xem file báo cáo tóm tắt

32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HC THÁI NGUYÊN BÁO CÁO TÓM TT TNG KT ĐỀ TÀI KHOA HC VÀ CÔNG NGHCP BNGHIÊN CU, XÂY DNG CÁC GII PHÁP TNG HP PHC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRNG CHÈ VÙNG TÂN CƯƠNG, THÁI NGUYÊN SAU 50 NĂM KHAI THÁC VÀ SỬ DNG Mã s: B2014 - TN03-06 Chnhiệm đề tài: TS. Ngô Văn Giới Thái Nguyên, 8/2016

Upload: dinhkhanh

Post on 29-Jan-2017

230 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Xem file báo cáo tóm tắt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

TỔNG HỢP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT

TRỒNG CHÈ Ở VÙNG TÂN CƯƠNG, THÁI NGUYÊN

SAU 50 NĂM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

Mã số: B2014 - TN03-06

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Văn Giới

Thái Nguyên, 8/2016

Page 2: Xem file báo cáo tóm tắt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

TỔNG HỢP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT

TRỒNG CHÈ Ở VÙNG TÂN CƯƠNG, THÁI NGUYÊN

SAU 50 NĂM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

Mã số: B2014 - TN03-06

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

Thái Nguyên, 8/2016

Page 3: Xem file báo cáo tóm tắt

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Danh sách các thanh viên tham gia nghiên cứu đề tài

TT Họ và tên

Đơn vị công tác và

Lĩnh vực chuyên

môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể

được giao

Chữ

1 ThS. Nguyễn Thị

Nhâm Tuất

Khoa KHMT&TĐ-

Trường ĐHKH/ Công

nghệ môi trường

Thiết kế thí nghiệm

Điều tra khảo sát

Viết chuyên đề

2 ThS. Trần Thị

Ngọc Hà

Khoa KHMT&TĐ-

Trường ĐHKH/ Khoa

học Môi trường

Phân tích mẫu đất, nước, chè

Điều tra khảo sát

Viết chuyên đề

3 ThS. Vi Thùy Linh Khoa KHMT&TĐ-

Trường ĐHKH/ Sinh

thái Môi trường

Thực hiện đề tài luận án liên

quan đến nội dung nghiên

cứu của đề tài

4 ThS. Nguyễn Viết

Hiệp

Viện Thổ nhưỡng

Nông hóa/ Sinh thái

môi trường đất và Vi

sinh vật

Phân tích mẫu

Báo cáo chuyên đề

Thí nghiệm đồng ruộng thực

nghiệm quy trình

5 ThS. Nguyễn Minh

Hưng

Viện Thổ nhưỡng

Nông hóa/ Khoa học

Môi trường

Phân tích mẫu đất, nước và

chè

6 ThS. Đàm Thế

Chiến

Trung tâm Nghiên cứu

Đất và Phân bón vùng

Trung du/ Canh tác,

bảo vệ đất

Xây dựng các mô hình

Thiết kế thí nghiệm

Page 4: Xem file báo cáo tóm tắt

2. Đơn vị phối hợp chính

Tên đơn vị

trong và ngoài nước

Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên

người đại diện

đơn vị

Viện Thổ nhưỡng Nông

hóa

Phân tích, xác định hiện trạng môi trường

đất, nước, thực vật (chè).

Nghiên cứu, xây dựng quy trình áp dụng

các giải pháp phục hồi độ phì nhiêu đất.

PGS. TS Hồ

Quang Đức

Trung Tâm Nghiên cứu

Đất và Phân bón vùng

Trung du

Xây dựng mô hình, thiết kế thí nghiệm

đồng ruộng, xây dựng các giải pháp.

ThS. Đàm Thế

Chiến

Page 5: Xem file báo cáo tóm tắt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1

1.1. Tính hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trên thế giới ........... 1

1.2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài tại Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên ...... 1

1.3. Các biện pháp bảo vệ đất và duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chè .... 1

1.4. Các nghiên cứu về vấn đề tủ gốc ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng chè ............. 1

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu ................................ 1

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2

2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2

2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2

2.4. Cách tiếp cận ............................................................................................................ 2

2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2

2.6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 2

3.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè của vùng chè đặc sản Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên . 2

3.2. Hiện trạng môi trường đất trồng chè tại khu vực nghiên cứu .................................. 2

3.3. Hiện trạng môi trường nước tưới tại khu vực nghiên cứu ....................................... 5

3.4. Thực trạng môi trường nông sản (búp chè tươi) khu vực nghiên cứu...................... 6

3.5. Hiện trạng sâu, bệnh hại chè tại khu vực nghiên cứu ............................................... 6

3.6. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả một số loại bẫy sinh học ......................... 6

3.7. Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc (tế guột) đến tính chất đất tại khu vực nghiên cứu . 9

Page 6: Xem file báo cáo tóm tắt

3.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất, chất lượng

chè khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 10

3.9. Quy trình kỹ thuật phục hồi môi trường đất trồng chè ........................................... 11

3.10. Mô hình và hiệu quả của các giải pháp tổng hợp tới chất lượng đất và chè ........ 12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 14

Page 7: Xem file báo cáo tóm tắt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

Tên đề tài: Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tổng hợp phục hồi môi trường

đất trồng chè ở vùng Tân Cương, Thái Nguyên sau 50 năm khai thác và sử

dụng

Mã số: B2014-TN06-03

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Văn Giới

ĐT: 0987343119 Email: [email protected]

Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: năm 2014- 2015

2. Mục tiêu:

- Đánh giá được hiện trạng môi trường đất trồng chè của vùng Tân Cương, Thái

Nguyên.

- Đề xuất được giải pháp phục hồi độ phì nhiêu của đất trồng chè vùng nghiên cứu

góp phần tăng năng suất, chất lượng cây chè sau 50 năm khai thác và sử dụng.

3. Tính mới và tính sáng tạo:

- Đề tài đã đánh giá được hiện trạng môi trường đất trồng chè tại vùng chè đặc

sản Tân Cương Thái Nguyên, gồm 3 xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc

Trìu.

- Đề tài đã tiến hành nghiên cứu đánh giá thử nghiệm thành công một số giải

pháp cải tạo đất nơi đã có thời gian canh tác trên 50 năm, đất đã dấu hiệu

thoái hóa, bạc mầu như sử dụng vật liệu che tủ đất, sử dụng phân bón hữu cơ

Page 8: Xem file báo cáo tóm tắt

vi sinh và sử dụng bẫy sinh học để hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật. Từ đó

đề tài tiến hành xây dựng quy trình kỹ thuật trong cải tạo đất trồng chè tại

khu vực nghiên cứu và đã áp dụng thử nghiệm cho 3 mô hình bước đầu đã

có những thành công nhất định.

4. Kết quả nghiên cứu:

- Đề tài đã nghiên cứu được tổng quan về khu vực nghiên cứu.

- Thu thập tài liệu số liệu, điều tra nông hộ, khảo sát thực địa lấy mẫu để định

hiện trạng môi trường đất, nước, thực vật (chè) tại khu vực nghiên cứu.

- Đã nghiên cứu, xây dựng quy trình phục hồi độ phì nhiêu đất trồng chè ở

vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên sau 50 năm khai thác và sử dụng.

- Xây dựng được 03 mô hình áp dụng các giải pháp tổng hợp góp phần phục

hồi độ phì nhiêu đất trồng chè ở vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên

sau 50 năm khai thác và sử dụng.

5. Sản phẩm:

5.1. Sản phẩm khoa học

Có 03 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học đất:

1. Ngô Văn Giới (2015), Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng chè tại vùng

chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên¸Khoa học Đất/Hội Khoa học Đất Việt

Nam, N046 2015, p. 68-73

2. Ngô Văn Giới, Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Nguyễn Viết Hiệp, Nguyễn Minh

Hưng (2014), Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng

suất, chất lượng chè vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên, Khoa học

Đất/Hội Khoa học Đất Việt Nam, N044 2014, p. 30-35.

3. Đỗ Thị Vân Hương, Ngô Văn Giới (2016), Đánh giá thích nghi sinh khí hậu,

thổ nhưỡng phục vụ phát triển bền vững cây chè tỉnh Thái Nguyên¸Khoa học

Đất, Khoa học đất, N047 2016, p. 90-97

Page 9: Xem file báo cáo tóm tắt

Có 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế:

1. Ngo Van Gioi (2016), Assess the sustainability of agricultural land use in

specialty tea Tancuong area of Thainguyen, Vietnam, Imperial Journal of

Interdisciplinary Research (IJIR), Vol 2, issue 7.

5.2. Sản phẩm đào tạo:

Có 03 đề tài SVNCKH đã nghiệm thu đạt kết quả tốt:

1. Đỗ Thị Kim Liên, Phạm Thị Quyên (2016), Đánh giá hiện trạng sử dụng và

hiệu quả thử nghiệm của bẫy sinh học trong trừ sâu hại cho cây chè tại vùng

chè đặc sản Tân Cương, tỉnh Thái nguyên. Đề tài sinh viên nghiên cứu Khoa

học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

2. Bùi Thị Thúy (2015), Đánh giá thực trạng sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật tại

vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên. Đề tài sinh viên nghiên cứu Khoa

học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

3. Phùng Thị Loan (2015), Đánh giá dư lượng nitơ trong búp chè, tại vùng chè

đặc sản Tân Cương Thái Nguyên. Đề tài sinh viên nghiên cứu Khoa học trường

Đại học Khoa học Thái Nguyên.

Có 02 đề tài KLTN đã bảo vệ đạt kết quả suất sắc:

1. Đặng Thị Thảo (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tủ gốc tới hàm

lượng chất hữu cơ trong đất trồng chè tại xã Tân Cương, thành phố Thái

Nguyên. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

2. Bùi Thị Hường (2016), Nghiên cứu thử nghiệm một số loại bẫy sinh học trong

phòng trừ sâu, bệnh hại chè tại vùng chè đặc sản Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.

Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

Có 01 đề tài luận văn thạc sĩ đã bảo vệ đạt kết quả tốt:

1. Đào Tiến Huân (2014), Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng chè và đề

xuất các giải pháp quản lý, sử dụng theo hướng bền vững tại vùng chè đặc sản

Page 10: Xem file báo cáo tóm tắt

Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Có 01 NCS tham gia đề tài đã bảo vệ cấp cơ sở đạt kết quả tốt:

1. Vi Thùy Linh (2016), Đánh giá hiệu quả tích lũy carbon của phương thức nông

lâm kết hợp keo – chè tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa –

Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ Trung tâm

nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5.3. Sản phẩm ứng dụng:

– 01 quy trình kỹ thuật áp dụng các biện pháp tổng hợp phục hồi môi trường đất

trồng chè Tân Cương sau 50 năm khai thác, sử dụng.

– 03 mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật áp dụng các biện pháp tổng hợp phục hồi

môi trường đất trồng chè Tân Cương sau 50 năm khai thác, sử dụng.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả

nghiên cứu:

- Trong quá trình thực hiện, đề tài đã phối hợp cùng với các viện, trung tâm

nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu.

- Đề tài đã có sự phối hợp của địa phương, nông dân trong các vùng cùng tham

gia thực hiện đề tài, theo từng chức năng và khả năng thực hiện để hợp tác

triển khai các nội dung có liên quan.

- Đề tài đã xây dựng 03 mô hình tại địa phương là hình thức đào tạo, chuyển

giao công nghệ rất hiệu quả.

- Đề tài đã ứng dụng tại 3 xã là: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu vùng trồng

chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề tài sẽ được làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học và nghiên cứu cho các

sinh viên và giảng viên tại các trường Đại học Khoa học, Đại học Nông Lâm,

Đại học Sư Phạm thuộc Đại học Thái Nguyên...

Page 11: Xem file báo cáo tóm tắt

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General Information

Project title: Research to develop integrated solutions to improve tea soil

environmental in Tancuong eare Thainguyen after 50 years exploitation and use

Code number: B2014-TN06-03

Coordinator: Dr. Ngo Van Gioi

Phone: 0987343119 Email: [email protected]

Implementing institution: Thainguyen University of Science

Duration: From 1/2014 to 12/2016

2. Objectives:

- Assessing the environmental state of tea cultivation in Tancuong Thainguyen areas.

- Recommend solutions to recovery for tea soil fertility in research areas to increase

productivity and quality of tea plants where after 50 years of exploitation and use.

3. Creativeness and innovativeness:

- The study has assessed state of environmental of specialty tea Tancuong areas

- The project has conducted successful test several solutions to improve for tea soil

where cultivated over 50 years. Such as using mulch materials, micro-organic

fertilizer and use bio traps. Since then project gives process techniques to improve tea

soil and applied to three models.

4. Research results:

- The project has shown overview of the study area.

- Collectting documents, data and household surveys, sampling fieldwork to to

determine the environmental state of the soil, water, plants (tea) in the study area.

Page 12: Xem file báo cáo tóm tắt

- Researched and construction processes of soil fertility restoration in the specialty tea

Tancuong, Thainguyen after 50 years of exploitation and use.

- Constructing 03 models and have applied to recover soil fertility in the specialty tea

Tancuong, Thainguyen area where exploited and used after 50 years.

5. Products:

5.1. Scientific publications

There are 03 articles published on the journal of Soil Science:

1. Ngo Van Gioi (2015), Assess state of environmental soil in the special tea area in

Tancuong Thainguyen province, Soil Science/Vietnam Soil Science Association,

N046, 2015, p. 68-73

2. Ngo Van Gioi, Nguyen Thi Nham Tuat, Nguyen Viet Hiep, Nguyen Minh Hung

(2014), Effect of some kind of microbial organic fertilizer on yield and quality of tea

in the special tea area in Tancuong Thainguyen, Soil Science/Vietnam Soil Science

Association, N044, 2014, p. 30-35.

3. Do Thi Van Huong, Ngo Van Gioi (2016), Assessing the adaptability of the tea

plant to bioclimate and soil resourse for a sustainable development of tea production

in Thainguyen province, Soil Science/Vietnam Soil Science Association, N047, 2016,

p. 90-97

There is 01 article published in international journals:

1. Ngo Van Gioi (2016), Assess the Sustainability of Agricultural land use in area of

specialty tea thainguyen tancuong, Vietnam, Journal of Interdisciplinary Research

Imperial (IJIR), Vol 2, Issue 7.

5.2. Training results:

There are 03 scientific research students:

1. Do Thi Kim Lien, Pham Thi Quyen (2016), Assess of state and effective use of

trapping experiment in biological pest control for the tea field in the tea special

Page 13: Xem file báo cáo tóm tắt

Tancuong Thainguyen area. Student topic research, Thainguyen University of

Science.

2. Bui Thi Thuy (2015), Assess of the actual use of plant protection chemicals in the

specialty tea Tancuong, Thainguyen. Student topic research, Thainguyen University

of Science.

3. Phung Thi Loan (2015), Assessment of residues nitrogen in tea leaves at specialty

tea Tancuong Thainguyen. Student topic research, Thainguyen University of Science.

There are 02 graduation thesises:

1. Dang Thi Thao (2016), Studying effect on time mulching to organic matter content

in tea estates in Tancuong, Thai Nguyen area. Graduation thesis Thainguyen

University of Science.

2. Bui Thi Huong (2016), Studying teste some traps in the biological control of pests

and diseases in the specialty tea Tancuong Thai Nguyen area. Graduation thesis

Thainguyen University of Science.

There is 01 master of thesis:

1. Dao Tien Huan (2014), Assessing environmental state of tea field and proposed

management solutions, used in a sustainable way in the specialty tea Tancuong Thai

Nguyen area, Masters of thesis University of Hanoi Natural Sciences.

There is 01 PhD of thesis:

1. Vi Thuy Linh (2016), Evaluating of the effect of accumulating carbon agroforestry

methods glue - tea in the buffer zone Nature Reserve Thansa - Phuonghoang, Vonhai

district, Thai Nguyen province. PhD of thesis, Research of Natural Resources and

Environment Center, Hanoi National University.

Page 14: Xem file báo cáo tóm tắt

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research

results:

- The project has collaborated with institutes and research centers of the Ministry of

Agriculture to transfer research results.

- Project has cooperated with local farmers in the region to participate to implement

the project, according to each function and ability to perform to be jointly

implemented by the relevant content.

- The theme has built 03 local models that efficient training way, technology transfer.

- The theme was applied at 3 communes are: Tancuong, Phucxuan Phuctriu in

Thainguyen City, Thainguyen Province.

- The theme will be making references serves learning and research for students and

faculty at the University of Science, University of Agriculture and Forestry,...

Page 15: Xem file báo cáo tóm tắt

1

MỞ ĐẦU

Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân

Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay tổng diện tích chè của tỉnh là 19.450 ha,

trong đó trồng mới và phục hồi 6.000 ha. sản lượng đạt 136.340 tấn, giá trị thu được trên 1 ha trung bình

đạt 40 triệu đồng.

Đối với miền đồi núi, đặc biệt là khu vực trung du (như ở Tân Cương, Thái Nguyên) có sản xuất

hàng hóa dựa trên hệ thống trồng trọt các cây công nghiệp như chè thì việc mất sức sản xuất của đất gò

đồi do xói mòn và thoái hóa đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất do con người gây ra

(Dregne, 1992).

Đất vùng trồng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên đã có khoảng 60 năm khai thác và sử dụng.

Với nhóm diện tích chè trồng mới (nhóm chè cành) quá trình thoái hóa độ phì nhiêu đất ảnh hưởng đến

năng suất và chất lượng chè chưa biểu hiện rõ rệt nhưng đối với nhóm chè sản xuất kinh doanh có độ tuổi

trên 40 năm trở nên thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây

không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10 – 15%, xảy ra trên cả các xóm có trìn độ thâm canh

chè cao như Hồng Thái II, Soi Vàng…), búp chè bị cứng vì vậy khi sao sấy tạo ra nhiều loại chè thương

phẩm phẩm cấp B, hương chè không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa do các hợp chất

phenol và vòng nhân benzene thơm mất đến 22 – 27%, vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì

hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa,

2004, 2006, 2007)... Đáng chú ý là diện tích chè trên 40 năm tuổi lại là nhóm chè có diện tích lớn nhất và

cũng là nhóm chè tạo nên thương hiệu đặc sản chè Tân Cương. Như vậy gián tiếp đe dọa đến việc bảo tồn

thương hiệu này trên thị trường truyền thống.

Đề tài được thực hiện sẽ góp phần phục hồi khả năng sản xuất của vùng đất bị suy giảm độ phì nhiêu

đất, cải tạo môi trường đất, góp phần cho sản xuất nông nghiệp an toàn từ đó duy trì và giữ vững thương

hiệu chè Tân Cương

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày một số nội dung về:

1.1. Tính hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trên thế giới

1.2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài tại Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên

1.3. Các biện pháp bảo vệ đất và duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chè

1.4. Các nghiên cứu về vấn đề tủ gốc ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng chè

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được hiện trạng môi trường đất trồng chè của vùng Tân Cương, Thái Nguyên.

- Đề xuất được giải pháp phục hồi độ phì nhiêu của đất trồng chè vùng nghiên cứu góp phần tăng

năng suất, chất lượng cây chè sau 50 năm khai thác và sử dụng.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Page 16: Xem file báo cáo tóm tắt

2

- Đất trồng chè tại khu vực nghiên cứu, phân bón, cây chè, các kỹ thuật canh tác chè và bảo vệ môi

trường đất trồng chè hiện tại của người dân khu vực nghiên cứu.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực đất trồng chè ít nhất trên 50 năm,

nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Các vùng được lựa chọn là các vùng có năng suất và chất

lượng chè hiện tại bị suy giảm. Cụ thể tại 3 xã là: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu vùng trồng chè Tân

Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ 1/2014-6/2016. Các số

liệu được thu thập và tham khảo trong giai đoạn từ năm 2000-nay.

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiện trạng tính chất hóa lý của đất, nghiên

cứu ảnh hưởng của các giải pháp tới tính chất đất và năng suất cũng như chất lượng chè tại các khu vực

thí nghiệm.

2.4. Cách tiếp cận

- Tiếp cận tổng hợp

- Tiếp cận dựa vào cộng đồng

- Tiếp cận trực quan

- Tiếp cận hệ thống

2.5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập số liệu

b. Phương pháp điều tra, lấy mẫu và phân tích các mẫu đất, nước, cây trồng

d. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

TN1: Đánh giá ảnh hưởng vật liệu che tủ qua thời gian đến một số thông số của đất:

TN2: Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của sử dụng phân bón vi sinh tới tính chất đất

TN3: Sử dụng bẫy sinh học:

e. Phương pháp phân tích, đánh giá, xử lý số liệu

f. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm trên đồng ruộng (On - Farm Research)

g. Phương pháp tập huấn trên đồng ruộng (Field School)

2.6. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan:

Nội dung 2. Thu thập tài liệu số liệu, điều tra nông hộ, xử lý kết quả điều tra, lựa chọn các ví trí đặt thí

nghiệm:

Nội dung 3. Khảo sát thực địa lấy mẫu đất, nước, cây tại các khu vực nghiên cứu:

Nội dung 4. Xử lý và phân tích mẫu xác định hiện trạng môi trường đất, nước, thực vật (chè):

Nội dung 5. Nghiên cứu, xây dựng quy trình phục hồi độ phì nhiêu đất trồng chè ở vùng chè đặc sản Tân

Cương, Thái Nguyên sau 50 năm khai thác và sử dụng:

Nội dung 6. Một số giải pháp phục hồi độ phì nhiêu đất trồng chè ở vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái

Nguyên sau 50 năm khai thác và sử dụng:

Nội dung 7. Xây dựng mô hình áp dụng các giải pháp tổng hợp góp phần phục hồi độ phì nhiêu đất trồng

chè ở vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên sau 50 năm khai thác và sử dụng:

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè của vùng chè đặc sản Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên

Page 17: Xem file báo cáo tóm tắt

3

Vùng chè đặc sản cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10km về phía Tây, bao gồm ba

xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân. Với tổng diện tích chè là 967,0 ha, có 3.435 hộ tham gia trồng chè,

trong đó có 71,1% số hộ thu nhập chính từ cây chè cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững

của cây chè trên địa bàn thành phố. Diện tích chè của vùng liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các

năm, đến năm 2014 là 967,0 ha, trong đó chè thu hoạch (kinh doanh) là 868,0 ha, chè kiến thiết cơ bản là

91,3ha, chè trồng cành là 625,0 ha. Giống chè trung du được trồng từ hạt chiếm 27,03%. Giống chè giống

mới được trồng bằng cành giâm chiếm 72,97%. (chè LDPI: 200 ha, chè TRI777: 300ha, Kim Tuyên:

250ha, giống chè khác 92 ha). Diện tích chè kinh doanh: 868,0 ha. Năng suất thực thu: 144 tạ/ha. Sản

lượng búp tươi: 12.499,2 tấn.

