ba co che thi truong, nha nuoc va cong dong, ung dung cho vn-dangkimson

401
Lời giới thiệu ôi đó đọc cuốn sách “Ba cơ chế Thị trường, Nhà nước và Cộng đồng, ứng dụng cho Việt Nam” của Đặng Kim Sơn. Từ lõu, tụi vẫn nghĩ rằng, Đặng Kim Sơn là một nhà nghiờn cứu khoa học cũn trẻ tuổi xứng đáng là một người nghiờn cứu khoa học, điều đó rất đáng quý và khụng phải dễ thấy. Đặng Kim Sơn nghiên cứu chủ yếu về kinh tế, nhưng không chỉ về kinh tế mà quan tâm đến mọi chiều cạnh của cụng cuộc đổi mới và phỏt triển đất nước ta. T Đọc cuốn sỏch này, một lần nữa, ý nghĩ trờn đây của tôi được xỏc nhận và củng cố. Qua từng trang sỏch, tụi cú niềm thớch thỳ của một người gặp điều bổ ớch mà mỡnh cần, và cú niềm vui mừng của một người nhiều tuổi gặp một tư duy, một trớ tuệ, một tấm lũng đáng trân trọng của một người cũn trẻ và nhiều triển vọng. Trong cuốn sỏch này, tỏc giả đó sử dụng một hệ thống khỏi niệm (cơ chế, cơ chế thị trường, cơ chế nhà nước, cơ chế cộng đồng, sự kết hợp tối ưu giữa 3 cơ chế, và nhiều khỏi niệm kinh tế, chớnh trị, xó hội khác...), đó là những cụng cụ của nhận thức và thao tỏc khoa học và thực tiễn của tỏc giả. Những khỏi niệm trong hệ thống khỏi niệm ấy núi chung là quen thuộc trong giới nghiờn cứu, giới hoạch định chớnh sỏch và giới quản lý, song hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới, thường được hiểu theo nhiều cỏch khỏc nhau. Cỏch hiểu của tỏc giả cuốn sỏch này là một cỏch hiểu, mà người đọc cú thể đồng ý, cũng cú thể cú chỗ không đồng ý. Điều ấy thiết nghĩ không ngăn trở việc tỡm hiểu sự giói bày những ý tưởng của tỏc giả trong cỏc phần của cuốn sỏch. Qua nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu trước đây và qua cuốn sách này, Đặng Kim Sơn tự thể hiện là một người rất coi trọng lý luận, luụn cố gắng vươn lên sự chuẩn xỏc và rừ ràng trong tư duy, nhưng không sính học

Upload: tri-dung-nguyen

Post on 30-Jun-2015

102 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Lời giới thiệu

ôi đó đọc cuốn sách “Ba cơ chế Thị trường, Nhà nước và Cộng đồng, ứng dụng cho Việt Nam” của Đặng Kim Sơn. Từ lõu, tụi vẫn nghĩ rằng, Đặng Kim Sơn là một nhà nghiờn cứu khoa học cũn trẻ tuổi xứng đáng là một

người nghiờn cứu khoa học, điều đó rất đáng quý và khụng phải dễ thấy. Đặng Kim Sơn nghiên cứu chủ yếu về kinh tế, nhưng không chỉ về kinh tế mà quan tâm đến mọi chiều cạnh của cụng cuộc đổi mới và phỏt triển đất nước ta.

TĐọc cuốn sỏch này, một lần nữa, ý nghĩ trờn đây của tôi được xỏc nhận và

củng cố. Qua từng trang sỏch, tụi cú niềm thớch thỳ của một người gặp điều bổ ớch mà mỡnh cần, và cú niềm vui mừng của một người nhiều tuổi gặp một tư duy, một trớ tuệ, một tấm lũng đáng trân trọng của một người cũn trẻ và nhiều triển vọng.

Trong cuốn sỏch này, tỏc giả đó sử dụng một hệ thống khỏi niệm (cơ chế, cơ chế thị trường, cơ chế nhà nước, cơ chế cộng đồng, sự kết hợp tối ưu giữa 3 cơ chế, và nhiều khỏi niệm kinh tế, chớnh trị, xó hội khác...), đó là những cụng cụ của nhận thức và thao tỏc khoa học và thực tiễn của tỏc giả. Những khỏi niệm trong hệ thống khỏi niệm ấy núi chung là quen thuộc trong giới nghiờn cứu, giới hoạch định chớnh sỏch và giới quản lý, song hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới, thường được hiểu theo nhiều cỏch khỏc nhau. Cỏch hiểu của tỏc giả cuốn sỏch này là một cỏch hiểu, mà người đọc cú thể đồng ý, cũng cú thể cú chỗ không đồng ý. Điều ấy thiết nghĩ không ngăn trở việc tỡm hiểu sự giói bày những ý tưởng của tỏc giả trong cỏc phần của cuốn sỏch.

Qua nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu trước đây và qua cuốn sách này, Đặng Kim Sơn tự thể hiện là một người rất coi trọng lý luận, luụn cố gắng vươn lên sự chuẩn xỏc và rừ ràng trong tư duy, nhưng không sính học thuật. Khi phõn tớch về từng vấn đề, Đặng Kim Sơn tỡm được và nờu ra, trong cỏc hộp của cuốn sỏch này, nhiều thớ dụ sinh động, cú sức thuyết phục, của nhiều nước, ở nhiều thời, và nhất là Đặng Kim Sơn có ý thức liờn hệ với thực tế Việt Nam ta một cỏch thiết thực , như một người trong cuộc luụn luụn lo toan gúp phần, dự nhỏ bộ và khiờm tốn, mang lại tiến bộ và thành cụng cho cụng cuộc lớn của đất nước mỡnh.

Page 2: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Điều rất đáng quý của cuốn sỏch này là tinh thần tỡm tũi, là khỏt vọng sỏng tạo, hướng về phỏt hiện cỏi mới đúng đắn, mạnh dạn đề xuất và đảm nhận trỏch nhiệm về chủ kiến riờng của bản thõn tỏc giả.

Người đọc, nhất là cỏc vị học giả, cỏc nhà nghiờn cứu, cú thể dễ thấy chỗ cũn khiếm khuyết của cuốn sỏch này, và cú thể không đồng ý, nhiều hay ớt, với tỏc giả, từ phương pháp luận chung đến nội dung chi tiết của chương này mục khác. Đó là điều bỡnh thường. Hơn thế nữa, đó có thể là một dấu hiệu đáng hoan nghênh về sự phong phỳ cú giỏ trị đặt vấn đề và mở tranh luận của một cụng trỡnh.

Xin khụng giới thiệu gỡ thờm về nội dung cuốn sỏch, nội dung ấy được trỡnh bày linh hoạt, cú sức hấp dẫn, như đang đón chờ người đọc. Chỉ xin được nờu một ý nghĩ riờng rằng, vào lúc chúng ta đang tổng kết 20 năm đổi mới và bắt tay soạn thảo kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, cuốn sỏch này là một đóng góp đáng trân trọng vào việc nghiờn cứu, đề ra kiến nghị về phỏt triển kinh tế, xó hội ở nước ta/.

Ngày 4/5/2004

Trần Việt Phương

2

Page 3: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Lời nói đầuCó lẽ bàn về vấn đề nhà nước, thị trường và cộng đồng là một

điều liều lĩnh và không cần thiết vì đã có hàng rừng tài liệu, hàng núi công trình, đề cập đến các lĩnh vực này hàng trăm năm nay nếu không nói là hàng ngàn năm nay. Cuốn sách này không lạm bàn về lý luận mà chỉ đề cập một vài vấn đề rút ra từ thực tế để tìm ứng dụng thiết thực.

Trong các nghiên cứu kinh tế xã hội xưa nay, người ta thường coi thị trường và nhà nước là những lực lượng chính thúc đẩy và điều hành sự tiến hoá của xã hội loài người. Các nghiên cứu trong vài thập kỷ gần đây thêm vào vai trò của thể chế với tư cách là quan hệ giữa con người với nhau và làm công cụ của hai lực lượng nhà nước và thị trường1. Câu chuyện của cuốn sách này thử nhìn theo một cách khác, nâng mối quan hệ giữa người với nhau trong cộng đồng lên thành một lực lượng ngang hàng với nhà nước và thị trường, nhìn nhận nó như một động lực tham gia thúc đẩy và điều hành sự phát triển xã hội để có thể thêm một hướng suy nghĩ cho vấn đề thú vị và phức tạp này. Nhà nước, thị trường và cộng đồng trong sách này được nghiên cứu dưới khía cạnh như những phương cách điều chỉnh quan hệ xã hội loài người mà không đi sâu vào các nội dung khác như tổ chức, thiết chế,…

Khác với khái niệm thể chế khi nói về “thể chế nhà nước”, “thể chế thị trường”, trong đó, các quan hệ xã hội giữa con người, các quan hệ trong cộng đồng thường được gọi chung là hoạt động của thể chế bao gồm cả khía cạnh tổ chức2, cuốn sách này chỉ bàn đến khía cạnh “cơ chế” hoạt động của thị trường, nhà nước và cộng đồng, với nghĩa cơ chế là cách thức hoạt động, là phương thức xử lý đặc trưng của nhà nước, thị trường và cộng đồng nhằm điều chỉnh quan hệ kinh tế xã hội của con người.

“Cơ chế” dường như một khái niệm trìu tượng, được người ta đổ cho mọi tội lỗi khi xã hội vướng phải những sai phạm trầm trọng và cũng được dùng để giải thích cho những thành công trong xã hội mà nguyên nhân mang tính tổng hợp khó lý giải. ở nước ta, rất nhiều sai lầm đã được qui cho cơ chế “tập trung - quan liêu - bao cấp” của mô hình “kinh tế kế hoạch” trước kia.

1 Xem Thể chế-cải cách thể chế và phát triển lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, CIEM, NXB Thống Kê, 2002; 2 Douglass C. North, Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế, NXB Khoa học Xã hội, 1998.

3

Page 4: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Lại có nhiều tệ nạn xã hội, méo mó trong kinh tế ngày nay đang bị coi là “mặt trái của cơ chế thị trường”. Khái niệm “cơ chế” trong những lập luận trên, có lẽ đúng hơn là nói về “thể chế” (theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới3).

Vì vậy, xin làm rõ rằng các từ ngữ được sử dụng trong sách này như “cơ chế”, “cộng đồng”,… không mang ý nghĩa của các khái niệm học thuật thông thường của các tài liệu kinh tế, xã hội kinh điển. Tên gọi “cơ chế” ở đây chỉ nêu lên khía cạnh công cụ, phương cách, giải pháp để đạt mục tiêu điều chỉnh quan hệ xã hội của các tác nhân trong xã hội. Tên gọi “cộng đồng” trong sách này để chỉ loại cơ chế quan hệ và xử thế giữa từng cá nhân hoặc giữa các nhóm người với nhau trong xã hội theo một số qui luật tự nhiên trong xã hội loài người. Cách gọi này tuy có thể không hoàn toàn thỏa đáng, xin bạn đọc rộng lòng cho phép trong khuôn khổ cuốn sách này.

Vậy “cơ chế” theo nghĩa này có mặt ngang mũi dọc ra sao ? và quan trọng hơn là có thể điều khiển được cơ chế của nhà nước, thị trường và cộng đồng phục vụ cho sự phát triển của xã hội được hay không? cuốn sách này trong chừng mực nhất định, thử bàn về hai câu hỏi trên, câu trả lời có thể đáp ứng phần nào hoặc chưa thoả mãn người đọc cũng là điều đương nhiên, bởi vì câu chuyện này nói về sự vận hành khó hiểu của ba“cơ chế”, của ba “bàn tay” đầy uy lực tạo nên quan hệ xã hội loài người.

Tác giả xin chân thành cảm tạ học giả Trần Việt Phương, giáo sư Đào Thế Tuấn, tiến Sỹ Lê Đăng Doanh, tiến sỹ Trử Văn Lâm, tiến sỹ Lê Du Phong đã đọc bản thảo, chân thành góp ý và thẳng thắn phê bình. Cảm thông với đề tài viết về một lĩnh vực phức tạp, cuốn sách này có vinh dự được học giả Trần Việt Phương và giáo sư Đào Thế Tuấn tận tình viết một số ý kiến giới thiệu khái quát kiến thức tham khảo cho độc giả về các nội dung liên quan, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

*

* *

3 Theo định nghĩa này, thể chế là “luật chơi” (chính thức và phi chính thức), bao gồm cơ chế thực thi, và các tổ chức (gắn với hành vi của chúng). Xem WB. 2002

4

Page 5: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Giáo sư Đào Thế Tuấn giới thiệu một số khái niệm liên quan

1. Về quan hệ giữa ba khu vực thể chế: Nhà nước, Thị trường và Xã hội dân sự (hay Cộng đồng ?)

Trên thế giới từ giữa các năm 1970 có xu hướng chuyển từ kinh tế do các quy tắc quản lý sang kinh tế thị trường do giá điều tiết. Sự chuyển đổi này do các tổ chức kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) hướng dẫn, gọi là Đồng thuận Washington (Washington concensus). Tuy vậy sau 15 năm thực hiện phương hướng này qua các chương trình ổn định và điều tiết ở các nước đang phát triển, kết quả của việc tự do hoá rất mâu thuẫn. Bên cạnh các trường hợp thất bại của Nhà nước, có rất nhiều thất bại của thị trường. Thị trường không thể tự điều tiết được. Kinh nghiệm của các nước Đông á cho thấy cần phải có một Nhà nước mạnh mới điều tiết được thị trường. Cần một Nhà nước kiểu mới, không phải là Nhà nước ban ơn (Providential State) mà là một Nhà nước tác nhân của thị trường (Market actor State). Để giải quyết vấn đề này không phải chỉ cần có các cơ chế mới của Nhà nước và thị trường mà phải có các thể chế mới, trong đó có cả các tổ chức mới.

Lý thuyết Kinh tế học thể chế mới ra đời chính là để xây dựng các thể chế có thể giúp giải quyết đươc quan hệ giữa Nhà nước và Thị trường. Do đấy không những nó được các nhà kinh tế học mà cả các nhà quản lý chào đón. Kinh tế học thể chế mới là công trình nghiên cứu tập thể của nhiều nhà kinh tế học, chủ yếu có R. Coase (giải thưởng Nobel 1991), O. Williamson và D. North (giải thưởng Nobel năm 1993).

Trong quá trình phân công lại giữa Nhà nước và Thị trường người ta thấy có một số việc Nhà nước không nên làm nữa, nhưng Thị trường cũng không làm được, phải giao cho các thể chế mới: các tổ chức này được xây dựng trên cơ sở của sự thương lượng, hợp tác, thuyết phục, đại diện cho hành động tập thể. Các tổ chức này có mặt ở tất cả các cấp, thâm chí cả mức toàn cầu, vì vậy người ta gọi khu vực này là xã hội dân sự (civil society) hay xã hội công dân (civic society). Khái niệm xã hội dân sự chính do Marx dùng đầu tiên lúc phê phán học thuyết của Hegel. Trước đây xã hội dân sự được hiểu chỉ bao gồm các tổ chức phi chính phủ nay được hiểu rộng hơn nhiều gồm tất cả các tổ chức không thuộc Nhà nước và thị trường. Gần đây vai trò của xã hội dân sự ngày càng được đề cao và nhiều thể chế mới đã ra đời qua các Diễn đàn xã hội thế giới.

2. Cộng đồng hay xã hội dân sự.

5

Page 6: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khái niệm cộng đồng thường vẫn được dùng trong khoa học xã hội. Tuy vậy thường người ta hiểu cộng đồng đã tồn tại lâu đời trong lịch sử, là một khái niệm không có thời gian tính, còn xã hội dân sự là một hiện tượng hiện đại.

Vai trò của cộng đồng trong sự phát triển là một đề tài tranh luận trong khoa học xã hội. Có người cho nó là tích cực nhưng cũng có người cho là tiêu cực. Thí dụ trong sự phát triển của làng xã châu á, ý kiến của các nhà nghiên cứu về vai trò của cộng đồng làng xã rất mâu thuẫn vì có nhiều nơi có những cộng đồng làng xã chặt chẽ, như ở miền Bắc Việt Nam, nhưng có nơi, như ở miền Nam Việt Nam, làng xã ít mang tính cộng đồng cộng đồng.

Gần đây người ta cho rằng cộng đồng chỉ có tác dụng tích cực lúc nó tích luỹ được vốn xã hội (social capital), là các tiêu chuẩn và quan hệ xã hội cho phép nhân dân có khả năng phối hợp các hành động tập thể. Chính vốn xã hội đã biến các cộng đồng thành xã hội dân sự. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức công dân (civic) và xã hội.

3. Tính lịch sử trong phân tích kinh tế xã hộiTình hình kinh tế xã hội của các nước đều thay đổi mạnh trong vài thập kỷ qua.

Các nước xã hội chủ nghĩa cũ đang chuyển từ mô hình kế hoạch tập trung sang mô hình thị trường. Các nước đang phát triển dã thực hiện cuộc điều chỉnh cơ cấu, cải cách chính sách, kinh tế hướng vào thị trường để cân bằng ngân sách và cán cân thương nghiệp để phát triển bền vững. Trong các cuộc cải cách này, vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường đang thay đổi. Cộng đồng cũng đang phát triển thành các xã hội dân sự hiện đại làm chức năng hạn chế các tiêu cực của Nhà nước và Thị trường.

Các thất bại của Thị trường và Nhà nước (market failure, government failure) nêu trong cuốn sách này đã được nhiều tác giả tổng kết (Stern N., 1989). Chính việc chuyển sang xã hội dân sự là biện pháp để khắc phục các nghịch lý của Cộng đồng.

Học giả Trần Việt Phương giới thiệu sơ lược về thể chế.

Từ vài thập kỷ nay, ở nước ta và trên thế giới, khái niệm và từ ngữ “thể chế” ngày càng phổ biến trong hoạt động kinh tế, xã hội, trong các văn kiện của Nhà nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, và cả trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. ở đâu và lúc nào cũng vậy, càng nghĩ đến và càng thúc đẩy công cuộc phát triển đất nước, thì càng chú ý xử lý vấn đề thể chế.

6

Page 7: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Nhiều nhà khoa học đã cố gắng nêu ra định nghĩa thể chế, tính chất, nội dung, phạm vị, các loại hình, tầm quan trọng của thể chế. ở đây, xin nhắc lại vắn tắt như sau:

Quan niệm thông thường về thể chế được vạch rõ trong các cuốn từ điển phổ thông. Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học, xuất bản năm 2000, thể chế là: “những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát)”. Quan niệm thông thường như vậy, tuy không thật đầy đủ, và do đó không hoàn toàn chuẩn xác, song rất có ích cho nhận thức và hành động của mọi người.

Quan niệm học thuật về thể chế đương nhiên là phong phú hơn, tinh tể hơn, đa dạng hơn (tức là có những quan niệm khác nhau). Quan niệm học thuật về thể chế được số đông độc giả đồng ý hoặc chấp nhận gồm mấy điểm chính sau đây:

1. Thể chế là các luật lệ, quy tắc của một xã hội, từ cấp quốc gia (có khi liên quốc gia) đến cấp cộng đồng nhỏ nhất, hướng dẫn, khuyến khích, ca ngợi, khen thưởng (những điều gì đó), lên án, trừng phạt (những điều gì đó), ngăn cấm, ràng buộc (những điều gì đó), nhờ vậy mà tác động đến cách nghĩ, cách cảm, cách làm, cách sống (phương Tây thường chỉ nói hẹp hơn, là tác động đến hành vi) của mọi con người trong chế độ xã hội ấy.

2. Có nhiều loại thể chế và nhiều cách phân loại thể chế. Hai cách phân loại thể chế quan trọng nhất là:

Một, có loại thể chế tự hình thành (phương Tây gọi là thể chế tự phát, từ “tự phát” không có sắc thái biểu cảm xấu, mà có nghĩa là “tự thân phát triển”), thí dự như thể chế thị trường “tự do”, không có sự can thiệp chính trị, kinh tế, xã hội nào khác ngoài thị trường; lại còn có loại thể chế được quyết định và bảo đảm (kể cả đòi hỏi) thực hiện bởi một quyền lực như Nhà nước, nhà thờ, cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họ...

Hai, có loại thể chế Nhà nước, từ lập pháp (luật của Quốc hội), lâp quy (Nghị định, quyết định của Chính phủ) đến luật lệ (của chính quyền cấp dưới, về từng lĩnh vực, ở từng nơi, không có giá trị quốc gia, và phải phù hợp với lập pháp, lập quy), loại thể chế Nhà nước này đến nay vẫn giữ vai trò lớn nhất, tác động sâu rộng nhất; lại có loại thể chế phi Nhà nước (có khi được gọi là thể chế xã hội, nhưng gọi thế không đúng, vì thể chế Nhà nước cũng là một loại thể chế xã hội), thể chế phi Nhà nước rất nhiều và vài thập kỷ nay có tầm quan trọng ngày càng tăng lên cả trong thực tiễn và trong lý luận.

3. Thể chế hiểu đầy đủ, theo nghĩa rộng, gồm 3 bộ phận:

7

Page 8: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Một, các luật lệ, các quy tắc (kể cả các phong tục, tập quán, chuẩn mực xã hội). Theo nghĩa hẹp (hiện thông dụng ở nước ta), thì đây chính là thể chế, là khái niệm đầy đủ về thể chế. Quả thật như vậy có lẽ là quá hẹp.

Hai, các tổ chức, mỗi tổ chức là một tập đoàn người được kết hợp với nhau một cách nhất định, có chức năng xây dựng và bảo đảm thực hiện một loại thể chế nhất định.

Ba, các phương tiện và phương pháp mà các tổ chức và các con người vận dụng để thực hiện các thể chế, và rộng hơn nữa, là bản thân sự thực hiện các thể chế, với kết quả đúng hay sai, nhiều hay ít, tốt hay xấu. Như vậy, theo nghĩa rộng nhất, thì thể chế bao gồm cả sự thực hiện và kết quả thực hiện thể chế.

Có những học giả cho rằng thể chế chỉ là các luật lệ và quy tắc; cũng có những học giả cho rằng thể chế bao gồm cả ba phần vừa nêu trên đây. Một nhà khoa học khá nổi tiếng ví một cách hình ảnh rằng nghiên cứu thể chế mà chỉ nghiên cứu các luật lệ, quy tắc thì chẳng khác nào nghiên cứu màu người mà tách rời không liên quan tới hệ tim mạch, và toàn bộ cơ thể của con người (chúng ta biết rằng chỉ một, hai xăng-ti-mét khối máu cũng được quyết định bởi và cũng biểu hiện rõ ràng ra hàng chục chỉ số về chỗ mạnh và chỗ yếu, chỗ lành và chỗ bệnh của hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người).

4. Trong các khoa học, cho đến nay duy chỉ có kinh tế học có một bộ môn tự đặt tên là học thuyết kinh tế thể chế. Nhưng thể chế không chỉ là về kinh tế (tuy thể chế kinh tế là loại rất quan trọng), mà thể chế bao quát mọi hoạt động và đời sống xã hội. Từ lâu, nhiều khoa học khác nhau đã nghiên cứu thể chế. Chính các học giả thuộc học thuyết kinh tế thể chế (cũ và mới) đều công nhận rằng, dẫu chỉ nghiên cứu thể chế kinh tế, thì đương nhiên chủ yếu là vận dụng kinh tế học, song cũng phải vận dụng các thành tựu của chính trị học, luật học, hành chính học, xã hội học, sử học, nhân học, văn hoá học, toán học, vật lý học, công nghệ thông tin, cùng nhiều ngành khoa học khác. Một cái nhìn hẹp hòi, thiển cận thì chỉ đạt được những kết quả thiển cận, hẹp hòi thôi.

5. Về tầm quan trọng của thể chế, đến nay các nhà nghiên cứu, các nhà cầm quyền, các nhà quản lý và những người dân thường đều thấy thể chế có tầm quan trọng to lớn, cơ bản, một số nhà khoa học cho rằng tầm quan trọng của thể chế là cơ bản nhất, quyết định nhất đối với sự phát triển của một đất nước, một chế độ xã hội, nhất là vào những bước ngoặt, những thời kỳ thay đổi về chất (cả bản chất và chất lượng) của một quốc gia.

8

Page 9: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tiếp đây sẽ điểm lại vắn tắt sự phát triển của quan niệm về thể chế từ khoảng 250 năm nay, tức là từ giữa thế kỷ 18, trong các học thuyết kinh tế và trong đời sống kinh tế của các dân tộc.

Kinh tế học cổ điển (trước đây thường gọi là kinh tế chính trị học cổ điển), được gợi ý và báo trước bởi những nhà tư tưởng lín như Locke và Hume, đã ra đời vào giữa thế kỷ 18, với những vị chủ tướng xuất sắc là Smith, Ricardo, Marshall... Trên nền tảng lý luận và phương pháp luận của kinh tế học cổ điển, vào khoảng thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ 19, đã xuất hiện kinh tế học tân cổ điển, mà hai đóng góp nổi bật nhất thời ấy là khái niệm kinh tế cận biên (đầu tư cận biên, giá cận biên, lợi nhuận cận biên...) và việc sử dụng rộng rãi các công thức, các mô hình toán vào kinh tế. Hai nhà kinh tế tân cổ điển hoạt động từ thời ấy, đến nay vẫn hay được nhắc đến là Walras và Pareto. Từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 21 này, kinh tế học tân cổ điển từng thời gian vẫn có những bước tiến triển, và hiện nay vẫn đang là lý luận và phương pháp luận giữ vị trí ưu trội trong kinh tế học, đặc biệt là trong trào lưu được mang tên “trào lưu chính trị của kinh tế học”.

Cần nói ngay rằng các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đều có biết đến vấn đề thể chế, nhiều người có nghiên cứu và viết về thể chế, thí dụ tiêu biểu là Adam Smith đã có công trình rất hay và sâu về thể chế, chứ không phải là người chỉ đề xướng bàn tay vô hình của thị trường. Tuy nhiên sự thật không ai chối cãi là kinh tế học cổ điển và kinh tế học tân cố điển đã xem nhẹ vấn đề thể chế, không chú trọng đúng mức đến thể chế, không dành cho thể chế vị trí và tầm quan trọng đích đáng.

Sở dĩ như vậy là vì kinh tế học cổ điển, và nhất là kinh tế học tân cổ điển, có ba đặc điểm nổi bật sau đây:

1. Phương pháp luận là cá nhân, lấy tác nhân kinh tế cơ bản là từng con người. Nói rõ hơn, đó là “con người kinh tế” vốn có trong mỗi con người, “con người kinh tế” có bản chất là: dự báo giỏi, phản ứng nhanh, điều chỉnh tốt, hợp lý hoá, và hướng tới tối ưu hoá. Do đó, việc từng con người luôn luôn theo đuổi lợi ích của riêng mình, thông qua “bàn tay vô hình” của thị trường, sẽ đưa đến sự hợp lý hoá xã hội. Một phương pháp luận như vậy tất nhiên dành ưu tiên cho phương pháp phân tích vi mô.

2. Điển hình của mô hình kinh tế tân cổ điển là mô hình thị trường cạnh tranh thuần khiết và hoàn hảo (tuyệt đối không có độc quyền, cũng không có yếu tố hạn chế cạnh tranh), trong các hoạt động kinh tế hoàn toàn không có chi phí giao dịch (nói cách khác, chi phí giao dịch bằng zê-rô).

9

Page 10: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

3. Kinh tế học tân cố điển cường điệu đến mức nhiều khi gần như tuyệt đối hoá các nhân tố vật chất (hoặc vật thể) của sản xuất, chung quy lại là lao động (cơ bắp) và vốn (dưới các hình thức khác nhau, kể cả đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác cũng được coi là những loại vốn).

Đương nhiên, các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phải không biết đến các nhân tố như giáo dục, đào tạo, phân công lao động, tổ chức và quản lý, khoa học và công nghệ... nhưng họ đã xem nhẹ những nhân tố ấy, mà họ cho là nhân tố ngoại sinh, chứ không phải nhân tố nội sinh của kinh tế.

Theo sự tóm tắt thô thiển, nhưng không đến nỗi sai lạc trên đây, thì quả là khó hiểu rằng một lý luận như vậy mà lại giữ được vị trí ưu trội trong kinh tế học hàng thế kỷ, cho đến thời đương đại. Từ lâu, giới kinh tế học một mặt công nhận những thành tựu hiển nhiên của kinh tế học tân cổ điển, song mặt khác đã vạch rõ rằng nó quá xa thực tế đời sống và bất lực không giải thích được có sức thuyết phục nguyên nhân của thành quả kinh tế khác nhau giữa các nước, nguyên nhân của sự phát triển, sự chậm phát triển và sự thoái triển, đặc biệt là không giải thích được những bước ngoặt, những thay đổi về chất của các nền kinh tế.

Quả thật các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã có sự mù quáng, đó không phải là sự mù quáng của người kém trình độ, không biết nhìn, không biết phân tích, mà là sự mù quáng của hệ thống và chân trời lý luận. Đã theo (thậm chí đã đề xướng) hệ thống ấy và ở trong chân trời ấy, thì người giỏi cũng không nhìn thấy những gì ở ngoài hệ thống, ngoài chân trời của mình.

Từng có nhiều lý luận, nhiều học thuyết kinh tế ra đời và phát triển, khác nhiều hoặc thậm chí đối lập hẳn với kinh tế học cổ điển và kinh tế học tân cổ điển. Nổi tiếng nhất, có giá trị nhất là Kinh tế học Mác vào giữa và nửa cuối thế kỷ 19, tiếp đó là Kinh tế học Keynes vào đầu thập kỷ 3 của thế kỷ 20. ở đây không phải là chỗ nói về Mác và Keynes, chỉ xin nêu lên rằng: Có những công trình nghiên cứu và cả những cuốn sách phổ cập đã kê ra hàng mấy chục vấn đề kinh tế lớn và vừa, về mỗi vấn đề lại lần lượt trình bày quan điểm Kinh tế tân cổ điển, quan điểm Kinh tế Mác, quan điểm Kinh tế Keynes, và phân tích so sánh 3 quan điểm ấy.

Liên quan đến học thuyết kinh tế thể chế, đáng giới thiệu là một số nhà kinh tế thể chế và sử kinh tế đã khẳng định rất có căn cứ và lý lẽ rằng Mác là nhà kinh tế đầu tiên đã nghiên cứu sâu và có phát hiện mới về các thể chế kinh tế và các thể chế liên quan đến kinh tế, có người dứt khoát đặt vị trí lịch sử của Mác là nhà tiền bối của Học thuyết kinh tế thể chế, cả cũ và mới. Căn cứ của họ là những thành tựu khoa học của Mác về vai trò của lực lượng sản xuất và các nhân tố toàn diện hợp thành lực lượng sản xuất; về vai trò của quan hệ sản xuất, đặc biệt là của chế độ sở hữu và chế độ phân phối (tức là những thể chế kinh tế rất cơ bản); về quan hệ (lúc phù hợp, lúc mâu thuẫn) giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về

10

Page 11: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

mối tương tác giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (tức là những thể chế chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội).

Đương nhiên, cần nhấn mạnh rằng phương pháp luận của Kinh tế học Mác khác hẳn phương pháp luận của Kinh tế học thể chế, đó là hai hệ thống, hai chân trời lý luận khác nhau, đưa đến những kết quả khác nhau.

Ngoài Kinh tế học Mác và Kinh tế học Keynes, cũng còn những học thuyết, những trường phái kinh tế khác, đều có ý định vượt quá và thay thế, từng phần hoặc toàn bộ Kinh tế học tân cổ điển, bổ khuyết những thiếu sót của kinh tế học tân cổ điển. Đáng kể hơn cả, có lẽ là “lý thuyết tăng trưởng mới”, nội sinh hoá tiến bộ khoa học công nghệ vào kinh tế, và học thuyết kinh tế thể chế, nêu bật vai trò rất to lớn, nhiều khi quyết định của các thể chế và sự thay đổi thể chế trong thành quả của các nền kinh tế.

Theo cách gọi thông dụng, học thuyết kinh tế thể chế cũ ra đời ở Mỹ vào thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ 20, với những nhà khoa học nổi tiếng là Veblen, Mitchell và nhất là Commons. Học thuyết này được báo trước và gợi ý rất nhiều bởi “trường phái lịch sử” trong kinh tế học ở Đức đầu thế kỷ 20. Người xuất sắc nhất của trường phái lịch sử Đức là Gustav Schmoller, năm 1926 đã được Schumpeter đánh giá là “cha đẻ” của học thuyết kinh tế thể chế Mỹ. Còn học thuyết kinh tế thể chế mới thì ra đời vào thập kỷ thứ 7 của thế kỷ 20 ở Mỹ và một số nước khác, từ đó phát triển đến nay. Những học giả nổi bật của học thuyết này là North, Williamson, Thomas, Weingast... Về học thuyết kinh tế thể chế, nhất là học thuyết kinh tế thể chế mới, xin nêu tóm tắt mấy điểm:

Phương pháp luận của học thuyết kinh tế thể chế mới là cố gắng thực hiện một sự cân đối thích đáng giữa cá nhân (từng con người) với cộng đồng (các cấp, các loại), giữa phân tích vi mô, trung mô và vĩ mô. Về cá nhân từng con người, do coi trọng các thể chế kinh tế, xã hội, nên con người của học thuyết kinh tế thể chế mới không phải là con người kinh tế (homo-economicus), mà là con người xã hội (homo-sociologicus), phong phú hơn, toàn diện hơn con người kinh tế. Đó là chỗ học thuyết kinh tế thể chế mới khác với kinh tế học tân cổ điển và chừng mực nào gần hơn với kinh tế học Keynes và Kinh tế học Mác.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp luận của học thuyết kinh tế thể chế mới tuy cố gắng giữ cân đối giữa cá nhân và cộng đồng, song vẫn nặng về cơ sở cá nhân hơn, đó là chỗ nó gần với kinh tế học tân cổ điển và xa với kinh tế học Keynes và kinh tế học Mác.

Học thuyết kinh tế thể chế mới, như cái tên của nó, đi sâu nghiên cứu các thể chế và có nhiều phát hiện, nổi bật là về năm phạm trù thực tế và lý luận sau đây:

11

Page 12: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

1. Sở hữu và chế độ sở hữu (với cả hai tư cách là thể chế thuần tuý kinh tế và thể chế pháp lý). Chế độ sở hữu có nhiều loại, song chủ yếu là sở hữu tư nhân.

Chú trọng nghiên cứu sở hữu là một điểm khác biệt lớn giữa học thuyết kinh tế thể chế mới với kinh tế học cổ điển và kinh tế học tân cổ điển, những lý luận này mặc nhiên coi sở hữu kinh tế là sở hữu tư nhân và không nghiên cứu gì sở hữu cả, ngay đến người nổi tiếng nhất của kinh tế học cổ điển là Adam Smith cũng vậy.

Một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu về sở hữu là sự hiểu biết mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người đại diện (gọi là “lý luận về đại lý”), có những hệ quả thiết thực trong hoạt động kinh tế.

2. Do chú trọng đến sở hữu mà học thuyết kinh tế thể chế mới phát hiện và nghiên cứu sâu về chi phí giao dịch các loại, điều trái ngược với kinh tế học tân cổ điển coi chi phí giao dịch bằng zê-rô.

Nói vắn tắt, chi phí giao dịch là chi phí phát sinh khi những chủ sở hữu khác nhau cung ứng cho nhau sản phẩm hoặc dịch vụ (qua mua bán, vay mượn, cầm cố), hoặc chuyển nhượng, mua bán sở hữu với nhau. Những sự trao đổi như vậy đòi hỏi các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức phải có thông tin, tôt nhất là thông tin cần và đủ, tức là không thiếu, không thừa; chi phí để có thông tin (cũng là một loại chi phí giao dịch) có thể rất cao.

3. Chế độ sở hữu và chi phí giao dịch thúc đẩy sự nghiên cứu của học thuyết kinh tế thể chế mới về các loại hợp đồng, bởi lẽ hợp đồng là thể chế kinh tế rất phổ biến, gắn liền với sở hữu, giao dịch và chi phí giao dịch.

4. Học thuyết kinh tế thể chế mới đã xem trọng nghiên cứu các tổ chức, tức là mặt tổ chức của thể chế, đặc biệt trong vài thập kỷ gần đây, từ đó có những thành quả nghiên cứu quan trọng về Nhà nước, tổ chức Chính phủ, nền hành chính và cải cách hành chính, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế...

5. Học thuyết kinh tế thể chế mới không nghiên cứu thể chế trong trạng thái tĩnh, mà trong trạng thái động, đặc biệt nghiên cứu sự thay đổi thể chế, nguyên nhân, tiến trình và hệ quả của sự thay đổi thể chế, nhất là tác động của sự thay đổi thể chế đối với công cuộc phát triển các nền kinh tế các quốc gia.

Cũng như đối với các học thuyết kinh tế khác, sự tóm tắt trên đây là thô thiển, rất không đủ, chỉ là sự giới thiệu rất lướt qua.

12

Page 13: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Học thuyết kinh tế thể chế mới đã có những thành tựu lý luận và thực tiễn quan trọng, song cũng có những giới hạn rõ rệt mà chính nhiều nhà khoa học nổi tiếng của học thuyết ấy đã công nhận và phân tích. Cũng nên nêu lên nhận xét rằng cho đến nay, trong tất cả các học thuyết kinh tế của loài người, chưa có học thuyết nào thành công như hứa hẹn.

Nếu chỉ nói một điều về giới hạn của học thuyết kinh tế thể chế mới, mà tạm gác những vấn đề về bản chất và nguyên tắc phương pháp luận, thì điều đó có lẽ như sau: coi nhẹ thể chế là cái sai lớn, còn quá cường điệu thể chế là cái lầm to.

ở đây, một lần nữa chúng ta gặp vấn đề mức, thường liên hệ chặt với vấn đề chất. Triết học, khoa học và thực tiễn của loài người cho chúng ta nhận thức rằng: nhiều khi mức quan trọng không kém gì chất, mức và chất là một cặp sinh đôi trong sự phát triển của thiên nhiên, xã hội, kinh tế và con người.

Một điều đáng chú ý cần được nhấn mạnh là: cải cách thể chế và phát triển kinh tế, xã hội ở các loại nước khác nhau và ở nước ta đã không chỉ dựa vào học thuyết kinh tế thể chế mới, mà đã cố gắng vận dụng các thành quả tích cực của nhiều học thuyết kinh tế, ở nước ta thì đặc biệt chú trọng vận dụng kinh tế học Mác, cũng như vận dụng nhiều khoa học có liên quan, như khoa học về Nhà nước, hành chính học, xã hội học,...

Ba cơ chế điều chỉnh quan hệ xã hội

Khái niệm cơ chế thị trường, cơ chế nhà nước và cơ chế cộng đồng:

Adam Smith đặt tên “bàn tay vô hình” cho uy lực của thị trường tự động điều tiết tài nguyên, tạo nên của cải xã hội. Maynard Keynes đặt tên “bàn tay hữu hình” cho các hoạt động của nhà nước điều hành chính trị, duy trì ổn định xã hội. Ngoài ra, trong xã hội còn có một bàn tay thứ ba "bán vô hình” của quan hệ cộng đồng có sức mạnh điều chỉnh các quan hệ giữa người với người. Ba “bàn tay” này là ba thế lực chính điều chỉnh hành vi, điều hành sự vận động và tiến hoá của xã hội loài người. Chúng vận hành thông qua những cơ chế đặc trưng.

Giải thích các mô thức của việc quản lý giao dịch tạo nên kinh tế gắn kết phức tạp và đa dạng của thế giới hôm nay, Hilton Root đã nêu ra “3 cơ cấu chuẩn tắc của sự trao đổi kinh tế” là cộng đồng, tôn ti trật tự và thị trường. Root xác định:

13

Page 14: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Nguyên tắc của quan hệ cộng đồng dựa trên trách nhiệm đối với cộng đồng và uy tín cá nhân,

- Tôn ti trật tự dựa trên kế hoạch và mệnh lệnh, phát triển mạnh trong những tổ chức quản lý theo chiều dọc, trong những xã hội thay thế giao dịch tài chính bằng dịch vụ,

- Thị trường định đoạt bởi thương lượng giữa người mua người bán, tính toán dựa trên thông tin tổng hợp của giá cả4.

Peter H Calkins, trong “Chiến lược chuyển đổi sang một Trật tự Thế giới mới cho năm thế giới Nông thôn”, đã đưa ra quan điểm về nguyện vọng của loài người hướng tới ba cực là mục tiêu của trật tư thế giới mới. Đó là trục phúc lợi vật chất của thị trường, trục xã hội của Nhà nước và trục tinh thần, đạo đức của “quan hệ có đi, có lại”. Ba trục này chụm lại với nhau tạo thành một không gian ba chiều, và theo Calkins thì các cộng đồng, các quốc gia trên thế giới trong những thời điểm nhất định, đều nằm đâu đó trong không gian này. Các nước công nghiệp theo cơ chế thị trường nằm trên vị trí cao của trục vật chất. Các nước xã hội chủ nghĩa theo kinh tế kế hoạch đã từng nằm ở mức cao của trục xã hội. Những cộng đồng thổ dân và các nước “thế giới thứ ba” nằm ở điểm cao của trục đạo đức hình thành trên “quà cáp và sự có đi, có lại”. Xuất phát từ giả định về “sự giới hạn của tài nguyên sinh thái trên trục vật chất và xung đột tiềm năng giữa tự do cá nhân và luật và trật tự trên trục xã hội” tác giả kết luận rằng: hầu hết các bối cảnh kinh tế thế giới đều bị phát triển lệch lạc, thiên về thị trường và nhà nước5.

Nếu sự nhìn nhận của Root chủ yếu từ góc độ quản lý kinh tế, nhằm đánh giá khả năng thông tin và ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch để đảm bảo cam kết và thực hiện các hợp đồng của mình trong tương lai, nếu cách diễn giải của Calkins nhằm giải thích các định chế hoạt động và xu hướng phát triển của các cộng đồng, các quốc gia, các nền kinh tế, thì trong cuốn sách này, ba cơ chế được xem xét dưới một góc độ khác. Đó là những công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội nói chung của con người, hoạt động chi phối của chúng thể hiện qua việc điều hành trật tự, hoạt động xã hội; quản lý kinh tế, điều phối tài nguyên; giải quyết mâu thuẫn, xung đột; định hướng phát triển, và nhiều hoạt động kinh tế xã hội khác… Tác động điều chỉnh của các cơ chế được thực hiện dựa trên 3 hoạt động là định danh, thông tin và thưởng phạt.

4 Xem Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html5 Fulbright Economic Teaching Program. 2001-2002.

14

Page 15: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong sách kinh điển về nghiên cứu thể chế6, Douglass C. North đã xem xét một cách tỉ mỉ và khoa học các hình thức vận động của thể chế (với nghĩa là các hình thức giới hạn mà con người tạo ra để hình thành nên quan hệ qua lại của mình) trong hoạt động kinh doanh của thị trường và hoạt động của chính trị của nhà nước. Trong khuôn khổ nghiên cứu cơ chế của cuốn sách này, không bàn đến vấn đề tổ chức. Các hình thức tổ chức chỉ được xem xét dưới góc độ những tác nhân tham gia các giao dịch xã hội. Ví dụ, cũng là các tổ chức nhà nước nhưng khi tìm hiểu quan hệ kinh doanh giữa chúng với nhau thì chúng ta xem xét cơ chế thị trường của chúng; khi xem xét khía cạnh tranh chấp quyền lực chính trị thì chúng được nhìn nhận dưới khía cạnh cơ chế nhà nước; trong quan hệ ngoại giao, hợp tác thì được nhìn bằng con mắt của cơ chế cộng đồng.

Năng lực của ba “bàn tay” điều chỉnh các quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị xã hội, các mối quan hệ phân bố sử dụng tài nguyên, thông tin, công nghệ,… thể hiện ở sức mạnh và cơ chế hoạt động của chúng. Sức mạnh của mỗi “bàn tay” thể hiện ở thực lực và kỹ năng của chúng. Sức mạnh của nhà nước ngày xưa được đo lường bằng số lượng dân cư, qui mô lãnh thổ, quân số binh sỹ... ngày nay được so sánh bằng mức tăng và qui mô GDP, chỉ số phát triển con người HDI, chi tiêu quân sự..; Sức mạnh của một thực thể về hoạt động thị trường được đo lường bằng khả năng cạnh tranh, khả năng tích tụ tư bản, trình độ công nghệ, năng lực liên thông buôn bán, hiệu quả đầu tư, khả năng lan truyền tín hiệu giá cả để điều phối tài nguyên, mức độ tiết giảm chi phí giao dịch,...; Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở khả năng phân cấp, giao quyền, mức độ tham gia ra quyết định và tự huy động lực lượng của nhân dân, trình độ hoạt động tự giác và tự chủ của tổ chức cơ sở,...

Hình thức hoạt động của cơ chế nhà nước là các khuôn khổ cứng của luật pháp, qui định và hoạt động can thiệp vào hoạt động kinh tế xã hội. Thị trường hoạt động theo hình thức tự do, thông qua hoạt động buôn bán trao đổi, các bên tham gia đều có lợi, cạnh tranh trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Cộng đồng vừa dùng các khung luật lệ qui định, vừa phát huy vai trò tự chủ để thoả thuận, xây dựng các cam kết về nghĩa vụ và quyền lợi. Tóm lại, năng lực tác động xã hội của thế lực nhà nước là khả năng ràng buộc, can thiệp và xây dựng, của thị trường là mức độ liên thông, cạnh tranh và tự cân đối, của cộng đồng là năng lực giao tiếp, đàm phán và tự điều chỉnh.

6 Xem North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 1998.

15

Page 16: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Bản chất hoạt động của ba cơ chế. Hoạt động của cơ chế thị trường :

Xét về khía cạnh thông tin, tín hiệu chính của thị trường là giá cả, phản ánh “giá trị kinh tế”, thể hiện mức độ khan hiếm của hàng hoá, dịch vụ được buôn bán. Môi trường lan truyền thông tin

kinh doanh là khu vực tham gia hoạt động giao dịch thương mại. Để mô hình hoá các hoạt động này, người ta thường mô phỏng trên máy tính các mô hình “cân bằng cung cầu” trong đó thông tin giá cả chuyền lan theo nguyên tắc “bình thông nhau” hay trong phạm vi toàn bộ không gian thông tin để đạt tới cân bằng giữa sản xuất và

tiêu thụ. Ví dụ một cách trực quan, trong chừng mực nhất định, mô hình này về nguyên tắc giống như những sa bàn được người ta đắp nổi với qui mô nhỏ nhưng có cùng tỷ lệ địa hình, mô phỏng lại địa thế sông ngòi để cho nước chảy vào nhằm xem xét diễn biến phân bổ dòng chảy và mức độ ngập lụt trong các công trình thủy lợi hoặc lưu vực sông.

Theo mô hình thị trường cổ điển của Walras7, các hàng hoá phải giống nhau, trao đổi giao dịch diễn ra cùng thời điểm và địa điểm, các bên tham gia nắm đủ thông tin và điều kiện trao đổi, hay nói cách khác, chi phí giao dịch được coi như không đáng kể. Do cả ba tác động (cạnh tranh cung, cạnh tranh cầu và thương lượng mua bán) cùng diễn ra liên tục gần như trong cùng thời gian nên có thể hình thành một điểm thống nhất cân bằng chung, đó là giá cả tức thời trên thị trường. Tín hiệu giá do đó bao hàm trong nó cả thông tin về người sản xuất (công nghệ, qui mô, hiệu quả,...) cả thông tin về người mua (thu nhập, thị hiếu, sự cần thiết,...) và thông tin về người bán (chi phí giao dịch, hệ thống kinh doanh…). Do được hình thành một cách khách quan, nên trong một thị trường thông thoáng, giá tại các địa điểm giao dịch khác nhau về cơ bản sẽ phải tiến đến cân bằng, phản ánh giá trị hàng hoá chung của xã hội. Giá cả là hình thức thông tin đặc biệt hiệu quả của cơ chế thị trường. Joseph Stiglitz viết: “…đặc tính

7 Dẫn theo North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 1998

16

Page 17: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

quí báu của một xã hội thị trường là các thông tin rải rác được tập trung lại và được phản ánh thông qua giá cả và những động cơ khuyến khích mà giá cả tạo ra đối với hành vi của con người không cần đến sự tập trung thông tin hay lập kế hoạch mang tính tập trung hoá nào.8”

Kết cấu hoạt động của cơ chế thị trường xét một cách đơn giản gồm có hai khối tác nhân chính đối lập nhau: khối các tác nhân phía cung (khối A) gồm các nhà sản xuất cùng tham gia làm ra một mặt hàng và bên kia là khối các đối tác cầu (khối B) cùng tham gia tiêu thụ chung một mặt hàng. Trong khối cung A, quan hệ chính giữa các nhóm trong khối là cạnh tranh quyết liệt nhằm giành thị trường, thị phần, kết quả là tại điểm cân bằng, lợi nhuận chung giảm xuống mức thấp nhất cho phép, tương đương với trình độ công nghệ và mức quản lý trung bình xã hội. Trong khối cầu B diễn ra một quan hệ “hợp tác lỏng lẻo”. Ví dụ, người cùng mua một sản phẩm thường tìm cách trao đổi thông tin với nhau về giá cả, tham khảo nhau về chất lượng hàng hoá, độ tin cậy về nguồn cung cấp, ở mức cao hơn thì hợp tác cùng nhau bảo vệ quyền lợi người mua, nhằm mua được hàng hoá với giá thấp nhất để có lượng hàng hoá cao nhất, với chất lượng tối đa trong phạm vi khả năng chi tiêu bình quân của xã hội. Giữa hai khối cung A và cầu B là quan hệ thoả thuận, mặc cả “thuận mua vừa bán”, tại điểm cân bằng nhu cầu cân đối với cung cấp. Trong thực tế, trên thị trường, có nhiều loại hàng hoá có mối quan hệ qua lại với nhau (thay thế, phối hợp,…), cho nên bức tranh quan hệ chung của cơ chế thị

8 Dẫn theo Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

17

a b

a2 b1

b2A1

Page 18: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trường phức tạp hơn rất nhiều so với trường hợp đơn giản của thị trường một hàng hóa.

Hoạt động của cơ chế nhà nước:

Tín hiệu của cơ chế nhà nước là “giá trị chính trị” biểu hiện quyền lực chính trị của các thế lực, tổ chức, nhà nước. Môi trường lan truyền thông tin là khu vực

thuộc phạm vi kiểm soát, bị khống chế bằng hoạt động chính trị, quân sự, pháp chế của tổ chức, thế lực. Để mô hình hoá các hoạt động này người ta có thể mô phỏng bằng các mô hình lôgic sự tranh chấp quyền lực giữa các nhóm thế lực để đạt đến cân bằng quyền lực mới và quan hệ qua lại giữa người lãnh đạo và người chịu sự lãnh đạo để đạt đến cân bằng về lợi ích.

Xem xét một cách trực quan, các nghiên cứu này giống như việc tìm hiểu các thế cờ, các nước cờ trong một bàn cờ có nhiều đối thủ cùng chơi.

Xét về cơ cấu của cơ chế nhà nước, cũng có hai khối. Khối thứ nhất (khối A) là các thế lực thống trị cạnh tranh với nhau, quan hệ giữa các thế lực bên trong khối là quan hệ cạnh tranh gay gắt giành quyền lực, giành chính trường. Sự cạnh tranh này dẫn đến cân bằng quyền lực của lực lượng thống trị với khả năng huy động lực lượng tối đa và sử dụng chúng một cách hiệu quả của mỗi thế lực trong thời kỳ cao điểm. Khối thứ hai (khối B) là khối bị trị, các thành viên trong khối có quan hệ "hợp tác lỏng lẻo", họ trao đổi thông tin, bàn bạc với nhau khi chịu sự quản lý và “tiêu dùng” lợi ích từ dịch vụ công của khối A cung cấp.

Giữa hai nhóm thống trị và bị trị (giữa nhóm A và nhóm B) cũng giống như giữa nhóm cung với nhóm cầu của cơ chế thị trường, có mối quan hệ thoả thuận, mặc cả, trong đó mỗi bên đều nhằm tối đa hoá lợi ích thu được và tối thiểu hoá chi phí. Ví dụ, người chịu quản lý tối đa hoá việc gây ảnh hưởng đến đường lối chính trị của nhóm cầm quyền (nhóm A), cố gắng dùng ảnh hưởng của mình thông qua phiếu bầu, thông qua dư luận xã hội, thông qua "vận động hành lang"để đòi hỏi được nhiều nhất từ dịch vụ công do khối thống trị cung cấp (được bảo vệ an ninh, thu hút nhiều công trình, dự án từ đầu tư chính phủ, tận dụng được nhiều chính sách hỗ trợ,...) và giảm nhẹ sự đóng góp và bị quản lý bởi khối cầm quyền (tìm cách giảm thuế, giảm lao dịch, giảm thủ tục...). Ngược lại, khối lãnh đạo tìm cách dùng sức mạnh cưỡng chế hành chính, dùng tuyên truyền vận động, để huy động được nhiều đóng góp của người bị quản lý (thu thuế cho nhu cầu ngân sách, bắt

18

Page 19: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lính cho nhu cầu binh dịch, huy động lao động cho nhu cầu công ích, phân cấp cho địa phương lo rủi ro về đê điều, an ninh,...) và buộc nhóm B phải tuân theo mệnh lệnh, phục vụ quyền lợi, tuân theo đường lối, tin theo tư tưởng của nhóm mình.

Trong khi các hoạt động cạnh tranh trong khối cung (khối A) của cơ chế thị trường diễn ra tương đối liên tục hàng ngày, hàng giờ và thể hiện ở sự thay đổi giá cả tại các phiên chợ, phiên giao dịch thì hoạt động cạnh tranh tập trung trong khối A của cơ chế nhà nước, (khối thống trị) tuy diễn ra liên tục nhưng thể hiện tập trung theo chu kỳ chính trị (các cuộc truyền ngôi, các kỳ bầu cử, các đợt đại hội, các cuộc chiến tranh,...) 4-5 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong cơ chế nhà nước, hoạt động mặc cả giữa hai khối A và B diễn ra liên tục đi đến nhiều thoả hiệp liên tục, hình thành tương quan giữa người thống trị và người bị trị.

Ngoài ra, nếu như trên thị trường có khi chỉ mua bán trao đổi một loại hàng hoá dịch vụ riêng biệt, thì việc trao đổi, mặc cả, tranh giành quyền lực và chính trị thường bao gồm nhiều “hàng hoá và dịch vụ” khác nhau đi kèm (quyền lực chính trị, xã hội, lãnh thổ, quyền sở hữu, quyền sử dụng, phân phối tài nguyên,...). Do không có mặt hàng đồng nhất, không có thời gian giao dịch liên tục và đồng nhất nên cơ chế nhà nước khác cơ chế thị trường là không tạo nên một giá trị chung có thể làm thước đo cho mặt bằng quyền lực chung của các tác nhân tham gia giao dịch giống như giá cả hàng hoá.

Ngoài quan hệ hai khối A và B thông thường như trong cơ chế thị trường, cơ chế nhà nước còn có loại quan hệ xâm chiếm lãnh thổ, mở rộng quốc gia, trong trường hợp này, cả khối A và B ban đầu (ví dụ gọi là A1, B1) sẽ tham gia với quan hệ với một khối A2, B2 khác để hình thành khối mới là A3, B3. Thông thường công cụ được dùng trong quá trình cạnh tranh dẫn đến đồng hóa, phối hợp này là bạo lực chiến tranh, tuyên truyền, vận động, mua chuộc, bồi thường,... phức tạp và quyết liệt. Ngược lại, quan hệ này cũng còn có dạng chia tách, ly khai của các lãnh thổ, quốc gia độc lập hoặc đòi tự trị. Nhìn chung những yêu sách tranh chấp lãnh thổ, quyền cai trị cũng thường là sự cạnh tranh quyền lực chính trị,

19

A1

a2b1

b2

a B

Page 20: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trong đó nhóm A cầm quyền (cả A1 và A2) đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và chỉ đạo thực hiện. Mô hình quan hệ cơ chế nhà nước nêu trên với 2 khối tác nhân hơi khác mô hình “lý thuyết tân cổ điển về nhà nước” của Douglass C. North9.

Trong cuốn sách "Cuộc chiến tranh Palopon", nói về cuộc nội chiến giữa người Aten và người Xpac ở Hy Lạp cổ, sử gia Thukydides đã viết thay lời của một bên trong cuộc tranh chấp: "giống như chúng tôi, các anh cũng hiểu rõ rằng trong mối quan hệ con người với nhau, sự công bằng chỉ có hiệu lực khi lực lượng giữa các bên cân bằng. Những kẻ mạnh sẽ thực hiện điều có thể, còn kẻ yếu sẽ chấp nhận điều đó"10. Nhìn chung, tính chất cạnh tranh quyết liệt trong quan hệ trong nội bộ nhóm A của cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước khiến người ta thường coi thương trường giống như chiến trường. Cũng vì tính cạnh tranh đối kháng ác liệt một mất một còn khiến con người đổ nhiều công sức nghiên cứu, hình thành nhiều học thuyết, tốn nhiều giấy mực để bàn về chiến lược, chiến thuật, đấu pháp trong chiến tranh và thương mại.

Trong khi đó, ngay trong cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước, các mối quan hệ nội bộ trong nhóm B do tính chất tương đối hoà hợp nên ít được chú ýý nghiên cứu. Càng về sau, người ta càng nhận thấy sự phức tạp và vai trò quan trọng của chúng. Những mối quan hệ tưởng như êm dịu này thật ra đôi khi tác động mạnh mẽ vào tiến trình phát triển. Một ví dụ là trường hợp ra đời và phát huy tác dụng mạnh mẽ của lý thuyết kinh tế trọng cầu của Keynes vào nửa cuối thế kỷ 2011.

Hộp 1: Lý thuyết kinh tế của Keynes

Trước đây, lý thuyết kinh tế cổ điển hướng vào tăng cung. Theo đó, muốn kinh tế quốc gia tăng trưởng phải phát triển sản xuất nhờ mở rộng sử dụng tài nguyên đất, lao động, tích lũy tư bản (và công nghệ). Năm 1936, sau cuộc Đại khủng hoảng Thế giới, nhà kinh tế Anh John Maynard Keynes phát triển lý thuyết kinh tế cho rằng thu nhập thấp và thất nghiệp cao hạn chế tổng cầu mới là

9 Trong mô hình của North D. C. (1981, 2000), có kẻ cai trị và nhóm bị trị. Người cai trị cung cấp sự bảo vệ và công lý một cách độc quyền cho thần dân và thu thuế của họ. Trong khối bị trị, các nhóm khác nhau có chi phí cơ hội và khả năng mặc cả khác nhau với kẻ cai trị. Giữa hai bên là những đại diện gồm bộ máy quan liêu tham gia quản lý và những đại diện do các nhóm lợi ích khác nhau bầu ra để tạo điều kiện trao đổi 2 bên. 10 Cuộc hành binh tới Bát Đa, Tuần báo Thời đại, CHLBĐ 13/2003.11 Xem: Keynes, J.M. The General Theory of Employment, Interest and Money, 1936

20

Page 21: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nguyên nhân chính hạn chế tăng trưởng. Muốn khắc phục suy thoái kinh tế, nhà nước phải sử dụng các công cụ tài chính và chi tiêu chính phủ để tăng cầu, kích thích kinh tế phát triển.

Lý thuyết này công bố năm 1936 làm chấn động các giới kinh tế và khi được áp dụng ngay sau đó một năm lập tức tỏ rõ kết quả trong chương trình phục hồi nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy sụp nặng nề. Do tác dụng rõ rệt của nó, lý thuyết này tiếp tục ảnh hưởng đến chính sách kinh tế Mỹ suốt giai đoạn từ thập niên 1940 đến tận thập niên 1970, thu hút sự chú ý của nhiều Tổng thống Mỹ như Kennơđi đầu những năm 1960 và cả Bil Clintơn thập kỷ 1990 (Mankiw 1998). Điều kỳ lạ là ngay từ năm 1932 Chính phủ Nhật tuy không hề biết đến lý thuyết Keynes đã áp dụng đúng đắn các chính sách theo lý thuyết này khi quyết định tăng chi tiêu vũ khí để kích cầu đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Từ đó về sau, tăng cầu, nhất là cầu của nông thôn luôn luôn là chính sách kinh tế của Nhật.

Tương tự như vậy, quan hệ giữa các khối, các cá thể trong cơ chế cộng đồng có vẻ “êm ả” hơn, nên dường như bị lãng quên một thời gian dài trong học thuật. Nhưng càng ngày người ta càng ngạc nhiên khi nhận ra tầm quan trọng của chúng. Không nghi ngờ gì, sự phát triển nhanh của kinh tế thể chế sẽ giúp hiểu sâu thêm về các quan hệ cộng đồng và có thể tạo nên một bước ngoặt quan trọng về lý thuyết cũng như ứng dụng phát triển.

Hoạt động của cơ chế cộng đồng :

Tín hiệu chính của cơ chế cộng đồng là “giá trị xã hội” biểu hiện uy tín xã hội của mỗi con người hoặc từng tập thể. Môi trường lan truyền thông tin cơ chế cộng đồng là khu vực chịu ảnh hưởng hoạt động xã hội của các cá nhân và tập thể có quan hệ. Thông tin truyền lan theo nguyên tắc “tương tác tự nhiên” giữa các tác nhân trong trường thông tin để đạt tới một sự phối hợp linh động.

Để mô hình hoá loại hoạt động này, có thể mô phỏng cung cách cư xử của từng nhóm tác nhân xã hội khác nhau trong hoạt động kinh tế xã hội nhất định để đạt đến một cân bằng quyền lợi chung. Về nguyên tắc, để điều chỉnh quan hệ cho

21

Page 22: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thích hợp với tương quan xã hội, giữa các thành viên trong cộng đồng thường xuyên diễn ra sự quan sát, thăm dò thu thập thông tin liên tục theo kiểu "nhìn mặt mà bắt hình dong". Sau khi phân tích thông tin, so sánh tương quan giữa mình và và các tác nhân lân cận, mỗi cá nhân đưa ra cách ứng xử thích hợp với các đối tác khác trong cộng đồng phù hợp với tương quan xã hội cho phép. Đôi khi sự điều chỉnh này mang tính “thử-sai” và thuộc loại điều tiết tự thân. Ví dụ buổi sáng một người rời nhà ra đường. Cách thức chào hỏi với những người gặp gỡ tuỳ theo đánh giá của anh ta về mức độ thân sơ, thứ bậc xã hội, mức độ cần tranh thủ,... Có người hôm qua chỉ gật đầu, nhưng hôm nay trở thành khách hàng quan trọng, phải nói mấy câu lấy lòng. Có người trước đây vốn vui vẻ, hôm nay phải tỏ ra lạnh nhạt, vì mới có chuyện mích lòng nhau...

Robert Axelrod trong cuốn “tiến triển của hợp tác” xuất bản năm 1984 chỉ ra rằng: trong những quan hệ được lặp lại nhiều lần giữa con người, chiến lược giành được thắng lợi là chiến lược “ăn miếng trả miếng” trong đó, mỗi người tham gia hoạt động đáp trả lại theo cách đúng như cách cư xử của đối tác12. Xem xét một cách trực quan, cách nghiên cứu này giống như người nghiên cứu thả các rô bốt có khả năng tương tác, nhận biết, phản ứng tự giác vào một sân chơi chung để cho chúng tương tác ngẫu nhiên, từ đó tự học hỏi và hình thành luật chơi giữa chúng với nhau.

Xét về cơ cấu, trong trường hợp đơn giản nhất, nếu có hai cộng đồng quan hệ với nhau thì hệ thống cũng được chia thành hai khối A và B, trong mỗi khối có thể có nhiều cá thể được coi là bình đẳng với nhau về quan hệ. Hình thức quan hệ giữa các cá thể trong một khối khá đặc biệt, có tính chất vừa phối hợp vừa cạnh tranh, có thể gọi là mối quan hệ “tương tác”. Sự cạnh tranh và hợp tác này không mạnh và diễn ra qua lại, tự điều chỉnh dần. Mối quan hệ giữa hai khối lớn cũng giống quan hệ của các thành viên trong cộng đồng, là quan hệ “tương tác”, vừa cạnh tranh yếu vừa hợp tác yếu.

12 Axelrod, R. 1984.

22

A1 a2

b1

b2

a B

Page 23: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong các quan hệ này, chi phí giao dịch là rất đáng kể để thực hiện các hoạt động định danh, thông tin, thưởng phạt. Đồng thời do các hoạt động này cần có thời gian thực hiện nên các giao dịch được coi một cách tương đối là diễn ra cùng lúc nhưng trong một khoảng thời gian nhất định và chịu ảnh hưởng của thông tin tích lũy từ trước về đối tác tham gia giao dịch.

Các cá thể trong cơ chế cộng đồng không mang ý nghĩa là các tổ chức mà là các tác nhân (actors, stakeholders) khác nhau trong xã hội. Đó có thể là những cá nhân con người, có thể là các cộng đồng địa phương, có thể là các cộng đồng chuyên môn, cũng có thể là các quốc gia. Trong thực tế, quan hệ tương tác thường có thể diễn ra giữa nhiều nhóm đồng đẳng với nhau tạo nên bức tranh phức tạp hơn nhiều về cân bằng quyền lợi giữa các cộng đồng. Ngoài ra, bức tranh cộng đồng còn ở mức phức tạp cao do trong mỗi khối có thể chia ra những nhóm nhỏ không bình đẳng nhau trong quan hệ và hình thức quyền lợi của các cộng đồng cũng rất đa dạng.

Tóm lại, trong cơ chế thị trường các tương tác diễn ra liên tục, nếu xét riêng từng tương tác thì diễn ra coi như đồng thời về không gian và thời gian (cả A-A, A-B). Trong cơ chế nhà nước, các tương tác tuy xảy ra liên tục nhưng cách quãng theo thời gian hơn. Trong khối A-A tập trung thành từng thời kỳ ngắn quyết liệt sau đó ổn định tương đối trong một chu kỳ để tích luỹ thay đổi lực lượng cho lần thay đổi sau. Giữa hai khối A-B tương quan thay đổi diễn ra liên tục trong khoảng thời gian “yên tĩnh” của A-A. Trong cơ chế cộng đồng, các quan hệ tương tác cũng xảy ra liên tục và xét riêng từng giao dịch thì xảy ra trong thời gian nhất định và còn chịu cả ảnh hưởng từ thông tin và kinh nghiệm của các giao dịch, quan hệ diễn ra từ trước (kèm theo dư âm trễ của hoạt động cũ).

Tính khách quan của “ba bàn tay”.

Ba “bàn tay hữu hình” của nhà nước, “bàn tay vô hình” của thị trường, và “bàn tay bán vô hình” của cộng đồng cùng tham gia điều hành mọi hoạt động trong xã hội loài người. Ba mâu thuẫn chính về quyền lực, lợi nhuận, và quyền lợi, trong xã hội loài người được cơ chế nhà nước, thị trường và cộng đồng điều chỉnh để đạt đến điểm cân bằng có lợi nhất trong qui luật hoạt động xã hội. Đã là qui luật khách quan thì sự hình thành và tồn tại của 3 “bàn tay” phải nằm ngoài sự dàn xếp của con người. Chúng vận hành một cách khách quan nhờ những động lực tạo ra chúng tồn tại một cách tự nhiên.

Sự khách quan của nhà nước.

Như mọi sinh vật khác, quyền đầu tiên và quan trọng nhất là quyền sinh tồn của con người. Khó có lời lý giải về lý do của sự sống. Mọi người sinh ra đương

23

Page 24: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nhiên phải có quyền sống, muốn duy trì sự sống, muốn phát triển bình thường và có điều kiện để tiến hoá và duy trì nòi giống, con người phải thỏa mãn được những yêu cầu thiết yếu của mình. Lốccơ viết: "Luật của tự nhiên là bắt buộc vì nó là tự do", theo ông, quyền tự nhiên của con người là tối cao và bất khả xâm phạm. Đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền sở hữu...13 Đó là các quyền cơ bản được thể hiện trong Hiến pháp của nhiều quốc gia như quyền có việc làm, có nhà ở, có lương thực, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do ngôn luận, bất khả xâm phạm về thân thể, bình đẳng nam nữ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, … Những quyền tự nhiên ấy hình thành một cách hoàn toàn khách quan vì sự tồn tại và phát triển của bản thân loài người.

Khi Hồ Chí Minh viết:

“ Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”14.

Có lẽ là nhắc đến những luật tự nhiên tối cao do tạo hóa ban cho con người. Với các quyền này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc15”.

Dân quyền thường nằm trong lời nói đầu của Hiến pháp của một số quốc gia dưới dạng Tuyên ngôn Nhân quyền, thậm chí còn có giá trị pháp lý cao hơn Hiến pháp. Hiến pháp Đệ ngũ Cộng hoà Pháp viết: “Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1789”16.

Vì các luật lệ này đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất về sự sinh tồn và lẽ sống của con người nên được nhân dân thể hiện thành pháp luật căn bản của loài người17 và sau đó mới là các pháp luật thứ phát do các nhà nước tạo nên. Từ các luật lệ mang tính căn bản đến các luật lệ thứ phát theo sau, tạo thành hệ thống qui tắc chính thức được nhà nước ban hành và giám sát thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế và tuyên truyền giáo dục. Xã hội loài người tổ chức nên nhà nước chính là vì cần có cơ chế để bảo vệ và thực hiện các quyền tự nhiên và thiết yếu của con người. Thủa hình thành, tổ chức nhà nước gắn với hiện tượng phân chia giai cấp trong xã hội nhưng suốt quá trình tiến hóa của loài người, thể chế nhà nước tồn tại được vì nhu cầu khách quan của con người.

13 Thông, H. V. (và tập thể tác giả) NXB Chính trị Quốc gia 200014 Báo Nhân Dân, 30/1/197715 Tuyên ngôn Độc lập, 194516 Sơn, B. N., Cơ sở của chế độ bảo hiến, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội , 12/2003.17 (Yêu cầu ca), xem Thần linh pháp quyền, Nguyễn Sỹ Dũng, Tia Sáng, Xuân Quí Mùi 2003.

24

Page 25: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Động lực của cơ chế nhà nước là tối đa hoá quyền lực chính trị, từ mâu thuẫn chính là “mỗi người đều dành quyền lực” sẽ tạo nên lợi ích chính trị chung của xã hội. Trong phạm vi “khối A”, thông qua cạnh tranh chính trị hoà bình của chế độ dân chủ, hoặc cạnh tranh vũ lực giữa các chế độ khác nhau, sẽ chọn lọc ra những cá nhân đại diện tiêu biểu nhất, những lực lượng chính trị mạnh nhất, từ đó hình thành tính hiệu quả và hợp lý của cương lĩnh chính trị chung cho xã hội. Giữa “khối A” và “khối B”, sự đấu tranh và thoả thuận giữa thống trị và bị trị cũng dẫn đến sự cân bằng lợi ích trong quan hệ quản lý. Kết quả là thống nhất hành động, tối đa hoá tiện ích công cộng mà người dân được hưởng. Một khi chỉ có thể chế mạnh mới tồn tại vững bền, chỉ có chính quyền có hiệu quả mới được nhân dân tín nhiệm, chỉ có chính sách đúng mới được nhân dân tuân theo, thì cơ chế nhà nước sẽ thể hiện được lýý do tồn tại khách quan của mình.

Sự khách quan của thị trường

Mặc dù xét về quyền lợi với tư cách con người, mọi người sinh ra đều bình đẳng, nhưng xét về hoàn cảnh kinh tế xã hội, con người đã khác biệt một cách tự nhiên ngay khi ra đời. Sự giàu nghèo, xấu đẹp, khoẻ yếu, thông minh và ngu dốt... tạo nên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của gia đình và xã hội đặt

trước cho mọi đứa trẻ những thế mạnh so sánh khác nhau ngay khi mới lọt lòng. Trong cả cuộc đời, những thế mạnh, thế yếu đó được nhấn thêm, mờ đi tuỳ điều kiện sống của con người. Một khi sự khởi đầu đã khác nhau, điều kiện cũng khác biệt thì sự chênh lệch của thân phận con

người là tự nhiên. Với tác động đem lại thắng lợi cho kẻ mạnh, kẻ hiệu quả, tạo nên sự chọn lọc trong xã hội, bàn tay vô hình của thị trường mang tính khách quan từ bản chất.

Mục tiêu về lợi nhuận trong quan hệ giao dịch là mục tiêu thiết thân của mỗi cá nhân nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình từ thấp đến cao theo mức phát triển của cuộc sống. Làm lợi cho mình mà không làm hại cho người khác, hay làm cho mọi người cùng có lợi là nguyên tắc tối cao của cơ chế thị trường. Nó gắn giữa nhu cầu bản năng của cá nhân với quyền lợi chung của cộng đồng và tạo ra nhu cầu khách quan của cơ chế thị trường.

Mặt khác, nếu như hoạt động của cơ chế nhà nước phải dựa vào các hình thức chế tài bắt buộc, đôi khi phải gắn với hình phạt thì trong cơ chế thị trường, hầu hết chế tài mang tính điều tiết tự thân, mặc dù đôi khi những điều tiết này cũng mang

25

Page 26: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tính bắt buộc. Có một độ món phở nổi tiếng ở Hà Nội bị người ăn tẩy chay chỉ vì một số người bán hàng dùng phócmôn làm chất bảo quản bánh phở. Khi khách ăn rời bỏ các cửa hàng này, vì quá vắng khách, để tiếp tục có thu nhập, bản thân chủ các cửa hàng phải tìm đến các cơ quan quản lý vệ sinh thực phẩm mời họ đến kiểm tra và cấp giấy chứng nhận không dùng phócmôn trong phở cho nhà hàng. Và tất nhiên không ai trong số họ muốn tái diễn chuyện tẩy chay này mà dùng lại phócmôn trong bánh phở. Tính tự giác trong công cụ thể hiện rõ tính khách quan của cơ chế thị trường.

Động lực của thị trường là tối đa hóa lợi nhuận. Trong hệ thống, chính mâu thuẫn “mỗi người đều vì quyền lợi của mình” lại tạo nên tác động tổng hợp chung là cả xã hội cùng có lợi. Hayek viết: “thị trường là phương pháp duy nhất được biết đến trong việc cung cấp thông tin, giúp cho các cá nhân có thể đánh giá được những lợi thế so sánh của những cách thức sử dụng nguồn lực khác nhau, dù họ không biết nhiều về nguồn lực đó. Thông qua việc sử dụng nguồn lực của những cá nhân đó, dù họ có cố ý hay không, họ đã làm lợi cho nhiều cá nhân khác mà họ không hề quen biết”18.

Trong nội bộ phạm vi “khối A”, sự cạnh tranh giữa các tác nhân lọc ra những kẻ có năng lực cạnh tranh mạnh nhất, nhờ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung. Giữa “khối A” và “khối B”, sự mặc cả giữa cung và cầu dẫn đến quan hệ cân bằng lợi ích. Kết quả cuối cùng đạt đến là tối đa hóa tiện ích cho người tiêu dùng thông qua đồng lợi ích của thoả thuận. Một khi chỉ có kẻ mạnh, kẻ hiệu quả là chiến thắng, xã hội sẽ tiến theo tín hiệu hiệu quả, một khi buôn bán chỉ diễn ra nhờ thoả thuận có lợi cho mọi phía, quyền lợi của mọi người tham gia đều được tôn trọng. Đó là cái lý của thị trường.

Sự khách quan của cộng đồng

Con người là sinh vật xã hội, muốn cùng tồn tại và phát triển ổn định trong xã hội, trước hết mọi người phải tìm ra và thống nhất cung cách cư xử với nhau. Bàn tay bán vô hình của cộng đồng bao hàm các qui tắc ràng buộc quan hệ con người mang tính phi chính thức như các giá trị, chuẩn mực, cung cách ứng xử của con người trong tập thể cộng đồng hoặc giữa các cộng đồng với nhau. Chúng đã hình thành từ khi quan hệ giữa người với người vượt lên trên các quan hệ bầy đàn của các loài động vật có sinh hoạt xã hội khác.

Những câu như:"Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"; "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ";"Lời chào cao hơn mâm cỗ"... là các qui tắc hình thành từ kinh nghiệm hàng ngàn đời truyền lại hoặc được đúc kết thông qua nguyên tắc “thử-sai” trong thực

18 Hayek, Tính tự phụ chết người, NXB Đại học Chicago, 1988, Dẫn theo Hilton Root.

26

Page 27: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tế cuộc sống, lấy hiệu quả thực tiễn làm thước đo, nhằm tiến đến quan hệ xã hội ổn định, an toàn và mang lại quyền lợi cho mọi cá nhân, vì vậy mang tính khách quan từ bản chất. Từ các kết luận trong đời sống khái quát lên thành các chuẩn mực hành xử của phong tục, tập quán, truyền thống, đạo lý, các qui tắc này lại thường xuyên được điều chỉnh, đánh giá lại qua hiệu quả thực tiễn, tuy có dạng kinh nghiệm nhưng vẫn giữ tính thực dụng rõ nét, bảo đảm được sự gần gụi với thực tế khách quan.

Động lực của cộng đồng là tối ưu hoá quyền lợi của mọi thành viên thông qua thoả thuận và hợp tác phối hợp luật chơi chung. Mâu thuẫn nội bộ luôn hình thành và thay đổi tuy không mạnh mẽ. Cũng giống như trong cơ chế thị trường, mâu thuẫn "ai cũng muốn tạo ra ảnh hưởng có lợi cho mình" trong xã hội rút cục lại đem lại lợi ích chung cho mọi người. Trong mỗi cộng đồng, các thành viên trong quá trình cạnh tranh không gay gắt luôn có động lực hướng về hoàn thiện mình để có uy thế xã hội mạnh hơn. Cố gắng này giúp xã hội trở nên hiệu quả, sự hợp tác nhẹ nhàng giữa các tác nhân giúp đạt tới cân bằng quyền lợi tập thể, và sự cọ sát giữa các cộng đồng hướng tới điểm đồng nhất về quyền lợi chung của xã hội. Kết quả đạt đến là tối đa hóa sự ổn định của môi trường xã hội thông qua sự đồng thuận về luật chơi và giải pháp.

Mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, nhờ đấu tranh hình thành động lực phát triển. Cạnh tranh tạo ra cơ hội để chọn lọc, chọn lọc đem lại hiệu quả ngày càng cao. Đây là qui luật chung trong sự vận động của thế giới tự nhiên và cũng là qui luật của xã hội loài người. Trong ba bàn tay, cơ chế nhà nước và thị trường luôn tiềm ẩn và sôi sục những mâu thuẫn và hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ, một mất một còn, có lẽ cũng chính vì vậy mà đời sống thương mại, hoạt động kinh tế, đời sống chính trị luôn luôn sống động, muôn hình vạn trạng, thúc đẩy sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kinh tế quản lý. Mô hình mới, lý thuyết mới luôn ra đời để giải thích, tổng hợp kiến thức mới của con người.

Trong khi đó, trong khuôn khổ cơ chế cộng đồng, mâu thuẫn “nhẹ nhàng”, cạnh tranh cũng ở mức độ “vừa phải” nên quá trình tiến hoá, thay đổi không nổi bật như hai cơ chế trên. So sánh với sinh giới, có lẽ nếu như nhà nước và thị trường đóng vai trò tạo "biến dị" thì cộng đồng đóng vai trò "di truyền" trong xã hội loài người. Nó cho phép con người thực hiện những điều chỉnh nhỏ giữa các cá thể đủ để lưu giữ lại, chuyển giao các giá trị truyền thống giữa các thế hệ, vận hành ổn thoả trong khuôn khổ những gì đã hình thành giữa những lần “đột biến”.

Ba cơ chế này khác biệt nhau về mức độ tự nhiên. Cộng đồng luôn luôn có mặt khi con người giao tiếp, quan hệ với nhau nên mang tính phổ biến, bền vững một cách tự nhiên nhất. Thị trường xuất hiện khi con người cần buôn bán, trao đổi

27

Page 28: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hàng hoá dịch vụ, có phạm vi và điều kiện giới hạn hơn nhưng vẫn mang tính khách quan rõ nét. Nhà nước là quan hệ của con người mang tính tổ chức xã hội rất cao nên có khung phạm vi hẹp hơn và mang tính chủ quan hơn cả.

Công cụ, biện pháp đặc trưng cho từng cơ chế.

Theo H. Root19, công cụ của kiểu quản lý “tôn ti trật tự” là mệnh lệnh, là quản lý tập trung theo chiều dọc còn thị trường định đoạt bởi việc thương lượng giữa người mua người bán. Nhưng nếu phân chia công cụ của các cơ chế sâu hơn, chúng ta sẽ có kết quả khác. Quản lý tập trung theo thứ bậc trên dưới “theo chiều dọc” như H. Root mô tả, không chỉ là cung cách của cơ chế nhà nước mà còn cả của cơ chế cộng đồng. Điều khác nhau là trật tự của nhà nước là trật tự biến đổi theo chu kỳ và dựa trên nguyên tắc chọn lọc đại diện (bầu cử, tranh cử) hoặc dựa vào sự cạnh tranh của đấu tranh quyền lực, trong khi đó, tôn ti trật tự của cơ chế cộng đồng được hình thành dựa theo những nhân tố kinh tế xã hội khách quan, biến đổi một cách lâu dài, tương đối tĩnh. Đó là sự hình thành và phân chia quyền lực, quyền lợi theo đẳng cấp, theo tuổi tác, theo mức độ cống hiến, mức tin cậy trung thành... theo cung cách “sống lâu lên lão làng”, “con vua thì lại làm vua”. Cũng như vậy, mệnh lệnh không chỉ là biện pháp của cơ chế nhà nước hay “tôn ti trật tự”. Trong cơ chế cộng đồng, mệnh lệnh cũng được sử dụng phổ biến. Điều khác biệt chính của mệnh lệnh của cơ chế nhà nước là loại “mệnh lệnh cứng”, bất di bất dịch, trong khi mệnh lệnh của cơ chế cộng đồng là loại “mệnh lệnh mềm”, được hình thành và thực hiện trong khuôn khổ mềm dẻo của quá trình thương lượng20.

Tương tự như vậy, thương lượng cũng không chỉ là công cụ của cơ chế thị trường mà còn được áp dụng rộng rãi trong cơ chế cộng đồng. Sự khác biệt giữa hai hình thức thương lượng là chúng được tiến hành dựa trên những căn cứ khác nhau. Cơ chế thị trường tiến hành thương lượng dựa trên mặt bằng giá cả chung, được hình thành một cách khách quan theo quan hệ cung cầu và các chi phí giao dịch cần thiết, còn cơ chế cộng đồng thực hiện việc thương lượng dựa vào khả năng thông tin giữa các đối tác, trên triển vọng làm ăn lâu dài, trên kỹ năng và lợi thế đàm phán.

Ngoài ra, cơ chế cộng đồng không chỉ vận hành dựa trên trách nhiệm với cộng đồng và uy tín cá nhân như những định đề cho trước theo cách H. Root21 mô tả,

19 Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html20 Xem phần “ Mệnh lệnh cứng và mệnh lệnh mềm” Trong “Mặt xấu của cơ chế cộng đồng”. 21 Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

28

Page 29: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

mà cái chính là dựa trên các hoạt động về thông tin, đàm phán, thoả thuận, qui định thống nhất,… để xây dựng nên sự tin cậy và ràng buộc giữa các thành viên trong cộng đồng, hình thành nên luật chơi và trật tự của cộng đồng trong quá trình phát triển theo kiểu “ăn miếng trả miếng”, “ông trao chân giò, bà thò nậm rượu”.

Các qui chế, kể cả chính thức và không chính thức là công cụ của cả ba cơ chế. Cơ chế nhà nước có các qui chế chính trị, luật pháp… qui định trật tự thứ bậc, trình tự hoạt động của tổ chức nhà nước,…; cơ chế thị trường có qui chế kinh tế, hợp đồng… xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền phân chia lợi ích,…; cơ chế cộng đồng có các qui chế luật tục địa phương, các qui định gia đình…

Tóm lại, mỗi cơ chế được đặc trưng bởi một số hình thức hoạt động và vận hành mang tính “chính thống”, đó là những phương thức hoạt động nổi trội, phù hợp với bản chất và hình thức tổ chức của mỗi cơ chế. Ngoài ra còn có những công cụ phụ trợ, thậm chí những công cụ “không chính thống” tuy cũng đặc trưng cho cơ chế nhưng lại mang tính tiêu cực.

Công cụ của cơ chế nhà nước

Trong mối quan hệ nhà nước, có hai khối chính là thế lực thống trị (khối A) và thế lực bị trị (khối B), công cụ được sử dụng chính của khối thống trị để quản lý nhà nước và lãnh đạo khối B là luật pháp, thể chế, mệnh lệnh hành chính, bạo lực trấn áp, thông tin tuyên truyền, cấp phát ngân sách hoặc chi tiêu của chính phủ, thu thuế, huy động sức người...

Hộp 2: Bộ luật Hamurabi.

29

Bầu cửĐóng thuế

Page 30: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Vua Hamurabi, quốc vương xứ Babilon vào thế kỷ 18 trước Công nguyên đã ban hành bộ luật được ghi lại bằng văn tự đầu tiên của loài người còn lại đến ngày nay, đánh dấu việc chuyển từ áp dụng cơ chế cộng đồng trong chế độ nô lệ sang cơ chế nhà nước của chế độ phong kiến.

Bộ luật gồm 3 phần, trong đó vua thay trời ban hành luật lệ để bảo vệ giai cấp chủ nô bằng 282 điều luật cụ thể về thủ tục tố tụng, quan hệ chủ và nô lệ, qui định bồi thường thiệt hại, cho vay và trả nợ, hôn nhân, thừa kế, xử phạt. Bộ luật này được khắc trên một cột đá, dựng ở nơi công cộng tại điện thờ Macđuc trong thành Xuxan.

Với việc qui định và thi hành pháp luật rõ ràng, vương quốc Babilon cổ từ một quốc gia nhỏ yếu, sau 36 năm đã trở nên hùng mạnh, thống nhất toàn bộ vùng Lưỡng Hà, trở thành một nhà nước tập quyền hùng mạnh. (Nguồn: 102 Sự kiện nổi tiếng thế giới).

Ngược lại, khối B bị trị, dùng các công cụ như ý kiến công luận, bầu cử, biểu tình, vận động hành lang... để giao tiếp và cân bằng ảnh hưởng của mình với khối A.

Tùy theo gian đoạn phát triển của xã hội, cơ chế nhà nước có thể thể hiện qua các biện pháp quản lý tập trung độc tài hoặc dân chủ cộng hoà. Douglass C. North viết: “ở Beirut, các quyền có giá trị nhất nằm trong lĩnh vực công cộng sẽ do những người có thế lực nhất chiếm giữ, còn trong trường hợp ở Mỹ, cơ cấu luật pháp sẽ xác định và bắt buộc thực hiện phần lớn các quyền”22.

Machiavelli tác giả của cuốn sách The Prince được coi là tác phẩm kinh điển của giới chính trị phương Tây viết: "chỉ thu thuế mà không có quyền đại diện thì là độc tài", theo ông, đồng tiền thuế và lá phiếu bầu là hai công cụ quan trọng và đối trọng nhau để đảm bảo quan hệ giữa 2 khối A và B trong cơ chế nhà nước vận hành êm ả. Nhưng cũng theo Machiavelli23, công cụ chính của

quyền lực chính trị phải là lực lượng quân sự chứ không phải là

22 North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 199823 Machiavelli, The Prince, 1527

30

Page 31: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tôn giáo hay pháp luật. Có nhiều chính khách chia sẻ quan điểm này. Với nhận xét nổi tiếng "súng đẻ ra chính quyền", trong suốt cuộc đời chính trị của mình, Mao Trạch Đông không chỉ dùng bạo lực vũ trang giành lấy nhà nước mà còn luôn dùng nó làm hậu thuẫn cho các chính sách chính trị và quyền lực lãnh đạo của mình.

Trong lịch sử, vũ lực thường vẫn được dùng như một giải pháp chính trị khi các giải pháp chính trị hoà bình đã thất bại, ở Anh thập kỷ 30 của thế kỷ 18 cũng như ở Bắc Mỹ những năm 30 của thế kỷ 19, các cử tri đã dùng lá phiếu của mình xoá bỏ chế độ nô lệ tàn bạo, nhưng ở phía Nam nước Mỹ, để làm được điều đó phải dùng đến nội chiến đổ máu. Và những cuộc chiến tranh nhiều khi cũng đem lại thất bại đau đớn mà chẳng thu được kết quả gì như cuộc chiến của Bắc Triều Tiên tiến hành cuối thập kỷ 1950 không đem lại thống nhất đất nước như mong đợi mà còn lôi vào vòng chiến các cường quốc Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ,… sau khi tàn phá đất nước lại trở lại nguyên trạng chia cắt hai miền như ban đầu.

Hộp 3: Thuế phải đi đôi với quyền đại diện - cuộc đấu tranh của nước Mỹ thuộc địa

Thế kỷ 18, nước Mỹ bị thực dân Anh cai trị, nhân dân phải đóng thuế nặng nề nhưng không có quyền bầu cử, quyền phát ngôn. Năm 1763, nghị sỹ James Otis dương cao khẩu hiệu của Machiavelli:"chỉ thu thuế mà không có quyền đại diện là độc tài", phát động nhân dân đứng lên chống chính quyền thực dân. Năm 1765, Nghị viện Anh bắt dân thuộc địa chịu thêm sắc thuế con niêm đánh vào mọi văn kiện công hoặc tư, với khẩu hiệu của Machiavelli, dân Mỹ ở New York, Boston và nhiều thành phố nổi dậy đốt con niêm, phá tài sản công, tẩy chay hàng hoá Anh.

Năm 1773, Nghị viện Anh lại cho phép Công ty ấn Độ của Anh bán phá giá chè xuất khẩu sang Mỹ còn tồn kho và bắt dân thuộc địa vẫn phải đóng thuế mua chè. Với sự ủng hộ cao độ của nhân dân, các thành viên của tổ chức "Người con của tự do" đã đột nhập cảng Boston, leo lên tàu buôn, vất xuống biển 342 thùng trà, nhen nhóm lên cuộc cách mạng giành độc lập tự do của thuộc địa Mỹ. Từ những sắc thuế vô lý, quan hệ giữa kẻ đi thống trị và người bị trị đã đổ vỡ dẫn đến cao trào cách mạng lật đổ chế độ thực dân Anh trên đất Mỹ. (Nguồn: Kiến thức thời nay, 453; 3/2003, Nhất cú thoại cải biên thế giới" NXB Tiên Giác, Lâm Bác Văn, Đài Bắc 12/2002).

31

Page 32: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Những nhà cách mạng như Găng Đi không tán thành sự lạm dụng các công cụ bạo lực để giành và giữ chính quyền. Trong hoàn cảnh dựng nước giữa thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhưng đã gọi tổ chức quân sự đầu tiên là đội quân "Tuyên truyền giải phóng", đề cao nhiệm vụ tuyên truyền vận động quần chúng. Trong hoàn cảnh gấp gáp của thời cơ giành độc lập, Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết tổ chức Quốc dân Đại hội tại Tân Trào để tạo thế hợp pháp cho Chính phủ Lâm Thời và lập tức sau khi cách mạng thành công, đã tiến hành cuộc phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên trong lịch sử để thành lập Quốc Hội và Chính phủ cộng hoà đầu tiên của đất nước. Chính những lá phiếu bầu tự nguyện của toàn dân đã giúp chính quyền dân chủ nhân dân của Việt Nam ra đời và đứng vững với bản Hiến pháp đầu tiên như Hồ Chí Minh thực sự tin tưởng.

Theo quan điểm của H. Zeigler và T. Dyc thì những người sáng lập nước Mỹ không tin tưởng tuyệt đối vào cả quần chúng lẫn những quan chức được dân bầu. Đông đảo dân chúng cũng có lúc bồng bột, đại biểu được bầu cũng có lúc mị dân. Vì vậy, tư pháp phải trở thành công cụ quan trọng của cơ chế nhà nước Mỹ. Thước đo cho đúng sai trong xã hội phải là hệ thống Luật pháp được phát triển một cách khoa học và lâu dài. Toà án phải có tư cách độc lập cách ly cả với ảnh hưởng nhất thời của quần chúng. Toà án Tối cao nắm quyền hành tối đa, nó có quyền tuyên án bất kỳ một hành vi đối lập với Hiến pháp nào của Tổng thống hay Nghị viện. Toà án Mỹ hàng năm giải quyết 10 triệu vụ việc và đã giải quyết thành công cả nhiều vấn đề chính sách quan trọng như xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, cách ly ảnh hưởng hoạt động của nhà thờ, xác lập quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, bảo vệ quyền nạo thai của phụ nữ,...24

Công cụ của cơ chế thị trường

Trong mối quan hệ thị trường, giữa khối cung (khối A) và khối cầu (khối B), công cụ quan hệ chính là thương lượng kinh doanh, buôn bán trao đổi hàng hóa, và dịch vụ, hoạt động thanh toán bằng tiền tệ, hoạt động tuyên truyền quảng cáo giới thiệu hàng hoá. Trong nhóm A của cả hai cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước đều có loại quan hệ cạnh tranh (trong nội bộ nhóm cung và nhóm cai trị). Công cụ trong hoạt động cạnh tranh có thể chia làm 2 loại: nâng cao ưu thế của mình và hạ thấp ưu thế của đối thủ cạnh tranh.

- Loại biện pháp tự nâng cao ưu thế của mỗi bên, thường là biện pháp “hợp luật chơi” được ủng hộ và cho phép, miễn là khi nó còn diễn ra trong phạm vi không

24 Thông, H. V. (và tập thể tác giả) NXB Chính trị Quốc gia 2000

32

Page 33: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

làm phương hại trực tiếp đến các đối thủ hoặc các bên liên quan khác. Các biện pháp này trong cơ chế thị trường gồm: tuyên truyền quảng cáo, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, tăng thêm giá trị gia tăng...; trong cơ chế nhà nước gồm tuyên truyền chương trình hành động, vận động bầu cử, cải tiến quản lý, cải cách hành chính, chạy đua vũ trang …

- Loại biện pháp nhằm hạ ưu thế đối thủ, loại bỏ đối thủ, làm phá vỡ thế ổn định, thường tạo ra rủi ro đối đầu trực tiếp nên có thể bị coi như hạ sách. Ví dụ: trong cơ chế nhà nước là tấn công quân sự, bao vây kinh tế, khủng bố phá hoại, tiêu diệt cá nhân lãnh đạo, đàn áp chính trị...; trong cơ chế thị trường là giành độc quyền kinh doanh, bán phá giá, tuyên truyền nói xấu, hoạt động gián điệp kinh tế, công nghệ…

Đến giới hạn nào và vì lý do gì thì cạnh tranh chuyển từ công cụ tự nâng cao mình sang loại công cụ triệt hạ đối phương ? George A. Akerlof cho rằng một khi lợi nhuận do áp dụng các biện pháp xấu (lừa đảo, ăn cắp, nói dối,…) đem lại cao hơn giá trị của các cơ hội khác thay thế thì một bên với mục tiêu tăng tối đa lợi ích cho mình sẽ có xu hướng áp dụng các biện pháp xấu này với đối phương25. Khi nghiên cứu lý thuyết trò chơi, nhiều tác giả đã cho rằng những quan hệ ngắn hạn, mang tính qua đường giữa các đối tác ít biết về nhau và không phải chịu trách nhiệm ràng buộc sau này thường dẫn đến xu hướng áp dụng các biện pháp xấu để thu lợi ngay lập tức cho cá nhân mỗi bên. Nhưng có lẽ một cách giải thích rõ ràng hơn là khi cái giá phải trả, bao gồm các rủi ro, các trừng phạt phải gánh chịu và cả các ràng buộc về đạo đức cho việc phá vỡ ranh giới cân bằng này thấp hơn so với lợi ích do hành động này đem lại thì khả năng các bên đối tác áp dụng chúng càng tăng lên. Có nhiều tài liệu kinh điển của các công cụ loại này như cuốn binh pháp của Tôn Tẫn với 36 "mưu kế" bao gồm mọi thủ đoạn như dùng người đẹp mua chuộc, gây chia rẽ nội bộ đối phương,... để tiêu diệt sức mạnh và chiếm cứ lãnh thổ địch. Các biện pháp tự nâng cao ưu thế nêu trên, trong trường hợp vượt quá giới hạn nhất định cũng phá vỡ thế cân bằng tương quan lực lượng, trực tiếp làm phương hại ưu thế của đối thủ cạnh tranh và trở thành

25 Akerlof G. A. 1970

33

Page 34: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

loại biện pháp loại bỏ đối thủ. Ví dụ, việc chạy đua vũ trang khi phát triển đến mức tạo ra một thế hệ vũ khí mới có tính hủy diệt hàng loạt, việc đàn áp chính trị dẫn đến đe dọa nền tảng dân chủ, việc phát triển công nghệ dẫn đến những ứng dụng cho phép giành độc quyền trong kinh doanh một loại mặt hàng...

Công cụ của cơ chế cộng đồng

Trong mối quan hệ cộng đồng, giữa các nhóm đối tác đồng đẳng (cả trong nhóm A, trong nhóm B và giữa hai nhóm A&B), phương tiện được sử dụng là thông tin, đàm phán, thoả thuận, thống nhất qui định... Trong mối quan hệ cộng đồng, khi yếu tố cạnh tranh lấn át khía cạnh hợp tác, các biện pháp cạnh tranh có thể được áp dụng, tất nhiên phải nằm trong phạm vi không đe doạ phá hoại quan hệ "tương tác" giữa các thành viên trong cộng đồng. Khi các biện pháp cạnh tranh vượt quá giới hạn "cùng tồn tại hoà bình", quan hệ cộng đồng sẽ đổ vỡ.

Hộp 4. Công cụ của cơ chế cộng đồng trong cộng đồng người Hoa ở Indônêxia

Cuối thế kỷ 20, tại Inđônêxia có một cộng đồng người Hoa đông đảo làm ăn giỏi. Các thương nhân trong mạng lưới dựa vào đạo lý Khổng giáo và cơ chế cộng đồng để quản lý hệ thống của mình và đạt kết quả tốt trong làm ăn kinh tế. Chỉ có 6 triệu người, chiếm 3,5% dân số Inđônêxia nhưng người Hoa kiểm soát tới hơn 70% tài sản phi đất đai, quản lý 68% số tập đoàn kinh tế lớn nhất quốc gia, chiếm 80% tổng giá trị tài sản của 300 tập đoàn lớn nhất nước. Đây là một cộng đồng hoạt động thành công nhưng có tổ chức tương đối kín, được các thành viên bảo vệ sự đồng nhất để đảm bảo chất lượng hoạt động và duy trì thế mạnh hiệu quả của hệ thống. Do đó, cũng tạo nên sự ghen tỵ và cách biệt giữa cộng đồng doanh nghiệp Hoa với đa số dân cư bản địa.

Do nhóm này có nền tảng kinh tế giàu có, từ lâu, họ đã được coi như một cộng đồng dân tộc thiểu số không được người bản địa đa số ưa thích và đôi khi là nạn nhân của của tệ phân biệt đối xử. Sống trong môi trường không được ủng hộ, người Hoa ở đây chủ yếu dựa vào cơ chế cộng đồng để hoạt động kinh doanh và vẫn tiến hành thành công các vụ làm ăn lớn. Trong hệ thống này, hình phạt nghiêm khắc nhất đối với những kẻ vi phạm hợp đồng là tẩy chay hoặc bị khai trừ khỏi cộng đồng. Đương nhiên khi bị loại ra thì các thành viên người Hoa sẽ không thể

34

Page 35: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tìm được chỗ dung thân để kiếm sống dễ dàng ngoài cộng đồng, vì vậy các cam kết và luật lệ bất thành văn của cộng đồng luôn luôn được tôn trọng tuyệt đối bất chấp hoàn cảnh không có luật đảm bảo hợp đồng của các cơ quan độc lập quản lý . (Nguồn: Hilton Root, 2003).

Phương thức điều chỉnh quan hệ xã hội của các cơ chế.

Cả ba cơ chế nhà nước, thị trường và cộng đồng đều nhắm vào điều chỉnh hành vi giao tiếp xã hội của những tập thể bao gồm những cá nhân cụ thể, bởi vậy chúng đều phải làm rõ ai là đối tượng giao dịch, đó là người như thế nào, từ đó xác định cách thức đối xử hợp lý nhất. Các đối tượng giao tiếp khác nhau do nhận được cách ứng xử khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả thưởng phạt. Ba hoạt động và quan hệ định danh (Identification), thông tin (Information) và thưởng phạt (Enforcement) đi liền với nhau tạo nên cơ chế vận hành của cả ba cơ chế.

Định danh

Mặc dù có 6 tỷ người sống trên hành tinh nhưng mỗi người chúng ta là một cá thể được phân biệt một cách rõ rệt. Nếu từ hai người trở lên có sự lẫn lộn thì xã hội sẽ xuất hiện hỗn loạn trong giao dịch. Đó là những lầm lẫn oái oăm được mô tả trong phim ảnh xảy ra với những cặp song sinh cùng trứng giống nhau như lột, những bi kịch về thân phận những người máy được làm giống như con người, những phiên bản người bị nhân bản đồng dạng.

Thực ra trong đời thường chúng ta cũng thường xuyên lâm nạn về tình trạng này. Khách đi xe đường dài bị chủ xe bắt chẹt tiền vé, sang bán khách dọc đường, và lèn chặt cứng trên những “chuyến xe bão táp”. Những chiếc xe này thường mang biển số giả, không đăng ký. Hành khách đi chùa Hương nhiều năm trước hoảng sợ vì những chủ đò đầu gấu chém giá vô tội vạ, thậm chí còn vác mái chèo đánh khách. Khách tắm biển Vũng Tàu thì sợ nạn “ca nô tặc” không lấy giá cao mà còn đâm khách trọng thương. Khách đi chơi đò trên sông Hương thì sợ nạn nữ

tặc cho tắm sông. Nạn “cơm tù, xe dù, bến cóc” diễn ra kéo dài trên suốt các tuyến giao thông dọc các đường quôc lộ lớn vì những xe, thuyền, tàu, đò này đều dấu tên, không có bến đăng ký... những chủ dịch vụ này thả sức hành hạ khách nhờ tình trạng vô hình của mình.

35

Page 36: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tình trạng vô hình cũng diễn ra với sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Chẳng cứ khách ngồi tàu hoả đã từng mua phải loại“bánh trưng đất” trong thoáng chốc tàu đỗ qua ga, mà hàng giả nhãn hiệu, hàng không xuất xứ lan tràn khắp nơi từ những chiếc điện thoại di động đắt giá trong các cửa hàng sang trọng đến mớ rau, con cá bán tại chợ quê. Điện thoại, máy tính, đồng hồ là hàng nhái, chúng tuy có nhãn nhưng là nhãn giả, tuyệt nhiên không thể có số đăng ký hay địa chỉ sản xuất kinh doanh, rau nhiễm thuốc sâu, cá tẩm phân đạm, bánh phở tưới phóc môn, tất nhiên lại càng vô danh. “Khuất mắt trông coi”, không ai có thể làm gì được những kẻ vô hình.

Điều đáng nói là những kẻ này chỉ “vô hình” với khách qua đường, những người chỉ sử dụng dịch vụ một ít lần với đối tượng phục vụ. Trong cuộc sống, những người này có danh tính, hoàn toàn hữu hình với cộng đồng, với chính quyền nơi họ cư trú và hành nghề nhưng lại thiếu một cơ chế để họ hữu hình với thị trường và khách hàng.

Thiệt hại của họ gây ra không chỉ cho khách hàng mà còn tiêu diệt chính uy tín ngành nghề của mình. Điều khốn khổ là nếu không có cơ chế xoá bỏ sự vô hình này thì những người làm ăn chân chính không còn môi trường cạnh tranh lành mạnh, họ buộc phải tham gia quá trình lừa đảo, khủng bố khách hàng để tồn tại. Tình trạng tha hoá xã hội không phải tại cơ chế thị trường, ngược lại là do thiếu vắng phối hợp cơ chế.

Hộp 5. Chương trình định danh "công dân điện tử" của Thái Lan

Hiện nay, Thái Lan có 572 phòng đăng ký dân số rải đều cả nước. Thái Lan đang tiến hành một chương trình mang tên "công dân điện tử", theo đó, trong 3 năm tới, các trung tâm dân số sẽ kết nối với nhau với Phòng quản lý đăng ký (BORA). Tất cả sẽ có 15 loại đăng ký quản lý được thực hiện cho mỗi công dân bao gồm đăng ký chứng minh thư, đăng ký thẻ cử tri, đăng ký vũ khí, đăng ký quĩ, đăng ký hiệp hội, đăng ký hôn nhân,... Các trung tâm trong cả nước sẽ kết nối với nhau qua Internet tạo thành cơ sở dữ liệu công dân toàn quốc làm cơ sở thực hiện các dịch vụ hành chính công.

Tiếp theo đó, hệ cơ sở dữ liệu này sẽ bắt đầu phục vụ 10 dịch vụ thông dụng là cấp bằng lái xe, cấp hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, cấp giấy sở hữu đất đai... tất cả đều làm qua mạng miễn phí. Tại các văn phòng, mọi dịch vụ được thực hiện chỉ trong 15 phút. Người dân chỉ cần đăng ký một địa chỉ thư điện tử kèm một mã số đăng ký như là chữ ký điện tử của mỗi cá nhân hoặc cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ hành chính trực tuyến và tiến hành hoạt động thương mại điện tử.

36

Page 37: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Thông qua hệ thống thông tin này, mọi công dân còn có thể gửi kiến nghị, câu hỏi đến cho các cơ quan chính phủ. Uỷ ban quản lý triển khai chương trình này do Thủ tướng Thái trực tiếp điều hành với Bộ trưởng bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính là thành viên. Nếu dự án này thành công, tuy là một nước đang phát triển, Thái Lan có thể trở thành một trong những nước có công nghệ chính phủ điện tử cao nhất thế giới. (Tầm nhìn e-Thái Lan, Nguyên Văn, PC World Việt Nam 11/2002).

Vậy làm thế nào để định danh con người ? Phải chăng việc đăng ký chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, điều tra dân số sẽ có thể mã hoá mọi công dân và làm cho họ luôn luôn ở trạng thái “hữu hình” ? Trong quân đội, trong nhà tù cách dễ nhất là gán cho mỗi người một con số định danh. Nhưng đó là những môi trường sinh hoạt xã hội mang tính đồng nhất, giản lược và thuận tiện quản lý.

Xã hội phức tạp hơn nhiều, một người có thể “hiện hình” rõ rệt trong môi trường hoạt động này nhưng lại hoàn toàn “vô hình” trong một môi trường hoạt động xã hội khác và trong chừng mực nhất định, đó là quyền tự do của con người. Có những hoạt động xã hội để bảo đảm tính khách quan, tính vô tư trong giao dịch công cộng, cũng bắt buộc con người phải trở thành “không xác định danh tính” ví dụ những trường hợp hiến tinh trùng, chấm thi kín, bỏ phiếu kín, điều tra ý kiến quần chúng, cảnh sát đặc nhiệm một số quốc gia phải đeo mặt nạ khi thi hành công vụ… Ngoài những trường hợp đặc biệt này, trong những môi trường giao tiếp mà con người đóng vai trò cung cấp dịch vụ, hàng hoá, hoặc có thể làm ảnh hưởng đến những người khác trong xã hội, phải hình thành cơ chế bắt buộc mỗi người xác định danh tính của mình, và đôi khi định danh cả dụng cụ hoạt động như biển số xe, tầu, đăng ký vũ khí...

Xem trong ví người dân Việt Nam, thường là có tiền mặt, một số người may ra có mang chứng minh thư, một số ít hơn có bằng lái xe và đăng ký xe máy, một số ít hơn có thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm giao thông, số rất ít thượng lưu hơn còn có thêm thẻ tín dụng, thẻ câu lạc bộ, bằng và đăng ký ô tô, thẻ bảo hiểm nhân thọ, thẻ khách thường xuyên của một hãng hàng không,... Trong một xã hội chậm phát triển, nhiều người không muốn mang giấy tờ trong người vì ít khi dùng đến, dễ mất, hễ mất thì khó xin. Người ta thường chỉ trình giấy tờ ra trong các trường hợp xấu như khi vi phạm luật lệ, nhưng trong tình huống đó có khi vô danh lại là tốt hơn và có khi đưa tiền

37

Page 38: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lại thoát thân nhanh hơn. Chỉ những người càng thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu mới mang theo mình nhiều giấy tờ định danh vì phải thường xuyên dùng đến trong các giao dịch.

Trong một xã hội hiện đại, người ta thường áp dụng nhiều loại đăng ký danh tính khác nhau để xác định thân phận của cá nhân trong các môi trường xã hội cụ thể. Tại nhiều nước công nghiệp, tất cả mọi người đều có thẻ An sinh Xã hội, số thẻ này là thông tin quan trọng nhất trong xã hội (tương tự như tầm quan trọng của hộ khẩu ở Việt Nam và Trung Quốc trước đây), bắt buộc mọi người phải đăng ký để có quyền lợi và và chịu nghĩa vụ của công dân như được nhận bảo hiểm xã hội, chịu nghĩa vụ quân sự, đóng thuế, ... Khi làm các thẻ khác như chứng minh thư, hộ chiếu, thẻ tín dụng ... thường phải kê khai số thẻ An sinh Xã hội. Các thẻ khác mọi người phải làm một cách tự giác để dễ dàng giao dịch. Ví dụ, đi xe bắt buộc phải có bằng lái, thẻ bảo hiểm để xuất trình bất kỳ khi nào cảnh sát kiểm tra. Giấy chứng minh phải mang theo để xuất trình nếu sống trong một quốc gia qui định chỉ có người trưởng thành được mua bia, mua thuốc lá, vào quán bar, vào rạp xem phim người lớn. Thẻ sinh viên phải xuất trình để mua vé với giá ưu tiên (giải trí, mua sách, mượn sách, mua vé tàu, xe, máy bay,...). Thẻ tín dụng để rút tiền, thanh toán mua bán,... Nhìn chung, để người dân quen dùng các loại thẻ, việc làm thẻ phải thật nhanh chóng, thuận tiện, miễn là mất một khoản phí dịch vụ, mất thẻ cũng chẳng sao, miễn là báo cho người có trách nhiệm huỷ tác dụng của thẻ vì phần lớn ngày nay người ta dùng thẻ từ.

