xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

28
Hip hi Cao su Vit Nam BN TIN Cao Su Vit Nam ngày 30/06/2008, trang 1 BẢN TIN Cao Su Việt Nam HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 24 Ngày 30 tháng 06 năm 2008 TIN TRONG NƯỚC Xut nhp khu cao su trong 5 tháng và ước tính 6 tháng đầu năm 2008 Trong tháng 5/2008, lượng cao su thiên nhiên ca VN xut khu được 26.576 tn, trgiá 70,57 triu đô-la, đơn giá bình quân là 2.656 USD/tn, gim 46,6 % vlượng, 29,8 % vtrgiá nhưng tăng 31,3 % vđơn giá so vi tháng 5/2007. Tính đến hết tháng 5/2008, tng slượng cao su xut khu đạt 187.892 tn, trgiá 458,96 triu đô-la, đơn giá bình quân là 2.443 USD/tn, gim 18,5% vlượng, nhưng tăng 7,7% vtrgiá nhđơn giá tăng 32,2%. Chng loi cao su được xut khu nhiu nht trong 5 tháng đầu năm vn là SVR 3L (41,5%), kế đến là SVR 10 (19%), latex (6,4%) và cao su hn hp (4,6%). Thtrường xut khu ln nht trong 5 tháng đầu năm 2008 là Trung Quc (64,5%), kế đến là Hàn Quc (5,8%), Đài Loan (3,6%), Nht (2,9%), Đức (4%). Nhìn chung, lượng cao su xut khu gim ti nhiu thtrường do sn lượng hn chế trong các tháng đầu năm: Malaysia gim 62%, Pháp gim 38%, Đài Loan gim 33%, Mgim 28%, Đức gim 25%, Trung Quc gim 16,6%, Hàn Quc gim 8,7%... Tuy nhiên, tăng đáng kti thtrường Séc (342%), Hong Kong (66%)… Ước lượng tháng 6 xut được khong 40 ngàn tn cao su, trgiá 115 triu đô-la, và trong 6 tháng đầu năm tng lượng cao su xut khong 227,9 ngàn tn và đạt khong 574 triu đô-la, tuy gim gn 20% vlượng nhưng tăng 7% vtrgiá và đơn giá tăng rt cao, khong 33%. Lượng cao su xut khu gim đáng ktrong 6 tháng đầu năm so vi cùng knăm trước do thi tiết tht thường, bnh lá phát trin mnh, mưa dm làm gim sngày co và din tích co gim do cây bgió bão làm gãy đổ năm 2007 và 2006.

Upload: hung-pham-thai

Post on 16-Jan-2015

1.306 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 1

BẢN TIN

Cao Su Việt Nam

HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 24 Ngày 30 tháng 06 năm 2008

TIN TRONG NƯỚC

Xuất nhập khẩu cao su trong 5 tháng và ước tính 6 tháng đầu năm 2008

Trong tháng 5/2008, lượng cao su thiên nhiên của VN xuất khẩu được 26.576

tấn, trị giá 70,57 triệu đô-la, đơn giá bình quân là 2.656 USD/tấn, giảm 46,6 % về

lượng, 29,8 % về trị giá nhưng tăng 31,3 % về đơn giá so với tháng 5/2007. Tính đến

hết tháng 5/2008, tổng số lượng cao su xuất khẩu đạt 187.892 tấn, trị giá 458,96 triệu

đô-la, đơn giá bình quân là 2.443 USD/tấn, giảm 18,5% về lượng, nhưng tăng 7,7% về

trị giá nhờ đơn giá tăng 32,2%.

Chủng loại cao su được xuất khẩu nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm vẫn là

SVR 3L (41,5%), kế đến là SVR 10 (19%), latex (6,4%) và cao su hỗn hợp (4,6%).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2008 là Trung Quốc

(64,5%), kế đến là Hàn Quốc (5,8%), Đài Loan (3,6%), Nhật (2,9%), Đức (4%). Nhìn

chung, lượng cao su xuất khẩu giảm tại nhiều thị trường do sản lượng hạn chế trong

các tháng đầu năm: Malaysia giảm 62%, Pháp giảm 38%, Đài Loan giảm 33%, Mỹ

giảm 28%, Đức giảm 25%, Trung Quốc giảm 16,6%, Hàn Quốc giảm 8,7%... Tuy

nhiên, tăng đáng kể tại thị trường Séc (342%), Hong Kong (66%)…

Ước lượng tháng 6 xuất được khoảng 40 ngàn tấn cao su, trị giá 115 triệu đô-la,

và trong 6 tháng đầu năm tổng lượng cao su xuất khoảng 227,9 ngàn tấn và đạt khoảng

574 triệu đô-la, tuy giảm gần 20% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá và đơn giá tăng

rất cao, khoảng 33%.

Lượng cao su xuất khẩu giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ

năm trước do thời tiết thất thường, bệnh lá phát triển mạnh, mưa dầm làm giảm số

ngày cạo và diện tích cạo giảm do cây bị gió bão làm gãy đổ năm 2007 và 2006.

Page 2: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 2

Từ tháng 1 đầu năm đến tháng 6, giá cao su tăng liên tục. Trong tháng 6,

giá SVR 3L khoảng 3.200 USD/tấn, đạt mức cao nhất so với trước đây.

2,500

2,600

2,700

2,800

2,900

3,000

3,100

3,200

3,300

3,400

T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6

US

D/tấn

SVR CV50

SVR CV60

SVR L

SVR 3L

SVR 5

SVR 10

SVR 20

RSS 3

Diễn biến giá cao su xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2008

Lượng và giá cao su thiên nhiên xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2008

Tháng Xuất khẩu 2008 So 2007 tấn ngàn USD USD/tấn % tấn % USD % USD/tấn 1 51.515 116.985 2.271 78,8 109,2 138,6 2 31.186 72.658 2.330 95,4 123,5 129,5 3 40.894 102.247 2.500 107,0 140,7 131,5 4 37.721 96.496 2.558 84,7 111,2 131,3 5 26.576 70.573 2.656 53,4 70,2 131,3

Cộng 187.892 458.959 2.443 81,5 107,7 132,2

Nguồn: Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ Thông tin Thương mại tổng hợp, T2-6/2008

Chủng loại cao su xuất khẩu trong tháng 5 và 5 tháng 2008

Chủng loại Tháng 5/2008 5 tháng 2008 Tấn % lượng USD/tấn Tấn % lượng USD/tấn SVR 3L 11.417 43,0 2.874 77.999 41,5 2.624 SVR 10 6.675 25,1 2.609 35.624 19,0 2.398 Latex 2.050 7,7 1.745 12.087 6,4 1.648 Cao su hỗn hợp 937 3,5 2.205 8.721 4,6 2.354 SVR 20 626 2,4 2.601 5.828 3,1 2.455 SVR CV60 696 2,6 2.864 5.672 3,0 2.684 RSS 3 589 2,2 2.759 3.616 1,9 2.628 SVR CV50 385 1,4 2.883 2.593 1,4 2.644 SVR 5 490 1,8 2.773 2.208 1,2 2.525 SVR L 325 1,2 2.912 1.391 0,7 2.741 Khác 2.386 9,0 2.533 32.153 17,1 2.274 Tổng cộng 26.576 100 2.656 187.892 100 2.443

Nguồn: Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ Thông tin Thương mại tổng hợp, 23-30/6/2008

Page 3: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 3

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tập đoàn DongWha Hàn Quốc

ký kết dự án đầu tư nhà máy gỗ MDF công suất 300.000 m3/năm

Ngày 28/04/2008, tại khách sạn Legend (Tp. Hồ Chí Minh) đã diễn ra lễ ký kết

dự án đầu tư xây dựng nhà máy gỗ MDF đặt tại Khu công nghiệp Minh Hưng III thuộc

huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, giữa Tập đoàn Công nghiêp Cao su Việt Nam và

Tập đoàn DongWha (Hàn Quốc).

Nhà máy có diện tích 30 ha; công suất 300.000 m3/năm; với vốn đầu tư 2.000 tỷ

đồng (khoảng 125 triệu USD). Theo đó, 2 bên đã thống nhất thành lập Công ty cổ

phần gồm 3 cổ đông với vốn điều lệ 600 tỷ đồng; trong đó Tập đoàn DongWha (gồm

Dongwha 1 và DongWha 2) góp 51%; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam góp

49%. Dự kiến cuối năm 2009, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Được biết, đây là

nhà máy sản xuất ván sợi MDF có qui mô lớn nhất Đông Nam Á; Tập đoàn DongWha

là một Tập đoàn có uy tín trên thương trường quốc tế về ngành sản xuất ván sợi. Hiện

tại Tập đoàn này có 23 công ty trực thuộc. Năm 2007, DongWha đã sản xuất và tiêu

thụ khoảng 1.150.000 m3 ván sợi; với tổng doanh thu 760 triệu USD.

(Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam, số 267 ngày 15/05/2008)

Đắc Lắc: Cây giống cao su đắt nhất kể từ trước tới nay

Do giá mủ cao su 3 năm gần đây luôn ổn định ở mức cao, nên vào mùa mưa

năm nay, người dân ở Đắc Lắc đã "thi nhau" trồng cao su trên mọi loại đất, khiến giá

cây giống cao su đắt chưa từng thấy: Giá 1 cây giống ươm tại Đắc Lắc là 4.000 đồng

đối với cây thực sinh và 10.000 đồng đối với cây ghép.

Nếu cây giống có chất lượng cao hơn đưa từ Bình Phước lên, giá sẽ là 5.000

đồng và 15.000 đồng/cây.

(Nguồn tin: Lao động, ngày 03/06/2008)

Kon Tum: Cấp không cho dân 563.500 cây cao su giống

Ngày 2/6/2008, UBND huyện Đăk Hà cho biết: huyện đã chuẩn bị hơn 563.500

cây cao su giống cấp không cho dân trồng dặm và trồng mới trong mùa gieo trồng này.

