xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

111
ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, mở ra nhiều nghành nghề, đa dạng hóa nhiều nghành sản xuất..Trong đó nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã trở thành một một nghành khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản phẩm của nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản có giá trị thấp, thời gian sử dụng tương đối ngắn nhưng lại rất có ý nghĩa đối với nghành chăn nuôi và đời sống của nhân dân . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Trong hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, người quản lý doanh nghiêp nắm được giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất ra cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Từ đó tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, 1

Upload: tuanpro102

Post on 21-Jun-2015

1.499 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ cả về

chiều rộng và chiều sâu, mở ra nhiều nghành nghề, đa dạng hóa nhiều nghành

sản xuất..Trong đó nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã trở thành một một

nghành khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản phẩm của nghành sản xuất

thức ăn chăn nuôi cơ bản có giá trị thấp, thời gian sử dụng tương đối ngắn

nhưng lại rất có ý nghĩa đối với nghành chăn nuôi và đời sống của nhân dân .

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất,

trình độ tổ chức quản lý sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô,

hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh

nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Trong hoạt động

sản xuất thức ăn chăn nuôi thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

do kế toán cung cấp, người quản lý doanh nghiêp nắm được giá thành thực tế

của sản phẩm sản xuất ra cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn

doanh nghiệp. Từ đó tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định

mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, lao động vật tư ….

Trên cơ sở đánh giá này, nhà quản lý có được cái nhìn toàn vẹn về hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Qua đó tìm ra các giải pháp cải tiến,

đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý sản xuất nhằm tiết

kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên vì vậy trong thời gian thực tập tại

công ty TNHH Hưng Phát tôi đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “Nghiên cứu

công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

công ty TNHH Hưng Phát”.

1

Page 2: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Mục tiêu nghiên cứu:

-Mục tiêu tổng quát: Góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí và

tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH Hưng Phát.

* Mục tiêu cụ thể:

- Khái quát cơ sở lý luận về tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng và kết quả sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH

Hưng Phát.

-Đánh giá công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại

công ty TNHH Hưng Phát.

- Đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH Hưng Phát.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá

thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH Hưng Phát..

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian:

Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009- 2011

+ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi tại TNHH Hưng Phát.

*Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Kế thừa thu thập số liệu sẵn có tại công ty.

+ Phương pháp phỏng vấn các cán bộ ở phòng ban của công ty.

+ Kế thừa tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Phân tích tổng hợp thống kê.

+ Lập bảng biểu và sơ đồ.

+ Tính toán những chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu cụ thể như tốc

độ phát triển liên hoàn, tốc đọ phát triển bình quân và một số chỉ tiêu kinh tế

khác.

2

Page 3: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

* Kết cấu khoá luận gồm có:

Phần 1: Cơ sở lý luận chung về công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Phần 2: Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Hưng Phát.

Phần 3: Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát.

Phần 4: Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát.

3

Page 4: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Phần 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT

1.1. Những vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

trong doanh nghiệp sản xuất .

1.1.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

1.1.1.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Xuất phát từ quy định về lập định mức cho sản phẩm sản xuất ra là phải lập theo

từng sản phẩm, từng loại sản phẩm và phải phân tích theo từng khoản mục chi

phí cũng như đặc điểm của từng phân xưởng, đơn vị sản xuất, kế toán chi phí và

tính giá thành sản phẩm sản xuất có các đặc điểm sau:

- Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí,

từng loại sản phẩm, từng sản phẩm sản xuất ra.

- Đối tượng chi phí có thể là sản phẩm, từng loại sản phẩm, các giai đoạn sản

xuất sản phẩm. Vì thế, phải lập định mức chi phí và tính giá thành cho từng sản

phẩm, loại sản phẩm, giai đoạn sản xuất sản phẩm.

- Giá thành sản phẩm sản xuất ra là toàn bộ chi phí do doanh nghiệp sản xuất bỏ

ra để sản xuất sản phẩm.

1.1.1.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu quản

lý ở doanh nghiệp sản xuât, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

sản xuất cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế tóan để hạch toán chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm phù hợp với phương pháp hàng tồn kho(kê khai thường xuyên

hay kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

4

Page 5: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

- Tổ chức tập hợp hoặc kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất đã xác định, theo

các yếu tố chi phí và các khoản mục giá thành.

- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản

xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.

- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý,

xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một

cách đầy đủ và chính xác.

1.1.2. Chi phí sản xuất sản phẩm.

1.1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất sản phẩm.

Chi phí sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động

sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác doanh nghiệp phải chi ra để

tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định.

1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm.

* Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí.

- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ gía trị nguyên, vật

liệu chính, vật liệu phụ... sử dụng vào sản xuất – kinh doanh(loại trừ giá trị

không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố chi phí nhân công: Gồm tổng số tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho

người lao động cùng với số trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy

định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính

vào chi phí...

- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích

trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD.

- Yếu tố dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài vào sản

xuất – kinh doanh.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền chưa được phản

ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các khoản chi phí nguyên liệu

mà doanh nghiệp sử dụng đê tạo ra sản phẩm.

5

Page 6: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho

người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi

sản xuất sản phẩm (trừ hai loại chi phí trên).

- Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc

tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí liên quan

đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp

mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.

* Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí.

- Chi phí sản phẩm: là chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm.

- Chi phí thời kỳ là chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không là

một phần giá trị sản phẩm sản xuất ra..

* Phân theo quan hệ chi phí với số lượng sản phẩm hoàn thành.

- Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công

việc hoàn thành chẳng hạn như chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp..

- Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công

việc hoàn thành.

1.1.2.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm.

1.1.2.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là

từng sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành từ đó xác định

phương pháp hạch toán chi phí cho thích hợp.

Xác định đối tượng tập hợp CPSX thường căn cứ vào:

- Đặc điêm quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất giản đơn hay phức tạp.

- Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ hay sản

xuất hàng loạt với khối lượng lớn.

- Yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.

1.1.2.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.

6

Page 7: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

* Phương pháp trực tiếp.

Các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì hạch toán trực

tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này chỉ áp dụng được khi chi phí có thể tâp

hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

* Phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng.

Toàn bộ chi phí phát sinh đến đơn đặt hàng nào thì được hạch toán tập hợp

riêng cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí phát

sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành được hạch toán riêng cho đơn đặt hàng

đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

1.1.3. Giá thành sản phẩm .

1.1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống,

lao động vật hoá và các loại chi phí cần thiết khác doanh nghiệp phải chi ra để

tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.

1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm .

* Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành.

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh

doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí

của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, được

xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất

định trong kỳ kế hoạch(thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn

thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá

trình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất

sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất

sản phẩm.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định

được các nguyên nhân vượt(hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó,

điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

7

Page 8: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

* Phân theo phạm vi phát sinh chi phí.

- Giá thành sản xuất(còn gọi là giá thành cồng xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả

các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong

phạm vi phân xưởng.

- Giá thành tiêu thụ(còn gọi là giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ

các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc xản xuất tiêu thụ sản phẩm.

Giá thành

toàn bộ của

sản phẩm

=

Giá thành sản

xuất của sản

phẩm

+

Chi phí quản

lý doanh

nghiệp

+Chi phí

bán hàng

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh

doanh lỗ hay lãi của từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm sản mà doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh.

1.1.3.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.

1.1.3.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công tác tính

giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và có ý nghĩa quan trọng trong

việc tính chính xác giá thành sản phẩm sản xuất ra. Yêu cầu đặt ra là xác định

khối lượng tính giá thành càng gần đối tượng tập hợp chi phí càng tốt và việc tập

hợp CPSX phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành.

Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm

sản xuất ra.

1.1.3.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

* Phương pháp tính giá thành trực tiếp(phương pháp giản đơn).

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản

đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ sản

xuất kinh doanh lớn. Bên cạnh đó, có thể áp dụng trong trường hợp đối tượng

tính giá thành phù hợp với đối tượng tính chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với

kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho sản

phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm đó.

Z = DĐK + CTK - DCK

8

Page 9: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm .

DĐK : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ.

CTK: Chi phí sản xuất trong kỳ.

DCK : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Giá thành đơn

vị sản phẩm=

Tổng giá thành sản phẩm(Z)

Khối lượng sản phẩm hoàn thành(Q)

* Phương pháp hệ số.

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một

quá trình sản xuất cùng một sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động

nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp

riêng cho cho từng loại sản phẩm được mà phải tập trung cho cả quá trình sản

xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy

đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan

đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp rồi tính ra giá thành từng loại sản

phẩm.

Giá thành đơn vị

sản phẩm gốc=

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc(kể cả quy đổi)

Giá thành đơn vị

sản phẩm từng loại=

Giá thành đơn vị

sản phẩm gốcx

Hệ số quy đổi sản

phẩm từng loại

Qn = QiHi

Trong đó: Qn: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi.

Qi : Số lượng sản phẩm i (i= 1, n).

Hi : Hệ số quy đổi sản phẩm i(i=1,n)

Tổng giá thành = Giá trị SP + Tổng CPSX - Giá trị SP

9

Page 10: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

sản xuất của các

loại sản phẩmdở dang

đầu kỳ

phát sinh

trong kỳ

dở dang

cuối kỳ

* Phương pháp tỷ lệ chi phí.

Trong doanh nghiệp sản xuất kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất

theo nhóm hàng cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế

với chi phí kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng

giá thành sản phẩm từng loại.

Giá thành thực tế

đơn vị SP từng loại=

Giá thành kế hoạch (hoặc định

mức) đơn vị SP từng loạix

Tỷ lệ

chi phí

Tỷ lệ chi

phí=

Tổng giá thành thực tế của tất cả các SP

x 100Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của

tất cả các SP

* Phương pháp tính loại trừ sản phẩm phụ.

Đôi với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các

sản phẩm chính thu được còn thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản

phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản

xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử

dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.

Tổng giá

thành

sản

phẩm

chính

=

Giá trị

sản phẩm

chính dở

dang đầu

kỳ

+

Tổng chi

phí sản

xuất phát

sinh trong

kỳ

-

Giá trị sản

phẩm thu

hồi ước

tính

-

Giá trị

sản phẩm

chính dở

dang cuối

kỳ

10

Page 11: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

* Phương pháp tính giá thành theo định mức.

Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra các chi phí sản xuất thoát ly

ngoài định mức nhằm tăng cường phân tích và kiểm tra các số liệu kế toán và

đơn giản hóa thủ tục tính toán.

Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức:

Giá thành

thực tế của

sản phẩm

=Giá thành định

mức của sản phẩm±

Chênh lệch

định mức±

Thay đổi so

với định mức

* Phương pháp tính giá thành phân bước.

- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm áp dụng thích hợp

trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở các giai

đoạn chế biến và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính giá thành.

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 .... Giai đoạn n

Chi phí nguyên

vật liệu( bỏ vào 1

lần)

Giá thành NTP

GĐ 1 chuyển

sang

Giá thành NTP

GĐ n-1 chuyển

sang

+ + +

Các CPSX khác

của GĐ 1

Các CPSX khác

của GĐ 2

Các CPSX khác

của GĐ n

Giá thành và giá

thành đơn vị NTP

giai đoạn 1

Giá thành và

giá thành đơn vị

NTP giai đoạn

2

Giá thành và giá

thành đơn vị của

thành phẩm.