Tại khu vực nghiên cứu 3 xã trồng chè rất đa dạng. Các hộ dân chủ yếu trồng giống chè TRI 777

29/30 (97%) và chè lai 26/30 (87%) vì các giống chè này cho năng suất cao, sức sinh trưởng nhanh (7 – 8

lứa/năm) và được ưa chuộng trên thị trường. Tuy chè Trung du hay còn gọi là chè ta rất nổi tiếng khi nói

đến chè Tân Cương nhưng hiện nay người dân ít trồng chỉ có 19/30 (63%) hộ trồng, người dân dần thay

thế các giống chè có năng suất hơn, có sức chống chịu với môi trường ở khoảng rộng cùng với sự chống

chịu các loại sâu bệnh hại tốt hơn.

3.2. Hiện trạng môi trường đất trồng chè tại khu vực nghiên cứu

3.2.1. Đặc điểm và tính chất vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu

Kết quả xác định thành phần cơ giới của đất nghiên cứu cho thấy các mẫu đất đều có thành phần

cơ giới là thịt trung bình, đất tương đối xốp, ẩm, nhiều rễ cây, có màu đỏ vàng, khá thích hợp với việc

trồng các cây lâu năm. Độ ẩm đất dao động từ 16,63% đến 24,37%, trung bình là 20,65%. Dung trọng các

mẫu đất nghiên cứu dao động từ 1,13 đến 1,49g/cm3, trung bình là 1,34 g/cm3 (Bảng 3.8). Độ chua của

đất dao động từ 3,75 – 4,15, trung bình là 3,92. Đất nghiên cứu có biểu hiện bị chua hóa, có thể do hoạt

động thâm canh, nhất là mức độ sử dụng phân lân cao liên tục trong những năm gần đây ở khu vực

nghiên cứu. Thêm vào đó, hàng năm các hộ trồng chè còn bổ sung thêm một lượng lớn các vật liệu hữu

cơ để tủ gốc cho chè, theo thời gian, quá trình phân hủy các vật liệu hữu cơ này cũng sinh ra các axit hữu

cơ, từ đó làm tăng độ chua của đất. Ngoài ra, đất trồng chè ở Tân Cương là vùng trung du đồi núi, đất dốc

nên có thể còn xảy ra quá trình Feralit hóa, rửa trôi mạnh các kim loại kiềm, kiềm thổ đồng thời tích lũy

tương đối các hợp chất ôxít sắt, nhôm. Các ion H+ và Al3+ cũng được tích lũy làm cho đất chua (Hội Khoa

Học Đất Việt Nam, 2000).

3.2.2. Một số thông số dinh dưỡng cơ bản của đất tại khu vực nghiên cứu

a. Chất hữu cơ (OM):

Kết quả phân tích chất hữu cơ trong đất nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong các

mẫu đất dao động từ 2,76% đến 4,13%, giá trị trung bình là 3,63%. Như vậy, đất nghiên cứu vẫn chưa đạt

được mức duy trì sản xuất bền vững theo cách đánh giá này. Điều này cho thấy có sự suy thoái của đất

trồng chè tại một số điểm nghiên cứu ở khu vực trồng chè đặc sản Tân Cương.

b. Nitơ, phốtpho, kali tổng số:

Các mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng N tổng số dao động từ 0,19% đến 0,29%, giá trị trung bình

là 0,25%. Theo thang đánh giá thì hàm lượng nitơ tổng số ở đây ở mức khá đến giàu. Tập quán tủ gốc cho

chè bằng guột được áp dụng từ năm 1971, sau 40 năm lượng nitơ tích trữ trong đất là rất lớn. Ngoài ra,

địa hình nơi đây là đồi núi thấp, độ dốc nhỏ, bề mặt luôn được che tủ nên hiện tượng rửa trôi, mất đạm

khỏi đất là rất ít. Tuy vậy, một trong những yếu tố quyết định có ảnh hướng tới hàm lượng nitơ trong đất

khá cao là do quá trình canh tác chè người dân thường xuyên bổ sung một lượng lớn nitơ cho đất, đây là

một trong những loại phân bón có tính chất quyết định tới năng suất chè.

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng phốtpho tổng số trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ

0,11% đến 0,16%, trung bình là 0,13%. Như vậy, đất được đánh giá có hàm lượng phốtpho tổng số ở mức

giầu (>0,1%) (Lê Văn Khoa, 2000). Hàm lượng phốtpho tổng số trong đất lớn như vậy là do người dân

Page 18: Xem file báo cáo tóm tắt

4

nơi đây đầu tư một lượng lớn phân lân hữu cơ Sông Gianh với khối lượng phân bón từ 5,5 đến 22,2

tấn/ha/năm tùy theo các mức thâm canh.

Hàm lượng kali trong mẫu đất nghiên cứu dao động từ 0,21% đến 0,45%, trung bình là 0,36%.,

hàm lượng kali trong các mẫu đất là nghèo (<0,8%) (Lê Văn Khoa, 2000). Có thể giải thích là do người

dân ở nơi đây đầu tư một lượng lớn phân urê và lân cho chè, ít chút trọng đến phân kali.

c. Nitơ, phốt pho, kali dễ tiêu

Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất nghiên cứu dao động từ 4,29 đến 9,26 mg/100g đất, trung bình

là 7,94 mg/100g, ở mức trung bình đến giàu. Theo kết quả phân tích, hàm lượng phốtpho dễ tiêu trong các

mẫu đất nghiên cứu dao động từ 3,84 đến 5,08 mg/100g đất, trung bình là 4,16 mg/100g đất, đánh giá ở

mức nghèo đến trung bình. Hàm lượng kali dễ tiêu trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 5,37 đến

8,25 mg/100g đất, trung bình là 6,63 mg/100g đất, đánh giá ở mức nghèo (<10mg/100g đất).

d. Dung tích trao đổi cation:

Theo kết quả phân tích, hàm lượng CEC trong đất nghiên cứu dao động từ 18,2 đến 21,6

mgđl/100g đất, trung bình là 19,3 mgđl/100g đất, đánh giá ở mức trung bình đến cao.

e. Tổng kiềm trao đổi:

Từ các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Al3+chiếm ưu thế trong giá trị CEC so với Ca2+ và

Mg2+, hàm lượng Al3+ trao đổi cao làm gia tăng hiện tượng cố định lân, ảnh hưởng đến sự hút thu lân của

cây trồng từ đó làm giảm năng suất, chất lượng chè. Hàm lượng Ca2+, Mg2+ có giá trị lớn nhất lần lượt là

3,4 và 7,2 mgđl/100g đất, ở mức trung bình 2,7 và 6,8 mgđl/100g đất và thấp nhất là 2,1 và 5,3

mgđl/100g đất. Hàm lượng Mg2+ cao hơn Ca2+ là do Mg là một trong bốn nguyên tố dinh dưỡng ảnh

hưởng đến chất lượng búp chè (Lê Đức, 2004) nên được cây hút thu và tích lũy cao hơn. Do vậy, kết quả

này là sự tích lũy sinh học của cây chè. Ngoài ra, chè là cây không ưa vôi nên người dân ít khi bón vôi để

cải thiện độ chua của đất. Nên nguồn Ca2+, Mg2+ được bổ sung từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong

đất là chủ yếu.

3.2.3. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất tại khu vực nghiên cứu

a. As tổng số và linh động:

Kết quả phân tích cho thấy lượng As tổng số trong các mẫu đất dao dộng trong khoảng 4,8 – 11,5

mg/kg đất, trung bình đạt 8,1 mg/ kg đất. Có 8/12 mẫu có trị số As > 10 mg/ kg đất. Như vậy nhìn chung

đất trồng chè Tân Cương, Thái Nguyên mặc dù chưa bị coi là ô nhiễm As (theo quy chuẩn Việt Nam,

mức giới hạn As trong đất cho các hoạt động nông nghiệp là 12 mg/ kg đất khô) tuy nhiên cũng đã có sự

cảnh báo đối với một số mẫu đất thuộc nhóm mẫu lấy ở đất khu vực này. Về As linh động, kết quả phân

tích cho thấy nó dao động quanh mức 0,39 – 0,72 mg/kg đất khô, đạt trị số trung bình khoảng 0,56 mg/kg

đất khô.

b. Cd tổng số và linh động

Kết quả điều tra, phân tích với tổng số 90 mẫu đất cho thấy, hàm lượng Cd trong đất khu vực

nghiên cứu dao động trong khoảng 0,4 – 1,9 mg/kg đất khô, trung bình đạt 1,37 mg/kg đất khô. Theo quy

chuẩn Việt Nam, giới hạn Cd trong đất nông nghiệp là 2 mg/kg đất khô. Như vậy đất khu vực nghiên cứu

chưa bị ô nhiễm Cd tuy nhiên cũng đã có một số mẫu đất tiến gần tới giá trị cảnh báo. Giá trị phát hiện

thấy Cd linh động tương đối thấp, hầu hết đều < 0,5 mg/kg đất khô.

c. Pb tổng số và linh động:

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng chì tổng số trong các mẫu đất dao động trong khoảng

27,19 – 54,36 mg/kg đất khô, trung bình đạt mức 43,36 mg/kg đất khô. Có 18/90 mẫu đạt ngưỡng > 60

mg/ kg đất khô (giới hạn của QCVN là 70 mg/ kg đất khô cho hoạt động nông nghiệp), điều này cần đặc

biệt phải chú ý. Với lượng chì linh động, các kết quả phân tích chỉ ra cho thấy chúng dao động quanh mức

11,34 – 24,12 mg/kg đất khô, trung bình đạt 17,81 mg/kg đất khô.

Page 19: Xem file báo cáo tóm tắt

5

d. Hg tổng số và linh động:

Kết quả phân tích các mẫu đất điều tra cho thấy tất cả 90 mẫu đất đều có hàm lượng Hg < 0,1 mg/

kg đất. Chúng ta chưa có quy chuẩn quy định giới hạn Hg trong đất nông nghiệp, nếu lấy tạm quy chuẩn

của châu Âu với mức 0,2 mg/kg đất khô thì có thể nói đất trồng chè khu vực nghiên cứu tương đối sạch

về Hg.

3.2.4. Hiện trạng một số nhóm vi sinh vật trong đất tại khu vực nghiên cứu

a. Vi khuẩn, vi nấm, nấm cộng sinh vùng rễ (AMF):

Quần thể vi khuẩn dao động từ 4,6x106 đến 7,1x106 CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm và từ 3,7x105 đến

6,3x105 CFU/g đất ở tầng 20 - 40 cm, chiếm đa số; số lượng xạ khuẩn dao động từ 3,6x105 đến 6,2x105

CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm và từ 2,2x104đến 3,3x104 CFU/g đất ở tầng 20 - 40 cm; Số lượng nấm mốc

dao động từ 3,7x104 đến 7,6x104 CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm và từ 5,6x103 đến 8,4x103 CFU/g đất ở tầng

20 - 40 cm; số lượng nấm men dao động từ 1,1x102 đến 2,7x102 CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm và từ 4,3x101

đến 8,1x101 CFU/g đất ở tầng 20 - 40 cm.

