xem tiẾp trang 2 Để trẻ em phát triển toàn...

8
Ngày 1/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để học tập, quán triệt và triển khai chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng toàn thể cán bộ chủ chốt trong tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu tại các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt những nội dung chủ yếu trong Nghị quyết số 10 - NQ/TW, về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11 - NQ/TW, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12 - NQ/TW, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã được thông qua chương trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện các Nghị quyết số 10, 11, 12 của Hội nghị Trung ương 5. Theo đó, đối với Nghị quyết số 11 - NQ/TW, nhiệm vụ, giải pháp đề ra là:... Khẩn trương có tiếng nói chung quy hoạch chợ Phan Chu Trinh VĂN HÓA - XÃ HỘI Vận động chị em làm kinh tế tập thể ở Lộc Tiến TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Hiểm họa từ những cây cầu xuống cấp TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 5 Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Ảnh: Phan Nhân Nuôi dế nghĩ về những mùa bơ TRANG 3 TRANG 4 TRANG 6 Cán bộ và đảng viên phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: thỏa mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng, hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng; lười biếng, không tích cực học tập cái mới... (XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI) Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017. Địa điểm chính của sự kiện này diễn ra tại TP Bảo Lộc và đến nay địa phương đang “chạy” nước rút cho công tác chuẩn bị, đảm bảo cho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa diễn ra thuận lợi. Để trẻ em phát triển toàn diện CHÀO MỪNG TUẦN VĂN HÓA TRÀ VÀ TƠ LỤA LÂM ĐỒNG 2017: “Chạy” nước rút chuẩn bị cho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 XEM TIẾP TRANG 2 TRANG 2 Xác định việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW4 (khóa XII) của BCH Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống CT - KT - XH tại địa phương, nên Ban Thường vụ Huyện ủy Cát Tiên có chủ trương gắn việc thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết TW4 (khóa XII). Cát Tiên gắn thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII

Upload: others

Post on 04-Nov-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

Ngày 1/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để học tập, quán triệt và triển khai chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh

ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng toàn thể cán bộ chủ chốt trong tỉnh.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu tại các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt những nội dung chủ yếu trong Nghị quyết số 10 - NQ/TW, về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11 - NQ/TW,

về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12 - NQ/TW, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã được thông qua chương trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện các Nghị quyết số 10, 11, 12 của Hội nghị Trung ương 5. Theo đó, đối với Nghị quyết số 11 - NQ/TW, nhiệm vụ, giải pháp đề ra là:...

Khẩn trương có tiếng nói chung quy hoạch chợ Phan Chu Trinh

VĂN HÓA - XÃ HỘIVận động chị em làm

kinh tế tập thể ở Lộc TiếnTRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTHiểm họa từ những cây cầu xuống cấp

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 5Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Ảnh: Phan Nhân

Nuôi dế nghĩ về những mùa bơ

TRANG 3

TRANG 4 TRANG 6

Cán bộ và đảng viên phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: thỏa mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng, hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng; lười biếng, không tích cực học tập cái mới...

(XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI)

Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng là một trong những hoạt động

nằm trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017. Địa điểm chính của sự kiện này diễn ra tại TP Bảo Lộc và đến nay địa phương đang “chạy” nước rút cho công tác chuẩn bị, đảm bảo cho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa diễn ra thuận lợi.

Để trẻ em phát triển toàn diện

CHÀO MỪNG TUẦN VĂN HÓA TRÀ VÀ TƠ LỤA LÂM ĐỒNG 2017:

“Chạy” nước rút chuẩn bị cho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5

XEM TIẾP TRANG 2

TRANG 2

Xác định việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW4 (khóa XII) của BCH Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống CT - KT - XH tại địa phương, nên Ban Thường vụ Huyện ủy Cát Tiên có chủ trương gắn việc thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết TW4 (khóa XII).

Cát Tiên gắn thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII

Page 2: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

2 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

... thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương,

chính sách về phát triển KTTN; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho phát triển KTTN; hỗ

trợ KTTN đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước

đối với KTTN; tăng cường lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của MTTQ và các

đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với KTTN. Còn đối với Nghị quyết số 11 - NQ/TW thì nhiệm vụ, giải

pháp chủ yếu là: thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần

kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế, phát triển đồng bộ

các yếu tố thị trường và các loại thị trường; hoàn thiện thể chế, gắn kết tăng

trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội,

quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao

năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế

của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế

KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa.Chương trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng đề ra nhiệm vụ, giải

pháp thực hiện Nghị quyết số 12 - NQ/TW là: đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN;

tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN thật sự vận hành theo cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động

của hệ thống chính trị và nâng cao năng lực phẩm chất của đội ngũ quản lý DNNN; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN; đổi

mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức Đảng, phát huy vai trò của nhân dân, MTTQ và các

đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp tại các DNNN.

DUY DANH

Để việc triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, BTV Huyện ủy một mặt chỉ đạo các TCCS đảng, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn

vị, địa phương dựa vào Kế hoạch của Tỉnh ủy, Huyện ủy, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế. Mặt khác, chỉ đạo các Ban xây dựng Đảng phối hợp tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chỉ thị 06 và sự cần thiết phải thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) trong tình hình đất nước và thế giới hiện nay. Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã phối hợp với các TCCS đảng, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều lớp phổ biến quán triệt nội dung Chỉ thị 05, Nghị quyết TW4 (khóa XII) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Trên cơ sở đó, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và mọi tầng lớp nhân dân dưới các hình thức: Qua hệ thống đài truyền thanh xã, qua các buổi sinh hoạt chi bộ; các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể, họp thôn, TDP, qua các buổi cổ động trực quan, các buổi kỷ niệm các ngày lễ lớn; các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị của địa phương, đất nước và qua các buổi sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần… Đặc biệt, trong tổ chức thực hiện, BTV Huyện ủy có chủ trương gắn việc thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW4 (khóa XII) với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong đó, chú trọng việc thực hiện chuyên đề 2017 của Chỉ thị 05 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Việc thực hiện chuyên đề 2017 của Chỉ thị 05 cũng có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII), bởi lẽ nó cho phép nhận biết và phòng chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 05, các TCCS đảng yêu cầu các cán bộ, đảng viên lấy chuẩn mực đạo đức, lối sống theo tấm gương của Bác làm chuẩn mực cho bản thân trong tư tưởng, đạo đức, tác phong, trong hành động, đó là: Luôn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, chân thành, giản dị, đầu tàu, gương mẫu, hiểu dân, gần dân, gắn bó với nhân dân. Các cán bộ, đảng viên phải viết cam kết thực hiện chuẩn mực đạo đức như đã nói, đồng thời có trách nhiệm động viên gia đình, người thân chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, trong thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) BTV Huyện ủy yêu cầu các tổ chức Đảng, đảng viên nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình, phê bình theo nguyên tắc: Trên trước, dưới sau, trong trước ngoài sau. Theo đó, cán bộ phải gương mẫu tự phê bình, phê bình trước để làm gương cho cấp dưới, cán bộ, đảng viên tự phê bình, phê bình trước, để quần chúng noi gương học tập. Điều đáng nói nữa là: Trong quá trình tổ chức thực hiện, BTV Huyện ủy yêu cầu các TCCS đảng phải xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW4 (khóa XII) đối với tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và các cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, Huyện ủy cũng thành lập đoàn kiểm tra đột

xuất, thường xuyên đối với các tổ chức Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW4 (khóa XII). Qua kiểm tra, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình những tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt. Nhờ vậy, chất lượng hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị và cả cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Cát Tiên không ngừng được nâng cao.

Nhờ vậy, việc thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW4 (khóa XII) ở Cát Tiên đã trở thành việc làm thường xuyên, có hiệu quả đối với các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, đảng viên, tạo nên sức lan tỏa lớn trong đời sống KT-XH tại địa phương. Nhiều mô hình đẹp, nhiều cách làm hay như mô hình “Duy trì kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác gắn với đề ra việc làm cụ thể trong tuần” của Chi bộ Kho bạc; mô hình “Tổ phụ nữ giúp nhau chăm sóc, cải tạo vườn điều” của Chi hội phụ nữ thôn Mỹ Thủy, xã Mỹ Lâm; mô hình “Chung tay thắp sáng đường làng và xây dựng NTM” của Đảng bộ xã Phước Cát 1, Phước Cát 2, Đức Phổ, Quảng Ngãi; mô hình “Mọi người cùng làm theo Bác” của Chi bộ thôn Cao Sình, xã Gia Viễn; mô hình “Làm một phần việc nhỏ, giúp một phần việc khó” của Chi đoàn DQTV xã Phước Cát 1; mô hình “Tổ liên hộ tự quản” của Ban Công an xã Đức Phổ… đã được nhân rộng và được mọi cấp, mọi ngành, mọi người học tập làm theo. Đây chính là cơ sở, nền tảng để Đảng bộ huyện Cát Tiên tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW4 (khóa XII) trong thời gian tới đạt kết quả to lớn hơn, bền vững hơn. HOÀNG VƯƠNG MỸ

Cát Tiên gắn thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIIXác định việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW4 (khóa XII) của BCH Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống CT - KT - XH tại địa phương, nên Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Cát Tiên có chủ trương gắn việc thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết TW4 (khóa XII). Sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự thống nhất, hưởng ứng mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện đã mang lại những kết quả khả quan ban đầu.

