng của cô.

Suốt 2 năm “đèn sách”, cô đã tạm gác những “năng khiếu nghệ thuật” hay nói khác hơn, tận dụng những sở trường đó để hoàn thành thật tốt các môn học của Ngành thư ký văn phòng : Ngoại ngữ, Soạn thảo văn bản, Kỹ năng giao tiếp….Hai học kỳ thực tập tại môi trường thực tế có thể chỉ là “cưỡi ngưa xem hoa” đối với một số bạn cùng khóa, nhưng với cô, đó là những tháng “làm thêm” đầy trải nghiệm và bổ ích, ngoài ra cô cũng có được những khoản thù lao để trang trải chi phí học tập của mình.

2 năm trôi qua, vừa chóng vánh nhưng cũng vừa đủ dài, để ngày hoàn thành khóa học, cô được xướng danh là 1 trong 3 sinh viên đạt thành tích Xuất sắc với điểm trung bình 9.01/10. Đây là lần đầu trong suốt 10 năm hoạt động, trường có sinh viên thủ khoa đạt điểm trung bình này. Cơ hội mở ra cho cô từ đó!

Rời trường Hoa Sen, cô đã tự tin bước những bước dù mới mẻ nhưng thật vững chãi vào nghề. Mang những kiến thức được học ở trường và những trải nghiệm của 2 học kỳ thực tập vào môi trường làm việc, cô đã tận dụng mọi cơ hội để “nhào nặn nhuyễn nhừ”, để nó không chỉ là kiến thức mau quên, mà trở thành kỹ năng, trở thành NGHỀ đối với cô.

Đoàn Thị Thanh LanẢnh: Nhân vật cung cấp

58 Chia sẻ cùng bạn đọc

Page 59: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Công tác Hướng nghiệp cho học sinh Phổ thôngẢnh: Phòng Truyền thông, ĐH Hoa Sen

ww

w.hoasen.edu.vn

Page 60: Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

93 Cao Thắng, Q.3, TP.HCMĐT: (848) 3830 1877 ext 328 - 114Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn