xÁc ĐỊnh loÀi, vÙng phÂn b vÀ c i m lÂm h c Ủa cÁc loÀi...

13
Tp chí NN&PTNT s18 năm 2007 XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN BĐẶC ĐIM LÂM HC CA CÁC LOÀI DĂN HT TÂY NGUYÊN Trn Lâm Đồng 1 , Nguyn Bá Văn 1 , Nguyn Toàn Thng 1 , Lương Văn Dũng 2 TÓM TT HDlà mt hln, trong đó có nhiu loài cho ht ăn được. Đề tài nghiên cu được tiến hành ti 5 tnh Tây Nguyên vi mc tiêu trong hai năm đầu (2006-2007) là xác định được loài, vùng phân bvà mt sđặc đim lâm sinh hc cơ bn ca các loài Dcho ht ăn được ti Tây Nguyên làm cơ sla chn các loài có trin vng gây trng ly ht ti Tây Nguyên. Kết quđiu tra cho thy, hDTây Nguyên có ba chi Castanopsis, Lithocarpus Quercus vi khong trên 50 loài, trong đó có 11 loài cho ht ăn được, tp trung nhiu nht chi Castanopsis (9 loài) Lithocarpus (2 loài). Các loài này có phân bhu hết các tnh Tây Nguyên, nhưng tp trung nhiu nht hai tnh Kon Tum và Lâm Đồng. Đề tài đã da vào kết quphân tích thành phn dinh dưỡng ht, điu tra phm vi phân bvà mt sđặc đim lâm sinh hc cơ bn để phân tích ưu nhược đim ca tng loài. Tđó, đã chn ra hai loài Danh (Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus) và Kha thnguyên (Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam.) là hai loài có nhiu trin vng nht để tiếp tc nghiên cu và thnghim gây trng ti Tây Nguyên. Tkhóa: Danh, Dăn ht, ht D, Kha thnguyên, Tây Nguyên. I. ĐẶT VN ĐỀ HD(Fagaceae) là mt hln gm khong trên 900 loài, có biên độ sinh thái rng, phân bchyếu vùng ôn đới, á nhit đới Bc bán cu và nhit đới, tp trung nht là Châu Á (Khamleck, 2004), trong đó Vit Nam có ti 216 loài (Phm Hoàng H, 2000). Các loài thuc hD, ngoài khnăng cho sn phm là gkhá tt, mt sloài còn cho ht làm thc phm giàu dinh dưỡng. Tây Nguyên là nơi có phân btnhiên ca nhiu loài thuc hD, chyếu thuc ba chi Castanopsis, Lithocarphus Quercus, trong đó các loài Dcho ht ăn ngon thường thuc chi Castanopsis. Tnăm 2006, Vin Khoa hc Lâm nghip Vit Nam được BNông nghip và Phát trin Nông thôn giao thc hin Đề tài "Nghiên cu đặc đim lâm hc và đề xut bin pháp kthut nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trng rng Dăn ht Tây Nguyên”. Mc tiêu ca đề tài là: Xác định được loài và vùng phân bca các loài Dăn ht Tây Nguyên Xác định được mt sđặc đim lâm hc hai loài Dăn ht chính vùng Tây Nguyên làm cơ snghiên cu các bin pháp kthut gây trng. Sau gn hai năm thc hin đề tài đã xác định được các loài Dcho ht ăn được vùng Tây Nguyên, vùng phân bvà mt sđặc đim lâm sinh hc ca chúng, tđó đã la chn ra hai loài thích hp nht để nghiên cu gây trng ti Tây Nguyên. II. ĐỐI TƯỢNG NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 1. Đối tượng nghiên cu: Các loài Dăn ht vùng Tây Nguyên. 1 Vin Khoa hc Lâm nghip Vit nam 2 Trường Đại hc Đà Lt 1

Upload: others

Post on 16-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

Tạp chí NN&PTNT số 18 năm 2007

XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC LOÀI DẺ ĂN HẠT Ở TÂY NGUYÊN

Trần Lâm Đồng1, Nguyễn Bá Văn1, Nguyễn Toàn Thắng1, Lương Văn Dũng2

TÓM TẮT Họ Dẻ là một họ lớn, trong đó có nhiều loài cho hạt ăn được. Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại 5 tỉnh