11

Page 12: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Công thức tính giá thành sản phẩm:

Ztp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn - Dckn

ztp = Ztp / Qtp

Trong đó : Z: giá thành sản phẩm.

n : giai đoạn sản xuất thứ n.

- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.

Theo phương pháp này kế toán chỉ cần tính được giá thành và giá thành đơn vị

của nửa thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

CPSX của giai

đoạn i nằm trong

giá thành của

thành phẩm

=

SPDD đầu

kỳ+

CPSX trong

kỳ

x

Khối lượng

thành phẩm

hoàn thànhKhối lượng

SP hoàn

thành GĐ i

+

Khối lượng

SPDD cuối

kỳ của GĐ i

Zthành phẩm = CPSX gđ1 + CPSX gđ2 + ... CPSX gđn.

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 .... Giai đoạn n

Chi phí SX của

GĐ1 theo KM

Chi phí SX của

GĐ2 theo KM….

Chi phí SX của

GĐn theo KM

CPSX của GĐ1

trong thành phẩm

CPSX của GĐ2

trong thành

phẩm

…..CPSX của GĐn

trong thành phẩm

Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm

(theo khoản mục)

12

Page 13: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

1.2. Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản

xuất.

1.2.1. Kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kê

khai thường xuyên.

1.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

* Nội dung và nguyên tắc hạch toán.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu

phụ... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật

liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập tập hợp vào đối

tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập

hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải phân bổ chi phí cho

các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ

theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng...công thức phân bổ là:

Chi phí vật liệu phân

bổ cho từng đối tượng=

Tổng tiêu thức phân bổ

của từng đối tượngx

Tỷ lệ(hay hệ

số) phân bổ

Trong đó:

Tỷ lệ(hay hệ số)

phân bổ=

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

* Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

- Kết cấu tài khoản:

+ Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản

phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.

+ Bên có: - Giá trị nguyên liệu xuất dùng không hết.

- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.

TK 621 không có số dư cuối kỳ.

13

Page 14: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

*Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ.

Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán tập hợp chi phí NVLTT.

TK 111, 112, 331 TK 621 TK154

NVL mua ngoài

xuất thẳng cho SX

K/C giá trị NVLTT

dùng cho SX

Thuế VAT

được khấu trừ

TK133

TK 152

Xuất kho NVL

vào SX

Giá trị NVL dùng

không hết nhập lại kho

1.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

* Nội dung và nguyên tắc hạch toán.

Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá

trình sản xuất, bao gồm các khoản phải trả chi người lao động trong biên chế và

lực lượng lao động thuê ngoài... ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao

gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao

động chịu và tính vào chi phí kinh doanh.

* Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.

- Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên có: Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

*Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán tập hợp chi phí NCTT.

14

Page 15: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

TK 334 TK622 TK 154

Tiền lương và phụ cấp lương

phải trả cho CNTTSX

Kết chuyển chi

phí NCTT

TK 338 Các khoản đóng góp theo

ty lệ với tiền lương của

CNTTSX thực tế phát sinh

TK 111,331

Chi phí nhân công trực

tiếp thuê ngoài

1.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

* Nội dung và nguyên tắc hạch toán.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm

sau chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Đây là các chi phí phát sinh trong phạm vi

các phân xưởng, các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung được chi tiết theo định phí, biến phí.

Các khoản chi phí sản xuất chung thường được hạch toán riêng theo từng địa

điểm phát sinh chi phí nên kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng

theo tiêu thức phù hợp như: tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, số giờ làm

việc....

Công thức phân bổ:

Mức phân bổ chi phí

sản xuất chung phân bổ

cho từng đối tượng

=Tổng chi phí

SXC cần phân bổx

Tiêu thức phân bổ

cho từng đối tượng.

* Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

+ Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

- Kết chuyển(hay phân bổ) chi phí sản xuất chung.

15

Page 16: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

* Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung.

Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung.

TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152...

Chi phí nhân viên

phân xưởng

Các khoản thu hồi

ghi giảm chi phí

sản xuất chung

TK 152, 153 T

K 154

Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ ( hoặc kết chuyển)

Chi phí SXC cho các

đối tượng tính giá.

TK 242, 335

Chi phí theo dự toán.

TK 214 T

K 632

Chi phí khấu hao TSCĐ Kết chuyển CPSXC cố

định( không phân bổ)

vào giá.

TK 331,111,112

Các chi phí sản

xuất khác mua

ngoài phải trả hay

đã trả.

T

K 1331

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ(nếu có).

1.2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.

* Nội dung và nguyên tắc hạch toán.

Tổng hợp chi phí sản xuất là công tác quan trọng phục vụ cho việc tính giá thành

sản phẩm.

16

Page 17: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Trong kỳ CPSX liên quan đến đối tượng nào thì phân bổ trực tiếp cho đối tượng

đó, còn CPSX liên quan đến nhiều đối tượng thì phải tập hợp và chọn tiêu thức

phân bổ thích hợp.

Cuối kỳ, tổng hợp toàn bộ CPSX phát sinh cho từng đối tượng trên cơ sở các sổ

chi tiết CPSX và tiến hành kết chuyển sang TK 154 “CPSXKD dở dang”.

* Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

+ Bên nợ : Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.

+ Bên có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm,

lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Số dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

* Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.

TK621 TK154 TK152, 632...

Kếtchuyển

CPNVLTT

Các khoản ghi giảm

chi phí sản phẩm.

TK622 TK155,152

Kết chuyển

CPNCTT

Nhập kho vật tư SP

TK627

Gửi bán

TK 157

Kết chuyển

CPSXC

Tiêu thụ

bán hàng.

TK 632

1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất theo phương

pháp kiểm kê định kỳ.

17

Page 18: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

* Tài khoản sử dụng.

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng các tài khoản 621, 622,

627. Ngoài ra doanh nghiệp còn có các tài khoản sau:

TK 631 – Giá thành sản xuất, tài khoản này để xác định giá thành sản xuất sản

phẩm trong kỳ, được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại nhóm,

nhóm sản phẩm..

TK154- CPSX kinh doanh dở dang, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị sản

phẩm dở dang cuối kỳ.

* Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán CPSX

theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

TK621 TK631 TK632

K/C chi phí NVLTT Tổng giá thàmh sản

xuất của sản phẩm,

dịch vụ hoàn thành

nhập kho gửi bán

hay tiêu thụ trực tiếp.

TK622

K/C chi phí NCTT

TK627

K/C chi phí sản xuất chung

TK154

K/C CPDD đầu kỳ

K/C CPDD cuối kỳ

1.2.3. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang.

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm, công việc chưa kết thúc

giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.

18

Page 19: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán và xác định phần chi phí mà sản

phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Kế toán sử dụng các phương pháp sau:

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT

Phương pháp này đơn giản nhưng độ chính xác không cao. Chỉ nên áp

dụng với doanh nghiệp có CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.

CP sản

xuất SP

dở dang

cuối kỳ

=

CP SP dở dang đầu kỳ + CPNVLTTPS trong kỳ

x

Số lượng SP

dở dang cuối

kỳ

Số lượng SP hoàn

thành trong kỳ +Số lượng SP dở dang

cuối kỳ

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành

tương đương

Phương pháp này có tính chính xác cao nhưng mất nhiều thời gian, khối

lượng tính toán lớn và phải xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở

dang. Thường áp dụng với những sản phẩm có chi phí NVLTT không lớn, khối

lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. Đối với

chi phí sản xuất bỏ ra một lần như chi phí NVLTT không tính theo công thức

này. Công thức này chỉ tính cho chi phí SXC và chi phí NCTT.

Giá trị

SP DD

cuối kỳ

=

Giá trị SP DD đầu kỳ + CP SX PS trong kỳ

x

Số lượng SP

dở dang quy

đổiSố lượng SP hoàn

thành trong kỳ+

Số lượng SP dở dang

quy đổi

Số lượng SP

dở quy đổi

= Số lượng SP dở dang x % hoàn thành tương đương

19

Page 20: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được

định mức chi phí hoặc tính giá thành theo phương pháp định mức. Căn cứ vào

định mức tiêu hao (hoặc chi phí định mức) cho các khâu, các bước, các công

việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD.

20

Page 21: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Phần 2

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT.

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Công ty TNHH Hưng Phát được thành lập vào tháng 06 năm 2006.

Mã số thuế: 090025448

Địa chỉ: Đoàn Đào – Phù Cừ - Hưng Yên.

Fax: (0321)3892856 – Email: [email protected]

Với ngành nghề kinh doanh là các sản phẩm nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi,

…Đến tháng 10 năm 2007 công ty bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất thứ ăn

chăn nuôi và lắp đặt dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại, tự động hoá ở mức

cao với công suất ngàn tấn/năm trị giá hàng tỷ đồng. Đến tháng 5 năm 2009 nhà

máy đã cho ra đời 2 thương hiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp: Thương

hiệu 1 ABC, thương hiệu 2 Hoàng Phát, cho gia súc, gia cầm, thuỷ cầm… Từ đó

đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, tính đến tháng 6 năm

2011 sản lượng nhà máy đã đạt hàng ngàn tấn/tháng và nhanh chóng trở thành

một trong số công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với

phương châm coi trọng chất lượng là ưu tiên số 1.

2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.

Quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được thể hiện qua biểu sau:

Biểu: 2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.

(Tính đến ngày 31/12/2011)

Tài sản

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Tỷ lệ còn lại so với nguyên

giá(%).Giá trị Tỷ trọng(%)Nhà cửa vật kiến trúc 3.890.067.000 27 2.650.089.000 68

Máy móc thiết bị 8.900.456.000 63 6.400.067.800 72Phương tiện vận tải 900.346.000 6 600.356 67Thiết bị vận tải 456.000.000 3 356.000.000 78Tổng cộng 14.146.869.000 100 10.006.512.800 71

( Nguồn phòng tài chính kế toán)

2.3. Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty.

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

21

Page 22: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Biểu 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban là:

- Ban giám đốc do: Giám đốc đứng đầu là người đại diện pháp nhân duy nhất

của công ty chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan chủ quản và nhà nước.

- Khối quản lý có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác văn thư…

và tuyển nhân sự.

- Khối sản xuất có chức năng sản xuất hàng hoá và vận chuyển đưa nguyên liệu

vào kịp thời và đầy đủ cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.

- Phòng tài chính kế toán giúp giám đốc trong việc quản lý tài chính hạch toán

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tiền….

- Phòng kỹ thuật dinh dưỡng có chức năng nghiên cứu ra nguyên liệu, sản phẩm

mới,các thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của công ty để nâng cao chất

lượng sản phẩm sản xuất.

BAN GIÁM ĐỐC

Khối quản lý

Khối kinh doanh

Khối sản xuất

Phòng TCHC

Phòng kế toán hành chính

Phòng nhân sự

Bộ phận sản xuất

Bộ phận điều vận

Phòng kỹ thuật dinh dưỡng

Phòng thị trường Phòng bán hàng

Phòng thu mua

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng KCS

22

Page 23: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

- Phòng KCS có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nguyên

liệu đưa vào sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty.

