“cÔng tÁc tuyỂn sinh – thỰc trẠng vÀ giẢi...

107
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ------------oo------------ TÀI LIỆU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” Đà Nẵng, tháng 12/2019

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

------------o�o------------

TÀI LIỆU

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ

“CÔNG TÁC TUYỂN SINH

– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

Đà Nẵng, tháng 12/2019

Page 2: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

MỤC LỤC

TT NỘI DUNG TRANG

1 Thực trạng công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2019, định hướng năm 2020 và những năm tiếp theo

Phòng Đào tạo, QLKH&HTQT 01

2 Một số vấn đề về tư vấn, cách tiếp cận thí sinh trong tuyển sinh Ths. Hoàng Ngọc Viết

Phòng Đào tạo, QLKH&HTQT

17

3 Giải pháp mang tính đột phá trong công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ths. Phan Thị Ngà Khoa Kiến thức cơ bản

23

4 Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh Ths. Lê Chí Hùng

Khoa Huấn luyện thể thao

26

5 Thực trạng chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất 2018 và định hướng đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội hiện nay

TS. Nguyễn Mạnh Cường - TS. Phạm Tuấn Hùng Khoa Giáo dục thể chất

30

6 Thực trạng sau 5 năm giảng dạy theo chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng

TS. Nguyễn Tuấn Anh

Khoa Huấn luyện thể thao

43

7 Đánh giá chất lượng đào tạo, nhu cầu việc làm và tuyển sinh ngành Quản lý TDTT

TS. Trần Mạnh Hưng Khoa Quản lý TDTT

49

8 Chất lượng đào tạo: góc nhìn qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Ths. Nguyễn Tùng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

54

9 Củng cố, nâng cao chất lượng dạy học – giải pháp quan trọng nhằm khắc phục khó khăn trong công tác tuyển sinh ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ths. Nguyễn Văn Vinh - Ths. Phạm Thị Thanh Thúy Khoa Kiến thức cơ bản

63

10 Một số nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh trường Đại học TDTT Đà Nẵng

TS. Võ Văn Quyết Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành

68

Page 3: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

TT NỘI DUNG TRANG

11 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong trong học tập các môn thực hành đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ

Ths.Nguyễn Nhất Hùng - TS. Phạm Tuấn Hùng Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành - Khoa Giáo dục thể chất

72

12 Hoạt động kết nối doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng gắn với nhu cầu xã hội: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Ths. Lê Minh Tuấn Phòng Công tác học sinh, sinh viên

78

13 Truyền thông trong bối cảnh tự chủ đại học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ths. Nguyễn Thị Hùng Trung tâm Thông tin – Thư viện

89

PHẦN TRAO ĐỔI CỦA KHÁCH MỜI

14 Công tác tuyến sinh phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Thực trạng và những giải pháp đổi mới

Ths. Hồ Phan Lâm Trường Phòng Quản lý Đào tạo và Công tác Sinh viên

94

Page 4: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI
Page 5: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2019, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Phòng ĐT,QLKH&HTQT

1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 1.1. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ năm 2015, Bộ GDĐT triển khai xây dựng Phương án tổ chức Kỳ thi

THPT quốc gia, thực hiện theo lộ trình từ năm 2015 đến năm 2020, rút kinh nghiệm từng năm để hoàn thiện, tạo tiền đề cho đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ sau năm 2020:

- Năm 2015 và năm 2016: Tổ chức 02 loại cụm thi, 01 cụm xét tốt nghiệp do Sở giáo dục đào tạo chủ trì và 01 cụm do các các trường đại học chủ trì - phối hợp với sở giáo dục và đào tạo để vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.

- Năm 2017: Tổ chức duy nhất một loại cụm thi tại mỗi tỉnh do sở GDĐT chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ; tổ chức thi theo bài với 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Đồng thời, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi, môn thi (trừ bài thi Ngữ văn).

- Năm 2018 và năm 2019: Phát huy kết quả đã đạt được qua 3 năm đổi mới thi và tuyển sinh, Bộ GDĐT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ các năm tiếp theo với những điều chỉnh kỹ thuật trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm. Trong đó, có việc nâng cao ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với ngành sư phạm, đào tạo giáo viên và y - dược.

1.2. Tình hình tổ chức tuyển sinh của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Trước chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới phương thức kỳ

thi THPT vừa kết hợp xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng. Lãnh đạo Trường đã chỉ đạo bộ phận chức năng nghiên cứu xây dựng các phương thức tuyển sinh, Đề án tuyển sinh và tổ chức thực hiện phù hợp theo năng lực và điều kiện của Nhà trường.

1.2.1.Đối với tuyển sinh đại học chính quy - Kỳ thi tuyển sinh năm 2015, tổ chức tuyển sinh 02 đợt thi theo phương

thức sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia kết hợp thi tuyển năng khiếu TDTT. Đây là năm đầu tiên Trường nhận thông tin đăng ký của thí sinh từ Bộ GDĐT và kênh riêng của Trường (những năm trước nhận hồ sơ từ Sở GDĐT các tỉnh).

- Kỳ thi tuyển sinh năm 2016:Tuyển sinh theo Đề án riêng được Bộ GDĐT phê duyệt, tổ chức 02 đợt thi theo 02 tổ hợp môn xét tuyển và thi NK ở địa phương và tại Trường.

- Kỳ thi tuyển sinh năm 2017: Tổ chức tuyển sinh theo Đề án tự chủ (Bộ GDĐT chỉ kiểm tra tính xác thực so với Quy chế), với 02 phương thức: xét kết quả thi THPT Quốc gia và xét kết quả học tập lớp 12 theo 02 tổ hợp T00 và T02; Tổ chức thi tuyển tại các địa phương và tại Trường.

Page 6: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

2

- Kỳ thi tuyển sinh năm 2018 và năm 2019: Sau 03 năm triển khai công tác tuyển sinh theo chủ trương của Bộ GDĐT, đã có sự điều chỉnh về chỉ tiêu, phương thức và tổ hợp môn xét tuyển, mở rộng đối tượng ưu tiên nhằm đảm bảo theo quy định ngưỡng đầu vào của Quy chế tuyển sinh đại học chính quy.

Tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức truyên truyền, tư vấn và thực hiện công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy định và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT.

1.2.2. Tuyển sinh cao học và liên thông Tuyển sinh trình độ thạc sĩ giai đoạn 2015 - 2019 được duy trì ổn định theo

Thông tư 15/2015/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. Kỳ thi hàng năm tổ chức từ một đến hai đợt thi theo số lượng đăng ký dự thi của thí sinh trên tổng số chỉ tiêu được phê duyệt.

Đối với tuyển sinh liên thông (chính quy, VLVH), do nhu cầu của xã hội và các quy định về tuyển sinh và đào tạo, từ năm 2015 đến năm 2017 không tuyển sinh và tổ chức đào tạo. Từ năm 2018 đến nay, theo nhu cầu về nâng chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục bổ sung, sửa đổi Trường đã xây dựng văn bản quy định tuyển sinh và tổ chức đào tạo về liên thông theo Quyết định sô 18/2017QĐ-TTg ngày 31/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về đào tạo liên thông, đến nay đã tuyển sinh được 02 khóa của năm 2018 và 2019 với số lượng 79 sinh viên.

2. KẾT QUẢ TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo các quy định về xác định chỉ tiêu

tuyển sinh, Bộ GDĐT kiểm soát chặt chẽ các trường trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Xác định chỉ tiêu đúng, hợp lý theo quy định sẽ khẳng định quy mô đào tạo, thương hiệu của Nhà trường.

Bảng 1. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2015 – 2019 Hệ

đào tạo Năm Ngành

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng cộng

Đại học

GDTC 700 850 660 280 200 2690 QLTDTT 100 200 70 50 50 470 HLTT 100 200 100 90 200 690 LT CQ 100 150 50 50 40 390 VLVH 200 - - - - 200

Cao học GDH 60 65 70 80 80 355 Tổng chỉ tiêu 1260 1465 950 550 570 4795 - Tổng chỉ tiêu đối với hệ đại học chính quy từ năm 2015 – 2019 là 3852 chỉ

tiêu (trung bình 700CT/năm), trong đó chỉ tiêu trung bình của năm 2015 và 2016 là 1075CT/năm quá cao so với điều kiện thực tế thí sinh dự thi và nhập học (do kế thừa của chỉ tiêu tuyển sinh trước thời điểm thay đổi phương thức và là thời điểm cao nhất trong thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của Trường; năm 2013 là 1.100 chỉ tiêu; năm 2014 là 1200 chỉ tiêu đều thực hiện đủ).

Page 7: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

3

- Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cao học trong 5 năm là 355 chỉ tiêu (trung bình 71CT/năm, chỉ tiêu này phù hợp với nhu cầu nguồn tuyển và điều kiện xác định chỉ tiêu của Trường (tổng số lượng giảng viên có trình độ PGS.TS, TS căn cứ xác định chỉ tiêu).

2.2. Kết quả tuyển sinh 2.2.1. Tuyển sinh đại học chính quy 2.2.1.1. Kỳ thi tuyển sinh năm 2015: Năm 2015, tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia (đối với cụm thi trung ương - cụm thi cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại học) kết hợp thi tuyển năng khiếu TDTT với 02 tổ hợp xét tuyển T00 (Toán – Sinh học – NK TDTT) và tổ hợp T02 (Toán – Ngữ văn – NK TDTT).

Bảng 2. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%)

Giáo dục thể chất 700 345 49,29% Quản lý TDTT 100 14 14,00% Huấn luyện thể thao 100 49 49,00%

Tổng 900 408 45,33%

2.2.1.2. Kỳ thi tuyển sinh năm 2016: Kết quả tuyển sinh năm 2015 chưa đạt yêu cầu đề ra (45,33% chỉ tiêu), Đảng

ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu xây dựng Đề án tuyển sinh riêng trên cơ sở những thay đổi của Kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GDĐT. Điểm mới trong tuyển sinh năm 2016 là sử dụng 02 phương thức tuyển sinh (Xét điểm thi THPT và xét kết quả học bạ lớp 12); Ngoài ra, tổ chức thi tuyển năng khiếu tại địa phương (Quảng Nam – Quảng Ngãi) và tại Trường.

Kết quả tổ chức thi năng khiếu tại địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi có tỷ lệ nhập học đạt từ 48,54 % và 53,45% so với thí sinh đăng ký. Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh năm 2016 đạt tỷ lệ rất thấp (chỉ 28,00%) so với chỉ tiêu đề ra.

Bảng 3. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016

Ngành Chỉ tiêu

Số thí sinh nhập học

Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Giáo dục thể chất 450 400 125 150 32,35% Quản lý TDTT 100 100 05 05 5,00% Huấn luyện thể thao 100 100 15 50 32,50%

Tổng 1250 350 28,00% 2.2.1.3. Kỳ thi tuyển sinh năm 2017:

Sau 02 năm áp dụng theo những Quy định mới trong kỳ thi THPT quốc gia sử dụng để xét tuyển đại học, cao đẳng do Bộ GDĐT ban hành đã khiến cho công tác tuyển sinh của Trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh. Tổng chỉ tiêu không đạt yêu cầu đề ra (năm 2016 giảm gần 50% số thực tuyển so với năm 2015 đối với tuyển sinh đại học chính quy), do đó cần có sự

Page 8: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

4

thay đổi về cách thức tuyển sinh trong năm 2017, nhất là việc xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh và dự báo những thay đổi trong việc áp dụng tổ hợp các môn thi khoa học tự nhiên (có môn xét tuyển);

Bảng 4. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017

Ngành Chỉ tiêu

Số thí sinh nhập học

Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Giáo dục thể chất 330 330 133 63 29,69 Quản lý TDTT 35 35 05 13 25,71 Huấn luyện thể thao 50 50 18 19 37,00

Tổng 830 251 30,24

2.2.1.4. Kỳ thi tuyển sinh năm 2018: Năm 2018, ngành GDTC bị khống chế ngưỡng đầu theo 02 phương thức xét

điểm thi THPT quốc gia và xét theo Đề án tuyển sinh (học bạ lớp 12, ưu tiên xét tuyển), do vậy số thí sinh trúng tuyển vào ngành HLTT đạt 110% chỉ tiêu (do nhiều thí sinh không trúng tuyển ngành GDTC nên chuyển sang ngành HLTT).

Bảng 5. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018

Ngành Chỉ tiêu

Số thí sinh nhập học

Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Giáo dục thể chất 200 80 52 47 35,36 Quản lý TDTT 25 25 06 09 30,00 Huấn luyện thể thao 45 45 28 72 111,00

Tổng 420 214 50,95

2.2.5. Kỳ thi tuyển sinh năm 2019: Năm 2019, Bộ GDĐT điều chỉnh Quy chế tuyển sinh, trong đó ngành GDTC,

HLTT được đưa vào diện khối ngành xác định ngưỡng đảm bảo đầu vào theo 02 phương thức xét điểm thi THPT quốc gia, xét tuyển theo Đề án tuyển sinh. Tuy vậy, việc xác định ngưỡng điểm sàn tổ hợp xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả điểm thi THPT bằng trung bình cộng của ngưỡng điểm sàn ngành đào tạo giáo viên là quá cao (trung bình 01 môn văn hóa đạt 6,0 điểm trở lên).

Bảng 6. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học

Tỷ lệ (%)

Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Kỳ thi THPT

Theo Đề án

Giáo dục thể chất 150 50 25 60 42,50 Quản lý TDTT 25 25 11 41 104,00 Huấn luyện TT 145 55 19 79 49,00

Tổng 450 235 52,22

Page 9: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

5

2.2.2. Tuyển sinh cao học, liên thông và bồi dưỡng

2.2.2.1. Đối với tuyển sinh cao học: Tuyển sinh trình độ thạc sĩ được tổ chức theo Kỳ thi riêng do Hội đồng tuyển sinh của Trường tổ chức có sự giám sát trực tiếp của Bộ VHTTDL và báo cáo gián tiếp Bộ GDĐT qua văn bản. Tất cả các khâu tuyến sinh được đảm bảo theo đúng Quy chế . Bảng 7. Kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ năm 2015 - 2019

Khóa Năm

tuyển sinh Chỉ tiêu

được giao Số thí sinh nhập học

Tỷ lệ (%)

Cao học 3 2015 60 60 100 Cao học 4 2016 65 62 95,38 Cao học 5 2017 70 70 100 Cao học 6 2018 80 26 32,50 Cao học 7 2019 80 47 58,75

Tổng 355 265 74,65 2.2.2.2. Tuyển sinh liên thông và các lớp bồi dưỡng: - Đối với tuyển sinh đại học liên thông: Sau 03 (từ 2015 – 2017) không đủ thí sinh dự thi để mở lớp, song đến năm 2018 và năm 2019, tổ chức tuyển sinh được 02 khóa (ĐH LT8 có 30/50 chỉ tiêu nhập học; ĐH LT9 có 49/40 chỉ tiêu dự thi) với số lượng đạt từ 60% - 100% chỉ tiêu đề ra. - Tuyển sinh các lớp bồi dưỡng: Sau những năm tuyển sinh đại học chính quy không đạt chỉ tiêu đề ra, theo chủ trương chung của Lãnh đạo Trường triển khai tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm tăng cường quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo. Bảng 8. Kết quả tuyển sinh các lớp bồi dưỡng

TT Tên lớp bồi dưỡng Năm Số

lượng Địa điểm

1 HLV chính 2017 55 Tại Trường

2 HLV, HLV chính 2019 58 Tại Trường 85 Tại địa phương

3 Bơi cứu hộ, cứu đuối 2019 51 Tại Trường 142 Tại địa phương

2.3. Đánh giá chung Qua 5 năm tổ chức triển khai tuyển sinh theo chủ trương của Bộ GDĐT về thay đổi kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học và cao đẳng, tuy kết quả còn thấp, song công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức tuyển sinh đã đạt được những mặt tích cực: - Văn bản về tuyển sinh (Đề án, kế hoạch, thông báo....) đã dần được ổn định về nội dung, bám sát với thực tiễn nhu cầu xã hội và Quy chế tuyển sinh - đào tạo.

Page 10: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

6

- Hình thành được mối liên hệ và có sự kết nối với các trường THPT, các Sở GDĐT, Sở VHTT, Sở VHTTDL, Trung tâm TDTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Thu thập được dữ liệu đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT và bước đầu vận hành trong việc thu thập dữ liệu và hướng dẫn cho thí sinh đăng ký dự thi vào Trường. - Công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách chuyển tải thông tin đến thí sinh, đội ngũ cán bộ tư vấn phần nào đã nắm bắt được đặc điểm và nhu cầu của thí sinh theo địa bàn và khu vực. - Đội ngũ trực tiếp xử lý dữ liệu và chuyên môn về tuyển sinh đã tiếp cận và khai thác được dữ liệu thí sinh và các thông tin liên quan trên phần mềm tuyển sinh của Bộ GDĐT. - Đã có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng và các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển sinh trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh. Về kết quả của 5 năm: Tuy đã có dự báo trước được những khó khăn do sự thay đổi của Kỳ thi THPT quốc gia và nhu cầu nghề nghiệp của người học nhưng kết quả tuyển sinh giai đoạn 2015 - 2019 chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Kết quả cụ thể của công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến năm 2019 chỉ đạt ở mức thấp và ở trung bình theo từng năm.

- Nguyên nhân kết quả nêu trên được xác định là Bộ GDĐT có những thay

đổi về mặt kỹ thuật trong thực hiện quy chế và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo giáo viên (GDTC, HLTT) ngày càng nâng cao sau mỗi năm tuyển sinh cũng nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của người học đã có sự thay đổi. - Giai đoạn 2015 - 2017, kết quả tuyển sinh đạt chỉ tiêu thấp do 02 nguyên nhân chính: mới thay đổi phương thức thi và xác định chỉ tiêu cao so với nhu cầu người học. - Giai đoạn 2018 - 2019: Tuy đã có sự đánh giá chính xác về nhu cầu của thí sinh để xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh, song kết quả tuyển sinh chỉ đạt từ 50% đến 52%.

Page 11: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

7

- Đối với tuyển sinh trình độ thạc sĩ: năm 2018 và năm 2019, nguồn tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngày càng giảm, do người học chưa sắp xếp thời gian đi học trong giờ hành chính, công tác tuyên truyền và quảng bá về tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.

2.4. Hạn chế và nguyên nhân Ngoài các nguyên nhân khách quan, kết quả tuyển sinh của Trường còn phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân chủ quan trực tiếp và gián tiếp: Chiến lược tuyển sinh và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh; Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tuyển sinh; Tư vấn tuyển sinh; Chương trình và chất lượng đào tạo; Định hướng việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp; chính sách truyền thông và quảng bá thương hiệu Nhà trường.... Trên cơ đánh giá kết quả tuyển sinh hàng năm, những hạn chế, nguyên nhân của công tác tuyển sinh bao gồm những vấn đề sau:

2.4.1. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh 2.4.1.1. Dự báo tình hình và năm bắt thông tin: - Công tác dự báo và nắm bắt thông tin về những thay đổi về phương thức

tuyển sinh của Bộ GDĐT chưa tốt, mối liên hệ giữa Trường và Vụ Giáo dục Đại học chưa được gắn kết nên thiếu thông tin dự báo. Chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn về tuyển sinh của Trường.

- Thông tin về dữ liệu đăng ký của thí sinh cập nhật chậm (năm 2019 Bộ GDĐT mở cổng thông tin muộn so với năm 2018) nên bị động trong công tác tổ chức tuyển sinh NK tại các địa phương.

- Phân chia chỉ tiêu theo hình thức sử dụng điểm thi THPT và theo Đề án của Trường (xét học bạ, ưu tiên xét tuyển) chưa sát thực tế. Kết quả số thí sinh nhập học theo phương thức riêng của Trường chiếm 2/3 số thí sinh trúng tuyển sử dụng kỳ thi THPT quốc gia.

- Thiếu phương án trong việc thực hiện quy định ngưỡng đầu vào đối với phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (trung bình mỗi môn văn hóa ≥ 6.0 điểm trở lêm) nên bị động và chưa có hiệu quả đối với phương thức này. Dẫn đến việc tổ chức thêm tổ hợp NK2 (năng khiếu chuyên môn chưa đạt yêu cầu đề ra, gây khó khăn trong việc tổ chức thi NK tại địa phương).

- Dù đã có dự báo được những khó khăn về thay đổi tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT (thí sinh trượt tốt nghiệp), nhưng số lượng thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2019 rất cao, chiếm 24% tổng số thí sinh đăng ký dự thi (có 230/956 thí sinh trựợt tốt nghiệp THPT, trong đó có 47 thí sinh đã thi NK trượt tốt nghiệp).

- Tuy đã lường trước được những khó khăn về nhu cầu của xã hội, song việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, phân vùng địa bàn chưa sát với thực tế và chưa có sự tư vấn chăm sóc “chu đáo” cho thí sinh (khu vực Bình Định - Phú Yên dù đã dự thi NK đủ điệu kiện trúng tuyển, song thí sinh lựa chọn học GDTC tại ĐH Quy Nhơn 04 thí sinh).

2.4.1.2. Đề án tuyển sinh và triển khai văn bản - Tuy Bộ GDĐT đã cho các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh, song

các điều kiện về ngưỡng đầu vào, quy định ưu tiên xét tuyển vẫn quy định ràng buộc cho ngành GDTC và HLTT nên đã gây khó khăn trong việc mở rộng phương thức, tổ hợp và chế độ ưu tiên xét tuyển trong việc xây dựng Đề án tuyển sinh.

Page 12: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

8

- Thông tin Đề án tuyển sinh (thông tin về ưu tiên xét tuyển, tổ hợp môn thi và xét tuyển, thời gian thi NK…) chưa được tiếp cận đồng loạt đến các trường THPT, Trung tâm Đào tạo VĐV, Trung tâm HLTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Các đợt thi tuyển NK tại địa phương và những đợt thi bổ sung chưa đạt hiệu quả cao (tổng các đợt thi bổ sung năm 2019 chỉ bằng 1/3 so với đợt chính thức), nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, thông báo tuyển sinh và xét tuyển chưa triển khai kịp thời, đội ngũ cán bộ tuyển sinh tập trung xử lý số liệu đợt tuyển sinh chính và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác của phòng.

- Công tác xây dựng kế hoạch, thông báo tuyển sinh, nộp hồ sơ xét tuyển tuy đã triển khia theo quy định, song việc tổ chức thực hiện còn chậm, chưa có kiểm tra đánh giá thường xuyên.

2.4.2. Đội ngũ tham gia công tác tuyển sinh Đội ngũ tham gia công tác tuyển sinh (tư vấn, tuyên truyền, tiếp cận thí sinh,

tổ chức tuyển sinh...) còn thiếu, chưa chuyên nghiệp, bị động trong công việc, chưa mạnh dạn và còn thiếu phương pháp tiếp cận thí sinh. Chưa huy động được nguồn lực tham gia công tác tuyển sinh của các khoa, bộ môn do tâm lý về suy nghĩ trách nhiệm công tác tuyển sinh là của phòng ĐT,QLKH&HTQT nên còn một số CBGV chưa quan tâm đến công tác tuyển sinh của Trường.

2.4.2.1. Đội ngũ tư vấn, tiếp cận thí sinh: * Hạn chế: - Đội ngũ tham gia trực tiếp công tác tư vấn tuyển sinh chưa được bồi dưỡng

về chuyên môn và cách tiếp cận thí sinh, cán bộ tư vấn mang tính thời vụ chủ yếu kết hợp trong Ban Chỉ đạo thực tập và một số cá nhân tại các phòng, khoa, bộ môn.

- Nội dung tư vấn chưa có tính hệ thống, thiếu cẩm nang, catolog hướng dẫn chi tiết, chủ yếu theo thông tin tuyển sinh từng năm nên cách chuyển tải thông tin đến thí sinh của cán bộ tham gia tư vấn chưa đồng nhất, thông tin thiếu chính xác.

- Cách thức tiếp cận đến thí sinh, cộng tác viên chưa đồng bộ, chủ yếu mang tính cá nhân dựa trên mối quan hệ và khả năng của cán bộ tư vấn với giáo viên thể dục, cộng tác viên và tiếp cận thí sinh theo từng địa bàn.

- Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho truyền thông, tư vấn và tiếp cận thí sinh (băng rôn, thiết kế tờ rơi, poster…) chưa có cá nhân, đơn vị phụ trách chính, chỉ giao cho bộ phận tuyển sinh của phòng ĐT,QLKH&HTQT nên còn bị động, nội dung chưa phong phú.

* Nguyên nhân: - Chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh,

việc xây dựng kế hoạch tư vấn, truyền thông và tiếp cận thí sinh còn mang tính thời vụ, nhỏ lẻ.

- Nội dung tư vấn, tiếp cận và hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi không ổn định, bị động, phụ thuộc theo những thay đổi về điều kiện bắt buộc trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT nên chưa biên tập được cẩm nang, catolog thông tin tuyển sinh và truyền thông về hình ảnh của Nhà trường.

- Tuy đã có dữ liệu cộng tác viên tại các cơ sở, song cách tiếp cận, việc thay đổi nhân sự đến các cơ sở, chưa có đầu mối quản trị chung và cơ sở dữ liệu cộng tác viên nên thiếu sự thống nhất.

Page 13: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

9

- Chưa có bộ phận chuyên trách về thiết kế market, catolog, tờ rơi, ấn phẩm về thông tin tuyển sinh mà chỉ giao cho bộ phận tuyển sinh của phòng ĐT,QLKH&HTQT.

2.4.2.2. Hình thức tư vấn, tiếp cận thí sinh: * Hạn chế: - Chất lượng tư vấn, chuyển tải thông tin tuyển sinh đạt hiệu quả không cao,

phạm vi tuy rộng nhưng thiếu trọng điểm, chưa khoanh vùng được địa bàn có tiềm năng.

- Nội dung chuyển tải thông tin đến thí sinh và các địa bàn có đối tượng tuyển sinh chưa phong phú và thiếu công cụ để đánh giá tính hiệu quả.

- Phương thức tiếp cận thí sinh và người nhà thí sinh chưa linh hoạt, thời gian tiếp cận ngắn, đơn giản và chủ yếu qua hình thức gián tiếp (tờ rơi, băng rôn, poster, phiếu đăng ký và đội ngũ cộng tác viên).

- Hiệu quả xác thực của tư vấn, chuyển tải thông tin và tiếp cận thí sinh chưa có sơ sở kiểm chứng, chủ yếu chỉ thông qua cơ sở dữ liệu đăng ký của bộ GDĐT và đội ngũ giáo viên thể dục, cộng tác viên tại các cơ sở.

* Nguyên nhân: - Chưa xây dựng chiến lược tư vấn, chuyển tải thông tin tuyển sinh dài hạn,

còn bị động vào chủ trương của Bộ GDĐT về những thay đổi theo giải pháp kỹ thuật của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng.

- Tư vấn và tiếp cận thí sinh chủ yếu kết hợp với công tác thực tập của sinh viên tại các địa bàn theo từng năm. Thời gian trực tiếp gặp thí sinh để tư vấn, hướng dẫn cách thức đăng ký dự thi và xét tuyển vào các ngành của Trường không nhiều (thậm chí không có), do thời gian ngắn, đi nhiều trường, khoảng cách của các trường THPT nằm cách xa nhau…

- Chưa kết nối và xây dựng được kế hoạch (thời gian - địa điểm) cụ thể về tư vấn, tiếp cận và hướng dẫn học sinh tại các giờ học thể dục của các trường THPT.

2.4.2.3. Đội ngũ thực hiện công tác chuyên môn về tuyển sinh: * Hạn chế: - Đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn về tuyển sinh (thư ký, xử

lý hồ sơ xét tuyển, nghiên cứu quy chế tuyển sinh, tư vấn trực tiếp tại trường…) còn mỏng, thiếu kinh nghiệm và chưa chuyên sâu.

- Nội dung, thời gian triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn cho bộ phận thư ký, đón tiếp thí sinh (làm thủ tục) chưa sâu sát, thông tin chuyển tải chưa đồng nhất gây nhầm lẫn cho thí sinh.

- Bộ phận giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho thí sinh còn bị động về cách thức tư vấn, chưa nắm sâu về quy chế tuyển sinh và chủ trương tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh của Trường.

- Việc chuyển tải thông tin cho thí sinh về thời gian thi NK còn bị động và chậm, thiếu nhân lực tham gia.

* Nguyên nhân: - Công tác tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa

được chú trọng và triển khai chưa kịp thời, chủ yếu tự nghiên cứu văn bản, quy chế và các hướng dẫn của Bộ GDĐT về công tác tuyển sinh là chủ yếu.

Page 14: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

10

- Bộ phận thư ký tuyển sinh chủ yếu ở phòng ĐT,QLKH&HTQT và một số đại diện của khoa, song trong thời điểm tuyển sinh khối lượng công việc chuyên môn của Phòng khá nhiều nên sắp xếp thời gian đầu tư cho công tác thu thập số liệu, hướng dẫn, tư vấn cho thí sinh chưa kịp thời và thường xuyên.

2.4.3. Công tác truyền thông, quảng bá * Hạn chế:

- Công tác truyền thông của Trường nói chung và truyền thông trong hoạt động phục vụ tuyển sinh nói riêng còn yếu, chưa có chiến lược cụ thể. Giai đoạn tuyển sinh từ năm 2015 - 2019, công tác truyền thông chưa được triển khai theo đúng nghĩa của truyền thông, phương thức chủ yếu là đưa thông tin tuyển sinh và hình ảnh của Nhà trường chỉ thông qua những sự kiện lớn của Trường (thành lập Trường; đăng cai các giải thể thao các cấp...).

- Hình thức truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các trình duyệt web, mạng xã hội...chưa phong phú, thiếu tính đồng bộ và chiến lược lâu dài nên hiệu quả chưa cao.

* Nguyên nhân: - Chưa có chiến lược về truyền thông cụ thể, các hoạt động truyền thông chỉ

mang tính thời vụ (phục vụ theo hoạt động đơn lẻ). - Chưa xác định bộ phận phụ trách mảng truyền thông chính của hoạt động

tuyển sinh, thiếu cán bộ chuyên trách, nếu có thì chưa được bồi dưỡng chỉ hoạt động theo thời điểm của các đợt tuyển sinh.

- Nội dung truyền thông đơn điệu, việc xây dựng hình ảnh, catolog, infographic, dữ liệu hình ảnh và chuyển tải thông tin truyền thông về tuyển sinh chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể, chủ yếu kết hợp với việc đăng tải các thông tin về tuyển sinh như tờ rơi, poster và các ấn phẩm của Nhà trường.

- Các trang mạng xã hội về truyền thông, quảng bá hình ảnh nhà trường thiếu đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, chưa thường xuyên cập nhật thông tin và có quá nhiều trang thông tin nên thiếu đồng bộ.

2.4.4. Những hạn chế và nguyên nhân khác 2.4.4.1. Về Chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo của các ngành tuyển sinh chưa thu hút được người

học, chưa đáp ứng được nhu cầu của thí sinh: Ngành Quản lý TDTT không bị khống chế đầu vào nhưng chương trình đào tạo không có chuyên ngành các môn thực hành nên khó lôi cuốn thí sinh.

- Chương trình đào tạo ngành GDTC tuy đã điều chỉnh, bổ sung song chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chỉ 01 chương trình đáp ứng vị trí việc làm cho tất cả các cấp học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học và trong các cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp. Do vậy, cần có hướng nghiên cứu điều chỉnh thành GDTC cho trường học và GDTC cho cộng đồng để thu hút nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và cơ quan đơn vị.

- Tính liên kết của 03 ngành đào tạo chưa có, nhất là khối lượng kiến thức chuyên ngành khác nhau nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.

Page 15: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

11

- Chưa triển khai đào tạo song ngành nên chưa thu hút được thí sinh và sinh viên nhất là thí sinh trúng tuyển ngành Quản lý TDTT (không trúng tuyển ngành GDTC, HLTT) theo học.

2.4.4.2. Hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên: - Chưa có bộ phận chuyên trách về hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên trong

học tập, tìm kiếm cơ hội việc làm. Bộ phận CVHT chưa đầu tư thời gian và nghiên cứu các quy định về đào tạo và định hướng việc làm cho sinh viên nên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô đào tạo và gián tiếp nguồn tuyển sinh.

- Vấn đề giải quyết nhu cầu việc làm cho sinh viên chưa được đầu tư trọng điểm, việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và cơ sở tuyển dụng chưa có chiến lược cụ thể.

2.4.4.3. Môi trường học tập và các nguyên nhân khác Trong thành phố Đà Nẵng và khu vực Trung Trung bộ có rất nhiều trường

đại học, bao gồm các trường sư phạm và không phải trường sư phạm, hoặc ngành đào tạo giáo viên (Đại học Huế; Đại học Đà Nẵng, các trường tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum) có mức điểm xét tuyển hàng năm không cao, thậm chí là thấp so với ngưỡng đầu vào của các ngành GDTC, HLTT (dao động từ 14 - 17 điểm) nên thí sinh có nhiều lựa chọn trong việc xác định môi trường học tập.

3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.1. Cơ sở định hướng 3.1.1. Chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT Tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục vào ngày 25/9/2019, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 – 2025 cơ bản tiếp tục tổ chức ổn định như kỳ thi năm 2019. Do vậy, tất cả các quy định có liên quan đến kỳ thi tuyển sinh năm 2019 ảnh hưởng đến quy trình tổ chức và hiệu quả của công tác tuyển sinh của Trường trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Luật Giáo dục và Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành tạo hành lang pháp lý cho việc tự chủ về tổ chức tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng sau khi tốt nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là vấn đề là sinh viên ngành đào tạo giáo viên (GDTC, HLTT) cần được xã hội và cơ quan tuyển dụng công nhận là ngành sư phạm.

3.1.2. Định hướng,mục tiêu của Nhà trường 3.1.2.1. Những khó khăn, thách thức: - Khó khăn về ngưỡng đầu vào theo Quy chế tuyển sinh: Ngưỡng đảm bảo

chất lượng đầu vào theo phương thức xét điểm thi THPT khó lường, phụ thuộc vào đề thi THPT và kết quả xét tốt nghiệp của thí sinh; dự báo theo hướng giữ nguyên hoặc tăng chứ không giảm; - Nhu cầu định hướng nghề nghiệp, cũng như sự lựa chọn của người học đã có nhiều sự thay đổi, khó dự báo; - Nhiều Khoa GDTC của các trường đại học trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng đang tuyên truyền tăng cường đầu tư để tuyển sinh (ĐH Vinh; ĐH Quảng Bình; ĐH Huế; ĐH Đà Nẵng; ĐH Quy Nhơn; ĐH Tây Nguyên);

Page 16: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

12

- Dù môn học GDTC trong các trường học (từ tiểu học - THPT) là môn học bắt buộc theo chương trình GDPT mới, song nguồn tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành GDTC đang bó hẹp, thiếu chỉ tiêu biên chế và chưa có những chủ trương và hướng dẫn cụ thể;

- Thị trường việc làm về lĩnh vực liên quan đến TDTT tuy đã có tín hiệu tích cực, nhu cầu lớn và đa dạng, song mức độ đáp ứng của các ngành đang đào tạo chưa thực sự sát với nhu cầu của thị trường sử dụng;

3.1.2.2. Định hướng, mục tiêu chung của Trường: Xác định những khó khăn, thách thức cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội của Trường về công tác tuyển sinh - đào tạo trong giai đoạn 2015 - 2019. Từ đó, định hướng mục tiêu, tìm ra các phương án, giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Định hướng công tác tuyển sinh năm 2020 3.2.1. Xác định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh 3.2.1.1. Chỉ tiêu tuyển sinh:

- Cần xác định tổng chỉ tiêu tuyển sinh một phù hợp với xu hướng hiện nay (Nghị quyết Hội nghị CBCC,CV năm 2019 đề ra 350 tổng chỉ tiêu toàn trường), cụ thể từ 450 - 500 chỉ tiêu, trong đó đại học chính quy (bao gồm cả liên thông đại học) từ 400 – 420, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ 70 – 80 chỉ tiêu (xin chủ trưởng liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ tại các địa phương trong năm 2020).

- Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ngành GDTC ảnh hưởng đến chỉ tiêu đào tạo liên thông, do đó cần xác định lại phù hợp để tổ chức đào tạo liên thông đại học (chính quy và VLVH) theo nhu cầu của chuẩn trình độ của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 có hiệu lực vào tháng 7/2020.

3.2.1.2. Phương thức tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển: - Về phương thức: Giữ ổn định theo 02 phương thức như tuyển sinh năm

2019 (xét điểm thi THPT;xét học bạ và ưu tiên xét tuyển theo Đề án của Trường), tuy nhiên cần xác định trọng tâm là xét tuyển theo Đề án riêng để tăng khả năng trúng tuyển cao hơn đối với 02 ngành GDTC và HLTT.

- Về tổ hợp xét tuyển và nội dung thi tuyển năng khiếu: Xác định lại tổ hợp chỉ có nội dung thi năng khiếu chung cho cả hai phương thức, nên duy trì 03 tổ hợp có ảnh hưởng đến ngưỡng đảm bảo dầu vào (T00: Toán – Sinh – NK chung; T02: Toán – Ngữ văn – NK chung và T05: Ngữ văn – GDCD – NK chung). Đây là những môn thuộc 03 tổ hợp thí sinh có mức điểm dễ đạt ngưỡng trong xét tuyển điểm thi THPT quốc gia và xét học bạ, dễ dàng tổ chức tuyển sinh năng khiếu tại các địa phương.

- Mở rộng đối tượng ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có huy chương các giải thể thao cấp tỉnh, thành phố và khu vực.

- Duy trì việc tổ chức thi NK tại các địa phương, thu thập dữ liệu sớm để tổ chức tại cụm các trường THPT theo địa bàn của huyện.

3.2.2. Xác định thời gian và địa bàn trọng điểm để xây dựng kế hoạch - Xây dựng chiến lược về tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo giai đoạn,

trong đó xác định các giai đoạn trọng điểm, Phòng ĐT,QLKH&HTQT tham mưu về chiến lược tuyển sinh trong tổng thể chiến lược phát triển Nhà trường. Trong

Page 17: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

13

đó, xây dựng kế hoạch đồng bộ, xuyên suốt về công tác tuyển sinh cho tất cả các hệ, cụ thể theo các giai đoạn cơ bản của năm 2020 như sau:

* Giai đoạn 1: Từ 20/12/2019 - 20/01/2020: Công bố thông tin nội dung tuyển sinh, phương thức, tổ hợp xét tuyển và các điều kiện tuyển sinh trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội, liên hệ và gửi về đội ngũ cộng tác viên…;

* Giai đoạn 2: Từ 17/02/2020 – 18/4/2020: Triển khai phương thức tư vấn, tiếp cận thí sinh, đội ngũ cộng tác viên để hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi và khảo sát địa bàn thi năng khiếu tại các trường THPT; Triển khai thông tin tuyển sinh trình độ thạc sĩ, liên thông tại Trường và liên kết tại các địa phương;

* Giai đoạn 3: Từ 04/5/2020 – 10/6/2020: Xác định số liệu, tuyên truyền thông tin và tổ chức thi năng khiếu tại các địa phương; Tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ và liên thông;

* Giai đoạn 4: Từ 30/6/2020 – 20/7/2020: Chuẩn bị các điều kiện cho việc chuẩn bị thi tuyển năng khiếu đợt chính thức, (liên hệ với thí sinh, cộng tác viên để gọi thí sinh dự thi năng khiếu, cần thiết có thể tổ chức tại địa phương nếu nhu cầu của thí sinh đảm bảo được số lượng tổ chức);

* Giai đoạn 5: Từ 26/7/2020 – 15/8/2020: Truyền thông, tuyên truyền về hồ sơ xét tuyển, thủ tục điều kiện trúng tuyển và phương thức xác nhận nhập học;

* Giai đoạn 6: Từ 20/8/2020 – 30/9/2020; Triển khai công tác đón tiếp thí sinh nhập học đợt chính thức và thông báo thi và xét tuyển các đợt bổ sung (02 đợt bổ sung);

- Nghiên cứu xác định lại địa bàn trọng điểm về nguồn tuyển sinh, như TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai và Kon Tum (số lượng thí sinh nhập học duy trì từ năm 2015 – 2019 ổn định, trong đó Đà Nẵng tăng dần từ năm 2017 – 2019) để đầu tư nhân lực trong tuyên truyền, tư vấn và tiếp cận thí sinh.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng cấp chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn.

3.2.3. Các giải pháp thực hiện chính 3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ và tổ chức thực hiện

- Đề xuất Hiệu trưởng thành lập bộ phận chuyên trách về công tác tuyển sinh của Trường (05 – 07 thành viên): bao gồm Phòng ĐT,QLKH&HTQT, các khoa, và một số cán bộ, giảng viên của các bộ môn thuộc các khoa. Phát huy vai trò chủ động của các khoa, đội ngũ giảng viên của các khoa, bộ môn trong việc xây dựng đội ngũ và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của Trường;

- Xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động của bộ phận chuyên trách tuyển sinh theo các giai đoạn của năm 2020;

- Tập hợp dữ liệu và thông tin cộng tác viên, địa chỉ các trường THPT từng địa phương để đội ngũ cán bộ tuyển sinh, CBGV nhà trường cùng tham gia;

- Giao chỉ tiêu cho 03 khoa có đào tạo sinh viên, tổ chức phát động phong trào mỗi CBGV là một cán bộ tuyển sinh và thực hiện 01 chỉ tiêu tuyển sinh (giới thiệu 01 thí sinh đăng ký dự thi đại học hoặc thạc sĩ);

- Cử cán bộ khảo sát địa bàn về nhu cầu đào tạo thạc sĩ, liên thông và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (kết hợp qua công tác tư vấn, đưa thông tin kiểm tra thực tập tại các trường THPT, các cơ quan có nguồn tuyển sinh).

Page 18: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

14

3.2.3.2.Tổ chức tư vấn và tiếp cận thí sinh: - Xây dựng quy trình, quy định về tư vấn và tổ chức tuyển sinh để tổ chức

thực hiện theo chuyên trách; - Bộ phận chuyên trách công tác tuyển sinh hoạt động liên tục quanh năm

theo kế hoạch tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn (có thể mời chuyên gia) cho bộ phận chuyên trách tuyển sinh, đội ngũ thư ký và tăng cường thêm số lượng giảng viên tại các khoa, bộ môn tham gia;

- Các khoa có tuyển sinh chịu trách nhiệm chính về biên tập nội dung tư vấn, catalog, cẩm nang tuyển sinh (gồm các thông tin về Trường, ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm và thông tin tuyển sinh – đào tạo các ngành…);

- Khoa QLTDTT: Cần xây dựng kế hoạch (chiến lược – mục tiêu) tiếp cận tạo mối liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT, các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề việc làm, tạo nguồn tuyển sinh các lớp đào tạo cấp chứng nhận, chỉ chỉ chuyên môn nghiệp vụ;

- Khoa GDTC: Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động liên kết với các Sở GDĐT, các trường THPT để tạo triển khai các hoạt động thực tập, thực tế cho sinh viên ngành GDTC. Tạo cơ sở đặt hàng qua đội ngũ cán bộ phụ trách công tác GDTC tại các Sở GDĐT, đội ngũ cộng tác viên, giáo viên thể dục tại các trường THPT để tăng hiệu quả trong công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh;

- Khoa HLTT: Tăng cường kết nối với các Trung tâm HLĐT VĐV, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên để tạo nguồn tuyển sinh và triển khai các hoạt động thực tế, thực tập cho sinh viên ngành HLTT;

- Khoa KN&KTCSN và các Bộ môn chuyên ngành: Cần chủ động liên hệ với Liên đoàn, Hiệp hội các môn thể thao để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ các môn thể thao theo chuyên ngành;

- Tiếp tục sử dụng sinh viên thực tập khóa ĐH10 để kết nối đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT (không tổ chức đi theo đoàn trực tiếp xuống tại cơ sở thực tập, cử đại diện phụ trách theo địa bàn để thu thập, hoàn thiện dữ liệu nguồn tuyển sinh, cộng tác viên, bồi dưỡng và nguồn tuyển sinh cao học);

- Tổ chức triển khai tư vấn, tiếp cận thí sinh theo từng địa bàn (mỗi thành viên phụ trách 01 địa bàn) trong tuyển sinh đại học chính quy, cao học. Ngoài ra kết hợp để tìm nguồn mở các dịch vụ liên quan đến TDTT, việc làm của sinh viên;

- Xác định 01 – 02 địa phương để tham gia tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh (dự kiến Quảng Nam – Gia Lai).

3.2.2.3. Tổ chức tốt công tác đào tạo, liên kết đào tạo, hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu chung: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, chương trình môn học; nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo mối quan hệ bền vững giữa nhà trường với doanh nghiệp và địa phương để xây dựng và khẳng định thương hiệu Nhà trường. Nội dung cụ thể bao gồm những vấn đề chính sau:

- Đánh giá, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của cả 03 ngành, trong đó cần điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của ngành GDTC, Quản lý TDTT

Page 19: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

15

theo hướng tiếp cận theo chương trình GDPT mới và nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là vấn đề cấp thiết, cần làm ngay trong năm 2020;

- Cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phù hợp, thực tiễn theo hướng nghiên cứu ứng dụng của lĩnh vực TDTT. Tập trung xây dựng, điều chỉnh một số học phần chuyên đề theo lĩnh vực công tác của học viên, hướng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của học viên để tăng tính tự chủ cho học viên và rút ngắn thời gian học tập trung tại Trường;

- Tập trung nghiên cứu để phát triển chương trình đào tạo theo chiến lược phát triển Nhà trường, trong đó nghiên cứu mở các chương trình đào tạo tiến tiến, chất lượng cao và đa dạng hóa các loại hình đào tạo (liên kết đào tạo; đào tạo theo nhu cầu địa phương và tổ chức bồi dưỡng trại hè - TDTT, học kỳ hè, tuần hoạt động kỹ năng – thi đấu thể thao cho đối tượng học sinh phổ thông…)

- Điều chỉnh nội dung thực tập của các ngành thành 02 phần; Thực tập 1 có khối lượng 02 – 03 tín chỉ cho sinh viên đi thực tập, thực tế tại các trường THPT, cơ sở đào tạo ở khu vực Đà Nẵng và một số địa bàn của tỉnh Quảng Nam. Thực tập 2 có khối lượng từ 05 – 06 tín chỉ tổ chức thực tập như hiện nay, trong đó điều chỉnh thời gian thực tập cho ngành HLTT và Quản lý TDTT theo nhu cầu của cơ sở thực tập (Áp dụng từ khóa ĐH11 trở đi);

- Triển khai chương trình đào tạo song ngành để kích thích sinh viên ngành Quản lý TDTT tham gia học tập tránh tình trạng sinh viên không thích học do không có môn thể thao chuyên ngành;

- Hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo, tổ chức thi học phần nhằm nâng cao nề nếp, chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường;

- Tăng cường hoạt động của bộ phận Hỗ trợ sinh viên và hướng nghiệp việc làm, giới thiệu đại chỉ thực tập, thực tế để giải quyết tình trạng đầu ra cho sinh viên.

3.2.3.4. Truyền thông,quảng bá hình ảnh - Xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông theo các giai đoạn chính của

nhiệm vụ tuyển sinh, trong đó chú trọng về đội ngũ và nội dung, công cụ (hình thức) để triển khai truyền thông;

- Cần có kế hoạch chi tiết về hoạt động truyền thông và quảng bá hình ảnh, trong đó bám sát chương trình hoạt động công tác năm để có sự phân công, phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong Nhà trường trong việc thông tin các sự kiện, hoạt động của Trường để truyền thông xuyên suốt trong cả năm học.

- Thành lập bộ phận truyền thông từ 03 – 05 thành viên, giao đầu mối phụ trách (Phòng CTHS,SV chịu trách nhiệm chính hoặc Trung tâm TT-TV chịu trách nhiệm chính) tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường;

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn về truyền thông, chuyên môn về tuyển sinh, hướng nghiệp… để thiết lập các công cụ và phương tiện phục vụ cho truyền thông;

- Bộ phận truyền thông chịu trách nhiệm thiết kế chính về ấn phẩm, catalog, Brochure, infographic hoặc cẩm nang truyền thông để chạy trên nền tảng web, youtobe, facebook và đưa về các trường THPT.

Page 20: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

16

3.3. Định hướng tuyển sinh những năm tiếp theo - Bộ phận tham mưu, thường trực công tác tuyển sinh cần nắm bắt thông tin về chủ trưởng của Chính phủ và Bộ GDĐT,Bộ VHTTDL trong việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và thể dục thể thao, từ đó tham mưu Lãnh đạo Trường xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2030, chiến lược công tác tuyển sinh thực tế hơn về dự báo quy mô đào tạo và nguồn lực cán bộ. - Cần có tổng hợp số liệu để dự báo nguồn lực tuyển sinh theo từng năm, nhất là đối với đào tạo liên thông đại học (chính quy, VLVH), sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực để xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và tổ chức liên kết đào tạo theo hình thức này tại khu vực Tây Nguyên và một số địa bàn thuận lợi. - Nguồn tuyển sinh các lớp đào tạo và bồi dưỡng các cấp cần xem xét lại các chủ trương và văn bản quy định của Chính phủ và Bộ, ngành liên quan để có định hướng trong xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển sinh và liên kết đào tạo. - Tuyển sinh đại học chính quy và trình độ thạc sĩ là vấn đề cốt lõi của Nhà trường trong việc xây dựng chiến lược phát triển. Do đó, cần xác định lại nhu cầu đào tạo của xã hội, thu thập tình hình việc làm của sinh viên đã ra trường để xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường phù hợp với tình hình trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Trên đây là một số vấn đề về thực trạng công tác tuyển sinh giai đoạn từ năm 2015 – 2019, một số định hướng tuyển sinh năm 2020 và những năm tiếp theo. Công tác tư vấn tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường, những nội dung định hướng nêu trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật sự có sự chuyển biến mạnh mẽ và chất lượng, nhà trường cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra.

Page 21: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

17

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ VẤN, TIẾP CẬN THÍ SINH TRONG TUYỂN SINH

Ths. Hoàng Ngọc Viết - Phòng ĐT,QLKH&HTQT

1. Đặt vấn đề Từ năm 2015 đến nay, sự thay đổi phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại

học, cao đẳng từ thi tuyển sang xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc thông tin và tổ chức tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trong đó có trường Đại học TDTT Đà Nẵng:

- Khó khăn từ việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin đăng ký dự thi của thí sinh, bởi từ năm 2014 trở về trước việc thu nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển sinh của Trường được thực hiện chủ yếu từ các trường THPT, trung tâm GDTX và các Sở Giáo dục Đào tạo của các tỉnh thành trong khu vực tuyển sinh;

- Nội dung về thông tin tuyển sinh của Trường được đăng tải trong “Những điều cần biết về thông tin tuyển sinh hàng năm” được thông tin về các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và đơn vị có tuyển sinh để chuyển tải cho thí sinhđăng ký. Nhưng từ năm 2015 trở đi, thông tin này có sự thay đổi hoàn toàn: Trường tự chủ trong các hoạt động thông tin tuyển sinh đến thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tiếp nhận thông tin tuyển sinh của Trường qua mẫu để cập nhật trên công thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thay đổi đổi lớn nhất là không nắm được thông tin số lượng thí sinh dự thi một cách chính xác, dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh (theo phương thức xét điểm thi THPT) được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chỉ cung cấp cho Trường trong thời điểm thích hợp. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo phương thức xét theo Đề án tuyển sinh (xét học bạ, ưu tiến xét tuyển) tùy thuộc vào mức độ tìm hiểu của thí sinh và nguồn thông tin thí sinh nhận được từ công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn.

Tất cả những vấn đề đó đã gây nên những khó khăn, bất cập và chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến nay, nhất là thời điểm năm 2015 - 2017, do vậy việc tuyên truyền, tư vấn và tiếp cận thí sinh để chuyển tải thông tin tuyển sinh của Trường đến thí sinh là vấn đề rất quan trọng. Đây là cơ sở để có những dự báo xác thực để triển khai kế hoạch và tổ chức tuyển sinh năng khiếu kỳ thi tuyển sinh của Trường. Nếu không quan tâm đến vấn đề tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh đúng thời điểm thì những thông tin về ngành đào tạo, thời gian, cách thức và phương thức đăng ký thì ảnh hưởng rất lớn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường hằng năm.

Page 22: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

18

2. Công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh Tư vấn tuyển sinh hay tiếp cận thí sinh để đưa thông tin, tư vấn cho thí sinh vềnhững nội dung liên quan đến thông tin tuyển sinh của ngành nghề đào tạo. Thông thường, các trường đại học có quy mô tuyển sinh lớn, đa ngành nghề thì công tác tư vấn tuyển sinh, tiếp cận thí sinh đều có chiến lược, kế hoạch chi tiếtvề truyền thông và tư vấn. Tổ chức thực hiện theo nhiều phương diện, từ tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT địa phương, cụm địa phương do Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục & Đào tạo đến xây dựng cẩm nang tuyển sinh, ấn phẩm để phát miễn phí cho các trường THPT, hoặc cử đội ngũ trực tiếp về tại các trường THPT để gặp trực tiếp học sinh để tư vấn, thông tin và tiếp cận thí sinh dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích đưa thông tin tuyển sinh của cơ sở mình đến học sin càng nhiều, càng tốt. Tuy nhiên, để làm được những vấn đề này cần phải đầu tư nguồn lực lớn về nhân lực, tài chính và chính sách… và chỉ có các trường có nguồn lực lớn về tài chính, quy mô tuyển sinh – đào tạo lớn, đa ngành, đa lĩnh lĩnh vực mới có thể thực hiện thường xuyên và quy mô lớn. Còn đối với các trường đơn ngành, quy môn nhỏ, lĩnh vực đặc thù như các trường khối TDTT thì rất khó thực hiện và thiếu công cụ để đánh giá hiệu quả trực tiếp theo những cách thức nói trên. Do đó cần có cách thức tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh phù hợp để mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác tư vấn tuyển sinh là một vấn đề thách thức đặt ra cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác tuyển sinh của Trường trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Phương thức tư vấn, tiếp cận thí sinh Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Công tác tư vấn tuyển sinh, tiếp cận thí sinh từ năm 2015 đến nay được thực hiện kết hợp dưới nhiều phương thức khác nhau, từ công tác thực tập của sinh viên, đến thành lập Ban Tư vấn tuyển sinh và cử các đoàn, cá nhân về các Sở GDĐT, Sở VHTTDL các tỉnh có tổ chức các cuộc thi thể thao của học sinh đểtriển khai. Cụ thể như sau:

Năm 2015: Tổ chức kết hợp với công tác thực tập của khóa đại học 5 (2011 – 2015) ở khu vực Đà Nẵng và một số trường THPT ở Quảng Nam giáp với TP Đà Nẵng đưa thông tin (tờ rơi, phiếu đăng ký dự thi NK) đến học sinh qua giáo sinh và giáo viên hướng dẫn thực tập tại các trường.

Năm 2016: Quy mô thực tập được mở rộng từ Nghệ An đến Tây Nguyên, Bình Định - Phú Yên, do vậy công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh được thực hiện theo 02 công đoạn: Đưa thông tin tuyển sinh qua poster và phiếu đăng ký dự thi năng khiếu cho các đoàn sinh viên thực tập chuyển về các trường THPT; tổ chức các

Page 23: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

19

đoàn kết hợp kiểm tra công tác thực tập, thu thập thông tin, tiếp cận thí sinh tại các trường;

Năm 2017: Thành lập Ban Tư vấn tuyển sinh kết hợp với Ban Chỉ đạo thực tập, tổ chức cho các thành viên của bộ phận tư vấn tự túc về các địa bàn có sinh viên thực tập để triển khai công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh để chuyển tải thông tin qua appic và poster tuyển sinh từ Nghệ An – Hà Tĩnh đến các tỉnh Tây Nguyên. Bước đầu thu thập thông tin đội ngũ công tác viên, thiết lập mối liên hệ với cộng tác viên trong việc hỗ trợ công tác tư vấn và nắm bắt số lượng thí sinh dự thi;

Năm 2018 – 2019: Kết nối đội ngũ cộng tác viên qua chuyên viên GDTC các Sở GDĐT để triển khai tư vấn, tiếp cận thí sinh qua giáo viên thể dục, trưởng đoàn, HLV tại các giải thể thao học sinh cấp tỉnh; tổ chức các đoàn kiểm tra thực tập kết hợp đưa thông tin về tuyển sinh đến các trường THPT; Sử dụng công nghệ (mạng xã hội facebook, zalo, viber, email…) chuyển tải thông tin tuyển sinh cho thí sinh và tương tác trực tuyến với thí sinh.

2.2. Hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh Hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh nói riêng và hiệu quả tuyển

sinh nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ cách tư vấn, tiếp cận và chuyển tải những thông tin liên quan tuyển sinh cho thí sinh, đế nắm bắt nhu cầu của thí sinh về ngành nghề đào tạo, việc làm và cả sở thích đam mê...đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi, tham gia thi tuyển và nhập học. vấn đề này phải trãi qua một công đoạn chăm sóc thường xuyên, liên tục và “công phu” thì mới đạt hiệu quả tương xứng. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh đăng ký thi tuyển với số lượng lớn hoặc tương ứng với chỉ tiêu vẫn là những tín hiệu khả quan ban đầu, tiền đề cho thành công trong tuyển sinh, đây chính là cơ sở để có kết quả cuối cùng khi thí sinh khẳng định nhập học thì hiệu quả của tuyển sinh mới thành hiện thực.

Kết quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh về công tác tuyển sinh của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm qua tuy chưa mang lại kết quả cao, song phần nào nói lên được việc duy trì các hình thức tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh cũng như việc quảng bá tạo nên thương hiệu Nhà trường. Điều này thể hiện số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo các năm ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả số lượng thí sinh đăng ký dự thi từ năm 2015 – 2019

TT Năm

Số TS đăng ký

Số TS dự thi

Số TS nhập học

Tỷ lệ TS nhập học/TS đăng ký

1 2015 777 636 408 52,50 % 2 2016 1099 563 351 31,93 % 3 2017 1246 702 (*) 251 20,14% 4 2018 1001 421 214 21,37% 5 2019 1071 442 235 21,00%

Page 24: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

20

(*): Bao gồm số thí sinh thi NK tại 04 địa phương (Q.Nam – Q. Ngãi – Q.Bình và Gia Lai)

Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy, tuy kết quả thí sinh nhập học so với tỷ lệ đăng ký ban đầu chưa cao, song phần nào nói lên được về số lượng thí sinh đăng ký ban đầu ở mức tương đối, trung bình 1000 nguyện vọng/năm. Điều này phần nào khẳng định rằng, thông tin tuyển sinh, thương hiệu quả Nhà trường vẫn được thí sinh, phụ huynh của thí sinh nắm bắt và tiếp cận.

Kết quả nhập học không đạt tỷ lệ cao so với số lượng đăng ký ban đầu và số lượng thí sinh dự thi tuyển năng khiếu nhưng không nhập học chiếm từ 50,83% đến 64,15%, đây là vấn đề đã được phân tích, đánh giá trong thực trạng công tác tuyển sinh từ năm 2015 - đến năm 2019 của Trường (số lượng thí sinh rớt tốt nghiệp, thay đổi nguyện vọng, không đủ ngưỡng đầu vào và các trường khác lấy điểm đầu vào thấp...). Đây là những vấn đề cầnđánh giá cụ thể, khách quan, cầu thị làm sáng tỏ hơn trong việc tư vấn, tiếp cận thí sinh để nâng cao hiệu qủa tuyển sinh trong thời gian tới.

3. Một số vấn đề liên quan đến tư vấn, tiếp cận thí sinh thời gian đến Mục đích của tư vấn, tiếp cận thí sinh trong trong tuyển sinh là đưa thông tin

về tuyển sinh và tiếp cận càng nhiều càng tốt, tuy nhiên không phải số lượng càng nhiều thí sinh tiếp cận được thông tin thì hiệu quả tư vấn, kết quả tuyển sinh càng cao.Mà vấn đề ở đây còn là kết quả cuối cùng thí sinh nhập học, bên cạnh đó, hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh còn thể hiện ở vấn đề bài toán kinh tế liên quan đến đầu tư tài chính, chi phí nhiều cho công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh quá nhiều, song kết quả của công tác tuyển sinh quá thấp so với chi phí bỏ ra. Hoặc ngược lại, với chi phí ở mức cần thiết, thì kết quả vẫn đạt kết quả tương đối thì cần có giải pháp và phương thức thích hợp hơn.

Điều này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, từ khách quan đến chủ quan và có cả những vấn đề tức thời (theo thời điểm của xã hội), theo quan điểm của cá nhân trong thời gian tham gia tư vấn, tiếp cận thí sinh trong thời gian qua để khắc phục những vấn đề này thì cần làm rõ những 03 vấn đề cơ bản sau:

3.1. Đối tượng, địa bàn cần tư vấn và tiếp cận: - Cần xác định được đối tượng tuyển sinh của Trường là ai, học sinh có năng

khiếu về TDTT, yêu thích thể thao, học sinh vùng nông thôn hay thành thị hoặc là nhóm học sinh không đủ năng lực (học lực) để vào các trường đại học tốp trên... để tiếp cận. Hầu hết rất nhiều thí sinh đã đăng ký và dự thi năng khiếu, song vẫn chưa khẳng định nhập học và có thể thay đổi nguyện vọng hoặc đi học nghề, vì vậy cần xác định rõ đối tượng để có hướng tư vấn và tiếp cận phù hợp.

Page 25: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

21

- Lựa chọn địa bàn cũng là một yếu tố để phần cao hiệu quả công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh, phân tích dữ liệu số lượng thí sinh đăng ký dự thi, nhập học theo khu vực, địa bàn để xác định nguồn tuyển sinh và có hướng đầu tư trọng điểm trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn mang quy mô lớn (tổ chức gian hàng giới thiệu tuyển sinh, quảng bá trên truyền hình, tổ chức sự kiện thể thao...). Kết quả bảng 2 về số lượng thí sinh đăng ký theo địa bàn của năm 2018 và năm 2019 của 14 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho thấy sự ổn định về nguồn tuyển sinh. Trong đó, các tỉnh có nguồn tuyển tiềm năng là khu vực TP Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi; khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị và Khu vực Tây Nguyên (Kon Tum - Gia Lai - Đắk lắk) và Bình Định.

Bảng 2. Kết quả số liệu đăng ký dự thi năm 2018 và năm 2019 theo địa bàn

TT Tỉnh Số lượng đăng ký

năm 2018 Số lượng đăng ký

năm 2019 Tổng

1 Quảng Nam 235 211 446 2 Đà Nẵng 201 204 405 3 Quảng Ngãi 77 56 133 4 Quảng Bình 69 55 124 5 Quảng Trị 38 72 110 6 Nghệ An 61 56 117 7 Gia Lai 43 62 105 8 Hà Tĩnh 36 31 67 9 Kom Tum 35 39 74

10 Bình Định 45 54 99 11 Đắk Lắk 32 23 55 12 Phú Yên 22 11 33 13 Huế 19 24 43 14 Đăk Nông 9 06 15

Tổng cộng 922 904 1826 3.2. Nội dung và hình thức cần tư vấn và tiếp cận: Đây là nội dung quan trọng trong việc chuyển tải vấn đề thí sinh cần quan

tâm để đăng ký xét tuyển và thi tuyển nội dung năng khiếu, nếu chuyển tải tốt nội dung này theo hình thức phù hợp thì mức độ nắm bắt thông tin của thí sinh càng có trọng tâm và dễ dàng hơn trong lựa chọn ngành nghề.

- Nội dung thông tin cần cô động các vấn đề liên quan, có thể phân thành 02 phần chính: Phương thức, tổ hợp xét tuyển, nội dung và thời gian tổ chức thi năng khiếu; Môi trường học tập và cơ hội việc làm sau khí tốt nghiệp.

- Hình thức tư vấn, tiếp cận: Duy trì phương thức gửi thông tin (qua poster, catalog, phiếu đăng ký dự thi...) về cho đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT

Page 26: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

22

theo các địa bàn trọng điểm có nguồn tuyển sinh ổn định, trong đó cần cử cán bộ liên lạc và đi thu thập dữ liệu và hướng dẫn cụ thể các nội dung trong thông tin.

3.3. Xây dựng đội ngũ tư vấn, tiếp cận thí sinh Cần có chiến lược và kế hoạch về tư vấn, tuyên tuyền và tiếp cận thí sinh lâu

dài, trong đó chú trọng đến chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ tư vấn, tiếp cận thí sinh để tổ chức triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm, thậm chí từ 02 - 03 năm.

- Thành lập bộ phận chuyên trách tuyển sinh về tư vấn, tiếp cận thí sinh, tổ chức xây dựng quy chế hoạt động và xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, phân công trách nhiệm của các thành viên, có đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tuyển sinh của Nhà trường.

- Lựa chọn đội ngũ phải có trách nhiệm, nhiệt tình, có khả năng chuyển tải thông tin và am hiểu về công tác tuyển sinh (không lấy mục đích cơ bản để giải quyết vấn đề thiếu khối lượng giảng dạy làm tiêu chí ban đầu), trong đó, cần chú trọng về mối quan hệ và nắm vững địa bàn và được bồi dưỡng chuyên môn trước khi triển khai công tác. Công tác tuyển sinh là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô, chiến lược phát triển của nhà trường, để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cần có các giải pháp mang tính thực tiễn, khả thi và đồng bộ trong tất cả các khâu tổ chức thực hiện, trong đó giải quyết tốt vấn đề tư vấn, tiếp cận thí sinh là tiền đề cho việc triển khai các công tác tiếp theo./.

Page 27: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

23

GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀ KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Phan Thị Ngà - Khoa Kiến thức cơ bản

MỞ ĐẦU Công tác tuyển sinh trong những năm gần đây của trường Đại học TDTT Đà

Nẵng gặp nhiều khó khăn, đến cả sinh viên đang học ở trường cũng bỏ học nhiều. Trong khi cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư trang bị đầy đủ, đội ngũ giảng viên có trình độ cao ngày một tăng lên. Toàn thể tập thể lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ viên chức nhà trường cũng đã quan tâm đề ra những giải pháp để khắc phục tình hình hiện tại. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả, tình hình tuyển sinh vẫn không cải thiện, sinh viên vẫn nghỉ học, cơ hội việc làm của sinh viên ra trường vẫn gặp khó khăn.

Vì vậy, việc hướng tới một giải pháp mang tính đột phá nào đó để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường là vấn đề được quan tâm cấp bách nhất hiện nay.

NỘI DUNG 1. Những nguyên nhân khó khăn trong công tác tuyển sinh 1.1. Nguyên nhân khách quan Đó là khó khăn chung của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng thuộc tốp

trung và dưới, khi mà số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào quá nhiều, trong khi nhu cầu học Đại học, Cao đẳng của các học sinh sau khi tốt nghiệp lại giảm xuống.

Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển sinh của các trường, nhất là các trường Bộ có quy định chuẩn tuyển sinh đầu vào.

1.2. Nguyên nhân khác Công tác tư vấn, truyền thông trong tuyển sinh của trường Đại học TDTT

Đà Nẵng chưa đủ mạnh, chưa phong phú để thu hút thí sinh quan tâm. Chính sách thu hút nguồn tuyển sinh đầu vào chưa được quan tâm sử dụng,

chưa tuyển được thí sinh tài năng vào học. Thương hiệu sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng khi ra trường chưa

được được nhà tuyển dụng chú ý nhiều, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao, nếu có việc làm thì cũng ở mức lương không cao.

Trường chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển sinh, công việc tuyển sinh chỉ làm theo mùa.

2. Những thuận lợi của trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong công tác tuyển sinh

- Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là trường đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực TDTT ở miền Trung có thương hiệu trên toàn quốc. Nếu chọn lĩnh vực TDTT để học tập và nghiên cứu thì có lẽ địa chỉ đầu tiên ở miền Trung phải là Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

- Cơ sở vật chất của trường Đại học TDTT đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói cơ sở vật chất của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nếu đem lên truyền thông để quảng cáo thì sẽ thu hút được rất nhiều đối tượng xã hội quan tâm. Nhưng

Page 28: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

24

sân Bóng Ném dường như đã lãng phí, mỗi lần sử dụng chỉ là phục vụ mục đích khác. Nhà tập Võ dường như đang bị bỏ trống….Các máy móc, thiết bị ở Viện KHCN chưa được khai thác sử dụng hết.

- Có nguồn nhân lực dồi dào về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp để phục vụ đào tạo: Có 38 Tiến sĩ/107 cán bộ làm công tác giảng dạy, chiếm tỷ lệ 36% đội ngũ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ . Đây là cũng là một tỷ lệ “đáng mơ ước” của các trường Đại học. Nhưng cũng không phải ai cũng biết về tỷ lệ này ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng, và Tiến sĩ ở trường Đại học TDTT vẫn còn đôi lúc nhàn rỗi, chưa có cơ hội phục vụ trường, phục vụ sự nghiệp đào tạo của đất nước.

3. Giải pháp đột phá trong công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường

3.1. Tung học bổng, thu hút người tài giỏi vào học “Tung học bổng” đã được các trường trên thế giới thực hiện từ lâu để dòng

“chảy máu chất xám” về với trường họ, nước họ, kèm theo đó là thương hiệu trường được biết đến. Những năm gần đây các trường Đại học ở Việt nam cũng sử dụng chính sách tung học bổng rất nhiều, từ các Đại học danh tiếng đến các Đại học Dân lập. Thậm chí mới đây, Đại học VinUni với định hướng chỉ tuyển tài năng đã tung gói học bổng toàn phần trị giá 4,6 tỷ VNĐ.

Tung học bổng có ít nhất 3 lợi ích cho nhà trường: -Thu hút được người giỏi vào học, chính những sinh viên giỏi này sẽ tạo

động lực và môi trường học tập, nghiên cứu trong nhà trường, chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ nâng lên.

- Sự thành công trong sự nghiệp của những tài năng này sẽ kèm theo tiếng vang danh tiếng cho trường mình, thương hiệu của trường sẽ một phần được chính các sinh viên tài năng này khẳng định, truyền đi.

- Thông qua các quảng cáo tung học bổng là một hình thức quảng bá trường, khi nhìn thấy dòng chữ “Học bổng toàn phần, học bổng 100%, học bổng 50%...” chắc chắn rằng phụ huynh và hoc sinh lớp 12 sẽ quan tâm.

Người tài năng, học giỏi đa số sẽ thành công trong sự nghiệp của mình. Đó sẽ là tấm gương để các thế hệ sau mơ ước mà chọn trường mà các bậc anh chị đi trước đã học từ ngôi trường ấy ra và đã rất thành đạt.

Về phía người học, được ưu ái về tài chính, được nâng nui về đẳng cấp và được tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân học tập, rèn luyện và nghiên cứu thì họ sẽ chọn các trường có học bổng đó để học.

Câu hỏi đặt ra là: Nguồn tài chính ở đâu để “Tung học bổng” ?. Một lớp học 25 sinh viên hay 30 sinh viên thì giảng viên vẫn lên lớp 1 tiết dạy như nhau, sử dụng sơ sở vật chất trong nhà trường đều là có sẵn, nếu có cấp luôn cả nội trú thì cũng là cơ cở vật chất mà nhà trường đang có.

- Cấp học sau đại học thì cấp kinh phí NCKH nếu có những định hướng nghiên cứu thiết thực với nhà trường, ở Châu Âu nghiên cứu sinh tiến sĩ đều có lương là vậy.

Page 29: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

25

3.2. Chạy quảng cáo trên Google Đây là hình thức không mới, quá phổ biến, nhưng quả thật đây là quảng cáo

hiệu quả nhất với thế giới công nghệ ngày nay, người người cầm Smartphone mọi lúc mọi nơi.

Để tiết kiệm chi phí thì chỉ nên chọn độ tuổi để hiển thị quảng cáo: 17-22 tuổi là học sinh, sinh viên và 32-50 tuổi là đối tượng phụ huynh.

Thời gian quảng cáo nên kéo từ tháng 12 đến tháng 8, vì định hướng chọn trường đại học không chỉ đến lúc điền hồ sơ mới chọn, mà là sự ấp ủ ít nhất là năm học lớp 12.

3.3. Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh Tuyển sinh là nhiệm vụ phải được coi là “sống còn” của trường Đại học

trong giai đoạn hiện nay, nhưng ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng thì bộ phận đào tạo hình như chỉ làm theo mùa.

Phải nhận thức được vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường là cần có một bộ phận chuyên trách về công tác tuyển sinh. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường.

3.4. Hướng tới đào tạo cái xã hội cần chứ không phải cái mình có, để sinh viên ra trường có nhiều cơ hội việc làm

Hiện nay, mặc dù trường luôn thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo của nhà trường. Nhưng xem ra với một giảng viên có thâm niên 20 năm giảng dạy ở trường thì sự thay đổi này chưa có gì là đột phá, là hướng tới nhu cầu xã hội, đa số là thay đổi theo yêu cầu của quản lý cấp trên như các Bộ, Ban ngành.

Nhìn nhận lại những sinh viên các khóa hơn 10 năm về trước ra trường, nếu so sánh dù chỉ mang tính định tính hay cảm tính thì những sinh viên năm ấy giỏi nhiều mặt hơn sinh viên hiện tại. Điều đó ít nhất đã được chứng minh bằng những ý kiến của giảng viên chuyên ngành phát biểu trong các cuộc họp xây dựng đổi mới chương trình.

Kỹ năng mềm luôn dược nhà trường quan tâm nhắc đến, nhưng chỉ nhắc, bàn luận rồi để đó. Nó chưa được đưa vào rèn luyện cho sinh viên của nhà trường, Sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng vẫn luôn còn thiếu kỹ năng mềm.

KẾT LUẬN Với tâm huyết của một giảng viên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm quản

lý, thâm niêm gắn bó với nhà trường hơn 20 năm, tham luận này được đúc kết từ những trăn trở cùng với nhà trường trong những năm qua. Sự mạnh dạn nêu ra những ý kiến mang tính táo bạo như tung học bổng hay các ý kiến trùng lặp khác như quảng cáo trên Google, thì cũng mong ban lãnh đạo nhà trường cũng như toàn thể cán bộ viên chức quan tâm nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề ở góc độ lâu dài.

Trên đây là những ý tưởng đang được nêu ở mức chung chung, nếu được xem xét đi vào cụ thể thì chắc chắn cần được thảo luận, xây dựng những kế hoạch, phân mức, để có thể đi đến những định hướng cụ thể, nhằm đạt hiệu quả và chất lượng cho công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Page 30: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

26

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Ths. Lê Chí Hùng – Khoa Huấn luyện thể thao

Song song với công tác đào tạo, hàng năm Nhà trường có những chiến lược

trong công tác tuyển sinh. Xác định được vai trò và nhiệm vụ, lãnh đạo Nhà trường đã có nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả đào tạo, trong đó có các giải pháp về tuyển sinh, tuy nhiên đối với những thay đổi về chương trình, đào tạo trong thời gian gần đây, công tác tuyển sinh của Nhà trường đang gặp nhiều bất cập, đòi hỏi phải đổi mới. Việc tìm ra các giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh để mở rộng qui mô đào tạo được đặc biệt chú trọng và xem đây là một yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của trường.

I. Thực trạng công tác tuyển sinh ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng 1.Thuận lợi: - Công tác tuyển sinh luôn được sự quan tâm của Đảng ủy và Ban giám hiệu,

xem công tác tuyển sinh là khâu quan trọng trong hoạt động của Nhà trường; - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ và

kinh nghiệm, có quá trình hình thành và phát triển 42 năm tiếp nối truyền thống đào tạo, vì thế thương hiệu của trường được nhiều người biết đến;

- Nhà trường đào tạo nhiều ngành, có những ngành không cần quảng bá, tư vấn nhiều nhưng số lượng sinh viên tuyển được luôn đạt chỉ tiêu như các chuyên ngành Bóng đá, Bóng chuyền, Bơi lội…

- Hình ảnh nhà trường được thường xuyên quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, internet, mạng xã hội… qua việc triển khai thực hiện từ đó giúp học sinh nắm bắt được tình hình đào tạo của Nhà trường để có lựa chọn đăng ký thi vào trường;

- Hàng năm Nhà trường đều có kế hoạch tuyển sinh, trong đó chú ý đến việc quảng bá đến các trường phổ thông trung học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các hiệu trưởng của một số trường trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

2.Khó khăn: - Hiện tại phần lớn cán bộ, viên chức Nhà trường chưa quan tâm hỗ trợ công

tác tuyển sinh, xem công tác tuyển sinh là nhiệm vụ của phòng Đào tạo, QLKH và HTQT.

- Đội ngũ làm công tác tuyển sinh vừa ít vừa không có nghiệp vụ: đội ngũ đi tư vấn tuyển sinh thường là lãnh đạo và chuyên viên của một số phòng, khoa, đội ngũ này lại thay đổi hàng năm nên không chuyên nghiệp và chất lượng tư vấn tuyển sinh không cao.

Page 31: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

27

- Hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo mùa vụ, thiếu tính thường xuyên, mỗi năm đến mùa tuyển sinh mới lập các nhóm tuyển sinh đi về các địa phương để quảng bá các ngành học và chuyên ngành;

- Công tác tuyển sinh của chúng ta từ trước đến nay chủ yếu là quảng bá về các ngành sẽ tuyển để đào tạo, công tác tư vấn chưa được chú ý nhiều, hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh còn đơn điệu, chưa thu hút sự chú ý của học sinh;

- Ngành học chưa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay từ đó ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh;

- Do sự thay đổi về cơ chế chính sách, các trường đại học được thành lập nhiều, điểm chuẩn đầu vào đại học thấp, vì vậy số lượng các thí sinh có nguyện vọng dự thi vào trường giảm theo từng năm;

- Do có qui định mới về điểm chuẩn của các ngành nên ảnh hưởng đến việc tuyển sinh;

- Nhu cầu học tập một số ngành của trường đào tạo giảm vì ra trường khó tìm việc làm.

Công tác tuyển sinh của chúng ta trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, một số ngành đào tạo không tuyển được sinh viên, tỷ lệ tuyển sinh không cao, giảm so với các năm trước, vì thế việc đổi mới công tác tuyển sinh là hết sức cần thiết và phải có những giải pháp thích hợp.

II. Một số giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh 1. Xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển sinh Đội ngũ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh, vì thế cần xây dựng đội ngũ này hết sức đa dạng gồm những đối tượng sau:

- Bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh: Bộ phận chuyên trách tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường kể cả chính quy, vừa học vừa làm, liên thông, liên kết, hoạt động suốt năm học; Tuyển sinh quanh năm, năm này sinh viên nhập học thì đội ngũ này đã vạch kế hoạch cho năm tới tiếp theo là công tác tuyển sinh thường xuyên liên tục, tìm mọi cách để đạt mục tiêu. Không phải đợi có kế hoạch tuyển sinh mới bắt tay vào làm. Ngoài công tác tuyển sinh thì đội ngũ này cũng tìm các đội thuê sân bãi, tổ chức thi đấu cho các giải để đem thu nhập cho nhà trường. Bộ phận tham gia công tác tuyển sinh được giảm khối lượng giảng dạy.

- Bộ phận cán bộ, viên chức: Công tác tuyển sinh là hoạt động của toàn trường, mọi thành viên trong trường phải có trách nhiệm tham gia, để thực hiện được điều này mỗi cán bộ, viên chức trước hết cần phải nhận thức rằng công việc tham gia tuyển sinh của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường vì

Page 32: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

28

không có sinh viên đồng nghĩa với việc trường sẽ không hoạt động được và hệ quả là cán bộ, giảng viên sẽ phải giảm. Để thực hiện được điều này nhà trường phải có những biện pháp động viên khích lệ, chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên mỗi hồ sơ khi học sinh, sinh viên do cán bộ, giảng viên vận động đã thực tế vào học hoặc khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, các dịp tổng kết... nhằm tạo lên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ, viên chức trong hoạt động tuyển sinh.

Mở rộng cộng tác viên công tác tuyển sinh. Ví dụ: Sinh viên đang học trường ta nếu giới thiệu được sinh viên vào nhập học nộp học phí thì được trả thù lao công tác cộng tác viên tuyển sinh. Với mỗi giảng viên, CBCNV nhà trường công tác tuyển sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm đưa ra chỉ tiêu mỗi GV, CBNV nhà trường phải phấn đấu tuyển sinh được ít nhất 1 sinh viên vào trường, GV, CB nào vượt chỉ tiêu tuyên dương trao thưởng nhằm khuyến khích cho các năm sau. Ngoài công tác tuyển sinh viên vào trường, thì việc tìm kiếm tuyển sinh được học viên cao học, các đội thuê sân bãi thì nhà trường cũng nên có các chế độ thù lao cho CBNV đó. Với những ưu đãi như vậy, tôi tin chắc rằng công tác tuyển sinh mới được thúc đẩy hơn.

Để làm được thì phải có quy định rõ ràng, mỗi GV, CBNV nắm được để họ phấn đấu. Ví dụ trích bao nhiêu phần % cho một hợp đồng thuê sân bãi thi đấu các giải hội thao, hay tổ chức một đợt tập huấn đem lại một khoản thu nhập cho nhà trường thì quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ.

- Bộ phận học sinh, sinh viên: Huy động lực lượng học sinh, sinh viên tham gia công tác tuyển sinh qua việc động viên các em quảng bá các ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo của nhà trường đến người thân, bạn bè, đồng thời có chế độ khen thưởng cho học sinh, sinh viên vận động được nhiều người vào học ở trường.

2. Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp

hay gián tiếp đến với đối tượng học sinh và những người có liên quan. Muốn vậy, việc quảng bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua email. Bởi vì qua các phương tiện thông tin có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học sinh và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về đào tạo thì phải có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả.

3. Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học Dạy và học là hai hoạt động mà ban đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan gì

đến công tác tuyển sinh của nhà trường. Bởi vì công tác dạy và học nó diễn ra khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm,

Page 33: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

29

phải nói là công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà truờng. Bởi lẽ chúng ta biết rằng những học sinh, sinh viên đang theo học tại trường của chúng ta là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng đào tạo được họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký dự thi vào trường chúng ta.

Vì vậy cần phải quản lý công tác dạy và học ở Nhà trường thật tốt, tạo nhiều ấn tượng đẹp đối với sinh viên thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội ngày càng nhiều.

Muốn thực hiện được điều này, Nhà trường cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau:

- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên. - Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; đồng thời đáp ứng được với nhu cầu

của thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp. - Tăng cuờng công tác quản lý học sinh - sinh viên; phối hợp chặt chẽ giữa nhà

trường và phụ huynh để nâng cao chất lượng đào tạo.

4. Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp Một thành phần rất quan trọng có ảnh hưởng đến công tác tư vấn tuyển sinh đó

là các doanh nghiệp, những đơn vị đang hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan đến các ngành nghề đào tạo của trường. Vì vậy Nhà trường cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để họ cùng tham gia hỗ trợ tuyển sinh; tham gia xây dựng chương trình, giáo trình; tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi tốt nghiệp và điều quan trọng là họ sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên của Nhà trường sau khi tốt nghiệp vào làm việc trong doanh nghiệp. Làm được điều này thì uy tín và thương hiệu của trường ngày càng được nâng lên và từ đó góp phần tích cực trong công tác tư vấn tuyển sinh trong thời gian tới.

5. Mở thêm ngành đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo Mở thêm một số ngành đào tạo mới để thay thế những ngành đào tạo của Nhà

trường mà nhu cầu việc làm đã bão hòa; tăng cường phối hợp với các địa phương để đào tạo các lớp ngắn hạn; liên thông, liên kết với các trường đại học trong khu vực để đào tạo hệ đại học, mở rộng quy mô đào tạo. Ví dụ mở các chuyên ngành hẹp như Gym, Golf , Lặn biển…

Tóm lại, công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Những nội dung trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật sự có hiệu quả và chất lượng, Nhà trường cần phải kết hợp và sử dụng bằng rất nhiều biện pháp như cộng sự, liên kết khi đó hiệu quả của công tác tuyển sinh ngày càng tốt hơn.

Page 34: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

30

THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2018 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ

NGHIỆP THEO NHU CẦU XÃ HỘI HIỆN NAY

TS. Nguyễn Mạnh Cường - TS. Phạm Tuấn Hùng Khoa Giáo dục thể chất

Đặt vấn đề Khoa Giáo dục thể chất (GDTC) là một đơn vị chuyên môn thuộc Trường Đại

học TDTT Đà Nẵng, một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiệm vụ chính trị là đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp cũng như tổ chức các hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao trên địa bàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thực hiện theo Sứ mệnh của Nhà trường là “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy sáng tạo và chủ động công tác trong lĩnh vực TDTT, thực hiện nghiên cứu khoa học góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế” [5] và tuân theo chính sách chất lượng của Nhà trường là tập trung vào việc “Ổn định quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo; nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực TDTT có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội...”, Khoa GDTC có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo các bậc học nghành GDTC, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng nhận, chứng chỉ theo nhu cầu xã hội và tổ chức nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của khoa. [8]. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2018 Khoa GDTC đã hoàn thành và đưa vào áp dụng giảng dạy chương trình đào tạo ngành GDTC theo định hướng đào tạo nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội như hiện nay, nhằm đáp ứng sát nhất với yêu cầu về đào tạo nghề nghiệp của xã hội, Khoa đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo ngành GDTC 2018 với định hướng đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội để có hướng điều chỉnh chương trình kịp thời và phù hợp.

Quy mô đào tạo của ngành GDTC bao gồm 13 chuyên ngành để sinh viên của Trường có thể lựa chọn theo học: Điền kinh, Thể dục, Cờ vua, Bơi lội, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn, Bóng ném Cầu lông, Quần vợt và Võ thuật.

Với xu thế đào tạo hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhằm đạt được hiệu quả đào tạo cao nhất, Nhà trường đã tổ chức các hội nghị tổng kết, các hội thảo chuyên đề kết hợp với việc triển khai các đề tài NCKH nhằm đưa ra định hướng kịp thời cho việc cải tiến, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo ngành GDTC của Nhà trường. Chương trình đào tạo hiện nay của Khoa GDTC được xây dựng và áp dụng từ tháng 6/2018 với 127 tín chỉ, cụ thể như sau:

Page 35: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

31

Bảng 1 - Nội dung chương trình đào tạo ngành GDTC 2018

TT NỘI DUNG BẮT

BUỘC TỰ

CHỌN TỔNG

1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 30 02 32

1.1 Lý luận chính trị 10 00 10

1.2 Khoa học xã hội 08 02 10 1.3 Ngoại ngữ 08 00 08 1.4 Toán – tin 04 00 04 1.5 Giáo dục QP-AN (08) 00 (08)

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 74 06 80 2.1 Kiến thức cơ sở ngành 17 02 19 2.2 Kiến thức ngành 50 04 54

2.3 Khóa luận tốt nghiệp (hoặc học phần thay thế tốt nghiệp)

07 00 07

3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 15 00 15 3.1 Các môn bắt buộc 08 00 08 3.2 Thực tập tốt nghiệp 07 00 07

Tổng cộng 119 08 127

Nội dung chương trình đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong chương trình đào tạo cử nhân GDTC của Bộ GD&ĐT. [4]

Song song với việc thực hiện chương trình đào tạo – 2018, Khoa GDTC đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo mang lại về mặt hiệu quả đào tạo và mức độ đáp ứng nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội hiện nay. Bài tham luận này sẽ đề cập đến 2 vấn đề là thực trạng chương trình đào tạo ngành GDTC 2018 và định hướng đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội hiện nay.

1. Thực trạng công tác đào tạo ngành GDTC của Trường Đại học TDTT

Đà Nẵng Việc đánh giá thực trạng chương trình đào tạo của khoa GDTC được thực

hiện thông qua việc so sánh với các chương trình tương tự như sau: � Tương quan giữa chương trình đào tạo này với chương trình GDTC phổ

thông; � Tương quan giữa chương trình học với yêu cầu phục vụ và phát triển thể

thao quần chúng ở địa phương. � Chất lượng đội ngũ giảng viên khoa GDTC � Thực trang cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo � Kết quả công tác đào tạo ngành GDTC 1.1. Tương quan chương trình đào tạo và chương trình GDTC phổ thông Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 đề cập đến sự tương quan các nội dung trong chương trình đào tạo ngành GDTC của Nhà trường với chương trình GDTC của các cấp phổ thông như sau:

Page 36: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

32

Bảng 2 - So sánh chương trình GDTC phổ thông với chương trình đào tạo ngành GDTC của Nhà trường

TT Các môn thể thao trong chương trình GDTC của Bộ GDĐT

Các môn thể thao trong Chương trình đào tạo ngành GDTC

1 Vận động cơ bản - Chạy ngắn - Chạy bền - Nhảy cao - Nhảy Xa - Ném bóng

Điền kinh: - Chạy ngắn - Chạy trung bình - Nhảy cao - Nhảy Xa - Đẩy tạ - Ném bóng

2 Thể dục: - Đội hình đội ngũ - Thể dục tay không - Bài thể dục với dụng cụ đơn giản

Thể dục: - Đội hình đội ngũ - Thể dục tay không - Thể dục dụng cụ (xà đơn, xà kép, TD tự do, nhảy chống) - Erobic, nhịp điệu

3 Bơi lội Bơi lội 4 Bóng đá Bóng đá 5 Bóng chuyền Bóng chuyền 6 Cầu lông Cầu lông 7 Đá cầu Đá cầu 8 Bóng rổ Bóng rổ 9 Bóng bàn+ Bóng bàn 10 Bóng ném+ Bóng ném 11 Võ thuật+ Võ thuật 12 Khiêu vũ+ Thể thao giải trí * 13 Trò chơi vận động Trò chơi vận động * 15 Quần Vợt 16 Cờ

(+) Các môn thể thao trong chương trình GDTC mới của Bộ GD&ĐT

(*) Môn thể thao tự chọn trong chương trình đào tạo của Nhà trường

Từ Bảng so sánh trên (Bảng 2), có thể thấy rằng: chương trình đào tạo ngành

GDTC đang được giảng dạy tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng phong phú hơn và

đáp ứng vượt chương trình giảng dạy ở các cấp phổ thông; cụ thể là có đến 16 môn

thể thao được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng, trong khi chỉ

có 13 môn (bao gồm cả các môn tự chọn) tại trường phổ thông. Như vậy, chương

trình đào tạo của ngành GDTC hiện nay của Nhà trường đáp ứng được với nội

dung chương trình GDTC của Bộ về cả hai phương diện: học chính và ngoại khóa.

1.2. Tương quan giữa chương trình học với yêu cầu phục vụ và phát triển

thể thao quần chúng ở địa phương

Bên cạnh các môn thể thao được đưa vào giảng dạy nội khóa ở hai hình thức

bắt buộc và tự chọn tại các cấp học, một số môn thể thao được đưa vào chương

Page 37: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

33

trình Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) trường học cũng như các giải thể thao quần

chúng nâng cao sức khỏe (các giải thi đấu trong chương trình đại hội TDTT ở các

địa phương khu vực miền Trung), cho thấy:

Bảng 3 - So sánh các nội dung thi đấu các giải thể thao và các môn thể thao trong chương trình GDTC Nhà trường [6]

TT Các môn thi đấu tại HKPH

Các môn thi đấu tại các giải thể thao quần chúng khác

Các môn thể thao trong chương trình đào tạo ngành GDTC

1 Điền kinh - Điền kinh;

- Chạy việt dã, chạy vũ trang; - 3 môn phối hợp

Điền kinh

2 Thể dục cổ động Thể dục 3 Bơi lội Bơi lội Bơi lội 4 Bóng rổ Bóng rổ 5 Bóng chuyền Bóng chuyền Bóng chuyền 6 Bóng đá Bóng đá Bóng đá 7 Cầu lông Cầu lông Cầu lông 8 Bóng bàn Bóng bàn Bóng bàn 9 Karatedo Võ thuật 10 Vovinam 11 Cờ vua Cờ vua, cờ tướng Cờ 12 Đá cầu Đá cầu

13 Đẩy gậy Đẩy gậy

Bi sắt Kéo co

Thể thao giải trí

14 Quần vợt Quần vợt 15 Bóng ném 16 Trò chơi vận động

Qua số liệu thống kê các môn và nội dung thi đấu ở HKPĐ, chương trình đại hội thể thao, cũng như các giải thể thao quần chúng ở các tỉnh trong khu vực cho thấy: số lượng các môn và nội dung thi đấu có từ 13 đến 16 môn thi đấu. Trong mảng thể thao học đường có thêm nhiều môn thể thao được đưa vào nội dung, chương trình thi đấu của Hội khỏe Phù Đổng các cấp như môn Cờ vua, Đẩy gậy, Võ thuật (Vovinam, Karatedo), Bóng bàn, Bơi lội, Bóng đá (5 người và 7 người), Bóng rổ... Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động GDTC trường học không chỉ gói gọn các môn thể thao trong chương trình giảng dạy mà còn được mở rộng hơn ở các hình thức của hoạt động ngoại khóa và thế mạnh của các địa phương. Chương trình đào tạo ngành GDTC của trường đã đáp ứng được việc tổ chức tập luyện và cung cấp nhân lực phục vụ hầu hết các môn thể thao được đưa vào các chương trình thi đấu. Điều quan trọng là thực tế hàng năm nhiều sinh viên đã và đang học tập tại Nhà trường cũng đã tham gia tích cực vào phong trào thi đấu thể thao ở các địa phương với tư cách là cán bộ tổ chức hay thậm chí là VĐV, điều này một lần nữa khẳng định sự thích nghi và kịp thời trong đáp ứng nhu cầu của xã hội trong lĩnh

Page 38: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

34

vực thể thao quần chúng của chương trình đào tạo. Bên cạnh việc so sánh giữa chương trình đào tạo ngành GDTC và các

chương trình tương tự như ở trên, việc phân tích hiệu quả công tác đào tạo ngành GDTC cũng phản ánh được thực trạng của chương trình đào tạo.

1.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên khoa GDTC - Trình độ, đội ngũ giảng viên khoa đáp ứng về chất lượng giảng dạy và

nghiên cứu khoa học trong khoa đảm nhận như sau:

Bảng 3- Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên thuộc khoa quản lý về chương trình đào tạo

TT Giảng viên thuộc khoa

Tổng PGS % Tiến sĩ

% Thạc sĩ

% CN/BS %

1 GV lý thuyết 35 1 2,8 7 20 25 71,4 2 5,7

2 GV thực hành 65 2 3 24 37 39 60

Giảng viên tham gia giảng dạy lý thuyết có 35 GV trong đó; PGS 01 chiếm tỷ lệ 2,8%, Tiến sĩ 07 chiếm tỷ lệ 20%, Thạc sĩ 25 chiếm tỷ lệ 71,4%, Bác sĩ 02 chiếm tỷ lệ 5,7%. Giảng viên tham gia giảng dạy thực hành có 65 GV trong đó; PGS 02 chiếm tỷ lệ 3%, Tiến sĩ 24 chiếm tỷ lệ 37%, Thạc sĩ 39 chiếm tỷ lệ 60%, Cử nhân không có.

- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo các môn học cho các khoá, lớp hệ chính quy đúng theo kế hoạch, tiến độ của Nhà trường đề ra. Trong quá trình thực hiện 100% CBGV đảm bảo tốt mọi nội quy, quy định chung của Nhà trường và Khoa.

- Thường xuyên cải tiến về lề lối làm việc, đồng thời quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hàng tuần tổ chức giao ban khoa để triển khai nhiệm vụ và đánh giá kịp thời những kết quả đã làm được và chưa làm được để tiếp tục giải quyết.

- Năm học 2018- 2019 các giảng viên trong khoa tham gia tích cực công tác nghiên cứu khoa học. Trong năm có 09 đề tài khoa học và 01 giáo trình đã nghiệm thu. Ngoài ra 02 đề tài khác đang triển khai, dự kiến sẽ bảo vệ vào cuối năm 2019. Bên cạnh đó CBGV còn tích cực viết bài đăng trong nội san hàng quý của Nhà trường và tạp chí bên ngoài.

- Ngoài ra vận động, khuyến khích toàn thể cán bộ giảng viên trong khoa tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động do Nhà trường, Công đoàn Trường và Đoàn thanh niên tổ chức.

1.4. Thực trang cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo Để hiểu thêm về thực trang cơ sở cật chất phục vụ công tác giảng dạy và

ngoại khóa cho sinh viên khoa GDTC trong hoạt động ngoại khóa các môn thể thao được thể hiện qua bảng 4 dưới đây:

Page 39: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

35

Bảng 4 – Tổng hợp thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT trường Đại học TDTT Đà Nẵng (n=466) [10]

Loại hình sân bãi

dụng cụ

Số

lượng

Chất lượng sân tập Mức độ đáp ứng

Tốt Khá Trung bình Đủ Thiếu Rầt thiếu n % n % n % n % n % n %

Sân tập câu lông

(trong nhà tập đa 09 49 10.5 365 78.3 52 11.2 86 18.5 224 48.0 156 33.5

Sân bóng đá 02 252 54.1 159 34.1 55 11.8 59 12.7 249 53.4 158 33.9

Sân bóng chuyền 03 169 36.3 237 50.9 60 70 15.0 186 39.9 210 45.0

Nhà tập (khiêu vũ TI) 01 17 3.6 370 79.4 79 16.9 39 209 218 46.8

Sân đá Cầu 02 15 3.2 161 34.5 290 62.2 42 9.0 218 46.8 206 442

Sân tenis 02 24 5.2 278 59.7 164 35.2 72 15.5 198 42.5 196 42.0

Sân bóng rổ 02 158 33.9 220 47.2 88 18.9 65 13.9 203 43.6 198 42.0

Sàn tập võ 02 167 35.8 225 48.3 74 15.9 55 11.8 175 37.6 236 50.6

Sân điền kinh 01 178 38.2 234 50.2 54 11.6 232 49.8 187 40.1 47 10.0

Sân bóng ném 02 183 39.3 229 49.1 54 11.6 256 54.9 166 35.6 44 9.4

Bể bơi 02 111 23.8 189 40.6 166 35.6 71 15.2 174 37.3 221 42.4

Bàn bóng bàn 08 184 39.5 187 40.1 95 20.4 123 26.4 208 44.6 135 28.9

Tổng 36 1507 26.9 2854 51.0 1231 22.0 1170 20.9 2397 42.8 2025 36.2

Thông qua số liệu phỏng vấn tổng thể của 466 sinh viên cho chúng ta thấy được chất lượng và mức độ đáp ứng cở sở phục vụ cho công tác giảng dạy và ngoại khóa của sinh viên là được thể hiện như sau: Về chất lượng tốt chiếm 26.9%, khá 51.0%, trung bình 22.0%; về mức độ áp ứng đủ chiếm 20.9%, thiếu 42.8%, rất thiếu 36.2%.

1.5. Kết quả công tác đào tạo ngành GDTC Với việc thực hiện chương trình đào tạo hiện hành, kết quả đào tạo ngành

GDTC được thể hiện thông qua kết quả học tập và tốt nghiệp của sinh viên trong thời gian qua:

Bảng 5- Kết quả học tập sinh viên ngành GDTC học kỳ I năm học 2018-2019 [3]

Khóa Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá T.Bình Yếu Kém

N % N % N % N % N % N % N % ĐH9

24 9,0 88 33,1 82 30,8 47 17,7 11 4,1 0 0,0 14 5,3 266

ĐH10 3 1,1 33 12,4 59 22,1 54 20,2 14 5,2 7 2,6 27 10,1

267

ĐH11 0 0,0 24 15,6 37 24,0 40 26,0 13 8,4 9 5,8 31 20,1

154

ĐH12 0 0,0 6 5,9 27 26,7 33 32,7 16 15,8 6 5,9 13 12,9

101

788 27 10,1 151 67,0 205 103,7 174 96,5 54 33,7 22 14,4 85 48,4

* Kết quả giảng dạy học kỳ I năm học 2018-2019 cho các khóa: hơn 77,53%

sinh viên thi qua lần 1; trong đó, gần 70,68% đạt kết quả khá, giỏi.

Page 40: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

36

Bảng 6 - Kết quả học tập sinh viên ngành GDTC học kỳ II năm học 2018-2019 [3]

Khóa Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá

Trung bình

Yếu Kém

N % N % N % N % N % N % N % ĐH9

14 5,3 41 15,6 134 51,1 57 21,8 16 6,1 14 5,3 262

ĐH10 10 5,6 30 16,9 62 35,0 45 25,4 26 14,7 24 13,6 10 5,6

197

ĐH11 14 9,3 18 12,0 62 41,3 18 12,0 11 7,3 26 17,3 14 9,3

150

ĐH12 1 1,1 3 3,2 22 23,7 20 21,5 22 23,7 24 25,8 1 1,1

93

702 39 20,8 92 46,1 280 147,6 140 78,1 75 50,3 74 55,3 39 20,8

* Kết quả giảng dạy học kỳ II năm học 2018-2019 cho các khóa: hơn 78,49%

sinh viên thi qua lần 1; trong đó, gần 58,54% đạt kết quả khá, giỏi.

Bảng 7- Kết quả tốt nghiệp của các khóa đại học từ năm 2015-2019 [1]

KQTN

Năm học

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình

SL % SL % SL % SL %

2015-2016 01 0.19 36 6.94 364 70.13 253 48.74

2016-2017 10 0.15 53 7.76 349 51.09 271 39.68

2017-2018 18 2.39 88 11.02 447 59.36 205 27.22

2018-2019 15 6,43 45 19,31 141 60,51 32 13,73

Qua bảng 5, 6 và 7 cho thấy chất lượng học tập của sinh viên ngành GDTC

có kết quả học tập từ Khá trở lên chiếm tỉ lệ cao, chất lượng sinh viên tốt nghiệp

qua từng năm học cũng tăng lên.

Như vậy, xét về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo ngành GDTC

Nhà trường trong mối tương quan với chương trình GDTC phổ thông và đặc điểm

phát triển thể thao quần chúng của các địa phương trong khu vực cũng như xét

theo kết quả đào tạo của Nhà trường trong những năm qua, chương trình đào tạo

GDTC hiện hành đã mang lại kết quả khả quan nhất định.

Những kết quả trên là sự nỗ lực của Nhà trường nói chung và khoa GDTC

nói riêng, cụ thể được biểu hiện ở các mặt sau:

� Việc định hướng xây dựng chương trình đào tạo ngành GDTC của

trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn căn cứ và bám sát vào chương trình môn học

GDTC của Bộ GD & ĐT ban hành;

� Hàng năm Nhà trường thường xuyên thực hiện hoạt động khảo sát, thu

thập dữ liệu sinh viên ra trường, điều kiện thực tế giảng dạy môn GDTC ở các

trường học (phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức môn học, lựa chọn môn

Page 41: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

37

học), tiến hành so sánh, phân tích và thành lập Hội đồng để đánh giá chương trình

đào tạo ngành ở từng môn học để có điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu của

thể thao trường học;

� Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, tổ chức thao giảng các cấp cho các giảng viên 2

lần/ năm; chú trọng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy ở từng môn học;

� Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Nhà trường đã

quan tâm đến việc phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cả về chất lượng và

số lượng: hầu hết các môn thể thao đều có khu tập luyện trong nhà, sân bãi, dụng

cụ tập luyện đạt chuẩn; các hệ thống dạy học đa phương tiện được triển khai (tất cả

các môn học thực hành đều được đầu tư triển khai xây dựng kho dữ liệu hình ảnh

phục vụ giảng dạy); hệ thống giảng đường được nâng cấp, hoàn thiện;

� Thực hiện các bước điều chỉnh về thời lượng giảng dạy giờ học thực hành

để tăng mức độ hoàn thiện kỹ năng cho sinh viên thông qua việc tăng số tín chỉ các

môn thực hành; tăng số tiết chính khóa cho một tín chỉ (30 tiết); chú trọng bồi dưỡng

phương pháp giảng dạy trong các môn thực hành; tạo điều kiện và chú trọng hoạt

động tập luyện ngoại khóa cho sinh viên (mở cửa các phòng tập, tổ chức các CLB

ngoại khóa, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài, huấn luyện các môn thể

thao …).

2. Những định hướng đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên ngành GDTC

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Thông qua các cuộc điều tra, khảo sát về các nội dung sau:

� Thách thức trong giai đoạn sắp tới;

� Kết quả khảo sát việc làm của sinh viên;

� Dự báo nhu cầu việc làm từng nhóm nghề trong ngành TDTT khu vực

miền Trung;

� Định hướng đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên ngành GDTC

Khoa đã đi đến đúc kết một số định hướng đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên

ngành GDTC trong thời gian tới.

2.1. Thách thức trong giai đoạn sắp tới

Cùng với những kết quả đạt được thời gian vừa qua, một số thách thức cũng đặt

ra cho sự nghiệp đào tạo của Nhà trường nói chung cũng như của khoa GDTC nói

riêng; đó là lượng sinh viên tham gia tuyển sinh ngành GDTC ngày càng ít.

Page 42: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

38

Bảng 8 – Kết quả tuyển sinh ngành GDTC qua các năm [1]

Năm Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ

2015 700 345 49.29%

2016 850 275 32.35%

2017 660 200 30,3%

2018 280 99 35,36%

2019 200 85 42,5%

Kết quả trên cho thấy: trong 5 năm liên tục, chỉ tiêu tuyển sinh ngành GTDC

vẫn chưa đạt được. Dựa trên các báo cáo tổng kết tuyển sinh qua các năm cho thấy

nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là:

� Nguyên nhân chủ quan: về phía Nhà trường: công tác dự báo và quy

trình tổ chức tuyển sinh vẫn còn lúng túng, bị động trước những thay đổi về chính

sách tuyển sinh, thi cử của Bộ GDĐT.

� Nguyên nhân khách quan: được đánh giá là nguyên nhân chính: là do

có sự bão hòa về nhu cầu xã hội đối nguồn nhân lực là Cử nhân TDTT, đặc biệt là

ngành GDTC. Thực tế tồn tại tình trạng chung là sinh viên ra trường khó tìm được

việc làm đúng ngành nghề được đào tạo và rất nhiều sinh viên ra trường mà vẫn

chưa tìm được việc làm và đứng trước tình trạng thất nghiệp. Điều này dẫn đến xu

thế lựa chọn ngành nghề của phụ huynh và học sinh thay đổi.

Trước thách thức này, Nhà trường cũng đã triển khai nhiều đề tài khảo sát để

đánh giá thực trạng từ đó có những bước chuyển đổi hợp lý.

2.2. Kết quả khảo sát việc làm của sinh viên

Dựa trên kết quả khảo sát việc làm của sinh viên trong 3 năm 2017-2019 với

sinh viên hai khóa Đại học 7, 8 và Đại học 9 cho thấy:

Bảng 9 - Kết quả khảo sát việc làm sinh viên ngành GDTC năm 2017-2019 [2]

TT Khóa học Số lượng SV tốt nghiệp

Số lượng sinh viên được khảo sát

Số lượng sinh viên có việc

làm

Số lượng sinh viên chưa có

việc làm

1 Đại học 7 500 227 127(56.0%) 100 (44.0%)

2 Đại học 8 680 118 90(73.3%) 28(23.7%)

3 Đại học 9 205 134 109(81.3%) 25(18.6%)

Khu vực sinh viên xin được việc làm:

Page 43: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

39

� Đại học 7

Qua khảo sát, việc làm của SV tập trung chủ yếu tại các khu vực như sau:

Nhà nước 36 SV (28,3%), Tư nhân 87 SV (68,5%) , Liên doanh với nước ngoài 02

SV (1,5%), tự tạo việc làm 02 SV (1,5%).

� Đại học 8

Qua khảo sát, việc làm của SV tập trung chủ yếu tại các khu vực như sau:

Nhà nước 10 SV (8,4%), Tư nhân 102 SV (84,4%), Liên doanh với nước ngoài 02

SV (1,6%), tự tạo việc làm 04 SV (3,3%).

� Đại học 9

Qua khảo sát, việc làm của SV tập trung chủ yếu tại các khu vực như sau: Nhà

nước 18 SV (13,4%), Tư nhân 73 SV (54,5%), Liên doanh với nước ngoài 0 SV

(%), tự tạo việc làm 18 SV (13,4%).

Kết quả khảo sát trên cho thấy sinh viên có việc làm tại khu vực Nhà nước, chủ

yếu là giáo viên GDTC chiếm tỉ lệ thấp do chỉ tiêu tuyển dụng ngày càng hạn chế ở

các tỉnh, thành trong khu vực, điều đó dẫn đến việc sinh viên sau khi ra trường phải

lựa chọn việc làm ở các khu vực tư nhân và liên doanh.

Trong bối cảnh đó, trường Đại học TDTT Đà Nẵng cần phải xác định lại

hướng đi trong việc xác định nhu cầu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường ở

các đơn vị sử dụng lao động ngoài công lập tại các tỉnh, thành trong khu vực; để từ

đó có thể góp phần làm tăng đầu ra việc làm cho sinh viên, tăng sức hấp dẫn cho

việc lựa chọn ngành nghề TDTT.

2.3. Dự báo nhu cầu việc làm từng nhóm nghề trong ngành TDTT khu vực

miền Trung

Khu vực kinh tế trọng điểm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội cả nước của miền Trung bao gồm Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Miền Trung có lợi thế về du

lịch với các bãi biển tuyệt đẹp, đây cũng là thế mạnh để phát triển các môn thể thao

kết hợp với du lịch.

Do đó, dự báo về nhu cầu về việc làm ở nhóm nghề liên quan đến dịch vụ du

lịch sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển đa ngành

văn hóa thể thao và du lịch dịch vụ. Việc làm ở cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị

sự nghiệp (kể cả đơn vị sự nghiệp có thu) và doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Văn

hóa, Thể thao gần như không thay đổi số lượng tuy nhiên sẽ có yêu cầu cao hơn về

chất lượng của nguồn nhân lực. Việc làm quản lý nhà nước tăng ít, chủ yếu là việc

làm có trình độ cử nhân, nhưng phải nâng cao trình độ mọi mặt để đủ khả năng

Page 44: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

40

đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách và tổ chức thực

hiện pháp luật. Việc làm đào tạo, nghiên cứu, truyền bá, huấn luyện TDTT sẽ tăng

mạnh số người có học hàm, học vị cao.

Việc làm khối doanh nghiệp và đơn vị tư nhân sẽ tăng mạnh cả về số lượng lẫn

yêu cầu tay nghề cao và nhiều kĩ năng mềm, nhất là việc làm liên quan đến hoạt

động kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí, thể thao biển. Việc làm gián tiếp do hoạt

động TDTT sẽ được xã hội hóa mạnh hơn vì thế nhu cầu việc làm cũng sẽ tăng cao.

Biểu đồ 1. Kết quả dự báo vị trí việc làm ngành TDTT

Như vậy, kết quả phân tích dự báo nhu cầu việc làm ngành TDTT tại miền

Trung là rất lớn và có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt ở các lĩnh vực nghề

nghiệp mới như HLV phòng Gym và HLV cá nhân (Personal training), vị trí việc

làm ở các môn thể thao giải trí đặc biệt là thể thao biển. Ở các doanh nghiệp tư

nhân sẽ cần nhiều việc làm như nhân viên Quản lý phòng tập, trung tâm, Truyền

thông TDTT và hướng dẫn viên thể thao. [8]

Những năm qua, công tác đào tạo ngành GDTC trong Nhà trường đã được

quan tâm, đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa,

thể thao của khu vực. Tuy nhiên, phạm vi việc làm của nhóm ngành này còn hẹp

và tồn tại sự bất hợp lý trong việc quản lý và sử dụng nhân lực …, chưa theo kịp

yêu cầu của sự phát triển ngành nghề TDTT theo xu thế mới. Do đó, Nhà trường

đang từng bước tiến hành những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa cơ hội việc

làm và thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên ra trường.

2.4. Định hướng đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên ngành GDTC

Trước những thách thức và dự báo việc làm như trên, để có thể đón đầu được

xu thế phát triển nghề nghiệp mới và mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên, Nhà

Page 45: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

41

trường và Khoa cần chú trọng những điểm sau trong công tác đào tạo trong thời

gian sắp đến:

� Hướng đến đào tạo sinh viên năng động, sáng tạo tham gia vào hoạt

động kinh tế TDTT tư nhân, cần có kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo

bồi dưỡng cấp chứng nhận, chứng chỉ hướng dẫn viên các môn thể thao, chứng chỉ

cứu hộ, trọng tài…; nghiên cứu phối hợp mở thêm các chuyên ngành về thể thao

giải trí (Fitness, Yoga, Golf…) để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các cơ

sở kinh doanh thể thao tư nhân.

� Cần chú trọng đào tạo và nâng cao khả năng ứng dụng Ngoại ngữ và kĩ

năng mềm cho sinh viên để tham gia tích cực vào các lĩnh vực Thể thao giải trí,

Thể thao biển, Thể thao kết hợp với du lịch ở các trung tâm cơ sở dịch vụ du lịch,

nghỉ dưỡng Biển.

� Gắn kết hoạt động dạy học trong trường đại học với hoạt động thực tiễn

văn hóa, thể thao, du lịch, dịch vụ ở các địa phương, trước mắt là địa bàn thành

phố Đà Nẵng:

• Tăng cường sự kết hợp giữa Nhà trường và các điểm du lịch, các hoạt

động thể thao cộng đồng, các giải thể thao quần chúng quốc tế trong khu vực (giải

Ironman, Marathon, Triathlon…);

• Thành lập các câu lạc bộ, cộng tác viên giúp sinh viên GDTC có điều

kiện thực tế và việc làm tương lai;

• Vận động, xây dựng và phát triển các mô hình CLB thể thao ở trường

và đoàn thanh niên của thành phố nhằm tổ chức, vui chơi giải trí thi đấu các môn

thể thao giải trí, tổ chức đi thực tế hàng tuần trên các bãi biển;

• Thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, quản lý, huấn

luyện viên các môn TTGT, thể thao biển.

Kết luận

Thực trạng công tác đào tạo ngành GDTC của Trường Đại học TDTT Đà

Nẵng cho thấy: Chương trình đào tạo đảm bảo các yêu cầu chuyên môn, có mối

tương quan với chương trình GDTC phổ thông của Bộ GD&ĐT và đáp ứng được

yêu cầu phát triển thể thao quần chúng của địa phương.

Kết quả đào tạo đạt được do sự định hướng đúng đắn và vận kết quả nghiên

cứu thực tiễn trong xây dựng, điều chỉnh chương trình, đào tạo; đầu tư cho công

tác bồi dưỡng giảng viên; đảm bảo cơ sở vật chất dạy học, cũng như nâng cao chất

lượng thực hành các môn thể thao của sinh viên.

Page 46: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

42

Một trong những thách thức của Nhà trường trong những năm tiếp theo là tỉ

lệ thí sinh tham gia tuyển sinh suy giảm do nhu cầu và cơ hội việc làm sau khi ra

trường ở các cơ sở công lập thu hẹp. Biện pháp khắc phục của Nhà trường là từng

bước giáo dục nhận thức nghề nghiệp, kết hợp đổi mới chương trình đào tạo theo

hướng chú trọng vào các kỹ năng ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ TDTT, thể

thao biển và thể thao giải trí, mở rộng liên kết đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 và định

hướng công tác tuyển sinh năm 2019, Đại học TDTT Đà Nẵng, 2018.

[2] Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành GDTCnăm 2019,

Khoa GDTC- Đại học TDTT Đà Nẵng, 2019.

[3] Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2018 - 2019 và phương

hướng thực hiện nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2018 – 2019, Khoa GDTC- Đại

học TDTT Đà Nẵng, 2019.

[4] Chương trình đào tạo ngành GDTC, Khoa GDTC, Đại học TDTT Đà Nẵng,

2018.

[5] Sứ mệnh- Tầm nhìn- Mục tiêu phát triển Trường Đại học TDTT Đà Nẵng,

Trích Quyết định số 64/QĐ-BVHTTDL ngày 09/1/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch phê duyệt Đề án phát triển Trường Đại học TDTT Đà Nẵng giai đoạn 2014-

2020.

[6] Nguyễn Nhất Hùng và cộng sự, Đánh giá mối quan hệ giữa chương trình

GDTC phổ thông với chương trình đào tạo ngành GDTC Trường Đại học TDTT Đà

Nẵng, [Đề tài NCKH cấp trường]. Đại học TDTT Đà Nẵng, 2017.

[7] Nguyễn Văn Long và cộng sự, Đánh giá thực trạng việc làm sau khi tốt

nghiệp của sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ở một số tỉnh khu vực miền Trung

[Đề tài NCKH cấp trường], Đại học TDTT Đà Nẵng, 2017.

[8] Huỳnh Việt Nam và cộng sự, Khảo sát thị trường việc làm ngành TDTT trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng, [Đề tài NCKH cấp trường], Đại học TDTT Đà Nẵng, 2018.

[9] Quyết định số 338/QĐ-TDTTĐN ngày 03 tháng 04 năm 2019 về quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của khoa GDTC,2019.

[10] Phan Trọng, Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa

các môn thể thao-ngành GDTC cho sinh viên trường đại học TDTT Đà Nẵng, 2018.

Page 47: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

43

THỰC TRẠNG SAU 5 NĂM GIẢNG DẠY THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HUẤN LUYỆN THỂ THAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG TS. Nguyễn Tuấn Anh

Khoa Huấn luyện thể thao 1. Đặt vấn đề Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao

và Du lịch, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT có trình độ đại học, sau đại học và tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực TDTT. Đến nay, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã đào tạo hơn 8.000 cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên chính quy và không chính quy ở các bậc trung học, cao đẳng và đại học TDTT.

Quy mô đào tạo hiện nay của Trường gần 1.000 sinh viên với 03 ngành là Giáo dục thể chất, Quản lý TDTT và Huấn luyện thể thao (sinh viên của Trường được lựa chọn học chuyên sâu 12 chuyên ngành hẹp: Điền kinh, Thể dục, Cờ vua, Bơi lội, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng ném, Bóng bàn, Cầu lông, Võ thuật và Thể thao giải trí). Năm 2013, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tuyển sinh đào tạo thạc sĩ ngành Giáo dục thể chất, cho đến nay đã có 05 khóa cao học ra trường.

Khoa Huấn luyện thể thao (HLTT) là đơn vị trực thuộc trường có chức năng tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo sinh viên, học viên học ngành Huấn luyện thể thao và tổ chức nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của khoa.

Từ năm 2014 sinh viên học theo tín chỉ theo chương trình của ngành huấn luyện cho đến nay đã có 02 khóa tốt nghiệp ra trường, qua 05 năm học tập và giảng dạy theo chương trình ngành HLTT, chúng tôi khái quát về tình hình liên quan ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tại khoa như sau:

2. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại khoa Đội ngũ giảng viên giảng dạy tại khoa có 100% cán bộ giảng dạy được

chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên, trong đó có nhiều giảng có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: quản lý TDTT, huấn luyện thể thao, tổ chức sự kiện thể thao, trọng tài thể thao vv…; bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Page 48: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

44

3. Cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ dạy học Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ngày càng

được trang bị theo hướng hiện đại và phát triển, đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học.

Cơ sở vật chất mà đặc biệt là máy móc, thiết bị dạy thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Bởi vậy Nhà trường thường xuyên sửa chữa nâng cấp trang thiết bị sân bãi phù hợp với chương trình đào tạo. Có như vậy sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường họ mới nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cho mình trong xã hội và điều này sẽ làm cho thương hiệu của trường ngày một củng cố; tạo uy tín trong xã hội và sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác tuyển sinh của Nhà trường. Hiện nay Trường có 02 cơ sở với diện tích 50ha được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, xứng đáng là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học TDTT của miền Trung, Tây Nguyên.

4. Thực trạng công tác tuyển sinh của khoa Huấn luyện thể thao trong những năm gần đây

Năm 2014: Khoá Đại học 8 có số lượng tuyển và nhập học là 72 sinh viên nhưng trong quá trình học tập có một số sinh viên bỏ học hoặc chuyển xuống khoá sau. Qua thời gian 04 năm học đến khi tốt nghiệp đợt 1 có 43 sinh viên.

Năm 2015: Khoá Đại học 9 tổng số 51 sinh viên được gọi nhập học, qua 04 năm học thì số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường là 26 sinh viên.

Năm 2016: Khoá ĐH10 tổng số 67 sinh viên, nhưng hiện tại có 34 sinh viên đang còn theo học, số còn lại là một số em đã nghỉ học, chuyển trường hoặc chuyển xuống khoá sau.

Năm 2017: Khoá ĐH11 tổng số sinh viên là 31, nhưng trải qua 02 năm học thì số sinh viên hiện tại là 25 sinh viên.

Năm 2018: Tuyển sinh khoá ĐH12 ban đầu là 98 sinh viên, nhưng hiện tại còn 61 sinh viên đang theo học.

Năm 2019: Tuyển sinh khoá ĐH13 tổng số sinh viên được tuyển là 102 nhưng hiện nay đang theo học là 95 sinh viên.

Nhìn vào tuyển sinh các năm cho thấy số lượng sinh viên các khoá là không đều nhau do số lượng thí sinh đăng ký và thi tuyển so với chỉ tiêu tuyển sinh là tương đối thấp.

Do đặc thù số sinh viên khoa huấn luyện đa phần các em đều là vận động viên nên hàng ngày phải đi tập luyện, tập huấn và thi đấu giải theo kế hoạch huấn luyện của các đội tuyển nên thời gian của các em bị phụ thuộc không thể sắp xếp thời gian lên lớp đúng với kế hoạch đào tạo chung của nhà trường được dẫn đến

Page 49: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

45

một số em chuyển trường, nghỉ học hoặc chuyển xuống khoá sau vì không tích lũy số tín chỉ theo quy định của cơ sở đào tạo.

Công tác tuyển sinh của chúng ta trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, một số ngành đào tạo không tuyển đủ số lượng sinh viên, tỷ lệ tuyển sinh không cao, trong năm 2018, 2019 chỉ tuyển được hơn 200 sinh viên chính quy so với các năm trước giảm vì thế việc đổi mới công tác tuyển sinh là hết sức cần thiết và phải có những giải pháp thích hợp.

5. Kết quả học tập của sinh viên các khoá khoa Huấn luyện thể thao

5.1. Kết quả học tập của các khóa năm học 2018 - 2019

Chúng tôi tổng hợp kết quả học tập của sinh viên các khoá ĐH10, ĐH11,

ĐH12 khoa huấn luyện học kỳ 1 và 2 năm học 2018 – 2019 kết quả như sau:

BẢNG1: THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA KHÓA ĐH10 HLTT

TT LOẠI ĐH10

HK5 Tỷ lệ % HK6 Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 1 2,5 6 15 2 Giỏi 10 27,5 11 27,5 3 Khá 14 35,0 10 25 4 Trung bình 4 10 2 5 5 TB yếu 4 7,5 1 2,5 6 Kém 7 17,5 10 25

Tổng 40 100 40 100 Qua bảng trên chúng tôi thấy HK1 năm học 2018 – 2019 có 01 sinh viên đạt

kết quả loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 2,5%, nhưng kết thúc HK2 thì số lượng sinh viên

đại loại xuất sắc tăng lên 6 sinh viên chiếm tỷ lệ 15%. Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi

kỳ 1 là 10 sinh viên nhưng kỳ 2 tăng lên là 11 sinh viên chiếm tỷ lệ 27,5%.

Tỷ lệ sinh viên đạt loại TB và TB yếu giảm đi từ 4 sinh viên xuống còn 1

sinh viên 10 sinh viên chiếm tỷ lệ 2,5%, nhưng tỷ lệ sinh viên kém thì lại tăng lên

từ 7 sinh viên lên 10 sinh viên chiếm tỷ lệ 25%.

BẢNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA KHÓA ĐH11 HLTT

TT LOẠI ĐH11

HK3 Tỷ lệ % HK4 Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 3 10,7 1 3,6 2 Giỏi 8 28,6 9 32,2 3 Khá 11 39,3 11 39,2 4 Trung bình 1 3,57 4 14,3 5 TB yếu 3 10,7 0 0 6 Kém 2 7,14 3 10,7

Tổng 28 100 28 100

Page 50: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

46

Qua bảng trên chúng tôi thấy HK1 năm học 2018 – 2019 có 03 sinh viên đạt

kết quả loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 10,7%, nhưng kết thúc HK2 thì số lượng sinh viên

đại loại xuất sắc giảm xuống còn 1 sinh viên chiếm tỷ lệ 3,6%. Tỷ lệ sinh viên đạt

loại giỏi kỳ 1 là 8 sinh viên nhưng kỳ 2 tăng lên là 9 sinh viên chiếm tỷ lệ 32,2%.

Tỷ lệ sinh viên đạt loại TB yếu giảm đi từ 3 sinh viên xuống còn 0 sinh chiếm tỷ lệ

0%, Nhưng tỷ lệ sinh viên kém thì lại tăng lên từ 2 sinh viên lên 3 sinh viên chiếm

tỷ lệ 10,7% .

BẢNG 3: THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA KHÓA ĐH12 HLTT

TT LOẠI ĐH12

HK1 Tỷ lệ % HK2 Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 0 0 1 1,2 2 Giỏi 4 5 3 3,9 3 Khá 24 30,3 18 22,8 4 Trung bình 23 29,2 16 20,2 5 TB yếu 18 22,7 23 29,2 6 Kém 10 12,8 18 22,7

Tổng 79 100 79 100 Qua bảng trên chúng tôi thấy HK1 năm học 2018 – 2019 có 0 sinh viên đạt

kết quả loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 0%, nhưng kết thúc HK2 thì số lượng sinh viên đại loại xuất sắc tăng lên 1 sinh viên chiếm tỷ lệ 1,2%.Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi kỳ 1 là 4 sinh viên nhưng kỳ 2 giảm xuống là 3 sinh viên chiếm tỷ lệ 3,9%. Tỷ lệ sinh viên đạt loai TB giảm đi từ 23 sinh viên xuống còn 16 sinh viên chiếm tỷ lệ 20,2%, Nhưng tỷ lệ sinh viên loại kém thì lại tăng lên từ 10 sinh viên lên 18 sinh viên chiếm tỷ lệ 22,7% .

5.2. Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp năm học 2017-2018 và 2018-2019 Qua 04 năm học theo chương trình của khoa huấn luyện số lượng sinh viên 2

khóa ĐH tốt nghiệp ra trường như sau:

BẢNG 4: THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN KHÓA ĐẠI HỌC 8 VÀ ĐẠI HỌC 9 NGÀNH HUẤN LUYỆN ĐÃ TỐT NGHIỆP

TT LOẠI Tốt nghiệp

ĐH8 Tỷ lệ % ĐH9 Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 1 2,3 0 0 2 Giỏi 4 9,3 3 15 3 Khá 29 67,5 14 70 4 Trung bình 9 20,9 3 15 5 TB yếu 0 0 0 0 6 Kém 0 0 0 0

Tổng 43 100 20 100

Page 51: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

47

Khóa ĐH8 tổng số 43 sinh viên tốt nghiệp trong đó 01tốt ngiệp loại xuất sắc, 04 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, 29 sinh viên tốt nghiệp loại khá, có 09 sinh viên tốt nghiệp loại trung bình.

Khóa ĐH 9 tổng số 20 sinh viên tốt nghiệp trong đó 3 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chiếm tỷ lệ 15, 14 sinh viên tốt nghiệp loại khá, có 03 sinh viên tốt nghiệp loại trung bình.

Chúng tôi khảo sát sơ bộ số sinh viên của 2 khóa ra trường đã đi làm hay chưa kết quả sơ bộ như sau:

BẢNG 5: KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG SINH VIÊN KHÓA ĐH8 VÀ ĐH9 NGÀNH HUẤN LUYỆN SAU 1 NĂM RA TRƯỜNG

Khóa

Có việc làm Không có việc

làm

Tiếp tục học

Khu vực làm việc Chưa

liên lạc được

Đúng ngành

Liên quan ngành

Không liên quan

NN TN Tự tạo việc

Có yếu tố

NN

SL %

SL Tỷ lệ %

SL Tỷ lệ %

SL Tỷ lệ %

SL Tỷ lệ %

SL Tỷ lệ %

% % % %

ĐH8 4 9.3 5 11.6 15 34.88 3 6.9 2 4.6 9.3 32.5 4.6 4.6 16 37.2 ĐH9 2 10 9 45 2 10 0 0 4 20 5 45 0 5 3 15

Qua bảng 5 chúng ta thấy khóa ĐH8 sau 01 năm trường thì có 04 sinh viên hiện đang làm việc đúng ngành nghề chiếm tỷ lệ 9,3%, có 05 sinh viên có việc làm có liên quan đến ngành đã học chiếm tỷ lệ 11,6%, có 15 sinh viên hiện đang làm việc mà không liên quan đến ngành đã học chiếm tỷ lệ 34,48%, đặc biệt có 03 sinh viên hiện chưa có việc làm chiếm tỷ lệ 6,9% (chúng tôi có hỏi và giới thiệu thì một số em nói công việc xa quá nên không đi làm). Trong tổng số 43sinh viên tốt nghiệp thì có 16 sinh viên chúng tôi đã liên lạc mà chưa được.

Khảo sát khóa ĐH9 mới ra trường được 6 tháng thì có 02 sinh viên hiện đang làm việc đúng ngành chiếm tỷ lệ 10%, có 09 sinh viên hiện đang làm việc có liên quan đến ngành đã học, có 02 sinh viên hiện đang làm việc không liên quan đến ngành đã học, có 04 sinh viên hiện đang tiếp tục học và trong 20 sinh viên tốt nghiệp thì có 03 sinh viên hiện chưa liên lạc được.

Qua bảng khảo sát trên chúng tôi thấy đa số sinh viên ra trường hiện đã đi làm nhưng do hiện đang tinh giảm biên chế nên đa số các sinh viên đều đang làm ở khu vực tư nhân.

6. Chương trình đào tạo - Ngay sau khi thực hiện việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang

đào tạo tín chỉ, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở ngành,

Page 52: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

48

kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ trợ) đáp ứng nhu cầu đào tạo về kiến thức, kỹ năng trình độ cao đẳng, đại học. Chương trình thường xuyên được đánh giá, bổ sung, điều chỉnh, cập nhật mới trên cơ sở tham khảo những chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học, phù hợp với ngành huấn luyện.

Qua 04 năm đào tạo theo hình thức tín chỉ, chương trình khoa huấn luyện từ năm 2014 là 138 tín chỉ thì năm 2018 đã giảm còn 127 tín chỉ, phù hợp với chương trình đào tạo ngành huấn luyện.