Tóm lại việc định danh này không chỉ do và không thể chỉ một mình nhà nước đảm nhiệm. Các loại thẻ như tín dụng thanh toán, dịch vụ (điện thoại, bảo hiểm,...) có thể thực hiện thông qua cơ chế thị trường. Các loại thẻ như hiệp hội sản xuất kinh doanh, câu lạc bộ,... có thể thực hiện bằng cơ chế cộng đồng. Các loại thẻ như chứng minh, bằng lái xe, lái tầu,... thực hiện bằng cơ chế nhà nước. Cơ chế đăng ký phải giản đơn, việc sử dụng, kiểm soát phải gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của người có thẻ, thẻ nào không bao giờ trình ra sẽ không thể là loại thẻ được quan tâm.

Việc định danh ngày nay trở thành nhu cầu thiết yếu của cả 3 cơ chế. Trong thị trường, dứt khoát người cung cấp hàng hoá và dịch vụ phải đăng ký hành nghề để được giám sát về chất lượng, bảo vệ môi trường, tình trạng vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động, đóng thuế,... hàng hoá phải có nhãn hiệu được đăng ký, phải ghi rõ xuất xứ, số xê ri, ngày xuất xưởng, các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật, tiến đến có mã vạch, mã số thống nhất.

Trong hoạt động nhà nước, người đại diện cho công quyền như công chức, cán bộ thuế, cán bộ kiểm lâm, kiểm tra viên, ... phải đeo bảng ghi rõ tên đơn vị, chức vụ, tên tuổi cá nhân; thành viên các tổ chức vũ trang như quân đội, cảnh sát, quân

38

Page 39: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cảnh,... của nhiều nước phải thêu rõ tên khổ to trên áo, gắn rõ số hiệu, đeo đủ quân hàm, quân hiệu để chịu trách nhiệm rõ ràng về hành phi thừa hành pháp luật của mình. Ví dụ, tại Trung Quốc, mỗi nhân viên có trách nhiệm giao dịch với mọi người dù là người bán vé trên đường giao thông hay nhân viên ngân hàng, cán bộ hành chính, ngoài bảng tên trên ngực đều phải dán rõ ràng trước bàn làm việc: ảnh, tên, chức vụ và các thông tin chính liên quan khác để người đến giao dịch nắm rõ danh phận của đối tác.

Trong cơ chế cộng đồng, việc định danh mang tính tự giác nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện tiếp cận hoạt động và dịch vụ xã hội, vì thế thông qua danh bạ điện thoại, giới thiệu cá nhân, danh thiếp, trang web,… của cá nhân, đoàn thể, hội đoàn, câu lạc bộ,... con người biết về nhau và liên kết với nhau.

Với những ứng dụng mới của công nghệ tin học, việc định danh đang tiến tới tự động hoá, rút ngắn thời gian, thủ tục và tăng độ chính xác. Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua qui định từ cuối 2004, mọi giấy phép nhập cảnh cấp cho người nước ngoài phải áp dụng kỹ thuật sinh trắc (biometrict) sử dụng các kỹ thuật định dạng bằng đặc điểm sinh học của cơ thể người. Thiết bị lấy dấu tay áp dụng ở sân bay Mỹ hiện nay cho phép lập tức liên hệ đối tượng với cơ sở dữ liệu thông tin. Tại sân bay Iceland, đã áp dụng công nghệ so sánh khuôn mặt tự động. Khi một người đi qua cửa kiểm soát, máy ảnh tự động chụp và so sánh tức thì 80 đặc điểm trên khuôn mặt để xác định danh tính và gắn với thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Tóc giả, râu giả hay các kiểu hoá trang thông thường lập tức bị phát hiện. Năm 2002, sân bay Luân Đôn, nước Anh bắt đầu thử hệ thống kiểm tra sơ đồ mống mắt, hành khách chỉ cần nhìn vào một ống kính, máy sẽ soi đáy mắt, chụp và so sánh với cơ sở dữ liệu lưu trữ để xác minh đối tượng. Chỉ sau 12 giây, thiết bị đã làm xong thủ tục kiểm tra xuất nhập cảnh cho một khách, nhanh và chính xác hơn nhiều thủ tục cũ.

Các tấm thẻ chứng minh sinh học đã được sử dụng thử ở sân bay Schiphol Amstecdam và Aerports de Paris. Trong tương lai gần, các loại thẻ chứng nhận bằng đặc điểm sinh trắc sẽ thay thế căn cước bằng ảnh và chữ và các hệ thống thiết bị định danh tự động sẽ dần thay thế việc kiểm soát bằng người26. Tình trạng giả mạo bằng cấp, hộ chiếu, giấy tờ sẽ không còn lan tràn, quá trình cấp phát giấy tờ của chính quyền sẽ đơn giản và khác biệt hẳn lối “hành là chính” hiện nay. “Danh chính, ngôn thuận”, quan hệ con người sẽ bước sang một giai đoạn mới khác hẳn.

26 Reuters số 59.11/12/2003

39

Page 40: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Thông tin

Đối với mỗi cá nhân, việc xác định danh tính cho phép tiếp cận những hàng hoá, dịch vụ, thông tin,…giành riêng cho họ, nhưng đối với xã hội, xác định danh tính của một người lại nhằm thu thập thông tin để cung cấp cho những người khác nhằm xây dựng mối quan hệ đúng mức với đối tượng. Khi quan hệ con người ở phạm vi cộng đồng nhỏ, thông tin về họ dễ dàng được thu thập và thông báo cho mọi người quan tâm thông qua quan sát tiếp xúc trực tiếp, qua dư luận xã hội. Khi quan hệ con người vươn ra ngoài cộng đồng, việc theo dõi, đánh giá cá nhân trở nên rất khó khăn.

Ngày xưa, ở châu á người ta thích chữ lên mặt những người có tội để đánh dấu, ở châu âu người ta cấp giấy thông hành mầu vàng, mầu của bệnh tật, cho tội nhân để người khác biết mà đề phòng. Nếu đỗ đạt, phong quan tước, có thành tích thì nhà nước thông báo, gọi loa, làng xóm đón rước, dán cáo thị, lập bia, làm đền miếu ghi tên họ công trạng. Nhìn chung các hình thức thông tin này chỉ dùng với các trường hợp đặc biệt xấu hoặc đặc biệt tốt. Ngoài ra, các qui định về trang phục, nhà cửa, võng kiệu, ngựa xe,… để xác định thứ bậc giai tầng xã hội hơn là phân định thân phận cá nhân.

Khi kinh tế phát triển hơn, con người thường dùng các thẻ bài, sắc phong, bằng cấp, chứng chỉ để minh chứng trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, địa vị xã hội, thậm chí cả tiết hạnh đức độ của con người. Song song với hệ thống thông tin do bản thân cá nhân lưu trữ và xuất trình khi cần, còn có hệ thống sổ sách lưu trữ khách quan các thông tin cá nhân để các tổ chức chức năng ghi chép, theo dõi như y bạ, học bạ, địa bạ, gia phả, lý lịch, sổ thuế, sổ lương, sổ nợ… thông tin về con người bình thường đã được thu thập và cung cấp cho xã hội, mọi người bắt đầu được đánh giá khách quan hơn để được cư xử hợp lý hơn theo năng lực, và kết quả hành động của mình.

Tuy nhiên các thông tin kiểu này vẫn thường giới hạn trong một số giai đoạn quan trọng của đời sống như thời gian học hành, ốm đau, làm việc…việc quản lý thông tin không khách quan và an toàn, trong nhiều trường hợp do chính đương sự đảm nhiệm nên có thể thất thoát méo mó, giả mạo. Nạn mua bằng, giả giấy tờ, che dấu lý lịch, thay tên, đổi tuổi là khá phổ biến trong xã hội xưa nay. Vả lại, các

40

Page 41: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thông tin này ngoài những trường hợp như đăng ký sản xuất, kinh doanh, xin việc,… ít được cung cấp cho xã hội để điều chỉnh cung cách xử sự với đối tượng.

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, con người thường xuyên là đối tượng theo dõi đánh giá của một hệ thống thu thập thông tin hoàn chỉnh hơn nhiều. Các máy tính nối mạng tự động cập nhật mọi lỗi lầm, thành công của cá nhân từ khi chào đời đến khi từ trần, đồng thời thông qua các cơ sở dữ liệu liên thông cho phép các đối tượng xã hội khác nhau tiếp cận tham khảo thông tin cá nhân theo từng chuyên đề cần thiết. Mặc dù ở các quốc gia công nghiệp không có hộ khẩu theo dõi dân số cư trú, không có đăng ký tạm trú, thường trú, theo dõi di chuyển, không có công an hộ tịch theo dõi an ninh địa bàn nhưng thông tin từ các cuộc tổng điều tra dân số, thông tin từ các ngân hàng dữ liệu làm thẻ An sinh xã hội, các loại thẻ chuyên dụng khác, đánh thuế thu nhập, theo dõi nghĩa vụ quân sự, … về cơ bản luôn bao trùm toàn bộ cư dân của một quốc gia. Người ta có thể dễ dàng theo dõi sự di chuyển, cư trú của một con người thông qua phối hợp theo dõi việc sử dụng thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng, điện thoại di động,…với các nguồn thông tin gốc trên. Cũng nhờ phương pháp phối hợp thông tin này, “chân dung thông tin” về mọi cá nhân được tập hợp, xây dựng thường xuyên và sử dụng hiệu quả cho xã hội.

Ví dụ, trong trường học, thông tin của một sinh viên về điểm học, nộp học phí, tình hình mượn sách thư viện, chăm sóc sức khoẻ, sử dụng phòng thí nghiệm, câu lạc bộ giải trí, sử dụng điện thoại, internet, và mọi quan hệ xã hội khác được tự động lưu trữ theo mã số sinh viên, tạo nên một sự đánh giá tổng hợp khách quan cho nhà trường. Nhà trường thông qua hiệp hội sinh viên tiếp tục tìm cách liên lạc, thông tin cập nhật về các địa chỉ làm việc, thăng tiến tiếp theo của họ trong cuộc đời. Nhân viên các cơ quan, công ty, cũng thường xuyên được thu thập thông tin và đánh giá theo cách trên trong suốt quãng đời công tác.

Tại các sân vận động, sân bay, nhà ga, cửa hàng, khách sạn, công sở,… hàng ngàn máy quay phim tự động thường xuyên ghi lại, phân tích hình ảnh và liên kết với thông tin tin từ vé, thẻ ra vào, hoá đơn thanh toán, đơn đặt hàng… để bảo vệ an ninh, cảnh báo, truy tìm, thu thập chứng cứ tội phạm, nghiên cứu thị trường, đánh giá khách hàng,…đó là những thông tin chuyên đề, cung cấp cho các cơ quan quan tâm.

Thông qua báo, đài, truyền hình, Internet,… các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại nhanh chóng và hiệu quả thông tin cho công chúng về các hành vi đáng ca ngợi, đáng chê trách, đáng đề phòng, đáng hỗ trợ của những cá nhân,…Chúng ta đã thấy những hình ảnh những cậu ấm cô chiêu đua xe trên đường phố, lắc lư say thuốc trong quán bar có thể ngổ ngáo chửi bới người can thiệp, chống đối cả công an nhưng vẫn hoảng sợ che mặt trước ống kính truyền hình. Những tên trùm buôn

41

Page 42: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lậu, trùm tham nhũng, trùm xã hội đen gây tội ác không ghê tay nhưng vẫn lo lắng tìm cách mua chuộc báo chí, trốn chạy phóng viên.

Thông tin khi nhiễu loạn, sai lạc, sẽ dẫn đến đổ vỡ các quan hệ vận hành của xã hội. Trong cơ chế nhà nước, nếu vì một lý do chủ quan hay khách quan, thông tin giữa hai khối A (lãnh đạo) và B (bị lãnh đạo) bị nhiễu loạn thì trước là đưa ra các chủ trương sai lầm, sau là bất lực không điều hành được bộ máy theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” kết quả là quản lý bị vô hiệu. Đó là trường hợp của một nhà nước Irắc, bị huyễn hoặc bởi những tuyên truyền sai lạc về sức mạnh tuyệt đối của vũ lực bản thân, bị ru ngủ bởi vẻ trung thành giả tạo do sự đàn áp tạo ra, đã đi đến những quyết định sai lầm, tạo ra những cuộc chiến hao người tốn của với Iran, Côoet, rồi cuối cùng lâm vào trạng thái tê liệt “trên bảo, dưới không nghe”, sụp đổ chính thể.

Trong cơ chế thị trường, một khi thông tin giữa nhóm A (Cung) và nhóm B (cầu) bị nhiễu loạn, gián đoạn thì thị trường mất hiệu quả, giao dịch sụp đổ. Cuối thập kỷ 1990, sự quản lý yếu kém của các định chế tài chính và các sai sót khác làm sai lạc thông tin về nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình kiến trúc ở Thái Lan và nhiều nước Đông Nam á. Tín hiệu giá sai hút khối lượng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước và các ngân hàng vào thị trường bất động sản tạo nên cơn sốt đầu tư giả tạo. Đầu tư tăng làm tăng GDP và tạo ra tỷ giá hối đoái cao không an toàn cho đồng nội tệ. Khi quả bóng tăng trưởng được thông tin lạc quan thổi lên đến mức nổ tung, thì thông tin bi quan lại lan truyền nhanh như gió, tạo ra một cơn hoảng loạn của các nhà đầu tư. Mọi người đổ xô đến rút tiền toàn bộ lượng tiền khổng lồ cùng một lúc. Lập tức một loạt nước Đông Nam á rơi vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ tài chính lan ra kinh tế rồi chính trị và môi trường.

Trong cơ chế cộng đồng, khi thông tin giữa các cá nhân và giữa các cộng đồng bị sai lạc, trước hết mối quan hệ giữa họ bị đe doạ, sau đó, khả năng cộng tác của họ bị phá hoại. ở Bắc Ailen, người theo Cơ đốc giáo và người theo đạo Tin Lành chung sống từ nhiều đời nay nhưng có quyền lợi và ý nguyện khác nhau. Nhóm tin Lành chiếm đa số trong chính phủ và huy động nền hành chính phục vụ nhu cầu của mình. Nhóm Cơ đốc giáo cho rằng bị phân biệt đối xử trong việc làm, nhà ở và quyền chính trị. người Cơ đốc đòi thống nhất đất nước với Cộng hoà Ailen trong khi người theo đạo Tin Lành đòi giữ nguyên thống nhất với Anh. Việc học cách sống chung nhau trên một mảnh đất trở nên hết sức khó khăn, mỗi hiện tượng được các bên diễn dịch theo cách hiểu của mình làm thông tin giữa hai cộng đồng liền kề rối loạn. Một cuộc diễu hành tôn giáo có thể bị phía bên kia coi là biểu dương lực lượng, Khi Bộ trưởng Giáo dục Cơ đốc giáo đến thăm trường học Tin Lành thì bị giáo viên và học sinh phản đối “kẻ khủng bố”, một bà công tước vì có quan hệ với Hoàng gia Anh lại bị ngăn đến thăm trường học Cơ đốc giáo. Tương tự như vậy, việc chọn cờ, bài hát chính thức, ... đều rất khó khăn vì sự đố kỵ tôn giáo. Mâu

42

Page 43: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thuẫn dẫn đến khác biệt thông tin, từ đó lại càng đẩy mâu thuẫn đi xa. Hơn 30 năm trôi qua, hơn 3500 người chết, hàng chục nghìn người bị thương giữa một châu Âu hiện đại chỉ vì con người không thể thông tin được để hiểu và tin nhau.

Quả thật, thông tin một khi liên tục giám sát hành vi cá nhân và sẵn sàng cung cấp cho các đối tượng cần thiết, thực sự có sức mạnh làm cho con người phải có ý thức về hành vi của mình khi hành động, một sức mạnh xưa nay chỉ có pháp luật và tôn giáo mới có. Tất nhiên việc thu thập và cung cấp thông tin để điều chỉnh quan hệ xã hội chỉ được phép dừng lại ở những hoạt động mang tính giao tiếp, tương tác, thực thi nghĩa vụ xã hội và những thông tin bắt buộc cung cấp để kiểm tra trình độ con người, ngoài ra, các thông tin về cá nhân khác chỉ được phép sử dụng với sự đồng ý tự giác của đương sự. Đó cũng là quyền thiêng liêng và hợp pháp của con người.

Thưởng phạt.

Con người chủ động thông tin về mình cho xã hội đôi khi để đề cao uy tín, tự quảng cáo để tạo lợi thế làm ăn. Còn xã hội tự động thu thập thông tin của cá nhân để đánh giá khách quan về họ, nhằm cung cấp cho những người có quan hệ liên quan liệu đường “chọn mặt gửi vàng”. Chính sự đánh giá khác nhau về mỗi cá nhân đã tạo nên thái độ cộng tác khác nhau và trở thành hình thức thưởng phạt trong xã hội loài người. Cái sự “báo ứng nhãn tiền” này góp phần buộc đương sự điều chỉnh mình cho phù hợp với tiêu chuẩn xã hội đặt ra.

Cơ chế thưởng phạt trong xã hội giai đoạn ban đầu mang tính tự động, tự cưỡng chế với chi phí thấp. Đồng thời, hình thức thông tin này làm cho người dân có xu hướng “tốt đẹp phơi ra, xấu xa đậy lại” chỉ thông tin cho cộng đồng khía cạnh tốt của bản thân, của gia đình vì “xấu chàng thì hổ ai ?”.

Trong xã hội nông nghiệp sơ khai, hình thức thưởng phạt do cộng đồng qui định, từ mức nhẹ nhất như chê cười, bêu riếu đến phạt vạ bằng tiền, bằng cỗ, tẩy chay, đến rất nặng như cắt tóc bôi vôi, thả bè trôi sông, đuổi khỏi làng. Có nhiều dân tộc còn áp dụng đến các biện pháp chặt tay, ném đá đến chết, thiêu sống để trừng trị các tội phạm gây phương hại đến nếp sống cộng đồng. Hình thức khen thưởng cũng từ mức thấp là thông báo ca ngợi, đón rước linh đình, đến trao đặc quyền, đặc lợi và cao hơn là tạc tượng, khắc bia, thờ cúng muôn đời. Ngoài những hình thức khen thưởng rõ rệt như vậy, những người được thông tin trong cộng đồng cho là tốt sẽ

43

Page 44: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

được trân trọng, đề cao, tăng khả năng mặc cả, thương lượng trong các hoạt động giao dịch như vay mượn, cưới gả, buôn bán, đầu tư,… có ưu thế trong các giao dịch mang tính lựa chọn, bình bầu như thi cử, tuyển chức sắc,… có lợi thế về uy tín trong các hoạt động mang tính thuyết phục như được giao làm trọng tài giải quyết tranh chấp, giảng dạy khuyến nông, mối lái cưới xin, …

Trong nền kinh tế thị trường phát triển, giao lưu mậu dịch vươn rộng ra qui mô quốc gia và quốc tế, quan hệ xã hội lan ra ngoài phạm vi làng xã, mọi người không thể biết nhau thông qua thông tin trực tiếp. Hoạt động thương mại hàng hoá và đầu tư diễn ra theo cả chiều rộng không gian và chiều dài thời gian. Khi đó xuất hiện sự tiến thoái lưỡng nan của người tù trong “trò chơi một lần”,27 các chi phí cho việc định danh, thông tin và thưởng phạt trở nên rất lớn, đe doạ khả năng hợp tác của các tác nhân tham gia. Hai khó khăn chính cản trở sự hợp tác là thông tin về các bên tham gia và khả năng lặp lại giao dịch trong tương lai.

Trong một thế giới đặc trưng bởi sự định danh không rõ ràng của các đối tác tham gia (Douglass C. North gọi là tình trạng “trao đổi vô nhân xưng”28), có vô số tác nhân tham gia giao dịch mà thông tin giữa họ rất mơ hồ và các giao dịch trong nhiều trường hợp dứt khoát chỉ diễn ra một lần. Trong hoàn cảnh đó, North29 cho rằng “rất khó có thể duy trì được lâu dài sự trao đổi phức tạp mà không cần phải có bên thứ ba để cưỡng chế việc tuân thủ các thoả thuận.” Và “chừng nào mà còn phải trả những món tiền lớn cho việc tác động lên các qui chế và việc cưỡng chế thực hiện chúng, thì thường sẽ phải chi trả cho việc thành lập các tổ chức trung gian (các hiệp hội thương mại, những nhóm người vận động hành lang, các ủy ban hành động chính trị) giữa các tổ chức kinh tế và các cơ quan chính trị.” Nhà nước có thể đóng vai trò của bên thứ ba mà cũng có thể gây thêm khó khăn cho giao dịch.

Khi đó, những người có bằng cấp cao, lý lịch tốt, có hình thể đẹp, sức khỏe tốt, quan hệ xã hội rộng… sẽ có lợi thế trong tuyển chọn làm việc; những người tỏ ra có tài sản, việc làm và thu nhập ổn định, có dự định làm ăn rõ ràng, rủi ro thấp… sẽ có lợi trong việc giao dịch buôn bán, hùn vốn đầu tư, vay vốn sản xuất, hợp đồng bảo hiểm,…; những người có tư chất thông minh, khả năng tiếp thu tốt, có năng khiếu, say mê học hỏi…sẽ thuận lợi trong việc tuyển chọn đi học. Tóm lại, trong các giao dịch giữa con người về cưới xin, kết bạn, làm ăn, buôn bán, xin việc,…những người có thông tin tốt, có sức thuyết phục tin cậy sẽ có lợi thế giành được thành công. Trong cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường, các thông tin này thường là gián tiếp thông qua chứng nhận, bằng cấp, thư giới thiệu, văn phòng dịch vụ môi giới, cơ quan tuyển dụng,…quá trình tìm hiểu thường phải có thời gian làm thử, thi loại, điều tra, bình tuyển…

27 Xem “Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của người tù”, phần Sự thất bại của các cơ chế, trang:. 2829North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 1998

44

Page 45: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Do mọi người đều muốn tìm người tốt, người có năng lực để giao dịch, làm ăn, kết giao và loại ra hoặc buộc những người kém lợi thế phải chịu chi phí giao dịch cao hơn, thời gian thử thách lâu hơn, thù lao thấp hơn nên trong xã hội tự động hình thành một cơ chế thưởng phạt tự nhiên gắn với giá trị xã hội của con người. Về lâu dài một mặt đây là cơ chế chọn lọc nhân tạo để nâng đỡ người tài, người tốt, hình thành cơ sở vật chất của đạo đức xã hội, mặt khác sự lựa chọn lạnh lùng này cũng tạo nên sự đối xử bất công với những người do điều kiện khách quan rơi vào thế yếu như người nghèo, người dân tộc, người tàng tật, già cả neo đơn….

Từ đời Tần ở Trung Hoa, Thương Ưởng đã sáng chế ra những phiên bản đầu tiên của sổ theo dõi hộ khẩu để gắn kết trách nhiệm của các nhóm hộ với nhau. Sau này, các hình thức đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú để theo dõi diễn biến dân cư được áp dụng rộng ở nhiều nước và dần trở thành một hình thức quản lý an ninh, hạn chế di cư tự do.

Trong nhiều nước thời chiến tranh lạnh, mọi vấn đề đều được theo dõi bằng lý lịch cá nhân, từ tình trạng sức khoẻ, năng lực và đóng góp, thành công và sai phạm và nhất là biểu hiện chính trị không chỉ của đương sự mà còn của họ hàng, thân tộc. Con đường tiến thân của cá nhân trong nhiều trường hợp phụ thuộc chặt vào tình trạng lý lịch và những đặc điểm lịch sử của gia đình. “Chủ nghĩa lý lịch”, phương thức đề bạt bổ nhiệm “một lần cơ cấu hơn phấn đấu cả đời” tạo nên một một kiểu chọn lọc con người kỳ quái không dựa vào năng lực làm việc và hiệu quả đóng góp mà lại dựa vào thân phận sẵn có như những định mệnh không thể thay đổi.

Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của công nghệ thông tin khiến thông tin về cá nhân trở thành đa dạng, khách quan và liên tục đang mở ra cơ hội để cơ chế thưởng phạt lại có thể diễn ra một cách tự động, trực tiếp, thường xuyên và hiệu quả, có khả năng giải quyết nguy cơ “trao đổi vô nhân xưng” và khó khăn của việc tìm được bên thứ ba làm trọng tài không tốn kém và không thiên vị. ở các quốc gia công nghiệp ngày nay, khi khách hàng vào một cửa hàng đăng ký thuê nhà ở, các thông tin cá nhân được đưa vào máy tính, lập tức mạng liên thông của hiệp hội khách sạn sẽ cho biết thông tin về “lịch sử thuê nhà” của cá nhân đó, căn cứ vào đó nếu đây là một người khách đàng hoàng, anh ta sẽ được hưởng giá ưu đãi, thủ tục đơn giản,… nếu anh ta đã có “tiền sự” về trả chậm tiền nhà, làm hư hỏng tài sản, ăn trộm đồ… ở bất kỳ một của hàng nào vài năm trước, giá phải trả sẽ cao hơn vì gồm chi phí bảo hiểm, và nhiều khi phải đặt tiền cọc mới được thuê nhà,…Tương tự như vậy, nếu vi phạm luật lệ giao thông nặng ở Hà Nội, cảnh sát bấm lỗ lên bằng lái xe của đương sự, lần phạt sau nặng hơn lần trước và quá tam ba bận là thu bằng, chỉ cho thi lấy bằng mới sau 6 tháng… Thì cảnh sát ở New York sẽ kiểm tra số đăng ký của người lái trên máy tính, thế là toàn bộ thông tin vi phạm luật giao thông của cá nhân từ khi được phát bằng sẽ hiện lên trên màn hình, dĩ nhiên mức phạt cũng lũy tiến theo mức độ vi phạm.

45

Page 46: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Sự thưởng phạt tự động như vậy sẽ diễn ra ở mọi chỗ trong xã hội hiện đại. Từ mượn sách thư viện, trả tiền học phí, tiền điện thoại, tiền điện nước, đặt mua hàng, vay tiền ngân hàng, đóng bảo hiểm, đi khám bệnh, đi xin việc… trong các trường hợp trên, quan hệ “ngắn hạn, một lần” của người giao dịch đã được công nghệ thông tin biến thành quan hệ “dài hạn, nhiều lần” của cả xã hội, làm thay đổi bản chất của lý thuyết trò chơi. Sống trong xã hội tương lai, con người lại có thể “hiểu biết về nhau”, chí ít là trong các giao dịch kinh tế và dân sự chặt chẽ chẳng kém gì những tổ tiên xa xưa sống đời này qua đời khác với nhau trong một làng nhỏ. Con người được theo dõi theo từng lĩnh vực khác nhau và đánh giá theo đúng cách thức mà anh ta xử sự với xã hội trong lĩnh vực đó. Cũng sẽ không có chuyện vơ đũa cả nắm, phân biệt con người theo lý lịch chính trị hay vì màu da, chủng tộc.

Một “công dân kiểu mẫu” có thể cảm thấy mình sống trong một xã hội tươi đẹp, tử tế, các dịch vụ cung cấp đúng hẹn, đúng yêu cầu với giá rẻ, hàng hoá được tự do lựa chọn, được mua ứng trước trả tiền sau, không thích có thể trả lại dễ dàng, thiếu tiền thì nhiều ngân hàng sẵn sàng cho vay trả góp với lãi xuất dễ chịu, các rủi ro có thể xảy ra đều được bảo hiểm với mức giá hợp lý… Ngược lại, những công dân có thói xấu như ăn trộm vặt, trả tiền chậm, hay gây rắc rối,… sẽ cảm thấy cuộc sống thật gay go trong một xã hội cứng rắn. Điện, nước, ga đun nấu, khí sưởi, điện thoại, thư báo,… có thể thường xuyên bị cắt ngay khi trả tiền chậm 1 ngày. Sách mượn thư viện chậm bị trả tiền phạt luỹ tiến tính theo giờ, ngân hàng từ chối cho giao dịch hoặc phạt nặng vì phát hành séc khống, đi thuê nhà, thuê ô tô, phải trả giá cao lại phải đóng tiền thế chân… Tất cả những phiền toái này buộc con người phải cố mà tử tế để dần dần được hưởng “ân xá của xã hội”.

Hộp 7. án Anh chém giám quân, giữ nghiêm quân kỷ

Trong khi ở phương Tây, đến thế kỷ XVI-XVII mới bắt đầu xuất hiện quân đội thường trực thì tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ IV đội quân chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời ở nước Tề. án Anh là tể tướng, đề cử Điền Tương Như làm quan Tư Mã chỉ huy quân đội. Quân thường trực được huấn luyện đi đứng theo hàng ngũ, luyện tập vận động, sử dụng vũ khí thông thạo. Nhưng do Điền Tương Như không phải là quí tộc nên khi quân đội đã sẵn sàng cho nhà vua duyệt, phải xin nhà Vua bổ nhiệm một người có địa vị cao làm Giám quân. Vua bèn cử một sủng thần là quan quí tộc đại phu Trang Giã đảm nhiệm vị trí này.

Theo kế hoạch, đúng giờ Ngọ quân đội sẽ sẵn sàng để vua duyệt binh, nhưng quan Giám quân uống rượu say, đến trễ giờ, Tư lệnh Tư Mã Tương Như chiếu quân lệnh hạ lệnh chém Giám quân. Nghe tin, nhà vua vội cử quan mang cờ lệnh của vua, đi xe của vua đến hạ lệnh không được giết Giám quân. Quá vội vã, người

46

Page 47: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

truyền lệnh vua chạy xe vào giữa quân ngũ. án Anh hiểu rằng lần đầu ra mắt, sống chết phải giữ được kỷ cương của đội quân thường trực, nên bất chấp lệnh vua cứ chém Giám quan, lại phạt chặt một góc xe của vua vì can tội làm rối loạn trật tự quân ngũ. Cuối cùng chẳng những nhà vua đành chấp nhận quyết định nghiêm khắc này mà từ đó quân Tề đánh đâu thắng đó vì vừa có đội quân tinh nhuệ vừa có kỷ cương nghiêm khắc.

Do phương thức thông tin khác nhau, các hình thức thưởng phạt trước đây vốn chỉ có lợi cho những nhóm người có ưu thế trong xã hội: người giàu, người khỏe, người có địa vị, người có lý lịch gia đình mạnh... thì trong xã hội hiện đại dần dần chuyển thành những hình thức thưởng phạt hướng đến cổ vũ những người có hành vi quan hệ xã hội đúng mức, những người “tử tế”, đáng tin cậy, làm việc hiệu quả, chấp hành pháp luật.

Việc định danh và thông tin và thưởng phạt có thể áp dụng công cụ của cả ba cơ chế nhưng phải theo nguyên tắc thưởng phạt “cứng”, công bằng, không đàm phán, thương thảo “cò kè bớt một thêm hai” thì hình phạt mới nghiêm, mới có tác dụng, do đó các biện pháp của cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước dễ đem lại tác dụng rõ. Đã thưởng phạt thì phải công khai, có tác dụng làm gương chung cho mọi người vì “một miếng giữa làng còn hơn một sàng xó bếp”.

Xưa kia, có bài học luyện binh của Tôn Tẫn, chỉ bằng hình phạt nghiêm minh mà có thể biến cung tần mỹ nữ của vua thành một đội quân có ý thức kỷ luật cao. Ngày nay có bài học của thành phố Hà Nội kiên quyết phạt giữ xe máy để lập lại kỷ cương trật tự giao thông đô thị. Thành công của các trường hợp trên đều gắn với hình phạt vật chất hoặc chế tài nghiêm khắc.

Hộp 6. Hà Nội lập lại trật tự giao thông

Sự loạn xạ về giao thông ở Hà Nội do mật độ xe máy cao và sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông đã trở thành “nổi tiếng thế giới” thông qua sự chứng kiến của khách quốc tế có dịp ghé thăm. Với bình quân diện tích đường giao thông/đầu người chỉ còn 6,2 m2/người, trở thành thành phố ít đường nhất thế giới. Thế mà mỗi ngày lại có 4400 xe máy và 250 xe mô tô được cấp thêm giấy phép. Hơn 40% chủ xe mô tô và nhiều lái xe ô tô không có bằng lái xe.

Đối với người Hà Nội đó là tai vạ khi người nhập viện mỗi ngày ở bệnh viện

47

Page 48: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Việt Đức do hàng trăm ca cấp cứu tai nạn giao thông, nằm đầy hành lang. Năm 2002, có 506 vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết 539 người. Trung bình cứ 182 xe ô tô thì có 1 xe gây tai nạn; cứ 852 xe mô tô thì có 1 xe gây tai nạn trong khi đến cuối năm 2002, Hà Nội có hơn 111.000 xe ô tô và hơn 1.102.000 xe mô tô.

Trước tình hình khẩn cấp đó và chuẩn bị cho Seagame 2003, Giám đốc công an Hà Nội ra lệnh 04:

- Chỉ cho người có hộ khẩu thường trú đăng ký phương tiện xe máy

- Tăng số đầu và tuyến xe buýt trong nội thành

- Cấm xe công nông, xe thồ, xích lô, cấm xe tải vào đường vành đai 3 ban ngày

- Dọn chợ và các hình thức chiếm lòng lề đường,

- Phạt nghiêm (giữ xe, phạt tiền, thu bằng) người vi phạm giao thông.

Lực lượng quản lý giao thông được tăng thêm 100 cảnh sát cơ động và 200 cảnh sát hình sự để thực hiện lệnh trong cả năm 2003. Ngày đầu tiên 1300 xe mô tô và 40 ô tô, sau 1 tuần hơn 5000 xe mô tô và hơn 100 ô tô bị giữ. Trật tự giao thông ở Hà Nội thay đổi hẳn. Chẳng những giảm hẳn chuyện đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ mà các phương tiện còn đi đúng tuyến, dừng đúng vạch. (Theo Nguyễn Như Phong. Báo An ninh Thế giới 316, 6/2/2003)

Có một điều hiển nhiên nhưng chưa được mọi người cùng nhìn nhận là: hiệu quả của việc thưởng phạt, hiệu quả của việc giám sát cưỡng chế thi hành các cam kết trong giao dịch kinh tế và nhân sự chính là yếu tố quan trọng bậc nhất tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, là cơ sở căn bản tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế, là sự khác biệt quan trọng giữa sự trưởng thành của thể chế một quốc gia phát triển và một quốc gia chậm phát triển. Trong một xã hội nơi mà người mua hàng, mua dịch vụ, đầu tư vốn, luôn tin chắc vào kết quả của hoạt động giao dịch, luôn yên tâm về khoản tiền mà họ bỏ ra, không phải là vì không có rủi ro mà là tin cậy vào các biện pháp giải quyết tranh chấp cần thiết sẽ được áp dụng thì các giao dịch sẽ diễn ra với chi phí thấp theo hướng hiệu quả cao.

Trong cơ chế thị trường, thưởng phạt thể hiện ở lợi ích vật chất thông qua giá cả hay cho phép tiếp cận thị trường. Bắt được một tên tội phạm nguy hiểm hay sáng tác một tác phẩm hay người ta có thể nhận được một khoản tiền đủ sống cả đời. Dù tên tuổi được ca ngợi hay đôi khi phải dấu kín nhưng nhất thiết giải thưởng phải đi với tiền bạc và quyền lợi. Lợi ích từ những phần thưởng vật chất thật muôn vẻ: bước vào sống trong xã hội

48

Page 49: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thượng lưu, đi du lịch quốc tế, nhà lầu, xe hơi, người hầu, kẻ hạ... kèm theo là sự bảo vệ chặt chẽ của vệ sỹ, sự ngăn ngừa của luật sư,... Và đương nhiên hình phạt vật chất sẽ là bức tranh đối lập: mất tìên, mất tài sản,... rơi vào điều kiện sống khó khăn, không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu thiết yếu.

Trong cơ chế nhà nước, sự thưởng phạt dựa vào quyền lực của bộ máy quản lý thông qua hoạt động trọng tài, luật lệ. Phần thưởng là chức vụ, phẩm cấp, danh hiệu chính thức,... quyền lợi của các phần thưởng này thường thể hiện cả dưới dạng vật chất như tiền lương, tiền thưởng, đất đai, bổng lộc hoặc thể hiện dưới các dạng tôn tinh thần công khai như các lễ nghi đón rước, áo mũ cân đai, quân hàm, bội tinh, huân chương, huy chương, danh xưng, tước hiệu, bằng khen, giấy khen,... Hình phạt của cơ chế nhà nước là cách chức, hạ cấp, tước đoạt danh hiệu, cảnh cáo, phê bình,... từ hành chính đến hình sự.

Phần thưởng và hình phạt chính của cơ chế cộng đồng là sự ngưỡng mộ hay ruồng bỏ của mọi con người thông qua hai giải pháp là cho phép tiếp cận và trả đũa. Bởi vậy, bức tượng phần thưởng Ôsca, một chiếc cúp bóng đá có giá trị vật chất hầu như không đáng kể như có thể đem lại vinh quang suốt đời cho một cá nhân, thậm chí cả một quốc gia. Các vinh dự đem lại từ sự ngưỡng mộ là vô tận: từ việc quấy rầy xin chụp ảnh, xin chữ ký cho đến được (?) đài báo săn tin, đưa hình suốt ngày đêm,... cuối cùng là đám tăng đông nghịt những người mến mộ và tiếng thơm cho đời sau. Hình phạt của cộng đồng cũng là vô tận và đa dạng.29

Hộp 8. Thưởng phạt theo cơ chế cộng đồng-sức mạnh của Phong trào Seamun Undong

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo của Hàn Quốc, Tổng thống Pắc Trung Hy hiểu sức mạnh của cơ chế cộng đồng trong nông thôn không phải là tiền bạc mà là lòng tự tôn, sự tự tin ở chính mình. Bởi vậy ông để nông dân tự bầu lấy lãnh đạo của mình ở Làng xã, nhà nước không trợ cấp tiền cho lãnh đạo nông dân (sợ biến họ thành viên chức của chính phủ, mất gốc tinh thần trong dân). Ngược lại trao quyền cao cho họ: lãnh đạo nông dân

29 (Xem phần “Xử lý nội bộ-sự khủng khiếp của cơ chế cộng đồng”)

49

Page 50: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

có quyền đến gặp lãnh đạo ở mọi cấp chính quyền vào bất kỳ lúc nào. Con của các lãnh đạo cộng đồng được cấp học bổng học trường cấp II. Địa phương chi phí cho chương trình đào tạo và tập huấn lãnh đạo cộng đồng.

Tổng thống định kỳ mời hai lãnh đạo phong trào ở cấp làng đến tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để các Bộ trưởng trực tiếp nghe dân và bàn với dân. Hàng năm Nhà nước tổ chức các cuộc họp toàn quốc cho lãnh đạo cộng đồng làng xã tham dự. Những người thực hiện dự án thành công được trao giải thưởng và tuyên dương rộng rãi. Huân chương “Saemaul” được trao cho những lãnh đạo cộng đồng xuất sắc hoặc những anh hùng của phong trào và trở thành phần thưởng cao quí của quốc gia. Nhờ phần thưởng tinh thần này các lãnh đạo nông thôn nhận được sự kính trọng của toàn cộng đồng.

Trong suốt thời gian cầm quyền, trong những ngày nghỉ, lễ tết, Tổng thống và các Bộ trưởng đã đi thăm không báo trước và không nghi lễ tốn kém hầu hết mọi làng của đất nước để động viên và tìm hiểu tình hình phát triển nông thôn … Một trung tâm đào tạo đặc biệt được xây dựng cho các lãnh đạo làng xã. Tại đây, các nhà lãnh đạo cao cấp của nhà nước, lãnh đạo địa phương, các văn nghệ sỹ, các lãnh tụ tôn giáo cũng được mời đến học nội trú ngắn hạn, ăn ở chan hoà với các lãnh đạo làng xã. Cộng đồng nông thôn trở nên gần gũi với cộng đồng cả nước. Bài hát của phong trào do Tổng thống sáng tác. Lá cờ biểu tượng Saemaul Undong tung bay khắp nơi, đưa người nông dân từ thân phận thấp kém lên vị trí trung tâm xã hội.

Các làng xã thường muốn nhận là mình nghèo để được nhận hỗ trợ của nhà nước. Để đảo ngược tâm lý này, Hàn Quốc đề ra lệ: năm đầu nhà nước giúp cho mọi làng như nhau theo nguyên tắc nhà nước cho 1 thì dân làng phải đóng góp 3, sử dụng thế nào do dân quyết định. Hàng năm các làng cử ra hội đồng đánh giá kết quả, tốt xấu được công bố cho toàn dân khen chê. Làng nào làm tốt nhà nước tiếp tục giúp, làng nào kém bị đuổi ra khỏi chương trình. Thế là mọi làng đều ra sức làm tốt để vừa đẹp mặt, vừa có hỗ trợ. Phong trào của chính phủ trở thành cuộc thi đua quần chúng sâu rộng. Sau này lan ra cả thành phố, nhà máy tạo nên niềm tự hào, tự tin ở tương lai của cộng đồng. (Nguồn: Park, J. H. 1999, Kang Moon Kyu, 1999).

50

Page 51: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hiểu rõ tác dụng lâu bền của khen thưởng này, Hồ Chí Minh là Chủ Tịch nước nhưng thường dùng hình thức khen thưởng của cơ chế cộng đồng như tặng khăn, tặng áo, tặng thơ,... viết báo ca ngợi và tạo ra một phần thưởng rất đặc biệt là “Huy hiệu Bác” (mang tính chất khác hẳn các loại huân, huy chương, danh hiệu... của cơ chế nhà nước) để khen tặng, khuyến khích những “người tốt, việc tốt”. Trong chương trình Seamun Undong của Hàn Quốc (xem hộp 8), các hình thức thưởng phạt của cơ chế cộng đồng đã được áp dụng một cách khéo léo để dấy lên phong trào quần chúng dùng sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn của cả một quốc gia liên tục trong hàng chục năm.

Để đạt hiệu quả cao nhất, người ta có thể phối hợp hai ba cơ chế trong thưởng phạt. Giải thưởng quốc tế Nôbel là một danh hiệu hết sức vinh quang và cũng là một phần thưởng vật chất có giá trị rất cao. Người chịu phạt tù đôi khi còn phải nộp phạt một khoản tiền lớn hoặc bị tịch biên tài sản.

Như vậy bằng cách thức khác nhau, ba cơ chế đã tác động đến các hoạt động định danh, thông tin và thưởng phạt. Việc định danh cho phép xác định rõ đối tượng quan hệ trong xã hội, nhờ đó tạo điều kiện cho quá trình thông tin về các đối tượng, có đủ thông tin giúp con người thực hiện hiệu quả các hình thức thưởng phạt trong quan hệ xã hội. Các hình thức thưởng phạt ngày nay là sự phối hợp biện pháp của cả ba cơ chế. Cơ chế thị trường dùng lợi ích vật chất để khuyến khích, cơ chế nhà nước lấy sức mạnh pháp luật để bắt buộc, cơ chế cộng đồng dùng cam kết nội bộ để ràng buộc.

Dưới tác động thưởng phạt khác nhau, con người tự tích lũy kinh nghiệm để dần dần thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Khi mọi người đều

51

Page 52: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thay đổi cung cách ứng xử, quan hệ xã hội sẽ thay đổi. Đó là quá trình tác động của ba cơ chế làm thay đổi quan hệ xã hội.

Nếu làm tốt việc định danh, thông tin và thưởng phạt sẽ hình thành môi trường quan hệ xã hội trong sạch, bình đẳng, tạo nên nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh và ngược lại khi 3 hoạt động này bị sai lạc, cơ chế điều chỉnh hoạt động của xã hội loài người lập tức bị tê liệt, rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Hai mặt của các cơ chế.

Mặt tốt đẹp của cơ chế thị trường

Điều mà người ta ca ngợi cơ chế thị trường và lý do làm cơ chế này trở thành cơ chế thống trị trong quan hệ con người ngày nay có lẽ là sức mạnh tự nhiên trong việc điều tiết tài nguyên tự nhiên và xã hội theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất. Như đã trình bày ở phần “Hoạt động của cơ chế thị trường”, giá cả được hình thành từ sự thông thương giữa người mua và kẻ bán, giữa sản xuất và tiêu dùng. Tuân theo tín hiệu giá, tài nguyên sẽ chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi sử dụng hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Các thị trường thông nối nhau giống như nước chảy chỗ trũng trong hiệu ứng vật lý “bình thông nhau”. Sự vận động tự động và linh hoạt này khiến cho cơ chế thị trường tạo nên hiệu quả tuyệt vời trong việc điều tiết sử dụng tài nguyên một cách tự nhiên với chi phí thấp nhất.

Cơ chế thị trường nhắm vào các tác nhân tự do hành động, độc lập quyết định, gắn với mục đích thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng quyền lợi cá nhân. Sự tương tác giao dịch giữa các tác nhân đại diện cho hoạt động cung và cầu, mua và bán diễn ra gần như đồng thời trên thị trường để tạo nên tín hiện cân bằng của giá cả. Sự đồng bộ này tạo ra thế mạnh tuyệt đối của thị trường về thông tin thông qua giá cả, đây là tín hiệu rẻ nhất, hiệu quả và đơn giản nhất để mọi đối tượng tự nhận biết lợi thế của mình, ước tính lợi nhuận và chủ động ra quyết định trao đổi hàng hoá, dịch vụ.

Động lực của thị trường là lợi nhuận kinh doanh, đầu tư. Mỗi tác nhân trong cuộc chơi đều cố gắng cao nhất để giành lợi ích cho mình. Điều kỳ diệu của cơ chế này là mọi người đều có thể cùng có lợi trong quá trình giao dịch khi đạt tới điểm cân bằng lợi ích chung. Mọi người vì mình và vì vậy, đều vì mọi người. Cơ chế thị trường tạo nên các hiệu ứng lan tỏa. Lợi ích do những người trực tiếp tham gia giao dịch thương mại sẽ được chuyền lan sang các tác nhân khác cùng tham gia trong dây truyền sản xuất, kinh doanh, đầu tư, dịch vụ,... tạo ra sự giàu có chung cho cả xã hội thông qua mối liên kết thị trường.

Cơ chế thị trường vận hành theo nguyên tắc cạnh tranh tự do. Tính quyết liệt trong hoạt động cạnh tranh tự giác tạo ra sự chọn lọc của tiến hoá. Mạnh được,

52

Page 53: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

yếu thua, ai hiệu quả cao, tổ chức nào hợp lý, quốc gia nào mạnh sẽ vươn lên giàu có. Sự minh bạch lạnh lùng của tự nhiên được thể hiện trong cạnh tranh thị trường buộc con người và các cộng đồng phải tự học hỏi, tự đổi mới, để sống sót và thành công, nhờ đó thúc đẩy quá trình áp dụng công nghệ, cải tiến thể chế để tự hoàn thiện. Cuộc thi đua giữa cá nhân trở thành cuộc chạy đua giữa quốc gia, loài người tiến hoá dần theo hướng ấm no, thịnh vượng.

Tất cả vẻ đẹp, sự kỳ diệu của cơ chế thị trường đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích, mô tả và được đa số các nhà chính trị ít nhiều công nhận và áp dụng. Quyển sách này muốn nói nhiều hơn về mặt xấu của cơ chế thị trường, ở những khía cạnh trực tiếp liên quan đến việc hoạch định chính sách phát triển

Mặt xấu của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là xấu xa. Đó là điều nhiều người trong chúng ta được học từ khi cắp sách đến trường. Không cần nhắc lại những trang đẫm máu và nước mắt của buổi sơ khai khi con người ào ạt theo nhau lao vào vòng soáy của cơn lốc thị trường vài trăm năm qua. Đó là sự xấu xa của thị trường sơ khai. Hãy nói về sự yếu kém của thị trường trưởng thành, của cơ chế đó hôm nay và cả ngày mai.

Người giỏi ít hơn kẻ kém.

Một nhà nghiên cứu Nga đưa ra nghịch lý của cơ chế thị trường do hiện tượng phát triển không đều về dân số giữa các nhóm xã hội có mức phát triển kinh tế khác nhau như sau: trong một nền kinh tế có nhiều nhóm người có thu nhập và điều kiện kinh tế khác nhau, thông thường nhóm có điều kiện sinh hoạt cao hơn sẽ tuân theo qui luật chung về "giá trị của thời gian", chi phí để có con và nuôi con đối với họ, sẽ tốn kém hơn so với những nhóm người có mức sống thấp hơn, vì thế, theo qui luật kinh tế tự nhiên, nhóm giàu sẽ tự hạn chế sinh đẻ, dẫn đến tình trạng mức tăng dân số của nhóm này sẽ đứng yên, thậm chí giảm dần. Trong khi đó, nhóm người nghèo có xu hướng tự do có nhiều con thậm chí muốn có nhiều con để thêm lao động và bù đắp tỷ lệ chết do điều kiện sống khó khăn.

Do đó, tỷ lệ tăng dân số của nhóm này luôn cao hơn mức trung bình. Sự khác biệt về mức tăng dân số giữa hai nhóm sẽ dần dần đưa dân số của nhóm kinh tế khó khăn tăng nhanh hơn nhóm thuận lợi trong xã hội. Sự thay đổi về tương quan dân số dần dần sẽ dẫn đến những yêu sách về quyền lợi chính trị và kinh tế. Ngay cả khi các nhóm giàu có tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập cơ giới do các nhóm nghèo khó nhập cư thì nhu cầu về sức lao động ngày càng cao cũng buộc họ phải chấp nhận việc nhập khẩu lao động.

Nếu như các nhóm có mức sống cao thường đại diện cho trình độ học vấn và kỹ năng kỹ thuật cao hơn thì sức ép của số đông lao động phổ thông làm cho chất

53

Page 54: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lượng lao động và năng suất lao động xã hội bị giảm sút. Tình hình càng phức tạp hơn khi các nhóm người khác biệt về hoàn cảnh kinh tế lại khác biệt nhau về văn hoá, tôn giáo, dòng tộc. Đó là hiện tượng đang diễn ra ở châu Âu những năm gần đây khi người di cư và lao động nhập khẩu từ châu á, châu Phi vào ngày càng nhiều tạo nên sự thay đổi nhanh chóng trong kết cấu dân cư tại nhiều quốc gia. Sức ép về việc làm, cộng với tình trạng tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng và những sự khác biệt trong văn hoá, tôn giáo lại gây ra thái độ chống đối của tư tưởng dân tộc hẹp hòi tạo nên làn sóng kỳ thị chủng tộc tại một số cộng đồng ở một số quốc gia.

Hộp 9. Singapore đối phó với nghịch lý dân số

Thập kỷ 1960, như mọi nước châu á đất chật người đông khác trong quá trình phát triển kinh tế, Singapore áp dụng chế độ kế hoạch hoá gia đình một cách đồng đều giữa mọi tầng lớp dân cư. Tuy nhiên đàn ông Singapore không muốn lấy vợ có trình độ bằng hoặc hơn mình, vì vậy phụ nữ giỏi không có gia đình. Mặt khác, 70% sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp không lập gia đình và chỉ có 38% tốt nghiệp đại học lấy vợ cùng trình độ. Cho đến cuộc điều tra dân số năm 1980, nghịch lý giữa mức tăng dân số và trình độ dân cư ngày càng gay gắt. Tính trung bình, phụ nữ có trình độ học vấn cao nhất có 1,6 con, phụ nữ tốt nghiệp trung học cũng có 1,6 con, phụ nữ chỉ tốt nghiệp tiểu học có 2,3 con và những phụ nữ không học hành có tới 4,4 con. Nếu để có một thế hệ nối tiếp bình thường, các gia đình phải có trung bình 2,1 con thì rõ ràng tỷ lệ các gia đình có vợ trình độ trung học trở nên đang tự giảm đi thay vào bằng các gia đình có người vợ trình độ thấp.

Lý Quang Diệu nhận ra sai lầm của chính sách đồng đều khuyến cáo mỗi gia đình dừng lại ở hai con. Ông viết: “phải chi chúng tôi nhìn nhận vấn đề một cách sớm hơn, thì chúng tôi đã cải tiến hoặc điều chỉnh cuộc vận động khác đi, khuyến khích những phụ nữ học cao nên có ba con trở lên.” Hoàn toàn tin rằng 80% bản chất và năng lực của con cái phụ thuộc vào di truyền, Thủ tướng Lý Quang Diệu và chính phủ Singapore đã đưa ra một loạt biện pháp khác nhau để tăng tỷ lệ sinh của lớp người có học vấn. Cơ quan Phát triển xã hội được thành lập để tạo môi trường làm mối cho các cặp nam nữ có cùng trình độ, những bà mẹ có trình độ cao nếu sinh thêm được đứa con thứ 3 sẽ được ưu tiên chọn trường tốt nhất cho cả 3 con, sửa lại luật lệ để phụ nữ cũng như đàn ông Singapore có thể lấy các nhân tài từ nước ngoài nhập cư vào, miễn thuế thu nhập cho phụ nữ có trình độ đại học, cao đẳng, trung học nếu sinh trên 3 con,…(Nguồn: Lý Quang Diệu 2001).

Cái vòng luẩn quẩn: khác biệt mức sống-khác biệt mức tăng dân số- mâu thuẫn xã hội, ngày càng gia tốc nhanh hơn. Tình trạng này làm nảy sinh hai vấn đề, một

54

Page 55: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

bên là các nhóm chính trị cánh hữu với xu hướng bài ngoại có xu hướng chiếm ưu thế trên chính trường châu âu, bên kia là nạn khủng bố và nhập cư trái phép có xu hướng lan rộng nhiều nơi ở âu Mỹ.

"Cá lớn nuốt cá bé".

Nguyên tắc của thị trường là ai hiệu quả hơn sẽ chiến thắng, trong một số trường hợp, logic này chuyển thành "mạnh được, yếu thua". Kẻ mạnh ở đây chưa chắc đã

là kẻ mạnh về năng lực, hiệu quả mà cũng có thể mạnh về quyền lực, mạnh về thủ đoạn, về bạo lực, do mạnh nhờ may rủi; yếu ở đây cũng có thể là yếu do rủi ro (gặp phải thiên tai, bệnh tật, tai nạn, chiến tranh…) yếu do hoàn cảnh (sống ở vùng sâu vùng xa, sống ở nông thôn,…). Trong trường hợp này, tiêu chí hiệu quả kinh tế mâu thuẫn với các tiêu chí về công bằng, đạo

đức xã hội. Ngay cả trong một cơ chế thị trường hoàn hảo nhất thì những kẻ yếu thế (dù bởi bất kỳ lý do gì) cũng luôn phải chịu thua thiệt.

Thomas Fiedman trong cuốn Chiếc xe Luxus và cây Ôliu đã nói về hiện tượng “người thắng được tất cả” trong quá trình toàn cầu hoá như sau: người giỏi nhất trong mỗi ngành, vận động viên, ca sĩ, luật sư, bác sỹ, tác giả hay diễn viên đều nhận được những khoản tiền thù lao khổng lồ. Những người chỉ kém hơn một chút thôi cũng sẽ nhận được phần nhỏ hơn rất nhiều. Vì mọi người trên thế giới đều muốn xem giải bóng rổ NBA, mua những cuốn phim hay nhất, thuê các chuyên gia giỏi nhất, tất nhiên cái giá của những ngôi sao này càng ngày càng tăng. Như vậy sự bất quân bình tăng lên trong từng nhóm ngành nghề hay trong từng công ty30.

Sự thua thiệt không chỉ giữa các cá nhân, các cộng đồng mà cả giữa các quốc gia, giữa nhóm nước giàu và các nước chậm phát triển. Năm 1999, các nước giàu có ở châu Âu, Bắc Mỹ và Đông á trợ cấp cho ngành nông nghiệp của họ 361 tỷ USD, tạo nên thế lực cạnh tranh mạnh đối phó với sản xuất thủ công của nông dân các nước nghèo. Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp úc (ABARE) ước lượng rằng, nếu giá trị sản xuất nông sản của các nước nhóm OECD31 năm 1999 là 100% thì mức bảo hộ của nhà nước cho nông sản chiếm đến 65% (mức tự ước lượng của

30 Friedman, T. 2000.31 OECD gồm 15 nước EU, Mỹ, Nhật, úc, New Zealand, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Nauy, Thụy Điển, Iceland.

55

Page 56: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

OEDC là 40%). Như vậy, nếu nông dân những nước nghèo sản xuất ra nông sản có giá bằng mức giá của các nước giàu, thì muốn bán được hàng vào các thị trường này, họ phải hạ giá bán của mình thấp hơn mức đó tới 65%. Đây thực sự là một cuộc cạnh tranh không cân sức.

Hộp 10. Cừu ăn thịt người, bi kịch công nghiệp hoá ở Anh

Năm 1764 ở Anh, ông thợ mộc Giêm Hacgrivơ ngồi nhìn con gái chơi chiếc xa kéo sợi thủ công bỗng nảy ra ý định chế tạo máy kéo sợi có 8 cọc suốt và đặt tên con gái Genny cho chiếc máy mới. Từ đó, khởi đầu cách mạng cơ khí hoá ngành dệt sợi cổ truyền ở nước Anh. Máy chuyển sang chạy bằng sức nước, rồi tự động kéo được 2000 cọc sợi. Máy dệt sức nước ra đời theo, và sau đó là động cơ hơi nước vào cuộc. Có thị trường tiêu thụ len sợi, nhà máy dệt mọc lên khắp nơi. Chiếc máy dệt hiền lành bỗng trở thành con quỉ cướp việc làm vốn là miếng cơm manh áo của bao công nhân thủ công. Tự vệ một cách tuyệt vọng, công nhân dệt ở Silêzi đứng lên bạo động đập phá máy móc nhưng đã muộn, kỷ nguyên máy móc cơ khí thay thế sức người đã bắt đầu.

Công nghiệp dệt khi cơ giới hoá phát triển mạnh, cần có nhiều lông cừu làm len và kéo sợi. Giá lông cừu tăng vọt khiến các địa chủ thi nhau mua đất, rào vườn, đào mương thành trại chăn nuôi, đuổi nông dân ra khỏi ruộng vườn. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 15, và kéo dài suốt 300 năm, 2000 điều lệnh của Nghị viện được ban hành cho phép cướp đất của nông dân để nuôi cừu đã chiếm hàng triệu mẫu ruộng và xoá sạch giai cấp nông dân khỏi nông thôn nước Anh. Nghề nuôi cừu tiêu diệt ngành trồng trọt, đồng cỏ thay thế ruộng lúa, nông dân mất đất tràn ra thành phố, Chính phủ ban bố Luật chống người lang thang cho phép đánh dấu bằng sắt nung lên tai để tử hình người tái phạm. Chính những kẻ khốn khổ này trở thành những lao động đầu tiên của giai cấp công nhân công nghiệp ngày nay. (Nguồn: 102 Sự kiện nổi tiếng thế giới. NXB Văn Hoá Thông Tin, 2002.)

Tình trạng "mạnh được yếu thua" trong nhiều trường hợp, khoét sâu khoảng cách chênh lệch về mức sống kinh tế, về điều kiện sinh hoạt xã hội giữa các nhóm người một cách bất công. Kết quả là những kẻ chịu bất công sẽ tìm cách phản kháng, thậm chí tìm cách "tái lập lại trật tự" (tất nhiên không phải bằng cơ chế thị trường), thế là đến lượt kẻ mạnh phải đối đầu với kẻ yếu không phải bằng luật chơi thông thường của thị trường. Trong cuộc đối đầu này, "kẻ mạnh" trên thị trường chưa chắc đã tiếp tục là kẻ mạnh. John F Kennedy đã từng lo lắng cảnh báo: “Nếu một xã hội tự do không thể giúp số đông người nghèo thì cũng chẳng

56

Page 57: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

có thể bảo vệ thiểu số người giàu”32. Nghịch lý này dẫn đến sự tích tụ mâu thuẫn xã hội và tạo ra bất ổn về lâu dài.

“Có tiền mua tiên cũng được”.

Trong cơ chế thị trường, quan hệ giao dịch mua bán diễn ra một cách tự nhiên với hàng hoá, dịch vụ, một phần với thị trường tài nguyên. Tuy nhiên, cơ chế thị trường trong nhiều trường hợp cũng được áp dụng vượt qua những lĩnh vực quen thuộc. Ví dụ, trên thế giới việc treo giải truy nã tội phạm bằng tiền, hay cho phép nghi can đóng tiền thế chân để tại ngoại đã trở thành thông lệ. Theo lý mà nói, dường như có một thị trường đặt giá để “mua” tội nhân hay rủi ro trốn chạy của nghi can có thể được bảo đảm bằng giá trị tiền nhất định.

Một khi cơ chế thị trường lấn sang các lĩnh vực như lẽ phải, công lý, giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lực chính trị… một cách chính thức thì câu nói “cái gì không thể mua bằng tiền sẽ phải mua với giá rất cao” có khả năng trở thành sự chấp nhận của xã hội. Không thiếu những ví dụ cho thực tế này. Nhà tỷ phú Nga Roman Abramovich chính thức mua Câu lạc bộ bóng đá Tây Luân Đôn Chelsea với giá 150 triệu bảng Anh và mua tiếp 13 cầu thủ nổi tiếng với giá 174 triệu USD một cách chính thức thì cũng có các cầu thủ ở Việt Nam “bị mua ngầm” bởi các trùm cá độ với giá tương đương vài ngàn đô la. Nhà tỷ phú Silvio Berlusconi làm chủ cả một mạng lưới truyền thông lớn trong cả nước hỗ trợ để giành chức Thủ tướng và bao che cho hành động tham nhũng trước khi bị vạch mặt, thì trùm xã hội đen Năm Cam cũng hối lộ các phóng viên, mua chuộc lãnh đạo cơ quan truyền thông để đăng tải các bài gỡ tội cho y. Từ các hoạt động mua bán chính thức, trong những điều kiện quản lý nhà nước chưa mạnh, có thể hình thành các hoạt động mua bán không chính thức vượt qua khuôn khổ được xã hội chấp nhận.

Nếu như ở các nước tư bản, một số nhà tài phiệt như trường hợp George Soros bị cáo giác đã bỏ ra 5 tỷ USD tài trợ cho các hoạt động vận động chính trị ở Đông âu và Liên Xô những năm 1990 hay đã dùng lượng tiền khổng lồ đánh thẳng vào nền tài chính của một số quốc gia châu á góp phần gây nên cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập kỷ 90; gần đây lại lập ra các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ các vận động chính trị tạo nên cuộc “cách mạng nhung” ở Gruzia năm 2003;… thì ở các nước XHCN, cũng có nhiều trường hợp các tập đoàn kinh doanh lớn, nhất là doanh nghiệp nhà nước nắm vị trí quan trọng trong nền kinh tế cũng có thể bỏ tiền

32 Dẫn theo Friedman, T. L., 2000.

57

Page 58: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tiến hành các cuộc vận động tranh thủ chính sách, bảo vệ quyền lợi, chạy dự án, chạy quota, thậm chí chạy chức, chạy danh hiệu, chạy tội.

Khi “nén bạc” không dùng để thanh toán mua bán mà lại để “đâm toạc tờ giấy” thì tác hại là khó tránh khỏi, tờ giấy đó, nhỏ thì là tấm bằng, lớn có thể là chính sách, luật pháp. Nhưng cũng như nghịch lý của mọi cơ chế khác, lỗi không phải do bản thân cơ chế, mà là do người dùng nó theo hướng nào, ở phạm vi nào và cách thức chế ngự, điều hành nó của nhà nước.

Hộp 11. Phải có tiền mới có quyền đại diện

ở nhiều nước, việc vận động bầu cử trở nên cực kỳ tốn kém, “giá phải trả cho phiếu bầu” thực sự trở thành gánh nặng cho các chính khách và đảng muốn lên cầm quyền. Ngân sách tranh cử của riêng tổng thống Bush năm 2004 là 100 triệu USD. Dù ít hơn, nhưng ở Đài Loan những năm 1990, mỗi ứng cử viên Quốc dân đảng muốn thắng cử phải chi từ 10-20 triệu USD; tại Thái Lan năm 1996, 2000 ứng cử viên đã chi hết 1,2 tỷ USD cho vận động bầu cử, năm 2001 phải chi cho bầu cử 60 tỷ bath; cuộc tuyển cử năm 1999 tại ấn Độ chi hết 10 tỷ rupee; tại Philipines mỗi ứng cử viên phải có tối thiểu 2-3 tỷ peso; tại Indonesia mỗi ứng cử viên phải chi đến 70 tỷ rupiah, đảng nào muốn tranh cử tổng thống phải có tới 140 tỷ rupiah; tại Malaysia, riêng đảng cầm quyền UMNO phải chi hết khoảng 100 triệu ringit.

Các khoản tiền khổng lồ trên được chi cho các hoạt động vận động tranh cử như quảng cáo, tuyên truyền trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, phát hành truyền đơn cổ động, tổ chức điều tra xã hội, tổ chức mít ting, tuần hành. ở Thái Lan các đảng chi 30-40 triệu bath để thuê các nhân vật nổi tiếng đi diễn thuyết; ở Nhật các chính trị gia còn ủng hộ tiền cho đám cưới, đám tang. Các cuộc vận động trở nên rất tốn kém ở các quốc gia rộng lớn như Mỹ, Nga, Canađa,… hay các đảo quốc gồm nhiều hòn đảo nhỏ phân tán như Indonesia, Philippines,… Chuyện các nhà chính trị mua phiếu bầu của cử tri thường nghe đồn đại ở nhiều nước.

Do phải tiêu quá nhiều tiền, các nhà chính trị phải dựa vào hỗ trợ của mọi mguồn khác nhau. Bầu cử ở Indonesia tốn hết 4000 tỷ rupiah thì ngân sách nhà nước đảm bảo 3000 tỷ, còn lại 1000 tỷ là hỗ trợ nước ngoài. Vì các đảng chính kiểm soát gần hết 160 doanh nghiệp chính ở Indonesia nên khối doanh nghiệp nhà nước đóng góp rất quan trọng trong hoạt động kinh tế và chính trị, 15-30% ngân sách của các đảng do doanh nghiệp nhà nước chi trả, trong đó hoạt động bầu cử đóng vai trò quan trọng. ở Philippines, khoảng 80% đóng góp tương đương 30 tỷ peso lại là của cộng đồng Hoa kiều chiếm vị trí lớn trong hoạt động kinh tế nước này. Sự hỗ trợ của giới doanh thương và các cộng đồng dân cư nhiều khi trở thành gánh nặng nợ nần chính trị và là cửa ngõ để nạn tham nhũng hoặc lũng đoạn chính sách thâm nhập vào chính quyền. (Nguồn: Diệu , L. Q. 2001, Straits Times, 2003, NNVN

58

Page 59: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

24/12/2003).

“Vật đổi, sao rời”. Tuy nhiên, tính liên thông và linh động cũng tạo ra sự biến

động nhạy bén của thị trường. Tuỳ theo thuộc tính của hàng hóa, giá cả có thể di chuyển hàng phút như thị trường tiền tệ, hàng giờ trong thị trường cà phê, hàng ngày như thị trường lâm sản,… Mọi yếu tố tác động đến cung như thời tiết, công nghệ, chính sách,…; đến cầu như thu nhập, thị hiếu, chính sách,… đến những tác động vĩ mô của tình hình chính trị, xã hội, ngoại giao,… đều tác động nhiều ít đến giá cả thị trường.

Trong cơ chế thị trường, quan hệ giữa cung và cầu luôn thay đổi linh động như hai bên của chiếc cân đĩa, và tuân theo tương quan của hai phía, giá cả giao động ở giữa. Sự linh động này khiến cho các hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao và làm tăng chi phí gián tiếp cho sản xuất, kinh doanh. Khi thị trường mở rộng từ cộng đồng sang liên vùng, liên quốc gia và toàn cầu thì số lượng các tác động có thể gây ra.

Hộp 12. Thị trường thế giới nhạy cảm với rủi ro toàn cầu

Sau một thời gian dài can thiệp trực tiếp để ấn định tỷ giá, ngày 2/7/1997, khi sức ép của thị trường vượt quá khả năng dự trữ ngoại tệ của Chính phủ, Thái Lan đầu hàng, thả nổi tỷ giá, bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế ở nước này, chỉ sau vài giờ, hàng trăm triệu USD ào ạt chuyển qua đường giao dịch điện tử ra khỏi quốc gia. Trong vòng một năm, cuộc khủng hoảng lan ra Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia... với dòng thác vốn chảy ra khỏi vùng đến 100 tỷ. (Ngân hàng Thế giới, 1999), nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm 1998-2000 bị giảm khoảng 2 nghìn tỷ USD vì cuộc khủng hoảng này

Ngày 11/9/2001, nước Mỹ bị khủng bố tàn bạo, Lầu Năm Góc và Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công. Trung tâm chứng khoán New York nơi có lượng giao dịch hơn 1100 tỷ USD/ngày phải đóng cửa, kéo theo sự sụt giá 2,3-3,5% tại hầu hết thị trường chứng khoán thế giới. Ngày 12/9, thị trường chứng khoán Luân Đôn giảm 5,7%, Frăngphuốc giảm 7,3%, Pari giảm 7,4%. Tokyô

59

Page 60: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

giảm 6,6%, mức giảm kỷ lục trong 11 năm. Thị trường Hồng Kông giảm gần 9%, Singapore giảm 7,4%, Sydney úc giảm 4%, thậm chí nhiều nước phải đóng cửa thị trường chứng khoán. Kinh tế toàn thế giới chịu ảnh hưởng gần như tức thì. (UNDP, 2000).

Biến động thị trường ngày càng lớn, mặt khác phạm vi lan truyền ảnh hưởng của các biến động cục bộ cũng ngày càng rộng. Năm 1945, đồng bằng Sông Hồng ở Việt Nam vỡ đê, mất mùa làm hàng triệu người chết đói, xác chết đầy đường thì ở đồng bằng sông Mê Kông gạo vẫn dư thừa vì không xuất khẩu được. Thế nhưng, năm 1995, sau khi sương

muối làm chết những cánh đồng cà phê ở tận xứ Brazine tít mù bên kia bán cầu, đẩy giá thế giới tăng cao thì lập tức làm bùng lên cơn sốt di dân, mở đất trồng cà phê ở vùng Tây nguyên xa xôi của Việt Nam. Người có sức lên tìm việc làm, người có tiền lên mua trang trại, diện tích cà phê trong 5 năm sau đó liên tục tăng với tốc độ kỷ lục, gần 21%/năm.

Sự nhạy cảm quá mức của thị trường trở nên đặc biệt nguy hiểm cho các quốc gia đang phát triển chưa có đủ tiềm lực và cơ chế để ngăn chặn, giảm bớt tác động của các cú sốc trên thị trường. Những cơn sốt giá cả, mọi cuộc khủng hoảng thừa hay thiếu đều gây tác động xấu cho các nền kinh tế yếu kém, đặc biệt cho tầng lớp người nghèo khổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Indonêxia năm 1997, sau vài tháng đã xoá bỏ kết quả nỗ lực của hàng chục năm phấn đấu phát triển kinh tế, đẩy hàng chục triệu người lùi xuống sống dưới mức nghèo khổ.

“Tiền trao cháo múc”.

Chính sự đồng thời của hoạt động giao dịch mua bán cũng tạo nên một giới hạn của cơ chế thị trường là đặc tính ngắn hạn. Người ta có thể giao dịch, thoả thuận, và thanh toán, chuyển nhượng ngay lập tức với một đối tác ở bên kia trái đất, nhưng người ta không thể giao dịch với một đối tượng trong quá khứ hay tương lai. Tiền có thể mua được nhiều thứ ngoại trừ thời gian. Joseph Stiglitz đã nói đùa về giả định dài hạn của các nhà kinh tế: “xét về dài hạn, chúng ta đều đã chết”.

60

Page 61: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong khi hầu hết giao dịch mua bán diễn ra đồng thời, thì cũng có những hoạt động kinh doanh nhằm vào thời gian tương lai tạo nên cái được gọi là “thị trường tương lai” hay “thị trường hàng hoá giao sau”. Thực ra trong giao dịch này, giữa bên mua và bên bán không phải là người môi giới kinh doanh như các giao dịch mua bán bình thường mà là nhà “đầu cơ”, người kinh doanh cơ hội, người này cũng có điểm giống như người kinh doanh rủi ro trong hoạt động bảo hiểm, là không trông cậy vào lời lãi do dịch vụ buôn bán mà trông cậy vào cơ hội hàng hoá tăng giá theo thời gian. Do vậy không thể coi đây như những hoạt động buôn bán thông thường.

Ngoài ra cũng có những người đầu tư vào tương lai, ví dụ như những người đầu tư trồng rừng phải bỏ vốn suốt hàng chục năm để thu lợi khi cây gỗ đã lớn cho phép thu hoạch. Tuy vậy đây là hoạt động sản xuất đúng hơn là giao dịch thương mại, trừ phi người trồng rừng đã ký được hợp đồng bán rừng ngay khi trồng. Dẫu sao người đầu tư cũng phải tính chiết khấu vốn đầu tư của mình trong suốt thời gian với chi phí cơ hội của đồng vốn chí ít cũng bằng tiền anh ta bỏ vào lấy lãi từ ngân hàng trong cùng thời gian. Do vậy, người ta có thể trồng bạch đàn, keo lá tràm cho thu hoạch sau 10-20 năm, thậm chí trồng tếch, sau 40- 50 năm nhưng chắc ít người có thể trồng rừng lim, gụ để thu hoạch sau hàng trăm năm vì mức vốn tính chiết khấu lùi dài hạn khiến giá bán cuối cùng phải cao khủng khiếp nếu cộng thêm xác suất rủi ro trong suốt thời gian đó, vả lại mấy ai quan tâm đến lợi nhuận sau khi mình đã chết từ tám đời ?

Tính chất “tiền trao cháo múc” còn được cộng thêm tính chất “trăm người bán, vạn người mua” của cơ chế thị trường, nhiều khi tạo cho người mua và người bán loại quan hệ một lần, trong đó lợi nhuận đem lại do lừa bịp lẫn nhau hấp dẫn hơn chi phí để xây dựng lòng tin. Đây là điều kiện để những kiểu cư xử của “Nghịch lý người tù” có đất phát triển. Tình trạng gian lận thương mại, tranh mua giành bán, vi phạm đạo đức kinh doanh sẽ lan tràn nếu không có sự tham gia điều chỉnh của cơ chế nhà nước và cộng đồng.

Sự ngắn hạn của cơ chế thị trường còn khiến cho cơ chế này không thể tham gia điều chỉnh vào những vấn đề liên quan đến quyền lợi của các thế hệ mai sau như việc quản lý các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, việc duy trì các di sản văn hoá, môi trường có ý nghĩa lịch sử,…

“Người đi ké xe”.

Mua xe, lái xe, bảo dưỡng xe là những chi phí đáng kể mà ai muốn sở hữu, sử dụng xe đương nhiên phải chịu, tuy nhiên, cũng có những người được đi xe mà chẳng phải chia sẻ chút gì những tốn kém trên, đó là những kẻ đi nhờ, đi ké xe. Thói xấu về những kẻ lợi dụng sử dụng một dịch vụ, một lợi ích do người khác

61

Page 62: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

phải chi trả được các nhà kinh tế gọi là nghịch lý của người đi ké xe (freerider problem). Tệ nạn này khác với câu chuyện “cha chung không ai khóc” của cơ chế cộng đồng ở chỗ trong trường hợp cơ chế cộng đồng, những khu vực tự do khai thác là của chung, không ai phải bỏ chi phí chăm sóc, bảo vệ nên mọi người cùng tranh nhau khai thác, trong trường hợp người đi ké xe của cơ chế thị trường, khu vực bị lợi dụng do những người khác phải trả tiền chi phí, nên kẻ tranh thủ khai thác chỉ là số ít được lợi miễn phí.

Một trong những ví dụ điển hình là các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ một công ty sản xuất hoá chất không đầu tư gì cho việc làm sạch chất thải trong quá trình sản xuất. Nhờ tiết kiệm chi phí, công ty này cạnh tranh thắng lợi với các doanh nghiệp khác phải tốn kém đầu tư bảo vệ môi trường và được hưởng thêm phần đáng phải chi này như một phần lợi nhuận. Tuy công ty không phải trả tiền, nhưng dân cư trong vùng công ty đặt nhà máy vẫn phải chịu thiệt hại về khói bụi, nước bẩn, tiếng ồn và phải chi phí để trả tiền chữa bệnh, tiền trồng cây, lọc nước,… tất cả những khoản tiền này lẽ ra công ty phải tính đủ vào chi phí sản xuất của mình nhưng lại bắt người khác gánh hộ.

Nghịch lý “Người đi ké xe” tạo ra sự bất cân bằng trong xã hội, khi người này phải chi cho người khác hưởng theo kiểu “thằng còng làm cho thằng ngay ăn”, tuy nhiên, bản thân cơ chế thị trường không khắc phục được nghịch lý này vì tác hại của các ảnh hưởng này diễn ra trên một qui mô rộng, gây tác động tổng hợp, khó quan sát trực tiếp, nên khó thể lượng hoá một cách cụ thể, khó giám sát và qui các khoản chi này thành trách nhiệm cho những cá nhân cụ thể, nhất là trong các trường hợp xảy ra tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau, trong thời gian khác nhau, nghĩa là không thể qui thành hoạt động thị trường được. Đương nhiên để khắc phục nó phải áp dụng các biện pháp của cơ chế nhà nước và cơ chế cộng đồng.

Mặt mạnh của cơ chế nhà nước:

Cơ chế nhà nước (ở đây không đề cập dưới góc độ thể chế) do con người sinh ra nhằm tạo nên sự phát triển ổn định và hài hoà của một xã hội loài người có nhiều xu hướng chính trị, nhiều quyền lợi kinh tế khác biệt, thậm chí đối lập, mâu thuẫn nhau.

Vai trò mạnh mẽ đầu tiên của cơ chế nhà nước là đảm bảo thể hiện sự đại diện về quyền lực cho các lực lượng chiếm ưu thế, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong mỗi giai đoạn. Việc nắm giữ quyền lực này tạo điều kiện thuận lợi phát triển lực lượng sản xuất theo đúng xu thế phát triển của thời đại.

62

Page 63: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Thế mạnh thứ hai của cơ chế nhà nước là tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch để hình thành cơ chế tuyển chọn, cho phép đưa những tổ chức hoạt động hiệu quả, những người có tài, có đức lên các vị trí lãnh đạo, điều hành công việc chung, loại đi các bộ phận và cá nhân yếu kém, sai phạm, tạo sự tiến hoá vững bền theo hướng tiến bộ trong hoạt động quản lý.

Thứ ba là tạo lập và duy trì một trật tự hoạt động xã hội, trong các tổ chức để các hoạt động kinh tế, đời sống của nhân dân diễn ra ổn định, loại bỏ mọi thiệt hại gây ra do rủi ro, biến động về chính trị xã hội, tạo nên sự yên tâm của con người về một tương lai an toàn nhìn thấy trước, để con người có thể yên tâm xây dựng một hệ thống quan hệ ứng xử dài hạn trong cơ chế cộng đồng và tiến hành các giao dịch theo định hướng dài hạn trong quan hệ thị trường.

Thế mạnh thứ tư của cơ chế này là trong khi phát huy quyền lực thống trị của lực lượng xã hội chiếm ưu thế, vẫn bảo đảm được quyền lợi hợp lý của mọi thành viên, mọi nhóm và cộng đồng xã hội khác, cung cấp đủ các dịch vụ công, thực hiện tốt các nhiệm vụ chung phục vụ công dân, hướng tới một xã hội công bằng trong đó những quyền lợi quan trọng nhất của mỗi con người được bảo đảm.

Thế mạnh thứ năm là cố gắng khắc phục các điểm yếu kém, lệch lạc của thị trường và cộng đồng nhằm tạo nên một môi trường trong đó, tình trạng an ninh, an sinh, phúc lợi của toàn xã hội được đảm bảo và nâng cao dần với tiến trình phát triển kinh tế, thu hẹp, xoá bỏ các khoảng cách chênh lệch thu nhập, sinh hoạt, chính trị,… giữa các thành viên và các nhóm người, giữa các vùng trong xã hội.

Cũng như cơ chế thị trường, thế mạnh và nhiệm vụ quan trọng của cơ chế nhà nước đã được nhiều tài liệu nghiên cứu mô tả và tìm hiểu kỹ. Cuốn sách này xin tập trung bàn về những điểm yếu của cơ chế, liên quan nhiều đến những ứng dụng cụ thể của thực tế.

Mặt yếu của cơ chế nhà nước:

Nghịch lý Peter.

Trong cơ chế nhà nước, một nghịch lý được nhắc tới trong các sách giáo khoa về quản lý là “nghịch lý Peter”, gọi theo tên tác giả phát hiện ra nó. Nghịch lý này mô tả sự bất hợp lý trong phương thức đề bạt và sử dụng cán bộ của hệ thống hành chính. Thông thường trong một hệ thống hành chính hoạt động hoàn chỉnh, một cá nhân trong suốt cuộc đời làm việc sẽ có điều kiện thăng tiến liên tục từ vị trí thấp nhất lên chức vụ cao nhất, ví dụ từ cán bộ tập sự lên chuyên viên, rồi phó phòng lên trưởng phòng, lên phó giám đốc, lên giám đốc,.. giả sử không có gì cản trở việc đề bạt cán bộ liên tục và nhu cầu cán bộ lãnh đạo là vô hạn, cá nhân này còn tiếp tục tăng tiến trên con đường hoạn lộ khi nào anh ta còn có năng lực phát

63

Page 64: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

triển. Khi vị trí của người này đã đạt tới giới hạn của năng lực anh ta có, việc đề bạt mới dừng lại. Như vậy tại vị trí cuối cùng anh ta được đề bạt, chức vụ được giao luôn vượt quá năng lực của cá nhân. Nói cách khác, một cán bộ luôn vươn tới vị trí cao hơn nếu anh ta còn năng lực và chỉ dừng lại khi năng lực đã trở nên bất cập với công việc.

Rõ ràng một hệ thống như vậy có xu hướng đưa con người đến vị trí kém hiệu quả hơn và điều kỳ quặc là trong thang bậc hành chính, người kém năng lực không bao giờ

bị tự động loại ra khỏi chức vụ được giao, cho đến khi anh ta mắc phải một sai sót không thể tha thứ được. Điều này hoàn toàn khác với phương thức đề bạt và lựa chọn cán bộ của cơ chế thị trường hoàn chỉnh, trong đó cán bộ được đề bạt theo hiệu quả kinh doanh, và cạnh tranh hàng ngày luôn loại bỏ những cá nhân kém năng lực khỏi vị trí lãnh đạo.

Tình hình còn tồi tệ hơn trong những hệ thống hành chính hoạt động kém hoàn chỉnh, khi đó các thang bậc đánh giá bị dùng sai và một người thành đạt ở một lĩnh vực chuyên môn coi là có thể cất nhắc lên các thang bậc quản lýý hành chính được. Anh hùng lao động Hồ Giáo ở Việt Nam là một công nhân chăn bò xuất sắc nhưng anh đã phải thẳng thắn từ chối nhiều đề nghị đề bạt làm lãnh đạo đơn vị, anh hùng lao động Ba Sương giám đốc nông trường Sông Hậu là một nhà kinh doanh giỏi nhưng cũng đã từng từ chối việc xem xét đề bạt lên chức vụ lãnh đạo cao trong quản lýý ngành. Không phải ai cũng có thể từ chối những đề nghị như vậy. Các nhà thơ, diễn viên điện ảnh, ca sỹ, viện sỹ khoa học, cầu thủ bóng đá giỏi giang bị biến thành các nhà chính trị, nhà quản lý, nhà lãnh đạo xoàng là chuyện thường thấy trên thế giới. Mới đây, cô Hoa hậu nước Nga 25 tuổi đã từ một sỹ quan cảnh sát được đề bạt lên thẳng lên vị trí phó Thủ tướng, những sự thăng tiến nhảy vọt như vậy tạo ra nguy cơ nhanh chóng đưa đương sự vào "bẫy của nghịch lý Peter".

“Bát cơm sắt”.

Người Trung Quốc hay ví von ẩn dụ, họ gọi chế độ ưu đãi công chức ở nước này là chế độ “bát cơm sắt” không thể bị sứt mẻ trong mọi tình huống. Chế độ đãi ngộ này có hai mặt.

64

Page 65: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Đã trở thành công chức nhà nước trước đây là có công việc ổn định suốt đời, có tem phiếu, có nhà ở cấp không, được chăm sóc sức khỏe, có lương hưu về già..., là cán bộ nhà nước còn có nghĩa là không cần phải phấn đấu, cạnh tranh, cứ yên tâm “sống lâu lên lão làng”, nếu không có sai phạm khuyết điểm gì thì cứ 4-5 năm lên một bậc lương, 55-60 tuổi lĩnh sổ nghỉ hưu, không ai có thể đuổi việc, trừ lương, bất kể chất lượng và kết quả công việc. Chế độ đãi ngộ kiểu này có sức hấp dẫn to lớn với những người sợ rủi ro, một số lớn trong những người này quen sống ỷ lại, dựa dẫm, không muốn chịu thách thức của cơ chế thị trường, tìm cách có một chỗ đứng râm mát trong biên chế.

- Nhưng mặt khác, “bát cơm sắt” cũng không thể nở ra được, chấp nhận cuộc đời công chức cũng là chấp nhận mức lương thấp, không được thăng tiến theo hiệu quả công việc. Công việc mài đũng quần trên ghế công sở tẻ nhạt và kém hiệu quả, không có thử thách theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về” sẽ khiến cho những người không sợ rủi ro, thường là người có năng lực, nhanh nhạy với hoàn cảnh, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm không thể chịu nổi, cuối cùng phải từ bỏ nhà nước ra làm ngoài.

Cơ chế thanh lọc ngớ ngẩn này đẩy những người giỏi ra khỏi bộ máy nhà nước và giữ lại những kẻ an phận thủ thường, biến bộ máy nhà nước trở thành thành trì của sự trì trệ, kém hiệu quả đối lập với cuộc sống xung quanh của cơ chế thị trường năng động, sáng tạo, cạnh tranh. Đó là lý do gần đây Trung Quốc đã quyết định tìm cách đập tan “bát cơm sắt” bằng việc chuyển công chức sang viên chức hợp đồng, và tiến hành thi tuyển cán bộ theo những qui trình cạnh tranh nghiêm ngặt. Singapor thì áp dụng mức lương cao cạnh tranh trên thị trường để thu hút người tài vào làm việc trong bộ máy công quyền. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đúng ở nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các nước phát triển.

“Người đúng đi trước là người sai”.

Trong thể chế thị trường, kẻ đi tiên phong theo hướng đúng luôn nhận được phần thưởng xứng đáng. Một mặt hàng mới, một thị trường mới,… thường đem lại siêu lợi nhuận cho người sáng tạo và dám chấp nhận thách thức. Điều đó thường ngược lại với trường hợp nhà nước. Trong các thể chế đi theo cơ chế nhà nước, việc vận hành quản lý quốc gia được “tiêu chuẩn hoá”, theo các luật lệ qui định vững vàng. Một mặt, những khung định chế vững chắc cho phép nhà nước vận hành công tác quản lý một cách khách quan, ổn định bất chấp sự thay đổi về cá nhân lãnh đạo, mặt khác chứa đựng rủi ro của sự cứng nhắc, giáo điều, lạc hậu trong xã hội. Lịch sử là một quá trình liên tục tiến hoá trong đó, con người phải liên tục biến đổi để thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh. Một thể chế chính trị dù tốt đến bao nhiêu cũng phải có ngày trở nên lạc hậu, khi đó, nhu cầu

65

Page 66: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cải cách xuất hiện và nếu “vận nước” may mắn thì nhà cải cách sẽ xuất hiện gánh vác trọng trách thay đổi trật tự xã hội bằng một trật tự mới hợp lý hơn.

Họ cũng phải đáp ứng nguyện vọng của những thế lực tiên phong còn chưa ổn định và thường có tham vọng rất lớn. Nằm giữa hai thế lực, tuy đáp ứng đúng xu thế của qui luật phát triển nhưng về mặt xã hội, “người cải tổ là người cô đơn”- không thuộc về nhóm nào và có nguy cơ bị cả hai phía thù ghét, do đó, khi cải cách được thực hiện ở mức độ nhất định, họ dễ bị bỏ rơi, thậm chí bị trả thù bởi chính công lao của mình. Thành tích của người đi trước cả xã hội được hưởng nhưng công tích của họ chỉ có lịch sử sau này ca ngợi. ở Trung Quốc, Thương Ưởng đề ra "Biến Pháp" làm thay đổi sức mạnh nước Tần nhưng cuối cùng bị đem phanh thây giữa chợ. ở Việt Nam, Nguyễn Trãi sau những chiến công vang dội còn nấn ná ở lại triều tìm cách giúp nước nên lâm vào vụ án oan khuất Lệ Chi Viên. Còn Chu Văn An sau khi dâng sớ Thất trảm đòi vua chém đầu 7 viên quan xấu, thấy không được vua chấp thuận đã tìm cách cáo quan về dạy học ở nhà quê. Trường hợp của Đặng Tiểu Bình thực là hy hữu, sau khi lật đổ “Lũ bốn tên”, dấy nên công cuộc cải tổ chuyển Trung Quốc theo cơ chế thị trường, Đặng Tiểu Bình khôn khéo chọn người kế nghiệp đáng tin cậy, dừng tay giao sự nghiệp đổi mới cho thế hệ lãnh đạo sau, lùi về hậu trường nghỉ ngơi.

Vì nghịch lý này, để tránh khỏi tai họa, những nhà cải cách nhìn xa trông rộng thường đành phải chọn hai con đường: một là, dừng bước giữa đường, trao lại sự nghiệp dở dang cho người khác, lánh ra khỏi tâm điểm của cuộc cách mạng, hy vọng sự hiểu biết của lịch sử sau này; hai là, trở thành nhà độc tài, dùng bạo lực thực hiện cải cách, chấp nhận sự lên án của đời sau. Những người kém may mắn hoặc không dứt khoát giữa hai giải pháp thì đành chịu sự khủng bố vô ơn của chính đồng bào, đồng chí của mình. Sức ép tàn bạo của nghịch lý này làm nhiều người có trí đổi mới nhưng không có gan hy sinh phải lùi bước, yên hưởng sự bình yên của trật tự cũ. Nếu không phải đương đầu với những thách thức quyết liệt, bộ máy nhà nước thường chấp nhận đường lối bảo thủ, viên chức thường chọn cách xử sự trung dung, theo ý cấp trên và theo số đông.

Hộp 13. Cải cách vĩ đại và số phận thảm thương của Xôlông

Đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Xôlông là một nhà quí tộc, là nhà thơ, nhà quân sự có tư tưởng cải cách đi trước thời đại tại Hy Lạp cổ đại. Ông muốn xoá bỏ chế độ nô lệ tàn bạo của giai cấp mình, muốn xây dựng chế độ cộng hoà đại nghị, lấy nguyên tắc dân chủ quản lý nhà nước. Để thực hiện ước vọng vĩ đại của mình, năm 30 tuổi, ông khích động nhân dân đòi hội đồng quí tộc Aten phải giao quyền chỉ huy quân đội cho mình đánh quân xâm lược,

66

Page 67: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

giành lại đảo Xaramit quê hương.

Thắng trận, trở thành chấp chính quan thứ nhất, ông thực hiện cải cách, ban hành lệnh: “hủy bỏ mọi khoản nợ của người bình dân, trả lại tự do cho mọi nô lệ bị gán nợ, nhà nước có trách nhiệm chuộc lại những người bị gán làm nô lệ cho người nước ngoài, từ nay cấm biến người Aten thành nô lệ”. Sau đó ông loại bỏ chế độ thế tập quí tộc, chia dân thành 4 hạng tuỳ theo tài sản hiện có, loại dân nào cũng phải có nghĩa vụ và quyền lợi chính trị rõ ràng. Đại hội công dân với “Hội nghị 400 người”, một tổ chức như quốc hội ngày nay được trao quyền lực tối cao của nhà nước,… Những qui định mới về cải cách đều được khắc lên bảng gỗ để toàn dân nắm biết và tuân theo.

Bị mất quyền hành, giới quí tộc căm ghét Xôlôn, phe bình dân cũng oán ghét ông vì không thoả mãn mọi nguyện vọng của họ. Trước hai sự lựa chọn: hoặc là phá huỷ truyền thống dân chủ, đoạt lấy chính quyền trở thành nhà độc tài để tiếp tục tiến hành cải cách bằng sức mạnh hoặc chần chừ để bị tiêu diệt, Xôlông đơn độc lên thuyền trốn ra nước ngoài, 10 năm sau, khi mọi người đã lãng quên, ông mới lặng lẽ trở về sống ẩn dật cho đến lúc mất. (Nguồn: 102 Sự kiện nổi tiếng Thế giới).

“Thiểu số phục tùng đa số”.

Bỏ phiếu dân chủ là công cụ quan trọng của cơ chế nhà nước, trong khi biện pháp này cho phép thể hiện quyền đại diện của quần chúng, góp phần đảm bảo thoả mãn quyền lợi của đa số, nó lại dựa vào một giả định không phải lúc nào cũng đúng là “lẽ phải thuộc về số đông”. Douglass C. North đã đưa ra khái niệm “sự ngu dốt hợp lý” của cử tri khi đưa ra các lựa chọn không hợp lý chỉ vì tình trạng nắm bắt thông tin méo mó, vì quyền lợi cục bộ ích kỷ, vì trình độ nhận thức chủ quan không hoàn chỉnh đối với những vấn đề mới,…33

Khi Côpernic sáng tạo chuyển từ lý thuyết địa tâm của Aristote sang hệ nhật tâm, khi Côlômbô dong buồm theo hướng Tây tìm đường sang ấn độ, thì họ là thiểu số tuyệt đối đối với cả nhân loại. Chống lại đa số mà chẳng có đủ chứng cớ trong tay, Côlômbô phải bỏ ra tám năm để thuyết phục triều đình Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, và 10 năm lênh đênh chân trời góc biển để khẳng định giả thuyết của mình. Lý thuyết của Côrpecnic bị lãng quên nửa thế kỷ cho đến khi kính viễn vọng ra đời chứng minh ông là đúng. Cả hai đều phải hy sinh tính mạng cho niềm tin của mình, và thiểu số này cuối cùng đã được cả loài người công nhận.

33 North D. C. 1990. NXBKhoa học xã hội 1998.

67

Page 68: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Ngay cả khi đã có chứng cớ, thiểu số không phải luôn có cơ hội trình bày và được đa số lắng nghe. Nếu vấn đề chỉ là kiến thức, sở thích thì việc tranh luận còn khả dĩ, nếu đụng chạm đến quyền lợi, niềm tin của số đông, việc đi tìm chân lý có thể rất nguy hiểm. Chân lý trong khoa học có thể chứng minh bằng thực nghiệm, chân lý trong nghệ thuật, tôn gíao, chính trị,… nhiều khi mãi mãi không được minh tường.

Mặt khác, “anh chột làm vua xứ mù”, khái niệm đa số, thiểu số là mơ hồ và tương đối. Thiểu số của tập thể này lại là đa số của tập thể kia. Có những cuộc bầu cử số phiếu sát nhau đến mức sự chênh lệch là không đáng kể và ban kiểm phiếu phải dò từng phiếu như trường trường hợp thắng cử sát nút của Tổng thống Mỹ Bush con.

Để có thể đạt kết quả mong muốn, thì nguyên tắc này phải được tôn trọng một cách tuyệt đối: các nhóm có quyền ra quyết định ở cấp cao nhất phải do tập thể

bầu ra một cách dân chủ để đảm bảo đó là nhóm người có năng lực cao nhất trong tổng thể quần chúng, là đại diện xứng đáng cho quyền lợi của tất cả quần chúng, bởi vậy khi họ bàn bạc ra quyết định theo nguyên tắc đa số thì đấy là quyết định đáng tin cậy, có xác suất chính xác cao. Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên tắc đa số được thực hiện một cách hình thức, nửa vời thì những nhóm cầm quyền được chọn ra hoặc là không phải đại diện chân chính, hoặc không phải là người xuất sắc nhất, khi đó, việc

áp dụng nguyên tắc đa số trong nhóm lãnh đạo nhỏ có thể trở thành nguy cơ cho toàn thể cộng đồng lớn.

Vì vậy, trong những trường hợp ra quyết định theo đa số trong một nhóm như ban giám khảo của một hội đồng thi, ban hội thẩm của một tòa án, ban chấm điểm của một hội đồng đấu thầu, một hội đồng giải quyết tranh chấp quốc tế, một tập thể lãnh đạo chính trị… để có những tập thể có thể tin cậy được, cần tiến hành các biện pháp cần thiết để lựa chọn những thành viên xứng đáng. Có thể dùng các biện pháp của cơ chế thị trường như thi tuyển cạnh tranh, hoặc tuyển chọn theo kết quả sản phẩm và hiệu quả hoạt động chuyên môn của các thành viên, có thể dùng biện pháp của cơ chế nhà nước như bỏ phiếu dân chủ trong các tập thể chuyên môn đáng tin cậy. Nhưng sẽ là không ổn nếu áp dụng các biện pháp của cơ chế cộng đồng để chọn ra nhóm đại diện như kiểu lựa chọn hội đồng theo cơ cấu chính trị xã hội, hay dựa vào một số tiêu chuẩn cố định không chắc chắn như

68

Page 69: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

bằng cấp, tuổi đời kinh nghiệm, công lao đóng góp; hoặc áp dụng một số biện pháp của cơ chế nhà nước như theo sự phân công của các cơ quan chuyên trách, theo chỉ định của những thủ trưởng không trực tiếp phải chịu trách nhiệm, khi đó nguyên tắc đa số có nguy cơ bị lợi dụng.

“Cờ ngoài bài trong”.

Người đứng đầu nhà nước phong kiến hay cộng hoà đều phải đương đầu với những quyết định quan trọng và khó khăn trong quá trình lãnh đạo và quản lý. Để có chỗ dựa vững chắc cho các quyết định của mình, người lãnh đạo cần có nguồn cung cấp thông tin, cần có người bàn bạc, cân nhắc các tình huống và giải pháp đối phó, nếu xảy ra chiến tranh thì cần có chiến lược hành binh, nếu trong hoà bình thì cần có chiến lược kinh tế, khi đối ngoại thì phải có sách lược ngoại giao, đối nội thì cần thủ pháp chính trị,… chính vì vậy, người lãnh đạo luôn cần một đội ngũ những nhà trợ lý, tham mưu, lý luận hỗ trợ cho việc ra quyết định và xây

dựng chính sách. Ngày xưa, đó là các quân sư, mưu sỹ, khách khanh, nhà chiêm tinh, giáo sỹ, thày bói, các học giả,… Ngày nay là các nhà nghiên cứu kinh tế xã hội, các chuyên gia, các nhà lýý luận, nhà báo, học giả, nhà dự báo, chuyên gia tâm lý, luật sư, giáo sư đại học, các cựu chính khách,…

Nước Mỹ là nước vẫn tự hào về truyền thống quản lý nhà nước một cách dân chủ. Lý Quang Diệu sau khi

tìm hiểu mô hình quản lý của Mỹ đã mô tả: “Đất nước họ là một lục địa rộng lớn. Họ không có một nhóm người ra quyết định một cách thuần nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau cụm lại ở Washington hay ở New York như người Anh ở Luân Đôn. Những người ra quyết định của Hoa Kỳ ở rải rác khắp 50 bang, mỗi bang có những lợi ích khác biệt và những thế lực khác nhau34.” Ngay cả trong hoàn cảnh phi tập trung cao như vậy, những mối dây liên hệ chặt chẽ vẫn hình thành và kết nối giữa các nhà lãnh đạo với những “nhà tham mưu” ủng hộ cho quan điểm của họ trên toàn quốc (xem hộp )

Bên cạnh mặt tốt, hiện tượng này có hai trường hợp xấu trái ngược nhau. Một là, tham mưu “mưu ít tham nhiều” bày mưu gian can thiệp vào chính trường; hai là, tham mưu giỏi, bày kế hay nhưng lãnh đạo lại không biết lắng nghe.

34 Diệu L. Q. 2000, NXB Trẻ 2001.

69

Page 70: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Meier, một nhà chính trị học mô tả hoạt động liên kết nhóm trong một số nền kinh tế phát triển như sau: “các tiểu ban quốc hội, các văn phòng công chức và các nhóm lợi ích đều có đủ khả năng cần thiết để thoả mãn nhu cầu cho nhau. Các văn phòng công chức thì phục vụ cho quyền lợi của các nhóm lợi ích, các tiểu ban quốc hội thì phục vụ cho các văn phòng công chức… Các nhóm lợi ích luôn ủng hộ các văn phòng công chức và các tiểu ban quốc hội có liên quan. Để đổi lại họ sẽ có được các chính sách có lợi cho mình.”35 .

Tuy tính đại biểu là một nguyên tắc quan trọng của cơ chế nhà nước nhưng những đại diện cầm quyền lại thường xuất thân từ một hoặc một số nhóm, cộng đồng cụ thể và chịu ảnh hưởng mạnh về quan điểm, lợi ích của bộ phận đó. Mặt khác, mỗi bộ phận dân cư trong xã hội lại thường xuyên tìm cách gây ảnh hưởng, vận động để mở rộng thế lực và quyền lợi của mình. Do đó, bộ phận tham mưu, quân sư cho người lãnh đạo cũng dễ được chọn lọc và chịu ảnh hưởng của một hệ tư tưởng, một cương lĩnh hành động cụ thể của một nhóm dân cư, một cộng đồng nhất định và trực tiếp tác động đến chiều hướng chính sách của quốc gia, làm sai lạc tính đại diện tiêu biểu của nhà nước.

Khác với những hình thức vận động, gây ảnh hưởng sử dụng uy tín, quyền lực, tình cảm, quan hệ gia tộc trong cơ chế cộng đồng, hay kiểu sử dụng quyền lợi, phát huy lợi thế trong cơ chế thị trường, vận động hậu trường của cơ chế nhà nước thường diễn ra thông qua hoạt động thông tin, nêu vấn đề ưu tiên, tiến hành các nghiên cứu tạo căn cứ cho chính sách, hình thành lý luận phát triển, tuyên truyền vận động cho quan điểm tư tưởng nhất định. Trong khi định hướng thông tin và suy nghĩ của người lãnh đạo, vô tình hay cố ý, các hoạt động hậu trường có thể bóp méo hoặc hạn chế các nguồn thông tin, luồng tư tưởng mâu thuẫn với mình, làm mất tính khách quan của quá trình ra quyết định.

Hộp 14. Bộ tham mưu cho chính sách “diều hâu” của chính quyền Bush

Chuyển từ chính phủ Dân chủ của Tổng thống Bill Clinton sang chính phủ Cộng hoà của Bush, chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ thay đổi rõ rệt. Chỉ trong một thời gian ngắn, các lý thuyết thiên hữu và bảo thủ chiếm ưu thế trong việc định hướng chính sách của chính quyền Mỹ. Nghiên cứu về quá trình vận động hậu trường này, Richard Perls thành viên của hội đồng Chính sách Quốc phòng Mỹ đã phác họa một mạng lưới những nhà “quân sư” và cơ quan tham mưu góp phần tích cực hình thành nên Chính sách của nội các Bush thông qua việc cung cấp, phân tích thông tin, đưa ra các lập luận, lý luận làm căn cứ hình thành chính sách

Nhóm hậu thuẫn và gây ảnh hưởng này gồm các nhà “tân bảo thủ” là quan chức chính phủ, nhà báo, nhà khoa học như Paul Wolfowitz thứ trưởng Quốc phòng; Giáo

35 NXB Chính trị Quốc gia 2000

70

Page 71: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

sư William Kristol biên tập viên của tờ Weekly Standard, tác giả của khá nhiều tác phẩm lý luận chính trị, kinh tế và luật; Phó tổng thống Dick Cheneys, Trưởng nhóm thư ký quốc phòng Douglas Feith; thành viên Hội đồng Quốc phòng Richrd Perle; Giám đốc Trung Đông của Hội đồng An ninh Quốc gia Elliot Abrams; và Robert Kagan nhà báo quan trọng của Washington Post.

Bên cạnh các chuyên gia, ở Mỹ còn có một số cơ quan nghiên cứu và tạp chí gây ảnh hưởng quan trọng đến chính sách “diều hâu” của chính quyền Bush như Viện doanh nghiệp Hoa Kỳ, thành lập năm 1943 chuyên nghiên cứu về kinh tế tự do, các vấn đề đối nội, đóng vai trò quan trọng trong vấn đề chống khủng bố theo lýý thuyết bảo thủ; Đề án Nước Mỹ Thế kỷ mới, thành lập năm 1997, chủ trương phát huy vai trò quốc tế của Mỹ để tự bảo vệ mình; Quĩ Thừa kế, thành lập năm 1973, từng là bộ tham mưu có ảnh hưởng mạnh với chính quyền Reagan, là mạng lưới các nhà lý luận bảo thủ đóng góp vào chính sách kinh tế, đối nội, đối ngoại, theo quan điểm kinh tế tự do, hạn chế chính phủ, tự do cá nhân, phòng thủ mạnh,…; Viện nghiên cứu Hoover, thành lập năm 1919 tại đại học Starnford, nghiên cứu an ninh, chính sách kinh tế, luật pháp, chủ trương tăng cường an ninh để duy trì hoà bình; Trung tâm Nixon, thành lập năm 1994, nghiên cứu trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh nhắm vào bảo vệ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ; Trung tâm Chính sách An ninh, thành lập 15 năm nay, chủ trương duy trì hoà bình bằng sức mạnh; Tổ chức Lợi ích Quốc gia, thành lập 1995, nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng đến ứng xử của các quốc gia về chính sách đối ngoại, đối nội, khác biệt văn hoá, xã hội, công nghệ, lịch sử,…

Nhóm tham mưu tân bảo thủ bắt đầu gây ảnh hưởng mạnh ngay từ khi tổng thống Bush cầm quyền nhưng đến khi sự kiện khủng bố ngày 11/9 xảy ra mới thực sự tạo cơ hội rất thuận lợi cho họ khuyếch trương vai trò vào quá trình lập chính sách. Người Mỹ tức giận vì cuộc thảm sát xảy ra trên đất nước mình, nhanh chóng ủng hộ cuộc tấn công vào Aganishtăng. Tiếp theo đó, nhóm tân bảo thủ đứng đầu là Wolfowistz ở bên trong chính phủ, và Kristol, Kagan, cựu giám đốc CIA James Woolsey… từ bên ngoài đã thành công trong việc ngăn chặn các ý kiến trung lập như của Bộ trưởng Colin Powell và biến Irắc thành mục tiêu tấn công tiếp theo của Mỹ. (Nguồn: Richard Perle, 2003).

Hộp 15. Cường quốc Tây ban Nha sụp đổ, những đề nghị cải cách không được lắng nghe

Thế kỷ 17 diễn ra quá trình sụp đổ của cường quốc Tây Ban Nha. Từ một dân tộc hùng mạnh nhất Phương tây từ thời Đế chế La Mã trở thành một nước kinh tế suy thoái, buôn bán khủng hoảng, chính trị rối loạn, chiến tranh liên miên. Điều kỳ lạ là Hội đồng cải cách đã trình cho nhà vua và triều đình toàn bộ tình hình và các phương án cải cách nhưng bộ máy quan liêu vẫn bất lực bó tay. Năm 1976, Jan de Vries đã kể lại những cố gắng vô vọng này như sau: “Toàn bộ trường phái các nhà cải cách kinh tế… đã viết hàng núi những bài luận bàn biện hộ cho những biện pháp mới…bao gồm cả thuế để khuyến khích kết hôn sớm hơn để tăng dân số, hạn chế số lượng nô lệ, thành lập ngân hàng, cấm nhập khẩu hàng xa xỉ, đóng cửa các nhà chức, cấm dạy tiếng Latinh ở phố nhỏ (để giảm nông dân có học vấn bỏ nghề).

71

Page 72: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Thế nhưng không thể tìm được một thủ lĩnh nào để thi hành những kiến nghị này…” Có lẽ chỉ có một đề nghị được chấp nhận là thủ tiêu loại cổ áo xếp nhiều nếp vì quá tốn kém cho chi phí giặt là.

Cùng trong giai đoạn này, nước Anh với vị thế thấp kém hơn đã kiên quyết tiến hành các cải cách hợp lý và nhanh chóng vươn lên vị thế đứng đầu Châu Âu. Một trong những nguyên nhân của sự bảo thủ ngu muội này là do cơ chế cộng đồng đóng vai trò nổi trội trong xã hội Tây Ban Nha thời đó. North viết: “trong con đường của Tây Ban Nha, những quan hệ cá nhân vẫn là chiếc chìa khóa cho phần lớn những trao đổi kinh tế và chính trị. Chúng là kết quả của một khuôn khổ thể chế đang tiến triển vừa không tạo được sự ổn định chính trị vừa không thực hiện thích hợp được tiềm năng của công nghệ hiện đại”. (Nguồn: North D. C. 2000, NXB Khoa học xã hội 1998).

Trong những quốc gia quản lý một cách tập trung, nơi các nhóm đồng lợi ích hoàn toàn khống chế hoạt động tham mưu lý luận bằng cơ chế cộng đồng thì các sáng kiến, ý kiến khác biệt, đề án đổi mới khó có cơ hội lọt được đến tay người lãnh đạo hoặc được lãnh đạo lắng nghe một cách trân trọng. Ví dụ như ở Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn, Cơ mật Viện là cơ quan đóng vai trò tham mưu chính cho nhà vua về các quyết định chính sách, chiến lược quan trọng. Kiến thức hạn hẹp, nền giáo dục hủ nho, quan điểm bảo thủ, quyền lợi hẹp hòi, thái độ kỳ thị với nước ngoài, nghi kỵ với tôn giáo của các quan chức làm việc trong cơ quan quan trọng này không thể cho phép họ chấp nhận những đề án cải cách táo bạo của những nhà cải cách nổi tiếng như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch.

