a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

31
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 29 tháng 5 năm 2017

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 29 tháng 5 năm 2017

Bộ, ngành

1. Thước đo trách nhiệm công chức

2. Công chức gây “khó dễ” cho doanh nghiệp sẽ bị xử lý

3. Bộ Tài chính cấp chứng nhận kinh doanh casino, đặt cược thể thao

4. Chấn chỉnh thái độ phục vụ của "công bộc"

5. Sẽ không ghi thời điểm thẻ BHYT hết hạn sử dụng?

6. Hơn 99% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử

7. Đã có 2 triệu lượt người sử dụng dịch vụ bưu chính – hành chính công

Địa phương

8. Doanh nghiệp khốn đốn vì hồ sơ bị “om”

9. Biển quảng cáo vi phạm: Thiếu "thuốc đặc trị"?

10. Khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua internet

11. Kon Tum: Tháo gỡ vướng mắc, rút ngắn thủ tục hành chính tại Cặp Cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa

12. Xây dựng chính quyền điện tử cần có công dân điện tử

1. Thước đo trách nhiệm công chức

Sau khi VCCI công bố kết quả khảo sát mức độ hài lòng của DN

năm 2016, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị tiếp

tục cải cách, quyết tâm khắc phục bằng được các hạn chế mà bản

công bố đã chỉ ra.

Nhìn chung, kết quả khảo sát mức độ hài lòng của DN năm 2016 cho

thấy, kết cải cách thủ tục hành chính hải quan đã có bước tiến dài so với

năm 2015. Về phương diện tiếp cận thông tin, 90% DN hài lòng/hoàn

toàn hài lòng.

Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra hàng NK.

Con người vẫn là yếu tố tồn tại

Về đánh giá thông tin TTHC hải quan mà DN đã tiếp cận, 86% DN cho

biết cơ quan Hải quan cung cấp thông tin thống nhất, 84% đánh giá

thông tin sẵn có, dễ tìm và 87% DN cho biết các biểu mẫu thủ tục hành

chính hải quan dễ điền.

Hai khía cạnh được cải thiện đáng kể so với năm 2015 là tiêu chí đánh

giá biểu mẫu thủ tục hành chính hải quan dễ điền (tăng 10%) và thông

tin cơ quan Hải quan cung cấp là thống nhất (tăng 9%).

Bên cạnh những chỉ số cải cách được đánh giá cao thì vẫn có những chỉ

số chưa được cải thiện. Ngoài chỉ số cán bộ công chức hải quan văn

minh, lịch sử khi tiếp xúc tăng nhẹ 2% so với năm 2015, kết quả khảo

sát cho thấy sự phục vụ của công chức hải quan, mức độ thực hiện kỷ

cương của công chức hải quan trong chưa có sự cải thiện so với năm

2015. 31% DN khảo sát cho biết có chi trả chi phí không chính thức

trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính hải quan, 31% DN trả lời

không biết và 38% DN cho biết không chỉ trả… Ngoài ra, chỉ số đánh giá

kiểm tra chuyên ngành vẫn ở mức cao về mức độ không hài lòng: Kiểm

tra chuyên ngành quá nhiều (93%), quy định không phù hợp với thực tế

(89%), thời gian theo quy định quá dài (81%)…

Quyết tâm khắc phục

Lãnh đạo Hải quan yêu cầu các đơn vị xác định rõ những lĩnh vực cần

tiếp tục cải cách để có kế hoạch hành động triển khai cụ thể. Trong đó

tập trung vào việc rà soát các quy định pháp luật; quy trình thủ tục hải

quan; cơ chế chỉ đạo, điều hành và việc thực thi của CBCC.

Riêng về lĩnh vực con người, lãnh đạo Tổng cục yêu cầu các đơn vị tăng

cường rà soát, kiểm tra, thanh tra thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát

nội bộ việc thực hiện thủ tục hải quan tại cấp cục, chi cục nhằm đảm bảo

thực hiện thống nhất tại các cấp; tránh tình trạng quy định tại văn bản

pháp luật thuận lợi, nhưng việc thực hiện thực tế lại không đúng, gây

khó khăn cho DN.

Theo enternews.vn

2. Công chức gây “khó dễ” cho doanh nghiệp sẽ bị xử lý

Với tinh thần Chính phủ kiến tạo, dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cần

phải có thêm các quy định về trách nhiệm cá nhân cán bộ, công

chức trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ DN.

Thảo luận tại hội trường Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã

góp ý, về vấn đề đảm bảo tính công bằng khi thực thi dự Luật Hỗ trợ

DNNVV. Đó là ai làm sai đến đâu phải chịu trách nhiệm đến đó, cả DN

và cán bộ công chức đều bị xử lý nếu có sai phạm triển khai chính sách

hỗ trợ DNNVV.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội.

Có nguy cơ bôi trơn để hưởng ưu đãi

Theo khảo sát chỉ số PCI vừa được VCCI công bố mới đây, 66% DN

thừa nhận vẫn phải trả các chi phí không chính thức. Điều này cho thấy

vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức khi giải quyết thủ

tục hành chính cho DN.

ĐBQH Bế Minh Đức – Đoàn ĐB Cao Bằng cho rằng, việc hỗ trợ có kịp

thời, đúng nơi, đúng chỗ, có công bằng hay không phụ thuộc rất lớn vào

những người thực thi các chính sách trên, đó là những cán bộ, công

chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Tinh thần Chính phủ kiến tạo,

hành động và liêm chính đã và đang được cộng đồng DN hưởng ứng rất

mạnh mẽ.

DN vẫn phải “lót tay” cho cán bộ công chức hưởng các chính sách ưu

đãi của nhà nước.

Chính vì vây, theo ĐB Đức, Luật hỗ trợ DNNVV ngoài việc quy định về

trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội và chính quyền

địa phương thì cần phải có thêm các quy định về trách nhiệm cá nhân

cán bộ, công chức trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ DN.

Điều 32, dự thảo luật quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hỗ trợ

DNNVV chủ yếu quy định xử lý vi phạm của DN, chưa có quy định rõ về

xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức và các tổ chức liên quan.

Đồng quan điểm trên, ĐBQH Lý Tiết Hạnh – Đoàn Bình Định băn khoăn,

Điều 32 dự thảo luật ngoài quy định việc xử lý vi phạm đối với các DN,

chủ DN, trường hợp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác

nếu vi phạm, kể cả vi phạm các điều cấm thì việc xử lý như thế nào

trong luật chưa quy định. ĐB Hạnh đề nghị, dự Luật cần xác định rõ hơn

và quy định đối tượng xử lý vi phạm tại Điều 32 bao gồm cả các tổ chức,

cá nhân có trách nhiệm thực hiện pháp luật và đối tượng được thụ

hưởng hỗ trợ của luật này.

Hỗ trợ từ nhu cầu DNNVV

Khi nói đến hỗ trợ DNNVV thời gian qua, rất nhiều ý kiến băn khoăn về

nguồn lực của nhà nước còn hạn hẹp khi triển khai, trong khi nhu cầu

cần được hỗ trợ của DNNNVV thì rất lớn. Tuy nhiên, ĐBQH Võ Thị Như

Hoa – Đoàn ĐB TP Đà Nẵng cho rằng, việc hỗ trợ cho DN phải xuất phát

từ việc DN cần được hỗ trợ những gì chứ không phải xuất phát từ khả

năng nhà nước có thể hỗ trợ được những gì. Vì vậy, việc quy định chính

sách hỗ trợ cho DN cần phải được xác định trên cơ sở đánh giá nhu cầu

của DN, nếu hỗ trợ quá nhiều chính sách trong khi nguồn lực không đủ

sẽ dẫn đến các chính sách dàn trải không có trọng tâm, trọng điểm và

không có hiệu quả.

Tiếp thu kiến nghị của ĐB, thay mặt ban soạn thảo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT

ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, cách tiếp cận của chúng ta hiện nay xác

định nhu cầu mà các DNNVV cần để thiết kế nên các nội dung hỗ trợ

chứ không phải mình có gì cho DN thì mình cấp cho DN hay mình ban

hành để hỗ trợ DN.

Ông Dũng cũng khẳng định, luật lần này thể hiện được quan điểm của

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là hỗ trợ và cung cấp

các dịch vụ công của nhà nước bằng ngân sách thì không cung cấp đưa

cho các đơn vị sự nghiệp của nhà nước mà thực hiện đấu thầu để các tổ

chức, DN thực hiện.

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với DĐDN, ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà –

đoàn ĐB TP Hà Nội nhận xét, thời gian qua, VCCI giống như một bệ đỡ

cho các DN nói chung, đặc biệt là với các DNNVV. Kể cả khi chưa có

luật hỗ trợ DNNVV thì vai trò của VCCI rất quan trọng trong việc đề xuất

những ý kiến để hoàn thiện các dự thảo luật liên quan đến hỗ trợ

DNNVV nói riêng, phát triển kinh tế nói chung. Với kinh nghiệm nhiều

năm hỗ trợ cộng đồng DN và gần đây nhất là triển khai Nghị quyết 35

của Chính phủ, VCCI có thể thể hiện hết năng lực và những ưu thế của

mình trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DNNVV.

ĐB Mai Hồng Hải – Đoàn ĐB TP Hải Phòng: Hạn chế trong việc hỗ

trợ DNNVV nằm ở... thực thi

Thời gian qua, việc hỗ trợ DNNVV được thực

hiện chủ yếu dựa trên Nghị định 59/2009 của

Chính phủ. Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất

không rõ, không bắt buộc, chậm hoặc không

thành lập các quỹ hỗ trợ. Công tác phổ biến

tuyên truyền chưa được quan tâm, nhất là ở

cấp chính quyền địa phương nơi gần gũi và liên

quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp

nhỏ và vừa. Bởi vậy, dự luật cần làm rõ vai trò,

trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan tổ chức chính

quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện luật này. Nhiều DN

cho biết được miễn giảm tiền thuê đất không phải là quan trọng mà

quan trọng nhất là làm sao sớm có được mặt bằng sản xuất kinh

doanh.

ĐBQH Hoàng Quang Hàm – Đoàn ĐB Phú Thọ: Quy định rõ

phương thức huy động nguồn lực

Đối với hỗ trợ DNNVV từ ngân sách, không có

hướng dẫn cụ thể trong luật về mức hỗ trợ, điều

kiện hỗ trợ, trong khi thực sự ngân sách trong

giai đoạn này rất khó khăn; Về nguồn vốn từ

các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong

luật cũng chưa quy định cụ thể huy động nguồn

vốn này như thế nào. Bên cạnh đó, tiếp tục duy

trì các chính sách đã có hiệu lực và hiệu quả,

kể cả là hỗ trợ từ ngân sách, kể cả việc ưu đãi

DNNVV trong đấu thầu. Theo tôi, cơ chế ưu đãi trong đấu thầu rất hiệu

quả và đây là một thông lệ mà ở nhiều nước phát huy rất tốt.

Theo enternews.vn

3. Bộ Tài chính cấp chứng nhận kinh doanh casino, đặt cược thể thao

Bộ Tài chính sẽ là cơ quan duyệt cấp 4 loại giấy phép liên quan tới

kinh doanh casino và cá cược thể thao, gồm: Cấp mới, cấp lại, điều

chỉnh và gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino,

cá cược đua chó, đua ngựa và bóng đá quốc tế.

Ngoài ra, còn 10 thủ tục hành chính mới khác cũng được ban hành, như

3 thủ tục liên quan tới đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Quỹ Hưu trí tự

nguyện (cấp mới, cấp lại và điều chỉnh giấy chứng nhận)… Đơn vị trực

tiếp thực hiện các thủ tục này là Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức

tài chính.

Những thủ tục bổ sung trên là một phần trong Quyết định 902/QĐ-BTC,

về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc

thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính. Các thủ tục mới áp dụng từ

ngày 22/5.

Theo tienphong.vn

4. Chấn chỉnh thái độ phục vụ của "công bộc"

Trên khắp cả nước đang sôi động các chương trình hành động

thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị.

Mỗi tập thể, cá nhân làm tốt hơn công việc mỗi ngày, nhân rộng những

cách làm hay, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Thế nhưng, ở Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP Hải Phòng,

người dân đến làm thủ tục, giải quyết công việc trong giờ hành chính thì

không thấy bóng dáng một cán bộ nhân viên, cũng không một dòng

thông báo. Đúng là chuyện lạ khó tin mà có thật.

Hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn là hành động cụ

thể, không phải là một khẩu hiệu suông. Ở đây, không thể thiếu vai trò

người đứng đầu. Sẽ chỉ là hình thức nếu người đứng đầu không nêu

gương làm trước, chấn chỉnh thái độ, trách nhiệm thực hiện kỷ cương

hành chính của cán bộ, công chức, giám sát thời gian làm việc; thực

hiện quy định về đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp.

