cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · web viewbài 1. nhỮng vẤn...

127
Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1- Bối cảnh ra đời GCCN Việt Nam tuy ra đời muộn nhưng có đầy đủ đặc điểm của GCCN thế giới, có tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Vừa ra đời, GCCN Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư sản. Vì vậy, tuy còn trẻ, số lượng chưa nhiều, nhưng GCCN Việt Nam đã đầy đủ các yếu tố của một giai cấp lãnh đạo Cách mạng, biết liên minh với nông dân, trí thức và các lực lượng xã hội yêu nước khác để đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh. Chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng Trung Quốc và phong trào công nhân Pháp, đặc biệt là các hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các cuộc đấu tranh của GCCN liên tiếp nổ ra, dẫn đến hình thành các hội công nhân, Hội ái hữu, Hội tương tế… đặc biệt là Công hội bí mật được thành lập tại Sài Gòn (Cuối năm 1920). Có thể nói, sự ra đời của Công đoàn Việt Nam gắn liền với hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngay từ những năm tháng hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Người đã chú ý việc thành lập Công hội- tiền thần của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay. Năm 1927, trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Người viết: "Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn cho nhau, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới", Người còn khẳng định: "Công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa". Những lý luận về thành lập tổ chức công đoàn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được các hội viên Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (Một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản) truyền bá rộng rãi trong phong trào công nhân, nhiều tổ 1

Upload: others

Post on 25-Sep-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Bài 1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1- Bối cảnh ra đời

GCCN Việt Nam tuy ra đời muộn nhưng có đầy đủ đặc điểm của GCCN thế giới, có tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Vừa ra đời, GCCN Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư sản. Vì vậy, tuy còn trẻ, số lượng chưa nhiều, nhưng GCCN Việt Nam đã đầy đủ các yếu tố của một giai cấp lãnh đạo Cách mạng, biết liên minh với nông dân, trí thức và các lực lượng xã hội yêu nước khác để đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh.

Chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng Trung Quốc và phong trào công nhân Pháp, đặc biệt là các hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các cuộc đấu tranh của GCCN liên tiếp nổ ra, dẫn đến hình thành các hội công nhân, Hội ái hữu, Hội tương tế… đặc biệt là Công hội bí mật được thành lập tại Sài Gòn (Cuối năm 1920). Có thể nói, sự ra đời của Công đoàn Việt Nam gắn liền với hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngay từ những năm tháng hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Người đã chú ý việc thành lập Công hội- tiền thần của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay.

Năm 1927, trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Người viết: "Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn cho nhau, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới", Người còn khẳng định: "Công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa". Những lý luận về thành lập tổ chức công đoàn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được các hội viên Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (Một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản) truyền bá rộng rãi trong phong trào công nhân, nhiều tổ chức công hội bí mật được thành lập; đặc biệt từ năm 1928, khi Thanh niên Cách mạng đồng chí hội phát động phong trào "vô sản hoá" phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam càng sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển tổ chức công hội lên một bước mới.

Trước sự phát triển nhanh chóng của các công hội, nhằm nâng cao sức mạnh cho tổ chức công hội, đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, ngày 28 tháng 7 năm 1929 tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội, Ban chấp hành Trung ương làm thời Đông dương Cộng sản Đảng quyết định tổ chức Hội nghị hợp nhất các công hội ở miền Bắc, thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ. Hội nghị đã thông qua Điều lệ, chương trình hành động, bầu Ban Chấp hành Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ. Hội nghị này đánh dấu sự ra đời của một tổ chức của GCCN Việt Nam, đó là tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày nay.

2- Quá trình phát triển của Công đoàn Việt Nam:Sau khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ thống

nhất hoạt động, từ mục tiêu đấu tranh đòi hỏi lợi ích kinh tế, bảo vệ quyền lợi công

1

Page 2: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

nhân, phong trào công nhân đã phát triển trở thành đấu tranh chính trị với mục tiêu chống đế quốc, phong kiến, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, mở đầu bằng cuộc đấu tranh của GCCN Việt Nam nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1930 để bày tỏ tình đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là cuộc đấu tranh mở đầu cho cao trào cách mạng (1930 - 1931). Sau cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) bị thực dân Pháp đàn áp dã man, để phù hợp với tình hình cách mạng, tổ chức Công hội Đỏ đổi tên thành Nghiệp đoàn ái hữu (1936 - 1939).

- Tháng 11/1939, HN Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế, để phù hợp với chủ trương, Nghiệp đoàn Ái hữu đổi tên thành Hội Công nhân phản đế (1939-1941).

- Tháng 5/1941, HN Trung ương lần thứ 8 của Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, Hội Công nhân phản đế đổi tên thành Công nhân cứu quốc hội (1941-1946).

Năm 1945, CMT8 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (02/9/1945), Hội nghị đại biểu Công đoàn 3 miền ngày 20 tháng 7 năm 1946 đã nhất trí thành lập Tổng LĐLĐ VN (1946-1961). Trong thời gian này, Đại hội lần thứ I được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 15/01/1950 tại Tân Lập, Đại Từ, Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).

Đại hội lần thứ II được tổ chức từ ngày 23-27/02/1961 tại Thủ đô Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đổi tên thành Tổng Công đoàn Việt Nam.

Đến Đại hội VI tổ chức ngày 17-20 tháng 10 năm 1988 tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Công đoàn Việt Nam lại đổi tên thành Tổng LĐLĐ Việt Nam và giữ tên đó cho đến nay.

Từ khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn Việt Nam luôn chăm lo đến lợi ích của GCCN và người lao động, giáo dục CNVC LĐ tổ chức các phong trào thi đua, vận động CNVCLĐ và thay mặt CNVCLĐ tham gia quản lý, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những hoạt động đó của Công đoàn Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1992) đã xác định:

"Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà n-ớc, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Điều1, Luật Công đoàn năm 1990 (Luật Công đoàn đã được sửa đổi, ban hành mới năm 2012) cũng khẳng định: "Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lâp ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học CNXH của người lao động".

II- TÍNH CHẤT CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.

2

Page 3: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Tính chất của một tổ chức là "đặc điểm riêng" tương đối ổn định của tổ chức từ đó phân biệt tổ chức đó với tổ chức khác. Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của GCCN và tính chất quần chúng rộng lớn.

1- Tính chất giai cấp của giai cấp công nhân:GCCN là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển tổ chức công đoàn chống lại giai

cấp tư sản. Tính GCCN của công đoàn là yếu tố cơ bản để phân biệt tổ chức công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Khác với tổ chức Nhà nước, Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN, của người lao động tự nguyện lập nên; còn nhà nước là tổ chức chính trị, là công cụ của GCCN.

Khác với tổ chức Đảng (tổ chức chính trị của GCCN) Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội, Công đoàn thu hút, kết nạp đông đảo CNVC LĐ trong các thành phần kinh tế vào tổ chức Công đoàn. Hoạt động của Đảng mang tính chất chính trị. Hoạt động của Công đoàn mamg tính chất chính trị và tính chất xã hội. Đảng là người đề ra mục tiêu chính trị, đường lối, phương hướng phát triển đất nước. Công đoàn không có mục tiêu chính trị riêng, không có đường lối riêng mà Công đoàn vận động CNVCLĐ thực hiện mục tiêu chính trị, đường lối của Đảng đề ra.

Mặt khác, Đảng là hình thức tổ chức chính trị cao nhất của GCCN, liên hiệp một bộ phận tiên tiến nhất, tích cực nhất của GCCN, nên Đảng là người lãnh đạo GCCN. Công đoàn không phải là người lãnh đạo, mà là người tuyên truyền, thuyết phục, tập hợp, đoàn kết, xây dựng, rèn luyện đội ngũ GCCN, tổ chức phong trào hành động cách mạng trong CNVCLĐ; do đó, Công đoàn là hình thức tổ chức quần chúng của công nhân, của người lao động.

Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời, tồn tại và phát triển đã mang đầy đủ tính chất giai cấp của GCCN và tính chất đó được biểu hiện trong tổ chức và hoạt động công đoàn:

- Hoạt động của CĐVN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng và sứ mệnh lịch sử của GCCN là xoá bỏ chế độ bóc lột.

- Xây dựng tổ chức CĐVN nhằm đảm bảo thống nhất hành động của GCCN Việt Nam.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn theo đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tổ chức và hoạt động Công đoàn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức của GCCN, của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2- Tính chất quần chúng: Công đoàn là tổ chức rộng lớn của GCCN và người lao động Việt Nam. Mọi ng-

ười CNVCLĐ và lao động đều có quyền tự nguyện gia nhập và ra khỏi tổ chức Công

3

Page 4: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam nên công đoàn có tính chất quần chúng. Tính chất quần chúng của công đoàn Việt Nam được thể hiện:

- Cơ quan lãnh đạo của Công đoàn Việt Nam bao gồm những người được CNVCLĐ tín nhiệm, đại diện cho tiếng nói của họ.

- Nội dung hoạt động của Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của CNVCLĐ.

- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, trưởng thành từ phong trào quần chúng ở cơ sở.

Hai tính chất của công đoàn có mối liên hệ gắn bó với nhau. Nếu chỉ coi trọng tính chất GCCN thì tổ chức sẽ bị bó hẹp, khó tồn tại đúng với bản chất của tổ chức công đoàn. Ngược lại, nếu chỉ coi trọng tính chất quần chúng thì sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu chính trị, dần dần biến thành phường hội, sai lệch phương hướng hành động cách mạng và không đúng với bản chất của công đoàn cách mạng.

III - VỊ TRÍ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1- Khái niệm:

Vị trí, tính của công đoàn là chỗ đứng của công đoàn giữa các tổ chức khác của hệ thống chính trị - xã hội và mối quan hệ của công đoàn với các tổ chức đó.

Qua các kỳ ĐH của CĐVN (từ ĐHCĐ toàn quốc lần thứ III đến nay) đều xác định vị trí của CĐVN trong chặng đầu quá độ lên CNXH, đó là: Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ GCCN, ngời lao động; là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng; là người cộng tác đắc lực của Nhà nước. Vị trí của CĐVN đã được xác định: "Tổng LĐLĐ VN là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp bình đẳng với các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác" biểu hiện cụ thể ở các mối quan hệ sau:

+ Mối quan hệ giữa Công đoàn với Đảng cộng sản Việt Nam (CS VN):Đảng CSVN là tổ chức chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,

tập hợp những người ưu tú nhất vào hàng ngũ của Đảng. Đảng CSVN trung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động. Mục tiêu chính trị của Đảng CSVN là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công CNXH. Đảng CSVN lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đảng CSVN là Đảng cầm quyền, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân. Đảng CSVN lãnh đạo hệ thống chính trị. Mối quan hệ giữa Đảng CSVN với Công đoàn được thể hiện:

- Đảng lãnh đạo Công đoàn:Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, phương hướng thông qua Nghị quyết

của các Đại hội, của các cấp uỷ Đảng; bằng việc tôn trọng tính độc lập tương đối về mặt tổ chức của Công đoàn, tạo điều kiện cho Công đoàn phát huy vai trò của tổ chức chính

4

Page 5: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

trị - xã hội rộng lớn của GCCN và người lao động; thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức Công đoàn. Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua vai trò tiên phong, gương mẫu của từng người đảng viên.

- Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với Đảng:Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết của Đảng, giáo

dục CNVCLĐ thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng. Công đoàn lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động phản ánh với Đảng để lãnh đạo Nhà nước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người lao động.

Công đoàn bồi dưỡng đoàn viên, CNVCLĐ ưu tú để Đảng kết nạp, để tăng tỷ trọng thành phần công nhân trong tổ chức Đảng. Vận động CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh.

+ Mối quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước:Nhà nước là tổ chức chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện

quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dư-ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc Nhà nớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất hữu cơ, có chức năng giai cấp và chức năng xã hội trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.

Xuất phát từ sự khác nhau giữa hai tổ chức: Nhà nước là tổ chức chính trị; Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội. Nhà nước có chức năng quản lý; Công đoàn có chức năng tham gia quản lý. Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ quyền lợi cho CNVCLĐ. Nhà nước ban hành chế độ, chính sách; Công đoàn là người vận động CNVCLĐ thực hiện chế độ, chính sách. Do đó:

- Sự hợp tác của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn, thể hiện ở chỗ Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, điều kiện vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phơng tiện, tài chính, tài sản cho hoạt động công đoàn. Luôn tôn trọng, bình đẳng và phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn trong các hoạt động.

- Trách nhiệm của Công đoàn đối với Nhà nước:Công đoàn luôn tôn trọng, bình đẳng và phối hợp chặt chẽ với Nhà nước trong các

mặt hoạt động. Vận động CNVCLĐ thi đua lao động, sản xuất, công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thay mặt CNVCLĐ tham gia quản lý Nhà nước. Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

+ Mối quan hệ giữa Công đoàn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện

của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo… thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

5

Page 6: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Giữa Công đoàn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ phối hợp. Công đoàn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đoàn kết nhân dân, chăm lo lợi ích của công nhân viên chức, lao động, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân lao động.

+ Mối quan hệ giữa Công đoàn với các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị:

- Công đoàn với Đoàn TNCS HCM: Công đoàn phối hợp với Đoàn TNCS HCM tuyên truyền, vận động, định hướng tư

tưởng, tạo ra sự đoàn kết nhất trí về chính trị và tinh thần, tổ chức giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong CNVC - LĐ trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu là cánh tay đắc lực của Đảng, đóng góp to lớn và các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội ở cơ quan, doanh nghiệp, địa phơng. Đồng thời, là nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức quần chúng.

- Công đoàn với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:Công đoàn phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đoàn kết rộng rãi

CNVC- LĐ nữ, động viên giáo dục các tầng lớp phụ nữ, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và kế hoạch hành động quốc gia "Vì sự tiến bộ của phụ nữ", thực hiện các mục tiêu: Tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho phụ nữ. Cải thiện, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho ngời lao động nữ. Thực hiện bình đẳng về giới trong giáo dục và nâng cao trình độ, trong các lĩnh vực hoạt động xã hội. Nâng cao vai trò của phụ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo. Đặc biệt, thực hiện tốt vai trò làm mẹ và giáo dục các thế hệ thanh, thiếu niên.

- Công đoàn với Hội nông dân Việt Nam:Công đoàn phối hợp với Hội nông dân Việt Nam tổ chức đoàn kết, giáo dục, nâng

cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân lao động, chủ động tổ chức phong trào liên kết thi đua phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm hướng dẫn những người sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn XHCN, thực hiện mục tiêu hiện đại hoá NN&PTNT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước các vấn đề cần thiết trong chính sách NN&PTNT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước các vấn đề cần thiết trong chính sách nông nghiệp, chuyển dần một bộ phận lớn nông dân trở thành công nhân, cải thiện đời sống người lao động nông nghiệp.

- Công đoàn với Hội cựu chiến binh: Công đoàn phối hợp với Hội cựu chiến binh bám sát thực tế, nắm bắt tâm tư

nguyện vọng của các hội viên đã từng là cán bộ, công nhân, lao động hoạt động trong lực lượng vũ trang; củng cố tổ chức, giáo dục hội viên phát huy truyền thống "bộ đội Cụ Hồ" tích cực tuyên truyền quy chế dân chủ cơ sở, tham gia các hoạt động dân phố, địa phương, gương mẫu chấp hành chính sắch của Đảng, Nhà nước, giúp cho Đảng và chính quyền nắm được những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để có những biện pháp khắc phục và giải quyết kịp thời

6

Page 7: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Từ những mối quan hệ trên có thể thấy rằng:Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội là mối quan hệ giữa các thành viên nằm trong hệ thống chính trị, mang tính hợp tác, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, phối hợp thống nhất hành động nhằm cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong các mặt hoạt động.

+ Mối quan hệ giữa Công đoàn với giới chủ (người sử dụng lao động –SDLĐ).Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của đoàn viên, CNVCLĐ trong doanh

nghiệp, là người đại diện hợp pháp duy nhất của đoàn viên, công nhân, lao động trong quan hệ lao động với giới chủ (người SDLĐ). Giới chủ là người tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đại diện cho những ngời sở hữu tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Do đó: Mối quan hệ của Công đoàn và người SDLĐ là mối quan hệ giữa đại diện của hai bên trong quan hệ lao động, trong mối quan hệ đó bảo đảm sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa hợp tác nhằm giải quyết hài hoà quyền, lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động

Nội dung và mục đích hoạt động trong mối quan hệ giữa Công đoàn với người sử dụng lao động là vừa làm cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với ngời sử dụng lao động vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện lao động năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất, đảm bảo tiết kiệm, an toàn, vệ sinh lao động, luật lao động… làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, thông qua đó đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của đoàn viên, CNVCLĐ.

+ Mối quan hệ giữa Công đoàn với CNVCLĐCông đoàn là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp,

chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Mối quan hệ giữa Công đoàn với đoàn viên, CNVCLĐ là mối quan hệ giữa tổ chức với đoàn viên và đối tượng tập hợp thu hút vào tổ chức mình. Công đoàn có trách nhiệm lắng nghe, tập hợp và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ đến với Đảng, Nhà nước và trực tiếp thương lượng, thoả thuận, giải quyết, kiểm tra, giám sát ngời sử dụng lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.

Mối quan hệ giữa đoàn viên, CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn là mối quan hệ giữa thành viên của tổ chức (đối tượng tập hợp, thu hút của tổ chức công đoàn) với tổ chức đại diện của mình. Trong mối quan hệ giữa đoàn viên, CNVCLĐ với tổ chức công đoàn là mối quan hệ tự nguyện, là quyền lợi, là trách nhiệm của đoàn viên tham gia các hoạt động của công đoàn và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

IV- VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM1- Khái niệm

7

Page 8: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tư-ởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.

2- Vai trò của Công đoàn Việt Nam:Luật Công đoàn đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua (tại kỳ

họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động". Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN hiện nay, vai trò của công đoàn được khẳng định và ngày càng mở rộng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Sự mở rộng vai trò công đoàn là phù hợp với tính tất yếu, khách quan, tính quy luật vận động và phát triển của tổ chức công đoàn, nó phù hợp với quy luật chung của quá trình xây dựng CNXH, nó là một bộ phận cấu thành quá trình nâng cao vai trò của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội dới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thể hiện:

+ Trong lĩnh vực kinh tế:Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đặt ra hàng loạt vấn đề phức tạp, Công

đoàn cần có những tác động tích cực trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho nền kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh và đề cao vai trò của tổ chức công đoàn.

+ Trong lĩnh vực chính trị:Yêu cầu lớn đang đặt ra là xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị -

xã hội XHCN. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thật sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trước diễn biến phức tạp của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay tất yếu phải đảm bảo sự ổn định về chính trị. Bởi vì, có thực sự ổn định chính trị mới tiến hành đổi mới về kinh tế có hiệu quả, mới hoàn thành được quá trình dân chủ hoá đất nước.

+ Trong lĩnh vực xã hội:Cơ cấu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN kết cấu

kinh tế - xã hội là đa dạng, phức tạp, luôn luôn biến động. Do vậy, Công đoàn phải góp phần nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị để GCCN thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, quyết định quá trình tiến bộ xã hội. Công đoàn góp phần củng cố khối liên minh công - nông và trí thức XHCN để khối liên minh này là nòng cốt của khối đoàn kết toàn dân, là cơ sở xã hội vững chắc bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.

+ Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng:

8

Page 9: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có những ưu điểm, mặt tích cực, nền kinh tế này còn là "mảnh đất" làm nảy sinh những tiêu cực xã hội. Công đoàn cần giáo dục CNVCLĐ nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu những thành tựu văn minh của nhân loại.

V- CHỨC NĂNG CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM:1- Khái niệm:Chức năng của Công đoàn là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một

cách tơng đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định của Công đoàn để phân biệt tổ chức Công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

2- Chức năng của Công đoàn Việt Nam:Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng: Chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ; chức

năng tham gia quản lý; chức năng tuyên truyền, giáo dục Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ là chức năng trung tâm của

Công đoàn Việt Nam. Sự bảo vệ này khác hẳn với sự bảo vệ của Công đoàn dưới chế độ tư bản về nội dung, hình thức và phương pháp. Nó không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp.

Hiện nay, trong quan hệ chủ - thợ, tình trạng bóc lột ức hiếp người lao động diễn ra hàng ngày và có xu hướng phát triển, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện ở việc:

- Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đối với CNVCLĐ về: tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, giúp đỡ người lao động ký hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật, đại diện công nhân, lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công hợp pháp.

- Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; phát triển kinh tế gia đình; giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, tham quan, nghỉ mát.

Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ; CĐVN luôn nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng: lợi ích người lao động luôn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp; sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là sự đảm bảo lợi ích của người lao động; lợi ích đó không đơn thuần chỉ là lợi ích kinh tế trước mắt, hàng ngày mà cao hơn là lợi ích chính trị, lâu dài của doanh nghiệp và xã hội. Trong quan hệ biện chứng đó, Nhà nước, doanh nghiệp là ngời bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động, còn công đoàn là người bảo vệ lợi ích của họ. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa Nhà nước và công đoàn trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trong từng điều kiện kinh tế - xã hội.

9

Page 10: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Chức năng tham gia quản lý:CĐ tham gia quản lý kinh tế - xã hội, quản lý công việc Nhà nước là một thay đổi

về chất của tổ chức Công đoàn trong điều kiện Nhà nước là của GCCN và nhân dân lao động, làm cho hoạt động tham gia quản lý của công đoàn trở thành một chức năng của công đoàn trong điều kiện mới. Thực hiện chức năng tham gia quản lý đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải:

- Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, lấy đó làm biện pháp tổng hợp nhất để CNVCLĐ trực tiếp tham gia quản lý.

- Vận động và tổ chức CNVCLĐ tham gia xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, tham gia quản lý lao động, tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho CNVCLĐ.

- Tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng của CNVCLĐ. Quản lý tốt vật tư, kỹ thuật, tài chính; nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

- Tham gia kiểm tra, giám sát việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách liên quan đến ngời lao động. Quản lý tốt vật tư, kỹ thuật, tài chính; nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

- Tham gia kiểm tra, giám sát việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách liên quan đến ngời lao động. Chú trọng đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, tham gia thị trường chứng khoán để khai thác các nguồn vốn, mở rộng thị trờng, đăng ký bảo hộ thương hiệu và giữ gìn thương hiệu sản phẩm. Giải quyết việc làm cho ngời lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của người lao động, của chính quyền các cấp, chống quan liêu, tham nhũng.

+ Chức năng giáo dục: Trong xã hội có giai cấp bóc lột, Công đoàn giáo dục công nhân, lao động hiểu

bản chất bóc lột của CNTB, đấu tranh không khoan nhượng với giai cấp tư sản bảo vệ lợi ích công nhân, lao động.

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nớc do GCCN lãnh đạo, thực hiện chức năng giáo dục đòi hỏi Công đoàn phải:

- Giáo dục CNVCLĐ nhận thức đầy đủ về lợi ích cá nhân của mình phải gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (trong các doanh nghiệp Nhà nớc), gắn liền với lợi ích của chủ doanh nghiệp (trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước). Muốn có lợi ích, CNVCLĐ phải thực hiện tốt nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm của mình, củng cố kỷ luật lao động, tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, nghiệp vụ, có ý thức tự nguyện, tự giác trong lao động, công tác.

- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, chính trị tư tưởng, ý thức giác ngộ XHCN cho CNVCLĐ vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, luôn tỉnh táo, cảnh giác và đấu tranh với những khuynh hướng sai lầm, tư tưởng tiểu tư sản, ảo tưởng, mơ hồ, mị dân, cơ hội, làm sai lệch mục tiêu. Tuyên truyền phổ biến các nghị quyết, đường lối, chính sách và chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chủ

10

Page 11: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

động hội nhập kinh tế quốc tế để CNVCLĐ khắc phục khó khăn, tận dụng thời cơ, vợt qua thách thức phát triển kinh tế, ổn định xã hội.êu CNXH. Kiên quyết chống âm mu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.

- Mở rộng nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ tích cực hưởng ứng cuộc vận động, tìm hiểu về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Nâng cao nhận thức về giới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chú trọng giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, phát triển phong trào, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ…

VI - NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CĐ: 1- Nguyên tắc hoạt động công đoàn1.1- Khái niệm nguyên tắc hoạt động công đoàn:Nguyên tắc hoạt động công đoàn là những quy định cơ bản, ổn định, là chuẩn mực

để hướng dẫn nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện chức năng Công đoàn, được thiết lập ngay từ đầu xuất hiện tổ chức Công đoàn.

1.2- Nguyên tắc hoạt động Công đoàn Việt Nam:Nguyên tắc hoạt động công đoàn được xác định trên cơ sở tính chất, vị trí, vai trò,

chức năng Công đoàn; tuy là những quy định cơ bản và ổn định nhưng nguyên tắc không có nghĩa là "bất biến" mà luôn được vận dụng, xem xét điều chỉnh, mềm dẻo, phù hợp với thực tế khách quan, nhằm thúc đẩy hoạt động công đoàn phát triển đúng hướng.

Công đoàn Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc sau:a) Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng:Đảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam. Tất cả

những thành viên trong hệ thống chính trị trong đó có CĐ đều đặt hoạt động của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tức là đảm bảo hoạt động của CĐ luôn theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, công tác tổ chức cán bộ của Đảng. Đồng thời CĐ còn vận động và cụ thể hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào chương trình hoạt động của mình. Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc thông tin báo cáo tình hình và kết quả hoạt động.

2- Liên hệ mật thiết với quần chúngCĐ là tổ chức quần chúng rộng lớn của CNVCLĐ, ngược lại, CNVCLĐ là cơ sở

xã hội của tổ chức CĐ. Sức mạnh của CĐ là mối liên hệ mật thiết với quần chúng để thu hút, tập hơp, thống nhất ý chí hành động.

11

Page 12: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Liên hệ mật thiết với quần chúng CĐ thường được cụ thể bằng sự tiếp cận, đi lại, thăm hỏi trong những dịp sinh nhật, hiếu hỷ, lễ, tết; tổ chức các hoạt động quần chúng; chia sẻ, lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng.

3- Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng Tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động công đoàn là người đoàn viên tự

nguyện gia nhập tổ chức công đoàn, tự nguyện tham gia, thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm và lợi ích của công việc mà mình có bổn phận hoàn thành.

Đảm bảo tính tự nguyệncủa quần chúng trong hoạt động CĐ có nghĩa là không gò ép, áp đặt mà để đoàn viên tự giác tham gia hoạt động. Tuy nhiên cũng không chiều theo ý muốn của quần chúng, khi những vấn đề cha phù hợp với nguyện vọng động đảo của CNVCLĐ.

4- Tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của CĐVN đảm bảo sự

thống nhất giữa ý chí và hành động, chống sự “Tập trung quan liêu” và “Dân chủ vô tổ chức”. CĐVN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện qua các nội dung sau:

- Cơ quan lãnh đạo của các cấp CĐ đều do bầu cử lập ra. - Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp CĐ thuộc về ĐHCĐ cấp đó. Giữa 2 kỳ ĐH cơ quan lãnh đạo cao nhất là BCH do ĐH cấp đó bầu ra.

- BCH CĐ các cấp thực hiện nguyên tắc tập thê lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp trên phục tùng cấp dưới, cá nhân phục tùng tổ chức.

II- PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN 1- Phương pháp thuyết phục:Đó là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, bằng lý lẽ và việc

làm mẫu mức để người được thuyết phục hiểu được mục đích của vấn đề tin theo và làm theo. Có nhiều dạng thuyết phục: Thuyết phục bằng tình cảm, bằng lý trí, bằng khuyến khích lợi ích hoặc đề cao nghĩa cử để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ mà tham gia hoạt động.

Thuyết phục là một nghệ thuật do đó đòi hỏi cán bộ công đoàn phải xâm nhập thực tiễn, sâu sát tình hình, hiểu biết tâm tư, nguyện vọng, hoàn cản, trình độ của đoàn viên và lao động…. Các bước thuyết phục thờng từ thăm hỏi, động viên, chia xẻ, giúp đỡ… sau là bày tỏ nội dung.

Đối tượng được thuyết phục không chỉ là quá trình tác động từ cán bộ công đoàn đến đoàn viên và người LĐ mà còn được vận dụng từ quần chúng đến quần chúng. Đó là thông qua việc nêu gương điển hình và hình thành dư luận xã hội. Đồng thời đối tượng thuyết phục còn cả là người quản lý, người sử dụng lao động.

12

Page 13: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Để sử dụng phương pháp thuyết phục có hiệu quả trong hoạt động công đoàn, cần tránh tình trạng “nói hay làm dở”, “truy chụp”, “đao to búa lớn”, quan liêu mệnh lệnh, gò ép quần chúng…

2- Tổ chức cho quần chúng hoạt động.Tổ chức cho quần chúng hoạt động là CĐ tổ chức các phong trào thu hút đoàn viên

và LĐ tham gia hoạt động một cách sâu rộng theo các chuyên đề như: Tổ chức các phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua lao động sản xuất đạt năng suất cao, chất lượng tốt… tổ chức tham gia xây dựng TƯLĐTT, QCDC của đơn vị, tổ chức đối thoại giữa CNVCLĐ với người quản lý, sử dụng lao động, tổ chức các phong trào văn hoá quần chúng…

Tổ chức cho quần chúng hoạt động nhằm: Thực hiện chức năng nhiệm vụ của CĐ, nâng cao uy tín và sức mạnh của tổ chức CĐ; tạo mối quan hệ mật thiết với quần chúng. Số lợng CNVCLĐ càng lớn, hiệu quả hoạt động của CĐ càng cao.

3- Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế CĐ xây dựng và tham gia xây dựng các quy chế và tổ chức thực hiện theo các quy

định là một trong những nội dung đổi mới hoạt động CĐ. Để xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế của CĐ phát huy tác dụng, cán bộ công đoàn cần am hiểu luật pháp, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của CĐ, đặc điểm tình hình của cơ quan đơn vị. Trong quá trình thực hiện quy chế, CĐ cần sử dụng tổng hợp các phư-ơng pháp hoạt động CĐ, thờng xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện những bất hợp lý trong quy chế, để sửa đổi bổ sung cho hoàn thiện.

CĐ cần xây dựng các loại quy chế sau: 1- Quy chế hoạt động trong nội bộ của tổ chức CĐ là những quy định về lề lối làm

việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của BCH, của Chủ tịch, của các Uỷ viên BCH và các chức danh khác của CĐ.

2- Quy chế phốihợp giữa BCH với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng cấp. Là những quy định về cơ chế phối hợp hoạt động giữa BCH CĐ với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai bên và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên vì mục đích chung của cơ quan, đơn vị.

3- Quy chế quản lý cơ quan, đơn vị là những quy định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị nhằm góp phần xây dựng cơ quan đơn vị, không ngừng phát triển.

13

Page 14: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Bài 2

HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, nơi trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên; trực tiếp tập hợp CNVC LĐ vào tổ chức Công đoàn; Quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống công đoàn.

I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ1. Cơ sở pháp lý quy định việc thành lập CĐCS, Nghiệp đoànNhững quy định thành lập CĐCS, Nghiệp đoàn (NĐ) được thể hiện ở các văn bản sau:1.1. Bộ luật Lao động năm 2012- Mục c, khoản 1, Điều 5 quy định: Người lao động có quyền "Thành lập, gia nhập, hoạt

động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức kháctheo quy định của pháp luật"- Điều 189 quy định Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh

nghiệp, cơ quan, tổ chức:+ Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành

lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.+ Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động

gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

+ Khi CĐCS được thành lập theo đúng quy định của Luật Công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để CĐCS hoạt động.

- Điều 190: Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn:

+ Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

+ Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.+ Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác

trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

1.2. Luật Công đoàn năm 2012- Khoản 1, Điều 5 quy định: Người lao động là người Việt Nam làm việc trong

các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

14

Page 15: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Khoản 1, 2 Điều 9: Nghiêm cấm việc "Cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công đoàn; Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn".

- Khoản 2, Điều 22 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn; tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

1.3. Điều lệ Công đoàn Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành Đó là các cơ sở pháp lý để thành lập CĐCS.2. Điều kiện thành lập CĐCSTheo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ CĐVN, CĐCS

được thành lập ở:- Các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;- Các HTX sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận

tải, thương mại, dịch vụ;- Các cơ quan xã, phường, thị trấn;- Các cơ quan nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và tổ

chức xã hội nghề nghiệp;- Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;- Các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam.Khi có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ CĐVN: có từ 05 đoàn viên trở lên,

có tư cách pháp nhân (con dấu, tài khoản riêng), được Công đoàn cấp trên quyết định thành lập.

Đối với những đơn vị, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cách pháp nhân không đầy đủ thì CĐCS quyết định thành lập CĐCS thành viên hoặc công đoàn cấp trên có thể thành lập CĐCS ghép (nhiều đơn vị thành CĐCS), khi thành lập CĐCS ghép, CĐ cấp trên cần căn cứ vào đặc điểm chung của cơ quan, đơn vị như: cùng ngành nghề, lĩnh vực SXKD, cùng địa bàn, hoặc cùng chung tập quán văn hoá ….

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ1. Cơ cấu tổ chức CĐCSCĐCS được tổ chức theo cơ cấu:- CĐCS không có tổ công đoàn;- CĐCS có tổ công đoàn;- CĐCS có công đoàn bộ phận, tổ công đoàn;- CĐCS có CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.2. Các loại hình CĐCS

15

Page 16: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

2.1. Căn cứ vào đặc điểm về sở hữu, có thể chia ra 5 loại hình CĐCS:- CĐCS trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ

chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp, gồm có:+ CĐCS các cơ quan hành chính nhà nước;+ CĐCS các cơ quan tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp

hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc ngân sách tổ chức công đoàn.+ CĐCS các đơn vị sự nghiệp công gồm: Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y

tế, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao …. của nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

- CĐCS trong doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ)

- CĐCS trong các HTX sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ …. (HTX nông nghiệp không thuộc đối tượng tập hợp của tổ chức công đoàn);

- CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, gồm: CĐCS trong các CTTNHH, CTCP, CT liên doanh, CT hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân …. không có vốn sở hữu của nhà nước hoặc vốn sở hữu của nhà nước chiếm dưới 50%.

- CĐCS trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, gồm: CĐCS trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao …. như: các trường dân lập, bệnh viện dân lập,…..

2.2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ có thể chia CĐCS thành 3 loại hình như sau:- CĐCS khu vực hành chính, sự nghiệp;- CĐCS khu vực Doanh nghiệp;- CĐCS khu vực HTX.Công đoàn cơ sở thành viên: Do CĐCS quyết định thành lập khi được công

đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý trên cơ sở những điều kiện: + Là tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cách pháp nhân không đầy

đủ đang chịu sự chi phối trực tiếp của đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.+ CĐCS có địa bàn hoạt động phân tán, có nhu cầu thành lập CĐCS thành viên.Công đoàn bộ phận: Là cơ cấu tổ chức trung gian của CĐCS, do CĐCS hoặc

CĐCS thành viên quyết định thành lập.Tổ Công đoàn là đơn vị tổ chức nhỏ nhất thuộc cơ cấu tổ chức của cấp cơ sở, do

CĐCS hoặc CĐCS thành viên thành lập và chỉ đạo hoạt động.III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞĐiều 188 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định vai trò của tổ chức công đoàn

trong quan hệ lao động: "CĐCS thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia thương lượng, ký

16

Page 17: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức".

Trên cơ sở các quy định của pháp luật và từ thực tế hoạt động công đoàn trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của CĐCS được Điều lệ CĐVN quy định. Tuỳ theo đặc điểm của loại hình CĐCS mà các nhiệm vụ có thể thay đổi cho phù hợp. Tựu chung mỗi loại hình CĐCS có 04 nhóm nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo vệ- Nhiệm vụ thực hiện chức năng tham gia quản lý- Nhiệm vụ thực hiện chức năng giáo dục- Nhiệm vụ xây dựng tổ chức công đoàn.Nhiệm vụ cụ thể của mỗi loại hình CĐCS được nêu cụ thể trong Điều lệ CĐVN

và các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động đối với CĐCS.Đối với loại hình CĐCS khu vực hành chính sự nghiệp có 5 nhiệm vụ chủ yếu sau:1. Tuyên truyền, giáo dục2. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách pháp luật, bảo đảm

việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội; thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của CĐCS theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đề xuất với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVC LĐ.

4. Tổ chức vận động CNVC LĐ trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của người cán bộ, công chức, viên chức, lao động; tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng CĐCS vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

17

Page 18: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNGCỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

I. CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN

1. Cán bộ công đoànCán bộ công đoàn là người được bầu vào các chức danh thông qua bầu cử tại đại

hội hoặc hội nghị công đoàn (theo quy định của Điều lệ CĐVN từ tổ phó tổ công đoàn trở lên); được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của công đoàn chỉ định hoặc bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

Cán bộ công đoàn gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách;Cán bộ CĐCS có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên BTV, BCH, UBKT, tổ trưởng,

tổ phó tổ công đoàn.2. Phương pháp hoạt động công đoànPhương pháp hoạt động công đoàn là cách thức tác động đến người lao động và

đoàn viên nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung và nguyên tắc hoạt động công đoàn trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Gồm các phương pháp sau:

2.1. Phương pháp thuyết phụcLà hoạt động có ý thức, mục đích, kế hoạch, bằng lý lẽ và việc làm mẫu mực, sự

gương mẫu của của cán bộ công đoàn để người lao động hiểu và tự nguyện tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức.

Muốn thuyết phục được, trước hết cán bộ công đoàn cần biết rõ đối tượng để có nội dung, hình thức thuyết phục phù hợp.

Thực hiện phương pháp thuyết phục, người cán bộ công đoàn phải kiên trì, nhẫn nại tuyên truyền, vận động, đồng thời kết hợp các biện pháp giáo dục, tâm lý, tình cảm, khuyến khích lợi ích, nêu gương để quần chúng tự giác tham gia hoạt động công đoàn.

2.2. Tổ chức cho đoàn viên, CNVC LĐ hoạt độngĐể tổ chức cho CNVC LĐ hoạt động, tổ chức công đoàn cần: Lựa chọn hình thức

sinh hoạt hấp dẫn; nội dung hoạt động phù hợp với trình độ của CNVC LĐ, với điều kiện, tình hình sản xuất kinh doanh, công tác của đơn vị.

Trong tổ chức hoạt động, càng thu hút được nhiều người tham gia thì hiệu quả càng cao; cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết; tập hợp người nhiệt tình, có khả năng làm nòng cốt tham gia các hoạt động.

Tổ chức cho CNVC LĐ hoạt động nhằm thu hút đông đảo đoàn viên, CNVC LĐ tham gia, động viên, khuyến khiách tinh thần của đoàn viên CNVC LĐ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng công đoàn vững mạnh.

2.3. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế.

18

Page 19: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Hoạt động bằng quy chế là kết quả của việc vận dụng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo và nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ, chức năng công đoàn.

Hoạt động theo quy chế tức là công đoàn thực hiện chức năng tham gia quản lý đơn vị.Các loại quy chế bao gồm: Quy chế hoạt động của BCH, Quy chế phối hợp hoạt

động giữa BCH CĐCS với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Quy chế dân chủ ở cơ sở.Để xây dựng và hoạt động bằng quy chế, công đoàn phải chủ động xây dựng và

tham gia xây dựng các quy chế và tổ chức hoạt động theo quy chế. Cán bộ công đoàn phải am hiểu pháp luật, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, đặc điểm, tình hình đơn vị và tập hợp được mạng lưới có liên quan giúp công đoàn xây dựng và thực hiện quy chế. Định kỳ tổ chức tổng kết, bổ sung, sửa đổi quy chế.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.

1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Chủ tịch CĐCS1.1. Vị trí, vai trò của Chủ tịch CĐCSChủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại

hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu (khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp), được công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận.

Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban Thường vụ, Ban chấp hành, có trách nhiệm điều hành hoạt động của Ban thường vụ (nếu có), Ban chấp hành.

Chủ tịch CĐCS là người đại diện theo pháp luật của Ban Chấp hành CĐCS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng cho CNVC LĐ.

1.2. Nhiệm vụ của Chủ tịch CĐCS- Cùng với BCH vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết của Công đoàn cơ sở trong công tác hoạt động của CĐCS.

- Điều hành công việc hàng ngày; Chuẩn bị các nội dung và chủ trì các cuộc họp BTV, BCH.

- Tổ chức, phân công, kiểm tra thực hiện chế độ làm việc của cán bộ công đoàn tại cơ sở.- Thay mặt BCH tham gia ý kiến, bàn bạc, thống nhất, phối hợp với người sử dụng

lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến hai bên trong quan hệ lao động. - Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Công đoàn cấp trên.2. Nội dung công tác của Chủ tịch CĐCS- Nghiên cứu, nắm vững chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan

đến người lao động, Nghị quyết của công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nhiệm vụ chính trị của đơn vị …..

- Nắm vững nội dung và tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh.19

Page 20: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình công tác của công đoàn cơ sở. Chỉ đạo hoạt động của các Uỷ viên BCH, tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

- Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thông tin báo cáo.3. Phương pháp công tác của Chủ tịch CĐCS3.1. Phương pháp thuyết phụcĐể thuyết phục được tốt, Chủ tịch CĐCS cần phải:- Thường xuyên có sự liên hệ mật thiết, gần gũi với CNVC LĐ và đoàn viên công

đoàn để nắm tâm tư, nguyện vọng của họ.- Phải gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Nhiệt tình, tâm huyết với công tác công đoàn, phải chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ, hiểu và nắm chắc chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến CNVC LĐ.

- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, thẳng thắn đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVC LĐ.

- Kiên trì, nhẫn nại, giải quyết kịp thời những bức xúc của đoàn viên, CNVC LĐ.3.2. Tổ chứcChủ tịch CĐCS cần nắm vững các hình thức tổ chức sau:- Cơ cấu tổ chức của CĐCS.- Thành lập các Ban chuyên đề (Văn thể, đời sống, nữ công, ….)- Tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, linh hoạt và thường xuyên có sự

đổi mới, tránh nhàm chán như: Toạ đàm, giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ, ….. nhằm tập hợp, phát huy trí tuệ của đoàn viên, CNVC LĐ.

- Chủ động tổ chức hoặc đề xuất tổ chức đối thoại giữa đoàn viên, CNVC LĐ với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những bức xúc, yêu cầu hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC LĐ (có thể tổ chức định kỳ hoặc đột xuất).

3.3. Thu thập và xử lý thông tinViệc thu thập và xử lý thông tin là khâu quan trọng không thể thiếu trong công tác

chỉ đạo và tổ chức thực hiện; là căn cứ để xây dựng chương trình công tác và đề ra được những quyết định chính xác.

Các nguồn thông tin bao gồm: Từ các cuộc họp, Hội nghị; từ cán bộ công đoàn; từ đoàn viên, CNVC LĐ.

Khi có được các thông tin, Chủ tịch CĐCS cần xử lý thông tin kịp thời: Kiểm tra độ chính xác, tin cậy của thông tin; phối hợp với chuyên môn và các bộ phận chức năng khác có liên quan để xử lý.

3.4. Làm việc theo chương trình công tác

20

Page 21: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Xây dựng chương trình công tác, làm việc theo chương trình công tác thể hiện tính khoa học; xác định công việc cần tập trung thực hiện trong từng thời gian, thời điểm; nắm và kiểm tra được tiến độ công việc để tiếp tục chỉ đạo hoạt động. Khắc phục được bệnh quan liêu, hành chính.

3.5. Thực hiện dân chủ, công khai- Chủ tịch CĐCS cần bàn bạc, trao đổi với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan,

đơn vị thực hiện công khai các vấn đề có liên quan đến CNVC LĐ: Chế độ chính sách tiền lương, thưởng, định mức lao động, phúc lợi tập thể …..

- Chỉ đạo và tổ chức cho đoàn viên, CNVC LĐ tham gia và thực hiện các loại quy chế và nội quy của đơn vị.

3.6. Giải quyết các mối quan hệTrong qua trình hoạt động công đoàn, có các mối quan hệ phát sinh, Chủ tịch

CĐCS là người thay mặt BCH giải quyết tốt các mối quan hệ. Các mổi quan hệ thường gặp đó là:*) Quan hệ giữa công đoàn với cấp uỷ Đảng: Đây là mối quan hệ của người đứng

đầu tổ chức CĐCS, đại diện đoàn viên, CNVC LĐ với tổ chức, cơ quan lãnh đạo của Đảng. Trong quan hệ này, công đoàn giữ vai trò là "sợi dây chuyền" nối liền giữa Đảng với CNVC LĐ. Có quan hệ hai chiều như sau:

- Cấp uỷ Đảng lãnh đạo công đoàn bằng Nghị quyết của Đảng- Công đoàn có trách nhiệm đối với Đảng: Công đoàn tuyên truyền, phổ biến

những chủ trương, Nghị quyết của đảng đến CNVC LĐ; Tập hợp, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của CNVC LĐ cho Đảng; Tham gia xây dựng Đảng: Giáo dục, bồi dưỡng đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng; Tổ chức cho đoàn viên, CNVC LĐ tham gia xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và góp ý cho đảng viên trong chi bộ; Luôn đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

*) Quan hệ giữa Chủ tịch CĐCS với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: Đây là mối quan hệ giữa đại diện CNVC LĐ với người sử dụng lao động, là mối quan hệ cơ bản trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Để giải quyết tốt quan hệ hài hoà này, hai bên phải tôn trọng, hợp tác để thực hiện mục tiêu chung của đơn vị, doanh nghiệp đó là: Thực hoàn thành nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, CNVC LĐ ngày càng phát triển về mọi mặt. Trong mối quan hệ này, chủ tịch CĐCS cần linh hoạt, sáng tạo và có nguyên tắc xử lý các tình huống. Một số tình huống cụ thể:

- Khi thủ trưởng đơn vị, giám đốc làm đúng: Chủ tịch CĐCS phải tìm hiểu, đồng thời ủng hộ và vận động đoàn viên, CNVC LĐ ủng hộ việc làm đúng của thủ trương, giám đốc đơn vị, doanh nghiệp.

- Khi thủ trưởng đơn vị, giám đốc gặp khó khăn: Chủ tịch CĐCS vận động đoàn viên, CNVC LĐ cùng tìm cách giúp thủ trưởng, giám đốc tháo gỡ những khó khăn đó (chủ tịch CĐCS không thể "đứng ngoài xem").

21

Page 22: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Khi thủ trưởng đơn vị, giám đốc làm sai, vi phạm chế độ, chính sách pháp luật: Về nguyên tắc, không thể để cho thủ trưởng, giám đốc làm sai hoặc vi phạm. Vì vậy khi phát hiện hành vi sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm, chủ tịch CĐCS cần hết sức linh hoạt, mềm dẻo để xử lý. Các bước tiến hành như sau:

+ Trước hết Chủ tịch CĐCS gặp riêng thủ trưởng, giám đốc để chỉ ra và bày tỏ công đoàn không đồng tình với việc làm sai đó.

+ Nếu không được, tiến hành họp BCH CĐCS và có văn bản kiến nghị thủ trưởng, giám đốc không được sai phạm.

+ Nếu vẫn không được, BCH CĐCS có văn bản kiến nghị lên cấp uỷ Đảng và công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị giúp đỡ, giải quyết.

*) Quan hệ giữa Chủ tịch CĐCS với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Chủ tịch CĐCS với vai trò là người đứng đầu, đại diện cho cán bộ, công chức, CNVC LĐ trong đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy Chủ tịch CĐCS cần thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với đoàn viên, CNVC LĐ; gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi, giúp đỡ đoàn viên, CNVC LĐ.

*) Quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong cùng đơn vị: Đây là mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn với một tổ chức (Đoàn thanh niên, Hội CCB, Chữ thập đỏ, Hội khuyến học ….) Chủ tịch CĐCS cần tôn trọng, phối hợp và giúp đỡ vì các thành viên của đoàn, hội cũng là đoàn viên công đoàn.

*) Chủ tịch CĐCS quan hệ với cán bộ CĐCS (UVBCH, các ban chuyên đề, các bộ phận, tổ công đoàn … ): Đây là mối quan hệ chỉ đạo hoạt động, tổ chức, kiểm tra thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CĐCS.

*) Quan hệ với Công đoàn cấp trên: Nắm bắt thông tin, báo cáo, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo.*) Quan hệ hợp tác giao lưu, học tập với các công đoàn bạn trong cùng ngành

nghề, trên cùng địa bàn, khu vực.3.7. Kiểm tra và tự kiểm tra: Đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và được

tiến hành thường xuyên. Chủ tịch CĐCS là người lãnh đạo CĐCS, phải coi trọng công tác kiểm tra và tự kiểm tra. Kiểm tra phải căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra; được tiến hành một cách dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, tránh tình trạng moi móc, cá nhân chủ nghĩa; kiểm tra phải dựa vào cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn.

4. Một số kinh nghiệm công tác của Chủ tịch CĐCS:- Kết hợp tính tổ chức, kỷ luật với tính sáng tạo, linh hoạt: Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân

chủ; chấp hành nghiêm túc chủ trương của công đoàn cấp trên; tổ chức hoạt động theo quy chế.- Kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong công việc: Chủ tịch CĐCS phải

linh hoạt, nhạy bén; tuỳ đặc điểm tình hình của đơn vị để tổ chức các hoạt động, giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực của cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVC LĐ. Chủ trương, kế hoạch công tác phải được thực hiện bằng mục tiêu, chỉ tiêu, có thời gian hoàn thành; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời khen thưởng, động viên, khích lệ, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để cán bộ, đoàn viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của CĐCS.

22

Page 23: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Bảo đảm tính lịch sử, cụ thể, tính quần chúng: Mọi sự việc phát sinh đều có bối cảnh cụ thể, đòi hỏi chủ tịch CĐCS phải cá cách nhìn thực tế, khách quan, xem xét tính lịch sử của sự việc. Hoạt động công đoàn mang tính quần chúng rộng lớn, sức mạnh của công đoàn là ở chỗ tập hợp được đông đảo đoàn viên, CNVC LĐ tham gia. do vậy tập hợp và thống nhất được tâm tư, ý trí, nguyện vọng của đoàn viên, CNVC LĐ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của công đoàn đề ra.

- Các bước tổ chức, thực hiện kế hoạch công tác:Bước 1: Xây dựng kế hoạch công tác cần cụ thể, thiết thực, bám sát nhiệm vụ

chính trị, hay kế hoạch sản xuất kinh donh của đơn vị.Bước 2: Triển khai kế hoạch công tác. Việc truyền đạt các chủ trương, quyết định

của Công đoàn là chuyển hoá nhận thức thành tình cảm và hành động vì vậy chủ tịch CĐCS phải khéo léo, linh hoạt trong việc phát động, tổ chức cho đoàn viên hành động. Đối với những việc có tính mới, phức tạp nên tổ chức làm thử, làm điểm để rút ra kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng.

Bước 3: Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạchBước 4: Sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiếnTóm lại: Nội dung, phương pháp công tác của Chủ tịch CĐCS phải hết sức

phong phú, đa dạng; Chủ tịch CĐCS cần thật sự nhiệt tình với công tác công đoàn; có trình độ, có khả năng nắm bắt và vận dụng chủ trương, đường lối, pháp luật vào thực tiễn cơ sở mình một cách linh hoạt, thích hợp; có tinh thần trách nhiệm, có uy tín; có bản lĩnh đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC LĐ. Chủ tịch CĐCS đóng vai trò quyết định hoạt động của CĐCS, do vậy Chủ tịch CĐCS phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bổ sung kinh nghiệm hoạt động, làm phong phú thêm nội dung hoạt động của công đoàn. Chủ tịch CĐCS phải thật sự trở thành "người thủ lĩnh" và là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, CNVC LĐ.

III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THƯỜNG VỤ, BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội của công đoàn mỗi cấp; Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành công đoàn các cấp. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành công đoàn cấp nào do Đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Số lượng Uỷ viên BCHCĐCS từ 03 đến 15 uỷ viên; CĐCS có trên 3.000 Đoàn viên không quá 17 uỷ viên. Ban Thường vụ công đoàn cấp nào do Ban Chấp hành công đoàn cấp đó bầu trong số các Uỷ viên BCH; Số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ không quá 1/3 số lượng Uỷ viên BCH.

*) Đối với CĐCS có số lượng từ 9 Uỷ viên BCH trở lên thì tiến hành bầu Ban Thường vụ. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ là thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của CĐCS giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.

*) Đối với CĐCS có dưới 9 Uỷ viên BCH thì không bầu Ban Thường vụ, Ban Chấp hành trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của CĐCS.

23

Page 24: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

*) Nguyên tắc, phương pháp hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành CĐCS: Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số; Nghị quyết của Ban Chấp hành phải được đa số uỷ viên BCH thông qua; BCH CĐCS hoạt động theo quy chế.

*) Tổ chức Hội nghị BCH CĐCS:- BCH CĐCS họp ít nhất 3 tháng một lần (trừ kỳ họp đầu tiên sau Đại hội).- Hội nghị BCH CĐCS phải có ít nhất 2/3 Uỷ viên BCH đến dự mới có giá trị. Hội

nghị phải ghi biên bản; ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch công tác …. (nếu có).- Các Uỷ viên BCH có quyền và nghĩa vụ thảo luận, biểu quyết những vấn đề có liên quan

đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Nghị quyết Hội nghị BCH CĐCS chỉ có giá trị khi có trên 50% uỷ viên BCH dự họp tán thành.

- Hội nghị thường kỳ BCH do Chủ tịch CĐCS chủ trì. Hội nghị phải ghi Biên bản đầy đủ làm cơ sở để BTV (nếu có), hoặc Chủ tịch CĐCS triển khai thực hiện theo Nghị quyết của BCH đã được thông qua.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN1. Bộ luật Lao động năm 2012- Điều 192 quy định: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức

công đoàn+ Khi người lao động là cán bộ CĐ không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công

đoàn mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ;+ Khi người sử dụng lao động đơn phương cchấm dứt HĐLD, chuyển làm công

việc khác hoặc kỷ luật, sa thải người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thoả thuận bằng văn bản với BCH CĐCS hoặc BCH CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Điều 193. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức:+ CĐCS được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông

tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.+ Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc

để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.

+ Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do công đoàn trả lương được người sử dụng lao động đảm bảo phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo TƯLĐTT hoặc quy chế của người sử dụng lao động.

2. Luật Công đoàn năm 2012- Điều 24: Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn+ Bố trí nơi làm việc, tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công

đoàn cùng cấp hoạt động.

24

Page 25: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Quy định sử dụng thời giờ làm việc để làm công tác công đoàn: Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐCS được sử dụng 24 giờ trong một tháng; Uỷ viên BCH, Tổ trưởng, tổ phó CĐ được sử dụng 12 giờ trong một tháng và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Và tuỳ theo quy mô, tính chất cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, BCH CĐCS và đơn vị sử dụng lao động có thể thoả thuận về thời gian tăng thêm.

+ Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập. ….

- Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn (như quy định của Bộ luật Lao động).

MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ I. CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỚI VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.

1. Đại hội công đoàn cơ sở.Đại hội công đoàn cơ sở là đợt sinh hoạt chính trị của đoàn viên và CNVC-LĐ ở

cơ sở, nhiệm vụ của đại hội công đoàn cơ sở là dân chủ thảo luận các báo cáo của Ban Chấp hành, thảo luận, quyết định nhiệm vụ của công đoàn cơ sở nhiệm vụ tới, tham gia xây dựng các dự thảo văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên nếu có, bầu Ban chấp hành công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Công đoàn cấp trên (nếu có).

Hình thức đại hội công đoàn cơ sở.Có các hình thức đại hội công đoàn cơ sở sau:- Đại hội đại biểu: là đại hội được tiến hành gồm những đại biểu tiêu biểu, đại diện

cho cán bộ, đoàn viên công đoàn được đại hội hoặc hội nghị công đoàn các cấp bầu ra. Đối với công đoàn cơ sở được tổ chức đại hội đại biểu phải có 150 đoàn viên trở lên, trường hợp có dưới 150 đoàn viên thì phải có các điều kiện sau: hoạt động phân tán, lưu động khó khăn trong tổ chức đại hội toàn thể và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.

- Đại hội toàn thể: là đại hội của tất cả đoàn viên công đoàn (trừ đoàn viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian chấp hành các hình phạt của tòa án) được tổ chức ở công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận có dưới 150 đoàn viên. Trường hợp có từ 150 đoàn viên trở lên, có thể tổ chức đại hội toàn thể nếu đoàn viên yêu cầu và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.

Nhiệm kỳ đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn:Nhiệm kỳ đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn theo

Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X quy định tổ chức 5 năm 2 lần (Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ bổ sung sửa đổi, quy định nhiệm kỳ Đại hội của các cấp công đoàn là 5 năm 01 lần - lưu ý khi Điều lệ được ban hành sẽ có hướng dẫn chi tiết). Những công đoàn cơ sở được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần phải có đủ các điều kiện sau và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.

25

Page 26: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Đối với CĐCS đóng trên địa bàn một tỉnh, thành phố phải có 2 điều kiện sau:+ Có 3000 đoàn viên trở lên.+ Có từ 5 CĐCS thành viên trở lên.

- Đối với CĐCS hoạt động phân tán, lưu động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, phải có đủ hai điều kiện sau:

+ Có từ 1000 đoàn viên trở lên.+ Có từ 5 CĐCS thành viên trở lên.

Trường hợp có những cơ sở có những biến động về tổ chức sản xuất kinh doanh do điều kiện quá khó khăn hoặc có vấn đề về nội bộ, cán bộ lãnh đạo bị tố cáo chưa kiểm điểm và làm rõ đúng, sai thì có thể báo cấp trên trực tiếp xem xét quyết định kéo dài nhiệm kỳ của đại hội.

Để tiến hành đại hội CĐCS thiết thực và có hiệu quả, Chủ tịch công đoàn cơ sở, người đứng đầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần quan tâm chỉ đạo BCH tiến hành tiến hành chuẩn bị đại hội một cách chu đáo.

2. Công tác chuẩn bị đại hội công đoàn cơ sở:- Quyết định thành lập ban chuẩn bị đại hội, ban chuẩn bị đại hội có thể có các tiểu

ban sau: tiểu ban tổ chức, tiểu ban khánh tiết, tuyên truyền…- Giao nhiệm vụ cụ thể của công tác chuẩn bị đại hội công đoàn cơ sở cho các tiểu

ban thực hiện.- Phân công các ủy viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở chuẩn bị nội dung từng

công việc liên quan đến đại hội CĐCS.a. Đối với tiểu ban tổ chức có thể phân công những nhiệm vụ sau:- Lập kế hoạch, tiến độ tổ chức đại hội công đoàn các cấp, dự kiến phân công các

cán bộ chủ chốt công đoàn cơ sở đi dự đại hội tổ công đoàn; công đoàn bộ phận (công đoàn cơ sở thành viên) để trực tiếp chỉ đạo đại hội và kịp thời nắm bắt các thông tin từ đại hội công đoàn các cấp.

- Chuẩn bị dự thảo báo cáo của Ban chấp hành CĐCS, xây dựng dự thảo phương hướng, nhiệm vụ và nghị quyết của Ban chấp hành CĐCS nhiệm kỳ tới.

- Dự kiến số lượng đại biểu và dự kiến phân bổ đại biểu cho các đơn vị theo tỷ lệ quy định (nếu là đại hội đại biểu). Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X, số lượng đại biểu dự đại hội cấp nào do Ban chấp hành công đoàn cấp đó quyết định và triệu tập. Đại biểu chính thức dự đại hội Công đoàn cơ sở gồm:

Đại biểu do công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên bầu theo số lượng được công đoàn cơ sở phân bổ.

Đại biểu đương nhiên dự đại hội công đoàn cơ sở là các ủy viên BCH công đoàn cơ sở.

26

Page 27: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Các đại biểu do Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập chỉ định với số lượng không quá 3% tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

- Xây dựng chương trình đại hội công đoàn cơ sở.- Nhận danh sách đại biểu dự đại hội từ các tổ công đoàn trực thuộc, công đoàn bộ

phận gửi lên và chuẩn bị các thông tin phục vụ cho công tác thẩm tra tư cách đại biểu.- Chuẩn bị trước các thủ tục, điều kiện cho việc bầu cử Ban Chấp hành, bầu cử đại

biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên nếu có, như hòm phiếu, phiếu bầu, mẫu biên bản kiểm phiếu…

b. Nhiệm vụ của tiểu ban tuyên truyền, khánh tiết phục vụ đại hội.- Lập kế hoạch kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau đại hội;

kế hoạch ăn nghỉ cho các đại biểu (nếu là công đoàn cơ sở nằm trên địa bàn nhiều tỉnh) và các chi phí khác của đại hội… để tuyên truyền về đại hội công đoàn cơ sở; phát động thi đua chào mừng đại hội; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao nhằm tạo khí thế sôi nổi trong CNVCLĐ chào mừng đại hội công đoàn cơ sở…

- Chuẩn bị trang trí, khánh tiết hội trường nơi tổ chức đại hội. Theo quy định, đại hội công đoàn các cấp thống nhất hình thức trang trí và tiêu đề như sau:

Phía trái hội trường (từ dưới lên) là cờ tổ quốc. Tượng hoặc ảnh Bác Hồ đặt dưới cánh sao vàng 25-30 em. Phía bên phải hội trường là dòng chữ tiêu đề đại hội. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam đặt trên khoảng 25-30 cm và chính giữa dòng chữ tiêu đề đại hội. tiêu đề đại hội công đoàn cơ sở thống nhất như sau:

Đại hội công đoàn cơ sở (công đoàn cơ sở thành viên)…lần thứ…ngày…tháng…năm…

- Khi xây dựng, hoàn thiện kế hoạch đại hội các tiểu ban trình Ban Chấp hành CĐCS để bàn thống nhất, khi chương trình, kế hoạch được Ban Chấp hành thông qua, thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo xin ý kiến cấp ủy Đảng cùng cấp và làm việc với chuyên môn về thời gian, kinh phí và các điều kiện khác, để đại hội công đoàn cơ sở được tiến hành đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp.

c. Công tác chuẩn bị dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng, nhiệm vụ kỳ tới của công đoàn cơ sở.

Khi tiến hành chuẩn bị dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn cơ sở nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở cần bám sát Nghị quyết đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ trước để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động của công đoàn cơ sở. Mặt khác Ban Chấp hành công đoàn cơ sở cần căn cứ vào báo cáo kiểm điểm, đánh giá hoạt động cơ sở các quý, năm của Ban Chấp hành, căn cứ vào các báo cáo tổng kết hoạt động của các tổ công đoàn, công đoàn bộ, công đoàn cơ sở thành viên và căn cứ đánh giá vào công đoàn cấp trên trực tiếp đối với công đoàn cơ sở, đặc biệt là Ban Chấp hành công đoàn cơ sở còn phải căn cứ vào đánh giá thực hiện nghị quyết của cấp Ủy Đảng và đánh giá thực hiện nhiệm vụ công tác, sản xuất, kinh doanh của chuyên môn của đơn vị để dự thảo báo cáo tổng kết sát thực, đầy đủ.

27

Page 28: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Ngoài ra, để chuẩn bị dự thảo báo cáo được tốt, sát với tình hình thực tiễn, cán bộ công đoàn được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo báo cáo cần liên hệ mật thiết với đoàn viên, công nhân, lao động để nắm được những thông tin thực tế, phục vụ cho việc chuẩn bị báo cáo.

3. Chương trình đại hội công đoàn cơ sở.3.1. Chào cờ3.2. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu dự đại hội.3.3. Bầu đoàn chủ tịch, ban tổ chức dự kiến Đoàn chủ tịch đại hội và xin ý kiến đại

hội bằng biểu quyết giơ tay.Đoàn Chủ tịch đại hội công đoàn cơ sở là những đại biếu thính thức của đại hội.

Nếu thấy thật sự cần thiết ban tổ chức đại hội có thể mời khách mời của đại hội là lãnh đạo công đoàn cấp trên tham gia đoàn chủ tịch với tư cách là thành viên danh dự, không trực tiếp tham gia điều hành đại hội.

Số lượng thành viên danh dự tham gia đoàn chủ tịch không quá 1/5 tổng số thành viên đoàn chủ tịch đại hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn chủ tịch đại hội:+ Đoàn Chủ tịch đại hội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định

theo đa số, có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành các hoạt động của đại hội, trực tiếp phân công thành viên điều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế làm việc đã được đại hội biểu quyết thông qua, chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết.

+ Điều hành thảo luận báo cáo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thực hiện các bước công việc trong bầu cử, như điều hành thảo luận, cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở, giới thiệu ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành, giới thiệu ban kiểm phiếu, quyết định các trường hợp cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách đề cử.

+ Sau khi bầu cử Ban chấp hành, nhận biên bản kết quả bầu cử và phiếu bầu đã niêm phong từ ban bầu cử để bàn giao cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở khóa mới.

+ Chỉ định triệu tập viên kỳ họp thứ nhất của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở sau khi công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành công đoàn (trường hợp đối với Công đoàn cơ sở không bầu trực tiếp Chủ tịch công đoàn cơ sở).

3.4. Ban tổ chức giới thiệu đoàn thư ký đại hội và xin ý kiến đại hội bằng biểu quyết giơ tay.

Nhiệm vụ của Đoàn thư ký đại hội:+ Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết

của đại hội.+ Quản lý và phát hành tài liệu có liên quan đến đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn

Chủ tịch đại hội.

28

Page 29: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Trưởng đoàn thư ký chịu trách nhiệm trước Đoàn chủ tịch đại hội về nhiệm vụ của đoàn thư ký, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

3.5. Giới thiệu Ban thẩm tra tư cách đại biểu và xin ý kiến bằng biểu quyết giơ tay.Ban thẩm tra tư cách đại biểu là những đại biểu chính thức của đại hội. Đối với đại

hội toàn thể đoàn viên thì không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, mà Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm báo cáo với đại hội về số lượng và tư cách đoàn viên tham dự đại hội. (Việc bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu được thực hiện đối với hình thức Đại hội đại biểu)

Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đại biểu dự đại hội, do Ban chấp hành cấp

triệu tập đại hội cung cấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu dự đại hội, ban thẩm tra tư cách đại biểu xem xét tư cách đại biểu.

Tổng hợp, phân tích và báo cáo về số lượng, chất lượng, cơ cấu và tư cách đại biểu trước đại hội (để thực hiện được nhiệm vụ này ban thẩm tra tư cách đại hội cần phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức đại hội).

Ban thẩm tra tư cách đại biểu xem xét trình bày tại đại hội các đơn, thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đại biểu dự đại hội gửi đến trước ngày đại hội khai mạc chính thức 10 ngày. Các đơn thư khiếu nại có liên quan đến đại biếu dự đại hội gửi sau ngày khai mạc đại hội 10 ngày, ban thẩm tra tư cách đại biểu không có trách nhiệm giải quyết trong đại hội, mà chuyển Ban chấp hành mới hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3.6. Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội:+ Phát biểu khai mạc Đại hội.+ Trình bày báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn cơ sở nhiệm kỳ trước và

phương hướng nhiệm vụ hoạt động công đoàn cơ sở nhiệm kỳ tới.+ Giới thiệu ban thẩm tra tư cách đại biểu công bố kết quả thẩm tra tư cách đại

biểu.Đại biểu thảo luận tư cách đại biểu và biểu quyết giơ tay. Tư cách đại biểu được

công nhận khi có trên 50% số đại biểu chính thức có mặt tại đại hội biểu quyết nhất trí. Trường hợp đại hội toàn thể thì không biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.

+ Đoàn chủ tịch hướng dẫn đại biểu thảo luận báo cáo tổng kết, phương hướng, nhiệm vụ của công đoàn cấp mình và báo cáo của công đoàn cấp trên nếu có (chú ý cấn gợi ý các vấn đề đại hội cần tập trung thảo luận).

3.7. Giới thiệu đại biểu Đảng, chính quyền và công đoàn cấp trên phát biểu.3.8. Tiến hành bầu cử Ban chấp hành công đoàn cơ sở.Để tiến hành bầu cử Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Đoàn chủ tịch đại hội cần

tiến hành một số công việc sau:+ Thông qua Đề án nhân sự; Số lượng Uỷ viên BCH; tiêu chuẩn ủy viên Ban chấp

hành công đoàn cơ sở.29

Page 30: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử của các tổ công đoàn trực thuộc, các công đoàn bộ phận gửi lên.

+ Xin ý kiến ứng cử, đề cử thêm.Về quyền đề cử, ứng cử vào Ban châp hành công đoàn cơ sở, theo Điều lệ của

Công đoàn Việt Nam khóa X: Tất cả các đoàn viên công đoàn là đại biểu hoặc không là đại biểu dự đại hội đều có quyền ứng cử vào Ban chấp hành công đoàn các cấp. Đối với những người ứng cử không phải là đại biểu đại hội chính thức, thì phải có đơn và nhận xét của Ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi công tác, trích ngang sơ yêu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền gửi cho đoàn chủ tịch đại hội. Riêng bầu cử đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên, thì chỉ bầu những người là đại biểu chính thức của đại hội.

+ Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội có quyền giới thiệu người vào danh sách bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở khóa mới, giới thiệu người vào danh sách bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên nếu có, nếu Ban chấp hành công đoàn giới thiệu người vào danh sách bầu cử Ban chấp hành hoặc bầu cử vào đoàn đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên thì phải có trách nhiệm cung cấp lý lịch trích ngang từng người được giới thiệu.

+ Các đại biểu chính thức của đại hội có quyền đề cử người là đại biểu hoặc không là đại biểu đại hội vào danh sách bầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp người được đề cử không phải là đại biểu chính thức của đại hội, thì người giới thiệu có trách nhiệm cung cấp cho đại hội trích ngang sơ yếu lý lịch người mình giới thiệu và nhất thiết phải được sự đồng ý của người được giới thiệu.

+ Đoàn Chủ tịch đại hội có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ danh sách đề cử, ứng cử vào Ban Chấp hành công đoàn cơ sở khóa mới, kể cả những người xin rút khỏi danh sách để đại hội thảo luận chốt danh sách bầu cử vào Ban Chấp hành khóa mới. Danh sách bầu cử vào Ban châp hành công đoàn cơ sở khóa mới được đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.

3.9. Đoàn Chủ tịch giới thiệu ban bầu cử, trưởng, phó ban.Ban bầu cử gồm những đại biểu chính thức trong đại hội và không có tên trong

danh sách bầu cử. Đại hội thông qua danh sách ban bầu cử, do Đoàn chủ tịch giới thiệu bằng biểu quyết giơ tay.

- Nhiệm vụ của ban bầu cử.+ Phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử, hướng dẫn cách bỏ phiếu, phát phiếu, kiểm

tra thùng phiếu trước khi bỏ phiếu và niêm phong thùng phiếu sau khi bỏ phiếu song (nếu mang thùng phiếu đi nơi khác để kiểm phiếu).

+ Kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử, niêm phong phiếu bầu, giao cho Đoàn chủ tịch đại hội.

Những người trúng cử vào Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải đạt quá 1/2 số phiếu bầu, trường hợp số người có số phiếu bầu quá 1/2 nhiều hơn số lượng Ủy viên Ban chấp hành đã được đại hội biểu quyết thì người trúng cử được lấy thứ tự từ người

30

Page 31: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

có số phiếu cao đến người có số phiếu thấp hơn cho đến khi đủ số lượng. Trường hợp có nhiều người có số phiếu ngang nhau và đều quá 1/2 tổng số phiếu bầu, nhưng chỉ lấy một hoặc một số người cho đủ số lượng cần bầu thì phải xin ý kiến đại hội quyết định bầu tiếp trong số những người có số bầu ngang nhau để chọn người có số phiếu cao hơn (không cần phải đạt số phiếu bầu quá 1/2 so với số phiếu bầu).

3.10. Đại hội tiến hành bầu cử Ban chấp hành, bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên (nếu có).

Ban bầu cử báo cáo kết quả kiểm phiếu và danh sách trúng cử Ban chấp hành công đoàn cơ sở (bằng biên bản theo mẫu).

3.11. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mới ra mắt và đại diện Ban Chấp hành mới phát biểu.

Đoàn Chủ tịch đại hội có trách nhiệm chỉ định một đồng chí trong Ban Chấp hành mới triệu tập phiên họp Ban chấp hành đầu tiên, để tiến hành công tác tổ chức sau đại hội.

3.12. Thư ký đại hội đọc dự thảo nghị quyết đại hội.Chủ tịch đoàn thông qua từng vấn đề trong nghị quyết đại hội bằng giơ tay.3.13. Chủ tịch đoàn bế mạc đại hội công đoàn cơ sở lần thứ nhất.4. Họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở lần thứ nhất.Nội dung họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở lần thứ nhất gồm: Bầu Ban Thường

vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên Ban Chấp hành, bàn thống nhất lề lối làm việc và chương trình kế hoạch hoạt động công đoàn cơ sở tháng đầu, quý đầu.

- Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam: Chỉ bầu Ban Thường vụ trong số Ủy viên Ban chấp hành và tiến hành bầu bằng bỏ phiếu kín.

Trước khi tiến hành bầu cử Ban thường vụ. Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, số lượng Ban Thường vụ công đoàn cơ sở không quá 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở…

- Sau khi bầu Ban thường vụ, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, tiến hành bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch công đoàn cơ sở bằng phiếu kín trong số ủy viên Ban Thường vụ. Lưu ý khi tiến hành bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch không tiến hành bầu hai chức danh cùng một phiếu, thủ tục và các bước để tiến hành bầu tương tự như bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở bầu Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra bằng bỏ phiếu kín.- Sau khi hoàn thành công tác bầu cử các chức danh, Chủ tịch công đoàn cơ sở mới

được bầu thực hiện nhiệm vụ điều khiển cuộc họp Ban chấp hành, nhằm phân công nhiệm vụ cho từng ủy viên BCH công đoàn cơ sở và yêu cầu các ủy viên BCH xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của mình theo nhiệm vụ được phân công. Chủ tịch công đoàn cơ sở điều khiển họp để BCH CĐCS bàn, thống nhất lề lối làm việc,

31

Page 32: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động công đoàn trong tháng, quý đầu tiên của nhiệm kỳ mới.

- Ban chấp hành CĐCS thông qua nghị quyết đại hội, sau khi đã tiếp thu ý kiến đại hội để hoàn thiện.

- Ngay sau hội nghị Ban chấp hành CĐCS lần thứ nhất, Ban Thường vụ công đoàn khóa mới cần sớm hoàn chỉnh các thủ tục để báo cáo bằng văn bản lên công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận kết quả bầu cử ban Chấp hành công đoàn cơ sở, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn.

II. XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNHCông đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, nơi trực tiếp thực

hiện chức năng nhiệm vụ và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn. Công đoàn cơ sở có vững mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh. Vì vậy, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đặc biệt đối với công đoàn cơ sở thì xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh phải là nhiệm vụ thường xuyên trọng tâm của công tác tổ chức, hoạt động công đoàn ở cơ sở. Chủ tịch công đoàn cơ sở với tư cách là người đứng đầu công đoàn cơ sở, phải coi chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình. Phải giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để tổ chức, chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phát huy mạnh mẽ vai trò của công đoàn cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ. Trong tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, Chủ tịch công đoàn cơ sở, người đứng đầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:

1. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.

Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC - LĐ là chức năng trung tâm, và quan trọng hàng đầu của Công đoàn Việt Nam.

Lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần. Đảm bảo lợi ích vật chất đối với CNVCLĐ nước ta hiện nay tức là đảm bảo việc làm ổn định, phù hợp với năng lực, trình độ, điều kiện của người lao động, thời gian lao động được đảm bảo hợp lý, người lao động có thu nhập tương xứng với lao động để đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình họ, đồng thời những điều kiện lao động của họ phải được đảm bảo.

Đảm bảo lợi ích tinh thần của CNVC-LĐ tức là người lao động phải được đối xử bình đẳng như mọi người, được tạo điều kiện, cơ hội như nhau trong cống hiến, học tập, làm việc, được quan tâm đến đời sống tinh thần.

Để hoạt động công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ, quyền lợi hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ, trước tiên Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm đề xuất với Ban chấp hành xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động tập trung vào những hoạt động sau:

32

Page 33: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Hướng dẫn giúp đỡ người lao động ký giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động.

+ Chỉ đạo BCH công đoàn cơ sở, đại diện cho công nhân lao động tham gia xây dựng TƯLĐTT.

+ Tổ chức cho CNLĐ tham gia xây dựng TƯLĐTT và đại diện cho CNV-LĐ thương lượng với người sử dụng lao động, ký thỏa ước lao động tập thể.

+ Vận động, tổ chức để công nhân, lao động thực hiện TƯLĐTT, đồng thời giám sát việc thực hiện những quy định của TULĐTT.

+ Chỉ đạo BCH công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động; chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.

+ Tổ chức cho công nhân, lao động tự học hỏi, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, làm giàu hợp pháp theo những điều kiện cụ thể của mỗi người.

2. Chỉ đạo và tổ chức cho công nhân, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị:Tham gia quản lý cơ quan, doanh nghiệp là một trong những chức năng của Công

đoàn. Thực chất của tham gia quản lý cơ quan, doanh nghiệp là nhằm phát huy quyền dân chủ của người lao động, để bảo vệ lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể của người lao động. Do vậy Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nội dung hoạt động này.

Để chỉ đạo thực hiện nội dung này, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần:- Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, tổ chức tốt

Đại hội công nhân viên chức, hoặc hội nghị cán bộ công chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn liên tịch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh xã hội.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở (ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 13 tháng 2 năm 1999 của Chính phủ). Phối hợp với Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần tổ chức đại hội cổ đông, đại hội CNLĐ theo hướng dẫn của Nhà nước và của Công đoàn Việt Nam).

- Phối hợp với Giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan tổ chức các phong trào thi đua trong CNVC-LĐ, như phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; phong trào học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; phong trào tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

- Chỉ đạo ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của Luật thanh tra và hướng dẫn số 11-2004/1/CTN ngày 24 tháng 6 năm 2004 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước và Ban thanh tra nhân dân.

- Chỉ đạo Ủy ban kiểm tra Công đoàn hoạt động. Trong tổ chức chỉ đạo hoạt động của UBKT công đoàn, cần quan tâm đến các hoạt động sau:

33

Page 34: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Kiểm tra về tổ chức và hoạt động công đoàn theo nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng thực hiện các Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chấp hàng công đoàn, quy chế phối hợp giữa BCH công đoàn với thủ trưởng cơ quan, hoặc với giám đốc doanh nghiệp;

+ Kiểm tra các mặt hoạt động của tổ công đoàn, công đoàn bộ phận (khi kiểm tra cần xây dựng và thống nhất các biểu để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá);

+ Kiểm tra chi tiêu tài chính của công đoàn cơ sở theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Chủ tịch Công đoàn cơ sở cần tập trung chỉ đạo các Ủy viên BCH công đoàn cơ sở trong việc phối hợp với chuyên môn giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, các vướng mắc, các hiện tượng gây mất đoàn kết, hiểu lầm trong CNVC-LĐ. Để giải quyết tốt các vấn đề nói trên, Chủ tịch công đoàn cơ sở, có thể đề nghị Ban chấp hành công đoàn tổ chức hội nghị chuyên đề để thảo luận, thỏa thuận các phương án giải quyết cho phù hợp, hoặc chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ, nhóm hòa giải.

- Chủ tich Công đoàn cơ sở có thể trực tiếp tham gia hoặc phân công cán bộ công đoàn tham gia các hội đồng ở cơ sở với tư cách đại diện cho tập thể CNLĐ ở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của công nhân lao động. Do vậy đòi hỏi Chủ tịch công đoàn hoặc người được Chủ tịch công đoàn cử tham gia phải am hiểu lĩnh vực cần tham gia, có phương pháp tham gia và có bản lĩnh.

- Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm tổ chức nhiều hình thức thiết thực, phù hợp để công nhân lao động tham gia xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy chế trong cơ quan, doanh nghiệp; mặt khác Chủ tịch công đoàn cần vận động, tổ chức cho công nhân lao động thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, chính sách và các nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp.

+ Chú trọng chỉ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện để Ban nữ công công đoàn cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ vận động, tập hợp và tổ chức cho nữ công nhân lao động tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình; đồng thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của nữ công nhân lao động, góp phần xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

3. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực làm chủ của công nhân, lao động.

Tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động là một trong những chức năng cơ bản của tổ chức Công đoàn Việt Nam, là điều kiện xã hội để công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Để chỉ đạo tốt chức năng này, Chủ tịch công đoàn cần:

+ Chỉ đạo đẩy mạnh và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biển các chế độ, chính sách, luật pháp có liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân, lao động ở đơn vị. Đặc biệt cần quan tâm hàng đầu đến việc tuyên truyền, phổ biến nội dung Thỏa ước lao động tập thể; nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị để mọi công nhân, lao động am hiểu chính sách pháp luật và

34

Page 35: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

nội quy, quy chế, tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp và tự bảo vệ mình trước các cơ quan pháp luật.

+ Tuyên truyền, phổ biến để công nhân, lao động nắm được những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm trong phòng chống các tệ nạn xã hội.

+ Chú trọng đề xuất với giám đốc, hội đồng quản trị quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, ngoại ngữ cho công nhân lao động để công nhân lao động có khả năng tiếp cận và làm chủ được công nghệ mới, hiện đại.

+ Quan tâm đến các hoạt động vui chơi, giải trí cho công nhân lao động như tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch, làm cho đời sống tinh thần của công nhân lao động thêm phong phú, góp phần tái sản xuất sức lao động, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

4. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn cơ sở.

- Công tác phát triển đoàn viên có vai trò quan trọng, quyết định đến sức sống của tổ chức công đoàn. Là người đứng đầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch công đoàn cần thường xuyên quan tâm đến công tác này. Để công tác phát triển đoàn viên ở cơ sở được đẩy mạnh, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chú trong chỉ đạo công đoàn cơ sở tập trung vào một số nội dung hoạt động cơ bản sau:

- Tuyên truyền, giáo dục để công nhân lao động hiểu về công đoàn, quyền, nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn, các lợi ích khi gia nhập tổ chức Công đoàn. Trên cơ sở đó để công nhân lao động tự giác gia nhập công đoàn và tham gia hoạt động công đoàn. Đồng thời công đoàn cơ sở cần chú trọng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động, hướng hoạt động của công đoàn cơ sở vào đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động để tăng tính hấp dẫn của công đoàn đối với công nhân, lao động.

Khi công nhân lao động có nguyện vọng gia nhập tổ chức công đoàn, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần phân công cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ công nhân lao động viết đơn gia nhập công đoàn. Khi đoàn viên tự nguyện viết đơn gia nhập tổ chức Công đoàn, Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định kết nạp đoàn viên và chú ý tổ chức lễ kết nạp trang trọng, tạo được ấn tượng tốt đối với đoàn viên. Nơi tổ chức lế kết nạp cần treo Quốc kỳ, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, huy hiệu Công đoàn Việt Nam.

Chương trình tổ chức lễ kết nạp gồm: Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Tổ trưởng hoặc Chủ tịch Công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên đọc quyết định của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở về chuẩn y kết nạp đoàn viên. Đoàn viên mới (hoặc đại diện đoàn viên mới nếu kết nạp nhiều người một lúc) phát biểu cảm tưởng khi gia nhập tổ chức Công đoàn. Trong buổi lễ kết nạp đoàn viên công đoàn có thể tiến hành kết nạp nhiều người, nhưng những người được kết nạp phải có mặt tại buổi kết nạp…

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn cơ sở có vai trò hết sức quan trọng, vì cán bộ công đoàn đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động công đoàn. Do vậy Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm thường xuyên đến công tác này trong

35

Page 36: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn. Tùy theo điều kiện cụ thể công đoàn cơ sở có thể áp dụng các hình thức cơ bản sau:

Một là, sơ kết, tổng kết các hoạt động công đoàn cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm tốt và chưa tốt để phổ biến cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm tốt và khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Hai là, mở lớp bồi dưỡng ngắn ngày, mời các chuyên gia có kinh nghiệm giới thiệu những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động công đoàn, những chính sách, pháp luật mới có liên quan đến CNVC-LĐ ở đơn vị. Thời gian tổ chức học có thể từ một buổi đến vài ngày.

Ba là, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công đoàn, về các chế độ, chính sách, pháp luật, về khả năng ứng xử và kiến thức kinh tế, tâm lý xã hội nhân các ngày lễ, ngày truyền thống của đất nước, ngành hoặc của cơ quan đơn vị, để thông qua các cuộc thi, góp phần nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn.

Để công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở có hiệu quả, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần xuất phát từ tình hình cụ thể của cơ sở, từ nhu cầu thực tế của cán bộ công đoàn để lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng, lựa chọn giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho phù hợp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để tăng tính cạnh tranh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thường đổi mới sắp xếp lại tổ chức sản xuất gây nên nhiều biến động trong đơn vị, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chỉ đạo kiện toàn ngay tổ chức Công đoàn cho phù hợp để đoàn viên, công nhân lao động ổn định tổ chức và hoạt động có nề nếp. cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở từ tổ trưởng trở lên có năng lực, trình độ, bản lĩnh, có nhiệt tình và phương pháp hoạt động công đoàn. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở giai đoạn hiện nay cần căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ công đoàn. Tuy nhiên công đoàn cơ sở có rất nhiều loại, có công đoàn cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp, công đoàn cơ sở khu vực sản xuất kinh doanh, có công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước, công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công đoàn cơ sở trong các công ty cổ phần… Do tính chất và đặc điểm của từng loại hình công đoàn cơ sở có sự khác nhau nên yêu cầu đối với cán bộ công đoàn cơ sở cũng khác nhau. Vì vậy đối với mỗi loại cán bộ công đoàn cơ sở phải xây dựng chức danh và tiêu chuẩn cụ thể.

III. HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN1. Về tổ chức, hoạt động- Ban nữ công quần chúng ở các cấp CĐ được thành lập theo quy định của Điều

lệ CĐVN (Điều 34). Do BCH CĐ cùng cấp ra QĐ thành lập và chỉ định các thành viên trong Ban Nữ công.

- Số lượng thành viên Ban Nữ công quần chúng của các cấp CĐ không quá 7 người.- Đối với CĐCS có dưới 10 nữ Đoàn viên thì phân công 01 đ/c UVBCH phụ

trách công tác nữ công (không thành lập Ban Nữ công quần chúng)2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban nữ công quần chúng- Xây dựng chương trình, nội dung công tác vận động nữ Đoàn viên, CNVC LĐ

cả nhiệm kỳ và từng năm.

36

Page 37: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nữ CNVC LĐ; phản ánh, đề xuất với BCH CĐ. - Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ- Tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính

đáng của nữ Đoàn viên, CNVC LĐ.- Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú giới thiệu cho BCH CĐ trong việc

tham gia vào công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ.- Đại diện tham gia đối với các vấn đề có liên quan đến LĐ nữ, trẻ em, dân số,

gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.- Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác3. Nội dung công tác vận động:- Tuyên truyền, vận động nữ CNVC LĐ nâng cao kiến thức, năng lực về mọi mặt- Tổ chức phát động các phong trào thi đua, trong đó chú trọng phong trào thi đua

“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVC LĐ.- Tuyên truyền, đẩy mạnh xây dựng người phụ nữ mới, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp đổi mới- Động viên nữ CNVC LĐ chủ động khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên

trong công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực.4. Nội dung, hình thức sinh hoạt của Ban Nữ công quần chúng- Tổ chức sinh hoạt định kỳ- Tổ chức sinh hoạt nhân ngày kỷ niệm riêng của phụ nữ (8/3, 20/10)- Tổ chức các nội dung, hình thức sinh hoạt một cách linh hoạt, có đổi mới, tránh sự

nhàm chán: Tổ chức tọa đàm, giao lưu, Hội thi phụ nữ khéo tay, giỏi nội trợ, Hái hoa dân chủ …* Để hoạt động của Công đoàn cơ sở đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao, thực hiện

được các chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, Chủ tịch CĐCS cần quan tâm chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy chế hoạt động (hoặc bổ sung quy chế đã có) của công đoàn cơ sở và tổ chức thực hiện theo quy chế đó.

Đẩy mạnh hoạt động CĐCS, hướng mọi hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở, đoàn viên là địa bàn hoạt động chính. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục; phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Đoàn viên, CNVC LĐ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

37

Page 38: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Bài 3CÔNG ĐOÀN VỚI VAI TRÒ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP,

CHÍNH ĐÁNG CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG

Đại hội X Công đoàn Việt Nam khẳng định: “đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ chiến lược của tổ chức công đoàn” - Là nhiệm vụ hàng đầu,

- Nhiệm vụ trọng tâm,- Là nhiệm vụ chiến lược của tổ chức Công đoànI- CĐ đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ1. CĐ tham gia giải quyết việc làm, bảo vệ việc làm, giải quyết chế độ khi mất việc;2. CĐ tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;3. Tăng cường công tác pháp luật của CĐ; (Tư vấn PL...)4. Phát huy ý nghĩa, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

5. Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động ở các cấp CĐ...6. CĐ giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ7. Tập hợp, phản ánh, kiến nghị với người sử dụng LĐ, với Đảng và Nhà nước về

chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ; giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, đầy đủ, đáp ứng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động 8. CĐ chủ động, tích cực tổ chức vận động và thực hiện công tác xã hội, từ thiện, nhân đạo; 9. Kết hợp thực hiện tốt: chức năng giáo dục và tham gia quản lý, hỗ trợ cho chức năng bảo vệ ...

II. CĐ tham gia giải quyết việc làm cho CNVCLĐHàng năm, có trên 1,5 triệu người tham gia vào thị trường lao động, để giải quyết

việc làm cho lực lượng lao động này, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng nhà máy nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Công đoàn tham gia giải quyết việc làm là đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người lao động bởi việc làm là lợi ích thiết thực nhất, là cơ sở để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình bằng thu nhập chính đáng của mình. * Những hoạt động cụ thể để Công đoàn tham gia giải quyết việc làm: 1. Tham gia xây dựng và triển khai các chương trình quốc gia giải quyết việc làm.

2. Tham gia với Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật về lao động và việc làm.

38

Page 39: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

3. Nâng cao năng lực của các Trường Trung cấp nghề và Trung tâm giới thiệu việc làm của Công đoàn. 4. Khuyến khích CNVC,LĐ học tập nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ.

5. Tổ chức các hoạt động giúp CNVC,LĐ phát triển kinh tế gia đình thông qua quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP); quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm; nhân rộng quỹ (CEP) trong hệ thống Công đoàn. - Trước tác động của suy giảm kinh tế, công đoàn chủ động tham gia với người sử dụng lao động duy trì ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động; Đồng thời kiến nghị Đảng, Chính phủ về các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trước tình hình khó khăn do suy giảm kinh tế.

III. Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp chính là điểm căn bản để đảm bảo chia sẻ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Công đoàn có vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ lao động, để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, các cấp công đoàn cần triển khai thực hiện tốt kế hoạch số 1233/TLĐ nhằm thực hiện có kết quả Chỉ thị 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình hành động của Tỉnh uỷ..... Trong đó tập trung vào: 1- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động bằng các hình thức phù hợp, đa dạng, phong phú. 2- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp, qua thanh kiểm tra có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động. 3- Có các giải pháp thúc đẩy quan hệ lao động phát triển như: hỗ trợ Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể; nghiên cứu xây dựng mô hình đàm phán, tham vấn tiền lương ở một số địa phương, hoặc khu công nghiệp, .v.v. 4- Tham gia với các cấp chính quyền, Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ có các giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện Nghị định 87/2007/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và Thông tư Liên tịch số 32/2007/TTLT-TLĐLĐVN-BLĐTBXH giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tổ chức Hội nghị người lao động trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm phát huy quyền dân chủ của người lao động và tạo cơ sở để thực hiện cơ chế đối thoại giữa người lao động, công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động.

39

Page 40: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

5 -Tham gia với UBND cấp tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo (tổ công tác) liên ngành nhằm giúp UBND trong việc chỉ đạo xử lý các vấn đề về quan hệ lao động trên địa bàn, nhất là xử lý các cuộc đình công không đúng trình tự quy định của pháp luật. 6- Tham gia với UBND cấp tỉnh, thành phố có các giải pháp nhằm xây dựng nhà ở các khu công nghiệp. 7- Có các biện pháp cụ thể nhằm thành lập tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; Đồng thời tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở, tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở trong việc hỗ trợ công đoàn cơ sở hoạt động; Đề xuất các chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chính sách chăm lo cho cán bộ công đoàn cơ sở.

IV. Công đoàn với việc đổi mới và nâng cao chất lượng thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể.

- Tăng cường vai trò của Công đoàn cấp trên cơ sở trong việc hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể, trong đó: + Đào tạo đội ngũ giảng viên và chuyên gia về đàm phán thương lượng thoả ước tập thể. + Thí điểm ở một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập đội chuyên gia giúp Công đoàn cơ sở thương lượng thoả ước tập thể. - Tham gia với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi các quy định của pháp luật về thoả ước tập thể theo hướng đơn giản hoá hình thức và trình tự, qui định rõ quá trình thương lượng, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, vai trò của Công đoàn cấp trên cơ sở và vai trò của tổ chức đại diện sử dụng lao động trong việc hỗ trợ Công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thương lượng để có bản thoả ước lao động tập thể thực chất. - Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp với Hiệp hội dệt may Việt Nam thí điểm ký kết thoả ước tập thể ngành. Đồng thời chỉ đạo 4 địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thành lập Công đoàn ngành Dệt may địa phương để tiến hành thương lượng và ký kết thoả ước tập thể ngành Dệt may địa phương.

VI. Tăng cường công tác pháp luật trong hệ thống công đoàn1- Chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW nghiên cứu thành lập

các Trung tâm tư vấn pháp luật. Đối với các địa phương, ngành (nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp) đã thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật thì tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động tư vấn pháp luật nhằm: + Thực hiện tốt quyền được tư vấn miễn phí của đoàn viên. + Đại diện cho Đoàn viên, người lao động và công đoàn cơ sở tham gia vào quá trình khởi kiện hoặc quá trình tố tụng các vụ án lao động.

40

Page 41: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

2- Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động thực hiện quyền tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật (có sự hỗ trợ của Công đoàn cấp trên cơ sở).

3- Chủ động xây dựng dự án Luật Công đoàn trình Quốc hội vào năm 2010; Đồng thời tham gia Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động trình Quốc hội vào năm 2011; Tham gia Ban chỉ đạo xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động của Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị vào quý II/2009; Sau khi Bộ Chính trị thông qua đề án, Tổng Liên đoàn xây dựng chương trình hành động để thực hiện đề án.

VII. CĐ tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở 1. Khái niệm dân chủ:

- Dân chủ (DT): Chế độ chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân. - Dân chủ (TT): có quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung, được tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội.(Từ điển Tiếng Việt- Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin năm 1998- Chủ biên: Nguyễn Như Ý)

2. Thực hiện quy chế DCCS2.1- Quy chế Dân chủ cơ sở : - Là tập hợp các văn bản về DCCS do Đảng, Nhà nước ban hành.2.2- Tập hợp văn bản do mỗi cơ sở xây dựng, cụ thể hoá để áp dụng tại cơ sở, đơn vị. VIII. Quy chế dân chủ cơ sở 1. Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan1.1- Về văn bản của Đảng: Nhị quyết Ban chấp hành Trung ương ĐảngkKhoáVIII,

khẳng định:“ Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân, qua các

hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước.”

Chỉ thị số: 30-CT/TƯ,18/2/1998(Bộ chính trị) về xây dựng và thực hiện QCDCCS- Thông báo số: 162-TB-TW,15/8/1998.(Thường vụ Bộ chính trị) về DCCS ở

doanh nghiệp NN.+ Tỉnh uỷ có các văn bản và Ban chỉ đạo thực hiện DCCS ( BC/tháng) 1.2- Văn bản Nhà nước và Công đoàn: - NĐ 71/1998/NĐ-CP, ngày 8/9/1998, của Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện

dân chủ trong hoạt động cơ quan.- Thông t 09/1998/TTLT-TCCP- TLĐLĐ, ngày 04/12/1998, của Ban Tổ chức cán

bộ- Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam, hớng dẫn về tổ chức và nội dung Hội nghị cán bộ – công chức.

41

Page 42: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ CĐCS xã, phường, thị trấn : vận dụng VB trên ...+ Phân biệt với Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ ban

hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường1.3- Văn bản về thanh tra nhân dân:- Luật Thanh tra 15/6/2004;- Nghị định 99/2005/NĐ-CP, Ngày 28/7/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành về tổ chức và hoạt động Ban Thanh tra nhân dân.- Thông tư liên tịch số: 40/2006/TTLT- BTTUBTWMTTQVN- TLĐLĐ,

ngày12/5/2006,....hướng dẫn về kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ... (gồm cả xã, phờng..chi hội nghị, cuộc họp, mua sắm, thù lao/năm, bồi dưỡng thành viên...)

2- Một số nội dung quan trọng của Nghị định 71:Lưu ý các điều sau đây:Điều 15: Những việc phải công khai cho CBCC:1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc cơ

quan;2. Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan;3. Kinh phí hoạt động hàng năm gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấpvà các

nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phíhàng năm của cơ quan;4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt CBCC;5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận; 6. Kêt quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;7. Nội quy, quy chế cơ quan.Điều 17: Những việc CBCC tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện

trước khi thủ trưởng cơ quan quyết định:1. Chủ trương, giải pháp thực hiện CS,PL của đảng và nhà nước liên quan đến

công việc của cơ quan 2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan 3. Tổ chức phong trào thi đua4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm chống lãng

phí, tham nhũng, quan liêu...6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đề bạt CBCC trong cơ quan theo quy định 7. Thực hiện chế độ, CS liên quan đến quyền và lợi ích của CBCC8. Nội quy, quy chế cơ quan

42

Page 43: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Hội nghị cán bộ, công chức là Hội nghị dân chủ - trực tiếp - công khai.1. Trách nhiệm Cấp uỷ chỉ đạo thực hiện DCCS 2. Thủ trưởng cơ quan, CĐCS phối hợp1lần/năm3. Kinh phí do thủ trưởng chi theo các chế độ...4. CBCC phát huy quyền, nghĩa vụ theo PL...5. Tổ chức thực hiện NQ của HN, có giám sát...Căn cứ: NĐ 71,TT 09 và chỉ đạo của Cấp uỷ, cấp trên và thực tế mỗi cơ quan tổ

chức HN cho phù hợp.Quy trình Hội nghị CBCC1. Hội nghị trù bị ( do thủ trưởng triệu tập) gồm: “ bộ 3 hoặc bộ tứ” phân công

nhiệm vụ2. Hội nghị cán bộ gồm: Thủ trưởng cơ quan, BCH công đoàn, trưởng các bộ phận

cơ quan, để hoàn chỉnh công tác chuẩn bị, văn bản Cơ quan lớn, còn có HNCBCC phòng, ban.3. Tiến hành Hội nghị CBCC Nội dung Hội nghị CBCC (Theo điều 11/ NĐ 71 và thực tế CQ)1. Kiểm điểm hoạt động, công tác năm (các báo cáo của chính quyền, ban thanh tra ND...2. Công khai tài chính, chính sách cán bộ ......3. Thảo luận, tổng hợp và giải đáp ý kiến ....4. Thông qua các nội dung; quy chế nội bộ 5. Bầu Thanh tra nhân dân (nhiệm kỳ/ 2năm)6. Khen thưởng, phát động thi đua, đăng ký TĐ7. Biểu quyết thông qua nghị quyết HNCBCC 8. Tổng kết Hội nghịQuy chế thực hiện dân chủ ở DN: - Đối với DN Nhà nước, có các văn bản hướng dẫn sau: NĐ: 07/1999/NĐ-

CP,13/2/99 TT liên tịch 01/2005/TTLT ngày 16/5/2005 Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐVN (thay VB 1584/1999 Tổng LĐLĐ Việt Nam)

- Đối với Công ty TNHH + Công ty Cổ phần: Nghị định......./2007/NĐP ngày 28/5/2007; Thông tư Liên tịch số 32/2007/TTLT ngày 31/12/2007, Bộ Lao động TBXH và Tổng LĐLĐ VN.

VI- Công tác thi đua- khen thưởngA. Nhà nước :

1- Luật thi đua, khen thưởng (năm 2003, sửa đổi năm 2005)

43

Page 44: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

2- Nghị định 121/2005/NĐ-CP, 30/9/2005( hướng dẫn thi hành) các văn bản khác của TW, của tỉnh.

B. Công đoàn: 1- QĐ số 777QĐ/TLĐ ngày 26/5/2004 ban hành Quy chế khen thưởng của tổ chức CĐ 2- Thông tri số: 01/TTr-TLĐ,14/9/2007 (hướng dẫn thực hiện quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn) 3- Hướng dẫn số: 323/HD-LĐLĐ, 11/11/2008.( hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức CĐ)Nội dung cần lưu ý : 1. Luật TĐ-KT là căn cứ chung cho NN và CĐ

2. Tuyến khen thưởng, có quy định khác nhau . 3. Một số tiêu chí, tiêu chuẩn, thủ tục có điểm khác 4. CĐ đề nghị chính quyền các cấp khen thưởng các danh hiệu thi đua Nhà nước 5. CĐ khen từ cấp cơ sở đến cấp trung ương.

6. CĐ thực hiện quy chế “trên khen - dưới thưởng”

44

Page 45: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Bài 4Bài 4c«ng t¸c tuyªn truyÒn gi¸o dôc c«ng t¸c tuyªn truyÒn gi¸o dôc

c«ng nh©n, viªn chøc, lao ®éng.c«ng nh©n, viªn chøc, lao ®éng.

I- Kh¸i niÖm:I- Kh¸i niÖm:Tuyªn truyÒn gi¸o dôc lµ mét trong nh÷ng ho¹t ®éng cã môcTuyªn truyÒn gi¸o dôc lµ mét trong nh÷ng ho¹t ®éng cã môc

®Ých cña mét chñ thÓ nh»m truyÒn b¸ nh÷ng tri thøc, gi¸ trÞ tinh®Ých cña mét chñ thÓ nh»m truyÒn b¸ nh÷ng tri thøc, gi¸ trÞ tinh thÇn, tthÇn, t t tëng ®Õn ®èi tëng ®Õn ®èi tîng, biÕn nh÷ng tri thøc, gi¸ trÞ tinh thÇn, tîng, biÕn nh÷ng tri thøc, gi¸ trÞ tinh thÇn, t t t--ëng ®ã thµnh nhËn thøc, niÒm tin, t×nh c¶m, cæ vò ®èi tëng ®ã thµnh nhËn thøc, niÒm tin, t×nh c¶m, cæ vò ®èi t îng hµnhîng hµnh ®éng theo nh÷ng ®Þnh h®éng theo nh÷ng ®Þnh híng do chñ thÓ tuyªn truyÒn ®Æt ra.íng do chñ thÓ tuyªn truyÒn ®Æt ra.

Chñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· nãi:"Tuyªn truyÒn, gi¸o dôc lµ ®emChñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· nãi:"Tuyªn truyÒn, gi¸o dôc lµ ®em mét viÖc g× nãi cho d©n hiÓu, d©n nhí, d©n theo, d©n lµm". NÕumét viÖc g× nãi cho d©n hiÓu, d©n nhí, d©n theo, d©n lµm". NÕu kh«ng ®¹t ®kh«ng ®¹t ®îc môc ®Ých ®ã lµ tuyªn truyÒn thÊt b¹i.îc môc ®Ých ®ã lµ tuyªn truyÒn thÊt b¹i.

II- Vai trß, vÞ trÝ cña c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸odôc:II- Vai trß, vÞ trÝ cña c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸odôc:Tuyªn truyÒn,gi¸o dôc lµ bé phËn quan träng cña c«ng t¸c tTuyªn truyÒn,gi¸o dôc lµ bé phËn quan träng cña c«ng t¸c t t t--

ëng. Trong ®iÒu kiÖn bïng næ th«ng tin, c«ng t¸c tuyªn truyÒn gi¸oëng. Trong ®iÒu kiÖn bïng næ th«ng tin, c«ng t¸c tuyªn truyÒn gi¸o dôc cµng trë nªn quan träng trong viÖc ®Þnh hdôc cµng trë nªn quan träng trong viÖc ®Þnh híng th«ng tin, lµm choíng th«ng tin, lµm cho CNVCL§ tiÕp nhËn c¸c chñ trCNVCL§ tiÕp nhËn c¸c chñ tr¬ng cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña¬ng cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña nhµ nnhµ níc, néi dung phíc, néi dung ph¬ng thøc ho¹t ®éng cña tæ chøc c«ng ®oµn mét¬ng thøc ho¹t ®éng cña tæ chøc c«ng ®oµn mét c¸ch ®Çy ®ñ, ®óng ®¾n.c¸ch ®Çy ®ñ, ®óng ®¾n.

TTGD lµ phTTGD lµ ph¬ng tiÖn quan träng ®Ó phæ biÕn, truyÒn b¸ chñ¬ng tiÖn quan träng ®Ó phæ biÕn, truyÒn b¸ chñ nghÜa M¸c - Lªnin, tnghÜa M¸c - Lªnin, t t tëng Hå ChÝ Minh, c¸c quan ®iÓm, ®ëng Hå ChÝ Minh, c¸c quan ®iÓm, ®êng lèi cñaêng lèi cña §¶ng, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt cña nhµ n§¶ng, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt cña nhµ níc, nh÷ng vÊn ®Ò thêi sù líníc, nh÷ng vÊn ®Ò thêi sù lín cña ®Êt ncña ®Êt níc, cña quèc tÕ; chñ tríc, cña quèc tÕ; chñ tr¬ng ho¹t ®éng cña tæ chøc c«ng¬ng ho¹t ®éng cña tæ chøc c«ng ®oµn, qua ®ã n©ng cao nhËn thøc chÝnh trÞ cña CNVCL§, sù hiÓu®oµn, qua ®ã n©ng cao nhËn thøc chÝnh trÞ cña CNVCL§, sù hiÓu biÕt cña CNVCL§ vÒ §¶ng, nhµ nbiÕt cña CNVCL§ vÒ §¶ng, nhµ níc, vÒ tæ chøc c«ng ®oµn.íc, vÒ tæ chøc c«ng ®oµn.

Tuyªn truyÒn, gi¸o dôc lµ mét trong ba chøc n¨ng c¬ b¶n cña tæTuyªn truyÒn, gi¸o dôc lµ mét trong ba chøc n¨ng c¬ b¶n cña tæ chøc c«ng ®oµn; th«ng qua c«ng t¸c TTGD ®Ó gi¸c ngé, tËp hîp, vËnchøc c«ng ®oµn; th«ng qua c«ng t¸c TTGD ®Ó gi¸c ngé, tËp hîp, vËn ®éng CNVCL§, t¹o nªn sù ®ång thuËn, thèng nhÊt trong nhËn thøc, t®éng CNVCL§, t¹o nªn sù ®ång thuËn, thèng nhÊt trong nhËn thøc, tttëng vµ hµnh ®éng, phÊn ®Êu thùc hiÖn môc tiªu lý tëng vµ hµnh ®éng, phÊn ®Êu thùc hiÖn môc tiªu lý tëng ®Ò ra.ëng ®Ò ra.

*TØnh Cao B»ng hiÖn nay tæng sè CNVCL§ lµ: trªn 35.000.*TØnh Cao B»ng hiÖn nay tæng sè CNVCL§ lµ: trªn 35.000. trong ®ã cã trªn 32.000 §VC§trong ®ã cã trªn 32.000 §VC§

Víi b¶n chÊt c¸ch m¹ng vµ tinh thÇn lao ®éng cÇn cï, s¸ng t¹o;Víi b¶n chÊt c¸ch m¹ng vµ tinh thÇn lao ®éng cÇn cï, s¸ng t¹o; sù n¨ng ®éng thÝch øng víi c¬ chÕ thÞ trsù n¨ng ®éng thÝch øng víi c¬ chÕ thÞ trêng GCCN nêng GCCN níc ta nãi chungíc ta nãi chung §éi ngò CNVCL§ Cao B»ng nãi riªng lu«n v÷ng vµng, tin t§éi ngò CNVCL§ Cao B»ng nãi riªng lu«n v÷ng vµng, tin tëng vµo conëng vµo con ®®êng §¶ng ta vµ B¸c Hå ®· lùa chän.êng §¶ng ta vµ B¸c Hå ®· lùa chän.

Bªn c¹nh ®ã vÉn cã nh÷ng khã kh¨n nhÊt ®Þnh: thu nhËp cñaBªn c¹nh ®ã vÉn cã nh÷ng khã kh¨n nhÊt ®Þnh: thu nhËp cña ngngêi lao ®éng; vÊn ®Ò nhµ ë ®ang lµ bøc xóc cña CNVCL§. Mét sèêi lao ®éng; vÊn ®Ò nhµ ë ®ang lµ bøc xóc cña CNVCL§. Mét sè chÝnh s¸ch cña §¶ng, nhµ nchÝnh s¸ch cña §¶ng, nhµ níc chíc cha phï hîp, chËm ®a phï hîp, chËm ®îc gi¶i quyÕt ®·îc gi¶i quyÕt ®· ¶nh h¶nh hëng ®Õn ®êi sèng, viÖc lµm, thu nhËp, ®¹o ®øc lèi sèng cñaëng ®Õn ®êi sèng, viÖc lµm, thu nhËp, ®¹o ®øc lèi sèng cña mét bé phËn CNVCL§.mét bé phËn CNVCL§.

Nh÷ng thÕ lùc thï ®Þch ©m mNh÷ng thÕ lùc thï ®Þch ©m mu chèng ph¸ ViÖt Nam: TruyÒn b¸u chèng ph¸ ViÖt Nam: TruyÒn b¸ lèi sèng thùc dông, lîi dông vÊn ®Ò t«n gi¸o, nh©n quyÒn ®Ó g©ylèi sèng thùc dông, lîi dông vÊn ®Ò t«n gi¸o, nh©n quyÒn ®Ó g©y

45

Page 46: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

mÊt æn ®Þnh an ninh chÝnh trÞ, x· héi ®Êt nmÊt æn ®Þnh an ninh chÝnh trÞ, x· héi ®Êt níc, ®ßi ®a nguyªn c«ngíc, ®ßi ®a nguyªn c«ng ®oµn.. t¸c ®éng tíi phong trµo CNVCL§ vµ tæ chøc c«ng ®oµn n®oµn.. t¸c ®éng tíi phong trµo CNVCL§ vµ tæ chøc c«ng ®oµn níc ta.íc ta. TrTríc t×nh h×nh ®ã, ®ßi hái c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc cña tæíc t×nh h×nh ®ã, ®ßi hái c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc cña tæ chøc c«ng ®oµn ph¶i ®æi míi néi dung, phchøc c«ng ®oµn ph¶i ®æi míi néi dung, ph¬ng thøc phï hîp s¸t víi¬ng thøc phï hîp s¸t víi thùc tÕ míi ®em l¹i hiÖu qu¶ thiÕt thùc.thùc tÕ míi ®em l¹i hiÖu qu¶ thiÕt thùc.

iii. nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôciii. nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc trong CNVCL§trong CNVCL§

1.Gi¸o dôc chÝnh trÞ t1.Gi¸o dôc chÝnh trÞ t t tëng ëng §©y lµ néi dung c¬ b¶n trong c«ng t¸c TTGD CNVCL§ cña C«ng ®oµn, nh»m cñng cè sù thèng nhÊt gi÷a t tëng vµ hµnh ®éng, t¹o niÒm tin vµo con ®êng ®i lªn CNXH vµ ®êng lèi chñ tr¬ng cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña Nhµ níc. Do ®ã TTGD cÇn quan t©m tíi c¸c vÊn ®Ò sau: N¾m v÷ng nh÷ng nguyªn lý, c¬ së khoa häc lý luËn vµ thùc tiÔn cña vÊn ®Ò ®Ó tuyªn truyÒn mét c¸ch s©u s¾c, tr¸nh chung chung, lý thuyÕt su«ng, kh«ng cã c¨n cø lý luËn vµ c¬ së thùc tiÔn. CÇn ®Æc biÖt quan t©m gi¸o dôc chñ nghÜa M¸c-Lªnin, t tëng Hå ChÝ Minh, ®êng lèi chñ tr-¬ng cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña Nhµ níc, nhiÖm vô cña tæ chøc C«ng ®oµn.

2. Tuyªn truyÒn, gi¸o dôc vÒ ph¸p luËt:2. Tuyªn truyÒn, gi¸o dôc vÒ ph¸p luËt: Chóng ta x©y dùng Chóng ta x©y dùng nhµ nnhµ níc ph¸p quyÒn XHCN, v× vËy TTGD vÒ ph¸p luËt ®Ó mäiíc ph¸p quyÒn XHCN, v× vËy TTGD vÒ ph¸p luËt ®Ó mäi CNVCL§ hiÓu ®CNVCL§ hiÓu ®îc ph¸p luËt, sèng vµ lµm viÖc theo hiÕn ph¸p, ph¸pîc ph¸p luËt, sèng vµ lµm viÖc theo hiÕn ph¸p, ph¸p luËt.luËt.

TTGD ph¶i ®TTGD ph¶i ®îc tiÕn hµnh thîc tiÕn hµnh thêng xuyªn víi nhiÒu h×nh thøc thiÕtêng xuyªn víi nhiÒu h×nh thøc thiÕt thùc, linh ho¹t phï hîp víi tõng ®èi tthùc, linh ho¹t phï hîp víi tõng ®èi tîng. §Æc biÖt trong ®iÒu kiÖnîng. §Æc biÖt trong ®iÒu kiÖn kinh tÕ thÞ trkinh tÕ thÞ trêng, héi nhËp quèc tÕ, c«ng ®oµn cÇn chó träng TT,êng, héi nhËp quèc tÕ, c«ng ®oµn cÇn chó träng TT, phæ biÕn gi¸o dôc vÒ Bé luËt Lao ®éng, LuËt C«ng ®oµn, LuËtphæ biÕn gi¸o dôc vÒ Bé luËt Lao ®éng, LuËt C«ng ®oµn, LuËt BHXH, LuËt BHYT... ®Ó CNVCL§ hiÓu ®BHXH, LuËt BHYT... ®Ó CNVCL§ hiÓu ®îc quyÒn, nghÜa vô cña m×nhîc quyÒn, nghÜa vô cña m×nh trong quan hÖ lao ®éng ®· ®trong quan hÖ lao ®éng ®· ®îc ph¸p luËt quy ®Þnh, tõ ®ã mäiîc ph¸p luËt quy ®Þnh, tõ ®ã mäi ngõ¬i tù gi¸c thùc hiÖn tèt nghÜa vô cña m×nh vµ tù b¶o vÖ m×nhngõ¬i tù gi¸c thùc hiÖn tèt nghÜa vô cña m×nh vµ tù b¶o vÖ m×nh trtríc ph¸p luËt.íc ph¸p luËt.

3.TTGD n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn, chuyªn m«n nghÒ3.TTGD n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn, chuyªn m«n nghÒ nghiÖp cho CNVCL§.nghiÖp cho CNVCL§.

Trong ®iÒu kiÖn kinh tÕ thÞ trTrong ®iÒu kiÖn kinh tÕ thÞ trêng vµ héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ,êng vµ héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ, g¹nh tranh ngµy cµng gay g¾t, n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn chuyªng¹nh tranh ngµy cµng gay g¾t, n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn chuyªn m«n nghÒ nghiÖp cho CNVCL§ lµ nh»m n©ng cao chÊt lm«n nghÒ nghiÖp cho CNVCL§ lµ nh»m n©ng cao chÊt l îng, gi¸ trÞîng, gi¸ trÞ søc lao ®éng vµ ®Ó ®¶m b¶o viÖc lµm, thu nhËp æn ®Þnh, t¹o c¬søc lao ®éng vµ ®Ó ®¶m b¶o viÖc lµm, thu nhËp æn ®Þnh, t¹o c¬ héi ph¸t triÓn. Tuyªn truyÒn vËn ®éng CNVCL§ kh«ng ngõng häc tËphéi ph¸t triÓn. Tuyªn truyÒn vËn ®éng CNVCL§ kh«ng ngõng häc tËp n©ng cao tr×nh ®é häc vÊn, chuyªn m«n, kü n¨ng nghÒ nghiÖp, tinn©ng cao tr×nh ®é häc vÊn, chuyªn m«n, kü n¨ng nghÒ nghiÖp, tin häc, ngo¹i ng÷, kiÕn thøc ph¸p luËt, nhanh chãng tiÕp thu vµ lµm chñhäc, ngo¹i ng÷, kiÕn thøc ph¸p luËt, nhanh chãng tiÕp thu vµ lµm chñ khoa häc c«ng nghÖ hiÖn ®¹i, gãp phÇn n©ng cao n¨ng suÊt laokhoa häc c«ng nghÖ hiÖn ®¹i, gãp phÇn n©ng cao n¨ng suÊt lao ®éng, chÊt l®éng, chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ s¶n xuÊt-kinh doanh.îng vµ hiÖu qu¶ s¶n xuÊt-kinh doanh.

