bai giang ve che do phong kien

339
BÀI MỞ ĐẦU I. PHÂN KỲ LỊCH SỬ II. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Lịch sử thế giới trung đại là một giai đoạn trong lịch sử thế giới, nằn giữa phần cổ đại và cận đại (kéo dài từ thế kỷ V đến giữa thế kỷ XVII ). Về cơ bản đây là thời kỳ thống trị của chế độ PK. Chế độ PK là hình thánh kinh tế chính trị - xã hội thứ 3 trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Phương thức sản xuất PK cao hơn PTSX CHNL

Upload: le-thanh-danh

Post on 02-Jul-2015

590 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

BÀI MỞ ĐẦU

I. PHÂN KỲ LỊCH SỬ II. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ

PHONG KIẾN

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

          Lịch sử thế giới trung đại  là một giai đoạn trong lịch sử thế giới, nằn giữa phần cổ đại và cận đại (kéo dài từ thế kỷ V đến giữa thế kỷ XVII ). Về cơ bản đây là thời kỳ thống trị của chế độ PK.           Chế độ PK là hình thánh kinh tế chính trị - xã hội thứ 3 trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Phương thức sản xuất PK cao hơn PTSX CHNL

I.  PHÂN KỲ LỊCH SỬ TOP

Lịch sử chế độ PK được chia làm 3 thời kỳ :

- Thời kỳ 1 : Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ PK [ sơ kỳ trung đại ]

Page 2: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

- Thời kỳ 2 : Thời kỳ phát triển của chế độ PK [ trung kỳ trung đại ]

- Thời kỳ 3 : Thời kỳ suy tàn và nãy sinh quan hệ sản xuất TBCN [hậu kỳ trung đại ]

II.   CON ÐƯỜNG HÌNH THÀNH CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN TOP

          -Từ chế độ  CHNL  sang  CÐPK   tiêu biểu như : Trung quốc , Ấn độ,...

          -Từ sự kết hợp giữa sự tan rã của chế độ CHNL  của La mã với sự giải thể của chế độ CXNT cùa người German như ở Tây âu.

          -Từ chế độ CXNT sang PK  không trãi qua chế độ CHNL như các nước Bắc Âu, Ðộng âu, Mông cổ, Aírập và nhiều quốc gia châu á khác.

Trong qúa trình hình thành chế độ PK , các quốc gia PK đều trãi qua qúa trình  Phong kiến hóa   ( Qúa trình Phong kiến hóa là qúa trình giai cấp địa chủ phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và biến nông dân

Page 3: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

công xã tự do và các tầng lớp nhân dân lao động khác thành nông dân phụ thuộc phong kiến hay thành nông nô [ qúa trình nầy diễn ra trong suốt thời kỳ hình thành chế độ phong kiến).

III.   ÐẶC ÐIỂM CỦA CHẾ  ÐỘ PHONG KIẾN TOP

@ KINH TẾ :

          -Thời kỳ đầu vẫn còn kinh tế tự cấp tự túc.

          -Ở thời kỳ phát triển, sức sản xuất phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Thành thị trở thành trung tâm hoạt động của thủ công nghiệp và thương nghiệp.Quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển, từ thành thị xâm nhập vào nông thôn, đẩy lùi dần nền kinh tế tự nhiên, làm tan rã dần nền kinh tế lãnh địa.

Ðến thời kỳ suy tàn [hậu kỳ] xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN.

Page 4: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

@ XÃ HỘI :

Xã hội PK bao gồm hai giai cấp cơ bản :

- Ðịa chủ phong kiến.

- Nông dân phụ thuộc phong kiến hay nông nô.

Ngoài ra trong xã hội còn có các tầng lớp xã hội không cơ bản khác như : thợ thủ công ,thương nhân,....

          Mâu thuẩn giai cấp chủ yếu trong xã hội PK vẫn là mâu thuẩn đối kháng giữa giai cấp nông dân với địa chủ PK . Những cuộc đấu tranh của nông dân chống địa chủ PK, khởi nghĩa và chiến tranh nông dân luôn xãy ra trong suốt thời kỳ PK.

          Ðến hậu kỳ trung đại, ở Châu âu xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp tư sản. Thời kỳ nầy giai cấp TS là giai cấp tiến bộ - đại diện cho phương thức sản xuất mới, đấu tranh chống PK- đại diện cho phương thức sản xuất lạc hậu lỗi thời.   

Page 5: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Cuộc đấu tranh của GCTS chống GCÐCPK đã tiến hành tên nhiều mặt : văn hoá, tư tưởng, tôn giáo, chính trị, xã hội. Cuộc đấu tranh đó cuối cùng đã dẫn đến CMTS lật đổ CÐPK , xây dựng CÐTBCN

@ CHÍNH TRỊ :

Do tính chất đặc điểm của nền kinh tế, do các hình thái đấu tranh giai cấp ở mỗi nước mỗi thời kỳ, nên xuất hiện nhiều nhà nước PK khác nhau :

          - Phong kiến cát cứ phân quyền.

          - Phong kiến tập quyền.

          - Quân chủ chuyên chế

         - Cộng hòa qúi tộc phong kiến

Tuy khác nhau, nhưng bản chất giai cấp của những hình thức nhà nước đó là một, đó là bộ máy thống trị của giai cấp địa chủ PK.

@  VĂN HOÁ :

Page 6: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Văn hóa tinh thần hết sức thấp kém, tôn giáo chiếm địa vị thống trị trong xã hội, giai cấp địa chủ PK lợi dụng tôn giáo, biến tôn giáo thành công cụ thống trị tinh thần.

          Dưới chế độ PK, tư tưởng và tôn giáo, khoa học và nghệ thuật bị chủ nghiã duy tâm thần bí, chủ nghiã giáo điều, chủ nghiã kinh viện, cùng những quan niệm về đạo đức  lễ giáo PK kiềm hãm, làm cho xã hội PK rơi vào mù mịt, nên người ta thường gọi thời trung cổ là đêm trường cổ   hay đêm trường trung đại

          Tuy nhiên, từ thực tiễn đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội, nhân dân lao động đã tạo nên những thành tựu to lớn về văn hóa vật chất và tinh thần. Ðó là những cống hiến qúi báu cho nền văn hóa của nhân loại.

       Những tính chất kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trên là qui luật chung của chế độ PK.Song mỗi quốc gia PK đều ra đời và

Page 7: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau, cho nên mỗi quôc gia đều thể hiện tính qui luật chung vừa có những đặc điểm riêng.

Ðặc điểm riêng của các quôc gia phong kiến Tây âu:

          Xây dựng trên một khu vực đất đai không rộng, nhưng cư dân thưa thớt và phân bố tương đối đều. Trên khu vực nầy trước kia đã trãi qua chế độ CHNL phát triển cao và tan rã triệt đê, cho nên các yếu tố của chế độ PK đã hình thành đấy đủ và phár triển từ thấp đến cao.

Ðặc điểm riêng của các quốc gia phong kiến phương đông :

        -Xây dựng trên một khu vực đất đai rộng, nhưng cư dân phân bố không đều, thường tập trung trên khu vực các con sông lớn ( mà việc trị thủy đòi ỏi phải có nhà nước tập trung đứng ra tổ chức quản lý)

Page 8: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

- Chế độ PK ra đời sớm [ TQ 221 BC ] , dù trước kia có trãi qua chế độ chiếm hữu nô lệ hay chuyển thẳng từ chế độ CXNT sang PK, nhưng đều tồn tại dai dẳng nhiều tàn dư của chế độ cũ ( như tổ chức công xã nông thôn, ruộng đất công hữu, chế độ nô lệ,...).

          Quyền sở hữu ruộng đất tối cao thuộc về nhà nước, song bên cạnh còn tồn tại sở hữu ruộng đất PK và chế độ ruộng đất tư hữu tư nhân.

- Hoàng đế có quyền lực chuyên chế rất lớn. Toàn thể cư dân trong nước đều là thần dân hay bầy tôi của hoàng đế, phụ thuộc chính quyền hoàng đế.

Giai cấp địa chủ PK luôn tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, khuynh loát lẫn nhau và lấn át  vào hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước

          - Những cuộc chiến tranh PK giữa các tập đoàn PK với nhau, giữa các tập đoàn PK với chính quyền hoàng đế xãy ra liên tục.

Page 9: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Nông dân vừa bị sự thống trị của nhà nước, vừa chịu sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ PK. Vì vậy phong trào đấu tranh của nông dân  ở phương đông nổ ra rất lớn và rất khốc liệt. Nhiều cuộc đấu tranh đã tiêu diệt cả một triều đại PK.

CHƯƠNG 1 :   CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI (V-VII)

I. SỰ THÀNH LẬP CÁC VƯƠNG QUỐC MANTỘC CỦA NGƯỜI ÌGERMAN TRÊN LÃNH THỔ ĐẾ QUỐC TÂY LA MÃ 1. Tình hình Tây Âu sau khi đế quốc La

Mã diệt vong

2. Sự ra đời và phát triển của vương quốc FRANCE

II. SỰ THÀNH LẬP VÀ TAN RÃ CỦA ĐẾ QUỐC CHARLEMAGNE - SỰ RA ĐỜI CỦA 3 QUỐC GIA PHÁP - ĐỨC - Ý

Page 10: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

III. TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI SƠ KỲ TRUNG ĐẠI

I.  SỰ THÀNH LẬP CÁC VƯƠNG QUỐC MANTỘC CỦA NGƯƠI ÌGERMAN TRÊN LÃNH THỔ ÐẾ QUỐC TÂY LA Mà

TOP

     Người German là những bộ tộc lớn, thuộc chủng tộc  ARIAN ( hay Ấn-Âu ), đã đến sinh sống trên vùng biên giới phiá Bắc và Ðông Bắc La mã từ nhiều thế kỷ trước.

     Thế kỷ thứ I BC, người German còn sống trong tình trạng lang thang du mục, sống chủ yếu nhờ săn bắn và chăn nuôi cùng với nông nghiệp đốt rẫy. Ruộng đất là của chung của thị tộc.

     Sang thế kỷ I, người German sống định cư, lập thành thôn xóm, sống chủ yếu nhờ nông nghiệp.Thế kỷ IV , V  họ bắt đầu tiến

Page 11: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

bộ. Về nông nghiệp, họ đã có cày bằng lưỡi sắt do súc vật kéo. Về thủ công, đã có các ngành kim khí, dệt, đồ gốm. Sở hữu ruộng đất vẩn thuộc tập thể thị tộc, nhưng đã giao quyền sử dụng cho từng gia đình cá thể, chứ không phải cộng đồng gia tộc lớn như trước.

     Do sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số, người German có nhu cầu mở rộng đất đai để sinh sống, nên từ thế kỷ thứ III , một số bộ lạc của người German đã di cư vào bên trong đế quốc La mã ( như bộ lạc của người Wisigoths, Franc,....) và nhận  làm đồng minh của người La mã.

Như vậy, lãnh thổ La mã không còn đóng kín đối với các bộ lạc của người German nữa.

     Giữa thế kỷ IV, các bộ lạc du mục Hung nô ào ạt xông vào cườp phá Ðông và Nam Âu, làm cho các bộ lạc thuộc tộc German vội vã di cư vàobên trong đề quốc La mã

Page 12: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

( lịch sử gọi là cuộc di chuyển lớn của các tộc, kéo dài suốt 2 thế kỷ IV - V )

     Lúc nầy đế quốc La mã bắt đầu suy yếu, giai cấp chủ nô La mã lại tăng cường áp bức bóc lột, làm cho những người German ở bên kia biên giới nhiều lần liên kết với nô lệ và lệ nông khởi nghiã.       

     Kết qủa là hầu hết đất đai của La mã bị những người Man tộc chiếm đoạt, và họ lập ra những vương quốc Man tộc :  Wisigoths ,  Vandanes  ,  Burgondes  , France   và   Anglo - sachxon. ( tất cả các vương quốc nầy đều thuộc tộc German )

     Ðến năm 476, viên tướng Man tộc chỉ huy quân cấn vệ của hoàng đế La mã là Odoacre đã phế bỏ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây La mã là Romulus Augustulus và xóa bỏ bộ máy chính quyền  tối cao của đế quốc La mã. (sự kiện

Page 13: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

này đánh dấu sự diệt vong của đế quốc  Tây La mã, đồng thời cũng thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây âu)

          1-   Tình hình tây âu sau khi đế quốc LA MÃ diệt vong

TOP

@ KINH TẾ :

              Ruộng đất được đem chia cho các gia đình cá thể, các thành viên thị tộc không sống theo quan hệ huyết thống nữa, mà sống theo quan hệ láng giềng và lập nên các công xã nông thôn Mác-cơ (Mark).

@ CHÍNH TRỊ

     Ðể bảo vệ đất đai và thống trị đất nước, người German đã lập chính quyền và củng cố chính quyền. Thủ lĩnh quân sự tối cao được gọi là vua, vua mang đất đai và lệ nông ban tặng cho các tùy tùng, một số quan chức trước kia của chính quyền La mã cũng được sử dụng để gíup việc cho chính quyền. Tất cả trở thành qúi tộc mới.

Page 14: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Ðất vua ban tặng cho qúi tộc gọi là  Thái ấp,  nên chế độ nầy gọi là chế độ  Phong hầu kiến ấp,  nhà nước đó gọi là nhà nước  Phong kiến tảo kỳ

@ XÃ HỘI :.

          Sự phân hóa giai cấp và tài sản của người German khá rõ rệt ngay sau khi các vương quốc Man tộc mới thành lập. Thời kỳ nầy xã hội có hai hình thái kinh tế :

          - Kinh tế công xã nông thôn Mark [ là tổ chức hoá độ từ chế độ CXNT sang xã hội có giai  cấp và nhà nước .

          - Kinh tế thái ấp của bọn qúi tộc German [ sử dụng sức lao động của lệ nông, là sự kế thừa mầm mống của chủ nghiã PK  đã có từ thời CHNL ].           Với hai hình thái trên, nó chưa đại diện cho phương thức sản xuất PK, mà chỉ là hình thái tiền PK đến khi chủ nghĩa PK phát triển lên, nó được thay thế bằng PTSXPK điển hình, đó là chế độ Phong kiến - nông nô.

          2 -  Sự ra đời và phát triển của vương quốc FRANCE

TOP

Page 15: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          a - Sự thành lập nhà nước :

          Vào thế kỷ thứ  III, bộ tộc France đã đến định cư ở vùng biên giới Ðông bắc đế quốc Tây La mã và hạ lưu hữu ngạn sông Rinh. Ðến thế kỷ IV - V , họ vượt sông Rinh xâm nhập vào vùng Ðông Bắc xứ Gaule và nhận làm đồng minh của đế quốc Tây La mã. ( khi vị hoàng đế La mã bị phế bỏ, thì tại Gaule chính quyền La mã vẫn còn , do một thống đốc La mã là Syarius thống trị) . Ðến khi chính quyền La mã suy tàn, thì bọn qúi tộc France liên kết với nhau bầu Clovis làm tổng chỉ huy, tiến hành chiến tranh xâm lược xứ Gaule.

          Năm 486, Clovis đánh bại Syarius, chiếm Gaule và thành lập lên các công xã nông thôn Mark. (Clovis chiếm đoạt riêng cho mình nhiều đất đai  và đem ban tặng cho bọn qúi tộc France, nhiều chủ nô La mã đã ngã theo Clovis cũng được ban tặng). Ðể bảo vệ đất đai, Clovis đã ban hành bộ luật Saliens. Ðây là bộ luật củng cố sự bất bình

Page 16: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đẳng trong xã hội. [ qua câu chuyện cái bình Sachxon].

          Trong xã hội ngoài hai giai cấp chính : Ðịa chủ qúi tộc và nông dân công xã, còn tồn tại khá nhiều nô lệ và lệ nông.

          Xã hội vương quốc France bao gồm hai thành phần :

          - Thống trị : Vua, qúi tộc quan tòa, Tăng lữ giáo hội, Quân đội vệ binh.

          - Bị trị : Nông dân tự do, Nô lệ và lệ nông.                                 

  Sự phát triển quan hệ PK ở vương quốc FRANCE

                 Vương triều  MÉROVINGIENS                            

đầu tiên của vương quốc France, đã sáng lập ra triều đại Mérovingiens. Ðể cũng cố triều đại, Clovis tăng cường mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm và chinh phục các bộ

Page 17: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

lạc chung quanh. Ðồng thời Clovis tiếp thu tín ngưỡng Cơ đốc giáo và cưỡng bức tất cả những người France phải tin theo, dần dần tăng lữ của giáo hội cơ đốc giáo trở thành đẳng cấp có đặc quyền và trở thành một bộ phận của giai cấp thống trị.

     Cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII , quyền lực của nhà vua bắt đầu yếu ớt, trước tình hình đó, Charles  Martel là thừa tướng cuối triều Mérovingiens đã đề ra một cải cách gọi là cải cách BÉNEFICIUM  ( nghiã là vật ban cấp )

# MỤC ÐÍCH CẢI CÁCH :

      *  Hạn chế quyền lực của bọn qúi tộc địa phương.

      *  Tập trung quyền lực vào tay nhà vua để đối phó với các bộ lạc và những quốc gia chung thường xuyên đến cướp phá vương quốc ( nguy hiểm nhất là quân đội Hồi giáo ẢRập)    

Page 18: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

#  NỘI DUNG CẢI CÁCH :

          Charles  Martel thi hành hình thức ban cấp ruộng đất kèm theo điều kiện phục vụ quân sự gọi là Béneficium. Theo hình thức nầy, người được hưởng ruộng đất phải ký một bản   giao kèo là thề trung thành với Vua, theo đó phải thực hiện nghiã vụ 40 ngày/năm, tham dự những buổi họp quan trọng. Ngược lại Vua phải bảo vệ tính mạng và kinh tế cho người được phong.

#  HẬU QỦA :

          - Hình thành đẳng cấp phong kiến quân sự, giữa các đẳng cấp có sự lệ thuộc lẫn nhau.

          - Làm cho nông dân phá sản nhiều hơn.

          - Làm cho nông dân phá sản nhiều hơn.

Tóm lại : Nhờ thi hành chính sách đất phong Béneficium, mà Charles Martel  đã liên tiếp

Page 19: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đánh thắng quân thù, đặt biệt là đã đánh bại được quân đội ẢRập trong trận đại chiến ở Poitiers năm 732, chặn được bước tiến của quân Aírập vào sâu  nội địa Tây âu.

C- Vai trò của giáo hội Cơ đốc giáo :

          Trong sự phát triển của vương quốc France, giáo hội cơ đốc giáo đã gớp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ PK. Giáo hội được Vua ban tặng nhiều ruộng đất và nông nô. Nhân dân lao động vì mê tín, nên cũng đã mang tài sản của mình hiến cho nhà thờ để nhận sự  bảo hộ của nhà thờ và trở thành nông nô.

Cơ cấu  của giáo hội Cơ đốc giáo Tây âu được tổ chức như sau :

Page 20: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

II - SỰ THÀNH LẬP VÀ TAN RÃ CỦA ÐẾ QUỐC CHARLEMAGNE SỰ RA ÐỜI CỦA 3 QUỐC GIA    PHÁP  -  ÐỨC  -  Ý

TOP

1 - Vương triều CAROLINGIEN &  Ðế quốc  CHARLEMAGNE :

Vào khoảng thế kỷ VIII, bọn qúi tộc France thấy rằng đất đai trong nội địa không đủ để chúng mở rộng, vì vậy chúng muốn bành

Page 21: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

trướng ra bên ngoài để chiếm đoạt ruộng đất và nông nô, nên  đã ủng hộ  PEPIN lùn ( Pepin Le Bref ) lật đổ vương triều Mérovingien lập ra triều Carolingien.

Ðến năm 768, con của Papin là Charlemagne lên kế vị, đã đưa vương quốc France đến chổ cực thịnh. Chính sách của Ông là dựa vào bọn qúi tộc PK và giáo hội Thiên Chúa giáo. Trong 46 năm cầm quyền, Charlemagne đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ chinh phục khắp nơi. Kết qủa là Ông đã thành lập được một đế quốc Charlemagne rộng lớn, biên giới chạy dài từ sông Ebre ( Tây Ban Nha ) đến sông Elbe ( Ðức ) [ Bao gồm Ðức, Pháp, Bỉ, Hà lan , Aïo và một phần nước Ý ngày nay]. Ðến năm 800, Giáo hoàng chính thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế cho Charlemagne.

2 - Sự tan rã của đế quốc Charlemagne .

       Sự ra đời của 3 quốc gia Pháp - Ðức - Ý :

Page 22: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

       - Nguyên nhân :  

*      Thiếu yếu tố kinh tế và yếu tố dân tộc thống nhất.

*      Bọn qúi tộc địa phương luôn chống đối chính quyền trung ương.

             *     Người thừa kế Charlemagne bạc nhược không đủ khả năng cai trị đất

                   nước .

- Diễn tiến :

Sau khi Charlemgne chết (814), con là Louis Mộ Ðạo lên thay thấy không đủ khả năng cai trị đất nuớc, nên đã chia vương quốc ra làm 3 phần giao cho 3 người con cai trị. Thế nhưng do bọn lãnh chúc địa phương xúi giục, nên 3 anh em liên tục đánh nhau , đến năm 843, ba anh em ký với nhau hiệp ước Verdun ( ngày nay thuộc Pháp) chia đế quốc ra làm 3 phần.

Page 23: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          - Anh cả LOTHAIRE,  giữ phần Trung bộ của vương quốc , trong đó có hai kinh đô là  Aix - La - Chappelle  &  La mã , hình thành nên quốc gia PK  Ý.

          - Người thứ hai  LOUIS  LE  GERMANIQUE  ( Louis xứ Ðức ) , cai trị phần Ðông bộ của vương quốc [ đông France ], lập nên quốc gia PK ÐỨC

          - Em út  CHARLES LE CHAUVE  ( Charles Ðấu Hói ) chiếm phần Tây bộ của vương quốc, lập nên quốc gia PK  PHÁP. 

Ðây là 3 quốc gia phong kiền phân tán, nên quyền lực của nhà Vua bị thu hẹp lại trong lãnh địa của mình.

@ HẬU QỦA :

          Chiến tranh thường xuyên xãy ra giữa các nước và giữa bọn qúi tộc lãnh chúa ở mỗi nước, tạo điều kiện cho các bộ tộc và những quốc gia lận cận đến cướp phá.

Page 24: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Lãnh chuá địa phương lợi dụng tình hình , nên tăng cường xây dựng quyền lực tự trị , biến đất  phong thành cha truyền con nối , tăng cường cướp bóc dân chúng, buộc họ phụ thuộc vào mình và chẳng bao lâu những người nông dân đã biến thành nông nô.

Qúa trình phong kiến hóa đến đây là hoàn thành.

III -    TÌNH HÌNH  KINH TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI SƠ KỲ TRUNG ÐẠI

TOP

     1- Tình hình kinh tế và tổ chức lãnh địa phong kiến

      a- Kinh tế:

          Kinh tế tự nhiên chiến địa vị thống trị, nông nghiệp và chăn nuôi là những ngành sản xuất chủ yếu. Riộng đất là tư liệu sản xuất chính, thủ công nghiệp phụ thuộc vào nông nghiệp. Hình thức sản xuất - tiêu thụ là

Page 25: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

tự cung tự cấp, người sản xuất chính là nông nô.

      b - Lãnh địa phong kiến :

Toàn bộ hoạt động kinh tế trong xã hội phong kiến sơ kỳ đều tập trung ở các lãnh địa phong kiến.

_ Lãnh địa phong kiến là một khu vực đất đai khá rộng lớn, bao gồm : ruộng đất , đồng cỏ, rừng rú, ao hồ, sông đầm, bãi hoang,...

_ Quyền sở hữu lãnh địa thuộc về qúi tộc vũ sĩ ( Vua và qúi tộc chư hầu) hay qúi tộc tăng lữ ( giáo hoàng, giám mục và tu sĩ) .

_ Chủ của lãnh địa là lãnh chúa, lãnh địa có quyền thừa kế, người sản xuất chính trong lãnh địa là nông nô, nông nô phải nộp tô lao dịch và những cống vật cho lãnh chúa.

. 2 - Chính trị :

          Thời kỳ nầy về cơ bản là chế độ phong kiến phân quyền, nên quyền lực của

Page 26: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nhà Vua thật nhỏ bé, quyền lực thực tế nằm trong tay lãnh chúa phong kiến. Ðặc biệt kề từ khi có luật  Miễn trừ các lãnh chuá thật sự trở thành các ông vua con. Quốc gia bị chia thành những công quốc, bá quốc ( thực chất những công quốc hay bá quốc là những quốc gia thật sự ) . Tuy nhiên giữa các lãnh chuá lớn nhỏ có mối quan hệ nhất định. Lãnh chúa nầy có thể là phong quân của lãnh chúa kia, đồng thời là chư hầu của lãnh chúa khác.

3 - Xã hội :

           Xã hội phong kiến có hai gia cấp cơ bản : Lãnh chúa và nông nô .

                     Nông nô : người sản xuất chính trong xã hội, chiếm hữu tư liệu sản xuất, có kinh tế riêng nhưng bị gắn chặt vào ruộng đất, nên hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh chúa  phong kiến về thân thể, tư pháp.        

Page 27: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

CHƯƠNG 2 :   CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI ( XI - XV )

I. THÀNH THỊ VÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TÂY ÂU 1. Sự ra đời của thành thị

2. Hoạt động của thành thị

3. Đ ấu tranh của thành thị chống lãnh chúa phong kiến

4. Tác dụng của thành thị trong xã hội phong kiến Tây Âu

II. GIÁO HỘI THIÊN CHÚA GIÁO - PHONG TRÀO VIỄN CHINH CHỮ THẬP

1. Tổ chức của thiên chúa giáo

2. Phong trào viễn chinh chữ thập

III. CÁC VƯƠNG QUỐC ANH - PHÁP XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN

Page 28: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

1. Ở Pháp

2. Nước Anh chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền

IV. VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI SƠ VÀ TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI

I -THÀNH THỊ VÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TÂY ÂU

           1- Sự ra đời của thành thị TOP

-         Thế kỷ XI, kinh tế Tây âu có một bước phát triển đáng kể

          * Trong nông nghiệp :

          Rừng rậm được khai phá, đầm lầy được tát cạn, nên diện tích canh tác được mở  rộng. Phương pháp canh tác được cải tiến ( luân canh 3 khu, dùng cày nặng có bánh xe, sử dụng phân bón,...) nên thu hoạch tăng ( đạt 5, 6 lần thóc giống).

Page 29: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          * Trong chăn nuôi :              

Số lượng Bò, Ngựa tăng lên nhiều. Ðặc biệt nuôi cừu để lấy lông dệt dạ.

          * Trong thủ công nghiệp :

·     Nghề  khai thác quặng, chế tạo đồ sắt ( công cụ sản xuất và vũ khí)

·     Nghề làm đồ gốm cũng phát triển, làm xuất hiện những người làm nghề thủ công riêng biệt.     

     Như vậy, nhờ sự phát triển của nến kinh tế, thủ công nghiệp dần dần tách ra khỏi nông nghiệp, tuy nhiên những người thợ thủ công vẫn là nông nô và sống trong lãnh địa, nên phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.Vì thế những người thợ thủ công bắt đầu rời khỏi lãnh địa bằng cách chuộc lại tự do thân thể hoặc bỏ trốn. Họ tìm đến những nơi thuận lợi như ngã ba sông, ngã tư đường, những chân tường của nhà thờ, tu viện,... mở

Page 30: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

xưởng thủ công để việc trao đổi mua bán được dễ dàng.

