bài 1 kính hiển vi và cách làm tiêu bản hiển vi quan sát hình dạng tế bào

15
BÀI 1 KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH LÀM TIÊU BẢN HIỂN VI QUAN SÁT HÌNH DẠNG TẾ BÀO 1.1 Mục tiêu Kiến thức - trình bày được nguyên lý hoạt động và cấu tạo, các nguyên tắc sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học thông thường. - Nhận biết được hình thái và một số loại tế bào đặc trưng cho vi khuẩn, thực vật, động vật, nấm và động vật nguyên sinh thông qua các tiêu bản quan sát được. - Rút ra được các đặc điểm về hình thái và cấu tạo đặc trưng cho tế bào các giới sinh vật. - Phân biệt và vẽ được hình thái một số loại tế bào - Của các giới động vật, thực vật, động vật nguyên sinh, nấm. - Nhận xét về tính đa dạng của các loại tế bào 1.1.1 Kỹ năng - Hình thành ký năng sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số dạng tế bào. - Rèn luyện kĩ năng và thao tác thực hành , tính cẩn thận và tác phong nghiêm túc trong thực hành và nghiên cứu khoa học. 1.2 Giới thiệu về kính hiển vi quang học Kính hiển vi quang học( Light Microscope ) một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng nhìn thấy để quan sát hìn h ảnh của các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính. a) Nguyên lí hoạt động Kính hiển vi hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ảnh của một hệ thống các thấu kính hội tụ: - Một vật cần quan sát được đặt ngoài nhưng rất gần tiêu điểm của vật kính. Qua vật kính, ta thu được một hình ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật ở phía trong tiêu cự của thị kính.

Upload: vu-duc-ha

Post on 13-Jul-2016

95 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

ffff

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

BÀI 1 KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH LÀM TIÊU BẢN HIỂN VI QUAN SÁT HÌNH DẠNG TẾ BÀO

1.1 Mục tiêuKiến thức - trình bày được nguyên lý hoạt động và cấu tạo, các nguyên tắc sử dụng

và bảo quản kính hiển vi quang học thông thường.- Nhận biết được hình thái và một số loại tế bào đặc trưng cho vi khuẩn,

thực vật, động vật, nấm và động vật nguyên sinh thông qua các tiêu bản quan sát được.

- Rút ra được các đặc điểm về hình thái và cấu tạo đặc trưng cho tế bào các giới sinh vật.

- Phân biệt và vẽ được hình thái một số loại tế bào- Của các giới động vật, thực vật, động vật nguyên sinh, nấm.- Nhận xét về tính đa dạng của các loại tế bào

1.1.1 Kỹ năng- Hình thành ký năng sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số dạng tế bào.- Rèn luyện kĩ năng và thao tác thực hành , tính cẩn thận và tác phong nghiêm túc trong thực hành và nghiên cứu khoa học.

1.2 Giới thiệu về kính hiển vi quang học Kính hiển vi quang học( Light Microscope ) là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng nhìn thấy để quan sát hìn h ảnh của các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính.

a) Nguyên lí hoạt động Kính hiển vi hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ảnh của một hệ thống các thấu kính hội tụ:- Một vật cần quan sát được đặt ngoài nhưng rất gần tiêu điểm của vật

kính.Qua vật kính, ta thu được một hình ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật ở phía trong tiêu cự của thị kính.

- Qua thị kính, ta thu được một ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật rất nhiều lần. Đó chính là ảnh mà mắt người quan sát thấyNhư vậy, dưới kính hiển vi, vật quan sát được phóng đại 2 lần liên tiếp nhờ vật kính và thị kính. Vì vậy, độ phóng đại chung sẽ bằng tích độ phóng đại của vật kính và độ phóng đại của thị kính

- Bộ phận cơ học gồm chân kính, trụ mang ống kính, bàn kính(mâm kính), ống kính, các ốc điều chỉnh sơ cấp và vi cấp

Page 2: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

b) Bộ phận quang học- Vật kính:

+ Trên vật kính có ghi các thông số kĩ thuật, ví dụ như : 40/0,85, 160/0,17 có nghĩa là vật kính có trị số mở là 0,85, độ phóng đại gấp 40 lần (x40), chiều dài ống kính phù hợp là 160 mm, chiều dày lamen thích hợp là 0,17 mm. Ngoài độ phóng đại, vật kính cũng có 1 đại lượng đặc trưng nữa là độ phân giải ( ký hiệu là d) được tính bằng khoảng cách nhỏ nhất có thể phân biệt được dưới kính giữa hai điểm gần nhất. Độ phân giải có thể tính bằng công thức :

