xu -...

51

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Xuất bản

lần thứ 4

Tháng 7/1996

INGER

Màng lưới Quốc tế đánh giá di truyền lúa

IRRI

Trung tâm tài nguyên di truyền Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

Hệ Thống Tiêu Chuẩn

Đánh Giá Cây Lúa

1996

IRRI VIỆN NGHIÊN CỨU LÖA QUỐC TẾ

P.O.Box 933.1099 Manila, Philippines

Màng lưới quốc tế đánh giá nguồn gen lúa (INGER)

trước đó là chương trình thử nghiệm lúa quốc tế (IRTP)

được thành lập tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)

năm 1975. Hoạt động của màng lưới được tài trợ bở

Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc/Ngân hàng

thế giới (UNDP/WB), Ủy ban hợp tác và phát triển Thụy

Sĩ và Bundesministerium fur Wirtschaftliche

Zusammenarbeit und Entwicklung/Deutsche Gesellschaft

fur Technische Zusammenarbeit (BMZ/GTZ).

IRRI chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực của ấn

phẩm này.

LỜI TỰA CHO BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT

Đánh giá các đặc tính di truyền của cây lúa là một khâu không thể

thiếu được trong các chương trình cải tiến giống lúa. Việc đánh giá đầy

đủ, chính xác sẽ giúp các nhà lai tạo chọn được những thực liệu lai thích

hợp. Tuy nhiên, một người làm công tác lai tạo giống không thể xây dựng

được một tập đoàn thực liệu đầy đủ nếu không có sự trao đổi thông tin về

các tập đoàn lúa và những vật liệu cần thiết sau khi được đánh giá. Để

giúp các nhà khoa học hiểu biết lẫn nhau, cần có một tiếng nói chung

trong cách đánh giá và cho điểm đối với các tính trạng cần quan tâm.

Cuốn sách “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” của Viện nghiên cứu

Lúa Quốc tế được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu trên ở cả phạm vi

quốc gia và quốc tế. Đánh giá cao giá trị thực tiễn và tầm quan trọng của

nó, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành dịch

và xuất bản cuốn sách này, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ công tác

cải tiến giống lúa ở Việt Nam. Chúng tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ

về tài chính và trí tuệ của NGÂN HÀNG THẾ GIỚI thông qua Dự án

Phục hồi Nông nghiệp và Màng lưới Quốc gia về Đánh giá Nguồn gen

lúa Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng biết ơn những ý kiến phê bình, đóng góp của

bạn đọc nhằm cải thiện chất lượng của cuốn sách.

GS. NGUYỄN HỮU NGHĨA

Viện Trưởng Viện KHKTNNVN

4

MỤC LỤC

Lời nói đầu 7

Lời giải thích 8

Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 16

CÁC ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 16

1 Sức sinh trưởng/sức sống của mạ (Vg) 16

2 Khả năng đẻ nhánh (Ti) 16

3 Độ cứng cây (Cs) 17

4 Độ yếu của cây (Lg) 17

5 Chiều cao cây (Ht) 17

6 Độ tàn lá (Sen) 17

7 Độ thoát cổ bông (Exs) 17

8 Độ rụng hạt (Thr) 18

9 Độ thụ phấn của bông (SpFert) 18

10 Ngoại hình chấp nhận (PAcp) 18

11 Thời gian sinh trưởng (PAcp) 18

12 Năng suất hạt (Yld) 18

CÁC TÍNH TRẠNG ĐÁNH GIÁ LÖA LAI VÀ CÁC DÕNG BỐ MẸ 19

20 Các nhóm bất dục 19

21 Độ bất dục của các dòng bất dục đực 19

22 Dạng bất dục của các dòng bất dục đực 20

23 Độ thụ phấn ngoài của các dòng bất dục 20

24 Độ thoát cổ bông của các dòng bất dục 20

25 ĐỘ thoát đầu nhụy cái của các dòng bất dục đực 21

26 Độ mở vỏ trấu trên dòng bất dục đực 21

27 Khả năng phục hồi ở con lai F1 21

THIỆT HẠI MÙA MÀNG (BỆNH HẠI) 22

30 Bệnh đạo ôn hại lá (Bl) 22

31 Bệnh đạo ôn bông (PB) 23

32 Bệnh đốm nâu (BS) 23

33 Bệnh sọc nâu (NBLS) 24

34 Bệnh phống lá (LSc) 24

35 Bệnh bạc lá (BB) 24

36 Bệnh hại lúa do virus và mycoplasma gây nên (MLO) 25

Bệnh vàng lụi trên lúa (RTD) 27

Bệnh lại cỏ 1 và 2 27

Bệnh xoắn lùn (RRSV) 27

Bệnh vàng lùn (YD) 28

Bệnh đốm vàng (RYMV) 28

Bệnh trắng lá (RHBV) 28

37 Bệnh khô vằn (ShB) 29

38 Bệnh thối bẹ (ShR) 29

39 Bệnh biến màu hạt (Gd) 29

40 Bệnh hoa cúc giả (FSm) 30

Bệnh hoa cúc trên hạt (KSm) 30

41 Bệnh Udbatta (Udb) 30

Bệnh von (Bak) 30

42 Bệnh thối thân cây (SR) 30

43 Bệnh Ufra (U) 30

THIỆT HẠI ĐỒNG RUỘNG (CHUỘT VÀ CHIM) 31

50 Chuột hại (RD) 31

5

51 Chim hại (DR) 31

THIỆT HẠI ĐỒNG RUỘNG (SÂU HẠI) 31

60 Rầy nâu (BPH) 31

61 Rầy xanh (GLH) 32

62 Rầy lưng trắng (WBPH) 32

Rầy đen-pha-xít (RDel) 32

63 Sâu đục thân (SB) 33

64 Sâu cuốn lá (LF) 34

Thí nghiệm nhà lưới 34

65 Sâu năn, hay muỗi cọng hành (GM) 35

66 Sâu ống (sâu đeo) (CW) 35

67 Ròi đục lá (RWM) 35

68 Bọ xít dài(RB) 36

69 Bọ trĩ 36

NHỮNG YẾU TỐ HÓA LÝ 36

70 Tổn thương do kiềm (Alk) 36

71 Tổn thương do mặn (Sal) 36

72 Độc sắt (FeTox) 37

73 Thiếu lân (PDef) 37

74 Thiếu kẽm (ZDef) 37

NHIỆT ĐỘ 38

75 Tính Chịu lạnh (CTol) 38

76 Tính chịu nóng (HTol) 38

HẠN 39

80 Tính chị hạn (DRS) 39

Khả năng phục hồi (DRR) 39

NƯỚC SÂU 40

85 Sức vươn; độ vươn trong nước sâu (Elon) 40

86 Sức chịu ngập (Sub) 40

87 Khả năng quy (KnA) 41

CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 41

90 Nhóm giống 41

91 Chiều dài mạ (SH) 41

92 Chiều dài lá (LL) 41

93 Chiều rộng lá (LW) 42

94 Độ phủ lông của lá (LBP) 42

95 Màu phiến lá (LBC) 42

96 Màu gốc bẹ lá (BLSC) 42

97 Góc lá (LA) 42

98 Góc lá đòng (FLA) 42

99 Độ dài thìa lìa (LgL) 43

100 Màu thìa lìa (LgC) 43

101 Hình dạng thìa lìa (LS) 43

102 Màu cổ lá (CC) 43

103 Màu tai lá (AC) 43

104 Độ dài thân (Cmb) 43

105 Số dảnh (CmN) 43

106 Góc thân (CmA) 44

107 Đường kính lóng gốc (DBI) 44

108 Màu lóng (CmIC) 44

109 Chiều dài bông (PnL) 44

110 Dạng bông (PnT) 44

111 Phân nhánh thứ cấp trên bông (PnBr) 44

112 Trục bông (PnAk) 44

6

113 Râu đầu hạt (An) 45

114 Màu râu (AnC) 45

115 Màu mỏ hạt (ApC) 45

116 Màu đầu nhụy cái (SgC) 45

117 Màu vỏ trấu (Lm-PC) 45

118 Độ phủ lông vỏ trấu (LmPb) 46

119 Màu vỏ mày trên (SLmC) 46

120 Chiều dài vỏ mày trên (SLmL) 46

121 Chiều dài hạt (GrL) 46

122 Chiều rộng hạt (GrW) 46

CHẤT LƯỢNG GẠO 47

123 Dạng nội nhũ (End) 47

124 Độ bạc bụng nội nhũ (CIk) 47

125 Chiều dài gạo xay (Len) 47

126 Dạng hình gạo xay (tỷ lệ dài/rộng) (BrS) 47

127 Trọng lượng 100 hạt (GW) 47

128 Màu vỏ cám (SCC) 48

129 Hương thơm (Sct) 48

130 Hàm lượng Amylose (Amy) 48

131 Độ phân hủy trong kiềm (AlkD) 48

132 Độ sánh của hồ (GeIC) 49

133 Hàm lượng Protein trong gạo xay (Prt) 49

7

Lời nói đầu

Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa là một trong những cuốn sách cảu IRRI được

các nhà khoa học trên thế giới sử dụng rộng rãi nhất. Tác phẩm được xuất bản lần đầu

tiên vào năm 1975 và đã được sửa đổi 3 lần; lần tái bản thứ 3 được thực hiện vào tháng 6

năm 1988.

Để tái bản lần này, công việc xem xét, sửa đổi đã kéo dài gần 2 năm. Bước đầu

chúng tôi kêu gọi đóng góp ý kiến qua các tuần lễ IRRI và tuần báo IRRN. Các điều phối

viên chương trình lúa quốc gia và các nhà nghiên cứu nông nghiệp của các nước đã đề

nghị cải tiến các quy trình đánh giá và cho điểm các tính trạng ở lúa. Các nhà khoa học

đại diện chủ chốt cho các trung tâm quốc gia và quốc tế dự Hội nghị Nghiên cứu lúa

Quốc tế ngày 18/2/1995 đã xem xét lại bản sửa đổi này. Nhiều cuộc họp tư vấn giữa các

nhà khoa học của IRRI đã được tổ chức để thông qua những sửa đổi cơ bản. Cuốn sách

tái bản lần thứ 4 đã được hoàn tất dựa trên những đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa

học đang hoạt động trong các chương trình quốc gia và quốc tế.

Cuốn sách tái bản lần thứ tư đã được bổ sung bằng các quy trình cho điểm đối với

bệnh vi rút và tương tự vi rút, tính chịu hạn và khả năng tái sinh. Một hệ thống đánh giá

các đặc điểm của lúa lai cũng được bổ sung. Hệ thống thang điểm đã được sửa đổi cho

các đặc tính phẩm chất hạt và hương thơm. Chúng tôi yêu cầu những người sử dụng cuốn

sách này gửi những ý kiến đề xuất và phê bình về văn phòng INGER tại IRRI. Những

đóng góp này sẽ được đưa vào tái bản lần sau.

Chúng tôi ghi nhận những đóng góp cơ bản của các nhà khoa học đang hoạt động

trong các hệ thống nghiên cứu nông nghiệp quốc gia, IRRI, Trung tâm Nông nghiệp

Nhiệt đới (CIAT), Viện Nông nghiệp Nhiệt đới (IITA) và Hiệp hội Phát triển lúa Tây Phi

(WARDA). Chúng tôi đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tài chính của

BMZ/GTZ thông qua dự án INGER 2000 để xuất bản cuốn sách này.

Ram. C. Chaudhary

Điều phối viên toàn cầu của INGER

Trung tâm tài nguyên Di truyền

8

Lời giải thích

Lời giới thiệu

Việc xác định nguồn gen triển vọng của cây lúa cùng với những đặc

tính có lợi là một hoạt động quan trọng trong chương trình cải tiến giống lúa.

Tiềm năng di truyền của các nguồn thực liệu lai tạo, dù được tạo ra bởi các

phương pháp truyền thống hay bằng công nghệ gen, đều được đánh giá qua cá

điều kiện ngoại hình trong các môi trường thí nghiệm chứa những yếu tố cần

quan tâm. Vì vậy, cần phải sử dụng các phương pháp đánh giá thận trọng,

chính xác, nhanh và đủ tính thực tiễn.

Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa (SES) lần này được biên soạn

nhằm giúp các nhà nghiên cứu lúa trên thế giới có một tiếng nói chung trong

công tác đánh giá các đặc tính của cây lúa. Điều đầu tiên là tạo điều kiện

thuận lợi cho việc thu thập, xử lý và phân tích các số liệu trong những thí

nghiệm đa môi trường (METs). Mặc dù có những phức tạp trong các phương

pháp thang điểm và đánh giá và sự giao động giữa các tính trạng, SES vẫn là

một phương pháp phổ biến nhất để đánh giá cá dòng lai. Mục tiêu thứ hai là

tăng cường phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực trong công tác cải thiện giống

lúa. Việc thiết kế các thang điểm và các phương pháp đánh giá đòi hỏi những

nỗ lực chung của các nhà khoa học trong các lĩnh vực có liên quan.

Thang điểm tổng quát

Thang điểm được đánh giá bằng cách chia toàn bộ những biểu hiện

bên ngoài các tính trạng của cây lúa ra nhiều lớp. Việc phân cấp bằng mắt

thường mang tính loogarit. Khi các tính trạng thể hiện càng rõ thì sai số càng

giảm. Thang điểm của SES được kiến tạo với mục đích chung là tương hợp vi

tính để nạp các dữ liệu về các tính trạng khác nhau của lúa. Thang điểm tổng

quát của SES được nêu trong bảng 1. Một vài trường hợp cá biệt so với các

quy tắc chung này được nêu lên vì lý do loogic, lý do lịch sử hay cả hai. Vì trí

tuệ con người không thể phân biệt nhanh chóng 10 cấp cho một tính trạng,

người ta có thể sử dụng thang điểm ba cấp (1, 5, 9) hoặc 5 cấp (1, 3, 5, 7, 9).

Đối với việc đánh giá các mẫu.

9

Bảng 1. Thang điểm cơ bản sử dụng trong SES

Giá

trị

điểm

Mô tả chung và

mức chấp nhận

Đối với các yếu tố khó khăn

So sánh Mức độ hoặc tỷ

lệ xuất hiện

(thực tế)a

Ký hiệu mã

hóab

Để

trống

Không có số liệu hoặc

khuyết tính trạng

Để trống

0 Tính trạng không biểu lộ,

không có triệu chứng bị

thương hại

Tương tự với

đối chứng

chống chịu cao

nhất

0 HR

1 Tính trạng thể hiện ở mức

độ chấp nhận

Tốt Nhỏ hơn 5% HR

2 (có lợi) Theo quan điểm

của nhà lai tạo giống và

bố mẹ của một giống được

sử dụng làm Donor

R

3 MR

4 Tính trạng tỏ ra không

được tốt như mong muốn

song có thể chấp nhận

được trong một số trường

hợp

(Ví dụ: Tính chống chịu

số lượng dưới sức ép yếu

hoặc trung bình của bệnh)

Nằm giữa đối

chứng chống

chịu và đối

chứng nhiễm,

tạm dùng được

6-25% MS

5

6

7

8 Tính trạng tỏ ra không đáp

ứng (không có lợi) được

nhu cầu về thương mại

hay để cải thiện di truyền

cho cây

Hợp lý, Tương

đương với đối

chứng nhiễm,

không tốt

Hơn 25% S

9 HS

a Mức độ có thể biến động tùy thuộc và từng loại yếu tố

b HR = chống chịu cao, R = chống chịu, MR = chống chịu trung bình,

10

MS = nhiễm trung bình, S = nhiễm, HS = nhiễm nặng

giống trong các tập đoàn nhằm phục vụ những nghiên cứu chi tiết, người ta có thể sử

dụng thang điểm 10 nếu cần thiết. Vì sự cần thiết đôi khi có thể châm trước hoặc đơn

giản hóa trong khi xây dựng một thang điểm thống nhất để mô tả một số phản ứng phức

tạp của cây với các yếu tổ khó khăn, dù sao chăng nữa mặt lợi của thang chuẩn vẫn lớn

hơn những khiếm khuyết do sự châm trước nêu trên.

Mô tả các tính trạng

Sau đây là các phương pháp sử dụng để mô tả các tính trạng khác nhau:

1. Dùng phép mã hóa để mô tả: dùng để chỉ các tính trạng có tính ngắt quãng ít

nhiều về các biến động di truyền hoặc các tính trạng mà sự biểu hiện không dễ chuyển

đổi thành chữ số (ví dụ: màu sắc phiến lá).

2. Độ trầm trọng hay tỷ lệ là các phép đo số lượng về mức độ của một sự thiệt hại

nào đó do sâu bệnh, hay do các yếu tố khác gây nên. Tỷ lệ ảnh hưởng của các bộ phận

của cây, như là khóm, dảnh, hoặc số hạt bị hại, thường được so sánh với tổng số bộ phận

đã đánh giá. Cường độ thiệt hại là diện tích hay khối lượng mô tế bào bị hại thường được

tính bằng % với tổng diện tích hay tổng khối lượng.

3. Phương pháp 1 và 2 có thể sử dụng riêng biệt hay kết hợp với nhau đối với một

số loại tác nhân khác (ví dụ: thang điểm bệnh đạo ôn). Đối với các bệnh vi rút và một số

thiệt hại do một vài tác nhân phi sinh học khác gây nên, thì người ta thường sử dụng “độ

trầm trọng” cùng với thang điểm nêu lên sự phát triển của triệu chứng trên toàn bộ cây.

4. Phản ứng so với đối chứng nhiễm hoặc chống dùng để đưa ra phán quyết cuối

cùng về phản ứng của các giống đối với yếu tố tác động (ví dụ: độ vươn lóng). Nếu yếu

tố tác động thể hiện cực yếu trên đối chứng nhiễm thì thí nghiệm không được dùng để

tiếp tục phân tích.

5. Các phép đo đếm thực tế hoặc cái ghi chép về các đặc tính có tính liên tục (ví

dụ: năng suất, chiều cao cây) và các tính trạng không nhất thiết phải đo bằng một thang

điểm (ví dụ: trỗ hoa).

Sử dụng hệ thống thang điểm của SES

Một số mẫu giống trong các thí nghiệm INGER từ thế hệ F4 đến F6 có thể còn phân ly

một vài tính trạng, vì vậy các số liệu theo dõi phải đại diện cho số đông các cây trong

hàng hay ô thí nghiệm. Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu cần sử dụng sự phán xét của

chính mình để quyết định xem có phải một dòng hay ô đang phân ly không (và viết chứ

SEG), hay do tính không đồng đều của yếu tốt tác động. Mức thang điểm cao nhất về

tính nhiễm cần được ghi lại trong sổ theo dõi.

Các quy trình tổng quát trong cách cho điểm SES hoặc ấn định cho mỗi hạng mục

của các mẫu một giá trị hoặc một mã số thích hợp nào đó được tiến hành như sau: bước

thứ nhất là xác định xem yếu tố tác động có xuất hiện hay không, cũng như mức độ thiệt

11

hại của các giống địa phương quen biết. Những giống này thường thể hiện sức chống

chịu/chịu đựng ở mức vừa và thấp (phản ứng nhiễm). Nếu mức độ thiệt hại thấp hơn mức

chấp nhận chung thì việc phân biệt sức chống chịu di truyền theo phenotype sẽ gặp khó

khăn. Bước thứ hai là đánh giá cường độ thiệt hại qua theo dõi đo đếm thực tế hoặc ước

lượng bằng mắt thường. Tuy nhiên, việc đánh giá bằng mắt yêu cầu phải có sự huấn

luyện kỹ và kinh nghiệm trí nhớ để phân định mức độ thiệt hại khác nhau. Thông thường,

người ta sử dụng các tài liệu hướng dẫn bằng tranh ảnh hoặc các sơ đồ chuẩn để đánh giá

cho chính xác. Cần áp dụng các phương pháp lấy mẫu phù hợp trong đánh giá mức độ

thiệt hại trong một giống, một ô hoặc trên một cánh đồng.

Đôi khi người ta mô tả bằng lời đối với các mức độ thiệt hại khác nhau. Chìa khóa

để đánh giá đồng ruộng là mô tả bằng lời hoặc ký hiệu bằng số. Mức độ bệnh và tỷ lệ

bệnh thường được kết hợp sử dụng để đánh giá nhanh bằng mắt thường đối với các bệnh

hại lá hoặc trên thân cây, trên ô thí nghiệm hoặc trên đồng ruộng (hình 2). Việc mô tả có

thể thay đỏi tùy thuộc vào các loại hình chính của các giống và điều kiện canh tác.

Để tiến hành phân tích số lượng cần thu thập các số lượng đo đếm thực hay qua ước

lượng bằng mắt thường về mức độ thiệt hại trên các giống thí nghiệm, sau đó chuyển đổi

thành các loại điểm để có thể phân nhóm hoặc chọn lọc một cách nhanh chóng. Thang

điểm của SES được sử dụng để đánh giá hàng loạt các đặc tính di truyền nhằm phân

nhóm xếp hạng các tập đoàn quỹ gen cây lúa hoặc các dòng lai. Để phân tích sâu và

chuẩn xác cần phải đo đếm cụ thể mức độ biểu hiện của tính trạng thay cho việc sử dụng

thang điểm của SES.

Biểu đồ chuẩn về phương pháp đo diện tích lá

Công việc đánh giá bằng mắt tuy có nhẹ nhàng hơn, song tính bất ổn định khá cao.

Điều này chỉ thực tốt khi cán bộ theo dõi được tập huấn chu đáo về sử dụng các biểu đồ

tính diện tích lá hoặc các sách hướng dẫn bằng tranh ảnh. Những biểu đồ minh họa

phương pháp cấp độ bệnh (hình 1 - 5) là những công cụ có ích để tham khảo và phân

định cấp độ qua con mắt người đánh giá. Hình 1 biểu hiện các cỡ lá, mỗi lá có những

vùng màu đen biểu thị cho 1,5 và 5% diện tích lá. Những vùng bị hại bao gồm vết bệnh

và các mô liên kết bị biến màu do hoại sinh liên quan đến vết bệnh. Hình 2 và 3 thể hiện

các vùng bị nhiễm trên lá với diện tích 1, 5, 25 và 50%. Hình 4 và 5 là những minh họa

về tỷ lệ tương đối của vết bệnh trên đồng ruộng.

12

H1. Đây là khóa có thể sử dụng để đánh giá mức độ trầm trọng của yếu tốt lên lá.

Mỗi một trong bốn lá đều được chia thành 10 phần. Những đốm đen biểu thị 1, 2 và

5% diện tích lá. Tái bản từ W.C.James, Canadian Plant Diseaase Survey, 51 (1971),

39 - 65)

H2. Chỉ số và các mức tương ứng về độ trầm trọng của yếu tố ảnh hưởng là một loại

bệnh đốm lá (Bệnh đốm nâu, bệnh đạo ôn v.v…)

H3. Chỉ số và các mức tương ứng về độ trầm trọng của yếu tố ảnh hưởng là một loại

bệnh sọc lá (Bệnh đốm lá hẹp, bệnh đốm sọc lá vi khuẩn v.v…)

13

H4. Sơ đồ biểu thị bằng phần trăm số cây bệnh trên loại ô đồng ruộng với 4 tỷ lệ

bệnh xảy ra

H5. Sơ đồ biểu thị bằng phần trăm số cây bệnh trên loại ô 2 hàng với 4 tỷ lệ bệnh

xảy ra

Chú ý:

Nhìn chung, người ta có xu thế đánh giá dôi hơn về diện tích lá (mức độ) và phần

trăm (tỷ lệ) của các yếu tố ảnh hưởng biểu hiện trên cây. Vì vậy, cần thận trọng đánh giá

mức độ và tỷ lệ trước khi cho điểm.

14

Bảng 2. Khóa đánh giá bằng mắt trên đồng ruộng về mức độ bệnh đạo ôn lá (a)

Thang

điểm

Mô tả Diện tích lá

bị bệnh (%)

0 Không thấy vết bệnh nhiễm điển hình. 0

1 Khi quan sát nhanh, không thấy có vết bệnh nhưng nếu xem

xét kỹ lưỡng từng hàng thì phát hiện ra một vài vết bệnh.

< 0,3

2 Khi quan sát nhanh thấy một số vết bệnh. 0,3-0,9

3 Nhiều vết bệnh phân bố rải rác trên ô thí nghiệm và có khoảng

1 đến 4 vết bệnh trên 1 lá bị bệnh

1-2

4 Các lá ngọn đều bị lốm đốm bởi các vết bệnh đạo ôn nhưng

phần đỉnh lá chưa bị hoại sinh (màu nâu). Một ít hoặc nhiều lá

dưới đã biến nâu.

3-7

5 Một số hoặc nhiều lá dưới bị hoại sinh và có một vài lá bị chết.

Đỉnh của một số lá ngọn có màu nâu và bắt đầu gục xuống.

8-14

6 Các lá dưới đồng đều có màu nâu và một số lá chết rõ rệt. Đa

số lá ngọn bị hoại sinh.

15-24

7 Đỉnh của hầu hết các lá ngọn teo gục xuống. Các lá giữa và lá

gốc có màu nâu. Một số cây hoặc nhánh bị lụn bại hoặc chết.

25-39

8 Đa phần các lá ngọn và lá giữa bị teo gục xuống và có màu

nâu. Nhìn chung các cây đều bị lụn bại hoặc chết.

40-65

9 Đa số cây bị lụn bại nặng, có màu nâu và chết. Chỉ còn vài cây

có lá màu xanh, nhiễm bệnh nặng.

>65

(a) Thang điểm được áp dụng để đánh giá các mẫu nhỏ trong phòng thí nghiệm

(microplot). Và có thể sử dụng cho cây dưới 18 ngày tuổi (Soạn thảo bởi S.W.Ahn,

chưa in ấn)

Độ chính xác là mức độ gần đúng của ước lượng (trung bình) so với giá trị thực tế về số

lượng của thiệt hại. Độ sát thực là tính lặp lại hay độ giao động của ước lượng mẫu và

phản ánh tính điêu luyện trong đánh giá. Độ sát thực có thể được coi là hệ biến động của

những ước lượng lặp đi lặp lại đối với cùng một mức độ do một người thực hiện. Độ

chính xác được đo bằng độ phù hợp 2. Thường thường thì người ta nhấn mạnh hơn đến

độ sát thực (Precision) hơn là độ chính xác (Accuracy) khi đánh giá sức chống chịu của

lúa đối với các yếu tố tác động.

Lấy mẫu và ước lượng là hai thành phần tích phân trong một quy trình đánh giá.

Việc lấy mẫu có thể không phải là điều quan tâm lớn nếu diện tích gieo trồng của mỗi

giống đủ hẹp và yếu tố tác động có tính đồng đều cao. Để đánh giá đại trà và tuyển chọn

15

nhanh, các nhà lai tạo thường sử dụng cách so sánh đơn giản như tốt hơn, ngang bằng

hay kém hơn so với đối chứng địa phương hoặc so với hình tượng về một giống chuẩn

hay giống lý tưởng trong trí óc của họ, được gieo trồng trong cung fmootj điều kiện môi

trường. Họ không thích tiêu phí nhiều thời gian để đo đếm sự thiệt hại trong các vật liệu

thí nghiệm không thuộc mối quan tâm trước mắt của họ. Tuy vậy, việc đánh giá đúng và

sát thực qua việc lấy mẫu phù hợp và thận trọng phân cấp là rất quan trọng trong nghiên

cứu về tác động qua lại của môi trường và genotip trong các thí nghiệm đa môi trường

(MÉTs) đối với một yếu tố tác động. Những thông tin khác về genotip và môi trường

cũng cần được thu thập để phân tích và giải thích tốt hơn các kết quả đánh giá. Những

thông tin này bao gồm số liệu về thổ những, thời tiết, chế độ canh tác và mô tả các yếu tố

sinh học trong môi trường như bệnh nguyên, côn trùng gây hại, tuyến trùng và các dạng

đồng thực vật khác nếu chúng có tác động đến genotip lúa.

Việc đào tạo về kỹ thuật đánh giá thiệt hại là cần thiết, đặc biệt khi có nhiều người

đánh giá cùng làm việc trong cùng một chương trình liên kết. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa

các người đánh giá, tức là sự thống nhất tổng thể giữa họ ở thời điểm ban đầu “Tập sự”

đánh giá nhìn chung lầ thấp, nhưng về căn bản sẽ tăng dần qua các hoạt động đánh giá

lặp lại.

16

MÔ TẢ VÀ THANG ĐIỂM/MÃ SỐ

Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Ghi chú: khi báo có kết quả về các dặc

tính, hãy sử dụng các mã số này để xác

định giai đoạn sinh trưởng khi ghi chép

số liệu quan sát được.

Những ứng dụng đặc trưng có thể là

dãy số liệu về phản ứng với bệnh hại,

khi ghi chép sự phát triển theo mùa của

bệnh (ví dụ: bệnh đạo ôn được quan sát

ở các giai đoạn 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8).

Mã số

1 Nảy mầm

2 Mạ

3 Đẻ nhánh

4 Vươn lóng

5 Làm đòng

6 Trỗ bông

7 Chín sữa

8 Vào chắc

9 Chín

CÁC ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

1

Thang điểm

Sức sinh trưởng/sức sống của mạ

Ghi chú: Một số yếu tố có thể gây

tương tác, làm ảnh hưởng đến sức sống

của mạ (ví dụ: khả năng đẻ nhánh,

chiều cao cây v.v…). hãy sử dungjt

ahng điểm này để đánh giá vật liệu di

truyền và giống trong các điều kiện có

hoặc không có yếu tố ảnh hưởng.

Giai đoạn sinh trưởng

- Sức mạ: 2

- Sức sinh trưởng: 3

1 Rất mạnh (Sinh trưởng rất nhanh.

Khi 5 lá đã có hai hoặc nhiều dảnh

chiếm đa số trong quần thể)

3 Mạnh (Sinh trưởng nhanh: Khi 4-5

lá số cây có 1-2 dảnh chiếm đa số

trong quần thể).

5 Bình thường (Cây ở thời kỳ 4 lá).

7 Yếu (Phần nào cây bị lùn; 3-4 lá;

quần thể thưa; không đẻ nhánh).

9 Rất yếu (Còi cọc; lá vàng)

2

Thang điểm

Khả năng đẻ nhánh (Ti)

Ghi chú: Điều kiện môi trường có thể

gây tác động to lớn đến độ đẻ nhánh.

Cần lấy những điểm điển hình cho hầu

hết số cây trong ô.

Giai đoạn sinh trưởng: 5

1 Rất cao (hơn 25 dảnh/cây)

2 Tốt (20-25 dảnh/cây)

5 Trung bình (10-19 dảnh/cây)

7 Thấp (5-9 dảnh/cây)

9 Rất thấp (<5 dảnh/cây)

17

3 Thang điểm (số cây đổ)

Độ cứng cây (Cs)

Ghi chú: Độ cứng cây được đánh giá

lần đầu vào lúc trỗ xong bằng cách lay

nhẹ các dảnh, ngược xuôi trong vài lần.

Thí nghiệm này cho ta thấy những biểu

hiện về độ cứng và độ đàn hồi của cây.

Lần quan sát cuối cùng tiến hành vào

lúc chín nhằm ghi lại thế đứng của cây.

Giai đoạn sinh trưởng: 8 - 9

1 Cứng (cây không bị nao)

3 Cứng trung bình (hầu hết cây bị

nao)

5 Trung bình (hầu hết cây bị nao vừa

vừa)

7 Yếu ((hầu hết cây gần nằm rạp)

9 Rất yếu (tất cả cây bị đổ rạp)

4

Độ yếu cây (Lg)

Giai đoạn sinh trưởng: 6 - 9

Ghi lại % cây bị đổ

5

Thang điểm

Chiều cao cây (Hl)

Ghi chú: Sử dụng phép đo cụ thể (cm) từ

mặt đất lên đến đỉnh bông dài nhất (không

tính râu). Để đo chiều cao ở các giai đoạn

sinh trưởng khác thì phải nêu cụ thể giai

đoạn. Số liệu được được làm tròn (không

lấy số thập phân).

Giai đoạn sinh trưởng: 7 - 9

1 Bán lùn (vùng trũng, thấp hơn 110

cm; vùng cao: <90cm)

5 Trung bình (vùng trũng <110-130

cm; vùng cao: <90-125cm)

9 Cao (vùng trũng >130 cm; vùng

cao >125cm)

6 Thang điểm

Độ tàn lá (Sen)

Ghi chú: Thông thường người ta cho rằng

việc xuống lá nhanh có thể có hại tới năng

suất nếu hạt thóc chưa nảy mầm hoàn

toàn.

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự

nhiên)

5 Trung bình (lá trên biến vàng)

9 Sớm và nhanh (Tất cả các là vàng

hoặc chết)

7 Thang điểm

Độ thoát cổ bông (Exs)

Ghi chú: Khả năng không trỗ thoát cổ

bông nhìn chung được coi là một nhược

điểm di truyền. Môi trường và bệnh hại

cũng ảnh hưởng tới nhược điểm này.

Giai đoạn sinh trưởng: 7 - 9

1 Thoát tốt

3 Thoát trung bình

5 Vừa đúng cổ bông

7 Thoát một phần

9 Không thoát được

18

8 Thang điểm (rụng hạt)

Độ rụng hạt (Thr)

Ghi chú: giữ chặt và vuốt tay dọc bông và

ước tính số % hạt rụng

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Khó (<1%)

3 Khó vừa (1 - 5%)

5 Trung bình (6 - 25%)

7 Mầu (26 - 50%)

9 Dễ rụng (50 - 100%)

9 Thang điểm (hạt hữu dục)

Độ thụ phấn của bông (SpFert)

Ghi chú: Xác định bằng cách dùng ngón

tay bóp hạt và ghi lại số hạt (không rỗng)

lép

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Hữu thụ cao (>90%)

3 Hữu thụ (75 - 89%)

5 Hữu thụ bộ phận (50 - 74%)

7 Bất thụ cao (<50% đến rất ít)

9 (0%)

10 Thang điểm

Ngoại hình chấp nhận (PAcp)

Ghi chú: Mục đích lai tạo thay đổi theo

địa phương. Việc cho điểm cần phản ánh

tổng quát độ chấp nhận của một giống tại

nơi nó đang được gieo trồng.

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Xuất sắc

3 Tốt

5 Vừa

7 Kém

9 Không chấp nhận được

11

Thời gian sinh trưởng (Mat)

Ghi chú: Sử dụng số ngày từ khi gieo dến

lúc hạt chín (85% số hạt trên bông đã

chín)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

12

Năng suất hạt (Yld)

Ghi chú: Diện tích thu hoạch không được

thu nhỏ hơn 5m2/ô (không gặt các hàng

biên). Báo cáo năng suất bằng kg/ha với

ẩm độ hạt 14%.

Giai đoạn sinh trưởng: 9

19

CÁC TÍNH TRẠNG ĐÁNH GIÁ LÖA LAI VÀ CÁC DÕNG BỐ MẸ

20 Thang điểm

Các nhóm bất dục đực

1 Dạng do tác động giữa nhân - tế bào chất

tạo nên

2 Dạng do mẫn cảm với nhiệt độ (TGMC)

tạo nên

3 Dạng do mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng

(PGMS) tạo nên

4 Dạng do mẫn cảm với nhiệt và chu kỳ

chiếu sáng (TPGMS) tạo nên

5 Dạng do công nghệ gen (chuyển nạp gen)

tạo nên

6 Dạng nhân tạo

21

Độ bất dục đực ở các dòng bất

dục

a. Bất dục hạt phấn

Điều này được xác định qua quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10x10 sau khi

nhuộm hạt phấn với dung dịch 1% IKI. Mẫu hạt phấn được thu thập ít nhất từ 10 hoa

trên một cá thể ở giai đoạn sinh trưởng 6 và cố định trong cồn 70%. Hai hoặc ba bao

phấn được lôi ra từ 5 hoa đặt trên mặt lam kính và hạt phấn được nạo ra bằng một

chiếc kim hình lưỡi giáo trong một giọt dung dịch IKI. Ít nhất phải quan sát 3 trường

hiển vi để đếm những hạt phấn bất dục (Ví dụ: không bắt màu và héo, không bắt màu

hình cầu và bắt màu bộ phận và tròn) và những hạt hữu dục (bắt màu và tròn) phần

trăm hạt phấn bất dục được tính toán như sau:

Số hạt (không bắt màu, héo (không bắt màu, hình cầu

+ bắt màu bộ phận, tròn)

x 100

Tổng số hạt (kể cả hạt hữu dục)

Thang điểm Mô tả Độ bất dục hạt phấn (%)

1 Hoàn toàn bất dục 100

3 Bất dục cao 99.0 - 99.9

5 Bất dục 95.0 - 98.9

7 Bất dục một phần 70.0 - 94.9

9 Hữu dục từng phần đến hoàn toàn < 70

b. Độ bất dục hạt

Người ta theo dõi đặc tính này khi một dòng bất dục đực nằm ở giai đoạn sinh trưởng

8 - 9. Hai bông sơ cấp của ít nhất 50 cây trong một dòng bất dục được chụp kín bằng

những bao giấy trong như thủy tinh từ giai đoạn sinh trưởng 5 - 6 trước khi bao phấn

phát triển. Sau đó đếm số hạt chắc và hạt lép của các bông này.

20

Thang điểm Mô tả Độ bất dục hạt phấn (%)

1 Hoàn toàn bất dục 100

3 Bất dục cao 99.0 - 99.9

5 Bất dục 95.0 - 98.9

7 Bất dục từng phần 70.0 - 94.9

9 Hữu dục, hữu dục từng phần < 70

Một dòng bất dục đực được coi là ổn định nếu độ bất dục hạt phấn và/hoặc hạt lúa

được xếp hạng 1 đến 3. Các dạng khác đều là không ổn định.

22

Dạng bất dục của các dạng bất dục đực

Có thể giám sát vào giai đoạn sinh trưởng 5-6. Hoa được thu thập và cố định trong

dung dịch Acetic cồn 3:1. Hạt phấn được lấy ra từ một số bao phấn trong dung dịch

nhuộm Axeton-cácmin và quan sát cách nhuộm màu và số lượng các nhân thấy được

trong hầu hết các hạt phấn.