Tây Nguyên với mục tiêu trong hai năm đầu (2006-2007) là xác định được loài, vùng phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản của các loài Dẻ cho hạt ăn được tại Tây Nguyên làm cơ sở lựa chọn các loài có triển vọng gây trồng lấy hạt tại Tây Nguyên. Kết quả điều tra cho thấy, họ Dẻ ở Tây Nguyên có ba chi Castanopsis, Lithocarpus và Quercus với khoảng trên 50 loài, trong đó có 11 loài cho hạt ăn được, tập trung nhiều nhất ở chi Castanopsis (9 loài) và Lithocarpus (2 loài). Các loài này có phân bố ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng. Đề tài đã dựa vào kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng hạt, điều tra phạm vi phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản để phân tích ưu nhược điểm của từng loài. Từ đó, đã chọn ra hai loài Dẻ anh (Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus) và Kha thụ nguyên (Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam.) là hai loài có nhiều triển vọng nhất để tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm gây trồng tại Tây Nguyên.

Từ khóa: Dẻ anh, Dẻ ăn hạt, hạt Dẻ, Kha thụ nguyên, Tây Nguyên.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Họ Dẻ (Fagaceae) là một họ lớn gồm khoảng trên 900 loài, có biên độ sinh thái rộng, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, á nhiệt đới Bắc bán cầu và nhiệt đới, tập trung nhất là ở Châu Á (Khamleck, 2004), trong đó Việt Nam có tới 216 loài (Phạm Hoàng Hộ, 2000). Các loài thuộc họ Dẻ, ngoài khả năng cho sản phẩm là gỗ khá tốt, một số loài còn cho hạt làm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tây Nguyên là nơi có phân bố tự nhiên của nhiều loài thuộc họ Dẻ, chủ yếu thuộc ba chi Castanopsis, Lithocarphus và Quercus, trong đó các loài Dẻ cho hạt ăn ngon thường thuộc chi Castanopsis.

Từ năm 2006, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên”. Mục tiêu của đề tài là: Xác định được loài và vùng phân bố của các loài Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên Xác định được một số đặc điểm lâm học hai loài Dẻ ăn hạt chính vùng Tây Nguyên làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng. Sau gần hai năm thực hiện đề tài đã xác định được các loài Dẻ cho hạt ăn được ở vùng Tây Nguyên, vùng phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học của chúng, từ đó đã lựa chọn ra hai loài thích hợp nhất để nghiên cứu gây trồng tại Tây Nguyên.

II. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Các loài Dẻ ăn hạt vùng Tây Nguyên.

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam 2 Trường Đại học Đà Lạt

1

Page 2: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

3. Nội dung nghiên cứu: Điều tra xác định loài và vùng phân bố của các loài Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên. Nghiên cứu các đặc điểm lâm học của hai loài Dẻ ăn hạt chính vùng Tây Nguyên.

4. Phương pháp nghiên cứu:

a. Xác định loài và vùng phân bố

Vùng nghiên cứu được phân chia sơ bộ thành các vùng nhỏ theo các đai độ cao khác nhau: Dưới 600m, 600-1.000m, 1.000-1.500m và trên 1.500m. Tại mỗi vùng nhỏ, tìm hiểu các tài liệu đã có để biết khu vực có Dẻ phân bố, đồng thời tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn người dân, cán bộ Lâm nghiệp địa phương, sau đó tiến hành điều tra cụ thể từng vùng. Sử dụng GPS cầm tay để định vị và xác định vùng phân bố của từng loài. Quá trình điều tra xác định loài được thực hiện như sau:

Điều tra, phỏng vấn người dân về khả năng ăn được của hạt, chụp ảnh, lấy mẫu; Phân tích dinh dưỡng hạt; Xác định tên khoa học theo các tài liệu với thứ tự ưu tiên như sau: Cây cỏ Việt Nam - tập II, của Phạm Hoàng Hộ; Flore générale de L'indo - Chine , của Lecomte M. H., Tome V; Meniski Y. L., Sồi cau Châu Á, Leningrad, 1984;

So sánh mẫu tại Bảo tàng thực vật Thành phố Hồ Chí Minh (86 Trần Quốc Toản). b. Điều tra đặc điểm lâm học