     Những ngành thủ công sớm thoát khỏi nông thôn và lãnh địa là những ngành luyện kim, dệt dạ, làm đồ gốm, thuộc da, xây dựng,...Những ngành nầy yêu cầu kỹ thuật cao, cần phân công chuyên môn hóa và cần đông người , nên sớm tập trung lại.

Những nơi tập trung những người thợ thủ công dần dần lập thành thành thị

# Thành thị trung đại có 3 loại :

          - Thành thị mới : Do những người thợ thủ công thoát ly khỏi nông thôn lập nên

          - Thành thị cổ : Thành thị có từ thời cổ đại được phục hồi lại

          - Thành thị  do lãnh chuá qúi tộc phong kiến xây dựng lên cho thị dân thuê.        Các thành thị đều có thành lũy và tháp canh bao bọc chung quanh ( để ngăn ngừa chiến tranh và cướp bóc). Trong thành thị được hcia thành nhiều khu phố, mỗi khu phố tập trung những người thợ thủ công cùng ngành nghề. Nhà cửa trong thành thị thì nhỏ bé, lụp xụp, đường phố chật hẹp bẩn thỉu. Ngoài ra trong thành thị còn có những khu chợ, nhà thờ, tòa thị chính....là những nơi tập trung công cộng.

Page 31: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

           2-   Hoạt động của thành thị TOP

              Cư dân sống trong thành thị gọi là thị dân (gồm thợ thủ công tự do, thương nhân tự do) . Trong buổi đầu hoạt động của thành thị gặp khó khăn do thành thị còn nằm dưới quyền  thống trị của lãnh chúa PK.

             Dần dần về sau hoạt động của thành thị ngày càng phồn thịnh, dân cư ở  nông thôn kéo lên  thành thị ngày càng nhiều, làm cho đất đai trong thành thị chật hẹp, cư dân phải xây dựng nhà  cửa bên ngoài thành lũy. Như vậy thành thị ngày càng được mở rộng theo hình tròn đồng tâm

           #   Hoạt động thủ công nghiệp :

          Thành thị là nơi sản xuất hàng hóa chủ yếu của xã hội phong kiến. Sản phẩm được chế tạo tại các xưởng thủ công của thợ thủ công.

Page 32: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Xưởng thủ công có qui mô nhỏ, lao động hoàn toàn bằng tay với những công cụ thô sơ, đơn giãn.

          Mỗi xưởng thủ công có 1 thợ  Cả ( thợ chính ) và vài ba thợ học việc ( thợ bạn ). Họ phải tự cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ và tự tiêu thụ hàng hóa. Quan hệ giữa thợ bạn và thợ cả là quan hệ hợp tác thầy trò hay gia trưởng.

          Những người thợ thủ công cùng sản xuát một loại hàng hóa ở trong cùng một thành thị thì tập hợp lại trong một tổ chức gọi là phường hội.

Phường hội lập ra nhằm mục đích :

- Giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Ðảm bảo quyền lợi giữa những người thợ thủ công cùng ngành nghề

Page 33: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

- Ngăn cản những người thợ thủ công không có chân trong thành thị cùng làm nghề  thủ công đó.

- Ðấu tranh chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa PK.

       Mỗi phường hội có một qui chế riêng  gọi  là  phường qui . Tức những điều khoản bắt buộc người thợ phải thực hiện trong qúa trình sản xuất hàng hóa như :

-  Qui định mỗi xưởng có mấy thợ.

                            -  Mỗi ngày làm mấy giờ , dùng những công cụ sản xuất và  nguyên vật liệu gì.

                                         -  Quy cách, chất lượng, giá  cả sản phẩm,...

     Phường hội  ngoài là một tổ chức đoàn thể (có cờ hiệu) nó còn là một tổ chức quân sự (mỗi phường hội là một dội tự vệ để bảo vệ thành thị)

Page 34: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

#  Hoạt động thương mại :

          Trong buổi đầu của thành thị, hàng hóa được bày bán ở cửa hàng (đồng thời cũng là nhà ở của thợ thủ công), nên việc buôn bán chậm chạp,khó khăn.

          Dần dần về sau xuất hiện tầng lớp thương nhân bao mua , họ đem hàng hó từ thành thị nầy đến thành thị khác hoặc về nông thôn đề bán hay trao đổi những sản phẩm khác.

          Ðến thế kỷ XIII, thương mại mới bắt đầu phát triển, xuất hiện con đường buôn bán giữa các nước, nhiều đường bộ, đường sông chạy ngang dọc khắp Châu âu và từ Âu sang Á. Ðường biển cũng phát triển, xuất hiện nhiều hải cảng sầm uất từ Ðịa trung hải đến Hắc hải.

          Ðể thuận tiện trong việc buôn bán, thương nhân Tây âu lập ra một tổ chức gọi là Hanse (thương hội)

Page 35: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

@ Mục đích của Hanse :

Giúp đở nhau vận chuyển, bảo vệ dọc đường đi.

Ðiều chỉnh chế độ tiền tệ, cân đo lường.

Nắm độc quyền thương mại ở những khu vực nhất định.           Ðể thuận tiện cho việc buôn bán quốc tế, thương nhân còn mở hội chợ (hay chợ phiên). Hội chợ mở tại một địa điểm cố định, thương  nhân các nước mang hàng đến bán , trao đổi, đặt hàng. Hội chợ còn xuất hiện những quầy đổi tiền và nhận chuyển tiền 

           3 - Ðấu tranh của thành thị chống lãnh chúa phong kiến TOP

          Thành thị khi mới ra đời đều nằm trên lãnh thổ của lãnh chúa PK. Do đó thành thị bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến và bị lãnh chúa sách nhiễu mọi thứ : đóng thuế thân, đi sưu dịch, binh dịch, bị xét sử bất công,...

          Ðể hạn chế sự phụ thuộc vào lãnh chúa, thị dân đã lập nên những hội nghề nghiệp (Phường hội cúa thợ thủ công, Hanse

Page 36: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

của thương nhân)  nhưng không mấy kết qủa.

          Vì vậy, trên lãnh thổ thành thị những mâu thuẫn giai cấp của chế độ phong kiến trở nên gay gắt cực độ :

- Thị dân giàu không chịu đựng nổi sự tùy tiện của bọn phong kiến.

- Dân nghèo chống lại nạn lao dịch và sưu thuế, chống cướp đoạt và hạch sách về tòa án.

          Tất cả những điều đó dẫn đến chổ  bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp. Từ cuối thế kỷ XI, gọi là   những  cuộc  cách mạng công xã và tiếp diễn trong các thế kỷ XII , XIII.

#  Hình thức đấu tranh :

Ôn hòa : Thành thị bỏ tiền ra nộp cho lãnh chúa để chuộc lại tự do cho thành thị

(hình thức nầy tránh cho thị dân khỏi đổ máu và thành thị khỏi bị tàn phá)

Page 37: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Vũ trang : Do thái độ tham lam của lãnh chúa, một số thành thị đã tiến hành

đấu tranh vũ trang (điển hình là thành thị Laon ở Bắc Pháp )

#  Kết qủa :

          Qua đấu tranh lâu dài có hàng loạt thành thị được giải phóng khỏi quyền lực của lãnh chuá phong kiến , và những công xã hay quốc gia thành thị ra đời. ( Các công xã nầy có toàn quyền về chính trị, được tự do về kinh tế)                          Chính quyền thành thị lúc đầu do toàn thể thị dân bầu ra, nhưng chẳng bao lâu, chính quyền     đó trở thành độc quyền của một số thị dân giàu có (thương nhân, bọn cho vay lãi, chủ nhà đất lón, chủ xưởng,..) , bọn nầy có ưu thế về tiền bạc và có nhiều mánh lới về chính trị nên dễ dàng nắm được chính quyền và dần dần trở thành Thị dân qúi tộc    hay  Qúi tộc thành thị , họ thi hành nhiều chính sách hẹp hòi, bất công, gây thiệt hại cho thị dân lớp dưới.

          4-   Tác dụng của thành thị trong xã hội phong kiến TÂY ÂU TOP

     Thành thị không những đóng vai trò quan trọng về hoạt động công thương nghiệp, tham gia tích cực vào đời sống chính trị của xã hội phong kiến, thúc đẩy sự phát triển

Page 38: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

của nền văn hóa giáo dục mà còn có tác động lớn đến nông thôn phong kiến..

    a- Thành thị thúc đẩy kinh tế phát triển .

b- Thành thị ra đời làm thay đổi tình trạng xã hội và tăng cường đấu tranh giai cấp.

    c -    Thành thị ra đời gớp phần chống phong kiến phân tán , giải phóng nông nô, thúc đẩy nhanh qúa trình chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.

d-    Thành thị ra đời , thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và giáo dục.

     Như vậy, thành thị trung đại tuy còn nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, nhưng nó đã phát huy tác dụng đối với chế độ phong kiến, thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển lên.

II - GIÁO HỘI THIÊN CHÚA

Page 39: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

GIÁO & PHONG TRÀO VIỄN CHINH CHỮ   THẬP

          1-  Tổ chức của thiên chúa giáo TOP

          - Ở thời sơ kỳ trung đại , giáo hội cơ đốc giáo ở Tây âu, đã trở thành lãnh chúa lãnh phong kiến lớn nhất Tây âu. (Chiếm hữu 1/3 tổng số ruộng đất Tây âu,có hàng vạn nông nô phụ thuộc.)

          - Từ năm 1054, giáo hội cơ đốc giáo phân hóa thành hai giáo phái riêng lẽ.

                   + Giáo hội Thiên chúa giáo ở Tây âu do giáo hoàng La mã đứng đầu.

                   + Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống ở Ðông âu, đứng đầu là hoàng đế Bizantium.

Tổ chức của Thiên chúa giáo Tây âu có thể chia thành 2 tầng lớp :

Page 40: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          2-  Phong trào viễn chinh chữ thập

TOP

             a- Nguyên nhân :

          + Sâu xa :

          Do kinh tế ngày càng phát triển, nên nhu cầu của bọn qúi tộc ngày càng tăng lên.

Page 41: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Họ có tham vọng về một phương Ðông giàu có.

          Thương nhân Tây âu vốn vấp phải đối thủ có thế lực, đó là thương nhân Ả rập và thương nhân thổ nhĩ kỳ. Họ muốn có  cuộc viễn chinh đông phương để tiêu diệt kể cạnh tranh của mình.

          Nông dân Tây âu vốn bị qúi tộc  PK áp bức bóc lột nặng nề, họ tham gia thập tự chinh với ý đồ tìm một nơi sống tốt ở phương Ðông để thoát khỏi cảnh sống cơ cực.  

+ Trực tiếp :

          Vào nững năm đầu thế kỷ XI, quân đội Hồi giáo Turk-Seljuk đe dọa Bizantium và chiếm đóng kinh thành Jerusalem, đồng thời ngược đãi những tín đồ Tây âu sang viếng mộ Chúa. Trước tình hhình đó, hoàng đế Bizantium cầu cứu giáo hoàng La mã giúp đở để chống lại Turk- Seljuk .Ðáp lời kêu gọi của hoàng đế Bizantium, tháng 11

Page 42: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

năn 1095 giáo hoàng Urbain II  triệu tập hội nghị ở Clermont (Pháp) , kêu gọi và đứng ra tổ chức cuộc  chiến tranh tôn giáo để giải phóng đát thánh Jerusalem.

a-   Tính chất và thành phần tham gia :

          Ðây là những cuộc xâm lược cướp bóc, nhưng được ngụy trang bởi cái võ tôn giáo.Thành phần tham gia gồm giai cấp phong kiến, thị dân ,nông dân.

          c - Diễn biến :

Phong trào Viễn chinh chữ thập diễn ra gần hai thế kỷ ( từ năm 1096 đến 1270) bao gồm 8 cuộc viễn chinh lớn nhỏ .

@- Ðợt 1 : ( 1096 -  1099 )

     Do Pie  Ẩn sĩ lãnh đạo, bao gồm đông đảo nông dân Ðông và Bắc Pháp (họ mang theo gia đình, tài sản với hy vọng sẽ tìm được mãnh đất định cư ở phương đông) . Cuối cùng quân chữ thập cũng chiếm được Antiose (xứ Xiry)  và thành Jerusalem , lập

Page 43: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nên  vương quốc Jerusalem và các quốc gia latinh khác ở Phương Ðông. Nhưng sau đó bị các quốc gia Hồi gíao xung quanh tấn công và thu hồi lại gần hết đất đai.

@- Ðợt 2 :  (1147-1149)

Gồm đạo quân của Vua Pháp Louis VII  và  hoàng đế  Ðức  Conrat III

@ - Ðợt 3 : ( 1147 - 1192 )

     Gồm quân của hoàng đế Ðức Frederik I râu hung ;  Vua Pháp Philippe  II  August ; Vua Anh Richard Tim sư tử . Cả hai đợt nầy do các đạo quân không thống nhất, mỗi đạo  hành động theo một hướng, nên cuối cùng thất bại.  

@-  Ðợt 4 : (1202-1204)

          Do Giáo hoàng  Innocento III  (cầm đầu giáo hội từ năm 1198 đến 1216) đứng ra vận động và kêu gọi tổ chức, nhờ có quyền thế, nên ông đã quy động được 3.5 vạn qúi tộc tham gia.

Page 44: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 1204, quân chữ thập chiếm được kinh thành Constantinople ( vì lúc bấy giờ triều đình Bizanium đang xung đột, nên không có lực lượng bảo vệ kinh thành)  và lập ra   đế quốc Latinh Constantinople . Nhưng quân chữ thập không giữ được bao lâu, năm 1261 hoàng đế Hy lạp chiếm lại.

          Sau khi chiếm được Constantinople, quân chữ thập không còn nghĩ  gì đến  đất thánh   nữa, mà họ chỉ nghĩ  đến chuyện cướp bóc.   Ðể lấy lại uy tín,  năm 1212  giáo hoàng Innocento III  lại tổ chức tiếp đợt  viễn chinh chữ thập trẻ em  . Hàng vạn trẻ em châu  âu được tập trung về bến Marseille (pháp) để đưa xuống tàu vượt biển. Do phương tiện vận chuyển kém, thiếu thức ăn, nước uống, thiếu dưỡng khí để thở,...đã làm cho một số trẻ em chết đi, số còn lại bị bọn chủ tàu chở sang Ai cập và Bắc Phi bán làm nô lệ.

Sau đợt 4, viễn chinh không còn thu hút sự chú ý của các tầng lớp xã hội, vì khả năng

Page 45: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

cướp bóc thuộc địa không còn, tinh thần tôn giáo cũng nhạt đi.

@- Ðợt 5 ( 1217-1221)

          Chỉ một mình vua Hunggary mang quân đội của mình cùng một số kỵ sĩ Ðức sang Ai cập đánh nhau được vài trận rồi rút về.

@- Ðợt 6 ( 1228-1229)

          Do hoàng đế Frederik II Hohenstaufen ( cháu Fredrrik râu hung)  tổ chức. Vì có ác cảm với giáo hoàng, nên khi sang Jerusalem đã liên kết với quân đội Hồi giáo để chuẩn bị chống giáo hoàng.

@- Ðợt 7 ( 1248-1254) & Ðợt 8 (1264-1270)

          Chỉ một mình Vua Louis IX đem quân sang Ai cập đánh nhau vaì trận thì bị bắt, phải mất một số tiền lớn mới được chuộc về. Năm  1264, Ông lại đem quân sang

Page 46: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Tuynidy, nhưng tại đây vua chết vì bệnh dịch tả.

d- Kết qủa :

     Phong trào viễn chinh chữ thập hoàn toàn thất bại. Tất cả thuộc địa của quân chữ thập ở Trung cận đông, phái đoàn truyền giáo của giáo hội Thiên chuá giáo cũng không thu được kết qủa gì đáng kể.  Tuy nhiên , các cuộc thập tự chinh đã có ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển ở Tây âu.

_ Về kinh tế :

          Thương nhân Tây âu đã phá vỡ được độc quyền thương mại của người Ả rập và Thổ nhĩ kỳ ở Trung cận đông, chuyển giao dịch thương mại ở Ðiạ trung hải cho thương nhân tây âu, làm cho hàng hóa từ phương Ðông chuyển đều đặn sang Phương Tây và nhiều hơn trước.

_   Về văn hóa , khoa học kỹ thuật :

Page 47: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Sau phong trào chữ thập, triết học, văn học , nghệ thuật, điêu khắc của người Hy lạp được  du nhập vào Tây âu thông qua những người A rập, làm cho tầm hiểu biết của người Tây âu được mở rộng.

           Lối sống xa hoa của Phương Ðông cũng được  du nhập vào triều đình và bọn qúi tộc phương Tây.

          Trong công nghiệp, những kỹ thuật tiên tiến của phương Ðông như luyện kim, dệt vãi bông ,nhuộm đã bổ sung cho kỹ thuật còn lạc hậu của Phương Tây.         

          Trong nông nghiệp, kỹ thuật làm thủy lợi, các giống cây trồng như lúa, bông,... được du nhập vào phương Tây. Ðặc biệt 3 phát minh lớn của người Trung hoa là La bàn, nghề làm giấy, thuốc súng cũng được đưa vào Tây âu thông qua các nước Trung cận Ðông.

_ Về chính trị xã hội :

Page 48: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Làm suy yếu quyền lực của chúa phong kiến, giúp cho việc tăng cường chính quyền quân chủ trung ương tập quyền. Tạo điều kiện để thị dân và nông nô thoát khỏi thân phận lệ thuộc.

Tuy nhiên, phong trào viễn chinh chữ thập đã tàn phá nền văn minh, tàn phá nền kinh tế và gây đau khổ cho hàng vạn người lớn và trẻ em,... làm kìm hãm sự phát triển của các nước Trung cận đông.

III.  CÁC VƯƠNG QUỐC ANH - PHÁP  XÂY DỰNG CHẾ ÐỘ CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN

          1- Ở PHÁP TOP

          Có thể nói trong các thế kỷ XI - XII,  Pháp là quốc gia phong kiến phân quyền điển hình  (vương quốc chia thành nhiều lãnh địa, trong đó có 14 đại lãnh địa - công quốc, bá quốc , giám mục khu...).

Page 49: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

           Trước tình hình đó  năm 987, sau khi vua Louis V chết, vương triều Carolingiens ở Pháp kết thúc. Bọn bá tước Paris liên kết kại với nhau và bầu  Hugnes Capet lên làn vua, lập nên triều  Capetiens  (triều đại nầy kéo dài đến cách mạng tư sản Pháp thì kết thúc).

          Thế kỷ XII, thành thị Pháp ra đời và lực lượng thị dân  ngày càng lớn mạnh, thị dân ra sức giúp vua đánh bại các thế lực PK cát cứ, do đó quyền lực của nhà vua ngày càng được tăng cường.

          Sang thế kỷ XIII, các vua Pháp bằng chinh phục quân sự hay  do hôn nhân thừ kế, đã xác nhập nhiều lãnh địa vào vương quôc. (lúc bấy giờ chỉ còn 4 đại lãnh địa là chưa xác nhập vào vương quốc là : FLANDER [ đông bắc Pháp] , BOURGOGNE [miền đông], BRETAGNE [tây bắc] và GUYENNE [tây nam]

Page 50: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Ðồng thời với việc mở rộng lãnh thổ, các vua Pháp còn chú ý đến việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền và tăng cường khống chế các chư hầu.

# CHIẾN TRANH TRĂM NĂM GIỮA PHÁP VÀ ANH ( 1337 - 1453 )

# nguyên cớ :

          Là sự tranh chấp sứ  Flander giàu có , một bá quốc chư hầu cuả Vua Pháp, nhưng lại có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Vua Anh ( sợi của Flander con thoi của Anh ).

# Nguyên nhân :

          Vừa là cuộc xung đột lớn giữa hai quốc gia  đang trên đường hoàn thành chế độ phong kiến tập quyền.

          Vừa là cuộc đấu tranh quyết liệt để tiêu diệt thế lực cuối cùng của bọn phong kiến cát cứ.

#  Diễn biến :

Page 51: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

·        Do có sự chuẩn bị trước về quân sự và ngoại giao, nên trong những trận giao tranh đầu quân  đội Anh luôn luôn thắng thế   ( trận thủy chiến ở Eïcluse 1340 , trận Crésy 1346 ,  đặc biệt là trận đại  chiến ở Poitiers 1356 vua Pháp là Jean le bon cùng một số qúi tộc bị bắt làm tù binh )

.          Sau trận poitiers, tình hình nước Pháp trở nên đen tối, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nền chính trị trở nên thối nát, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị những năm 1356 - 1358 và cuộc nội chiến 1358.

          Sau cuộc nội chiến 1358, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, buộc phải xin ký hòa ước đình chiến với Anh.

          Sau hòa ước , vua Pháp Charles V khôn ngoan   (1364 - 1380) được qúi tộc đem toàn lực ủng hộ, nhờ vậy vua tăng cường được quyền chuyên chế, trấn áp bọn phong kiến nổi loạn và đuổi được quân đội

Page 52: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Anh ra khỏi nước Pháp ( vua Anh chỉ còn giữ  lại được vài căn cứ : Calais, Bayon ).

          Năm 1380, Charles V chết, Charles VI lên ngôi vì vua còn trẻ ( mới 14 tuổi ) nên triều đình bị bọn phong kiến nhũng loạn, đã tạo cơ hội cho chiến tranh trăm năm tái diễn, mãi đến năm 1453 mới kết thúc.

# Nhìn chung , chiến tranh trăm năm đã làm cho kinh tế hai nước bị suy sụp, tuy nhiên sau chiến tranh, nhờ vào hoàn cảnh thống nhất đất nước, kết hợp với tinh thần lao động cần cù của nhân dân, nên Pháp đã sớm phục hồi kinh tế và phát triển nhanh chóng.

          Hậu qủa lớn nhất do chiến tranh trăm năm để lại là làm cho bọn qúi tộc nghèo đi, nên một số đã chuyển sang làm nghề thủ công, một số tình nghuyện phục vụ trong triều  đình nhà vua và trở thành tầng lớp  qúi tộc quân sự và đình thần .

Page 53: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Sau khi kết thúc chiến tranh, Vua Pháp Louis IX bắt đầu xây dựng chính quyền trung ương tập quyền. Từ thế kỷ XV trở đi, Pháp đã hoàn thành thống nhất vương quốc (Lúc nầy các lãnh địa đã được xáp nhập vào vương quốc) , vương quốc được chia thành nhiều Tỉnh do vua chỉ định quan cai trị. Trong vương quốc thuế khoá, pháp luật, quân đội được thống nhất.           Cùng với việc thống nhất chính quyền, chủ nghiã dân tộc tư sản được hình thành, ý thức dân tộc bắt đầu nãy nở, ngoài tiếng địa phương, còn có tiếng Pháp chung và nền văn hóa chung.

          2- Nước ANH chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền

TOP

a - Chế độ phong kiến phân quyền ở Anh :

          Vào nửa đầu thế kỷ XI (1066), Vương quốc Anglo-Sachxon  nằm trên đảo Anh, bị William là công tước xứ Normandy  xâm chiếm. (lúc nầy tại vương quốc Anglo-sachxon qúa trình nông nô hóa đang diễn ra và chưa hoàn thành). Vua Anh ( đồng thời là

Page 54: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

công tước xứ Normandy ) đã tịch thu rất nhiều ruộng đất và tài  sản của những người chống lại Ông và lập nên lãnh địa của mình ( bằng 1/7 đất đai toàn quốc) . Số ruộng đất còn lại, vua đem ban cấp cho bọn đại qúi tộc ( Huân tước , bá tước) và đại tăng lữ. Bọn qúi tộc Anglo-sachxon đầu hàng hoặc không phản đối cũng được bảo đảm quyền lợi kinh tế như cũ.

Như vậy chế độ phong kiến phân quyền ở Anh được thành lập, tuy nhiên không sâu sắc và triệt để như ở Pháp và ở Ðức vì vua có quyền lực mạnh mẽ , khống chế cả bọn qúi tộc và tăng lữ địa phương.

          Ðến thế kỷ XII, thành thị ở Anh pháp triển, Vua Anh đã nhận lấy tiền chuộc của thị dân và công nhận các bản hiến chương thành thị. Do đó Vua được  một lực lượng hùng mạnh ủng hộ  đó là thị dân.

          Ðể xóa bỏ quyền lực của lãnh chúa địa phương, Vua Anh đã lập ra tòa án tuần

Page 55: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

hồi   đi hết các địa phương để xét xử ( trừ nông nô vẫn bị xét xử trong tòa án của lãnh chúa).

          Từ giữa thế kỷ XII trở đi, Họ Plantagenet lên cầm quyền ở Anh, đã đưa nước Anh hùng mạnh nhất Châu âu thời bấy giờ.

b - Khởi nghiã nông dân  Wat - Tyler :

          + Nguyên nhân :

- Từ thế kỷ XIV trở đi, nền kinh tế hàng hóa ở Anh phát triển, nhưng nông dân Anh vẫn điêu đứïng vì phải nộp tô tiền.

- Do ảnh hưởng của nạn dịch đen làm cho nông dân đói khổ, mùa màng thất thu, nông dân lại phải cung cấp chiến phí cho chiến tranh. Nên một cuộc khởi nghiã nông dân đã nổ ra.

          + Diễn biến :

Page 56: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Khởi nghiả nổ ra vào năm 1381, do một người thợ nề tên là Wat-Tyler và nhà truyền giáo John Ball lãnh đạo.

- Ðịa điểm : Ban đầu nổ ra ở vùng Ðông Nam Anh, mạnh nhất là hai bá quốc Essex và Kent, sau đó lan ra phần lớn nước Anh.

-Tính chất:   Trước tiên là chống thuế ( gọi là thuế toàn dân hay thuế đầu người, đánh vào mọi người từ 15 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái) , về sau phong trào phát triển mạnh lên, nông dân chuyển sang bạo động chống áp bức bóc lột.

Thành phần tham gia : Gồm đại đa số nông dân ở hai bá quốc Essex & Kent, cùng một số thị dân nghèo ở các thành thị.

Nông dân đã tập hợp thành đội ngũ tấn công vào bọn qúi tộc, phá hủy các tu viện của giáo hội và lâu đài của lãnh chúa. Ðược sự ủng hộ của thị dân ( họ mở cửa kinh thành London), nghiã quân đả tấn công và chiếm giữ kinh thành trong 3 ngày (13,14,15 / 06/

Page 57: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

1381), đốt phá nhà cửa của hoàng tộc , giết một số quan to và đòi gặp   Vua Richard II để đưa ra một số yêu sách.

#   Phái Essex đưa ra 4 yêu sách :

- Thủ tiêu chế độ nông nô.

- Ân xá những người khởi nghiã.

- Ðảm bảo tự do buôn bán trong cả nước.

- Qui định mức địa tô tiền cố định.

#   Phái Kent đưa ra 3 yêu sách :

- Chia ruộng đất của giáo hội cho nông dân.

- Nông dân được sử dụng  mọi tài nguyên công xã.

-Thủ tiêu phân biệt đẳng cấp và pháp luật hà khắc.

@- Kết qủa : Cuộc đấu tranh của nông dân đã thu được một số kết qủa, nhưng do hai đạo quân không thống nhất hành động với nhau, lãnh tụ Wat-Tyler mất cảnh giác nên

Page 58: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

bị qúi tộc ám hại. Quân đội nhà Vua  bí mật được triệu tập, đã kịp thời đàn áp, khởi nghiã thất bại. Tuy nhiên sau khởi nghiã, chế độ nông nô ở Anh không tồn tại được nữa..

c - Sự thành lập chính quyền quân chủ chuyên chế Anh :

       Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV ở Anh xãy ra cuộc nội chiến  giữa hai giòng họ , lịch sử gọi đó là  chiến tranh hai Hoa Hồng.