Thang điểm

Mô tả

Độ bất dục hạt phấn (%)

1 Không có hạt phấn Dòng TGMS Norin PL12

3 Bất dục ở giai đoạn hạt phấn có 1nhân Dạng “CMS-WA”

5 Bất dục ở giai đoạn hạt phấn có hainhân Dạng “CMS-HL”

7 Bất dục ở giai đoạn hạt phấn có ba

nhân

Dạng “CMS-boro”

9 Bất dục ở giai đoạn sau khi hạt phấn

nhìn giống như hữu dục

518A

23

Độ thụ phấn ngoài của các dòng bất dục

Đặc tính này được theo dõi vào giai đoạn sinh trưởng 8-9 của một dòng bất dục đực

trồng trên đồng ruộng nơi có rất nhiều hạt phấn vào giai đoạn lúa trổ hoa. Người ta

đếm số hạt trên các bông sơ cấp được thụ phấn ngoài

Thang điểm Số hạt (%) trên các bông sơ cấp

được thụ phấn ngoài

1 Trên 30

3 20 - 29.5

5 10 - 19.5

7 5 - 9.9

9 0 - 4.9

24

Độ thoát cổ bông của các dòng bất dục Đặc tính này được theo dõi vào giai đoạn sinh trưởng 6 qua theo dõi mức độ cổ bông

càn lại bị bẹ lá đòng bao phủ

21

Thang điểm Mức độ bao phủ (%) của bông bới bẹ lá đòng

1 0

3 1 - 10

5 11 - 25

7 26 - 40

9 Trên 40

25

Độ thoát đầu nhụy cái của các dòng bất dục đực

Đặc tính này được theo dõi vào giai đoạn sinh trưởng 6-7 bằng cách đếm số lượng

hoa đã hoàn thành quá trình hình thành bao phấn vào một ngày nhất định khi cây để lộ

đầu nhụy cái ở 1 hoặc cả 2 phía của hoa và được thể hiện bằng % số đầu nhụy vươn ra

ngoài.

Thang điểm Tỷ lệ thoát đầu nhụy (%)

1 >70

3 41 - 70

5 21 - 40

7 11 - 20

9 0 - 10

26

Độ mở vỏ trấu trên dòng bất dục

Đặc tính này được theo dõi vào giai đoạn sinh trưởng 6 trong vòng 9.00 đến 12.00 giờ

trưa, khi hoa lúa đang nở rộ.

Khoảng 5 đến 10 hoa đang nở của dòng bất dục đực được thu thập từ các cây khác

nhau và góc mở của vỏ trấu (của vỏ trên và vỏ dưới) được đo cho mỗi hoa. Thang

điểm sau đây được sử dụng để phân lớp các dóng bất dục trên cơ sở góc mở trung

bình của vỏ trấu.

Thang điểm Số hạt (%) trên các bông sơ cấp

được thụ phấn ngoài 1 50 trở lên

3 40 - 49

5 30 - 39

7 20 - 29

9 dưới 20

27

Khả năng phục hồi ở con lai F1

Đặc tính này được theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 6 đối với tính hữu dục hạt phấn và

giai đoạn sinh trưởng 9 đối với độ hữu dục hạt thóc.

Độ hữu dục hạt phấn được xác định nhờ dung dịch 1% IKI và dựa theo kỹ thuật đánh

giá các dòng bất dục đực. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần nhấn mạnh đánh giá

% hạt phấn hữu dục. Độ hữu dục trên bông được xác định bằng cách đếm số hạt chắc

và tổng số hạt trên bông, sau đó chuyển đổi thành %.

22

Thang điểm % hạt phấn hữu dục Độ hữu dục trên bông (%)

1 Trên 90 Trên 90

2 Trên 90 Trên 90

3 80 - 89 75 - 89

4 80 - 89 75 - 89

5 70 - 79 75 - 89

6 70 - 79 60 - 74

7 60 - 69 60 - 74

9 < 60 < 60

THIỆT HẠI MÙA MÀNG (BỆNH HẠI)

30 Thang điểm

(dành cho thí nghiệm đánh giá đạo ôn)

Bệnh đạo ôn hại lá (Bl)

Bệnh nguyên: Magnaporthe grisea

(Pyricularia oryzae)(1)

Ghi chú: Chỉ sử dụng thang điểm này

để đánh giá trong thí nghiệm vườn

ươm. Việc ước lượng thực tế % diện

tích lá bị bệnh được thực hiện trên

đồng ruộng để đánh giá bệnh đạo ôn

với dạng hình vết bệnh phổ biến

(Hãy xem hệ thống mã hóa số điểm

dùng cho dạng hình vết bệnh).

Các giống thí nghiệm mang điểm 4-9

cũng có thể mang các dạng vết bệnh

thuộc thang điểm 1 hoặc 2. Trong

các trường hợp khi vết bệnh chỉ phát

triển ở cổ lá nơi tiếp giáp của bẹ và

phiến lá, làm cho lá gục xuống thì sẽ

cho điểm 4 theo thang điểm này.

Các giống thí nghiệm có mức bệnh

ổn định ở điểm 4 và 6 với tổng bình

quân không cao hơn 5.5 có thể có

sức chống bệnh số lượng ở mức tốt.

(1)

Tên gọi của giai đoạn chưa hoàn

chỉnh (anamorphic) (2)

Dạng vết bệnh 5, 7, 9 (xem mã số

dành cho dạng vết bệnh phổ biến)

0 Không cho thấy vết bệnh

1 Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở

giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào

tử.

2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường

kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt. hầu hết

các lá dướ đều có vết bệnh.

3 Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2, nhưng

vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

4 Vết bệnh điển hình(2)

cho các giống

nhiễm, dài 3 mm hoặc dài hơn, diện tích

vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá

5 Viết bệnh điển hình, chiếm 4-10% diện

tích lá

6 Viết bệnh điển hình, chiếm 11-25% diện

tích lá

7 Viết bệnh điển hình, chiếm 26-50% diện

tích lá

8 Viết bệnh điển hình, chiếm 51-75% diện

tích lá

9 Hơn 75% diện tích lá bị bệnh

Mã số điểm (dạng hình vết bệnh phổ biến)

23

Giai đoạn sinh trưởng: 2-3

Giai đoạn sinh trưởng: 2-3 (Trên

đồng ruộng hay trong nàh lưới)

Ghi chú: Các vết bệnh có dạng hình

5, 7 và 9 là các vết bệnh điển hình

cho tính nhiễm bệnh (trên giống

nhiễm)

0 Không thấy vết bệnh

1 Vết bệnh ánh nâu hình kim châm hoặc

lớn hơn, trung tâm sản sinh bào tử

chưa xuất hiện

3 Vết bệnh nhỏ hơi tròn hoặc hơi dài có

các vết hoại sinh khi sinh bào tử,

đường kính khoảng 1 - 2 mm với

đường viền nâu hoặc vàng rõ rệt

5 Vết bệnh hẹp hoặc hơi hình elip, rộng

1-2 mm với viền nâu

7 Vết bệnh rộng hình thoi, có viền vàng,

nâu hoặc tím

9 Các vết bệnh nhỏ liên kết nhanh với

nhau, có màu ngà, xám hoặc phớt

xanh, viền vết bệnh không rõ ràng

31 Thang điểm (dựa trên triệu chứng)

Bệnh đạo ôn bông (PB) Bệnh nguyên: Magnaporthe grisea

(Pyricularia oryzae).

Triệu chứng: Vết hoại sinh rộng màu đen

bao phủ một phần hay toàn bộ xung quanh

cổ bông (đốt) hay phần ống phía dưới cổ

bông, hoặc phần dưới của trục bông. Bông

coa màu xám, hạt không nảy hoặc lép.

Ghi chú: Diện tích số bông ở mỗi mức,

hãy tính mức độ trầm trọng của bệnh

(PBS) như sau:

(10 x N1) + (20 x N3) + (40 x N5)

+ (70 x N7) + (100 x N9)

PBS =

Tổng số bông quan sát

Với N1 - 9 là số bông mang điểm 1 - 9

Giai đoạn sinh trưởng : 8 (20 - 25 ngày

sau trỗ)

Ghi chú : Để đánh giá đại trà tỷ lệ bệnh

đạo ôn bông có vết bệnh bao quanh hoàn

toàn ống rậ, cổ bông hoặc phân dưới của

trục bông (dạng triệu chứng 7 - 9)

Giai đoạn sinh trưởng : 8 - 9

0 Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết

bệnh trên vài cuống bông

1 Vết bệnh có trên một vài cuống

bông hoặc nhánh thứ cấp

3 Vết bệnh trên vài gié sơ cấp hoặc

phần giữa của trục bông

5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc

bông (đốt) hoặc phần ống rạ phía

dưới của trục bông

7 Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông (3)

hoặc phần trục bông gần cổ bông,

có hơn 30% hạt chắc

9 Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ

bông hoặc phần ống dạ cao nhất

hoặc phần trục bông gần gốc bông,

số hạt chắc nhỏ hơn 30%

Thang điểm

0 Không có bệnh

1 Dưới 5%

3 5 - 10%

5 11 - 25%

7 26 - 50%

9 Hơn 50%

(3)Vết bệnh cũng tìm thấy ở phần dưới ống rạ, nơi bị bẹ lá che phủ

32 Thang điểm (Diện tích vết bệnh trên lá)

24

Bệnh đốm nâu (BS)

Bệnh nguyên : Cochliobolus miyabeanus

(Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae)

Triệu chứng : Vết bệnh lá điển hình nhỏ,

hình oovan hoặc tròn, màu nâu đậm. Các

đầu của vết bệnh lớn hơn thường có cùng

màu đó nhưng ở giữa có màu nhạt, thường

có màu ghi ở giữa. Hầu hết các vết bệnh

có viền vàng nhạt phía mép bên ngoài.

Giai đoạn sinh trưởng : 2 và 5-9

Ghi chú : Thang điểm này cũng sử dụng

cho mọi bệnh đốm do Drechslera gigantea

gây ra

0 Không có bệnh

1 Dưới 1%

2 1-3%

3 4-5%

4 6-10%

5 11-15%

6 16-25%

7 26-50%

8 51-75%

9 76-100%

(3)Vết bệnh cũng tìm thấy ở phần dưới của ống rạ, nơi bị bẹ lá che phủ

33 Thang điểm (Diện tích vết bệnh trên

lá)

Bệnh sọc nâu (NBLS)

Bệnh nguyên : Sphaerulina oryzae

(Cercospora janseana)

Bệnh đốm sọc vi khuẩn (BLS)

Bệnh nguyên : Xanthomonas oryzae

pv.orycola

Giai đoạn sinh trưởng 3-6

Ghi chú : Thang điểm này cũng sử dụng cho

bệnh than lá do Entyloma oryzae gây nên

0 Không có bệnh

1 Nhỏ hơn 1% (vết bệnh trên đỉnh

lá)

3 1-5% (vết bệnh trên đỉnh lá)

5 6-25% (vết bệnh trên đỉnh hoặc có

một số ở mép lá)

7 26-50% (vết bệnh trên đỉnh hoặc

mép lá)

9 51-100% (vết bệnh trên đỉnh và

mép lá)

34 Thang điểm (Diện tích vết bệnh trên

lá)

Bệnh phồng lá (LSc)

Bệnh nguyên : Monographella albescens

(Microdochium oryza)

Triệu chứng : Vết bệnh xuất hiện hầu hết gần

đỉnh lá, nhưng đôi khi bắt đầu từ mép lá và

phát triển thành các vùng rộng hình elip, cổ

viền nâu đậm, hoặc hình thành các băng hẹp

có viền vàng nhạt.

Giai đoạn sinh trưởng : 5-8

0 Không có bệnh

1 Nhỏ hơn 1% (vết bệnh trên đỉnh

lá)

3 1-5% (vết bệnh trên đỉnh lá)

5 6-25% (vết bệnh trên đỉnh hoặc có

một số ở mép lá)

7 26-50% (vết bệnh trên đỉnh hoặc

mép lá)

9 51-100% (vết bệnh trên đỉnh và

mép lá)

35 Thang điểm (dùng cho thí nghiệm nhà

25

lưới, diện tích vết bệnh)

Bệnh bạc lá (BB)

Bệnh nguyên : Xanthomonas oryzae

pv.oryzicola

Triệu chứng : Vết bệnh thường xuất phát gần

đỉnh lá, từ mép lá và lan xuống theo mép lá.

Vết bệnh ban đầu có màu xanh nhạt đến xanh

xám, sau đó từ vàng đến xám. Ở các giống

nhiễm nặng, vết bệnh có thể lan rộng khắp

chiều dài lá đến tận bẹ lá. Bệnh Kresek hay

bệnh bạc lá trên mạ làm cho cây héo rũ và

chết non.

Giai đoạn sinh trưởng :

3-4 với Kresek, đánh giá trong nhà sinh

trưởng

5-8 (Bệnh bạc lá)

Ghi chú : cả trong thí nghiệm nhà lưới và

đồng ruộng, không được lây bệnh cho các lá

bị cuốn, cùng làm tương tự với các lá già, lá

có các triệu chứng bệnh thiếu dinh dưỡng và

các bệnh khác.

1 0 - 3%

2 4 - 6%

3 7 - 12%

4 13 - 15%

5 26 - 50%

6 51 - 75%

7 76 - 87%

8 88 - 94%

9 95 - 100%

Thang điểm (Đánh giá đồng ruộng,

diện tích vết bệnh)

1 1 - 5%

3 6 - 12%

5 13 - 25%

7 26 - 50%

9 51 - 100%

36

Bệnh hại lúa do virut và microplasma

gây nên (MLO). Phản ứng của một số genotip có thể được

những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm

đánh giá qua các triệu chứng biểu hiện sau

khi lây bệnh trong điều kiện tự nhiên (trên

đồng ruộng) hay trong các điều kiện nhân

tạo (trong nhà sinh trưởng). Các yếu tố

cần thiết cho thành công là sự có mặt của

virut và ký chủ truyền bệnh, lây bệnh vào

giai đoạn dễ nhiễm của cây và điều kiện

môi trường thích hợp.