Sau khi xác định được vùng phân bố của từng loài, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn điển hình diện tích 2.500 m2 để xác định đặc điểm lâm học của từng loài. Tại mỗi điểm có phân bố tự nhiên của từng loài Dẻ ăn hạt tiến hành điều tra 1 hoặc 2 ô tiêu chuẩn đại diện, tùy thuộc vào hiện trạng rừng nơi điều tra. Trong mỗi ô tiêu chuẩn điều tra 12 ô dạng bản 4m2 (2x2m) để nghiên cứu đặc điểm tái sinh. Tổng số ô tiêu chuẩn điều tra có các loài Dẻ ăn hạt phân bố tự nhiên là 20 ô tiêu chuẩn. Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích thống kê trong lâm nghiệp.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Xác định loài và vùng phân bố các loài Dẻ ăn hạt Tây Nguyên

a.. Đặc điểm họ Dẻ (Fagaceae):

+ Đặc điểm hình thái:

Thuộc họ này thường là những cây gỗ lớn, ít khi cây bụi. Vỏ có nhiều tanin, để lại vết đen sau khi vạc vỏ. Lá thường xanh hay rụng lá, lá đơn, nguyên hay khía răng cưa, mọc cách, gân nổi rõ, hình lông chim; lá kèm rời, thường rụng sớm. Chồi gồm nhiều lá và lá kèm xếp úp lên nhau, bao lấy chồi non.

Cụm hoa xim thường tụ họp lại thành đuôi sóc, đơn tính thõng xuống hay đứng thẳng. Hoa nhỏ đơn tính, cùng gốc hay khác gốc, không cánh hoa, hoa thụ phấn nhờ gió hay nhờ côn trùng. Hoa đực thường tụ hợp với nhau, rất dễ rụng, nhị nhiều, thò ra. Đài hình ly, bao hoa chia thuỳ 4-7, thường là 6 lá đài xếp thành 2 vòng. Màng hạt phấn có 3 rãnh hoặc 3 rãnh - lỗ. Hoa cái riêng rẽ hay tập hợp thành nhóm được bao bởi một tổng bao lá bắc (phát triển thành đấu). Đấu có thể bọc từng hoa (Lithocarpus) hoặc bọc cả cụm xim gồm 3-5-7 hoa. Mặt ngoài của đấu có các vảy, các gờ xếp vòng hay các gai nhọn. Đấu có thể bọc một phần hoặc gần hết quả. Bộ nhuỵ hợp, bầu dưới có 3-6 ô, mỗi ô có 2 noãn. Vòi nhuỵ 3-8 cái. Quả bế với vỏ quả dai và cứng. Hạt có phôi to.

2

Page 3: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

+ Phân bố

- Trên thế giới họ Dẻ phân bố rộng, chủ yếu ở vùng ôn đới, á nhiệt đới Bắc bán cầu và nhiệt đới, tập trung nhất là ở Châu Á, ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung, chưa thấy ở Nam Phi. Họ này gồm có 9 chi với khoảng trên 900 loài.

- Ở Việt Nam họ Dẻ phân bố rộng, có mặt ở nhiều kiểu rừng trừ rừng ngập nước và rừng khộp, có 5 chi: Fagus, Castanea, Castanopsis, Lithocarpus và Quercus,với 216 loài.

- Ở Tây Nguyên họ Dẻ phân bố rộng, trên nhiều đai cao khác nhau, từ Đà Lạt (1.500 m) cho đến Cát Tiên - Lâm Đồng (200 m). Theo kết quả điều tra, họ Dẻ ở Tây Nguyên có 3 chi: Castanopsis, Lithocarpus và Quercus, với khoảng trên 50 loài.

+ Giá trị sử dụng

Hầu hết các loài thuộc họ Dẻ cho gỗ sử dụng khá tốt, trong đó nhiều loài cho hạt ăn được. Các loài ăn hạt chủ yếu ở chi Castanea và Castanopsis, trong đó hạt của các loài thuộc chi Castanea có hạt to hơn, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, do đó đã được nghiên cứu khá kỹ ở nhiều nước trên Thế giới từ chọn giống đến gây trồng, thu hái và chế biến hạt. Ở Việt Nam chi này chỉ có loài Dẻ Trùng Khánh, đã được gây trồng trong nhân dân từ lâu đời. Các loài thuộc chi Castanopsis có hạt nhỏ hơn, hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn, vì vậy chưa được chú ý nghiên cứu nhiều. Ở Việt Nam có loài Dẻ Bắc Giang gần đây đã được nhân dân khoanh nuôi phục hồi để lấy hạt, giá bán trên thị trường thấp hơn giá hạt Dẻ Trùng Khánh.