D = 0,5λ / NATrong đó: λ là bước sóng ánh sáng sử dụng, nsinlà hệ số góc mở ra của vật kính.Dkính 4x (đỏ) =2,75Dkính 10x(vàng) =1,1Dkính 40x(xanh) = 0,423Dkính 100x(trắng) =0,22

- Thị kính : là hệ thống thấu kính quay về phía người quan sát , có câu tạo đơn giản hơn vật kính, trên vỏ ống đựng thị kính có ghi độ phóng đại của nó như x8, x10...- Hệ thống đèn chiếu sáng : đối với kính hiển vi sử dụng điện, có công tắc điện và chiết áp chỉnh độ sáng.- Tụ quang : gồm một hệ thống thấu kính và một cái chắn sáng, ở nhiều kính còn có thêm một vòng đỡ để đặt kính lọc ánh sáng.Tụ quang được gắn trên một giá đỡ có thể nâng lên hạ xuống nhờ ốc vặn để điều chỉnh ánh sáng yếu hay mạnh thông qua sự điều khiển khoảng cách giữa nguồn sáng và vật mẫu. Để điều chỉnh ánh sáng thích hợp khi quan sát thường thay đổi độ mở của bộ chắc sáng.- Bàn kính( mâm kính) : là nơi đặt tiêu bản để quan sát. ở giữa bàn kính có một lỗ thủng để cho ánh sáng đi qua. Trên bàn kính có các kẹp (khung) để định vị tiêu bản và một hệ thống trục được gắn với các ốc vặn để di chuyển tiêu bản.

Page 3: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

(1) thị kính, (2)mâm đặt vật kính, (3)vật kính, (4)ốc sơ cấp, (5)ốc thứ cấp, (6)bàn đặt mẫu, (7)đèn chiếu sáng, (8)bộ phận nâng hạ tụ quang, (9)bàn mang vật và di chuyển mẫu vật

Page 4: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

c. Cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi*Cách sử dụng

- Chuẩn bị kính : đặt kính lên một bàn phẳng, chắc chắn, ở nơi có đủ ánh sáng.

- Lấy ánh sáng : bật công tắc đèn và vặn chiết áp từ từ cho đèn có độ sáng phù hợp. Phải kiểm tra ddiiej thế sử dụng của kính trước khí cắm điện, nếu loại kính dùng điện thế 110v thì nhất thiết phải nắn dòng nước trước khí cắm điện.

- Quan sát : khi quan sát tiêu bản hiển vi trên kính hiển vi quang học, cần phải chú ý những nguyên tắc : phải quan sát từ vật kính nhỉ đến vật kính lớn. Cần điều chỉnh cho vị trí cần quan sát vào giữatrường của kính, dùng tay xoay nhẹ nhàng và từ để vật kính cần sử dụng vào vị trí làm việc, mở rộng thêm chắn sáng để tập trung nhiều ánh sáng hơn vào vật cần quan sát, dùng ốc vi cấp điều chỉnh từ từ trong khi mắt đang tập trung nhìn vào trường kính để nhìn rõ hơn tiêu bản.Xem tiêu bản hệ kính thôHạ thấp bàn kính, xoay mâm kính về vị trí x4, hoặc x10. Đặt tiêu bản lên bàn kính, chỉnh vật cần quan sát vào giữa trường kính, hạ thấp vật kính cho đầu vật kính cách tiêu bản khoảng 0,4-0,5 cm. Quan sát qua thị kính và dùng ốc sơ cấp để từ từ nâng vật kính lên cho tới khi nhìn thấy vật cần quan sát, điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ vật.Xem tiêu bản ở hệ kính dầu Trước hết cũng dùng vật kính có độ phóng đại quan sát như trên. Khi đã quan sát được rõ vật, tiến nhành nhỏ 1 giọt dầu lên tiêu bản .Đổi sang vật kính dầu, nhúng đầu vật kính chìm vào trong dầu. Điều chỉnh nhẹ ốc vi vi cấp để quan sát thấy vật.*Bản quản kính hiển vi

- Luôn giữ cho kính sạch sẽ, không để cho bụi và hóa chất bám vào. Sau khi dùng vải lau khô bằng khăn mềm sạch.

- Vệ sinh vật kính: dùng isopropanol để lau vật kính.- Bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học. Nếu không sử

dụng kính trong 1 thời gian dài cần giữ và bảo quản kính trong tủ khô ( có thể dùng điện để sấy khô kính trong tủ), lưu ý không nên tháo vật kính và thị kính ra khỏi kính.