       Nội chiến diễn ra trong 30 năm (1455 - 1585) , kết qủa cả hai phe đều bị tiêu diệt, quyền hành rơi rơi vào tay Henri Tudo (con rễ của giòng York)

     Henri lập ra triều đại Tudo ( tồn tại đến cách mạng tư sản Anh 1640), được qúi tộc mới ( bọn kinh doanh theo phương thức TBCN : biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi Cừu và thuê công nhân chăn nuôi) và thị dân dồn toàn lực ủng hộ  để bảo vệ nền

Page 59: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

mậu dịch, chế phục lãnh chúa phong kiến và đàn áp phong trào nông dân.

                 Như vậy chế độ quân chủ chuyên chế Anh đã được thành lập vào cuối thế kỷ XIV  .

IV- VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI SƠ VÀ TRUNG KỲ TRUNG ÐẠI

TOP

#  Về mặt giáo dục :

          Ở thời sơ kỳ, chỉ có một số trường học do nhà thờ và tu viện mở ra để đào tạo các tăng lữ

          Sang thời trung kỳ, do nhu cầu về văn hoá giáo dục đòi hỏi được mở rộng, nhằm đào tạo trí thức chung cho xã hội phong kiến (,nhu cầu quản lý trang trại, mua bán ở thành thị) do đó một số trường Trung học và Ðại học được thành lập nhưng dạy với phương pháp giáo điều  và hệ tư tưởng của chủ nghĩa kinh viện.

# Về triết học :

Page 60: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Thời kỳ nầy trào lưu chính là triết học kinh viện, phái nầy chiếm địa vị thống trị, nó bênh vực cho quan điểm của giáo hội.

# Về văn học :

Văn học thời sơ kỳ bị giáo hội chi phối nên nội dung hết sức nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần trong xã hội nên phải nhường chổ cho nền văn hóa thế tục..

# Về nghệ thuật :

Thời kỳ nầy có hai ngành nghệ thuật phát triển, đó là kiến trúc và hội họa.

Kiến trúc : phổ biến hai loại kiến trúc.

- Roman : Thịnh hành vào thế kỷ IX - XI, do bắt chước theo kiểu La mã, chủ yếu là  dùng cổng vòm, nhưngthô kệch và nặng nề, tường dày, cửa sổ thấp và nhỏ,... nhưng có ưu điểm là vững chắc, phù hợp với yêu cầu phòng ngự trong chiến tranh.

Page 61: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Gothique : Không chắc chắn bằng kiểu Roman, nhưngtrông vui và nhẹ nhàng hơn, có những cột cao và duyên dáng, có cửa sổ lớn, lấp kính màu, có nhiều tranh sặc sở ( nhà thờ Saint Deni - gần Paris, là nhà thờ đầu tiên xây dựng theo kiểu Gothique năm 1132).

-   Hội họa : Hoàn toàn phục vụ giáo hội, nên nội dung khô khan, những bức họa thiếu chất sống vì dựa vào kinh thánh, với màu sắc âm u.

Tuy nhiên từ thế kỷ XIII  trở đi , khi tư tưởng nhân văn xuất hiện, thì các ngành nghệ thuật mới bắt đầu chuyển biến, gần gũi với cuộc sống và con người hơn, gây được cảm xúc vui tươi sảng khoái cho người xem. 

CHƯƠNG 3 :  CHÂU ÂU HẬU KỲ TRUNG ĐẠI ( THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVII )

Page 62: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

I. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÝ CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU 1. Những tiền đề của của các phát kiến

lớn về địa lý

2. Tiến trình phát kiến địa lý

II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN

1. Chính sách thực dân của BỘ ĐÀO NHA

2. TÂY BAN NHA bóc lột thuộc địa CHÂU MỸ

3. Việc khai thác bước đầu và sự ra đời của chế độ nô lệ da đen

4. Hậu quả của phát kiến địa lý

III. SỰ NẢY SINH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN

1. Sự phát triển của sức sản xuất

Page 63: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

2. Sự giải thể của chế độ phong kiến

3. Sự tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản

4. Sự ra đời cũa công trường thủ công

5. Sự ra đời của giai cấp Tư sản và Vô sản

IV. PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG

V. CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở CHÂU ÂU

1. Cải cách tôn giáo ở Đức

2. Cải cách tôn giáo của CALVIN ở Thụy Sĩ

VI. CHIẾN TRANH NÔNG DÂN ĐỨC

1. Tình hình nước Đức trước chiến tranh

2. Ả nh hưởng cải cách của Luther và tư tưởng của Muntzer

Page 64: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

3. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân đức

KHÁI QUÁT :

Hậu kỳ trung đại là giai đoạn :

     Chế độ phong kiến lâm váo tình trạng khủng hoảng suy vong và quan hệ tư bản nảy sinh.Giai đoạn nầy đưộc mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của CNTB và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại.

     Ðây cũng là thời kỳ chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở một số nước ( Anh , Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha,....)

     Lúc nầy là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch

Page 65: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang lên mạnh.

     Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc ( đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn hóa phục hưng.

     Trong giai đoạn nầy, do tác động của những điều kiện kinh tế  - xã hội và tư tưởng mới, pnong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền.      Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ( thế kỷ XVIII - XIX ). Qui luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến.

I-      NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN

Page 66: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

LỚN VỀ ÐỊA LÝ CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU         1- Những tiền đề của các Phát kiến lớn về địa lý

TOP

       - Do nhu cầu phát triển  của nền kinh tế thương mại châu Âu.

- Cơn khát vàng đặc trưng của những người tham gia các đoàn thám hiểm mạo hiểm ở thế kỷ XV - XVI là tiền đề đặt biệt quan trọng của những phát kiến địa lý.

          - Sự phát triển của chủ nghiã chuyên chế ở Tây âu vào cuối thế kỷ XV cũng là tiền đề căn bản cho các phát kiến địa lý vĩ đại.

          - Những mâu thuẩn của chế độ phong kiến, cuộc khủng hoảng sâu sắc của nó diễn ra trong thế kỷ XV, cũng là tiền đề thật sự cho phát kiến địa lý.

          - Cuối cùng, những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật ở châu Âu là tiền đề cần thiết cho phát kiến địa lý. (Ngành đóng tàu, La bàn, bản đồ,....)

Page 67: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

         2- Tiến trình phát kiến địa lý TOP

           Cho đến trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết có 3 đại lục : Âu, Á, Phi nối liền nhau, chung quanh là biển. Nhưng đến thế kỷ XV những hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết qủa đất hình tròn, nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách : Vòng châu Phi hoặc vượt đại dương đi về phía Tây.

          Ði đầu trong việc tiến hành những cuộc thám hiểm vĩ đại vào thế kỷ XV là hai quốc gia Bồ đào nha và Tây ban nha.

NHỮNG CHUYẾN ÐI  CỦA NGƯỜI BỒ ÐÀO NHA :

Ðặc điểm của người Bồ đào nha la đi theo đường vòng châu Phi và khởi hành ở Lisbonne .

#Các chuyến đi của HENRY :

Page 68: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Henry vừa là một hoàng tử ( con vua John II) vừa là một nhà hàng hải, ông đã mở đầu những chuyến đi của người Bồ đào nha.

Năm 1415, người Bồ đã chiếm được pháo đài Ceuta trên bờ biến châu Phi, từ đó hầu như năm nào họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía Nam dọc theo bờ biển châu Phi.

Năm 1419, họ chiếm được hòn đảo Porto Xanto do người Ý tìm ra trước kia và biến đảo nấy thành thuộc địa.

Năm 1445, họ đến được Cap Vert (mũi Xanh).

Năm 1472, họ đến Vịnh Guinée, và bắt đầu khai thác những lớp đất có vàng, sau đó họ biến nơi nầy thành nơi buôn bán ngà voi, vàng , nô lệ và một phần gia vị. Họ đem áo dài vải gai, hạt cườm vũ khí và rượu bán cho người  da đen ở đây. Khi đến vịnh Guinée, họ tưởng đây là mõm cực nam của châu Phi,

Page 69: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nên năm 1482 họ cho xây dựng ở đây đồn Mina để cướp bóc.

# Chuyến đi của BARTHOLEMEN  DIAS :

          Tháng 8 năm 1486, đợt thám hiểm lần thứ hai  được tiến hành do Bartholemen Dias thực hiện. Ông đã đến được mũi nam Phi, nhưng bị một cơn bão kéo dài 13 ngày đẩy ra khơi, khi quay được trở lại theo hướng Ðông-Bắc đoàn thám hiểm  bất ngờ đi vòng quanh mỏm cực Nam châu Phi và đặt tên cho nó là mũi bảo táp. Họ trở về Lisbon năm 1487, Vua John II thấy có cơ sở để tiến xa hơn nên đã đổi tên  mũi bảo táp thành mủi Hảo vọng .(Cap good of Hope)

# Chuyến đi của VASCO DA GAMA :

          Ngày 8 tháng 7 năm 1497, đợt thám hiểm lần thứ 3 do Vasco da Gama tiến hành. Ðoàn lên đường với 4 tàu   và 168 thủy thủ .

-         Ngày 27 tháng 7 , đoàn đến các đảo ở mũi Cap Vert.

Page 70: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Ngày 22 tháng 11, các con tàu đi vòng qua mũi Hảo vọng và đi vào Ấn độ dương.

-         Ngày 01 tháng 05 năm 1498, đoàn đã đến  các thành thị cực Nam của người Arap ở châu Phi là Mozambique, sau nhiều lần đụng độ với người Arap, đoàn đã được một người hoa tiêu biết đường dẫn tới Ấn độ.

-         Sau  23 ngày bơi trên Ấn độ dương, cuối cùng ngày 20 tháng 05 năm 1498 đoàn đã đến thành phố Calicut .

-         Ngày 30 tháng 09 năm 1498, đoàn rời khỏi Calicut. Trên đường đi người Bồ đã đánh cướp các con tàu của dân Ấn giáo mỗi khi gặp và giết hại thủy thủ của nó, mãi đến ngày 01 tháng 01 năm 1499 đoàn mới đến châu Phi.

Page 71: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Chuyến quay về qua Ấn độ dương kéo dài trong 89 ngày, tất nhiều thủy thủ bị chết vì bệnh hoại huyết, tàu Xan Raphaen bị bốc cháy, đến ngày 10 tháng 3,  đoàn đi vòng qua mũi Hảo vọng.

-         Cuối cùng ngày 18 tháng 09 năm 1499, Vasco Da Gama cùng  55 thủy thủ đã cập bến Lisbon. Họ trở về chỉ còn  hai tàu với đầy ấp vàng,  đồ gia vị, lụa, ngọc, những chế phẩmbằng ngà voi, đáng giá 60 lần phí tổn chuyến đi.

-         Sau thắng lợi của Gama, người Bồ đào nha còn tổ chức thêm nhiều chuyến đi nữa. Trong đó có chuyến đi của Cabral. Ngày 09 tháng 03 năm 1500, Cabral rời Lisbon với 13 tàu, nhưng khi ra khơi, đoàn tàu đã bị dòng hải lưu xích đạo đẩy xa về hướng Tây. Ngày 22 tháng 4 đoàn đã Brasil. Như vậy, Cabral định đi Ấn độ, nhưng lại

Page 72: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

phát hiện ra Brasil và ông nhầm tưởng đây là một hòn đảo.

NHỮNG CHUYẾN ÐI CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA :

Ðặc  điểm  của người Tây ban nha là vượt đại dương đi về hướng Tây.

# Chuyến đi của CHRISTOPHE COLOMB :

-         Colomb là nhà hàng hải người Ý, từ thời trẻ đã tham gia những chuyến đi biển đường dài, ông đã đến Cận đông, Guinée, Anh và những nơi khác. Là một người ham học, ông đã nghiên cứu một cách cơ bản toán học, thiên văn học và đồ bản, đồng thời nghiên cứu kỹ càng những thành công của các nhà thám hiểu Bồ đào

nha.. Khi đến Lisbon, ông đã đệ trình kế hoạch vượt đại dương theo hường

Page 73: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Tây của mình cho vua Bồ là John II, nhưng không được ủng hộ.

-         Năm 1485, ông đến Tây ban nha, sau nhiều lần tâu nghị kéo dài, ông được vua Ferdinan và nữ hoàng Iszabella phê chuẩn. Năm 1492, ông thành lập đoàn thám hiểm, bản thân ông đóng gớp 1/8 chi phí, vì thế được phong tước đô đốc, được thế tập ở những vùng đất mới phát hiện, và được hưởng 1/10 số châu ngọc.

-         Ngày 03 tháng 08 năm 1492, Colomb rời cảng Palos với 3 tàu ( Xanta Maria 100 tấn,  Pinta  50 tấn,  Ninia  40 tấn ) và 90 thủy thủ , họ tiến về phía Tây ra khoảng rộng mênh mông của Ðại tây dương.

          Tiếp tục tiến về hướng Nam, Colomb phát hiện một số đảo nhỏ và đật tên Ferdinan, Isabella, Xanta Maria, sau đó đoàn đã đến được đảo

Page 74: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

lớn Cuba thuộc quần đảo Angti, tường là mình đã đến được Nhật bản, nhưng tại đây tàu chỉ huy Xanta Maria va phải đá ngầm và bị vỡ, tàu Pinta tự ý rời khỏi đoàn,  nên ông buộc phải quay về. Ngày 04 tháng 01 năm 1493 , ông trở về theo hướng Ðông-Bắc để tránh gío ngược, sau đó tiến thẳng theo hướng Ðông châu Mỹ .Ông chỉ mang về một ít vàng và đường , không có hương liệu..

          Ngày 15 tháng 03 năm 1493, đoàn thám hiểm về đến Palos. Giữa tháng 4, Colomb được đón tiếp một cách long trọng ở Barcelona.. Theo định ước ông  được nhận tước thủy sư đô đốc, phó vương Ấn độ và danh hiệu qúi tộc.

          Sau đó từ năm 1493 đến năm 1498, Colomb lại tổ chức  chuyến đi lần thứ hai và đã. tìm ra các đảo Trinidat, Hamaica, Puecto-Rico thuộc

Page 75: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

vùng biển Cariepe. Năm 1502, trong chuyến đi lần thứ 3 ông tìm ra  đảo Guanaha và mũi Hondurat .Ðến đây ông tưởng lầm là mình đã đến được bờ Ðông Ấn độ, nên đã gọi những thổ dân ở đây là người Indian.

# Chuyến đi của AMERICA VEPUCCI :

          America Vepucci một nhà hàng hải người Ý, đã từng tham gia những đoàn thám hiểm của người Tây ban nha từ năm 1499 ở miền Nam của lục địa mới, và ông đã soạn lập ra những bản đồ đầu tiên. Năm 1515, tấm bản đồ đầu tiên  về vùng đất mới do Colomb  phát hiện  nhưng   mang tên  America đã được in ra, nên người châu Âu đã lấy tên ông đặt tên cho những vùng đất mới là America, tức châu Mỹ. (tuy nhiên cho đến nay quần đảo Angti và các đảo Bagam vẫn còn được gọi là Tây Ấn).

Page 76: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

# Chuyến đi của  MAGELLAN :

          Tháng 09 năm 1519, Magellan rời cửa sông Guadanquivira với 5 tàu và  265 thủy thủ, vượt đại tây dương đi men theo phía Ðông bờ biển Nam Mỹ. Cuối tháng 10 năm 1520 đoàn đi vào một eo biển hẹp ngăn lục địa với đảo đất lửa (về sau gọi là eo Magellan). Ðến ngày 28 tháng 11 năm 1520 đoàn đã ra đến đại dương mênh mông, Magellam gọi là Thái bình dương.

          Ðoàn thám hiểu sau đó bôi trong đại dương 3 tháng 20 ngày. Cuối cùng đến đầu tháng 3 năm 1521, họ đến được đảo Ladronexe ( đảo kẻ cướp) và chẳng bao lâu họ đã thả neo ở Philippines, lập một căn cứ trên đảo Cebu. Sau đó trên đảo Mactan đã xãy ra xung đột giữa những thủy thủ với dân địa phương, Magellan can thiệp và đã bị thổ dân ở đây giết chết ngày 27- 04- 1521.

Page 77: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Sau cái chết của Magellan, những thủy thủ còn lại lên đường trở về, họ đã tới đảo Boocneo, và đến tháng 11 năm 1521 đến đảo Tidora thuộc nhóm đảo Malucu. Tại đây họ cướp lấy nhiều gia vị và chở đầy trên con tàu nhỏ Victoria trở về Tây ban nha.

          Ngày 06 tháng 09 năm 1522, với 13 người còn sống sót và bị kiệt sức đã về đến Tây ban nha.. Dù Magellan đã không còn , nhưng những thủy thủ của ông ta đã thực hiện thành công chuyến đi vĩ đại, một cuộc vòng quanh thế giới lần đầu tiên.

          Tóm lại , những người  phát hiện ra châu Mỹ và  đi vòng quanh thế giới là những người có tấm gương sáng về lòng dũng cảm và nghị lực phi thường. Họ đã gớp một phần quan trọng trong việc mở đường cho chủ nghiã tư bản

Page 78: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

và là nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang thời kỳ tan rã.

          Bên cạnh những mặt tích cực ấy, những pát kiến địa lý đã dẫn đến chính sách thực dân của các nước chuyên đi tìm nguồn tài nguyên mới. Marx và Engels đã nhận định như sau : Việc tìm ra châu mỹ và đường biển vòng quanh châu Phi đã tão nên mãnh đất hoạt động mới cho giai cấp tư sản đang lên. Những thị trường Ðông ấn, Trung quốc, công cuộc khẩn thực ở châu Mỹ, việc trao đổi với thuộc địa, sự gia tăng phương tiện trao đổi và hàng hóa, nói chung đã thúc đẩy mạnh chưa từng thấy nghề thương mại, ngành hàng hài, công nghiệp và do đó sẽ gây nên sự phát triển nhanh chóng của nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến đã tan rã.

II-    SỰ RA ÐỜI CỦA CHỦ NGHIÃ THỰC DÂN

TOP

Page 79: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Sau cuộc thám hiểm của Colomb ( 1492) đã nãy sinh ra vấn đề phân chia vùng sở hữu bên kia đại dương giữa Bồ đào nha và Tây ban nha. Ðể giải quyết Tây ban nha và Bồ đào nha đã có những cuộc đàm phán ở Barcelona và ở Lisbon, nhưng không thành. Ngày 7 tháng 6 năm 1494, hiệp ước  Tordesillas được ký kêt có sự tham gia của giáo hoàng Roma  Alerxandro VI với tư cách là người đảm bảo có uy quyền. Theo hiệp ước, từ 17 độ kinh Tây đến 130 độ kinh Ðông là thuộc quyền cai trị của Bồ Ðào Nha, phần còn lại thuộc Tây Ban Nha.      Ðây là sự phân chia thế giới lần đầu tiên của chủ nghiã thực dân.

           1- Chính sách thực dân của BỒ ÐÀO NHA

TOP

     Ðể thực hiện  việc thống trị và cướp bóc  ở  những vùng chiếm đóng, Vua bồ đào nha đã cử Albuquerque làm phó vương ở Ấn độ, thực tế y là người đặt nền mống cho chủ nghiã thực dân của Bồ.

Page 80: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Những căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng của người Bồ là Aden và Goa.

  @ Căn cứ Goa :

     Ðược xem như một tiểu Lisbon, Albuquerque cho xây dựng ở đó một pháo đài và một đơn vị đồn trú mạnh. Ðây là nơi buôn bán tấp nập, có nhiều đoàn lái buôn ra vào.Theo lệnh của Albuquerque, tháng 11 năm 1510, một cuộc tàn sát đẩm máu người Hồi giáo đã diễn ra ở đây kéo dài trong 3 ngày.

@ Căn cứ Aden

     Là  một cảng biển, được xem là căn cứ hải quân quan trọng án ngữ ngõ Hồng hải vào Ấn độ dương và là bàn đạp để tấn công vào Mecca và  Medina, nhằm biến lăng mộ của Mohamet thành lăng mộ của Jesu, chắm dứt cuộc tranh chấp hàng thề kỷ giữa người thiến chúa giáo và Hồi giáo.

Page 81: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Ngoài hai căn cứ trên,  từ năm 1517 Bồ đã đặt quan hệ buôn bán với Trung quốc và từ năm 1548 với Nhât bản. Nhờ thế mà sau đó, năm 1557 Bồ đào nha đã lập một thương điếm trên bán đảo Macao, để làm nơi buôn bán với Trung quốc và Nhật bản

     Như thế là vào thế kỷ XVI đế quốc thuộc địa của người Bồ đào nha đã xuất hiện, mà những người sáng lập ra nó là Vacco Da Gama , Francoi  dAlmeida,   Albuquerque, đã biến nước Bồ đào nha nhỏ bé chưa đầy 1 triệu dân trở thành một cường quốc thế giới mà những thương điếm và các đồn lũy của nó rãi ra trên bờ  3 lục địa  (từ Madagatca đến Brasil, Trung quốc và Nhât bản )

     Mặc khác, do Bồ đào nha chưa tổ chức được bộ máy cai trị địa phương, do đó chúng chưa có cơ sở vững vàng ở vùng chiếm đóng, vì dựa vào các căn cứ rãi rác như các ốc đảo, hơn nữa giai cấp tư sản Bổ còn yếu, dựa vào vương quyền ăn chơi xa xĩ,

Page 82: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nên vàng và hàng hóa dần dần rơi vào tay Anh và Hà Lan (hàng hóa cướp được chủ yếu bán cho Anh và Hà Lan). Chính vì thế Bồ đào nha không giữ được thực dân địa lâu dài, đến thê kỷ XVII, phần lớn thuộc địa bị Hà lan chiếm.

           2 - TÂY BAN NHA bóc lột thuộc địa CHÂU MỸ 

TOP

     Ở châu Mỹ trước khi bọn thực dân Tây ban nha đến, đã từng có các tộc Maya, Aztèques, Incas sinh sống và họ đã có được một nền văn hóa lâu đời, đang đứng ở đỉnh cao của công xã thị tộc ( ở Mexico người ta đã biết làm tuộng, dẫn thủy và có quốc gia riêng).

     Năm 1519, Tây ban nha cử  Cortès đem 300 quâm đổ bộ lên Mexico và sau 3 năm y đã chiếm được xứ nầy   Năm 1532, một tên thực dân khác tên là Pizarro đem 300 quân chiếm Peru (xứ sở của người Inca, họ đang sống trong các công xã nông thôn, có chữ viết) , dù Pizarro bị giết, nhưng bọn thực dân cũng chiếm được vùng nầy và Trung Mỹ.

Page 83: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

              # Chính sách thực dân của Tây ban nha :

·     Mua chuộc chia rẽ nội bộ dân địa phương.

·     Cướp đất đai và hầm mỏ

     Họ chiếm được các địa phương vì : dân địa phương thiếu thống nhất, chân thật,  và thần thánh hóa các phương tiện khoa học.      Ðể thực hiện việc chiếm đóng trên, bọn thực dân TBN chủ trương chiếm từng miền , từng quốc gia để biến thành thuộc địa. Sau đó tiến hành việc mua bán bằng cách  đổi chác , tiến hành cướp bóc, bắt dân địa phương nộp sản vật, phá hoại tôn giáo. Của cải vơ vét được, theo qui ước họ trích 1/5 nộp cho vua Tây ban nha, số còn lại chúng chia nhau

           3 -  Việc khai thác bước đầu và sự ra đời của chế độ nô lệ da đen

TOP

     # Khai thác bước đầu :

     Bọn thực dân sau khi chiếm được những vùng đất  ở  châu Mỹ, chúng đã tiến hành khai thác quặng mỏ để vơ vét kim loại bản xứ. Họ bắt dân địa phương làm việc trong điều kiện vật chất thiếu thốn, khắc nghiệt và cưỡng bức qúa sức lao động, chính vì thế

Page 84: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

sau một thời gian khai thác, đã làm cho từ  1/2 đến 2/3  số lao động phải thiệt mạng

# Sự ra đời của chế độ nô lệ da đen:

     Ðể bù vào số lao động hao hụt vì chết, bọn thực dân Tây ban nha đã đặt mua nô lệ da đen ở châu Phi, hoặc săn bắt họ (khiến những người da đen châu Phi phải lẫn trốn vào rừng và sống như thú vật). Chúng dùng thuyền chở nô lệ sang châu Mỹ (.họ bị nhét trong tàu hàng tháng trong cảnh thiếu ăn, thiếu dưỡng khí, nên một số đã chết trên đường đi, số còn lại chúng đưa vào các đồn điền, hầm mỏ)

     Nhờ sự kích thích trong khi vơ vét, bọn thực dân đã đem gia đình theo sang châu Mỹ, nhờ qúa trình tiếp xúc với dân bản xứ, nên đã tạo thành  nền văn hóa Mỹ  - Latinh . Ngoài ra để cai trị xứ sở mới, chúng  đã đặt chức  Phó vương và lập Hội đồng các xứ Ấn độ.

Page 85: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Trong bộ Tư bản, Marx viết : Việc tìm ra các mỏ vàng, bạc ở châu Mỹ, sự tuyệt diệt, nô dịch và chôn vùi những dân cư bản xứ đang sống trong các hầm mỏ, những bước đầu đi xâm chiếm và cướp bóc Ðông ấn, việc biến châu Phi thành khu vườn cấm để săn người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghiã.

           4 - Hậu quả của các phát kiến địa lý

TOP

# Về kinh tế :

     - Trước hết, phát kiến địa lý đã mở rộng cơ sở lãnh thổ cho nền thương mại thế giới và phạm vi kinh tế cho tư bản châu âu.

          - Hậu qủa quan trọng nhất của phát kiến địa lý là nó đã tạo nên  cuộc cách mạng giá cả, làm cho giá cả hàng hoá ở châu Âu tăng vọt , mà nguyên nhân của nó là do những kim loại qúi đổ vào châu Âu với số lượng lớn chưa từng có.

Page 86: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Nhìn chung, cách mạng giá cả  đã tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản và cả những phần tử qúy tộc và tầng lớp nông dân giàu mà phương thức kinh tế của họ gần gủi với giai cấp tư sản, nhưng lại bất lợi cho phong kiến, kẻ đã thu tô cố định như cũ, đồng thời nó làm cho nông dân nghèo và dân nghèo thành thị thêm bần cùng và biến họ thành những công nhân làm thuê trong các công trường thủ công đang phát triển.

# Về chính trị :

     Do yêu cầu  của sự phát triển kinh tế, xã hội đã thúc đẩy nhanh qúa trình xây dựng chính quyền trung ương tập quyền ( triều Hapsbua ở TBN, Capet ở Pháp, Tudo ở Anh ) bởi thương nhân và thị dân muốn chấm dứt tình trạng phân tán, muốn phát triển kinh tế thương mại.

     Hệ tư tưởng phong kiến bị lung lay, chế độ phong kiến đang trên đường tan rã (xuất hiện cách mạng tảo kỳ ở Hà lan, chiến tranh

Page 87: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nông dân, cải cách tôn giáo, phong trào văn hóa phục hưng,...)

     Chủ nghiã thực dân phát triển ( ngoài TBN và BÐN sau nầy có thêm Anh, Pháp, Hà lan,..)