Các kết quả này cho thấy vi sinh vật tổng số trong mẫu đất trồng chè tại Tân Cương đa số thuộc mức

trung bình hoặc thấp (Brock, 1984). Quần thể vi khuẩn chiếm chủ yếu sau đó đến xạ khuẩn, nấm mốc và

cuối cùng là nấm men.

Mặc dù có phát hiện thấy các nhóm vi sinh chuyển hóa phốt phát khó tan và sinh IAA và GA3 nhưng

số lượng không nhiều. Số lượng vi sinh vật chuyển hoá phôt phát khó tan dao động từ 3,3x103 đến 7,8

x103 CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm và từ 3,1 x102 đến 7,4 x102 CFU/g đất ở tầng 20 - 40 cm; số lượng vi

sinh vật có khả năng sinh IAA và GA3 dao động từ 1,9x102 đến 4,7x102 CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm và

1,8x102 đến 4,2x102 CFU/g đất ở tầng 20 - 40 cm.

Nhóm vi sinh vật phân giải hữu cơ ở mức trung bình, số lượng dao động từ 2,2x105 đến 4,6x105

CFU/g đất ở tầng 0 - 20 cm; 2,1x103 đến 6,4x103 CFU/g đất ở tầng 20 - 40 cm.

Đặc biệt nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do không phát hiện thấy trong cả 90 mẫu đất lấy phân tích,

điều này có thể do pH đất không thích hợp và do hàm lượng nitơ tổng số trong đất giầu nên đã ức chế sự

sinh trưởng và phát triển của nhóm vi sinh vật này.

3.3. Hiện trạng môi trường nước tưới tại khu vực nghiên cứu

3.3.1. Một số thông số vật lý của nước tưới (độ đuc, hàm lượngcặn lơ lửng (TSS))

- Độ đục

Giá trị phân tích trung bình thu đượcở 90 mẫu nước là 2,47 NTU (1 NTU = 1 mg SiO2/ lít = 1

đơn vị độ đục), dao động từ 1,36 – 4,57 NTU. Như vậy các mẫu nước đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

- TSS

Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) trong các mẫu nước dao động từ 4,37 – 11,52 mg/l, trung bình đạt

7,21 mg/lít, vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

3.3.2. Một số thông số hóa học của nước tưới tại khu vực nghiên cứu

pH của các mẫu nước dao động trong khoảng 5,7 – 6,6, đáp ứng hoàn toàn Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu (QCVN 39:2011/BTNMT). Hàm lượng PO43- trong 90

mẫu nước đều < 0,1mg/l, trung bình đạt 0,06 mg/l. Hàm lượng NH4+ cũng như NO3

- đều nhỏ hơn 0,1, đạt

giá trị trung bình lần lượt là 0,07 và 0,04 mg/l.

3.3.3. Các chỉ tiêu về vi sinh vật của nước tưới (Coliform tông số)

Kết quả quan trắc cho thấy 90/90 mẫu nước đều đáp ứng đủ về quy định này. Số liệu phân tích

cho thấy giá trị trung bình của mẫu là 47 MPN/100 ml nước tưới, dao động từ 0 – 138 MPN/ 100 ml nước

tưới.

3.3.4. Kim loại nặng trong nước tưới (As, Cd, Pb, Hg tông số)

Asen:

Page 20: Xem file báo cáo tóm tắt

6

Kết quả phân tích cho thấylượng As tổng số dao động trong khoảng 0,01 – 0,03 mg/lít. Chỉ có

4/90 mẫu nước có giá trị 0,04 mg/ lít. Trong khi đó QCVN 39:2011/BTNMT quy định lượng As trong

nước tưới không được vượt quá 0,05 mg/lít. Như vậy cần phải có sự lưu ý về hàm lượng As trong nước

tưới của khu vực nghiên cứu

Cadimi:

Kết quả phân tích trên 90 mẫu nước lấy tại khu vực nghiên cứu cho thấy hàm lượng Cd dao động

trong khoảng 0,0005 – 0,0009 mg/ lít nước. Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 39:2011/BTNMT) quy định

mức Cd tổng số trong nước tưới dưới ngưỡng < 0,01. Như vậy nước tưới của khu vực trồng chè đặc sản

Tân Cương hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn này.

Chì (Pb):

Kết quả quan trắc cho thấy, chì tổng số dao động trong khoảng 0,02 – 0,04 mg/ lít nước. Có 3

mẫu có lượng chì xấp xỉ 0,05 mg/ lít nước tưới. Quy chuẩn (QCVN 39:2011/BTNMT) cho phép là 0,05

mg/ lít nước. Như vậy đại đa số vẫn nằm trong ngưỡng an toàn tuy nhiên cần phải lưu ý 3 vị trí lấy mẫu

gần ngưỡng cho phép và quan trắc bổ sung theo thời gian.

Thủy ngân (Hg):

Thông thường, ở trong nước, Hg thường tồn tại với hàm lượng rất nhỏ (phụ thuộc vào loại đá mà

nước ngầm hoặc nước mặt chảy qua), trong nước tinh khiết là 70 µg/l. Lượng Hg vô cơ tồn tại trong

không khí có thể lắng đọng xuống các hồ nước và dễ dàng bị chuyển sang dạng metyl thủy ngân, từ đó

tích lũy vào trong cơ thể của cá và động vật thủy sinh.

Kết quả phân tích cho thấy 90/90 mẫu nước có lượng Hg < 0,0001 mg/ lít nước. Đối chiếu với

QCVN 39:2011/BTNMT thì hoàn toàn đảm bảo yêu cầu tưới cho chè.

4.4. Thực trạng môi trường nông sản (búp chè tươi) khu vực nghiên cứu

* Các chỉ tiêu về kim loại nặng, nguyên tố vi lượng và nguyên tố vết: Co, Cu, Zn, Mn, As, Cd, Pb, Hg:

As trong các mẫu chè búp tươi dao động 0,03 – 0,44 mg/ kg búp tươi, trung bình là 0,27 mg/ kg

búp tươi, đạt tiêu chuẩn cho phép. Tất cả các mẫu chè đều có hàm lượng Hg < 0,01 mg/ kg búp tươi (tiêu

chuẩn cho phép là 0,05 mg/ kg búp tươi). Hàm lượng Pb trong búp chè trung bình đạt 0,21 mg/ kg búp

tươi, cao nhất đạt 0,79 và thấp nhất đạt 0,09 mg/ kg búp tươi, đạt tiêu chuẩn an toàn (2,0 mg/ kg búp

tươi). Cd trung bình là: 0,19 mg/kg búp tươi, cao nhất đạt 0,67 mg/kg búp tươi, thấp nhất đạt 0,08 mg/ kg

búp tươi, thấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Với Co, Cu, Mn, Zn chỉ phát hiện dưới dạng vết.

3.5. Hiện trạng sâu, bệnh hại chè tại khu vực nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu 90 hộ trên khu vực nghiên cứu, tỷ lệ các loại sâu bệnh trên cây chè ở các hộ

trong từng xã cho thấy, số lượng sâu bệnh xuất hiện trên các vườn chè rất đa dạng. Loại sâu hại đặc trưng

nhất trên vườn chè là rầy xanh và bọ cánh tơ có 100% trong các hộ trồng chè. Đồng thời, 46,7% vườn chè

của các hộ dân mắc bệnh nhện và 60% mắc bệnh bọ xít muỗi ở xã Tân Cương. Tại xã Phúc Trìu tỷ lệ

vườn chè mắc bệnh nhện đỏ là 45% và 35% mắc bệnh bọ xít muỗi, xã Phúc Xuân với tỷ lệ vườn chè mắc

bệnh nhện đỏ là 40% và bọ xít muỗi 20%. Bên cạnh đó tỷ lệ bệnh hại xuất hiện trên vườn chè của các hộ

dân khá lớn. Đặc biệt là bệnh phồng lá chè có tỷ lệ lớn nhất với 100% bệnh xuất hiện trên vườn chè của

các hộ dân tại xã Tân Cương, 75% tại xã Phúc Trìu và 86,7% tại xã Phúc Xuân. Các bệnh còn lại sâu

bệnh xuất hiện với tỷ lệ cũng tương đối lớn, xã Tân Cương có 46,7% vườn chè mắc bệnh phồng lá chè

mắt lưới, 40% vườn bệnh đốm nâu và 80% vườn mắc bệnh thối búp. Tại xã Phúc Trìu có 30% vườn mắc

bệnh phồng lá chè mắt lưới, 30% vườn chè mắc bệnh đốm nâu và bệnh thối búp là 70%. Tại xã Phúc

Xuân, vườn chè của hộ dân có tỷ lệ các bệnh phồng lá chè mắt lưới, bệnh đốm nâu và thối búp lần lượt là

20%, 33,3%, 53,3%. Hình 3.2 thể hiện rõ hơn về các loại bệnh hại trong 3 xã của khu vực nghiên cứu:

Hàng năm trong điều kiện không sử dụng các biện pháp phòng trừ, sâu bệnh có thể gây hại tới 20%

sản lượng chè. Sâu bệnh không những làm giảm đến sự phát triển và năng suất, mà còn làm giảm chất

lượng chè do đó các hộ dân đã tiến hành sử dụng thuốc BVTV để ngăn ngừa giảm thiểu sâu bệnh hại và

tăng năng suất chè.

Page 21: Xem file báo cáo tóm tắt

7

3.6. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả một số loại bẫy sinh học

3.6.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy bả chua ngọt

3.6.1.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy bả chua ngọt tại xã Tân Cương từng ngày

Diễn biến của các loài sâu hại khác nhau nên sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loài qua các

thời kỳ theo dõi cũng khác nhau. Trong quá trình thử nghiệm bẫy bả chua ngọt tại xã Tân Cương, các loài

sâu hại (Rầy xanh, bọ trĩ, bướm…) đều xuất hiện. Trong đó, mật độ bọ trĩ đạt cao điểm sau một ngày đặt

bẫy vào ngày 3/1, với mật độ 43 con/ngày, sau đó mật độ giảm dần, với mật độ trung bình dao động 16,86

con/ngày.

Rầy xanh xuất hiện và đạt cao điểm nhất vào ngày 4/1, với mật độ 15 con/ngày; cao điểm thứ 2

vào ngày 5/1 với mật độ 11 con/ngày; sau đó mật độ giảm dần vào những ngày sau, với mật độ trung bình

4,71 con/ngày. Bọ xít muỗi xuất hiện và đạt cao điểm vào ngày 6/1, với mật độ 12 con/ngày; cao điểm

thứ 2 vào ngày 5/1 với mật độ 6 con/ngày; mật độ giảm dần với mật độ trung bình 4,6 con/ngày. Sâu hại

xuất hiện và bị thu hút bởi bẫy bả chua ngọt trong suốt những ngày đặt thử nghiệm. Cao điểm thứ nhất

vào ngày đầu tiên và ngày thứ hai đặt bẫy với mật độ trung bình từ 7,83 – 8 con/ngày. Cao điểm thứ 2 vào

ngày 5/1 với mật độ trung bình 7,66 con/ngày. Đến ngày cuối cùng, mật độ dao động thấp chỉ từ 1- 2

con/ngày.

