lovesyt.kontum.gov.vn/uploads/files/kế hoạch - thống... · web viewcông tác tham mưu và...

31
UBND TỈNH KON TUM SỞ Y TẾ _____ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________________________________ Số: /BC- SYT Kon Tum, ngày tháng 01 năm 2018 BÁO CÁO Tổng kết công tác y tế năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 ________ I. TỔ CHỨC BỘ MÁY SỞ Y TẾ Năm 2017, tổ chức bộ máy Sở Y tế được tổ chức, sắp xếp theo Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT- BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tổ chức bộ máy Sở Y tế sau khi tổ chức lại tính đến 31/12/2017 gồm: 07 phòng thuộc Sở (1) ; 17 đơn vị tuyến tỉnh (2) và 10 trung tâm y tế các huyện, thành phố trực thuộc Sở Y tế; 102 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố. Ngoài ra, còn có 14 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; 09 trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. 1(?) Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng: Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, TCCB, KHTC và Quản lý HNYDTN. 2 (?) 02 đơn vị quản lý nhà nước: Chi cục ATVSTP, Chi cục DS - KHHGĐ; 08 đơn vị y tế dự phòng: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm CSSKSS, Trung tâm Phòng chống Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm, Trung tâm TT - GDSK, Trung tâm Kiểm dịch y tế, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; 04 bệnh viện: Bệnh viện ĐK tỉnh, Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi, Bệnh viện PHTC, Bệnh viện YD cổ truyền; 02 đơn vị hoạt động giám định: Trung tâm GĐ y khoa; Trung tâm Pháp y và Trường Trung cấp y tế tỉnh. DỰ THẢO

Upload: others

Post on 17-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

UBND TỈNH KON TUMSỞ Y TẾ

_____

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc___________________________________________

Số: /BC-SYT Kon Tum, ngày tháng 01 năm 2018

BÁO CÁOTổng kết công tác y tế năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018

________

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY SỞ Y TẾNăm 2017, tổ chức bộ máy Sở Y tế được tổ chức, sắp xếp theo Thông tư

liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tổ chức bộ máy Sở Y tế sau khi tổ chức lại tính đến 31/12/2017 gồm: 07 phòng thuộc Sở(1); 17 đơn vị tuyến tỉnh(2) và 10 trung tâm y tế các huyện, thành phố trực thuộc Sở Y tế; 102 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố. Ngoài ra, còn có 14 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; 09 trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2017Trong điều kiện khó khăn chung của tỉnh, Ngành; với sự quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo của cấp trên; sự phối hợp tích cực của các sở, ngành, địa phương; sự phấn đấu, nổ lực của toàn Ngành, đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2017, cụ thể như sau:

1. Công tác tham mưu và quản lý, điều hành1.1. Kết quả đạt đượca) Sở Y tế đã tham mưu mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban

hành các quy định, quyết định, chương trình, kế hoạch, chính sách trong lĩnh vực Y tế và các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kỳ họp thứ 5 ban hành Nghị quyết về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND ngày 17/11/2017) và Nghị quyết về quy định mức hỗ trợ chi phí khám điều trị nghiện 1(?) Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng: Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, TCCB, KHTC và Quản lý HNYDTN.2(?) 02 đơn vị quản lý nhà nước: Chi cục ATVSTP, Chi cục DS - KHHGĐ; 08 đơn vị y tế dự phòng: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm CSSKSS, Trung tâm Phòng chống Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm, Trung tâm TT - GDSK, Trung tâm Kiểm dịch y tế, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; 04 bệnh viện: Bệnh viện ĐK tỉnh, Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi, Bệnh viện PHTC, Bệnh viện YD cổ truyền; 02 đơn vị hoạt động giám định: Trung tâm GĐ y khoa; Trung tâm Pháp y và Trường Trung cấp y tế tỉnh.

DỰ THẢO

Page 2: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Nghị quyết số 40/2017/NQ-HĐND ngày 17/11/2017); trình Tỉnh ủy hai dự thảo Chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” và dự thảo Chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; UBND tỉnh phê duyệt các quyết định, kế hoạch, đề án trong một số lĩnh vực y tế giai đoạn 2016-2020(3).

b) Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 với một số nội dung trọng tâm như:

- Ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, HĐND tỉnh, các Chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2017(4).

- Tập trung chỉ đạo, điều hành trong các mặt hoạt động chuyên môn, trong đó trọng tâm là chủ động phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh (sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị, tay chân miệng, bệnh lây truyền từ động vật sang người, Zika, ho gà, viêm não Nhật Bản...), bảo đảm an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện, thực hiện việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và thực hiện các chính sách về DS-KHHGĐ.

- Bố trí, sắp xếp lại các phòng thuộc Sở, trong đó giải thể phòng Pháp chế, Ban quản lý các dự án xây dựng và thành lập mới phòng Quản lý hành nghề Y Dược tư nhân. Tổ chức lại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm các huyện, thành phố trực thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm vào Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; đồng thời tổ chức lại các khoa, phòng trực thuộc theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.3(?) Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống mù, lòa đến năm 2020; phê duyệt Đề án “Nâng cấp Bệnh viện ĐK tỉnh đạt các tiêu chí cơ bản bệnh viện hạng I vào năm 2020”; phê duyệt Kế hoạch phòng, chống SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2017 - 2020; phê duyệt kế hoạch hành động triển khai Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học đến năm 2020; ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP đối với thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017 và Kế hoạch thực hiện “Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Kon Tum; các Quyết định tổ chức lại 10 trung tâm y tế các huyện, thành phố, quyết định thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực thuộc Sở Y tế, quyết định giải thể 7/14 phòng khám đa khoa khu vực.4(?) Kế hoạch hành động về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch BVCS&NCSKND năm 2017; Kế hoạch BVCS&NCSKND tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Chương trình công tác trọng tâm Ngành Y tế năm 2017; Chương trình hành động về nâng cao năng lực quản lý chất lượng KCB giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm năm 2016 và đẩy mạnh công tác CCHC nhà nước tại cơ quan Sở Y tế; Kế hoạch hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và Phát triển tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020; Ứng dụng CNTT trong Ngành Y tế tỉnh Kon Tum đến năm 2025; Kế hoạch triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn đến năm 2020...

2

Page 3: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Ngành và quản lý khám chữa bệnh như triển khai phần mềm quản lý nhân lực tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã; phần mềm quản lý KCB tại 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh, huyện và xã.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế và kỷ luật hành chính trong hoạt động công vụ. Công tác cải cách hành chính đã có chuyển biến tích cực như: rà soát và tham mưu UBND tỉnh ban hành Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế; triển khai các biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước tại cơ quan Sở Y tế; thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- Triển khai mạnh mẽ công tác nghiên cứu khoa học. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện và hoàn thành công tác xét tuyển viên chức năm 2016 tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (xét tuyển đặc cách và xét tuyển thông thường) và hoàn thành việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành Y tế.

- Tăng cường công tác thanh tra và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động y tế hàng năm tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

1.2. Tồn tại, hạn chế- Công tác phối hợp liên ngành trong việc tham mưu cho UBND tỉnh thực

hiện một số chủ trương, chính sách của nhà nước ở từng thời điểm chưa tốt, chưa chủ động giải quyết, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham mưu dẫn đến một số nội dung tham mưu cho UBND tỉnh chậm và kéo dài (chậm tham mưu sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc).

- Chưa triển khai được các hoạt động kiểm tra theo chuyên đề; công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động y tế hàng năm tại các đơn vị trực thuộc Sở tuy có đổi mới, nhưng còn phát sinh nhiều bất cập như khung điểm để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để đạt được ở mức cao (hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ); việc đánh giá và cho điểm đối với công tác chỉ đạo và điều hành còn có châm chước, chưa sát với thực tế thực hiện tại các đơn vị.

- Công tác quản lý và điều hành tại một số đơn vị trực thuộc Sở Y tế còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc triển khai thực hiện các chỉ đạo và điều hành của Sở Y tế và lãnh đạo Sở Y tế, nhiều nội dung không thực hiện hoặc chậm triển khai thực hiện hoặc triển khai mang tính hình thức, đối phó.

2. Cung ứng dịch vụ y tế2.1. Y tế dự phòng:a) Kết quả đạt được: - Tình hình dịch bệnh: Công tác phòng chống dịch bệnh đã được quan tâm

và có sự chủ động tích cực nên tình hình dịch bệnh trong năm 2017 tương đối ổn định, không có dịch lớn xảy ra; số mắc các bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, sốt rét, quai bị, viêm não Nhật Bản giảm so với cùng kỳ năm trước; thủy đậu, viêm gan vi rút A tăng so với cùng kỳ năm trước; không ghi nhận mắc các

3

Page 4: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

bệnh cúm A (H1N1, H5N1, H7N9...), hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona, bệnh do vi rút Zika, bạch hầu, phong. Các ổ dịch xuất hiện đều đã được phát hiện sớm và chủ động triển khai các biện pháp khống chế, điều trị kịp thời, không để lây lan trên diện rộng (5).

Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành tăng cường công tác phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là sốt xuất huyết (6); phối hợp với Ban Dân vận tỉnh xây dựng kế hoạch liên ngành triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường - phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017; đồng thời ban hành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo các đơn vị trong Ngành tăng cường phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: Giám sát, điều tra chặt chẽ tình hình bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để cách ly, điều trị kịp thời; chủ động phát hiện và xử lý ngay các ổ dịch bằng các biện pháp phòng chống theo quy định; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh; tăng cường hoạt động của các đội xung kích tại các thôn/làng/tổ dân phố có ổ dịch để vận động và cùng người dân thực hiện, duy trì công tác vệ sinh môi trường; tuyên truyền cho người dân về cách nhận biết và các biện pháp phòng chống dịch bệnh…

- Công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai thường xuyên tại 100% xã, phường, thị trấn; ngoài ra hàng tháng tổ chức 255 điểm tiêm chủng ngoại trạm tại 82 xã khó khăn trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ vẫn duy trì ở mức cao (ước đạt 97% năm 2017) và không ghi nhận trường hợp phản ứng nặng xảy ra sau tiêm chủng.

- Chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch và phối hợp tốt với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống phong, lao, tâm thần và phòng chống bệnh không lây nhiễm theo đúng tiến độ và hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Trong năm 2017, toàn tỉnh ghi nhận 32 trường hợp nhiễm HIV (11 trường hợp từ nơi khác chuyển đến, 21 trường hợp xét nghiệm phát hiện); tổng số người hiện nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là 289 người, tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư vẫn duy trì ở mức <0,1% dân số. Trong năm đã triển khai mới cơ sở điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone tại huyện Ngọc Hồi, nâng tổng số cơ sở điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone trên địa bàn tỉnh lên 2 cơ sở, lũy tích số bệnh nhân tham gia điều trị 210 người, trong đó hiện đang điều trị 112 người.

- Tham mưu kịp thời cho UBND, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (7); chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành và 5(?) Tính đến 30/11/2017: Tay - chân - miệng, ghi nhận 335ca, không có tử vong, giảm 25ca; Sốt xuất huyết, ghi nhận 519ca, không có tử vong, giảm 2.799ca; Quai bị, ghi nhận 245ca, không có tử vong, giảm 299ca; Viêm não Nhật Bản, ghi nhận 04ca, không có tử vong, giảm 01ca; Sốt rét, ghi nhận 215ca, không có tử vong, giảm 54ca so với cùng kỳ năm trước; Thủy đậu, ghi nhận 858ca, không có tử vong, tăng 223ca; Viêm gan vi rút A, ghi nhận 09ca, không có tử vong, tăng 08ca so với cùng kỳ năm trước.6(?) Công văn số 2073/UBND-KGVX ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.

4

Page 5: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

chuyên ngành về ATTP đúng theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, Cục An toàn thực phẩm và đúng theo quy định của pháp luật (8); tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tổ chức Lễ phát động nhân “Tháng hành động vì ATTP”, nói chuyện chuyên đề, truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình, hội nghị, tập huấn, chuyên mục sức khỏe, các tài liệu tuyên truyền,…(9).

Trong năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ NĐTP trên 30 người mắc với 134 người mắc, không có tử vong, không rõ nguyên nhân. So với năm 2016 giảm về số vụ, nhưng tăng về số người mắc.

b) Vấn đề hạn chế, khó khăn:- Một số chỉ tiêu tiêm chủng đạt thấp và chưa đạt tiến độ kế hoạch: Tỷ lệ

tiêm chủng đầy đủ (Đăk Glei); tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plông, Sa Thầy); tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêm UV2+ (Đăk Glei, Đăk Hà); tỷ lệ tiêm UV2+ cho phụ nữ 15-35 tuổi chưa đạt tiến độ (Đăk Glei, Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Sa Thầy); tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật bản mũi 3 (Đăk Hà).

- Chưa công bố đạt an toàn sinh học phòng xét nghiệm (Đăk Hà, Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plông, Sa Thầy).

- Các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm triển khai chưa đầy đủ (chủ yếu hoạt động phòng chống tăng huyết áp và triển khai ở một số địa bàn nhất định, chưa triển khai rộng trên phạm vi toàn tỉnh); các hoạt động như sức

7(?) Kế hoạch số 1185/KH-UBND ngày 04/5/2017 về triển khai công tác bảo đảm ATTP đối với thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017; Kế hoạch 1755/KH-UBND ngày 05/7/2017 về việc thực hiện Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 10-4-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19-01-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW; Công văn số 508/UBND-KGVX ngày 01/3/2017 về việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1250/UBND-KGVX ngày 12/5/2017 về bảo đảm ATTP tại các trường học có tổ chức bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2599/UBND-KGVX ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg; Kế hoạch số 3519/KH-BCĐ ngày 26/12/2016 về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên Đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017; Chương trình công tác bảo đảm ATTP năm 2017; Kế hoạch số 48/KH-BCĐ ngày 27/3/2017 BCĐLN ATTP tỉnh về việc triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2017...8(?) Tổng số đoàn kiểm tra liên ngành: 188 đoàn, trong đó tại tuyến tỉnh: 04 đoàn; tuyến huyện, thành phố: 49 đoàn và tuyến xã: 135 đoàn. Kiểm tra chuyên ngành 12 đoàn. Kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra là 4.906 cơ sở, số cơ sở được kiểm tra đạt tiêu chuẩn ATTP chiếm tỷ lệ là 70,5% (số cơ sở thuộc ngành y tế quản lý được kiểm tra là 2.528 cơ sở, số cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ là 80,2%). Số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính: 181 cơ sở với tổng số tiền phạt là 242.400.000 đồng. Tiêu hủy sản phẩm thực phẩm tại 157 cơ sở với 17 loại sản phẩm (số lượng: 530,035 kg thực phẩm rắn và 185,844 lít thực phẩm lỏng).9(?) Tổ chức Lễ phát động "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm": năm 2017 tại thành phố Kon Tum với trên

3.000 người tham dự; 01 lễ phát tại huyện với 500 người tham dự; 1.559 buổi với 46.917 lượt người tham dự; tuyên truyền các kiến thức về ATTP trên Đài Truyền hình 1.170 lần, Đài Truyền thanh 6.879 lần; xe loa tuyên truyền là 38 lượt; tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP cho 617 người là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức 6 lớp tập huấn về pháp luật và kiến thức về ATTP cho đối tượng người quản lý và người chế biến tại các trường học có tổ chức bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh với 220 người; Tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách về ATTP cấp huyện với 86 lượt người tham dự; Tổ chức 05 lớp tập huấn về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên ATTP với 108 người tham dự…

5

Page 6: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

khỏe trường học, sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp kết quả còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm hành về an toàn thực phẩm ở tuyến huyện, xã chưa nghiêm nên số cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn chưa có chuyển biến tích cực, nhất là cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ nấu ăn lưu động; còn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc.

- Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số chậm được Trung ương bố trí kinh phí năm 2017, đã ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động của Chương trình tại cộng đồng (một số hoạt động chưa được triển khai kịp thời).

2.2. Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức nănga) Kết quả đạt được:Nhằm đẩy mạnh và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất

lượng bệnh viện; Sở Y tế đã ban hành Chương trình hành động về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám chữa bệnh giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; đồng thời tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, cán bộ làm công tác đánh giá chất lượng bệnh viện. Trên cơ sở đó các cơ sở khám chữa bệnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp, giải pháp cải tiến chất lượng bệnh viện như kiện toàn hệ thống mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý chất lượng bệnh viện; đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn trong khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh; ban hành và áp dụng hệ thống phác đồ điều trị tại các bệnh viện; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh; triển khai có hiệu quả kế hoạch thay đổi phong cách, thái độ phục vụ người bệnh tại các bệnh viện và xây dựng văn hóa bệnh viện…

Qua kết quả đánh giá của Sở Y tế cho thấy chất lượng bệnh viện tại tất cả các bệnh viện trên toàn tỉnh đã có cải thiện rõ rệt so với năm 2016 (mức điểm đạt tăng từ 5% trở lên so với năm 2016; năm 2016 có 6 đơn vị đạt mức chất lượng trung bình, năm 2017 tăng lên 10 đơn vị, số đơn vị đạt mức chất lượng yêu năm 2016 là 5 đơn vị, năm 2017 giảm xuống còn 01 đơn vị).

Sự hài lòng của người bệnh cũng đã được nâng lên: Năm 2016, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú là 73,3%, người bệnh ngoại trú 68,4%, năm 2017 các chỉ số tương ứng là 88% đối với người bệnh nội trú và 82% đối với người bệnh ngoại trú.

Nhiều dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh được triển khai mới tại các bệnh viện như: Các kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ, lưng tại Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông; các kỹ thuật trong điều trị răng tại Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy; các kỹ thuật liên kết cố định răng lung lay bằng dây cung kim loại và composite, chụp X - Quang răng toàn cảnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi; các dịch vụ kỹ thuật cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (10).10(?) Các phẫu thuật thay động mạch chủ bụng, thay khớp gối, nội soi mũi xoang; vi phẫu thuật thanh quản; phẫu thuật chỉnh gù cột sống qua đường sau và một số trường hợp bệnh lý cột sống; các phẫu thuật ung thư dạ dày, u

6

Page 7: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

Tình hình thu dung và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế năm 2017 tăng so với năm 2017 (số lượt KCB tăng 5,9%); công suất sử dụng giường bệnh (tính trên giường kế hoạch) bình quân của các bệnh viện đạt 111,6%, trong đó bệnh viện tuyến tỉnh 107% và bệnh viện tuyến huyện 119,6%.

b) Vấn đề hạn chế, khó khăn:- Chất lượng theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện chưa cao (không có

bệnh viện đạt loại khá, có 01/11 bệnh viện đạt mức chất lượng yếu); chất lượng khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế còn hạn chế, một số phòng khám đa khoa khu vực hoạt động kém hiệu quả.

- Việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật ở các tuyến còn rất hạn chế (tỷ lệ dịch vụ kỹ thuật triển khai tại các bệnh viện đạt thấp so với danh mục dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 52,4%; các bệnh viện còn lại dưới 50%; các phòng khám đa khoa khu vực dưới 33%; trạm y tế xã đạt ở mức khoảng trên dưới 50%), việc triển khai một số chuyên khoa lẻ như mắt, tai mũi họng, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến huyện còn hạn chế.

- Đa số các đơn vị ban hành quy trình thực hiện danh mục dịch vụ kỹ thuật đã được Sở Y tế phê duyệt chưa đầy đủ. Công tác phổ biến, áp dụng các quy định chuyên môn của nhiều bệnh viện thực hiện chưa hiệu quả, chưa có biện pháp giám sát tuân thủ các quy định, quy trình.

- Nhiều bệnh viện đang trong tình trạng quá tải nhiều năm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, Bệnh viện huyện Đăk Hà, Đăk Glei…), trong khi đó cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu, thiếu trang thiết bị và nhân lực nhất là bác sỹ.

- Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại một số đơn vị rất hạn chế; hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng của nhiều đơn vị hỏng, không hoạt động; đa số bệnh viện tuyến huyện chưa có khu vực khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung, chưa có khu vực lưu giữ chất thải y tế theo đúng quy định; công tác phân loại chất thải y tế một số đơn vị chưa đúng.

- Công tác dinh dưỡng, tiết chế các đơn vị tuyến huyện chưa triển khai thực hiện.

- Chưa triển khai hoặc có triển khai nhưng hoạt động chưa hiệu quả hệ thống phòng ngừa và khắc phục các sự cố chuyên môn.

- Một số khó khăn, vướng mắt trong thanh toán khám chữa bệnh BHYT chưa được giải quyết đã ảnh hướng đến hoạt động của một số cơ sở khám chữa bệnh như: Vượt trần bảo hiểm y tế, không triển khai điều trị nội trú tại các phòng khám đa khoa khu vực.

2.3. Dân số, sức khỏe sinh sản:a) Kết quả đạt được:

đuôi tụy, u mạc treo; sản xuất khối hồng cầu lắng từ máu toàn phần; sản xuất huyết tương tươi đông lạnh từ máu toàn phần; tách khối tiểu cầu từ một người cho máu bằng máy tách tiểu cầu tự động.

7

Page 8: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

Thực hiện Quyết định số 7539/QĐ-BYT ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động và triển khai thực hiện. Các hoạt động truyền thông, vận động chuyển đổi hành vi về dân số, kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của các nhóm đối tượng về qui mô gia đình ít con no ấm, khỏe mạnh, hạnh phúc, bình đẳng, phát triển; truyền thông trực tiếp của viên chức dân số, cộng tác viên dân số luôn được chú trọng (11).

Duy trì có hiệu quả hoạt động của các mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” tại 13 xã, phường, thị trấn thuộc 03 huyện thành phố Kon Tum, Đăk Hà, Đăk Tô; 26 câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên (định kỳ hàng tháng sinh hoạt 01 buổi, trong năm đã tổ chức 234 buổi với 1.052 lượt thành viên tham dự); 56 câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên (tổng số lần sinh hoạt: 258 buổi với 8.141 lượt người dự).

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại tuyến cơ sở được chú trọng như tăng cường độ bao phủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và dịch vụ chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ; đào tạo cô đỡ thôn bản cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho viên chức y tế tuyến xã (12); duy trì thường xuyên các hoạt động theo dõi cân nặng và chiều cao, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em; mô hình quản lý, điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng dựa vào cộng đồng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện Đăk Hà, Đăk Glei và Tu Mơ Rông.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tiếp tục giảm, ước tính năm 2017 đạt 14,2‰ (năm 2016: 14,25‰), tỷ số giới tính khi sinh 109%; tỷ lệ sinh con thứ 3 đạt 20%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai đạt 97,2%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt 90,5%; tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh 88,3%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trong 3 kỳ của thai nghén 84,5%.

b) Vấn đề hạn chế, khó khăn:- Trong 6 tháng đầu năm 2017, chưa đáp ứng kịp thời phương tiện tránh

thai cho các đối tượng được cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí (phương tiện tránh thai từ Trung ương cấp về cho tỉnh Kon Tum chậm) đã ảnh hưởng đến việc thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch về dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác tiếp thị xã hội và xã hội hoá phương tiện tránh thai triển khai kết quả đem lại chưa cao do tâm lý còn mang nặng tính ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước; sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh chưa triển khai thực hiện.

11(?) Từ đầu năm đến nay, lực lượng cộng tác viên, nhân viên y tế y tế thôn, làng đã thăm và vận động 4.257 lượt hộ; tổ chức truyền thông nhóm 1.698 lượt/28.331 lượt người tham dự; gặp gỡ người có uy tín, các chức sắc giáo phu trong đồng bào dân tộc thiểu để vận động và ủng hộ về chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước trong công tác thực hiện DS-KHHGĐ 328 lượt; sản xuất, nhân bản và cấp phát 137 sản phẩm truyền thông cho tuyến huyện; phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự “ Tỷ lệ sinh con thứ 3 trên 20% - Vấn đề đáng quan tâm trong công tác dân số ở tỉnh Kon Tum hiện nay”.12(?) Hoàn thành đào tạo mới cô đỡ thôn, làng cho 36 học viên, 04 khóa tập huấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho 120 viên chức y tế tuyến xã.

8

Page 9: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

- Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai và biện pháp tránh thai hiện đại toàn tỉnh đạt thấp hơn so với năm 2016; tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế còn thấp ở một số huyện (Đăk Tô, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Kon Plong); tỷ lệ sinh con thứ 3 ở một số xã vùng đồng bào dân tộc có đạo còn khá cao; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại một số xã trên địa bàn một số huyện chưa được triển khai, còn hạn chế (Đăk Hà, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Kon Plong); đơn nguyên sơ sinh thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả (Kon Plong).

3. Phát triển nguồn nhân lực y tế:3.1. Kết quả đạt được:Tổng số nhân lực ngành Y tế hiện có (bao gồm Phòng Y tế và Ban Bảo vệ

sức khỏe cán bộ tỉnh) là 2.685 người. Trong đó trình độ sau đại học và đại học chiếm 29,2% (năm 2016: 28,1%), cao đẳng và trung cấp chiếm 65,3% (năm 2016: 64,2%), sơ cấp và trình độ khác chiếm 5,5% (Năm 2016: 7,7%); gần 100% trạm y tế đã có bác sỹ; bình quân 10,0 bác sỹ trên vạn dân (năm 2016: 9,6) và 0,7 dược sỹ đại học trên vạn dân. Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh tiếp nhận và bố trí công tác cho 47 học sinh cử tuyển trình độ bác sỹ đa khoa, dược sĩ đại học và cử nhân hộ sinh.

Ngành Y tế đã tập trung vào mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức và ưu tiên đào tạo các ngành theo định hướng phát triển và đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn của ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị. Năm 2017, đã cử 179 công chức, viên chức tham gia đào tạo các trình độ cao đẳng (99), đại học (27) và sau đại học (28); ngoài ra tổ chức hàng chục các lớp đào tạo liên tục trong các lĩnh vực chuyên ngành như: đào tạo về tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng cho Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên làm công tác điều dưỡng; tập huấn hướng dẫn triển khai Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện; tập huấn công tác dược cho đội ngũ cán bộ dược tại bệnh viện và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; đào tạo liên tục về “chẩn đoán và điều trị nghiện ma túy”, về thực hành tiêm chủng cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho cán bộ y tế tuyến xã.

3.2. Vấn đề hạn chế, khó khăn: - Cơ cấu trình độ chưa phù hợp, năng lực chuyên môn của cán bộ y tế ở

một số nơi còn hạn chế; thiếu cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên khoa, chuyên sâu, số bác sỹ của ngành chủ yếu từ nguồn cử tuyển có thời gian công tác ngắn phần lớn chưa đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn, phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề; trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, nhiều kỹ thuật y học mới, cơ cấu bệnh tật thay đổi, các bệnh dịch mới xuất hiện, nhiều bệnh viện đang trong tình trạng quá tải cần phải tăng quy mô giường bệnh.

- Cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đạt được kết quả như mong đợi vì chế độ đãi ngộ chưa thật sự hấp dẫn để thu hút cán bộ về tỉnh công tác.

4. Công tác dược; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị:

9

Page 10: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

4.1. Công tác dược:a) Kết quả đạt được: Hệ thống tổ chức dược trong ngành Y tế từ tỉnh đến

cơ sở được đầu tư các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) tiếp tục mở rộng và phát triển, bảo đảm cung ứng kịp thời và đủ thuốc có chất lượng phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, bão lũ. Thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm như quản lý giá thuốc, kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.

Thực hiện tốt các quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn về thực hành tốt (GPs), đặc biệt là thực hành tốt nhà thuốc (GPP), kết quả: 01/11 bệnh viện đạt tiêu chuẩn GSP, 6/11 bệnh viện có nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, 01/03 doanh nghiệp kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn GSP, 100% doanh nghiệp bán buôn thuốc đạt tiêu chuẩn GDP và 100% nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.

Căn cứ Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế, đã xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện về lĩnh vực dược. Bộ công cụ là cơ sở để các bệnh viện xây dựng chất lượng bệnh viện hoặc cải tiến chất lượng bệnh viện. Một số bệnh viện đã xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động dược lâm sàng, đã hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc của điều dưỡng và người bệnh.

Đã tổ chức tập huấn, trực tiếp hướng dẫn kiến thức, thao tác về dược cho nhân viên làm công tác dược tại trạm y tế các xã; hoạt động dược tại các tram y tế xã đã được thay đổi từ chỉ cấp phát thuốc sang cấp phát thuốc, hướng dẫn và tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách, đủ liều.

Tham gia Hội đồng nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu các đề tài nghiên cứu về nuôi trồng, sản xuất dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu của tỉnh.

b) Vấn đề hạn chế, khó khăn: - Hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện còn hạn chế, hầu hết dược sĩ

đại học làm tại các bệnh viện chưa được đào tạo, bồi dưỡng dược lâm sàng nên chưa tư vấn được cho bác sĩ điều trị sử dụng thuốc.

- Hoạt động của Phòng Y tế các huyện, thành phố hiệu quả chưa cao; sự phối hợp giữa Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và Sở Y tế chưa tốt nên việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về y tế nói chung và công tác dược nói riêng còn chồng chéo và bất cập.

4.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị:a) Kết quả đạt được: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế tiếp tục được đầu

tư. Trong năm 2017, đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng 07 công trình, dự án gồm: Cải tạo, mở rộng Bệnh viện Phục hồi chức năng; cải tạo, mở rộng Bệnh viện Đa khoa huyện Đăk Glei; cải tạo, mở rộng Trạm Y tế xã Đăk Pxi huyện

10

Page 11: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

Đăk Hà; xây dựng mới Trạm Y tế xã Đăk Ngọk, Đăk Long huyện Đăk Hà, Trạm Y tế xã Ia Dal, Ia Tơi huyện Ia H’Drai.

Khởi công mới dự án đầu tư Khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung tại 2 cụm Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi và cụm Bệnh viện Y Dược cổ truyền (từ nguồn kinh phí WB) và 35 trạm y tế từ nguồn kinh phí Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2”.

Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên 500 giường bệnh đang tiếp tục được triển khai, trong đó đã hoàn thành đầu tư khu nhà mới quy mô 100 giường bệnh và chính thức đưa vào sử dụng trong tháng 12/2017 đã góp phần vào cải thiện môi trường làm việc, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân.

b) Vấn đề hạn chế, khó khăn: Một số cơ sở y tế cơ sở hạ tầng chật hẹp (Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà và nhiều trạm y tế) hoặc chưa được đầu tư (Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai); thiếu trang thiết bị (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, Bệnh viện Phục hồi chức năng...).

5. Tài chính y tế:5.1. Kết quả đạt được:- Thực hiện nhiệm vụ thu: Trên cơ sở kết quả thu của các năm trước và dự

toán thu sự nghiệp 6 tháng đầu năm 2017 như thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phí, lệ phí…; Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tăng cường khai thác các nguồn thu, phấn đấu thu vượt để bù đắp một phần để chi trả lương; các khoản đóng góp khi giá dịch vụ y tế có kết cấu vào tiền lương; tạo nguồn cải cách tiền lương và các khoản chi khác tại các đơn vị. Kết quả thực hiện 6 tháng năm 2017, tổng số thu 133,5 tỷ đồng, đạt 50,1% dự toán thu cả năm, trong đó, nguồn thu từ bảo hiểm y tế 112,6 tỷ đồng, chiếm 84,4% trong tổng thu; uớc thực hiện thu năm 2017 vượt dự toán thu được giao đầu năm khoảng trên 5%.

- Thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên: Dự toán chi thường xuyên được giao là 295.840 triệu đồng. Trong đó, dự toán giao đầu năm: 268.236 triệu đồng (tạm giữ lại phần lương đã kết cấu vào giá dịch vụ 20.483 và mua sắm, sửa chữa khi có đủ hồ sơ 7.121 đồng). Định mức chi sự nghiệp được xác định và giao theo chỉ tiêu giường bệnh đối với hệ điều trị và theo biên chế đối với hệ y tế dự phòng (trừ những nội dung bố trí hỗ trợ chi hoạt động chuyên môn, chi không thường xuyên ngoài định mức).

5.2. Vấn đề hạn chế, khó khăn:- Dự toán chi được giao ổn định từ năm 2016 đến nay, trong khi đó giá cả

thị trường biến động mạnh, mức sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, chế độ công tác phí, phụ cấp lưu trú theo quy định tăng cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến dự toán và nhiệm vụ chi của toàn ngành.

11

Page 12: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

- Chế độ tăng lương thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hàng năm đã được ngân sách cấp bù nhưng vẫn còn thiếu so với thực tế phát sinh.

- Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị trong toàn ngành rất lớn và xuống cấp nhiều, dự toán chi chỉ thực hiện được một số nội dung, còn lại phần lớn các cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị không đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí để sửa chữa, cải tạo hoặc thay thế.

6. Hệ thống thông tin y tế:6.1. Kết quả đạt được: - Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tại các đơn vị trực thuộc, đặc

biệt là tuyến cơ sở từng bước được chấn chỉnh, thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Sở Y tế và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, quản lý thông tin y tế được đẩy mạnh và ứng dụng có hiệu quả vào trong một số lĩnh vực như: triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại Sở Y tế, phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên toàn tỉnh, phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT tại 100% cơ sở khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến trên toàn tỉnh.

6.2. Vấn đề hạn chế, khó khăn:- Các cơ sở hành nghề y tư nhân chưa thực hiện việc báo cáo thống kê

theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế quy định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; Phòng Y tế các huyện, thành phố thiếu quan tâm đôn đốc, nhắc nhỡ và tổng hợp báo cáo gửi về Sở Y tế theo quy định.

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế còn chưa nghiêm túc, chất lượng thông tin, số liệu còn nhiều hạn chế (báo cáo chưa kịp thời, số liệu thiếu chính xác, không nhất quán giữa các báo cáo trong cùng đơn vị và cùng thời điểm báo cáo).

- Một số Trạm Y tế chưa có internet có dây (dùng 3G) hoặc vùng sâu, vùng xa chất lượng đường truyền internet còn hạn chế nên việc kết nối và đẩy dữ liệu lên Hệ thống thông tin giám định BHYT và Bộ Y tế còn khó khăn, có khi không thực hiện được.

- Hệ thống mạng LAN tại các bệnh viện không đảm bảo, xuống cấp hoặc hệ thống dây truyền dẫn chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; một số Trạm Y tế chưa có internet có dây (dùng 3G) hoặc vùng sâu, vùng xa chất lượng đường truyền internet kém. Nguồn nhân lực CNTT và trình độ sử dụng máy tính của cán bộ y tế còn hạn chế, các đơn vị chưa làm chủ được CNTT. Một số phần mềm quản lý khám chữa bệnh còn phát sinh lỗi. Bộ Y tế liên tục ban hành các quyết định thay đổi bộ mã danh mục dùng chung và thay đổi quy định về các chuẩn dữ liệu đầu ra, dẫn đến các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Các đơn vị không gửi dữ liệu liên tục lên Cổng giám định của Bảo hiểm xã hội và Cổng dữ liệu của Bộ Y tế.

12

Page 13: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ BẢN ƯỚC THỰC HIỆN 2017

Phụ lục kèm theo.V. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

NĂM 2018Năm 2018, thực hiện phương châm, hành động của Chính phủ: “Kỷ

cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, toàn ngành Y tế cần tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về y tế

1.1. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực có liên quan. Tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới” (Báo cáo số 395-BC/VPTU ngày 20/12/2017 của Văn phòng Tỉnh ủy); dự thảo Chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

1.2. Tiếp tục rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trong Ngành Y tế, trong đó sắp xếp các đơn vị trong ngành Y tế cho phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước:

- Sớm đưa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đi vào hoạt động; - Sắp xếp Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Bệnh viện Phục hồi chức năng; - Giải thể 7/14 phòng khám đa khoa khu vực và xem xét, sắp xếp 07

phòng khám đa khoa khu vực còn lại;- Sắp xếp các đơn vị y tế tuyến huyện thành một Trung tâm Y tế thực hiện

đa chức năng gồm: cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính, lề lối làm việc; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm trong việc phối hợp giải quyết công việc liên quan đến nhiều đơn vị; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, trong đó chú trọng công tác kiểm tra và tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những biểu hiện vi phạm.

