forlandvn.files.wordpress.com · web viewthời gian thuê rừng phù hợp với thời gian...

98
QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: /2017/QH14 LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (SỬA ĐỔI) Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản (sau đây gọi chung là hoạt động lâm nghiệp). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp tại Việt Nam. 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.Rừng Phương án 1 : Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa có độ tàn che 1 DỰ THẢO 04/10/20

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Luật số: /2017/QH14

LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (SỬA ĐỔI)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương

mại lâm sản (sau đây gọi chung là hoạt động lâm nghiệp).

Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng dân cư thôn trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp tại Việt Nam.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Rừng

Phương án 1:

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa có độ tàn che của tán rừng từ 0,1 trở lên; diện tích liền khoảnh từ 0,5 ha trở lên; chiều cao của cây rừng từ 5 m trở lên hoặc 2 m trở lên đối với hệ thực vật đặc trưng. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Phương án 2:

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ tàn che của tán rừng từ 0,1 trở lên; chiều cao của cây rừng từ 5 m trở lên, đối với rừng ngập mặn, rừng núi đá có chiều cao của cây rừng từ 2 m trở lên; diện tích liền khoảnh từ 0,5 ha trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

1

DỰ THẢO04/10/2016

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên thêm dịch vụ môi trường sinh thái
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Phương án này rõ ràng nhất trong 3 phương án
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Đoạn này không cần thiết
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Ký kết là của chính phủ, nhưng Luật là của Quốc Hội, như vậy có thể dẫn đến vai trò của chính phủ cao hơn Quốc Hội. Nên thêm các điều ước quốc tế được Quốc Hội thông qua.
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên bỏ thôn, chỉ là cộng đồng dân cư cho phù hợp với các luật khác
Page 2: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Phương án 3: giữ nguyên như Luật BV&PTR 2004.

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

2. Độ tàn che của tán cây rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng.

3. Độ che phủ của rừng là tổng diện tích đất có rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên, được tính bằng tỷ lệ phần trăm.

4. Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

5. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác; được công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng.

6. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng tự nhiên là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây rừng và các dịch vụ liên quan đến rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để phục hồi rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng và các dịch vụ liên quan đến rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng theo quy định của pháp luật.

9. Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

10. Giá trị quyền sử dụng rừng là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng rừng đối với một diện tích rừng xác định trong thời hạn sử dụng rừng xác định.

11. Giá trị rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với một diện tích rừng trồng xác định.

2

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Bổ sung trường hợp rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên bổ sung khái niệm giá trị quyền sở hữu rừng
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Chỉ nên là cộng đồng dân cư
Page 3: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

12.Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

13. Cộng đồng dân cư thôn là các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.

14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật, thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

15. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng.

16. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.

17. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên.

18. Phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.

19. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

20. Thống kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về diện tích và chất lượng các loại rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần thống kê.

21. Kiểm kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê.

22. Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân và bao gồm các loại dịch vụ được quy định tại Điều……Luật này.

22. Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng ổn định để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra; đảm bảo sản xuất được liên tục mà không làm suy giảm các giá trị và năng suất trong tương lai của rừng; không gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường và xã hội.

Điều 4. Nguyên tắc phát triển lâm nghiệp bền vững

1. Phát triển rừng sản xuất, khai thác, chế biến lâm sản phải bảo đảm cung ứng và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường.

3

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên bổ sung: quản lý chặt chẽ về nguồn gốc lâm sản
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên có khái niệm cộng đồng dân cư để phạm vi rộng hơn, phù hợp với các luật khác
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên bao gồm rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Page 4: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

2. Quản lý và bảo vệ rừng bền vững các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo hướng gắn bảo vệ với phát triển; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, đồng thời bảo đảm nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng.

3. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.

4. Góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 5. Các hình thức sở hữu rừng

1. Rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, gồm:

a) Rừng tự nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh phục hồi, rừng trồng bằng vốn đầu tư của Nhà nước;

b) Hệ thống rừng giống quốc gia.

2. Rừng thuộc sở hữu riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, gồm:

a) Rừng trồng được hình thành bằng công sức và nguồn vốn của tổ chức, cá nhân;

b) Rừng tự nhiên là rừng sản xuất thuộc loại rừng nghèo được phục hồi bằng công sức và nguồn vốn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao với thời gian ít nhất 35 năm và được Nhà nước thừa nhận;

c) Rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.

3. Rừng thuộc sở hữu chung

a) Rừng trồng được hình thành từ nhiều nguồn vốn của nhiều chủ thể khác nhau;

b) Rừng trồng do các thành viên của cộng đồng dân cư thôn cùng nhau đóng góp hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng;

c) Rừng tự nhiên là rừng sản xuất do các thành viên của cộng đồng dân cư thôn cùng nhau đóng góp hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật để phục hồi rừng;

d) Rừng trồng do cộng đồng dân cư thôn nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Chặt, phá rừng, khai thác rừng trái phép.

2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.

3. Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

4

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Chỉ nên là cộng đồng dân cư, Chính phủ sẽ quy định chi tiết như thế nào là cộng đồng (nhóm hộ, tổ hợp tác, …) và các quyền, nghĩa vụ trong từng loại cộng đồng và loại rừng tương ứng
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Và c) nên kết hợp với nhau; b) bổ sung trường hợp nhận chuyển nhượng
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Bảo đảm người làm nghề rừng, những người sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng có cuộc sống ổn định.
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên là lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên thay bằng hài hòa giữa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích riêng của chủ rừng
Page 5: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

4. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.

7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

9. Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, buôn bán trái pháp luật mẫu vật loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

11. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.

16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng

Chương II

QUẢN LÝ RỪNG

Mục 1

Phân loại rừng, quy hoạch rừng

Điều 7. Phân loại rừng

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:

1. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

5

Page 6: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; rừng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của thôn;

d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; rừng giống để bảo tồn, lưu giữ giống quốc gia.

2. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ

môi trường, bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

b) Rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận, không bao gồm rừng giống quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Phân chia, xác định ranh giới quản lý rừng

1. Các khu rừng được phân chia và xác định ranh giới rõ ràng trên bản đồ, trên thực địa và lập hồ sơ quản lý rừng, phải thể hiện bằng hệ thống mốc, bảng chỉ dẫn và được chia thành các đơn vị quản lý rừng như sau:

a) Tiểu khu là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng có ranh giới cố định được bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng; mỗi tiểu khu có diện tích trung bình 1.000 (một nghìn) hecta; số hiệu tiểu khu được đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh;

b) Khoảnh là đơn vị quản lý rừng được phân chia ra từ tiểu khu rừng, khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình 100 (một trăm) hecta, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu. Trường hợp khoảnh chưa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng;

c) Lô rừng là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng, thống kê tài nguyên rừng, lô rừng được chia ra từ các khoảnh.

2. Việc phân chia các đơn vị quản lý rừng được thực hiện thống nhất trong địa bàn cấp tỉnh và trên phạm vi cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về việc phân chia đơn vị quản lý rừng, mốc ranh giới, bảng chỉ dẫn và việc lập hồ sơ quản lý rừng.

6

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên thêm: cung cấp dịch vụ môi trường
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Thêm hồ chứa
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên thêm: cung cấp các dịch vụ môi trường
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Cộng đồng dân cư
Page 7: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Tiểu mục 2

Quy hoạch rừng quốc gia

Điều 9. Nguyên tắc lập quy hoạch rừng quốc gia

1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của cả nước;

2. Bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3. Bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

4. Đảm bảo sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động quy hoạch.

Điều 10. Căn cứ lập quy hoạch rừng quốc gia

Việc lập quy hoạch về rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp của cả nước;

2. Quy hoạch sử dụng đất của cả nước;

3. Kết quả thực hiện quy hoạch về rừng kỳ trước;

4. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

5. Hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Điều 11. Nội dung quy hoạch

Quy hoạch về rừng cấp quốc gia phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trang tài nguyên rừng; các chủ trương, định hướng phát triển, các quy hoạch có liên quan;đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết.

2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoach về rừng kỳ trước

a) Đánh giá khái quát thực trạng tổ chức sản xuất, kết quả các hoạt động sản xuất chủ yếu, tình hình đầu tư, khoa học công nghệ, lao động; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân;

b) Dự báo nhu cầu về lâm sản và thị trường tiêu thụ lâm sản; nhu cầu về các dịch vụ môi trường; dự báo về tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong lâm nghiệp.

3. Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội đối với ngành.

4. Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển của ngành

7

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên thêm một căn cứ: các công ước, cam kết quốc tế liên quan đến sử dụng rừng
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Thêm cụm từ có liên quan
Page 8: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

5. Quy hoạch rừng toàn quốc và tới cấp tỉnh theo 3 loại rừng, gồm:

a) Rừng đặc dụng;

b) Rừng phòng hộ;

c) Rừng sản xuất.

6. Quy hoạch vùng chuyên môn hóa liên quan đến rừng theo hướng tiếp cận cảnh quan, gồm:

a) Vùng rừng phòng hộ đầu nguồn;

b) Vùng rừng ven biển, gồm rừng ngập mặn, ngập nước;

c) Vùng nguyên liệu tập trung, gồm vùng nguyên liệu giấy, dăm gỗ, gỗ trụ mỏ, gỗ lớn.

7. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch.

8. Dự đoán hiệu quả của quy hoạch về rừng về kinh tế, xã hội, môi trường.

9. Bản đồ các loại.

10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 12. Kỳ quy hoạch rừng quốc gia

1. Kỳ quy hoạch rừng quốc gia phải phù hợp với kỳ quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

2. Kỳ quy hoạch rừng quốc gia là mười năm.

Điều 13. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức việc lập quy hoạch rừng quốc gia.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan của địa phương phục vụ cho việc lập quy hoạch rừng quốc gia theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 14. Lấy ý kiến về quy hoạch

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch rừng quốc gia.

2. Hình thức và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch rừng quốc gia, được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch rừng trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Thời gian lấy ý kiến quy hoạch về rừng là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.

8

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên thay bằng: Đánh giá tác động kinh tê, môi trường, xã hội
Page 9: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch rừng.

Điều 15. Thẩm định quy hoạch rừng quốc gia

1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch rừng quốc gia:

a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch rừng quốc gia.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch rừng quốc gia.

2. Hội đồng thẩm định quy hoạch rừng quốc gia có trách nhiệm thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch rừng đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch rừng quốc gia.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch rừng quốc gia tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa.

3. Nội dung thẩm định quy hoạch rừng quốc gia:

a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch rừng quốc gia;

b) Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch về rừng với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia;

c) Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;

d) Tính khả thi của phương án quy hoạch về rừng.

4. Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch rừng được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch về rừng.

Điều 16.Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch rừng, quyết định xác lập các khu rừng

1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch rừng được quy định như sau:

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạchrừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.

2. Thẩm quyền quyết định xác lập các khu rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa phương theo quy

hoạchrừng đã được phê duyệt.