7. Một số vấn đề còn tồn tại Sau 4 năm triển khai thực hiện đã cho thấy còn một số khó khăn và bất cập

khi áp dụng vào thực tế tổ chức quá trình đào tạo. - Về chương trình đào tạo: Việc xây dựng chương trình đào tạo mặc dù có

nhiều cố gắng, song do thời gian ít nên chương trình vẫn còn nhiều bất cập, số lượng các học phần (nhất là học phần tự chọn) còn ít nên sinh viên ít có điều kiện tự chọn môn học yêu thích. Việc quy định 1 tiết tín chỉ thực hành tăng gấp đôi đòi hỏi giảng viên phải thiết kế lại bài giảng, tức là phải có sự thay đổi về thời gian tập luyện cuả các em sinh viên.

- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ yêu cầu sinh viên phải chủ động, phải tự học nhiều hơn nhưng ý thức học tập của sinh viên không cao, đội ngũ cán bộ giáo viên cũng chưa nắm rõ quy chế đào tạo tín chỉ nên về cơ bản là vẫn giống đào tạo kiểu niên chế.

- Đăng ký khối lượng học tập và tổ chức lớp học tín chỉ: Theo quy định đầu mỗi năm học, Nhà trường thông báo lịch học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy để sinh viên được đăng ký cho từng học phần, môn học. Nhưng thực tế thì sinh viên đăng ký môn học chỉ được đơn vị chức năng chấp thuận khi nhiều sinh viên cùng nhau đăng ký một môn tự chọn, cũng như bắt buộc sinh viên phải cùng nhau học môn nào đó có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập.

8. Kiến nghị Từ những bất cập trên xin có một số kiến nghị sau: - Cần thiết kế chương trình đào tạo giữa các ngành HLTT, GDTC và

QLTDTT ở cấp học đại cương giống nhau để đảm bảo tính liên thông, liên kết giữa các ngành học, cấp học và giữa các trường đại học với nhau, để cho sinh viên có thể học thêm ngành hoặc chuyển đổi ngành học sau khi học chương trình các môn học đại cương.

- Việc đăng ký các tín chỉ vào đầu mỗi học kỳ còn kéo dài: đợi đến hết đợt đăng ký thứ ba thì sỉ số lớp học phần mới ổn định, nghĩa là phải mất 4 tuần giảng viên mới có được danh sách sinh viên của lớp học phần, khiến công tác quản lý lớp học và đánh giá thường xuyên gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, nhất là đối với những sinh viên đăng ký học sau.

Page 53: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

49

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, NHU CẦU VIỆC LÀM VÀ TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN LÝ TDTT

TS. Trần Mạnh Hưng Khoa Quản lý TDTT

1. Đặt vấn đề Nền tảng của giáo dục chính là hướng đến các giá trị sâu sắc nhất, quan

trọng nhất, tinh hoa nhất của con người. Các giá trị ấy đều xoay quanh 3 giá trị mà nhân loại theo đuổi: Chân - Thiện - Mỹ. Tuỳ vào mỗi giai đoạn, mỗi bối cảnh, mỗi nhận thức mà con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ theo những cách thức, cấp độ khác nhau.

Nghị Quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…”. Căn cứ Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD Đại học được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018 (chính thức có hiệu lực từ 01/7/2019);

Các trường phải chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, xúc tiến thỏa thuận trong đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với thực tiễn. Đẩy mạnh tự chủ giáo dục, tự chủ từng phần, trước mắt tự chủ chương trình, giáo trình… Chính vì vậy Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cần phải đổi mới đào tạo, gắn với thực tiễn. Khối lượng kiến thức mà sinh viên đạt được sau khi tốt nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội cần.

2. Tuyển sinh ngành Quản lý TDTT trong những năm qua Công tác tư vấn tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố

quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường nói chung.Ban tư vấn tuyển sinh được thành lập gồm: Bộ phận Đào tạo, các khoa và một số cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm trong công tác tư vấn, kết nối cựu sinh viên nhà trường.

Biều đồ 1: Kết quả tuyển sinh và sinh viên theo học ngành Quản lý TDTT

Page 54: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

50

- Năm 2015 số thí sinh nhập học 14/100 chiếm tỷ lệ 14%; Năm 2016 số thí sinh nhập học 10/200 chiếm tỷ lệ 5%; Năm 2017 số thí sinh nhập học 17/70 chiếm tỷ lệ 24.3%; Năm 2018 số thí sinh nhập học 15/50 chiếm tỷ lệ 30%; Năm 2019 số thí sinh nhập học 49/50 chiếm tỷ lệ 98%;

- Đại học 9 số sinh viên theo học8/14 chiếm tỷ lệ 57.1%; Đại học 10 số sinh viên theo học 7/10 chiếm tỷ lệ 70%; Đại học 11 số sinh viên theo học 11/17 chiếm tỷ lệ 64.7%; Đại học 12 số sinh viên theo học 12/15 chiếm tỷ lệ 80%; Đại học 13 số sinh viên theo học 44/49 chiếm tỷ lệ 89.7%

Nguyên nhân: - Nhiều Trường cùng tham gia tư vấn tuyển sinh, gây ra sự phân vân cho thí

sinh trong việc tiếp cận quá nhiều “Kế hoạch quảng bá tuyển sinh khi chọn trường” - Đa số phụ huynh, thí sinh muốn chuyển hướng đi học nghề và đi làm ngay

sau khi tốt nghiệp. - Phụ huynh và thí sinh chưa “nắm bắt” được nhu cầu xã hội đối với ngành

QL TDTT như hiện nay.

3. Đánh giá chất lượng đào tạo

3.1. Chương trình đào tạo ngành Quản lý TDTT

Biều đồ 2: Chương trình đào tạo ngành Quản lý TDTT

- Chương trình đào tạo ngành Quản lý TDTT trang bị cho người học có kiến thức sâu, rộng ở mức độ như: Kiến thức về khoa học xã hội; Kiến thức về khoa học tự nhiên; Kiến thức cơ sở ngành; Kiến thức chuyên ngành theo quy định.

- Nội dung học lý thuyết chiếm tỷ lệ 40.47% (các môn lý thuyết ĐC & CS Ngành); Các môn thực hành chiếm tỷ lệ 24.6%; Nội dung đào tạo kiến thức ngành

Page 55: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

51

chiếm tỷ lệ 18.25%; Đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ lệ 11.9%. (Trong đó đi thực tế chiếm tỷ lệ 1.58%)

3.2. Đội ngũ giảng viên của khoa và giảng viên kiêm dạy - Trình độ, đội ngũ giảng viênđáp ứng về chất lượng giảng dạy các môn học

trong khoa đảm nhận và nghiên cứu khoa học như: PGS. TS chiếm tỷ lệ 5.55%; TS chiếm tỷ lệ 61.11%; Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 33.33%.

- Các giảng viên thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm.

3.3. Kết quả tốt nghiệp và học tập sinh viên ngành Quản lý TDTT

Biều đồ 3: Kết quả tốt nghiệp và học tập sinh viên ngành Quản lý TDTT

Niên khóa 2014 – 2018 (ĐH8) Kết quả tốt nghiệm như sau: Xuất sắc chiếm tỷ lệ 2.94%; Giỏi chiếm tỷ lệ 11.76%; Khá chiếm tỷ lệ 64.7% và Trung bình chiếm tỷ lệ 20.58%

Niên khóa 2015 – 2019 (ĐH9) Kết quả tốt nghiệp như sau: Xuất sắc chiếm tỷ lệ 12.5%; Giỏi chiếm tỷ lệ 25%; Khá chiếm tỷ lệ 37.5% và Trung bình chiếm tỷ lệ 25% và Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%

Kết quả học tập trong năm học 2018 – 2019 như sau: Xuất sắc chiếm tỷ lệ 9.67%; Giỏi chiếm tỷ lệ 6.45%; Khá chiếm tỷ lệ 51.61% và Trung bình chiếm tỷ lệ 32.27%

Nguyên nhân: - Khi đánh giá về chất lượng đào tạo và tính hiệu quả của chương trình đào

tạo, khoa vẫn chưa thực hiện khảo sát kỹ vào các tiêu chí như: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng chương trình đào tạo; Đánh giá của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo.

- Nội dung các môn học lý thuyết còn dàn trải và mang tính hàn lâm, chưa đa dạng trong thực tiễn (lý thuyết cao)…

Page 56: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

52

- Nội dung kiến thức ngành ít vận dụng vào thực tế (học bên ngoài phòng học) và đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay…

4. Nhu cầu việc làm của sinh viên - Hiện nay, Đà Nẵng đang được đánh giá là một trong những thành phố hội

tụ đầy đủ ba yếu tố “kinh tế, du lịch và môi trường. Chính vì vậy vấn đề việc làm, “việc làm thêm” ở Đà Nẵng luôn được quan tâm hàng đầu, đây là một trong những thị trường việc làm sôi động.

- Kết hợp với đó, Nhà trường đã kết hợp tổ chức ngày hội việc làm sinh viên, năm 2019 có 12 đơn vị doanh nghiệp về tham gia tuyển dụng gồm: Vinpearl Land Nam Hội An, Resort Centara;Sân Gold Bà Nà; Elite Fitness tầng 7&8 Parkson; Khách sạn TMS Đà Nẵng; Công ty Thịnh Minh Long; Resort Furama; Công viên Núi Thần Tài; Khách sạn Đà Nẵng Gold bay; Reort Sơn Trà; Công viên Ấn tượng Hội An; Reort Sơn Trà... Đây là một trong những giải pháp quan trọng giải quyết đầu ra cho sinh viên có việc sau khi tốt nghiệp tại nhà trường.

Tổng số sinh viên được điều tra, khảo sát là 42 SV hệ Đại học chính quy của 2 khóa Đại học 8&9. Trong đó khóa Đại học 8 có 34 sinh viên tốt nghiệp và khóa Đại học 9 có 8 sinh viên tốt nghiệp.

Biểu đồ 4: Tình hình việc làm của sinh viên khóa Đại học 8; 9 (tốt nghiệp năm 2018 và 2019)

- Khóa ĐH 8 sinh viên phản hồi 22/34 chiếm tỷ lệ 64.70%; trong đó sinh viên làm việc trong lĩnh vự nhà nước có 11.76%; sinh viên làm việc trong lĩnh vực tư nhân có 38.23%; sinh viên làm việc liên doanh chiếm tỷ lệ 5.88%; sinh viên chưa có việc làm chiếm tỷ lệ 8.82%; (Đúng ngành đào tạo chiếm tỷ lệ 11.76; Liên quan đến ngành đào tạo chiếm 14.7%; không liên quan đến ngành đào tạo chiếm 29.41%;

- Khóa ĐH 9 sinh viên phản hồi 7/8 chiếm tỷ lệ 87.5% trong đó sinh viên làm việc trong lĩnh vực tư nhân 50%; sinh viên tự tạo việc làm chiếm 12.5%; sinh

Page 57: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

53

viên chưa có việc làm chiếm tỷ lệ 25%; (Liên quan đến ngành đào tạo chiếm 37.5%; Không liên quan đến ngành đào tạo chiếm 25%);

Nguyên nhân: - Một số sinh viên không hợp tác trong quá trình khảo sát…Điện thoại nhắn

tin không có sự phản hồi… - Một số sinh viên không “lựa chọn”làm tại các khu vui chơi giải trí như:

Công viên Ấn tượng Hội An, Vinpearl Land Nam Hội An, Sân Gold Bà Nà, Công viên Núi Thần Tài…

5. Các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo và việc làm của sinh viên

- Triển khai đánh giá Chương trình đào tạo ngành, trên các tiêu chí đáp ứng nhu cầu xã hội…

- Đổi mới nội dung đào tạo, phải “cụ thể” và “thực tế” trong đào tạo phải tối ưu hóa “kỹ năng tổng quát” và “ kỹ năng xã hội”…

- Phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, đa dạng hóa phương pháp giảng dạy như: đi thực tế “học bên ngoài phòng học” đề cao sự khám phá của sinh viên “tự nghiên cứu” học theo nhóm…

- Mở thêm chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu phát triển như: Truyền thông thể thao; Thể thao biển; Thể thao giải trí và du lịch thể thao… Bổ sung một số môn thực hành phù hợp với nhu cầu xã hội…

- Thay đổi thời gian và phương thức thực tập… Tại các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí…

- Lấy sinh viên làm trung tâm, phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp để sinh viên có kiến thức vững vàng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (giải pháp định hướng)…

Tài liệu tham khảo 1. Nghị Quyết số 29-QĐ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.

2. Căn cứ Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD Đại học được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018 (chính thức có hiệu lực từ 01/7/2019);

3. Quyết định Số: 557/QĐ-TDTTĐN ngày 15/6/2018. V/v ban hành Chương trình đào tạo Đại học chính quy ngành QLTDTT của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

4. Quyết định công nhận tốt nghiệp Số: 620/QĐ-TDTTĐN ngày 03/7/2018. V/v công nhận tốt nghiệp Đại học hệ chính quy khóa 09 của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

5. Quyết định công nhận tốt nghiệp Số: 671/QĐ-TDTTĐN ngày 08/7/2019. V/v công nhận tốt nghiệp Đại học hệ chính quy khóa 09 của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

6. Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trên thế giới, tài liệu giáo dục đại học, Nxb giáo dục, Hà Nội.

Page 58: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

54

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO: GÓC NHÌN QUA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NỘI BỘ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ths. Nguyễn Tùng

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục 1. Đặt vấn đề Đào tạo đại học cùng với nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ cộng

đồng, là hoạt động đặc trưng của trường đại học (ĐH). Đó là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước. Đào tạo ĐH được cấu thành bởi các thành tố cấu trúc gồm mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức các hoạt động đào tạo.

Quá trình chuyển giao năng lực nghề nghiệp được thực hiện trong hoạt động cùng nhau của thầy và trò trong một môi trường ĐH xác định. Xét từ góc độ này đào tạo ĐH bao gồm các thành tố: 1) hoạt động dạy của GV; 2) hoạt động học của SV; và 3) môi trường ĐT (môi trường vật chất và môi trường tinh thần, môi trường văn hóa).

Xét từ góc độ quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của nhà trường, đào tạo ĐH bao gồm các khâu: 1) đầu vào: đánh giá nhu cầu ĐT, xây dựng các CTĐT, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các CTĐT, tuyển sinh; 2) các hoạt động đào tạo: dạy học, thực tập, giáo dục, NCKH…; và 3) đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và dạy học, xét học vụ và công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo.

Nâng cao chất lượng đào tạo (CLĐT) luôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt của bất kỳ của một trường ĐH, CLĐT được nâng cao sẽ đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng nhu cầu liên tục phát triển của xã hội. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao thương hiệu của nhà trường, thu hút nguồn tuyển sinh có chất lượng cao và các nguồn lực đầu tư cho phát triển của nhà trường. Những năm gần đây, dưới sức ép của hội nhập quốc tế trong kiểm định chất lượng và công nhận kết quả kiểm định, việc nâng cao CLĐT được các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt quan tâm.

Vấn đề nâng cao CLĐT đối với trường ĐH TDTT Đà Nẵng có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ vững thương hiệu và uy tín của Nhà trường, ở một góc độ riêng biệt thì CLĐT được phản ảnh qua kết quả tuyển sinh hàng năm.

Trong bài viết này, qua công tác thanh tra, kiểm tra và rà soát hệ thống văn bản quản lý đào tạo năm 2019, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục có một số kiến nghị giải pháp với kỳ vọng từng bước cải thiện CLĐT của nhà trường cũng như góp phần tạo ra thương hiệu, uy tín của nhà trường trong bối cảnh nhà

Page 59: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

55

trường đang cố gắng tìm ra con một đường để đi đến hiệu quả trong công tác tuyển sinh hàng năm.

2. Những tiềm năng, thế mạnh trong đào tạo - Nhà trường có đội ngũ cán bộ có trình độ cao đang từng bước chuẩn hóa,

đến hết năm 2019 toàn có 04 PGS.TS; 34 TS, 04 NCSNN, 86 ThS, 22 CN. Như vậy với 150 cán bộ (kể cả cán bộ là NCS ngoài nước) toàn trường có tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ (25,33%). Đây là lực lượng nồng cốt trong hoạt động nâng cao CLĐT;

- Chương trình đào tạo (CTĐT) đều được rà soát, định kỳ 2 năm 1 lần tiến hành điều chỉnh CTĐT theo hướng từ tiếp cận theo nội dung sang tiếp cận theo chuẩn đầu ra, xác định rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên phải/cần đạt được trong từng môn học và cả chương trình đào tạo (đây cũng chính là cam kết của giảng viên và Nhà trường với sinh viên trong hoạt động đào tạo); Tăng cường các học phần tự chọn nhằm mềm dẻo quá trình đào tạo và đa dạng hóa sản phẩm đào tạo. Các Khoa đã xây dựng các đề cương chi tiết học phần (ĐCCTHP), nêu rõ phương pháp giảng dạy – học tập và phương pháp đánh giá, nêu rõ nhiệm vụ của sinh viên (bao gồm cả việc tự học và chuẩn bị trước khi lên lớp);

- Tài liệu giảng dạy tất cả các học phần đều được trang bị phục vụ cho phương pháp giảng dạy, ngoài các tài liệu phục vụ trực tiếp cho giảng dạy – học tập các học phần trong Chương trình đào tạo, thư viện còn có những tài liệu tham khảo khác dưới dạng sách, tạp chí;

- Căn cứ theo các Thông tư, Quy chế của Bộ Giáo dục và dào tạo, Trường đã ban hành các quy chế, quy định và các hướng dẫn thực hiện đầy đủ và được công bố trên cổng thông tin điện tử để các đơn vị và sinh viên của trường cùng thực hiện;

- Phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm đã và đang được giảng viên thực hiện; bước đầu có những đổi mới đáng kể theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên. Phương pháp giảng dạy – học tập được ghi trong đề cương chi tiết học phần theo lịch trình, nhiều học phần có sự kết hợp của một số phương pháp khá nhau, kiến thức sinh viên tự học theo lịch trình được ghi trong các đề cương. Các tiêu chí đánh giá và tỷ trọng các điểm thành phần tùy thuộc từng học phần và được quy định trong ĐCCTHP;

- Công tác thực tập của sinh viên ngày càng được linh hoạt, tạo ra nhiều hình thức thực tập khác nhau, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với cơ sở tiếp nhận sau khi tốt nghiệp.

- Từng bước đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá đồng bộ với đổi mới nội dung chương trình, độc lập giữa hoạt động giảng dạy và đánh giá;

- Từng bước tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; gắn kết giữa hoạt động đào tạo với NCKH của sinh viên và giảng viên.

Page 60: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

56

3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo (đánh giá giá qua công tác kiểm tra nội bộ và rà soát hệ thống văn bản quản lý đào tạo năm 2019. Gồm có 06 khoa, 01 Trung tâm, trong đó có 18 lượt kiểm tra nội bộ)

3.1.Quá trình rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn hệ thống đề cương chi tiết học phần

- Chương trình đào tạo các ngành đã có quy định rà soát theo chu kỳ 2 năm một lần, tuy nhiên, việc thực hiện các khoa chưa đồng đều và việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào việc cập nhật chương trình còn nhiều hạn chế. Nhà trường chưa thực hiện đánh giá nhu cầu đang thay đổi của xã hội bằng các công trình nghiên cứu chính vì vậy chương trình đào tạo vẫn chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn xã hội và sự phản hồi của các bên liên quan chưa được tổ chức thực hiện. Trường có thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng phục vụ và đánh giá của sinh viên về giảng dạy nhưng việc đánh giá tính phù hợp của chương trình với mục tiêu chưa được thực hiện.

- Số lượng tín chỉ tự chọn mà sinh viên có thể tiếp cận được là một trong những thước đo quyền dân chủ mà sinh viên được hưởng. Các học phần tự chọn còn quá ít (12 – 17% tổng số tín chỉ trong chương trình đào tạo), nên ý nghĩa của việc tự chọn để tự cơ cấu các học phần theo sở thích của người học chưa lớn. Đặc biệt là đối với ngành HLTT, QLTDTT số lượng sinh viên ít, thì các học phần tự chọn chỉ tồn tại trên danh nghĩa, vì nếu để cho sinh viên tự chọn thì lớp sẽ không đủ sỹ số tối thiểu để mở lớp. Vì thế, Việc xác định sinh viên học môn tự chọn đầu học kỳ mất khá nhiều thời gian. Những nguyên nhân ấy đã khiến việc thiết kế các học phần tự chọn chưa đi vào thực chất, ít nhiều mang tính hình thức.

- Trong một số ĐCCTHP còn tồn tại như: mẫu ĐCCTHP không thực hiện đúng theo quy định, cách tính điểm chuyên cần không đúng theo Quyết định 488 ngày 23/5/2018, nhầm lẫn ngành với chuyên ngành, chuyên sâu với chuyên ngành….;

- Phương pháp giảng dạy – học tập trong ĐCCTHP của nhiều học phần lý thuyết hoặc phần lý thuyết của các học phần có thực hành phần lớn vẫn là thuyết trình (của giảng viên).

3.2. Tài liệu giảng dạy – học tập - Phần lớn ĐCCTHP đều quy định các tài liệu sinh viên cần tham khảo, tuy

nhiên vẫn có những ĐCCTHP không quy định tài liệu sinh viên cần tham khảo. Các tài liệu tham khảo có trong ĐCCTHP nhưng thư viện không có để sinh viên tham khảo.

- Một số học phần giáo án, tập bài giảng lên lớp không thực hiện đúng theo quy định, giáo án không có hình thức tổ chức hoạt động của người dạy và người học (theo Quyết định số 1336 ngày 21/10/2015 của Hiệu trưởng);

3.3. Các Quy chế, quy định Nhà trường ban hành Quy định về đào tạo đại học chính quy thống nhất đối

với các ngành đào tạo nhưng chưa có tính đặc thù riêng của ngành HLTT như: Quy

Page 61: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

57

định khối lượng tích lũy tín chỉ trong 1 học kỳ, năm học; vấn đề tổ chức học tích lũy tín chí….chính vì vậy dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc quản lý, bố trí kế hoạch đào tạo..

3.4. Hoạt động quản lý đào tạo - Thực hiện kế hoạch đào tạo: Trong quá trình triển khai có sự dồn ép thời

gian 3 đến 4 giáo án/1 tuần, lịch thi, lịch dạy. Tổ chức thi lần 2 cho sinh viên trùng với kỳ thi phụ;

- Về thực hiện quy định hồ sơ giảng viên: Sổ lên lớp không thống nhất, còn tùy tiện; biên bản tổ chức thi thiếu cơ sở pháp lý;

- Danh sách thi học phần để khoa lưu trữ lại có số tiền nợ học phí; bảng điểm tính nhầm lẫn không thống nhất (sổ lên lớp mâu thuẫn bảng điểm); Điểm phách và bảng điểm lại khác nhau; Công bố điểm cho sinh viên không đúng quy chế, quy định (thời điểm thi và thời điểm công bố kéo dài đến 2 tháng); xác định điểm chuyên cần của sinh viên không đúng (vắng thi ở giáo án kiểm tra nhưng tổng kết điểm học phần lại có điểm);

- Đối với khoa Huấn luyện thể thao: Chưa có cơ sở pháp lý về vấn đề quy định số tín chỉ tích lũy trong từng học kỳ, năm học, chính vì vậy trình trạng trong một học kỳ, năm học số tín chỉ tích lũy không đúng theo quy định đào tạo hiện hành; sinh viên học tích lũy của khoa quản lý không tổ chức học cho SV mà khoa khác lại chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện công tác giảng dạy;

- Triển khai giảng dạy học phần nhưng không có ĐCCTHP; không có giáo án lên lớp;

- Xác định khối lượng giảng viên còn nhiều bất cập, chồng chéo. Dự báo khối lượng thiếu cơ sở pháp lý;

- Công tác tổ chức thi: Danh sách thi còn quá bất cập, chồng chéo không có đơn vị chịu trách nhiệm chính về xác định danh sách thi, đây là điểm yếu kém đã tồn tại nhiều năm qua; giảng viên lại nhận trách nhiệm báo nợ học phí để sinh viên biết; đề thi thì khoa có giảng dạy thì ký còn khoa quản lý chương trình không ký;

- Vấn đề thao giảng của giảng viên thì khoa chịu trách nhiệm quản lý chương trình không có quyền quyết định, khoa không quản lý chương trình thì tổ chức thao giảng;

- Trách nhiệm vai trò của Trưởng bộ môn thuộc khoa (HLTT) không có được quyền hạn trách nhiệm quản lý các môn học thuộc khoa quản lý mà thuộc khoa khác, chính vì vậy thể hiện sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý, cơ sở pháp lý không rõ ràng dẫn đến quản lý chất lượng đào tạo mà khoa phải chịu trách nhiệm thì không kiểm soát được;

- Xác định khối lượng giảng dạy thuộc khoa quản lý nhưng phân bổ khối lượng cho giảng viên thì khoa khác thực hiện dẫn đến khoa không dự báo được khối lượng công tác của giảng viên thuộc khoa quản lý.

Page 62: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

58

3.5. Hệ thống các phương pháp dạy – học tập - Đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng chưa thường xuyên ở các Khoa.

Một số giảng viên còn thiên về lý luận, thiếu thực tiễn, chưa tìm ra và áp dụng những phương pháp giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.

- Trong giảng dạy và quản lý giảng dạy không đồng nhất phương pháp với phương tiện. Việc lạm dụng sơ đồ, biểu bảng, màn hình trình chiếu, không thực hiện thảo luận nhóm, rèn kỹ năng cho sinh viên đã làm cho phương pháp giảng dạy thực sự nghiêm túc bị hạn chế. Vai trò chủ đạo của thầy như người thiết kế, truyền dẫn, kích thích tư duy, tư tưởng người học giảm sút. Sinh viên không hứng thú học tập do tác động truyền cảm hứng sáng tạo từ người dạy hạn chế.

3.6. Phương pháp đánh giá và kết quả học tập: - Mặc dù đã thống nhất về quan điểm đánh giá, nhưng do một số yếu tố

khách quan nên phương pháp đánh giá quá trình vẫn không thống nhất; các khâu ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi chưa thật sự độc lập; các hình thức đánh giá chưa đa dạng, kiểm tra/thi tự luận vẫn là hình thức đánh giá phổ biến.

- Trong năm học 2018 – 2019 ngành GDTC: Tỷ lệ khá giỏi ( học kỳ I-II) 58,54 – 70,68 %; yếu kém 31,4 – 37,05%; ngành Quản lý TDTT: Tỷ lệ khá giỏi 67,73%, trung bình 32,27; ngành HLTT ( học kỳ I-II- theo thang điển chữ): Tỷ lệ khá giỏi 66,20 – 76,80%, yếu kém 26,25 – 14.27%. Nhìn chung chất lượng đào tạo các khoa là phù hợp mặc dù tỷ lệ sinh viên loại yếu kém vẫn cao và không đồng nhất ở các ngành.

4. Kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo 4.1. Giải pháp về công tác tuyển sinh đầu vào Trong những năm gần đây công tác tuyển sinh của Nhà trường có nhiều thay

đổi mạnh mẽ đặc biệt là phương thức tuyển sinh, địa điểm tuyển sinh nhưng vẫn rất nhiều khó khăn, tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, một phần do cơ hội việc làm sau khi ra trường; Sự cạnh tranh trong tuyển sinh ngày càng cao…Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để làm nên thương hiệu, uy tín và thành công trong công tác tuyển sinh là chất lượng đào tạo. Để đạt được điều này Nhà trường cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo hình 1 Mối tương quan giữa các quá trình trong hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường, cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường (đầu ra) là thước đo chất lượng đào tạo và sự đáp ứng với nhu cầu xã hội. Sự phản hồi về ngành đào tạo ra trường có việc làm tốt; sự phản hồi về chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cùng với sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông thì chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tuyển sinh của Trường.

Hơn nữa Nhà trường đào tạo những sinh viên tốt đáp ứng được nhu cầu xã hội thì chính những sinh viên đó sẽ lan tỏa giá trị, thương hiệu của Nhà trường, sẽ thu hút người học đăng ký dự thi vào trường, hay nói một cách khác thì đó là một

Page 63: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

59

kênh thông tin có giá trị trong vấn đề tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh hàng năm.

Hình 1. Mối tương quan các quá trình trong hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường

4.2. Giải pháp về rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn hệ thống đề cương chi tiết học phần

- Rà soát, phát triển CTĐT tiến tới tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học theo bộ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT; áp dụng các bước cải tiến Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận (CDIO). Trong quá trình rà soát, phát triển chương trình đào tạo theo các tiêu chí của kiểm định chất lượng, cần thống nhất chung mang tính cơ bản cho các ngành, cụ thể: Chú trọng đến thiết kế hồ sơ năng lực người tốt nghiệp; Khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để xây dựng và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo.

- Xác định mục tiêu, nội dung của các học phần cần thực hiện theo các tiêu chí của các tổ chức kiểm định (Tiêu chí 2.2, 3.4 – AUN) nhằm thể hiện rõ mức độ đáp ứng các tiêu chí của Chuẩn đầu ra.

- Xác định các học phần tự chọn: Tăng cường các học phần tự chọn nhằm mềm dẻo quá trình đào tạo và đa dạng hóa sản phẩm đào tạo. Tỷ lệ số tín chỉ tự chọn so với tổng số tín chỉ của các CTĐT khoảng 17 – 19% tùy theo các ngành đào tạo. Đối với ngành HLTT và QLTDTT vấn đề học các học phần tự chọn sinh viên đăng ký học theo hướng dẫn của trường trên cơ sở định hướng yêu cầu của xã hội.

- ĐCCTHP: Là một hợp đồng bất thành văn giữa giảng viên và sinh viên, đề cương đưa ra những mục tiêu học tập và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.” (Trexler C.J, 2008, 3) vì vậy khoa chuyên môn phải tuân thủ thực hiện, trước khi triển khai giảng dạy học phần phải có đề cương và phải được công bố công khai trên cổng thông tin của Trường và giảng viên phải chuyển cho sinh viên ngay từ buổi học đầu tiên của môn học để sinh viên chủ động trong quá trình học tập.

� Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

� Chiến lược tuyển sinh

� Nguồn lực

� Chương trình đào tạo

� Dạy và học

� Đánh giá

� Giá trị tăng thêm

� Khả năng xin việc làm

� Năng lực cạnh tranh

Đầu vào (Sinh viên trúng tuyển)

Quá trình (Dạy và học)

Đầu ra (Người tốt nghiệp)

Cơ sở tuyển dụng

Cựu sinh viên

Sinh viên

Giảng viên, CBVC Phản hồi

Page 64: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

60

Trường hợp vi phạm quy định thì giảng viên đảm nhận học phần và trưởng khoa phải chịu trách nhiệm.

Định hướng xây dựng ĐCCTHP * Đề cương học phần � Do nhóm chuyên gia giảng viên có kinh

nghiệm biên soạn. * Đề cương chi tiết học phần � Giảng viên trực tiếp giảng dạy biên soạn

trên cơ sở đề cương học phần nhằm tạo sự linh hoạt về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá… của giảng viên.

4.3. Giải pháp về tài liệu giảng dạy – học tập - Bổ sung các tài liệu đã được quy định trong ĐCCTHP nhưng hiện nay thư

viên vẫn còn thiếu; - Tiến hành rà soát hệ thống tài liệu giảng dạy-học tập để đảm bảo đủ tài liệu

cho sinh viên nghiên cứu, tham khảo. 4.4. Giải pháp về thực hiện quy chế, quy định Đối với khoa Huấn luyện thể thao: Triển khai xây dựng quy định đào tạo

mang tính đặc thù; chú trọng đến vấn đề tổ chức học tích lũy; quy định số tín chỉ tích lũy từng học kỳ, năm học.

4.5. Giải pháp về đổi mới hoạt động quản lý đào tạo - Kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học chỉ được thực hiện khi Hiệu

trưởng đã ký duyệt, vì vậy kế hoạch phải ổn định cho một khóa đào tạo. Thời khóa biểu là công cụ để thực hiện kế hoạch giảng dạy học kỳ và năm học, thời khóa biểu phải cố định nhằm tăng tính chủ động của người dạy và người học theo yêu cầu của học chế tín chỉ. Trong kế hoạch đào tạo phân bổ môn học, học phần đúng theo yêu cầu của của học chế tín chỉ, phải phân bổ trong 15 tuần thực học để cho sinh viên có thời gian tự học theo đúng quy định (Mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 tuần thi; học kỳ phụ có 5 tuần thực học và 1 tuần thi); Kế hoạch xác định rõ thời điểm học và thi ở học kỳ phụ và thời điểm thi lần 2 (thi lần 2 rồi đến thi kỳ phụ);

- Bảo đảm vai trò trung tâm của các Khoa trong việc nâng cao CLĐT, đảm bảo hoạt động giảng dạy của giảng viên vì các Khoa chuyên môn là đầu mối trong việc đề xuất các yêu cầu về rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu người học.