# Về xã hội :

     Ngoài hai giai cấp cơ bản, xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản (giai cấp tư sản ra đời đồng thời cũng xuất hiện giai cấp vô sản - gcts hình thành do cách mạng giá cả, do rào đất cướp ruộng,.. CNTB ra đời thúc đẩy các nước thực dân đi xâm lược thuộc địa bằng những phương pháp tàn bạo rất nhiều lần)

# Về khoa học kỹ thuật :

     -Thúc đẩy sự phát triển về điạ lý, thiên văn và công nghiệp.     - Tạo nên một sự giao lưu văn hóa Tây - Ðông, mở rộng khả năng nghiên cứu khoa học ( Dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học,...)

III- SỰ NÃY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI

Page 88: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

PHONG KIẾN          1-  Sự Phát Triển Của Sức Sản Xuất

TOP

     a- Trong công nghiệp :

-         Phát minh lò cao làm tăng khối lượng gang thép (TK XV).

-         Phát minh nhiều máy móc : Máy bơm nước, bánh xe guồng nước, bánh xe quay sợi, máy in,... phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa,...

-         Kỹ nghệ chiến tranh cũng phát triển : súng đại bác, súng cầm tay, thuốc nổ,...

-         Có sự phân công trong lao động nên năng xuất cao.

     b- Trong nông nghiệp :

-         Xu hướng chuyên môn hóa xuất hiện, làm cho hiệu xuất lao động tăng :

Page 89: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nuôi bò lấy sữa làm format ; nuôi cừu lấy lông dệt dạ; trồng nho ép rượu,...

     c- Trong thương nghiệp : -         Công nông nghiệp phát triển đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, quan hệ

buôn bán ngày càng được đẩy mạnh, làm xuất hiện mần mống tư bản chủ nghiã.

          2-   Sự giải thể của chế độ phong kiến

TOP

·        Vào thế kỷ XVI - XVII quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị. Tuy nhiên  quan hệ phong kiến bắt đầu giải thể .

     Như vậy, từ sự phát triển của sức sản xuất và sự giải thể của chế độ phong kiến đã làm nãy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghiã. Mặc khác cũng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tuy nhiên bản thân nền kinh tế hàng hoá không làm  nãy sinh chủ nghiã tư bản, mà chủ nghiã tư bản có điều kiện căn bản là sự tích luỹ ban đầu.

          3 - Sự tích lũy ban đầu của chủ nghiã tư bản

TOP

#  Ðiều kiện để thực hiện  TLTBNT :

@  Tư bản :

Page 90: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Bằng sự phát triển buôn bán, của cải tập trung trong tay một số ít người.

-         Thuế má nặng nề đánh vào nông dân, làm cho thị dân giàu lên.

-         Cho Vua  vay trước tiền thuế rồi đứng ra bao thầu việc thu thuế

                Tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ

                 ở khắp mọi lổ chân lông của nó   [Marx].

@  Lực lượng lao động làm thuê :

          Lực lượng lao động làm thuê có thể có được là do chiến tranh, thuế má, cướp đoạt ruộng đất,... làm cho người nông dân bị phá sản, họ kéo lên thành thị ngày càng đông, thợ thủ công ngày càng xuất hiện nhiều, họ là một lực lượng lao động làn thuê đáng kể.

Page 91: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Như vậy, việc cướp đoạt nông dân là điều kiện chủ yếu vừa tạo nên tư bản, vừa tạo nên lực lượng lao động làm thuê ( Anh là  nước điển hình trong việc tích luỹ TBNT).

          Chủ nghiã tư bản ra đời là một bước ngoặt lớn của lịch sử, một bước tiến bộ rất dài so với chế độ phong kiến. Nó đã sản sinh ra một khối lượng của cải lớn hơn nhiều so với các xã hội trước và tạo nên một nền văn hóa phát triển cao. Tuy nhiên lịch sử vế sự tước đoạt họ (nông dân) không phải là một vấn đề nghi vấn : nó được ghi trong sử sách của nhân loại bằng nghững chữ máu và lửa không bao giờ phai [ K.Marx- Tư bàn, Q1, T3, Sự thật, HN 1960, Tr 220].

          4 - Sự ra đời của Công trường thủ công

TOP

          Một đặc trưng cho sự ra đời của chủ nghiã tư bản thời ấy là sự xuất hiện

Page 92: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

của các công trường thủ công. Ðây là hình thức kinh doanh công nghiệp đầu tiêbn của CNTB. Vì CNTB ra đời bằng sự phát triển của kinh tế hàng hóa, thương mại, mậu dịch hàng hải, tổ chức ngân hàng tín dụng và các công trường thủ công .

          # Khái niệm CTTC :

          Công trường thủ công là một tổ chức có phân công lao động và kỹ thuật thủ công trong một qúa trình sản xuất, do những người có vốn bỏ vốn ra mua nguyên liệu và tập hợp những người lao động làm thuê  lại để sản xuất hàng hóa, nhằm tạo ra nhiều gía trị thặng dư trong bóc lột.

-         Thế kỷ XV, những công trường thủ công ở Châu âu bắt đầu hình thành. Có hai loại công trường thủ công :

+ Công trường thủ công tập trung:  Loại công trường nầy được nhà tư bản

Page 93: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

lập ra và tập hợp những người thợ thủ công khác ngành nghề tại một xưởng để sản xuất hàng hoá.

+ Công trường thủ công phân tán : Nhà tư bản cho những người thợ thủ công chuyên nghiệp nhận gnuyên liệu về làm gia công.

     Trong các công trường thủ công, căn bản là sản xuất bằng tay, có một vài kiểu máy móc thô sơ (khung cửi nửa tự động, lò cao đơn giản,...) Tuy nhiên lúc nầy công trường thủ công tập trung chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với công trường phân tán.

        Công trường thủ công xuất hiện  trước hết ở những ngành cổ truyền , gắn với nhu cầu sinh hoạt của quần chúng (như nghề làm len dạ) , sau đó xuất hiện các công trường khai thác quặng, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí,...         Có thê nói, công trường thủ công ra đời vào thời kỳ nầy đã gớp phần làm cải tiến bộ mặt xã hội ( nhất là bộ mặt nông thôn) , nhưng chưa cải tiến một cách triệt để, việc nầy phải đợi đến nền đại  công ngiệp sử dụng nhiều máy móc mới làm được.

Page 94: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          5-  Sự ra đời của giai cấp Tư sản và Vô sản

TOP

        Thế kỷ XV, tầng lớp thương nhân và chủ xưởng ra sức kinh doanh lập ra nhiều công trường thủ công, bóc lột công nhân làm thuê, làm phá sản thợ thủ công và tước đoạt ruộng đất của nông dân, làm những người lao dộng ấy mất đi hết tư liệu sản xuất trở thành người vô sản. Nhờ qúa trình ấy, giai cấp tư sản ra đời đồng thời giai cấp vô sản cũng xuất  hiện.

# Giai cấp tư sản :

-         Thành phần xuất thân của giai cấp tư sản rất phức tạp, gồm : thợ cả, thương nhân, thị dân giàu, chủ nhà buôn, chủ ngân hàng,... họ nắm trong tay nhiều của cải, là lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản (có một bộ phận thân cận với triều đình, mua quan bán tước, quyền lợi của họ gắn liền với

Page 95: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

triều đình phong kiến gọi là tầng lớp qúi tộc áo dài- tiêu biểu ở Pháp).

-         Ngoài ra còn có bọn   qúi tộc mới , xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, họ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghiã (rào đất, chuyên trồng đồng cò để nuôi cừu)

     Cả hai bộ phận nầy chưa ổn định về thành phần, có nhiều quan hệ với xã hội phong kiến, và bước đầu còn phục tùng và ủng hộ triều đình, bằng nhiều hình thức bóc lột khác nhau, nhưng đều nhằm chiếm lấy tư liệu sản xuất và làm vô sản hóa nhân dân lao động.

              # Giai cấp vô sản :      Là những người bị tước đoạt mất tư liệu sản xuất, trở thành những người làm thuê (thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị) . Vào thời kỳ nầy họ còn quan hệ nhiều với nông thôn, đau khổ do chế độ phong kiến gây ra, nên theo giai cấp tư sản để làm cách mạng phản phong.

IV-   PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

TOP

1-   Sự ra đời :

Page 96: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Cùng với sự ra đời của CNTB, một  nền văn hóa mới cũng xuất hiện, đối lập gay gắt với hệ tư tưởng văn hóa phong kiến : đó là nền văn hoá phục hưng.

Văn hóa phục hưng là khôi phục lại và phát triển  nền văn hóa xán lạn của Hy lạp - La mã bị xã hội phong kiến và giáo hội Thiên chúa giáo  vùi dập đi gần 10 thế kỷ.

     Văn hóa phục hưng xuất hiện tương đối sớm, vào thế kỷ XIV, XV ở các thành thị của Bắv Ý, về sau phong trào lan ra Hà Lan, Anh, Pháp, Ðức , Tây ban nha, Bồ đào nha,.... phát triển rực rở nhất vào thế kỷ XVI và ảnh hưởng của nó kéo dài đến thế kỷ XVII.

     Sự ra đời của nền văn hó a phục hưng biểu hiện bằng sự phát triển phong phú của các thể loại và hình thức (văn, kịch , nhạc, hội họa,...) , nó còn biểu hiện ở sự nhảy vọt của khoa học kỹ thuật , của khối lượng đồ sộ các tác phẩm và những tài năng sáng tạo.

Page 97: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Giá trị chủ yếu của nền văn hóa nầy vẫn là ở nội dung tư tưởng của nó.

2-   Về nội dung :

     Trong nền văn hóa thời phục hưng, chủ nghiã nhân văn được thể hiện rõ ràng. Trước hết ở sự phê phán xã hội phong kiến và lên án giáo hội thiên chúa giáo, tinh thần đề cao gía trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, tinh thần dân tộc nãy nở.

CHỦ NGHIÃ NHÂN VĂN : Theo V.P Volgin : chủ nghiã nhân văn là một quan điểm đạo đức và chính trị không phải xuất phát từ những nguyên tắc nào đấy ở cỏi âm hoang, ở bên ngoài đời sống thực tế của con người, mà xuất phát từ con người tồn tại thực tế, với những nhu cầu và năng lực thực tế đòi hỏi phải được phát triển và thoả mãn càng rộng càng đầy đủ càng tốt trong đời sống thực tế.

Theo nghiã hẹp , chúng ta gọi trào lưu tư tưởng nhất định thế kỷ XIV -XVI là chủ

Page 98: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nghiã nhân văn vì các đại biểu của nó biểu hiện rõ ràng các khuynh hướng nói trên.

a-   Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến Và lên án giáo hội Thiên chúa giáo :

     Người được coi là mở đầu và tiêu biểu cho tư tưởng nầy là Alighieri Dante (1265 - 1321) tác giả của  Hài kịch thần thánh . Thông qua tác phẩm ông muốn tỏ rõ thái độ của mình đối với bọn thống trị, bọn thầy tu gian ác, bọn giáo hoàng.

     Tác giả thứ hai là Fracois Rabelais ( 1494-1553). Ông là ngôi sao sáng của nền văn hóa phục hưng, ông dã phê phán giáo hội và chỉ trích sâu cay trật tự xã hội PK, đánh thẳng vào bọn vua chúa, với tác phẩm nổi tiếng Garganchuya và Pantaguyen “.

b-  Tinh thần đề cao gía trị con người :

     Ðược thể hiện sâu sắc trong tác phẩm  Don Quichotte nhà qúi tộc tài ba xứ Manche

Page 99: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

của đại văn hào người Tây ban nha  Miguel de Cervantès (1547-1616).

c-   Ý thức đòi quyền tự do cá nhân :

     Ðòi giải phóng con người hỏi mọi qui tắc, giáo điều và sự khổ hạnh do bọn tăng lữ phong kiến đề ra. Ðòi được tự do yêu thương.

d-  Tinh thần dân tộc :

     Văn thơ thời kỳ nầy nói lên lòng yêu quê hương, sự  gắn bó với dân tộc, tinh thần qúi trọng tiếng nói của dân tộc . Tiêu biểu như Dante, Joachim Du Belley (1522-1560).

     Ngoài các nhà văn học ra, ta thấy chủ nghiã nhân văn được tổng hợp, được nâng tới cao độ và khép lại ở  William Shakespear (1564-1616), nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Kịch của ông lên tiếng sự tàn bạo, lòng tham lam ích kỷ và sự phản bội, bao gồm hai loại kịch ;

Page 100: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

·     Hài kịch : gây tiếng cười sảng khoái, toát lên từ những tấm lòng yêu đời và chung thủy trong tình yêu.

·     Bi kịch : là những tiếng nói đanh thép, kết tội thái độ thù địch phong kiến, lên án những cuộc đổ máu vì lòng ích kỷ, những âm mưu phản trắc,... đồng thời là tiếng nói bênh vực tình yêu chính đáng và trong sạch, ca ngợi tấm lòng kiên trung.

3-   Nền nghệ thuật thời Phục hưng :

a-     Nghệ thuật tạo hình :

        Lấy con người làm chủ đề sáng tác, nên đã thoát khỏi những đường nét hạn chế, những bộ mặt nghiêm nghị hay thiểu não, những màu sắc sặc sỡ hay ảm đạm của nghệ thuật phong kiến.

        Tiêu biểu cho nghệ thuật hội họa là  Leonardo da Vinci (1452-1519) và  

Page 101: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Michelangele  Buonarrotti (1475-1564)  đều là người Ý.

·        Leonardo da Vinci với  tác phẩm nổi tiếng là bức Lajocol vẽ hình ảnh người thiếu phụ Monnalida với nụ cười và đôi mắt chứa chan hàm xúc.

·        Michelangele, nhà họa sĩ điêu khắc nổi tiếng với bức bích họa có diện tích 221 mét vuông vẽ trên trần nhà thờ Sittien ( Roma).

b-     Kiến trúc :

        Những công trình xây dựng thời kỳ nầy đều mang những phong cách mới : Kiểu trang trí đơn điệu, đường nét hạn chế, gãy khúc, hình dáng nặng nề đã nhường chổ cho những công trình có bề mặt rộng rãi, khoáng đạt, sáng sủa, chắc chắn và bề thế ( với những vòm lớn, những dãy cột cao, cửa sổ có lấp kính

Page 102: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

màu) vừa gắn với thiên nhiên, vừa gần gũi với cuôc sống hơn.

c-     Âm nhạc :

        Có những tiến bộ, thoát khỏi những khuôn khổ nhạc đệm cho những bài hát trong nhà thờ. Ðặc biệt nhiều nhạc cụ mới được cải tiến,  biết tổ chức dàn nhạc và dàn hợp xướng với 3-4 bè.

 

4-   Sự tiến bộ của kỹ thuật :

 

     Có nhiều thay đổi lớn về kỹ thuật như :

·      Cải tiến bánh xe nhỏ quay bằng sức nước các giòng sông thành những bánh xe lớn dùng sức nước từ các máng trên cao đổ xuống ( gọi là nguồn n7ớc trên)

·      Trong ngành luyện kim, người ta đã biết xây những lò cao để nấu gang và luyện thép.

Page 103: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

·      Ngành sản xuất vũ khí đã đúc được súng đại bác và súng cầm tay bằng sắt dày và tốt, đạn bằng gang thay thế cho đạn đồng và đá. ( sự tiến bộ của vũ khí, những thành quách phong kiến có thể bị phá vỡ, những đội kỵ binh trở  nên mất tác dụng, nên nghĩ đến việc cải tổ quân đội).

·      Ngành hàng hải cũng đạt nhiều thành tựu : đóng được những thuyền đi biển lớn, có trọng tải 50 - 100 tấn, tốc độ 60 km/ngày. Hoàn thiện và áp dụng rộng rãi la bàn, viễn kính, thước đo phương vị.

·      Ðồng hồ lên dây cót được chế tạo sớm nhất ở Hà lan, Pháp , Thụy sĩ.

·      Dệt có sự phân công trong qúa trình sản xuất, dệt đưọc len và sợi pha len, dệt thành nhiều tấm có nhiều màu.

·      Máy in cũng ra đời, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong kỹ thuật

Page 104: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

(quyễn sách in máy đầu tiên ra đời vào khoảng năm 1445)

5-   Khoa học và Triết học :

# Khoa học : xuất hiện những ngôi sao sáng.

     Nikolai Copernik  (1473- 1543), nhà bác học Ba lan  đã phát hiện ra  Hệ thái dương  và cho rằng trái đất hình cầu và xoay quanh mặt trời.

     Jordano Bruno (1548-1600), người Ý , Ông đã phát triển lý thuyết của Copernik, ông cho bầu trời là vũ trụ bao la và vô tận.

     Galileo (1564-1642) người Ý, ông là người đầu tiên quan sát bầu trời bằng kính thiên văn, phóng to nó gấp 30 lần, ôg còn nghiên cứu mặt trăng và các hành tinh khác, đã khẳng định kết qủa của những người đi trước.

# Triết học :

Page 105: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Nhà triết học Fracis Bacon (1561-1626) người Anh, Decaster người Pháp đả phá thế giới quan  duy tâm của giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

              Khoa học và triết học thật sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng.

6-   Kết qủa- Ý nghiã :

-         Nền văn hóa phục hưng mang tính chất giai cấp rõ rệt. Nền văn hóa đó là nền văn hóa của giai cấp tư sản mới ra đời, nó đại diện cho  nền kinh tế mới tiến bộ. Trong khi đấu tranh chống những tư tưởng và hành động của giáo hội, nó đề cao gía trị con người, đòi giải phóng con người, phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.

-         Trong đấu tranh chống chế độ cũ, xuất hiện một bộ phận tri thức của giai cấp tư sản mới hình thành, đó là nền tảng của nền văn hóa tư tưởng mới.

Page 106: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Tuy nhiên nền văn hóa phục hưng cũng còn nhiều hạn chế :

-         Trong khi đấu tranh chống lại giáo hội, chống chế độ phong kiến, các nhà tư tưởng không đòi thủ tiêu tôn giáo màchỉ thay bằng tôn giáo khác ( tôn giáo cải cách).

-         Khi đề cao gía trị con người, thì lại đề cao con người tư sản , với những đức tính  khôn ngoan, óc sáng tạo, nghị lực làm giàu,...

-         Khi đòi giải phóng cá nhân, đòi tự do cá nhân, các nhà văn hóa đã đặt nền mống cho chủ nghiã  cá nhân thâm chí cực đoan.

V-  CẢI CÁCH TÔN GIÁO  Ở CHÂU ÂU

TOP

     Cùng với phong trào văn hóa phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo cũng ra đời. Ðây là mặt thứ hai của cuộc đấu tranh phản phong trong hệ tư tưởng-văn hóa của giai cấp tư sản.

Page 107: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

     Cải cách tôn giáo kịch liệt lên án những hành vi  tham nhũng và đồi bại của của giáo hoàng thời ấy, chỉ trích những giáo lý của giáo hội, đòi cải tổ giáo hội về tổ chức và nghi lễ.      Cải cách tôn giáo được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, vì gần như toàn bộ dân chúng châu âu đều là tín đồ Thiên chúa giáo, và những người khởi xướng phong trào nầy là những tăng lữ thiên chúa mang tư tưởng tư sản.

         1-   Cải cách tôn giáo ở ÐỨC TOP

     Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở Ðức, vì Ðức là nước bị giáo hoàng và giáo hội  áp bức bóc lột tồi tệ nhất : vừa áp bức giai cấp, vừa áp bức dân tộc.

     Ngoài ra người dân Ðức còn phải đóng nộp thuế thập phân (1/10), tiền sắc phong, tiền bán thẻ xá tội cho giáo hội. Vì thế giai cấp phong kiến, qúi tộc, thị dân và nông dân đều căm ghét và oán hận giáo hoàng.

     Vào thế kỷ XVI, CNTB đã hình thành ở Ðức, nên tư tưởng tư sản đã thâm nhập vào nước nầy. Người đầu tiên khởi xướng phong

Page 108: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

trào cải cách tôn giáo ở Ðức là Martin Luther (1483-1546) người Ðức, là một tu sĩ, giáo sư thần học và triết học của trường đại học Wittenberg. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả, cha là một thợ mỏ.

     # Nội dung cải cách của Luther :

-         Trở lại tôn giáo cơ đốc nguyên thủy, lấy kinh thánh làm giáo lý duy nhất. Vì đạo cơ đốc lúc nầy đã bị giáo hoàng đưa vào giáo lý nhiều tư tưởng xấu.

-         Thực hiện giáo hội rẽ tiền, tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội đương thời. Giáo hội không cần có tài sản, không cần tổ chức những nghi lễ tế tự phiền phức ( đã có nhiều người theo phe cải cách để lấy tài sản của giáo hội).

-         Lấy cơ sở là cứu vớt con người bằng lóng tin, chống lại việc cứu vớt

Page 109: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

con  người bằng việc thiện. ( đối với đạo thiên chúa, việc gì nhà thờ cũng buộc tín đồ nộp tiền để làm lễ, nên Luther tuyên bố  Mỗi người là một linh mục của chính mình.

          Như vậy nội dung cải cách của Luther đã biểu hiện tính tư sản vì còn duy trì tôn giáo, hay nói cách khác , Luther muốn tách giáo hội Ðức ra khỏi Giáo hoàng và chuyển tài sản giáo hội cho tư sản và qúi tộc.

          # Diễn tiến:

          Cải cách của Luther nhanh chóng lan ra khắp nước Ðức. Lúc đầu Luther viết  Luận văn 95 điều chống việc giáo hoàng bán thẻ xá tội, nên được qúi tộc, thị dân nghèo mà đặc biệt là nông dân ủng hộ. Những người nông dân đã biến việc ủng hộ cải cách của Luther thành cuộc đấu tranh chống lại giáo hoàng, được sự ủng hộ của tiểu qúi tộc, cuộc đấu tranh đã biến thành cuộc đại khởi nghiã của nông dân Ðức.

Page 110: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Trước tình hình đó, năm 1520  Giáo hoàng đã  Rút phép thông công   của Luther, Còn bản thân Luther khi thấy cuộc đại khởi nghiã của nông dân nổ ra cũng hoảng sợ, nên vội chạy theo phe qúi tộc lớn và kêu gọi qúi tộc đàn áp nông dân.

          Năm 1521, trước những biến động do khởi nghiã nông dân gây ra, Hoàng đế Ðức đã ra lệnh bắt giam Luther, nhưng hầu tước  xứ Dacsen là Frederik đã che chở và dấu Luther vào lâu đài Wartburg. Từ đó coi như Luther không còn là người lãnh đạo phong trào nữa.

# Kết qủa :           Cải cách tôn giáo của Luther không triệt để, vì sự phản bội của Luther đã biến tôn giáo cải cách của ông thành thứ  tôn giáo của qúi tộc và vì thế giáo hội Tân giáo trở  thành tay chân của phong kiến.

         2-   Cải cách tôn giáo của CALVIN  ở Thụy sĩ

TOP

     Jean Calvin (1509-1561), người Pháp, học luật tại Paris, con một viên chức cấp tỉnh. Trong khi tiếp thu học vấn, Calvin

Page 111: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đồng thời tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo của Erasme, Luther.

     Năm 1530, ông bị trục xuất khỏi Pháp, sang Ðức và từng sống ở nhiều vùng khác nhau của nước Ðức, sau đó ông đến Genève (Thụy sĩ), Calvin mới xây dựng nên nền mống cho tôn giáo mới của mình. Ðó là đạo  Tin lành. ( dịch từ chữ  Evangélisme, có nghiã là tôn giáo Phúc âm [tin mừng] )

          Thụy sĩ  là nước tự do kiểu tư sản, nên cải cách của Calvin rất thích hợp và được hoan nghênh, vì cải cách của Calvin có nhiều  ưu điểm và gần với giai cấp tư sản hơn.

          #  Nội dung cải cách :

          Năm 1536, tại Besel (Ðức) Calvin cho xuất bản tập Lời khuyên về lòng tin thiên chúa,  tóm tắt những quan niệm giáo lý và đạo đức cùng một số tác phẩm khác của ông, đã trở thành hệ thống tư tưởng của đạo Tin lành . Cụ thể : Vẫn thực hiện 3 nội dung

Page 112: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

cải cách của Luther, nhưng ông bổ sung thên thuyết định mệnh.

          Cải cách của Calvin ảnh hưởng đến các giai cấp trong xã hội: giai cấp tư sản, giai cấp phong kiến, giai cấp vô sản.

              # Tổ chức :

-         Ông chia xã hội ra làm hai hạng người : Hạng người được thượng đế lựa chọn và hạng người bị đọa đày ghét bỏ.

-         Ở mỗi khu vực ông cho hình thành một Công xã những người được lựa chọn , ở đó mục sư là người chịu trác h nhiệm về tinh thần ( linh hồn) của các tín đồ trong công xã. Trong công xã có  Hội dồng trưởng lão  do công xã bầu lên ( các thành viên trong hội đồng trưởng lão ở Genève đếu do thị dân tư sản giáu có đảm nhiệm), hội dồng trưởng lão có quyền bãi miễa, chọn mục sư cho công xã, nắm quyền

Page 113: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

sử án và hành chánh trong công xã. Ở mỗi công xã có một nhà thờ là nơi giảng giải giáo lý.

-         Ðể quản lý các khu vực có cơ quan quản lý tối cao, mà trong đó toà án tôn giáo là cơ quan tối cao của giáo hội Calvin, do mục sư và hội đồng trưởng lão hợp thành.

Như vậy trong khi đấu tranh chống lại giáo hội Thiên chúa , giáo hội của Calvin đã thực hiện độc tài về tôn giáo cũng như về chính trị.

     # Biện pháp thực hiện cải cách :

-         Ở Genève, Calvin cho mở viện Thần học, để đào tạo giáo sĩ đi truyền bá cải cách.

-         Về giáo hội : bỏ mọi nghi thức, lễ giáo phiền phức, nhà thờ không có bàn thờ, tranh ảnh, tương chúa (chỉ còn giữ lại lễ rửa tội và ban bánh rượu)

Page 114: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Về giáo lý, chỉ công nhận những tín điều rút ra từ kinh thánh (nghiã là vẫn công nhận rất nhiều thuyết vô lý như thánh linh tam vị nhất thể)

-         Bài xích những người theo tín ngưỡng khác, hoặc có tư tưởng khác với giáo lý của mình. ( Năm 1533, nhà sinh vật học Tây ban nha là Michel Servet bị giáo hội Calvin xử thiêu sống vì dám công kích thuyết Thánh linh tam vị nhất thể. Ở Genève, hội đồng trưởng lão thành phố đã xử tử 58 người vô thần và đuổi ra khỏi thành hố 76 người trong sạch vì không chịu đi lễ).

     Có thể nói, chủ nghiã Calvin đã được tiếp thu nhanh chóng và bành trướng mạnh mẽ ở  các thành thị và những miền có quan hệ TBCN phát triển. Nó được truyền sang các nước Anh , Pháp, Hà lan, Hungary, Ba lan, Hoa kỳ. Dưới những danh hiệu khác nhau, những người theo chủ nghiã Calvin ở mỗi nước chẳng những là nhà hoạt động về tôn giáo, mà còn là nhà hoạt động tích cực về chính trị, xã hội.

VI-   CHIẾN TRANH NÔNG DÂN ÐỨC         1-   Tình hình nước Ðức trước chiến tranh

TOP

Page 115: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

a-     Về kinh tế :

-         Ðức là một quốc gia chiếm vị trí trung tâm châu Âu, đã có một số ngành công nghiệp cổ truyền phát triển như : luyện kim, dệt , làm giấy , in,... nhưng kinh tế  Ðức không đồng bộ và phát triển không đều ở các địa phương.

-         Kinh tế không theo kịp các nước ( công nông nghiệp kém Anh và Hà lan ), hơn nữa chưa có thành thị nào ở Ðức đóng vai trò trung tâm để thúc đẩy nền kinh tế dân tộc (như London của Anh, Paris của Pháp , Amsterdam của Hà lan,..)

b-     Xã hội :

          Xã hội Ðức rât phức tạp .