Quán triệt Nghị quyết... TIẾP TRANG 1

Chiều ngày 1/11, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV), đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã có bài phát biểu thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và nhiệm vụ năm 2018 từ báo cáo của Quốc hội tới các đại biểu trên cả nước. Từ thực tế của địa phương, đồng chí Đoàn Văn Việt đề xuất Quốc hội 5 vấn đề nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian tới.

Theo đồng chí Đoàn Văn Việt, Lâm Đồng hiện có hơn 300.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đã triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với hơn 18% diện tích. Nhờ ứng dụng đồng bộ các giải pháp về giống, về công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến từng bước tiếp cận với nông nghiệp thông minh chất lượng và sản lượng các cây trồng chủ lực tiếp tục tăng. Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đạt 180 triệu đồng/ha/năm. Từ thực tế đó đã thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, các hợp tác xã, hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Hình thành nhiều hình thức

liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hợp đồng kinh tế cùng có lợi. Đồng thời, cũng mở ra hướng đi mới là du lịch canh nông, cũng như việc hình thành các làng hoa, các tổ hợp tác, trang trại về du lịch.

Tuy nhiên, việc phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương chưa đáp ứng nhu cầu của địa phương đặt ra. Đến nay, toàn tỉnh mới có 2 liên hiệp HTX, 115 HTX, gần 200 tổ hợp tác với 8.000 thành viên. Số lượng này mới chiếm chưa tới 9% so với tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Về vốn hoạt động của các HTX chỉ dừng ở mức bình quân khoảng 1,8 tỷ đồng/HTX. Thu nhập của các thành viên giữa các HTX chưa đồng đều, đầu ra các sản phẩm còn bấp bênh, hình thức liên kết còn nhiều lỏng lẻo, bất cập.

Để giải quyết bài toán trên, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế trong năm 2018 và những năm tiếp theo, đồng chí Đoàn Văn Việt đề xuất 5 vấn đề phát triển nông nghiệp tới Quốc hội. Cụ thể:

Một là: Tập trung quán triệt nội dung, quan

điểm mới về kinh tế tập thể và HTX, nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về vai trò của HTX trong việc kết nối tạo nên chuỗi liên kết bền vững, cũng như nâng cao chất lượng, sản phẩm nông nghiệp. Khuyến khích nông dân tự nguyện tham gia các hình thức liên kết, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho thành viên và cho cộng đồng, xã hội.

Hai là: Vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định 107 kịp thời sửa đổi các vướng mắc về chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX trong hoạt động nông nghiệp, tỷ lệ cung ứng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn có những bất cập cần rà soát qua 5 năm thực hiện Luật HTX để sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ những rào cản, tạo ra sự đột phá cho sự phát triển HTX như: Quy định số lượng thành viên HTX, nới rộng tỷ lệ góp vốn của các thành viên,…

Ba là: Chúng ta cần có cơ chế rõ ràng hơn để thu hút các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức tín dụng cùng các HTX, người nông dân để tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong mô hình liên kết, quy trình canh tác, chuyển đổi giống, quy mô sản xuất,… tạo ra nền sản xuất hàng hóa với chất lượng hàng hóa cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong cũng

như ngoài nước.Bốn là: Chính phủ cần xây dựng chính sách

vĩ mô toàn diện, dành nguồn lực thỏa đáng đối với lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ, phù hợp với từng vùng miền, khu vực. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất tự phát, manh mún, cạnh tranh không lành mạnh. Thực hiện sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu của thị trường, cần hình thành liên kết giữa HTX, các tổ hợp tác, các hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển nhiều loại hình, trong đó có du lịch canh nông.

Năm là: Cần tạo môi trường thuận lợi, cũng như thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khởi nghiệp sáng tạo trong HTX, trong hợp tác liên kết sản xuất nông nghiệp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sau thu hoạch với các vùng nông nghiệp tập trung, vùng nông nghiệp quy mô tại Lâm Đồng cũng như các vùng khác trong cả nước. C.THÀNH

5 đề xuất của Lâm Đồng về phát triển nông nghiệpKỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XIV

Page 3: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

3 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017KINH TẾ Theo dõi chặt chẽ sinh vật gây hại cây trồng

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đang khuyến

cáo nông dân theo dõi chặt chẽ các loài sinh vật gây hại cây trồng, áp

dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn.

Cụ thể, với cây cà phê cần thường xuyên phát quang bụi rậm, làm sạch

cỏ dại, đồng thời sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Cypermethrin +

Chlorpyrifos ethyl (Supertac 500EC, Victory 585EC) để phòng trừ bọ xít

muỗi cư trú. Cây rau họ cà áp dụng biện pháp

bón phân cân đối, chăm sóc trong nhà kính, nhà lưới để chống chịu

sâu bệnh; thường xuyên phòng trừ bọ phấn, bọ trĩ bằng bẫy vàng và

sử dụng thuốc có hoạt chất Citrus oil, Dinotefuran, Thiamethoxam,

Oxymatrine. Đặc biệt, hạn chế trồng các giống hoa cúc nhiễm

nặng bệnh đốm héo như cúc đóa, kim cương trắng.

Riêng bệnh thán thư trên cây điều, nông dân phải tiêu hủy những cành lá bị nhiễm;

đồng thời sử dụng một số loại thuốc phòng trừ như: Copper

Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1WG); Difenoconazole (Score

250EC); Citrus oil (MAP Green 6SL); Hexaconazole (Tungvil

5SC, Callihex 5SC).VŨ VĂN

Mỗi năm ổn định thu nhập 250 triệu đồng/400 m2 nuôi dếAnh Hoàng Xuân Phổ, cán bộ

kỹ thuật Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Hà giới thiệu tôi tiếp cận trang trại 6 ha bơ chất lượng cao, trên đó xen canh cây cam đường và căn nhà nuôi dế thương phẩm ở khu vực Hoàn Kiếm, xã Nam Hà của huyện này. Qua điện thoại được giới thiệu chủ trang trại là anh Tiêu Văn Phước, tuổi bắt đầu ở ngưỡng ngũ thập, lập vườn định canh định cư vùng đất xã Nam Hà, huyện Lâm Hà đã 22 năm. Với phong thái hoạt bát, chưa hết một buổi sáng, anh Tiêu Văn Phước đã đưa tôi khám phá cơ bản mô hình vận hành cây-con đặc trưng của trang trại nơi này. “Giờ thì khẳng định thêm lần nữa rằng đất Nam Hà, Lâm Hà có màu nâu đỏ bazan, khí hậu ôn hòa, có thể chuyển đổi thành công những cây trồng, vật nuôi với lợi thế so sánh khác biệt, tạo nên những bước đột phá của kinh tế hộ gia đình…”, chủ nhân Tiêu Văn Phước nhận định.

Minh họa cho nhận định vừa nêu, Phước bước sang căn nhà nuôi dế 400 m2 nối liền căn nhà ở của mình, giúp tôi thu thập thông tin về hiệu quả của vật nuôi này. Chuyện bắt đầu từ những năm 2010 trở đi, mong muốn phá thế độc canh cây cà phê và các loại gia súc, gia cầm thông thường, Phước trở ra các tỉnh phía Bắc tìm mua trứng giống dế về ấp nở bằng vật liệu mùn cưa và xơ dừa. Đây là nguồn trứng giống dế nhập từ các vùng nông nghiệp nước Nga, đưa về trong căn nhà lợp tôn ngập đầy ánh sáng ở xã Nam Hà, Lâm Hà; Phước thực hành đúng kỹ thuật hướng dẫn của bên bán sau 15 ngày ấp nở đạt tỷ lệ gần 100%. Bước tiếp theo cũng tuân thủ đúng quy trình chăm sóc 60 ngày hình thức cuốn chiếu với gần 95 thùng nuôi, Phước thu hoạch đều đặn mỗi tháng 500 kg dế sống, cung cấp thức ăn nuôi chim, cá cảnh quy hiếm trong nước, đạt thu

Nuôi dế nghĩ về những mùa bơNhà nông Tiêu Văn Phước ở xã Nam Hà, Lâm Hà với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đã mạnh dạn bố trí hàng trăm mét vuông xây nhà nuôi dế và liên tục chuyển đổi từng hecta cà phê sang trồng các loại cây ăn trái chất lượng cao, trong đó có nhiều giống bơ “thượng hạng” của Mỹ đang đơm hoa kết trái, hy vọng những mùa thu hoạch đạt giá trị kinh tế vượt trội.

nhập khoảng 100 triệu đồng. Trong một năm gần đây, thị

trường thức ăn dế sống cho chim, cá cảnh tiến dần mức bão hòa, thay vì bỏ cuộc, Phước tập trung sản xuất dế thuần thương phẩm, thâm nhập vào phân khúc của hệ thống nhà hàng, quán ăn đặc sản của Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện trong tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời đang dần mở rộng thị trường đến các khu, điểm du lịch ngoài tỉnh Lâm Đồng. Anh Nguyễn Đình Thành, chủ doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng ở tỉnh Bình Dương lên đặt hàng mua dế thương phẩm của anh Tiêu Văn Phước đã chia sẻ: “Thực khách của nhà hàng chúng tôi đang biết đến các món dế chế biến có xuất xứ nuôi tại vùng đất xã Nam Hà, huyện Lâm Hà…”.

Vừa “cơ cấu” lại các thùng nuôi dế thương phẩm, vừa tiếp cận thị trường mới, chủ nhân Tiêu Văn Phước đang giữ mức ổn định thu nhập 250 triệu đồng/400 m2/năm, nhằm tạo ra điểm xuất phát trong thị trường cạnh tranh chất lượng an toàn thực phẩm.

1 mùa bơ hơn 7 mùa cà phêHàng ngày sau một lượt chăm

sóc các thùng dế thương phẩm chừng một giờ đồng hồ, Phước mở tiếp cánh cửa phía sau để xuống cánh đồng 6 ha bơ có xen canh cây cam đường để điều hành nhân công thâm canh chiều sâu. Lúc tôi đến vào thời điểm cuối tháng 10/2017, mùa bơ sáp các loại khoảng 3.000 cây đậu trái bói năm thứ 3 của trang trại vẫn đang còn thu lác đác, có cây thu đến 20 trái (khoảng 7 kg). Nhưng đây là các giống bơ ghép chọn tạo từ các cây đầu dòng đột biến năng suất và chất lượng tiêu thụ nội địa ở Lâm Đồng, chủ nhân Tiêu Văn Phước vẫn chưa thỏa mãn với kết quả khá cao ban đầu, nên tiếp tục mạnh dạn ghép chồi mới của nhiều giống bơ Mỹ thượng hạng có giá trị xuất khẩu gấp nhiều lần so với giống bơ địa phương thông thường. “Dự kiến 3 năm tới, 3.000 cây bơ ghép giống Mỹ chất lượng cao cấp của trang trại gia đình tôi bước vào vụ thu chính, doanh

thu ít nhất 1 mùa bơ gấp hơn 7 mùa cà phê…”, Tiêu Văn Phước dự toán.

Thực tế mức dự toán như vậy của Tiêu Văn Phước vẫn còn khiêm tốn. Bởi theo giá thị trường mùa bơ sáp giống địa phương Lâm Đồng vừa qua với giá 30.000 đồng/kg, nhân với năng suất trung bình 40 tấn/ha, thành doanh thu 1,2 tỷ đồng. Trừ hết chi phí còn lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng/ha. Và trên cùng diện tích này, Phước đã từng thâm canh cây cà phê ghép đạt sản lượng cao nhất đến 4 tấn nhân/ha, nhân với thời điểm giá 40.000 đồng/kg, đạt tổng doanh thu 160 triệu đồng. Trừ khoảng 30 triệu đồng chi phí đầu tư, lợi nhuận cà phê mỗi năm 130 triệu đồng/ha. Như vậy trên 1 ha canh tác thì lợi nhuận cây cà phê đang thấp hơn 7 lần so sánh với cây bơ sáp giống địa phương Lâm Đồng vừa nêu. Trong khi các giống bơ Mỹ thượng hạng đang sinh trưởng ở các vùng sinh thái tương tự như ở xã Nam Hà, Lâm Hà đã cho năng suất tương đương với các giống bơ địa phương, nhưng giá thành sản phẩm lại cao hơn nhiều lần nhờ vào thị trường xuất khẩu luôn luôn hút hàng.

Đứng bên những hàng cây bơ ghép giống Mỹ cao cấp đã thuần hóa cành lá lên xanh mơn mởn, chủ trang trại Tiêu Văn Phước trao đổi kinh nghiệm của mình: “Chọn cây bơ gốc ghép là cây thực sinh khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng các loại bệnh gây hại. Nên ghép chồi bơ trên cây gốc lớn vào mùa khô và trên cây gốc nhỏ vào mùa mưa để đạt tỷ lệ sống từ 70% trở lên. Và phải tuyển lựa chồi bơ ghép cao sản sinh trưởng trong điều kiện sinh thái tương tự với cây gốc ghép về chất đất, khí hậu, nhiệt độ, tưới tiêu…”.

Theo anh Phước, nhà nông cứ mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi chất lượng cao sẽ dần đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật phù hợp điều kiện đất đai canh tác, chăn nuôi hiện có của mình. VĂN VIỆT

Chủ trang trại Tiêu Văn Phước ở xã Nam Hà, Lâm Hà bên cây bơ ghép đầu mùa thu hoạch trái bói. Ảnh: V.V

Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, huyện Đơn Dương đạt giá trị sản xuất bình quân 600 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 200 triệu đồng/ha/năm so với năm 2015.

Theo đó, cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện Đơn Dương đến năm 2020 được chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mở rộng liên kết chuỗi sản phẩm hợp đồng tiêu thụ ổn định. Cụ thể, cây rau ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 70 - 75% tổng diện tích canh tác

với 11.550 ha, trong đó 40 - 50% sản lượng chế biến quy mô công nghiệp. Các loại cây trồng khác cần thâm canh ổn định diện tích như: 1.100 ha hoa tươi; 1.300 ha cây ăn quả; gần 1.700 ha cà phê, 2.000 ha lúa và 1.200 ha cỏ thức ăn cho bò…

Riêng chăn nuôi phát triển tập trung trong vùng quy hoạch, đạt tỷ trọng 15% nội bộ ngành nông nghiệp Đơn Dương đến năm 2020. Trong đó mỗi năm tăng bình quân 13 - 15% bò sữa; 5 - 6% bò thịt; 5 - 7% heo… VŨ VĂN

Cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh, nhằm giúp cho hội viên nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, hằng năm Hội đều ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho

hội viên vay vốn kịp thời đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Hiện nay, tổ

chức Hội quản lý 873 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 924.556

triệu đồng, có 33.002 hội viên được vay từ 8 chương trình cho

vay ưu đãi. Trong 5 năm, cùng với các

nguồn vốn vay từ các ngân hàng thì Quỹ tín dụng nhân dân đã

cung cấp vốn đầu tư giúp nông dân vươn lên làm giàu; nhiều

địa phương xây dựng được các mô hình liên kết trong phát triển

kinh tế, phát triển nông nghiệp địa phương. Nguồn quỹ đã tăng

trưởng đến nay là trên 33,8 tỷ đồng; việc cho vay vốn được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục.

Cùng với công tác tạo vốn, Hội đã tín chấp để nông dân mua 258

đầu máy nông nghiệp với hình thức trả chậm 4 tỷ đồng. Các cấp

Hội còn ký tín chấp với Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Hà Nội 22.051

tấn phân bón các loại trị giá hơn 81 tỷ đồng. Từ hoạt động này,

nông dân đã được mua nguồn phân bón chất lượng tốt, giá cả hợp lý

và được trả chậm 50%. Từ đây, giúp hội viên nông dân nâng cao

thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.

HOÀNG YÊN

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cát Tiên cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Cát Tiên đã xuất bán được gần 1.800 tấn gạo mang nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”. Thị trường tiêu thụ “Lúa - Gạo Cát Tiên” chủ yếu vẫn trong tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận. Cũng trong 10 tháng đầu năm 2017, huyện Cát Tiên còn xuất bán được 163 tấn lúa giống mang nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”.

Theo số liệu của ngành chức năng, huyện Cát Tiên hiện có hơn

300 ha đất sản xuất lúa giống và hơn 3.300 ha đất sản xuất lúa chất lượng cao. Năng suất lúa chất lượng cao đạt 61,5 tạ/ha và năng suất lúa giống đạt gần 70 tạ/ha. Từ khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên” (năm 2011) đến nay, đã có 5 cá nhân và tổ chức được giao quyền sử dụng nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”. Hiện tại, huyện Cát Tiên có 10 tổ hợp tác và 3 hợp tác xã tham gia sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm “Lúa - Gạo Cát Tiên”.

T.ĐỒNG

CÁT TIÊN: Gần 1.800 tấn gạo được xuất bánĐơn Dương đạt giá trị sản xuất 600 triệu đồng/ha/năm

Page 4: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

4 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tăng cườngchỉnh trang đô thịNhà đa năng (Trung tâm Văn hóa

- Thể thao TP Bảo Lộc) là nơi sẽ diễn ra các hoạt động chính của Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng. Đến hiện tại, nhiều hạng mục của công trình này đang được thi công tích cực, như: Lát gạch sân ngoài trời và trong nhà, thi công đường nội bộ, bổ sung cây xanh, trồng cỏ, trồng cây xanh vỉa hè và chỉnh trang, nâng cấp tuyến đường xung quanh. Cùng với Nhà thi đấu trước đây đã đưa vào sử dụng, việc xây dựng Nhà đa năng sẽ tạo không gian tốt hơn cho việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn TP Bảo Lộc; trong đó, có hoạt động của Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa sắp diễn ra. Tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao này, có hai chương trình chính sẽ được tổ chức là Đêm hội Tơ - Trà và Hội chợ Thương mại, triển lãm, trưng bày với chủ đề Hương trà – Sắc tơ. Ngoài ra, còn có một số chương trình hưởng ứng cũng được tổ chức tại đây, như: Liên hoan văn nghệ Bay cao tiếng hát xứ trà, Giải bóng đá các CLB Làng trà, Triển lãm ảnh nghệ thuật Bảo Lộc ngày mới. Việc đầu tư và đưa vào sử dụng Nhà đa năng sẽ góp phần cho việc tổ chức Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa diễn ra thuận lợi hơn. Trong một buổi làm việc gần đây, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phải hoàn thành công trình Nhà đa năng, cũng như một số công trình khác chuẩn bị cho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng, vào giữa tháng 11, nhằm đảm bảo cho công tác chuẩn bị đạt yêu cầu tốt nhất.

Ngoài công trình Nhà đa năng, hiện tại, TP Bảo Lộc cũng đang gấp rút hoàn thành một số công trình, phần việc khác, như: Thiết kế mặt bằng tổng thể khu vực triển lãm, chiếu trà, sân khấu; tiến hành chỉnh trang đô thị, hoa viên, công viên cây xanh và trang trí tại các trục đường, các điểm công cộng trên địa bàn thành phố. Những ngày này, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP đã được các cơ quan, ban, ngành chủ động trồng cây xanh, hoa trang trí góp phần làm cho thành phố Bảo Lộc thêm đẹp, chào đón sự kiện Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa cũng như Festival Hoa Đà Lạt. Bên cạnh

CHÀO MỪNG TUẦN VĂN HÓA TRÀ VÀ TƠ LỤA LÂM ĐỒNG 2017:

“Chạy” nước rút chuẩn bịcho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụaTuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017. Địa điểm chính của sự kiện này diễn ra tại TP Bảo Lộc và đến nay địa phương đang “chạy” nước rút cho công tác chuẩn bị, đảm bảo cho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa diễn ra thuận lợi.

đó, công tác tuyên truyền trực quan cũng được TP Bảo Lộc chú trọng thực hiện. Đến hiện tại, Phòng Văn hóa - Thông tin Bảo Lộc xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá cho lễ hội với 3.000 tờ thông tin tuyên truyền, quảng bá đã được in ấn. Trung tâm Văn hóa - Thể thao đã làm mới, bổ sung 12 cụm panô tuyên truyền đặt tại những vị trí trung tâm trên toàn thành phố. Đặc biệt, Phòng Văn hóa - Thông tin đã phối hợp với Công ty TNHH Mỹ phẩm Xuân Trang mời nhóm nhạc sĩ thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam về giao lưu, trải nghiệm, từ đó sáng tác những ca khúc mới về TP Bảo Lộc để phát hành, hưởng ứng Tuần Văn hóa Trà và Tơ Lụa Lâm Đồng.

Nhiều chương trình đặc sắcTuần Văn hóa Trà và Tơ Lụa Lâm

Đồng năm nay sẽ có 5 chương trình chính và 8 chương trình hưởng ứng. Đến nay, UBND TP Bảo Lộc cũng như các đơn vị liên quan đã tiến hành gặp mặt và làm việc với các đối tác để chuẩn bị cho các hoạt động của tuần lễ. UBND TP Bảo Lộc đã làm việc trực tiếp với nhà thiết kế Minh Hạnh và các doanh nghiệp tơ lụa trên địa bàn thành phố nhằm phối hợp thực hiện chương trình “Bảo Lộc ngày mới, óng ánh sắc tơ”. Đây được xem là một trong những điểm nhấn của tuần lễ. Nội dung chính của chương trình là trình diễn thời trang tơ lụa, thổ cẩm và giới thiệu những sản phẩm làm ra từ tơ lụa, thổ cẩm

Bảo Lộc với mong muốn giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tơ lụa mang thương hiệu Bảo Lộc đến với thị trường trong và ngoài nước. Hiện, các doanh nghiệp sản xuất tơ lụa trên địa bàn thành phố đã cung cấp nguồn nguyên liệu cho Nhà thiết kế Minh Hạnh để chuẩn bị trang phục cho chương trình này.

Ông Nghiêm Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, cho biết: “Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa năm nay nhằm tôn vinh người trồng chè, trồng dâu nuôi tằm và quảng bá Thương hiệu Trà B’Lao, Thương

hiệu Tơ lụa Bảo Lộc. Các chương trình của tuần lễ sẽ được tổ chức trong nhiều không gian trên địa bàn TP Bảo Lộc và vùng lân cận. Hiện tại, UBND TP Bảo Lộc đã có những bước triển khai theo đúng tiến độ mà tỉnh đặt ra. TP cũng đã phối hợp với Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên để chuẩn bị tổ chức các hoạt động nằm trong khuôn khổ của tuần lễ với mong muốn các hoạt động sẽ diễn ra phong phú, sôi nổi và quan trọng nhất là quảng bá được thương hiệu trà và tơ lụa”.

NDONG BRỪM

Nhà đa năng (Trung tâmVăn hóa - Thể thao Bảo Lộc) đang đẩy nhanh tiến độđể chuẩn bịphục vụcho Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụaLâm Đồng.Ảnh: N.B

5 chương trình chính của Tuần Văn hóa Tràvà Tơ lụa với chủ đề Bảo Lộc Hương trà - Sắc tơ

1. Chương trình “Đêm hội Tơ - Trà”: Tôn vinh ngươi lam tra, ngươi trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, quang ba thương hiệu Tra B’Lao, Tơ lụa Bao Lộc, diễn ra vao 20 giơ 00 ngay 25/12/2017 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Bao Lộc.

2. Chương trình “Phiêu du xứ Bảo”: Tổ chức cac chương trình theo tour “Du lịch canh nông” cho khach du lịch; chương trình ngoại khóa cho học sinh khối THCS-THPT tham quan vùng tra gắn với quy trình chăm sóc, chế biến tra; tham quan quy trình san xuất tơ lụa, diễn ra trong suốt Tuần lễ Văn hóa Tra va Tơ lụa tại một số nông trương va cơ sở chế biến tra, tơ lụa.

3. Chương trình “Bảo Lộc ngày mới, óng ánh sắc tơ”: Trình diễn thơi trang tơ lụa, thổ cẩm, giới thiệu những san phẩm lam ra từ tơ lụa, thổ cẩm Bao Lộc, diễn ra vao tối 26/12/2017 tại khu vực hồ Đồng Nai Thượng.

4. Chương trình “Hương tra - Sắc tơ”: Hội chợ thương mại, triển lãm, trưng bay nhằm gắn kết cac doanh nghiệp tra va tơ lụa trong va ngoai tỉnh trưng bay va giới thiệu cac san phẩm liên quan đến tra va tơ lụa, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Bao Lộc trong suốt Tuần Văn hóa Tra va Tơ lụa.

5. Hội thao nganh tra va dâu tằm tơ: Tìm kiếm giai phap phat triển nganh tra, tơ lụa, dệt thổ cẩm của đồng bao dân tộc thiểu số, diễn ra vao ngay 24/12/2017 tại Khach sạn Seri - Số 5 đương 28/3.

Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh, từ đầu năm đến nay, chương trình phòng chống lao đã khám, phát hiện 467 bệnh nhân lao mới các thể, trong đó có 245 bệnh nhân lao phổi AFB (+), có 5 bệnh nhân lao kháng thuốc mới phát

hiện và quản lý điều trị cho 9 bệnh nhân lao kháng thuốc. Tỉ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) trong tỉnh là 18,9 người/100.000 dân so với kế hoạch giao dưới 22 người/100.000 dân. Tỉ lệ bệnh nhân lao phổi (+) mới điều trị khỏi chiếm 92%, đạt

yêu cầu của chương trình chống lao quốc gia.

Để kiểm soát bệnh lao hiệu quả, chương trình đã tổ chức khám sàng lọc bệnh lao và chụp phim X-Quang cho 1.000 phạm nhân tại Trại giam Đại Bình. Tổ chức tập huấn về

chương trình chống lao và bệnh phổi cho 31 học viên là cán bộ y tế tuyến huyện; tập huấn về quản lý bệnh nhân lao kháng thuốc năm 2017 cho 40 học viên là cán bộ y tế phụ trách công tác chống lao trên địa bàn toàn tỉnh. AN NHIÊN

Khám, phát hiện 467 bệnh nhân lao mới

Đại hội Chi hội Văn học Nghệ thuật TP Bảo Lộc và Nam Lâm Đồng

Chi hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) TP Bảo Lộc và Nam Lâm Đồng, trực thuộc Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng, mới đây đã tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 nhằm tổng kết, đánh giá công tác chi hội trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của chi hội trong nhiệm kỳ tới.

Theo báo cáo trình bày tại Đại hội, Chi hội VHNT TP Bảo Lộc và Nam Lâm Đồng hiện có 41 hội viên, sinh hoạt tại 4 chuyên ngành, gồm: văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh và âm nhạc. Trong 5 năm qua, chi hội đã có nhiều đổi mới trong hoạt động cũng như trong công tác chi hội. Nhờ đó, hoạt động nghệ thuật trong chi hội đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận cả về số lượng lẫn chất lượng tác phẩm. Các hội viên trong chi hội xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của người nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa cũng như không ngừng trau dồi kỹ năng để nâng tầm tác phẩm. Trong nhiệm kỳ vừa qua, chi hội cũng đã tổ chức được 2 cuộc triển lãm mỹ thuật và mở những đợt trưng bày ảnh nghệ thuật nhân các sự kiện chính trị quan trọng của TP Bảo Lộc. Bên cạnh đó, chi hội còn phối hợp với Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức cho các hội viên thâm nhập thực tế nhằm tạo điều kiện cho các hội viên có thêm chất liệu sáng tác mới, nâng cao hiệu quả văn học nghệ thuật...