Điều 17. Điều chỉnh quy hoạch rừng quốc gia

1. Việc điều chỉnh quy hoạch rừng quốc gia phải dựa trên các căn cứ sau đây:9

Page 10: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

a) Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch về rừng;

b) Do yêu cầu cấp bách để thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng nào thì có quyền điều chỉnh việc xác lập khu rừng đó.

Điều 18. Công bố quy hoạch về rừng quốc gia

1. Quy hoạch rừng cấp quốc gia, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải được công bố công khai.

2. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch về rừng được quy định như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch rừng quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch về rừng theo quy định sau đây:

a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch rừng.

Điều 19. Thực hiện quy hoạch rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch rừng quốc gia; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Diện tích rừng, đất để phát triển rừng ghi trong quy hoạch rừng của địa phương đã được công bố phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì chủ rừng được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã được xác định trước khi công bố quy hoạch rừng. Trường hợp chủ rừng không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi rừng, đất để trồng rừng và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau hai năm không thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải điều chỉnh quy hoạch và công bố công khai.

3. Khi kết thúc kỳ quy hoạch rừng mà các chỉ tiêu quy hoạch rừng chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch rừng kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba năm một lần phải kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch rừng.

10

Page 11: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Mục 2

Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.

Điều 20. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đúng thẩm quyền.

2. Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phải phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 21. Căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Quy hoạch rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định;

2. Quỹ rừng, quỹ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

3. Nhu cầu, khả năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn đề nghị giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Điều 22. Giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

1. Giao rừng đặc dụng

a) Nhà nước giao rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan không thu tiền sử dụng rừng cho các Ban quản lý đặc dụng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

b) Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học không thu tiền sử dụng rừng cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định.

c) Nhà nước giao rừng giống không thu tiền sử dụng rừng để bảo tồn, lưu giữ giống quốc gia cho ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Giao rừng phòng hộ

a) Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống hợp pháp tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch

11

Page 12: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

đã được phê duyệt, phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật Đất đai.

3. Giao rừng sản xuất

a) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống hợp pháp tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật Đất đai; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý.

b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo không thu tiền sử dụng rừng cho các tổ chức kinh tế để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

4. Hồ sơ giao rừng tự nhiên phải thể hiện diện tích rừng, loại rừng, hiện trạng rừng khi giao (giàu, trung bình, nghèo); rừng trồng do Nhà nước đầu tư phải thể hiện diện tích rừng, vốn Nhà nước đã đầu tư để làm cơ sở xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng.

Điều 23. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

1. Điều kiện cộng đồng dân cư thôn được giao rừng

a) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn đề nghị giao rừng; có quy ước, hương ước quản lý, bảo vệ rừng phù hợp với pháp luật về lâm nghiệp hoặc quy chế quản lý, bảo vệ rừng được cấp có thẩm quyền được phê duyệt;

b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.

2. Loại rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn, gồm:

a) Rừng văn hóa tâm linh tín ngưỡng mà cộng đồng dân cư thôn đang quản lý theo truyền thống trên diện tích rừng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đang tạm thời quản lý;

b) Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Điều 24. Cho thuê rừng

1. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng phòng hộ trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái- môi trường theo quy chế quản lý rừng. Thời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất.

2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp,

12

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Có vị trí liền kề, gần với khu vực sinh sống của cộng đồng dân cư và cộng động có nhu cầu quản lý sử dụng khu rừng đó
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Các khu rừng tâm linh ngay cả khi đã giao cho chủ rừng khác cũng cần thu hồi để giao lại cho cộng đồng
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Quy định cả thôn có cùng phong tục tập quán,.. là rất khó xảy ra. Nên là cộng đồng dân cư.
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Bỏ điều này, giao chính phủ quy định chi tiết về điều kiện cộng đồng và rừng giao cộng đồng.
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Hộ gia đình và cộng đồng cũng có thể phát triển rừng tự nhiên nghèo như tổ chức, nên bỏ quy định này
Page 13: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo quy chế quản lý rừng. Thời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất.

3. Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo quy chế quản lý rừng. Thời gian thuê rừng theo thời gian của dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm.

Điều 25. Cho thuê dịch vụ môi trường rừng1. Nhà nước cho tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuê dịch vụ môi trường rừng

đặc dụngtrả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái - môi trường theo quy chế quản lý rừng. Thời gian thuê rừng 20 năm. Khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét cho thuê tiếp. Đối với tổ chức nước ngoài, thời gian thuê rừng theo thời gian của dự án đầu tưnhưng không quá 50 năm.

2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, hộ gia đình, cá nhân thuê dịch vụ môi trường rừng phòng hộ trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái - môi trường theo quy chế quản lý rừng. Thời gian thuê rừng 20 năm. Khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét cho thuê tiếp. Đối với tổ chức nước ngoài, thời gian thuê rừng theo thời gian của dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm.

3. Ngoài cho thuê, kinh doanh dịch vụ môi trường rừng, Nhà nước cho thuê ngắn hạn môi trường rừng để nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.

Điều 26. Căn cứ, thời điểm tính tiền thuê rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng1. Căn cứ tính tiền cho thuê rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng:

a) Diện tích rừng cho thuê;

b) Thời hạn cho thuê rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng;

c) Đơn giá thuê rừng; trường hợp đấu giá quyền thuê rừng thì giá rừng thuê là đơn giá trúng đấu giá;

d) Hình thức cho thuê rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng thu tiền thuê rừng hàng năm hoặc cho thuê rừng thu tiền thuê rừng một lần cho cả thời gian thuê.

2. Thời điểm tính thu tiền thuê rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng là thời điểm Nhà nước quyết định cho thuê rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều 24, Điều 25 Luật này.

Điều 27. Thu hồi rừng

1. Nhà nước thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:

a) Thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh;

13

Page 14: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Thu hồi rừng để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

c) Thu hồi rừng do vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, gồm: sử dụng rừng không đúng mục đích; rừng được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; chủ rừng không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; sau 12 (mười hai) tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) tháng liên tục;

d) Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng;

đ) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

e) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

g) Chủ rừng là cá nhân chết mà không cóngười thừa kế.

2. Khi Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng thì chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng được thực hiện bằng các hình thức giao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để trồng rừng mới; bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi rừng.

Trong trường hợp thu hồi rừng của chủ rừng trực tiếp sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này mà không có rừng để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền, người bị thu hồi rừng còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

3. Những trường hợp sau đây không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng:

a) Trường hợp quy định tại các điểm c, g Khoản 1 Điều này;

b) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước gồm tiền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; tiền đầu tư ban đầu để bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 28. Chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp đã được phê duyệt và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật này.

2. Việc chuyển đổi rừng sang mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp phải tuân theo pháp luật về đất đai, phải trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng quy định tại Điều…..Luật này.

14

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Hai khoản a) và b) cần quy định cụ thể hơn tương tự như điều 61 và 62 của Luật đất đai 2013
Page 15: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 29. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:

a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

b) Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn;

c) Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.

2. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác lập.

Điều 30. Trách nhiệm tổ chức thực hiện giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc xác định các thông tin, số liệu có liên quan đến các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc cấp tỉnh tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, đồng thời việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng cho các tổ chức trong phạm vi địa phương;

b)Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc cấp huyện tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, đồng thời việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong phạm vi địa phương;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giao đất, giao rừng, cho thuê

15

Page 16: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng và phối hợp với các cơ quan chức năng của cấp tỉnh, của cấp huyện trong việc bàn giao đất, bàn giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại thực địa.

4. Giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

Mục 3

Tổ chức quản lý khu rừng

Điều 31. Nguyên tắc tổ chức quản lý khu rừng

1. Các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất phải được tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững; phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp.

2. Các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất phải có chủ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

3. Việc quản lý rừng phải theo đúng mục đích sử dụng chính của từng loại rừng; đồng thời phải sử dụng hợp lý các giá trị tổng hợp từ rừng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

4. Việc xác định các mục tiêu và biện pháp quản lý phải phù hợp với đặc thù của các hệ sinh thái rừng để bảo đảm phát triển rừng bền vững.

5. Một chủ rừng có thể được giao, được thuê nhiều loại rừng nhưng phải thực hiện việc quản lý từng loại rừng theo đúng quy chế đối với loại rừng đó.

Điều 32. Tổ chức quản lý rừng

1. Đối với rừng đặc dụng

a) Các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích trên 5.000 ha được thành lập Ban quản lý rừng. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này thì thành lập một Ban quản lý chung. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này thì giao cho cơ quan Kiểm lâm quản lý. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Các khu rừng là khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì tổ chức, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao hoặc cho thuê có trách nhiệm tổ chức quản lý khu rừng đó theo quy chế quản lý rừng.

2. Đối với rừng phòng hộ

Phương án 1:

a) Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp công lập.

16

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên đưa ưu tiên giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng sống gần rừng trước. Những diện tích hộ và cộng đồng không đủ khả năng quản lý, không có nhu cầu thì mới giao cho tổ chức
Page 17: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc cho thuê có trách nhiệm tổ chức quản lý khu rừng đó theo quy chế quản lý rừng.

Phương án 2:

Mỗi tỉnh chỉ thành lập một Ban quản lý rừng phòng hộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thẩm quyền thành lập Ban quản lý rừng

b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ do Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập khu rừng quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật này. Ban quản lý khu rừng này trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ do địa phương quản lý.

Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương có thể thành lập 1 ban quản lý rừng chung cho rừng đặc dụng, phòng hộ.

4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý rừng và các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 33. Đối tượng, trách nhiệm thực hiện quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng

1. Quản lý rừng bền vững được thực hiện tại các diện tích rừng được quy hoạch là rừng sản xuất.

2. Chủ rừng là tổ chức phải thực hiện quản lý rừng bền vững trên diện tích rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích các chủ rừng tổ chức quản lý rừng bền vững trên diện tích rừng trồng được quy hoạch là rừng sản xuất.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý rừng bền vững; tổ chức xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc gia.

Mục 4

Điều tra, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

Điều 34. Điều tra, đánh giá tài nguyên rừng

1. Điều tra đánh giá về số lượng, chất lượng; lập bản đồ và báo cáo quốc gia về tài nguyên rừng.

2. Kỳ điều tra đánh giá 5 năm một lần.

17

Page 18: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên rừng.

4. Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên rừng.

Điều 35. Kiểm kê rừng, thống kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

1. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần và được công bố vào Qúy II của năm tiếp theo.

2.Việc thống kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện và công bố hàng năm.

3. Đơn vị thống kê, kiểm kê rừng là lô, khoảnh, tiểu khu trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

4. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Ban hành và hướng dẫn nội dung, phương pháp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các địa phương thực hiện việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; công bố kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của cả nước.

b) Phối hợp với cơ quan Thống kê của Nhà nước lập biểu mẫu về thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để áp dụng thống nhất trong cả nước và phù hợp với pháp luật về thống kê, kiểm kê.

5. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thống nhất số liệu về diện tích các loại rừng với diện tích các loại đất rừng cho phù hợp theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

6. Trách nhiệm của Tổng cục Thống kê

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập các biểu mẫu thống kê, kiểm kê, hướng dẫn cơ quan thống kê các địa phương phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành lâm nghiệp ở cấp tỉnh, phòng chức năng được phân công giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thống kê rừng, kiểm kê rừng.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thống kê, kiểm kê rừng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức và báo cáo kết quả kiểm kê rừng,thống kê rừng và diễn biến tài nguyên rừng lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

18

Page 19: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả kiểm kê rừng, thống kê rừng và diễn biến tài nguyên rừng lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả kiểm kê rừng,thống kê rừng và diễn biến tài nguyên rừng lên Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

8. Trách nhiệm của chủ rừng

a) Chủ rừng có trách nhiệm kiểm kê rừng,thống kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đông dân cư thôn trong nước;

b) Chủ rừng có trách nhiệm kê khai số liệu kiểm kê rừng, thống kê rừng và diễn biến tài nguyên rừng theo biểu mẫu quy định với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

9. Chính phủ định kỳ báo cáo Quốc hội về hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng.

Mục 5

Giá rừng, đấu giá rừng

Điều 36. Giá rừng1. Giá rừng được hình thành trong các trường hợp sau đây:

a) Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;

b) Giá rừng do đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Giá rừng do chủ rừng thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.

2. Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được sử dụng làm căn cứ để:

a) Tính tiền sử dụng rừng và tiền thuê rừng khi Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

b) Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính giá trị quyền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng;

d) Bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng;

đ) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.

19

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Thiếu quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Page 20: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

e) Tính giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng để đưa vào giá trị tài sản Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định nguyên tắc và phương pháp định giá rừng.

Điều 37. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Nguyên tắc đấu giá rừng

a) Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;

b) Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng phải theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;

c) Giá trúng đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không được thấp hơn giá rừng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 38. Giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong tài sản của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và trong tài sản của doanh nghiệp nhà nước

1. Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng thì giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được tính vào giá trị tài sản giao cho tổ chức đó.

2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng mà tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này mà doanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc tính giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng đối với các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Mục 6

Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

Tiểu mục 1

Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

Điều 39. Chủ rừng

1. Ban quản lý rừng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

20

Page 21: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

3. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

5. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.

8. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.

Điều 40. Quyền chung của chủ rừng

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng theo quy định của Luật này và pháp luật khác liên quan.

2. Được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của luật này và Luật Đất đai.

3. Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, quy định về khoán rừng, vườn cây, mặt nước và các quy định khác có liên quan.

4. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; được tự do lưu thông sản phẩm từ thành quả lao động và kết quả đầu tư, được quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế cho người khác theo quy định của pháp luật dân sự.

5. Được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo quy chế quản lý rừng và dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, thu hồi rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

7. Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại.

8. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng.

21

Page 22: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

9. Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích hợp pháp khác.

Điều 41. Nghĩa vụ chung của chủ rừng

1. Bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững theo hiện trạng rừng được giao; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng, theo quy hoạch, kế hoạch lâm nghiệp và theo quy chế quản lý rừng.

2. Chủ rừng thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng.

3. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khi hết thời hạn sử dụng hoặc thuê rừng.

4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện quy định của Luật này; các cam kết kinh tế và dân sự, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

6. Có nghĩa vụ bảo vệ đa dạng sinh học rừng tự nhiên, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật liên quan và Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Tiểu Mục 2

Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng

1. Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này;

b) Được ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trong khu rừng đặc dụng, phòng hộ; được Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp thường xuyên và được cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng ổn định để hợp đồng thuê, khoán với người dân tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý, bảo vệ rừng; được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư vùng đệm để quản lý rừng, bảo vệ rừng;

c) Được tự tổ chức hoặc cho thuê, liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái-môi trường, nghĩ dưỡng, giải trí trong rừng để tạo nguồn thu cho quản lý, bảo vệ rừng theo dựán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Được tiến hành hoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề tài, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Nghĩa vụ

a) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này.

22

Page 23: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thực hiện phương án đã được duyệt.

Tiểu Mục 3

Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao rừng giống quốc gia

1. Quyền

a) Được Nhà nước đảm bảo kinh phí đầu tư để duy trì và phát triển giống theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Được bán sản phẩm theo giá thị trường.

2. Nghĩa vụ:

a) Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện quản lý giống;

b) Duy trì và phát triển rừng giống theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ

1.Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này.

b) Được khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều … của Luật này.

c) Được ngân sách nhà nước đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ;

d) Được tự tổ chức hoặc cho thuê, liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái-môi trường, nghĩ dưỡng, giải trí; nông lâm ngư kết hợp theo dự ánđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nghĩa vụ

a) Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này.

b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng phòng hộ và thực hiện phương án đã được duyệt;

c) Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng phòng hộ được Nhà nước giao.

Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

1. Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này.

23

Page 24: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Trường hợp trả tiền một lần trong thời gian thuê: được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại Điều … của Luật này; được sở hữu cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư, được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và hỗ trợ bồi thường theo quy định của pháp luật trong thời hạn được thuê.

c) Trường hợp trả tiền hàng năm: được sở hữu cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư, được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và hỗ trợ bồi thường theo quy định của pháp luật trong năm trả tiền.

2. Nghĩa vụ

a) Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này;

b) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ và phát triển rừng hàng năm theo hợp đồng thuê;

c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, thuê dịch vụ môi trường rừng đặc dụng

1. Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này.

b) Được khai thác lâm sản trongrừng phòng hộ, rừng đặc dụng được thuê theo quy định tại Điều ..của Luật này.

c) Được kết hợp bảo vệ rừng với sản xuất nông –lâm- ngư kết hợp trong rừng phòng hộ theo quy định tại luật này và quy chế quản lý rừng.

d) Được cho thuê lại rừng, thuê lại dịch vụ môi trường rừng trong khuôn khổ hợp đồng cho thuê rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nghĩa vụ

a) Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này;

b) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ và phát triển rừng hàng năm theo hợp đồng thuê;

c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bằng vốn ngân sách nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này.

b) Được chủ động tổ chức trồng rừng theo dự toán thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

24

Page 25: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Được khai thác lâm sản theo quy chế quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ không bằng vốn ngân sách nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều … của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

e) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều …của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

đ) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

e) Được cho thuê dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí;

g) Phải xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ và phát triển rừng theo hợp đồng thuê;

h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tiểu Mục 4

Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ

1. Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này.

b) Được Nhà nước đảm bảo kinh phí bảo vệ rừng;

25

Page 26: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Được khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định tại Điều … của Luật này, được khai thác sử dụng cây rừng trồng bổ sung và sản phẩm nông lâm ngư kết hợp;

d) Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân, được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật;

đ) Trường hợp tự đầu tư phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt theo quy chế quản lý rừng, sau 35 năm giao sẽ được Nhà nước xác nhận quyền sở hữu rừng và được hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước đối với rừng này.

2. Nghĩa vụ

a) Bảo vệ và phát triển rừng theo quy chế quản lý rừng phòng hộ;

b) Không được chuyển nhượng, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng phòng hộ được giao.

Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất

1. Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này;

b) Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì được khai thác theo quy định tại Điều … của Luật này; được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật;

c) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được khai thác theo quy định tại Điều … của Luật này;

d) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, hộ gia đình cá nhân tự bỏ vốn đầu tư phục hồi, sau 35 năm giao sẽ được nhà nước xác nhận quyền sở hữu rừng và được hưởng lợi theo chính sách của nhànước đối với rừng này;

đ) Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

a) Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này;

b) Bảo vệ và phát triển rừng theo quy chế quản lý rừng;

c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

1.Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41 của Luật này;

26

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên bỏ quy định này. Chủ rừng chỉ đầu tư khi các quyền được xác lập ngay từ đầu. Quy định sau 35 năm mới xác lập quyền thì không có tính thực thi.
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Quy định này quá thiếu tính thực thi, không ai nhận rừng để chờ 35 sau năm mới có quyền sở hữu. nên bỏ quy định này
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Nên quy định người nhận thừa kế phải ở trong cùng xã
Page 27: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Được hưởng giá trị cây rừng và sản phẩm nông lâm ngư kết hợp do chủ rừng tự đầu tư trong thời gian được thuê theo quy định của pháp luật;

c) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tự đầu tư theo quy định của pháp luật;

d) Đối với rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng sản xuất là rừng tự nhiên: được khai thác hưởng lợi theo quy định tại Điều … của Luật này;

đ) Được hưởng tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật trong thời gian thuê.

2. Nghĩa vụ

a) Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này

b) Phải xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ và phát triển rừng theo hợp đồng thuê;

c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng

1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều …của Luật này;

d) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng; góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều….. của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều …của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật;

27

Page 28: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

đ) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

e)Được hưởng tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng và hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo quy định của pháp luật trong thời gian thuê.

3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, nếu tự đầu tư tạo thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ, được nhà nước công nhận quyền sở hữu và được hưởng lợi theo chính sách của nhà nước đối với loại rừng này.

Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng

1. Quyền

a) Có các quyền quy định tại Điều 41, 42 của Luật này.

b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;

c) Được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với rừng bảo vệ nguồn nước; rừng phục vụ khai thác, sử dụng chung cộng đồng; rừng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng mà cộng đồng đang quản lý theo truyền thống; rừng tự nhiên nghèo kiệt mà cộng đồng dân cư tự đầu tư phục hồi sau 35 năm giao theo quy chế quản lý rừng và được hưởng lợi theo chính sách của nhà nước đối với loại rừng này ;

d) Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy định của Luật này và quy chế quản lý rừng;

đ) Được chủ động tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giao cho cộng đồng, được phân chia lợi ích từ rừng theo quy chế của cộng đồng.

e) Được hướng dẫn quy hoạch vùng kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp, vùng canh tác dưới tán rừng, vùng chăn thả gia súc theo quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;

g) Được cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao;

2. Nghĩa vụ

a) Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 của Luật này;

b) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;

c) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, trừ rừng được nhà nước xác nhận quyền sở hữu.

28

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Bỏ quy định này
Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Page 29: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Tiểu mục 5

Quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng khác

Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang nhân dân

Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41,42 của Luật này.

2. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều … của Luật này.

3. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại Điều … của Luật này.

4. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụng rừng.

Điều 54. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41,42 của Luật này;

2. Được bán sản phẩm rừng trồng, cây giống và các lâm sản khác theo quy chế quản lý rừng;

3. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụng rừng.

Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng

1. Trường hợp chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư;

c) Được thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tự đầu tư tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

d) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng theo quy định của pháp luật; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền hàng năm:

29

Page 30: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy đinh của Luật này.

c) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất do chủ rừng tự đầu tư;

c) Được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, nghiên cứu khoa học theo hợp đồng thuê hàng năm;

d) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trổng rừng sản xuất theo dự án đầu tư

1. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần để trồng rừng sản xuất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều … của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật;

e) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm để trồng rừng sản xuất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 41, 42 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều … của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng, cho rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

đ) Được góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

30

Page 31: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Chương III

BẢO VỆ RỪNG

Mục 1

Trách nhiệm bảo vệ rừng

Điều 57. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Điều 58. Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng

1. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ rừng được giao các loại rừng khác nhau có trách nhiệm xây dựng các phương án, biện pháp bảo vệ rừng phù hợp với mục đích sử dụng, tiêu chí phân loại, nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với từng loại rừng.

3. Chủ rừng không thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của Luật này thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 59.Trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi địa phương;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

c) Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng ở địa phương; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức việc khai thác rừng theo quy định của Chính phủ;

d) Chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn;

31

Page 32: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

đ) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

b) Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

c) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật;

d) Huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng;

đ) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

b) Chỉ đạo các thôn và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng;

d) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn;

đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và có kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

e) Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch về rừng,sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch về rừng đã được phê duyệt;

g) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương.

32

Page 33: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 60. Trách nhiệm bảo vệ rừng của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm việc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này; tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và quy định của Luật này; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác bảo vệ rừng tại các vùng biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh; huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng trong các khu rừng đặc dụng có liên quan đến di sản văn hoá.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường rừng.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ rừng.

Mục 2

Nội dung bảo vệ rừng

Điều 61.Bảo vệ hệ sinh thái rừng

1. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

33

Page 34: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 62. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

1. Bảo vệ thực vật rừng.

a) Những loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nguồn gen thực vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ;

b) Việc khai thác chính thực vật rừng chỉ được thực hiện ở các khu rừng đã có chủ rừng được Nhà nước giao rừng hoặc cho thuê rừng;

c) Việc khai thác gỗ và lâm sản, khai thác tận dụng, tận thu gỗ trong rừng tự nhiên, trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vườn rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng.

2. Bảo vệ động vật rừng

a) Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ và theo quy định của điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia;

b) Những loài động vật rừng thông thường khi săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải thực hiện theo đúng quy định trong giấy phép đã được cấp.

3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản; quy phạm, quy trình về khai thác rừng; quy định khu vực, loài động vật rừng được phép săn, bắt, mùa cấm săn, bắt, phương tiện, dụng cụ cấm hoặc hạn chế sử dụng trong săn, bắt động vật rừng; hướng dẫn trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản và việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng.

Điều 63. Phòng cháy, chữa cháy rừng1. Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng

cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.

4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả; trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực

34

Page 35: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.

Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

5. Cơ quan Kiểm lâm các cấp và Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Chính phủ quy định chi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả sau cháy rừng.

Điều 64. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng1. Việc trồng cây rừng, nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo

đúng pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp lệnh về thú y; không được sử dụng thuốc phòng, trừ sinh vật hại rừng không đúng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

2. Chủ rừng phải chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng, trừ sinh vật hại rừng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng và phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện các biện pháp phòng, trừ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

3. Các biện pháp lâm sinh hoặc sinh học để phòng, trừ sinh vật gây hại rừng được khuyến khích bao gồm:

a) Gieo trồng các loại cây có khả năng chống chịu sinh vật gây hại;

b) Diệt trừ hoặc ngăn chặn sinh vật hại rừng bằng việc sử dụng các nhân tố sinh vật như: động vật ký sinh, động vật ăn thịt;

c) Nhân hoặc thả những loài sâu hại đã bị diệt dục hoặc những loài sâu hại đã được tác động để làm mất khả năng di truyền;

d) Diệt trừ hoặc ngăn chặn sự phát triển của các quần thể sinh vật hại bằng cách phối hợp, sử dụng một cách hợp lý các biện pháp.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm dự báo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng.

5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các lực lượng để diệt trừ sinh vật hại rừng trong phạm vi địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang các địa phương khác.

Mục 3

Tổ chức bảo vệ rừng

Điều 65. Tổ chức bảo vệ rừng ở cơ sở

1. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ diện tích rừng Nhà nước đã giao hoặc cho thuê như sau:

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tự tổ chức bảo vệ rừng do mình quản lý;

35

Page 36: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn có các hình thức tổ chức bảo vệ rừng thích hợp.

c) Chủ rừng là tổ chức có thể tổ chức lực lượng chuyên trách trực tiếp bảo vệ rừng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho lực lượng bảo vệ rừng trong phạm vi, quyền hạn của chủ rừng theo quy định của pháp luật.

Các Ban quản lý rừng thành lập lực lượng bảo vệ rừng nơi không đủ điều kiện thành lập Hạt Kiểm lâm theo nguyên tắc không thêm người, không bổ sung thêm kinh phí, được sử dụng nguồn thu từ rừng để trang trải chi phí.

Các công ty lâm nghiệp nhà nước được thành lập lực lượng bảo vệ rừng theo nguyên tắc tự trang trải chi phí.

2. Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được bố trí bình quân 1.000ha/người.

b) Ban quản lý rừng được sử dụng quỹ lương của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hoặc tiền công bảo vệ rừng mà Nhà nước quy định trong các dự án được duyệt để khoán việc bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ở địa phương.

c) Hợp tác hoặc liên kết trong việc bảo vệ rừng giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; giữa tổ chức nhà nước với người dân và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

d) Được thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.

đ) Chủ rừng được quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cho các lực lượng nêu trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có rừng tổ chức lực lượng xung kích quần chúng (dân quân tự vệ) của địa phương để bảo vệ rừng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức bảo vệ rừng ở cơ sở.

Điều 66. Kiểm tra, kiểm soát lâm sản

1. Kiểm tra lâm sản được thực hiện trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, gây nuôi, cất giữ lâm sản do cơ quan Kiểm lâm các cấp thực hiện.

2. Hoạt động kiểm tra lâm sản thực hiện theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện hoặc có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ lâm sản.

3. Kiểm tra khai thác lâm sản: kiểm tra thực hiện các quy định về khai thác lâm sản; kiểm tra lâm sản được khai thác.

4. Kiểm tra lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, nơi cất giữ; cơ sở gây nuôi động vật rừng

36

Page 37: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

a) Kiểm tra cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản: hồ sơ quản lý cơ sở chế biến, kinh doanh; hồ sơ lâm sản;

b) Kiểm tra cất giữ lâm sản: hồ sơ lâm sản đang cất giữ, lâm sản hiện có tại nơi cất giữ;

c) Kiểm tra cơ sở gây nuôi động vật rừng: giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi, điều kiện chuồng trại, nguồn gốc động vật, vệ sinh môi trường, hồ sơ nhập, xuất động vật rừng;

d) Kiểm tra lâm sản trong lưu thông: kiểm tra lâm sản đang vận chuyển; kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu.

Điều 67. Trách nhiệm phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm

1. Cơ quan Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, hải quan và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, hải quan, các cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản của cơ quan kiểm lâm; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan với cơ quan kiểm lâm trong việc đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Điều 68. Quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực vật rừng, động vật rừng, các sản phẩm của chúng và các mẫu vật có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc do gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo và các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, thông thường

1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực vật rừng, động vật rừng, các sản phẩm của chúng và các mẫu vật có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc do gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo và các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, thông thường thực hiện theo quy định của Chính phủ, Công ước quốc tế về buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (CITES) và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: các cơ quan kiểm lâm, hải quan, công an, bộ đội biên phòng, thuế, quản lý thị trường, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bbảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

37

Pho Tien Phuc, 10/06/16,
Cần quy định cụ thể hơn nơi nào được kiểm tra, nếu không sẽ có khả năng xâm các quyền được quy định bởi các luật khác
Page 38: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

3. Chính phủ quy định hoạt động quản lý khai thác và trình tự, thủ tục gây nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo, hoạt động khai thác từ tự nhiên, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Mục 4

Bảo tồn đa dạng sinh học rừng

Điều 69. Nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học rừng

1. Bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và tại các hành lang đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

2. Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học phải kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo sự phát triển tự nhiên của các hệ sinh thái rừng, nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu; ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học rừng tại chỗ.

3. Nhà nước có cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút nhằm đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học rừng được sử dụng minh bạch, hiệu quả.

4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

5. Bảo đảm quản lý rủi ro và có các giải pháp phòng trừ, ứng phó với các loài sinh vật biến đổi gen, các loài sinh vật ngoại lai, xâm hại gây ra đối với đa dạng sinh học.

6. Đầu tư phát triển sinh kế của người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và tăng cường sự phối hợp giữa người dân, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và các ban quản lý các khu rừng trong bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

7. Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo các quy chế quản lý rừng.

8. Nhà nước khuyến khích sự tham gia, phối hợp và đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.

9. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng cần phù hợp với các phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương; và các cam kết quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

Điều 70. Bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Nội dung bảo tồn đa dạng sinh học rừng

a) Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

38

Page 39: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển các loài sinh vật rừng nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm.

c) Xây dựng và thực hiện các chương trình, hoạt động phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

d) Xây dựng và thực hiện các chương trình, hoạt động quản lý, bảo vệ nguồn gen, sưu tập và lưu giữ mẫu vật trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

đ) Thực hiện điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học rừng và báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học rừng của các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hàng năm;

e) Thực hiện nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học rừng và tổ chức các biện pháp phòng, trừ sâu hại, dịch bệnh và phòng cháy, chữa cháy trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

g) Thực hiện các chương trình kiểm soát, phòng trừ các loài ngoại lai, xâm hại và các loài sinh vật biến đổi gen tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ;

h) Tổ chức giao khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tăng cường sự tham gia, phối hợp của người dân địa phương, chính quyền và các ban ngành chức năng trong quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

i) Tổ chức, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tự tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch; thực hiện liên doanh, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo các quy hoạch, đề án và dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

k) Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, liên kết, hợp tác hoặc cho các đối tác trong và ngoài nước thuê rừng để nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

l) Xây dựng các đề án phối hợp quản lý và chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững tài nguyên rừng bảo vệ có sự tham gia của cộng đồng và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

m) Xây dựng và thực hiện các chương trình hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học rừng.

2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý rừng sản xuất phải xây dựng kế hoạch bảo tồn đối với các khu rừng sản xuất có giá trị cao về đa dạng sinh học.

Điều 71. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng sản xuất

1. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi lập kế hoạch sản xuất như trồng rừng, khai thác, cải tạo rừng, phải xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù trong khu rừng được giao quản lý.

39

Page 40: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

2. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của quốc gia. Chủ rừng phải xác định cụ thể trên bản đồ và có kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu vực có giá trị bảo tồn cao trong diện tích quản lý.

3. Đảm bảo quản lý chặt chẽ sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen trong khu rừng có giá trị bảo tồn cao trong rừng sản xuất.

4. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài hoang dã, các hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng.

Điều 72. Cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học rừng

1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học rừng

a) Cơ sở nuôi trồng các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; các trung tâm cứu hộ; các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; các khu rừng gắn với văn hóa, tín ngưỡng do cộng đồng quản lý, bảo vệ; các vườn thực vật; vườn thú; vườn ươm cây lâm nghiệp cố định; các khu rừng giống; các cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, có đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

b) Thành lập các hành lang đa dạng sinh học nối các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có sự gần nhau về địa lý và tương đồng về các đặc điểm của các hệ sinh thái để tăng cường các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực.

c) Thành lập Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại mỗi vùng sinh thái có diện tích rừng tự nhiên lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại các vùng sinh thái cụ thể.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận các cơ sở bảo tồn do Bộ quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do tỉnh quản lý.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chủ quản lý, thủ tục thành lập hành lang đa dạng sinh học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 73. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học rừng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học rừng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý tổng hợp về bảo tồn đa dạng sinh học rừng, bao gồm:

a) Trình Chính phủ phê duyệt Đề án điều tra đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học quốc gia;

b) Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học theo các vùng sinh thái và toàn quốc;

40

Page 41: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học cấp quốc gia và cấp vùng sinh thái;

d) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các quy định về chế độ quản lý và danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, sau khi có ý kiến của Bộ chuyên ngành liên quan;

đ) Xây dựng các văn bản, chính sách pháp luật trình Chính phủ hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền, làm công cụ quản lý thực hiện các quy hoạch, chiến lược quốc gia/vùng về bảo tồn đa dạng sinh học;

e) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra, giám sát các chính quyền địa phương và các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiên các quy hoạch, chiến lược quốc gia/vùng về bảo tồn đa dạng sinh học;

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học rừng, cụ thể:

a) Thực hiện việc điều tra, quy hoạch, xác lập các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các hành lang đa dạng sinh học; các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Thực hiện tổ chức, quản lý thống nhất hệ thống và triển khai, giám sát, đánh giá hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Xây dựng các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học rừng; các kế hoạch bảo tồn loài hoặc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

d) Xây dựng các tiêu chí, quy chế quản lý trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ Ban hành theo thẩm quyền, làm công cụ để quản lý thống nhất hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

đ) Rà soát, bổ sung, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách pháp luật chuyên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học, trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo chức năng thẩm quyền làm công cụ để thực hiện quản lý thống nhất hệ thống khu rừng bảo vệ, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các hành lang đa dạng sinh học, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

e) Thực hiện chức năng quản lý các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học trong hệ thống khu rừng bảo vệ, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các hành lang đa dạng sinh học, các cơ sở bảo tồnđa dạng sinh học;

g) Chủ trì phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang bộ xây dựng trình Chính phủ, các cam kết và ký kết các cam kết quốc tế có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm nghiệp;

41

Page 42: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

h) Ban hành các hướng dẫn cụ thể để thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ có một phần hoặc toàn bộ nằm trong vùng được công nhận theo các danh hiệu quốc tế như Khu di sản thiên nhiên thế giới (World Heritage), Khu đất ngập nước Ramsar, Khu di sản Asian (Asean Heritage Parks), Khu dữ trữ sinh quyển (Biosphere Reserve);

i) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các hành langđa dạng sinh học, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

4. Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các hành langđa dạng sinh học, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương theo thẩm quyền và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các hành langđa dạng sinh học, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Chương IV

PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 74. Phát triển nguồn giống cây lâm nghiệp

1. Hạt giống cây lâm nghiệp đưa vào sản xuất phải thu hái từ cây mẹ và nguồn giống hợp chuẩn; đối với hạt giống cây rừng tự nhiên được phép thu hái từ các nguồn giống chuyển hóa trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng hệ thống rừng giống; tổ chức việc bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp.

3. Cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp cấp tỉnh tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích tuyển chọn, lưu giữ cây mẹ, cây đầu dòng; xây dựng và duy trì rừng giống, vườn giống; phục tráng, lưu giữ giống gốc cây lâm nghiệp.

Điều 75. Phát triển rừng đặc dụng1. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

a) Phải duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, đảm bảo sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;

42

Page 43: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Được áp dụng biện pháp bảo vệ, kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng rừng bằng các loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính theo dự án, đề án được duyệt.

2.Khu bảo vệ cảnh quan

Duy trì diện tích rừng hiện có, được áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.

3. Khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học

Việc trồng mới, trồng lại rừng, cải tạo rừng được thực hiện theo các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hay cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 76. Phát triển rừng phòng hộ 1. Rừng phòng hộ đầu nguồn:

a) Phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, duy trì và hình thành cấu trúc rừng tự nhiên.

b) Được áp dụng biện pháp bảo vệ, kết hợp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng; trồng rừng ở những nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng. Trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, các loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ.

2. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:

a) Phải thiết lập các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng, có ít nhất một đai rừng chính rộng tối thiểu 20 mét kết hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép kín.

b) Được áp dụng biện pháp trồng rừng bằng các loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu với gió bão; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chí thành rừng.

3. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển:

a) Phải thiết lập ít nhất một đai rừng rộng tối thiểu 30 mét, nếu có nhiều đai rừng thì các đai rừng có cửa so le nhau theo hướng sóng chính;

b) Được áp dụng biện pháp trồng rừng bằng những loài cây bản địa chịu nước, có bộ rễ sâu, bám chắc; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chính thành rừng.

4. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường:

a) Phải tạo thành các đai rừng, dải rừng, khu rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ trong các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch để chống ô nhiễm không khí, tạo môi trường trong sạch, kết hợp với vui chơi, giải trí, tham quan du lịch;

b) Được áp dụng các biện pháp trồng rừng, cải tạo rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tạo rừng; ưu tiên trồng các loài cây thường xanh, có tán lá rộng.

Điều 77. Phát triển rừng sản xuất

1. Việc phát triển rừng sản xuất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch lâm nghiệp.

2. Các biện pháp lâm sinh được áp dụng để phát triển rừng sản xuất gồm:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;43

Page 44: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Trồng rừng, gồm trồng rừng mới, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng;

c) Cải tạo rừng tự nhiên nghèo;

d) Nuôi dưỡng rừng;

đ) Làm giầu rừng.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện các biện pháp lâm sinh để phát triển rừng sản xuất.

Chương V

SỬ DỤNG RỪNG

Mục 1

Khai thác, sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

Điều 78. Khai thác lâm sản đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Đối với rừng đặc dụng

a) Được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo vệ cảnh quan, phân khu hành chính-dịch vụ của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ;

b) Không được săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng.

2. Đối với rừng phòng hộ

a) Đối với rừng tự nhiên: được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ; được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ.

b) Đối với rừng trồng: được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

c) Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

44

Page 45: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 79. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề tài, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng bảo vệ phải đảm bảo các quy định sau đây:

a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng bảo vệ được Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ đó chấp thuận;

b) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ;

c) Sau mỗi đợt nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng, phòng hộ, chậm nhất là hai tuần phải gửi báo cáo kết quả cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ; sau khi công bố kết quả nghiên cứu chậm nhất hai tháng phải gửi kết quả nghiên cứu cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

d) Đối với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên nước ngoài thì chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng, phòng hộ phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ đồng thuận bằng văn bản và thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

đ) Chỉ thu thập mẫu vật, nguồn gen của những loài với số lượng được xác định tại chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt; đối với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên nước ngoài thì còn phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ đồng thuận bằng văn bản. Việc vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ;

e) Thanh toán chi phí dịch vụ nghiên cứu khoa học cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ theo quy chế quản lý nghiên cứu khoa học do Ban quản lý ban hành và các quy định hiện hành khác.

3. Ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ phải xây dựng quy chế quản lý nghiên cứu khoa học, bao gồm giá cả các loại hình dịch vụ nghiên cứu khoa học theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước; cử người hướng dẫn, kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiệnquy chế và các quy định nêu trên khi tiến hành nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định trên, chủ rừng phải lập biên bản gửi về cơ quan quản lý của tổ chức, cá nhân đó; thông báo tạm đình chỉ, không cho phép tiếp tục các hoạt động nghiên cứu và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

45

Page 46: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 80. Nông lâm kết hợp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái- môi trường trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1.Đối với rừng đặc dụng

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức; liên doanh liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái trong rừng theo các đề án, dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Việc tổ chức hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái - môi trường phải tuân theo quy hoạch, đề án, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không được làm ảnh hưởng đến diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư ở địa phương; không được xây dựng các công trình kiên cố để phục vụ du lịch hoặc tổ chức các hoạt động ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong rừng đặc dụng.

c) Lợi nhuận từ các dịch vụ được tái đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng. Tỷ lệ tái đầu tư cho bảo tồn thực hiện theo quy định của nhà nước.

d) Cộng đồng dân cư địa phương được khuyến khích tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động dịch vụ để nâng cao thu nhập cũng như nhận thức, trách nhiệm và tham gia bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

2. Đối với rừng phòng hộ

a) Được trồng xen cây dược liệu, cây đặc hữu, chăn nuôi dưới tán rừng tự nhiên nhưng không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng;

b) Được sử dụng không quá 30% diện tích đất chưa có rừng trên đất rừng được giao để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp nhưng không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng;

c) Ban quản lý khu rừng được tự tổ chức; liên doanh liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch sinh thái trong rừng theo các đề án, dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

d) Lợi nhuận từ các dịch vụ được tái đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định của nhà nước.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng; sản xuất nông lâm ngư kết hợp trong rừng phòng hộ; các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch, đề án, dự án phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

46

Page 47: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 81. Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng

1. Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.

2. Ban quản lý khu rừng phải lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

3. Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Ban quản lý khu rừng đặc dụng giao khoán bảo vệ rừng rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn để bảo vệ rừng hoặc thực hiện các hình thức hợp tác (đồng quản lý rừng) quản lý rừng.

4. Đối với phân khu phục hồi sinh thái, Ban quản lý khu rừng khoán rừng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại chỗ hoặc thực hiện các hình thức hợp tác (đồng quản lý rừng) quản lý rừng.

5. Đối với vùng đệm của khu rừng đặc dụng, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng của vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng theo quy chế quản lý rừng.

6. Trách nhiệm quản lý vùng đệm

a) Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách, quy chế quản lý, đầu tư phát triển vùng đệm của các khu rừng đặc dụng;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc ttrung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, ban quản lý các khu rừng phối hợp lập các quy hoạch, kế hoạch quản lý và dự án đầu tư phát triển vùng đệm;

c) Ban quản lý khu rừng có trách nhiệm chủ động, phối hợp với các bên liên quan xây dựng các quy hoạch, kế hoạch tài chính trung hạn và dài hạn theo các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm; tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương hoặc có các hoạt động trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản lý dự án đầu tư vùng đệm.