Thí nghiệm đồng ruộng: Thang điểm (% bệnh)

Đánh giá các vật liệu thí nghiệm, đặc biệt

là các dòng lai, có thể tiến hành trên đồng

ruộng và phản ứng của chúng với sự xâm

nhiễm của virut có thể đánh giá bằng

thang 0-9 điểm dựa trên % bệnh quan sát

được.

0 Không thấy vết bệnh

1 1 - 10%

3 11 - 30%

5 31 - 50%

7 51 - 70%

9 71 - 100%

Thí nghiệm trong nhà lưới:

26

Tuy nhiên, Các thí nghiệm đồng ruộng nói

chung chỉ dùng để chọn lọc tính chống

chịu với ký chủ truyền bệnh và không phù

hợp để chọn lọc tính kháng virut. Tính

kháng virut có thể được đánh giá trong

nhà lưới để có thể điều chỉnh các yếu tố

cần thiết. Nếu lây bệnh với số lượng lớn

ký chủ truyền bệnh và đối chứng nhiễm

bệnh, phải nhiễm bệnh ít nhất 90%. Các

đối chứng kháng bệnh cũng được sử dụng

được làm chuẩn mực để so sánh chiều cao

cây. Vì một số loại phân bón có thể làm

ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh, chúng

không được sử dụng trong khi thí nghiệm.

Chỉ số bệnh (Dl) cho các genotip, vừa

biểu thị cho % bệnh, vừa biểu thị độ trầm

trọng của triệu chứng bệnh, có thể được sử

dụng như một chỉ số biểu thị sưc kháng

virut trong các thí nghiệm nhà lưới. Có thể

tính Dl như sau:

n(3) + n(5) + n(7) + n(9)tn

Dl =

tn

Với: n(3), n(5), n(7), n(9) là số lượng các

cây có điểm bệnh (3), (5), (7) và (9)

tn là tổng số cây được cho điểm

Các chỉ số Dl có thể được phân cấp như

sau:

Dl

Phản ứng

0-3 Chống bệnh/Chịu bệnh

4-6 Trung bình

7-9 Nhiễm bệnh

Để khẳng định thêm, những vật liệu thí

nghiệm ở lớp 0 - 3 có thể được thí nghiệm

lại nhờ lây bệnh nhân tạo với những mật

độ khác nhau về ký chủ trung gian truyền

nhiễm, ở các thời kỳ sinh trưởng khác

nhau và có thể đánh giá bằng huyết thanh

để phân biệt tính kháng và tính chịu đựng

virut.

27

Bệnh vàng lụi trên lúa (RTD)

Bệnh nguyên: Virut Tungro hình gậy

(RTSV) và virut Tungro hình cầu (RTSV).

Triệu chứng: lá biến vàng hoặc vàng cam,

cây lùn và đẻ nhánh phần nào kém hơn.

Giai đoạn sinh trưởng:

2 (Trong nhà lưới)

3-5 (Trên đồng ruộng)

Cho điểm và tính toán Dl lúc 4 tuần sau

khi lây bệnh trong nhà lưới

Thang điểm

1 Không thấy vết bệnh

3 1-10% giảm chiều cao cây, không

biến vàng hoặc vàng cam rõ rệt trên lá

5 11-13% giảm chiều cao khoogn biến

vàng hoặc vàng lá rõ rệt

7 31-50% giảm chiều cao, lá biến vàng

và vàng cam rõ rệt

9 Giảm hơn 50% chiều cao, lá biến

vàng và vàng cam rõ rệt

Bệnh lại mạ cỏ 1 và 2 Thang điểm(RGSV1)

Bệnh nguyên: Virut bệnh lúa cỏ 1

(RGSV1) và 2 (RGSV2)

Triệu chứng:

RGSV1: lúa bị lùn nặng, đẻ quá nhiều

nhánh, lá hẹp, xanh nhạt, vàng và có các

vết nhỏ như gỉ sắt.

RGSV2: lúa bị lùn nặng, đẻ nhánh quá

nhiều, lá vàng đến vàng cam và có các vết

nhỏ như gỉ sắt.

Giai đoạn sinh trưởng;

2-3 (đối với thí nghiệm nhà lưới)

4-6 (đối với thí nghiệm đồng ruộng)

1

Không thấy triệu chứng bệnh

3 Lá xanh nhạt, hơi hẹp, không giảm

chiều cao và ít dảnh

5 Lá xanh nhạt, hơi hẹp, giảm chiều cao

1-10%, nhiều dảnh nhỏ

7 Lá hẹp có màu xanh nhạt đến màu

vàng, có một số vệt gỉ sắt, giảm chiều

cao 11-30%, nhiều dảnh nhỏ

9 Lá hẹp có màu xanh nhạt đến màu

vàng, có nhiều vết gỉ sắt, giảm chiều

cao hơn 30%, nhiều dảnh nhỏ.

Cho điểm và tính Dl lúc 5 tuổi sau khi lây

bệnh trong nhà lưới

Thang điểm (RGSV2)

1 Không thấy triệu chứng bệnh

3 Lá vàng, hơi hẹp, không giảm chiều

cao, nhiều dảnh nhỏ

5 Lá hẹp và vàng rõ rệt, giảm 1-10%

chiều cao, nhiều dảnh nhỏ

7 Lá hẹp, vàng đến vàng cam, có một

số vệt gỉ sắt, giảm chiều cao 11-30%,

có ít dảnh nhỏ

9 Lá hẹp, vàng đến vàng cam, nhiều vết

gỉ sắt, giảm chiều cao hơn 30%, ít

dảnh nhỏ.

Bệnh xoắn lùn (RRSV) Thang điểm

28

Bệnh nguyên: Virut gây lùn và xoắn rách

lá lúa (RRSV)

Triệu chứng: Cây bị lùn, lá màu xanh

đạm, lá bị rách và xoắn> gân lá có vết lồi

ở cổ lá, phiến lá và bẹ lá.

Giai đoạn sinh trưởng:

2-3 (Thí nghiệm trong nàh lưới)

4-6 (Thí nghiệm đồng ruộng)

Cho điểm và tính Dl lúc 5 tuần sau khi lây

bệnh trong nhà lưới

1 Không có triệu chứng bệnh

3

0-10% giảm chiều cao, không có lá

xoắn và rách, gân phòng nhỏ và ít,

thường ở cổ lá

5

0-10% giảm chiều cao, 1-2 lá bị rách

và xoắn, một vài vết phồng ở cổ lá

7

11 - 30% giảm chiều cao, 3-4 lá bị

rách và xoắn, gân bị phồng nhiều hơn

ở cổ lá, một số phiến lá và bẹ lá

9 Giảm hơn 30% chiều cao, hầu hết các

lá bị xoăn, rách, nhiều vết phồng trên

bẹ lá và phiến lá.

Bệnh vàng lùn (YD)

Bệnh nguyên: Mycoplasma

Triệu chứng: Màu vàng nhạt, lá rũ, đẻ

nhánh quá nhiều, cây lùn, còi cọc.

Giai đoạn sinh trưởng: 4-6 (nhà lưới, đánh

giá trên lúa chét sau khi đã cắt sát gốc).

Trên lúa chét (Trên đồng ruộng)

Bệnh đốm vàng (RYMV) Thang điểm (Trên đồng ruộng)

Bệnh nguyên: Virut đốm vàng

Triệu chứng: Lùn cây, dẻ yếu, đốm và sọc

vàng trên lá, trỗ bông chậm, bông không

thoát hết. Trong trường hợp quá trầm

trọng, cây sẽ bị chết

Giai đoạn sinh trưởng: 4-6 (Trên ruộng)

1 Không thấy triệu chứng bệnh

3 Lá xanh, có vài chấm hoặc sọc, giảm

chiều cao dưới 5%

5 Lá xanh hoặc xanh nhạt, có vết, giảm

chiều cao cây 6-25%, trỗ bông hơi bị

chậm lại

7 Lá vàng nhạt hoặc vàng, giảm chiều

cao 26-75%, trỗ bông chậm

9 Lá biến vàng, vàng cam, không trỗ

bông, một số cây chết

Bệnh trắng lá (RHBV) Thang điểm (% gây bệnh)

Bệnh nguyên: Virut hoja blanca

Triệu chứng: Vết bệnh màu kem đến màu

vàng, dài ra và liên kết với nhau, tạo ra

các sọc xanh nhạt, hoặc vàng nhạt. Các vết

sọc liên kết và bao phủ toàn lá. Vỏ trấu

nâu, bất dục và biến dạng hình “mỏ vẹt”

điển hình “Parrot break”.

Giai đoạn sinh trưởng: 2-4 trên lúa

7-8 Bông

Ghi chú: Để xác định sức kháng bệnh

0 Không có triệu chứng

1 1-10%

5 11-30%

7 31-60%

9 61-100%

29

đồng ruộng của các dòng đã cố định, đối

chứng nhiễm cần bị nhiễm ít nhất 50%

37 Thang điểm (dựa trên độ cao tương đối

của vết bệnh)

Bệnh khô vằn (ShB)

Bệnh nguyên: Thanatephorus

(Rhizoctonia solani)

Triệu chứng: Vết bệnh màu xanh xám, lan

dần và liên kết với nhau, hầu hết nằm ở

phần dưới của bẹ lá, đôi khi lên cả lá

Ghi chú: Độ cao tương đối của vết bệnh là

trung bình độ cao các vết bệnh cao nhất

trên lá hoặc bẹ lá và biểu thị bằng % so

với chiều cao cây

Giai đoạn sinh trưởng: 7-8

0 Không có triệu chứng

1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều

cao cây

3 20-30%

5 31-45%

7 46-65%

9 Trên 65%

38 Thang điểm (Số hạt có vỏ trấu biến nâu

nặng)

Bệnh thối bẹ (ShR)

Bệnh nguyên: Sarocladium, Bipolavis,

Altemaria, Gerlachia, Fusarium, Phoma,

Curvularia, Trichoconellia, Pseudomonas,

v.v…

Triệu chứng: Vỏ trấu biến màu tối, màu

nâu đến đen, cả vỏ trấu thối do một hoặc

nhiều bệnh nguyên gây ra. Mức trầm

trọng: từ các vết bệnh cục bộ đến toàn bộ

vỏ trấu

Ghi chú: Mức độ bệnh được ước lượng

bằng cách đếm số hạt với hơn 25% vết

bệnh trên vỏ trấu

Giai đoạn sinh trưởng: 8-9

0 Không bị bệnh

1 Dưới 1%

3 1-5%

5 6-25%

7 25-50%

9 Trên 50%

39 Thang điểm (Số hạt có vỏ trấu biến nâu

nặng)

Bệnh biến màu hạt (Gd)

Bệnh nguyên: Các loài Sarocladium,

Bipolaris, Altemaria, Trichoconiella,

Pseudomonas v.v…

Triệu chứng: Vỏ trấu biến màu từ màu nâu

đến đen, cả vỏ trấu thối do 1 hoặc nhiều

bệnh nguyên gây ra. Mức trầm trọng: từ

các vết bệnh cục bộ đến toàn bộ vỏ trấu

Ghi chú: Mức độ bệnh được ước lượng

bằng cách đếm số hạt với hơn 25% vết

bệnh trên vỏ trấu

0 Không có bệnh

1 <1%

3 1-5%

5 6-25%

7 26 -50%

9 51 - 100%

30

Giai đoạn sinh trưởng: 8-9

40 Thang điểm (Số hoa bị bệnh)

Bệnh hoa cúc (FSm) 0 Không có bệnh

Bệnh nguyên: Ustilaginoidea virens

Triệu chứng: Hạt bị bệnh biến thành các

hình cầu xanh vàng hoặc xanh đen do bào

tử nhìn giống như nhung

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 < 1%

3 1 - 5%

5 6 - 25%

7 26 - 50%

9 51 - 100%

Bệnh hoa cúc trên hạt (KSm)

Bệnh nguyên: Tilleria barclayana

Triệu chứng: Hạt bị bệnh cho thấy những

khoang rỗng nhỏ, màu đen hoặc sọc đen

choài ra khỏi vỏ trấu. Nếu bệnh trầm trọng

Giai đoạn sinh trưởng: 9

41 Thang điểm (Số bông hoặc dảnh)

Bệnh Udbatta (UDb)

Bệnh nguyên: Balancia oryzae-sativae

(Ephelis oryzae)

Triệu chứng: Sợi nấm màu trắng quấn các

nhánh bông lại làm bông lúa bị trỗ thoát

trông giống như một đoạn thừng đơn độc,

hình trụ

0 Không có bệnh

1 < 1%

5 1 - 25%

9 26 - 100%

Bệnh Von (Bak)

Bệnh nguyên: Gibberella fujikuroi

Triệu chứng: Cây vươn lên cao bất

thường, số dản ít và thường bị chết trước

lúc hình thành hạt

Giai đoạn sinh trưởng: 3-6

42 Thang điểm (Số thân có vết bệnh và

hạch nấm)

Bệnh thôi thân cây (SR)

Bệnh nguyên: Magnaporthe salvinil

(Nakataea sigmoidea, Sclerotium oryzae4)

và Helminthosporium sigmoideum var.