3.6.1.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy bả chua ngọt tại xã Phúc Trìu

Trong quá trình thử nghiệm bẫy bả chua ngọt tại xã Tân Cương, các loài sâu hại (Rầy xanh, bọ

trĩ, bướm…) đều xuất hiện và gây hại. Trong đó, mật độ bọ trĩ đạt cao điểm sau một ngày đặt bẫy vào

ngày 3/1, với mật độ 32 con/ngày, sau đó mật độ giảm dần, với mật độ trung bình dao động 11,43

con/ngày. Bọ xít muỗi xuất hiện và đạt cao điểm vào ngày 5/1, với mật độ 15con/ngày; cao điểm thứ 2

vào ngày 6/1 với mật độ 13 con/ngày; mật độ giảm dần với mật độ trung bình 5,71 con/ngày. Rầy xanh

xuất hiện và đạt cao điểm nhất vào ngày 4/1, với mật độ 6 con/ngày; cao điểm thứ 2 vào ngày 6/1 và ngày

8/1 với mật độ 4 con/ngày; sau đó mật độ giảm dần vào những ngày sau, với mật độ trung bình 3,29

con/ngày. Bướm xuất hiện, gây hại và đạt cao điểm thứ nhất vào ngày 3/1 và ngày 4/1, với mật độ trung

bình 3 con/ngày và cao điểm thứ 2 vào ngày 5/1, với mật độ 2 con/ngày; sau đó mật độ bướm giảm dần

cho đến khi kết thúc thí nghiệm, với mật độ trung bình là 1,28 con/ngày.

3.6.1.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy bả chua ngọt tại xã Phúc Xuân

Trong quá trình thử nghiệm bẫy bả chua ngọt tại xã Tân Cương, các loài sâu hại (Rầy xanh, bọ

trĩ, bướm…) đều xuất hiện. Trong đó, mật độ bọ trĩ đạt cao điểm sau một ngày đặt bẫy vào ngày 3/1, với

mật độ 37 con/ngày, sau đó mật độ giảm dần, với mật độ trung bình dao động 11,43 con/ngày. Rầy xanh

xuất hiện và đạt cao điểm nhất vào ngày 4/1, với mật độ 8 con/ngày; cao điểm thứ 2 vào ngày 5/1 với mật

độ 4 con/ngày; sau đó mật độ giảm dần vào những ngày sau, với mật độ trung bình 2,86 con/ngày. Bọ xít

muỗi xuất hiện và đạt cao điểm vào ngày 6/1, với mật độ 10 con/ngày; cao điểm thứ 2 vào ngày 4/1 với

mật độ 4 con/ngày; mật độ giảm dần với mật độ trung bình 3,6 con/ngày. Qua quá trình chế tạo và thử

nghiệm bẫy bả chua ngọt đặt tại các xã trong vùng chè đặc sản ta thấy: bả chua ngọt thu hút tất cả các loại

sâu hại chè. Tuy nhiên, các loại sâu xuất hiện với mật độ khác nhau. Nhìn chung tại các xã mật độ bọ trĩ

(bọ cánh tơ) xuất hiện với tần suất nhiều nhất tại xã Tân Cương với mật độ trung bình 16,86 con/ngày.

Nhện đỏ xuất hiện ít nhất.

3.6.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy dính màu vàng

Kết quả cho thấy đối với bẫy dính màu vàng trên vườn chè tại các xã đều cho hiệu quả không cao.

Các thí nghiệm chủ yếu thu bắt các loại côn trùng nhỏ như: bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít muỗi, bướm nhỏ…

Nhìn chung, khả năng thu bắt bọ trĩ là tốt nhất. Với các loại bướm nhỏ là ít nhất chỉ dao động từ 1 – 3

con/ bẫy sau khi đặt bẫy 7 ngày. Đặc biệt đối với loại bẫy dính màu vàng không thu hút loài nhện đỏ.

a. Kết quả thử nghiệm bẫy dính màu vàng tại xã Tân Cương

Kết quả cho thấy ngày thứ 2 sau khi đặt bẫy thu hút được tất cả các loại côn trùng với số lượng

trung bình 18 con/ ngày. Sau đó giảm dần vào các ngày tiếp theo. Ngày 17/2 có mật độ sâu bệnh cao điểm

thứ hai với 6 con/ngày. Càng về cuối đợt thử nghiệm thì hiệu quả thu hút càng kém. Vào ngày cuối cùng

thì chỉ thu được 4 con/ngày. Trong đó, bọ trĩ xuất hiện với tần suất nhiều nhất 6/7 ngày. Bướm xuất hiện

với tần suất thấp hơn 5/7 ngày, tuy nhiên chỉ thu được các loại bướm nhỏ. Loài có tần suất xuất hiện thấp

nhất là loài rầy xanh.

Page 22: Xem file báo cáo tóm tắt

8

b. Kết quả thử nghiệm bẫy dính màu vàng tại xã Phúc Trìu

Kết quả cho thấy ngày thứ 2 đặt bẫy ngày 15/2 thu hút được tất cả các loại côn trùng với số lượng

trung bình 10 con/ ngày. Sau đó giảm dần vào các ngày tiếp theo. Ngày 16/2 có mật độ sâu bệnh cao điểm

thứ hai với 7 con/ngày. Càng về cuối đợt thử nghiệm thì hiệu quả thu hút càng kém. Vào ngày cuối cùng

thì chỉ thu được 2 con/ngày. Trong đó, bọ trĩ xuất hiện với tần suất nhiều nhất 6/7 ngày. Bọ xít muỗi xuất

hiện với tần suất thấp hơn 6/7 ngày, tuy nhiên chỉ thu được các loại bướm nhỏ. Loài có tần suất xuất hiện

thấp nhất là loài rầy xanh cả đợt theo dõi bẫy chỉ bắt được 7 con xuất hiện với mật độ trung bình 1

con/ngày.

c. Kết quả thử nghiệm bẫy dính màu vàng tại xã Phúc Xuân

Kết quả cho thấy ngày đầu tiên đặt bẫy thu hút được tất cả các loại côn trùng với số lượng trung

bình 7 con/ ngày. Sau đó giảm dần vào các ngày tiếp theo. Ngày 16/2 có mật độ sâu bệnh cao điểm thứ

hai với 6 con/ngày. Càng về cuối đợt thử nghiệm thì hiệu quả thu hút càng kém. Vào ngày cuối cùng thì

chỉ thu được 2 con/ngày. Trong đó, bọ trĩ xuất hiện với tần suất nhiều nhất 7/7 ngày. Bọ xít muỗi xuất

hiện với tần suất thấp hơn 4/7 ngày, tuy nhiên chỉ thu được các loại bướm nhỏ. Loài có tần suất xuất hiện

thấp nhất là loài rầy xanh cả đợt theo dõi bẫy chỉ bắt được 6 con.

3.6.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy thau đèn

Thí nghiệm về bẫy thau đèn được đặt tại các xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân vào tháng 4

năm 2016. Kết quả cho thấy tại 3 xã cho thấy đối với bẫy thau đèn trên vườn chè tại các xã đều cho hiệu

quả không cao. Các thí nghiệm chủ yếu thu bắt các loại côn trùng nhỏ như: bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít muỗi,

bướm nhỏ… Nhìn chung, khả năng thu bắt bọ trĩ là tốt nhất, tiếp là đối với bọ rầy, và khả năng thu bắt bọ

xít muỗi và bướm là kém nhất. Với các loại bướm nhỏ là ít nhất chỉ dao động từ 1 – 3 con/ bẫy sau khi đặt

bẫy 7 ngày. Đặc biệt đối với loại bẫy thau đèn không thu hút loài nhện đỏ.

a. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy thau tại xã Tân Cương

Sâu hại xuất hiện và gây hại trong suốt quá trình đặt bẫy điều tra. Trong quá trình đó sâu đạt 2

cao điểm: Cao điểm thứ nhất vào ngày 7/4 với mật độ trung bình của sâu 61 con/ngày; cao điểm thứ 2 vào

ngày 5/4 với mật độ sâu 48 con/ngày. Đến khi kết thúc đợt điều tra mật độ sâu trung bình còn 32 con/

ngày.

Trong các loại sâu hại chè, mật độ bọ cánh tơ (bọ trĩ) cao nhất, với mật độ trung bình 27,57

con/ngày; tiến đến là mật độ rầy xanh đạt 14,85 con/ngày. Và thấp nhất là mật độ của bướm với mật độ

trung bình là 0,43 con/ngày.

b. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy thau đèn tại xã Phúc Trìu

Kết quả ở bảng 3.17 và hình 3.10 cho thấy: Sâu hại xuất hiện và gây hại trong suốt quá trình đặt

bẫy điều tra. Trong quá trình đó sâu đạt 3 cao điểm: Cao điểm thứ nhất vào ngày 4/4 với mật độ xuất hiện

sâu hại là 50 con/ngày; cao điểm thứ 2 vào ngày 7/4 với mật độ sâu 49 con/ngày, cao điểm thứ 3 vào ngày

5/4 với mật độ sâu 48 con/ngày. Đến khi kết thúc đợt điều tra mật độ sâu trung bình còn 33 con/ ngày.

Trong các loại sâu hại chè, mật độ bọ cánh tơ (bọ trĩ) cao nhất, với mật độ trung bình 23,71

con/ngày; tiến đến là mật độ rầy xanh đạt 14,71 con/ngày. Và thấp nhất là mật độ của bọ xít muỗi với mật

độ trung bình là 0,28 con/ngày.

c. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy thau đèn tại xã Phúc Xuân

Sâu hại xuất hiện và gây hại trong suốt quá trình đặt bẫy điều tra. Trong quá trình đó sâu đạt 2

cao điểm: Cao điểm thứ nhất vào ngày 5/4 với mật độ sâu 61 con/ngày; cao điểm thứ 2 vào ngày 8/4 với

mật độ sâu 58 con/ngày. Đến khi kết thúc đợt điều tra mật độ sâu trung bình còn 30 con/ ngày.

Trong các loại sâu hại chè, mật độ bọ cánh tơ (bọ trĩ) cao nhất, với mật độ trung bình 26,29

con/ngày; tiến đến là mật độ rầy xanh đạt 17 con/ngày. Và thấp nhất là mật độ của bướm với mật độ trung

bình là 0,42 con/ngày.

Page 23: Xem file báo cáo tóm tắt

9

3.7. Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc (tế guột) đến tính chất đất tại khu vực nghiên cứu

3.7.1. Ảnh hưởng của thời gian tủ gốc đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng chất hữu cơ được tích lũy trong đất có sự thay đổi theo thời

gian tủ gốc. Tổng lượng chất hữu cơ tích lũy được tăng cao và tập trung chủ yếu ở thời gian từ 1 năm đến

2 năm sau khi tủ gốc, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có giá trị cao nhất và khoảng 2 năm sau khi che tủ

bằng tế guột.