1.4. Đổi mới phương thức làm việc của tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trong Ngành Y tế; tăng cường sử dụng giao ban trực tuyến đối với các cuộc họp giữa Sở Y tế với các đơn vị trực thuộc theo chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy.

13

Page 14: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

1.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Ngành Y tế, trong đó thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát thủ tục hành chính và triển khai mở rộng việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Sở Y tế, cải cách thủ tục trong khám bệnh và chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

2. Chú trọng công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe2.1. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 991/KH-UBND ngày 13/4/2017

của UBND tỉnh thực hiện “Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2.2. Triển khai công tác phòng, chống dịch chủ động, dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu, lối mở, không để dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh Kon Tum bùng phát lây lan trong cộng đồng. Đảm bảo các nguồn lực, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp.

2.3. Tăng cường phát hiện, quản lý, dự phòng nhiễm HIV và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

2.4. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức và thay đổi hành vi của người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

2.5. Đẩy mạnh việc triển khai an toàn sinh học phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế có phòng xét nghiệm đảm bảo đến cuối năm 2018 đạt tối thiểu mức 1.

2.6. Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 - 2020 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học, sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp…

2.7. Duy trì và nâng cao chất lượng tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra tiêm chủng mở rộng; rà soát, đánh giá kết quả và đẩy mạnh các hoạt động tiêm chủng tại các huyện, các xã có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp.

2.8. Kiểm soát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, dịch vụ nấu ăn lưu động, lễ hội hiếu hỷ. Thực hiện giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và cảnh báo, xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.

3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục hồi chức năng

14

Page 15: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

3.1. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, nơi nào có điều kiện thị thành lập phòng, tổ quản lý chất lượng, nơi nào không có điều kiện thì tối thiểu phải có một cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất lượng và được đào tạo về quản lý chất lượng; tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai có hiệu quả Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm trong cải tiến chất lượng bệnh viện, phấn đấu đến cuối năm 2018, không có bệnh viện đạt mức chất lượng dưới trung bình, có từ 2 đến 3 bệnh viện đạt mức chất lượng khá và giảm mạng các tiêu chí đạt mức 1.

3.2. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn trong công tác khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, trong thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng…

Phát triển các dịch vụ kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh theo phân tuyên kỹ thuật quy định cho các tuyến; phấn đấu đến cuối năm 2018, tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện (trừ Ia H’Drai) có tỷ lệ dịch vụ kỹ thuật được áp dụng đạt trên 50% so với danh mục dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật; đẩy mạnh khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến huyện và tuyến xã.

Ban hành đầy đủ và thực hiện nghiêm các quy định, quy trình chuyên môn, quy trình thực hiện danh mục dịch vụ kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt và triển khai hệ thống phòng ngừa và khắc phục các sự cố chuyên môn.

3.3. Tập trung riển khai có hiệu quả Đề án Mở rộng quy mô giường bệnh cho các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế huyện có giường bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục triển khai Đề án Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đạt các tiêu chí cơ bản của bệnh viện hạng I vào năm 2020 (Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh), đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Ung bướu, Ngoại chấn thương và Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh).

3.4. Khắc phục triệt để một số hạn chế trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; quản lý chất thải rắn và lỏng; công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, lưu giữ chất thải y tế, công tác phân loại chất thải y tế và công tác dinh dưỡng, tiết chế tại tuyến huyện.

3.5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phẩm và sức khoẻ thầy thuốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế.

3.6. Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục trong khám, chữa bệnh gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử.

3.7. Tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, mở rộng quy mô giường bệnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và hoàn thành đầu tư 35 trạm y tế xã đầu tư từ nguồn kinh phí dự án

15

Page 16: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

ADB giai đoạn II và dự án đầu tư Khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung tại 2 cụm Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi và cụm Bệnh viện Y Dược cổ truyền (từ nguồn kinh phí WB).

4. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình

4.1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng, đặc biệt là đối tượng miễn phí theo quy định. Đẩy mạnh công tác tiếp thị xã hội và xã hội hoá phương tiện tránh thai.

4.2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, tuyên truyền chuyển đổi hành vi về dân số. Trong đó nội dung truyền thông, giáo dục chuyển dần từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con và tập trung vận động sinh ít con ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; chú trọng tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

4.3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án: Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025”, đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2016-2020” và đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025; Chiến lược quốc gia Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

4.4. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp đáp ứng yêu cầu chuyển hướng từ chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.

4.5. Đẩy mạnh các hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh; mở rộng và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình đến 100% trạm y tế trên toàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý thai nghén, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc trước, trong và sau đẻ tại tuyến xã.

4.6. Đào tạo, đào tạo liên tục nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến cơ sở về các nội dung: làm mẹ an toàn, người đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thiết yếu trong và ngay sau đẻ, kế hoạch hóa gia đình, tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung,...

4.7. Tổ chức các hoạt động can thiệp, hỗ trợ kịp thời nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.

16

Page 17: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

4.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin dân số, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống dữ liệu về dân số - kế hoạch hóa gia đình.

5. Phát triển nguồn nhân lực y tế5.1. Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý

cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức; bố trí công chức, viên chức đúng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn từng vị trí làm việc; tiếp tục thực hiện việc tinh giản biên chế theo quy định và thực hiện Đề án phát triển đội ngũ công chức, viên chức người đồng bào dân tộc thiểu số.

5.2. Tiếp tục triển khai rà soát, quy định bản mô tả công việc và khung năng lực từng vị trí việc làm công chức, vị trí việc làm trong từng đơn vị sự nghiệp công lập theo danh mục đã được phê duyệt; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.

5.3. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị cho công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển nhân lực của ngành, trong đó: Đào tạo các chuyên ngành hiện còn đang thiếu và cần thiết; đào đào, bồi dưỡng công chức, viên chức chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định; phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức liên kết đào tạo tại tỉnh trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học (CKI); đào tạo để bổ sung và thay thế cán bộ yếu kém ở tuyến cơ sở.

5.4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ công chức, viên chức.

6. Tăng cường quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao y tế phục vụ cho phòng bệnh và chữa bệnh

6.1. Phát triển mạng lưới phân phối và cung ứng thuốc; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức dược từ tỉnh đến cơ sở; sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ dược tại các đơn vị theo vị trí việc làm phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn.

6.2. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu… có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

6.3. Quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả. Tăng cường khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế và hạ tầng y tế. Thực hiện nghiêm các quy định và kịp thời về đấu thầu mua thuốc tập trung tại các cơ sở y tế công lập và sử dụng nguồn dược liệu trên địa bàn.

7. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân

17

Page 18: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

7.1. Tổ chức điều hành dự toán ngân sách chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách, bảo đảm sử dụng các nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, đúng chế độ; thực hiện việc phân bổ ngân sách dân chủ, công khai, minh bạch và theo đúng quy định; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách và các nguồn thu tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

7.2. Tiếp tục thực hiện lộ trình cơ cấu lương vào giá dịch vụ y tế và đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình và chủ trương của nhà nước.

7.3. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, thực hiện tốt các chính sách BHYT và các chính sách khác về hỗ trợ KCB cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương; chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số trên địa toàn tỉnh…

7.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế; trong đó triển khai mô hình đối tác công - tư tại một số cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và xã.

7.5. Rà soát, củng cố và kiện toàn đội ngũ kế toán trưởng; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán trong ngành Y tế.

8. Phát triển hệ thống thông tin y tế. 8.1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa

bàn tỉnh theo Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh; đảm bảo cung cấp thông tin y tế đầy đủ, có chất lượng, hệ thống, thường xuyên và kịp thời; tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, rà soát số liệu, thông tin y tế tại các đơn vị trong ngành Y tế.

8.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Y tế trong đó:a) Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính: Triển khai chữ ký số và mở rộng

việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại Sở Y tế; phát huy tối đa các tính năng của phần mềm văn phòng điện tử - eoffice, Voffice và iofice tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc, triển khai phần mềm quản lý cán bộ tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Sở.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn:- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý tiêm chủng mở rộng, trong đó chú trọng công tác đào tạo tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở.

- Tiếp tục hoàn thiện các phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh các tuyến đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong quản lý khám chữa bệnh, thanh toán BHYT và liên thông kết nối dữ liệu với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đó:

18

Page 19: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

+ Đối với tuyến xã tiếp tục phối hợp với đơn vị cung ứng phần mềm đào tạo, nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm, đặc biệt là việc khai thác các thông tin, dữ liệu sẵn có trong phần mềm phục vụ cho công tác quản lý, điều hành; đồng thời rà soát giảm bớt các loại sổ ghi chép thủ công tạc trạm y tế đối với những loại sổ mà trong phần mềm đã đáp ứng được.

+ Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và huyện: Rà soát, đánh giá lại phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT đang triển khai tại đơn vị; căn cứ nhu cầu, khả năng đáp ứng của từng phần mềm theo các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, từ đó có kế hoạch hoàn thiện phần mềm đáp ứng yêu cầu theo quy định; phấn đấu đến cuối năm 2018 cơ bản liên thông dữ liệu trong khám, chữa bệnh giữa tuyến huyện và tuyến xã.

c) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin: Quan tầm đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu, trong đó: triển khai Internet có dây đến các trạm y tế vùng sâu, vùng xa; nâng cấp hệ thống mạng LAN tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có hệ thống mạng LAN chưa đảm bảo./.

Nơi nhận:- Bộ Y tế;- TT Tỉnh ủy;- TT HĐND tỉnh;- TT UBND tỉnh;- Các sở, ban, ngành liên quan;- UBND các huyện, thành phố;- Lãnh đạo Sở Y tế;- Công đoàn ngành Y tế;- Phòng Y tế các huyện, thành phố;- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế;- Các phòng thuộc Sở Y tế;- Lưu: VT, KHTC.

GIÁM ĐỐC

Đào Duy Khánh

Phụ lụcKẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ BẢN

(kèm theo Báo cáo số /BC-SYT ngày tháng năm 201… của Sở Y tế)_____

19

Page 20: LOVEsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Kế hoạch - Thống... · Web viewCông tác tham mưu và quản lý, điều hành 1.1. Kết quả đạt được a) Sở Y tế đã tham

TT Chỉ số ĐVTThực hiện 2016

Kế hoạch 2017

Ước TH 2017

Kế hoạch 2018

1 Quy mô dân số (dân số trung bình) Người 507.818 520.000 520.047 533.000

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 14,25 14,20 14,20 14,003 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,03 0,6 0,6 0,44 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Tuổi 66,4 - 66,6 -

5 Số giường bệnh trên 10.000 dân (không bao gồm giường của TYT) 28,5 29,0 29,0 30,0

6 Số bác sỹ trên vạn dân 9,6 10,6 10,0 10,87 Số dược sỹ đại học trên vạn dân 0,5 - 0,5 0,68 Tỷ lệ xã có bác sỹ % 100 100 97,1 100

9Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT)

%66,7 71 71 80

10 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

% 97,2 97 97 >97

11 Tỷ số tử vong mẹ (trên 100.000 ca sinh sống) 30 38,4 38,4 37

12 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống)

‰ 37,4 37 37 36,5

13 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống)

‰ 58,12 58,0 57,8 57,6

14 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

- Cân nặng theo tuổi % 23,3 22,7 22,7 22,2

- Chiều cao theo tuổi % 38,9 38,4 38,3 37,8

15 Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (trai/100 gái)

% 107 112 109 110

16 Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

% 0,05 <0,1 0,06 <0,1

20