Nhiều cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương còn công khai

đường dây nóng, số máy di động của người lãnh đạo. Điểm nhấn đột

phá trong công cuộc cải cách hành chính đang diễn ra theo chiều sâu ở

nước ta là tạo bước chuyển mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách

nhiệm và chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, viên chức.

Hiện tượng “bỏ ngỏ cửa quyền” vừa diễn ra ở thành phố Cảng rõ ràng

không thể giải thích, ngụy biện bằng bất cứ lý do gì. Từng có một vài

hiện tượng như thế ở một số địa phương khi cán bộ công chức kéo cả

đoàn xe đi ăn giỗ ở nhà sếp trong giờ làm việc, hoặc bỏ cơ quan đi lễ

chùa, dự tiệc cưới.

Nói “con sâu làm rầu nồi canh” chỉ đúng về hiện tượng sự việc, về bản

chất là đạo đức công vụ, đạo đức công chức đã xuống cấp tập thể, trong

đó cá nhân người đứng đầu chịu trách nhiệm nặng nhất. Lâu nay trong

con mắt người dân, hình ảnh cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền

hà, hách dịch đang dần được thay thế bằng thái độ tận tình, chu đáo,

nhờ hàng loạt biện pháp cải cách thủ tục hành chính thiết thực, hiệu quả

lấy lại niềm tin của nhân dân. Dẫu vậy, hình ảnh “công bộc” của dân vẫn

bị hoen ố, mờ nhạt bởi một bộ phận cán bộ, công chức “cắp ô”.

Trong công sở, cơ quan, trong văn phòng làm việc thường treo những

khẩu hiệu lớn đề cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân. Song, với

những “công bộc” được dân đóng thuế trả lương đó, dòng chữ treo ngay

trên đầu chỉ như lời nói thoảng qua chứ không phải xuất phát từ trong

tâm. Nếu không xử lý nặng để làm gương, e rằng sự cố gắng của cả

một hệ thống sẽ vô tác dụng.

Theo anninhthudo.vn

5. Sẽ không ghi thời điểm thẻ BHYT hết hạn sử dụng?

BHXH Việt Nam vừa nhận được hàng loạt kiến nghị giảm bớt thủ

tục hành chính, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tình trạng

người bệnh phải chờ đổi thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh.

Các kiến nghị xoay quanh các vấn đề: nghiên cứu thực hiện ứng dụng

công nghệ thông tin trong việc cấp thẻ BHYT; cho hình của người mua

BHYT lên thẻ BHYT; cấp, phát thẻ BHYT theo hướng kéo dài, hợp lý

hơn, không nên cấp, phát theo từng năm vì một số đối tượng do ngân

sách nhà nước đảm bảo thì không cần phải giới hạn thời hạn sử dụng

thẻ mà nên cấp cho họ với thời hạn nhất định...

Thẻ BHYT cấp cho người tham gia trong thời gian tới có thể được sử

dụng trong nhiều năm

Về việc cấp thẻ BHYT cho người tham gia BHYT, lãnh đạo BHXH Việt

Nam cho biết được thực hiện theo quy định của Luật BHYT. Để cải cách

thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho người tham gia BHYT, BHXH

Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành về việc sửa đổi,

bổ sung Nghị định số 105/2014/NĐ-CP và Thông tư số 41/2014/TTLT-

BYT-BTC theo hướng: "Thẻ BHYT cấp cho người tham gia chỉ ghi thời

điểm thẻ BHYT bắt đầu có giá trị sử dụng, không ghi thời điểm thẻ BHYT

hết hạn sử dụng". Trường hợp đề xuất này được chấp thuận, thẻ BHYT

cấp cho người tham gia trong thời gian tới sẽ được sử dụng trong nhiều

năm, cơ bản khắc phục được những vướng mắc mà cử tri đã phản ánh.

Về thẻ BHYT điện tử, BHXH Việt Nam đã hoàn thiện các phần mềm

quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung; cấp số định danh cá nhân cho

người tham gia BHYT theo hộ gia đình. BHXH Việt Nam cũng kiến nghị

với Chính phủ và đề nghị Ngân hàng Thế giới hỗ trợ việc cấp thẻ BHYT

điện tử. Theo kế hoạch, BHXH Việt Nam sẽ thí điểm cấp thẻ BHYT điện

tử cho một số đối tượng từ năm 2017 và chậm nhất đến năm 2020 sẽ

thay thế toàn bộ thẻ BHYT giấy bằng thẻ BHYT điện tử.

Số người được cấp sổ BHXH đến ngày 30-4-2017 ước tính 13,24 triệu,

đạt 98,9% số người tham gia BHXH; số thẻ BHYT đã cấp tính đến 30-4-

2017 ước đạt 76,24 triệu.

Theo nld.com.vn

6. Hơn 99% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử

Theo Bộ Tài chính, hiện hệ thống hải quan điện tử (VNACCS/VCIS)

đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc với

100% quy trình thủ tục được tự động hóa và hơn 99,65% doanh

nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện

tử.

Việc triển khai hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời

gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn

giản hóa hồ sơ hải quan (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Cũng theo Bộ Tài chính, việc triển khai hệ thống VNACCS/VCIS đã rút

ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ

và đơn giản hóa hồ sơ hải quan, thời gian tiếp nhận và thông quan đối

với hàng luồng xanh chỉ từ 1-3 giây; đối với hàng luồng vàng, thời gian

xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc.

Cùng với hệ thống hải quan điện tử - VNACCS/VCIS, thời gian qua,

ngành tài chính cũng đã tập trung phát triển các hệ thống ứng dụng phục

vụ các nghiệp vụ cốt lõi khác của ngành như: hệ thống ứng dụng quản lý

thuế tập trung (TMS); hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).

Cụ thể, hệ thống kê khai thuế điện tử được triển khai và vận hành tại

63/63 Cục thuế và toàn bộ các Chi cục Thuế trực thuộc trên toàn quốc.

Tính đến cuối năm ngoái, đã có 99,64% doanh nghiệp hoạt động sử

dụng dịch vụ khai thuế điện tử, 93,69 % doanh nghiệp hoàn thành đăng

ký dịch vụ nộp thuế điện tử với ngân hàng.

“Việc triển khai và nâng cấp thường xuyên các ứng dụng phục vụ người

nộp thuế đã giúp người nộp thuế có thể khai thác thông tin thuận lợi nhất

phục vụ cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tự kê khai, nộp thuế và kiểm

soát được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh

được rủi ro trong quá trình kinh doanh”, báo cáo của Cục Tin học Thống

kê Tài chính (Bộ Tài chính) nêu rõ.