Sau 1 năm, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có xu hướng tăng nhanh, có giá trị trung bình 4,52%,

tăng lên so với khi chưa tủ gốc là 0.64%. Kết quả này có thể do tế guột có khả năng phân hủy chậm; do tế

guột có hàm lượng hydratcacbon (lignin, xenlulo và hemixenlulo) và tỷ lệ C/N khá cao. Vì vậy trong

khoảng thời gian 12 tháng đầu khi bắt đầu che tủ, tế guột chưa bị phân giải nhiều. Trong 12 tháng đầu

việc che tủ tế guột cung cấp 1 hàm lượng rất nhỏ chất hữu cơ cho đất, chủ yếu chỉ có ý nghĩa trong việc

bảo vệ độ phì, phòng chống xói mòn, cỏ dại và đặc biệt là duy trì độ ẩm vào 6 tháng khô hạn trong năm.

Hiểu được ý nghĩa của hoạt động canh tác này nên người dân trồng chè thường che tủ trong khoảng thời

gian từ tháng 2 đến tháng 3 trong năm, với điều kiện khí hậu đặc trưng của Việt Nam thì đây là thời điểm

lý tưởng với nhiệt lượng và độ ẩm khá cao đã tác động đến quá trình phân hủy nhanh của tế guột tạo một

lớp phủ thảm mục cho đất nhằm tăng cường độ ẩm cho cây trong thời gia khô hạn sau đó.

Sau 2 năm, các phần còn lại của tàn dư tế guột khó phân hủy cộng với số lượng giảm dần nên quá

trình cung cấp chất hữu cơ cho đất cũng giảm. Lúc này quá trình khoáng hóa chất hữu cơ có xu hướng

tăng lên trong khi quá trình mùn hóa lại giảm xuống. Sau 3 năm tủ gốc bằng tế guột, hàm lượng chất hữu

cơ đạt được làm 4,39%, tuy có giảm 0,39% so với thời điểm 2 năm, nhưng hàm lượng CHC vẫn đạt ở

mức khá. Ở thời điểm 4 năm, hàm lượng chất hữu cơ tuy có giảm nhưng không nhiều so với 3 năm,

nhưng vẫn tăng hơn so với thời điểm ban đầu khi chưa che tủ là 0,14%.

Kết quả chất hữu cơ trong đất không tăng lên mà còn có dấu hiệu suy giảm. Do vậy sau 3 - 4 năm có

thể là thời gian cần thiết để bổ sung thêm các nguồn chất hữu cơ cho đất để duy trì hàm lượng ổn định.

Sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất có ý nghĩa rất lớn cải thiện tính chất của đất, tăng sự

tích lũy hữu cơ và làm tăng năng suất của cây chè. Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, lượng tế guột

che tủ ở mức hợp lý là 15 – 25 tấn tế guột/ha và không nên tủ gốc hàng năm vì tế guột khó phân hủy dễ

tạo điều kiện phát sinh một số sâu bệnh gây hại cho chè. Từ nghiên cứu cho thấy chỉ nên tủ gốc với thời

gian lặp lại từ 3 năm/lần được cho là phù hợp nhất. Ngược lại hàm lượng chất hữu cơ ở công thức đối

chứng có dấu hiệu giảm dần theo thời gian.

3.7.2. Ảnh hưởng của che tủ tế guột đến một số tính chất khác của đất trồng chè

a. Ảnh hưởng đến độ chua của đất (pHKCl)

Sau 1 năm pHKCl của đất là 3,31, không tăng nhiều so với thời điểm khi chưa tủ gốc. Tuy nhiên, độ

chua có sự cải thiện đáng kể sau thời gian tủ gốc 2 năm, pHKCl của đất là 3,83, sau 3 năm tăng lên là 3,93

và đến năm thứ 4 pHKCl của đất là 4,42.

Sau 1 năm tủ gốc độ chua của đất giảm nhẹ có thể là do khi phân hủy tế guột sẽ có một lượng nhất

định các cation kim loại kiềm, kiềm thổ được giải phóng từ quá trình phân hủy góp phần cải thiện độ chua

của đất. Sau đó 2 đến 4 năm độ chua của đất trồng chè vẫn tiếp tục giảm do có quan hệ chặt chẽ với mức

Page 24: Xem file báo cáo tóm tắt

10

độ khoáng hóa và tích lũy chất hữu cơ. Do phân hủy trong điều kiện tự nhiên nên ở điều kiện ẩm sát mặt

đất tạo điều kiện tốt cho quá trình mùn hóa xảy ra, khi đó các hợp chất hữu cơ cao phân tử liên kết với các

hợp phần khoáng sét giúp nâng cao khả năng đệm của đất. Với các công thức đối chứng đất có dấu hiệu

chua hóa dần giá trị pHKCl giảm từ 3,2 xuống 3,04 sau 4 năm canh tác.

b.Ảnh hưởng đến độ trữ ẩm của đất (Wtp)

Độ trữ ẩm của đất tăng ngay từ năm đầu tiên chủ yếu do vai trò của hàm lượng chất hữu cơ được

hình thành và tích lũy trong đất. Tuy nhiên ở năm đầu tiên lớp tan dư thực vật vân chưa được phân hủy

nhiều. Đến năm thứ 2 và năm thứ 3, độ trữ ẩm của đất được cải thiện đáng kể do sự phân hủy và tích lũy

hữu cơ trong đất xảy ra mạnh hơn, hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng cao. Tuy nhiên, ở năm thứ 3 và

năm thứ tư, độ trữ ẩm giảm dần xuống do quá trình khoáng hóa CHC trong đất có xu hướng tăng lên, hàm

lượng mùn và CHC trong đất giảm. Ngược lại các giá trị độ ẩm ở công thức đối chứng cho thấy gần như

không đổi hoặc có dấu hiệu giảm nhẹ từ 38,94 xuống 38,0 sau 4 năm canh tác.

3.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất, chất lượng chè khu vực

nghiên cứu

3.8.1. Ảnh hưởng của số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất chè xanh giai đoạn kinh doanh

Kết quả thí nghiệm cho thấy bước đầu việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh khác nhau có

ảnh hưởng đến mật độ búp; trọng lượng búp và năng suất tươi ở 7 công thức. 6 công thức có bón phân

hữu cơ vi sinh (CT2, CT3, CT 4, CT5, CT6 và CT7) đều làm tăng mật độ búp so với công thức đối chứng

không bón phân vi sinh. Sự sai khác trong các nhóm công thức (CT2&CT3; CT4&CT5; CT6&CT7) là

có. Trong đa số trường hợp khi thêm 30% lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh tương ứng đều

làm tăng mật độ búp ngoại trừ phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01 trong CT4& CT5.

Tuy nhiên, kết quả phân tích về trọng lượng búp lại cho thấy khi sử dụng 3 loại phân bón vi sinh này

làm giảm trọng lượng búp chè tươi giai đoạn kinh doanh so với đói chứng không bón phân vi sinh. Việc

thêm 30% lượng phân khoáng dưới dạng phân bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân hữu cơ sinh

học Cầu Diễn tương ứng không làm tăng thêm trọng lượng búp mà đôi khi còn dẫn đến hiện tượng giảm

trọng lượng búp chè tươi.

Khi xét đến năng suất tươi sau mỗi lứa hái kết quả phân tích cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Sông Gianh đã làm tăng năng suất búp tươi so với đối chứng. Với phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01, hiệu

quả tăng năng suất búp tươi có sự trái ngược, ở công thức giảm 30% lượng phân khoáng, năng suất cao

hơn đối chứng, ở mức giữ nguyên phân khoáng và tăng 30% lượng phân hữu cơ năng suất nhìn chung

không có sai khác đáng kể. Với phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn, nếu giảm 30% lượng phân khoáng sẽ

làm giảm năng suất búp so với đối chứng.

Kết quả trái ngược nhau về năng suất búp tươi khi thêm hoặc giảm 30% lượng phân khoáng bằng

phân hữu cơ vi sinh tương ứng của loại phân phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01 cần phải nghiên cứu, dánh

giá kỹ lưỡng hơn.

3.8.2. Ảnh hưởng của số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến chất lượng chè búp khô của chè xanh Tân

Cương giai đoạn kinh doanh

Kết quả phân tích hàm lượng tanin trong búp chè xanh thành phẩm của các công thức thí nghiệm và

đối chứng cho thấy tanin giảm đi đáng kể sau khi sử dụng phân hữu cơ so với đối chứng chỉ sử dụng phân

khoáng. Với cả 3 loại phân thử nghiệm, khi thêm 30% lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ tương ứng

làm tăng đáng kể hàm lượng tanin so với công thức thay thế 30% lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ.

Page 25: Xem file báo cáo tóm tắt

11

Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng hàm lượng tanin trong cả 7 công thức (1 đối chứng và 6 công thức thí

nghiệm bón 3 loại phân hữu cơ khác nhau) đều đạt tiêu chuẩn đối với chè xanh xuất khẩu (yêu cầu tanin >

20%).

Bên cạnh tanin, hàm lượng chất hoà tan là chỉ tiêu sinh hoá thứ 2 ảnh hưởng đến chất lượng chè.

Kết quả phân tích hàm lượng chất hoà tan cho thấy sử dụng phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn làm giảm

lượng chất hoà tan so với đối chứng. Việc thêm 30% lượng dinh dưỡng dưới dạng phân hữu cơ cũng có

ảnh hưởng khác nhau đến chất hoà tan trong búp chè thành phẩm, thường là tăng hoặc có xu hướng tăng

so với đối chứng. Cũng giống như tanin, khi so sánh tiêu chuẩn xuất khẩu của chè xanh với chỉ tiêu chất

hoà tan thì cả 7 công thức này đều đạt (yêu cầu > 34%).

Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3218 – 1993), đa các sản phẩm chè ở mẫu thí nghiệm

(ngoại trừ CT 4 và CT6) được đánh giá đạt, điểm tổng hợp của chúng so với các sản phẩm chè ở ô đối

chứng (CT1) đều bằng hoặc cao hơn. CT2 (thay thế 30% phân khoáng bằng phân Sông Gianh) có điểm

cảm quan cao nhất là 17,10. CT6 có điểm thấp nhất 12,10 điểm.

3.9. Quy trình kỹ thuật phục hồi môi trường đất trồng chè

3.9.1. Sử dung vật liệu che phủ

Mục tiêu: Nhằm nâng cao hàm lượng chất hữu cơ, tăng cường khả năng giữ ẩm, giảm xói mòn,

rửa trôi đất trồng chè

Vật liệu tủ: Tế, guột

Kỹ thuật tủ: Sau khi đốn phớt, đốn đau hoặc đốn trẻ lại, tiến hành phủ kín toàn bộ hàng chè

với độ dày 12 – 15 cm, rộng cách hàng 45 – 55 cm

Lượng tủ: 30 – 35 tấn tế guột tươi/ha

Thời gian tủ: 2 – 3 năm 1 lần, sau đó bỏ trống 1 năm

Lưu ý 1: Không tủ tế, guột liên tục trong thời gian > 3 năm. Cần phải cho luống chè hở trong tối thiểu 1

năm để hạn chế nấm bệnh gây hại cũng như mầm sâu tồn dư trong đất.