Điều 82. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng đặc dụng, phòng hộ

1. Rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải được đưa vào kế hoạch quản lý, sử dụng của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ.

2. Rừng sản xuất xen kẽ trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý rừng.

47

Page 48: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

3. Đất ở, đất sản xuất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xen kẽ trong rừng đặc dụng, phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được tiếp tục sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

4. Nhà nước có trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền quản lý, sử dụng đối với rừng sản xuất và đất xen kẽ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn với các ban quản lý rừng.

5. Nhà nước khuyến khích ban quản lý rừng áp dụng các hình thức phối hợp, hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư đối với rừng sản xuất và đất xen kẽ trong rừng đặc dụng, phòng hộ; phù hợp với các phong tục, tập quán,văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương.

6. Ban quản lý rừng tiến hành rà soát hiện trạng và lập kế hoạch quản lý đối với các diện tích đất đai xen kẽ trong khu rừng đặc dụng, phòng hộ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mục 2

Khai thác, sử dụng rừng sản xuất

Điều 83. Khai thác lâm sản đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên1. Điều kiện để được khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.

a) Những khu rừng đưa vào khai thác lâm sản phải có chủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

b) Chủ rừng phải có phương án quản lý rừng bền vững đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

c) Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ;

d) Đối với những trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân khai thác gỗ phục vụ sử dụng tại chỗ, phải có kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hồ sơ khai thác gỗ và thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên

a) Chủ rừng khi khai thác chính gỗ rừng tự nhiên phải có hồ sơ thiết kế khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ nhu cầu sử dụng tại chỗ, phải có đơn, báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

4. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

48

Page 49: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 84. Khai thác lâm sản đối với rừng sản xuất là rừng trồng1. Trường hợp rừng thuộc quyền sở hữu của chủ rừng thì chủ rừng được tự quyết

định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường;

2. Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường;

3. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 85. Sản xuất nông lâm kết hợp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường

1. Được trồng xen cây nông nghiệp, dược liệu, sản xuất ngư nghiệp, chăn thả dưới tán rừng nhưng không làm suy giảm rừng tự nhiên và không ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh lâm sản của khu rừng.

2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng sinh thái, không bị giới hạn về diện tích, nhưng không được chuyển mục đích sử dụng đất, rừng trái pháp luật, thoái hóa đất, ô nhiễm đất.

3. Được kết hợp sản xuất kinh doanh vớikinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường.

Mục 3Phát triển động vật rừng, thực vật rừng

Điều 86. Phát triển động vật rừng thông thườngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác, gây nuôi, buôn

bán, chế biến, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu động vật rừng thông thường.

Điều 87. Phát triển động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếmChính phủ ban hành quy định về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp,

quý, hiếm. Đối với các loài thuộc Phụ lục CITES thì thực hiện theo quy định tại Luật này và theo quy định của CITES.

Mục 4

Dịch vụ môi trường rừng

Điều 88. Các loại dịch vụ môi trường rừng

1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

2. Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

3. Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng;

4. Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng cho dịch vụ du lịch;

49

Page 50: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

5. Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Điều 89. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.

2. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.

3. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

4. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ môi trường rừng và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.

5. Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống luật pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 90. Các loại rừng, đối tượng, hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Loại rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp đạt đủ các điều kiện về tiêu chí, chức năng của rừng theo quy định hiện hành.

2. Các đối tượng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:

a) Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao;

b) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.

c) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài hoặc hơp tác quản lý rừng (đồng quản lý rừng) với các chủ rừng là tổ chức nhà nước.

d) Các đối tượng hưởng lợi khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, gồm:

a) Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;

50

Page 51: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;

c) Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất.

d) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

đ) Các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

4. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng

a) Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp.

b) Nhà nước khuyến khích áp dụng việc thực hiện hình thức chi trả thực hiện cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận được mức tiền chi trả.

5. Chính phủ quy định về đối tượng, hình thức chi trả và việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Điều 91. Kiểm tra, giám sát chi trả dich vụ môi trường rừng

1. Cơ quan kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng

a) Cấp Trung ương: đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng kiểm tra, giám sát.

b) Cấp địa phương: đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng kiểm tra, giám sát.

2. Mục đích kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh, công bằng và minh bạch của hệ thống chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và sử dụng môi trường rừng; duy trì và nâng cao lòng tin của người dân đối với hệ thống tổ chức chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.

3. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng

a) Kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra, giám sát .

b) Kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của việc chi trả ủy thác.

51

Page 52: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

4. Chính phủ quy định nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm tra giám sát quá trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chương VI

CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN

Điều 92. Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản1. Phát triển chế biến lâm sản phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển lâm

nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phươnggắn với vùng nguyên liệu và tạo điều kiện cho nguồn nguyên liệu trong nước có cơ hội phát triển bền vững khi được tham gia vào chuỗi giá trị từ rừng đến sản phẩm cuối cùng.

2. Phát triển chế biến lâm sản phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và gắn với bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

3. Phát triển chế biến lâm sản phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp.

4. Nhà nước ưu tiên và tập trung phát triển chế biến sâu lâm sản, mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm so với giá trị của nguyên liệu ban đầu.

5. Phát triển chế biến lâm sản phải tuân theo các quy luật của thị trường trên cơ sở công nghệ tiên tiến, không trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường khu vực đặt cơ sở chế biến và cho môi trường chung.

Điều 93. Khuyến khích phát triển chế biến lâm sản1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực

chế biến lâm sản.

2. Khuyến khích chế biến lâm sản có nguồn gốc nguyên liệu trong nước theo hướng miễn giảm thuế;cung cấp tín dụng ưu đãi có điều kiện từ các nguồn vốn vay quốc tế, các nguồn vốn trong nước, các nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn và các nguồn vốn có mục tiêu bảo vệ môi trường;cung cấp các dịch vụ đào tạo nhân lực và các dịch vụ công khác để đảm bảo sự phát triển của chế biến lâm sản.

3. Các biện pháp khuyến khích chế biến lâm sản phát triển không được trái với các quy định của các điều ước thương mại quốc tế Việt Nam đã ký kếthoặc tham gia.

4. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp khuyến khích, điều kiện doanh nghiệp chế biến lâm sản được hưởng các quy định khuyến khích và mức độ khuyến khích theo từng thời kỳ để đảm bảo phùhợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể.

Điều 94. Khuyến khích phát triển thương mại lâm sản1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế

tham gia vào thị trường lâm sản quốc tế, phát triển thị trường lâm sản trong nước, tạo cơ chế thông thoáng đểgỗ và lâm sản ngoài gỗ, các sản phẩm rừng và phái sinh từ rừng được thông thương dễ dàng.

2. Nhà nước khuyến khích sự phát triển của các trung tâm thương mại lâm sản tập trung như chợ đầu mối, chợ nguyên liệu, chợ điện tử trên internet.

3. Nhà nước có các chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu lâm sản quốc gia và thương hiệu của các doanh nghiệp chế biến lâm sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp các kênh phân phối lâm sản quốc tế.

52

Page 53: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

4. Các biện pháp khuyến khích thương mại lâm sản phát triển không được trái với các quy định của các điều ước thương mại quốc tế Việt Nam đã ký kếthoặc tham gia.

Điều 95. Quản lý chế biến và thương mại lâm sản1. Cơ quan quản lý chuyên ngành lâm nghiệp có nghĩa vụ công bố quy hoạch vùng

nguyên liệu và trữ lượng cụ thể để các cơ quản lý, ủy ban nhân dân các cấp có cơ sở chấp thuận cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu địa phương phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành lâm nghiệp có quyền và nghĩa vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra tính hợp pháp và nguồn gốc hợp pháp của nguyên liệu từ rừng sử dụng trong quá trình chế biến.

3. Chủ cơ sở chế biến lâm sản phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và nguồn gốc hợp pháp của nguyên liệu sử dụng chế biến và có nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp của nguyên liệu khi được yêu cầu.

4. Các công ty, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanhlâm sản có nghĩa vụ bảo đảm tính hợp pháp của sản phẩm và nguồn gốc hợp pháp của lâm sản, chịu trách nhiệm và chứng minh khi được yêu cầu.

Điều 96. Chế biến động vật, thực vật rừng thuộc CITES 1. Hoạt động chế biến động vật rừng, thực vật rừng thuộc Phụ lục CITES, sản

xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm có chứa thành phần động vật rừng, thực vật rừng, các loài thuộc phụ lục CITES thực hiện theo quy định của Công ước; các sản phẩm hoàn chỉnh có chứa thành phần từ động vật rừng, thực vật rừng thuộc Phụ lục CITES dùng trong buôn bán, xuất khẩu phải được dán tem CITES để quản lý.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục và quy trình hoạt động chế biến động vật rừng, thực vật rừng thuộc Phụ lục CITES.

Điều 97.Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về chế biến lâm sản1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về

các hoạt động chế biến lâm sản gắn với quy hoạch, chiến lược phát triển lâm nghiệp.

2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại lâm sản, đảm bảo phát triển và mở rộng thị trường phù hợp với các quy định quốc gia, Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

Chương VIIHỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LÂM NGHIỆP

Điều 98. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lâm nghiệpNhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về lâm

nghiệp với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế

Điều 99. Ký kết, gia nhập và việc thực hiện điều ước quốc tế về lâm nghiệp 1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước

quốc tế, các hiệp định song phương liên quan đến lâm nghiệp mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và đã ký kết.

53

Page 54: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

2. Điều ước, hiệp định quốc tế có lợi cho việc phục hồi và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thương mại lâm sản hợp pháp trên toàn cầu, khu vực và trong nước, phù hợp với lợi ích, khả năng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ưu tiên xem xét để ký kết, gia nhập.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp.

Điều 100. Mở rộng hợp tác quốc tế về lâm nghiệp1. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác về lâm nghiệp với các nước, vùng

lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân người Việt Nam hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sảnnâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nâng cao vị trí, vai trò của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên các diễn đàn về lâm nghiệp trong khu vực và quốc tế.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, chế biến và thương mai lâm sản tại Việt Nam; phát triển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế cho ngành lâm nghiệp và các sáng kiến quốc tế liên quan đến rừng và biến đổi khí hậu.

4. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng có chung đường biên giới để giải quyết có hiệu quả các vấn đề về cháy rừng khói mù xuyên biên giới, phòng chống buôn bán bất hợp pháp vềgỗ và động thực vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên có liên quan.

Chương VIII

HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VÀ CÁC NGUỒN LỰC TRONG LÂM NGHIỆP

Mục 1

Quyền và Trách nhiệm của Nhà nước về lâm nghiệp

Điều 101. Quyền của Nhà nước đối với rừng

1. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh phục hồi tự nhiên, rừng tự nhiên phục hồi bằng nguồn đầu tư của Nhà nước; rừng trồng được hình thành bằng nguồn vốn của nhà nước và thực hiện quyền định đoạt đối với loại rừng này.

2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với rừng quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Quyết định mục đích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

b) Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng.

