xu hướng báo chí

7
Bài phát biểu của GS. Đào Nguyên Cát – TBT Thời báo Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị tại Vinpearl XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ 1. Sự biến đổi của các loại hình báo chí có sự liên quan mật thiết đến yếu tố công nghệ. - Thế kỷ 19, với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu phát triển mạnh, cho phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa đến giai đoạn thống trị của báo in. - Thế kỷ 20 chứng kiến việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh, truyền hình, là động lực chính cho sự “lên ngôi” của radio và TV ở khắp hang cùng ngõ hẻm. - Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như máy tính hay điện thoại, các phương tiện truyền thông trực tuyến (online) nói chung và các tờ báo trực tuyến nói riêng (ở Việt Nam hay gọi là báo điện tử) đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đã và đang có những tác động sâu sắc đến bộ mặt báo chí thế giới. - Với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo in, phát thanh và truyền hình, cùng với khả năng tương tác mạnh mẽ, báo điện tử đã thu hút được ngay một lượng độc giả đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó đang ngày càng chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác. 2. Sự biến đổi của các loại hình báo chí cũng có sự liên quan mật thiết đến văn hóa truyền thông.

Upload: tan-ng

Post on 22-Jun-2015

16.805 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Xu hướng Báo chí

Bài phát biểu của GS. Đào Nguyên Cát – TBT Thời báo Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị tại Vinpearl

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ

1. Sự biến đổi của các loại hình báo chí có sự liên quan mật thiết đến yếu tố công nghệ.

- Thế kỷ 19, với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu phát triển mạnh, cho phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa đến giai đoạn thống trị của báo in.

- Thế kỷ 20 chứng kiến việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh, truyền hình, là động lực chính cho sự “lên ngôi” của radio và TV ở khắp hang cùng ngõ hẻm.

- Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như máy tính hay điện thoại, các phương tiện truyền thông trực tuyến (online) nói chung và các tờ báo trực tuyến nói riêng (ở Việt Nam hay gọi là báo điện tử) đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đã và đang có những tác động sâu sắc đến bộ mặt báo chí thế giới.

- Với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo in, phát thanh và truyền hình, cùng với khả năng tương tác mạnh mẽ, báo điện tử đã thu hút được ngay một lượng độc giả đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó đang ngày càng chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác.

2. Sự biến đổi của các loại hình báo chí cũng có sự liên quan mật thiết đến văn hóa truyền thông.

- Báo in, truyền thanh, TV, về bản chất, vẫn là các phương tiện truyền thông một chiều, người đọc/nghe/xem luôn luôn ở vị trí độc giả thụ động trong tiếp nhận thông tin. Quá trình phản hồi, nếu có, cũng diễn ra một cách yếu ớt và chậm, do sự hạn chế về hạ tầng công nghệ.

- Tuy nhiên, với mặt bằng dân trí và giáo dục ngày càng tiến bộ, độc giả sẽ không thể tiếp tục chấp nhận vị trí thụ động như trước. Họ muốn vừa là “người tiêu dùng” thông tin, vừa có thể tự sản xuất và phổ biến thông tin. Mặt khác, kênh thông tin phản hồi từ phía độc giả cũng ngày càng trở nên quan trọng với giới báo chí nói chung, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để giữ vững thị phần và tiếp tục phát triển.

Page 2: Xu hướng Báo chí

- Bởi vậy, sự ra đời của báo điện tử đã đáp ứng nhu cầu nói trên của độc giả. Thông qua khả năng phản hồi gần như tức thời, độc giả có thể trực tiếp tham gia xây dựng và định vị nội dung cho tờ báo. Họ cũng có thể thoải mái chọn lựa một cách nhanh chóng và hầu như miễn phí các kênh thông tin trực tuyến có thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu thông tin của họ.

- Máy tính để bàn, máy tích xách tay, điện thoại di động, máy ảnh số, blog, mạng xã hội, e-mail, chat... tất cả đều đang tạo thuận lợi cho việc kiến tạo nội dung ở mức độ mà mới chỉ hai thập niên trước đây chúng ta không thể nào hình dung nổi. Đó chính là sự tham gia làm báo của mọi người, ở mọi nơi và vào mọi lúc.

- Nói cách khác, độc giả đang tiến nhanh trên con đường trở thành độc giả chủ động. Khái niệm mới này chắc chắn sẽ buộc các tờ báo phải thay đổi cơ bản cách xây dựng nội dung và tiếp cận giới độc giả của mình, nếu như còn muốn tiếp tục tồn tại.

