xÂy dỰng tÂm lÍ tÍch cỰc cho hỌc viÊn tiẾng...

13
206 XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆT Nguyn Tuấn Nghĩa 1 Tóm tắt Bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi thu được trong quá trình giảng dạy tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM với mong muốn có thể góp thêm một số giải pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo ra tâm lí học tập tích cực cho các học viên nước ngoài đang học tiếng Việt trong và ngoài nước. Từ khoá: tâm lý học viên, kinh nghiệm dạy tiếng Việt Một học viên người Mỹ phải thi chứng chỉ tiếng Việt theo qui định của công ty và luôn cảm thấy điều này rất áp lực. Giờ học tiếng Việt sau một ngày làm việc bận rộn và vất vả càng làm cô mệt mỏi và căng thẳng. Cô tiến bộ rất chậm, cảm thấy buồn ngủ và thường xuyên quên các nội dung mà mình đã học. Tình trạng này kéo dài khiến cô lo lắng, khủng hoảng và quyết định nói chuyện với thủ trưởng của mình. Cấp trên sau khi nghe cô trình bày đã rất thông cảm và quyết định cô sẽ tiếp tục học tiếng Việt nhưng không bắt buộc phải thi chứng chỉ. Điều này khiến cô thay đổi hoàn toàn. Giờ học tiếng không còn căng thẳng nữa, cô học một cách vui vẻ, thoải mái và tiến bộ hơn trước một cách rõ rệt. Rõ ràng, trong cùng một điều kiện với cùng một đối tượng nhưng tâm trạng tích cực và tâm trạng tiêu cực có thể dẫn đến những kết quả hoàn toàn khác biệt. Trường hợp trên chỉ là một trong rất nhiều ví dụ để chứng minh tâm lí là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả học tập của mỗi cá nhân, và điều này không chỉ đúng trong quá trình học tập mà còn phổ biến trong hầu hết các hoạt động sống khác của con người. Vì vậy, để dạy và học tiếng Việt hiệu quả, giáo viên không chỉ cần chú ý đến tâm trạng của các học viên mà còn phải xây dựng và duy trì một tâm lí học tập tích cực, ổn định trong mỗi người học. 1 Thạc sĩ, Trường Đại hc KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

206

XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC

CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆT

Nguyễn Tuấn Nghĩa1

Tóm tắt

Bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi thu được

trong quá trình giảng dạy tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học

KHXH&NV, ĐHQG-HCM với mong muốn có thể góp thêm một số giải pháp

tương đối hiệu quả trong việc tạo ra tâm lí học tập tích cực cho các học viên

nước ngoài đang học tiếng Việt trong và ngoài nước.

Từ khoá: tâm lý học viên, kinh nghiệm dạy tiếng Việt

Một học viên người Mỹ phải thi chứng chỉ tiếng Việt theo qui

định của công ty và luôn cảm thấy điều này rất áp lực. Giờ học tiếng

Việt sau một ngày làm việc bận rộn và vất vả càng làm cô mệt mỏi và

căng thẳng. Cô tiến bộ rất chậm, cảm thấy buồn ngủ và thường xuyên

quên các nội dung mà mình đã học. Tình trạng này kéo dài khiến cô lo

lắng, khủng hoảng và quyết định nói chuyện với thủ trưởng của mình.

Cấp trên sau khi nghe cô trình bày đã rất thông cảm và quyết định cô

sẽ tiếp tục học tiếng Việt nhưng không bắt buộc phải thi chứng chỉ.

Điều này khiến cô thay đổi hoàn toàn. Giờ học tiếng không còn căng

thẳng nữa, cô học một cách vui vẻ, thoải mái và tiến bộ hơn trước một

cách rõ rệt.

Rõ ràng, trong cùng một điều kiện với cùng một đối tượng nhưng

tâm trạng tích cực và tâm trạng tiêu cực có thể dẫn đến những kết quả

hoàn toàn khác biệt. Trường hợp trên chỉ là một trong rất nhiều ví dụ

để chứng minh tâm lí là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả

học tập của mỗi cá nhân, và điều này không chỉ đúng trong quá trình

học tập mà còn phổ biến trong hầu hết các hoạt động sống khác của

con người. Vì vậy, để dạy và học tiếng Việt hiệu quả, giáo viên không

chỉ cần chú ý đến tâm trạng của các học viên mà còn phải xây dựng và

duy trì một tâm lí học tập tích cực, ổn định trong mỗi người học.