1.3. Tiến hành thí nghiệm, kết quả, nhận xét : Thí nghiệm 1: Quan sát hình thái một số vi khuẩn- Làm vết bổi nhỏ một giọt dịch huyền phù vi khuẩn cho lên lam kinh, làm

khô trong không khí hoặc hơ nhanh vết vết bôi trên ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần để gắn chặt vi khuẩn vào phiến kính.

- Nhỏ một giọt fusin lên vết bổi trong 2-3 phút đậy lamen lại và quan sát trên kính hiển vi.

Page 5: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

Kết quả, nhận xét :

-

-

- Vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ hoặc xếp thành chuỗi ngắn. Chúng có lông ở xung quanh thân. Nhân bên trong không có màng chứa các thông tin di truyền, đó là một nhiễm sắc thể độc nhất tồn tại trong nguyên sinh chất.

Page 6: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

Thí nghiệm 2: Quan sát hình thái một số động vậtt nguyên sinh - Dùng pipet hút một giọt nước trong bình nuôi động vật nguyên sinh cho

lên lam kính.- Dàn đều giọt nước-> đậy lamen lại -> đưa lên kính hiển vi để quan sát ở

vật kính 10x, 40x.- Khi quan sát được trùng có thể làm lại tiêu bản khác có thêm lớp bông rất

mỏng trươc khi đặt lamen lên để hạn chế sự di chuyển của chúng- Yêu cầu : quan sát và vẽ hình thái một số động vật nguyên sinh như trùng

đế giày, trùng roi..Kết quả, nhận xét :

Trùng đế giày : Có hình giống đế giày.Cơ thể có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày. Trùng di chuyển nhờ lông bơi. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu. Trùng bơi rất nhanh trong nước nhờ lông bơi, vừa tiến vừa xoay.

Hình vẽ trùng đế giày

Page 7: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

Thí nghiệm 3 : Quan sát tế bào nấm men, nhận xét :- Dùng công tơ hút lấy một giọt huyền phù nấm men cho lên lam kính

sạch, để khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn.

- Nhỏ một giọt fuchsin hoặc xanh metylen lên vết bổi đã để khô 1-2 phút.- Nghiêng lam kính, dùng ống nhỏ nước vào đầu lam kính cho trôi qua vết

bôi đến khi rử nước không còn màu thuốc nhuộm.- Thấm khô tiêu bản, soi ở vật kính 10x, sau đó 40x.

Kết quả, nhận xét :

Nấm men có dạng hình cầu, hình bầu dục hay hình que.Nấm men có thay đổi hình dáng, kích thước trong các giai đoạn phát triển và ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Có cấu tạo phức tạp

Page 8: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

Thí nghiệm 4 : Quan sát tế bào hạt phấn hoa- Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính gõ nhẹ hạt phấn của một số hoa ( hoa

dâm bụt, hoa ly, hoa bầu bí...) lên đậy lamen lại.- Quan sát dưới kính hiển vi tại vật kính 10x, 40x.Kết quả :

Nhận xét :Hạt phấn hình cầu tròn với màng ngoài trơn dày nhẵn.Các hạt phấn tách dời hoặc nằm trong 1 bao, 1 bao thường có 3-5 hạt phấn.

Page 9: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

Thí nghiệm 5 : Quan sát nhân tế bào củ hành tây- Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì của củ hành.- Nhỏ 1 giọt xanh metylen lên lam kính. Đặt miếng biểu bì vào giọt xanh

metylen để 2-3 phút, đậy lamen và quan sát.

Kết quả, nhận xét :

-- Với vật kính 10x, ta thấy những tế bào xếp liền nhau.  Mỗi tế bào có một

nhân màu xanh (do bị nhuộm dung dịch xanh metylen ). Xung quanh nhân là chất tế bào có màu xanh nhạt hơn.

- Với vật kính 40x, tế bào to hơn với vách tế bào nằng cellaloz dày, nhân thường nằng chênh về một bên trong chất tế bào.

Page 10: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào

Thí nghiệm 6 : Quan sát nhân tế bào của niêm mạc má người- Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì của củ hành.- Nhỏ một giọt xanh metylen lên lam kính. Đặt miếng biểu bì vào giọt xanh

metylen để 2-3 phút, đậy lamen và quan sát.

Quan sát :

-

Nhận xét :

Tế bào có dạng gần tròn hay hình đa giác không đều có khi biến dạng trong quá trình thực hiện tiêu bản do màng tế bào tương đối mỏng, nhân thường nằm giữa tế bào và có màu đậm hơn tế bào chất.

Page 11: Bài 1 Kính Hiển Vi Và Cách Làm Tiêu Bản Hiển Vi Quan Sát Hình Dạng Tế Bào