-         Cho đến thế kỷ XVI, Ðức vẫn còn chế độ phong kiến phân quyền. Trong khi đó giao hội gắn với La mã là chổ

Page 116: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

dựa của hoàng đế Ðức thì bị cả qúi tộc lẫn kỵ sĩ căm ghét.

-         Một bộ phận bình dân ( thợ bạn, những người buôn bán nhỏ, dân nghèo thành thị) và nông dân phá sản muốn vào thành thị tìm công ăn việc làm, nhưng thành thị Ðức chưa phát triển, nên học trở thành cùng dân, vì thế họ sát cánh với nông dân trong đấu tranh ( bản thân họ cũng thường xuyên đấu tranh nhưng thiếu chí hướng và thiếu kiên định nên thất bại ).

-         Một số phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra như  phong trào liên minh giày cỏ, phong trào Conrat nghèo khổ,  đã cho thấy sự bất mãn của quần chúng đối với chính quyền và giáo hội.

-         Hoàng đế Ðức Charles V (vừa là hoàng đế Ðức, nhưng do thừa kế vừa là Vua Tây ban nha, Netherland, một

Page 117: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

phần Ý và nhiều kãnh địa khác ở châu Âu) mãi lo tiến hành chiến tranh, ít chú trọng đến đời sống nhân dân, gánh nặng chiến tranh lại trút lên đầu nhân dân , làm cho nhân dân càng thêm bất mãn.

         2-  Ảnh hưởng cải cách của Luther và tư tưởng của Muntzer

TOP

          Có thể nói cải cách tôn giáo của Luther ảnh hưởng rất lớn  đối với các giai cấp trong xã hội Ðức.

          #  Ðối với qúi tộc phong kiến:  Vì tư tưởng của Luther bị giáo hội căm ghét và kịch liệt chống đối, nên qúi tộc đồng tình và ủng hộ  phong trào của Luther, nhằm làm giãm uy tín của giáo hội và cướp ruộng đất của nhà thờ.

          #  Ðối với kỵ sĩ : Là tầng lớp thấp nhất trong bậc thang phong kiến, vai trò của kỵ sĩ đã  lỗi thời vì sự xuất hiện của pháo binh và súng cá nhân, làm cho thu nhập của họ  ít đi, họ hùa theo phong trào của Luther và đấu tranh rất mạnh nhằm chống lại qúi tộc và thị dân giàu ( Kỵ sĩ

Page 118: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

vùng Shwaben và Franken đã liên minh lại với nhau khoảng 700 người, từ tháng 8-1522 đến tháng 9 -1523 họ đã liên tục tấn công vào địa phận của tổng giám mục Trier nhưng thất bại vì nhân dân không ủng hộ họ).

          # Ðối với phong trào nông dân :  Cải cách của Luther đã giúp cho những người nông dân hiểu rõ hơn về giáo hội và bọn thống trị phong kiến, nên nhân dân ủng hộ phong trào của Luther, tuy nhiên nhiệt tình và tinh thần đấu trnh của nông dân đã vượt xa hơn Luther, nên họ đã đẩy phong trào đấu tranh  thành những cuộc khởi nghiã nông dân, chống lại giáo hội và chính quyền.

@ Tư tưởng của Muntzer :

          Thomas Muntzer (1490-1525), là con một thợ mỏ, cha ông bị bọn phong kiến treo cổ vì có hành động chống đối. Ông học và đỗ tiến sĩ thần học, làm linh

Page 119: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

mục ở nhà thờ  Schwitcao. Ông là người tiêu biểu cho tư tưởng  của phái  Rửa tội lại. Giáo phái nầy chủ trương không thờ tượng thánh, không nghi thức. Như vậy quan điểm tôn giáo của Muntzer đi gần  với chủ nghiã vô thần.

          Về quan điểm chính trị, Muntzer tin tưởng xây dựng một vương quốc thần thánh, trong xã hội không có giai cấp, không phân chia tài sản, không phân biệt các thành viên trong xã hội. Có thể nói quan điểm chính trị của ông đi gần với chủ nghiã  cộng sản không tưởng.           Tư tưởng của Muntzer dã có ảnh hưởng rất lớn đối với nông dân, nên khi Muntzer kêu gọi  khởi nghiã, ông đã được nông dân ở 2 vùng Thuygingel  và Dacsen hưởng ứng đông đảo.

         3 -  Những cuộc khởi nghiã tiêu biểu của nông dân Ðức  (1524 - 1525)

TOP

a- Khởi nghiã nông dân SCHWABEN :

@ Thời gian và địa điểm :

Page 120: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

            Khởi nghiã nổ ra vào tháng 6 năm 1524. Trung tâm khởi nghiã là thị trấn Waldhut ( nơi có ảnh hưởng khá nhiều của tư tưởng Muntzer)

@ Diễn biến :

           Lãnh đạo khởi nghiã là một cựu chiến binh tên là Hans Munler. Lực lượng khoảng 3000 người.

          Nghiã quân đã tấn công vào lâu đài của bọn lãnh chúa, đòi họ phải giãm bớt sự bóc lột đối với nông dân. Bọn lãnh chúa hoảng sợ nên vôi vã xin điều đình với nông dân, nhưng thực chất chúng muốn trì hoãn để chờ cứu viện, nghiã quân nhận thấy sự thiếu thiện chí của lãnh chúa, nên đã đẩy phong trào phát triển mạnh lên. Phong trào lan ra toàn vùng Schwaben và con số nghiã quân tăng lên đến 40.000 người, được chia thành 6 đạo quân , chia nhau tấn công vào nhiều hướng.

Page 121: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Trên đà thắng lợi, tháng 3 năm 1525, các đạo quân họp nhau lại ở Meiningel để thống nhất hành động và đưa ra cương lĩnh đấu tranh gồm 12 điểm, gọi là cương lỉnh Meiningel, đại để :

·     Ðòi cải cách tôn giáo và được bầu mục sư.

·     Ðòi giaó hội xóa thuế 1/10.

·     Thủ tiêu chế độ nông nô.

·     Giáo hội và nhà nước giãm thuế, giãm nghiã vụ và tiền phạt.

·     Cho nông dân được sử diụng ruộng đất công ( như săn bắt và đốn củi trong rừng).

@ Kết qủa :

Page 122: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Do không thống nhất hành động nên qúi tộc phong kiến đã kịp thời tập hợp lực lượng, dùng thủ đoạn lừa lọc phân tán lực lượng nghiã quân. Tháng 12 năm 1525, phong trào bị tiêu diệt.

              @ Ý nghiã :

     Phong trào Schwaben tiêu biểu cho khởi nghiã nông dân Ðức : nhiệt tình, mãnh liệt nhưng không triệt để Ðó cũng chính là đặc điểm của  của phong trào nầy.

b- Khởi nghiã nông dân Franken :

@ Thời gian và địa điểm :

      Khởi nghiã nổ ra vào đầu năn 1525 ở Franken.

@ Diễn biến :

-         Lãnh đạo  khởi nghiã là  Ghipelen  và  Berlikhingel.

Page 123: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Lực lượng : chủ yếu là nông dân ngoài ra còn có thị dân và kỵ sĩ. Quân số 30.000 người , chia làm 4 đạo quân.

     Nghiã quân tấn công vào lâu đài của bọn lãnh chúa, nhà thờ và tu viện của giáo hội. Họ đã chiếm được lâu đài lớn của bá tước  Henfenstai  và đem ông ta đi tử hình.

     Tháng 5 năm 1525, các đạo quân đã họp ở  Heilbronn  để thông qua chương trình hành động chung , gọi là cương lĩnh Heilbronn gồm 14 điểm. Nội dung được thể hiện ở 3 điểm lớn sau :

· Ðòi thủ tiêu chế độ nông nô, cho nông dân lệ thuộc chuyển thành nông dân tư hữu tực do bằng cách chuộc lại ruộng đất phong kiến

· Hoàn tục đất nhà thờ chuyển cho kỵ sĩ và đòi cho kỵ sĩ được tham gia toà án hoàng đế.

Page 124: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

· Ðòi bỏ thuế quan nội địa, thống nhất đo lường, xóa độc quyền phường hội của thượng lưu thành thị và đòi cho thị dân tham gia vào toà án hoàng đế.

@ Thái độ của phong kiến :

          Trước sức tấn công của nghiã quân, bọn phong kiến Franken đã hoảng sợ nên vội liên minh với phong kiến Schwaben, hình thành nên đồng minh Schwaben do  Truchsess Von Waldburg-  một qúi tộc tàn bạo và xảo huyệt cầm đầu, để đối phó với nghiã quân. Lúc nầy nghiã quân đang bao vây pháo đài  Fraoelbe, Berlikhingen được lệnh quay sang tấn công liên minh Truchsess, nhưng y đã hoảng sợ nên bí mật thương lượng với địch và bỏ ngũ trong khi nghiã quân đang chiến đấu, làm cho hàng ngũ nghiã quân mau chóng tan rã.

@ Hậu quả :

Page 125: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Dù kiên cường chiến đấu nhưng do không thống nhất hành động, thống nhất lực lượng  và bị phản, nên phong trào đi xuống và thất bại nặng nề trong trận quyết chiến bên bờ sông Tabor. Tháng 7-1525, Truchsess bao vây cứ điểm cuối cùng của nghiã quân ở Watsburg, bọn thị dân thành thị làm nội ứng, nên nghiã quân bị tiêu diệt.

c-   Khởi nghiã Thuringen & Sachsen :

@ Thời gian & địa điểm :

          Khởi nghiã nổ ra vào đầu năm 1525 ở Thuringen & Sachsen. Trung tâm khởi nghiã là thành phố  Muhlhausen.

@ Diễn biến :

-  Lãnh đạo : Muntzer  &  Pephayfe.

-  Lực lượng : Nông dân, bình dân và công nhân mỏ.

-  Quân nòng cốt là   8.000 người.

Page 126: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Ngày 17-03-1525, nghiã quân tấn công vào thành phố Muhlhausen và lật đổ được chính quyền do bọn thượng lưu thành thị nắm, họ lập ra một tổ chức của quần chúng gọi là  Hội đồng vĩnh viễn, bầu Muntzer làm chủ tịch.

          Phong trào sau đó lan rộng ra các vùng xung quanh, họ tấn công vào các thành thị, lâu đài của lãnh chúa, tu viện, nhà thờ của giáo hội. Theo lệnh của Muntzer, nơi nào làm chủ được thì lập chính quyền ở nơi đó, lấy tài sản của nhà thờ, của bọn thượng lưu thành thị, của qúi tộc chia cho dân nghèo, xây dựng một trật tự mới dân chủ hơn.

          Sau những thắng lợi ban đầu, Muntzer cho người đi kêu gọi nông dân vùng Schwaben và Franken  thống nhất hành động với nông dân Thuringen  và Sachsen, để phát triển một phong tráo chung.

Page 127: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Tuy nhiên họ chưa kịp tập họp lực lượng thì bọn phong kiến đã liên minh với nhau, mà đứng đầu là bá tước xứ Hessen và quận công vùng Sachsen- nơi có phong trào nông dân phát triển mạnh. Lực lượng liên minh của bọn phong kiến  được sự yểm trợ của kỵ binh và pháo binh, nên trong trận quyết chiến ở Frankenhausen  ngày 16-05-1525,  5000/8000 nghiã quân đã hy sinh, Muntzer bị bắt và bị chặt đầu. Số nghiã quân còn lại rút về  Muhlhausen, dước sự chỉ huy của Pephayfe, họ tiếp tục chiến đấu, đến ngày 25-05-1525  Pephayfe và nhiều ủy viên trong hội đồng đã bị bắt và bị hành hình,  đến đây thì phong trào tan rã.

@ Kết quả :

          Dù chiến đấu kiên cường anh dũng, nhưng do lực lượng ít và trang bị kém, đồng thời  do  những hạn chế nhất định như  nghiã quân không được huấn luyện đầy đủ , lãnh đạo có tinh thần kiên quyết nhưng thiếu kinh nghiệm tổ chức , nên phong trào nhanh

Page 128: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

chóng thất bại. Ðó cũng là một bài học kinh nghiệm cho những cuộc khởi nghiã nông dân.

d-     Ý nghiã của chiến tranh nông dân Ðức (1524 -1525)

·          Ðặc điểm :

-  Gần như đồng thời ở Ðức cùng nổ ra 3 cuộc khởi nghiã lớn mà lực lượng nông dân là chủ yếu, tạo thành một phong trào rộng lớn, bao gồm 1/3 lãnh thổ, vượt phạm vi một hay một số lãnh địa.

-  Tiến bộ hơn so với các phong trào nông dân khác và ở các thời kỳ trước về một số mặt :

·        Bước đầu có tổ chức.

·               Có cương lĩnh đấu tranh.

·                Khắc phục được tình trạng ô hợp.

Page 129: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

·                Trong một chừng mực nào đó có phối hợp dược hành động.

          Ðây là phong trào dồn dập, mãnh liệt, sâu sắc, lay động được xã hội, thu hút được nhiều tầng lớp tham gia. Phong trào phát triển ngày càng cao, ít nhiều mang tính tư sản, từng bước thoát ly ý thức hệ phonng kiến. Và đây chính là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử châu Âu.

          Tuy nhiên những cuộc khởi nghiã nông dân Ðức cũng cho thấy những hạn chế lớn lao của nó. (là nguyên nhân thất bại, do xã hội Ðức tạo ra).

-  Nông dân : đại diện nền sản xuất nhỏ, nên chưa có một tổ chức vững chắc và mục tiêu rõ ràng, lúc nguy hiểm nhất lại không dám đoàn kết nhất trí, có lúc lại bắt tay với kỵ sĩ và thị dân, những

Page 130: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

kẽ mà về bản chất giai cấp là không thể dung hòa được.

-  Kỵ sĩ : Do bản chất giai cấp phong kiến, sẽ vì quyền lợi mà phản bội phong trào.

-  Thị dân  giàu  thì lưng chừng thậm chí phản bội (tiêu biểu là Luther), còn thị dân nghèo  (  tiêu biểu là Muntzer ) thì hào hùng nhưng chiếm tỷ lệ ít trong xã hội, nên chưa thể cùng nông dân đưa phong trào đến thắng lợi .

-  Cùng dân :  có mục tiêu nhất thời, vô kỷ luật nên đã tác hại không ít đến phong trào.

# Ý nghiã :

         Chiến tranh nông dân Ðức được xem như là trận chiến đấu lần thứ nhất chống chế độ phong kiến của gai cấp tư sản châu Âu. Nó nói lên lòng căm thù tột độ của quần chúng chống áp bức bóc lột

Page 131: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

và chủ nghiã anh hùng của họ, làm lung lay nền thống trị phong kiến.

         Cuối cùng nó để lại cho đời sau một bài học lớn. Bài học về sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân để đưa cách mạng đến thắng lợi.

TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

A. THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC I. NHÀ TẦN

II. NHÀ HÁN

III. THỜI KỲ TAM QUỐC: NGỤY - THỤC - NGÔ

B. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

IV. TRIỀU ĐƯỜNG

V. THỜI KỲ NGŨ ĐẠI

Page 132: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

B. THỜI KỲ SUY TÀN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

VI. TRIỀU NGUYÊN

VII. TRIỀU MINH

VIII. TRIỀU THANH

ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN :

Là một quốc gia ra đời sớm (thiên niên kỷ III BC ), nhà nước phong kiến trung quốc ra đời sớm hơn các nhà nước phong kiến ở Tây âu  (221BC).

Lịch sử phong kiến trung quốc trãi qua nhiều triều đại rất phức tạp :Tần ,Hán (đông-tây), Tam quốc, Ngũ đại, Nam -Bắc triều, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh,...

Kinh tế tự nhiên tự túc chiếm địa vị thống trị (có kinh tế hàng hóa, thương mại đô thị nhưng không tác động nhiều đến kinh tế Trung quốc)  làm ảnh hưởng đến nền kinh tế

Page 133: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

hàng hóa, làm chậm sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghiã ở Trung quốc nói riêng và Phương Ðông nói chung.

Có một nền văn minh sớm và lâu đời. Nhân dân Trung quốc thời phong kiến đã xây dựng nên một nền văn hóa phát triển cao với những thành tựu rực rỡ, đóng gớp vào kho tàng của nền văn hóa thế giới những giá trị văn hóa độc đáo.

Ðấu tranh giai cấp thực sự là một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trung quốc. Mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội vẫn là mâu thuẩn giữa địa chủ và nông dân .Những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, những cuôc khởi nghiã nông dân diễn ra thường xuyên trong các triều đại phong kiến, nó thật sự biến thành những cuộc chiến tranh nông dân, làm sụp đổ cả một triều đại phong kiến.

PHÂN KỲ LỊCH SỬ :

Page 134: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

              Lịch Sử chế độ phong kiến Trung quốc có thể chia làm 3 thời kỳ:

              - Tần - Hán : Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến.

              - Ðường - Tống : Thời kỳ chế độ phong kiến phát triền cao.

-  Nguyên - Minh - Thanh : Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến.

A-    THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

I - NHÀ TẦN ( 221 B.C - 207 B.C ) TOP

          Thời Chiến quốc, ở Trung quốc có 7 nước lớn là :  Yên , Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn và Tần, trong đó từ giữa thế kỷ thứ IV B.C, Tần trở thành nước hùng mạnh nhất. Trong cuộc tổng tiến công cuối cùng diễn ra từ năm 230 đến năm 221 B.C, Tần đã lần lượt tiêu diệt sáu nước kia, hoàn thành việc thống nhất Trung quốc, trên cơ sở đó , triều

Page 135: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đại phong kiến đầu tiên ở Trung quốc - triều Tần - được thành lập.

1-     Những điều kiện để nhà Tần thống nhất Trung quốc :

a-     Khách quan :

- Chiến tranh liên miên từ thời  Xuân thu - Chiến quốc, đã phá hoại nền kinh tế Trung quốc, do đó yêu cầu thống nhất Trung quốc được đặt ra.

- Do yêu cầu về thủy lợi.

- Thống nhất để có thể chống ngoại xâm (quân Hung nô - một bộ phận của tộc Mông cổ, ở phương Bắc)

- Có những biến đổi quan trọng trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

b-     Chủ quan :

- Cải cách của Thương ưởng đã đặt cơ sở để xây dựng chế độ phong kiến mới.

Page 136: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

                   Thương Ưởng tên là Vệ Ưởng, nhưng do được phong đất ở Thương nên gọi Thương Ưởng. Ông được Tần Hiếu Công tin dùng, cải cách của Ông xác định chế độ mua bán ruộng đất, nhằm nâng đở địa chủ và thương nhân, để củng cố chính quyền và xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

-Vua Tần ( Tần Thủy Hoàng )  được nhiều tướng tài và người tài giúp sức (như Lã Bát Vi, Lý Tư, Bạch Khởi,...).

-    Giai cấp thống trị thấy cần phải thống nhất đất nước, thống nhất lực lượng để đối phó với quần chúng (qúi tộc cũ, thương nhân , địa chủ dù nội bộ chúng có mâu thuẩn)

                   Nhờ những điều kiện thuận lợi trên mà nhà Tần đã nhanh chóng đánh bại được 6 nước , thống nhất được Trung quốc.

2-     Những chính sách của nhà Tần :

Page 137: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 221 B.C, Vua Tần là Doanh Chính đã thống nhất toàn bộ lưu vực sông Hoàng hà và Trường giang, lên ngôi đặt hiệu là Tần Thủy Hoàng đế.

# Về kinh tế :

- Nông nghiệp :

          Hoàng đế nắm quyền sở hữu ruộng đất tối cao, những người sử dụng ruộng đất phải nộp tô thuế và làm nghiã vụ lực dịch cho nhà nước (trừ qúi tộc và tăng lữ). Tuy nhiên nhà nước vẫn công nhận quyền tư hữu ruộng đất và không thu thuế ruộng đất tư.

          Khuyến khích dân chúng khẩn hoang. Nhà nước quản lý, sửa sang các công trình thủy lợi, đê điều, xây dựng đường xá, cho   đào con sông lớn gọi là  Biện hà (huyện Khai phong- Tỉnh Hà nam) nối liền các dòng sông Tế, Nhữ, Hoài, Tứ ; khơi nhiều sông ngòi ở các miền thuộc đất Sơ, Ngô, Tề , Thục cũ, vừa đế tưới ruộng vừa để đi lại dễ dàng.

Page 138: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Nhờ những chính sách trên mà chỉ trong một thời gian, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đảm bảo được lương thực, đời sống của người dân dễ chịu hơn.

- Ðo lường , tiền tệ :

          Nhà nước thống nhất chế độ đo lường, ban hành một loại tiền  kim gọi là  Tệ (thượng tệ bằng vàng, hạ tệ bằng đồng ), bãi bỏ các loại tiền bằng võ sò, vải lụa, mai rùa trước kia. Ban bố một chế độ thuế khoá chung rất cao.

          # Về chính trị :

          Quyền lực của hoàng đế cao nhất, tuyệt đối và toàn diện. Tần Thủy hoàng cho xây dựng một bộ máy thống trị quan liêu và được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

                                      BỘ MÁY TRUNG ƯƠNG

Page 139: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Ngoài ra ở ở trung ương cón có các quan coi giữ binh mã, tiền tài, tư pháp.

          Ở địa phương, Tần thủy hoàng không thi hành chế độ phân phong, mà chia cả nước thành 36 quận, mỗi quận lại chia thành nhiều Huyện. Ðứng đầu quận là Quận thú do hoàng đế chỉ định và có quyền bãi miễn, đứng đầu Huyện là Huyện Lệnh hay Huyện trưởng.  Ngoài ra để gíam sát quận thú và mật báo tình hình trong quận với  vua có quan  Giám ngự sử.

          Ở mỗi quận huyện cũng có các chức quan coi giữ binh mã, tiến tài và lương thực. Sự cai trị ở quận huyện là căn cứ theo pháp

Page 140: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

luật của nhà nước và những chỉ thị khác của triều đình.

          Ngoài ra hoàng đế còn có một kực lượng quân đội khá mạnh, để giữ trật tự xã hội, đàn áp những cuộc khởi nghiã của nhân dân,  những cuộc nổi loạn của phong kiến cát cứ,  và tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

# Về xã hội :

          Nhà nước quản lý nhân dân trong nước tất chặc chẽ, gọi dân là  đầu đen, biên chế dân theo hộ, gọi là hộ tịch , các  Hương, Ðình, Lý  ở địa phương căn cứ vào đó thu thuế, sưu dịch và trưng binh. ( Tô ruộng tính bằng thóc, thuế đinh tính bằng tiền).

          Nhà nước quản lý chặt chẽ bọn qúi tộc thời chiến quốc, để tránh phản loạn, cát cứ. (nhà Tần đã dời 12 vạn qúi tộc cuả 6 nước về Hàm dương và phân tán vào Ba thục [ Tứ xuyên] , tịch thu toàn bộ  binh khí và đồ đồng trong dân , đúc thành 12 pho tượng

Page 141: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đồng, mỗi pho nặng 24 vạn cân- tương đương 120.000 kg).

# Về văn hóa - giáo dục :

          Ðơn giãn và thống nhất chữ viết, hình thành một loại chữ tượng hình mới gọi lả chữ  Tiểu triện  & Lệ thư   .

          Ðề cao học thuyết  Pháp gia  cuả Hàn Phi Tử. Nhà nước lấy pháp luật làm công cụ cai trị và coi đó là công cụ thống trị chính thống, thẳng tay đàn áp những tư tưởng học thuật khác như phái  Bách gia chư tử ( đốt hết sách vỡ của phái nầy).

          Cấm luận bàn kinh Thi, Thư  hai người dám bàn nhau về kinh thi kinh thu thì chém giữa chợ , cấm bàn chuyện xưa chê chuyện nay lấy chuyện đời xưa mà chê chuyện nay thì giết cả họ .

          Bó hẹp giáo dục trong tầng lớp quan liêu, cấm mở trường học ở nhà riêng ( lối tự học trong dân gian bị bãi bỏ )

Page 142: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Pháp luật cai trị của Tần thủy hoàng là mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức ân nghiã . Có thể nói pháp luật của nhà Tần là vô cùng khắc nghiệt :

          Ðồng thời  với chính sách cai trị hà khắc, Tần Thủy Hoàng còn huy động sức người sức của để xây dựng những công trình qui mô,  nhằm gây uy thế cá nhân và phục vụ cho nhu cầu xa xỉ  của ông ta, như Vạn lý trường thành, Cung A Phòng, Lăng Ly sơn,...

          Ngoài chính sách thống trị hà khắc trong nước, Tần Thủy Hoàng còn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. Năn 223 B.C , tấn công các tộc Việt ở phía  nam, đến năm 214 B.C, chiếm phần lớn các tỉnh Phúc kiến, Quảng Ðông, Quảng Tây, lập nên 4 quận Mân trung , Nam hải, Quế lâm và Tượng. Nhưng khi tấn công sâu vào Âu lạc - tức nước ta, quân Tần đã bị thất bại nặng nề, tướng Tần là Ðồ Thư bị giết

Page 143: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

chết, nên cuộc tiến công xuống phía Nam của Tần bị chặn lại.

          Ðến năm 210 B.C, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi xem xét các địa phương, thừa cơ hội, thừa tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao đã mưu giết người con trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô, lập con thứ là Hồ Hợi lw6n làm vua, lấy hiệu là Nhị Thế.

           Nghe theo lời phỉnh nịnh của Triệu Cao, Nhị Thế thẳng tay giết hầu hết các quan đại thần và các công tử, những viên quan nhỏ dưới trướng những người nầy cũng bị giết chết. Trong khi đó pháp luật trong nước lại càng nghiêm ngặt, do vậy mâu thuẫn trong xã hội vốn đã gay gắt lại càng thêm gay gắt.

3-     Phong trào nông dân cuối Tần :

          Sống dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, nhân dân Trung quốc vô cùng khổ cực. Ðại đa số nhân dân phải sống trong cảnh khốn cùng, đến nỗi  phải mặc như bò ngựa,

Page 144: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

ăn như chó  lợn. Bởi vậy lòng oán hận của nhân dân lên đến cao độ, chỉ còn chờ đợi thời cơ là đứng lên lật đổ nhà Tần.

          Năm 209 B.C, Tần Nhị Thế huy động một đội lính thú gồm 900 người, trong đó có Trần Thắng và Ngô Quảng ở hương Ðại trạch đi trấn thủ ở Ngư Dương. Lúc bấy giờ đang là mùa mưa, đường xá lầy lội khó đi, nên họ không thể đến nơi đúng kỳ hạn. Trần Thắng và Ngô Quảng giết chết người chỉ huy và nói với đồng đội rằng :Các ông gặp mưa, đều đã sai lỳ hạn. Sai kỳ hạn đều bị tội chém. Dù có khỏi bị chém đi nu84a thì trong số mười người đi thì cũng chết mất sáu bảy. Vã chăng kẻ tráng sĩ không chết thì thôi chứ đã chết thì phải lừng lẫy tiếng tăm. Vương hầu khanh tướng há phải có dòng dõi mới làm nên sao ?.  Ý kiến đó được mọi người  hưởng ứng, và như vậy cuộc khởi nghiã nông dân cuối Tần bắt đầu bùng nổ.

          Trần Thắng và Ngô Quảng vốn là những người nông dân nghèo, nhưng để

Page 145: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, Trần Thắng giả xưng là công tử Phù Tô, Ngô Quảng giả xưng là Hạng Yên, tướng cũ của nước Sở, vì đó là những người  vốn được nhân dân có thiện cảm.

