bỘ nÔng nghiỆpcucthuy.gov.vn/publishingimages/van ban cty/dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88%...

20
1 BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 14 tháng 9 năm 2018 BÁO CÁO TÓM TT Công tác phòng, chng dch bệnh động vt vThu Đông và ngăn chặn bnh Dch tln Châu Phi xâm nhim vào Vit Nam (Tài liu phc vHi nghtrc tuyến ngày 14/9/2018) PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI I. BI CẢNH NGÀNH CHĂN NUÔI Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển trong bi cnh có nhiu thun lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, trở ngi: 1. Thun li Lĩnh vực chăn nuôi đang hướng tới những năm 2020 như một cuộc cách mạng về thực phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng dân số và y tế cộng đồng. Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu á Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng, hợp tác và trao đổi quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã có sự trao đổi về khoa học, công nghệ, vật tư và sản phẩm chăn nuôi với hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã và đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành chăn nuôi được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, còn không gian và dư địa lớn trong nông nghiệp cần tập trung đầu tư phát triển. Nhiều chính sách của nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi đã được Chính phvà các địa phương ban hành đang phát huy hiệu quthúc đẩy sn xuất chăn nuôi. 2. Khó khăn Việt Nam đã gia nhập các hiệp định tdo thương mại khu vc và thế giới như WTO, AFTA, FTA… nên sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước sphi cnh tranh gay gt vi các sn phm cùng loi nhp khu. Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm tlcao; năng suất chăn nuôi thp, giá thành sn phm cao; kim soát dch bnh, nht là nhng dch bnh nguy him; an toàn thc phm; bo vmôi trường; giết m, chế biến và kết ni thtrường tiêu thsn phẩm chăn nuôi còn tồn ti nhiu bt cp.

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

1

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2018

BÁO CÁO TÓM TẮT

Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông

và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

(Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến ngày 14/9/2018)

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI

I. BỐI CẢNH NGÀNH CHĂN NUÔI

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận

lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, trở ngại:

1. Thuận lợi

Lĩnh vực chăn nuôi đang hướng tới những năm 2020 như một cuộc cách

mạng về thực phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi

trường, gia tăng dân số và y tế cộng đồng.

Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thế giới nhất là các nước Châu á

Thái Bình Dương được dự báo sẽ không ngừng tăng trưởng, hợp tác và trao đổi

quốc tế về chăn nuôi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã có sự trao đổi về khoa học, công nghệ, vật tư

và sản phẩm chăn nuôi với hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã và đang là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành chăn nuôi được xác định là ngành

kinh tế trọng điểm, còn không gian và dư địa lớn trong nông nghiệp cần tập

trung đầu tư phát triển. Nhiều chính sách của nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi

đã được Chính phủ và các địa phương ban hành đang phát huy hiệu quả thúc đẩy

sản xuất chăn nuôi.

2. Khó khăn

Việt Nam đã gia nhập các hiệp định tự do thương mại khu vực và thế

giới như WTO, AFTA, FTA… nên sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước sẽ

phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm tỷ lệ cao; năng suất chăn nuôi

thấp, giá thành sản phẩm cao; kiểm soát dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh

nguy hiểm; an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; giết mổ, chế biến và kết nối

thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn tồn tại nhiều bất cập.

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

2

Tổ chức quản lý ngành và nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi chưa tương

xứng với yêu cầu thực tiễn sản xuất và đòi hỏi phát triển.

II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC LOẠI VẬT NUÔI CHÍNH

Sản xuất chăn nuôi trong nước đã tạo ra khối lượng lớn sản phẩm, đáp

ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và một phần

cho xuất khẩu; bước đầu đã hình thành nền tảng cho phát triển công nghiệp

ngành chăn nuôi, như công nghiệp chế biến TACN, chế biến sữa, công nghiệp

chuồng trại và chọn tạo giống; tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thời gian

qua luôn ở mức cao, trung bình từ 5-6%/năm, góp phần duy trì mức tăng trưởng

chung của ngành nông nghiệp. Tính từ năm 2005 đến nay sản lượng thịt các loại

tăng trên 3 lần (từ 1,6 triệu tấn lên 5,3 triệu tấn), trứng tăng 3,9 lần (từ 3,0 tỷ

quả lên 11,8 tỷ quả), sữa tươi tăng 18,6 lần (từ 51,5 ngàn tấn lên 960 ngàn tấn),

thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 4,8 lần (từ 4,3 triệu tấn lên 21,0 triệu

tấn) trở thành nước đứng vị trí số 01 trong các nước Asean về công nghiệp chế

biến TACN.

Chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, phân tán

sang chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành chuỗi giá trị chăn nuôi:

- Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn, đến năm

2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm xuống còn 3,4 triệu hộ và sau

đợt khủng hoảng về giá thịt lợn năm 2017 thì hiện nay sô hộ chăn nuôi lợn đã

giảm đi nhiều, ước tỉnh chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ.

- Chăn nuôi lợn theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang

trại, HTX, tổ hợp tác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Quý

I/2018 số lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi (tăng 13,6% so với năm 2017) với

tổng đầu con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.

1. Chăn nuôi lợn

Năm 2017, chăn nuôi lợn Việt Nam đứng thứ 7 thế giới (sau Trung Quốc,

Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga) về số lượng đầu con xuất chuồng và

đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt, nằm trong nhóm 10 nước có chăn nuôi lợn

lớn nhất thế giới.

Tổng đàn lợn cả nước năm 2017 là 27,4 triệu con, giảm 5,7 % và tổng số

lợn thịt xuất chuồng đạt 49,1 triệu con, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2016; sản

lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3,74 triệu tấn tăng 1,9% so với năm 2016. Tại

thời điểm 01/4/2018, tổng đàn lợn giảm khoảng 6,2%, đến tháng 6/2018 tổng đàn

lợn giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng Quý I/2018 đạt khoảng 1.026 nghìn tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ; quý

II/2018, sản lượng đạt khoảng 830 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ 2017.

2. Chăn nuôi gia cầm

Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2017 là 385,46 triệu con, trong đó đàn gà

chiếm 76,59%, đàn vịt chiếm 19,44%. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng

4/2018, tổng đàn, sản lượng thịt xuất chuồng và sản lượng trứng gia cầm cả

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

3

nước đều tăng cao; sản lượng trứng gia cầm năm 2017 đạt 10,63 tỷ quả, tăng 1,2

tỷ so với năm 2016, trong đó trứng gà chiếm 58,37%; trứng vịt chiếm 40,57%.

3. Chăn nuôi đại gia súc

- Tổng đàn bò của cả nước tại thời điểm 01/10/2017 là 5,65 triệu con, tăng

2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con, tăng

6,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng thịt bò xuất chuồng năm 2017 là

321,67 nghìn tấn, sản lượng sữa tươi là 881,26 nghìn tấn, tăng lần lượt 4,23% và

10,83% so với cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 2013-2017 đàn bò thịt hầu như ít

có biến động nhưng đàn bò sữa thì vẫn tăng cao, trung bình là 13,0 %/năm; sản

lượng thịt bò và sữa bò liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng thịt đạt 3,04% và sữa

đạt 18,20%.

- Tổng đàn trâu cả nước tại thời điểm 01/10/2017 là 2.491,66 nghìn con,

giảm 1,1% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn từ 2013-2017, đàn trâu của cả nước có

xu hướng giảm nhẹ, tốc độ bình quân giảm 0,76%/năm.

- Đàn dê của cả nước tại thời điểm 01/10/2017 là 2,56 triệu con, tăng

26,49% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 2013-2017, đàn dê của cả nước liên tục

tăng cao, trung bình 17,8%/năm.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030

1. Chăn nuôi lợn: Song song với phát triển đàn lợn ngoại theo hướng

trang trại công nghiệp, cần mở rộng nhanh quy mô đàn lợn nuôi theo hướng kết

hợp giữa chăn nuôi hữu cơ với chăn nuôi truyền thống, sử dụng các giống lợn

bản địa và giống lợn lai có chất lượng cao.

Tổng đàn lợn ổn định ở quy mô đầu con có mặt thường xuyên khoảng 30

triệu con, trong đó đàn lợn nái biến động trong khoảng 2,5 triệu con, đàn lợn

ngoại nuôi trang trại, công nghiệp chiếm khoảng 70%.

2. Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công

nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát. Đàn gà tăng bình quân trên 3%/năm,

số đầu con có mặt thường xuyên khoảng 400 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công

nghiệp chiếm khoảng 50%, đàn thủy cầm ổn định khoảng 100 triệu con có mặt

thường xuyên, trong đó đàn thủy cầm nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%.

3. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc với đàn bò sữa đạt quy

mô khoảng 800.000 con, trong đó khoảng 50% nuôi tập trung và 50% nuôi trong

các nông hộ; đàn bò thịt ổn định ở quy mô khoảng 6 triệu con, trong đó trên

90% là đàn bò lai và đàn trâu ổn định ở quy mô khoảng 3 triệu con.

4. Thức ăn chăn nuôi: Ổn định ở quy mô công suất thiết kế các nhà máy

khoảng 40 triệu tấn, sản lượng thực tế khoảng 32 triệu tấn, trong đó thức ăn chăn

nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp khoảng 70% còn lại là thức ăn

hữu cơ và các loại thức ăn truyền thống.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Định hướng sản phẩm

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

4

- Điều chỉnh định hướng phát triển sản phẩm chăn nuôi gắn với tiềm năng,

lợi thế so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia gồm: lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt.

- Rà soát, điều chỉnh phát triển các cơ sở thức ăn chăn nuôi công nghiệp

phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu.

- Tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo

hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, đảm bảo yêu

cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ với môi trường.

2. Khoa học và công nghệ

- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng

kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu chuyển giao; thúc đẩy vai trò của

doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng.

- Về giống vật nuôi: ngoài việc nhập bổ sung các nguồn giống cao sản,

giống chất lượng của nước ngoài, cần tập trung phục tráng các giống bản địa có

nguồn gen tốt cung cấp vật liệu di truyền để tạo các tổ hợp lai có năng suất và

chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sản xuất của từng phân khúc thị trường.

- Nghiên cứu sản xuất cây thức ăn thô xanh và chế biến, bảo quản các loại

phụ phẩm nông, công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp (TMR) chăn nuôi, vỗ béo

gia súc ăn cỏ, nhất là cung cấp đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô

cho cho đàn gia súc ăn cỏ ở các tỉnh vùng cao và vùng khô hạn.

- Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn

nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Áp dụng công nghệ sinh học trong chế biến các chế phẩm sinh học phục vụ phát

triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hữu cơ.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn GMP, ISO, HACCP, VietGAP,

GlobalGAP… đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, các

cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tập trung.

- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi khép kín các khâu, đảm

bảo người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất được các sản

phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá,

công nhận chất lượng trong chăn nuôi.

3. Về tài chính và tín dụng

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng; giám định, bình tuyển giống; sản xuất nguyên

liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công nghệ cao.

+ Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển

giống vật nuôi, cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi theo

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

5

hướng công nghiệp, cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công

nghệ cao, công nghệ sinh học.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công

nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp được

hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.

- Xây dựng chính sách bảo hiểm vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro

về thiên tai, dịch bệnh, thị trường.

- Nhằm thúc đẩy nhanh việc hình thành các chuỗi liên kết trong chăn nuôi

và nâng cao hiệu quả hỗ trợ, cần hạn chế việc hỗ trợ trực tiếp cho người chăn

nuôi mà hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, HTX để doanh nghiệp, HTX đầu tư, hỗ

trợ trở lại cho người chăn nuôi.

4. Về đất đai

- Tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất với các chính sách ưu đãi nhất

theo quy định của pháp luật về đất đai cho các chủ cơ sở giết mổ tập trung, bảo

quản, chế biến công nghiệp sản phẩm chăn nuôi và các chợ đầu mối, các cơ sở chế

biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

- Ưu tiên giao đất, thuê đất với khung giá thấp và thời gian lâu dài cho chủ

cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp trong vùng quy hoạch phát

triển chăn nuôi.

5. Về thương mại

- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên

kết. Các địa phương, các trung tâm mua bán, siêu thị, chợ đầu mối ưu tiên tạo

điều kiện thuận lợi để các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi

liên kết được giới thiệu và tiêu thụ.

- Các chương trình bình ổn, hỗ trợ xúc tiến thương mại ưu tiên giới thiệu,

tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi liên kết, nhất

là các chuỗi liên kết có nhiều người chăn nuôi tham gia.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chợ đầu mối (cả

trên môi trường mạng) nhằm giới thiệu quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và các

sản phẩm chăn nuôi, trước tiên là đối với mặt hàng lợn thịt.

- Mở rộng chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi với các

thị trường tiềm năng; phát triển mạnh hoạt động hội chợ, triển lãm quốc tế tại

Việt Nam về ngành chăn nuôi.

6. Nâng cao chất lượng hạ giá thành thức ăn chăn nuôi

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng

việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu

trong sản xuất, nhập khẩu và bảo quản.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển việc áp dụng công nghệ

cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế phẩm sinh

học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

6

- Nhà nước cùng doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng

biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn

chăn nuôi.

- Khuyến khích phát triển mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi

hữu cơ bằng thiết bị nghiền trộn cơ động phù hợp với loại hình chăn nuôi nông

hộ, hợp tác xã.

7. Giết mổ và chế biến các sản phẩm chăn nuôi

- Khuyến khích hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp bằng các chính

sách hỗ trợ và tăng cường các biện pháp quản lý tạo áp lực đối với các hoạt động

giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm chăn

nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu

cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

8. Đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý

cho cán bộ chăn nuôi, thú y nhất là cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản

lý, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người chăn

nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông, các chương trình dạy nghề.

- Chuẩn hóa chương trình và xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề cho người

chăn nuôi, trong đó trọng tâm là hoạt động dạy nghề, hoạt động khuyến nông và

các doanh nghiệp.

- Quy hoạch đào tạo các cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy có trình

độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, công nghệ chế biến, an toàn thực

phẩm...tạo điều kiện cho cho các chuyên gia nước ngoài, cán bộ trẻ tham gia hợp

tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy.

9. Tổ chức sản xuất

- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi liên

kết, phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã. Đảm

bảo đến năm 2022 không còn cơ sở, hộ chăn nuôi hàng hóa mà sản xuất không

gắn trong chuỗi, không biết bán cho thị trường nào, theo tiêu chuẩn nào.

- Phát triển nhanh các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, đủ khả năng đầu tư

theo các chuỗi khép kín vào ngành chăn nuôi, vừa có thể hỗ trợ dẫn dắt người

chăn nuôi sản xuất theo thị trường vừa cùng với nhà nước trong điều tiết cung

cầu các sản phẩm chăn nuôi.

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các hội, hiệp hội ngành

hàng chăn nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó hội, hiệp hội phải

thực sự là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là đầu mối tạo

diễn đàn khâu nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi để

tìm ra những giải pháp thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển bền vững.

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

7

10. Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành chăn nuôi

- Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chuồng trại, thiết

bị chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hóa chất, sinh học sản xuất các loại

hóa chất, chế phẩm sinh học thay thế nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, các

chế phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi, thú y nhập khẩu.

- Khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm hỗ trợ quản lý, quản trị

các hoạt động kinh doanh chăn nuôi, nhất là các loại phần mềm phù hợp với đặc

thù của chăn nuôi trang trại nhỏ và chăn nuôi nông hộ nước ta.

11. Hợp tác quốc tế

- Tăng cường trao đổi hợp tác về chăn nuôi, thú y với các nước và khu

vực có tiềm năng khoa học công nghệ và thị trường chăn nuôi với Việt Nam,

nhất là những thị trường có thể nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi nước ta.

- Xây dựng các chương trình hài hòa hóa hệ thống chất lượng sản phẩm

chăn nuôi của Việt Nam với các công ước quốc tế và các nước có tiềm năng trao

đổi vật tư, sản phẩm chăn nuôi với Việt Nam.

- Thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm chăn nuôi phù hợp vừa

nhằm tạo môi trường cho phát triển các sản phẩm chăn nuôi chất lượng, an toàn

thực phẩm vừa bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

12. Tăng cường năng lực quản lý

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và thể chế chính sách quản lý ngành chăn nuôi

theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị

trường, hội nhập quốc tế.