Trong đó số cao su trồng bổ sung do bị thiệt hại từ các năm trước là 79.100 cây,

số còn lại hỗ trợ trồng mới 880 ha của 775 hộ nghèo. Tổng số tiền khuyến nông cây

cao su năm nay khoảng 3 tỷ đồng, tổng diện tích cao su được trồng là 1.126 ha.

(Nguồn tin: Tiền phong, ngày 03/06/2008)

Page 4: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 4

Ðưa 333,7 ha cao su tại Tánh Linh vào khai thác

Ngày 30/5/2008, tại xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh (Bình Thuận), Công ty Cao

su Bình Thuận (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) đã tiến hành mở

miệng cạo mủ cao su của 333,7 ha cao su trồng năm 2001 - 2002 đi vào khai thác, ước

đạt 600 đến 800 kg mủ cao su/ha.

Là đơn vị mới thành lập, đến nay Công ty Cao su Bình Thuận đã trồng, chăm

sóc và đưa vào khai thác với diện tích 4.500 ha cao su, năm 2008, công ty dự kiến khai

thác chế biến đạt 4.000 tấn sản phẩm cao su, năng suất đạt 1,3 tấn/ha.

Với 1.300 công nhân, thu nhập bình quân lương công nhân đạt từ 3,3 triệu đến

4 triệu đồng người/tháng. (Nguồn tin: Nhân dân, ngày 02/06/2008)

Eah Leo đưa nhà máy chế biến cao su công suất 6.500 tấn/năm vào sản xuất

Sau gần sáu tháng thi công, ngày 16/05/2008, Công ty Cao su EAH LEO (thuộc

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) cùng với Công ty cổ phần Bình Minh đã tiến

hành đưa Nhà máy chế biến cao su gồm chế biến mủ cốm SVR 10, SVR 20 và mủ

nước latex có công suất 6.500 tấn/năm vào sản xuất, chế biến.

Nhà máy đặt tại thị trấn Ead Răng (huyện Ea Hleo, Ðắk Lắk), có tổng vốn đầu

tư hơn 30 tỷ đồng. Ðây là nhà máy đầu tiên được góp vốn xây dựng mở rộng quy mô

sản xuất tại Công ty Cao su EAH LEO. (Nguồn: Nhân Dân, 19/5/2008)

Công ty Cao su Lộc Ninh: Ưu tiên cho đồng bào dân tộc xen canh lúa

Công ty Cao su Lộc Ninh thuộc Tập đoàn CNCS Việt Nam là đơn vị vùng sâu,

vùng xa, giáp biên giới Campuchia. Qua quá trình xây dựng và phát triển, hiện Cty có

gần 9.500ha cao su với 4.567 CBCNV (gần 400 người là đồng bào dân tộc).

Lãnh đạo Cty luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt cho công nhân đồng bào dân tộc

làm việc, ổn định cuộc sống. Ông Võ Sỹ Lực, Chủ tịch Công đoàn Cty Cao su Lộc

Ninh cho hay, Cty ưu tiên cho đồng bào những diện tích đã trồng mới cây cao su để

xen canh lúa, tạo thêm thu nhập. Vì vậy ngoài đồng lương công nhân trên 2 triệu

đồng/tháng, công nhân tranh thủ tỉa, gieo hạt trồng lúa, mỗi gia đình có thể thu thêm từ

2-5 tấn lúa.

(http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn /vi-VN/61/158/1/15/15/15282/Default.aspx,12/06/2008)

Page 5: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 5

Đắc Lắc: Cần kiểm soát chất lượng cây giống để tránh rủi ro cho người trồng

cao su

Hiện nay, nhiều người dân ở Đắc Lắc đua nhau phát triển vườn cây cao su tiểu

điền. Do thiếu nguồn cây giống, các hộ, chủ trang trại phải mua cây giống của những

vườn ươm và từ các tỉnh ngoài đưa về trồng. Trong lúc đó, ngành nông nghiệp tỉnh

chưa kiểm soát được nguồn cây giống "trôi nổi" trên thị trường và không khuyến cao

nông dân sử dụng loại đất để trồng loại cây công nghiệp này. Với việc mua cây giống

từ những cơ sở sản xuất giống chưa được cấp giấy phép về tiêu chuẩn chất lượng và

nguồn giống từ ngoài tỉnh không đạt chất lượng đang là mối lo ngại cho những chủ hộ

trồng cao su về hiệu quả sản xuất kinh doanh sau này.

Đắc Lắc có 3 đơn vị trồng cao su quốc doanh: Công ty Cao su Đắc Lắc do địa

phương quản lý, Công ty Cao su Krông Buk và Công ty Cao su Ea H'leo thuộc Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Các đơn vị quốc doanh sản xuất được cây giống

cao su chất lượng cao nhưng số lượng vừa đủ để trồng theo kế hoạch. Muốn có cây

giống để trồng ngay trong mùa mưa, hầu hết các hộ phải mua cây giống của những

vườn ươm giống cây trồng, đại lý cung cấp cây giống. Sau khi nhận được hợp đồng

mua bán cây giống cao su, các đại lý liên lạc với các cơ sở sản xuất cây giống của các

tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Định đưa cây giống lên để giao lại

khách hàng. Mua được cây giống nhưng nông dân không biết rõ xuất xứ, chất lượng

cây giống và ít am hiểu kỹ thuật trồng cao su. Nhiều hộ sau khi mua cây giống từ các

đại lý đã đưa cây về chăm sóc một vài tháng, chờ mưa đến mới đưa ra trồng.

Cao su là loại cây công nghiệp vừa cung cấp sản phẩm mủ, vừa cho gỗ nguyên

liệu. Trong điều kiện chăm bón bình thường, sau 7 năm trồng, cây cao su mới đưa vào

khai thác mủ. Với việc trồng cây giống cao su không biết rõ nguồn gốc và tiêu chuẩn

chất lượng, người nông dân khó biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh sau này.

Nguồn cung cấp giống không bảo đảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của

nông dân, chủ trang trại. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng của Đắc Lắc phải có biện

pháp kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng cây giống để tránh những rủi ro cho người trồng

cao su.

(Nguồn tin: TTXVN, trích theo: www.agroviet.gov.vn ngày 15/05/2008)

Page 6: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 6

Việt Nam đầu tư phát triển nông nghiệp và cao su tại Châu Phi

Theo phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần tại cuộc họp với

một số Tổng công ty lớn bàn biện pháp thúc đẩy hợp tác với châu Phi, tổ chức ngày

10/6/2008, cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo đầu tư vào

lĩnh vực nông nghiệp tại châu Phi và Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN được giao làm

chủ lực. Theo ông, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-PTNT và nhiều đơn vị của VN đang

nỗ lực hợp tác giúp một số nước châu Phi nâng cao sản lượng lương thực. Hiện nhiều

nước châu Phi mong muốn hợp tác với VN và đã nhiều lần đề nghị VN giúp đỡ trồng

lúa nước, cao su, cà phê, chăn nuôi, thủy sản...Chủ tịch FAO đã chính thức đề nghị VN

chia sẻ với châu Phi trong bối cảnh lương thực khan hiếm và đắt đỏ.

Ông Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), cho biết

châu Phi là một vùng đất đầy tiềm năng để mở rộng và phát triển ngành nông nghiệp

mang dấu ấn VN, Chính phủ các nước này có chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện về

thủ tục, đất đai, lao động... cho các nhà đầu tư nông nghiệp.

Hiện đang có khá nhiều chuyên gia nông nghiệp của VN ở một số nước châu

Phi. Đáng kể nhất là nhóm chuyên gia VN thực hiện dự án Telefood đã góp phần đẩy

lùi nạn đói và suy dinh dưỡng nhờ giúp nông dân vùng Kabatekenda – Senegal tạo ra

những mùa vụ bội thu. Các chuyên gia VN cũng giúp 5 nước châu Phi (Senegal,

Tanzania, Mozambique, Angola, Sudan) cách chế biến thực phẩm từ cá làm thành

mắm, chế tạo một số thuyền nhỏ bằng tôn, giá thành hạ, phục vụ nhu cầu đánh bắt cá

phục vụ gia đình. Các dự án chế tạo cối giã gạo nhằm giảm sức lao động, đạt hiệu quả

cao. Hiện các Công ty VN vẫn tiếp tục đưa những dự án phát triển chăn nuôi gia cầm,

khai thác nước ngọt, nuôi gà lai, nuôi ong… sang vùng đất giàu tiềm năng này.

Nhận định về công việc được giao làm chủ lực khai thác thị trường châu Phi,

ông Lê Quang Thung, TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN cho biết trong tháng

7/2008, Tập đoàn sẽ cùng nhiều đơn vị khác của VN đi khảo sát tại châu Phi, trong đó

có mục tiêu tìm hiểu khả năng đầu tư trồng cao su. Sau chuyến khảo sát, Tập đoàn sẽ

xây dựng đề án cụ thể để đầu tư tại những địa điểm có điều kiện sinh thái phù hợp với

cây cao su và định hướng thị trường tiêu thụ cao su từ các đề án này.

(Tổng hợp từ Báo Nông nghiệp VN, 11/6/2008)

Page 7: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 7

Phát triển cây cao su trên vùng cao Tây Bắc

Ngày 18/6/2008, tại xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Công

nghiệp cao su Việt Nam phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ ra quân trồng cao su

năm 2008 và ra mắt Công ty cổ phần Cao su Lai Châu. Đến dự có Lãnh đạo tỉnh Lai

Châu (ông Nguyễn Minh Quang, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy; Ông Lò Văn

Giàng, Chủ tịch UBND tỉnh) và Lãnh đạo Tập đoàn (ông Lê Quang Thung, Tổng

Giám đốc Tập đoàn; ông Lê Văn Bình, Phó Tổng Giám đốc Thường trực, Trưởng Ban

Chỉ đạo cao su Tây Bắc). Ngoài ra, còn có các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo

các công ty thành viên trong Tập đoàn và người dân địa phương.