b. Khóa phân loại các chi thuộc họ Dẻ:

+ Khóa phân loại các chi thuộc họ Dẻ ở Việt Nam:

1a - Cụm hoa xim mọc đơn độc ở kẽ lá, trên một cuống dài, không xếp thành cụm đuôi sóc. Đấu quả sớm tách thành 4 mảnh. Quả có cánh Fagus

1b - Cụm hoa xim xếp trên đuôi sóc dài

2a - Đuôi sóc đứng thẳng. Đầu nhụy hình chấm rất nhỏ

3a - Đấu quả có gai, bọc kín 1-3 hạt, chín tách thành nhiều mảnh.

4a - Đuôi sóc mang cả hoa cái và hoa đực trên một cuống chung, hoa cái ở phần dưới Castanea

4b - Đuôi sóc chỉ mang một thứ hoa, đuôi sóc mang hoa đực riêng, hoa cái riêng Castanopsis

3b - Đấu quả không gai, thường không bao hết quả, khi chín không tách thành mảnh, mỗi đấu chứa một quả Lithocarpus

2a - Đuôi sóc thõng xuống, đầu nhụy loe rộng Quercus

b) Khoá phân loại các chi thuộc họ Dẻ ở Tây Nguyên:

- Dựa vào hình thái của lá 1a - Lá xếp hai hàng trên cành non Castanopsis

1b - Lá xếp xoắn ốc trên cành non

2a - Mép lá nguyên Lithocarpus

3

Page 4: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

2b - Mép lá khía răng một phần hay hoàn toàn Quercus

- Dựa vào hình thái của đấu

1a - Đấu bao kín quả, đa số có gai nhọn Castanopsis

1b - Đấu không bao kín quả, không có gai nhọn

2a - Đấu nhẵn hoặc có vảy xếp lợp Lithocarpus

2b - Đấu có các vẩy xếp vòng đồng tâm Quercus

- Dựa vào hình thái cụm hoa (đuôi sóc)

1a - Đuôi sóc đực đứng. Bộ nhị thường có 10-12 nhị. Hạt phấn kiểu rãnh - lỗ

2a - Đấu bao kín quả Castanopsis

2b - Đấu không bao kín quả Lithocarpus

1b - Đuôi sóc đực thõng xuống. Bộ nhị thường có 6 nhị. Hạt phấn kiểu rãnh

Quercus

c. Các loài Dẻ ăn hạt Tây Nguyên

Kết quả điều tra và giám định loài cho thấy, có 11 loài Dẻ cho hạt ăn được có phân bố tự nhiên ở Tây Nguyên, trong đó có 9 loài thuộc chi Castanopsis và 2 loài thuộc chi thuộc chi Lithocarpus, có phân bố tự nhiên.

Chú dẫn

1. Dẻ anh (Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus)

2. Kha thụ nguyên (Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam)

3. Cà ổi Trung Hoa (Castanopsis chinensis (Spreng.) Hance)

4. Kha thụ Chevalier (Castanopsis chevalieri Hickel & A. Camus)

5. Kha thụ nhiếm (Castanopsis purpurella (Miq.) N.P. Balak. spp. laotica (H. & C.) Govaerts)

6. Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica (Roxb.) A. DC)

7. Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox (Roxb.) Spach)

8. Kha thụ Gunier (Castanopsis gunieri A.Cam)

9. Dẻ đá (Lithocarpus dealbatus (Hook. f. & Thoms.) Rehd)

10. Sồi đỏ (Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd)

11. Dẻ sừng nai (Castanopsis ceratanantha Rehd. & Wils)

4

Page 5: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

Hình 01: Bản đồ điều tra phân bố Dẻ ăn hạt Tây Nguyên

5

Page 6: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

Bảng 1: Kết quả điều tra các loài Dẻ ăn hạt vùng Tây Nguyên

TT Tên thông thường/tên

gọi khác Tên khoa học Phân bố tự nhiên Ưu điểm Nhược điểm

12. Dẻ anh Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus

Rộng, đai cao từ 400-1.500m

- Kon Tum: Kon Rẫy, Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Sa Thầy

- Đắk Lắk: K'Rông Bông

- Lâm Đồng: Di Linh, Đèo Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương, Đà Lạt

- Phạm vi phân bố rất rộng, số lượng nhiều.