46

Page 47: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Do ®ã c«ng ®oµn cÇn tham gia, phèi hîp chÆt chÏ víi chuyªnDo ®ã c«ng ®oµn cÇn tham gia, phèi hîp chÆt chÏ víi chuyªn m«n vµ c¸c ngµnh chøc n¨ng trong viÖc tæ chøc tuyªn truyÒn, vËnm«n vµ c¸c ngµnh chøc n¨ng trong viÖc tæ chøc tuyªn truyÒn, vËn ®éng, t¹o mäi ®iÒu kiÖn cho CNVCL§ ®®éng, t¹o mäi ®iÒu kiÖn cho CNVCL§ ®îc häc tËp n©ng cao tr×nhîc häc tËp n©ng cao tr×nh ®é mäi mÆt. l®é mäi mÆt. lu ý tíi ®éi ngò CNL§ trÎ cã häc vÊn, chuyªn m«n küu ý tíi ®éi ngò CNL§ trÎ cã häc vÊn, chuyªn m«n kü n¨ng nghÒ nghiÖp cao, ngang tÇm khu vùc vµ quèc tÕ. Tæ chøc,n¨ng nghÒ nghiÖp cao, ngang tÇm khu vùc vµ quèc tÕ. Tæ chøc, n©ng cao hiÖu qu¶ phong trµo luyÖn tay nghÒ, thi thî giái, ph¸t huyn©ng cao hiÖu qu¶ phong trµo luyÖn tay nghÒ, thi thî giái, ph¸t huy s¸ng kiÕn, c¶i tiÕn trong L§SX vµ c«ng t¸c.s¸ng kiÕn, c¶i tiÕn trong L§SX vµ c«ng t¸c.

4. TTGD truyÒn thèng c¸ch m¹ng cña giai cÊp c«ng nh©n,4. TTGD truyÒn thèng c¸ch m¹ng cña giai cÊp c«ng nh©n, d©n téc ViÖt Namd©n téc ViÖt Nam

TTGD CNVCL § vÒ lÞch sö ®Êu tranh anh dòng vµ truyÒn thèng c¸ch m¹ng cña giai cÊp c«ng nh©n, tæ chøc C«ng ®oµn vµ cña d©n téc ViÖt nam. TTGD ®oµn viªn, CNVCL§ vÒ vai trß, “sø mÖnh lÞch sö” cña GCCN vµ tæ chøc C«ng ®oµn ViÖt Nam vµ nh÷ng ®ãng gãp cña GCCN vµo sù nghiÖp CNH-H§H ®Êt níc.

GCCN cã sø mÖnh lÞch sö to lín: Lµ giai cÊp l·nh ®¹o c¸ch m¹ng th«ng qua ®éi tiªn phong lµ §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam; giai cÊp ®¹i diÖn cho ph¬ng thøc s¶n xuÊt tiªn tiÕn; giai cÊp tiªn phong trong trong sù nghiÖp x©y dùng CNXH. lùc lîng ®i ®Çu trong sù nghiÖp CNH-H§H ®Êt níc. GCCN lµ lùc lîng lao ®éng nßng cèt, quan träng trùc tiÕp t¹o ra khèi lîng vËt chÊt cho x· héi, ®Êt níc. GCCN lµ ngêi n¾m gi÷ chñ yÕu c¸c ngµnh, lÜnh vùc huyÕt m¹ch cña nÒn kinh tÕ. GCCN lµ c¬ së cña khèi ®¹i ®oµn kÕt, liªn minh giai cÊp.

Th«ng qua viÖc TTGD ®oµn viªn, CNVCL§ vÒ nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸, truyÒn thèng yªu níc, ®¹o ®øc c¸ch m¹ng cña GCCN, cña d©n téc ViÖt Nam; kh¶ng ®Þnh GCCN lµ lùc lîng ®i ®Çu trong sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ tæ quèc. TTGD vÒ tinh thÇn yªu níc nång nµn cña d©n téc ta, g¾n liÒn víi truyÒn thèng lao ®éng cÇn cï, s¸ng t¹o, tinh thÇn t¬ng th©n, t¬ng ¸i, ®¹o lý uèng níc nhí nguån vµ tinh thÇn ®Êu tranh b¶o vÖ ®éc lËp chñ quyÒn toµn vÑn l·nh thæ, ®Êu tranh phßng chèng tÖ quan liªu, tham nhòng vµ c¸c tÖ n¹n x· héi, gãp phÇn x©y dùng GCCN, tæ chøc C«ng ®oµn ngµy cµng v÷ng m¹nh.

5.TTGD lèi sèng v¨n ho¸, kû luËt lao ®éng vµ t¸c phong5.TTGD lèi sèng v¨n ho¸, kû luËt lao ®éng vµ t¸c phong c«ng nghiÖp.c«ng nghiÖp.

TTGD lèi sèng, lµm viÖc theo HiÕn ph¸p vµ ph¸p luËt nh»m gi÷ v÷ng trËt tù, kû c¬ng, chÊp hµnh nghiªm néi quy, quy ®Þnh, kû luËt lao ®éng, x©y dùng t¸c phong c«ng nghiÖp trong CNVCL§. X©y dùng vµ thùc hiÖn nghiªm quy chÕ d©n chñ c¬ së, chèng chñ nghÜa c¸ nh©n.

§Èy m¹nh c«ng t¸c gi¸o dôc, häc tËp, båi dìng CNL§ vÒ n©ng cao tr×nh ®é chÝnh trÞ, ý thøc giai cÊp,tinh thÇn ®éc lËp, g¾n bã thiÕt tha víi sù nghiÖp cña §¶ng, cña d©n téc; ý chÝ v¬n lªn tho¸t khái nghÌo nµn, l¹c hËu, cã tinh thÇn x©y dùng vµ b¶o vÖ tæ quèc, quyÕt

47

Page 48: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

t©m chiÕn th¾ng trong c¹nh tranh, cã tinh thÇn ®Êu tranh x©y dùng, rÌn luyÖn t¸c phong c«ng nghiÖp vµ kû luËt lao ®éng.

TTGD vÒ vai trß cña viÖc x©y dùng ®êi sèng v¨n ho¸ trong CNVCL§, ®èi víi viÖc x©y dùng GCCN, x©y dùng c¬ quan, ®¬n vÞ, doanh nghiÖp ph¸t triÓn. TT vËn ®éng CNVCL§ tham gia c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸, v¨n nghÖ, TDTT, x©y dùng lèi sèng lµnh m¹nh, rÌn luyÖn søc khoÎ, cã kü n¨ng sèng, phßng chèng HIV/AIDS, ma tuý vµ c¸c TNXH. TT vÒ nghÜa vô, tr¸ch nhiÖm, nghÜa vô cña CNVCL§ trong viÖc chÊp hµnh néi quy, quy ®Þnh, kû luËt lao ®éng, GD vÒ t¸c phong c«ng nghiÖp cho CNVCL§.

6. 6. Gi¸o dôc thÈm mü, thÓ chÊtGi¸o dôc thÈm mü, thÓ chÊtCC«ng ®oµn TTGD thÈm mü, thÓ chÊt cÇn híng vµo viÖc gi¸o dôc

n©ng cao n¨ng lùc, nhËn thøc thÈm mü n¨ng lùc s¸ng t¹o vµ c¶m thô v¨n ho¸ nghÖ thuËt cña CNVCL§.

X©y dùng mèi quan hÖ thÈm mü ®óng ®¾n, lµnh m¹nh, tiÕn bé cña ngêi lao ®éng trong L§SX, c«ng t¸c còng nh trong cuéc sèng, mèi quan hÖ gi÷a con ngêi víi con ngêi, gi÷a con ngêi víi tËp thÓ vµ x· héi, t¹o m«i trêng lao ®éng, c«ng t¸c th©n thiÖn, hµi hoµ, víi ph-¬ng ch©m m×nh v× mäi ngêi, mäi ngêi v× m×nh.

C«ng ®oµn cÇn quan t©m tuyªn truyÒn, híng dÉn CNVCL§ ®Èy m¹nh c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸, TDTT, rÌn luyÖn n©ng cao thÓ chÊt, lµm cho mçi CNVCL§ ph¸t triÓn c¶ vÒ trÝ tuÖ, cêng tr¸ng vÒ thÓ chÊt, phong phó vÒ tinh thÇn, trong s¸ng vÒ ®¹o ®øc. Nh÷ng h×nhNh÷ng h×nh thøc tuyªn truyÒn chñ yÕuthøc tuyªn truyÒn chñ yÕu

1. Tuyªn truyÒn miÖng1. Tuyªn truyÒn miÖng2. Tuyªn truyÒn trªn c¸c ph2. Tuyªn truyÒn trªn c¸c ph¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng3.Tuyªn truyÒn th«ng qua tµi liÖu vµ c«ng cô trùc quan kh¸c3.Tuyªn truyÒn th«ng qua tµi liÖu vµ c«ng cô trùc quan kh¸c4. Tñ s¸ch vµ phßng ®äc4. Tñ s¸ch vµ phßng ®äc5. Tuyªn truyÒn gi¸o dôc th«ng qua c¸c cuéc thi t×m hiÓu5. Tuyªn truyÒn gi¸o dôc th«ng qua c¸c cuéc thi t×m hiÓu6. TTGD th«ng qua c¸c ho¹t ®éng x©y dùng ®êi sèng v¨n ho¸6. TTGD th«ng qua c¸c ho¹t ®éng x©y dùng ®êi sèng v¨n ho¸

c¬ sëc¬ së7. TTGD qua hÖ thèng loa truyÒn thanh c¬ së.7. TTGD qua hÖ thèng loa truyÒn thanh c¬ së.

§¹i héi XV C«ng ®oµn tØnh Cao B»ng ®· ®Ò ra môc tiªu:" Chñ§¹i héi XV C«ng ®oµn tØnh Cao B»ng ®· ®Ò ra môc tiªu:" Chñ ®éng tham m®éng tham mu víi cÊp uû ®¶ng, phèi hîp víi chÝnh quúªn x©y dùngu víi cÊp uû ®¶ng, phèi hîp víi chÝnh quúªn x©y dùng ®éi ngò CNVCL§ Cao B»ng lín m¹nh ®¸pøng yªu cÇu thêi kú ®Èy®éi ngò CNVCL§ Cao B»ng lín m¹nh ®¸pøng yªu cÇu thêi kú ®Èy m¹nh CNH-H§H ®Êt nm¹nh CNH-H§H ®Êt níc. Tæ chøc c¸c phong trµo thi ®ua s«i næi, réngíc. Tæ chøc c¸c phong trµo thi ®ua s«i næi, réng kh¾p, thiÕt thùc vµ hiÖu qu¶ trong CNVCL§. §Èy m¹nh ph¸t triÓnkh¾p, thiÕt thùc vµ hiÖu qu¶ trong CNVCL§. §Èy m¹nh ph¸t triÓn ®oµn viªn, thµnh lËp C§CS trong c¸c thµnh phÇn kinh tÕ; n©ng cao®oµn viªn, thµnh lËp C§CS trong c¸c thµnh phÇn kinh tÕ; n©ng cao n¨ng lùc vµ tr×nh ®é cña ®éi ngò c¸n bé c«ng ®oµn, ®æi míi néin¨ng lùc vµ tr×nh ®é cña ®éi ngò c¸n bé c«ng ®oµn, ®æi míi néi dung vµ phdung vµ ph¬ng thøc ho¹t ®éng ,x©y dùng tæ chøc c«ng ®oµn v÷ng¬ng thøc ho¹t ®éng ,x©y dùng tæ chøc c«ng ®oµn v÷ng m¹nh, tÝch cùc tham gia x©y dùng §¶ng, x©y dùng chÝnh quyÒnm¹nh, tÝch cùc tham gia x©y dùng §¶ng, x©y dùng chÝnh quyÒn trong s¹ch v÷ng m¹nh, gãp phÇn thùc hiÖn th¾ng lîi c¸c môc tiªu KT-trong s¹ch v÷ng m¹nh, gãp phÇn thùc hiÖn th¾ng lîi c¸c môc tiªu KT-

48

Page 49: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

XH, gi÷ v÷ng æn ®Þnh chÝnh trÞ, trËt tù an toµn x· héi cña ®Þa phXH, gi÷ v÷ng æn ®Þnh chÝnh trÞ, trËt tù an toµn x· héi cña ®Þa ph--¬ng.¬ng.

C«ng t¸c tuyªn truyÒn gi¸o dôc cña tæ chøc C«ng ®oµn ph¶iC«ng t¸c tuyªn truyÒn gi¸o dôc cña tæ chøc C«ng ®oµn ph¶i lµm cho CNVCL§ n¾m ®lµm cho CNVCL§ n¾m ®îc nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña NQ §H XV C§îc nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña NQ §H XV C§ tØnh CB, tõ ®ã Tæ chøc triÓn khai thùc hiÖn NQ, ®tØnh CB, tõ ®ã Tæ chøc triÓn khai thùc hiÖn NQ, ®a NQ vµo thùca NQ vµo thùc tiÔn cuéc sèng, BiÕn nghi quyÕt thµnh hµnh ®éng cô thÓ cñatiÔn cuéc sèng, BiÕn nghi quyÕt thµnh hµnh ®éng cô thÓ cña CNVCL§ trong c¸c phong trµo thi ®ua vµ ho¹t ®éng c«ng ®oµn, ®emCNVCL§ trong c¸c phong trµo thi ®ua vµ ho¹t ®éng c«ng ®oµn, ®em l¹i hiÖu qu¶ thiÕt thùc, x©y dùng tæ chøc c«ng ®oµn ngµy cµngl¹i hiÖu qu¶ thiÕt thùc, x©y dùng tæ chøc c«ng ®oµn ngµy cµng v÷ng m¹nh toµn diÖn.v÷ng m¹nh toµn diÖn.

Bài 5ho¹t ®éng cña uû ban kiÓm tra

c«ng ®oµn c¬ së

49

Page 50: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

I-Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ c«ng t¸c kiÓm tra c«ng ®oµn1- QuyÒn kiÓm tra cña c«ng ®oµnC«ng ®oµn thùc hiÖn c«ng t¸c kiÓm tra lµ thùc hiÖn quyÒn cña

m×nh ®· ®îc ph¸p luËt vµ §iÒu lÖ C§VN c«ng nhËn, nh»m thùc hiÖn tèt chñ tr¬ng ®êng lèi cña §¶ng, ph¸p luËt cña Nhµ níc vµ ch¨m lo b¶o vÖ quyÒn, lîi Ých hîp ph¸p chÝnh ®¸ng cña ®oµn viªn vµ ngêi lao ®éng.

C«ng t¸c kiÓm tra cña c«ng ®oµn c¬ së, nghiÖp ®oµn ( sau ®©y gäi chung lµ C§CS) lµ nhiÖm vô cña ban chÊp hµnh C§CS nh»m l·nh ®¹o viÖc thùc hiÖn §iÒu lÖ C«ng ®oµn, nghÞ quyÕt, chØ thÞ vµ c¸c quy ®Þnh cña tæ chøc c«ng ®oµn. C§CS ph¶i tæ chøc, tiÕn hµnh kiÓm tra ë cÊp m×nh vµ chÞu sù kiÓm tra cña c«ng ®oµn cÊp trªn.

2-c¬ së ph¸p lý ®Ó c«ng ®oµn hiÖn quyÒn kiÓm traa-HiÕn ph¸p: §iÒu 10 HiÕn ph¸p níc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa

ViÖt Namb-LuËt c«ng ®oµn n¨m 2012§iÒu 14.Tham gia thanh tra, kiÓm tra, gi m s t ho¹t ®éng cña c¬ quan,

tæ chøc, doanh nghiÖp.-Tham gia, phèi hîp víi c¬ quan nhµ níc cã thÈm quyÒn thanh

tra, kiÓm tra, gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn chÕ ®é, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt vÒ lao ®éng c«ng ®oµn, c¸n bé, c«ng chøc, viªn chøc, b¶o hiÓm x· héi, b¶o hiªm y tÕ vµ chÕ ®é, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt kh¸c liªn quan ®Õn quyÒn, nghÜa vô cña ngêi lao ®éng; ®iÒu tra tai n¹n lao ®éng, bÖnh nghÒ nghiÖp.

- Khi tham gia, phèi hîp thanh tra, kiÓm tra, gi¸m s¸t theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 ®iÒu nµy, c«ng ®oµn cã quyÒn sau ®©y:

+ Yªu cÇu c¬ quan, tæ chøc, doanh nghiÖp cung cÊp th«ng tin, tµi liÖu vµ gi¶i tr×nh nh÷ng vÊn ®Ò cã liªn quan;

+ KiÕn nghÞ biÖn ph¸p söa ch÷a thiÕu sãt, ng¨n ngõa vi ph¹m, kh¾c phôc hËu qu¶ vµ xö lý hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt;

+ Trêng hîp ph¸t hÞªn n¬i lµm viÖc cã yÕu tè ¶nh hëng hoÆc nguy hiÓm ®Õn søc khoÎ, tÝnh m¹ng ngêi lao ®éng, c«ng ®oµn cã quyÒn yªu cÇu c¬ quan, tæ chøc, doanh nghiÖp, c¸ nh©n cã tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn ngay biÖn ph¸p kh¾c phôc, b¶o ®¶m an toµn lao ®éng, kÓ c¶ trêng hîp ph¶i ngõng ho¹t ®éng.

§iÒu 29.KiÓm tra, gi¸m s¸t tµi chÝnh c«ng ®oµn:

50

Page 51: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- C«ng ®oµn cÊp trªn híng dÉn, kiÓm tra vµ gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn c«ng t¸c tµi chÝnh c«ng ®oµn cÊp díi theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ quy ®Þnh cñaTæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam (TL§L§VN).

- C¬ quan kiÓm tra cña c«ng ®oµn kiÓm tra viÖc qu¶n lý, sö dung tµi chÝnh c«ng ®oµn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ quy ®Þnh cña TL§L§VN.

- C¬ quan nhµ níc cã thÈm quyÒn gi¸m s¸t, kiÓm tra, thanh tra, kiÓm to¸n viÖc qu¶n lý, sö dông tµi chÝnh cña c«ng ®oµn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

c-§iÒu lÖ C«ng ®oµn vµ híng dÉn thi hµnh §iÒu lÖ C«ng ®oµn

V¨n b¶n cña Tæng L§L§VN vÒ c«ng t¸c kiÓm tra;- Quy ®Þnh vÒ c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt

khiÕu n¹i, tè c¸o ban hµnh theo quyÕt ®Þnh sè 530/Q§-TL§ ngµy 20-3-2006 cña §oµn Chñ tÞch TL§L§VN;

- Quy ®Þnh vÒ quyÒn kiªm rtra, gi¸m s¸t cña c«ng ®oµn, ban hµnh theo quyÕt ®Þnh sè 1693/Q§-TL§ ngµy 31-12-2007 cña §oµn Chñ tÞch TL§L§VN;

II-Tæ chøc ho¹t ®éng kiÓm tra cña C§CS1-Tæ chøc cña uû ban kiÓm tra c«ng ®oµn c¬ së- Uû ban kiÓm tra c«ng ®oµn c¬ së( UBKT-C§CS) lµ c¬ quan

kiÓm tra do ban chÊp hµnh C§CS bÇu ra vµ ph¶i ®îc c«ng ®oµn cÊp trªn trùc tiÕp c«ng nhËn.

- Chñ nhiÖm UBKT do BCH bÇu, phã chñ nhiÖm UBKT do UBKT bÇu trong sè uû viªn UBKT.

- UBKT cã nhiÖm kú cïng víi nhiÖm kú cña ban chÊp hµnh c«ng ®oµn cÊp ®ã.

- Sè lîng uû viªn UBKT-C§CS do ban chÊp hµnh C§CS quyÕt ®Þnh, nhng kh«ng qu¸ 5 uû viªn vµ bÇu b»ng phiÕu kÝn, ngêi tróng cö ph¶i ®îc qu¸ mät phÇn hai(1/2) sè phiÕu bÇu,

- C§CS cã díi 30 ®oµn viªn th× ban chÊp hµnh cö 01 uû viªn ban chÊp hµnh lµm nhiÖm vô kiÓm tra.

- Sè lîng uû viªn ban chÊp hµnh cÊu vµo UBKT kh«ng qu¸ 1/3 tæng sè uû viªn UBKT. Kh«ng c¬ cÊu nh÷ng c¸n bé, ®oµn viªn lµ kÕ to¸n, chñ tµi kho¶n vµ ngêi ®îc uû quyÒn chñ tµi kho¶n cña c«ng ®oµn cïng cÊp tham gia UBKT.

51

Page 52: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Khi míi thµnh lËp hoÆc t¸ch nhËp C§CS, c«ng ®oµn cÊp trªn trùc tiÕp chØ ®Þnh UBKT, chñ nhiÖm, phã chñ nhiÖm-UBKT l©m thêi cña C§CS ®ã.

-Tiªu chuÈn uû viªn- UBKT-C§CS: VËn dông nh tiªu chuÈn uû viªn BCH-C§CS. Ngoµi ra, ñy viªn UBKT ph¶i trung thùc, chÝ c«ng v« t, cÇn cã sù hiÓu biÕt vÒ kiÕn thøc ph¸p luËt, kinh tÕ, tµi chÝnh...; vÒ nghiÖp vô vµ kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c kiÓm tra vµ ph¬ng ph¸p ho¹t ®éng c«ng ®oµn.

- Khi ®iÒu ®éng chñ nhiÖm UBKT sang lµm c«ng t¸c kh¸c ph¶i b¸o c¸o vµ ®îc sù ®ång ý cña c«ng ®oµn cÊp trªn trùc tiÕp. Uû viªn UBKT khi chuyÓn c«ng t¸c khái C§CS hoÆc nghØ hu, th«i viÖc th× th«i uû viªn UBKT kÓ tõ thêi ®iÓm ghi trong quyÕt ®Þnh. Khi khuyÕt uû viªn, chñ nhiÖm, phã chñ nhiÖm, UBKT b¸o c¸o ban chÊp hµnh C§CS ®Ó tiÕn hµnh bÇu bæ sung vµ thùc hiÖn nh bÇu bæ sung uû viªn BCH-C§CS.

2-Nguyªn t¾c lµm viÖc cña uû ban kiÓm tra c«ng ®oµn UBKT ho¹t ®éng theo nguyªn t¾c tËp trung d©n chñ,- Nh÷ng vÊn ®Ò thuéc quyÒn quyÕt ®Þnh cña UBKT ph¶i ®îc

th¶o luËn d©n chñ, c«ng khai, th«ng nhÊt.- UBKT c¸c cÊp ho¹t ®éng theo quy chÕ, quy ®Þnh do ban chÊp

hµnh cïng cÊp ban hµnh.- C¸c c«ng viÖc do c¸ nh©n phô tr¸ch ph¶i ®îc tËp thÓ ph©n

c«ng, giao nhiÖm vô, quyÒn h¹n râ rµng.3-nhiÖm vô cña UBKT c«ng ®oµn c¬ së§iÒu lÖ C§VN vµ híng dÉn thi hµnh §iÒu kÖ C§VN quy ®Þnh

nhiÖm vô UBKT c«ng ®oµn c¸c cÊp nh sau:- Gióp ban chÊp hµnh, ban thêng vô thùc hiÖn kiÓm tra viÖc

chÊp hµnh §iÒu lÖ C«ng ®oµn ®èi víi c«ng ®oµn cïng cÊp vµ cÊp díi.UBKT c«ng ®oµn c¸c cÊp cã tr¸ch nhiÖm gióp ban chÊp hµnh,

ban thêng vô c«ng ®oµn cïng cÊp x©y dùng ch¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch vµ tæ chøc thùc hiÖn viÖc kiÓm tra theo kÕ ho¹ch.

- UBKT c«ng ®oµn c¸c cÊp vµ cÊp díi khi tæ chøc hoÆc ®oµn viªn cã dÊu hiÖu vi ph¹m §iÒu lÖ, nghÞ quyÕt, chØ thÞ vµ c¸c quy ®Þnh cña c«ng ®oµn. UBKT chñ ®éng t×m hiÓu, ph¸t hiÖn, tæ chøc kiÓm tra vµ kiÕn nghÞ xö lý kÞp thêi khi tæ chøc, c¸n bé, ®oµn viªn c«ng ®oµn cïng cÊp vµ cÊp díi cã dÊu hiÖu vi ph¹m §iÒu lÖ, nghÞ quyÕt, chØ thÞ vµ c¸c quy ®Þnh cña c«ng ®oµn.

52

Page 53: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Khi tiÕp nhËn nh÷ng th«ng tin vÒ dÊu hiÖu vi ph¹m, UBKT cÇn nghiªn cøu, ph©n tÝch, chän läc ®Ó cã th«ng tin chÝnh x¸c vµ quyÕt ®Þnh kiÓm tra cho ®óng. khi cã d¸u hiÖu vi ph¹m, sau khi kiÓm tra, trong kÕt luËn ph¶i nªu râ cã vi ph¹m hoÆc kh«ng vi ph¹m.

- KiÓm tra viÖc qu¶n lý, sö dông tµi chÝnh, tµi s¶n vµ ho¹t ®éng kinh tÕ c«ng ®oµn cïng cÊp vµ cÊp díi.

UBKT chñ ®éng kiÓm tra viÖc qu¶n lý, sö dông tµi chÝnh, tµi s¶n vµ ho¹t ®éng kinh tÕ c«ng ®oµn cïng cÊp vµ cÊp díi.

Cô thÓ UBKT hoµn toµn chñ ®éng trong c¸c kh©u cña qu¸ tr×nh kiÓm tra: Néi dung kiÓm tra, ph¬ng ph¸p kiÓm tra, thêi gian, kÕt luËn kiÓm tra...

- Gióp ban chÊp hµnh, ban thêng vô: Gi¶i quyÕt c¸c khiÕu n¹i, tè c¸o thuéc thÈm quyÒn gi¶i quyÕt cña c«ng ®oµn; tham gia víi c¸c c¬ quan chøc n¨ng Nhµ níc vµ ngêi sö dông lao ®éng gi¶i quyÕt c¸c khiÕu n¹i, tè c¸o cña ®oµn viªn, c«ng nh©n, viªn chøc, lao ®éng theo quy ®Þn cña ph¸p luËt,

Khi thùc hiÖn nhiÖm vô nµy, UBKT c«ng ®oµn cÇn lu ý:+Tæ chøc tiÕp ®oµn viªn, c«ng nh©n, viªn chøc, lao ®éng ®Õn

khiÕu n¹i, tè c¸o vµ qu¶n lý ®¬n khiÕu n¹i tè c¸o.+ Gióp BCH-BTV gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i tè

c¸o theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ tr×nh tù c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt ®îc quy ®Þnh t¹i ®iÒu 7, ®iÒu 12 quy ®Þnh vÒ c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o( ban hµnh theo quyÕt ®Þnh 530/Q§-TL§ ngµy 20-3-2006 cña §oµn Chñ tÞch Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam)

+ Gióp BCH-BTV thùc hiÖn viÖc qu¶n lý c«ng t¸c c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i , tè c¸o trong hÖ th«ng tæ chøc c«ng ®oµn

-Tæ chøc båi dìng. híng dÉn nghiÖp vô c«ng t¸c kiÓm tra ®èi víi uû iªn UBKT cïng cÊp vµ cÊp díi.

UBKT-C§CS cÇn chñ ®éng x©y dùng kÕ ho¹ch, néi dung b¸o c¸o víi ban chÊp hµnh, phèi hîp ban thêng vô cïng cÊp tæ chøc båi dìng, híng dÉn nghiÖp vô hµng n¨m cho uû viªn UBKT-C§CS. Néi dung båi d-ìng cÇn cã träng t©m, trong ®iÓm lùa chä sao cho phï hîp, thiÕt thùc. VÒ h×nh thøc båi dìng cÇn ®a d¹ng, phong phó, linh ho¹t, s¸t víi thùc tiÔn ho¹t ®éng c¬ së.

4-QuyÒn h¹n cña UBKT C§CS§iÒu lÖ C§VN quy ®Þnh quyÒn h¹n cña UBKT c«ng ®oµn c¸c cÊp

nh sau:53

Page 54: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Uû viªn UBKT ®îc tham dù c¸c héi nghÞ cña BCH vµ ®îc mêi dù ®¹i héi hoÆc héi nghÞ c«ng ®oµn cïng cÊp.