- Quản lý chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở chăn

nuôi tập trung, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy

định của pháp luật khi tham gia vào hoạt động chăn nuôi, đảm bảo các yếu tố về

môi trường, an toàn thực phẩm, phúc lợi vật nuôi và thị trường tiêu thụ.

- Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động quản lý để người sản xuất, kinh

doanh tự chủ động trong kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm. Cơ quan quản

lý nhà nước thực sự là kiến tạo, thông qua xây dựng các chính sách pháp luật và

tổ chức hoạt động kiểm tra, thanh tra để khuyến cáo những cách làm hay và xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Xã hội hóa hoạt động các dịch vụ công lĩnh vực chăn nuôi để mọi thành

phần kinh tế có đủ điều kiện đều có thể tham gia các hoạt động dịch vụ công

nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế,

ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để người dân có thể nhận được chất lượng các

dịch vụ công tốt nhất.

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

8

PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

I. BỆNH CÚM GIA CẦM

1. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6

Trong 08 tháng đầu năm 2018, trên phạm vi toàn quốc chỉ có 04 ổ dịch

Cúm gia cầm (CGC) do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại thành phố Hải Phòng và

tỉnh Nghệ An. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 13.215 con. So với cùng kỳ

năm 2017, số xã có dịch giảm 90% và số gia cầm tiêu hủy giảm 74%.

2. Tình hình và nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9

- Trên người: Tính từ cuối tháng 03/2013 đến ngày 25/7/2018, Trung

Quốc đã có 1.625 người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 (bao gồm cả 03 trường

hợp người Trung Quốc đến Ca-na-đa và Ma-lai-xi-a thi phat bệnh), trong đó đã

có 623 ca tử vong.

- Trên gia cầm: Trung Quốc đã lấy tổng cộng 2.500 mẫu gà, vịt, bồ câu,

vẹt và mẫu môi trường tại các chợ gia cầm để xét nghiệm. Kết quả phát hiện 280

mẫu dương tính với CGC độc lực thấp A/H7N9 và 49 mẫu dương tính với CGC

độc lực cao A/H7N9.

- Nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác (A/H5N2,

A/H5N8) chưa có ở Việt Nam xâm nhiễm vào nước ta là rất cao, là mối nguy đối

với sức khỏe cộng đồng.

3. Chủ động giám sát, cảnh báo lưu hành vi rút Cúm gia cầm

- Năm 2017: Các chương trình giám sát CGC đã lấy tổng số 6.665 mẫu

gộp tại 35 tỉnh/thành phố. Kết quả xét nghiệm cho thấy 1.76% dương tính với vi

rút cúm A/H5N1, 0.84% dương tính với vi rút cúm A/H5N6 và KHÔNG có mẫu

nào dương tính cúm A/H7N9.

- Năm 2018: Các chương trình giám sát CGC đã lấy tổng số có 3.038 mẫu

gộp tại 35 tỉnh/thành phố. Kết quả xét nghiệm cho thấy 0.72% dương tính với vi

rút cúm A/H5N1 và 1.74% dương tính với vi rút cúm A/H5N6 và KHÔNG có

mẫu nào dương tính cúm A/H7N9.

4. Nhận định tình hình dịch bệnh

Nguy cơ dịch bệnh CGC phát sinh và lây lan tới là rất cao. Một số chủng

vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam

do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.

II. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

1. Tình hình dịch bệnh

- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch LMLM típ O

tại 03 huyện của tỉnh Sơn La làm 612 con gia súc mắc bệnh.

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

9

- So với cùng kỳ năm 2017, mặc dù dịch xuất hiện tại 01 tỉnh, nhưng số

lượng ổ dịch nhiều hơn, tuy nhiên dịch LMLM đã được kiểm soát tốt và không

lây lan sang các tỉnh, thành khác.

2. Nhận định tình hình dịch bệnh

Các ổ dịch vừa qua chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng

vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ

dịch cũ; các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn

gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung

ứng con giống gia súc, xóa đói giảm ngheo cần tăng cường giám sát, phát hiện

sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển

gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

III. BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN

1. Tình hình dịch bệnh

Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước chỉ xảy ra 01 ổ dịch Tai xanh trên

lợn vào ngày 25/6/2018, đàn lợn của một hộ chăn nuôi tại xóm 9, xã Quỳnh

Tam, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với 20 con lợn mắc bệnh. Cơ quan

chuyên môn thú y đã phối hợp với địa phương tổ chức xử lý và kiểm soát được ổ

dịch, không để dịch lây lan..

2. Nhận định tình hình dịch bệnh

Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ

dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát

dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về

kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết

mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

IV. BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT VÀ Ở NGƯỜI

1. Tình hình bệnh Dại ở động vật

Mặc dù trong phạm vi cả nước có 01 ổ dịch Dại trên đàn chó được báo

cáo (ngày 24/8/2018, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), nhưng

thông qua hoạt động chủ động giám sát cho thấy vi rút Dại còn lưu hành ở nhiều

nơi, do đó đây là môi nguy lớn đối với người dân và đàn động vật mẫn cảm.

2. Tình hình bệnh Dại ở người

Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 50 ca người mắc bệnh (tất cả 50

ca đều tử vong) tại 22 tỉnh, thành phố.

3. Nhận định tình hình dịch bệnh

Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới là rất cao do công

tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt; cụ thể,

18/63 tỉnh chưa thống kê, không có báo cáo về số hộ nuôi chó, tổng đàn chó để

phục vụ cho công tác tiêm phòng; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi

đạt thấp và công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại chưa tốt.