Công ty cổ phần Cao su Lai Châu có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, kế hoạch Công ty

là phát triển 10.000 ha cao su đến năm 2012 tại tỉnh Lai Châu. Năm 2008, Công ty sẽ

trồng từ 700 – 1.000 ha.

Việc phát triển cây cao su trên địa bàn góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng có

hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm ổn định, người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất,

chuyển thành cổ phiếu, được chia cổ tức và được quyền tham gia quản lý.

Tỉnh Lai Châu đã xác định cây cao su là cây trồng đa năng có thể phát triển và

đem lại lợi ích lâu dài cho các tỉnh Tây Bắc, xóa đói giảm nghèo và tiến đến làm giàu

cho người dân trong tỉnh. Theo qui hoạch của tỉnh, từ nay đến năm 2010 tỉnh sẽ phát

triển 5.000 ha và đến năm 2015 sẽ nhân rộng lên 20.000 ha cao su theo hướng đại

điền. (Theo TTXVN và Tạp chí cao su Việt Nam)

Công ty Cao su Dầu Tiếng trồng mới tái canh gần 1.400 ha cao su

Ngày 31/5, Cty Cao su Dầu Tiếng đã tổ chức ra quân đợt trồng mới tái canh và

khai thác, mở cạo mủ cao su. Theo kế hoạch, đợt trồng mới tái canh này, Cty sẽ trồng

gần 1.400 ha cao su với tổng số cây giống 860 ngàn bầu. Cty phấn đấu trồng cây với tỷ

lệ sống đạt 100%, bảo đảm thuần giống, vườn cây sinh trưởng tốt, rút ngắn thời gian

kiến thiết cơ bản từ 1 đến 2 năm. Nhân dịp này, Cty cũng ra quân khai thác và mở

miệng cạo mới vườn cây trồng thời điểm từ năm 2002- 2003.

(Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/14563/Default.aspx, 02/06/2008)

Page 8: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 8

Thông tin về việc mất cắp hàng hoá trong container

Ngày 06/05/2008, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an

(C14B) phối hợp với Công an TP.HCM đã tóm gọn một băng trộm chuyên “rút ruột”

container chứa các mặt hàng gia dụng.

Thủ đoạn của băng nhóm này là tổ chức móc nối với cánh tài xế xe container

chuyên chở hàng hoá từ Nam ra Bắc, khi rời cảng sẽ đánh xe vào bãi do chúng chọn,

thuê mướn để thực hiện việc “rút ruột” hàng hoá. Bọn chúng sử dụng máy khoan,

khoan vào con táng của chốt cửa, rồi dùng mũi sắt đục bay con táng. Sau khi “rút ruột”

thoải mái, chúng lại dùng con táng táng lại chốt cửa y như cũ và điều xe trả hàng cho

“khổ chủ”. Cách thức này khác với các băng nhóm khác là cạy bản lề cửa hoặc dùng

mũi hàn cắt vào các vết nối của container, sau đó hàn và sơn lại y như cũ.

Vụ “ăn hàng” táo bạo gần đây nhất là vụ “rút ruột” 200 bếp ga âm hiệu Rinnai,

100 cân điện tử, hàng chục quạt gió với tổng trị giá gần 300 triệu đồng. Hiện lực lượng

C14B đã bắt giữ 9 đối tượng liên quan trong đường dây tội phạm này để mở rộng điều

tra.

(Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thứ tư ngày 07/05/2008)

Quảng Trị: Bệnh nấm hồng lây lan trên diện tích cây cao su

Mới đây, trên nhiều diện tích cây cao su ở 6 xã vùng Đông huyện Vĩnh Linh

(Quảng Trị) đã xuất hiện một "bệnh lạ", làm hoang mang người trồng cao su, chỉ trong

một thời gian ngắn đã gây hại trên 5.000 cây cao su ở các địa phương trên.

Theo ông Trần Văn Tân - Phó Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị,

thì "bệnh lạ" này lần đầu tiên xuất hiện trên cây cao su ở Quảng Trị, đó là bệnh nấm

hồng. Ban đầu trên thân cây cao su có vết lở và xuất hiện sợi nấm như tơ nhện màu

trắng, sau đó chuyển sang màu hồng, khi bệnh nặng tơ có màu đỏ. Các sợi tơ khuếch

tán trong gió, làm lây lan nhanh trong các vườn cao su. Qua khảo sát, có vườn cây,

bệnh nấm hồng đã xuất hiện ở 30% diện tích, nhiều cây cao su đã chết.

Để khống chế dịch bệnh nấm hồng lây lan, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng

Trị đã khuyến cáo người trồng cao su nên dùng các loại thuốc có hoạt chất

Validamicin, như thuốc Validacin 5SL, hoà với nước có nồng độ 1-2%, rồi phun tưới

lên thân cây có nấm hồng.

(Nguồn tin: TTXVN, trích theo www.agroviet.gov.vn ngày 23/04/2008)

Page 9: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 9

VINACHEM: Lốp ôtô ổn định mức tăng

Theo đánh giá của Ban Kế hoạch - Kinh doanh Tổng Công ty Hoá chất Việt

Nam (VINACHEM), từ đầu năm đến nay, trong số các sản phẩm săm lốp được sản

xuất của các doanh nghiệp ngành cao su thuộc TCT, sản phẩm lốp ôtô có mức tăng

trưởng mạnh và ổn định nhất. Tính đến 12/6/2008, sản lượng tổng cộng về lốp ôtô của

3 doanh nghiệp thuộc VINACHEM (SRC, DRC và CASUMINA) sản xuất đã đạt mức

trên 52% kế hoạch cả năm, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2007.

Đây là kết quả rất ấn tượng vì từ đầu năm đến nay trên thị trường săm lốp nói

chung, và thị trường lốp ôtô nói riêng, đã xuất hiện một số sản phẩm săm lốp nhập

khẩu. Tuy đến nay các cơ quan chức năng cũng chưa thật rõ chất lượng của nhiều loại

sản phẩm nhập khẩu có đạt TCVN hay không, nhưng chính các sản phẩm này hiện

đang cạnh tranh mạnh về giá với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp trong

nước có chất lượng được đăng ký theo TCVN.

Hiện một số doanh nghiệp trong nước đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương

và các cơ quan chức năng kiểm tra rõ chất lượng và tình hình tuân thủ tiêu chuẩn của

các loại săm lốp, kể cả các loại nhập khẩu, để đảm bảo an toàn giao thông và tạo sự

cạnh tranh lành mạnh trong thị trường các sản phẩm săm lốp ở nước ta.

Tuy hầu hết các sản phẩm còn lại của TCT (như săm lốp xe đạp và xe máy) đều

có mức tăng trưởng sản lượng so với cùng kỳ năm 2007, nhưng so với kế hoạch năm

2008 thì mức thực hiện đạt được hiện còn thấp (chỉ đạt trung bình 39-43% kế hoạch

năm). Với chiều hướng này, đến hết tháng 6/2008 các sản phẩm này sẽ khó đạt được

mức 50% chỉ tiêu kế hoạch năm vì từ nay đến đó chỉ còn lại vẻn vẹn 10 ngày.

(Theo: http://www.vinachem.com.vn/ViewTinThiTruongDetail.asp?ThitruongID=6127&cateID=7

ngày 20/06/2008)

Cổ phiếu ngành cao su được đánh giá cao

Trong một báo cáo mới đây, nhóm chuyên viên phân tích Công ty cổ phần

Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhóm cổ phiếu

cao su trở thành "ngôi sao" khi hoàn toàn không chịu tác động tiêu cực từ các yếu tố vĩ

mô như giá nguyên vật liệu, đồng đôla trượt giá, lãi suất quá cao…

Ngược lại, các công ty ngành cao su đang được hưởng lợi do giá cao su tự

nhiên trên thế giới tiếp tục tăng, lượng xuất khẩu của các đơn vị này chiếm trên 60%

Page 10: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 10

tổng doanh thu. Đặc biệt, các công ty cao su tự nhiên hầu hết đều có nguồn tiền

mặt dồi dào nên thường rất ít vay vốn. Theo số liệu phân tích của SSI, các công ty

ngành cao su đang niêm yết cổ phiếu tại sàn chứng khoán TP.HCM đều có tỉ lệ nợ trên

vốn rất thấp, chỉ ở mức 12%.

Ngoài ra, những ảnh hưởng của yếu tố lạm phát lên chi phí sản xuất của doanh

nghiệp ngành cao su tương đối thấp so với các ngành khác, chủ yếu là chi phí nhân

công (chiếm 70% giá thành).

(Theo Báo Tuổi Trẻ, Thứ Bảy, 21/06/2008)

Sản xuất bột than đen tại Việt Nam

Hằng năm trong ngành công nghiệp cao su Việt Nam đã phải nhập khẩu một số

lượng bột than đen (carbon black) rất lớn, khoảng 50.000 tấn tương đương với 60 triệu

USD để phục vụ cho sản xuất lốp xe và một số sản phẩm công nghiệp trong nước.

Do nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất than đen là từ dầu mỏ nên nguồn

cung cấp thường không ổn định về số lượng cũng như giá cả.

Để giải quyết vấn đề này, Tổng Công Ty Hóa Chất Việt Nam - VINACHEM -

đã giao cho các công ty thành viên là CASUMINA, DRC, SRC liên doanh với các đối

tác nước ngoài để sản xuất và tiêu thụ than đen trong nước cũng như xuất khẩu.

Sau khi tìm hiểu và bàn bạc với đối tác Philips Carbon Black Ltd. (thuộc tập

đoàn RPG của Ấn Độ đứng thứ 6 trên thế giới về than đen). Hôm thứ sáu ngày 9 tháng

5 năm 2008 tại Khách sạn Sofitel TP. HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng liên doanh

giữa: PHILIPS CARBON BLACK Ltd. & CASUMINA, DRC, SRC.