- B¸o c¸o víi BCH cïng cÊp vÓ ho¹t ®éng kiÓm tra c«ng ®oµn vµ ®Ò xuÊt c¸c néi dung, ch¬ng tr×nh c«ng t¸c kiÓm tra trong c¸c kú häp cña ban chÊp hµnh.

- Yªu cÇu ®¬n vÞ vµ ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm cña ®¬n vÞ ®îc kiÓm tra b¸o c¸o. cung cÊp c¸c tµi liÖu cho c«ng t¸c kiÓm tra trong c¸c kú häp cña ban chÊp hµnh.

- B¸o c¸o víi BCH c«ng ®oµn cïng cÊp vÒ ho¹t ®éng kiÓm tra c«ng ®oµn vµ ®Ò xuÊt c¸c néi dung ch¬ng tr×nh kiÓm tra trong c¸c kú häp cña BCH.

- Yªu cÇu ®¬n vÞ vµ ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm cña ®¬n vÞ ®îc kiÓm tra b¸o c¸o, cung cÊp tµ× kiÖu cho c«ng t¸c kiÓm tra vµ tr¶ lêi nh÷ng vÊn ®Ò do uû ban kiÓm tra nªu ra.

- B¸o c¸o kÕt luËn kiÓm tra vµ ®Ò xuÊt xö lý víi c¬ quan thêng trùc cña BCH c«ng ®oµn cïng cÊp. Nh÷ng kiÕn nghÞ cña UBKT kh«ng ®îc c¬ quan thêng trùc gi¶i quyÕt th× UBKT cã quyÒn b¸o c¸o víi BCH cïng cÊp vµ b¸o c¸o víi UBKT c«ng ®oµn cÊp trªn,

- Uû viªn UBKT ®îc häc tËp, båi dìng n©ng cao nghiÖp vô vÒ c«ng t¸c kiÓm tra.

Ngoµi ra, theo híng dÉn cña UBKT Tæng Liªn ®oµn, UBKT c¸c cÊp cã quyÒn ®Ò xuÊt khen hëng, kû luËt ®èi víi nh÷ng tËp thÓ, c¸ nh©n thuéc UBKT cÊp m×nh vµ cÊp díi; UBKT c«ng ®oµn ®îc sö dông con dÊu cña BCH cïng cÊp.

III- Néi dung, h×nh thøc kiÓm tra cña C§CS1- Néi dung kiÓm traa-KiÓm tra ChÊp hµnh §iÒu lÖ C«ng ®oµn- KiÓm tra viÖc thùc hiÖn nguyªn t¾c tËp trung d©n chñ trong sinh

ho¹t, ho¹t ®éng c«ng ®oµn.- X©y dùng vµ thùc hiÖn quy chÕ ho¹t ®éng cña BCH, BTV,UBKT,

quy chÕ phèi hîp gi÷a c«ng ®oµn víi thêng trùc c¬ quan , doanh nghiÖp.

- C«ng t¸c ph¸t triÓn ®oµn viªn, x©y dùng tæ chøc c«ng ®oµn,- Thùc hiªn chÕ ®é th«ng tin b¸o c¸o;- Thùc hiÖn nhiÖm vô quyÒn h¹n cña C§CSb-KiÓm tra khi cã dÊu hiÖu vi ph¹m

54

Page 55: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

§îc thùc hiÖn ë cïng cÊp vµ cÊp díi, cã dÊu hiÖu vi ph¹m néi dung nµo th× ®i s©u kiÓm tra néi dung ®ã.

KiÓm tra ®èi víi c¸n bé, ®oµn viªn th× ph¶i c¨n cø vµo nhiÖm vô quyÒn h¹n cña c¸n bé, ®oµn viªn.

KiÓm tra tæ chøc c«ng ®oµn, ph¶i trªn c¬ së xem xÐt c¶ viÖc chÊp hµnh c¸c chØ thÞ, nghÞ quyÕt cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña Nhµ níc vµ c¸c quy ®Þnh cña c«ng ®oµn.

c-KiÓm tra qu¶n lý, sö dông tµi chÝnh, tµi s¶n UBKT-C§CS cã nhiÖm vô kiÓm tra toµn bé qu¸ tr×nh ho¹t ®éng tµi

chÝnh, tµi s¶n c«ng ®oµn: KiÓm tra tra thu chi ng©n s¸ch c«ng ®oµn; kiÓm tra viÖc chÊp hµnh chÕ ®é chÝnh s¸ch, tiªu chuÈn, ®Þnh møc chi tiªu theo quy ®Þnh cña Nhµ níc vµ cña Tæng Liªn doµn Lao ®éng ViÖt Nam; viÖc qu¶n lý, sö dông tµi s¶n, c¸c quü cña C§CS qu¶n lý vµ tham gia qu¶n lý; ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông ng©n s¸ch c«ng ®oµn; viÖc thùc hiÖn nép nghÜa vô víi c«ng ®oµn cÊp trªn theo quy ®Þnh; viÖc chÊp hµnh chÕ ®é kÕ to¸n c«ng ®oµn.

2-H×nh thøc kiÓm traa-KiÓm tra toµn diÖn: Lµ kiÓm tra tÊt c¶ c¸c mÆt, c¸c néi dung

cña mét vÊn ®Ò hoÆc mét lÜnh vùc.b-KiÓm tra chuyªn ®Ò: Lµ kiÓm tra mét vÊn ®Ò hoÆc mét sè

vÊn ®Ò trong lÜnh vùc nµo ®ã. VÝ dô kiÓm tra viÖc thùc hiÖn nguyªn t¾c tËp trung d©n chñ trong thùc hiÖn §iÒu lÖ C«ng ®oµn...

c-KiÓm tra ®ét xuÊt: Lµ kiÓm tra kh«ng n»m trong ch¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch ®îc b¸o tríc, mµ ®îc tiÕn hµnh khi cã mét môc ®Ých yªu cÇu nµo ®ã. VÝ dô kiÓm tra dÊu hiÖu vi ph¹m, kiÓm tra quü tiÒn mÆt...

d-Phóc tra: Lµ h×nh thøc kiÓm tra xem xÐt l¹i kÕt luËn cña UBKT c«ng ®oµn cÊp díi( nÕu cã) hoÆc tiÕn hµnh kiÓm tra viÖc thùc hiÖn c¸c kiÕn nghÞ cña cuéc kiÓm tra tríc ®ã.

Tuú ®iÒu kiÖn thùc tÕ vµ yªu cÇu cña c«ng t¸c kiÓm tra, UBKT-C§CS xem xÐt quyÕt ®Þnh h×nh thøc kiÓm tra cho phï hîp.IV-Tr×nh tù kiÓm tra vµ gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸oC¸c cuéc kiÓm tra chÊp hµnh §iÒu lÖ, kiÓm tra khi cã dÊu hiÖu vi

ph¹m, kiÓm tra tµi chÝnh c«ng ®oµn cã nh÷ng yªu cÇu vµ quy tr×nh kiÓm tra kh¸c nhau, Song do tõng ®iÒu kiÖn cña C§CS, cã thÓ vËn dông kÕt hîp gi÷a kiÓm tra chÊp hµnh §iÒu lÖ víi kiÓm tra qu¶n lý tµi chÝnh, tµi s¶n c«ng ®oµn; hoÆc kÕt hîp c¸c cuéc kiÓm tra ®Ó gi¶i quyÕt ®¬n th khiÕu n¹i, tè c¸o, nhng ph¶i ®óng tr×nh tù quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ nh÷ng quy ®Þnh cña Tæng Liªn ®oµn.

55

Page 56: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

1-Tr×nh tù kiÓm traa Bíc chuÈn bÞ

C¨n cø vµo ph¬ng híng, nhiÖm vô kiÓm tra cña tõng thêi gian, néi dung kiÓm tra vµ t×nh h×nh thùc tÕ, UBKT chñ ®éng gióp ban chÊp hµnh, ban thêng vô C§CS x©y dùng ch¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch kiÓm tra, ra quyÕt ®Þnh hµnh lËp ®oµn kiÓm tra, th«ng b¸o cho c«ng ®oµn hoÆc tæ chøc, c¸ nh©n ®îc kiÓm tra.

§oµn kiÓm tra lµm viÖc víi c«ng ®oµn hoÆc tæ chøc, c¸ nh©n ®îc kiÓm tra ®Ó thèng nhÊt néi dung, lÞch tr×nh theo kÕ h¹ch kiÓm tra, chuÈn bÞ b¸o c¸o, cung cÊp tµi liÖu theo néi dung kiÓm tra vµ ®iÒu kiÖn cµn thiÕt phôc vô cho cuéc kiÓm tra; x¸c ®Þnh râ tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn viÖc kiÓm tra.

b-Bíc tiÕn hµnh§oµn kiÓm tra lµm viÖc víi c«ng ®oµn hoÆc tæ chøc, c¸ nh©n

®îc kiÓm tra c«ng bè quyÕt ®Þnh kiÓm tra vµ nghe ®èi tîng ®îc kiÓm tra tr×nh bµy b¸o c¸o vÒ nh÷ng néi dung liªn quan ®Õn cuéc kiÓm tra; gi¶i tr×nh nh÷ng vÊn ®Ò do ®oµn kiÓm tra nªu ra.

C¨n cø vµo néi dung kiÓm tra, ®oµn kiÓm tra thu thËp vµ nghiªn cøu c¸c tµi liÖu cã liªn quan ®Õn néi dung kiÓm tra, cã thÓ cö c¸n bé trùc tiÕp thÈm tra, x¸c minh, lµm viÖc víi c¸n bé, ®oµn viªn hoÆc tæ chøc cã liªn quan ®Õn néi dung kiÓm tra vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ lµm viÖc(kÌm theo biªn b¶n lµm viÖc) víi ®oµn kiÓm tra.Tuú néi dung vµ ®èi tîng kiÓm tra, cã thÓ lÊy ý kiÕn cña c¸n bé, ®oµn viªn cã quan hÖ ®Õn tæ chøc c«ng ®oµn vµ ®oµn viªn ®îc kiÓm tra.

-Tæng hîp sè liÖu ph©n tÝch, xö lý nh÷ng sè liÖu kh«ng hîp lý, hîp ph¸p bao gåm: phÇn thu chi, c©n ®èi thu chi. Khi cÇn thiÕt cã thÓ ®iÒu tra x¸c minh c¸c vÊn ®Ò cÇn lµm râ.

c-Bíc kÕt thóc- §oµn kiÓm tra dù th¶o kÕt luËn kiÓm tra, trao ®æi th«ng nhÊt

víi c¸c thµnh viªn trong ®oµn ®Ó th«ng qua dù th¶o kÕt luËn kiÓm tra.

KÕt luËn kiÓm tra ph¶i ®¶m b¶o tÝnh kh¸ch quan, trung thùc, thÓ hiÖn râ u ®iÓm, khuyÕt ®iÓm, vi ph¹m hay kh«ng vi ph¹m, vi ph¹m vÊn ®Ò g×, tÝnh chÊt ra sao, t¸c h¹i nh thÕ nµo, tr¸ch nhiÖm cña c¬ quan, c¸ nh©n cã hµnh vi vi ph¹m (nÕu cã) vµ nªu kiÕn nghÞ c¸c biÖn ph¸p xö lý.

- §oµn kiÓm tra häp víi ban thêng vô(nÕu cã) hoÆc ban chÊp hµnh c«ng ®oµn hoÆc víi tæ chøc c¸ nh©n(theo tinh chÊt, néi dung

56

Page 57: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

vµ ®èi tîng) ®îc kiÓm tra, ®Ó c«ng bè kÕt luËn kiÓm tra. Sau ®ã tiÕn hµnh lËp vµ lu tr÷ hå s¬ vÒ cuéc kiÓm tra.

UBKT-C§CS theo dâi ®«n ®èc bªn ®îc kiÓm tra thùc hiÖn nghiªm chØnh kÕt luËn vµ kiÕn nghÞ ciña cuéc kiÓm tra.

2-Tr×nh tù gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸oa-TiÕp ®oµn viªn vµ ngêi lao ®éng ®Õn göi ®¬n khiÕu n¹i, tè c¸o

- Khi tiÕp ®oµn viªn vµ ngêi lao ®éng cÇn cã th¸i ®é ®óng mùc, kiªn nhÉn l¾ng nghe, thÓ hiÖn sù quan t©m, t«n träng, th«ng c¶m.

- Cïng víi viÖc nhËn ®¬n hoÆc c¸c d¹ng th«ng tin kh¸c cÇn chñ ®éng ®¹t c©u hái, ®éng viªn ®èi tîng trao ®æi, cung cÊp thªm th«ng tin ®Ó cã ®iÒu kiÖn hiÓu vÊn ®Ò mét c¸c ®Çy ®ñ, kh¸ch quan h¬n.

- Khi ®· c¬ b¶n x¸c ®Þnh ®îc b¶n chÊt cña vÊn ®Ò, cÇn cã nh÷ng gîi ý s¬ bé vµ x¸c ®Þnh thêi gian gÆp l¹i hoÆc th«ng b¸o kÕt qu¶.

b-Ph©n lo¹i ®¬n- §äc kü ®¬n vµ c¸c nguån th«ng tin ®· nhËn.- C¨n cø vµo néi dung ®¬n, chñ thÓ hoÆc thÈm quyÒn ®Ó

ph©n lo¹i ®¬n.- §Æc biÖt chó ý ®Õn môc ®Ých cña ngêi cã ®¬n vµ nh÷ng bªn

liªn quan.c-Tham mu gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt-§èi chiÕu víi nh÷ng v¨n b¶n hiÖn hµnh cña §¶ng, Nhµ níc vµ

cña Tæng Liªn doµn Lao ®éng ViÖt Nam ®Ó x¸c ®Þnh nh÷ng c¨n cø cã tÝnh chÊt ph¸p lý sÏ ®îc vËn dông gi¶i ®¸p cho ®¬ng sù.

-Tæ chøc gÆp gì, ®èi tho¹i víi ngêi khiÕu n¹i, ®èi víi nh÷ng tr-êng hîp khiÕu n¹i lÇn ®Çu; trêng hîp gi¶i quyÕt khiÕu n¹i lÇn hai, ngêi gi¶i quyÕt khiÕu n¹i cã thÓ gÆp gì, ®èi tho¹i víi ngêi khiÕu n¹i vµ ng-êi bÞ khiÕu n¹i khi cÇn thiÕt.

- Cã thÓ tiÕn hµnh kiÓm tra x¸c minh vµ c¨n cø kÕt qu¶ kiÓm tra, x¸c minh víi nh÷ng th«ng tin ®· ®îc kiÓm ®Þnh, ®èi chiÕu víi c¸c v¨n b¶n hiÖn hµnh ®Ó ®Ò xuÊt ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt, tr×nh lªn c¸ nh©n, tæ chøc cã thÈm quyÒn.

- §èi víi nhòng ®¬n thuéc thÈm quyÒn gi¶i quyÕt cña c«ng ®oµn th× cïng ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt ph¶i kÌm theo ®Çy ®ñ hå s¬, tµi liÖu cã liªn quan nh: §¬n, th, tµi liÖu tham kh¶o,.v.v..®Ó c¸ nh©n, tæ

57

Page 58: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

chøc cã thÈm quyÒn ®ñ ®iÒu kiÖn xem xÐt ra quyÕt ®Þnh khiÕu n¹i hoÆc ra quyÕt ®Þnh xö lý tè c¸o.

V-Mét sè mÉu v¨n b¶n cña uû ban kiÓm tra1-MÉu b¸o c¸o ho¹t ®éng UBKT

2-MÉu biÓu kÌm theo b¸o c¸o kiÓm tra- BiÓu 1: Tæ chøc kiÓm tra c«ng ®oµn- BiÓu 2: KÕt qu¶ kiÓm tra viÖc chÊp hµnh §iÒu lÖ c«ng ®oµn

- BiÓu 3:KÕt qu¶ kiÓm tra khi cã dÊu hiÖu vi ph¹m §iÒu lª, nghÞ quyÕt, chØ thÞ vµ c¸c quy ®Þnh cña c«ng ®oµn. - BiÓu 4: KÕt qu¶ kiÓm tra qu¶n lý sñ dông tµi chÝnh, tµi s¶n vµ ho¹t ®éng kinh tÕ c«ng ®oµn.

- BiÓu 5: KÕt qu¶ gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i,tè c¸o.3-MÉu kÕ ho¹ch kiÓm tra4-MÉu quyÕt ®Þnh kiÓm tra5-MÉu th«ng b¸o kiÓm tra

6-MÉu biªn b¶n lµm viÖc gi÷a ®¹i diÖn ®oµn kiÓm tra, UBKT víi c¸ nh©n hoÆc ®¹i diÖn tæ chøc ®îc lµm viÖc

7-MÉu kÕt luËn kiÓm tra8-MÉu quyÕt ®Þnh vÒ viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i cña...9-KÕt luËn néi dung ®¬n tè c¸o 10- MÉu quyÕt ®Þnh xö lý gi¶i quyÕt ®¬n tè c¸o

1-MÉu b¸o c¸o ho¹t ®éng UBKT

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc

Sè......./BC-UBKT .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

b¸o c¸oho¹t ®éng uû ban kiÓm tra

58

Page 59: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

PhÇn thø nhÊtt×nh h×nh ho¹t ®éng

I-Tæ chøc c¸n béPh¶n ¸n ®îc sè lîng uû viªn uû ban kiÓm tra, c¸n bé uû ban kiÓm

tra, kÕt qu¶ ph©n lo¹i ho¹t ®éng vµ nh÷ng biÕn ®éng vÒ tæ chøc c¸n bé cña uû ban kiÓm tra. §¸nh gi¸ nh÷ng viÖc lµm ®îc, cha lµm ®îc vµ nh÷ng nguyªn nh©n cña c«ng t¸c tæ chøc c¸n bé.

II-Thùc hiÖn nhiÖm vôNªu râ t×nh h×nh vµ kÕt qu¶ thùc hiÖn tõng nhiÖm vô cña uû ban

kiÓm tra theo quy ®Þnh cña §iÒu lÖ C«ng ®oµn vµ ch¬ng tr×nh c«ng t¸c ®Ò ra, NhËn xÐt ®¸nh gi¸ t×nh h×nh thùc hiÖn nhiÖm vô.

phÇn thø haich¬ng tr×nh c«ng t¸c..............

C¨n cø vµo ®Þnh híng chØ ®¹o, híng dÉn cña uû ban kiÓm tra c«ng ®oµn cÊp trªn vµ ban chÊp hµnh cïng cÊp; c¨n cø vµo kÕt qu¶ thùc hiÖn nhiÖm vô trong thêi gian qua vµ t×nh h×nh, ®Æc ®iÓm cô thÓ cña m×nh ®Ó x©y dùng ch¬ng tr×nh ho¹t ®éng thêi gian tíi phï hîp vµ thiÕt thùc.

- Nªu mét sè kiÕn nghÞ vµ ®Ò xuÊt (nÕu cã).

N¬i nhËn Tm. uû ban kiÓm tra Chñ nhiÖm( hoÆc PCN) Ký tªn vµ ®ãng dÊu

2-MÉu biÓu kÌm theo b¸o c¸o kiÓm tra- BiÓu 1: Tæ chøc kiÓm tra c«ng ®oµnTªn c¬ quan c«ng ®oµn

Tæ chøc kiÓm tra c«ng ®oµn

Tæng sè uû viªn vµ c¸n

Trong ®ã Ph©n lo¹i UBKT

Ghi chó

N÷ Chuyªn

Sè ®· båi

Lo¹ixuÊt

Lo¹i tèt

Lo¹ikh¸

Lo¹i trung

Lo¹i yÕu

59

Page 60: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

bé UBKT hiÖn cã

tr¸ch

dìngN, vô

s¾c

b×nh

..... ngµy.... th¸ng.... n¨m.... uû ban kiÓm tra

- BiÓu 2: KÕt qu¶ kiÓm tra viÖc chÊp hµnh §iÒu lÖ C«ng ®oµnTªn c¬ quan c«ng ®oµn

KÕt qu¶ kiÓm tra viÖc chÊp hµnh§iÒu lÖ C«ng ®oµn

Tæng sècuéc kiÓm

tra§iÒu lÖ

Qua kiÓm tra viÖc chÊp hµnh§iÒu lÖ C«ng ®oµn cho thÊy

Ghi chóNh÷ng ®iÒu

chÊp hµnh tètNh÷ng ®iÒu chÊp hµnh cha tèt

..... ngµy.... th¸ng.... n¨m....

uû ban kiÓm tra - BiÓu 3:KÕt qu¶ kiÓm tra khi cã dÊu hiÖu vi ph¹m §iÒu lª, nghÞ quyÕt, chØ thÞ vµ c¸c quy ®Þnh cña c«ng ®oµn.

Tªn c¬ quan c«ng ®oµnKÕt qu¶ kiÓm tra khi cã dÊu hiÖu

vi ph¹m §iÒu lª, nghÞ quyÕt, chØ thÞ60

Page 61: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

vµ c¸c quy ®Þnh cña c«ng ®oµn Sè cuéc kiÓm tra

Sè vi ph¹m Sè bÞ sö lý kû luËt

Tæ chøc

C¸nbé®oµn viªn

Tæ chøc

C¸nbé ®oµn viªn

Tæ chøc C¸n bé ®oµn viªnkhiÓntr¸ch

C¶nh c¸o

Gi¶i t¸n

khiÓntr¸ch

C¶nh c¸o

C¸ch chøc

Khai trõ

..... ngµy.... th¸ng.... n¨m.... uû ban kiÓm tra

- BiÓu 4: KÕt qu¶ kiÓm tra qu¶n lý sñ dông tµi chÝnh, tµi s¶n vµ ho¹t ®éng kinh tÕ c«ng ®oµn

Tªn c¬ quan c«ng ®oµnKÕt qu¶ kiÓm tra qu¶n lý sñ dôngtµi chÝnh, tµi s¶n vµ ho¹t ®éng

kinh tÕ c«ng ®oµnSè lÇnkiÓm tra

Truy nép2 % KPC§

Truy nép1 % §P

TiÒn thu ®Ó

ngoµi sæ KT

Truy thu kh¸c

Tæng truy thu

Ghi chó

..... ngµy.... th¸ng.... n¨m....

61

Page 62: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

uû ban kiÓm tra

- BiÓu 5: KÕt qu¶ gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o Tªn c¬ quan c«ng ®oµn

KÕt qu¶ gi¶i quyÕt vµ tham giagi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o

Sè l-ît

ngêi ®Õn

khiÕu n¹i tè

c¸o

Sè ®¬n th khiÕu n¹i tè c¸o

thuéc thÈm quyÒn gi¶i

quyÕt cña c«ng ®oµn

Sè ®¬n th khiÕu n¹i tè c¸o

thuéc thÈm quyÒn gi¶i

quyÕt cña c¬ quan nhµ níc vµ

c¸c tæ chøc kh¸c

KÕt qu¶ Ghi chó

Sè ®¬n th khiÕu n¹i

Sè ®¬n tè

c¸o

Sè ®¬n

®îc gi¶i quyÕt

Sè ®¬n th khiÕu n¹i

Sè ®¬n tè

c¸o

Sè ®¬n

®îc C§ tham gia gi¶i quyÕt

Sè ngêi ®îc trë l¹i

lµm viÖc

Sè ngêi®îc h¹ mø kû

luËt

Sè ngêi ®îc gi¶i quyÕt vÒ c¸c quyÒn lîi

kh¸c

..... ngµy.... th¸ng.... n¨m....

uû ban kiÓm tra

62

Page 63: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

3-MÉu kÕ ho¹ch kiÓm tra

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phócSè......./KH... .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

kÕ ho¹chKiÓm tra....................( vÒ chuyªn ®Ò g×)

I-Môc ®Ých kiÓm traNªu râ môc ®Ých kiÓm traII-Néi dung kiÓm traTrªn c¬ së c¨n cø vµo ch¬ng tr×nh ®Þnh híng cña Uû ban kiÓm

tra c«ng ®oµn cÊp trªn, ch¬ng tr×nh c«ng t¸c kiÓm tra cña cÊp m×nh vµ t×nh h×nh thùc tÕ ®Ó chän néi dung phï hîp, thiÕt thùc.

III-§èi tîng vµ thêi gian kiÓm tra- X¸c ®Þnh ®èi tîng sÏ tiÕn hµnh kiÓm tra, x¸c ®Þnh kho¶ng

thêi gian thùc hiÖn c¸c néi dung kiÓm tra vµ dù kiÕn thêi gian tiÕn hµnh cuéc kiÓm tra.

IV –Thµnh phÇn §oµn kiÓm traTuú theo néi dung, yªu cÇu cña cuéc kiÓm tra ®Ó dù kiÕn sè l-

îng ngêi cÇn thiÕt ®Ó tham gia vµo ®oµn kiÓm tra. Ph¶i chän ngêi cã kiÕn thøc, n¨ng lùc, am hiÓu nghiÖp vô ®Ó tham gia vµo ®oµn kiÓm tra, cã thÓ trng tËp mét sè uû viªn Uû ban kiÓm tra, mét sè ®ång chÝ cÊn bé, ®oµn viªn cã liªn quan ®Õn c«ng t¸c kiÓm tra.

V-Yªu cÇu chuÈn bÞ cho cuéc kiÓm tra- Cung cÊp tµi liÖu liªn quan ®Õn cuéc kiÓm tra...

63

Page 64: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- ChuÈn bÞ b¸o c¸o ®¸nh gi¸, kiÓm ®iÓm viÖc thùc hiÖn c¸c néi dung sÏ kiÓm tra.

- Mét sè yªu cÇu kh¸c.VI- Tr×nh tù vµ c¸c bíc tiÕn hµnh cuéc kiÓm tra§oµn kiÓm tra cã buæi lµm viÖc trùc tiÕp víi thêng trùc c«ng

®oµn hoÆc ban thêng vô, th«ng b¸o quyÕt ®Þnh kiÓm tra vµ nªu mét sè yªu cÇu cho cuéc kiÓm tra, ®¹i diÖn ban thêng vô b¸o c¸o; c¸c ý kiÕn ph¸t biÓu thªm; nhËn tµi liÖu ®Ó kiÓm tra xem xÐt; tiÕn hµnh thÈm tra, x¸c minh nÕu cÇn; dù th¶o kÕt luËn kiÓm tra.

Tæ chøc buæi häp víi thêng trùc hoÆc ban thêng vô ®Ó ®oµn kiÓm tra th«ng b¸o kÕt luËn kiÓm tra.

N¬i nhËn: Tm. Ban thêng vô(uû ban kiÓm tra)-- - Chñ tÞch hoÆc PCT(Chñ nhiÖm hoÆc PCN)--- Ký tªn vµ ®ãng dÊu

4-MÉu quyÕt ®Þnh kiÓm traC«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phócSè....../ Q§... .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

QuyÕt ®ÞnhvÒ viÖc kiÓm tra.............

t¹i,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Ban thêng vô(uû ban kiÓm tra)

- C¨n cø vµo...- Theo ®Ò nghÞ cña...

QuyÕt ®Þnh

§iÒu 1. Thµnh lËp ®oµn kiÓm tra gåm c¸c ®ång chÝ ( nªu râ hä vµ tªn, chøc vô)

§iÒu 2. NhiÖm vô cña ®oµn kiÓm tra vµ tr¸ch nhiÖm cña n¬i ®îc kiÓm tra ®èi víi cuéc kiÓm tra.

64

Page 65: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

§iÒu 3. Ghi râ c¸c tËp thÓ vµ c¸ nh©n liªn quan chÞu tr¸ch nhiÖm thi hµnh,

N¬i nhËn: Tm. Ban thêng vô(uû ban kiÓm tra)-- - Chñ tÞch hoÆc PCT(Chñ nhiÖm hoÆc PCN)--- Ký tªn vµ ®ãng dÊu

5-MÉu th«ng b¸o kiÓm tra

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc Sè......./TB .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

th«ng b¸ovÒ viÖc kiÓm tra.............

KÝnh göi: ...........(Ban thêng vô c«ng doµn n¬i ®îc kiÓm tra)

Thùc hiÖn kÕ ho¹ch sè...../KH... ngµy ....th¸ng ... n¨m vÒ kiÓm tra ( uû ban kiÓm tra) c«ng ®oµn...tiÕn hµnh kiÓm tra vÒ....... t¹i ....................

65

Page 66: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

I-Néi dung kiÓm traGhi râ néi dung kiÓm tra (theo kÕ ho¹ch kiÓm tra ®· ®îc dù

kiÕn tríc).

II-Thêi gan kiÓm traX¸c ®Þnh kho¶ng thêi gian thùc hiÖn c¸c néi dung kiÓm tra vµ

thêi gian cô thÓ ®oµn kiÓm tra tiÕn hµnh lµm viÖc( ghi râ ngµy, giê).

III-Thµnh phÇn ®oµn kiÓm traC¨n cø vµo quyÕt ®Þnh kiÓm tra ®Ó ghi râ tõng thµnh viªn

§oµn kiÓm tra. NÕu cha cã quyÕt ®Þnh th× chØ ghi sÏ cã quyÕt ®Þnh cô thÓ vÒ thµnh lËp ®oµn kiÓm tra.