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; chuyển giao kịp thời các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

- Tăng cường CSVC bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, tăng tính tự chủ tài chính, huy động các nguồn thu, cân đối thu - chi, bảo đảm kinh phí chi cho con người, cho hoạt động chuyên môn và quản lý; huy động các nguồn lực xã hội để tăng cường CSVC và tài chính phục vụ đào tạo.

- Công tác tổ chức thi: Đối với danh sách thi kết thúc học phần, giảng viên giảng dạy phối hợp với Phòng ĐTQLKHHTQT chịu trách nhiệm, trước kỳ thi 02 tuần bộ phận Tài vụ phòng HC-TH lập Danh sách sinh viên còn nợ học phí gửi về

Page 65: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

61

Phòng KT&KĐCLGD để kịp thời dừng thi những sinh viên còn nợ học phí. Phòng KT&KĐCLGD căn cứ kết quả danh sách sinh viên đã đăng ký thi học phần môn học, danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi để in “Danh sách phòng thi” và thông báo cho sinh viên biết trước ngày thi ít nhất 02 ngày.

- Áp dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo, lưu trữ cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo; hoàn chỉnh tổng thể các phần mềm quản lý để hỗ trợ cho công tác quản lý tài chính và các mảng công tác khác;

- Tổ chức tập huấn chuyên môn về hoạt động đào tạo cho trợ lý bộ môn, hiện nay trợ lý bộ môn đa số là giảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong quản lý đào tạo.

- Tổ chức thanh, kiểm tra, đánh giá định kỳ (từng học kỳ/năm học) và đột xuất để kịp thời kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các nhược điểm trong việc thực hiện các khâu của quá trình đào tạo.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị quản lý giáo dục và các đơn vị giảng dạy trong hoạt động kiểm tra đánh giá, thi kết thúc học phần, chuẩn đầu ra.

4.6. Giải pháp về phương pháp dạy – học tập - Khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng phản biện và năng lực giải quyết

vấn đề của sinh viên cần phải được nâng cao hơn nữa; - Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy – học tập, áp dụng các phương

pháp hiện đại nhằm làm cho sinh viên tự học, tự đạt được kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp;

- Ngoài các yêu cầu sinh viên cần đọc trước hoặc ôn lại những gì đã được giảng ở trên lớp, cần có thêm những yêu cầu sinh viên tự mở rộng kiến thức, tự tìm kiến thức để giải quyết các vấn đề được giao;

- Phòng KT&ĐBCLGD có kế hoạch triển khai xây dựng ngân hàng đề thi, xây dựng quy định, quy trình tổ chức thi và chấm thi nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng.

3.7. Phương pháp đánh giá kết quả học tập:\ Đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả học tập theo năng lực của sinh

viên. Các hình thức đánh giá bao gồm: Đánh giá thông qua tiểu luận tự học, thảo luận nhóm, thuyết trình, trắc nghiệm trên giấy, trắc nghiệm điện tử,. . . và áp dụng một cách phù hợp tùy theo từng học phần.

5. Kết luận Hoạt động nâng cao CLĐT cũng như thu hút người học đăng ký dự thi vào

Trường trong giai đoạn hiện nay đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi mặt công tác của trường Đại học TDTT Đà Nẵng, đã làm thay đổi từ nhận thức đến hành động của đội ngũ lãnh đạo đến các cán bộ, giảng viên và người học. Là một trường đại học nằm trong hệ thống các trường đào tạo thuộc khối ngành VH, TT và DL tuy gặp phải nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc tìm ra những giải pháp thu

Page 66: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

62

hút người học qua công tác tuyển sinh hàng năm nhưng Nhà trường luôn coi trọng việc nâng cao CLĐT.

Trong thời gian sắp đến Nhà trường tiếp tục phấn đấu thực hiện đồng bộ các giải pháp để ĐBCL, nâng cao CLĐT và tạo dựng uy tín, thương hiệu Nhà trường nhằm thu hút người học, Nhà trường từng bước khắc phục những điểm tồn tại, phát huy những kết quả đã đạt được nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay. Dù cố gắng, chắc chắn nội dung của tham luận vẫn chưa thật sự đầy đủ. Rất mong đại biểu và các đồng chí tham dự hội thảo góp ý, bổ sung, chỉ ra thêm những hạn chế và những giải pháp khắc phục nhằm tổ chức hoạt động đào tạo trường Đại học TDTT Đà Nẵng ngày càng tốt hơn./.

TÀI IỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ (Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Văn bản hợp nhất Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012).

[2]. Lâm Quang Thiệp - VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.

[3]. Cary J. Trexler - HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA KỲ: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN. ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Số tháng 11 – 2008

[4]. Ninh Quang Thăng- CHUYỂN SANG HỌC CHẾ TÍN CHỈ - SỰ THAY ĐỔI MANG TÍNH HỆ THỐNG. Tài liệu Hội thảo lần thứ nhất về đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh - Ngày 03 tháng 11 năm 2007.

Page 67: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

63

CỦNG CỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC - GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC

TUYỂN SINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Nguyễn Văn Vinh - Ths. Phạm Thị Thanh Thúy Khoa Kiến thức cơ bản

Trong những năm gần đây, công tác tuyển sinh trên cả nước nói chung và ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói riêng liên tục gặp khó khăn, không đạt chỉ tiêu đặt ra. Có nhiều nguyên nhân kể cả khách quan lẫn chủ quan đã được phân tích, mổ xẻ dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, trong đó chất lượng dạy và học là một trong những nguyên nhân quan trọng. Thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng dạy học sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tài và phát triển của các cơ sở giáo dục đại học.

Đánh giá thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI chỉ rõ: chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng, bên cạnh những thành đạt được trong việc duy trì và phát và phát triển mọi mặt, trong đó có việc không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học, đó là kết quả đáng trân trọng của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trường, vẫn còn tồn tại một thực trạng đáng lo ngại, đó là:

Thứ nhất, một bộ phận không nhỏ sinh viên không tích cực học tập và rèn luyện, đặc biệt là với các môn lý thuyết. Sinh viên tham gia hoạt động dạy học với tinh thần, thái độ thờ ơ, thụ động. Dạy - học là một hoạt động cần có sự tương tác giữa thầy và trò. Một lớp học mà sinh viên chỉ biết im lặng, ghi bài, không xung phong phát biểu, chỉ định cũng không trả lời, không có ý kiến phản biện, thảo luận… mặc dù giảng viên đã cố gắng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, đặt nhiều câu hỏi, gợi mở, khuyến khích … thì rất khó để giảng viên thể hiện hết khả năng, nhiệt huyết của mình. Quan sát các lớp học lý thuyết hiện nay, rất khó tìm thấy những giờ học thực sự sôi nổi, có sự tương tác giữa thầy với trò, sự thảo luận, trao đổi giữa trò với trò hay các hoạt động làm việc nhóm… - những biểu hiện chủ yếu của phương pháp dạy học tích cực. Ngược lại, phần lớn các lớp học đều do

Page 68: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

64

giảng viên thuyết trình là chủ yếu, sinh viên thờ ơ, thụ động trong tiếp nhận kiến thức, thậm chí làm việc riêng (phổ biến là dùng điện thoại), ngủ gật…

Thứ hai, về phía giảng viên, cũng có hiện tượng đáng lo ngại là lên lớp chỉ để hoàn thành nhiệm vụ, sự nhiệt huyết, tận tâm với nghề giảm sút, giáo án, bài giảng hàng chục năm rồi vẫn vậy, không bổ sung, không cập nhật những kiến thức mới, không liên hệ với thực tiễn xã hội phong phú. Nội dung bài giảng, giáo án cơ bản là trùng lặp với giáo trình mà không có sự phát triển, liên hệ. Phương pháp giảng dạy vẫn theo truyền thống - thuyết trình, chuyển từ đọc - chép sang nhìn chép (từ slide). Đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng có phần bất cập, nếu là đề mở thì chỉ cần một vài sinh viên soạn và cả lớp sẽ chép hoặc nội dung có sẵn, sinh viên chỉ cần chép lại là đạt yêu cầu hoặc đạt điểm cao, nếu là đề “đóng” thì sinh viên chỉ cầu mua “phao” rồi vào phòng thi tìm cách “quay”. Điều đó khiến cho sinh viên không hứng thú, cố gắng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, hiện tượng buông lỏng quản lý, nuông chiều nhằm “giữ chân” sinh viên trong 4 năm học cũng khiến cho họ nhờn luật, nhờn quy chế, không chú tâm vào việc học tập.

Hai vấn đề trên đây có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau làm cho chất lượng dạy học không đảm bảo.

Khi chất lượng dạy học không được củng cố và nâng cao, sản phẩm đào tạo ra sẽ không đáp ứng được nhu cầu xã hội dẫn đến số lượng sinh viên thất nghiệp khi ra trường ngày càng nhiều. Đó cũng là một yếu tố tác động xấu đến công tác tuyển sinh. Số lượng thí sinh đăng ký thi tuyển đại học ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do sợ sau 4 năm học tập và rèn luyện với biết bao tiền của, công sức, ra trường không xin được việc, lại đi làm công nhân hoặc phục vụ, nên sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, một bộ phận lớn tìm cách đi học nghề, đi xuất khẩu lao động hoặc đi làm công nhân để có thu nhập luôn.

Để góp phần khắc phục khó khăn trong công tác tuyển sinh, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp căn cơ là phải duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng dạy học, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đi đôi với siết chặt kỹ cương, kỷ luật đối với sinh viên. Giải pháp này cần được thực hiện bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cá nhân liên quan như sau:

- Đối với Phòng công tác học sinh, sinh viên: Là đơn vị đầu mối trong công tác quản lý, giáo dục sinh viên, thực hiện các biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật cho sinh viên. Phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Phòng cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của sinh viên, đồng thời xây dựng kế

Page 69: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

65

hoạch quản lý, giáo dục khoa học, phù hợp. Nội dung, cách thức, biện pháp, chủ thể tiến hành và đối tượng áp dụng phải được xác định phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể là, cần đẩy mạnh công tác lấy ý kiến đóng góp, trao đổi, thảo luận của sinh viên trong việc xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch quản lý, giáo dục sinh viên. Thông qua việc chấn chỉnh công tác tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục sinh viên bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau như: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong học tập, rèn luyện, từ đó chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt. Thường xuyên giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy chế, quy định về học tập và rèn luyện của sinh viên, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các vi phạm.

Kịp thời tuyên dương, khen thưởng những sinh viên có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và trong các hoạt động phong trào, đồng thời xử lý, kỷ luật nghiêm minh, kiên quyết những sinh viên vi phạm. Tuyên bố công khai các trường hợp đó trong các buổi chào cờ thứ hai hàng tuần để lan tỏa đến sinh viên toàn trường.

- Đối với Đoàn trường: Là tổ chức chính trị xã hội gần gũi nhất đối với sinh viên, có tác động ảnh hưởng lớn nhất đối với sinh viên trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học. Đoàn trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động phong trào, tiến hành lồng ghép những nội dung giáo dục nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh viên. Cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị ngoài trường, tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho sinh viên, cân bằng giữa hoạt động học tập với hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, TDTT. Từ đó giảm thiểu tình trạng vi phạm của sinh viên vì nhàm chán, thiếu sân chơi, kéo giảm hiện tượng “nghiện mạng xã hội” của sinh viên hiện nay. Khơi dậy tính tự giác, tự nguyện, nhiệt huyết trong sinh viên. Động viên, khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, chú ý nhân rộng, phổ biến các phong trào thi đua học tập, rèn luyện trong sinh viên Nhà trường. Bên cạnh đó, cần siết chặt hơn nữa kỷ luật của Đoàn, kiên quyết kỷ luật hoặc tham mưu cho các đơn vị chức năng xử lý những đoàn viên vi phạm Điều lệ đoàn cũng như quy định, quy chế của nhà trường. Duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như sức lan tỏa của phong trào “Mùa thi nghiêm túc” trong sinh viên.

- Đối với cố vấn học tập: Với vai trò cố vấn, các cố vấn học tập là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái

Page 70: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

66

niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập từ đó lập được chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào môi trường xã hội và nhà trường. Cố vấn học tập cần tiếp tục phát cao nhất huy tinh thần, trách nhiệm của một người thầy - người anh - người bạn của sinh viên, thường xuyên gần gũi, động viên, nhắc nhở kịp thời, giúp sinh viên xây dựng được động cơ phấn đấu đúng đắn trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện, tránh mắc những sai lầm dẫn đến vi phạm quy định, quy chế cũng như vi phạm pháp luật. Có được đội ngũ cố vấn học tập chất lượng, công tác giáo dục, quản lý sinh viên sẽ đạt được hiệu quả cao, là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Ngoài ra, để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đi đôi với siết chặt kỹ cương, kỷ luật đối với sinh viên, còn cần có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ giữa các Khoa, Phòng, Trung tâm trong nhà trường. Có như vậy mới tạo được một môi trường sư phạm vừa lành mạnh, hấp dẫn, vừa nghiêm túc kỹ cương để sinh viên yên tâm học tập và phấn đấu.

Thứ hai, về phía giảng viên. Là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Trong bối cảnh hiện nay, cần xác định rõ vấn đế là: Với bề dày 42 năm hình thành và phát triển, là ngôi trường duy nhất chuyên về đào tạo cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên… TDTT trong khu vực miền Trung - Tây nguyên, trong khi đó nhu cầu xã hội về học tập, rèn luyện và nghiên cứu về TDTT ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội, nên trường Đại học TDTT Đà Nẵng chắc chắn sẽ tồn tại và phát triển. Khó khăn chỉ là tạm thời, sẽ được khắc phục và vượt qua để có được sự thịnh vượng trong tương lai gần, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng nhất định sẽ đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy, giảng viên hãy luôn giữ vững niềm tin, tiếp tục cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp vẻ vang đã chọn, chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Với niềm tin được khẳng định và củng cố, giảng viên cần dành nhiều thời gian cho sự nghiệp vẻ vang đã lựa chọn, đào sâu, mở rộng những kiến thức thuộc chuyên môn được phân công, xây dựng bài giảng, giáo án sao cho vừa đảm bảo nội dung cơ bản, vừa có sự liên hệ thực tiễn, tạo sự sinh động, cuốn hút đối với sinh viên. Hiện tại số lượng sinh viên trong một lớp học là tương đối ít, thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức lớp học. Vì vậy phải quyết tâm vận dụng phương pháp dạy học tích cực, vừa động viên, khuyến khích, vừa bắt buộc sinh viên phát biểu, thảo luận trong các giờ lên lớp, tạo không khí sôi nổi, cuốn hút sinh viên. Thực hiện tốt nhất sự công bằng trong đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Kiên

Page 71: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

67

quyết không buông lỏng quản lý, không dễ dãi trong đánh giá để giữ vững kỹ cương, kỷ luật đối với sinh viên…

Khi thầy cô giáo giữ được hình ảnh của một người không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho thế hệ trẻ thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, động viên, cuốn hút sinh viên hăng say hơn trong quá trình học tập và rèn luyện. Khi đó chất lượng dạy học chắc chắn sẽ được nâng cao, sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội, có nhiều cơ hội việc làm, thì tuyển sinh đầu vào cũng sẽ nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Thứ ba, đối với nhà trường: Trong điều kiện hiện nay, cần tập trung đầu tư một số phòng học lý thuyết tiện nghi, hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động dạy học của giảng viên, kịp thời động viên, khuyến khích những giảng viên thực sự tâm huyết với nghề, có nhiều giờ giảng chất lượng, được sinh viên đánh giá cao, đi đôi với kiên quyết nhắc nhở, xử lý những giảng viên vi phạm quy định hoặc có biểu hiện buông lỏng trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trên đây là một vài giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng dạy học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng, đúng như một trong những giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI của Đảng đã xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên với tinh thần kiên quyết củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường chính là một yếu tố hết sức quan trọng trong các hoạt động chính yếu của một trường đại học: Tuyển sinh đầu vào – Giáo dục, đào tạo – Chất lượng đầu ra. Khi chất lượng giáo dục, đào tạo được khẳng định, chất lượng đầu ra được xã hội chấp nhận, công tác tuyển sinh đầu vào tất yếu sẽ được thuận lợi bởi sự lan tỏa của chính những sinh viên đã được học tập, nghiên cứu trong nhà trường. Đó chính là một hình thức PR, quảng bá vô cùng hiệu quả./.

Page 72: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

68

MỘT SỐ NHIỆM VỤ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG TS. Võ Văn Quyết

Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành 1. Đặt vấn đề

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh hằng năm hiện nay của

nhà trường. Ban giám hiệu, bộ phận tuyển sinh đã có rất nhiều giải pháp được đưa

ra và đề cập tới như Công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh; Xây dựng đội ngũ

chuyên trách làm công tác tuyển sinh; Đa dạng hóa các hình thức quảng bá về nhà

trường; Mở thêm ngành đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo; Tăng cường

quan hệ với các sở, ngành, doanh nghiệp; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết

bị máy móc phục vụ dạy học.... Ngoài các vấn đề nêu trên thì còn một nội dung rất

quan trọng mà lâu nay chúng ta chưa đề cập và quan tâm sâu sát là công việc dạy

của giảng viên và học tập của sinh viên.

Dạy và học là hai hoạt động mà lúc đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan

gì đến công tác tuyển sinh của nhà trường.Bởi vì, công tác dạy và học nó diễn ra

khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc.Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì thật là

sai lầm, phải nói là công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có

ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà truờng. Bởi lẽ, chúng ta biết rằng

những sinh viên đang theo học tại trường của chúng ta là những "cán bộ tuyên

truyền viên" hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng đào

tạo được sinh viên phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân, xã hội ... từ đó tạo

động lực cho sinh viên đăng ký dự thi vào trường chúng ta và học tập trường.

Chính vì điều đó, nên trong công tác dạy và học ở nhà trường thật tốt, tạo ra

nhiều ấn tượng đẹp chừng nào đối với sinh viên thì những ấn tượng đó sẽ được

truyền phát ra xã hội càng nhiều chừng đó.

Muốn thực hiện được điều này, giảng viên trong quá trình giảng dạy cần

phải làm tốt những nhiệm vụ sau:

2. Một số nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy đối với giảng viên

2.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nghề

nghiệp cho đội ngũ giảng viên

Vấn đề này, lâu nay nhà trường đã quan tâm và tạo điều kiện cho toàn thể

giảng viên được học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay số lượng sinh viên ít nên khối lượng giảng

dạy giảm và có nhiều thời gian rảnh rỗi, thu nhập giảng viên có sự giảm sút nên

Page 73: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

69

phải đi làm thêm nhiều việc khác để tăng thêm thu nhập phục vụ cuộc sống gia

đình ... Vì vậy, ít nhiều đã có sự ảnh hưởng tác động đến ý thức và trách nhiệm về

công tác chuyên môn là giảng dạy trong quá trình lên lớp. Cụ thể, là giảng viên ít

tìm hiểu sâu về chuyên môn và ít có sáng kiến về công tác giảng dạy, lên lớp

không nhiệt huyết và thiếu trách nhiệm... Do dó, đã tác động trực tiếp đến chất

lượng và hiệu quả đào tạo. Thực tế cho thấy, trong quá trình lên lớp nếu giảng viên

tích cực và tâm huyết giảng dạy thì sinh viên sẽ tập luyện tích cực và hiệu quả của

buổi học sẽ tốt lên, sinh viên có ý thức hơn về vấn đề học tập, đi học đầy đủ và tích

cực, cụ thể là kết quả học tập môn học sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, giảng viên môn học cần trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tìm

hiểu nhiều thêm chuyên môn của một số môn thể thao khác để vận dụng trong quá

trình giảng dạy cho sinh viên. Từ đó, giảng viên và sinh viên liên hệ, trao đổi hay

tương tác về một nội dung nào đó gắn liền với môn chuyên ngành mà các em đang

theo học thì sinh viên sẽ hiểu và tiếp thu nhanh hơn về vấn đề cần giảng dạy và

truyền đạt.

2.2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh

viên trong học tập

Nhằm đáp ứng nhu cầu và đổi mới phương pháp dạy và học, hiện naynhà

trường đã trang bị hầu như đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này.

Giảng viên đã tích cực thay đổi phương pháp lên lớp, trọng tâm là “lấy người học

làm trung tâm” nên đã tạo hưng phấn trong quá trình dạy và học. Cụ thể, bài giảng

lý thuyết đã sinh động hơn khi giảng viên sử dụng hình ảnh minh họa hay các

video clíp cụ thể về phương pháp và thiết thực, sử dụng tốt công nghệ thông tin

phục vụ cho công việc dạy và học. Đối với lên lớp thực hành,giảng viên đã sử

dụng các dụng cụ hỗ trợ chuyên môn như lên lớp có sa bàn, máy phục vụ, đồng hồ,

cờ... trong quá trình lên lớp, nên đã có sự tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ

và hứng thú tập luyện cho sinh viên. Tuy nhiên, theo chúng tôi như vậy cũng chưa

đầy đủ, vì đặc thù ngành nghề đào tạo của nhà trường cho sinh viên sau khi ra

trường phải gắn với thực tiễn và đáp ứng công việc. Chính vì điều này, giảng viên

nên có kế hoạch phối hợp với nhà trường, khoa, bộ môn là cho sinh viên đi thực tế

quan sát và học tập thêm về các buổi giảng dạy, huấn luyện; các buổi tổ chức thi

đấu, trọng tài các giải trong và ngoài trường; các buổi trao đổi và tọa đàm về

chuyên môn ... để sinh viên tiếp cận và làm quen dần với công việc cũng như để

hiểu tâm tư, nguyện vọng của sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Từ đó,

Page 74: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

70

giảng viên có sự tìm hiểu và thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập cho phù

hợp và sát với thực tế hơn.

2.3. Xây dựng chương trình môn học phù hợp; đồng thời đáp ứng được

với nhu cầu của công việc khi sinh viên tốt nghiệp

Muốn xây dựng hay bổ sung chương trình môn học phải căn cứ vào chương

trình đào tạo của nhà trường và khoa về lĩnh vực của ngành. Đặc biệt, chương trình

môn học phải gắn liền với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu các vấn đề thực tế mà xã

hội cần. Để làm được vấn đề này, đòi hỏi giảng viên phải luôn luôn tìm hiểu, quan

sát thực tiễn để biết được những nội dung, lĩnh vực nào mà xã hội đang có nhu cầu.

Ví dụ về môn Bóng đá, giảng viên trong bộ môn nghiên cứu và tìm hiểu, đi quan

sát thực tế xem hiện nay phong trào bóng đá đang cần và thiếu về lĩnh vực nào?

hướng dẫn viên, huấn luyện viên các lớp bóng đá cộng đồng, học đường hay phong

trào? trọng tài bóng đá phong trào và chuyên nghiệp? phong trào tập luyện và thi

đấu các giải sân 05 người, 07 người hay 11 người, Futsal, bãi biễn ... sân nào là

chính? hình thức quản lý các câu lạc bộ phong trào hay sân bãi tập luyện ra sao?

Các môn thể thao khác như Bóng chuyền (trong nhà, bãi biển, bóng chuyền hơi),

Bóng rổ, Bơi lội ... từ đó giảng viên mới nghiên cứu xây dựng chương trình môn

học gắn liền với nhu cầu và sát với thực tiễn hơn.

2.4. Tăng cuờng quan tâm đến công tác quản lý sinh viên; thường xuyên

trao đổi và tìm hiểu, hướng dẫn sinh viên định hướng việc làm để nâng cao chất

lượng đào tạo

Nhiệm vụ chính của người giảng viên trong giờ lên lớp là giảng dạy các nội

dung hay vấn đề liên quan về lĩnh vực chuyên môn. Ngoài ra, giảng viên cần quan

tâm sinh viên dến một số việc làm, cụ thể như sau:

- Là người thầy trong giảng dạy: giảng viên phải là tấm gương để sinh viên

học tập và noi theo về chuyên môn, đạo đức, tác phong và lối sống.

- Là người cha trong quản lý:sinh viên đi học xa nhà nên sự quan tâm và

quản lý đến việc học tập của gia đình chắc chắn là thiếu. Do đó, đòi hỏi giảng viên

luôn chú ý quan tâm và tìm hiểu những vấn đề mà sinh viên thường gặp phải trong

cuộc sống xa gia đình,…Từ đó, đểphân tích, giải thích những việc nào đúng hay

sai, những việc nào cần làm và dạy dỗ cho các em.Bên cạnh đó, còn định hướng

những công việc có thể làm được trong quá trình học tập tại trường hay sau khi ra

trường mà xã hội đang có nhu cầu và thiếu nhân lực.Ví dụ, tham gia học các lớp

trọng tài bóng đá, đi giảng dạy và tập luyện bóng đá cho các em nhỏ; đi dạy võ hay

bơi tại các câu lạc bộ... trong và ngoài trường.

Page 75: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

71

- Là người anh, chị trong học tập: giảng viên phải hướng dẫn cho sinh viên

có kế hoạch học tập như thế nào?học và tập luyện ra sao? hình thức và phương

pháp học tập, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề chuẩn bị cho việc học và tập luyện

ra saomới đạt kết quả tốt cho từng môn học và cả quá trình học tập tại trường ...

- Là người bạn trong học tập và cuộc sống: giảng viên phải thường xuyên

trao đổi, hướng dẫn và trao đổi thêm về chuyên môn; những tâm tư hay tình cảm

cần tâm sự và giải bày; tuổi trẻ ngày nay trong cuộc sống cần những kỹ năng nào

để đáp ứng công việc và cuộc sống?...

3. Kết luận

Nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy cho sinh viên là nhiệm vụ chính

trị của nhà trường và trực tiếp là người giảng viên lên lớp giảng dạy.Kết quả đào

tạo sinh viên thành những sản phẩm tốt, đáp ứng công việc và nhu cầu xã hội, tạo

uy tín và thương hiệu về nhà trường. Đặc biệt là những sinh viên hiện đang theo

học tại trường của chúng ta là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng

trong công tác đào tạo và tuyển sinh với gia đình và xã hội.Vì vậy, đòi hỏi người

giảng viên cần nêu cao tinh thần và trách nhiệm hơn nữa với sinh viên trong quá

trình giảng dạy và đào tạo tại nhà trường, đồng thời cần phải kết hợp và sử dụng

rất nhiều biện pháp cụ thể khác khi đó hiệu quả của công tác tuyển sinh ngày càng

tốt hơn.

Page 76: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

72

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN THỰC HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CỦA PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Ths. Nguyễn Nhất Hùng(1) - TS. Phạm Tuấn Hùng(2)

(1 )Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành, (2)Khoa Giáo dục thể chất

1. Mở đầu Trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay, yêu cầu đặt ra với nền giáo dục

Việt Nam là phải nâng cao chất lượng đào tạo người học nói chung và đào tạo đại học nói riêng. Để làm được điều đó thì việc đổi mới phương thức đào tạo là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của giáo dục Việt Nam. Các trường đại học ở nước ta đang chuyển từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đào tạo theo học chế tín chỉ là một loại hình quản lý đào tạo mang lại hiệu quả cao và có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức đào tạo theo niên chế.

Việc áp dụng học chế tín chỉ là một trong những nội dung đổi mới nhằm chuẩn hóa theo yêu cầu đào tạo, đáp ứng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Đặc điểm của học chế tín chỉ hướng đến lấy chất lượng đào tạo của người học xuyên suốt quá trình đào tạo. Thực chất việc chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ là phải đổi mới hoàn toàn phương pháp giảng dạy, từ dạy – học thụ động chuyển sang dạy – học tích cực. Đào tạo theo học chế tín chỉ không giới hạn thời gian học tập, quy trình đào tạo mềm dẻo, tạo cơ hội cho sinh viên thực hiện chương trình học tập một cách hợp lý. Nếu biết tận dụng thời gian học tốt, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học. Đồng thời, trường đại học đạt hiệu quả cao về mặt quản lý, giảm giá thành đào tạo, nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Nhận thức từ vấn đề trên cùng với việc thực hiện qui chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ của Bộ GD-ĐT (quyết định số 43-2007 QĐ-BGĐT ngày 15-8-2007, nay là Văn bản hợp nhất số: 17/VBHN-BGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014) nhằm cải tiến và tăng cường chất lượng trong công tác Giáo dục Đại học, trường Đại học TDTT Đà Nẵng cũng đã từng bước xây dựng nội dung chương trình triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2013-2014 cho khóa ĐH 7 và các khóa tiếp theo. Đến nay, sau 6 năm thực hiện, học chế tín chỉ đang dần đi vào nề nếp: chương trình đào tạo được điều chỉnh, quy trình quản lý và các quy định liên quan đã được xây dựng hoàn thiện hơn. Phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên cũng được thích ứng dần với phương pháp đào tạo mới này.

Qua 6 năm thực hiện lộ trình chuyển đổi giảng dạy theo học chế tín chỉ, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng còn một số tồn tại trong qua trình dạy và học,

Page 77: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

73

cần được tổng kết rút kinh nghiệm để kết quả đào tạo tốt hơn. Trong bài viết, này chúng tôi muốn trình bày vấn đề làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên TDTT trong học các môn học thực hành nhằm đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo mới.

2.Thực trạng về thái độ học tập các môn thực hành của sinh viên Trong thực tế lên lớp cũng như quá trình trao đổi giữa các giảng viên về

phương pháp giảng dạy, đối với sinh viên TDTT, những yêu cầu về tính tích cực, tự giác, tính chủ động của các em trong tham gia học tập các môn thực hành còn rất hạn chế, gây nhiều khó khăn cho giảng viên trong việc triển khai nội dung các bài giảng theo phương pháp giảng dạy tích cực. Sự thiếu tích cực, thiếu chủ động trong của sinh viên TDTT là một vấn đề khá bức xúc vì những biểu hiện của nó ai cũng có thể nhận thấy một cách khá dễ dàng. Ví dụ:

- Sinh viên không quan tâm và ít tìm hiểu về nội dung, yêu cầu chương trình học toàn khóa, chương trình học của từng năm, từng học kỳ được sắp xếp như thế nào, phải làm gì để đạt hiệu quả tối ưu từ chương trình ấy.

- Sinh viên thậm chí không quan tâm đến mục đích của từng môn học mà chỉ quan tâm đến nội dung trong môn học đó để đối phó với thi cử.

- Việc tập luyện ngoại khóa để hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo trong các môn thể thao chưa được các em xem trọng, nếu có chỉ tham gia tập luyện các môn ưa thích như Bóng đá, Bóng chuyền… thời gian rảnh SV chủ yếu tập trung vào ngồi quán, lướt Web.

- Sinh viên đến lớp tập luyện thì chủ yếu tập luyện thụ động theo sự hướng dẫn của giảng viên, rất ít sinh viên có tinh thần tự rèn luyện thêm ngoài các nội dung bài tập của giảng viên đề ra.

- Không tích cực động não suy nghĩ để nắm được bản chất của vấn đề. Ít suy nghĩ liên hệ giữa những gì đang học với những gì đã học, giữa nội dung học và thực tế cuộc sống.

- Thiếu sự tập trung khi học tậpvào các bài tập, không có tư tưởng cầu tiến, dễ bị chi phối và khả năng không hoàn thành bài tập theo yêu cầu giảng viên đề ra.

Kết quả của việc học tập thiếu chủ động là sinh viên chỉ tiếp thu những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đơn thuần do giảng viên truyền đạt, dễ chán học, không có động lực vượt khó khăn để học tập. Những sinh viên như vậy khi tốt nghiệp ra trường sẽ khó thích ứng, không thể chủ động sáng tạo trong công việc.

Những kiểu thái độ học tập trên gây nhiều khó khăn cho giảng viên khi tiến hành phương pháp giảng dạy mới.

Page 78: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

74

3. Nguyên nhân hạn chế Thật ra những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tính chủ động của sinh viên có

gốc rễ sâu xa về mặt văn hóa, mặt bằng chung về học lực của sinh viên khi vào trường còn thấp, hơn nữa thực tế ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng đào tạo theo học chế tín chỉ chưa được áp dụng triệt để, chưa phát huy hết những ưu điểm của nó; phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên còn có vấn đề…

Học chế tín chỉ với tiêu chí hàng đầu là lấy người học làm trung tâm nhưng thực tế còn mang tính hình thức, chính tính hình thức này làm cho sinh viên khó lòng thiết kế được “lộ trình học tập” của riêng mình, phải “chạy” theo hoàn thành những chỉ tiêu môn học do nhà trường quy định sẵn. Sinh viên chưa được phép chọn giảng viên mình sẽ theo học. Việc đăng ký học phần chỉ mới dừng lại ở mức độ cho phép sinh viên được lựa chọn những môn học tự chọn khác nhau của một nhóm môn học.