          Tin khởi nghiã truyền đi, nhân dân nổi dậy giết chết quan lại quận huyện để hưởng ứng. Do đó lực lượng phát triển rất nhanh chóng. Từ hương Ðại Trạch, nghiã quân tiến đến đất Trần. Tại đây , theo ý kiến của các bô lão , kỳ mục và những người có tên tuổi, Trần Thắng tự xưng là Vua, lấy hiệu là Trương Sở (nghiã là mở rộmh nước Sở)  lập chính quyền mới ở đất Trần. Ngay sau đó, Trần Thắng sai người dẫn quân đi chiêu hàng các lực lượng nổi dậy ở đất Triệu,đất Ngụy,...một mặt phái Ngô Quảng, Chu Văn, Tống Lưu, cầm đầu 3 đạo quân chia làm 3 mũi tấn công quân Tần.

          Trong 3 cánh quân tiến về phía Tây, lực lượng do Chu Văn chỉ huy là đội quân mạnh nhất. Nhưng khi quân Chu Văn vừa

Page 146: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

tiến vào cửa Hàm cốc, thì bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại, nên cuối cùng Chu Văn phải đâm cổ tự tử.

          Cánh quân do Ngô Quảng chỉ huy lúc đầu thu được một số thắng lợi, nhưng khi đánh thành Huỳng Dương do sự cố thủ của quân Tần, nghiã quân tấn công nhiều lần không hạ nổi. Trong tình thế ấy, Ðiền Tang cùng một số tướng lĩnh khác cho rằng Ngô Quảng kiêu ngạo, không biết binh quyền, bèn giả danh theo mệnh lệnh của Trần Thắng, giết chết Ngô Quảng rồi đem đầu dâng cho Trần Thắng. Sau đó Diền Tang được phong làm thượng tướng và trở thành kẻ chỉ huy của cánh quân nầy. Ông bố trí một số quân ở lại Huỳnh Dương, còn mình mang quân đi về hướng Tây để đánh quân Tần, nhưng cuối cùng toàn bộ cánh quân của Ông bị Chương Hàm đánh bại.

          Nhân đà thắng lợi ấy, Chương Hàm đánh thẳng vào căn cứ điạ củ quân nông dân ở đất Trần. Trần Thắng bị thua phải bỏ chạy,

Page 147: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

cuói cùng bị tên đánh xe phản bội giết chết để đầu hàng Tần. Còn Tống Lưu, người chỉ huy cánh quân thứ 3, khi nghe tin Trần Thắng chết liền đầu hàng quân Tần, nhưng vẫn bị giải về Hàm Dương cho xe xé xác.

          Như vậy sau nửa năm đấu tranh, cuộc khởi nghiã Trấn Thắng- Ngô Quảng đến đây bị thất bại. Tuy nhiên đó chỉ là kết thúc giai đoạn thứ nhất, chứ không phải phong trào khởi nghiã chống Tần đã bị dập tắc. Trái lại ngọn lửa đấu tranh do hai thủ lĩnh nông dân ấy nhóm lên đã bùng cháy và ngày càng lan rộng khắp cả nước.

          Khi nghe tin Trần Thắng chết, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rải của quần chúng, Hạng Lương lập một đứa cháu của Sở Hoài Vương lúc bấy giờ đang đi chăn dê lên làm vua và cũng gọi là Sở Hoài Vương. Chẳng bao lâu  Hạng Lương bị Chương Hàm đánh bại. Thừa thắng Chương Hàm vượt Hoàng Hà đánh thành Cự Lộc ở đất Triệu, Hoài Vương cử Hạng Vũ đi giải vây cho thành

Page 148: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Cự Lộc, đồng thời cử Lưu Bang tiến quân đánh đất Tần.

          Tại đất Triệu, Hạng vũ đã nhanh chóng đánh tan quân Tần, Chương Hàm phải đầu hàng, do đó uy danh của Hạng Vũ trở nên lừng lẫy. Còn Lưu Bang khi vào đến Hàm dương thì vua Tần là Tử Anh xin hàng. Lưu Bang tuyên bố xóa bỏ luật pháp hà khắc của nhà Tần.

          Khi nghe tin Lưu Bang làm chủ đưộc kinh đô của Tần, Hạng Vũ sợ Lưu Bang chiếm mất đất Tần cũ, bèn vội vàng kéo quân vào Hàm Dương, giết Tử Anh đã đầu hàng, đốt cung thất, thu của cải châu báu.           Thế là sau 15 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, nhà Tần đã bị diệt vong.

II - NHÀ HÁN TOP

        1-     Cuộc chiến tranh Hán - Sở & sự thành lập triều Tây Hán (206 B.C - 8 A.D)  

Page 149: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Sau khi lật đổ nhà Tần, Hạng Vũ tôn Sở Hoài Vương lên làm hoàng đế, hiệu là Nghiã Ðế, còn mình thì tự xưng là Tây sở bá vương, đồng thời tiến hành phong đất phong vương cho các tướng lĩnh, thành lập 18 nước chư hầu.

          Trước đó Sở Hoài Vương có nói rằng, ai vào được Quan Trung ( tức đất Tần cũ), thì được phong vương ở đó. Lưu Bang vào trước tiên nhưng Hạng Vũ không thực hiện lời hứa của Sở Hoài Vương, đem vùng nầy phong cho 3 hàng tướng của quân Tần là Chương Hàm, Tư mã Hân và Ðổng Ế, lập thành 3 vương quốc, còn Lưu Bang chỉ được phong làm Hán vương ở  Hán trung , Ba Thục.

          Lưu Bang giả vờ  ngoan ngoãn kéo quân đến đất phong của mình, nhưng khi Hạng Vũ vừa đem quân về phía Ðông, thì Lưu Bang liền tiến quân lên phía bắc, đánh bại Chương Hàm, Tư mã Hân và Ðổng Ế, và chiếm được toàn bộ vùng Quan Trung.

Page 150: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Tiếp đó, nhân khi Hạng Vũ đem quân đánh Tề, Lưu Bang lại tiến sang phía đông, chiếm một số vương quốc rồi dẫn đại quân đi đánh Sở. Cuộc chiến tranh Hán - Sở chính thức bùng nổ.

          Lúc đầu Lưu Bang bị thất bại nhiều lần, tuy nhiên về sau so sánh lực lượng dần dần có lợi cho Hán, nên cò thể giằng co với Sở. Ðến năm 202 B.C, nhận thấy lực lượng của mình hơn hẵn đối phương, Lưu Bang chủ động tấn công Sở, và cuối cùng trong trận Cai hạ, Hạng Vũ bị thua nên nhảy xuống sông Ô Giang tự tử.

          Sau khi đánh bại được Hạng Vũ, Lưu Bang lên làm vua , hiệu là Hán Cao Tổ (206 - 195 B.C) đóng đô ở Lạc Dương, sau dời về Trường an.

2-     Những cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Tây Hán :

Page 151: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Khi nhà Hán mới thành lập, Hán Cao tổ bắt tay ngay vào chỉnh đốn mọi việc để củng cố ngai vàng của mình.

          Ðối với nhân dân, Cao tổ chú ý đến việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, khuyến khích dân trở về quê cũ làm ăn, trả tự do cho những người vì nghèo phải bán mình làm nô tỳ,...

          Ðối với giai cấp địa chủ, nay trở về quê cũ thì được nhận lại đất, được khôi phục tước vị cũ, các quan đều được thăng tước một cấp.

          Ðối với những người thân thích và các công thần, Cao Tổ phong đất và phong tước hiệu qúi tộc cho họ để tạo vây cánh cho mình.

          Năm 195 B.C, Hán cao tổ chết, Huệ đế lên nối ngôi, nhưng mọi việc đều do Lữ Hậu ( Hoàng hậu của Lưu Bang )  quyết định .

Page 152: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 188 B.C, Huệ đế chết, Lữ Hậu trở thành người cầm quyền như hoàng đế, đồng thời cho người họ Lữ nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều đình. Lữ Hậu còn thẳng tay giết chết nhiều người trong họ Lưu. Chính quyền họ Lưu đứng trước nguy cơ tiêu vong. Năm 180 B.C , Lữ Hậu chết, trong cung đình nổ ra cuộc chính biến, họ Lữ bị tước mọi quyền lựcm ngai vàng họ Lưu lại được củng cố. Tuy vậy cho đến giữa thế kỷ thứ II B.C, thế lực của các vương còn qúa mạnh, chính phủ trung ương thực tế chỉ cai trị được 15 quận, còn 39 quân do các vương khống chế. Vì vậy sau khi lên ngôi, Hán vủ đế (140- 87 B.C) đã thi hành nhiều chính sách nhằm tập trung mọi quyền hành vào chính phủ trung ương và đề cao hơn nữa uy quyền của hoàng đế.

          Ðể làm suy yếu lực lượng các vương, Vũ đế ra lệnh cho các con thứ của các vương cũng được kế thừa đất phong và được phong tước hầu, thực chất là để chia nhỏ các vương

Page 153: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

quốc và để hoàng đế có thể quản lý một phần đất đai vốn thuộc các vương quốc, vì lãnh địa của tước hầu thuộc quyền quản lý của chính phủ trung ương.

           Ngoài ra Vũ đế còn hạn chế quyền lực của thừa tướng, chia cả nước ra làm 13 khu giám sát gọi là Châu, đứng đầu là Thứ sử có quyền giám sát Quận Thú để trung ương khống chế các địa phương chặt chẽ hơn.

          Về hệ tư tưởng, học thuyết của Lão Tử được tôn sùng, nhưng đến năm 136 B.C, Vũ đế ra lệnh bãi bỏ các học thuyết khác, chỉ đề cao Nho học. Từ đó học thuyết nầy trở thành công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến ở Trung quốc.

3-     Triều Tân ( 9 - 23 ) :

          Sau khi Vủ đế chết một thời gian, tình hình Tây Hán ngày càng rối ren. Ðến cuối thề kỷ I, quyền bính rơi vào tay ngoại thích họ Vương. Năm 8, ngoại thích Vương

Page 154: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Mãng cướp ngôi nhà Hán, tự mình lên làm Vua, đặt tên triều đại mới là Tân.

          Với mục đích cứu vãn tình hình nguy ngập cuối triều Tây Hán, xoa dịu mâu thuẩn xã hội, củng cố nền tống trị, Vương Mãng đã ban hành môtü số chính sách cải cách, gồm những nội dung chính sau :

·        Tuyên bố tất cả ruộng đất đều thuộc nhà vua, gọi là  Vương điền, nô tỳ thì gọi là tư thuộc, gia đình nào có dưới 8 người thì không được chiềm hữu qúa 900 mẫu đất, mỗi đinh nam được nhận 100 mẫu đất.

·        Nhà nước độc quyền quản lý 8 thứ : Muối, sắt, nấu rượu, đúc tiền, rừng núi, ao hồ, thị trường và cho vay nợ.

·        Thay đổi chế độ quan lại, đặt lại tên đất.

Những chủ trương của Vương Mãng phần thì không thực tế, phần thì đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp địa chủ,

Page 155: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

phần thì gây nhiều xáo trộn trong xã hội, nên không thi hàng được. Những mâu thuẩn trong xã hội chẳng những không giải quyết được mà càng gay gắt thêm. Vì vậy triều Tân của Vương Mãng không tránh khỏi sụp đổ.

4-  Phong trào chiến tranh nông dân  Xích Mi -Lục Lâm  & sự thành lập triều Ðông Hán ( 25 - 220 ):

          Cải cách của Vương Mãng không thành công, giai cấp địa chủ vẫn chiếm nhiều ruộng đất, thêm vào đó thiên tai như hạn hán , Châu chấu cắn lúa xảy ra khắp nơi, nên làm cho nông dân đói khổ, nên nhiều nơi nông dân nổi dậy khởi nghiã.

          Năm 17, dưới sự lãnh đạo của Vương Khuông, nhân dân ở Hồ Bắc  đã tập hợp thành một lực lượng đóng trên núi Lục Lâm, nên gọi là quân Lục Lâm. Năm 22, quân Lục Lâm rời khỏi căn cứ địa ra ngoài hoạt động, được sự họp tác của số địa chủ như Lưu

Page 156: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Huyền, Lưu Diễn, Lưu Tú, nên lực lượng ngày càng lớn mạnh.

          Năm 23, sau khi đánh thắng quân Vương Mãng, Lưu Huyền lên làm hoàng đế, lấy hiệu là Cánh Thủy, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở đất uyển ( Hà Nam). Ngay năm đó quân Lục Lâm chia làm hai đạo quân đi đánh Lạc Dương và Trường An, khi quân Lục Lâm chưa đến nơi thì ở Trường an xãy ra cuộc binh biến, Vương Mãng bị giết chết. Ðầu năm 24, Lưu Huyền vào làm vua Trường An.

          Trong khi quân Lục Lâm nổi dậy ở Hồ Bắc, thì ở Sơn Ðông, dưới sự lãnh đạo của Phàn Sùng, nông dân cũng nội dậy khởi nghiã.

          Năm 22, Vương Mãng điều 10 vạn quân đến đàn áp. Ðể phân biệt với địch ,nghiã quân tô đỏ lông mày, nên gọi là quân Xích mi. Quân Xích mi  đã đánh quân Vương Mãng thất bại nhiều lần. Năm 23,

Page 157: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Phàn Sùng và các tướng lĩnh khác được Lưu Huyền phong hầu.

          Năm 25, lực lượng của quân Mày đỏ phát triển lên 35 vạn. Họ muốn lập một người trong dòng họ nhà Hán lên làm hoàng đế. Trong hàng ngũ nghiã quân có 3 người có họ gần gũi với nhà Hán, rồi bằng phương pháp bốc thăm, Lưu Bồn Tử, vốn là một chú chăn bò 15 tuổi được cử lên làm vua.

          Trong khi đó Lưu Huyền ngày càng xa rời quần chúng, nên xãy ra xung đột nội bộ giữa các tướng lĩnh xuất thân nông dân và các tướng lĩnh xuất thân địa chủ. Nên khi quân mày đỏ tiến sang phía Tây, các tướng lĩnh xuất thân là nông dân trong quân Lục Lâm đã phối hợp với quân Mày đỏ tấn công Trường an, Lưu Huyền phải đầu hàng, Lưu Bồn Tử tiếp quản Trường an.

          Tuy làm chủ được kinh đô, nhưng nghiã quân bị bao vây kinh tế, nên buộc phải rút khỏi Trường an.

Page 158: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Ngoài hai trung tâm Hồ Bắc và Sơn Ðông, lúc bấy giờ ở Hà Bắc cũng có những cuộc khởi nghiã nhỏ. Năm 23 Lưu Tú được Lưu Huyền phái đế đây để phát triển lực lượng, với sự ủng hộ của một số quan lại và địa chủ địa phương, Lưu Tú lập được căn cứ của mình, tiêu diêt các nhóm khởi nghiã khác, làm chủ được vùng Hồ Bắc, tấn công Lưu Huyền, chiến được Lạc Dương.

          Năn 25, Lưu Tú xưng làm hoàng đế, hiệu là Quang vũ đế, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở Lạc dương, lịch sử gọi là Ðông Hán.

4-     Tình hình thời Ðông Hán & Phong trào nông dân Khăn vàng :

          Ðầu thời Ðông Hán, Quang vũ thi hành nhiều chính sách tích cực như  giãm thuế từ   1/10  xuống 1/30, phục viên binh lính để tăng thêm ngươp nhập huyện để bớt quan lại, xây dựng các công trình thủy lợi,... nhờ vậy tình hình xã hội tương đối ổn định.

Page 159: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Ðối với bên, nhà Ðông Hán tiến hành xâm lược nước ta năm 40, và đến năm 43, đặt ách đô hộ lên nước ta một lần nữa. Ðối với Tây vực, nhà Hán đánh Hung nô.

          Tuy nhiên sự ổn định của nhà Ðông Hán không duy trì được lâu, sang thế kỷ II, trong triều đình thường xuyên diễn ra những cuộc tranh giành quyền lực giữa ngoại thích và hoạn quan, do đó tình hình chính trị hết sức rối ren. Ở các địa phương, giai cấp địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất, lập thành những điền trang rộng lớn. Trong khi đó thiên tai thường xuyên diễn ra, làm cho đời sống nhân vô cùng khốn khổ, vì vậy nông dân đã nhiều lần  khởi nghiã và đến cuối thế kỷ II, dưới sự lãnh đạo của Trương Giác, một cuộc chiến tranh nông dân đã bùng nổ.

          Trương Giác vốn là thủ lĩnh của giáo phái  Ðạo giáo lưu hành trong dân gian gọi là đạo Thái bình, chủ trương dùng tàn hương và nước lã chữa bệnh. Ðể chuẩn bị khởi

Page 160: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nghiã, Trương Giác chia tín đồ thành 36 phương, mỗi phương trên dưới 1 vạn người và cử tướng lĩnh đến chỉ huy. Ðồng thời ông cón sai người đi tuyên truyền câu sấm : Trời xanh sắp chết, trời vàng đang lập, đến năm Giáp tý, thiên hạ tốt lành.

          Năm 184 (năm Giáp tý), Mã Nguyên Nghiã, thủ lĩnh một phương lớn được giao nhiệm vụ tổ chức khởi nghiã, nhưng kế hoạch bị bại lộ. Bởi vậy, Trương Giác quyết định cả 36 phương phải khởi sự trước thời gian dự định. Quân khởi nghiã đầu trích khăn vàng để làm dấu hiệu riêng nên gọi là quân khăn Vàng. Khắp nơi, họ tấn công thành ấp, đốt phá dinh thự.

          Hoảng sợ  trước sự đấu tranh của nông dân, chính phủ Ðông Hán và các tập đoàn quân phiệt ở các địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp. Quân Khăn Vàng chiến đấu rất ngoan cường, nhưng đến cuối năm 184 bị Hoàng Phủ Tung đánh bại. Trương Giác trước đó đã ốm

Page 161: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

chết, 5 vạn nghiã quân không chịu khất phục nên nhảy xuống sông tự tử, 13 vạn người khác bị quân Hoàng Phủ Tung giết chết. Mộ của Trương Giác bị quật lên, cắt đầu đưa về kinh đô. Sau khi quân chủ lực của quân Khăn Vàng thất bại, nông dân các nơi khác vẫn tiếp tục  đấu tranh 20 năm nữa mới hoàn toàn bị dập tắt.           Như vậy, triều Ðông Hán vẫn chưa bị phong trào nông dân lật đổ, nhưng từ đó lại càng thêm suy yếu. Vua Ðông Hán chỉ là bù nhỉn trong tay các tướng quân phiệt và đến năm 220 thì phải nhường ngôi cho họ Tào.

III. THỜI KÌ TAM QUỐC : NGỤY, THỤC, NGÔ ( 220 - 280 )

TOP

1.     cuộc nội chiến dưới thời Ðông Hán:

        Cuối đời Ðông Hán, nhân khi chính quyền trung ương auy yếu, trật tự xã hội hỗn loạn, các quan lại châu quận và các nhà hào phú ở địa phương đã phát triển lực lượng vũ trangcủa mình trở thành những tập đoàn quân phiệt chiếm cứ các nơi trong nước.

Page 162: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

      Ở triều đình, sau khi đàn áp được phong trào khăn vàng, cuộc đấu tranh giữa các thế lực chính trị khác nhau vẫn tiếp diễn. Năm 189, Hán linh đế chết. Kẻ nắm quyền binh là đại tướng quân Hà Tiến (anh của Hà hoàng hậu ) ngầm liên kết với các tướng quân phiệt Viên Thiệu, Ðổng Trác để tiêu diệt bọn quan hoạn, nhưng việc chưa thành thì bị bọn quan hoạn giết chết. Với binh lực trong tay, Viên Thiệu giết hơn hai ngàn quan hoạn, nhưng ngay sau đó đổng Trác kéo quân vào kinh đô nắ lấy mọi quyền hành trong triều đình. Năm 192, Ðổng Trác bị một viên tướng của mình là Lữ Bố giết. Từ đó, cuộc nội chiến giữa các thế lực quân phiệt càng lan rộng và quyết liệt, còn vua đông Hán và hiến đế (năm 190 - 220 ) thì hết bị tập đoàn quân phiệt này đến tập đoàn quân phiệt khác thao túng.   Năm 196, Tào Tháo, một kẻ rất tích cực trong việc đánh Ðổng Trác và nhanh chóng phát triển lực lượng của mình nhờ thu nạp được 30 vạn quân Khăn vàng đã khống chế được chính quyền Ðông Hán.

Page 163: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

    Năm 200, Tào Tháo đánh thắng Viên Thiệu ở trận Quan Ðộ rồi thu tóm cả miền Bắc Trung Quốc. Lúc bấy giờ, ở miền Nam có hai lực lượng đáng chú ý là Tôn Quyền và Lưu Bị. Năm 208, Tào Tháo đưa 30 vạn quân xuống giao chiến với 5 vạn quân của Tôn Quyền và Lưu Bị ở trận Xích Bích nhưng thất bại nặng nề.

   Sau trận đánh nổi tiếng này, Lưu Bị tiến về phía Tây, tạo thành  ba thế lực đối địch nhau : Tào Tháo ở phía bắc, Tôn Quyền ở Ðông nam, Lưu Bị ở Tây nam.

2.     sự thành lập và diệt vong của ba nước Ngụy, Thục, Ngô :

          Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi bắt Hán đế phải nhường ngôi cho mình, nhà Ðông hán diệt vong. Tào Phi lên làm vua, đóng đô ở Lạc dương, đặt là Ngụy.

           Năm 221, Lưu Bị cũng xưng làm hoàng đế, đóng đô ở Thành đô, lấy quốc hiệu là Hán, lịch sử thường gọi là Thục.        

Page 164: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

           Năm, 222, Tôn Quyền xưng vương (đến năm 229 cũng xưng đế ), đóng đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh sau này ), đật tên nước là Ngô.

Thế là, bắt đầu từ năm 220, lịch sử Trung Quốc chính thức bước vào thời kìTam Quốc

          Trong ba nước này, Ngụy là nước mạnh nhất, do đó tuy giữa thục và ngô, trước đây từng xãy ra chiến tranh, nên vì quyền lợi sống còn nên hai bên phải thân thiẹn với nhau để chống lại Ngụy. Sau mấy chục năm giằng co với nhau, đến năm 263, Thục bị Ngụy tiêu diệt. Năm 265, ở miền bắc, triều Tấn thay triều Ngụy. Ngay sau đó, Tấn lấy đất Thục làm căn cứ quân sự để đóng chiến thuyền, huấn luyện thủy quân, chuẩn bị đánh Ngô. Năm 280, Ngô bị Tấn tiêu diệt. Trung Quốc lại được thống nhất.

B - THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

IV.TRIỀU ÐƯỜNG TOP

1.   Sự thành lập triều Ðường và nền thịnh trị thời Ðường Thái Tông:

          Sau khi Tùy Dượng đế chạy khỏ kinh đô, năm 617, một viên quan của nhà tùy tên là Lý Uyên cùng với con mình là Lý Thế Dân khởi binh ở Thái Nguyên (Sơn Tây ) rồi tấn công Trường An. Năm 618, Lý Uyên

Page 165: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

xưng làm vua, hiệu là Cao Tổ, đặt quốc hiệu là Ðường.

              Tiếp đó, Ðường tập trung lực lượng để đánh bại quân nông đân và tàn quân của Tùy. Ngay năm 618, Lý Mật phải đầu hàng, đến năm 621, Ðậu Kiến Ðức cũng bị Lý Thế Dân đánhbại và bị bắt, lực lượng hoàn toàn tan rã. Sau 10 năm chẳng, đến năm 628, mọi thế lực các cứ đều bị tiêu diệt, Trung Quốc lại hoàn toàn thống nhất.

             Trong quá trình ấy, năm 626 do ghen tị, người con trưởng của Lý Uyên là Lý Kiến Thành và người con thứ là Lý Nguyên Cát đã tổ chức đầu độc Lý Thế Dân nhưng không thành công, do đó đã bị Lý Thế Dân và vây cánh giết chết ở cửa Huyền Vũ của hoàng thành.  Cũng năm đó, Lý Uyên thoái vị, Lý Thế Dân lên nối ngôi, hiệu là Thái tông.

            Phong trào đấu tranh của nhân dân và sự diệt vong của các triều đại trước đã

Page 166: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

làm cho Ðường thái tông nhận thức được rằng: thuyền ví như vua, nước ví như dân, nước có thể chở thuyền, cũng có thểlật thuyền..

   Ông còn nói : Tai họa của vua không phải từ bên ngoài đến mà thường tự mình mà ra. Nếu muốn phô trương thì phải chi tiêu rộng, chi tiêu rộng thì phải thu thuế nặng, thu thuế nặng thì dân sầu oán, dân sầu oán thì nước nguy, nước nguy thì vua chết..

             Chính nhờ hiểu được như vậy, nên Ðường thái tông đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho dân như thi hành chế độ quân điền, giảm bớt lao dịch, hạn chế lãng phí, giảm nhẹ hình phạt, chọn quan lại thanh liêm... Do đó, chỉ sau mấy năm, kinh tế được khôi phục và phát triển, chính trị ổn định, lịch sử Trung Quốc gọi là nền thịnh trị thời Trinh Quán ( niên hiệu của Thái tông từ 627 - 649 ).

Page 167: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

2.   Sự chuyên quyền của nữ hoàng Vũ Tắc Thiên

          Năm 649, Ðường Thái Tông chết. Cao Tông, lên nối ngôi, là một người nhu nhược ốm yếu, nên đần mọi việc đều do hoàng hậu Vũ Tắc Thiên quyết định.

        Vũ Tắc Thiên là con một công thần của nhà Ðường. Năm 14 tuổi vào làm một chức nữ quan trong cung Ðường thái tông. Thái tông chết, Vũ Tắc Thiên được bố trí cho vào chùa đi tu rồi ít lâu sau được đón về làm cung phi của Ðường Cao Tông. Là một phụ nữ xinh đẹp, khôn ngoan, xảo quyệt, tàn nhẫn, cương quyết lại biết nhẫn nhục chờ thời, đến năm 655, Vũ Tắc Thiên giành được ngôi hoàng hậu.

       Năm 683, Cao Tông chết, Trung Tông, Duệ Tông lần lượt được cử lên làm vua bù nhìn, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay thái hậu họ Vũ. Tuy vậy, vẫn chưa thỏa mãn, nên đến năm 690 Vũ Tắc Thiên chính

Page 168: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

thức xưng làm hoang đế, đổi quốc hiệu thành Chu (690 - 705 ).

       Trong suốt mấy chục năm chấp chính, nhất là sau khi làm vua, Vũ Tắc Thiên thẳng tay khủng bố những quí tộc chống đối bằng những nhục hình vô cùng thảm khốc. Kết quả là rất nhiều tôn thất, quý tộc, công thần bị giết hại. Trong khi đó, nhân dan phải gánh chịu những nghĩa vụ thuế khóa, lao dịch, binh dịch nặng nề hơn trước, lại bị bọn quan lại tham ô tàn bạo nhũng nhiễu, hà hiếp, nên đời sống ngày càng cực khổ.

     Năm 705, Vũ Tắc Thiên ốm nặng, trong cung nổ ra chính biến. Vũ Tắc Thiên buộc phải thoái vị. Triều Chu ngắn ngủi của vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc kết thúc.

3.   Những cuộc chiến tranh xâm lược đầu đời Ðường:

          Ðến đời Ðường Thái tông, Trung Quốc lại bước vào một thời kì thống nhất ổn

Page 169: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

định. Với điều kiện ấy, nhà Ðường lại phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh.