54

Page 55: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng.

d) Định giá rừng

3. Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách tài chính như sau:

a) Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng.

b) Thu thuế chuyển quyền sử dụng rừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Điều 102. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các Bộ, ngành1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp và tổ chức thực hiện văn bản đó.

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch về rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

c) Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

d) Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

đ) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

e) Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để phát triển rừng;

g) Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp

h) Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực lâm nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lâm nghiệp.

i) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp.

k) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

l) Giải quyết tranh chấp về rừng.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

55

Page 56: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 103. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của UBND các cấp 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn thực hiện các quy định của pháp luật.

b) Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn.

đ) Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.

e) Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

g) Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp của địa phương; các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ Nhà nước về lâm nghiệp.

b) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

c) Huy động, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

d) Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.

đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp.

e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.

56

Page 57: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

g) Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có rừng có trách nhiệm sau đây:

a) Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch hai loại rừng trên thực địa.

c) Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn theo thẩm quyền.

d) Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

đ) Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.

e) Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

f) Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã.

g) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể.

h) Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Mục 2

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp

Điều 104. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp

Phương án 1:

1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệpthống nhất từ trung ương đến cấp huyện.Chính phủ quy định chi tiếtcơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp.

2. Đối với hệ thống Kiểm lâm:

a) Ở trung ương: Cục Kiểm lâm thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành lâm nghiệp cấp Trung ương;

b) Ở cấp tỉnh: Chi cục Kiểm lâm trực thuộc cơ quản lý chuyên ngành lâm nghiệp cấp tỉnh;

57

Page 58: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Ở cấp huyện: Hạt Kiểm lâm huyện, liên huyện, hoặc Hạt Kiểm lâm tại các ban quản lý rừng thuộc tỉnh thuộc Chi cục Kiểm lâm; Hạt kiểm lâm huyện, liên huyện bố trí công chức Kiểm lâm địa bàn xã;

Các Chi cục Kiểm lâm vùng, các Hạt Kiểm lâm thuộc Ban quản lý rừng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Cục Kiểm lâm.

Phương án 2:

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về Lâm nghiệp được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện, gồm có:

a) Cấp Trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cấp tỉnh: Cục Lâm nghiệp trực thuộc UBND tỉnh. Cơ cấu Cục Lâm nghiệp gồm có Chi cục Kiểm lâm và các phòng chức năng.

c) Cấp huyện: Hạt Kiểm lâm trực thuộc UBND huyện. Trường hợp các tỉnh có ít rừng thành lập Hạt Kiểm lâm liên huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng phòng hộ có thành lập Hạt Kiểm lâm thì trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, UBND cấp tỉnh đề nghị HĐND cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên lâm nghiệp cấp xã.

Mục 3

Kiểm lâm

Điều 105. Chức năng của kiểm lâm

Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp và bảo đảm chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

Điều 106. Nhiệm vụ của kiểm lâm

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; huy động lực lượng, phương tiện bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết; thực hiện công tác cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng.

3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản; giao rừng, cho thuê rừng; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp;

58

Page 59: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật rừng, thực vật rừng; phòng, trừ sinh vật hại rừng.

4. Thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ rừng, sử dụng rừng; vận chuyển, kinh doanh, chế biến, cất giữ lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

5. Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

6. Hướng dẫn, kiểm tra, yêu cầu chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho chủ rừng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại.

7. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng.

8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.

9. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, quản lý lâm sản và kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng.

10. Tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

11. Tổ chức, xây dựng lực lượng kiểm lâm trong sạch, vững mạnh.

Điều 107. Quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm

1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra, điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện xử lý vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật về về xử lý vi phạm hành chính, điều tra hình sự và tố tụng hình sự.

c) Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, mất rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 108. Tổ chức, trang bị, chế độ chính sách đối với kiểm lâm

1. Hệ thống tổ chức kiểm lâm, gồm:

a) Kiểm lâm trung ương;

b) Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

59

Page 60: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

c) Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

2. Kiểm lâm được trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, giấy chứng nhận kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng khác để thực hiện nhiệm vụ.

3. Kiểm lâm là công chức nhà nước, được hưởng chế độ lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưu đãi nghề, chính sách thương binh, liệt sĩ và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể về các Khoản 1, 2, 3 Điều này

Điều 109. Chỉ đạo, điều hành lực lượng kiểm lâm

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo thống nhất đối với hoạt động của lực lượng kiểm lâm;

b) Kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của lực lượng kiểm lâm;

c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho lực lượng kiểm lâm;

d) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ quy định về các chế độ, chính sách đối với kiểm lâm, định mức biên chế kiểm lâm;

đ) Điều động lực lượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết;

e) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức kiểm lâm.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;

b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn;

c) Quản lý công chức kiểm lâm địa phương; bảo đảm kinh phí hoạt động cho kiểm lâm theo quy định của pháp luật.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;

b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn.

Điều 110. Kiểm lâm địa bàn, kiểm lâm tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Kiểm lâm địa bàn là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phân công về công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm:

60

Page 61: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

a) Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường và thị trấn có rừng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, bao gồm: xây dựng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; đề xuất quy hoạch sản xuất nương rẩy; thực hiện quy hoạch, xác định ranh giới, các khu rừng do cộng đồng tự tổ chức quản lý và bảo vệ; kế hoạch tuyên truyền và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng; xử lý hành chính vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng;

b) Thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn của kiểm lâm theo quy định hoạt động của kiểm lâm địa bàn;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, giám sát, phối hợp, hỗ trợ để kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ.

2. Kiểm lâm tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ

a) Thành lập Hạt Kiểm lâm tại các khu rừng: mỗi vườn quốc gia được thành lập một Hạt kiểm lâm; đối với khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ có diện tích trên 15.000 héc-ta được thành lập Hạt Kiểm lâm;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm Khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm Khu rừng đặc dụng, phòng hộ do địa phương quản lý sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Cán bộ Hạt Kiểm lâm các khu rừng thuộc biên chế công chức nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Ban quản lý rừng quản lý theo quy định hiện hành;

đ) Hạt Kiểm lâm Khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập chịu sự quản lý chuyên ngành của Cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm Khu rừng đặc dụng, phòng hộ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập chịu sự quản lý chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm.

e) Cơ quan quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm là cơ quan thẩm quyền quyết định giải thể Hạt Kiểm lâm và tổ chức giải quyết các vấn đề sau giải thể theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cụ thể về định biên số lượng, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm địa bàn và kiểm lâm của Khu rừng đặc dụng, phòng hộ.

Mục 4

Dịch vụ công và các hình thức liên kết, hợp tác trong lâm nghiệp .

Điều 111. Các hoạt động thuộc dịch vụ công trong lâm nghiệp

1. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng giống để bảo tồn giống gốc quốc gia;

2. Bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

61

Page 62: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

3. Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho lâm nghiệp

4. Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

5. Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành.

6. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

Điều 112. Các hình thức liên kết, hợp tác trong lâm nghiệp

1. Nhà nước khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác vì mục tiêu phát triển sản xuất lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho các hoạt động lâm nghiệp.

2. Nhà nước khuyến khích liên kết, hợp tác giữa các chủ rừng; giữa các chủ rừng với các cơ sở chế biến lâm sản; giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lâm nghiệp; giữa các vùng lâm nghiệp để tạo vùng nguyên liệu và tiêu thụ lâm sản.

3. Nhà nước khuyến khích liên kết, hợp tác theo các hình thức đối tác công tư, hợp tác quản lý rừng (đồng quản lý rừng), quản lý rừng dựa vào cộng đồng;khuyến khích các hộ được giao rừng tự nguyên liên kết bảo vệ rừng thành lập tổ hợp tác nghề rừng hoặc hợp tác xã nghệ rừng và được hỗ trợ theo chính sách của tổ hợp tác và hợp tác xã

4. Nhà nước khuyến khích hình thành các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lâm nghiệp.

5. Các hình thức khuyến khích thông qua cung cấp tín dụng ưu đãi có điều kiện, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và các hoạt động hỗ trợ khác không trái với các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiên khuyến khích, hình thức khuyến khích và mức độ khuyến khích theo từng thời kỳ để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể.

Mục 5

Đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp

Tiểu mục 1

Đầu tư của Nhà nước về lâm nghiệp

Điều 113.Chính sách đầu tư của Nhà nước về lâm nghiệp

1. Nhà nước có chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.

2. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng,

62

Page 63: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng, cứu hộ và phòng trừ sinh vật gây hại rừng chuyên nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, cứu hộ, phòng trừ sinh vật gây hại rừng và duy tu bảo dưỡng các công trình công trình quản lý bảo vệ rừng sau đầu tư.

3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng nghèo tự nhiên, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.

4. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.

Điều 114. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư trong lâm nghiệp

1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, các hoạt động chế biến lâm sản; các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng, liên doanh liên kết phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nhà nước đặc biệt khuyến khích đầu tư vào trồng rừng phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu, phục hồi rừng tự nhiên, rừng nghèo bằng cây bản địa, cây có giá trị kinh tế cao và các hoạt động thị trường nhằm tạo đầu ra cho lâm sản.

3. Nhà nước đảm bảo các quyền của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào lâm nghiệp, bao gồm quyền sở hữu, quyền tài sản và các quyền khác liên quan.

4. Các hình thức khuyến khích thông qua miễn giảm thuế, cung cấp tín dụng có điều kiện, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động hỗ trợ khác không trái với các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

5. Chính phủ quy định cụ thể các hình thức khuyến khích theo từng thời kỳ để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế của từng giai đoạn cụ thể.

Điều 115. Đầu tư xây dựng rừng bảo vệ

1. Đầu tư xây dựng các khu rừng đặc dụng:

a) Nhà nước đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển khu rừng đặc dụng theo dự án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý khu rừng.

b) Nhà nước đầu tư cho việc xây dựng rừng giống, vườn giống để bảo tồn; lưu giữ giống gốc, cây mẹ, cây đầu dòng, cây bản địa, cây quý hiếm. Bộ Nông nghiệp và Phát

63

Page 64: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển và công nhận rừng cây mẹ, cây đầu dòng, cây bản địa, cây quý hiếm.

c) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng đặc dụng theo hình thức đối tác công tư.

d) Nguồn ngân sách Trung ương và địa phương dành cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học được xác định thành mục riêng theo kế hoạch hàng năm.

Ngân sách trung ương đầu tư và đảm bảo tài chính cho các hoạt động của các khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Ngân sách trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

Ngân sách địa phương đầu tư và đảm bảo tài chính cho các hoạt động của các rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

đ) Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng của các khu rừng đặc dụng được đầu tư vào rừng.