Với hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc - TABMIS, hệ thống này đã

được triển khai áp dụng ổn định từ năm 2012 tại các cơ quan thuộc Bộ

Tài chính, các cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, cấp

huyện tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc, 37 Bộ, ngành, 3 Sở,

ban, ngành của Hà Nội.

Đồng thời, hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế đã được triển khai tới

các cơ quan tài chính, kho bạc, thuế, hải quan trên phạm vi toàn quốc,

hệ thống kết nối thanh toán điện tử với các ngân hàng và phối hợp thu

Ngân sách Nhà nước với các ngân hàng thương mại đã được triển khai

đến toàn bộ các đơn vị kho bạc trên phạm vi toàn quốc.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thông qua việc triển khai các hệ thống

này đã hỗ trợ rất lớn đối với quá trình cải cách quản lý tài chính công,

vừa thúc đẩy, vừa tạo điều kiện cho tiến trình cải cách cơ chế chính

sách và quy trình nghiệp vụ theo hướng công khai, minh bạch.

Đặc biệt, thống kê cho thấy, khối lượng thu ngân sách nhà nước trực

tiếp tại Kho bạc Nhà nước đã giảm từ 92% tổng số chứng từ năm 2013

xuống còn 20% tổng số chứng từ năm 2016; khối lượng tiền mặt nộp tại

Kho bạc Nhà nước cũng đã giảm từ 78% tổng số tiền năm 2013 xuống

còn 33% tổng số tiền năm 2016.

Việc đẩy mạnh kết nối với các ngân hàng đã cung cấp cho người dân,

doanh nghiệp một kênh thanh toán an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, tiện

lợi, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân, doanh

nghiệp.

Bên cạnh đó, cùng với việc tiếp tục duy trì, nâng cấp, bổ sung, mở rộng

các hạ tầng kỹ thuật đã thiết lập từ giai đoạn trước, đáp ứng yêu cầu

triển khai các ứng dụng nghiệp vụ theo mô hình tập trung, có quy mô

toàn quốc, trong thời gian qua, ngành Tài chính cũng đã đẩy mạnh cung

cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho các đơn vị có

quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp, gắn chặt ứng dụng

CNTT trong công tác quản lý tài chính với cải cách thủ tục hành chính.

Tính đến nay, toàn ngành đã xây dựng được một hệ thống Cổng thông

tin điện tử bao gồm Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và 110

Cổng/Trang thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ (tính đến cấp

Cục).

Toàn bộ các thủ tục hành chính công, các dịch vụ công trực tuyến đã

được tích hợp tập trung, thống nhất trên chuyên trang “Bộ Thủ tục hành

chính và Dịch vụ công trực tuyến” trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài

chính. Đến hết năm 2016, tổng số thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính đã

triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 910 thủ tục, trong đó có

104 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 239 dịch vụ công trực tuyến

mức độ 4.

Nỗ lực đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT của ngành Tài chính đã

được ghi nhận, trong 4 năm liên tiếp từ 2013 đến 2016 Bộ Tài chính luôn

dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng

CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index) ở khối các bộ, ngành, cơ quan

Trung ương. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngành Tài chính xác

định sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử, xây

dựng hệ thống CNTT đồng bộ giữa cơ quan tài chính các cấp nhằm

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh

nghiệp, công khai, minh bạch hoạt động trên môi trường mạng phục vụ

tốt công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính.

Theo ictnews.vn

7. Đã có 2 triệu lượt người sử dụng dịch vụ bưu chính – hành chính công

Trong khoảng 6 tháng qua, đã có khoảng 2 triệu lượt người sử

dụng dịch vụ gửi hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính

qua dịch vụ bưu chính công ích (do Tổng Công ty Bưu điện Việt

Nam chủ trì xây dựng mạng lưới và triển khai dịch vụ).

Chiều 26/5/2017, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng

chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg

ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả

kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính

công ích (BCCI).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng chủ trì cuộc họp.

Báo cáo tình hình triển khai Quyết định số 45, bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó

Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo cho

biết: Bộ TT&TT đã triển khai nhiều nội dung công việc liên quan tới

Quyết định số 45, và cũng là một trong những Bộ đầu tiên công bố danh

mục TTHC tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI.

Hiện đã có 4/24 Bộ, cơ quan ngang Bộ công bố danh mục này, gồm: Bộ

TT&TT, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Bộ Công Thương, Bảo hiểm

xã hội Việt Nam.

Bên cạnh đó, 62/63 tỉnh, thành phố đã có văn bản chỉ đạo triển khai

Quyết định số 45 (đặc biệt, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tuyên Quang

đã ban hành Kế hoạch triển khai, xây dựng cụ thể cả nội dung trước mắt

và lâu dài, cả triển khai thử nghiệm và toàn bộ); 19 tỉnh, thành phố đã ký

thỏa thuận hợp tác triển khai dịch vụ bưu chính – hành chính công với

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post).

Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, việc triển khai Quyết định số 45 có thuận lợi là

nhiều cơ quan nhà nước ủng hộ, đánh giá cao Quyết định số 45, coi đây

là phương thức hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính nói riêng, cải

cách hành chính nói chung.

Đông đảo quần chúng và bộ phận giải quyết TTHC cũng đánh giá cao

dịch vụ bưu chính – hành chính công này vì tạo thuận lợi cho người dân,

nâng cao hiệu quả xử lý TTHC, giảm áp lực cho bộ phận giải quyết

TTHC.

Toàn cảnh cuộc họp.

Tuy nhiên, cũng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Đáng chú ý là

đa số cơ quan nhà nước chưa công bố danh mục TTHC thực hiện việc

tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI, do vậy,

Vietnam Post chưa có căn cứ để triển khai mở rộng dịch vụ.

Mặt khác, công tác truyền thông về dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả

giải quyết TTHC theo Quyết định số 45 chưa mạnh mẽ nên nhiều người

dân, tổ chức chưa biết. Ngoài ra, việc kết nối hệ thống thông tin giữa

Vietnam Post và các cơ quan nhà nước chưa được triển khai tốt do các

hệ thống thông tin chưa được đồng bộ.

Cũng tại cuộc họp, bà Chu Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Vietnam

Post cho biết thêm: Đến nay, 53 tỉnh, thành phố đã và đang chuẩn bị

công bố danh mục TTHC tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua

dịch vụ BCCI. Dự kiến còn khoảng 10 địa phương sẽ hoàn tất việc cung

cấp danh mục TTHC triển khai dịch vụ BCCI trong tháng 6/2017.

Từ nay đến 31/12/2017, tối thiểu mỗi Bưu điện tỉnh, thành phố phải có ít

nhất 20 điểm bưu điện văn hóa xã triển khai cung cấp dịch vụ hành

chính công.

Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính – Bộ Tư pháp Ngô Hải

Phan cũng nhấn mạnh con số khá ấn tượng: Đã có khoảng 2 triệu lượt

người sử dụng dịch vụ bưu chính – hành chính công trong 6 tháng qua.

Đây là thành công bước đầu đáng ghi nhận của công tác triển khai

Quyết định số 45.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh

Hồng nêu rõ một số công việc cần thực hiện trong thời gian tới để tiếp

tục triển khai hiệu quả Quyết định số 45.

Chẳng hạn như: Gửi công văn đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chưa

công bố danh mục TTHC tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua

dịch vụ BCCI phải sớm tiến hành công việc này; Có giải pháp để tránh

tình trạng UBND tỉnh, thành phố công bố danh mục TTHC tiếp nhận hồ

sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI nhưng các sở, ngành

không triển khai tích cực, trọn vẹn;

Góp ý để có nội dung triển khai Quyết định số 45 trong Chỉ thị của Chính

phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển doanh

nghiệp đến năm 2020...

Theo infonet.vn

8. Doanh nghiệp khốn đốn vì hồ sơ bị “om”

Mới đây, ông Trần Đức Thịnh (trú tại xóm Đông Lạnh, xã Hòa Bình,

TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) gửi đơn phản ánh đến các cơ quan

báo chí về việc bị một vị nguyên lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi

trường (TN&MT) TP Hòa Bình hạch sách, “om” hồ sơ trong quá

trình thực hiện thủ tục hành chính. Điều này dẫn đến hậu quả công

ty của ông không thể hoạt động hết công suất và đứng trước nguy

cơ phá sản. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã về tìm hiểu sự

việc và thông tin để bạn đọc rõ.

Hai năm không xong thủ tục

Công ty TNHH một thành viên Huy Phú Thành gặp nhiều khó khăn do

chưa được cấp Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn

giản. Ảnh: Nguyên Mạnh

Trong đơn gửi các cơ quan báo chí, ông Trần Đức Thịnh nêu rõ: “Năm

2014, tôi đã thế chấp mảnh đất của gia đình vay gần 500 triệu đồng để

đầu tư vào Công ty TNHH một thành viên Huy Phú Thành, có trụ sở tại

xóm Đông Lạnh, xã Hòa Bình với ngành nghề kinh doanh là sản xuất

đũa tre. Tháng 8-2014, tôi lập hồ sơ xin UBND TP Hòa Bình xác nhận

việc đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho xưởng sản xuất đũa

của công ty. Tôi đã trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND

TP Hòa Bình theo đúng quy định. Thế nhưng, sau nhiều ngày không

thấy phản hồi của cơ quan quản lý Nhà nước, tôi tới bộ phận một cửa

hỏi thì được biết hồ sơ đã chuyển tới ông Lê Quang Huân, Phó trưởng

Phòng TN&MT giải quyết. Sau 3 tháng với nhiều lần chỉnh sửa hồ sơ

theo yêu cầu của ông Huân, ngày 20-12-2014 tôi mang hồ sơ đã được

hoàn thiện và nộp lại cho ông Huân. Nhưng đến năm 2016, sau nhiều

lần đến bộ phận một cửa để hỏi, tôi vẫn không nhận được kết quả. Liên

lạc với ông Lê Quang Huân thì tôi nhận được câu trả lời là hồ sơ vẫn

chưa xong, đang chờ lãnh đạo thành phố ký”.

Cũng theo đơn, tháng 5-2016 ông Thịnh nhận lại hồ sơ của mình từ ông

Lê Quang Huân (thời điểm này đang là Chủ tịch UBND phường Tân

Thịnh, TP Hòa Bình) tại chính trụ sở UBND phường Tân Thịnh chứ

không phải từ bộ phận một cửa theo quy định. Trong bộ hồ sơ, ông

Thịnh thấy có “Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

dự án xưởng sản xuất đũa” do ông Nguyễn Thanh Huy, Phó chủ tịch

UBND TP Hòa Bình ký xác nhận từ tháng 12-2014, nhưng văn bản chưa

được đóng dấu và chưa có số văn bản.

Sau khi nhận được hồ sơ, ông Thịnh đã mang đến bộ phận văn thư

của UBND TP Hòa Bình để lấy số và đóng dấu, nhưng bộ phận văn

thư cho biết, giấy xác nhận trên không thực hiện được, vì lúc này ông

Nguyễn Thanh Huy đã là Chủ tịch UBND TP Hòa Bình. Cũng vì lý do

đó, cho đến thời điểm này, việc xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi

trường đơn giản cho Công ty TNHH một thành viên Huy Phú Thành

vẫn chưa được hoàn thiện.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Do chưa

hoàn thành được hồ sơ xác nhận việc đăng ký đề án bảo vệ môi trường

đơn giản nên xưởng sản xuất của công ty chỉ có thể hoạt động theo quy

mô hộ gia đình với 1/3 công suất. Số trang thiết bị đã mua sắm trước đó

vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”. Trong khi đó, vẫn phải trả khoản lãi vay

gần 10 triệu đồng/tháng, điều này đã khiến gia đình tôi rơi vào hoàn

cảnh hết sức khó khăn”.

Xử lý nghiêm, tránh để tiền lệ xấu

Đến Phòng TN&MT TP Hòa Bình tìm hiểu sự việc, chúng tôi được ông

Phùng Văn Ngà, quyền Trưởng phòng TN&MT TP Hòa Bình cho biết,

vào thời điểm năm 2014, ông Lê Quang Huân là Phó trưởng

phòng TN&MT TP Hòa Bình và là người thụ lý hồ sơ của ông Trần Đức

Thịnh. Năm 2016, ông Huân được luân chuyển sang làm Chủ tịch UBND

phường Tân Thịnh. Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản như

trường hợp của ông Thịnh thì sau khi hoàn tất hồ sơ theo quy định,

người dân nộp đề án tại bộ phận một cửa của UBND TP Hòa Bình và

chờ trong 10 ngày. Nếu đề án đủ điều kiện thì có thể tới bộ phận một

cửa để lấy xác nhận. Trong quá trình làm thủ tục, người dân không hề

mất phí.

Sau đó chúng tôi đã liên hệ làm việc với ông Huân để tìm hiểu thêm sự

việc. Tại buổi làm việc, ông Lê Quang Huân cho biết: “Hiện tại, UBND

TP Hòa Bình đã thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra sự việc mà ông

Trần Đức Thịnh phản ảnh. Đúng, sai như nào thì sau khi có kết luận

thanh tra sẽ rõ”. Rồi ông Huân từ chối trả lời những câu hỏi của phóng

viên liên quan đến sự việc.

Sự việc chậm trễ trong khâu thẩm định hồ sơ theo phản ảnh của người

dân là có thật. Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hòa Bình và tỉnh

Hòa Bình khẩn trương vào cuộc, điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm

của những người có liên quan. Cùng với đó khẩn trương xem xét phê

chuẩn đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho xưởng sản xuất đũa của

Công ty TNHH một thành viên Huy Phú Thành để đơn vị này sớm đi vào

hoạt động.

Theo qdnd.vn

9. Biển quảng cáo vi phạm: Thiếu "thuốc đặc trị"?

Chồng chéo quản lý, chậm trễ, thiếu chủ động triển khai cấp phép ở

cơ sở… là những nguyên nhân chủ yếu khiến công tác kiểm tra, xử

lý biển quảng cáo vi phạm chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Rõ ràng, để xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo

ngoài trời theo Luật Quảng cáo và các văn bản liên quan, bảo đảm trật

tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị vẫn thiếu liều thuốc "đặc trị".

Lúng túng xử lý vi phạm

Kết quả kiểm tra ở 13 quận, huyện của Tổ kiểm tra liên ngành công tác

quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn Hà Nội thời gian

qua cho thấy, tình trạng vi phạm các quy định của Luật Quảng cáo, vi

phạm trật tự xây dựng, phòng chống cháy nổ… xuất hiện ở tất cả các

địa phương. Trong đó, các lỗi phổ biến là: Vượt diện tích quy định, quá

thời hạn quảng cáo, quảng cáo không phép, quảng cáo trong khu vực

quy định hạn chế… Đáng chú ý, hiện tượng “lách” kiểm tra bằng việc

che phủ hoặc cuốn giấu nội dung quảng cáo xuất hiện ở nhiều quận như

Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai…

Thậm chí, nhiều trường hợp còn ngang nhiên chống đối, không chịu ký

biên bản do Tổ kiểm tra liên ngành lập.

FPT Shop là một trong những đơn vị chậm khắc phục sai phạm trong

lĩnh vực quảng cáo ngoài trời. Ảnh: Bá Hoạt

Trưởng phòng Quản lý Văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội) Bùi

Minh Hoàng cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng

biển, bảng quảng cáo sai quy định vẫn tồn tại là do các địa phương

chưa quyết liệt chỉ đạo và thực hiện trách nhiệm theo đúng thẩm quyền

được giao. Nhiều quận, huyện chưa triển khai cấp phép quảng cáo, biển

hiệu có diện tích xây dựng hơn 20m2. Trong đợt kiểm tra gần đây, Tổ

kiểm tra liên ngành đã yêu cầu các địa phương có vi phạm về quảng cáo

ngoài trời khẩn trương khắc phục, xử lý và báo cáo kết quả sau 10 ngày

làm việc. Thế nhưng, đã quá thời hạn trôi qua, vẫn chưa nhận được báo

cáo từ các quận, huyện...

Trong khi đó, đại diện một số địa phương lại nêu lên những khó khăn,

bất cập, khiến công tác xử lý, khắc phục vi phạm còn lúng túng. Cụ thể

là thiếu hướng dẫn để thực hiện các quy định của Luật Quảng cáo, cũng

như hướng giải quyết khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tế. Phó

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Phan Hồng Việt nêu ví dụ: Do chưa có

hướng dẫn xử lý đối với những biển hiệu có diện tích trên 20m2 đã lắp

đặt từ trước khi có Luật Quảng cáo nên một số bảng, biển quảng cáo

không phù hợp chưa thể xử lý. Mặt khác, thiếu chế tài đối với trường

hợp lắp dựng biển hiệu vượt quá số lượng cho phép ở cùng khu vực

cũng dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp lách luật bằng việc ghép nhiều

tấm nhỏ thành quảng cáo tấm lớn...

Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quảng cáo

Cửa hàng “Thế giới di động” là một trong những đơn vị chậm khắc

phục sai phạm. Ảnh: Linh Ngọc

Giới thiệu, quảng bá thương hiệu là nhu cầu thực tế và chính đáng của

nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vì chấp hành các quy định

của pháp luật, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tìm mọi cách, trong đó lợi

dụng sự quản lý lỏng lẻo của lực lượng chức năng, thậm chí là lách luật

để cố tình vi phạm.

Trước thực trạng đó, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã quan tâm những

giải pháp cả biện pháp trước mắt và lâu dài. Về lâu dài, đó là Sở đã

hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP Hà

Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 trình thành phố xem xét.

Theo đó, quy hoạch quảng cáo ngoài trời tập trung điều chỉnh quy hoạch

quảng cáo trên 7 tuyến đường đã sử dụng ổn định và quy hoạch quảng

cáo trên 15 tuyến phố, khu vực nội đô với các hạng mục: Bảng tuyên

truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, chính sách xã hội và bảng quảng cáo

thương mại thống nhất bảo đảm các nguyên tắc tuân thủ quy định pháp

luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông, bảo vệ môi trường, phòng

cháy, chữa cháy…; phù hợp, đồng bộ quy hoạch xây dựng và các quy

hoạch có liên quan; thống nhất về mật độ, kích thước, bảo đảm an toàn

kết cấu, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị khang trang, hiện đại...

Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Dự

thảo quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP Hà Nội đến năm

2020, định hướng đến năm 2050 khi ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để

quản lý có hiệu quả và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại,

tuyên truyền chính trị bằng bảng ngoài trời; thực hiện cải cách thủ tục

hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động

quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

Trong khi chờ quy hoạch quảng cáo ngoài trời được các cấp thông qua,

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã đề xuất xử lý các trường hợp "nhờn"

Luật Quảng cáo bằng việc nêu danh các doanh nghiệp vi phạm trên

Cổng thông tin của Sở và của UBND thành phố; đồng thời, ngừng cấp

phép cho các đơn vị vi phạm, không cấp phép dài hạn đối với các dạng

quảng cáo căng bạt, tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước,

sự phối hợp giữa các ngành với chính quyền địa phương trong kiểm tra

và xử lý vi phạm.

Như vậy, trong lúc dự thảo quy hoạch, đề xuất chờ phê duyệt, vẫn thiếu

các liều thuốc "đặc trị" đối với tình trạng vi phạm.

Qua đợt kiểm tra, nhiều cơ sở vi phạm trong lĩnh vực hoạt

động quảng cáo ngoài trời đã chủ động tháo dỡ biển, bảng

vi phạm; hạ diện tích về đúng kích thước được phép. Tuy

nhiên, tại không ít địa chỉ như: 291 Nguyễn Văn Cừ (Long

Biên), 470 Xã Đàn (Đống Đa), 163 Đại La (Hai Bà Trưng),

233 Lĩnh Nam (Hoàng Mai), 238 Nguyễn Trãi (Thanh

Xuân)... và một số thương hiệu như: Thế giới di động, siêu

thị Điện máy, siêu thị Media, FPT shop... vẫn cố tình chây

ỳ, chậm trễ trong khắc phục sai phạm.

Theo hanoimoi.com.vn

10. Khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua internet

Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công

nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có người

nước ngoài tạm trú trên địa bàn Hà Nội thực hiện khai báo tạm trú,

Phòng Quản lý XNC - CAHN đã chủ động triển khai trang thông tin

điện tử khai báo tạm trú.

Cán bộ QLXNC hướng dẫn làm thủ tục qua mạng internet cho người dân

Thực hiện Thông tư 53/2016/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy

định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin khai báo tạm trú

của người nước ngoài tại Việt Nam, CATP Hà Nội đã nhanh chóng chỉ

đạo các phòng nghiệp vụ khẩn trương triển khai kế hoạch, tạo thuận lợi

cho các cơ sở có người nước ngoài lưu trú.

Theo đó, Phòng Quản lý XNC chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ

đã nghiêm túc triển khai kế hoạch để tiếp nhận, phục vụ, quản lý, thông

tin người nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.

Trang thông tin này ngoài chức năng phổ biến, giới thiệu các văn bản

pháp luật, chỉ thị, cải cách hành chính liên quan còn có vai trò quan trọng

để phục vụ người nước ngoài nhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc

chấp hành quy định lưu trú tại Hà Nội. Theo đó, người nước ngoài chỉ

cần nhập vào địa chỉ “http//hanoi.xuatnhapcanh.goc.vn” để chủ cơ sở có

người nước ngoài lưu trú khai báo tạm trú.

Hiện Phòng Quản lý XNC - CAHN đã xây dựng hệ thống máy móc, thiết

bị, đường truyền đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời lập kế

hoạch cụ thể để tập huấn cho CBCS liên quan, các đội nghiệp vụ triển

khai hệ thống khai báo, sẵn sàng tiếp nhận và quản lý thông tin tạm trú

của người nước ngoài trên Internet.

Theo chỉ huy Phòng Quản lý XNC: “Việc triển khai hệ thống khai báo tạm

trú cho người nước ngoài trên Internet là một bước đột phá trong việc áp

dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, góp phần

nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý người nước ngoài

lưu trú trên địa bàn và từng bước đưa công tác đăng ký, quản lý lưu trú

người nước ngoài đi vào nền nếp, góp phần phục vụ hiệu quả nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng”.

Về trách nhiệm của các cơ sở lưu trú khi cho người nước ngoài lưu trú,

người đại diện theo pháp luật của cơ sở khi khai báo tạm trú phải chịu

trách nhiệm tính xác thực của thông tin khai báo tạm trú.

Chủ cơ sở phải thực hiện khai báo lại khi người nước ngoài thay đổi họ,

tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu và khi người

nước ngoài được cấp chứng nhận tạm trú mới; tạo điều kiện thuận lợi

để cơ quan chức năng kiểm tra việc khai báo tạm trú cho người nước

ngoài của cơ sở, kịp thời thông báo đến cơ quan Công an và phối hợp

giải quyết các vụ việc liên quan đến người nước ngoài trú tại cơ sở.

Trong trường hợp chủ cơ sở lưu trú không trực tiếp thực hiện được các

trách nhiệm nêu trên, thì phải ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho tổ

chức, cá nhân khác làm thay.

Về trách nhiệm của người nước ngoài tạm trú, phải cung cấp thông tin

cho chủ cơ sở lưu trú hoặc tổ chức, cá nhân được chủ cơ sở lưu trú ủy

quyền hợp pháp để thực hiện việc khai báo tạm trú. Người nước ngoài

phải chấp hành và tạo thuận lợi cho việc kiểm tra của cơ quan Quản lý

XNC Việt Nam và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của

pháp luật Việt Nam.

Theo anninhthudo.vn

11. Kon Tum: Tháo gỡ vướng mắc, rút ngắn thủ tục hành chính tại Cặp Cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa

Ngày 26/5, Đoàn công tác Liên Ngành Việt Nam - Lào đã có buổi làm

việc với chính quyền tỉnh Attapư (Lào) và UBND tỉnh Kon Tum tại

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) nhằm thảo luận

về công tác thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương

tiện, hàng hoá qua lại biên giới tại Cặp Cửa khẩu quốc tế Bờ Y -

Phu Cưa theo Thoả thuận Hà Nội năm 2007 và dự án đường từ mốc

quốc giới đến Mốc 790.

Tại buổi làm việc, đại diện Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum (UBND

tỉnh Kon Tum) và Uỷ ban chính quyền tỉnh Attapư đã báo cáo tình hình

thực hiện Thoả thuận Hà Nội năm 2007 tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Cửa

khẩu quốc tế Phu Cưa và dự án đường từ mốc Quốc giới đến Mốc 790.

Theo đó, trong thời gian qua các ngành tại cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y -

Phu Cưa đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật 2 nước, đặc biệt là

triển khai thực hiện nghiêm túc Thoả thuận hà Nội năm 2007 giữa 2

Các đại biểu tham dự cuộc họp đã nêu lên những khó khăn về việc các

quy định thủ tục thông quan giữa cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Phu Cưa

chưa thống nhất

Chính phủ Việt Nam - Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người,

phương tiện và hàng hoá qua lại biên giới; khuyến khích hợp tác phát

triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch và trao đổi, giao lưu văn hoá

giữa hai nước. Hai cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Phu Cưa đã phối hợp rất

chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, hàng hoá

xuất nhập khẩu- xuất nhập cảnh (XNK – XNC), quá cảnh qua cửa khẩu;

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch của 2 nước được tham quan,

du lịch tại khu vực Cửa khẩu Bờ Y - Phu Cưa, khu vực cột mốc biên giới

3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia...

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại cặp Cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu

Cưa còn một số hạn chế như các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ

hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hoá tại khu vực biên giới còn yếu,

công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn gặp nhiều

khó khăn và các quy định về thủ tục hải quan giữa Việt Nam và Lào

chưa thống nhất…

Đối với việc triển khai các dự án và tình hình viện trợ hợp tác giữa tỉnh

Kon Tum với các tỉnh của Lào giai đoạn 2011-2015, dự án nâng cấp

đoạn đường từ điểm giáp đường nội bộ cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến mốc

biên giới Việt - Lào (mốc 790) được triển khai từ năm 2012 đến tháng

4/2014 hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư 23,959 tỷ

đồng từ nguồn vốn hợp tác với Lào và Campuchia. Dự án này đã tạo

điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua Cửa khẩu

quốc tế Bờ Y, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch tại Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Bờ Y. Tuy nhiên kinh phí cho công tác duy tu bảo dưỡng

hàng năm trung bình 20 triệu đồng/km chưa chưa đáp ứng được, gây

khó khăn trong quá trình thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng của công

trình.

Để tạo điều kiện thực hiện tốt Thoả thuận Hà Nội 2007, Ban Quản lý

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum) kiến

nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí

xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực kiểm tra chung hàng hoá nhằm tiến tới

thực hiện mô hình “Một cửa, một lần dừng” giữa cặp cửa khẩu Bờ Y -

Phu Cưa; nâng cấp, sửa chữa Trạm Kiểm soát liên hợp Cửa khẩu quốc

tế Bờ Y từ nguồn vốn hỗ trợ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia và

ODA. Đề nghị đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18B từ tỉnh Attapư - Lào đến

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, xem xét sớm phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh

quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon

Tum đến năm 2035 và việc thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho

ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng thẳng thắn nêu nhiều tồn tại, vướng

mắc trong quá trình giải quyết thủ tục cho người, phương tiện, hàng hoá

qua lại cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa, đăc biệt những khó khăn

trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Phu

Cưa.

Trước những kiến nghị, đề xuất, đại diện 2 tỉnh Kon Tum - Attapư và

Đoàn công tác Liên Ngành Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hứa sẽ xem

xét những kiến nghị, các khó khăn vướng mắc các đại biểu đã nêu ra để

kiến nghị chính quyền cấp tỉnh và Chính phủ 2 nước giải quyết nhằm tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho người, phương tiện và hàng hoá qua Cửa

khẩu quốc tế Bờ Y, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch tại Khu kinh

tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Theo baodautu.vn

12. Xây dựng chính quyền điện tử cần có công dân điện tử

“Đẩy mạnh cải cách hành chính tiến tới xây dựng chính quyền điện

tử” là chủ đề chương trình Đối thoại cùng chính quyền TP do Đài

TNND TP và Hội đồng nhân dân TP phối hợp thực hiện vào sáng 27/5.

”Khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và giảm

chứng thực giấy tờ ở cấp độ phường”” là một nội dung quan trọng được

ông Lê Hoài Trung - Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ nhấn mạnh

tại chương trình Đối thoại cùng chính quyền TP.

Theo ông Trung, hiện nay nhiều dân còn thói quen đi chứng thực, sao y

giấy tờ tại phường, tuy nhiên việc này không cần thiết vì người dân có

thể đem bản chính để đối chiếu mà không cần phải có giấy sao y chứng

thực.

Ông kêu gọi người dân hạn chế việc sao y chứng thực các giấy tờ như

chứng minh nhân dân, giấy tờ nhà đất, khi đi nộp chỉ cần 1 bản photo và

bản chính, như vậy thì người dân và chính quyền cơ sở sẽ thuận lợi.

Hướng đến TP sẽ xây dựng hệ thống liên thông điện tử từ cơ sở

đến thành phố và người dân chỉ cần đến phường, xã, thị trấn đặt yêu

cầu, thủ tục hành chính sẽ liên thông chuyển lên cấp quận, huyện, sở

ngành để giải quyết.

Dù, thời gian qua các cấp, các ngành địa phương đã nỗ lực trong thực

hiện cải cách hành chính, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế

cần phải khắc phục trong thời gian tới như: việc liên thông điện tử chưa

đến với cấp phường và người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn

hạn chế.

Ông Lê Hoài Trung - Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ

Một thính giả đã phản ánh, ở cấp phường còn làm việc theo kiểu cũ,

chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý. Thực tế thì ở cấp

phường, người dân đến làm thủ tục khá đông, vậy thì để cải cách hành

chính rồi tiến tới xây dựng chính quyền điện tử thì thời gian tới thành

phố sẽ triển khai như thế nào ở cấp phường ?

Ông Lê Hoài Trung - Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ trả lời, đối

với cấp phường đang ở lộ trình để sắp tới người dân không cần đến

quận, huyện mà chỉ đến phường, xã thị trấn được hướng dẫn làm thủ

tục tại chỗ. Quan trọng nhất là đối với việc liên thông, cần phổ biến tuyên

truyền đến người dân, muốn xây dựng chính quyền điện tử cần phải có

công dân điện tử.

Ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Xác định cải cách hành chính là một nội dung trọng tâm của thành phố

nên trong thời gian qua, thành phố cùng các sở ngành, quận, huyện và

các cấp chính quyền cơ sở đã có nhiều nỗ lực để đẩy mạnh thực hiện

vấn đề này. Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận nhưng còn nhiều

hạn chế, do đó trong thời gian tới, các đơn vị đề ra những giải pháp,

nhiệm vụ trọng tâm.

Ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Sở Tư pháp

luôn chủ động thực hiện biện pháp cải cách thủ tục hành chính đặc biệt

là tổ chức tiếp nhận giải quyết kết quả cho người dân, từ việc bố trí nhân

sự đủ phẩm chất năng lực đến việc cải thiện cơ sở vật chất, cải tiến quy

trình tiếp nhận và trả kết quả, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn

giản hóa, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Chủ tịch UBND quận 1

Bà Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, thời

gian tới sẽ xây dựng các phần mềm hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại

thông minh theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ dịch vụ hành chính công,

đồng thời nâng cấp và xây dựng một số dịch vụ hành chính công trực

tuyến, nâng cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 lên mức

độ 4 và xây dựng dịch vụ công tuyến cấp độ 4 đối với thủ tục cấp phép

xây dựng qua mạng, quản lý xử phạt vi phạm hành chính và quản lý cấp

giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm .

Còn theo ông Đậu An Phúc - Phó Chủ tịch UBND quận 12, thời gian tới

quận 12 tiếp tục số hóa dữ liệu dân cư, hồ sơ nhà đất, hộ tịch... Quận

tiếp tục tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người

dân và doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50 thủ tục

hành chính được cung cấp ở cấp độ 3 và 4.

Theo voh.com.vn