- Hạt ăn ngon

- Sai quả (20 quả/cuống), hạt to (1,7-2,5cm)

- Chu kỳ quả hàng năm

- Tái sinh tự nhiên mạnh, đặc biệt là tái sinh chồi, phân cành mạnh.

- Cây sớm ra hoa, kết quả

- Vỏ hạt dày, cứng

- Bảo quản hạt khó, dễ bị thối mốc

13. Kha thụ nguyên

Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam.

Rộng, đai cao 600-1.500m

- Kon Tum: Kon P'Lông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông

- Gia Lai: K'Bang

- Lâm Đồng: Di Linh, Đà Lạt, Bidoup (Lạc Dương), Đam Rông

- Phạm vi phân bố rất rộng, số lượng nhiều.

- Hạt ăn ngon

- Khá sai quả (8-10 quả/cuống), hạt khá to (1,2-1,8cm), vỏ hạt mỏng

- Chu kỳ quả 1-2 năm

- Tái sinh tự nhiên khá mạnh, mọc tập trung, tán rộng, phân cành mạnh

- Hạt bị phân huỷ nhanh khi rụng

14. Cà ổi Trung Hoa/ Kha thụ Trung Quốc

Castanopsis chinensis (Spreng.) Hance

Hẹp, đai cao 1.000-1.500m

- Kon Tum: Kon P'Lông

- Lâm Đồng: Lạc Dương, Đà Lạt

- Hạt ăn ngon, đã trở thành hàng hoá trên thị trường với giá: 13.000-14.000đ/kg hạt tươi (tại chợ Đà Lạt năm 2005)

- Khá sai quả (5-8 quả/cuống), kích thước 1,2-1,8cm, vỏ hạt mỏng, dễ bóc tách

- Mọc tập trung thành ưu hợp, khoảng 40%

- Chu kỳ quả dài: 4-7 năm

- Phạm vi phân bố hẹp, chủ yếu ở độ cao trên 1.000m

6

Page 7: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

tổ thành loài, tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi tốt

15. Goi / Kha thụ Chevalier

Castanopsis chevalieri Hickel & A. Camus

Hẹp, đai cao 1.000-1.500m

- Lâm Đồng: Lạc Dương, Lâm Hà

- Hạt ăn ngon

- Khá sai quả (6-8 quả/cuống), hạt khá to (1,6-2,2cm), vỏ hạt mỏng, dễ bóc tách

- Chu kỳ quả hàng năm

- Cây gỗ lớn, tán rộng, phân cành mạnh

- Phân bố không tập trung

- Tái sinh tự nhiên ít

- Quả bị động vật ăn nhiều

- Hạt chín khi rụng xuống đất bị phân huỷ nhanh

16. Kha thụ nhiếm

Castanopsis purpurella (Miq.) N.P. Balak. spp. laotica (H. & C.) Govaerts

Khá rộng, đai cao 600-1.500m

- Kon Tum: Tu Mơ Rông, Kon P'Lông

- Lâm Đồng: Di Linh, Đam Rông

- Khá sai quả (7-8 quả/cuống), kích thước 1,5-1,8cm, vỏ hạt mỏng

- Cây mọc tập trung, phạm vi phân bố rộng

- Tái sinh tự nhiên nhiều

Chu kỳ quả kéo dài: 3 – 4 năm

17. Dẻ gai Ấn Độ/ Kha thụ Ấn

Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.

Rộng, đai cao 500-1.500m

- Gia Lai: K'Bang, Kon Ch'Ro

- Lâm Đồng: Di Linh

- Vùng phân bố rộng: 500-1500 m

- Chu kỳ quả hàng năm

- Tán rộng, phân cành mạnh

- Cây mọc rải rác, không tập trung

- Hạt rất bé: 0,5-1 cm

18. Cà ổi vọng phu/ Kha thụ dữ

Castanopsis ferox (Roxb.) Spach

Hẹp, đai cao 600-1.000m

- Lâm Đồng: Đèo Bảo Lộc

- Hạt ăn ngon, hạt khá to: 2-2,5 cm, vỏ hạt mỏng

- Chu kỳ quả hàng năm

- Cây phân cành mạnh

- Phân bố không tập trung.