3.9.2. Sử dung kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ vi sinh

Mục tiêu: Nhằm hạn chế dư lượng NO3- trong búp chè tươi, phục hồi cấu tượng đất trồng chè

Lượng bón:

o Phân hữu cơ/ phân hữu cơ vi sinh: 10 - 15 tấn/năm. Nếu 3 năm bón 1 lần có thể sử

dụng lượng 25 – 30 tấn/chu kỳ (3 năm).

o Phân đạm (urê): 600 kg/ha/năm

o Phân lân (supe lân): 300 kg/ha/chu kỳ 3 năm

o Phân kali: 200 – 250 kg/ha/năm

o Trung, vi lượng: Lượng phun cho 1 lần cho 1ha : Mg= 10 kg MgO (bằng MgCl2);

S=10 kg S (bằng diêm sinh); B= 170 g B (bằng axit boric); Mo= 250 g molipdat

amôn; Cu= 500 g CuSO4; Mn = 1kg; Zn= 2 kg

Cách bón:

o Phân hữu cơ/ phân hữu cơ vi sinh: Cuốc đất, tạo rãnh, bón phân và lấp đất. Bond từ

tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau

o Phân đạm (urê): Có thể bón vãi dọc luống sau từng lứa hái hoặc cuốc đất, tạo rãnh,

bón phân và lấp đất. Một năm 3 – 4 lần.

o Phân lân (supe lân): Cuốc đất, tạo rãnh, bón phân và lấp đất.

o Trung, vi lượng: 1 năm phun 4 lần. Phun vào chiều mát, không mưa.

Page 26: Xem file báo cáo tóm tắt

12

Lưu ý 2: Không sử dụng phân chuồng tươi, nhất là phân gà, phân lợn chưa hoai mục để bón.

Lưu ý 3: Nếu sử dụng phân hữu cơ vi sinh, có thể giảm 20 – 30% so với phân hữu cơ thông thường

Lưu ý 3: Khi bón phân lân, có thể trộn cùng với phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh để bón

Lưu ý 4: Phân đạm, phân lân và phân kali không được rắc trên tán lá chè

Lưu ý 5: Đất phiến sét trồng chè Tân Cương: thiếu Cu- 40 %, thiếu Mo- 33 %, thiếu Zn, 46 %, thiếu Mn

73 %;Búp chè vùng Tân Cương: Thiếu Ca 36, 7 %, thiếu Mg 16,7 %, thiếu S- 50 %, thiếu Cu- 4 %, thiếu

B- 100 %. Vì vậy, pneen bỏ sung các nguyên tố trung – vi lượng

Lưu ý 6: Không trộn trung - vi lượng với thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, bệnh trong quá trình phun

3.9.3. Sử dung thuốc trừ sâu sinh học, bả thực vật, bẫy vật lý

Mục tiêu: Nhằm hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu trong búp chè tươi, hạn chế tích lũy kim loại

nặng trong đất trồng chè

Thả thiên địch: Bọ trĩ bắt mồi, cánh cứng ngắn, cánh cứng ngắn nhỏ, bọ rùa đỏ, bọ rùa đen

nhỏ, ruồi ăn rệp, nhện lớn bắt mồi, nhện nhỏ bắt mồi, ong ký sinh kén trắng, ong ký sinh

nhộng….

Thuốc trừ sâu sinh học: Có thể sử dụng các loại chế phẩm sau

o Chế phẩm Lục cương A để phòng trừ xén tóc và sâu hại trong đất.

o Chế phẩm Nấm Beauveria phòng trừ rệp sáp, sâu ăn lá và một số nấm bệnh trong đất.

o Thuốc trừ sâu sinh học Takare 2 EC có hoạt chất Karanijin chiết xuất từ cây hoa đào

Ấn Độ (Derris indica) phòng trừ nhện, bọ trĩ.

o Thuốc trừ sâu sinh học Anisaf SH-01 để phòng, trừ rầy xanh hại chè (Empoasca

flaescens Fabr.& E. Onukii Mats.), Bọ xít muỗi (Helopelthis theivora Waterh.), Bọ

cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn.), Nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Niet.),

Đốm xám (Pestalozia theae Saw), Bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans Mas.).

Bả sinh học: Bắt ruồi, bướm hoặc xua đuổi côn trùng gây hại búp chè

Bẫy vật lý: Bẫy ánh sáng thau đèn, bẫy dính, bẫy bả chua ngọt…

3.9.4. Sử dung phương pháp tưới hợp lý

Mục tiêu: Nhằm bảo vệ nguồn nước, tránh rửa trôi đất trồng chè

Thời gian tưới: Tưới vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và sào thời

gian có hạn kéo dài quá 15 ngày.

Kỹ thuật tưới: Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định

3.10. Mô hình và hiệu quả của các giải pháp tông hợp tới chất lượng đất và chè

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được áp dụng thử nghiệm qua 3 mô hình tại 3 xã trong địa

bàn nghiên cứu cụ thể tại hình 3.20, 3.21, 3.22. Kết quả bước đầu áp dụng cho thấy các mô hình đều cho

hiệu quả tích cực. Cụ thể người dân giảm được 1 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật/lứa chè. Năng suất

trung bình được ghi nhận tại các mô hình đều tăng từ 10-15% so với đối chứng. Chất lượng chè vẫn đảm

bảo được các tiêu chẩn theo quy định và được khách hàng ưa dùng hơn nên giá thành cũng đắt hơn so với

chè cùng loại được canh tác theo phương pháp thông thường.

Page 27: Xem file báo cáo tóm tắt

13

Hình 3.20. Mô hình phuc hồi đất trồng chè tại xã Tân Cương

Hình 3.21. Mô hình phuc hồi môi trường đất trồng chè tại xã Phúc Trìu

Hình 3.21. Mô hình phuc hồi môi trường đất trồng chè tại xã Phúc Xuân

Page 28: Xem file báo cáo tóm tắt

14

3.10.1. Hiệu quả về môi trường

Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng, nếu áp dụng các giải pháp canh tác kết hợp với cải

tạo và phục hồi đất thì môi trường đất sẽ được cải thiện rõ rệt. Cụ thể hàm lượng chất hữu cơ trong đất

được duy trì và tằng lên, các nguyên tố dinh dưỡng đất cũng tăng do việc che tủ đất bổ sung thêm giá thể

hấp thụ và giữ chúng để tránh mất từ quá trình rửa trôi và xói mòi. Hàm lượng một số KLN sẽ giảm do

giảm được lượng phân bón hóa học và thuộc trừ sâu hóa học vào đất thông qua sử dụng các biện pháp trừ

sâu sinh học than thiện với môi trường và sử dụng các loại phân bón vi sinh. Tóm lại, sử dụng các giải

pháp canh tác phục hồi và bảo vệ đất sẽ giúp đất trồng chè có thể được cải tạo và phục hồi được các chất

dinh dưỡng không bị thoái hóa, bạc mầu.

3.10.2. Hiệu quả về kinh tế

Do khuôn khổ đề tài có hạn nên chưa có nghiên cứu tính toán cụ thể về hiệu quả kinh tế của

các giải pháp tổng hợp này so với việc canh tác truyền thống hiện nay tuy nhiên kết quả nghiên cứu bước

đầu cho thấy nếu áp dụng các giải pháp canh tác này người dân sẽ giảm bớt được 30% lượng phân

khoáng, năng suất tăng từ 10-20%, số lần phun sâu giảm được 1-2 lần trên lứa, phẩm cấp chè vẫn được

đánh giá cao so với canh tác truyền thống, giá chè sẽ cao hơn thông thường do áp dụng các giải pháp canh

tác hữu cơ. Tuy vậy, người dân phải đầu tư nhiều công hơn, phải mua vật liệu che tủ…

3.10.3. Hiệu quả xề xã hội

Đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng để giúp người dân tiếp cận và thực hành canh

tác bền vững, canh tác hữu cơ trong trồng chè đặc biệt là cải tạo các nương chè đất đã và đang có dấu hiệu

suy thoái bạc mầu cho năng suất và chất lượng thấp. Đề tài sẽ giúp người dân địa phương nâng cao ý thực

trong canh tác an toàn theo hướng VietGAP, góp phần làm ra nhiều sản phẩm sạch và an toàn cho công

đồng và thế giới, góp phần đưa thương hiệu chè của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng tới thị

trường thế giới. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm cho

cộng đồng tại địa phương.

3.10.4. Khả năng nhân rộng mô hình

Mô hình và quy trình kỹ thuật canh tác và cải tạo đất trồng chè rất dễ triển khai và thực hiện

nên có khả năng nhân rộng cao ra các vùng khác có các điều kiện tương tự.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Đất tại các khu vực nghiên cứu có thành phần cơ giới là thịt trung bình, dung trọng đạt 1,39

(g/cm3), đất nghiên cứu có pHKCl ở mức chua nhẹ. Hàm lượng các kim loại nặng nghiên cứu vẫn ở dưới

ngưỡng cho phép (QCVN03: 2008/BTNMT). Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý tại một số điểm có hàm lượng As,

Cd, Cu khá gần giới hạn cho phép. Đất trồng chè tại khu vực nghiên cứu có hàm lượng N, P tổng số và N

dễ tiêu ở mức trung bình tới giầu, hàm lượng K tổng số, P, K dễ tiêu ở mức nghèo. CEC giao động từ

mức trung bình tới cao, giá trị Al3+ chiếm ưu thế so Ca2+ và Mg2+. Quần thể vi khuẩn chiếm đa số sau đó

đến xạ khuẩn, tới nấm mốc và cuối cùng là nấm men. Không có một sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống

kê giữa mẫu ở đỉnh đồi, giữa đồi và chân đồi nhưng có sự khác biệt giữa các mẫu ở tầng mặt và mẫu ở

tầng sâu. Các nhóm vi sinh đặc thù tạo nên độ phì nhiêu cho đất có số lượng không nhiều. Đặc biệt nhóm

Page 29: Xem file báo cáo tóm tắt

15

vi sinh vật cố định nitơ tự do không phát hiện thấy trong hầu hết các mẫu nghiên cứu. Như vậy, môi

trường đất tại khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu suy giảm về chất lượng cục bộ tại một số điểm nghiên

cứu đặc biệt là tại các nương chè đã có thời gian canh tác trên 50 năm.

- Che tủ guột có vai trò quan trọng trong viêc làm tăng lượng và chất lượng chất hữu cơ trong đất,

ngoài ra còn giúp cải thiện một số tính chất lý hóa học của đất. Sự gia tăng tích lũy chất hữu cơ xảy ra

mạnh ở thời điểm 2 năm đầu, sau đó có xu hướng giảm đi. Do vậy cần có biện pháp che tủ lặp lại sau 2

năm để duy trì ổn định hàm lượng chất hữu trong đất. Để đạt được hiệu quả cao, cần bổ sung một lượng

phân bón nền phù hợp và cung cấp đủ độ ẩm cho đất giúp thúc đẩy quá trình phân hủy và tích lũy chất

hữu cơ trong đất.

- Sử dụng 3 loại phân bón: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ; Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01 và

phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn đã ảnh hưởng đến mật độ, trọng lượng búp, hàm lượng tanin, chất hoà tan

của chè xanh Tân Cương giai đoạn kinh doanh. Thay thế 30% lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi

sinh không làm giảm năng suất búp chè tươi thực thu cũng như hàm lượng chất hòa tan trong búp chè khô

so với công thức đối chứng khi sử dụng 1 trong 2 loại phân: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh hoặc Phân

hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01. Công thức thay thế 30% lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh Sông

Gianh là công thức tốt nhất xét trên khía cạnh năng suất cũng như chất lượng chè so với các công thức

khác.