- Phòng thị trường có chức năng tìm thị trường tiêu thụ mới và ổn định thị

trường đã có cho sản phẩm công ty.

- Khối kinh doanh có chức năng: mua nguyên liệu trong nước và ngoài nước để

sản xuất sản phẩm và bán hàng.

2.3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh.

* Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

Do tính chất đặc thù của nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi đó là những sản

phẩm sản xuất ra có thời hạn sử dụng ngắn, vì vậy yêu cầu của sản phẩm không

được đế lưu kho quá lâu. Sản phẩm làm ra đến đâu phải tiêu thụ đến đấy để đảm

bảo chất lượng sản phẩm. Vì những đặc điểm như vậy mà hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty luôn phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau để lên kế

hoach sản xuất:

- Căn cứ vào số lượng bán hàng bình quân của từng loại sản phẩm.

- Căn cứ vào đơn đặt hàng của các đại lý, khách hàng.

Từ những yếu tố trên phòng kỹ thuật đưa ra lệnh sản xuất, căn cứ vào lệnh sản

xuất, tổ trưởng xưởng bố trí xắp xếp công nhân để tiến hành sản xuất sao cho

đáp ứng đúng đủ lệnh sản xuất đưa ra.

* Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty.

23

Page 24: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Quy trình sản xuất khá đơn giản giản: Nguyên vật liệu thô gồm ngô hạt, sắn lát,

đậu tương được chia làm 2 loại:

- Loại 1: đem đi nghiền rồi đem vào máy trộn đảo được sản phẩm đậm đặc rồi

đem đóng kho.

- Loại 2: không đem đi nghiền mà đổ trực tiếp vào máy trộn đảo được sản

phẩm hỗn hợp tiếp theo đem ép viên được sản phẩm viên đem đóng bao rồi nhập

kho.

2.4. Tình lao động của công ty.

Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua biểu sau:

Nuyên vật liệu qua nghiền

Kho nguyên vật liệu

Qua máy trộn đảo nguyên liệu.

Đóng bao Ép viên

Nhập kho

Nuyên vật liệu không qua nghiền

Qua máy trộn đảo nguyên liệu.

Sản phẩm viên

24

Page 25: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Biểu 2.4: Cơ cấu lao động của công ty.

ĐVT: Người.

STTBộ phận

Số người

Trình độTỷ trọng(%)

đại học

CĐ - TC

LĐ phổ thông

I Lao động gián tiếp 49 19 28 2 20,761 Ban giám đốc 2 2 0 0 4,082 Khối quản lý 5 3 2   10,203 Phòng kỹ thuật dinh dưỡng 5 5 0 0 10,204 Phòng tài chính kế toán 12 5 7 0 24,495 Phòng KCS 4 0 4 0 8,166 Phòng thị trường 8 3 5 0 16,337 Khối sản xuất 9 1 6 2 18,378 Khối kinh doanh 6 2 4 0 12,24II Lao động trực tiếp 187 0 43 144 79,241 Phân xưởng sản xuất 1 50 0 13 37 26,742 Phân xưởng sản xuất 2 61 0 12 49 32,623 Phân xưởng sản xuất 3 54 0 15 39 28,884 Phân xưởng sản xuất 4 72 0 16 56 38,50

Tổng 236 19 71 146 100Tỷ lệ(%) 100 8,05 30,08 61,86  

( Nguồn phòng tài chính kế toán)

Lực lượng lao động trong công ty hiện nay có tổng số người là 236 người. Trong

đó trình độ đại học là 19 người chiếm 8,05%; cao đẳng trung cấp là 71 người

chiếm 30,08%; lao động phổ thong là 146 người chiếm 61,86 người. Qua số liệu

trên cho ta thấy lực lượn lao động gián tiếp là 49 người chiếm 20,76 %; lực

lượng lao động trực tiếp là 187 người chiếm 79,24%. Độ tuổi lao động của cán

bộ quản lý là 35 tuổi, của lao động trực tiếp sản xuất là 33 tuổi. Có thể nói công

ty có một lực lượng lao động trẻ, vì đây là một công ty mới thành lập có vị trí ở

vùng nông thôn nên thu hút được lao động trẻ tại địa phương đây là một lợi thế

cho việc phát triển bền vững, lâu dài của công ty.

2.5. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm(2009 –

2011) .

- Bằng chỉ tiêu hiện vật

25

Page 26: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

26

Page 27: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của công ty trong năm 2009 – 2011.

(Đơn vị tính: Đồng.)

Chỉ tiêu Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011

Lhbq q (%)Giá trị lhq (%) Giá trị lhq (%)1.Loại vốn 20.000.063.460 20.344.624.631 102 25.260.325.787 124 112Vốn cố định. 10.000.056.760 10.234.667.842 102 14.146.869.000 138 119

Vốn lưu động 10.000.006.700 10.110.056.789 101 111.034.556.787 110 105

2.Nguồn vôn. 20.000.063.460 20.344.624.631 102 25.260.325.787 124 112

Nợ phải trả 6.565.789.000 5.667.800.000 86 3.999.456.000 71 78

Nguồn vốn CSH 13.434.274.460 14.676.824.631 109 21.250.869.787 145 126

( Nguồn phòng tài chính kế toán)

27

Page 28: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Ta thấy vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ phát

triển bình quân đạt 112,3%. Trong đó, vốn cố định chiếm tỷ trọng cao so với

vốn cố định, tốc độ phát triển bình quân đạt 118,9% đó là do tính đặc thù của

doanh nghiệp sản xuất khi công ty trang bị thêm máy móc thiết bị cho doanh

nghiệp sản xuất. Nguồn vốn của công ty cũng tăng lên hàng năm đạt tốc độ bình

quân là 112,3%. Do công ty kinh doanh có lãi nên nguồn vốn CSH của công ty

tăng qua các năm vì vậy làm tăng nguồn vốn của công ty nên nợ phải trả của

công ty giảm

- Bằng chỉ tiêu giá trị.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD) của công ty qua 3 năm (2009 -

2011) được thể hiện qua bảng sau:

28

Page 29: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Biểu 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD) của công ty qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2009Năm 2010 Năm 2011

lhbq q (%)Trị giá lhq (%) Trị giá lhq (%)

1Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.021.000.000 56.182.060.000 175,45 64.034.500.000 113,98 141,41

2 Các khoản giảm trừ 0 0   0    

3 Doanh thu thuần 32.021.000.000 56.182.060.000 175,45 64.034.500.000 113,98 141,414 Giá vốn hàng bán 29.080.901.234 51.202.200.011 176,07 5.900.342.001 115,24 142,44

5 Lợi nhuận gộp 2.940.098.766 4.979.859.989 169,38 5.031.079.999 101,03 130,81

6 Doanh thu tài chính 624.000.000 734.509.890 117,71 743.400.143 101,21 109,15

7 Chi phí tài chính 450.012.334 727.645.600 161,69 741.500.456 101,90 128,36

8 Trong đó chi phí lãi vay 412.100.000 707.614.000 171,71 741.500.342 104,79 134,14

9 Chi phí bán hàng 970.000.000 989.000.000 101,96 992.678.432 100,37 101,16

10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 890.000.000 972.789.456 109,30 987.000.124 101,46 105,31

11 Lợi nhuận thuần 1.254.086.432 3.024.934.823 241,21 3.053.301.130 100,94 156,03

12 Thu nhập khác 821.000.000 933.789.435 113,74 943.456.213 101,04 107,20

13 Chi phí khác 730.000.000 823.000.098 112,74 825.000.143 100,24 106,31

14 Lợi nhuận khác 91.000.000 110.789.337 121,74 118.456.070 106,92 114,09

15 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.345.086.432 3.135.724.160 233,12 3.171.757.200 101,15 153,56

16 Chi phí thuế TNDN hiện hành. 336.271.608 783.931.040 233,12 792.939.300 101,15 153,56

17 Lợi nhuận sau thuế. 1.008.814.824 2.351.793.120 233,12 2.378.817.900 101,15 153,56 ( Nguồn phòng tài chính kế toán)

29

Page 30: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Qua bảng biểu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm

(2009- 2011) cho ta thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty

tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 141,41% (tăng 41,41 %). Một trong các

yếu tố góp phần làm tăng doanh thu là do công ty đã linh hoạt trong công việc

nắm bắt nhu cầu thị trường, đồng thời công ty không ngừng nâng cao công tác

quản lý, hệ thống các kênh tiêu thụ. Giá vốn hàng bán tăng với tốc độ phát triển

bình quân đạt 142,44% (tăng 42,44%). Sở dĩ giá vốn hàng bán tăng là vì giá cả

đầu vào tăng lên do sự biến động giá của thị trường, kèm theo các khoản chi phí

khác cũng tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng

với tốc độ phát triển bình quân đạt 105,31% (tăng 5.31%) do trong 2 năm 2009,

2010 công ty đã bổ sung nhân lực ở bộ phận quản lý. Mặt khác, mức lương cơ

bản tăng đã làm chi phí tăng. Chi phí bán hàng tăng với tốc độ phát triển bình

quân đạt 101,16% (tăng 1,16%) do trong 2 năm 2009, 2010 công ty đã bổ sung

thêm nhân lực ở bộ phận bán hàng. Mặt khác, mức lương cơ bản tăng làm tăng

chi phí. Ảnh hưởng tới lợi nhuận ngoài các nhân tố nêu trên còn phải kể đến

doanh thu hoạt động tài chính. Qua 3 năm doanh thu từ hoạt động này tăng bình

quân với tốc độ 109,15% (tăng 9,15%) chủ yếu là từ thu lãi tiền gửi ngân hàng.

Tuy nhiên, chi phí tài chính(chủ yếu là lãi vay) cũng tăng cao với tốc độ phát

triển bình quân đạt 128,36%(tăng 28,36%). Bên cạnh đó còn có doanh thu khác

cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Qua 3 năm thu nhập khác tốc độ phát triển bình

quân đạt 107,20% (tăng 7,20%). Tuy nhiên chi phí khác cũng tăng với tốc độ

phát triển bình quân đạt 106,31% (tăng 6,31%). Lợi nhuận trước thuế của công

ty tăng theo các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 153,56% (tăng 53,56%).

Sở dĩ có sự tăng lên đó là do năm 2011. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng

kinh tế với nhiều bạn hàng với giá trị hàng hoá lớn mang lại doanh thu cao cho

công ty hơn so với năm 2010. Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà

nước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ.

30

Page 31: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2009- 2011) mang

lại lợi nhuận cao và tăng đều qua từng năm, điều này cho ta thấy công ty hoạt

động ngày càng phát triển.

2.6. Thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của công ty.

2.6.1. Thuận lợi và khó khăn.

* Thuận lợi.

Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ năng động trong cơ chế thị trường, có

tính trách nhiệm cao, các kỹ sư có trình độ khoa học cao. Công nhân sản xuất

trẻ, có dây truyền sản xuất hiện đại . Đây là lợi thế rất lớn giúp công ty khẳng

định vị trí, đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

* Khó khăn.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế

quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đang được điều chỉnh nhằm

tạo đìều kiện cho các loại hình doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới nhưng đồng

thời cũng có không ít những khó khăn thử thách được đặt ra là:

- Giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm không ngừng tăng vì

vậy đỏi hỏi công ty luôn phải áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại để nâng

cao công suất sản xuất và để hạ giá thành sản phẩm.

- Là một công ty mới thành lập vì vậy công ty vẫn còn nhiều khó khăn trong

việc tiêu thụ sản phẩm, định vị thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.

2.6.2. Phương hướng phát triển công ty trong những năm tới.

- Tiếp tục sản xuất những loại sản phẩm đã được khẳng định trên thị trường và

là thế mạnh của công ty.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý theo hướng

hiệu quả, linh hoạt.

- Nâng cao năng lực sản xuất bằng mở rộng đầu tư cho sản xuất.

- Nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm mới có chất lượng cao giá thành rẻ.

- Mở rộng thị trường và giữ vững thị trường.

31

Page 32: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Phần 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG

PHÁT.

3.1. Đặc điểm công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Hưng Phát.

3.1.1. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán.

Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ:

- Phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán trong công ty, phân tích các số

liệu và cung cấp các thong tin một cách chính xác và kịp thời cho ban lãnh đạo

của công ty.

- Vận dụng linh hoạt và phù hợp các chính sách và chế độ tài chính của nhà

nước vào công tác kế toán của công ty.

- Lập báo cáo tài chính và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đầy đủ và đúng thời

hạn quy định.

3.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy kế toán của công ty.

Kế toán trưởng

Kế toán công nợ

Kế toán bán hàng

Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ

Kế toán thuế

Kế toán lao động- tiền lương

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kế toán vật tư và tài sản cố định

32

Page 33: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ kiểm tra đối chiếu:

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu phát sinh trong kỳ, lập sổ nhật

ký chung, theo dõi báo cáo của bộ phận kế toán gửi về, thực hiện công tác kế

toán cuối kỳ, giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành. Phụ trách cong tác kế

toán chung, có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công

ty, giúp cho giám đốc vê nghiệp vụ chuyên môn…

- Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ chi tiết cho từng đối

tượng, từng khoản nợ của khách hàng, theo dõi tình hình thanh toán với nhà

cung cấp…

- Kế toán thuế: Căn cứ các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng

hàng tháng, kế toán phải tính được số thuế của công ty, phải nộp cho ngân sách

nhà nước vào mỗi tháng, quý, năm.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, tiến hành thu chi tiền mặt

trên cơ sở các chứng từ thu chi, lên bảng cân đối thu chi.

- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán hàng: ghi hoá đơn bán

hàng, hoá đơn GTGT căn cứ vào giấy đề nghị bán hàng của nhân viên bán hàng

gửi lên phòng kế toán…

- Kế toán lao động - tiền lương: Tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, các

khoản tạm ứng…

- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tính toàn bộ chi phí và tập hợp chi

phí để tính giá thành sản phẩm sản xuất ra.

- Kế toán vật tư và tài sản cố định: theo dõi tăng, giảm, tính khấu hao tài sản cố

định …

- Kế toán tổng hợp: Làm những công việc còn lại, kiểm tra đối chiếu các nghiệp

vụ đã xảy ra ….

3.1.3. Hình thức tổ chức sổ kế toán.

33

Page 34: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Sơ đồ 3.2: Trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.

Ghi chú:

+ Ghi hàng ngày:

+ Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ:

+ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chung. Việc áp dụng hình thức

kế toán này phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty và phù hộ với

tay nghề, trình độ kế toán của nhân viên kế toán trong công ty.

Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứng từ kế toán được tập lập, kế tóan căn cứ

vào sổ nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền. Nếu có liên quan đến sổ kế toán chi tiết

khác thì ngoài việc ghi sổ nhật ký chung đồng thời vào các sổ chi tiết. Nghiệp

vụ thu tiền, chi tiền dhỉ được ghi chép vào sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền.

Công việc này được kế toán thực hiện từ một đến hai ngày một lần. Sau đó, cứ 5

ngày một lần kế tóan căn cứ vào số liệu đã ghi trong sổ nhật ký đặc biệt để ghi

vào sổ cái các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán.

Đồng thời căn cứ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế tóan lập bảng tổng hợp chi

tiết. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra sổ

nhật ký chung, sổ cái, bảng cân đối kế toán để lập báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ kế toán chi tiết

Sổ cái

Sổ nhật ký chung

Bảng tổng hợp kế toán chi tiết

Bảng cân đốiphát sinh

Báo cáo tài chính

34

Page 35: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

3.1.4. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

Hệ thống tài khoản kế tóan tại công ty được áp dụng theo quy định của chế độ

kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ –

BTC ban hành ngày 20/3/2006.

3.1.5. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Kế toán áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của bộ tài chính, gồm có :

+ Bảng cân đối kế tóan: Bảng B01 – DN.

+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng B02 – DN.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bảng B03 - DN.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính: Bảng B09 – DN.

3.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại

công ty.

3.2.1. Cách phân loại chi phí sản xuất.

Tại công ty TNHH Hưng Phát sản phẩm được chế biến theo một quy trình chế

biến liên tục sản phẩm cuối cùng là các loại thức ăn chăn nuôi cho gà, lợn, vịt

với khối lượng, số lượng kích cỡ khác nhau. Vì vậy chi chi phí sản xuất của

công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh một cách thường xuyên liên tục

ở phân xưởng ở ca sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và

phục vụ tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của công ty được phân loại

theo mục đích, công dụng thành các khoản như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: các nguyên liệu như ngô, sắn...

được đưa vào sản xuất để cấu thành lên sản phẩm của công ty.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản trích

theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

35

Page 36: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

- Chi phí sản xuất chung: Các chi phí phát sinh, các chi về điện nước, điênh

thoại phục vụ cho nhu cầu của công ty, các chi phí khác liên quan.

3.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn

nuôi tại công ty .

3.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy trình

sản xuất liên tục, sản phẩm sản xuất ra là các loại sản phẩm có kích thước và

khối lượng khác nhau ... cho nến để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, công tác

kế toán, đối tượng tập hợp chi phí là tòan bộ các chi phí phát sinh trong quá

trình sản xuất trong kỳ để sản xuất ra sản phẩm gồm: Chi phí NVLTT, Chi phí

NCTT, chi phí SXC.

3.2.2.2. Đối tượng tính giá thành.

Xuất phát từ đặc điểm của công ty là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi vì vậy

đối tượng tính giá thành của công là thành phẩm sản xuất ra.

Công ty có nhiều loại sản phẩm nhiều loại sản phẩm khác nhau, vì vậy công ty

đã chia ra làm loại các loại như sau:

Biểu 3.3 : Bảng tên các loại sản phẩm của công ty.

Thương hiệu Tên sản phẩm Ký hiệu

ABC

Cám đậm đặc(dùng cho heo, gà,cá...)

N58

N57

N56

.....

Cám hỗn hợp(dùng cho heo, gà, cá..)

H55L

H56L

H57L

......

Hoàng Phát Cám đậm đặc(dùng cho heo, gà,cá...) GM1

GM2

GM3

......

36

Page 37: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Cám hỗn hợp(dùng cho heo, gà, cá..)

GM

GM2

GM3

.......

3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.

3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tíêp.

Chi phí NVLTT là khoản chi phí về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất

dùng trực tiếp cho việc chế biến sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sản xuất có đặc

điểm quy trình công nghệ sản xuất khác nhau nên nhu cầu về nguyên liệu cũng

khác nhau. Trong nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi do nhiều chủng loại thức

ăn cho nhiều nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau nên nguyên vật liệu cũng

rất đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm ở

doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy việc tập hợp chính xác đầy đủ, kịp thời chi phí

nguyên vật liệu có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm đồng thời

góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó

giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Do đặc điểm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nên nguyên liệu chủ yếu để

sản xuất là các sản phẩm nông sản được mua trực tiếp từ người nông dân chính

vì vậy mà xí nghiệp đã thành lập bộ phận vật tư là bộ phận chuyên đi mua

nguyên vật liệu.

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và yêu cầu của từng loại sản phẩm bộ phận vật tư

sẽ đặt mua các loại vật tư khác nhau. Các loại vật tư chủ yếu mà bộ thường đặt

mua là: Ngô, sắn, đậu tương cá,xương …toàn bộ nguyên vật liệu này đều được

bộ phận kỹ thuật kiểm tra kỹ lưỡng về độ ẩm, tạp chất và chất lượng rồi mới lập

biên bản đồng ý cho thủ kho nhập hàng.

*Trình tự hạch toán.

- Hàng ngày căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật đưa cho thủ kho tiến

hành xuất vật tư rồi lập thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Định kỳ kế

37

Page 38: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm

theo các lệnh sản xuất, lệnh sản xuất được đánh chi tiết cho từng loại sản phẩm

và kiêm luôn phiếu xuất kho.

Để theo dõi chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất kế toán sử

dụng tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

Công tác hạch toán chi tiết.

Khi mua nguyên vật liệu về nhập kho, thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng

ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại vật tư hàng hóa. Khi nhận chứng

từ nhập vật tư hàng hóa thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của từng

chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhận vào chứng từ, thẻ kho, cuối ngày

tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn kho trên thẻ kho.

Do nguyên vật liệu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là các loại nông phẩm như:

Ngô, sắn.., mua trực tiếp từ người nông dân nên không có hóa đơn giá trị gia

tăng vì vậy phòng vật tư đã lập bảng kê thu mua .

Ví dụ khi mua ngô của nông dân kế toán lập bảng kê thu mua ngô như sau:

Biểu 3.4: Bảng kê thu mua.

Loại: Nguyên vật liệu ngô.

Người bán Số

lượng

ĐVT Độ

ẩm

Tạp

chất

Đơn

giá

Thành tiền Ghi

chú

Xác

nhận

của

PKT

Nguyễn Văn Tiến30.600 Kg 13% 5% 2.900 88.740.000

Nguyễn Văn Thanh. 80.000 Kg 5% 7% 2.800 224.000.000

Hoàng Thị Hương 45.000 Kg 14% 5% 2.850 128.250.000

Tổng cộng 155600 440.900.000

38

Page 39: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Căn cứ vào bảng kê kế toán phản ánh giá mua vật tư bằng bút toán:

Nợ TK 152: 440.900.000.

Có TK 111: 440.900.000.

Ngoài ra còn một số nguyên liệu mua của các công ty cung cấp nguyên liệu

thức ăn chăn nuôi. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất đặt hàng mua.

Ví dụ ngày 3 tháng 12 năm 2011 công ty mua một số nguyên liệu của công ty

chế biến xuất nhập khẩu có hóa đơn GTGT khi mua hàng

39

Page 40: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 3.5: Hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng.

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho khách hàng

Người bán: Công ty chế biến xuất nhập khẩu.

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Công Trứ - Hà Nội.

Họ và Tên người mua hàng: Nguyễn Tiến Lâm.

Tên đơn vị: Công ty TNHH Hưng Phát.