IV-Yªu cÇu ®èi víi ®¬n vÞ ®îc kiÓm traGhi ®Çy ®ñ c¸c yªu cÇu cÇn thiÕt ®Ó thùc hiÖn tèt cho cuéc

kiÓm tra.

N¬i nhËn: Tm. Ban thêng vô(uû ban kiÓm tra)

-- - Chñ tÞch hoÆc PCT(Chñ nhiÖm hoÆc PCN)--- Ký tªn vµ ®ãng dÊu

6-MÉu biªn b¶n lµm viÖc gi÷a ®¹i diÖn ®oµn kiÓm tra, UBKT víi c¸ nh©n hoÆc ®¹i diÖn tæ chøc ®îc lµm viÖc

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

66

Page 67: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Tªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc

.... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

biªn b¶n lµm viÖc Gi÷a ®¹i diÖn §oµn kiÓm tra, Uû ban kiÓm tra

víi c¸ nh©n hoÆc ®¹i diÖn tæ chøc ®îc lµm viÖc

- Nªu thêi gian, ®Þa ®iÓm lµm viÖc.- Thµnh phÇn cuéc lµm viÖc, hä tªn, chøc vô cña ngêi ®¹i diÖn

®oµn kiÓm tra, Uû ban kiÓm tra, hä tªn, chøc vô cña c¸ nh©n hoÆc tæ chøc ®îc lµm viÖc,..

- Néi dung lµm viÖc: Ghi tãm t¾t ý kiÕn cña tõng ngêi vµ kÕt luËn cña ngêi ®îc chñ tr×.

-Thêi gian kÕt thóc buæi lµm viÖc: KÕt thóc vµo håi...giê , ngµy... th¸ng,,, n¨m ....

Biªn b¶n ®· ®îc ®äc l¹i cho nh÷ng ngêi cã mÆt cïng nghe vµ nhÊt trÝ,

tæ chøc c¸ nh©n ®¹i diÖn tæ chøc cã ®îc lµm viÖc thÈm quyÒn lµm viÖc (Ký vµ ghi râ hä tªn) (Ký vµ ghi râ hä tªn)

ngêi ghi biªn b¶nhoÆc ngêi chñ tr× lµm viÖc

(Ký vµ ghi râ hä tªn)

67

Page 68: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

7-MÉu kÕt luËn kiÓm tra

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc

Sè......./TB .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

th«ng b¸ovÒ viÖc kiÓm tra.............

Thùc hiÖn QuyÕt ®Þnh sè..../Q§.. ngµy ...th¸ng...n¨m cña......®oµn kiÓm tra dÉ tiÕn hµnh kiÓm tra viÖc.....t¹i......

- Nªu thµnh phÇn ®oµn kiÓm tra vµ nh÷ng ngêi tham dù cuéc kiÓm tra(râ hä tªn, chøc vô).

- Nªu néi dung tiÕn hµnh kiÓm tra.- S¬ lîc lý lÞch c¸ nh©n ®îc kiÓm tra hoÆc ®Æc ®iÓm t×nh

h×nh tæ chøc ®îc kiÓm tra( nÕu lµ kiÓm tra dÊu hiÖu vi ph¹m).- KÕt luËn nh÷ng néi dung ®· ®îc kiÓm tra: Ghi râ u ®iÓm,

khuyÕt ®iÓm, vi ph¹m cña ®èi tîng kiÓm tra.-Yªu cÇu vµ kiÕn nghÞ: KiÕn nghÞ vÒ kh¾c phôc khuyÕt ®iÓm vµ

kiÕn nghÞ vÒ xö lý kû luËt (nÕu cã).

N¬i nhËn: Tm. ®oµn kiÓm tra --- Trëng ®oµn ---- Ký vµ ®ãng dÊu

68

Page 69: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

8-MÉu quyÕt ®Þnh vÒ viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i cña...

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc

Sè......./Q§... .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

QuyÕt ®ÞnhvÒ viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i cña.............

Ban thêng vô c«ng ®oµn...

- C¨n cø LuËt khiÕu n¹i tè c¸o vµ quyÕt ®Þnh sè 530/QD-TL§ ngµy 20-3-2006 cña §oµn chñ tÞch Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam quy ®Þnh viÖc c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o.

- C¨n cø §iÒu lÖ C«ng ®oµn ViÖt Nam;- C¨n cø kÕt qu¶ kiÓm tra, x¸c minh, ban thêng vô c«ng ®oµn

nhËn thÊy:.....................

QuyÕt ®Þnh

§iÒu 1.C«ng nhËn hay kh«ng c«ng nhËn ( mét phÇn hay toµn bé) quyÕt

®Þnh bÞ khiÕu n¹i( mét phÇn hay toµn bé) néi dung khiÕu n¹i cña ®-¬ng sù.

§iÒu 2.69

Page 70: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Gi¶i quyÕt quyÒn lîi( mét phÇn hay toµn bé) hoÆc kh«ng gi¶i quyÕt quyÒn lîi cho ®¬ng sù.

§iÒu 3.Tr¸ch nhiÖm cña c¬ quan, ®¬n vÞ thùc hiÖn §iÒu 2 nãi trªn vµ

thêi h¹n thùc hiÖn.§iÒu 4Quy ®Þnh tæ chøc thùc hiÖn ®èi víi tæ chøc vµ c¸ nh©n cã liªn

quan vÒ thi hµnh quyÕt ®Þnh nµy. QuyÒn khiÕu n¹i tiÕp, quyÒn khëi kiÖn vô ¸n hµnh chÝnh t¹i toµ ¸n.N¬i nhËn: tm. ban thêng vô---- ( Ký tªn vµ ®ãng dÊu )-----

9-KÕt luËn néi dung ®¬n tè c¸o

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc

Sè......./KL... .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

KÕt luËn Néi dung ®¬n tè c¸ocña ban thêng vô c«ng ®oµn vÒ....................................

- C¨n cø LuËt khiÕu n¹i tè c¸o vµ quyÕt ®Þnh sè 530/QD-TL§ ngµy 20-3-2006 cña §oµn chñ tÞch Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam quy ®Þnh viÖc c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o.

- C¨n cø §iÒu lÖ C«ng ®oµn ViÖt Nam;Sau khi xem xÐt b¸o c¸o, kiÓm tra x¸c minh tè c¸o sè...

ngµy...th¸ng.... n¨m cña ®oµn kiÓm tra.

70

Page 71: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

KÕt luËn1.2.3..........Trªn ®©y lµ néi dung kÕt luËn gi¶i quyÕt ®¬n tè c¸o.... Nh÷ng sai

ph¹m nªu trªn cÇn ®îc kiÓm ®iÓm, xem xÐt sö lý nghiªm minh. Nh÷ng néi dung ®¬n nªu kh«ng ®óng, ngêi cã ®¬n ph¶i nghiªm tóc kiÓm ®iÓm, rót kinh nghiÖm vµ chÞu tr¸ch nhiÖm tríc...N¬i nhËn: tm. ban thêng vô---- ( Ký tªn vµ ®ãng dÊu )-----

10- MÉu quyÕt ®Þnh xö lý gi¶i quyÕt ®¬n tè c¸o

C«ng ®oµn cÊp trªn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt namTªn c¬ quan c«ng ®oµn §éc lËp – Tù do - H¹nh phóc

Sè......./KL... .... ngµy..... th¸ng ....n¨m ...........

QuyÕt ®Þnh xö lý VÒ viÖc gi¶i quyÕt ®¬n tè c¸o......................

- C¨n cø LuËt khiÕu n¹i tè c¸o vµ quyÕt ®Þnh sè 530/QD-TL§ ngµy 20-3-2006 cña §oµn chñ tÞch Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam quy ®Þnh viÖc c«ng ®oµn gi¶i quyÕt vµ tham gia gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o.

71

Page 72: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- C¨n cø §iÒu lÖ C«ng ®oµn ViÖt Nam;C¨n cø kÕt luËn sè... /KL-C§ ngµy...th¸ng.... n¨m cña ban thêng vô

c«ng ®oµn.

QuyÕt ®Þnh

§iÒu 1.a-VÒ kinh tÕ:...........................................................................................................

...............................................................................................................

...................................b-VÒ xö lý kû luËt:...........................................................................................................

...............................................................................................................

..................................§iÒu 2. Quy ®Þnh tæ chøc thùc hiÖn ®èi víi tËp thÓ vµ c¸ nh©n

cã liªn quan chÞu tr¸ch nhiÖm thi hµnh quyÕt ®Þnh nµy.

N¬i nhËn: tm. ban thêng vô---- ( Ký tªn vµ ®ãng dÊu )

Bài 6C«ng t¸c tµi chÝnh c«ng ®oµn c¬ së

PhÇn thø nhÊtMét sè néi dung c¬ b¶n vÒ tµi chÝnh c«ng ®oµn

I. CƠ SỞ PHÁP lý, Kh¸I niÖm VỀ tµi chÝnh c«ng ®oµn.1. Cơ së ph¸p lý cña tµi chÝnh c«ng ®oµn.Tµi chÝnh c«ng ®oµn bao gåm c¸c nguån thu: TiÒn ®oµn phÝ

do ®oµn viªn ®ãng, kinh phÝ c«ng ®oµn do c¬ quan, tæ chøc, doanh nghiÖp trÝch nép, ng©n s¸ch nhµ níc hç trî vµ thu kh¸c theo quy ®Þnh cña LuËt C«ng ®oµn 2012(§iÒu 26).

72

Page 73: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

LuËt C«ng ®oµn 2012 cã hiÖu lùc thi hµnh tõ 01/01/2013 quy ®Þnh cô thÓ møc ®ãng kinh phÝ c«ng ®oµn cña c¬ quan, tæ chøc, doanh nghiÖp b»ng 2% tæng quü l¬ng ®ãng BHXH cña ngêi lao ®éng.

2. Kh¸i niÖm tµi chÝnh c«ng ®oµn.a. Kh¸i niÖm:- Tµi chÝnh biÓu hiÖn bªn ngoµi lµ c¸c nguån tµi chÝnh, c¸c quü

tiÒn tÖ, biÓu hiÖn bªn trong lµ c¸c quan hÖ kinh tÕ trong ph©n phèi nguån tµi chÝnh.

- Tµi chÝnh c«ng ®oµn lµ mét bé phËn cña hÖ thèng tµi chÝnh Nhµ níc, nhng tµi chÝnh c«ng ®oµn cã tÝnh ®éc lËp t¬ng ®èi trong thu- chi, trªn c¬ së c¨n cø LuËt C«ng ®oµn, §iÒu lÖ C«ng ®oµn ViÖt Nam quy ®Þnh.

b. Vai trß cña tµi chÝnh C«ng ®oµnTµi chÝnh C«ng ®oµn lµ ®iÒu kiÖn b¶o ®¶m cho tæ chøc C«ng

®oµn ho¹t ®éng thùc hiÖn tèt chøc n¨ng, nhiÖm vô nh»m x©y dùng tæ chøc C«ng ®oµn ngµy cµng v÷ng m¹nh.

II. HÖ thèng tæ chøc qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn HÖ thèng tæ chøc qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn: (gåm 4 cÊp)- CÊp tæng dù to¸n Trung ¬ng(Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt

Nam).- CÊp tæng dù to¸n Liªn ®oµn Lao ®éng tØnh, Thµnh phè; c«ng

®oµn ngµnh Trung ¬ng; c«ng ®oµn tæng c«ng tûtùc thuécTæng Liªn ®oµn.

- CÊp tæng dù to¸n c«ng ®oµn cÊp trªn c¬ së.- §¬n vÞ dù to¸n: C«ng ®oµn c¬ së, nghiÖp ®oµn, c¸c c¬ quan,®¬n

vÞ sù nghiÖp c«ng ®oµn III. NhiÖm vô quyÒn h¹n cña kÕ to¸n C«ng ®oµn c¬ së:1. LËp dù to¸n hµng n¨m tr×nh Ban ChÊp hµnh c«ng ®oµn c¬ së,

göi cÊp trªn xÐt duyÖt.2. Tæ chøc thùc hiÖn dù to¸n, lµm c«ng t¸c kÕ to¸n, thèng kª,

lËp b¸o c¸o quyÕt to¸n göi cÊp trªn xÐt duyÖt3. Thùc hiÖn c«ng t¸c thu ®oµn phÝ, kinh phÝ C§; trÝch nép kinh

phÝ, ®oµn phÝ c«ng ®oµn lªn c«ng ®oµn cÊp trªn theo quy ®Þnh cña Tæng Liªn ®oµn.

4. Hµng n¨m ph¶i thùc hiÖn c«ng khai c¸c chØ tiªu dù to¸n vµ quyÕt to¸n thu chi tµi chÝnh tríc Ban ChÊp hµnh c«ng ®oµn c¬ së.

73

Page 74: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

Ban ChÊp hµnh b¸o c¸o c«ng khai thu chi tµi chÝnh tríc Héi nghÞ CBCC,VC vµ §¹i héi nhiÖm kú cña C§CS.

5. §/c Chñ tÞch C«ng ®oµn c¬ së lµ ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm tríc cÊp trªn vµ Ban ChÊp hµnh cÊp m×nh vÒ c«ng t¸c tµi chÝnh. Tuú t×nh h×nh cô thÓ cã thÓ ph©n c«ng ®/c Phã chñ tÞch phô tr¸ch c«ng t¸c tµi chÝnh.

6. Ban ChÊp hµnh C§CS cö 01 ®/c lµm c«ng t¸c kÕ to¸n vµ 01 ®/c thñ quü c«ng ®oµn.

PhÇn thø haiQuy ®Þnh vÒ Thu vµ ph©n phèi nguån thu, chi NSC§ A. Quy ®Þnh vÒ thu NSC§C¨n cø §iÒu 26 (kho¶n 2) LuËt C«ng ®oµn söa ®æi ngµy

20/6/2012 vÒ tµi chÝnh c«ng ®oµn vµ QuyÕt ®Þnh sè 170/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 cña Tæng Liªn ®oµn Quy ®Þnh t¹m thêi vÒ thu, ph©n cÊp thu, sö dông, qu¶n lý nguån thu kinh phÝ c«ng ®oµn. Tµi chÝnh c«ng ®oµn ®îc h×nh thµnh tõ 3 nguån;

- Kinh phÝ c«ng ®oµn- §oµn phÝ c«ng ®oµn- C¸c kho¶n thu kh¸cI. Thu kinh phÝ c«ng ®oµn.1. §èi tîng thu kinh phÝ c«ng ®oµn- Theo kho¶n 2, §iÒu 26 LuËt C«ng ®oµn 2012 vµ Th«ng t

liªn tÞch sè 119/2004/TTLT/BTC-TL§L§VN ngµy 08/12/2004 cña liªn Bé Tµi chÝnh - Tæng L§L§ ViÖt Nam vÒ híng dÉn trÝch nép kinh phÝ c«ng ®oµn.

+ §èi víi c¸c c¬ quan nhµ níc tõ cÊp Phêng, X·, ThÞ trÊn trë lªn, ®¬n vÞ sù nghiÖp c«ng lËp vµ ngoµi c«ng lËp;

+ Doanh nghiÖp thuéc c¸c thµnh phÇn kinh tÕ thµnh lËp, ho¹t ®éng theo LuËt Doanh nghiÖp, LuËt ®Çu t;

+ Hîp t¸c x· , liªn hiÖp HTX thµnh lËp theo luËt ho¹t ®éng HTX thuéc ®èi tîng ®ãng BHXH b¨t buéc;

+ Tæ chøc chÝnh trÞ, tæ chøc chÝnh trÞ x· héi, tæ chøc chÝnh trÞ x· héi nghÒ ngiÖp, tæ chøc x· héi kh¸c;

+ C¬ quan, tæ chøc quèc tÕ ho¹t ®éng trªn l·nh thæ ViÖt Nam, V¨n phßng ®iÒu hµnh cña phÝa níc ngoµi trong c¸c hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh cã sö dông lao ®éng ViÖt Nam.

+ Tæ chøc, ®¬n vÞ ho¹t ®éng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 74

Page 75: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

2. Møc vµ c¨n cø ®Ó thu kinh phÝ c«ng ®oµn- Møc nép b»ng 2% quü tiÒn l¬ng lµm c¨n cø ®ãng BHXH cho

ngêi lao ®éng. Quü tiÒn l¬ng lµ tæng møc tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng cña nh÷ng ngêi lao ®éng thuéc ®èi tîng ph¶i ®ãng BHXH;

- CBCC,VC thuéc ®èi tîng thùc hiÖn tiÒn l¬ng do NN quy ®Þnh lµm c¨n cø thu kinh phÝ c«ng ®oµn lµ møc l¬ng theo ng¹ch, bËc vµ c¸c kho¶n phô cÊp chøc vô, phô cÊp th©m niªn vît khung, phô cÊp th©m niªn nghÒ;

- Ngêi lao ®éng hëng chÕ ®é tiÒn l¬ng do ngêi sö dông lao ®éng quyÕt ®Þnh th× tiÒn l¬ng lµm c¨n cø ®ãng kinh phÝ c«ng ®oµn lµ møc tiÒn l¬ng theo hîp ®ång lao ®éng vµ c¸c kho¶n phô cÊp lµm c¨n cø ®ãng BHXH.

3. Thêi gian vµ ph¬ng thøc trÝch, nép kinh phÝ c«ng ®oµn

- §èi víi c¬ quan, ®¬n vÞ HCSN: Hµng th¸ng khi rót kinh phÝ tr¶ l¬ng th× ®ång thêi lËp giÊy rót kinh phÝ c«ng ®oµn nép cho L§L§ TØnh(L§L§ huyÖn ®îc ph©n cÊp pu¶n lý tµi chÝnh) qua tµi kho¶n t¹i Kho b¹c Nhµ níc n¬i c¬ quan, ®¬n vÞ më tµi kho¶n giao dÞch.

- §èi víi c¸c doanh nghiÖp(§¬n vÞ SXKD) vµ ®¬n vÞ kh«ng h-ëng l¬ng ng©n s¸ch NN cÊp: §ãng kinh phÝ c«ng ®oµn mçi quý 1 lÇn(cïng víi kú ®ãng BHXH) cho c«ng ®oµn c¬ së theo ®Ò nghÞ cña c«ng ®oµn c¬ së.

(Ban ChÊp hµnh c«ng ®oµn c¬ së hµng quý cã tr¸ch nhiÖm ®Ò nghÞ ®«n ®èc Thñ trëng c¬ quan ®¬n vÞ, chñ doanh nghiÖp ®ãng kinh phÝ c«ng ®oµn theo ®óng quy ®Þnh ®Ó C§ c¬ së kÞp thêi cã kinh phÝ chi ho¹t ®éng vµ thùc hiÖn nghÜa vô víi c«ng ®oµn cÊp trªn).

4. H¹ch to¸n kho¶n ®ãng KPC§- §èi víi §¬n vÞ HCSN nguån ®ãng kinh phÝ c«ng ®oµn do NSNN

cÊp trong dù to¸n hµng n¨m cña ®¬n vÞ (tÝnh cho sè biªn chÕ ®îc h-ëng l¬ng NSNN, sè hîp ®ång ngoµi biªn chÕ h¹ch to¸n vµo kinh phÝ ho¹t ®éng thêng xuyªn cña c¬ quan ®¬n vÞ).

- §èi víi doanh nghiÖp vµ ®¬n vÞ kh«ng thô hëng ng©n s¸ch NN h¹ch to¸n vµo chi phÝ SX, kinh doanh, dÞch vô trong kú.

- §èi víi c¬ quan, tæ chøc, ®¬n vÞ cßn l¹i ®ãng kinh phÝ c«ng ®oµn ®îc sö dông vµo nguån kinh phÝ ho¹t ®éng cña c¬ quan, tæ chøc, ®¬n vÞ theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

II. Thu ®oµn phÝ c«ng ®oµn

75

Page 76: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Thùc hiÖn theo Híng dÉn sè 826/HD-TL§ ngµy 01/6/2009 cña Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt nam vÒ viÖc híng dÉn ®ãng ®oµn phÝ c«ng ®oµn.

1. §èi tîng ®ãng ®oµn phÝ c«ng ®oµn:- Lµ ®oµn viªn C«ng ®oµn ®ang sinh ho¹t t¹i c«ng ®oµn c¬ së.2. Møc ®ãng ®oµn phÝ c«ng ®oµn vµ c¸c trêng hîp ®îc

miÔn nép ®oµn phÝ- §oµn viªn C§ ë c¸c c«ng ®oµn c¬ së HCSN møc ®ãng ®oµn phÝ

b»ng 1% l¬ng ng¹ch bËc, phô cÊp chøc vô, phô cÊp chøc vô bÇu cö, phô cÊp th©m niªn, phô cÊp tr¸ch nhiÖm.

- §oµn viªn c«ng ®oµn t¹i c¸c C§CS thuéc c¸c thµnh phÇn kinh tÕ møc ®ãng ®oµn phÝ b»ng 1% tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng doanh nghiÖp ph¶i tr¶ cho ®oµn viªn hµng th¸ng (Kh«ng khèng chÕ møc ®ãng ®oµn phÝ cña ®oµn viªn; 1 th¸ng tèi ®a kh«ng qu¸ 10% tiÒn l¬ng tèi thiÓu chung sau khi cã ý kiÕn tho¶ thuËn cña ®oµn viªn).

- §oµn viªn c«ng ®oµn t¹i c¸c doanh nghiÖp khã x¸c ®Þnh tiÒn c«ng th× ®oµn phÝ c«ng ®oµn ®ãng theo møc Ên ®Þnh do ban chÊp hµnh C§CS quy ®Þnh sau khi cã ý kiÕn chÊp thuËn cña C§ cÊp trªn trùc tiÕp ®îc ph©n cÊp qu¶n lý tµi chÝnh C§CS, nhng møc ®ãng tèi thiÓu b»ng 1% l¬ng tèi thiÓu chung quy ®Þnh cña NN.

- §oµn viªn C§ èm ®au, thai s¶n hëng trî cÊp BHXH hoÆc mÊt viÖc lµm, nghØ viÖc riªng tõ 1 th¸ng trë lªn kh«ng hëng tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng th× thêi gian ®ã kh«ng ph¶i ®ãng ®oµn phÝ, tæ C§ lËp danh s¸ch b¸o c¸o C§CS sè ®oµn viªn kh«ng ph¶i ®ãng ®oµn phÝ hµng th¸ng.

3. Ph¬ng thøc vµ thêi gian thu ®oµn phÝ c«ng ®oµn:- §oµn phÝ C§ do ®oµn viªn tù nguyÖn ®ãng cho C§CS hµng

th¸ng.- §oµn phÝ C§ thu qua tiÒn l¬ng hµng th¸ng sau khi cã ý kiÕn

tho¶ thuËn cña ®oµn viªn(cã thÓ quy ®Þnh râ trong quy chÕ chi tiªu cña C§CS).

III. Thu kh¸cNgoµi 2 kho¶n thu trªn lµ thu b¾t buéc theo chÕ ®é quy ®Þng

cña LuËt vµ §iÒu lÖ C§. Nguån thu kh¸c do chuyªn m«n cÊp mua s¾m ph¬ng tiÖn ho¹t ®éng C§, hç trî kinh phÝ ho¹t ®éng cho C§ c¬ së, kinh phÝ tæ chøc c¸c ho¹t ®éng phèi hîp nh: Tæ chøc phong trµo thi ®ua, ho¹t ®éng v¨n ho¸, thÓ thao, th¨m quan du lÞch, khen thëng, phóc lîi...

B. quy ®Þnh vÒ Ph©n phèi nguån thu, chi NSC§ c¬ së 76

Page 77: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

I. ph©n phèi nguån thu TCC§ cho C§CS- Nguån thu tµi chÝnh c«ng ®oµn ®îc ph©n phèi theo QuyÕt

®Þnh sè 168/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 cña Tæng L§L§ ViÖt nam vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh ph©n phèi nguån thu tµi chÝnh c«ng ®oµn.

- Ph©n phèi TCC§ dùa trªn 2 nguån thu chñ yÕu lµ KPC§ vµ §PC§, Nguån thu kh¸c C§CS ®îc sö dông toµn bé.

1. Nguyªn t¾c, tû lÖ ph©n phèi cho C§CS: - C«ng ®oµn c¬ së ®îc sö dông 65% sè thu 2% kinh phÝ c«ng

®oµn, 60% sè thu 1% ®oµn phÝ c«ng ®oµn t¬ng øng: {(2 *65%) + (1x60%)} = (1,3% + 0,6%) = 1,9% trªn 3% sè thu kinh phÝ vµ ®oµn phÝ c«ng ®oµn).

VD: TQL = 10 triÖu * 3% = 300.000® C§CS = 10tr * 1,9% = 190.000®

- C«ng ®oµn cÊp trªn c¬ së bao gåm(L§L§ huyÖn, TP, C§ ngµnh; L§L§ tØnh; Tæng L§L§ ViÖt Nam ®îc sö dông 35% sè thu kinh phÝ vµ 40% sè thu ®oµn phÝ C§.

- Tãm l¹i: Trong tæng sè thu 3% kinh phÝ c«ng ®oµn vµ thu ®oµn phÝ c«ng ®oµn ®· thu ®îc, C«ng ®oµn c¬ së ph¶i ®ãng cho C§ cÊp trªn = 1,1% vµ ®îc sö dông = 1,9%.

2. Ph¬ng ph¸p ph©n phèi.a. §èi víi c«ng ®oµn c¬ së thuéc khèi HCSN:- Kinh phÝ c«ng ®oµn: L§L§ TØnh cÊp trùc tiÕp 65% KPC§ cho

C§CS(nÕu ®¬n vÞ trùc thuéc L§L§ tØnh qu¶n lý tµi chÝnh); CÊp kinh phÝ qua L§L§ huyÖn, TP, C§ ngµnh (nÕu ®¬n vÞ trùc thuéc L§L§ huyÖn, TP, C§ ngµnh qu¶n lý tµi chÝnh).

- §oµn phÝ c«ng ®oµn: C§CS trùc tiÕp thu cña ®oµn viªn vµ nép vÒ c«ng ®oµn cÊp trªn 40% sè thu ®îc.

- Nhng ®Ó thuËn tiÖn trong viÖc sö dông vµ cÊp ph¸t tµi chÝnh c«ng ®oµn. L§L§ tØnh bï trõ gi÷a sè KPC§ ph¶i cÊp (65% t¬ng øng 1,3%) víi sè ®oµn phÝ C§CS ph¶i nép cÊp trªn(40% cña 1% t¬ng øng 0,4%). Nh vËy L§L§ tØnh cßn ph¶i cÊp tr¶ c¬ së(1,3 trõ ®i 0,4 = 0,9%, c¬ së cÊp ®îc c¨n cø vµo Dù to¸n n¨m ®· duyÖt vµ c¨n cø vµo sè thùc thu 2% KPC§ do c¸c ®¬n vÞ nép lªn trong kú. Nh vËy C§CS vÉn ®¶m b¶o ®îc sö dông ®ñ 1,9% kinh phÝ (trong ®ã 0,9% KPC§ do L§L§ tØnh cÊp tr¶ + 1% §PC§ do C§CS thu cña ®oµn viªn);

- Hµng n¨m L§L§ TØnh sÏ cÊp KP 0,9% cho C§ c¬ së lµm 2 hoÆc 3 kú vµo quý II quý III vµ IV, ®èi víi c¸c C§CS trùc thuéc cÊp trªn trùc tiÕp qu¶n lý tµi chÝnh L§L§ cÊp qua C§ cÊp trªn trùc tiÕp c¬ së, C§

77

Page 78: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

cÊp trªn cã tr¸ch nhiÖm ph©n bæ vµ chuyÓn kinh phÝ cho C§CS vµo TK cña C§CS më t¹i KBNN hoÆc b»ng tiÒn mÆt nÕu sè kinh phÝ Ýt.

b. §èi víi c«ng ®oµn c¬ së thuéc doanh nghiÖp vµ ®¬n vÞ sù nghiÖp cã thu (®¬n vÞ SXKD nãi chung)

- C§CS trùc tiÕp thu 2% KPC§ vµ 1% ®oµn phÝ c«ng ®oµn ®ång thêi cã tr¸ch nhiÖm nép vÒ cÊp trªn trùc tiÕp qu¶n lý tµi chÝnh 35% sè thu kinh phÝ vµ 40% sè thu ®oµn phÝ t¬ng øng 1,1% sè kinh phÝ cÊp trªn ®îc hëng.

- Hµng quý Chñ tÞch C§CS lµm giÊy ®Ò nghÞ trÝch nép 2% kinh phÝ c«ng ®oµn göi Gi¸m ®èc doanh nghiÖp vµ kÕ to¸n trëng ®Ó lµm thñ tôc trÝch nép kinh phÝ c«ng ®oµn cho C§CS chi ho¹t ®éng c«ng ®oµn ®ång thêi nép KPC§ cho C§ cÊp trªn qu¶n lý trùc tiÕp 6 th¸ng 1 lÇn (Sè ph¶i nép cÊp trªn c¨n cø vµo dù to¸n hµng n¨m vµ sè liÖu b¸o c¸o quyÕt to¸n thu ng©n s¸ch cña ®¬n vÞ ®îc duyÖt).