- Tái sinh tự nhiên ít

- Số quả/cuống ít: 2-3 quả

- Hạt bị động vật ăn nhiều

19. Kha thụ Gunier

Castanopsis gunieri

Hẹp, đai cao 600-1.000m

- Lâm Đồng: Di Linh

Cây gỗ lớn, tán rộng

Hạt rất to 2,5-3,5cm (to nhất trong số các

- Phân bố không tập trung.

- Tái sinh tự nhiên ít

7

Page 8: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

A.Cam. loài dẻ ăn hạt ở Lâm Đồng)

Chu kỳ quả hàng năm

- Số lượng quả/cuống chung rất ít: 1-2 quả

20. Dẻ sừng nai/ Kha thụ sừng nai

Castanopsis ceratanantha Rehd. & Wils.

Hẹp, đai cao 1.000-1.500m

- Kon Tum: Tu Mơ Rông, Kon P'Lông

- Sai quả

- Tái sinh tự nhiên tốt

- Cây phân cành mạnh

- Phân bố không tập trung, số lượng ít

- Chu kỳ quả dài 2-3 năm

21. Sồi đỏ/ Sồi ghì

Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd.

Hẹp, đai cao 1.200-1.500m

- Lâm Đồng: Lang Hanh (Di Linh)

- Tán rộng

- Hạt to: 2-2,5 cm

- Chu kỳ quả hàng năm

- Phân bố không tập trung, số lượng ít, tái sinh ít

- Số quả/cuống ít: 2-4 quả

- Vỏ hạt dày, cứng

- Hàm lượng tannin trong hạt cao, ăn có vị chát

22. Dẻ đá Lithocarpus dealbatus (Hook. f. & Thoms.) Rehd.

Hẹp, đai cao 900-1.000m

Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng

- Mọc tập trung tạo ưu hợp: Thông ba lá + Dẻ đá + Sồi lông

- Số lượng quả/cuống khá nhiều: 12-15 quả

- Chu kỳ quả hàng năm

- Tái sinh chồi mạnh, cây phân cành mạnh

- Có ý nghĩa về chất đốt (than củi)

- Tái sinh hạt rất ít

- Vỏ hạt dày, cứng

- Hàm lượng tannin trong hạt cao, ăn có vị chát

8

Page 9: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

2. Một số đặc điểm lâm học của hai loài Dẻ ăn hạt chính vùng Tây Nguyên Kết quả ở bảng 1 cho thấy, hai loài Dẻ anh và Kha thụ nguyên có nhiều ưu điểm như:

Phạm vi phân bố rất rộng, số lượng nhiều, hạt ăn ngon, sai quả, hạt to, chu kỳ sai quả hàng năm, tái sinh tự nhiên mạnh. Kết quả phân tích dinh dưỡng hạt ở bảng 02 cho thấy, hai loài này có thành phần dinh dưỡng không kém gì hai loài Dẻ ăn hạt đã được biết đến ở nước ta là Dẻ Bắc Giang và Dẻ Trung Quốc. Do đó, hai loài này được xác định có nhiều triển vọng để gây trồng lấy hạt ở Tây Nguyên. Để tài đã chọn hai loài này để nghiên cứu kỹ hơn về các đặc điểm lâm sinh học làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng.

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng một số loài Dẻ ăn hạt (tỷ lệ % trọng lượng khô tuyệt đối)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Dẻ anh Kha thụ nguyên Dẻ Bắc Giang Dẻ Trung Quốc

2 Protein % 4,45 4,32 3,49 7,31

3 Lipit % 0,15 0,94 0,84 0,35

4 Đường hòa tan % 14,05 12,90 13,28 14,53

5 Tinh bột % 73,15 68,56 66,57 71,88

Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:

9

Page 10: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

a. Dẻ anh (Castanopsis pyriformis (Seem.) Hick. & Cam.)