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản.

STT Tên hàng

hóa dịch

vụ

ĐVT Số lượng Đơn giá Thành Tiền

1 Khô đậu Kg 30.000 2.028 60.840.000

2 Bột cá Kg 4.000 6.666 26.664.000

Thành tiền 87.504.000

Thuế GTGT: 05%.

Tiền thuế GTGT: 4.375.200

Tổng tiền thanh toán: 91.879.200

Tổng tiền bằng chữ: Chín mươi mốt triệu tám trăm bảy mươi chín ngàn hai

trăm đồng.

Người mua hàng

(Ký ghi rõ họ tên)

Người bán hàng

(Ký,ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)

40

Page 41: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Nguyên vật liệu mua về được phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng sau đó

kế toán công ty làm thủ tục nhập kho. Kế toán công ty mở sổ theo dõi vật tư

mua về nhập kho. Kế toán công ty lập phiếu nhập kho gồm 2 liên trong đó 1 liên

giao cho thủ kho, 1 liên gửi kèm hóa đơn mua hàng GTGT về phòng kế toán

công ty để vào sổ kế toán. Mẫu phiếu nhập kho(phụ biểu 1).

Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho kế toán phản ánh giá mua của

hàng nhập kho bằng bút toán:

Nợ TK 152: 87.504.000

Nợ TK 133: 4.375.200

Có TK 112: 91.879.200

Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu của thị trường và đơn đặt hàng của phòng kỹ

thuật đưa ra lệnh sản xuất kiêm phiếu nhập kho nội bộ.

cho từng loại(lệnh sản xuất kiêm luôn phiếu nhậpkho).

Ví dụ: Ngày 28/11/2011 phòng kỹ thuật đưa ra lệnh sản xuất thủ kho để xuất

NVL để sản xuất cám đậm đặc N58.

Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:

- 01 liên giao cho thủ kho.

- 01 liên giao cho trưởng ca sản xuất.

- 01 liên lưu ở phòng kỹ thuật.

Căn cứ vào các lệnh sản xuất trưởng ca sản xuất cử công nhân đến các kho để

lĩnh vật tư, thủ kho cấp các nguyên vật liệu theo lệnh sản xuất.

Cuối mỗi ngày thủ kho chuyển lệnh sản xuất lên phòng kế toán để kế toán vật

tư phản ánh vào sổ kế toán. Cuối mỗi quý kế toán tiến hành tập hợp chi phí và

tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí cho

sản phẩm sản xuất ra.

41

Page 42: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu .

Quý 4 năm 2011.

Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá (đồng)

BAO25 Bao25kg Cái 1.116 2.949.738

BOTCA bột cá kg 465 5.047.566

BOTDA bột đá kg 120 21.997

BOTHUYET bột huyết kg 359 2.941.122

BOTTHIT bột thịt kg 430 1.928.677

CAMMY cám mỳ kg 1.795 4.769.709

CAMVIEN cám mỳ viên kg 1.200 2.800.001

CAMGAO cám gạo kg 700 1.426.993

KHODAUCL kho đậu cl kg 5.030 20.321.466

MATCUC mật cục kg 21 151.244

MIX404 mix 404 kg 916 10.463.469

MO mỡ động vật kg 118 703.782

MUOI muối kg 121 133.199

NGOHAT01 ngô hạt kg 14 41.227.767

NILON25 nilon 24 kg cái 1.116 552.340

RIMAT rỉ mật kg 30 74.415

SAUNOMYCIN saunomycin kg 18 885.714

……. ……. …… ……. ……

SAN002 sắn nghiền kg 2.580 5.516.446

Tổng cộng   300.152 1.200.832.355 ( Nguồn phòng tài chính kế toán)

Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí NVLTT và các lệnh xuất NVLTT để sản xuất

sản phẩm kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp CPNVLTT để sản xuất ra các loại

sản phẩm.

42

Page 43: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng3.7: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu tực tiếp để sản xuất ra các loại sản phẩm.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng

STT Tên thành phầm Giá trị(đồng)

1Cám đậm đặc N58 42.567.800

2Cám hỗn hợp H55L 43.890.000

3Cám đậm đặc N57 64.263.000

4Cám đậm đặc N56 69.683.000

5Cám đậm đặc N54 68.823.000

6Cám đậm đặc N53 62.146.000

7Cám hỗn hợp H56L 60.560.000

8Cám hỗn hợp H57L 59.235.000

9Cám hỗn hợp H58L 60.600.000

10Cám hỗn hợp H53L 64.360.000

11Cám đậm đặc GM1 60.360.000

12Cám đậm đặc GM2 69.870.000

13Cám đậm đặc GM3 53.623.000

14Cám đậm đặc GM4 56.500.000

15Cám đậm đặc GM5 59.250.000

16Cám hỗn hợp GM1 59.600.000

17Cám hỗn hợp GM2 60.320.000

18Cám hỗn hợp GM4 70.250.000

19Cám hỗn hợp GM5 64.151.555

20Cám hỗn hợp GM3 50.780.000

Tổng cộng 1.200.832.355 ( Nguồn phòng tài chính kế toán)

Trong đó giá thành từng loại nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá bình quân

gia quyền.

43

Page 44: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Giá trị NVL

xuất kho=

Giá trị NVL tồn đầu kỳ +Giá trị NVL nhập

trong kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ +Số lượng NVL nhập

trong kỳ

Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp để phục vụ cho sản xuất kế toán căn cứ

vào lệnh sản xuất và bảng tồng hợp chi phí nguyên vật liệu kế toán ghi bút toán

phản ánh:

Nợ TK 621: 1.200.832.355.

Có TK 152: 1.200.832.355.

Số liệu trong bảng kế hạch toán là căn cứ ghi vào sổ nhật ký chung theo đúng

định khoản kế toán của từng nghiệp vụ phát sinh.

Bảng 3.8. Trích sổ nhật ký chung.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

Chứng từ Diễn giải TKĐƯ

Số tiềnSố Ngày Nợ Có...... ...... ...... ..... ...... .....

0048268 2/10/2011 Xuất ngô hạt cho PX1 sản xuất cám N58

621 8.250.000

152 8.250.000

0048270 3/10/2011 Xuất sắn cho PX2 sản xuất cám H55

621 6.349.000

152 6.349.000

0048272 4/10/2011 Xuất cám gạo cho PX4 sản xuất cám GM3

621 5.890.478

152 5.890.478

...... ..... ..... ....... ...... ......0048283 28/12/2011 Xuất bột cá nhạt

PX3 sản xuất cám GM1

621 5.349.392

152 5.349.392

0048285 29/12/2011 Xuất cám mỳ PX4 621 4.398.000

44

Page 45: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

sản xuất cám GM3152 4.398.00

0...... ....... ...... ..... ..... ......

Tổng cộng trong quý 4

8.900.400.000

8.900.400.000

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Sau khi được ghi vào sổ nhật ký chung số liệu này được ghi vào sổ chi tiết và sổ

cái tài khoản có liên quan. Sau đó tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho toàn

công ty và kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành cho từng cho từng loại sản

phẩm.

Bảng 3.9: SỔ CÁI

Quý 4 năm 2011

45

Page 46: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Số hiệu: 621Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

ĐVT: ĐồngChứng từ Diễn giải TK

ĐƯSố tiền

Số Ngày Nợ Có0048268 2/10/2011 Xuất ngô hạt cho

PX1 sản xuất cám N58

152 8.250.000

0048270 3/10/2011 Xuất sắn cho PX2 sản xuất cám H55

152 6.349.000

0048272 4/10/2011 Xuất cám gạo cho PX4 sản xuất cám GM3

152 5.890.478

...... ...... ......... ........

........ .........

0048283 28/12/2011 Xuất bột cá nhạt PX3 sản xuất cám GM1

152 5.349.392

0048285 29/12/2011 Xuất cám mỳ PX4 sản xuất cám GM3

152 4.398.000

0048287 30/12/2011 Kết chuyển chi phí

154 1.200.832.355

Cộng số phát sinh trong quý 4

1.200.832.355 1.200.832.355

.

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ,

phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Khoản mục chi phí

46

Page 47: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

này có lien quan trực tiếp đến người lao động, đối tượng trực tiếp tạo ra sản

phẩm, do đó đặt ra vấn đề là doanh nghiệp cần sử dụng sao cho có hiệu quả vừa

tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, vừa có thể sử dụng nó như một công cụ để

khuyến khích tinh thần tích cực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động.

* Trình tự hạch toán:

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng tài khoản 622: “Chi

phí nhân công trực tiếp sản xuất”.

Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho toàn bộ công

nhân viên trong công ty.

Lương thời gian tính cho công nhân viên công ty được tính theo công thức:

Lương

thời gian =

Hệ số

lươngx

Mức lương

tối thiểux

Số ngày

công thực tế

làm việc

+Phụ cấp

nếu có26

Công nhân làm việc ngày nào được chấm công ngày đó, việc chấm công và theo

dõi công nhân đi làm được làm bởi các tổ trưởng phân xưởng sản xuất, các

phòng ban. Sau đó kế toán lập bảng chấm công cho từng quý dựa trên bảng

chấm công từng ngày, tháng của các đơn vị trong công ty.

47

Page 48: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 3.10: Bảng chấm công.

Quý 4 năm 2011

ĐVT: Ngày.

stt Họ và tênCấp bậc lương

hoặc cấp bậc chức vụ

Ngày trong quý Tổng số ngày công

Đơn giá ngày công

Thành tiền

Ký nhận

Ngày trong tháng 10 Ngày trong tháng 11

Ngày trong tháng 12

A B D 1 2 3 …. 30 31 1 2 …. 29 30 1 2 …. 3031 E F G H

1 Đoàn Ngọc Tình Tổ trưởng PX1 x   x …   x x x …. x x x x …. x x 78      2 Nguyễn Thế Anh Nhân viên SX PX1 x   x …   x x   …. x x   x …. x x 76      3 Nguyễn Thị Hà Nhân viên SX PX2 x   x …   x x x …. x x x x …. x x 78      4 Phạm Hồng Quân Nhân viên SX PX3 x   x …     x x …. x   x x …. x x 78      5 Phạm Hồng Hải Nhân viên SX PX4 x   x …   x x x …. x x x x …. x x 77      

…. …. …. … … …. … …. … .. .. …. .. .. .. … …. ….. …...      

187Nguyễn Thanh Tùng. Nhân viên SX PX1 x   x …   x x x …. x   x x …. x x 76      

Tổng cộng 14025      

Người duyệt Người chấm công Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

48

Page 49: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Từ bảng chấm công trên kế toán tiền lương tính ra lương cho công nhân viên

trong tháng và trong quý . Sau đó kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho bộ

phận sản xuất theo quý để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.

Bảng 3.11. Bảng thanh toán tiền lương .

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng

TT Họ và Tên HSL Tiền Lương

Thu 8,5 % (BHXH, BHYT, BHTN) Còn lĩnh

Ký nhận

A B C 1 2 (3)=(1)-(2)  

1 Đoàn Ngọc Tình 2,65 5.130.000 436.050 4.693.950  

2 Nguyễn Thế Anh 3,51 3.800.000 323.000 3.477.000  

3 Nguyễn Thị Hà 1,86 3.900.000 331.500 3.568.500  

4 Phạm Hồng Quân 2,86 3.900.000 331.500 3.568.500  

5 Phạm Hồng Hải 1,86 3.850.000 327.250 3.522.750  

…. …. …. … … …  

187Nguyễn Thanh Tùng. 1,99 3.800.000 323.000 3.477.000  

Tổng tiền 562.450.000 47.808.250 514.641.750  

Người lập Kế toán tiền lương Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

49

Page 50: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 3.12. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

TTTên công nhân trực

tiếp sản xuất

Tài khoản 334 Tài khoản 338

TK 335" Chi phí phải trả" Tổng cộngLương

Các khoản khác TK 334 KPCĐ BHXH BHYT BHTN TK 338

A B (1) (2) (3)=(1)+(2) (4)=2%* (3) (5)=16%*(3)(6)=3%*(3

)(7)=1%*(3

) (8)=(4)+(5)+(6)+(7) 9 (10)=(3)+(8)

1 Đoàn Ngọc Tình 4.680.000 450.000 5.130.000 102.600 820.800 153.900 51.300 1.128.600  0 6.258.600

2 Nguyễn Thế Anh 3.800.000   3.800.000 76.000 608.000 114.000 38.000 836.000  0 4.636.000

3 Nguyễn Thị Hà 3.900.000   3.900.000 78.000 624.000 117.000 39.000 858.000  0 4.758.000

4 Phạm Hồng Quân 3.900.000   3.900.000 78.000 624.000 117.000 39.000 858.000  0 4.758.000

5 Phạm Hồng Hải 3.850.000   3.850.000 77.000 616.000 115.500 38.500 847.000  0 4.697.000

…. …. … … … …. …. …… …..   ….. …..

187Nguyễn Thanh Tùng. 3.800.000   3.800.000 76.000 608.000 114.000 38.000 836.000   4.636.000

Cộng 561.000.000 1.450.000 562.450.000 11.249.000 89.992.000 16.873.500 5.624.500 123.739.000 0 686.189.000

Người lập Kế toán tiền lương Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên

50

Page 51: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Trong đó các khoản trích theo lương được thực hiện đúng theo quy định

của pháp luật. Trong đó KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN lần lượt được trích là

2%, 16%, 3%, 1% trên lương cơ bản và phụ cấp của công nhân vào chi phí sản

xuất kinh doanh, khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN lần lượt là 6%, 1,5%, 1% trên

lương cơ bản và phụ cấp của công nhân (tại công ty phụ cấp cho công nhân chỉ

có phụ cấp chức vụ và phụ cấp độc hại).

Sau khi lập song bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán

tiền lương ghi bút toán phản ánh như sau:

Bút toán phản ánh lương cơ bản:

Nợ TK 622: 562.450.000Có tài TK 334: 562.450.000Bút toán phản ánh các khoản trích theo lương.

Nợ TK 622: 123.739.000

Có TK 338: 123.739.000

Nợ TK 334: 47.808.250

Có TK 338: 47.808.250

Cuối quý kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để tính ra tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ra từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ(một phân xưởng thì sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng một lúc ví dụ như PX1 thì vừa sản xuất SP cám đậm đặc N58, cám đậm đặc N57).

Bảng 3.13: Bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếpsản xuất cho các loại sản phẩm sản xuất ra.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

STT Tên thành phầm Giá trị(đồng)

1 Cám đậm đặc N58 30.309.450

2 Cám hỗn hợp H55L 28.789.000

3 Cám đậm đặc N57 36.763.000

4 Cám đậm đặc N56 39.123.000

5 Cám đậm đặc N54 39.786.000

6 Cám đậm đặc N53 34.456.000

7 Cám hỗn hợp H56L 28.356.000

51

Page 52: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

8 Cám hỗn hợp H57L 32.345.000

9 Cám hỗn hợp H58L 29.663.000

10 Cám hỗn hợp H53L 39964000

11 Cám đậm đặc GM1 32458000

12 Cám đậm đặc GM2 39653000

13 Cám đậm đặc GM3 28635000

14 Cám đậm đặc GM4 31832500

15 Cám đậm đặc GM5 31560000

16 Cám hỗn hợp GM1 32345000

17 Cám hỗn hợp GM2 35256000

18 Cám hỗn hợp GM4 42459000

19 Cám hỗn hợp GM5 40546050

20 Cám hỗn hợp GM3 31890000

Tổng cộng 686189000

Số liệu trong bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích

theo lương là căn cứ để kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo đúng định khoản

kế toán của từng nghiệp vụ phát sinh.

Bảng 3.14: Trích sổ nhật ký chung.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiềnSố Ngày Nợ Có... ..... ........ ..... .... . .......74 28/10/2011 Lương công nhân

PX1622 80.200.000

334 80.200.00075 29/10/2011 Lương công nhân

PX2622 92.300.000

334 92.300.00076 30/10/2011 Lương công nhân

PX3622 93.200.000

334 93.200.000..... .... ... ..... ...... .....

Tổng cộng trong quý 4

8.900.400.000. 8.900.400.000.

52

Page 53: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi được ghi vào sổ nhật ký chung số liệu này được ghi vào sổ chi tiết và

các tài khoản có liên quan. Sau đó kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

sản xuất của công ty và kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành cho sản phẩm

sản xuất ra.

Bảng 3.15: SỔ CÁIQuý 4 năm 2011

Số hiệu: 622Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.

ĐVT: Đồng.

Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiềnSố Ngày Nợ Có74 28/10/2011 Lương công nhân PX1 334 80.200.00075 29/10/2011 Lương công nhân PX2 334 92.300.00076 30/10/2011 Lương công nhân PX3 334 93.200.000..... .... ..... ...... .... ....81 27/12/2011 Lương công nhân PX3 334 93.000.00082 27/12/2011 Lương công nhân PX4 334 98.900.000

31/12/2011 Kết chuyển chi phí 154 686.189.000

Cộng 686.189.000 686.189.000

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

- Để hoàn thành được công việc sản xuất ngoài chi phí NVLTT, chi phí NCTT

còn khoản chi phí gián tiếp phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất của công

ty. Tại công ty chi phí sản xuất chung được theo dõi trên tài khoản 627: “Chi

phí sản xuất chung”.

TK 627 gồm các tài khoản chi tiết:

53

Page 54: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

TK 627.1: Lương và các khoản trích theo lương.

TK 627.2: Chi phí vật liệu, nhiên liệu: chi phí dầu mỡ...

TK 627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất.

TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ.

TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện thoại...

TK 627.8: Chi phí khác bằng tiền ngoài những chi phí trên: Chi phí sửa chữa

thường xuyên TSCĐ.

Hiện nay ở công ty đối với dụng cụ sản xuất khi mua về được phân bổ ngay vào chi phí sản xuất 50%, giá trị còn lại được phân bổ khi nào công cụ được báo hỏng. Còn đối với TSCĐ thì công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng.Công thức tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng:

MKH =NGNsd

* Trình tự hạch toán.

Căn cứ vào chứng từ gốc bảng tổng hợp tiền lương, phân bổ công cụ dụng cụ,

bảng tính khấu hao tài sản cố định theo bộ phận ghi định khoản vào sổ chi tiết

tài khoản 627.

Ví dụ: Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào bảng chấm

công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán ghi các bút

toán phản ánh và từ đó làm căn cứ ghi vào sổ nhật ký chung.

Bảng chấm công(phụ biểu 2), bảng phân bổ tiền lương của công nhân sản xuất

chung lập và có cách tính tương tự như của công nhân sản xuất trực tiếp.

54

Page 55: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 3.16: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trich

theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

TTTên nhân viên sản

xuất chung

Tài khoản 334 Tài khoản 338 TK 335"Chi phí phải

trả" Tổng cộngLương

Các khoản khác

Cộng có TK 334 KPCĐ BHXH BHYT BHTN Cộng cóTK 338

A B -1 -2 (3)=(1)+(2) (4)=2%* (3) (5)=16%*(3) (6)=3%*(3) (7)=1%*(3) (8)=(4)+(5)+(6)+(7) 9 (10)=(3)+(8)

1 Đoàn Ngọc Tuyên 4.680.000 450.000 5.130.000 102.600 820.800 153.900 51.300 1.128.600 0 6.258.600

2 Nguyễn Thế Vinh 3.800.000   3.800.000 76.000 608.000 114.000 38.000 836.000 0 4.636.000

3 Nguyễn Thị Bình 3.900.000   3.900.000 78.000 624.000 117.000 39.000 858.000 0 4.758.000

4 Phạm Hồng Sơn 3.900.000   3.900.000 78.000 624.000 117.000 39.000 858.000 0 4.758.000

5 Phạm Hồng Hà 3.850.000   3.850.000 77.000 616.000 115.500 38.500 847.000 0 4.697.000

…. …. … … … …. …. …… ….. … … …..

24 Nguyễn Thanh Vân. 3.800.000   3.800.000 76.000 608.000 114.000 38.000 836.000 0 4.636.000

Cộng 91.200.000 1.460.000 92.660.000 1.853.200 14.825.600 2.779.800 926.600 20.385.200 0 113.045.200

Người lập Kế toán tiền lương Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

55

Page 56: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Sau đó kế toán ghi bút toán phản ánh tiền lương và các khoản trích theo

lương như sau:

Bút toán phản ánh tìền lương:

Nợ TK 627.1 : 92.660.000

Có TK 334 : 92.660.000

Bút toán phản ánh các khoản trich theo lương:

Nợ TK 627.1 : 20.385.200Có TK 338 : 20.385.200Các khoản khấu trừ vào lương tương tính tương tự như của công nhân trực tiếp

sản xuất.

Đối với các tài khoản chi tiết cấp 2 của 6 tài khoản 627 còn lại cũng được kế

toán theo dõi và phản ánh qua các bút toán tương tự như tài khoản 627.1.

Tất cả các nghiệp vụ phát sinh của tài khoản 627 đều được kế toán phản ánh vào

nhật ký chung và sổ cái tài khoản 627.

Bảng 3.17: Trích sổ nhật ký chung.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

Chứng từ Diễn giải TKĐƯ

Số tiềnSố Ngày Nợ Có

.......... ........... ............. ............

............... .............

0007133 27/10/2011 Trả tiền điện tháng 10

627 2.700.000

133 270.000111 2.970.000

0007141 28/10/2011 Lương bộ phận gián tiếp

627 45.000.000

334 45.000.0000007142 29/10/2011 Các khoản trích

vào chi phí627 9.900.000

338 9.900.000...... .... ....... .... .... ....

0007234 28/11/2011 Trả tiền điện tháng 11

627 2.900.000

133 290.000

56

Page 57: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

111 3.190.0000007235 28/11/2011 Lương bộ phận

gián tiếp627 45.000.000

334 45.000.0000007236 29/11/2011 Các khoản trích

váo chi phí627 9.900.000

338 9.900.0000007237 29/11/2011 Khấu hao TSCĐ

tháng 11627 19.200.000

214 19.200.000........ ............. ............ ......

................. ............