        Ơí phía bắc, Thái tông lần lược chinh phục Ðông Ðột Quyết và Tiết Diên Ðà. Vào cuối đời Tùy, thế lực của Ðông Ðột Quyết tương đối mạnh, đã từng đưa hai ngàn kỵ binh và một ngàn con ngựa giúp Lý Uyên trong cuộc nổi dậy chống Tùy nhưng sau khi nhà Ðường thàh lập, Ðông Ðột Quyết thường xuyên tấn công Trung Quốc. Ðến năm 629, nhân khi nội bộ Ðông Ðột Quyết có nhiều mâu thuẫn gay gắt, Thái tông đã liên minh với Tiết Diên Ðà cư trú ở phía bắc sa mạc Gô Bi cùng tấn công Ðông Ðột Quyết. Năm 630, Ðông Ðột Quyết thua, quốc vương của họ bị bát, quốc gia tan rã.

          Sau khi Ðông Ðột Quyết diệt vong, thế kực của Tiết Diên Ðà mạnh hẳn lên. Lo ngại trước tình hình đó, nhà Ðường lại khôi phục nhà nước cho người Ðột Quyết để tạo nên một thế đệm ở giữa Ðường và Tiết Diên

Page 170: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Ðà. Năm 641, nhân khi Tiết Diên Ðà tấn công Ðột Quyết, nhà Ðường đem 10 vạn quân đánh Tiết Diên Ðà. Tiết Diên Ðà phải rút lui. Năm 646, nhân khi nội bộ Tiết Diên Ðà lục đục, Ðường lại tấn công Tiết Diên Ðà. Quốc vương nước này bỏ chạy, sau  bị Hồi Hột giết chết.Tiết Diên Ðà diệt vong. Ngay năm ấy, nhà Ðường thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là An bắc đô hộ phủ.

          Về phía tây, năm 635, nhà Ðường thôn tính Ðột Dục Hồn, năm 640, chiếm được nước Cao Xương rồi thành lập ở đây An tây đô hộ phủ. Tiếp đó, Ðường chiếm thêm một số nước, một số nước nhỏ bế khác phải thuần phục.

          Ơí phía đông bắc, lúc bấy giờ mâu thuẫn giữa ba nước Cao Câu Li, Bách Tế và Tân La rất gay gắt. Riêng ở Cao Câu Li, năm 642, Tuyền cái Tô Văn giết vua Cao Vũ  rồi lập Cao Tạng lên ngôi, còn tự mình thì làm Mạc li chi ( tương tự như tể tướng ) và nắm lấy mọi quyền binh.

Page 171: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 643, Tân La bị liên quân Cao Lâu Li và Bách tế tấn công, nên sai sứ sang Trung Quốc cầu viện. Nhân cơ hội ấy, dưới chiêu bài để :báo thù cho con em Trung Quốc và rữa nhục cho vua cha của Cao Li, Ðường Thái tông quyết định tấn công Cao Câu Li.

          Với 10 vạn quân thủy bộ và năm trăm chiến thuyền, năm 645, Ðường Thái tông tự mình chỉ huy cuộc viễn chinh. Tần La cũng đem 5 vạn quân phối hợp tác chiến. Quân Ðường vây thành An Thị ( ở Liêu Ninh, Trung Quốc ngày nay ) 88 ngày không hạ được, lực lượng bị tổn thất nhiều, nên phải rút quân.

          Cay cú vì thất bại, Ðường Thái tông định đánh Cao Lâu Li một lần nữa, nhưng sau khi bàn luận, cả triều đình cho rằng : Cao Li dựa vào núi làm thành, tấn công không thể hạ nhanh được . Vì vậy, vua quan nhà Ðường chủ trương thay đổi chiến lược sai những đội quân nhỏ thay nhau quấy

Page 172: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nhiễu biên giới làm cho nhân dân Cao Li mỏi mệt vì phải trốn tránh, bỏ cày cuốc để vào trong đồn lũy, sau mấy năm thì cả ngàn dặm bị tiêu điều, đo đó lòng người tự li tán. Ðến lúc ầythi vùng phía bắc sông Aïp Lục có thể không cần đánh cũng lấy được.

          Ngay sau đó, nhà Ðường nhiều lần đưa những độiquân từ 1 đến 3 vạn người sang đánh phá các thành của Cao Lâu Li rồi rút về. Năm 649, Ðường Thái tông chết, mưu đồ chinh phục Triều Tiên phải tạm gác lại.

          Ðến thời Ðường Cao tông( 650 - 683 ), sự xung đột giữa các nước ở Triều Tiên vẫn tiếp diễn. Với sự giúp đở của Cao Lâu Li, Bách Tế nhiều lần xâm lược Tân La. Vì vậy, năm 660, Tân La lại cầu cứu nhà Ðường một lần nữa.

          Lần này, nhà Ðường đưa 10 vạn quân thủy bộ sang đánh Bách Tế. Bách Tế diệt vong.

Page 173: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Ơí Cao Lâu Li, năm 666, Tuyền cái Tô Văn chết. Vì tranh giành quyền lựa, giữa các con ông đããy ra xung đột vũ trang. Nhân cơ hội ấy, năm 667, nhà Ðường phái quân sang tấn công Cao Lâu Li. Năm 668, Cao Lâu Li thất bại, phải đầu hàng.

          Trên đất đai mới chiếm được, nhà Ðường thành lập An đông đô hộ phủ ở Bình nhưỡng. Nhưng chỉ sau 8 năm, do sự đấu tranh của nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Tân La, năm 676, thế lực của Ðường phải rút khỏi bán đảo và phải dời An đông đô hộ phủ về Liêu Ðông.

          Như vậy , trải qua gần 40 năm, các vua đầu đời Ðường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào bậc nhất thế giới đương thời.

4.   Vụ loạn An Sử và sự suy thoái của nhà Ðường:

          Sau khi Vũ Tắc Thiên thoái vị, Trung Tông lại được, nhà Ðường được khôi phục.

Page 174: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Tuy vậy, tình hình trong triều rất rối ren, chỉ trong 7 năm, chính biến xãy ra nhiều lần, ba vua được lập lên rồi bị phế truất.

         Năm 712, Huyền Tông lên ngôi. Trong thời kì đầu, Huyền Tông tỏ ra là một ông vua có năng lực, đã thi hành một số chính sách nhằm ổn định tình hình trong cả nước. Về chính trị, Huyền tông chỉnh đốn lại bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương, phái các vương đi làm Thứ sử ở các châu để họ khỏi gây chính biến ở kinh đô. Về kinh tế, ông rất chú ý đến việc sản xuất và tiếït kiệm như ra lệnh ngừng một số công trình xây dựng, phái quan lại về địa phướng đôc thúc việc diệt châu chấu cắn lúa, cấm tìm ngọc dệt gấm, bỏ các xưỡng dệt gấm ở hai kinh đô Trường An và Lạc Dương, thậm chí còn ra lệnh đốt hủy tất cả châu ngọc gấm vóc.

          Qua một thời gian, trật tự xã hội ngày càng ổn định, kinh tế phát triển, chính quyền nhà Ðường vững vàng, Trung Quốc bước

Page 175: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

vào một thời kì phồn thịnh gọi là nền thịnh trị thời Khai Nguyên - Thiên Bảo ( hai niên hiệu của Huyền Tông năm 713 - 755 ).

          Nhưng đến cuối đời Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, mọi việc trong triều đều giao cho Dương Quốc Trung ( anh của Dương Quý Phi ) và những người thân tín khác, do đó những người này tha hồ làm mưa làm gió ở kinh đô.

          Ơí các địa phương, giai cấp địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, chế độ quân điền tan rã, thế lực của các tiết độ sứ ở các vùng biên cương phát triển, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương trở nên sâu sắc.

          Trong hoàn cảnh ấy, năm 755, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi binh chống Ðường, sử sách gọi là loạn An Sử.

          An Lộc Sơn vốn là người Hồ, nhờ có nhièu chiến công được phong làm tiết độ sứ

Page 176: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

ba trấn rồi được phong làm Ðông bình quận vương.

          Dưới chiêu bài giết Dương Quốc Trung, nhưng thực chất là giành lấy ngai vàng của nhà Ðường, từ Phạm Dương ( Hà Bắc ), An Lộc Sơn tiến quân nhanh chóng xuống Lạc Dương rồi tiến sang Trường An. Huyền tông cùng triều đình phải chạy sang Tứ Xuyên. Vừa mới đến Mã Ngôi ( Thiểm Tây ), theo yêu cầu của quân sĩ, Huyền tông buộc lòng phải cho giết Dương Quốc Trung và Vương Quý Phi.

          An Lộc Sơn chiếm được Trường An, nhưng từ đó nội bộ thường xãy ra những vụ chém giết lẫn nhau để tranh quyền. Còn nhà Ðường thì vừa khẩn trương tập hợp lực lượng vừa mượn viện binh của Hồi Hột để lấy lại Trường An. Cuối năm 754, Ðường chiếm lại được hai kinh, nhưng đến năm 759, một lần nữa Lạc Dương lại Rơi vào tay quân phiến loạn, mãi đến năm 762, với sự giúp đở của Hồi Hột, Ðường mới thu hồi

Page 177: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

được thành phố này. Ðến đây, hàng ngũ quân phiến loạn tan rã, nhiều tướng lĩnh đầu hàng nhà Ðường, đến năm 763 thì hoàn toàn thất bại.

          Vụ loạn An Sử đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều vùng cư dân trù mật trở nên hoang vắng không có bóng người. Ðây cũng là cái mốc đánh dấu  nhà Ðường từ chổ thịnh trị bước vào thời kì suy yếu. Từ đó về sau trong triều đình, vua Ðường chỉ làm bù nhìn, mọi quyền hành đều do hoạn quan lũng đoạn. Bọn quan hoạn có thể tự ý phế lập các vua, khống chế các quan từ tể tướng trở xuống. Bị hoạn quan o ép, các quan trong triều lần lần liên kết với nhau để chống lại, nhưng đều bị thất bại. Ơí các địa phương, thế lực các Tiết độ sứ ngày càng lớn mạnh, trở thành những lực lượng các cứ độc lập không chịu sự quãn lí của chính phủ trung ương.

          Trong quá rình đó, nhà Ðường lại bị Thổ Phồn và Nam Chiếu tấn công và chiếm

Page 178: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

mát nhiều đất đai. Từ thế kỉ thứ VII, Thổ Phồn ( tiền thân của Tây Tạng ) trở thành một quốc gia thống nhất hùng mạnh và đã nhiều lần đánh bại quân Ðường. Năm 763, sau khi chiếm được một vùng rộng lớn ở Tây Bắc Trung Quốc, Thổ Phồn đem 20 vạn quân tiến sang phía đông cướp phá Trường An 15 ngày rồi rút lui.

          Còn Nam Chiếu là quốc gia của tộc bạch ở Vân Nam thành lập vào thế kỉ thứ VIII. Lúc đầu Nam Chiếu cũng thuần phục nhà Ðường, nhưng sự tàn ác của bọn quan lại Trung Quốc đã đẩy họ chuyển sang thuần phục Thổ Phồn. Do vậy, nhà Ðường đã hai lần sai quân đi đánh Nam Chiếu nhưng toàn quân bị tiêu diệt. Năm 829, Nam Chiếu tấn công vào nước Thục đến tận Thành Ðô, cướp bóc trong 10 ngày và bắt đem đi hàng vạn thợ thủ công Trung Quốc. Mối đe dọa của Nam Chiếu kéo dài mãi cho đến khi nhà Ðường diệt vong.

Page 179: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          5. phong trào chiến tranh nông dân cuối đời Ðường.

          Sau loạn An Sử, chế độ quân điền bị phá hoại, hiện tượng tập trung ruộng đất vào tay các địa chủ ngày càng trầm trọng, do đó kẻ giàu có ruộng hàng vạn mẫu, người nghèo không có chổ đặt chân.

          Thuế khóa cũng là một gánh nặng mà nhân dân không thể chịu đựng nổi. Ðến kì thu thuế, nhân dân thường phải dỡ nhà bán ngói bán gỗ hoặc cầm vợ bán con để lấy tiền đong thóc nộp thuế, nhưng nhiều khi các thứ đó chỉ mới đủ dọn cơm rượu thết đãi bọn quan lại về thu thuê, chứ chưa có gì nộp vô kho nhà nước. Gặp năm mất mùa, nhân dân phải ăn lá hòe trừ cơm, những người già yếu không đi kiếm được, đành phải chịu chết đói.

          Ngoài ra, nhân dân còn phải chịu nhiều nổi khổ khác như không có muối mà ăn vì muối cũng như rượu, chè đều do nhà

Page 180: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

nước độc quyềnmua bán hoặc bị quan hoạn tự do cướp hàng hóa ngoài chợ...

          Sự khốn khổ cùng cực của nhân dân là nguyên nhân trực tiếp dẩn đến các cuộc khởi nghĩa liên tiếp cuối đời Ðường.

          Năm 874, phong trào khởi nghĩa nông dân lớn bùng nổ ở Sơn Ðông. Lúc bấy giờ ở vùng này, đê Hoàng Hà bị hỏng, nạn lụt xãy ra luôn, vụ thu năm đó hầu như mất trắng; mặt khác chính phủ quãn lí muối rất chặt, giá muối cao. Vì vậy đời sống của nhân dân ở đây càng cực khổ.

          Người lãnh đạo lúc đầu là Vương Tiên Chi, một người buôn muối lậu. Quân khởi nghĩa truyền lệnh lên án nhà Ðường thối nát, quan lại tham nhũng, thuế khóa nặng nề. Chẳng bao lâu nghĩa quân đã chiếm nhiều nơi ở Sơn Ðông.

          Năm 875, Hoàng Sào cũng triệu tập được mấy ngàn người nổi dậy hoạt động ở Sơn Ðông rồi gia nhập lực lượng của Vương

Page 181: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Tiên Chi. Từ đó, hàng ngũ nghĩa quân phát triển nhanh chóng, địa bàn hoạt đọng từ Sơn Ðông mở rộng đến vùng Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy.

          Từ đó, Hoàng Sào trở thành người lảnh đạo chủ yếu của phong trào. Ðể tránh chổ mạnh của địch, năm 878, Hoàng Sào quyết địn htiến hành cuộc trường chinh xuống miền Nam, nơi đang tồn tại nhiều thế lực cát cứ, lực lượng giai cáp phong kiến không thống nhất.

          Xuất phát từ Hà Nam, quân Hoàng Sào đi qua Sơn Tây, An Huy, Triết Giang, Phúc Kiến đến Quãng Ðông. Do không quen khí hậu miền Nam,nghĩa quân bị ốm chết mất ba bốn phần mười, nên cuối năm 879, từ phía đông, Hoàng Sào lại kéo quuân trở lên miên Bắc. Khi quân nông dân tiến gần đến Trường An, triều đình nhà Ðường hoảng sợ bỏ kinh thành chạy sang Tứ Xuyên. Năm 880, quân Hoàng Sào tiến vào kinh đô. Năm

Page 182: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

881, Hoàng Sào tự xưng làm hoàng đế, đặt tên nước là Ðại Tề.

          Trước tình hình ấy, giai cấp phong kiến liên hợp với nhau để bao vây Trường An. Quân nông dân cầm cự được hơn 2 năm, đến năm 883, phải rút về Hà Nam, Sơn Ðông, đến năm 884, thì bị quân Ðường đánh bại. Hoàng Sào tự tử.           Như vậy, phong trào khởi nghĩa này chưa lật đổ được nền thống trị của nhà Ðường, nhưng làm cho đế quốc Ðường ngày càng bị chia năm xẻ bảy, trong cung đình càng hổn loạn, nhà Ðường chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa mà thôi.

V. THỜI  KÌ  NGŨ ÐẠI ( 907 - 960 ) TOP

    1.  Thời kỳ Năm đời Mười nước :

          Năm 882, một viên tướng của Hoàng Sào là Chu Ôn đầu hàng nhà Ðường, được nhà Ðường cho đổi tên thành Chu Toàn Trung và giao cho quyền cao chức trọng, dần dần trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh. Năm 900, Ðường Chiêu Tông có mưu toan chống lại tập đoàn quan hoạn nên bị quan hoạn cầm tù. Tể tướng Thôi

Page 183: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Dận, do đó mời ChuToàn Trung đem quân về kinh đô tiêu diệt bọn quan hoạn. Nạn hoạn quan tuy trừ xong, nhưng mọi quyền hành đều rơi vào tay Chu Toàn Trung. Năm 904, Chu Toàn Trung giết Chiêu Tông lập Ai Ðế và đến năm 907 thì giành hẳn ngôi nhà Ðường lập nên triều Hậu Lương, đóng đô ở Biện Lương ( Khai Phong ).

          Từ đó cho đến năm 960, ở miền bắc Trung Quốc lần lược dựng lên 5 triều đại là Hậu Lương ( 907 - 923 ), Hậu Ðường ( 923 - 935 ), Hậu Tấn ( 936 - 947 ), Hậu Hán (947 - 950 ), Hậu Chu ( 951 - 960 ).                             

          Ơí miền nam, từ cuối đời Ðường, các tướng, quân phiệt mỗi người chiếm giữ một vùng. Sau khi Ðường diệt vong, các thế lực các cứ ấy đã lần lượt lập thành 9 nước là Tiền Thục ( 907 - 925 , Ngô Việt ( 907 - 978 ), Mân ( 909 - 945 ), Ngô (919 -937 ), Nam Hán ( 917 - 971 ), Nam Bình ( 925 - 978 ), Sở ( 927 - 951 ), Hậu Thục (934 - 965 ), Nam Ðường ( 937 - 975 ), cộng với nước

Page 184: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Bắc Hán ( 951 - 979 ) ở miền Bắc là 10 nước. vì vậy thời kì lịch sử này gọi chung là thời kì Ngũ đại thập quốc.

          Trong thời kì này, do tình trạng chia cắt trầm trọng như vậy nên chiến tranh diễn ra liên miên. Ơí những vùng xãy ra chiến sự, thây chết đầy đường, đồng ruộng bỏ hoang, cả nghìn dặm không có bóng người. Khi đánh nhau, bọn quân phiệt còn tự động phá đê, càng làm cho các loại thiên tai như hạn, lụt bảo thêm trầm trọng. Trong khi đó, chính quyền ở các nước đều thi hành chính sách thuế khóa nặng, hình phạt tàn khốc, bọn quan lại nhân cơ hội ấy tha hồ ức hiếp nhân dân, bởi vậy đời sống nhân dân Trung Quốc vô cùng khổ sở.

1.     Sự đe dọa của người Khiết Ðan :

         Bắt đầu từ thời kì này, Trung Quốc bị người Khiết Ðan xâm chiếm đất và thường xuyên đe dọa.

Page 185: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

         Người Khiết Ðan vốn là một chi nhánh của Ðông Hồ sống bằng nghề du mục ở đông bắc Trung Quốc ngày nay. Năm 916, một thủ lĩnh bộ lạc là Gia Luật A Bảo Cơ thống nhất các bộ lạc Khiết Ðan, lên ngôi hoàng đế. Nước Khiết Ðan bắt đầu được thành lập. Ngay năm đó, Khiết Ðan tấn công các tộc Ðột Quyết Ðột Dục Hồn, Ðảng Hạng, Sa Ðà ở phía tây và xâm chiếm nhiều châu ở phía bắc Trung Quốc. Năm 926, Khiết Ðan tiêu diệt nước Bột Hải ở phía đông, do đó địa bàn được mở rộng , trở thành một nước lớn mạnh.

         Năm 936, Tiết độ sứ Hà Ðông của hậu Ðường là Thạch Kính Ðường (người Sa Ðà ) dựa vào thế lực của Khiết Ðan để cướp ngôi Hậu Ðưòng, lập nên triều Hậu Tấn.

         Năm 937, Khiết Ðan đổi tên thành nước Liêu. Vốn có âm mưu thôn tín cả miền  Bắc Trung quốc, năm 942, nhân

Page 186: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

khi Thạch Kính Ðường chết, Vua Liêu đem quân tiến xuống phía Nam, nhưng bị nhân dân Trung quốc chặn đánh, nên phải tạm thời lui quân.          Năm 946, Liêu lại tấn công Hậu Tấn, nhiều tướng lĩnh của Hậu Tấn đầu hàng, quân Liêu chiếm được Biện Lương, Hậu Tấn diệt vong. Gia Luật Ðức Quang lên làm hoàng đế ở Biện Lương, nhưng nhân dân Trung quốc khắp nơi nổi dậy đấu tranh, đến cuối năm 947, phải rút về Hoàng Hà.

C - THỜI KỲ SUY TÀN CỦA CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

VI - TRIỀU NGUYÊN :( 1271-1368) TOP

1-     Cuộc chinh phuc của người Mông cổ Và sự thành lập triều Nguyên :

                   Năm 1206, một thủ lĩnh bộ lạc tên là Têmusin, được hội nghị qúy tộc bầu làm đại Hãn, lấy hiệu là Singhit. Ðó là nhân vật ta quen gọi là Thành Cát Tư Hãn. Sự kiện ấy đánh dấu nhà nước Mông cổ chính thức thành lập.Ngay sau đó với những đội kỵ binh thiện chiến,

Page 187: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Thành Cát Tư Hãn tích cực chuẩn bị chinh phục bên ngoài.

          Năm 1209, Mông cổ tấn công Tây hạ, Tây Hạ thấy thế không thể chống cự nổi, phải nộp con gái xin hàng. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn tấn công nước Kim, đến năm 1215, chiếm được toàn bộ vùng đất từ Hoàng hà trở về Bắc. Năm 1216, Thành Cát tạm ngừng chiến sự ở phía Nam để chuẩn bị chinh phục phía Tây.

          Năm 1218, cuộc viễn chinh sang phía Tây bắt đầu, chỉ trong vòng 7 năm, quân Mông cổ lần lượt chiếm được Trung Á, một phần Tây Á và lưu vực sông Daniep ở Ðông âu. Năm 1226, Mông cổ lại đánh Tây Hạ và năm sau Tây Hạ bị diệt vong, Thành Cát Tư Hãn bị bệnh chết mấy ngày trước khi Tây Hạ nộp thành đầu hàng.

Page 188: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 1230, Mông cổ lại tấn công nước Kim, đến năm 1234, quân Mông cổ với sự tham gia của quân Tống, đã đánh bại nước Kim. Theo giao ước trước kia, Tống đem quân thu hồi Lạc dương và Khai Phong, nhưng bị quân Mông cổ chặn đánh và tháo nước sông Hoàng Hà làm cho quân Tống chết đuối gần hết. Việc đó mở đầu cho sự  xung đột giữa Nam Tống và Mông cổ. Tuy nhiên do sự đấu tranh trong cung đình Mông cổ, cuộc chinh phục Nam Tống phải tạm hoãn. Năm 1251, Mông Ca (cháu Thành Cát Tư Hãn) giành được ngôi đại hãn.

          Ðể tạo nên một thế bao vây đối với Nam Tống, Mông Ca sai em mình là Khubilai (Hốt tất Liệt) chinh phục khu vực phía Tây và Taq6y Nam của Trung quốc ngày nay và đã tiêu diệt nước Ðại Lý ở Vân nam vào năm 1253. Năm 1258, Mông Ca và Hốt Tất Liệt đem quân tấn công Nam Tống, nhưng đến năm 1259,

Page 189: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Mông Ca bị tử trận, Hốt Tất Liệt vội vàng rút quân về Bắc để tranh giành ngôi đại hãn.

          Sau 4 năm tranh giành, Hốt Tất Liệt giành được ngôi đại hãn. Là người vốn chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung quốc, năm 1271,Hốt Tất liệt  đổi xưng làm hoàng đế, đặt tên nước là Nguyên, dời đô từ Khai Bình đến Ðại Ðô (Bắc Kinh), đặt chế độ quan lại giống như các triều đại phong kiến Trung quốc. Sau đó năm 1274,, Hốt Tất Liệt sai tướng đem quân đi đánh Nam Tống. Năm 1276, kinh đô Lâm An (Hàng Châu) của Nam Tống bị hạ, triều đình Nam Tống đầu hàng, nhưng một số quan lại yêu nước lập dòng dõi nhà Tống lên làm vua ở Phúc Châu (Phúc Kiến) và tiếp tục kháng chiến đến năm 1279 mới hoàn toàn bị tiêu diệt.

2-     Chính sách thống trị của nhà Nguyên:

Page 190: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Trong qúa trình chinh phục nước Kim, quân Mông cổ thi hành chính sách giết sạch, cướp sạch, đốt sạch để lấy đất làm bãi chăn nuôi.

          Sau khi tiêu diệt Nam Tống, Triều Nguyên một mặt hoàn toàn bắt chước cách tổ chức bộ máy nhà nước, chế đô phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa,... của Trung quốc, nhưng mặt khác lại thi hành chính sách áp bức dân tộc trắng trợn. Ðể giành quyền ưu tiên cho dân tộc chinh phục, triều Nguyên chia cư dân cả nước làm 4 loại :

-         Loại 1 là người Mông cổ.

-         Loại 2 là người Sắc, Mục (bao gồm người Tây Hạ,Duy Ngô Nhĩ, các tộc ở Trung á, Ba tư,...)

-         Loại 3 là  người Hán ( bao gồm người Khiết Ðan, Nữ Chân, Hán, Cao Li,... vốn là cư dân của nước Kim).

Page 191: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

-         Loại 4 là người Nam ( tức là cư dân của Nam Tống).

          Bốn loại người nầy bị đối xử phân biệt rõ rệt về mọi mặt. Quyền chỉ huy quân đội hoàn toàn thuộc về người Mông cổ.Về pháp luật, nếu người Hán, người Nam phạm tội giết người thì bị xử tử, còn người Mông cổ thì chỉ bị phạt đánh gậy hoặc đưa lên biên giới phía Bắc sung vào quân đội. Ðể đề phòng nhân dân Trung quốc nổi dậy đấu tranh, pháp luật hà Nguyên còn nghiêm cấm người Hán, người Nam không được tụ họp đông người như đi săn, rước thần và không được cầm vũ khí.

          Về mặt ruộng đất, nhà Nguyên ban cấp nhiều ruộng đất cho qúy tộc Mông cổ và các chùa chiền. Ngoài ruộng đất được phong, bọn qúi tộc Mông cổ còn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.Nhân đó ở Hoa Nam, các địa chủ Hán tộc cũng tìm

Page 192: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

mọi cách phát triển thế lực kinh tế của mình.,

          Do chính sách khủng bố, cướp đoạt và nô dịch đó, nông dân Trung quốc rất cực khổ. Rất nhiều người bị biến thành nô tỳ mà đời Nguyên gọi là khu khẩu hoặc  khu đinh.

  3 -  Những cuộc chiến tranh xâm lược :

           Ðầu đời Nguyên, chỉ trong vòng 20 năm, Hốt Tất Liệt đã phát động nhiều cuộc chiến tranh để xâm lược Nhật Bản, Miến Ðiện, Chiêm Thành, Ðại Việt và Gia Va.

          Từ lâu Nhật Bản là mục tiêu chinh phục của Mông Cổ. Năm 1226, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ đưa thư sang Nhật Bản yêu cầu lập quan hệ ngoại giao và gịuc vua Nhật Bản cử ngay sứ giả sang triều đình Mông Cổ, nếu không đáp ứng yêu cầu đó, thì chiến tranh không thể tránh khỏi nhưng trước sau Nhật Bản vẫn không trả lời.

Page 193: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Vì vậy, sau khi thành lập nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt sai Hân Ðô, Hồng Trà Khâu đưa quân sang đánh Nhật Bản. Quân Nguyên chiếm được các đảo nhỏ Su Si Ma và I Ki rồi đổ bộ lên miền Tây Bắc đảo Kiu Sư. Tuy nhiên, tự nhận thấy mình chưa đủ lực lượng tiến sâu hơn nữa, quân Nguyên phải rút lui.