1 Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Page 2: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

207

Hiện nay, đa số giáo viên đều ý thức khá rõ về vấn đề trên nhưng

việc giải quyết nó trên thực tế lại không hề dễ dàng. Do đó, trong

phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số kinh nghiệm

trong việc tạo ra tâm lí học tập tích cực cho các học viên nước ngoài

đang học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học

KHXH&NV, ĐHQG-HCM, đặc biệt là các đối tượng mới bắt đầu

làm quen với tiếng Việt và đang ở trình độ vỡ lòng hay sơ cấp. Nội

dung chính được chia thành hai phần “Ấn tượng tích cực ban đầu” và

“Tâm lí tích cực thường xuyên”.

1. Ấn tượng tích cực ban đầu

Học một ngôn ngữ luôn là trải nghiệm mới mẻ và đầy thử thách

với bất kì ai, càng đặc biệt hơn nếu đó lại là ngôn ngữ của một nền

văn hóa hoàn toàn xa lạ. Vậy nên, đa số học viên luôn cảm thấy khó

khăn khi lần đầu tiên làm quen với ngôn ngữ mới; tiếng Việt cũng

không phải là ngoại lệ. Là một trong những giáo viên thường xuyên

phụ trách các lớp tiếng Việt vỡ lòng, trong buổi học đầu tiên chúng tôi

thường hỏi các học viên mới về cảm nhận của họ đối với tiếng Việt và

câu trả lời thường xuyên là “Rất khó!”. Thực tế này cho thấy một rào

cản tâm lí rõ ràng nơi các học viên vỡ lòng và điều này cần phải thay

đổi càng sớm càng tốt nếu không muốn trở thành một định kiến lâu

dài và gây khó khăn trong việc tạo ra tâm trạng thoải mái cho người

học trong suốt quá trình học tập về sau. Do đó, giáo viên trong buổi

đầu tiên không nên đi ngay vào bài học mà nên trò chuyện để từng

bước gỡ bỏ thành kiến về một thứ tiếng Việt khó khăn trong suy nghĩ

của học viên và thay vào đó bằng một ấn tượng về tiếng Việt như một

ngôn ngữ giản dị, gần gũi và dễ học.

Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm giác khó khăn nơi học

viên là từ sự mơ hồ và thiếu thông tin của họ đối với tiếng Việt nên để

thay đổi điều này, chúng tôi lần lượt trình bày một số thông tin hữu

ích để người học có cái nhìn tổng quan về tiếng Việt và việc học tiếng

Việt. Mục đích chính của việc làm này không gì khác hơn là từng

bước xóa bỏ tâm lí e ngại khi học tiếng Việt cũng như thay đổi suy

nghĩ của học viên về độ khó của tiếng Việt, từ đó thiết lập một nền

tảng tâm lí tích cực chuẩn bị cho quá trình tiếp thu bài học một cách

hiệu quả. Cụ thể, nội dung mà chúng tôi thường trao đổi với các học

Page 3: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

208

viên bao gồm những thông tin thực tế về việc học tiếng Việt và ba

thành tố chính của nó là phát âm, từ vựng và ngữ pháp.

1.1. Việc học tiếng Việt

Như đã nói, những người mới bắt đầu học, đa số chưa biết gì

hoặc biết đôi chút về tiếng Việt, thường đều có cảm giác chung là

tiếng Việt rất khó và nghĩ rằng việc học tiếng Việt sẽ khó khăn và mất

rất nhiều thời gian. Để thay đổi suy nghĩ này, theo chúng tôi không gì

tốt hơn là cung cấp những ví dụ sinh động từ thực tế.

Đầu tiên, chúng tôi khẳng định việc học tiếng Việt không khó,

thậm chí là dễ. Một cách tự nhiên, đa số học viên bật cười đầy hoài

nghi. Để chứng minh cho điều mình vừa nói, chúng tôi chỉ ra rằng trẻ

em Việt Nam đều có thể nói tiếng Việt, và rõ ràng là điều mà một đứa

trẻ có thể làm được thì những người lớn như các học viên đều có thể

làm được tốt hơn. Một lần nữa, các học viên lại bật cười vì cách so

sánh có vẻ giản đơn và có phần ngô nghê của chúng tôi.

Khi không khí lớp học đã trở nên cởi mở hơn sau những tiếng

cười, chúng tôi tiếp tục với câu chuyện có thật của cô giáo lớn tuổi

người Trung Quốc học tiếng Việt. Cô giáo này đã gần 50 tuổi và đến

Việt Nam để giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Trường ĐH

KHXH&NV. Để cải thiện khả năng giao tiếp, cô quyết định học tiếng

Anh nhưng sau nửa năm vất vả cô đã phải dừng lại vì không thể tiếp

thu được. Sau đó cô chuyển sang học thử tiếng Việt và thật bất ngờ,

chỉ sau ba tháng cô đã có thể giao tiếp một cách khá thoải mái và sau

một năm cô đã có thể nói thông thạo.

Như vậy, trên thực tế việc học tiếng Việt không mất quá nhiều

thời gian như đã tưởng. Rất nhiều học viên, đặc biệt là người Hàn

Quốc chỉ sau khoảng 300 giờ học tại Khoa Việt Nam học Trường Đại

học KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã có thể sử dụng tiếng Việt để giao

tiếp cơ bản, thậm chí còn đủ tự tin để thi chứng chỉ A và đăng kí thi

đại học Việt Nam học. Một số học viên người Pháp của chúng tôi còn

chia sẻ rằng tiếng Việt thực sự dễ vì chỉ sau ba tháng họ đã có thể sử

dụng được tiếng Việt trong khi đối với người mới học tiếng Pháp thì

đó lại là điều không tưởng.

Page 4: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

209

Ngoài ra, mặc dù chưa thử nghiệm nhưng chúng tôi tin rằng nếu

có thể mời một học viên giỏi tiếng Việt đến để nói chuyện và chia sẻ

trong giờ học đầu tiên thì hiệu quả sẽ càng cao hơn và ấn tượng tích

cực sẽ càng sâu sắc hơn đối với các học viên lớp vỡ lòng.

1.2. Phát âm, từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt

Để chứng tỏ tiếng Việt không quá khó như những gì mà học

viên đã nghĩ, tiếp theo chúng tôi lần lượt nói về ba thành phần quan

trọng của một ngôn ngữ là: phát âm, từ vựng và ngữ pháp. Do đa số

các học viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau và đều biết tiếng Anh

nên chúng tôi tiến hành so sánh tiếng Việt với tiếng Anh để học

viên cảm nhận tiếng Việt có nhiều điểm đơn giản hơn tiếng Anh và

một khi đã học được tiếng Anh thì họ cũng có thể học được tiếng

Việt một cách dễ dàng.

1.2.1. Phát âm tiếng Việt

Đại đa số học viên tin rằng phát âm của tiếng Việt rất phức tạp và

khó khăn, đặc biệt là các thanh điệu. Nhưng khi so sánh tiếng Việt -

một ngôn ngữ đơn âm tiết có thanh điệu với tiếng Anh - một ngôn ngữ

đa âm tiết có trọng âm và ngữ điệu thì có thể nói tiếng Việt đơn giản

hơn tiếng Anh.

Thứ nhất, cách phát âm trong tiếng Việt tương đối nhất quán. Là

ngôn ngữ kí âm đơn âm tiết, gần như mỗi chữ trong tiếng Việt chỉ có

một cách phát âm duy nhất và không có các trường hợp ngoại lệ bất

thường. Trong khi đó, tiếng Anh (ngôn ngữ kí âm) có nhiều trường

hợp ngoại lệ như: island, honest, hour, v.v. còn tiếng Trung (ngôn ngữ

gốc tượng hình) thì cùng một chữ lại có nhiều cách đọc khác nhau như

chữ 的có ba cách đọc là [de], [dí] và [dì] với hàm nghĩa khác nhau.

Thứ hai, thanh điệu của tiếng Việt có quy tắc phát âm rõ ràng.

Chúng tôi thường vẽ biểu đồ sáu thanh và hướng dẫn từng học viên

thực tập phát âm ngay ngày đầu tiên, đồng thời đề nghị học viên tưởng

tượng việc nói tiếng Việt cũng giống như hát một bài hát nhưng thay vì

phải nhớ bảy nốt nhạc thì ở đây chỉ có sáu. Đa số học viên đều phát âm

ba thanh ngang - huyền - sắc khá dễ, chỉ có ba thanh hỏi - ngã - nặng là

khó hơn nhưng sau khi luyện tập thì cũng có thể phát âm đúng.

Page 5: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

210

Hình 1: Biểu đồ sáu thanh trong tiếng Việt [Nguyễn Văn Huệ, 2008: 44]

Trong khi đó, mặc dù không có hệ thống thanh điệu như tiếng

Việt nhưng tiếng Anh lại có vấn đề về trọng âm và ngữ điệu trong

phát âm rất phức tạp và không rõ ràng. Cùng một từ nhưng có thể có

nhiều vị trí trọng âm khác nhau và không có kí hiệu nào chỉ dẫn như

các dấu trong tiếng Việt nên người đọc phải căn cứ vào câu văn và

ngữ cảnh để tự xác định cách đọc chính xác. Ví dụ như từ “record” có

hai vị trí trọng âm với ý nghĩa khác nhau, một là danh từ [´rekɔ:d] và

một là động từ [ri'kɔ:d]; một ví dụ khác cũng rất quen thuộc là từ “the”

với hai cách đọc khác nhau là [ði] và [ðə] phụ thuộc vào âm đọc của

từ đứng ngay sau nó.

Ngoài ra, chúng tôi còn lưu ý so sánh cách phát âm các chữ cái

tiếng Việt và tiếng Anh để cho thấy sự tương đồng nhất định giữa hai

hệ thống, đặc biệt là các phụ âm, vì dù sao thì tiếng Việt hiện đại vẫn

đang sử dụng kiểu chữ la-tinh để ghi âm rất gần gũi với các ngôn ngữ

phương Tây, do đó khá thuận lợi cho những người đã biết tiếng Anh

nói chung cũng như các học viên phương Tây nói riêng trong việc ghi

nhớ cách phát âm các chữ cái.

1.2.2. Từ vựng tiếng Việt

Ở trình độ vỡ lòng, ngoại trừ một số cá nhân có thể biết vài câu

chào hỏi thông thường từ trước, còn lại thì đại đa số các học viên đều

chưa có khái niệm gì về từ vựng trong tiếng Việt. Đây cũng là một

điều kiện tốt để người dạy có thể định hình một cái nhìn đúng đắn và

tích cực về mảng từ vựng của tiếng Việt, vốn rất giàu đẹp và không

kém phần thú vị.

Đầu tiên, chúng ta cần khẳng định các từ đơn trong tiếng Việt

thường ngắn, rất khác từ vựng tiếng Anh đa âm tiết có thể rất dài

Page 6: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

211

dòng. Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ “nghiêng”, cũng chỉ gồm

có bảy chữ cái; trong khi đó, tiếng Anh lại có những từ cực kì dài

dòng đến mức khó tin, đơn cử như từ

“pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis” là cách gọi một

căn bệnh phổi, có đến 45 chữ cái ! Do đó mà ở các nước nói tiếng Anh

thường niên đều tổ chức những cuộc thi đánh vần “Spelling Bee” rất

quy mô dành cho mọi lứa tuổi còn ở Việt Nam thì chưa bao giờ có vì

nếu tổ chức thi thì ai cũng có thể là nhà vô địch.

Thứ đến, cấu tạo từ tiếng Việt thường đơn giản, gần gũi, sinh

động, dễ hiểu. Ví dụ như “máy lạnh”, “tủ lạnh”, “hôm qua”, “ngày

mai”, v.v. đều dễ hiểu dễ nhớ, rất khác với các từ vựng khá phức tạp

kiểu như “air-conditioner”, “refrigerator”, “yesterday”, “tomorrow”,

v.v. trong tiếng Anh. Hơn nữa, gần như mỗi chữ trong tiếng Việt đều

có ý nghĩa nào đó, do đó khi học một từ phức, người học còn có thể

biết thêm ý nghĩa của các từ đơn cấu tạo nên nó; và ngược lại, nhờ vào

việc hiểu nghĩa của các từ đơn, người học không những đoán được ý

nghĩa của các từ mới mà còn có thể tự mình tạo ra từ mới có ý nghĩa.

Ngoài ra, các học viên người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật

Bản còn có lợi thế rất lớn trong việc ghi nhớ từ vựng tiếng Việt nhờ

vào nhóm từ vựng Hán Việt. Chiếm khoảng 60-80% từ vựng tiếng

Việt [Trần Đình Sử, 1999], các từ gốc Hán trong tiếng Việt có âm đọc

và ý nghĩa khá tương đồng với các từ nguyên gốc trong tiếng Trung

cũng như các từ vựng gốc Hán có ý nghĩa tương tự trong tiếng Hàn và

tiếng Nhật. Để minh họa cho sự gần gũi này, chúng tôi thường sử

dụng một số từ vựng thông dụng có cách đọc gần giống nhau trong

các ngôn ngữ nêu trên, cụ thể:

Tiếng Việt Tiếng Trung Tiếng Hàn Tiếng Nhật

trà đạo 茶道 [chádào] [chado] [chadō]

đồng ý 同意 [tóngyì] [dongui] [dōi]

cảm tạ 感謝 [gǎnxiè] [gamsa] [kansha]

xã hội 社會 [shèhuì] [sahoe] [shakai]

dã man 野蠻 [yěmán] [yaman] [yaman]

Bảng 1: Ví dụ về từ vựng gốc Hán có cách đọc gần giống nhau

Page 7: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

212

1.2.3. Ngữ pháp tiếng Việt

Tương tự như từ vựng, ở giai đoạn làm quen với tiếng Việt, tuyệt

đại đa số học viên đều không biết gì về ngữ pháp, kể cả các cá nhân đã

biết giao tiếp chút ít. Do đó, giáo viên cần định hướng để học viên có

cảm nhận tích cực đối với ngữ pháp tiếng Việt, vốn linh hoạt và giàu

tính biểu cảm.

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhưng xét về loại hình trật tự từ

thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng loại hình S-V-O đối với thành

phần câu, đồng thời cũng rất tương đồng với trật tự trong tiếng

Trung Quốc. Do đó, những người đã biết tiếng Anh hoặc tiếng

Trung sẽ cảm thấy tiếng Việt không quá xa lạ hoặc khó hiểu, tạo tâm

lí thuận lợi cho việc tiếp thu ngôn ngữ mới. Bên dưới là một số ví dụ

mà chúng tôi thường dùng để minh họa cho sự giống nhau trong ba

ngôn ngữ vừa nêu.

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Lâu quá không gặp! Long time no see! 好久不见!

Hôm nay cô ấy đi Mĩ. Today she goes to the US. 今天她去美国。

Tôi không biết tiếng Việt. I don’t know Vietnamese. 我不会越语。

Anh yêu em! I love you! 我爱你!

Ai đang nói? Who is speaking? 谁在说?

Bảng 2: Ví dụ về một số câu có trật tự giống nhau

Ngữ pháp tiếng Việt đúng là có những điểm rất khó và phức tạp,

đến nỗi có người còn ví von “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp

Việt Nam”, nhưng nhìn chung, ngữ pháp tiếng Việt vẫn đơn giản hơn

so với tiếng Anh trên một số phương diện. Điều này có thể dễ dàng

được chứng minh qua nhiều ví dụ thường gặp như:

- Số ít, số nhiều và động từ đi cùng:

+ Tiếng Việt không đổi: Họ đi Hà Nội. Cô ấy đi Huế.

+ Tiếng Anh phải thay đổi: They go to Hanoi. She goes to Hue.

Page 8: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

213

- Thì và động từ trong câu:

+ Tiếng Việt chỉ thêm phó từ: Tôi đang ăn. Nó đã ăn hôm qua.

+ Tiếng Anh vừa thêm vừa đổi: I am eating. He ate yesterday.

- Câu hỏi và câu trả lời:

+ Tiếng Việt không đổi trật tự: - Cô mua gì ? - Tôi mua sách.

+ Tiếng Anh vừa thêm vừa đổi: - What do you buy ? - I buy a book.

Sự khác biệt này theo ý kiến của tác giả Đinh Điền là do “tiếng

Việt chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông - nền văn hoá thiên về

âm tính, nên trong ngôn ngữ, ngữ pháp của nó có tính linh động cao,

chứ không chặt chẽ (phải chia thì, thể, giống) như ngữ pháp phương

Tây” [Đinh Điền]. Đây cũng là một căn cứ tốt để thuyết phục các học

viên rằng tiếng Việt dễ học hơn tiếng Anh, và đi đến kết luận là người

đã học được tiếng Anh thì hoàn toàn có khả năng học tiếng Việt rất tốt

2. Tâm lí tích cực thường xuyên

Sau khi tạo ra ấn tượng tích cực ban đầu cho học viên trong buổi

học đầu tiên, chúng ta cần tiếp tục phát huy hiệu quả của ấn tượng này

bằng cách tái khẳng định và chứng minh những gì mà chúng ta đã nói

thông qua những bài học thực tế cụ thể. Nhưng không chỉ như vậy,

người dạy còn phải duy trì tâm lí học tập tích cực thường xuyên nơi

các học viên bằng nhiều cách, trong đó theo chúng tôi có ba yếu tố

then chốt có thể giúp học viên học tập hiệu quả và thành công nhanh

chóng hơn, đó là: thoải mái, hứng thú và kiên trì.

2.1. Thoải mái

Học tập và thi cử luôn tạo ra cảm giác căng thẳng mệt mỏi, gây

bất lợi cho quá trình tiếp thu kiến thức của người học. Vì vậy, để

người học có thể học tập hiệu quả, người dạy nên tạo ra không khí

học tập thoải mái, ít áp lực nhất có thể. Yếu tố này càng quan trọng

hơn trong việc dạy và học ngôn ngữ để giao tiếp, nhất là với một

ngôn ngữ linh hoạt như tiếng Việt, vốn được hình thành và sử dụng

trong môi trường cuộc sống rất thoải mái và tự nhiên, vì vậy nếu

Page 9: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

214

người học cảm thấy nặng nề và gò bó trong khi học thì việc sử

dụng ngôn ngữ trên thực tế sẽ rất khó khăn vì căng thẳng và thiếu

tự tin.

Với vị trí và vai trò quan trọng trong lớp học, giáo viên có thể

tạo ra bầu không khí thoải mái qua từng hành động, cử chỉ và lời

nói của mình. Vì vậy, chúng tôi thường thể hiện điều này ngay khi

bước vào lớp thông qua lời chào sôi nổi, gương mặt vui vẻ và nụ

cười thân thiện. Để bắt đầu giờ học, thay vì đi ngay vào bài mới,

chúng tôi thường dành vài phút để trò chuyện với học viên, một

mặt có thể giúp học viên thực hành bài học cũ, mặt khác có thể tạo

ra không khí gần gũi giữa người dạy và người học. Sau đó, trong

quá trình giảng dạy, chúng tôi chú ý thường xuyên sử dụng những

từ ngữ có tính chất động viên, tích cực và khen ngợi, hạn chế tối đa

việc chê trách hay so sánh trình độ giữa các học viên. Tuy nhiên,

trong một số trường hợp chúng tôi vẫn phải nhắc nhở và luôn ý

thức rằng việc khen ngợi và nhắc nhở cần khách quan và thích

đáng nhằm tránh những hệ lụy không đáng có như tác giả Đoàn

Huy Oánh đã cảnh báo [Đoàn Huy Oánh, 2005: 287].

Một trong những trở ngại rất lớn trong việc học ngoại ngữ là tâm

lí “sợ sai”. Ở đây chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất rõ giữa nhóm

học viên phương Tây và học viên Á Đông. Nếu như các học viên

phương Tây thường chủ động trong việc trả lời câu hỏi, nêu thắc mắc,

quan điểm thì nhóm các học viên phương Đông thường tỏ ra e dè,

ngại ngùng và im lặng, thụ động khi phải tương tác với giáo viên. Để

thay đổi tâm lí này, chúng tôi thường yêu cầu tất cả học viên tham gia

thực hành các kĩ năng và lên bảng làm bài tập, đồng thời khuyến khích

học viên thoải mái, tự tin đọc to, nói rõ và viết ra những gì họ nghĩ

hoặc nghe được. Khi học viên làm chưa đúng, chúng tôi luôn tỏ ra vui

vẻ và khẳng định rằng nhờ làm sai mà học viên mới có thể sửa và ghi

nhớ để lần sau làm cho đúng, và đó cũng chính là mục đích của việc

học. Thậm chí, chúng tôi còn đùa rằng khi thấy các học viên làm sai

chúng tôi cảm thấy rất vui vì điều đó có nghĩa là chúng tôi còn việc để

làm, còn nếu học viên làm đúng hết cả thì chúng tôi sẽ thất nghiệp vì

chẳng có gì để dạy nữa.