Về phía sinh viên, thói quen học từ thời phổ thông trông chờ chủ yếu vào thầy cô còn nặng, nhiều sinh viên chưa sử dụng tốt khoảng thời gian không có giờ lên lớp. Thay vì ra san tập luyện ngoại khóa và đào sâu những vấn đề đã được thầy cô hướng dẫn trên lớp thì nhiều sinh viên lại dùng khoảng thời gian này vào những hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giãn hoặc đi làm thêm. Sinh viên thường đặt nặng vấn đề điểm số nhưng không đặt ra mục tiêu như thế nào? Để đạt được mục tiêu đó.

Phương pháp dạy của giảng viên là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ học tập nói chung và sự thụ động nói riêng của sinh viên. Sinh viên thường chọn cách học, cách tư duy, cách tiếp cận vấn đề sao cho phù hợp với cách dạy của giảng viên. Nếu giảng viên thường xuyên đặt những yêu cầu ngày một cao hơn từng buổi tập, đòi hỏi sinh viên phải cố gắng nỗ lực trong tập luyện, thì sinh viên cũng sẽ được luyện tập thói quen chủ động trong học tập.

Hiện nay, hâu hết các giảng viên dạy các môn thực hành đều sử dụng phương pháp truyền thống: Giảng giải, thị phạm. Phần lớn nội dung của giảng viên ít thay đổi nên gây nên sự nhàm chấn trong giờ tập luyện.

Ngoài ra, một số giảng viên vẫn còn ít liên hệ nội dung giảng dạy với thực tế cuộc sống hoặc gợi mở cho sinh viên tự liên hệ nên sinh viên không hứng thú với các bài tập cũng là chuyện không thể tránh khỏi.

4. Các giải pháp cụ thể 4.1.Về phía Nhà trường, Khoa và các Phòng chức năng

Page 79: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

75

- Nhà trường cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ. Cần cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến mỗi môn học để sinh viên có thể chủ động linh hoạt xây dựng lộ trình học tập cho mình.

- Hoàn thiện quy trình đăng ký học phần, tiến tới cho phép sinh viên linh hoạt lựa chọn môn học, lựa chọn giảng viên bằng phương pháp trực tuyến.

- Cố vấn học tập cần hoạt động tích cực, năng động, gần gũi hơn với sinh viên để hướng dẫn cho sinh viên hiểu rõ chương trình học, tư vấn cho sinh viên xây dựng một lộ trình học tập phù hợp với bản thân. Lập kế hoạch thời gian học tập hợp lý, cụ thể và tuân theo kế hoạch đó.

- Tăng cường giáo dục, phổ biến về những yêu cầu của giáo dục đại học để sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của học chế tín chỉ đối với lợi ích của chính họ. Hướng dẫn sinh viên tra cứu thông tin ngành học, môn học một cách hiệu quả.

- Tăng cường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị công nghệ ở dạng sẵn sàng phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

4.2. Xây dựng động cơ học tập môn học cho sinh viên Học để làm gì? Câu hỏi cần có sự trả lời để sinh viên (SV) thể thao biết, hiểu

và nắm được ý nghĩa của tập luyện TDTT đối với sức khỏe. Sức khoẻ là vốn quý của con người,có sức khoẻ là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khoẻ? Ngoài ý ngĩa tập luyện TDTT mang lại sức khỏe cho chính bản thân họ, nhưng làm sao cho họ hiểu được sinh viên TDTT có trọng trách rất lớn là sau khi học tập tại nhà trường, họ sẽ là những nhân tố tích cực trong việc tổ chức hướng dẫn tập luyện TDTT ngoài xã hội để mang lại sức khỏe cho toàn dân tộc. Ngoài ra tập luyện một số môn thể thao còn mang ý nghĩa thực dụng rất lớn đối với cuộc sống,các môn học thực hành làm được điều này. Nó giúp SV giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh hoạt khác; giúp các em hiểu và có động cơ tập luyện đúng phương pháp, đúng kĩ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao kỹ năng kỹ xảo vận động. SV hiểu được vấn đề này sẽ hình thành được động cơ học tập. Như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học thực hành thể thao.

Đối với bản thân sinh viên để tự khắc phục sự thụ động, phát huy tính tích cực, chủ động của mình, bản thân các em cần phải:

- Xác định rõ ràng mục đích và động cơ học tập của mình. - Thay đổi phương pháp học tập “Thầy nói trò nghe làm theo” trong các môn

thực hành của sinh viên bằng cách tích cực SV chủ động tích cực tư duy động tác để sớm hoàn thiện kỹ thuật.

- Trau dồi những kỹ năng học tập cần thiết, đặc biệt là kỹ tư duy, lọc thông tin, tra cứu thông tin, kỹ năng làm việc nhóm. Luôn đặt những câu hỏi “Tại sao?”,

Page 80: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

76

“Như thế nào?” …, cố gắng tìm hiểu câu trả lời cho những vấn đề mình chưa làm được.

4.3. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Trước hết, trong mỗi giờ lên lớp, giảng viên cần phải tăng cường giáo dục ý

nghĩa mục đích môn học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt là phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Trong mỗi tiết học nên áp dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu, liên tục cổ vũ, khích lệ, động viên để các em có động lực tập luyện, phấn đấu ở từng nội dung và toàn lớp học, cải tiến giáo trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của SV. Đưa bài tập phù hợp và có yêu cầu cụ thể vào nội dung buổi học và nội dung kiểm tra đánh giá môn học, kích thích chuyên cần học tập của SV. Đồng thời, cũng cần phải tạo điều kiện đầu tư về sân bãi và dụng cụ để học tập, tạo dựng phong trào thi đau học tập tốt từng môn học.

Vì nội dung của bài chính là sự tổ chức quá trình dạy học tức là thực hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Trong đó quá trình dạy là người giảng viên cung cấp những kiến thức mới cho SV và thông qua đó người giảng viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho SV, còn đối với SV thì giảng viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn lớp học để SV tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và biến những kiến thức ấy thành cái của mình, nên giảng viên cần phải:

- Áp dụng triệt để và phù hợp các nguyên tắc giảng dạy TDTT: nguyên tắc tự giác tích cực, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc toàn diện, hệ thống, nguyên tắc phù hợp với khả năng tiếp thu của SV, nguyên tắc củng cố và nâng cao.

- Sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy, phù hợp với nội dung, động tác: phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn, phương pháp giảng giải và làm mẫu, phương pháp luyện tập, phương pháp sửa chữa các động tác sai…

- Chú trọng áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Việc thay đổi, cải tiến phương pháp giảng dạy là ứng dụng CNTT vào một số bài dạy, tiết học thực hành cần thực hiện một số việc sau:

- Cho các em xem băng hình môn học liên quan của các VĐV hàng đầu thế giới thực hiện để các em cảm nhận, hình dung được môn học, cố gắng tập luyện.

- Minh họa những nội dung đã trình bày bằng những hình ảnh, thước phim cụ thểđể các em hình dung, tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn.

- Xem những thước phim khi thực hiện động tác kĩ thuật được quay chậm, giúp các em nhìn nhận, tìm hiểu cặn cẽ nên tiếp thu nhanh và chính xác.

Page 81: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

77

Chính những động tác do các em thực hiện được ghi nhận để cùng nhau theo dõi, phân tích, đánh giá, những ưu và khuyết điểm của động tác đó, để cùng nhau học tập. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú trong học tập cho các em, làm tiết học sôi động, không khí học vui vẻ được tăng thêm nên tác động rất tốt đến kết quả học tập của các em.

- Hướng dẫn sinh viên ý thức sâu sắc về việc học tập của bản thân, tìm hiểu chương trình học được sắp xếp như thế nào và vì sao lại được sắp xếp như vậy. Giúp sinh viên hiểu một cách sâu sắc về mục đích của môn học từ đó có phương pháp học cũng như thái độ học tập tích cực, phù hợp.

Thường xuyên cập nhật thông tin mới về nội dung môn học cho sinh viên. Đòi hỏi sinh viên sự tập trung cao trong lúc thực hiện các bài tập, vận dụng tư duy khi thực hiện từng yếu lĩnh động tác.

5. Kết luận Như vậy, muốn xóa bỏ được tình trạng thiếu tích cực, chủ động trong học

tập các môn thực hànhcủa sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng thì phải giải quyết tốt mối quan hệ tương tác chặt chẽ: thầy định hướng, trò làm việc, đồng thời với việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy thì chắc chắn chất lượng đào tạo của trường sẽ được nâng cao dần từng bước. Sinh viên ra trường sẽ đảm bảo các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc đa dạng và luôn thay đổi, có khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, năng tự nghiên cứu, tự học suốt đời để cập nhật và vận dụng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vào thực tiễn một cách chuyên nghiệp, chủ động./.

Page 82: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

78

HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TDTT ĐÀ NẴNG GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Ths. Lê Minh Tuấn Phòng Công tác học sinh, sinh viên

1. Thực trạng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội ở nước ta hiện nay

Mục tiêu quan trọng nhất của các hoạt động đào tạo đó là cung cấp cho xã

hội nguồn nhân lực lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội.

Điều này thể hiện ở việc sinh viên được Đào tạo ra trường có việc làm đúng với

ngành nghề và trình độ chuyên môn. Thực tế ở nước ta trong những năm qua, việc

sinh viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng thất nghiệp không còn là

chuyện hiếm. Ngày càng nhiều cử nhân ra trường phải rất chật vật mà vẫn khó tìm

được việc làm....chưa nói đến làm việc đúng ngành nghề được đào tạo, nhiều sinh

viên phải làm các ngành nghề khác... Có trường hợp cử nhân bằng giỏi mà vẫn bị

nhà tuyển dụng từ chối, phần lớn vì những gì sinh viên tiếp thu trên giảng đường

lại khác xa so với những gì nhà tuyển dụng cần ở sinh viên. Việc thừa thầy mà

thiếu thợ cũng kéo dài trong thời gian qua đối với công tác Đào tạo đại học, cao

đẳng trong hệ thống giáo dục của nước ta...

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là trong khi thị

trường lao động luôn biến động, ngày càng có nhiều ngành nghề mới, việc tinh

giảm biên chế, chế độ tiền lương cho người làm Giáo dục Đào tạo quá thấp so với

sự phát triển của xã hội. Thậm chí không ký hợp đồng cho tân cử nhân ra trường

của nhiều ngành của các Trường đại học được xem là tốp trên hiện nay... cộng

thêm số cử nhân mỗi năm ra trường tăng đều,... công tác dự báo nhu cầu việc làm

của các Bộ ngành còn yếu, chưa đưa ra được dự báo chính xác về nhu cầu nguồn

nhân lực; thông tin về thị trường lao động chưa trực tiếp đến với sinh viên, người

lao động; hoạt động hỗ trợ tìm việc làm chưa thường xuyên; thị trường và nguồn

nhân lực chưa được kết nối chặt chẽ, nên có tình trạng việc chờ người, nhưng

người vẫn thất nghiệp....

Bên cạnh đó, một vấn đề đã được nói đến khá nhiều nhưng chưa được giải

quyết thỏa đáng là sự ồ ạt, dễ dãi khi mở quá nhiều trường đại học và ngành

nghề...Cụ thể như trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực TDTT của nước ta....việc

Page 83: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

79

cho mở dễ dàng các Khoa, ngành Giáo dục thể chất trong tất cả các trường đại học

lớn, đại học vùng, các trường sư phạm....cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn quá

nhiều Khoa GDTC tại các trường không phải chuyên ngành TDTT chính quy như

Trường chúng ta...song quản lý chưa thật sự tốt, dẫn đến đào tạo đại học chỉ tăng

về số lượng mà chất lượng chưa bảo đảm, chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân

lực phục vụ phát triển đất nước và phát triển thị trường lao động theo hướng tích

cực, mà cụ thể đối với các trường Đại học TDTT trên toàn quốc hiện nay....

Hiện cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng, bình quân mỗi tỉnh, thành

phố có khoảng 6,6 trường đại học, cao đẳng; cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên

trong tổng dân số 95 triệu dân. Đây là con số khá lý tưởng, nếu đi cùng với chất

lượng đào tạo và sinh viên ra trường tìm được việc làm. Tuy nhiên, sự gia tăng về

số lượng trường đại học và số lượng ngành đào tạo lại chưa được nghiên cứu kỹ

lưỡng, cơ cấu đào tạo của nhiều trường đại học chưa căn cứ vào nhu cầu thực tiễn,

nên chưa phù hợp nhu cầu cơ cấu lao động. Hệ quả tất yếu là sinh viên ra trường

không chỉ khó tìm việc làm phù hợp ngành được đào tạo, mà còn khó tìm việc làm

khác....

Một nguyên nhân khác là chương trình đào tạo của các trường đại học nói

chung và Trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói riêng hiện nay còn nặng về lý

thuyết, có thể nói còn xem nhẹ việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV trước khi ra

trường là một trong những nguyên nhân hạn chế chưa được giải quyết thấu đáo.

Nên nhiều cử nhân, nhất là những sinh viên trong suốt quá trình học, chỉ bám giảng

đường, học thực hành ngoài sân, nhà tập thì sơ sài và không chịu khó ngoại khóa.

Trong khi đó đối với SV ngành TDTT thiên về năng lực thực hành, nhóm ngành

đặc thù năng khiếu... thật sự bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc mà không

đáp ứng được nhu cầu công việc, dẫn đến thất nghiệp...

- Trong khi đó, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng với sự hình thành và

phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, vui chơi giải trí, các khu resort quy

mô lớn, các địa điểm du lịch thể thao phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian vừa

qua....khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, các khu công nghiệp và cụm công

nghiệp, khu du lịch, thể thao giải trí, thể thao du lịch khác đòi hỏi cần phải có một

lực lượng huấn luyện viên, giáo viên TDTT, nhân viên quản lý về lĩnh vực TDTT

phải có kỹ thuật, kỹ năng, nghiệp vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động

Page 84: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

80

tại các địa phương trong thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận và

khu vực Miền Trung Tây nguyên, đồng thời có đủ năng lực nghề nghiệp trong lĩnh

vực TDTT để phát triển Thể thao trường học, Thể thao quần chúng phục vụ xã hội

hiện nay. Điều đó nói lên rằng: “Hoạt động kết nối với doanh nghiệp trong việc

đào tạo và giải quyết việc làm” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại

học TDTT Đà Nẵng đang là một trong những vấn đề có tính cấp thiết trong tình

hình hiện nay. Đồng thời, cũng được xem như là một đòi hỏi khách quan của quá

trình phát triển lĩnh vực Đào tạo của Nhà trường. Góp phần cung ứng nguồn nhân

lực có chất lượng cho sự phát triển TDTT cho thành phố Đà Nẵng, các tỉnh duyên

hải Miền trung và cả nước trong giai đoạn hiện nay.

2. Thực trạng kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc

làm cho sinh viên của Nhà trường

Page 85: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

81

Page 86: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

82

Trong những năm qua, từ 2015 đến nay công tác tuyển sinh và đào tạo của trường luôn không được thuận lợi, có thể nói là rất khó khăn trong công tác tuyển sinh, mỗi năm không đảm bảo số lượng tuyển sinh đầu vào tăng so với kế hoạch, đề án của nhà trường. Tổng số lượng tuyển sinh mới hằng năm chỉ đạt trên dưới 300 SV đại học chính quy, không đảm bảo quy mô đào tạo của trường hiện có với đội ngũ CBGV, CSVC khá hiện đại và đầy đủ của Nhà trường hiện nay. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm phù hợp với ngành Đào tạo chỉ ở mức tương đối ổn định. Tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm sau khi tốt nghiệp hằng năm chiếm bình quân 65,5% theo kết quả khảo sát SV sau khi tốt nghiệp 6 tháng năm 2019.

Để đảm bảo và từng bước kết nối đào tạo của Nhà trường với doanh nghiệp, Nhà trường phải có những giải pháp đột phá trong công tác đào tạo của các Ngành hiện tại để nâng cao khả năng được tuyển dụng ngay sau khi ra trường của sinh viên, nhằm thu hút sinh viên tham gia vào học tại trường nhiều hơn....Một bước quan trọng, đó là kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm.

Cơ cấu lại chương trình Đào tạo theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận chương trình đào tạo TDTT phù hợp với xu thế chung của xã hội và đất nước mà cụ thể là các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, tập đoàn đang cần đến lĩnh vực TDTT nhằm điều chỉnh nội dung, bổ sung chương trình đào tạo. Sớm thành lập Trung tâm truyền thông và tuyển sinh. Trung tâm tư vấn việc làm và khởi nghiệp sinh viên để tăng cường thực hiện chuyên trách về việc liên kết với doanh nghiệp....

Việc kết nối với các cơ sở giáo dục, các TT Văn hóa, Thể thao, sở ban ngành liên quan đến lĩnh vực TDTT và Doanh nghiệp. Lãnh đạo nhà trường quan tâm sâu sát hơn nữa trong chỉ đạo đơn vị làm công tác tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp trong suốt quá trình đào tạo sinh viên tại Trường. Với định vị là trường đào tạo lĩnh vực TDTT thực hành năng khiếu đặc thù, toàn bộ quá trình đào tạo của trường vận hành theo nguyên lý “Học đi đôi với hành” và “Gắn tuyển sinh với tuyển dụng theo nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với cung ứng nguồn nhân lực không phân biệt làm việc đúng chuyên môn sâu”. Mà sinh viên phải biết thích ứng, thích ghi với thị trường lao động, nhu cầu xã hội cần...

Đặc biệt, trong thời gian đến....Nhà trường phải xem cách tổ chức đào tạo theo hướng thay đổi của xã hội là thực hành ứng dụng, tạo lập nghề nghiệp cho sinh viên là vấn đề cốt lõi; có việc làm và làm được việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp là chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Nếu tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết với doanh nghiệp, các tập đoàn lớn, SV có nhiều cơ hội tham gia vào những đợt thực tập hiệu quả, trao đổi kinh nghiệm tại các đơn vị tuyển dụng trong quá trình học tập. Các đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo trường tổ chức tập trung ở các hoạt động sau:

- Hoạt động xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra và trao đổi học thuật chuyên môn:

+ Phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng, thẩm định chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo trong những lần xây dựng lại hoặc điều chỉnh chương trình

Page 87: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

83

giảng dạy của Trường. Phối hợp mời các chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý hoàn thiện các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp...vv. Xây dựng chương trình được thực hiện theo phương pháp phân tích thực tế nhu cầu thị trường lao động gắn với đào tạo của Nhà trường; hiện đại phát triển nhưng phải đáp ứng được đầu ra cho sinh viên.....

+ Tổ chức cùng đào tạo: Trường mời các chuyên gia từ doanh nghiệp, Cơ sở giáo dục, các hiệp hội, liên đoàn Thể thao lớn trong nước và quốc tế đến tham gia giảng dạy tại trường, tổ chức đưa một số môn học trong chương trình đào tạo giảng dạy, thực tập, thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp, mời doanh nghiệp tham gia đánh giá sinh viên sau khi tốt nghiệp, đưa SV kiến tập sau khi học hết năm thứ nhất, năm thứ 2, cho sinh viên đi thực tế, thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở liên quan lĩnh vực TDTT có uy tín. Chia thời gian cho SV đi thực tế, thực tập, kiến tập thường xuyên trong năm học, kỳ học từ (01 tháng đến 03 tháng)/1 đợt tại các doanh nghiệp liên quan lĩnh vực văn hóa, Thể thao và Du lịch đây là cơ hội rất lớn để SV nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm, kinh nghiệm những năm qua cho thấy đa phần số lượng SV thực tập tại các doanh nghiệp hoặc được tiếp xúc với doanh nghiệp trong ngày hội tư vấn việc làm, sau 2 đợt tốt nghiệp năm 2018, 2019 các sinh viên đều được doanh nghiệp nhận vào làm việc ngay, số lượng này chiếm trên 65% số SV tốt nghiệp.

Nếu trường chúng ta thực hiện cách làm này thường xuyên và bài bản, sinh viên sau khi học hết năm thứ 1,2 tại trường sẽ thay đổi nhận thức và có định hướng rõ công việc, yên tâm học tập cộng với tâm lý được tiếp xúc sớm với các doanh nghiệp, có kỹ năng và kinh nghiệm đáp ứng công việc tại Doanh nghiệp trước khi ra trường sớm hơn so với mô hình đào tạo truyền thống như hiện nay. Trong những tháng, năm học tập còn lại của SV tiếp tục được đào tạo chuyên ngành kết hợp kỹ năng thông qua nhiều bài học, bài tập thực hành, thực tập thực tế tại doanh nghiệp và Nhà trường.

+ Phối hợp tuyển sinh: Nhà trường thiết kế và cùng phối hợp với các doanh nghiệp tuyển sinh theo nhu cầu doanh nghiệp đối với các Trung tâm đào tạo VĐV, TT Văn hóa, Thể thao, các tập đoàn lớn, doanh nghiệp cần nhân viên chuyên môn lĩnh vực TDTT, Thể thao du lịch, Thể thao giải trí...vvv Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chứng nhận, chứng chỉ cho chuyên viên, nhân viên trong lĩnh vực Thể thao trường học, Thể thao quần chúng....

3. Phương hướng thực hiện hoạt động kết nối với doanh nghiệp ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng gắn đào tạo của nhà trường với nhu cầu xã hội

Để khắc phục tình trạng đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, trong những năm qua các Bộ, Ngành liên quan công tác Giáo dục đào tạo của các trường đại học đã có chủ trương “Hoạt động đào tạo của nhà trường phải kết nối với doanh nghiệp gắn với nhu cầu xã hội”, coi đó là giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để thực hiện chủ trương này, Trường đại học

Page 88: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

84

TDTT Đà Nẵng đã có rất nhiều nỗ lực để chủ động kết nối với cộng đồng doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức và đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, hiện tại đã kết nối được gần 20 doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì thời gian qua sự phối hợp giữa doanh nghiệp với trường đại học TDTT Đà Nẵng vẫn còn rời rạc, tự phát, chưa được đặt ra một cách nhất quán với chương trình, nội dung cụ thể... Chưa có sự trao đổi thông tin từ hai phía đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách thấu đáo, dẫn đến tình trạng: Trường cứ dạy theo chương trình, giáo trình, giáo án đã được duyệt, sinh viên cứ học, cứ thực tập, làm luận văn theo hướng dẫn của Trường để lấy bằng tốt nghiệp, mà không quan tâm những nội dung đó có đáp ứng yêu cầu công việc sau này hay không. Còn doanh nghiệp thì lại có định kiến là sinh viên ra trường ít ai đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, nhưng chưa có sự kết nối để đóng góp công sức cùng với Nhà trường để nội dung đào tạo sát với yêu cầu công việc sau này phục lại các cơ quan, doanh nghiệp.. Thậm chí có đôi khi còn ngại cho sinh viên đến doanh nghiệp thực tập. Nhà trường và doanh nghiệp cần gặp nhau để bàn cách giải quyết, sao cho sinh viên được tìm hiểu thực tế một cách thiết thực.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học chuyển giao công nghệ - hầu như chưa có sự phối hợp giữa Nhà trường chúng ta và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong thời gian qua. Đặc biệt lĩnh vực TDTT rất cần cho xã hội, cho mọi người trong giai đoạn hiện nay. Tôi lấy ví dụ: Kết nối được với các doanh nghiệp lớn hoặc các trường chuyên về khoa học công nghệ như Đại học Bách Khoa Đà Nẵng....tạo được 1app để nghiên cứu theo dõi hoạt động thể chất nhịp tim của HS THPT trên địa bàn Tp, Đà Nẵng, nghiên cứu app theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi ...vv. Các đề tài nghiên cứu của Nhà trường thường là những mô hình khoa học, các bài tập còn đơn điệu, rất hàn lâm, một số công trình mang tính kinh điển và ít khi được ứng dụng vào phục vụ thể thao quần chúng, thể thao trường học, thể thao du lịch, thể thao giải trí, thể thao biển, thể thao cho cho mọi người, thể thao cho người cao tuổi, thể thao trong lao động sản xuất.. mà các đề tài này thì doanh nghiệp rất cần, thường có yêu cầu cụ thể về mục tiêu, nội dung, thời gian hoàn thành... để kịp đưa vào cuộc sống của mọi người - phục vụ thị trường lao động, phục vụ xã hội. Trong trường hợp này, CBGV của Nhà trường chúng ta đang gặp nhiều khó khăn để đáp ứng được....

Một yếu điểm nữa là mối quan hệ giữa sinh viên, cán bộ Nhà trường và cán bộ của doanh nghiệp cũng còn cách biệt. Đôi khi do mặc cảm, ngại tiếp xúc, ngại trao đổi ý kiến; sinh viên thì nghĩ mình ít hiểu biết thực tế, có lúc choáng ngợp trước những hệ thống thiết bị hiện đại mà họ chưa thấy bao giờ; còn cán bộ doanh nghiệp lại tự ti, cho rằng mình chỉ biết làm thực tế, còn lý thuyết bài bản thì thua kém sinh viên, đặc biệt sinh viên trường Đại học TDTT, SV năng khiếu đặc thù... và cứ thế mà quan hệ giữa các doanh nghiệp và sinh viên của chúng ta chưa có

Page 89: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

85

tiếng nói chung thật mặn mà. Trong khi công việc đòi hỏi SV phải tự tin, mạnh dạn trao đổi ý kiến, thẳng thắn bàn thảo để tìm ra những giải pháp hữu hiệu....

Để khắc phục những tồn tại yếu kém nêu trên, trước hết Nhà trường và doanh nghiệp cần thay đổi cách nghĩ, cách làm trong hợp tác để đào tạo, tuyển dụng. Nhà trường thì hướng tới mục tiêu: sinh viên ra trường biết làm việc và làm việc có hiệu quả, được nhà tuyển dụng đón nhận, mà không thất nghiệp và thất vọng. Còn doanh nghiệp phải nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Muốn có nguồn nhân lực giỏi phải góp công, cùng chia sẻ với Nhà trường để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và giải quyết được đầu ra theo hướng phát triển bền vững, bao trùm.

4. Một số giải pháp trong hoạt động kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên của trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong thời gian đến

Với mong muốn giảm khoảng cách về kiến thức, kỹ năng giữa đào tạo tại trường chúng ta hiện nay với thực tế diễn ra tại các doanh nghiệp, đồng thời tăng thêm cơ hội có việc làm cho sinh viên ngay trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp, trong những năm đến trường Đại học TDTT Đà Nẵng cần đẩy mạnh việc liên kết, kết nối với doanh nghiệp trong triển khai hoạt động đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

1. Chủ động tạo mối liên kết với cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc mời doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đào tạo như đưa sinh viên đến thực tập, kiến tập, học một phần hoặc toàn bộ các học phần mang tính tác nghiệp tại doanh nghiệp. Mời các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xây dựng, thẩm định và góp ý cho chương trình đào tạo tại Trường; thường xuyên phối hợp với các Sở, Ban ngành của Tp Đà Nẵng tổ chức Ngày hội việc làm tại Trường nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và sinh viên gặp nhau... Nghiên cứu hình thành: “Câu lạc bộ doanh nhân, doanh nghiệp lĩnh vực TDTT là cựu sinh viên” để hỗ trợ cho Trường trong việc triển khai các chương trình Khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên...

2. Thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của địa phương nhằm chủ động đề xuất, tư vấn với lãnh đạo địa phương các hướng hợp tác. Cần thành lập bộ phận tư vấn chính sách bao gồm các nhà khoa học uy tín, các chuyên gia đầu ngành để giúp cho Nhà trường tích cực tham gia tư vấn chính sách cho các địa phương vể lĩnh vực TDTT. Các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường cần chủ động phối hợp với các đoàn thể của các địa phương, đặc biệt là Tp Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên để cùng phối hợp thực hiện các chương trình hoặc các hoạt động chung. Kết nối hoạt động khởi nghiệp của Trường với Quỹ khởi nghiệp sáng tạo của các địa phương.....

3. Tăng cường vai trò chiến lược của Hội cựu sinh viên trong việc truyền thông tạo dựng giá trị, vừa là cầu nối giữa Nhà trường và xã hội thông qua việc thành lập Hội cựu sinh viên (HCSV), xây dựng Hội CSV trở thành cầu nối liên lạc

Page 90: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

86

giữa các cựu sinh viên (CSV) và giữa các cựu sinh viên với Nhà trường qua các thời kỳ. Có bộ phận Thường trực HCSV tại Trường có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, thống kê thông tin về các sinh viên vừa tốt nghiệp, đồng thời tìm cách liên lạc lại với các sinh viên từ các khóa trước. Phát huy vai trò của Hội CSV trong việc tạo ra các cơ hội học tập, trải nghiệm sau khi học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng cho các cựu sinh viên. Khuyến khích Hội CSV tham gia tổ chức các hội thảo các ngành học để nâng cao kiến thức cho các cựu sinh viên.

- Có các giải pháp hiệu quả để huy động các CSV trong việc chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, cũng như mở ra các cơ hội để hợp tác kinh doanh giữa các CSV cũng như các dự án khởi nghiệp của sinh viên. Hội CSV hỗ trợ cho sinh viên mới ra trường các cơ hội việc làm, là chỗ dựa tinh thần để sinh viên mới có chỗ đứng trong xã hội. Tạo ra một cộng đồng tương tác giữa các CSV và Nhà trường và các sinh viên trong công tác giảng dạy, học tập để từng bước nâng cao chất lượng của Nhà trường chúng ta. Các CSV thành đạt có thể tham gia vào các công việc hỗ trợ, tư vấn học tập cho các sinh viện đang học tại trường trong từng giai đoạn.

- Phát huy vai trò của Hội CSV trong việc huy động đóng góp tài chính cho Nhà trường thông qua các hoạt động học tập sau đại học, liên thông, ủng hộ, gây quỹ phát triển trường. Hội CSV luôn là cầu nối cho những nghĩa cử uống nước nhớ nguồn từ các cựu sinh viên. Đồng thời, hội CSV cũng có thể dựa trên uy tín của mình để tổ chức các hoạt động kêu gọi sự đóng góp từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong xã hội.

4. Thường xuyên điều tra tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường thông qua việc kết nối dữ liệu việc làm với cựu sinh viên. Ngoài ra, Trường còn phải thường xuyên tổ chức khảo sát thông tin về nhu cầu việc làm từ cộng đồng doanh nghiệp thông qua hình thức như gửi thư khảo sát hoặc thông qua kết quả phỏng vấn, tuyển dụng của cộng đồng doanh nghiệp trong các đợt tổ chức ngày Hội tư vấn việc làm tại Trường...

5. Nhà trường cần đổi mới cách tiếp cận trong việc tổ chức đào tạo, linh hoạt trong việc bố trí các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo gắn với nhu cầu tại các doanh nghiệp, nhu cầu xã hội đang cần. Cố gắng phấn đấu mỗi chương trình trong từng ngành, VD: Ngành Quản lý TDTT, ngành HLTT đào tạo có khoảng 30% - 40% thời lượng đi thực tế tại các doanh nghiệp, các Trung tâm huấn luyện Thể thao, cơ sở đào tạo VĐV..vv. Tổ chức đào tạo đối với năm cuối của SV linh hoạt theo hình thức cung ứng nguồn lao động theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cần, xã hội cần, sắp xếp đào tạo cho SV các kỹ năng doanh nghiệp, cơ quan đơn vị cần ở SV chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Việc này đòi hỏi phải có sự linh hoạt rất lớn của chương trình đào tạo các ngành học của Trường chúng ta hiện nay và sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc thiết lập nhu cầu việc làm tuyển dụng. Có cơ chế tài chính tốt chi trả trong công tác xây dựng mối quan hệ Doanh nghiệp và vấn đề đưa SV đến tham gia học tập, thực tập, thực tế tại doanh nghiệp,

Page 91: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

87

hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc cung ứng nguồn nhân lực khi doanh nghiệp cần SV tốt nghiệp hoặc SV đi thực tập, thực tế.

6. Nhà Trường cần nắm chắc thông tin, nhu cầu, quy mô, định hướng của các doanh nghiệp, xã hội đang cần, trên cơ Sở đó xây dựng kế hoạch tuyển sinh, xây dựng mục tiêu đào tạo, kế hoạch thực tập phù hợp nhất, đảm bảo thực tập đúng với ví trí cần phục vụ. Hàng năm lấy ý kiến góp ý của nhà tuyển dụng lao động, cán bộ quản lý, cựu SV... về việc chỉnh sửa nội dung chương trình, đào tạo, chuẩn đầu ra, thời điểm thực tập.

7. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng lại theo hướng tiếp cận với thực tế trên cơ sở thảo luận với doanh nghiệp và chuyên gia về chuẩn đầu ra của từng ngành: Giáo dục thể chất, Quản lý TDTT, Huấn luyện Thể thao đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng vị trí việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp;

- Phối hợp chặt chẽ và có những cam kết thuận lợi cho Nhà trường với các doanh nghiệp để khi sinh viên đi thực tập ở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được hướng dẫn chu đáo và được bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, rút ngắn thời gian làm quen, tự tin trong thực hiện quy trình nghiệp vụ và tạo hứng khởi trong định hướng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên. Đặc biệt quan tâm sâu sát đến sinh viên trong vấn đề được doanh nghiệp hỗ trợ động viên bằng tiền trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp.

- Xây dựng quy trình bồi dưỡng nghiệp vụ trước khi sinh viên đi thực tập để SV được chuẩn bị trước về tâm lý, chú ý đến kỹ năng mềm và nghiệp vụ phải mang tính chuyên nghiệp trong quá trình thực tập tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Kết nối và cùng tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình học tập tại Nhà trường, sinh viên được doanh nghiệp mời làm việc bán thời gian và được ưu tiên tiếp nhận khi ra trường. Tạo cơ hội để sinh viên có việc làm ngay trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp (nếu có).

- Vận động ký kết với doanh nghiệp, đề nghị cấp các suất học bổng cho sinh viên vào dịp khai giảng và bế giảng hàng năm, cử cán bộ quản lý có kinh nghiệm tham gia góp ý về chương trình đào tạo, tư vấn việc làm, hướng dẫn kỹ năng lý thuyết và thực hành cho sinh viên tại Nhà trường.

5. Bài học kinh nghiệm: - Việc hợp tác kết nối giữa Nhà trường với doanh nghiệp, cơ quan đơn vị

bên ngoài phải thực chất, trên cơ sở nhu cầu và năng lực của cả 2 bên, tạo được quan điểm 2 bên cùng có lợi;

- Trong thời gian đến Nhà trường chỉ đạo các Khoa liên quan chủ động xây dựng lại chương trình đào tạo sát với thực tế thị trường việc làm, nắm chắc nhu cầu thị trường lao động của doanh nghiệp ở từng thời điểm trong năm để có kế hoạch đào tạo phù hợp, đảm bảo cung ứng được nguồn nhân lực có chuyên môn tốt cho doanh nghiệp ở mùa cao điểm.

Page 92: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

88

- Trước khi đi thực tập, Nhà trường cần thông tin thật kỹ những vấn đề sẽ diễn ra tại doanh nghiệp để sinh viên có sự chuẩn bị trước về tâm lý và xác định mục tiêu, động cơ trong quá trình thực tập.

- Lựa chọn được doanh nghiệp có quan điểm đào tạo, bố trí, sử dụng lao động phù hợp với tính chất thực tập, thực tế của sinh viên để ký kết hợp tác và gửi sinh viên thực tập.

- Cử cán bộ giảng viên hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên và thay mặt trường xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tập phải sát sao, hiểu được thực tế diễn ra tại doanh nghiệp để khuyên bảo, động viên sinh viên, đồng thời cũng có mối quan hệ tốt với lãnh đạo các bộ phận tiếp nhận sinh viên để cùng có giải pháp phù hợp.

- Kịp thời nắm bắt nhu cầu lao động của các vị trí trong doanh nghiệp để lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp nhằm giúp sinh viên ra trường có cơ hội việc làm ngay.

- Tư vấn đầu vào cho sinh viên thật kỹ để giúp các em lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tại doanh nghiệp, cơ quan đơn vị và giảm tỷ lệ bỏ học, tiết kiệm chi phí cho sinh viên, gia đình và xã hội./.

Page 93: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

89

TRUYỀN THÔNG TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Nguyễn Thị Hùng Trung tâm Thông tin - Thư viện

1. Đặt vấn đề Đối với các trường đại học lớn sức mạnh của thương hiệu đã trở thành vấn

đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng hiện nay mới chỉ chú trọng tới nhiệm vụ chính là Giáo dục, Đào tạo mà chưa quan tâm nhiều tới yếu tố thương hiệu. Trong xu thế cạnh tranh, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển vững mạnh nhà trường cần sự thay đổi để thích ứng.

Tự chủ đại học đặt ra vấn đề giáo dục cũng chính là một loại hình “dịch vụ”. Bất kỳ loại hình dịch vụ nào cũng cần có các nỗ lực tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh. Bên cạnh yếu tố chất lượng được đặt lên hàng đầu thì yếu tố tiếp thị hình ảnh đang ngày càng được coi trọng. Những tên tuổi đại học lớn như Havard, Oxford, Cambridge…tới các trường đại học nhỏ, mỗi trường đều có bộ phận truyền thông riêng. Ở Ấn Độ, hiệp hội các trường đại học thành lập riêng Hội đồng truyền thông và quan hệ công chúng nhằm giúp đỡ, tập huấn cho cán bộ truyền thông ở các trường đại học.

Trung tâm Truyền thông giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm vẫn tổ chức chương trình tập huấn truyền thông khối các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm. Năm 2019 chương trình tập huấn truyền thông diễn ra trong hai ngày 03 -04/10/2019 tại khách sạn Xanh Đà Nẵng với những nội dung như: Truyền thông với tự chủ đại học theo Luật Giáo dục đại học 2019; Quan điểm về truyền thông giáo dục và ứng xử với báo chí; Truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông thời kỳ 4.0 cho Giáo dục đại học. Chương trình tập huấn cũng giới thiệu mô hình truyền thông của 02 cơ sở giáo dục đại học: Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng.

2. Nội dung chính cần được truyền thông tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Xét trên phương diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cần xác định yếu tố đầu vào là các nhân tố cần thiết để có thể cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo: chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, con người. Yếu tố đầu ra là sản phẩm dịch vụ giáo dục đào tạo: bài giảng, các dịch vụ hỗ trợ công tác đào tạo,…Trường có trách nhiệm trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp cho người học, để họ có thể đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Sản phẩm của Trường là chất

Page 94: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

90

lượng của sinh viên tốt nghiệp, sản phẩm càng có chất lượng thì uy tín và vị thế của Trường càng cao.

Khách hàng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau: học sinh, sinh viên, các tổ chức, doanh nghiệp. Hoạt động của trường hướng đến hai mục tiêu chính: thu hút tuyển sinh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Uy tín của Trường thể hiện trên số lượng người học và chất lượng đầu ra (nguồn nhân lực mà nhà trường cung cấp có đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động không). Giá trị cốt lõi của thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo bao gồm: chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và truyền thông – quảng bá,…

Truyền thông (communication) - chia sẻ thông tin. Phát triển truyền thông tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng là phát triển quá trình tạo khả năng để khách hàng và các bên liên quan hiểu, nắm bắt những giá trị cốt lõi của nhà trường. Nội dung chính của quá trình phát triển truyền thông cho nhà trường là xây dựng hình ảnh, thương hiệu.

Thương hiệu của trường được tạo nên từ nhiều yếu tố, trong đó có 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng dạy, Cơ sở vật chất, Mối quan hệ của nhà trường với các đơn vị bên ngoài.

Chương trình đào tạo phải đảm bảo kiến thức nền tảng, tạo cơ hội cho người học được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, các môn học phải gắn liền với xu hướng thực tế. Người học luôn có mong muốn vận dụng kiến thức đã tiếp thu vào công việc trong tương lai. Trường cần bổ sung thêm nhiều môn học kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy – tổng hợp vấn đề, đồng thời tạo điều kiện để người học cọ xát với công việc thực tiễn, qua đó tự hoàn thiện về trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Người học đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, được họ đánh giá cao về kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành nghề là minh chứng cho chương trình đào tạo chất lượng. Công chúng đánh giá cao chương trình đào tạo sẽ giúp nhà trường khẳng định được vị thế trong xã hội, thương hiệu của trường được nhiều người biết đến, qua đó thu hút nhiều người học hơn nữa trong tương lai.

Đội ngũ giảng dạy có trình độ cao, tạo ra sức hút với người học góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường. Trường đang sở hữu nhiều giảng viên có học hàm học vị cao là lợi thế cạnh tranh trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà trường.

Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cả giảng viên và sinh viên sẽ thu hút được sự quan tâm của xã hội, đồng thời thể hiện đẳng cấp của thương hiệu.

Page 95: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

91

Mối quan hệ của nhà trường với các đơn vị: các tổ chức giáo dục đào tạo, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị nghiên cứu, các cơ quan hành chính thuộc quyền quản lý của Nhà nước,… Trường cần chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp để đảm bảo yếu tố đầu ra cho sinh viên, đây cũng là cơ hội tốt để quảng bá cho thương hiệu của trường.

Thương hiệu của trường tạo sức hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên, giúp trường thu hút tuyển sinh. Nhà trường cần có chiến lược thích hợp trong phát triển thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh với trường khác.

Học sinh trung học phổ thông sẽ lựa chọn những trường đại học, cao đẳng được nhiều người biết đến, có uy tín và vị thế nhất định trong xã hội.

Thương hiệu của trường giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp của trường có thể xem như một kênh truyền thông hiệu quả, bởi các tổ chức kinh tế xã hội thừa nhận đội ngũ nhân sự do trường cung cấp có trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc giúp gia tăng giá trị thương hiệu của trường.

Thương hiệu của trường giúp duy trì và mở rộng mối quan hệ với tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội khác.

3. Phương pháp thực hiện công tác truyền thông nhà trường Từng bước xây dựng, định vị và tạo lập giá trị thương hiệu là phương pháp

truyền thông hiệu quả và bền vững theo sự phát triển của nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, mọi thành viên trong trường phải hiểu được tầm nhìn của nhà trường và coi đó là mục tiêu phát triển chung.

Tiến trình định vị thương hiệu của trường bao gồm 5 bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu Bước 2: Xác định đối thủ cạnh tranh Bước 3: Tạo sự khác biệt cho thương hiệu Bước 4: Lựa chọn hình ảnh định vị thương hiệu Bước 5: Xây dựng kế hoạch Marketing-Mix Chất lượng giáo dục là yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu giáo dục đại học.

Xây dựng và phát triển thương hiệu là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội, qua đó giúp người học tiềm năng đưa ra quyết định nhập học. Như vậy để truyền thông được thương hiệu tức là nhà trường cần xây dựng các thông điệp để chuyển tài đến khách hàng các đặc tính nổi trội về:

Sản phẩm (Product) dịch vụ giáo dục đào tạo, đây được coi là sản phẩm vô hình.

Phân phối (Place) phải đảm bảo tính thuận tiện cho khách hàng.

Page 96: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

92

Giá (Price) chi phí học tập thỏa mãn được tâm lý của người học, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho nhà trường để tái đầu tư.

Quy trình (Process) tổ chức và quản lý đào tạo của trường phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho cả người học và người dạy.

Con người (People) đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên có tác phong làm việc, thái độ giao tiếp, cách thức giải quyết công việc.

Bằng chứng vật chất (Physical evidence) những gì mà khách hàng có thể nhìn thấy, cảm nhận và đánh giá: giáo trình tài liệu, bài giảng của giảng viên, cơ sở vật chất, các công trình nghiên cứu khoa học,…

Thông qua các chiến lược quảng bá, nhà trường dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ sử dụng dịch vụ đào tạo. Phương tiện truyền thông có thể sử dụng đa dạng truyền hình, báo chí, Internet, ấn phẩm, danh thiếp, quà lưu niệm, văn phòng phẩm, mẫu giấy tờ,… Tờ rơi, áp phích, pano hay băng rôn, truyền miệng, qua sự kiện.

Chiến lược quảng bá thương hiệu của trường được tiến hành liên tục và phải đảm bảo các yếu tố then chốt. Truyền thông quảng bá tập trung vào chất lượng dịch vụ đào tạo. Chiến lược quảng bá phải định vị thương hiệu một cách rõ nét, cần lồng ghép triết lý hoạt động của nhà trường, thể hiện tính nhân văn, tính xã hội cao để gây được thiện cảm, tạo dựng niềm tin với khách hàng, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu.

4. Những yếu tố đảm bảo cho phát triển truyền thông của nhà trường Nhận thức về thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển thương

hiệu. Kế hoạch truyền thông được định hướng dài hạn, bài bản, hợp lý là cơ sở để tạo dựng một thương hiệu vững mạnh.

Chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo của nhà trường là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của thương hiệu.

Chiến lược phát triển thương hiệu cần có những bước đi cụ thể, sâu sát với thực tiễn, phù hợp, và có tính khả thi cao. Toàn thể cán bộ, công nhân viên trong trường với tinh thần trách nhiệm, trình độ và kiến thức chuyên sâu cùng sự đồng lòng, quyết tâm sẽ tạo thành sức văn hóa gắn kết lẫn nhau và kết nối với khách hàng.

Xây dựng bộ phận truyền thông riêng biệt giúp nhà trường dễ vạch ra các chiến lược tiếp thị hình ảnh hấp dẫn, có đầu tư, đồng thời tăng tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Page 97: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

93

Thúc đẩy việc tiếp thị hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cũng như sử dụng các công cụ digital marketing. Gửi đi những email giới thiệu về nhà trường và các hoạt động tuyển sinh, sử dụng quảng cáo, tối ưu hóa tìm kiếm…

Lan truyền những thông tin review tốt Lên kế hoạch xây dựng thông tin truyền thông có chiều sâu và chi tiết cho

tất cả các hoạt động của trường như: tổ chức các buổi hội thảo, các sự kiện lớn của Nhà trường, tổ chức quảng bá cho hoạt động tuyển sinh, tham gia và quảng bá các cuộc thi có sự tham gia của giảng viên, sinh viên trong trường.

5. Kết luận và kiến nghị Với ý nghĩa, sức mạnh của thương hiệu trong giáo dục đại học hiện nay,

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cần sự thay đổi để thích ứng. Về tư duy, cần thay đổi, đặt truyền thông và phát triển thương hiệu trở hành một mục tiêu quan trọng trong các mục tiêu cần đạt được của nhà trường. Về tổ chức, cần tạo bước đột phá về tính chuyên nghiệp cho công tác truyền thông và các sản phẩm truyền thông bằng cách xây dựng Bộ phận truyền thông riêng biệt. Về thực hiện, gắn kết truyền thông trong tất cả các hoạt động của nhà trường, đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, sử dụng lợi thế của phương tiện truyền thông mới để tăng cường kết nối và quảng bá thương hiệu.

Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: Nhà trường cần xác định thỏa mãn khách hàng là sự tồn tại và phát triển; có

tầm nhìn chiến lược; thiết lập, định hướng, truyền đạt và đảm bảo thực hiện chính sách chất lượng; tìm kiếm xem xét và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mỗi cán bộ, giảng viên, mỗi đơn vị không ngừng đổi mới sáng tạo trong chính công việc của mình, nhận diện các điểm sáng, điểm vượt trội để truyền thông quảng bá kịp thời tạo sức mạnh tổng thể cho nhà trường.

Tận dụng tối đa sinh viên, cựu sinh viên trong truyền thông quảng bá bởi đây là sản phẩm nhưng cũng đồng thời là khách hàng, người trải nghiệm dịch vụ chính của nhà trường.

Sử dụng công nghệ hiện đại, chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng: âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, đường truyền, băng thông, mạng.

Kết nối với các phương tiện truyền thông khác: báo, đài... truyền thông của các bên liên quan.

Page 98: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

94

PHẦN TRAO ĐỔI CỦA KHÁCH MỜI **********

CÔNG TÁC TUYẾN SINH PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ

HÀ NỘI -THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI Ths. Hồ Phan Lâm Trường

Phòng Quản lý Đào tạo và Công tác Sinh viên

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Chất lượng đào tạo, thương hiệu và uy tín của Nhà trường được phản ánh

qua kết quả tuyển sinh hằng năm. Với truyền thống hơn 40 năm thành lập và phát triển, với những chiến lược hợp lý, bền vững, các giải pháp sáng tạo, Trường Đại học Nội vụ đã dần khẳng định mình, phấn đấu vươn lên thành một trong những trường có quy mô, uy tín và chất lượng.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, 36 Xuân La, phường Xuân La, Quận Tây Hồ Hà Nội

Phân hiệu Quảng Nam, 749 Trần Hưng Đạo, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Phân hiệu Tp Hồ Chí Minh, 181 Lê Đức Thọ, phường 17, Quận Gò Vấp, Tp HCM

1. Thuận lợi: - Mùa tuyển sinh 2019, công tác tuyển sinh được Bộ GD&ĐT triển khai

theo hướng mở. Các trường đại học được tự xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh và tham gia các nhóm tuyển sinh hoặc tuyển sinh độc lập, tự xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào trừ một số ngành theo quy định.

- Quy chế tuyển sinh năm 2019 cơ bản ổn định. - Công tác tuyên sinh tại Phân hiệu Quảng Nam được sự quan tâm chỉ đạo,

tạo điều kiện thuận lợi từ Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo và sự hỗ trợ nhiệt tình từ các thành viên trong Hội đồng tuyển sinh Nhà trường.

2. Khó khăn - Tổng chỉ tiêu tăng tuyển sinh năm 2019 tăng 2,7% so với năm 2018 trong

khi đó thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học năm 2019 giảm gần 40.000 thí sinh so với năm 2018. Thí sinh có xu hướng đi học nghề, đi du học hoặc xuất khẩu lao động,… thay vì đi học đại học.

- Yếu tố đặc thù ngành nghề đào tạo gây khó khăn cho công tác tuyển sinh do sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên theo hướng du lịch, dịch vụ và công nghệ cao nên dẫn đến các ngành học của Trường ít phù hợp với thị trường lao động của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Page 99: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

95

- Hiệu ứng của chính sách tinh giản biên chế và sắp xếp lại vị trí việc làm dẫn đến tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp ra Trường khó xin được việc, hình thành tâm lý không muốn học đại học, đặc biệt là những ngành nghề thuộc khối ngành Nội vụ.

- Các Trường Đại học đóng trên địa bàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên, như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Quảng Nam, Đại học Quy Nhơn, Đại học Tây Nguyên… đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực lại có bề dày kinh nghiệm và thương hiệu nhưng đều lấy ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng thấp gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của Phân hiệu.

- Sự linh hoạt trong tuyển sinh của các Trường đại học tư thục trên địa bàn như Duy Tân, Đông Á,… làm gia tăng khả năng cạnh tranh thu hút thí sinh và giữ chân thí sinh của các trường. Trong khi, Phân hiệu Quảng Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, công tác tuyển sinh năm 2019 tại Phân hiệu Quảng Nam thực hiện theo đề án chung của Nhà trường và được công khai tại cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trụ sở của Phân hiệu đóng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam gây tâm lý e ngại khi đăng ký xét tuyển.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI PHQN 1. Công tác chỉ đạo, điều hành - Phân hiệu chủ động thành lập Ban tuyển sinh, xây dựng Kế hoạch Tư vấn

- Hướng nghiệp, thành lập Ban tư vấn tuyển sinh tại chỗ nhằm kịp thời tiếp cận thí sinh, giải đáp thắc mắc cho thí sinh và phụ huynh; thành lập các đoàn tư vấn tuyển sinh trực tiếp đến các Trường THPT tại các tỉnh để tư vấn và giải đáp thắc mắc đến thí sinh.

- Phân hiệu mạnh dạn đưa ra các chính sách, chế độ ưu tiên để thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển như ưu tiên tuyển thẳng những thí sinh có ít nhất 1 năm Giỏi và 2 năm Khá, thí sinh trúng tuyển đợt 1 theo kết quả thi THPT quốc gia từ 21 điểm trở lên được miễn học phí kỳ đầu tiên, miễn kí túc xã 1 năm cho tất cả những thí sinh trúng tuyển vào Phân hiệu.

- Cho khai thác và đưa vào hoạt động khu giảng đường tại Đà Nẵng giúp hạn chế tâm lý e ngại của thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào Phân hiệu vì lý do địa điểm học tập tại tỉnh Quảng Nam.

- Tổ chức họp triển khai công tác tuyển sinh và tập huấn công tác tuyển sinh Đại học năm 2019 cho các cán bộ có liên quan.

- Ưu tiên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ cho công tác tuyển sinh.

2. Công tác truyền thông - Thiết kế số tay, poster, phướn, băng rôn và in 40.000 quyển sổ tay, 200 tờ

poster, 90 cái phướn, 110 bằng rôn. Tổ chức 05 đoàn đến tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại 12 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên với số lượng 200 trường THPT. Đối với địa bàn TP Đà Nẵng được chia thành 02 đoàn, Đoàn Quảng Nam

Page 100: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

96

chia thành 08 đoàn. Các đoàn đã trực tiếp treo băng rôn, phướn, phát sổ tay đến thí tại các Trường THPT ở các tỉnh mà đoàn công tác đến làm và thu thập được 8.850 thông tin thí sinh từ các trường.

- Đăng thông tin tuyển sinh tại website của Phân hiệu và của Nhà trường. - Đăng thông tin tuyển sinh trên quyển cẩm nang tuyển sinh do Báo Thanh

Niên phát hành. - Lập tràn Fanpage tuyển sinh, email tuyển sinh, số điện thoại hotline chính

thức phục vụ cho công tác truyền thông. - Gửi thông tin tuyển sinh Đại học năm 2019 qua email cho Ban giám Hiệu

các Trường THPT trên địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên. - Quảng cáo thông tin tuyển sinh qua Facebook bằng hình thức các bài viết

giới thiệu về Phân hiệu (theo lứa tuổi từ 17 đến 22 tuổi). - Kết nối và cung cấp thông tin tuyển sinh 2019 qua Facebook tuyển sinh

của Phân hiệu Quảng Nam với Facebook của các Trường THPT tại 13 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

- Thường xuyên cập nhật và đăng bài viết về thông tin tuyển sinh, giới thiệu về Phân hiệu tại trang Website của Phân hiệu, Nhà trường và trang Fanpage tuyển sinh của Phân hiệu.

- Kết hợp tổ chức nhiều sự kiện trong thời gian tuyển sinh nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa của mạng xã hội để thí sinh được biết đến Phân hiệu và thông tin tuyển sinh của Phân hiệu nhiều hơn.

3. Công tác tư vấn, hỗ trợ thí sinh - Tổ tư vấn tuyển sinh tại chỗ thường trực nhằm tư vấn và giải đáp những

thắc mắc của các thí sinh, phụ huynh có quan tâm đến công tác tuyển sinh của Trường qua điện thoại, Facebook, Email.

- Gọi điện đến 16.889 số điện thoại của thí sinh, phụ huynh từ dữ liệu của các đoàn tư vấn gửi về tiến hành thu thập thông tin về kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT để tư vấn thí sinh đăng ký xét tuyển về Phân hiệu và gửi hơn 4.000 thư mời nhập học đến các thí sinh trên qua đường bưu điện và email.

- Chủ động gửi Giấy xác nhận trúng tuyển đến các thí sinh đủ điểm trúng tuyển bằng hình thức xét tuyển học bạ.

- Phân hiệu chủ động gọi điện thông báo và gửi Giấy báo trúng tuyển đại học đến thí sinh trúng tuyển ngay khi có Danh sách trúng tuyển.

- Hỗ trợ phòng nghỉ tại Khu giảng đường Đà Nẵng cho phụ huynh và thí sinh đến làm thủ tục nhập học, hỗ trợ tìm phòng trọ và hướng dẫn thủ tục nhập học cho thí sinh đến nhập học.

4. Công tác xử lý dữ liệu - Xử lý 18.850 dữ liệu từ các đoàn tư vấn tuyển sinh của Phân hiệu gửi về

để tư vấn đăng ký xét tuyển.

Page 101: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

97

- Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo Đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cập nhật và xử lý dữ liệu để kịp thời thông báo thông tin trúng tuyển đến các thí sinh.

5. Tồn tại 5.1. Nguyên nhân khách quan:

- Đặc điểm khó khăn của tình hình chung của các Trường Đại học trong mùa tuyển sinh năm 2019. Tổng chỉ tiêu tăng nhưng lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học giảm. Thí sinh có xu hướng đi học nghề, đi du học hoặc xuất khẩu lao động,…

- Đặc thù ngành nghề đào tạo của Nhà trường chủ yếu phục vụ trong ngành Nội vụ trong khi Chính phủ thực hiện tinh giản biên chế, sự dịch chuyển lao động trong nền kinh tế tập trung vào du lịch, dịch vụ,…

- Phân hiệu còn phụ thuộc vào đề án tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Nhà trường, trong khi đặc thù khu vực giữa miền Bắc và miền Trung gần như là khác nhau hoàn toàn.

5.2. Nguyên nhân chủ quan - Phân hiệu còn phụ thuộc vào đề án tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của

Nhà trường, trong khi đặc thù khu vực giữa miền Bắc và miền Trung gần như là khác nhau hoàn toàn.

- Công tác truyền thông của Phân hiệu chưa có sự đầu tư đúng mức trong thời gian dài trong khi việc quảng báo hình ảnh hay thương hiệu cần phải trải qua quá trình.

- Công tác truyền thông thực hiện chậm. Chỉ thực sự được quan tâm và đẩy mạnh khi thí sinh đã kết thúc kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1.

- Công nghệ ứng dụng trong việc đăng ký xét tuyển còn lạc hậu, chưa ứng dụng công nghệ trong việc xác nhận nhập học, đăng ký nhập học của thí sinh trong khi các trường tư thục như Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á và một số trường khác ứng dụng công nghệ rất mạnh dẫn đến giảm tính cạnh tranh.

- Công tác tuyển sinh tại Phân hiệu chưa nhận được sự quan tâm và tham gia của toàn thể viên chức và người lao động vì quan điểm công tác tuyển sinh là thuộc nhiệm vụ của phòng Quản lý đào tạo và công tác sinh viên.

- Dữ liệu thu thập về từ các đoàn tỷ lệ sai lệch còn lớn dẫn đến công tác tư vấn còn gặp nhiều khó khăn.

III. Một số giải pháp cho công tác tuyển sinh năm 2020 1. Một số giải pháp Nhóm 1: Nâng cao chất lượng đào tạo - Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để làm nên thương hiệu, uy tín và

thành công trong công tác tuyển sinh là chất lượng đào tạo, nên chúng ta cần chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo: đổi mới cả nội dung và phương pháp đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận chuẩn đầu ra (CDIO là cụm từ viết tắt

Page 102: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

98

của các khái niệm: Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành; bản chất của CDIO là những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận rút ngắn khoảng cách đào tạo với yêu cầu thực tiễn).

- Xác định rõ chuẩn đầu ra của mỗi môn học, chương trình học gắn liền với nhu cầu xã hội. Đào tạo chuẩn kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ cho sinh viên.

- Mở ngành nghề đào tạo mới, tổ chức đào tạo có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đào tạo theo hướng gắn kết với doanh nghiệp, đáp ứng và đảm bảo đầu ra cho sinh viên.

Nhóm 2: Chú trọng công tác truyền thông - Truyền thông có vai trò quan trọng và cần thiết trong quảng bá hình ảnh

của Nhà trường, cũng như công tác tuyển sinh. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Quản lý đào tạo và các đơn vị liên quan nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác và thuận tiện để tra cứu ngành nghề đào tạo, thông tin tuyển sinh giúp thí sinh hiểu, tin tưởng và lựa chọn ngành học cho phù hợp.

- Phương pháp truyền thông phải được thực hiện sáng tạo, kết hợp giữa các kênh truyền thống với kênh mạng xã hội như facbook, zalo… Chuyên viên tuyển sinh phải là chuyên gia về tư vấn và định hướng nghề nghiệp. Mỗi viên chức phải xem sinh viên là khách hành để chăm sóc, chủ động nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa các thủ thủ tục hành chính…

- Xây dựng các video giới thiệu các ngành nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu xã hội, đảm bảo chất lượng đào tạo, môi trường học tập và rèn luyện tốt, có cơ hội việc làm, mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế vùng miền.

- Kêu gọi sự hưởng ứng tham gia một cách chủ động, tích cực của toàn thể viên chức, người lao động, sinh viên của Nhà trường. Coi sự thành công của công tác tuyển sinh là thành công của mỗi cá nhân. Viên chức phải có trách nhiệm xây dựng thương hiệu cá nhân góp phần trong việc xây dựng thương hiệu chung của Nhà trường. Các sinh viên và cựu sinh viên thể hiện sự tin tưởng và yêu mến ngôi trường của mình đã và đang theo học.

- Hiện nay, hầu hết thí sinh tìm hiểu qua mạng Internet và tư vấn qua các kênh mạng xã hội nên hoạt động tư vấn tuyển sinh phải kết nối với trang wesite, fanpage, tin nhắn điện thoại, mesenger nhằm giúp thí sinh có thể truy cập, tìm hiểu thông tin bất cứ lúc nào. Hoạt động tư vấn phải đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, phân tích các thế mạnh của Nhà trường giúp thí sinh và phụ huynh yên tâm lựa chọn.

Nhóm 3: Hoạt động gắn kết doanh nghiệp - Tăng cường các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho

sinh viên, đảm bảo sinh viên ra trường có việc làm. Thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo giúp sinh viên trải nghiệm môi trường thực tế ngay từ khi còn trong quá trình học tập. (Phân hiệu đã ký kết với tập đoàn Intracom Việt Nam về việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp tại KV miền Trung; Ký

Page 103: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

99

kết với Công ty Công viên ấn tượng tạo điều kiền việc làm cho sinh viên, ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp trên địa bàn KV miền Trung Tây Nguyên).

- Lấy ý kiến phản hồi của các cá nhân, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực do Nhà trường đào tạo. Sự phản hồi thông tin và nhận thức của xã hội với người học về chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tuyển sinh.

- Khảo sát và công bố tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trên các kênh thông tin chính thống.

2. Một số công việc triển khai công tác tuyển sinh năm 2020. (Kèm theo phụ lục bảng phân công công việc phục vụ công tác tuyển sinh

năm 2020).

-----***-----

Page 104: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI
Page 105: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU QUẢNG NAM

––––––––

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––

Quảng Nam, ngày tháng năm 2019

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC PHỤC VỤ CÔNG TÁC TUYỂN SINH NĂM 2020

Thời gian Nội dung công việc Các hoạt động diễn ra Đơn vị chủ trì Phối hợp Ghi chú

11/2019 Xây dựng Kế hoạch tuyển sinh - Xây dựng KH

- Thành lập các Ban giúp việc

Phòng Quản lý Đào tạo

Tổ Tư vấn Tuyển sinh

12/2019

Làm việc Sở Giáo dục & Đào tạo

- Phối hợp tổ chức lớp Bồi dưỡng Chủ tài khoản cho Hiệu trưởng các Trường THPT

TT Dịch vụ công

- Phối hợp tổ chức lớp Bồi dưỡng Văn thư trường học cho Văn thư các trường THPT

Làm việc tỉnh Đoàn - Phối hợp tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh niên cho BT, PBT Trường học

Đoàn TN

01/2020 Gởi thông tin tuyển sinh - Đối thoại Sinh viên - Gởi lịch tết

Phòng Công tác Sinh viên Tổ Tư vấn Tuyển sinh

02/2020 Tham dự các Đoàn Tư vấn tuyển sinh do Báo Thanh Niên, Tuổi trẻ tổ chức

- Đăng ký tham gia Tư vấn

- Phát thông tin tờ rơi Ban Tuyển sinh Đoàn Tư vấn

03/2020 Tổ chức Hội trại chào mừng 26/03

- Đưa Đoàn viên khối 12 về Trường tham dự - Tổ chức họp báo, giới thiệu ngành nghề học, giới thiệu cơ hội việc làm

- Lấy thông tin thí sinh - Cam kết giới thiệu việc làm cho sinh

Lãnh đạo PHQN Đoàn TN

Tổ Tư vấn Tuyển sinh

Page 106: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

2

Thời gian Nội dung công việc Các hoạt động diễn ra Đơn vị chủ trì Phối hợp Ghi chú

viên sau khi tốt nghiệp

03/2020 Tư vấn Tuyển sinh các tỉnh - Phát tờ rơi, treo băng rôn - Trao học bổng

Đoàn Tư vấn Nguyên Lãnh đạo PHQN

Tổ Tư vấn Tuyển sinh

03/2020 Làm việc doanh nghiệp để giới thiệu sinh viên Kiến tập, thực tập

- Ký kết biên bản ghi nhớ v/v hỗ trợ doanh nghiệp và ngược lại - Giới thiệu sinh viên kiến tập, thực tập - Giới thiêu việc làm cho sinh viên

Lãnh đạo PHQN Đoàn TN

Phòng QLĐT

04/2020 Tư vấn, hỗ trợ tuyển sinh

- Thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ tuyển sinh - Xử lý dữ liệu

- Giấy mời nhập học - Nhận học bạ

Tổ Tư vấn Tuyển sinh Đoàn TN

07/2020 Tư vấn tuyến sinh NV2 - Xử lý dữ liệu NV2

BAN TUYỂN SINH

Page 107: “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”upes3.edu.vn/assets/users/nthung/20191202171247_tong_hop_bai.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ... TÀI

1