          Năm 1281, nhà Nguyên lại sai các tướng A Tháp Hải, Phạm Văn Hổ, A Hàn Ðô, Hồng Trà Khâu đưa quân sang tấn công Nhật Bản lần thứ hai. Khi quân Nguyên vừa mới tới Nhật Bản chưa kịp giao chiến thì gặp bão, nhiều thuyền bị đắm. Văn Hổ cùng các tướng khác tự chọn lấy những chiếc thuyền chắc chắn và tốt để về, bỏ lại hơn 10 vạn binh lính ở dưới chân núi... mọi người đang chặt gổ đóng thuyền để về thì người Nhật Bản đến đánh, binh sĩ chết gần hết, ba vạn người bị bắt đem đi...thế là 10 vạn quân chỉ còn ba người về được mà thôi..

Page 194: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Nhà Nguyên dự định đánh Nhật Bản một lần nữa, nhưng khi đang chuẩn bị binh lính thuyền bè thì cuộc chiến tranh xâm lược Ðại Việt năm 1285 bị thất bại nặng nề, nên năm 1286, Hốt Tất Liệt phải quyết định bỏ việc Nhật Bản để chuyên vào việc Giao Chỉ .

          Ðối với Miến Ðiện, năm 1271, Hốt Tất Liệt nhiềulân sai sứ sang  yêu cầu Miến Ðiện đầu hàng, nhưng Miến Ðiện Không chịu thuần phục, thậm chí còn có lần giết sứ giả. Vì vậy Hốt Tất Liệt đã cho quân sang tấn công Miến Ðiện ba lần vào các năm 1277, 1283, 1287. Kết quả Miến Ðiện phải thuần phục dưới hình thức phải nhận phong hiệu và phải tiến cống nhà Nguyên.

          Sau đó chính quyền Miến Ðiện bị ba anh em Athinhcaya thuộc bộ tộc San ( Thái ) lũng đoạn. Năm 1298, Athinhcaya bắt vua Miến Ðiện cầmtù rồi giết chết. Con rể và con trai vua Miến Ðiện chạy trốn sang Trung Quốc.

Page 195: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Lợi dụng sự rối ren ấy, năm 1300, vua Nguyên lại xâm lược Miến Ðiện lần thứ tư. Bị quân Nguyên bao vây, anh em Athinhcaya đã đem nhiều vàng bạc đến đút lót cho các tướng Nguyên lấy lí do trời nóng, lam chướng phát sinh, quân khổ nhọc nếu không về sợ bị tội vì tử thương. rồi lập tức rút quân. Về đến nước, hai tướng Cao Khánh và Sát Hãn Bất Hoa đều bị xử tử vì tội ăn hối lọ làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược.

          Chiêm Thành cũng là mục tiêu xâm lược của triều Nguyên. Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai sứ đi yêu cầu vua Chiêm Thành đến chầu. Ðể tránh hiểm họa chiến tranh, Chiêm Thànhtỏ ý thuần phục, nhưng không đồngý để nhà Nguyên lập cơ quan hành tỉnh ở nước mình. Vì vậy, năm 1283, quân Nguyên tấn công kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành đốt kho tàng tạm thời rút vào rừng. Sau đó, vua Chiêm Thành giả vờ xin hàng để nhử quân Nguyên vào trận địa bố trí sẳn.

Page 196: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

Quân Nguyên phảiliều mình đánh mới thoát về đồn cố thủ và dến đầu 1284 phải lặng lẽ rút quân về nước.

          Ðối với Ðại Việt, trước khi thành lập triều Nguyên, đầu năm 1258, quân Nguyên ở Vân Nam đã mở cuộc tấn công lần thứ nhất nhằm mục đích đánh dẹp các xứ Man Di chưa phụ thuộc , đồng thời để khép kín vòng vây đối với Nam Tống. Thế nhưng chỉ trong vòng nữa tháng, lần đầu tiên, quân Nguyên bị đánh bại hoàn toàn. Hai cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Nguyên ( 1285, 1288 ) cũng đều thất bại hoàn toàn.

          Ðối với Gia Va, năm 1292, Hốt Tất Liệt sai Mạnh Kì đi yêu cầu nước này thuần phục nhà Nguyên, nhưng bị vua Kritangara (1268 - 1292 ) thuộc triều Xinggaxari thích chử vào mặt đuổi về.

          Vin vào cớ ấy, cuối năm 1292, nhà Nguyên cử Sử Bật, Cao Hưng đem 2 vạn quân với 1000 chiếc thuyền vượt biển tiến

Page 197: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

xuống phía nam và đến đầu 1293 thì đến Gia Va.

          Vào lúc đó, Kitangara bị một chúa phong kiến là Giayacatvang giết chết để cướp ngôi. Người con rể của ông là Rajen Vijaya giả vờ đầu hàng quân Nguyên để mượn lực lượng quân xâm lược trả thù cho nhạc phụ. Nhờ vậy quân Nguyên tạm thời thu được thắng lợi, nhưng sau đó Rajen Vijaya tổ chức phản công, quân Nguyên thấtbại phải rút lui. Về đến nước, Sử Bật bị phạt đánh 17 gậy và bị tịch thu 1/3 tài sản.

4 -  phong trào khởi nghĩa cuối Nguyên

                   Dù đã Trung Quốc hóa, triều Nguyên vẫn là triều đại của kẻ chinh phục ngoại tộc, do đó trong thời kì này, xã hội Trung Quốc tồn tại hai mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Chính vì thế, trong suốt thời kì thống trị của triều Nguyên, các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra liên tiếp. Ðặt

Page 198: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

biệt cuối đời Nguyên, tập đoàn thống trị Mông Cổ ngày càng xa xỉ, trong khi đó đê điều hỏng nặng không sửa chữa, các laọi thiên tai thường xuyên xãy ra, dịch bệnh lan tràn, do đó nhân dân càng khốn khổ. Trong hoàn cảnh ấy, các hình thức tôn giáo như đạo Di Lặc, đạo Bạch Liên và Minh giáo đang âm ỉ lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà.

                   Năm 1351, đe Hoàng Hà sau nhiều lần bị vở, nhà Nguyên bất đắt dĩ phải điều 15 vạn dân phu đi đắp đê. Nhan cơ hội ấy, giáo trưởng đạo Bạch Liên là Hnà Sơn đồng cùng đồ đệ của mình là Lưu Phúc Thông mưu tính viẹc khởi nghĩa. Ðể tranh thủ sự đồngtình của quần chúng, Lưu Phúc Thông phao tin rằng Hàn Sơn đồng là cháu 8 đời của Tống Huy Tông từ Nhật Bản đem quân về đánh đổ triều Ngyuên. Nhưng trong khi chuẩn bị khởi nghĩa thì kế hoạch bị bại lộ. Hàn Sơn Ðồng bị bắt và bị giết chết. Tuy

Page 199: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

vậy, Lưu Phúc Thông vẫn tiếp tục lãnh đạo khởi nghĩa.

                   Ðược tin Lưu Phúc Thông dựng cờ khởi nghĩa, nhân dân nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng, trong đó có những nhóm tương đối lớn như lực lượng của Từ Thọ Huy ở Hồ Bắc, Quách  Tử Hưng ở An Huy. Quần chúng khởi nghĩa đều chít khăn đỏ làm hiệu nên gọi là quân Khăn đỏ ( Hồng Cân quân ). Khẩu hiệu đấu tranh của họ là đánh đổ nhà Nguyên, khôi phục nhà Tống.

                   Lúc đầu lực lượng khởi nghĩa của Lưu Phúc Thông đã giành được thắng lợi to lớn, đã tôn con Hàn Sơn Ðồng là Hàn Lâm Nhi lên làm vua, và đặt tên nước là Ðại Tống. Nhưng đến năm 1363, Lưu Phúc Thông bị Trương Sĩ Thành, một thủ lĩnh nông dân đã thuần phục nhà Nguyên, đánh bại.

                   Khi quân khăn đỏ của Lưu Phúc Thông đang tiến quân thuận lợi ở miền bắc

Page 200: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

thì nghĩa quân do Từ Thọ Huy lãnh đạo cũng thu được nhiều thắng lợi ở vùng lưu vực Trường Giang. Năm 1360, Từ Thọ Huy bị một viên tướng của mình là Trần Hữu Lượng giết chết. Trần Hữu Lượng tự xưng là vua, đặ tên nước là Hán. Năm 1362, một tướng khác của Từ Thọ Huy là Minh Ngọc Trân không phục Trần Hữu Lượng cũng xưng vương ở vùng Tứ Xuyên Vân Nam, đặt tên nước là Hạ.

                   Cũng trong thời kì này, lực lượng quân khăn đỏ do Quách Tử Hưng lãnh đạo không ngừng phát triển. Trong hàng ngũ họ Quách có một nhân vật về sau trở nên rất quan trọng, đó là Chu Nguyên Chương.

                   Chu Nguyên Chương xuất thân từ một gia đình bần nông, đã từng làm sư khất thực một thời gian. Năm 1352, ông tham gia lực lượng khởi nghĩa của Quách Tử  Hưng. Năm 1355, Quách Tử  Hưng  chết, Chu Nguyên Chương trở thành người lãnh đạo chính của nghĩa quân.

Page 201: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

                   Năm 1356, Chu Nguyên chương thành lập chính quyền ở Kim Lăng ( Nam Kinh ), tự xưng là Ngô quốc công, rồi đến năm 1364 thì xưng làm Ngô vương. Sau khi lần lượt đánh bại các tập đoàn quân phiệt Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành... đến năm 1367, Chu Nguyên Chương đã thâu tóm hết miền Nam Trung Hoa rộng lớn.

                   Ngay năm đó, Chu Nguyên Chương sai tướng đem quân đánh miền bắc, đồng thời truyền hịch nói rõ mục đích của việc tiến quân là để đánh đuổi giặc Hồ, khôi phục Trung Hoa, lập lại cương kỉ cứu vớt nhân dân, khôi phục uy nghi cho quan lại người Hán..                    Trong khi quân Bắc tiến không ngừng thu được thắng lợi, năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Kim Lăng, đặt tên nước là Minh. Mùa thu năm đó, quân đội của Chu Nguyên Chương tấn công Ðại Ðô, triều đình nhà Nguyên vội vàng chạy lên phía Bắc, ra khỏi Trường Thành. Nền thống trị của nhà Nguyên ở Trung Quốc kết thúc. Tiếp đó, Chu Nguyên Chương tiêu diệt thế lực cát cứ của Minh Ngọc Trân và các lực lượng còn lại của triều Nguyên, đến năm 1387 thì hoàn toàn thống nhất Trung Hoa.

VII. TRIỀU MINH ( 1368 - 1644 ) TOP

Page 202: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

1.      Thời kì cường thịnh của triều Minh

                   Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều Nguyên và gần 20 năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.

          Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Minh Thái tổ ( Chu Nguyên Chương ) vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rỏ sức mạnh của quần chúng. Vì vậy ông nói : Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng.. Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái tổ đã thi hành những chính sách sau đây:

          - Trả tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng

Page 203: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì.

          - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để gíup họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Nhà nước còn chú ý đến vấn đề thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho dân những nơi bị mất mùa.

-  Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến...đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong xét xử.

          - Nghiêm trị bọn quan lại tham ôbằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ...Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế

Page 204: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.

           Song một mặt khác, Minh Thái Tổ rất quan tâm tới việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, vì vậy năm 1380, ông quyết định bỏ chức thừa tướng để tập trung quyền hành vào tay hoàng đế.

           Năm 1398, Minh Thái Tổ chết. Vì người con cả chết sớm nhưng cháu đích tôn ông được lên nối ngôi, nhưng người con thứ Yên vương Chu Ðệ đã từ miền bắcđem quân tấn công Kim Lăng. Cuộc nội chiến giữa hai chú cháu bùng nổ. Năm 1402, Chu Ðệ thắng và giành được ngôi hoàng đế. Ðó là Minh Thành Tổ, một ông vua nổi tiếng của triều Minh.

          Trong thời kì thịnh trị của mình, Minh Thành tổ tiếp tục thi hành những chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như tu sửa

Page 205: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

vãây dựng các công trình thủy lợi, chỉnh đốn thué khóa, cứu tế dân đói..

          Ðối với bên ngoài, Minh Thành Tổ tích cực xây dựng chính sách viễn giao cận công , dĩ Di trị Di . Ông đã năm lần đem quân đi đánh người Tác Ta và người Oi Rát, hai chi nhánh của tộc Mông Cổ, mua chuộc họ và xúi giục họ đánh lẫn nhau. Ông còn hết sức lôi kéo sự thuần phục của tộc Nữ Chân. Kết quả là có lúc thủ lĩnh các tộc tộc Tác Ta, Oi Rát, Nữ Chân tạm thời quy phục, nhưng quan hệ ấy không bền chặt, trái lại sau đó đã trở thành mối đe dọa lớn đói vởiTrung Quốc trong một thời gian dài. Cũng chính để được thuận lợi hơn trong các hoạt động quân sự ở phía bắc, nên năm 1421, Minh Thành tổ dời đo lên Bắc Kinh.

          Ngoài ra Minh Thành tổ còn nhiều lần cử sứ giả đến các nước Ðông Nam Á, Nam Á, Tây Á để phô trương sự giàu mạnh của Trung Quốc và loi kéo các nước ở vùng này thuần phục nhà Minh. Trong những hoạt

Page 206: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

động ngoại giao đó, rầm rộ nhất là chuyến đi biển do viên Thái giám Trịnh Hòa dẫn đẫuuống các nước ven biển phía Nam từ năm 1405 đến năm 1433.

          Ðối với Ðại Việt, Minh Thành Tổ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược vào năm 1406 và kéo dài chiến tranh cho đếnkhi ông ta chết ( 1426 ) vẫn chưa kết thúc.                          

          Như vậy thời kì trị vì của Minh Thành Tổ là thời kì cường thịnh nhất, nhưng ngắn ngủi của triều Minh.

      2.  Sự suy yếu của triều Minh:

          từ thập kỉ 30 của thế kỉ XV trở về sau, triều Minh bát đầu suy sụp. Lúc bấy giờ vua thường lên ngôi khi còn ít tuổi, chỉ biết ăn chơi, mọi quyền hành đều bị các quan hoạn lũng đoạn. Nhân đó, cả tập đoàn quan lại chỉ lo vơ vét đầy túi tham, giai cấp địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất. Thêm vào đó, Trung Quốc nhiều lần bị người Mông Cổ

Page 207: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

xâm nhập, thậm chí trong cuộc tấn công năm 1449, Minh Anh Tông đã biü bắt  làm tù binh. Do vậy, nhân dân hết sức đói khổ phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Nhiều nơi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

          Trước tình hình đó, đến đời Gia Tĩnh ( 1522-1566), nhà Minh phải thi hành một số chính sách xoa dịu mâu thuẩn xã hội như : giãm nhẹ tô thuế lao dịch, hạn chế sự lộng quyền của các hoạn quan và việc chiếm ruộng đất của giai cấp đi6a chủ, Nhưng những cải cách ấy chẳng bao lâu do việc tranh quyền đoạt vị trong triều dẫn đến sự rối loạn về chính trị nên không thực hiện được.

          Sau mấy năm rối ren, đến thời Vạn Lịch (1573-1619), tình hình được ổn định trong vài mươi năm nhờ những cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự. Nhưng từ giữa thời Vạn Lịch về sau, phái cải cách bị bài trừ, phái quan hoạn lại thắng thế. Ðặc biệt

Page 208: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đến đầu thế kỷ XVII,  triều đình nhà Minh bị quan hoạn Ngụy Trung Hiền lũng đoạn, thậm chí y có thể cách chức những quan đại thần không ăn cánh.

          Lúc bấy giờ, những quan lại bị gạt ra khỏi triều đình lập thành một tổ chức chính trị gọi là đảng Ðông Lâm nhằm chống lại tập đoàn quan hoạn và phê phán nền thống trị đen tối đương thời.

          Dựa vào quyền thế của mình, Ngụy Trung Hiền và vây cánh đã phản kích đảng Ðông Lâm, giết hại một số thủ lĩnh quan trọng của đảng nầy. Về sau, tuy Ngụy Trung Hiền bị giết chết, nhưng cuộc đấu tranh giữa tập đoàn quan hoạn và đảng Ðông Lâm vẫn tiếp diễn cho đến khi nhà Minh diệt vong.

          3.  Phong trào chiến tranh nông dân cuối triều Minh:

          Ðến cuối triều Minh, tình hình chính trị trở nên rối ren, giai cấp địa chủ phong kiến lợi dụng tình hình đó chiếm đoạt nhiều

Page 209: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

ruộng đất, làm cho phần lớn nhân dân Trung Quốc không có ruộng.

          Những nông dân còn giữ được ít ruộng đất thì phải chịu xu cao thuế nặng, nhiều người không thể nộp thuế buộc phải cầm ruộng đất, rồi bán thân mình trở thành tá điền, nô tì hoặc tha phương cầu thực.

          Lúc bấy giờ nhân dân cả nước nói chung đều khốn khổ, nhưng nghiêm trọng nhất là vùng Thiểm Tây. Vì vậy, Thiểm Tây trở thành nơi bùng nổ đầu tiên của phong trào chiến tranh nông dân cuối triều Minh.

          Năm 1627, nông dân Thiểm Tây nổi dậy khởi nghĩa. Ðến năm 1631, các nhóm khởi nghĩa riêng lẽ ấy tập hợp lại thành 36 doanh do các thủ lĩnh như Cao Nghênh Tường, Trương Hiếu Trung, Lí Tự Thành... cầm đầu. Số người tham gia lên đến 20 vạn, quân khởi nghĩa vượt Hoàng Hà đến hoạt động ở vùng Hà Nam, rồi từ Hà Nam nhanh chóng tiến đến Phượng Dương ( An Huy ),

Page 210: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

đốt lăng tẩm tổ tiên nhà Minh quyết lật đổ nền thống trị của triều đại này.

          Năm 1638, nhà Minh huy động quân chủ lực tấn công quân nông dân, Lí Tự Thành và Trương Hiếu Trung tạm thời phải lánh đi, lực lượng hoàn toàn tan rã. Nhưng chỉ vài năm sau, Lí Tự thành đã nhanh chóng tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng tiếp tục đấu tranh.

          Nhờ khẩu hiệu Trọng hiền sĩ , chia ruộng , miễn thuế ...nên quân khởi nghĩa càng được nhân dân hoan nghênh, lực lượng càng phát triển nhanh chóng, và từ đó liên tiếp giành được thắng lợi.

          Năm 1644, Lí Tự Thành lên ngôi hoàng đế ở Tây An ( Thiểm Tây ), đặt tên nước là Ðại Thuận, lập bộ máy quan lại mới, khôi phục hệ thống tước vị quý tộc Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Tiếp đó, Lí Tự Thành tấn công và chiếm được Bắc Kinh. Vua Sùng Trinh nhà Minh phải treo cổ tự tử.

Page 211: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Sau khi nghe tin nhà Minh sụp đổ, Tổng binh nhà Minh là Ngô Tam Quế quyết định đầu hàng Mãn Thanh để chống lại Lí Tự Thành. Lí Tự Thành đem quân đánh Ngô Tam Quế nhưng bị liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Thanh đánh bại, do đó phải rút khỏi Bắc Kinh. Trên đường rút lui, quân Lí Tự Thành nhiều lần bị quân Thanh truy kích, thấy không thể thoát khỏi, nên Lí Tự Thành đã thắt cổ tự tử.           Năm 1646, trong một trận chiến đấu với quân Thanh, Trương Hiến Trung bị thương rồi bị quân Thanh bắt và giết chết. Như vậy, phong trào nông dân cuối Minh đến đây về cơ bản bị thất bại.

VIII. TRIỀU THANH TOP

1.      Sự hình thành đế quốc Thanh:

          Năm 1644, ngay sau khi Lí Tự Thành thất bại rút khỏi Bắc Kinh, vua Thanh chiếm lấy kinh thành. Một triều đại phong kiến mới ở Trung Quốc được hình thành. Triều Thanh.

Page 212: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Sau khi thống trị Trung Quốc, triều Thanh tiếp tục thực hiện kế hoạch thôn tính miền Bắc và miền Tây Mông Cổ. Lúc bấy giờ, chi tộc Mông Cổ cư trú ở miền Bắc gọi là người Khan Kha, còn ở miền Tây, mạnh nhất là tộc Junke. Do mâu thuẫn nội bộ và bị tộc Junke tấn công, nên năm 1697, tộc Khan Kha phải thần phục Thanh, còn Junke thì đến năm 1757 cũng hoàn toàn bị đánh bại.

          Về phía Ðông Nam, mục tiêu chinh phục của Thanh là Tây Tạng. Năm 1718, nhà Thanh đưa quân vào Tây Tạng, nhưng bị Mông Cổ đánh bại. Mãi đến năm 1727, Tây Tạng mới chính thức bị xáp nhập vào đế quốc Thanh.

          Ơí phía Tây Bắc, vùng Tân Cương ngày nay là nơi cư trú của người Duy Ngô Nhĩ ( Hồi Hột ). Ðầu đời Thanh, vùng này bị người Mông Cổ Junke thống trị. Sau khi đánh bại người Mông Cổ ở Tây Tạng, từ năm 1758 đến 1759, Thanh đã tấn công và

Page 213: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

chiếm được đất đai của người Duy Ngô Nhĩ và đặt tên là Tân Cương.

          Như vậy, trải qua một quá trình chiến đấu lâu dài, đến giữa thế kỉ XVIII, triều Thanh đã thôn tính được Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, cùng với Mãn Châu và đất đai của nước Minh cũ, lập thành một đế quốc rộng lớn.

2.      Những cuộc chiến tranh xâm lược :

          Năm 1766, viện lí do Miến Ðiện xâm phạm biên giới, nhà Thanh sai Dương Ứng Cư đem quân sang đánh. Vua Miến Ðiện giả vờ đề nghị giảng hòa rồi tập trung đánh bại quân Thanh. Dương Ứng Cư bị cách chức và buộc phải tự xác.

          Năm 1767, vua Càng Long cử con rể của mình là Minh Thụy và tướng Ngạch Nhĩ Cảnh Ni tấn công Miến Ðiện lần 2, Cảnh Ni bị phục kích chết dọc đường nên Minh Thụy phải rút lui.

Page 214: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 1769, nhà Thanh lại cử Phó Hằng cùng nhiều tướng lĩnh ào ạt tấn công Miến Ðiện lần thứ ba. Lúc đầu quân Miến điện bị thua, phải rút về cố thủ ở Ca Ung Tôn. Ơí đây, quân nhà Thanh bị dịch bệnh lan tràn, Phó Hằng cũng mắc bệnh tả, quân Thanh hết sức bi quan, nên Càng Long ra lệnh phải rút quân về nước.

          Ðối với Ðại Việt, cuối năm 1788, dưói chiêu bài giúp đở họ Lê khôi phục ngai vàng, nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang xâm lược. Quân Thanh đã tạm thời chiếm được Thăng Long, nhưng trong trận đánh tết Kỉ Dậu ( 1789 ) nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, đã đánh bại 20 vạn quân Thanh.

          Ðây là cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn cuối cùng của triều Thanh.

3.      Chính sách thống trị của Mãn Thanh :

Page 215: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Trong quá trình chinh phục Trung Quốc, quân Thanh bắt nhân dân Trung Quốc phải theo một số phong tục tập quán của người Mãn Châu mà trước hết là bắt cạo tóc theo kiểu người Mãn.

          Ðồng thời với quá trình chinh phục, nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền và chính sách áp bức dân tộc. Mặt khác, thi hành chính sách mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán như bảo vệ quyền lợi ruộng đất cho họ, thu hút nhiều trí thức Hán tộc vào bộ máy quan lại, đề cao Nho học.

          Do chính sách hai mặt đó, nên thời kì đầu tuy xã hội có tồn tại mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc, nhưng không gay gắt bằng thời Nguyên. Nhưng từ cuối thế kỉ XVIII về sau, giai cấp thống trị xa xỉ, quan lại tham ô, ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ, nên nhân dân càng cực khổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra.

Page 216: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

4.      Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây :

          Bồ Ðào Nha là người phương Tây sớm nhất đến Trung quốc (1517). Năm 1521, triều Minh ra lệnh buộc người Bồ rút khỏi Trung quốc. Ð1ap lại mệnh lệnh ấy, năm 1523,người Bồ gây chiến với Trung quốc nhưng bị đánh bại. Nhân việc đó triều Minh ra lệnh đóng cửa biển, cấm hẵn việc buôn bán với nước ngoài. Năm 1553, nhân việc thuyền gặp bão người Bồ xin được lên Aïo môn phơi hàng hóa bị ướt. Nhờ đút lót cho quan địa phương, họ được lên cư trú ở Aïo môn và đến năm 1557, thì bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháo đài, thành quách, dần dần biến mãnh đất nầy thành thuộc địa.

          Năm 1570, người Tây Ban nha chiếm được đảo Lozon (Philippine) và đê`1n năm 1557, họ đến buôn bán ở Ðàm châu.

          Năm 1601, người Hà Lan xâm nhập Bành hồ, nhưng ít lâu sau bị đánh đuổi. Năm

Page 217: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

1624 họ chiếm đảo Ðài Loan, nhưng đến năm 1662 thì bị Trịnh Thành Công đánh đuổi.

          Ðến đầu triều Thanh, nhà Thnanh thi hành chính sách đóng cửa nghiêm ngặt, cấm nhân dân Trung quốc đi ra ngoài bằng đường biển, còn thương nhân Châu âu thì chỉ được buôn bán ở Aïo Môn mà thôi. Ðến đời Càng Long (1736-1795), do các thương nhân phương Tây nhất là người Anh đã có những hoạt động trái phép ở vùng ven biển Trung quốc, nên năm 1757 nhà Thanh ra lệnh chỉ cho các nhà buôn nước ngoài được buôn bán ở Quảng Châu mà thôi.

          Trong khi Trung quốc thi hành chính sách đóng cửa, thì nền công nghiệp dệt Anh phát triển nhanh chóng. Ðồng thời từ nủa sau thế kỷ XVII, Anh thu và mua rẽ được rất nhiều thuốc phiện ở Ấn độ. Ðể tiêu thụ những thứ hàng đó, Anh chủ yếu nhằm vào thị trường Trung quốc.

Page 218: Bai Giang Ve Che Do Phong Kien

          Năm 1792 và năm 1816, chính phủ Anh hai lần cử sứ giả đến triều đình Trung quốc yêu cầu đặt quan hệ thông thương nhưng đều không thành công.Tuy vậy , thuyền buôn của Anh vẫn không ngừng chở thuốc phiện đến bán ở Trung quốc. Việc đó làm cho bạc trắng của Trung quốc chạy ra ngoài rất nhiều, đồng thời làm cho người Trung quốc suy nhược về thể chất lẫn tinh thần. Do đó năm 1838, nhà Thanh cử Lâm Tất Từ làm khâm sai đại thần đến Quảng Châu để thực hiện triệt để lệnh cấm bán thuốc phiện. Ðáp lại thái độ cứng rắn đó, năm 1840 chính phủ Anh quyết định dùng quân sự bắt Trung quốc phải mở các cửa biển để buôn bán. Chiến tranh Trung - Anh mà lịch sử gọi là  Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ và kết qủa là triều Thanh phải nhượng bộ. Sự kiện đó đánh dấu xã hội Trung quốc bước vào giai đoạn mới - giai đoạn nửa thuộc địa.