- Biện pháp phòng chống sâu hại chè bằng các loại bẫy sinh học có tác dụng hạn chế sâu hại, hiệu

lực kéo dài từ 5 – 7 ngày. Bẫy bả chua ngọt cho mật độ bọ trĩ đạt cao nhất, với mật độ trung bình 3 xã là

>12 con/ngày; tiếp đến là mật độ bọ xít muỗi 8 con/ngày; mật độ trung bình của sâu bướm là 5 con/ngày;

mật độ trung bình của rầy xanh 3 con/ngày và thấp nhất là mật độ trung bình của nhện đỏ1 con/ngày. Bẫy

dính màu vàng có hiệu lực tiêu diệt các loại sâu hại chè trên vườn chè tại các xã đều cho hiệu quả không

cao. Các thí nghiệm chủ yếu thu bắt các loại côn trùng nhỏ như: bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít muỗi, bướm

nhỏ… Nhìn chung, khả năng thu bắt bọ trĩ là tốt nhất. Với các loại bướm nhỏ là ít nhất chỉ dao động từ 1

– 3 con/ bẫy sau khi đặt bẫy 7 ngày. Đặc biệt đối với loại bẫy dính màu vàng không thu hút loài nhện đỏ.

Đối với bẫy thau đèn có hiệu lực chủ yếu với các loại sâu kích thước nhỏ như bọ trĩ (bọ cánh tơ) và rầy

xanh. Còn đối với các loại sâu có kích thước lớn hơn thì hầu như không có hiệu lực thu hút. Khả năng thu

bắt bọ trĩ cao nhất mật độ dao động 13 – 34 con/ngày, sau đó mật độ rầy xanh dao động 9 – 24 con/ngày,

thấp nhất là mật độ của bướm hay bọ xít muỗi chỉ dao động từ 0 – 1 con/ngày. Biện pháp sử dụng các loại

bẫy sinh học bước đầu cho thấy có hiệu lực với các loại sâu có thể bay. Các loại bẫy đã nghiên cứu thử

nghiệm chưa có hiệu lực đối với loài nhện đỏ. Biện pháp sử dụng bẫy sinh học nếu được triển khai rộng

rãi thì sẽ có hiệu quả phòng trừ cũng như hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm mà lại có ý nghĩa rất lớn về bảo

vệ môi trường và tạo ra sản phẩm chè sạch, an toàn.

- Giải pháp cải tạo đất trồng chè đã bạc mầu thoái hóa có thể sử dụng quy trình kỹ thuật đã nghiên

cứu trong đề tài này, đây là giải pháp cải tạo đất theo hướng sinh thái bền vững góp phần tạo ra các sản

sẩm chè sạch và an toàn. Kết quá áp dụng thử nghiệm bước đầu đã có những thành công nhất định.

Page 30: Xem file báo cáo tóm tắt

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Hà Mạnh Phong (2007) - Nghiên cưu ảnh hưởng của vật liệu rác tủ đến

năng suất, chất lượng chè Trung Quốc nhập nội.Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt

Nam,Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam số 3, tr.72-77.

2. Nguyễn Thị Ngọc Bình và các cộng sự (2011), Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế biến phân

hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn. Thuộc chương

trình/đề tài: Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp. Viện KHKTNLN Miền núi phía Bắc chủ

trì.

3. Phùng Văn Chấn (1999), xu hướng phát triển thị trường chè các tỉnh miền núi phía Bắc, Viện

KTNN, Bộ NN&PTNT

4. Cục Thống kê Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2015

5. Nguyễn Thị Dần và cộng sự (1974 – 1977) - Biện pháp chống hạn cho chè đông xuân (tháng 11 –

4) bằng tủ nilon toàn bộ hàng sông, tủ nilon gốc chè 50% hàng sông, để cỏ mọc tự nhiên, trồng

cỏ stilô giữa hàng sông, với giống chè Trung du gieo hạt 14 tuổi, trên đất feralit phiến thạch vàng

đỏ Gò Trại cũ. Viện Nông hóa Thổ nhưỡng.

6. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (Chủ biên) (2003), Nông nghiệp vùng cao –

Thực trạng và giải pháp. NXB NN Hà Nội.

7. Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền, Đậu Quốc Anh (1994), Một số vấn đề về HTCT vùng Trung du

miền núi. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1994 – NXB NN Hà Nội.

8. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005), Canh tác đất dốc bền vững (Tái bản lần

2 có bố sung). NXB NN Hà Nội.

9. Trần Thanh Hải (2014), nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè của hộ nông

dân vùng chè đặc sản phía Tây Thành phố Thái Nguyên, nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

10. Trần Thị Thu Huyền, Đặng Văn Minh (2007), Nghiên cưu ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm cho

đất tới năng suất chè vụ đông và chất lượng đất. Tạp chí Khoa học Đất, số 28.

11. Nguyễn Mỹ Hoa và cộng sự (2008), Đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh – vi sinh được ủ từ

nguồn phế thải thực vật nông thôn. Tạp chí Khoa học đất, Số 30/2008, trang 26 – 29.

12. Đặng Hạnh Khôi (1993), Chè và công dụng của chè, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội

13. Lê Tất Khương (1997), Đại học Nông lâm Thái Nguyên Nghiên cưu biện pháp kỹ thuật nâng cao

năng suất, chất lượng chè vụ đông xuân ở Bắc Thái.

14. Đinh Thị Ngọ (1996). Nghiên cưu ảnh hưởng của cây phân xanh, phân khoáng đến sự sinh

trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè trên đất đỏ vàng ở Phú Hộ, Luận án phó tiến sỹ

khoa học nông nghiệp.

15. Lê Thị Nhung và cộng sự (2000), Nghiên cưu và thực tiễn giữ ẩm – tưới nước cho chè giai đoạn:

1945 – 1999. Viện Nghiên cứu Chè.

16. Nguyễn Hữu Phiệt (1967), Tác dụng và kỹ thuật của tủ chè kinh doanh trên đất phiến thạch và

phù sa cổ tại NTQD Tân Trào và Trường Trung cấp Nông lâm Tuyên Quang. Bộ Nông trường.

17. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi việt nam thoái hoá và phục hồi, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội, trang 291 - 291.

18. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2006), Ảnh hưởng của kỹ thuật tủ rác, tưới nước đến

năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên. Trong: Kết quả Nghiên

cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ giai đoạn 2001 – 2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà

Page 31: Xem file báo cáo tóm tắt

17

Nội, trang 59 – 64.

19. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2007), Hiệu quả sử dụng phân lân hữu cơ sinh học

sông Gianh trong sản xuất chè an toàn.- Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt

Nam,Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam số 4, tr.96-100.

20. Đoàn Hùng Tiến (1998), thị trường sản phẩm chè thế giới, tuyển tập các công trình nghiên cứu

về chè, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

21. Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh và cộng sự (2006), Nghiên cưu, áp dụng các biện pháp che phủ

đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng cao. Trong: Kết quả Nghiên cứu Khoa học và

Chuyển giao Công nghệ giai đoạn 2001 – 2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 255 –

267.

22. UBND thành phố Thái Nguyên (2015), Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

23. UBND Xã Tân Cương (2015), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử

dụng đất 5 năm kỳ đầu ( 2011 – 2015).

24. UBND Xã Phúc Trìu (2015), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng

đất 5 năm kỳ đầu ( 2011 – 2015).

25. UBND Xã Phúc Xuân, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5

năm kỳ đầu ( 2011 – 2015).

26. UBND xã Tân Cương (2013), Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 25/7/2013 về Đề án phát triển sản

xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới

xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.

27. UBND xã Phúc Xuân (2013), Đề án số 06/ĐA-UBND ngày 27/8/2013 của UBND về Đề án phát

triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông

thôn mới xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.

28. UBND xã Phúc Trìu (2013), Đề án số 09/ĐA-UBND ngày 30/8/2013 của về Đề án phát triển

sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn

mới xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.

29. UBND thành phố Thái Nguyên (2011), Đề án số 11/ĐA - UBND ngày 15/7/2011 về phát triển

vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm

2020 theo tiêu chuẩn VietGAP.

30. Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc (2006), Nghiên cưu, sản xuất chè an toàn và

chất lượng cao. Thuộc chương trình/đề tài: Nghiên cứu các giải pháp KHCN, tổ chức sản xuất và

quản lý để sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng cao.

31. Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Chương trình Sông Hồng (2000), Nghiên cưu phát triển

nông nghiệp vùng miền núi – NXB NN Hà Nội.

Tiếng anh:

1. Anja B. and Alain A (2005), Soil and Water Conservation and crops rotaion with Leguminous

shrubs- Acase of study on Runoff and Soil loss under natural rainfall Western Kenya.

Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi, Kenya: 3-7 October

2005.

2. Benchaphun Ekasingh; Chapika S; Jirawan K; Pornsiri S (2007), Competitive Commercial

Agriculture in the Northeast of Thailand.

3. Bhupen K. Baruah, Bhanita Das, Chitrani Medhi, and Abani K. Misra1 (2013), Fertility Status of

Soil in the Tea Garden Belts of Golaghat District, Assam, India. Journal of Chemistry, Volume 1.

4. Hussion, O.; Lienhard, P. and Seguy, L (2001). Development of direct sowing and mulching

techniques as alternatives to slah-and-burn systems in Northern Vietnam. Proceedings of the I

World Congress on Conservation Agriculture, Madrid.

Page 32: Xem file báo cáo tóm tắt

18

5. Lal R (1977), Soil management systems and erosion control. In: Soil Conservation and

Management in the Humid Tropics. Ed. by D.J.Greenland and R.Lal. PP: 93-97. International

Book Distributors, Dehra Dun, India, First Indian Reprint 1989.

6. Landers, J. N; Clay, J. and Weiss, J (2005), Five case studies: Integrated crop/livestock ley

farming with zero tillage-the win-win-win strategy for sustainable farming in the tropics.

Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture, Nairobi, Kenya.

7. Rolf Derpsch (2005). The extent of Conservation Agriculture adoption worldwide: Implications

and impact. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi, Kenya.

8. Senapati B. K., P. Lavelle, P. K. Panigrahi, S. Giri and G. G. Brown (2002), restoring soil fertility

and enhancing productivity in Indian tea plantations with earthworms and organic fertilizers. In:

Soil biodiversity management for sustainable and productive agriculture: lessons from case

studies. food and agriculture organization of the united nations, Rome, pp.11 – 12.

9. W. A. J. M. De Costa, P. Surenthran, K. B. Attanayake (2005), Tree-crop interactions in

hedgerow intercropping with different tree species and tea in Sri Lanka: 2. Soil and plant

nutrients. Agroforestry Systems. June 2005, Volume 63, Issue 3, pp. 211-218.

10. WANG Hui-Hai, SHA Li-Qing, YANG Xiao-Dong (2006). Effects of rice straw mulch on

ecological environment of soil in organic tea plantation. Chinese Journal of Eco-Agriculture, Vol.

2006-04.