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

10

V. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

1. Tóm tắt một số đặc điểm chính của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút

gây ra. Bản chất của vi rút gây bệnh dịch tả Châu Phi không tự lây lan, phát tán

nhanh so với một số mầm bệnh khác như vi rút gây bệnh LMLM, Tai xanh trên

lợn, Dịch tả lợn cổ điển.

- Bệnh dịch tả Châu Phi lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác

động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này

sang nơi khác. Tuy nhiên, vi rút bệnh dịch tả Châu Phi có thể gây chết ở lợn với

tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác như LMLM và Dịch tả lợn cổ điển.

- Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh

xâm nhiễm vào trong nước; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản

phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học; khi phát hiện lợn

mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Bệnh

dịch tả Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.

2. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới

- Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya,

Châu Phi và sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước Châu Phi.

- Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện và

báo cáo tại Châu Âu; sau đó bệnh cũng đã được phát hiện tại một số nước Châu

Mỹ. Đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh địa phương ở nhiều nước trên

thế giới.

- Từ tháng cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng

lãnh thổ, bao gồm các quốc gia tiếp giáp giữa Châu Âu và Châu Á (báo cáo

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, được thể hiện ở bản đồ dưới đây. Tổng số lợn bệnh

là 228.311 con, số lợn chết vì bệnh là 20.633, tổng đàn lợn có nguy cơ, đã buộc

phải tiêu hủy là 562.761.

3. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc

- Theo thông tin cập nhật từ OIE và FAO, tính từ đầu tháng 8/2018 đến

ngày 10/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh

(bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết

Giang). Tổng cộng đã có hơn 38.000 con lợn các loại đã buộc phải tiêu hủy.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan dần về phía

Nam (đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam).

4. Kinh nghiệm phòng, chống bệnh Dịch tả Châu Phi trên thế giới

a) Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi

là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh,

sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

11

chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi;

thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.

- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời

phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

- Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn

và các sản phẩm của lợn.

- Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch

bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp.

- Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ

và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có

nguy cơ nhiễm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các

sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ

tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.

- Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y

nơi gần nhất bất khì khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi

nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên

truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không

cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và

nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh.

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Thái Lan đã ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu lợn và các sản phẩm

thịt lợn từ Trung Quốc (trừ sản phẩm ruột lợn muối đã qua công đoạn diệt vi rút

Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của OIE); đồng thời tổ chức kiểm soát chặt

hành lý của khách du lịch tại sân bay, cửa khẩu, cảng biển, sử dụng chó để phát

hiện, mở hành lý kiểm tra nếu nghi ngờ; xây dựng, rà soát lại toàn bộ Kế hoạch

ứng phó khẩn cấp đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Kinh nghiệm tại Trung Quốc:

+ Chủ động xây dựng chiến lược phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

tại Trung Quốc trung và dài hạn (2012 - 2020); đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật

về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

+ Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm; đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ

thuật, kể cả các cán bộ thú y cơ sở; Xây dựng và ban hành Kế hoạch dự phòng

đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Tổ chức thông tin, tuyên truyền và báo dịch

chính xác, kịp thời; Bố trí các nguồn lực phòng và chống bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi; trang bị kiến thức và các nguồn lực cho hệ thống thú y các cấp; Diễn tập

thực hành ứng phó và phòng, chống; Nghiên cứu chuỗi sản xuất, kinh doanh lợn

và sản phảm của lợn để chủ động giám sát, cảnh báo nguy cơ xuất hiện bệnh.

b) Khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện

- Trung Quốc đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp kiểm soát

dịch bệnh, trong đó có việc đóng các cửa chợ buôn bán lợn sống, không cho

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

12

phép vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn ra khỏi địa bàn các tỉnh có bệnh;

đồng thời thiết lập các vùng bị dịch đe dọa là 3 km và vùng bảo vệ là 10 km;

tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn có nguy cơ, kem theo việc hỗ trợ tài

chính với mức khoảng 115 USD/con lợn (không phân biệt lợn to nhỏ).

- Trung Quốc đã kiểm tra, rà soát tình hình dịch bệnh tại hơn 23 nghìn địa

điểm, bao gồm giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu xét nghiệm của lợn chết,

lợn bệnh. Kết quả, các cơ quan của Trung Quốc đã phát hiện được 120 mẫu

dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trong số hơn 9.900 mẫu xét nghiệm.

5. Các biện pháp phòng bệnh đã thực hiện tại Việt Nam

a) Văn bản chỉ đạo của Chính phủ

Ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số

1194/CĐ-TTg gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

b) Văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 30/8/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn

(NN&PTNT) đã ban hành Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY gửi Chủ tịch

UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành có liên quan về việc chủ động ngăn

chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.

c) Văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y

d) Các hoạt động chủ động phòng bệnh

- Từ năm 2013, Cục Thú y đã phối hợp với FAO tổ chức tập huấn và cung

cấp nguyên vật liệu chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đến nay,

tất cả 8 phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã thực hiện tốt việc xét nghiệm bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi bằng kỹ thuật Real-time PCR; kết quả có được trong vòng

03 giờ kể từ khi nhận được mẫu. Hiện tại, các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú

y đã có đủ nguyên liệu xét nghiệm trên 2.000 mẫu.