3. Internet đang vẽ lại bản đồ báo chí thế giới.

- Thời gian qua, thế giới đang chứng kiến sự “công phá” mãnh liệt của báo điện tử nói riêng và các phương tiện truyền thông trực tuyến nói chung đến các phương tiện báo chí truyền thống khác như báo in, phát thanh, truyền hình.

- Sự tích hợp cả xem / nghe / đọc trên báo điện tử đã khiến một lượng độc giả ngày càng lớn đang chuyển dần sang thói quen đọc báo điện tử hàng ngày, đặc biệt là độc giả trẻ, dẫn đến việc báo in, phát thanh, truyền hình mất dần độc giả.

- Sự chuyển dịch thói quen của độc giả dẫn đến hệ quả tất yếu là doanh thu từ phát hành và quảng cáo trên báo in đang giảm sút trầm trọng. Doanh thu quảng cáo trên radio và truyền hình cũng đang đối mặt với những thách thức lớn, không còn trong tương lai mà đã xuất hiện ngay ở thì hiện tại.

- Tại Mỹ, trong năm vừa qua, nhiều tờ báo in lâu đời đã phải đóng cửa, sa thải nhân viên hoặc tái cấu trúc hoạt động để phù hợp với tình hình mới.

4. Khủng hoảng kinh tế là động lực cải tổ báo chí.

- Dù chưa có những ước tính cụ thể, nhưng điều chắc chắn là khủng hoảng tài chính và tiếp đó là suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khiến ngân sách quảng cáo trên thế giới bị thu hẹp đáng kể.

- Trong bối cảnh đó, khách hàng quảng cáo sẽ tăng cường lựa chọn những phương tiện truyền thông có giá quảng cáo rẻ hơn nhưng có “vùng phủ sóng” cao hơn. Rõ ràng, trong cuộc chiến thu hút quảng cáo, lợi thế đang nghiêng về báo điện tử.

Page 3: Xu hướng Báo chí

- Bởi vậy, nhìn từ góc độ khác, cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn cầu, một cách vô tình, đã buộc các phương tiện báo chí truyền thống trên thế giới phải đẩy nhanh quá trình cải tổ hoạt động, nếu như không muốn bị phá sản sớm.

- Với báo in, một hướng đi đang được nhiều tờ báo in lựa chọn là mạnh dạn tiến vào hoạt động trên “sân chơi” mới là Internet, thậm chí từng bước lấy Internet làm môi trường hoạt động chủ yếu, chấp nhận đổi mới, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro để giành giật lại độc giả. Đồng thời, cải tổ triệt để quy trình làm việc của báo in, hướng vào việc đưa những thông tin chuyên sâu với chất lượng cao, tương hợp chặt chẽ với ấn bản điện tử để khai thác tối đa sức mạnh của Internet.

Một ví dụ cụ thể là sự cải tổ của New York Times, tờ nhật báo uy tín hàng đầu nước Mỹ. Thời gian qua, tờ báo này đã thay đổi văn hóa làm việc như sau:

- Thay đổi về nhịp độ sản xuất tin tức: thay vì “một hạn chót mỗi ngày” (one deadline per day) là chế độ 24/7 (24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần).

- Thay đổi hoạt động của nhà báo: thay vì là nhà báo cho một loại hình báo chí, trở thành “người kể chuyện” (storyteller) cho nhiều loại hình.

- Thay đổi cách tư duy của chính tờ báo: từ “nhà sản xuất báo” trở thành “nhà cung cấp nội dung.”

- Thay đổi cách nhìn về bạn đọc: bạn đọc trở thành trung tâm và là người quyết định (thay vì tờ báo là trung tâm và quyết định luôn người ta đọc gì).

Một ví dụ khác là tờ Daily Telegraph của một cường quốc báo chí khác là Anh. Năm 2006, tờ báo này đã đưa ra kế hoạch cải tổ quy mô lớn, bắt đầu từ việc dồn các nhà báo vào một tầng lầu, trong một không gian mở, rộng lớn, với tư duy cho rằng không thể nào có sự liên thông giữa các phóng viên báo in và Internet nếu vẫn tiếp tục tồn tại các vách ngăn vật lý.