Page 10: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

215

2.2. Hứng thú

Thoải mái là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu tiếng Việt

một cách tự nhiên, nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa đủ, bởi lẽ trong

trạng thái thoải mái, rất có thể người học sẽ không nỗ lực, thiếu tập

trung và dẫn đến hậu quả là tiến độ học tập bị chậm lại, thậm chí là

kém hiệu quả. Thế nhưng, thay vì sử dụng các phương pháp “khổ

học” đầy áp lực, người dạy nên khéo léo tạo ra cảm giác hứng thú nơi

người học thông qua các hoạt động dạy và học sinh động, sáng tạo, đa

dạng và sôi nổi.

Một hoạt động rất được các học viên yêu thích là các trò chơi với

tiếng Việt. Thích chơi hơn học là tâm lí thường thấy ở con người bất

kể tuổi tác, và thực tế cho thấy đa số học viên đều cảm thấy rất hứng

thú khi tham gia các game trong lớp học. Thực chất, đây vốn là các

bài tập tiếng Việt đã được sáng tạo lại dưới hình thức một cuộc thi hay

một trò chơi để kích thích việc ôn tập và tiếp thu bài học một cách dễ

dàng hơn, do đó cách thức chơi không cần và cũng rất không nên quá

phức tạp. Vấn đề này đã được nhiều giáo viên chú ý áp dụng hiệu quả

và chia sẻ trong một số hội thảo khoa học về giảng dạy tiếng Việt gần

đây [Chu Thị Quỳnh Giao, 2005: 154].

Hình 2: Một số trò chơi trong lớp học

Một hoạt động khác cũng hiệu quả không kém trong việc tạo ra

không khí học tập sôi nổi và hào hứng cho các học viên là giao lưu

trực tiếp với người Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên người Việt. Với

kinh nghiệm tổ chức nhiều hoạt động giao lưu khá thường xuyên,

chúng tôi nhận thấy kết quả mà các buổi giao lưu đem lại là rất tích

cực, góp phần không nhỏ trong việc giúp học viên thực hành bài học,

Page 11: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

216

nâng cao sự tự tin trong giao tiếp dù mới ở giai đoạn vỡ lòng. Các sinh

viên Việt Nam đa số đều rất nhiệt tình và việc kết bạn, trò chuyện,

giao lưu diễn ra rất tự nhiên và nhanh chóng, thậm chí còn thành công

đến mức sau khi giờ học kết thúc, các sinh viên Việt Nam và các học

viên tiếng Việt vẫn tiếp tục ở lại để giao lưu mà không chịu đi về. Tuy

nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động này, giáo

viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt trong việc hướng dẫn cho

nhóm sinh viên Việt Nam các nội dung cũng như các kĩ năng giao lưu

phù hợp với mục đích và yêu cầu của môn học cũng như trình độ cụ

thể của các học viên.

Hình 3: Một số hoạt động giao lưu với sinh viên Việt Nam

Ngoài ra, giáo viên còn có thể thu hút sự chú ý và tạo ra sự hứng

thú cho học viên bằng cách sử dụng hiệu quả các phương tiện trực

quan sinh động như hình ảnh, âm thanh, video clip, v.v., trong đó yếu

tố hài hước, ngộ nghĩnh, gây cười cũng nên được chú ý để lồng ghép

một cách hợp lí. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý là khả năng tập trung

của con người chỉ kéo dài khoảng 20 phút, do đó cần phải thay đổi các

nội dung hoạt động một cách linh hoạt, đồng thời thường xuyên nắm

bắt cảm xúc của học viên để lựa chọn ra những hoạt động và nội dung

được yêu thích nhất.

2.3. Kiên trì

Học ngôn ngữ là một việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, do đó giúp

học viên vượt qua tâm lí chán nản để kiên trì trong việc học là một

trong những công việc quan trọng và khó khăn nhất mà người giáo

viên phải thực hiện. Sở dĩ nói đây là một trong những công việc khó

Page 12: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

217

khăn nhất là bởi lẽ để giúp học viên kiên nhẫn thì trước hết bản thân

người dạy cũng phải rất kiên trì và nhẫn nại.

“Practice makes perfect”. Rõ ràng, thành thạo một ngôn ngữ là

kết quả của việc lặp đi lặp lại ngôn ngữ ấy rất nhiều lần đến mức trở

thành một phản xạ tự nhiên. Thực tế, trẻ em mất không ít thời gian để

có thể sử dụng lưu loát ngôn ngữ mẹ đẻ, và một người bản ngữ thậm

chí cũng có thể quên mất tiếng nói gốc của mình nếu không sử dụng

nó trong thời gian dài. Người dạy cần nhắc nhở học viên về thực tế ấy

và khích lệ học viên thường xuyên ôn tập, thực hành những gì mà họ

đã học, đặc biệt chú ý tận dụng thế mạnh của môi trường tiếng Việt

mà họ đang sống hàng ngày.