Irregulare

Triệu chứng: Các vết màu tối xuất hiện

trên thân gần mặt nước. Có các hạch nhỏ

màu đen, lám cây mềm yếu và đổ

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

0 Không có bệnh

1 < 1%

3 1 - 5%

5 6 - 25%

7 26 - 50%

9 51 - 100%

(4)

Biến thái giai đoạn hạch

43 Thang điểm (Số dảnh bị bệnh)

31

Bệnh Utra (U)

Bệnh nguyên: Tuyến trùng hại thân

Dityenchus angustus

Triệu chứng: Đốm lá, hoại sinh lá tạo

thành các vệt màu ở gốc lá non trong thời

kỳ vươn lóng hoặc đẻ nhánh; các vết màu

nâu có thể phát triển trên lá hoặc bẹ lá, sau

đó biến màu nâu xẫm. Đặc điểm nổi bật là

lá non bị quăn và héo rũ. Bông có thể bị

vướng trong các bẹ lá đã bị phồng dộp

hoặc trỗ thoát một phần nhưng bị quăn và

bị hạt lép. Bông có thể trỗ thoát hoàn toàn

song hạt bị lép, trông giống như bông bạc

Giai đoạn sinh trưởng: 6-7

Triệu chứng

0 0% (Có thể hoặc không nhận thấy)

1 1 - 20% (Triệu chứng rõ rệt)

3 21-40% (Triệu chứng rõ rệt)

5 41-60% (Triệu chứng rõ rệt)

7 61-80% (Triệu chứng rõ rệt)

9 81-100% (Triệu chứng rõ rệt)

THIỆT HẠI ĐỒNG RUỘNG (CHUỘT VÀ CHIM)

50 Thang điểm (Số cây bị hại)

Chuột hại (RD)

Ghi chú: Vì không có gen chống chịu

chuột cho nên thiệt hại có thể được số

lượng hóa và không biểu thị cho tính

chống chịu

0 Không bị hại

1 < 5%

5 6 - 25%

9 26 - 100%

51 Thang điểm (Số bông bị hại)

Chim hại (BR)

Ghi chú: Vì không có gen chống chịu

chim nên thiệt hại có thể được số lượng

hóa nhưng không biểu thị sức chống chịu

0 Không bị hại

1 < 5%

5 6 - 25%

9 26 - 100%

THIỆT HẠI ĐỒNG RUỘNG (SÂU HẠI)5

60 Thang điểm (thí nghiệm nhà lưới)

Rầy nâu (BPH)

Nguyên căn : Rầy Nilaparvata lugens

Triệu chứng : Biến vàng bộ phận từng

đám rõ ràng, cây lùn dần. Nếu quá trầm

trọng, rầy nâu sẽ làm cây bị héo và chết

thành từng đám trên đồng ruộng.

Giai đoạn sinh trưởng :

2 (thí nghiệm nhà lưới)

3-9 (trên đồng ruộng)

0 Không bị hại

1 Bị hại rất nhẹ

3 Lá thứ nhất và thứ 2 hầu hết biến

vàng bộ phận

5 Biến vàng và lùn rõ rệt khoảng 10-

25% cây bị héo.

7 Hơn nửa số cây héo hoặc chết, các

cây còn lại bị lùn hoặc héo dần.

9 Tất cả cây bị chết

Thí nghiệm đánh giá sức chống chịu chỉ Thang điểm (trên đồng ruộng)

32

có ý nghĩa nếu quần thể rầy phân bổ đều

với mật độ cao trong phòng thí nghiệm

hay trên đồng ruộng, mật độ rầy tối thiểu

trên đối chứng nhiễm cần có như sau :

a) 10 con/khóm lúc 10-15 ngày sau khi

cấy.

b) 25 con/khóm lúc đẻ nhánh rộ

c) 100 con/khóm khi bắt đầu làm đòng

0 Không bị hại

1 Hơi biến vàng trên một số ít cây

3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy

rầy

5 Lá cây rõ rệt, cây bị lùn và héo, đã bị

cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nặng.

7 Hơn nửa số cây bị héo, cháy rầy, số

cây còn lại bị lùn nặng

9 Tất cả số cây bị chết

(5)

Quy trình cụ thể đánh giá sức chống chịu côn trùng trên lúa có thể tím thấy trong

cuốn sách “Đánh giá di truyển sức chống chịu côn trùng trên lúa” của E.A. Heinvichs

và cs. (1985) IRRI.

61

Rầy xanh

Nguyên căn : rầy xanh Nephotettex spp.

Triệu chứng : Biến vàng bộ phận hay rõ

rệt, cây lùn dần, nếu trầm trọng, cây sẽ

chết. Trên ruộng, cây bị hại thanh từng

đám.

Giai đoạn sinh trưởng :

2 ( thí nghiệm nhà lưới)

3-9 ( thí nghiệm đồng ruộng)

Thang điểm

0 Không bị hại

1 Bị hại rất nhẹ

3 Lá thứ nhất và thứ 2 bị vàng

5 Tất cả các lá bị vàng; cây lùn rõ rệt

hoặc cả hai

7 Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị

héo và lùn nặng

9 Tất cả số cây bị chết

62

Thang điểm

Rầy lưng trắng (WBPH)

Nguyên căn : Rầy Sogatella furcifera.

Triệu chứng : Biến vàng bộ phận hay rõ

ràng, cây lùn dần, nếu trầm trọng, cây sẽ

bị héo và chết. Trên đồng ruộng, cây bị

hại thành từng đám

Giai đoạn sinh trưởng :

2 (trong nhà lưới)

2-6 ( thí nghiệm đồng ruộng)

0 Không bị hại

1 Bị hại rất nhẹ

3 Đỉnh lá thứ nhất và thứ hai bị vàng

cam, lùn nhẹ

5 Hơn một nửa số lá bị vàng cam ở

đỉnh lá, cây lùn rõ rệt

7 Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị

lùn và héo

9 Tất cả số cây bị chết

Rầy đen-pha-xít (RDel) Thang điểm

Nguyên căn : Tagosodes orizicolus

Triệu chứng : Tương tự với WBPH (rầy

lưng trắng)

Ghi chú : thang điểm dựa trên triệu chứng.

0 Không bị hại

1 Bị hại rất nhẹ, lá bị biến màu

3 Biến vàng lá thứ nhất và thứ hai

5 Biến vàng rõ rệt, hơi bị lùn, dưới 50%

33

Tỉ lệ cây chết được coi là phép đánh giá

cuối cùng.

Giai đoạn sinh trưởng :

2 (Thí nghiệm nhà lưới)

2-6 (Thí nghiệm đồng ruộng)

cây chết

7 Lá biến vàng nặng, cây lùn rõ rệt, hơn

50% cây chết

9 Tất cả số cây bị chết

63 Thang điểm (Số tim bị chết)

Sâu đục thân (SB)

Nguyên căn : Chilo suppressalis (sâu sọc);

C.polychrysus (Sâu đầu đen); Rupela

albinella (Sâu trắng Nam mỹ);

Scirpophaga incertulas (Sâu vàng);

S.innotata (Sâu trắng); Sesamia inferens

(Sâu hồng); Maliarpha separatella (Sâu

đầu trắng Châu Mỹ); Diopsis

macrophthalma (ruồi mắt cuống) và một

vài loài khác nữa.

Giai đoạn sinh trưởng :

3-5 (số tim bị chết)

8-9 (bông bạc)

0 Không bị hại

1 1 - 10%

3 11 - 20%

5 21 - 30%

7 31 - 60%

9 61 - 100%

Để thí nghiệm có ý nghĩa, số tim lúa chết

và bông bạc trung bình trên đối chứng

nhiễm, số dảnh nhiễm phải cao hơn 20 và

10%. Cần theo dõi số % trên đối chứng

nhiễm. Tỷ lệ tim chết và bông bạc dựa vào

việc theo dõi số dảnh và số bông hữu hiệu.

Đối với Diopsis spp, không cần thiết phải

theo dõi số bông bạc vì sâu chỉ gây hại ở

giai đoạn sinh trưởng 2-4.

Ghi chú : cần chẻ thân của 10 khóm lúa

đối chứng nhiễm ở giai đoạn đẻ nhánh cao

nhất, giai đoạn trỗ bông và lúc chín để xác

định loài sâu đục thân và đánh giá chính

xác hơn tỉ lệ thân bị nhiễm.

Đối với Maliarpha separatella, chẻ thân

cây là biện pháp duy nhất để đánh giá mức

thiệt hịa và tỉ lệ bị hại. Chẻ thân của 10

đến 50 khóm và đánh giá tỉ lệ dảnh bị hại

dựa theo thang điểm đánh giá số tim bị

hại. Khác với bông bạc, các dảnh bị hại

vẫn đẻ được vài nhánh, vì vậy quan hệ

giữa bông bạc và dảnh bị hại với năng suất

không hẳn sẽ tương tự nhau.

0 Không bị hại

1 1 - 10%

3 11 - 20%

5 21 - 30%

7 31 - 60%

9 51 - 100%

34

Đối với lúa nước sâu, hãy chẻ hơn 20

dảnh trên một ô thí nghiệm ở giai đoạn

sinh trưởng 6-8 và đếm số dảnh bị hại. Sử

dụng chỉ số nêu trên, trong đó số dảnh bị

hại thay thế cho số tim bị hại. Việc cho

điểm theo bông bạc có ít ý nghia với lúa

nước sâu.

64

Thang điểm (cây bị hại)

Sâu cuốn lá (LF)

Nguyên căn : Cnaphalocrosis medinalis;

Marasmia patnalis.

Triệu chứng: Sâu non ăn lá lúa, trừ biểu

bì, để lại những vệt điển hình. Ở thời kì

dinh dưỡng cuối, sâu cuộn lá thành ống.

Ghi chú : Cần có đối chứng chống và đối

chứng nhiễm (nếu có thể) sau mỗi 10

giống thí nghiệm. Lặp lại thí nghiệm 3 lần

nếu đủ hạt giống. Theo dõi % lá bị hại và

lá bị cuốn. Số lá bị nhiễm trên đối chứng

nhiễm phải chiếm hơn 40% thì thí nghiệm

mới có ý nghĩa. Hãy sử dụng cách cho

điểm sau trên cơ sở các công thức chuyển

đổi để xếp các tỉ lệ lá bị hại vào thang

điểm 0 - 9

Giai đoạn sinh trưởng :

2-3 (thí nghiệm nhà lưới)

3-9 (thí nghiệm đồng ruộng)

Thí nghiệm nhà lưới:

Đối với thí nghiệm nhà lưới, cần xem xét

cả tỉ lệ lá bị hại và mức độ bị hại trên từng

lá. Đối với mỗi giống thí nghiệm, bước

đầu hãy quan sát tất cả các lá và xếp hạng

từ 1 đến 3 dựa trên mức độ thiệt hại

0 Không bị hại

1 1 - 10%

3 11 - 20%

5 21 - 35%

7 36 - 50%

9 51 - 100%

Mức Thiệt hại

0 Không bị hại

1 Tới 1/3 diện tích lá bị gặm

2 1/3 - ½ diện tích lá bị gặm

3 Hơn ½ diện tích lá bị gặm

Dựa trên số lá bị hại theo các mức, hãy tính toán theo cách sau:

35

(Số lái bị hại ở (Số lái bị hại ở (Số lái bị hại ở

mức 1 x 100) 1mức 2 x 100) 2 mức 3 x 100) 3

Đánh giá % (R) = + + 6

Tổng số lá Tổng số láTổng số lá

theo dõi theo dõi theo dõi

Hãy tính toán như trên cho mỗi giống thí nghiệm và đối chứng nhiễm. Sau đó điều

chỉnh tỷ lệ thiệt hại so với đối chứng nhiễm như sau:

Đánh giá % thiệt hại R của giống thí nghiệm

= x 100

qua điều chỉnh (D) R của đối chứng nhiễm

Thang đánh giá thiệt hại chung (D) được xếp từ 1 đến 9

Thang điểm % bị hại (D)

0 Không bị hại

1 1 - 10

3 11 - 30

5 31 - 50

7 51 - 75

9 >75

65 Thang điểm (dảnh bị hại trên thí nghiệm

đồng ruộng)

Sâu năn (GM) hay muỗi cọng hành

Nguyên căn: Orseolia oryzae

Ghi chú: để thí ghiệm đồng ruộng có ý

nghĩa, số cây bị hại trên giống nhiễm phải

lớn hơn 60% và không dưới 15 chồi có

ánh bạc trong thí nghiệm nhà lưới

Nếu giống thí nghiệm trên ruộng biểu thị

mức thiệt hại dưới 10%, hãy xếp vào loại

“0” bởi vì thiệt hại có thể do nguyên nhân

khác gây nên.