Tiếp đó, Daily Telegraph áp dụng mô hình “trục nan hoa,” trong đó bộ phận Internet là cấu thành không thể thiếu trong mọi quy trình biên tập và phát hành. Tất cả bộ phận (ban) dọc mỗi “nan hoa” đều có một nhà báo online. Các trưởng ban ngồi ở đầu “nan hoa” gần sát khu trung tâm, tiện cho việc hội họp ở chiếc bàn lớn ở ngay giữa.

Xác định được ba giờ cao điểm trên mạng (8g-10g, 12g-14g và cuối giờ làm việc), Daily Telegraph đưa ra lịch trình phát hành tin mới, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa các loại hình báo chí theo thói quen của độc giả ở từng thời điểm trong ngày.

- Với truyền hình, bên cạnh việc tích cực đưa các nội dung video lên Internet để mở rộng thị phần, ngành này cũng đang phát triển mạnh lĩnh vực truyền hình cáp. Lợi thế của truyền hình cáp là họ có thể thông báo ngay cho nhà quảng cáo chỉ sau

Page 4: Xu hướng Báo chí

một đêm đã có bao nhiêu người đón xem chương trình, mà nhà quảng cáo thì bao giờ cũng thích "tiền tươi, thóc thật".

- Với phát thanh, các nhà đài tích cực phát triển các nội dung nhắm vào từng nhu cầu chuyên biệt của các lớp độc giả, như nhu cầu âm nhạc, giải trí của thính giả trẻ, hay của những người thường xuyên đi xe hơi. Mặt khác, nhiều đài phát thanh đã tích cực đưa các nội dung thông tin của mình lên mạng Internet, và trong nhiều trường hợp, kênh Internet lại đang trở thành một phương tiện đắc lực cho các nhà đài trong việc giữ chân độc giả, mà tổ hợp phát thanh - truyền hình BBC (Anh) là một ví dụ.

5. Với Thời báo Kinh tế Việt Nam

- Những ngày cuối của năm 1997, Việt Nam chính thức hòa mạng Internet.

- Tháng 7/1998: Thời báo Kinh tế Việt Nam, một trong những báo đầu tiên đưa nội dung lên Internet, có địa chỉ mà chúng tôi lưu hành đến tận bây giờ: www.vneconomy.vn

- Từ năm 1991, Thời báo Kinh tế Việt Nam ra đời. Đến nay chúng tôi có 9 ấn phẩm như:. Thời báo Kinh tế Việt Nam. Tư vấn tiêu dùng. Vietnam Economic Times. The guide Anh. The guide Nhật. The guide Trung. The guide Nga. Tinh Hoa. Vneconomy

- Các báo in gắn với công nghệ in ấn, sự phát triển của công nghệ này cũng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm về hình thức, thời gian, độ sắc nét về màu sắc…

- Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ tin học, của máy tính, của internet từ hệ thống truy cập dialup, tới đường truyền tốc độ cao – ADSL, kết nối không giây – WIFI và hiện tại đang là Wimax, góp phần làm cho báo điện tử nói chung và vneconomy của chúng tôi nói riêng có một môi trường phát triển không ngừng.

- Nói đến khủng hoảng, những khó khăn chung của cả đất nước thì báo chí chắc chắn cũng không nằm ngoài một khoảng riêng nào ưu ái, tuy nhiên với Thời báo Kinh tế Việt Nam, chúng tôi thực sự coi đây là một thách thức lớn. Chúng tôi gắn bó với doanh nhân, doanh nghiệp, gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Suốt trong thời gian qua và đặc biệt là năm 2009 tới, chúng tôi nhận thức rõ

Page 5: Xu hướng Báo chí

phục vụ được tốt doanh nghiệp, doanh nhân lúc này mới là khó, là nhiệm vụ quan trọng.

- Bên cạnh những bài báo vĩ mô có ý truyển tải hóa những chỉ đạo định hướng chung của Đảng, Chính phủ và các cơ quan bộ ngành, chúng tôi tăng cường rất nhiều những bài viết có tính vi mô, cụ thể hóa từng vấn đề, những giải pháp, chia sẻ những thuận lợi, những khó khăn của doanh nghiệp… rất thiết thực và hữu ích với doanh nghiệp. Báo chí nào trong nước khó khăn đến đâu chúng tôi chưa nắm được hết, nhưng riêng báo Kinh tế chúng tôi, không những không cắt giảm têra phát hành mà còn tăng trưởng.