Tổng cộng trong qu ý 4

8.900.400.000 8.900.400.000

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Bảng 3.18: SỔ CÁIQuý 4 năm 2011

57

Page 58: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Số hiệu: 627Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung.

ĐVT: Đồng.

Chứng từ Diễn giải TKĐƯ

Số tiềnSố Ngày Nợ Có

0007133 27/10/2011 Trả tiền điện tháng 10

111 2.700.000

0007141 28/10/2011 Lương bộ phận gián tiếp

334 45.000.000

0007142 29/10/2011 Các khoản trích váo chi phí

338 9.900.000

.... ......... ............ ..........

.......... ..........

0007234 28/11/2011 Trả tiền điện tháng 11

111 2.900.000

0007235 28/11/2011 Lương bộ phận gián tiếp

334 45.000.000

.......... ........... ............... ..............

........... ........

0007289 29/12/2011 Trả tiền điện tháng 12

111 3.000.000

0007290 30/12/2011 Lương bộ phận gián tiếp

334 45.000.000

0007291 31/12/2011 Các khoản trích váo chi phí

338 9.900.000

31/12/2011 Kết chuyển chi phí sản xuất chung

154 200.900.000

Cộng 200.900.000 200.900.000

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Toàn bộ chi phí sản xuất chung tập hợp được đến cuối quý kế toán lập

bảng phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo sản lượng thực tế sản phẩm

nhập kho.( Bảng tổng hợp phiếu nghiệm thu các sản phẩm hoàn thành trong kỳ

nhập kho : Phụ biểu 03).

Tại công ty chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

58

Page 59: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Chi phí

SXCspi

=

Tổng chi phí SXC

xTiền lương

CNTTSXspiTổng tiền lương

CNSXTT

Trong đó i là các loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý.

Bảng 3.19. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung.

Quý 4 năm 2011.

ĐVT: Đồng.

Tên tiêu thức phân bổ: Tiền lương CNTT sản xuất: 686.189.000Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ: 200.900.000

STT Tên mã hàngChi phí CNTT sản xuất

Mức chi phí SXC phân bổ

1 Cám đậm đặc N58 30.309.450 8.873.8942 Cám hỗn hợp H55L 28.789.000 8.428.742

…. ….. …. …..20 Cám GM3 31.890.000 9.336.642

Cộng 686.189.000 200.900.000

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

3.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và phương pháp đánh giá sản

phẩm dở dang của công ty.

Việc tập hợp và kết chuyển CPSX theo từng đối tượng sản phẩm được thực hiện

trên sổ chi tiết TK 154, sổ nhật ký chung và sổ cái 154. Cuối quý kế toán căn

cứ vào các sổ cái, sổ chi tiết của tài TK 621, TK 622, TK 627 kết chuyển toàn

bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào tài khoản 154 để tính giá

thành của sản phẩm hoàn thành nhập kho.

Như đã nói ở trên do đây là công ty chế biến thức ăn chăn nuôi có đặc điểm là

quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên trong quá trong quá trình sản xuất không

59

Page 60: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

có sản phẩm dở dang, nếu có thì cũng không đáng kể, nên toàn bộ chi phí phát

sinh được tính hết cho sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Bảng 3.20: : SỔ CÁIQuý 4 năm 2011

Số hiệu: 154Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

ĐVT: Đồng.

Chứng từ Diễn giải TKĐƯ

Số tiềnSố Ngày Nợ Có

Số dư đầu kỳ 031/12/2011 K/C Chi phí NVLTT 621 1.200.832.355

.31/12/2011 K/C Chi phí NCTT 622 686.189.00031/12/2011 K/C Chi phí SXC 627 200.900.00031/12/2011 K/C Giá vốn hàng bán 155 2.087.921.355

Cộng 2.087.921.355 2.087.921355

Số dư cuối kỳ

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

3.3.5. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành của công ty.

Tính giá thành sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tổng

hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sở các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất thực tế

phát sinh trong kỳ giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho được tính theo công

thức sau:

Giá thành thực tế khối

lượng sản phẩm hoàn

thành nhập kho trong kỳ.

=

Chi phí

SXKDDD

đầu kỳ.

+

Chi phí

SXKDDD

cuối kỳ.

-

Chi phí

SXKDDD

cuối kỳ.

Trong đó: Chi phí SXKDDD đầu kỳ và cuối kỳ là không có vì vậy thực chất giá

thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ chính là toàn bộ chi phí phát

60

Page 61: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

sinh trong kỳ bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh

trong kỳ cho việc sản xuất sản phẩm. Sau đó dựa vào bảng tổng hợp phi ếu nghi

ệm thu các sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhập kho đ ể tình giá thành đơn vị sản

phẩm (phụ biểu 3).

61

Page 62: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Bảng 3.21. Thẻ tính giá thành sản phẩm.

ĐVT: Đồng.

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMQuý 4 năm 2011

STTTên

sản phẩm

Chi phí SXKDD đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí SXKDD cuối kỳ

Giá thành sản phẩm

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng giá thành

Giá thành đơn vị (Kg)

1 Cám đậm đặc N58   42.567.800 30.309.450 8.873.894   81.751.144 9.074

2 Cám hỗn hợp H55L   43.890.000 28.789.000 8.428.742   81.107.742 8.7123 Cám đậm đặc N57   64.263.000 36.763.000 10.763.342   111.789.342 9.1204 Cám đậm đặc N56   69.683.000 39.123.000 11.454.294   120.260.294 8.9325 Cám đậm đặc N54   68.823.000 39.786.000 11.648.405   120.257.405 9.2306 Cám đậm đặc N53   62.146.000 34.456.000 10.087.906   106.689.906 8.6307 Cám hỗn hợp H56L   60.560.000 28.356.000 8.301.970   97.217.970 8.7208 Cám hỗn hợp H57L   59.235.000 32.345.000 9.469.855   101.049.855 8.326

9 Cám hỗn hợp H58L   60.600.000 29.663.000 8.684.629   98.947.629 8.95610 Cám hỗn hợp H53L   64.360.000 39.964.000 11.700.519   116.024.519 8.76311 Cám đậm đặc GM1   60.360.000 32.458.000 9.502.939   102.320.939 9.43612 Cám đậm đặc GM2   69.870.000 39.653.000 11.609.466   121.132.466 9.24513 Cám đậm đặc GM3   53.623.000 28.635.000 8.383.655   90.641.655 9.42314 Cám đậm đặc GM4   56.500.000 31.832.500 9.319.807   97.652.307 8.59815 Cám đậm đặc GM5   59.250.000 31.560.000 9.240.026   100.050.026 8.69716 Cám hỗn hợp GM1   59.600.000 32.345.000 9.469.855   101.414.855 8.979

62

Page 63: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

17 Cám hỗn hợp GM2   60.320.000 35.256.000 10.322.128   105.898.128 9.15618 Cám hỗn hợp GM4   70.250.000 42.459.000 12.430.997   125.139.997 9.397

19 Cám hỗn hợp GM5   64.151.555 40.546.050 11.870.930   116.568.535 9.10020 Cám hỗn hợp GM3   50.780.000 31.890.000 9.336.642   92.006.642 9.473

Tổng cộng 1.200.832.355 686.189.000 200.900.000   2.087.921.355  

Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

63

Page 64: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Phần 4

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH

TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT.

4.1. Nhận xét chung.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Hưng Phát với công tác kế toán nói

chung và kế toán chi phí sản xuất và giá thành nói riêng, tôi xin đưa ra một số

nhận xét sau:

4.1.1. Ưu điểm.

4.1.1.1. Về bộ máy quản lý của công ty.

Về bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động có

hiệu quả giúp ban lãnh đạo công ty trong việc giám sát sản xuất, quản lý kinh tế,

công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành phù hợp. Đặc biệt là

phân công nhiệm vụ từng người rõ ràng, động viên khuyến khích những người

lao động có tay nghề cao, năng lực nhiệt tình, trung thực.

4.1.1.2. Về bộ máy kế toán của công ty.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, gọn nhẹ. Mỗi phân

xưởng có bộ máy kế toán riêng với nghiệp vụ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong phạm vi phân xưởng quản lý. Phòng tài chính kế toán

làm việc trực tiếp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, từng nhân viên

được phân công từng phần hành cụ thể vì tính chuyên môn hóa cao đem lại hiệu

quả cao trong công việc. Công việc kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình

độ và khả năng của mỗi người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc

được giao. Chính vì thế , mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc

lực vào công tác quản lý.

4.1.1.3. Về tổ chức công tác kế toán.

Tại công ty các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật thường xuyên đầy đủ

và có chứng từ hợp lệ đi kèm. Chính vì vậy công ty luôn đảm bảo cho việc lập

và nộp báo cáo kế toán kịp thời cho cấp trên và đơn vị chủ quản vào cuối quý.

64

Page 65: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Công tác kế toán của công ty được thực hiện trên máy vi tính và có sử dụng

phần mềm kế toán AUGGES theo hình thức nhật ký chung tạo điều kiện thuận

lợi cho công tác kế toán. Phòng tài chính được trang bị hệ thống máy tính đầy

đủ, hiện đại giúp cho nhân viên kế toán giảm bớt được khối lượng công việc,

tiết kiệm thời gian, nâng cao tính chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin,

đồng thời lại dễ kiểm tra, sửa chữa vì có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày

càng cao của công ty.

4.1.1.4. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

TNHH Hưng Phát: công tác tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty dựa

trên đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của sản xuất sản

phẩm tại công ty. Đối tượng tập hợp chi phí cũng trùng với đối tượng tính giá

thành là từng loại sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành

sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục chi phí tạo điều kiện

cho công ty có thể so sánh tình hình thực hiện kế hoạch đề ra từ đó thấy được

những ưu điểm cũng như những hạn chế và biện pháp khắc phục kịp thời.

* Về công tác quản lý và hạch toán chi phí NVLTT.

Việc mua bán NVL của công ty dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh do đó số

lượng tồn kho ít, nguyên liệu được đảm bảo về chất lượng, hao hụt thấp.

* Về công tác quản lý và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Quá trình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm

công, bảng thanh toán tiền lương ghi rõ số công, tiền lương của từng công nhân

giúp cho kế toán tổng hợp lập bảng tiền lương và tính giá thành thuận tiện.

* Về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất chung.

Công ty theo dõi chi phí phát sinh chi tiết theo từng khoản mục chi phí do đó

kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh, tiết kiệm được chi phí hạ giá thành

sản phẩm.

4.1.2. Về nhược điểm.

Tại công ty TNHH Hưng Phát nhìn chung công tác hạch toán chi phí và tính giá

thành đã thực hiện tốt chức năng của mình. Tuy nhiên quá trình hạch toán vẫn

65

Page 66: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

còn một số điểm chưa hợp lý cần khắc phục để công tác kế toán được hoàn thiện

hơn đó là:

* Về công tác luân chuyển chứng từ.