Nhiệm kỳ 2017 - 2022, Chi hội VHNT TP Bảo Lộc và Nam Lâm Đồng tiếp tục phấn đấu đưa phong trào chi hội ngày một phát triển. Đại hội Chi hội VHNT TP Bảo Lộc và Nam Lâm Đồng lần VI đã bầu ra 3 đồng chí vào Ban chấp hành chi hội nhiệm kỳ 2017 - 2022. TRỊNH CHU

Xây dựng 2 mô hình điểmGiảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng năm 2017, giai đoạn 2015 - 2020”.

Ông Dơ Woang Ya Gương - Phó Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng cho biết: Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch cho giai đoạn 2015 - 2020 là 11.710,4 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí được trích từ nguồn ngân sách Trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, riêng năm 2017 là 1.954,4 triệu đồng, hiện đã được cấp 300 triệu đồng.

Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương khảo sát tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh. Theo hướng dẫn của Trung ương, năm 2017 Lâm Đồng xây dựng và triển khai thực hiện tại hai mô hình điểm. Dự kiến sẽ triển khai rộng khắp toàn tỉnh vào năm 2018. N.NGÀ

Page 5: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

5 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Chị Vũ Thị Hiền - Chủ tịch Hội LHPN phường Lộc Tiến cho biết: Toàn phường có 2.020 hộ hội

viên phụ nữ, chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, một bộ phận nhỏ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh; còn 59 hộ nghèo, trong đó có 27 hộ hội viên phụ nữ.

Qua khảo sát nhận thấy nhu cầu về việc làm để có thu nhập đối với chị em phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khó khăn trên địa bàn đang là vấn đề bức thiết, Hội đã mạnh dạn làm việc với cơ sở dệt len của chị Vũ Thị Minh Nhung là hội viên thuộc Chi hội phụ nữ tổ 8A để tạo việc làm cho chị em. Sau thời gian giới thiệu nguồn lao động, cơ sở dệt len của chị Nhung ngày càng mở rộng, nguồn hàng xuất khẩu nhiều hơn, số lao động tăng lên. Thực hiện theo chỉ đạo của Hội LHPN cấp trên, Hội LHPN phường Lộc Tiến đã vận động xây dựng HTX do nữ làm chủ trên cơ sở mở rộng quy mô cơ sở dệt len tại tổ 8A có tên là HTX dệt len An Lộc.

Chị Vũ Thị Minh Nhung - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX dệt len An Lộc cho rằng đây là mô hình HTX kiểu mới giúp chị em thoát nghèo. Trước đây, cơ sở dệt len của gia đình hoạt động hơn 20 năm là mô hình sản xuất tự phát từ một nhóm thợ.

Vận động chị em làm kinh tế tập thể ở Lộc TiếnHội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Lộc Tiến - TP Bảo Lộc đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia thành lập 1 HTX và 1 tổ hợp tác. Qua đó đã giúp cho hơn 200 lao động có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần giúp hội viên thoát nghèo bền vững.

Được sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh và Hội LHPN các cấp, với quyết tâm của chị em, HTX dệt len An Lộc được thành lập từ năm 2012, hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất các mặt hàng len, có 10 xã viên và 20 phụ nữ trong phường tham gia sản xuất. Ngay sau khi mới thành lập, HTX gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhân công, đơn hàng nhưng mọi người đã cùng cố gắng khắc phục khó khăn, tổ chức HTX đi vào hoạt động có hiệu quả.

Tổng doanh thu hàng năm của HTX trên 1 tỷ đồng, thu nhập của mỗi xã viên bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; lao động thời vụ có thu nhập khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, HTX dệt len An Lộc đã tạo việc làm ổn định cho 60 chị và nhiều chị em có việc làm lúc nông nhàn, dạy nghề cho hơn 400 phụ nữ trong TP Bảo Lộc. Bên cạnh đó, HTX còn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện Bảo Lâm tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ ở vùng nông thôn, DTTS thuộc các xã Lộc Đức, Lộc Thành, Lộc Nam và đặt thêm 2 cơ sở giao và nhận hàng gia công tại xã Lộc Thành do chị em phụ nữ DTTS phụ trách để giải quyết việc làm cho chị em có hoàn cảnh khó khăn trong vùng...

Nhờ đội ngũ thành viên HTX dệt len An Lộc là những người dày

dạn kinh nghiệm nên các sản phẩm dệt len được đánh giá cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả; là món quà ưa thích của khách du lịch. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã tham gia nhiều phiên chợ tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương để quảng bá nghề dệt len truyền thống của Lâm Đồng và đã ký kết được những đơn hàng lớn từ các công ty trong và ngoài tỉnh. Không chỉ tập trung cho sản xuất kinh doanh, đào

tạo nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; HTX dệt len An Lộc còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện tại địa phương, chia sẻ khó khăn với người nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí và tặng bộ dụng cụ đan móc cho nhiều phụ nữ nghèo.

Bên cạnh HTX dệt len An Lộc, Hội LHPN phường Lộc Tiến còn vận động chị em xây dựng mô hình trồng rau sạch ở các chi hội. Trước nhu cầu thực tế của người dân muốn

sử dụng nguồn rau sạch an toàn vệ sinh thực phẩm, qua khảo sát tại 17 hộ gia đình trồng rau trên địa bàn tổ 1A với diện tích 4 ha, nguồn lao động dồi dào và sản lượng trung bình 384 tấn/năm, Hội đã chọn Chi hội phụ nữ tổ 1A thành lập mô hình Tổ hợp tác trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với tất cả 17 hộ đều tham gia. Sau khi thành lập, để giúp bà con an tâm hơn trong việc chăm sóc rau, Hội phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp mở lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Nhờ vậy, các hộ gia đình tham gia Tổ hợp tác trồng rau VietGAP thực hiện đúng theo quy trình trồng rau an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, với sản lượng từ 2 -2,5 tấn/sào, thu nhập bình quân của các hộ gia đình khoảng 14 triệu đồng/tháng.

Theo 7 Chủ tịch Hội LHPN phường Lộc Tiến, mô hình Tổ hợp tác trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP đã đi vào hoạt động ổn định, trong thời gian tới mô hình tổ hợp tác sẽ được nhân rộng ở một số chi hội như: Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm... Hội LHPN phường Lộc Tiến đề xuất để các cấp Hội phụ nữ thực hiện có hiệu quả việc thành lập HTX, tổ hợp tác và duy trì mô hình ngày càng hiệu quả thì cần thiết phải xây dựng dự án điểm và có hỗ trợ kinh phí làm điểm để cơ sở thực hiện quy mô hơn.

AN NHIÊN

Mang sách đến vớitrẻ emTừ năm 2015, Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch Lâm Đồng đã chỉ đạo Thư viện tỉnh và thư viện các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhu cầu đọc sách và học tập của thanh thiếu niên, nhất là đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

Trên cơ sở đó, Thư viện tỉnh đã xây dựng kho sách cho mượn giữa các thư viện để luân chuyển sách định kỳ nhằm làm phong phú nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu của học sinh.. Đồng thời, phối kết hợp với Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh, các trung tâm văn hóa - thể thao huyện, thành phố tổ chức các đợt tuyên truyền sách và phục vụ lưu động tại 28 điểm ở các trường tiểu học vùng sâu, vùng xa.

Không những vậy, đơn vị đã thực hiện bổ sung sách từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để phân bổ đều cho 11 thư viện huyện, thành phố với 1.991 bản sách. Trong đó, chú trọng đến các loại sách văn học, danh nhân lịch sử, truyện cổ tích, thần thoại, lịch sử… cho thiếu nhi. Nhờ nguồn sách mới này, thư viện các huyện, thành phố duy trì

việc phục vụ bạn đọc thường xuyên, trong đó, chú trọng đối tượng bạn đọc là thiếu nhi, học sinh.

Hàng năm, Thư viện tỉnh đều tổ chức Ngày hội sách thiếu nhi, Liên hoan thiếu nhi kể chuyện theo sách, Ngày sách Việt Nam với nhiều chương trình như đọc sách miễn phí, chương trình sách giảm giá, cấp thẻ thư viện miễn phí cho học sinh…

“Với những hoạt động trên, các thư viện cơ sở có điều kiện thuận lợi hơn

trong tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu bạn đọc, đặc biệt là hỗ trợ việc học tập cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa ngày càng hiệu quả”, chị Lưu Bạch Vân - phụ trách Thư viện huyện Lâm Hà chia sẻ.

Rèn luyện kỹ năng sốngcho trẻ Hiện nay, nhiều sân chơi lành

mạnh hướng đến giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi được tổ chức.

Các cơ sở Đoàn - Đội trong tỉnh định kỳ tổ chức các hội thi như: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, hội thi Nghi thức Đội, Phụ trách sao giỏi các cấp… 100% cơ sở Đội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường; 89% liên đội triển khai viết nhật ký làm theo lời Bác, xây dựng các tủ sách “Bác Hồ với thiếu nhi”, duy trì hoạt động hiệu quả trên 400 đội Tuyên truyền măng non với hơn 8.300 thiếu niên, nhi đồng tham gia.