Chỉ riêng nhà cải cách thiên tài Nguyễn Trường Tộ trong 10 năm đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, phác hoạ nên cả một chương trình cải cách rộng lớn cho phép Việt Nam mở cửa chuyển sang phát triển công nghiệp hoá. Nguyễn tiên sinh trước khi mất than: "Bài tế cấp luận của tôi, nếu đem ra thực hành 100 năm cũng chưa hết, thế mà 7, 8 năm nay chưa được thực hành tý nào, chả nhẽ đợi tới 100 năm sau mới thực hành được sao?". Đau đớn thay, quả đúng là 100-130 năm sau, hôm nay, nội dung bản điều trần của ông mới từng bước được đưa vào thực hành36.

36 Xem Nguyễn Trường Tộ Con người và Di Thảo, Trương Bá Cần, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002. .

72

Page 73: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Sự tham khảo của lãnh đạo với tham mưu và sự phục vụ của tham mưu cho lãnh đạo là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được, nó đảm bảo tính khách quan, khoa học, cung cấp sáng kiến và giải pháp hỗ trợ người cầm quyền ra quyết định. Miễn là, mối quan hệ này phải đảm bảo quyết định được đưa ra đáp ứng quyền lợi và nguyện vọng của đa số cử tri bàu ra người lãnh đạo và dựa trên mục tiêu hiệu quả và hợp lý. Và được người lãnh đạo trân trọng, tiếp thu.

“Biến dị theo chu kỳ”.

Trong sinh học, chọn lọc tự nhiên diễn ra nhờ có hai hoạt động của sinh giới là biến dị và di truyền. Di truyền cho phép các thế hệ nối tiếp nhau tồn tại theo mô hình định sẵn một cách ổn định, trong khi biến dị buộc các thế hệ mới xuất hiện các đặc tính mới, khác với cha ông. Các đặc tính xuất hiện nhờ biến dị, nếu tốt hơn thì được tự nhiên chọn lại cho di truyền, nếu xấu thì bị đào thải, đó là cách thức tiến hoá. Jack Hirshieifer37 đã từng so sánh mô hình tiến hoá sinh học với mô hình kinh tế xã hội. Ông viết: “các mô hình tiến triển là sự kết hợp của tính bất biến (sự kế thừa) và tính khả biến”. Trong sinh hoạt xã hội chính trị, cơ chế nhà nước dân chủ cũng có dạng thức tương tự. Giống như hiện tượng di truyền, các đảng phái khi đã nắm quyền, có thời gian duy trì trong nhiệm kỳ 4-5 năm vận dụng lý luận, quan điểm chính trị của mình vào đường lối, chính sách của nhà nước. Hết nhiệm kỳ lại mở ra cơ hội cho mọi thế lực chính trị khác tham gia vận động tranh cử, giống như pha biến dị của sinh giới. Để cạnh tranh được với các phe phái khác, tiếp tục nắm quyền, bản thân lực lượng cầm quyền cũng phải tự biến đổi, đưa ra cương lĩnh thích hợp hơn, hiệu quả hơn. Đương nhiên kẻ mạnh hơn, hiệu quả hơn sẽ chiến thắng. Đấy là động lực phát triển của cơ chế dân chủ.

Bên cạnh tính hợp lý của qui chế tranh cử, là mặt trái của hiện tượng “chu kỳ chính trị”. Nếu nhà nước quản lý kém, thì nhiệm kỳ mới là cơ hội đổi mới nhưng trong trường hợp quản lý nhà nước bình thường hoặc thành công thì đang phát triển ổn định, các hoạt động của nhà nước có nguy cơ chững lại vì hoạt động tranh cử theo từng chu kỳ thời gian.

Trong hoàn cảnh hợp pháp, các thủ lĩnh chính trị cũng phải chú ý hơn đến các thủ pháp để lấy lòng cử tri. Các chính sách “mỵ dân” dễ được áp dụng trong giai đoạn tranh cử, các chính sách cải cách đổi mới phải gây thiệt hại cho các nhóm người nhất định hay dễ gây tranh cãi sẽ bị dừng lại. Nói cách khác, mục tiêu của hoạt động nhà nước chuyển từ dài hạn, căn bản sang lấy lòng dân trước mắt, ví dụ áp dụng các loại chính sách bảo vệ quyền lợi dân tộc hạn hẹp như kiểu: gây căng thẳng biên giới, tăng hàng rào bảo vệ mậu dịch, đóng cửa thương mại… Trong 37 Hirshleifer, J, 1987.

73

Page 74: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

các đảng phái chính trị đây là lúc vang lên những tiếng nói bảo thủ, bám sát quan điểm chính thống, kinh điển để chứng minh lòng trung thành của ứng cử viên, tranh thủ sự ủng hộ và phiếu bầu trong đảng.

Trong tình huống bất hợp pháp, đây là lúc ngay trong nội bộ các tổ chức chính trị nổi lên các cuộc vận động cá nhân, mua bán sự ủng hộ, mặc cả dàn xếp để chọn ra ứng cử viên của tổ chức ra tranh cử. Giữa các các phe phái chính trị cuộc tranh chấp còn quyết liệt hơn. Các biện pháp xấu như bôi nhọ, vu khống, khiêu khích, theo dõi, thu thập thông tin trái phép, thậm chí ám hại các đối thủ có thể được đem ra áp dụng. Các lực lượng đang cầm quyền thường huy động ngay bộ máy nhà nước để tham gia tranh cử.

Như vậy, trong những chu kỳ tranh cử, tài nguyên, trí lực đáng phải giành cho tăng trưởng và phát triển chung của cả đất nước bị chuyển sang phục vụ cho việc tuyên truyền, ca ngợi phục vụ cho một số nhóm chính trị; các mục tiêu dài hạn và khó khăn như đổi mới, cải tổ bị thay bằng các giải pháp ru ngủ, xoa dịu; các nỗ lực hội nhập, đoàn kết bị thay bằng các khẩu hiệu chia rẽ, đóng cửa…Các nhà lãnh đạo thay vì sáng tạo và kiên quyết hành động theo chức trách lại phải bên ngoài khoác áo trung dung, lấy lòng mọi người, bên trong tỏ ra tuyệt đối trung thành, tranh thủ sự che chở của tổ chức.

Chu kỳ thay đổi tổ chức, nhân sự càng ngắn, thời gian “phát triển bị đóng băng” càng nhiều. Qui trình tranh cử, bầu bán càng phức tạp, chi phí sức người, sức của cho hoạt động “biến dị chính trị” này càng cao. Tất nhiên, độ rủi ro trong chọn lựa lãnh đạo và tính hiệu quả của hoạt động tranh cử, bầu cử dân chủ không phụ thuộc vào mức độ dầy đặc của các quá trình chọn lọc liên miên hay chi phí tốn kém của quá trình vận động.

“Ôm rơm rặm bụng”

Trong cơ chế nhà nước, hoạt động của người quản lý là phải giám sát, cưỡng chế để đối tượng chịu sự quản lý chấp hành đúng mệnh lệnh, thi hành đúng chức trách được giao đạt kết quả mong muốn. Càng quản lý nhiều đối tượng, nhiệm vụ giao cho họ càng phức tạp và quan trọng thì gánh nặng của người quản lý trong công tác giám sát, theo dõi, bắt buộc thực hiện lại càng nặng nề, tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của, công sức. Trách nhiệm vì vậy tăng theo tỷ lệ thuận với quyền hạn. Tại đây xuất hiện mâu thuẫn giữa mong muốn thâu tóm quyền hành vô hạn định của kẻ làm lãnh đạo và năng lực điều hành hạn chế của con người cụ thể.

Khi phạm vi quyền hạn tăng lên, hoặc mức độ phức tạp của nhiệm vụ tăng đến một mức nhất định thì chi phí để giám sát, cưỡng chế phải bỏ ra để tiếp tục làm chủ tình hình sẽ lớn hơn lợi ích thu được do đối tượng bị quản lý hoàn thành nhiệm vụ đem lại. Tình trạng “bỏ thương, vương tội” sẽ không thể kéo dài, khiến

74

Page 75: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

người lãnh đạo phải quyết định “thả con săn sắt, bắt con cá sặt”, tiến hành các hoạt động phân cấp, phân quyền, cũng có nghĩa là chia bớt quyền lợi cho đối tượng bị quản lý để tiếp tục khống chế được tình hình ở cấp độ lỏng hơn nhưng vẫn thu được lợi ích cao hơn so với chi phí quản lý giám sát.

Brarzel38 trong “Phân tích kinh tế về nô lệ” đã kể về sự tiêu biến chế độ nô lệ như một ví dụ của nghịch lý quản lý này. Thoạt tiên giới chủ nô có đủ năng lực quản lý giai cấp nô lệ cả phần xác lẫn phần hồn và sử dụng họ thực sự như những tài sản sống, đó là thời kỳ thịnh trị của chế độ nô lệ, nhưng rồi số nô lệ tăng lên, tính chất phức tạp của công việc đồng áng cũng tăng, việc giám sát, xử phạt để họ hoàn thành công việc chở nên quá tải, làm chủ vất vả chẳng kém làm tớ, các chủ nô bắt đầu chuyển sang khoán dần từng khâu và cuối cùng là toàn bộ công việc đồng áng cho nô nệ, chế độ nô lệ tiêu biến, hình thành cách quản lý địa chủ-tá điền.

Những ví dụ tương tự có thể kể ra trong các trường hợp cấp quản lý cấp trên phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hoạt động của cấp dưới như chuyển từ quản lý toàn diện của hợp tác xã nông nghiệp sang khoán hộ rồi giao hẳn quyền sử dụng đất cho nông dân trong quá trình đổi mới, việc chuyển từ chế độ chủ quản doanh nghiệp của các bộ, địa phương sang phân quyền chủ động cho các doanh nghiệp kinh doanh,…

Trong cơ chế nhà nước, hình thức “đại diện” đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là quan hệ giữa cử tri và đại biểu được bầu, giữa hội đồng quản trị với giám đốc,… cũng giống như quan hệ giữa hai cấp quản lý, người chủ phải giám sát, kiểm tra và cưỡng chế người đại diện làm tròn phận sự được giao. Mâu thuẫn giữa mong muốn thâu tóm quyền hành và quyền lợi với năng lực quản lý mãi mãi tồn tại trong cơ chế nhà nước vì sự phát triển liên tục của hoạt động của loài người.

Ngoài giải pháp phân cấp, phân quyền, để đối phó với tình trạng phải đối đầu với nhiệm vụ ngày càng phức tạp, khó đoán biết và qui mô lớn, các nhà quản lý còn chuyển việc ra quyết định cụ thể thành các qui tắc, qui phạm khái quát. Douglass C. North39 viết: “”Những hạn chế về khả năng tính toán của các cá nhân do năng lực xử lý, tổ chức và sử dụng thông tin của bộ óc quyết định. Do năng lực này được sử dụng cùng với sự không chắc chắn trong việc giải mã môi trường, nên các qui chế và các thủ tục sẽ phải phát triển để đơn giản hoá các quá trình này.” Theo xu hướng này, bước đầu, một phần quan trọng các qui tắc có thể được chuyển thành các thông lệ không chính thức để tiết kiệm chi phí đo lường và cưỡng chế. Milgrom Paul, North và Weingast40 đã đưa ra các ví dụ về các thể chế

38 Brarzel, 197739 North 199840 Paul R. M., North, D. C., Weingast B. W. , 1990

75

Page 76: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

không chính thức như bộ luật về đạo đức buôn bán của thương nhân được quảng cáo ở châu âu từ thời trung cổ, các phương pháp kiểm toán và bài bản kế toán thống nhất,… Tiếp sau đó, để đối phó với các mức độ quản lý phức tạp hơn, các qui định được chính thức hoá thành các văn bản pháp luật. North viết: “Các qui chế chính thức có thể bổ sung và làm tăng tính hiệu quả của các giới hạn không chính thức. Chúng có thể hạ thấp các chi phí thông tin, giám sát, và tăng cường hiệu lực. Do đó, tạo cho các giới hạn không chính thức trở thành giải pháp có hiệu quả hơn cho những sự trao đổi phức tạp hơn.”41

Cơ chế cộng đồng là cơ chế tự nhiên, xuất phát từ bản tính xã hội của loài người, thể hiện những điểm hợp lý quan trọng, tạo nên khả năng hoà hợp và liên kết giữa con người với nhau. Nếu như những loài động vật có tính xã hội cao nhất nhận ra nhau trong bầy đàn bằng các đặc điểm sinh lý như mùi vị, hình thể… và phối hợp hoạt động với nhau bằng hành động bản năng thì loài người nhận biết và phối hợp với nhau trước hết thông qua các hoạt động của cơ chế cộng đồng. Và đây là một trong những điểm khác biệt làm nên sự tồn tại kỳ diệu của xã hội loài người. Khác với cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước, chưa có nhiều tài liệu nói về cái hay, cái dở của cơ chế cộng đồng, nên cuốn sách này xin giành một phần đáng kể để nhắc lại những điều mà có lẽ mọi người đều đã biết.

Mặt tốt đẹp của cơ chế cộng đồng.Chiến tranh nhân dân-cuộc chiến theo cơ chế cộng đồng.

Trong các cuộc chiến cổ kim, một đội quân càng thiện chiến, càng đông đảo, càng trang bị hiện đại thì lại càng muốn rút ngắn thời gian tham chiến, càng muốn xác định rõ địa bàn tác chiến, càng muốn nhận diện rõ đối tượng chiến đấu và hình dung rõ nhiệm vụ, quyết tâm chiến lược trong không gian, thời gian cụ thể. Do đó, khi phải tham gia một cuộc chiến không có không gian chiến sự, thời gian tác chiến liên miên và kéo dài vô tận, đối đầu với kẻ thù vô hình, và quyết tâm chiến lược phải liên tục thay đổi thì những đội quân dù mạnh đến đâu cũng ngán sợ và bị vô hiệu. Khi đó chiến tranh trên chiến địa vướng vào cạnh tranh chính trị tại quê nhà, tổn hại thương vong lẫn vào tổn hại kinh tế và chính trị, ranh giới vai trò của quân đội bị xóa nhòa giữa chiến đấu và chiếm đóng, sức cạnh tranh của chiến binh chuyển thành khả năng chịu đựng của cả dân tộc. Đó là hình ảnh của chiến tranh nhân dân vô địch. Dân tộc Việt nam là một trong những

41 North 1998

76

Page 77: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

dân tộc thành thạo trong việc sử dụng chiến tranh nhân dân để đánh bại những kẻ thù mạnh hơn mình rất nhiều lần.

Điều bí hiểm của “chiến tranh nhân dân” được nhiều người tôn vinh và tìm cách học hỏi. Sau chiến thắng lẫy lừng của cuộc chiến 90 năm kháng Pháp và 20 năm chống Mỹ, Việt Nam được coi là hình ảnh chàng David tí hon có sức mạnh thần kỳ đánh bại mọi kẻ thù khổng lồ. Chẳng thế mà sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, thế giới chuyển sang bị khống chế bởi một cực của “siêu cường” Hoa Kỳ, mỗi khi Mỹ gây chiến với một quốc gia khác thì hình ảnh Việt nam lại được đem ra để răn đe với giả định rằng sự thần kỳ của cuộc chiến tranh nhân dân sẽ

một lần nữa diễn ra ở đâu đó, trên xa mạc Irắc, trên đồi núi Apganistăng, hay trên cánh đồng Nam Tư và gần đây là trong đô thị Bátđa,… ít nhất khả dĩ đủ dạy cho nước Mỹ kiêu căng một bài học, nhưng điều nhiều người tiên đoán và mong muốn đã không xảy ra.

Vậy chiến tranh nhân dân là gì ? tại sao địa hình hiểm trở, trang bị vũ khí cho toàn dân, vũ khí hủy diệt, tinh thần tử vì đạo của tôn giáo,… chưa đủ sức tạo ra hiệu ứng của một cuộc “chiến tranh nhân dân thần thánh”? có nhiều cách lý giải khác nhau. Xét về khía cạnh cơ chế thì dù cho quân đội của Sadam Huxen, của Meloxêvic được tổ chức chính qui, lính của Muzahedin tổ chức kiểu du kích thì họ vẫn tiến

hành chiến tranh theo cơ chế nhà nước. Bất chấp mọi lời tuyên bố rùm beng về tinh thần của nhân dân, họ vẫn không thể thực hiện được khẩu hiệu “cả nước là chiến trường, toàn dân tham gia đánh giặc”. Với người dân các nước này, chiến tranh vẫn là chuyện của nhà cầm quyền, của quân đội chính qui. Nhân dân chỉ làm nghĩa vụ đi lính, nghĩa vụ đóng thuế, đóng quân lương. Nhân dân ngay cả trong thời chiến vẫn không chủ động tổ chức cộng đồng tự bảo vệ mình được như thành lập lực lượng tự vệ chống tội phạm, tổ chức cứu thương, sản xuất tự túc lương thực, đào hầm trú ẩn nơi công cộng và cho gia đình, tổ chức cho trẻ em người già tản cư khỏi khu vực chiến sự, quản lý các dịch vụ công cộng … thì chưa thể nói đến tổ chức đánh địch một cách tự giác, càng không thể chủ động phối hợp tác chiến với bộ đội chính qui được. Nhân dân chẳng những không chủ động tham gia chiến đấu mà vẫn ỷ lại nhà nước, vào trợ giúp quốc tế trong các dịch vụ công thường nhật như giữ gìn an ninh, cung cấp điện, nước, cấp cứu thương vong, chăm sóc y tế, tiếp tế lương ăn… thì làm sao có chiến tranh nhân dân ?.

Những quốc gia vừa đương đầu với Mỹ kể trên, tuy quan hệ cộng đồng đóng vai trò nổi bật trong xã hội nhưng trong xã hội bị chia cắt, mâu thuẫn sâu sắc về

77

Page 78: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tôn giáo, sắc tộc, đẳng cấp, nhân quyền. Chính quyền các nước này không làm tròn bổn phận của mình trước nhân dân, tuy giữ được quyền lực bằng bạo lực chính trị, quân sự, nhưng không được nhân dân toàn tâm ủng hộ. Một cuộc chiến tranh muốn huy động lực lượng toàn dân theo cơ chế cộng đồng, trước hết phải do một nhà nước chính đáng tổ chức. Một khi đã có một nhà nước đại diện cho quyền lợi của dân phát động và được toàn dân hăng hái tham gia thì cuộc chiến tranh theo cơ chế cộng đồng sẽ được tổ chức và vận hành dưới muôn hình vạn trạng. Từ hậu cần, chỉ huy, huy động lực lượng, thông tin liên lạc, trinh sát, đều được toàn dân tham gia tiến hành đánh địch rất chủ động, sáng tạo. Mỗi người dân là một người lính, mỗi làng quê, phố phường là một chiến lũy, nhân dân vừa phân tán đánh địch khắp nơi, mọi lúc mà nhà nước vẫn tập trung tạo những quả đấm chủ lực tiêu diệt sinh lực chính của địch trên chiến trường chính, tạo nên những thắng lợi chiến lược.

Rõ ràng không phải hễ là quốc gia sản xuất lạc hậu, có cơ chế cộng đồng chiếm ưu thế, chống lại kẻ thù hùng mạnh hơn bằng chiến tranh du kích là có thể tổ chức được một cuộc “chiến tranh nhân dân”. Chiến tranh du kích là cuộc chiến trong đó mọi lực lượng tác chiến lẩn vào dân, đánh bằng biện pháp của dân còn chiến tranh nhân dân là cuộc chiến của toàn dân, cả nước cùng đánh giặc. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh điều hành bằng cơ chế cộng đồng kết hợp với cơ chế nhà nước và cả với cơ chế thị trường. Nguồn gốc sâu xa hơn của một cuộc chiến tranh nhân dân bắt nguồn chính từ một cơ chế nhà nước lành mạnh. Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân là tinh thần chấp nhận hy sinh vô bờ bến của toàn dân từ người lãnh tụ đến thứ dân, kết tinh trong câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm, Hà Nội, Hải Phòng và và một số thành phố có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quí hơn độc lập, tự do”.

Ngay ở Việt nam, cái nôi của chiến tranh nhân dân nhưng nếu như Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sỹ văn” có thể dõng dạc tuyên bố với quân sỹ, tướng lĩnh rằng chúng ta sinh ra cùng hoàn cảnh khó khăn, cùng chung hưởng thái bình, cùng chia sẻ quyền lợi nên cùng phải kề vai sống chết với quân thù trên chiến trường, và nhờ đó tổ chức thành công cuộc chiến tranh nhân dân 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông đời Trần, thì đến đời Nguyễn, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, Lãnh Binh Trương Công Định trong hịch khởi binh chỉ còn cách kể tội “quan lại bán nước, triều đình lừa dân” để đứng lên tổ chức một nhóm nông dân đánh du kích hy sinh cản chân địch một cách đơn độc và vô vọng. Cũng non nước này, cũng nhân dân này nhưng thực sự triều đình nhà Nguyễn đã không tổ chức được một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc.

Ngay cả trong chúng ta, không phải ai cũng hiểu hết sức mạnh thực sự của cuộc chiến tranh nhân dân. Quá nhấn mạnh vai trò cơ chế nhà nước, có người vẫn

78

Page 79: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nhận định: “không có hợp tác xã, không có kinh tế kế hoạch, không thể huy động được sức người sức của cho chiến tranh chống Mỹ”. Thực ra trong sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, đó chỉ là một trong các nguồn lực. Suốt chiều dài lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc, trong kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, trên địa bàn Miền Nam suốt 20 năm đánh Mỹ, dân tộc Việt nam đã huy động thành công sức mạnh toàn dân để đánh thắng giặc mà không nhất thiết phải nhờ vào kinh tế tập thể và cơ chế kế hoạch.

Hộp 16. Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong 9 năm kháng chiến, để đương đầu với đội quân hiện đại của Pháp được Mỹ tiếp tế, trang bị, bộ đội Việt Nam, ngoài một phần viện trợ sau này từ Trung Quốc, chủ yếu trông vào sức dân, lấy súng địch đánh địch. Toàn bộ lương thực, thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ là do dân tự nguyện đóng góp và vận chuyển đến trận địa. Dân Tây Bắc ở gần mặt trận dù nghèo đói nhưng đã đóng góp 7310 tấn gạo, 389 tấn thịt, chiếm gần 30% lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch. Từ Ninh Bình, khi khẩn cấp, trong 24 giờ tập trung ngay được 600 tấn gạo. Thanh Hoá vét cạn cả 11000 tấn lương thực dự trữ đưa ra trận.

Do phải huy động từ hậu phương Liên khu 3, Liên khu 4 xa mặt trận tới 600-800 km, nếu chỉ chuyên chở bằng sức người, dọc đường dân công ăn phần lớn lương thực, khi tới mặt trận chỉ còn 8%. Nhu cầu riêng lương thực cần tới 26 000 tấn, mức huy động phải lớn hơn rất nhiều. Dân công chiến dịch huy động hơn 30 vạn người, gồm 10 triệu ngày công, mở 4500 km đường để đưa vào hoạt động 20 000 xe đạp thồ, 534 xe ô tô, chưa kể xe bò, xe trâu, bè mảng,…dưới bom đạn ác liệt của không quân Mỹ, Pháp.

Vũ khí một phần lớn dùng của địch đánh địch, ví dụ đạn pháo 105 mm của bộ đội Việt Nam dùng chỉ bằng khoảng 15% số lượng quân Pháp bắn (chưa kể hoả lực chiến xa và không quân của Pháp, Mỹ). Trong số 20 000 đạn pháo của Việt Nam thì chỉ có 18% do Trung Quốc viện trợ còn lại phần lớn là cướp được của địch trong nhiều trận đánh khác nhau giành dụm lại. Trong khi quân ngụy Sài Gòn phải bắt tất cả thanh niên 21 đến 25 tuổi nhập ngũ và áp dụng các hình phạt nặng nề chống nạn đào ngũ vẫn thiếu quân nghiêm trọng, thì từ mọi miền đất nước thanh niên hăng hái tòng quân tạo nên sức mạnh áp đảo về quân số và tinh thần trên chiến trường.

Tất cả chiến dịch huy động sức người, sức của của toàn dân suốt 9 năm chống Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là chứng minh hùng hồn của sức mạnh dân tộc theo phương châm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, là “kháng

79

Page 80: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.”. (Nguồn: Võ Nguyên Giáp, 2000).

Công cuộc đổi mới kinh tế - cơ chế cộng đồng đi tiên phong.

Trong các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, có Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đạt thành tựu nổi bật. Kinh tế tăng trưởng vững chắc, đời sống nhân dân cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm rõ rệt, cả hai nền kinh tế đều chuyển mạnh từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá có dư thừa nhiều cho xuất khẩu. Khác với Liên Xô và Đông âu, quá trình cải cách đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc đều bắt rễ từ cơ sở, xuất phát từ nông nghiệp, nông thôn nên cũng diễn ra theo cơ chế cộng đồng. Đối với Việt Nam, sức ép của đổi mới kinh tế đến từ hai phía. Về cấp vĩ mô, vào thập kỷ 1980, khối các nước XHCN Đông âu ngày càng suy yếu và cuối cùng sụp đổ, thị trường ổn định theo kế hoạch ngày càng thu hẹp và biến mất, các cân đối thiết yếu lớn của kinh tế đất nước như lương thực, nhiên liệu, ngoại tệ, vật tư, vũ khí ... bị đổ vỡ, buộc đất nước phải tìm ra một giải pháp đa phương, đa dạng hơn. Về cấp vi mô, sức ép về dân số, về đời sống trong nông thôn ngày càng gay gắt, mâu thuẫn với sự lãng phí sức người, sức của, lãng phí đất đai của cơ chế quản lý “rong công phóng điểm” trong các hợp tác xã buộc nông dân tập trung chăm chút cho mảnh đất 5% của mỗi hộ.

Cùng chung hoàn cảnh, nông dân và lãnh đạo cơ sở ở Trung Quốc cũng như Việt Nam đều chủ động đưa ra giải pháp của mình thông qua hiện tượng “khoán chui”, về thực chất là tìm cách giao quyền quyết định sản xuất, quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, gắn thu nhập của xã viên hợp tác xã với hiệu quả công việc. Đầu thập kỷ 1960 nông dân An Huy đã bắt đầu áp dụng khoán ruộng đem lại kết quả tốt trên phạm vi nhỏ và không chính thức. Cuối thập kỷ 70 khi sản xuất khó khăn vì hạn hán, ở Trung Quốc, các tỉnh lạc hậu khó khăn và kinh nghiệm quản lý kém như An Huy, Tứ Xuyên, Cam Túc, Quý Châu, Nội Mông... đã thực hiện khoán sản phẩm tới từng hộ sản xuất hoặc định mức sản xuất, có nơi còn bí mật tiến hành “khoán sản phẩm tới từng hộ gia đình”. Ví dụ như ở huyện Phương Dương, tỉnh An Huy có một đội sản xuất nhỏ do 18 hộ nông dân hợp thành, núp dưới danh nghĩa của một đội lớn và công xã để bí mật tiến hành

80

Page 81: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

"khoán sản tới từng hộ". Hình thức khoán sản phẩm dần dần lan ra trong toàn quốc. Nhưng mãi tới 9/1980, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mới ra văn kiện số 75, chính thức cho phép khoán hộ.

Khi nông dân An Huy, Trung Quốc lén lút khoán hộ thì ở Việt Nam phong trào khoán hộ lan ra từ một xã của huyện Lập thạch đã được Bí thư Kim Ngọc Tỉnh ủy phát động bằng nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú. Các thử nghiệm này tiến hành bằng cơ chế cộng đồng theo kiểu lệ làng “ngậm miệng ăn tiền”, vừa ở dưới mang tính thử nghiệm không chính thức, vừa bên trên “nhắm mắt làm ngơ”. Những kiểu “khoán chui” như vậy diễn ra kéo dài hàng năm trời thường là ở những vùng gặp khó khăn về lương thực. Câu chuyện chỉ trở nên phức tạp và đổ vỡ khi chuyển từ cơ chế cộng đồng sang cơ chế nhà nước.

Các lãnh đạo địa phương có tinh thần sáng tạo và ý thức trách nhiệm muốn báo cáo với cấp trên và nhân rộng điển hình thành chủ trương của địa phương bắt đầu gặp nhiều rắc rối, đôi khi là tai họa. Các thử nghiệm bị dập tắt khi lãnh đạo địa phương muốn chính thức hoá chính sách đổi mới mang tính “vượt rào”. Tất nhiên sau nhiều va vấp, cuối cùng thực tiễn vẫn là thước đo chân lý vì đây là giải pháp thiết thực và duy nhất cho phép giải quyết vấn đề sống còn của nền kinh tế trong khủng hoảng, đó là đảm bảo an ninh lương thực.

Tương tự như vậy, ở Trung Quốc, khi cải cách kinh tế bước từ giải quyết đủ cái ăn sang tăng thu nhập và tạo việc làm cho dân, từ trong thực tế nông thôn, mô hình công nghiệp hương trấn xuất hiện, mở ra một giải pháp tổng hợp cho việc phát triển công nghiệp và doanh nghiệp nông thôn. Trong bước đầu trứng nước, sở dĩ mô hình này sống sót nổi trước sự quản lý nghiêm ngặt của cơ chế quan liêu bao cấp là nhờ áp dụng cơ chế cộng đồng. Xuất thân từ các công xưởng thủ công của các công xã nhân dân, các doanh nghiệp này tự ngụy trang mình bằng cách “đội mũ đỏ” tự gọi mình là doanh nghiệp “tập thể” quản lý theo kiểu nửa công nửa tư.

Nhờ cơ chế cộng đồng, doanh nghiệp hương trấn tận dụng được cơ sở vật chất của kinh tế tập thể, huy động được lao động nông thôn, khai thác được vốn của nhân dân, sử dụng được phương thức quản lý có trách nhiệm và tận tâm của tư nhân, và giữ quan hệ tốt, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương tránh được sự cản trở của cơ chế nhà nước. Trước cuộc “tập kích bí mật” này của cơ chế cộng đồng, Đặng Tiểu Bình kể: "Điều làm

81

Page 82: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cho chúng tôi hoàn toàn bất ngờ là sự phát triển của các ngành công nghiệp nông thôn. Sự đa dạng trong sản xuất và chủng loại mặt hàng của các doanh nghiệp nhỏ mọc lên như nấm ở các vùng nông thôn giống như thể sự xuất hiện bất thình lình của một đạo quân. Đây không phải là thành tựu của chính phủ trung ương. Đây là điều nằm ngoài dự đoán của tôi cũng như của các đồng chí khác. Nó làm cho chúng tôi bị bất ngờ"42.

Ngày nay, những vấn đề thực tiễn khác cũng đang được đúc rút trở thành lý luận, tạo nên sức sống của công cuộc đổi mới kinh tế như sản xuất trang trại, kinh tế hợp đồng, đảng viên làm kinh tế,... đều bắt đầu từ cái nôi nhỏ bé nhưng an toàn của cơ chế cộng đồng trước khi được thả ra sân rộng của cơ chế nhà nước. Làm ngược lại, nhiều nước Đông âu và Liên Xô thực hiện “liệu pháp sốc” áp dụng ngay những ý tưởng còn mơ hồ trong cải cách vào cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường nên đem lại những thất bại đau đớn.

Lá chắn bảo vệ quyền lợi - nhiệm vụ thiêng liêng của cơ chế cộng đồng.

“Lá lành đùm lá rách”, cá nhân từng con người không đủ sức đương đầu với những thảm hoạ khủng khiếp của chiến tranh, thiên tai, bệnh tật,… những rủi ro của cá nhân và mỗi gia đình phải được cả cộng đồng tổ chức hỗ trợ. Đó là nguồn gốc của các tổ chức nhân đạo quốc tế như Chữ thập đỏ, Lưỡi liềm đỏ,…

Hộp 18. Tổ chức chữ thập đỏ

Năm 1859 tại Sopherinô, diễn ra cuộc chiến tranh đẫm máu giữa áo và Pháp. Như mọi cuộc chiến diễn ra thời đó, khi tiếng súng trận đã im trên chiến trường, quân đội hai bên bình thản rút đi, bỏ lại trên chiến trường 40 ngàn xác chết và thương binh của cả hai phía. Tiếng rên la thảm thiết của những người hấp hối tắt dần trong đói khát và nhiễm trùng. Ruồi, muỗi, ròi, bọ, chuột, sói và diều hâu sẽ là kẻ dọn dẹp cuối cùng. Ông Henry Dunant, một thương gia Thụy Sỹ trên đường đi ngang chiến trường đã kinh hoàng chứng kiến cảnh tượng vô nhân đạo này. Sót thương đồng loại, ông đi đến những xóm làng lân cận kêu gọi nông dân địa phương tự nguyện tổ chức thành các đoàn cứu trợ đứng ra chôn cất người chết, cứu chữa thương binh.

Sau khi trở về Giơnevơ, ông viết cuốn “Ký ức về Sopherinô” xuất bản năm 1862 kêu gọi thành lập một tổ chức trung lập của cộng đồng để cứu giúp nạn nhân chiến tranh. Năm 1864, ước mơ của Dunant trở thành hiện thực khi đại diện của 12 nước Châu Âu cùng ký công ước Giơnevơ công nhận lấy chữ thập đỏ làm biểu

42 Nhân dân Nhật báo, ngày 13, tháng 6, 1987.

82

Page 83: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tượng cho tổ chức nhân đạo này. Một tổ chức giám sát quốc tế được thiết lập làm nhiệm vụ nhân đạo, đến 1876 trở thành ICRC. Ngày nay, hiệp hội chữ thập đỏ quốc tế có 150 chi nhánh tại các quốc gia (có 26 nước giàu đóng vai trò nhà tài trợ) với 250 triệu thành viên và là tổ chức cứu trợ nhân đạo lớn nhất thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc cứu trợ nhiều thảm hoạ của nhân loại thời gian qua. (Nguồn: Microsoft Encarta Reference Library 2002).

Mục tiêu chính của tổ chức hợp tác xã khi mới thành lập cũng là để sử dụng cơ chế cộng đồng bảo vệ quyền lợi của thành viên trước cạnh tranh khốc liệt và không công bằng của cơ chế thị trường. Hợp tác xã ở phần lớn các nền kinh tế trên thế giới là hình thức phối hợp để tự giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi thành viên nhờ khắc phục tình trạng không tương xứng về thông tin và tăng vị thế đàm phán, cạnh tranh. Trên

thế giới hợp tác xã có ba hướng hoạt động chính:

- Cùng nhau quản lý tài nguyên tự nhiên mà cá nhân không thể làm nổi như các Hiệp hội Nước ở ấn Độ hay các Hội quản lý Đất ở Mỹ.

- Giúp nông dân tiếp thị lao động tại thị trường lao động hoặc giúp nông dân bán sản phẩm trên thị trường như các Hợp tác xã Thủy sản ở Indonesia hay Hợp tác xã Ngũ cốc ở Trung Phi, Rau quả ở Đài Loan, chi phối sản xuất Sữa ở Phần Lan, Gạo ở Nhật Bản, Ngũ cốc ở áchentina.

- Giúp nông dân mua hàng và tiếp nhận dịch vụ với giá rẻ, và phục vụ tốt như Hợp tác xã Dịch vụ ở Thụy Điển, Hiệp hội Điện nông thôn ở Mỹ, Hợp tác xã Tín dụng ở Canađa, Hợp tác xã Nhà ở tại Châu Âu,…

Các hợp tác xã kiểu này đều có 3 đặc điểm chung: tham gia theo nguyên tắc tự nguyện, sở hữu và quản lý bởi thành viên theo nguyên tắc dân chủ, mỗi người một phiếu bầu; và lợi ích của hợp tác xã do những người tham gia hưởng dưới dạng tiền hoặc dịch vụ.

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế nông nghiệp ban đầu, chính phủ của nhiều quốc gia ra sức hỗ trợ hợp tác xã để hình thành các tổ chức sản xuất nòng cốt mạnh hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý phát triển nông thôn, thậm chí để củng cố uy thế chính trị trên địa bàn nông thôn. Nhưng kết quả đạt thường ngược lại, khi nhu cầu thành lập hợp tác xã không xuất phát từ nông dân, họ thờ ơ với hợp tác xã. Chỉ đến khi thể chế thị trường phát triển đủ mạnh, trước sức ép các hoạt động cạnh tranh kinh tế của cơ chế thị trường, nông dân thấy mình trở thành

83

Page 84: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

kẻ thấp cổ bé họng, chịu đựng mọi rủi ro và thua thiệt thì mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng của xã viên mới trở thành sức hút chính tạo nên tinh thần tự giác tham gia và gắn bó với hợp tác xã của nông dân trên toàn thế giới.

Và cũng một phần, là khi kinh tế đã phát triển đáng kể, nhà nước mới có đủ sức đầu tư hỗ trợ đáng kể cho các tổ chức hợp tác xã phát triển. Đó là lý do vì sao hợp tác xã nông nghiệp lại phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển hơn là tại các quốc gia đang phát triển. Tại các nền kinh tế phát triển ở châu á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… gần 100% nông dân tham gia các tổ chức hợp tác xã.

Phát triển xã hội - thành công của cơ chế cộng đồng

Nông thôn là thánh địa của cơ chế cộng đồng. Tại nông thôn có cả nền tảng kinh tế của nền nông nghiệp cổ truyền, cả môi trường xã hội của những quan hệ họ mạc, làng xã gắn bó. Bởi vậy, những nhà phát triển nếu biết vận dụng cơ chế cộng đồng vào phát triển nông thôn sẽ đem lại thành công to lớn. Một trong những bài học hay về cách làm này là trường hợp Hàn Quốc thập kỷ 1970 với phong trào Làng Mới (Seamun Undong).

Sinh ra từ một gia đình nông dân nghèo, Tổng thống Hàn Quốc Pắc Trung Hy cho rằng điểm yếu nhất của nông dân là tư tưởng tự ti, ỷ lại, dám tự vươn lên làm chủ cuộc sống, là sự rệu rã của cộng đồng nông thôn, vì vậy, cách tốt nhất giúp họ phát triển là phát động tinh thần cộng đồng thông qua một phong trào quần chúng. Ông nói: “Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn, và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng, xã nông thôn sẽ trở thành nơi sinh sống thịnh vượng...”.

84

Page 85: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 19. Chương trình Làng Mới (Seamun Undong) tại Hàn Quốc

Mỗi làng bầu ra "Uỷ ban Phát triển Làng mới" gồm 5 đến 10 người. Có hai người (một nam, một nữ) có uy tín nhất được bầu là đồng chủ tịch. Để đảm bảo thực sự là “của dân”, cá nhân lãnh đạo nông dân không là thành viên đảng phái chính trị, ủy ban phải độc lập với cơ quan hành chính. ủy ban tổ chức họp bàn nhân dân để lập kế hoạch và quản lý dự án phát triển nông thôn, và mọi vấn đề liên quan đến chương trình phát triển nông thôn. ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu ủy ban với 12 điều phối viên là Thứ trưởng các Bộ Kế hoạch Kinh tế, Ngoại giao, Giáo dục, Nông nghiệp và Thuỷ sản, Thương mại và Công nghiệp, Xây dựng, Y tế và các vấn đề Xã hội, Thông tin và Văn hóa.

Tùy khả năng nhà nước đầu tư , tất cả các làng được chọn ngẫu nhiên và nhận tiền hỗ trợ của nhà nước rót trực tiếp cho làng xã. Thông qua điều hành của ủy ban phát triển làng, tiền hỗ trợ của nhà nước được phối hợp với đóng góp của dân do dân quản và sử dụng. Sau từng năm, một chương trình đánh giá khách quan do đại diện các làng cùng nhà nước tiến hành và công khai công bố danh sách các làng thực hiện tốt cho cả nước biết. Làng làm tốt sẽ được được nhà nước tiếp tục hỗ trợ. Quá trình đầu tư từng bước từ thấp đến cao tùy mức độ tham gia tích cực và hiệu quả của mỗi làng, bởi vậy làng làng thi đua ai cũng muốn làm tốt hơn, cuối cùng cả nước nông thôn phát triển. Bộ máy phát triển nông thôn hoạt động khá nhịp nhàng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống, Nhà nước liên kết chặt với nhân dân cả về đầu tư, phát triển kinh tế, cổ vũ tinh thần. Nguyện vọng, sáng kiến của dân được phản ánh trực tiếp lên cấp cao nhất. Chương trình vừa là phong trào quần chúng, vừa là kế hoạch của nhà nước.

Sau 20 năm, phong trào Saemaul xây dựng xong nền tảng nông thôn hiện đại như kết cấu hạ tầng (đường làng, nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước, điện); chuyển giao công nghệ, tích lũy vốn, đào tạo nhân lực và bảo vệ môi trường (giống cao sản, quỹ tiết kiệm trong gia đình, đào tạo cán bộ trong làng...). 84% cây rừng của Hàn Quốc được trồng trong giai đoạn đó. Sau 30 năm, môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn đã cải thiện đáng kể, sản xuất thương mại phát triển. Xã hội nông thôn năng động, có khả năng tự tích luỹ, tự đầu tư, và có khả năng tự phát triển.

Chính phủ Hàn Quốc tổ chức các hội đồng phát triển ở làng xã do dân tự quản. Nhà nước cấp cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn một khối lượng xi măng và sắt thép nhất định. Nhân dân đóng góp công sức, các chi phí khác và toàn quyền lựa chọn, quản lý thi công và sử dụng công trình. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ hàng năm dựa trên thành tích đạt được của từng làng xã. Những nơi

85

Page 86: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

không làm tốt sẽ không được giúp đỡ. Hình thức đánh giá này tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong cả nước, cạnh tranh nhau làm tốt hơn giữa các làng.

Huy động cả bộ máy nhà nước phối hợp hoạt động với phong trào quần chúng theo cơ chế cộng đồng, chương trình nông thôn mới ở Hàn quốc đã đạt kết quả rất tốt. Kết cấu hạ tầng nghèo nàn ở nông thôn được cải thiện về căn bản, hợp tác hóa lan nhanh và phát huy tác dụng tốt, đồi núi trọc được phủ lại rừng, thu nhập nông thôn nâng lên bằng mức thành thị, cơ cấu sản xuất ở nông thôn chuyển nhanh sang công nghiệp và dịch vụ... Tất cả những biến đổi đó diễn ra rất nhanh nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng.

Một mô hình phát triển xã hội thành công bằng cơ chế cộng đồng là Singapore trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Tổng thống Lý Quang Diệu nhận thấy các nhà chính trị phương Tây thường dùng cơ chế nhà nước vận động quần chúng thông qua các chiến dịch truyền thông rầm rộ, phát truyền đơn kêu gọi. Ông không tin vào cách làm này. Học tập kinh nghiệm vận động quần chúng của Đảng Cộng sản đối lập, ông nhận thấy giải pháp quyết định để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân phải là tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở ở địa bàn. Từ đó, Chính phủ chuyển sang áp dụng cơ chế cộng đồng: xây dựng hiệp hội nhân dân, thu hút vào hiệp hội mọi tầng lớp doanh gia, các hiệp hội chính trị, các câu lạc bộ giải trí, các nhóm cùng sở thích văn nghệ, thể thao... các tổ chức này triển khai dịch vụ của mình trên hầu hết các cộng đồng dân cư và mở các lớp dạy tiếng Anh, tiếng Trung, dạy nấu ăn, chữa máy,... dần dần chiếm lại địa bàn và giành hết phiếu bầu của Đảng Cộng sản ở cơ sở.

Bước tiếp theo, Lý thu hút từ mọi làng xã trên đảo các nhà chính trị ủng hộ mình. Họ vốn là những người được quần chúng tín nhiệm như các chủ tịch các hiệp hội, các câu lạc bộ và các tổ chức quần chúng tự giác ở địa phương. Nắm lấy lực lượng này, Lý cử cán bộ Nhà nước đến bàn bạc với họ về các chương trình đầu tư phát triển cộng đồng như mở đường giao thông, lắp điện, nước, thông tin. Và sau đó nhà nước cung cấp vốn cho cộng đồng quản lý đầu tư. Sức mạnh của Chính quyền được dùng để xây dựng mối quan hệ mật thiết với dân cư thông qua các tổ chức cộng đồng nhằm giành hậu thuẫn chính trị tuyệt đối của nhân dân. Bằng cách làm này, Chính phủ của ông đã giành được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân và thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá ở Singapore43.

43 Yew L. Q. 2000.

86

Page 87: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

ở Việt Nam có trường hợp của thị trấn du lịch Hội An tỉnh Quảng Nam. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương diễn ra thuận lợi, đem lại lợi nhuận cho mọi người dân, cộng đồng dân cư trong vùng thống nhất với nhau thay đổi một số nếp sống của mình như những ngày nhất định trong tháng cùng ngừng không dùng điện trong toàn thị xã, trở lại dùng đèn lồng và nến để tạo không khí cổ truyền. Họ cũng thống nhất không dùng ăng ten TV ngoài trời để giữ không gian thơ mộng của phố cổ,… sự thống nhất của cộng đồng ở Hội An đã giúp thị xã này làm được những điều mà nhiều thành phố khác phải đổi bằng chi phí lớn hơn nhiều của cơ chế thị trường mà vẫn không làm nổi.

Thừa kế di sản- khả năng liên kết thời gian của cộng đồng

Khác với tình trạng “tiền trao, cháo múc” của cơ chế thị trường hay “tân quan, tân chính sách” của cơ chế nhà nước, một trong những thế mạnh quan trọng của cơ chế cộng đồng là khả năng làm lợi cho con người trong tương lai lâu dài, chuyển giao lợi ích cho từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Các giá trị quan trọng của cơ chế cộng đồng như uy tín, quan hệ, kinh nghiệm… đều được tích lũy và chuyển tiếp theo thời gian.

Hộp 20. Chế độ làm việc suốt đời trong doanh nghiệp Nhật Bản

Các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào đội ngũ nhân viên như tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, cũng vì vậy, mỗi doanh nghiệp trở thành một cộng đồng mà người làm gắn bó hoàn toàn với nó. Trong thu nhập của công nhân viên Nhật, các khoản trợ cấp, tiền làm thêm giờ, thửơng và quĩ phúc lợi của công ty cộng lại cao hơn lương. Khi xảy ra suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp có thể cắt giảm các khoản phụ thu này để đối phó với tình hình khó khăn, công nhân chấp nhận thu nhập thấp hơn nhưng không bị đuổi việc như ở các nước khác. Trong công ty Nhật, ban giám đốc và công nhân cùng chia sẻ lợi nhuận khi ăn nên làm ra và chia sẻ thất bát khi gặp khó khăn.

Công ty cung cấp bảo hiểm y tế, cho người chưa lập gia đình thuê nhà, cho người có gia đình vay tiền với lãi suất bao cấp để mua nhà, hỗ trợ tiện nghi giải trí gia đình, hỗ trợ việc học hành của con em công nhân, bán cổ phiếu công ty cho người làm, trợ cấp khen thưởng cho người làm việc tốt, khen thưởng quà cáp cho những người có thâm niên công tác, tổ chức đào tạo tay nghề cho cán bộ trong suốt thời gian làm việc, những mối liên hệ như vậy khiến công nhân viên coi công ty như gia đình và trung thành, đóng góp với nó suốt đời

87

Page 88: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

theo cơ chế cộng đồng. (Nguồn: Diệu, L. Q. 2002)

Tại những thể chế tuân theo cơ chế này, “sống lâu lên lão làng” là một luật chơi quan trọng. Các nhà cách mạng lão thành trong một số tổ chức chính trị, các già làng ở bản làng miền núi… nhiều khi có tiếng nói quyết định trong những vấn đề quan trọng về nhân sự, chính sách trong cộng đồng. ở Việt Nam, vua nhà Trần đã triệu tập các bô lão để xin ý kiến khi tiến đánh giặc Nguyên, các doanh nghiệp Nhật Bản cổ truyền rất nổi tiếng với chế độ làm việc suốt đời, học tập suốt đời của đội ngũ công nhân lành nghề.

Dài hạn hơn trong cầu nối thời gian là ý thức và quan niệm tích tụ và thừa kế quyền lợi cho các thế hệ tương lai. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” là điều răn quan trọng của nhiều cộng đồng. Người ta không chỉ tích lũy đất đai, tài sản, tiền bạc mà còn chăm lo để lại lợi nhuận, kiến thức cho con cháu theo tinh thần “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Không những thế, việc tu nhân, tích đức còn là mục tiêu quan trọng và nghiêm túc của nhiều thế hệ người để bản thân kiếp sau được lên thiên đàng, lên cõi niết bàn,…và đồng thời cũng để lại phúc đức cho các thế hệ con cháu tương lai.

Khả năng liên kết hành động của con người hiện tại với kết quả trong tương lai trung hạn và dài hạn là một khả năng đặc biệt của cơ chế cộng đồng, nó tạo nên sức mạnh kiềm chế, giám sát và định hướng hoạt động của loài người đạt đến ý thức mình vì mọi người, cội nguồn của đạo đức nhân loại, nó cho phép con người làm được điều kỳ diệu khác với mọi sinh vật khác là quyết tâm đầu tư cho tương lai, hướng đến mục tiêu phát triển vững bền một cách tự giác.

Bảo vệ đạo đức xã hội-sức đề kháng của cộng đồng.

Howard Margolis năm 1982 đã mô tả định hướng hai mặt của hoạt động xã hội. Con người vừa theo đuổi những mối quan tâm nhằm nâng cao các mục tiêu lợi ích của cá nhân vừa có những mục tiêu phục vụ lợi ích chung mang tính phi vụ

lợi44. Theo North, nếu các chi phí để bày tỏ quan điểm, nhận thức cá nhân càng thấp thì trong quá trình hành động của con người, những nhận thức độc lập phi vụ lợi sẽ càng đóng vai trò nổi trội hơn, trở thành ưu tiên cao hơn trong các lựa chọn. Ví dụ như việc bỏ phiếu trong các cơ quan lập pháp hay hình thức nhiệm kỳ suốt đời giành cho các quan tòa là những giải pháp

44 Margolis H. 1982

88

Page 89: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thể chế làm giảm chi phí, giúp phát huy khả năng, khiến con người mạnh dạn và thẳng thắn làm theo nhận thức khách quan của mình45.

Hộp 21. Lời thề của sinh viên Đại học Stanford

Stanford là một trường đại học nổi tiếng ở California, Mỹ về chất lượng đào tạo và các công trình nghiên cứu khoa học. Khi nhập học, mọi học sinh tuyên thệ với “lời thề của đại học Stanford” rất độc đáo. Nội dung lời thề đại ý là: trong suốt thời gian đào tạo ở trường, vì danh dự, uy tín và chất lượng của sinh viên và nhà trường, mọi kỳ thi sinh viên sẽ hoàn toàn tự giác làm bài, không chấp nhận mọi hình thức quay cóp, hỏi bài, tranh thủ, lợi dụng nào... tất nhiên nếu vi phạm sẽ bị xử lý thẳng cánh không chỉ bằng “cơ chế nhà nước” như kỷ luật, đuổi học mà còn chịu phạt nặng về “cơ chế thị trường” vì tiền phạt và học phí đóng rất cao và phạt cả bằng “cơ chế cộng đồng”, những trường hợp xấu bị nêu gương qua nhiều thế hệ sinh viên và thông báo rộng rãi trong và ngoài trường.

Thực hiện lời thề đó, về phía nhà trường, trong mọi cuộc thi, kiểm tra chất lượng, giáo viên chỉ giao đề bài cho lớp, qui định đúng thời gian, địa điểm, hình thức nộp bài, rồi sau đó đến nhận bài về chấm và thông báo điểm cho sinh viên. Giáo viên không được phép tỏ ý nghi ngờ, đến giám sát hoặc làm phiền sinh viên đang làm bài thi. Về phía sinh viên sau khi nhận đề thi, tự giác làm bài, có thắc mắc gì về nội dung câu hỏi mới liên lạc hỏi lại giáo viên, tuyệt đối không trao đổi, thảo luận, hết thời gian tự giác nộp bài.

Với qui chế độc đáo này, các hình thức thi của trường rất đa dạng, thực dụng, và cũng rất khó, có những môn thi viết sinh viên ngồi liên tục trong phòng hàng mấy tiếng đồng hồ, cũng có môn, phải đến thư viện tham khảo hàng đống tài liệu, lên Internet tìm thông tin, đến phòng thí nghiệm chạy máy tính, hay ở nhà để suy nghĩ viết bài trong vài ngày. Nhưng dù cách gì, cái chính là phải tự lực làm bài.

Qui chế đã biến kỷ luật thi cử vốn là quan hệ học sinh và thày giáo sang thành chuyện danh dự và quyền lợi của cả cộng đồng sinh viên. Nếu một sinh viên phạm luật là phản bội và ăn gian với cả tập thể. Không có gì chặt chẽ bằng sinh viên tự quản lý mình và giám sát lẫn nhau, không ai tán thành và cho phép mình cũng như người khác vi phạm qui chế. Nhờ đó, luật chơi chung được tôn trọng năm này qua năm khác, trở thành cơ chế tự bảo vệ vững vàng trong cộng đồng sinh viên và tiếng tăm tốt đẹp của nhà trường và những người do trường đào tạo.

Sugden cho rằng sức mạnh đạo lý được hình thành khi một cộng đồng “cùng công nhận và tôn trọng một thông lệ. Theo ông, khi mọi người anh tiếp xúc, vì lợi ích của họ đều tỏ ra tôn trọng một qui chế thì đương nhiên anh cũng phải tôn trọng

45 North, D. C. 1998

89

Page 90: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nó, “đạo đức của sự hợp tác” là lẽ tự nhiên46. Rõ ràng một trong những sức mạnh thách thức với thời gian của cơ chế cộng đồng là niềm tin vào đạo đức. Con người luôn tin tưởng một cách tự nhiên ở sự tất thắng của lẽ phải, của các thế lực tốt đẹp trong cuộc đấu tranh với các lực lượng đen tối. Niềm tin đó có thể xuất phát từ nguồn gốc tôn giáo, có thể dựa trên nền tảng công bằng của pháp luật, có thể dựa trên kiến thức của giáo dục, có thể hình thành thành từ kinh nghiệm lịch sử. Điều quan trọng là niềm tin về đạo đức được duy trì một cách tự giác, trở thành lương tâm bảo vệ con người, giám sát con người ở mọi lúc, mọi nơi.

Nếu như “hiệu ứng Suvantor”47 xảy ra khi một số công cụ xấu của các cơ chế bị huy động, xô đẩy mọi người đua nhau làm theo cái xấu, phá vỡ cân bằng luật lệ chung, thì niềm tin vào đạo đức ngăn cản sự phá hoại đó, nó ngăn chặn sự sai phạm của từng người và ngược lại tạo nên làn sóng của tập thể cộng đồng đấu tranh để bảo vệ trật tự, bảo vệ đạo lý. ở đâu người tốt chiếm ưu thế và kiên quyết hành động để bảo vệ lẽ phải thì sức mạnh của đạo đức được duy trì, cái xấu không có môi trường để tồn tại. Điều quan trọng là tư tưởng tốt phải trở thành sự đồng lòng, thành nếp sống của cộng đồng. Mọi người hành động theo đạo đức trước hết vì tin tưởng và trông đợi rằng người khác, toàn cộng đồng cũng đối xử với mình, với các thành viên khác trong gia đình mình như vậy. Do đó, cơ chế tự vệ thường thành công với những cộng đồng hiểu biết rõ về nhau, tương đối đóng hoặc phải có biện pháp giám sát và thưởng phạt rõ ràng. Khi được hỏi làm thế nào gìn giữ được các giá trị đạo đức cho nhân dân, Lý Quang Diệu trả lời: “củng cố những tài sản văn hoá vốn có của người dân, những giá trị mà họ kế thừa và ý thức về những điều thiện, ác. Những phẩm hạnh nho giáo như hiếu thảo với cha mẹ, lương thiện và chính trực, cần kiệm, trung thực với bạn bè và trung thành với đất nước là những hỗ trợ quan trọng cho hệ thống pháp lý. Chúng tôi củng cố cho những giá trị truyền thống bằng cách tưởng thưởng cho những hành động cư xử phù hợp với những giá trị này và trừng phạt cách cư xử ngược lại48”.

Việc xây dựng nên tâm lý đạo đức tập thể là một quá trình tạo phản xạ có điều kiện lâu dài và nhất quán. Phải tách rời quan niệm hiệu quả thực dụng trước mắt với ý thức xây dựng nền tảng đạo đức trên cơ sở pháp lý vững bền. Ví dụ, hiện tượng đã trở nên khá quen thuộc ở Việt Nam là nộp tiền phạt vi phạm giao thông cho công an viên ngay tại chỗ. Dường như đây cũng là việc làm có hiệu quả: người bị phạt có ý thức ngay về sự thiệt hại kinh tế khi phạm lỗi, công an có điều kiện cải thiện mức thù lao thấp để có thể hăng hái làm nhiệm vụ, món tiền được chi không phải để làm những việc phạm pháp nên có thể không coi là hối lộ.

46 Sugden, 198647 Xem phần Mặt xấu của cơ chế cộng đồng, trang48 Diệu, L. Q. NXB Trẻ, 2001.

90

Page 91: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ chế nhà nước đã bị thay bằng cơ chế thị trường. Bên cạnh bài học khi vi phạm luật giao thông sẽ bị phạt, cả người phạt và người bị phạt lại chấp nhận ý thức có thể và nên xử lý cơ chế nhà nước bằng cơ chế thị trường. Mọi sai phạm có thể bù đắp được bằng tiền, mọi hình phạt có thể mặc cả được. Người công an mỗi ngày nhận tiền phạt của vài chục người, thì khi con anh ta lớn lên, đã có hàng vạn người được anh ta “dạy dỗ” đón chặn nó để đòi tiền trong muôn ngàn dịch vụ công cộng khác, cho dù ý thức về luật giao thông của họ được cải thiện.

Nếu như cơ chế cộng đồng được phát huy đúng cách, có thể tạo nên sức mạnh thần kỳ của chiến tranh nhân dân, mở ra đổi mới cải cách, phát triển kinh tế thành công thì cơ chế này nếu áp dụng sai, cũng có những mặt trái xấu xa ghê gớm, đem lại nhiều đau khổ cho nhân loại.

Mặt yếu của cơ chế cộng đồng:

"Gà nhà đá nhau ".

Trong cơ chế cộng đồng, mối quan hệ gia đình, thân hữu thường được tận dụng thay thế cho mọi quan hệ xã hội khác khi không có đủ thông tin của các đối tác khác. Đây cũng chính là nơi xuất hiện hiện tượng "nồi da xáo thịt". Khi loại bỏ được những nguy cơ từ bên ngoài thì mối đe dọa thoán đoạt lại chuyển vào bên trong. Cốt lõi của nghịch lý này là ở chỗ, khi áp dụng cơ chế cộng đồng vào hoạt động quản lý, sẽ nảy sinh ra những tình cảnh mà một số đương sự bị đặt vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: hoặc là làm phản hoặc là chấp nhận nguy cơ bị loại bỏ. Đó là các những người ở vào vị trí, chức vụ phụ thuộc, gắn với sự tồn tại của một vị trí quyết định khác, nhưng nếu loại bỏ được vị trí quyết định kia thì sẽ chấm dứt được tình trạng phụ thuộc và đạt được vị thế độc lập ổn định.

Ví dụ, trong một triều đình phong kiến, vị trí của Thái tử và Hoàng hậu là hai vị trí phụ thuộc nguy hiểm nhất, họ luôn bị các Hoàng tử và phi tần khác tìm cách cạnh tranh giành quyền. Sự tồn tại của họ gắn chặt vào quyết định của cá nhân nhà vua. Một khi thay đổi vua, hai người này sẽ bị phế truất, thậm chí bị trừng trị (và chuyện này vẫn thường xảy ra trong lịch sử). Thế nhưng nếu vua chết, lập tức Thái tử lên ngôi và Hoàng hậu trở thành Hoàng thái hậu, những vị trí suốt đời vững bền và uy quyền. Đó là lý do khiến cho học giả Trung Hoa Hàn Phi Tử đã nói "Người muốn giết vua nhất là Hoàng hậu và Thái tử, người có khả năng tranh ngôi vua nhất là anh em vua"49.

Để khắc phục tình cảnh oái oăm này, một số nhà vua như Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, Minh Mạng ở Việt Nam,… đã không lập ra ngôi Hoàng Hậu và ngôi Thái Tử, đời Tần ở Trung Quốc từ Trần Hiếu Công về sau cũng không giao chức 49 Hàn Phi Tử, Bị nội, dẫn theo Trần Đình Hượu

91

Page 92: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tể tướng cho người trong họ. Như vậy, ngay cả trong một số triều đại phong kiến, có cơ chế cộng đồng cũng phải thay thế bằng cơ chế nhà nước để tránh những nghịch lý cơ chế xảy ra.

Một thảm họa "gà nhà đá nhau" khác xuất phát từ một mặt xấu của cơ chế cộng đồng, là kết quả của tình trạng "xử lý nội bộ."50 Việc đàn áp trong cộng đồng với hình thức "xử lý nội bộ" thường bất chấp các ràng buộc luật pháp, bỏ qua các thông lệ quốc gia và quốc tế nên có thể rất tàn bạo và không có giới hạn. Trong hoàn cảnh đó, đối tượng bị đàn áp cũng phải chống lại bằng những giải pháp bất chấp mọi qui ước chung. Kết quả là cộng đồng bị chia rẽ thành những cộng đồng nhỏ đối lập nhau trong những cuộc chiến huynh đệ tương tàn với mọi thủ đoạn tàn bạo nhất.

Những cuộc chiến dai dẳng và đẫm máu với những thủ đoạn diệt chủng giữa các bộ tộc ở một số nước châu Phi, những cuộc giết chóc lẫn nhau bằng vũ khí hóa học và tên lửa giữa hai quốc gia hồi giáo Iran và Irăc, những cuộc đấu pháo dai dẳng và đe dọa sử dụng hạt nhân giữa hai quốc gia cùng chủng tộc ấn Độ và Pakistăng, những cuộc đánh bom và bắn phá hướng vào dân thường của hai cộng đồng cùng sống trên một mảnh đất như Palestin và Israel,... trong những cuộc chiến này, mọi thứ vũ khí, mọi thủ đoạn tàn bạo được áp dụng bất chấp các qui tắc quốc tế. Điều vô lý là những cuộc thảm sát đó lại xảy ra giữa những cộng đồng có những nét tương đồng, vốn có thể là thành viên của một cộng đồng lớn. Điều vô nghĩa là những cuộc chiến bất tận này kéo các cộng đồng anh em vào vòng nghèo khổ, thậm chí diệt vong, chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ lợi dụng bên ngoài.

"Cáo hết, chó săn bị làm thịt".

Trong cơ chế cộng đồng, việc sử dụng người dựa trên cơ sở tin cậy trước, năng lực sau. Khi trong họ hàng làng nước không có đủ người có năng lực, các chính quyền độc tài chuyên chế buộc phải dùng đến những người tài trong xã hội để nắm quyền lực một phần hoặc từng giai đoạn. Trong những trường hợp như vậy, biểu tượng của quyền lực được trao gửi một cách rõ ràng thông qua các "tín vật" biểu trưng được công nhận rộng rãi (cờ phủ, tiết việt, hổ phù, ấn tín, thượng phương bảo kiếm, sắc chỉ, quyền trượng,…). Những tín vật này được người nắm quyền như vua quan, giáo chủ, lãnh chúa,… trao cho những người nhận quyền lực cụ thể như tướng lĩnh, sứ giả, khâm sai,… làm biểu tượng cho việc chia sẻ một phần quyền lực cụ thể ví dụ thống lãnh một phần quân lực, ủy thác một số quyền lực, được giao một phần tài nguyên,… để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như đánh trận, đàm phán, xử án, thanh tra,… Thông thường các giao phó này mang tính có điều kiện, có giám sát, có thời hạn giống như Tôn Ngộ Không nổi

50 Xem phần Mặt xấu của cơ chế cộng đồng. 92

Page 93: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tiếng trong chuyện Tây du ký của Thi Nại Am, quá tài giỏi và độc lập nên Phật bà Quan âm phải đội cho chiếc vòng Kim Cô để có thể khống chế.

Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ thường có hai khả năng xảy ra. Trường hợp thứ nhất, nhiệm vụ thất bại, người được giao nhiệm vụ sợ bị trị tội tìm cách trốn đi hoặc phản bội, đem theo các quyền lực và tài nguyên được giao. Trường hợp thứ hai, nhiệm vụ thành công, người có công vừa đòi hỏi được thưởng công xứng đáng, vừa không muốn trao trả các quyền lực đã được trao gửi dẫn đến nguy cơ tiếm quyền. Đứng trước hai nguy cơ thường xuyên này, các chính thể độc tài thường áp dụng hai phương pháp đề phòng sau đây: giám sát, theo dõi khi đang thi hành nhiệm vụ và trừ khử, vô hiệu hoá sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Trong tổ chức của triều đình Trung Quốc cổ, bên cạnh nguyên soái lĩnh quân ra đánh trận thường có "giám quan" đi theo giám sát điều khiển nguyên soái, chức này thường do hoàng thân, quốc thích, là người được vua tin cậy đảm nhiệm. Người này có quyền vô hiệu hoá quyền lực của nguyên soái nếu cần thiết và tất nhiên như vậy cũng rất dễ làm hỏng việc quân. Trong lịch sử cổ kim, chuyện tướng ra trận đành bất tuân lệnh vua để giành thắng lợi, chuyện thắng trận, nhà vua giết tướng và cả chuyện lập công xong, tướng quay lại cướp ngôi của vua là nghịch lý diễn ra thường xuyên dưới các thể chế quản lý bằng cơ chế cộng đồng khiến cho người giỏi giang nhất, lập nhiều công trạng nhất luôn có nguy cơ bị loại bỏ hoặc ngược lại, trở thành người dễ đe dọa ngôi báu nhất.

Hộp 22. Phạm Lãi hết lòng vì nước trong chiến tranh, rút lui đúng lúc khi thắng lợi

Cuối đời Xuân Thu, Phạm Lãi làm quan đại phu ở nước Việt. Vua nước Việt là Câu Tiễn do không nghe lời can gián của Phạm Lãi đã đem quân nghênh địch với quân Ngô và bị thua trận. Nhờ mưu kế của quan đại thần Văn Chủng, Câu Tiễn mới thoát chết nhưng bị bắt sang nước Ngô làm con tin, Phạm Lãi xung phong đi theo hầu hạ. Trong 3 năm làm khổ sai ở nước Việt, Phạm Lãi chịu mọi khổ nhục, động viên Câu Tiễn chịu đựng gian khổ và lập nhiều mưu kế khiến vua Ngô tin cậy và trả lại tự do cho họ. Khi trở về nước Phạm Lãi và Văn Chủng dốc lòng giúp Câu Tiễn xây dựng quân đội, khôi phục đất nước. Phạm Lãi còn hy sinh cả người yêu là mỹ nhân Tây Thi để vua Việt cống cho vua Ngô nhằm xoá bỏ mọi nghi ngờ của nước Ngô. Hai năm sau, quân đội đã đủ mạnh, nước Việt bất ngờ tấn công nước Ngô. Sau hai lần quyết chiến, nước Việt toàn thắng, vua Ngô bị giết.

Hiểu rõ mặt xấu của cơ chế cộng đồng, sau khi thắng lợi, Phạm Lãi một hai xin vua cho từ quan hoàn dân. Không được đồng ý, ông vẫn từ bỏ tất cả vinh hoa trốn sang nước khác ở ẩn. Trước khi đi, ông gửi thư cho Văn Chủng viết “Sau khi cáo cầy đã chết thì chó săn cũng bị giết theo. Khi nước địch đã bị đánh bại, thì mưu thần cũng sẽ bị tiêu diệt…Nếu ngài không bỏ đi thì chắc chắn sẽ gặp tai hoạ”. Văn Chủng

93

Page 94: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

không nghe, tiếp tục ở lại làm quan, về sau bị vua Việt Câu Tiễn buộc phải tự sát. (Nguồn: Những mẩu chuyện Lịch sử nổi tiếng Trung Quốc. NXB Thanh Niên, 2002).

Sử Trung Quốc kể: Hán Cao Tổ sau khi cùng các tướng lĩnh hào mục khởi nghĩa chống nhà Tần thành công lên làm vua, đánh dẹp xong các nước chư hầu thì các đại tướng lại quay lại đòi chia quyền, đòi phong vương. Đầu tiên là Hạng Vũ làm vua nước Sở, Bành Việt làm vua nước Lương, Hàn Tín làm vua nước Tề, Kình Bố làm Hoài Nam vương, Lư Quán làm Yên vương… Sau này, Hán Cao Tổ bèn chiếm lại binh quyền và lần lượt giết các tướng lĩnh có công từ Hạng Vũ đến Hàn Tín, rồi Bành Việt, Kình Bố, đuổi đánh Lư Quán… Các nguyên soái của Trung Quốc ngày nay như Bành đức Hoài, Chu Đức, Lâm Bưu, Hạ Long, Trần Nghị, Lưu Bá Thừa, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh từng nếm mật nằm gai với Mao Trạch Đông trong chiến tranh cách mạng, hầu hết sau ngày thắng lợi cũng bỏ mạng hoặc chịu sự hành hạ trong “Cách mạng Văn hoá”51.

Dội nước vào lửa phong trào

Nếu như trong các nước áp dụng cơ chế nhà nước, việc quốc kế dân sinh dựa vào việc thường xuyên phát triển hệ thống pháp luật được qui định ổn định và lâu dài trên nền tảng Hiến Pháp thì trong các quốc gia áp dụng cơ chế cộng đồng các cuộc chiến tranh, các hoạt động chính trị, các sự kiện văn hoá, thể thao, các ngày kỷ niệm trọng đại, thậm chí các kế hoạch phát triển kinh tế, các chương trình phát triển,… quan trọng đều được phát động thành các phong trào ngắn hạn, liên tục thay đổi.

Đương nhiên, muốn có được các phong trào quần chúng sâu rộng, phải tiến hành các biện pháp cổ động, tuyên truyền biến mục tiêu của lãnh đạo thành tư tưởng và hành động của đông đảo cộng đồng, của cả nước. Phương cách tổ chức

thực hiện như vậy, nếu làm đúng sẽ cho phép đông đảo quần chúng triển khai thực hiện chủ trương, đường lối một cách chủ động, sáng tạo, huy động tổng hợp sức mạnh của tập thể vào việc thực hiện chương trình. Tổ chức kiểu phong trào tạo nên sự phối hợp tự giác, khắc phục được năng lực hạn chế trong thông tin liên lạc, trong liên kết hợp tác vốn yếu kém ở các nước chậm phát triển.

51 Xem: Cách Mạng Văn hoá liệt truyện, Thiên Đảo Hồ, NXB Mũi Cà Mau 2003.

94

Page 95: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 23. Bành Đức Hoài chết vì "dội nước" vào ngọn lửa Đại nhảy vọt

Năm 1958, cả nước Trung Quốc bừng bừng trong cơn sốt của phong trào “Đại nhảy vọt”. Với khẩu hiệu “đuổi kịp Anh, vượt qua Mỹ, thi đua với Liên Xô”, chỉ trong vài tháng, nông thôn cả nước đã công xã hoá đi vào làm ăn tập thể với qui mô lớn. Gia đình bị tiêu diệt, cả làng ăn tập thể, làm việc tập thể, năng suất lúa đạt 10 tấn/mẫu, năng suất khoai lang lên 60 tấn/mẫu. Cả nước tham gia sản xuất gang thép, sản lượng gang thép trong một năm tăng gấp đôi. Báo chí, đài phát thanh, loa truyền thanh vang trời dậy đất những lời nói hào hùng. Chủ nghĩa xã hội đã ở trong tầm tay nhân dân, chỉ cần cực khổ xông tới vài tháng, vài năm là có tất cả.

Đại nhảy vọt diễn ra một năm, đến năm 1959 thiên đường không xuất hiện mà các biện pháp bất chấp qui luật kinh tế đem lại đói khát, thiếu thốn. Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng 2 lần ở Trịnh Châu, 1 lần ở Vũ Xương và sau đó ở Lư Sơn để chỉnh đốn lại phong trào. Tại Hội nghị Lư Sơn, nguyên soái Bành Đức Hoài, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bức bách trước tình hình đã viết bức “vạn ngôn thư” cho Mao Trạch Đông chỉ ra khuyết điểm điểm của phong trào như thói khoe khoang thành tích, nóng vội, lãng phí nhân vật lực,…

Nhận được thư, Mao đã nói “Người này dám nói thật” và “Dễ đắc tội với người khác”. Tuy cho rằng Bành nói thật, nhưng giữa lúc phong trào của 600 triệu dân đang hừng hực xông lên đem lại hoàn cảnh kinh tế chính trị rất khó khăn, bên trong có bức “vạn ngôn thư”, bên ngoài có ý kiến phản đối của Liên Xô, nếu nhận sai có thể làm nhụt chí khí phong trào, để mất uy tín lãnh đạo, đe dọa tính hợp pháp lãnh đạo của Đảng, Mao quyết định gán cho Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bành Đức Hoài cùng một số ủy viên trung ương, ủy viên Bộ Chính trị khác dám chỉ ra sai lầm của Đại nhảy vọt thành tội danh một “tập đoàn chống Đảng” như Tổng tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành, Thứ trưởng bộ Ngoại Giao Trương Văn Thiên, Bí thư Tỉnh Hồ Nam Chu Tiểu Châu, …

95

Page 96: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Quyết định của Mao Trạch Đông được đa số lãnh đạo lúc đó đồng ý, nhưng họ không ngờ rằng chính với kiểu phóng tay phát động quần chúng tương tự, chỉ 5 năm sau Trung Quốc đã bùng lên cơn điên loạn của phong trào Cách mạng Văn hoá, lần này số nạn nhân do muốn dội nước vào phong trào là cả những người đã ủng hộ kỷ luật Bành Đức Hoài ở Lư Sơn. (Nguồn: Thiên Đảo Hồ.2003)

Tuy nhiên một khi phong trào đã được phát động theo kiểu chiến dịch kích động tư tưởng, khi đã hình thành "tâm lý quần chúng" trên qui mô rộng, việc điều chỉnh, định hướng, thay đổi định hướng sẽ có nguy cơ "dội nước lạnh vào bể dầu đang cháy", làm thất vọng, mất lòng tin, thậm chí khủng hoảng tâm lý đông đảo nhân dân. Sự hình thành trễ và định hướng cố định kéo dài của tâm lý phong trào tạo nên sự lệch pha trong quá trình điều khiển chủ trương, chính sách so với sự biến đổi của nhận thức lãnh đạo và tình hình khách quan. Do đó trong rất nhiều trường hợp, khi biết là định hướng đề ra đã sai hay tình hình khách quan đã thay đổi, người cầm quyền vẫn đành nhắm mắt đi tiếp, thậm chí đành phải đưa ra thông tin sai lạc để tiếp tục nuôi dưỡng lòng tin và sự nhất trí ủng hộ của quần chúng.

Tâm lý đám đông còn tự dẫn đến hiện tượng bóp méo thông tin để nuôi dưỡng mộng tưởng của quần chúng. Trong men say của tập thể, hiện tượng xuất hiện các thần tượng điển hình là khó tránh khỏi. Một sự việc xuất hiện đúng theo hướng phong trào lập tức được chính quyền thổi lên, quần chúng ca ngợi, những nét sai, nét không giống bị bỏ qua, nét chiều theo mong muốn được nhấn mạnh, được tô vẽ đôi khi vượt xa thực tế đời thường. Đó là kiểu những khẩu hiệu như của Trung Quốc trong Cách mạng Văn hóa: "công nghiệp học tập Đại Khánh, nông nghiệp học tập Đại Trại, toàn dân noi gương chiến sỹ Lôi Phong". Các điển hình này thường được tập trung đầu tư, bồi dưỡng tiếp sức ngầm nhưng kết quả đạt được lại được diễn giải như những minh chứng cho tính đúng đắn của phong trào. Trong phần lớn trường hợp, khi phong trào lắng xuống, các ngôi sao này cũng lặn theo.

Một thái cực khác của tâm lý phong trào là xu hướng trừng phạt quá mức. Khi nhà nước phát động các chiến dịch thanh trừng, cải tạo, thanh lọc, các nhóm đối tượng kinh tế, xã hội khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tệ nạn xã hội, chính trị,...) sẽ có các tập thể, cá nhân bị mang ra làm thí điểm, làm điển hình. Dưới sức ép của không khí dư luận quần chúng sôi sục, chứng cứ kết tội, hình thức xử phạt ngay cả của toà án công tâm nhất cũng khó giữ được sự công bằng và khách quan của luật

96

Page 97: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

pháp. Chưa kể đến hiện tượng bất công trong "xử lý nội bộ" của cơ chế cộng đồng52 còn đe doạ cả sự đảm bảo quyền con người, tính nhân đạo của xã hội.

Nếu “tân quan, tân chính sách” là sự thay đổi trong cơ chế nhà nước thông thường thì ngay trong triều đại một “cựu quan” quản lý theo kiểu phong trào cũng có biết bao lần “tân chính sách”. Sự thay đổi chính sách thường xuyên và không dự báo được tạo nên tâm lý bất ổn và cơ hội trong xã hội. Các đơn vị chạy vạy xin được tham gia vào các chương trình đầu tư “trọng điểm” làm vội, tiền nhiều, chất lượng kém miễn là kịp thời hạn, kẻ làm ăn sai trái học cách nằm im che đậy “cho qua chiến dịch”, người làm ăn chân chính không dám đầu tư, Mọi nhà kinh doanh, đầu tư, sản xuất chủ trương lấy “nhỏ, ngắn, bí mật” thay cho “dài hạn, vững bền, minh bạch”. Một khi dân đối phó với nhà nước thì chính sách trở nên vô hiệu. Biến động ngắn hạn đã thay thế cho ổn định dài hạn thì cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường bị trói tay.

"Nguyên tắc đồng thuận".

Trong một cộng đồng đặt mục tiêu cân bằng lên đầu, người ta thường đề cao nguyên tắc đồng thuận. Sự "đồng thuận" này thường là kết quả đạt được sau cả một quá trình tranh giành, đấu tranh gay gắt nên mang nặng tính dung hoà, thoả hiệp hơn là đồng tâm nhất trí. Một mặt, nguyên tắc này cho phép các bên khác nhau ngồi cùng một chiếu, thống nhất với nhau về những vấn đề không gây tranh chấp hoặc không làm phương hại đến một thành viên nào, mặt khác, sự đồng thuận duy trì tình trạng “đồng sàng dị mộng”, trì kéo cả cộng đồng xuống ngang với mức độ chấp nhận của thành viên bảo thủ nhất trong những vấn đề mang tính nguyên tắc cần tranh cãi.

Một ví dụ dễ thấy của sự đồng thuận tiêu cực là các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với hàng trăm phiếu bầu của tất cả các nước thành viên tuy không có ý nghĩa bắt buộc thi hành nhưng thường là thuận theo lẽ phải, trong khi đó, nghị quyết của mấy nước thành viên Hội đồng Bảo An tuy có tác dụng bắt buộc thi hành nhưng do vướng phải “quyền phủ quyết” của bất kỳ một thành viên nào nên thường chỉ thông qua những nội dung vô thưởng vô phạt, thậm chí có tác dụng tiêu cực.

52 Xem phần “xử lý nội bộ, sự khủng khiếp của cơ chế cộng đồng”

97

Page 98: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tình trạng “đồng thuận” chính thức hay không chính thức trong cộng đồng làng quê hay đô thị thường tạo ra hiệu ứng “Chí phèo”, làm xuất hiện một loại những kẻ tuy tuân theo trật tự bao trùm nhưng lại phá phách những quan hệ xã hội cộng đồng cơ sở. Đó là những nhân vật dưới đáy xã hội, một mặt gây rối trong cộng đồng, bắt nạt, phá quấy các thành viên hiền lành, thấp cổ bé họng, mặt khác làm tay sai cho những thế lực bảo thủ đàn áp những đổi mới tiến bộ, đầu têu kiện cáo gây rối nội bộ. Sự phát triển của một cộng đồng, một cơ quan đành chịu trì kéo của sự cản phá của một vài cá nhân “đầu gấu”.

Trong trường hợp nguyên tắc đồng thuận được kết hợp với nguyên tắc "không đụng đến nhau” thì sự đồng thuận lại có dạng tiêu cực khác. Xuất phát từ mong muốn không gây mất đoàn kết trong cộng đồng và lo ngại bị can thiệp vào công việc nội bộ của bản thân, sự tránh né rắc rối dễ dẫn đến thái độ “mũ ni che tai”. Trong thực tế, kẻ xấu, kẻ tham thường không mấy khi tôn trọng nguyên tắc này, nên sự xâm phạm, can thiệp vẫn xảy ra đây đó. Nếu các thành viên khác trong cộng đồng cùng thúc thủ “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”, thì sự lẩn tránh này rất gần với sự tiếp tay cho tội ác và thực tế sức mạnh của cộng đồng đã không còn tồn tại.

“Mình vì mọi người”.

Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội băn khoăn giải thích một hiện tượng trong quan hệ cộng đồng. Trong một số trường hợp, con người chấp nhận hy sinh quyền lợi bản thân, thậm chí hy sinh những giá trị tối quan trọng đối với con người như tính mạng, tình cảm gia đình, các nguyên tắc đạo đức hay niềm tin tâm linh... vì quyền lợi chung của một tập thể. Đó là trường hợp hiến máu nhân đạo, xung phong vào các đội quân tình nguyện, các đội chiến đấu cảm tử, bảo vệ lẽ phải khi đóng vai trò đại diện cho cộng đồng, chịu đựng sự khủng bố của quân thù,…

Có những tác giả giải thích sự hi sinh này là những đầu tư dài hạn hơn theo kiểu “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, giành sự chu cấp về vật chất, tinh thần của cộng đồng cho gia đình, con cái; có khi là hy sinh trước mắt để đổi lấy sự bồi thường khen thưởng lâu dài, lấy vinh dự tinh thần thay cho mất mát vật chất theo kiểu “một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực”. Tuy nhiên không thể dùng luận điểm này để diễn giải cho những trường hợp chấp nhận hy sinh cả quyền lợi và tính mạng cả gia đình cho sự nghiệp, những trường hợp đóng góp cho cộng đồng mà dấu tên,… Rõ ràng, trong cơ chế cộng đồng có ẩn chứa một động lực vì cộng đồng một cách vị tha.

Tuy nhiên, lòng vị tha vì cộng đồng cũng có mặt trái của nó. Nếu con người chấp nhận hy sinh cả những giá trị đạo lý, những nguyên tắc luật pháp vì các lý do của cộng đồng thì đã tạo ra mâu thuẫn về quyền lợi giữa cộng đồng nọ trong cộng đồng kia. Trong quan hệ xã hội, phải đảm bảo nguyên tắc thứ tự, không cho phép vì lý do quyền lợi của cộng đồng nhỏ mà làm hại đến quyền lợi của cộng đồng lớn

98

Page 99: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hơn. Không thể vì giai cấp mà hy sinh dân tộc, vì dân tộc mà làm hại nhân loại,… và thông thể vì bất kể lý do nào để đi ngược lại những nguyên tắc đạo lý căn bản của con người, kết tinh trong “thần linh pháp quyền”.

Một khi “trường hấp dẫn” của cơ chế cộng đồng tạo nên sức mạnh đặc biệt của quan hệ giữa người với người, có thể bóp méo vận hành bình thường của các cơ chế khác. Nó có thể làm lệch cán cân công lý của toà án, tạo ra sự thiên vị trong các cuộc đấu thầu, làm sai lạc tiếng còi trọng tài, bóp méo kết quả chính sách. “Dao sắc không gọt được chuôi”, những chiến sỹ cách mạng kiên cường nhất, từng vào sinh ra tử, bất chấp mọi kẻ thù, cũng khó dám chống lại sai lầm trong tập thể đồng đội. Những người cách mạng Trung Quốc vốn nổi tiếng về lòng dũng cảm trước quân thù. Súng đạn, tù đày không làm sờn lòng được những con người này, thế nhưng những người ưu tú nhất trong số đó đã có lúc đành thúc thủ trước quyền lực từ bên trong nội bộ (xem hộp 24).

Hộp 24. Giơ tay biểu quyết, Tổng bí thư hổ thẹn lương tâm, gục đầu khoanh tay, lão

đồng chí kiên cường chiến đấu

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 (Đại Hội VIII) họp năm 1968 trong cao trào Cách mạng Văn hoá. Gọi là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương nhưng chỉ có 40/97 uỷ viên trung ương có mặt, những kẻ là nhân viên của “Tổ Cách mạng Văn hoá Trung ương”, “Tổ làm việc của Quân ủy Trung ương” trà trộn vào Hội nghị tới 74 người, chiếm quá nửa số đại biểu. Trong không khí đàn áp nặng nề, Hội nghị đã ra nghị quyết kết tội ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ là “phản bội, nội gian, công tặc” và qui kết 53% trong tổng số 195 ủy viên và ủy viên dự khuyết Trung ương đảng là “phản bội, đặc vụ, thông đồng với nước ngoài, phần tử chống đảng”. Trước một sự phá hoại trắng trợn như vậy, mà tập thể những chiến sỹ cộng sản kiên cường nhất đã im lặng giơ tay biểu quyết vì run sợ. Chỉ có một người dám chống lại, đó là nữ đảng viên già Trần Tiểu Mẫn giả vờ bị đau tim, gục đầu xuống bàn trước lúc biểu quyết để không phải giơ tay kết tội lãnh tụ của mình. Cho đến sau này, khi kể lại câu chuyện đau lòng ấy, ngay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang vẫn không tha thứ được cho sự hèn nhát của mình khi đó. (Văn trích tuần san, theo báo An ninh Thế giới 14/8/2003 và Thiên Đảo Hồ, 2003).

Khi con người chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chính đáng của tập thể thì đó là sự hy sinh cao cả, nhưng nếu phải hy sinh tất cả vì những mục tiêu không minh bạch của cộng đồng thì đó lại là sự mù quáng. Trong cuộc chiến tranh giữa Iran-Irắc trước đây, có những đoàn thiếu niên tình nguyện bị xua ra

99

Page 100: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trước chiến tuyến để hy sinh dọn mìn cho quân đội; trong Cách mạng Văn hoá Trung Quốc, có các đoàn thiếu niên “vệ binh đỏ” tự nguyện đấu tố hành hạ thày giáo, người thân gia đình mình; trong các cuộc xung đột sắc tộc giữa người Palestin và người Israel hiện nay, nhiều thanh niên lấy mạng sống của mình đánh bom cảm tử gây thiệt hại cho dân lành phía bên kia. Trong những tình huống này, nghịch lý “mình vì mọi người” đã thể hiện mặt trái tệ hại của nó.

“Hiệu ứng suvantơ.”

Theo nguyên tắc chung của cơ chế cộng đồng, mọi người thường nhìn nhau để xử sự với cung cách “ai sao mình vậy” nhờ đó xã hội giữ được thế công bình, hoà hợp và ổn định. Tuy vậy, khi có một số cá nhân vì lýý do nào đó, sử dụng một số biện pháp không hợp lệ, nhằm tìm cách tiếp cận hoặc sử dụng nhiều hơn nguồn lợi, tài nguyên chung, hay dịch vụ công cộng mà không có cơ chế ngăn chặn, xử phạt việc phá rào này, thì các thành viên khác trong cộng đồng sẽ buộc phải chạy theo áp dụng cùng thủ đoạn để tránh bị thua thiệt, kết quả là luật chơi có hiệu quả bị phá vỡ, mọi người để tránh thiệt thòi cùng theo nhau lấn phá cân bằng chung.

Suvantor là tên người Việt Nam gọi thiết bị duy trì điện áp ổn định. Trong hoàn cảnh điện dùng ở nước ta thường xuyên quá tải trong giờ cao điểm, điện thế sụt, làm hỏng dụng cụ, thậm chí không sáng nổi bóng đèn, người ta phải mua thiết bị này để tăng điện thế trong nhà. Khi một vài gia đình cố cải thiện chất lượng điện của mình bằng cách trang bị suvantor thì điện áp chung của khu vực càng giảm, các nhà khác muốn duy trì sử dụng điện bình thường không còn lựa chọn nào khác là cũng phải đi mua một cái suvantor. Cứ như thế, một cuộc chạy đua về suvantor tất yếu diễn ra. Nhưng khi tất cả mọi nhà đều mua ổn áp, điện của cả khu lại quá tải, lần này thì cầu chì tổng của cả trạm biến áp chung phải đứt, cả phố tối om sau khi đều đã mất tiền mua suvantor.

Mọi người đều biết là tốn kém nhưng ai cũng phải chạy đua với mục tiêu cơ bản nhất là không để mình ở thế yếu hơn người khác và giả định ngớ ngẩn rằng có thể có người khác không mua, có thể có nhà khác chấp nhận không có đèn ! Câu chuyện nực cười này được Phạm Anh Tuấn đặt tên là hiệu ứng Suvantor. Hiệu ứng này là một trường hợp điển hình của lý thuyết trò chơi trong đó có nhiều người tham gia và không có thông tin giữa mọi người. Người nào cũng buộc phải tham gia vì không muốn thua thiệt và kết quả phá vỡ cân bằng chung.

Một trong những ví dụ điển hình của hiệu ứng suvantơ là tệ quay cóp trong thi cử hiện nay ở Việt Nam. Trong trường phổ thông, trường đại học, nạn quay cóp bài trở nên phổ biến, người có lòng tự trọng rơi vào thế thiệt thòi, vừa mất công học, vừa không thể tranh lại nổi điểm của những học sinh gian lận. Để giành lại công bằng khi không có hệ thống giám sát và thưởng phạt công minh, cách tốt nhất là mọi người cùng quay cóp. Khi quay cóp đã trở thành phổ biến, phao thi

100

Page 101: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

được bán công khai trong các kỳ thi quốc gia, luận án cũng được rao bán, kể cả ở cấp thạc sỹ, tiến sỹ, trắng trợn hơn là học sinh mua điểm của giáo viên, thuê người đi thi hộ, nghiên cứu sinh thuê người viết luận án, chạy điểm thi với thành viên hội đồng, đơn giản hơn là mua thẳng bằng tốt nghiệp. Những con người được đào tạo từ một môi trường như vậy chẳng những yếu kém về chuyên môn mà còn suy đồi về đạo đức. Với họ, kiến thức sáng tạo, bằng cấp học vị chỉ là những món hàng trang trí có thể mua bán, thậm chí có thể dễ dàng ăn trộm, ăn cướp.

Hiệu ứng này đang xảy ra với nhiều trường hợp khác trong sinh hoạt ở Việt Nam hôm nay như mọi nhân viên chạy đua đến lễ tết thủ thưởng vì sợ kém thức thời so với đồng nghiệp trong cơ quan, mọi nhà theo nhau cho con đi học thêm ngoài giờ vì sợ con mình có thể bị giáo viên bỏ rơi, nhà nhà tranh thủ lấn thêm đất ra đường công khi thấy người khác có lẽ cũng đã làm như vậy, nông dân chạy theo nhau sản xuất cùng một mặt hàng và cùng chịu khủng hoảng thừa khi giá giảm, ...

Hộp 25. Cả làng uống nước lã, các cháu ăn gạo hẩm

Cổ tích Việt Nam có truyện: ngày xưa một làng mở hội định mời mọi người đến dự tiệc. Làng để một chum to trước đình và thông báo cho mọi người tự mang rượu nhà đến đóng góp. Mọi người đều nấu rượu ngon tại gia đình, nhưng đều nghĩ rằng dại gì mà góp rượu ngon, nếu các nhà khác nộp rượu tốt chi bằng ta cứ mang nước lã đến nộp, một ít nước lã hoà trong cả chum rượu đâu có ảnh hưởng gì ? vả lại có ai biết là mình đổ nước lã đâu mà sợ. Do mỗi người đều muốn ăn gian nên khi lễ hội bắt đầu, đổ ra từ chum toàn là nước lã.

Trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, nhà trẻ của một cơ quan có qui định mỗi gia đình góp một ít gạo để các cô mẫu giáo nấu cho các cháu ăn bữa trưa. Thông thường ở nhà, bố mẹ nào cũng nhịn miệng giành miếng ngon nhất cho con, nhưng khi đem nộp gạo cho bếp chung, mọi người đều có ý nghĩ chắc gì người khác đã nộp gạo ngon cho con mình ăn, nếu nộp gạo ngon là thiệt. Kết quả là nhà bếp nhận được toàn gạo hẩm, các cháu ăn không nổi trong khi bố mẹ sẵn sàng hy sinh nhiều hơn cho con mà đành làm ngược lại.

Thiếu giám sát minh bạch, không có thông tin đầy đủ về cư xử của người khác và không có cơ chế trọng tài trong những đóng góp công ích đã tạo tâm lý nghi ngờ và phòng bị của mọi người trong cộng đồng.

101

Page 102: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Ngoài ra, hiệu ứng này cũng có thể khắc phục nếu có biện pháp phát hiện và ngăn chặn mọi trường hợp mưu toan phá rào bằng xử phạt nghiêm các vi phạm qui định chung từ lớn đến nhỏ trước khi phản ứng dây truyền xảy ra khiến mọi người đua nhau học theo cái sai.

“Xử lý nội bộ”, sự khủng khiếp của cơ chế cộng đồng.

Một cộng đồng thường có hình thức tổ chức và những luật lệ riêng để duy trì trật tự, bảo đảm sự tồn tại của cộng đồng. Tuy nhiên những thế lực độc tài hoặc tăm tối có thể lợi dụng cung cách hoạt động này để tạo nên hình thức “xử lý nội bộ” khủng khiếp trong cộng đồng, thậm chí cả quốc gia như một cộng đồng lớn. Đã là nội bộ nghĩa là hình thức định tội, mức độ xử phạt, thi hành án..., đều theo cơ chế cộng đồng, gạt ra ngoài mọi chế tài của cơ chế nhà nước. Xử lý nội bộ có những đặc điểm sau đây:

- Hành hạ cả về thể xác và tinh thần một cách tàn bạo vô giới hạn: một phụ nữ chửa hoang ở Việt Nam xưa có thể bị gọt đầu bôi vôi, đóng bè, thả trôi sông; ở Apganistăng có thể bị đem ra cho đám đông ném đá đến chết; một người bị kết tội tà đạo ở châu Âu xưa thường bị thiêu trong dàn hoả hoặc đóng đinh câu rút; một người bị kết tội trong cách mạng văn hoá Trung Quốc phải đội thùng phân, treo bảng tên chịu đựng sự đấu tố xỉ vả ngày này sang ngày khác; một người nghi là tà ma ở Tây Nguyên có thể bị đánh đập đuổi vào rừng mãi mãi; ... Khía cạnh tàn bạo của "xử lý nội bộ" là hình phạt được tiến hành không có giới hạn, được thi hành một cách tự giác tùy theo sáng kiến và mức độ cuồng nhiệt của mọi thành viên trong cộng đồng. Sau khi lời phán xét vu vơ được đưa ra, kẻ bị coi là có tội sẽ bị bỏ mặc cho toàn cộng đồng xâu xé bằng mọi cách.

- Nhằm tiêu diệt quan hệ xã hội của con người, việc kết án và hành hình thường tiến hành công khai trước đám đông tập thể, trong nhiều trường hợp còn buộc người trong gia đình, trong cơ quan, trực tiếp hành hạ hoặc tuyên bố lý khai, bắt buộc phạm nhân tự xỉ nhục nhân cách mình. Mặt khác, để giữ uy tín cộng đồng, các cuộc hành hình này thường được giữ bí mật với bên ngoài cộng đồng. Trong khi hàng chục triệu người bị hành hạ

102

Page 103: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tàn bạo trong nước trong nhiều năm, hình ảnh thế giới được biết về cuộc “Cách mạng Văn hoá” dường như là một ngày hội lớn, một cuộc biểu dương lực lượng của thanh thiếu niên Trung Hoa.

- Được thực hiện theo ý chỉ của bề trên tối cao trong cộng đồng: trong cộng đồng, lẽ phải là ý chỉ của người đứng đầu, đó có thể là quân vương, già làng, giáo chủ, chủ tịch đảng phái,... khi kết tội nạn nhân, phán quyết tối cao của cộng đồng thường xuất phát từ quyết định, ý đồ của một vài cá nhân. Không có chuyện xét án công khai, lấy ý kiến khách quan tập thể, càng không dựa trên chứng cớ điều tra, luật pháp công minh. Việc kết tội kể cả ở mức cao nhất cho cá nhân hay cho một tập thể diễn ra bất chấp pháp luật, qua mặt toà án. Vì vậy chuyện oan sai là dễ thấy. Người ta cũng có thể lập “ban chuyên án”, “hội đồng xét xử”,... nhưng kết luận về tội trạng, phương hướng xử lý đã được định sẵn với mục tiêu loại bỏ cá nhân đó, ảnh hưởng của cá nhân đó ra khỏi cộng đồng. Những kẻ có quyền thường lợi dụng chỗ hở này để loại bỏ đối thủ, đàn áp cá nhân. Ví dụ trong mười năm Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc “Tổ chuyên án Trung ương” là bộ máy nắm quyền sinh quyền sát tối cao cả trong tư pháp và chấp pháp.

- Được thi hành bằng đám đông vô danh, xuất hiện trong thời điểm nhất định: thông thường việc xử phạt có thể kéo dài nhanh hay chậm, bằng những lực lượng chuyên trách hay đám đông bị kích động, nhưng nhìn chung, đó là một “tập thể vô hình”. Trong các vụ hành hình kiểu Luynsơ ở Mỹ, những kẻ phân biệt chủng tộc KKK còn mang mũ trùm đầu, giết người ban đêm, còn trong nhiều trường hợp tội ác diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, như các chiến dịch “càn Do Thái” ở châu âu, các cuộc tàn sát sắc tộc ở Ruanda năm 1994, 800 ngàn người bị giết trước hàng triệu người nhưng không có kẻ thủ ác bị nhận diện. Trong đám đông kích động, con người trở thành mãnh thú vô hình. Sau những cuộc khủng bố của Hồng vệ binh với 100 triệu nạn nhân ở Trung Quốc, chỉ có 4 tên trong “tứ nhân bang” phải ra toà chịu xét xử. Từ những “cánh đồng chết” của nạn diệt chủng 3 triệu người Cămpuchia, chỉ tìm thấy vài kẻ tội

103

Page 104: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

phạm Khơme đỏ sắp chết già vẫn nhùng nhằng mãi không bị đưa ra toà. Trong lịch sử còn rất nhiều bi kịch mãi không có lời minh giải do “xử lý nội bộ”.

Hộp 26. Nghi án "Cây táo ông Lành"

Hoàng Cát là cán bộ có lý lịch chính trị tốt. Là công nhân kỹ thuật ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, thương binh chiến trường Miền nam: mất một chân, bị thương tay và đầu. Cát lại có tài, anh đăng bài thơ đầu trên báo Lao Động năm 1961; sau khi dự lớp viết văn trẻ, Hoàng Cát chuẩn bị chuyển về Ban Văn nghệ Đài Tiếng Nói Việt Nam năm 1972. Không may, một "nghi án văn chương" đã xảy ra, đưa cuộc đời ông vào ngõ cụt.

Câu chuyện như sau: cạnh căn hộ tập thể của Cát có một cây táo hoang đang lớn, Cát chặt đi vì sợ để cây lớn lên, có quả nhiều sẽ khiến trẻ em kéo đến quấy phá. Chặt xong, Cát hối hận vì thấy mình hơi ích kỷ, trạnh nhớ bài thơ của Tố Hữu có câu: "xuân về táo rụng nhớ đàn em", Hoàng Cát thức trắng đêm viết chuyện ngắn "cây táo ông Lành". Câu chuyện kể về một ông lão khó tính đã chặt cây táo nhà mình không cho trẻ con tới leo trèo. Nhân ngày thiếu nhi 1/6/1974, Báo Văn nghệ đăng chuyện này và lập tức dấy nên một làn sóng phê bình ầm ỹ.

Liên tưởng đến tên riêng "Lành" của nhà thơ và nhà lãnh đạo Tố Hữu, người ta cho rằng tác giả mượn chuyện văn chương để chỉ trích lãnh đạo. Một nhà phê bình quan trọng đăng bài trên báo Nhân Dân phê phán chuyện này và cả tình hình văn nghệ chung. Tiếp theo, tháng 11/1974, tạp chí Học Tập đăng xã luận qui cho Hoàng Cát nhiều tội danh nặng nề, Báo Văn Nghệ phải lên tiếng tự phê bình.

Nỗi khổ vật chất cộng với nỗi khổ tinh thần, khi lâm nạn của một "con chiên ghẻ", bạn bè không dám tiếp xúc, gia đình cũng chịu vạ lây. Bốn bề tù mù, không biết kêu ai, Cát chỉ còn cách xin gặp nhà thơ Tố Hữu, vừa là đương sự trong câu chuyện này, vừa là lãnh đạo quan trọng trong lĩnh vực văn hoá, cũng đã từng biết nhau từ trước. Đề nghị mãi, Cát cũng chỉ nhận được lời nhắn qua người thư ký: "Anh Lành đã đọc kỹ cái chuyện ấy, không có vấn đề gì đâu, anh cứ yên tâm mà làm việc, yên tâm sáng tác". Nói như vậy nhưng từ đó, Cát chẳng những hết đường sáng tác mà cũng chẳng được quyền làm việc, và không có ai xoá được một cái án vốn không được tuyên của nạn xử lýýý nội bộ khủng khiếp trong cộng đồng.

Quyết định chuyển công tác về Đài phát Thanh bị hủy bỏ, hai tập thơ đã chuẩn bị đem in bị đình bản vì không còn một nhà xuất bản nào dám in bài của Cát, chẳng những sự nghiệp văn chương kết thúc mà nguồn sống bình thường cũng không còn. Trong cơ chế tem phiếu khó khăn thời bao cấp, không được làm việc không chỉ là mất uy tín, quan hệ mà còn là mất luôn miếng cơm, manh áo. Mới 37

104

Page 105: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tuổi, tài giỏi và khỏe khoắn, nhà máy cho Cát nghỉ "mất sức". Không có chế độ hưu trí, Cát cũng chẳng được cả hưởng tiêu chuẩn thương binh. Lăn lộn làm tất cả những gì có thể đóng góp vào xuất lương công nhân mỏng manh của vợ để nuôi sống gia đình ba miệng ăn, nhà văn chuyển sang bán chè chén vỉa hè, nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp, cuốn thuốc lá, bỏ mối thuốc lào, nuôi chim cảnh, làm nem chạo,... Cho đển tận hôm nay, tiền trợ cấp mất sức của Cát vẫn chỉ là 320 ngàn đồng/ tháng.

Sau 15 năm chịu án treo bút bất thành văn, năm 1989, Hoàng Cát trở lại văn đàn với một chùm thơ trên báo Người Hà Nội, và cuối cùng nhà phê bình đã mở đầu "nghi án" này 25 năm trước lại ký quyết định chứng nhận Hoàng Cát là nhà thơ, hội viên hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, hội Nhà văn Việt Nam và được nhận huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Một kết thúc theo kiểu cách "xử lý nội bộ"của “cơ chế cộng đồng.”. (Nguồn: Báo An ninh Thế giới cuối tuần, 23/7/2003)

- Được thi hành bằng đám đông vô danh, xuất hiện trong thời điểm nhất định: thông thường việc xử phạt có thể kéo dài nhanh hay chậm, bằng những lực lượng chuyên trách hay đám đông bị kích động, nhưng nhìn chung, đó là một “tập thể vô hình”. Trong các vụ hành hình kiểu Luynsơ ở Mỹ, những kẻ phân biệt chủng tộc KKK còn mang mũ trùm đầu, giết người ban đêm, còn trong nhiều trường hợp tội ác diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, như các chiến dịch “càn Do Thái” ở châu âu, các cuộc tàn sát sắc tộc ở Ruanda năm 1994, 800 ngàn người bị giết trước hàng triệu người nhưng không có kẻ thủ ác bị nhận diện. Trong đám đông kích động, con người trở thành mãnh thú vô hình. Sau những cuộc khủng bố của Hồng vệ binh với 100 triệu nạn nhân ở Trung Quốc, chỉ có 4 tên trong “tứ nhân bang” phải ra toà chịu xét xử. Từ những “cánh đồng chết” của nạn diệt chủng 3 triệu người Cămpuchia, chỉ tìm thấy vài kẻ tội phạm Khơme đỏ sắp chết già vẫn nhùng nhằng mãi không bị đưa ra toà. Trong lịch sử còn rất nhiều bi kịch mãi không có lời minh giải do “xử lý nội bộ”.

Trong một số trường hợp, tâm lý của cơ chế cộng đồng dễ có một khoảng trống của sự bàng quan tội lỗi. Giữa các cộng đồng khác nhau, người ta không muốn dính vào chuyện nội bộ của nhau. Có những người Việt Nam thấy chuyện bố đánh

105

Page 106: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

con là thường trong nhà, có người Hàn Quốc thấy sếp bạt tay nhân viên là chuyện nhỏ trong doanh nghiệp, có người ấn Độ thấy chồng đánh vợ là chuyện riêng của gia đình. Những cái được coi là riêng đấy trong các cộng đồng tạo nên khoảng cách về thước đo nhân phẩm, giá trị con người giữa các gia đình, giữa từng cộng đồng mà nhiều người nhầm tưởng rằng là khác biệt văn hoá. Sự bàng quan với thân phận con người giữa các cộng đồng khác nhau là môi trường dung dưỡng cái xấu trong lòng loài người. Giữa các cộng đồng khác nhau, nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" có mặt tốt của sự tôn trọng chủ quyền mà cũng có mặt trái của thái độ "thấy nhà hàng xóm cháy bình chân như vại" dẫn đến vô hiệu hoá giá trị của cộng đồng.

Hộp 27. Trung Quốc che dấu thông tin dịch SARS

Tương tự như vậy, dịch virus SARS đã bị phát hiện tại Trung Quốc giữa tháng 11 năm 2002 nhưng các cấp thẩm quyền đã bưng bít thông tin với nhân dân. Đến tháng 2/2003 Tổ chức y tế Thế giới WHO mới được thông báo và 2 tháng sau chuyên gia của họ mới tới Quảng Đông để kiểm tra. Số lượng bệnh nhân ở Bắc Kinh bị dấu đi 90%. Do đó, khi Trung Quốc buộc phải công bố thật tình hình thì bệnh đã lan ra 18 nước với 4000 người nhiễm và hơn 200 người chết. Người Bắc Kinh lâm vào hoảng loạn tinh thần và Trung Quốc chiếm tới hơn một nửa số người nhiễm bệnh và người chết trên thế giới. Kết quả của tình trạng ém nhẹm thông tin là nền kinh tế châu á theo tính toán của ADB thiệt hại tới 60 tỷ USD trong năm 2003. Điều đáng tiếc là hình ảnh Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế trở nên đáng ngờ trong những vấn đề cung cấp thông tin khác. Sau bài học này Trung Quốc đã đưa trách nhiệm cung cấp thông tin cảnh báo trung thực vào luật và xử lý rất nặng mọi người vi phạm qui định này, trước hết là các quan chức cao cấp gây ra chuyện che dấu dịch SARS vừa qua.

Những kinh nghiệm về coi thường pháp luật, không trừng phạt kẻ ác sẽ dạy cho con người đừng tin vào sự phán xử của toà án, không trông mong ở công lý khách quan, nên nhắm mắt tuân theo lý lẽ của bề trên, a dua theo tư tưởng của đám đông, xuôi theo sức mạnh của bạo lực. Dần dần niềm tin về sự công bằng và lẽ phải ở đời sẽ mất, lúc đó con người có nguy cơ đánh mất cái tâm cội nguồn của loài người là đạo đức và quay lại tin vào sức mạnh của tội ác.

106

Page 107: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

“Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, bóp méo thông tin về cộng đồng.

Một trong những phương cách hoạt động trong quan hệ cộng đồng là “nhìn mặt mà bắt hình dong”, để “ông trao chân giò, bà thò nậm rượu”, nhìn xem người ta đối xử ra sao, thì hành động đáp ứng như vậy. Trong các thành viên của cộng đồng hoặc giữa các cộng đồng thường xuyên có sự quan sát, thu thập thông tin, đánh giá thông tin về nhau. Do đó, tạo ra một hình ảnh tốt đẹp, đáng tin cậy về cá nhân trước các thành viên trong cộng đồng, giữa các cộng đồng khác nhau là điều quan trọng để duy trì lợi

thế trong quan hệ. Nhu cầu đó đôi khi được thoả mãn bằng thông tin giả nhằm tạo nên một vỏ bọc hào nhoáng không có thật.

Thứ nhất, là các thông tin xấu, có hại đến uy tín của cộng đồng bị dấu nhẹm theo kiểu “đóng cửa bảo nhau”. Trong nhiều trường hợp, thông tin bị dấu diếm trước hết là với thành viên của cộng đồng, làm cho các cơ chế cảnh báo, báo động nội bộ mất tác dụng. Cộng đồng trở nên mất sức đề kháng trước các

nguy cơ xâm hại. Tập quán dấu diếm không để lọt những thông tin xấu về cộng đồng ra ngoài đem lại hiểm hoạ cho chính bản thân cộng đồng.

Thảm hoạ xảy ra rò rỉ phóng xạ tại Chécnobyl Ucraina năm 1986 đã được báo động từ 2 năm trước do KGB đã phát hiện ra tình trạng mua thiết bị kỹ thuật có chất lượng yếu kém của Nam Tư, tuy nhiên thông tin này bị bưng bít ngay cả khi thảm hoạ đã xảy ra. Nhân dân không được sơ tán kịp thời, các vùng ảnh hưởng không được báo động, qui mô tai họa bị dấu bớt. Lò phản ứng tiếp tục hoạt động cho đến tận hết năm 2000 mới đóng cửa hẳn, thiệt hại thực tế cho nhân dân trong vùng là rất khủng khiếp vì mức phóng xạ thoát ra nhiều gấp 100 lần các quả bom Mỹ đã ném xuống Hiroxima và Nagazaki53.