Giai đoạn sinh trưởng: 2-5

0 Không bị hại

1 < 1%

3 1 - 5%

5 6 - 10%

7 11 - 25%

9 >25%

Thang điểm (cây có chồi có ánh bạc trong

thí nghiệm nhà lưới)

0 Không bị hại

1 < 1%

3 1 - 10%

5 11 - 25%

7 26 - 50%

9 >50%

66 Thang điểm (Chỉ số)

Sâu ống (CW) (Sâu đeo)

Nguyên căn: Nymphula depunctalis

Triệu chứng: Sâu non ăn lá, chỉ chừa lại

phần biểu bì, mặt trên mỏng như giấy

Giai đoạn sinh trưởng: 2-7

0 Không bị hại

1 < 1%

3 1 - 10%

5 11 - 25%

7 26 - 50%

9 51 - 100%

67 Thang điểm

36

Dòi đục lá (RWM)

Nguyên căn: Hydrellia philippna

Triệu chứng: Dòi đục mép lá gây thiệt hại

rõ ràng, đôi khi làm cây bị còi cọc

Giai đoạn sinh trưởng: 3

0 Không bị hại

1 Dưới 2 lá bị hại/khóm

3 Trên 2 lá bị hại/khóm nhưng diện tích

lá bị hại nhỏ hơn 1/3

5 1/3 đến ¼ số lá bị hại

7 Hơn ½ số lá bị hại, nhưng không lá

nào bị gãy

9 Hơn ½ số lá bị hại, có lá bị gãy

68 Thang điểm Số hạt bị hại trên bông (%)

Bọ xít dài (RB)

Nguyên căn: Leptocorisa oratorius

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

0 Không bị hại

1 < 3

3 4 - 7

5 8 - 15

7 16 - 25

9 26 - 100

69

Thang điểm

Bọ trĩ

Nguyên căn: Stenchactothrips bifomis

Giai đoạn sinh trưởng: 2-3

1 1/3 lá thứ nhất về phía ngọn bị

cuộn lại

3 1/3 diện tích lá về phía ngọn của

lá thứ 1 và 2 bị cuốn lại

5 1/2 diện tích lá về phía ngọn của

lá 1, 2, 3 bị cuộn lại

7 Toàn bộ lá bị cuốn lại, lá biến

vàng rõ rệt

9 Cây hoàn toàn bị héo, sau đó biến

vàng nặng và khô sạch nhanh

chóng

NHỮNG YẾU TỐ HÓA LÝ

Những vấn đề thổ nhưỡng

70-71 Thang điểm (Tổn thương do kiềm

mặn)

Tổn thương do kiềm (Alk) và mặn (Sal)

Ghi chú: Quan sát điều kiện sinh trưởng

chung tương quan với đối chứng chịu và mẫn

cảm. Vì một cài vấn đề thổ nhưỡng trên đồng

ruộng rất không đồng nhất, cần nhắc lại một

vài lần để có được các số liệu chính xác

1

Sinh trưởng và đẻ nhánh gần

như bình thường

3 Sinh trưởng gần như bình

thường, song đẻ nhánh bị hạn

chế đôi chút, một số lá bị biến

màu(6)

(Kiềm)/trắng và cuộn lại

37

Giai đoạn sinh trưởng: 3-4 (mặn)

5 Sinh trưởng và phát triển giảm

hầu hết số lá bị biến màu

(kiềm), cuốn lại (mặn); chỉ rất

ít lá phát triển dài ra

7 Sinh trưởng hoàn toàn bị kiềm

chế, hầu hết lá bị khô, một số

cây bị khô

72 Thang điểm

Độc sắt (FeTox)

Giai đoạn sinh trưởng: 2-5 1 Sinh trưởng và đẻ nhánh gần như bình

thường

2 Sinh trưởng và đẻ nhánh gần như bình

thường, có các vết nâu đỏ hoặc lá biến

vàng cam ở đỉnh các lá già

3 Sinh trưởng và đẻ nhánh gần như bình

thường, lá già biến màu nâu đỏ tím hoặc

da cam

5 Sinh trưởng và đẻ nhánh bị chậm lại,

nhiều lá biến màu

7 Sinh trưởng và đẻ nhánh bị trì trệ, hầu hết

các lá bị biến màu hoặc chết

9 Hầu hết các cây bị chết hoặc chết dần

73 Thang điểm (Số dảnh tương đối)

Thiếu lân (PDef)

Giai đoạn sinh trưởng: 2-5 1 80 - 100%

3 69 - 79%

5 40 - 59%

7 20 - 39%

9 0 - 19%

Trong nhà lưới: Số nhánh trong 0.0 ppm

P dung dịch nuôi cấy

x 100

Số nhánh trong 10 ppm

P dung dịch nuôi cấy

Trên ruộng: Số nhánh không có P

x 100

Số nhánh với 25 kg P/ha

(6)Lá được xem là biến màu hoặc chết nếu hơn ½ diện tích bị biến màu hoặc chết

74

Thang điểm

38

Thiếu kẽm (ZDef)

Giai đoạn sinh trưởng: 2-4 1 Sinh trưởng và đẻ nhánh khỏe, gần như

bình thường

2 Sinh trưởng và đẻ nhánh gần như bình

thường, lá gốc hơi bị biến màu

3 Hơi còi, đẻ nhánh giảm, một vài lá gốc

biến nâu, vàng

5 Sinh trưởng và đẻ nhánh bị chậm nặng,

hơn ½ số lá biến nâu vàng

7 Sinh trưởng và đẻ nhánh bị đình trệ, hầu

hết lá bị nâu hoặc vàng

9 Hầu hết cây bị chết hoặc khô

NHIỆT ĐỘ

75 Thang điểm (dành cho mạ)

Tính chịu lạnh (Ctol)

Ghi chú: Quan sát sự khác nhau về

sức sinh trưởng và những thay đổi

nhỏ về màu sắc lá. Thời điểm tốt

nhất để quan sát là giai đoạn mạ, đẻ

nhánh, nở hoa và khi chín

Giai đoạn sinh trưởng:1; 4-9

1 Mạ màu xanh đậm

3 Mạ màu xanh nhạt

5 Mạ màu vàng

7 Mạ màu nâu

9 Mạ chết

Thang điểm (từ đẻ nhánh đến chín)

1 Cây có màu xanh bình thường, tốc độ sinh

trưởng và trỗ hoa bình thường

3 Cây hơi bị còi, sinh trưởng hơi bị chậm lại

5 Cây bị còi ở mức trung bình, lá biến vàng,

phát triển bị chậm lại

7 Cây bị còi cọc nặng, lá vàng, phát triển

chậm và bông trỗ không thoát

9 Cây bị cói cọc nặng, lá màu nâu, phát triển

quá chậm, không trỗ bông

Thang điểm (độ hữu dục trên bông)

1 Hơn 80%

3 61 - 80%

5 41 - 60%

7 11 - 40%

9 Dưới 11%

76 Thang điểm (độ hữu dục trên bông)

39

Tính chịu nóng (Htol)

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9 1 Hơn 80%

3 61 - 80%

5 41 - 60%

7 11 - 40%

9 Dưới 11%

HẠN

80

Thang điểm (độ cuốn lá vào giai đoạn dinh

dưỡng)

Tính chịu hạn (DRS)

Ghi chú: Tính mẫn cảm với hạn gắn

chặt đến phenotip và sinh trưởng của

cây trước lúc bị hạn, thời gian bị hạn

và cường độ của hạn

Đối với nhiều loại đất, cần tối thiểu 2

tuần không có mưa để gây nên

những khác biệt đáng kể về tính mẫn

cảm với hạn trong thời kỳ sinh

trưởng dinh dưỡng và tối thiểu 1

tuần không có mưa trong thời kỳ

sinh sản hữu tính để gây nên những

tổn thương trầm trọng

Khi gặp hạn, hiện tượng cuốn lá xảy

ra trước hiện tượng khô lá. Cần đánh

giá nhiều lần có nhắc lại trong cả quá

trình hạn hán. Hãy ghi lại giai đoạn

sinh trưởng của cây khi hạn hán xảy

ra và số ngày bị hạn

0 Lá bình thường

1 Lá bắt đầu cuốn (hình chữ V nông)

3 Lá cuộn lại (hình chữ V sâu)

5 Lá cuốn hoàn toàn (hình chữ U)

7 Mép lá chạm nhau (hình chữ O)

9 Lá cuộn chặt lại

Thang điểm (độ khô lá trong thời kỳ dinh

dưỡng)

0 Không có triệu chứng

1 Đầu lá hơi bị khô

3 Đầu lá bị khô tới ¼ chiều dài của hầu hết

các lá

5 ¼ đến ½ của các lá bị khô hoàn toàn

7 Hơn 2/3 của tất cả các lá bị khô hoàn toàn

9 Tất cả các cây bị chết rõ rệt

Thang điểm (độ hữu dục trên bông)

1 Hơn 80%

3 61 - 80%

5 41 - 60%

7 11 - 40%

9 Dưới 11%

Khả năng phục hồi (DRR)

Thang điểm (số cây phục hồi)

40

Ghi chú: Đánh giá và cho điểm lúc

10 ngày sau khi mưa hoặc tưới sũng.

Ghi rõ mức độ hạn trước khi phục

hồi

1 90 - 100%

3 70 - 89%

5 40 - 69%

7 20 - 39%

9 0 - 19%

NƯỚC SÂU

85

Sức vươn (Elon)

Ghi chú: Một số cơ thể vươn và sinh

trưởng trong những vùng lụt lội hàng

năm với các mức sâu nông khác

nhau. Thang điểm được dựa trên cơ

sở sinh trưởng và phát triển của

giống đối chứng. Ghi rõ độ sâu nước

khi theo dõi số liệu.

Giai đoạn sinh trưởng: 5-6

Độ vươn trong nước sâu

Thang điểm Mô tả Đối chứng sinh học

1 Vươn tốt nhất Giống lúa địa phương tốt nhất (như

Leb Mue Nahng 111) 3 Phản ứng tốt hơn giống vươn

dạng bán lùn, nhưng không bằng

các giống lúa nổi địa phương

5 Phản ứng tương tự như giống

vươn dạng bán lùn

Giống vươn dạng bán lùn (như

IR11141-6-1-4)

7 Phản ứng tốt hơn giống không

vươn dạng bán lùn

9 Vươn kém hoặc không vươn Giống không vươn dạng bán lùn

(như IR42)

86 Thang điểm (% số cây sống sót so với

đối chứng)

Sức chịu ngập (SUB)

Thí nghiệm nhà lưới:

Đối với thí nghiệm nhà lưới, hãy tính %

cây sống sót (S) của các giống thí

nghiệm và đối chứng chịu ngập, ví dụ:

FR13A.

Tính giá trị tương đối như sau:

% S của giống

1 100

3 95 - 99

5 75 - 94

7 50 - 74

9 0 - 49

41

x 100

%!S% của đối chứng

Giai đoạn sinh trưởng: 2

Đánh giá đồng ruộng:

Thời gian ngập hay thay đổi và thường

không thể khống chế hoàn toàn như kế

hoạch thí nghiệm. Hãy ghi chép tỷ lệ (%)

cây sống thực tế

87 Thang điểm

Khả năng quỳ (KnA)

1 Góc rảnh rộng hơn 450 đối với 50% số dảnh

3 Góc rảnh rộng hơn 450 đối với 25% số dảnh

5 Góc rảnh lớn nhất nhỏ hơn 450 đối với 50% số

dảnh (góc dảnh rộng hơn 450 đối với 1 hoặc 2

dảnh )

7 Góc dảnh tối đa nhỏ hơn 300

9 Không quỳ

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI7

90 Mã số

Nhóm giống

1 Indica

2 Japonica (Sinica)

3 Javanica

4 Trung gian (nhóm lai)

91

Chiều dài mạ (SH)

Ghi chú: ghi chép số đo cảu 10 cây

mạ biểu thị bằng cm từ gốc đến đỉnh

lá cao nhất

Giai đoạn sinh trưởng: 2-3 (lúc mạ 5

lá)

92

Chiều dài lá (LL)

Ghi chú: Đo thực tế chiều dài lá ngay

dưới lá đòng và biểu thị bằng cm.

Giai đoạn sinh trưởng: 6

7Phương pháp mô tả trong chương này dựa trên cuốn sách “mô tả lúa Oryza sativa” của

Hội đồng cố vấn Viện Tài nguyên di truyền quốc tế và IRRI, IRRI 1980/ Khi biểu thị

các đặc tính với nhau, nên ghi “X” để hiểu rằng đó là hỗn hợp nhiều tính chất.

42

93

Chiều rộng lá (LW)

Ghi chú: Đo chỗ rộng nhất của lá ngay

dưới lá đòng và biểu thị bằng cm.

Giai đoạn sinh trưởng: 6

94 Thang điểm

Độ phủ lông của lá (LBP)

Phương pháp: ngoài việc xem xét

bằng mắt, vuốt ngón tay từ đỉnh lá

xuống gốc lá. Đánh giá sự hiện diện

của lông trên mặt lá và phân loại.

Giai đoạn sinh trưởng : 5-6

1 Trơn

2 Trung bình

3 Phủ lông

95 Thang điểm

Màu phiến lá (LBC)

Giai đoạn sinh trưởng: 4-6

1 Xanh nhạt

2 Xanh

3 Xanh đậm

4 Tím ở đỉnh lá

5 Tím ở mép lá

6 Có đốm tím (xen lẫn với màu xanh)

7 tím

96 Thang điểm

Màu gốc bẹ lá (BLSC)

Giai đoạn sinh trưởng:

3-5 (giai đoạn dinh dưỡng từ sớm đến

muộn).