Tổng vốn đầu tư cho dự án là 65 triệu USD với sản lượng sản xuất 110.000

tấn/năm. Trong đó, ½ cho tiêu thụ trong nước và ½ dành cho xuất khẩu (giá thành

trong nước sẽ thấp hơn nhập khẩu khoảng 10%). Dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ đưa

vào sản xuất. Đặc biệt trong dự án liên doanh này sẽ sử dụng công nghệ sản xuất sạch,

không có chất thải ra môi trường vì chất thải cùng với năng lượng thừa được sử dụng

để chạy máy phát điện có công suất 16 MW.

Đây là 1 bước phát triển tiếp theo trong chiến lược kinh doanh của Casumina

nhằm ổn định nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành và tăng lợi nhuận.

(Tổng hợp theo: http://www.casumina.com.vn/?page=web_news_detail&newsid=97 ngày

12/05/2008)

Page 11: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 11

Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm còn 25%

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi (Luật số 14/2008/QH12) đã được

Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009.

Theo đó, thuế suất phổ thông sẽ hạ từ mức 28% hiện hành xuống còn 25%.

Riêng đối với dầu khí, thuế suất là từ 32% đến 50%.

Theo luật sửa đổi, để tạo nguồn lực đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới,

đổi mới thiết bị, hằng năm doanh nghiệp được dành tối đa 10% thu nhập trước khi

tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Một số trường hợp được miễn hoặc giảm thuế còn 10-20%: doanh nghiệp mới

thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc

trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, giáo dục -

đào tạo, y tế, văn hóa - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường…

Về phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân,

khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi

báo biếu, báo tặng … được quy định không quá 10% tổng số chi được trừ; đối với

doanh nghiệp thành lập mới cho phép đến 15% trong ba năm đầu.

Luật cũng quy định doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp

có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành khác thì nộp

theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính.

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi

Trong ngày 03/6/2008, Quốc hội đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng

(GTGT) sửa đổi (Luật số 13/2008/QH12) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009.

Luật vẫn giữ 3 mức thuế suất 0%, 5% và 10% nhưng điều chỉnh một số nhóm

hàng hóa, dịch vụ hiện thuộc diện không chịu thuế sang chịu thuế với mức thuế suất

5% hoặc 10%; một số nhóm hàng hóa chịu mức thuế suất 5% lên 10% (như sản phẩm

cơ khí là tư liệu sản xuất, khuôn đúc các loại, ván ép nhân tạo, lốp và bộ săm lốp cỡ từ

900-20 trở lên,…), mặt hàng mủ cao su sơ chế, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích

thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng vẫn giữ ở mức thuế suất 5% như cũ.

Một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp là đối tượng không

chịu thuế: dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp...

Page 12: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 12

Ra mắt Hội đồng Tư vấn chống bán phá giá

Ngày 26/6,2008, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ

chức lễ ra mắt Hội đồng Tư vấn chống bán phá giá (Hội đồng TRC).

Mục đích của sự ra đời Hội đồng TRC là nhằm hỗ trợ các hiệp hội, doanh

nghiệp chống lại nguy cơ bị kiện chống bán phá giá của nước ngoài.

Hội đồng có hai chức năng chính: tư vấn trực tiếp và hỗ trợ cụ thể, có tính hệ

thống, cho các hiệp hội, doanh nghiệp trong các vụ kiện (hoặc nguy cơ bị kiện) chống

bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nước ngoài và trong nước.

Đồng thời, hội đồng sẽ trực tiếp thực hiện và hướng dẫn triển khai các hoạt

động nâng cao nhận thức, kỹ năng phản ứng, hành động trong các vụ kiện thương mại

quốc tế cho hiệp hội và doanh nghiệp.

Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá 31 vụ, nhưng

khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là lương thực thực

phẩm, may mặc, da giày… là khá cao, nên chắc chắn nguy cơ tiếp tục bị kiện còn lớn.

Tuy nhiên, theo điều tra của VCCI, hơn 74% các hiệp hội không có bộ phận

chuyên trách về pháp luật, 52% hiệp hội thiếu nhân lực có trình độ cả về pháp lý lẫn

hỗ trợ tư vấn chống bán phá giá. Khi được hỏi về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ

(BTA), 81% đại diện hiệp hội chỉ biết được một vài nội dung cơ bản.

“Kinh tế càng hội nhập, Việt Nam sẽ càng ngày càng va chạm nhiều với các vụ

kiện, trước các rào cản của nước ngoài. Nếu không được “phòng bị”, doanh nghiệp

Việt Nam sẽ bị thua thiệt lớn”, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI

cảnh báo.

Nhưng đáng chú ý, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng TRC, không

loại trừ ngay cả sản phẩm nước ngoài cũng có hiện tượng bán phá giá hoặc có hiện

tượng trợ cấp tại thị trường Việt Nam. Muốn chống lại các hiện tượng cạnh tranh

không lành mạnh như vậy, các doanh nghiệp cần sẵn sàng sử dụng các công cụ pháp lý

đã có, bao gồm các pháp lệnh về chống bán phá giá; chống trợ cấp và các biện pháp tự

vệ với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

(http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=10&id=37cb7861e52

3dd ngày 27/06/2008)

Page 13: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 13

TIN NGOÀI NƯỚC

Tình hình nhập cao su của Trung Quốc tháng 5/2008

Trong tháng 5/2008, lượng cao su thiên nhiên (NR) nhập vào Trung Quốc là

151.500 tấn, giảm 21 % so với tháng 4/08 là nhưng tăng 3 % so cùng kỳ năm trước.

Chủng loại cao su khối định chuẩn kỹ thuật TSR có lượng nhập lớn nhất, đạt

75.500 tấn, kế đến là cao su hỗn hợp (compound) đạt 50.800 tấn, cao su tờ RSS 12.000

tấn và latex 9.700 tấn (7,2%).

Tháng 5, Trung Quốc nhập cao su thiên nhiên nhiều nhất là từ Malaysia

(36,7%), kế đến là từ Thái Lan (34,6%) và Indonesia (18,6%). Theo số liệu của Hải

quan Trung Quốc, cao su Việt Nam nhập chính ngạch trong tháng 5/08 chỉ đạt 2.400

tấn (1,6%). Hầu hết lượng cao su nhập từ các nước vào Trung Quốc đều giảm so với

tháng 4/2008.

Cao su thiên nhiên được nhập chủ yếu qua hai cảng Qingdao và Shanghai,

ngoài ra còn qua các cảng: Dalian, Nanjing, Tianjing, Guangzhou, Heifei, Guiyang,

Zhenzhou.

Thống kê lượng cao su thiên nhiên nhập vào Trung Quốc tháng 5/2008 (ngàn tấn)

Chủng loại Thái Lan

Malaysia Indonesia Việt Nam

Khác Cộng So tháng 5/07 (%)

So tháng 4/08 (%)

Compound 12,6 24,7 5,2 0,5 7,8 50,8 13 -4 Latex 8,1 0,7 0,5 0,5 0,1 9,7 14 -30 RSS 8,6 0,0 0,6 0,0 2,8 12,0 20 -48 TSR 22,1 30,1 21,2 0,9 1,1 75,4 -6 -24 Khác 1,0 0,1 0,7 0,5 1,1 3,5 10 9 Tổng cộng 52,4 55,6 28,2 2,4 12,9 151,5 3 -21 Tỷ lệ (%) 34,6 36,7 18,6 1,6 8,5 100 Tháng 4/08 75,1 65,6 30,8 4,3 16,1 192,0

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Hải quan Trung Quốc và CBI

Sản lượng SR trong tháng 5 của Trung Quốc đạt mức 201.360 tấn, giảm 4% so

tháng 4/08 và giảm 7,5% so cùng kỳ năm trước.

Lượng cao su tổng hợp (SR) được nhập vào Trung Quốc trong tháng 5 đạt

khoảng 76,5 ngàn tấn, giảm 16,6% so tháng 4/08 nhưng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm

trước. Thị trường nhập SR của Trung Quốc rất đa dạng, từ châu Á như Hàn Quốc,

Page 14: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 14

Nhật, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, từ châu Âu như Nga, Đức, Pháp, Anh, Ý, Bỉ và

từ châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil…

Thống kê lượng cao su tổng hợp nhập vào Trung Quốc tháng 4/2008 (ngàn tấn)

SBR BR IIR NBR EPR CR IR Cộng T 5/08 18,9 17 17 9,3 10 1,8 2,5 76,5

So T5/07 (%) 5,9 -6,6 30,8 43,1 0,0 -14,3 -40,5 6,5

So T4/08 (%) -9,2 -25,1 -13,7 -19,1 -6,5 -30,8 -32,4 -16,6

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Hải quan Trung Quốc và CBI

Ước lượng SR tiêu thụ của Trung Quốc trong tháng 5/2008 đạt khoảng 277,8

ngàn tấn, giảm 8% so tháng 4/08 nhưng tăng 58% so cùng kỳ năm trước.

Thái Lan tăng nhập khẩu cao su tổng hợp

Nhập khẩu cao su tổng hợp vào Thái Lan năm nay dự kiến sẽ tăng 50% so với

năm ngoái do các hãng sản xuất cao su tự nhiên chuyển từ sử dụng cao su tự nhiên

sang cao su tổng hợp.

Ông Prachai Kongwaree, Chủ tịch Hiệp hội các nhà Sản xuất Găng tay Cao su

Thái Lan, cho biết phần lớn các hãng sản xuất găng tay cao su lớn của Thái Lan đang

chuyển hướng sang dùng cao su tổng hợp do giá rẻ hơn cao su tự nhiên. Do đó, tỷ lệ sử

dụng cao su tổng hợp trong sản xuất găng tay cao su đã tăng từ mức 3% trong 3 năm

qua lên 50% hiện nay.