- Từ ngày 16 - 30/8/2018, Cục Thú y đã thành lập 08 Đoàn công tác trực

tiếp đến các địa bàn trọng điểm về chăn nuôi và có nguy cơ về dịch bệnh của 54

tỉnh, thành phố để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Ngày 24/8/2018, Cục Thú y đã làm việc với các chuyên gia của FAO tại

Việt Nam để bàn giải pháp ngăn chặn và ứng phó với nguy cơ bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

- Từ ngày 05 - 07/9/2018, Cục Thú y đã có cuộc họp với Trưởng cơ quan

thú y của FAO Rome và đề nghị hỗ trợ Việt Nam, cụ thể: (1) Có một Chương

trình hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp (TCP) để giúp Việt Nam chủ động ngăn chặn và

ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; (2) Hỗ trợ về chẩn đoán, xét nghiệm và

điều tra dịch bệnh; (3) Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

13

Dịch tả lợn Châu Phi. Trưởng cơ quan thú y của FAO đã đồng ý về chủ trương

và đề nghị Việt Nam có văn bản chính thức gửi FAO để có cơ sở xem xét hỗ trợ.

- Từ ngày 11 - 12/9/2018, Cục Thú y tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật chủ

chốt của Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y

của một số tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp chủ lực về chăn nuôi lợn.

- Cục Thú y đã thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ

quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện

pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

V. TÓM TẮT KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH

BỆNH ĐỘNG VẬT

1. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là:

+ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.

+ Công điện số 427/CĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tập trung phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút CGC có khả

năng lây sang người xâm nhiễm vào Việt Nam.

+ Công văn số 18/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung

phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút CGC có khả năng lây sang

người xâm nhiễm vào Việt Nam.

+ Công điện khẩn 1263/CĐ-BNNTY ngày 05/02/2018 của Bộ

NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống CGC, ngăn chặn vi rút

cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm xâm nhiễm vào Việt Nam.

+ Công văn số 1256/BNN-TY ngày 02/02/2018 của Bộ NN&PTNT về

việc triển khai tháng tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2018.

+ Công điện khẩn số 2704/CĐ-BNN-TY ngày 10/4/2018 về việc tăng

cường các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh Dại năm 2018.

+ Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ

NN&PTNT về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi vào Việt Nam.

- Hướng dẫn địa phương thực hiện các quy định tại Thông tư 07/2016/TT-

BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và Thông tư

14/2016/TT-BNNPTNT quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Triển khai Chương trình phòng chống bệnh Dại quốc gia năm 2018;

Chương trình 30a và Chương trình quốc gia LMLM.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội bố trí kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh

LMLM giai đoạn 2016-2020, Chương trình 30a.

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

14

2. Công tác chủ động phòng dịch bệnh

- Tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch quốc gia; Kế

hoạch chủ động phòng chống dịch của các địa phương;

- Tổ chức giám sát dịch bệnh, lập bản đồ dịch tễ phân bố dịch bệnh, tổ

chức giải trình tự gien mầm bệnh, đánh giá sự biến đổi vi rút, đánh giá hiệu lực

vắc xin và thông báo rộng rãi cho các địa phương.

- Phối hợp với Tổ chức quốc tế và các nước (FAO, OIE), CDC Hoa Kỳ,

Nhật Bản,… thực hiện các chương trình giám sát CGC A/H5N1, A/H5N6,

A/H7N9, giám sát bệnh Dại động vật, giám sát bệnh LMLM tại Việt Nam,..

- Triển khai và chỉ đạo các địa phương thực hiện "Chương trình quốc gia

giám sát bệnh CGC", tập trung vào chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu, nhằm đảm

bảo an toàn dịch bệnh đối với CGC, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tạo điều kiện

thuận lợi trong việc xuất khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam ra thế giới.

- Tổ chức tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2018.

- Triển khai hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh động vật.

3. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 166 cơ sở chăn nuôi và 11

vùng được công nhận ATDB. Hiện nay, toàn quốc có 50 vùng (cấp quận) và

1.092 cơ sở ATDB.

- Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh để xuất

khẩu của Công ty: Phú Gia, GreenFeed, Masan, Biển Đông, CP Việt Nam,…

4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong

việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật

- Xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản: Công ty TNHH Koyu &

Unitek đã xuất khẩu được trên 800 tấn thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản.

- Xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh sang Malaysia.

- Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Myanmar: Hỗ trợ Công ty TNHH

Liên doanh Thực phẩm Mavin xuất khẩu 10.195 kg thịt lợn mảnh sang thị

trường Myanmar.

- Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Ả rập xê út: Hỗ trợ Công ty TNHH

Diamond xuất khẩu 20.882 kg thịt lợn mảnh sang thị trường Ả rập xê út.

- Xuất khẩu mật ong sang EU: Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu được

hơn 60.000 tấn mật ong, trị giá trên 2 triệu USD.

- Xuất khẩu trứng vịt muối, lòng đỏ trứng vịt muối: Hỗ trợ 05 Công ty: Ba

Huân, Meko, Vân Anh Nguyễn, Vĩnh Nghiệp và Trại Việt xuất khẩu trứng vịt

muối và lòng đỏ trứng vịt muối sang Singapore.

- Xuất khẩu trứng gà giống sang Myanmar: Hỗ trợ Công ty Belga Việt

Nam xuất khẩu trứng gà giống sang Myanmar.

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

15

- Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang Malaysia, Ấn Độ: Hỗ trợ Công ty

Vinamilk và Công ty Bel Việt Nam chuẩn bị hồ sơ, cung cấp thông tin theo yêu

cầu của Cục Thú y Malaysia; hỗ trợ Công ty Cổ phần sữa Việt Nam xuất khẩu

sữa và sản phẩm sữa sang Ấn Độ.