Cùng với đó, nhiều liên đội, chi đội trường học đã duy trì hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sáng tác thơ văn tuổi học trò… để đội viên, học sinh có môi trường vui chơi an toàn, lành mạnh, phát triển năng khiếu cũng như ươm mầm tài năng nhỏ. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.214 CLB, nhóm học tập; 2.627 CLB, đội, nhóm theo sở thích và 342 CLB Quyền trẻ em… Việc triển khai, tổ chức các mô hình giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi như: “Học từ thiên nhiên”, “Học từ dân gian”… được các liên đội tổ chức thường xuyên thông qua hoạt động ngoại khóa, tuần lễ học đường, lớp học giáo dục kỹ năng, tổ chức tham quan, dã ngoại,

các cuộc thi, hội thi, phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” gắn với các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cho thiếu niên nhi đồng.

Ngoài ra, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã chỉ đạo tổ chức đồng loạt ngày hội “Thiếu nhi khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại các liên đội trong toàn tỉnh. Đồng thời, hàng năm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh duy trì tổ chức hội thi Tin học trẻ dành cho thanh thiếu nhi trường học. Trong các dịp hè, phối hợp với Học viện Lục quân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Vùng 4 Hải quân tổ chức các lớp Học kỳ trong quân đội cho thiếu niên nhi đồng trong tỉnh.

“Các hoạt động trên với nhiều nội dung vui chơi, học tập bổ ích nhằm trang bị cho các em thanh thiếu nhi kiến thức cơ bản về kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội. Qua đó, giáo dục thêm các kỹ năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật, kỹ năng về giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, ý thức chấp hành luật giao thông và bạo lực học đường, kiến thức quốc phòng, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái… cho học sinh”, anh Nguyễn Bá Lực - Phó trưởng Ban thanh thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cho biết.

VIỆT HÙNG

Để trẻ em phát triển toàn diện Thông qua những hoạt động đa dạng, sát với nhu cầu thực tế, những năm qua, các đơn vị chức năng đã cùng chung tay thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ em tại các địa bàn trong tỉnh…

Các CLB học tập ở các liên đội, chi đội trường học tạo điều kiện cho học sinhgiúp nhau trong học tập. (Ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Đạ Sar, huyện Lạc Dương

trao đổi bài trong giờ ra chơi). Ảnh: V.H

Chị Vũ Thị Minh Nhung - Chủ tịch HĐQT HTX dệt len An Lộc với các sản phẩm từ len giúp cho nhiều chị em thoát nghèo. Ảnh: A.N

Page 6: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

6 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Theo Văn bản số 5950/UBND-GT ngày 8/9/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng,

năm 1999, chợ PCT xuống cấp nên Nhà nước đã hỗ trợ và các hộ tiểu thương đóng góp thêm kinh phí để tiến hành cải tạo và xây dựng lại với diện tích 800 m2 gồm 134 quầy sạp đang kinh doanh, mỗi sạp có diện tích 2,5 m2; lối đi trong chợ nhỏ, thiếu các công trình phụ như nhà vệ sinh, hệ thống phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn khi sự cố xảy ra và đến nay chợ đã xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời, do vị trí chợ nằm tại trung tâm của ngã tư PCT, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn nên thường xuyên gây ùn tắc giao thông tại nút giao thông này. “Để giải quyết tình trạng nêu trên, UBND tỉnh đã có chủ trương di dời chợ và đầu tư mở rộng, cải tạo nút giao thông PCT với giải pháp: mở rộng một số tuyến đường, thu hồi toàn bộ diện tích của chợ PCT để bố trí vỉa hè và trồng hoa tạo cảnh quan hoặc sử dụng mục đích khác; tăng bán kính đảo giao thông. Vì vậy, việc di dời chợ, triển khai đồng thời với việc cải tạo nút giao thông PCT là rất cần thiết”.

Với tinh thần này, UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Đà Lạt xây dựng phương án di dời, chuyển đổi mô hình chợ phù hợp với thực tế hiện nay. Thực hiện chỉ đạo, qua nhiều lần cùng các sở, ngành liên quan khảo sát quỹ đất, UBND thành phố Đà Lạt đã trình UBND tỉnh 5 vị trí cụ thể trên địa bàn Phường 9, gồm: tại số 57 Hùng Vương, Phường 9, có diện tích 1.946 m2; tại số 43 Hùng Vương, diện tích 1.686 m2; tại Lữ Gia, diện tích 5.447 m2; tại 28, 30 Nguyễn Du, diện tích 3.434 m2 và tại 23 Quang Trung, diện tích 1.839 m2. Ngày

Khẩn trương có tiếng nói chung quy hoạch chợ Phan Chu TrinhChợ Phan Chu Trinh (chợ PCT), Phường 9, thành phố Đà Lạt được hình thành từ rất lâu; là một trong những đầu mối giao thương quan trọng của khu vực dân cư Phường 9 và 10. Việc phải quy hoạch lại chợ theo kiến thiết xây dựng đô thị thành phố là bắt buộc, tuy nhiên, hiện còn những vướng mắc, cần sớm thống nhất và đặc biệt là tiếng nói đồng thuận giữa các bên.

10/10/2017, tại Văn bản số 6787/UBND-GT gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho rằng: Qua phân tích, đánh giá, so sánh 5 vị trí nêu trên và đối chiếu với yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 9211: 2012 tiêu chuẩn thiết kế chợ thì vị trí tại số 28 và 30 đường Nguyễn Du đảm bảo diện tích cùng những yếu tố về điều kiện cần và đủ.

Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Kết luận số 212/KL-TU ngày 13/10/2017, UBND tỉnh tiếp tục có Văn bản số 7205/UBND-GT ngày 25/10/2017, giao UBND thành phố khẩn trương thực hiện một số nội dung sau: “Chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục xem xét thêm về vị trí di dời chợ PCT, đảm bảo tính hợp lý, lâu dài, tạo sự đồng thuận của các hộ tiểu thương, nhân dân”. Cùng đó, cần thành lập ban quản lý đầu tư, xây dựng phương án đầu tư chợ mới theo hướng: nhà nước cho thuê đất; huy động, kêu gọi các nguồn lực để đầu tư; xây dựng công trình phải

đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, an toàn giao thông khi đưa chợ vào hoạt động và phương án đầu tư xây dựng phải được các hộ tiểu thương thống nhất trước khi triển khai thực hiện.

Ngày 31/10, PV Báo Lâm Đồng đã làm việc với Chủ tịch UBND Phường 9 Võ Hồng Sơn, ông cho biết: Về phía phường, UBND đã tổ chức thông báo rộng rãi cho bà con tiểu thương chợ PCT về chủ trương mở rộng nút giao thông PCT theo chỉ đạo và đã từng khảo sát, xây dựng chợ tạm tại Lữ Gia nhưng bà con không đồng ý di dời về địa điểm này mà nguyện vọng muốn được ở lại để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Đến nay, địa phương Phường 9 vẫn chưa có thông báo chính thức về địa điểm xây dựng chợ mới PCT.

Ngày 1/11, PV trực tiếp gặp gỡ bà con tiểu thương chợ PCT để lắng nghe tâm tư nguyện vọng. Rất nhiều bà con đã có mặt và nêu ý kiến, trong đó đại diện là bà Nguyễn Thị Cúc phát biểu rằng: Bà con ủng hộ việc mở rộng đường để khắc phục

ùn tắc giao thông, tuy nhiên khi lấy một phần diện tích của chợ PCT để mở rộng đường thì đề nghị lấy cả hai phía của đường đi (phần đối diện chợ) mới công bằng. Cùng đó, phần diện tích đất chợ cũ còn lại bà con đề nghị được tiếp tục tham gia cải tạo chỉnh trang xây dựng thành chợ mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Bà con cũng mong đã quy hoạch chợ thì gom về một mối, không thể để tràn lan ảnh hưởng đến doanh số kinh doanh của các tiểu thương đang đóng thuế hoạt động trong chợ. Chúng tôi cũng làm việc với Ban Quản lý chợ PCT (Phó ban Nguyễn Đình Khai và thành viên Lê Văn Thanh). Hai ông cơ bản thống nhất ý kiến như bà Cúc, đồng thời đề nghị trước khi mở đường bà con cần được thông báo công khai bản vẽ thiết kế. Mặt khác, sở dĩ bà con đề xuất vẫn xây dựng lại chợ trên diện tích đất còn lại sau khi đã giải tỏa một phần để mở rộng đường vì bà con so sánh với dự án từng đã phê duyệt trước đây cho Công ty Len Nguyễn (diện tích 420 m2). Nội

Chợ Phan Chu Trinh hiện tại. Ảnh: Đ.Phan

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay còn hàng trăm cây cầu xuống cấp, hư hỏng nặng nhưng vẫn phải sử dụng do chưa có kinh phí để thay thế. Đây là mối hiểm họa cho người dân và các phương tiện khi tham gia giao thông bởi trên thực tế đã có trường hợp người đi qua cầu bị ngã xe, rơi xuống sông thiệt mạng.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, trên địa bàn các huyện, thành phố hiện vẫn còn khoảng 200 cây cầu yếu, xuống cấp. Đây là những cầu sắt, cầu bê tông, cầu treo, cầu tạm… thuộc các trục giao thông đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên thôn nên ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa của người dân địa phương.