Thứ hai, là tạo nên tình trạng “đóng cửa thông tin” với “người ngoài”. Những năm 1958-1961, ở Trung Quốc diễn ra một nạn đói vào loại khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Thiên tai và mất mùa và quản lý sản xuất tồi kéo dài suốt 3-4 năm trên qui mô rộng ở nông thôn làm trên 30 triệu người chết (Viện Hàn lâm

53 Theo BBC, dẫn theo Báo NNVN 23/4/2003

107

Page 108: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khoa học Xã hội Trung Quốc, 1994). Để dấu kín thông tin, nông dân bị bỏ mặc, không được kêu cứu, không được phép di cư đi kiếm ăn, ngược lại, vẫn tiếp tục phải đóng góp cho trung ương vì các địa phương vẫn báo cáo được mùa. Ngay ở thành thị, nhân dân vẫn không hay biết về nạn đói ở nông thôn, vì thậm chí đời sống còn được cải thiện hơn. Tất nhiên thế giới xung quanh không hề hay biết và viện trợ gì vì Trung Quốc thậm chí vẫn tiếp tục xuất khẩu lương thực. Ngay cả khi nguyên soái Bành Đức Hoài báo cáo với Mao Trạch Đông về thực trạng thê thảm của nông dân, ông còn bị kết tội và kỷ luật.

Trong qui mô gia đình, đây cũng là bệnh trạng thường gặp. Trong khi ở Âu Mỹ người ta làm quen với số liệu thống kê to lớn về số người li hôn và sống độc thân, thì ở nhiều quốc gia châu á, tình hình gia đình có vẻ tốt đẹp hơn. Trong thực tế, tồn tại một tỷ lệ cao không ai biết về số gia đình sống “ly thân”, một kiểu gia đình chấp nhận chung sống về mọi phương diện trừ sinh hoạt tình cảm vợ chồng. Một trong những lý do quan trọng níu kéo họ lại với nhau về hình thức là uy tín gia đình và ảnh hưởng với con cái. Điều đáng buồn là mâu thuẫn và thảm cảnh tình cảm trong gia đình lại vì thế mà tiếp tục tăng lên dẫn đến những hậu quả khác như nạn bạo hành và ngược đãi, tình trạng mua bán dâm, và kết cục cuối cùng nhiều khi còn tồi tệ hơn.

“Một sự thất tín, vạn sự không tin”, hậu quả của nạn bóp méo và xuyên tạc thông tin trước hết là đánh mất lòng tin. Cố gắng của việc tạo ra hình ảnh đẹp với bên ngoài bị thất bại, và căn cứ để thiết lập quan hệ vững vàng giữa con người với nhau, giữa các cộng đồng với nhau cũng mất luôn. Thông tin minh bạch và công khai là nền tảng tạo nên chữ tín trong quan hệ cộng đồng. Ăngđecsen viết một

108

Ôi, Vua mặc quần áo đẹp quá ! A ha, Vua

cởi truồng!

Page 109: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

chuyện cổ về sự lừa dối cá nhân dẫn đến mù quáng xã hội: Một ông vua ngu ngốc bị một bọn lừa đảo giả vờ may cho một bộ quần áo đặc biệt chỉ những người khôn ngoan mới nhìn thấy. Nhà vua và quần thần, sau đó là toàn dân tự lừa dối nhau và lừa chính mình về một bộ quần áo không có thực, cuối cùng chỉ một chú bé dám nói lên sự thật: vua cởi truồng.

Dùng người trung thành xói mòn năng lực xã hội.

Một xu thế hay xảy ra trong cơ chế cộng đồng là luôn chọn lựa thành viên căn cứ vào lòng trung thành. Một cộng đồng càng quản lý tập trung, càng điều hành một cách độc đoán thì càng phải trông cậy vào lòng trung thành để duy trì và phát triển một cách ổn định. Tất nhiên tiêu chí để đo lường lòng trung thành là rất lỏng lẻo và kém tin cậy. Bởi vậy thông thường lòng trung thành với cộng đồng bị đánh đồng với sự trung thành đối với cá nhân thủ lĩnh. Ai trung thành với người cầm đầu là trung thành với cộng đồng, phục vụ cho quyền lợi lãnh tụ trở thành phục vụ cho quyền lợi của cộng đồng. Đến đây, lợi ích của cộng đồng đã bị bóp méo. Người trung thành trước hết phải là người tin cậy, được lãnh đạo hiểu rõ mọi

thông tin cá nhân, gắn bó với thủ lĩnh về quyền lợi. “Một giọt máu đào hơn một ao nước lã”, tốt nhất là người trong gia tộc, họ hàng, sau đó là bạn bè thân quen, làng xóm. Do đó trong cơ chế cộng đồng, nhiều khi quan hệ đồng hương, đồng môn, đồng đội là những chứng nhận vô giá để tiếp xúc và thăng tiến. “Thấy người sang bắt quàng làm họ” là cách cư xử khôn ngoan của những người cơ hội. Không có họ thì tạo ra họ. Các loại con nuôi, em nuôi, cháu nuôi,… lắm khi trở thành các mối “thâm tình” đầy lợi lộc.

109

Page 110: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 28. Dùng người trung thành hay dùng người tài giỏi?

Trong những triều đình phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc như nhà Ân (1800 năm TCN), nhà Chu (1000 năm TCN), khái niệm nước và nhà gắn với nhau bằng quan hệ dòng tộc. Chỉ có người cùng tộc với vua mới được coi là "tôn", là dân tự do, chủ nô, được sống trong thành (quốc), còn lại các tộc người khác nếu có quan hệ họ hàng nội ngoại với tôn tộc được gọi là "hoa, di" sống ở gần kinh đô, những tộc người khác xa lạ hơn được coi là "địch, nhung". Những chủng người khác là thấp kém bị coi là “tiểu nhân” phải sống ở nông thôn (dã). Vua cử họ hàng làm vua các nước chư hầu, quan lại trong triều đều có quan hệ họ tộc. Để duy trì sự trung thành tuyệt đối. Về tổ chức, chế độ "thân thân" được áp dụng để chọn người có năng lực trong dòng tộc đề bạt làm quan. Về tư tưởng, quan điểm của Khổng Tử coi trọng "lễ, đức, hiếu" được đề cao.

Trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà nước phong kiến ở Trung Quốc, cùng với sự phát triển của kinh tế, chiến tranh liên tục diễn ra. Thiên tử và vua chư hầu suy tàn, bồi thần và đại phu phong kiến hóa, địa chủ và thương nhân trưởng thành, nô lệ trở thành nông dân tự do và thợ thủ công. Chế độ cống nạp chuyển sang đánh thuế, pháp luật được đề cao thay thế cho sự xét sử của quí tộc, đất công của nhà vua trở thành đất tư của nông dân. Lúc này, yêu cầu dùng người không còn chỉ là trung thành mà còn phải có năng lực cai quản xã hội, điều hành chiến tranh, tổ chức sản xuất. Do đó, về tổ chức, cách dùng người trong tôn tộc chuyển sang dùng người tài trong thiên hạ. Đường lối "thân thân" đổi thành "thượng hiền": Dân thường nếu tài giỏi cũng được làm quan. Mặc Tử chủ trương mở rộng phạm vi chọn người tài đến tận hạng người làm ruộng, làm thợ, chủ yếu dựa vào trí tuệ và tài năng. Ông đề ra phương pháp "chúng hiền" và "tiến hiền": giao cho người hiền tài tước vị cao, bổng lộc hậu, quyền hành lớn, nhờ đó, công việc thì hoàn thành, thiên hạ thấy người hiền được trọng dụng, lại tạo nên động cơ học hành rèn luyện.

ở các nước châu á, suốt hàng ngàn năm nay, vấn đề "thân thân" của Khổng Tử hay "thượng hiền" của Mặc Tử vẫn là câu hỏi của nhiều chính quyền nối tiếp nhau, cả phong kiến, tư sản, vô sản,... Nhưng nhìn chung, những con rồng Châu á cất cánh được cũng nhờ dứt khoát trong việc sử dụng nhân tài. (Nguồn: Trần Đình Hượu, 2001).

110

Page 111: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 29. Gia đình trị ở Irắc

Nhà độc tài Sadam Hutsen nắm giữ trong tay mình những chức vụ quan trọng nhất của quốc gia như Tổng thống, Tư lệnh các lực lượng vũ trang, Lãnh tụ đảng cầm quyền.

Chưa yên tâm, Sadam còn giao những vị trí sống còn khác cho các con trai mình. Con thứ 2 của ông là Qusay, được coi là người sẽ kế nhiệm Tổng thống. Là ủy viên trung ương đảng Baath khi mới 37 tuổi, Qusay đứng đầu ủy ban quân sự của đảng, và đã trở thành người đứng đầu đảng từ năm 2001. Qusay chỉ huy đội vệ binh cộng hoà-đơn vị quân sự tinh nhuệ và trang bị hiện đại nhất của quốc gia, nắm quyền chỉ huy đội cận vệ của tổng thống, nắm giữ bộ máy an ninh. Khi cuộc chiến tranh với liên quân Anh Mỹ nổ ra, Qusay nắm giữ nhiệm vụ tư lệnh quân khu trung ương, chỉ huy phòng thủ Bátđa. Đây là một nhà quân phiệt nổi tiếng tàn bạo chuyên chỉ đạo các chiến dịch đàn áp các lực lượng chống đối. Qusay được coi là người nắm giữ ngân hàng của gia đình, khi chiến tranh nổ ra đã trực tiếp lấy từ ngân hàng trung ương của quốc gia 1 tỷ đô la.

Con trai thứ nhất của Sadam là Uday nắm giữ mọi quyền lực trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền. Với cương vị một nghị sỹ quốc hội, Uday đứng đầu Liên đoàn Phóng viên Irắc, nắm trong tay toàn bộ tập đoàn thông tin của Irắc, bao gồm hai tờ báo lớn nhất nước “Độc Lập” và “Babilon”, và kênh truyền hình “Tuổi trẻ” được trang bị tốt nhất nước. Đây là một nhà tài phiệt nổi tiếng về cách sống xa hoa trác táng.

Giao cho các con mình vị trí quan trọng trong đảng, quốc hội, quân đội, Sadam muốn nắm ba sức mạnh chính của nhà nước trong gia đình mình: bộ máy an ninh, hệ thống truyền thông và tài chính. Tuy nhiên sự khủng bố, tuyên truyền và tiền bạc không đổi được lòng trung thành của con người. Khi đang cầm quyền cả bố con Hutsen đã nhiều lần bị mưu sát bởi kẻ thù và các đồng chí trong đảng Baath. Khi chiến tranh nổ ra, cả bộ máy quân sự chính trị khổng lồ của Irắc tan như bọt xà phòng, chẳng những các lực lượng quân đội quay lưng trở lại với bộ máy lãnh đạo mà cả các lực lượng con cưng của chính quyền cũng bỏ mặc chỉ huy. Cuối cùng Uday, Qusay và bản thân Hutsen bị chính thuộc hạ và người thân của mình bán đứng ngay tại quê hương.

111

Page 112: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Đo lường con người theo khả năng trung thành sẽ tự giác hình thành thái độ phân loại con người trong tổ chức bằng chủ nghĩa lý lịch và nảy sinh lòng nghi kỵ khôn cùng. Vòng trong là gia đình họ hàng ruột thịt, vòng ngoài là bạn bè chiến hữu, xa hơn nữa là đồng hương, rồi đến đồng đội cũ, xa hơn mới là các thứ bực tin cậy theo mức độ quen thân. Chức tước bổng lộc cũng theo đó mà phân bổ. Người xa phải theo dõi, giám sát. Người lạ phải loại bỏ, ngăn chặn.

Trong những chính thể độc tài như của Sađam Hutsen ở Irắc, Suháctô ở Inđônêsia, bố và các con trai, con rể chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước, cảnh sát, quân đội, quản lý các doanh nghiệp béo bở và cả đảng cầm quyền. Trong chính quyền của Sadam Hutsen ở Irắc, các nhóm người càng thân thiết, tin cậy càng được trao cho nhiều những đặc quyền và đặc lợi, đầu tiên là đảng Baath cầm quyền tuyệt đối, rồi đến các nhóm vũ trang khác nhau như Lực lượng Vệ binh Cộng hoà, lực lượng dân quân Rafayel, rồi các ưu đãi giành cho tộc người Sunnite, giành cho thành phố quê hương Tikrit của Sadam. Trong hệ thống của Khơme đỏ thì hơi khác, những người càng ở nhóm ngoài càng bị nghi kỵ, đàn áp nặng nề hơn. Đối nghịch nhất là những người phục vụ cho chế độ cũ bị xử tử không cần xét xử; thị dân, trí thức là tầng lớp xa lạ, phải tập trung đày ải hành hạ, nông dân gần gũi hơn được làm lao động khổ sai trong các Angka, ngay nội bộ quân đội cũng chia thành nhiều thứ bực theo mức độ tin cậy và lần lượt thanh trừng lẫn nhau vì lo sợ.

Nếu như người trung thành với thủ lĩnh trước hết phải biết nghe lời, tuân theo sự chỉ đạo, điều khiển của thủ lĩnh vô điều kiện, thì thông thường người đó phải có năng lực kém hơn, tư thế thấp hơn người lãnh đạo mình. Biết cũng không được nói, không biết càng tốt hơn. Người lãnh đạo kém năng lực nếu chỉ quản lý những đơn vị không cần phải cạnh tranh về hiệu quả thường muốn có nhân viên không được giỏi hơn mình. Khi “anh chột làm vua xứ mù” thì xã hội ngày càng mù hơn. Xã hội của lòng trung thành không có chỗ tồn tại cho người giỏi, người có năng lực, một xã hội ngày càng thui chột và bất lực.

“Một người làm quan cả họ được nhờ”.

Trong cơ chế cộng đồng, mọi người phải dựa vào cộng đồng trong mọi quan hệ kinh tế xã hội: thông tin, tín dụng, an ninh, kinh doanh… vì vậy khi thành đạt,

mỗi người tự mang trong mình trách nhiệm trả nghĩa cho cộng đồng, bắt đầu từ những người ruột thịt gần nhất rồi đến gia đình họ tộc, rồi đến làng xóm thân thích. Khi vinh qui bái tổ, cảnh “võng anh đi trước, võng nàng theo sau” là hình thức tưởng thưởng đầu tiên của nhà nước và cộng đồng giành cho người phụ nữ

112

Page 113: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

góp phần quan trọng cho thành công của kẻ thành đạt. Các tước phong, quyền lợi, đất đai, nô lệ, bổng lộc được phép thế tập, truyền lại cho các đời con cháu của công thần.

Nhưng như vậy chưa đủ, xét về cá nhân người làm quan, vẫn phải có trách nhiệm trả nghĩa cho cộng đồng, và trong nhiều trường hợp, phải trả bằng quyền lực quản lý nhà nước mà người đó nắm giữ. Người ta thường trông đợi ở kẻ làm quan những ưu tiên, ưu đãi sẽ giành cho làng xóm, quê hương trong việc đầu tư, cấp phát sử dụng vốn nhà nước, giành cho họ hàng bạn bè chức tước, bổng lộc, việc làm, cơ hội học hành, tiến thân,… Quan đã chủ động hỗ trợ, cấp dưới và các quan đồng liêu cũng tìm cách làm mát lòng quan. Thế là cầu, đường về quê quan khang trang, con cháu quan có việc làm ngon lành, đến liên doanh nước ngoài, nhà máy quốc gia cũng ùn ùn kéo về đặt ở tỉnh nhà, huyện nhà.

Hộp 30. Câu chuyện Quản Trọng - Bão Thúc Nha, đặt việc chung trên tình riêng

Thế kỷ VIII trước Công nguyên, ở Trung Quốc có hai người nổi tiếng tài giỏi là Quản Trọng và Bão Thúc Nha kết bạn tâm giao. Thủa hàn vi, cùng đi buôn, Bão Thúc Nha khi chia lời thường giành phần hơn cho Quản Trọng vì Quản Trọng phải nuôi mẹ già. Khi trưởng thành, mỗi người chia nhau phò một chủ. Hai chủ đánh nhau, Quản Trọng bắn bị thương chủ của Bão Thúc Nha là công tử Tiểu Bạch. Nhưng sau đó, Tiểu Bạch lại chiến thắng, lên ngôi trở thành Tề Hoàn Công và phong Bão Thúc Nha làm tướng. Bão Thúc Nha không e ngại khuyên Tề vương nếu muốn hoàn thành nghiệp lớn thì nên dùng ông bạn thay vì dùng mình. Nghe lời họ Bão, Tề vương đưa Quản Trọng về phong chức Tể tướng.

Ngược lại, khi được trọng dụng, Quản Trọng chiếu theo năng lực thực tế, chỉ giao cho Bão Thúc Nha một chức quan phụ tá rất thấp. Bão Thúc Nha vẫn hoàn toàn tâm phục bạn. Quản Trọng chủ trương đã giao ai việc gì, người đó hoàn toàn phải chịu trách nhiệm, một người không được kiêm hai chức vụ. Khi Quản Trọng ốm sắp chết, vua hỏi Quản Trọng muốn cử ai thay mình làm Tể tướng, trong triều ai cũng ngỡ Quản Trọng sẽ tiến cử Thúc Nha, nhưng không ngờ ông cử Thấp Bằng là một người có năng lực hơn bạn mình. Bão Thúc Nha một lần nữa hoàn toàn ủng hộ quyết định của bạn. Quản Trọng đã thốt lên: “sinh ra ta là cha mẹ nhưng hiểu ta chỉ có Bão Thúc Nha”. Nhờ có bạn bè giúp dập, vua hiền tin cậy, trong 20-30 năm làm Tể tướng, Quản Trọng giúp nước Tề trở thành một quốc gia quân sự hùng cường, thương nghiệp phát triển.

113

Page 114: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trớ trêu thay, trong trường hợp quyền lực nhà nước và quyền lợi gia tộc trong cơ chế cộng đồng đã bị đồng nhất như trong câu ca:

“Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đaBao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”

Chẳng những cộng đồng được hưởng vinh mà còn phải gánh cả nhục khi nhân vật chủ chốt rơi vào cảnh thất thế. Hình thức xử phạt tàn bạo kiểu “chu di tam tộc” vốn thường được áp dụng trong lịch sử cả cổ lẫn kim ở các nước quản lý nhà nước theo cơ chế cộng đồng. Khi Mao Trạch Đông dùng cơ chế cộng đồng để đàn áp đồng chí, thì mồ mả thân phụ, từ đường tổ tông của Tổng bí thư đảng Đặng Tiểu Bình bị đào bới, phá phách; hai vợ chồng Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và cả 9 người con, nhỏ nhất mới có 6 tuổi đều bị bắt bớ, hành hình, tù đày, đánh đập, hãm hại, lăng nhục. Thậm chí họ hàng, và các cán bộ giúp việc, từ thư ký đến lái xe cũng bị vạ lây.

Trong mặt xấu này, sự công minh mà nhân dân trông cậy ở người thay dân “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” bị chuyển thành việc chăm lo quyền lợi cục bộ của nhóm theo kiểu “ăn cây nào rào cây ấy”. Hậu quả là người tài, người trung thực bị gạt ra khỏi công việc tốt để giành chỗ cho “cậu ấm, cô chiêu”, các tổ chức, đoàn thể chung bị biến thành hoạt động gia đình, bộ tộc. Nhân dân mất quyền đại diện dân chủ, bộ máy công quyền mất năng lực và tính minh bạch. Một khi thể chế nhà nước đánh mất uy tín đại diện thì cam kết của các ứng cử viên đưa ra không nhằm hướng về cử tri toàn dân mà để giành được sự ủng hộ của một bộ phận cử tri trong cộng đồng. Việc cạnh tranh chính trị chuyển thành cạnh tranh quyền lực và chia sẻ quyền lợi giữa các cộng đồng, giữa các nhóm có quyền lợi khác biệt nhau. Hiện tượng “trong nước có vùng, trong đảng có phái” sẽ phá hoại sức mạnh của cơ chế nhà nước, cơ chế thị trường.

Nhận thức được nguy cơ này, ở nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách để loại bỏ ảnh hưởng của cơ chế cộng đồng trong hoạt động nhà nước. Ví dụ như không cho thủ trưởng được để người trong gia đình được làm việc trong cơ quan, không để cán bộ làm việc lâu dài trong một cơ quan, chính sách “di chuyển cán bộ” đã được nhiều chính quyền áp dụng từ xưa tới nay. Nhiều triều đại phong kiến Việt Nam như đời Lê, thời Minh Mạng,… buộc quan lại sau khi thi cử đỗ đạt phải nhận bổ nhiệm làm việc ở nơi khác quê nhà và có người chỉ được trở về khi hết quan hoàn dân.

114

Page 115: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Những qui định ngày nay của Việt Nam như cấm thủ trưởng cơ quan sử dụng con cái họ hàng làm kế toán trưởng,… cũng nhằm hạn chế tác động của nghịch lý này. Tuy nhiên việc xoá bỏ tận gốc tâm lý và điều kiện buộc con người vào những ràng buộc kiểu này đòi hỏi những nỗ lực nghiêm khắc và căn bản hơn về cải cách thể chế.

Sùng bái cá nhân.

Xét về cơ chế thì cộng đồng phải gắn với vị thế bình đẳng, cân bằng giữa các thành viên, nhưng xét về kết cấu tổ chức thì trong một cộng đồng thường có thứ bậc, phân tầng rõ rệt. Điều này

càng đậm nét trong các nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Tuổi tác, sắc tộc, học vấn, tài sản, giới tính, tôn giáo, công trạng ... đều có thể tạo ra sự phân cấp trong cộng đồng. Kẻ có lợi thế thường tìm cách khuyếch trương giá trị xã hội của mình trong quan hệ cộng đồng, người phụ thuộc tìm cách

lấy lòng bề trên để tranh thủ lợi lộc. Cách cư xử hai phía này dần dần vun đắp nên hình ảnh không có thực của nhóm lợi thế và nếu tiếp tục phát triển thì cuối cùng sẽ tập trung đề cao cá nhân nắm quyền lực chính trong cộng đồng. “Đất sét nặn nên bụt”, những thông tin không có thực được tích lũy sẽ tạo nên hào quang giả tạo cho cá nhân lãnh đạo.

Hộp 31. Mao Trạch Đông, hiện tượng đặc biệt về sùng bái cá nhân

Khởi đầu sự nghiệp cách mạng, Mao Trạch Đông không được Quốc tế cộng sản tin cậy, không giành được uy tín tuyệt đối trong lãnh đạo. Bắt đầu từ khi ông tiến hành hội nghị Tuân Nghĩa chính thức xác định vai trò lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bước một, ông đã trở thành người lãnh đạo số một của hơn một tỷ dân Trung Quốc.

Hiểu rõ tâm lý nông dân, tài giỏi trong việc sử dụng cơ chế cộng đồng thay thế

115

Page 116: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cơ chế nhà nước, ông sử dụng các nhóm quan điểm khác nhau để khống chế tổ chức của Đảng hoặc dùng các nhóm quần chúng như "Hồng vệ binh" để vô hiệu hoá và thay thế các lực lượng nhà nước, kể cả quân đội và chính quyền. Để làm được việc này, ông thành công một cách đặc biệt trong việc tạo cho mình một không khí đề cao cá nhân tuyệt đối.

Để tạo khoảng cách thần bí với mọi người, ông sinh hoạt trong Tử Cấm Thành, họp hành ở các hành cung riêng của vua chúa phong kiến, đi lại bằng đoàn tàu hoả đặc biệt sang trọng, hiếm khi ra nước ngoài, ít đến với dân, cách li dần với vợ con, khi cần cũng tránh gặp đồng chí. Mặt khác, ông bố trí gặp gỡ hàng chục vạn người

trên quảng trường khổng lồ với nhạc loa mở lớn, cờ đỏ như rừng, kích động đám đông la hét khóc lóc. Tạo uy tín thể lực, ở tuổi 72, ông tổ chức cùng hàng ngàn người bơi vượt sông Trường Giang để báo chí truyền thông tuyên truyền. Tạo vẻ uyên bác, ông gặp gỡ khách quốc tế trong thư viện chất đầy sách. Nắm sự ủng hộ của quân đội, ông mặc quân phục trong lễ lạt và gắn bó với tổng tư lệnh quân đội như một nhân vật đi kèm (cặp Mao-Chu trong chiến tranh cách mạng và Mao-Lâm trong Cách mạng Văn hoá).

Đỉnh cao của nạn sùng bái cá nhân Mao là cuộc “Đại Cách mạng Văn hoá”, trong đó Mao được tôn xưng là lãnh tụ tuyệt đối của cả Đảng, nhà nước và quân đội. Các tư tưởng của ông được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp và điều lệ Đảng và các chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia.

So với mọi lãnh tụ, vua chúa, giáo chủ trong lịch sử loài người, ông chiếm nhiều kỷ lục về số lượng tranh, ảnh, tượng, đài tưởng niệm được sản xuất và sử dụng, về hình ảnh được trang trí trên đồ dùng, về khẩu hiệu và áp phích được trưng bày tại các nơi công cộng, về khối lượng kim loại khổng lồ dùng làm huy hiệu chân dung, về số bản dịch ngoại văn và số lượng phát hành các cuốn sách tuyển tập các bài viết cá nhân, về khối lượng các tác phẩm văn học, nghệ thuật sáng tác để ca ngợi.

Trong Cách mạng Văn hoá, toàn dân buổi sáng “xin ý kiến”, buổi chiều “báo cáo” (tụng niệm tuyển tập Mao), khi gọi điện thoại, khi đi mua hàng, viết bài, nói chuyện đều phải trích dẫn lời Mao. Hàng ngày toàn quốc phải hát bài hát ca ngợi (Đông phương hồng, Ra khơi nhờ tay lái vững,...), múa theo điệu chữ trung (trung thành). Trong cuộc “cách mạng” kỳ quái kéo dài cả chục năm này, có một số thủ tục toàn dân nhất nhất phải tuân theo như khi tung hô vạn tuế phải hô liên tiếp 3 lần, khi nhắc đến tên lãnh tụ phải xưng tụng cả 3 danh hiệu: “người thày vĩ đại, người cầm lái vĩ đại, thống soái vĩ đại”, khi thấy ông xuất hiện trên phim, tất cả người xem phải đứng lên vỗ tay kéo dài làm 3 đợt, mọi người phải đeo trên ngực huy hiệu chân dung, khi đi đâu, làm gì phải cầm trên tay, nâng lên ngang ngực

116

Page 117: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

quyển sổ đỏ trích lời lãnh tụ...

Thành công đặc biệt của hiện tượng Mao Trạch Đông là khi ông còn sống, ngoài ông ra không có một nhân vật nào được coi là có thể thay thế ông kể cả Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tư lệnh quân đội,... Chấp hành theo lệnh ông, phần lớn các nhà lãnh đạo cao cấp của nhà nước chấp nhận chịu tù đày hành hạ không dám kháng cự. Khi ông đã chết, mặc dù phần lớn sai lầm nghiêm trọng của ông đã được công bố, vị thế của ông vẫn được duy trì trong quan hệ nhà nước và trong quan hệ cộng đồng.

Trong những cộng đồng thiếu dân chủ, nơi mà các hoạt động chính đáng của cơ chế cộng đồng như thảo luận công khai công bằng, quan hệ có đi có lại, bị thay thế bằng các công cụ “không chính thống” như bợ đỡ, đàn áp,... thì sự tôn trọng cấp trên nhanh chóng trở thành nạn sùng bái cá nhân. Bệnh này dần dần tạo nên sự thôi miên tập thể, từ sự kính mến về tình cảm chuyển sang qui phục tuyệt đối về quan hệ khiến cho quan hệ con người với con người vượt qua các giới hạn hợp lý về đạo đức, luật pháp, trở thành đức tin tôn giáo mù quáng và sự thần phục thần quyền vô điều kiện. Khrutsốp mô tả sự sùng bái giành cho Stalin đã “biến ông thành hình tượng của một siêu nhân, có những đặc tính siêu phàm, một kiểu chúa trời. Con người này được coi như hiểu biết mọi việc, nhìn thấy mọi chuyện, suy nghĩ cho mọi người, có thể làm nên mọi điều, và luôn luôn đúng đắn54.” Hiện tượng “hiển thánh” như vậy có thể gặp ở nước Đức Quốc xã, nước Etiôpi quân chủ, nước Triều tiên Cộng hoà Dân chủ,… những xã hội cơ chế cộng đồng chiếm ưu thế.

Sự sùng bái cá nhân là công cụ quan trọng tạo nên uy quyền lớn hơn mức độ giới hạn. Cơ chế nhà nước nếu cộng với cơ chế cộng đồng, có thể cho người ta thêm những quyền lực về tinh thần cao hơn nhiều những gì luật pháp và đạo lý cho phép. Do đó, người ta luôn muốn tận dụng nó, nhất là trong những xã hội nơi cơ chế cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Hãy xem cách thức cán bộ trong một số công ty Châu á xếp hàng cúi đầu dàn chào lãnh đạo, cách thức một số doanh nghiệp Âu Mỹ treo ảnh cấp trên,... có thể thấy sự tôn sùng cá nhân không chỉ là đặc quyền của lãnh đạo nhà nước.

Trộn lẫn thứ bậc trong chính trị, kinh tế với xã hội là điều khó tránh nhưng không phải luôn là điều có lợi. Vì cơ chế cộng đồng chỉ lành mạnh khi thông tin về đối tác là chính xác nên trong trường hợp xảy ra nạn “sùng bái cá nhân” làm sai lạc thông tin, phá hoại điều kiện căn bản của quan hệ cộng đồng, thì công cụ

54 Khrushchev, N. S. 1962.

117

Page 118: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

đã trở thành mục đích và thảm hoạ sẽ xảy ra cho tất cả mọi người.

Tâm lý cộng đồng muốn các vị thần phải ở trên đỉnh Ôlempia mây mù che phủ. Nạn sùng bái cá nhân chẳng những hủy hoại quyền và tư thế chính đáng của mỗi con người ở cấp dưới, mà còn đẩy cấp trên ra khỏi những thước đo, những tiêu chuẩn đánh giá bình thường của mọi con người, buộc họ phải đóng giả những nhân vật “nửa người nửa thánh” đầy bi kịch. Các nhà lãnh đạo dường như được phép sai lầm, được sống truỵ lạc miễn là kín đáo, nhưng không có quyền được yêu, được sinh hoạt bình thường với gia đình như mọi người, không được sống với con người thực của mình. Họ bị bao vây, theo dõi, ngăn chặn và cô đơn trong tình trạng “tế sống” của lòng sùng kính.

Nhưng trong lịch sử, có lẽ không có một “vĩ nhân” nào nhờ tôn sùng mà trở thành vĩ đại thực sự và lâu dài. Mọi “con trời”, “con chúa”, “Người cầm lái vĩ đại, người thầy vĩ đại”, “Tổng thống chế”, “Đại đế”, “Đại nguyên soái”,... đều có những kết cục đáng buồn. Những kẻ càng có nhiều tượng đồng, bia đá, sách xưng tụng càng hay bị nguyền rủa, chê cười. Chỉ khổ cho những kẻ mê muội, bị lừa gạt, bị đè nén phải chịu hy sinh, chịu áp bức mà vẫn phải ngợi ca, bào chữa cho những thần tượng giả tạo.

Mệnh lệnh cứng và mệnh lệnh mềm.

Mệnh lệnh là biện pháp có thể gặp cả trong cơ chế nhà nước và cơ chế cộng đồng. Điều khác nhau là cơ chế nhà nước sử dụng “mệnh lệnh cứng” còn cơ chế cộng đồng áp dụng “mệnh lệnh mềm”. Trong cơ chế nhà nước, các mệnh lệnh được đưa ra trong khung pháp lý nhất định và tuân theo thứ bực hành chính. Lệnh của cấp dưới không được vượt lệnh cấp trên và tất cả lệnh đều không được trái với luật pháp, cao nhất là Hiến pháp. Trong phạm vi chức trách được giao, cấp trên có quyền và phải ra lệnh cho cấp dưới, cấp dưới nhận được lệnh trước hết phải thi hành không bàn cãi.

Trong cơ chế cộng đồng, bề trên, thủ lĩnh cũng điều hành cấp dưới, quần chúng bằng mệnh lệnh, nhưng kiểu mệnh lệnh này thường không có khung giới hạn rõ rệt. Có thể vượt lên những giới hạn cao quái gở như kiểu “vua bắt bề tôi chết, bề tôi phải chết, nếu không chết là không trung thành”, nhưng ngay cả tội chết cũng có thể tuỳ tiện xử rất thấp như cho phép các bậc quí tộc có thể cắt tóc, chém khăn, cắt vạt áo,… để thay thế tượng trưng cho hình phạt tử hình (như kiểu phạt nặng nhưng cho hưởng án treo thời nay). Mệnh lệnh của các bậc bề trên có thể không có giới hạn rõ rệt trong công việc cơ quan hay quan hệ chính trị xã hội, thậm chí

118

Page 119: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

có thể đan xen vào chuyện gia đình, cá nhân của cấp dưới. Ngược lại, do co giãn tuỳ tiện như vậy nên mệnh lệnh ban ra không có tính qui phạm rõ ràng, cấp dưới vẫn có thể “mặc cả”, có thể “thương lượng”, có thể “tranh thủ” cấp trên khi lệnh đã ban dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”.

Có vị bề trên xử sự theo cách “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” thường trị người thân nghiêm hơn một chút để làm gương cho mọi người, tuy nhiên không có ai “ném chuột làm vỡ bình quí”, tuy là nghiêm khắc nhưng không bao giờ dùng những hình phạt loại bỏ người nhà, cho dù làm ăn có tồi tệ đến đâu. Có vị lãnh đạo lại cai trị theo kiểu “lạt mềm buộc chặt” luôn chào hỏi, thăm nom, xử việc nước như làm chuyện nhà, buông lỏng nhân viên, và bênh chằm chặp những người cùng cánh.

Nhà kinh tế Hungari Kornai Janos phát hiện ra tình trạng áp dụng lệnh mềm trong các nền kinh tế XHCN hiện thực, ông đưa ra khái niệm “mặc cả theo chiều dọc” trong cơ quan nhà nước (khác với sự mặc cả theo chiều ngang giữa người mua và người bán trên thị trường) là sự thương thảo giữa cơ sở cấp dưới với cấp trên có quyền phân bổ kinh phí, tài nguyên và giao kế hoạch. Việc “mặc cả” diễn ra theo đúng nghĩa một bên nài nỉ xin tăng thêm chỉ tiêu vật tư và giảm chỉ tiêu đóng góp cho nhà nước, còn bên kia thì ngược lại, bắt cấp dưới nhận vốn ít nhất và thu về nhiều nhất cho trung ương. Khả năng có thể mặc cả trong quản lý nhà nước theo cơ chế kế hoạch diễn ra trong mọi lĩnh vực phân bổ tài nguyên và ràng buộc trách nhiệm như trợ cấp, đánh thuế, cho vay tín dụng, định giá bán... hình thành hiện tượng “ràng buộc ngân sách mềm”: doanh nghiệp hoặc đơn vị luôn phải “nắn gân” xem cấp trên của nó hay nhà nước nói chung có thể lùi bước với nó đến mức nào để dừng lại ở đúng ranh giới cho phép đó không để bị thiệt mà cũng không “già néo đứt dây” (Janos, K. 2002).

Hộp 32. Tôn Tử giữ nghiêm quân lệnh, biến cung nữ thành binh sỹ

Tôn Tử người nước Tề, nổi tiếng về tài dùng binh, đem binh pháp đến yết kiến vua Ngô. Vua muốn thử tài, bèn hỏi liệu Tôn Tử có thể biến cung nữ thành binh sĩ được không ? Tôn Tử chấp nhận thử thách, yêu cầu vua giao quân, đồng thời giao quyền theo đúng thủ tục ra trận. Vua cho đưa 180 gái đẹp trong cung ra chia làm hai đội và đề nghị để hai quí phi vốn được nuông chiều làm đội trưởng mỗi đội, rồi Vua cùng các quan cùng ngồi quan sát tập trận như xem một trò giải trí lạ.

Sau khi chia quân xong, Tôn Tử luyện quân từ bước cơ bản nhất, tập quay sang phải, sang trái, đằng trước, đằng sau. Đầu tiên ông giải thích động tác, sau đó chính

119

Page 120: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thức ra lệnh. Bọn con gái coi đây là trò vui, thi nhau cười đùa không tuân lệnh. Theo đúng qui trình quân đội, Tôn Tử nhắc nhở lần thứ nhất bằng cách qui kết trách nhiệm từ trên xuống:

- "Kỷ luật không rõ ràng, nhắc nhở hiệu lệnh không kỹ càng, đó là tội của tướng. Và sửa sai bằng cách nhắc lại lệnh năm lần. Đây là cái bẫy ông dương lên để từng bước qui kết trách nhiệm cho cấp dưới, không hiểu quyết tâm này, bọn con gái tiếp tục cười đùa coi thường quân lệnh. Tôn Tử bèn sập bẫy bằng cách tuyên bố:

- "Nay đã hiểu rõ kỷ luật mà cố tình không tuân theo là tội của đội trưởng". Và sửa sai bằng cách cho chém đầu hai đội trưởng, đây là hình phạt theo đúng qui định của quân đội nhưng không phải là cách vua áp dụng cho các ái phi của mình. Thấy trò vui đi quá xa, vua bèn vội vã can thiệp:

- "Quả nhân đã biết cách dùng binh của tướng quân rồi, xin tha chết cho hai nàng ái cơ, không có hai nàng ấy thì quả nhân ăn không ngon". Nhưng đời nào Tôn Tẫn có thể nhường bước nhà vua được ? Đây là bài học nhớ đời ông phải dạy cho nhà vua và quần thần về quyết tâm và sự hy sinh, khổ luyện cần thiết để xây dựng một quân đội chính qui, đó là kỷ luật thép, đã nói là làm. Tôn Tẫn đáp:

- "Thần đã vâng mệnh lệnh làm tướng cho bệ hạ. Tướng ở trong quân thì có khi không theo lệnh vua". Sự bất tuân này lại theo đúng qui định quân sự và tuân theo lệnh cơ bản của vua nên ông cứ cho lôi hai bà vợ vua ra chém đầu thị uy. Hình phạt nghiêm khắc, lý do rõ ràng, mệnh lệnh từ một chỉ huy thống nhất làm toàn thể cung nữ và quan lại đứng xem hoảng sợ và hiểu rằng đây không còn là một trò đùa của nhà vua mà là cuộc luyện binh thực sự của tướng quân Tôn Tẫn. Từ đó trở đi, đám cung nữ răm rắp nghe lệnh, hành động như một đội quân có kỷ luật. Khi đã khép mọi người vào quân kỷ, Tôn Tử báo với nhà vua đã hoàn thành việc luyện binh và mời vua đến duyệt binh.

Giận dỗi mà không làm gì được, vua nói:

- "Tướng quân ra quán trọ mà nghỉ, quả nhân không muốn xuống xem". Thấy vua tin mà không thích, Tôn Tử bèn khích: "Đại vương chỉ nói suông, không dùng vào việc thực". Khi vua hiểu ra ý nghĩa lớn lao của việc áp dụng kỷ luật để có quân đội mạnh, ông đã giao cho Tôn Tử làm tư lệnh thống lĩnh toàn quân. Bằng kỷ luật nghiêm minh và thuật dùng binh tài giỏi của Tôn Tử, nước Ngô tuy ít quân, vẫn phá tan được nước Sở hùng mạnh hơn ở phía Tây, tiến chiếm đất Sinh, uy hiếp nước Tề, nước Tấn to lớn ở phía Bắc, lập nên sự nghiệp vẻ vang trong lịch sử

120

Page 121: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trung Quốc. (Nguồn: Tư mã Thiên, Sử Ký 1999).

Một góc độ khác của câu chuyện lệnh mềm là hiện tượng song trùng lãnh đạo, đan xen mệnh lệnh. Trong khi cơ chế nhà nước luôn phân rõ chế độ trách nhiệm, khi phối hợp nhiều lực lượng càng phải phân công rõ người nắm quyền chỉ huy để phân cấp hạ lệnh cho các đơn vị phối thuộc, thì cơ chế cộng đồng chấp nhận hình thức kết hợp ngang, nhiều tổ chức, nhiều lực lượng có thể cùng làm một việc song song trong khi vẫn chịu sự chỉ huy riêng của hệ thống mình. Trong hoàn cảnh đó, đối tượng chấp hành mệnh lệnh phải tự cân nhắc, lựa chọn ưu tiên để chấp hành các mệnh lệnh khác nhau đến từ nhiều cấp trên. Trong lịch sử, những câu chuyện "Cung vua, phủ chúa" cùng cai trị đất nước, các vị Thái Thượng hoàng, Thái Hậu buông rèm nhiếp chính đằng sau nhà vua thường gây nhiều hậu quả phức tạp. Mọi lực lượng đều ra lệnh và cùng nhau thi hành mệnh lệnh thì người chấp hành phải nhìn trước ngó sau, lựa thế mà nghe và lệnh không thể “cứng” nổi.

Trong câu chuyện trên, vì vua Ngô vốn không nghĩ đến quân luật, chỉ đơn thuần cho rằng sự tài ba của Tôn Tử như một phép lạ về kiến thức quân sự nên đã đưa Tôn Tử vào nguy cơ biến lệnh của ông trở thành lệnh mềm. Thứ nhất là tình trạng song trùng ra lệnh, trong khi điều binh tập trận, bên cạnh ông còn có nhà vua can thiệp thẳng vào lệnh chỉ huy; thứ hai, có tình trạng co giãn tuỳ tiện trong việc diễn giải và chấp hành lệnh, các cung nữ cho rằng việc luyện binh là trò đùa của vua; thứ ba, khung kỷ luật cứng rắn thông thường của quân đội bị vua thương lượng co dãn theo kiểu trách phạt cung nữ. Nếu tất cả những chuyện trên diễn ra thì công lao của Tôn Tẫn sẽ bị đổ xuống sông, sự nghiệp của vua Ngô cũng tiêu tan theo. “Quân lệnh như sơn”, trong quân sự, hành chính, kinh tế,… đã là lệnh thì phải cứng.

Mệnh lệnh mềm tạo ra môi trường tham nhũng và làm yếu hiệu lực của hoạt động nhà nước. Đây là chỗ dựa của cơ chế xin cho, là đất sống cho việc móc ngoặc của các nhóm lợi ích, đây cũng là môi trường vô hiệu hoá mọi cố gắng cải cách hành chính, đổi mới tổ chức. Tình trạng lệnh mềm cuối cùng khiến nhà nước, đơn vị rơi vào trạng thái bất lực với tình trạnh “trên bảo dưới không nghe”, “quan cứ lệnh, lính cứ truyền” và kết cục là “quân hồi vô phèng” pháp luật bị toàn dân coi thường.

Tại Singapore, sau khi giành độc lập, người ta vẫn giữ lại hình phạt bổ sung là đánh bằng roi mây từ thời thực dân. Năm 1993, cậu bé người Mỹ Micheael Fay sang Singapore chơi đã phá hỏng bảng hiệu giao thông và phun sơn lên 20 chiếc ô tô. Toà Singapore xử tội phá phách công cộng rất nghiêm. Tuy mới 15 tuổi nhưng cậu bé bị kết án 4 tháng tù và đánh 6 roi vào mông. Giới truyền thông Mỹ đồng

121

Page 122: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

loạt phản đối, Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trực tiếp thỉnh cầu Tổng thống Ong Teng Cheong ân xá cho cậu bé. Tuy là chuyện rất nhỏ nhưng đụng đến nguyên tắc cứng rắn của quốc gia. Chính phủ Singapore phải họp và chỉ cho phép giảm xuống đánh 4 roi ! Luật pháp nghiêm với mọi đối tượng khiến đất nước nhỏ bé nhưng đa sắc tộc này luôn đứng đầu trong danh sách an ninh quốc tế.

“ăn cây nào rào cây ấy” và nhóm quyền lợi.

Trong một xã hội điều hành bằng cơ chế cộng đồng, quan hệ giữa người với người là quan hệ quan trọng nhất, thông tin về con người là thông tin quan trọng nhất. Một quan chức có thể không biết gì nhiều về chính sách, thể chế nhưng phải biết rõ hệ thống tổ chức cán bộ các cấp và tính nết, thói quen, qui trình cách thức làm việc với họ. Một doanh nghiệp quốc doanh có thể không cần nắm bắt thông tin thị trường, không cần biết công nghệ kỹ thuật nhưng phải biết thông tin về phân bổ chỉ tiêu vốn, dự kiến thay đổi chương trình đầu tư. Trong một xã hội như vậy, nền kinh tế khó có thể vận hành theo cơ chế thị trường, nền chính trị khó mà vận động theo cơ chế nhà nước.

Nhóm là cộng đồng nhỏ, nằm trong cộng đồng lớn. Cá nhân được giao quyền phục vụ quyền lợi cộng đồng lớn nhưng lại nằm trong “nhóm” nhỏ, sẽ phải đặt quyền lợi nhóm lên trên. “ăn cây nào rào cây ấy”, cộng đồng lớn bị hy sinh cho quyền lợi của cộng đồng nhỏ, nhưng cá nhân không bao giờ được hy sinh quyền lợi của “nhóm”. Những tên tướng cướp coi thường mọi luật pháp và đạo đức cũng không dám đương đầu lại với thế giới tội phạm. Trong nhiều vụ án, kẻ bị đưa ra xét xử có vẻ vì tội ác với cộng đồng lớn nhưng thực ra do đã phạm lỗi với cộng đồng nhỏ. Ngược lại, dù phạm tội với cộng đồng lớn, nhưng mọi việc vẫn có thể vẫn êm đẹp miễn là trong “cộng đồng nhỏ”, những cá nhân đó phải chơi đúng “luật”. Một “bố già” trùm xã hội đen có lẽ sẽ hành sự yên ổn đến cuối đời nếu không mở ra cuộc chiến tranh tương tàn hòng lấn chiếm lãnh địa làm ăn của một tên trùm khác. Tội lỗi trong những vụ tham nhũng được công bố luôn làm cho người dân bình thường kinh ngạc vì tại sao điều xấu có thể hoành hành nghênh ngang như vậy trong thời gian quá dài. Chúng thường chỉ bị xa lưới khi ăn chặn, thất tín, vượt quá sự cho phép, vượt quá khả năng quản lý của chính những người tiếp tay, đỡ đầu trong hệ thống.

Trong một xã hội do cơ chế cộng đồng điều chỉnh, hiếm có kẻ nào bị xử phạt vì ban phát, phân bổ quĩ chung lãng phí, vì xin tiền chung về cho đơn vị sử dụng riêng hoặc vì sử dụng quyền lực chung kém hiệu quả. Mặc dù xét về bản chất, đây là tội nặng nhất đối với cộng đồng lớn, là nguồn

122

Page 123: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

gốc của các tội lỗi khác. Cộng đồng lớn như một quốc gia thật khó mà đối phó với sự rút ruột của cộng đồng nhỏ theo cơ chế cộng đồng.

Về phương diện chính trị, các nhóm lợi ích một khi đã có cách tác động vào việc hoạch định chính sách của nhà nước sẽ có một sức mạnh khác thường, trong đó, cơ chế cộng đồng khống chế cơ chế nhà nước. Đó không còn là một nhóm quyền lợi bình thường mà đã là “nhóm lợi ích có thế lực”. Schatsneider, một nhà chính trị học Mỹ mô tả về hoạt động này: “áp lực của các nhóm lợi ích luôn nghiêng về quỵền lợi của giới kinh doanh lớn hoặc giới thượng lưu… và nó luôn tồn tại dưới danh nghĩa đòi quyền lợi cho tất cả.55”

Trong nền kinh tế tư bản ở nhiều nước Châu á, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến tên gọi “chủ nghĩa tư bản móc ngoặc” để chỉ những mối quan hệ mang tính quyền lợi nhóm giữa các tập đoàn kinh tế lớn, các ngân hàng lớn với chính phủ. Các tập đoàn công ty quản lý kiểu gia đình trị, các hội đồng quản trị có thành viên chính phủ và ngân hàng cùng với sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ngân hàng đã dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm và đổ tiền vay vào các dự án kém hiệu quả. Kết quả không tránh khỏi là nạn tham nhũng lan tràn, các nhà đầu tư mất lòng tin và khủng hoảng kinh tế tài chính.

Trung Quốc dùng từ “Quanxi” (quan hệ) để chỉ những quan hệ kiểu này của cơ chế cộng đồng. ở Việt Nam quan hệ này gắn với kiểu làm việc “xin cho”, nó không chỉ gắn với với sự gia trưởng, tập trung trong quản lý kinh tế, nó còn đi liền với những mối quan hệ cá nhân giữa người đi xin và kẻ ban phát. Người ta cho không phải chỉ vì cơ quan này đáng cho mà còn vì người đi xin đó đáng cho. Người được nhận phải biết ơn người ra quyết định cho chứ không phải biết ơn cơ quan cấp phát. Một hệ thống những quan hệ “biết điều” như vậy góp phần tạo nên hiện tượng “quyền lợi nhóm”.

Để khắc phục mặt xấu này của cơ chế cộng đồng, một mặt phải ngăn chặn những kênh “vận động hành lang”, cho phép chỉ một số nhóm quyền lợi trực tiếp tác động được vào việc xây dựng chính sách, mặt khác phải mở ra những con đường chính thức để mọi nhóm có quyền lợi khác nhau trong xã hội, kể cả những nhóm yếu thế có thể có tiếng nói với bộ máy nhà nước về những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình. Đối mặt trực diện với thực tế này, trong hệ thống chính trị Âu Mỹ, nghị viện chính là cơ quan lập pháp được tổ chức để đại diện chính thức và công khai cho các khu vực lợi ích riêng (theo ngành, theo lãnh thổ,…) để cạnh tranh quản lý chính sách. Ví dụ ở Pháp, ngoài tổ chức chính thức này ra, nền

55 Học viện Chính trị Quốc gia, .2000

123

Page 124: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cộng hoà IV có Luật cấm việc “thành lập ở trong lòng quốc hội những nhóm để bảo vệ các lợi ích đặc thù, địa phương hay nghề nghiệp”.

Khi “quyền lợi nhóm” xuất hiện, người ta tìm mọi cách tạo nguồn nuôi nó. “nguồn chung” có thể là ngân sách cấp phát nhà nước, là quĩ đất của quốc gia, là nguồn viện trợ quốc tế, là quĩ đóng góp của dân,... miễn là nguồn này do một số người được thay mặt cộng đồng phân phối, ban phát. Có người cho, tất có người xin, các người xin và các người cho sẵn sàng quên đi cái cộng đồng mà nhờ nó tạo ra “túi tiền chung”, tuy nhiên người ban phát và người lại quả cho cá nhân họ thì không bao giờ được phép quên. Đấy chính là một trong những phương thức cổ truyền để hình thành và phát triển “quyền lợi nhóm”. Một trong những giải pháp khả thi chống lại nhược điểm này của cơ chế cộng đồng là đừng bao giờ tạo ra những “túi tiền chung” và đừng bao giờ trao quyền cho một số người thay mặt cộng đồng lớn ban phát tài nguyên chung vô tội vạ.

“Cha chung không ai khóc”

Trong khi động lực của các cộng đồng luôn có xu thế hướng tâm thì ở khoảng ranh giới giữa các cộng đồng, bên ngoài các cộng đồng, dễ hình thành các khoảng trống của tình trạng “cha chung không ai khóc” về quyền lực, trách nhiệm và quyền lợi.

Một trong những biểu hiện của tình trạng này là hiện tượng sở hữu không rõ ràng về không gian, về phân cấp quản lý. Trong cộng đồng truyền thống, tồn tại phổ biến quan niệm tài sản chung. Mỗi thành viên trong các bộ tộc, làng bản xưa thường coi các cánh đồng, các quả núi, hồ nước là lãnh địa của cộng đồng mình. Việc bảo vệ, quản lý và sử dụng các tài nguyên này do tổ chức của cộng đồng tiến hành theo các qui định chung một cách chặt chẽ.

Các quốc gia phát triển lên, hình thức quản lý của thể chế cộng đồng cũ được thay thế bằng các biện pháp nhà nước. Những lãnh địa tuy vẫn được gọi là “của chung, của công, của tập thể” nhưng thực tế đã không còn được mỗi cá nhân trong cộng đồng ý thức là “của mình” một cách tự nhiên như xưa nên không được ai chăm nom bảo vệ và bị mọi người tìm cách khai thác tối đa.

ở nước Anh xưa có những cánh đồng cỏ công cộng, tại đó mọi người có quyền tự do chăn thả gia súc. Để tận dụng nguồn lợi chung đó, ai cũng cố tìm cách tăng gia súc của mình thả ra bãi chung, chẳng chóng thì chày, những bãi cỏ này bị tận diệt. Đó cũng là tình cảnh của các cánh rừng giáp ranh các tỉnh bị chặt phá tàn bạo, của các vùng biển quốc tế bị đánh bắt hải sản cạn kiệt, là nguồn nước ngầm nối thông nhiều địa phương bị bơm hút vô tội vạ, là các con sông đi qua nhiều quốc gia bị đắp đập, xẻ dòng bừa bãi,…

124

Page 125: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Ngay cả khi các nguồn tài nguyên được phân định rõ ràng về địa giới và thứ bậc hành chính, thì trong quan hệ cộng đồng mới, tình trạng “cha chung không ai khóc” vẫn có thể xảy ra theo chiều thời gian. Trong thể chế cộng đồng cổ truyền, tài nguyên và các giá trị văn hoá tinh thần là tài sản được kế thừa từ thế hệ trước cho các thế hệ sau. Khi các giá trị xã hội thay đổi, sự nối tiếp này bị đứt quãng.

Đây là tình trạng phổ biến trong hoàn cảnh của cộng đồng hiện đại, khi các giá trị xã hội cũ có xu hướng chuyển sang ngắn hạn. Trong các doanh nghiệp, người làm công không còn gắn bó với công ty suốt đời. Trong các gia đình, mỗi nghề nghiệp không còn là sự nghiệp cha truyền con nối. Trong các trường học, thày giáo không còn là sư phụ truyền dạy kiến thức cho một nhóm học trò đến khi trưởng thành. Trong các làng xã, người ta không gắn bó vĩnh cửu với đất đai và nghề nông…

Ví dụ, trong một doanh nghiệp nhà nước, xét về tổ chức thì là một thể chế thị trường nhưng xem xét các mối quan hệ và cách thức điều chỉnh các mối quan hệ con người bên trong doanh nghiệp thì mang đậm cơ chế cộng đồng. Trong các tổ chức này, “mệnh lệnh mềm” chiếm ưu thế, nguyên tắc đồng thuận được áp dụng cho các quyết định quan trọng, mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận không được đề cao, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, vai trò sở hữu mơ hồ. Danh nghĩa thì công nhân, lãnh đạo đều là chủ nhân của tài sản công cộng được giao, xét về quyền hạn thì cả ban giám đốc và hội đồng quản trị đều có quyền điều hành với tư cách chủ nhân, xét về tổ chức thì cả bộ chủ quản và ban quản lý doanh nghiệp đều là đại diện thay mặt cho nhà nước quản lý tài sản công.

Do cơ chế cộng đồng bao trùm hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong thực tế, tất cả những con người cụ thể này đều quan tâm đến quyền lợi tức thời của mình mà không phải ai cũng chăm lo đến tương lai vững bền của doanh nghiệp. Thế hệ công nhân, cán bộ mới trong tương lai không có sự gắn bó trực tiếp đến quyền lợi của lớp người cũ. Với công chức, dù là công nhân hay bộ trưởng, về hưu là xong, lương hưu đến từ ngân sách phúc lợi của nhà nước, độc lập với lợi nhuận, mất còn của doanh nghiệp.

Có toàn quyền trong tay, lại không có lợi ích tương lai (ngoài ý thức đạo đức chung), trách nhiệm thì chia sẻ cho nhiều người, cách ứng xử tự nhiên của con người dễ là khai thác tối đa tài nguyên, không đầu tư lâu dài, chia hết lợi nhuận, không mở rộng phát triển thị trường, không quan tâm đến uy tín,… đó là bi kịch tất nhiên của hợp tác xã tập thể trước kia, doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Cách xử sự này hoàn toàn thống nhất giữa mọi người trong hệ thống với cùng động cơ “ăn xổi ở thì”.

Nhà quản lý trung ương có hai cái thích:

125

Page 126: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Thích đầu tư cho nhiều công trình to lớn có tiếng vang vừa để lại tiếng tăm cho hậu thế, vừa có uy tín chính trị tức thì.

- Thích đầu tư dàn trải, giao được vốn liếng, tài sản cho nhiều người “biết điều” và tin cậy nắm giữ, vừa có “lại quả” trước mắt, vừa được ân nghĩa lâu dài.

Người lãnh đạo đơn vị cơ sở cũng có hai cái thích:

- Thích đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị lớn dễ có tiền hoa hồng kín đáo.

- Thích ký kết hợp qua trung gian, được “lại quả” nhanh gọn.

Cán bộ, công nhân cũng có hai cái thích:

- Thích cơ quan đầu tư ngay vào lương, vào thưởng, phát quần áo, ...- Thích được phân chia phúc lợi như nhà đất, đi nghỉ mát, chữa bệnh…

Do sự thống nhất về quyền lợi ngắn hạn trên, vốn đầu tư của nhà nước, vốn vay của ngân hàng, viện trợ quốc tế,… không hướng vào các mục tiêu hiệu quả và lợi ích vững bền lâu dài như đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ cao, phát triển thị trường, mà cứ vùn vụt tiêu xài theo đà tăng trưởng theo chiều rộng, giải quyết quyền lợi ngay trước mắt.

Trong bối cảnh của cơ chế cộng đồng mới, tính mềm của sợi dây trìu tượng như tâm lý, tư tưởng đạo đức, danh dự, uy tín,… được dùng để ràng buộc con người tạo nên nguy cơ buông lỏng trách nhiệm, mơ hồ về quyền lợi trong quan hệ xã hội. Để tránh khỏi tình trạng “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, trong nền kinh tế liên kết cao của xã hội phát triển, phải dùng các công cụ của cơ chế nhà nước gắn chặt con người với trách nhiệm và nghĩa vụ, và cơ chế thị trường lôi cuốn con người bằng lợi ích và quyền lợi bổ sung cho cơ chế cộng đồng.

Cái giá để phát triển cơ chế.

Trong quá trình tiến hoá, nội dung bên trong mỗi cơ chế tự biến đổi theo một tiến trình phát triển không ngừng và các cơ chế cũng được lựa chọn thay thế nhau. Quá trình đổi mới này mang tính tự nhiên nhưng cũng đầy cam go như quá trình

cải tổ xã hội. Nó đòi hỏi những chi phí và nỗ lực lớn lao ở mỗi bước đi lên tự hoàn thiện cơ chế.

Con người trong mỗi cộng đồng suốt cuộc đời mình luôn tích lũy một khoản “vốn xã hội” to lớn để tạo uy tín, tạo thế lực tốt hơn trong cộng đồng, đáng tiếc là cộng

126

Page 127: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

đồng cũng tự đổi mới liên tục khiến cho vốn xã hội con người đầu tư vào tiếp tục trở nên lỗi thời hoặc bị hao mòn vô hình, nếu họ muốn giữ được lợi thế thì lại phải tiếp tục đầu tư mới. Anh nông dân khi trở thành lão nông đã đúc kết cho mình một kho kiến thức nông nghiệp đồ sộ nhưng quá trình công nghiệp hoá đến với nông thôn một sớm một chiều khiến anh ta ngỡ ngàng thấy mình phải học lại để trở thành anh công nhân học việc.

Cơ chế cộng đồng luôn phải đầu tư đổi mới để theo kịp sự phát triển của chính nó. Kỹ năng, kinh nghiệm, sự tin cậy lẫn nhau, uy tín trong cộng đồng, quan hệ trong xã hội muốn có đều phải đổi bằng thời gian và tiền bạc. Thế nhưng khi cộng đồng thay đổi thì những giá trị cũ mà người ta đã bỏ bao công sức để có được lại có thể trở nên lỗi thời và nếu con người muốn còn tranh đấu với cuộc sống thì còn phải đầu tư lại lần nữa. Quá trình học tập trở nên kéo dài suốt đời, quá trình tự thích nghi làm quen cũng trở nên vô tận với con người hiện đại.

Cơ chế nhà nước cũng lớn lên như những công trình đồ sộ kết tinh bao mồ hôi, tiền của của con người và vì vậy khi chúng chuyển đổi, cũng cần đến những khoản đầu tư to lớn mới. Từ những nhà nước chuyên chế tập trung tiến lên các thể chế dân chủ cộng hoà, và những hình thức hiện đại hơn của nhà nước tương lai, các công cụ của cơ chế nhà nước áp dụng trong từng giai đoạn được đầu tư thông qua các cuộc cải cách hành chính, cải tổ thể chế, đổi mới quản lý. Tại mỗi thời kỳ phát triển mới, những chi phí đầu tư để xây dựng luật pháp, đào tạo viên chức, hình thành và hoàn thiện bộ máy,… lại phải làm mới lại, chẳng khác gì những nhà máy tuy còn hoạt động tốt nhưng vẫn phải bỏ đi đầu tư xây dựng mới để đổi mới công nghệ. Qui luật của tự nhiên là đổi mới hay tiêu vong, còn qui luật của xã hội là muốn đổi mới phải tích lũy và đầu tư thay thế.

So với cơ chế thị trường cổ điển, cơ chế thị trường ngày nay hiệu quả hơn rất nhiều trong việc quản lý và điều phối sử dụng tài nguyên xã hội, tuy nhiên, để ngăn chặn các trường hợp gian lận và vi phạm cam kết với những dạng mới, vi phạm pháp luật trong điều kiện thị trường phức tạp hơn, cần phải xây dựng những tổ chức xã hội hoặc thể chế chính trị hiện đại, đây là một quá trình tốn kém. H. Root nhận xét : “thị trường có chi phí rất cao trong việc đảm bảo thực hiện hợp đồng bởi vì chúng đòi hỏi một sự cam kết chặt chẽ đối với các nguồn lực xã hội dưới dạng kỹ năng: kế toán và luật sư, hay dưới dạng thể chế, toà án, hay các cơ quan quản lý khác”56.

Nếu như trong hoạt động cổ truyền, người mua và người bán chỉ phải trả chi phí giao dịch không đáng kể là có thể hoàn thành thương vụ trực tiếp với nhau thì trong thị trường ngày nay, quá trình giao dịch diễn ra giữa nhiều bên không hề quen biết, không trực tiếp thương lượng và thanh toán, việc ký kết hợp đồng và

56 Hilton Root, sách đã dẫn.

127

Page 128: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trao đổi hàng hoá, thanh toán tiền diễn ra trong các không gian, thời gian khác nhau,… chi phí giao dịch chiếm phần đáng kể trong kinh doanh bao gồm thông tin, dịch vụ tiếp thị, môi giới bán hàng, giải quyết tranh chấp, bảo hiểm rủi ro,… Toàn bộ hệ thống đó phải được đầu tư xây dựng dựa trên hệ thống chính sách pháp luật chặt chẽ, với đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo hoàn thiện, với các thể chế tổ chức hiệu quả. Cái giá để kiến tạo những thể chế hiệu quả là rất tốn kém cả về tiền bạc và thời gian.

Nhìn chung cả ba cơ chế đều kết tinh trong nó những chi phí đáng kể để có thể hình thành và vận hành, phát triển. Nếu so sánh các chi phí này với nhau trong cùng một hoạt động, thì cơ chế cộng đồng có lẽ có chi phí thấp nhất, và tất nhiên có phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn, cơ chế nhà nước và thị trường cần đầu tư cao hơn và cũng có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn.

Có thể lấy một ví dụ thô thiển là giải pháp điều khiển trật tự giao thông ở một ngã tư giao lộ. Khi lưu lượng người và xe qua lại còn ít, mọi người tự giác nhìn

nhau mà tránh đường, cơ chế cộng đồng được áp dụng. Đến một thời điểm nhất định, hoạt động giao thông trở nên đông ken, ngã tư xuất hiện tắc nghẽn, cần có giải pháp bổ sung để khắc phục. Khi đó, giải pháp của mỗi cơ chế sẽ đem lại hiệu quả khác nhau với chi phí khác nhau. Thoạt tiên người ta muốn có một giải pháp nhanh chóng, rẻ tiền và dễ quản lý. Thế là chỉ việc làm một đường vòng ngay tại ngã tư, biến con đường giao nhau thành một dòng xoay một chiều. (miền Bắc gọi là “đảo giao thông”, miền Nam gọi là cái “bùng binh”). Người tham gia lưu thông từ cả bốn hướng cứ việc tự do đi vào vòng xoay rồi thoát ra theo phía mình muốn. Tất nhiên, trong quá trình vào và ra khỏi vòng,

128

Page 129: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

mọi người phải tự nhìn nhau, phát tín hiệu cho nhau, đoán hướng đi của nhau và nhường nhau, tóm lại là áp dụng cung cách của cơ chế cộng đồng.

Mặc dù rẻ tiền và dễ quản lý nhưng các vòng xoay này không đáp ứng nổi nhu cầu xử lý các nút giao thông quá đông đúc. Khi đó, người ta phải đầu tư tốn kém hơn và chi phí nhiều hơn để hình thành hệ thống đèn tín hiệu xanh đỏ phân luồng giao thông. Tuy nhiên, dù có đèn báo hiệu, người tham gia giao thông vẫn thường xuyên vi phạm, thế là tại ngã tư phải có công an đứng kiểm soát và xử phạt để đảm bảo tín hiệu được mọi người chấp hành. Cơ chế nhà nước đã được áp dụng.

Đến khi mật độ giao thông trở nên quá dày đặc, khi đèn đỏ bật lên, đường lại tắc nghẽn cộng vào đó là chi phí tốn kém và những tiêu cực phiền toái của công an giao thông, người ta phải mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém để xây dựng một hệ thống cầu vượt xử lý giao lộ. Sự tốn kém này đã được bù đắp, chi phí quản lý và sự can thiệp của con người vào

hoạt động giao thông được giảm đến tối thiểu, các loại phương tiện tùy theo hướng lưu thông, tuỳ theo tốc độ, có sẵn tuyến giành riêng, chủ động vận hành một cách liên tục. Cơ chế hoạt động lúc này giống như sự chủ động và độc lập của cơ chế thị trường.

Cả ba giải pháp trên được áp dụng cùng đạt đến mục tiêu điều hành giao thông với mức độ phức tạp khác nhau với chi phí khác nhau, yêu cầu can thiệp quản lý cũng khác nhau, cần có mức độ chủ động và tự giác của các nhân tham gia khác nhau. Tất nhiên không thể ở đâu và lúc nào cũng có thể áp dụng các giải pháp tốn kém để giải quyết vấn đề. Tùy theo mức độ phức tạp và giai đoạn phát triển của xã hội mà lựa chọn giải pháp đầu tư vừa khả năng và giải pháp quản lý vừa trình độ. Tóm lại các cơ chế sẽ được lựa chọn để áp dụng phối hợp nhau một cách hợp lý để đạt mục tiêu với chi phí kinh tế nhất.

Sự gắn bó giữa 3 cơ chế có tính ràng buộc tự thân. Cơ chế cộng đồng ra đời sớm nhất, tạo nên hoạt động xã hội của loài người, một hiện tượng kỳ diệu của vũ trụ. Tuy nhiên cơ chế cộng đồng trì trệ vì thiếu men say của quyền lợi kinh tế vật chất mà sau đó phải được cơ chế thị trường thêm vào để thổi lên động lực phát triển cuộc cách mạng kinh doanh và công nghệ của loài người. Sự mê cuồng của cơ chế thị trường khi đi quá đà đến lượt nó lại phải điều chỉnh bằng tay lái chủ động của cơ chế nhà nước để nằm trong quĩ đạo điều chỉnh được. Tuy vậy, quyền

129

Page 130: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lực tự thân của cơ chế nhà nước đến khi trở thành tuyệt đối lại tự dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng và phải được ngăn chặn bằng các hoạt động giám sát, phân quyền của cơ chế cộng đồng. Cứ như vậy, 3 góc của bánh xe cộng đồng- thị trường- nhà nước thúc đẩy nhau lăn đi, đưa xã hội loài người vượt lên ngày càng nhanh và đồng thời đóng vai trò phanh cản, ràng buộc, nhau trong phạm vi đủ để con người có thề khống chế, làm chủ được tiến trình phát triển của mình.

Vậy là quá trình tiến hoá xã hội không chỉ là quá trình đấu tranh và chuyển tiếp thay thế nhau giữa các cơ chế chủ đạo, đổi mới kết cấu phối hợp giữa các cơ chế, mà còn là quá trình tự đổi mới nội dung trong nội tại từng cơ chế. Trong xã hội hiện đại, vai trò của cơ chế chủ đạo ngày càng mờ đi trong sự hoạt động tích cực và hài hoà của cả 3 cơ chế, do đó, sự tự phát triển và cùng phát triển của các cơ chế trở thành hiện tượng chính làm thay đổi bộ mặt xã hội. Để có thể liên tục tiến hoá, cả 3 bàn tay phải có điều kiện thuận lợi để cùng phát huy tác dụng, đều có thể tích lũy nội lực đủ để chấp nhận liên tục đầu tư tự đổi mới, liên tục đủ sức tự lột xác vươn lên. Sự can thiệp, lấn sân, lạm dụng tài nguyên của cơ chế này với cơ chế khác, sẽ làm mất năng lực tự vận động hài hoà của cơ thể xã hội.

Sự thất bại của các cơ chế.

Trong quá trình tiến hoá, các vấn đề của xã hội loài người liên tục thay đổi, thêm vào đó, điều kiện tự nhiên và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng khác biệt, do đó nhu cầu điều chỉnh quan hệ kinh tế xã hội vô cùng đa dạng và thường xuyên biến động, luôn đòi hỏi sự thích ứng mới về cơ chế điều chỉnh.

Trong lịch sử loài người, đã có một thời gian dài xã hội sơ khai chỉ được điều chỉnh bởi cơ chế cộng đồng. Micheal Taylor57 đã xem xét việc duy trì trật tự xã hội trong tình trạng không có nhà nước và khẳng định rằng, cộng đồng là yếu tố cốt yếu cho những xã hội loại này. Ông chỉ ra đặc trưng chủ yếu của cộng đồng là có chung những đức tin, hoặc những chuẩn mực xã hội, duy trì những quan hệ trực tiếp và phức tạp giữa các thành viên và nguyên tắc có đi, có lại. Khi đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, cơ chế cộng đồng không đủ sức bao quát được mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của xã hội loài người và được bổ trợ bằng cơ chế thị trường và nhà nước. Từ khi hai cơ chế thị trường và nhà nước xuất hiện đã có những lúc người ta tưởng rằng các cơ chế này có thể thay thế hoàn toàn cơ chế cộng đồng. Ngày nay, cơ chế cộng đồng vẫn chỉ chiếm địa vị độc tôn trong những nền kinh tế chậm phát triển và vẫn tham gia tích cực trong hoạt động xã hội ở các nền kinh tế phát triển.

Dường như trong lịch sử chưa có tiền lệ về việc áp dụng cơ chế thị trường một cách độc tôn để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, một nền kinh tế mang tính “thị

57 Taylor, M. 1982,1987.

130

Page 131: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trường” nhất là Hồng Công cũng chỉ với mức độ là nhà nước hầu không áp dụng những chính sách can thiệp làm nhiễu loạn quan hệ thị trường, nhưng nhà nước vẫn hoạt động tích cực trong mọi lĩnh vực khác của xã hội. Tuy nhiên, trong suốt một thời kỳ đáng nhớ đầu thế kỷ thứ 20, khi chủ nghĩa tư bản đang lớn mạnh trong cuộc cách mạng công nghiệp cơ khí, vai trò của cơ chế thị trường rất được đề cao, cơ chế thị trường tham gia điều chỉnh nhiều hoạt động quan trọng của nhà nước và cộng đồng, kết quả của xu thế cực đoan này khá là ảm đạm. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ, mâu thuẫn xã hội và kinh tế cũng phát sinh gay gắt dẫn đến các phong trào đấu tranh sâu rộng của các giai cấp, các dân tộc bị thống trị. Chiến tranh giữa các quốc gia và các chu kỳ khủng hoảng kinh tế lặp đi lặp lại. Sự khủng hoảng của lý thuyết kinh tế cổ điển và thể chế thị trường chiếm ưu thế dẫn đến hàng loạt sự thể nghiệm khác của loài người với mô hình CNXH thực tế, và các lý thuyết kinh tế thị trường mới cũng như quá trình điều chỉnh để phối hợp với vai trò nhà nước và cộng đồng của các nền kinh tế thị trường hiện đại.

Một thái cực khác là hiện tượng đề cao vai trò tuyệt đối của cơ chế nhà nước. Mô hình điên cuồng của sự “thể nghiệm” khủng khiếp này là trường hợp Cămpuchia dưới thời chính quyền “Khơme đỏ”. Trong mô hình này, hoạt động thị trường hoàn toàn bị xoá bỏ, vai trò cộng đồng cũng bị đè nén đến mức tối đa. Thực tế cho thấy nhà nước quái gở này không có chỗ đứng trong xã hội loài người và sớm muộn đã bị loại bỏ.

Trong xã hội hiện đại, mỗi cơ chế không thể một mình điều chỉnh mọi quan hệ xã hội vì bản thân từng cơ chế có phạm vi hoạt động nhất định và có những điểm yếu không thể tự khắc phục. Nhiều nghiên cứu đã trình bày về “sự thất bại của thị trường”, “sự bất lực của nhà nước”, hay “sự khủng hoảng của cộng đồng”. Có trả lời được câu hỏi "đâu là gót chân Asin của mỗi cơ chế ?" mới có giải pháp để phối hợp hiệu quả các cơ chế với nhau.

Cơ chế thất bại khi không có đủ điều kiện vận hành.

Sự thất bại của các cơ chế trước hết do nguyên nhân khách quan, khi mỗi cơ chế không có đủ các điều kiện bình thường để vận hành. Cơ chế thị trường thất bại khi không có đủ điều kiện sau đây:

- Thị trường vận hành không thông thoáng, chi phí giao dịch quá cao

- Luật chơi không rõ ràng, cạnh tranh không công bằng giữa các tác nhân

- Hàng hoá không đồng nhất, thị trường không tập trung.

- Quan hệ sở hữu không rõ ràng, tài sản không có chủ

Cơ chế nhà nước sẽ thất bại khi không có đủ các điều kiện sau đây:

131

Page 132: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước không minh bạch, không theo luật lệ.

- Cán bộ và bộ máy nhà nước kém năng lực và hoạt động không hiệu quả.

- Quyền lực của hệ thống tranh lấn nhau và chồng chéo trách nhiệm.

- Bộ máy nhà nước không đại diện cho quyền lợi của cử tri

Cơ chế cộng đồng cũng đành thất bại khi các điều kiện vận hành sau đây không được thoả mãn:

- Các quan hệ diễn ra ngắn hạn, không gắn bó lâu dài về quyền lợi.

- Thiếu thông tin về hành vi và ưu tiên của các thành viên, phí thông tin cao.

- Không có điều kiện tiếp xúc, giao tiếp, thỏa thuận giữa các thành viên.

- Các thành viên không tìm thấy quyền lợi chung hay mối quan tâm chung.

Hộp 33. Thất bại khi dùng cơ chế thị trường để giám sát tài chính của cơ chế cộng đồng

Sau vụ tấn công của nhóm Al Queda vào nước Mỹ ngày 11/9/2001. Chính quyền Mỹ với cách suy nghĩ theo cơ chế thị trường đã xây dựng một cơ quan tác chiến đặc biệt gọi là “Phòng chiến tranh” tại Bộ Tài Chính Mỹ. Bộ phận này được trang bị bằng một hệ thống máy tính rất hiện đại và các phần mềm kiểm toán nhạy bén làm nhiệm vụ giám sát toàn bộ hoạt động chuyển ngân của các ngân hàng lớn trên thế giới nhằm phát hiện bất kỳ một hoạt động chuyển tiền khả nghi nào cho tổ chức khủng bố Al Queda, từ đó lần ra dấu vết nơi cấp vốn và nơi nhận tiền để xác định sào huyệt và chi nhánh của tổ chức khủng bố này ở mọi nơi trên thế giới, đồng thời cắt nguồn tài chính làm tê liệt hoạt động của mạng lưới này. Trong chiến dịch này, các nước theo đạo Hồi và nhất là Pakistăng, nơi giáp ranh và có quan hệ đặc biệt với Afganishtang được đặc biệt chú ý.

Ngược với các tính toán của Mỹ, nhiều tổ chức của thế giới đạo Hồi lại không dùng hệ thống chuyển ngân chính thức qua ngân hàng. Họ dùng cơ chế cộng đồng hoạt động hàng trăm năm nay sử dụng hệ thống có tên gọi là “Hawala” kết nối những người chuyển tiền ở các nước với nhau và chuyển những khoản tiền khổng lồ chỉ thông qua “một cái bắt tay”. Chỉ tính riêng ở Pakistăng, hệ thống Hawala có tới hơn 1000 người tham gia, có những giao dịch trị giá tới 10 triệu USD, và khoản tiền chảy vào hàng năm qua hệ thống này đã lên đến 2,5-3 tỷ USD/năm, so với 1 tỷ USD qua chuyển qua hệ thống ngân hàng chính thức. Điều ngộ nghĩnh là chính Bộ trưởng bộ Tài chính Pakistăng khi sang Mỹ thông báo cho Bộ Tài chính Mỹ ở Washington về hệ thống Hawala đã đến New York để dùng hệ thống này chuyển tiền về nước cho gia đình.

132

Page 133: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Sau một năm hoạt động tốn kém, tờ báo Washington Post đã đăng bài cho biết “các quan chức ở Đức, Pháp, ý và Liechtenstein- là những nước có hệ thống ngân hàng phát triển – càng ngày càng phải thừa nhận với nhau rằng nguồn tài chính của tổ chức Ossma Bin Laden vẫn chưa bị đụng tới. Còn rất nhiều tiền chưa tìm ra được.”. (Nguồn: Hilton Root, 2003).

Trong thực tế, khi xã hội chưa hình thành đủ điều kiện bình thường phải có cho một cơ chế vận hành hoặc vì lý do này hay khác, điều kiện biến đổi trở nên bất lợi cho một cơ chế thì hoạt động của cơ chế đó trở nên yếu kém thậm chí thất bại.

Cơ chế bất lực do vượt ra ngoài khả năng phạm vi hoạt động.

Hiện tượng bất lực còn do các nguyên nhân chủ quan gây ra. Mỗi cơ chế chỉ có phạm vi hoạt động trong giới hạn nhất định, vượt ra ngoài giới hạn tác dụng của mình, cơ chế không phát huy được tác dụng nữa.

Cơ chế thị trường trở nên bất lực khi phải đối đầu với những lĩnh vực như:

- Hoạt động công ích không có lợi nhuận, rủi ro cao.

- Những trường hợp xảy ra hiệu ứng “tràn ra ngoài”58 về môi trường.

- Một số vấn đề phúc lợi xã hội.

- Những giao dịch không thông qua thị trường.

Cơ chế cộng đồng trở nên kém hiệu quả khi đối phó với những:

- Hoạt động theo qui định, tổ chức nghiêm ngặt

- Hoạt động theo tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ hài hoà

- Hoạt động có tổ chức cao, có giám sát và trọng tài khách quan

- Giữa các nhóm không có quan hệ chung

Cơ chế nhà nước cũng khó khăn khi phải đối đầu với những vấn đề như:

- Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

- Hoạt động cần phát huy dân chủ, sáng tạo, độc lập, khách quan.

- Hoạt động cần phản ứng linh hoạt, uyển chuyển đáp ứng hoàn cảnh.

58 Xem Nghịch lý “người đi ké xe” phần Nghịch lý của các cơ chế.

133

Page 134: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Hoạt động theo động lực tình cảm, theo sức mạnh tinh thần.

Những trường hợp bất lực trên xảy ra với cơ chế mà không nhất thiết xảy ra với tổ chức. Ví dụ các cơ quan nhà nước, hệ thống luật pháp của nhà nước vẫn hoạt động rất linh hoạt uyển chuyển thích ứng với các hoàn cảnh quản lý xã hội cần thiết nhưng các công cụ của cơ chế nhà nước như thuế, chi tiêu ngân sách, mệnh lệnh cứng,… lại không phải phương tiện thích hợp để sử dụng trong những trường hợp này.

Hộp 34. Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù

Ví dụ kinh điển của lý thuyết trò chơi về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của người tù được Merrill Flood và Melvin Dresher giới thiệu lần đầu tiên năm 1950 như sau: Có hai tay cướp ngân hàng bị bắt và giam vào hai xà lim cách biệt nhau. Cả hai chỉ nghĩ cách làm sao thoát khỏi tù mà không hề lo cho tình cảnh của đồng phạm. Người điều tra viên khôn ngoan đề xuất riêng với từng tên: “anh có thể chọn giữa nhận tội hoặc giữ im lặng. Nếu anh thú nhận mà đồng phạm của anh không khai thì tôi sẽ tha thứ hết tội trạng cho anh và dùng lời khai ấy kết tội nặng cho tên kia, và cũng như vậy, nếu anh không chịu thú nhận mà tên kia khai ra thì hắn sẽ được tha trong khi anh sẽ ngồi tù mọt gông. Nếu cả hai anh cùng khai nhận, cả hai đều bị kết tội cướp ngân hàng (tội nặng) nhưng tôi sẽ giảm nhẹ thời gian phạt cho cả hai, nhưng nếu cả hai không khai, tôi sẽ kết án cả hai về tội sở hữu vũ khí trái phép (tội nhẹ), thế đấy, tuỳ anh suy nghĩ, nếu muốn khai thì viết ra giấy trước khi tôi quay lại sáng mai”.

Sự lưỡng nan của người tù ở đây là trong bất kỳ tình huống nào xảy ra thì khai nhận vẫn tốt hơn là im lặng. Nhưng kết quả khi cả hai cùng khai lại tệ hơn là nếu cả hai cùng không khai. Ví dụ này đã chỉ ra mâu thuẫn giữa quyền lợi của mỗi cá nhân với quyền lợi cộng đồng. Một cộng đồng có các thành viên biết hy sinh quyền lợi riêng sẽ có thể đạt được kết quả tốt hơn một cộng đồng mà thành viên chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình. Điều đáng nói ở đây là sự phối hợp giữa hai người tù sẽ không thể diễn ra khi:

- Hai người bị giam riêng không liên lạc được với nhau

- Khi hai người có hiểu biết đủ để tin cậy về nhau

- Khi hai người không nghĩ rằng có dịp gặp lại nhau

- Khi việc hợp tác không đem lại lợi ích gì cho hai người

(Nguồn: Bách khoa Toàn thư Triết học của Stanford, 2003)

134

Page 135: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Cơ chế bất lực khi hoàn cảnh xã hội thay đổi quá lớn.

Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội biến đổi quá nhanh, nảy sinh và phát triển nhiều mâu thuẫn mới, nhiều vấn đề vướng mắc mà cơ chế hiện có không giải quyết nổi, các cơ chế cũng trở nên bất lực. Nếu các vướng mắc trong xã hội không được giải quyết bằng cơ chế chiếm ưu thế và khả năng tự điều chỉnh, bổ sung giữa các cơ chế bị giới hạn thì sớm muộn mâu thuẫn sẽ tích lũy dần, đưa xã hội vào trạng thái khủng hoảng. Cân bằng trong mỗi cơ chế bị phá vỡ mà các công cụ vốn có và năng lực của mỗi cơ chế không đủ khả năng tái lập lại cân bằng mới trong một số trường hợp như:

- Trong cơ chế nhà nước, tương quan lực lượng, cân bằng quyền lực giữa các quốc gia, các liên minh liên kết bị phá vỡ, thỏa thuận chính trị chung bị xâm phạm.

- Trong cơ chế thị trường, cân bằng cung cầu về hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ bị phá vỡ đến mức không phục hồi nổi bằng cơ chế vận hành thông thường, thỏa thuận về giá trị chung bị đổ vỡ.

- Trong cơ chế cộng đồng, cân bằng lợi ích, quyền lợi của các nhóm, các cá nhân bị phá vỡ, thông tin bị gián đoạn, niềm tin chung bị hủy hoại.

Như vậy, nếu không thích ứng, phát triển kịp thời, một cơ chế có thể bất lực dần trước khi đi đến thất bại hoàn toàn trước khủng hoảng xã hội. Việc thay thế, bổ sung của cơ chế mới hoặc các công cụ của nó vì vậy có thể diễn ra từ từ trước khi diễn ra sự cải tổ đồng bộ.

Cơ chế thất bại khi kết cấu lực lượng xã hội thay đổi.

Một trường hợp khác là cơ chế thất bại không phải do điều kiện bên ngoài thay đổi mà do chính kết cấu bên trong của mỗi cơ chế thay đổi59. Trong cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước, có hai khối A và B rõ rệt. Trong nội bộ khối A quan hệ chi phối là cạnh tranh. Trong khi quan hệ nổi bật trong nội bộ nhóm B là hợp tác lỏng lẻo. Trong cơ chế cộng đồng, quan hệ trong nội bộ nhóm và giữa các nhóm có những điểm chung là tương tác (hợp tác nhẹ, cạnh tranh nhẹ). Nếu các kết cấu trên thay đổi thì bản chất của

59 Xem phần "bản chất hoạt động của ba cơ chế."

135

Page 136: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cơ chế cũng thay đổi. Lúc đó, cơ chế đang phát huy tác dụng trở nên lỗi thời và bất lực.

Tình hình này diễn ra ác liệt trong các thời kỳ kết cấu xã hội, tương quan lực lượng trong xã hội thay đổi. Ví dụ, khi trào lưu độc lập dân tộc thắng thế sau chiến tranh thế giới thứ II. Một loạt chính quyền thực dân ở các nước á, Phi phải rút lui trả quyền độc lập cho đại diện của nhân dân ở các nước thuộc địa. Câu hỏi đặt ra là: ai là đại diện chính đáng của lực lượng đấu tranh giành độc lập dân tộc? Trong các nước thuộc địa thường có nhiều nhóm chính trị, cách mạng, cùng liên kết với nhau giành độc lập. Họ được coi như thuộc nhóm B, nhóm bị thống trị. Nay chính quyền thực dân (nhóm A) rút đi, trong nhóm B sẽ xảy ra sự phân rã và cạnh tranh để tự tách ra nhóm A mới. Cộng với âm mưu "chia để trị" của chính quyền thực dân trước khi rút lui làm phát sinh mầm mống của họa "nồi da nấu thịt" giữa những người anh em. Những cuộc nội chiến giữa ấn độ với Pakistăng, giữa các quốc gia Châu Phi, trong nội bộ Indonesia, nội bộ Trung Quốc diễn ra dai dẳng và đau đớn. Trong hoàn cảnh đó, khi mà các nhu cầu và yêu sách về lãnh thổ và quyền lực đột nhiên xuất hiện giữa các nhóm đồng minh có quan hệ cộng đồng thì cơ chế cộng đồng bị buộc phải chuyển sang cơ chế nhà nước một cách thiếu chuẩn bị.

Hiện tượng này cũng xảy ra khi kết cấu cơ chế cộng đồng đột nhiên bị chuyển thành kết cấu của cơ chế thị trường. Ví dụ, trong một làng đang sống yên ổn ngàn đời. Những người ở lại làng làm nghề nông, cử người thân ra thành phố làm các nghề phi nông nghiệp, tuy khác nhau về môi trường làm ăn nhưng cả hai nhóm vẫn coi nhau như chung một cộng đồng. Họ chuyển giao vốn liếng, công nghệ, lao động, giúp nhau về mua bán, việc làm,... Một khi làng được qui hoạch để trở thành đất xây dựng đô thị thì cộng đồng này tách thành hai nhóm A và B của cơ chế thị trường. Một số người ở thành phố về mua đất, hoặc môi giới mua bán đất. Những người ở nông thôn trở thành người bán hoặc đại lý bán đất đai. Ngay trong thôn làng, những người cùng quan hệ họ hàng, ngay trong một gia đình xưa nay vốn thương yêu giúp đỡ nhau nay trở nên cạnh tranh, dấu diếm, lừa dối nhau vì lợi nhuận.

Trong cuộc sống cũng không ít lần quan hệ của cơ chế thị trường hoặc nhà nước lại chuyển đổi kết cấu thành cơ chế cộng đồng. Trong tất cả những trường hợp lột xác như vậy, tất nhiên, cơ chế cũ đều không thể tiếp tục vận hành theo kiểu cũ được.

136

Page 137: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Cơ chế thất bại vì hoạt động quá tải.

Trong một số trường hợp, mặc dù các cơ chế vận hành đúng trong khuôn khổ môi trường và phạm vi hoạt động của mình nhưng vì bị giao quá nhiều trách nhiệm nặng nề và phức tạp, vượt quá khả năng quản lý của mình nên cũng dẫn đến tình trạng bất lực.

Một số nhà kinh tế đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của cơ chế nhà nước trong tham vọng lên kế hoạch tổng thể giám sát và điều hành mọi hoạt động chính của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không ít lần, các nhà kinh tế chủ nghĩa xã hội hiện thực cố gắng xây dựng một hệ thống tính toán mạnh, đủ sức thu thập số liệu và chạy bài toán mô phỏng hoạt động của các ngành kinh tế bằng cách cân đối việc sản sinh và sử dụng các dòng tài nguyên xã hội. Tuy nhiên do tính chất động và liên tục biến đổi, phát sinh của hoạt động kinh tế, một bài toán có quá nhiều biến số và điều kiện liên tục thay đổi như vậy là không thể giải được bằng bất kỳ hệ thống tính toán vĩ đại nào. Các cơ quan thống kê của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thường xuyên ngập lụt về đủ mọi loại số liệu báo cáo nhưng sự chậm chễ và kém tin cậy của việc xử lý thông tin khiến cho các cuộc hội họp liên miên ở các cấp trung ương vẫn không giúp đưa ra được quyết định kịp thời và chính xác như sự linh động và hiệu quả của việc ra quyết định phân tán và linh hoạt của cơ chế thị trường.

Một hiện tượng quá tải khác của cơ chế nhà nước là những cố gắng giám sát hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức kinh tế trong xã hội. Ông Thủ tướng sau khi giao kế hoạch cho các Bộ ngành và địa phương phải áp dụng mọi biện pháp để giám sát kết quả thực hiện kế hoạch. Đây cũng là việc mọi Bộ trưởng phải thi hành với các doanh nghiệp và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước phải làm với các các bộ phận trong cơ quan. Tuy nhiên, từ cấp trên đến cấp dưới đều rất khó khăn khi muốn thực sự đánh giá hiệu quả công việc và theo sát tình hình. Nếu mỗi công nhân không chủ động cố gắng trong hoạt động sản xuất thì giám đốc phải tổ chức một bộ máy giám sát theo dõi quản lý khổng lồ với chi phí có khi vượt quá lợi ích do giám sát tốt đem lại. Đó là cũng là tình trạng nan giải của ông Thủ tướng hay ông Bộ trưởng. Hệ thống HTX nông nghiệp trước khi chuyển sang khoán sản phẩm cũng đành thả nổi việc kiểm soát giờ giấc và chất lượng lao động của xã viên, dẫn đến tình

137

Page 138: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cảnh “rong công phóng điểm”, lạm phát về chấm công làm sụp đổ cả hệ thống tổ chức này.

Cơ chế thị trường cũng trở nên vô hiệu khi quá tải. Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz đã nhận xét: “Rõ ràng là trớ trêu khi chúng ta vừa khen ngợi nền kinh tế thị trường vì việc phi tập trung hoá thông tin, đồng thời lại vừa phàn nàn về việc thiếu những dữ liệu tổng hợp cần cho việc đánh giá rủi ro hệ thống.60” Mọi cố gắng để mô phỏng hoạt động dường như “tự phát” của cơ chế thị trường thường là vô vọng. Từ các thị trường chứng khóan chịu nhiều biến động nhạy cảm đến những thị trường hàng hoá bị nhiều chính sách can thiệp đều khó cho phép các nhà kinh tế tin một cách tuyệt đối vào một mô hình toán kinh tế có khả năng dự báo xu thế thay đổi hoặc biến động của thị trường. Và thế là kinh doanh trong phần lớn trường hợp là một trò đánh bạc với biến động tự nhiên, chính trị, kinh tế,…dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế gây thiệt hại cho nhiều nước.

Một biểu hiện quá tải khác của cơ chế thị trường là tình trạng bất lực trước các vi phạm hợp đồng kinh tế. Hoạt động thị trường dựa trên nền tảng trách nhiệm cá nhân giữa những con người có thể không hề quen biết và bản thân nó đôi khi không khắc phục được thái độ cơ hội của các thành viên tham gia giao dịch. Ví dụ khi một doanh nghiệp ký kết họp đồng mua bán tiêu thụ nông sản cho nông dân. Nếu đó là hàng hoá bắt buộc phải qua chế biến lại khó bảo quản như mía để làm đường, sữa để đóng hộp, dầu thực vật để ép dầu ăn,… và giá thị trường thấp thì khả năng nông dân thực hiện hợp đồng với nhà máy là gần như chắc chắn. Nhưng với những mặt hàng nông dân bán đâu cũng được, dễ dàng tồn trữ, tiêu thụ như lúa gạo, ngũ cốc,… và giá thị trường lại cao, có nhiều nhà buôn sẵn sàng mua với giá cao hơn thì cầm chắc là nhiều nông dân sẽ tìm cách phá hợp đồng với doanh nghiệp. Tình trạng bắt chẹt hoặc chạy làng của doanh nghiệp với nông dân cũng thường xảy ra. Khi hiện tượng vi phạm xảy ra trên qui mô rộng thì thị trường khó có thể tự xử lý nổi nếu không kết hợp với các cơ chế khác.

Trong cơ chế cộng đồng, H. Root đã mô tả “sự tăng trưởng kinh tế trong hệ thống trách nhiệm cộng đồng dẫn đến việc chính bản thân cộng đồng trở nên yếu kém bởi nó làm tăng những cơ hội

60 Dẫn theo North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 1998

138

Page 139: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cho những người kinh doanh thành công có thể gia nhập một cộng đồng khác và bởi vì những thành viên mới rất khó đồng hoá”61 (với cộng đồng). Khi những cộng đồng lỗi thời ôm đồm những trách nhiệm nặng nề vượt quá năng lực vốn có, thì sự có giới hạn của cộng đồng khiến những người có năng lực vượt ra khỏi mức độ trung bình của cộng đồng dễ vượt ra khỏi ranh giới ràng buộc của cộng đồng, tách ra khỏi cộng đồng cũ, phá vỡ trật tự và kết cấu của nó, để tham gia cộng đồng mới có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ mới.

Một ví dụ điển hình là tình trạng chảy máu xám của những nước nghèo, vùng nghèo. Tại các cộng đồng lao động thủ công vả thu nhập thấp ở đây, những phần tử ưu tú được hưởng thụ trình độ học vấn cao, có ngoại ngữ và kỹ năng kỹ thuật tương đương với trình độ quốc tế đương nhiên không muốn sống với mức lương thấp kém và chịu đựng sự thiếu thốn thông tin và xói mòn năng lực trong cộng đồng cũ, ngược lại, những người trong cộng đồng cũng không thể chấp nhận lối làm việc, lối sống “Tây hoá” hay mức lương quá cao giành cho những kẻ trẻ tuổi may mắn này. Thế là sức đẩy bên trong và sức hút bên ngoài sẽ đưa nhóm người có năng lực này ra khỏi cộng đồng đang thiếu trí tuệ và tài năng của họ để đi làm ở các thị trường lao động ở đô thị, liên doanh nước ngoài hoặc xuất khẩu lao động chất lượng cao ở các nước phát triển, để lại cho cộng đồng gánh nặng nợ nần vì đầu tư cho họ học hành, để lại toàn lao động thủ công và người già yếu.

Cách đây hơn mười năm, Nguyễn Khắc Viện đã cảnh báo về nguy cơ tách khỏi cộng đồng trước sức hút của mức đãi ngộ cao ở thị trường lao động cao cấp bên ngoài của lớp thanh niên học vấn cao. Ông hình dung họ là những chuyên gia sử dụng tiếng Anh, tay xách vali Samsonai và máy tính xách tay, đi lại bằng máy bay... May mắn thì họ sẽ ở đô thị để giải quyết những vấn đề phát triển của nông thôn, làm kinh tế cho các doanh nghiệp nước ngoài trên đất Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề phát triển của Việt Nam ở nước ngoài, nếu không họ sẽ bỏ lại vấn đề của Việt Nam để đi làm bất kỳ việc gì cho thế giới, miễn là có thu nhập tốt. Trong những nghiên cứu gần đây, David Dapice cũng đưa ra cảnh báo tương tự về nạn chảy chất xám của lớp nhân tài trẻ Việt

61 Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

139

Page 140: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Nam trước sức đẩy của mức thuế thu nhập trong nước đánh mạnh vào lớp người có lương cao, cũng chính là lớp người có trình độ quản lý hoặc chuyên môn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Năm trường hợp trên (khi không có điều kiện vận hành, khi vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng, khi hoàn cảnh kinh tế xã hội thay đổi quá lớn, khi kết cấu bên trong của cơ chế cũ đột nhiên biến đổi, khi hoạt động quá tải...) và có thể một số trường hợp khác nữa có thể làm cơ chế hiện hành trở nên suy yếu, thất bại và bất lực. Khi rơi vào trạng thái này, các cơ chế vốn có không thể làm tròn được bổn phận điều chỉnh quan hệ xã hội của mình, con người phải tìm cách thay thế hoặc dịch chuyển giữa các cơ chế để giao nhiệm vụ chính cho cơ chế mới nhằm tái lập khả năng quản lý xã hội bằng một trạng thái cân bằng thị trường, quyền lực và quyền lợi mới.

Bám giữ cơ chế cũ, sự chuyển đổi méo mó.

Khi các cơ chế thất bại trước nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, trở nên bất lực trước các vấn đề cuộc sống đặt ra, do các lý do khác nhau, thay vì mạnh dạn điều chỉnh cơ cấu giữa các cơ chế, trong nhiều trường hợp, con người cố bám lấy cơ chế cũ bằng các phương cách khác nhau, dẫn đến sự điều chỉnh méo mó của quan hệ xã hội.

Dùng các hình thức xấu để duy trì cơ chế cũ.

Bên cạnh các công cụ “chính thống”, mỗi cơ chế trong nhiều trường hợp lại sử dụng những công cụ “không chính thống” là hệ thống các hoạt động và công cụ tuy cũng đại diện cho mỗi cơ chế nhưng mang tính phản diện, méo mó. Ví dụ, cơ chế nhà nước giữa hai nhóm chính (thống trị A và bị trị B) có các công cụ xấu có thể được áp dụng như mua chuộc phiếu bầu, thu thập thông tin trái phép, bôi nhọ, vu khống, đàn áp, vi phạm quyền dân chủ, khủng bố đối tượng chính trị,...; trong cơ chế thị trường, giữa hai nhóm cung A và cầu B có thể xuất hiện các công cụ

“bẩn” như gian lận thương mại, đo lường sai, bán sai giá, chất lượng thấp, thông tin hàng hoá sai lạc, không thực hiện cam kết giao hàng, thanh toán, bảo hành,… phá hoại điều kiện sản xuất, kinh doanh của đối thủ, gây tổn hại cho môi trường và xã hội để trục lợi,...; trong cơ chế cộng đồng cũng có các biện pháp cạnh tranh không công bằng như che

140

Page 141: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

dấu, làm giả thông tin cá nhân, lừa đảo, đe dọa, mua chuộc trong đàm phán, bội tín thỏa thuận,...

Trong quan hệ cạnh tranh giữa các thành viên trong khối A của cơ chế thị trường, cơ chế nhà nước và đôi khi giữa các thành viên trong cơ chế cộng đồng (khi cạnh tranh "nhẹ nhàng" trở nên "mạnh mẽ"), có 2 kiểu: tự nâng cao mình và hạ thấp đối thủ, các công cụ không chính thống thường thuộc về loại sau. Chúng hay được dùng khi cơ chế vận hành yếu ớt, suy yếu hay thất bại do các điều kiện hoạt động cơ bản của mỗi cơ chế không được đảm bảo, hoặc thách thức của cuộc sống đặt ra cho cơ chế điều hành vượt quá khả năng đáp ứng của nó. Khi đó, hình thức hoạt động chính thống mang tính “vương đạo” bị triệt tiêu, không có điều kiện phát huy tác dụng và bị thay thế bằng các hình thức mang tính “bá đạo”, tuy cũng là hình thức công cụ đặc thù của từng cơ chế nhưng không vững bền và làm phát sinh những tác dụng xấu.

Ví dụ, do những sai sót về mô hình tổ chức, lựa chọn con người nên cơ chế nhà nước thiếu những điều kiện hoạt động cần thiết khiến chính sách và hoạt động không minh bạch, cán bộ và bộ máy không có đủ năng lực làm việc, không thực sự đại diện quyền lợi của cử tri,… Lúc này hoạt động của nhà nước sẽ thất bại, không có đủ năng lực và điều kiện dùng các biện pháp sở trường như dùng mệnh lệnh hành chính, qui tắc công vụ, ngân sách cấp phát,… để điều hành xã hội mà phải dùng đến các thủ đoạn chính trị như đấu đá, bè phái, vận động hậu trường, đàn áp...

Tương tự như vậy, cơ chế thị trường khi thiếu điều kiện hoạt động cơ bản như thị trường không thông thoáng, cạnh tranh mất công bằng, hàng hoá không đồng nhất,... sẽ mất đi khả năng vận hành lành mạnh vốn có mà phải thoái hoá chuyển sang dùng

những thủ đoạn gian lận như cân điêu, nói thách, ăn trộm thương hiệu,... để vận hành và tồn tại.

Cơ chế cộng đồng cũng có tình trạng tương tự, khi những điều kiện hoạt động chính thức của thể chế như việc thiết lập các quan hệ dài hạn, nhu cầu được thông tin đầy đủ về đối tác,... bị vi phạm, các

141

Page 142: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thể chế phải vận hành bằng những thủ đoạn xấu như : hại người trước khi bị hại, co cụm tránh hợp tác, che dấu thông tin, hối lộ, mua chuộc, khủng bố... Chính những biện pháp mang tính “bá đạo” này làm cho các cơ chế điều hành không đáp ứng có hiệu quả nhiệm vụ của xã hội giao và dần trở nên bất lực.

Hộp 34. Thử nghiệm dịch vụ công ở Hà Nội

Ngày 25 tháng 2 năm 2002, Hà Nội tiến hành thử nghiệm "dịch vụ hành chính công" tại ba phòng công chứng, Trung tâm Dịch vụ hành chính quận Tây Hồ, Trung tâm Thông tin lưu trữ và Dịch vụ nhà đất và Trung tâm Dịch vụ hành chính công huyện Từ Liêm.

Các đơn vị này được giao hai chức năng: tư vấn cho công dân về thủ tục hành chính và làm dịch vụ cho công dân trong việc chuẩn bị, hoàn thiện giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính như công chứng giấy tờ (tại nhà, tại cơ quan, lấy nhanh), cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa, quyền sử dụng đất,... Các dịch vụ này được công chức thực hiện bằng địa điểm và phương tiện công với giá khá cao nhưng với thái độ phục vụ nhiệt tình hơn hẳn khi thừa hành nhiệm vụ công trước đây. Trong thử nghiệm này, hoạt động quản lý nhà nước, thực thi công quyền đã lẫn lộn với dịch vụ công, tạo tiền lệ cho việc trả giá, mua bán quyền lực và dịch vụ của nhà nước. Mặt khác, việc thu tiền theo cơ chế riêng và giá cả khác biệt đã vi phạm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và công quyền, vốn xuất phát từ của bản chất xã hội của nhà nước.

Tuy vậy, nhu cầu của xã hội và kết quả phục vụ tốt hơn khi tiến hành dịch vụ này đã chứng tỏ sự nhiêu khê, bất hợp lý trong qui trình thực hiện giao dịch hành chính, dịch vụ công ở nước ta, cho thấy chế độ lương bổng thấp kém và cơ chế đãi ngộ bất hợp lý đối với công chức nhà nước. Trong tình trạng bất lực này, cơ chế nhà nước đã "mượn tạm" công cụ của cơ chế thị trường một cách khiên cưỡng. Cho đến cuối năm 2003, kết quả thử nghiệm cho thấy, dịch vụ “hành chính công” đã thất bại, và phải tiến hành cải cách hành chính triệt để hơn. (Nguồn: Thọ, N. P. 2003)

Việc sử dụng và lan nhanh của các biện pháp "bá đạo" này không đơn thuần chỉ do những nguyên tắc đạo đức xã hội điều chỉnh. Chúng cũng tuân theo qui luật khách quan chung (ví dụ

142

Page 143: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

"nghịch lý của người tù"62: thà hại người chứ không để người hại mình, hay “hiệu ứng Suvantơ”63: cùng đua nhau phá vỡ cân bằng để cùng chịu thiệt) khiến cho cả xã hội cùng phải nhanh chóng theo nhau chuyển sang dùng các công cụ xấu để duy trì thế cân bằng mới. Kết quả là quan hệ cạnh tranh chuyển thành đối địch, rủi ro tăng cho mọi đối tượng xã hội, chi phí giao dịch tăng, hiệu quả và khả năng vững bền giảm.

Mượn biện pháp mới để duy trì cơ chế cũ.

Mỗi giai đoạn tiến hoá, ứng với hoàn cảnh xã hội đương thời, thường có một cơ chế chiếm ưu thế chủ đạo. Nếu còn áp dụng các cơ chế khác trong một số hoạt động cụ thể thì năng lực điều chỉnh của các cơ chế khác sẽ thường xuyên bị thách thức, chúng chỉ tiếp tục tồn tại nếu chứng tỏ được năng lực thực sự của mình, ngược lại, nếu bất lực hoặc kém hiệu lực thì rất dễ bị cơ chế chủ đạo lấn át. Mặt khác, cơ chế chủ đạo không nhất thiết chỉ sử dụng những công cụ đại diện của mình. Công cụ của các cơ chế khác nhau vẫn thường được vay mượn, sử dụng phối hợp nhau.

Khi một cơ chế rơi vào tình trạng bất lực, các hình thức hoạt động chính thống trở nên kém hiệu quả và các công cụ không chính thống phát huy tác dụng xấu thì ngay lập tức, xuất hiện sự tự điều chỉnh bằng cách “vay mượn” các công cụ của các cơ chế khác để thay thế, hỗ trợ cho “cơ chế chủ đạo”. Như vậy là tuy cơ chế chủ đạo còn tồn tại, chiếm vị trí điều chỉnh hoạt động xã hội một cách chính thức nhưng ngay bên trong lòng nó, hình thức hoạt động đại diện của cơ chế cũ đã bị thay thế bằng hình thức vận động khác, đại diện cho cơ chế khác. Mức độ xen kẽ, lấn át này tùy thuộc vào năng lực thực tế và hiệu quả hoạt động của công cụ chính thống của mỗi cơ chế. Đáng tiếc công cụ hoạt động của cơ chế này khi vận hành trong lĩnh vực điều chỉnh của cơ chế khác thường có dạng thức méo mó, ốm yếu đôi khi tiêu cực.

Ví dụ: Khi bộ máy nhà nước yếu kém, ở một số khâu, công cụ của cơ chế khác được vay mượn thay cho công cụ chính thức của cơ chế nhà nước. Trước đây, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, theo cơ chế nhà nước, xã viên làm việc theo chỉ đạo của hợp tác xã và trả được trả công theo đóng góp. ở nhiều nơi nông dân thường xuyên đói trong khi ruộng hợp tác không ai chăm lo. Mượn tạm giải pháp của cơ chế cộng đồng theo kiểu nhà nước quay mặt đi để mọi người nhìn nhau mà hành động, người ta giành lại cho mỗi hộ 5% đất, trên danh nghĩa là để các hộ tự túc thức ăn chăn

62 Xem thế tiến thoái lưỡng nan của người tù, phần Sự thất bại của các cơ chế63 Xem Hiệu ứng Suvantơ, phần Nghịch lý của các cơ chế

143

Page 144: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nuôi. Trong thực tế mảnh đất nhỏ này đảm nhiệm tới 50-70% nhu cầu lương thực cho gia đình nông dân. Khi tình cảnh trở nên khó khăn hơn, ở một số làng xã chuyển sang khoán đất hợp tác xã cho hộ xã viên theo cung cách sau khi nộp phần nghĩa vụ bắt buộc, phần còn lại do dân tự định đoạt, tất nhiên là “làm chui” để giải quyết nhu cầu cấp bách của cuộc sống khi mà cơ chế nhà nước bằng cả biện pháp chính thống lẫn phi chính thống đã không đáp ứng được.

Trong hoạt động nhà nước của nhiều quốc gia đang phát triển ngày nay, các công cụ của cơ chế thị trường và cộng đồng cũng thường được vay mượn để bù đắp cho yếu kém của công cụ nhà nước. Do lương thấp, cách thức đánh giá và thưởng phạt không đúng đắn, công chức không muốn áp dụng cơ chế nhà nước mà vay mượn công cụ của cơ chế thị trường trong công vụ. Dân muốn được việc phải lót tay. Có khi sự vay mượn này được hợp thức hoá như trường hợp một số thành phố ở Việt nam đã thử nghiệm “dịch vụ công”. Việc cung cấp số liệu chuyển thành mua bán thông tin giữa các cơ quan nhà nước, hoặc hoạt động hành chính nhà nước chuyển sang áp dụng các biện pháp vốn thuộc về cơ chế cộng đồng như hình thành các đường dây, các hệ thống thân quen, phối hợp xin, trình dự án, hình thành các ekip công tác trong các cơ quan để điều hành công việc chung theo hệ thống riêng, cùng chia sẻ quyền lợi. Trong các trường hợp này, tuy các công việc về bề ngoài vẫn do cơ chế nhà nước đảm nhiệm (không phải cơ chế thị trường hoặc cơ chế cộng đồng xử lý) nhưng hoạt động trong lòng bộ máy nhà nước về thực chất lại không dùng công cụ và động lực vốn có của nhà nước (lương bổng, ngân sách từ thuế, mệnh lệnh và qui tắc hành chính) mà lại dùng các hình thức của cơ chế thị trường và cộng đồng (mặc cả, mua bán, trả công, thân quen, thoả thuận,...) để vận hành.

Sự thay thế này khiến cơ chế đương quyền tuy duy trì được sự tồn tại hình thức của mình nhưng hoạt động một cách kém hiệu quả và thoái hoá dần, từ để mất công cụ chuyển sang đánh mất mục tiêu của mình. Hình ảnh ví von mỉa mai của thời bao cấp khi công chức phải tự xoay xở kiếm sống bằng các hoạt động tăng gia sản xuất là chuyện gọi con lợn là "thủ trưởng" ở nhà. Thực chất khi chăn nuôi lợn đem lại nguồn thu nhập thay cho lương nhà nước thì đúng là công chức lo chăm sóc lợn hơn là thi hành lệnh cấp trên và tất nhiên không thể thực hiện tốt được công vụ.

144

Page 145: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tình trạng sử dụng lẫn công cụ còn làm lẫn lộn tín hiệu, lệch lạc thông tin trong quá trình điều chỉnh quan hệ xã hội. Ví dụ, khi người dân đến cơ quan nhà nước giao dịch, nếu theo đúng cơ chế nhà nước, qui trình giao dịch phải rất cụ thể, được thông báo công khai cho mọi người biết và công chức mong hoàn thành giao dịch cho dân theo đúng bài bản, trong thời gian ngắn nhất. Khi mượn công cụ của cơ chế thị trường, thông tin trở thành lợi thế kinh doanh, thời gian hoàn thành công việc trở thành biện pháp mặc cả, mức độ phức tạp của qui trình trở thành giá trị hàng hoá. Quan hệ cung cấp dịch vụ công giữa nhà nước và nhân dân trở thành hoạt động dịch vụ giữa cá nhân công chức và người dân cần giải quyết. Hành chính chuyển thành “hành là chính”. Người dân bị hành vì hiểu sai tín hiệu. Công việc không khó, khó vì không đưa đủ tiền, đưa đúng người. Mọi giao dịch trong một xã hội như vậy luôn có tín hiệu thật và tín hiệu giả lẫn lộn nhau, làm tăng chi phí hoạt động, chậm thời gian thi hành. Một xã hội không thể tiếp tục tồn tại lâu dài trong tình trạng vô lý như vậy và sẽ dẫn đến hai trường hợp:

- Một là xuất hiện sự “tự ổn định, tự thích nghi” chuyển từ đánh tráo phương tiện sang điều chỉnh lại tương quan giữa ba cơ chế cho phù hợp với tiến trình phát triển xã hội, cơ chế mới dần phát triển và thay thế cơ chế cũ.

- Hai là, trong lòng cơ chế sẽ xuất hiện “phản ứng tự vệ” nhằm chống lại những đổi mới cải lương để tái lập tính “nhất thể” của cơ chế. Sự tự vệ này với mục tiêu bảo vệ cơ chế cũ sẽ làm tích lũy mâu thuẫn dẫn đến những cải cách triệt để công nhận lấy cơ chế mới thay cơ chế cũ.

Đa dạng hoá cơ chế và quá trình phát triển song hành.

Sự phối hợp giữa ba cơ chế

Trong suốt khoảng thời gian lịch sử hoang sơ kéo dài, chỉ có cơ chế cộng đồng điều hành các mối quan hệ xã hội. Xã hội loài người ngày càng phát triển, các mối quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên phức tạp, khối lượng giao dịch ngày càng tăng, cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước xuất hiện. Khó có thể tách bạch cơ chế nhà nước hay cơ chế thị trường cái nào hình thành trước. Sự xuất hiện hoạt động buôn bán và tiền tệ cũng như sự hình thành tổ chức chính quyền và văn bản pháp luật không đồng đều như nhau ở các nơi trên thế giới, cũng không đồng loạt vào các thời kỳ lịch sử khác nhau. Từng bước một, hai cơ chế mới vận hành song song với cơ chế cộng đồng cùng tham gia điều hành quan hệ xã hội.

145

Page 146: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khi cơ chế mới ra đời, cơ chế cũ không mất đi, ba cơ chế cùng chia sẻ quyền lực trên các lĩnh vực khác nhau: chính trị, xã hội và kinh tế. Chúng song song tồn tại, quan hệ qua lại, vừa thúc đẩy, vừa lấn át lẫn nhau, nhưng phải cùng nhau tồn tại để chiếm lĩnh và khống chế các quan hệ kinh tế xã hội. Lịch sử đã chứng kiến nhiều sai lầm khi con người định lấy cơ chế này thay thế hoàn toàn một cơ chế khác, do cơ chế mới không thể đảm đương được vai trò thay thế hoàn toàn cơ chế cũ, tạo nên những "khoảng trống quyền lực" nguy hiểm.

Một trong những nguyên nhân thất bại của mô hình kinh tế XHCN hiện thực là việc huỷ bỏ hoàn toàn cơ chế thị trường trong quá trình "cải tạo" các hoạt động thương nghiệp tư doanh, các hộ tiểu nông, các doanh nghiệp tư nhân. Rất nhiều mối quan hệ trong xã hội không được giải quyết thỏa đáng bằng giải pháp phân công kế hoạch, một trong những ví dụ điển hình là tình cảnh các nhà lãnh đạo ngành nông nghiệp Việt Nam trong hàng chục năm của thập kỷ 1970-1980 mất ăn mất ngủ, cố gắng cân đối việc nhập khẩu phân bón và phân chia từng tấn vật tư nông nghiệp cho các địa phương đồng thời lại lo lắng điều chuyển từng đoàn vận tải chở gạo từ Miền Nam ra cung cấp cho các địa phương Miền Bắc, lo nhập khẩu phân bổ lương thực cho các địa phương thiếu ăn. Nhưng gần như tức thì, chỉ sau một năm áp dụng cơ chế thị trường, hàng triệu người tham gia sản xuất kinh doanh đã tự lo chủ động cân đối cả đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất lương thực, chẳng những an ninh lương thực đảm bảo mà lúa gạo còn dư thừa để xuất khẩu.

Khi chuyển sang kinh tế thị trường, lại có những sai lầm ngược lại, ở nhiều quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, các dịch vụ công ích cho toàn dân một sớm một chiều bị phó mặc cho cơ chế thị trường tự giải quyết. Trong hoàn cảnh không có sự chuẩn bị cần thiết, hàng loạt dịch vụ quan trọng không có lợi nhuận như giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ an ninh công cộng,… bị nhà nước buông ra, trong khi các doanh nghiệp tư nhân không muốn hoặc chẳng thể nào đảm đương được, những khoảng trống không thể thay thế xuất hiện đã hạ điều kiện sống của con người ở các nước này xuống một mức thấp đáng sợ, khiến xã hội chẳng những không phát triển vững bền mà tăng trưởng kinh tế trì trệ và lâm vào khủng hoảng xã hội trầm trọng.

Tuy có sự thay thế về mức độ ảnh hưởng nhưng không thể có tình trạng cơ chế mới hoàn toàn thay thế cơ chế cũ. Có cơ chế sẽ chiếm ưu thế nhưng các cơ chế khác vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển các công cụ của chúng song song với nhau. Nói cách khác, trong một xã hội lành mạnh, tỷ lệ phạm vi hoạt động của các cơ chế có thể thường xuyên thay đổi, chúng có thể thay thế nhau, lấn vào và lùi ra khỏi những lãnh vực xã hội khác nhau trong những điều kiện, những thời điểm khác nhau nhưng luôn tồn tại và phối hợp nhau phát huy tác dụng.

146

Page 147: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Một cách so sánh thô thiển của quan hệ thống nhất này là các cơ chế điều hành hoạt động trong cơ thể con người. Là sản phẩm đặc biệt của tạo hóa, con người là tổng hợp kỳ diệu những thành công suốt quá trình tiến hoá hàng chục triệu năm của sinh giới. Trong cơ thể con người có hàng loạt bộ phận hoạt động bằng loại cơ chế điều khiển tập trung và chủ động (tương tự như cơ chế nhà nước) như các vận động chân tay, suy nghĩ tư duy,…; cũng có nhiều hệ thống hoạt động theo các phản xạ, điều tiết theo loại cơ chế đảm bảo cân bằng tự động (như cách hoạt động của cơ chế thị trường) như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ nội tiết,…; lại có những bộ phận hoạt động tự giác nhờ tương tác trực tiếp giữa các bào quan hoặc tế bào (giống cơ chế cộng đồng) như hoạt động của các hạch bạch huyết trong máu, sự thay thế, phân chia của các tế bào,… Tuy khác biệt nhau về cơ chế hoạt động nhưng các bộ phận trong cơ thể người hoạt động một cách thống nhất, mỗi loại cơ chế phát huy thế mạnh của mình phù hợp với trách nhiệm điều hành hoạt động của các bộ phận chuyên trách.

Khi cần thiết, và đối với một số hoạt động cần thiết có lúc phải can thiệp, thì các cơ chế có khả năng can thiệp và điều khiển nhau, ví dụ, hoạt động hô hấp bình thường diễn ra một cách tự động theo cơ chế cân bằng dưỡng khí, nhưng nếu cần, cơ chế điều khiển chủ động của thần kinh trung ương vẫn có thể tăng giảm nhịp thở, thậm chí tạm ngừng thở để lặn, để tránh khói bụi. Với những loại hoạt động hoàn toàn không cần phải can thiệp thì cơ quan thần kinh trung ương dù muốn cũng không thể trực tiếp can thiệp được như điều khiển nhịp tim, nhịp co bóp của dạ dày… Điều này cũng giống như một số cơ chế thị trường khi cần, có thể được can thiệp, điều chỉnh bằng các chính sách thương mại của nhà nước nhưng cũng có hàng loạt hoạt động sản xuất kinh doanh được ăn lỗ chịu, nhà nước không cần và cũng không được can thiệp trong mọi tình huống.

Mặt khác, tất cả các hoạt động theo cơ chế tự động, tự điều chỉnh vẫn thống nhất phục tùng sự điều khiển chung của thần kinh trung ương khi cần thiết một cách đồng bộ và tự giác, ví dụ khi cơ thể cần tham gia các vận động nhanh mạnh, thần kinh ở trạng thái tập trung hưng phần, kích thích thì đồng thời nhịp thở, nhịp mạch, huyết áp, nồng độ đường, chất kích thích trong máu… đều tăng. Hiện tượng này chẳng khác một quốc gia khi tham chiến hoặc tập trung trong một chiến dịch phát triển, khi các chủ trương chính sách quan trọng được ban hành thì các hoạt động của thị trường, của toàn hệ thống xã hội cũng tăng tốc làm toàn bộ nền

147

Page 148: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

kinh tế sôi động lên. Do đó, có nhiều hiện tượng xã hội thật khó mà tách bạch được tác động nào là do nguyên nhân kinh tế, chính trị hay xã hội gây ra.

Trong một xã hội hiện đại, 3 cơ chế sẽ phối hợp một cách hài hoà như các cơ chế chức năng khác nhau trong cơ thể con người, trở thành ba động lực quan trọng chính giúp loài người đạt tới ba mục tiêu chính: ổn định, phát triển và công bằng. Một xã hội hoàn chỉnh trong ước mơ của con người, dù được gọi dưới cái tên gì cũng bao gồm những yếu tố này và có lẽ cũng phải được tạo nên nhờ huy động hợp lý cả ba cơ chế này.

Sự chuyển giao và điều chỉnh tự nhiên giữa ba cơ chế.

Vai trò của cơ chế chủ đạo

Trong khi phối hợp với nhau nhịp nhàng, ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, có thể có một cơ chế đóng vai trò nổi trội. Hoạt động của nó chẳng những chiếm tỷ lệ lớn trong việc điều hành các quan hệ xã hội mà còn có ảnh hưởng lớn đến phương cách hoạt động của các cơ chế khác cùng tồn tại. Nếu gọi đó là “cơ chế chủ đạo” thì khi bước sang một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác, vai trò nổi trội lại có thể được chuyển giao cho một cơ chế khác đóng vai “chủ đạo”.

Ví dụ trong mô hình kinh tế “chủ nghĩa xã hội hiện thực”, nhà nước hạn chế tối đa hoạt động thị trường, thay thế nó bằng cơ chế điều phối quản lý kế hoạch hoá tập trung, đồng thời tích cực vận động tuyên truyền hình thành nếp sống, phong cách ứưng xử đặc thù của xã hội, phù hợp và hỗ trợ cho nền kinh tế kế hoạch. Trong hoàn cảnh đó, cơ chế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, phạm vi hoạt động của cơ chế thị trường và cộng đồng bị thu hẹp, phương thức hoạt động của chúng cũng bị biến đổi cho thống nhất với cơ chế nhà nước.

Ngược lại, trong một nền kinh tế thị trường, trong khi nhà nước giữ một vai trò nhất định trong điều hành quản lý đời sống xã hội thì cơ chế thị trường chiếm vai trò chủ đạo điều hành hoạt động kinh tế. Không những thế, các giới kinh doanh còn hỗ trợ vận động bầu cử cho các đảng phái chính trị, vận động hành lang để tạo ảnh hưởng có lợi từ cơ cấu chính phủ và chính sách, luật lệ của nhà nước tức là trực tiếp can thiệp vào cơ chế nhà nước. Cơ chế thị trường cũng đóng vai trò nổi trội hình thành các qui tắc thể chế trong đời sống nhân dân.

148

Page 149: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong khi đó, ở những nền kinh tế mà thị trường và nhà nước chưa phát triển như tại các bộ lạc dân tộc thiểu số, cơ chế cộng đồng đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành quan hệ xã hội. Luật tục nhiều khi được dùng thay cho pháp luật để xử lý tranh chấp, xử lý các quan hệ dân sự, hình sự. Già làng, trưởng bản thay thế cho quan chức trong việc quản lý hoạt động xã hội, các cơ chế cộng đồng thay thế cả cho cơ chế thị trường trong quan hệ giao dịch, trao đổi, sử dụng, quản lý tài nguyên.

Cơ chế nhà nước có sức mạnh chính là tạo ra và bảo đảm cân bằng chung của xã hội. Các vấn đề về an ninh quốc gia, an ninh lương thực, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính, chính sách thương mại, xoá đói giảm nghèo thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà nước. Dưới sự quản lý điều hành của một nhà nước tốt, hệ thống pháp luật hoạt động công minh, dân chủ được phát huy, các cân đối lớn của quốc gia được đảm bảo, thị trường vận hành hoàn hảo, các cơ hội giành cho mọi công dân là bình đẳng và công bằng. Tóm lại, công dân sống và đất nước phát triển trong môi trường ổn định. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh cơ chế này, xã hội sẽ vận hành theo một khuôn khổ cứng nhắc, thiếu dân chủ, không chủ động, dẫn đến trì trệ, kém hiệu quả.

Cơ chế thị trường có thế mạnh chính là tạo nên động lực tự giác để điều hành hoạt động kinh tế của xã hội theo hướng ngày càng có hiệu quả cao hơn, trong đó mọi người đều có lợi mà không ai bị thiệt thòi. Trong một thị trường lành mạnh, mọi nguồn tài nguyên đều được điều chuyển một cách tự giác theo hướng sử dụng có lợi nhất, mọi người, mọi ngành đều có điều kiện phát huy sở trường, khai thác thế mạnh của mình để đem lại lợi ích cho mình và góp phần làm của cải xã hội chung tăng dần. Nhờ đó kinh tế và mọi mặt đời sống của xã hội ngày một phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm người, giữa các quốc gia có điều kiện để thu hẹp. Nhưng nếu chỉ hoạt động một mình, cơ chế này lại tạo nên một mô hình xã hội ích kỷ, chia rẽ, mất công bằng xã hội, mất cân bằng sinh thái, đầy mâu thuẫn và phát triển không ổn định.

Cơ chế cộng đồng nổi trội về khả năng bảo vệ lợi ích cho mọi thành viên và mọi cộng đồng. Nó hình thành một sức mạnh chủ động cho phép mọi thành viên trong xã hội có quyền lực ngang bằng nhau trong các hoạt động kinh tế xã hội. Thông qua việc hình thành các tổ chức đại diện cho mọi từng lớp, mọi nhóm hoạt động có quyền lợi khác biệt nhau, thông qua đấu tranh và xây dựng quan hệ cùng có lợi mà công bằng, dân chủ và bình đẳng xã hội được hình thành, xã hội trở nên tốt đẹp cho mọi thành

149

Page 150: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

viên, mọi nhóm người. Nhưng nếu chỉ để cơ chế cộng đồng chiếm địa vị độc tôn sẽ hình thành một xã hội lạc hậu, hạn chế sáng tạo và phát triển, kinh tế trì trệ, và xã hội cũng không bình đẳng.

Do yêu cầu tiến hoá của xã hội, có khi vai trò chủ đạo chuyển từ một cơ chế này sang một cơ chế khác, nhưng sự phối hợp và phát triển đồng thời của cả ba cơ chế là tất yếu. Quá trình chuyển đổi vai trò chủ đạo thường diễn ra không dễ dàng mặc dù trong phần lớn trường hợp đây là quá trình phát triển khách quan. Song song với quá trình đó là sự thay đổi ngay trong mỗi cơ chế. Các nội dung, các biện pháp trong từng cơ chế cũng liên tục thay đổi để phối hợp hoạt động với nhau một cách hoà hợp trong quá trình cùng tiến hoá của cả ba cơ chế.

Trong xã hội hiện đại, hiện tượng “chủ đạo” của một cơ chế đang bị xoá mờ dần. H. Root đã viết: “Những tổ chức hiệu quả thường trộn tất cả ba hệ thống này sao cho chúng trở thành những khía cạnh bổ sung cho nhau của một thể thống nhất được liên kết chặt chẽ64”. Cả ba cơ chế luôn có điều kiện và được yêu cầu phát huy vai trò của mình trong sự phối hợp và phân công nhau một cách tự nhiên. Có lẽ một cơ cấu cân đối của ba cơ chế sẽ là bức tranh của xã hội tương lai.

Nhận thức xu hướng này, tại Đại Hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi mô tả con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc, Giang Trạch Dân Giang đã liên kết vấn đề thị trường với vấn đề cộng đồng và nhà nước trong lý luận của mình bằng quan điểm kết hợp đức trị với pháp trị: “phát triển kinh tế thị trường, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trị nước bằng đạo đức, cần kết hợp xây dựng pháp chế và xây dựng đạo đức, kết hợp trị nước bằng pháp luật và trị nước bằng đạo đức” 65.

Sự thay thế bổ sung giữa các cơ chế

Khi một cơ chế trở nên bất lực, để bảo đảm cuộc sống của mình, mỗi người dân sẽ tự động tìm cách vận dụng, tự chọn cho mình giải pháp điều chỉnh thích hợp, tìm cơ chế mới trong hoạt động giao dịch xã hội. Nhờ đó, cả xã hội luôn có năng lực tự điều chỉnh để đảm bảo sự tồn tại và vận hành bình thường của mình. Sự thay thế tự động này diễn ra với cả 3 cơ chế.

64 Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html65 Giang Trạch dân, nói tại Hội nghị Bộ Tuyên truyền. Dẫn theo Tống Hải Khánh-Từ Quí Tường, Tân văn hoa trích TQ, số 9/2003.

150

Page 151: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khi hoạt động nhà nước kém năng lực.

Người dân nhanh chóng thích ứng bổ sung bằng cơ chế khác. Ví dụ, thay thế bằng cơ chế thị trường. Nền “văn hoá phong bì” ở Việt Nam hiện nay được dùng để kéo người ta đi dự họp; để thu hút lãnh đạo trung ương về làm việc với cơ sở; để thu thập những thông tin, tài liệu phải mất công tìm kiếm; để nhờ đọc, duyệt, kiểm tra tài liệu, đóng góp ý kiến; … như một hình thức “trả công” cho những việc công vốn chưa được trả thù lao xứng đáng. Khi “công khai hoá” ra, nó trở thành trường hợp “dịch vụ công” được áp dụng ở Hà Nội: một nhóm công chức được tổ chức chính thức sẽ nhận tiền của dân để tiến hành một dịch vụ như làm giấy tờ hợp thức hoá nhà đất, đăng ký kinh doanh, … Những hình thức “dịch vụ” như vậy có thể thấy qua hình thức các khoa chuyên làm dịch vụ y tế trong bệnh viện công, tổ chức dạy thêm, dạy kèm trong trường công,…

Một dạng khác của cơ chế thị trường là hiện tượng “cò”, những người chuyên làm dịch vụ liên quan đến thủ tục giấy tờ và thông tin. Thôi thì đủ loại cò: cò những công việc chính đáng như đăng ký xe, cò nhà đất, cò thương binh xã hội, cò khai tử, khai sinh, cò xin việc làm; đến cò những việc không chính đáng như cò chạy xin vốn dự án, cò chạy tội ở toà án, cò nạo thai chui… được việc thì ít mà “rách việc” thì nhiều, chỉ khổ cho những người ít học,

thật thà, không có thông tin.

Sự thay thế cũng có thể là cơ chế cộng đồng. Khi có việc phải đụng chạm đến giấy tờ phải đến “cửa quan”, khác với người phương Tây nghĩ ngay tới luật sư, công ty tư vấn, người Việt Nam nghĩ ngay tới người quen. Người nhà, người quen là cách tốt nhất để được giải thích cặn

kẽ, chân tình mọi thông tin về qui trình hành chính, được tư vấn cẩn thận trong quá trình thực hiện, được làm sớm, làm nhanh, làm cẩn thận trong các dịch vụ… Đương nhiên thật khó mà có người quen ở tất cả mọi hoạt động xã hội. Không quen thì phải làm quen, theo kiểu:

“Qua sông thì phải lụy đò

Tắt đèn nên phải lụy cô bán dầu”

151

Page 152: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Bước đầu là tìm người giới thiệu, sau đó là thăm hỏi quà cáp, đầu tư thời gian và tiền bạc, đôi khi lại giúp đỡ lẫn nhau có đi có lại,… tất nhiên trong nhiều trường hợp, mối quan hệ cần thiết được hình thành trước khi dịch vụ được thực hiện. Tuy nhiên, chi phí giao dịch và phí tổn thời gian để chuyển lạ thành quen trong những trường hợp này là quá lớn.

Trường hợp quan hệ cộng đồng thất bại

Người dân có thể cầu cứu cơ chế nhà nước can thiệp. Ví dụ, khi tập quán đốt pháo ngày tết cổ truyền dân tộc biến thành tệ nạn đua đòi đốt pháo gây lãng phí và tình trạng nổ cháy nguy hiểm vượt quá khả năng quản lý và thuyết phục của cơ chế cộng đồng như gia đình, làng xóm thì nhà nước phải vào cuộc.

Hộp 35. Sự bổ sung của cơ chế cộng đồng và nhà nước vận hành thị trường gạo Nhật Bản

Dưới thời kỳ Tokugawa ở Nhật Bản (1600-1868), gạo của các chúa đất phong kiến và của nông dân được thương nhân thu mua bán ra thị trường. Khi mạng giao thông đường sắt bắt đầu kết nối các thị trường trong nước với nhau, xuất hiện nhu cầu tiêu chuẩn hoá chất lượng gạo. Cơ chế thị trường khiến các thương nhân nhỏ cạnh tranh quyết liệt tranh mua, tranh bán không thể thống nhất về chất lượng đành phải nhờ đến cơ chế cộng đồng. Một số nhóm nông dân và thương nhân phối hợp với nhau gắn nhãn hiệu sản xuất cho một số vùng. Tới năm 1900, các nhãn hiệu tự nguyện trở thành qui định chính thức của chính quyền, cơ chế nhà nước vào cuộc, định hình tiêu chuẩn buôn bán vận chuyển lúa gạo cho tất cả các vùng. Tới năm 1910 đã hình thành 33 cơ sở đánh giá chất lượng gạo. Các cơ sở này vận hành theo cơ chế cộng đồng do các công ty tư nhân hay hợp tác xã làm dịch vụ thẩm định, đánh giá, đóng gói, cất trữ gạo. Các cơ sở này còn cấp giấy chứng nhận tín dụng gọi là “tín phiếu gạo” dùng cho nông dân và thương nhân để thế chấp vay vốn ngân hàng. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2002).

Nhà nước kiên quyết ban hành lệnh cấm đốt pháo và xử phạt gắt gao các trường hợp vi phạm bằng pháp luật, chỉ khi đó mới đem lại bình yên cho các ngày tết cổ truyền ở Việt Nam.

152

Page 153: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong những trường hợp khác, người dân phải nhờ đến cơ chế thị trường. Trước đây, mỗi khi trong làng có ma chay, họ hàng làng nước thường xúm nhau lại mỗi người một tay, lo khâm liệm, chôn cất, lo dựng rạp, giết lợn, mổ gà làm cỗ cúng và tiếp khách đến chia buồn. Chủ nhà tiếp khách và lo than khóc suốt đêm ngày cho đến khi chôn cất. Ngày nay, do công việc bận rộn, người ta áp dụng cơ chế thị trường rộng rãi trong ma chay cúng giỗ ở cả nông thôn và thành thị. Việc tổ chức ăn uống giao cho nhà hàng, mọi việc từ nấu nướng, bát chén đến dựng rạp, bàn ghế, chụp ảnh quay phim sẽ có người chuẩn bị chu tất. Ngay cả tục khóc lóc kể lể của người trong gia đình nhiều nơi cũng đã thuê người chuyên nghiệp lo hộ, chỉ phải giao tiền và đặt hàng nội dung cho họ khóc thay.

Trường hợp cơ chế thị trường bó tay.

Người dân phải nhờ đến cơ chế nhà nước can thiệp. Ví dụ khi Việt Nam mở cửa thị trường, phát triển hàng hoá xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận chỉ lo thu mua cho đủ hàng xuất, không quan tâm đến chất lượng dẫn đến tình trạng dư lượng thuốc kháng sinh trong mật ong, trong thủy sản… vượt quá mức qui định, bị khách hàng tẩy chay không mua hàng. Khi đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, chính người xuất khẩu phải tìm cơ quan thú y và kiểm tra chất lượng yêu cầu tiến hành kiểm tra cấp phép chất lượng trước khi xuất khẩu cho mỗi lô hàng. Đây là việc làm gây chậm trễ và tốn kém cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng nhà nước phải tham gia để bảo vệ công bằng cho chính doanh nhân.

Nói về những trường hợp cơ chế thị trường vấp phải những chi phí giao dịch lớn và người tham gia phải dùng các công cụ khác để tìm kiếm thông tin, Douglass C.North viết: “trong một thế giới có chi phí giao dịch bằng 0, thì sức mạnh mặc cả sẽ không tác động đến hiệu quả của các kết quả, nhưng trong một thế giới mà các chi phí giao dịch là dương thì sức mạnh mặc cả sẽ có ảnh hưởng”66. Trong nhiều cuộc công du của các nguyên thủ quốc gia, đi tháp tùng là cả một đoàn hùng hậu các thương gia. Trong chương trình đàm phán giữa các nhà lãnh đạo, việc gợi ý, gây sức ép, thương thảo để các doanh nghiệp của nước mình ký được các

66 North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 1998

153

Page 154: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hợp đồng quan trọng, mở mang được thị trường không phải là chuyện hiếm gặp.

Trong những trường hợp khi cơ chế vốn có tỏ ra thất bại hoặc kém hiệu quả, con người sẽ chủ động điều chỉnh “kết cấu” điều hành quan hệ xã hội, thay đổi tỷ lệ tham gia điều hành của 3 cơ chế, phá vỡ cân bằng cơ chế cũ, thay bằng một cơ cấu tỷ lệ mới. Sự thay thế cục bộ xuất hiện chủ yếu khi cơ chế cũ bắt đầu trở nên bất lực trước sự tiến hoá, phát triển hoặc thay đổi của đời sống kinh tế xã hội. Khởi đầu từ những thay đổi trong phạm vi cục bộ từng hoạt động xã hội. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, khi biến động xã hội đã diễn ra trên qui mô lớn hơn, thì không chỉ người dân, cộng đồng mà cả nhà nước và quốc tế đều tham gia thay đổi cơ chế, lúc đó diễn ra sự chuyển giao tự nhiên giữa cơ chế chủ đạo cũ và cơ chế chủ đạo mới.

Sự chuyển giao tự nhiên giữa các cơ chế.

Mới thoạt nhìn, sự lựa chọn cơ chế diễn ra trong xã hội loài người dường như thật khó hiểu bởi nó ẩn đằng sau muôn ngàn nguyên nhân mang tính qui luật và chịu tác động của vô vàn điều kiện ngẫu nhiên. Ba cơ chế hoạt động xen kẽ và phối hợp nhau tạo nên sức sống ổn định và vững bền trong một xã hội lành mạnh. Nhìn chung, khi một hoặc hai trong ba cơ chế này yếu đi thì một hoặc hai cơ chế kia sẽ “tự giác” phát huy tác dụng bổ sung và thay thế một cách tự nhiên. Sự “tự giác” này là do con người luôn phải chọn giải pháp để đương đầu với muôn ngàn vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Lần lượt các công cụ phát huy hiệu quả rồi lại mất tác dụng trước hoàn cảnh và vấn đề mới phức tạp hơn, để giải quyết chúng, người ta lại phải mày mò thay thế các công cụ mới khác nhau, cái nào phát huy tác dụng tốt sẽ được giữ lại. Công cụ đổi, dẫn đến cơ chế đổi. Xã hội loài người phát triển không ngừng và có nhiều cách giải thích sự tiến hoá của xã hội (xem hộp).

Hộp 36. North viết về cách giải thích sự phát triển xã hội theo lý thuyết Mácxit và theo lý thuyết thể chế

“Sự xem xét tỉ mỉ từ rất sớm của Marx về các lực lượng sản xuất (mà ông thường gọi là tình trạng công nghệ) cùng với các quan hệ sản xuất (mà ông gọi là khía cạnh tổ chức của con người…) là một cố gắng có tính tiên phong nhằm gắn những hạn chế và giới hạn của công nghệ với những hạn chế và giới hạn của tổ chức của con người,... Thực ra câu chuyện về cuộc cách mạng công nghệ như là

154

Page 155: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

một ranh giới quan trọng trong lịch sử loài người đã được xây dựng trên một tốc độ thay đổi công nghệ không liên tục xảy ra vào thế kỷ 18… Sự tập trung của của các nhà sử học truyền thống vào cuộc cách mạng công nghiệp và sự thay đổi công nghệ như là chiếc chìa khoá dẫn đến xã hội không tưởng cũng là không đầy đủ vì phần lớn các nước trên thế giới vẫn chưa thực hiện được những lợi ích tiềm tàng của công nghệ…

Tôi nghĩ rằng còn có một câu chuyện khác hay hơn, câu chuyện này liên quan đến cuộc đấu tranh liên tục của con người nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác để họ có thể tận dụng được những ưu việt không chỉ của công nghệ, mà còn của tất cả các khía cạnh khác của sự nỗ lực của con người, vốn là cơ sở của nền văn minh.”

Và North đã dùng chi phí giao dịch để giải thích sự biến đổi thể chế. Ông mô tả rằng, khi giao dịch của con người ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp thì các chi phí cho các hoạt động giám sát, thông tin cưỡng chế thi hành cam kết trở nên ngày càng tốn kém, đến mức vượt cả lợi nhuận do các giao dịch đem lại, hoặc khiến giao dịch trở nên rủi ro, thất bại. Trong hoàn cảnh đó, con người sáng tạo ra các thể chế để giảm bớt chi phí giao dịch và đưa các hoạt động này trở lại tầm kiểm soát của mình. Các thể chế có thể chuyển từ tự phát, không chính thức lên tự giác, chính thức; có thể song hành cùng phát huy tác dụng nhưng nhìn chung chính sự phát triển của thể chế đã làm nên biến đổi trong xã hội. (Nguồn: North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 1998)

Trong câu chuyện của chúng ta, sự phát triển của xã hội được nhìn nhận dưới góc độ của khả năng điều chỉnh giữa các cơ chế nhằm đương đầu một cách thích ứng với mức độ của các vấn đề nảy sinh ngày càng phức tạp. Đúng là lịch sử loài người càng đi lên, các mối quan hệ kinh tế xã hội của loài người càng mở rộng và phức tạp. Mức độ phức tạp ngày càng tăng dẫn đến sự giảm sút hiệu quả và làm thất bại các cơ chế đang điều hành các hoạt động xã hội.

Nguyên nhân trực tiếp của các thất bại cơ chế đã được đề cập đến ở phần trên là do cơ chế mất đi điều kiện vận hành, khi cơ chế bị áp dụng vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng vốn có, khi hoàn cảnh kinh tế xã hội thay đổi quá lớn, khi kết cấu bên trong của cơ chế cũ đột nhiên biến đổi,... (các nguyên nhân này có thể từ bên trong, tương tự như trường hợp lực lượng sản xuất của kinh tế học cổ điển, cũng có khi xuất phát từ bên ngoài tương tự như chi phí giao dịch của nghiên cứu thể chế…). Khi cơ chế thất bại, việc định danh, thông tin, thưởng phạt không đáp ứng được nhu cầu hoạt động bình thường của xã hội, khi đó, mọi đối tác tham gia giao dịch phải chủ động tìm cách điều chỉnh cơ chế. Trước hết là các công cụ của cơ chế được thay đổi, sau đó các công cụ của các cơ chế khác được vay mượn và cuối cùng là bản thân các cơ chế bị thay đổi, kết quả là kết cấu giữa 3 cơ chế trong xã hội thay đổi và cả cơ chế đóng vai trò chủ đạo cũng thay đổi.

155

Page 156: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Quá trình thay đổi nói trên có thể diễn ra theo kiểu “điều chỉnh mù”, hoàn toàn “cứ thử, sai đâu sửa đấy”, tự phát của mọi tác nhân, cũng có thể nhờ định hướng nhiều ít của các nhà lý luận, nhà khoa học, nhà quản lý. Bởi vậy, nền kinh tế sẽ thu được các kết quả khác nhau như sau:

1. “Cộng hưởng cơ chế”: khi các cơ chế phối hợp nhau nhịp nhàng trong một kết cấu hợp lý. Cơ chế này tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy cơ chế kia, các cơ chế cùng tạo ra cân bằng dài hạn và cùng đạt đến các mục tiêu chung một cách cơ bản như hiệu quả kinh tế, ổn định chính trị và công bằng xã hội. Ví dụ trường hợp tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội liên tục ở Bắc Mỹ thế kỷ 19, quá trình duy tân thành công của Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản,…

2. Phát triển lệch: các cơ chế phân vai nhau phát huy tác dụng riêng rẽ trong từng lĩnh vực. Có những cơ chế phát huy được, có cơ chế chỉ phát triển ở mức độ thấp, thậm chí chịu thất bại ở mức độ nhất định. Ví dụ, trường hợp Trung Quốc 25 năm đổi mới vừa qua, kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập chung tăng, nhưng xã hội không công bằng, tham nhũng và ô nhiễm môi trường nặng.

3. Tình trạng nhùng nhằng: trong việc điều chỉnh từng hoạt động xã hội, vai trò giữa các cơ chế phân chia không rõ ràng, có chỗ giẫm chân nhau, có chỗ bỏ trống sân. Nhiều vấn đề không có giải pháp điều chỉnh rõ ràng, cơ chế trở nên bất lực trong một số lĩnh vực, toàn cảnh kinh tế xã hội dậm chân tại chỗ. Đó là tình trạng của một số nền kinh tế châu Phi, Nam á, Mỹ La Tinh thời gian qua.

4. Tình trạng khủng hoảng: các cơ chế được bố trí sai khiến cho các mục tiêu và động lực của chúng mâu thuẫn và triệt tiêu tác dụng của nhau, các cơ chế bất lực và thất bại, kinh tế xã hội xa sút. Đó là tình trạng của nước Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hơn mười năm sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.

Khi có các vấn đề xã hội mới đặt ra cần giải quyết, sẽ xuất hiện yêu cầu điều chỉnh kết cấu và thay đổi cơ chế. Chính kiểu cách huy động các cơ chế khác nhau để cố gắng điều chỉnh quá trình hoạt động kinh tế xã hội đã tạo nên bức tranh đa dạng về tốc độ phát triển không đều của các nền kinh tế trên thế giới.

Thay thế qui mô lớn trong khủng hoảng

Khủng hoảng cơ chế

Trong quá trình tiến hoá của loài người, có những thời kỳ các vấn đề xã hội phát sinh quá phức tạp, hàng loạt các mối quan hệ xã hội không được điều chỉnh

156

Page 157: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hợp lý, các cân bằng chính của thị trường, quyền lực hoặc cộng đồng bị phá vỡ trên qui mô rộng, cơ chế cũ không thể tự động tái lập cân bằng mới, trở nên thất bại và bất lực trên qui mô toàn diện thì xã hội đứng trước nguy cơ “khủng hoảng cơ chế”.

Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng các cơ chế mới xuất hiện và chiếm ưu thế, tranh chấp quyền lực với cơ chế cũ trên qui mô toàn diện, sự thay đổi cơ chế chủ đạo sẽ diễn ra trên qui mô sâu rộng toàn xã hội, phân chia lại một cách tổng thể cân bằng các cơ chế trong xã hội. Đó là thời kỳ các cuộc cách mạng, cải cách trong xã hội.

Trong xã hội nguyên thủy, chỉ có cơ chế cộng đồng là thế lực chính xử lý quan hệ xã hội. Khi sản xuất và xã hội phát triển, có hàng hoá và dịch vụ, cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước bắt đầu đóng vai trò chi phối hoạt động xã hội, chia miếng bánh quyền lực làm ba. Giữa các giai đoạn đảo lộn lớn là hàng loạt quá trình phân chia, điều chỉnh lại mối quan hệ và kết cấu giữa ba cơ chế trên qui mô rộng, là quá trình điều chỉnh nội dung bên trong mỗi cơ chế để cùng tiến lên những bước phát triển mới cho cả ba cơ chế. Các cuộc khủng hoảng cơ chế không chỉ diễn ra đột biến như những cuộc cách mạng xã hội mà còn có thể diễn ra từ từ trong thời gian dài như các cuộc cải cách, đổi mới, duy tân, điều chỉnh kinh tế xã hội. Xét về bản chất, mức độ sâu sắc, tính triệt để, ảnh hưởng sâu rộng của chúng không kém phần quyết liệt so với các cuộc cách mạng xã hội.

Như vậy, nguyên nhân của cách mạng xã hội còn có thể giải thích do mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình điều chỉnh tỷ lệ giữa ba cơ chế điều hành quan hệ xã hội và nội dung chứa đựng bên trong mỗi cơ chế (giữa công cụ chính thống và công cụ không chính thống, giữa biện pháp vốn có và biện pháp vay mượn, gĩưa công cụ cũ lỗi thời và công cụ mới ra đời) với độ phát triển và sự phức tạp của tình trạng kinh tế xã hội mà nó phải giải quyết.

Mâu thuẫn trong xã hội không chỉ nảy sinh khi lực lượng sản xuất phát triển quá cao, quan hệ sản xuất không theo kịp mà ngay cả khi lực lượng sản xuất mới phát triển ở mức thấp nhưng quan hệ sản xuất quá bất hợp lý (như trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển theo XHCN hiện thực) hoặc khi xuất hiện các mâu thuẫn xã hội gay gắt khác như mâu thuẫn độc lập dân tộc,... mà kết cấu và nội dung của 3 cơ chế cũ không giải quyết nổi (như trường hợp hàng loạt nước làm cách mạng dân chủ nhân dân sau chiến tranh thế giới thứ 2). Trong những trường hợp đó, cách mạng xã hội sẽ nổ ra. Có lẽ đó là lý do tại sao cách mạng XHCN không xảy ra ở các quốc gia có lực lượng sản xuất phát triển nhất trong thế giới tư bản (Đức, Anh...) như Mác tiên đoán mà lại xảy ra ở Nga, một nước tư bản chậm phát triển hơn.

157

Page 158: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 37. Kế hoạch cách mạng theo đúng lý thuyết

Theo các tài liệu công bố tại kho hồ sơ lưu trữ Mascơva và Beclin gần đây do Otto Wenzel phát hiện, một số nhà lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, dẫn đầu là Chủ tịch Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản Grigori Dinôviep và một thành viên khác của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Nga là Lev Trotkit đã lập luận cứng nhắc theo Thuyết Duy vật Lịch sử rằng: xét về lực lượng sản xuất thì nước Đức, với trình độ phát triển công nghệ và kinh tế đứng đầu thế giới đầu thế kỷ 20, lại nằm ở trung tâm Châu Âu và là quê hương nhà lý luận vô sản Các Mác, phải là nơi hợp lý nhất để nổ ra cuộc cách mạng vô sản chứ không phải nước Nga có nền kinh tế lạc hậu lại bị cô lập.

Nhận xét này dẫn đến kết luận một cách lôgic là cần tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở Đức tháng 11 năm 1923 nhằm khởi động một phản ứng dây truyền cho cách mạng vô sản thế giới “theo đúng qui luật”. Trong khi một số nhà lãnh đạo cộng sản Nga mong muốn sự việc diễn như vậy thì các nhà lãnh đạo cộng sản Đức lại không nghĩ như vậy, và may mắn thay lịch sử cũng không diễn ra như thế. (An ninh Thế giới số 300,10/10/2002)

Khi các cơ chế phát triển từ thấp đến cao, các công cụ bên trong mỗi cơ chế cũng thay đổi dần, ngày càng hoàn chỉnh và phức tạp tùy thuộc mức độ phát triển của hoạt động kinh tế xã hội. Các công cụ của các cơ chế trong cùng một giai đoạn phát triển phải có trình độ tương đồng với nhau thì quan hệ phối hợp giữa các cơ chế mới diễn ra lành mạnh.

Cuộc chiến đấu giữa các cơ chế.

Quá trình tiến hoá của xã hội loài người tất nhiên dẫn đến sự đa dạng và phát triển không đều giữa các mô hình kinh tế xã hội được sáng tạo ra. Cuộc đấu tranh giữa các mô hình là quá trình chọn lọc không tránh khỏi để mở đường cho những nhánh tiến hoá chiếm ưu thế. Một trong những biểu hiện của quá trình chọn lọc này là cuộc đấu tranh giữa các cơ chế.

Cuối thế kỷ thứ 19, đầu 20, thế giới công nghiệp / cơ khí đang phát triển nhanh với mâu thuẫn công nhân – tư bản giao hoà với thế giới nông nghiệp / lương thực đang trì trệ trong mâu thuẫn nông dân- địa chủ. Trong bối cảnh đó, các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa diễn ra không cân sức. Súng máy

158

Page 159: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

chiến thắng kỵ binh, đại bác phá vỡ thành lũy, máy hơi nước vượt qua tàu buồm. Sự khác biệt giữa hai thế giới không chỉ về vũ khí, công nghệ mà sau tất cả còn là sự khác biệt về hai cơ chế điều khiển xã hội. Mặc dù lực lượng nhà nước ở cả hai phía đối đầu nhau, nhưng cơ chế thực sự điều hành trận đấu này lại là thị trường và cộng đồng.

Bên phía các nước công nghiệp, cơ chế thị trường cho phép huy động nhanh chóng và hiệu quả các lực lượng xã hội tham gia cuộc viễn chinh xâm lược. Từ nhà quí tộc muốn có quyền, nhà tư bản muốn bán hàng và đầu tư, các giáo sỹ muốn truyền giáo, các nhà khoa học muốn nghiên cứu, người lao động muốn đi lính kiếm tiền, người nông dân muốn chiếm đất… Có sự phối hợp liên quốc gia giữa thế giới công nghiệp đi xâm lược với các lực lượng mới xuất hiện và đang trỗi dậy ở từng quốc gia nông nghiệp bị xâm lăng. Bên phía nước bị xâm lược, không phải chỉ những kẻ mong bán nước cầu vinh là sẵn sàng “rước voi về giày mả tổ” mà còn có các nhà tư bản đang hình thành muốn có công nghệ, tiền vốn và thị trường; công nhân cần có nhà máy và việc làm, trí thức muốn mở mang trí tuệ và công việc lương cao, tiểu thương muốn kinh doanh tự do, con chiên muốn tự do tôn giáo… Tất cả đều chung nỗ lực giành lợi nhuận kinh tế và lợi ích xã hội. Do đó, cho phép tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua cả tinh thần trung quân của các nhà nước phong kiến và lòng ái quốc các cộng đồng nông dân.

Trong khi đó, cơ chế cộng đồng chỉ cho phép huy động và tổ chức các thế lực địa phương, thậm chí từng cộng đồng riêng lẻ trong nội bộ từng quốc gia bị xâm lược, trong từng thời kỳ, dưới ngọn cờ yêu nước của một số anh hùng hào kiệt, một số nhà nho trung thành với chính quyền, hoặc bảo vệ quyền lợi cộng đồng nông thôn. Sự kháng cự này tuy cao cả về mục tiêu nhưng kém vững bền về động lực và tổ chức so với cơ chế thị trường nên sớm muộn cũng rơi vào thất bại.

Chỉ ở một số ít quốc gia khôn ngoan như Nhật Bản, Thái Lan, có các đấng quân vương nhìn xa trông rộng, mạnh dạn mở cửa du nhập cơ chế thị trường để cộng thêm sức mạnh lợi ích cá nhân vào quyền lợi dân tộc của cơ chế cộng đồng. Sự phối hợp hợp lý này chẳng những cho phép các nước nhỏ bé này giữ vững độc lập trước nanh vuốt thực dân quốc tế, mà thậm chí còn mở ra cơ hội để công nghiệp hoá, phát triển quốc gia.

Sau khi lần lượt trở thành thuộc địa, cùng với tiến hoá của lịch sử trong quá trình khai thác của thực dân, hoạt động thị trường ở các quốc gia thuộc địa cũng lớn mạnh dần. Đồng thời, quá trình du nhập văn hoá tư tưởng cũng đưa dần tư tưởng cơ chế thị trường từ thế giới công nghiệp sang thế giới nông nghiệp. Hình thức của các tổ chức ủng hộ cơ chế thị trường khi đó rất khác nhau, đó là hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân theo quan điểm đấu tranh giai cấp, trang bị bằng tư tưởng của giai cấp vô sản du nhập từ các nước công nghiệp; đó có thể là hoạt động của các đảng dân chủ, xã hội mang tư tưởng của giai cấp tư sản

159

Page 160: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

và mong muốn cải cách dân chủ cũng du nhập từ phương Tây,… Nhìn chung đây là những hoạt động của những đại diện cho tương lai nhưng chưa có đủ cơ sở hình thành lực lượng hoàn chỉnh.

Lúc này mâu thuẫn trong xã hội các quốc gia thuộc địa dần trở thành cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là đại diện của cơ chế thị trường tiên tiến (với sự hợp lực của lực lượng cộng sản và lực lượng dân chủ) phối hợp với lực lượng đại diện cho giai cấp nông dân với bên kia là chế độ thực dân, đế quốc. Một khi cơ chế thị trường đã tham chiến trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì tương quan lực lượng thực sự đã thay đổi, cơ chế cộng đồng đã liên kết với cơ chế thị trường, các phong trào yêu nước đã từ qui mô làng xã lan sang phong trào quốc gia và có sự phối hợp quốc tế rộng rãi. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này là tất yếu.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới xuất hiện một hệ thống các nước có nền kinh tế XHCN hiện thực. Tại các nước này, cơ chế nhà nước chiếm vị trí độc tôn, cơ chế thị trường bị xoá bỏ và thể chế cộng đồng cũng bị coi nhẹ. Nhà kinh tế Hungary K. Janos viết: “Kinh tế hộ gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trước khi có cuộc cách mạng... Sau này, sự hình thành của hệ thống (XHCN) cổ điển đã loại bỏ hầu như hoàn toàn hoạt động của gia đình67”.

Sau khi cách mạng giành thắng lợi, quá trình công nghiệp hoá thu hút lao động từ nông thôn ra thành phố, để lại gia đình ở làng quê, làm kết cấu và quan hệ gia đình lung lay. Lao động nữ tăng nhanh chóng, vừa đảm nhiệm công việc cơ quan, vừa phải hoàn tất việc nhà, làm cho hoạt động gia đình càng yếu đi. Các hoạt động của cộng đồng và gia đình trước đây như chăm sóc trẻ em, người già, hiếu hỷ… chuyển sang cho các tổ chức nhà nước thực hiện. Nông thôn Trung Quốc nấu ăn chung, Cuba xây dựng các nhà nuôi trẻ tập trung, nhiều nước sinh hoạt văn hoá, thể thao nghỉ ngơi cũng gắn với cơ quan, tại thành phố mọi người sống trong chung cư của nhà nước. Nhà kinh tế Hungari K. Janos mô tả đó là “sự tàn lụi của các hình thức tự quản, sự teo lại của lòng nhiệt tình đối với các công việc tự nguyện cho cộng đồng, và việc chuyển cuộc sống cộng đồng và gia đình sang một vai trò thấp hơn”68.

Trong khi vai trò của thể chế cộng đồng mất dần đi, thì cơ chế cộng đồng lại được áp dụng ngày càng rộng trong hoạt động xã hội với những công cụ cổ điển và nhiều hình thái tiêu cực. Sự trung thành với chế độ và lãnh đạo trở thành thước đo lựa chọn con người, từ đó nảy sinh nạn sùng bái cá nhân và các nhóm lợi ích tranh giành quyền lực. Qui hoạch, kế hoạch bị vô hiệu bởi cơ chế vận hành kinh tế “mệnh lệnh mềm”, và tạo nên tập quán xin cho. Các chính sách và qui hoạch biến đổi không dự báo được và 67 Xem Hệ thống Chủ nghĩa Xã hội. K. János NXB Văn Hoá-Thông Tin 2002.68 K. János NXB Văn Hoá-Thông Tin 2002

160

Page 161: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thay bằng các phong trào quần chúng và chiến dịch phát động nối tiếp nhau. Quản lý tập trung bị nguyên tắc ra quyết định “đồng thuận” tập thể vô hiệu hoá. Pháp luật giảm tác dụng vì bị các “hình thức xử lý nội bộ” lấn át. Cuối cùng, vì thông tin bị ngăn chặn và bóp méo, và năng lực của con người bị thoái hoá thì bản thân các vận động của cơ chế cộng đồng cũng bị hủy hoại69 khi hệ thống các nước theo chủ nghĩa xã hội hiện thực tan vỡ nhường vai trò chủ đạo cho cơ chế thị trường.

Tại các nước công nghiệp theo cơ chế thị trường, các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, các cuộc tranh giành thị trường bằng vũ lực dẫn đến chiến tranh thế giới và các cuộc cách mạng xã hội cũng bằng bạo lực đã chứng tỏ sự hạn chế của cơ chế thị trường. Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1930 và hai cuộc đại chiến thế giới, diễn ra quá trình tổng điều chỉnh về lý thuyết và chiến lược kinh tế ở hầu hết các quốc gia, trong đó, vai trò của nhà nước và xã hội dân sự (Civil society) ngày càng tăng nhằm khắc phục những bất cập của cơ chế thị trường.

Thực tế thúc đẩy các quốc gia tư bản phương Tây tiến hành các điều chỉnh cần thiết theo hướng coi trọng hơn vai trò của cơ chế nhà nước và cộng đồng để bổ sung cho những yếu điểm của cơ chế thị trường. Các mô hình cụ thể có “liều lượng” thay đổi khác nhau. Các nước Bắc Âu trong khối Scandinavi như Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển,...và Anh tạo nên mô hình nhà nước “XHCN xã hội” đánh thuế cao để tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho các hoạt động phúc lợi xã hội, tập trung phát triển các dịch vụ công cho toàn dân. Các nền kinh tế Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,... đề cao vai trò nhà nước trong hỗ trợ kinh tế, thậm chí trong từng thời kỳ tham gia trực tiếp định hướng phát triển. Mỹ và các nước Tây âu khác có mức độ tham gia của nhà nước thấp hơn nhưng sự điều chỉnh cũng diễn ra mạnh mẽ làm xuất hiện các công cụ mới của cơ chế thị trường và nhà nước.

Cuộc đấu tranh “ai thắng ai” thể hiện ở hình thức chạy đua vũ trang trong cuộc “chiến tranh lạnh”, trong thi đua kinh tế, chinh phục vũ trụ, trong các cuộc chiến tranh cục bộ,... phải chăng còn có thể nhìn dưới góc độ đấu tranh giữa các cơ chế. Và kết cục là cơ chế cộng đồng và công cụ cơ chế nhà nước lạc hậu lại nhường chỗ cho cơ chế nhà nước thể hiện đại và cơ chế thị trường dạng sống động hơn.

Đi tìm cơ chế chủ đạo phù hợp

Con người trong quá trình tiến hoá của mình đã biết bao lần tìm tòi, thay đổi cơ chế để tự tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc thay đổi vai trò chủ đạo từ cơ chế này sang cơ chế khác đã diễn ra nhiều lần và có những hiệu quả khác nhau. Khi trở thành chủ đạo, mỗi cơ chế có thế mạnh riêng: nhà nước hướng tới

69 Xem Hệ thống Chủ nghĩa Xã hội. K. János NXB Văn Hoá-Thông Tin 2002.

161

Page 162: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

ổn định, thị trường tạo cơ hội phát triển, cộng đồng đấu tranh cho công bằng. Vì vậy, khi chuyển đổi cơ chế, xã hội cũng chuyển hướng theo.

Trong trường hợp chuyển từ cơ chế chủ đạo là cơ chế cộng đồng sang lấy cơ chế nhà nước làm chủ đạo như một số nước Trung á khi tham gia Liên bang Xô Viết sau cách mạng tháng Mười, tình hình chính trị xã hội trở nên ổn định, kinh tế được cải thiện nhờ sự trợ giúp của Liên Bang, tuy nhiên kinh tế vẫn mang đậm tính phụ thuộc và mang đặc trưng chung của nền kinh tế kế hoạch là tăng trưởng kém hiệu quả. Trong trường hợp chuyển từ cơ chế nhà nước là chủ đạo trở lại thể chế cộng đồng là chính sau khi Liên Xô sụp đổ, ảnh hưởng đầu tiên của các quốc gia loại này là dễ rơi vào tình trạng bất ổn chính trị. Các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo cộng với những cố gắng đa nguyên chính trị tạo nên tình trạng vô chính phủ và xáo trộn trong đời sống xã hội. Nền kinh tế cũng tăng trưởng một cách khó khăn với sự thụt lùi từ sản xuất thương mại về sản xuất tự cấp.

Trong trường hợp chuyển từ cơ chế chủ đạo là thị trường sang cơ chế nhà nước như trường hợp một số quốc gia Đông Âu sau chiến tranh thế giới 2 gia nhập phe XHCN, xã hội trở nên công bằng và ổn định hơn nhưng mức tăng trưởng kinh tế chậm lại so với các nước khác có cùng hoàn cảnh. Cũng các nước này, vào những năm cuối thế kỷ 20, khi chuyển cơ chế chủ đạo từ nhà nước sang thị trường lại xảy ra những hiệu ứng ngược lại. Sau thời kỳ khủng hoảng, kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng dần, kèm theo đó, các biến động chính trị xã hội diễn ra thường xuyên hơn trong nhịp sống chính trị đa nguyên, đồng thời bất bình đẳng xã hội cũng tăng theo đà kinh tế tăng trưởng.

Hộp 38. Cánh cửa Hội An mở ra rồi khép lại

Hơn 350 năm trước, các chúa Nguyễn đã xây dựng ở thị xã Hội An, Tỉnh Quảng Nam một “khu kinh tế mở”. Năm 1613, các thương gia Hà Lan được chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho mở thương điếm tại Hội An. Các Chúa Nguyễn viết thư mời thương nhân quốc tế đến làm ăn, tổ chức hội chợ hàng năm từ tháng 2 đến tháng 5 thu hút thương gia hàng chục quốc gia đến tham dự. Người Việt từ khắp nước được khuyến khích mang vốn liếng và công nghệ đến Hội An đầu tư hình thành các làng nghề khác nhau. Nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, gốm sứ, đồ mộc, thủ công mỹ nghệ phát triển cực thịnh. Người Nhật, người Hoa cũng đến định cư hình thành các khu phố riêng có tổ chức hành chính tự quản, tự do đầu tư, buôn bán và xuất khẩu hàng hóa.

Các hàng hoá nổi tiếng trong nước như tơ lụa, nhiễu, lãnh đoạn, gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu, Thanh Hà, đồ mộc Kim Bồng được xuất khẩu sang các nước Đông Nam á, Tây Tạng, Nhật,…Tàu buôn các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Mã Lai, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh , Pháp,… đến Hội An tấp nập trong suốt 200 năm. Lợi tức nhờ giao thương buôn bán với quốc tế trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho

162

Page 163: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

các chúa Nguyễn mua sắm quân lương trong cuộc giao tranh hàng trăm năm với chúa Trịnh ở miền Bắc.

Đến thế kỷ thứ 19, sau khi thống nhất đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiến hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, cánh cửa Hội An mở ra thế giới bị đóng dần. Năm 1864 nhà cải cách kinh tế Đặng Huy Trứ được bổ nhiệm làm Bố chánh Quảng Nam đã chủ trương phát triển ngoại thương, thành lập trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam là Ty Bình Chuẩn hoạt động rất hiệu quả nhưng vua Tự Đức đã ra lệnh bãi bỏ, chính thức đóng lại hẳn cánh cửa giàu có này. Nền kinh tế Việt Nam từ đó quay lại tình trạng sản xuất tự cung tự cấp và kinh tế suốt giải miền Trung hàng trăm năm qua vẫn dậm chân tại chỗ trong sản xuất nông nghiệp nghèo nàn. (Nguồn: Ngô Minh Khôi, Báo Lao Động Xã Hội xuân 2004.)

Trong trường hợp chuyển từ cơ chế cộng đồng là chính sang cơ chế thị trường làm chủ đạo như một số quốc gia thuộc địa ở châu á, châu Phi sau khi được trao trả độc lập, bên cạnh cơ hội tăng trưởng kinh tế là nguy cơ phân chia trong xã hội, tình trạng nghèo đói và mất công bằng kinh tế xảy ra giữa các nhóm người có địa vị khác nhau trong xã hội. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và cả khủng hoảng chính trị xã hội cũng tạo ra tình trạng bất ổn, cản bước tiến của các quốc gia này. Trong lịch sử có lẽ ít có trường hợp chuyển lại từ cơ chế chủ đạo là thị trường về cơ chế cộng đồng làm chính, nhưng từ một số ví dụ về chính sách "bế quan toả cảng" của triều đình nhà Nguyễn đã khiến kinh tế Việt Nam thủa đó trở nên đình đốn, dập tắt hoạt động nhộn nhịp của các trung tâm thương mại như Phố Hiến ở Miền Bắc và Hội An ở Miền Nam, có thể thấy tác dụng tiêu cực của xu thế này với quá trình phát triển kinh tế.

Rõ ràng, cùng với sự phát triển của loài nguời, con người luôn tìm cách tìm tòi, khắc phục các nhược điểm trong xã hội, luôn tìm cách áp dụng những biện pháp mới để vươn tới những mô hình phát triển mới. Đấy là qui luật khách quan, tuy nhiên trong quá trình vận động đó, đáng tiếc là xuất hiện lặp đi lặp lại hai xu hướng: một là khư khư bám giữ cơ chế chủ đạo cũ, bất chấp tình hình thay đổi, hai là phủ định sạch trơn với cơ chế cũ khi chuyển sang áp dụng cơ chế chủ đạo mới. Hai thái cực này đi liền với nhau và là kết quả của nhau.

Nguy cơ "chạy quá đà".

Sau một thời gian dài bị kìm hãm bởi một loại cơ chế đã trở nên lỗi thời, khi có cơ hội đổi sang một hệ thống cơ chế mới, tâm lý quần chúng dễ tạo nên một tình trạng lạm dụng cơ chế mới và ghét bỏ quá mức cơ chế cũ. Người cầm quyền trước càng cố bảo thủ níu kéo, dùng các giải pháp cải lương để duy trì cơ chế cũ, rồi đến lúc nó trở nên vô hiệu, bất lực hoàn toàn thì người cầm quyền mới thay thế lại

163

Page 164: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

càng có xu hướng xoá bỏ hoàn toàn cơ chế cũ, lạm dụng vai trò chủ đạo của cơ chế mới, muốn sử dụng nó một cách độc tôn để nhanh chóng thay đổi tình thế, đoạn tuyệt với quá khứ .

Sai lầm “chạy quá đà” (over shooting) là hiện tượng mang tính tâm lý dễ gặp. Hiện tượng này cũng tạo nên một kết cấu cơ chế bất hợp lý, kém hiệu quả và cần có thời gian để khắc phục. Ví dụ, sau khi chuyển từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, ở nhiều nước XHCN hiện thực trước đây, có hiện tượng nhà nước nhanh chóng rút hẳn ra khỏi các lĩnh vực dịch vụ công ích và phúc lợi xã hội như y tế và giáo dục cơ sở, giao thông công cộng, khuyến nông và dịch vụ kỹ thuật cho nông dân,…, trong khi cơ chế thị trường và cộng đồng chưa đủ năng lực hoặc chưa hình thành động cơ để tham gia thay thế tạo nên những “khoảng trống quyền lực” dẫn đến xuống cấp về xã hội và giảm hiệu quả về kinh tế.

Khi chuyển từ cơ chế chủ đạo này sang áp dụng cơ chế chủ đạo khác một cách đột ngột, dễ dàng xuất hiện rủi ro của quá trình giao thời, đó là sự xuất hiện hiện tượng "khoảng trống cơ chế" giữa một bên là tập hợp của cơ chế cũ đã bị loại bỏ và bên kia là tập hợp cơ chế mới chưa hình thành, thậm chí có nhiều lĩnh vực cả hai cơ chế chủ đạo cũ và mới không quản lý nổi. Kết quả là những cơ chế “không chính thống” tràn vào lấp đầy khoảng trống trong nhu cầu xã hội gây ra hình ảnh tiêu cực và méo mó của xã hội với các hiện tượng tôn giáo lạ, tệ nạn xã hội lan tràn, căng thẳng sắc tộc,…Nếu sự méo mó này đạt đến một giới hạn nhất định thì bản thân cơ chế mới cũng bị phá hoại, trở thành những phiên bản méo mó, đôi khi còn tồi tệ hơn cơ chế cũ.

Đó là hình ảnh nền “kinh tế thị trường man rợ” mà Nga, Mông Cổ và một số nước thuộc khối Liên Xô cũ, … phải nếm trải khi áp dụng “liệu pháp sốc” với ước muốn sau một đêm rũ bỏ mọi vết tích của nền kinh tế quan liêu kế hoạch, thay đổi tất cả bằng sự diệu kỳ của “bàn tay vô hình” thị trường. Việc Tổng thống Nga Putin lấy lại giai điệu quốc ca của Liên Xô, hay ngôi sao đỏ làm biểu tượng cho quân đội, không phải là những cố gắng phục hồi các giá trị cũ. Đó chỉ là vài trong nhiều điều chỉnh phải làm để khắc phục tác hại của hiện tượng “quá đà” trong hành vi xã hội.

Hiện tượng "quá đà" khác xảy ra với một cơ chế bất lực kéo dài, khi một cơ chế mới xuất hiện phát huy tác dụng mạnh, người ta dễ ỷ lại vào sức mạnh của nó, lạm dụng trong cả những lĩnh vực nó không có lợi thế, dẫn đến những thất bại

164

Page 165: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

khác. Thế kỷ 19, đầu 20, Châu âu tiến mạnh vào quá trình công nghiệp hoá. Cơ chế thị trường phát huy tác dụng mạnh đưa các nền kinh tế nông nghiệp chuyển nhanh sang cơ khí hoá, công nghiệp hóa. Việc lạm dụng vai trò cơ chế thị trường ở nông thôn nước Anh dẫn đến hình thành hàng loạt nông trại công nghiệp sản xuất hàng hoá và thuê mướn công nhân, các nông trại này nhanh chóng bần cùng hoá và làm phá sản tầng lớp nông dân tiểu nông. Tương tự như vậy, cơ chế thị trường bùng nổ trong giai đoạn công nghiệp hoá ở các nước Bắc âu cũng tàn phá gần như hoàn toàn diện tích rừng tự nhiên trù phú ở đây để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và xây dựng công nghiệp. Những cân bằng về xã hội, môi trường bị phá vỡ này sau đó phải tái lập một cách vất vả bằng các cơ chế nhà nước và cộng đồng với chi phí to lớn.

Để có một sự tiến hoá lành mạnh, cần có thời gian cho các quá trình chuyển tiếp. Các quá trình chuyển đổi tốt nhất, nên được định hướng có chủ định. Và quan trọng hơn cả là phải hình thành được một cơ cấu phối hợp mới, trong đó cả ba cơ chế đều có điều kiện phát huy tác dụng. Đây là yếu tố quyết định của sự thành công.

Khủng hoảng giá trị khi thay đổi cơ chế chủ đạo.

Con người trong mỗi thời đại hình dung nên hình mẫu người hùng của mình, đại diện cho kiểu sống và cư xử mong đợi phù hợp với yêu cầu của cơ chế chủ đạo. Trong cơ chế cộng đồng, khi lòng trung thành là giá trị đáng ca ngợi nhất thì “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”(Chuyện Kiều, Nguyễn Du), người ta ca ngợi, thờ phụng những nhân vật như Quan Công (“Tam Quốc Chí” của La Quán Trung) mặt đỏ râu dài, trọng nghĩa khinh tài, lấy ân oán làm thước đo xử thế. Bước sang cơ chế nhà nước, tài kinh bang tế thế và tinh thần chấp hành pháp luật được đề cao, việc “trị quốc bình thiên hạ” trở thành giá trị cuộc đời người quân tử thì một mặt, nhân dân yêu chuộng thờ phụng tấm gương những người công minh, tài ba như Bao Công mặt sắt vô tư, đặt lẽ phải lên trên tất cả, mặt khác cũng lên án những kẻ biến mình thành bộ phận vô hồn của bộ máy quan liêu như thanh tra Jave (“Những người khốn khổ” của Víchto Huygô). Trong cơ chế thị trường, khi những kẻ đặt đồng tiền lên trên tất cả như Grăngđê keo kiệt (Ơgiêni Grăngđê của L.D. Banzắc) bị lên án thì người anh hùng mới được tôn vinh là những nhân vật tay không làm nổi cơ đồ, dựng nên sự nghiệp kinh doanh làm giàu cho nhà, vinh cho nước. Đó là những hình ảnh được đề cao trong một số bộ phim Trung Quốc gần đây như Đường gia lẫy lừng trong “Câu chuyện Thượng hải”.

Quá trình thay thế cơ chế chủ đạo và hệ thống cơ chế đi kèm là quá trình thay đổi phương cách định danh, thông tin và thưởng phạt. Khi thưởng phạt thay đổi cũng có nghĩa là thước đo các giá trị đúng sai, phải trái, chân thiện, hay dở trong xã hội được xác lập lại. Thước đo giá trị thay đổi, trật tự xã hội cũng thay đổi. Sự đổi thay giá trị xã hội có thể diễn ra kéo dài hàng trăm năm theo quá trình tiến hoá lịch

165

Page 166: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

sử nhưng cũng có thể diễn ra tức thì trong các giai đoạn khủng hoảng và đổi mới cơ chế chủ đạo đột ngột. Khi tình hình kinh tế xã hội thay đổi mạnh, dẫn đến cơ chế điều hành bất lực và khủng hoảng một cách toàn diện thì cơ chế chủ đạo sẽ thay đổi. Lúc đó xuất hiện nguy cơ khủng hoảng lòng tin. Người ta nhìn đời, nhìn nhau, nhìn sự vật bằng con mắt mới. Cái trước kia là đúng, là đáng ca ngợi, là phải nể trọng thì hôm nay có khi là sai, là lỗi thời, là bị coi thường và ngược lại. Những người hùng xưa bỗng chốc trở nên bị quên lãng nhường chỗ cho các thần tượng mới.

Trong cơ chế thị trường, tuổi già được trọng vọng vì gắn với kinh nghiệm và kiến thức, chuyển sang cơ chế nhà nước và thị trường, việc học tập do nhà trường và các nhà chuyên môn đảm nhiệm, bỗng chốc lớp người già thấy mình bị coi là cổ hủ, lạc hậu. Chuyển từ cơ chế cộng đồng coi trọng sự bình quân, đề cao sự thanh bạch với thước đo “nghèo là tốt” sang cơ chế thị trường chấp nhận phân phối theo đóng góp, tôn vinh người làm ăn giỏi với con mắt mới “giàu là thành đạt”, thoáng chốc tầng lớp dân nghèo cảm thấy bị phân biệt đối xử, bị coi thường. Từ cơ chế cộng đồng coi trọng lao động chân tay, đề cao thành phần công nông chuyển sang cơ chế nhà nước và thị trường trọng dụng trí thức chuyên môn, đề cao người có vốn đầu tư, người lao động chân lấm tay bùn cảm thấy mình bị bóc lột, bị coi nhẹ. Từ cơ chế cộng đồng và cơ chế nhà nước tưởng thưởng theo công trạng và đóng góp sang cơ chế thị trường trả công theo năng lực, những cựu chiến binh, các đối tượng xã hội đã hy sinh đóng góp công lao sức lực trong chiến đấu và xây dựng cảm thấy bị bỏ rơi, bị xem thường…

Tất cả những sự đảo lộn trên tuy diễn ra tất yếu theo qui luật xã hội, nhưng đương nhiên dẫn đến hậu quả tâm lý tư tưởng ở mức độ khác nhau. Nếu quá trình thay đổi thước đo giá trị không diễn ra một cách hoà hợp sẽ dẫn đến khủng hoảng lòng tin. Biểu hiện của nó ở mỗi lớp người một khác.

Lịch sử phát triển ở nhiều quốc gia trong giai đoạn công nghiệp hoá nhanh và bùng nổ lớp dân cư trẻ sau các cuộc chiến tranh, đã từng chứng kiến nhiều đột biến mang tính “phá phách” của lớp người trẻ. Lối sống hiện sinh, sống gấp, phong trào Hípy, là hiện tượng xã hội đã từng lan tràn ở Âu Mỹ, và dưới những dạng khác nhau ở Nhật Bản, Hàn Quốc… trong những giai đoạn phát triển nhất định. Lớp trẻ xưa ở Trung Hoa cắt búi tóc, mặc áo ngắn, chống lại chế độ quân chủ. Lớp trẻ ở Việt Nam nay để tóc dài, mặc quần rách, đua xe hon đa... Trong các hình thức phá phách, thách đố, ngày xưa có cả thuốc lá, thuốc phiện, rượu mạnh, bài bạc, bỏ đi hoang,... ngày nay có cả chát trên Internet, quan hệ tình dục, ma tuý, bỏ học,...

Lớp người già có nhiều công trạng, khi sụp đổ niềm tin dễ cảm thấy bất mãn. Khía cạnh “phá phách, thách đố” của lớp già thường không ồn ào nhưng rất quyết

166

Page 167: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

liệt. Lớp già xưa ở Việt Nam sống chết giữ búi tó, để răng đen, dùng chữ Nôm. Lớp già ở nước Nga nay đeo huy chương, mặc quân phục, cầm cờ búa liềm đi biểu tình. Các lão thành cách mạng ở Trung Quốc viết vạn ngôn thư tranh luận lý luận chiến lược, vận động hành lang, trực tiếp can gián công tác tổ chức cán bộ, ...

Người nghèo khổ, lao động thủ công khi mất lòng tin thường dễ bạo động. ở âu Mỹ, khủng hoảng lòng tin từng dẫn đến những cuộc bạo động phá phách máy móc trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Tại Trung Quốc thời gian qua liên tục diễn ra các cuộc biểu tình của công nhân thất nghiệp và nông dân mất đất. Ngay cả nạn khủng bố quốc tế đang lan tràn trên thế giới hôm nay cũng là một biểu hiện của tinh thần phản kháng tuyệt vọng của những niềm tin sụp đổ ở những khu vực có đời sống kinh tế, chính trị khó khăn.

Tầng lớp quan chức khi mất lòng tin thường có xu hướng thoái hoá, lấy vật chất và thoả mãn quyền lực làm mục tiêu, xa vào tham nhũng, quan liêu cửa quyền, dễ liên kết với các tập đoàn xã hội đen hoạt động theo kiểu Maphia, hợp tác với giới doanh nhân tạo thành các nhóm lợi ích trong bộ máy nhà nước hoặc độc chiếm quyền hành chuyên chế phi dân chủ.

Đông đảo người dân khi đánh mất lòng tin vừa trốn vào tín ngưỡng, tôn giáo, hủ tục vừa tự xoa dịu bằng các phương tiện giải trí thông tục như ma tuý, cờ bạc, rượu trè, tình dục,… Đồng thời có xu hướng đề cao tuyệt đối các giá trị vật chất thực dụng, tranh thủ hưởng lạc, tiêu sài. Nếu để cả xã hội xảy ra mất lòng tin thì vô cùng nguy hiểm. Khi đó mọi ràng buộc tự giác về đạo đức, tự trọng, tôn trọng, …sẽ mất tác dụng, loài người trở thành một đám xe chạy hỗn độn không phanh, sẽ đâm vào nhau mà tự hủy diệt.

Người ta khủng hoảng niềm tin khi rơi vào đám sương mù giữa quá khứ và tương lai. Khi đứng giữa hai sự lựa chọn, khi bước ngang ranh giới của những giá trị xã hội khác nhau, cách duy nhất đem lại bình an trong tâm hồn mỗi cá nhân và tạo nên sự chuyển tiếp êm đềm của hai thế hệ không phải là phủ nhận hay khẳng định một trong hai, mà là sòng phẳng định rõ mốc giá trị của hai đầu chuyển tiếp.

Hộp 38. Khủng hoảng cơ chế thời Xuân Thu-Chiến Quốc, vấn đề chính danh và các cải cách tiếp theo

Nhà nước ở Trung Quốc đã manh nha từ hơn 2000 năm trước Công nguyên (TCN), trên nền tảng xã hội vẫn là thị tộc, công hữu nguyên thủy. Đến đời nhà Chu (1222-221 TCN) chế độ phong kiến bắt đầu hình thành và phát triển, cuối đời Đông Chu, đặc biệt là từ thời Xuân Thu sang thời Chiến Quốc (453-221 TCN), xã hội phong kiến thay thế cho xã hội nô lệ, bên cạnh cơ chế cộng đồng, cơ chế nhà nước dần đóng vai trò quan trọng, cơ chế thị trường hình

167

Page 168: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thành.

Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng cơ chế, đối phó những đổi thay giá trị xã hội như trong gia đình con không nghe cha, trong triều đình, quan lại và chư hầu đòi phân chia quyền lực của vua, công nhận vai trò tầng lớp nho sỹ, tách rời ruộng công ruộng tư, tách rời giàu có khỏi quí tộc, tiến tới xác lập trật tự xã hội, thống nhất quản lý nhà nước, Khổng Tử đề ra thuyết “chính danh” coi danh chính là giải pháp hàng đầu để trị nước, khắc phục khác biệt giữa "danh cũ" và "thực mới". Cho rằng gốc của vấn đề là xác lập thước đo giá trị phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới, Khổng Tử viết trong Luận Ngữ: "nếu danh không chính thì ngôn không thuận; ngôn không thuận thì việc không thành."

Sang thời Chiến Quốc, nhà nước phong kiến phát triển lên giai đoạn tập quyền chuyên chế. Trên nền tảng các giá trị mới trong xã hội đã hình thành, với nhu cầu xây dựng quốc gia thống nhất, kinh tế phát triển, binh lực hùng mạnh, xuất hiện nhiều nhà cải cách đề ra những biến pháp thực dụng để thúc đẩy quá trình biến đổi cơ chế. Lý Khôi chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp, khai hoang, áp dụng kỹ thuật thâm canh, thu thuế theo mức thu hoạch. Thương Ưởng khuyến khích sản xuất nông nghiệp và thủ công, khuyến khích lập công trong chiến đấu, quản lý dân theo hộ, thưởng phạt nặng, thống nhất đo lường. Hàng loạt nhân tài xuất hiện trong quản lý nhà nước, cầm quân đánh trận, thương thuyết ngoại giao như Tô Tần, Trương Nghi, Lạn Tương Như, Tôn Vũ, Tôn Tẫn, Ngô Khởi,… (Nguồn Nguyễn Hiến Lê, 1996; Trần Đình Hượu, 2001).

Muốn triệt tiêu hiện tượng khủng hoảng lòng tin phải tôn vinh vẻ đẹp và đóng góp vinh quang của thần tượng cũ đã hoàn thành sứ mạng lịch sử và chỉ ra vai trò vẻ vang, nét đẹp tiên phong của những anh hùng thời đại mới. Thánh Gióng đánh xong ngoại xâm nên cất cánh bay lên trời, Lê Lợi diệt xong giặc, rùa thần phải nổi lên đòi kiếm. Sòng phẳng với quá khứ và minh bạch với hiện tại là cách cư xử đúng đắn nhất để tiếp nối và phát huy được vẻ đẹp của giá trị quá khứ trong tương lai.

Lịch sử Trung Quốc hiện đại chứng kiến hai bài học về xử thế giữa quá khứ và tương lai của hai nhân vật đối lập: Mao Trạch Đông thất bại và Đặng Tiểu Bình thành công.

Mao sau khi giành được quyền lực, một mặt tìm cách bôi nhọ quá khứ, phủ nhận công trạng của tiền bối, kết tội cộng sự, đập phá cả văn hoá lịch sử vĩ đại của tổ quốc. Đồng thời, định hướng tương lai vào hình tượng sai lạc. Anh lính trẻ Lôi

168

Page 169: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Phong được đề cao thành điển hình là một mẫu người học vấn thấp, “suốt đời nguyện làm chiếc đinh ốc nhỏ trong guồng máy chung”, không quyền lợi cá nhân, không suy nghĩ độc lập, sẵn sàng hy sinh tình cảm gia đình và cả tính mạng theo lệnh Chủ tịch. Định hướng này đã biến lớp trẻ thành “Hồng vệ binh” xả thân để duy trì vai trò độc tôn lãnh đạo của Mao.

Hộp 39. Treo giải thưởng để dân tin chính quyền

Nước Tần ở Trung Hoa thời Chiến Quốc xưa, sau nhiều năm sống dưới một triều đình bạc nhược, người dân không tuân theo luật lệ, mất lòng tin ở chính quyền. Nhà cải cách Thương Ưởng khi nhận nhiệm vụ thay đổi lại cục diện đất nước đã quyết định đưa ra thi hành chính sách mới gọi là Biến Pháp, lấy luật lệ quản lý quốc gia. Nhưng muốn dân tin và tuân theo luật, trước hết phải chuyển đổi giá trị tinh thần cho toàn dân.

Để tạo ra một mốc, đề cao giá trị mới là kể từ nay, nhà nước sẽ quản lý bằng pháp luật, chính quyền hứa điều gì, ban bố lệnh gì sẽ thực hiện bằng được điều đó, ai tuân lệnh sẽ được thưởng, trái lệnh sẽ bị trừng phạt. Ông đã tiến hành một nghi lễ tượng trưng gây ấn tượng tâm lý cho nhân dân.

Nhà nước treo thưởng một khoản tiền rất lớn cho người nào đầu tiên vác được cây cột gỗ đi một quãng đường ở quảng trường. Vì là việc quá dễ, nên mọi người đều ngạc nhiên và không tin sự nghiêm túc của lời hứa đó. Đấy chính là sự bất ngờ để Thương ưởng tạo ấn tượng giá trị mới cho nhân dân. Phần thưởng chỉ trao một lần cho một người liều mạng thử, nhưng lời nhắn của nhà cải cách gửi đi đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng dân, tạo nên sự hùng cường của nước Tần thống nhất toàn Trung Hoa hàng trăm năm sau.

Đặng sau khi có thực quyền, lần lượt minh oan và sửa sai cho các đồng chí, đánh giá rõ công tội của những cá nhân liên quan, rút ra bài học kinh nghiệm của sai lầm lịch sử. Đồng thời nêu ra kiểu mẫu mới thiết thực cho con người đương đại. Ông ca ngợi nhân tài có học vấn, đề cao quân nhân chuyên nghiệp, nêu gương những người đi trước làm giàu, đưa nhân dân vào sự nghiệp hiện đại hoá đất nước và từng bước chủ động rút khỏi vũ đài chính trị.

Sự rành mạch với lịch sử, với cuộc sống chính là giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử trong thuyết Chính Danh. Theo ông, danh với thực phải thống nhất với nhau. Khi đã thực đã đổi thì danh phải đổi. Ông ví dụ cái bình rượu có góc cạnh, đời trước gọi là “cô”, đến đời ông, người ta bỏ cạnh góc đi thì không

169

Page 170: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thể gọi là “cô” được, muốn giữ tên ấy phải giữ các góc cạnh cũ, nếu thay đổi hình dạng rồi, phải đặt cho nó cái tên mới. Đây không phải là chuyện tên gọi, mà cách thức định danh sẽ thay đổi thông tin và thưởng phạt, nghĩa là thay đổi giá trị khi cơ chế đã đổi.

Khổng Tử nói: “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận lý, lời nói không thuận thì sự việc không thành, sự việc không thành thì lễ nhạc, chế độ không kiến lập được, lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng, hình phạt không chúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu” (không biết làm thế nào cho phải)70 Bởi vậy, theo ông, muốn khắc phục sự khủng hoảng xã hội thì phải xác lập trật tự tuân theo danh phận. Danh phải đúng với phận, thống nhất giữa tên gọi với thứ bậc xã hội, chức vụ hành chính, với nhiệm vụ được giao, gắn lời nói với việc làm. Nói cách khác là tiến hành tiêu chuẩn hoá vị trí, thể chế hoá các nhiệm vụ xã hội.

Dẫu rằng Khổng Tử thường dùng thước cũ đo sự vật mới nhưng điều thú vị là cách đặt vấn đề của ông hết sức phù hợp với quan điểm quản lý theo chất lượng hiện đại. Theo cung cách quản lý của tiêu chuẩn ISO ngày nay, mọi chức danh trong hệ thống phải được gọi tên rõ ràng, nhiệm vụ và chức danh của các vị trí phải được định nghĩa và tiêu chuẩn hoá thống nhất, mọi qui trình của các bước tác nghiệp phải được mô tả rành mạch, nhờ đó việc phối hợp và thay thế trong quá trình vận hành hệ thống quản lý có thể diễn ra ổn định và hiệu quả. Có lẽ việc nêu lên vấn đề định danh, thông tin và thưởng phạt làm giải pháp cho những thời kỳ khủng hoảng cơ chế hoặc chuyển đổi cơ chế chủ đạo đã tạo nên sức sống lâu dài của tư tưởng Khổng giáo ngay cả trong thời đại hôm nay. Mặt khác, tư tưởng này thường dựa vào các tiêu chí của cơ chế cộng đồng cũ nên tỏ ra rất quen thuộc với một xã hội “trộn lẫn” các hình thức cơ chế ở Châu á.

Sự thay thế tạm thời của các cơ chế không chính thống.

Trong trường hợp cả ba cơ chế chính thống bị suy yếu, hoặc diễn ra chuyển đổi nhảy vọt giữa các cơ chế, không có đủ thời gian chuẩn bị, các cơ chế “không chính thống” khác sẽ tự động bổ sung vào, lấp đầy "khoảng trống cơ chế" để tìm cách tham gia điều chỉnh hoạt động xã hội. Có thể kể ra một số thế lực “không

70 Lê, N. H. NXBVH 1996.

170

Page 171: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

chính thống như: các hoạt động tư nhân và tổ chức mang tính nhân đạo (NGO, quĩ nhân đạo,...), tổ chức tôn giáo, cơ chế gia đình, tổ chức dân tộc, tổ chức “xã hội đen”, tổ chức chính trị quá khích, …

Vì các lực lượng này có thể không đại diện cho quyền lợi của đông đảo các đối tác trong xã hội và thiếu cơ chế tham gia của một số đối tác chính, kiểu tham gia này khi vượt quá mức độ hỗ trợ, bắt đầu đóng vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội, thường không mang tính khách quan tự nhiên, có thể không vững bền hoặc thậm chí gây thiệt hại cho lợi ích của một số nhóm đối tượng hoặc cộng đồng khác.

Ví dụ: khi xảy ra thiên tai, hoặc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, những nơi chưa hình thành thị trường, tổ chức và hoạt động nhà nước yếu, sức mạnh cộng đồng kém, bên cạnh hoạt động cứu trợ nhân đạo, thường xuất hiện các hoạt động mạnh hơn mức bình thường của các tôn giáo mới; hoặc tại các khu vực có hoạt động dịch vụ buôn bán phức tạp như biên giới, bến cảng, tụ điểm ăn chơi, hoạt động quản lý của nhà nước yếu, cơ chế thị trường đan xen các hoạt động “kinh tế ngầm” (trốn thuế, buôn lậu, không đăng ký, phạm pháp,...) thì các tổ chức “bốc vác, bảo vệ,...” có thể bị trá hình cho các hoạt động “bảo kê, mặt rô”; hoặc trong các nhà nước độc tài, khi cơ chế dân chủ bị vi phạm, xu hướng gia đình trị có thể xuất hiện, công việc cả nước trở thành việc riêng của một nhà…

Tuy nhiên, về lâu dài, các hình thức không chính thống này cũng tìm cách phải đồng nhất hoá hoặc biến thể hoá để trở thành 1, 2 hoặc 3 cơ chế chính thống mới có thể hy vọng vận hành một cách vững bền để quản lý xã hội. Ví dụ, các tổ chức tôn giáo ở Âu châu thời Trung cổ, Hồi giáo cực đoan ở Apganistan sau khi giành chính quyền phải tìm cách nhà nước hoá các luật lệ qui tắc tôn giáo, phải vận động, giáo dục quần chúng để họ chủ động chấp nhận các luật lệ qui tắc đạo đức, chuyển chúng thành qui tắc ứng xử thể chế; hoặc các tổ chức phi chính phủ tìm cách vận động hành lang để gây ảnh hưởng đến chính sách, đầu tư của chính phủ, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để phát huy tác động cộng đồng theo các định hướng trong cương lĩnh của họ về bảo vệ môi trường, cứu trợ nhân đạo,...; các tổ chức xã hội đen tìm cách khống chế quần chúng, tạo nên các “luật rừng” trong quan hệ thể chế, tìm cách móc nối, tha hoá quan chức nhà nước để vô

171

Page 172: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hiệu và điều khiển hoạt động của bộ máy nhà nước từ các vòi bạch tuộc Matphia,...

Tóm lại, những sự thay thế của các lực lượng khác vào công việc điều chỉnh quan hệ xã hội là không vững bền. Sớm hay muộn tình trạng thay thế này cũng phải chấm dứt hoặc chuyển đổi sang ba cơ chế chính.

Sự phát triển hài hoà giữa các cơ chế trong quá trình tiến hoá xã hội.

Việc điều chỉnh các quan hệ trong đời sống kinh tế xã hội giữa con người với nhau luôn luôn được thực hiện bởi các cơ chế. Dường như trong xã hội loài người không có khoảng trống của các cơ chế điều hành xã hội. Các cơ chế này hoạt động vừa tách bạch vừa phối hợp theo những qui luật riêng trong tổng thể chung của xã hội loài người. Sơ đồ dưới đây là một minh họa thô thiển cho sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của từng cơ chế trong quá trình phát triển của cả 3 cơ chế cùng với sự tiến hoá quan hệ xã hội. Những nội dung ở đây có thể sẽ thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, điều đáng nói là trong khi cả ba cơ chế cùng song hành tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội thì các công cụ bên trong mỗi cơ chế cũng liên tục đổi mới phù hợp với mức độ phát triển xã hội.

Cơ chế thời kỳ nguyên thủy

Trong suốt thời gian dài của thời kỳ ban đầu lịch sử loài người, khi quan hệ của con người còn bó hẹp trong phạm vi địa phương, bộ lạc, thì cơ chế cộng đồng đóng vai trò quan trọng nhất, qui định mọi mối quan hệ trong gia đình, trong dòng tộc, trong cộng đồng. Trong giai đoạn sơ khai của lịch sử loài người, có lẽ quan hệ họ hàng huyết thống là loại quan hệ cộng đồng đầu tiên trong công xã thị tộc. Mà có lẽ là mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ nguyên thủy nhất. Chuyển sang sinh hoạt xã hội, các mối quan hệ khác như vợ chồng, anh chị em, họ hàng thân tộc ngày càng phát triển. Trong chế độ nguyên thủy ban đầu, gia đình gắn với cộng đồng bầy đàn. Việc phân công, ăn chia, sinh hoạt theo bầy đàn hơn là gia đình. Có lẽ đó là nguồn gốc của chế độ công xã nguyên thủy đặc trưng bởi sở hữu tập thể các tài nguyên và tư liệu sản xuất.

Nghiên cứu về quan hệ cộng đồng ban đầu ngày nay thường được tiến hành với các bộ lạc thiểu số. Một trong những nghiên cứu cổ điển được Evans Pritchard tiến hành với bộ lạc Nuer cho thấy: xã hội của người Nuer sinh sống khá hoà hợp, tránh được nguy cơ trộm cắp và mất trật tự trong cộng đồng mà không cần tới các thể chế nhà nước như toà án hay cảnh sát. Khi cần phải cướp bóc trâu bò gia súc, họ sang cướp của các bộ lạc khác. Trong nội bộ cộng đồng, chính các thành viên trong từng gia đình tự đấu tranh, kiểm soát lẫn nhau để giữ hoà khí trong bộ lạc, vì

172

Page 173: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

mọi người đều đã có kinh nghiệm xương máu rằng hận thù nảy sinh trong cộng đồng sẽ đem lại thiệt hại ghê gớm cho tất cả mọi thành viên. Mục tiêu an toàn và ổn định trở thành động lực tự quản trong cộng đồng71.

Việc thông tin trong cộng đồng giai đoạn này thật đơn giản và minh bạch. Mọi người sinh ra, lớn lên, chết đi trong cùng một tập thể, “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” chẳng có gì giấu được xóm làng, gia tộc. Elizabeth Colson nghiên cứu cộng đồng người Tonga đã rút ra nhận xét: “Giữa những người như người Tonga, áp dụng những tiêu chuẩn theo các vai trò cụ thể trong việc đánh giá vai trò toàn diện và toàn bộ con người, điều này sẽ cho phép họ đoán trước được hành vi ứưng xử trong tương lai. Việc phán xét là một quá trình đang xảy ra và cuối cùng sẽ đạt được sự nhất trí”72.

Khi công xã thị tộc phát triển thành công xã láng giềng, Mối quan hệ giữa những người sống cùng địa phương cũng rất lâu dài và cố định. Người ta xử sự với nhau không chỉ dựa theo sự đánh giá tức thì và vì quyền lợi của cá nhân mình mà còn tính đến dòng giống, truyền thống, ràng buộc trong bộ tộc, hàng họ. Uy tín, thành công, thất bại của mọi người trong gia đình, giữa các thế hệ trong từng cộng đồng có liên hệ chặt với nhau. “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”, người ta có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe, khả năng sinh nở, nuôi con, năng lực lao động, kinh nghiệm tay nghề, lưng vốn kinh tế,… của người mình định quan hệ (dựng vợ, gả chồng, thuê mướn lao động, cho vay vốn, theo học nghề,…) trong tương lai. Bởi vậy, các quan hệ giao dịch này ít rủi ro nhưng cũng trì trệ, ít thay đổi, phát triển.

Mô tả xã hội nguyên thủy, Richard Posner viết: “Chính phủ yếu kém, việc phân bổ quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tư cách thành viên gia đình, dùng vật phẩm là hình thức trao đổi cơ bản, trách nhiệm cao với người bị thương, việc nhấn mạnh sự rộng lượng và danh dự như các chuẩn mực về đạo đức,…có thể giải thích tương đối nhiều về cơ cấu của các thể chế xã hội nguyên thủy73.”

Cơ chế thời nô lệ.

Trong khi ở Châu âu, các quốc gia nô lệ Hy Lạp ra đời vào thời kỳ đồ sắt, thì quốc gia nô lệ ở Trung Quốc đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đồng vào đời nhà Ân, nhà Tây Chu, sớm hơn khoảng 800 năm. Chế độ nô lệ ở Châu á có sớm nhưng lại kéo dài trong suốt lịch sử lâu dài của các triều đại phong kiến với những hình thức pha trộn, tạo nên cái mà Mác gọi là “phương thức sản xuất châu á.”74

71 Evans- Prichard, 1940.72 Colson, E. 1974.73 Ponsner, R 1980.74 Hượu, T. Đ. 2001.

173

Page 174: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Các hình thức tổ chức nhà nước đã xuất hiện với các vương quốc sơ khai kiểm soát nhiều phiên thuộc ít nhiều nắm quyền tự trị. Hy Lạp cổ đại, sau thời kỳ Mycenae do hàng trăm bang nhỏ hợp thành gọi là các Polis và có chính quyền riêng. Thành Rome buổi bình minh của đế quốc La Mã cũng chỉ là tập hợp của các làng nghèo. Trung Quốc cổ đại có tới khoảng 800 “nước chư hầu”.

Trong cơ chế cộng đồng ở Trung Quốc cổ đại, xuất hiện chế độ nô lệ chủng tộc, quan hệ dòng tộc bao trùm quan hệ địa phương và đẳng cấp. Họ tộc của nhà vua trở thành tầng lớp chủ nô đi ra ngoài lập các bang tộc thống trị các thị tộc khác. Đến đời Chu sau khi cướp ngôi nhà ân cũng vậy, Chu Công phong 55 anh em mình chia nhau đi làm bang bá. Vua nước lớn là thiên tử, vua nước bé là chư hầu, trên dưới theo trật tự hành chính, cũng là trên dưới theo quan hệ trong dòng tộc. Chế độ cai trị theo chủng tộc kéo dài đến tận nhà Tần.

Trong giai đoạn sơ khởi này, ở Trung Hoa cổ đại, quan hệ cộng đồng ở dạng căn bản nhất, dạng huyết thống, bao trùm cả cơ chế nhà nước và quan hệ địa phương, quan hệ ngành nghề, thậm chí cả quan hệ tôn giáo. Trần Đình Hượu mô tả sự chồng lấn này như sau: “Vì vậy, nước và nhà gắn với nhau. Trong triều, vua, quan (bách chấp sự) đều là người ân, đó là giai cấp chủ nô. Nô lệ là những người lao động nông nghiệp, thương nghiệp,…, họ không được coi là dân, không phải người tộc ân. Đây là sự phân biệt cả về chính trị, về chủng tộc, về đẳng cấp, về nghề nghiệp.”

Những nhà nước kiểu này thực sự là những chính quyền "gia đình trị", lấy quan hệ ruột thịt làm căn cứ tin cậy giao quyền hành, lấy phép ứng xử trên dưới, trong ngoài của gia đình, dòng tộc để quản lýý nhà nước, lãnh đạo quốc gia. Đó là thời kỳ "đức trị, lễ trị" phải được đề cao tuyệt đối. Khái niệm “trung” và “hiếu” đi liền với nhau. Khổng Tử cho rằng cho dù lịch sử có thay đổi thì chỉ thêm bớt chứ không thay đổi và cái bất biến đó chính là “lễ”, biểu hiện sự vận hành xã hội theo mệnh trời và phận người. Hiếu làm gốc cho nhân, lấy đoàn kết và duy trì trật tự trong tôn tộc làm cơ sở của ổn định xã hội.

Nhà vua được đề cao không chỉ về mặt quyền hành và dòng tộc mà còn là người thực hiện quyền hành của thượng đế. Tôn giáo gắn với văn hoá, chính trị. Thời Ân, ruộng đất cả nước là của nhà vua, toàn dân thi hành chế độ cống nạp tỉnh điền. Con người sống trên đất đai cũng là thần dân của vua. Khi vua phong tước, cấp đất cho công thần và con cháu thì nghiễm nhiên chia cả đất, cả dân.

ở châu Âu, chính quyền không mang tính gia đình trị mà thuộc về giai cấp chủ nô giàu có. Người Hy Lạp là chủ nô trong nước hay ra nước ngoài xâm chiếm thuộc địa đều có quyền tham gia chính trị thông qua bầu cử dân chủ. Trong đế quốc La Mã, quyền lực thuộc về tay các gia đình giàu có và các tướng lĩnh khống chế nghị viện. Dưới đó là thường dân, rồi đến các dân tộc thuộc địa và thấp nhất

174

Page 175: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

là nô lệ. Tôn giáo cũng không gắn với chính trị. Mọi người tôn thờ nhiều vị thần, kể cả các vị thần của các dân tộc bị chinh phục.75

Luật pháp xuất hiện nhưng phân biệt đối xử rạch ròi giữa tầng lớp chủ nô, cư dân tự do với nô lệ dù ở phương Đông hay phương Tây. Quốc vương xứ Babilon thế kỷ thứ 18 trước công nguyên đã ban hành bộ Luật Hamurabi với 282 điều, bảo vệ nền thống trị của giai cấp chủ nô76.

Kinh tế thị trường manh nha từ rất sớm. Người Hy Lạp Mycenae đã giao thương buôn bán với Ai Cập và Địa Trung Hải 1200-1200 năm trước Công nguyên và 600 năm trước Công nguyên người Hy Lạp đã dùng tiền đúc trong giao thương. Người Trung Quốc còn dùng tiền từ trước đấy rất lâu. Trong cơ chế nhà nước nô lệ và phong kiến ban đầu, tương ứng với cơ chế thị trường sơ khai, việc buôn bán phát triển trong phạm vi địa phương và giữa các địa phương lân cận. Những người có họ với nhau, sống cùng địa phương, … có điều kiện để hiểu biết thông tin rõ ràng về nhau, dễ hình thành cách thức ràng buộc để có thể thưởng phạt lẫn nhau tuỳ theo hiệu quả của quan hệ. Tương ứng với trình độ cộng đồng này, những hoạt động thương mại ban đầu cũng dựa trên thông tin trực tiếp về mỗi cá nhân được lan truyền nhanh chóng và thường xuyên trong cộng đồng địa phương, trong trường hợp Việt Nam là trong lũy tre làng.

“Sống lâu mới biết đêm dài

ở lâu mới biết con người có nhân”

Lời khen, tiếng chê của xóm làng không những là phần thưởng, là hình phạt về mặt tinh thần đối với mỗi cá nhân mà đó còn là điều kiện sinh sống, là bảo đảm an ninh cho cá nhân và từng gia đình.

Cơ chế thời phong kiến.

Chiến tranh nổ ra liên miên trong hàng trăm năm chuyển từ xã hội nô lệ sang xã hội phong kiến. Trung Quốc gom lại thành 5 nước lớn và một số nước nhỏ chờ bị thống nhất77. Nhà nước phong kiến tập trung dần quyền lực. Kinh tế tỉnh điền tan rã và quá trình giải phóng nông nô làm kinh tế tiểu nông phát triển. Hộ gia đình nông dân trở thành đơn vị sản xuất chính.

Xã hội bắt đầu chuyên môn hoá thành các tầng lớp và cư dân và ngành nghề khác nhau như sỹ, nông, công, thương,... cùng làm giàu cho mình và đóng góp cho nhà nước, vị trí của nhân dân được coi trọng. Chế độ cống nạp cho vua thay bằng tô với nông dân, dịch đối với thợ thủ công. Quan hệ cộng đồng vẫn còn là

75 Bách Khoa toàn thư tri thức phổ thông 2001.76 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 200177 Hượu, T. Đ. 2001.

175

Page 176: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

sự phối hợp giữa quan hệ thân tộc và quan hệ địa phương những đã mất đi phần đẳng cấp và thêm phần ngành nghề.

Cộng đồng làng xã châu á vẫn là nơi bao chứa cả 3 mối quan hệ hành chính cơ sở, khu vực sản xuất và dòng tộc gia đình. ở cấp trung ương và giữa trung ương với địa phương, Nhà nước tách dần ra khỏi quan hệ thân tộc. Tại Trung Quốc, trường học từ các phủ quan tách ra thành trường tư mà Khổng Tử là người đi đầu. Chế độ thi cử để làm quan được áp dụng nhằm tuyển chọn người có năng lực vào các vị trí lãnh đạo.

Chế độ phong kiến châu á có sự thoả hiệp giữa chính quyền nhà vua và chính quyền thôn xã: trên toàn quốc, đất đai vẫn thuộc sở hữu của nhà vua, toàn dân là thần dân dưới quyền vua. Quan hệ thống trị của nhà nước phong kiến vẫn đóng vai trò tuyệt đối về chính trị, kinh tế và kể cả tôn giáo. Nhưng ở các làng xã, địa chủ hào tộc nắm quyền cai trị theo chế độ gia trưởng với một mức độ quyền tự trị nhất định. Các làng xã nắm quyền thu thuế, giữ an ninh, cung cấp lao dịch cho nhà vua và thi hành các luật tục của địa phương một cách tương đối độc lập. Trong nhiều trường hợp quyền lực của hào tộc địa phương thậm chí còn mang tính cát cứ nhỏ ở châu quận.

ở châu Âu, vua giao đất cho nông dân quản lý hoặc giao cho quan lại phong kiến và đổi lại, nông dân, quan lại có trách nhiệm đóng thuế và phụng sự tận tình cho nhà vua. Nông nô không có đất và bị ràng buộc với chủ nô.

Đến lúc này xuất hiện các hệ tư tưởng mới phù hợp với sự vươn lên của cơ chế nhà nước. Tại Trung Hoa, Mặc Tử phản đối quan niệm về mệnh trời giao cho một họ tộc nhất định, chống việc phân biệt con người theo tôn tộc, thân phận, chủ trương lựa chọn người lãnh đạo hiền tài không phân biệt tôn tộc, lấy hình chính thay cho cách cảm hoá bằng đức độ, đề cao thưởng phạt bằng pháp luật.

Khi họ hàng không còn là tiêu chuẩn cho cộng đồng, bộ máy nhà nước cũng không thễ dùng “lễ” để cai trị được. Trong những nhà nước giai đoạn này, pháp luật được đề cao, luật lệ dần mang tính khách quan và công bằng, “Pháp trị” trở thành công cụ chính của nhà nước để quản lý xã hội. Tiêu chuẩn phân sử đúng sai phải trái lúc này không còn là ý kiến của bề trên, không phải là đạo đức gia đình mà phải so sánh với chuẩn mực pháp luật đã ban hành. Pháp trị đặc biệt được đề cao dưới thời Tần Thủy Hoàng trên một đế chế Trung Hoa thống nhất

Cơ chế thị trường bắt đầu khởi động, phương thức xuất phát của hoạt động thị trường là quan hệ kinh doanh trực tiếp giữa từng cá nhân cùng sống trong một địa phương. Thật đơn giản và an toàn khi buôn bán trong phạm vi làng xã, nơi mọi người đều biết nhau, nơi dễ dàng thu thập thông tin và một đối tượng cần giao

176

Page 177: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

dịch, và dễ dàng áp dụng các hình thức hình thức thưởng phạt khi giao dịch thành công hay thất bại.

Khi thị trường lan rộng ra ngoài lũy tre làng, “một giọt máu đào hơn một ao

nước lã”, những người được tin cậy gửi gắm tiền bạc, cử đi giao dịch trước hết là người trong gia đình, rồi đến người trong họ tộc và bạn bè thân quen, những người đồng hương, là những người được biết rõ, dễ dàng tìm hiểu thông tin và ít nhiều còn “nắm được đằng chuôi” trong mọi tình huống rủi ro. Đây là cơ chế đã được áp dụng rộng rãi ở châu Âu vào thế kỷ XII, khi thương mại phát triển dùng cơ chế cộng đồng làm công cụ. Trong cơ chế này, một cộng đồng này sẽ bảo lãnh tư cách cho thành viên của mình trước cộng đồng khác. Khi thành viên bội ước với cộng đồng khác, mỗi cộng đồng sẽ xử phạt thành viên của mình để bảo vệ uy tín giữa hai cộng đồng.

Ví dụ, khi một thương nhân ở Giơnoa quịt nợ một thương nhân ở Luân Đôn, nhận được khiếu kiện của các thương nhân Luân Đôn, người lãnh đạo cộng đồng Giơnoa sẽ trừng phạt người mắc nợ tại đây78. Đáp ứng với trình độ mở rộng của quan hệ cộng đồng, trong cơ chế thị trường, hình thức buôn bán trực tiếp giữa những người trong cùng địa phương, cùng dòng tộc, chuyển sang hình thức buôn bán thông qua những người ủy quyền. Hình thức giao dịch trực tiếp được thay thế bằng hình thức ủy nhiệm để xác định danh tính, thông tin về đối tượng và thực hiện thưởng phạt trong giao dịch.

Cơ chế thời kinh tế công nghiệp

Trong cơ chế cộng đồng giai đoạn công nghiệp bắt đầu phát triển, phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, xã hội loài người phân hoá theo công việc chuyên môn và phân chia thu nhập. Người ta không chỉ gắn bó với nhau vì nói cùng một ngôn ngữ, có cùng một đức tin, sinh ra cùng nhau trên một quê hương… mà liên kết lại theo giai cấp, theo ngành nghề. Mâu thuẫn giữa các giai cấp tăng thêm (giữa nông dân và địa chủ, giữa công nhân và tư bản, …) sự tranh đấu quyền lợi giữa các

78 Ngân hàng Thế giới 2000.

177

Page 178: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nhóm người tham gia các công đoạn ngành nghề cũng trở nên mạnh mẽ (giữa người sản xuất với người kinh doanh, giữa người buôn bán nhỏ với người buôn bán lớn, giữa người mua với người bán,…). Để bảo vệ quyền lợi của mình, các hình thức liên kết ngành nghề như hiệp hội, hợp tác xã,… các tổ chức bảo vệ giai tầng như các nghiệp đoàn, công đoàn, các đảng phái chính trị… xuất hiện và trở thành những sinh hoạt cộng đồng có tổ chức rõ ràng và năng động nhất trong hoạt động xã hội. Trong bối cảnh đó, học thuyết của Mác ra đời coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội.

Khái niệm cộng đồng đã mở rộng ra qui mô giai cấp cũng là lúc thương trường ngày càng lan rộng, đối tượng giao dịch lan ra liên vùng, liên quốc gia, hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi rộng lớn hơn và trở nên khó quản lý, khiến cho các công cụ của một cơ chế cộng đồng hẹp ngày càng mất tác dụng. Kinh doanh thông qua uỷ quyền giao dịch trung gian trở thành phương thức hoạt động phổ biến của cơ chế thị trường.

Hộp 40. Hệ thống tiếp thị của người Maghribi, chuyển tiếp từ buôn bán trực tiếp sang đại lý thương mại

Thế kỷ XI những nhà buôn vùng Maghribi ở Bắc Phi đã kinh doanh rất hiệu quả trong vùng Địa Trung Hải bằng cách mang hàng đi bán và xây dựng hệ thống tiếp thị đáng tin cậy trong cộng đồng thông qua các trung tâm thương mại để mở rộng và duy trì thị trường. Việc ngã giá tiến hành tự do và trực tiếp giữa người mua và người bán, thông qua giao dịch trực tiếp, trung gian đại lý, và đấu giá. Hệ thống này áp dụng các biện pháp trừng phạt tập thể khi hợp đồng bị vi phạm.

Khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh ra các nước khác ngoài vùng Địa Trung Hải, họ phải đương đầu với các qui định và hạn chế chính thức, khó khăn trong thoả thuận giá bán, chất lượng hàng, và rủi ro trộm cướp. Để đối phó lại, người Maghribi thành lập những đại lý nước ngoài tại các trung tâm thương mại xung quanh vùng để trao đổi thông tin và làm đại diện giao dịch thương mại. Những đại lý này do những người trong cộng đồng cử đi điều hành nên vẫn đáng tin cậy. Nhờ đó, tuy thương gia không phải trực tiếp mang hàng đi bán nhưng vẫn nắm chắc thông tin về kinh doanh thông qua hệ thống quan hệ cộng đồng. Mạng lưới tổ chức cộng đồng này áp dụng những điều luật không thành văn để giữ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả ở cả trong nước và nước ngoài. (Nguồn; Ngân hàng Thế giới 2002)

Những người môi giới trung gian (broker), các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các của hàng đại lý... làm dịch vụ xác định danh tính, thu thập

178

Page 179: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thông tin và trong chừng mực nhất định, làm công việc thưởng phạt. Hình thức thưởng chính của cơ chế thị trường là bán rẻ, ứng trước hàng, thanh toán thuận lợi cho khách có uy tín tốt và hình thức phạt là bán đắt, ngừng giao dịch, đòi hỏi thủ tục phức tạp,... với khách lạ hoặc kém uy tín.

Để bảo vệ trật tự các hoạt động giao dịch kinh doanh của cơ chế thị trường hoạt động thông qua nhiều đầu mối trung gian, các chế tài của cơ chế nhà nước tham gia hỗ trợ và thay thế cho cơ chế cộng đồng. Tại nước Anh năm 1275, vua Edward I ban hành đạo luật nghiêm cấm các cộng đồng đứng ra chịu trách nhiệm cho các món nợ79.

Douglass North viết: “ở buổi đầu của châu âu hiện đại, các thể chế này đã làm cho vai trò của nhà nước tăng lên trong việc bảo vệ các thương nhân và trong việc áp dụng các bộ lụât thương mại khi tiềm năng thu nhập của các hoạt động tài chính như thế tăng lên. Tuy nhiên, trong môi trường này, vai trò của nhà nước vẫn chưa rõ ràng vì nhà nước vừa như một kẻ gây bất an ngày càng lớn lại vừa là người bảo vệ và người thực thi các quyền sở hữu”80.

Để đảm bảo tính khách quan của luật pháp khi giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội, những giải pháp thể chế nhà nước khác nhau được sáng tạo và thử thách, hướng đến kết quả phân quyền, nhằm tạo ra các đối

trọng quyền lực. Mô hình "Tam quyền phân lập"được Aristốt, J. Lốccơ nêu lên ý tưởng và Môngtexkiơ chủ trương tỏ ra hiệu quả nổi bật. Môngtexkiơ viết: "tự do chỉ có ở những thể chế chính trị mà trong đó pháp luật thống trị, pháp luật đó được bảo đảm khỏi sự phá vỡ nó bằng cách phân chia quyền lực tối cao thành quyền lập pháp,

quyền hành pháp và tư pháp. Sao cho các quyền này kiềm chế lẫn nhau81". Nhờ cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức độc lập, ba bộ phận quan trọng này vận hành trong sự kiểm soát, ràng buộc lẫn nhau, tạo nên năng lực điều hành khách quan và công bằng của luật pháp bên trong bộ máy nhà nước, mở đường cho các thể chế lập hiến 1791 ở Pháp và 1787 ở Mỹ.

Kinh tế phát triển, tính chất của các cộng đồng xã hội tại các quốc gia công nghiệp tiếp tục thay đổi. Khi sản xuất chuyển sang giai đoạn chuyên môn hoá, phân công lao động mạnh, thì sản phẩm hàng hoá không còn được sản xuất bởi

79 Ngân hàng Thế giới 2002.80 North D. C.,1990, NXB Khoa học xã hội 1998.81 Thông, H. V. (và tập thể tác giả) 2000.

179

Page 180: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

từng hộ gia đình nông dân, từng doanh nghiệp công nghiệp. Sản phẩm đầu ra của cơ sở sản xuất này lại là nguyên liệu đầu vào của một cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Quyền lợi gắn con người với nhau theo chuỗi dọc của dây truyền sản xuất và kinh doanh hàng hoá.

Ngày nay, những nông dân trồng mía sản xuất nhỏ liên hệ mật thiết với các công nhân và chủ doanh nghiệp của nhà máy đường trong vùng nhiều hơn quan hệ của họ với người nông dân trồng lúa ở vùng bên cạnh. Các hiệp hội ngành nghề liên kết quyền lợi của người sản xuất kinh doanh, liên kết mọi người theo từng ngành hàng nhờ chia sẻ thông tin, cung cấp tín dụng, thống nhất công nghệ, liên kết tiếp thị và thậm chí cả đấu tranh cho các chính sách thuận lợi với từng ngành.

Cộng đồng trong xã hội hiện đại là cộng đồng ngành hàng, và các cộng đồng cùng quyền lợi sản xuất, kinh doanh, sinh sống như cộng đồng nông thôn, cộng đồng thị dân,… Một ví dụ điển hình về sự thay đổi chất lượng của cộng đồng là ở các nước công nghiệp, đóng góp của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể (2-5%) trong cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động nông nghiệp và dân cư nông thôn rất nhỏ nhưng vai trò chính trị xã hội của ngành nông nghiệp và nông dân lại rất mạnh. Chính sách nông nghiệp là loại chính sách nhạy cảm nhất mà các nguyên thủ quốc gia đều nể sợ.

Hộp 41. Chuyển từ kinh doanh qua đại lý sang phối hợp theo tiêu chuẩn, trường hợp lúa gạo ở Nam Bộ 120

năm trước

Thập kỷ 1870, sau khi chiếm đóng 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu. Lúc này hệ thống kinh doanh gạo Nam Bộ do hai cộng đồng doanh nhân hoàn toàn khác nhau về văn hoá, công nghệ, tổ chức nắm giữ. Cộng đồng người Hoa nắm khâu thu mua từ nông dân, vận chuyển về các kho vựa tại Sài Gòn- Chợ Lớn. Cộng đồng các doanh nhân người Âu nắm việc vận chuyển gạo lên tầu buôn và xuất khẩu đi các thị trường quốc tế. Hệ thống đại lý không giúp hai cộng đồng kinh doanh hoạt động ăn khớp khiến chất lượng gạo kém, không đồng đều và làm giảm khả năng cạnh tranh.

Để khắc phục, ngày 12/9/1874, tại một nhà hàng trên đường Catinat, các thương nhân thuộc hai cộng đồng đã họp lại ký một biên bản có nội dung như sau: “…Lo lắng về tình trạng lúa gạo của chúng ta bị mất giá trên mọi thị trường tiêu thụ do chất lượng kém, mà nguyên nhân là vì người bản xứ cũng như chính những tiểu thương người Hoa ở Chợ Lớn đã không làm sạch hạt gạo và pha trộn gạo… Tất cả

180

Page 181: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

những thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu và với chính bản thân họ rằng: …Hai loại gạo ngon sẽ được bán cho thương nhân người Âu là gạo Gò Công hay gạo tròn, và gạo Vĩnh Long hay gạo dài, đúng theo hạt gạo làm mẫu. Các loại gạo này không có bất cứ sự pha trộn nào và không được vượt quá 3%-5% thóc… Gạo bán ra không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo ấn định của các trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại Phòng Thương Mại, được sử dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp”.

Không rõ biên bản trên có tác dụng đến mức nào, nhưng sau đó hệ thống kinh doanh lúa gạo ở Nam Bộ ngày càng trở nên hoàn thiện và đã biến vùng này trở thành vùng chuyên canh xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. (Nguồn: tài liệu lưu trữ Trung tâm Lưu trữ TW II, dẫn theo Xưa và Nay 3/1997).

Với sự gắn kết mới của cơ chế cộng đồng, cơ chế thị trường cũng vận hành theo những công cụ mới. Hàng hoá từ nông trại từ nhà máy được chuyển đến các thị trường trong và ngoài nước thông qua một chuỗi tiếp thị phức tạp và chuyên môn hoá cao. Ngày nay người sản xuất, kinh doanh không thể chỉ bán hàng thông qua các đại lý ủy quyền riêng của mình. Các doanh nghiệp làm dịch vụ phân phối lưu thông cùng một lúc buôn bán hàng loạt mặt hàng có thương hiệu và nguồn gốc khác nhau. Người mua hàng chỉ cần bước vào một trung tâm thương mại hoặc siêu thị là có thể mua được đủ loại mặt hàng trong và ngoài nước.

Trong một hệ thống thị trường linh động như vậy, con người chuyển sự tin cậy vào địa chỉ cửa hàng, vào uy tín đại lý uỷ quyền sang đặt niềm tin vào chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá dựa trên thương hiệu, nhãn mác,… Hình thức kinh doanh thông qua ủy quyền đã chuyển sang kinh doanh gián tiếp. Việc đăng kýýý, bảo hộ nhãn hiệu tiêu chuẩn được thực hiện bởi các cộng đồng hiệp hội ngành hàng, có sự trợ lực tích cực hoặc tham gia trực tiếp của nhà nước.

Cơ chế nhà nước đáp ứng với hình thức hoạt động mới, coi trách nhiệm của mình là bảo vệ các hoạt động, các nhãn mác, thương hiệu đã đăng ký và cung cấp dịch vụ công phục vụ công dân. Dân bầu ra bộ máy nhà nước, nộp thuế cho nhà nước để được hưởng các dịch vụ công cộng do bộ máy này cung cấp. Nhà nước đảm bảo an ninh, cung cấp phúc lợi xã hội, tạo môi trường bình ổn vĩ mô, đảm bảo điều kiện pháp lý cho hoạt động kinh tế của mọi công dân. Trong thể chế nhà nước kiểu này, vai trò của các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ trong việc tham gia xây dựng chính sách, giám sát vận hành của nhà nước diễn ra một cách tích cực và chủ động.

181

Page 182: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Xuất phát từ những tư tưởng tiên phong của I. J. Lốccơ, trong "Sự luận giải về chính quyền" (1690), 250 năm sau, các “khế ước xã hội” ra đời, chia sẻ quyền lực của nhà nước với sự tham gia quản lý xã hội của các đảng phái, hội đoàn trong bộ ba nhà nước-xã hội chính trị-xã hội công dân. Xã hội thần dân trở thành “xã hội công dân” . Quan hệ cai trị của nhà nước với nhân dân chuyển sang vai trò nhà nước phục vụ công dân. Trong xã hội công dân, xã hội được tổ chức thành các đảng phái, đoàn thể quần chúng như các nghiệp đoàn, hiệp hội, đảng chính trị,... mỗi tổ chức đại diện cho một tầng lớp, cộng đồng nhất định trong xã hội. Các tổ chức này hình thành một cách độc lập và đa nguyên trong khuôn khổ pháp luật nhằm thể hiện ý chí, bảo vệ quyền lợi và tạo ra sức mạnh cho mỗi cộng đồng đa dạng của toàn xã hội.

Với sự hình thành xã hội công dân, yêu cầu bình đẳng pháp lý của mọi con người từ mức phân quyền đối trọng trong bản thân bộ máy nhà nước được nâng lên bảo đảm ở mức cao hơn nhờ xuất hiện mối quan hệ giám sát độc lập giữa xã hội công dân và nhà nước. Thông qua các hình thức biểu tình, tuần hành, bãi công, lấy

Hộp 42. Thể chế cộng đồng mạnh mẽ ở Đức-hiện tượng “hoà bình xã hội”

Người lao động ở Đức tập hợp lại trong thể chế cộng đồng vững mạnh và có thế lực để đấu tranh với giới chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhà nước công nhận và bảo vệ thể chế này thông qua luật pháp, hệ thống toà án và những hiệp định tập thể giữa công nhân và chủ doanh nghiệp.

Luật “Tham Quyết” qui định: trong mọi công ty có trên 2000 công nhân, thì đại diện của công đoàn và người lao động phải chiếm 50% Ban giám sát công ty, trong ban giám đốc công ty phải có 1 “giám đốc công nhân” do công nhân bầu ra, đại diện cho quyền lợi của họ. Có 800 công ty với 5 triệu lao động áp dụng Luật này. Trong các công ty có Hội đồng công nhân để thay mặt người lao động đàm phán những vấn đề không có trong Hiệp Định tập thể.

Theo Luật “Hợp đồng lương”, công đoàn và hiệp hội chủ doanh nghiệp tiến hành hàng trăm cuộc đàm phán Hiệp định Tập thể hàng năm, thoả thuận về lương và điều kiện lao động. Mặc dù chỉ có 30% lao động tham gia công đoàn, nhưng 90% lao động được trả lương theo Hiệp định. Hiện có 5 vạn Hiệp định đã được ký kết. Lương của Đức vào loại cao nhất thế giới. Ngoài ra, người lao động còn 58% thu nhập từ các khoản bảo vệ xã hội ngoài lương.

Khoảng 50 vạn công ty, hiệp hội ngành nghề, và cơ quan nhà nước cùng hợp tác điều hành hệ thống vừa học vừa làm đào tạo 400 ngành nghề. Mỗi năm 70% thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp lớp 10 tham gia học nghề trong 3 năm. Sau khi tốt nghiệp trung học, 80% người Đức có giấy chứng nhận học nghề. Kể cả các sinh

182

Page 183: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

viên đại học cũng đăng ký tham gia học nghề. Riêng năm 1990, các doanh nghiệp đã chi 15 tỷ USD đào tạo nghề cho nhân viên.

Do những cơ chế cộng đồng chặt chẽ vừa bảo vệ người lao động vừa nâng cao phúc lợi và tay nghề cho họ nên ở Đức duy trì được tình trạng “hoà bình xã hội”: không có bãi công lớn, các hãng yên tâm đầu tư, công nhân yên tâm sản xuất (trung bình ở Đức một công nhân làm việc 10,4 năm mới phải đổi việc, trong khi ở Nhật là 10,9 năm và Mỹ là 6,7 năm). Kết quả năng suất lao động và kỹ năng lao động của công nhân Đức đều đứng đầu thế giới. (Nguồn: ân Đ. V., Thành , V. T. (chủ biên) Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội-2002.)

chữ ký... gây "áp lực đường phố"; thông qua báo chí, dư luận, điều tra xã hội, nghiên cứu môi trường, thăm dò dư luận,... tạo "áp lực công luận"; thông qua ủng hộ tranh cử, cung cấp thông tin, đóng góp ngân sách... tạo tác động "vận động hành lang",... các giai tầng, các nhóm xã hội có phương thức tác động thẳng đến hoạt động nhà nước để bảo đảm sự tương xứng cân đối về lợi ích cho nhóm mình và nhờ đó tạo thế công bằng, hài hoà chung trong toàn xã hội82. Mối quan hệ trong cơ chế nhà nước có sự thay đổi từ đối trọng sang giám sát. Tạo ra sự công bằng và hiệu quả không phải chỉ nhờ phân quyền mà là còn nhờ giám sát khách quan. Trong hình thái nhà nước mới, người chủ là nhân dân không chia quyền với tổ chức phục vụ mình là nhà nước mà tăng năng lực giám sát nó, buộc nó thực sự phục vụ tốt cho mình.

Trong một xã hội có nhiều cộng đồng phân chia thành các nhóm lợi ích thì thể chế nhà nước của một nền dân chủ hiện đại chuyển sang chế độ đại diện phân tán trong hoạt động lập pháp. North ví dụ: “trong tổ chức nhà nước Mỹ có những người cao tuổi ở Florida và Arizona, có những người thợ mỏ ở Pensivania và Tây Virginia, những người trồng cây atisô ở Caliphonia, những người chế tạo ô tô ở Michigan vv…Vì có rất nhiều nhóm lợi ích, nên không hề có một nhóm lợi ích nào mà một nhà lập pháp có thể đại diện có khả năng hình thành được một đa số. Do đó các nhà lập pháp không thể thành công được nếu hành động đơn độc, mà phải đạt được những thỏa thuận với các nhà lập pháp khác đại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau.”83 Để thoả thuận với nhau, các nhà lập pháp đã áp dụng cả cơ chế thị trường như việc mua bán phiếu bầu, cơ chế cộng đồng như các hoạt

82 Thư, V. 200383 North D. C.,1990, NXB Khoa học xã hội 1998.

183

Page 184: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

động thông đồng với nhau84 và cơ chế nhà nước như hình thành các thể chế chính trị để xác lập một cam kết ổn định cho tương lai85.

Cơ chế thời kinh tế tri thức

Trong tương lai, quá trình “toàn cầu hoá” thông qua hội nhập sản xuất, kinh doanh, trao đổi văn hoá, khoa học,... trên toàn thế giới một lần nữa đang thay đổi bản chất của cả 3 cơ chế. Hàng hoá ngày nay được sản xuất phân tán tùy theo lợi thế so sánh của mỗi địa phương, tạo nên phân công sản xuất toàn cầu. Khó mà có thể gắn nhãn sản xuất tại một nước nào cho chiếc máy tính ngày nay vì nó được lắp bằng các bộ phận làm ra từ nhiều nơi trên thế giới: con chíp vi mạch sản xuất ở Nhật, đĩa cứng bộ nhớ ở Mỹ, màn hình và các bộ phận điện ở Đài Loan, con chuột và các bộ phận phụ trợ ở Malaysia, vỏ máy và các bộ phận cơ ở Trung Quốc, lắp ráp ở Việt Nam, và phần mềm điều hành của Mỹ. Nếu tính đến cấp doanh nghiệp thì mức độ phân tán và phối hợp còn cao hơn nhiều. Một chiếc máy bay Boing 747-400 được tạo nên bởi trên 6 triệu chi tiết, do 6000 hãng sản xuất lớn trên thế giới làm ra, chỉ riêng khâu lắp ráp đã do hơn 1000 người thực hiện.

Trong bối cảnh đó, khái niệm cộng đồng lại tiếp tục thay đổi. Quan hệ giữa cá nhân con người trở nên rất ngắn hạn, người ta kết bạn nhanh, chia tay nhanh, sự ràng buộc bên trong gia đình, cơ quan trở thành lỏng lẻo hơn xưa. Tỷ lệ người sống độc thân, tỷ lệ li dị, li thân tăng, mỗi doanh nghiệp không còn là một pháo đài nơi người ta làm việc cả đời, và công nghệ, thông tin được bảo vệ vĩnh viễn86. Mỗi sản phẩm tạo ra có sự tham gia của một tập thể đông đảo người lao động, người quản lý, người góp vốn, người nghiên cứu từ nhiều đơn vị, nhiều quốc gia… mỗi sản phẩm lại được đem bán trên nhiều thị trường với sự phối hợp của nhiều người kinh doanh, tiếp thị, từ nhiều quốc gia, nhiều giai tầng xã hội, đem lại sắc thái mới của quan niệm cộng đồng. Trong tương lai, những nhóm người có chung quyền lợi, chung sở thích sẽ liên kết nhau về quyền lợi kinh tế, tinh thần vượt qua giới hạn biên giới quốc gia, thậm chí ra ngoài ranh giới ngành hàng.

Hộp 43. Thung lũng Silicon, hình ảnh cộng đồng tương lai

Xưa nay, các doanh nghiệp liên kết hệ thống theo chiều dọc từ doanh nghiệp con chuyên cung cấp nguyên liệu và lắp ráp đến doanh nghiệp mẹ chuyên nghiên cứu công nghệ,… quản lý bằng mệnh lệnh tập trung, bí quyết công nghệ, và vốn đầu tư khép kín.

84 Buchana J. M. và Tullocck, G., 196285 Weingast và Marshall, 1988.86 Xem Cú sốc tương lai, Alvin Toffler, NXB Thanh Niên 2002.

184

Page 185: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hệ thống quản lý của Thung lũng Silicon ở California Hoa Kỳ là kiểu tổ chức của nền kinh tế trí thức, trong đó quan hệ cộng đồng trải rộng cả ngành hàng, vượt qua ranh giới từng công ty. Các công ty trong Thung lũng, trong khi vẫn cạnh tranh nhau gay gắt, lại khuyến khích nhân viên học hỏi, chia sẻ kiến thức, qui trình công nghệ liên quan. Công nhân thường xuyên chuyển chỗ làm, các công ty có đủ mọi thông tin về đối thủ của mình. Họ trao đổi giám đốc, cổ đông và chủ nợ, nhân công và thiết bị, cùng làm việc trong các khu nhà liên cơ. Cả kiến trúc công ty cũng không khép kín trong bốn bức tường của các khu công sở riêng rẽ như trước.

Nguyên tắc cạnh tranh của một cộng đồng kinh doanh mới không còn là bảo mật thông tin và trung thành của thành viên, ngược lại, là rút ngắn con đường tiếp cận thông tin, chọn đúng thông tin, phát huy sáng tạo thông qua phi tập trung hoá quản lý. Do đó, cả vùng công nghệ phải là một cộng đồng phối hợp và gắn bó với nhau về thông tin, công nghệ và văn hoá.

Khu công nghệ điện tử cao cấp nhất thế giới này qui tụ về đây không chỉ cán bộ lập trình hay kỹ sư tin học mà đủ mọi chuyên ngành chuyên môn, từ vật lý hạt nhân, ngôn ngữ học đến phê bình văn học... Nước Mỹ là một quốc gia hợp chủng, nhưng Thung lũng Silicon còn pha tạp hơn nhiều. Cư dân ở đây có đủ mọi loại văn hoá khắp thế giới, không hạn chế về ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, tài chính,…mọi người có rất ít quan hệ họ hàng ở nước Mỹ. Chính liên kết xã hội lỏng lẻo khiến thông tin được trao đổi với tốc độ rất nhanh, tư duy sáng tạo không bị một rào cản kinh tế xã hội nào.

Các nhà khoa học thường đến Thung lũng với cái túi rỗng, không có vốn liếng để thế chấp vay vốn ngân hàng, lại không có sự bảo lãnh của chính phủ, nếu ở một nơi khác trên thế giới thì các nhân tài của Thung lũng đã chết đói. Tuy nhiên, trong một nền tài chính hiện đại, cơ chế lạ lùng gọi là “Quĩ đầu tư kinh doanh” cho phép những người hoàn toàn xa lạ sống ở khắp nước và cả ngoài nước Mỹ giao những món tiền họ giành dụm cả đời cho những người hoàn toàn xa lạ khác thông qua một bên trung gian mà cả bên cấp vốn lẫn bên nhận vốn chưa bao giờ gặp. Tại Mỹ, hoạt động đầu tư môi giới này năm 1987 mới lẻ tẻ nhưng đến năm 2000 đã thu hút 103 tỷ USD, cao hơn toàn bộ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc.

Khác với các khu công nghệ cao ở ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Thung lũng Silicon không nhận được đầu tư ưu đãi, hỗ trợ chính sách và pháp lý đặc biệt nào của chính phủ Mỹ. Khi Chính quyền Bush cử người đứng đầu ủy ban công nghệ cao của Chính phủ, ông Floyd Kvamme đến để liên hệ và hỗ trợ cho Thung lũng thì cộng đồng này đã giữ khoảng cách độc lập với chính quyền. Thung lũng cần tự do sáng tạo và cạnh tranh chứ không muốn được ưu đãi và trợ cấp.

Cái mà nước Mỹ đem lại cho Thung Lũng là một cơ chế cấp vốn dựa vào triển vọng hiệu quả và những thể chế bảo vệ sức sáng tạo khỏi sự lợi dụng của chính phủ cũng như cá nhân. Một cơ chế cho phép kết hợp giữa các nhân tài đến từ khắp nơi trên thế giới tràn đầy tư tưởng tự do và năng lực sáng tạo với một nguồn vốn khổng lồ từ tiết kiệm của hàng triệu người khác, đã tạo nên thành công thần kỳ của

185

Page 186: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cộng đồng công nghệ cao ở Thung lũng Silicon. Từ 1975 đến 2000, Thung lũng đã tạo ra 150 nghìn việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ cao, đến 1990, đã xuất khẩu hơn 11 tỷ USD hàng, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử của Hoa Kỳ (Nguồn Hilton Root, 2003).

Khi bệnh viêm đường hô hấp cấp (SART) hay dịch cúm gà bùng nổ ở Châu á, sự thành bại của các nông trại chăn nuôi, cán bộ thú y, các bác sỹ trong các bệnh viện chống lây nhiễm và hệ thống kiểm soát vệ sinh dịch tễ bỗng trở thành mối quan tâm hàng đầu của những các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch, hệ thống khách sạn và trở thành mối quan ngại của cả những người làm việc ở các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông...

Tương tự như vậy, nạn khủng bố quốc tế chỉ ra cho chúng ta thấy mối dây liên hệ chặt chẽ giữa một chuỗi hoạt động và ngành hàng: an ninh-quốc phòng-hàng không-du lịch-đầu tư-ngân hàng-thông tin liên lạc… Quan hệ cộng đồng mới đang dần trở nên quan trọng, dưới hình thức sự ràng buộc về lợi ích giữa các nhóm người có thể làm việc ở các lĩnh vực và sinh sống ở những địa phương rất xa nhau, thậm chí giữa các quốc gia, các lục địa khác nhau. Đó là những cộng đồng quyền lợi.

Một thị trường toàn cầu cũng tạo ra những công cụ mới cho cơ chế thị trường. Hàng hoá được sản xuất và phân phối theo mạng toàn cầu. Internet và hệ thống chuyển ngân điện tử cho phép các hoạt động thương mại điện tử phát

186

HuyÕt thèng§ Þa ph ¬ng

Giai cÊpC«ng d©n

§ ång lî i Ých

LÔ trÞ Ph p trÞ § èi träng Gi¸m s t

ñy quyÒn

Trùc tiÕp

Gi¸n tiÕpKÕt nèi

Page 187: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

triển: người ta có thể quảng cáo, giao dịch, thương thảo, thiết kế theo yêu cầu, ký kết hợp đồng, thanh toán, tư vấn thông qua mạng điện tử. Các hoạt động khác như vận chuyển, giao nhận hàng hoá, bảo hành, bảo dưỡng được làm theo các hoạt động ủy quyền từ các đại lý, chi nhánh đại lý đặt phân tán khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được lắp ráp, thiết kế, cắt may theo sát yêu cầu thị hiếu, phù hợp khả năng thanh toán của khách hàng tại các cơ sở sản xuất, chế biến đặt sẵn ở các khu vực, các quốc gia gần với khách hàng nhất và có chi phí rẻ nhất. Thị trường mạng liên kết hình thành và phát triển kết nối thẳng người bán với người mua, người chăm sóc khách hàng, người sản xuất hàng hoá.

Một chiếc xe Ford hiệu "Escape" ở Việt Nam có chất lượng, giá cả, kiểu dáng, và đặc tính kỹ thuật khác hẳn một chiếc xe Ford hiệu "Explorer" lắp ráp tại Mỹ, điều quan trọng là người tiêu dùng ở cả hai nước đều hài lòng với sự lựa chọn của mình và chế độ chăm sóc hậu mãi của đại lý của hãng đặt tại mỗi nước.

Cơ chế cộng đồng mới, cơ chế thị trường mới cũng đi kèm với cơ chế nhà nước mới. Các công cụ của cơ chế nhà nước mới khi thoả mãn nhu cầu của các công dân nước mình cũng phải tính đến lợi ích của những thành viên cộng đồng liên quan nhưng sống ở các nước khác. Quá trình toàn cầu hoá trong thể chế nhà nước có thể dẫn đến những hình thức rất cao như Chính phủ của Cộng đồng chung Châu âu với quốc hội chung, đồng tiền chung, lực lượng vũ trang chung, có thể ở dạng lỏng hơn như các Cam kết quốc tế của Liên Hiệp Quốc, của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các thoả thuận trong phạm vi một số nước trong từng vùng, từng khu vực.

187

Page 188: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 44. Diễn đàn Xã hội Thế giới đối đầu với Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Năm 2003, Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) họp cuối tháng 1 tại Davos, Thụy Sỹ với sự tham dự của 29 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, khoảng 2000 nhà chính trị quản lý kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp, hoạt động khoa học, đại diện các tổ chức phi chính phủ, đại diện tôn giáo. Các đại biểu tham dự 260 phiên họp theo các chủ đề khác nhau. Có thể coi đây là họat động của cơ chế thị trường về các vấn đề thế giới đang phải đối đầu trong quá trình toàn cầu hoá, như thị trường tài chính thế giới, kinh tế thế giới, cuộc đấu tranh chống đói nghèo, chống khủng bố,... .

Song song với Diễn đàn WEF, tại Porto Alegre, Barazin đã diễn ra Diễn đàn Xã hội Thế giới với sự tham gia của 100.000 đại biểu đến từ 157 nước và đại diện của 5000 tổ chức quần chúng trên thế giới. Đây là Đại hội quốc tế hàng năm được tổ chức đồng thời với WEF, nhằm chống Diễn đàn Davos. Có thể coi đây là hoạt động của cơ chế cộng đồng với nội dung phản đối mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. (Thời báo Kinh tế Việt Nam 10/2/2003.)

Ngày nay khi nguyên thủ quốc gia các nước tụ tập đến một nơi để tham dự các cuộc họp thượng đỉnh toàn cầu hoặc hội nghị khu vực thì cảnh sát tại các nước này cũng tất bật chuẩn bị để đối phó với các cuộc biểu tình tuần hành và các cuộc

hội thảo rộng lớn của các tổ chức quần chúng, các NGO, cũng đến từ nhiều quốc gia trong vùng hoặc trên toàn cầu. Các cuộc họp song hành giữa các hội nghị kinh tế thượng đỉnh và diễn đàn xã hội rộng rãi, sự trùng hợp giữa các cuộc hội đàm căng thẳng giữa các chính khách và không khí biểu tình sôi sục của quần chúng bên ngoài tạo nên bầu không khí "xã hội dân sự quốc tế".

Tất nhiên, sự méo mó, bất bình đẳng ghê gớm của kinh tế toàn cầu, của xã hội loài người ngày nay còn làm cho khái niệm "xã

hội dân sự toàn cầu" giống như một chuyện khoa học viễn tưởng hoang đường, nhưng điều đáng nói là người ta đã nghe đến và hiểu về nó.

188

Page 189: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hiện tượng chồng lấn cơ chế ở châu á.

Như trên đã trình bày, trong các giai đoạn tiến hoá trong lịch sử, tình hình châu á diễn ra khác châu Âu. Chuyển từ thời kỳ nô lệ sang thời kỳ phong kiến, nhà nước châu Âu tập trung các lãnh ấp tự trị phân tán thành quốc gia dân tộc với nhà vua tập quyền. Trong khi đó trong nhà nước châu á, nhà vua thời nô lệ hay thời phong kiến vẫn chuyên chế nắm toàn quyền về đất đai, về dân cư, về thần quyền, về quân sự ngoài một phần quyền giao cho làng xã. Rồi đến bước tiếp theo khi chuyển từ phong kiến sang tư bản, ở châu Âu hình thành đô thị tự trị với tầng lớp thị dân và giai cấp tư sản nắm quyền lực của tiền bạc, nhưng ở châu á, đô thị nhỏ vẫn hoàn toàn nằm dưới quyền nhà vua, giai cấp tư sản và thị dân vẫn không được phân quyền. Sự chồng lấn này khiến cho cơ chế nhà nước không hoàn toàn chiếm thế chủ đạo khi chế độ phong kiến đã phát triển. Với cố gắng bắt đầu từ biến pháp của Thương ưởng, Trung Quốc đến đời nhà Tần đã trở nên hùng cường và thống nhất, tạo nên sự thắng thế tưởng như tuyệt đối của Pháp gia mà đỉnh cao là sự kiện đốt sách Nho gia, chôn kẻ sỹ. Tuy nhiên từ đời Hán về sau, phù hợp với nền tảng xã hội, Nho gia đề cao tư tưởng của cơ chế cộng đồng vẫn tiếp tục phát triển, dung hợp với các học phái khác, trở lại vị trí độc tôn87.

Do sự chuyển đổi không hoàn toàn như vậy, khiến cho ở Việt Nam nói riêng hay châu á nói chung có sự chồng lấn về cơ chế. Trần Đình Hượu nhận xét: "ở Việt Nam cho đến năm 1945 ta còn rất nhiều công điền. Công điền là gì? Công điền là di tích của công xã, nó là của công xã mà sau đó được nhà nước hoá. ở nước ta ngày xưa có chuyện bán con, bán cháu, có chuyện đứa ở,... đó là di tích của chế độ nô tỳ. Xã hội có các hào cường, hào trưởng ở địa phương, đó là phong kiến phân tán, có một vị vua trên toàn quốc, đó là phong kiến tập trung. Và ta còn có các kiểu buôn bán ở khắp các chợ phổ biến nhưng chưa phải là tư bản chủ nghĩa88.” Nền tảng xã hội này tạo nên hiện tượng chồng lấn giữa các cơ chế ở Việt Nam. Mặt khác, đi lên từ nền tảng lạc hậu của kinh tế tiểu nông khiến cho cơ chế cộng đồng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nhiều hoạt động xã hội mãi đến ngày nay.

Xu hướng tiến hoá của các cơ chế

Như vậy, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, cả ba cơ chế ra đời và cùng nhau song song tiến hoá. Cơ chế thị trường bắt đầu từ mục tiêu hiệu quả hoá chuyển sang định hướng hợp lý hoá dưới sự bổ sung của các mục tiêu văn hoá, đạo đức và bảo vệ môi trường. Khái niệm lợi ích kinh tế ngày nay được mở rộng

87 Xem Giáo trình Lịch Sử Thế giới. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 200188 Hượu, T. Đ. 2001.

189

Page 190: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hoàn chỉnh hơn theo chiều rộng, vươn tới mọi giá trị chất lượng của đời sống con người và theo chiều dài, với các tiêu chuẩn của sự phát triển vững bền tương lai.

Người tiêu dùng cổ điển say xưa với các giá trị quí hiếm của bàn ghế chạm trổ làm bằng gỗ quí từ rừng nguyên thủy, thích thú với áo khoác làm từ lông chồn, thoả mãn với các món ăn, vị thuốc làm từ nội tạng, xương cốt động vật hoang dã sắp tuyệt chủng, chấp nhận hàng hoá sản xuất hàng loạt, tuân thủ nguyên tắc "ăn chắc, mặc bền”.

Người tiêu dùng văn minh ngày nay rất nhạy cảm với các sản phẩm biến đổi gene, sử dụng nhiều nguyên liệu không tái tạo, hoặc gây tác động xấu cho môi trường, cho xã hội. Họ yêu thích vẻ đẹp giản dị của sản phẩm dùng nguyên liệu vật liệu nhân tạo tái chế hoặc có thể tái tạo, ca ngợi giá trị cao quí của các sản phẩm làm từ tự nhiên bình thường như vải bông, lanh, tơ tằm, đề cao giá trị gia tăng về văn hoá và dinh dưỡng của các thực phẩm hữu cơ, đặc sản văn hoá ẩm thực, thảo dược cổ truyền, và chấp nhận phương trâm "tiền nào, của ấy”.

Khi đời sống tăng đến mức độ nhất định, giá rẻ, sự tiện dụng và lâu bền của sản phẩm không còn là mục tiêu của người tiêu dùng. Người ta muốn hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã tính năng thay đổi theo thị hiếu, gắn với giá trị đạo đức, văn hoá, thích hàng hoá chế tác mang phong cách riêng, và chấp nhận trả giá cao. Thị trường tương lai khác xa thị trường quá khứ. Bởi vậy, người sản xuất cũng phải chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường.

Cơ chế nhà nước chuyển dần từ các công cụ dựa trên sức mạnh bạo lực sang sức mạnh đại diện cho quyền lợi công cộng khi được bổ sung thêm các giá trị về dân chủ và bình đẳng. Thời hiệu các công cụ của cơ chế nhà nước chuyển từ ngắn hạn, linh động sang dài hạn, có thể tiên đoán và dự báo được. Các chính khách chuyển từ kiểu quản lý xử lý tình huống, cầm tay chỉ việc cho dân, suy nghĩ và quyết định thay cho mọi người sang cách thức đề ra và thực hiện chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý và động lực thưởng phạt cho xã hội. Giao cho toàn dân quyền tự quyết định và tiến hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cụ thể hàng ngày. Nền chính trị hiện đại là minh bạch, đoán biết được và ổn định lâu dài.

190

Page 191: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Người lãnh đạo cổ điển được đánh giá bởi những chuyến thăm viếng khoa trương và các thủ pháp ngoại giao khéo léo còn người lãnh đạo hiện đại được ca ngợi bởi chính sách hiệu quả và lý luận phát triển sáng tỏ. Xưa kia tướng lĩnh phải trực tiếp cầm vũ khí, cưỡi ngựa xông ra trước trận tiền, đánh nhau trước mặt ba quân. Các bậc Vua Chúa một mặt ôm đồm tất cả thông tin và giữ chúng trong vòng bí mật (ghi chép lịch sử, theo dõi thời gian, thiên văn, thiên tai, công nghệ,…). Mặt khác, tổ chức các phái đoàn tiền hô hậu ủng đến với dân để chỉ đạo những việc cụ thể một cách phô trương như minh xét những trường hợp oan ức, tổ chức cày ruộng tịch điền khi mùa màng bắt đầu… cử quan lại chỉ đạo dân hộ đê khi lũ lụt, ăn chay cầu đảo khi hạn hán, phát chẩn cho dân khi đói kém,…

Tướng lĩnh hôm nay làm việc trong các căn phòng tham mưu nằm sâu trong hậu phương, chỉ huy chiến trường thông qua hệ thống thông tin hiện đại. Tương tự như vậy, người lãnh đạo hôm nay nối với dân bằng hệ thống thông tin liên tục và khách quan của truyền thông đại chúng, hệ thống giám sát thống kê khoa học, có sự tham gia chủ động của các tổ chức quần chúng, được hỗ trợ bởi các cơ quan tham mưu, các viện nghiên cứu, trường đại học để hoạch định chính sách và tiến hành quản lý vĩ mô.

Người lãnh đạo ngày nay không đợi dân đánh trống kêu oan, mang đơn đến kiện mà chủ động tổ chức xây dựng pháp luật và đảm bảo xử lý mọi kiện tụng, thi hành án nghiêm túc ngay từ cơ sở theo đúng trình tự pháp lý. Thay vì đợi “nước đến chân mới nhảy”, người lãnh đạo hôm nay không lên đê nằm coi dân chống bão mà từ nhiều năm trước đã xây dựng qui hoạch và tổ chức phòng chống thiên tai rủi ro bằng các chính sách phát triển kinh tế và điều hành thị trường, xây dựng công trình.

Trong xã hội hiện đại, các quan hệ giữa con người chuyển từ rất cố định và dài hạn sang rất uyển chuyển và ngắn hạn. Quan hệ gia đình và cộng đồng cũng ngày càng biến đổi linh động trong thời gian ngắn. Điều kiện để khu xử giữa các cá nhân trong xã hội chuyển dần từ quan hệ ràng buộc chặt chẽ sang dựa trên các phản ứng giao tiếp linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới thông tin và tự do sáng tạo. Phải tạo điều kiện thông tin đầy đủ và thực sự phân quyền để toàn dân chủ động sáng tạo trong khoa học, trong nghệ thuật, chủ động ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với lợi thế và nhu cầu khách quan của thị trường.

Ngược lại, trong các cộng đồng lớn, trong cả xã hội nói chung, quan hệ số đông lại trở nên lâu dài hơn, tin cậy ổn định hơn. Hình thành các đồng minh chính trcơ chế, phối hợp với liên minh kinh tế và cộng đồng xã hội. Cơ chế cộng đồng chuyển dần từ căn cứ về lòng tin cậy cá nhân sang sự gắn bó và phối hợp chung về quyền lợi trong quá trình hội nhập.

191

Page 192: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong cộng đồng truyền thống, mọi người luôn dựa nhau theo kiểu “tắt lửa tối đèn có nhau”, luôn luôn sẵn sàng và buộc phải liên đới trách nhiệm lẫn nhau về tín dụng, an ninh, tư vấn, bảo hiểm,… nhưng lại khá là mơ hồ với những vấn đề mang tính vĩ mô của cộng đồng lớn hơn, của quốc gia, quốc tế. Trần Đình Hượu viết về người dân quê cổ xưa rằng họ“… chỉ biết làng thôi, dân giỏi nhất là biết đến huyện, chứ làm sao mà biết nước được?”. Trong khi người ta ca ngợi nhiều về lòng yêu nước quật khởi của nông dân xưa qua các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, ông chỉ ra rằng các phong trào nông dân đó hầu hết phải có sự dẫn đầu của giới nho sỹ89.

Trong cộng đồng hiện đại, người ta ít biết hàng xóm nhà mình là ai, thừa tiền không ai mua vàng dấu dưới chiếu, thiếu tiền không ai chạy đi vay anh chị em ruột. Ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm, luật sư riêng,…là những định chế để con người trút gánh lo đời thường. Tuy nhiên, họ tự hào cuồng nhiệt với các thành tích thể thao quốc gia, thường xuyên quan tâm đến cương lĩnh hành động của các đảng phái cầm quyền, họ sẵn sàng bày tỏ chính kiến và quyền hạn của mình bằng phiếu bầu, đơn thư, khi cần thiết là tham gia tuần hành, phản ánh với báo chí về những vấn đề quốc gia, quốc tế. Khẩu hiệu “suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” là cách sống và việc của con người trong cộng đồng hiện đại.

Dòng đời mãi cuộn chảy, tốc độ tiến hoá của xã hội nhanh gấp hàng triệu lần tốc độ tiến hoá của loài người. Sự phát triển của các cơ chế để theo kịp, để điều chỉnh sự tiến hoá đó là rất nhanh. Do bản chất tự nhiên, bên trong mỗi cơ chế chứa đựng những nghịch lý không thể tự bổ khuyết. Vì vậy, trong quá trình tiến hoá, các cơ chế phải luôn đổi mới cùng với nhau để bổ sung hỗ trợ cho nhau. Đúng như H. Root viết: “ở hầu hết các xã hội, cộng đồng, thị trường và tôn ti trật tự tất cả đều được pha trộn với nhau và tương tác lẫn nhau như những cơ chế bổ sung cho nhau”90. Sự tồn tại đồng thời và phát triển song song của các cơ chế là đương nhiên vì các cơ chế không thể tồn tại một mình. Do hoàn cảnh lịch sử đặc thù, ở châu á đã tồn tại tình trạng “chồng lấn cơ chế”. Sự phối hợp ngay từ ban đầu này, một mặt, tạo trở ngại cho quá trình biến đổi xã hội, các cuộc đổi mới dễ mang hình thức cải lương hơn các cuộc cách mạng thực sự, mặt khác lại mở ra lợi thế của việc phát triển hài hoà xã hội, đi thẳng vào xu thế tiến hoá hiện đại. Có hai việc cần làm để huy động được thế mạnh này một cách lành mạnh là:

- Loại bỏ sự bao trùm, khống chế của cơ chế cộng đồng cổ hủ lên hoạt động của các cơ chế khác.

89 Xem Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Trần đình Hượu, NXB Văn Hoá 2001.90 Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

192

Page 193: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Đổi mới nội dung hoạt động của các cơ chế cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của thời đại.

Lựa chọn cơ chế thích hợp

Sai lầm trong lựa chọn cơ chế điều chỉnh xã hội

“Tụt hậu”:

Do duy trì định kiến cứng nhắc trong tư duy, do lo ngại mắc sai lầm, mất ổn định, do lo lắng về năng lực đổi mới, …nhiều quốc gia không dám tính đến chuyện chủ động điều chỉnh cơ chế để quản lý xã hội. Tất nhiên mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội với khung quản lý cố định là không thể tránh khỏi. Khi đó, sự duy trì trật tự xã hội cho hợp với khả năng và hình thức quản lý cũ chẳng khác nào chuyện “chặt chân cho vừa giày”, sẽ cản trở tiến trình vận động của xã hội và mâu thuẫn chỉ tích tụ để dẫn đến bùng nổ lớn hơn. Từ thực tế châu Âu công nghiệp hoá thế kỷ thứ 19, Mark đã rút ra qui luật về tính thống nhất và đối lập giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất để chỉ ra sự bùng nổ tất yếu của cách mạng vô sản, nếu cơ chế đó giữ nguyên không thay đổi.

Hình thức “tụt hậu” không chỉ có một dạng cứng nhắc. Nhiều nền kinh tế đã chủ động điều chỉnh cơ chế quản lý xã hội nhưng thay vì thay đổi cơ chế quản lý, hay điều chỉnh tỷ lệ điều hành của các cơ chế thì người ta chỉ tính đến chuyện thay đổi các công cụ, giải pháp khác nhau của cơ chế cũ, cho đến khi không thể khắc phục được mới chuyển sang dùng “bình cũ rượu mới”, vay mượn các công cụ của các cơ chế khác vào khuôn khổ và danh nghĩa của cơ chế cũ. Chuyện “không chính danh” này không thể kéo dài và đảm bảo ổn định, nếu áp dụng trong một thời gian ngắn, đây là cách hay để làm cho quá trình chuyển đổi êm đềm, nếu kéo dài sẽ gây tác dụng đối nghịch, “rượu mới” bị biến chất, “bình cũ” bị nghi ngờ, mong yên dân trở thành đánh mất lòng tin của dân, mất cả chì lẫn chài.

“Chệch hướng”:

Hiện tượng này không mang ý nghĩa chính trị như vẫn thường được dùng, ở đây nhằm chỉ sự lựa chọn sai cơ chế thích hợp để điều hành xã hội. Ví dụ, các nước theo chủ nghĩa xã hội hiện thực sau khi giành chính quyền thường bắt tay vào quá trình tập thể hoá nông nghiệp. Xét về nguyên tắc, quá trình này phải được điều chỉnh bằng cơ chế cộng đồng, dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, ngoài ra cơ chế thị trường cũng đóng vai trò quan trọng vì hợp tác xã là tổ chức do dân bầu ra nhằm bảo vệ quyền lợi của người nông dân sản xuất nhỏ và phục vụ

193

Page 194: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

dịch vụ cho hộ nông dân để tăng khả năng cạnh tranh và ưu thế mặc cả trên thương trường. Nhưng hầu hết các quốc gia theo mô hình XHCN hiện thực đều sử dụng cơ chế nhà nước thay vì cơ chế cộng đồng hoặc thị trường để hình thành và vận hành hợp tác xã, nông trang tập thể hay công xã nhân dân. Việc chọn nhầm cơ chế điều hành tất yếu dẫn đến việc chọn nhầm mục tiêu và phương tiện.

Cuộc vận động nông dân bị chuyển thành quá trình cải tạo nông hộ cá thể, việc hợp tác hoá kinh tế hộ trở thành công cuộc tập thể hoá tư liệu sản xuất. Khi đã chọn sai cơ chế, hoạt động kinh tế xã hội không được điều chỉnh theo đúng qui luật, sự trì trệ, đổ vỡ là không tránh khỏi. Ngoài nguy cơ “chệch hướng” do chọn nhầm cơ chế, trong phần lớn trường hợp sai lầm, thường là chọn sai tỷ lệ phối hợp giữa các cơ chế. Đáng lẽ sự vật, hiện tượng này nên được điều chỉnh bằng một sự phối hợp giữa các cơ chế như thế này, nhưng một tổ hợp cơ chế khác lại được đem áp dụng, tuy có thể sự chệch hướng không phải là 180o nhưng cũng đủ để quá trình phát triển xã hội sai lệch khỏi khả năng tối ưu.

Lựa chọn đúng cơ chế:

“Điều chỉnh mù”.

Xưa nay, quá trình điều chỉnh lớn các cơ chế nhiều khi chỉ diễn ra khi đã xảy ra thiệt hại về khủng hoảng cơ chế trong xã hội, khi sự phối hợp giữa các cơ chế cũ không giải quyết nổi các vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Khi đó diễn ra khủng hoảng, điều chỉnh, duy tân, cải cách, cách mạng,… những quá trình thay đổi kết cấu và nội dung cơ chế diễn ra đầy đau đớn, phức tạp và đảo lộn. Đây là cách điều chỉnh tốn kém, nhiều rủi ro mà loài người từng gánh chịu không biết bao lần trong

lịch sử.

194

Ph t triÓn®iÒu chØnhb»ng c¬chÕ A Khñng

ho¶ng

M î n c«ng cô cña c¬chÕ B,C

§ iÒu chØnh b»ngc¬ chÕ A,nh ng dï ngc«ng cô cña Bhay C

BÕ t¾c

ChuyÓn sang ®iÒu chØnhb»ng c¬ chÕ B hay C

Ph t triÓn®iÒu chØnhb»ng c¬ chÕB hay C

Page 195: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trên phạm vi nhỏ hơn, quá trình tái điều chỉnh cơ chế để trả lời những câu hỏi cụ thể do cuộc sống đặt ra cũng diễn ra đầy mò mẫm theo các phương án thử- sai tự động của các tác nhân trong xã hội. Quá trình này tạo nên tính khách quan của sự điều chỉnh tương quan giữa các cơ chế trong quan hệ xã hội, tuy nhiên, đây là cũng là những quá trình muộn mằn, sau những thiệt hại đáng tiếc đầy rủi ro, làm mất thời gian, lãng phí tài nguyên, và chậm trễ tiến trình phát triển.

Có hàng loạt những ví dụ khác nhau về tình trạng “điều chỉnh mù” như trường hợp không sử dụng cơ chế nhà nước chủ động qui hoạch đường xá, phát triển vận tải công cộng, để mọi người tự lo phương tiện giao thông cá nhân theo cơ chế cộng đồng, khi đường phố quá tải, tai nạn giao thông nhiều mới buộc phải áp dụng biện pháp của nhà nước tái lập kỷ luật giao thông, phát triển giao thông công cộng và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường xá.

Trường hợp dùng cơ chế thị trường điều chỉnh kinh doanh thức ăn, đến khi xảy ra nhiễm độc thức ăn, ảnh hưởng sức khỏe thì nhà nước mới áp dụng các biện pháp kiểm tra vệ sinh thực phẩm, nhân dân chuyển sang dùng cơ chế cộng đồng tự trồng rau hoặc trông cậy vào các kênh tự cung cấp tự cấp.

Dùng cơ chế nhà nước kiểm soát và đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, đến khi các doanh nghiệp yếu kém này đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng mới chuyển sang cổ phần hoá, áp dụng thế lực thị trường để quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp....

Người xưa có câu: “mất bò mới lo rào chuồng”, vậy có cách nào chủ động cải tiến điều chỉnh cơ chế một cách hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hay không ? Sau đây là một số cách lý giải khác nhau cho câu trả lời này.

Phàm là khuôn vàng thước ngọc:

Đơn giản nhất là những người tin rằng chân lý luôn luôn có sẵn. Họ tin rằng các luận thuyết, giáo lý mà con người đúc kết bao đời nay ắt đã tổng kết, bao hàm những định hướng qui luật khách quan chính, chỉ cần tuân theo đúng định hướng chính của lý luận, sáng tạo chủ động trong giải pháp cụ thể là sẽ đi đúng hướng. Khi gặp khó khăn, khi thế thời biến đổi, chỉ cần giở Kinh thánh, giở giáo điều Khổng Mạnh, giở kinh điển Mác Lê Nin, giở Mao tuyển,… ắt tìm ra chân lý, ra chỉ dẫn. Ví dụ điển hình nhất là câu nói ngu muội của Hoa Quốc Phong khi trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và được coi là đại diện của phái “phàm là”: “Phàm là quyết sách của Mao chủ tịch đưa ra

195

Page 196: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thì chúng ta phải cương quyết ủng hộ; phàm là chỉ thị của Mao chủ tịch chúng ta phải kiên quyết thi hành.91”.

Những cách lý sự đơn giản như vậy may thay, đang ít đi dần. Trải qua quá trình phát triển xã hội, biết bao lý thuyết, tôn giáo đã ra đời và được loài người tin theo và đương nhiên con người ngoài những nhu cầu sinh tồn thiết yếu, luôn sống với những niềm tin. Nhưng định hướng lý tưởng không phải là bản đồ chỉ dẫn cụ thể cho con người đối phó với sự biến đổi hàng ngày của thực tiễn đa dạng mà ngược lại, mọi luận thuyết, giáo lý cũng sẽ luôn phát triển theo nhận thức của loài người.

Quyền của người lãnh đạo:

Mọi người tuy sinh ra đều có quyền nhưng không phải tự nhiên đã bình đẳng. Sinh lý cơ thể, lý lịch chính trị, hoàn cảnh kinh tế, vị trí địa lý, thời điểm lịch sử khi con người ra đời khác nhau một cách ngẫu nhiên, tất dẫn đến có kẻ hơn người kém, người mạnh, kẻ yếu. Theo quan niệm xưa “được làm vua, thua làm giặc”. Nếu vua là người chiến thắng nhờ mạnh hơn, nhờ có được “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” thì lẽ phải thuộc về kẻ mạnh, không ai phê phán người chiến thắng. Người tin ở “lý của kẻ mạnh”, thường ủng hộ quyền lãnh đạo của kẻ mạnh với kẻ yếu.

Khổng Tử chia xã hội thành hai hạng là người “quân tử” quí tộc quan liêu, trí thức và tiểu nhân lao động chân tay, nô lệ. Luận Ngữ viết: “người quân tử có thể bất nhân chăng? điều đó có thể có, nhưng tiểu nhân mà có nhân là điều không thể có được”. Triết

gia Hy Lạp cổ đại Platon chia xã hội thành 3 nhóm: pháp quan là những người có lý trí để cai trị, từng lớp chiến binh là lớp người có sức mạnh chiến đấu và tầng lớp nông dân, thợ thủ công làm nhiệm vụ sản xuất của cải vật chất. Việc chọn lựa và đào tạo đội ngũ lãnh đạo phải tiến hành có ý thức từ bé đến trưởng thành.

Sau này, từ Aristốt ở Hy Lạp đến Pôlibe, Sixêrôn ở La Mã cổ đại đều quan niệm rằng xã hội vốn không bình đẳng, và chủ trương

91 Hải P. T. 2000.

196

Page 197: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

giao quyền lãnh đạo cho những người thông thái. Quyền lực tối cao do người có tài, có đức nhất nắm giữ. Nhà tư tưởng Pháp thời cận đại Rútxô viết: “khi những nhà thông thái nhất cai trị số đông, thì trật tự sẽ tốt hơn và tự nhiên hơn. Đương nhiên, việc lựa chọn được thực hiện bởi nhân dân và tất yếu là sự lựa chọn khôn ngoan”92. Như vậy, việc cần làm là có được người lãnh đạo giỏi, còn lại, việc cầm lái là của họ.

Câu hỏi lại là làm thế nào có cơ chế lựa chọn được những người ưu tú, thông thái nhất, mạnh mẽ nhất trong cộng đồng ? Một khi có những người xứng đáng, làm sao họ nắm được quyền lực, có đủ phương tiện để thực thi ý chí, nắm được thông tin, có lý luận đúng, để có năng lực và trách nhiệm hiểu rõ tương lai và ứng phó với thực tại tốt hơn người bình thường và đưa ra những quyết định, đề ra đường lối đúng đắn nhất, có sự lựa chọn hợp lý nhất về kết cấu các cơ chế ? Herbert Simon chỉ ra rằng dù người ra quyết định là ai, thì cả nhận thức lẫn năng lực của con người đều là hạn chế93. Vì vậy, chất lượng mỗi quyết định của người lãnh đạo còn tuỳ tác động của hai yếu tố là động cơ vị lợi chủ quan của cá nhân và năng lực trí thức, khả năng tính toán khách quan của người đó.

Phân theo đúng danh phận:

Cũng có cách phân chia rõ ràng là tuỳ tình hình cụ thể, nếu cơ chế nào đang đóng vai trò chủ đạo thì huy động tối đa cơ chế đó. Giải pháp thật rõ ràng, một đất nước đang ở trong giai đoạn sản xuất nhỏ kinh tế nông nghiệp lạc hậu thì mọi việc trước hết cứ xử bằng cơ chế cộng đồng. Bảo vệ an ninh cũng phải huy động, vận động cộng đồng, lập lại trật tự giao thông cũng huy động mọi lực lượng xã hội, phát triển kinh tế cũng bằng mọi thành phần kinh tế,…

Một dạng khác của lập luận này là hễ cơ chế nào sẽ đóng vai trò chủ đạo tương lai thì phải áp dụng tối đa cơ chế đó. Nếu một nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì ắt cơ chế thị trường là lời giải thích hợp cho mọi thách đố của cuộc sống. Vậy thì, mọi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chỉ việc tư nhân hoá, mọi ngành dịch vụ phát triển khó khăn chỉ việc xã hội hoá, mọi khâu cải cách hành chính vướng mắc chỉ việc dịch vụ hoá,…

Một cách lập luận khác xem ra hài hoà hơn là dựa vào thế mạnh và phạm vi điều chỉnh của các cơ chế để lựa chọn. Nếu giải quyết các vấn đề xã hội thì dùng cơ chế cộng đồng là chính và cơ chế nhà nước để bổ sung; khi đương đầu với các

92 Thông, H. V. (và tập thể tác giả) NXB Chính trị Quốc gia 2000.93 Simon, H. 1986

197

Page 198: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

vấn đề chính trị thì dùng cơ chế nhà nước là chính và cơ chế cộng đồng để bổ sung; và khi gặp phải các vấn đề kinh tế thì dùng cơ chế thị trường là chính và các cơ chế khác bổ sung. Những chỉ dẫn này thật rõ ràng mà cũng thật cứng nhắc.

Thực dụng, đạo đức và vững bền.

Cách lựa chọn khác không phân loại theo tính chất của cơ chế mà dựa vào tiêu chí hiệu quả, vào tác dụng của cơ chế đem lại cho thực tiễn. Tìm xem kết quả của lời giải nào đáp ứng yêu cầu mong đợi nhất.

Đặng Tiểu Bình nổi tiếng với câu châm ngôn của vùng Tứ Xuyên: “mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột là tốt”, đề ra tiêu chuẩn của đáp án là phải đạt hiệu quả một cách thiết thực. Bởi vậy, khi đấu tranh chống lực lượng tả khuynh “Bốn người” trong Bộ Chính trị thì đưa cảnh vệ vào bắt nhốt chờ xét xử, cần giải tán hàng vạn người biểu tình trên quảng trường thì dùng xe tăng kết hợp bộ binh dứt điểm bằng vũ lực trong một đêm; cải cách hệ thống doanh nghiệp quốc doanh thì nhà nước chỉ tập trung quản lý hơn vài trăm tập đoàn công ty, xí nghiệp lớn còn lại hàng chục vạn xí nghiệp nhỏ và vừa cổ phần hóa dưới nhiều dạng, sa thải ngay hàng chục triệu công nhân…; Trong hàng loạt trường hợp, cả 3 cơ chế được sử dụng linh động để trả lời các câu hỏi thực tế đặt ra một cách hiệu quả, dù phải nhẫn nhục, nhẫn tâm miễn là đạt lợi ích kinh tế cao nhất, trả giá ít nhất, thời gian nhanh nhất với niềm tin rằng thắng lợi và thành công tương lai sẽ khiến mọi người tha thứ, chấp nhận mọi hy sinh, sai sót của quá khứ.

Tôn trọng quyền tối thượng do tạo hoá ban cho con người là sống bình đẳng và hạnh phúc, Găng Đi lấy đạo đức xã hội làm thước đo cho kết quả hành động, ông phê phán quan điểm thực dụng: “Có nhiều việc đáng làm với đời hơn là tăng tốc nó”. Quan niệm đó giúp ông lãnh đạo nhân dân bất bạo động tẩy chay hàng hoá thực dân, giành độc lập. Khi xảy ra nội chiến giữa người ấn và người Hồi, ông tay trần, chân đất đi thẳng vào khói lửa, hy sinh tính mạng kêu gọi nhân dân lấy tình người gìn giữ hoà bình, thống nhất. Việc lựa chọn cơ chế phải đáp ứng nguyên tắc thành công bằng hoà bình và nhân đạo, dù phải chấp nhận hy sinh, phải nhẫn nại chờ đợi, vẫn luôn luôn bảo vệ các tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại, với niềm tin đây là con đường khó khăn nhưng duy nhất vì lẽ phải cho hôm nay là đảm bảo thực sự vững bền cho thành công tương lai.

198

Page 199: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Chủ động điều chỉnh kết cấu cơ chế tối ưu.

Học từ lỗi lầm.

Người lạc đường trên biển, giữa sa mạc sợ nhất là đi lòng vòng, quay lại đường cũ. Cách tốt nhất để tránh quay lại là đánh dấu rõ những chặng đường đã qua, đặc biệt ghi nhận những bước ngoặt quan trọng. Trong quá trình thử-sai để tiến hoá, sai sót là tất yếu, điều quan trọng là không bao giờ được mắc phải lỗi cũ, muốn vậy phải biết học từ sai lầm.

Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của cơ chế cộng đồng là che dấu sai lầm, thông tin một chiều theo kiểu: “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Trong cơ chế này, các việc làm của bậc quân tử không được phép đem ra xem xét. Chuyện đã qua là lỗi lầm quá khứ không cần nhắc lại. Cái lý lẽ tưởng như đạo lý này là một trong những nguyên nhân khiến cơ chế cộng đồng trở nên trì trệ, mãi mãi quẩn quanh trong vòng quan hệ thôn xã. Cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước phải cạnh tranh để thắng và tồn tại, bởi vậy mỗi thất bại là một lời cảnh báo để chấn chỉnh ngay, mỗi vấp váp phải được đánh dấu cẩn thận để không bao giờ vướng lại.

Trong lịch sử cách mạng Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ đã từng chứng kiến Mao Trạch Đông nhiều lần đàn áp đồng chí trái chính kiến một cách tàn bạo, bất kể luật pháp nhưng không đấu tranh và đôi lần cũng đồng tình tham gia như trong cải cách ruộng đất, trong cuộc vận động chống Bành Đức Hoài. Đáng tiếc thay, cuối cùng chính ông đã rơi vào thảm cảnh tương tự. Ngược lại, Đặng Tiểu Bình vì tỏ rõ thái độ nên đã ba lần bị đánh đổ, ba lần phục hồi nhưng cuối cùng đã kiên quyết làm sáng tỏ lịch sử, rào kín lại vực thẳm lỗi lầm để mãi mãi không còn ai bị rơi vào (xem hộp 45).

Hộp 45. Lẩn tránh sai phạm quá khứ là gieo trồng tội ác tương lai

Một nguyên tắc của pháp luật là “dựa vào tiền lệ94”, một qui luật tâm lý là hành động theo ranh giới kinh nghiệm. Nếu lỗi lầm mang tính xã hội không được xác định thì nguy cơ tái phạm gần như là chắc chắn. Năm 1956, tại Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô 20, Khơrútxốp đã công bố một bản báo cáo về sai phạm của Stalin trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô làm rất nhiều cán bộ, đảng viên thiệt mạng. Báo cáo cho biết: tại Đại Hội 17 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1934, có 1966 người tham dự, 60% xuất thân là công nhân và 80% gia nhập đảng từ trước Cách mạng hay đã tham gia nội chiến. Thé nhưng sau đó, 1108 người trong số đó đã bị bắt và xử lý vì tội “phản cách mạng”. Tới 70% trong tổng số 139 ủy viên và ủy viên dự

94 “Tiền lệ pháp” là hình thức pháp luật được áp dụng rộng trong các quốc gia theo hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, hầu hết các nước ASEAN,…

199

Page 200: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

khuyết Ban chấp hành Trung ương được bầu đã bị bắt và giết chết, chủ yếu trong 2 năm 1937-1938. Các tài liệu khác cho biết có hơn 20 triệu người bị trấn áp vô cớ. Báo cáo trên và việc đưa thi hài Stalin ra khỏi lăng gây nên sự bất bình trong nhiều đảng Cộng sản, nhưng kể từ đó, ở Liên Xô, nhiều thăng trầm đã diễn ra, sai lầm mới đã xuất hiện, nhưng những tội lỗi tương tự không còn lặp lại.

ở Trung Quốc, từ những năm 1940, các hình thức đấu tố, nhục hình đã được áp dụng trong nội bộ ở căn cứ Diên An trong “phong trào cấp cứu” mà không bị phê phán. Theo nếp đó, cuộc cải cách ruộng đất năm 1952, bên cạnh thành công to lớn, khoảng 5 triệu người không được xét xử đúng pháp luật đã bị giết, chuyện này một lần nữa được bỏ qua. Năm 1958, Mao Trạch Đông lại phát động phong trào “Đại nhảy vọt” làm 30 triệu người chết đói. Không cho phép xem xét lại lỗi lầm, năm 1966, Mao phát động “Cách mạng Văn hóa”. Lần này sự coi thường các giá trị thiêng liêng của con người đã được dung dưỡng đến đỉnh cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, có hai triệu vụ án oan, hàng chục triệu người bị xử lý sai, kể cả người bị liên lụy là hơn 100 triệu người. Số người chết lên đến hàng chục triệu. Sự tàn bạo này còn lan ra các nước khác mà điển hình là nạn diệt chủng hàng triệu người Căm Pu Chia của Khơme đỏ.

ý thức được trách nhiệm với tương lai, Đặng Tiểu Bình phát biểu: “tổng kết lịch sử không tập trung vào công tội cá nhân mà nên mở ra tương lai. Thành công của quá khứ cũng là tài sản của chúng ta, sai lầm của quá khứ cũng là tài sản của chúng ta. Chúng tôi hoàn toàn phủ nhận “Đại cách mạng văn hoá” song nói rằng “Đại cách mạng văn hoá” cũng có công là đã cung cấp được một bài học phản diện”. Với quyết tâm đó, trong khi giữ nguyên thi hài Mao trong nhà tưởng niệm, Đặng Tiểu Bình chỉ đạo, Hồ Diệu Bang chủ trì chuẩn bị “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ ngày thành lập nước đến nay” trong 15 tháng và thông qua Hội nghị trung ương 6 khoá 11 năm 1981, minh oan, làm rõ tội lỗi cũ, tái lập niềm tin của nhân dân vào lẽ phải, công lý và quan trọng hơn là chấm dứt nguy cơ tái phạm tội ác tương tự trong tương lai. (Nguồn: Khrushchev, N. K. 1962. Phan Thế Hải, 2001, Trịnh Di Phàm 2003).

Lãng quên quá khứ là bịt mắt tương lai. ở Trung Hoa xưa, có Thôi Trữ là Tể tướng nước Tề giết Tề Trang Công. Quan Thái sử chép “Thôi Trữ giết vua”, bị chém đầu. Người em làm quan Thái sử thay anh lại viết như vậy và bị chém. Một người khác ở nước láng giềng bèn xung phong sang làm sử quan để được chết vì sự thật95. Thôi Trữ đành đầu hàng. Khi Khổng tử viết Xuân Thu cũng khen chê

chặt chẽ và trung thực. Hơn bốn trăm năm sau, đến Tư Mã Thiên viết Sử Ký, cũng một tấm lòng trung vằng vặc như vậy với lịch sử96.

95Thiên, T. M. Sử Ký. 1999 viết người thứ ba cũng là em thứ ba trong cùng gia đình đó.96 Lê, N. H. 1996

200

Page 201: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Nhờ thông tin về lịch sử rõ ràng qua sách vở, giáo khoa, phim ảnh,…, ngày nay mỗi người dân Trung Hoa đều hiểu rõ vai trò đúng, sai của Quốc tế Cộng sản với cách mạng và những công trạng và sai lầm của các nhà lãnh đạo tối cao từ ngày thành lập Đảng Cộng sản như Trần Độc Tú, Lý Lập Tam, Cù Thu Bạch, Vương Minh, Bác Cổ, Trương Văn Thiên,… cũng như Mao Trạch Đông sau này. Vì vậy, nhân dân tin vào Đảng, vào lãnh tụ một cách biện chứng.

Đối với họ, lịch sử không phải là đền thờ để tôn vinh mà là trường học để chiêm nghiệm. Lẽ phải của lịch sử đồng nhất với công lý của pháp luật công minh hiện tại. Các nhà nghiên cứu không vướng víu bởi bất cứ rào cản nào trong quá khứ, có thể tự do tư tưởng sáng tạo lý luận mới. Với khoa học, thực tiễn cách mạng là đối tượng nghiên cứu, không phải là giáo lý để tuân theo. Các nhà lãnh đạo thế hệ mới hiểu rõ sự nghiêm khắc và sòng phẳng của lịch sử, chấp nhận gánh trách nhiệm trước lịch sử và quyền hạn trước pháp luật, không bước vào vòng hào quang hiển thánh bí ẩn và tuyệt đối. Tất cả những điều sáng sủa này hứa hẹn một sự phối hợp giữa đức trị và pháp trị, gắn bó truyền thống Khổng giáo với nhà nước pháp quyền.

“Tầm sư học đạo”.

Tìm đường đi vào tương lai từ thực tế đầy biến động là vô cùng khó khăn. Với các vấn đề đã có người đi trước, một cách hiệu quả là “tầm sư học đạo”, tiến hành học hỏi một cách hệ thống kinh nghiệm trước để rút ra qui luật, từ đó dự báo chặng đường sẽ đi, lường trước khó khăn sẽ gặp và chuẩn bị những giải pháp cơ chế, và cách thức điều chỉnh thích hợp. Làm tốt công tác nghiên cứu kinh nghiệm, có thể hình thành chiến lược và lý luận phát triển cho đất nước.

Có rất nhiều vấn đề mang tính qui luật thường lặp lại ở cùng giai đoạn phát triển của các nước. Người đi sau có thể rút ngắn đường nếu biết học tập. Malaysia học Hàn Quốc việc tranh thủ giành quĩ đất làm đường cao tốc trước khi đất lên giá, Lý Quang Diệu ước gì có thể có thể quay lại sửa chính sách sinh đẻ kế hoạch từ đầu để cho tăng mức dân số của lớp người ưu tú. Đặng Tiểu Bình rút kinh nghiệm tự quản của các tiểu bang Hoa Kỳ để hình thành mô hình một đất nước hai chế độ.

Nước Mỹ thế kỷ thứ 19 trong quá trình công nghiệp hoá, đã từng diễn ra những cơ hội sinh lợi nhuận từ đất do dân số tăng và bố trí lại dân cư, đường xá và giao thông phát triển, công nghệ và tài nguyên được huy động mạnh, quá trình đô thị hoá nhanh, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp … tương tự tình trạng Việt Nam hiện nay khi rất nhiều tổ chức và cá nhân tranh thủ nguồn lợi từ việc khai thác và phân bố lại đất đai. ở Mỹ ngày đó, các công ty kinh doanh đất đai, các công ty khai thác rừng, các công ty khai thác mỏ, những người quản lý đất công,… đã tìm mọi cách né tránh và tranh thủ kẽ hở của luật pháp để làm giàu và phản ứng lại chính sách

201

Page 202: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

của liên bang. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa các đối tượng này với với chính phủ trong việc nắm quyền dàn xếp đất đai bằng cơ chế nhà nước thông qua các chính sách khác nhau và hoàn chỉnh Luật đã kéo dài 40-50 năm97.

Một ví dụ khác là nước Nhật bị tàn phá sau thế chiến thứ hai cũng đứng trước những thử thách như Việt Nam sau khi thống nhất và tiến hành đổi mới. Từ đống tro tàn của những hố bom Mỹ và chịu ảnh hưởng sâu nặng của cơ chế cộng đồng, người Nhật bất lực trước sự bùng phát của cơ chế thị trường đã bỏ lỡ cơ hội dùng cơ chế nhà nước để xây dựng lại thành phố Tôkyô và các đô thị chính khác một cách qui củ bằng những giải pháp qui hoạch khoa học. Cho đến nay, khi đã trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại, ai đến các thành phố Nhật cũng thất vọng trước hệ thống đường xá chật chội, các khu phố không phân lô qui củ, tình trạng kẹt xe và nhà cửa nhỏ bé chen chúc98. Những sai lầm không thể sửa của Nhật cũng đang là vấn đề Việt Nam đang mắc phải hôm nay.

Ngoài việc những nhà lãnh đạo tự mình bôn ba năm châu bốn biển để tự tìm hiểu học hành như Vua Konglalongkooc của Thái Lan, chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam, Tổng thống Lý Quang Diệu của Singapore,… là cách tổ chức những đoàn chuyên gia chính thức đi học hỏi để cải tổ đất nước. Pie Đại Đế, năm 1697, dắt một phái đoàn đông đảo từ nước Nga mông muội sang Tây Âu 18 tháng, học quân sự, kỹ thuật công nghiệp, kinh nghiệm phát triển, hệ tư tưởng cải tổ, trở về thay đổi hệ thống giáo dục, đổi mới hoạt động nhà thờ, phát triển công nghệ làm nên sự nghiệp biến cải nước Nga thành cường quốc. Năm 1871, Nhật Hoàng tổ chức một phái đoàn qui mô gồm 50 chuyên gia là các đại thần đủ các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao, giáo dục) đi công du học tập kinh nghiệm phát triển 12 nước Âu Mỹ suốt 1 năm 10 tháng, trở về làm cơ sở của công cuộc Duy Tân, tiến hành thành công công nghiệp hoá Nhật Bản.

Thật đáng tiếc là các triều đình nhà Thanh ở Trung Quốc cũng cử nhiều đoàn đại thần và thương buôn đi khắp thế giới, nhưng cái họ mang về không phải kiến thức và tư tưởng mà là những đồ chơi tinh xảo, hàng hoá đắt tiền cho vua quan hưởng lạc, triều đình nhà Nguyễn ở Việt Nam cũng đã bỏ xó hàng núi các đề án cải tổ của các học giả như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện,.. đúc kết từ nhiều nơi trên thế giới.

97 North D. C. 1990, NXB Khoa học xã hội 199898 Diệu L. Q. 2000. NXB Trẻ 2001.

202

Page 203: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Đây là cách làm rất tốt nhưng đòi hỏi người lãnh đạo đứng đầu quốc gia phải thực sự phục thiện, có quyết tâm học tập và tổ chức tiếp thu cải tổ một cách qui củ, nhà nước phải lựa chọn được đội ngũ nhân tài, đội ngũ này phải được tổ chức để nghiên cứu chiến lược một cách độc lập, khách quan xác định hướng đi, không bị ảnh hưởng và gián đoạn bởi các xu thế tư tưởng, định kiến chính trị hay các cuộc thay đổi quyền lực nhà nước thường xuyên vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các thời kỳ.

“Qua sông dò gậy”.

Đối với những con đường chưa từng có ai đi, không thể cử người học hỏi người đi trước thì có thể áp dụng phương cách làm cải cách của Đặng Tiểu Bình là “qua sông, dò gậy”, cứ đi, cứ thử, tiến từng bước ngắn, lấy bước trước làm chỗ đứng dò tiếp bước sau. Làm thử cơ chế mới trên qui mô nhỏ có bảo hiểm an toàn, có bao vây ngăn chặn, nếu thất bại thì xoá bỏ, nếu thành công thì tổng kết áp dụng rộng, khi gặp trở ngại lại dừng lại, thử áp dụng cơ chế khác tiếp tục tiến lên.

Bắt đầu công tác nghiên cứu chiến lược để xây dựng học thuyết bằng các thử nghiệm, nghiên cứu trường hợp, tổng kết điển hình. Muốn làm được việc này phải liên tục tạo ra các mô hình độc lập với đội ngũ cán bộ cơ sở đáng tin cậy, dám nghĩ dám làm, cho phép họ mạnh dạn thử nghiệm. Phải tổ chức được một hệ thống thu thập thông tin và các cơ quan nghiên cứu, tham mưu có cơ chế và năng lực tổng kết kinh nghiệm một cách nhanh nhậy, khách quan, sử dụng chúng như những “cây gậy dò đường” đáng tin cậy. Phải tuyệt đối xoá bỏ mọi định kiến ràng buộc, chỉ dựa vào thực tiễn để xác định hướng đi, không mất thời gian tranh luận học thuật. Khi đã rõ hướng mới thì mạnh dạn nhân điển hình thành toàn cục, kiên quyết tổng kết thực tiễn thành lý luận, đẩy quá trình phát triển lên một bước mới.

Hộp 46. CCAP, “cây gậy dò đường” đổi mới chính sách nông nghiệp Trung Quốc

Để làm tai mắt và tham mưu cho công tác nghiên cứu chính sách nông nghiệp trong quá trình đổi mới, Trung Quốc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp (CCAP) nằm trong Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Đây là cơ quan nghiên cứu đặc biệt dẫn đầu bởi hai tiến sỹ trẻ tốt nghiệp tại Philippines và Anh, thành viên chủ chốt của viện là 10 tiến sỹ tốt nghiệp từ các nước khác nhau trở về. Họ được hưởng những chế độ ưu đãi với mức lương khoảng 2000 USD/ tháng, chưa kể trợ cấp nhà cửa, tiền thưởng công trình, điều kiện làm việc thuận lợi, được các chuyên gia hàng đầu thế giới đào tạo cập nhật. Quân số cố định của trung tâm chỉ có 20 người, còn lại là đội ngũ đông đảo các cộng tác viên, nghiên cứu sinh đến học tập, nghiên cứu và làm việc theo dự án.

Trung tâm hoàn toàn chủ động về ngân sách, một nửa kinh phí là các dự án

203

Page 204: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

quốc tế và hợp đồng với các địa phương đơn vị, một nửa là các đề tài đấu thầu cạnh tranh của nhà nước, tuy ít người nhưng hàng năm tổng kinh phí hoạt động lên đến hàng triệu USD. Ngoài việc nộp các khoản thuế được ưu đãi, chịu sự kiểm soát của ngành tài chính và các cơ quan kiểm toán độc lập, Trung tâm không phải quyết toán với ngành chủ quản, công tác tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế hoàn toàn tự chủ, tuy bộ máy hành chính rất gọn nhưng hoạt động rất hiệu quả và đơn vị giữ được vị thế độc lập trong các nghiên cứu chiến lược và chính sách.

Để nắm tình hình cơ sở, Trung tâm tổ chức mạng lưới cộng tác viên tại các vùng nông thôn toàn quốc, tiến hành định kỳ chương trình điều tra hàng năm theo dõi biến chuyển kinh tế xã hội ở các hộ nông dân và đánh giá ảnh hưởng các chính sách nông nghiệp. Một hệ thống cơ sở dữ liệu to lớn kết nối với các cơ quan thống kê và các ngành, thường xuyên cung cấp bức tranh trung thực về tình hình nông thôn cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Trong nhiều năm, với sự giúp đỡ của các chuyên gia kinh tế quốc tế, mô hình phân tích mô phỏng chính sách phức tạp đã được xây dựng, có nhiều nhánh phụ chuyên ngành giúp cán bộ nghiên cứu một công cụ hiện đại mô phỏng ứng xử của các nhóm nông dân ở địa bàn khác nhau, và các ngành hàng trước biến đổi của chính sách và thị trường. Có cán bộ giỏi, thông tin tốt, công cụ hiện đại, Trung tâm nắm chắc quan hệ với các cơ quan xây dựng chính sách của trung ương và địa phương, phối hợp và tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, thường xuyên trả lời các câu hỏi của Đảng và chính phủ về các vấn đề chiến lược và chính sách của nhà nước. CCAP thực sự làm tốt vai trò một cây gậy dò đường nhạy bén và đáng tin cậy của con đường đổi mới nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đầy khó khăn và sáng tạo. (Nguồn : Báo cáo khảo sát Trung Quốc, ICARD 2003).

Đặng Tiểu Bình luôn thực hiện phương châm chỉ hành động khi đã đúc rút xong lý luận. Năm 1979, sau 10 năm phát triển kinh tế đầy mộng tưởng của Hoa Quốc Phong, khi đã có đủ căn cứ thực tế, Đặng mới công bố và phát động phong trào “Bốn hiện đại hoá”. Đầu năm 1992, khi công cuộc cải cách của Trung Quốc lại bế tắc trước những cản trở từ bên trong, Đặng lúc này đã về hưu, tiến hành cuộc đi thăm phía Nam và chính thức đưa ra một loạt các bài phát biểu đã được chuẩn bị cẩn thận về lý luận đổi mới kinh tế, mở đường đột phá cho các chiến lược phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố một năm sau đó, quyết định tiến trình không thể đảo ngược của sự nghiệp cải tổ99.

“Trăm hoa đua nở”.

Mẹ tự nhiên thường dùng cặp phạm trù “biến dị, di truyền” để trả lời câu hỏi về khả năng thích nghi và phát triển. Người cho cơ hội đưa ra mọi hình thức biến đổi

99 Evans R. 2003.

204

Page 205: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

dù là kỳ quái nhất rồi thông qua sự chọn lọc lạnh lùng nhất để lọc ra những kẻ chiến thắng, những con đường thoát tốt nhất, đó cũng là cách điều chỉnh mù, lãng phí và đau đớn. Nhưng có một điều có thể học được từ mô hình này là cách tận dụng mọi tín hiệu sẵn có trên đường để định hướng, không bị định kiến theo một hướng sẵn nào.

Muốn vậy, phải tạo mọi điều kiện để xuất hiện các tín hiệu chỉ báo ở khắp nơi. Armen Alchian đã chỉ ra rằng, trong một thế giới ngày càng biến động với muôn vàn thách thức và bất ổn, khó ai có thể biết hết mọi câu trả lời cho những vấn đề mới đặt ra. Phương án tốt nhất là thích ứng nhanh, và muốn vậy, phải tiến hành phi tập trung hoá quá trình ra quyết định để có thể huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình thử nghiệm cần thiết nhằm tìm ra con đường phù hợp nhất giải quyết các vấn đề mới100. Với Alchian, thuyết tiến hoá của Charles Darwin có tác động rõ rệt đến sự hiểu biết về xã hội.

Theo cách làm này, người ta tạo điều kiện cho mọi thành phần trong xã hội tự do phát triển theo nhiều cách khác nhau, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu hiệu quả của mọi định hướng giải pháp, từ đó tìm ra và tập trung hỗ trợ cho những định hướng tỏ ra hiệu quả nhất, ngăn chặn và loại bỏ các hướng đi kém hiệu quả hoặc gây thiệt hại. Đương nhiên muốn lắng nghe được ý kiến của trăm nhà, muốn cho phép trăm nhà cùng ra tay thử sức thì người lãnh đạo phải có tấm lòng và trí tuệ rộng mở, chấp nhận mọi mô hình, mọi thử nghiệm; có hệ thống nghiên cứu, tham mưu đủ mạnh để đúc rút mô hình, phát triển lý luận một cách khách quan, khoa học; có nhà nước mạnh có thể làm chủ tình hình trong mọi tình huống, có thể chủ động khuyến khích hướng đi này, ngăn chặn hướng đi kia khi đã rõ hiệu quả. Đúng như Nguyễn Du viết : “… gạn đục khơi trong, nhờ ơn quân tử khác lòng người ta”.

“Thăng bằng tự động”

Trong hoàn cảnh chưa hình thành được đội ngũ tham mưu có năng lực và đáng tin cậy, chưa có bộ máy nhà nước đủ mạnh để lái nền kinh tế và hoạt động xã hội theo hướng hiệu quả nhất thì có lẽ phải xây dựng một hệ thống cân bằng tự động. Một cơ chế còn tác dụng thì nó có thể tái lập cân bằng cũng giống như hệ thống lái tự động trên các máy bay hiện đại, cho đến khi kết cấu cơ chế tỏ ra thất bại vì không còn khả năng tự giữ thăng bằng, thì cũng có nghĩa là phải thay cả hệ thống bằng một kết cấu cơ chế mới.

Sau khi đã định ra mục tiêu và phương pháp phát triển, một quốc gia, một nền kinh tế phải lường trước cho mình những rủi ro đáng ngại nhất, những cân bằng kinh tế xã hội môi trường cần thiết phải đảm bảo duy trì. Với những vấn đề sống còn đó, định thành những chỉ tiêu tối thiểu cho phép làm thước đo báo động. Ví dụ, bình quân lương thực đầu người phải là 400 kg, tỷ lệ che phủ của rừng toàn

100 Alchian A. 1950

205

Page 206: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lãnh thổ phải tối thiểu là 30%, mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất phải tối đa là 5 lần; cứ như thế, các chỉ tiêu an toàn cho kế hoạch hoá gia đình, phát triển con người, chi tiêu chính phủ, nợ nước ngoài, cán cân xuất nhập, tỷ lệ thất nghiệp, múc độ lạm phát, ... hầu như đã được công nhận rộng rãi trên thế giới, chỉ cần lựa chọn đúng, bố trí theo dõi cảnh báo định kỳ. Khi một chỉ tiêu nào xuống quá ngưỡng báo động phải nghĩ ngay đến việc thay đổi cơ chế điều chỉnh, đừng khư khư dùng giải pháp cũ trong tình trạng mới, cho đến khi đảm bảo tái lập cân bằng an toàn thì không được ngừng thay thế tìm tòi áp dụng các cơ chế điều chỉnh khác nhau. Phải nghiên cứu, chuẩn bị sẵn một hệ thống các giải pháp kỹ thuật của cả ba cơ chế để điều chỉnh cho các mất thăng bằng thường xảy ra.

Tóm lại muốn tránh được tình trạng “điều chỉnh mù” đầy lãng phí và nguy hiểm, muốn tương đối hoặc hoàn toàn chủ động tìm đường thì người lãnh đạo luôn luôn phải có trí tuệ cởi mở, hoàn toàn khách quan không định kiến, có hệ thống thông tin nhanh nhậy, tổ chức nghiên cứu khách quan, và hệ thống đáp ứng hoàn cảnh kịp thời và hiệu quả. Không thể đợi tình hình bế tắc mới tìm cách xử lý mà phải nhanh chóng phát hiện vấn đề từ khi chưa nghiêm trọng (phát hiện ngay khi trong lòng cơ chế chủ đạo từ khi có hiện tượng bất lực, phải bắt đầu sử dụng các công cụ không chính thống hoặc vay mượn công cụ của cơ chế khác). Thứ hai, nếu thấy trên đường phát triển xuất hiện các vướng mắc trở ngại, chớ bỏ mặc cho các cơ chế khác thay nhau ngẫu nhiên tìm lời giải mà phải khôn khéo xem xét để tìm lời giải đáp từ các cơ chế khác và chủ động điều chỉnh tỷ lệ thích hợp giữa các cơ chế. Muốn vậy, phải luôn tỉnh táo trong phản ứng, thông tin nhanh nhậy và có hệ thống nghiên cứu hiệu quả.

ứng dụng lý thuyết cơ chế trong hoạt động thực tiễn.

Sử dụng các cơ chế khác nhau để đạt đến mục tiêu.

Một khi đã có các cơ chế khác nhau với hệ thống các công cụ khác nhau thì việc sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả là một nghệ thuật dẫn đến thành công trong quản lý xã hội.

Trong phát triển kinh tế ngày nay, dường như cơ chế thị trường là lực lượng tiền phong, bám sát sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự tăng trưởng lành mạnh của kinh tế. Cơ chế nhà nước đi cùng, tháo gỡ những vướng mắc, hoàn chỉnh những sai lệch và đáp ứng những yêu cầu đặt ra của thị trường.

206

Page 207: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong quá trình những thay đổi thực sự thâm nhập cuộc sống, cơ chế cộng đồng tham gia và củng cố sự vững chắc của quá trình.

Trong hoàn cảnh một nền kinh tế mà cơ chế thị trường chưa phát triển hoặc méo mó, chậm tiến, do sự lạc hậu của thị trường, cơ chế nhà nước sẽ vượt lên, cố gắng chấn chỉnh những khiếm khuyết của thị trường và thay thế vai trò tiên phong của cơ chế thị trường trong các hoạt động kinh tế xã hội. Sự thay thế này một mặt đảm bảo sự tồn tại ổn định của đời sống kinh tế xã hội, mặt khác, khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và sự vững bền của nền kinh tế như trong trường hợp cơ chế thị trường phát triển lành mạnh.

ở tình huống xấu hơn, trong một nền kinh tế lạc hậu, chẳng những thị trường không phát triển hoặc thậm chí chưa hình thành, ngay cả cơ chế nhà nước cũng yếu kém hoặc thất bại trong việc thay thế thị trường. Khi đó, cơ chế cộng đồng phải vươn lên thay thế vai trò của cả nhà nước và thị trường để quản lý, điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội. Đây là tình cảnh một nền kinh tế ở trạng thái sơ khai, tuy xã hội vẫn tồn tại thậm chí thanh bình nhưng trì trệ, chậm tiến.

Bên cạnh sự nổi trội của các cơ chế khác nhau, tuỳ thuộc khách quan vào tình trạng phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi lực lượng chính trị cầm quyền, với lý thuyết phát triển của mình cũng có thiên hướng vận dụng một cơ chế nhất định làm công cụ chính để quản lý xã hội. Các nhà nước Hồi giáo Trung Đông, nhiều quốc gia Châu á rất coi trọng cơ chế cộng đồng trong công việc điều hành đất nước. ở Thái Lan, có khi xảy ra khủng hoảng chính trị, thủ lĩnh cả hai phe đối lập đều quì trước mặt vua để hoà giải. Tại Trung Quốc hay Việt Nam, các vị lão thành cách mạng có tiếng nói quan trọng trong việc định hướng cán bộ lãnh đạo kế vị, hay khi cần tham gia bàn bạc những vấn đề quan trọng. Tại Mỹ và nhiều nước công nghiệp phát triển, cơ chế thị trường đóng vai trò nổi bật. Các thiết bị quân sự hiện đại mang tính sống còn với an ninh quốc gia cũng được đặt hàng với các công ty tư nhân, việc truy nã các tội phạm nguy hiểm được qui thành tiền thưởng như mua một món hàng quí hiếm…

Nhìn chung, cho dù khác nhau về hoàn cảnh kinh tế hay xu hướng chính trị, hầu như phần lớn các nước trên thế giới đều đề cao cơ chế nhà nước trong hầu hết các hoạt động phục vụ lợi ích chung như an ninh quốc phòng, tài chính tiền tệ, ngoại giao; nhấn mạnh cơ chế thị trường trong các hoạt động kinh tế lợi nhuận riêng như kinh doanh thương mại, đầu tư, …; phát huy cơ chế cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ lợi ích cộng đồng như phát triển xã hội dân sự,…

Thực trạng nhấn mạnh đến khả năng sử dụng một hoặc vài cơ chế như trên dẫn đến khả năng lãng phí cơ hội, lãng phí khả năng của các cơ chế khác mà nếu khéo huy động sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Không có giải pháp duy nhất cho mỗi vấn đề.

207

Page 208: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Điều quan trọng nhất là cần nắm cơ hội phối hợp các cơ chế khác nhau để điều hành xã hội, đây mới là cách quản lý hiệu quả nhất. Sau đây là một số cách làm khác nhau, bằng công cụ của các cơ chế khác nhau giải quyết một số vấn đề trong quá trình phát triển của loài người:

Trong hoạt động chính trị

Mở mang bờ cõi và xác định biên cương.

Ngày xửa ngày xưa, có lẽ các bộ tộc phân chia ranh giới quốc gia chỉ đơn giản bằng cơ chế cộng đồng. Phản ánh lịch sử đó, ở Việt Nam lưu truyền truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ chia nhau mỗi người đưa 50 người con lên núi và xuống biển để xây dựng đất nước. Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến, cơ chế nhà nước và cơ chế cộng đồng vẫn gắn chặt với nhau.

Hộp 47. Nước Mỹ sử dụng ba cơ chế để “Tây tiến”, mở mang bờ cõi

Sau khi giành được độc lập năm 1783, Mỹ áp dụng giải pháp nhà nước để ký "Điều ứơc Pari" với Anh, tăng gấp đôi diện tích nước Mỹ nhờ chiếm lãnh thổ rộng lớn giữa dãy núi Appalachian và sông Mixisipi. Năm 1846, công cụ nhà nước lại được dùng để tiến hành cuộc chiến tranh Mỹ-Mecxicô chiếm thêm 50% lãnh thổ nước này nhập vào Mỹ. Giải pháp thị trường cũng được áp dụng rất có hiệu quả trong một số trường hợp. Năm 1803, Hoa Kỳ lại tăng diện tích lên gần gấp đôi bằng cách dùng tiền mua lãnh thổ Lusiana rộng lớn của Pháp với giá rẻ chỉ có 15 triệu USD. Năm 1957, nước này lại mua rẻ thêm vùng lãnh thổ Alaska rộng 1,5 triệu km2 từ tay Nga Hoàng chỉ với 7,2 triệu USD.

Sau khi đã làm chủ về pháp lý những vùng đất mênh mông, hầu hết các vùng này còn trong tình trạng hoang dã, chủ yếu chỉ có thổ dân da đỏ định cư thưa thớt. Để hoàn tất quá trình bành trướng đất đai, đưa tài nguyên vào sử dụng, nước Mỹ sử dụng rất hiệu quả cơ chế thị trường để chuyển vốn và nhân lực đến khai phá đất hoang. Chủ trương khai thác vàng ở Caliphonia với chính sách cấp quyền khai thác cho người đăng ký phát hiện mỏ đã tạo ra “cơn sốt vàng” đẩy dân số trong vùng

208

Page 209: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tăng vọt từ 15 nghìn lên 300 nghìn trong 7 năm. Từ 1869-1893, nhà nước tạo điều kiện cho các công ty đường sắt mở 5 trục đường chính nối thông miền Đông hiện đại với Miền Tây hoang dã. Các Công ty Đường sắt được chính phủ chia đất đã quảng cáo rầm rộ về miền đất hứa cho nhân dân trong nước và châu Âu đến định cư rồi bán lại đất cho di dân. Dân Miền Tây tăng vọt. Trong 20 năm cuối thế kỷ 19, dân số Tây sông Mixisipi tăng từ 6,9 triệu lên 16,8 triệu người.

Trong khi cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường tạo không gian pháp lý và định hướng thu hút dân di cư đến miền Tây, thì chính phủ Mỹ tạo điều kiện cho người di cư dùng mọi biện pháp cộng đồng "xử lý nội bộ" tàn bạo cướp đất của người da đỏ. Thổ dân tại các vùng miền Tây bị chém giết, cướp phá xua đuổi ra khỏi quê cha đất tổ. Đất đai của họ bị hàng triệu người di cư gốc Âu, á, trang bị vũ khí, có sự hỗ trợ của quân đội đến chiếm đóng, chia ranh giới và đăng ký sở hữu với chính quyền. Người da đỏ lũ lượt bị xua đuổi trên "con đường nước mắt" đầy chết chóc, lùi dần về phía Tây. Di dân Mỹ đến định cư tại Mecxico cũng dùng giải pháp cộng đồng, ly khai đòi quyền độc lập, tạo cớ cho chính quyền Mỹ gây chiến chiếm đất. (Nguồn: 102 Sự kiện nổi tiếng thế giới, NXB Văn hoá Thông tin 2001).

Cơ chế nhà nước thông qua công cụ của mình là các trận chiến tranh và các cuộc thương thảo, định ra biên giới. Nhà vua cũng dùng các biện pháp cộng đồng như cử hoàng thân quốc thích, thuộc hạ đi làm quan, trấn thủ các quốc gia phiên thuộc. Vua chúa còn gả con gái cho các nước lân bang, chư hầu hay ngược lại, bắt họ gửi con cho mình làm con tin, để dùng quan hệ gia đình ràng buộc quan hệ nhà nước. Đến một ngày nào đó, quan hệ cộng đồng không còn (con tin chết hay trốn về nước, các cuộc hôn nhân đổ vỡ, thuộc hạ phản bội, họ hàng ly khai,...), quản lý nhà nước lại quay lại với các công cụ nhà nước, chiến tranh và các cuộc thương lượng lại bắt đầu một chu kỳ mới, với những đường biên giới mới.

Bước vào lịch sử cận đại, bên cạnh binh đao, hiệp định và những cuộc tình, những lời ủy nhiệm, xuất hiện thêm các cuộc mua bán và những hợp đồng. Cơ chế thị trường tham gia vào việc vẽ lại biên giới các quốc gia.

Lịch sử Hoa Kỳ là một ví dụ thú vị về sự đa dạng và uyển chuyển trong việc sử dụng các cơ chế và công cụ khác nhau để mở rộng lãnh thổ. Cơ chế nhà nước thường đi trước để xác định lãnh thổ về mặt pháp lý, sau đó cơ chế cộng đồng và thị trường được sử dụng để giải quyết nốt những vấn đề giữa các cá nhân và các cộng đồng trong phạm vi địa phương.

209

Page 210: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Giành độc lập và bảo vệ chủ quyền.

Trong lịch sử, các nước chư hầu bị đô hộ, các thuộc địa bị xâm chiếm, các lãnh thổ tự trị thường hay diễn ra các cuộc đấu tranh giành độc lập. Với các quốc gia độc lập, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, nước nhỏ muốn thắng nước lớn để giành độc lập, nước yếu muốn chống lại nước mạnh để bảo vệ quyền tự quyết của mình là việc làm vô cùng khó khăn, trong đó chẳng những cơ chế nhà nước thường xuyên được sử dụng thông qua chiến tranh và hiệp định mà cơ chế cộng đồng và thị trường trong nhiều trường hợp cũng đem lại kết quả tốt.

Để chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích khai thác tài nguyên, bóc lột lao động, thông thường phải dùng vũ lực kháng chiến. Những cuộc chiến tranh nhân dân trong đó cơ chế cộng đồng kết hợp với cơ chế nhà nước đem lại độc lập cho nhiều dân tộc. Với những kẻ đi xâm lăng để mở mang thị trường, tiêu thụ hàng hóa, cũng có trường hợp người dân thuộc địa chống lại bằng cách tẩy chay mua hàng, hoà bình giành độc lập. Điển hình cho giải pháp này là trường hợp ấn Độ (xem hộp 49). Để chống lại mục tiêu của thực dân Anh biến đất nước mình thành thị trường cho hàng hóa chính quốc, nhà cách mạng Găngđi chủ trương dùng cơ chế thị trường, vận động nhân dân tẩy chay hàng của Anh, thay thế bằng những mặt hàng cổ truyền tự túc sản xuất trong nước như muối, vải sợi,… giành lại thị trường nội địa, làm thiệt hại cho thực dân.

210

Page 211: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 48. Haiti vũ trang kháng chiến

Haiti là một đảo nhỏ trên biển Caribê. Năm 1502 đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, rồi thuộc địa của Pháp. Thực dân biến hòn đảo tươi đẹp này thành địa ngục. Chúng tiêu diệt thổ dân da đỏ, 90% dân cư là người da đen bị bắt từ Châu Phi về làm nô lệ cho các chủ trang trại da trắng. Không chịu nổi cảnh bóc lột tàn bạo, năm 1791, nô lệ da đen nổi dậy đốt cháy 180 đồn điền mía, 900 đồn điền cà phê, giết chết 2000 tên thực dân, giải phóng nô lệ. Với khẩu hiệu “đấu tranh cho tự do” đội quân 4000 người của thủ lĩnh Tuxăng chiến đấu kiên cường với cả liên quân Pháp, Tây Ban Nha và 10000 quân Anh trang bị hùng hậu. Sau 10 năm kháng chiến, quân khởi nghĩa chiếm thủ phủ Xanh Đômingo, giải phóng hoàn toàn Haiti và thông qua hiến pháp đầu tiên trên thế giới giành cho người da đen khẳng định: “vĩnh viễn loại bỏ chế độ nô lệ, con người với các màu da đều bình đẳng”.

Danh tướng Napoleong cử 55 chiến hạm và 3 vạn quân viễn chinh đến tái chiếm đảo. Dũng cảm nhận lời một mình đến trại giặc, Tuxăng bị quân thù phản trắc bắt đem về Pháp giết. Mất thủ lĩnh, nhân dân Haiti không nao núng, họ rút vào rừng đánh du kích, từng bước kiên cường đánh lùi quân xâm lược, tiêu diệt chỉ huy giặc, giải phóng đất nước. Cuối cùng, quân Pháp tàn bạo phải bỏ súng đầu hàng. Ngày 1/1/1804 nước Cộng hoà Haiti tuyên bố độc lập, viết nên trang sử vinh quang của quốc gia độc lập đầu tiên của người da đen trên trái đất. (Nguồn: 102 Sự kiện nổi tiếng thế giới, NXB Văn Hoá Thộng Tin 2001)

211

Page 212: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hộp 49. ấn Độ đấu tranh bất bạo động

Nước Anh chiếm ấn Độ, bóc lột tàn tệ tài nguyên và lao động. Hầu hết ngành cà phê, cao su, khai mỏ, cơ khí, dệt, đường sắt,…nằm trong tay thực dân. Mỗi năm có 1 triệu người ấn chết đói, tuổi thọ trung bình của dân chỉ còn 24 tuổi.

Mặt khác, Anh biến vùng đất đông dân này thành thị trường tiêu thụ hàng hoá. “Công ty Đông ấn Độ” làm thương mại nhưng nắm cả quân sự và lãnh thổ. Hàng từ ấn sang Anh đóng thuế gấp 10 lần hàng từ Anh sang ấn. Hàng hoá Anh tràn ngập thị trường, giết chết các ngành thủ công và công nghiệp của đất nước trong đó trọng tâm là ngành dệt.

Chống lại mục tiêu bị biến thành thị trường bằng cơ chế thị trường, đầu thế kỷ 20, các lực lượng cách mạng ấn Độ nêu khẩu hiệu bất hợp tác, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển sản xuất nội địa. Các cuộc bãi công trong các xưởng máy, đồn điền của Anh, kết hợp với chiến dịch thành lập hợp tác xã, công ty của người ấn tạo thành phong trào quần chúng rộng khắp, lãnh đạo bởi Mohandas Gandhi. Trẻ em rời khỏi các trường của Anh về các trường dân lập của ấn, luật sư bỏ toà án của nhà nước thực dân mở toà bản xứ, viên chức và công nhân bỏ đi khỏi các công sở và nhà máy của Anh, người ấn tẩy chay không quan hệ, không buôn bán với Anh.

Gandhi và gia đình tự dệt vải mặc và kêu gọi nhân dân không mua vải nhập, làm muối tự túc thay thế muối nhập,... vận động toàn dân tiêu dùng hàng hoá ấn. Bất bạo động không phải là sợ hy sinh. Trên đường đoàn người ra biển mở công trường tự túc sản xuất muối, chính quyền thực dân tổ chức đàn áp dã man. Lãnh tụ Gandhi dẫn đoàn đấu tranh tay không dũng cảm đi tới, người trước ngã, người sau tiến lên, máu đổ thành sông khiến binh lính run sợ lùi bước, thế giới đồng tình phản đối.

Năm 1946, phong trào quần chúng rộng khắp và thế chiến II kết thúc đem lại độc lập cho ấn Độ. Gandhi chân đất áo vải tiếp quản phủ toàn quyền Anh và trao ngay chức Thủ tướng đất nước độc lập lại cho học trò Nêru, trở về làng quê làm thường dân dệt vải, nuôi dê. (Nguồn: Nguyễn ái Quốc, 1921; Học viện Chính trị QG Hồ Chí Minh, 2001).

Chủ nghĩa thực dân có sức mạnh hơn các dân tộc thuộc địa một phần là do phát huy được thế mạnh của cơ chế thị trường kết hợp với cơ chế nhà nước, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá, áp dụng công nghệ hiện đại, tổ chức quản lý hiệu quả nhà nước kiểu mới. Một số quốc vương ở các nước phong kiến hiểu rõ mối đe dọa đó đã mạnh dạn chủ trương đi tắt đón đầu, tự làm cải cách kinh tế, chính trị, giành lấy

212

Page 213: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

sức mạnh của phương Tây để bảo vệ độc lập dân tộc. Để làm được sự nghiệp khó khăn này, trước hết các bậc quân vương sáng suốt này phải áp dụng cơ chế cộng đồng, tự cải biến chính vương triều của mình. Đó là trường hợp thành công của Nhật Bản, Thái Lan (xem hộp 50).

Hộp 50. Thái Lan giữ độc lập bằng ngoại giao và cải cách

Giai đoạn 1855-1865, vận mệnh Thái Lan như ngàn cân treo sợi tóc. Anh chiếm xong Miến Điện, ấn Độ, Malaya, Pháp chiếm Đông Dương, Hà Lan chiếm Inđônesia, Tây Ban Nha chiếm Philippines. Trong khi các quốc gia phong kiến hùng mạnh như Trung Quốc, ấn Độ khư khư đóng cửa để lần lượt bị thôn tính, đường lối ngoại giao khôn khéo của triều đại Mongkút và quá trình đổi mới kinh tế vững vàng của triều đại Konglalongkooc tiếp theo đã giúp Thái Lan đứng vững giữa làn sóng thực dân thèm khát thuộc địa châu á.

Chủ trương ngoại giao đa dạng để tạo cân bằng, năm 1857, vua Thái Rama IV thiết lập quan hệ ngoại giao với nữ hoàng Anh Victoria, năm 1861, thiết lập quan hệ với vua Pháp Napoleong 3, đảm bảo với hai đế quốc hùng mạnh rằng Thái quyết tâm trở thành bạn của phương Tây. Vua Thái cũng tuyên thệ với Giáo hoàng Vatican Pius IX cho phép tự do truyền đạo và sẽ bảo vệ đạo thiên chúa như đạo Phật ở Thái Lan. Sau những đòn chính trị và ngoại giao hết sức khôn khéo này, Thái mở cửa thu hút đầu tư thương mại của các nước tư bản lớn như Anh, Đức, Nhật, Pháp,…và ký hiệp ước với Pháp, Anh, tuyên bố trung lập trong thế chiến I, sớm gia nhập Hội Quốc Liên và các tổ chức quốc tế sau này.

Vua Rama V của Thái Lan, cầm quyền năm 1868 khi mới 15 tuổi. Giao cho một quan nhiếp chính trị vì đất nước, ông mở đầu sự nghiệp lãnh đạo của mình bằng việc sang châu Âu học tập, 5 năm sau, ông trở về trị vì quốc gia, đúng vào lúc làn sóng xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản Châu Âu đang tràn ngập thế giới. Rama V tiến hành một cuộc cải cách rộng lớn nhằm chuyển đất nước phật giáo phong kiến lạc hậu thành một đất nước quân chủ lập hiến mới. Khác với các thế hệ vua trước đây, mỗi năm chỉ ra ngoài hành lễ một lần và dân phải đóng kín cửa khi vua ra ngoài, Rama V thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện bàn bạc với thần dân nên được dân gọi là “Ông vua dân biết mặt”.

Sử dụng cơ chế cộng đồng cho cải cách, ông tập trung đào tạo con cái quý tộc, cử họ sang châu Âu học, trở thành đội ngũ trí thức ủng hộ đổi mới. Ông thành lập chính phủ với hội đồng bộ trưởng, dân chủ hoá hoạt động triều đình, cải cách giáo dục. Nhà nước xây dựng hệ thống giao thông, xe lửa, bưu điện, hình thành hệ thống tài chính thuế khóa. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, vua bãi bỏ chế độ nô

213

Page 214: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

lệ, bỏ việc làm lao dịch công cộng, tập trung xuất khẩu lúa gạo và gỗ để thu ngoại tệ. Ông mạnh dạn mời chuyên gia Anh, Pháp làm cố vấn kể cả trong quân sự và ngoại giao, cải tổ toà án, quân đội, trường học theo kiểu châu Âu.

Ngoại giao mở cửa, tranh thủ mọi đối thủ kết hợp với cải tổ nhà nước và đổi mới kinh tế khiến cho Thái Lan nhỏ bé duy trì độc lập, bảo vệ được hoà bình, đồng thời thu lợi từ các xung đột quốc tế và khu vực.

Giành chính quyền, quản lý nhà nước

Chính quyền là mục tiêu chính của nhiều cuộc đấu tranh chính trị. Mao Trạch Đông từng khẳng định: “súng đẻ ra chính quyền” để nhấn mạnh vai trò của bạo lực và cơ chế nhà nước trong việc giành chính quyền. Trong thực tế, mặc dù cơ chế nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất nhưng không phải chỉ có cơ chế này mới được dùng trong việc giành và giữ chính quyền. Cho dù hoạt động cuối cùng, thời điểm xuất hiện chính quyền mới vẫn thường đánh dấu bằng những công cụ đại diện của cơ chế nhà nước như một chiến dịch quân sự hoặc một cuộc bầu cử dân chủ nhưng để gây sức ép tiến đến kết cục đó hoặc những công việc chính tiếp theo để triển khai vai trò thực sự của một chính quyền thì các công cụ khác của các cơ chế khác cũng đem lại kết quả tốt.

Cộng đồng quốc tế từng đã sử dụng cơ chế thị trường để tiến hành một cuộc cấm vận mậu dịch lâu dài và kiên quyết nhằm buộc chính quyền Nam Phi từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc. Sau nhiều năm kiên trì phối hợp nhiều biện pháp đấu tranh hoà bình trong đó trọng tâm là biện pháp cấm vận và phong trào đấu tranh sôi nổi của lực lượng đối lập trong nước, chế độ Apacthai xụp đổ, Nelson Mandela từ một người tù trở thành tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi bình đẳng. Cuộc cấm vận khác kéo dài 20 năm đã làm sản lượng dầu mỏ của Li Bi giảm gần một nửa và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 27% cũng khiến nước này phải giao nộp các nghi can của vụ đánh bom chuyến bay của hãng hàng không Pan Am tại Lockerbie, và Nigieria; bỏ ra 2,7 tỷ USD để bồi thường các thiệt hại của vụ này và chấp hành huỷ bỏ nghiên cứu và chế tạo vũ khí huỷ diệt hàng loạt, cam kết tôn trọng Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Công ước về vũ khí sinh học… Hai nhà nước trên thế giới tự nguyện từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí huỷ diệt là Libi và Nam Phi đều do sức ép cấm vận. Các công cụ của cơ chế thị trường là cấm vận buôn bán, bao vây kinh tế, tẩy chay hàng hoá, trừng phạt thương mại ngày càng trở nên vũ khí quan trọng của thời đại toàn cầu hoá.

214

Page 215: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Việc Trung Quốc tiếp thu quyền quản lý Hồng Kông và Ma Cao từ tay nước Anh diễn ra một cách êm ả, thực chất là dùng cơ chế cộng đồng để thống nhất lãnh thổ. Chính phủ đã áp dụng biện pháp “một đất nước hai chế độ”, cho phép hai địa phương này duy trì gần như nguyên vẹn các hình thức thị trường và nhà nước cũ với đồng tiền riêng, cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng, đảm bảo cho kinh tế và đời sống xã hội ổn định, hài hoà phát triển với đời sống xã hội toàn quốc. Các cuộc “cách mạng nhung lụa” diễn ra ở Đông Âu trong và sau chiến tranh lạnh, thể hiện sự vận dụng cơ chế cộng đồng thay đổi chính quyền trong hoàn cảnh sức mạnh của các nhà nước yếu kém mà các lực lượng chính trị trong xã hội lại chưa trưởng thành.

Hội nhập quốc tế và ly khai quốc gia.

Trên thế giới xưa nay, sự hợp tan của các quốc gia diễn ra liên tục. Có những đế quốc lớn mà “mặt trời không bao giờ lặn” trên lãnh thổ, có những liên bang kéo dài trên nhiều lục địa. Nhưng những quốc gia rộng lớn đó không tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả những nước rất nhỏ cũng diễn ra ly khai. Thoạt nhìn, cơ chế nhà nước có vẻ bao trùm các hoạt động sát nhập hoặc chia cắt trên với các cuộc chiến tranh, các cuộc trưng cầu dân ý, các hiệp định. Đằng sau các hoạt động đó, những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, giai cấp có vẻ tạo nên động cơ của những sự kiện này. Mặt khác, ngoài những cuộc xâm lược bằng vũ lực, dường như người ta mong muốn nhập lại với một nền kinh tế giàu hơn, và có xu hướng ly khai khi xảy ra khó khăn kinh tế.

ở Liên Xô cũ, hình thái liên bang rã ra như băng tan ngày hè trong khi cơ chế thị trường cùng với cơ chế cộng đồng phục hồi và phát triển cố gắng lấp bằng một cách khó khăn khoảng chống của cơ chế nhà nước đã thất bại. Ngay trong lòng nước Nga, cũng xuất hiện những thế lực ly khai mạnh mẽ. Tình trạng này cùng diễn ra ở các nhà nước liên bang khác ở Đông Âu như Nam Tư, Tiệp Khắc. ở một số nơi khác trên thế giới, nguy cơ đổ vỡ, sự sứt mẻ của cơ chế nhà nước và cơ chế cộng đồng muốn thế chỗ cũng dẫn đến thách thức đáng lo ngại của tình trạng ly khai. Đó là tình trạng diễn ra ở Đông Timo của Indonesia, Tamin của Srilanca, Irơlan của Anh,...

Trong khi đó, tại các quốc gia công nghiệp phát triển châu Âu, với sự phát triển thành công của thị trường và thể chế, cơ chế nhà nước phát triển mạnh, vượt khỏi biên giới quốc gia đơn thuần, hình thành hình thái nhà nước châu Âu với nghị viện chung, đồng tiền chung và khối quân sự chung mạnh mẽ. Liên minh Châu âu từ 10 nước tăng lên 25 nước, khối quân sự Bắc Đại Tây Dương tiến dần sang phía Đông.

215

Page 216: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong xu thế toàn cầu hoá, để hợp tác buôn bán, các nước có xu hướng dùng cơ chế cộng đồng và cơ chế thị trường hình thành và phát triển các khối mậu dịch tự do giữa các nước, giữa các vùng. Chỉ nhìn riêng vào sự đan chéo của các khối thương mại kinh tế xung quanh Việt Nam cũng thấy xu thế đáng chú ý đó: ASEAN từ 7 tiến lên 10 và nay là 11, tiếp theo là ASEM (ASEAN+ một số nước Thái Bình Dương), rồi APEC (ASEAN + một số nước Châu á + một số nước Thái Bình Dương) rồi (ASEAN + một số nước châu á)...