- Xuất khẩu yến và các sản phẩm yến sang Trung Quốc: Hướng dẫn Công

ty Yến Quân chuẩn bị hồ sơ, thực hiện giám sát dịch bệnh và các điều kiện cần

thiết khác để xuất khẩu yến và các sản phẩm yến sang Trung Quốc.

5. Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật

- Công ty NAVETCO đã sản xuất thành công và đưa vào sử dụng vắc xin

phòng bệnh Cúm gia cầm trong nhiều năm qua.

- Nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh LMLM type O

(Công ty RTD đã sản xuất được khoảng 200.000 liều vắc xin thương mại; Công

ty NAVETCO cũng đã sản xuất thành công vắc xin và thực hiện việc đăng ký

lưu hành theo quy định); đang thực hiện tương tự với vắc xin LMLM type A.

- Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh Dại: Công ty NAVETCO đăng

ký sản xuất 01 sản phẩm Navet – Rabivac; Công ty HANVET đăng ký sản xuất

01 sản phẩm Rabiva vắc xin đơn giá.

VI. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG

CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

1. Thuận lợi

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững đang được Bộ, các địa phương triển khai quyết liệt.

Trong đó, các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi theo chuỗi sản

phẩm, công tác phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh,

an toàn thực phẩm được ưu tiên quan tâm hàng đầu.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thú y hoàn chỉnh, đồng bộ, phù

hợp với luật thú y của OIE, do đó đã và đang được áp dụng hiệu quả.

- Công tác chủ động kiểm tra của Bộ NN&PTNT tại các địa phương đã

phát hiện những bất cập, tồn tại ở cơ sở, từ đó tiếp tục tham mưu cho Bộ

NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo khắc phục những tồn tại hoặc sửa đổi

chính sách kịp thời.

- Công tác thú y được UBND các tỉnh, thành phố quan tâm hơn, huy động

các ngành chức năng của địa phương hỗ trợ, phối hợp với ngành thú y xử lý dịch

bệnh chủ động hơn, hiệu quả hơn.

- Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ

thống thú y tích cực thực hiện phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm,... với

nỗ lực cao nhất đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ đã được áp dụng có hiệu quả vào

công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thú y.

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

16

- Hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế (FAO, USAID, CDC,...), chính phủ các

nước (Hoa Kỳ, Hàn Quốc,...) trong giám sát dịch bệnh động vật.

2. Khó khăn

- Công tác thú y tại một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực

sự được các cấp chính quyền của một số địa phương quan tâm đúng mức, chưa

chủ động lập kế hoạch và chưa bố trí đủ kinh phí.

- Công tác thú y tại một số địa phương bị xáo trộn do sắp xếp lại bộ máy

tổ chức, sát nhập Trạm Thú y huyện với các đơn vị khác thành đơn vị sự nghiệp

trực thuộc UBND huyện quản lý; một số địa phương giao UBND xã tuyển chọn

và quản lý nhân viên thú y xã nên chất lượng chưa tốt và công tác thú y tại cơ sở

không phát huy hiệu quả.

- Việc phê duyệt kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia LMLM năm

2018 chậm, kéo theo kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 1/2018 của các

địa phương cũng bị chậm.

- Kinh phí thực hiện Chương trình 30a được lồng ghép trong Chương

trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và không hướng dẫn kinh phí mua

vắc xin, một số tỉnh chuyển kinh phí về cho huyện mua vắc xin gây chậm chễ

trong việc mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng.

- Tổng đàn vật nuôi của cả nước lớn, trong khi đó phần lớn được nuôi

theo hình thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, không bảo đảm an toàn về dịch

bệnh, thường trực nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

- Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương rất thấp;

chủ yếu thực hiện tiêm phòng theo kế hoạch, trong khi đó số lượng gia súc, gia

cầm thực tế trong diện tiêm cao hơn rất nhiều.

- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về thú y của một số tổ chức,

cá nhân còn chưa cao. Một số dự án xóa đói giảm nghèo không tuân thủ quy

định về kiểm dịch động vật đã làm phát sinh và lây lan ổ dịch LMLM.

- Hoạt động buôn bán và vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập

lậu qua biên giới khó kiểm soát, dẫn tới nguy cơ lây lan mầm bệnh, đặc biệt các

bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua biên giới là rất cao.

- Tại một số địa phương, việc tuyên truyền, cập nhật thông tin và các văn

bản chỉ đạo về công tác thú y còn chậm hoặc không cập nhật, lưu trữ, đặc biệt

tại cấp huyện và cấp xã; công tác tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ cho cán bộ thú y chưa được thực hiện thường xuyên.

- Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp như

nắng nóng, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn; vi rút gây bệnh lưu hành rộng

rãi,.. làm cho công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

17

VII. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG

NĂM 2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

1. Mục tiêu

Tiếp tục kiểm soát, khống chế không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy

ra và lây lan diện rộng; Chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải

pháp phòng, chống phù hợp và hiệu quả; tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hóa

phát triển bền vững, đặc biệt là tổ chức xây dựng thành công các vùng, các chuỗi

cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE

nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu động vật, sản phẩm của động

vật; góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm cho người.

2. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng chống dịch bệnh động vật

trên cạn, nhất là các dịch bệnh động vật nguy hiểm như Cúm gia cầm, Tai xanh

lợn, LMLM gia súc, bệnh Dại động vật; Đôn đốc địa phương thực hiện các

Chương trình, Đề án, Kế hoạch quốc gia của Chính phủ, của Bộ về chủ động

phòng chống dịch bệnh động vật.