Theo ông Trương Hữu Hiệp,

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng, trong tổng số 200 cây cầu yếu trên địa bàn thì hiện nay đã có 112 cây cầu được tỉnh đưa vào danh mục đầu tư bằng các nguồn khác nhau như vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của Bộ Giao thông Vận tải. Do chưa được bố trí kinh phí thực hiện nên đến thời điểm hiện tại chỉ có khoảng 21 công trình đã bắt đầu triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng. “Đối với khoảng 80 công trình cầu đường bộ đang bị xuống cấp khác do đây hầu hết là những cầu lớn bằng bê tông nên hiện nay vẫn sử dụng được. Chúng tôi đã đưa các công trình trên vào danh mục cần sửa chữa, duy tu và kiên cố lại trong khi chờ vốn đầu tư để xây mới những cây cầu này” - ông Hiệp thông tin.

NGUYỄN DŨNG

Hiểm họa từ những cây cầu xuống cấp

dung trên chúng tôi còn được Ban quản lý chợ cung cấp bằng “Đơn kiến nghị” với danh sách 123 tiểu thương và theo ông Thanh đã gửi đến lãnh đạo tỉnh.

Chiều cùng ngày, chúng tôi trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên. Về quan điểm, ông Yên cũng nhắc lại nội dung như Văn bản số 5950/UBND-GT ngày 8/9/2017 mà chúng tôi đã trích dẫn ở phần đầu bài viết. “Việc để tồn tại kéo dài chợ cũ PCT như hiện nay là không thể được nữa. Vì một mặt, chợ là một trong những nguyên nhân gây nên ách tắc giao thông, tạo nên “điểm đen” giao thông của thành phố lâu nay; mặt khác, bản thân chợ không đủ các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước như an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, lưu thông thoát hiểm...Vì vậy, bắt buộc phải có sự cải thiện. Nếu chiếu theo các quy định của Nhà nước thì chợ này phải đình chỉ hoạt động. Đồng thời, Nhà nước vẫn tiếp tục đảm bảo vị trí để bà con kinh doanh đảm bảo cuộc sống. Về vấn đề quy hoạch chi tiết tại phần diện tích còn lại của chợ cũ PCT sau giải tỏa, sau khi có phương án giao thông cụ thể mới biết được như thế nào”, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Yên nhấn mạnh.

Chủ trương quy hoạch chợ PCT vị trí hiện tại kéo dài từ năm 2010 và đã tổ chức hàng chục cuộc họp nhưng vẫn không thể thống nhất được giữa bà con tiểu thương và chính quyền các cấp. Việc để chợ tồn tại như hiện nay rõ ràng là không thể được, đã đến lúc địa phương, các ngành liên quan và bà con tiểu thương cần sớm thống nhất về quan điểm, nhận thức và triển khai thực hiện. Có như vậy mới sớm đạt được mục đích vừa quy hoạch và chỉnh trang đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho 134 tiểu thương hiện đang hoạt động kinh doanh tại chợ PCT.

ĐẠO PHAN

Tuy hai đầu cầu ông Thiều có biển báo cấm xe có tải trọng trên 5 tấn nhưng thực tế vẫn có rất nhiều xe tải hàng chục tấn qua lại mỗi ngày. Người dân địa phương đi qua cầu treo

xã Lộc Ngãi (Bảo Lâm) hiện đang thuộc diện xuống cấp, cần thay thế.

Page 7: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

7 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng xin thông báo mời Quý nhà đầu tư có quan tâm tham gia làm Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng, như sau:

1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp cổ phần hóa:- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng;- Địa chỉ: Số 50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;- Điện thoại: 02633 822240 Fax: 02633 824050- Website: www.lawaco.com.vn2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:- Sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị và công nghiệp, thu gom và

xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;- Tư vấn thiết kế, dự toán, lập dự án, thi công, giám sát, thẩm định công trình xây

dựng dân dụng, công nghiệp, công trình cấp, thoát nước, thủy lợi; thẩm tra dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường;

- Tư vấn lập quy hoạch, quy hoạch xây dựng hệ thống cấp thoát nước, dân dụng; tư vấn lập hồ sơ mời thầu, xét thầu; tư vấn quản lý dự án; khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường.

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;- Thi công xây dựng công trình khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, vườn sinh thái; - Sản xuất và kinh doanh dịch vụ vật tư ngành nước; 3. Vốn điều lệ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng: 788.000.000.000

đồng (Bảy trăm tám mươi tám tỷ đồng).4. Tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ sau khi cổ phần hóa: Tối đa là 40% tổng

số cổ phần.5. Số lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược và số lượng cổ phần 

bán đấu giá công khai: Do Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng xem xét và trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.6. Về tiêu chí, trình tự lựa chọn, phương thức và giá bán cổ phần cho Nhà 

đầu tư chiến lược và thủ tục, hồ sơ đăng ký: Xem chi tiết đăng tại website: www.lawaco.com.vn và website: lamdong.gov.vn.7. Thời gian nộp hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/11/2017.8. Các nội dung khác: Nhà đầu tư quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết

và liên hệ theo các địa chỉ như sau:- Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng+ Địa chỉ: số 36 Trần Phú, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;+ Điện thoại: 0263.3822104. - Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng;+ Địa chỉ: Số 50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;+ Điện thoại: 02633 822240 Fax: 02633 824050+ Website: www.lawaco.com.vn email: [email protected] chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng

rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của Quý nhà đầu tư.

THÔNG BÁOMời tham gia làm Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ ĐÀ LẠTCăn cứ Nghị quyết số 169A/NQ-HĐTV ngày 24/03/2017 của Hội đồng thành viên Tổng Công

ty Cà phê Việt Nam - Công ty TNHH MTV về việc chuyển nhượng vốn của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt; Công văn số 7405/UBCK-QLCB ngày 31/10/2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hồ sơ công bố thông tin về việc thoái vốn của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam xin thông báo bán đấu giá cổ phần như sau:1. Tổ chức có cổ phiếu được thoái vốn: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt- Địa chỉ: Số 115, Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.- Điện thoại: (026) 33 841 376 Fax: (026) 33 841 0182. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu,

điều, cao su, lương thực, nông sản và các loại cây công nghiệp khác; 3. Vốn điều lệ: 67.000.000.000 đồng (Sáu mươi bảy tỷ đồng).4. Điều kiện tham dự đấu giá: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định

tại Quy chế bán đấu giá cổ phần do Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ban hành.5. Tên, địa chỉ tổ chức tư vấn và bán đấu giá: Công ty CP chứng khoán Ngân hàng 

Nông nghiệp & PTNT - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh). Địa chỉ: 2A Phó Đức Chính, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.6. Cổ phần bán đấu giá:- Loại cổ phần: Phổ thông, tự do CN - Giá khởi điểm: 10.100 đồng/cổ phần- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần - Số lượng mua tối thiểu: 100 cổ phần- Số lượng cổ phần bán đấu giá: 972.200 cổ phần - Số lượng mua tối đa: 972.200 cổ phần7. Địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền đặt cọc: - Cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá: Tại Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh (Địa chỉ:

2A Phó Đức Chính, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) hoặc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt (Địa chỉ: Số 115, Quốc lộ 20, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam).

- Nộp tiền đặt cọc: Theo điều 11.2 quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ phần do Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh ban hành. 8. Thời gian phát đơn, đăng ký và nộp tiền đặt cọc: Từ 08h30 ngày 3/11/2017 đến 15h30

ngày 29/11/2017 (Liên hệ: Mr Đức 028.39142034, Di động: 0948271214). 9. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá: Nộp trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm qua đường

bưu điện đến Agriseco - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trước 15h30 ngày 1/12/2017.10. Thời gian tổ chức đấu giá: Bắt đầu từ 10h30 ngày 4/12/2017 tại Agriseco - Chi nhánh

TP Hồ Chí Minh - 2A Phó Đức Chính, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. 11. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: Từ 8h30 ngày 5/12/2017 đến 15h30 ngày 11/12/2017.12. Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc: Từ 8h30 ngày 5/12/2017 đến 15h30 ngày 11/12/2017.(Nhà đầu tư tham gia đấu giá có thể nhận: Bản công bố thông tin, Quy chế bán đấu giá trên

website: www.vinacafe.com.vn, www.agriseco.com.vn và tại địa điểm Tổ chức bán đấu giá).

TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đấtHiện nay, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Hứa Quốc Hồng - Huỳnh Ngọc Mai, nguồn gốc sang nhượng của ông Tôn Thiện Thanh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M628693, ngày cấp 9/9/1998. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo: Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng Đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M628693 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Hứa Quốc Hồng - Huỳnh Ngọc Mai. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

Sau khi hoàn tất thủ tục, đề nghị ông, bà liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt để được giải quyết hồ sơ.