Năm ngoái, Thái Lan đã nhập khẩu 239.058 tấn cao su tổng hợp, tăng so với

219.488 tấn của năm trước đó. Từ đầu năm tới nay mỗi tháng các công ty sản xuất

găng tay cao su Thái Lan tiêu thụ khoảng 20.000 tấn cao su tổng hợp, tăng mạnh so

với mức 1.000 – 2.000 tấn cách đây 1 năm.

Cao su tổng hợp được yết giá ở mức 1.200 USD/tấn trong tuần này so với mức

900 – 1.000 USD/tấn cách đây 1 năm. Trong khi mủ cao su tự nhiên, thành phần

chiếm tới 70% chi phí sản xuất găng tay cao su, đã tăng từ 1.650 USD/tấn lên 2.200

USD/tấn.

(Nguồn: http://www.vinanet.vn/Newsdetail,aspx?NewsID=141936 ngày 26/05/2008)

Page 15: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 15

Indonesia sẽ giành vị trí nước sản xuất cao su số 1 thế giới vào 2015

Dự báo Indonexia sẽ vượt Thái Lan trở thành nước sản xuất cao su lớn nhất thế

giới vào năm 2015, sớm hơn 5 năm so với dự tính, nhờ tăng năng suất và mở rộng diện

tích trồng cao su. Sản lượng cao su Indonexia sẽ tăng trung bình 5 – 6% mỗi năm bắt

đầu từ 2008 để đạt 3,8 triệu tấn vào 2015. Trong khi đó tăng trưởng sản lượng của

Thái Lan sẽ chỉ khoảng 2-3% để đạt 3,75 triệu tấn vào 2015. Tiếp tục tăng trưởng,

Indonexia sẽ vượt xa Thái Lan vào năm 2020, với sản lượng 4,12 triệu tấn, cao nhất

thế giới, gần gấp đôi mức sản lượng của Thái Lan ở thời điểm đó.

Năm 2007, Indonexia sản xuất gần 2,8 triệu tấn cao su thiên nhiên và vẫn đang

nỗ lực tăng sản lượng trên cơ sở tăng hiệu quả sản xuất, được khích lệ bởi giá và nhu

cầu cao su tăng trên toàn cầu, theo đà tăng trưởng của các thị trường tiêu thụ lốp xe,

găng tay và bao cao su trên toàn cầu.

Trước 2002, năng suất cao su Indonexia rất thấp, chỉ dưới 700 kg/hécta. Nhưng

sau đó, nhờ chú trọng phát triển ngành này, năng suất của Indonexia đã tăng lên 979

kg vào năm 2007. Tốc độ tăng ở Thái Lan chậm hơn do thời tiết bất lợi, thiếu nhân lực

lao động và bạo loạn ở 3 tỉnh miền nam, nơi chiếm gần 10% trong 3 triệu tấn sản

lượng cao su Thái Lan hàng năm.

Nhu cầu cao su toàn cầu tăng cao, nhờ vậy giá liên tục tăng và nông dân phấn

khởi tăng đầu tư mở rộng diện tích cao su. Các điền chủ nhỏ của Indonesia đang trồng

lại 250.000 hécta cao su và sẽ trồng thêm 50.000 hécta mới mỗi năm cho tới 2010.

Giá cao su thế giới đã hồi phục mạnh kể từ mức thấp nhất của 30 năm – ở thời

điểm 2001 – sau khi những nước sản xuất chính là Thái Lan, Indonesia và Malaysia

quyết định hạn chế sản lượng để kích thích giá tăng. Cao su SIR20 của Indonesia hiện

có giá 1,27 USD/lb, tăng khoảng 8% so với hồi đầu 2008.

Xuất khẩu cao su Indonesia, chủ yếu sang Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, ước

đạt 2,4 triệu tấn trong năm 2007, song có thể sẽ tăng chậm lại vào năm nay do tiêu thụ

nội địa tăng mạnh. Năm 2007, Indonesia tiêu thụ 390.000 tấn cao su thiên nhiên, và

vào năm 2008 sẽ tiêu thụ thêm khoảng 10% so với mức ấy. Nhu cầu cao su của ngành

ô tô nước này đang rất mạnh, xuất phát từ tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,3% vào năm

2007, mức cao nhất của 11 năm.

(http://www.vinachem.com.vn/ViewTinThiTruongDetail,asp?ThitruongID=5939&cateID=7)

Page 16: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 16

Các nhà máy cao su cần nhiều nguyên liệu hơn, theo Hiệp hội Cao su

Indonesia

Hiện nay trong ngành công nghiệp cao su, các nhà máy đang có công suất cao

hơn lượng cao su nguyên liệu hiện có, đe doạ các công ty nhỏ không có khả năng đảm

bảo đủ nguyên liệu sản xuất, một lãnh đạo trong ngành đã cho biết vào ngày qua.

Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Cao su Indonesia (Gapkindo), TS. Suharto

Honggokusumo cho biết việc đầu tư vào lãnh vực này tiếp theo hiện tượng giá cao su

gia tăng mạnh trong vài năm nay đã đưa đến thặng dư công suất thiết kế.

"Thặng dư công suất thiết kế trong ngành cao su đã được dự báo sẽ đạt một

triệu tấn trong năm nay, theo ông Suharto, với các đầu tư trong lãnh vực này chủ yếu

tập trung vào các công ty lớn hơn với các công suất sản xuất cao hơn, các công ty nhỏ

sẽ rơi vào tình trạng kém cạnh tranh hơn vì họ buộc phải cạnh tranh để bảo đảm nguồn

nguyên liệu bị hạn hẹp”.

"Đầu tư là nhằm mục đích cung cấp việc làm cho người dân. Thực tế, các công

ty nhỏ đã bị bỏ tụt hậu, và một số đã phải giảm dần hoạt động. Các đầu tư cần được

kiểm soát tốt hơn, có thể phải có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp trong quá trình cấp

giấy phép mở nhà máy sản xuất, ông nói. "Điều này là nhằm bảo đảm rằng các công ty

mới muốn đầu tư vào ngành cao su phải có nguyên liệu phù hợp để sản xuất sản phẩm

cao su”. Theo số liệu của Gapkindo, năm vừa qua Indonesia đã sản xuất 2,76 triệu tấn

cao su thiên nhiên từ 2,63 triệu tấn trong năm 2006, và quốc gia này đã trở thành nước

sản xuất lớn đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Trong năm qua, 1,98 triệu

tấn đã được xuất khẩu trong đó cao su định chuẩn kỹ thuật chiếm 87,7 %, số còn lại là

cao su chưa sơ chế và mủ latex.

Theo cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), giá trị xuất khẩu của sản phẩm cao

su của Indonesia đến 981 triệu USD trong năm qua. Trong đó, 684 triệu USD là từ sản

phẩm vỏ và ruột xe, 121 triệu USD từ sản phẩm latex, 96,9 triệu USD từ sản phẩm cao

su công nghiệp và 78,4 triệu USD từ sản phẩm cao su chung.

Ông Suharto dự báo sản lượng cao su thiên nhiên năm nay sẽ tăng 4,5% trong

khi nhu cầu chỉ tăng 1,7%. Ông Suharto cho biết nhu cầu giảm là hệ quả của tăng

trưởng kinh tế Hoa Kỳ được dự kiến sẽ chậm lại mà đây là thị trường xuất khẩu chính

của Inđônêxia. (Nguồn: The Jakarta Post 11 tháng 04 /2008)

Page 17: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 17

Hankook công bố là công ty có tăng trưởng nhanh nhất

Công ty Hankook Tire công bố là nhà sản xuất vỏ xe có đà tăng trưởng nhanh

nhất thế giới trong năm 2007 với doanh số năm qua đạt ước tính 3,5 tỷ USD, như vậy

tăng trưởng đã đạt 20,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tương phản này đã được thể hiện rõ rệt trong doanh số của đối thủ cạnh tranh

cận kề nhất của Hankook là công ty Sumitomo Rubber. Theo thông báo của công ty

này, doanh số 3,6 tỷ USD là con số đạt được sau khi sụt giảm 5,3% tương đương 3,8

tỷ USD trong năm qua.

Công ty cũng đã đạt, theo công bố, một bên là mức lợi nhuận cao nhất trong

ngành (8,4%) và một bên là tỷ lệ công nhân – doanh số trong năm 2006 (khoảng

350,000 USD). Căn cứ trên số liệu Hankook hiện đứng thứ 7 trong số các công ty sản

xuất vỏ xe lớn nhất trên thế giới.

(Nguồn: Rubber Asia tháng 5 – 6 / 2008)

Yokohama đầu tư 9 tỷ Rupi vào nhà máy Haryana, Ấn Độ

Theo thông báo của Tổng Công ty Phát triển Công nghiệp và Cơ sở hạ tầng

Bang Haryana (HSIIDC: the Haryana State Industrial and Infrastructure Development

Corporation), Công ty sản xuất vỏ xe Nhật Bản Yokohama Rubber Company sẽ thành

lập một nhà máy sản xuất vỏ xe mới tại Haryana với tổng giá trị lên đến trên 9 tỷ Rupi

(khoảng 200 triệu USD). Công ty đã được HSIIDC cấp lô đất 25 mẫu Anh (tương

đương 6,26 hecta) tại khu công nghiệp Bahadurgarh trong vành đai công nghiệp mới

mở Rohtak-Jhajjar khu thủ đô quốc gia của Delhi (NCR). Khu công nghiệp mới được

phát triển dọc theo Quốc lộ 10 (NH 10) với tổng diện tích 755 mẫu Anh (tương đương

188,75 hecta). “Đây là đầu tư quan trọng đầu tiên của một công ty Nhật Bản tại vành

đai Rohtak-Jhajjar, Haryana chiếm gần 70% các đầu tư của Nhật Bản tại Ấn Độ, Cho

đến nay, đầu tư Nhật Bản chỉ vào các khu vực Gurgaon và Faridabad,” Giám đốc điều

hành HSIIDC là ông Rajiv Arora tiết lộ. Phát ngôn viên của HSIIDC cho biết thêm

khoản đầu tư 9,65 tỷ Rupi của Yokohama sẽ là 100% FDI. Đơn vị mới này sẽ cung

cấp việc làm cho 900 người, ngoài việc thúc đẩy các công nghiệp phụ trợ khác trong

khu vực. Thành lập năm 1917, Yokohama là công ty sản xuất vỏ xe lớn trên thế giới

đứng hàng thứ 7 với doanh số lên đến 4,2 tỷ USD trong giai đoạn 2006-07.