- Hướng dẫn địa phương chủ động tăng cường công tác giám sát chặt địa

bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm,

không để lây lan ra diện rộng; đặc biệt là thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở, tổ

chức giám sát chủ động, đánh giá biến đổi vi rút và lưu hành mầm bệnh, lập bản

đồ dịch tễ, đánh giá hiệu lực của vắc xin,....

a) Đối với bệnh CGC

- Triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự

lưu hành vi rút cúm H5N1, H7N9, H5N6 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm

nhập lậu, không rõ nguồn gốc, trên chim hoang dã.

- Tiếp tục giám sát lưu hành của các nhánh vi cúm A/H5 và xác định hiệu

lực các loại vắc xin phù hợp; xây dựng bản đồ dịch tễ.

- Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia

phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025.

b) Đối với bệnh LMLM

- Thực hiện giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM theo Chương trình

quốc gia phòng, chống bệnh LMLM năm 2018 và các năm tiếp theo.

- Tiếp tục xác định típ vi rút LMLM lưu hành và chủng loại vắc xin phù

hợp, xây dựng bản đồ dịch tễ để phục vụ công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh

công tác giám sát, sản xuất vắc xin LMLM trong nước để phòng, chống dịch.

c) Đối với bệnh Tai xanh ở lợn

- Tiếp tục tổ chức kiểm soát tốt, không để phát sinh ổ dịch Tai xanh trên

lợn để tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững.

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

18

d) Đối với bệnh Dại động vật

- Triển khai các hoạt động của “Chương trình quốc gia khống chế và tiến

tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”.

- Chủ động triển khai các hoạt động giám sát bệnh Dại tại các tỉnh, thành

phố trọng điểm để cảnh báo, kịp thời phát hiện động vật nhiễm bệnh để xử lý

tiêu hủy, tránh nguy cơ lây lan sang người và động vật khác.

- Xây dựng phần mềm giám sát bệnh Dại theo hướng sử dụng công nghệ

4.0 trong quản lý dịch bệnh động vật.

2. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnh dịch tả

lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

a) Giải pháp về chỉ đạo

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ tại Công điện khẩn số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018; Công điện khẩn số

6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện "Kế hoạch hành động ngăn

chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm

nhiễm vào Việt Nam" ở các cấp; tổ chức diễn tập, thực hành và ứng khó trong

các tình huống khi chưa có dịch và khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa

phương giáp biên giới, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địa

phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nước

đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

b) Giải pháp về kiểm soát vận chuyển

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn,

sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức

cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

- Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp

vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực

biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

- Tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,

đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang

thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam.

c) Giải pháp về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học

- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực

biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

19

- Tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực

chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng

vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi

buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

d) Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát

đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết

không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu,

không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của

pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại các

địa phương giáp biên giới, tại các địa phương có nhiều khách du lịch và có

phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập

lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại

lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong

quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông,

xúc xích,….; Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn

Châu Phi ở tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến

các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay.

đ) Giải pháp về xử lý khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ

nhiễm bệnh (cơ quan thú y nơi gần nhất cần lấy mẫu để xét nghiệm trước khi

tiêu hủy toàn đàn lợn, sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín).

- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể

và phù hợp cho từng vùng.

- Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua

chế biến chín ra khỏi vùng dịch.

- Bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

cần báo ngay cho Nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hành chăn nuôi tốt.

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các

biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật

thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hanh Luật; đặc biệt phải dừng việc vận

chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có

lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy (Nghị

định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ).

e) Giải pháp về hợp tác quốc tế

Phối hợp với các tổ chức quốc tế (FAO, OIE,…) và các nước để:

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆPcucthuy.gov.vn/PublishingImages/Van ban CTY/Dich te/5... · 2018-09-13 · 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65 nghìn con,

20

- Kịp thời cập nhật thông tin về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy

ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn

chặn kịp thời và hiệu quả.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, đặc

biệt để tăng cường, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra

ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

g) Giải pháp về truyền thông nguy cơ

- Hằng ngày theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh của các nước đang có

dịch, nhất là tại Trung Quốc để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan

truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp

phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất những người

làm thú y cơ sở, người chăn nuôi, tất cả người dân về bệnh Dịch tả lợn Châu

Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, nhưng tránh hiểu lầm và gây

hoang mang trong xã hội.

3. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu động vật, sản

phẩm động vật

- Tập trung hỗ trợ các chuỗi sản xuất thịt lợn nhằm đảm bảo an toàn dịch

bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu các nước, tạo điều kiện

thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường có tiềm năng.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đặc biệt là tiếp

tục hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động

vật ra thị trường nước ngoài.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp như Công ty GreenFeed, Phú Gia, CP

Việt Nam, Leow Casing, Ba Huân, công ty TNHH Vân Anh Nguyễn, doanh

nghiệp tư nhân Vĩnh Nghiệp, công ty Hương Quỳnh Đăng, công ty Cổ phần hoa

quả Tiền Giang, Công ty TNHH Công Danh,... có nhu cầu xuất khẩu động vật

và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài.

- Tiếp tục làm việc, trao đổi với Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines,

Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nga, Hoa Kỳ, Mexico và Ả rập xê út về gỡ bỏ lệnh

cấm nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật tại một số thị trường, đồng thời

thúc đẩy phía bạn cho phép nhập khẩu lợn sống, thịt lợn đông lạnh, lợn sữa,

trứng gà tươi, tôm tươi nguyên con, cá cảnh,…/.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT