460 rbc-hoan thien

123
Robocon ¬m mÇm nh÷ng íc m¬ ®o μ n minh h»ng (Chñ biªn) Robocon ¬m mÇm nh÷ng íc m¬ NHÀ XUT BN VĂN HC

Upload: gaubupro

Post on 25-Jun-2015

72 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 460 RBC-Hoan Thien

[ 3 ] [ 4 ]

Robocon −¬m mÇm nh÷ng −íc m¬

®oμn minh h»ng (Chñ biªn)

Robocon −¬m mÇm

nh÷ng −íc m¬

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

Page 2: 460 RBC-Hoan Thien

[ 5 ] [ 6 ]

Lêi giíi thiÖu

Giấc mơ dài của một thế hệ tuổi trẻ Mải miết kiếm tìm Hạnh phúc và thành công nở hoa

nơi trái tim - khối óc Nơi tình yêu - đam mê Những ngọn lửa truyền đến muôn đời Và, giấc mơ viết tiếp...

LƯU ANH TIẾN (BKPro) NĂM 2002, khi Robocon mới vào Việt Nam,

nhiều người không tưởng tượng nổi có thể tổ chức được một cuộc thi Robot với quy mô trên toàn quốc như vậy. Đài Truyền hình Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra một sân chơi đầy mới lạ và hấp dẫn cho sinh viên yêu thích và đam mê sáng tạo công nghệ. Cuộc thi đã diễn ra được 6 năm, với biết bao nhiêu "khúc ca bi tráng" của những "người hùng".

Sáu năm qua, Robocon Việt Nam đã trưởng thành, hoàn thiện và phát triển, từ những bước đầu chập chững chưa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cho tới khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý; từ những lối mòn khai phá đầu tiên cho tới khi thành đường lớn rộng thênh thang. Mọi người đều cổ vũ cho Robocon và cùng vui, buồn với các bạn sinh viên qua truyền hình cũng như trực tiếp. Những giải vô địch qua các lần thử thách từ

Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur... đã làm dầy thêm bảng thành tích của đội Việt Nam, dày thêm niềm tự hào qua các thế hệ sinh viên và mối quan tâm của mọi người. (Trích Hành trình Robocon Việt Nam).

Xoay quanh sân chơi Robocon có vô vàn những điều bí ẩn mà mỗi ngày người ta khám phá ra thêm một chút. Để rồi có nhiều người ngậm ngùi khi nhìn ra thế giới. Cảm thấy những ước mơ được hoà cùng biển lớn càng trở nên nhức nhối hơn. Robocon Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với những điều cũ kỹ.

"Việt Nam có thể tự hào về trí tuệ và đẳng cấp của các ý tưởng theo kiểu "con nhà nghèo" trong các điều kiện rất khó khăn về thiết bị và tư liệu tham khảo. Bù lại, họ có tư duy chiến thuật thi đấu rất tốt, vì suy cho cùng, đây là một cuộc chơi đối kháng một chọi một. Trong khi đó các đội mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc có vẻ như quá cầu toàn khi chế tạo robot. Họ dành nhiều thời gian cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất, tập trung giải quyết đề bài dự thi một cách tối ưu về kỹ thuật mà ít có các phương án chiến thuật đối phó với các đối thủ khác nhau, quên đi sự hiện diện và cản trở của robot đội bạn." (Trích Hãy coi Robocon là nơi bắt đầu).

"Cái nhìn đào tạo khoa học công nghệ phải nhìn từ con người, vì nhập thiết bị tốt nhưng không có người sử dụng thì đắp chăn!" - ông Lê Hoài Quốc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP HCM nói - "Ở các nước khác, có CLB sáng tạo nhằm tạo sân chơi cho người dân và vấn đề cốt lõi thứ hai là bảo hộ ý tưởng sáng

Page 3: 460 RBC-Hoan Thien

[ 7 ] [ 8 ]

tạo, quyền sở hữu trí tuệ để người dân tự do công bố ý tưởng, chủ động như một thói quen, thì mới tạo đà phát triển bền vững. Có thể sáng kiến không ai dùng nhưng họ được quyền công bố và bảo hộ." (Trích Robocon - mong chờ những lớp quả đầu mùa).

Làm cách nào để dấu gạch nối được viết tiếp, để tận dụng những thành quả lớp trước, chứ không chỉ là dấu chấm lửng? Điều này, bản thân các sinh viên tham gia sân chơi robocon không thể tự trả lời được! (Trích Dấu gạch nối và dấu chấm lửng).

Với mong muốn được đóng góp cho sự phát triển Công nghệ của Việt Nam nói chung và cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam nói riêng, Công ty FPT đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tiến hành triển khai nhiều chương trình bảo trợ Công nghệ đồng hành cùng các thí sinh tham dự Robocon 2007.

Cuốn sách ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ nằm trong chương trình của dự án FPT - Đơn vị bảo trợ Công nghệ Robocon 2007.

Đây là cuốn sách ghi lại những ký ức và kỉ niệm về một chặng đường Robocon Việt Nam 6 năm qua, những điều còn trăn trở về một sân chơi Công nghệ cho giới trẻ Việt Nam, như một món quà nhỏ về hạt giống tâm hồn tặng cho những người yêu thích và đam mê trong lĩnh vực sáng tạo Khoa học kỹ thuật.

Và, những giấc mơ viết tiếp...

Th¸ng 9-2007

§OÀN MINH H»NG

(Qu¶n lý dù ¸n FPT - §¬n vÞ b¶o trî C«ng nghÖ Robocon 2007)

Xin cảm ơn êkíp tham gia thực hiện:

NGUYỄN LAN ANH

NGUYỄN NHƯ QUỲNH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGUYỄN THỊ DUNG

và những cộng sự khác...

[ 4 ]

Page 4: 460 RBC-Hoan Thien

[ 9 ] [ 10 ]

PhÇn I

ROBOCON VIÖT NAM:

S¸U N¨M MéT CHÆNG ®−êNG

Năm

Nơi tổ chức Biểu trưng Chủ đề Đội vô

địch

2002

Tokyo, Nhật Bản

Chinh phục núi Phú Sĩ Telemati

c-BK3

2003

Bangkok, Thái Lan

Cầu mây chinh phục không gian

2004

Seoul, Hàn Quốc

Cuộc đoàn tụ Ngưu Lang -Chức Nữ

FXR

2005

Bắc Kinh, Trung Quốc

Lửa thiêng rực sáng Trường Thành

RoboTech

2006

Kuala Lumpur, Malaysia

Vươn tới đỉnh cao BKPro

2007

Hà Nội, Việt Nam

Khám phá Hạ Long

Robocon ViÖt Nam:

S¸u n¨m mét chÆng ®−êng

THU HIỀN

au 6 năm tổ chức và thi đấu ở sân chơi công nghệ này, SV các ngành kỹ thuật ở VN đã thể

hiện được khả năng và sức sáng tạo không ngừng của mình với bạn bè khu vực và thế giới, ta hãy cùng nhìn nhận lại chặng đường chinh phục đỉnh cao đầy vinh quang đó của họ trong suốt 6 năm qua.

Robocon 2002

Cuộc thi đầu tiên với chủ đề "Chinh phục đỉnh Phú Sĩ", 17 đội tuyển đến từ 6 trường đại học trong cả nước với gần 40 Robot đã tập kết tại Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình TP.HCM sẵn sàng cho cuộc tranh tài.

Đội Telematic (ĐH Bách khoa TP.HCM) với tổ hợp Robot mang tên VBot (kết cấu còn khá đơn giản và thô sơ) tuy chỉ giành được vé vớt vào vòng chung kết nhưng đã thực sự gây bất ngờ cho khán giả khi đoạt ngôi vô địch cuộc thi Sáng tạo Robot lần đầu tiên tại Việt Nam.

S

PhÇn I

ROBOCON VIÖT NAM:

S¸U N¨M MéT CHÆNG ®−êNG

Năm Nơi tổ chức Biểu trưng Chủ đề Đội vô

địch

2002 Tokyo, Nhật Bản

Chinh phụcnúi Phú Sĩ Telematic-

BK3

2003 Bangkok, Thái Lan

Cầu mây chinh phục không gian

2004 Seoul, Hàn Quốc

Cuộc đoàn tụ Ngưu Lang -

Chức Nữ

FXR

2005 Bắc Kinh,

Trung Quốc

Lửa thiêng rực sáng

Trường Thành RoboTech

2006 Kuala

Lumpur, Malaysia

Vươn tới đỉnh cao BKPro

2007 Hà Nội, Việt Nam

Khám phá Hạ Long

Page 5: 460 RBC-Hoan Thien

[ 11 ] [ 12 ]

Tháng 8/2002 cuộc thi khu vực được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, với 20 đội đến từ 19 nước. Đội Telematic giành thắng lợi vang dội trước đội tuyển của Trung Quốc. Chiến thắng của Telematic đã thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới - lĩnh vực điều khiển tự động.

Robocon 2003

Chủ đề "Cầu mây chinh phục không gian". Sau một tháng tranh tài sôi nổi của hơn 130 đội, 32 đội

xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết, BKCT (ĐH Bách khoa HN) là đội đạt danh hiệu chinh phục vùng trời với thời gian chưa đầy 2 phút, giành chức vô địch về cho BKHN ngay từ lần đầu tiên góp mặt. BKCT cũng là đội đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi khu vực tại Thái Lan và giành giải ba và giải ý tưởng sáng tạo.

Robocon 2002 tại Nhật Bản

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Robocon 2003 tại Thái Lan

Ảnh: HỒ VĨNH HOÀNG cung cấp

Page 6: 460 RBC-Hoan Thien

[ 13 ] [ 14 ]

Robocon 2004

Chủ đề "Cuộc đoàn tụ của Ngưu Lang - Chức Nữ", có 152 đội đăng ký và cuối cùng còn 112 đội chính thức tham gia thi đấu, các đội được chia thành 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, thi đấu vòng loại để chọn ra 32 đội xuất sắc nhất tham gia thi đấu vòng chung kết toàn quốc 5/2004 tổ chức tại Hà Nội. FXR (BK.TP.HCM) xuất sắc giành chức vô địch, đồng thời cũng giành luôn chức vô địch khu vực năm đó (được tổ chức ở Hàn Quốc) về cho Việt Nam.

Robocon 2005

Chủ đề "Lửa thiêng rực sáng Trường Thành", cuộc thi trong nước đánh dấu con số các đội đăng ký tham gia ở mức kỷ lục là 300 đội, có 175 đội chính thức thi đấu để chọn ra 32 đội tuyển xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết toàn quốc tại TP.HCM. BKCBG1 (BKHN) vô địch và đại diện cho VN thi đấu khu vực tại Trung Quốc.

Robocon 2004 tại Hàn Quốc

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Robocon 2005 tại Trung Quốc

Ảnh: CAO THẾ PHONG cung cấp

Page 7: 460 RBC-Hoan Thien

[ 15 ] [ 16 ]

Robocon 2006

Có 322 đội đăng ký và chính thức tham gia cuộc thi có 230 đội đến từ 48 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Năm 2006, cuộc thi có chủ đề xây dựng toà tháp đôi cao nhất thế giới. BKPro (BK TP.HCM) lần lượt vô địch cuộc thi trong nước rồi

cuộc thi khu vực (được tổ chức tại Malaysia). Đây cũng là lần thứ ba chúng ta giành chức vô địch Robocon trong các cuộc thi quốc tế.

Robocon 2007

Năm 2007, Việt Nam chính thức là nước chủ nhà cho cuộc thi này. Suốt thời gian qua, 357 đội tuyển đến từ khắp nơi trong cả nước đã làm cho sân chơi này

Robocon 2006 tại Malaysia

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Robocon 2007 tại Việt Nam

Ảnh: MINH HẰNG

Page 8: 460 RBC-Hoan Thien

[ 17 ] [ 18 ]

thực sự nóng lên, từ 32 đội tuyển lọt vào vòng CK chọn ra hai đội đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế. BKDC (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng) đăng quang và DT03 giành ngôi Á quân (Đại học Công nghiệp Hà Nội) trở thành 2 đại diện của Việt Nam tham dự vòng Chung kết Robocon Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.

Sáu năm chưa phải là một chặng đường quá dài

nhưng nó đã khẳng định Robocon là một sân chơi trí tuệ và hấp dẫn đối với SV ngành kỹ thuật. Nói như Nguyễn Toàn Thắng (thành viên đội Telematic 2002): "Điều khiến chúng tôi tự hào nhất là chiến thắng của chúng tôi đã đem lại niềm tin, sự tự tin cho các thế hệ đi sau. Các bạn có một niềm tin rằng chúng ta có thể chiến thắng nếu như cố gắng hết sức thì dù đối thủ có là ai đi chăng nữa, cho dù họ là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Chính niềm tin ấy đã góp phần làm nên thành công của Robocon VN, nếu như năm đầu tiên chỉ có 17 đội tham gia thì sau này con số đó đã lên đến hơn 300 đội. Chúng ta có quyền ngẩng cao đầu trước bạn bè quốc tế vì chúng ta tự tin vào khả năng của bản thân".

Ch©n dung

c¸c nhμ v« ®Þch

Robocon ViÖt Nam

THU HIỀN, MINH HẰNG tổng hợp

2002: Telematic - §HBK TP.HCM

Đội trưởng: Vũ Ngọc Vinh. Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên

bộ môn Điều khiển tự động, khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM.

Tổ chức tại: Tokyo, Nhật Bản Đề thi: "Chinh phục đỉnh Phú Sĩ". Các Robot

tham dự thi phải đặt các quả bóng cao su vào 17 ống hình trụ tượng trưng cho các phần của núi Phú Sĩ để ghi điểm. Đội thắng cuộc sẽ là đội đưa được bóng vào cả 5 ống liên tiếp theo đường chéo của sân thi đấu trong đó bao gồm cả ống trụ tượng trưng cho đỉnh núi Phú Sĩ. Thời gian một cuộc đấu là 3 phút.

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch. Robot: Vbot. Ngay sau khi nhận giải, các phóng viên Nhật Bản

đã ra bãi tập kết Robot để hỏi đội Việt Nam về bí quyết giành chiến thắng. Họ không hiểu nổi tại sao

Page 9: 460 RBC-Hoan Thien

[ 19 ] [ 20 ]

bóng được giữ và thả ra tự nhiên đến vậy, tại sao ta lại đặt được quả bóng thứ 5 lên trên bóng của đối phương. Toàn Thắng đã trình diễn cho họ thấy bí quyết nằm ở những sợi dây thun mỏng manh - cơ chế bỏ bóng đơn giản mà hiệu quả của Telematic. Công Văn say sưa thuyết trình về hình dạng trang trí của những chiếc nón đội trên đầu mỗi con robot, chiếc thì vẽ núi Phú Sĩ có cờ của 19 nước tham dự xung quanh, chiếc có logo của trường đại học Bách Khoa, còn chiếc nữa thì trang trí các hoa văn dân tộc. Đặc biệt con ăn đỉnh núi được vẽ cờ Việt Nam với ngụ ý riêng..

Nguồn http://www.vtv.org.vn/robocon/2002/htm/thuthach.htm

2003: BKCT - §HBK Hμ Néi

Đội trưởng: Hồ Vĩnh Hoàng. Tổ chức tại: Băng Cốc, Thái Lan. Đề thi: "Cầu mây chinh phục không gian". Nhiệm

vụ của các robot là bỏ bóng vào các cụm rổ để ghi điểm. Đội nào ghi điểm vào các cụm rổ trong, ngoài và 3 cụm rổ ở trung tâm sẽ chinh phục không gian.

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải 3 và Giải ý tưởng sáng tạo.

Robot: SAM 5. SAM 5 có khả năng chiến thắng knock out đối

thủ (đưa bóng vào tất cả các giỏ) trong vòng 2

Robot của Telematic

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Telematic

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Page 10: 460 RBC-Hoan Thien

[ 21 ] [ 22 ]

giây sau khi trận đấu bắt đầu! Phần chính của robot tự động SAM 5 bao gồm 20 nòng súng mang 20 quả cầu mây. Mỗi nòng súng này có khả năng bắn chính xác ở khoảng cách xa và được hệ thống vi điều khiển tự động điều chỉnh góc bắn, thời điểm bắn tùy thuộc vào trạng thái xoay của các giỏ. Các nòng súng vừa bắn xoay các giỏ nên có thể bắn vào tất cả các mặt của giỏ và tất cả 20 quả đều trúng đích. Ngoài ra SAM 5 còn có hệ thống cản robot tự động của đội bạn cả dưới đất và trên không, cản không cho đội bạn cản phá mình, cản robot bằng tay của đội bạn.

(Hồ Vĩnh Hoàng)

2004: FXR - §HBK TP.HCM

Đội trưởng: Trịnh Quý Ngọc. Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên

bộ môn Điều khiển tự động, khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM.

Tổ chức tại: Seoul, Hàn Quốc. Đề thi: "Cuộc đoàn tụ của Ngưu Lang - Chức

Nữ". Chủ đề của cuộc thi dựa trên tích chuyện quen thuộc khu vực châu Á. Có một đôi vợ chồng tên gọi Ngưu - Lang Chức Nữ do lười biếng đã bị hình phạt

BKCT

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Robot của BKCT

Ảnh: HỒ VĨNH HOÀNG cung cấp

Page 11: 460 RBC-Hoan Thien

[ 23 ] [ 24 ]

phải sống xa nhau ở hai đầu của dải Ngân Hà. Chim Ác Là và Quạ cảm thấy thương tình nên đã dùng thân mình bắc cầu qua Ngân Hà để hai vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ được gặp nhau. Cầu đó có tên gọi là Ô thước. Mỗi năm một lần cặp vợ chồng này được phép gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Thường có mưa vào ngày này và người ta nói đó là nước mắt đoàn tụ của Ngưu Lang - Chức Nữ. Mục đích của cuộc thi là hoàn tất việc đoàn tụ "reunion" của Ngưu Lang - Chức Nữ bằng cách: Robot phải bắc cầu Ô Thước để Robot tự động mang quà Vàng từ vùng Ngưu Lang đến vùng Chức Nữ. Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút. Tuy

nhiên, trận đấu có thể kết thúc sớm hơn nếu một đội hoàn tất việc "trao quà cho Chức Nữ".

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch và Giải ý tưởng.

Robot: Năm 2004 chứng kiến màn trình diễn tuyệt vời

của FXR. Chắc hẳn không ai chứng kiến vòng chung kết quốc gia năm đó mà không bị ấn tượng đặc biệt bởi những con robot gắp quà của FXR. Hoạt động bền bỉ, hiệu quả và đẹp mắt, những con robot này sử dụng các giải pháp cơ khí hiệu quả với nhiều bậc tự do. Chúng có một rãnh chứa quà ngay trên đầu và được

FXR

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Robot của FXR

Ảnh: HẢI LINH cung cấp

Page 12: 460 RBC-Hoan Thien

[ 25 ] [ 26 ]

đưa lên bằng tay cặp quà. Họ sử dụng hệ thống truyền đai và con lăn chính xác, gọn gàng, cặp quà bằng giác hút nên rất vững chắc.

(Trần Hoài Sơn)

2005: BKCBG1 - §HBK Hμ Néi

Đội trưởng: Đặng Văn Bằng. Chỉ đạo viên: Tiến sĩ Văn Bình Đệ. Tổ chức tại: Bắc Kinh, Trung Quốc. Đề thi: "Lửa thiêng rực sáng Trường Thành".

Trường thành là một trong những công trình kiến trúc

xây dựng hoành tráng nhất trên thế giới. Di tích cổ xưa này đã không chỉ là một di sản văn hoá nổi bật của Trung Quốc mà còn là nơi du lịch hấp dẫn nổi tiếng thế giới. Du khách nước ngoài tới Trung Quốc thường cho rằng chuyến du lịch sẽ chưa hoàn hảo nếu chưa tới Trường Thành, nơi đó chính là một biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa và là một minh chứng cho sức mạnh của con người có thể tạo nên diện mạo của thế giới. Có một câu ngạn ngữ của Trung Quốc rằng: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán", vậy thì chúng ta hãy cùng vượt lên tháp của Trường Thành và thắp sáng ngọn lửa thiêng. Robot tham dự cuộc thi

BKCBG1

Ảnh: THẾ PHONG cung cấp

Robot của BKCBG1

Ảnh: HOÀI SƠN cung cấp

Page 13: 460 RBC-Hoan Thien

[ 27 ] [ 28 ]

phải lên Trường Thành và bỏ những quả bóng nhiên liệu vào năm ngọn đuốc và bốn đài lửa. Thời gian cho mỗi trận đấu là 3 phút.

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải của nhà tài trợ Konami.

Robot: Nhân sư. Một đội hình robot cực kì ổn định luôn được đánh

giá là ứng cử viên cho chức vô địch trong vòng toàn quốc trước tiên phải kể đến 2 con robot xung quanh. Kết cấu cơ khí vững chắc gọn nhẹ, nhanh và chuẩn xác, có thể đạt tới vận tốc 2m/s. Nhân sư là niềm tự hào của BKCBG1, là một sự kết hợp hoàn hảo của các yếu tố cơ khí, là yếu tố chắc chắn để chiến thắng của BKCBG1.

(Trần Hoài Sơn)

2006: BKPro - §HBK TP.HCM

Đội trưởng: Lưu Anh Tiến Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên

bộ môn Điều khiển tự động, khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM

Tổ chức tại: Kuala Lumpur, Malaysia. Đề thi: "Vươn tới đỉnh cao" (Xây dựng tháp đôi

cao nhất thế giới). Tháp đôi 88 tầng PETRONAS (KLCC), có độ cao 452 mét, hiện là tháp đôi cao nhất thế giới và là điểm nổi bật nhất của trung tâm thành phố Kuala Lumpur. Mục đích của cuộc thi nhằm mô phỏng quá trình xây dựng tòa tháp đôi này và cảnh quan xung quanh, hai đội gồm các robot sử dụng các

Robot của BKPro

Ảnh: HỮU THẮNG

Page 14: 460 RBC-Hoan Thien

[ 29 ] [ 30 ]

khối kết cấu bằng chất liệu nhựa polystyrene. Đội hoàn thành trước một tháp đơn trong tòa tháp đôi và hai tháp "cầu không trung" sẽ được coi là "SIAP" và là đội giành chiến thắng. Thời gian của trận đấu là 3 phút. "SIAP" trong tiếng Malay nghĩa là đã lắp xong hoặc đã hoàn thành, sẵn sàng để sử dụng.

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch. Giải thiết kế tốt nhất. Giải thưởng của nhà tài trợ Panasonic.

Robot: Thiên thần tình yêu. Đến với vòng chung kết toàn quốc, sau cải tiến về

mặt kỹ thuật, tốc độ có thể đạt đến 2.5/s, chạy thử rất

nhiều để đảm bảo tính ổn định trong thi đấu, 2 robot tự động của Bkpro đã được làm đẹp. Về kết cấu tổng thể không thay đổi nhiều so với phiên bản trước nhưng hai cánh tay đỡ quà với những đường cong trông rất giống với đôi cánh thiên thần đã gây sự chú ý của rất nhiều người ngay từ giây phút đầu tiên ra sân tập. Hơn nữa trên robot có bộ phận giữ quà hình cung với mũi tên dựng đứng có khả năng hạ xuống để phá quà của đối phương bất cứ lúc nào. Chính khán giả đã yêu mến đặt cho cặp Robot này cái tên Thiên thần tình yêu. Khi đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Châu Á Thái Bình Dương, Thiên thần tình yêu đã có đôi cánh mới mạnh mẽ, hiện đại hơn cùng nhiều chương trình tương ứng với các nút nhấn sặc sỡ trên mình robot đã đem lại những chiến thắng tuyệt vời cho Việt Nam.

(Vũ Hữu Thắng)

2007: BKDC - B¸ch khoa §μ N½ng

Đội trưởng: Đỗ Thế Cần. Chỉ đạo viên: Trần Minh Chính - Phó trưởng

khoa Cơ khí, ĐHBK Đà Nẵng. Tổ chức tại: Hà Nội, Việt Nam. Đề thi: "Khám phá vịnh Hạ long" (Ha Long Bay

Discovery). Luật thi Robocon 2007 dựa trên sự tích Vịnh Hạ Long. Các Robot (tượng trưng cho các con rồng) sẽ mang các khối hình trụ (tượng trưng cho các viên ngọc) để tạo ra các hòn đảo lớn nhỏ tượng trưng cho Hạ Long và Bái Tử Long. Đội đầu tiên hoàn tất việc xây dựng các hòn đảo chiến thắng (ba hòn đảo tạo

BKPro

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Page 15: 460 RBC-Hoan Thien

[ 31 ] [ 32 ]

thành 3 đỉnh của chữ V) sẽ giành được chiến thắng tuyệt đối Victory Islands. Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút.

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải ý tưởng. Robot: Ngoại hình Robot bằng tay xuất phát từ hình dạng

của xe đua công thức 1, trên cơ sở đó được điều chỉnh thiết kế và bổ sung chức năng tương ứng với kết cấu chung. Robot tự động tượng trưng cho các rồng con trong đó có hai loại khác nhau là robot tự động cản phá (tượng trưng cho rồng đực) và robot tự động ghi điểm (tượng trưng cho rồng cái). Robot tự động ghi điểm có phần đế được thiết kế trên cơ sở cải biến một dạng thân

BKDC

Ảnh: NHƯ QUỲNH

Robot của BKDC

Ảnh: MỸ HẰNG

Page 16: 460 RBC-Hoan Thien

[ 33 ] [ 34 ]

máy bay chiến đấu. Robot cản phá được chỉnh sửa và bố trí tối ưu để tạo hình dáng hài hoà và có tính thẩm mỹ kỹ thuật. Toàn bộ đội hình robot khi đặt chung lại với nhau có kích thước tương thích để thể hiện được đâu là rồng mẹ, đâu là rồng con, phạm vi hoạt động giống với câu chuyện của chủ đề cuộc thi.

(Đỗ Thế Cần)

Hμnh tr×nh

Robocon ViÖt Nam

TRẦN BÍCH NGỌC (Ghi theo lời kể của TS Ngô Thái Trị,

Trưởng ban giám khảo cuộc thi Robocon Việt Nam)

ho đến bây giờ, Robocon đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là với

giới sinh viên kỹ thuật, nhưng ít ai biết được thuở ban đầu khó khăn biết nhường nào. Khi bắt đầu manh nha cuộc thi này, ABU (Hiệp hội phát thanh châu Á - Thái Bình Dương) đã đề xuất ý tưởng trong một cuộc họp thường niên với các nước thành viên. Khi về, tôi đã báo cáo với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng do chưa có ai hình dung được sẽ phải bắt đầu như thế nào nên mọi việc mới chỉ dừng ở mức độ đồng ý về chủ trương. Sau đó, Ban Thư ký Robocon của ABU liên tục gọi điện, gửi email nhắc tôi đăng ký các đội tham gia với lý do sinh viên Việt Nam đạt rất nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc tế, tại sao không thử sức trong cuộc thi đầy hứng thú như vậy. Tôi đã ghi nhận lời đề nghị hết sức nhiệt tình đó và cũng đã mạnh dạn hứa với bạn, Đài THVN sẽ tham gia cuộc thi này.

C

Page 17: 460 RBC-Hoan Thien

[ 35 ] [ 36 ]

Trước giờ đấu

Ảnh: HẢI THANH

Tháng 4/2001, ABU chính thức mời Đài THVN tham gia cuộc thi sáng tạo Robot với tư cách là thành viên của ABU. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đối với VTV và cá nhân tôi, Robocon vẫn còn là một cái gì đó khá mơ hồ.

Công việc chuẩn bị cho việc tham dự Robocon 2002 do ABU phát động lần đầu tiên quả thật đã đè nặng lên VTV2, đơn vị được Tổng Giám đốc Đài TH VN giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện. Khi ấy, kinh nghiệm tổ chức về lĩnh vực này hoàn toàn không có, lại thêm khó khăn về nhân sự, kinh phí, tính khả thi nên những người trong cuộc nhiều khi đã nản.

Khi phóng viên VTV2 đến làm việc với các đơn vị: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách khoa TP. HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức để xác định xem việc tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot cho sinh viên Việt Nam có khả thi hay không thì mọi thứ mới dường như sáng tỏ.

Thực ra, ngay từ khi khảo sát cũng đã vấp phải không ít khó khăn, nhiều trường e ngại khi nghĩ tới việc lập đội tuyển thi, bởi riêng khâu ý tưởng, nhân sự, kiến thức, chỉ đạo, đã hết sức hóc búa mà kết quả lại rất khó hình dung ra được. Tuy nhiên, khi tiếp xúc và lấy ý kiến về việc sáng tạo Robot dự thi, tôi thấy lớp sinh viên tỏ ra vô cùng hào hứng và hưởng ứng nhiệt tình. Điều này khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì sinh viên ở các trường Đại học thường không mặn mà lắm với phần thực hành, một phần do cơ sở hạ tầng tại các trường còn thiếu thốn, chưa phục vụ đủ cho việc nghiên cứu, thực tập của các em, mặt khác giáo trình lý thuyết cũng không thường xuyên được cập nhật.

Page 18: 460 RBC-Hoan Thien

[ 37 ] [ 38 ]

Mặc dù điều kiện thực tế tại các trường còn thiếu, song vẫn có phòng thí nghiệm, xưởng thực hành nghiên cứu thiết bị tự động hóa, tuy chưa đáp ứng được mọi yêu cầu của việc chế tạo Robot nhưng ít ra cũng có nơi để thí nghiệm và thực hành cho một số công đoạn của sáng tạo Robot. Điều quan trọng nhất là lòng nhiệt tình, hăng hái, niềm đam mê chinh phục những đỉnh cao của các bạn sinh viên chính là động lực giúp chúng tôi có thêm niềm tin để tổ chức cuộc thi trong nước năm đầu tiên (2002) và lựa chọn đội tuyển ra nước ngoài thi đấu. Vậy là sinh viên Việt Nam có thêm một sân chơi mới bổ ích và sáng tạo.

Khi bắt tay vào việc, sự vất vả, khó khăn phát sinh ngày càng nhiều. Việc phát động ở các trường kỹ thuật để đảm bảo số lượng đội đăng ký dự thi, kinh phí tổ chức chưa có, vấn đề sân bãi nan giải... thật đúng là "trăm dâu đổ đầu tằm". Cũng may chị Nhật Hoa - phóng viên VTV2 được cử sang Malaysia tham dự hội thảo về cách sản xuất chương trình Robot do ABU tổ chức tại Penang, qua đó cũng học hỏi kinh nghiệm về việc tổ chức chương trình Robocon ở các nước. Khâu chọn Ban Giám khảo, chúng tôi quyết định mời GSVS Nguyễn Văn Hiệu - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam làm Trưởng ban. Kinh phí tổ chức cũng là một vấn đề lớn, lại phải nghĩ cách xoay xở giải quyết. Một cuộc họp có đủ VTV1, VTV2, VTV3, Tvad... bàn bạc rồi đưa ra phương án là sẽ quảng bá rộng rãi về cuộc thi này thì mới thu hút được tài trợ và sự quan tâm của giới doanh nghiệp. Các thông tin về cuộc thi Chương trình Robot Welcome phát sóng thành công khiến cho dư luận ngày

càng chú ý đến Robocon và may mắn thay, Toyota đã nhận là nhà tài trợ chính cho cuộc thi.

Do thời gian quá gấp nên năm 2001, Ban Khoa giáo quyết định chỉ tổ chức cuộc thi ở qui mô nhỏ với lực lượng chính tham dự là 4 trường Đại học: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc Gia, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, ĐH Bách Khoa TP HCM. Chủ đề của cuộc thi là: Chinh phục đỉnh Phanxipăng (theo luật thi của cuộc thi ABU sẽ là Chinh phục núi Phú Sĩ) để lựa chọn phương án tốt nhất tham dự cuộc thi tại Tokyo và có 25 đội đăng ký tham gia.

Ban Giám khảo

Ảnh: TIẾN DŨNG

Page 19: 460 RBC-Hoan Thien

[ 39 ] [ 40 ]

Một điều đáng tiếc là trong quá trình chuẩn bị tham dự, có nhiều đội đã phải bỏ cuộc do cá nhân tự đăng ký, không có đủ kinh phí cũng như người hướng dẫn, vì vậy từ 25 đội đăng ký ban đầu chỉ còn 17 đội đủ điều kiện tham gia. Đài THVN cũng hỗ trợ các đội bằng cách phát các chương trình cập nhật thông tin về tiến độ, kinh nghiệm giải quyết khó khăn, giới thiệu về robot và công nghệ chế tạo mà sinh viên quốc tế đã áp dụng. Hơn nữa, còn theo sát, hỗ trợ các em trong quá trình chế tạo, thử nghiệm. Những gian khổ mà các đội đã trải qua quả thật không thể đong đếm được, từ việc nghiên cứu, đọc tài liệu quên ăn quên ngủ, lăn lê bò toài tới nhẵn mặt ở chợ giời để tìm các linh kiện lắp ráp, dù gia đình có ngăn cản, kinh phí tài trợ không đủ, hầu hết phải tự bỏ tiền túi ra mua đồ hết lần này đến lần khác, vì trong quá trình chế tạo năm lần bảy lượt mới tìm ra giải pháp. Mồ hôi, công sức, tiền bạc của các bạn trẻ tiếp nối nhau rỏ giọt trong từng xưởng. Có đến thăm, nhìn các bạn ấy thức trắng bên những con robot mới thấy lòng đam mê và ý chí sắt đá của sinh viên Việt Nam mạnh tới mức nào.

Rồi tới khi tổ chức thi đấu được cũng chưa phải là đã hết khó khăn, vấn đề trọng tài, sân bãi cũng là vấn đề đau đầu không kém. Năm đầu chưa thành lập tổ trọng tài, các thầy trong BGK phải kiêm nhiệm, hết thời gian thi đấu các thầy phải tự vào sân đếm bóng, tính điểm... Năm sau thành lập tổ trọng tài, nhưng thành viên tổ trọng tài lại lấy từ các trường, nên lại nảy sinh những vấn đề phức tạp khác. Khó có thể kể hết những "giai thoại" của "Hành trình Robocon" sáu

năm qua, với những buồn, vui lẫn lộn. Có những lúc vui sướng đến tột cùng, nhưng cũng có những lúc chán đến mức muốn bỏ cuộc!

Sáu năm qua, Robocon Việt Nam đã trưởng thành, hoàn thiện và phát triển, từ những bước đầu chập chững chưa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cho tới khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý; từ những lối mòn khai phá đầu tiên cho tới khi thành đường lớn rộng thênh thang. Mọi người đều cổ vũ cho Robocon và cùng vui, buồn với các bạn sinh viên qua truyền hình cũng như trực tiếp. Những giải vô địch qua các lần thử thách từ Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur... đã làm dày thêm bảng thành tích của đội Việt Nam, dày thêm niềm tự hào qua các thế hệ sinh viên và mối quan tâm của mọi người. Robocon ngày nay trưởng thành với trên 300 đội tuyển trải dài khắp Bắc, Trung, Nam với sự quan tâm của các cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt Nam - đơn vị tổ chức... Năm 2007, có thêm sự hỗ trợ của FPT với tư cách là Đơn vị Bảo trợ Công nghệ - hi vọng, Robocon sẽ thực sự phát huy được những tiêu chí tốt đẹp vì một sân chơi lành mạnh và sáng tạo của giới trẻ Việt Nam.

Page 20: 460 RBC-Hoan Thien

[ 41 ] [ 42 ]

PhÇn II

NH©N VËT

ThÇy Huúnh V¨n KiÓm:

T«i sÏ l¹i ®øng bªn c¸c em

THU HIỀN (Ghi theo lời kể của thầy Huỳnh Văn Kiểm

Chỉ đạo viên 3 đội Robocon Việt Nam vô địch ROBOCON Châu Á - Thái Bình Dương)

ôi "mê" robot từ thời sinh viên, thời bằng tuổi các em. Hồi đó chưa có thi thố, chưa có

sáng tạo thành phong trào rộng rãi và sôi nổi như bây giờ. Mê thì tự tìm hiểu, tự mua linh kiện, sách vở về xem xét, ngắm nghía. Bây giờ, khi không còn ở cái tuổi mà có thể hàng ngày lăn vào xưởng, cầm khoan, cầm cưa nữa, tôi đến xem các em làm, đôi lúc chỉ thêm cho các em những điều còn bỡ ngỡ. Robocon chính là những giờ phút giúp tôi sống lại những tháng

ngày tuổi trẻ và là niềm vui ngoài những giờ lên lớp của một ông giáo già như tôi.

Tôi hay nhìn mọi thứ theo một cách khác những người xung quanh. Tôi tìm tòi những gì đặc biệt ẩn sau những điều tưởng như bình thường. Robocon cũng ẩn chứa những điều đặc biệt, đi trong nó và đi bên nó cũng là những con người đặc biệt.

Năm 2002, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức thi Robocon, 17 đội đăng ký tham gia, con số khiêm tốn không bằng một phần số lẻ những đội đăng ký tham gia năm nay, nhưng vào thời điểm ấy, con số 17 ấy đã trở thành hiện tượng. Đó là một thành công mà chính những người tổ chức cũng không ngờ đến. Năm đầu tiên, các đội đến với cuộc thi với những bước chập chững, robot các em làm ra còn thô sơ lắm. Đây cũng là điều dễ hiểu cho một cuộc chơi quá mới mẻ với sinh viên: chế tạo ra những con Robot chạy được.

Nhân vật tôi nhớ nhất có lẽ là Vũ Ngọc Vinh - đội trưởng Telematic, vô địch Robocon Châu Á Thái Bình Dương 2002. Ngày đó, tôi tình cờ trở thành chỉ đạo viên cho các em, theo cùng các em từng chặng đường. Telematic là đội duy nhất tôi hướng dẫn lần đầu tiên tham dự Robocon đã vô địch trong nước rồi sau đó giành chức vô địch khu vực. (Cả FXR và BKPro sau này đều có kinh nghiệm vài năm tham gia, lăn lộn với Robocon trước khi trở thành những nhà vô địch). Những ngày thử nghiệm đầu tiên, Vinh và các bạn phải tự đặt những viên gạch đầu tiên cho niềm đam mê của mình. Chưa hề có ai đi trước dẫn đường nên các em tự mày mò, vừa đi vừa dẫn đường cho chính mình.

T

Page 21: 460 RBC-Hoan Thien

[ 43 ] [ 44 ]

Tham gia lần đầu, người ta dễ cho phép mình nghĩ đến sự thử nghiệm, đi thi như đi chơi, thi mà không nhất thiết phải thắng. Vinh lại khác, em không chấp nhận những sự thử nghiệm đơn thuần, chỉ làm cho vui, cho có. Robot làm ra không vừa ý, phải làm lại, làm lại cho đến khi đạt một cái đích nhất định mình đặt ra mới tạm hài lòng. Các em làm với suy nghĩ duy nhất: Robot như thế này làm sao có thể thắng Nhật được? Nhật chưa bao giờ là một đối thủ tầm thường, khi chúng ta tổ chức cuộc thi trong nước với Robot bằng tre, bằng nứa thì Nhật đã có kinh nghiệm tổ chức thi Robot cho sinh viên trước đó hàng chục năm. Cuộc thi đầu tiên được họ tổ chức vào năm 1988. Họ chuyên nghiệp lắm rồi, sinh viên của họ cũng tiếp xúc với công nghệ Robot ở tầm cao lắm rồi. Thế mà một đội lần đầu tiên tham gia đã nghĩ đến việc thắng họ liệu có là viển vông? Đôi khi những cái đích đặt ra hơi ngông cuồng lại như một thử thách thú vị buộc người ta người ta phải đi đến cùng, lại dẫn người ta đến những điều đẹp đẽ tưởng chừng chỉ có trong mơ. Chúng ta thắng Nhật, chúng ta thắng Trung Quốc và trở thành nhà vô địch ngay lần đầu tiên với những con Robot chạy còn không vững, chỉ là mấy thanh nhôm vắt qua vắt lại. Ngay sau khi nhận giải, các phóng viên Nhật Bản đã ra bãi tập kết Robot để hỏi đội Việt Nam về bí quyết giành chiến thắng. Họ không hiểu nổi tại sao bóng được giữ và thả ra tự nhiên đến vậy, tại sao ta lại đặt được quả bóng thứ 5 lên trên bóng của đối phương. Bí quyết nằm ở những sợi dây thun mỏng manh - cơ chế bỏ bóng đơn giản mà hiệu quả của Telematic.

Trong các cuộc thi Quốc tế, các đội Việt Nam luôn giành được cảm tình của Ban Tổ chức và Ban Giám khảo dù chúng ta chưa bao giờ là đội chủ nhà. Đây là một điều ít ai biết và ít ai để ý. Chúng ta đã thắng rất nhiều lần khi mà khoảng cách giữa thắng và thua rất mong manh và quyết định nằm nhiều ở trọng tài. Năm 2006, BKPro đã được bỏ qua rất nhiều lỗi, (dù là những lỗi rất nhỏ nhưng theo luật chơi, chúng ta đang phạm luật) để cuối cùng đăng quang. Họ đứng về phía chúng ta, lý do vì với chúng ta, Robocon được đưa về đúng nghĩa của nó. Việt Nam chơi đẹp, Việt Nam tôn vinh sự sáng tạo, chúng ta nhìn thấy giá trị đích thực của cuộc chơi và thi đấu vì giá trị đích thực đó.

Tôi hay đùa thi Robocon là thi thua chứ không phải thi thắng, riêng như năm nay có hơn 300 đội tham gia, chắc chắn sẽ có hơn 300 đội thua, chỉ còn lại một, hai đội cuối cùng chiến thắng. Một, hai niềm vui bên cạnh hơn 300 nỗi buồn có phải là một điều gì đó nhức nhối? Càng ngày cuộc thi càng mở rộng, số đội năm đầu tiên không bằng nổi một phần số lẻ của những đội hôm nay. Các em đến với Robot bằng niềm say mê khám phá, khám phá khoa học và khám phá chính bản thân mình, khát khao khẳng định bản thân. Đam mê đến mức thành "say" Robot cũng không phải là hiếm. Tôi vẫn bảo, mình không cần phải thổi thêm lửa cho sinh viên nữa, tự các em đã quá "nóng" rồi, việc của mình là ghìm ngọn lửa đó lại và hướng nó cháy theo đúng cách. Các em không chinh phục được đỉnh Phú Sĩ, không thắp sáng được Trường Thành hay vươn tới

Page 22: 460 RBC-Hoan Thien

[ 45 ] [ 46 ]

được ngọn tháp đôi kia không có nghĩa là các em thua. Ngay chính trong nỗi buồn của mình các em cũng đang chiến thắng, không chỉ thắng trong một cuộc thi mà đang thắng trong cuộc ganh đua quyết liệt nhất, ganh đua với chính các em.

Có em sinh viên hỏi tôi: Thưa thầy, có đúng giá trị cuối cùng còn lại của Robocon sau bao nhiêu vinh quang chỉ còn là những giấc mơ? Một phần nào đó tôi cho rằng điều này đúng. Các em làm robot với những giấc mơ rất đẹp của tuổi trẻ, thậm chí đến khi ra trường, đi làm, một số em vẫn viết tiếp những giấc mơ "hậu Robocon". Nó là sự nối dài của những gì đó tương tự như Robocon. Đến một lúc nào đó, khi không còn làm những điều tương tự như bây giờ các em mới không còn mơ. Giấc mơ hôm nay của các em cũng phần nào giống giấc mơ ngày hôm qua, không viển vông nhưng bồng bột và ngông cuồng. Nếu không ngông cuồng, không làm robot như những người "say" quá mức, có thể các em đã là những sinh viên bình thường, ra trường đúng hạn, đi làm những công việc bình thường chứ không ngông cuồng, và chắc chắn là không bao giờ chậm việc học lại vài kỳ, thậm chí là vài năm. Các em đặc biệt đôi khi cũng vì các em ngông cuồng và dám chạy theo những điều ngông cuồng, không giống ai và không ai chạy theo đó.

Các em ra trường, tự mở công ty riêng, thời gian đầu đa số là lỗ, điều này được lý giải rất dễ, các em giỏi, các em nhiều hoài bão nhưng các em chưa có kinh nghiệm, kinh doanh mà chưa có kinh nghiệm thì thất bại cũng là điều tất yếu. Nó cũng giống như trở

ngại, như vật cản trên sân đấu, vượt qua rồi, các em sẽ chiếm lĩnh được những đỉnh cao hơn.

Tôi cũng có những phút ngồi lặng lại cuối sàn đấu sau khi trận đấu đã an bài, tĩnh lặng để nhìn lại, để ngấm cảm xúc. Robocon với tôi là niềm vui hay nỗi buồn? Vui có, buồn có. Niềm vui tôi có được khi là một cổ động viên, xuống sân xem các em làm robot, thi robot, niềm vui là khi những đội tôi hướng dẫn giành chiến thắng. Tôi cũng có những phút lặng buồn khi một đội tôi hướng dẫn không đạt được chiến thắng cuối cùng. Nhưng buồn không có nghĩa là sống mãi với nó, giữ nó như một điều day dứt trong lòng. Tôi là người đã có tuổi, đã qua rồi cái thời gian mà buồn vui dễ xáo trộn giống các em nên tôi cũng coi những cảm xúc đó như quy luật, không ám ảnh tôi nhiều, không buộc tôi phải suy nghĩ nhiều về nó. Năm nay, tôi không làm chỉ đạo viên cho đội Robot nào của trường BK TP.HCM, không phải vì tôi từ chối các em mà hình như vì không đội nào "dám" nhờ tôi hướng dẫn. Suy nghĩ của các em hình như cũng xuất phát từ một quy luật thú vị của Robocon VN, năm nay là năm vô địch của Bách Khoa HN, năm nay là năm của BKHN chứ không phải BK TP.HCM. Cũng có thể lý do là vì các em thấy bị áp lực với những vinh quang của lớp đàn anh Telematic, FXR và BKPro đi trước đã đạt được... Nhưng bất cứ khi nào các em cần, tôi sẽ lại đứng bên các em, đứng bên như một người thầy, một người bạn cùng chung niềm đam mê.

Robocon năm nay đang bắt đầu nóng lên, các em sinh viên cũng đang "nóng" lên với hơi thở của cuộc

Page 23: 460 RBC-Hoan Thien

[ 47 ] [ 48 ]

đấu. Tôi cũng đang dõi theo sức nóng đó, vẫn vào sân xem các em thi đấu như một cổ động viên nhiệt tình để được sống cùng các em những khoảnh khắc đặc biệt. Tôi vẫn hướng về Robocon, hướng về những tìm tòi, những khám phá, những trải nghiệm, những gương mặt Robot như khi hướng về một điều gì đó thật đặc biệt trong cuộc sống...

D−¬ng TÊn Thμnh:

Cæ tÝch vÒ "ng−êi khïng"

biÕt ®Î ra khñng long

MỸ QUYÊN

gười ta bảo ông khùng. Cả xóm, cả khu phố cùng nhất trí gọi là ông khùng. Cách đây

hơn chục năm, chính xác là năm 1993, có một "ông khùng" quê gốc miền Tây đã liều lĩnh bán cả đất đai, nhà cửa, xe hơi để quyết cho ra đời bằng được một chú khủng long biết gầm, biết cử động. Trong khi đó, mãi đến năm 2001 ở London, (Anh) mới công bố một con khủng long biết cử động, gầm rống và nặng mùi tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.

Cái tên Dương Tấn Thành trở thành hiện tượng gây chú ý của báo đài, dư luận những năm 90 của thế kỷ trước. Ông đánh dấu một cột mốc lớn cho ngành cơ khí và tự động hóa ở Việt Nam, khi trở thành người đầu tiên chế tạo thành công robot, cụ thể là robot khủng long. Điều kỳ diệu ở chỗ, ông xuất thân chỉ là một "tay chủ" gara và mua bán phụ tùng ô tô, chuyên sửa chữa các loại xe cơ giới chứ không được học qua bất cứ trường lớp nào. Vì thế nên sự hoài nghi hóa thành kinh ngạc khi trong cuộc thi Cơ khí và điện gia

N

Page 24: 460 RBC-Hoan Thien

[ 49 ] [ 50 ]

dụng năm 1995, xuất hiện những đoạn phim quay về con khủng long biết cúi đầu chụp người lạ khi người lạ tiến vào, rồi cử động, gầm, hát... Các chuyên gia hồi đó còn hỏi ông: "Ông quay con khủng long này ở nước nào vậy?", ông trả lời: "Của tui làm chứ ai"!

Cái "của tui" khiến ông mãi mãi tự hào đó bắt nguồn từ một lời hứa với cô con gái út bốn tuổi. Ông vẫn thường kể chuyện cổ tích "tự biên" cho con gái nghe. Một lần hứng khởi thế nào mà trong câu chuyện của ông lại xuất hiện hình ảnh cô công chúa nhỏ được bà tiên ban cho lọ thuốc thần có công dụng biến khủng long bạo chúa thành khủng long hiền lành không làm hại người, biến ác thú thành... hiền thú... Cô út thích thú đề nghị: "Vậy ba chế cho con một con khủng long biết hát biết múa nghe ba!" Nghĩ bụng: "Thôi cứ hứa chơi chơi cho con khỏi nhắc", nhưng sau con gái cứ nhắc miết khiến cái bụng ông phát rầu. Ông bỗng cảm thấy sức mạnh trong con người mình trỗi dậy khi cô con gái nhỏ nói chắc nịch: "Con biết ba làm được mà!".

Ông bắt đầu gạt bỏ hết công việc sang một bên, mày mò đọc các loại sách có nói đến khủng long. Cuốn tạp chí "Kiến thức ngày nay" có in hình con khủng long đã được ông săm soi suốt một tháng trời bằng một chiếc kính lúp. Ông sung suớng khi những hình ảnh khủng long dần chuyển động trong đầu mình, những khớp xương sống động... Rồi ông miệt mài vẽ từng bộ phận, tổng hợp hình vẽ, nghiên cứu các cử động của cổ, miệng, tay, chân... Thời đó động cơ rất mắc và hiếm, cho nên ông đã phải bán đất và xe hơi để có tiền dốc vào niềm đam mê sáng tạo này. Ròng rã

suốt 1 năm 1 tháng 18 ngày, chú khủng long dài 4m30, cao 2,2m đã hoàn thành, biết co giật, gầm... Khỏi phải nói "ông khùng" đã sung sướng tới cỡ nào khi lời hứa với con gái đã được thực hiện, cho dù sau chừng ấy ngày "hiến thân" cho khủng long, người ông từ 69 ký vạm vỡ chỉ còn lại 54 ký.

Từ đó đến nay, ông đã chế ra hàng chục con khủng long cùng các loại rồng phun lửa, nhân mã... triển lãm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Có hàng chục lời mời hợp tác từ các khu vui chơi giải trí như công viên Đầm Sen, Kỳ Hòa, Thảo Cầm Viên... Gần đây chắc hẳn người mê thể thao Việt Nam và quốc tế có biết đến 2 con trâu vàng Sea Games 22 biết cầm đuốc giơ tay chào để cổ động các vận động viên Việt Nam. "Sản phẩm của tui đó. Tất cả các nước tham dự Sea Games đều đến chụp hình trâu vàng, riêng Việt Nam thì không. Tui thấy buồn buồn sao đó" - ông thật thà bày tỏ.

"Ông khùng" từ ngày chế robot đã giao hết mọi việc trong nhà cho vợ đảm đương. Ngay cả việc nhậu nhẹt - niềm vui thích một thuở giờ ông cũng chẳng màng tới. Hỏi các con ông sinh năm mấy, ông nói, ông... chả nhớ, thế cô út học trường nào, ông cũng... không nhớ nốt. Hỏi ông đã và đang chế tạo những loại robot nào, có tập đoàn nào của Nga, của Mỹ đang muốn mời ông làm việc... thì ông nhớ như in, hồn hậu cười nói sảng khoái. Vì ông đã dành hết trí nhớ và niềm đam mê cho robot, cho công việc hiện tại trong cái xưởng thiết kế chế tạo khủng long máy, người máy tiếp thị... nằm tít trên đường Đào Cam Mộc, Q.8, TP.HCM của mình.

Page 25: 460 RBC-Hoan Thien

[ 51 ] [ 52 ]

NguyÔn TÊn Lý:

ChÕ t¹o robot

tõ nh÷ng chiÕc m¸y in

LÊ VIỆT NHÂN

guyễn Tấn Lý sinh ngày 10/12/1976 tại vùng quê miền Trung huyện Tuy Phước, tỉnh Bình

Định. Anh vốn là sinh viên khoa Công nghệ Thông tin, khóa 96 của Trường Đại học DL Kỹ thuật Công nghệ TP HCM. Trong thời sinh viên, Lý giỏi về công nghệ, ham thích về thiết bị tự động và anh cũng chính là sinh viên đầu tiên làm robot của trường. Do niềm đam mê sáng tạo nên trong những năm ở đại học Lý phải tự học, tự làm và anh phụ làm thêm cho anh trai ở cửa hàng thiết bị máy văn phòng Thanh Ngân. Vốn mê nghiên cứu nên những thời gian rảnh, Lý hay tận dụng những thiết bị ở cửa hàng này để mày mò chế tạo những thiết bị dùng cho công việc học tập và sự đam mê của mình. Anh đã nghĩ đến việc thiết kế chế tạo... robot điều khiển từ xa thông qua sóng vô tuyến.

Thời điểm này việc chế tạo một robot trong sinh viên là một vấn đề cực kì... xa xỉ và không thực tế nên thông tin của Lý đưa ra đã bị các bạn bè cùng khóa

cười xòa và bảo là Lý... không thành công! Trước những lời dị nghị, Lý vẫn kiên trì mục tiêu của mình. Anh tiếp tục tận dụng các linh liện điện tử, động cơ, máy móc của cửa hàng để chế tạo robot điều khiển thông qua sóng vô tuyến.

Thành công của việc nhóm anh chế tạo được robot điều khiển bằng giọng nói đã tạo ra tiếng vang lớn trong giới sinh viên lúc bấy giờ. Với thành công này đã giúp Lý giành được nhiều giải thưởng khoa học lớn trong sinh viên.

Trong các giải thưởng mà Lý giành được, đặc biệt nhất là giải thưởng "Cuộc thi Robocon, cuộc thi sáng tạo Robot chinh phục đỉnh Phanxipang" năm 2002. Đây là giải thưởng có ý nghĩa trọng đại với Lý trong việc chế tạo robot của mình, đánh dấu bước ngoặt mới cho sự xuất hiện của các tài trí của Robocon Việt Nam trong các cuộc đấu tài quốc tế sau này...

Thời điểm năm 2002, sau khi chế tạo thành công robot điều khiển từ xa và bằng giọng nói, Lý đã liên tiếp đoạt được nhiều giải thưởng và được nhiều nơi biết đến. Thời điểm đó cũng là lần đầu tiên ABU phát động cuộc thi Robocon. Lúc đó, chị Nhật Hoa, biên tập viên VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam đã băn khoăn không biết khi giải đấu Robocon vào Việt Nam thì sinh viên có hưởng ứng không và chị đã hỏi Lý: Liệu cuộc thi vào Việt Nam, Lý có dám làm robot để dự thi không? Lúc đó, Lý đã trả lời: "Nếu không ai dám tham gia thì một mình em cũng tham gia!"

Lý đã sử dụng những linh kiện từ những chiếc máy in, máy Fax, máy Photocopy hỏng để làm robot, thậm

N

Page 26: 460 RBC-Hoan Thien

[ 53 ] [ 54 ]

chí tháo cả máy photocopy mới ra để lấy linh kiện chế tạo robot (và chỉ ráp lại sau khi cuộc thi đã xong!)

Và với chủ đề "Chinh phục đỉnh Phanxipăng" robot của đoàn Việt Nam đã giành được thành tích ngoài mong đợi. Còn Lý lặng lẽ tháo các linh kiện để ráp lại trả lại cho các máy mới của cửa hàng! Và các phần robot... còn lại, Lý chế tạo ra chiếc xe để cháu chạy chơi...

Nói về những kỉ niệm đã qua, Nguyễn Tấn Lý tâm sự: "Đến nay thì trình độ chế tạo robot của các bạn trẻ Việt Nam đã có những bước phát triển mới, được hỗ về kỹ thuật lẫn các linh kiện thiết bị hiện đại... nên có sản phẩm robot tối ưu hơn. Chứ không như hồi xưa, phải say mê và có chút phiêu lưu mới dám tháo máy photocopy để lấy linh kiện tạo robot. Vừa làm vừa run..."

Chính nhờ niềm say mê cộng thêm sự phiêu lưu mà Nguyễn Tấn Lý đã làm được những gì mình thích. Hy vọng, sau này trên bước đường sự nghiệp của anh sẽ có nhiều sự sáng tạo có ích cho cộng đồng hơn nữa.

Năm 2000, Lý đã giành giải ba "Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2000", Giải ba "Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2000", Giải khuyến khích "Eureka lần hai năm 2000" cho đề tài "Thiết kế và thi công Robot điều khiển từ xa". Năm 2001, với đề tài "Thiết kế và thi công Robot điều khiển bằng tiếng nói" đã giúp Lý tiếp tục nhận được các giải thưởng khác: Giải ba "Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2001", Giải ba "Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2001". Với đề tài "Thiết kế và chế tạo Robot thông minh" (tự

vận hành) Lý đã giành giải nhất "Liên hoan nhà sáng tạo trẻ năm 2001", giải khuyến khích "Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2001" và giải thưởng "Trí tuệ Việt Nam năm 2001". Năm 2002, với đề tài "Thiết kế và thi công Robot điều khiển bằng tiếng nói", Lý tiếp tục giành giải nhì "Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2002". Giải nhì "Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2002. Năm 2003, với "Đề tài Thiết kế và chế tạo Robot giúp người tàn tật", Lý giành giải nhất "Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2003", giải nhất "Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2003", và giải thưởng "Ngày sáng tạo Việt Nam lần I" do Ngân hàng thế giới tổ chức dành cho "Giải pháp giao thông công cộng giúp người tàn tật".

Page 27: 460 RBC-Hoan Thien

[ 55 ] [ 56 ]

L−u V¨n HËu:

Hít tãc, c¬m bôi

vμ robot HCT HAPPY

NGỌC ANH

ời quê Bến Tre với số tiền vỏn vẹn 400.000 đồng, Lưu Văn Hậu bước vào đời sinh viên

với những tháng ngày rất khó khăn. Ngày đó, chuyện tìm một chỗ dạy thêm không phải dễ với một sinh viên mới chân ướt chân ráo vào thành phố học như Hậu. "Trong cái khó ló cái khôn", chàng sinh viên năm nhất khoa Cơ khí chế tạo máy của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã quyết định dùng số tiền ít ỏi của mình để trang bị dụng cụ chuẩn bị làm nghề... hớt tóc dạo tại ký túc xá của trường. Ngày qua ngày, nhờ bàn tay khéo léo mà dịch vụ hớt tóc sinh viên của Hậu được nhiều sinh viên hưởng ứng vì giá cả rất bình dân. Không dừng lại đó, Hậu cùng với một người bạn mở quán cơm sinh viên với các món ăn do chính tay mình chế biến.

Năm 2002, lần đầu tiên cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam (Robocon Việt Nam) diễn ra, khi đó Lưu Văn Hậu đang chuẩn bị tốt nghiệp ĐH. Cùng hai

người bạn là Cường và Thịnh, Hậu lập ra nhóm "Hớt tóc sinh viên" và bắt tay vào thiết kế robot HCT Happy. Thời điểm đó, hầu hết các đội đều gặp nhiều khó khăn từ kinh phí hạn hẹp cho đến tình trạng khan hiếm thiết bị. Đa phần các đội phải tận dụng thiết bị cũ hoặc tự tìm nguồn tài trợ để làm Robot. Nhóm Hớt tóc sinh viên cũng không ngoại lệ. Lấy đâu ra tiền để mua đồ thiết kế Robot đây? Lưu Văn Hậu chợt nhớ đến một người mà từ lâu mình cảm phục, đó là giám đốc Phạm Văn Việt của Việt Thắng Jeans. Ông chính là người đầu tiên của Việt Nam sản xuất hàng thời trang Jeans. Thật may mắn là Hậu cũng đã được anh tiếp chuyện sau nhiều lần xin "yết kiến". Không may, vị giám đốc này có rất ít thông tin về cuộc thi và chính vì thế khi thuyết trình về đề tài robot thì không hầu như không gây được chú ý nào từ anh. Ngược lại, anh rất chú ý đến một thiết bị có tên là QSL (QualitieS Life - Chất Lượng Cuộc Sống) có cơ chế hoạt động tương tự UPS (bộ lưu điện) do chính Lưu Văn Hậu thiết kế. Anh liền nhận lời và nói: "Tôi sẽ cho tiền cậu chế tạo thử sản phẩm này".

Nhưng mục tiêu là Hậu muốn đạt đến là xin tiền để làm robot chứ không phải là xin tiền để chế tạo thiết bị QSL. Hậu lại tiếp tục thuyết phục và sau nhiều lần cố gắng vị giám đốc vẫn chưa đồng ý tài trợ tiền cho robot. Cho đến khi Hậu đã nản và có ý định bỏ cuộc và nói: "Cảm ơn anh đã dành thời gian lắng nghe những ý tưởng của em, em xin tặng bản thiết kế thiết bị QSL để làm kỷ niệm". Đến lúc này hình như anh giám đốc đã hiểu được ngọn lửa ở trong Hậu và anh

R

Page 28: 460 RBC-Hoan Thien

[ 57 ] [ 58 ]

đã chấp nhận đề xuất của Hậu về chương trình robot. Lúc đó Hậu không sao diễn tả được niềm sung sướng!". Đến bây giờ Hậu vẫn chưa thực sự biết vì sao vị giám đốc thay đổi quyết định? Chắc có lẽ vị giám đốc kia đã thấy được hình ảnh của mình khi còn trẻ ở trong Hậu và đó là lửa nhiệt tình, sự sáng tạo và tinh thần dám làm dám chịu của Hậu.

Từ đó nhóm "Hớt tóc sinh viên" với robot HCT Happy là một trong những nhóm nhận được tiền tài trợ từ Việt Thắng Jean. Tuy nhiên, do nhóm thiết kế robot theo dạng chuẩn, dựa trên nguyên lý nên tính hiệu quả thực tế trên đấu trường đã không được như mong muốn. Mặc dù không thành công ở cuộc thi Robocon 2002 nhưng với Lưu Văn Hậu, điều đáng quý nhất từ việc tham gia cuộc thi này chính là cơ hội thực hành những kiến thức thu nhận được từ sách vở và áp dụng kiến thức về khí nén, thủy lực và điều khiển tự động. "Hãy coi cuộc thi như là điểm khởi đầu rất tốt cho một kỹ sư tương lai, và cuộc thi là cuộc chơi thật sự thú vị về sự sáng tạo của giới trẻ. Các bạn trẻ đã từng tham dự Robocon hãy chung sức lại để cùng đóng góp cho sự phát triển cho đất nước ta như nước Nhật Bản hay Hàn Quốc trước đây (đã được xây dựng trên nền tảng sức mạnh của ý chí và sự sáng tạo của những người trẻ). "Người thành công tìm phương pháp, kẻ thất bại tìm lý do". Đó là khẩu hiệu và liều thuốc giúp mình vượt qua những khó khăn trước và sau cuộc thi và bây giờ cũng vậy!", Hậu luôn tâm niệm như vậy. Hy vọng, sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết sẽ luôn mãi rực cháy ở Hậu và các bạn.

Dòng "®¹i bμng"

vμ giÊc m¬ robot ViÖt

KIM TUYẾN

n mì suốt một tháng cũng được. Thức trắng đêm cả tuần cũng chẳng sao. Tất cả mọi tâm trí và tài chính dồn vào một mục tiêu duy

nhất: tạo ra một robocon hoàn chỉnh nhất để dự thi. Phan Văn Dũng là như thế! Cuộc thi "Sáng tạo robocon" không chỉ khơi dậy một đam mê mà còn làm chàng trai 26 tuổi này không ngừng khắc khoải một giấc mơ về robot Việt...

"Xin c¶m ¬n nh÷ng khã kh¨n"

Mọi người vẫn gọi Dũng với biệt danh là "Dũng đại bàng". Có lẽ vì đôi mắt đầy đam mê, sự mạnh mẽ trong ý nghĩ, hành động dễ khiến người ta liên tưởng đến cái sải cánh tung hoành và đôi mắt rực lửa của chim đại bàng.

Sinh ra, lớn lên ở đất Núi Thành, Quảng Nam, tuổi thơ Dũng gắn liền với những vất vả. Mê robot từ nhỏ qua các bộ phim viễn tưởng, Dũng chọn vào ngành Cơ điện tử, ĐH Bách Khoa TP.HCM. Ngay từ năm nhất, Dũng ngày ngày cọc cạch xe đạp đi dạy

Ă

Page 29: 460 RBC-Hoan Thien

[ 59 ] [ 60 ]

kèm để chia sẻ gánh nặng tài chính với gia đình. Sang năm học thứ hai, cuộc thi robocon phát động lần đầu tại Việt Nam, Dũng tham gia vào đội robocon ở trường và kiên nhẫn học hỏi.

"Học xong vọc liền", cùng anh đội trưởng cầm cố chiếc xe máy với ba triệu đồng tiền tiết kiệm, ăn mì gói triền miên, Dũng lao vào làm việc cật lực. "Quả ngọt mùa đầu" là robot cơ khí Spider-man (người nhện). Robot này khi xếp gọn trông giống chiếc dù, nhưng khi "tung chưởng" sẽ đột ngột xuất hiện bảy cánh tay như con nhện. Spider-man được các giảng viên của trường đánh giá cao. Đã thi thì phải thi hết mình, ba năm liên

tục tham gia robocon (từ 2002 đến 2004), Dũng đã đánh đổi bằng thời gian, tiền bạc, công sức và cả... người yêu. Dũng buồn nhớ lại: "Vì quá mê robot nên tôi không có thời gian dành cho cô ấy..." Có thể, vị thần may mắn chưa bao giờ mỉm cười với đội của Dũng. Đi lên từ thực lực, đội của Dũng luôn để lại những nuối tiếc cho người hâm mộ sau những bàn thua tức tưởi. Gặp thất bại liên tiếp, bao lần nước mắt đã lăn trên gương mặt kiên nghị, nhưng Dũng không bao giờ bỏ cuộc. Cái gì càng khó chinh phục sẽ càng hấp dẫn Dũng hơn.

Năm 2004, Dũng làm thủ lĩnh đội Power Of Love với robot trung tâm Ôđixê và các robot tự động điều khiển bằng tay: Thần Vệ nữ, Cupid, Mêđizơ; đội Power Of Love chiến thắng liên hoàn, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ về một phong cách thi đấu chuyên nghiệp, đẹp mắt.

GiÊc m¬ vÒ mét th−¬ng hiÖu robot ViÖt

Dũng luôn trăn trở: Từ cuộc thi Robocon đến việc sản xuất robot thực thụ là một chặng đường rất dài và khó khăn. Nhiều bạn chơi robocon đã rẽ qua những con đường khác vì không có cơ hội làm việc trong lĩnh vực sản xuất robot vốn chưa phát triển ở VN. Dũng ước mong được cùng các kỹ sư trẻ khác tạo ra những sản phẩm tự động có thể phục vụ, thay thế con người trong sản xuất. Gần gũi hơn, anh mong muốn kết hợp với nhà trường, tạo một môi trường làm việc cho sinh viên ngành kĩ thuật. Đây sẽ là điều kiện tốt để các kĩ sư tương lai tiếp cận với thực tế kĩ thuật.

Robot bằng tay của Power of love

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Page 30: 460 RBC-Hoan Thien

[ 61 ] [ 62 ]

Không ngại khó, ngại khổ, Dũng tham gia rất nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học về ứng dụng kĩ thuật cơ khí, điện tử vào sản xuất và bảo vệ quốc phòng. Bên cạnh đó, anh còn tham gia chương trình "Thay đổi gương mặt khoa học công nghệ của Việt Nam". Đặc biệt, Dũng từng tập hợp một nhóm gồm nhiều kỹ sư trẻ xuất sắc, ngày đêm nghiên cứu, ứng dụng những sản phẩm công nghiệp mới, nhằm chế tạo ra máy móc tự động, bán tự động phục vụ sản xuất. Rất nhiều sản phẩm mới ra đời, thí điểm thành công. Song, vì nhiều nguyên nhân, việc sản xuất hàng loạt chưa thực hiện được. Các thành

viên tạm thời chia tay nhau nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu và nuôi mơ ước.

Dũng hiện là chủ một quán cà phê ca nhạc Hoàng Lan (Q.Tân Bình, TP.HCM). Với Dũng, đây là bước dừng chân, tạm nghỉ ngơi để dồn lực cho những dự định về sản xuất robot sau này. Có lẽ cùng vì vậy mà cà phê Hoàng Lan trở thành nơi hội ngộ các kĩ sư trẻ tâm huyết với việc chế tạo robot.

"Tôi mơ về một thương hiệu robot Việt. Dù chặng đường đi đến giấc mơ ấy phải trải qua nhiều thất bại, đắng cay, tôi cũng sẵn sàng đánh đổi!" - Dũng khẳng định.

Trước giờ đấu

Ảnh: KIM TUYẾN cung cấp

Page 31: 460 RBC-Hoan Thien

[ 63 ] [ 64 ]

Hå Quang Dòng:

Qu¸i kiÖt c¬ khÝ Sμi thμnh

NGUYỄN HẢI LINH (Thành viên đội FXR)

Ng−êi gi÷ nhiÒu kû lôc robocon

ếu bạn quan tâm robocon, có lẽ bạn không ngại dành một phút thử sức với một vài câu

hỏi về robot Việt Nam: - Người trẻ nhất từng tham gia robocon là ai? - Người "chơi" robocon lâu nhất và làm ra nhiều

robocon nhất là ai? - Người có thể hoàn thành robot trong thời gian

kỷ lục nhất là ai? - Hoặc đơn giản hơn: ý tưởng cái bánh xe nhôm

bạn đang sử dụng cho robot của bạn là của ai? Nếu bạn đang suy nghĩ ra vài cái tên thì có lẽ bạn

đã đi nhầm hướng. Câu trả lời chỉ là một cái tên Hồ Quang Dũng - người nắm giữ nhiều kỷ lục nhất của Robocon Việt Nam.

Những người đã từng xem robocon nhiều năm trước chắc vẫn còn nhớ anh chàng dễ thương với mái tóc bồng bềnh điều khiển khẩu "thần công" với những

phát bắn đầy cảm hứng trong đêm chung kết Robocon 2003 trên sân Quân Khu 7 hay những bước chạy chính xác lắp từng mảnh cầu Ô Thước đưa FXR lên ngôi vô địch Robocon 2004 và sau đó là Giải nhất Robocon Châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy thế, nói đến Hồ Quang Dũng, "dân" robocon Sài thành không ai không biết đến. Với tài năng và ý chí sáng tạo, Dũng đã để lại ấn tượng với bạn bè robocon của mình một thương hiệu riêng, thương hiệu: Hồ Quang Dũng. Nếu có bằng sáng chế cho các cơ cấu được sử dụng rộng rãi robocon thì Dũng chắc sẽ giữ kỷ lục. Đó là những bánh xe của máy Tình Yêu và cả những bánh xe

N

Hồ Quang Dũng (ngoài cùng phía phải)

Ảnh: HẢI LINH cung cấp

Page 32: 460 RBC-Hoan Thien

[ 65 ] [ 66 ]

nhôm đúc rất đẹp được nhiều đội sử dụng, đó là "cần câu Trung Quốc", là jack hút cơ khí, là những chi tiết nhỏ như cách gắn động cơ, các chi tiết gia công bằng nhựa hay sử dụng decal đen để trang trí robot.

S¸ng t¹o nhiÒu robocon "pro"

Những robot Dũng làm ra đều có dáng vẻ rất chuyên nghiệp nhờ được hình thành từ các kết cấu hợp lý, chắc chắn và chính xác làm người ta liên tưởng đến các robot công nghiệp đến từ Nhật hay Đức. Với từng chi tiết trên robot của Dũng, người ta đều cảm nhận sự cẩn thận và cầu toàn. Không những cẩn thận và chính xác trong từng chi tiết cơ khí, sự lựa chọn cẩn thận từng chất liệu thành phần cấu tạo nên robot. Sự chắc chắn và tính mỹ thuật cũng luôn được anh quan tâm. Quan trọng hơn, tính cầu toàn của Dũng ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác. Trong những đội robot mà Dũng tham gia thường xuyên có "trò chơi" cưa chính xác: với chiếc cưa tay mọi người thi với nhau ai hoàn thành những chi tiết robot chính xác nhất. Nếu ở các đội khác, việc cưa với sai số 1mm là đã là rất tốt thì sẽ thất bại trong cuộc thi này khi độ chính xác chỉ được tính bằng Gem (mỗi Gem bằng 0.1mm). Ngoài ra, Dũng luôn có xu hướng thay thế các robot đã chế tạo bằng những robot mới hoàn hảo hơn hoặc thay thế các chi tiết tốt hơn, nhanh hơn. Điều đặc biệt khác là mọi chi tiết, kết cấu cơ khí dường như hình thành tự nhiên trong đầu Dũng. Không cần các phần mềm thiết kế

3D phức tạp. Chỉ cuốn tập với vài nét vẽ phác thảo, anh đã có thể cho ra đời một robot hay một cỗ máy. Ở Dũng ý tưởng luôn đi đôi với hành động, khi ý tưởng hình thành, đồng thời Dũng cũng bắt tay vào chế tạo và đặt gia công. Anh thường không mất nhiều công sức để hoàn thành khi các chi tiết gia công thường lắp ghép với nhau một cách ăn ý.

Võa tμi, võa l·ng tö

Để "sinh ra" những robot như vậy ngoài năng khiếu đặc biệt, Dũng đã trải qua quá trình tự rèn luyện lâu dài. Từ khi ngồi trên ghế trường phổ thông, Dũng đã say mê thử sức với các bài toán cơ khí khó như máy bay mô hình, tàu thủy, xe điều khiển từ xa... Tham gia Robocon từ năm đầu tiên khi mới bước chân vào đại học chưa đầy một tháng. Năng lực của Dũng được khẳng định ở Robocon 2004 khi các robot FXR do Dũng tham gia thiết kế đã được sự ngưỡng mộ của bạn bè không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế.

Có lẽ nhiều người cho rằng Dũng đã quá say, quá nghiện robocon khi mà sau 2004, Dũng vẫn tham gia với nhiều đội khác nhau như F1, Zeus... đến tận 2007. Nhưng những người bạn của Dũng sẽ không nghĩ như vậy. Nếu có say có nghiện thì Dũng say và nghiện thử sức mình với các bài toán mới. Càng về sau, những robot của Dũng tham gia lại mang nhiều chất lãng tử, thể hiện được công nghệ cơ khí, các kết cấu phức tạp mà những người khác không nghĩ là có thể làm được được chứ không phải chỉ để chiến thắng. Không chỉ

Page 33: 460 RBC-Hoan Thien

[ 67 ] [ 68 ]

tham gia sân chơi robot, Dũng còn thể hiện khả năng sáng tạo và kỹ năng của mình khi chế tạo những robot công nghiệp vào dạng khó và có ứng dụng cụ thể như robot camera bay - 2003, robot hàn - 2006, robot bay tự cân bằng - 2007 và tham gia vào nhiều dự án thực tiễn khác.

SAM

vμ KÎ lu«n g©y bÊt ngê

BĂNG DƯƠNG

rên đấu trường quốc tế, thành tích mang về thật khiêm tốn, giải ba và giải ý tưởng sáng

tạo, song lại khiến cho dân mê robot ấn tượng sâu đậm nhất. Báo chí từng gọi đó là nỗi kinh hoàng, kẻ luôn gây bất ngờ số 1 trên mọi trận đấu. Đó là SAM của BKCT - Đại học Bách khoa Hà Nội, vô địch Robocon Việt Nam năm 2003. Lẽ dĩ nhiên, nhắc đến SAM, người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên thật quen thuộc, Hồ Vĩnh Hoàng - đội trưởng.

Nh÷ng có knock out trong chíp m¾t

2,5 giây cho một chiến thắng tuyệt đối! Đây là điểm ấn tượng thuyết phục nhất ngay từ khi SAM của BKCT xuất hiện. Hình như, trong mấy năm vừa qua, cũng chưa có chiến thắng nào được tính bằng giây như vậy.

Ở trong nước, lời đồn thổi "bất khả chiến bại" lập tức được tung ra ngay từ vòng loại. Đội nào gặp BKCT thì "hy vọng" chiến thắng chỉ còn rất mong

T

Page 34: 460 RBC-Hoan Thien

[ 69 ] [ 70 ]

manh. Thi quốc tế, sau khi xem SAM thử sân, đội trưởng đội Nhật Bản trả lời phỏng vấn truyền hình, đã phải thốt lên: "Thật kinh khủng! Mới chớp mắt mà cầu mây đã vào hết rổ! Thế này thì tôi không muốn thi đấu nữa." Sau đó, Nhật bốc thăm gặp ngay BKCT ở vòng bảng. Kết quả như "dự đoán", Nhật đã bị hạ knock- out theo cái cách "kinh khủng" đó.

Chủ đề Robocon năm 2003 là "Cầu mây chinh phục không gian". Trong thời gian tối đa 3 phút, nhiệm vụ của các robot là phải đưa cầu mây vào 9 cụm rổ. Trong khi robot các đội đi theo cách thông thường, dò dẫm theo vạch chỉ dẫn, di chuyển đến gần cụm rổ, bỏ lần lượt cầu mây vào rổ để ăn điểm, thì SAM 4 của BKCT "thản nhiên", "bình tĩnh" đứng im một chỗ và... bắn. Chỉ trong chớp mắt, cầu mây đã nằm gọn trong tất cả các cụm rổ. SAM 4 dành chiến thắng "chinh phục vùng trời" đầy ấn tượng. Ngỡ ngàng, sửng sốt, ngạc nhiên và thích thú! Đó là cảm xúc của tất cả khán giả lúc bấy giờ. Một ý tưởng tuyệt vời! Vừa tiết kiệm được thời gian, vừa loại bỏ được rủi ro nếu di chuyển. SAM 4 như một cỗ pháo với bệ phóng 12 nòng, chứa 20 quả cầu mây, bắn chính xác và có thể hạ gục đối thủ nhanh gọn trong 2,5 giây. Với cơ chế bắn rất đẹp mắt, mỗi cuộc xung trận giống như cuộc trình diễn của SAM 4 thì đúng hơn.

Tuy nhiên, trong lần tranh vòng tứ kết quốc tế, SAM 5, nâng cấp từ SAM 4 của BKCT đã bị sự cố kỹ thuật và để lọt mất giải vô địch. Dư âm tiếc nuối, bởi "sự bất ngờ này" trái ngược với tiên đoán mong đợi của mọi khán giả.

Gi¶i th−ëng lín nhÊt lμ t×nh b¹n

Chuyện bên lề của BKCT thú vị không kém. SAM 4 bất khả chiến bại là thế, nhưng chỉ được "thai nghén" trong vòng có 8 ngày. Chinh phục vùng trời nhanh là thế, song "công cuộc" chế tạo, chỉnh sửa thì ôi thôi là "rùa bò", luôn thiếu thời gian, chậm tiến độ. Bởi thế, BKCT đã phải đi ngang, không kịp dự vòng loại của trường mà tiến thẳng tới vòng loại của khu vực, là đội duy nhất không có chỉ đạo viên.

Một câu hỏi băn khoăn bấy lâu: tại sao, SAM 5 lại bị rủi ro đúng vào thời khắc quyết định? Có lẽ, do

SAM 5

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Page 35: 460 RBC-Hoan Thien

[ 71 ] [ 72 ]

BKCT đã đánh giá quá cao các đối thủ? Để đạt mức hoàn hảo nhất, các thành viên BKCT đã cải tiến SAM quá nhiều đến tận sát ngày thi. SAM 5 không còn thời gian chạy thử nghiệm và cuối cùng, đã hoạt động không ổn định như ý. Còn một lý do khách quan mà chắc rằng, ít người biết đến! Trước trận đấu với đội Thái Lan- nước chủ nhà, BKCT đã buộc phải bỏ bộ phận cản đường, một chiến thuật lợi hại và là thế mạnh của SAM 5, theo yêu cầu từ phía Ban tổ chức quốc tế?! Trong khi, chiến thuật này vẫn được sử dụng trong các trận đấu trước đó.

Vì nhiều sự "không giống ai" này, đến tận bây giờ, dân mê robot vẫn luôn dành sự ngưỡng mộ đặc biệt cho BKCT và cho riêng người đội trưởng. BKCT có một "lỗi" lớn là "làm gián đoạn" ngôi vô địch quốc tế của Việt Nam, nhưng họ đã mang về một giải ba "không mờ nhạt"! Cái tên Hồ Vĩnh Hoàng vẫn được nhắc đến đâu đó trên các diễn đàn về robot. Sẽ không quá lời nếu nói rằng, trong suốt 6 năm Robocon, chưa đội nào để lại dấu ấn mạnh đến vậy. Tính ý tưởng và sự sáng tạo của họ luôn vẫn là số 1.

Hồ Vĩnh Hoàng tâm sự: "Những người bạn tuyệt vời! Đó là phần thưởng lớn nhất mà Robocon mang lại cho tôi". Nhiều đối thủ Robocon đáng gờm ngày xưa, nay đều trở thành những người bạn rất thân của Hoàng. Có những người đang sát cánh cùng Hoàng trong công việc sản xuất kinh doanh đồ chơi. Thời sinh viên, ăn robot, ngủ robot vì ngọn lửa đam mê, sáng tạo luôn bùng cháy. Đội trưởng BCKT hôm nay vẫn vậy, làm việc không ngừng nghỉ, không mệt mỏi cho niềm đam mê công việc của mình.

Hồ Vĩnh Hoàng (đứng giữa)

Ảnh: NHẬT HOA cung cấp

Page 36: 460 RBC-Hoan Thien

[ 73 ] [ 74 ]

NguyÔn H¶i Linh:

Marathon cïng Robocon

TÙNG CƯỜNG

a năm trời chính thức cùng ăn, cùng ngủ, cùng vui, cùng buồn với Robocon. Kết quả

là chỉ tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP. HCM sau 8 năm trời đi đi về về ngôi trường nằm tại đường Lý Thường Kiệt, quận 10. Hiện tại, dù công việc không liên quan tới robot, nhưng vẫn gắn bó với Robocon bằng việc giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm cho thế hệ đi sau. Đó là Nguyễn Hải Linh - thành viên đội FXR - vô địch Robocon Châu Á - Thái Bình Dương năm 2004.

Linh vμ robocon

Công việc hiện nay của Linh là phụ trách chính về kỹ thuật tại Công ty Viễn Tân - công ty cung cấp giải pháp trong việc điều hành sản xuất ô tô tại Việt Nam. Công việc chẳng liên quan gì tới robot vì những tưởng mấy năm trời cùng ăn cùng ngủ với Robocon và robot thế là quá đủ. Nhưng hàng năm, Linh và Viễn Tân vẫn nhận một đội làm Robocon như nhận một nhóm sinh viên về làm đề tài tốt nghiệp. Dĩ nhiên, không chỉ dạy

làm robot bằng kinh nghiệm của một cựu tuyển thủ từng chiến thắng, mà còn chia sẻ những kiến thức về quản trị, phát triển dự án, cách sắp xếp công việc qua trải nghiệm của một người đã đi làm, dù công việc rất bận. Linh chia sẻ: "Khó có lúc nào bận hơn nhưng coi Robocon không chỉ là gắn bó mà là trách nhiệm, thì tôi phải giúp người chung đam mê tới cùng. Cũng có thể coi đây như là việc đào tạo nhân lực tương lai cho công ty!"

Linh cũng cho biết thêm rằng, lớp đàn em hiện nay có thuận lợi là dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Internet và được truyền lại những kinh nghiệm cũ. "Nay mình phải chú ý tới yếu tố chiến thuật, vì khó được tìm ý tưởng đột phá. Phương pháp làm việc của người Việt chưa chuyên nghiệp như nước khác. Cách làm việc của ta trong giai đoạn ngắn như Robocon có thể tốt, nhưng chưa chắc đã dài hạn thì chưa tốt".

Tham gia từ 2002, ba năm đi cùng Robocon, theo Linh là thất bại nhiều hơn thành công. Năm 2002 - lần đầu tiên tham dự, Linh là thành viên trẻ nhất trong đội, để đi đến cùng, phải thay đội hai lần vì thành viên tâm huyết rơi rụng gần hết. Năm 2003, chỉ giành giải ba, nhưng đó là thời gian mà Linh dành hết tâm huyết. Năm cuối, Linh tham dự là do muốn đi tiếp tới cùng trong ý định của mình trong việc chia sẻ ý tưởng, tổ chức công việc, chứ không đặt chiến thắng Robocon là mục tiêu duy nhất. Những kinh nghiệm thu thập được từ Telematic, HTV - những đội mạnh nhất, rồi tháng lương đầu tiên khi chính thức đi làm đều san sẻ cho đàn em mà Linh cảm thấy "như một nghĩa vụ". Cái được của FXR tại giải Robocon Châu Á - Thái Bình

B

Page 37: 460 RBC-Hoan Thien

[ 75 ] [ 76 ]

Dương 2004, với Linh không chỉ là bước lên bục vinh quang mà vì được đi, được học hỏi nhiều.

Có thể ai đó cho rằng mấy năm theo đuổi thi thố tới mức tạm gác... việc học là sự đam mê quá thái hay cay cú ăn thua, nhưng Linh bảo rất biết tính cách mình. Từ phổ thông trung học đã thi giải tin học trẻ không chuyên của Hà Nội và toàn quốc, chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn học, thi Sony xanh, Olympic tin học, kết quả lần sau bao giờ cũng tốt hơn. Thậm chí ít ai biết rằng cựu thành viên vô dịch Robocon 2004 này lại ẵm cả giải nhì cuộc thi Nhân tài đất Việt năm 2006. Linh nói: "Với tôi, đã làm là làm đến cùng, quan trọng là giải quyết sức ép như thế nào, chứ không để sức ép ép mình đạt nhanh điều gì. Mình phải đặt mục tiêu dài hạn, nhưng không phải vì thế mà không chú trọng mục tiêu trước mắt".

Linh vμ marathon

Gắn với Viễn Tân từ ngày đầu thành lập, trước mắt Linh đang hướng tới việc xây dựng một đội ngũ cộng sự chuyên nghiệp. "Một đội ngũ tốt chỉ bắt đầu từ từng cá nhân có trách nhiệm". Lúc mới ra trường, Linh cũng định lập một công ty riêng theo mô hình kỹ thuật gắn với kinh doanh, nhưng sau nghĩ nên tạo hệ thống tốt, từ đó sẽ tạo ra lợi ích, đóng góp cho hệ thống phát triển chuyên nghiệp. "Nếu tôi mạnh về kỹ thuật thì cố gắng làm tròn khả năng của mình, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, cơ chế tiếp thu ý kiến người khác, rồi góp phần xây dựng văn hóa công ty có phải tốt hơn không.

Hiện tại, tôi không quan niệm làm chung hay riêng mà làm sao làm được sản phẩm được xã hội chấp nhận".

Vì thế, khoảnh khắc đứng trên bục vinh quang Robocon, với Linh có thể coi là bước tạo đà trong sự nghiệp. Có thể với Linh, khởi đầu đường đua maraton thuận lợi hơn một số người khác, nhưng 100m không phải là tất cả; marathon cũng không tôn vinh người chạy nhanh nhất mà là người dẻo dai nhất, giữ sức nhất. "Tôi biết điều đó và tôi đang chạy. Mục tiêu của tôi là tạo sản phẩm có thể được nhiều người sử dụng, một sản phẩm có thương hiệu, chẳng hạn nhìn MP3 nghĩ tới Ipod, Mobile nghĩ tới Nokia".

Nguyễn Hải Linh (bên trái)

Ảnh: HẢI LINH cung cấp

Page 38: 460 RBC-Hoan Thien

[ 77 ] [ 78 ]

L−u Anh TiÕn:

Thæi hån

vμo nh÷ng cç m¸y

MỸ QUYÊN

ám tháng trôi qua sau khi đoạt giải Quán quân tại vòng Chung kết cuộc thi Sáng tạo robot

Châu Á - Thái Bình Dương lần 5 tổ chức tại Malaysia năm 2006, những chàng trai của nhóm BKPro dường như đã có nhiều thay đổi. Gọi điện hẹn gặp trưởng nhóm Lưu Anh Tiến, không ngờ lại gặp được luôn 4 thành viên khác nữa của nhóm tại một phòng thí nghiệm rộng rãi tít trên lầu 4 của VMA - Trung tâm nghiên cứu, đào tạo về tự động hóa và semiconductor (thiết kế và chế tạo máy móc sản xuất chip, thiết kế chip, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực tự động hóa...)

Không khí làm việc thật nghiêm túc, say mê và gần như không có tiếng ồn. Chỉ đến khi ngồi "vặn vẹo" đội trưởng một hồi về những câu chuyện xung quanh công việc và đời sống mới phát hiện ra những chủ nhân của giải thưởng làm rạng rỡ cho tuổi trẻ nước nhà kia, ngoài cái vẻ trầm tư, ít nói, còn sở hữu

một tính cách hiếu động rất "ngấm ngầm". Ai cũng nghĩ để chiến thắng được cuộc thi khu vực với những "đàn anh đàn chị" Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... sừng sỏ hẳn sức sáng tạo và lao động của nhóm BKPro phải kinh khủng lắm. Nhưng dường như với Lưu Anh Tiến và những người bạn, mọi việc thật đơn giản, nhẹ nhàng, kiểu như "làm ra làm, chơi ra chơi". Chỉ sau hơn 8 tháng từ khi bắt đầu, sản phẩm robot của họ đã hoàn thành và chiến thắng xuất sắc tại cuộc thi trong nước lẫn khu vực. Tiến cho rằng: "So với các nước bạn, mình còn thua xa về kỹ thuật và cơ sở vật chất. Tụi mình chiến thắng chỉ là nhờ may mắn

T

Lưu Anh Tiến và những người bạn

Ảnh: MỸ QUYÊN

Page 39: 460 RBC-Hoan Thien

[ 79 ] [ 80 ]

và biết giải quyết tốt một bài toán cụ thể mà thôi". Trong câu nói này, chúng ta nhìn thấy cả sự thật lẫn sự khiêm tốn.

"Bài toán" đặt ra trong cuộc thi Sáng tạo robot Châu Á - Thái Bình Dương năm ngoái là những robot phải có khả năng ghi quà ưu tiên theo hướng khó thổi ra nhất. Robot của đội đã chiến đấu rất tài hoa, chỉ cần 2 giây để chiếm lĩnh tháp trung tâm. Và cứ sau 10 giây robot lại có khả năng phát hiện, giữ và đẩy quà vào cột để đảm bảo quà được ghi. Không chỉ chạy nhanh và chính xác, robot còn có kết cấu rất đơn giản với các dãy nút tưởng chỉ để trang trí, nhưng thực ra đó là các mode chương trình với 13 nút và 26 chương trình để tiếp cận cầu không gian cũng như để ứng phó với các tình huống bất ngờ trong trận đấu. Đội đã thổi hồn vào những con robot khiến chúng không còn là những cỗ máy vô tri vô giác nên báo chí đã ca tụng sản phẩm robot của BKPro là "Thiên thần tình yêu" - một cái tên rất lãng mạn và... gợi nhiều cảm hứng.

Có lẽ, những thành viên của BKPro đều rất lãng mạn và... tài tử. Một thành viên tiết lộ: "Thiết kế robot không khó bằng... làm lành với bạn gái", một thành viên khác bật mí: "Tất cả chúng tôi đều đã có bạn gái tùy cấp độ", đội trưởng Lưu Anh Tiến tiếp tục: "Tố chất sáng tạo của đội trưởng luôn được thể hiện triệt để, chẳng hạn ngẫu hứng cho cả nhóm nghỉ để kéo nhau sang trường ĐH Sư phạm hay KHXH&NV chơi, gặp gỡ... bạn gái". Có lẽ, ngoài việc có chung niềm đam mê sáng tạo, họ còn chung nhau nhiều sở thích khác như thích... con gái dễ thương, thích nghe nhạc,

thích cuối tuần tụ tập cả nhóm đi ăn uống, cà phê và có một cái chung nữa là: toàn dân "phi thể thao".

Chính vì thế, những thành viên ngày ấy còn tiếp tục gắn bó với nhau đến bây giờ và ngày mai nữa vẫn còn "chung sức" để triển khai nhiều dự án. Hiện tại họ đang nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi điện tử - eWPM sử dụng Smart card (hợp tác với Ngân hàng Đông Á) cùng với hội Tự động hóa và Sở KH-CN TP.HCM xây dựng CLB Robot, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học "Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển tay máy lấy sản phẩm theo phương thẳng đứng 4 bậc tự do với 2 tay gắp tác động phối hợp" thuộc chương trình Robot công nghiệp TP.HCM và là bộ phận R&D (Research & Development) hoạt động trong lĩnh vực Tự động hóa và semiconductor tại VMICRO (Công ty cổ phần sản xuất vi mạch điện từ Việt VMICRO).

Mong ước chung của cả đội là tiếp tục phát triển công việc, gắn bó với nhau để cống hiến hết sức mình cho đất nước.

Page 40: 460 RBC-Hoan Thien

[ 81 ] [ 82 ]

Tr×nh Quèc TuÊn

vμ "Dßng m¸u anh hïng"

TÙNG CƯỜNG

nh đã xem Dòng máu anh hùng chưa"? Đó là câu hỏi mà Trình Quốc Tuấn, thành viên

đội BKPro, vô địch Robocon Châu Á - Thái Bình Dương năm 2006 dành cho người phỏng vấn. Mọi người vẫn hay gọi Tuấn là Tuấn Pro, cậu có vẻ rất tâm đắc với Dòng máu anh hùng - một bộ phim hành động nói về lòng yêu nước của người Việt đầu thế kỷ 20 đã thu hút sự chú ý của khá đông khán giả trẻ Việt Nam trong thời gian qua.

Nh×n tõ "Dßng m¸u anh hïng"

Câu chuyện của tôi với Tuấn Pro, thành viên đội BKPro bắt đầu không phải là về Robocon hay công nghệ mà từ nghệ thuật, từ bộ phim Dòng máu anh hùng. Tuấn cho rằng khi xem xong, người ta phải nghĩ một điều gì đó. "Tôi cũng đang ấp ủ một dự án làm phim kiểu như vậy và đã nhận được sự khích lệ của một số nhà đầu tư".

Thành viên này của BKPro vẫn bị mọi người cho là lãng mạn, bồng bềnh trong công việc và cuộc sống (một trong những tên khác là Tuấn "bồng bềnh" - cái tên này một phần do mái tóc bồng bềnh hồi xưa). Sau khi nhận giải Ba về ý tưởng luật Robocon 2007 (thiết kế sân và luật thi đấu), Tuấn Pro từ Hà Nội về nhà chỉ 3 ngày rồi bắt đầu chuyến xuyên Việt vào 27 Tết. Với Tuấn, việc tham gia Robocon đã là một sự lãng mạn. Đó là giấc mơ của cậu bé ở một thị trấn nhỏ - Đô Lương, Nghệ An từ năm học lớp 11 khi xem Robocon qua truyền hình. Nhà có xưởng mộc để thực hành, chế đồ chơi (kính thiên văn, những đồ thí nghiệm Vật lý...) đã tạo điều kiện cho cậu tham gia cuộc thi "Robot bắt Vịt" do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức.

Sau này, Tuấn quyết định thi vào trường Đại học Bách khoa TP.HCM, vào ngành mình yêu thích, và quyết theo đuổi Robocon. Không có vé xem chung kết tại vòng phía Nam tại trường Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Tuấn đã tìm nơi tập kết xin bê robot chỉ với mục đích là để được vào sân xem. Gia nhập BKPro sau những thất bại của cá nhân và trong hoàn cảnh ly hợp, "thay máu" sau những vòng đấu tại đấu trường BK TP.HCM, Tuấn đã cùng với Anpro (Ngô Minh An) trở thành 2 designer và make up cho những thiên thần-ác quỷ (các robot). Tuấn có quan điểm thiết kế robot rất độc đáo: "Với vai trò là một designer, tôi thích cái đẹp và thực dụng. Robot phải đẹp và đơn giản tới mức "trần trụi". Trần trụi mà không thô, giống như một người phụ nữ đẹp cần phải biết khoe cái gì và che cái gì. Một hãng

"A

Page 41: 460 RBC-Hoan Thien

[ 83 ] [ 84 ]

xe hơi nổi tiếng đã lấy cảm hứng từ những đường cong của phái đẹp để thiết kế sản phẩm của mình và gọi nó là sexy car". Làm robot, phải kiên nhẫn, bởi nhiều chi tiết không làm bằng máy mà phải gia công bằng tay. Làm robot thấy chưa tốt, nhiều khi Tuấn muốn đập, làm lại từ đầu, nhiều người cũng bảo là Tuấn cầu toàn. "Cầu toàn với tôi là làm hết khả năng, vì có những cái mình có thể làm tốt hơn. Hoàn hảo cũng là khái niệm tương đối, với tôi đó là làm hết khả năng của mình" - Tuấn nói. Tuấn cũng chia sẻ rằng ở những người thành công mà Tuấn từng có dịp tiếp xúc cho tới những nhân vật lãnh đạo nổi tiếng, trong họ đều đều tồn tại những nghịch lý, những nghịch lý đó giúp họ cân bằng.

ThÝch lμm t×nh nguyÖn viªn

Cái được lớn nhất với Tuấn sau Robocon không phải là giải thưởng hay danh tiếng. Bởi sau giây phút của vòng nguyệt quế, của nụ cười và nước mắt, Tuấn vẫn đến giảng đường tiếp tục việc học của sinh viên trường ĐH Bách khoa TP.HCM. "Tôi được đi một số nơi, xem cách họ học, làm việc và tổ chức công việc thế nào. Chẳng hạn qua thi đấu tại Malaysia thấy họ tổ chức chuyên nghiệp, thành phố quy hoạch qui củ; sang Singapore thăm trường đại học NTU rộng tới 200 ha, nhà cửa không mới nhưng thiết bị học tập hiện đại, thư viện lớn tới 5 lầu, cách quản lý khoa học, sách đều do sinh viên làm mà vẫn thoải mái, hiệu quả."

Tuấn suy nghĩ, có những điều sẽ không bao giờ được học từ sách vở. Ngay từ năm thứ nhất tham gia

Mùa hè xanh, Tuấn bắt đầu lập dự án xin tài trợ. "Tôi trưởng thành từ hoạt động Đoàn và mùa hè xanh tình nguyện vì thấy cuộc sống của người dân ta còn khổ quá. Tôi cũng chỉ biết dùng những hình ảnh cụ thể để anh biết khó khăn thế nào, còn cảm xúc của tôi khi đó thật khó diễn tả. Tôi thấy mình phải sống trách nhiệm hơn, cho tôi động lực sống mãnh liệt có ích hơn." Cứ đến nay cứ 30-4 hay lễ Tết, rỗi rãi, Tuấn lại xuống Trà Vinh vì nơi đó có tình cảm nồng hậu của bà con.

SÏ lμ chñ tËp ®oμn kinh tÕ

Không giấu giếm tham vọng của mình là chủ một tập đoàn kinh tế. Năm thứ hai, tham gia hội thảo, Tuấn ấn tượng với một giám đốc nước ngoài khi ông ta hỏi: "Có bao nhiêu sinh viên ở đây cho tôi biết rằng 20 năm tới, bạn là ai?" "Nếu không có mơ ước thì sẽ bị cuộc sống cuốn đi, nên tôi luôn đi tìm câu hỏi: 20 năm sau tôi là ai? Mình phải biết đặt mục tiêu, có thể thành hiện thực, có thể không thành công, nhưng nếu không đặt mục tiêu thì mình không dám sống, cuộc đời đưa đi đâu cũng được."

Thời gian tới, có thể Tuấn sẽ mở một công ty nho nhỏ tập trung vào 3 lĩnh vực: giáo dục, công nghệ và thương mại điện tử. Hiện nay, ý tưởng của Tuấn nhận được sự ủng hộ của một số nhà đầu tư. "Dự án công nghệ mới của chúng tôi sẽ đi theo hướng giải mã công nghệ, sử dụng công nghệ như một công cụ, chứ không đi theo việc tìm kiếm công nghệ cơ bản, vì chúng ta cần đi nhanh để đuổi kịp!"

Page 42: 460 RBC-Hoan Thien

[ 85 ] [ 86 ]

NguyÔn H÷u C−êng:

§· ®am mª

lμ ph¶i lμm tíi cïng

VY DUNG

hỉ cần nghe phong thanh trên mạng có tin ngoài Hà Nội đã chế được con robot chạy

bỏ bóng với tốc độ 1s, thì mình bằng mọi cách, bằng mọi giá phải cải tiến con robot của mình chạy nhanh hơn thế!"... Bằng giọng nói đầy khẳng định, ánh mắt chất chứa niềm đam mê, Nguyễn Hữu Cường - thủ lĩnh đội robocon BKDragon hào hứng mô tả lại từng trận đấu "nảy lửa" của mình.

Nhà có đến 5 anh chị em nhưng chỉ mỗi cậu út Cường là "đứa con duy nhất mang trong người "máu" mê máy móc. Từ ngày bé, cậu út thường xuyên bị rầy về cái tội cậu mày mò suốt với mấy cái máy móc linh tinh đến cả khuya, không cho ai ngủ. Từ những lần tò mò mở tung những chiếc radio của ba chỉ vì để coi tại sao nó hát được, cho đến những năm sau này, Cường đã mày mò làm những mạch điện tử theo ý tưởng quái chiêu của mình... Niềm đam mê máy móc, cái tính tò mò ham học hỏi và

theo đuổi mọi thứ đến cùng đã ăn sâu vào tâm trí của chàng trai trẻ này.

Đối với Cường, việc tham gia cuộc thi robocon đến với cậu một cách hoàn toàn tự nhiên, như thể đã đến lúc lòng đam mê cần một sân chơi lớn hơn để thể nghiệm và khẳng định. Ba lần tham gia robocon với các đội Zeus (2005 - 2006) và BKDragon (2007), Cường cùng các đồng đội luôn tạo được ấn tượng về những ý tưởng chế tạo robo "không đụng hàng" của mình.

Đó là robocon đội Zeus 2005, con robot "kinh khủng" mà Cường luôn tự hào vì kỹ thuật, vận tốc cực nhanh và vẻ đẹp của nó. Có thể thực hiện hàng loạt chuỗi động tác xuất phát, tiếp cận trung tâm, bung càng bỏ lần lượt 3 quả bóng chỉ trong thời gian chưa đến 1 giây đồng hồ. Bắt đầu từ ý tưởng, kế đó là hàng tháng trời mày mò cải tiến qua từng vòng đấu, Cường nâng niu và chăm chút cho chú robo từng thanh kim loại, đem đi sơn tĩnh điện cho thật đẹp, ứng dụng toàn những vật liệu công nghiệp giá cả "trên trời"... Không ai nhìn kịp cơ chế hoạt động như thế nào, chú robot này đã gây sững sờ cho hàng loạt các đấu thủ và được ban giám khảo đánh giá cao về ý tưởng sáng tạo trong năm đó.

Chơi robot với Cường là chấp nhận một ngày ít nhất 16h với giũa, cưa mài, đục, bu lông, dầu nhớt đầy người. Bước chân vào xưởng là quên hết mọi thứ. Kể cả học hành, bạn bè, thi cử cũng tạm thời "gác lại". Mượn tiền mua nguyên liệu, thức trắng đêm hay nhịn đói cả ngày chỉ là chuyện nhỏ. Đôi lúc lắp xong chở robot đến trường chạy thử, nhìn thiên hạ thong dong với "người thương" mà tủi thân mình cả ngày "ôm" mỗi robot. Cực khổ là vậy, nhưng mỗi lần làm xong

"C

Page 43: 460 RBC-Hoan Thien

[ 87 ] [ 88 ]

một chú robo, chạy thử "ro ro" là nghe mát từng khúc ruột, "mừng hết lớn" - Cường cười chân chất. Hạnh phúc nhất là những lúc ra sàn đấu, thấy bao nhiêu người chung đam mê, say sưa cùng những bước đi của mình, thấy công sức của mình thật xứng đáng.

Là thủ lĩnh đội BKDragon 2007 nhưng Cường lại tự nhận xét mình là "dở" về quản lí. Đam mê quá nên hay liều lĩnh, hay nóng nảy, thậm chí lớn giọng với bạn bè trong đội là chuyện thường. Cường không chấp nhận việc bỏ cuộc giữa chừng hay làm mà thiếu đam mê. Lãnh đạo, Cường chỉ có một câu "không đam mê thì thôi, đã làm là phải làm tới cùng" để truyền lửa thuyết phục các thành viên toàn tâm toàn ý vì robot.

Chỉ định tham gia robocon hai năm thôi rồi dồn sức trả nợ cho những môn học đã vì robocon mà bỏ dở, thế nhưng "duyên" robocon chưa dứt, cậu lại quay về bên những người bạn cùng đam mê, miệt mài trong xưởng cơ khí. Nếu không có robocon, hẳn mình đã có một cuộc sống khác - Cường mỉm cười nhớ lại. Anh đã bỏ lỡ nhiều kì thi và phải kéo dài hạn ra trường của mình thành 6 năm. Từ chối công việc lương cao và cơ hội ra nước ngoài của một công ty của Nhật trong thời gian thi đấu với BKDrgon tại Đà Nẵng... chàng trai trẻ sinh năm 1983 này luôn khiến gia đình "rầy rà" và lo lắng nhiều vì cái máu mê của mình. Hiện tại chàng trai mê robot đầu quân về Sở Khoa học Công nghệ thành phố dưới sự dẫn dắt của thầy Lê Hoài Quốc.

Ba lần tham gia robocon, ba lần đều vào được chung kết toàn quốc. Đoạt giải ý tưởng sáng tạo năm 2007, có thể nói Cường đã giành được cho mình những vị trí đáng kể trong sân chơi robocon.

Lª TÊn C−êng:

Tõ "VÞt ®Î trøng"

®Õn "Action"

ÁNH NGUYỆT

VÞt ®Î trøng, hay vÞt ®ùc råi ®Õn Ozon

ăm thứ ba đại học, Cường có mặt trong đội Vịt đẻ trứng của ĐH SPKT tham gia cuộc

thi robocon tại sân vận động Quân khu 7. Bị loại ngay vòng đầu tiên vì con "vịt" to đùng, chậm chạp và thô sơ không bỏ được trái bóng nào vào ống hình trụ để ghi điểm. Cường tủm tỉm cười, nhớ lại: "Vậy là vịt không đẻ được trứng, mà không đẻ được trứng nghĩa là... vịt đực". Bị mọi người kháo nhau là đội "vịt đực", lúc đó Cường chỉ... im lặng.

Một năm sau, tại cuộc thi robocon với tên gọi "Cầu mây chinh phục không gian", khán giả lại thấy Cường lụi hụi với con robot Ozon cùng đồng đội tại nhà thi đấu Quân đội - khu công nghiệp Sóng Thần. Năm đó, Ozon "khá khẩm" hơn Vịt đẻ trứng khi lọt vào vòng 1/16. Đó cũng là năm đầu tiên ĐH SPKT có đến 4 đội tranh tài ở vòng chung kết. Một chút tự hào,

N

Page 44: 460 RBC-Hoan Thien

[ 89 ] [ 90 ]

một chút vui vì tập thể, trong đó có Cường, đã tiến xa hơn lần đầu tiên.

Năm 2004 - năm học cuối, Cường bận bịu với những kỳ thi. Những tưởng Cường bị vùi trong sách vở, nghiên cứu để kiếm con số 10 tròn trịa cho đề tài tốt nghiệp chung với bạn học Nguyễn Quốc Cường, ai dè đó chỉ là bước trung gian trong nước cờ robocon của cả hai: đem đề tài tốt nghiệp đi... nghiên cứu khoa học, lấy kinh phí "đổ" vào robot. Hẳn nhiên, cả hai người đều đã lên kế hoạch, cứ thẳng đường mà tiến.

Ai làm robot mà không thức ngày thức đêm, lao tâm khổ tứ, Cường cũng vậy. Tuy thế, niềm vui cũng đi đôi. Đồng đội quây quần, đói thì đã có cơm nước do đoàn khoa, thầy cô lo. Mệt thì nằm lăn ra mà ngủ giữa ngổn ngang la liệt ốc vít, sắt thép. Cường còn cố sức đi dạy kèm, mỗi tháng lĩnh 250.000 đồng để "hậu thuẫn" cho con robot. Cường bồi hồi nhớ: "Lúc đó gian khổ mà vui". Cái vui hơn nữa là Cường tham gia để thể hiện mình, đem những gì mình đã "học" ra để "hành". Và trên hết là giải tỏa nỗi ấm ức "vịt đực" ngày nào, Cường phải chứng tỏ cho mọi người thấy cái tên Sư phạm Kỹ thuật là đáng nhớ.

"Quá tam ba bận", robot Action lần này ra đời bằng kinh nghiệm của đàn anh Vịt đẻ trứng và Ozon nên hoàn thiện hơn nhiều, nhưng theo Cường "kinh nghiệm không biết bao nhiêu là đủ". Làm ra robot là chuyện dễ, tìm ra phương pháp tốt nhất (ngắn, nhanh, hiệu quả) cho mỗi "đấu pháp" mới là chuyện khó. Vì thế nhiều đêm Cường ngủ không yên, cứ nhấp nhỏm mong trời mau sáng để đem ý tưởng mới nghĩ ra thử

nghiệm. Cuối cùng thì Action đoạt giải nhất toàn trường, có thêm 2 triệu đồng cho hành trình ra Hà Nội.

D¹y robot nh− d¹y trÎ

Đến với cuộc thi "Ngưu Lang - Chức Nữ", Cường tự tin: "Action chạy tốt, đội mình không lo gì cả". Vấn đề lớn nhất là mặt sân, có thể sần sùi hơn, cũng có thể bóng hơn. Tất cả sẽ ảnh hưởng đến robot, ảnh hưởng đến chuyện thắng - thua. Cường tin chắc rằng "làm tốt sẽ thắng".

Đảm nhiệm vai trò "điện tử" cho robot nên Cường phải "lăn lê bò toài" với Action trong suốt thời gian thi đấu tại Hà Nội, khác với "cơ khí", chỉ cực khổ trong giai đoạn đầu. Chính vì phải theo sát Action, Cường mới có thể khử hết lỗi qua những lần thử nghiệm, mất nhiều thời gian hơn hẳn dân IT "thứ thiệt". Cường biết Action được tạo ra từ 90% đồ cũ nên sẽ có nhiều "tật", chỉ có thể dùng cái "tài" của cả đội để dạy dỗ "nó" từ từ. Nhiều "tật" nhất là con robot quà vàng (robot tự động có nhiệm vụ lấy quà vàng), mỗi lần thử thì chạy tốt nhưng thi thật thì lại "bệnh". Chẳng sao, vì Cường xem robot cũng như... đứa con nít. Anh chàng cười hì hì "Không biết đi thì mình dạy nó đi, đi lẫm chẫm rồi thì dạy nó chạy, từ từ rồi cũng ngon lành thôi".

Còn về giải Ba chung cuộc - giải toàn quốc lần đầu tiên của ĐH SPKT, Cường nói "Đối với mình, vui nhất là những gì mình làm ra đều chạy tốt, thắng - thua không quan trọng lắm". Chính chiến thuật của Action buộc người ta phải chú ý. Và chiến thuật đó giúp cho

Page 45: 460 RBC-Hoan Thien

[ 91 ] [ 92 ]

Action vào tận vòng chung kết, giành giải Ba chung cuộc sau khi... thua FXR (đội vô địch năm 2004). Chẳng những học từ chính mình, từ đồng đội, Cường còn học từ những khuyết điểm của đội bạn rồi đem hết vào Action. Dừng lại ở giải ba, cái tên Sư phạm Kỹ thuật đã bắt đầu hiện diện trong đầu của những người yêu mến robocon.

Gi¶i Ba tiÕp theo vμ −íc m¬ c«ng nghÖ

Cường đầu quân về trường, khoa Cơ khí máy. Lại xắn tay giúp các em sinh viên làm robot, cũng chập chững như Cường ngày xưa. Lần thứ tư, Cường tham gia robocon với tư cách là người hướng dẫn. Tham gia "Chinh phục Vạn Lý Trường Thành", Cường chấp nhận bỏ kỳ thi cao học mà không hề hối tiếc để được nhìn thấy Ram Action, một lần nữa, giành giải Ba toàn quốc. Các em vui, cũng như Cường đã vui hai năm về trước. Lần này, Cường lại đặt vấn đề thắng - thua, đã làm thì phải đoạt giải, để tránh cho các em không "ôm nợ", và bản thân Cường cũng đã muốn một cái gì hơn thế nữa.

Nói về ước mơ, tôi thấy niềm ước mơ đến cháy lòng về sản phẩm công nghệ cao dành cho giáo dục khi Cường cho tôi xem đoạn video một cuộc thi ở Singapore. Trong đó, người ta chế tạo hàng loạt xe mô hình, học sinh chỉ cần lập trình để xe chạy theo một đường cong uốn lượn phức tạp. Cường trăn trở "Bao giờ Việt Nam có được điều đó?"

"Bây giờ vẫn yêu thích robocon chứ?", tôi hỏi, Cường gật đầu cái rụp. Tình yêu này được vun đắp từ

thời thơ trẻ. 13 tuổi, cậu bé Cường bế em lang thang khắp cửa hàng điện tử gần nhà, quen hết các chú bán đồ điện tử dạo quanh nhà thờ Thủ Đức. Đêm tối, lần mò ra cửa hàng lượm pin cũ, quấn ống giấy rồi bỏ pin vào, một bóng đèn nhỏ, một cọng dây điện, thế là cháy sáng. Lạ quá, thích quá! Một lần thấy người cậu làm chiếc tàu thủy vừa chạy vừa nướng bánh mỳ, Cường cũng mày mò, tuy tàu của Cường không nướng bánh mỳ được nhưng cũng đủ cho con nít quanh xóm "lác mắt". Tuổi thơ của Cường đầy màu sắc với những thứ đồ chơi tự chế như thế, và còn những lần la mắng của cha mẹ vì cái tội "thấy cái gì ngứa mắt là tháo, đồ mới cũng tháo ra cho biết, tháo rồi không biết cách lắp vô", Cường cười mím chi.

Bây giờ gặp lại, sẽ khó hình dung được một Lê Tấn Cường 44kg, với dáng vẻ rụt rè bước lên nhận giải ngày nào, chỉ có đôi mắt vẫn vậy, sáng ngời khi nói về robocon, vì ở đó có tinh thần tập thể mà Cường yêu thích.

Page 46: 460 RBC-Hoan Thien

[ 93 ] [ 94 ]

Lª C«ng Danh:

§am mª

ch−a ph¶i lμ thμnh c«ng

THẢO SƯƠNG

ê Công Danh, sinh năm 1983, sinh ra và lớn lên tại TP. HCM. Năm 2006, tốt nghiệp

ngành Cơ khí ĐH Bách Khoa. Hiện đang theo học Cao học ngành cơ khí, đồng thời là phụ trách xưởng kĩ thuật chuyên phối hợp thực hiện những đề tài NCKH với Sở Khoa học Công nghệ. Là gương mặt khá quen thuộc gắn bó với Cuộc thi sáng tạo Robocon trong 3 năm liền từ 2004 đến 2006.

Ngμy Êy vμ b©y giê

Không có những bước đột phá tuyệt vời trong lối tấn công, không vượt trội ở mặt biểu hiện nhưng robocon đội Zeus đã thực sự thuyết phục khán giả ở sự linh hoạt thông minh và sự tự chủ trong từng khoảnh khắc thi đấu. Lối chơi kĩ thuật đó phảng phất nét tính cách con người Lê Công Danh: cẩn trọng và thực tế.

Căn nhà số 18 đường D12 Khu Công Nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú là cơ sở làm việc đã gắn bó với Danh trong gần 3 năm qua. Bước vào đây, tôi như lạc vào thế giới của kĩ thuật điện và cơ khí. Ngổn ngang cả lối đi, những thiết bị và dụng cụ chế tạo dễ làm rối mắt. Song, trong cái ngổn ngang ấy là sự trật tự mà chỉ có những ai biết sống cùng nó mới hiểu được. Cơ sở này trước kia do một thầy giới thiệu và thuê cho toàn đội có nơi để thực hành, thử nghiệm. Giờ đây nó là ngôi nhà chung cho nhóm làm việc của các anh.

Lớn lên từ cuộc thi sáng tạo robocon, những ý tưởng một thời anh dồn sức chuyển tải vào những chú robocon nay được tái hiện trong những đề tài nghiên cứu nghiêm túc hơn, khoa học hơn. Xưởng kĩ thuật này anh cùng 3 người bạn chung tay tạo lập. Họ là những người bạn quen biết nhau qua cuộc thi robocon thời sinh viên... Mỗi người phụ trách một mảng kiến thức chuyên môn trong từng khâu chế tạo: Cơ khí, điện, lập trình... Sự gặp gỡ có lẽ không ngẫu nhiên tí nào khi họ sẵn có chung lòng đam mê sáng tạo.

TÊt c¶ víi t«i chØ lμ sù khëi ®Çu

Nhìn cơ ngơi còn khá "lộn xộn" của mình anh cười bảo thế. Mới ra trường được một năm, vốn không có, kinh nghiệm không, Danh như trở lại cảm giác của mình những năm đầu đại học, anh đã đến với những chú robocon cũng trong tâm thế hoàn toàn lạ lẫm. Một cuộc dấn thân đầy bất trắc nhưng thú vị!

L

Page 47: 460 RBC-Hoan Thien

[ 95 ] [ 96 ]

Trong lúc những thiết bị kỹ thuật tự động của VN vẫn chưa có chỗ chen chân trên thị trường nội địa, một người khởi nghiệp bằng những sáng chế như anh vẫn kiên trì tìm cho mình lối đi riêng. Sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn cùng khóa anh đã có thu nhập ổn định. Chỉ có anh vẫn lặng lẽ thích thú với công việc tự quản lý, tự làm, tự trả lương. "Phải chịu khó chịu khổ thôi!", câu nói ấy như phương châm làm việc của Danh, anh vừa nghiên cứu vừa theo học cao học. Có lẽ vì thế mà xưởng kĩ thuật này đã trở thành nơi ăn chốn ở của anh lúc nào không hay.

Anh với tay lấy bộ điều khiển tự động và bắt đầu cho khởi động con robot an ninh với chức năng phá mìn. "Đây là công trình vừa mới hoàn thành, có lẽ phải trải qua nhiều đợt thử nghiệm trước khi mang ra ứng dụng sản xuất". Nhìn chú robot chuyển động trong thao tác điều khiển thuần thục và chuyên nghiệp của Danh, mới thấy cuộc sống của anh lúc này thật giàu có. Lòng đam mê khoa học bao giờ cũng có giá trị riêng.

Cơ sở vẫn chưa có một cái tên đàng hoàng, vì nếu đăng ký tên thì phải chịu thêm tiền thuế, "Anh em còn khó khăn quá, mục tiêu trước mắt của tụi mình vẫn là nghiên cứu học hỏi, nguồn thu lúc này là những đơn đặt hàng trong giới kỹ thuật với nhau, mình làm ăn cũng nhờ vốn quen biết từ sân chơi kỹ thuật robocon. Làm gì cũng phải ổn định nguồn tài chính trước đã"... Không hoạch định cho mình quá nhiều dự định, không đề ra những chiến lược kinh doanh. Bởi, đơn giản vì, là dân kĩ thuật, với anh niềm vui sống không gì hơn là

lúc nhìn thấy ý tưởng được nên vóc nên hình. Trên sàn thi đấu, nếu như robocon của đội anh từng gây ấn tượng với lối tiến thoái linh hoạt, thì ở ngoài cuộc sống, nét tính cách ấy rất dễ bắt gặp trong phong cách trò chuyện của anh. "Chẳng ai biết trước điều gì sẽ xảy ra, vì thế, tôi luôn dốc hết lòng cho công việc, thành công hay không tính sau".

§−êng ®Õn víi... robocon

Cuộc thi robocon được VTV tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002. Khi trông thấy những chú robocon đầu tiên trình diễn trên sàn đấu, Danh đã thấy ngay phần việc thực sự dành cho mình. Năm 2004, khi mới là sinh viên năm thứ hai, Danh lần đầu tiên khởi động những chú robocon do đội mình sáng tạo nên. Xuất phát điểm của anh cũng như bao người khác: kiến thức và kinh nghiệm về robocon là zero! Vốn liếng duy nhất anh trang bị cho mình là "niềm say mê". "Thế là đủ!"- anh nói - "Thật ra, tôi đi thi cũng vì ham vui thôi. Nếu không chơi robocon thì cũng không biết nên chơi cái gì...". Anh nói thật nói thẳng tâm trạng chung của sinh viên khối kỹ thuật: "Công việc học tập sẽ rất tẻ nhạt nếu thiếu đi sân chơi này". Và dù sao, đó cũng là lựa chọn duy nhất có thể có đối với những ai thích tìm tòi sáng tạo như Danh.

Bước khởi đầu bao giờ cũng là gian nan, phải vật lộn với mớ kiến thức về thiết kế mạch điện trên orcard, cách thiết kế cơ khí trên inventor... Những ai đã từng theo dõi cuộc thi sáng tạo robocon 2005 "Lửa

Page 48: 460 RBC-Hoan Thien

[ 97 ] [ 98 ]

thiêng rực sáng Trường Thành" hẳn không thể quên những chú robocon đội ZEUS khá linh hoạt và ấn tượng. Là 1 trong 4 đội trường Bách Khoa lọt vào vòng chung kết khu vực phía Nam, tuy không giành chức vô địch song những bước công phá của ZEUS đều in đậm nét cá tính sáng tạo.

Häc c¬ khÝ nh−ng phô tr¸ch phÇn thiÕt

kÕ ®iÖn tö

Nghe ra có vẻ hơi trái khoáy. Song, đó là lựa chọn đầy nghiêm túc của Danh. Trong lĩnh vực sáng chế robocon, Danh mạnh dạn mày mò lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với mình. Đối với anh giờ đây, đó không còn là trở ngại mà nó là lợi thế ít ai có được: kiến thức tổng hợp giữa cơ và điện giúp anh luôn có được một cái nhìn toàn diện trong những sáng chế của mình.

Khi hỏi còn muốn dự thi nữa không, Danh cười xòa: "Cái thời sinh viên của tôi đã qua rồi"... Câu nói ấy dễ khiến người ta nghĩ anh đã hết lửa và đam mê nhưng có nhìn vào công việc anh theo đuổi, vẫn nhận ra rằng: robocon dù sao cũng chỉ là một cuộc chơi. Dám mạnh dạn gác nó lại để thực hiện những công việc mới thiết thực hơn - đó chính là cách giữ cho ngọn lửa đam mê sáng tạo cháy mãi...

NguyÔn ThÕ Hoμng:

T«i kh«ng sî

b¾t ®Çu tõ con sè 0

VY DUNG

iọng nói điềm đạm, vóc dáng thư sinh nho nhã, ít ai nghĩ cậu sinh viên Nguyễn Thế

Hoàng có thể làm nhiều việc đến thế. Vừa làm luận văn vừa chơi robot, tích cực tham gia và đoạt giải cao những kì thi Sinh viên sáng tạo của khoa. Tham gia 3 năm (2004 - 2006) với các đội R@M, EROS, BKAuto và BKIT.

Chinh phôc nh÷ng ngän nói

Là người trong cuộc, thi robocon với Hoàng giống như đi chinh phục những ngọn núi. Chính những khó khăn đã làm cho Hoàng cảm thấy nỗ lực của mình càng thêm có giá trị, thách thức và hấp dẫn theo đuổi tới cùng.

Sỡ dĩ nói thi robocon cũng như việc leo núi, bởi bạn sẽ phải bắt đầu mọi thứ từ con số 0. Không có quy tắc, hướng dẫn hay kiến thức nào gọi là chuẩn mực để

G

Page 49: 460 RBC-Hoan Thien

[ 99 ] [ 100 ]

dựa vào đó mà làm cả. Tiền bạc, kỹ thuật, ý tưởng... cái gì cũng mò mẫm từ đầu và tự thân vận động. Năm đầu tiên tham gia robocon của Hoàng cùng 3 người bạn thân (2004), cái gì cũng "mới tinh".

Bắt tay vào làm robot, Hoàng cho rằng cái khó nhất khi thiết kế robocon luôn là ý tưởng. Từ những con robot đầu tiên rất xấu, không có cảm biến, chỉ biết "chạy mù", Hoàng mày mò chế tạo cho nó những mạch điện tử tinh vi, lập trình hàng chục chiến thuật cho một trận đấu. Làm robot, Hoàng luôn đòi hỏi phải đạt được mục tiêu và phải hoàn hảo. Có lần vì lập trình quá nhiều chiến thuật đến nỗi không nhớ nút nào là chiến thuật nào, đang thi đấu mà Hoàng phải lôi giấy ra đứng đọc. Luôn tìm kiếm và ứng dụng những giải thuật điều khiển khá mới trong thiết kế robocon, Hoàng được bạn bè ưu ái cho biệt danh Hoàng "Pê đê". (Chữ PD lấy trong Proportion Differential Control - phương pháp điều khiển).

Không như những sân chơi khác, sàn đấu robocon luôn để lại cho Hoàng những cảm giác "dữ dội" nhất. Hồi hộp, căng thẳng, lo âu... bao nhiêu tháng trời chuẩn bị chỉ để tập trung hết vào 3 phút quyết định này đây. Một sai sót nhỏ về mạch điện thôi là sẽ phá hủy hết công sức không chỉ của mình mà của toàn cả đội, lại còn bao nhiêu người ủng hộ ngoài kia... Hoàng đã được robocon "dạy" cho tâm lí vững vàng, ý thức trách nhiệm thật cao với công việc từ những lần thi đấu với robocon ấy.

Tham gia thi robocon lúc đầu chỉ vì một chút đam mê, chủ yếu là khát khao chiến thắng, Hoàng dần nhận

ra cái ý định thể hiện mình chỉ là vô nghĩa so với những gì anh đã có với robocon. Nhớ những lần cùng cả đội ở lại trường làm robot tới khuya lắc khuya lơ, 4h sáng còn đem robot ra chạy thử, có khi thức trắng 2 đêm thiết kế nhanh một con robot trung tâm cho kịp trận đấu... là những kỉ niệm đẹp nhất của Hoàng. Dù tham gia 3 năm và "chưa leo đến đỉnh", nhưng những bài học về kinh nghiệm làm việc, tính chịu đựng và theo đuổi đến cùng vấn đề là vốn quý lâu dài mà robocon mang lại cho anh.

PhÝa sau sμn ®Êu

Mỗi ngày làm việc của Hoàng bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc sau 7h tối. Thói quen luôn bận rộn, hay làm mọi việc một mình, luôn làm song song hai công việc cùng một lúc... của Hoàng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của những người trẻ năng động và nghị lực, sẵn sàng theo đuổi mọi việc đến cùng và luôn dốc hết sức mình dù phải bắt đầu bất cứ công việc gì từ con số 0...

Đam mê những ngành hàm lượng kỹ thuật cao và thử thách, ngay từ khi học cấp 3, Hoàng đã chọn lĩnh vực bưu chính viễn thông làm sự nghiệp cho mình. Tự nhận mình là người có đam mê nhưng không toàn tâm toàn ý với robot, cuộc thi robocon đối với anh chỉ là một sân chơi của tuổi trẻ. Chính khát vọng muốn khẳng định mình bằng những thách thức mới đã thúc đẩy Hoàng đến với robocon. Tham gia thi khi mới là sinh viên năm II, Hoàng luôn thực hiện việc cân bằng

Page 50: 460 RBC-Hoan Thien

[ 101 ] [ 102 ]

giữa việc học tập và chơi robocon một cách nghiêm túc. Sẵn sàng dốc hết sức làm việc nhưng không bao giờ để cuộc chơi robocon chi phối đến định hướng sự nghiệp của riêng mình.

Tham gia robocon 3 năm liên tục, ngày ra trường kinh nghiệm về robot của Hoàng còn nhiều hơn cả kiến thức chuyên ngành bưu chính viễn thông. Nếu đi tiếp con đường liên quan đến lĩnh vực robot, Hoàng biết mình sẽ có rất nhiều ưu thế. Nhưng với anh, phải luôn phân biệt được giữa mục tiêu nhất thời với mục tiêu cố định. Tự mình đặt ra những kế hoạch, những nguyên tắc để dễ dàng tiếp cận và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, Hoàng tin rằng khi đã có một mục tiêu cụ thể con người ta sẽ dễ dàng đứng vững và không bị cuốn theo.

Rẽ sang một hướng khác không còn liên quan đến robot, hiện tại Hoàng đang làm việc tại công ty Samson - một Công ty nghiên cứu liên kết với khoa Công nghệ thông tin của trường ĐH Bách Khoa. Vẫn thói quen làm nhiều việc cùng một lúc, Hoàng cũng đang tham gia vào một dự án với đội robocon BKDragon. Thêm vào đó là việc hướng dẫn, hỗ trợ hai đội robocon đàn em của trường ĐH Bách Khoa và ĐH Lạc Hồng những kỹ thuật về điện tử. Luôn cho rằng phải qua sóng gió, phấn đấu miệt mài thì mới thành công được, có vẻ anh chàng bận rộn có biệt danh Hoàng PD (pêđê) này vẫn không muốn cho mình rảnh rỗi một tí nào!

§ç ThÕ CÇn:

ChiÕn th¾ng chÝnh m×nh

lμ ®iÒu quan träng h¬n c¶

PHƯƠNG ANH

ương mặt hiền lành và thân thiện, nụ cười hồn hậu, nước da sạm nắng gió miền Trung,

Đỗ Thế Cần được các thành viên trong đội BKDC - đội vô địch Robocon 2007 Việt Nam nhắc đến nhiều như một người anh, một người bạn thân thiết, một người đội trưởng chững chạc, chín chắn, luôn biết truyền cảm hứng và niềm tin, là chất keo gắn tình đoàn kết trong cả đội.

Cần tâm sự: "Khi tham gia vào cuộc thi, mình và đội không tự gây áp lực phải chiến thắng, phải vô địch mà đơn giản mình chỉ nghĩ đây là một cuộc chơi và cuộc chơi này lựa chọn đội xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Robocon Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức trên đất nước mình năm nay. Chiến thắng cũng quan trọng nhưng chiến thắng bản thân mình là điều quan trọng hơn cả!". Đội BKDC là sự kết hợp giữa những người bạn cùng yêu Robocon và đam mê sáng tạo dưới sự hướng dẫn tận

G

Page 51: 460 RBC-Hoan Thien

[ 103 ] [ 104 ]

tâm của thầy giáo Trần Minh Chính - người thầy mà các bạn trong đội luôn nhắc đến bằng sự kính yêu và biết ơn sâu sắc. "Không có thầy thì BKDC không thể có chiến thắng, không chỉ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm mà thầy đã hi sinh nhiều thời gian dành cho gia đình để có thể ở bên đội để chỉ bảo, động viên." Cần nói về người thầy của mình một cách trân trọng.

Thực vậy, có lẽ những ngày tháng làm Robocon sẽ là quãng đời không thể nào quên trong kí ức của các bạn, vui có, buồn có, ngậm ngùi có, vinh quang có. Mảnh đất miền Trung còn quá nhiều khó khăn, kinh phí eo hẹp bởi nhà tài trợ không nhiều và chỉ bắt đầu

được đầu tư từ khi vượt qua vòng thi ý tưởng ở trong khoa. Đã có thời gian, các bạn phải ăn mì tôm trừ bữa, có bạn phải đi "cầm" máy tính để có tiền hoàn thiện Robocon. Điều kiện thực hành thiếu thốn, Cần và các bạn đã sống cùng Robocon trong căn phòng thực hành rất đơn sơ ở trường, nơi cái nóng hoành hành ở nhiệt độ 36 độ C. Những ngày bão Xangsane đổ bộ vào miền Trung, do hậu quả của bão, mái tôn của kí túc xá bị sụp, việc mua tôn lợp lại ở Đà Nẵng lúc đó rất khó khăn, bản thân Cần ở tầng trên cùng kí túc xá đã phải sống nửa tháng trời trong cảnh "nằm ngủ mà nhìn thấy trăng sao", gặp mưa là phải chạy đi tìm chỗ trú, Robocon của các bạn trong thời gian đó cũng không làm thêm được gì.

Những linh kiện, động cơ phục vụ cho việc chế tạo Robocon ở Đà Nẵng cũng không có, đội phải nhờ bạn bè ở Hà Nội và TP. HCM mua giúp. Mọi chuyện phải tính toán chi li, lên kế hoạch rõ ràng, cái gì tự chế được thì các bạn cố gắng làm để tiết kiệm chi phí tối đa như cảm biến màu và cơ phận công tắc hành trình giữ vai trò đóng mở tín hiệu. Đây là một vật rất phổ biến và rẻ tiền nhưng đã được các bạn thiết kế hợp lý để phù hợp với chiến thuật của đội. Nó có điểm đặc biệt hơn so với các đội có sử dụng công tắc hành trình khác là nó có thể nhận tín hiệu ở ba nấc. Khi Robocon đã thành một cơ cấu có thể hoạt động tốt, nhưng trông những "đứa con" của đội mình lúc đó không khác gì những mảnh ghép thô sơ, xấu xí, Cần lại trăn trở với việc làm sao để Robocon của đội mình trông đẹp hơn và sau khi suy nghĩ, Cần quyết định đi tìm mua những

Đỗ Thế Cần trả lời phỏng vấn

Ảnh: HẢI THANH

Page 52: 460 RBC-Hoan Thien

[ 105 ] [ 106 ]

miếng nhựa mica từ các công ty quảng cáo. Cũng có lúc Cần gặp may được cho không vì đây là phế liệu công ty không dùng nữa. Các bạn nói vui rằng: "Robocon của BKDC là sự kết hợp của 3 miền: chip các bạn phải gửi mua ở Hà Nội, động cơ của TP. HCM chỉ có nhôm, những miếng mica che chắn làm đẹp cho Robocon và con người, ý tưởng sáng tạo là của miền Trung". Thầy giáo hướng dẫn của đội BKDC Trần Minh Chính, Phó Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng nói về các học trò của mình: "Các em đã chiến thắng một cách thuyết phục bằng sự nỗ lực hết mình. Đó là một chiến thắng từ trong gian khó".

Trưởng thành từ khó khăn cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tâm từ thầy cô, gia đình, bạn bè; đồng thời với tâm lý thi đấu thoải mái, luôn đặt mục tiêu vượt qua chính mình lên trước, Cần và các bạn đã lần lượt vượt qua những tên tuổi lớn đã ghi dấu ấn trong những cuộc thi Robocon trước của Việt Nam. Sau mỗi một chiến thắng, gương mặt Cần vừa vui vừa thoảng chút lo âu, có lẽ, bạn chưa bao giờ cảm thấy đó là niềm vui trọn vẹn cả. Cần còn phải lo cho những trận đấu sắp tới, mỗi một đối thủ đều đặt cho bạn những suy nghĩ về đấu pháp, lựa chọn và hoàn thiện cơ cấu hợp lý. Cần nói: "Mình thích nhìn thấy mọi người vui hơn cho dù mình là người tạo ra niềm vui ấy. Cái được đối với mình là mình đã giải quyết được vấn đề và mình có được tình yêu của mọi người dành cho!".

Khi được hỏi về mục tiêu của bạn trong cuộc thi Robocon Châu Á Thái Bình Dương sắp tới, Cần tâm

sự: "Bây giờ là đội đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Robocon Châu Á - Thái Bình Dương, khát khao mang lại chiến thắng cho Việt Nam sẽ lớn hơn. Mặc dù, Robocon của Việt Nam đã vô địch 3 lần trong cuộc thi này nhưng điều đó cũng không có nghĩa là khoa học công nghệ của Việt Nam đã phát triển ngang tầm các nước bạn như Nhật Bản, Trung Quốc. Mỗi một người nếu tự vượt qua được chính mình, ngày hôm nay tiến bộ hơn ngày hôm qua, thì tương lai sẽ không bao giờ ngừng lại".

Page 53: 460 RBC-Hoan Thien

[ 107 ] [ 108 ]

Nh÷ng øng cö viªn

lçi hÑn Cóp vμng 2007

HOÀI TRÂM

iểm chung của họ là niềm đam mê hết mình dành cho robot, phong cách thi đấu ấn

tuợng, đẹp mắt, đều được đánh giá là ứng cử viên cho chức vô địch Robocon 2007 và... thiếu một chút may mắn. Cả BKBamboo và FAM đều đã lỗi hẹn với cúp vàng vô địch robocon năm nay. Họ rời cuộc chơi để lại sự tiếc nuối trong lòng rất nhiều CĐV và để lại sau lưng một giấc mơ còn dang dở...

Bamboo: sù tiÕc nuèi mang tªn tμi hoa

Khi trận đấu giữa BKDC (ĐHBK Đà Nẵng) và BKBamboo (ĐHBK Hà Nội) kết thúc với chiến thắng sít sao 10-7 nghiêng về BKDC, hàng trăm cổ động viên của Bamboo trên khán đài lặng đi, hụt hẫng. Vậy là niềm hy vọng cuối cùng của ĐH Bách Khoa Hà Nội đã phải dừng cuộc chơi ở vòng bán kết. Dưới sân, nước mắt đã rơi trên gương mặt các chàng trai Bách Khoa Hà Nội tài hoa. Đó là giây phút đối với một số thành viên của Bamboo có lẽ sẽ khó phai nhạt, vì đó cũng là trận đấu giã từ sàn đấu của họ.

Không được đánh giá cao ở vòng loại, thậm chí còn đứng thứ 12 trong 12 đội thi đấu vớt của BKHN nhưng càng vào sâu Bamboo thi đấu càng thuyết phục. Phong cách thi đấu quyết liệt, tỉnh táo, hiệu quả nhưng không kém phần đẹp mắt của Bamboo đã giành được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cổ động viên. Ít ai biết được rằng vừa phải thi đấu Bamboo vừa phải hoàn thiện dần về robot do không có sự đầu tư đồng bộ từ ban đầu. Càng tiến sâu vào trong giải Bamboo thi đấu càng hay và họ đã được coi là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch khi chiến thắng Victory Islands trước BKTECH của BKTP.HCM với thời gian kỷ lục Đ

Bamboo nhận giải

Ảnh: HẢI THANH

Page 54: 460 RBC-Hoan Thien

[ 109 ] [ 110 ]

chưa đến 60 giây. Trận đấu giữa BKBamboo và BKTECH có lẽ là một trong những trận đấu sôi động nhất của giải. Trên khán đài, CĐV không ngừng gọi tên Bamboo và khi họ giành chiến thắng thì tiếng hò reo vỡ oà ra cả khu Quần Ngựa.

"Ít người biết được cái tên Bamboo ngộ nghĩnh ra đời khi mình ngồi trên khoa và nhìn ra thấy... 1 bụi tre, lại trùng hợp với quê mình ở làng Gióng nữa. Có lẽ đội mình là một trong những đội tốn ít kinh phí nhất và cũng đông nhất của robocon năm nay - Chung - Đội trưởng của Bamboo cho biết. - "Bọn mình tận dụng được những mạch và một số linh kiện từ năm ngoái nên tiết kiệm được khá nhiều. Còn đội đông là vì bọn mình muốn cho các em năm sau làm cùng để lấy kinh nghiệm. Đông nhưng vui và đoàn kết lắm."

Đôi mắt Chung sáng lên khi kể cho tôi nghe về kỷ niệm trong những ngày làm robot. Những lần trên đường ra sân vẫn còn tiếp tục... lập trình cho robot tự động, những đêm chỉ ngủ 3 - 4 tiếng, những khi cãi nhau vì bất đồng ý kiến, những hôm hì hụi gò hàn một chi tiết cho robot vì không tìm đâu ra cái thay thế, có lần lại "nín thở" khi con robot tự động đang chạy đột nhiên đâm thẳng vào tường... Và đôi mắt của chàng đội trưởng sắp tròn 23 tuổi vẫn còn vương một chút buồn tiếc nuối khi nhắc đến trận bán kết "BKDC rất xứng đáng. Nhưng giá mà Bamboo có thêm một chút may mắn". Trước trận bán kết, Bamboo đã chuẩn bị tinh thần để thi đấu với FAM chứ không phải BKDC. Vào trận, Chung và người bấm nút robot tự động lại bị lỗi chiến thuật dẫn đến

tình trạng 2 con tự động của Bamboo bị 2 robot tự động của BKDC sau khi nhận quà chặn lại và bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Chỉ với một con bằng tay do Chung điều khiển, Bamboo đành chịu nhường chiến thắng cho BKDC.

Sau trận bán kết, Quang - người bấm robot tự động ôm chầm lấy Chung và bật khóc. Cả đội buồn đến mức chỉ nhìn nhau mà không nói một lời nào, lặng lẽ đi về, bỏ lại sau lưng sàn đấu như một giấc mơ. Đối với những sinh viên năm cuối như Chung và 6 người nữa trong đội, Robocon 2007 cũng chính là lời từ giã đối với niềm đam mê cháy bỏng mang tên "robot" của thời sinh viên. Và trận đấu với BKDC cũng chính là trận đấu cuối cùng của họ. Một lần nữa Chung lại lỗi hẹn với cúp vàng, sự lỗi hẹn đầy tiếc nuối. Nhưng Chung vẫn tự tin "Chắc chắn Robocon năm sau của Bách Khoa sẽ vô cùng mạnh". Trong số những thành viên của BKBamboo, có rất nhiều người mới là sinh viên năm 2, năm 3 và họ sẽ chính là những người sẽ nối dài giấc mơ vô địch Robocon, giấc mơ mà Bamboo đã lỗi hẹn...

FAM: Ên t−îng 2 trong 1

Trong các đội tham dự Robocon 2007 thì robot của FAM được mọi người bình chọn vui là "hoa khôi" của sàn đấu. Quả thực FAM đã tạo nên một ấn tượng 2 trong 1: hình thức đẹp và kỹ thuật tốt tại vòng chung kết Robocon năm nay. Tại vòng loại FAM đã liên tục gây ấn tượng bằng việc thắng như chẻ tre với phong

Page 55: 460 RBC-Hoan Thien

[ 111 ] [ 112 ]

độ cực kỳ ổn định trên những robot tự động và robot điều khiển bằng tay thiết kế cầu kỳ.

Chung - Đội trưởng của FAM tự nhận đội mình thuộc dạng "chịu chơi" bậc nhất trong các đội làm robot. Toàn bộ các chi tiết của 6 con robot được thiết kế đồ hoạ ròng rã suốt một tháng trên máy tính, chính xác đến từng con ốc vít, sau đó chỉ việc đưa ra xưởng và bảo họ làm đúng theo nguyên mẫu. Linh kiện và một số bộ phận được đặt hàng rồi chuyển phát nhanh từ miền Nam, thậm chí đặt hàng từ nước ngoài. "Bọn mình đã xác định làm một lần thật tốt để khỏi phải sửa chữa nhiều"- Chung cười. FAM còn có thuận lợi

hơn các đội khác ở chỗ có sân tập tốt ngay tại trường, nếu cần thì chỉ một đêm thôi cả đội có thể tập luyện một cách thuần thục và nhuần nhuyễn phương án tác chiến mới.

Khi hỏi: "Phong độ ổn định, kỹ thuật tốt, chiến thuật đúng, tại sao vẫn ngã ngựa trước BKDC?", Chung trầm ngâm: "Chiến thuật và kỹ thuật tốt là vô cùng quan trọng nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn. Nó phụ thuộc nhiều vào người chơi trên sân. Chỉ cần 3 người đó sơ sẩy một chút là coi như chiến thuật và kỹ thuật của cả đội thành công cốc". Khi thi đấu tứ kết gặp BKDC, FAM đã ít nhiều chủ quan do tự tin vào kỹ thuật của mình và sự chủ quan đó đã phải trả giá. "Khi thi đấu, đã chuẩn bị kỹ thế rồi mà 2 người bấm robot tự động vẫn bị tâm lý, bấm chậm mất 3 giây. Và rồi khi con robot cản của BKDC chạy qua thì cả đội tự nhiên đứng như phỗng không biết làm gì và sau đó thì mọi cố gắng dường như đã là quá muộn."

Bản lĩnh được tôi rèn của những người lính đã giúp cho FAM bình tĩnh rời sàn đấu mà không bật khóc. Nhưng nỗi buồn vô hạn đều in dấu trên gương mặt gầy đi sau bao đêm mất ngủ. Chung nói rằng cả đội sau đó mấy đêm liền đều không ngủ được. Nhất là những thành viên đã bấm nút con robot tự động chậm mấy giây, họ tự trách móc mình vì một phút sơ sẩy mà công sức bao lâu của cả đội đổ sông đổ biển.

Riêng Chung, sau đó 2 ngày, ban đêm Chung lặng lẽ vào phòng để robot, ngồi một mình ngắm những "đứa con" mà mình đã làm với tất cả niềm đam mê và

Cổ đông viên của FAM

Ảnh: HẢI THANH

Page 56: 460 RBC-Hoan Thien

[ 113 ] [ 114 ]

sức lực, với tất cả lòng khát khao chiến thắng của tuổi trẻ, sờ vào từng bộ phận robot. Và nước mắt đã lặng lẽ chảy trên gương mặt chàng đội trưởng bản lĩnh và xông xáo của FAM. "Mình không tiếc một điều gì cả, FAM đã thi đấu hết sức mình, và cả BKDC lẫn ĐT03 đã làm mình khâm phục. Chỉ hơi buồn một chút thôi."

Không giống như một số thành viên của Bamboo, Chung và các thành viên còn lại của FAM vẫn có cơ hội với sân chơi robot. Nhưng họ sẽ không ra sân mà đứng phía sau giúp đỡ và chỉ dẫn cho các em. "Ước mơ giành chức vô địch của bọn mình vẫn còn cháy bỏng, và bọn mình sẽ truyền lại cho các em khoá sau. Robocon 2008 chắc chắn sẽ có thêm một đội mang tên FAM đến từ HVKTQS, nhưng đó sẽ là một đội FAM khác, rất khác!"- Chung tự tin.

Với cả Bamboo và FAM, khi giấc mơ đi qua, phía sau hẳn nhiên sẽ có nhiều tiếc nuối nhưng chặng đường phía trước còn dài, chỉ cần giữ được tinh thần rực lửa của Robocon và lòng đam mê cháy bỏng của tuổi trẻ như bây giờ, chắc chắn rằng còn nhiều cúp vàng chờ họ phía trước...

Page 57: 460 RBC-Hoan Thien

[ 115 ] [ 116 ]

PhÇn III

CUéC THI VIÕT

Ký øC ROBOCON

uộc thi viết Ký ức Robocon nằm trong dự án FPT - Đơn vị Bảo trợ Công nghệ Robocon

được phát động từ tháng 12 năm 2006. Những bài tham dự thực sự là những bài viết chân thành và cảm động của những người đã từng yêu mến và gắn bó với sân chơi Robocon. Một số bài viết đoạt giải đã được tuyển chọn vào cuốn sách các bạn đang cầm đọc trên tay.

Dựa vào chất lượng các bài viết tham dự, ban tổ chức đã trao giải thưởng cho các bạn đã tham gia cuộc thi như sau:

* 01 Giải nhất: BẠN VÀ MÙA ROBOCON - Ngân Hà

* 02 Giải nhì: 1. NGỌN LỬA TRUYỀN ĐẾN MUÔN ĐỜI (Thơ)

- Lưu Anh Tiến 2. VIẾT CHO TÌNH YÊU - Minh Anh

* 04 Giải ba: 1. KHOẢNG TRỜI D7 VÀ EM

- Nguyễn Thị Thu Hiền 2. ROBOCON NGỌN LỬA TRONG TÔI

- Lê Quang Thông 3. CHÁY HẾT MÌNH CÁNH PHƯỢNG

NHẸ NHÀNG RƠI - Bùi Đại 4. NHỮNG NGÀY THÁNG ĐAM MÊ

- Phạm La Giang

* 06 Giải khuyến khích: 1. ĐỘI ROBOT CÒ HƯƠNG - Hà Thị Hải Yến 2. BÁC SĨ ROBOT - Nguyễn Thị Thanh Huyền 3. NHỮNG CỔ ĐỘNG VIÊN CUỒNG NHIỆT

- Nguyễn Thanh Phương 4. ROBOCON MỘT THOÁNG CẢM HỨNG (Thơ)

- Nguyễn Trọng Duy 5. SIAP CỦA NHỮNG GIẤC MƠ

- Đỗ Thanh Vân 6. SUY NGHĨ, SUY NGHĨ NHIỀU HƠN NỮA

- Cao Thế Phong

C

Page 58: 460 RBC-Hoan Thien

[ 117 ] [ 118 ]

B¹n vμ mïa Robocon

NGÂN HÀ Giải nhất

hẳng hiểu từ bao giờ, ngoài bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, giờ trong tôi có thêm mùa

RBC. Không nóng bỏng như mùa hạ, lạnh lẽo như mùa đông, tươi mát như mùa xuân, dịu dàng như mùa thu, mùa RBC có vị của tất cả các mùa ấy. Chạm vào mùa này, mỗi người đều có trong mình những cảm xúc và nỗi nhớ riêng. Đó có thể là nỗi nhớ những đêm thức trắng, là nụ cười sảng khoái khi được tắm mát và mặc quần áo sạch từ tay người bạn gái đưa, là lần bị bắt phạt vì đi café quá khuya, là lời bài hát mở cả tháng khi làm robot, là giọt nước mắt đầu tiên biết tới thất bại, là lần ôm người bạn thân mình trong chiến thắng... Người trong cuộc có nhiều cái để nhớ... Người biết tới Robocon như một cuộc vui cũng dần biết thế nào là nhớ.

Tôi chưa từng nhìn thấy trên thực tế một chú robot sẽ hoạt động như thế nào trên thực tế trước khi tới sân Robocon. Tôi không biết gì về mạch, điện tử, điều khiển, cơ khí và sự kết hợp giữa chúng để tạo ra một sản phẩm robot. Lần đầu tiên nhìn thấy bốn bạn rất nhanh bước ra sân thi đấu, bật công tắc và rời khỏi

đó rất nhanh, chưa tới 10 giây, sau đó họ đứng dõi theo hoạt động của robot đi lại, trong khi đó, hai người khác rất chăm chỉ điều khiển chú robot bằng các nốt điều khiển trên tay rất linh hoạt... Trong đầu tôi chỉ là dấu chấm hỏi. Sau trận đấu, tôi nhìn thấy một số thành viên đội thua đã khóc, số khác chỉ nói với nhau qua ánh mắt buồn rười rượi. Tôi cúi đầu không dám nhìn. Tôi ít khi thấy con trai buồn và khóc ở chốn đông người. Họ thường biết cách kìm nén cảm xúc của mình. Trong đầu tôi lại xuất hiện thêm dấu chấm hỏi tại sao? Nhưng tôi không đi tìm câu trả lời. Bởi với tôi, lúc đó, đây là một cuộc vui và thắng thua là câu chuyện bình thường. Tôi bình thản đi qua những nỗi buồn đó.

Cho tới khi tôi gặp lại bạn trên sân chơi Robocon chung kết. Lúc 1 giờ đêm, bạn còn nhắn tin, nói đội bạn của bạn bị thua, cả đội đều khóc, tới lượt đội bạn thi nhất định phải cổ vũ. 1 giờ đêm, khi tôi đã ngủ thì có người vẫn khóc, nhưng lúc đó tôi vẫn chưa thể hiểu vì sao? Với tôi đó vẫn chỉ là cuộc vui. Và tôi lại chìm vào giấc ngủ.

Trưa hôm sau, tôi tìm tới khu vực đội tuyển ở để tìm bạn và gặp các đội chơi. Tôi vẽ trong đầu bao nhiêu ý nghĩ, sắp xếp ý để nói với bạn suy nghĩ bấy lâu của tôi rằng, Robocon chỉ là một cuộc vui và đừng bao giờ buồn nếu thua cuộc. Cả khu yên ắng, ngoài các cửa phòng đều treo biển: Không làm phiền hoặc không quấy rầy. Tôi ngần ngại khi gõ cửa một phòng cuối hàng lang, có một người ra mở, tiếng hàn và cưa phả ra ngoài nghe inh tai. Tôi được mời vào

C

Page 59: 460 RBC-Hoan Thien

[ 119 ] [ 120 ]

phòng, cả phòng 3 chàng trai đang sửa lại chú Robot bằng tay bị hỏng, 2 người khác đang hàn mạch và 2 người khác đang chăm chú vào máy tính. Sàn nhà ngổn ngang các chú Robot. Bàn ghế được xếp vào một góc. Quần áo mặc nhem nhuốc, mồ hôi nhễ nhại. Căn phòng chưa đầy 20m vuông có thêm tôi như chật lại trông thấy. Bởi mọi người đang ở trong một guồng quay, còn tôi bị lạc lõng. Tôi hỏi: Sao cả đội không nghỉ trưa để tối thi đấu cho tốt. Mọi người đều nhìn tôi cười. "Ba tháng rồi tụi mình chưa ngủ trước 3 giờ sáng và chưa từng được ngủ trưa." Tôi nhìn thấy bánh mì trong phòng lại hỏi tiếp: Trời nóng thế này ăn bánh mì sao chịu nổi? Mọi người lại trả lời, có bánh mì ăn là tốt lắm rồi, trước vòng chung kết bạn đồng hành của tụi mình là mì Hảo hảo chua cay, tất cả đều dành hết cho robot, điều tụi mình thích nhất là được tắm sạch sẽ và mặc những bộ đồ đã được giặt sạch... Mọi người vẫn luôn tay với công việc. Tôi ngồi im và không hỏi thêm gì nữa.

Bài giáo huấn trong đầu tôi chợt tắt. Tôi chưa

từng chứng kiến cảnh các bạn làm robot, bạn cũng chẳng khi nào kể cho tôi nghe về cuộc sống đó. Bởi trong đầu tôi chưa khi nào đặt câu hỏi: Các chú Robot đó từ đâu ra? Tôi chỉ biết tới các bạn ở trên sân thi đấu. Từ đó, tôi biết robocon không phải là cuộc vui. Đó là một cuộc chơi và luật trong cuộc chơi này cũng có điều khác biệt. Để chơi được bạn phải biết sáng tạo và kiên trì, bạn phải biết chơi với người cùng chơi với mình một cách ăn ý và quan trọng hơn là biết cách

chơi với đối thủ của mình. Và tất nhiên là bạn có thể khóc như một đứa trẻ ở chỗ đông người khi may mắn đã không mỉm cười với các bạn. Tôi biết thêm rằng, người ta khóc không chỉ khi buồn tủi hay vui sướng, có những giọi nước mắt bất chợt như nuối tiếc cho những đêm thức trắng, bởi sau những trận thi đấu đó, phải tới mùa Robocon sau bạn lại mới có thể sống lại những ngày đã qua. Hoặc là bạn sẽ chẳng bao giờ được sống trong những ngày đó nữa.

Bạn đã rời sân chơi Robocon và bắt đầu cuộc hành trình mới của cuộc đời. Hẳn rồi mỗi tháng 6 bạn lại nhớ về những ngày đã từng biết khóc. Và tôi luôn cảm ơn bạn vì đã cho tôi biết thêm một mùa, đó là mùa Robocon.

Page 60: 460 RBC-Hoan Thien

[ 121 ] [ 122 ]

Nh÷ng ngän löa

truyÒn ®Õn mu«n ®êi

LƯU ANH TIẾN - BKPro Giải nhì

"Những câu thơ ư? Là cách truyền lửa

qua muôn đời Ai hơi đâu truyền đuốc tắt mà chơi?"

Chế Lan Viên

ột giấc mơ dài Của ước ao và khát vọng

Được thắp lên như lửa và truyền đi Nhanh hơn như lửa Ngọn lửa của đam mê Ngọn lửa của đam mê từ muôn nẻo hội về Những người bạn, những người anh,

những người Thầy Đã dốc lòng dốc sức Trong một cuộc thi - nơi chiến thắng không chỉ là

vượt qua hạn mức Mà vượt qua chính mình Vượt qua nỗi sợ Không đủ cao để vươn tới trăng sao!

Sau một chặng đường dài, những gương mặt trở nên Thân thuộc biết bao Những ánh mắt khát khao Những nụ cười (dường như xanh xao)

sau những đêm dài thức trắng Những chú robot vào tận giảng đường trưa vắng Hăm hở trong những căn phòng trọ Máy móc ngổn ngang Những câu chuyện kể dở dang Tiền nhà gửi lên, phần còn, phần hết Cô bạn gái đã giận rồi Thôi, cũng đành chịu hết Tất cả đều vì sự nghiệp robo! Có hàng trăm định nghĩa ra đời sau một giấc mơ Có những điều chỉ sau gian nan mới hiểu Có những con đường đi mà hành trình

và những người bạn đồng hành Còn quý giá hơn vinh quang đích đến Có những phút giây rạng rỡ mãi trong tim Giấc mơ dài của một thế hệ Tuổi trẻ Mải miết kiếm tìm Hạnh phúc và thành công nở hoa

nơi trái tim - khối óc Nơi tình yêu - đam mê Những ngọn lửa truyền đến muôn đời Và, giấc mơ viết tiếp...

M

Page 61: 460 RBC-Hoan Thien

[ 123 ] [ 124 ]

ViÕt cho t×nh yªu

MINH ANH Giải nhì

Em hãy gửi cho anh một chút hương hoa sữa Trong lòng em cùng ngọn gió mênh mang Anh sẽ gửi cho em một chút nắng vàng Cho ấm áp khi mùa đông chợt đến...

háng 5, Hà Nội... Lần đầu tiên tôi biết đến robocon. Nhiệm vụ

mà Tổng biên tập giao, đưa tin về cuộc thi thuần túy kỹ thuật này có vẻ hơi khó khăn với một phóng viên tập sự như tôi. Vậy mà chỉ 5 phút sau khi bước vào HV Kỹ thuật quân sự, tôi đã lập tức bị cuốn hút. Không phải do thứ công nghệ robot còn khá thô sơ đang được trình diễn, mà chính là một thứ lửa cháy lên từ những đôi mắt dán vào sàn thi đấu, những đôi tay bỏng rát bởi que hàn, những cái ôm thật chặt như chưa có gì vui đến thế, và cả những giọt nước mắt con trai rơi ngay trên những chú robot vô tri...

Đó là ngày cuối cùng của vòng loại Robocon khu vực phía Bắc năm 2005. Tôi, sau khi đã thu lượm được kha khá những thông tin cần thiết, chợt dừng lại trước cái chất giọng đặc sệt nắng miền Trung, và một

lời đề nghị thú vị: trở thành hướng dẫn viên Hà Nội cho một đội tuyển robocon Đà Nẵng.

... 7h tối, sau hành trình vòng quanh thành phố, điểm đến cuối cùng trong "tour Hà Nội" của chúng tôi là Bánh cốm Hàng Than. Có một điều kỳ lạ là cả dãy phố xanh mướt, sáng trưng, với mấy chục cửa hàng mời gọi, nhưng những sinh viên Đà Nẵng kia nhất nhất phải cuốc bộ để tìm cho được bánh cốm Hà Nội chính gốc. Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được ngôi nhà số 11, nơi thứ đặc sản Hà thành ấy ra đời.

Mải cúi xuống gõ gõ đôi chân bị hành hạ quá đáng của mình, tôi không biết có một nhân vật mới bước vào. Ngẩng đầu lên, tôi đã sững người khi bắt gặp nụ cười ấy - nụ cười có nắng.

Hai tiếng trong buổi tối cuối cùng thật ngắn ngủi. Tôi bỗng mất hẳn cái tính hoạt náo thường ngày, trở thành một cô bé lặng im, quan sát, và chờ đợi nụ cười ấm áp của anh. Trở về nhà, tôi không có gì ngoài tên anh và một câu nói "Anh sẽ trở lại Hà Nội, vì có lẽ đã yêu giọng nói của con gái Bắc".

Tháng 6, Sài Gòn... Cái xứ mưa nắng thất thường ấy được ví với một cô

gái đỏng đảnh. Chẳng vậy mà ai đi ngang Nhà thi đấu Quân khu 7 những ngày này sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh các chàng trai ôm robot, người thì ướt sũng, mà robot lại... mặc áo mưa. Còn tôi, sau khi đã hoàn thành khá tốt công việc trong vòng loại miền Bắc, nhất là bài viết về tour Hà Nội kỳ lạ với đội robocon kia, cũng được theo chân họ đến thành phố này, để ghi lại những cảm xúc chân thực nhất của những người trẻ giàu đam mê.

T

Page 62: 460 RBC-Hoan Thien

[ 125 ] [ 126 ]

Hai ngày đầu tiên, tôi loay hoay tìm ra thời gian biểu của mưa nắng Sài Gòn, cộng thêm những công việc phụ giúp Ban tổ chức. Ý nghĩ về anh cũng thoáng qua đôi chút, nhưng có lẽ cảm xúc đã chìm đi nhiều, vì anh trong tôi cuối cùng cũng chỉ là một ánh mắt, một cái tên... Đội của anh đã bị xử loại, chắc chắn anh sẽ không có mặt trong vòng thi quốc gia lần này.

Tối ngày thứ 2, có một buổi gặp mặt tất cả các đội robocon và Ban tổ chức. Tôi đi khắp các bàn chúc mừng những chàng trai sắp bước vào cuộc thử sức quyết định cho đứa con sáng tạo của mình. Nơi cuối cùng tôi dừng chân là đoàn Đà Nẵng. Và tôi đã sững người một lần nữa. Anh đang ngồi đó, bình thản, và gửi cho tôi nụ cười nắng ấm của anh.

Tám ngày Sài Gòn ngắn ngủi, anh và tôi là hai đứa trẻ nắm tay nhau đi dọc suốt những con đường bên nhà thi đấu. Những bài thơ gửi qua tin nhắn, những trò đu quay, cầu trượt của trẻ con, vị dừa xiêm ngọt lịm, và nắng Sài Gòn... tất cả làm thành một vết ký ức lấp lánh, đẹp như sắc cầu vồng, mà anh và tôi, dù chẳng ai nói điều gì, cũng biết rằng chẳng bao lâu nó sẽ tan biến mất...

Tám ngày ngắn ngủi, có những con phố dài đi mãi vẫn thấy chưa quen, có quán cà phê mà đêm nào cũng phải kéo dài thời gian mở cửa vì có hai người còn muốn ngồi bên nhau lâu hơn nữa... Có những bài hát, có những nụ cười cứ vang mãi không chịu tan đi...

Rồi mùa robocon kết thúc. Ngày cuối cùng anh không ôm tôi vào lòng vì sợ rằng sẽ không để tôi đi được. Vậy mà những lời anh nói trước khi tôi ra sân

bay lại là: "90% là anh sẽ quên em, còn lại 10% là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa..." Tôi phì cười, hình như anh mang cả logic toán học, cái đã ăn sâu vào con người anh, để nói về tình cảm. Nhưng nghĩ lại, trước cái khoảng cách vô tận giữa anh và tôi, 10% có khi còn là một con số lớn. Tôi đã khóc...

Tháng 9... Anh trở lại Hà Nội như lời đã hứa khi lần đầu tiên

chúng tôi gặp nhau. Mùa thu với những đoạn phố cũ, những bờ hồ lộng gió, những con đường mát dịu ngập lá sấu vàng... Và cả những chiều lang thang chợ Giời Hà Nội tìm mua thứ hàng độc dùng cho robot... Lại một tuần chớp mắt.

Từ đó, khoảng cách giữa anh và tôi không còn đo bằng chiều dài cây số mà bằng những mùa nắng vàng, những mùa hoa sữa, những dòng ký tự nhỏ bé, những niềm vui, những giọt nước mắt... những khoảng cách rất hữu hình nhưng đã có lúc tưởng như không bao giờ san lấp nổi...

Một năm đầy khó khăn với cả anh và tôi. Anh vẫn là chỉ đạo viên robocon của ĐH Đà Nẵng, tôi là Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam. Vừa phải cố gắng hoàn thành trách nhiệm công việc, vừa phải đối mặt với nỗi nhớ, sự trống vắng, và đôi khi, cả sự vô vọng...

Mùa Robocon 2006... Đà Nẵng được chọn là địa điểm tổ chức robocon

toàn quốc. Và chúng tôi lại gặp nhau trong những ngày sôi động ấy. Nếu bạn chưa từng theo dõi cuộc thi này, chắc sẽ khó tưởng tượng được sự say mê và lôi cuốn mà nó tạo ra. Những khán đài luôn chật kín khán

Page 63: 460 RBC-Hoan Thien

[ 127 ] [ 128 ]

giả, băng rôn, khẩu hiệu, những ánh mắt hy vọng, chờ đợi... có cả những người sẵn sàng đứng hàng giờ trước cổng Nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương chỉ để xin được một tấm vé vào, có những em bé chưa đầy 5 tuổi đã dành cả ngày trời nguệch ngoạc những dòng "Cố lên! Chiến thắng!"... Và ở phía sân sau, nơi không diễn ra những cuộc thi tài nảy lửa, là khuôn mặt xanh xao mà rực niềm hy vọng, là cái bắt tay thật chặt của những người đồng đội, là những chú robot sắt thép nhưng mang cả tâm hồn của con người...

Tôi đã theo anh lên những xưởng robot ngổn ngang, nơi sinh viên ngủ ngay trên bàn lập trình, nơi những đồng tiền cuối cùng của anh và đồng đội để dành cho một con chip mới, nơi cả mười mấy chàng trai dồn tâm sức suốt nửa năm trời, không phải vì một chiến thắng có tên, mà để thử sức chính mình, để được thỏa mãn lòng đam mê sáng tạo.

Đội của anh đã không may mắn vào được đến trận chung kết như nhiều người kỳ vọng. Anh im lặng, chở tôi vòng qua vòng lại trên cầu sông Hàn - chiếc cầu vồng lấp lánh trong tưởng tượng. Vậy là mùa robot thứ 3 của anh kết thúc. Anh bảo: "Robocon đã cho anh hiểu ra nhiều thứ, cuộc thi ấy cũng gợi những triết lý giống như cuộc sống vậy. Nhưng cái anh được nhiều nhất là đã có em". Vâng, chiến thắng, bao giờ chỉ là một từ tương đối.

Cho đến bây giờ tôi vẫn thường tự hỏi có phải anh và tôi gặp nhau là sự sắp đặt cố ý của định mệnh?... Nếu tôi không dẫn đường cho đội robocon kia? Nếu đội của anh không thua? Nếu anh không vì

buồn mà một mình lang thang đến số 11 Hàng Than ấy? Nếu anh không vì yêu robocon mà đến Sài Gòn,... và nếu...? Một ngàn lý do, một ngàn giả sử, cũng chỉ để chứng minh một điều thật giản dị, cuộc thi ấy đã là chiếc cầu đưa chúng tôi đến cùng nhau, và tình yêu của chúng tôi đã được chan hòa trong một thứ tình yêu khác...

Lại một mùa robocon mới đến. Tôi sẽ gặp trên những nẻo đường hình ảnh những chàng sinh viên gầy gò có đôi mắt sáng và nụ cười hiền, tôi sẽ gặp những chú robot hiên ngang trên sàn thi đấu, sẽ lang thang đến các xưởng robot giống như hai năm trước, nhưng có một điều rất khác, tôi sẽ luôn có anh bên mình.

Hơn một năm cách xa 700 cây số, tôi đã biết anh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tôi đã từ bỏ ước mơ trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, cũng như anh, đã rời xa sân robot của ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Nhưng với chúng tôi, mãi mãi, robocon không chỉ là một cuộc thi, một sân chơi lớn, mà là một phần tuổi trẻ, nơi chúng tôi đã gửi những đam mê, và cả tình yêu của mình, là một phần mơ ước về hạnh phúc, về mái nhà có nụ cười nắng ấm, có anh, có tôi, và có một chú robo "con".

Page 64: 460 RBC-Hoan Thien

[ 129 ] [ 130 ]

Ch¸y hÕt m×nh

c¸nh ph−îng nhÑ nhμng r¬i

BÙI ĐẠI (BK AZX) Giải ba

Viết cho robocon 2006 đầy kỉ niệm! Ký ức về cuộc sát nhập của BK AZ và BKX

áng chủ nhật yên bình. 8h. Không bao giờ tuyệt hơn thế. Nằm dài trùm chăn, ngủ

nướng từ tối qua đến giờ; tai đeo headphone, nghe Quick & Snow trên VOV3. Thật tĩnh lặng và bình yên.

Văng vẳng đâu đây tôi nghe thấy nhạc chuông rocksolo, của ai nhỉ, mơ màng, với tay lấy điện thoại, không cuộc gọi nhỡ, không tin nhắn. Ôi! Rocksolo, giai điệu... những ngày tháng ấy... văng vẳng ở đâu đây...

1. Sân D7-BK Hà Nội, một đêm mùa hè. Cũng đã

4h sáng rồi, hai chân đút vô túi cám con cò, hai tay cũng một túi, đầu gối lên quà, vì muỗi quá, ấy nhưng cũng phải ngủ thôi... Rocksolo điện thoại. "Gì vậy anh hai, cho em ngủ chút?!" - "Này? Xong chưa cu, đang bê con trung tâm ra đấy, chạy thử cho biết"... Tíc tắc, một tuần nữa thi miền Bắc rồi.

Trên sân này một tháng trước còn ngổn ngang robot, xếp ken nhau kín sân. 55 đội với những gương mặt lo âu, những đôi mắt thâm trùng thiếu ngủ, tiếng máy cắt len vào trong giấc mơ vì công việc thường kết thúc vào lúc 6h sáng và chúng trở nên quen thuộc. Vội vã, khẩn trương bởi vòng thi ở trường bao giờ cũng là vòng khắc nghiệt nhất của BK HN. 55 đội chọn 15, tỉ lệ còn cao hơn để có mặt tại đêm chung kết (32 chọn 8). Sân trường đã chứng kiến các trận đấu của anh em, của những thi đua vì hầu hết các đội đều làm trong sân. Ai đã từng ở đấy sẽ không bao giờ quên những tháng ngày, của những vất vả, của đam mê, những ngày ấy - là những ngày hội...

"Đừng! Đừng bỏ cuộc! Lật ngang quà lên!..." - Tôi hét lạc giọng trong tuyệt vọng, chỉ một điểm nữa thôi nhưng robot bằng tay đành bất lực, quà rơi ngang trên sân, quá khó! "BK AZ:12 - BK X:11. BK X bị loại, BK AZ là đội tiếp theo đại diện đi thi miền Bắc" - Trọng tài tuyên bố.

Tôi như lạc đi, loại bởi người anh em BK AZ tối qua còn ngồi làm cùng nhau, loại vì một điểm quà là sẽ sang quân sự sao? Kết thúc rồi, tệ quá! Đồng đội ơi! Tôi thấy mắt rưng rưng... Và chúng tôi nâng ly đánh cạch, rồi gục ngay ở quán, không ai tỉnh nổi, vì buồn hay vì bia? Một đội bạn trông thấy, dìu cả đội vào kí túc, nửa đêm dậy, ôm nhau khóc. Có trải qua mới thấy hai tiếng đồng đội khắc khoải thế nào... Thế là đã qua, những tháng ngày sống hết mình cho nhau cho đam mê; như lời bài hát: "... Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi..."

S

Page 65: 460 RBC-Hoan Thien

[ 131 ] [ 132 ]

2. "... Mẹ nói không là không! Con phải tập trung học tập. Không robot robeo gì cả, mà mẹ cũng không có tiền!" - Tiếng mẹ tôi kiên quyết.

"... Mẹ, con muốn làm, con đam mê, mẹ hãy giúp con..." - Tôi nói trong nước mắt, và mẹ cũng bật khóc, tôi bỏ lên tầng.

Không được gia đình ủng hộ, mọi cánh cửa sẽ sụp đổ trước mắt. Không thể vừa đi làm thêm, vừa học và vừa làm robot. Tôi nghĩ mình không đủ sức, tôi muốn tập trung hết sức cho đam mê của mình. Ngay trong chuyện làm robot, đội tôi cũng bắt đầu từ tay trắng, kiến thức tự học, vừa làm vừa tìm hiểu, chỉ có đam mê, có lẽ còn cần phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba đội khác, tôi khóc.

Chiều, tôi sẽ lên tàu về Hà Nội, về trường. Gặp đội biết nói sao đây, buồn quá, mẹ đã chuẩn bị hành lý, tôi lặng im, rồi chào mẹ, mẹ khóc và nói: "Con không thương mẹ...". Tôi quay mặt đi, trong lòng nghẹn lại, đầy ẩn ức.

Lên tới Hà Nội, giở quần áo ra, tôi bỗng thấy bọc tiền và chữ mẹ nghiêng nghiêng: "Mẹ vất vả, nhưng cố lo cho con. Nếu điểm tổng kết dưới 7,5 mẹ sẽ không gửi tiếp...".

Tôi thấy mắt mình nhoà lệ, ôi mẹ! Con đã thấy tóc mẹ điểm bạc, con đã thấy mẹ gom từng đồng xu, mẹ buồn, tôi không muốn thấy những giọt nước mắt vương trên mắt mẹ, tôi bỗng thấy mình thật tệ. Tôi là cả, cần phải biết hi sinh nhiều hơn cho gia đình. Tôi bỗng muốn tất cả đảo lộn: "Mẹ! Con không làm nữa, con không muốn mẹ buồn, con không làm nữa...".

"... Đừng, con, đã ra đi không nên ngoảnh lại, mẹ không muốn đổi ý."

Tôi khóc. Những giọt nước mắt rơi trên đồng tiền, và tôi thấy đôi mắt Bác cũng như nhoà lệ. Mẹ không sai, tôi cũng không thấy mình sai, vậy tại sao cả hai đều phải buồn?

3. Hai ngày sau đêm ôm nhau khóc ở kí túc, chúng

tôi trở lại cuộc sống bình thường. Sau đó, chúng tôi nhận được hẹn đến sân xem các đội tập, gặp BK AZ, các anh bảo: "Chúng ta còn một tháng rưỡi cho vòng thi miền Bắc. Ba ngày trước trận với bọn em, anh đã định bán robot cho đội bên Thủy Lợi. Các em là ngôi sao may mắn của bọn anh, anh đã thấy bọn em làm việc, đầy lửa đam mê, mà lửa thì không thể tắt, hãy cháy bùng lên những đam mê. Chúng ta là anh em, chúng ta là đồng đội, chúng ta sẽ là BK AZX quả cảm!"

Và chúng tôi đã tiếp tục đi cùng nhau như thế. Tôi bỗng thấy mình trước cửa học viện, khi bê robot trung tâm vào. Trời mùa hè Hà Nội đầy nắng, trên cao phượng cháy đỏ khát khao, và tôi thấy lòng người cũng cháy, trời cao và trong xanh. "Một chân trời mới đang chờ chúng ta, chân trời rộng lớn đang vẫy gọi ta, chân trời khoa học mở ra trước mắt, gọi niềm đam mê, gọi lòng khao khát..."

Rocksolo da diết, choàng tỉnh. Lần này thì có điện thoại thật, mùa đông Hà Nội lạnh buốt, "Anh ơi, qua xem giùm con bằng tay tụi em ổn không?" - "Okie!". Nào cùng hẹn gặp lại ROBOCON VIỆT NAM 2007 - KHÁM PHÁ VỊNH HẠ LONG nhé!

Page 66: 460 RBC-Hoan Thien

[ 133 ] [ 134 ]

Nh÷ng cæ ®éng viªn

cuång nhiÖt

NGUYỄN THANH PHƯƠNG Giải khuyến khích

ý ức Robocon? Bạn sẽ có rất nhiều kỉ niệm về Robocon khi bạn là thành viên của một

đội robot, một hướng dẫn viên kĩ thuật, một tình nguyện viên... Còn với tôi kí ức về Robocon đơn giản chỉ là kí ức của một cổ động viên cuồng nhiệt.

Mắt dán chặt vào chiếc tivi Sony 21 inch, lần đầu tiên tôi biết thế nào là những chú robot chạy đi chạy lại với Robocon 2002. "Mấy anh tài thế bố nhỉ, có mấy cái que nhôm vắt qua vắt lại thế mà nó chạy được mới hay". Đó là suy nghĩ rất giản đơn của một cô bé 13 tuổi là tôi khi ấy.

Tôi lớn dần theo năm tháng và tên tuổi của các "đại gia" trong Robocon Việt Nam cũng vậy: Bách khoa Hà Nội, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Kĩ thuật quân sự... Tôi, fan ruột của Bách khoa Hà Nội luôn sẵn sàng "chiến đấu" với đứa em trai, một crazy fan của Học viện Kĩ thuật quân sự. Mỗi khi Bách khoa "chiến" với Học viện, tôi hô "Bê Ka!', nó đáp trả "Học viện! Học viện!". Khi sân đấu robot nóng ran với

những cuộc chiến nảy lửa thì bố tôi cũng nóng ran với cuộc chiến của hai "cái loa" trong nhà. Tôi với nó mang tất cả gối trong nhà ra, đặt trước ti vi làm trống, lại lấy hai cái thước may bằng gỗ của mẹ làm dùi. (Phải lấy gối vì tôi đã nịnh bố cho mượn bốn cái vung nồi nhưng bố nhất định không cho, thế mà hai chị em tôi còn định lấy cả cái mâm cổ vũ cho... hoành tráng cơ đấy).

"Bê Ka! Bê Ka! Tùng! Tùng! Tùng!" "Học viện!Vô địch! Tùng! Tùng! Tùng!" Mỗi khi Học viện thắng, nó tung cái trống của nó

lên không, nhảy nhót tưng bừng, cái miệng không quên leo lẻo: "Bê Ka! Bê Ka! Bê ca nước cho em!" Tôi nhìn nó với ánh mắt hình... viên đạn. Mỗi khi Bách khoa "của tôi" thắng, tôi chỉ... "mỉm cười", tỏ vẻ "đàn chị": "Đấy là đẳng cấp rồi em ạ!". Nó hầm hầm ra uống... một chén nước bảo là cho trôi cục tức, lấy sức cổ vũ trận sau.

Năm tôi học lớp 12, khi xem chủ đề và luật chơi Robocon 2005, tôi "bức xúc" cũng muốn mày mò làm một thứ "chạy được" xem nó như thế nào. Không có tiền mua thanh nhôm, tôi hì hụi cắt... giấy bìa làm... nhôm, rồi lấy kim chỉ khâu vào làm... ốc vít. Cắt cắt khâu khâu cả buổi sáng, tôi mới làm xong được một "bộ phận" mà hình như là cái "dễ làm nhất" của chú robot trong trí tưởng tượng của tôi. Nhưng vừa mới xoành xoạch được mấy cái thì giấy đi đằng giấy, chỉ đi đằng chỉ. Thế là toi công sức cả buổi sáng. Tôi tiếc ngẩn người. "Làm giấy bìa không được, phải thay bằng cái khác". Nghĩ thế, tôi xin tiền bố mua bộ... lắp ghép kĩ thuật lớp 5. Bố tôi tròn mắt hỏi:

K

Page 67: 460 RBC-Hoan Thien

[ 135 ] [ 136 ]

- Thế cô đã học lớp mấy rồi? - Con... con... mua về... con thử làm robot bố ạ! - Lớp 12 rồi mà còn rảnh rỗi quá nhỉ! Rồi tôi cũng thuyết phục được bố. Cô bé lớp 12

sắp thi đại học. Tôi "làm việc" hăng say với bộ lắp ghép lớp 5 tới tận đêm khuya. Tôi thích thú với ý nghĩ: "Học làm robot tỉnh cả ngủ." Rồi tôi ngủ lúc nào không biết. Sáng hôm sau tôi thức dậy nhờ bài "Vọng cổ dậy đi học" của bố. Trên bàn, trên giường, vẫn là mấy thanh L, ròng rọc, ốc vít... Cái cổ đau điếng sau một đêm nằm ngủ "không bình thường", tôi mắt nhắm mắt mở ra đánh răng rửa mặt. "Á!... Á!... Á!..." Tôi hét toáng lên vì con bé mặt đầy hoa đỏ trong gương. Tội không mắc màn.

Lên phòng sắp xếp sách vở chuẩn bị đi học, tôi ngậm ngùi nhìn "sản phẩm" của mình còn dang dở. Một ý nghĩ chợt lóe lên. Tôi lại tỉ tê bố:

- Bố ơi bố! Ơi bố ơi! Con vẫn chưa làm xong robot bố ạ.

- Muộn học rồi đấy cô. - Bố ơi! Con... nghỉ nốt... một buổi hôm nay bố

nhé! - !!! - Một buổi này nữa thôi, thật đấy bố ạ! - Thế hôm nay vẫn ốm... chưa khỏi à? Cho thêm

sốt cao vào nữa nhé! Tôi vui sướng nhảy tưng tưng. Sau 2 ngày "nghỉ

ốm" ấy, sản phẩm "mô hình" của tôi đã hoàn thành. Tôi "hãnh diện" cầm nó tới lớp khoe. Cả lớp cười... nghiêng ngả vì tinh thần "quên mình vì... khoa học"

của tôi và còn không ngớt lời khen ngợi tôi có ông bố thật... tâm lí.

Robocon Việt Nam 2007 đã khởi động ở các trường đại học rồi. Tôi điện về trêu bố:

- Bố ơi, từ tháng 3 này đã có Robocon rồi đấy bố ạ. - Vâng, thưa cô, cô mà cứ nghỉ ốm nhiều thì tôi

khắc cho cô một trận. Tháng 3 này, Bách khoa Hà Nội tổ chức thi đấu

vòng trường nhưng chỉ có thành viên của các đội mới được vào nhà thi đấu. Tôi hỏi một anh bạn năm nay làm robot làm thế nào để vào "chui" được. Hắn ta cười rất tươi: "Có gì đâu, em cứ xông vào, giả vờ khiêng robot hộ đội nào đấy là ok ngay!" Tôi sẽ thử cách này mới được.

Page 68: 460 RBC-Hoan Thien

[ 137 ] [ 138 ]

PhÇn IV

LAN Táa ROBOCON

Nu«i hån Robocon

BÙI TRUNG HIẾU Diễn đàn: http://khvt.com

Nu«i hån robot

ếu đam mê là một phần không thể thiếu, thực lực rất quan trọng, thì bản lĩnh tinh

thần thi đấu và chiến thuật điều khiển quyết định thành hay bại của một trận đấu. Để có một so sánh, ta sẽ lấy việc thi đấu Robocon như một cuộc: "thai nghén đến thành công!"

Cã mét t×nh yªu

Phải có đam mê, không thực sự đam mê, không thể có bất kì một kết quả nào, dù là nhỏ nhất. Phải thật

sự hứng thú với công việc chế tạo Robot, cũng như công cuộc tự động hóa. Vũ Ngọc Vinh, trưởng nhóm Telematic - vô địch Robocon châu Á lần 1 cho rằng: "Mình cứ tham gia cuộc thi này với tất cả say mê. Nếu chiến thắng đến thì thật tuyệt vời còn nếu không thì mình cũng đã có cơ hội được thể hiện niềm say mê trên các sản phẩm robot của mình. Như thế cũng là chiến thắng rồi!"

Nu«i d−ìng t×nh yªu

Để chế tạo một robot (đơn giản), đòi hỏi bạn phải có một nền kiến thức tương đối, tìm hiểu về điện tử, về cơ cấu động học, kiến thức về tự động, lập trình. Quá trình "đổ nền" này chia nhiều giai đoạn, các trường đại học Kĩ thuật (như bộ môn ĐKTĐ - Bách khoa TPHCM) sẽ xây móng cho ngôi nhà kiến thức của bạn.

Cách thiết kế top-down cho mô hình Robot

(được phân tích lại ở phần 3)

N

Page 69: 460 RBC-Hoan Thien

[ 139 ] [ 140 ]

Thai nghÐn - mang nÆng ®Î ®au

Tình yêu đơm hoa kết trái, quả ngọt đầu mùa là kết quả thăng hoa của những cảm xúc! Khi cảm thấy đủ điều kiện, bắt đầu tạo những robot đầu tiên. Giai đoạn này đã tập hợp được một số bạn cùng sở thích, cùng mối quan tâm, và bắt tay nhau để ra đời chú robot thế hệ F1. Chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những đàn anh đi trước hoặc và kiểm tra lại kiến thức lý thuyết. Theo Nguyễn Hải Linh (FXR - vô địch robocon lần 3): "Ngay cả khi mình tin tưởng vào cách nghĩ của mình thì cũng phải đi tìm hiểu thực tế vì nó sẽ mở ra những hướng đi mới, điều mình cho là đúng với điều đúng - có một khoảng cách!"

Nu«i con - d−ìng t©m hån

Khi đã hoàn thành được robot đầu tiên, nghĩa là đã hoàn tất giai đoạn thi công cơ khí, điều khiển động cơ, nhận line - bắt vạch. Tất yếu, ta sẽ hướng đến những điều cao hơn, các cơ cấu nhận quà, trao quà... sẽ được chú ý tới, trong khi vẫn liên tục cập nhật để hoàn thiện cơ cấu nền của mình. Việc này cũng đòi hỏi phải ứng dụng nhiều kiến thức để nuôi "đứa con" của mình. Trong quá trình "nuôi con", rất dễ sinh ra những bất đồng nho nhỏ giữa các thành viên trong nhóm. Trưởng nhóm phải biết tập hợp được sức lực của anh em, tất cả vì mục đích chung, dưỡng tâm hồn, và biết học hỏi những "ý kiến trái ngược nhau" (Theo Nguyễn Hải Linh).

¦íc väng

Phải biết sức mình và không nên vì quá kì vọng mà áp đặt! Khi trình độ các đội thi ở khu vực và trong nước là tương đối đồng đều, ý thức về chiến thuật, kĩ thuật tác chiến một phần quan trọng sẽ quyết định thành công. Ta vẫn thấy các đội có kĩ thuật tương đối tốt hơn, ý thức chiến đấu của họ vẫn rất cao, luôn tôn trọng đối thủ - biết mình, biết ta là một bí quyết thành công. Có thể lấy dẫn chứng trường hợp BKPro tại sân đấu Robocon 2006 - đội có ý thức chiến thuật thi đấu tốt, đa dạng, tùy biến.

ChiÕn ®Êu

Sân robocon trong nước là một đấu trường phức tạp, bạn phải đối phó với nhiều đội thi từ các trường khác nhau, ý tưởng phải độc đáo bởi những diễn biến trên sân diễn ra khó có thể đoán trước... Để giành chiến thắng ở vòng đấu này, ngoài cơ cấu robot tốt, chiến thuật linh hoạt, bản lĩnh thi đấu kiên cường, cần tranh thủ sự ủng hộ từ khán giả..., áp lực thi đấu trên sân nhiều khi làm các vận động viên mất tinh thần, mà dù chỉ một sai lầm cũng có thể dẫn tới thất bại!

Nếu vô địch vòng trong nước, bạn sẽ bỏ thêm nhiều công sức để kiểm tra robot của mình, các cơ cấu điện - cơ - điều khiển ngày càng hoàn thiện để hoạt động tốt và ổn định. Thi đấu ở đấu trường khu vực, trước những nước có trình độ kĩ thuật có thể nhỉnh

Page 70: 460 RBC-Hoan Thien

[ 141 ] [ 142 ]

hơn ta, thì tâm lí thi đấu và chiến thuật sẽ quyết định hơn 50% thành công! Theo Nguyễn Hải Linh - đội FXR - thì tư duy rất quan trọng trong cuộc thi này: "Robocon không đơn thuần là cuộc thi về kỹ thuật - ý tưởng hay giải pháp, mà còn là cuộc thi về ý chí, khả năng xoay xở, khả năng tổ chức."

Hμ Néi hÕt mét ngμy n¾ng

THU HIỀN

obocon kẻ thắng người thua... Hàng tháng ròng ngủ với nhôm, tay cưa tay lập trình,

ăn suy nghĩ ý tưởng, ngủ mơ thấy robot để hôm nay nước mắt nụ cười... Các bạn đã vượt qua chính mình, đó là điều quan trọng nhất." (Nguyễn Hải Linh - FXR)

Ngày cuối cùng để lại cho tôi nhiều cảm xúc, dường như mọi thứ được đẩy lên cao nhất, không khí căng nhất, nóng nhất và cảm xúc thì mạnh nhất, tôi cũng nóng, nóng vì được truyền thêm lửa.

Trong sân vẫn là tiếng hò reo, tiếng cổ động, tiếng hò hét, ngoài sân là một bạn ngồi lặng đi nhìn robot, bạn ấy chỉ nhìn thôi, không nói gì cả, cái nhìn ấy đủ để tôi biết đội bạn ấy vừa thua cuộc. Để có được chín phút đứng dưới sân robot, các bạn mất những gì? Có khi là chín tháng trăn trở, chín tháng ăn ngủ với mạch, với động cơ, với ăcquy, chín tháng lúc nào cũng đầy tay những vết bỏng vì chạm phải mỏ hàn.

Ngày cuối cùng tôi nhìn thấy những giọt nước mắt, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi ngay trên robot, khi mà ngoài kia, ngoài sàn đấu, tiếng hò reo vẫn đang vang động lắm, náo nhiệt lắm. Cách nhau vài bước chân thôi, thế mà trong cùng một khoảnh khắc, cùng

"R

Page 71: 460 RBC-Hoan Thien

[ 143 ] [ 144 ]

nước mắt, cùng nụ cười, nơi vui, nơi buồn, nơi ồn ào quá, nơi lặng lẽ đến đáng sợ quá... Sân robot không bao giờ thiếu nước mắt.

Ngày cuối cùng tôi bắt gặp cô bé yêu robocon chẳng kém gì các anh SV làm robot. Cuốn sổ nhỏ trên tay cô sắp đầy hết những nét chữ nguệch ngoạc, những dấu tay hoen trang giấy mới vì mồ hôi và dầu mỡ của các anh. Các anh phải ký nhanh để còn kịp bê robot vào trận, đến nụ cười gửi lại cho em cũng vội. Bàn tay quệt vội giọt mồ hôi, bàn tay thay động cơ, đâu kịp rửa, quệt ngang, vết dầu lưu trên áo theo vào tận trong sân đấu...

Ngày cuối cùng tôi biết không đâu nóng bằng sân robot. Mấy hôm các bạn thi đấu, ngoài trời mưa, trời chiều lòng người, sân thi đấu có điều hòa mà sao lưng áo ai cũng ướt. Tôi quen với việc đứng trong sân robot không được cằn nhằn: "Sao áo ấy bẩn thế!"

Người ta vẫn bảo, dân chơi robot là dân chơi sang, dân quý tộc. Tôi biết không phải ai làm robot cũng giàu. Sau những con robot đứng bên cạnh tôi đây là biết bao sự đánh đổi, bao nhiêu bữa các bạn phải nấu cháo thay cơm vì hết tiền? Là bao nhiêu bữa 3 hộp cơm rau chia ra cho 5 người... Họ kề vai chia cùng nhau giọt nước mắt, nước mắt ấy để họ biết họ

Niềm vui chiến thắng

Ảnh: HẢI THANH

Tinh thần quyết chiến

Ảnh: HẢI THANH

Page 72: 460 RBC-Hoan Thien

[ 145 ] [ 146 ]

đang thắng. Trận đấu thì dừng lại nhưng họ thì đang bước đi, đi xa hơn một trận thắng tuyệt đối, một chức vô địch.

Ngày cuối cùng, tôi mân mê từng vết cắt, từng lỗ khoan trên thân những con robot. Robot lặng im, robot lên ô tô về xưởng, robot xếp lại thành một góc quá khứ chẳng thể phai. Hàng trăm khuôn mặt, hàng trăm nụ cười, hàng trăm cái tên, tôi chẳng khi nào nhớ hết. Tất cả các bạn, tôi gọi chung là "bạn robot".

Tôi thích ngồi lại sân đấu sau một ngày mỏi mệt, lặng lẽ nhìn lên những góc khán đài chiều nay dậy sóng, lặng lẽ nhìn lên sân khấu chiều nay sáng đèn.

Lại có người bảo với tôi, khi đứng trong sân cảm giác nó khác lắm. Nghe thấy bên ngoài mọi người hô hào, mọi người cổ vũ "Cố lên, cố lên!" rõ lắm, nghe thế thôi, nhưng vào sân robot chạy chứ có phải mình chạy đâu, mình sao có thể chạy thay robot được. Đôi khi mình cũng chỉ biết đứng nhìn và gửi gắm niềm tin như mọi người thôi. Chẳng ở đâu, nhôm, mạch vô tri lại được yêu thương, kỳ vọng, lại được cổ vũ nồng nhiệt như nhôm, mạch sân robocon. Một góc sân, la liệt hàng chồng cơm hộp, nguội ngắt nguội ngơ, chỏng chơ. Các bạn ấy bê robot, sửa robot, vuốt ve robot, robot đang được sạc ăcquy, các bạn ấy quên các bạn ấy đang đói.

Cuối ngày, một bạn chạy ra bảo tôi: "Chị ơi, chị chụp giúp đội em một kiểu ảnh kỷ niệm với, chúng em vừa trong sân ra, hai ngày nay chưa kịp chụp ảnh với robot". Nụ cười rạng ngời, hoa thắm sắc. Một anh tình nguyện viên rỉ tai tôi: "Chúng nó vừa thua đấy!"

Trường nào cũng thế, đội nào cũng vậy, cũng ngần ấy khó khăn, cũng ngần ấy thử thách, ngần ấy yêu thương, ngần ấy kỳ vọng. Tôi tin, các bạn vẫn giữ mãi trong tim mình tình yêu một ngày nắng Hà Nội.

Làn sóng cổ động viên

Ảnh: HẢI THANH

Page 73: 460 RBC-Hoan Thien

[ 147 ] [ 148 ]

Robocon cña t«i

NGUYỄN THÀNH ĐẠT (Học sinh lớp 11 - Quảng Ngãi)

ăm 2004, khi xem các anh trong đội FXR trường ĐHBK TP. HCM thi đấu xuất sắc tại

cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam cũng như tại vòng chung kết Châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi - những cậu học sinh lớp 7 - rất khâm phục các anh, mong sao có một ngày chính mình sẽ được thi đấu trong một cuộc thi đầy chất sáng tạo như vậy. Và cũng từ đấy, niềm đam mê robocon bắt đầu có trong 5 đứa chúng tôi. Vốn là những đứa hay tò mò về máy móc, chúng tôi quyết định bắt tay vào làm một cái gì đó giống như các anh. Những ngày đầu chúng tôi dự định chỉ làm một chiếc xe có điều khiển để "giống" các anh một tí. Mấy miếng gỗ được dùng làm sàn xe. Bánh xe, môtơ trong những chiếc xe... đồ chơi được ráp vào. Xilanh được dùng làm ống thủy lực. Chẳng có nhiều kiến thức để chế tạo robot nên những chiếc xe đầu tiên làm ra chạy thì chạy được đấy nhưng chưa có khả năng linh hoạt cũng như không thể chở thêm bất cứ vật gì, hễ chạy xong là nó để lại cả đống nước trên sàn nhà (vì ống thủy lực bị rò rỉ). Vừa làm vừa học hỏi, vừa tích góp kinh nghiệm, dần dần chúng tôi cũng

khắc phục được những đặc điểm đó, nhưng cũng phải mất đến mấy tháng đấy các bạn ạ, vì chúng tôi còn phải đi học mà. Để làm được điều đó là cả một cố gắng lớn. Ví dụ như để có các linh kiện làm robot, chúng tôi đã tháo không biết bao nhiêu là chiếc xe đồ chơi của mấy đứa em. Trong xóm hễ nhà ai có đồ điện tử hỏng là chúng tôi cũng đến xin về để tháo lấy linh kiện. Đến nhanh hay gặp người dễ tính thì còn xin được, chứ chậm một tí là người ta bán phế liệu ngay. Hay có một cách kiếm linh kiện nữa đó là... tháo những đồ điện tử vẫn còn dùng được ra và... Tôi nhớ có một hôm cùng thằng bạn trốn trên phòng để tháo cái đầu video ra để lấy linh kiện, lúc ba hắn lên, chúng tôi chẳng biết làm thế nào đành lấy mền che lại, rồi hai đứa cùng nằm xuống và bảo ba hắn rằng chúng con đang ngủ. Hú hồn, bị phát hiện là chắc chắn hai đứa no đòn. Còn để có ống thủy lực chúng tôi đã phải đi xin từng cái ống mà người ta dùng để truyền nước cho người bệnh. Làm xong con robot hay đúng hơn là chiếc xe đầu tiên, chúng tôi lại gây "sốc" cho ba mẹ bằng cách lấy bộ phát và nhận sóng trong chiếc xe đồ chơi ráp vào, thế là chúng tôi có một chiếc xe điều khiển bằng sóng vô tuyến... Ha ha, thực chất thì cũng sơ sài thôi, nhưng dù sao đối với những thằng nhóc ở nông thôn như chúng tôi thì điều đó cũng gây được chú ý của người lớn rồi.

Vào năm lớp 8, chúng tôi không có nhiều thời gian để làm robot, phải đợi đến hè chúng tôi mới có điều kiện làm tiếp được. Lần này thì pro hơn trước rồi nhé, đã có nhôm thay cho gỗ, các chi tiết cũng được

N

Page 74: 460 RBC-Hoan Thien

[ 149 ] [ 150 ]

làm đẹp hơn trước. Nhờ có kinh nghiệm nên chúng tôi nhanh chóng hoàn thành sản phẩm của mình trong dịp hè. Đó là một con robot gắp hàng, nó có khả năng gắp được 5 khối hàng cùng lúc, tốc độ di chuyển cũng khá nhanh. À, có một chi tiết thú vị, đó là để làm các khối hàng cho robot gắp, chúng tôi đã lấy đi hàng chục tờ lịch có bìa cứng ở nhà để làm đấy, bị ba mẹ la cho mấy trận luôn.

Qua dịp hè chúng tôi vào năm lớp 9, năm cuối cấp II nên việc học đã chiếm hết thời gian, mấy đứa lo tập trung vào học để có một suất vào cấp III công lập, tôi cũng vậy. Nhưng niềm đam mê thì không thể bỏ được, hễ có thời gian là tôi lại làm, tôi quyết định tháo con robot đã làm ra để cải tiến. Đúng là làm một mình nên tôi gặp rất nhiều khó khăn, nếu có đủ bọn thì chúng tôi có thể thảo luận để đề ra phương án tốt nhất. Chính vì vậy nên tôi đã phải làm đi làm lại hàng chục lần. Việc tìm kiếm linh kiện phù hợp cũng là một vấn đề, lúc này tôi đã biết tìm đến tìm đến các tiệm phế liệu để mua linh kiện, phải nói đồ ở đây nhiều mà cực rẻ luôn, nhưng cũng chỉ một hai lần đầu, mấy lần sau người ta không bán nữa vì sợ tôi tháo ra làm cho họ không bán được, và thế là lại đi tiệm khác. Có những hôm đội mưa đi tìm linh kiện, lúc may mắn thì còn tìm được, cũng có những hôm đành phải về tay không. Vì những khó khăn như thế cộng với áp lực học tập nên tôi không thể hoàn chỉnh con robot tâm đắc của mình, mới chỉ xong phần cơ khí thì đã phải dừng lại. Chúng tôi dự định sau khi thi vào lớp 10 xong thì cả nhóm sẽ cùng hoàn chỉnh con robot này nhưng "trời như không

chiều lòng người", lứa chúng tôi là lứa đầu tiên thực hiện cải cách giáo dục nên chương trình học mới mẻ, chẳng thể chủ quan được, nên việc làm robot lại hoãn đến vô thời hạn.

Hiện giờ, tuy đã qua một năm nhưng chú robot này vẫn chưa hoàn chỉnh được, chú được cất giữ cẩn thận để sau này chúng tôi hoàn thiện. Nhưng có lẽ phải đợi đến khi chúng tôi thi vào đại học đã. Mong sao có một ngày 4 đứa chúng tôi (1 thành viên đã bỏ cuộc) có thể làm được những điều như các anh đội FXR, hay BKPro đã làm.

Page 75: 460 RBC-Hoan Thien

[ 151 ] [ 152 ]

¦¬m mÇm Robocon

trong tr−êng PTTH

NGỌC ÁNH

uộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam là sân chơi được tổ chức dành riêng cho SV khối kỹ

thuật, sức nóng của nó ngày càng lan tỏa rộng khắp và đã thu hút một số lượng lớn các bạn SV từ các trường ĐH trên cả nước. Tuy nhiên ít ai biết rằng trong suốt 5 năm qua, "đồng hành" cùng cuộc thi chính thống đó một trường PTTH cũng đã tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot cho chính các em học sinh trong trường. Trong 5 năm, khi các anh SV ăn trong xưởng, ngủ trong xưởng cùng robot thì các em học sinh trường chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) cũng có những tháng ngày "say" cùng robot.

Người đầu tiên có ý tưởng tổ chức cuộc thi robocon cho các em học sinh trong trường chính là thầy Hiệu phó Hoàng Cường. Ngay từ năm 2002, khi cuộc thi robocon lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, thầy Cường cùng một số thầy cô khác cũng đã tổ chức cho các em làm quen với sân chơi đầy tính sáng tạo này. Đây chính là nơi giúp các em khơi dậy tinh thần sáng tạo và niềm đam mê trong học tập nên

đã được các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh đón nhận rất nhiệt tình. Cuộc thi là một hoạt động thường niên nằm trong phong trào Sáng tạo trẻ do Đoàn trường và tổ Vật lý quản lý, Đoàn Thanh niên đứng ra tổ chức.

Với các em học sinh lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, đây chính là ngày hội để các em thể hiện niềm đam mê của mình. Mô phỏng theo đề thi, luật thi của các cuộc thi trong nước và quốc tế theo từng năm, có những chỉnh sửa và thay đổi cho phù hợp với điều kiện của mình, nhà trường đã thực sự mang đến cho các em học sinh một sân chơi bổ ích, một nơi để các em vừa học,

C

Chung kết Robocon trường Hùng Vương

Ảnh: NHƯ QUỲNH

Page 76: 460 RBC-Hoan Thien

[ 153 ] [ 154 ]

vừa chơi, nơi mà áp lực thắng thua không hề đè nặng trong suy nghĩ.

Cũng giống như các anh sinh viên ở các trường ĐH, tháng 12 khi nhà trường chính thức phát động cuộc thi, các em học sinh cũng bắt tay vào chế tạo và cũng có 4 tháng chuẩn bị trước khi đưa robot nhập cuộc. Robot các em chế tạo chủ yếu dựa trên những kiến thức mà các em được học trong trường phổ thông, đơn giản và hiệu quả. Linh kiện để chế tạo phần lớn là những bộ phận các em có thể tận dụng được từ đồ chơi của mình, bánh robot bằng gỗ nhưng chạy vẫn rất êm. Không quá đề cao những vấn đề phức tạp như lập trình, làm mạch, vi điều khiển, robot của các em được chế tạo từ những nguyên lý các em đã học trong chương trình Vật lý lớp 10. Một chút sáng tạo, một chút đam mê, các em có robot chạy trên sân, cũng chính xác đến từng cm.

Năm nay trường có 10 đội đăng ký tham dự, với 65 trận đấu loại sôi nổi để chọn ra 6 đội vào "vòng chung kết". Không chỉ có những đội trong khối Tự nhiên, Ban tổ chức còn khuyến khích cả các em từ các lớp khối Xã hội đăng ký tham gia. Những ngày nước rút, nhà trường còn bố trí cho các em hẳn một xưởng để những đội không có địa điểm chế tạo có thể mang robot đến đó làm. Các em cũng có những đêm thức thật khuya bên robot như các anh các chị dù cái đích các em hướng đến không phải là cuộc thi trong nước hay quốc tế. Và robocon cũng là kỷ niệm không bao giờ phai dưới mái trường cấp 3.

Kinh phí để tổ chức cuộc thi của trường chuyên Hùng Vương không quá lớn nhưng sức lan tỏa của nó thì không ai có thể phủ nhận. Nhà trường hi vọng từ cuộc thi này có thể tạo được thành một làn sóng học tập và đam mê sáng tạo không chỉ trong các trường cấp 3 tỉnh Phú Thọ mà phong trào còn lan rộng ra các tỉnh khác. Biết đâu có thể có một cuộc thi robot dành riêng cho các em học sinh cấp 3 bên cạnh một cuộc thi dành cho sinh viên do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Page 77: 460 RBC-Hoan Thien

[ 155 ] [ 156 ]

Tr−ëng ban tæ chøc

®©u råi?

HUỲNH MAI LIÊN (Ghi lại theo lời kể của ông Phạm Việt Tiến,

Trưởng Ban Khoa giáo, Đài TH VN, Trưởng Ban Tổ chức RBC)

ã gần 6 năm trôi qua, trong tôi vẫn vẹn nguyên những diễn biến của cuộc thi Sáng

tạo Robot đầu tiên cùng với biết bao kỷ niệm. Còn rất nhiều khó khăn nhưng cuộc thi vẫn được tổ chức tại Nhà thi đấu quận Tân Bình TP. HCM với nhiều thiếu thốn nhiều thứ từ kinh nghiệm tới vật chất, con người... Lúc đó được Đài phân công làm Trưởng ban Tổ chức, nhưng thực tế tôi cùng với một vài anh chị em khác làm tất cả những việc gì có thể. Ngày thi đấu năm ấy bắt đầu, sau khi đọc lời khai mạc, tôi như không còn là mình nữa, chỗ nào cũng thấy người ta gọi tên: "Trưởng ban tổ chức ơi! Việc này giải quyết thế nào? Trưởng ban tổ chức ơi! Ai làm việc này đây?" Cứ thế, mọi việc rối tinh hết cả lên. Nhưng có một việc mà tôi không bao giờ quên...

Đề tài năm ấy là "Chinh phục đỉnh Phú Sĩ", chúng tôi đổi thành "Chinh phục đỉnh Phanxipăng" để gắn với

Việt Nam hơn. Các robot được chế tạo và thi đấu với những quả bóng bằng vinilon. Khi căng hơn chúng có đường kính trên dưới 40cm. Do mải với nhiều việc khác, tới lúc đọc lời khai mạc xong, khi lui vào hậu trường tôi và anh Lê Nguyên Long - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. HCM và đồng thời là Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi phát hoảng lên khi mấy chục quả bóng chưa được bơm. Sau một thoáng tần ngần tôi và anh Long lao vào và thế là dùng... hơi của mình mà thổi. Thổi một quả bóng bay còn mệt nữa là thổi bóng cho robot. Được vài quả mồm miệng đau rát. Tôi vừa thở, vừa nói với anh Long phải thuê một người bơm xe đạp về đây thì mới ổn. Chuyện bình thường nhưng lúc ấy được coi là sáng kiến ghê gớm lắm. Người bơm xe đạp đến nhưng chúng tôi cũng cố gắng thổi cùng cho nhanh. Mải thổi bóng chúng tôi không biết rằng ngoài sân thi đấu bao người đi tìm Trưởng ban Tổ chức cứ nháo cả lên và hỏi bóng thi đấu đâu rồi. Cho tới khi có người kêu to lên Trưởng ban Tổ chức đây rồi, thì rất may mấy chục quả bóng cũng đã sẵn sàng vào cuộc. Chỉ tội tôi và Phó Trưởng ban Tổ chức Lê Nguyên Long tạm thời không nói gì được bởi mệt và hai má cũng bỏng rát vì căng miệng thổi bóng...

Ngoài sân thi đấu, những chú robot đầu tiên đã khật khưỡng di chuyển trên sàn với những quả bóng trong tiếng reo hò vang dậy của khán giả, nhưng ít ai biết rằng những người tổ chức như chúng tôi phải trải qua một thời điểm hi hữu như vậy.

Nhưng điều đáng nhớ không phải nằm ở việc thổi bóng. Do lần đầu tiên chế tạo robot nên sinh viên

Đ

Page 78: 460 RBC-Hoan Thien

[ 157 ] [ 158 ]

còn chưa có nhiều kinh nghiệm, một sinh viên đã chế tạo robot mang tên "Vịt đẻ trứng" với cơ chế hoạt động giống như tên gọi. Khuôn đẻ trứng được thiết kế đúng với kích thước trong hướng dẫn của quả bóng là khoảng 40cm. Chú Robot này lấy được bóng nhưng không thể nào đẻ quả trứng xuống vị trí được. Nó chỉ nhúc nhích rùng mình rồi đứng yên. Khán giả cứ ồ lên xuýt xoa tiếc rẻ. Những người trợ lý thi đấu chuẩn bị cho trận đấu khác đã rất khó khăn để lấy quả bóng ra khỏi cơ chế đẻ trứng của chú vịt robot. Tôi giật mình chợt hiểu, do thổi bóng bằng hơi chúng tôi đã thổi quá căng, vì bằng vinilon nên bóng phồng to đã lớn hơn nhiều so với đường kính là 40cm. Chính vì thế "quả trứng" không thể lọt qua khuôn đẻ của chú vịt robot được. Rất may robot này cũng không hoạt động được, nếu chứ nó hoạt động được mà không đẻ được trứng, điều tệ hại kia được phát hiện thì không hiểu sự việc sẽ như thế nào. Thật hú vía! Ngay sau đó tôi cùng anh Long làm một sợi dây khi nối vào có đường kính 40cm đo lại tất cả các quả bóng thì mới thấy có trên 70% số bóng có đường kính lớn hơn... Tất nhiên chúng được xì bớt hơi cho đúng quy định ngay sau đó. Bí mật nho nhỏ này mãi gần 5 năm sau mới được tiết lộ trong chương trình "Cầu Truyền hình" phát động cuộc thi năm 2007 được tổ chức vào tháng 10 năm 2006...

Cho tới nay công tác tổ chức đã chuyên nghiệp rất nhiều, chúng ta đã đạt thành tích rất cao ở đấu trường quốc tế nhưng những việc ấy vẫn in đậm trong ký ức chúng tôi cho tới tận bây giờ.

MËt m· mang tªn "Robocon

cña nh÷ng ng−êi lÝnh"

NGHIÊM HUÊ

hông có "duyên ghi bàn" nhưng Robocon của những chàng lính trẻ tại Học viện Kỹ

thuật quân sự (HVKTQS) lại làm cho khán giả tại mỗi cuộc thi robocon từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Sự thông minh, những pha xử lý tài tình, kỹ thuật công nghệ cao và robot của những anh lính dường như cũng mang một "phong cách" khác.

NÒn t¶ng

Thầy Nguyễn Tăng Cường, chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật điều khiển là người gắn bó với robocon Việt Nam từ những ngày đầu và luôn song hành cùng với các đội robocon của HVKTQS. HVKTQS là cơ sở đào tạo về kỹ thuật quân sự đã có lịch sử 40 năm. Sinh viên của học viện ra trường đã có nhiều đóng góp về kỹ thuật trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chất lượng đào tạo đó được duy trì và phát huy đến ngày hôm nay. Không chỉ robocon mà các cuộc thi toán, tin, vật lý... HV năm nào cũng có giải. Nguyên nhân thứ hai là sự nhiệt tình cộng với say mê khám phá của các thế hệ

K

Page 79: 460 RBC-Hoan Thien

[ 159 ] [ 160 ]

sinh viên trong trường đã tạo nên "thương hiệu" của các chàng lính trẻ. Hàng năm, trường tổ chức cho các đội robocon trong trường thi đấu với nhau để chọn ra những đội mạnh nhất đi thi đấu quốc gia. Theo thầy Cường, thứ hạng cao hay thấp không quan trọng nhưng cái được của cuộc thi robocon là tạo ra một phong trào để sinh viên thực sự được nghiên cứu, áp dụng, thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật để đưa vào thực tiễn.

§èi víi sinh viªn, chØ nªn ch¬i c«ng nghÖ

rÎ tiÒn

Năm nay là năm đầu tiên HVKTQS áp dụng giải pháp xử lý ảnh, giải pháp này làm robot của HV có sự linh hoạt hơn. Và như vậy, kỹ thuật công nghệ cao đã được sinh viên tiếp cận. Thầy Cường khẳng định, năm nay, sinh viên các trường tham dự cuộc thi xuất hiện nhiều kỹ thuật khác nhau, có tác dụng giáo dục. Từ bài toán thực tế, các đội sẽ có nhiều giải pháp để giải quyết và được quyền "tự quyết". Thầy Cường kể lại, có năm, sinh viên tạo ra robot hoàn toàn bằng cơ khí và điều bất ngờ là năm đó học viện đứng thứ hai toàn quốc. Năm nay, khi công nghệ xử lý ảnh được áp dụng, lúc đầu cũng có hai luồng ý kiến trái chiều. Có người ủng hộ nhưng cũng có người cho là khó thực hiện và không khả thi. Đối với sinh viên chỉ nên "chơi" công nghệ rẻ tiền! Điều này là tương đối phù hợp với điều kiện thực tế nhưng đến thời điểm này, thầy Cường không đồng ý với nhận xét đó. Theo thầy, hiện nay, nguồn tài chính của các trường đã khác, sự đầu tư của sinh viên cũng đã

Những cổ động viên của HVKTQS

Ảnh: TIẾN ĐẠT

Page 80: 460 RBC-Hoan Thien

[ 161 ] [ 162 ]

khác. Học viện đã đầu tư về tài chính giúp sinh viên nắm bắt công nghệ. Sau cuộc thi, các thiết bị sẽ nằm trong các phòng thí nghiệm, phục vụ cho sinh viên, thậm chí cả các nghiên cứu sinh. Do đó, việc đầu tư đó là song hành, phục vụ mục đích đào tạo là chính. Việc triển khai kỹ thuật công nghệ mới có hợp lý thì mới nâng cao chất lượng đào tạo.

C«ng nghÖ cao nh−ng bÊm nhÇm nót

Bước vào chung kết robocon toàn quốc vừa qua, HV KTQS có 3 đội, nhưng chỉ có HV2I là sử dụng giải pháp xử lý ảnh. Không chỉ có giải pháp kỹ thuật tốt, HV2I còn có chiến thuật thi đấu thông minh và được BGK đánh giá là "đối thủ nặng ký" của ngôi á quân. Thế nhưng, trong mỗi cuộc thi, ngoài các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan còn cần có "sự mỉm cười của thần may mắn". Tối vòng chung kết, may mắn đã không đến với HV2I khi đội ra sân và đã bấm nhầm nút robot tự động. Dù được trang bị kỹ thuật xử lý ảnh nhưng chú robot này đã bị tự "khoá tay" và hoàn toàn bị vô hiệu hoá. Không được vào sâu hơn, HV2I có hơi tiếc nhưng với thầy Cường thì đó là bài học cần rút kinh nghiệm và cũng là kỷ niệm đáng nhớ trong những lần thi robocon của Học viện. Giải cao hay thấp cũng không quan trọng, không đáng giá bằng sau cuộc thi, sinh viên hãy tự tin hơn với chính mình, không e dè khi tiếp cận công nghệ. Điều đáng quý hơn là từ khi có cuộc thi robocon, sinh viên mỗi khoá được giữ lại trường làm giảng viên thường là thành viên trong đội robocon.

Nh÷ng bãng hång

trªn s©n robot

HOÀI TRÂM

obocon với những bo mạch điện tử, những máy móc khô khan dường như là sân chơi chỉ

dành cho phái nam. Thế nhưng những năm gần đây, khán giả đã quen thuộc với sự xuất hiện của những bóng hồng xinh đẹp và đầy bản lĩnh trên sàn thi đấu. Cũng đam mê, cũng quyết đoán, cũng mạnh mẽ, sự hiện diện của họ đã làm cho sân đấu trở nên hấp dẫn hơn...

DÞu dμng vμ b¶n lÜnh

Robocon 2007 "Khám phá Hạ Long", khán giả trên sân Quần Ngựa được dịp trầm trồ trước Huyền - cô gái trắng trẻo, xinh xắn đến từ đội STCM3. Trên sân thi đấu toàn nam nhi, Huyền nổi bật bởi mái tóc dài và nụ cười rất rạng rỡ. Thế nhưng điều ấn tượng nhất ở Huyền đọng lại trong lòng khán giả là sự xông xáo, bình tĩnh trên sân thi đấu, nhanh nhẹn chỉ huy các robot tự động của đội mình. Huyền được bình chọn vui là "Hoa khôi" của Robocon 2007. "Con gái xinh mà giỏi thật!" - không hiếm người trầm trồ.

R

Page 81: 460 RBC-Hoan Thien

[ 163 ] [ 164 ]

Huyền không phải là cô gái đầu tiên vào sân điều khiển robot. Năm 2005, khán giả robocon được dịp ồ lên khi lần đầu tiên trên sân thi đấu xuất hiện một bóng hồng. Và ngay lập tức cô gái đó đã giành được nhiều sự yêu mến ủng hộ của các cổ động viên cuồng nhiệt. Nguyễn Thị Hòa (thành viên của BKCBG1) - cô gái nhỏ nhắn nhưng bản lĩnh, thông minh và đầy quyết đoán đó đã được 13 thành viên còn lại trong đội giao trọng trách ra sân thi đấu trong suốt vòng chung kết Robocon 2005 và Vòng chung kết Châu Á - Thái Bình Dương sau đó. Hòa cũng chính là tác giả của bo mạch và ý tưởng chế tạo vi điều khiển có cơ cấu nhận màu rất thông minh của robot trung tâm. Việc robot thi đấu rất ổn định làm nên chiến thắng của đội. Ít ai biết được rằng năm đó cô gái thông minh và đầy cá tính này vừa mới bước qua tuổi 20.

Cũng trong đội BKCBG1 nhưng Nguyễn Thúy Quỳnh ít được biết đến hơn vì Quỳnh không ra sân thi đấu nhưng đây cũng là một thành viên quan trọng không thể thiếu được của đội. Quỳnh cũng đảm nhận phần mạch điện tử - một trong những phần quan trọng bậc nhất trong robot.

Không phải ngẫu nhiên mà những cô gái lại được tín nhiệm để vào sân "Họ làm mạch không thua kém gì bọn mình, lập trình cũng giỏi, lại rất chỉn chu và bản lĩnh nữa" - Thông (BKCBG1) cho biết. Những năm gần đây các bóng hồng xuất hiện trên sàn thi đấu ngày một nhiều. Dù vào sân thi đấu hay chỉ đứng ở ngoài cổ vũ và lo cho đội, họ vẫn luôn là một phần không thể thiếu. "Con gái làm robot trông hay lắm.

Nhìn họ loay hoay với máy móc trông rất cá tính và đáng yêu. Họ cũng tình cảm nữa. Có họ, các bạn nam sẽ đỡ vất vả hơn nhiều. Thật tiếc vì đội mình không thể có một thành viên là con gái" - Chung, đội trưởng FAM (HVKTQS) cười luyến tiếc.

Quả thật, chỉ cần có một thành viên là con gái, đội robocon đó sẽ vui hơn nhiều. Xưởng robot sẽ luôn gọn gàng, vấn đề "hậu cần" sẽ được giải quyết, các thành viên nam sẽ luôn được chăm sóc tận tình nhất, mọi xung đột dường như sẽ dễ giải quyết hơn. "Bọn mình hay ăn quà vặt nên lây cả tính này cho các anh, khoảng trời D7 vì thế mà nhiều muỗi hơn thì phải - Huyền nói vui - và suốt ngày phải đi nấu cơm, mua cơm cho đội, con gái mà". Và có những tình yêu đẹp đã bắt đầu từ những ngày con gái bước chân vào xưởng, tình yêu có những giọt mồ hôi, sự vất vả và niềm đam mê dành cho robot.

Nh÷ng vÊt v¶ kh«ng thÓ kÓ tªn

Sau sàn thi đấu, trông Vĩnh và Huyền (BKSTCM3) - hai cô gái được bình chọn là hoa khôi của Robocon 2007 trẻ trung và rất nghịch ngợm. Khoảng sân nhà D3 của ĐHBK dường như nhộn hẳn lên bởi những tiếng cười. Vĩnh kể rằng con gái làm robot không chỉ cực kỳ vất vả mà còn gặp rất nhiều phiền phức. Không thể ở lại xưởng ôm robot ngủ như con trai, họ phải chấp nhận đi đêm về hôm. Thường là khoảng 1 - 2 giờ sáng mới mở cửa vào nhà, lại một hôm có một anh chở về nên nhiều người trong khu trọ

Page 82: 460 RBC-Hoan Thien

[ 165 ] [ 166 ]

đã nghi ngờ Vĩnh... không trong sáng. Còn Huyền thì thường xuyên phải trèo tường để vào KTX. "Nhiều hôm đứng cheo leo trên cái bờ rào đầy rỉ sắt mà lo ngay ngáy. Không lo ngã vì mình... trèo quen rồi, nhưng lo lỡ ai trong khu ký túc nhìn thấy thì lại tưởng mình hư thân!". Đúng là những lo toan rất... con gái.

Cả Huyền, Vĩnh và nhiều cô gái khác đều không muốn nói ra những vất vả của mình nhưng ai cũng hiểu, để sống hết mình cho niềm đam mê này, họ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Sức khỏe không tốt bằng nam giới nhưng họ vẫn lăn lộn trong cái nóng ở xưởng từ sáng đến tối, thậm chí còn thức thâu đêm. Chuyện về nhà sau 12h đêm hay chuyện bị điện giật lúc làm mạch là chuyện bình thường. "Có những hôm cả đội phải chia nhau từng mẩu bánh mì nguội ngắt nguội ngơ, có những hôm cả đội đi ăn mà quán hết cơm, đành ôm bụng đói về làm vì đi muộn quá... Nhiều khi làm đến quên ăn, quên ngủ, bẩn thỉu nhem nhuốc..." (Linh - thành viên của Đồng Đội, Robocon 2006). Sức vóc con gái dường như không quen với những vất vả đó nhưng họ đã vượt lên tất cả. "Ban đầu đến chỉ vì thích, nhưng càng làm càng đam mê, rồi không dứt ra được!"- Huyền cho biết.

Rời cuộc chơi robocon, cái họ có được là sự tự tin, bản lĩnh, những tình bạn đẹp, những kỷ niệm đáng nhớ. Có một chàng trai nào lại không bùi ngùi trước những dòng rất tình cảm của một cô gái dành tặng cho đội mình "Quên sao được cái cảm giác hồi hộp khi nhìn robot của mình thi đấu trên sân, để rồi sung sướng khi chiến thắng cũng như cứng rắn nếm trải nỗi

buồn khi thất bại. Quên sao được những giọt nước mắt, những ánh nhìn tiếc nuối khi đội mình bị loại. Mình yêu quý những người bạn của mình, những người đã cùng mình trải qua những tháng ngày gian khổ và đáng nhớ của thời sinh viên."

Họ - những cô gái bản lĩnh của robocon đã góp phần làm cho cuộc chơi trở thành một kỷ niệm đẹp trong ký ức của rất nhiều người!

Page 83: 460 RBC-Hoan Thien

[ 167 ] [ 168 ]

PhÝa sau hËu tr−êng

LOAN ANH

ua 6 lần thi đấu, Robocon Việt Nam đã ghi nhiều dấu ấn trên trường quốc tế. Những vinh

quang ấy không thể không kể đến những người luôn đứng đằng sau ống kính. Họ lặng thầm theo dõi, chứng kiến sự trưởng thành của sinh viên trong các lần thi đấu quốc tế... Đó là Ban Tổ chức, đạo diễn, biên tập viên Ban Khoa giáo, những ống kính camera của Trung tâm thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM.

Quay mét trËn robocon khã h¬n mét trËn

bãng ®¸

"Để quay một trận đấu bóng đá thì rất dễ, còn quay một trận đấu robot thì khó vô cùng, vì trên sân không chỉ một mà có rất nhiều robot, chúng tỏa đi rất nhiều hướng. Nếu không chú ý sẽ bỏ qua rất nhiều hình ảnh hay và đẹp của những chú robot ấy. Một trận đấu chỉ kéo dài 3 phút, nhưng chúng tôi phải tập trung rất nhiều để có những hình ảnh đẹp, tường thuật lại cho khán giả truyền hình..." đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Phước - Phó trưởng Ban Khoa giáo - Tổng

Đạo diễn chương trình. Ông Nguyễn Phước là một trong những người đi cùng cuộc thi robot từ thời gian đầu tiên cho đến nay. Lần đầu tiên cuộc thi tổ chức tại sân của trường ĐHBK, sân thi đấu là một phòng nhỏ, nóng, oi bức, đông sinh viên quan tâm, nên bộ phận ghi hình được ưu tiên trong khoảng 1,5 mét để di chuyển máy quay. Thế nhưng vẫn bị vướng thí sinh, robot, các dụng cụ của các đội, dây điện... Cả phòng thi đấu đông kín người, các em chen chúc nhau để xem thi đấu, còn các anh quay phim thì mồ hôi nhễ nhại. Một lúc có 7 đến 8 con robot hoạt động, mỗi con có một động tác riêng, vì vậy người làm phim phải quay tất cả những gì họ thấy để sau đó về dựng phim. Thời gian ấy, bộ phận quay chỉ sử dụng một máy chuyên nghiệp, còn lại là 4 đến 5 máy quay bình thường. Và những nhà quay phim, họ phải là những người tinh tường, hiểu cuộc thi, hiểu luật chơi không thua gì nhà chuyên nghiệp. Chỉ nhìn robot ra sân họ đã đoán biết được đường đi của robot đó mà điều khiển máy quay, biết được lúc nào robot hoạt động, khi nào nó lùi và khi nào nó tiến... Người cầm máy quay phải tự mình tìm hiểu rất nhiều để không bỏ sót những hình ảnh đẹp, họ cũng không thua gì những thí sinh điều khiển robot tay, bởi luôn phải điều khiển máy quay phim của mình song song với đường di chuyển của robot.

Biªn tËp viªn còng say mª robocon

Cứ nghĩ việc tổ chức, việc quay phim là khó, thế nhưng ở khâu dựng phim cũng không mấy dễ dàng.

Q

Page 84: 460 RBC-Hoan Thien

[ 169 ] [ 170 ]

Biên tập viên phải là người có mặt 100% trong các cuộc thi để ghi nhận lại cuộc thi, ghi chép vào nhật ký, sau đó về chọn lọc và dựng thành phim, phát trên truyền hình cho khán giả theo dõi. Mặc dù là một đoạn phim tường thuật nhưng phải tường thuật sao cho gây sự chú ý của khán giả, và quan trọng hơn hết là phải thuyết minh đúng, tránh phản ứng từ khán giả. Biên tập viên Thanh Hải của Ban Khoa giáo - một biên tập viên khá trẻ ở tuổi đời và tuổi nghề. Cô đã biết lồng vào đó là sự năng động của sức trẻ với một không khí luôn sống động và sôi nổi, cuốn hút. "Đồ nghề" của Thanh Hải chính là cuốn nhật ký (một tập giấy A4), 2 chiếc bút màu xanh và đỏ (dùng để làm dấu các đội), cộng với kiến thức sẵn có, sự chú ý lắng nghe và quan sát, phải xử lý và sửa sai tình huống rất nhanh tránh sự sai sót trong những đoạn phim. Nhiệm vụ của Hải là phải ghi chép và nhớ chính xác đặc điểm các đội chơi, phán đoán chính xác di chuyển của robot vừa phải lắng nghe MC nói. Vì say mê cuộc thi mà Hải cũng say mê làm cho xong chương trình để sớm phát hình, phục vụ cho khán giả truyền hình (đa số là những bạn sinh viên dù yêu thích nhưng không có thời gian và điều kiện được xem trực tiếp). Khó khăn nhất là việc nhận biết các đội trong hàng mấy trăm đội, phải chọn lựa hình ảnh, góc độ, những trận đấu hay, và không để cho khoảng lặng trong phim sẽ gây sự nhàm chán cho khán giả. Với cô biên tập viên trẻ này, yêu cầu dựng phim của cô đó là sân chơi lúc nào cũng phải sống động, từ những người thi đấu cho đến khán giả cổ vũ. Những hình ảnh vui buồn, cảm xúc trên sân, sẽ là những hình ảnh "đắt giá" và rất thật.

Chóng t«i lμm Robocon

THU HIỀN

hương trình Tư vấn kỹ năng ROBOCON 2007 khu vực phía Bắc (14h ngày 03/03/07,

tại Hội trường 10-12, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội) là sự mở đầu cho chuỗi 3 chương trình Tư vấn kỹ năng được FPT tổ chức ở cả ba miền cho tất cả các thí sinh tham gia chế tạo và dự thi ROBOCON 2007. Bao khó khăn, cũng bắt đầu từ đây.

Dự án phía Bắc chính thức có 3 người (về sau có thêm 2 người nữa), 3 người phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ. Việc nhiều, chia nhau không xuể nên cảm giác lúc nào cũng quá tải. Đủ các việc, từ quản lý tài chính, tổ chức chương trình, gặp gỡ các chuyên gia, quản lý website, làm việc với các phóng viên, với Đài Truyền hình, thông tin với các đội và những người quan tâm đến như photo, in ấn tài liệu đều phải chia nhau làm hết. Nhiều lúc chúng tôi đùa nhau, bây giờ có thêm 10 cộng tác viên nữa chắc vẫn quá tải như thường. Cũng đã có những người mới, đến rồi đi, cuối cùng vẫn là những người cũ gạt mồ hôi, đôi khi là cả nước mắt nữa để đi tiếp. Chẳng có ai khác có đủ đam mê, đủ tình yêu với cuộc chơi,

C

Page 85: 460 RBC-Hoan Thien

[ 171 ] [ 172 ]

đủ cả kiên nhẫn nữa để theo chúng tôi đến cuối con đường mà chúng tôi đang đi. Suốt một tuần trước ngày tổ chức, ba con người thay nhau ở lại văn phòng làm việc cho đến khi ngẩng lên đầu lên chỉ còn lại mình mình. Bảo vệ văn phòng cũng quen mặt, quen tên, nên dù có về muộn mấy cũng chẳng mấy khi hỏi thẻ nữa.

Mọi việc "chạy" khá ổn, địa điểm được ấn định là Hội trường C2, ĐH Bách Khoa HN, một nơi đủ rộng cho khoảng 1000 người tham gia vào chương trình của chúng tôi.

Phía Bắc có 182 đội đăng ký tham gia, chúng tôi tiến hành gọi điện tới các chỉ đạo viên và các đội trưởng của từng đội để xin địa chỉ gửi giấy mời đến tận tay các bạn. Ai cũng hồ hởi, ai cũng háo hức. Giấy mời được in ra, gửi đi, mọi việc tưởng như đã sắp hoàn tất, chỉ còn chờ "thời điểm khai mạc" thì 4 ngày trước khi diễn ra chương trình, trường ĐH Bách Khoa HN thông báo lại: Không thể cho FPT mượn hội trường C2 để tổ chức buổi tư vấn này do có một buổi hội thảo khác của nhà trường sẽ diễn ra cùng lúc.

Vậy là công lao của bao người suốt một tháng qua tưởng chừng như đổ xuống sông xuống biển. Có những lúc chúng tôi nghĩ chúng tôi phải bỏ cuộc. Giấy mời đã gửi đi, poster, băng rôn đều đã in xong cả. Lác đác đã có những đội gọi điện thông báo đã nhận được giấy mời và sẽ có mặt tại ĐH Bách Khoa để tham dự cùng chúng tôi. Ai cũng căng thẳng, thay đổi địa điểm vào phút cuối là một thay đổi quá lớn mà chúng tôi không khi nào lường trước được.

Mọi người lặng yên, ai đi việc nấy. Lại hộc tốc đi liên hệ địa điểm mới, Hội trường 10-12, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ là nơi diễn ra chương trình của chúng tôi. Vấn đề địa điểm được giải quyết nhưng đâu có ai biết đường đến địa điểm mới đây? Chỉ còn cách là phải thông báo lại. Cả mấy người lại ngồi tập trung lại gọi điện xin lỗi Ban Giám hiệu của từng trường, từng chỉ đạo viên, từng bạn đội trường về sự thay đổi ấy, lại fax lại từng cái công văn, sửa từng câu, từng chữ những thông tin đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tất cả các kênh thông tin hiện có đều được chúng tôi sử dụng để thông báo, từ website,

Ảnh: NHƯ QUỲNH

Page 86: 460 RBC-Hoan Thien

[ 173 ] [ 174 ]

email, thậm chí là nhắn tin vào điện thoại di động của từng thành viên có đăng ký số điện thoại với chúng tôi, gần 300 số điện thoại di động được chúng tôi ngồi kỳ công nhắn tin thông báo: dia diem buoi tu van ky nang 14h ngay 3/3: "Hoi truong 10-12, DH Quoc Gia HN,144 Xuan Thuy, Cau Giay-HN." Có những số điện thoại, những địa chỉ email các bạn đăng ký với chúng tôi sai, không liên lạc được, chúng tôi lại chạy đôn, chạy đáo nhờ người này, nhờ người kia báo lại.

Rất nhiều người nhắn tin, thậm chí là gọi điện lại hỏi chúng tôi là ai? Tại sao chúng tôi lại kỳ công như thế. Đơn giản những người trong dự án chỉ mong mỏi một điều duy nhất: Sẽ không có bất cứ một bạn nào quan tâm đến chương trình mà không biết mình sẽ phải đến đâu để tham gia, các bạn từ xa đến, chỉ cần giở lại tin nhắn sẽ biết địa điểm mới. Ngày diễn ra chương trình, sẽ có hẳn một đội thường trực đứng tại cổng trường ĐHBK HN để thông báo về địa điểm mới. Cũng nhiều lắm những tin nhắn, những cuộc điện thoại cảm ơn, thậm chí có bạn bị tai nạn, đang nằm trong viện cũng gọi điện lại cho chúng tôi. Họ xúc động, đơn giản để nhắn một lời cảm ơn, họ không cần biết chúng tôi là ai, với họ, chúng tôi đang bước cùng con đường.

Nhọc nhằn nhiều, toan lo nhiều nhưng ngước mắt đi tiếp vẫn có nhiều lắm những niềm vui. Những người trong dự án hiểu nhau hơn, thương nhau và san sẻ với nhau nhiều hơn. Niềm vui nhiều khi chỉ giản đơn lắm... Một buổi tối khuya nhắc nhau đi ngủ sớm, mai mới có sức "chiến" tiếp, là mỗi buổi sáng mở

email thấy có thư từ một địa chỉ lạ, vỏn vẹn một câu: Em nhận được email của các chị rồi, cám ơn các chị đã đồng hành cùng chúng em trong cuộc thi này... Niềm vui là một cuộc điện thoại từ xa: "Chị ơi em muốn hỏi..." Có những ngày một người trong dự án phải gọi không dưới 100 cuộc điện thoại nhưng không khi nào chúng tôi tỏ ra mệt mỏi, chúng tôi hào hứng với công việc, yêu công việc này vô cùng. Chúng tôi thèm nghe lắm những tiếng cười từ một khoảng trời xa đêm qua không ngủ. Các bạn không ngủ cùng Robot, chúng tôi, những người tiếp sức cũng đang không ngủ cùng tình yêu Robot bên các bạn đây...

Page 87: 460 RBC-Hoan Thien

[ 175 ] [ 176 ]

PhÇn V

HËu robocon

Nh÷ng ®iÒu kh«ng thÊy

trªn truyÒn h×nh

ĐOÀN MINH HẰNG TrÝch blog cña Huúnh ThuËn:

http://blog.360.yahoo.com/blog-

DPoKSGs5f7LgHhksrg--?cq=1&p=793&n=28500

Nhìn chung Robocon là sân chơi do con

người tạo nên và cũng là nơi tạo nên những

con người mới, là nơi để học hỏi kiến thức

công nghệ và nơi giao lưu những tình cảm

khăng khít.

TrÝch blog cña Ph¹m §øc ChÝnh

http://blog.360.yahoo.com/blog-

RFos_941bqUI_I7TSM76i6_P

Còn nhớ buổi đầu biết bao nhiêu bỡ

ngỡ, đến với robocon với sự hồn nhiên,

trong sáng, 7 con người của Heatsink bước

vào cuộc chơi với một niềm đam mê và sự

nhiệt tình của những chàng sinh viên năm

thứ 3, chưa có một khái niệm gì về robocon

ngoài việc theo dõi cuộc thi qua truyền

hình. Chúc cho anh em những ai đã từng yêu

robocon, từng nhiều đêm quên ăn quên ngủ,

từng vui từng buồn với mỗi trận đầu, sau

này sẽ thành công trong cuộc sống và vẫn

giữ được những tình bạn đẹp, đó mới chính

là những giá trị đích thực mà cuộc thi này

mang lại. Vòng chung kết Robocon Việt Nam 2007 đã khép

lại với chiến thắng bất ngờ của hai đại diện mới nổi trong làng Robocon Việt Nam: Giải vô địch thuộc về BKDC (ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và giải Á quân là DT03 (Đại học Công nghiệp Hà Nội). Sân chơi Robocon luôn luôn có những yếu tố bất ngờ mà chính những sự bất ngờ đó làm nên sự hấp dẫn khiến người ta phải luôn luôn tìm tòi, khám phá. Nhưng đằng sau những phút giây đăng quang, sân chơi này còn đọng lại những gì, chỉ có những nhân vật chính của cuộc chơi, những con người đã cống hiến cho khán giả cả nước những pha thi đấu đầy kịch tính mới biết rõ.

Page 88: 460 RBC-Hoan Thien

[ 177 ] [ 178 ]

Đêm 10-6-2007, sau trận chung kết, trời mưa như trút nước, nhóm cựu vô địch Robocon 2005 BKCBG1, Á quân BKHTS1 của 2004 một thời vang bóng và BK Bamboo gặp nhau tại một quán nhỏ trong ngõ trên đường Nguyễn Thái Học. Đêm đã khuya, nỗi buồn dường như vẫn còn đọng lại trên những gương mặt còn đang rất mỏi mệt. Một người như muốn khuấy động không khí đã bắt nhịp cho cả đội hát Việt Nam Hồ Chí Minh nhưng tiếng hát nhỏ dần và dường như trong long họ đang nghẹn lại điều gì đó. Chu Hồng Sơn đứng lên nói "Các em có biết rằng con thời bọn anh thế nào không, nó bẩn thỉu, nó xấu xí và lằng nhằng dây dợ vì bọn anh làm mạch lần nào cũng cháy. Thế mà giờ nhìn Robot của bọn em vừa đẹp vừa ngon, chứng tỏ là bọn em giỏi hơn bọn anh ngày xưa nhiều". Mấy bộ mặt buồn thiu bắt đầu hứng khởi hẳn lên, bắt đầu kể chuyện BK Bamboo lúc đầu tiên bắt đầu đội Robot của mình với 500.000đ ra sao. Câu chuyện bắt đầu trở nên sôi động và rôm rả. Một hồi sau Lê Quang Thông, Cao Thế Phong (BKCBG1 cựu vô địch 2005) cũng đứng lên truyền lại một số kinh nghiệm trong thi đấu và trong cuộc sống. Có rất nhiều lời tri âm được truyền lại từ thế hệ Robocon đàn anh từ năm 2004, 2005 cho thế hệ Robocon 2007. "Các em thi Robocon đam mê thế nào cũng không được bỏ học nhé". "Các em nên nhớ rằng anh đã từng ân hận vì đã dành chức vô địch". Chỉ đơn giản có chung tiếng nói là sinh viên Bách Khoa qua nhiều thế hệ họ đã đứng lại bên nhau, tình cảm và hùng mạnh, xây đắp nên mối ân tình Robocon.

Đối với sinh viên, sau chính những cuộc vui đã tàn, họ ngồi lại bên nhau và nhận ra rằng giá trị đích thực của cuộc chơi chính là tình bạn, tình bằng hữu, nó lan toả từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ miền này sang miền khác. Qua năm tháng, họ ngồi lại bên nhau để lại tiếp tục niềm đam mê ở một sân chơi lớn hơn, đó là sân chơi cuộc sống. Robocon chỉ còn lại như một kỷ niệm, như một sân chơi của thời sinh viên sôi nổi nhưng qua đó họ đã trưởng thành hơn rất nhiều.

PGS TS Lê Hoài Quốc, Phó Giám đốc sở KHCN TPHCM, thành viên Ban Giám khảo, nhận định "Robocon không phải là một cuộc thi, Robocon đích thực là một sân chơi dành cho sinh viên. Sân chơi này bổ khuyết trong chương trình học của các em, tạo động lực tốt để các em tự nghiên cứu, rèn luyện thói quen làm việc theo nhóm, quản lý tài chính, bàn bạc chiến thuật, bền bỉ vượt qua khó khăn để dành chiến thắng. Sân chơi Robocon giúp các em tự đào tạo, tìm kiếm và làm chủ kiến thức, trưởng thành trong nhận thức và cách giải quyết vấn đề, sẵn sàng đối mặt với những sân chơi lớn hơn trong cuộc sống, những sân chơi có tầm cao hơn, có đóng góp thiết thực hơn cho xã hội."

Sân chơi Robocon năm nay thực sự nóng với sự góp mặt của nhiều gương mặt mới lần đầu tiên tham dự như đại học Công nghiệp, sự đầu tư mạnh mẽ có chiều sâu về mặt công nghệ như HVKTQS. Lê Minh Đức của BKHTS1 (cựu Robocon 2004) cho biết "Robot năm nay đều đẹp, đặc biệt các trường TP.HCM làm robot rất đẹp, kiểu dáng máy công nghiệp. Miền Bắc, đặc biệt học viện KTQS thì làm robot giống

Page 89: 460 RBC-Hoan Thien

[ 179 ] [ 180 ]

chiến tranh du kích, giống xe tăng, giống như cài lá ngụy trang. Điều mà robot của TP.HCM làm được là một điều đáng học tập không chỉ trong cuộc thi robocon, mà thể hiện sự khác biệt của một lối suy nghĩ, một trình độ. Tôi thích nhất robot của BK Dragon (BKTP) và AVI (SPKT), bánh xe của nó còn có cả chắn bùn."

Những tín đồ Robocon đích thực luôn nhìn thấy những góc quay đẹp của cuộc chơi mà khán giả truyền hình không bao giờ có cơ hội nhìn thấy. Những người đam mê Robocon đích thực luôn có khát khao chiến thắng nhưng đó là những chiến thắng bắt nguồn từ những ước mơ trong sáng.

Thầy Huỳnh Văn Kiểm, chỉ đạo viên, 3 lần dẫn dắt các đội tuyển BK TP.HCM dành chức vô địch Robocon khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Năm nay vì Việt Nam đăng cai tổ chức vòng thi khu vực nên việc kỳ vọng 2 đội tuyển Việt Nam phải giành chức vô địch trên sân nhà sẽ càng nguy hiểm và gây áp lực cho các bạn sinh viên. Lần nào đi nước ngoài tôi cũng đưa học sinh của tôi đi chơi, tạo tâm lý thoải mái nhất cho các bạn, và khuyến khích các bạn cố gắng thể hiện mình tốt nhất". Thầy Kiểm còn gửi kèm một tấm ảnh chụp cảnh sinh viên Hàn Quốc thua mà vẫn vui mừng. Thầy nói thêm rằng: "Robocon Quốc tế vui lắm, cũng ăn thua đấy mà chẳng ai xem kết quả là trọng."

TS Phan H÷u Duy Quèc:

H·y coi robocon

lμ n¬i b¾t ®Çu!

CODET

Tiến sĩ Phan Hữu Duy Quốc hiện đang làm công việc thiết kế cho Công ty Xây dựng Shimizu và nghiên cứu về công nghệ xây dựng tại Nhật Bản. Anh là người đã theo sát giúp đỡ đội tuyển Việt Nam Telematic BK3 trong lần thi đấu Robocon tại Nhật Bản lần thứ 1 và theo thường xuyên theo dõi Robocon trong nước cũng như quốc tế. Anh ước mong trong tương lai không xa, người Việt Nam sẽ có khả năng phát triển các công nghệ tiên tiến tầm cỡ thế giới, không chỉ trong xây dựng mà cả trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Robocon chính là một trong những sân chơi góp phần giúp cho giấc mơ này trở thành hiện thực, dẫu là giữa sân chơi và thực tiễn có một khoảng cách không nhỏ.

Page 90: 460 RBC-Hoan Thien

[ 181 ] [ 182 ]

Th¸ch thøc ngμy cμng gia t¨ng

Được biết, anh quan tâm rất tận tình với Robocon Việt Nam, đặc biệt là lần thi Robocon 2002 tại Nhật Bản, vậy duyên cớ nào khiến anh trở thành người bạn của Robocon vậy?

Mọi việc bắt đầu từ sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Ban Tổ chức là Đài Truyền hình NHK yêu cầu tôi hỗ trợ cho đội tuyển Việt Nam (Telematic BK3) thi đấu tại Nhật, và cùng lúc đó Đại học Bách Khoa TP.HCM có liên lạc với tôi vì tôi là giảng viên của trường. Do đó mà công việc của tôi không dùng lại ở mức làm thông dịch và hướng dẫn như được BTC yêu cầu, mà kiêm luôn việc tổ chức đội ngũ cổ động viên, tìm kiếm các chuyên gia có kinh nghiệm, và hỗ trợ đội trong lúc thi đấu. Vì vậy mà tôi có điều kiện tiếp xúc với những thành viên ưu tú của Telematich BK3 và cuộc chơi đầy tính sáng tạo Robocon. Từ đó đến nay, tôi vẫn thường xuyên theo dõi cuộc chơi này.

Những kỷ niệm nào về cuộc thi Robocon tại Nhật

Bản khiến anh nhớ mãi? Có rất nhiều kỷ niệm vui khi nghĩ đến nó. Đó là

cảm giác sung sướng tột cùng như có luồng điện chạy dọc theo sống lưng khi Việt Nam vượt qua Nhật Bản trong một trận đấu căng thẳng và kịch tính. Khi đó các bạn sinh viên Việt Nam tại Nhật đang xem truyền hình trực tiếp gọi điện nhờ gửi lời chúc mừng cho đội tuyển Telematic BK3 trong khi cuộc chơi vẫn đang diễn ra trên truyền hình. Lần về Việt Nam ngay sau

đó được chia vui với ĐH Bách Khoa trong lễ mừng chiến thắng ở trong sân trường, tôi thật sự cảm động. Nhưng kỷ niệm lớn nhất xen lẫn niềm tự hào là sự tôn trọng mà các bạn bè Nhật Bản dành cho trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam sau khi kết thúc cuộc chơi được truyền hình trực tiếp suốt 6 giờ.

Anh đánh giá về sự kiện Telematic BK3 vô địch

Robocon quốc tế lần 1, và những lần vô địch sau đó của Việt Nam thế nào?

Sự kiện đội Telematic BK3 vô địch Robocon quốc tế lần 1 là sự khích lệ vô cùng to lớn cho Robocon Việt Nam và tuổi trẻ Việt Nam nói chung. Đó là một thành tích rất đáng tự hào. Sau sự kiện này, một số tờ báo có nhận định rằng việc Telematic BK3 vô địch Robocon quốc tế là sự kiện KHCN của năm 2002 hay đẳng cấp về chế tạo robot của ta có tầm cỡ thế giới. Những nhận định này xuất phát từ sự tự hào về trí tuệ Việt Nam khi lần đầu tiên các bạn trẻ bước ra sân chơi lớn mà đã đạt được thành tích cao nhất. Tuy nhiên có lẽ vì thiếu thông tin về Robocon nên những nhận định đó hơi đi quá xa, vì ai cũng biết khoa học và công nghệ liên quan đến robot của Việt Nam mới thực sự ở giai đoạn manh nha. Cần hiểu chính xác rằng đây chỉ là một cuộc chơi của sinh viên, và BTC đã khéo léo tạo ra một cuộc chơi mà ý tưởng đóng vai trò quan trọng hơn công nghệ, xóa đi sự chênh lệch đẳng cấp về công nghệ chế tạo robot.

Việt Nam có thể tự hào về trí tuệ và đẳng cấp của các ý tưởng theo kiểu "con nhà nghèo" trong các điều

Page 91: 460 RBC-Hoan Thien

[ 183 ] [ 184 ]

kiện rất khó khăn về thiết bị và tư liệu tham khảo. Bù lại, họ có tư duy chiến thuật thi đấu rất tốt, vì suy cho cùng, đây là một cuộc chơi đối kháng một chọi một. Trong khi đó các đội mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc có vẻ như quá cầu toàn khi chế tạo robot. Họ dành nhiều thời gian cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất, tập trung giải quyết đề bài dự thi một cách tối ưu về kỹ thuật mà ít có các phương án chiến thuật đối phó với các đối thủ khác nhau, quên đi sự hiện diện và cản trở của robot đội bạn. Càng về sau, BTC càng có nhiều quy định nhằm hạn chế việc cản trở robot của nhau trong thi đấu, nâng dần vai trò của kỹ thuật chế tạo trong robocon, các đội cũng chú trọng đến chiến thuật nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với những thách thức ngày càng gia tăng ở sân chơi trong nước cũng như quốc tế.

Robocon ViÖt Nam tr−ëng thμnh qua tõng

giai ®o¹n

Anh có nhận xét gì về các giai đoạn robocon của Việt Nam? Theo anh, các bạn đã có sự khác biệt và trưởng thành qua từng giai đoạn như thế nào?

Qua theo dõi tôi thấy rằng robocon Việt Nam ngày càng lớn mạnh về qui mô lẫn chất lượng. Rocobon được nhiều xã hội quan tâm nhiều hơn sau mỗi lần tổ chức và đã tạo nên một phong trào nghiên cứu và chế tạo robot trên toàn quốc. Trên phương diện quốc tế, ba lần vô địch là một minh chứng cho đẳng cấp của Robocon Việt Nam vì chưa có một quốc gia

nào vô địch Robocon quốc tế trên 1 lần, kể từ khi cuộc thi này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002. Tôi được biết rằng các đội Robocon của Việt Nam từ thời kỳ đầu tuy có nhiều ý tưởng hay kỹ thuật và thiết bị thô sơ, hơi bỡ ngỡ khi ra đấu trường quốc tế, nay đã tích lũy được sự tự tin sau những chiến thắng, thêm kinh nghiệm thi đấu, và kỹ thuật ngày càng cao đáp ứng được qui định ngày càng khó của BTC cuộc thi quốc tế. Những đơn vị như ĐH Bách Khoa TP.HCM đạt nhiều thành tích trong cuộc chơi này ngoài việc họ có các sinh viên ưu tú, còn do họ được sự hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện tối đa (nhưng không làm giúp) của nhà trường và địa phương.

Theo anh, các bạn trẻ "thu hoạch" được gì khi

tham dự Robocon? Một số kinh nghiệm mà anh thấy các bạn Robocon nên lưu ý?

Cần thiết kế robot với độ bền vững cơ học cao và có nhiều phương án thi đấu linh hoạt để có thể tiến sâu trong cuộc chơi và đối phó với những cách thi đấu khác nhau của đội bạn. Nếu có điều kiện thì nên đi tham quan các nhà máy, công xưởng nơi có dây chuyền sản xuất tự động để có thêm ý tưởng và để ý thức được rằng việc học tập, cũng như thi thố tài năng ở Robocon có mục đích cuối cùng là phục vụ cho hoạt động sản xuất của xã hội.

Bất luận kết quả thế nào, điều lớn nhất các bạn đạt được có thể không phải là giải thưởng mà là cơ hội để tìm tòi học hỏi, phối hợp với nhau trong một nhóm (điều mà người Việt Nam ta vẫn còn phải tập luyện

Page 92: 460 RBC-Hoan Thien

[ 185 ] [ 186 ]

nhiều), và sự tập trung cao độ trong cuộc thi sẽ tạo thói quen tốt trong nghiên cứu và sáng tạo. Khi robocon kết thúc, công việc của các bạn, với tư cách là các kỹ sư và nhà khoa học tương lai, mới thực sự bắt đầu. Đó chính là một Robocon thực sự lớn hơn và nhiều thử thách. Vì vậy, hãy coi robocon là nơi bắt đầu, chứ đừng coi đó là sự kết thúc.

Dường như anh vẫn còn đôi điều trăn trở về hành

trình Robocon Việt Nam? Robocon là một cuộc chơi thú vị, thu hút rất

nhiều bạn trẻ tham gia. Nhờ thế mạnh của truyền hình mà việc tuyên truyền cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, chính vì đây là trò chơi được truyền hình mà sự hào nhoáng, hình thức cũng rất cao. Có thể không ít bạn trẻ tham gia vì thích sự hào nhoáng và thành tích hơn là sự sáng tạo và tìm tòi. Hoặc vì tính tuyên truyền rất cao của một trò chơi liên quan đến truyền thông mà không ít người sau khi đạt thành tích lại sinh ra tự mãn. Bên cạnh đó, cũng có thể vì thành tích mà đôi khi có sự góp sức quá nhiều của các chuyên gia, khiến cho sản phẩm robot không thực sự là của sinh viên mà là những sản phẩm chuyên nghiệp thực sự. Cần phát huy tối đa mục đích thực sự của cuộc chơi là khuyến học, và hãy để cuộc chơi này thực sự là của sinh viên.

Theo anh, sự sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam

hiện nay như thế nào, và nên theo hướng nào? Giỏi, thực tế, hay liều lĩnh, hay say mê...? Hay phải có rất nhiều yếu tố cộng lại?

Sự sáng tạo không có một hướng cụ thể nào cả, nhưng sự sáng tạo ngoài tiềm năng về trí tuệ, đòi hỏi có sự say mê và kiến thức nền tảng vững chắc. Trí tuệ Việt Nam không thua kém bè bạn trên thế giới, nhưng nếu trí tuệ đó không được đầu tư phát triển thành những công nghệ, phương tiện phục vụ cuộc sống thì trí tuệ đó mãi mãi ở dạng tiềm năng. Sự sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu được quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa. Robocon đã và đang thành công vì nó đã đáp ứng những nhu cầu rất cơ bản nhưng quan trọng của tuổi trẻ như: nhu cầu học tập và sáng tạo, nhu cầu được thể hiện năng lực bản thân và thi thố tài năng, nhu cầu được tôn trọng và ngưỡng mộ...

Page 93: 460 RBC-Hoan Thien

[ 187 ] [ 188 ]

Ph¹m Duy Tïng:

Häc tËp t¹i Trung t©m

nghiªn cøu quèc tÕ MICA

XUÂN LÊ

Phạm Duy Tùng đang là một trong số ít sinh viên Việt Nam đang tham gia vào dự án Scout tại trung tâm nghiên cứu Quốc tế MICA. Đã từng tham gia hai năm thi Robocon, Tùng cảm nhận được rất rõ môi trường làm việc chuyên nghiệp và các kiến thức, công nghệ chế tạo robot hiện đại mà mình đang được tiếp cận.

Tù do s¸ng t¹o

cout là dự án hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu quốc tế - thông tin đa phương tiện, truyền

thông và ứng dụng của Bách Khoa Hà Nội với chương trình hợp tác France - ICT Asia Programme. Dự án này đang được triển khai ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, dự án nhằm phát triển các robot tự động quan sát hệ thống đô thị sau thảm

họa AROUND (Autonomous Robots for Observation of Urban Networks after Disasters)

Một số sinh viên của trường Bách Khoa đã được lựa chọn để tham gia học tập và thực hành trong lĩnh vực chế tạo robot. Phạm Duy Tùng đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Tự động hóa, từng tham gia cuộc thi Robocon hai năm 2006, 2007 và giành giải nhất khu vực miền Bắc. Chính vì thế, khi tham gia dự án này và được các chuyên gia nước ngoài đào tạo, Tùng đã tiếp nhận khá nhanh các kiến thức về ngành chế tạo robot.

"Trong thời gian tham gia chế tạo robot để tham gia Robocon, tất cả chỉ dừng lại ở mức chế tạo robot sơ khai, mình cứ làm, cho nó chạy ổn là được. Vì phải gấp rút chế tạo các robot để tham gia thi theo lịch của dài Ban Tổ chức nên cũng không có nhiều thời gian tìm tòi, áp dụng các các công nghệ hiện đại, các thuật toán phức tạp để robot được thông minh hơn. Robocon dẫu sao cũng chỉ là một cuộc chơi, để bắt đầu tập tành làm từ những lý thuyết mình đã học được, lại thiếu nhiều phương tiện máy móc, kinh phí cũng chỉ có hạn." Tuy nhiên, những kiến thức khi tham gia Robocon đã giúp Tùng có nhiều kinh nghiệm thực tế, tự tin hơn khi về chuyên ngành chế tạo robot.

Khi tham gia dự án này, Tùng và các bạn đã được tiếp cận với những kiến thức, công nghệ hiện đại nhất trên thế giới về chế tạo robot. Robot ở đây là các thiết bị thông minh, gần với con người, có các thao tác phức tạp hơn. Tùng được học những lý thuyết như thuật toán tối ưu, thuật toán tiến hóa ứng dụng cho robot, lý thuyết

S

Page 94: 460 RBC-Hoan Thien

[ 189 ] [ 190 ]

về mạng nơron thần kinh... Đó là những lý thuyết của công nghệ chế tạo robot hiện đại, thông minh.

Tưởng như những kiến thức để chế tạo robot là những thuật toán lập trình máy móc, nhưng các chuyên gia khuyến khích sinh viên phát huy tối đa trí sáng tạo. Khi giao cho Tùng một đề tài thực hành, họ không bắt Tùng phải lập trình theo thuật toán này thuật toán kia, mà để tự do phát huy hoàn toàn trí sáng tạo. Sau đó, họ mới nhận xét, phân tích làm thế nào để sản phẩm hoàn chỉnh hơn. Tùng cho rằng: "Môi trường làm việc đó khiến tôi thực sự cảm thấy mình được phát huy đầy đủ sự sáng tạo."

Ngo¹i ng÷, chñ ®éng vμ tËp trung

"Ngoại ngữ, tính chủ động và khả năng tập trung - Đó là những điều tôi nhận thấy một sinh viên Việt Nam cần phải có khi tiếp cận với công nghệ, môi trường làm việc quốc tế". Thêm nữa, các chuyên gia trong dự án không quản lý về mặt thời gian mà chỉ quản lý trên sản phẩm, hiệu quả sản phẩm. Tuy nhiên, họ cũng chỉ có thời gian ở lại có hạn nên mình phải tận dụng khoảng thời gian này để học được nhiều nhất. "Một điểm yếu của sinh viên Việt Nam là khả năng tập trung vào công việc còn chưa cao, bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài nên khi làm việc hay bị phân tán. Vì thế, cần đầu tư vào khả năng tập trung cho công việc". Tập trung cao sẽ giúp có thể tiếp nhận được lượng thông tin tối đa trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Những công nghệ robot họ dạy cho mình là những công nghệ mới

nhất, trên thế giới đang dùng. Ở nước ngoài, họ học những kiến thức mang tính ứng dụng cao để có thể làm việc luôn nên khả năng thích nghi ứng dụng rất tốt, học xong là có thể ra làm việc ngay. Còn sinh viên mình chỉ học kiến thức nền tảng, nên khi tiếp xúc với môi trường làm việc thì phải mất quá trình đào tạo lại.

Tuy nhiên, trong quá trình học, Tùng nhận thấy nếu có kiến thức nền tảng tốt thì việc tiếp thu những công nghệ mới cũng không quá khó khăn. Nếu có môi trường làm việc thuận lợi và điều kiện làm việc tốt thì có thể phát huy... Các chuyên gia nước ngoài thường dạy những kiến thức có tính ứng dụng rất cao. Học xong là có thể làm và ứng dụng ngay nên không mất thời gian đào tạo lại. Nhìn đó, thấy được điểm yếu của sinh viên Việt Nam. Kiến thức nền tảng tốt, đầy đủ, nhưng những kiến thức hiện đại, có khả năng ứng dụng thì còn thiếu điều kiện để tiếp cận, do đó khi ra trường, mà làm trong môi trường hiện đại, thì còn phải mất thời gian đào tạo lại. Cách đây 3, 4 năm, nghe nói đến robot có vẻ xa vời. Nhưng hiện nay, ngành robot của ta đã bắt đầu phát triển, nhưng nhân lực về robot của Việt Nam thì lại rất thiếu. Một cánh tay lắp hàng, đóng nút chai, sơn tự động cũng là robot, mà chắc chắn là trong công nghiệp phải sử dụng rất nhiều.

Đó là điều để Tùng tự tin rằng: "Khi dự án này kết thúc, cộng với những kiến thức học được trong trường Bách Khoa, mình hy vọng rằng có thể đóng góp được nhiều hơn vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chế tạo robot mới mẻ".

Page 95: 460 RBC-Hoan Thien

[ 191 ] [ 192 ]

Thøc tØnh Robocon

(Tõ Robocon Hμn Quèc ®Õn Robocon ViÖt Nam)

NGUYỄN BÁ HẢI

(Lưu học sinh tại Hàn Quốc)

Robocon t¹i ViÖt Nam thu hót nhiÒu sinh

viªn tham gia

uộc thi robocon tại Việt Nam rất khác so với Hàn Quốc - nơi tôi đang theo học và làm

việc, cả về mặt ý nghĩa và tính chất cuộc thi. Nhìn lại cuộc thi, hầu hết những người thi robot

cũng nhận ra rằng, toàn bộ quỹ thời gian, công sức và cả số tiền bé nhỏ dành dụm từ việc dạy kèm, buôn bán sách cũ hoặc bất kỳ một nghề nào mà sinh viên đã làm đều phục vụ cho Robocon. Những khó khăn cả về kỹ thuật và tài chính, những tai nạn khi các bạn gặp phải, những món đồ mua rồi mà không dùng được, sức ép từ cuộc thi, tất cả khiến quãng thời gian làm robocon vừa đẹp vừa gian khó nhất. Nhiều bạn tôi biết đã phải đi làm để trả nợ khi kết thúc mùa thi, nhiều bạn thi rớt trên ba lần, ở lại trường vài năm học cũng vì Robocon. Cuộc thi Robocon được tổ chức ở

Việt Nam với gần 300 đội tham gia, tương ứng với gần 2000 sinh viên tham gia thực hiện, 300 giáo viên hướng dẫn và nhiều bộ phận phục vụ khác cho cuộc thi. Chiến thắng thì luôn chỉ có một. Người vào vòng chung kết hay ngay cả người thứ 2 trong 300 đội ấy cũng sẽ là một kỷ niệm đẹp. Đội chúng tôi cũng đã từng là 2 trong 80 đội phía Nam dành số điểm cao nhất trước khi ra Đà Nẵng năm 2006, nhưng sau 9 phút trôi qua thì chỉ còn là một ký ức đáng nhớ mà thôi. Và sau cuộc thi mỗi người lại tất bật học để thi và cũng phải mất hai hay nhiều tháng sau đó chúng tôi mới thoát khỏi những suy nghĩ và những gì liên

C

Ảnh: BÁ HẢI cung cấp

Page 96: 460 RBC-Hoan Thien

[ 193 ] [ 194 ]

quan đến Robocon. Gần đây, thật buồn khi thấy có hiện tượng tiêu cực trong Robocon như mượn robot, sự can thiệp quá sâu từ phía thầy cô về mặt chiến thuật và quá trình chế tạo robocon, vô hình chung, nó đã trở thành một cuộc chạy đua về thành tích giữa các trường. Điều này khiến các em không được tận hưởng những gì mình tự mình khám phá.

Robocon Hμn Quèc chØ lμ mét cuéc ch¬i

nho nhá

Đặt chân sang Hàn Quốc ba ngày, tôi gặp đội robocon của Korea University of Technology and Education nhờ một tình cờ thật thú vị khi họ nhìn thấy chiếc áo robocon tôi mặc khi chơi bóng ở trường. Các bạn đã dẫn tôi vào khu làm robocon, hỏi rất nhiều câu hỏi về robocon Việt Nam. Trường đại học của họ chỉ có duy nhất một đội với khoảng 10 người. Việc làm robocon của họ kéo dài khoảng 2 tháng (trong khi các đội Việt Nam chuẩn bị từ trước Tết cho tới tận tháng 5 tháng 6). Các bạn làm chủ yếu vào ban ngày và sau giờ học (rất ít khi thấy vì robocon mà bỏ tiết). Ngày thi đấu toàn quốc, có khoảng trên 20 đội (thường mỗi trường chỉ duy nhất có 1 đội chứ không phải thi vòng loại ý tưởng từ cấp khoa, cấp trường như ở Việt Nam).

Từ lúc nhận đề thi tới lúc chọn ra 1 đội đi thi quốc tế chỉ duy nhất vòng thi (trong khi ở Việt Nam phải vượt qua ít nhất 3 hoặc 4 vòng thi, chưa kể các kỳ thi ý tưởng, thi trong trường loại bớt đội để giới hạn cho

đúng chỉ tiêu). Hôm tôi đi xem chung kết của Hàn Quốc (tháng 4-2007) có khoảng chưa đầy một trăm người tới xem. Các trận đấu cũng khá sôi nổi. Tuy nhiên, phải nhận định rằng họ không quan tâm tới robocon như ở Việt Nam chúng ta. Kết quả trường Đại học Giáo dục và Công nghệ Hàn quốc vô địch vòng thi trong nước và họ đã ăn mừng chiến thắng đơn giản với một buổi tối uống So-chul gần trường. Nhớ lại cảnh chiến thắng ở vòng phía Nam của đội tôi năm 2006, tôi càng giật mình: Có phải chúng ta đang tự giới hạn và giam hãm tất cả nguồn lực lớn trong cái ao tù Robocon? Có phải tính chất của cuộc chơi trí tuệ đã thay đổi và ảnh hưởng quá nhiều tới cả tinh thần, tâm lý và sức lực của thời sinh viên?

Robot ë Hμn Quèc ®−îc x· héi hãa

Nếu cuộc chơi robocon không được coi trọng và gây thú vị như ở VN, vậy thì họ có sân chơi nào và sân chơi nào cuốn hút nhất sinh viên ở đây?

Robo1, Humanoid-Robot (Các robot giống người, hoặc điều khiển bằng wireless như Bluetooth chẳng hạn). Các robot này ứng dụng nhiều công nghệ như xử lý ảnh, áp dụng các bài toán liên quan điều khiển tự động như điều khiển vị trí với thuật toán điều khiển đơn giản trong công nghiệp PID mà tất cả các ngành cơ khí, điện tử, điều khiển tự động ở Hàn đều giảng dạy.

Tiếp theo là cuộc thi F1 trong sinh viên tại Hàn. Họ là những sinh viên học về ngành ô tô, họ thực hiện chế tạo và làm lại các mô hình xe đua F1 theo kiến

Page 97: 460 RBC-Hoan Thien

[ 195 ] [ 196 ]

thức và khả năng, với những cuộc thi hết sức thú vị và yêu cầu một kiến thức tổng hợp từ động cơ xăng, điện - điện tử cho các hệ thống trên xe hơi F1 cải biến, vấn đề kết hợp nguồn nhiên liệu, thiết kế CAD cho khung và vỏ xe, vv... đã giúp sinh viên học rất nhiều điều mà sau này khi tham gia các công ty sản xuất xe như Hyundai, Kia... ở đất nước họ.

Một ví dụ khác để thấy ở Hàn, người người, nhà nhà có thể nói tới chủ đề robot dễ và bình dân như thế nào. Đó là cuộc thi đơn giản nhất mà mỗi đội chơi chỉ có 1 người tham gia, được tổ chức hàng tuần là Battle robot. Bất kỳ người dân nào, dù là em nhỏ hay người già cũng có thể tham gia sân chơi này, linh kiện để làm cũng hết sức giản đơn như làm robocon, nhưng điều khác chút là điều khiển bằng sóng radio.

Tới đây, tôi băn khoăn, không biết đội vô địch Robocon ở Việt Nam chúng ta đã bao giờ đem kiến thức cơ bản ứng dụng trong robot chưa? Không phải vì chúng ta kém mà bản chất và định hướng cho cuộc chơi chưa tốt. Việc ứng dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế, hoặc cách giảng dạy và liên hệ giữa lý thuyết và thực tế của ta chưa đạt được điều này chăng? Liệu chúng ta có quá ngờ nghệch khi có những cuộc hội thảo hay phỏng vấn trực tuyến về mối liên quan giữa robocon và nền công nghiệp robot của Việt Nam? Liệu chiến thắng ở sân chơi Robocon có phải là một thành tích lớn và người ngoài cũng nhìn chúng ta như chúng ta đang cảm nhận? Các chủ đề này thực sự cá nhân tôi cũng không thể lý giải và thấu hiểu hết.

H·y th¾p lªn mét ngän nÕn

Bản thân tôi sẽ cố gắng hơn để khi trở về nước, vẫn có thể học tập và làm việc như trong phòng thí nghiệm hiện tại. Tôi ý thức rõ ràng rằng, bước vào khóa học sau đại học đồng nghĩa với việc tôi tìm được hướng đi và mới chỉ bắt đầu công việc học đúng nghĩa của một sinh viên đại học - cái mà tôi chưa làm được trước đây. Chính vì vậy, ước mơ lớn nhất của tôi và cũng có lẽ là của nhiều giảng viên trẻ đó là có một nơi tự học, làm việc và tiếp tục học tập không ngừng để nâng cao kiến thức và viết những bài báo khoa học thực sự có giá trị được giới nghiên cứu cùng ngành trên thế giới công nhận và trân trọng, hơn là những đề tài cắt xén hay lược dịch từ các đề tài tác giả nước ngoài để mãi mãi không bao giờ dám công khai. Và để làm được điều này, hiện tại chúng tôi, những người yêu cơ điện tử nói chung và cơ điện tử ô tô nói riêng đã và đang xây dựng nhóm cơ điện tử ô tô - VAGAM (tại địa chỉ vagam.dieukhien.net nhằm kết nối những người cùng làm việc trong lĩnh vực này cùng tham gia trao đổi, sinh hoạt online cũng như cập nhật các kiến thức và đề tài mà các trung tâm nghiên cứu về ô tô ở nước ngoài quan tâm.

Thiết nghĩ, mỗi một người là một ngọn nến nhỏ và chẳng thể làm gì xoay chuyển được thời cuộc nhưng cuộc cách mạng toàn dân trong giáo dục và ý thức dám nhìn nhận mọi vấn đề mà tính chất và quan niệm về robocon như một ví dụ đơn cử sẽ là những mầm mống cho một sự thay đổi tích cực cho nước nhà!

Page 98: 460 RBC-Hoan Thien

[ 197 ] [ 198 ]

Tõ Robocon Malaysia

tíi Robocon ViÖt Nam

HOÀNG TRƯỜNG SƠN (Lưu học sinh tại Malaysia)

Là một trong những thành viên của đội tuyển robocon của trường Đại học Kỹ thuật Petronas (Universiti Teknologi Petronas - UTP) tham dự vòng chung kết Robocon Malaysia nên tôi có dịp được chứng kiến tận mắt không khí thi đấu của các đội tuyển.

Ýt ®éi tham gia Robocon

hải nhìn nhận một điều là Robocon ở Malaysia không thu hút được đông đảo sinh

viên như ở Việt Nam. Số lượng các đội tham gia Robocon 2007 ở Malaysia vừa rồi có 58 đội, do đó họ không tổ chức vòng loại khu vực như nước ta, thậm chí một số trường đại học vì số đội tham gia khá ít nên không có vòng loại trường. Tuy không có thống kê chính xác về số lượng các trường đại học ở Malaysia nhưng chắc chắn là không ít hơn nhiều so với ở Việt Nam. Mặt khác, giáo dục đại học ở đây khá được chú

trọng, phải nói là hơn Việt Nam ở nhiều mặt. Vậy tại sao lại có ít đội tham gia Robocon như thế?

Có một sự thật khác là thời gian của các đội bạn dành cho Robocon cũng không nhiều như sinh viên ở Việt Nam. Họ nói chỉ dành được khoảng hai tháng cuối cùng để tập trung cho Robocon. Điều này có thể nhận thấy qua robot của bạn không làm được đẹp và cầu kỳ như của ta. Một số robot không sử dụng mạch in mà dùng bread board như sinh viên khoa điện vẫn hay dùng trong phòng thí nghiệm. Các dây dẫn điện buộc sơ sài trên thân robot, các đội hầu như ít trang trí cho robot của mình, một phần do có ít thời gian, một phần do thường xuyên phải tháo gỡ sửa chữa thêm thắt các bộ phận.

ChØ lμ mét cuéc ch¬i trong nhiÒu cuéc

ch¬i kh¸c

Nguyên nhân chính của việc Robocon không thu hút đông đảo các bạn sinh viên ở Malaysia đó là ngoài Robocon còn nhiều các hoạt động khác rất cuốn hút. Lấy ví dụ ở UTP, có các club về đủ các lĩnh vực kinh tế, nhạc họa, thể thao... và đa phần các bạn sinh viên thích tham gia các club này vì được rèn luyện các kỹ năng "mềm" ngoài các kiến thức kỹ thuật đã được học trên lớp. Các dự án của sinh viên thường rất được chú trọng vào tính thực tiễn, trong khi đó Robocon lại ít mang ứng dụng. Đơn cử như trong cuộc triển lãm các đề tài nghiên cứu của UTP năm 2006, đề tài được giải nhất là một thiết kế chiếc mũ bảo hộ có khả năng làm mát đầu, tên là "cool cap", thiết kế chỉ đơn giản là gắn một chiếc quạt vào gáy

P

Page 99: 460 RBC-Hoan Thien

[ 199 ] [ 200 ]

của chiếc mũ để làm mát đầu trong lúc đội nhưng nó có tính sáng tạo và tính ứng dụng tương đối cao. Sau đó, tác phẩm này được đưa sang dự Invention & New Product Exposition 2007 (INPEX) tại Pittsburgh, USA và đã giành được huy chương vàng.

Robocon cũng không phải là cuộc thi robot duy nhất ở Malaysia, ngoài Robocon còn có Robofest khá nổi tiếng với yêu cầu công nghệ và kỹ thuật tương đối cao. Các trường đại học thường xuyên tổ chức các hội thảo và tập huấn về công nghệ và kỹ thuật mới. Do đó Robocon chỉ là một cuộc chơi trong nhiều cuộc chơi khác.

Nh−ng l¹i ®−îc ®Çu t− rÊt nhiÒu tiÒn

Có một vấn đề nữa cũng phải nhắc đến, đó là vấn đề tài chính và sự ủng hộ cơ sở vật chất từ các trường cho các đội Robocon ở Malaysia là tương đối lớn. Ví dụ như ở UTP hàng năm đều cấp cho đội robocon trên RM 100 000, tương đương với gần nửa tỉ đồng VN. Trường cũng cấp cho đội một phòng lab riêng, đủ rộng để làm 3 sân thi đấu robocon. Đội được quyền sử dụng các máy móc cơ khí như máy CNC, máy tiện, phay, khoan... Trong đợt thi vừa rồi, tôi cũng có quan sát, các đội đều sử dụng motor tương đối đắt tiền, đều từ RM 100 (tương đương 450 nghìn) trở lên. Có đội còn dùng loại motor giá trên RM 1000, không giống như các đội ở Việt Nam thường tận dụng motor cũ mua ở "chợ giời". Các cảm biến đa phần là cảm biến nhập từ nước ngoài với giá tương đối cao, rất hiếm đội sử dụng cảm biến dò đường tự làm.

Robocon ViÖt Nam cÇn thùc tÕ h¬n

Có rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao một nước với trình độ khoa học kỹ thuật như Việt Nam lại có thể qua mặt các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan để 3 lần đạt ngôi vô địch Robocon. Theo tôi câu trả lời bắt nguồn từ chính yêu cầu công nghệ và kỹ thuật của robocon. Ta có thể thấy robocon là một cuộc thi mà thắng hay thua phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và chiến thuật thi đấu, và cái này là lợi thế của sinh viên Việt Nam. Sinh viên của chúng ta đa phần học nửa ngày trong khi ở các nước khác phải học cả ngày với số lượng bài tập tương đối lớn, sinh viên kỹ thuật nước ta thường có ít các hoạt động ngoại khóa nên dành nhiều thời gian và tâm trí cho robocon. Cũng vì thế, số lượng các đội tham gia nhiều, phải tổ chức thành nhiều vòng tuyển chọn nên các đội có cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, chiến thuật thi đấu.

Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về sinh viên Việt Nam với khả năng sáng tạo, ý chí vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao làm rạng danh cho đất nước nhưng cũng phải tỉnh táo nhận ra, tại sao chúng ta lại thắng và chúng ta được gì từ chiến thắng đó. Tôi nghĩ ngoài Robocon chúng ta cũng nên có thêm nhiều sân chơi khác và trong các trường đại học nên có các chương trình đào tạo sinh viên thành những con người toàn diện có đầu óc thực tế, có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Page 100: 460 RBC-Hoan Thien

[ 201 ] [ 202 ]

Robocon

vμ nh÷ng giÊc m¬

NGUYỄN THỊ THU HIỀN (Viết tặng những người bạn Robocon,

tặng FXR, HTS, CBG và KM)

ôi không chế tạo robot, không tham gia cuộc thi Sáng tạo Robot năm nay và mãi về sau

này cũng không khi nào tôi ghi danh trên cuộc đấu đó được. Tôi là con gái. Con gái làm kinh doanh, làm truyền thông chứ không làm kỹ thuật. Nhưng hôm nay, bây giờ tôi đang "làm Robot", làm Robot để đi cho hết điều trăn trở: ROBOCON là gì?

Nhiều người hỏi vì sao tôi tham gia dự án FPT Bảo trợ Công nghệ Robocon Việt Nam 2007. Ít khi tôi trả lời vì tôi biết sẽ không nhiều người hiểu. Tôi đủ lớn để nhìn thấy sự giàu sang và hào nhoáng của người khổng lồ FPT, nhưng tôi không đứng bên họ trong dự án này vì sự hào nhoáng ấy. Tôi không đến với cuộc chơi này vì tiền, vì danh vọng, hay vì bất kỳ một điều gì đó như sự hứa hẹn cho tương lai. Tôi cũng không mong tìm thấy một sự bảo trợ quá cao sang từ ánh hào quang cho cuộc chơi năm nay. Bất kỳ ai làm công việc Bảo trợ này tôi cũng sẽ tình nguyện đứng

bên họ như bây giờ tôi đang đứng bên những người trong dự án. Ai đứng ra đảm nhận trách nhiệm này không quan trọng, miễn là họ sẽ làm được điều gì, dù nhỏ thôi nhưng không phải là vô nghĩa.

Nhớ những ngày đầu, khi tôi chập chững đi những bước đầu tiên cùng dự án này, tôi tìm đến những cựu vô địch, những người đã từng tham gia Robocon. Chúng tôi cần họ đứng bên chúng tôi trong cuộc chơi này. Khi đó, không nhiều người hiểu công việc của chúng tôi, họ hỏi tôi: "Em biết gì về Công nghệ mà đòi đi Bảo trợ?" Đúng, tôi không biết thiết kế mạch, không biết lập trình, không hiểu cơ khí, tôi cũng

T

Ảnh: HẢI THANH

Page 101: 460 RBC-Hoan Thien

[ 203 ] [ 204 ]

không biết trả lời các bạn thế nào khi các bạn gọi điện hỏi tôi về vi điều khiển... Tôi trả lời họ bằng chính nhiệt huyết của tôi với cuộc chơi này, họ hiểu tôi, họ tin và rồi họ coi tôi như một người bạn trong "Cộng đồng Robocon" của họ. Tôi không phải dân kỹ thuật nhưng tôi hiểu Robocon là gì. Tôi đang "học" để nhìn thấy những giá trị ẩn sau những thanh nhôm khô cứng, những mạch điện tử vô hồn trên Robot.

Tôi lăn lộn với Dự án đầu tiên vì tôi là bạn của những người làm robot ngày hôm qua. Vinh quang có, thất bại có, hạnh phúc tột đỉnh và nuối tiếc cũng nhiều. Có những sự nuối tiếc vì thất bại, đôi khi là nuối tiếc,

là ân hận khi người ta đứng trên đỉnh cao của vinh quang và chiến thắng. Có những điều giá như, giá như ngày ấy không biết Robocon là gì, giá như ngày ấy không vô địch... Có những người ngày ấy không vô địch để bây giờ tiến xa hơn trên con đường họ chọn. Không biết có nên gọi đó là sự may mắn của số phận? Họ vẫn bước đi, mang theo những "giá như", không phải giọt nước mắt nhưng vương vấn hoài niệm buồn của tuổi trẻ.

Bây giờ các bạn tôi không còn là thí sinh, họ không còn đi bên cuộc chơi nhưng họ bên tôi. Bạn bè tôi không cổ vũ tôi làm công việc này, họ cũng không đứng cùng tôi trên con đường tôi đang đi, nhưng họ biết tôi đang làm gì và làm vì cái gì. Vì tình yêu. Điều đơn giản nhất đôi khi lại là thứ phức tạp nhất mà người ta khó thấu tỏ... Có những lúc mệt mỏi, những lúc quá tải tôi muốn bỏ cuộc, tôi ước tôi quên hẳn Robocon, quên hẳn những cái tên liên quan đến nó như FXR, HTS, CBG... Nhưng chỉ một câu nói thôi, tôi lại gồng mình lên đi tiếp: Em phải làm vì em hiểu Robocon là gì...

Tôi bắt gặp tuổi trẻ của bạn bè tôi trên gương mặt những "đứa" SV làm robot năm nay. Tôi nhìn thấy ngày hôm qua của họ trong khoảnh khắc hôm nay, trẻ lắm, nhiều hoài bão lắm, đáng trân trọng lắm.

Năm bạn tôi làm robot, bạn tôi 21 tuổi, bằng tuổi tôi bây giờ... Họ nghiệm ra rằng, tuổi 21 là tuổi đẹp nhất để làm robot, kiến thức vừa tới, học hành không quá mệt mỏi như những năm tiếp sau và quan trọng là khi người ta 21 tuổi người ta dám sống với robot bằng

Ảnh: HẢI THANH

Page 102: 460 RBC-Hoan Thien

[ 205 ] [ 206 ]

cả tâm hồn mình. 21 tuổi, lần đầu tiên tham gia cuộc chơi, người ta say mê vì tình yêu, không vướng bận nhiều những tính toán thắng thua.

Nhiều năm trôi qua, mọi thứ cũng đã thay đổi nhiều. Cuộc sống của bạn bè tôi bộn bề hơn, họ phải đối mặt với nhiều thứ khó khăn hơn trong cuộc sống, không còn nhiều chỗ cho ước mơ, cho hoài bão, ngông cuồng và bồng bột. Tôi cũng thế, vài năm nữa chắc chắn tôi cũng sẽ không làm việc gì tương tự như bây giờ, không dám nói thẳng một câu: "Em làm không phải vì tiền!" như bây giờ... Bây giờ, tôi sắp tròn 21 tuổi, tôi sống nhiều vì tình yêu.

Robocon mang đến cho tôi nhiều thứ hơn là một cuộc chơi mà tôi là kẻ ngoài cuộc. Tôi thấu hiểu hơn những tình bạn được tìm thấy, được nâng niu từ bộn bề nhôm sắt, những tình bạn còn đi theo người ta đến hết cuộc đời. Tôi hiểu khoa học có nghĩa là sự kế thừa, người sau bước tiếp con đường mà người hôm qua vỡ hoang, khai khẩn. Bạn bè tôi hôm qua tự vẽ mạch bằng tay, tự ngâm để hôm nay các bạn lớp sau biết cách có những mạch "pro" hơn rất nhiều mà không phải "hì hụi" nhiều như thế... Tôi hiểu hơn giọt nước mắt rơi lại bước chân hiện tại từ đỉnh vinh quang của quá khứ, vòng nguyệt quế phủ mây vẫn như một điều gì nhức nhối cho đến tận hôm nay...

Có người nói với tôi, giá trị duy nhất của Robocon chỉ là những giấc mơ. Điều này có thể đúng, chúng tôi đang mơ. Chúng tôi đang cùng nhau đi hết giấc mơ con trẻ để dám bước chân đến những giấc mơ của người lớn, dám mơ và dám sống cho những giấc mơ ngông cuồng, đôi khi hơi dại dột của tuổi trẻ...

Ảnh: HẢI THANH

Page 103: 460 RBC-Hoan Thien

[ 207 ] [ 208 ]

Robocon - mét gãc nh×n

KID

ậy là cuộc thi robocon đã trải qua một chặng đường 6 năm, một khoảng thời gian không

phải là dài nhưng nó cũng đủ giúp tôi có nhiều cảm nhận về nó, những cảm xúc trái ngược nhau.

Năm 2002, tôi mới chỉ là một đứa học sinh lớp 11, xem chương trình Robocon lúc đó cũng chưa có ấn tượng gì lắm. Nhưng theo thời gian, cuộc thi đã thực sự cuốn hút tôi, cũng một phần bố tôi cũng là một chỉ đạo viên của một đội robocon. Tôi mơ sau này đậu vào Đại học rồi cũng sẽ làm robot. Lúc đấy, cái cảm giác chinh phục đỉnh cao kia là một điều gì đó quá tuyệt vời.

Vào Đại học, tôi theo sát cuộc thi Robocon. Lúc ấy, chiếc áo thi đấu Robocon mà bố tôi cho là một niềm vinh dự. Năm BKPro vô địch toàn quốc, tôi đi cổ vũ Robocon không thiếu trận nào mặc dù lúc đó đang là kì thi.

Năm 3, trường và khoa phát động tham gia cuộc thi sáng tạo robocon, tôi tham gia với niềm hứng khởi. Cũng trong năm này, bố tôi không trực tiếp đứng ra làm chỉ đạo viên nữa bởi ông nghĩ đây là một cuộc thi

phong trào, chỉ nên để SV tham gia để học hỏi mà thôi. Ông khuyên tôi chỉ nên tham gia robocon ở một chừng mực nào đấy, nghiên cứu về Tự động hóa và Điều khiển mới là hướng phát triển lâu dài. Anh họ tôi cũng khuyên như vậy, Robocon chỉ là cái ao tù, Robotic mới là biển rộng. Tôi ngang bướng, bởi cái viễn cảnh kia nó choán hết đầu tôi mặc dù tôi cũng tự xác định rằng: "Chiến thắng chỉ là tương đối, đó chỉ là mục đích của mọi đội tuyển đặt ra để lấy động lực tham gia Robocon thôi. Cả trăm đội tuyển tranh đấu chỉ để giành lấy một chức vô địch kia mà không biết chúng ta sẽ phải trả giá gì sau đó? Đối với tôi, chiến thắng là kinh nghiệm và bạn bè".

Tôi đem một cái nhìn lạc quan vào robocon, mà đúng, làm việc gì mà không lạc quan thì thà bỏ ngay từ đầu còn hơn. Và thực sự quá trình làm robot là những ngày tháng không thể nào quên. Khó khăn đủ điều và hẳn những ai đã từng tham gia có lẽ cũng phải đối mặt với nó. Chúng tôi vượt qua giai đoạn đầu khó khăn, từ từ đi lên bằng những khoản tiền thưởng từ những cuộc thi đấu loại trong trường. Chúng tôi lạc quan về việc vượt qua vòng loại khu vực để thẳng tiến đến vòng chung kết toàn quốc. Những ngày cuối cùng trước khi vòng loại khu vực diễn ra là những ngày quên ăn quên ngủ.

Vòng loại khu vực... chúng tôi bị loại, thua ngay trận đầu tiên bởi chính cái chiến thuật mà mình dự định "tặng" cho đối thủ, nghĩ mà thấy khôi hài! Robot của chúng tôi bị trục trặc và dù có gỡ lại bằng trận thắng sau đó cũng không thể thay đổi được tình hình.

V

Page 104: 460 RBC-Hoan Thien

[ 209 ] [ 210 ]

Thất vọng là cái cảm giác đầu tiên trên gương mặt những đàn anh, bỏ ra nhiều công sức để rồi thu được thất bại này đây.

Tôi dần nhận ra mặt trái của Robocon, nó lấy đi của ta quá nhiều thời gian. Lời mà anh họ tôi bảo giờ lại lởn vởn trong đầu: "Robocon chỉ là cái cớ chính đáng để chú qua đêm ở ngoài mà thôi".

Những đàn anh tham gia Robocon, bây giờ ra trường, mặc dù khả năng chuyên môn có thừa nhưng mà ngoại ngữ không tốt do đầu tư quá nhiều thời gian vào Robocon, cũng chỉ có thể kiếm được một công việc tạm được. Chính đội trưởng đã khuyên tôi đừng tham gia Robocon nữa mà hãy chuyên tâm vào việc học Vi điều khiển.

Qua cuộc thi ABU tổ chức tại Việt Nam lần này, tôi càng nhận thấy nhiều điều đằng sau Robocon. Nó không còn là cái gì đó quá ghê gớm nữa. Các bạn theo dõi Robocon thì sẽ rõ, cuộc thi này về chuyên môn có thể nói là không thể nào hấp dẫn bằng cuộc thi toàn quốc. Tôi vỡ mộng. Việt Nam thua, tôi không quá buồn. Đây có lẽ cũng là khoảng nghỉ để chúng ta có cái nhìn định hướng đúng đắn hơn về Robocon. Tại sao chúng ta lại bỏ nhiều tiền bạc, công sức của cả trăm đội như vậy để rồi kết quả thu được chỉ là vô địch trước những đội bình thường? Những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước rất mạnh về điện tử và tự động hóa, họ mà đem công nghệ đi thi đấu thì làm sao đến lượt chúng ta? Chúng ta có thể tự hào về sự nhanh trí, linh hoạt trong đấu pháp thi đấu nhưng chúng ta đừng ngủ quên trên chiến thắng!

Theo cá nhân tôi, Robocon không còn là một sân chơi công nghệ nữa mà đã hơi hướng sang phong trào. Vì sao? Công nghệ từ năm trước đến năm sau là thay đổi không nhiều. Kết cấu cơ khí và mạch điện tử chỉ kế thừa của những năm trước, chỉ thay đổi chút ít để phù hợp với đề thi mà thôi, còn không thì bê nguyên xi. Chúng ta chẳng có cái gì mới mẻ cả, vậy thì làm sao mà phát triển được? Theo tôi, mùa robocon năm nay có một thứ mới duy nhất: Công nghệ xử lí ảnh.

Một mùa robocon mới nữa lại bắt đầu. Không còn tham gia Robocon nữa, nhưng tôi vẫn sẽ theo sát nó bởi tình yêu robocon của tôi là không bao giờ thay đổi!

Page 105: 460 RBC-Hoan Thien

[ 211 ] [ 212 ]

Mét vμi suy ngÉm

vÒ cuéc ch¬i

NHẬT PHƯƠNG (ghi)

Huỳnh Đức Thuận khoa Công nghệ thông tin, chuyên ngành Kĩ sư tài năng công nghệ máy tính (CE, Computer Engineering) trường đại học Bách khoa TPHCM. Thuận tham gia Robocon năm 2005 và 2006. Hiện đang là giảng viên trường cao đẳng Đông Á và sinh sống tại thành phố Đà Nẵng.

uộc thi nào cũng vậy luôn có người thắng và kẻ thua, Robocon cũng là một cuộc thi như

vậy. Nhưng điều đáng chú ý là Robocon ngoài là cuộc thi thì nó thật sự đã trở thành một sân chơi thú vị cho sinh viên. Nó liên kết mọi niềm đam mê và hòa nhập các ý tưởng sáng tạo lại với nhau để phục vụ cho mục đích sáng tạo công nghệ. Tuy đến với cuộc thi đội nào cũng muốn mang về cho mình sự vinh quang nhưng thật sự bên cạnh cái vinh quang đó thì còn nhiều điều có giá trị hơn. Đó là tinh thần cao độ, sự khát khao của niềm đam mê, cơ hội để học hỏi và nâng cao kỹ năng, thấy được tác phong tác nghiệp chuyên nghiệp thực sự.

Bên cạnh đó là niềm vui của tình bạn bè, tình đoàn kết và chia sẻ lẫn nhau. Tuy trên sân các đội là

đối thủ cạnh tranh với nhau, nhưng họ vẫn giúp đỡ, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, sân chơi robocon đã trở thành một sân chơi chuyển giao công nghệ và làm cho các ý tưởng được thăng hoa.

Nhưng cũng không thể phủ nhận những hạn chế mà sân chơi Robocon chưa khắc phục được và chính vì có những hạn chế như vậy nên đã gây ra nhiều trở ngại và bức xúc cho các đội tham gia. Đó là chưa có sự thống nhất rõ ràng về luật của Robocon. Vì trước khi thi toàn quốc thì các đội thi ở từng cụm (ví dụ: chia ra là khu vực phía Nam và phía Bắc), nên dẫn đến trình trạng mỗi khu vực áp dụng một số luật không giống nhau. Và chính vấn đề luật có sự chênh lệnh không giống nhau dẫn đến tình trạng ban tổ chức trong một số trận đấu không thống nhất ý kiến, ảnh hưởng đến tính công bằng của các đội tham gia thi đấu. Ngoài ra vấn đề thiết kế sàn thi đấu cũng còn nhiều bất cập, do có sự khác biệt giữa các sàn đấu của từng khu vực và sàn đấu của khu vực với sàn đấu toàn quốc khi vô chung kết. Từ việc phát sinh sự khác biệt sàn đấu buộc các đội phải điều chỉnh robot và thiết bị của mình cho phù hợp. Thật sự mong muốn rằng sân chơi Robocon ngày càng tổ chức sáng tạo, công bằng và hấp dẫn hơn để phát huy hơn những thành công đã đạt được. Đặc biệt là nên chú trọng đến việc thống nhất và hoàn chỉnh hơn về luật, cách thức tổ chức, sàn thi đấu cũng như một số hạn chế khác.

Khi đến với Robocon thì xin hãy đến bằng sự đam mê với tinh thần sẵn sàng cống hiến vì một sân chơi công nghệ công bằng, lành mạnh, thú vị và thật sự hấp dẫn.

C

Page 106: 460 RBC-Hoan Thien

[ 213 ] [ 214 ]

Nªn thay ®æi

thêi gian thi Robocon

TS TRẦN THU HÀ (Giảng viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM)

Dưới góc độ một nhà giáo, Tiến sĩ Trần Thu Hà, Trưởng phòng Quản lý Khoa học Quan hệ Quốc tế và sau Đại học của trường ĐHSPKT TP. HCM, đồng thời là một thành viên trong ban giám khảo của cuộc thi vòng loại khu vực phía Nam và cũng là... 1 chỉ đạo viên, cô đã có bài viết nhìn nhận lại con đường của Robocon với những giây phút hồi hộp, với nụ cười và cả nước mắt...

Tõ nh÷ng kû niÖm cña Robocon

obocon, sân chơi sáng tạo của không chỉ sinh viên mà cả đội ngũ giáo viên giảng dạy và cả

phụ huynh cũng bị cuốn hút vào phong trào của Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM. Những ngày đầu của robocon "Gà đẻ trứng vàng", sinh viên của trường ĐHSPKT đã thiết kế những "chú gà trống" kẹt không đẻ nổi những quả trứng vàng và những chú gà mái

mang nhiều trứng - "nặng" không đi nổi. Tất cả đều là những kỉ niệm rất đáng nhớ của thầy và trò trong những ngày đầu nhập cuộc vào sân chơi sáng tạo này.

Trong cuộc thi "Cầu mây chinh phục không gian", một đội sinh viên khoa In của trường chỉ vì đã chế tạo robot tại nhà và hôm đi thi từ Thủ Đức lên thành phố, các em đã không thuê được xe tải phải thuê taxi, những chú robot tay quá dài nên tạm được "gỡ xếp tay chân" cho gọn. Nhưng hỡi ơi, mang được robot đến và lắp ráp lại, thì cuộc thi đã kết thúc! Nhìn các em nuớc mắt lưng tròng làm cho Ban Tổ chức và nhất là giáo viên của trường cũng không nén được cảm xúc.

Và rồi đến cuộc thi cuộc hội ngộ của Ngưu Lang - Chức Nữ trường ĐHSPKT TP. HCM đã được vinh dự đăng cai cuộc thi vòng loại khu vực phía Nam từ Nha Trang trở vào. Cuộc thi thành công rực rỡ đã tuyển chọn những đội xuất sắc nhất tham gia vào cuộc thi toàn quốc. Năm đó FXR đã mang lại niềm vinh dự lớn cho Việt Nam.

Đoàn Tất Linh là giáo viên trẻ, chỉ đạo viên của một đội với "Robot Ngưu Lang" đạt kỉ lục về tốc độ tặng quà, tuy nhiên khi được ra đến Hà Nội, không hiểu sao chàng Ngưu Lang này lại cứ lạc đường và không thể tặng quà cho nàng Chức Nữ như kỉ lục đã ghi ở vòng loại khu vực phía Nam. Theo Linh, có lẽ chàng Ngưu Lang này "mắc cỡ" khi gặp Chức Nữ nên lúng túng mất phương hướng chăng?

Những đêm thức trắng chuẩn bị cho cuộc thi và những buổi tranh cãi nảy lửa và cả những buổi làm

R

Page 107: 460 RBC-Hoan Thien

[ 215 ] [ 216 ]

hòa khi thấy robot thực hiện được những nhiệm vụ theo kế hoạch là kỷ niệm không quên đối với các sinh viên tham gia cuộc chơi. Để bảo vệ chăm sóc cho những chú robot thông minh các em đều nâng niu và che chở rất kỹ lưỡng, nào may áo che bụi nắng và che mưa, đóng đế và hộp để khi chuyên chở không làm va chạm. Tất cả mồ hôi và công sức của thầy và trò đã được các chú robot dường như biết ý và "trả công" bằng những hành trình ngoạn mục theo đúng ý của chủ nhân. Biết sao được, bởi đã có nhiều bất trắc đã xảy ra, khi trên sân thi đấu bên cạnh những chú robot thông minh ngoan ngoãn ấy còn có không ít những chú bướng bỉnh không chịu nghe lời hoặc cứ lỳ ra không thích đi hoặc dường như sợ hãi ai đó mà chẳng chịu động đậy. Có chú robot tự động còn nổi nóng phun lửa phì phì làm các chú khác cũng sợ cuống lên và đi lạc lung tung.

Nhận làm thành viên Ban Giám khảo của cuộc thi robocon, tôi luôn phải công bằng nhưng thực sự khi đội nhà ra sân trong lòng vẫn thấy nôn nao vì lo lắng và khi chiến thắng, tôi cũng không kìm chế được niềm vui vô tận của mình để chia sẻ cùng các em. Khi thua cuộc tôi cũng không thể nào ngăn được nỗi buồn của chính mình tuy nhiên cũng tự trấn tĩnh được và thường an ủi các em: "Hẹn cuộc chơi năm sau các em nhé! Nếu không có người thua lấy ai là người chiến thắng phải không các em! Thất bại là mẹ của thành công!"

Suy ngÉm vÒ cuéc thi Robocon

Phong trào robocon của ĐHSPKT TP. HCM lớn mạnh không ngừng, nó cuốn hút hàng trăm sinh viên và hàng chục giáo viên trẻ của trường tham gia vào thiết kế mô phỏng và lập trình cho những chú robot và thực hiện những chiến thuật theo từng chủ đề hàng năm.

Các em đã học được cách tranh luận để bảo vệ ý tưởng của chính mình trong nhóm và cả cách phải phục tùng ý kiến của đa số thiểu số, đã có không ít những cuộc tranh cãi và chia tay các bạn trong nhóm để tách và nhập với nhóm khác chỉ để bảo vệ chính kiến của mình trong thiết kế. Các chỉ đạo viên cũng nhiều lần lúng túng với sự tranh luận không phân thắng bại của các em và đóng vai trò như một mối nối những nhịp cầu để đưa những đội quân đến đích. Cuộc chơi tuổi trẻ sáng tạo này tạo cho các em có thêm khả năng vận dụng lý thuyết để thực hành thiết kế và thi công; tăng thêm kỹ năng thực tế tiếp xúc với các thiết bị và các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghiệp.

Trường ĐH SPKT đã đầu tư hỗ trợ các em phát động phong trào trong cả tập thể sinh viên để cuốn hút tập thể. Các đội vào sâu vòng loại cấp Trường sẽ được đầu tư tập trung (khoảng 7 đội trong số 15 đội dự thi, chiếm 50%), theo quan điểm chỉ đạo của trường đây là sân chơi cho tập thể, đầu tư dàn trải nhưng không lãng phí. Nó sẽ cổ vũ khuyến khích sinh viên tham gia được nhiều hơn. Còn đầu tư tập trung thì chỉ dành cho một số em giỏi không phát hiện và phát triển được

Page 108: 460 RBC-Hoan Thien

[ 217 ] [ 218 ]

tiềm năng lớn của tập thể. Chủ trương này rất hợp lý cho việc phát triển phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học của trường, không chỉ ưu tiên cho những sinh viên giỏi.

Ba năm liền trường ĐHSPKT TP.HCM đã được sánh vai cùng các trường bậc anh chị như ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Quân sự và dự vinh đứng hạng 3 toàn quốc. Có được vinh quang ấy không thể quên công sức của tập thể sinh viên, chỉ đạo viên và sự hỗ trợ khuyến khích của Ban Giám hiệu, Đảng ủy nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian chuẩn bị thi cho đến sau cuộc thi.

Cuộc chơi nào cũng phải kết thúc và các em lại bước vào cuộc thi quan trọng nhiều gian nan, nó quyết định không nhỏ đến tương lai của các em đó là thi lại, thi các môn học các em phải lùi lại so với tiến độ của nhà trường. Nhà trường hàng năm phải cho phép gần trăm sinh viên xin nhận điểm 1 và thi lại các môn của học kỳ hai, điều này đã gây không ít khó khăn cho nhà trường trong công tác tổ chức và cho bản thân sinh viên. Nó làm ảnh hưởng đến gia đình khi thời gian học của các em kéo dài hơn. Rất nhiều sinh viên phải bắt buộc từ bỏ cuộc chơi, mặc dù tích lũy rất nhiều kinh nghiệm thi đấu nhưng vì việc học vì tương lai của chính các em nên đành tiếc nuối tạm biệt những chú robot. Thực tế, đã có những trường hợp vì tham gia cuộc thi robocon mà hết thời gian học tập trong đại học, như vậy kết thúc của cuộc chơi robocon đã thành ra không có... hậu.

Từ thực tế đó, tôi thiết nghĩ ban tổ chức nên thay đối một chút kế hoạch thi như sau: tháng 10,11 thường là chủ đề của cuộc thi đã có, nên tổ chức vào tháng 4 cho vòng loại các khu vực. Riêng tháng 5 và 6 hãy để thời gian cho các em thi cử và thực hiện nốt kế hoạch của học kỳ và thời gian từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 tổ chức thi toàn quốc. Một tháng còn lại, đội tuyển đại diện của VN có đủ thời gian chỉnh trang sửa chữa robot chuẩn bị lên đường vào tháng 9, dự thi vòng Châu Á - Thái Bình Dương.

Nếu BTC thực hiện được đúng như thời gian đề xuất trên, tôi thiết nghĩ cuộc thi Robocon sẽ tạo điều kiện hơn cho sinh viên Việt Nam, hấp dẫn nhiều hơn nữa.

Page 109: 460 RBC-Hoan Thien

[ 219 ] [ 220 ]

Gãc nh×n

FALLEAF Admin của www.dientuvietnam.net

và www.picvietnam.com

Bài viết này dành cho những người sẽ tham gia vào cuộc chơi Robocon dù theo bất kỳ nghĩa nào của từ tham gia.

ột cách đương nhiên rằng khi bạn đọc tới những dòng này, bạn đã đọc qua hàng

loạt những vấn đề về Robocon. Tôi được mời viết bài cho cuốn sách này bởi tôi cũng như các bạn, hiện đang là sinh viên, chỉ có cái hơi khác là hơi già nên người ta gắn cho tôi hai chữ tiến sĩ đằng sau. Chuyên ngành của tôi là Robotics. Nhưng cái chính không phải là vậy, mà bởi vì tôi là admin của cộng đồng điện tử online (www.dientuvietnam.net; www.picvietnam.com; www.avrvietnam.com; www.vntelecom.org).

Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra những cái nhìn khách quan cho những người đã và đang rất sẵn sàng để lao vào cuộc. Tôi không muốn làm trầm trọng hóa một cuộc chơi, nhưng tôi cũng đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong cộng đồng điện tử, những người

đã, đang và sẽ tham gia vào Robocon. Câu hỏi mà tôi luôn đặt ra trước các bạn sinh viên khi họ thảo luận với tôi về Robocon đó là, bạn sẽ được gì khi tham gia cuộc thi? Cuộc thi có những điểm nào chưa tốt, hoặc không tốt? Bạn nghĩ gì về cuộc thi?

Trong bài viết này, thay vì đi đặt câu hỏi cho các bạn trên diễn đàn, tôi thử trả lời những câu hỏi này theo cách nhìn của mình, và tôi hy vọng sẽ chia sẻ được với các bạn phần nào về quan điểm của tôi về cuộc thi.

1.

Tôi biết điều bạn có thể dễ dàng đoán được trong phần đầu bài viết của tôi đó là bạn đã học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế qua cuộc thi. Đúng vậy, qua cuộc thi robocon, bạn sẽ tự đào tạo cho mình những kiến thức về điện tử, lập trình firmware cho vi điều khiển, vi xử lý, về cơ khí, về quản lý nhân sự, về quản lý tài chính, về những hiểu biết về thị trường và những kiến thức thực tế mà bạn sẽ rất ít có cơ hội để tiếp xúc khi ngồi lì trên ghế nhà trường.

Ba lần chiến thắng ở Robocon quốc tế. Có thể chưa phải là cái mà "thế giới phải quan tâm", nhưng thực tế nó có một giá trị rất lớn. Có thể nói, một mặt các bạn làm nên niềm tự hào cho Việt Nam, nhưng tôi cho đó chỉ là một cuộc chơi nhỏ. Cuộc chơi lớn chính là cuộc chơi "chứng minh nguồn nhân lực". Những nhà đầu tư về công nghệ vào Việt Nam, họ sẽ được hấp dẫn bởi giá thuê đất rẻ, bởi chính sách thuế, bởi nguồn nhân lực rẻ, bởi vị trí địa lý thuận lợi...

M

Page 110: 460 RBC-Hoan Thien

[ 221 ] [ 222 ]

nhưng điều đáng quan tâm đó chính là nguồn nhân lực công nghệ cao có sẵn, và chi phí đào tạo lại có thể sẽ được giảm đi đáng kể. Giá trị rất lớn đó, cá nhân tôi coi đó là giá trị thương hiệu về nguồn nhân lực Việt Nam.

2.

Xét về khía cạnh một sinh viên, bạn cho rằng mình có thể học tập được nhiều điều từ Robocon: cách quản lý nhân sự, tài chính, dự án... Tôi trưởng thành từ hoạt động Đoàn. Có thể nói rằng tôi là ủy viên ban chấp hành đầu tiên trẻ tuổi nhất của BK HCM trong vòng mười mấy năm trở lại đây, làm cố vấn CLB Văn nghệ HSV BKHCM trong 2 năm. Các bạn hãy thử hoạt động để nuôi 250 người tham gia với bạn trong 2 năm, các bạn sẽ hiểu được vấn đề là gì. Đó là tôi còn chưa nói tới các hoạt động của PFIEV (chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, www.pfiev.edu.vn - trang chính thức; www.pfiev.net - sinh viên). Vậy tôi muốn khẳng định với các bạn rằng, không phải chúng ta nhất định phải học những điều đó chỉ ở Robocon.

Lại nói về kỹ thuật. Bạn muốn học về kỹ thuật? Bạn nên xác định một cách rõ ràng hơn về cái mà bạn sẽ học được, đó là các kỹ thuật được ứng dụng trong robot? Bạn sẽ dùng bao nhiêu loại cảm biến trong con robot dự thi? Hầu hết trong số đó là các cảm biến hành trình, cảm biến va chạm, encoder, cảm biến hồng ngoại, ánh sáng đo khoảng cách, cảm biến detect, và trong hàng trăm, hàng nghìn đội thì mới có một đội

dùng camera. Vậy bạn đã nghe đến siêu âm, laser, Beacon, GPS, IMU, cảm biến mặt trời...?

Trong các bài toán robocon, bạn sẽ phải giải quyết một số bài toán cơ bản của robot và ở một góc độ đơn giản: Global Localization (định vị toàn cục), Positioning (định vị mang nghĩa cục bộ), Navigation (xác định đường đã đi và vạch chiến lược đường đi tiếp), Motion Planning... Nhưng vấn đề là bạn đã và đang được học theo cách nào, vận dụng theo cách nào? Phần lớn sinh viên tham gia cuộc thi robocon không biết rằng những bài toán này đã được giải quyết như thế nào. Họ hoàn toàn phát triển từ những ý tưởng tự phát mà ra.

Bạn sẽ học được về các kết cấu cơ khí một cách lượm lặt. Bạn không thể có đầy đủ các chi tiết thiết kế mong muốn, bạn phải chấp nhận thiết kế theo cách giá rẻ của sinh viên, mua được cái gì xài cái đó. Điều này giúp bạn thể hiện sự thông minh sáng tạo của mình, nhưng điều đó chẳng qua nó là "thế mạnh" vốn có! Nền sản xuất của chúng ta thường làm nhỏ lẻ, lượm lặt và "chế"... Làm thế nào để bạn trở thành một kỹ sư cơ khí thiết kế thực sự?

Bạn sẽ được học về điều khiển. Tôi nhớ mãi tới năm 2006 mới có một đội đầu tiên ứng dụng tốt bộ điều khiển PID và được ban giám khảo khen. Năm năm chỉ để có một đội làm tốt một bộ điều khiển như vậy là thời gian quá dài.

Page 111: 460 RBC-Hoan Thien

[ 223 ] [ 224 ]

3.

Như vậy Robocon là một cơ hội để học những điều đơn giản? Đúng. Bạn chỉ học được những kỹ thuật đơn giản thôi, trong thời gian quá dài và quá tốn kém thời gian. Trong cùng thời gian như vậy tôi đã có thể hướng dẫn sinh viên làm các đề tài khoa học, và đã có thể làm một phần trong một dự án cụ thể. Bạn thấy thời gian có quan trọng không? Kiến thức muốn học sẽ có, nhưng hãy đặt vấn đề rằng các bạn học được nó trong thời gian bao lâu? Những công việc cưa cắt, đục đẽo, và việc tự mày mò một cách không hiệu quả đã và đang làm bạn tiêu tốn quá nhiều thời gian so với việc nghiên cứu và học tập một cách khoa học. Tôi biết bạn đã, đang và sẽ làm việc rất nghiêm túc khi tham gia vào cuộc chơi này, nhưng cuộc chơi sẽ làm các bạn tốn thời gian rất nhiều vì những cái không đáng, mà điều này là điều không tránh khỏi. Bằng cách bỏ thời gian nghiên cứu, đọc, các bạn có thể hiểu và trang bị cho mình những kiến thức rộng hơn rất nhiều trong thời gian ngắn hơn 2 đến 3 lần so với lao vào thực hành trong khi chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức. Đây chính là vấn đề mà tôi muốn nhấn mạnh: Thời gian.

Sự lệch lạc không phải xuất phát từ kỹ thuật, nó đã làm bạn tốn thời gian đã đành, mà cách tiếp cận vấn đề không được sự hướng dẫn chính là một điều tai hại mà hiện nay các đội robocon đang gặp phải. Hầu hết bạn đều phải tự làm mà không có sự hướng dẫn hiệu quả. Các bạn đang bị báo chí và niềm vui chiến thắng

kéo đi theo những cách nghĩ mà các bạn không lường trước được tai hại của nó.

Cuối cùng của tất cả, đó chính là việc một người kỹ sư học được gì? Có những người sẽ học được mỗi thứ một chút, mất thời gian đó, không học được chuyên sâu về kỹ thuật như tôi nói đó; nhưng bù lại, họ lại có một cái nhìn tổng quan. Nếu họ có sức bật, họ sẽ có thể phát huy những gì mình học được qua cuộc thi Robocon, từ quản lý nhân sự, tài chính, cho tới học tập về kỹ thuật, sáng tạo chiến lược... Nhưng - tôi phải nói nhưng, bởi vì trong một nhóm N người, thì chỉ có 1 hoặc 2 người mới có thể học được những vấn đề tổng quan, chiến lược. Trong khi đó, những người còn lại của đội, tôi khẳng định rằng cái số đông đó sẽ không có mấy cơ hội để được học hỏi những điều trên. Cho dù rằng anh có tài năng tới đâu, thì trong một "tiểu đội" thì cũng chỉ có một "tiểu đội trưởng". Rất nhiều người từng tham gia Robocon là bạn của tôi, và họ nói với tôi rất nhiều về những gì mà họ học được. Chỉ duy nhất một điều tôi đều thấy họ là những người lãnh đạo nhóm, và bây giờ họ đều lãnh đạo các công ty của họ. Vậy những người khác ở đâu? Tôi muốn nói về sự hao tốn nhân lực vào một trò chơi như vậy là không cần thiết. 300 đội với tối thiểu 5 thành viên một đội. 1500 sinh viên đã đang và sẽ lao vào cuộc mỗi năm. 5 đến 8 tỉ đồng mỗi năm được đầu tư vào cho khoảng 200 con robot không thể chạy được và thậm chí không có giá trị khoa học mỗi năm.

Page 112: 460 RBC-Hoan Thien

[ 225 ] [ 226 ]

4.

Tôi chỉ có thể nói rằng, chúng ta cần phải có sự cân nhắc, và suy xét một cách kỹ lưỡng về cuộc chơi này. Nhưng chính 5 - 8 tỉ mỗi năm đó, lại đã và đang tạo thương hiệu về nguồn nhân lực kỹ thuật cho Việt Nam. Lật lại vấn đề này thì liệu nó có phải là một sự đầu tư chính đáng hay không? Tôi khẳng định rằng có thể có. Nếu như vậy, tôi hy vọng rằng đầu tư thương hiệu nguồn nhân lực thì nó cũng có thời gian của nó. 10 năm sẽ có thể là đủ, và chúng ta đã trải qua 6 cuộc thi, 6 năm rồi. Chúng ta còn 4 năm nữa, và các nguồn đầu tư sẽ cần phải được giới hạn lại, và cần phải điều chỉnh phù hợp hơn. Không nên quá sa đà và lý tưởng hóa nó. Nó chỉ là một cuộc chơi nhỏ và đơn giản mà ABU đã tạo ra.

Cuối cùng, tôi luôn tin tưởng một cách mãnh liệt vào tương lai phát triển của Việt Nam. Tôi đang đi con đường của tôi, và tôi sẽ cố gắng vì tôi tin con đường của mình. Khi bạn đã quyết định tham gia hoặc không tham gia nữa, hãy thực sự tin vào quyết định của mình. Tất cả chúng ta sẽ chiến thắng. Mọi quyết định đều đúng, bởi vì bạn không thể quyết định nhiều lần trong đời mình cho cùng một vấn đề. Nhưng nếu một khi bạn đã cân nhắc, và đã quyết định, hãy tuyệt đối tin tưởng vào quyết định của mình, hãy mở rộng tầm nhìn của mình một cách cao nhất, rộng nhất có thể. Đó là điều sẽ giúp các bạn không phải chỉ trong một cuộc thi đâu.

PGS TS Lª Hoμi Quèc:

Robocon - mong chê

nh÷ng líp qu¶ ®Çu mïa

TÙNG CƯỜNG

Một cái cây lớn lên, sẽ ra hoa, kết quả, nhưng lớp quả đầu mùa ấy sẽ giá trị hơn nếu có những bàn tay chăm sóc, lo toan. Đó cũng là câu chuyện mà ông Lê Hoài Quốc, Phó GS Tiến sĩ, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP. HCM muốn chia sẻ khi Trung tâm Neptech đứng ra làm "bà đỡ" cho 4 đề tài trong chương trình Robocon năm 2007.

Líp qu¶ ®Çu mïa

ó là chương trình ươm tạo đầu tiên do Sở KHCN & MT TP.HCM triển khai với

những đội tuyển robocon của thành phố từng giành chiến thắng trong nước và quốc tế. Với kinh phí 1 tỉ đồng, chương trình kéo dài từ 6 tháng - 12 tháng, đang được đánh giá nghiệm thu, trước mắt dành cho 4 đội:

Đ

Page 113: 460 RBC-Hoan Thien

[ 227 ] [ 228 ]

Ram@ction do kỹ sư Đồng Hưng Phúc làm chủ nhiệm với đề tài "Thiết kế và thi công Kit thí nghiệm vi điều khiển dạng module" dùng giảng dạy cho sinh viên khối ngành kỹ thuật; Atech do kỹ sư Lê Tấn Cường làm chủ nhiệm với đề tài "Nghiên cứu thiết kế, thực hiện Robot cá trong hồ bơi điều khiển bằng sóng vô tuyến" (hai đội này đều thuộc trường đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức); BKPro do kỹ sư Lưu Anh Tiến làm chủ nhiệm với đề tài "Thiết kế chế tạo bộ điều khiển tay máy" lấy sản phẩm theo phương thẳng đứng 4 bậc tự do với 2 tay gắp tác động phối hợp, và Zeus do kỹ sư Lê Công Danh làm chủ nhiệm với đề tài "Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình máy bay lên thẳng 4 chong chóng có khả năng tự cân bằng và di chuyển trong nhà" (đều thuộc ĐH Bách khoa TP. HCM). Đề tài của đội BKPro chuẩn bị được nghiệm thu, có 5 sản phẩm tay máy lấy sản phẩm cho máy, hay đề tài của đội Zeus với thiết bị bay trên nguyên lý tự cân bằng, có thể ứng dụng tốt trong việc lắp camera quan sát tại sân bay, trong ngành cảnh sát giao thông mà không làm người bị theo dõi khó chịu.

Những thí sinh tham gia Robocon ít nhiều đều tham gia công trình nghiên cứu khoa học. Nhóm đầu tiên là Telematic, sau chiến thắng, tham gia làm thiết bị đặt hàng chương trình nội địa hóa máy móc thiết bị của thành phố với chi phí thấp, đưa chỉ tự động vào kim may trong dệt may. Trước khi bước lên bục vinh quang, một số thành viên đội BKPro đã tham gia nghiên cứu khoa học với đề tài: Điều khiển động cơ xây dựng bộ lái áp dụng trên tay máy cho đào tạo, vận

dụng cho robot. Từ đầu năm 2007 tới nay có chỉ đạo của UBND TP. HCM về việc hỗ trợ phong trào robocon, ông Quốc đề xuất: quan tâm sâu rộng tới phong trào Robocon với mục đích chính là tạo động lực tự nhiên để sinh viên tự học tập, nghiên cứu; hỗ trợ thiết thực trước, trong và sau Robocon (xây dựng CLB robot trong trường đại học, trước mắt là hỗ trợ 8 trường từng có thành tích Robocon tốt với mức 25 triệu đồng/trường/năm, là kinh phí quản lý vận hành CLB (có người tổ chức đội, sinh hoạt chuyên môn cho sinh viên), gồm các trường như: Bách khoa, Sư phạm Kỹ thuật, Công nghiệp, Dân lập Công nghệ, Kỹ thuật Công nghệ Lạc Hồng...12 đội lọt vào vòng chung kết cũng sẽ được hỗ trợ mỗi đội 10 triệu và được duy trì hàng năm.

"Robocon là trò chơi nhưng có ý nghĩa thiết thực về ý tưởng, giải pháp kỹ thuật, quản lý công việc và hướng sinh viên tới giải quyết vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Không chỉ TP. HCM mà nơi khác cần rút kinh nghiệm trong việc hỗ trợ sinh viên tham gia Robocon, đặc biệt Hà Nội có Học viện Quân sự, ĐH Bách khoa, có nhiều sinh viên rất giỏi, nhưng sau cuộc thi không thấy xuất hiện" - ông Quốc nói.

Hç trî nhiÒu cho Robocon

Hiện tại TP.HCM đang triển khai chương trình Robot công nghiệp; sẽ có thầy giáo cố vấn cho từng đội, đầu tư, tổ chức công việc, hoàn thành kế hoạch như thế nào, vì nhiều khi sinh viên chưa có kinh

Page 114: 460 RBC-Hoan Thien

[ 229 ] [ 230 ]

nghiệm quản lý dự án. Đây có thể coi là vườn ươm cho sinh viên, nhà khoa học trẻ. Theo ông Quốc, nhiều dự án nghiên cứu khoa học của Việt Nam thường xếp ngăn kéo là do quan điểm R & D. Vì đó là cả quá trình tìm kiếm, phát triển sản phẩm, thương mại hóa, tức là phải qua giai đoạn ươm tạo. Việt Nam muốn từ tìm kiếm, tới ngay thương mại hóa, chính vì "đi tắt đón đầu" như vậy nên nhiều công trình đi vào ngăn kéo. Việc này không phải chỉ do trách nhiệm của nhà khoa học, mà của cấp quản lý khoa học. "Tôi vẫn phản đối kiểu có R & D là bắt phải có sản phẩm, trong đó tự chủ nhiệm đề tài xoay xở, chứ không phải do nhà nước chủ động hỗ trợ." - Ông Quốc nói - "Nhà nước phải như bà đỡ tạo cú hích ban đầu nhằm hỗ trợ các dự án trở thành doanh nghiệp, như tiếp cận quỹ Phát triển khoa học công nghệ, tiếp cận doanh nghiệp sản xuất".

Ông Quốc cho rằng các trung tâm hỗ trợ dự án tại Việt Nam nên học tập theo mô hình Ktech (Hàn Quốc) - trung tâm ươm tạo công nghệ thành lập từ thời tổng thống Park Chung Hee, nơi ươm tạo nhiều doanh nghiệp xứ kim chi. Sở KHCN & MT thành phố đang có kế hoạch hợp tác chặt chẽ với Ktech. Thời gian tới trung tâm công nghệ thành phố (Neptech) do Sở KHCN & MT quản lý sẽ hoạt động như phòng thí nghiệm mở, ai có ý tưởng sẽ được tạo mô hình làm thử, nếu thành công sẽ được hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ, nếu khó khăn tài chính sẽ được giới thiệu Quỹ hỗ trợ công nghệ cho vay không lãi suất. Đây chính là việc khởi đầu tạo năng lực nội sinh cho ươm

tạo công nghệ trong nước. Lúc đầu, Ktech là cơ quan nhà nước, nhưng tới nay hoạt động như doanh nghiệp cổ phần ươm tạo, cung cấp dịch vụ đầu tư, quản lý, nhà nước chỉ rót một phần kinh phí hỗ trợ, Ktech làm trung gian nhà nước với cá thể khác trong xã hội trong việc ươm tạo ra sản phẩm.

C¸i nh×n ®μo t¹o khoa häc c«ng nghÖ ph¶i

nh×n tõ con ng−êi

Hiện nay sân chơi KHCN cho sinh viên Việt Nam còn quá ít. Robocon mới là sân chơi duy nhất được nhiều người biết tới bởi có sự hỗ trợ đắc lực của truyền thông. Sở KHCN & MT thành phố đã đặt vấn đề với VTV2 tổ chức cuộc thi robot trong nước và quốc tế có kỹ thuật cao hơn vì với 3 phút/trận như Robocon hiện nay, các đội tham gia khó có thể ứng dụng công nghệ cao, như thuật toán phức tạp hơn, để dần nâng mặt bằng trình độ người chơi. Trên thế giới có hàng trăm cuộc thi robot quốc tế. Tại Mỹ có cuộc thi robot chuyên cứu hỏa, robot vượt địa hình, robot trong nhà. Thời gian tới, Sở KHCN & MT thành phố phối hợp với CLB doanh nghiệp cùng Hội khoa học công nghệ tự động và VTV tại TP.HCM tổ chức cuộc thi kỹ thuật để phát huy nhân tài ở những lĩnh vực khác, như: cơ khí, tự động hóa...với mong muốn khuấy động phong trào không chỉ dành cho sinh viên mà dành cho cả học sinh các cấp học khác, tạo ham muốn đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật. "Cái nhìn đào tạo khoa học công nghệ phải nhìn từ con người, vì

Page 115: 460 RBC-Hoan Thien

[ 231 ] [ 232 ]

nhập thiết bị tốt nhưng không có người sử dụng thì đắp chăn! - Ông Quốc nói. - Ở các nước khác, có CLB sáng tạo nhằm tạo sân chơi cho người dân và vấn đề cốt lõi thứ hai là bảo hộ ý tưởng sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ để người dân tự do công bố ý tưởng, chủ động như một thói quen, thì mới tạo đà phát triển bền vững. Có thể sáng kiến không ai dùng nhưng họ được quyền công bố và bảo hộ".

Khi Robocon dμnh cho

nh÷ng sinh viªn biÕt ch¬i

TÙNG CƯỜNG

Cách đây khoảng 20 năm, Robocon xuất phát từ ý tưởng của một giáo sư người Nhật mà hiện nay mọi người đều gọi ông là Doctor Robocon, tạo một sân chơi kỹ thuật dành cho sinh viên biết... chơi, để sinh viên giao lưu, học hỏi và muốn cổ vũ sự quan tâm kỹ thuật trong sinh viên, nhân dân Nhật. Đến nay, Robocon đã lan tỏa với hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tinh thần giao lưu kỹ thuật, không đặt nặng việc thắng - thua là sợi chỉ đỏ xuyên suốt.

iệt Nam chính thức tham gia sân chơi Robocon Châu Á - Thái Bình Dương từ

năm 2002. Và cũng tại năm đầu tiên này, đội Telematic của Việt Nam đã bước lên bục vinh quang sau khi chiến thắng trước đội tuyển Nhật Bản. Thế nhưng theo thạc sĩ Huỳnh Văn Kiểm, giảng viên chính bộ môn điều khiển tự động, khoa Điện - điện tử, trường đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí

V

Page 116: 460 RBC-Hoan Thien

[ 233 ] [ 234 ]

Minh: khi tới Việt Nam, Robocon đã có sự biến đổi lớn. Tại các nước khác, chủ trì Robocon là các trường đại học, được tổ chức theo kiểu CLB sinh viên nghiên cứu khoa học. Tại đây, nhận được tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp và được giáo viên điều hành, sinh viên thực sự chơi và làm việc. Robocon là trò chơi khá vô tư dành cho những sinh viên biết chơi, tham gia với sự ham thích đặc biệt. Giải thưởng dành cho đội chiến thắng thường không bằng hiện kim mà chủ yếu tượng trưng và danh tiếng ấy thuộc về trường đại học có đội tuyển tham gia, chứ không dồn hết cho đội tuyển như Việt Nam hiện nay.

Cũng theo ông Kiểm thì tại Việt Nam, cũng do "xã hội hóa thô bạo", trường đại học, nhà tài trợ và chủ yếu là sinh viên bỏ tiền ra đầu tư cho Robocon (sinh viên bỏ tiền mời giáo viên hướng dẫn). "Robocon năm 2006, riêng trường đại học Bách khoa TP.HCM tốn 500 triệu, các trường khác chắc cũng tốn không ít tiền"- ông Kiểm cho biết - "Bức tranh Robocon Việt Nam, tinh thần Robocon quốc tế bị biến dạng do cách nhìn nhận của xã hội chúng ta. Khi nhà trường đầu tư, sinh viên đầu tư thì muốn đạt cái gì đó - mà cụ thể là giải thưởng đã tạo sự cay cú ăn thua. Các nước giải quyết vấn đề đó từ lâu rồi, tôi cũng đã trao đổi điều này với những người có trách nhiệm, những người tham gia nhưng dường như không ai biết và không quan tâm".

Không chỉ với Robocon mà với khá nhiều cuộc thi khác tại Việt Nam, người ta hay nhắc tới những cơn mưa huy chương vàng, mặt trận hóa giải thưởng như một điều... bình thường. Ông Kiểm cho biết: Hiện nay,

Nhật, Trung Quốc tổ chức Robocon rất tốt và làm giống nhau, đó là: không có giải thưởng tiền bạc. "Tôi không chống giải thưởng tiền bạc tại Việt Nam, vì hiện nay Việt Nam không có giải thưởng hiện kim, không thì cuộc thi dễ chết. Nhiều cuộc thi tại Việt Nam có giải thưởng hiện kim lớn, điều này cũng tốt, vì đa số các em tham gia phải đầu tư tiền bạc, công sức, thời gian nhiều, đó cũng là cách đền bù cho các em. Nhưng giải thưởng hiện kim không phải là tất cả"... Ông Kiểm từng vận động tổ chức một cuộc thi trong trường đại học Bách khoa thành phố HCM với giải thưởng danh dự, mở ra tương lai lớn cho thí sinh đạt giải khi họ được một hãng lớn của nước ngoài tài trợ cấp chứng chỉ khoa học kỹ thuật như một giấy thông hành giới thiệu những cơ hội khác, nhưng sinh viên tham gia rất ít và hờ hững bởi giải nhất chỉ có... 6 triệu đồng.

Vừa qua, có dịp tới Trung Quốc tham quan giải đấu Robocon toàn quốc, ông Kiểm cho biết có nhiều điều Việt Nam cần học hỏi. Một điều thuận lợi là họ chơi theo CLB khá vô tư, công tác tổ chức rất tốt. Điều quan trọng là sau mỗi trận đấu, ban tổ chức dành thời gian tuyên dương đội thua, nhưng có sáng tạo kỹ thuật đặc sắc. Bởi mỗi trận đấu robocon chỉ có 3 phút là quá ngắn để có thể phô diễn kỹ thuật cao. Ban tổ chức mời cả đội thua và đội thắng cùng chào khán giả. Những đội bị loại được biểu diễn kỹ thuật đặc sắc. Như vậy kỹ thuật cao được tôn vinh chứ không phải quan trọng thắng hay thua. Còn Việt Nam thắng thì được tất cả, thua thì "lủi thủi". Việt Nam nên có hình thức tôn vinh như thế!

Page 117: 460 RBC-Hoan Thien

[ 235 ] [ 236 ]

G¹ch nèi

vμ dÊu chÊm löng...

TÙNG CƯỜNG

Năm năm, quãng thời gian không dài kể từ khi Việt Nam tham gia robocon - sân chơi kỹ thuật dành cho sinh viên sôi động khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, song với những thành tích đã đạt được (3 năm vô địch khu vực: 2002, 2004 và 2006) và lại tập trung vào riêng trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Vậy liệu có không sự kế thừa, tận dụng những thành quả của lớp đi trước trong kỹ thuật hay sự chuyển giao kiểu "công nghệ Robocon Bách khoa thành phố"?

PhÝ ph¹m do kh«ng kÕ thõa vÒ thiÕt bÞ

heo thạc sĩ Huỳnh Văn Kiểm (ĐH BK TPHCM) - người gắn bó với Robocon Việt

Nam từ những buổi đầu tiên: Các đội tham gia Robocon Việt Nam nói chung có sự kế thừa, nhưng kém và không trực tiếp. Đơn cử ĐH BK TP.HCM - được coi là dấu son của Robocon Việt Nam khi các

đội tuyển của trường lần lượt vô địch toàn quốc và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương các năm 2002, 2004 và 2006; Tuy nhiên, sự chuyển giao có tổ chức về kỹ thuật, chiến thuật một cách đầy đủ, hay nói nôm na là công nghệ robocon là chưa có, mới là kế thừa cá nhân qua cá nhân giữa các đội tuyển với nhau. "Các đội tự học tập nhau về kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, hướng làm robot (do tự học chứ không chuyển giao kỹ thuật như mô hình câu lạc bộ). Đây là vấn đề tồn tại của trường ĐH BK TP.HCM. Nguy hiểm nhất là "không kế thừa thiết bị, sau khi thi xong là bỏ hết!" - ông Kiểm cho biết - "Vì các đội tự thành lập, tự mời thầy hướng dẫn, chứ nhà trường không căn cứ trên những cá nhân xuất sắc để tuyển chọn thành lập đội và đầu tư trực tiếp vào phòng thí nghiệm để sinh viên có thể sử dụng lâu dài - điều này sẽ tốt hơn!".

Khởi đầu, e rằng sinh viên không tham gia rộng rãi, nên trường chỉ dự kiến chỉ cho sinh viên hai bộ môn: Tự động và Cơ khí tham gia. Tuy nhiên do dư âm chiến thắng của đội Telematic tại đấu trường Châu Á - Thái Bình Dương và vì đam mê, nên một số sinh viên khoa khác như: Viễn thông, CNTT cũng tham gia, nhưng vì thường chỉ có giáo viên trong hai khoa Tự động và Cơ khí được hướng dẫn, nên sinh viên khoa khác phải kết hợp với khoa Tự động hoặc Cơ khí để "giành" thầy phụ đạo.

T

Page 118: 460 RBC-Hoan Thien

[ 237 ] [ 238 ]

§Çu t− trùc tiÕp cho ®éi tuyÓn

Hiện nay, trường Bách Khoa TP.HCM và trường ĐH Bách khoa Hà Nội đều chọn cách đầu tư trực tiếp cho các đội tuyển, chứ không đầu tư vào phòng thí nghiệm; vì thứ nhất các đội mạnh tự đầu tư, thứ hai phòng thí nghiệm cũng lơ là. Các trường mở cuộc thi ý tưởng, rồi cấp kinh phí cho các đội có ý tưởng khả thi, sau đó chấm thiết bị và thi đấu. Một thực tế là phòng thí nghiệm và giáo viên đôi khi đứng bên lề cuộc chơi, không hỗ trợ được nhiều.

Ông Kiểm cho biết: hiện tại, phong trào Robocon ở trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hoạt động gần mô hình CLB nghiên cứu khoa học, họ đầu tư phòng thí nghiệm, có kho vật tư, thiết kế, có thể chuyển giao từ các đội tuyển đi trước cho đội tuyển đi sau; nên chi phí khi các đội tuyển tham gia thiết kế robot hợp lí và mặt khác kỹ thuật cũng được nâng cao. "Trường Bách khoa thành phố nên làm như vậy, vì sẽ dễ dàng quản lý thầy giáo bộ môn nào hướng dẫn sinh viên tham gia và chính sách kinh phí cũng rõ ràng".

Làm cách nào để dấu gạch nối được viết tiếp, để tận dụng những thành quả lớp trước, chứ không chỉ là dấu chấm lửng? Điều này, bản thân các sinh viên tham gia sân chơi Robocon không thể tự trả lời được!

Phô lôc

§Þa chØ mua linh kiÖn

t¹i Hμ Néi

TRẦN HOÀI SƠN

S¬ ®å chî Trêi Hμ Néi

CHỢ TRỜI là một trong những địa điểm quen thuộc. Ở đây có thể kiếm được rất nhiều thứ cả về linh kiện điện tử lẫn đồ cơ khí các dụng cụ làm robot.

Sau đây là các địa chỉ cụ thể để mua đồ: + Động cơ:

- Cửa hàng Phương Thọ (hỏi hàng cô Phương) chuyên mua bán các loại mô tơ quạt gió cũ phớt, lỷ, đá, đồ điện dân dụng đặc biệt là mô tơ 1 chiều và ắc quy. Địa chỉ: 118 Trần Cao Vân (cuối ngõ Yên Bái 2) Điện thoại: 048217833 hoặc 0912815611.

- Cửa hàng ông Long, cuối ngõ Thịnh Yên. - Sky Net 18 Tô Hiến Thành. Điện thoại:

049743367.

Page 119: 460 RBC-Hoan Thien

[ 239 ] [ 240 ]

+ Ốc vít các loại đúng giá: - 25 Thuốc Bắc và 31 Thuốc Bắc.

+ Các loại nhông xe máy xích: - Cửa hàng xe máy Hạnh Linh 22A, Thịnh Yên.

Điện thoại: 048216003. + Đồ linh kiện điện tử tại dãy phố điện tử:

- Các loại connector dây nối công tắc: Cửa hàng đồ điện Lợi Bình, chuyên bán các loại nguồn máy tính đổi nguồn từ AC&DC 12 V lên 110 và 220V cho ô tô.

- Cửa hàng linh kiện điện tử 21 ngõ Trần Cao Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 048211037, 0912007488, fax 9762650. + Công tắc hành trình nút ấn role:

- Cửa hàng chị Bích đối diện số nhà 16 ngõ Trần Cao Vân. Điện thoại: 049784136.

- Cửa hàng linh kiện điện tử Mai Khanh. Điện thoại: 045732192 mua các loại vi xử lý linh kiện khác.

Ngoài chợ Trời ra còn có 1 số địa điểm khác mua

những dụng cụ cần thiết như sau: - Phíp đồng tại 141 Hàng Bông, ở đây cũng bán

cá lạo phôi nhựa phíp và dây đồng. Điện thoại: 048286314.

- Các loại dung dịch ăn mòn tại số 3 Hàng Hòm và mua sơn băng dính...

- Linh kiện ở 17A Hàn Thuyên, 049371934 (địa chỉ bán linh kiện quen thuộc hợp với sinh viên).

- MC 25 Nguyễn Công Trứ chuyên bán coonector có thể đặt trước và các loại linh kiện xịn (rất đắt).

Công ty TNHH Toàn Cầu 259 Đội Cấn chuyên bán các loại đồ linh kiện dán.

- Electric tool 79 Hàng Trống, bán đồ linh kiện cho làm mạch như mỏ hàn đồng hồ (đắt nhưng chính hãng hàng đảm bảo chất lượng)

- Ngoài ra 409 Đội Cấn và trên đường Hoàng Hoa Thám.

- Các loại dây: Hàng Chiếu hoặc Hàng Mành. Mua nhôm tại: - Nhôm Đô Thành, 83 Đại Cồ Việt. Điện thoại:

04.8680547 - 51 Đại Cồ Việt. Điện thoại: 04.8682148.

Page 120: 460 RBC-Hoan Thien

[ 241 ] [ 242 ]

§Þa chØ mua linh kiÖn t¹i

Thμnh phè Hå ChÝ Minh

NGUYỄN TẤN LỘC Những dụng cụ cũng như linh kiện, các loại

nguyên vật liệu làm robot ở TP.HCM không quá khó để tìm, thường tập trung ở 2 chợ lớn là chợ Nhật Tảo (linh kiện điện tử) và chợ Tạ Uyên (dụng cụ cơ khí). Hầu hết những thứ bạn cần cứ vô chợ hỏi là người ta có thể chỉ cho bạn.

Chợ Nhật Tảo là một trong những địa điểm quen thuộc, ở đây ta có thể kiếm được rất nhiều thứ cả về linh kiện điện tử lẫn đồ cơ khí, các dụng cụ làm robot. Về giá cả thì chủ yếu các bạn phải đi vài vòng để biết được giá tốt nhất, nhìn chung những tiệm nằm sâu trong chợ sẽ bán rẻ hơn bên ngoài. Một số cửa hàng các bạn có thể ghé qua:

- Tiệm Ngọc trên đường Nhật Tảo. - Tiệm ông già trên đường Lý Thường Kiệt. Ngoài ra còn có 1 số cửa hàng bán linh kiện điện

tử khác thuộc dạng cao cấp, các bạn có thể tham khảo để tìm mua như:

- TME: 3189/14/1 Phạm Thế Hiển F.7 Q.8 TP.HCM. ĐT: 08.8506738, www.tme.com.vn

- Cửa hàng Tương Lai 578 đường 3/2 F.14 Q10 - Gần ngã tư Ngô Quyền - 3/2. ĐT: 2650299 www.ictuonglai.com

- Dụng cụ cơ khí: các loại kềm kẹp, búa, tán rivet... không quá khó kiếm ở Sài Gòn,1 địa chỉ các bạn có thể ghé qua là khu ngã 3 Bảy Hiền, gần bệnh viện Thống Nhất, nơi tập trung khá nhiều các loại ốc vít, dụng cụ cơ khí...

Nguyên vật liệu làm phần cơ khí của các robot chủ yếu gồm nhôm, nhựa, phíp công nghiệp và các chi tiết sắt.

- Nhôm: có rất nhiều cửa hàng bán nhôm nằm rải rác trong thành phố, trong đó đường Lý Thường Kiệt (đoạn đi ngang ĐHBK TP.HCM) tập trung khá nhiều. Một địa chỉ các bạn có thể đến mua là cửa hàng Long Vân 299/4 Lý Thường Kiệt F15, Q10.

- Nhựa, phíp công nghiệp: khu chợ gần sân vận động Thống Nhất.

- Động cơ: khu Nhật Tảo, đường Vĩnh Viễn, đường Lý Nam Đế, chịu khó dạo vài vòng quanh chợ hỏi thăm để có được giá tốt nhất. Do nguồn động cơ chủ yếu là đồ cũ nên đòi hỏi kinh nghiệm lựa chọn khá nhiều. Nếu có đủ tài trợ, bạn có thể tìm mua động cơ từ skynet http://robocon.skynet.vn hoặc bkpro www.bkpro.info.

- Các thứ lặt vặt như lục giác, ốc vít, dây đai, các vật liệu cơ khí... có thể tìm thấy ở chợ Tạ Uyên (đoạn từ cắt Trần Quý đến Nguyễn Chí Thanh).

Chợ Nhật Tảo

Page 121: 460 RBC-Hoan Thien

[ 243 ] [ 244 ]

Ngoài ra nếu các bạn cần những linh kiện thuộc dạng hàng hiếm thì có thể lên các forum sau post bài, luôn có sẵn 1 dịch vụ nhập hàng từ nước ngoài về cho bạn với giá tạm chấp nhận được:

www.picvietnam.com www.dientuvietnam.net www.diendandientu.com

Môc lôc - Lời giới thiệu 5

PhÇn I Robocon ViÖt Nam:

s¸u n¨m mét chÆng ®−êng

- Robocon ViÖt Nam: S¸u n¨m mét chÆng ®−êng 10 - Ch©n dung c¸c nhμ v« ®Þch Robocon ViÖt Nam 18 - Hμnh tr×nh Robocon ViÖt Nam 34

PhÇn II

NH©N VËT - ThÇy Huúnh V¨n KiÓm:

T«i sÏ l¹i ®øng bªn c¸c em 41 - D−¬ng TÊn Thμnh:

Cæ tÝch vÒ "ng−êi khïng" biÕt ®Î ra khñng long 48 - NguyÔn TÊn Lý:

ChÕ t¹o robot tõ nh÷ng chiÕc m¸y in 51 - L−u V¨n HËu:

Hít tãc, c¬m bôi vμ robot HCT HAPPY 55 - Dòng "®¹i bμng" vμ giÊc m¬ robot ViÖt 58 - Hå Quang Dòng: Qu¸i kiÖt c¬ khÝ Sμi thμnh 63 - SAM vμ KÎ lu«n g©y bÊt ngê 68 - NguyÔn H¶i Linh: Marathon cïng Robocon 73 - L−u Anh TiÕn: Thæi hån vμo nh÷ng cç m¸y 77 - Tr×nh Quèc TuÊn vμ "Dßng m¸u anh hïng" 81

Page 122: 460 RBC-Hoan Thien

[ 245 ] [ 246 ]

- NguyÔn H÷u C−êng: §· ®am mª lμ ph¶i lμm tíi cïng 85

- Lª TÊn C−êng: Tõ "VÞt ®Î trøng" ®Õn "Action" 88

- Lª C«ng Danh: §am mª ch−a ph¶i lμ thμnh c«ng 93

- NguyÔn ThÕ Hoμng: T«i kh«ng sî b¾t ®Çu tõ con sè 0 98

- §ç ThÕ CÇn: ChiÕn th¾ng chÝnh m×nh lμ ®iÒu quan träng h¬n c¶ 102

- Nh÷ng øng cö viªn lçi hÑn Cóp vμng 2007 107

PhÇn III CUéC THI VIÕT Ký øC ROBOCON

- B¹n vμ mïa Robocon 117 - Nh÷ng ngän löa truyÒn ®Õn mu«n ®êi 121 - ViÕt cho t×nh yªu 123 - Ch¸y hÕt m×nh c¸nh ph−îng nhÑ nhμng r¬i 129 - Nh÷ng cæ ®éng viªn cuång nhiÖt 133

PhÇn IV

LAN Táa ROBOCON - Nu«i hån Robocon 137 - Hμ Néi hÕt mét ngμy n¾ng 142 - Robocon cña t«i 147 - ¦¬m mÇm Robocon trong tr−êng PTTH 151 - Tr−ëng ban tæ chøc ®©u råi? 155 - MËt m· mang tªn Robocon cña nh÷ng

ng−êi lÝnh 158

- Nh÷ng bãng hång trªn s©n robot 162 - PhÝa sau hËu tr−êng 167 - Chóng t«i lμm Robocon 170

PhÇn V

HËu robocon - Nh÷ng ®iÒu kh«ng thÊy trªn truyÒn h×nh 175 - Nh÷ng ng−êi leo nói sÏ v−ît ®−îc biÓn 180 - TS Phan H÷u Duy Quèc:

H·y coi Robocon lμ n¬i b¾t ®Çu! 188 - Ph¹m Duy Tïng: Häc tËp t¹i

Trung t©m nghiªn cøu quèc tÕ MICA 195 - Thøc tØnh Robocon (Tõ Robocon Hμn Quèc

®Õn Robocon ViÖt Nam) 187 - Tõ Robocon Malaysia tíi Robocon ViÖt Nam 197 - Robocon vμ nh÷ng giÊc m¬ 201 - Robocon - mét gãc nh×n 207 - Mét vμi suy ngÉm vÒ cuéc ch¬i 211 - Nªn thay ®æi thêi gian thi Robocon 213 - Gãc nh×n 219 - PGS TS Lª Hoμi Quèc:

Robocon - mong chê nh÷ng líp qu¶ ®Çu mïa 226 - Khi Robocon dμnh cho

nh÷ng sinh viªn biÕt ch¬i 232 - G¹ch nèi vμ dÊu chÊm löng... 235

Phô lôc

- §Þa chØ mua linh kiÖn t¹i Hμ Néi 283 - §Þa chØ mua linh kiÖn t¹i TP. Hå ChÝ Minh 241

Page 123: 460 RBC-Hoan Thien

[ 247 ] [ 248 ]

Robocon −¬m mÇm nh÷ng −íc m¬

Theo dự án FPT

Đơn vị Bảo trợ Công nghệ Robocon 2007 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

18 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội Đi ện tho ại: 04.8294685 - F ax: 04.8294781

Chịu trách nhiệm xuất bản NGUYỄN CỪ

Chủ biên

ĐOÀN MINH HẰNG Biên tập

NGUYỄN HỒNG HẠNH Trình bày ảnh

ĐOÀN MINH HẰNG Trình bày bìa

PHAN PHƯƠNG LINH Sửa bản in

HẠNH NGUYỄN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- In 2030 cuốn, khổ 13,5 x 20,5 cm Tại Công ty in Khoa học & Công nghệ Giấy phép số 785-2007/CXB/01-171/VH-564/QĐ-VH In xong và nộp lưu chiểu năm 2008