ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · in tại...

64
1 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016 TỔNG BIÊN TẬP TS. Vũ Chí Kiên PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Đinh Thị Thu Phong BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Bùi Thị Huyền [email protected] T el: (844) 37737136 (máy lẻ 27,22) LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH Quảng cáo: T rịnh Hồng Hải [email protected]v .vn Mobile: 0912011031 Phát hành: Đoàn Thị Yến dt[email protected]v .vn Mobile: 0904162626 MỸ THUẬT Đoàn Phong ĐỊA CHỈ: 18 NGUYỄN DU, HÀ NỘI T oà soạn: 110 Bà T riệu, Hà Nội T el:(84.4)37737136; (84.4) 37737137 Fax: (84.4) 37737130 Email: [email protected]; Website: http://www. tapchibcvt.gov .vn; http://www.ictvietnam.vn CHI NHÁNH TẠI TP.HCM Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh T rưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn Email: [email protected] T el/Fax: 08.39105379 Mobile: 0944909139 Năm t hứ 54 số 525(715) 9.2016 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUY N THÔNG T ẠP CHÍ C ÔNG NGHỆ T HÔNG T IN TR UYỀN T HÔNG Giá bán: 25.000đ Giấy phép xuất bản số: 365/GP-BTTTT ngày 19/12/2014 In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7 14-19 8-13 20-27 28-31 32-35 Vấn đề - Sự kiện Trọng Tâm: Thị trường ICT thế giới và những con số Chính phủ điện Tử nguyễn phú Tiến: Công tác hướng dẫn và xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 inTerneT nguyễn Thị Thu Thủy: Bảo vệ quyền lợi quốc gia trước xu thế chuyển giao đuôi tên miền cấp cao mới ThS. đinh Tiến Dũng: Tăng cường công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng nguyễn Thị phương Dung: Một số đề xuất phát triển Internet di động tại châu Á Truyền Thông xã hội ThS. nguyễn Văn Tạo: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

1CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

TỔNG BIÊN TẬPTS. Vũ Chí Kiên

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

TS. Đinh Thị Thu Phong

BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ThS. Bùi Thị Huyền

[email protected]

Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 27,22)

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNHQuảng cáo: Trịnh Hồng Hả[email protected]: 0912011031Phát hành: Đoàn Thị Yế[email protected]: 0904162626

MỸ THUẬTĐoàn Phong

ĐỊA CHỈ: 18 NGUYỄN DU, HÀ NỘI

Toà soạn: 110 Bà Triệu, Hà Nội

Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137

Fax: (84.4) 37737130

Email: [email protected];

Website: http://www. tapchibcvt.gov.vn;

http://www.ictvietnam.vn

CHI NHÁNH TẠI TP.HCM

Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn

Email: [email protected]

Tel/Fax: 08.39105379

Mobile: 0944909139

N ă m t h ứ 5 4 s ố 5 2 5 ( 7 1 5 )9.2016

B Ộ T H Ô N G T I N V À T R U Y Ề N T H Ô N G

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

Giá bán: 25.000đ

Giấy phép xuất bản số: 365/GP-BTTTT ngày 19/12/2014 In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016

3-7

14-19

8-13

20-27

28-31

32-35

Vấn đề - Sự kiện

Trọng Tâm: Thị trường ICT thế giới và những con số

Chính phủ điện Tử

nguyễn phú Tiến: Công tác hướng dẫn và xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

inTerneT

nguyễn Thị Thu Thủy: Bảo vệ quyền lợi quốc gia trước xu thế chuyển giao đuôi tên miền cấp cao mới

ThS. đinh Tiến Dũng: Tăng cường công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

nguyễn Thị phương Dung: Một số đề xuất phát triển Internet di động tại châu Á

Truyền Thông xã hội

ThS. nguyễn Văn Tạo: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở

Page 2: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

2 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

36-39

40-43

44-4647-5051-55

56-6061-64

An Toàn bảo mậT

minh Thiện: Bảo mật thông tin từ bên trong thời IoT

Cio

Thu hằng: Xu hướng chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ truyền thông số

Công nghệ Thông minh

đặng hoa: IoT và các tác động lên môi trường

ThS. nguyễn Văn Thuật: Kinh nghiệm triển khai IoT tại Hàn Quốc

hà phương: Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong xây dựng đô thị thông minh

bh: Phát triển thành phố thông minh tại ASEAN

nguyễn ngọc Tú, đặng Thế ngọc: Đánh giá hiệu năng kênh FSO - Sử dụng kỹ thuật điều chế BPSK-SIM

Page 3: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

3CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Vấn đề - Sự kiện

Thị trường ICT thế giới và những con số

53% dân số thế giới chưa được tiếp cận với Internet

Ước tính tới cuối năm 2016, vẫn có khoảng 3,9 tỉ người (tương ứng với 53% dân số thế giới) chưa sử dụng Internet. Tại châu Mỹ và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), có khoảng 1/3 dân số chưa được sử dụng Internet. Trong khi tại châu Phi, con số này là 75%. Châu Âu có 21% dân số chưa biết đến Internet. Tại châu Á - Thái Bình Dương và các nước Ả Rập, tỉ lệ này lần lượt là 58,1% và 58,4%. Điểm chung của tất cả các

Trọng Tâm

Mới đây, Liên Minh Viễn thông quốc tế (itu) đã công bố báo cáo thường niên Về thị trường ict thế giới 2016 (ict Facts & Figures 2016). theo đó, số Lượng người tiếp cận Với internet đã tăng Lên, giá cước giảM đi, nhưng Vẫn còn cần phải nỗ Lực hơn nữa để đạt được Mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ tiếp cận Internet tính theo giới tính

Page 4: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

4 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Vấn đề - Sự kiện

khu vực chính là tỷ lệ nam giới sử dụng Internet cao hơn nữ giới.

Tuy nhiên, sự cách biệt giữa hai giới trong việc sử dụng Internet lại đang có xu hướng gia tăng. So với năm 2013, cách biệt chỉ là 11% thì sau 3 năm con số này là 12,2%. Khoảng cách lớn nhất tại những nước ít phát triển (LDCs) là 31%. Chỉ duy nhất ở nhóm các quốc gia phát triển là khoảng cách này giảm xuống (từ 5,8% xuống còn 2,8%).

Sự phát triển mạnh mẽ của băng rộng

Mức độ phủ sóng băng rộng di động

Hiện nay khoảng 7 tỉ người, tương đương với 95% dân số thế giới đang sống trong các khu vực đã được phủ sóng di động. Băng rộng di động hiện cũng đã được phủ sóng tới 84% dân số thế giới, song nếu tính riêng người dân ở các khu vực nông thôn, vùng

sâu vùng xa thì tỉ lệ này mới chỉ là 67%.

Các mạng LTE đã phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng trong vòng 3 năm trở lại đây, phủ sóng tới khoảng 4 tỉ người dân (tương ứng với 53% dân số toàn cầu), góp phần đáng kể trong việc cải thiện tốc độ truy nhập Internet di động.

Tại các quốc gia đang phát triển, lượng thuê bao băng rộng di động tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số, nâng mức thâm nhập băng rộng di động lên gần 41%. Trong đó, mức độ thâm nhập băng rộng di động tại các nước phát triển lên tới 90,3%. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, con số thấp hơn mức trung bình của thế giới một chút, đạt 42,6%. Dự báo tới cuối năm nay, tổng số thuê bao băng rộng di động trên toàn cầu sẽ đạt 3,6 tỉ.

Giá cước băng rộng

Theo số liệu thống kê, tới năm 2015, có 78 quốc gia đang phát triển có giá cước dịch vụ băng

Tỉ lệ phủ sóng của các dịch vụ 2G, 3G, 4G

Page 5: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

5CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

rộng cơ bản dưới 5% tổng thu nhập bình quân đầu người hàng tháng. Con số này ở nhóm quốc gia phát triển và chậm phát triển lần lượt là 46 quốc gia và 5 quốc gia. Hiện vẫn có khoảng 9 quốc gia chậm phát triển có mức cước băng rộng trên 30% tổng thu nhập bình quân đầu người hàng tháng.

Theo Cam kết về phát triển Internet băng rộng năm 2011, mục tiêu tới năm 2015, dịch vụ băng rộng cơ bản (gói cước cơ bản nhất) sẽ có giá đảm bảo để tất cả người dân có thể sử dụng được (tương đương với khoảng 5% tổng thu nhập bình quân hằng tháng của người dân). Như vậy, tính tới cuối năm 2015, đã có 129 quốc gia trên tổng số 185 quốc gia đạt được mục tiêu đặt ra (tương đương với 70%).

Dịch vụ băng rộng di động có vẻ như “dễ chịu” hơn so với cước băng rộng cố định. Tính tới cuối năm 2015, mức cước dịch vụ

băng rộng di động trung bình trên toàn thế giới vào khoảng 5,5% tổng thu nhập bình quân đầu người. Trong khi đó, mức cước trung bình của dịch vụ băng rộng cố định hiện khoảng gấp đôi so với băng rộng di động. Tại nhóm các quốc gia chậm phát

triển nhất, cước băng rộng cố định cao gấp hơn ba lần so với cước băng rộng di động.

Nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP$), trung bình mỗi tháng, mỗi người dân trên thế giới phải bỏ ra 26,7 USD để sử dụng dịch vụ băng rộng di động, trong khi để sử dụng dịch vụ băng rộng cố định, họ sẽ phải bỏ ra 56,3 USD. Tại các nước kém phát triển, con số còn “kinh khủng” hơn nhiều, lần lượt là 39,9 USD và 134 USD.

Song song với đó, trong 3 năm vừa qua, giá cước mỗi GB dữ liệu di động trên máy tính (truy cập Internet di động qua USB 3G) đã có xu hướng giảm nhanh, giúp người dân có điều kiện tiếp cận với dịch vụ này hơn nữa. Nếu như năm 2013, người dân trên thế giới phải bỏ ra khoảng 12% thu nhập mỗi tháng để mua 1 GB dữ

Giá cước băng rộng năm 2015 tính theo tỉ lệ GNI trên đầu người

Giá cước băng rộng di động và cố định theo PPP$

Page 6: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

6 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Vấn đề - Sự kiện

liệu, thì tới năm 2015, con số chỉ còn khoảng 7%. Các nước phát triển từ việc phải bỏ ra 1% thu nhập năm 2013 thì tới 2015 gần như được miễn phí.

Băng rộng cố địnhMật độ thâm nhập còn thấp

Mật độ thâm nhập băng rộng cố định vẫn chỉ đạt dưới 1% ở châu Phi và các nước ít phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc chính là động cơ thúc đẩy băng rộng tại châu Á - Thái Bình Dương, nơi tỉ lệ thâm nhập băng rộng cố định ước tính sẽ vượt 10% vào cuối năm 2016.

Mật độ thâm nhập băng rộng cố định tại các khu vực

Page 7: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

7CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Tốc độ băng rộng cố định: phần lớn đạt trên 10 Mbit/s

Trung bình trên thế giới hiện nay cứ 100 dân thì có khoảng 12 thuê bao băng rộng cố định, 83% trong số này có tốc độ từ 2 Mbps trở lên và 58% là có tốc độ từ 10

Mbps trở lên.

Đầu năm 2016, 75% thuê bao băng rộng cố định tại các quốc gia phát triển được quảng cáo là có tốc độ truyền dẫn từ 10 Mbps trở lên.

Nhóm các quốc gia phát triển, với tỷ lệ kết nối băng rộng cố định gần như chiếm toàn bộ kết nối Internet cố định. Ví dụ như Hàn Quốc, 100% kết nối Internet cố định có tốc độ trên 10 Mbps. Tại một số quốc gia thuộc nhóm chậm phát triển như Namibia và Zimbabuwe, không những mức thâm nhập băng rộng cố định thấp mà phần lớn kết nối có tốc độ dưới 2 Mbps.

IoT đang trong giai đoạn đầuĐầu năm 2015, trung bình trên

thế giới cứ 22 thuê bao di động sẽ có một thuê bao M2M. Các cuốc gia có tỉ lệ thâm nhập M2M cao là những nền kinh tế tiên tiến, công nghiệp hóa cao, gồm các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, Phần Lan và Đan Mạch..

(Theo: ITU, ICT Facts & Figures 2016)

Tỉ lệ các gói cước tính theo tốc độ

Tỉ lệ thâm nhập thuê bao M2M tại một số nước

Page 8: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

8 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công tác hướng dẫn và xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

nguyễn phú Tiến

trong thời gian qua, công tác hướng dẫn Và xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (cntt) trong các cơ quan nhà nước đã đi Vào nề nếp, góp phần thúc đẩy triển khai ứng dụng cntt hiệu quả, đồng bộ trên quy Mô toàn quốc, đẩy Mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử. chính phủ, thủ tướng chính phủ đã ban hành các Văn bản định hướng chung Về ứng dụng cntt; bộ thông tin Và truyền thông đã ban hành các Văn bản hướng dẫn kịp thời các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch 5 năM, hằng năM Về ứng dụng cntt. bài Viết phân tích những định hướng ứng dụng cntt của quốc gia Và công tác hướng dẫn, xây dựng kế hoạch ứng dụng cntt của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

I. Những định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

1. Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 -2 020

Ngày 26/10/2015, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 1819/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Tại Quyết định này, mục tiêu tổng quát về ứng dụng CNTT trong 5 năm tới đã được xác định, trong đó nhấn mạnh đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước. Cụ thể:

- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên

Chính phủ điện tử

Page 9: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

9CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.

- Ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

2. Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020

Để có nguồn lực tài chính hỗ trợ triển khai một số nội dung trọng điểm, nền tảng về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, ngày 26/8/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương

trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có Chương trình mục tiêu CNTT. Tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT là 7920 tỷ đồng. Các mục tiêu về ứng dụng CNTT trong Chương trình đều hướng tới việc kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử ở mức cao, cụ thể:

- 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung.

- Đáp ứng kết nối trên 50% các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương có nhu cầu được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

- 30% hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phương được xử lý trực tuyến tại mức độ 4.

- Trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng.

- Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương để kết nối các hệ thống dịch vụ của các Bộ, ngành, địa phương đã sẵn sàng.

II. Công tác hướng dẫn và xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

Trên cơ sở định hướng ứng dụng CNTT nêu tại Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, ngày 17/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Văn bản số 2634/BTTTT-THH hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bộ/tỉnh) triển khai công tác xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 của mình. Trong Văn bản hướng dẫn đã nêu rõ Khung kế hoạch cần xây dựng, yêu cầu về các nội dung, đặc biệt là sự gợi ý, định hướng những nội dung cần xem xét, ưu tiên triển khai.

Trong đó cần bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn

Page 10: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

10 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Chính phủ điện tử

quy mô quốc gia, đồng thời bảo đảm sự kết nối giữa các hệ thống thông tin của Bộ/tỉnh với các hệ thống này, bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với Bộ)/Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với tỉnh). Cụ thể, Kế hoạch có thể bao gồm (không giới hạn) những nội dung sau:

Hạ tầng kỹ thuật: Xác định rõ nội dung phát triển hạ tầng kỹ thuật các cấp (tới cấp phường, xã đối với các tỉnh, tới cấp đơn vị trực thuộc đối với các Bộ) như trang bị máy tính, mạng máy tính kết nối trong mỗi đơn vị, giữa đơn vị các cấp của Bộ/tỉnh, với các hệ thống quy mô quốc gia, với mạng Internet; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; ứng dụng chữ ký số; hạ tầng giao tiếp với người dân (ki-ốt, trung tâm chăm sóc khách hàng...);... Chú ý phát triển hạ tầng phải hướng tới phục vụ các mục tiêu ứng dụng CNTT cụ thể.

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước: Xác định rõ nội dung phát triển các phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo hướng tăng cường chức năng chỉ đạo, điều hành, mở rộng sự kết nối liên thông giữa các cấp của Bộ/tỉnh (tới cấp phường, xã đối với các tỉnh, tới cấp đơn vị trực thuộc đối với các Bộ) và với các hệ thống quy mô quốc gia; phát triển các ứng dụng nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ như quản lý cán bộ, tài chính - kế toán, chú ý sự kết nối các hệ thống này với các hệ thống khác theo nhu cầu; phát triển các ứng dụng CNTT chuyên ngành phục vụ các công tác nghiệp vụ khác theo đặc thù của mỗi cơ quan (chú ý chỉ xây dựng ứng dụng có tính cần thiết và khả thi cao, mang lại hiệu quả rõ rệt); hướng tới xây dựng cơ quan điện tử.

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: Xác định những nội dung phục vụ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp (quy mô cung cấp, cấp hành chính cung cấp); phát triển ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa (mức độ ứng dụng, quy mô triển khai, sự kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa và các hệ thống khác); phát triển các ứng dụng CNTT đặc thù khác phục vụ người dân và doanh nghiệp theo đặc thù của Bộ/tỉnh (chú ý chỉ xây dựng ứng dụng có tính cần thiết

và khả thi cao, mang lại hiệu quả rõ rệt).

Đảm bảo an toàn thông tin: Triển khai các nội dung nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của Cơ quan nhà nước, trong đó bao gồm (không giới hạn) các nội dung như: Đầu tư trang thiết bị tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, ưu tiên hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu; Triển khai ứng dụng chữ ký số và bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; Rà soát cập nhật hoặc ban hành mới quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Định kỳ hằng năm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin; Xây dựng và diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin thuộc phạm vi bộ, ngành, địa phương mình với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cùng sự tham gia của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan; Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống điều khiển công nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành; Phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan, v.v..

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, phần lớn các Bộ/tỉnh (25/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đã xây dựng, phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 của mình trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

III. Công tác hướng dẫn chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020

Ngày 25/7/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Văn bản số 2514/BTTTT-KHTC hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, về lĩnh vực ứng dụng CNTT nhấn mạnh ưu

Page 11: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

11CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

tiên triển khai các nội dung sau:

1. Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp Bộ (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ); nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp Tỉnh (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) gọi tắt là LGSP. Bao gồm các thành phần chính:

- Phần mềm:

+ Phần mềm nền tảng: Là nền tảng chung để kết nối, chia sẻ các hệ thống thông tin quy mô cấp Bộ hoặc tỉnh (tiêu biểu bao gồm các thành phần như: Trục kết nối; hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ; hệ thống xác thực tài khoản trong cơ quan; hệ thống dịch vụ dữ liệu chính; hệ thống quản trị tài nguyên; hệ thống quản trị ứng dụng; Hệ thống giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ;…).

+ Phần mềm vận hành: Có mục đích phục vụ công tác vận hành nền tảng kết nối, chia sẻ của Bộ/

tỉnh (tiêu biểu gồm các thành phần như: Quản lý tài khoản; quản lý bảng mã điện tử; quản lý phân quyền; quản lý đặc tả dữ liệu; quản lý danh mục dữ liệu người dân, doanh nghiệp, công chức;…).

- Các dịch vụ dùng chung: Có mục đích hỗ trợ phát triển các ứng dụng, bao gồm các thành phần dùng chung cho các ứng dụng mà không phải xây dựng lại (tiêu biểu như: các dịch vụ nền tảng quản lý nội dung; các dịch vụ nền tảng quản lý công việc; các dịch vụ nền tảng quản lý văn bản; các dịch vụ nền tảng xử lý hồ sơ nghiệp vụ;…).

- Các ứng dụng dùng chung: Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ hiện trạng và đề xuất của các đơn vị thụ hưởng để nêu rõ lĩnh vực và tên ứng dụng đề xuất đầu tư mới, sự cần thiết đầu tư, tính khả thi, hiệu quả đầu tư; ưu tiên các ứng dụng dùng chung có phạm vi triển khai rộng, hiệu quả cao đồng thời nêu rõ phương thức đầu tư (không đầu tư cho các dịch vụ dùng chung đã có sẵn trên thị trường).

Page 12: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

12 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

- Hạ tầng kỹ thuật: Máy chủ; thiết bị lưu trữ; thiết bị mạng và đường truyền; các thiết bị an toàn, an ninh thông tin;…

- Huấn luyện, chuyển giao công nghệ và các nội dung đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Các cơ quan căn cứ hiện trạng, nhu cầu kết nối, chia sẻ, phát triển các ứng dụng CNTT; xác định rõ các thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quy mô phạm vi đầu tư cho mỗi nội dung trên để bảo đảm việc kết nối, chia sẻ, sử dụng lại các hệ thống thông tin của Bộ/tỉnh đã có, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả, tránh trùng lặp, lãng phí.

2. Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử: cấp Bộ (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), cấp tỉnh (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) như quy định tại Văn bản số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu:

- Tiêu chí lựa chọn cơ sở dữ liệu (CSDL):

+ Đối với CSDL Quốc gia cần tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục CSDLQG cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;

+ Đối với CSDL chuyên ngành, người đứng đầu các Bộ, ngành cần quy định danh mục CSDL theo quy định tại Điều 59 Luật Công nghệ Thông tin và Điều 12 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP để làm cơ sở lựa chọn, triển khai;

+ Đối với nội dung đầu tư CSDL trong phạm vi dự án khả thi của địa phương thì phải trình bày rõ tên, quy mô, khả năng chia sẻ dữ liệu.

- Việc xây dựng CSDL cần thực hiện theo các quy định, hướng

dẫn về nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ, duy trì tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; tiêu chuẩn kỹ thuật tại Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Công văn số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.

IV. Công tác hướng dẫn và xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước năm 2017

Trên cơ sở Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020, các Bộ/tỉnh phải xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT từng năm để thực hiện. Ngày 10/8/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông có Văn bản số 2718/BTTTT-THH hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017. Trong đó lưu ý các nội

Chính phủ điện tử

Page 13: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

13CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

dung trọng tâm triển khai trong năm 2017 như sau:

- Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Thực hiện cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi theo định hướng tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; tăng số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã cung cấp.

- Tăng tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước ít nhất 15% so với năm trước.

Kết luậnCác định hướng dài hạn của quốc gia về ứng

dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã được xác định rõ trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hằng năm. Tuy nhiên, để các kế hoạch này được thực thi thành công, hiệu quả, cần phải có sự nỗ lực, quyết liệt, ưu tiên nguồn lực triển khai các nội dung trọng tâm, trọng điểm của mỗi cơ quan, cần có sự phối hợp tốt, kết nối, liên thông dữ liệu giữa cơ quan nhà nước các cấp; cần có sự đồng bộ trong triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020.

Tài liệu tham khảo:1. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày

26/10/2015 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

2. Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

3. Văn bản số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

4. Văn bản số 2514/BTTTT-KHTC ngày 25/7/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020.

5. Văn bản số 2718/BTTTT-THH ngày 10/8/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 và xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2017.

6. Báo cáo công tác xây dựng và phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 của các Bộ, ngành, địa phương.

Page 14: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

14 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Bắt đầu từ ngày 12/01/2012, Tổ chức quản lý tên và số cấp cao (ICANN) chấp nhận các ứng viên đăng ký tên miền cấp cao dùng chung mới (New gtTLD). Đây là một quyết định có

tính lịch sử đối với hệ thống tên miền cấp cao nhất cũng như Internet toàn cầu, thay đổi hoàn toàn mô hình chính sách chuyển giao tên miền cấp cao được áp dụng trong nhiều thập kỷ, làm thay đổi cách mà người sử dụng truy nhập vào các nội dung Internet.

Ngay từ thời điểm trình bày ý tưởng, chương trình New gTLD đã được đánh giá tiềm ẩn nảy sinh nhiều vấn đề xung đột về quyền lợi, hoặc các vấn đề phức

tạp liên quan tới đa lợi ích của đa thực thể tham gia hoạt động Internet. Trải qua giai đoạn tiếp nhận, xử lý yêu cầu đăng ký, số lượng đăng ký sử dụng tên miền New gTLD gia tăng mạnh mẽ, tới nay đã có hơn 1000 tên miền New gTLD hoạt động trên Internet. Có thể nói chương trình New gTLD của ICANN đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất và ăn nhập vào thực tế một cách ngoạn mục. Tuy nhiên đúng như nhận định ban đầu, có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình ICANN triển khai xử lý yêu cầu đăng ký và chuyển giao tên miền New gTLD, trong đó có việc xung đột và ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia.

Chương trình mở rộng chuyển giao tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD)

Không gian tên miền toàn cầu có cấu trúc hình cây ngược (Hình 1). Mức cao nhất trong cây tên miền là root, ký hiệu là “.”. Dưới mức root là hệ thống tên miền cấp cao nhất toàn cầu (top level domain hay viết tắt là tld), dưới đó là các tên miền cấp 2, tên miền cấp 3, cấp 4.

Tên miền cấp cao nhất toàn cầu (TLD) phân thành hai dạng chính:

- Tên miền cấp cao mã quốc gia (country code top level domain, viết

internet

BẢO VỆ QUYỀN LỢI QUỐC GIA TRƯỚC XU THẾ CHUYỂN GIAO ĐUÔI TÊN MIỀN CẤP CAO MỚI

nguyễn Thị Thu Thủy

Hình 1: Cấu trúc hình cây ngược của hệ thống tên miền

Page 15: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

15CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

tắt là ccTLD). Hiện có khoảng hơn 250 tên ccTLD được ICANN chuyển giao cho các Cơ quan quản lý tên miền cấp cao của các quốc gia (Registry của ccTLD) quản lý, ví dụ “.jp” là tên miền cấp cao mã quốc gia của Nhật Bản, “.sg” là tên miền cấp cao mã quốc gia của Singapore. Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia cấp cao nhất dành cho Việt Nam được quản lý bởi Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Tên miền cấp cao dùng chung (general top level domain gTLD) do Tổ chức quản lý tên và số cấp cao nhất toàn cầu (ICANN) quản lý chung. ICANN chuyển giao ủy quyền theo từng đuôi tên miền cho các Tổ chức quản lý tên miền cấp cao dùng chung (Registry của gTLD).

Đối với hệ thống đuôi tên miền cấp cao dùng chung (gTLD), trước thời điểm triển khai chương trình New Gtld, ICANN đã có một số lần phát triển mở rộng các đuôi tên miền cấp cao, tuy nhiên phạm

vi mở rộng rất hạn chế. Việc phát triển các đuôi tên miền cấp cao hết sức khắt khe và trải qua quy trình thẩm định lâu dài. Cụ thể, hệ thống tên miền cấp cao dùng chung (gTLD) chỉ có 22 đuôi tên miền phân theo lĩnh vực như Bảng 1.

Bắt đầu từ năm 2012, ICANN triển khai Chương trình phát triển đuôi tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD). Chương trình này thay đổi hoàn toàn mô hình chính sách chuyển giao tên miền cấp

Bảng 1: Danh mục các đuôi tên miền cấp cao dùng chung (gTLD) trước chương trình New gTLD

Page 16: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

16 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

cao được áp dụng trong nhiều thập kỷ khi quyết định mở rộng không hạn chế không gian tên miền dùng chung cấp cao nhất, cho phép bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có thể đăng ký xin chuyển giao đuôi tên miền cấp cao tùy ý. Thế giới tên miền với sự ngự trị lâu năm của .com, .gov, .org và 19 đuôi tên miền cấp cao dùng chung khác được mở rộng để bao gồm mọi loại từ khóa theo nhiều định dạng ngôn ngữ khác nhau. Lần đầu tiên các đuôi tên miền cấp cao cũng có thể bao gồm các ký tự phi Latin như tiếng Trung, tiếng Ả Rập hay các ngôn ngữ phi Latin khác. Các đuôi tên miền cấp cao dùng chung mới này được gọi là tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD) để phân biệt với các tên miền cấp cao dùng chung trước đây.

Người sử dụng đã quá quen thuộc với việc truy cập các Website của các thương hiệu, các hãng dưới các đuôi tên miền cấp cao dùng chung như cnn.com, canon.vn, google.com thì với việc chuyển giao và đưa vào sử dụng tên miền New gTLD, người sử dụng có thể truy cập các Website của các thương hiệu, các hãng qua các tên miền dưới các đuôi cấp cao riêng của hãng, ví dụ: news.cnn thay cho cnn.com, products.canon thay cho canon.com, maps.google thay cho google.com…

ICANN triển khai đợt 1 tiếp nhận các yêu cầu đăng ký tên miền New gTLD từ ngày 12/01/2012 và đã nhận được 1930 yêu cầu đăng ký tên miền New gTLD (bao gồm cả tên miền mã ASCII và tên miền đa ngữ). Tính đến tháng hết tháng 8/2016, ICANN và các Registry của New gTLD đã đưa vào hoạt động được 1.179 đuôi tên miền New gTLD. Việc đăng ký sử dụng tên miền cấp dưới các đuôi New gTLD đã được chuyển giao đang ngày một gia tăng. Theo thống kê (công bố tại trang https://ntldstats.com), hết tháng 8/2016, đã có tổng số hơn 23 triệu tên miền cấp dưới New gTLD được

đăng ký sử dụng. Một số đuôi tên miền có số lượng đăng ký rất lớn ví dụ .xyz (hơn 6 triệu tên), .top (hơn 3 triệu tên, thời điểm cao nhất trong 1 ngày có trên 422.000 tên miền dưới .TOP được đăng ký). Riêng tại Việt Nam, cũng theo thống kê tại trang https://ntldstats.com, đã có hơn 65.000 tên miền dưới New gTLD được đăng ký.

Hình 2: Tăng trưởng và phân bố đăng ký sử dụng tên miền cấp dưới đuôi New gTLD (công bố tại https://ntldstats.com/)

Page 17: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

17CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Xung đột quyền lợi các quốc gia - Vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý khi triển khai chương trình phát triển đuôi tên miền cấp cao dùng chung mới

Mặc dù đã đặt ra một số quy định về việc không cho đăng ký các tên trùng với tên quốc gia, hay xung đột về tôn giáo, chính trị,… nhưng chương trình New gTLD vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và va chạm tới quyền lợi các quốc gia, các tôn giáo, các nhóm cộng đồng… - trong quá trình ICANN tiếp nhận và xử lý yêu cầu đăng ký tên miền New gTLD. Các xung đột va chạm này tiếp tục diễn ra sau đó khi ICANN và các Registry của New gTLD khai thác tên miền New gTLD. Khái quát hóa có hai vấn đề lớn như sau:

- Thứ nhất, việc đăng ký và chuyển giao các tên miền có ảnh hưởng đến quốc gia: ví dụ Thái Lan

(.thai), Peru và Brazil (.amazon), Trung Quốc (.yun), Ấn Độ (.ram) … Những quốc gia này đã có phản đối những yêu cầu đăng ký theo các căn cứ về pháp luật, tín ngưỡng, tôn giáo, lợi ích cộng đồng ….

- Thứ hai là việc triển khai cấp phát tên quốc gia, tên miền 2 ký tự trùng mã quốc gia dưới tên miền New gTLD (ví dụ: .vietnam.army hay .vn.army…); đặc biệt là việc gần đây, ICANN cùng với các Registry đã dự thảo các biện pháp mở đường cho các Registry đồng bộ giải phóng tên miền cấp 2 có 2 ký tự mã quốc gia. Chính phủ các quốc gia quan ngại đối với việc cho phép giải phóng tên quốc gia, tên 2 ký tự mã quốc gia dưới tên miền New gTLD vì khả năng ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và quyền lợi quốc gia.

Việc các Tổ chức quản lý (Registry) đang vận động mở cấp đồng bộ tên miền 2 ký tự mã quốc gia và tên quốc gia dưới đuôi New gTLD và hướng tới việc thúc

Hình 3: Các đuôi tên miền New gTLD có số lượng đăng ký sử dụng nhiều nhất (công bố tại https://ntldstats.com/)

Page 18: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

18 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

đẩy sớm mở giai đoạn cấp đợt 2 đuôi tên miền New gTLD của ICANN đang làm gia tăng áp lực lên việc quản lý, bảo vệ quyền lợi tại các quốc gia.

Việt Nam cũng đứng trước vấn đề cần có các quy định, chính sách để chuẩn bị các sở cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trước chương trình New gTLD, cũng như quản lý hoạt động đăng ký tên miền cấp cao New gTLD với ICANN và việc đăng ký sử dụng tên miền cấp dưới New gTLD. Một số nội

dung phát sinh thực tiễn như sau:

• CầnquyđịnhpháplýđểbảovệquyềnlợiquốcgiaViệt Nam trước chương trình New gTLD.

Trong số 1930 tên miền đã đăng ký trong đợt 1 với ICANN, không có tên miền nào gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia bị ảnh hưởng và đã phải sử dụng các biện pháp phản đối trên bình diện quốc gia, một số ví dụ như Bảng 2.

Bảng 2: Các quốc gia và lý do phản đối việc cấp New gTLD

Page 19: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

19CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Không phải toàn bộ các phản đối của các quốc gia đều được ICANN tiếp thu và chấp nhận. Các quốc gia phải đưa ra các sở cứ vững chắc, đặc biệt là các quy định pháp luật củng cố cho sở cứ đưa ra ý kiến phản đối để minh chứng sự xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích quốc gia đã được các nước xác lập trước đó. Các yêu cầu phản đối không có các sở cứ này thường không thành công.

Hiện ICANN đang xúc tiến sớm mở tiếp Giai đoạn cấp đợt 2 đuôi tên miền New gTLD. Việt Nam cần có các sở cứ pháp lý quy định về quyền lợi, lợi ích quốc gia liên quan tới việc đăng ký, sử dụng tên miền New gTLD để làm sở cứ phản đối các đuôi tên miền đăng ký nếu vi phạm tới lợi ích hoặc các vấn đề chung của Việt Nam.

* Cần quy định pháp lý để bảo vệ quyền lợi quốc gia Việt Nam khi ICANN và các Tổ chức quản lý của New gTLD xúc tiến việc mở cấp các tên miền cấp 2 hai ký tự mã quốc gia theo bảng mã ISO 3166, tên quốc gia dưới đuôi tên miền New gTLD đã được chuyển giao.

Tính đến hết tháng 8/2016, đã có hơn 1100 đuôi tên miền New gTLD được ICANN chuyển giao cho các Nhà quản lý (Registry). Việc ICANN và các Registry của New gTLD triển khai cấp phát tên miền là tên quốc gia, tên miền 2 ký tự trùng mã quốc gia dưới tên miền New gTLD đang gây ảnh hưởng tới quyền lợi Việt Nam. Đặc biệt là việc dự thảo các biện pháp mở đường cho các Registry đồng bộ giải phóng tên miền cấp 2 có 2 ký tự mã quốc gia. Trước những nguy cơ bất lợi đối với các quốc gia, ngay khi đề xuất của ICANN được đăng tải lấy ý kiến cộng

đồng, một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã gửi ý kiến phản đối việc ICANN cho áp dụng biện pháp đồng bộ mở cấp tên miền hai ký tự là mã quốc gia, tên quốc gia dưới đuôi New gTLD. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Ban Giám đốc của ICANN. Để có sở cứ vững chắc trong việc nêu ý kiến phản đối, một lần nữa Việt Nam cần các quy định pháp lý về việc bảo vệ tên miền là tên quốc gia Việt Nam, mã quốc gia Việt Nam, không cho phép mở cấp các tên miền này một cách tự do ảnh hưởng tới quyền lợi Việt Nam.

* Cần quy định pháp lý để quản lý việc đăng ký, sử dụng tên miền cấp dưới đuôi tên miền New gTLD.

Việc đăng ký sử dụng tên miền cấp dưới các đuôi New gTLD đã được chuyển giao đang ngày một gia tăng, Việt Nam cần có các quy định pháp lý để điều chỉnh hoạt động đăng ký chuyển giao tên miền New gTLD với ICANN, việc thực hiện cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền cấp dưới New gTLD của các tổ chức tại Việt Nam cũng như quản lý việc đăng ký, sử dụng tên miền cấp dưới đuôi tên miền New gTLD của người sử dụng. Các quy định này vừa phục vụ công tác quản lý nhà nước, nhưng cũng sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.

Trước xu thế chung là chuẩn bị những căn cứ để bảo vệ lợi ích của quốc gia trước chương trình New gTLD, bên cạnh việc theo dõi các động thái, thông tin và diễn biến triển khai chương trình để tham gia có ý kiến kịp thời, Việt Nam cũng cần xem xét tới việc xây dựng ban hành các quy định pháp luật để củng cố sở cứ, bảo vệ quyền lợi Việt Nam. Các quy định phù hợp thực tiễn sẽ góp phần tăng cường tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn an ninh chung cho hoạt động Internet Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:1. Website: https://newgtlds.icann.org/en/.

2. Website: http://www.vnnic.vn.

3. Website: https://ntldstats.com/.

4. Một số tư liệu báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) về chương trình phát triển mở rộng tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD).

Page 20: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

20 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG

Trò chơi điện tử trên mạng du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 21 và phát triển rộng rãi từ năm 2005 đến nay. Trong những năm qua, hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng ở Việt

Nam đã có bước phát triển khởi sắc, cơ bản tuân thủ pháp luật, được đánh giá là một trong những yếu tố góp phần phát triển ngành công nghiệp nội dung số, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, thu hút số lượng lớn nhân lực công nghệ cao. Việc cung cấp các trò chơi điện tử có nội dung kịch bản lành mạnh đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, giải trí lành mạnh, tác động tích cực đến tinh thần của người chơi, qua đó tuyên truyền, quảng bá lịch sử, nét đẹp truyền thống, văn hóa, xã hội, thúc đẩy sự gắn bó, đoàn kết dân tộc. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, xử lý

hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có sai phạm trong thời điểm hiện nay rất quan trọng, đảm bảo sự công bằng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng của Việt Nam phát triển.

Thực trạng hoạt động cung cấp, sử dụng trò chơi trên mạng tại Việt Nam

Năm 2005, trò chơi trực tuyến bắt đầu phát triển tại Việt Nam với các trò chơi như: Võ Lâm Truyền Kỳ 1, PTV, Gunbound, MU, TS online. Giai đoạn năm 2007 - 2008 được đánh giá là thời điểm phát triển mạnh của ngành dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam và là giai đoạn phát triển mạnh nhất của trò chơi thuộc thể loại nhập vai nhiều người

ThS. đinh Tiến Dũng*

* Phó Chánh Thanh tra Bộ TTTT

Page 21: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

21CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

chơi (MMORPG) với 35/48 trò chơi trực tuyến được phép cung cấp trên thị trường Việt Nam. Từ năm 2009 đến năm 2010, một số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và phát hành game như Thuận Thiên Kiếm (Vinagame). Năm 2011, một số game giáo dục kết hợp với giải trí của Việt Nam cần được khuyến khích phát triển như Chinh phục vũ môn, trò chơi Tiếng Anh kỳ thú... Tính đến hết tháng 8/2014, có tổng số 126 trò chơi trực tuyến được phép phát hành tại Việt Nam, phần lớn các trò chơi nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Các trò chơi trực tuyến đã được cấp phép phát hành tại Việt Nam đều đã được thẩm định về nội dung, trong nhiều trường hợp có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, văn hóa, lịch sử và thuần phong mỹ tục Việt Nam. Số liệu sản phẩm game tại Việt Nam tính đến tháng 6/2016 được đưa ra trong Bảng 1.

Về sử dụng lao động, ngành dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đang thu hút một số lượng lao động không nhỏ, ước tính có khoảng gần 10 ngàn lao động trực tiếp trong ngành game và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp liên quan đến game trên mạng.

Số liệu doanh số thị trường game tại Việt Nam tính đến tháng 6/2016 như trong Bảng 2.

Có thể thấy, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường trò chơi điện tử trên mạng hiện nay tăng so với thời điểm cấp phép theo Thông tư liên tịch số

60 trước đây song doanh thu của các doanh nghiệp có game được cấp phép phát hành chỉ bằng 70% so với doanh thu thực tế của toàn ngành cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Như vậy, 30% doanh thu còn lại đang rơi vào các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử lậu, là đối tượng mà nhà nước không thể thu được thuế, dẫn tới nhà nước thất thu số tiền khá lớn. Đó mới chỉ là con số ước đoán, trên thực tế có doanh nghiệp trong nước còn cho rằng doanh thu của game phát hành lậu, không phép trên máy tính chiếm 45% và trên thiết bị di động chiếm 40% doanh thu toàn thị trường.

Qua khảo sát vẫn có hàng trăm trò chơi trực tuyến đang phát hành không phép trên môi trường mạng tại Việt Nam. Tình trạng game lậu diễn ra phổ biến một phần do các quy định hiện hành đang gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và

doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam; và một lý do khác là thiếu các quy định nhằm hạn chế triệt để tình trạng này. Cụ thể: doanh nghiệp cung cấp game lậu thu phí đối với người

chơi Việt Nam thông qua nhiều hình thức như mở tài khoản tại ngân hàng, thanh toán trực tiếp trên thẻ visa, bán thẻ qua các cổng thanh toán (bằng thẻ cào) của Việt Nam. Các doanh nghiệp cung cấp game lậu muốn kinh doanh tại Việt Nam hầu hết đều phụ thuộc vào kênh thanh toán ở ngân hàng, cổng thanh toán trực tuyến và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (các đơn vị cho thuê máy chủ, hạ tầng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật để doanh nghiệp nước ngoài phát hành game lậu ở Việt Nam). Phần lớn doanh thu sau khi đối soát đều chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài. Kiểm soát được các

cổng thanh toán sẽ kiểm soát được phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp phát hành game lậu. Mặt khác, doanh nghiệp nước ngoài phát hành game lậu sẽ khó có thể thu hút người chơi ở

Bảng 1: Số lượng sản phẩm game phát hành tại Việt Nam

Bảng 2: Doanh số thị trường Game tại Việt Nam

Page 22: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

22 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

Việt Nam nếu cung cấp dịch vụ từ máy chủ đặt tại nước ngoài vì chất lượng đường truyền không ổn định. Do đó, hầu hết game lậu muốn kinh doanh tại Việt Nam đều phải thuê máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.

Doanh thu thị trường game Việt Nam tính đến tháng 5/2016 như Bảng 3:

Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nướcRõ ràng, hoạt động kinh doanh dịch vụ trò chơi

điện tử trên mạng gắn với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đã và đang xuất hiện một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước. Các công ty của nước ngoài được các đối tác, doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng kết nối kênh thanh toán nội địa, “tiếp tay” cho hoạt động

tại Việt Nam, kinh doanh trái phép, game cờ bạc, rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế, vận chuyển tiền tệ qua biên giới trái phép, lừa đảo... Đáng lưu ý là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đang hoạt động trái với quy định của pháp luật, đó là: Việc các nhà mạng cho phép sử dụng thẻ cào điện thoại để thanh toán cho các sản phẩm,

dịch vụ đã biến thẻ cào điện thoại trở thành phương tiện thanh toán giống như tiền mặt là trái với quy định của Điều 10, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; các doanh nghiệp trung gian thanh toán ví điện tử cho phép khách hàng sử dụng thẻ cào điện thoại để nạp tiền vào ví điện tử là thực hiện không đúng quy định của Điều 9, Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Việc các doanh nghiệp thanh toán trực tuyến không nắm được thẻ cào thanh toán cho dịch vụ gì, dẫn tới tình trạng không thực hiện nghĩa vụ từ chối, tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng là vi phạm quy định của Điều 9, Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT).

Để có thể ngăn chặn game lậu, cần có quy định các cổng thanh toán và doanh nghiệp không được cung cấp hỗ trợ cho game lậu của nước ngoài. Quy định này chỉ thực sự có hiệu quả

quản lý nếu có sự phối hợp đồng bộ với văn bản quy định chuyên ngành của ngân hàng nhà nước, tài chính… Tuy nhiên, các quy định nhằm quản lý, điều chỉnh các cổng thanh toán còn thiếu và chưa đầy đủ, mới đang trong quá trình nghiên cứu nên đã tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp nước ngoài phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam. Không chỉ có game lậu mà còn một số dịch vụ bất hợp pháp khác cũng có thể lợi dụng kẽ hở này để âm thầm tồn tại

Bảng 3: Doanh thu thị trường toàn ngành Game (tính đến hết tháng 5/2016)

Page 23: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

23CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

và phát triển tại thị trường Việt Nam, đặc biệt các dịch vụ được thanh toán qua mạng.

Mới đây, Bộ TTTT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này; ngày 6/7/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5551/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Công Thương, Bộ TTTT căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động cấp phép, phát hành, sử dụng thẻ trong hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước của từng Bộ, đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán cho khách hàng, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Một thực trạng đáng báo động hiện nay là tình trạng rất nhiều doanh nghiệp tập trung phát hành game sử dụng quân bài, mô phỏng các trò chơi trong casino không phép (game cờ bạc), trong đó cho người chơi chuyển đổi điểm thưởng, tài sản ảo trong trò chơi thành các hiện vật, tài sản có giá trị. Game cờ bạc bắt đầu xuất hiện ở trong nước vào năm 2007 và từ năm 2010 trở đi, game bài bắt đầu nở rộ, hàng loạt cổng game liên tục xuất hiện tiếp sau đó; các cổng game này thường lấy tên miền .com, .net, nhằm tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng, như: vuabai86.com, thapthanh.com, gamedangianviet.com, rikvip.com, sanhbai.com, sandinh.com, nhatnhiba.com, hoiquan52.com, gamebai888.com, choigamebai.com, chanvuong.net, fang69.net, baivip.net, iplayvn.net… Song song với việc phát hành game bài không phép qua website, số lượng phát hành game bài qua các kho ứng dụng di động như Apple Store hay Google Play cũng tăng lên một cách chóng mặt. Một số cổng game bài ở trên như Ongame, Thapthanh, Rikvip… đều xuất hiện ứng dụng dành cho di động để người chơi tham gia. Thêm vào đó là các game bài chỉ được cung cấp qua ứng dụng di động như iOnline, Avatar, Game3C, Bigkool, S500-R, BigOne, Bắn Cá đổi thưởng, Game bài đổi thưởng, Xóc Đĩa, Bài Hoàng Gia, Bầu Cua Tôm Cá, 9Play, MeGaWin, BigMax, Bài 52…

Hình thức của game đánh bài không nhiều, chủ yếu mô phỏng việc đánh bài hoặc có liên quan đến bài bạc ngoài đời thực như Tiến lên Miền Nam, Tiến lên Miền Bắc, Phỏm, Chắn, Xì Tố, Poker, Bầu Cua, Bắn Cá, Mậu Binh, Ba Cây, Xì Dzách… nhưng số lượng công ty phát hành các game này thì rất lớn và sản phẩm cung cấp ra thị trường đã lên đến hàng trăm. Hầu hết các game bài đều có chung một cách chơi, đó là người chơi tham gia vào các sòng bài ảo trên web hoặc ứng dụng, chọn trò chơi bài mình thích và tiến hành đánh bài. Khi đăng ký người chơi sẽ được cung cấp một đơn vị tiền ảo trong game, tên gọi tùy các công ty cung cấp game quy định. Khi đánh thua hết muốn chơi tiếp phải tiến hành nạp thẻ cào điện thoại, hoặc thanh toán bằng thẻ ngân hàng… để tiếp tục chơi. Nếu như trước đây, các đơn vị tiền ảo này không được chuyển ra khỏi game, thì trong vài năm gần đây, đã xuất hiện tình trạng rất nhiều game bài tiến hành cho người chơi dùng tiền “ảo” trong game để đổi thưởng ra ngoài, phần thưởng là các thẻ cào điện thoại, máy điện thoại và nhiều hiện vật có giá trị khác… Đây được xem như hành vi đánh bạc “ảo” trên mạng. Chính hình thức cho phép đổi thưởng này đã khiến cho các game cờ bạc phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ với doanh thu lên đến hàng trăm tỉ đồng mỗi tháng. Sự phát triển này kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt công ty tham gia phát hành, thực hiện thanh toán cho game bài. Doanh thu và thị phần game bài bạc được thể hiện qua Bảng 4.

Hầu hết các game phát hành ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, tình trạng các doanh

Page 24: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

24 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

nghiệp Trung Quốc thao túng, ép giá, bán các sản phẩm game online đối với các doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức như: đẩy giá bán lên cao, phi thị trường, ép mua một sản phẩm chất lượng phải kèm một sản phẩm kém chất lượng... Nguy hiểm hơn, các doanh nghiệp nước ngoài thường buộc phía Việt Nam phải mua bản quyền của cả khu vực Đông Nam Á (trước đây chỉ trong phạm vi Việt Nam) để buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế nhà thầu (trong khi nguyên tắc bên bán phải chịu), đẩy nhiều nhà phát hành game Việt Nam phá sản hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng (trốn thuế, kinh doanh trái phép, game cờ bạc, rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế, vận chuyển tiền tệ qua biên

giới trái phép, lừa đảo...) gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Đáng chú ý, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP và triển khai thực hiện Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, cho phép doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư những ngành, nghề đầu tư có điều kiện (có hiệu lực từ ngày 27/12/2015) thì doanh nghiệp nước ngoài (nhất là Trung Quốc) sẽ ồ ạt vào Việt Nam hoạt động, đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh trên lĩnh vực văn

hóa, thông tin, truyền thông, an ninh kinh tế trong lĩnh vực nội dung số, trò chơi điện tử trên mạng.

Lĩnh vực game đã từng bị lợi dụng để tuyên truyền không đúng về chủ quyền Việt Nam, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các địa danh, vị trí địa lý hoặc các địa điểm vùng tranh chấp lãnh thổ với các nước liên quan... gây ảnh hưởng đến quan hệ chính trị, đối ngoại của Việt Nam (vụ việc Công ty Giant Interactive của Trung Quốc đưa đường lưỡi bò phi lý vào bản đồ Biển Đông trong game Chinh Đồ 2.0 năm 2012). Có thể thấy, một thực trạng đáng lo ngại là các thế lực nước ngoài đang triệt để lợi dụng lĩnh vực trò chơi điện tử trên

mạng để “xâm lăng văn hóa”, phổ biến “trí tuệ ngoại lai” vào Việt Nam, gây sức ép đến thị trường game và tìm mọi cách tác động, can thiệp cơ quan quản lý nhà nước, nhằm thay đổi chính sách về lĩnh vực này theo hướng có lợi cho phía họ; âm mưu dùng lĩnh vực game để tác động, chuyển hóa, truyền bá văn hóa, lịch sử nước ngoài vào Việt Nam (điển hình như Công ty Tencent của Trung Quốc lén lút đưa đường lưỡi bò vào trong ứng dụng WeChat và tiến hành mua cổ phần của một số doanh nghiệp game, công ty truyền thông lớn của Việt Nam)...

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO và tham

gia các cam kết quốc tế trong xu thế hội nhập sẽ càng tạo điều kiện cho Internet phát triển. Tuy nhiên, cùng với đó, những cam kết quốc tế về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, trong đó có dịch vụ Internet, đang đặt ra vấn đề không bình đẳng về môi trường pháp lý giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi những nội dung thông tin do các đơn vị, cá nhân Việt Nam cung cấp phải chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ theo quy định của luật pháp về báo chí, về viễn thông và Internet, kể cả yêu cầu cấp phép một số dịch vụ nội dung thông tin, thì các dịch vụ Internet cung cấp xuyên biên giới

Bảng 4: Doanh thu và thị phần Game bài bạc

Page 25: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

25CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

từ nước ngoài vào Việt Nam không cần phải xin phép và chưa bị điều chỉnh một cách hiệu quả theo luật pháp Việt Nam do sự khác biệt về môi trường pháp lý và thiếu cơ chế phối hợp giữa các quốc gia. Điều này vô hình chung đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, làm cho dịch vụ nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn, có lợi thế cạnh tranh lớn hơn và ngày càng thu hút nhiều người dùng Việt Nam, trong đó phải kể đến dịch vụ trò chơi điện tử trên trên mạng.

Công tác quản lý, thanh kiểm tra đối với dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

Chơi trò chơi điện tử là nhu cầu giải trí có thật và do được cung cấp trên môi trường mạng (không biên giới) nên việc chơi khá dễ dàng nhưng việc quản lý lại không đơn giản. Trước tình hình đó, Chính phủ và Bộ TTTT đã ban hành những quy định cụ thể về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, khuyến khích cấp phép những trò chơi có nội dung kịch bản tuyên truyền lịch sử, văn hóa, giáo dục, nhằm hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi điện tử đối với xã hội. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được thực hiện từ năm 2006 với các văn bản như: Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 1/6/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến; Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin (Nghị định số 71/2007/NĐ-CP); Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 29/12/2014 Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Ngoài việc quy định cụ thể về điều kiện, quy trình, thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy đăng ký, quyết định phê duyệt nội dung, kịch

bản, Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT còn cụ thể hóa những quy định của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP như tiêu chí phân loại trò chơi theo độ tuổi, cụ thể hóa các hành vi bị cấm, trong đó có quy định cấm trò chơi cờ bạc (Gambling), cấm cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho các công ty trò chơi không phép; yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ trên mạng, trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet từ chối cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp cung cấp trò chơi không phép… nhằm hạn chế tình trạng trò chơi lậu cũng như các quy định nhằm quản lý hiệu quả các trò chơi được cung cấp trên các hệ thống AppStore, Google Play, Microsoft… đang rất phổ biến với người sử dụng tại Việt Nam.

Về cơ bản, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã và đang được xây dựng khá đầy đủ, kịp thời, đảm bảo hiệu quả quản lý. Hệ thống cơ sở pháp lý quản lý hoạt động ngành game đã thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ từ quan điểm “cấm” sang tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp phát triển. Sau thực tiễn triển khai thực hiện, mới đây Bộ TTTT cũng đã tham mưu cho Chính phủ tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP theo hướng cải cách thủ tục hành chính, cấp phép, tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Hiện dự thảo Nghị định đã được hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Song song với việc hoàn thiện chính sách pháp lý, Bộ TTTT cũng có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố (văn bản số 2070/BTTT-PTTH&TTĐT ngày 30/6/2015; văn bản số 565/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 04/3/2016) yêu cầu tăng cường công tác quản lý, thanh tra theo thẩm quyền đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trò chơi điện tử trên mạng, không phát hành trò chơi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản; chấm dứt

Page 26: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

26 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

tình trạng phát hành thử nghiệm; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ...

Năm 2015, Thanh tra Bộ TTTT và Thanh tra chuyên ngành Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tổng số tiền xử phạt là 405 triệu đồng, chủ yếu là các hành vi cung cấp game không phép, chưa được phê duyệt nội dung kịch bản. 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra Bộ TTTT và Thanh tra chuyên ngành Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tổng số tiền xử phạt là 955 triệu đồng, trong đó Thanh tra Bộ xử phạt 6 Công ty, với số tiền 445 triệu đồng (Công ty Cổ phần giải trí Minh Châu, Công ty CP dịch vụ trực tuyến Vĩnh Xuân, Công ty cổ phần MobiMedia, Công ty cổ phần phần mềm Hy vọng, Công ty Trí tuệ Việt, Công ty VTC Mobile); Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính 8 Công ty với tổng số tiền 510 triệu đồng (Công ty TNHH Truyền thông Minh Phương Thịnh, Công ty TNHH giải trí Long Đỉnh, Công ty cổ phần trò chơi Vega, Công ty TNHH nội dung số Nguyên Bảo, Công ty cổ phần VNG, Công ty cổ phần VTC dịch vụ di động, Công ty cổ phần trực tuyến CMN Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ di động CMN).

Để kịp thời chấn chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo đảm sự công bằng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ đúng quy định của pháp luật yên tâm kinh doanh, phát triển,

Bộ TTTT cũng đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an điều tra xử lý một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự; đồng thời đề nghị Bộ Công an phân công các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (đầu mối là Thanh tra Bộ TTTT) tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có hành vi vi phạm. Cơ quan Công an đã khởi tố, bắt giữ một số cá nhân là lãnh đạo các công ty kinh doanh game trái phép. Điển hình là Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố 3 lãnh đạo của công ty cổ phần dịch vụ trò chơi phần mềm Mặt Trời (Sunsoft) về hành vi kinh doanh trái phép năm 2013; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) phát hiện bắt giữ một cá nhân ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) kinh doanh game trái phép thu lợi gần 500 triệu đồng năm 2014; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) khởi tố vụ án kinh doanh trái phép thu lợi hơn 400 tỷ đồng tại Công ty Sgame, khởi tố bị can đối với 3 lãnh đạo công ty này năm 2015...

Tuy nhiên, thực tiễn quản lý cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng còn nhiều hạn chế, thiếu tính chủ động phát hiện sai phạm. Lực lượng thanh tra trong lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng còn quá mỏng, ít người có trình độ am hiểu chuyên sâu trong khi Internet như một xã hội ảo, phản ánh hầu hết mọi mặt của đời sống thực, song việc quản lý thông tin trên Internet (trong đó có lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng) chủ yếu thuộc trách nhiệm của Bộ TTTT, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan chưa chặt chẽ. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động ứng dụng chuyên ngành trên Internet chưa đồng bộ và còn bất cập.

Một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra, xử lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

1. Tăng cường công tác nắm tình hình, chú trọng công tác hậu kiểm, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trên mạng có sai phạm. Chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để điều

Page 27: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

27CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

tra, xử lý đối với những trường hợp có sai phạm nghiêm trọng, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đề xuất, triển khai biện pháp ngăn chặn, xử lý có hiệu quả đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân người nước ngoài cung cấp trò chơi điện tử trên mạng bất hợp pháp trên thị trường Việt Nam, phát hành trò chơi xuyên biên giới mà không thực hiện nghĩa vụ thuế, phí theo quy định và các công ty thành lập với mục đích là chỉ phát hành trò chơi không phép để thu lợi bất chính mà không chịu làm thủ tục xin cấp phép theo quy định để đảm bảo tính công bằng trong xử lý.

3. Tăng cường trao đổi, nắm phương thức thanh toán của các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trên mạng để có biện pháp quản lý, giám sát phù hợp, phòng chống rửa tiền và tránh thất thu thuế của nhà nước. Tham mưu, đề xuất thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại văn bản số 5551/VPCP-KTTH ngày 6/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp luật, nhằm điều chỉnh hoạt động cấp phép, phát hành, sử dụng thẻ trong hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ.

4. Đẩy nhanh tiến độ trình Bộ cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản theo đúng thời gian quy định, nhằm giải quyết số hồ sơ xin cấp phép, cấp phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi; tập trung giải quyết các hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện, không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý trò chơi trên mạng; ưu tiên xem xét thẩm định các trò chơi mang tính giáo dục, giải trí thuần túy, không có yếu tố kích động bạo lực.

5. Rà soát các quy định hiện hành và nghiên cứu, xem xét ý kiến đóng góp, kiến nghị của cơ quan quản lý và các doanh nghiệp để tham mưu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành chính sách quản lý hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho phù hợp với thực tiễn quản lý, tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trò chơi trực tuyến tại Việt Nam có nội dung kết hợp giải trí với giáo

dục, rèn luyện kỹ năng, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và góp phần giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.

6. Xây dựng kế hoạch bổ sung biên chế cho bộ phận cấp phép, thanh kiểm tra hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và tiến hành luân chuyển vị trí làm việc đối với những người trực tiếp làm công tác theo dõi, quản lý lĩnh vực dịch vụ trò chơi trên mạng theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về quản lý trò chơi trực tuyến cho người chơi có thể chủ động khai thác, phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của loại hình dịch vụ này; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người chơi, nhất là thanh thiếu niên, học sinh trong việc lựa chọn trò chơi có nội dung giải trí lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi; không quảng bá, quảng cáo cho các trò chơi trực tuyến hoạt động bất hợp pháp tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung

cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

- Văn bản số 40/TB-BTTTT ngày 29/2/2016 thông báo kết luận của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

- Công văn số 5551/VPCP-KTTH ngày 6/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động cấp phép, phát hành, sử dụng thẻ trong hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ;

- Công văn số 2070/BTTT-PTTH&TTĐT ngày 30/6/2015 và Công văn số 565/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 04/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

- Công văn số 593/BTTTT-TTra ngày 7 tháng 3 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Bộ Công an đề nghị phối hợp, kiểm soát, xử lý các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử trên mạng có sai phạm.

- Báo cáo công tác năm 2015 của Thanh tra Bộ TT&TT;

- Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm của Thanh tra Bộ TT&TT;

- Báo cáo tổng hợp số liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam.

Page 28: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

28 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

Một số đề xuất phát triển Internet di động tai châu Á

Ty lệ người tiêu dùng sử dụng Internet di động tại châu Á còn thấp

Châu Á là thị trường di động lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới; với gần 2,5 tỷ người, trong đó có tới 62% dân số sử dụng dịch vụ di động vào năm 2015 và dự kiến đạt 74% vào năm 2020. Trong năm 2015, tổng số vốn đầu tư của tất cả các nhà khai thác di động tại châu Á là hơn 60 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2014. Trong 5 năm, số lượng người sử dụng Internet tại châu Á tăng từ 650 triệu thuê bao tương đương 17% thâm nhập mới vào 2010 lên 1,8 tỷ thuê bao tương đương 45% trong năm 2015. Có được con số này là nhờ vào sự hỗ trợ giá cước và giá bán điện thoại thông minh của các nhà cung cấp, theo đó số lượng điện thoại thông minh tăng

từ 5% năm 2010 lên 45% vào năm 2015, dự kiến sẽ đạt 65% vào năm 2020.

Trong khi thị trường tại các nước phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản đang dần bão hòa thì các thị trường còn mới như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Lào lại có mức độ thâm nhập Internet di động thấp; đặc biệt đối với băng rộng di động (3G, 4G) số thuê bao mới chỉ đạt 27% (xấp xỉ khoảng 1 tỷ người), nghĩa là đang còn hơn 2 tỷ người dân ở châu Á chưa đăng ký sử dụng dịch vụ băng rộng di động.

nguyễn Thị phương Dung

Một số đề xuất phát triển Internet di động tai châu Á

Dự báo mức tăng trưởng điện thoại thông minh đến năm 2020(Nguôn: GSMA Intelligence)

Page 29: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

29CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Số thuê bao Internet di động trong khu vực châu Á còn thấp không phải do vấn đề về độc quyền hay vùng phủ sóng, bởi vì mạng 3G/4G đã bao phủ tới 80% dân số châu Á, mà nguyên nhân chính được xem là do nhu cầu của người tiêu dùng, cụ thể là 3 vấn đề chính như sau:

Người dân chưa biết đến dịch vụ và còn thiếu nội dung mang tinh địa phương (locally relevant content)

Có 72% người dân châu Á cho rằng họ chưa sử dụng Internet di động là do không biết đến nó hoặc không có nội dung mang tính địa phương; ngoại trừ người dân Trung Quốc vì họ có hệ sinh thái nội dung phát triển rất sôi động với nhiều ví dụ thành công như Baidu, Alibaba, WeChat, QQ và Taoboa. Hiện nay, các nội dung và dịch vụ trực tuyến chưa đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa; hiện có tới hơn 50% các trang web trên toàn thế giới sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn bằng tiếng Anh trong khi chỉ có 10% người châu Á nói và hiểu được tiếng Anh; chỉ có 2% các trang web sử dụng tiếng Trung Quốc và ít hơn 0,1% sử dụng tiếng Ấn Độ. Hầu hết các nội dung có sẵn cho người dùng tại châu Á chỉ đơn giản là được dịch sang ngôn ngữ địa phương chứ chưa phản ánh sự đa dạng của các nền văn hóa nổi bật trong khu vực hay của mỗi quốc gia.

Ngoài ra, để sản xuất nội dung với các ngôn ngữ châu Á cũng gặp khó khăn nhất định vì hầu hết chữ viết ở các nước châu Á đều sử dụng chữ tượng hình, nếu có sử dụng chữ cái La Mã thì cũng phức tạp (chẳng hạn như việc sử dụng dấu thanh trong tiếng Việt). Hiện nay, các ứng dụng trên nền tảng Android hay Facebook đã hỗ trợ phần nào vấn đề này.

Hầu hết các nội dung hiện nay đang được sử dụng tại châu Á mới chỉ tập trung vào mục đích giải trí, dẫn đến nhiều người chưa dùng Internet lại có nhận thức sai lầm rằng: “Internet chỉ là để giải trí”. Phải đến 70% người dùng điện thoại di động tại châu Á hiện nay cho rằng sử dụng di động để phục vụ cho mục đích giải trí, truyền thông, tin nhắn ứng dụng và chưa đến 30% người dùng điện thoại di động cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tìm kiếm việc làm, thông tin y tế, nghiên cứu tài liệu... Có thể nói, tìm cách để người dân được tiếp cận nhiều với Internet cũng là cách thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế mạnh mẽ, nên nhà nước và doanh nghiệp cần hợp tác với nhau để tìm cách đưa Internet đến gần người dân hơn.

Mức thâm nhập băng rộng di động tại các quốc gia châu Á(Nguôn: GSMA Intelligence)

Page 30: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

30 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

internet

Khả năng chi trả của người dân còn hạn chếCó 25% người dân châu Á cho rằng khả năng chi

trả cũng là một rào cản quan trọng khi muốn truy cập Internet di động, nhất là đối với người tiêu dùng ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Lý do này đặc biệt phổ biến ở Indonesia, mặc dù gói cước thoại và dữ liệu di động ở Indonesia thấp nhất thế giới, nhưng vấn đề chủ yếu là do người dân Indonesia có thu nhập thấp nên chi phí cho việc kết nối vẫn tương đối cao so với thu nhập của họ. Dưới 20% dân số sống dưới mức 1,9 USD/ngày và hơn một nửa dân số sống dưới mức 3,1 USD/ngày ở Indonesia, trong khi cả chi phí thiết bị và chi phí dịch vụ di động (thoại, tin nhắn SMS và dữ liệu) có thể phải chi mất 5% thu nhập của họ trong một tháng.

Người dân chưa sử dụng thành thạo các thiết bị số và ứng dụng trên no

Có 24% người dân Châu Á cho rằng họ chưa có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị số và ứng dụng trên nó, đây chính là một rào cản quan trọng để có thể truy cập Internet di động. Trung Quốc có hơn 60% người sử dụng Internet nhưng họ vẫn cho rằng sử dụng thiết bị số cũng đã làm hạn chế khả năng sử dụng thiết bị và dịch vụ Internet của họ.

Tỷ lệ biết chữ của người dân Châu Á ở mức trên trung bình so với thế giới nhưng để khám phá ra những giá trị thực sự của Internet thì họ cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng sử dụng thiết bị số một cách cơ bản. Điều này có thể khắc phục bằng cách cho dạy công nghệ thông tin sớm hơn từ bậc tiểu học và trung học thay vì bắt đầu từ bậc đại học. Ơ Philippines, đến bậc đại học thì người dân mới được đào tạo về công nghệ thông tin trong khi tỷ lệ sinh viên mới nhập học mỗi năm ở nước này rất thấp (36%). Chính phủ cần hỗ trợ thêm cho các trường học để khắc phục khó khăn mà nhiều nước cũng gặp phải, đó là trình độ công nghệ thông tin của giáo viên và số lượng thiết bị phục vụ giảng dạy ở bậc tiểu học còn hạn chế, bằng cách giảm thuế cho nhà cung cấp dịch vụ khi bán đường truyền, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin cho trường học.

Khuyến nghịNhững nỗ lực để giải quyết các rào cản đối với

việc phát triển Internet di động phải kết hợp với nhận thức về giới và các vấn đề nhạy cảm khác. Để giải quyết 3 vấn đề trên đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp di động, chính phủ và cộng đồng để cùng nhau phát triển và một số giải pháp trước mắt có thể xem xét là:

1. Ngành công nghiệp di động phối hợp với các nhà cung cấp nhằm đa dạng hóa nội dung mang tính địa phương hay nói cách khác là phải giải quyết việc thiếu nội dung mang tính địa phương trong khu vực châu Á để nội dung được thể hiện trong ngôn ngữ đa dạng hơn.

• Cac nhà cung câp phân mêm nên cung câp phân mềm ứng dụng sử dụng bằng ngôn ngữ riêng cho mỗi quốc gia hoặc đầu tư trực tiếp vào các công ty địa phương để hợp tác phát triển.

• Chính phủ cân hô trơ manh hơn trong việc phat

Page 31: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

31CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

triển hệ sinh thái nội dung địa phương, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số phát triển bằng cách tạo dựng môi trường chính sách tiên tiến, xây dựng dự án phát triển kỹ thuật số quốc gia mang tầm chiến lược ngắn, trung và dài hạn.

Có thể tham khảo bài học từ Chính phủ Ấn Độ, một quốc gia đa nỗ lực để mang kỹ thuật số đến gần với người dân. Trong năm 2015, chính phủ Ấn Độ đã biến Ấn Độ trở thành một xã hội kinh tế có trình độ về số với ba mục tiêu: lấy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là tầm nhìn cốt lõi, cải thiện dịch vụ công thông qua chính phủ điện tử, cung cấp và trao quyền kỹ thuật số thông qua thuật số phổ quát. Với tầm nhìn này, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp Internet tốc độ cao đến với mọi người dân, thông qua chương trình xóa mù chữ kỹ thuật số, giúp cho ít nhất một người trong một hộ gia đình biết chữ (5,25 triệu người đã biết chữ sau chiến dịch này). Tất cả các dịch vụ của Chính phủ cũng đã tiến hành

số hóa hồ sơ và tích hợp các sáng kiến chính phủ điện tử ở quy mô nhỏ hiện có trên cả nước vào một nền tảng thống nhất. Trong 9 tháng đầu năm 2015, 68.000 ngôi làng nông thôn Ấn Độ đã được kết nối băng rộng di động tốc độ cao và sẽ hoàn thành việc triển khai mạng cáp quang đến các làng còn lại vào cuối năm 2016.

2. Nên đầu tư vào đào tạo kiến thức về kỹ thuật số

• Cac chính phủ, cac nhà khai thac di động và cac tổ chức đều có vai trò như nhau trong việc nâng cao nhận thức về lợi ích của Internet và nâng cao kiến thức về kỹ thuật số cho người dân.

• Chính phủ nên đưa công nghệ thông tin vào trường học và cơ sở giáo dục sớm hơn để đảm bảo người dân từ khi còn bé đã có những kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế hiện đại.

• Có thể sử dụng mang lưới đai lý và ban lẻ của mình để giới thiệu về Internet di động cho khách hàng mới. Giá trị của việc cho khách hàng làm quen với các dịch vụ kỹ thuật số đã được chứng minh trong dịch vụ tài chính kỹ thuật số, lượng dữ liệu tiêu thụ kéo theo đó cũng sẽ gia tăng cho các nhà khai thác di động.

3. Chính phủ và các nhà khai thác phải đảm bảo chi phí truy cập Internet di động ở mức phải chăng cho moi người dân.

Các cơ chế chính sách của chính phủ - chẳng hạn như các loại thuế, lệ phí và các khoản thu - trực tiếp ảnh hưởng đến giá thanh toán của người dùng cuối. Minh chứng rõ nhất là tại Việt Nam, khi chính phủ giảm thuế thiết bị và dịch vụ viễn thông đã khiến số lượng người dân sở hữu thiết bị thông minh và lưu lượng Internet tăng trưởng đáng kể. Thuế tính cho mỗi chiếc điện thoại di động đã giảm từ 10% năm 2011 xuống còn 0% vào năm 2014 cho đến nay. Ngay trong năm 2014, số lượng kết nối Internet di động tăng hơn 7 triệu thuê bao so với năm 2013.

Hy vọng rằng các đề xuất trên đây sẽ sớm giúp cho dịch vụ Internet di động tại khu vực châu Á đến gần với người dân hơn trong thời gian tới.

(Theo: GSMA)

Page 32: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

32 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

ThS. nguyễn VĂn TẠo *

Thông tin cơ sở là một hoạt động quan trọng của công tác tư tưởng

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin tác động nhiều chiều tới đời sống con người, cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các “binh chủng” làm công tác tư tưởng, đồng thời phát huy ưu thế đặc trưng của từng loại hình thông tin, tuyên truyền là một yêu cầu cấp thiết của công tác tư tưởng hiện nay. Chính vì vậy, phát huy vai trò và lợi thế của hệ thống thông tin cơ sở trong

công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở là hết sức cần thiết. Thông tin cơ sở là kênh thông tin chính thống đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, quan hệ đối ngoại của đất nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và thông báo về công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thông tin cơ sở còn cung cấp những thông tin, kiến thức cần thiết cho cuộc sống, lao động, sản xuất của người dân; đồng thời chủ động đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần tăng cường sự đoàn kết và đồng thuận của xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.

Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thông tin cơ sở hiện nay

Hoạt động thông tin cơ sở hiện nay đang gặp những khó khăn, thách thức trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, mạng xã hội. Một số người cho rằng, báo chí, Internet, mạng xã hội hằng ngày, hằng giờ đăng tải một khối lượng thông tin khổng lồ, có sức lan tỏa nhanh nhạy,

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

truyền thông xã hội

ban bí thư trung ương đảng Vừa ban hành chỉ thị số 07-ct/tW ngày 05/9/2016 Về đẩy Mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình Mới, khẳng định: “thời gian qua, công tác thông tin cơ sở đã góp phần phổ biến đường Lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp Luật của nhà nước; tuyên truyền Việc thực hiện nhiệM Vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảM an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở (xã, phường, thị trấn)”.

* Vụ Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông

Page 33: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

33CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

kịp thời và phổ biến trong đời sống xã hội, nên vai trò của thông tin cơ sở thông qua hoạt động của đài truyền thanh cơ sở, hoạt động thông tin cổ động trực quan, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên không còn quan trọng và cần thiết như những thời kỳ trước đây, loại hình thông tin, tuyên truyền này đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với truyền thông hiện đại.

Trong khi đó, hoạt động thông tin cơ sở vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định, hiệu quả thấp, do nội dung thông tin còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, chưa lôi cuốn được người nghe, người xem, người đọc, chưa có nhiều thông tin gắn trực tiếp với cơ sở, chủ yếu là phổ biến nguyên văn các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các tài liệu tuyên truyền, đề cương tuyên truyền của cấp trên. Các tin, bài, hình ảnh phản ánh về các hoạt động ở cơ sở còn ít là do khả năng, trình độ thu thập thông tin và biên soạn tin, bài của cán bộ làm công tác thông tin cơ sở còn hạn chế. Việc giới thiệu, phổ biến, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt ở các cơ quan, đơn vị cơ sở, tổ dân phố, khu dân cư, thôn, bản... còn rất ít và chưa thường xuyên, nên sức lan tỏa chưa sâu rộng trong cộng đồng để cổ vũ, động viên tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường, tạo ra phong trào hành động cách mạng của nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

chính trị ở cơ sở.

Phương thức thông tin, tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới, vẫn thực hiện theo cách làm truyền thống là chủ yếu, cung cấp thông tin một chiều từ trên xuống, rất ít thông tin phản hồi từ dưới lên. Nhiều nơi chỉ chú trọng hoạt động ở những thời điểm nhất định, chưa thường xuyên, chưa thể hiện vai trò chủ động thông tin trên mặt trận tuyên truyền ở cơ sở. Hoạt động của đài truyền thanh cơ sở ở nhiều nơi chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chương trình, thời điểm, thời lượng, âm lượng truyền thanh nên phần nào ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của người dân, nhất là ở khu vực thành thị. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin, tuyên truyền ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế, nên việc truyền tải thông tin đến người dân thiếu tính hấp dẫn, tính thuyết phục.

Giải pháp đổi mới hoạt động thông tin cơ sởMột là, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến

Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ

Page 34: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

34 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

truyền thông xã hội

thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của thông tin cơ sở trong tình hình mới. Thông qua việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị làm cho các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ thông tin cơ sở là kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước, của đảng bộ, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, là cấu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Trung ương với cơ sở; là kênh thông tin, tuyên truyền đến được với đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trên tất cả các địa bàn, vùng, miền của đất nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, những nơi mà các phương tiện thông tin đại chúng, dịch vụ viễn thông, Internet chưa thể bao phủ khắp, người dân ít có điều kiện được tiếp cận và hưởng thụ thông tin.

Hai là, nâng cao chất lượng nội dung thông tin, tuyên truyền ở cơ sở theo hướng bảo đảm tính định

hướng chính trị, tư tưởng, có sức thuyết phục đối những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế mà người dân quan tâm; bảo đảm tính phổ cập đối với những thông tin, kiến thức cần thiết trong đời sống hằng ngày mà người dân có nhu cầu. Đồng thời coi trọng việc thông tin có trọng tâm, trọng điểm đối với những chủ trương của Đảng, các chính sách, văn bản pháp luật mới của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân; các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở mà người dân quan tâm; cung cấp, giới thiệu các kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, học tập, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện...

Ba là, phương thức tiến hành thông tin cơ sở cần được đổi mới theo hướng chủ động, kịp thời, nhanh nhạy và phổ biến, truyền tải thông tin bằng những hình thức, phương tiện kỹ thuật phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng đối tượng tuyên truyền, điều kiện

Page 35: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

35CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; đặc biệt chú ý sử dụng những phương thức, hình thức tuyên truyền có hiệu quả đến những đối tượng hiện nay ít có điều kiện được hưởng thụ thông tin, như: Công nhân trong các khu công nghiệp, người lao động tự do, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và trả lời phản ánh của người dân phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở thông qua các hình thức, như: Truyền thanh cơ sở, trang thông tin điện tử, hộp thư điện tử, điện thoại đường dây nóng... của chính quyền, các cơ quan, đơn vị cơ sở.

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông, Internet để tiến hành các hoạt động thông tin cơ sở. Cơ quan chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị cơ sở thiết lập các trang thông tin điện tử, bảng tin điện tử, có hộp thư điện tử và số điện thoại công khai để cung cấp thông tin và tiếp nhận thông tin, trả lời phản ánh của người dân một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các địa phương xây dựng kế hoạch và có lộ trình để từng bước đầu tư, nâng cấp hệ thống Đài truyền thanh cơ sở theo công nghệ hiện đại, số hóa sản xuất nội dung chương trình, bảo đảm việc vận hành, quản lý, bảo trì phù hợp với xu thế phát triển của kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại.

Năm là, tiến hành rà soát, đánh giá phân loại hiệu quả hoạt động của các thiết chế thông tin và thiết chế văn hóa cơ sở hiện có, trên cơ sở đó sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn để đầu tư, nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, gây tốn kém, lãng phí các nguồn lực. Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin cơ sở được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương. Trong đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thông tin cơ sở cần tập trung ưu tiên đầu tư, nâng cấp Đài truyền thanh cấp huyện và Đài truyền thanh cấp xã là phương tiện thông tin, tuyên truyền có lợi thế và hiệu quả nhất hiện nay ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên

giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

Sáu là, xây dựng nội dung chương trình và định kỳ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về thông tin cơ sở, kỹ thuật vận hành, khai thác sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đảm bảo tất cả những người làm công tác thông tin cơ sở đều được định kỳ bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ.

Bảy là, thực hiện xã hội hóa một số hoạt động thông tin cổ động trực quan, kết hợp hài hòa giữa hoạt động thông tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội với các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa thông qua các hoạt động quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên bảng tin điện tử, băng rôn, pa nô... nhằm huy động được nhiều nguồn lực của xã hội vào công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Đồng thời, tăng cường sự chỉ đạo, quản lý và định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền của các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa một số hoạt động thông tin cổ động trực quan để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động thông tin, tuyên truyền và nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân.

Page 36: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

36 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

minh Thiện

Bảo mật cho IoT không đơn giảnHệ sinh thái IoT (Internet of Things) đang lớn

mạnh nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. IoT được biết đến với những cơ hội, lợi ích và doanh thu nếu biết khai thác khả năng kết nối vạn vật và chia sẻ thông tin mọi nơi mọi lúc trên mọi thiết bị.

Trong một báo cáo được thực hiện tháng 4/2016, Gartner đã dự đoán thế giới sẽ có 6,4 tỷ thiết bị kết

nối, tăng 30% so với 2015, và năm 2018 con số này sẽ đạt 11,4 tỷ. Theo một nghiên cứu gần đây tại thị trường Mỹ, 70% người Mỹ có kế hoạch trong vòng 5 năm tới, sở hữu một thiết bị điện tử dân dụng thông minh như tủ lạnh hoặc máy điều hòa nhiệt độ có kết nối Internet. Đó là một tỉ lệ tiếp nhận công nghệ mới rất cao, vì hiện nay, số người sở hữu thiết bị gia dụng thông minh tại Mỹ chỉ chiếm 4%.

Tuy nhiên, IoT cũng ẩn chứa những rủi ro lớn về

An toàn bảo mật

Bảo mật thông tin từ bên trong thời IoT

Page 37: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

37CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

bảo mật và an toàn thông tin. Lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm thông minh hiện nay rất nhiều, mở ra một cơ hội khác cho tin tặc, botnet và các dạng tội phạm mạng theo đó nảy nở. Một xu hướng mất an toàn thông tin (ATTT) là botnet có trong thiết bị IoT. Thay vì tấn công máy tính xách tay và cài botnet thì hacker lại tận dụng các thiết bị IoT, như camera giám sát CCTV, smartTV hay các hệ thống tự động trong nhà. Không như máy tính bàn hay xách tay, chúng ta rất khó phát hiện botnet có trong thiết bị IoT.

Viện Horst Gortz ở Đại học Ruhr, Đức - một trong những viện nghiên cứu hàng đầu thế giới - quyết định đi vào mảng bảo mật CNTT cho các thiết bị IoT. Một nhóm nghiên cứu mảng bảo mật nhúng do giáo sư Christoph Paar chỉ đạo, đã phát hiện ra nhiều lỗ hổng và giúp các nhà sản xuất vá các lỗ hổng trong các thiết bị IoT như thiết bị tiêu dùng, xe hơi, các router không dây kết nối với chúng.

Bảo mật cho các thiết bị IoT rất khó khăn vì những lý do về kỹ thuật, công nghệ và thậm chí cả nền văn hóa. Đối với người dùng thông thường, rất khó để khiến họ cập nhật những bản vá mới nhất trên máy tính xách tay, điện thoại thông minh. Ngày nay trong một thế giới thiết bị nào cũng có kết nối Internet, thiết bị nào cũng có thể có những lỗ hổng bảo mật, khi nhà sản xuất muốn nâng cấp firmware hay cài bản vá cho những thiết bị này sẽ rất phiền phức.

Nhưng dù vậy, thế giới thiết bị IoT không có dấu hiệu chững lại mà vẫn lớn mạnh. Do đó, không có gì là ngạc nhiên khi bảo mật trong kỷ nguyên IoT đang trở thành đề tài nóng trên mọi diễn đàn lớn nhỏ trên thế giới. Tốc độ ứng dụng các thiết bị IoT càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro về bảo mật càng lớn. Gartner cũng đã dự đoán thế giới sẽ chi 348 triệu USD cho việc bảo mật IoT trong năm 2016, tăng 24% so với khoản chi của năm 2015 và dự kiến con số này sẽ đạt 547 triệu USD năm 2018. Đặc biệt, riêng từ năm 2020 trở đi, thị trường bảo mật IoT sẽ tăng với tốc độ chóng mặt. Hãng cũng cho biết, đến năm 2020, hơn 25% các vụ tấn công sẽ liên quan đến IoT, mặc dù IoT sẽ chỉ chiếm ít hơn 10% tổng ngân sách bảo mật của ngành CNTT.

Bảo vệ từ bên trong doanh nghiệpTrước các nguy cơ về mất ATTT thời IoT, DASAN

Network đã nghiên cứu và phát triển nên các dòng sản phẩm security switch sử dụng các công nghệ tiên tiến với chức năng phát hiện cảnh báo, ngăn chặn và loại bỏ kịp thời các rủi ro tiềm ẩn từ bên trong tổ chức, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chuyển mạch hiệu suất cao nhằm duy trì hoạt động trong suốt của các tổ chức. Đặc biệt, những thiết bị này có tính năng tự động cập nhật các loại hình tấn công mới, phân tích và đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp.

Khả năng bảo mật mạnh mẽ của thiết bị này dựa trên nền tảng HW & SW và tính năng phát hiện tấn công trên đường truyền. Phần cứng đa nhân cùng phần mềm an ninh tiên tiến cho phép phát hiện và ngăn chặn các tấn công ngay khi phát hiện tính bất thường của đường truyền.

Phương thức bảo mật tiên tiến được nạp cùng với một thuật toán để đánh giá mức độ của sự đe dọa hay các tấn công dựa trên dữ liệu đa dạng và phân tán về địa chỉ MAC, IP và số cổng của người tấn công cũng như mục tiêu tấn công. Phương thức này không chỉ giúp bảo vệ mạng nội bộ khỏi mọi loại tấn công mà còn bảo vệ mạng nội bộ khỏi dòng dữ liệu có hại có thể xuất hiện ở lớp L2~L4.

Page 38: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

38 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

An toàn bảo mật

Chức năng ngăn chặn ARP Spoofing của Security Switch S4424G bảo vệ môi trường mạng khỏi việc bị hack thông tin tài khoản người dùng, nghe lén đường dây điện thoại, xâm phạm sự riêng tư, và đánh cắp thông tin.

Quản lý và xác thực người dùng được tăng cường an ninh bằng việc xác thực nhiều lần ở mức 802.1X. Phương thức xác thực đa dạng các địa MAC, IP, EAP, TLS, TTLS và OTP bằng cách thực thi cả RADIUS Server và NAC authentication Server.

Khả năng ngăn chặn Self-Loop giúp đảm bảo mạng hoạt động ổn định, cung cấp chức năng STP, và thậm chỉ không sử dụng STP, các cổng vẫn tự động bị loại bỏ khi xảy ra self-loop.

Ngoài ra, hệ thống có thể điều chỉnh Security Switch L2 về các chức năng an ninh, các thống kê của Security Switch; Cung cấp các thống kê về dòng dữ liệu/cổng (từng giây); Kiểm tra trạng thái lỗi an ninh hàng ngày/tuần/tháng, báo cáo phân tích lỗi an ninh. Thiết bị cũng tích hợp nền tảng phân tích dữ liệu để xử lý Big Data trong môi trường phân phối và hỗ trợ toàn bộ giải pháp End-to-End.

Các dòng Security Switch này đạt

hiệu năng cao nhờ sử dụng đồng thời nhiều bộ xử lý (CPU) song song; Hỗ trợ nhiều cổng giao tiếp khác nhau; Cập nhật tự động và liên tục các hình thức tấn công tinh vi mới thông qua phần mềm. Khả năng tự phán đoán và phân tích dựa trên kinh nghiệm, nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong tổ chức. Khả năng lưu vết lại các hoạt động xảy ra trong mạng, giúp ích cho điều tra và truy vấn sau khi có bất kỳ một cuộc tấn công nào xảy ra.

DASAN Security Switch ngăn chặn các lưu lượng gây hại đến các thiết bị trong mạng; hạn chế tối đa các hoạt động tấn công cố ý trong nội bộ, quản lý và đảm bảo việc phần quyền cho các user một cách tối đa, đặc biệt là ngăn chặn việc truy cập trái phép trong nội bộ tổ chức.

Với môi trường doanh nghiệp, khi ứng dụng BYOD hay sử dụng rộng rãi IoT, việc bảo đảm ATTT từ nội bộ giúp tăng khả năng đề kháng đối với các cuộc tấn công mạng, thậm chí có thể dự đoán và ngăn chặn sớm những cuộc tấn công này.

Việt Nam nên cẩn trọng khi “hội nhập” IoTHệ sinh thái IoT tại Việt Nam cũng đang bắt nhịp

cùng thế giới. Theo ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc DASAN Việt Nam: “Có thể thấy Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng cho các ứng dụng IoT: nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh từ thế hệ trẻ ngày một tăng; các nhà mạng Việt Nam đã triển khai thử nghiệm thành công mạng 4G; Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã lên kế hoạch cấp phép 4G trong quý 3/2016. Đây chính là những tín hiệu rất

Báo cáo thường xuyên về luông dữ liệu và hành vi người dùng

Cấu hình mạng nội bộ bảo mật qua Security Switch

Page 39: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

39CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

tốt cho sự phát triển mạnh mẽ thị trường các ứng dụng IoT trên nền tảng di động”.

Không ít các doanh nghiệp, tổ chức trong nước đã và đang ứng dụng IoT trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. VNPT Technology đã phát triển một số ứng dụng IoT trong các lĩnh vực: Quản lý trong giao thông vận tải, trong nông nghiệp, môi trường, ngôi nhà thông minh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong y tế, vận hành và giám sát trong nhà máy.

Cầu Đất Farm là một doanh nghiệp hiện đang sở hữu nông trại ở Đà Lạt có quy mô hơn 52 ha, kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng hệ thống thông minh và hệ thống IoT của Intel. Hệ thống này tự động kiểm soát độ ẩm, nước, phân bón, kiểm soát chất lượng rau, củ và các đồi trồng chè.

Trong lĩnh vực giao thông, Công ty DTT Technology hiện đang ứng dụng IoT để triển khai giải pháp kiểm soát xe ở các bến xe và đang thí điểm ở Hải Phòng khá hiệu quả. Công ty FETC phát triển hệ thống thu phí đường bộ tự động ở Việt Nam thông qua hệ thống IoT. Khi xe ô tô lưu thông qua các trạm thu phí, hệ thống sẽ tự động nhận diện và tự động tính phí cho xe.

Có thể thấy, Việt Nam đã bắt nhịp rất nhanh với thế giới trong kỷ nguyên IoT. Nhưng cùng với những lợi ích do IoT mang lại thì nguy cơ mất ATTT ngày

càng thường trực. “Đã đến lúc các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam cần phải cân nhắc và xem xét một cách nghiêm túc về vấn đề bảo mật, đặc biệt là từ chính các thiết bị mạng ngay bên trong hệ thống. Đừng để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” bởi hậu quả của các vụ tấn công mạng là vô cùng to lớn”, ông Park nhấn mạnh.

Ông Jong Hyun Park, cho rằng, không một giải pháp bảo mật nào có thể đảm bảo 100% an toàn cho mọi thiết bị CNTT, bao gồm cả các thiết bị của IoT. Nhiều chủ doanh nghiệp khi nghĩ đến các giải pháp bảo mật như bức tường lửa Firewall, các thiết bị phát hiện và ngăn ngừa các mối hiểm họa tấn công (IDS, IPS) là cho rằng đã đảm bảo an toàn thông tin cho các mối nguy hại của hạ tầng CNTT & viễn thông trong doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, các hạng mục đầu tư này chỉ có thể đảm bảo ngăn chặn các mối nguy hại tấn công từ xa vào bên trong tổ chức thông qua mạng Internet, trong khi nếu kẻ tấn công đã nằm trong lòng tổ chức thì chưa có các giải pháp đồng bộ. Ví dụ như việc nhân viên sử dụng USB để copy tài liệu, hay khách hàng/đối tác sử dụng USB để trình bày trong các cuộc họp, v.v. có thể dễ dàng lây truyền virus vào hệ thống mạng của công ty mà không cần phải qua các bức tường bảo mật. Vì vậy, họ cần phải linh hoạt, biết triển khai đồng bộ và kết hợp các giải pháp bảo mật khác nhau sao cho phù hợp với mình. Đặc biệt, ông Park cũng khuyến cáo

các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam cần đề cao cảnh giác với những thiết bị phần cứng được sử dụng trong hệ thống bởi rủi ro có thể đến từ nội bộ bên trong tổ chức.

Đề cập đến vấn đề bảo mật trong kỷ nguyên IoT, Bộ Thông tin và Truyền thông gần đây đã nâng tầm bảo mật của tổ chức, doanh nghiệp lên tầm bảo mật của quốc gia. Những nguy cơ, rủi ro có thể đến từ việc chỉ sử dụng một công nghệ cho toàn bộ hệ thống và khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ham rẻ mà đặt an ninh quốc gia vào nguy hiểm.

Nền tảng phát triển IoT và một số giải pháp ứng dụng IoT của VNPT Technology

Page 40: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

40 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Giới thiệuVai trò của công nghệ thông tin và truyền thông

(ICT) ngày càng được cải thiện và nâng lên một tầm cao mới. Từ một công cụ hỗ trợ kinh doanh đơn thuần, ICT đã trở thành một công cụ công nghệ số mũi nhọn có khả năng thay đổi toàn diện, thậm chí phá vỡ mô hình kinh doanh truyền thống, thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh mới: Mô hình kinh doanh số (digital business). Các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông CSP

(Communications Service Provider) cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để tồn tại và phát triển trong môi trường số hiện nay, các CSP cần phải việc phát triển một mô hình kinh doanh số mới, trong đó hội tụ các thiết bị kết nối, trí thông minh nhân tạo, con người và hoạt động kinh doanh thông qua một nền tảng số, nhằm phát triển, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ số mới theo phương thức mới sáng tạo hơn, tiết kiệm chi phí hơn, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn. Quá trình đó khiến CSP trở thành các nhà cung cấp dịch vụ số DSP ( Digital Service Provider).

Xu hướng chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ truyền thông số

Thu hằng

Cio

Xu hướng chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ truyền thông số

Page 41: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

41CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Vì sao cần chuyển đổi?Trong những năm gần đây, ngành công nghệ ICT,

đặc biệt là di động đã bước vào thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ không chỉ về số lượng sản phẩm dịch vụ mà còn cả về số lượng người dùng. Xét trên phạm vi toàn thế giới, đến năm 2015 đã có 3,65 tỷ người sử dụng thiết bị di động. Công nghệ di động phát triển kéo theo hàng loạt những thay đổi đáng chú ý khác như thay đổi hành vi và trải nghiệm của người tiêu dùng. Để cạnh tranh, các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm đã tập trung và đẩy mạnh việc đem lại cho người dùng những trải nghiệm hấp dẫn, cùng với đó là chế độ hỗ trợ và chăm sóc sau mua hàng của nhà cung cấp; và người tiêu dùng có thể kết nối trực tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ bất cứ khi nào và ở đâu (24/7).

Theo các chuyên gia nghiên cứu, sự sẵn có của thiết bị di động là yếu tố chính góp phần làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Khi thiết bị di động hiện ngày càng trở thành “vật bất ly thân”, nhiều người ngay sau khi thức dậy luôn dành trung bình khoảng 29 phút để truy cập, kiểm tra thông tin trên di động và duy trì tần suất, thời gian cho đến 10 giờ đêm. Chính vì thế, có hàng ngàn ứng dụng mới trên di động được ra đời để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Các tổ chức, doanh nghiệp phải bắt kịp được xu thế này nếu không sẽ có nguy cơ bị tụt hậu lại phía sau. Đặc biệt, sự phổ biến của các

ứng dụng OTT và các phương tiện truyền thông xã hội như WhatsApp hay Facebook, Skype hoặc Viber đã có mở ra nhiều loại hoạt động hấp dẫn, cuốn hút giới trẻ, giúp họ có thể liên lạc nhanh chóng và tiện lợi hơn. Người tiêu dùng đang có xu hướng coi điện thoại thông minh (smartphone) là công cụ tương tác và mua sắm. Do đó, doanh nghiệp nào chiếm lĩnh được thị trường này thì sẽ thu hút được người dùng và đi kèm đó là các nguồn doanh thu và lợi nhuận.

Thực tế cho thấy nhiều công ty khởi nghiệp non trẻ với văn phòng chỉ vài người nhưng kiếm về hàng triệu USD nhờ viết ứng dụng. Vì vậy, để tồn tại trong môi trường số cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các CSP cần chuyển đổi trở thành DSP.

Lộ trình chuyển đổi từ CSP thành DSPSự thành công của các doanh nghiệp như Amazon,

Facebook, Google đang buộc tất cả các CSP hiện có phải chuyển đổi thành doanh nghiệp số (DSP), để theo kịp và đáp ứng những mong đợi của người dùng trong một thế giới số.

Theo dự báo mới nhất của Analysys Mason, đến năm 2020, các CSP sẽ dành hơn 100 tỷ USD mỗi năm cho phần mềm và dịch vụ liên quan. Tốc độ tăng trưởng mặc dù còn tương đối khiêm tốn với CAGR khoảng 5,9%, nhưng các CSP đang chuyển hướng

chi tiêu sang các dự án mới, nhằm chuyển đổi doanh nghiệp của họ cũng như cách họ triển khai công nghệ.

Theo đó, lộ trình để chuyển đổi các CSP thành DSP gồm 3 bước sau:

- Cung cấp trải nghiệm số

- Triển khai các mạng số (ảo, dựa trên đám mây)

- Cung cấp các dịch vụ số.

Để triển khai lộ trình 3 bước này là một nỗ lực lớn để chuyển đổi các hệ thống viễn thông cơ bản cũng như các quy trình hỗ trợ doanh nghiệp.

Dự báo doanh thu phần mềm viễn thông toàn cầu giai đoạn 2015 - 2020

Page 42: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

42 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Cio

Cung cấp trải nghiệm số

Các nhà cung cấp dựa trên nền tảng Web như Amazon, Facebook, Snapchat và Uber đã tạo ra một kỳ vọng mới về trải nghiệm số mà các CSP phải thích ứng. Trong đó, các ứng dụng điện thoại thông minh là thành phần thiết yếu của trải nghiệm số. Tất cả mọi người, bao gồm cả các CSP, phải có “một ứng dụng” phục vụ trải nghiệm này. Những ứng dụng này mang lại cho người tiêu dùng cảm giác kiểm soát và vai trò quan trọng của họ, tạo nền tảng để các CSP tham gia vào thế giới số.

Các doanh nghiệp web cần tập trung cung cấp trải nghiệm số duy nhất, thống nhất thông qua nhiều ứng dụng và giao diện web. Giao diện số mới này cần tương thích với các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng như các trung tâm chăm sóc khách hàng. Thông thường, mỗi kênh được phát triển với những mục tiêu khác nhau và cung cấp những trải nghiệm khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là các CSP cần tập trung phát triển bán lẻ đa kênh (Omni-channel) – nhằm nhận được tất cả các tương tác với khách hàng để tăng cường hiệu quả làm việc.

Ngoài ra, thời gian và khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng trong trải nghiệm số. Do đó, CSP phải thay đổi mô hình đáp ứng này từ dựa trên sự hỗ trợ của con người sang hỗ trợ tự động và đáp ứng liên tục.

Triển khai các mạng số

CSP đang nâng cấp mạng lưới của họ thông qua việc sử dụng các công nghệ SMAC (Social Media, Mobility, big Data Analytics, and Cloud Computing), nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Việc ứng dụng điện toán đám mây, mạng định nghĩa bằng phần mềm SDN (Software - Defined Networking) giúp cắt giảm chi phí và mang lại sự linh hoạt hơn so với mạng truyền thống. Việc ảo hóa chức năng mạng NFV (Network Functions Virtualization) cũng giúp các CSP dễ dàng triển khai cung cấp các dịch vụ mới trên hạ tầng mạng sẵn có. NFV đang chuyển đổi trực tiếp các chức năng mà trước đây đã được cung cấp trên phần cứng mạng độc quyền trên các hệ thống CNTT tiêu chuẩn công

nghiệp. NFV đang chuyển đổi chi tiêu từ phần cứng sang phần mềm, từ đó mở ra nhiều khả năng mới cho các CSP.

Việc triển khai các phần mềm mới này vào mạng đòi hỏi một cách tiếp cận mới để quản lý mạng, gọi là phối hợp xử lý (orchestration). Các mạng số mới sẽ yêu cầu quản lý nhiều hơn so với các mạng truyền thống vì có nhiều lựa chọn, nhiều quyết định hơn được thực hiện. Việc sử dụng tiếp cận orchestration sẽ giúp tự động hoá hoàn toàn các chức năng quản lý mạng, loại bỏ các quy trình thủ công và nhân viên mà các CSP phụ thuộc hiện nay. Đây là điều kiện quan trọng đối với các CSP để đảm bảo cung cấp các dịch vụ số trong mạng số.

Page 43: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

43CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Cung cấp các dịch vụ số

Nền kinh tế số mang lại cho các CSP cơ hội để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mới và tạo ra những nguồn doanh thu mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp web lớn hiện đã chiếm lĩnh thị trường các dịch vụ số. Bởi vậy, động lực để CSP đầu tư vào trải nghiệm số và các mạng số là nhằm giúp họ có thể dần chiếm lĩnh và đóng vai trò lớn hơn trong cung cấp các dịch vụ số mới, từ đó phát triển các nguồn doanh thu mới.

Trong đó có hai phân khúc khách hàng chính là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong phân khúc người tiêu dùng, các dịch vụ số chủ yếu liên quan tới các hoạt động kinh doanh trên web và CSP sẽ không có lợi thế bằng các doanh nghiệp web

như Google. Còn trong phân khúc doanh nghiệp, những người có mối quan tâm lớn tới IoT, CSP có một cơ hội tốt để bổ sung thêm các giá trị mới ngoài truyền thông. Nó sẽ đến từ các nền tảng dựa trên phần mềm để cung cấp các dịch vụ, bảo mật, phân tích, tài chính và các dịch vụ thông thường khác.

Chuyển đổi số các hệ thống phần mềm và các hoạt động liên quan

Sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi sự phát triển của các trải nghiệm số, mạng số và các dịch vụ số. Tuy nhiên, lý do chính mà CSP tham gia vào nền kinh tế số là vai trò quan trọng của họ trong việc cung cấp dịch vụ truyền thông với khoảng 2 nghìn tỷ USD doanh thu dịch vụ hằng năm. Các hệ thống phần mềm và các hoạt động kinh doanh hỗ trợ các dịch vụ truyền thống cần phải được chuyển đổi để phù hợp với việc cung cấp trải nghiệm số, mạng lưới số và các dịch vụ số.

Trong 5 năm tới, tất cả các CSP sẽ phải chuyển đổi hoàn toàn từ các doanh nghiệp truyền thông truyền thống sang các doanh nghiệp số mới. Hiện nay đã có nhiều CSP đã bắt đầu quá trình này. Đây là một lộ trình đầy thách thức và tốn kém - nhưng cần thiết – để thay đổi cách các CSP vận hành hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư vào phần mềm và các dịch vụ liên quan, nhằm gia tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động.

Chuyển đổi thành DSP là xu hướng tất yếu của thời đại và CSP cũng phải nhận thức được sự thay đổi này. Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều thách thức và cơ hội mới, do đó vai trò của những người lãnh đạo chính là những người tham vấn, định hướng, chèo lái để doanh nghiệp có thể vững vàng trong làn sóng số.

Tài liệu tham khảo:1. Defining the Digital Service Provider, http://www.lightreading.

com

2. http://www.analysysmason.com

Page 44: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

44 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

Bên cạnh các ứng dụng, lợi ích và tiềm năng của IoT trong các khía cạnh khác nhau của xã hội, cuộc sống, chẳng hạn như ứng dụng trong thành phố thông minh, hệ thống lưới điện thông minh,

thiết bị đeo thông minh, chuỗi cung ứng thông minh…; thì những tác động của IoT lên môi trường lại không được nhìn nhận đầy đủ.

Không thể phủ nhận các ứng dụng của IoT có những tác động tích cực đến môi trường. Các thiết bị IoT nhằm bảo vệ môi trường đã được phát triển trong những năm gần đây. Những thiết bị này có thể là những hệ thống cảm biến (sensor), hệ thống camera… có kích thước nhỏ gọn có thể được lắp đặt để giám sát, thu thập dữ liệu về môi trường: như chất lượng không khí, bức xạ, chất lượng nước, nhiệt độ, độ ẩm, hoá chất độc hại và các chỉ số môi trường khác; hay dùng để theo dõi vị trí, hành trình di chuyển của động vật hoang dã quý hiếm. Ngoài ra, đối với con người, trẻ sơ sinh, bệnh nhân hen và những người làm việc trong môi trường dễ bị nguy hại hoặc bức xạ có thể được hưởng lợi từ những ứng

dụng này. Các cảm biến này kết nối với điện thoại thông minh thông qua Bluetooth và WiFi để gửi các dữ liệu thu thập được vào mạng. Điều này cho phép chúng ta có sự hiểu biết tốt hơn về môi trường xung quanh, từ đó có thể tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề môi trường.

Sự phát triển của IoT cũng làm cho công tác quản lý và giảm thiểu tác hại của thảm họa thiên nhiên trở nên hiệu quả hơn. Ngày nay, thông qua hệ thống cảm biến môi trường, hình ảnh vệ tinh, các cơ quan dự báo thời tiết và quản lý thiên tai đã được cung cấp thông tin chính xác, kịp thời nhất về những diễn biến của thời tiết, thiên tai tại các địa phương để có công tác phòng chống và giảm thiểu những thiệt hại từ môi trường.

Bên cạnh đó, các ứng dụng IoT có vai trò rất lớn trong việc giúp tiết kiệm năng lượng. Ứng dụng IoT tại các hộ gia đình cũng đang ngày càng phát triển. Ngày nay, các thiết bị trong gia đình có kết nối với Internet không chỉ dừng lại ở chiếc máy tính mà còn có thể bao gồm những thiết bị như: điện thoại thông minh, tivi thông minh, các công cụ đo điện năng thông minh, máy điều hòa thông minh, camera… Các thiết bị này có thể kết nối Internet, được giám sát và điều khiển qua mạng tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Sự phát triển của các công cụ đo điện năng thông minh có thể giúp hộ gia đình tiết kiệm chi phí điện, do các công cụ này đo lượng điện năng tiêu thụ, rồi truyền thông tin đến khách hàng. Với lợi ích như vậy trong tiết kiệm điện, trong Hướng dẫn sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng tại các nước châu Âu đã đưa ra điều khoản khuyến khích thay thế các thiết bị đo điện năng cũ, sử dụng các thiết bị đo điện năng thông minh.

Các thiết bị như máy điều hòa, các thiết bị chiếu

đặng hoA

IoT và các tác động lên môi trường

Page 45: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

45CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

sáng cũng có thể được tích hợp với các bộ cảm biến để thu thập thông tin, kết nối và truyền nhận thông tin qua Internet. Thu thập thông tin về môi trường bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… để có thể tự điều chỉnh, hay được điều chỉnh qua Internet nhằm tăng hiệu quả sử dụng và giảm thiểu chi phí năng lượng.

Những câu chuyện thành công của IoT trong nông nghiệp thông minh cho thấy tiềm năng lớn trong việc tiết kiệm tài nguyên thông qua các ứng dụng IoT. Thông qua các cảm biến, Internet và kiến thức khoa học, những người trồng hoa tulip ở Hà Lan có thể theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất của họ dựa vào thời tiết, ánh sáng mặt trời. Trường đại học Đại học Công giáo Santisima Concepcion (UCSC) ở Chile đã thông báo, họ có thể làm giảm 70% lượng nước tiêu thụ tại một nông trại trồng việt quất thông qua áp dụng ứng dụng IoT vào trong nông nghiệp. Tại đây họ đã sử dụng mạng lưới cảm biến không dây được đặt vào trong đất để giám sát nhu cầu và tối ưu hóa việc sử dụng nước từ xa. Với sự phát triển của IoT có thể phát triển ngành nông nghiệp tốt hơn với ít nguồn lực hơn, đó là một lợi ích to lớn trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng gia tăng và các thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều.

Một lợi ích khác đối với môi trường mà IoT mang lại là làm giảm lượng phát thải khí nhà kính CO2. Trong ngành nông nghiệp, ước tính đến năm 2020 IoT có thể tiết kiệm 1,6 Gt CO2. IoT được ứng dụng trong hệ thống lưới điện thông minh trong lĩnh vực năng lượng có thể giảm phát thải trên 2,0 Gt CO2 thông qua việc lắp đặt hệ thống đo điện thông minh và đáp ứng năng lượng theo nhu cầu. Hơn nữa, bằng cách cải thiện hiệu suất năng lượng tối ưu với các tuyến đường giao thông, IoT có thể giảm được khoảng 1,9 Gt CO2

trong 5 năm. Với những ứng dụng trên, IoT có thể mang lại những hy vọng to lớn đối với vấn đề về môi trường.

Ngoài các lợi ích, IoT cũng đã mang lại những thách thức đối với môi trường. Vấn đề đầu tiên phải đối mặt là vấn đề rác thải điện tử . Với hàng trăm và hàng ngàn thiết bị IoT trên thị trường trong vài năm tới, các thiết bị cũ, không thích hợp với sự phát triển của IoT có thể sẽ bị kết thúc trong các bãi rác. Thậm chí, các thế hệ tiếp theo của các thiết bị IoT sẽ lỗi thời nhanh chóng trong quá trình nâng cấp phần cứng. Điều gì sẽ xảy ra khi những vật dụng như vậy hư hỏng, hoặc tệ hơn, vẫn dùng được nhưng trở nên lỗi thời vì sự xuất hiện vật dụng đời mới tốt hơn, đẹp hơn, do những chu kỳ sản xuất không ngơi nghỉ của các nhà sản xuất.

Trong năm 2013 đã có 53 triệu tấn chất thải điện tử độc hại trên toàn thế giới. Hằng năm, chỉ riêng Mỹ đã có 50 triệu tấn rác thải từ các nguồn như tivi, điện thoại, máy tính và các thiết bị ngoại vi. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng phát triển công nghiệp hóa thì vấn đề rác thải điện tử ngày càng gia tăng. Trong số các rác thải điện tử đó chỉ có ít hơn 20% rác thải điện tử được phân loại, xử lý và tái chế, phần rác thải điện tử còn lại phải đi vào lò đốt hoặc các bãi chôn lấp hoặc được chuyển sang

Page 46: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

46 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

các nước kém phát triển để tái sử dụng hoặc tái chế trong các điều kiện không an toàn và không đảm bảo các điều kiện về môi trường, bất chấp công ước Basel đã được ký kết.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của IoT, dự đoán hàng tỷ thiết bị sẽ được kết nối Internet thì vấn đề rác thải điện tử cần phải được xem xét kỹ càng để cho thế giới phát triển bền vững. Cùng với việc tập trung phát triển các ứng dụng, sản phẩm, thiết bị IoT mới thì các nhà cung cấp cần phải tính toán đến việc phát triển các sản phẩm xanh hơn và tính toán đến bài toán rác thải của các sản phẩm trong thời đại IoT.

Thách thức thứ hai là tiêu thụ năng lượng. IoT vừa có công rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng khi được ứng dụng trong các lĩnh vực, nhưng bên cạnh đó bản thân sự phát triển của IoT cũng gây ra việc tiêu tốn năng lượng rất nhiều. Vài năm trước đây, Gartner dự đoán rằng 4,9 tỷ thiết bị thông minh sẽ được sử dụng vào năm 2015 và sẽ tăng thêm 30% từ năm 2030. Đến năm 2020, Gartner ước tính rằng số lượng các thiết bị thông minh sẽ đạt khoảng 25 tỷ thiết bị và sẽ tăng trưởng 100% mỗi năm. Cùng với sự phát triển này thì nhu cầu về năng lượng cũng gia tăng tương ứng. Trong năm 2012, ước tính các trung tâm dữ liệu tiêu tốn 30 tỷ watt điện mỗi năm – con số này đủ để cung cấp năng lượng một thị trấn cỡ trung bình, và sự phát triển của IoT sẽ còn cần nhiều năng lượng hơn thế rất nhiều. Mạng IoT yêu cầu phải có các trung tâm dữ liệu khổng lồ để xử lý và đáp ứng nhu cầu cho việc thu thập và xử lý thông tin dữ liệu. Kết quả là, việc tiêu thụ năng lượng của các trung tâm dữ liệu sẽ là rất lớn. Các nguồn lực cần thiết để sản xuất năng lượng sẽ thêm một gánh nặng lớn đối với môi trường. Ngoài ra, năng lượng và các nguồn tài nguyên cần thiết được sử dụng để sản xuất hàng trăm và hàng ngàn thiết bị IoT mới cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều. Mặc dù các trung tâm dữ liệu lớn đang cố gắng sử dụng ít năng lượng nhất có thể và sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được nhu cầu to lớn của hệ thống trung tâm dữ liệu trong sự phát triển của IoT.

Bên cạnh đó, các đồ vật kết nối Internet cần phải thường xuyên được cung cấp năng lượng để duy trì các kết nối và các hoạt động của mình. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, chi phí tiêu thụ điện của các đối tượng kết nối là 59 tỷ € cho năm 2013 và dự kiến con số này sẽ tăng trong năm 2020, đạt 120 tỷ €. Trong năm 2013, mức tiêu thụ chung của các đối tượng này đạt 616 terawatt giờ (hơn mức tiêu thụ điện của cả đất nước Canada). Chúng tiêu tốn 400 terawatt giờ chỉ để duy trì kết nối trong chế độ standby. Ước tính có khoảng 80% lượng điện tiêu thụ của các thiết bị kết nối được sử dụng chỉ để duy trì hoạt động kết nối Internet. Đây là một trong những kết luận chính đạt được của IEA trong báo cáo của mình. Trong báo cáo “Dữ liệu nhiều hơn: Năng lượng ít hơn” năm 2013 của IEA, toàn bộ tiêu thụ của các đối tượng kết nối có thể được giảm 65% bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp. Vì vậy, cần sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong suốt chuỗi giá trị IoT.

Như vậy, đối với môi trường, IoT là một con dao hai lưỡi, mang cả những lợi ích và thách thức, khi xây dựng hệ thống và các chính sách về IoT cần phải xem xét đến các mặt trên. IoT hiện nay đang trên đường được triển khai và ứng dụng rộng rãi, các lợi ích hấp dẫn đang che đi các hậu quả ngoài ý muốn, bao gồm cả chất thải điện tử và tiêu thụ năng lượng. Vì vậy, các đơn vị làm chính sách, các đơn vị triển khai phát triển IoT cần phải xem xét đến các yếu tố tác động tới môi trường và cần phải hành động ngay từ bây giờ.

Tài liệu tham khảo:[1] http://www.advancedmp.com/environmental-impact-of-

iot/

[2] Nicolas Biet: Overview of a market that offers new opportunities to startups.

[3] https://itunews.itu.int/en/4850-E-waste-and-the-Internet-of-Things.note.aspx

[4]http://www.freshfruitpor tal.com/news/2012/03/30/chile-wireless-sensor-irrigation-cuts-water-use-in-blueberry-production/

[5] http://www.datamation.com/data-center/the-internet-of-things-7-challenges.html

Công nghệ thông minh

Page 47: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

47CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

IoT đang dần thành hiện thựcCác xu thế công nghệ, trong đó có IoT, dù có tiềm

năng đến đâu nếu không được hiện thực hóa bằng các chủ trương, chiến lược triển khai với kế hoạch và lộ trình cụ thể sẽ không mang lại giá trị cụ thể. Các quốc gia dẫn đầu thế giới về IoT nhận thức rất rõ tiềm năng của IoT và đã sớm triển khai chính sách hỗ trợ phát triển để chiếm ưu thế trong lĩnh vực còn “non trẻ” này: Mỹ chọn IoT là một trong sáu công nghệ có ảnh hưởng tiềm năng tới năm 2025 và thiết lập lộ trình phát triển từ năm 2008; Liên minh châu Âu chọn IoT làm chủ đề cho chương trình hành động năm

2009; Đức lên kế hoạch tăng hiệu quả của ngành công nghiệp sản xuất dựa trên ứng dụng IoT và sử dụng IoT như chìa khóa mở ra cánh cửa Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0); Nhật triển khai chính sách IoT từ năm 2004 cho đến nay thông qua chiến lược u-Japan (2004), l-Japan (2009) và Active Japan ICT (2012).

Trong số các quốc gia dẫn đầu về IoT, Hàn Quốc nổi lên như một thế lực có sức cạnh tranh cao và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Năm 2013, theo báo cáo xếp hạng của IDC, Hàn Quốc là nước có chỉ số sẵn sàng về IoT (IoT Preparedness Index) đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Để đạt được lợi thế ban đầu đó, chính phủ Hàn Quốc đã và đang triển khai những chính sách gì

ThS. nguyễn VĂn ThuậT

trong Một Vài năM trở Lại đây, internet oF things (iot) đã trở thành Một xu thế công nghệ toàn cầu, trong đó, các quốc gia phát triển Mạnh Về công nghệ thông tin đã coi iot như Một Lợi thế cạnh tranh quốc gia, cũng như sử dụng iot như chìa khóa để Mở cánh cửa, bước Vào cuộc cách Mạng công nghiệp Lần thứ 4.

Kinh nghiệm triển khai IoT tại Hàn Quốc

Page 48: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

48 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

để biến IoT thành lợi thế cạnh tranh? Bài báo sẽ tập trung vào phân tích và đưa ra một số kinh nghiệm phát triển IoT tại quốc gia này. Đây là kinh nghiệm được đúc kết sau chuyến tham quan thực tế tại 11 địa điểm triển khai IoT tại Hàn Quốc, bao gồm các phòng trưng bày sản phẩm IoT, các phòng thí nghiệm IoT, các trung tâm thúc đẩy sáng tạo và trung tâm vận hành, giám sát dịch vụ IoT đã được triển khai trong thực tế.

Vai trò thúc đẩy của chinh phủVai trò của nhà nước trong việc định hướng và đi

đầu trong thúc đẩy phát triển IoT là rất quan trọng. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển IoT (IoT Master Plan) với mục tiêu rõ ràng cần đạt được trong khoảng từ năm 2013 đến 2020 trên 03 phương diện chính: tăng thị trường trong nước từ 2.300 tỷ Won năm 2013 lên 30.000 tỷ Won năm 2020, tăng số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và doanh nghiệp xuất khẩu cỡ vừa từ 70 lên 350, số lượng nhân viên làm việc trong các công ty đó tăng tương ứng từ 2.700 lên 30.000. Song song với đó là một loạt các chiến lược, chương trình hành động, giải pháp đồng bộ để cụ thể hóa các hạng mục trong kế hoạch phát triển tổng thể, trong đó bao gồm các chương trình xây dựng hệ sinh thái IoT, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ, các mô hình vườn

ươm khởi nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... Có thể tổng kết ở qua 05 chính sách chủ đạo như sau:

Thứ nhất, chính phủ Hàn Quốc đi tiên phong trong chính sách phát triển và thúc đẩy ứng dụng IoT, thể hiện rõ nhất là mức độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong số 11 địa điểm đã đề cập, có đến 06 địa điểm được đầu tư xây dựng bởi chính phủ Hàn Quốc. Đáng chú ý là nhiều điểm trong số này được xây dựng theo mô hình kết hợp GPPP (Global Public Private Partnership) với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ngoài nước và các tổ chức công. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc còn đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu công nghệ mới tới người dân và triển khai các chương trình lựa chọn, phát triển tài năng, đào tạo chuyên gia, bảo đảm cung cấp đầy đủ nhân lực chất lượng cao trong mọi lĩnh vực như kỹ thuật phần cứng, phần mềm, bảo mật hay thiết kế kiểu dáng công nghiệp.

Thứ hai, chính phủ Hàn Quốc tập trung xây dựng hệ sinh thái mở. Lĩnh vực IoT là lĩnh vực có tính bao trùm rộng, trải từ nghiên cứu sản xuất thiết bị phần cứng IoT, xây dựng hạ tầng mạng, viễn thông, triển khai phần mềm nền tảng, bảo mật dữ liệu hay xây dựng giải pháp theo lĩnh vực ngành dọc. Không công ty nào có khả năng “bao sân” hay độc chiếm thị trường IoT. Do vậy, cần thiết phải xây dựng hệ sinh thái đầy đủ các thành phần có vai trò tương hỗ, đáp

ứng nguyên tắc mở, bảo đảm tài nguyên được đóng gói và cung cấp dưới dạng dịch vụ, dễ dàng tích hợp. Trong hệ sinh thái đó, chính phủ Hàn Quốc nổi lên với vai trò thúc đẩy thông qua các nền tảng mở dùng chung, hỗ trợ sáng tạo. Trên hạ tầng sẵn có, các nhóm khởi nghiệp có thể sáng tạo và phát triển sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả với chi phí đầu tư thấp. Các cá nhân, nhóm khởi nghiệp từ lúc manh nha ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm sẵn sàng demo được tiếp cận với mô hình vườn ươm sáng tạo, các phòng thí nghiệm: fab lab, device lab, kiểm tra an toàn an ninh thông tin hay sử dụng nền tảng phân tích dữ liệu lớn. Tại đây, các nhóm sẽ được làm

Page 49: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

49CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

việc với các chuyên gia phát triển ý tưởng, chuyên gia thiết kế kiểu dáng sản phẩm, đồng thời sử dụng miễn phí các nền tảng phần cứng mở, máy in 3D công nghiệp, máy quét 3D công nghiệp, máy cắt lazer, máy cắt khắc CNC hay các thiết bị phụ trợ công nghiệp khác. Kết quả, một nhóm khởi nghiệp có thể đưa ra sản phẩm chỉ trong 1 – 2 tuần. Các ý tưởng và sản phẩm xuất sắc sẽ được hỗ trợ để tham gia vào quá trình gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalist). Ngoài ra, mô hình vươn ươm sáng tạo còn hỗ trợ các startup Hàn Quốc vươn ra thị trường quốc tế. Đây là một hướng đi đúng đắn do Hàn Quốc là quốc gia chỉ với hơn 50 triệu dân với thị trường nội địa không quá rộng lớn.

Thứ ba là định hướng các doanh nghiệp lớn trong hệ sinh thái mở. Các doanh nghệp, tùy theo chiến lược của mình, có thể tự do tham gia vào hệ sinh thái với các vai trò khác nhau. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đưa ra định hướng đối với một số vai trò mang tính chất nền tảng, chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn. Đó là vai trò xây dựng hạ tầng kết nối (mạng băng rộng, mạng di động 4G, LTE/LTE-A, các mạng không dây thế hệ mới như LoRa, LTE-m hay NB-IoT); xây dựng nền tảng mở và mô hình kinh doanh trên nền tảng mở, cho phép các doanh nghiệp khác kết nối và khai thác tài nguyên; xây dựng các testbed chuẩn để triển khai thử nghiệm ứng dụng IoT bảo đảm sát với môi trường thực tế. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ tập trung sáng tạo trên hạ tầng có sẵn, phát triển sản phẩm trong thời gian ngắn nhất với chi phí tối ưu nhất. Thực tế, tập đoàn viễn thông SK Telecom đã được định hướng xây dựng và công bố nền tảng mở IoT ThingPlug, triển khai hạ tầng kết nối Giga Internet, 4G, 5G, và mạng không dây thế hệ mới LoraWan phủ sóng 99% Hàn Quốc trên nền IPv6, dự kiến kết nối hơn 4 triệu thiết bị vào cuối năm 2017. Đây là một cú hích quan trọng thúc đẩy phát triển của hệ sinh thái IoT Hàn Quốc, kéo theo sự ra

đời hàng loạt của các công ty IoT vừa và nhỏ tại nước này. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đứng ra tổ chức các liên minh IoT để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp IoT từ đó thúc đẩy và chuẩn hóa các công nghệ kết nối.

Thứ tư là chiến lược triển khai thực tế ứng dụng IoT tại Hàn Quốc. Do IoT là lĩnh vực liên thông, việc lựa chọn một ứng dụng ngành dọc là rất quan trọng. Hàn Quốc là quốc gia phát triển với trình độ dân trí cao, khả năng nắm bắt công nghệ tốt, do vậy, nước này lựa chọn tập trung xây dựng thành phố thông minh với các ứng dụng giao thông thông minh, lưới điện thông minh, năng lượng thông minh. Trong đó, tiêu biểu là khu điều hành giao thông thông minh TOPIS, làng thông minh Sejong hay đặc khu kinh tế Songdo U-City. Có thể nhận thấy rất rõ là chính phủ Hàn Quốc nhận thức rõ vai trò của mình trong việc tạo ra thị trường (market creation), hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tìm được nhưng đơn hàng đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động cũng như phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Thứ năm, không chỉ trau chuốt về thẩm mỹ, các sản phẩm IoT được đầu tư rất lớn về công nghệ bảo mật. Một trong những lo ngại lớn nhất của IoT là mức độ an toàn trong giao tiếp máy – máy (M2M)

Page 50: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

50 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

khi mà mạng lưới ngày càng trở nên phức tạp với đa dạng thiết bị, kết nối và xuất hiện nhiều lỗ hổng nghiêm trọng. Để được người dùng chấp nhận rộng rãi và nâng cao khả năng xâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, thị trường các nước Liên minh châu Âu, các sản phẩm Hàn Quốc cần phải được kiểm thử kỹ lưỡng cũng như đạt được các chứng chỉ về bảo mật có uy tín. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng và ban hành “Lộ trình về an toàn thông tin trong IoT” năm 2014; thiết lập môi trường test-bed; thành lập các trung tâm kiểm tra và cấp chứng chỉ về bảo mật trong lĩnh vực IoT. Hàng loạt các cuộc thi Bug Bounty, Pwn2Own... đã được tổ chức để giúp phát hiện ra các lỗi bảo mật cũng như tìm kiếm tài năng, từ đó bồi dưỡng, đào tạo nên các chuyên gia bảo mật trong tương lai.

Thay cho lời kếtHàn Quốc là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để

phát triển mạnh IoT như nguồn ngân sách lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao, con người Hàn Quốc sẵn sàng tiếp thu và thử nghiệm các công nghệ mới. Các chính sách được được chính phủ xây dựng và ban hành như chất xúc tác cần thiết để thổi bùng lên ngọn lửa đam mê nghiên cứu, sáng tạo và thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Qua đây, có thể thấy để phát triển IoT cần huy động nguồn lực của cả xã hội, trong đó chính phủ là đầu tàu đi trước mở đường, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các startup phát triển sáng tạo, chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như từng bước ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu.

Tài liệu tham khảo:1. IDC (2013), The G20 through the Internet of Things (IoT) Lens.

2. Korea Ministry of Science, ICT and Future Planning, Master plan for building the Internet of Things (IoT) that leads the hyper-connected, digital revolution.

3. SamTech (2016), LoRaWAN™ IoT Network Deployed Nationwide in South Korea by SK Telecom Covers 99 Percent of Population.

4. Myungjun Jang, Soon-Tak Suh, U-City: New trends of Urban Planning in Korea based on pervasive and ubiquitous geotechnology and geoinformation.

5. Tekes Finance, Ubiquitous City in Korea.

6. Các tài liệu tham khảo trên Internet.

Công nghệ thông minh

Giới thiệu về khái niệm về U-City và Songdo U-City U-City (Ubiquitous City) là khái niệm về thành phố thông minh được xây dựng và phát triển dựa trên khái niệm Ubiquitous Computing của Mark Weiser (1988). Đây là khái niệm đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm tại Hàn Quốc, quốc gia đã lên kế hoạch xây dựng 15 thành phố thông minh từ những năm đầu tiên của thế kỷ 21. U-City là sự hòa quyện của hạ tầng công nghệ cao với dịch vụ thông tin rộng khắp, từ đó sáng tạo, đổi mới dịch vụ hàng ngày của một thành phố nhằm tăng tiện nghi, cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội và tạo ra các ngành công nghiệp mới. Cuối năm 2010, Hàn Quốc đã xây dựng và ban hành quy định và hành lang pháp lý về xây dựng U-City dựa trên 02 bộ luật là Luật Phát triển đất thổ cư và Luật Phát triển thành phố. Trong đó, đã quy định dịch vụ của U-City là một trong 11 dịch vụ bao gồm: quản lý chung, giao thông, sức khỏe y tế, môi trường, phòng chống tội phạm, quản lý cơ sở vật chất, giáo dục, văn hóa du lịch và thể thao, logistics, lao động việc làm và các dịch vụ khác. Songdo là thành phố được lựa chọn để xây dựng thí điểm thành phố thông minh trong khoảng thời gian 2003 – 2020 với tổng diện tích 53 km2 và tổng vốn đầu tư khoảng 167 triệu USD. Hiện tại, Sedong đã bắt đầu đi vào khai thác các dịch vụ của một thành phố thông minh. Đây là một mô hình mẫu Hàn Quốc dự kiến sẽ mở rộng ra các thành phố khác cũng như xuất khẩu sang các nước lân cận.

Page 51: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

51CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Hoạt động tiêu chuẩn hoa trong xây dựng đô thị thông minh

Vai trò của tiêu chuẩn trong xây dựng đô thị thông minh

Mỗi đô thị là một hệ thống của các hệ thống với lịch sử phát triển được thiết lập trong một bối cảnh văn hóa và môi trường riêng. Để đô thị phát triển, tất cả các bên liên quan chủ chốt như nhà nước, doanh nghiệp, người dân, hiệp hội cần làm việc cùng nhau, sử dụng tất cả các nguồn lực của mình vượt qua những thách thức mà đô thị phải đối mặt và tận dụng triệt để các cơ hội thúc đẩy sự phát triển của đô thị.

Sự “thông minh” của mỗi đô thị mô tả khả năng khai thác được tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả và đạt được các mục tiêu mong muốn của đô thị. Nói cách khác, sự “thông minh” của đô thị mô tả trình độ kết hợp tất cả các hệ thống khác nhau của đô thị và các thị dân, tổ chức, tài lực, kết cấu hạ tầng sao cho:

- Hoạt động độc lập hiệu quả

- Hoạt động theo cách tích hợp và thống nhất để có thể khai thác tối đa tiềm năng hợp lực giữa các bên liên quan và đô thị được vận hành có tính tổng thể, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển.

Có khá nhiều tiêu chuẩn liên quan đến cả 2 khía cạnh nêu trên. Tuy nhiên, góc độ đô thị thông minh chủ yếu tập trung đến khía cạnh thứ 2; nói cách khác, tiêu chuẩn cho phép sự tích hợp và liên thông các hệ thống để mang lại giá trị cho cả đô thị nói chung và

người dân nói riêng [1].

Phát triển đô thị thông minh theo các tiêu chuẩn có thể mang lại những lợi ích sau [2]:

- Cho phép sự tích hợp giữa các hệ thống:

Một trong những yêu cầu của đô thị thông minh là sự liên thông của các hệ thống và dịch vụ riêng biệt. Tiêu chuẩn có thể xác định cách làm thế nào để đạt được sự liên thông, không chỉ ở mức kỹ thuật mà còn ở các mức chiến lược và quy trình.

- Cho phép sự tích hợp giữa môi trường số với vật lý:

Đô thị thông minh cần hạ tầng vật lý và công nghệ tin cậy, làm việc được với nhau và có khả năng mau phục hồi sau các sự cố.

- Thiết lập cơ sở nhận thức chung:

• Chung ngôn ngữ: Thậm chí trong cac dự an của cùng một ngành vẫn thường xảy ra tình huống kết quả dự án khác biệt so với yêu cầu của dự án, đơn giản chỉ vì các bên liên quan trong dự án không thống nhất nhận thức chung. Tiêu chuẩn có thể cung cấp ngôn ngữ chung để tối thiểu hóa sự bất đồng nhận thức này. Đây là yếu tố rất quan trọng trong xây dựng đô thị thông minh vì thường có nhiều bên liên quan.

• Chung mục đích: Cac bên liên quan trong một đô thị cần thống nhất được rằng, một đô thị thông minh hơn có nghĩa như thế nào để làm việc cùng

hà phương

trong Một Vài năM trở Lại đây, internet oF things (iot) đã trở thành Một xu thế công nghệ toàn cầu, trong đó, các quốc gia phát triển Mạnh Về công nghệ thông tin đã coi iot như Một Lợi thế cạnh tranh quốc gia, cũng như sử dụng iot như chìa khóa để Mở cánh cửa, bước Vào cuộc cách Mạng công nghiệp Lần thứ 4.

Page 52: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

52 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

nhau hiệu quả. Họ cần dung hòa được những quan điểm khác biệt về một đô thị thông minh. Tiêu chuẩn có thể xác định được những khác biệt nằm ở đâu và cung cấp các phương pháp luận kiểm thử để phát triển những cách xử lý những khác biệt đó.

- Hỗ trợ cho việc tìm nguồn hỗ trợ tài chính: Tiêu chuẩn có thể giúp cho các nhà lãnh đạo đô thị mô tả mục tiêu và tham vọng của mình với cơ quan chính quyền cấp trên, cho cơ quan tài chính theo cách để họ dễ dàng đi đến nhận thức chung. Tiêu chuẩn cũng có thể giúp phát triển được dữ liệu minh chứng cần thiết mà nhà đầu tư tài chính cần biết.

- Tránh bị gắn chặt với nhà cung cấp: Khi sản phẩm và dịch vụ được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được thống nhất rộng rãi thì có thể dễ dàng phân chia chúng thành những phần nhỏ hơn và tìm kiếm được nhà cung cấp tốt nhất cho mỗi phần nhỏ hơn đó, hơn là chỉ ký hợp đồng với một công ty cung cấp toàn bộ các sản phẩm, qua đó duy trì được thị trường cạnh tranh.

- Cho phép mở rộng quy mô: Việc sử dụng tiêu chuẩn đảm bảo cho các đô thị đi theo “con đường” mà nhiều đô thị khác đã trải qua thành công. Khi có nhiều đô thị cùng đi theo một con đường chung sẽ có thể thúc đẩy thị trường hỗ trợ mạnh mẽ hơn.

Vai trò của các tổ chức tiêu chuẩn hoa trong xây dựng đô thị thông minh

Như phần trên đề cập, xây dựng đô thị thông minh liên quan đến rất nhiều bên và vai trò của tiêu chuẩn cũng thuộc nhiều lớp khác nhau. Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Anh quốc (BSI), các tiêu chuẩn trong đô thị thông minh được chia làm 3 lớp cơ bản gồm: Chiến lược (lớp 1), Quy trình (lớp 2) và các Tiêu chuẩn kỹ thuật (lớp 3) (Hình 1) [1].

- Các tiêu chuẩn lớp chiến lược: Cung cấp hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo đô thị về quy trình phát

triển chiến lược tổng thể xây dựng đô thị thông minh, xác định các ưu tiên, phát triển lộ trình triển khai thực tế và cách tiếp cận hiệu quả để giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong triển khai.

- Các tiêu chuẩn lớp quy trình: cung cấp những thực tiễn tốt trong quản lý các dự án đô thị thông minh có tính liên ngành và liên cơ quan, bao gồm cả hướng dẫn về việc kết hợp các gói tài chính phù hợp với nhau.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật: bao gồm các yêu cầu thực tế về các sản phẩm và dịch vụ cho đô thị thông minh

Các tiêu chuẩn thuộc lớp chiến lược phù hợp nhất cho cấp lãnh đạo; tiêu chuẩn lớp quy trình phù hợp với những cán bộ quản lý. Tuy nhiên, các cán bộ quản lý cũng cần biết các tiêu chuẩn lớp kỹ thuật khi phải mua các sản phẩm và dịch vụ.

Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế và khu vực tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn đô thị thông minh (Hình 2).

Hình 1. Ba lớp tiêu chuẩn trong đô thị thông minh

Hình 2. Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế tham gia xây dựng tiêu chuẩn đô thị thông minh

Tùy theo nhu cầu riêng, mỗi đô thị sẽ kết hợp các tiêu chuẩn với nhau để đáp ứng tầm nhìn đô thị thông minh của mình theo cách tiếp cận từng khối như trên

Lớp 1: Chiến lược

Lớp 2: Quy trình

Lớp 3: Kỹ thuật

Lớp 1: Chiến lược

Lớp 2: Quy trình

Lớp 3: Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tăng dần

yếu tố

kỹ thuật

Page 53: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

53CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực chính bao gồm: ISO, CEN/CENELEC/ETSI (châu Âu), ITU, IEC. Ngoài ra, một số nước khác hướng đến ban hành tiêu chuẩn quốc gia như Anh (tài liệu dạng PAS, PD hướng đến trở thành tiêu chuẩn BS), Đức (lộ trình tiêu chuẩn hóa đô thị thông minh – phiên bản 1.1, năm 2015), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Mỗi tổ chức tập trung vào một số lĩnh vực nhất định.

- ITU-T: Bắt đầu từ năm 2013, nhóm nghiên cứu số 5 (SG 5) – Biến đổi môi trường và khí hậu – Nhóm tập trung (FG) vào đô thị thông minh bền vững (SSC) đã hoàn thành 21 báo cáo kỹ thuật (TR) về SSC vào năm 2015 và chuyển sang nghiên cứu ban hành các khuyến nghị nhóm Y và L về SSC.

- IEC: Tháng 6/2013, IEC đã thiết lập nhóm đánh giá hệ thống (SEG) về đô thị thông minh. Hầu hết các tiêu chuẩn do IEC xây dựng thuộc về quản lý/tự động hóa/phân phối và bảo đảm an toàn năng lượng điện, nhất là lưới điện thông minh (smart grid).

- IEEE: tập trung vào các tiêu chuẩn về lưới điện thông minh, IoT, y tế từ xa, giao thông thông minh (ITS)

- CEN/CELENEC và ETSI đã thiết lập nhóm điều phối tiêu chuẩn hóa các đô thị và cộng đồng thông minh, bền vững.

- Anh quốc: Bộ Kinh doanh, Sáng tạo Kỹ năng đã giao BSI phát triển một chiến lược về tiêu chuẩn cho đô thị thông minh. Đến nay, BSI đã ban hành được 2 tiêu chuẩn là BS 8904 (Phát triển cộng đồng bền vững) và BS 11000 (quản lý mối quan hệ hợp tác) nhưng không liên quan trực tiếp đến ICT. Một số tài liệu cận chuẩn (PAS, PD) quan trọng có liên quan đến ICT của đô thị thông minh đã được ban hành gồm: (i) PAS 180 – Đô thị thông minh – Thuật ngữ; (ii) PAS 181 – Khung đô thị thông minh – Hướng dẫn thiết lập các chiến lược cho đô thị và cộng đồng thông minh; (iii) PAS 182 – Mô hình khái niệm dữ liệu đô thị thông minh; (iv) PD 8100 – Tổng quan đô thị thông minh –

Hướng dẫn cho nhà quản lý đô thị; (v) PD 8101 – Đô thị thông minh – Hướng dẫn vai trò của quy trình quy hoạch và phát triển.

Sau đây là một số tiêu chuẩn quốc tế điển hình được xây dựng ở mỗi lớp:

- Lớp chiến lược:

• ISO 37120:2014: Phat triển cộng đồng bên vững – Các chỉ số cho dịch vụ đô thị và chất lượng cuộc sống. Tiêu chuẩn này do một phần của Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 268 quy định 100 chỉ số thuộc 17 lĩnh vực (46 chỉ số cốt lõi, 54 chỉ số hỗ trợ) mà các đô thị cần tuân theo để đánh giá được mức độ phát triển của đô thị. Tiêu chuẩn này hiện không nêu ra các định lượng cụ thể cho từng chỉ số mà để cho từng đô thị lựa chọn phù hợp với mục tiêu phát triển của mình. Ngoài ra, ISO còn ban hành báo cáo kỹ thuật ISO/TR 37150:2014 “Hạ tầng cho cộng đồng thông minh – Đánh giá các hoạt động hiện tại liên quan đến các chỉ số đo lường” và bộ thông số kỹ thuật ISO/TS 37151:2015 “Hạ tầng cho cộng đồng thông minh – Những nguyên lý và yêu cầu cho các chỉ số đo hiệu năng”. Đến nay, sau 3 năm, Tổ chức thế giới về dữ liệu đô thị (WCCD) do liên minh của hàng trăm đô thị trên thế giới thành lập đã chứng nhận 32 đô thị trên thế giới đạt chuẩn ISO 37120 [3]. Chứng nhận chỉ có giá trị 1 năm.

• ISO 37101:2016: Phat triển bên vững trong cộng

Page 54: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

54 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

đồng – Hệ thống quản lý cho phát triển – Các yêu cầu kèm hướng dẫn sử dụng. Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu cho một hệ thống quản lý để phát triển bền vững trong các cộng đồng, gồm cả các đô thị, sử dụng cách tiếp cận tổng thể, với quan điểm đảm bảo sự nhất quán của chính sách phát triển cộng đồng bền vững

• ISO 37102 (dự thảo): Phat triển bên vững và khả năng phục hồi của các cộng đồng – Thuật ngữ. Dự thảo tiêu chuẩn này gồm có 16 thuật ngữ liên quan đến phát triển bền vững, khả năng phục hồi và sự thông minh, 6 thuật ngữ liên quan đến tổ chức, đô thị và cộng đồng, 10 thuật ngữ liên quan đến quản lý…

• ITU-T Y.4000 (phân bổ sung số 32): Đô thị thông minh bền vững – Hướng dẫn dành cho các nhà lãnh đạo đô thị

• ITU-T Y.4000 (phân bổ sung số 33): Đô thị thông minh bền vững – Kế hoạch tổng thể

- Lớp quy trình:

• ITU-T Y.4000 (phân bổ sung số 34): Đô thị thông minh bền vững – Thiết lập vai trò cho sự tham gia của các bên liên quan

• Một số tài liệu cận tiêu chuẩn của Anh như: (i) PAS 181:2014 - Khung đô thị thông minh – hướng dẫn thiết lập chiến lược cho các đô thị và cộng đồng

thông minh: cung cấp tư vấn phản ánh từ những thực tiễn tốt; (ii) PAS 182 – Mô hình khái niệm dữ liệu cho đô thị thông minh: cung cấp các vấn đề về liên thông dữ liệu trong xây dựng đô thị thông minh.

- Lớp kỹ thuật: Đây là lớp có nhiều tiêu chuẩn nhất liên quan đến ICT trong xây dựng đô thị thông minh. Về cơ bản, lớp kỹ thuật ICT bao gồm các lớp chi tiết sau, tính từ dưới lên theo mô hình OSI: (i) lớp cảm biến (sensor, GPS, RFID, camera…) nhằm thu thập dữ liệu từ hạ tầng đô thị; (ii) lớp mạng (network) bao gồm một loạt các công nghệ truyền dẫn hữu tuyến và vô tuyến nhằm truyền đưa dữ liệu; (iii) lớp dữ liệu và hỗ trợ (hay còn gọi là platform) là nơi chuyên xử lý dữ liệu phục vụ cho các ứng dụng cụ thể của đô thị thông minh; (iv) lớp ứng dụng (application) bao gồm những dịch vụ số cho chính phủ, y tế, giao thông, logistics, bảo vệ môi trường, đảm bảo trị an,

chống biến đổi khí hậu, quản lý tòa nhà, quản lý năng lượng …; (v) lớp điều hành và đảm bảo an toàn thông tin xuyên suốt tất cả các lớp nêu trên.

• Một số tiêu chuẩn ISO/IEC hiện đang đươc nhóm JTC1 xây dựng gồm 2 dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật là ISO/IEC AWI 30145: Công nghệ thông tin – Khung tham chiếu ICT cho đô thị thông minh và ISO/IEC AWI 30146: Công nghệ thông tin – Các chỉ số ICT của đô thị thông minh. Cả hai tiêu chuẩn này đều xem xét đến hạ tầng ICT cần thiết cho đô thị thông minh.

• Nhiêu tiêu chuẩn của ITU, IEEE đã đươc xây dựng cho lớp mạng ứng dụng các công nghệ truyền dẫn như WAN, FTTH, Metro WiFi, thông tin di động, xDSL… Một số tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng cho các lớp còn lại.

Một số tiêu chuẩn ITU mới ban hành trong xây dựng đô thị thông minh

Trong năm 2016, ITU đã ban hành một số tiêu chuẩn và phần bổ sung đáng chú ý liên quan trực tiếp đến xây dựng đô thị thông minh bao gồm:

- [ITU-T Y.4900]: Khuyến nghị ITU-T Y.4900/L.1600 (2016): Tổng quan về các chỉ số hiệu năng chính (KPI) trong đô thị thông minh bền vững

- [ITU-T Y.4901]: Khuyến nghị ITU-T Y.4901/L.1601

Công nghệ thông minh

Page 55: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

55CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

(2016): Các chỉ số hiệu năng chính (KPI) liên quan đến việc ứng dụng ICT trong đô thị thông minh bền vững

- [ITU-T Y.4902]: Khuyến nghị ITU-T Y.4902/L.1602 (2016): Các chỉ số hiệu năng chính (KPI) liên quan đến những tác động bền vững của ICT trong đô thị thông minh bền vững.

- [ITU-T Y-Sup.27]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4400 – Bổ sung 27 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Thiết lập khung kiến trúc ICT

- [ITU-T Y-Sup.28]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4550 – Bổ sung 28 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Quản lý tích hợp

- [ITU-T Y-Sup.29]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4250 – Bổ sung 29 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Hạ tầng đa dịch vụ trong các khu vực phát triển mới

- [ITU-T Y-Sup.30]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4250 – Bổ sung 30 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Hạ tầng đa dịch vụ trong các khu vực phát triển mới

- [ITU-T Y-Sup.30]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4250 – Bổ sung 30 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Tổng quan hạ tầng đô thị thông minh bền vững

- [ITU-T Y-Sup.31]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4550 – Bổ sung 31 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Tòa nhà thông minh bền vững

- [ITU-T Y-Sup.32]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4000 – Bổ sung 32 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo đô thị

- [ITU-T Y-Sup.33]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4000 – Bổ sung 33 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Kế hoạch tổng thể

- [ITU-T Y-Sup.34]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4000 – Bổ sung 34 (2016) – Đô thị thông minh bền vững – Thiết lập vai trò cho sự tham gia của các bên liên quan

- [ITU-T Y-Sup.36]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4550-Y.4699 – Bổ sung 36 (2016) – Quản lý nước thông minh trong đô thị

- [ITU-T Y-Sup.37]: Khuyến nghị ITU-T xêri Y.4550-Y.4099 – Bổ sung 36 (2016) – Định nghĩa đô thị thông minh bền vững.

“Đô thị thông minh bền vững là đô thị đổi mới,

được ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả quản lý vận hành và dịch vụ đô thị, mức độ cạnh tranh, trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về mọi khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội”.

- [ITU-T Y-Sup.38]: Khuyến nghị ITU-T Y.4050-Y.4099 – Bổ sung 38 (2015) – Đô thị thông minh bền vững – Phân tích các định nghĩa.

- [ITU-T Y-Sup.39]: Khuyến nghị ITU-T Y.4900 – Bổ sung 39 (2015) – Các định nghĩa chỉ số hiệu năng chính (KPI) cho đô thị thông minh bền vững

Kết luậnTiêu chuẩn là thành phần rất quan trọng, có tính

chất nền tảng trong xây dựng và phát triển đô thị thông minh. Hệ thống các tiêu chuẩn khá phức tạp, do nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và quốc gia cùng tham gia xây dựng và tập trung vào 3 lớp chính là chiến lược, quy trình và kỹ thuật. Nội dung các tiêu chuẩn trải dài trong nhiều lĩnh vực từ hạ tầng vật lý ICT và không liên quan đến ICT như nhà cửa, đường, điện, con người, mối quan hệ… Trong khuôn khổ quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, những tiêu chuẩn về đô thị thông minh liên quan đến ICT cần được quan tâm nghiên cứu. Đến nay, một số tổ chức tiêu chuẩn quốc tế lớn đã ban hành được những tiêu chuẩn quan trọng ban đầu. Trong đó đáng lưu ý nhất là các tiêu chuẩn của ITU-T về đô thị thông minh bền vững – khái niệm phát triển khá toàn diện hiện nay. Các khuyến nghị này đã cung cấp bức tranh toàn diện cho các nhà lãnh đạo, quản lý và kỹ thuật trong quá trình hoạch định chiến lược và triển khai xây dựng đô thị thông minh bền vững phù hợp với điều kiện của từng đô thị.

Tài liệu tham khảo:[1] Smart Cities, ISO/IEC JTC 1, Preliminary Report 2014

[2] Smart Cities Overview - Guide, PD 8100:2015, The British Standards Institution.

[3] http://www.dataforcities.org/wccd/

[4] https://www.itu.int/rec/T-REC-Y/en

Page 56: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

56 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

Thành phố thông minh - Tâm điểm của các chương trình nghị sự

Mới đây, tại Tuần lễ Tiêu chuẩn Xanh hằng năm lần thứ 6 của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) diễn ra tại thủ đô của Uruguay, Montevideo, các nhà hoạch định chính sách đã thông qua “Tuyên bố Montevideo”. Tuyên bố nhằm mục đích khai phá tiềm năng của ICT đối với việc đô thị hóa bền vững, cũng như tạo ra một nền tảng kiến thức quan trọng, khuyến khích việc sử dụng các nền tảng dữ liệu mở, phát triển các giải pháp quản lý chất thải điện tử và cuối cùng làm cho ICT tiếp cận thực tiễn. Trong đó, sử dụng các chỉ số hiệu năng chính (KPI) chuẩn hóa quốc tế để đánh giá chuyển đổi thành công tới các thành phố bền vững thông minh.

Tổng thư ký ITU Houlin Zhao cho biết “ICT, thành

phố thông minh và sự hợp tác với tất cả các bên liên quan chủ chốt, bao gồm cả công dân, sẽ là chìa khóa để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc”.

Theo dự báo sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sinh sống tại các thành phố trên thế giới vào năm 2050, tạo ra một thách thức lớn trong việc cung cấp và đáp ứng các yêu cầu sống cơ bản bao gồm thực phẩm, nước và năng lượng; cũng như đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Các thành phố thông minh và bền vững với các mạng thông tin liên lạc khắp nơi, công nghệ cảm biến không dây và các hệ thống quản lý thông minh được kỳ vọng giúp giải quyết hiệu quả những thách thức này, trong khi tạo ra một phương thức sống, kinh doanh và chia sẻ kiến thức mới và thú vị.

Một thành phố bền vững thông minh là một thành

bh

thành phố thông Minh Và công nghệ thông tin Và truyền thông (ict) hiện được xeM như Là chìa khóa để đạt được các Mục tiêu phát triển bền Vững tiềM năng.

Phát triển thành phố thông minh tai ASEAN

Page 57: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

57CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

phố sáng tạo, trong đó sử dụng ICT và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động và dịch vụ của đô thị, nâng cao tính cạnh tranh, trong khi đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của hiện tại và tương lai trên tất cả các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Về mặt lý thuyết, hạ tầng và các công nghệ thành phố thông minh được tạo thành bởi mô hình ngăn xếp công nghệ đa nền tảng gồm lớp cảm biến, lớp mạng, lớp phân tích và lớp ứng dụng (Hình 1). Trong đó, các cảm biến được kết nối tới các mạng, được gắn sẵn trong các “vật” như thiết bị xử lý thông tin (máy tính, máy chủ), các thiết bị trong nhà, các phương tiện giao thông, các tòa nhà,… Các cảm biến này sẽ phát hiện thông tin về tình trạng, ví dụ tắc nghẽn giao thông hoặc sử dụng nước, sau đó chuyển tiếp nó tới các trung tâm nằm phân tán khắp một thành phố (thông qua các mạng) để phân tích và cuối cùng đưa ra kết quả tới người dùng cuối trên một nền tảng dịch vụ. Dựa vào các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, các nhà tích hợp hệ thống và các nhà mạng, thành phố thông minh có khả năng liên kết nối và hội tụ các yếu tố, bao gồm: công nghệ IoT và người dùng IoT, kết nối khắp nơi và di động, nhận thức theo ngữ cảnh dựa trên dữ liệu lớn, thu thập dữ liệu, cung cấp cơ sở hạ tầng IoT thông qua các cảm biến, khai phá và chia sẻ dữ liệu.

Nỗ lực phát triển thành phố thông minh tại ASEAN

Trên thực tế, việc xây dựng thành phố thông minh đang trở thành xu thế trên thế giới. Điển hình như các dự án của Seoul, New York, Tokyo, Thượng Hải, Singapore… Có thể thấy trong 10 năm tới, các mô hình thành phố thông minh sẽ ngày càng nhiều và sẽ là chiến lược phát triển phổ biến cho các thành phố. Tuy nhiên các dự án phát triển này lại khác nhau giữa từng thành phố. Ví dụ như tại Hà Lan, thành phố Amsterdam có mục tiêu đạt được sự bền vững môi trường, thông qua các hoạt động sử dụng công nghệ hiện đại để giảm khí thải, tận dụng năng lượng hiệu quả hơn. Trong khi đó, Seoul lại hướng đến các chức năng thông minh của thành phố với công nghệ mọi nơi đóng vai trò trong mọi khía cạnh của đời sống người dân. Công dân của thành phố này sẽ có được chất lượng cuộc sống tốt hơn nhờ việc quản trị thông minh. Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) hiện cũng không nằm ngoài quy luật chung này.

Nhìn chung, về cốt lõi, việc triển khai thành phố thông minh nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra nhiều cơ hội hơn. Tại khu vực ASEAN, một con đường tơ lụa số mới đang được hình thành, với các thành phố đầy tham vọng như Singapore, Kuala Lumpur và Johore ở Malaysia, Manila ở

Hình 1: Mô hình kiến trúc phân lớp thành phố thông minh và các nhà cung cấp chuỗi giá trị đi kèm

Page 58: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

58 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

Philippines, Bandung và Makassar ở Indonesia, và Bangkok ở Thái Lan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây dựng thành phố thông minh.

Ông Niraj Saraf, kỹ sư công nghệ hàng đầu tại công ty đầu tư tài chính thuộc chính phủ Anh Innovate UK cho biết “Sáng tạo là chìa khóa để giải quyết những thách thức mà các thành phố lớn hiện đang phải đối mặt. Những thách thức này bao gồm sự gia tăng về dân số, nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và sự tích hợp của công nghệ vào cuộc sống hằng ngày của người dân”. Theo ông, ASEAN là khu vực có tiềm năng tăng trưởng rất lớn và sẽ trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái các thành phố được kết nối toàn cầu trong tương lai gần.

Với 10 quốc gia thành viên và hơn 600 triệu dân, ASEAN được đánh giá là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế lớn của toàn cầu về sản xuất và thương mại, mà còn là một trong những thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh nhất

hiện nay. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, khu vực này luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 ước tính đạt gần 2,8 nghìn tỷ USD.

Mức độ kết nối trong ASEAN được xếp hạng cao, với dự báo có khoảng 360 triệu người sử dụng Internet vào năm 2020. Ngoài ra, tại đây còn có một tầng lớp trung lưu mới nổi, một lực lượng lao động trẻ và có học vấn và mức độ đô thị hoá nhanh. Một trong những thế mạnh lớn nhất của khu vực này hiện nay là mức độ hội nhập sâu rộng dưới sự bảo trợ của ASEAN. Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 là sự tiếp nối của các chương trình hợp tác kinh tế nội khối ASEAN. Trong đó, Singapore, Indonesia và Malaysia là những quốc gia phát triển nhanh nhất trong ASEAN.

Singapore không chỉ được biết đến như là một trung tâm tài chính giàu có trên thế giới mà còn được biết đến như là quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới với sáng kiến Quốc gia thông minh (Smart nation) được công bố vào năm 2014. Trong giai đoạn đầu, Singapore xác định 5 lĩnh vực then chốt đối với

Page 59: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

59CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

bất cứ công dân nào và toàn xã hội mà công nghệ số có thể tham gia gồm giao thông, nhà ở và môi trường, hiệu quả kinh doanh, y tế và các dịch vụ công. Chính phủ cam kết sẽ tạo điều kiện về hạ tầng, chính sách để mọi sáng kiến, ý tưởng đều có cơ hội hình thành và thử nghiệm, kể cả những rủi ro có thể xảy ra. ICT là cốt lõi để thực hiện mục tiêu Quốc gia thông minh, trong đó tập trung vào 3 ưu tiên: công nghệ hỗ trợ xã hội; di động và giao thông thông minh; môi trường dữ liệu an toàn. Chính phủ cũng cam kết hằng năm đầu tư khoảng 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển. Những quyết sách đó đã giúp Singapore đạt được những thành tựu to lớn. ICT giờ đây đã trở thành một phần của cuộc sống tại Singapore. Ba phần tư hộ gia đình có ít nhất một máy tính, cứ hai nhà thì hơn một nhà có kết nối băng thông rộng để lướt mạng. Ngành công nghiệp ICT đóng góp tới 6,5% GDP của cả nước.

Theo Báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu năm 2016 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thực hiện và công bố mới đây, trong danh sách 139 nền kinh tế được khảo sát về sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Singapore đứng đầu bảng. Theo sau trong nhóm top 10 lần lượt là Phần

Lan, Thụy Điển, Na Uy, Hoa Kỳ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Luxembourg và Nhật Bản. Báo cáo xếp hạng các nền kinh tế dựa trên 53 yếu tố từ môi trường pháp lý, chính trị, kỹ năng của nguồn nhân lực và tính cạnh tranh cho đến việc ứng dụng ICT của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... 53 yếu tố này được gom thành 10 tiêu chí gồm: 1. Môi trường pháp lý và chính trị; 2. Môi trường kinh doanh và sáng tạo; 3. Cơ sở hạ tầng và nội dung số; 4. Tính cạnh tranh; 5. Kỹ năng; 6. Ứng dụng ICT của người dân; 7. Ứng dụng ICT của doanh nghiệp; 8. Ứng dụng ICT của chính phủ; 9. Các tác động về kinh tế; 10. Các tác động về xã hội. 10 tiêu chí này được xếp vào 4 nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí về môi trường; nhóm tiêu chí về mức độ sẵn sàng; nhóm tiêu chí về ứng dụng và nhóm tiêu chí về tác động.

Trong bảng xếp hạng, Singapore dẫn đầu 3 nhóm tiêu chí (môi trường, ứng dụng và tác động). Đảo quốc sư tử còn được xếp số 1 ở một số tiêu chí quan trọng như môi trường kinh doanh và sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực ICT, mức độ ứng dụng ICT của chính phủ, tác động xã hội của ICT.

Các sáng kiến thành phố thông minh cũng được chính phủ Indonesia rất quan tâm và đẩy mạnh triển

khai, nhằm tăng năng suất trong nước, chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cấp bách của đất nước. Lộ trình phát triển thành phố thông minh đến năm 2025 của Indonesia tập trung vào việc khai thác các công nghệ số để tăng năng suất và hiệu quả. Chính phủ Indonesia có kế hoạch chi hơn 420 tỷ USD cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng (viễn thông) trong vòng 5 năm tiếp theo.

Còn đối với Malaysia, để hiện thực hóa tham vọng trở thành tâm điểm về thành phố thông minh tại khu vực ASEAN, chính phủ Malaysia đã xúc tiến kế hoạch triển khai thành phố thông minh, đặc biệt tại các thành phố lớn, các khu phát triển kinh tế và các khu đô thị mới trên toàn quốc.

Page 60: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

60 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

Philippines cũng đang xây dựng thành phố thông minh đầu tiên của mình - Clark Green City, một dự án kéo dài 30 năm trên một khu vực có diện tích 9.450 ha. Thành phố này đòi hỏi các công nghệ thông minh để quản lý tín hiệu giao thông, bãi đỗ xe điện tử, đèn đường, năng lượng và khả năng khôi phục sau thảm họa..

Thái Lan, quốc gia nhập khẩu các sản phẩm CNTT lớn thứ hai trong khu vực ASEAN, cũng đã công bố chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số. Chiến lược này không chỉ chú trọng đến cơ sở hạ tầng số và nền kinh tế số mà còn bao gồm một loạt các dịch vụ, thương mại điện tử, giáo dục điện tử, công nghiệp điện tử và chính phủ điện tử. Theo đó, trọng tâm hiện nay của chính phủ Thái Lan là phát triển thành phố thông minh Phuket, bởi đây là khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố công nghệ cho thành phố thông minh bao gồm sở hạ tầng số, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, công nghệ giao thông vận tải, y tế điện tử, công nghệ nông nghiệp, công nghệ giáo dục và an ninh mạng

Theo Cơ quan Phát triển Công nghiệp Phần mềm SIPA (Software Industry Development Agency) của Thái Lan, dự án thí điểm thành phố thông minh Phuket ban đầu sẽ tập trung vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, xây dựng một trung tâm dữ liệu và tăng cường ngành công nghiệp du lịch mũi nhọn của hòn đảo này. Ngoài Phuket, Pattaya và Chiang Mai sẽ là hai thành phố tiếp được lựa chọn để triển khai thành phố thông minh vào năm 2017.

Trước đó, cách đây hai năm, Thái Lan đã triển khai thực hiện hệ thống giao thông thông minh để cảnh báo người lái xe về các điểm ùn tắc, tai nạn giao thông.

Tài liệu tham khảo:[1] Smart Cities, ISO/IEC JTC 1, Preliminary Report 2014

[2] Smart Cities Overview - Guide, PD 8100:2015, The British Standards Institution.

[3] http://www.dataforcities.org/wccd/

[4] https://www.itu.int/rec/T-REC-Y/en

Page 61: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

61CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

FSO là một công nghệ viễn thông sử dụng bức xạ quang làm tín hiệu sóng mang để truyền số liệu/thông tin giữa hai điểm (Hình 1). FSO là một công nghệ đơn giản, có nhiều ưu điểm nổi bật như:

- Không yêu cầu cấp phép phổ tần vô tuyến.

- Không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ.

- Truyền dẫn thông tin an toàn và tin cậy.

- Dễ dàng lắp đặt, tái triển khai hệ thống nhanh chóng với chi phí thấp.

- Trọng lượng thiết bị thu phát nhẹ, nhỏ gọn, tiêu thụ điện năng thấp, giá thành rẻ.

- Có khả năng truyền dẫn tương đương truyền

ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG KÊNH FSO SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ BPSK-SIM

nguyễn ngọC Tú, đặng Thế ngọC*

*Hoc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

các điều kiện thời tiết như sương Mù, tuyết, Mưa Và nhiễu Loạn không khí gây ra hiện tượng pha đinh không Mong Muốn trong hệ thống truyền thông quang qua không gian (Fso), LàM giảM tỉ số tín hiệu trên nhiễu (snr) Và tăng tỉ Lệ Lỗi bit (ber). nhằM khắc phục những hạn chế của hệ thống Fso thương Mại trong kênh nhiễu Loạn không khí, Một phương án đề xuất Là sử dụng kỹ thuật điều chế cường độ sóng Mang phụ tiền điều pha nhị phân (bpsk-siM).

Page 62: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

62 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

thông quang có dây tốc độ cao, lên đến hàng Gbps

- Dễ dàng bổ sung cho các công nghệ như truyền thông vô tuyến, mạng lai giữa cáp đồng trục và cáp quang, hoặc các công nghệ khác trong việc cung cấp băng thông lớn từ hệ thống mạng cáp quang đường trục sẵn có tới người dùng đầu cuối thông qua “cửa sổ kênh truyền” thứ ba (bước sóng 1550 nm).

Liên kết FSO song công, cố định giữa các toà nhà đã được thiết lập từ lâu và ngày nay tạo thành một phân khúc sản phẩm thương mại riêng biệt trong mạng cục bộ và các mạng đô thị. FSO giúp giải quyết bài toán kinh tế tại các khu vực nông thôn có mật độ dân cư thưa thớt, hoặc các khu vực địa lý đặc biệt - gặp khó khăn trong việc lắp đặt cáp quang, triển khai hạ tầng mạng hoặc các khu vực thành phố có mật độ nhà cao tầng cao. Vì liên kết FSO dựa trên kết nối LOS, do đó phải đảm bảo cả máy phát và máy thu trực tiếp nhìn thấy nhau, không có bất kỳ sự cản trở vật lý nào trong đường truyền của chúng.

Kỹ thuật điều chế OOK là kỹ thuật điều chế được chọn để sử dụng trong các sản phẩm FSO thương mại đô thị [1]. Chủ yếu vì sự đơn giản của thiết kế và hệ thống xử lý. Tuy nhiên, môi trường không khí không phải là một kênh truyền thông lý tưởng. Nhiễu loạn không khí gây ra kênh pha đinh sẽ yêu cầu OOK phải

có các mức ngưỡng khác nhau tương ứng với nhiễu loạn bức xạ và nhiễu, hay còn được gọi là ngưỡng thích nghi, nhằm đạt hiệu năng cao trong việc tách tín hiệu. Để tăng hiệu năng hệ thống FSO và giảm tỉ lệ lỗi bit của hệ thống , có thể sử dụng kỹ thuật điều chế cường độ sóng mang phụ (SIM).

SIM là một kỹ thuật được “mượn” từ truyền thông vô tuyến đa sóng mang đã được triển khai rất thành công trong các ứng dụng như truyền hình số, LANs, đường dây thuê bao

số bất đối xứng (ADSL), công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư (4G) [2]. SIM tránh được sự cần thiết phải sử dụng ngưỡng thích nghi theo yêu cầu của điều chế OOK và được sử dụng để tăng dung lượng truyền tải số liệu từ các người dùng khác nhau trên các sóng mang phụ khác nhau với yêu cầu băng thông tương đối thấp.

Kỹ thuật điều chế BPSK-SIMTrong liên kết SIM quang, một tín hiệu sóng mang

phụ RF m(t) được điều chế với dữ liệu nguồn d(t) bằng các kỹ thuật điều chế khác nhau như điều pha M-PSK hoặc điều biên M-QAM, hoặc điều chế dịch pha vi sai (DPSK), v.v.. Tín hiệu này sau đó tiếp tục được sử dụng để điều chế cường độ PT của nguồn quang – thường là laser-diode sóng liên tục. Đối với điều chế sóng mang phụ sử dụng phương pháp điều pha nhị phân BPSK như thể hiện trong Hình 2, các bộ mã hoá sắp xếp mỗi ký tự sóng mang phụ

vào biên độ ký tự { } 1, N

ic is ia a

= tương ứng tập hợp

được sử dụng. Vì tín hiệu sóng mang phụ m(t) là

Hình 1: Hệ thống truyền thông quang qua không gian.

Công nghệ thông minh

Hình 2: Sơ đô khối của kênh FSO sử dụng kỹ thuật điều chế BPSK-SIM.

Page 63: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

63CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

hình sin, có cả giá trị dương và âm, mức DC b0 được thêm vào m(t) trước khi nó được sử dụng để điều khiển trực tiếp laser-diode, nhằm tránh sự cắt xén tín hiệu.

Tại phía thu, bằng cách sử dụng bộ tách sóng trực tiếp tại phía thu, bức xạ quang đến PR, được chuyển đổi thành tín hiệu điện i(t) . Để giữ cho nguồn quang laser trong phạm vi động tuyến tính của nó và tránh biến dạng cắt xén tín hiệu, luôn luôn phải tuân theo

điều kiện ( ) 1m tξ ≤ . Cuối cùng, một bộ giải điều chế nhất quán được sử dụng để khôi phục lại dữ liệu nguồn dt.

Đánh giá hiệu năng kênh FSO sử dụng BPSK-SIM

Thông qua việc mô phỏng kết quả bằng cách sử dụng phần mềm Matlab, hiệu năng của kênh truyền FSO sử dụng BSPK-SIM được minh họa như Hình 3. Trong đó, BER của SIM - FSO với các kỹ thuật điều chế khác nhau trên sóng mang phụ được so sánh tại mức nhấp nháy

2 0,3lσ = .

Để tăng thông lượng/dung lượng hệ thống, hệ thống SIM-FSO được đề xuất với hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất là hệ thống N-SIM-FSO với N sóng mang phụ kết hợp với các kỹ thuật điều chế khác nhau trước khi được điều chế cường độ nguồn quang. Kịch bản thứ hai là có nhiều người dùng khác nhau chiếm N sóng mang phụ khác nhau, sử dụng cùng một kỹ thuật điều chế. Các kịch bản này còn được gọi là đa SIM-FSO.

Hình 3: BER dựa trên bức xạ thu được của SIM - FSO với các kỹ thuật điều chế đa sóng mang phụ khác nhau trong nhiễu loạn không khí yếu với cự ly

tuyến truyền dẫn là 1km.

Page 64: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/01/16/... · 2017-01-16 · In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2016 3-7

64 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 9/2016

Công nghệ thông minh

Các đồ thị BER của điều chế BPSK – SIM với số lượng sóng mang phụ khác nhau được thể hiện trong Hình 4.

Đa SIM-FSO chỉ được đề nghị khi nào nhu cầu tăng thông lượng/dung lượng có nhiều ảnh hưởng hơn so với công suất thu cần phụ thêm, bởi vì với một giá trị BER cho trước thì các giá trị SNR cần thiết sẽ tăng nếu số lượng của các sóng mang phụ và cường độ pha đinh đều tăng [4] .

Với cùng mức BER yêu cầu, hiệu năng lỗi của hệ thống FSO sử dụng điều chế BPSK-SIM tối ưu hơn so với hệ thống FSO sử dụng điều chế OOK. Cụ thể, tại mức BER là 10-6, BPSK-SIM yêu cầu ~31 dB SNR điện, OOK ngưỡng thích nghi đòi hỏi ít dB so với BPSK-SIM nhưng yêu cầu sự hiểu biết chính xác về nhiễu cộng và cường độ pha đinh. Trong khi OOK ngưỡng

cố định 0,05thi = cần nhiều hơn 7 dB SNR điện so

với BPSK-SIM. Ngoài ra, khi mức ngưỡng

cố định này tăng lên đến 0,8thi = , còn yêu cầu một mức BER nền như trong tài liệu [4]. Do đó, SIM đang được đề xuất sử dụng trong kênh nhiễu loạn không khí thay thế các ngưỡng OOK cố định đang được sử dụng trong hệ thống FSO thương mại mặt đất.

Kết luậnKết quả đánh giá hiệu năng trên cho

thấy kỹ thuật điều chế SIM tối ưu hơn FSO điều chế OOK - hiện đang được sử dụng trong các hệ thống FSO thương mại mặt

đất, trong môi trường nhiễu loạn không khí. Đa SIM cũng được đề xuất như là một phương thức để tăng thông lượng/dung lượng hệ thống, nhưng chỉ nên áp dụng khi nào nhu cầu tăng thông lượng/dung lượng có nhiều ảnh hưởng hơn so với công suất thu cần phụ thêm .k.

Tài liệu tham khảo:[1] H. WILLEBRAND AND B. S. GHUMAN (2002), Free Space

Optics: Enabling Optical Connectivity in today’s network, Indianapolis: SAMS publishing.

[2] I B DJORDJEVIC AND B VASIC (2006), 100 Gb/s transmission using orthogonal frequency division multiplexing, IEEE Photonics Technology Letters, vol 18, pp.1576–1578.

[3] L. C. ANDREWS, R. L. PHILLIPS, AND C. Y. HOPEN (2001), LASER BEAM SCINTILLATION WITH APPLICATIONS, Bellingham: SPIE.

[4] Z. GHASSEMLOOY, W. POPOOLA, S.RAJBHANDARI (2013), Optical Wireless Communications- System and Channel Modelling with MATLAB®, Taylor & Francis Group, LLC.

Hình 4: BER dựa trên SNR cho hệ thống FSO đa sóng mang phụ trong nhiễu loạn không khí yếu với số lượng sóng mang phụ khác nhau.