Đoàn cơ sở Công an huyện Di Linh đã phối hợp với Đoàn cơ sở các Trường THPT và Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên trong huyện ký kết Giao ước phối hợp phòng chống ma túy, bạo lực học đường và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Lãnh đạo Công an huyện, Huyện Đoàn Di Linh, Ban Giám hiệu các trường THPT và Bí thư Đoàn cơ sở các đơn vị nói trên đã đến dự Lễ ký kết.

Nội dung ký kết chủ yếu là tập trung về công tác tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy, bạo lực học đường và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Thượng tá, Phó Công an

huyện Di Linh Nguyễn Tuấn Oanh cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tiễn ở địa phương, lãnh đạo Công an huyện đã giao cho Đoàn cơ sở Công an huyện chủ động, phối hợp tổ chức ký kết với Đoàn cơ sở các trường THPT trong huyện ký kết giao ước không vi phạm pháp luật tại học đường về ma túy, bạo lực và trật tự, an toàn giao thông. Qua đó, Đoàn cơ sở Công an huyện sẽ phối hợp với Đoàn cơ sở các trường THPT thành lập các đội hoặc CLB thanh niên tự quản, xung kích phòng chống ma túy, bạo lực học đường, an toàn giao thông…

XL

DI LINH: Ký kết Giao ước phòng, chống tội phạm

Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, ngành Lâm nghiệp huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các cấp chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ - Phát triển (BV-PT) rừng dưới nhiều hình thức: Thông qua các cuộc họp thôn, TDP, các buổi chào cờ vào sáng thứ hai đầu tuần, qua việc triển khai các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia, các buổi cổ động lưu động… Thông qua đó, đã tiến hành vận động 58/113 cá nhân thường xuyên có hành vi phá rừng trên địa bàn huyện cam kết không vi phạm Luật BV-PT rừng.

Cùng với đó, Hạt đã phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các xã, TT

tiến hành giải tỏa 104,66 ha rừng, đất rừng bị lấn chiếm trái phép. Sau khi giải tỏa, hạt đã bàn giao cho các đơn vị chủ rừng tiến hành quản lý, bảo vệ và xử lý thực bì để trồng mới lại rừng. Nhờ vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đạ Huoai những tháng đầu năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm Luật BV-PT rừng giảm mạnh so với thời gian trước, việc vận chuyển lâm sản trái phép, kinh doanh lâm sản không đúng quy định đã được hạn chế tối đa, rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn, không để xảy ra tình trạng cháy rừng gây thiệt hại tài nguyên rừng.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

ĐẠ HUOAI: Vận động 58 đối tượng cam kết không vi phạm Luật BV - PT rừng

Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đức Trọng vừa được giao làm chủ đầu tư xây dựng đập thủy lợi Ma Am, xã Đà Loan, tổng kinh phí gần 32 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng phân bổ từ nguồn thu sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2020. Chủ đầu tư triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục công trình đập thủy lợi Ma Am nói trên trong thời gian từ 2019 - 2021.

Quy mô đập thủy lợi Ma Am xây dựng mới gồm đập chính có chiều dài, chiều rộng

và chiều cao lần lượt gần 105 m, 5 m và gần 14 m; cao trình đỉnh đập hơn 927 m. Đập phụ đạt chiều cao tối đa hơn 12 m, chiều dài hơn 97 m và chiều rộng 5 m.

Cao trình ngưỡng tràn xả lũ hơn 926 m, chiều rộng 5 m, đoạn thu hẹp từ 5 m thành 3 m; dốc nước dài 20 m nối tiếp xuống kênh dẫn hạ lưu. Cống lấy nước dài 50 m bằng ống thép bọc bê tông. Đường thi công kết hợp quản lý cùng hệ thống kênh dài 1.000 m và 2.000 m…

MẠC KHẢI

Xây đập thủy lợi Ma Am gần 32 tỷ đồng

Page 8: XEM TIẾP TRANG 2 Để trẻ em phát triển toàn diệnbaolamdong.vn/upload/others/201711/26252_Bao_Lam_Dong_ngay_3_11_2017.… · SỐ 4911 - THỨ SÁU NGÀY 3/11/2017 NHỚ

8 THỨ SÁU 3 - 11 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến nay đã có 16 tỉnh thực hiện từ tháng 8/2017, 3 tỉnh thực hiện từ tháng 9/2017, 12 tỉnh thực hiện từ tháng 10/2017 và 4 tỉnh thực hiện từ tháng 12/2017. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong 28 tỉnh còn lại chưa áp dụng thực hiện. Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân đưa vào kỳ họp cuối năm 2017 để có thể thực hiện điều chỉnh giá trong năm 2017, tránh chuyển sang thực hiện năm 2018 vì ảnh hưởng đến yếu tố chỉ số giá tiêu dùng đầu năm 2018.

Mức giá viện phí của hơn 1.900 dịch vụ y tế được quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BYT, bao gồm: giá tối đa dịch vụ khám bệnh, dịch vụ ngày giường bệnh và các dịch vụ kỹ thuật (DVKT), xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện. Đối tượng áp dụng là các cơ sở KCB của Nhà nước; người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng sử dụng các dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Việc triển khai thực hiện giá viện phí theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được áp dụng với nhiều dịch vụ y tế có giá cao gấp từ 2 đến 7 lần so với giá đang thực hiện. Cụ thể:

1. Tiền công khám bệnh:

Tiền công khám bệnhGiá đang thực hiện tại tỉnh

Giá tối đa theo TT 02/2017/TT-BYT Tăng (lần)

BVĐK tỉnh, BV II Lâm Đồng, BV YHCT Phạm Ngọc Thạch 12,000 35,000 2,9

TTYT các huyện 8,000 31,000 3,9

Phòng khám đa khoa khu vực 5,500 29,000 5,3

Trạm y tế xã, phường, thị trấn 4,000 29,000 7,3

2. Tiền ngày giường bệnh:

Các loại dịch vụ

BVĐK tỉnh, BV II Lâm Đồng, BV YHCT PNT Trung tâm y tế các huyện

Giá đang thực hiện tại tỉnh

Giá tối đa theo TT 02/2017/TT-BYT

Tăng (lần)

Giá đang thực hiện tại tỉnh

Giá tối đa theo TT 02/2017/TT-BYT

Tăng (lần)

Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU) 260,000 568,900 2,2 - - -

Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu, chống độc 80,000 279,100 3,5 56,000 245,700 4,4

Ngày giường bệnh Nội khoa:

Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Nhi... 51,000 178,500 3,5 32,000 149,800 4,7

Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1 64,000 204,400 3,2 48,000 180,800 3,8

Riêng giá giường bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực và giường lưu bệnh tại trạm y tế tăng rất cao, gấp 6-7 lần so với giá viện phí đang thực hiện tại tỉnh. Cụ thể như:

Giá đang thực hiện tại tỉnh

Giá tối đa theo TT 02/2017/TT-BYT

Tăng (lần)

Giường bệnh tại PKĐK khu vực 16,000 108,000 6,8

Giường lưu tại TYT xã 9,500 54,000 5,7

Giá viện phí mới - Nỗi lo của người không có thẻ bảo hiểm y tế

Ngày 11/10/2017, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5770/BYT-KH-TC về việc triển khai Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

3. Giá của một số DVKT: Các loại dịch vụ Giá đang thực

hiện tại tỉnh Giá tối đa theo TT 02/2017/TT-BYT

Tăng (lần)

Siêu âm 28.000 49.000 1,8Siêu âm Doppler màu tim 4 D (3D REAL TIME)

245,000 446,000 1,8

Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV)

316,000 524,000 1,7

Nắn, bó bột trật khớp háng bẩm sinh (bột tự cán)

100,000 306,000 3

Đỡ đẻ ngôi ngược 464,000 927,000 2Đỡ đẻ thường ngôi chỏm 420,000 675,000 1,7Phẫu thuật lấy thai lần đầu 1,240,000 2,223,000 1,8Phẫu thuật lấy thai lần thứ 2 trở lên 1,280,000 2,773,000 2,2Phẫu thuật cắt ruột thừa 1,058,000 2,116,000 2

Tính đến ngày 30/9/2017 số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 993.796 người, đạt tỷ lệ bao phủ 76.51% dân số. Như vậy, còn trên 23% dân số, tương đương với trên 305.000 người chưa tham gia BHYT nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không may bị mắc bệnh cần phải điều trị, đặc biệt những người bị mắc các bệnh nặng, bệnh mãn tính, các bệnh hiểm nghèo thì việc thực hiện giá viện phí theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT sẽ là một gánh nặng về tài chính cho bản thân và gia đình.

Theo thống kê, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, các cơ sở KCB BHYT trong toàn tỉnh đã KCB cho 1.503.163 lượt người có thẻ BHYT, quỹ KCB BHYT đã chi trả 413 tỷ đồng, trong đó chi phí gia tăng do áp dụng giá viện phí theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC so với giá viện phí quy định trước đây của UBND tỉnh là 127 tỷ đồng.

Như vậy, nếu người không có thẻ BHYT khi không may bị bệnh sẽ phải trả một khoản tiền rất lớn khi đi KCB. Các sở, ban, ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Y tế và các cơ sở KCB tại tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu, vận động để người dân tích cực tham gia BHYT.

“Vì hạnh phúc của mỗi nhà, mọi người hãy tham gia BHYT”

Người dân đăng ký khám, chữa bệnh BHYT.