+ Đặc điểm hình thái

Cây gỗ ưa sáng cao khoảng 15-20m, tán rộng; vỏ nâu đen, nứt nhẹ; thịt vỏ nâu đỏ. Cành non có lông màu xám, già màu nâu hung với các vảy trắng ngang. Lá đơn, bìa nguyên, thuôn nhọn, to khoảng 10-12,5 x 2,5-3 cm. Mặt trên lá nâu bóng, mặt dưới có lông, bàng bạc lúc khô, gân phụ 12-16 cặp. Cuống lá dài khoảng 1 cm. Cụm hoa dài 8-20 cm, hoa đực có 1-2 chiếc xếp dày đặc. Đấu có cuống, hình quả lê, có vảy thưa tạo thành nhiều quầng không đồng tâm, màu xanh mốc, bao lấy quy đầu quả tròn có kích thước 2,3x1,7cm. sẹo quả rộng, nhăn nheo.

+ Phân bố

Vùng sinh thái rộng, phân bố ở nhiều độ cao khác nhau từ 469m ở K'Rông Bông (Đắk Lắk) đến 1.470m ở K'Long K'Lanh (Lạc Dương - Lâm Đồng)

Hình 02: Hoa, quả, hạt, lá và vỏ Dẻ anh

+ Đặc điểm lâm sinh học

Mọc tập trung cùng với các loài Cọ mai, Thành ngạnh, Bời lời trắng, Cóc rừng, Chò sót, Cà ổi Trung Hoa, Kha thụ nguyên… trong rừng lá rộng hoặc rừng thông ở cả rừng thứ sinh (K'Rông Bông) và nguyên sinh (Bidoup Núi Bà). Tham gia vào tầng tán chính của rừng với tỷ lệ tổ thành cao, có thể chiếm ưu thế với tỷ lệ lên đến 30% số cây trong lâm phần. Tái sinh chồi và hạt mạnh ở cả những trạng thái rừng có độ tàn cao đến 0,9. Cây tái sinh chịu bóng tốt. Là cây đơn tính cùng gốc, có mùa hoa đực và cái lệch nhau để tránh thụ phấn cùng gốc. Một năm có thể có 2 mùa quả: Mùa chính ra hoa vào tháng 2-3, quả chín tháng 9-10; mùa phụ ra hoa tháng 6-7, quả chín tháng 3-4 năm sau.

10

Page 11: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

Bảng 03: Đặc điểm lâm phần có Dẻ anh phân bố tự nhiên ở Vườn Quốc gia Chư Mom Rây - Sa Thầy - Kon Tum - Độ cao 685m, độ tàn che 0,7

Chỉ tiêu Tầng cây cao Tái sinh

Tổ thành loài 3,52 Cọ mai + 1,55 Thành ngạnh + 1,55 Dẻ anh + 0,56 Cóc rừng + 2,82 Loài khác.

4,22 Dẻ anh + 1,36 Cọ mai + 0,85 Chò xót + 0,76 Thành ngạnh + 0,68 Chòi mòi + 0,59 Bời lời trắng + 1,53 Loài khác.

Mật độ chung / mật độ tái sinh có triển vọng (cây/ha)

284 18.438 / 4.063

Mật độ Dẻ anh (cây/ha) 44 7.813

Tổng tiết diện ngang (m2) 12,97

b. Kha thụ nguyên (Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam.)

+ Đặc điểm hình thái

Cây gỗ cao 15-20m; vỏ xám, nứt nhẹ; thịt vỏ rất dai, nhiều xơ, mầu nâu nhạt. Cành non có lông mịn. Lá có phiến tròn dài thon, to khoảng 13 x 4 cm, đầu lá có đuôi, đáy tà, gân phụ 12 cặp, mặt trên có màu oliu vàng láng, mặt dưới nâu ửng đỏ lúc khô. Cuống dài 1,5 cm. Gié dài 20 cm, đấu cao 1,5 - 2 cm, phủ đầy lông vàng hoe như nhung, gai cao 5 - 7 mm.

+ Phân bố

Phân bố rộng trên nhiều độ cao khác nhau, từ 604m ở K'Bang (Gia Lai) đến 1.507m ở K'Long K'Lanh (Lạc Dương - Lâm Đồng)

Hình 03: Quả, hạt, lá và vỏ Kha thụ nguyên

+ Đặc điểm lâm học

Mọc khá tập trung cùng với các loài Cà ổi Trung Hoa, Chò xót, Dung, Sơn trà, Bùi, Cám... trong cả rừng thứ sinh và nguyên sinh. Tái sinh tương đối nhiều.

11

Page 12: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

Mùa chính ra hoa chính tháng 2-3, quả chín tháng 9-10. Mùa phụ ra hoa tháng 5-6, quả chín tháng 3-4 năm sau, số lượng quả trên một cuống lớn (8-10 quả).