Nhưng không chỉ cổ vũ chung chung, giáo viên còn phải quan

tâm đến từng học viên để có sự hỗ trợ kịp thời, phù hợp. Giáo viên

nên sớm nhận diện các cá nhân có sức học kém và bố trí họ ngồi gần

các học viên khá giỏi và nhiệt tình, thân thiện để có thể có sự giúp đỡ

hiệu quả [Đoàn Huy Oánh, 2005: 291]. Ngoài ra, trong thực tiễn giảng

dạy chúng tôi còn gặp một số trường hợp học viên hoàn toàn không

biết tiếng Anh hoặc có trình độ tiếng Anh chưa cao, rất khó khăn

trong việc tiếp thu bài giảng thông qua ngôn ngữ này, và để xử trí tình

huống này, ngoài một số phương pháp trực quan dễ hiểu, chúng tôi

còn chủ động bố trí các học viên này ngồi cạnh các bạn học có cùng

quốc tịch nhưng giỏi tiếng Anh và vui vẻ để hỗ trợ.

Cuối cùng, người dạy cần giúp cho học viên nhận ra sự tiến bộ

của bản thân. Điều này là vô cùng quan trọng bởi lẽ học viên sẽ cảm

thấy phấn khích và kiên trì, nỗ lực hơn khi nhận thấy thành quả mà

mình đã đạt được. Ở đây, giáo viên cần tinh tế để cho thấy ra sự tiến

bộ của từng học viên, dù đó chỉ là những bước tiến nhỏ nhất trong

phát âm hay nét viết của người học. Từ đây, giáo viên khuyến khích

người học tiếp tục tự rèn luyện nhiều hơn nữa để có thể đạt được tiến

bộ mới, đồng thời lưu ý ôn tập không cần mất quá nhiều thời gian

nhưng cần thực hiện hàng ngày.

Kết luận

Như vậy, để dạy và học tiếng Việt hiệu quả, giáo viên không chỉ

cần chú ý đến tâm trạng của các học viên mà còn phải chủ động xây

Page 13: XÂY DỰNG TÂM LÍ TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆTvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/13.-NGUYEN-TUAN-NGHIA... · Xác định nguyên nhân chủ yếu gây

218

dựng và duy trì một tâm lí học tập tích cực, ổn định trong mỗi người

học một cách thường xuyên và càng sớm càng tốt. Bài viết này tổng

hợp một số kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi thu được trong quá trình

giảng dạy tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học

KHXH&NV, ĐHQG-HCM với mong muốn có thể góp thêm một số

giải pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo ra tâm lí học tập tích cực

cho các học viên nước ngoài đang học tiếng Việt trong và ngoài nước.

Rõ ràng, còn rất nhiều phương pháp khác để thực hiện tốt điều này, do

đó chúng tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội để tiếp tục trao đổi sâu

hơn nữa về vấn đề này, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và

học tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng

mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Điền (2015). So sánh trật tự từ của định ngữ giữa tiếng Anh và

tiếng Việt (Phần 1), TT Phổ biến và Giảng dạy Ngôn ngữ - Viện Ngôn

ngữ học, 6/2015, http://www.tgn.edu.vn/bai-viet/c63/i240/so-sanh-

trat-tu-tu-cua-dinh-ngu-giua-tieng-anh-va-tieng-viet-phan-1-.html

2. Chu Thị Quỳnh Giao (2005). “Áp dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc

dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Một

số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một

ngoại ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2008). Giáo trình tiếng Việt cho người

nước ngoài 1, NXB ĐHQG TP HCM.

4. Đoàn Huy Oánh (2005). Tâm lý sư phạm. NXB ĐHQG TP HCM.

5. Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy (2014). Cẩm nang

phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp TP HCM.

6. Trần Đình Sử (1999). “Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt”, Tạp

chí Hán Nôm, số 2 (39), 6/2015,

http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9902.htm

(Bài đã đăng trong Kỷ yếu Hội thảo liên Khoa Giảng dạy, nghiên cứu Việt

Nam học và tiếng Việt: những vấn đề lý luận và thực tiễn, 309-321, NXB

ĐHQG-HCM, 2016)