2. Đầu tư xây dựng các khu rừng phòng hộ.

a) Nhà nước đảm bảo đủ kinh phí thường xuyên để duy trì cho hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ; bố trí ngân sách cho các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đã giao cho các Ban quản lý khu rừng phòng hộ do cấp Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

b) Nhà nước đầu tư ngân sách để xây dựng mới rừng phòng hộ, xây dựng và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và bảo đảm chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý, bảo vệ rừng, phòng hộ;

c) Nhà nước hỗ trợ đầu tư và có chính sách hưởng lợi đối với rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn, giao hoặc cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.

d) Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng của các khu rừng đặc dụng được đầu tư vào rừng

đ) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng phòng hộ theo hình thức đối tác công tư

e) Chủ rừng, chủ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ có trách nhiệm lập dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án đầu tư;

g) Trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư thực hiện theo quy định về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ.

64

Page 65: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Điều 116. Đầu tư xây dựng các khu rừng sản xuất

1. Nhà nước đầu tư và hỗ trợ đầu tư kinh phí để hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ bảo vệ, và phát triển rừng sản xuất

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cây giống, vật tư và kỹ thuật cho việc đầu tư trồng rừng tại những vùng khó khăn, trồng rừng gỗ lớn, quý, hiếm; hỗ trợ cải tạo và làm giàu rừng sản xuất là rừng nghèo tự nhiên, hỗ trợ bảo vệ những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa đến kỳ khai thác; triển khai ứng dụng công nghệ mới

3. Nhà nước có chính sách đầu tư hỗ trợ xây dựng hệ thống rừng giống, vườn giống cây lâm nghiệp đảm bảo cung ứng đủ giống đạt tiêu chuẩn cho trồng rừng

4. Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế, tiền thuê đất cho người trồng rừng, kinh doanh rừng tự nhiên là rừng sản xuất.

5. Chủ rừng lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí.

Điều 117. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong lâm nghiệp

Nhà nước đầu tư đồng bộ cho phát triển ngành lâm nghiệp trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn miền núi gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu, bao gồm cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, bãi bến nhà xưởng và xử lý chất thải, xây dựng các khu lâm nghiệp công nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư.

Tiểu mục 2

Tài chính trong lâm nghiệp

Điều 118. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp

Kinh phí cho việc phát triển lâm nghiệp được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Đầu tư, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

c) Thu từ dịch vụ môi trường rừng liên quan đến rừng, trong đó có tiền bán tín chỉ các bon từ rừng và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 119.Quỹ bảo vệvà phát triển rừng

1.Nguyên tắc hoạt động của Quỹ

a) Quỹ bảo vệ và phát triển rùng là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập từ nhiều nguồn vốn và hoạt động phi lợi nhuân, nhưng phải bảo toàn vốn nhà nước cấp ban đầu để phục vụ các mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Quỹ hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

b) Quỹ hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư.

c) Phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

65

Page 66: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

2. Tổ chức Quỹ

a) Tổ chức Quỹ ở Trung ương: Quỹ ở Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp quyết định thành lập và quản lý; bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có Hội đồng quản lý Quỹ , Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành. Hội đồng quản lý Quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của mình trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ.

b) Tổ chức Quỹ ở cấp tỉnh: Quỹ ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khi đảm bảo các điều kiện theo quy định. Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Nhà nước khuyến khích thành lập Quỹ ở cấp huyện, xã, thôn; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Nguồn tài chính hình thành Quỹ

a) Nguồn tài chính của Quỹ Trung ương gồm: ngân sách nhà nước hỗ trợ ban đầu khi thành lập; tài trợ , đóng góp tự nguyện của các tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; ttền chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc Quỹ ở Trung ương quản lý theo quy định của pháp luật;vốn nhận ủy thác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước, vốn vay từ nguồn vốn vay quốc tế tài trợ phát triển để tài trợ vốn cho các hoạt động phát triển lâm nghiệp của các thành phần kinh tế - xã hội; từ các Quỹ và các nguồn tài chính khác.

b) Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh, gồm: ngân sách nhà nước cấp tỉnh hỗ trợ vốn ban đầu khi thành lập. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền; tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc Quỹ ở cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật; tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vốn nhận ủy thác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước; từ các Quỹ và các nguồn tài chính khác; nguồn hỗ trợ từ Quỹ Trung ương.

4. Chính phủ quy định cụ thể về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Mục 6

Kế hoạch lâm nghiệp

Điều 120. Nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch

1. Nguyên tắc lập kế hoạch

a) Kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

66

Page 67: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

b) Việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải đồng bộ với việc lập kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

c) Kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của kế hoạch phát triển lâm nghiệp.

d) Việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải bảo đảm dân chủ, công khai.

đ) Kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

2. Căn cứ lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch phát triển lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Kế hoạch sử dụng đất;

c) Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp kỳ trước;

d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để phát triển lâm nghiệp

Điều 121.Nội dung kế hoạch

1. Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp kỳ trước.

2. Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng,, kế hoạch lâm sinh, khai thác, chế biến lâm sản, và dịch vụ lâm nghiệp.

3. Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp..

4. Triển khai kế hoạch phát triển lâm nghiệp năm năm đến từng năm

Điều 122. Trách nhiệm lập kế hoạch

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp, lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

67

Page 68: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

5. Cơ quan tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp là cơ quan phê duyệt kế hoạch lâm nghiệp.

Mục 7

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

Điều 123. Hệ thống thông tin lâm nghiệp

1. Hệ thống thông tin Lâm nghiệp được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với quy định quốc tế.

2. Hệ thống thông tin Lâm nghiệp gồm các thành phần cơ bản sau đây:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin Lâm nghiệp;

b) Hệ thống phần mềm: hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và trình điều khiển thiết bị;

c) Cơ sở dữ liệu và ứng dụng lâm nghiệp quốc gia;

d) Cơ sở dữ liệu và ứng dụng lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

3. Tổng cục Lâm nghiệp; các Bộ, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh có rừng có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin lâm nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 124. Cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

1. Cơ sở dữ liệu Lâm nghiệp được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; được chuẩn hóa, số hóa để cập nhật, quản lý, khai thác bằng hệ thống công nghệ thông tin.

2. Cơ sở dữ liệu Lâm nghiệp gồm các thành phần:

a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về Lâm nghiệp.

b) Cơ sở dữ liệu về quản lý, bảo vệ rừng.

c) Cơ sở dữ liệu về phát triển rừng.

d) Cơ sở dữ liệu về sử dụng rừng

đ) Cơ sở dữ liệu về bảo tồn thiên nhiên, CITES.

e) Cơ sở dữ liệu về nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

f) Cơ sở dữ liệu điều tra, thống kê, kiểm kê rừng, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp;

g) Cơ sở dữ liệu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Lâm nghiệp.

h) Cơ sở dữ liệu về diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

i) Cơ sở dữ liệu hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

68

Page 69: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

k) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến Lâm nghiệp.

3. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu Lâm nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn, quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có rừng xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng quốc gia.

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có rừng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm điều tra, thu thập dữ liệu tài nguyên rừng để xây dựng cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương; cung cấp dữ liệu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng quốc gia.

Điều 125. Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

1. Thông tin trong cơ sở dữ liệu lâm nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.

2. Cơ sở dữ liệu lâm nghiệp là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu lâm nghiệp.

3. Dữ liệu tài nguyên rừng được công khai theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên rừng phải bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và phải trả phí theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có rừng quy định cụ thể về thẩm quyền cung cấp, phạm vi, mức độ, đối tượng được khai thác, sử dụng dữ liệu về tài nguyên rừng do mình quản lý theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu, nộp, sử dụng phí khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên rừng.

Điều 126. Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực lâm nghiệp

1. Các dịch vụ công điện tử được thực hiện gồm cung cấp thông tin, dữ liệu về lâm nghiệp.

2. Cơ quan quản lý lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ công quy định tại khoản 1 Điều này; cung cấp các dịch vụ thuận tiện, đơn giản, an toàn cho tổ chức và cá nhân trên môi trường mạng theo quy định.

Điều 127. Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin lâm nghiệp

1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống thông tin lâm nghiệp, cơ sở dữ liệu lâm nghiệp; bảo đảm kinh phí vận hành, duy trì hệ thống thông tin lâm nghiệp, cơ sở dữ liệu lâm nghiệp.

69

Page 70: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lâm nghiệp quốc gia; thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định.

3. Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến lâm nghiệp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cập nhật vào cơ sở dữ liệu lâm nghiệp quốc gia, hệ thống thông tin lâm nghiệp.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lâm nghiệp ở địa phương; cung cấp dữ liệu lâm nghiệp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tích hợp vào cơ sở dữ liệu lâm nghiệp quốc gia.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin lâm nghiệp, điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn về xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin lâm nghiệp

Điều 128. Kinh phí duy trì hệ thống và cơ sở dữ liệu

1. Kinh phí cho các hoạt động đầu tư, nâng cấp trang thiết bị duy trì hệ thống, cơ sở dữ liệu; tổ chức truyền thông; thu thập, cập nhật, tích hợp dữ liệu và các hoạt động khác có liên quan được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn NGO và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Hàng năm, ngân sách nhà nước có trách nhiệm bố trí để duy trì hệ thống và cơ sở dữ liệu, đảm bảo ổn định, bền vững, phát huy tối đa công nghệ thông tin trong chỉ đạo và điều hành của các cơ quản quản lý nhà nước.

Điều 129. Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động lâm nghiệp

1. Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện hoạt động lâm nghiệp được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động lâm nghiệp đến Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động lâm nghiệp đến Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động lâm nghiệp đến Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn có trách nhiệm tổng hợp toàn quốc về kết quả thực hiện các hoạt động lâm nghiệp và báo cáo Chính phủ.

2. Nội dung báo cáo gồm: kết quả tạo rừng; khai thác rừng, chế biến và thương mại lâm sản; dịch vụ môi trường rừng, quản lý động vật rừng hoang dã, quý hiếm

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết mẫu báo cáo và nội dung báo cáo.

70

Page 71: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

Mục 8

Giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp

Điều 130. Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng rừng tự nhiên

1. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng rừng tự nhiên.

2. Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin do mình phản ánh.

3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng rừng tự nhiên, gồm:

a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng liên quan đến rừng tự nhiên;

b) Việc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên;

c) Việc quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên;

d) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng quản lý rừng tự nhiên.

4. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng rừng tự nhiên, gồm:

a) Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;

b) Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:

a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;

b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.

Điều 131. Xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp

1. Người phá rừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về lâm nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép sử

71

Page 72: forlandvn.files.wordpress.com · Web viewThời gian thuê rừng phù hợp với thời gian thuê đất. 2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

dụng rừng, khai thác lâm sản; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về lâm nghiệp; bao che cho người vi phạm pháp luật về lâm nghiệp hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều132. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày …. tháng…. năm 2018.

Luật này thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

2. Điều khoản chuyển tiếp (những nội dung liên quan đến thời hạn giao, cho thuê rừng, sở hữu rừng)

Điều 133.Trách nhiệm thi hành

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của Luật này và sự phân công của Chính phủ.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn.

5. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này.

________________________________________________Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa

XIV, kỳ họp thứ…thông qua ngày ... tháng ... năm 2017.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân

72