(Nguồn: www.thaindian.com, ngày 01 tháng 04 năm 2008)

Page 18: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 18

Bridgestone đẩy mạnh vỏ xe thân thiện với môi trường

Bridgestone giới thiệu chủ đề an toàn trên đường và trình diễn vỏ xe thân thiện

với môi trường mới nhất trong triển lãm Xe hơi Geneva.

Chiến dịch an toàn trên đường “Hãy suy nghĩ trước khi Bạn lái xe” của công ty

đã bước vào năm thứ 3 và tập trung chủ yếu vào kiểm tra độ an toàn của vỏ xe. Vỏ xe

khái niệm mới “Ecopia” quy cách 175/60R16, được trình làng tại triển lãm là một hiển

thị mới về cam kết của công ty đối với môi trường.

(Nguồn: Rubber Asia, tháng 5 – 6 năm 2008)

Apollo Tyres thành lập nhà máy xanh sản xuất vỏ xe tại Hungary

Nhà máy vỏ xe Apollo Tyres vừa thiết lập nhà máy sản xuất xanh tại

Gyongyos, Hungary, với khoản đầu tư 200 triệu euro.

Đây là nhà máy sản xuất xanh đầu tiên của công ty bên ngoài Ấn Độ. Đầu tư dự

kiến này tại châu Âu bổ sung các đầu tư được Công ty Apollo Tyres dự kiến tại Ấn

Độ. Ban Giám đốc Công ty đã phê duyệt 2,2 tỷ Rupi để xây dựng nhà máy radian xanh

tầm cỡ thế giới tại khuôn viên đất đã mua 135 mẫu Anh (tương đương 337,5 hecta) tại

khu công nghiệp Oragadam bên ngoài thành phố Chennai.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành Apollo Tyres, ông Onkar Kanwar cho biết:

“Cho đến nay, đây là dự án đầu tư lớn nhất mà một công ty Ấn Độ thực hiện tại

Hungary. Nhà máy sản xuất tại Gyongyos sẽ trở thành trung tâm để phục vụ xe khách

radian tại Châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các quốc gia khác,.Đây là đầu tư chủ chốt trong

chiến lược toàn cầu của chúng tôi.”

Công ty sẽ ký thoả thuận chính thức với các nhà chức trách Hungary để mua 50

ha đất tại Gyongyos. Đây sẽ là nhà máy dành để sản xuất chủ yếu vỏ xe khách radian

với công suất 7 triệu vỏ xe trong giai đoạn một. Theo ông, công ty sẽ thuê 1,000 công

nhân trong giai đoạn này.

Lễ động thổ được dự kiến tổ chức vào ngày 13 tháng 4 và nhà máy sẽ được đưa

vào hoạt động vào tháng 6 năm 2009. Nhà máy cũng sẽ sản xuất loại vỏ xe siêu cao

SUV và tổng thu nhập được dự kiến là từ 300 đến 400 triệu euro kể từ năm 2010 từ

kinh doanh tại châu Âu. Ông Kanwar cho biết đầu tư 200 triệu euro sẽ được đáp ứng

thông qua tích lũy nội bộ

(Nguồn: The Rubber International Vol 10, số 4 tháng 4/ 2008)

Page 19: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 19

Nhập khẩu lốp xe vào Ấn Độ tăng mạnh

Nhập khẩu lốp xe vào Ấn Độ, thường là lốp xe tải và xe khách để thay thế, đã

tăng trên 13 lần, đạt 1,2 triệu chiếc trong năm 2007/08, so với 2003/04, do lốp xe

Trung Quốc giá rẻ hơn nhiều, Nhập khẩu chiếm 14% tổng thị trường lốp xe tải và xe

xe buýt thay thế trong tài khoá vừa qua.

Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ (ATMA) cho biết giá cao su – nguyên

liệu chiếm hơn một nửa chi phí sản xuất lốp xe – đã liên tục tăng gần đây, tăng 16,6%

trên Sở giao dịch hàng hoá Tokyo từ đầu năm tới nay. Giá tăng buộc các thành viên

của ATMA như Apollo Tyres, Ceat Ltd, MRF Ltd và JK Tyre & Industries phải tăng

giá bán lốp xe nhiều lần, khiến sản phẩm của họ giảm sức cạnh tranh so với sản phẩm

của Trung Quốc ngay trên thị trường nội địa. Trung bình giá lốp xe Trung Quốc rẻ hơn

khoảng 25-30% so với lốp xe Ấn Độ.

Trong bối cảnh này, dự báo nhập khẩu lốp xe sẽ tăng lên, chủ yếu từ Trung

Quốc, trong khi mức tăng xuất khẩu vẫn chỉ như mức của năm 2007/08. Trong năm

kết thúc vào tháng 3/2008, xuất khẩu lốp xe tăng 11,8% đạt 6,09 triệu chiếc, Nhập

khẩu lốp xe tải và xe buýt tăng 42,7% đạt 1,2 triệu chiếc.

Sản lượng lốp xe của Ấn Độ trong tài khoá này chắc chắn sẽ tăng khoảng 10%,

tương tự tốc độ tăng sản lượng của năm ngoái, song thấp hơn so với mức dự báo cho

năm nay, do chi phí nhiên liệu tăng và sự cạnh tranh từ lốp xe Trung Quốc giá rẻ.

Theo ông Rajiv Budhraja, Tổng giám đốc ATMA, trong ngắn hạn, các công ty

lốp xe của Ấn Độ sẽ tiếp tục chịu sức ép bởi giá cao su nguyên liệu cao trong khi lốp

xe nhập khẩu từ Trung Quốc giá rẻ hơn. Trước đây, ATMA dự báo tăng trưởng của

ngành năm nay sẽ đạt khoảng 12-13%. Nhưng ngoài sự cạnh tranh từ Trung Quốc, giá

nhiên liệu bán lẻ tăng 10%, mức tăng cao nhất kể từ 12 năm nay, cũng ảnh hưởng lớn

tới kinh doanh của ngành.

Giá nhiên liệu cao cũng làm người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiêu thụ, làm

giảm tốc độ tăng tiêu thụ lốp xe mới và lốp xe thay thế.

Trong năm kết thúc vào tháng 3/2008, sản lượng lốp xe của Ấn Độ đạt 81,1

triệu chiếc, trong đó gần một nửa là lốp xe hai bánh.

(Theo: http://www.vinachem.com.vn/ViewTinThiTruongDetail,asp?ThitruongID=6115&CateID=7

ngày 18/06/2008)

Page 20: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 20

Lanxess AG chuyển sản xuất sang Pháp

Nhà cung cấp hoá chất cao su Lanxess AG dự kiến ngưng các hoạt động sản

xuất NBR tại Sarnia (Ontario) và chuyển hoạt động sản xuất sang nhà máy tại La

Wantzenau, Pháp.

Tuy nhiên, nhà máy NBR của công ty Đức này sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất

tại Sarnia cho đến tháng 05, một viên chức tiết lộ kế hoạch đóng cửa và di dời.

Nhà máy sẽ dự trữ nitrile để phục vụ khách hàng Bắc Mỹ trong vài tháng sắp

tới và sau khi lượng dự trữ không còn, khách hàng sẽ nhận NBR từ Pháp, viên chức

thông báo thêm.

Địa điểm La Wantzenau – hiện đang sản xuất nitrile – sẽ trở thành trụ sở chính

toàn cầu của công ty về NBR và phục vụ cho khoảng 600 khách hàng.

Lanxess sẽ tiếp tục gia tăng lượng sản xuất tại nhà máy tại Pháp lên khoảng

30% và đầu tư thêm trên 14,5 triệu USD cho sản xuất và nghiên cứu cho đến năm

2009, viên chức nói tiếp.

(Nguồn : Rubber Asia tháng 05 – 06 năm 2008)

“CAO SU VÀNG” đạt danh hiệu Tốp 10 Doanh nghiệp Đổi mới năm 2007

“Cao su vàng” được chương trình “Đổi mới tốt với lãi suất 0%” do Cơ quan

phát minh quốc gia (NIA: National Invention Agency) tài trợ, Công ty Cao su Thai

Esan, được khoa Hoá trường Đại học Chulalongkorn, hỗ trợ về mặt học thuật đã đầu tư

43.100.000 baht vào dự án này. Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đang được tiến

hành.

Sáng kiến trong quy trình chế biến cao su có tên gọi là “Cao su vàng”. Quy

trình này có thể sản xuất sản phẩm chất lượng ổn định và sạch. Lò xông khói đã được

thiết kế lại để sản xuất cao su tờ xông khói và tờ hong khí. Mủ tờ được đưa vào lò

xông khói vào khu vực có hàm lượng ẩm cao. Khi hàm lượng nước giảm còn 3 – 5%,

mủ tờ được đem ra để chuyển vào buồng sấy hoặc buồng xông khói. Thời hạn sấy khô

của mỗi đợt được giảm thiểu khoảng 40% so với phương pháp xông khói thông

thường được sử dụng hiện nay. Thêm vào đó hiệu quả xông khói hoặc sấy sẽ được gia

tăng qua tái sử dụng năng lượng hơi nóng, qua đó có thể giảm thiểu năng lượng trong

quá trình sản xuất.

(Nguồn: The Rubber International Tháng 3 năm 2008)

Page 21: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 21

DuraGrip của Goodyear tiếp tục thực hiện giảm nhiên liệu

Tiếp tục thành công trong tiêu thụ của DuraGrip, Goodyear đang chào một loạt

mặt hàng mới bao gồm các loại xe gia đình thông dụng như Golf, Focus và Astra, cũng

như loại xe nhỏ hơn là Fiesta, Punto và Polo.