Do việc viết phiếu nhập kho tại phòng kế toán trong khi đó vật tư mua về thông

thường chỉ cần thủ kho và kỹ thuật xác nhận vào biên bản nhập kho, thủ kho căn

cứ vào biên bản nhập kho để vào thẻ kho, nhiều trường hợp trong tháng khách

hàng không lên phòng kế toán làm thủ tục viết phiếu nhập nên kế toán không

theo dõi kịp thời nguyên vật liệu nhập kho và tình hình tồn kho, tình hình công

nợ đối với khách hàng.

* Về công tác quản lý.

Đối với vấn đề nhân công: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ bao gồm các phòng ban

đã được cắt giảm. Tuy nhiên do khối lượng công việc thường lớn nên bộ máy

này không quản lý được toàn diện các công việc mà chỉ tập trung vào đảm bảo

tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm, một số khâu khác không được quản lý

chặt chẽ như việc đảm bảo an toàn lao động....

* Về hạch toán chi phí.

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu trực

tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, tiết

kiệm chi phí NVLTT góp phần lớn trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của

công ty. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất công ty không theo dõi bám sát để

xác định tỷ lệ hao hụt vì trên lệnh sản xuất có tính đến hao hụt này nên không

được quan tâm đến trong việc sản xuất do đó dẫn đến tình trạng có những mặt

hàng sản xuất tỉ lệ hao hụt rất lớn mà không xác định được những nguyên nhân

cũng như không có biện pháp theo dõi.

Hơn nữa hiện nay công ty vẫn thiếu một kế toán về nguyên vật liệu vì vậy công

việc theo dõi nguyên vật liệu của công ty vẫn do kế toán tổng hợp kiêm nhiệm

việc này. Điều này làm kế toán tổng hợp không thể theo dõi một cách chặt chẽ,

chính xác nguyên vật liệu của công ty do công việc của kế toán tổng hợp nhiều.

- Đối với chi phí nhân công: Hiện tại mọi chi phí nhân công trực tiếp phát sinh

đều được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Điều này dẫn đến tình

66

Page 67: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

trạng giá thành tính không chính xác không phân tích được kết quả kinh doanh

của từng loại sản phẩm một cách chính xác. Hơn nữa hiện nay công ty áp dụng

hình thức trả lương theo thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất vì vậy chưa

thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm đối với việc sản xuất và tăng

năng suất lao động.

- Đối với chi phí sản xuất chung: Hiện nay do tình hình chung của dịch bệnh sản

lượng sản xuất của công ty đã giảm sút khá nhiều vì vậy máy móc không sử hết

công suất mà khi dịch bệnh xảy ra. Việc khấu hao tài sản cố định theo phương

pháp đường thẳng dẫn đến tình trạng chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ

trọng lớn trong giá thành gây khó khăn cho việc phân tích giá thành của công ty.

4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính

giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát.

4.2.1. Đối với việc tổ chức luân chuyển chứng từ.

Để thuận tiện cho việc đối chiếu giữa thủ kho và kế toán theo dõi tình hình công

nợ đối với khách hàng. Việc viết phiếu nhập kho nên được chuyển cho bộ phận

vật tư theo trình tự: Lập thành 2 liên( đối với vật tư hàng hóa mua ngoài) hoặc 3

liên( đối với vật tư hàng hóa tự sản xuất) người lập phiếu, người giao hàng mang

phiếu đến kho để nhập vật tư và cùng người giao hàn ký vào phiếu, thủ kho giữ

2 liên để ghi vào thẻ nhập kho, sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế

toán.

4.2.2. Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất.

* Đối với công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Để kiểm soát tình trạng hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: Công

ty cần có bộ phận theo dõi định mức tiêu hao nguyên vật liệu để xác định được

nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan từ đó có những biện pháp khắc

phục tình trạng hao hụt nguyên vật liệu như hiện nay.

Bộ phận vật tư nên làm phiếu nhập vật tư để thuận lợi cho khách hàng, khách

hàng làm thủ tục nhập vật tư tránh những thủ tục phiền hà như hiện nay. Định

kỳ 3-5 ngày chuyển phiếu nhập kho lên phòng kế toán để kế toán lập sổ sách.

Cuối tháng đối chiếu kịp thời với thủ kho. Có kế hoạch chủ động trong việc

thanh toán công nợ đối với khách hàng.

67

Page 68: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Hơn nữa theo chế độ kế toán hiện hành chi phí NVLTT hạch toán vào tài khoản

621. Tuy nhiên khi xuất NVLTT phục vụ cho sản xuất kế toán nên phân chia tài

khoản 152 thành các tài khoản cấp 2.

TK 152.1: Vật liệu chính.

TK 152.2: Vật liệu phụ.

TK 152.3: Nhiên liệu.

TK 152.4: Phụ tùng.

Khi đó kế toán ghi:

Nợ TK 621:

Có TK 152.1, 152.2, 152.3, 152.4

Khi đó dễ dàng quản lý, so sánh mức tiêu hao của từng loại vật tư cho sản phẩm.

Hiện nay công ty vẫn thiếu kế toán nguyên vật liệu và công việc này vẫn do kế

toán tổng hợp đảm nhiệm, để góp phần theo dõi nguyên liệu chính xác, kịp thời,

đầy đủ cũng như làm giảm bớt công việc của kế toán tổng hợp công ty nên

nhanh chóng tuyển thêm nhân viên kế toán nguyên vật liệu hoặc cử riêng một

nhân viên kế toán trong công ty làm việc này.

* Đối với công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.

Công ty nên thực hiện hình thức trả lương theo thời gian chỉ đối với nhân công

gián tiếp còn đối với nhân công trực tiếp sản xuất thì lên áp dụng hinh thức trả

lương khoán sản phẩm. Như vậy sẽ thúc đẩy được công nhân sản xuất trực tiếp

có ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc sản xuất và góp phần nâng cao

năng suất lao động.

Đối với chi phí NCTT sản xuất kế toán nên trích trước tiền lương nghỉ phép của

nhân CNTT sản xuất để tránh việc công nhân nghỉ phép trong quý nhiều sẽ gây

biến động lớn đến giá thành sản phẩm.

*Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất chung.

Để phân bổ chi phí một cách hợp lý trong tình trạng hoạt động sản xuất kinh

doanh hiện nay công ty nên xin đăng ký khấu hao theo sản lượng nhằm giảm bớt

gánh nặng về chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

68

Page 69: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

KẾT LUẬN

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng

trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán của mỗi doanh nghiệp. Những thông

tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là biểu hiện cho tính

hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đáp

ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thông tin kế toán đòi hỏi công tác kế

toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được bổ sung và hoàn thiện

thường xuyên.

Trong quá trình thực tập em đã đi sâu tìm hiểu thực trạng hạch toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát. Vận dụng những

lý luận đã được học tại trường đại học và trên cơ sở thực tế vận dụng tại công ty

em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị trong việc hoàn thiện hạch toán chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do trình độ cũng như nhận thức còn hạn chế

nên trong luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất

định. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo, ban

lãnh đạo cùng toàn thể các cô chú trong phòng tài chính kế toán để nhận thức

của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn cô giáo Thạc Sĩ. Hoàng Thị Hảo và

toàn bộ nhân viên phòng tài chính kế toán trong công ty TNHH Hưng Phát đã

tận tình giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2012.

Sinh viên

Phạm Thị Xuân.

69

Page 70: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

TIỆU THAM KHẢO.

1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – Nhà xuất bản ĐHKTQD.

PGS.TS Nguyễn Văn Công(2006).

2. Quản lý doanh nghiệp Lâm Nghiệp, trường ĐHLN. Trần Hữu Dào –

Nguyễn Văn Tuấn(2002).

3. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của

Bộ trưởng bộ tài chính.

4. Một số khóa luận của trường ĐHLN.

70

Page 71: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

PHẦN PHỤ BIỂU.

Phụ biếu 1: Phiếu nhập kho.

Đơn vị: Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số 02- VT QĐ số 15/2006/QĐ - BTC

ngày 20 thánh 3 năm 20006Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

PHIẾU NHẬP KHONgày 16/12/2011

Họ tên người giao hàng: Nguyễn Tiến Lâm. Số: 01Địa chỉ:

Nợ TK 152/133Có TK 112

Nhập tại kho: Kho số 1.

TTTên, nhãn hiệu, quy cách,phẩm

chất, vật tư(sản phẩm, hàng hóa)Mã số

Đơn vị tính Số lượng

Đơn giá Thành tiền.

 

       Yêu cầu

Thực nhập  

A B C D 1 2 3 4

1Khô đậu

  Kg30.000 30.000 2.028 60.840.000

2Bột cá

  Kg4.000 4.000 6.666 26.664.000

  Cộng           87.504.000

Cộng thành tiền (bằng chữ): Tám mươi bảy triệu năm trăm linh bốn ngàn đồng.

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)

71

Page 72: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

72

Page 73: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Phụ biểu 2: Bảng chấm công của nhân viên quản lý phân xưởng.

Bảng chấm côngQuý 4 năm 2011

Nhân viên sản xuất chung

stt Họ và tênCấp bậc lương

hoặc cấp bậc chức vụ

Ngày trong quý Tổng số

ngày công

Đơn giá

ngày công

Thành tiền

Ký nhận

Ngày trong tháng 10 Ngày trong tháng 11

Ngày trong tháng 12

A B D 1 2 3 …. 30 31 1 2 …. 29 30 1 2 …. 30 31 E F G H

1Đoàn Ngọc Tuyên Phòng kỹ thuật dinh dưỡng x   x …   x x x …. x x x x …. x x 78      

2Nguyễn Thế Vinh Phòng kỹ thuật dinh dưỡng x   x …   x x   …. x x   x …. x x 76      

3Nguyễn Thị Bình Phòng KCS x   x …   x x x …. x x x x …. x x 78      

4 Phạm Hồng Sơn Phòng KCS x   x …     x x …. x   x x …. x x 78      5 Phạm Hồng Hà Phòng KCS x   x …   x x x …. x x x x …. x x 77      

…. …. … … … …. … …. … .. .. …. .. .. .. … …. … .. …...      

24Nguyễn Thanh Vân. Khối sản xuất x   x …   x x x …. x   x x …. x x 76      

Tổng cộng 1801      Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

73

Page 74: Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham

Phụ biểu 3: Bảng tổng hợp phiếu nghiệm thu

các sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhập kho.

STT Tên thành phầm Số lượng SP(Kg)1 Cám đậm đặc N58 9.0092 Cám hỗn hợp H55L 9.3103 Cám đậm đặc N57 12.2584 Cám đậm đặc N56 13.4645 Cám đậm đặc N54 13.0296 Cám đậm đặc N53 12.3637 Cám hỗn hợp H56L 11.1498 Cám hỗn hợp H57L 12.1379 Cám hỗn hợp H58L 11.048

10 Cám hỗn hợp H53L 13.24011 Cám đậm đặc GM1 10.84412 Cám đậm đặc GM2 13.10213 Cám đậm đặc GM3 9.619

14 Cám đậm đặc GM4 11.358

15 Cám đậm đặc GM5 11.50416 Cám hỗn hợp GM1 11.29517 Cám hỗn hợp GM2 11.56618 Cám hỗn hợp GM4 13.31719 Cám hỗn hợp GM5 12.81020 Cám hỗn hợp GM3 9.713

Tổng cộng 232.133

Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên

74