1 Xanh

2 Có sọc tím

3 Tím nhạt

4 tím

97 Thang điểm

Góc lá (LA)

Ghi chú: Độ mở góc đỉnh lá được đo

giữa thân với lá ngay dưới lá đòng.

Giai đoạn sinh trưởng: 4-5

1 Đứng

5 Ngang

9 Rũ xuống

98 Thang điểm

Góc lá đòng (FLA)

Ghi chú: đo góc giữa trục bông chính

với gốc lá đòng.

Kích thước mẫu = 5

Giai đoạn sinh trưởng: 4-5

1 Đứng

3 Trung bình

5 Ngang

7 Gập xuống

43

99

Độ dài thìa lìa (LgL)

Ghi chú: ghi chép số đo thực của thìa

lìa từ cổ lá đến đỉnh và biểu thị bằng

cm.

Kích thước mẫu = 5

Giai đoạn sinh trưởng: 4-5

100 Thang điểm

Màu thìa lìa (LgC)

Giai đoạn sinh trưởng: 4-5

1 Trắng

2 Sọc tím

3 Tím

101 Thang điểm

Hình dạng thìa lìa (LS)

Giai đoạn sinh trưởng: 3-4

1 Nhọn đến hơi nhọn

2 Hai lưỡi kìm

3 Chóp cụt

102 Thang điểm

Màu cổ lá (CC)

Giai đoạn sinh trưởng: 4-5

1 Xanh nhạt

2 Xanh

3 Tím

103 Thang điểm

Màu tai lá

Giai đoạn sinh trưởng: 4-5

1 Xanh nhạt

2 Tím

104

Độ dài thân (Cml)

Ghi chú: đo từ mặt đất đến cổ bông,

đơn vị đo là cm.

Kích thước mẫu: 5

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

105

Số dảnh (CmN)

Ghi chú: đếm tổng số dảnh sau khi trổ

bông hoàn toàn, ghi rõ số bông trên

khóm hay trên một đơn vị diện tích.

Giai đoạn sinh trưởng: 6-9

44

106 Thang điểm

Góc thân (CmA)

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

1 Đứng (< 300)

3 Trung gian ( ≈ 450)

5 Mở ( ≈ 600)

7 Tòe (> 600)

9 Bò lan (thân hoặc phần dưới bò tựa

vào mặt đất)

107

Đường kính lóng gốc (DBl)

Ghi chú: ghi số đo thực đường kính

ngoài phần gốc của thân chính.

Kích thước mẫu = 3

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

108 Thang điểm

Màu lóng (CmlC)

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

1 Xanh

2 Vàng nhạt

3 Sọc tím

4 Tím

109

Chiều dài bông (PnL)

Ghi chú: Đo thực tế chiều dài từ cổ

đến đỉnh bông

Giai đoạn sinh trưởng: 8

110 Thang điểm

Dạng bông ( PnT)

Ghi chú: bông được phân loại theo

cách phân nhánh, góc nhánh sơ cấp và

độ đóng hạt.

Giai đoạn sinh trưởng: 8

1 Chụm

5 Trung gian

9 Mở

111 Thang điểm

Phân nhánh thứ cấp trên bông

(PnBr)

Giai đoạn sinh trưởng: 8

0 Không có

1 Nhẹ

2 Nặng

3 Đẻ cụm

112 Thang điềm

Trục bông (PnAk)

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

1 Thẳng đứng

2 Uốn xuống

45

113 Thang điểm

Râu đầu hạt (An)

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

0 Không râu

1 Râu ngắn hoặc từng phần

5 Ngắn và toàn bộ có râu

7 Đài và bộ phận

9 Đài và toàn bộ

114

Thang điểm

Màu râu (AnC)

Giai đoạn sinh trưởng : 6

0 Không râu

1 Vàng rơm

2 Vàng

3 Nâu (ngăm ngăm đen) (hung hung)

4 Đỏ

5 Tím

6 Đen

115 Thang điểm

Màu vỏ hạt (ApC)

Giai đoan sinh trưởng: 7-9

1 Trắng

2 Rơm

3 Nâu (hung hung đỏ)

4 Đỏ

5 Đỏ mỏ

6 Tím

7 Tím mỏ

116 Thang điểm

Màu đầu nhụy cái (SgC)

Ghi chú: màu nhụy cái được xác định

lúc hoa nở (giữa 9 giờ sáng và 2 giờ

chiều); dùng kính lúp để quan sát.

Giai đoạn sinh trưởng: 6

1 Trắng

2 Xanh nhạt

3 Vàng

4 Tím nhạt

5 Tím

117 Thang điểm

Màu vỏ trấu (LmPC)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

0 Màu rơm

1 Vàng và rãnh màu vàng trên nền màu rơm

2 Chấm nâu trên nền màu rơm

3 Dảnh nâu trên nền màu rơm

4 Nâu (hung nâu)

5 Hơi đỏ đến tím nhạt

6 Chấm tím trên nền màu rơm

7 Dảnh tím trên nền màu rơm

8 Tím

9 Đen

10 Trắng

46

118 Thang điểm

Độ phủ lông vỏ trấu (LmPb)

Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

1 Nhẵn

2 Có lông trên sống vỏ trấu

3 Có lông phần trên

4 Lông ngắn

5 Lông dài (như nhung)

119 Thang điểm

Màu vỏ mày trên (SLmC)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Rơm (vàng)

2 Vàng

3 Đỏ

4 Tím

120 Thang điểm

Chiều dài vỏ mày trên (SLmL)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

0 Không có

1 Ngắn (< 1,5 mm)

3 Trung bình (1,6 - 2,5 mm)

5 Dài hơn 2,5 mm nhưng ngắn hơn vỏ

trấu

7 Quá dài (bằng hoặc dài hơn vỏ trấu)

9 Không đối xứng

121

Chiều dài hạt (GrL)

Ghi chú: theo dõi chiều dài trung

bình bằng mm từ gốc vỏ mày lên tới

mỏ hạt (đỉnh vỏ trấu). Với giống có

râu, chiều dài hạt được đo tới điểm

tương đương với đỉnh hạt.

Kích thước mẫu = 10

Giai đoạn sinh trưởng: 9

122

Chiều rộng hạt (GrW)

Ghi chú: theo dõi ghi chép số đo

thực tế bằng mm ngang chỗ rộng

nhất giữa hai nửa vỏ trấu.

Kích thước mẫu = 10

Giai đoạn sinh trưởng: 9

47

CHẤT LƯỢNG GẠO

123 Thang điểm

Dạng nội nhũ (End)

Ghi chú: Việc phân loại dựa trên phản ứng

nhuộm màu của bề mặt lát vắt qua nội nhũ bằng

dung dịch KI-I loãng. Gạo cứng sẽ chuyển màu

nâu, gạo dẻo sẽ chuyển màu xanh đen.

Kích thước mẫu = 5

Giai đoạn sinh trưởng : 9

1 Không dẻo

2 Dẻo

3 Trung bình

124 Thang điểm (% diện tích hạt)

Độ bạc bụng nội nhũ (Clk)

Ghi chú: lấy mẫu điển hình của gạo sát để đánh

giá độ bạc bụng làm sao mô tả được tốt nhất các

khía cạnh (a) bạc bụng, (b) bạc ở trung tâm, (c)

bạc lưng.

Giai đoạn sinh trưởng: 9

0 Không

1 Ít (dưới 10%)

5 Trung bình (11 - 20%)

9 Nhiều (hơn 20)

125 Thang điểm

Chiều dài gạo xay (Len)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Quá dài (hơn 7,5 mm)

2 Dài (6,6 - 7,5 mm)

5 Trung bình (5,51- 6,6 mm)

7 Ngắn (dưới 5,5 mm)

126

Dạng hình gạo xay (BrS)(tỷ số chiều dài/chiều

rộng sau khi bóc vỏ trấu, trước khi sát).

Ghi chú: dạng hình hạt gạo có thể dễ dàng đánh

giá theo phương pháp này (chú ý không làm gãy

mẫu hạt).

Giai đoạn sinh trưởng: 9 (sau khi thu hoạch, quạt

sạch và xay).

Thang điểm Dạng hình Tỷ số

1 Thon dài hơn 3,0

2 Trung bình 2,1 - 3,0

5 Bầu 1,1 - 2,0

9 Tròn Dưới 1,1

127

Trọng lượng 100 hạt (GW)

Ghi chú: Cân 100 hạt 13% độ ẩm và ghi

sổ bằng đơn vị gam, cân bằng cân chính

xác.

Giai đoạn sinh trưởng: 9

48

128 Thang điểm

Màu vỏ gạo (SCC)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

1 Trắng

2 Hơi nâu

3 Ánh nâu

4 Nâu

5 Đỏ

6 Tím thay đổi

7 Tím

129 Thang điểm (vào lúc trỗ hay kiểm tra

khi nấu)

Hương thơm (Sct)

Giai đoạn sinh trưởng: 9

0 Không thơm

1 Hơi thơm

2 Thơm

130

Hàm lượng amylose (Amy)

Ghi chú: sử dụng các phương pháp

chuẩn trong phòng thí nghiệm dể phân

tích hàm lượng amylose, lấy % làm đơn

vị tính

131

Độ phân hủy trong kiềm (như một chỉ

tiêu biểu thị cho nhiệt độ hóa hồ)

Ghi chú: Đặt hạt gạo sát vào 10ml dung

dịch 1,7% KOH trong một đĩa chứa nông

và sắp xếp làm sao cho các hạt không

chạm nhau.

Giai đoạn sinh trưởng :9 (sau khi xay

sát)

Thang điểm Phân hủy trong kiềm Nhiệt độ hóa hồ

1 Không ảnh hưởng như trơ màu

bạc

Thấp Cao

2 Trương lên Thấp Cao

3 Trương lên nhưng cổ không

hoàn toàn và hẹp

Thấp hoặc trung bình Cao hoặc trung bình

4 Trương lên và cổ cũng trương

hoàn toàn và rộng

Trung bình Trung bình

5 Tỏa ra hoặc bị phân đoạn, cổ

trương hết và rộng

Trung bình Trung bình

6 Tỏa lan và hòa đồng với cổ Cao Thấp

7 Tiêu tan hoàn toàn Cao Thấp

49

132

Độ sánh của hồ (GelC)

Ghi chú: Hãy sử dụng các quy trình chuẩn

trong phòng thí nghiệm để đánh giá độ

đậm đặc của hồ

Giai đoạn sinh trưởng: 9 (sau khi sát gạo)

Thang điểm Dạng đậm đặc của hồ

1 80 - 100 Mềm

3 61 - 80 Mềm

5 41 - 60 Trung bình

7 36 - 40 Cứng

9 Dưới 35 Cứng

133

Hàm lượng protein trong gạo xay

Phần trăm tổng trọng lượng gạo xay (14% ẩm độ) với một đơn vị sau

dấu phẩy

Giai đoạn sinh trưởng: 9 (sau khi xay)

Đất đồi núi Đất thấp nước trời Đất có tưới Đất dễ bị úng

Đồng ruộng

phẳng và dốc ít;

khi bị ngập lụt,

đất đủ oxy, gieo

thẳng lúa trên

đất khô có cày

bừa.

Ruộng phẳng hoặc hơi

dốc, có bờ đập, không bị

úng lụt liên tục, với mức

sâu nông và dài ngắn

khác nhau, mức nước

không vượt quá 50 cm

liên tục trong 10 ngày;

lúa cấy trên đất bùn hay

đất khô. Đất khô ướt

thay phiên nhau với tần

xuất và độ dài khác

nhau.

Ruộng phẳng,

có bờ khống

chế nước, lúa

cấy hoặc gieo

thẳng trên đất

bùn, lụt nhẹ,

yếm khí trong

cát thời kì

sinh trưởng.

Ruộng phẳng đến hơi dốc,

hoặc lõm trũng, có thể

ngập liên tục 10 ngày với

mức nước trung bình cho

đến rất sâu (50-300cm)

trong các thời kì sinh

trưởng, lúa được cấy trên

đất bùn hoặc gieo thẳng

trên đất khô có cày bừa,

đất sẵn oxy hoặc yếm khí,

đất mặn hoặc chứa các độc

tố trong vùng thủy triều.

50

Tài liệu tham khảo

Gomez K.A and Gomez A.A (1984). Statistical procedure for agricultural research, 2nd

ed. John Wiley and Sons, Inc. 680p.

Heinrichs E.A., Medrano, E.G., and Rapusas, H.R (1985). Genetic evaluation for inseet

resistanca in rice. IRRI, Los Banos, Philippines, 356p.

HBPGR-IRRI Rice Advisory Committee (1980). Descriptors for rice Oryzae satird L.,

IRRI, Los Banos, Philippines, 21p

International Rice Testing Program (1988), Standard Ealuation

System for Rice, 3rd

, International Rice Research Institute

P.O. Box 933, Manila, Philippines, 54p.

Zadoks, I.C. and schein, R.D (1979), Epidemiology and plant disease management,

Oford Univ, Press, New York, 427p.