Nhìn chung trên toàn thế giới, cơ chế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, chiếm thế thượng phong trong việc chi phối mối quan hệ quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá, cơ chế cộng đồng cũng lớn mạnh đáng kể. Hình ảnh điển hình của cặp song sinh ngộ nghĩnh này là ngày nay, hầu như mỗi sự kiện quốc tế gắn với toàn cầu hoá như các hội nghị tự do hoá thương mại của WTO, hội nghị tự do hoá tài chính của các thể chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới, Quĩ tiền tệ Quốc tế, các Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ... đều đi kèm theo là các hội nghị, các cuộc biểu tình phản kháng của các tổ chức tư nhân, đoàn thể quần chúng, NGO, Diễn đàn Xã hội Thế giới diễn ra cùng địa điểm, cùng thời gian với nội dung đối lập.

Tại các nước đang phát triển, trong mối quan hệ giữa các quốc gia cũng diễn ra xu hướng giảm bớt vai trò của cơ chế nhà nước trong quản lý kinh tế, điều hành xã hội và thay thế bằng sự lớn mạnh nhanh chóng của cơ chế thị trường và trưởng thành ở mức độ thấp hơn của các cơ chế cộng đồng.

Trong các vấn đề phát triển.

Vấn đề môi trường.

Xét theo cơ chế thị trường, những vấn đề ô nhiễm môi trường, sử dụng quá mức tài nguyên tự nhiên, mất cân bằng sinh thái,… xuất phát từ quá trình tự do hoá thương mại ồ ạt, quá trình toàn cầu hoá bừa bãi. Đó là lời buộc tội đối với các công ty đa quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế từ phía các nhà hoạt động môi trường, các tổ chức phi chính phủ. Theo lý lẽ này, việc khắc phục các tiêu cực môi trường cũng có thể thông qua cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh gây ra các hiệu ứng phụ bất lợi cho môi trường (hiệu ứng tràn ra ngoài-externality101), phải trích từ lợi nhuận thu được để thanh toán những khoản bồi thường tương ứng cho nạn nhân chịu thiệt hại hoặc chi phí giải quyết hậu quả cho chính phủ. Các tài nguyên không tái tạo hoặc có tái tạo đều phải dùng cơ chế giá để phản ánh sát tình trạng khan hiếm thực tế. Tương tự nhiên liệu, thủy sản, lâm sản, khoáng sản,... đất, nước, thậm chí mức khí thải,... đều có giá bán trên thị trường, càng hiếm giá càng đắt. Nhờ tín hiệu giá mà buộc người tiêu dùng điều chỉnh hành vi sử dụng 101 Xem phần Nghịch lý “người đi ké xe” trong các nghịch lý của cơ chế thị trường, trang

216

Page 217: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

của mình như dùng tiết kiệm hơn, dùng sản phẩm thay thế và khuyến khích người sản xuất tạo hàng hoá mới.

Xét theo cơ chế nhà nước: những thất bại về vấn đề bảo vệ nguồn lợi biển, chất thải CO2, bảo vệ rừng,… là do sự ích kỷ của các quốc gia phát triển chỉ quan tâm đến quyền lợi quốc gia mình không chịu tham gia các công ước quốc tế (theo quan điểm của các nước đang phát triển) và sự thiển cận của các quốc gia chỉ nhìn thấy quyền lợi kinh tế trước mắt mà không chịu bảo vệ tự nhiên, và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường (theo cách nhìn của các nước phát triển). Giải pháp đề ra theo cơ chế nhà nước là có biện pháp bắt buộc hoặc khuyến khích các quốc gia tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, có ràng buộc pháp lý để thực hiện và giám sát thực hiện các cam kết đó của các quốc gia. Ví dụ, nếu không tham gia hiệp ước bảo vệ rùa biển thì sẽ bị trừng phạt hoặc không được tham gia các lợi ích của các hiệp định thương mại khác.

Xét theo cơ chế cộng đồng, những thất bại trong bảo vệ môi trường là do sự thiếu tham gia của cộng đồng, sự tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm tác nhân khác nhau trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi và tài nguyên tự nhiên. Giải pháp của cơ chế cộng đồng là giao quyền quản lý và hưởng lợi một phần tài nguyên tự nhiên cho các cộng đồng, hình thành cơ chế tự quản trong việc quản lý đất, nước, tài nguyên sinh học cho các mục đích chung của cộng đồng như sản xuất, du lịch, sinh hoạt,… lấy lợi ích chung làm chất gắn kết mọi người trong hoạt động bảo vệ môi trường. Giải quyết các tranh chấp môi trường giữa các cộng đồng một cách chủ động, có lý, có tình theo cơ chế nhà nước, thị trường hoặc cộng đồng. Ví dụ các chương trình cho vay vốn để nông dân tham gia sản xuất phục vụ các dịch vụ du lịch trên đảo Cát Bà, qua đó phát huy họ tham gia bảo vệ loài voọc đầu trắng đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng.

Vấn đề đói nghèo.

Với con mắt nhìn từ bên trong ra ngoài, dường như nguyên nhân đói nghèo là do buôn bán bất bình đẳng giữa nước giàu và nước nghèo, giữa nông thôn và thành thị, giữa lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, là do sự bất bình đẳng vốn có của các nhóm người, các cá nhân về năng lực tự nhiên, về hoàn cảnh khách quan, về tài nguyên vốn có, về điều kiện tiếp cận tài nguyên và điều kiện sinh sống... Người ta nghèo vì thiếu vốn, thiếu kiến thức, sống ở vùng khó khăn, do không có đường xá, bị núi non hiểm trở cách li với đô thị, chợ búa, do tuổi tác già cả, do thương tật chiến tranh, do thân phận cô đơn, do thiên tai bão lụt.

Với con mắt nhìn từ phía bên ngoài vào thì có lẽ là do quan điểm đầu tư thiên vị, nhà nước kém năng lực điều hành, tham nhũng, lãng phí, quản lý kém hiệu quả, chính sách sai lầm, đầu tư sai định hướng, quản lý đầu tư kém. Các nước

217

Page 218: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thường tập trung đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm đem lại hiệu quả cao, vùng có nhiều tiềm năng, nhiều lợi thế, vùng có nhiều dân cư sinh sống, có vị trí chiến lược. Chẳng những các quốc gia có đất đai rộng như úc, Mông Cổ, Nga, Trung Quốc, Mỹ thường tập trung dân cư và phát triển kinh tế ở các vùng duyên hải ven biển, các khu vực đô thị, các đồng bằng châu thổ,… mà ngay các nước có diện tích trung bình như Nhật Bản, Phillipines, Thái Lan,…dân số cũng tập trung nhiều quanh đô thị và đồng bằng. Các khu vực còn lại đương nhiên có mức đầu tư thấp hơn và phát triển chậm hơn.

Với cái nhìn từ trên xuống, nghèo đói có lẽ do năng lực cán bộ và tổ chức cộng đồng ở cơ sở quá yếu, cấp vốn không biết tiêu, giao công trình không biết sử dụng, nếu muốn tăng cường năng lực phải đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của. Cộng đồng người nghèo thiếu khả năng phối hợp, kém khả năng tự chủ, người nghèo không chỉ thiếu kiến thức mà thiếu cả tinh thần, quá tự ty, ỷ lại, phó mặc số phận cho trời, cho nhà nước.

Với con mắt nhìn từ dưới lên thì dường như đói nghèo có nguyên nhân từ tình trạng kém dân chủ trong quản lý, không có sự đại diện đầy đủ và công bằng giữa các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế trong quá trình quản lý và điều hành xã hội; mọi chương trình đầu tư phát triển do cấp trên quyết định, do nhà nước triển khai thực hiện, dân, nhất là dân nghèo không có cơ hội tham gia, cho gì thì được nấy. Do thiếu thông tin, thiếu quyền lực, nên ngay cả các chính sách ưu tiên giành cho mình, người nghèo cũng không biết cách để yêu cầu và tiếp nhận.

Xuất phát từ nhiều các xem xét như trên, ở Việt nam cũng như nhiều quốc gia khác, nhiều loại giải pháp theo cách tiếp cận khác nhau được áp dụng để xoá đói giảm nghèo. Có quốc gia như Mỹ áp dụng cơ chế thị trường, xây dựng chính sách lấy lợi nhuận về kinh tế thu hút mọi người về sống, kinh doanh, đầu tư phát triển các vùng hoang vắng, xa xôi, nhờ đó biến những khu vực vô cùng khó khăn như Xa mạc Chết ở California thành các khu kinh tế phát triển có thành phố Latvegas là khu vui chơi giải trí nổi tiếng thế giới.

Có nước như Trung Quốc áp dụng cơ chế nhà nước đổ tiền của đầu tư chính phủ vào xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở công nghiệp lớn ở vùng nghèo trong chương trình Phát triển Miền Tây vĩ đại. Việt Nam cũng dùng tài lực của cơ chế nhà nước để sửa chữa một số sai lệch của cơ chế thị trường như tiến hành trợ giá cước vận chuyển cho một số hàng hoá, vật tư thiết yếu như phân bón,

218

Page 219: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

dầu hỏa, sách vở; cung cấp tín dụng cho người nghèo; xây dựng các công trình phúc lợi căn bản để tạo điều kiện cho họ tiếp cận với tài nguyên và thị trường.

Có quốc gia như Hàn Quốc trong chương trình Làng mới, dùng phần nhỏ vật tư của nhà nước để khơi dậy tinh thần đoàn kết tập thể, tinh thần tự hào của cộng đồng, khuyến khích nông dân áp dụng cơ chế cộng đồng để xoá đói nghèo, xây dựng nông thôn. Mỗi cách làm có mặt mạnh và mặt yếu của mình, và mỗi giải pháp đem lại thành công cho từng hoàn cảnh, từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Vấn đề chậm phát triển.

Có biết bao nhà học giả, nhà lý luận đã bàn về vấn đề phát triển, giải thích câu hỏi muôn đời là tại sao nước này giàu, nước khác nghèo, tại sao quốc gia này phát triển nhanh, quốc gia khác trì trệ, suy sụp. Tùy theo con mắt của nhà kinh tế, chính trị, nhân chủng, địa lý, đạo đức,…người ta có cách trả lời khác nhau cho những câu hỏi này. Có thể coi sự phát triển không đều của công nghệ, của lực lượng sản xuất, của năng suất lao động là nguyên nhân; cũng có thể nói về sự phân bố không đều về tài nguyên tự nhiên, điều kiện tự nhiên ban đầu giữa các quốc gia; cũng từng có ý kiến về sự khác biệt chủng tộc, lợi thế di truyền; có nhiều lời kết tội về tội ác bóc lột, đàn áp của nhóm người này với nhóm người khác; người ta qui kết cả cho thể chế, cho văn hoá, và ngày nay cho cả thị trường,…Nếu chỉ xem xét về câu chuyện cơ chế của chúng ta, rõ ràng cũng có sự lý giải thú vị về phát triển chậm của một số quốc gia.

Theo góc độ cơ chế nhà nước, lý do có thể được nêu ra là sự lựa chọn, giám sát đội ngũ lãnh đạo kém hiệu quả, hệ thống pháp luật kém phát triển; sai lạc hoặc mơ hồ trong lý luận, chiến lược phát triển; chậm trễ, lạc hậu trong cải cách hệ thống hành chính; cơ chế tài chính yếu kém; không có cơ chế phát huy nhân tài, phát triển tài nguyên con người kém hiệu quả; mô hình tổ chức quản lý bất hợp lý, cơ cấu đầu tư công cộng lãng phí, chính sách vĩ mô sai lầm, không ổn định,...

Theo cơ chế thị trường, nguyên nhân nêu ra lại là chính sách cản trở hoạt động kinh doanh, thị trường hàng hoá dịch vụ không thông thoáng; các thị trường vốn, lao động, đất đai chưa hình thành và vận hành hoàn chỉnh, cạnh tranh giữa các thành viên tham gia kinh doanh mất công bằng; kết cấu hạ tầng và dịch vụ kém làm chi phí giao dịch của các thị trường hàng hoá cao; hoạt động trọng tài giải quyết tranh chấp và gian lận thương mại kém làm tăng rủi ro trong kinh doanh;

219

Page 220: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

công tác kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng yếu, khả năng đầu tư kém nên khả năng cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ thấp…

Theo cơ chế cộng đồng, thái độ kỳ thị doanh nhân, năng lực phối hợp giữa các cơ quan chính phủ kém, việc kết nối giữa chính phủ và nhân dân kém, khả năng hợp tác liên kết giữa dân với nhau và giữa các tác nhân tham gia hoạt động kém; chia rẽ sắc tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ chính trị, chia rẽ giai tầng trong xã hội; năng lực đàm phán và đối ngoại với cộng đồng quốc tế yếu, vị thế quốc tế bị cô lập, hoặc không được tin cậy, không được ưu tiên, hoặc phải chịu đối xử bất công, bị cô lập, cấm vận, …

Nếu cả ba cơ chế vận hành có hiệu quả thì nền văn minh, quốc gia, cộng đồng sẽ phát triển nhanh và vững bền.

Hộp 51. Sự đời vật đổi sao dời, bao nền văn minh, bao đế quốc từng sáng lên rồi tàn lụi

Từ khi loài người bước đi những bước chân đầu tiên trên trái đất ở lục địa châu Phi hàng triệu năm trước cho đến hôm nay, biết bao nền văn minh đã từng rực sáng. 5000 năm trước Công nguyên (TCN), nền văn minh Sumer ra đời trên lãnh thổ Irắc ngày nay; 3.100 TCN, vương quốc Ai Cập ra đời; từ 3000 TCN, kéo dài gần 1500 năm là nền văn minh Minoan trên đảo Crete Địa Trung Hải; 2500 TCN, văn minh ấn Độ phát triển ở Pakistăng; những năm 1500 TCN, các nền văn minh lớn nhà Thương xuất hiện ở Trung Quốc; 1200 TCN, hai nền văn minh phát triển rực rỡ ở Nam Mỹ là Chavin miền Trung Andes và văn minh Olmec ở Mecxicô; 700-800 TCN, miền Trung nước ý nổi lên nền văn minh thành phố mở đầu cho đế quốc La Mã thống trị cả Châu âu và Bắc Phi suốt 700 năm sau; 500-600 TCN, chứng kiến sự phát triển của các thành phố và đô thị Trung á và đế quốc Ba Tư ra đời trên đất Iran ngày nay kéo dài suốt 1000 năm, trong khi Hy lạp hình thành các liên hiệp thành phố-quốc gia lớn mạnh cho tới thế kỷ thứ 4; 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc; năm 600, đế quốc Arập ra đời trải rộng từ châu âu sang châu á, Bắc Phi; 300 TCN đến 1500 là thời kỳ của Đế quốc Maya hùng mạnh chiếm cứ Nam Mỹ từ Mexico đến Guatemala; 300-1400, Đế quốc Byzantine trải dài từ Bắc Phi sang Tây Ban Nha tới Ba Tư; 1167-1405, Đế quốc Mông Nguyên chiếm Trung Quốc, Trung á, Nam Nga và Đông âu. Những năm 1400, Đế quốc Inca từ Andes lan rộng đến Bolivia và Chilê; 1300-1600, Đế quốc ốtôman ra đời trên tro tàn của đế quốc Bizantine ở Thổ Nhĩ Kỳ rồi lan rộng ra Tây á, Đông Nam

220

Page 221: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

âu, Bắc Phi, Irắc; 1400-1600 ở Châu Phi, Đế quốc Songhai chiếm cứ Mali, Sahara, và nhiều xứ khác; 1804, Napoleon đăng quang Hoàng đế Pháp và tiến đánh áo, Phổ, Nga, xây dựng đế quốc chiếm hết Tây âu trong 15 năm. Nửa sau thế kỷ 19, đế quốc Anh, Pháp chiếm cứ thuộc địa rộng lớn ở châu Phi, châu á; sau đó là Phát xít Đức từng chiếm đóng Châu âu, Bắc Phi; Pháp xít Nhật chiếm Trung Quốc, Đông Nam á. Sau năm 1945, phe XHCN từng hình thành một khối các quốc gia hùng mạnh liên kết kinh tế và quân sự gồm cả Đông Âu, Liên Xô và Cu Ba, Việt Nam. Cuối thế kỷ 20, chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ trở thành cường quốc chính về kinh tế và quân sự đóng vai trò “sen đầm quốc tế”. (Nguồn: Lịch sử Thế giới, NXB Văn Hoá, 1996)

Vấn đề phúc lợi xã hội.

Trong xã hội luôn có nhiều người thiệt thòi, yếu kém và bất kỳ ai cũng sẽ có lúc già yếu, ốm đau. Khi không lo được cho bản thân, con người cần có sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng. Mỗi nhà nước, mỗi cộng đồng áp dụng một cơ chế khác nhau để giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội. Giải pháp của cơ chế nhà nước được nhiều quốc gia áp dụng. Các nước theo CNXH dân chủ đánh thuế cao của người giàu, người đang làm việc khỏe mạnh, phân phối lại cho những lớp người khó khăn, trẻ em và người già yếu. Nước theo mô hình CNXH hiện thực chuyển thẳng một phần ngân sách của nhà nước thu từ các lĩnh vực làm ăn có hiệu quả sang chi cho các lĩnh vực không có lợi nhuận kinh tế mà phục vụ mục tiêu an sinh xã hội.

Hộp 52. Thụy Điển dùng cơ chế nhà nước để cung cấp phúc lợi xã hội

Thụy Điển dùng thuế để điều tiết công bằng thu nhập thông qua hệ thống an sinh xã hội phục vụ cho toàn dân bất kể thu nhập và nghề nghiệp. Ngoài phần trợ cấp bắt buộc, có thêm phần tự nguyện bổ sung để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hệ thống này cung cấp bảo hiểm và trợ cấp chăm sóc sức khỏe y tế; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động cho mọi người. Các khoản trợ cấp độc lập với tiền lương để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Để chăm lo cho phúc lợi của nhân dân, nhà nước đầu tư cho phúc lợi xã hội và y tế công cộng tới 38% GDP đất nước, đúng đầu thế giới.

Chính sách xã hội của nhà nước đảm nhiệm nhiều lĩnh vực như về chăm sóc y tế, khi ốm đau mọi người chỉ phải trả một khoản chi nhất định, chi phí vượt mức sẽ do bảo hiểm công cộng trả, những căn bệnh chi phí quá tốn kém được miễn phí, người lao động ốm được nghỉ hưởng nguyên lương, 13 ngày nghỉ đầu do chủ sử dụng lao động trả, sau đó do bảo hiểm nhà nước trả.

221

Page 222: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Về chăm sóc trẻ em và giáo dục, cha mẹ được trợ cấp 15 tháng lương và được nghỉ một phần thời gian để trông con đến khi con lên 12 tuổi với số ngày nghỉ tối đa 120 ngày/năm. Mẹ được kiểm tra và tư vấn sức khỏe miễn phí trước và sau khi sinh. Con được gửi và chăm sóc miễn phí tại nhà trẻ cộng đồng. Gia đình có con nhỏ có thể xin trợ cấp nhà ở. Giáo dục phổ cập và miễn phí ở cấp phổ thông. Người lao động được trợ cấp và nghỉ việc để tham dự tập huấn nâng cao tay nghề. Giáo dục đại học cũng miễn phí cho toàn dân, người lao động được hưởng trợ cấp trong thời gian học đại học và trên đại học.

Về hưu và thất nghiệp, người lao động được chọn thời gian về hưu trong khoảng 60-70 tuổi. Mức lương hưu do quĩ phúc lợi trả bằng 60-70% thu nhập trung bình của 15 năm có mức lương cao nhất trong đời lao động. Trợ cấp thất nghiệp tương đương 75% lương định kỳ trong 3000 ngày. Với người trong độ tuổi 55-64 là 450 ngày. Những người mất việc do thiếu việc làm và có hoàn cảnh khó khăn sẽ được chính phủ trợ cấp để nhận toàn bộ tiền lương trong thời kỳ quá độ. (Nguồn: ân Đ. V., Thành , V. T. (chủ biên) và tập thể tác giả. NXB Thống kê, Hà Nội-2002.)

Hộp 53. Singapore áp dụng cơ chế cộng đồng giải quyết phúc lợi xã hội

Công cụ để Singapore thực hiện chính sách khuyến khích nhân dân tự để giành cho tương lai gia đình mình là Quĩ Tiết kiệm Trung ương. Đây là hệ thống tiết kiệm an sinh xã hội do nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp cùng đóng góp. Chính phủ thu thêm tỷ lệ nhất định từ lương để đóng vào quĩ nhà ở và một phần cho dịch vụ chăm sóc y tế và lương hưu.

Về nhà ở, người lao động được mua trả trước 20% và dùng quỹ này trả góp nhà trong thời gian 20 năm. Về y tế, quĩ cho phép chăm sóc sức khỏe cho cả già trẻ lớn bé trong gia đình. Doanh nghiệp trả phần trợ cấp ốm đau và bảo hiểm mất khả năng làm việc cho người lao động. Qũi do người lao động để giành càng nhiều càng được sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cao hơn. Quỹ được điều chỉnh năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn đảm bảo để mức lương còn lại của công nhân vẫn tăng dần. Đến 1985, mức thu lên cao nhất đến 25% cho nhà ở và 6% cho y tế.

Năm 1996, Singapore có 125 nghìn nhà thuộc Quĩ nhà ở, trong đó 9% còn thuê, hơn 91% đã được chủ mua đứt. Mọi người lao động đều có vốn tiết kiệm hưu trí, sau khi chết, quĩ được chi trả theo di chúc. Đây là công cụ quan trọng thu hút nội lực của nhân dân tham gia phúc lợi xã hội và duy trì ổn định xã hội giúp kinh tế Singapore tăng trưởng đều đặn suốt 30 năm, trở thành một quốc gia công nghiệp trong thời gian ngắn với mức công bằng xã hội vào loại cao nhất trên thế giới. Những người không thắng thế trong xã hội thị trường vẫn có thể yên tâm tận hưởng cuộc sống yên bình không sợ rủi ro trong cạnh tranh. Những người muốn

222

Page 223: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tiêu sài có thể bán tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu. Những người thành đạt yên tâm sống đầy đủ bằng tiền lương và tiếp tục đầu tư mở rộng tài sản của mình để lại cho con cháu. (Nguồn: Diệu L. Q. NXB Trẻ, 2001)

Ví dụ cho mô hình này là nước Anh

dưới thời chính phủ Công đảng và Thụy Điển dưới thời Thủ tướng Ôlốp Panmơ.

Từ ngàn xưa, khi cơ chế cộng đồng là công cụ duy nhất được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội, thì mạng lưới an sinh xã hội theo cơ chế cộng đồng đã tỏ ra rất hiệu quả. Mỗi cá nhân khi còn trẻ khỏe đã có biện pháp tích luỹ thông qua gia đình, cộng đồng để chuẩn bị cho hoạt động phúc lợi xã hội cho bản thân trong tương lai và cho người thân gặp khó khăn. Trong một số quốc gia ngày nay, cơ chế cộng đồng cũng được huy động để giải quyết vấn đề an sinh xã hội một cách hiệu quả. Điển hình của giải pháp này là trường hợp Singapore xây dựng quĩ tiết kiệm toàn dân để chi trả lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp nhà ở,…cho mọi người tham gia đóng góp. Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chế độ làm việc suốt đời, với trách nhiệm trợ cấp đào tạo, nhà ở, chăm sức khỏe, về hưu, thất nghiệp… cho người làm công của mình như những cộng đồng hoàn chỉnh.

Trong nhiều quốc gia khác, cơ chế thị trường được áp dụng rộng rãi để thoả mãn nhu cầu của con người về an sinh xã hội. Các công ty bảo hiểm là công cụ chính để “kinh doanh rủi ro”, và phòng chống khó khăn tương lai. Có đủ loại bảo hiểm về hưu trí, ốm đau, thương tật, tai nạn, thất nghiệp…cho các thời kỳ khó khăn của con người; cho đầu tư phát triển năng lực con người,… nhiều nhà nước có chính sách bắt buộc các cơ quan, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp… cho người lao động của mình và để mọi người tự giác mua bảo hiểm tính mạng, bảo hiểm phòng chống rủi ro, giành dụm cho đầu tư tương lai. Gánh nặng về phúc lợi xã hội được chuyển cho cơ chế thị trường giải quyết.

Trong hoạt động xã hội.

Vấn đề khủng bố quốc tế.

223

Page 224: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Hoạt động khủng bố là những hành động bạo lực nhắm vào thường dân vô tội không vũ trang nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau:

- Khủng bố nhằm mục đích đe doạ, buộc nhân dân khuất phục tuân theo thế lực nắm bạo lực: đây là loại khủng bố thường được các nhà nước độc tài và các tổ chức khủng bố, tội phạm quốc tế cũng áp dụng. Các hoạt động khủng bố kiểu này thường nhằm thi hành những loại luật và nhục hình vô nhân đạo như luật đàn áp dân chủ của các chính

quyền phát xít, chính thể độc tài, đàn áp tôn giáo của một số chính quyền phong kiến,… Các tổ chức tội phạm cũng dùng biện pháp này để áp đặt các loại “luật rừng” như luật Omerta của Mafia.

- Khủng bố kèm theo và nhằm ép buộc thực hiện yêu sách: là loại khủng bố thường được các tổ chức tội phạm thực hiện và một số nhà nước cũng đôi khi sử dụng. Các hình thức bắt, hành hình con tin, đánh vào dân lành ở hậu phương quân địch,… để đòi hỏi đáp ứng các yêu sách kinh tế, chính trị. Nếu xét theo hình thức thực hiện thì việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaky và Hirosima buộc Nhật đầu hàng, cũng có dáng dấp loại này.

- Khủng bố nhằm gây tiếng vang, truyền đạt một tuyên bố: thường được các tổ chức khủng bố chính trị thực hiện trong hoàn cảnh tuyệt vọng hoặc khủng hoảng, đôi khi một số chính quyền cũng áp dụng. Đó là trường hợp Binladen và tổ chức Elqueda tấn công tòa nhà thương mại quốc tế ở Mỹ, chính quyền Taliban phá hoại các pho tượng Phật cổ khổng lồ ở Afganistan, các vụ đánh bom của các lực lượng cực đoan Palestin nhắm vào thường dân Israel.

Xét từ cách nhìn về 3 cơ chế thì khủng bố xảy ra do nguyên nhân nào?

- Khi coi khủng bố có nguyên nhân nhà nước, một số chính khách cho rằng chính sách sai lầm, tình trạng chính trị bất ổn, cơ chế quản lý không dân chủ, lý thuyết phát triển sai lạc của một số nhà nước và tổ chức là nguyên nhân của nguy cơ khủng bố. Một ví dụ cho cách nhìn nhận này là tuyên bố của Mỹ về một số nhà nước như Irắc, Iran, Bắc Triều tiên và ápganistăng bị coi là “trục ác quỉ”. Hiện nay trong quan hệ quốc tế và nhiều quốc gia đang áp dụng các giải pháp theo cơ chế nhà nước để giải quyết vấn đề khủng bố.

224

Page 225: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Nếu tìm nguyên nhân từ cơ chế cộng đồng thì khủng bố là một cách “thương lượng cứng rắn”, gây sức ép buộc đối phương trong điều kiện không tương đương về thế lực với đối phương, là cách bày tỏ sự phản kháng một cách tiêu cực, trong hoàn cảnh không tồn tại một cơ chế đối thoại chính thức và hợp lý. Giải thích theo hướng này cho những mâu thuẫn quốc tế là Lý thuyết về “Sự va chạm của các nền văn minh” của Huntington, theo đó, các cuộc chiến tranh, các xung đột lớn trên thế giới xuất hiện do mâu thuẫn, sự khác biệt, sự tranh chấp ảnh hưởng của các “nền văn hoá”, các “nền văn minh” khác nhau: Âu Mỹ- Thiên chúa giáo, á Đông -Phật giáo và Trung Đông - Hồi giáo. Một lý thuyết khác là thuyết dân số mô tả sự xung đột tất yếu giữa những xã hội ở các nước công nghiệp phát triển nhanh hơn, văn minh hơn, có mức sống cao hơn nhưng lại có tỷ lệ sinh thấp, thiếu lao động, tuổi trung bình ngày càng già cỗi, dân số ngừng tăng trưởng với bên kia là các xã hội phát triển chậm hơn ở các nền kinh tế nông nghiệp, nghèo khổ hơn nhưng lại sinh đẻ nhiều, tăng trưởng dân số nhanh, thừa lao động, tuổi trung bình trẻ. Các nhà lý luận theo chủ nghĩa Mác kinh điển lý giải nguyên nhân là những mâu thuẫn mang tính đối kháng từ giác độ đấu tranh giai cấp. Ví dụ, sự đàn áp, bóc lột của tư bản công nghiệp với giai cấp lao động ở cả các nước công nghiệp và các nước chậm phát triển như một kiểu “thuộc địa” của “chủ nghĩa thực dân mới”.

- Nếu tìm nguyên nhân từ cơ chế thị trường, người ta thường giải thích những mâu thuẫn và tình trạng bạo lực là do tình trạng chênh lệch thu nhập kinh tế, bất công và các mất công bằng trong thương mại giữa các khu vực, các quốc gia trên thế giới.

Mỗi cách nhìn nhận nguyên nhân khác nhau sẽ đề ra các phương thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Khi khói bụi chưa tan từ toà tháp đôi sụp đổ của Trung Tâm Thương mại New York thì các chính khách Mỹ đã nhanh chóng vạch ra những mục tiêu tiến công cụ thể tại một số quốc gia khác trên thế giới với mục tiêu không chỉ là tìm bắt và tiêu diệt lực lượng khủng bố mà còn là thay đổi hẳn chính thể đối địch, cơ chế nhà nước được khẳng định là giải pháp chính giải quyết vấn đề.

Hộp 54. Dùng cơ chế cộng đồng để chống lại Luật cộng

225

Page 226: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

đồng của Mafia

Một trong những trở ngại lớn trong quá trình chống lại các tổ chức mafia là Luật Im lặng (Ômerta), xử lý những kẻ khai báo một cách tàn bạo. Tên trim Toto Riina tuyên bố trừng trị gia đình của những kẻ vi phạm “đến 20 đời, bắt đầu tư” những đứa trẻ lên 6 tuổi”. Chúng không nói suông. Khi thẩm phán Falcone tấn công trực diện các băng đảng ở Panlecmô, tên trùm Brusca đã trực tiếp điểm hoả trái bom cài trên đường giết chế hai vợ chồng thẩm phán và 3 cận vệ. Sau khi bị bắt, Brusca vẫn trực tiếp điều hành mạng lưới từ trong tù. Khi bị một tên đồng bọn khai báo tội giết ông thẩm phán, Brusca đã chỉ đạo đồng bọn bắt con trai mới 11 tuổi của kẻ phản bội và giết chết cháu sau 2 năm tra tấn để gây sức ép bắt tên này rút lại lời khai.

Chỉ áp dụng các biện pháp theo cơ chế nhà nước như bắt giữ, xét xử các thành viên Mafia là rất khó khăn vì không có chứng cơ buộc tội. Muốn phá vỡ Luật Ômerta, người em gái của thẩm phán Falcone đã thành lập một tổ chức làm công tác giáo dục, tuyên truyền tinh thần chống lại Mafia trong giới thiếu niên sinh trưởng trong các khu phố nghèo của hai thành phố hậu phương của Mafia là Palecmô và Catane. Chính phủ ý cũng thay đổi luật, áp dụng chính sách tha thứ cho mọi tên Mafia nếu khai báo thành khẩn. Luật mới ra đời vấp phải sự chống đối của đông đảo nhân dân đòi hỏi phán xử công bằng với những tên tội phạm gây nhiều tội ác.

Tuy nhiên, giải pháp mang tính cộng đồng này đã phá vỡ sự im lặng đáng sợ của Luật Ômeta. Gần 2000 tên Mafia quan trọng đã ra khai báo và nhận được trợ cấp tiền bạc và sự bảo vệ tính mạng tuyệt đối của chính phủ. Cảnh sát phải bảo vệ đến 3000 người gồm những kẻ hối cải và gia đình. Thẩm phán mới tuyên bố: “Trả lại tự do trước thời hạn cho những tên Mafia nguy hiểm thường gây sốc cho dư luận. Thế nhưng chúng ta không thể chiến thắng được Mafia nếu không có sự khai báo của những kẻ hối cải.” (Nguồn: An ninh Thế giới 10/6/2004).

Trong khi đó, đương đầu với hàng loạt vụ phá hoại bằng chất nổ và các đợt biểu tình phản kháng của nông dân ở một số vùng nông thôn, chính phủ Trung Quốc kiên quyết vạch ra chương trình “phát triển Miền Tây” to lớn, tập trung mở mang kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh thương mại, nhằm thu hút đầu tư về các vùng chậm phát triển của đất nước, dùng cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường giải quyết mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị, giữa Miền Đông hiện đại và Miền Tây lạc hậu.

ở Việt Nam, khi xảy ra những cuộc biểu tình của nhân dân và phá phách của các phần tử quá khích tại một số địa phương Tây Nguyên, cơ chế cộng đồng là biện pháp chính để giải quyết mâu thuẫn một cách mềm dẻo. Các tổ công tác do cán bộ dân tộc tham gia về từng bản làng giải thích, động viên nhân dân trở về ổn định làm ăn. Những khó khăn yêu cầu cấp thiết của dân như tham nhũng, tranh chấp

226

Page 227: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

đất đai, thiếu lương thực, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu nhà ở từng bước được giải quyết. Cơ bản hơn, việc phân chia lại đất đai được thực hiện. Bước tiếp theo là các đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất.

Cũng giống như mọi vấn đề kinh tế xã hội khác, vấn đề khủng bố và bất ổn chính trị có thể được giải quyết theo nhiều cách khác nhau, và tốt nhất vẫn là phối hợp các cơ chế để có thể đạt kết quả một cách vững bền.

Vấn đề tôn giáo

Mục tiêu muôn đời của hoạt động tôn giáo là vận động truyền giáo. Các nhà tu hành trên khắp thế giới dùng chính tấm gương hy sinh tốt đẹp của mình, dùng lời lẽ rao giảng kinh lễ để thuyết phục tín đồ, an ủi động viên họ tin vào tín ngưỡng để vượt qua mọi thử thách trở ngại của cuộc sống, để vươn đến sự toàn thiện, đến hạnh phúc vĩnh hằng. Họ chữa bệnh, giúp người tật nguyền, động viên người nghèo, khuyên răn người có tội, cố gắng tỏa sáng cho cộng đồng và dùng cộng đồng giáo dân để cảm hoá cộng đồng nhân loại. Tuy cơ chế cộng đồng hàng ngày hàng giờ giúp cho tôn giáo tiếp tục duy trì và phát triển đúng với bản chất của hoạt động tôn giáo nhưng trong lịch sử, cả ba cơ chế vẫn được sử dụng rộng rãi trong hoạt động truyền giáo và hành đạo.

Trước tiên là cơ chế thị trường kết hợp với cơ chế cộng đồng. Các giáo sỹ phương Tây đặt chân lên các làng chài ven biển đầu tiên đã dùng quà cáp, hàng hoá để trao đổi, làm quen, thu phục những giáo dân đầu tiên. Chiếc gương, cái lược, cuộn chỉ, tấm vải vừa cho, vừa bán tạo nên quan hệ giao thương và sự tin cậy giữa con người của hai thế giới. Từng bước, các giáo sỹ trên thuyền buôn và cùng các đoàn vận tải của nhà buôn thâm nhập vào các lục địa mới. Các mối quan hệ với triều đình, quan lại quí tộc được thiết lập. Khó mà biết được những món quà tặng lạ đời như đồng hồ, kính viễn vọng, súng tay hay quyển kinh thánh đã giúp cho các lái buôn và nhà truyền đạo phương tây thiết lập được các nhà thờ và cửa hàng buôn bán đầu tiên tại các nước đang phát triển. Ngay cả ngày nay, các nhà truyền đạo vẫn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sức mạnh viện trợ của các dự án nhân đạo tôn giáo. Tiền từ các hoạt động kinh doanh vẫn là công cụ quan trọng cho các thày tu “phóng tài hoá thu nhân tâm”. Chiến thuật này cũng giống như cách làm thông thường của nhiều nhà chính trị.

227

Page 228: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Và cũng giống như các nhà chính trị, cơ chế nhà nước thường được tôn giáo sử dụng một cách phổ biến. Khoảng những năm 620, Thánh Môhamét, người sáng lập đạo Islam vừa là lãnh tụ tôn giáo, thống soái quân sự, thủ lĩnh chính trị, vừa là pháp quan tối cao của nhà nước “Công xã Muslim” đã lãnh đạo 1 vạn quân Hồi giáo đánh chiếm thánh địa Meca và thống nhất Bán đảo Arập. Các Haripha kế vị ông sau này tiếp tục sự nghiệp vừa truyền đạo vừa bành trướng thế lực đã xây dựng một đế quốc rộng lớn bao trùm cả ba châu lục Âu, á, Phi. Lịch sử phát triển của Thiên chúa giáo cũng thấm đầy máu và khói lửa của bao cuộc chiến tranh giữa giáo hội phương Đông (ở Côngstăngtinốp) và giáo hội phương Tây (ở La Mã), của các cuộc “thánh chiến” kéo dài 200 năm giữa giáo hội Thiên chúa giáo và Hồi giáo…Cách thức tổ chức và phạm vi hoạt động của Giáo hội Cơ đốc trong thời gian dài Trung cổ sử dụng cơ chế nhà nước bao trùm cả quyền lực của các nhà nước phong kiến Âu châu. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định rõ trên luật pháp về ranh giới không được tham gia của tôn giáo trong hoạt động chính trị, giáo dục,… nhưng không vì thế mà cơ chế nhà nước không còn là công cụ quan trọng của hoạt động tâm linh.

Vấn đề dân tộc

Đối với dân tộc, xét về khía cạnh quốc gia, cơ chế nhà nước là thông dụng để bảo vệ chủ quyền độc lập; xét về khía cạnh chủng tộc, cơ chế cộng đồng được chú trọng để bảo vệ văn hoá cổ truyền. Tuy nhiên, cũng như đối với các vấn đề xã hội khác, cả ba cơ chế đều đóng vai trò quan trọng, tạo ra các lựa chọn tổng hợp khi cần có những giải pháp giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra. Một dân tộc chỉ tồn tại khi giữ được bản sắc văn hoá, tinh thần riêng biệt. Trong lịch sử có nhiều kẻ chiến thắng bằng vũ lực nhưng lại bị đồng hoá bởi những nền văn minh, những nền văn hoá mạnh hơn, đẹp hơn. Để đồng hoá triệt để dân tộc khác bằng văn hoá, cơ chế nhà nước thường được sử dụng hỗ trợ và phối hợp chặt với cơ chế cộng đồng và thị trường.

Trong hơn 1 nghìn năm xâm lược Việt Nam, phong kiến Trung Quốc thông qua chính quyền đô hộ thực hiện nhiều biện pháp truyền bá văn hoá Trung Hoa. Thái thú Sĩ Nhiếp đưa hàng trăm sĩ phu Trung Quốc sang Việt Nam truyền bá Hán học và Nho giáo ở Giao Châu. Tiếng Hán, chữ Hán được đưa vào làm văn tự chính thức. Tích Quang và Nhâm Diên bắt người Việt phải theo lễ nghĩa Trung Hoa từ cách ăn mặc đến tập tục cưới hỏi, qua đó truyền vào Việt Nam Đạo Giáo và đạo Phật. Cao Biền tuyên truyền qua việc trấn yểm các huyệt mạch nước Nam. Nhiều đợt di dân từ phương Bắc được tiến hành để góp phần thay đổi cơ cấu cộng đồng. Để tránh bị “đồng hoá ngược”, cộng đồng di cư phương Bắc cũng thực hiện nghiêm ngặt nhiều qui tắc như duy trì tiếng nói chữ viết, hệ thống giáo dục của

228

Page 229: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

mình, xây dựng đền chùa duy trì lễ tết cổ truyền, chỉ cho con trai lấy vợ khác dân tộc, không cho con gái lấy người bản địa,…

Các biện pháp trên chủ yếu dùng cơ chế cộng đồng, nhưng cơ chế nhà nước được dùng mạnh mẽ để làm nền tảng cho các hoạt động cộng đồng. Mã Viện lập các ấp trại cho binh lính ra làm ruộng gọi là “Mã lưu dân”, giết hại hàng vạn dân, bắt đày sang Trung Quốc hơn 300 thủ lĩnh quí tộc Việt. Nhà Ngô bắt đưa hàng nghìn, hàng vạn trai tráng sang Trung Quốc làm nô lệ, đưa hàng ngàn thợ thủ công Việt Nam sang xây dựng kinh đô Kiến nghiệp của Trung Quốc, tiến hành phá huỷ trống đồng-biểu tượng của văn hoá Lạc Việt, chôn cột đồng để răn đe người Việt.

Ngay từ thời xa xưa ấy, cơ chế thị trường đã được sử dụng để khống chế, bóc lột dân tộc thuộc địa. Ngoài việc thu cống phẩm, tô thuế và lao dịch theo cơ chế nhà nước, chính quyền đô hộ thời nhà Đường nắm giữ độc quyền sản xuất và bán muối và sắt, bán ra với giá cắt cổ hai mặt hàng không thể thiếu được cho cuộc sống. Đường xá cầu cống được cải tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương buôn bán, lái buôn Trung Quốc là những người hưởng lợi chính trong hoạt động thị trường mở mang102.

Chính nguy cơ đồng hoá dân tộc đã thúc đẩy tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lời hịch truyền của Vua Quang Trung năm Mậu Thân hàng ngàn năm sau thời kỳ “Bắc thuộc” vẫn sôi sục một nỗi quyết tâm bảo vệ bản sắc dân tộc:

“Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng

Đánh cho Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”

Đánh thắng quân xâm lược, vua Quang Trung lập tức cho dùng tiếng Việt, chữ Nôm trong hoạt động chính thức của nhà nước và giáo dục, chủ trương khôi phục và phát triển văn hoá dân tộc. Chiến thắng của dân tộc Việt trước nạn đồng hoá Phương Bắc không chỉ gắn liền với những chiến công Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa,… mà còn bắt nguồn từ những “chiến công” của cơ chế cộng đồng, cơ chế thị trường: suốt hơn một nghìn năm đô hộ, không một triều đại phương Bắc nào có thể thiết lập được hệ thống cai trị đến cấp làng xã người Việt, nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn và toàn bộ cộng đồng cơ sở do người Việt với nền văn hoá dân tộc mạnh mẽ của mình làm chủ, đẩy lùi ảnh hưởng văn hoá ngoại lai. Chẳng những thế các cộng đồng di cư từ phương Bắc xuống lại từng bước hội nhập trở

102 Quýnh, T. H.; Doãn, P. Đ.; Minh, N. C. 2000

229

Page 230: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thành thành viên dân tộc, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam với các họ tộc mới như họ Lý, họ Lại, họ Nguyễn, họ Đỗ, họ Võ... 103.

Vấn đề gia đình

Giống như tôn giáo, vấn đề gia đình có vẻ gắn với cơ chế cộng đồng một cách bản chất. Tuy nhiên những vấn đề của gia đình thực ra lại là chuyện quốc gia đại sự. Một ví dụ dễ thấy là sự lựa chọn cơ chế quản lý sinh đẻ kế hoạch ở một nước đang phát triển. Đã là nước nghèo, hầu hết đều trải qua giai đoạn thừa người, thiếu đất, cùng với các nguyên nhân khác, đông dân vẫn thường đi liền với đói nghèo và lạc hậu. Trung Quốc là nơi có tới 1/6 dân cư nhân loại sinh sống đã chọn nhiều cơ chế khác nhau để khắc phục tình trạng này.

Trung Hoa là quốc gia đang đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, nên cơ chế cộng đồng vẫn đóng vai trò quan trọng tự nhiên trong việc vận hành hoạt động xã hội. Đông con là cách tốt để tạo ra sức lao động của mọi nền kinh tế tiểu nông, để đối phó với rủi ro nòi giống do bệnh tật, chiến tranh, là cách mở rộng ảnh hưởng xã hội trong cộng đồng,…

Đứng trước sự bất lực của cơ chế cộng đồng ở Trung Quốc, cơ chế nhà nước vào cuộc và thế là “chính sách một con” ra đời. Đây là kỷ luật thép cho toàn dân, mỗi gia đình chỉ được phép có một con, đứa con thứ hai không được xã hội công nhận và bố mẹ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc vì sai lầm này. Cơ chế này vận hành một cách khó khăn với biết bao mồ hôi và nước mắt, nhưng đang từng bước hạ thấp mức tăng dân số của đất nước khổng lồ này. Tất nhiên, cách điều hành này cũng gây ra những phản ứng phụ không nhỏ. Để duy trì dòng họ, các đôi vợ chồng trẻ sau khi siêu âm thấy có khả năng đẻ con gái thường tìm cách phá thai dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính trong xã hội tương lai. Vào năm 2020, khi thế hệ này lớn lên, Trung Quốc sẽ thiếu 40 triệu phụ nữ và trở thành “thị trường” cho hàng triệu cô dâu “nhập khẩu” từ các nước lân cận, lan truyền sự mất cân bằng sinh học này ra cho thế giới gánh chịu. Nếu kéo dài chính sách này, thế hệ những đứa con một sẽ là thế hệ những con người không có họ hàng gần, không anh em ruột, anh em họ, không cô, dì, chú, bác,… quan hệ họ hàng cổ truyền thiêng liêng của Trung Hoa bị phá vỡ. Những đứa con một được hưởng mọi tài sản và gánh mọi trách nhiệm của gia đình, dòng họ đang trở nên béo phì, quá tải học hành… Những hệ lụy xã hội tương lai thật khó hình dung. 103 Quýnh, T. H.; Doãn, P. Đ.; Minh, N. C. 2000

230

Page 231: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tuy nhiên ở những vùng nông thôn xa xôi trên lục địa Trung Quốc bao la còn rất nhiều làng bản nơi quyền lực nhà nước không thay thế nổi cơ chế cộng đồng. Trong những cộng đồng sống du mục ở miền Viễn Tây lạc hậu, đẻ nhiều con vẫn là giải pháp bảo hiểm cho tương lai của nhiều gia đình các bộ tộc ít người. Tại đây chính sách một con vẫn là chuyện bên ngoài của những cộng đồng đã từng giữ nguyên cách sống hàng vạn năm nay. Cái vòng luẩn quẩn về đẻ nhiều-nghèo nàn vẫn nguyên trạng, góp phần làm sâu thêm khoảng cách về thu nhập với miền ven biển phía Đông giàu có.

ở Đài Loan, quá trình công nghiệp hóa thành công trong thời gian tương đối ngắn đã nhanh chóng chuyển vai trò điều tiết xã hội của cơ chế cộng đồng sang cho cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường đã tạo nên tình trạng sinh đẻ quá tốn kém. Một đứa trẻ ra đời đòi hỏi bố mẹ chúng phải chi phí rất lớn cho nuôi nấng, ăn học, chăm sóc y tế. Nhưng tốn kém nhất mà nhiều người không gánh chịu được là thời gian. Trong một xã hội công nghiệp, thời gian thực sự trở thành vàng bạc, chi phí cơ hội của các bậc cha mẹ trở nên đắt đến mức nếu phải nghỉ làm việc để sinh đẻ, chăm sóc nuôi dạy con cái sẽ phải tương đương việc đánh mất một gia tài khổng lồ. Ngoài ra là sự hy sinh các nhu cầu học hành, giải trí,… đã trở nên thiết yếu trong xã hội thu nhập cao. Và thế là như mọi xã hội công nghiệp khác, sinh đẻ có kế hoạch trở thành qui luật tự giác của mọi cá nhân và mọi gia đình. Nhà nước lo đi làm việc khác. Mặt trái của thắng lợi này là nguy cơ tụt giảm mức tăng dân số đến dưới mức tự phục hồi, nhiều quốc gia công nghiệp đã rơi vào nguy cơ giảm dân số tự nhiên. Lao động xã hội phải thay thế bằng lực lượng nhập khẩu, cân bằng sinh tồn tất yếu bù bằng di dân cơ học từ ngoài vào, dẫn đến các xáo trộn và mâu thuẫn về văn hoá, xã hội.

Việt Nam là một nước nhỏ đất nhưng cũng đông dân. Việt Nam cũng là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trong đó cơ chế cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây, câu chuyện kế hoạch hoá gia đình của đất nước nghèo nàn này trở thành huyền thoại trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số hiện nay chỉ ở mức 1,3%/năm; tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 42/1000 trẻ đẻ sống. Năm 1998, Liên Hiệp Quốc đã tặng giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Cây đũa thần nào đã khiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Việt nam đều đặn và nhanh chóng từ mức trung bình một phụ nữ có 3,8 người con năm 1989 giảm xuống còn 2,3 con năm 1999 ? Đó là sự phối hợp khéo léo giữa sức mạnh của cả ba cơ chế để điều chỉnh tâm lý ứng xử toàn xã hội. ở thành thị, cơ chế nhà nước khuyến khích và phạt theo chính sách “tối đa hai con” có tác dụng nhất định, định hướng khối viên chức.

Cùng với sự cải thiện rõ rệt thu nhập trong quá trình đổi mới kinh tế, đông đảo thị dân và một phần đáng kể nông dân nhận ra hiệu ứng của cơ chế “sinh con đắt đỏ” do cơ chế thị trường đem lại. ở các vùng đồng bằng đông dân, nạn thất nghiệp, tình trạng thiếu thốn đất đai cùng với những cải thiện trong chăm sóc y tế,

231

Page 232: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nông dân có của ăn của phòng khi cơ nhỡ đã làm thay đổi cách suy nghĩ và tâm lý cộng đồng. Các cộng tác viên kế hoạch hoá gia đình sống tại thôn bản cùng với hệ thống y tế cơ sở và các cửa hàng thuốc tư nhân có mặt ở mọi hang cùng ngõ hẻm tạo nên sự phối hợp cơ chế cộng đồng, nhà nước và thị trường trong việc cung cấp kiến thức, dụng cụ tránh thai, và dịch vụ đình sản cho mọi người dân. Cho đến nay, luật lệ mới đã cho phép công dân tự quyết định chuyện kế hoạch hoá sinh đẻ của mình. Sức mạnh cơ chế tổng hợp là nguồn gốc thắng lợi của câu chuyện quản lý dân số của Việt Nam.

Trong phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế không phải là đặc quyền của cơ chế thị trường. Mỗi cơ chế có thế mạnh riêng của mình trong cung cách giải quyết những của các vấn đề kinh tế chính.

Vấn đề quản lý tài nguyên.

Để cùng nhằm mục đích điều phối và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả, công bằng và vững bền, trên thế giới, cả ba cơ chế đều được áp dụng và đem lại hiệu quả có khi giống, có khi khác nhau. Ví dụ, các nước châu á có các cách sử dụng cơ chế khác nhau để quản lý đất đai nhằm mục tiêu giải phóng tiểu nông khỏi sự bóc lột của chế độ tá điền đã kéo dài hàng ngàn năm, phát triển sản xuất nông nghiệp, giành sự ủng hộ chính trị tạo đà cho quá trình công nghiệp hoá.

Một số nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên dùng cơ chế nhà nước tiến hành cưỡng bức, tịch thu đất đai, tư liệu sản xuất của giai cấp địa chủ chia lại cho nông dân. Thêm vào đó, các biện pháp của cơ chế cộng đồng như đấu tố, cách li được áp dụng nhằm loại bỏ ưu thế chính trị, vị thế xã hội của giai cấp địa chủ ở nông thôn. Tại các nền kinh tế khác, cơ chế nhà nước được sử dụng để ban hành các sắc luật, các chính sách ủng hộ cải cách ruộng đất, cơ chế chính được sử dụng là thị trường. Nhà nước bỏ tiền ra như một hình thức bồi thường, mua lại đất của địa chủ và chia lại cho nông dân, phần lớn nguồn tiền là do viện trợ của Mỹ để tái thiết sau chiến tranh (như ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc). Phần lớn địa chủ lại dùng tiền này đầu tư mua nhà đất và chuyển ra kinh doanh tại thành phố, góp phần cho quá trình tích lũy tư bản để công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Hộp 55. Hàn Quốc xây dựng hệ thống đường cao tốc

Trong chiến tranh, Pác Chung Hy được cử sang Mỹ học sỹ quan lần đầu tiên nhìn thấy lợi ích to lớn của hệ thống đường cao tốc. Năm 1964 trở thành Tổng thống, ông sang thăm Tây Đức và rất kính phục sự thành công của hệ thống đường

232

Page 233: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cao tốc giúp nước Đức hồi phục sau chiến tranh. Trên tuyến đường 20 km từ Bonn đến Koln, xe chạy 160 km/giờ, Pắc hỏi han tỷ mỷ về cách thức xây dựng và đề nghị dừng xe hai lần để xuống xem xét kỹ mặt đường và dải phân cách.

Năm 1967, Pắc đề nghị triển khai xây dựng hệ thống đường cao tốc ở Hàn Quốc và bị mọi người, từ chuyên gia, chính phủ, đến quốc tế phản đối. Bị Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế từ chối cho vay, việc xây dựng đường chỉ trông vào ngân sách quốc gia rất èo uột khi đó. Công trình làm đường cao tốc 6 làn xe rất tốn kém, nhất là tiền bồi hoàn ở các khu gần thành phố vì đường đi qua những khu vực có tới 63% dân số cả nước sinh sống. Chỉ tính riêng cho tuyến đường Seoul-Pusan, nếu chi phí tương tự như tuyến đường ở Nhật sẽ cần 214 tỷ Won, cao hơn 30% toàn bộ ngân sách cả nước năm 1967. Đây là lượng vốn khổng lồ không thể có. Bộ Tài chính vơ vét tất cả các khoản đã chỉ cân đối nổi 33 tỷ Won, và công trình phải bó gọn trong khoản tiền đó.

Để giảm khoản chi lớn cho mua và bồi hoàn đất đai, Tổng thống Pắc trực tiếp nghiên cứu bản đồ và vạch tuyến ngắn nhất cho con đường. Sau đó ông mời giám đốc hai ngân hàng thương mại lớn nhất đến để ước lượng giá đất trên tuyến đường đã qui hoạch. Khi biết giá đất, ông mời Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, thị trưởng thành phố Seoul và một thành phố khác (là nơi có giá đất cao nhất) mà con đường sẽ đi qua đến thông báo giá và giao nhiệm vụ bí mật tiến hành mua đất dọc theo tuyến đường trong thời gian 1 tuần để cho đất không kịp lên giá. Để làm việc này, các lãnh đạo địa phương có quyền điều chỉnh chuyển đổi quỹ đất hiện có như đất nông nghiệp, đất kết cấu hạ tầng khác. Sau khi 2 thành phố trên tiến hành mua đất xong, Tổng thống mời một loạt các tỉnh trưởng trên toàn tuyến đường dự kiến đến và giao cho họ tiếp tục tiến hành mua đất theo giá đã biết. Đến cuối năm 1967, toàn bộ đất cần thiết để xây dựng đường đã được mua với giá gốc thị trường, khi giá chưa kịp lên. Khi đã có đủ đất trong tay, đầu năm 1968, tuyến đường cao tốc này được chính thức động thổ xây dựng.

Nhờ hàng loạt biện pháp tiết kiệm nghiêm ngặt trong đó một phần quan trọng là đảm bảo cơ chế thị trường, tiết kiệm tiền mua đất mà vẫn giải phóng mặt bằng nhanh chóng, tổng chi thực của đường cao tốc sau khi hoàn thành chỉ là 43 tỷ Won, (kể cả phát sinh do lạm phát mạnh lúc đó), bằng 1/5 chi phí của Nhật Bản, tuyến đường này đã chiếm kỷ lục thế giới về tiết kiệm chi phí, tốc độ xây dựng và chất lượng công trình. Sau khi đánh tan mọi hiềm nghi của mọi người, tại Hàn Quốc, lần lượt 8 tuyến đường cao tốc khác được hoàn thành trong 10 năm 1967-1977, nâng hệ thống giao thông của nước này lên mức của các quốc gia công nghiệp tiên tiến. Tác dụng của tuyến đường này với sự nghiệp hiện đại hoá và công nghiệp hoá của Hàn Quốc đã được chứng minh. Nguồn: Chung Yum Kim 1999)

Cả hai hình thức cải cách ruộng đất trên đều đem lại chung kết quả là tái lập công bằng xã hội, tạo điều kiện cho tầng lớp tá điền chuyển thành tiểu nông và chủ trang trại trong quá trình phát triển nông nghiệp thành công sau này. Tuy nhiên cách dùng bạo lực làm đổ nhiều máu và cách dùng thị trường làm tốn nhiều tiền.

233

Page 234: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khi quá trình công nghiệp hoá đã phát triển, một nhu cầu mới về điều phối tài nguyên lại xuất hiện mạnh mẽ, đó là sự cần thiết phải huy động và điều phối lại đất đai để sử dụng vào xây dựng các công trình công cộng như hệ thống giao thông hiện đại, qui hoạch và mở mang thành phố, xây dựng các khu công nghiệp hiện đại... Mỗi nền kinh tế lại có thể áp dụng các cơ chế khác nhau để thực hiện mục đích này. Trong khi các nước áp dụng kinh tế thị trường sử dụng thị trường đất đai bất động sản sẵn có để xác định giá cả, tiến hành thoả thuận và giải quyết mọi vấn đề nảy sinh bằng công cụ thị trường thì cũng có các nước dùng các cơ chế khác. Hàn Quốc là một ví dụ tiêu biểu cho việc dùng cơ chế thị trường vào những năm bắt đầu tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ quá trình công nghiệp hoá. Toàn bộ quĩ đất được dùng để xây dựng hệ thống đường cao tốc đều được nhà nước mua lại của nhân dân theo giá thị trường vào thời điểm xây dựng. Để tránh đất lên giá, Tổng thống đã tiến hành bí mật mua đất, trước khi chính thức công bố kế hoạch xây dựng.

Tại Singapore, trong khi áp dụng cơ chế thị trường để mua các vùng đất của dân xây dựng công trình phúc lợi công cộng, Thủ tướng Lý Quang Diệu nhận thấy rằng “không có lý gì để cho những chủ đất tư nhân có thể kiếm lợi từ sự tăng giá đất do sự phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng mang lại” nên xây dựng Luật cho phép chính phủ mua đất với giá được định ra cho từng thời kỳ và sau đó cố định giá vào ngày 30/11/1973, các mốc thời gian sau này là 1/1986, 1/1992 và 1/1995, như vậy một mặt, về dài hạn giá đất thu hồi vẫn được điều chỉnh từng thời gian cho sát với giá thị trường, mặt khác về ngắn hạn, khi chính phủ bồi hoàn, không bị đội giá ngay lên theo mức tăng giá đất sau khi đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong trường hợp này, cơ chế thị trường đã được cân chỉnh theo cơ chế nhà nước (Diệu L. Q. 2001).

Những năm qua, tại Trung Quốc cũng đang diễn ra quá trình xây dựng đường xá, và các công trình xây dựng mạnh mẽ phục vụ cho tốc độ phát triển nhanh của quá trình công nghiệp hoá. Khối lượng xây dựng đường của Trung Quốc những năm gần đây thậm chí cao hơn cả tốc độ phát triển đường của Mỹ những năm 1950 là thời kỳ bùng nổ của hệ thống đường cao tốc nổi tiếng của Mỹ. Để có quĩ đất khổng lồ cho các công trình xây dựng, Trung Quốc lại chủ yếu áp dụng cơ chế nhà nước. Trong suốt thập kỷ 1980-1990, là thời gian triển khai hàng loạt công trình xây dựng đường xá, kết cấu hạ tầng ở Trung Quốc, Luật Đất đai cũ của Trung Quốc vẫn chưa giao cho nông dân quyền được chuyển giao quyền sử dụng, thừa kế, và sử dụng quyền sử dụng để thế chấp cho ngân hàng như Luật Đất đai năm 1993 ở Việt Nam.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành những cải tiến trong Luật Đất đai theo hướng tăng thêm nhiều quyền cho người sử dụng đất. Nhà nước cũng không trực tiếp làm mà giao quyền cho các công ty (chủ yếu của nhà nước) thực

234

Page 235: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hiện việc bồi hoàn đất đai, giải phóng mặt bằng và thực hiện các công trình xây dựng. Tuy nhiên, cơ chế chính được áp dụng vẫn mang tính nhà nước. Nhân dân bị thu hồi đất chỉ được bồi hoàn một khoản tiền nhỏ, tính theo giá trị của đất khi chưa xây dựng công trình, hoặc được bồi hoàn trực tiếp bằng chỗ ở khác, thường là tương đương diện tích ở cũ nhưng ở xa trung tâm đô thị hơn. Nhà nước cũng không cho phép cá nhân mua bán, sở hữu hoặc tiến hành xây dựng nhà riêng ở thành phố. Chủ yếu nhà ở đô thị là các khu chung cư lớn do các công ty xây dựng trên đất công và bán hoặc cho tư nhân thuê.

Do đó, khi cần có đất giành cho các công trình xây dựng công cộng, nhà nước chỉ cần thu lại đất của dân nằm trong qui hoạch và bồi hoàn một khoản tiền nhỏ cho các công trình xây dựng đã có trên đất đai. Tuy cũng có hiện tượng ở một số nơi, người bị lấy đất bất bình, phản kháng, nhưng nhìn chung, nhờ hoàn toàn làm chủ quỹ đất công, kinh phí đầu tư chủ yếu giành cho công tác xây dựng, giá thành các công trình rẻ, qui hoạch được thực hiện đồng bộ, thời gian thi công nhanh, qui mô các công trình rộng. Điều quan trọng là qui hoạch đô thị rất hoàn chỉnh, diện tích để mở đường giao thông, trồng cây xanh, xây dựng các công trình công cộng rất rộng rãi, bộ mặt đô thị văn minh và hoàn chỉnh, vấn đề nhà ở của nhân dân được giải quyết từng bước ổn định và tương đối công bằng. Bộ mặt đô thị, hệ thống đường cao tốc và kết cấu hạ tầng Trung Quốc thay đổi rất nhanh chóng.

Cũng trong thời gian trên, Việt Nam mở rộng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và kiến trúc đô thị. Tuy cũng sử dụng cả công cụ thị trường (bồi hoàn, góp vốn, liên doanh...) và công cụ của cơ chế nhà nước (qui hoạch, giải tỏa, cưỡng chế,...) nhưng cơ chế chính được áp dụng vẫn mang tính chất của cơ chế cộng đồng: giải thích, tuyên truyền, vận động, thương lượng, hoà giải,... Một mặt, thị trường chính thức không được công nhận nên mặt bằng giá cả không rõ ràng, chi phí giao dịch cao. Mặt khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng nhập nhằng, đất đai về tiếng là của toàn dân, thực chất do các tập thể, cá nhân, địa phương cụ thể quản lý. Do đó, nhà nước thực chất không nắm được quĩ đất trong tay. Kết quả là qui hoạch không đi trước hoàn chỉnh đồng bộ, không thông báo minh bạch cho toàn dân, giá cả bồi hoàn không thống nhất, không có căn cứ rõ ràng, giải pháp thu hồi co giãn, không dứt điểm,... Bởi vậy, có nơi, chủ yếu là ở nông thôn, nông dân chỉ được bồi hoàn rất thấp, có khi phải di cư đến những vùng xa, hoàn toàn mới, để tổ chức cuộc sống từ đầu trong hoàn cảnh rất khó khăn. Trong khi đó, nhiều nơi ở đô thị, các hộ được bồi hoàn theo giá tương lai, khi công trình đã hoàn chỉnh. Có nhiều người vừa được bồi hoàn chỗ ở mới, vừa được bồi hoàn tiền giá cao. Những người ở lại được hưởng toàn bộ giá trị đất đai tăng lên do nhà nước đầu tư xây dựng công trình mới. Nhiều tổ chức, cá nhân nghiễm nhiên được cấp đất, được hoá giá đất công, nhà công, trở thành tỷ phú "qua một đêm".

235

Page 236: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Kết quả là nhà nước tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ chủ yếu cho bồi hoàn, nhưng công tác giải phóng mắt bằng vẫn nan giải, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều công trình ích nước lợi nhà không thể thực hiện nổi vì quá đắt đỏ, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện kéo dài diễn ra phức tạp, nạn tham nhũng trong công tác xây dựng cơ bản trầm trọng từ khâu đầu đến khâu cuối, diện tích xây dựng eo hẹp, đô thị qui hoạch lộn xộn, giao thông và các công trình công cộng chắp vá, manh mún, chất lượng các công trình xây dựng thấp kém, đất công bị lấn chiếm khắp nơi, vấn đề nhà ở cho người lao động, người nghèo trở nên nan giải, nông dân nơi được bồi hoàn cao cũng lo lắng vì tiền nhiều đổi lấy mất việc làm, chênh lệch thu nhập trong xã hội tăng rõ rệt. Rõ ràng cơ chế cộng đồng không phải là giải pháp đúng để giải quyết vấn đề đất xây dựng công trình công cộng.

Tích lũy đầu tư

Tích lũy tư bản để đầu tư là điều kiện thiết yếu của quá trình công nghiệp hoá. Với cơ chế thị trường, quá trình tích lũy vốn, huy động vốn diễn ra theo tín hiệu của hiệu quả đầu tư. Nhà đầu tư bỏ vốn vào các hoạt động có lợi nhuận và ít rủi ro, nếu thiếu vốn thì tiến hành đi vay, miễn là lợi nhuận thu được phải đủ trang trải chi phí tiền vay cả vốn lẫn lãi. Người không biết làm ăn thì gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng chuyển vốn cho người biết làm ăn, như vậy vốn luôn chảy về nơi sinh được lợi nhuận. Ngoài ra, thị trường tiền tệ còn cho phép mọi người đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp, biến vốn nhàn rỗi trong dân cư thành tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lợi cho xã hội. Nếu thị

trường vận hành hiệu quả, vượt cả qua không gian biên giới quốc gia, ranh giới ngành nghề, thậm chí hoạt động đầu tư đầu cơ (theo nghĩa kinh doanh thông thường) còn khiến vốn đi qua khoảng cách thời gian, luôn chảy từ nơi dư thừa hoặc sinh lợi ít đến nơi thiếu vốn hoặc sinh lợi cao.

Nhật Bản là một ví dụ rõ rệt về dùng cơ chế thị trường thu hút đầu tư. Khi Nhật công nghiệp hoá, không như các nước đang phát triển hiện nay, chưa có các thể chế tài chính quốc tế như IMF, World Bank,... cho vay đầu tư phát triển và cũng chẳng thể thu hút đầu tư nước ngoài. Cách tích lũy tư bản nguyên thủy của Nhật là nâng cao năng suất sản xuất của nông nghiệp, nhờ đó tăng thu nhập của nông dân rồi dùng tín hiệu thị trường thu hút giá trị dư thừa đầu tư cho công nghiệp. Muốn vậy, mức tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp phải đủ cao để tạo ra mức tăng thu nhập của nông dân vừa cho phép nâng cao mức sống, đủ tích lũy tái sản xuất mở rộng cho nông nghiệp và vẫn có đóng góp cho nhà nước. Nhật Bản luôn kiên trì

236

Page 237: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

chính sách lấy nông nghiệp là động lực công nghiệp hóa suốt từ thời Minh Trị thế kỷ 19 đến năm 1960, khi kinh tế Nhật đạt đến điểm chuyển căn bản trong cơ cấu: lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu thu hẹp, chuyển tài nguyên nhanh sang các ngành khác.

Điểm đặc biệt quan trọng trong chính sách của Nhật là tập trung làm giàu cho nông thôn. Chính sách giá cả, chính sách bảo vệ nông sản, và các chính sách đầu tư khác cho nông nghiệp khiến thu nhập bình quân hộ nông dân từ 1955 đến 1965 tương đương thu nhập hộ công nghiệp ở thành phố. Nông thôn giàu giúp điều tiết vốn cho đô thị công nghiệp hoá. Ngoài các chính sách của nhà nước trực thu từ nông nghiệp như thuế đất, có nhiều kênh thu hút vốn cùng hoạt động thông qua cơ chế thị trường như chi phí tiếp thị và lãi suất tín dụng; thu hút tầng lớp nông dân có vốn dự trữ đầu tư qua thị trường tài chính phát triển công nghiệp. Nhờ đó, suốt một thời gian dài cất cánh kinh tế từ 1908 cho đến thập kỷ 1930, lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho nền kinh tế bằng 9-10% GDP để đầu tư phát triển công nghiệp (tương đương với tỷ lệ ở Việt Nam năm 1991 khi các chính sách đổi mới đang phát huy tác dụng cao nhất làm nông nghiệp phát triển vượt bậc).

Nông thôn có thu nhập cao lại trở thành thị trường lớn cho hàng hoá công nghiệp. Trái với suy nghĩ của nhiều người, trong giai đoạn phát triển ban đầu, trừ ngành dệt may là hoàn toàn phục vụ xuất khẩu, hầu hết công nghiệp Nhật là để phục vụ thị trường trong nước. Máy móc trước năm 1950 chủ yếu tiêu thụ trong nước, từ đó đến năm 1970 tiêu thụ trong nước bằng mức xuất khẩu, chỉ sau đó mới thiên về xuất khẩu. Hàng công nghiệp nặng và hoá chất chủ yếu phục vụ trong nước cho đến 1950 chuyển dần sang xuất khẩu. Hàng công nghiệp nhẹ ngược lại, trước năm 1950 xuất khẩu là chính, đến 1960 cân bằng xuất khẩu và trong nước, từ đó về sau chuyển sang phục vụ thị trường trong nước. Hàng hóa Nhật như ô tô, dụng cụ điện gia dụng, đồ điện tử... đều bắt nguồn từ thị trường trong nước. Mở ra thị trường nông thôn cho công nghiệp đô thị là cách lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp theo cơ chế thị trường của Nhật bản.

Sử dụng cơ chế nhà nước để tích lũy đầu tư cũng là hướng được nhiều nước áp dụng. Nếu như các nền kinh tế theo mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tiến hành công hữu hoá và trực tiếp điều hành nền kinh tế và tài chính để có thể rút ra vốn tích lũy đầu tư phát triển theo kế hoạch thì các nền kinh tế áp dụng kinh tế thị trường cũng có nhiều giải pháp để nhà nước huy động vốn theo cơ chế nhà nước. Đánh thuế từ nhân dân cao hơn mức tiêu dùng chính phủ; tạo cánh kéo giá, tạo chênh lệch giá có lợi cho hàng hoá của doanh nghiệp nhà nước; áp dụng các biện

237

Page 238: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

pháp cạnh tranh không công bằng, tạo nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước; huy động lao động công ích của nhân dân; mua công trái và trả tiền với lãi suất âm (thấp hơn mức độ mất giá) ... là những biện pháp để nhà nước tích lũy vốn đầu tư vào các công trình quan trọng, các ngành mũi nhọn bằng cơ chế nhà nước.

Một ví dụ áp dụng cơ chế nhà nước tạo tích lũy là trường hợp Đài Loan dùng giải pháp "đánh thuế ngầm" để huy động tài nguyên nông nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hóa. Chính phủ Đài Loan một mặt thu mua lúa với giá thấp chỉ bằng 1/2 đến 3/4 giá thị trường, mặt khác đổi phân hoá học với giá phân cao (do chính phủ độc quyền phân phối) lấy lúa được tính giá thấp. Tất cả các nguồn thu: thuế, địa tô, và trả nợ tín dụng đều được tính bằng lúa (với giá rẻ). Dựa trên lợi thế thương mại trên, Chính phủ thu hút được lượng vốn đáng kể và làm chủ tình hình an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp hóa. Điều đáng nhấn mạnh là trong khi lấy đi của nông nghiệp, chính phủ giám sát chặt thực trạng nông thôn để chỉ lấy đi một phần giá trị dư thừa của sản xuất nông nghiệp và vẫn đảm bảo thu nhập của nông dân tăng lên đều đặn, đảm bảo tái sản xuất trong nông nghiệp.

Cùng với sự lớn mạnh của lĩnh vực công nghiệp, mức “thuế ngầm” trong nông nghiệp ngày càng giảm dần và được loại bỏ vào năm 1972. Tác dụng của việc điều tiết này rất to lớn, từ 1952 - 1963 thu nhập tài chính từ “thuế ngầm” của nông nghiệp cho nhà nước vượt hơn mức thu của toàn bộ thuế thu nhập của nền kinh tế. Trong “thuế ngầm” phần thu từ chênh lệch giá thu mua bằng phần thu do chênh lệch phân lúa. Sự cân đối hợp lý giữa điều tiết từ nông nghiệp sang công nghiệp và đầu tư phát triển nông nghiệp cho phép nông nghiệp tăng trưởng, ổn định giá lương thực và có tích luỹ rất lớn cho công nghiệp.

Phát triển khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ được chia thành hai mảng. Những nghiên cứu khoa học cơ bản, các công trình điều tra cơ bản vĩ mô, những nghiên cứu tạo lợi ích cho toàn dân rõ ràng phải do nhà nước đầu tư phát triển. Với những nghiên cứu mang tính ứng dụng, kết quả đem lại lợi nhuận trực tiếp cho đối tượng sản xuất kinh doanh cụ thể thì các cá nhân đơn vị có thể tiến hành theo cơ chế thị trường. Động lực cộng đồng của nghiên cứu khoa học là mong muốn tự khẳng định, tạo danh tiếng, đóng góp cho nhân dân. Động lực này khuyến khích nhà nghiên cứu ở cả hai lĩnh vực tư nhân và nhà nước.

238

Page 239: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khi so sánh trong cùng một lãnh vực, người ta vẫn áp dụng cả 3 cơ chế điều hành và khuyến khích nghiên cứu và áp dụng công nghệ. Lấy ví dụ trong nghiên cứu chế tạo vũ khí, một lĩnh vực bao gồm cả các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Có rất nhiều nước coi lĩnh vực nghiên cứu này là độc quyền của nhà nước và cơ chế nhà nước được áp dụng rộng rãi từ đầu tư, định hướng, đến thực hiện, sử dụng kết quả,… nhưng cũng có những quốc gia như Hoa Kỳ áp dụng rộng rãi cơ chế thị trường trong lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu chế tạo có thể làm việc độc lập với nhà nước hoặc theo đơn đặt hàng của nhà nước theo cung cách cạnh tranh hoàn toàn, tất nhiên họ bị giới hạn và giám sát khi chuyển giao, buôn bán công nghệ với nước ngoài.

Trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ chế cộng đồng không mấy khi được áp dụng trong đầu tư, sở hữu, quản lý, sử dụng… nhưng thực sự đây là một động lực quan trọng để thúc đẩy công nghệ phát triển. Danh tiếng và sự công nhận là phần thưởng rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Trong những hoàn cảnh lý tưởng, người ta tạo điều kiện để nhiều nhà khoa học phát triển các trường phái học thuật riêng của mình, tạo thành những quan hệ cộng đồng nghiên cứu riêng biệt, thi đua nhau về thành tích và năng lực sáng tạo. Một trong những ví dụ điển hình là hiện tượng các nhà khoa học lỗi lạc làm nên ngành khoa học hàng không nổi tiếng của Liên Xô. Đất nước này khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều nhà khoa học có năng lực cùng song song phát triển các “phòng thiết kế chế tạo máy bay” (OKB) riêng của mình với đầy đủ trang bị, kinh phí, kết cấu hạ tầng, đội ngũ cán bộ phục vụ mặc dù khi sản xuất máy bay đều được làm tại hệ thống nhà máy quốc gia (GAZ). Có điều kiện làm việc thuận lợi, mỗi công trình sư với đội ngũ học trò và phương pháp nghiên cứu, lý thuyết khoa học riêng đã sáng tạo ra một thế hệ máy bay mang sắc thái độc đáo, tạo nên sự thành công đa dạng của ngành hàng không và quân chủng không quân Liên Xô. Đó là tên tuổi của Antonov (chế tạo loại máy bay mang tên AN), Iliusin (IL), Mikoyan (Mig), Sukhoi (Su), Tupolev (Tu), Yakoplev (Yak)104,…

Thu hút đầu tư, mở mang thị trường.

Ngoại giao là hoạt động nhà nước nhưng áp dụng cơ chế cộng đồng để đem lại lợi ích to lớn cho quốc gia. Ví dụ, Singapore là một quốc gia bé nhỏ, phần lớn cư dân là người gốc Hoa, nhờ áp dụng chính sách ngoại giao đa phương khéo léo như một nghệ thuật đã thu lợi từ mâu thuẫn gay gắt giữa Liên Xô với Trung Quốc, giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc, giữa Trung Quốc với Đài Loan,… vừa bảo vệ mình, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho nước nhà.

104Bảo tàng Hàng không Nga 2003.

239

Page 240: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khi nhiều quốc gia Đông nam á ủng hộ Mỹ gửi quân sang Việt Nam, Lý Quang Diệu đã tuyên bố thẳng: “các chính phủ Đông Nam á phải sử dụng thời gian mà người Mỹ mua cho chúng ta bằng sự can thiệp của họ ở Việt Nam để giải quyết vấn đề đói nghèo, thất nghiệp và tình trạng mất công bằng trong xã hội của chúng ta”. Singapore không nhận viện trợ trực tiếp, không đưa quân sang Việt Nam và không để Mỹ đóng căn cứ chiến tranh như các nước Đông Nam á khác, vì vậy cùng lúc vẫn mở cửa cho lính Mỹ ở Việt Nam sang nghỉ ngơi giải trí mà vẫn tiếp nhận các tầu bè quân sự và máy bay của Liên Xô cập cảng để sửa chữa và tiếp tế hậu cần.

Lý Quang Diệu là nhân vật duy nhất vừa có thể thăm chính thức Tưởng Giới Thạch như bạn bè, vừa thường xuyên qua lại thăm các nhà lãnh đạo Bắc Kinh hàng năm. Nhờ đó, Đài Loan trở thành chiếc cầu liên lạc và trở thành địa điểm cho cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai bên năm 1993. Kết quả của mối quan hệ hai bên đó cho phép Singapore gửi quân lính, sỹ quan sang nhờ Đài Loan huấn luyện, đồng thời vẫn được Trung Quốc ưu tiên cho phép đầu tư qui mô lớn vào lục địa.

áp dụng cơ chế cộng đồng, uyển chuyển tuỳ theo thái độ của đối tác và tình hình diễn biến quốc tế, Singapore luôn tranh thủ mọi cơ hội để thu lợi. Khi ở Trung Quốc xảy ra vụ đàn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, cả Hồng Công đang chuẩn bị giao trả cho Trung Quốc bị dao động. Lập tức Singapore đưa ra đề nghị cho 25 000 gia đình Hồng Kông có trình độ học vấn cao và tay nghề giỏi được sang cư trú lâu dài. Kết quả là Singapore đã bất ngờ nhận được 50 000 người giỏi giang mà họ đang ước ao thu hút được chỉ bằng việc cho phép nhập cư đúng lúc105.

Sử dụng cơ chế cộng đồng là thế mạnh của người Trung Quốc. Trong kinh doanh đối ngoại, Trung Quốc khéo léo phát huy vai trò của cộng đồng người Hoa có mặt và làm ăn phát đạt khắp nơi trên thế giới. ở Đông Nam á, khu vực phát triển năng động nhất gần đây, người Hoa khống chế 50% kinh tế. Số vốn lưu động của người Hoa ngoài Trung Quốc theo đánh giá của tờ Economic 7/1992 lên tới 2000 tỷ USD không kể trái phiếu. Trung Quốc đã sử dụng hiệu quả cộng đồng 30 triệu người Hoa sống trên toàn thế giới như mạng lưới nối với lục địa để kinh doanh hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, thu hút đầu tư và tiếp thị mở mang thị trường.

105 Diệu, L. Q. 2001

240

Page 241: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Sử dụng các vùng nhượng địa cũ như Hồng Kông, Ma Cao, làm cầu nối với thế giới bên ngoài thông qua cộng đồng người Hoa, Trung Quốc chuyển dần sang áp dụng chính sách "một đất nước hai chế độ" tiếp tục phát triển kinh tế tư bản ở các vùng lãnh thổ này để nối tài chính với kinh tế thế giới. Vòng đệm bên trong tiếp nối với lục địa là hệ thống 6 "đặc khu kinh tế" và 14 thành phố cảng mở cửa với chính sách kinh tế cởi mở thu hút công nghệ và tư bản quốc tế. Năm 1998, tổng diện tích 5 đặc khu lên tới 35 ngàn km2 với dân số trên 10 triệu người, tạo giá trị sản lượng hàng năm trên 200 tỷ USD, xuất khẩu 30 tỷ USD. Đến 1977, các đặc khu và thành phố mở đã thu hút 50 tỷ USD đầu tư hình thành 4 vạn xí nghiệp vốn nước ngoài mà phần quan trọng là của Hoa kiều đầu tư106.

Thu hút đầu tư và mở mang thị trường rõ ràng là thế mạnh của cơ chế thị trường. Bản thân việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho quan hệ thị trường phát triển đã là một lợi thế cạnh tranh đáng nể cho một quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường cho hàng hoá của mình. Điều kiện phát triển thị trường không chỉ là kết cấu hạ tầng, năng lực nhân viên, dịch vụ phục vụ, chính sách cởi mở… Hilton Root107 còn coi đó là một môi trường kinh doanh an toàn, trong đó, người ta bỏ tiền đầu tư chỉ lo đến chuyện làm ăn mà không sợ các “anh chị xã hội đen” đến đòi bảo kê, không sợ các nhân viên công lực đến xin tiền hỗ trợ, không sợ các tổ chức xã hội đến đề nghị đóng góp, một thế giới ai lo việc nấy và làm tròn phận sự của mình, một xã hội tử tế và minh bạch.

Rành mạch trong lựa chọn cơ chế.

Các diễn giải trên đã cho thấy cả 3 cơ chế đều có thể vận dụng để điều hành các vấn đề đặt ra trong xã hội, điều quan trọng là chọn đúng cơ chế hợp lý nhất và xác định rõ cơ chế nào được áp dụng để điều hành vấn đề gì. Đối với các va chạm, giao tiếp thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày, người ta thường sử dụng cơ chế phù hợp với trình độ kinh tế xã hội của mình để xử lý. Khi cơ chế chủ đạo đã được xác định người dân sẽ có xu hướng thường xuyên sử dụng nó để điều chỉnh các hoạt động xã hội trước khi viện đến các cơ chế khác.

Ví dụ, buổi tối, hàng xóm thức khuya làm ồn, người Việt Nam (quen dùng cơ chế cộng đồng) sẽ đóng cửa chịu đựng hoặc nếu không chịu nổi thì chạy sang nhắc nhở hoặc cãi vã với láng giềng. Đối với người sống theo cơ chế cộng đồng, mọi chuyện trước hết phải tự giải quyết theo kiểu “đóng cửa bảo nhau”, với tinh thần “cứu mình trước khi trời cứu”. Trong xã hội này, mọi người phải tự lo kiếm sống, tự lo an ninh, tự để giành phòng lúc đau yếu, tự dạy dỗ con cái… Người dân hiểu rằng, thuế họ đóng chưa chắc đã sòng phẳng và đủ mức để nuôi viên chức

106 Quốc P. T.2001107 Hilton Root Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

241

Page 242: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nhà nước, nên cũng đừng đòi hỏi quá nhiều ở người nhà nước. Binh sĩ cũng phải tăng gia tự túc lương ăn, đi dạy bổ túc văn hoá, chữa bệnh cho dân, thì dân tự tổ chức chống trả với cướp biển, tự đánh giặc giữ nhà cũng là chuyện bình thường. Đối với các quốc gia ở xã hội theo cơ chế cộng đồng, tinh thần tự lực, cách làm việc đa dạng đã thành tập quán.

Trong khi đó, người Mỹ (quen dùng cơ chế nhà nước) khi hàng xóm làm ồn ban đêm sẽ gọi điện cho cảnh sát đến giải quyết. Tương tự như vậy, mọi sai phạm trong cung cấp dịch vụ công cộng từ việc lớn như để xảy ra khủng bố làm mất an ninh đất nước, hay việc nhỏ như một đoạn đèn đường không đủ sáng gây tai nạn giao thông, người ta đều truy cứu trách nhiệm của cơ quan, viên chức cụ thể với nguyên tắc “dân đã làm tròn nghĩa vụ đóng thuế để trả lương cho cho công chức, thì họ có trách nhiệm làm việc đàng hoàng cho dân”. Trong các quốc gia ở xã hội theo cơ chế nhà nước, việc chuyên môn hoá và chịu trách nhiệm đã thành nề nếp theo nguyên tắc ai làm tốt việc người ấy theo phân công xã hội, người nọ làm tròn trách nhiệm dịch vụ đã nhận với người kia. Việc ràng buộc trách nhiệm đã được qui định rõ ràng bằng pháp luật.

Hộp 56. Câu chuyện con người của ba cơ chế làm việc

- Người thủ trưởng Cơ chế rất vất vả chạy vạy cho một người họ hàng vào làm việc. Người được chọn và thủ trưởng của anh ta đều cảm thấy đây là ơn huệ lâu dài. Là nhân viên mới, trong suốt những năm đầu anh chỉ được pha chè, quét dọn cơ quan, đối với anh được giao công việc nào cũng được. Việc quan trọng nhất là làm quen, xây dựng quan hệ tốt với mọi người vì anh ta sẽ gắn bó cả đời mình với cơ quan. Muốn tăng thu nhập phải tìm cách xoay sở trong công việc và không quên lễ tết trả ơn thủ trưởng. Sau khi thủ trưởng đã về hưu, người nhân viên cũ lại tìm cách thu nhận con của xếp cũ vào cơ quan làm việc.

- Người thủ trưởng Thị trường rất nhiệt tình tổ chức thi tuyển cạnh tranh chọn một người giỏi về chuyên môn vào cơ quan làm việc. Thủ trưởng mừng vì tìm và thuê được người giải quyết tốt công việc. Ngay khi nhận việc nhân viên mới đã được giao những nhiệm vụ chuyên môn nặng nề vì người ta tuyển anh cho nhiệm vụ khó khăn và trả lương xứng đáng cho việc đó. Anh cảm thấy việc được chọn và đóng góp của mình cho cơ quan là sòng phẳng và dồn tâm trí làm việc cho đem lợi nhuận cao cho cơ quan. Ưu tiên chính của anh ta là nắm bắt công việc, và sẵn sàng thay đổi nơi làm việc nếu cảm thấy công việc không phù hợp.

- Người thủ trưởng Nhà nước tỏ ra rất khó khăn giành chỗ trong biên chế hạn hẹp để chọn một nhân viên đúng với tiêu chuẩn công việc cần. Người

242

Page 243: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

được chọn được trả mức lương tượng trưng nhưng hài lòng với cuộc sống ổn định và tranh thủ làm thêm ngoài giờ để tăng mức sống. Trong nhiều năm đầu công tác, anh bắt đầu từ những công việc thực tập và trợ giúp đơn giản nhất và leo dần từng bước trên bậc thang cấp bậc hành chính. Anh phải tập trung học hỏi các qui tắc, thi các bằng yêu cầu trong cơ quan, cố tuân lệnh trên và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để được thăng chức, có nhiều quyền lợi hơn. Anh không nghĩ tới việc chuyển cơ quan vì tốn rất nhiều thời gian nắm bắt được kinh nghiệm và quan hệ làm việc.

Cách thức cư xử giữa người với người, cung cách xử lý giữa nhà nước với dân bởi vậy, chịu ảnh hưởng đáng kể từ cơ chế chủ đạo trong xã hội. Muốn xây dựng một hệ thống thể chế mới phải tính đến thực trạng cơ chế của xã hội để có bước đi và biện pháp thích hợp. Rõ ràng xã hội cơ chế nhà nước làm chủ đạo như trên, các hình thức tổ chức của dân giám sát và quản lý chất lượng làm việc của nhà nước như toà án hành chính, các ủy ban giám sát kiểm soát trong quốc hội,… đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Hệ thống tài chính quản lý thu thuế cũng phải rất chặt chẽ và hiệu quả để nhà nước có đủ tiền trang bị và trả lương thích đáng cho viên chức.

Không thể tiến hành tổ chức một xã hội nửa vời “hữu danh, vô thực”, cái gì cũng có một cách hình thức mà không hoàn chỉnh theo một cơ chế chủ đạo nào, đồng thời cũng phải tiến dần đến một xã hội phát triển trong đó cả ba cơ chế đều tham gia điều chỉnh các mối quan hệ một cách hiệu quả.

Cải thiện kết cấu cơ chế ở Việt nam.

Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định:"Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân". Theo chiến lược này, hai cơ chế chính chủ đạo đang được chú ý phát huy bổ sung cho nhau và hỗ trợ nhau là cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước. Trong đó, cơ chế thị trường được dùng để kích thích sản xuất và cơ chế nhà nước dùng để bổ sung cho chỗ yếu của cơ chế thị trường, nhằm đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ người lao động.

243

Page 244: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Một số nhà phân tích nước ngoài phân định rằng nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, như vậy Việt Nam dường như đang từ cơ chế chủ đạo nhà nước chuyển sang cơ chế chủ đạo là thị trường. Mặt khác, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dù muốn hay không, cơ chế cộng đồng đã và đang đóng vai trò nổi bật chi phối đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, kể cả trong thể chế nhà nước và thể chế thị trường. Như vậy dường như một nhiệm vụ nữa của xã hội Việt Nam đang là chuyển giao vai trò chủ đạo của cơ chế cộng đồng cho cơ chế thị trường.

Thực tế cho thấy, không những cơ chế cộng đồng đang đóng vai trò chủ đạo điều chỉnh hoạt động xã hội Việt Nam mà các công cụ của cơ chế cộng đồng đang được sử dụng cũng vẫn ở mức độ phát triển thấp. Việt Nam đi sau trong một thế giới tiến nhanh. Một xã hội hiện đại phải là một xã hội được điều chỉnh hài hoà bằng cả ba cơ chế với những công cụ hiện đại108. Không thể chỉ chú trọng một hai cơ chế dù là thị trường, nhà nước hay cộng đồng.

1. Bối cảnh phát triển các cơ chế của Việt Nam

Việt Nam nằm tại Châu á, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Nông dân chiếm phần lớn lực lượng lao động, nuôi sống và xây dựng nên nền kinh tế nông nghiệp. Làng xã nông thôn là hình thức tổ chức xã hội chiếm ưu thế trên toàn lãnh thổ. Suốt thời gian lịch sử lâu dài, triều đình phong kiến vẫn duy trì quyền tự trị tương đối của các cộng đồng làng xã, và thực tế này sau đó vẫn được thực dân vận dụng ở mức độ khác nhau ở nhiều nơi. Mác đã gọi kiểu chính quyền phong kiến, chế độ chuyên chế chồng lên trên các làng xã tự trị là "phương thức sản xuất châu á"109. Nền tảng đó duy trì cách thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội chủ yếu bằng các giải pháp mang tính cộng đồng.

Ngày nay, hoạt động kinh tế tư nhân và thương mại vẫn đang phát triển trên nền tảng vững chắc của kinh tế nông nghiệp tiểu nông, tổ chức nhà nước cũng được xây dựng trên nền tảng rộng lớn của các cộng đồng nông thôn và đô thị kinh doanh nhỏ, bởi vậy, cơ chế cộng đồng vẫn hoạt động mạnh mẽ, trồng lấp và ẩn dấu sau thể chế nhà nước và thể chế thị trường, phối hợp với cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường.

108 Xem phần Sự thống nhất và hợp tác giữa các cơ chế trong quá trình phát triển xã hội, trang109 Hượu, T. Đ., 2001

244

Page 245: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Cơ chế nhà nước với di sản của cơ chế cộng đồng.

Chính quyền dân chủ nhân dân, chính thể nhà nước cộng hoà đã được thiết lập gần 60 năm trên đất nước ta, nhưng cơ chế cộng đồng vẫn in đậm nét trên hoạt động của thể chế nhà nước.

Cơ chế cộng đồng trong tổ chức cán bộ

Ngoài việc lựa chọn đại diện vào các cơ quan quyền lực và các tổ chức chính trị đương nhiên phải đảm bảo tính đại diện của nhân dân theo dân số, dân tộc, giới tính, cân bằng quyền lực giữa các cộng đồng xã hội, lãnh thổ; dường như ngay cả việc hình thành bộ máy lãnh đạo của các cơ quan mang tính chuyên môn vẫn phải cân nhắc đến các yếu tố cộng đồng trên.

Do tổ chức cán bộ lo thoả mãn cân bằng cộng đồng theo “cơ cấu” nên trong việc ra nhiều quyết định quan trọng, quản lý theo nguyên tắc đồng thuận đã thay thế cho tập trung dân chủ. Trong những hoạt động cần xử lý thông tin quyết đoán, nhanh chóng và có rủi ro như trong các quyết định kinh doanh, ngăn chặn thiên tai, bảo vệ an ninh,.. tình trạng bàn bạc “bộ tam”, “bộ tứ” chẳng những làm trì trệ hoạt động, lỡ thời cơ hành động mà còn tạo ra tình trạng “cha chung không ai khóc”, chế độ trách nhiệm không rõ ràng.

Để được lòng mọi đối tượng, cán bộ đành khuyên nhau cư xử một cách tròn trịa:

“Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên

Việc khó bỏ lại, đừng kiên quyết làm”110

Mỗi khi chia tách, sát nhập một đơn vị hành chính, một cơ quan kinh tế, mỗi khi bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, thì bệnh “địa phương chủ nghĩa” lại nổi lên rõ nét, thậm chí đôi khi trở thành tiêu chí xếp loại, định mức phân bổ cụ thể. Những ê kíp, nhóm công tác nhiều khi không được lựa chọn theo năng lực công việc và kết cấu chuyên môn mà mang mầu sắc địa phương, dòng họ. Chuyện “chi bộ họ mình” hay “cơ quan quê ta” không chỉ là chuyện đùa. Trong các cơ quan, việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ chưa theo một cơ chế lựa chọn nhân tài. Với nhiều thủ trưởng, sự trung thành, tin cậy của cán bộ vẫn là tiêu chuẩn quan trọng để xây dựng đội ngũ kế cận. Quan hệ theo kiểu cộng đồng dẫn đến nguy cơ hình thành các nhóm lợi ích trong hoạt động của bộ máy nhà nước và đoàn thể.

Việc tuyển chọn cán bộ nếu theo cơ chế nhà nước sẽ áp dụng các tiêu chuẩn qui định và theo trình tự thống nhất, nhìn việc chọn người, nên có thể lặp lại theo không gian và thời gian. Ngược lại, nếu sử dụng cơ chế cộng đồng để lựa chọn và đào tạo cán bộ, sẽ nhìn người giao việc, nên kết quả công việc, kiểu cách quản lý 110 Tục ngữ mới

245

Page 246: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

sẽ không thống nhất mọi chỗ, mọi nơi mà tuỳ theo con người và các mối quan hệ cụ thể. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhân trị”.

Cơ chế cộng đồng trong hoạt động nhà nước.

Cơ chế cộng đồng thể hiện hàng loạt triệu chứng dễ thấy. Tính chất gia đình thể hiện trong quan hệ sinh hoạt và công việc. Trong cơ quan thay vì xưng hô: “thưa Bộ trưởng, thưa trưởng phòng” lại là “thưa chú, thưa bác,… ” thậm chí còn “anh Hai, chú Năm, thưa xếp…”, vì thế cũng có thủ trưởng xưng hô với nhân viên là mày, tao, thằng nọ, con kia. Nếu ở nhiều quốc gia, cán bộ lãnh đạo cao nhất ở ngay trong dinh thự công thuận tiện cho bảo vệ và làm việc và phải rời khỏi công thự khi mãn nhiệm thì ở Việt Nam lãnh đạo vẫn ở nhà riêng xen kẽ với dân, chuyện dân đến khiếu kiện, ăn vạ diễn ra hằng ngày, lại có cán bộ xây nhà trong cơ quan, đuổi không đi.

ở nhiều nước, quan chức không được sở hữu quà biếu công, sử dụng phương tiện công, ở nước ta chưa có qui định rõ ràng về chuyện này, quà biếu có khi là của riêng, thậm chí không phải khai báo, không phải chịu thuế. Cũng ở nhiều nước, vợ con, người nhà gần cận của thủ trưởng không được làm việc trong cùng cơ quan, các qui định về ăn mặc, đeo biển, xe cộ, trong công vụ được qui định và theo dõi chặt chẽ. Những việc này thực hiện còn rất tùy tiện ở Việt Nam.

Mối quan hệ thân thuộc, phối hợp làm việc theo “dây” dẫn đến hiện tượng “mệnh lệnh mềm” vẫn diễn ra phổ biến. Người ta đi xin chỉ tiêu, xin ngân sách, xin dự án, xin đầu tư, thậm chí xin thăng chức, xin giảm án, xin điểm thi… Quen thân thì xin, không quen thân thì chạy, lúc này cơ chế thị trường xen vào hoạt động của cơ chế nhà nước. Xuất hiện thị trường chi trả phần trăm vốn đầu tư, vốn cho vay, mua bán hạn ngạch, chỉ tiêu, thậm chí buôn bán bằng cấp, đóng hụi chết để bảo kê, bảo lãnh,… từ mua bán quyền lợi kinh tế đến kinh doanh quyền lực chính trị như mua phiếu bầu, mua chức vụ, mua chính sách,… là khoảng cách không xa. Do mệnh lệnh co dãn, có thể thương thảo, tạo nên thói quen xin cho, văn hoá chạy chọt và hình thành nên các nhóm có chung quyền lợi khiến kỷ cương phép nước không nghiêm, sớm muộn dẫn đến tình trạng bất lực của bộ máy công quyền, “trên bảo dưới không nghe”.

Hộp 57. Tình trạng hình sự hoá các tranh chấp kinh tế

246

Page 247: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Đến hết năm 2003, ở Việt Nam đang tồn tại khoảng 36000 văn bản chồng chéo nhau giữa các cấp các ngành, khiến cho người chấp hành luật và người thi hành luật áp dụng thế nào cũng được. Tuy bộ Luật Hình sự đã qua 5 lần sửa nhưng vẫn có thể vận dụng để hình sự hoá tranh chấp dân sự.

Ví dụ trong nền kinh tế thị trường, về nguyên tắc công dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng vì lợi ích công cộng, nhà nước yêu cầu cấp phép trong một số lĩnh vực đặc biệt, và nếu có người vi phạm các qui định này thì chỉ xử phạt nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, nhưng trong Luật lại có “tội kinh doanh trái phép” cho phép kết tội và xử lý hình sự những sai phạm loại này. Cũng trong hoạt động thị trường, đầu cơ không phải là một tội mà là một phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp để giành lợi nhuận cao đổi lấy chấp nhận rủi ro. Nhưng trong bộ Luật Hình sự, đầu cơ bị coi là một tội xử lý hình sự. Một vấn đề gây nhiều tranh cãi nữa là bất kỳ doanh nhân tài ba nào làm ăn cũng có lúc được lúc mất, nhưng một khi trong Luật đã qui định tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là tội hình sự thì các doanh nhân tốt nhất là chuyển mục tiêu kinh doanh từ tối đa lợi nhuận sang tối đa an toàn. (Nguồn: Báo Lao Động 14/1/2004)

Khi xảy ra tình trạng sai khác, trong một số trường hợp, cung cách trừng phạt lại là kiểu xử lý nội bộ “đóng cửa bảo nhau” thay cho luật pháp nhà nước, không tuân theo trình tự tố tục hợp pháp. Các xử lý này có thái cực là quá nặng, áp dụng các hình phạt tàn tệ của cơ chế cộng đồng, hình sự hoá tranh chấp kinh tế, dân sự dẫn đến tình trạng oan sai kéo dài. Có thái cực khác lại bao che, xử lý quá nhẹ, hành chính hoá các sai phạm hình sự, “tắm từ vai trở xuống” chỉ xử lý tội lỗi ở các cán bộ cấp thấp, không truy cứu trách nhiệm hình sự của các cấp quản lý cao. Khi xảy ra oan sai lại có xu hướng đậy điệm che dấu, không dám đụng chạm đến những vấn đề lịch sử. Cách thức xử sự trên đã làm sứt mẻ lòng tin vào sự công bằng của công lý, đe dọa tinh thần tôn trọng luật pháp trong tương lai.

Nghi ngại hệ thống luật pháp dẫn đến thói quen tự xử của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Một ví dụ thường gặp là khi xảy ra vi phạm luật lệ giao thông, thay vì đưa ra công an xử lý bằng Luật, các bên phạm lỗi và bị hại thường chủ động tự xử bằng nhiều “lệ làng” kỳ quặc có lẽ bắt nguồn từ quan niệm “bảo vệ kẻ yếu” xa xưa như “xe to đền xe bé, đi xe đền đi bộ”, những lệ bất thành văn này được áp dụng ngay cả khi xảy ra sai phạm nghiêm trọng như tai nạn chết người. Người nhà nạn nhân có thể đánh đập lái xe gây tai nạn, vì vậy lái xe cũng “có quyền” chạy trốn ngay khi gây án…

247

Page 248: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Một biểu hiện khác của cơ chế cộng đồng là tình trạng nhiều hoạt động kinh tế và hành chính nhà nước thay vì tiến hành theo qui hoạch, chiến lược, kế hoạch một cách bài bản, dài hạn và thống nhất thì lại tổ chức thành chiến dịch, phong trào, chương trình có thời hạn và liên tục thay đổi khiến cho hoạt động điều hành, phối hợp của nhà nước, sự tham gia của nhân dân khó minh bạch, chính sách trở nên bất trắc, tạo thái độ cơ hội, thủ đoạn tiêu cực trong các đối tượng triển khai thực hiện. Tình trạng bóp méo thông tin cũng là biểu hiện dễ thấy của cơ chế cộng đồng. Nhiều đơn vị địa phương khuyếch trương thành tích, che dấu khuyết điểm hay ngược lại, báo tăng số liệu thiệt hại do thiên tai để xin hỗ trợ, dấu bớt lợi nhuận sản xuất kinh doanh để khỏi nộp ngân sách.

Cơ chế thị trường chịu ảnh hưởng của cơ chế cộng đồng

Việt Nam đã trải qua gần 20 năm đổi mới. Thể chế thị trường đã có thời gian để bắt rễ và đâm chồi, tuy vậy, mọc trên một nền tảng quan hệ cộng đồng sâu đậm hàng ngàn năm, nên dáng vẻ ban đầu của thể chế thị trường ở Việt Nam cũng mang nặng dấu ấn cơ chế cộng đồng.

Lâu nay, các doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ kinh tế chủ đạo. Các doanh nghiệp này lấn cấn giữa danh hiệu đại diện toàn dân nắm quyền sở hữu tài sản công và quyền thực sự quản lý điều hành của một tập thể và một số cá nhân có quyền lợi cụ thể và năng lực nhất định. Do đó, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không hành động theo động lực kinh doanh là kiếm lợi nhuận bằng cạnh tranh trên thương trường mà chỉ lo bảo toàn vốn, tranh thủ vận động sự trợ giúp của nhà nước. Thể xác tuy hiện đại nhưng linh hồn của các doanh nghiệp này vẫn là quan hệ cộng đồng kiểu cũ. Ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, nhập nhằng giữa lãnh đạo đoàn thể, giám đốc, hội đồng quản trị. Thực hiện nhiệm vụ vừa lo có lợi nhuận vừa phải gánh trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng. Định hướng vừa nhìn thông tin thị trường, vừa theo tín hiệu của bộ, ngành chủ quản…

Các doanh nghiệp tư nhân mới phát triển mạnh sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời còn ở trong thời kỳ ấu thơ, chưa có tư bản tích lũy lớn, thiếu năng lực quản lý, thiếu thị trường. Do cơ chế thị trường chưa phát triển, trong nền kinh tế thiếu vắng các điều kiện cần cho doanh nghiệp tư nhân như kết cấu hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ, các doanh nghiệp loại này vẫn trông cậy vào cơ chế cộng đồng để sống còn. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa tự tích lũy lấy vốn, tránh vay mượn ngân hàng; công nghệ, tay nghề và vốn liếng quản lý cũng thường được tích lũy theo con đường gia đình, lao động trước hết là huy động trong nhà, trong địa phương, tiếp thị dựa vào thân quen, người tin cậy, như một hai thế kỷ trước ở các nước Âu Mỹ .

248

Page 249: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Một sự thiếu vắng quan trọng nữa là những tổ chức, pháp lý và chính sách xác lập môi trường thuận lợi cho cơ chế thị trường. Nền kinh tế đã hoạt động theo quan hệ thị trường nhưng tổ chức cộng đồng làng xã, phố phường vẫn là của xã

hội cộng đồng. Những tổ chức xã hội đen ở thành phố, cao bồi vườn ở nông thôn vẫn hoành hành đây đó bắt nạt người kinh doanh, người lao động. Các cơ quan công quyền, tổ chức đoàn thể vẫn nghiễm nhiên đòi hỏi các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp, bảo trợ cho các hoạt động cộng đồng, hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong các thủ tục giám sát hành nghề. Các cá nhân thi hành công vụ vẫn

vòi vĩnh gây khó dễ để kiếm phụ thu từ doanh nghiệp. Người dân khi giao đất đai cho doanh nghiệp cũng có khi ăn vạ đòi bồi hoàn cao. Các tổ chức, quốc gia nước ngoài cũng kiện cáo, bắt bí doanh nghiệp Việt Nam. Khi xảy ra tranh chấp quyền lợi giữa doanh nghiệp với nhau, với người lao động, người cung cấp nguyên liệu, người giao lại đất đai,…cơ chế cộng đồng (thương lượng, hoà giải, vận động…) vẫn là giải pháp phân xử chính.

Không khí cộng đồng bao trùm lên cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tất yếu hướng các nhà đầu tư, người kinh doanh vào thực hiện nguyên tắc: “nhỏ, nhanh, bí mật” của cơ chế cộng đồng. Trong hoạt động thị trường, đây lại là phương châm tối kỵ. Quan hệ ngắn hạn tất sẽ dẫn đến “Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của người tù”111 và tạo ra xu hướng tranh mua tranh bán, gian lận thương mại. Người sản xuất sử dụng mọi công nghệ, nguyên liệu rẻ để có năng suất cao bất kể chất lượng, người kinh doanh giả nhãn mác, cân điêu, nói thách, tất cả đều tìm cách trốn thuế nhà nước, đánh lừa người tiêu dùng. Người tiêu dùng không tin tưởng chất lượng ắt sẽ dìm giá hàng hoá hoặc tự sản tự tiêu và nếu có tiền sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhập. Kết quả là hoạt động thị trường tàn lụi.

Hộp 58. Hình ảnh cơ chế cộng đồng khống chế hoạt động kinh doanh ở Mexicô thế kỷ 19

“Bản chất chủ nghĩa can thiệp và chuyên chế bao trùm môi trường thể chế đã buộc mỗi xí nghiệp thành thị hoặc nông thôn phải hoạt động theo cách được chính

111 Xem phần Sự thất bại của các cơ chế

249

Nhá,ng¾n

BÝ mËt

Page 250: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trị hoá cao bằng việc sử dụng các mạng lưới quan hệ họ hàng, ảnh hưởng chính trị, và uy tín gia đình để có được ưu tiên tiếp cận với các khoản trợ cấp tín dụng, để tạo điều kiện cho các thủ đoạn tuyển mộ lao động khác nhau, để thu thập các khoản nợ hoặc cưỡng chế thực hiện các hợp đồng, để né tránh các khoản thuế hoặc lung lạc giới luật pháp, để bảo vệ hay thừa nhận quyền sở hữu đối với đất đai.

Thành công hay thất bại trên vũ đài kinh tế thường phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người sản xuất với các giới có thẩm quyền chính trị – các quan chức địa phương, để dàn xếp các vấn đề trong tầm tay và với các Chính phủ trung ương của thuộc địa để tận dụng ưu ái của luật pháp và can thiệp ở địa phương khi tình hình đòi hỏi. Xí nghiệp nhỏ bị loại khỏi hệ thống những ưu đãi và sự ủng hộ về chính trị buộc phải hành động theo phương thức bí mật, luôn ở dưới tầm của các quan chức tầm thấp, không bao giờ được an toàn trước các luật lệ tuỳ tiện và không bao giờ được bảo vệ trước quyền lực của những kẻ có thế lực hơn”.

Trên đây là tình trạng của các doanh nghiệp hoạt động không trong cơ chế thị trường mà dưới sự điều hành của cơ chế cộng đồng tại Mexicô thế kỷ 19, chịu ảnh hưởng di sản của các thể chế tập trung quan liêu Tây BanNha/ Bồ Đào Nha. Thực tiễn hơn 100 năm qua cho thấy, các doanh nghiệp ở các nước Mỹ La Tinh phát triển trong khuôn khổ méo mó đó đã không tiến nổi lên một nền kinh tế hàng hoá lành mạnh. Hình bóng của tình trạng kinh doanh thị trường dưới cơ chế cộng đồng này có nhiều nét đáng để Việt Nam suy ngẫm. (Nguồn: John Coatsworth, 1978.)

Khi các kênh giao dịch thị trường trở nên kém hiệu quả, giao dịch cộng đồng hoặc nhà nước sẽ đóng vai trò thay thế. Còn có nhiều hàng hoá Việt Nam không được mua bán công khai, cạnh tranh thẳng thắn trên thị trường. Thay vào đó là các hiệp định mua bán chính phủ, trả nợ, đổi hàng,… Nhiều hàng hoá khác chịu thiệt thòi phải mua qua thương lái, bán qua trung gian, cả trong và ngoài nước. Một số hàng hoá lại trao đổi qua đường tiểu ngạch theo kiểu trao tay, thanh toán tiền mặt và chịu biến động hàng ngày… Trong hình thức quan hệ này, quan hệ cung cầu xen kẽ và chịu sự chi phối sâu sắc của các quan hệ chính trị, xã hội,…tạo nên hoạt động thị trường không hoàn hảo.

Trong khi cơ chế thị trường chưa trưởng thành đủ để hình thành các hình thức liên kết tổ chức theo ngành hàng chiều dọc, kết nối người sản xuất-chế biến-kinh doanh như các hình thức hiệp hội ở các nền kinh tế thị trường phát triển, thì những quan hệ cộng đồng xấu lại xuất hiện, đe dọa bóp méo hoạt động lành mạnh của cơ chế thị trường. Ví dụ, những trường hợp như “nạn cơm tù”: một số lái xe khách đường dài câu kết với những chủ quán ở các chặng đường vắng dọc các hành trình liên tỉnh cưỡng bức khách phải ăn cơm với giá đắt và chất lượng tồi ở những quán

250

Page 251: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

trong cùng đường dây. Rõ ràng, cơ chế thị trường muốn vươn lên phát triển lành mạnh, phải thoát khỏi cái bóng đè nặng nề của cơ chế cộng đồng xưa.

Cơ chế cộng đồng trong quá trình lột xác

Ngoài tấm áo cộng đồng khoác lên cơ chế nhà nước và thị trường, bản thân cơ chế cộng đồng Việt Nam cũng đang sử dụng những công cụ lỗi thời của cơ chế xưa cũ và không thích ứng với hoàn cảnh thay đổi nhanh hiện tại.

Tình trạng che dấu thông tin vẫn còn tồn tại phổ biến trong các gia đình, địa phương và cả ở qui mô quốc gia. Không thiếu địa phương vì thành tích, vì sợ trách nhiệm đã chủ động khai gian tuổi đội tuyển thể thao thiếu nhi, nhiều trường học chủ trương cho giáo viên nâng điểm tốt nghiệp cho học sinh, có nơi dấu tin dịch bệnh, mất mùa, cháy rừng,… Một kiểu cư sử cũ là lấy các phong trào hình thức thay cho xây dựng nếp sống thực chất hàng ngày. Đưa ra các ngày kỷ niệm để tôn vinh các đối tượng, ngành nghề khác nhau trong xã hội như ngày nhà báo, nhà giáo, thày thuốc, ngày của ngành nọ, địa phương kia…, tổ chức biểu diễn, làm lễ kỷ niệm, mời họp mặt một lần dễ hơn xây dựng hiệp hội, tổ chức đoàn thể, thực sự bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ thiết thực, gắn kết các đối tượng quanh năm. Ai cũng biết, trong cuộc sống sôi động và phức tạp ngày nay, muốn đánh giá tốt, xấu, muốn kích thích thi đua phải đưa ra tiêu chí thiết thực, xây dựng cơ chế giám sát công khai và công bằng, luật lệ thưởng phạt công minh, nhưng trong nhiều cộng đồng vẫn tự ru ngủ mình bằng các hình thức tự kiểm điểm, tự đánh giá hay phát động thi đua một cách hình thức. Những liều thuốc cũ như vậy không thể dùng để chữa các bệnh mới một cách kém hiệu quả. Với sức sống nội tại mạnh mẽ, xã hội Việt Nam ngày nay đang tự biến đổi để vượt lên.

Thể chế cộng đồng đang biến đổi.

Nhiều bộ phận trong cộng đồng Việt Nam hôm nay vẫn mang kết cấu của những giai đoạn trước. Họ tộc gắn bó trách nhiệm, hỗ trợ với nhau nên nếu “một người làm quan” thì “cả họ được nhờ”; các thế hệ sống chung trong đại gia đình đùm bọc nhau, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, bố mẹ quản lý và lo lắng đến cùng cho con cái; trong một cơ quan mọi người sắp hàng “tuần tự nhi tiến” để được lên lương, lên chức; trong một địa phương, các thành viên phải “ăn cây nào rào cây ấy”,… Các cộng đồng này khép kín một cách tương đối, tự bảo vệ mình trước mọi sự “xâm lấn” và “lai tạp” từ bên ngoài.

Mặc dù kết cấu và hoạt động của cộng đồng còn dáng dấp cũ nhưng cuộc sống và kinh tế đất nước trong những năm gần đây đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Gia đình đứng trước những thách thức to lớn về thể chế. Mọi thành viên đều ra khỏi nhà tham gia hoạt động xã hội. Sự bình đẳng về thông tin, quan hệ xã hội, vị thế

251

Page 252: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

kinh tế, tham gia chính trị… được xác lập. Các quan niệm xã hội về quan hệ tình dục, quyền hạn của trẻ em, bình đẳng của phụ nữ, tự do tín ngưỡng,… trở nên cởi mở hơn. Cộng đồng địa phương cũng đứng trước những thách thức mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng được mở mang nối liền các vùng xa với đồng bằng và đô thị. Các đô thị cũng vươn về nông thôn, theo sự mở mang của các khu công nghiệp, khu du lịch,… thu hẹp khoảng cách sinh hoạt và phối hợp kinh tế nông thôn - đô thị. Thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông đại chúng giúp người dân vượt qua giới hạn phân chia các cộng đồng. Cơ chế thị trường khiến cho đất đai, lao động, vốn liếng, công nghệ trở nên linh động, từng bước có thể chuyển giao ở khắp nơi. Ngay cả thế giới cũng trở nên gần gũi và gắn bó với quốc gia. Đầu tư, thương mại, ngoại giao, tài chính, du lịch, văn hoá, công nghệ, thông tin,… đem con người trên hành tinh lại gần nhau hơn, khiến cho con người suy nghĩ, hành động với những quan niệm bao quát hơn. Nhiều vấn đề mới về khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường, hội nhập kinh tế, phát huy dân chủ,… dần hình thành tư duy mới cho xã hội.

Kết cấu cũ chậm thay đổi trong môi trường đổi mới nhanh ắt dẫn đến khủng hoảng để thích ứng. Sự thay đổi trong cộng đồng dường như bắt nguồn từ bên ngoài nhưng thực ra lại quyết định từ bên trong. Cái vỏ trứng cứng cỏi chịu đựng được mọi sức ép bên ngoài nhưng môi trường ấm áp lại ấp ủ cho chú gà con trong trứng lớn lên và một cú mổ nhẹ nhàng từ bên trong sẽ phá tan lớp vỏ cũ. Lớp trẻ trong các gia đình đang làm “cuộc cách mạng” của chúng. ở thành phố, bố mẹ chở con đến trường và đón con về, cùng với nhà trường bắt trẻ em học đủ lớp học thêm, dồn chúng vào đại học, mua đất lo nhà, dựng vợ gả chồng,… những hy sinh quên mình đó trong nhiều trường hợp không được đền đáp như mong đợi.

Con cái học cái chúng thích, chúng làm cái chúng yêu, cho dù là bóng đá hay nhạc trẻ, chúng giao du kết bạn khác giới, say mê liên lạc qua Internet, khoái chạy rông ngoài đường và trốn học (cũng giống bố mẹ ngày xưa), cũng ôn thi đại học vì chiều ý bố mẹ nhưng thích làm thương gia, diễn viên, người mẫu, chính khách, muốn đi kiếm tiền, muốn tự lập, tự thử thách và làm đủ mọi việc miễn là không phải theo những điều bố mẹ mong đợi. Người Việt Nam hiện nay rất trẻ. Với 33% dân số là trẻ em dưới 15 tuổi, trong đó riêng vị thành niên (10-19 tuổi) là hơn 17 triệu người112. Cuộc “cách mạng gia đình” đang trở thành cuộc thay đổi trong cả xã hội.

Phải chăng trẻ em ngày nay ngốc hơn, nhẹ dạ hơn ? không biết lo đến những điều nghiêm chỉnh và vững bền? Không, chúng đang vượt khỏi kết cấu gia đình cũ. ở thành thị ngày nay, chính người lớn cũng đang “vượt ra ngoài gia đình cổ truyền”. Mẹ đang bỏ bớt các buổi liên hoan ăn uống cả nhà vì “mệt mỏi và tốn thời gian”, Bố đang tăng cường các cuộc tiếp tân, công tác, vui với bạn bè ngoài giờ làm việc. Ông, Bà vui vẻ với các buổi thể dục tập thể, các lễ hội đình chùa,

112 Luân T. D. (chủ biên) 2002

252

Page 253: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

cây cảnh. Ngoài thời gian ấy, mọi người vùi đầu vào công việc, và ti vi, đĩa hình, băng nhạc,… Tỷ lệ ly dị tăng lên, tỷ lệ li thân còn tăng nhanh hơn. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ ly hôn tăng từ 2-3% vài năm trước lên 7% năm 2000. Tỷ lệ nạo phá thai của thanh niên cũng đáng báo động. Viện Xã hội học điều tra năm 2000 cho thấy 10-14% em trai và 5-9% em gái (17-22 tuổi) có quan hệ tình dục trước hôn nhân, 26-29% em gái và trai ở Thành Phố Hồ Chí Minh có người yêu trong độ tuổi 13-22113. Khó ai biết được tỷ lệ của các cuộc phiêu lưu quan hệ. Gia đình không tan vỡ nhưng gia đình kiểu cũ đang biến đổi. Và đó không đơn giản là “mặt trái của cơ chế thị trường” mà cũng là xu thế của đổi thay xã hội.

Tại nông thôn, cộng đồng gia đình, họ tộc, cũng đang diễn ra những biến đổi quan trọng. Lớp thanh niên trẻ không muốn và cũng khó tìm được việc làm thích hợp ở làng quê, đang hướng về đô thị, ra thị trường lao động nước ngoài. Nếu như trước đổi mới, giai đoạn 1984-1989 Hà Nội hầu như không cho người di cư đến, tỷ suất di cư là -1,2% thì giai đoạn 1994-1999 số người nhập cư tăng lên 4,8% , Thành phố Hồ Chí Minh còn lên tới 9,3%, cùng thời kỳ. Chỉ trong vòng 5 năm, 1,2 triệu người đã đổ từ nông thôn ra thành thị114.

Giáo sư Đào Thế Tuấn đã kể về những làng xã ở đồng bằng sông Hồng mà phần lớn lao động ra thành phố làm các công việc khác nhau. Có làng chuyên đi làm “Ô sin” giúp việc, có làng chuyên đi đạp xích lô, hay làm nghề xe ôm, có làng chuyên bán đồng nát, có làng chuyên làm nghề bán báo rong hay đi cân sức khỏe,… báo chí cũng nói về những làng ở miền Trung chuyên đi ăn xin hay có vùng ở miền Nam có rất nhiều người đi làm nghề matsa… Các phong trào xuất khẩu lao động thu hút nhiều lao động nam ở đồng bằng sông Hồng thì nhiều trường hợp đi lấy chồng nước ngoài cũng hấp dẫn nhiều thanh nữ ở đồng bằng sông cửu Long.

Tương tự các cộng đồng địa phương, trong các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng đang diễn ra “cuộc cách mạng” từ bên trong, đáp lại tiếng gọi bên ngoài. Mức lương thấp kém theo thang, bậc lạc hậu, tôn ty trật tự cũ khó tạo cơ hội cho người đi sau phát triển, cung cách làm việc nhiều trở ngại,… đang đẩy ra ngoài những người có năng lực, còn trẻ tuổi, hiểu biết cả những việc trong cộng đồng và có khả năng kết nối, hoà nhập được với ngoài cộng đồng (sống trong làng nhưng

113 Luân T. D. (chủ biên) 2002114 Luân T. D. (chủ biên) 2002

253

Page 254: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

làm việc được ở thị xã, làm việc trong cơ quan nhưng có khả năng kiếm sống trong xã hội, công tác trong doanh nghiệp nhà nước nhưng có năng lực kinh doanh ngoài thị trường, sống trong nước nhưng năng động hợp tác quốc tế,…).

Các cộng đồng này đứng trước sự lựa chọn: hoặc là bị “chảy máu chất xám”, để những lực lượng trẻ, có năng lực ra đi, chấp nhận mất dần sức cạnh tranh, hoặc là phải thay đổi cung cách làm việc, kết cấu tổ chức, đổi mới thể chế cộng đồng. Hiện tượng tách ra của các thành viên năng động dẫn đến cải tổ thay đổi cộng đồng đã được H. Root115 tổng kết từ thực tế nhiều nơi trên thế giới cũng đang diễn ra ở Việt Nam.

Tự nhìn lại mình, người ta thường tự hào với những đổi thay to lớn trong xã hội thời gian qua. Các cộng đồng ở Việt Nam đã rất mở, rất đổi mới so với trước, nhưng so với thế giới và cuộc sống đang đổi thay hàng ngày hàng giờ, chúng ta vẫn tụt hậu, cộng đồng của chúng ta vẫn còn kín một cách tương đối. Sự giới hạn của năng lực và thông tin, sự nghèo nàn của cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, giá cả và chất lượng phục vụ kém cạnh tranh của các dịch vụ phục vụ, sự cồng kềnh trong cải cách hành chính khiến cho các cộng đồng (gia đình, địa phương, đơn vị,…) vẫn bị ngăn cách với bên ngoài vì chi phí giao dịch cao, thời gian hoạt động chậm, thủ tục rườm rà, rủi ro cao, thiếu hiểu biết, ít thông tin, quan niệm sống bó buộc. Trong những cộng đồng khép kín như vậy, cơ chế quản lý, ra quyết định được tổ chức theo chiều dọc, từ trên xuống, tiêu chuẩn chọn lựa và tưởng thưởng vẫn là sự trung thành, vì vậy, lớp trẻ, người tài, năng động, độc lập, sáng tạo dễ bị đẩy ra ngoài, thiết lập các quan hệ hướng ngoại, tạo nên chảy chất xám ở địa phương, đổ vỡ trong gia đình.

Một cộng đồng đóng kín và tĩnh tại (dù là tương đối) thì năng lực cạnh tranh, khả năng thích nghi với biến đổi ngoại cảnh sẽ yếu kém, thiên về các giải pháp ngắn hạn, chịu rủi ro đổ vỡ và thất bại cao. Bên cạnh yêu cầu đổi mới quan hệ cộng đồng và các công cụ cộng đồng lạc hậu cũng cần sửa chữa những yếu kém trong phối hợp ba cơ chế.

Những biến động và khủng hoảng trong cơ chế cộng đồng làm xuất hiện những vấn đề mới trong xã hội như tôn giáo, li dị, tình dục, thất nghiệp, HIV, đua xe, ma tuý, cờ bạc, trẻ lang thang, người di cư, … Cách nhìn đơn giản và sai lạc coi tất cả những điểm bất thường này là “tệ nạn xã hội”, là “mặt trái của cơ chế thị trường”, thậm chí là “mặt trái của toàn cầu hóa” và sử dụng cơ chế nhà nước để xử lý chúng như những vấn đề hình sự, chẳng những không giải quyết được mà còn làm tình hình phức tạp và trầm trọng hơn.

Trong khi phải kiên quyết xử lý bằng cơ chế nhà nước những đối tượng kinh doanh, vận chuyển ma tuý, tổ chức mãi dâm, tổ chức đua xe trái phép gây nguy 115 Hilton Root, sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

254

Page 255: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hiểm cho cộng đồng, thì nên chăng cần xem xét và xử lý một cách toàn diện và vững bền các vấn đề và nhu cầu về phát triển tôn giáo, tâm linh, xu thế tự do tình dục, nhu cầu thử thách mạo hiểm, nhu cầu kiếm sống và có việc làm, nhu cầu hướng đến điều kiện sống cao hơn… của xã hội bằng quan điểm dân sự, xã hội và kinh tế của cơ chế cộng đồng, cơ chế thị trường.

Trong khi tăng cường quan tâm đến các nhóm đối tượng yếu thế, có công trong xã hội, phải thẳng thắn chống lại lối tôn vinh hình thức. Không thể tặng họ hoa quanh năm, không thể biếu nhà tình nghĩa cho mọi đối tượng xứng đáng, những danh hiệu vẻ vang không giúp được họ những lúc trái nắng trở trời. Cách tốt nhất là thể chế hoá việc đền ơn đáp nghĩa và hoạt động nhân đạo. Cần tổ chức họ lại bằng đoàn thể quần chúng để có thể thường xuyên theo dõi, động viên, trợ giúp theo yêu cầu. Có chính sách tạo điều kiện cho các đối tượng cần giúp đỡ tiếp cận với mọi nguồn tài nguyên và cơ hội để có việc làm thích hợp và thu nhập ổn định.

Lòng tin tạo nên sự đoàn kết.

Lịch sử là thước đánh giá hiện tại. Trong cuộc sống thường tồn tại hai loại sử là “chính sử” được ghi chép, nghiên cứu chính thức và “dã sử” là những chuyện sử được truyền tụng trong dân gian. Nhưng ở nước ta bên cạnh chính sử được công nhận, phổ biến chính thức; còn có sử của các nhân chứng và các nhà nghiên cứu độc lập được công bố hẹp, không chính thức; và sử của các nhà nghiên cứu nước ngoài, ít được người trong nước biết.

Ví dụ kể từ khi các kho tư liệu ở Liên Xô cũ mở cửa, thì những tài liệu về hoạt động của Quốc tế Cộng sản liên quan đến Việt Nam được người nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn là người Việt Nam. Ngay những sự kiện lịch sử mới diễn ra cũng xảy ra lầm lẫn, tranh giành công trạng như chuyện nhập nhèm về đơn vị tấn công vào các vị trí cuối cùng ở Điện Biên Phủ, về chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào dinh Độc Lập năm 1975,… Thêm vào đó, trong quan hệ cộng đồng, ranh giới về khái niệm “thông tin không có lợi” vốn mơ hồ làm cho những điều bình thường cũng trở nên bí mật. Ví dụ, những thông tin về anh hùng liệt sỹ phi công đầu tiên bắn rơi máy bay B52, ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh… cũng bị sai lạc một thời gian dài.

Thông tin về thống kê là nguồn tin quan trọng chưa được thường xuyên cập nhật và chưa tiếp cận một cách thuận tiện, rẻ tiền. Niên giám thống kê được xuất bản chậm hàng năm, thiếu các điều tra đánh giá độc lập khách quan về các vấn đề quần chúng quan tâm,… Mặt khác, việc nghiên cứu lý thuyết trong công tác lý luận chưa coi trọng nguyên tắc khoa học thực sự cầu thị, tình trạng giáo điều, khuôn sáo trong giảng dạy, tuyên truyền vẫn diễn ra nhiều.

255

Page 256: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tất cả những điều tưởng như rời rạc nêu trên: một số vấn đề lịch sử chưa công khai khép lại, ranh giới bí mật thông tin không rành mạch, qui định về thống kê không hoàn chỉnh, tuyên truyền khuôn sáo, và một số luật lệ (về tài chính, về hành chính, tổ chức…) không hợp lý,… lại đang dẫn đến một nguy cơ to lớn cho cơ chế nhà nước nói riêng và cho xã hội nói chung, đó là tình trạng lòng tin mơ hồ, và hậu quả nguy hiểm hơn là các mối nối cộng đồng trở nên lỏng lẻo.

“Nói một đằng làm một nẻo”, lời nói không đi đôi với việc làm, việc làm không theo đúng những qui định thành văn đang trở thành chuyện bình thường trong cuộc sống. Khi phát biểu trước hội nghị, nơi đông người, trên bục giảng thì dùng ngôn từ, nội dung khuôn sáo, khẩu hiệu to tát, ở chỗ thân tình, trong gia đình mới nói thật suy nghĩ, nói đúng chính kiến; khi đương chức thì nói theo ý trên, khi về hưu mới phát biểu ý kiến độc lập; khi báo cáo thì thổi phồng thành tích, khi xin hỗ trợ khó khăn thì khai tăng thiệt hại; lên kế hoạch, trình quyết toán thì tiêu nhiều, làm lớn, khi thực chi thì tiết kiệm, giành dụm, tránh né chính sách; khi khai thuế, khai báo thu nhập thì trình ra mức thu chính thức ít ỏi, trong sinh hoạt, làm ăn thì xoay xở mọi cách làm giàu… Hiện tượng hai cách nói, hai

cách viết, hai cách làm, hai nguồn thu nhập,… tạo cho con người, tổ chức, địa phương hai cách sống thật và giả.

Trung ương và địa phương không thật với nhau, cán bộ và quần chúng không thật với nhau, thủ trưởng và nhân viên không thật với nhau, thày giáo và học trò không thật với nhau, bố mẹ với con cái không thật với nhau, cơ quan quản lý và cơ quan chịu quản lý cũng lừa dối và ru ngủ nhau. Tuy nói dối nhau nhưng cùng biết nhau dối và cùng chấp nhận. Thật giả lẫn lộn, lừa lẫn nhau sẽ dẫn đến lừa cả mình. Sống quen với dối trá sẽ đánh mất lòng tin. Nếu khủng hoảng cơ chế thời Khổng Tử tạo nên nguy cơ “không chính danh”, thì tình trạng nguy hiểm nhất hiện nay ở Việt Nam là hiện tượng “không thành thật”. Dối trá thông tin đồng nghĩa với hậu quả bất hợp tác trong cộng đồng, đổ vỡ thể chế.

Trong lý thuyết thể chế, trong cơ chế cộng đồng, sự hợp tác chỉ có thể xuất hiện khi thông tin thông suốt, tin cậy và chi phí thấp. Tình trạng thông tin bị bóp

256

Page 257: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

méo một cách hệ thống tạo nên “gót chân Asin” của xã hội Việt Nam hôm nay là khả năng hợp tác yếu, chia rẽ mạnh. Những câu “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”, “gắp lửa bỏ tay người”, “đâm bị thóc chọc bị gạo”… vốn rất nhiều trong tục ngữ của mọi dân tộc. Nhưng câu chuyện đùa dân giã rằng: nếu thi đấu với nhau thì một người Việt có thể hơn một người Nhật nhưng hai người Việt sẽ chỉ bằng hai người Nhật và ba người Việt thì thua đứt ba người Nhật do chỉ lo đấu đá, đối phó lẫn nhau, đã diễn tả đúng sự thật đau đớn đang diễn ra trong nhiều cơ quan, nhiềuđịa phương, nhiều tổ chức, và nhiều gia đình Việt Nam hôm nay. Chia rẽ không phải là điểm yếu vốn có của dân tộc Việt Nam, đó là hiện tượng khủng hoảng thể chế trong giai đoạn tái điều chỉnh cơ chế xã hội.

Thông tin sai lạc sẽ làm sai việc định danh và thưởng phạt. Từ đó đánh mất năng lực hợp tác giữa các cá nhân và cộng đồng. Không biết cách hợp tác, không thể chuyên môn hoá, tiến hành công nghiệp hoá thắng lợi. Không biết cách phối hợp, không thể có sức cạnh tranh, không giành nổi ưu thế trong toàn cầu hoá. Không biết cách tham gia, không thể phát huy dân chủ, và không có nhà nước pháp quyền. Và trong thế giới vươn lên quyết liệt hôm nay, đứng lại không chỉ là thua thiệt mà còn là bị loại thải, đổ vỡ, và tan rã.

Dân tộc Việt Nam muốn có chỗ đứng xứng đáng trong thế giới tương lai thì phải cùng hát được bài ca của Hồ Chí Minh luôn dạy: “Kết đoàn, chúng ta là sức mạnh”. Nhưng có được sức mạnh ấy, trước tiên phải bắt đầu từ sự thành thực từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, điều đó đòi hỏi sự dũng cảm phi thường, sự dũng cảm mà dân tộc ta đã từng chứng tỏ trong quá khứ vẻ vang.

2. Khiếm khuyết của sự phối hợp nhà nước, thị trường và cộng đồng ở Việt Nam

Cơ chế nhà nước đang chuyển đổi và chưa đủ mạnh

Quản lý nhà nước Việt Nam đang chuyển từ quản lý cung sang quản lý cầu. Nếu như trước kia, Bộ Nông nghiệp phải thường xuyên chỉ đạo nông dân thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống lúa và hướng dẫn kỹ thuật theo lịch thời vụ thì ngày nay, người nông dân lại cần nhà nước thông tin về thị trường, đàm phán thương mại, kiểm tra chất lượng nông sản và đăng ký thương hiệu hàng hoá. Đây là nhiệm vụ hoàn toàn mới mà công tác tổ chức cán bộ, hoạt động nghiên cứu khoa học, và hoạt động quản lý nhà nước chưa đổi mới kịp.

Phạm vi điều chỉnh của cơ chế nhà nước hiện nay có nhiều chỗ lấn vào sân cơ chế thị trường quản lý như hoạt động kinh doanh, đầu tư, và ngay cả một số loại dịch vụ công cộng…; có chỗ lại lấn sang sân cơ chế cộng đồng như việc tổ chức và quản lý các đoàn thể xã hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ,…

257

Page 258: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Ngược lại, có những việc nhà nước đáng làm, lại không làm đến nơi đến chốn hoặc bỏ không làm như xây dựng chính sách, giám sát thực hiện pháp luật chính sách, xây dựng qui hoạch kinh tế, nghiên cứu chiến lược, thực hiện các dịch vụ công (nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học phục vụ chung, giao thông công cộng, khuyến nông ở vùng khó khăn, thông tin thị trường…), giám sát vệ sinh dịch tễ, giám sát môi trường, bảo vệ hoạt động thị trường…

Chỉ nói riêng về hệ thống chính sách cũng chưa theo kịp biến đổi nhanh chóng của cuộc sống. Các chính sách trước đây ra đời để cởi bỏ người dân khỏi các trói buộc của cơ chế kế hoạch bao cấp nên được lòng tất cả mọi người và dễ có nội dung xây dựng. Hệ thống chính sách ngày nay phải đi vào những lãnh vực phức tạp của phát triển kinh tế như chính sách hội nhập quốc tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển khoa học công nghệ… Trong loại chính sách mới này, có người mất, có kẻ được, mâu thuẫn quyền lợi rất phức tạp, việc lập chính sách đã khó, giám sát thực hiện càng khó hơn. Hơn thế nữa, chính sách trước “rẻ”, nay trở nên ngày càng “đắt”. Với kiểu chính sách cởi trói, chỉ cần cho phép những điều trước đây cấm, chi phí triển khai và giám sát hầu như không đáng kể. Chính sách ngày nay thường đi kèm trợ cấp, bồi hoàn, đầu tư, hoặc phải giám sát, cưỡng chế, chưa kể đến phải đổi lại bằng những giá trị kinh tế, xã hội, môi trường nhất định nên chi phí ngày càng lớn.

Đảm đương những nhiệm vụ mới và rất khó khăn trên là hệ thống bộ máy chậm đổi mới và đội ngũ cán bộ được thù lao it ỏi, năng lực và trang bị hạn chế, khiến cho hiệu quả vận hành của cơ chế nhà nước yếu kém thể hiện cả ở hiện tượng vay mượn công cụ giữa các cơ chế và cả tình trạng “đá lộn, đá lấn,” của các cơ chế khác trên “sân nhà” của cơ chế nhà nước.

Một ví dụ dễ thấy là công tác xây dựng đô thị. Khi các cơ quan nhà nước không tập trung xây dựng và không có đủ năng lực để thực hiện qui hoạch đô thị, thì cuộc sống cứ trôi đi, kinh tế cứ phát triển, nhân dân không thể ngồi đợi qui hoạch, thế là cơ chế thị trường và cơ chế cộng đồng phải chen vào “làm thay”. Khả năng buôn bán, làm dịch vụ, điều kiện kết cấu hạ tầng và tiếp theo là cảnh quan của mỗi khu vực tạo nên tương quan giá cả tức thời của đất đai, thế là thị trường bất động sản hình thành, tự động điều phối tiền của của nhân dân và cả của nhà nước đầu tư vào xây dựng đô thị bất chấp những tính toán dài hạn về tương lai phát triển của thành phố, về địa chất, địa mạo, khí hậu, và môi trường vĩ mô và dài hạn. Kết quả là diện mạo thành phố tuột khỏi bàn tay của người chủ chung, khách quan và nhìn xa trông rộng, rơi vào “bàn tay vô hình” thiển cận và vụ lợi của thị trường.

Thủ tục hành chính trong việc đăng ký, sang nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục xin phép sửa chữa, xây dựng quá phức tạp và không rõ ràng khiến cho người dân có xu hướng chuyển sang áp dụng cơ chế cộng đồng, phối hợp nhịp nhàng với

258

Page 259: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

hoạt động mua bán của cơ chế thị trường. Một số địa phương cấp đất bừa cho dân xây dựng, hay lẳng lặng “phạt” và thu phí “đóng góp”, nhắm mắt trước tình trạng xây dựng bừa bãi, một số “quan phường” còn ngang nhiên chiếm đất công xây nhà riêng. ở Hà Nội thì khỏi phân lô, cứ mua đất, nộp phạt xây dựng trái phép rồi xây nhà. ở thành phố Hồ Chí Minh, tư nhân mua đất ruộng, tự qui hoạch, làm đường phân lô, bán nhà cho dân. “Phép vua” yếu thì “lệ làng” làm thay.

ở mọi quốc gia trên thế giới, việc qui hoạch, tái bố trí sử dụng đất đai để xây dựng các công trình dân dụng chung là nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn phát triển kinh tế để công nghiệp hóa. Hoạt động này được điều chỉnh bằng cơ chế thị trường hoặc cơ chế nhà nước một cách có kết quả. Trong trường hợp Việt Nam, thị trường đất đai không được công nhận và vận hành một cách rõ ràng nhưng quyền quản lý và sử dụng của nhà nước lại cũng không được thi hành một cách đúng mức, vì vậy, cơ chế cộng đồng đang đứng ra điều hành một cách sai lạc hoạt động quan trọng này, gây thiệt hại nghiêm trọng và kéo dài cho nền kinh tế (xem hộp 59).

Hộp 59. Dùng cơ chế cộng đồng giải quyết vấn đề giải phóng mặt bàng - một sai lầm kéo dài

Năm 2000 triển khai dự án đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh có tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng. Việc thực hiện công trình bị ách tắc bởi “nút chặn” tại hồ Thanh Xuân. Tại đây, nhiều nông dân sống trong những căn nhà và đất đai chiếm dụng trái phép của dự án đã tấn công công nhân, bắt giữ thiết bị thi công. Nhà thầu sau khi trình Bộ Giao Thông Vận tải, và Chủ đầu tư (Ban quản lý các dự án 18), báo cáo chính quyền địa phương không dám đề nghị xử lý kẻ làm sai mà chỉ mong được có phương án đền bù cũng không xong. Họp lên họp xuống, công văn đi về, cuối cùng nhà thầu đành “bỏ của chạy lấy người” vứt lại công trình dang dở với hàng tỷ tiền thiết bị dãi nắng dầm sương suốt 2 năm sau.

Năm 2004, nhà thầu dự án đường vành đai 3 Hà Nội đoạn đi qua địa bàn quận

259

Page 260: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Thanh Xuân cũng một lần nữa phải bỏ chạy vì 150 hộ khu vực mai Dịch chưa thống nhất phương án bồi hoàn không cho chủ đầu tư vào đo đạc khảo sát. Dự án quốc lộ 5 đã kéo dài từ năm 2002 đến quá thời hạn 4/2004 nhưng chưa hoàn thành vì không giải phóng được mặt bằng 4 km đi qua huyện Phú Lương, Thái Nguyên… Tình trạng chính quyền chỉ biết thương lượng, thuyết phục dân rồi lại bàn bạc với doanh nghiệp nâng mức đền bù diễn ra ở hàng loạt công trình xây dựng khiến nhiều nhà doanh nghiệp chịu cảnh “tiền mất tật mang”.

Đứng trước sự bất lực của cơ chế nhà nước, sự bơ vơ của các nhà đầu tư, nhiều người dân phát huy cơ chế cộng đồng, mở rộng qui mô chây ỳ và lạm dụng. Trước khi Ban quản lý các dự án quận Ba Đình xuống khảo sát giải phóng mặt bằng phố Liễu Giai, chỉ qua một đêm, các hộ dân đã lát gạch hàng trăm m2 đất sau nhà để đòi đền bù với mức cao hơn mức đất nông nghiệp hàng trăm lần. Trước khi đền bù giải phóng mặt bằng công trình sân vận động QG Mỹ Đình, nhiều hộ dân đã thi nhau trồng chi chít hoa huệ, trồng chuối trên sân, trên đất trống để sau đó đếm cây cây lấy tiền đền bù. Người ta còn dựng lên hàng loạt bia mộ giả đòi tiền bồi hoàn di dời nghĩa trang. Các nhà đầu tư vào khu công nghiệp An Khánh, Hà Tây cũng điêu đứng vì nạn nông dân rào cổng nhốt máy móc thiết bị, không cho công nhân vào làm việc tại khu công nghiệp đã có qui hoạch, đã tiến hành giải toả, đền bù theo đúng chính sách. Thậm chí có doanh nghiệp hoạt động đã 3 năm còn bị nông dân đến bao vây đòi trả thêm tiền vì “trước đây bồi hoàn rẻ quá”. (Nguồn: An Ninh Thế giới 10/6/2004).

Nhà cửa san sát mọc lên trên phố cổ cấm xây dựng, lấn chiếm các di tích lịch sử đã xếp hạng, trên bờ đê, trong hành lang bảo vệ thủy lợi, lấn không gian bảo vệ đường điện cao thế, vượt khoảng không lên xuống của sân bay, chiếm cả đất quân sự, ăn hết đất nông nghiệp, lấp hết cả ao hồ,… Nhiều cơ quan được cấp đất thì để lãng phí, chia nhau xây nhà, cho thuê, bán đất công, góp vốn liên doanh, cổ phần hoá với giá qui định bừa bãi.

260

Page 261: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Các cơ quan nhà nước bất lực trong qui hoạch, giám sát, đành chạy theo sau khắc phục hậu quả: phá nhà leo lên bờ đê, đập nhà chọc vào đường cao thế, cấm nhà vươn ra chiếm đất nông nghiệp, kè hồ chặn nhà bò xuống nước. Nhà nước đuổi dân lấy lại lòng lề đường, đuổi dân ngụ cư ra khỏi các khu “xóm liều”, cấp sổ đỏ hợp pháp cho dân đã định cư, xây dựng chắp vá hàng loạt nhà máy cấp nước và trạm bơm thoát nước, tiếp tục hội thảo và nghiên cứu về việc duy trì các khu phố cổ đã biến mất gần hết và mở rộng các khu cấp cứu ở bệnh viện để cứu chữa hàng trăm ca tai nạn giao thông hàng ngày. Cái tình trạng:

Nhà ống san sát

Ngàn ngạt mô tô

Phản ánh việc cơ chế nhà nước để mất sân, không hoàn thành nhiệm vụ điều hành phát triển xã hội trong quản lý qui hoạch đô thị ở nước ta.

Cơ chế thị trường thông thoáng nhưng chưa lành mạnh.

Gần 20 năm đổi mới chính sách đã tạo nên một thể chế thị trường nói chung khá thông thoáng. Trong nước hết cảnh ngăn sông cấm chợ, ngoài nước đã mở rộng cửa, các thành phần kinh tế đều tham gia tích cực vào hoạt động thương mại, hầu hết giá cả của các hàng hoá chính đã được qui định bởi quan hệ cung cầu. Tuy vậy, một số thị trường tài nguyên (đất, nước, khoáng sản, lao động, tiền vốn, công nghệ,...) chưa hoàn thiện, thậm chí chưa hình thành hoàn chỉnh, tạo nên tình trạng điều tiết bất hợp lý, kinh doanh và sử dụng trái phép làm thiệt hại cho lợi ích công cộng, lãng phí tài nguyên, phân phối bất công.

Do tổ chức quản lý thị trường chưa hoàn chỉnh, giữa các thành phần kinh tế cạnh tranh chưa công bằng, hệ thống thể chế, luật lệ, chưa hoàn chỉnh nên luật chơi của thị trường trong một số lĩnh vực, trong từng thời điểm vẫn chưa rõ ràng, ngay cả một số thị trường hàng hoá, dịch vụ vẫn chưa hoạt động lành mạnh, minh bạch, méo mó. Sự can thiệp vụng về và các méo mó thị trường vẫn tạo nên các cơn sốt giá hay tình trạng đông cứng của một số hàng hoá quan trọng như xi măng, sắt thép, phân bón, xe máy, nhà đất,…

Sự yếu kém của thị trường gỗ là một ví dụ điển hình. Từ nhiều năm nay cả nước đã triển khai chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, góp phần tăng độ che

261

Page 262: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

phủ rừng của nước ta từ 28% lên 32% tổng diện tích, nhưng người dân làm nghề rừng vẫn không gắn bó với rừng, không coi rừng là một ngành sản xuất có hiệu quả, không có thái độ sở hữu rừng. Một lý do quan trọng là thị trường lâm sản không phát triển hoàn chỉnh như mọi thị trường hàng hoá nông sản khác. Thủ tục để buôn bán gỗ rừng trồng không đơn giản, đầu ra của gỗ rừng trồng trong nhiều năm gặp khó khăn. Gỗ dùng làm nguyên liệu giấy ở các tỉnh phía Bắc khốn khổ vì độc quyền thu mua của một số ít doanh nghiệp nhà nước và cạnh tranh thua bột giấy nhập khẩu. Chương trình chế tạo ván gỗ nhân tạo chưa đưa lại các tín hiệu khả quan về khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, giá ván băm dăm xuất khẩu quá thấp. Bán không được, vận chuyển khó khăn, thị trường này cung nhiều, cầu ít, không có nơi giao dịch rõ ràng, mù mịt thông tin, giá cả thấp và bấp bênh.

Trong khi đó, mức sống của nhân dân ngày càng tăng và tốc độ xây dựng mạnh đã mở rộng nhu cầu về gỗ rất nhanh chóng. Tín hiệu cầu về gỗ tốt không được nối thông với tín hiệu cung của rừng trồng, tách thị trường gỗ thành hai hàng hoá. Rừng trồng gỗ mọc nhanh không ai muốn sản xuất, giá giảm; gỗ tốt cần cho chế biến đồ gỗ và xây dựng thiếu phải nhập khẩu và khai thác rừng tự nhiên, giá tăng. Gỗ rừng tự nhiên hiện bị hạn chế khai thác và cấm xuất khẩu, tuy nhiên ranh giới phân định giữa gỗ tự nhiên nhập khẩu và gỗ tự nhiên khai thác nhiều khi không rõ ràng, vừa gây khó khăn cho người làm nghề chế biến đồ gỗ, vừa tạo kẽ hở cho lâm tặc phá rừng.

ở những nơi cơ chế thị trường yếu kém, cơ chế nhà nước phải can thiệp bổ sung. Để tăng đầu ra cho gỗ rừng trồng, nhà nước trung ương và các địa phương đổ vốn mở rộng sản xuất nhiều nhà máy ván nhân tạo. Nhà máy giấy Bãi Bằng gần như độc quyền ngành sản xuất giấy miền Bắc một thời gian dài cũng được đầu tư mở rộng công xuất. Các hình thức quota bán gỗ cho nhà máy được các địa phương trong vùng gỗ nguyên liệu áp dụng. Nhà nước trợ cấp rộng rãi cho nhân dân tham gia hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thông qua chương trình 327 trước kia và chương trình 5 triệu ha rừng hiện nay. Tuy nhiên, do ở nhiều nơi, lợi nhuận của người trồng rừng không được đảm bảo, trồng rừng là ngành lỗ vốn, rủi ro cao nên dù cơ chế nhà nước cố gắng mấy, cơ chế thị trường vẫn không khởi động. Cơ chế nhà nước đành nhảy vào “đá thay chân”. Kết quả là dân coi việc trồng rừng, bảo vệ rừng như làm thuê cho nhà nước với mức thuê rẻ mạt, vì thế, thái độ của người trồng và bảo vệ rừng ngày nay giống như cung cách của xã viên hợp tác xã 20 năm trước khi chưa đổi mới. Nghĩa là trộm được gì thì lấy, tránh việc nào tốt việc ấy, rong công phóng điểm, báo cáo láo thành tích.

Cơ chế nhà nước cũng được áp dụng rộng rãi để quản lý thị trường gỗ tự nhiên phục vụ nhu cầu dân dụng. Rừng tự nhiên về nguyên tắc đã thực hiện đóng cửa để bảo tồn nhưng các cơ quan nhà nước phải vật lộn gian khổ để giám sát và thực hiện lệnh này. Đội ngũ kiểm lâm chiến đấu một cách vất vả với lâm tặc để bảo vệ

262

Page 263: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

rừng, kiểm soát buôn bán, vận chuyển gỗ. Trong trường hợp này, cơ chế thị trường lại vận hành mạnh nhưng méo mó. Giá gỗ tăng, lợi nhuận cao, thu hút cả doanh nghiệp có vốn, cả dân nghèo làm thuê vào phá rừng, mua bán gỗ trái phép, lôi kéo theo cả một số doanh nghiệp, cán bộ và cả cơ quan nhà nước tiếp tay cho lâm tặc phá rừng. Chống lại xu thế lệch lạc của cơ chế thị trường, cơ chế nhà nước lại phải “vào sân đá thay”. Mệnh lệnh, cưỡng chế, kiểm soát, truy tố, tịch thu, phạt vạ,… nhiều biện pháp đã được áp dụng. Tốn kém lớn, hy sinh nhiều nhưng tác dụng rất hạn chế khi hai cơ chế đối đầu nhau quyết liệt, mà cơ chế thị trường mang tính tự nhiên, tự giác cao hơn, huy động được lực lượng tổng hợp hơn.

Cơ chế cộng đồng được áp dụng phổ biến, với biện pháp cũ và thể chế đang thay đổi.

Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ, ở Việt Nam, cơ chế cộng đồng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế và sinh hoạt xã hội, trùm phủ lên cơ chế nhà nước và thị trường. Một số hủ tục, biện pháp cũ của cơ chế cộng đồng vẫn được áp dụng, biến đổi để điều chỉnh hành vi xã hội thay thế công cụ chính thức của cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường lành mạnh. Các công cụ cộng đồng đang được áp dụng vẫn ở trình độ phát triển thấp. Do đó, các thể chế cộng đồng đang đứng trước những yêu cầu to lớn về đổi mới cơ chế một cách căn bản, đáp ứng thách thức của thời đại.

Phải biến các đoàn thể tổ chức quần chúng thành tổ chức của cộng đồng

Xuất thân từ nền kinh tế kế hoạch, các tổ chức đoàn thể quần chúng đứng trước nhu cầu thay đổi về căn bản nhiệm vụ và hình thức hoạt động. Trong mô hình nhà nước chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây, trong xã hội chỉ có hai thành phần kinh tế chính là nhà nước và tập thể làm chủ đạo. Các tổ chức chính trị, các tổ chức kinh tế và các tổ chức đoàn thể xã hội hoạt động hoàn toàn thống nhất trong một quĩ đạo chung, cùng phục vụ nhà nước của toàn dân. Trong hình thức phối hợp hoạt động này, không có cơ chế đối trọng.

263

Page 264: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Khi chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia tích cực vào hoạt động kinh tế xã hội. Những vấn đề mới về cạnh tranh hoạt động, chênh lệch thu nhập, tranh chấp quyền lợi tất yếu đặt ra, đòi hỏi các tổ chức đoàn thể quần chúng phải thực sự trở thành đại diện đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng của mình. Sức sống và uy tín của các đoàn thể vừa nằm trong sự thống nhất hành động cho những mục tiêu chung của đất nước, vừa gắn với cơ chế đối trọng của những cộng đồng người cụ thể trong xã hội.

Trong bối cảnh đó, hình thức tổ chức, bầu cử và nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ phải thoát ra khỏi cơ chế nhà nước cũ. Hệ thống thông tin cũng phải đổi mới, đảm bảo mọi nguyện vọng, các vấn đề của các cộng đồng được phản ánh ở mọi cấp của tổ chức. Mục tiêu và hình thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng trước hết phải nhằm bảo vệ được quyền lợi của thành viên trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường và phát huy dân chủ của nhà nước, tạo môi trường phát triển thuận lợi và cất lên tiếng nói của các cộng đồng trong sinh hoạt chính trị xã hội. Có lẽ đây là những bước tiến đầu tiên trên con đường xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh.

Kinh tế hợp tác mạnh nhờ thị trường phát triển và nhà nước hỗ trợ.

Một ví dụ rõ ràng là nhu cầu hình thành các tổ chức hợp tác của nông dân trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường. Chính quyền ở nhiều quốc gia đang phát triển luôn chú trọng hỗ trợ phong trào hợp tác xã. Điều đáng nói là hợp tác thường được coi trọng về khía cạnh chính trị và kinh tế mà không được chú ý về mặt cộng đồng. Về chính trị, nhà nước thường coi hợp tác xã nông nghiệp là những tổ chức có kết cấu chặt chẽ, đại diện cho đông đảo nông dân ở nông thôn có thành viên đông và uy tín cao, là đơn vị để tổ chức các hoạt động phát triển nông thôn. Nắm được hợp tác xã là nắm được nền tảng chính trị trong nông dân.

264

Cơ chế nhà nước

Cơ chế thị trường

Cơ chế cộng đồng mới

Page 265: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Về kinh tế, các ngân hàng, doanh nghiệp,… và cả nhà nước coi hợp tác xã là đơn vị sản xuất kinh doanh đầu mối ở nông thôn, qua hợp tác xã có thể tiến hành đàm phán, giám sát đông đảo nông dân nhỏ. Hợp tác xã là cổng vào đáng tin cậy cho hoạt động cho vay tín dụng, cung ứng vật tư, là đầu ra tập trung thu mua hàng hoá nông sản, là nơi dễ thu thuế, huy động các khoản đóng góp,… Từ cách nhìn nhận này, các hợp tác xã được tổ chức theo phong trào, bằng công cụ của cơ chế nhà nước, việc khuyến khích, quản lý hợp tác xã cũng áp dụng các công cụ của cơ chế thị trường và nhà nước là chính.

Trong thực tế hiện nay của nước ta, có một số hợp tác xã hình thành và tồn tại nhờ các điều kiện lịch sử xã hội nhất định như các vùng từ xưa đã có ruộng công, những nơi vẫn còn duy trì tư liệu sản xuất, kết cấu hạ tầng, và cả nợ nần của hợp tác xã từ thời kinh tế kế hoạch như ở miền Bắc, miền Trung, có một số vùng điều kiện canh tác sản xuất luôn yêu cầu có các hoạt động liên kết phối hợp như các “tổ đường nước” chung nhau kênh dẫn nước, nguồn nước ở An Giang, các tổ “bơm dề, xạ dề” có chung nhau đê bao ngăn lũ cục bộ ở Tiền Giang và một số các loại hình sản xuất vần công, đổi công phối hợp nhau những khâu cần nhiều lao động như gặt lúa, làm đất,… Nhìn chung, các hình thức sản xuất của hộ tiểu nông sản xuất nhỏ ít có nhu cầu và khả năng tổ chức các hợp tác xã theo đúng nghĩa.

Mặc dù trên thế giới, lịch sử hợp tác xã nông nghiệp có từ lâu đời nhưng ở hầu hết các nước, kinh tế hợp tác chỉ thực sự phát triển mạnh, trở thành nhu cầu bức xúc và được đông đảo nông dân tham gia khi kinh tế hàng hoá đã phát triển, thể chế thị trường chiếm ưu thế trong nền kinh tế và nhà nước thực sự hỗ trợ tích cực. Người nông dân khi tham gia những thị trường xa xôi và phức tạp, phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và được tổ chức tốt, họ sẽ học được rằng muốn tồn tại phải liên kết, muốn thắng lợi phải tổ chức lại. Khi đó, động lực hình thành kinh tế hợp tác mới đủ mạnh để gắn những người nông dân cá thể vốn không có thói quen và năng lực hợp tác lại với nhau.

Quan hệ cộng đồng kiểu cũ ở làng xã tiểu nông trước đây gắn bó về tình cảm, văn hoá, an ninh, trước sức ép của thị trường sẽ chuyển sang quan hệ mới về liên kết trong sản xuất và phối hợp về kinh tế. Đây là bước chuyển về chất lượng, đánh dấu sự thay đổi từ sản xuất nhỏ tự cấp sang hàng hoá lớn kinh doanh. Từ sự đương đầu với thiên nhiên và kẻ thù, nông dân chuyển sang đối phó với thị trường và xã hội. Đây cũng chính là lúc giai cấp nông dân đấu tranh quyết liệt với thị dân, với công nghiệp để duy trì sự sống còn của mình trước khi bị thu hẹp về cơ bản.

Xưa kia có nhiều địa phương, dân cư ở nhiều làng chuyên đi các nơi làm các nghề giống nhau như may quần áo, đúc đồng, điêu khắc gỗ, đào đất thuê. Khi người lao động tìm ra một ngành nghề, và nói lại cho bà con, bạn bè trong làng,

265

Page 266: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

người ta đã cung cấp cho nhau thông tin về thị trường, cung cách tiếp thị, đối tượng phục vụ, thủ tục hành chính, công nghệ của nghề,…, khi họ rủ nhau đi đã tạo được sự dựa dẫm, bảo vệ, tăng khả năng cạnh tranh, đấu tranh nơi xa xôi, tạo được mạng lưới bảo trợ trong các tình huống rủi ro. “buôn có bạn, bán có phường” đây là những mầm mống, những tín hiệu của nhu cầu thành lập các hiệp hội ngành nghề thực sự bắt nguồn từ nhu cầu thiết thực của người lao động nông thôn.

ở trình độ cao hơn, khi gắn sản xuất với kinh doanh hàng hoá qui mô lớn, họ phải đương đầu với những đối thủ không cân sức về thông tin, tiền vốn, công nghệ, năng lực, quan hệ chính trị bao gồm cả đội ngũ tiểu thương, các công ty lớn ở đô thị, nhiều khi cả các doanh nghiệp nhà nước và công ty đa quốc gia. Để chống lại tình trạng bị che dấu thông tin, ép cấp, ép giá, lợi dụng chính sách, tận dụng tiền vốn… những người tiểu nông còn “sống sót” trong trận đấu ác liệt của thị trường sẽ phải đấu lưng lại với nhau, dồn tiền thuê luật sư, thuê kỹ sư, trang bị máy móc, bước vào thương trường xây dựng thương hiệu của mình, tổ chức kênh tiếp thị của mình và đấu tranh đòi hỏi nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình. Chỉ đến khi đó, hợp tác xã thực sự với hệ thống tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương mới được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Đó sẽ không phải là tổ chức của nhà nước hay của các công ty lập ra mà thực sự là tổ chức cộng đồng kiểu mới của nông dân. Nó hình thành không vì lợi nhuận, không nhằm mục tiêu chính trị mà trước hết, để bảo vệ lợi ích sống còn của các hộ nông dân.

Tương tự như vậy, thể chế của các cộng đồng ở thành phố, ở các cơ quan, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác nhau cũng đang thay đổi. Trong quá trình lột xác này, cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, cơ chế cộng đồng dần nhường bước chia sẻ trách nhiệm với cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường. Nhà nước phải nắm được nhu cầu thực tế này và tiếp sức đúng cách mới có thể phát triển được thành công các tổ chức kinh tế hợp tác mới của nhân dân.

3. Phát triển cơ chế theo kịch bản khác nhau

Con đường đi tới tương lai không dễ dàng, bằng phẳng. Nhìn lại chặng đường chúng ta đã đi 50 năm qua, kể từ hoà bình lập lại năm 1954, chỉ xét riêng về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, có những lúc Việt Nam đi nhanh, khởi sắc rực rỡ như giai đoạn 1955-1957, 1981-1985, 1989-1994; có thời gian chựng lại như giai đoạn 1960-1975, 1986-1987; có thời gian xuống dốc như giai đoạn 1975-1980; có thời gian tiến dần từng bước như từ 1995 đến nay.

Cùng một lúc, Việt Nam chuyển từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường; từ đóng cửa tự cấp sang mở cửa hội nhập; từ khai thác lao động và tài nguyên để

266

Page 267: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

tăng trưởng sang đầu tư theo chiều sâu, phát triển vững bền. Khó khăn là thế, nhưng con đường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không có tiền lệ. Bởi vậy, sự quanh co, thậm chí vấp váp là khó tránh khỏi. Nhìn tới tương lai một cách tỉnh táo, xin giới thiệu 3 kịch bản có thể xảy ra với sự áp dụng các cơ chế khác nhau: dại dột áp dụng sai các cơ chế dẫn đến kết quả xấu, biết áp dụng khôn khéo nhất các cơ chế đạt kết quả phát triển rực rỡ, và trường hợp trung gian, “điều chỉnh mù” chịu vấp ngã học hỏi để đi lên đạt những kết quả khả quan với nhiều giá phải trả và đánh mất khá nhiều cơ hội thời gian.

Bức tranh tình huống xấu

Trong trường hợp đi sai bước, dùng sai công cụ của cơ chế, phối hợp sai tỷ lệ các cơ chế để điều chỉnh hoạt động xã hội, các hoạt động này sẽ trở nên kém hiệu quả, các công cụ trở thành bất lực, buộc phải thay thế, chắp vá, vay mượn các công cụ của cơ chế khác, buộc phải áp dụng các công cụ “không chính thống”.

Trong trường hợp này, cơ chế nhà nước sẽ từ bất lực, không điều hoà và khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường chuyển sang bàng quan, từ bỏ trách nhiệm phục vụ, bảo vệ nhân dân. Các cơ quan công quyền làm việc một cách quan liêu, cán bộ chăm lo bảo vệ lợi ích cho các nhóm quyền lợi trong chính quyền và trong xã hội, các nhóm giầu có gắn kết quan hệ với các nhóm có thế lực, cắt rời khỏi quyền lợi và ý nguyện của quần chúng. Thông tin cho nhân dân bị bóp méo, che đậy, trở thành tuyên truyền ru ngủ, các quyền làm chủ của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Viên chức các cấp mắc kẹt giữa đòi hỏi của nhân dân và việc phục vụ quyền lợi của các nhóm đặc quyền sẽ tranh thủ kiếm lợi bằng cách tăng cường tham nhũng thông qua việc sách nhiễu nhân dân và lừa dối cấp trên. Đất đai, tài sản nhà nước và công quĩ bị cá nhân chiếm đoạt và lợi dụng cho các mục tiêu cá nhân. Kết cục tệ hại nhất là các thế lực xã hội đen len lỏi vào khống chế hoạt động chính quyền, gây tội ác với nhân dân, thậm chí các tập đoàn đa quốc gia liên kết với một số quan chức gây thiệt hại quyền lợi dân tộc.

Hình ảnh thị trường trong kịch bản đen tối này là thị trường với bộ mặt xấu. Các đối tác trên thương trường cạnh tranh nhau khốc liệt bằng các biện pháp xấu (bán phá giá, gián điệp kinh tế, bôi nhọ uy tín, khủng bố đối thủ, mua chuộc quan chức,…). Những doanh nghiệp có uy lực sẽ thắng thế (doanh nghiệp nhà nước độc quyền, doanh nghiệp gắn bó họ hàng với quan chức, với các lực lượng có thế lực trong xã hội,… ). Trong môi trường bất bình đẳng này, một số tập đoàn xuyên quốc gia làm ăn phi pháp sẽ tìm đến liên kết với các doanh nghiệp có thế lực, tìm cách lũng đoạn và chiếm hẳn quyền quyết định trong các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn nghiêm túc sẽ bỏ ra đi. Thất nghiệp tăng nhanh cùng với sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phá sản các tổ chức của nông dân, các doanh nghiệp nhà nước không có lợi thế. Các doanh

267

Page 268: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

nghiệp độc chiếm thương trường khai thác thế mạnh độc quyền, áp dụng các biện pháp lừa lọc như trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, lừa bịp người dùng,... kiếm lời phi pháp. Thu nhập trong xã hội ngày càng chênh lệch, người nghèo, người thiệt thòi, người sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa lâm vào tình trạng khốn cùng, khó có điều kiện học lên, học xong không xin được việc làm. Mâu thuẫn trong xã hội tăng mạnh, tệ nạn xã hội lan rộng, môi trường tự nhiên bị người nghèo phá hoại, người giàu khai thác đến cùng kiệt khiến thiên tai liên tục diễn ra, cuộc sống trở nên rủi ro, bất trắc.

Hộp 60. Liên Xô, từ khủng hoảng cơ chế đến suy sụp xã hội

Liên Xô là một cường quốc với 146 triệu dân, có diện tích 17 triệu km2 rộng nhất thế giới, có nền công nghiệp phát triển, tiềm lực khoa học và quân sự hùng mạnh, tài nguyên thiên nhiên giàu có. Chuyển từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, sau 70 năm kinh tế kế hoạch thất bại trong việc sử dụng đơn độc cơ chế nhà nước để quản lý xã hội, “liệu pháp sốc”được áp dụng những mong lấy cơ chế thị trường thay thế hoàn toàn cơ chế nhà nước. Cơ chế nhà nước đang bao trùm mọi quan hệ xã hội bỗng chốc rút lui, để lại một khoảng trống nguy hiểm mà cơ chế thị trường không thể đảm đương nổi. Các cơ chế “không chính thống” đã chiếm lĩnh khoảng trống cơ chế này.

Các tổ chức dân tộc cực đoan, các tập đoàn xã hội đen, các tổ chức chính trị không rõ cương lĩnh khống chế quan hệ xã hội ở địa phương và cơ sở. Các nhóm tội phạm có tổ chức hoành hành khống chế hoạt động tài chính ngân hàng. Kết quả là kinh tế tuột ra khỏi phạm vi kiểm soát của nhà nước, kinh tế tội phạm chiếm đến 45% GDP. Đầu tư nước ngoài đóng băng, ngược lại, tiền vốn làm ăn phi pháp trong nước liên tục chảy ra nước ngoài. Từ 1993 đến 1998, 135 tỷ USD tiền vốn bị chuyển trái phép ra ngoài. An ninh đất nước không đảm bảo. Cuộc sống của đa số nhân dân trở nên tồi tệ. Trong khi đó những kẻ làm ăn phi pháp và có quyền lực giàu lên nhanh chóng, tạo thành tầng lớp có mức sống vượt hẳn so với toàn dân.

Cơ chế thị trường không huy động được những công cụ chính thống đã chuyển sang áp dụng các biện pháp xấu, tạo nên hình ảnh của"chủ nghĩa tư bản hoang dã". "Chủ trương tư nhân hoá kinh tế đã tạo cơ hội cho lớp người mang danh lãnh đạo đất nước tiến hành một đợt cướp phá tài sản quốc gia vô tội vạ và chia sẻ

268

Page 269: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

quyền lực giữa các vùng trong nước". Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tham nhũng lan rộng. Hoạt động phúc lợi xã hội từ bao cấp chuyển sang bỏ bễ. Lương thấp và thường trả chậm, nhà cửa tồi tàn, giá sinh hoạt đắt đỏ, các dịch vụ phúc lợi xã hội bị cắt giảm, từ năm 1984 đến 2000, dân số Nga giảm mất 8 triệu người, chủ yếu trẻ sơ sinh (6 triệu trẻ em chết), tuổi thọ trung bình của nam giảm xuống chỉ còn 59 và nữ còn ở mức 72 tuổi. Kinh tế liên tục sút giảm, sau 10 năm, GDP của các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG chỉ còn bằng 60% so với năm 1990. Lạm phát phi mã. Các nước trong cộng đồng lún sâu vào mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. Một số cuộc chiến và khủng bố gây đổ máu kéo dài. Chủ quyền quốc gia bị đe doạ. (Nguồn: Báo Nhân Đạo Chủ Nhật, 2001).

Trong bối cảnh của “chủ nghĩa tư bản man rợ”, cùng với sự bất lực và bàng quan của nhà nước, cộng đồng đánh mất khả năng đề kháng, mất khả năng làm chủ. Trước tình trạng áp bức, bóc lột người lao động, các công đoàn chỉ đứng ra hoà giải chủ thợ, không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân, liên minh hợp tác xã không bảo vệ được nông dân. Ngược lại các tổ chức xã hội đen kiên quyết thi hành luật rừng, trật tự của Mafia được xác lập, bảo vệ cho giới làm ăn giàu chịu khuất phục và đè nén dân lành không có tổ chức. Thất bại trong cuộc sống, bị thiên tai, kẻ xấu đe doạ, con người chạy trốn vào rượu, ma tuý, cờ bạc, mãi dâm. Các tập tục, hủ tục tự phát lan tràn, thay chế chính luật điều chỉnh quan hệ xã hội. Đường cùng, dân nghèo và những đối tượng bị thua thiệt tiêu cực phản kháng bằng các hình thức bạo lực, phá vỡ ổn định xã hội.

Hình ảnh viễn cảnh tốt đẹp.

Trong trường hợp chúng ta luôn chọn được đường đi đúng hướng, từng bước xây dựng được một kết cấu hài hoà giữa 3 cơ chế, các cơ chế đều phối hợp và phát triển song hành với nhau, cùng điều chỉnh hoạt động xã hội có kết quả thì bức tranh tương lai thật tốt đẹp.

Nhà nước áp dụng các công cụ thích hợp như bầu cử dân chủ, gắn kết thông tin,… thực sự sẽ do những người đại diện và chăm lo cho quyền lợi của đông đảo nhân dân lãnh đạo. Các cơ chế thích hợp như lựa chọn và bồi dưỡng đào tạo nhân tài, thù lao thích đáng, đánh giá nghiêm ngặt,… được áp dụng để đảm bảo bộ máy công quyền có đủ năng lực lãnh đạo, thể hiện được chất lượng phục vụ mà người dân yêu cầu. Các chương trình kế hoạch của nhà nước minh bạch với toàn dân được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận phát triển hợp lý và chiến lược rõ ràng, tạo lòng tin và môi trường chính sách ổn định dài hạn. Giữa các cộng đồng dân cư

269

Page 270: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

với các cơ quan nhà nước có hệ thống thống tin thông suốt, qua đó người dân giám sát được hoạt động của chính phủ và tham gia được tích cực và quá trình xây dựng chính sách, ngược lại, mọi chủ trương, đường lối của nhà nước nhanh chóng đến được với dân và được kiểm tra thực hiện triệt để. Nhờ các điều kiện trên, bộ máy quản lý nhà nước được tổ chức gọn gàng, hoàn toàn trong sạch, hoạt động tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, pháp luật được toàn dân nghiêm túc tuân thủ.

Trong một đất nước có bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả như vậy, cơ chế thị trường sẽ có điều kiện vận hành thuận lợi và thông thoáng. Việc sản xuất và kinh doanh hàng hoá và dịch vụ cơ bản sẽ tuân theo tín hiệu của quan hệ cung cầu dưới sự hỗ trợ hiệu quả của nhà nước. Nhờ có chính sách thông thoáng và minh bạch, đầu tư công hiệu quả, giúp chi phí giao dịch và lưu thông thấp, tăng khả năng cạnh tranh cho các hàng hoá trong nước, thu hút mạnh đầu tư và liên doanh nước ngoài từ các tập đoàn làm ăn nghiêm túc. Môi trường tổ chức và pháp lý này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh lành mạnh và công bằng, tạo nên cơ chế thị trường hoạt động hoàn hảo. Thị trường hiệu quả sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động, thu hút mọi nguồn đầu tư trong xã hội và quốc tế tạo ra nhiều việc làm và thu nhập nhất là từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ vậy, tình trạng thất nghiệp trong xã hội được giải quyết về cơ bản, đói nghèo được xoá bỏ, giúp tháo gỡ các mâu thuẫn chính trong xã hội. Trong hoàn cảnh đó, các cộng đồng có điều kiện phát triển toàn diện và đóng góp tích cực cho quá trình công nghiệp hoá.

Hộp 61. Cải cách cả gói thành công tạo nên “cộng hưởng cơ chế” đầu thập kỷ 1990

Đầu năm 1989, Việt Nam tiến hành một chương trình cải cách đồng bộ tạo nên một hiệu ứng “cộng hưởng cơ chế” mở ra một giai đoạn phát triển nhanh thành công nhất kéo dài 4-5 năm và tạo đà cho kinh tế sau đó tiếp tục đi tới. Sau đây là một số cải cách xét theo góc độ cơ chế giai đoạn này:

1. Phát huy vai trò chủ đạo của cơ chế thị trường: cơ chế thị trường được tạo điều kiện phát triển nhanh, thực sự điều chỉnh hàng loạt hoạt động kinh tế xã hội trước đây do cơ chế nhà nước quản lý. Giải thể bớt doanh nghiệp nhà nước (12000 giảm còn 6300 trong 5 năm); bỏ trợ giá cho chi tiêu gia đình, chuyển sang mua bán trên thị trường; bỏ kiểm soát giá hàng hoá và dịch vụ; bỏ độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích tư nhân tham gia kinh doanh, chấp nhận cạnh tranh thị trường; cho phép nông dân mua bán vật tư, nông sản tự do, công nhận thị trường lao động; tiếp nhận đầu tư nước ngoài; tách biệt hoạt động quản lý và kinh doanh của hai cấp ngân hàng; loại bỏ độc quyền ngân hàng…

270

Page 271: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

2. Giảm bớt sự bao trùm của cơ chế cộng đồng lên hoạt động của các cơ chế khác: đất đai và tư liệu sản xuất của các hợp tác xã được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài, chấm dứt tình trạng “cha chung không ai khóc” trong sản xuất nông nghiệp; trao quyền tự chủ lớn hơn, quyền tự tổ chức và quản lý cho doanh nghiệp nhà nước; chính qui hoá hoạt động hành chính (đề cao trách nhiệm thủ trưởng, công chức đeo bảng tên, ăn mặc chỉnh tề, tiêu chuẩn hoá thi viên chức, chức danh, học vị,…); cắt giảm bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước; các phương tiện truyền thông và văn nghệ sỹ được khuyến khích nói thẳng, nói thật, tình trạng tô hồng, che dấu thông tin của cơ chế cộng đồng từng bước được khắc phục;

3. Thay đổi hoạt động của các cơ chế bằng những nội dung mới. Trong cơ chế nhà nước việc in tiền bù đắp thâm hụt ngân sách được thay bằng vay nợ nước ngoài và vay dân (phát hành trái phiếu); cân đối chi tiêu

chính phủ được thực hiện nhờ giảm chi cho quân đội và chi tiêu công cộng; Bộ cấp vốn chuyển sang ngành tài chính quản lý và vay vốn qua ngân hàng; áp dụng các công cụ tiền tệ như phá giá đồng nội tệ và thống nhất tỷ giá hối đoái; cơ chế thị trường mở rộng cạnh tranh bằng cách phát triển doanh nghiệp tư nhân và đầu tư kinh doanh nước ngoài nhờ đó tiếp thu công nghệ mới và mở mang thị trường mới (quan hệ buôn bán với 150 nước); tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế; trong cơ chế cộng đồng, nguyên tắc tự nguyện trong kinh tế hợp tác được tôn trọng; các hoạt động lễ hội, tôn vinh bảo tồn các giá trị tâm linh, văn hoá được đề cao; hoạt động đối ngoại chuyển hẳn từ đối đầu sang hợp tác với các nước ASEAN, từ chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Nam chuyển sang bình thường hoá quan hệ với các nước láng giềng, mở cửa giao thương quốc tế; …

Hiện tượng cộng hưởng cơ chế tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế chính trị và xã hội ở Việt Nam. Tốc độ GDP tăng trung bình 1991-1997 8,5%/năm, nhanh nhất thế giới, lạm phát giảm từ 775% năm 1986 xuống 5% năm 1993, nông nghiệp tăng trưởng 5,6%/năm, Việt Nam năm 1988 có 3,6 triệu người thiếu đói nặng trở thành nước xuất khẩu gạo liên tục thứ hai đứng thế giới suốt thập kỷ 1990, xuất khẩu mạnh nông sản, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70% cuối thập kỷ 1980 giảm xuống 37% năm 1998. Xoá bỏ tình trạng bị cấm vận kinh tế, chấm dứt căng thẳng biên giới. Đời sống xã hội hoàn toàn thay đổi. (Nguồn: Shenggen Fan, Phạm Lan Hương và Trịnh Quang Long 2003; Hiển, H. V. và Thảo, N. V. 1998)

271

Page 272: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội thực sự đóng vai trò đại diện cho quyền lợi của các cộng đồng khác nhau. Các vấn đề lịch sử được minh xét, thông tin xã hội thông suốt, phương pháp giáo dục khoa học tạo nên một xã hội trung thực và có lòng tin, là cơ sở cho năng lực phối hợp giữa các cá nhân và các cộng đồng. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ những người lao động nhỏ, yếu như hộ nông dân tiểu nông, người sản xuất nhỏ, buôn bán nhỏ, người lao động vô sản tổ chức thành các hợp tác xã, nghiệp đoàn để đoàn kết bảo vệ quyền lợi của mình. Các đối tượng sản xuất kinh doanh khác trong xã hội cũng xây dựng các hiệp hội, tổ nhóm liên hiệp, để giúp họ tổ chức các dịch vụ phục vụ như bảo hiểm, thông tin, bảo vệ pháp lý, đào tạo tay nghề,… nâng cao vị thế đàm phán, cạnh tranh và tiếp thị. Các địa phương cũng có các hình thức tổ chức cộng đồng khác nhau để thực hiện chương trình phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, thực hiện công tác xã hội, trọng tài giải quyết tranh chấp,… Một xã hội dân sự sẽ được hình thành để cơ chế cộng đồng chia sẻ trách nhiệm và tham gia cùng cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường.

Triển vọng khả năng thực hiện

Hai bức tranh rất ảm đạm và thật sáng sủa trên có lẽ chỉ là những gợi ý để minh họa cho những thách thức và triển vọng sẽ phải đương đầu trong tương lai. Như thực tế từng chứng tỏ, quá trình phát triển có thể đi nhanh, đi chậm, thậm chí xuống dốc nhưng vẫn mãi chảy, khả năng thiết thực có thể xảy ra cao nhất nằm đâu đó ở khoảng giữa những thái cực của thất vọng và ước mơ.

Chúng ta tin rằng nhà nước chúng ta mãi là của nhân dân, nhiệm vụ quan trọng nhất không thể sao nhãng là bảo vệ quyền lợi dân tộc và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của dân. Vì vậy, nhà nước sẽ từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và tăng khả năng thi hành luật lệ. Tuy sẽ rất khó khăn nhưng công tác quản lý nhà nước sẽ được tăng cường, định hướng quản lý sẽ chuyển từ “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn sang tạo môi trường hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công. Từ đốc thúc, sản xuất kinh doanh chuyển dần sang khuyến khích tiếp thị, tăng cường khả năng cạnh tranh. Cải cách hành chính sẽ có thể diễn ra chậm và vất vả nhưng năng lực của đội ngũ cán bộ và tổ chức bộ máy sẽ được tăng cường.

Cùng với thời gian, hoạt động thị trường sẽ từng bước được hoàn thiện, trước hết là với các hàng hoá, sau đó với dịch vụ, ở mức độ chậm hơn, thị trường tài nguyên cũng từng bước hoàn thiện. Tuy không hoàn toàn hoàn hảo và hiệu quả nhưng môi trường cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế sẽ dần dần trở nên công bằng hơn.

Đối với cơ chế cộng đồng, thông tin đầy đủ dần cho mọi đối tượng cùng với quá trình phát huy dân chủ, nhà nước sẽ tạo điều kiện trong tương lai để các tổ chức quần chúng rồi sẽ đại diện nguyện vọng và lợi ích thiết thực của người dân.

272

Page 273: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Xã hội dân sự sẽ thành hình một mai. Viễn cảnh nêu trên là những việc có thể làm được, phù hợp với điều kiện, trình độ xã hội và bản chất chế độ chính trị của Việt Nam. Miễn là biết cách sắp xếp, tổ chức sử dụng một cách tương đối hợp lý hoạt động của cả 3 cơ chế trong quá trình vận động của xã hội.

Điều đáng lo ngại là chậm chân, tụt hậu, bỏ lỡ cơ hội không còn là nguy cơ mà đã trở thành thực tế. Thời gian của Việt Nam đã và đang bị lãng phí nghiêm trọng. Trong thời đại ngày nay, thời gian là tài sản quí giá nhất cho phát triển. Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, lại là một nước nhỏ kề bên một quốc gia đang vươn nhanh trở thành nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Trong một thế giới “người được sẽ có tất cả”, tiến nhanh với chính mình nhưng chậm với thiên hạ sẽ vẫn là thất bại.

Bước sang thiên niên kỷ mới, dường như trừ sự hãnh tiến của một cực thế giới, hầu như tất cả các quốc gia, các dân tộc trên địa cầu đều đang nhìn lại mình, đang tự điều chỉnh, đang dấu mình lại để tìm cách vượt lên nhanh nhất, hiệu quả nhất, chiếm lấy một thế đứng có lợi nhất trong tương quan kinh tế, chính trị toàn cầu tương lai. Hình dáng mới của xã hội nhân loại đang hình thành hàng ngày, hàng giờ không đợi chờ ai. Muốn tăng tốc, đón đầu đòi hỏi một cố gắng đặc biệt trong việc kiên quyết xoá bỏ nhanh những nếp hằn của cơ chế cộng đồng lên mọi hoạt động xã hội, áp dụng các công cụ mới thích hợp của cả ba cơ chế tổ chức trong một kết cấu hợp lý mới của các cơ chế.

Cải thiện xã hội Việt nam với kết cấu hợp lý của nhà nước, thị trường và cộng đồng

Nhà nước Thị trường Cộng đồng

Hiện trạng

- Quản lý nhà nước đang chuyển từ quản lý cung sang quản lý cầu

- Hệ thống chính sách chưa hoàn thiện, giám sát thi hành pháp luật kém

- Năng lực quản lý kém, cơ chế quản lý kém hiệu quả, tham nhũng, bất lực

- Thị trường nhìn chung thông thoáng

- Một số thị trường tài nguyên (đất, nước, lao động, tiền vốn, công nghệ,...) chưa hoàn thiện

- Luật lệ, luật chơi chưa rõ ràng, cạnh tranh chưa công bằng,

- Thị trường méo mó.

- Vai trò cộng đồng yếu kém

- Các tổ chức quần chúng hoạt động hình thức, thiếu quyền lực, thiếu thông tin

- Các hủ tục, quan hệ hình thành, phát triển để tự điều chỉnh hành vi xã hội thay thế luật lệ chính thức và thị trường lành mạnh

- Chưa có xã hội dân sự

273

Page 274: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Nhà nước Thị trường Cộng đồng

Tình huống xấu

- Chính quyền bất lực, không điều hoà và khắc phục được mặt trái của thị trường- Tách khỏi dân, đại diện cho nhóm quyền lợi nhỏ- Viên chức ứng phó bằng tăng cường tham nhũng, Maphia hoá chính quyền, hy sinh quyền lợi dân tộc.

- Cạnh tranh khốc liệt, phá sản SME, SOE, thất nghiệp tăng- Người nghèo thiệt thòi, thu nhập chênh lệch tăng- Môi trường, xã hội bị xuống cấp, tăng trưởng kém bền vững.-Các tác nhân tìm cách làm hỏng thị trường để khắc phục: lừa lọc, trốn thuế, gian lận,...

- Xã hội đen, luật rừng lan tràn, an ninh cuộc sống kém -Cộng đồng mất khả năng đề kháng, mất khả năng làm chủ- Tập tục, hủ tục tự phát lan tràn, thay chế chính luật điều chỉnh quan hệ xã hội- Dân phản kháng chống đối để tự vệ bằng các hình thức bạo lực, phá vỡ ổn định xã hội

Định hướng tốt nhất

- Thể hiện và đại diện cho quyền lợi của đông đảo nhân dân- Minh bạch hóa thông tin- Năng lực quản lý nhà nước tốt- Bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả

- Có đủ các thị trường cơ bản- Thị trường thông thoáng- Cạnh tranh lành mạnh và công bằng- Hình thành cơ chế thị trường hoàn chỉnh

- Thông tin đầy đủ- Tổ chức quần chúng thực sự đại diện cho dân- Hình thành tổ chức xã hội dân sự

Mức độ khả thi

- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng khả năng thi hành luật lệ - Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của dân- Bảo vệ quyền lợi dân tộc- Tăng năng lực quản lý nhà nước, định hướng sang quản lý tiêu thụ, kinh doanh

- Doanh nghiệp cạnh tranh công bằng- Hoàn thiện thị trường tài nguyên

- Nối cộng đồng với tổ chức quần chúng, - Biến tổ chức quần chúng thành đại diện thực tế của nhân dân- Tăng vai trò hoạt động của cộng đồng, của tổ chức quần chúng.

274

Page 275: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Một số đề xuất về vận hành các cơ chế trong giai đoạn phát triển mới.

Nhìn từ khía cạnh phát huy vai trò của các cơ chế, bước phát triển mới của xã hội Việt Nam không đơn thuần chỉ là sự phát triển kinh tế bằng động lực của cơ chế thị trường có sự chỉ đạo, trấn chỉnh của cơ chế nhà nước để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa và sửa chữa những sai sót của thị trường.

Việc thứ nhất cần làm là loại bỏ ảnh hưởng của cơ chế cộng đồng kiểu cũ đang bao trùm, làm cản trở và méo mó hoạt động của cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường mới. Cơ chế nhà nước và thị trường phải kiên quyết thoát khỏi cung cách của cơ chế cộng đồng trong một loạt công việc.

Việc thứ hai cần làm là điều chỉnh lại kết cấu giữa các cơ chế để có thể phát huy được thế mạnh, khắc phục điểm yếu của từng loại cơ chế trong quá trình xây dựng một kết cấu phối hợp 3 cơ chế hợp lý nhất. Một số việc hiện đang được điều hành bằng loại cơ chế này cần phải chuyển sang điều chỉnh bằng loại cơ chế khác hiệu quả hơn.

Việc thứ ba cần làm là đổi mới hệ thống các công cụ của từng cơ chế cho phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội. Nhiều công cụ cũ đang áp dụng phải được đổi bằng các công cụ mới phù hợp hơn.

1. Loại bỏ ảnh hưởng cơ chế cộng đồng cũ lên hoạt động của cơ chế nhà nước và cơ chế thị trường.

Loại bỏ các công cụ và hoạt động của cơ chế cộng đồng trong hoạt động của cơ chế nhà nước:

Trong thời đại ngày nay, con người là tài nguyên quan trọng nhất. Cán bộ nhà nước cần được chọn lọc, đề bạt, sử dụng căn cứ vào hiệu quả công việc và theo tiêu chuẩn đòi hỏi của nhiệm vụ. Tổ chức cán bộ cần áp dụng cơ chế tự động và rõ ràng theo nguyên tắc chọn vào, loại ra, đưa lên, hạ xuống, chuyển đi định kỳ theo kết quả làm việc để đưa người tài vào công tác lãnh đạo. Cần thay đổi những tiêu chí không đo đếm được như lòng trung thành, quan điểm, lập trường và những tiêu chí mang tính hình thức như bằng cấp, cơ cấu, lý lịch… áp dụng chính sách trả lương và chế độ đãi ngộ theo nguyên tắc hiệu quả để thu hút và sử dụng được mọi nguồn nhân tài của dân tộc. Cán bộ các cơ quan nhà nước chia rõ thành hai loại:

275

Page 276: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Các nhà chính trị là đại biểu đại diện cho quyền lợi của cử tri và đặt dưới sự kiểm soát, bầu cử, bãi miễn của cử tri nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực giữa các cộng đồng

- Các nhà chuyên gia thực hiện chức trách chuyên môn trong hoạt động quản lý nhà nước được đề bạt, bãi miễn, kiểm soát bởi hiệu quả công việc.

Có qui chế luật lệ rõ ràng để ngăn chặn tình trạng “cờ ngoài bài trong”, can dự vào công tác điều hành nhà nước bằng các quan hệ cộng đồng kiểu như uy tín, công lao… Quá trình xây dựng chính sách, pháp luật vừa tiến hành một cách chính qui, bằng đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dựa trên các căn cứ khoa học vững chắc, vừa minh bạch có sự tham gia đóng góp từ thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân dân. Ngăn chặn sự can dự của các thế lực xã hội đen, tập đoàn xuyên quốc gia, doanh nghiệp có thế lực vào hoạt động nhà nước.

Hình thành các tổ chức tham mưu có năng lực, hoạt động khách quan cung cấp thông tin và xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý. Lãnh đạo phải dựa trên lý luận phát triển rõ ràng, khoa học. Tham mưu độc lập với lãnh đạo, ngăn chặn tình trạng tham mưu chiều theo mệnh lệnh và ngược lại, tránh tình trạng vận động hậu trường của các nhóm lợi ích, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng chính sách làm lợi cho quyền lợi nhóm.

Trật tự trong đời sống pháp luật và cơ chế hành chính phải được xác lập. Việc lập hiến trong đó các quyền hiến định căn bản nhất của con người phải do nhân dân nắm, thông qua xây dựng Hiến pháp. Dưới đó, Quốc hội được dân giao quyền lập pháp. Không nên để tình trạng không tách biệt giữa lập hiến và lập pháp của Quốc hội hiện nay116. Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm thi hành ngay và vô điều kiện các luật pháp đã được ban hành, chấm dứt tình trạng Luật của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ ban hành phải đợi Bộ ra thông tư hướng dẫn mới có tác dụng thi hành117. Chuyên môn hoá và đảm bảo tính đại diện của hoạt động lập pháp. Hình thành cơ chế độc lập giám sát, đối trọng quản lý để đảm bảo nguyên tắc công bằng và hoàn toàn vô tư của hệ thống tư pháp. Để tuyệt đối đảm bảo kỷ cương phép nước, hình thành tâm lý tin pháp, tuân pháp của toàn xã hội. Mọi oan sai trong lịch sử phải xử lý minh bạch, từ đó vận hành bộ máy công quyền dưới sự kiểm soát và cưỡng chế của pháp luật. Đầu tư đáng kể cho hệ thống tư pháp để có đủ số lượng, chất lượng thẩm phán, luật sư, và các cán bộ chuyên môn. Chấm dứt ứ đọng án và chậm thi hành án.

116 Sơn, B. N. Cơ sở của chế độ bảo hiến, Nghiên cứu lập pháp, văn phòng Quốc Hội 12/2003.117 Thọ, N. P. Thực trạng và giải pháp nâng cao kỷ luật hành chính. Nghiên cứu lập pháp, văn phòng Quốc Hội 12/2003.

276

Page 277: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Trong hoạt động lãnh đạo điều hành phải tuyệt đối chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, xác lập rõ chế độ nhất thể chế. Mỗi việc một cơ quan quản lý, mỗi tài sản, mỗi nhiệm vụ một người chịu trách nhiệm. Loại bỏ mọi hệ thống tổ chức tạo nguy cơ lấn quyền và trồng lấn trách nhiệm. Loại bỏ chế độ ra quyết định bằng nguyên tắc đồng thuận, nhùng nhằng không ai chịu trách nhiệm. Xác lập trách nhiệm của thủ trưởng, gắn quyền hạn-quyền lợi-trách nhiệm làm một. Lãnh đạo công việc phải nắm và chịu trách nhiệm về người, về tiền. Xoá bỏ mọi cơ chế và nguyên tắc hoạt động có thể dẫn đến tình trạng “mệnh lệnh mềm”.

Hoạt động của nhà nước phải tuân theo tính thống nhất về chiến lược, qui hoạch, kế hoạch từ dài hạn đến ngắn hạn. Chấm dứt hình thức tổ chức công việc theo phong trào ngắn hạn, chạy theo những vấn đề trước mắt. Chuyển các chương trình mục tiêu liên ngành thành nhiệm vụ cụ thể của ngành chịu trách nhiệm chủ trì và các ngành phối hợp. Các hoạt động phải theo kế hoạch, ít thay đổi, đáng tin cậy trong tương lai dài hạn, các chính sách căn bản của nhà nước phải được luật hoá, lấy chính sách làm công cụ điều hành quan trọng của công tác quản lý nhà nước. Chuyển các hình thức giao ước thi đua, ký kết hợp tác hình thức theo cơ chế cộng đồng ở cấp quản lý sang quan hệ hợp đồng, liên doanh cụ thể ở cơ sở theo cơ chế thị trường.

Loại bỏ ảnh hưởng của cơ chế cộng đồng cũ trong hoạt động của cơ chế thị trường:

Trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phải phân chia rõ giữa bộ máy quyền lực công cộng và cơ quan đóng vai trò đại diện sở hữu nhà nước như các công ty quản lý vốn (hoặc ủy ban quản lý tài sản quốc hữu của Trung Quốc). Xoá bỏ chế độ chủ quản của Bộ hay địa phương, phân chia rõ hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và tránh nguy cơ tham nhũng của bộ máy công quyền. Các doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức theo mục tiêu lợi nhuận, vận hành theo cơ chế thị trường để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh công bằng. Nhiệm vụ công ích phải giao cho các cơ quan chuyên trách không hoạt động theo cơ chế thị trường.

Trong doanh nghiệp nhà nước phải phân chia rành mạch chức năng ra quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quản lý của giám đốc, chức năng đại diện chủ sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị phải trực thuộc cơ quan quản lý vốn, giám đốc và bộ máy điều hành phải là nhà chuyên môn được thuê quản lý. Thực hiện chế độ một thủ trưởng, thực hiện mệnh lệnh cứng trong quản lý kinh doanh, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

277

Page 278: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để các doanh nghiệp này có thể vay vốn, thuê đất,… và sử dụng các dịch vụ phục vụ khác, thoát khỏi tình trạng tự túc về vốn, lao động và các tài nguyên khác như hiện nay. Hình thành khuôn khổ pháp luật đáng tin cậy có đủ năng lực giám sát và thi hành luật để đảm bảo môi trường hành nghề an toàn, thuận tiện cho doanh nghiệp, triệt để xoá bỏ tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, bắt nạt doanh nhân của các tổ chức xã hội đen, của các cơ quan quản lý nhà nước và các nhân viên công lực, của cộng đồng địa phương.

Hình thành các thể chế minh bạch, rõ ràng làm nhiệm vụ kiểm tra, hỗ trợ giải quyết khó khăn và làm trọng tài cho các tranh chấp dân sự và kinh tế giữa các doanh nghiệp với các đối tượng khác nhau trong xã hội. Ký kết các hiệp định thương mại, các cam kết tiêu chuẩn kỹ thuật để giảm dần việc buôn bán tiểu ngạch, việc kinh doanh thông qua trung gian quốc tế, trực tiếp kết nối người sản xuất, chế biến với thị trường.

Xây dựng thị trường cho mọi hàng hoá, nhất là những hàng hoá chưa có thị trường lành mạnh như lâm sản, muối,… các thị trường tài nguyên như vốn, lao động, đất đai, bất động sản, công nghệ, các dịch vụ chưa được quản lý rõ ràng như cá cược, đánh bạc, môi giới hôn nhân, môi giới con nuôi, giải trí mạo hiểm, tâm linh, khai thác khoảng không,...

2. Hình thành một kết cấu thể chế hợp lý:

Thể chế nhà nước cần nắm lại và làm tốt vai trò xây dựng, quản lý, giám sát chính sách, pháp luật, đảm bảo đủ năng lực và uy tín đóng vai trò trọng tài, điều hành các hoạt động phục vụ công ích và nhu cầu công cộng,

Cả 3 thể chế, với thế mạnh khác nhau đều nên được huy động tham gia quản lý các dịch vụ công, các hoạt động công ích tuỳ theo tính chất của từng loại dịch vụ:

- Thể chế nhà nước cung cấp các dịch vụ công phi lợi nhuận (ví dụ, giáo dục, y tế, khuyến nông, với chất lượng đảm bảo cho các vùng khó khăn, nơi nhân dân không có khả năng tự thanh toán chi phí);

- Thể chế thị trường tham gia các dịch vụ công có lợi nhuận (ví dụ, giáo dục ở một số trường đại học có nhu cầu, đào tạo phổ thông chất lượng cao, y tế cao cấp, dịch vụ khuyến nông và chuyển giao công nghệ… ở một số đô thị, vùng có thu nhập cao);

278

Page 279: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

- Thể chế cộng đồng tham gia các dịch vụ công lợi nhuận thấp nhưng trực tiếp phục vụ lợi ích cộng đồng (ví dụ, y tế cộng đồng, giáo dục cộng đồng, nhập khẩu vật tư nông nghiệp, xuất khẩu nông sản, thông tin thị trường).

Trong khi thể chế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xây dựng chính sách, cả 3 thể chế cần được huy động tích cực để tham gia xây dựng, đánh giá, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật.

Cả ba thể chế cần áp dụng công cụ thích hợp của mình để chia sẻ việc quản lý tài nguyên tự nhiên, nhất là tài nguyên đất một cách hợp lý và rõ ràng. Chấm dứt tình trạng cơ chế nhà nước điều chỉnh hoạt động quản lý tài nguyên một cách danh nghĩa và hình thức, trong khi các cơ chế thị trường và cộng đồng quản lý tài nguyên một cách không chính thức và sử dụng những công cụ không chính thống để khai thác tài nguyên một cách kém hiệu quả và mất công bằng. Giao một phần công tác quản lý tài nguyên tự nhiên (đất, nước, rừng,…) cho tư nhân và cộng đồng. Giao một phần các hoạt động dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng (giáo dục cộng đồng, y tế cộng đồng, khuyến nông cộng đồng, quản lý kết cấu hạ tầng trong cộng đồng,…) cho cộng đồng quản lý.

Các chương trình phát triển xã hội đang do thể chế nhà nước nắm giữ và điều hành cần giao cho thể chế cộng đồng điều hành, giám sát hoạt động tiếp nhận và tổ chức sử dụng để huy động đóng góp nội lực của toàn dân và xác định rõ vai trò chủ thể của người trực tiếp hưởng lợi. Các tổ chức đoàn thể phải hoạt động theo cơ chế cộng đồng, tổ chức đang nằm trong hệ thống bộ máy nhà nước, các viên chức làm công tác đoàn thể cần được trả lại cho thể chế cộng đồng điều hành để đảm bảo nguyên tắc độc lập đại diện và thực sự tự nguyện, tự lực vận động của lực lượng cộng đồng.

Hoạt động của tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội phải nhằm mục đích phục vụ các lợi ích của cộng đồng và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng. Cán bộ làm công tác đoàn thể, hoạt động xã hội phải là đại biểu của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng bầu ra, cộng đồng trả công và giám sát hoạt động để thực sự gắn bó với quyền lợi và hết lòng phục vụ cộng đồng. Các tổ chức đại biểu của dân như Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân phải đảm bảo tính đại diện của mình

279

Page 280: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

thông qua kết cấu của đại biểu được bầu và kết cấu số phiếu bầu. Trong khi đó, qui định rõ các cơ quan nhà nước khác phải lựa chọn và bố trí cán bộ lãnh đạo hoàn toàn theo yêu cầu công việc và năng lực thực sự của cán bộ, không cân nhắc đến một loại kết cấu địa phương, cộng đồng nào.

Nhà nước cần hỗ trợ hình thành hệ thống thông tin kết nối giữa nhân dân và chính quyền thông qua các tổ chức quần chúng, thông tin giữa các cộng đồng với nhau và thông tin về cộng đồng cho toàn xã hội. Các hệ thống thu thập, cung cấp số liệu thống kê về tình hình sinh sống, làm ăn của mọi tầng lớp nhân dân, các hệ thống thông tin thị trường, thông tin chính sách, thông tin khoa học công nghệ,... cần sẵn có để toàn dân sử dụng. Các thông tin cảnh báo về dịch bệnh, thiên tai, tai nạn, kể cả những số liệu thiệt hại, các nguy cơ cần được thông báo nhanh, rộng rãi và công khai để nhân dân tự chủ động tham gia phòng tránh.

Không nên đề ra các chính sách riêng biệt cho nhiều nhóm đối tượng dân cư, ví dụ, chính sách cho các loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, ...), cho các loại hình nông dân (trang trại, diêm dân, nông dân nghèo,...) thậm chí cho từng ngành hàng như mía đường, muối ăn, lúa gạo,... mà nên xây dựng các Luật chung cho các nhóm đối tượng lớn để đảm bảo công bằng đối xử, tránh sa đà tranh luận vô bổ về tiêu chí, định nghĩa, tránh hiện tượng vận động của các nhóm quyền lợi và lợi dụng chính sách của người thi hành.

Tổ chức hệ thống đăng ký an sinh xã hội để giám sát và bảo vệ toàn dân. Đối với các đối tượng cần giúp đỡ thì đưa họ vào tham gia các tổ chức quần chúng riêng để quản lý, hỗ trợ và tạo điều kiện có việc làm, có nguồn thu nhập ổn định tham gia. Chấm dứt việc trợ cấp trục tiếp cho nhiều nhóm đối tượng qua kênh nhà nước, vừa buông lỏng quản lý, tạo điều kiện tham nhũng, chạy chọt, vừa bỏ bễ chăm sóc thiết thực cho đối tượng.

Các đoàn thể quần chúng cần được tổ chức lại để thực sự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và đảm bảo môi trường phát triển của các cộng đồng thành viên đúng với vai trò của cơ chế cộng đồng giao phó. Đặc biệt hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế hợp tác "nối kết theo chiều ngang" của nông dân, của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các hiệp hội ngành hàng "nối kết theo chiều dọc" liên kết người sản xuất với người chế biến và kinh doanh,... Tạo nên sức mạnh, sức cạnh tranh cho người sản xuất kinh doanh nhỏ trên thị trường, tạo điều kiện để nhân dân thông qua các tổ chức của mình tham gia vào công việc quản lý nhà nước.

Các hoạt động đầu tư phát triển có lợi nhuận đang do thể chế nhà nước trực tiếp nắm giữ và điều hành nên được giao trả cho

280

Page 281: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

các tổ chức đầu tư trực tiếp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận theo cơ chế thị trường để giảm rủi ro, tăng hiệu quả và chống tiêu cực.

Ngoài ra, phải xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc và cơ chế giám sát thực hiện để đảm bảo ngoài ba cơ chế chính nhà nước, thị trường và cộng đồng, tránh tình trạng để các cơ chế không chính thống tham gia điều chỉnh các hoạt động xã hội118

3. Dùng đúng công cụ sở trường và đổi mới công cụ của mỗi cơ chế.

Việc cần làm tiếp theo là lựa chọn đúng công cụ sở trừơng, công cụ thích hợp tương ứng với giai đoạn phát triển của mỗi cơ chế. Các công cụ của cơ chế nhà nước như luật pháp, tổ chức, mệnh lệnh hành chính, bạo lực trấn áp, thông tin tuyên truyền, ngân sách cấp phát hoặc tiêu dùng của chính phủ, thu thuế, huy động sức người, hoạt động công vụ, hoạt động công ích,… phải đảm bảo đúng việc, đúng đối tượng; đủ liều lượng, đủ năng lực; cứng rắn về nguyên tắc, minh bạch về qui trình.

Các công cụ chính thống của cơ chế thị trường như thương lượng kinh doanh, buôn bán hàng hóa và dịch vụ, thanh toán bằng tiền tệ, tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu hàng hoá… phải được thực hiện đủ mức độ cần thiết, nhắm theo tiêu chí hiệu quả, và theo nguyên tắc thưởng phạt cứng rắn và công bằng cho các thị trường tài nguyên, hàng hoá, dịch vụ. Tạo điều kiện vận hành thông thóang, và giảm chi phí giao dịch cho thị trường bằng đầu tư kết cấu hạ tầng, giảm cước dịch vụ công cộng, hình thành một hệ thống hành chính công quyền hiệu quả.

Các công cụ của cơ chế cộng đồng như thông tin, đàm phán, thoả thuận, ý kiến công luận, bầu cử, biểu tình, vận động hành lang ... cần được tiến hành một cách trung thực, đúng phương pháp, đúng lúc, đúng chỗ, đủ mức độ, cho các hoạt động và tổ chức cộng đồng, đoàn thể để chúng thực sự là đại diện của quần chúng, do quần chúng giám sát và quản lý; đủ sức và quyền hạn thi hành nhiệm vụ được giao phó, đảm đương đúng mọi phương diện đáng phải tham gia.

Các công cụ trên, tùy theo giai đoạn tiến hoá của xã hội, đáp ứng đòi hỏi mới, yêu cầu mới của cuộc sống, phải luôn luôn đổi mới, tự hoàn thiện song hành giữa cả ba cơ chế119. Mặt khác, phải tạo ra môi trường và xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc để hoàn toàn loại bỏ mọi công cụ thuộc loại không chính đáng, công cụ xấu của cả ba cơ chế ra khỏi các hoạt động kinh tế xã hội.

118 Xem phần Sự thay thế tạm thời của các cơ chế không chính thống, trang119 Xem phần Công cụ, biện pháp đặc trưng cho từng cơ chế, trang.

281

Page 282: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Các cơ chế được phối hợp tốt sẽ cho phép huy động và khai thác mọi nguồn tiềm năng hiện nay. Trước hết là tài nguyên con người, đội ngũ nhân tài đang lãng phí vào những công việc không xứng đáng, chưa trực tiếp phục vụ cho lợi ích quốc gia sẽ được huy động tài năng và trí lực phát triển đất nước. Sau đó là một khối lượng vốn khổng lồ còn nằm dưới dạng ngoại tệ, vàng, đất đai thổ cư để cất trữ, dự phòng và đầu cơ không lưu thông, không sinh lời hay bị đưa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ được chuyển thành tư bản để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của đất nước. Tiền chết chuyển sang đầu tư sẽ tạo nên một qui mô kết cấu hạ tầng hùng vĩ, mua sắm nhiều hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo được một lượng lớn lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi,… Tiếp theo là việc huy động các nguồn tài nguyên to lớn còn bỏ phí hay chưa sử dụng đúng hiệu quả. Một qui mô lớn đất hoang hoá, đất đồi núi trọc, nhiều khu thắng cảnh, di tích văn hoá, nguồn nước mặt bỏ hoang, vùng ven biển chưa khai thác,… sẽ được huy động vào các mục tiêu sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh du lịch,… tạo nên khối lượng tài sản và việc làm vĩ đại cho xã hội lao động. Có tư liệu sản xuất và trí tuệ, có việc làm, tài nguyên sức lực và chất xám của con người sẽ làm nên những điều diệu kỳ rạng danh cho đất Việt .

*

* *

Để đạt được những mục tiêu sống còn về lợi ích và hướng tới những ước muốn cao cả, trong lịch sử tiến hoá, con người đã thử nghiệm nhiều hình thức tổ chức, cơ chế điều hành xã hội. Mỗi mô hình, cách thức đều là những đóng góp xương máu cho kho tàng nhận thức của loài người và những mày mò thử nghiệm mới vẫn tiếp tục đa dạng và vô tận. Mục tiêu của Việt Nam cho xã hội tương lai: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cũng là ước mơ chung của cả nhân loại. Các dân tộc, các quốc gia, các tôn giáo có lẽ không khác nhau nhiều về mục tiêu tương lai, tuy nhiên, điều gây ra tranh cãi thậm chí chiến tranh giữa loài người lại là sự khác biệt về giải pháp, cách làm, mô hình cụ thể trên con đường đi tới tương lai.

Hy vọng rằng sự hiểu biết về cơ chế vận hành của ba bàn tay cộng đồng, thị trường và nhà nước sẽ giúp chúng ta kết hợp chúng thành hệ thống điều hành các quan hệ kinh tế xã hội hợp lý, đưa đất nước đến một ngày mai “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như tiên đoán của Bác Hồ.

282

Page 283: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Phụ lục

Cơ chế Phạm vi Điều kiệnVấn đề chính

Biện pháp

Kết quả

Thị trường

- Nơi có hàng hoá và quan hệ cung cầu

- Thị trường vận hành thông thóang, chi phí giao dịch không đáng kể

- Luật chơi rõ ràng, cạnh tranh công bằng giữa các tác nhân cùng mục tiêu, cùng trình độ,

- Hàng hoá đồng nhất, kinh doanh tập trung về không gian, thời gian.

- Lợi thế so sánh

- Giá trị gia tăng

- Khả năng cạnh tranh

- Hội nhập quốc tế

- Công bằng xã hội

- Tự do hóa thương mại

- Cạnh tranh sản xuất, kinh doanh

- Tư nhân hoá sở hữu

- Giới hạn can thiệp chính phủ vào thị trường

- Sản xuất phục vụ tiêu dùng

- Phân bổ và sử dụng tài nguyên hiệu quả.

- Phát triển kinh tế, đời sống

- Tạo nên phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Nhà nước

- Nơi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng "tràn ra ngoài",

- Nơi thị trường chưa hình thành hoặc không hoàn

- Cơ quan nhà nước vận hành minh bạch

- Cán bộ và bộ máy nhà nước có năng lực và hoạt động hiệu quả.

- Bộ máy nhà nước đại diện cho quyền lợi

- Kỹ trị

- Pháp quyền

- Vai trò nhà nước

- Dân chủ

- Chống tham nhũng

- Cải cách hành chính

-Năng lực quản lý nhà nước

- Phân cấp, phân lập quyền

- Kinh tế, xã hội phát triển

- Xã hội và môi trường an ninh ổn định, lành mạnh

- Đảm bảo vị thế và lợi ích quốc gia trên thế giới.

283

Page 284: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Cơ chế Phạm vi Điều kiệnVấn đề chính

Biện pháp

Kết quả

chỉnh của dân hạn

Cộng đồng

- Nơi có quan hệ xã hội giữa con người

- Quan hệ mang tính dài hạn, gắn bó lâu dài về quyền lợi.-Thông tin đầy đủ về hành vi và ưu tiên của mọi thành viên, chi phí thông tin thấp.- Có điều kiện giao tiếp, để thương thảo, thoả thuận

-Xã hội dân sự- Vai trò cộng đồng- Vai trò NGO

- Đồng thuận xã hội - Cải cách thể chế, - Phát huy dân chủ cơ sở, - Đề cao vai trò tham gia quản lý của nhân dân-Phân cấp phân quyền cho cộng đồng

- Tăng ổn định môi trường và xã hội.- Lợi ích hài hòa cho cộng đồng- Huy động nội lực nhân dân

284

Page 285: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Tài liệu tham khảo chính:

1. ABARE. Current issues. "Avision for Multilateral Agricultural Policy Reform", 2001.

2. Akerrof, G. A. The market for lemons: Qualitative Uncertainty and the Market mechanism. Quartely Journal of Economics, 1970.

3. Alchian, A. A. Uncertainty, Evolution and Economic Theory. Journal of Political Economy/ 58: 211, 1950

4. Axelrod, R. 1984. the Evolution of cooperation, New York: Basic books

5. ân Đ. V., Thành , V. T. (chủ biên) và tập thể tác giả. Thể chế- Cải cách Thể chế và Phát triển Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội-2002.

6. Boorstin, D. J. Những phát hiện về vạn vật và con người, NXB Văn hoá Thông tin 2001.

7. Buchanan, J. M. and Gordon Tullock. The Calculus of Consent. Ann Arbor: University of Michigan Press,1962.

8. Brarzel, Yoram An economic Analysis of Slavery. Journal of law and econmic 20: 87-1000, 1977.

9. Cần, T. B., Nguyễn Trường Tộ Con người và Di Thảo, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002.

10. Coatsworth, J. H. Obstacles to Economic Growth in Ninetenth Century mexico. America Historycal Review, 83:80-100, 1978.

11. Chử, T. V. (chủ biên và tập thể tác giả) Giáo trình kinh tế phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia.2002.

12. Colson, E. Tradition and contract: the problem of order. Chicago Adeline, 1974.

13. Diệu L. Q. Bí quyết hoá rồng, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ chí Minh 2001.

14. Dũng, N. S. Thần linh pháp quyền, Tia Sáng, Xuân Quí Mùi 2003

15. Đường T. N. (chủ biên) Lý luận chung về nhà nước và pháp luật T1. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999.

285

Page 286: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

16. Fulbright Economic Teaching Program. Economic Development. Readings. Course 2001-2002.

17. Friedman, T. L. Chiếc xe Luxus và cây Ô liu. 2000.

18. Hượu, T. Đ. Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

19. Hượu, T. Đ. Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn Hoá 1995. 20. Kim C. Y., Hoạch định chính sách trên chiến tuyến. Đại sứ quán Hàn

Quốc tại Việt Nam, 1999.

21. Khánh T. H, Tường, T. Q. Tân văn hoa trích TQ, số 9/2003.

22. 102 Sự kiện nổi tiếng thế giới, NXB Văn hoá- Thông tin, 2001.

23. Giáp, V. N. Địên Biên Phủ điểm hẹn lịch sử. NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2000.

24. Evans R. Đặng Tiểu Bình, NXB Công an Nhân dân, 2003.

25. Evans- Prichard, The Nuer. Oxford University Press, 1940.

26. Hải, P. T. Đặng Tiểu bình nhà cải cách kinh tế hàng đầu thế kỷ 20. NXB Thanh Niên. Hà Nội 2001.

27. Hayek, Tính tự phụ chết người, NXB Đại học Chicago, 1988

28. Hồ, T. Đ, Cách mạng văn hoá liệt truyện, NXB Mũi Cà Mau, 2003.

29. Hirshleifer, J. Economic Behaviour in Adversity. University of Chicago press, 1987.

30. Hiển, H. V. và Thảo, N. V. Quan hệ Quốc tế từ 1945-1995. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 1998.

31. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch Sử Thế giới. NXB Chính trị Quốc gia. 2001

32. Huntington, S. P., The Clash of Civilization and the Remaking of World Order, Touchstone Book, 1996.

33. Institute of Saemual Kon-Kuk University, Seoul, Korea, "The Patterns of Rural Development in Korea 1970's", 1986.

34. Jin-Hwan Park, “The History of Saemaul Undong”, Saemaul Undong Training, Saemaul Undong Central Training Institute, 1999.

35. Keynes, J.M. The General Theory of Employment, Interest and Money, 1936

36. Kang Moon Kyu, Saemaul Undong in Korea, The National Council of Saemaul Undong Movement in Korea, 1999.

286

Page 287: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

37. Khrushchev, N. S. Special Report to the 20th Congress of the Communist Party of the Soviet Union. Crimes of the Stalin Era. The New leader. New York 1962.

38. Lê N. H. Khổng Tử. NXB Văn Hoá. Hà Nội 1996.

39. Luận, T. D. (chủ biên và tập thể tác giả). Phát triển xã hội ở Việt Nam một tổng quan xã hội học năm 2000. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002.

40. Liên, T. N. B. (biên dịch) Lưu Thiếu Kỳ và ân oán Trung Nam Hải, NXB Trẻ 1999.

41. Janos, K. Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, Hà Nội 2002.

42. Machiavelli, The Prince, 1527

43. Mao, Z and Schive, C. Agricultural and Industrial Development in the Economic Transformation of the Republic of China on Taiwan. Republic of China: the Council of Agriculture, 1991.

44. Margolis, H. Selfshness. Altrism and Rationality: Atheory of Social Choice. Cambridge University Press, 1982.

45. Microsoft Encarta Reference Library 2002

46. North, D. C. Structure and change in Economic History. New York: Norton, 1981.

47. North, D. C. Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. NXB Khoa học Xã Hội và trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Hà Nội 1998. Coppyright 1990 by Cambridge University Press.

48. Ngân hàng Thế giới Báo cáo phát triển thế giới 2002 Xây dựng Thể chế Hỗ trợ Thị trường. NXB Chính trị Quốc gia HN 2002.

49. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Bác Khoa Tri thức phổ thông, 2001.

50. PaulR. M., North, D. C., Weingast B. W. the role of Institutions in the Revival of trade: The Law Merchant, private Judges, and the Champagne fairs”. Economics and Politics, 1990.

51. Phàm, T. D. Khảo sát vấn đề “tính hợp pháp” về sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Tạp chí Những vấn đề CNXH thế giớ đương đại (Trung Quốc) số 2/2003.

52. Quốc, N. A. La Revue Communiste 18-19. 1921

53. Quýnh, T. H.; Doãn, P. Đ.; Minh, N. C. Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục 2000.

287

Page 288: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

54. Perle, R. Standard bearer for the new right, Reuters magazine July 2003.

55. Ponsner, R. A. Atheory of Primitive Society, with Special Reference to Law. Journal of Law and Economic, 23:1-53, 1980.

56. Root, H. Thị trường vốn và tăng năng suất: ví dụ của Thung lũng Silicon. 2003, Sách chưa xuất bản. http://usembassy.state.gov/posts/vn1/wwwhirctavn.html

57. Simon, H. Rationality in Psychology and Economics, In Robin M. Hogarth and Melvin W. Reder (els) The Behavioral Foundations of Economic Theory. Journal of Business. 59: S209-S24. 1986.

58. Sơn Đ. K. Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2001.

59. Sơn, B. N., Cơ sở của chế độ bảo hiến, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội , 12/2003.

60. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Http//plato.stanford.edu/entries/

61. Thành L. X. chuyện về người viết “học thuyết” khoán hộ, Báo Nông nghiệp Tết Giáp Thân. 2004.

62. Thư, V. Vai trò của xã hội công dân đối với việc xây dựng nhà nước pháp luật. Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, 9 2003.

63. Thọ, N. P. Quan niệm và thực tiễn dịch vụ công ở nước ta. Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, 9 2003.

64. Thọ, N.H. Theo bước chân đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.

65. Thể chế-cải cách thể chế và phát triển lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, CIEM, NXB Thống Kê, 2002;

66. Thông, H. V. (chủ biên và tập thể tác giả) Học viện Chính trị Quốc gia, Tập bài giảng Chính trị học. NXB Chính trị Quốc gia.2000.

67. Tuần báo Thời đại. Cuộc hành binh tới Bát Đa, CHLBĐ 13/2003

68. Tịnh B. Đ. (biên dịch). Lịch sử thế giới, NXB Văn Hoá 1996.

69. Thiên, T. M. Sử ký, Trung tâm Văn hoá, ngôn ngữ Đông Tây. NXB Văn học, HN 1999.

70. Montbrial, T. Ramses 2001, Thế giới toàn cảnh, NXB Chính trị Quốc gia. 2001.

71. Toffler, A. Cú sốc tương lai, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2002.

288

Page 289: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

72. Những mẩu chuyện Lịch sử nổi tiếng Trung Quốc. NXB Thanh Niên, 2002.

73. US Information Agency, Portrait of the USA, 1997.

74. Văn, N. Tầm nhìn e-Thái Lan, PC World Việt Nam 11/2002

75. Văn, L. B. Nhất cú thoại cải biên thế giới NXB Tiên Giác, Đài Bắc 12/2002

76. Viện Khoa học Xã hội, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm. "Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước" NXB Đà Nẵng, 2000.

77. Weingast, B. và Marshall W. The Industrial Organization of Cogress; Why Legislatures like firms are not organized as markets. Journal of Poliitical Economy 96: 132-163. 1988.

289

Page 290: Ba co che Thi truong, Nha nuoc va Cong dong, ung dung cho VN-DangKimSon

Minh họa: Đặng Kim Sơn (dựa theo kiểu dáng Clip Art mso của Microsoft)

Trình bày bìa:

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội năm 2004.

290