Goodyear cho biết DuraGrip được triển khai đặc biệt để phù hợp với tình trạng

lái xe ngưng/khởi động khi di chuyển trong thành phố. Thêm vào đó, sự phù hợp của

DuraGrip có thể bù trừ lại giá của vỏ xe thông qua khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Vỏ xe đã được thiết kế để có thể cải thiện tính kháng lực chạy, phát ngôn viên

của công ty bổ sung ý kiến. Loại vỏ xe mới cho phép tính kháng lực chạy giảm 18% so

với dòng vỏ xe trước. Điều này dẫn đến tiết kiệm xăng dầu cao hơn mà ưu điểm này đã

trở thành ưu tiên ngày càng tăng đối với tất cả các người lái xe.

(Nguồn: Rubber Asia Tháng 5 – 6 năm 2008)

Bekaert thiết lập nhà máy sợi thép (gia cố vỏ xe) mới tại Nga

Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng tại Nga về sợi thép sử dụng trong gia cố vỏ xe,

Bekaert sẽ thiết lập một nhà máy sản xuất mới với giá trị trên 97 triệu euro trong Khu

kinh tế đặc biệt Lipetsk. Đầu tư dự án này sẽ theo tiến độ trong giai đoạn từ 2008 đến

2013, với giai đoạn đầu được dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2010.

Khu Lipetsk, khoảng 400 km về phía Nam Moscow, nằm ở vị trí chiến lược gần

các thị trường mục tiêu và ngoài ra có cơ sở hạ tầng tốt sẵn sàng tiếp cận với nguồn

cung ứng năng lượng và lao động có tay nghề.

Ông Baron Paul Buysse, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Bekaert cho biết thêm:

“Quyết định thành lập cơ sở sản xuất của chúng tôi tại Nga là minh chứng niềm tin của

Bekaert vào tiềm năng dài hạn của quốc gia này”.

(Nguồn: Rubber Asia, Tháng 3-4 2008)

Nhà máy vỏ xe của Apollo tại Chennai sẽ sẵn sàng vào tháng sáu năm 2009

Công ty vỏ xe Apollo Ấn Độ hiện đang đi được nửa đường của chương trình

mở rộng sản xuất 7,5 tỷ Rs, dự kiến dự án sắp tới gần Chennai của công ty sẽ được

đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 2009.

Theo Trưởng Phòng Kinh doanh của Apollo Tyres, Satish Sharma, công ty

đang đầu tư khoảng 5 tỷ Rs tại nhà máy xanh tại Oragadam, gần Chennai, và một

Page 22: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 22

khoản đầu tư khác 1,5 tỷ Rs để năng công suất nhà máy Baroda. Cả hai dự án này

sẽ được hoàn thành vào giữa năm tới.

Nhà máy tại Chennai sẽ có công suất sản xuất 30.000 vỏ xe hơi một ngày, và

nhà máy Baroda 15.000 vỏ một ngày, tăng thêm 5,000 so với công suất hiện nay.

Trong khi đó, công ty Apollo Tyres đặt viên đá đầu tiên vào ngày 25 tháng 2

năm 2008 cho cơ sở sản xuất vỏ xe OTR mới tại Limda một bang phía Tây Ấn Độ

Gujarat đánh dấu sự tham gia của nhà sản xuất vỏ xe vào phân khúc OTR.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành Onkar S Kanwar cho biết nhà máy sẽ sẵn sàng

đưa vào sản xuất trong vòng 15 tháng tới. Công suất ban đầu sẽ là 10 tấn ngày và sau

đó sẽ tăng lên 60 tấn ngày trong vòng 03 năm.

(Nguồn: Rubber Asia tháng 05 – 06 năm 2008)

Michelin đẩy mạnh sản lượng vỏ xe OTR để đáp ứng nhu cầu

Nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt vỏ xe trang bị cho cơ giới làm đất toàn cầu,

nhà sản xuất vỏ xe bố radian thế giới, Michelin đang đầu tư khoản tiền lớn để tăng

công suất sản xuất vỏ xe OTR. Công ty dự đoán nhu cầu OTR sẽ tiếp tục gia tăng cho

đến năm 2012.

Công ty đang mở rộng nhà máy Lexington tại Hoa Kỳ và mở thêm một cơ sở

mới tại Campo Grande, Brazil, nhằm gia tăng sản lượng vỏ xe OTR lên 40% vào năm

2010. Việc triển khai mở rộng nhà máy Lexington đã được công bố vào năm 2005 để

tăng sản lượng vỏ xe radian loại 51, 57 và 63 cho khai thác bề mặt lên 50% trước cuối

năm nay.

Công ty cho biết 250 dự án mới sẽ bắt đầu tại châu Phi trong năm nay và như

vậy sẽ đẩy nhu cầu về vỏ xe cho hầm mỏ đáng kể. “Nhu cầu vỏ xe OTR đã cao hơn

lượng cung về vỏ xe này từ cuối năm 2004,” một viên chức của Michelin đã cho biết..

(Nguồn: Rubber Asia tháng 5 – 6 năm 2008)

Lanxess mua Petroflex của Brazil

Tập đoàn chuyên sản xuất hoá chất Lanxess AG đã hoàn tất việc mua khoảng

70% cổ phần trong Petroflex SA, công ty sản xuất cao su lớn nhất của châu Mỹ Latinh,

Lanxess đã trả 200 triệu euro cho gói cổ phần này, Petroflex sẽ nằm trong báo cáo tài

chính tổng hợp của Lanxess kể từ quý 2 năm 2008.

Page 23: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 23

“Petroflex đã bổ sung một cách lý tưởng danh mục đầu tư về sản phẩm của

chúng tôi và củng cố vị trí của chúng tôi tại một trong các thị trường tăng trưởng quan

trọng nhất thế giới,” Chủ tịch Lanxess, Axel C. Heitmann nhấn mạnh.

(Nguồn: Rubber Asia tháng 05 - 06 năm 2008)

Campuchia: Năm 2009 xuất khẩu 50.000 tấn mủ cao su

Phnom Penh (TTXVN) - Campuchia đã đặt mục tiêu xuất khẩu ra thị trường

thế giới 50.000 tấn mủ cao su khô trong năm 2009, tăng gần gấp đôi so với mức

30.000 tấn hiện nay.

Tổng cục trưởng Tổng cục cao su Campuchia, Ông Ly Phalla khẳng định mục

tiêu này là hoàn toàn có thể đạt được trên cơ sở diện tích trồng cao su đã được mở rộng

nhiều trong những năm qua và diện tích trồng giống cao su mới, năng suất cao đã bắt

đầu cho khai thác.

Theo ông, nhu cầu của thị trường thế giới đối với cao su tự nhiên và giá cao su

đang tăng mạnh là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành trồng cao su ở Campuchia.

Chính phủ Campuchia từ lâu đã coi cao su là một loại cây công nghiệp chiến

lược nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân ở các vùng núi và tạo nguồn thu ngoại

tệ quan trọng của đất nước.

Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp nước này đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng

cao su từ 80.000ha hiện nay lên 150.000ha vào năm 2015 và đang nghiên cứu thổ

nhưỡng để trồng cao su tại các tỉnh biên giới phía Tây.

(Nguồn: http://www.vnanet.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/256488/Default.aspx

ngày 01/07/2008)

Page 24: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 24

HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

Tham dự hội thảo về quy định quản lý hóa chất (REACH) đối với hàng xuất khẩu

sang EU

Ngày 16/5/2008, đại diện VP. Hiệp hội đã tham dự hội thảo được tổ chức tại

TP. HCM do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham),

Công ty Bureau Veritas Consumer Products Services, Tổ chức phát triển Liên Hiệp

Quốc về công nghiệp (UNIDO) để thông báo chính sách mới về quản lý hóa chất của

Liên minh châu Âu (EU) – quy định REACH.

REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and restriction of Chemicals)

là quy định của EU về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất. Theo

quy định này, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào EU có sử dụng các

hóa chất với khối lượng lớn (trên 1 tấn/năm hoặc 0,1% w/w) có khả năng ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe con người và môi trường, đều phải đăng ký với cơ quan quản lý hóa

chất châu Âu (ECHA) (có thể tìm thêm thông tin trên trang web http://echa.europa.eu).

Doanh nghiệp (DN) phải tiến hành đăng ký trước (pre-registration), thời gian đăng ký

trước là từ 1/6/2008 đến 1/12/2008. Giai đoạn này, các nhà sản xuất cần công bố thông

tin về hóa chất có trong sản phẩm xuất khẩu sang EU như tên các chất sử dụng, chỉ số

CAS/EINECS, khối lượng chất sử dụng. Kế tiếp, việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của

REACH cần phải đạt được trong khoảng thời gian hạn định 10 năm, để chứng minh

các hóa chất đã công bố không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường, DN có

nghĩa vụ đảm bảo truy tìm nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng, thông tin chi tiết

của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, người tiêu dùng có quyền gửi thư yêu cầu nhà sản xuất

cho biết thành phần trong sản phẩm và trong vòng 45 ngày, DN phải trả lời về các chất

có trong sản phẩm, có khả năng thải độc hại ra môi trường khi sử dụng không, nếu là

chất thuộc danh mục hóa chất có nguy cơ cao, DN phải cung cấp thông tin đầy đủ của

chất đó qua bảng dữ liệu an toàn của chất sử dụng và của sản phẩm,.