Bảng 04: Đặc điểm lâm phần có Kha thụ nguyên phân bố tự nhiên Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà - Klong Klanh - Lạc Dương - Lâm Đồng - Độ cao 1.507 m, độ tàn che 0,9

Chỉ tiêu Tầng cây cao Tái sinh

Tổ thành loài 4,21 Cà ổi Trung hoa + 1,4 Thạch trâu + 0,79 Bùi + 0,7 Cám + 0,7 Côm cuống dài + 2,19 Loài khác (0,35 Kha thụ nguyên)

1,92 Dẻ đá + 1,54 Cà ổi Trung Hoa + 1,15 Côm cuống dài + 1,03 Cồng + 0,77 Trâm đỏ + 0,64 Thạch trâu + 0,51 Sơn trà + 2,44 Loài khác (0,13 Kha thụ nguyên)

Mật độ chung / mật độ tái sinh có triển vọng (cây/ha)

456 19.500 / 6.250

Mật độ Cà ổi Trung Hoa 192 3.000

Mật độ Kha thụ nguyên (cây/ha)

16 250

Tổng tiết diện ngang (m2) 35,88

IV. KẾT LUẬN Tây nguyên là vùng có nhiều loài Dẻ phân bố tự nhiên. Trong tổng số gần 50 loài Dẻ điều

tra được ở Tây Nguyên có 11 loài cho hạt ăn được, trong đó có 9 loài thuộc chi Castanopsis và 2 loài thuộc chi Lithocarpus.

Hai loài Dẻ anh và Kha thụ nguyên có nhiều ưu điểm như biên độ sinh thái rộng, phạm vi phân bố rộng với độ cao so với mặt nước biển từ 500-1.500m, cho hạt ăn ngon, chu kỳ quả ngắn, tái sinh mạnh. Từ những ưu điểm đó hai loài này được xác định là loài có nhiều triển vọng để gây trồng lấy hạt ở Tây Nguyên. Cần tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng hai loài cây này từ kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng nhằm cung cấp hạt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, "Tên cây rừng Việt Nam", Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

2. Khamleck Xaydala, "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái một số đại diện họ Dẻ (Fagaceae) ở Lào", Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2004. 3. Lecomte M. H., "Flore générale de L'indo - Chine", Tome V, Paris, 1910. 4. Meniski Y. L., "Sồi cau Châu Á", Leningrad, 1984. 5. Phạm Hoàng Hộ, "Cây cỏ Việt Nam", tập II, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2000.

12

Page 13: XÁC ĐỊNH LOÀI, VÙNG PHÂN B VÀ C I M LÂM H C ỦA CÁC LOÀI …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2009/05/2007_Dong_De an hat o... · (Khamleck, 2004), trong đó Việt

IDENTIFICATION OF SPECIES, NATURAL DISTRIBUTION AREA AND SIVICULTURAL CHARACTERISTICS OF THE INDIGENOUS CHESTNUT SPECIES

IN THE CENTRAL HIGHLANDS OF VIETNAM

Trần Lâm Đồng1, Nguyễn Bá Văn1, Nguyễn Toàn Thắng1

Lương Văn Dũng2

SUMMARY: Fagaceae is a large family of flora, in which many species produce the edible nuts or so-called Chestnut. The research project has been carrying out in five provinces in the Central Highlands of Vietnam. The first two year objectives (2006-2007) were to identify the species in the family whose nuts are edible, define their natural distribution area and basic silvicultural and biological characteristics as the scientific bases to select the most potential species to be planted to produce chestnuts in the region. The results show that there are more than 50 species in three genera: Castanopsis, Lithocarpus and Quercus in the Fagaceae family in the Central Highlands, of which the nuts of 11 species are edible, and belong to the genera Castanopsis (9 species) and Lithocarpus (2 species). Based on the results of nutrient composition analyses, naturally distributed range, and silvicultural and biological characteristics surveys, the two species Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus (Dẻ anh) and Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam. (Kha thụ nguyên) have been considered as the most potential species to be studied further to plant for chestnut production in the region.

Keywords: Castanopsis pseudoserrata, Castanopsis pyriformis, Central highland, Chestnut.

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam 2 Trường Đại học Đà Lạt

13