REACH áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp liên quan đến sản phẩm tiêu

dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, hàng điện tử, vật

dụng trong nhà, các lọai sản phẩm tiêu dùng khác (mỹ phẩm, săm lốp xe…),…

Page 25: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 25

Danh mục các sản phẩm được loại trừ khỏi quy định REACH và được quản

lý bởi các quy định khác, bao gồm: thực phẩm, chất phụ gia, hương liệu, dược phẩm,

thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, các chất tự nhiên (quặng, dầu thô, khoáng chất,

than đá, gỗ, sợi,…), chất phóng xạ, chất thải,…

Tại Việt Nam, Luật Hóa chất bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 01/7/2008. Sự khác

biệt chính giữa REACH và Luật Hóa chất là: Luật hóa chất chỉ yêu cầu đăng ký các

hóa chất mới, trong khi quy định REACH điều chỉnh tất cả các hóa chất, bắt buộc đăng

ký cả các loại hóa chất hiện hành và hóa chất mới, thậm chí phải đăng ký cả những hóa

chất dự định sẽ sử dụng trong tương lai.

Cần lưu ý là kể từ tháng 12/2008 trở đi, các DN, nhà sản xuất không đăng ký

trước với ECHA các hóa chất có trong sản phẩm hoặc đăng ký thất bại thì sẽ bị phạt

nặng và không thể xuất khẩu sản phẩm vào EU được.

Tình hình nộp Hội phí năm 2008

Đầu tháng 3/2008, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã thông báo mức hội phí năm

2008 đến tất cả các Hội viên. Hầu hết các Hội viên đều tích cực tham gia đóng góp hội

phí, tuy vậy, vẫn còn một số đơn vị chưa thật sự quan tâm. Tính đến ngày 31/05/2008,

đã có 56 đơn vị nộp hội phí với tổng số tiền là 1,127 tỷ đồng, đạt 80,5% kế hoạch năm

2008.

Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu Cao su cho vay hỗ trợ thành viên

Ngày 20/6/2008, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su

(Quỹ) đã ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐQL về việc cho vay hỗ trợ các thành viên.

Theo đó, các thành viên có đóng góp kinh phí vào Quỹ sẽ được Quỹ xem xét

cho vay hỗ trợ với mức lãi suất 17%/năm loại kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm, 18%/năm

loại kỳ hạn 2 năm và 19%/năm loại kỳ hạn 3 năm. Việc cho vay phải tuân thủ các quy

định của Quy chế quản lý tài chính Quỹ. Công ty Tài chính Cao su là đơn vị được Quỹ

uỷ thác thực hiện các thủ tục vay vốn và thu hồi nợ. Các đơn vị thành viên có nhu cầu

vay vốn có thể liên hệ trực tiếp với Quỹ để nắm các thông tin chi tiết.

Page 26: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 26

Tham dự hội thảo về Thị trường Hungary – EU

Ngày 21/05/2008, đại diện VP. Hiệp hội đã tham gia Hội thảo “Thị trường EU

– Hungary: Những vấn đề hôm nay” tại khách sạn Tân Sơn Nhất – TP. HCM do Asia

Center (Hungary), Công ty Xúc tiến Thương mại Đại Các và Công ty Viet Asia kết

hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về đất nước, kinh tế và các cơ hội

giao thương của Hungary.

Hội thảo đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia, điều đó có thể thấy

các doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm đến thị trường EU nói chung cũng như

thị trường Hungary nói riêng. Hy vọng những dấu hiệu này sẽ ngày càng phát triển và

mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của cả hai nước.

Hiện nay, thị trường EU là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với các

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp ngành cao su nói riêng, và

thị trường Hungary chính là cửa ngõ nối các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường

Đông Âu và Tây Âu, vì đất nước này vẫn còn là một thị trường mới cũng như có

những chính sách rất ưu đãi đối với các thị trường xuất khẩu từ Châu Á.

Năm 2007, Việt Nam đã xuất sang châu Âu 107,4 ngàn tấn cao su thiên nhiên,

chiếm 15% tổng lượng xuất khẩu đối với mặt hàng này, trị giá 208,7 ngàn đô-la.

Lượng cao su xuất sang Hungary hiện còn rất thấp.

Đồng hành cùng với các sự kiện đã diễn ra tại Việt Nam như: Khóa họp thứ 2

của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary vừa diễn ra tại Hà Nội,

Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hungary tại Hà Nội và TP,HCM, Tổng thống Cộng

hòa Hungary viếng thăm Việt Nam vào ngày 19/05/2008 vừa qua, cũng như Thủ

tướng Việt Nam sẽ thăm chính thức Hungary, chắc chắn sẽ đánh dấu bước phát triển

mới trong mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, trong đó có quan hệ kinh

tế. Qua các sự kiện trên cho thấy rằng Hungary đang mở rộng cửa thiết lập mối quan

hệ và tạo điều kiện giao thương giữa hai nước Việt – Hung.

Page 27: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 27

Hội thảo ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ với chủ đề

“Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đường hội nhập WTO”

Ngày 14/5/2008, đại diện VP. Hiệp hội đã tham dự Hội thảo ứng dụng Công

nghệ Thông tin-Truyền thông trong doanh nghiệp vừa và nhỏ với chủ đề “Doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên đường hội nhập WTO” đã được tổ chức tại Khách sạn

Equatorial, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Sở Bưu chính Viễn thông TP. HCM và IDG

Việt Nam phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP.

HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Xúc tiến

Thương mại và Đầu tư TP. HCM.

Các báo cáo của hội thảo tập trung vào việc giới thiệu các ứng dụng, sản phẩm,

thiết bị CNTT phục vụ cho nhu cầu sản xuất, quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

như giải pháp GSme của Công ty CP Tin học Lạc Việt, hệ thống quản lý nguồn tài

nguyên của doanh nghiệp dựa trên nền Oracle của Công ty HPT Software. Ngoài ra,

báo cáo của đại diện Microsoft Việt Nam cho biết về các lợi ích của việc sử dụng phần

mềm có bản quyền. Theo một nghiên cứu thị trường của công ty IDG vào năm 2007

thì tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đã giảm từ 92% vào năm 2003

xuống còn 88% vào năm 2006.

Hội thảo ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ với chủ đề

“Thương hiệu – Giá trị Việt Nam – Vươn ra thế giới”

Ngày 15/5/2008, Hội thảo ứng dụng Công nghệ Thông tin - Truyền thông trong

doanh nghiệp vừa và nhỏ với chủ đề “Thương hiệu – Giá trị Việt Nam – Vươn ra thế

giới” đã được tổ chức tại Khách sạn Equatorial, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Sở Bưu

chính Viễn thông TP. HCM và IDG Việt Nam phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ từ Bộ

Thông tin và Truyền thông, UBND TP. HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam (VCCI), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thuỷ Sản, trình bày về

“Quy chuẩn quốc tế và thương hiệu Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản”. Trong phát

biểu tại hội thảo, bà Minh đã nêu ra những vấn đề tồn tại không những trong ngành

thuỷ sản mà của các ngành hàng khác như là chất lượng không ổn định, sản phẩm Việt

Nam mới tiếp cận khâu trung gian, hầu hết mang thương hiệu của khách hàng khi đến

tay người tiêu dùng, phần lớn doanh nghiệp không có khả năng, kỹ năng và đầu tư

Page 28: Xuat nhap khau cao su tron g5 thang va uoc tinh 06 thang 2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 30/06/2008, trang 28

không đúng, thoả đáng cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Và một trong

những việc cần làm để giải quyết tình hình này là tổ chức cộng đồng để giúp đỡ, nâng

cao vị thế người nông dân trong kinh tế thị trường, xây dựng và phát triển các hình

thức tổ chức cộng đồng, chú trọng phát triển các liên kết dọc, coi việc thực hiện tiêu

chuẩn, xây dựng và phát triển thương hiệu chung là chất keo gắn kết của cộng đồng.

Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hội Dệt may và Thêu đan TP. HCM, có bài nói về

“Quy chuẩn quốc tế và thương hiệu Việt Nam trong xuất khẩu dệt may và da giày”,

ông nêu bật các nhân tố cần có để tạo thương hiệu cho một sản phẩm Việt là sự kết

hợp của tính dân tộc, tính nhân bản, tính quốc tế và tính hiện đại.

Tham dự Hội nghị Cao su Đông Nam Á ARC 2008 tại Philippines

Hội nghị Cao su Đông Nam Á năm 2008 do Công ty NEXTView tổ chức đã

diễn ra tại Manila, Philippines từ ngày 5-7/6/2008. Chủ đề của Hội nghị là “Vị thế và

xu hướng nổi bật của ngành cao su trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay”.

Đoàn Hiệp hội Cao su Việt Nam tham dự ARC 2008 có 24 đại biểu, trong đó có

21 đại biểu từ các doanh nghiệp cao su Việt Nam. Mười tám báo cáo được trình bày tại

Hội nghị trong hai ngày, liên quan đến nhiều vấn đề trong ngành cao su. Chủ tịch Hiệp

hội Cao su VN đã trình bày báo cáo: “Các chính sách khuyến khích gần đây của Chính

phủ Việt Nam để mở rộng diện tích cao su”.

Đoàn đại biểu cũng đã tham quan nhà máy sản xuất vỏ xe ở Clark Freeport

Zone. Hội nghị Cao su Đông Nam Á đã khuyến khích sự phát triển mạng lưới hợp tác

hoạt động, trao đổi về triển vọng ngành cao su giữa các đại biểu tham dự và diễn giả.

Các đơn vị quan tâm đến các báo cáo trình bày tại ARC 2008, vui lòng liên hệ

Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam.

BẢN TIN Cao Su Việt Nam Giấy phép xuất bản: Số 29 / GP-XBBT (24/5/2005) của Cục Báo chí – Bộ Văn hóa - Thông tin In tại: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q,3, TP, Hồ Chí Minh Số lượng: 200 bản Kỳ hạn xuất bản: Mỗi tháng (Có thể đăng ký nhận qua email) Chịu trách nhiệm xuất bản: TS, Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Đóng góp bài viết: Nguyễn Thị Minh Lý, Nguyễn Ngọc Thúy, Nguyễn Bích Vân, Trương Ngọc

Thu, Phan Trần Hồng Vân