II. Quy ®Þnh vÒ chi tµi chÝnh c«ng ®oµn c¬ së 1. Néi dung chi tµi chÝnh c«ng ®oµn c¬ së.- C¨n cø §iÒu 27 LuËt C§ söa ®æi n¨m 2012 vÒ qu¶n lý vµ sö

dông tµi chÝnh C§ vµ QuyÕt ®Þnh sè 171/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 cña Tæng L§L§VN vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh vÒ thu, chi, qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn c¬ së;

- C¨n cø Th«ng t sè 97/2010/TT-BTC ngµy 06/4/2010 cña Bé Tµi chÝnh vÒ chÕ ®é héi nghÞ, c«ng t¸c phÝ;

- C¨n cø vµo Quy chÕ chi tiªu néi bé cña C§CS.a. Chi l¬ng, phô cÊp, c¸c kho¶n ph¶i nép theo l¬ng cña CBC§

chuyªn tr¸ch (m· sè 27). b. Chi phô cÊp c¸n bé c«ng ®oµn tèi ®a kh«ng qu¸ 30%

(m· sè 28):- Phô cÊp kiªm nhiÖm cña Chñ tÞch, Phã chñ tÞch C§CS; phô cÊp

tr¸ch nhiÖm cña UVBCH, UVUBKT, Chñ tÞch C§ bé phËn, Tæ trëng C§, KÕ to¸n, Thñ quü kiªm nhiÖm cña C§CS thùc hiÖn theo Quy ®Þnh t¹i QuyÕt ®Þnh sè 1439/Q§-TL§ ngµy 04/12/2011 cña Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam.

- Phô cÊp c¸n bé C§ = (HÖ sè phô cÊp) X (TiÒn l¬ng tèi thiÓu C§CS ®ang thu KPC§)

- Møc phô cÊp ®îc quy ®Þnh cô thÓ nh b¶ng sau:

Hệ số phụ cấp

78

Page 79: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

STT

Sè lao ®éng Chủ tịch

Phó chủ tịch

Ủy viên BCH

CĐCS, Kế toán CĐCS

Ủy viên UBKT,

Chủ tịch

CĐ bộ phận

Tổ trưởng

CĐ, Thủ quỹ

CĐ cơ sở

2 Díi 150 lao ®éng 0,2 0,15 0,14 0,12 0,123 Tõ 150 ®Õn díi 500 lao

®éng0,2

50,2 0,15 0,13 0,13

4 Tõ 500 ®Õn díi 2000 lao ®éng

0,3 0,25 0,18 0,15 0,13

6 Tõ 2000 ®Õn díi 4000 lao ®éng

0,4 0,3 0,21 0,18 0,13

7 Tõ 4.000 ®Õn díi 6.000 lao ®éng

0,5 0,4 0,25 0,21 0,13

- C§CS c¨n cø kh¶ n¨ng nguån kinh phÝ ®îc ®iÒu chØnh ®èi t-îng, møc chi, thêi gian chi(th¸ng, quý, n¨m) phô cÊp c¸n bé c«ng ®oµn cho phï hîp, nhng phô cÊp kiªm nhiÖm kh«ng qu¸ hÖ sè 0,7; phô cÊp tr¸ch nhiÖm kh«ng qu¸ hÖ sè 0,3;

- T¹i c«ng ®oµn c¬ së, c¸n bé c«ng ®oµn chØ ®îc hëng 1 møc phô cÊp kiªm nhiÖm hoÆc phô cÊp tr¸ch nhiÖm cao nhÊt.

c. Chi qu¶n lý hµnh chÝnh tèi ®a kh«ng qu¸ 10% (m· sè 29):- Chi héi nghÞ BCH c«ng ®oµn c¬ së, C§CS thµnh viªn, C«ng

®oµn bé phËn; - Chi §¹i héi C§CS, C§CS thµnh viªn, C«ng ®oµn bé phËn bao

gåm: Trang trÝ kh¸nh tiÕt, in tµi liÖu, båi dìng ®¹i biÓu, níc uèng.- Chi mua v¨n phßng phÈm, dông cô lµm viÖc cña c«ng ®oµn,

tiÒn bu phÝ, th«ng tin liªn l¹c, c«ng t¸c phÝ, níc uèng, tiÕp kh¸ch.d. Chi ho¹t ®éng phong trµo 40% (m· sè 31):- Chi tuyªn truyÒn gi¸o dôc:+ Chi tuyÒn truyÒn phæ biÕn, gi¸o dôc ®êng lèi, chñ tr¬ng,

chÝnh s¸ch cña §¶ng, ph¸p luËt cña NN, n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n, kü n¨ng nghÒ nghiÖp cho ngêi lao ®éng.

79

Page 80: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Chi mua s¸ch, b¸o, t¹p chÝ, Ên phÈm nh: mua B¸o Lao ®éng, t¹p chÝ lao ®éng … phôc vô cho c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc cña C§CS;

+ Chi phèi hîp tæ chøc häc bæ tóc v¨n ho¸, kü n¨ng nghÒ nghiÖp cho ngêi lao ®éng.

+ Chi thï lao b¸o c¸o viªn, níc uèng cho ngêi dù trong c¸c buæi nãi chuyÖn thêi sù, chÝnh s¸ch ph¸p luËt… do C§ c¬ së tæ chøc.

+ Chi giÊy, bót cho ho¹t ®éng tuyªn truyÒn trªn b¶ng tin, ph¸t thanh, b¸o têng, m¹ng th«ng tin cña C§CS.

- Chi tæ chøc ho¹t ®éng ®¹i diÖn, b¶o vÖ quyÒn, lîi Ých hîp ph¸p chÝnh ®¸ng cña CBCCVCL§, c¸n bé, ®oµn viªn c«ng ®oµn.

+ Chi båi dìng cho t vÊn, luËt s, ngêi trùc tiÕp chuÈn bÞ gióp c«ng ®oµn c¬ së tham gia víi doanh nghiÖp, c¬ quan, ®¬n vÞ x©y dùng ®Þnh møc lao ®éng, ®¬n gi¸ tiÒn l¬ng, thang b¶ng l¬ng, quy chÕ tr¶ l¬ng, thëng; X©y dùng néi quy, quy chÕ cña c¬ quan, tæ chøc, doanh nghiÖp; Ký tho¶ íc lao ®éng tËp thÓ; Gi¶i quyÕt tranh chÊp lao ®éng; Tham gia c¸c chÕ ®é chÝnh s¸ch cña NN cã liªn quan ®Õn quyÒn lîi cña CBCCVCL§.

+ Chi hç trî thuª luËt s b¶o vÖ c¸n bé c«ng ®oµn c¬ së khi thùc hiÖn quyÒn ®¹i diÖn b¶o vÖ quyÒn lîi hîp ph¸p, chÝnh ®¸ng cña ngêi lao ®éng, cña tæ chøc c«ng ®oµn bÞ chñ doanh nghiÖp sa th¶i, chÊm døt hîp ®ång lao ®éng tr¸i ph¸p luËt hoÆc chuyÓn lµm viÖc kh¸c mà thu nhËp gi¶m.

+ Chi hç trî c¸n bé c«ng ®oµn c¬ së trong viÖc tæ chøc ®×nh c«ng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt; Chi båi thêng trong trêng hîp ®×nh c«ng bÊt hîp ph¸p do c«ng ®oµn c¬ së tæ chøc g©y thiÖt h¹i cho chñ doanh nghiÖp theo quy ®Þnh cña Bé LuËt Lao ®éng.

- Chi ph¸t triÓn ®oµn viªn c«ng ®oàn, thành lËp c«ng ®oàn cë së, x©y dùng c«ng ®oàn c¬ së v÷ng m¹nh.

+ Chi tuyªn truyÒn giíi thiÖu vÒ tæ chøc c«ng ®oµn c¬ së, ®iÒu lÖ C«ng ®oµn ViÖt nam; gÆp gì, trao ®æi víi ngêi sö dông lao ®éng vÒ ho¹t ®éng c«ng ®oµn, ph¸t triÓn ®oµn viªn, thµnh lËp c«ng ®oµn c¬ së.

+ Chi båi dìng lµm ngoµi giê cho CBCCVCL§, c¸n bé c«ng ®oµn trùc tiÕp gÆp gì, tuyªn truyÒn, vËn ®éng ngêi lao ®éng tham gia tæ chøc c«ng ®oµn.

+ Chi c¸c ho¹t ®éng x©y dùng c«ng ®oµn c¬ së v÷ng m¹nh; ph©n lo¹i c«ng ®oµn bé phËn, tæ c«ng ®oµn; Tæ chøc båi dìng cho

80

Page 81: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

c«ng ®oµn bé phËn, tæ c«ng ®oµn vÒ ho¹t ®éng x©y dùng c«ng ®oµn CS v÷ng m¹nh, khen thëng x©y dùng c«ng ®oµn v÷ng m¹nh.

+ Chi tæ chøc héi thi c¸n bé c«ng ®oµn giái.+ Chi tiÒn thëng kÌm theo c¸c h×nh thøc khen thëng cho c¸n bé,

®oµn viªn c«ng ®oµn, Kû niÖm ch¬ng v× sù nghiÖp x©y dùng tæ chøc c«ng ®oµn.

- Chi tæ chøc c¸c phong trµo thi ®ua.+ Chi phèi hîp tæ chøc ph¸t ®éng thi ®ua. + Chi phèi hîp tæ chøc héi nghÞ s¬ kÕt, tæng kÕt thi ®ua khen

thëng tËp thÓ, c¸ nh©n ®¹t thµnh tÝch xuÊt s¾c trong c¸c phong trµo thi ®ua.

+ Chi ®éng viªn, khen thëng ngêi lao ®éng, con cña ngêi lao ®éng cã thµnh tÝch trong häc tËp vµ c«ng t¸c.

+ Chi khen thëng CBCCVCL§ ®¹t thµnh tÝch xuÊt s¾c trong c«ng t¸c.

+ Chi khen thëng con CBCCVCL§ ®¹t thµnh tÝch xuÊt s¾c trong häc tËp.

+ Chi phèi hîp tæ chøc ho¹t ®éng nh©n ngµy quèc tÕ thiÕu nhi, tÕt trung thu.

+ Chi khen thëng ho¹t ®éng chuyªn ®Ò, thu tài chÝnh theo quy ®Þnh cña Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng ViÖt Nam.

- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và người lao động ưu tú.+ Chi thï lao gi¶ng viªn, båi dìng häc viªn, níc uèng, tµi liÖu vµ

c¸c kho¶n chi hµnh chÝnh kh¸c cña c¸c líp båi dìng nghiÖp vô do c«ng ®oµn c¬ së tæ chøc.

+ Chi tiÒn mua tµi liÖu, tiÒn c«ng t¸c phÝ ®i dù c¸c líp båi dìng nghiÖp vô cho c¸n bé, ®oàn viªn, CCVCL§ do c«ng ®oàn c¬ së cö ®i häc.

- Chi tæ chøc ho¹t ®éng v¨n ho¸, thÓ thao, du lÞch cho ngêi lao ®éng.

+ Chi hç trî ho¹t ®éng phong trµo x©y dùng ®¬n vÞ v¨n hãa; Phßng chèng tÖ n¹n x· héi trong CBCCVCL§; Chi tæ chøc cho CBCCVCL§ tham gia c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸, nghÖ thuËt; Chi khen th-ëng tæng kÕt ho¹t ®éng v¨n hãa, thÓ thao, phßng chèng tÖ n¹n x· héi trong CBCCVCL§.

+ Chi hç trî mua s¾m ph¬ng tiÖn ho¹t ®éng v¨n hãa, v¨n nghÖ, thÓ thao.

81

Page 82: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

+ Chi båi dìng cho Ban tæ chøc, vËn ®éng viªn, diÔn viªn tham gia héi diÔn v¨n nghÖ, thi ®Êu thÓ thao do c«ng ®oµn c¬ së vµ c«ng ®oµn c¸c cÊp trªn c¬ së tæ chøc; Chi khen thëng tËp thÓ, c¸ nh©n ®¹t gi¶i trong c¸c cuéc héi diÔn, héi thao do CĐCS tæ chøc.

+ Chi hç trî phèi hîp víi c¬ quan, tæ chøc, doanh nghiÖp tæ chøc cho CBCCVCL§ ®i th¨m quan du lÞch. Môc chi nµy tèi ®a lµ 10%

- Chi tæ chøc c¸c ho¹t ®éng vÒ giíi vµ b×nh ®¼ng giíi.+ Chi ho¹t ®éng n÷ c«ng;+ Chi cho c¸c ho¹t ®éng tuyªn truyÒn vÒ giíi, b×nh ®¼ng giíi,

c¸c ho¹t ®éng vÒ d©n sè, sinh s¶n, phßng chèng b¹o lùc gia ®×nh, b¶o vÖ bà mÑ trÎ em cña c«ng ®oµn c¬ së;

+ Chi hç trî phèi hîp tæ chøc líp mÉu gi¸o, nhµ trÎ; + Chi tuyªn truyÒn, tæ chøc ho¹t ®éng nh©n ngµy quèc tÕ phô

n÷, ngµy phô n÷ ViÖt nam, ngµy Gia ®×nh ViÖt Nam.®. Chi th¨m hái, trî cÊp khã kh¨n tèi ®a 20% (M· sè 33):- Chi th¨m hái ®oµn viªn, CCVCL§ èm ®au, thai s¶n, tai n¹n, gia

®×nh cã viÖc hiÕu (bè, mÑ bªn vî, bªn chång; Vî, chång, con) vµ viÖc hØ cña ®oµn viªn c«ng ®oµn.

- Chi trî cÊp cho ®oàn viªn, CBCCVCL§ gÆp khã kh¨n do tai n¹n lao ®éng, tai n¹n rñi ro, thiªn tai, bÖnh tËt hiÓm nghÌo, ho¶ ho¹n g©y tæn thÊt vÒ søc khoÎ hoÆc tµi s¶n; Chi hç trî c¸n bé c«ng ®oµn c¬ së tæ chøc ®×nh c«ng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt, ho¹t ®éng b¶o vÖ quyÒn lîi hîp ph¸p cña ngêi lao ®éng bÞ chñ sö dông lao ®éng chÊm døt hîp ®ång lao ®éng tr¸i ph¸p luËt, chuyÓn lµm viÖc kh¸c mà thu nhËp gi¶m.

Møc chi th¨m hái, trî cÊp khã kh¨n cho ®èi tîng lµ ®oµn viªn c«ng ®oµn vµ ®èi tîng kh«ng ph¶i lµ ®oµn viªn c«ng ®oµn do c«ng ®oµn c¬ së quy ®inh.

- Chi tÆng quµ sinh nhËt cho ®oµn viªn c«ng ®oµn.e. C¸c nhiÖm vô chi kh¸c (M· sè 35):- Chi ho¹t ®éng x· héi cña c«ng ®oµn c¬ së: Gióp CBCCVCL§ vµ

®oµn viªn c«ng ®oµn c¸c ®¬n vÞ kh¸c bÞ thiªn tai b·o lôt, tai n¹n, ¶nh hëng chÊt ®éng mµu da cam...

2. Mét sè kho¶n chi cña C§CS cÇn ph©n biÖt.a. Chi tæ chøc phong trµo thi ®ua, häc v¨n ho¸ ho¹t ®éng v¨n

nghÖ, thÓ thao, th¨m quan du lÞch, phóc lîi cña CBCCVCL§ vµ ch¨m lo, tæ chøc c¸c ho¹t ®éng phóc lîi cho con CBCCVCL§ lµ tr¸ch nhiÖm cña chñ doanh nghiÖp, thñ trëng c¬ quan ®¬n vÞ, sö dông quü phóc

82

Page 83: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

lîi ®Ó chi theo §iÒu 24, LuËt C«ng ®oµn n¨m 2012. (Tµi chÝnh c«ng ®oµn chØ chi ho¹t ®éng nµy víi ph¬ng thøc phèi hîp, hç trî, ®éng viªn).

b. Ph¬ng tiÖn ho¹t ®éng cña c«ng ®oµn c¬ së do chñ doanh nghiÖp, thñ trëng c¬ quan cã tr¸ch nhiÖm cung cÊp (kh«ng thu tiÒn) theo ®iÒu 24, LuËt C«ng ®oµn n¨m 2012.

c. TiÒn l¬ng ng¹ch, bËc, chøc vô, phô cÊp l¬ng cña c¸n bé c«ng ®oµn chuyªn tr¸ch do tµi chÝnh c«ng ®oàn chi.

- TiÒn l¬ng tr¶ theo kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiiªp ®èi víi c¸n bé c«ng ®oµn chuyªn tr¸ch trong doanh nghiÖp Nhµ níc do doanh nghiÖp chi tr¶ theo kho¶n 5 ®iÒu 24 LuËt C«ng ®oµn n¨m 2012; QuyÕt ®Þnh sè 128/Q§-TW ngµy 14/12/2004 cña Ban BÝ th Trung ¬ng (Kho¸ X); Híng dÉn sè 36-HD/BTCTW ngµy 27/01/2005 cña Ban Tæ chøc Trung ¬ng ( Kho¶n a môc III); Kho¶n 1 §iÒu 6, Th«ng t sè 27/2010/TT-BL§TBXH ngµy 14/9/2010 cña Bé Lao ®éng Th¬ng binh vµ X· héi.

- TiÒn l¬ng tr¶ theo kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp ®èi víi can bé c«ng ®oµn chuyªn tr¸ch khu vùc ngoµi Nhµ níc thùc hiÖn theo tho¶ íc lao ®éng tËp thÓ cña doanh nghiÖp, quy chÕ chi tiªu néi bé cña ®¬n vÞ vµ Quy ®Þnh t¹m thêi ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 525/Q§-TL§ ngµy 25/4/2010 cña Tæng L§L§ ViÖt Nam.

d. Phô cÊp kiªm nhiÖm cña Chñ tÞch c«ng ®oµn c¬ së nÕu ®· chi tõ nguån kh¸c hoÆc doanh nghiÖp ®· chi th× tµi chÝnh c«ng ®oµn kh«ng chi.

®. Ho¹t ®éng cña Ban thanh tra nh©n d©n do doanh nghiÖp, c¬ quan ®¬n vÞ chi theo TT 40/2006/TTLTT-BTC-BTTUBT¦MTTQVN-TL§L§VN ngµy 12/5/2006.

e. Ho¹t ®éng b×nh ®¼ng giíi vµ ho¹t ®éng v× sù tiÕn bé cña phô n÷ do chuyªn m«n chi theo TT 191/2009/TT-BTC ngµy 1/10/2009 cña Bé Tµi chÝnh.

PhÇn thø BaC¸c quy ®Þnh vÒ chÕ ®é kÕ to¸n c«ng ®oµn

I. Yªu cÇu chung vÒ chÕ ®é kÕ to¸n c«ng ®oµn1. §Çy ®ñ: Ph¶n ¸nh ®Çy ®ñ c¸c nghiÖp vô kinh tÕ, tµi chÝnh

ph¸t sinh vµo chøng tõ kÕ to¸n, sæ kÕ to¸n, b¸o c¸o tµi chÝnh.

83

Page 84: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

2. KÞp thêi: Ph¶n ¸nh kÞp thêi, ®óng thêi gian quy ®Þnh th«ng tin, sè liÖu kÕ to¸n.

3. Râ rµng: Ph¶n ¸nh râ rµng, dÔ hiÓu vµ chÝnh x¸c th«ng tin, sè liÖu kÕ to¸n.

4. Trung thùc: Ph¶n ¸nh trung thùc hiÖn tr¹ng, b¶n chÊt sù viÖc, néi dung vµ gi¸ trÞ cña nghiÖp vô kinh tÕ tµi chÝnh.

5. Liªn tôc: Th«ng tin, sè liÖu kÕ to¸n ®îc ph¶n ¸nh liªn tôc tõ khi ph¸t sinh ®Õn khi kÕt thóc ho¹t ®éng; sè liÖu kª toÊn ph¶n ¸nh kú nµy ph¶i kÕ tiÕp sè liÖu kÕ to¸n kú tríc.

6. Cã hÖ thèng: Ph©n lo¹i, s¾p xÕp th«ng tin, sè liÖu kÕ to¸n theo tr×nh tù cã hÖ thèng vµ cã thÓ so s¸nh ®îc. II. chøng tõ, sæ s¸ch vµ b¸o c¸o kÕ to¸n

1- Chøng tõ kÕ to¸n: a. C§CS thêng ph¸t sinh mét sè chøng tõ sau:- PhiÕu th¨m hái( MÉu C01-TL§)- Dù to¸n chi héi nghÞ, héi th¶o; kÕ ho¹ch tæ chøc kû niÖm, to¹

®µm, v¨n nghÖ thÓ thao chµo mõng; giao lu gÆp mÆt...- B¶ng kª chi tiÒn cho ®¹i biÓu dù héi nghÞ nÕu ph¸t tiÒn mÆt;

Danh s¸ch cÊp ph¸t hµng ho¸, tµi liÖu, v¨n phßng phÈm...( b¶ng kª chi tiÒn, danh s¸ch cÊp ph¸t hµng ho¸ ph¶i cã ch÷ ký nhËn cña ®¹i biÓu dù héi nghÞ, ngêi nhËn hµng ho¸).

- B¶ng thanh to¸n phô cÊp- Chøng tõ giao dÞch víi Kho b¹c, Ng©n hµng- Ho¸ ®¬n tµi chÝnh (Ho¸ ®¬n ®á)- B¶ng kª mua hµng- GiÊy ®i ®êng- GiÊy ®Ò nghÞ thanh to¸n kÌm theo chøng tõ gèc (ho¸ ®¬n, b¶ng

kª, danh s¸ch).- GiÊy ®Ò nghÞ trÝch nép KP( dïng cho DN, §VSXKD, ®¬n vÞ sù

nghiªp cã thu)- PhiÕu thu- PhiÕu chib. Mét sè lu ý vÒ chøng tõ kÕ to¸n ph¶i ®¶m b¶o ®Çy ®ñ

c¸c néi dung sau:- Ngµy th¸ng lËp chøng tõ, sè hiÖu cña chøng tõ;

84

Page 85: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Tªn, ®Þa chØ cña ®¬n vÞ hoÆc c¸ nh©n ngêi lËp chøng tõ;- Tãm t¾t néi dung nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh;- C¸c chØ tiªu vÒ sè lîng, gi¸ trÞ, sè tiÒn b»ng sè, sè tiÒn b»ng

ch÷;- Ph¶i cã ®Çy ®ñ ch÷ ký cña ngêi lËp chøng tõ, ngêi nhËn

hoÆc nép tiÒn, thñ quü, kÕ to¸n, chñ tµi kho¶n ph¶n ¸nh trªn chøng tõ, ph¶i ký b»ng bót bi mùc mµu xanh (kh«ng ®îc ký b»ng mùc ®á, bót ch×)

2. Sæ kÕ to¸n vµ tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸na. Sæ s¸ch kÕ to¸n:- Sæ Thu ®oµn phÝ c«ng ®oµn: (MÉu S81-TL§)- Sæ Thu, chi Ng©n s¸ch (MÉu sè S82-TL§)- Sæ quü tiÒn mÆt (MÉu sè CS 02)- Sæ tiÒn göi Kho b¹c, Ng©n hµng(MÉu sè CS 03)- Sæ theo dâi TSC§ vµ c«ng cô, dông cô.b. Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n:Chøng tõ gèc LËp phiÕu thu, chi Sæ quü TM, Sæ tiÒn

göi KB Vµo sæ S82 LËp b¶ng kª thu, chi b¸o c¸o quyÕt to¸n.

3. B¸o c¸o Tµi chÝnh- B¸o c¸o dù to¸n thu, chi NSC§ (MÉu B14-TL§)- B¸o c¸o quyÕt to¸n thu, chi NSC§ (MÉu B07-TL§)- B¶ng kª thu, chi NSC§ c¬ së III. ChÕ ®é b¸o c¸o tµi chÝnh1. B¸o c¸o dù to¸n n¨m Hµng n¨m C§ c¬ së ph¶i lËp b¸o c¸o dù to¸n vÒ c«ng ®oµn cÊp

trªn trùc tiÕp gåm 02 b¶n b¸o c¸o theo mÉu sè B14-TL§ kÌm theo b¶ng photcoppy thanh to¸n tiÒn l¬ng th¸ng 11 cña ®¬n vÞ HCSN (nh÷ng ®¬n vÞ gåm nhiÒu bé phËn nh gi¸o dôc, B¶o hiÓm, thuÕ, BÖnh viÖn ®a khoa tØnh...) cã nhiÒu b¶ng l¬ng thi lËp thªm B¶ng tæng hîp Lao ®éng tiÒn l¬ng c¶ ®¬n vÞ) Thêi gian nép tríc ngµy 10 th¸ng 11 hµng n¨m.

2. B¸o c¸o quyÕt to¸n 6 th¸ng, c¶ n¨m - N¨m tµi chÝnh c«ng ®oµn tÝnh tõ ngµy 01/01®Õn hÕt ngµy

31/12 n¨m d¬ng lÞch (Quy ®Þnh t¹i quy chÕ kÌm quyÕt ®Þnh

85

Page 86: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

169/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 vÒ ban hµnh quy chÕ qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn).

- Thêi gian b¸o c¸o quyÕt to¸n ®îc chia lµm 2 kú: Nép b¸o c¸o 6 th¸ng ®Çu n¨m cho C§ cÊp trªn chËm nhÊt ngµy 10/7 hµng n¨m; 6 th¸ng cuèi n¨m chËm nhÊt vµo ngµy 10/01 cña n¨m sau (C§ cÊp trªn trùc tiÕp qu¶n lý tµi chÝnh thêng ra th«ng b¸o lÞch duyÖt quyÕt to¸n cho C§CS).

- Hå s¬ b¸o c¸o quyÕt to¸n gåm 2 bé theo MÉu sè B07-TL§; Chøng tõ kÕ to¸n; B¶ng kª thu, chi tµi chÝnh C§CS theo môc lôc NSC§ cña kú b¸o c¸o nép c«ng ®oµn cÊp trªn trùc tiÕp qu¶n lý tµi chÝnh phª duyÖt.

IV. b¶o qu¶n lu tr÷ tµi liÖu kÕ to¸n- Tµi liÖu kÕ to¸n gåm chøng tõ kÕ to¸n, sæ kÕ to¸n, b¸o c¸o tµi

chÝnh vµ c¸c tµi liÖu liªn quan ®Õn kÕ to¸n;- Sau khi kÕt thóc niªn ®é kÕ to¸n, tµi liÖu kÕ to¸n ph¶i ®îc

s¾p xÕp ph©n lo¹i ®ãng gãi, ®¸nh sè thø tù, lËp danh môc ®Ó lu tr÷;

- Thêi gian lu ch÷ tµi liÖu kÕ to¸n nh sau:+ Tèi thiÓu 5 n¨m ®èi víi tµi liÖu kh«ng trùc tiÕp lµm c¨n cø ghi

sæ kÕ to¸n vµ lËp b¸o c¸o tµi chÝnh.+ 20 n¨m ®èi víi nh÷ng tµi liÖu kÕ to¸n trùc tiÕp lµm c¨n cø ghi

sæ kÕ to¸n vµ lËp B¸o c¸o tµi chÝnh.+ Trªn 20 n¨m ®èi víi tµi liÖu kÕ to¸n cã tÝnh sö liÖu nãi vÒ qu¸

tr×nh ph¸t triÓn cña ®¬n vÞ. V. c¸c v¨n b¶n liªn quan chÕ ®é tµi chÝnh C§ hiÖn hµnh

1. LuËt C«ng ®oµn n¨m 2012 (§iÒu 24, ®iÒu 26,27,28,29) 2. QuyÕt ®Þnh sè: 168/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 cña Tæng L§L§

ViÖt Nam ban hµnh Quy ®Þnh ph©n phèi nguån thu tµi chÝnh c«ng ®oµn.

3. QuyÕt ®Þnh sè 170/Q§-TL§ ngµy 09/1/2013 cña TL§ Quy ®Þnh t¹m thêi vÒ thu, ph©n cÊp thu, sö dông, qu¶n lý nguån thu kinh phÝ c«ng ®oµn.

4. QuyÕt ®Þnh sè 171/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 quy ®Þnh thu, chi, qu¶n lý tµi chÝnh C§CS.

5. QuyÕt ®Þnh sè 169/Q§-TL§ ngµy 09/1/2013 cña TL§ quy ®Þnh vÒ Quy chÕ qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn.

86

Page 87: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

6. Th«ng t liªn tÞch sè 119/2004/TTLT/BTC-TL§L§VN ngµy 08/12/2004 cña liªn Bé Tµi chÝnh-Tæng L§L§ ViÖt Nam vÒ híng dÉn trÝch nép kinh phÝ c«ng ®oµn.

7. Híng dÉn sè 826/HD-TL§ ngµy 1/6/2009 cña Tæng L§L§ ViÖt Nam híng dÉn ®ãng ®oµn phÝ c«ng ®oµn.

8. QuyÕt ®Þnh sè 1439/Q§-TL§ ngµy 14/12/2011 cña Tæng L§L§ ViÖt Nam vÒ chÕ ®é phô cÊp c¸n bé c«ng ®oµn.

9. Th«ng t sè 97/2010/TT-BTC ngµy 06/4/2010 cña Bé Tµi chÝnh vÒ chÕ ®é héi nghÞ, c«ng t¸c phÝ;

10. Quy chÕ chi tiªu néi bé cña c«ng ®oµn c¬ së;11. PhÇn mÒm kÕ to¸n c«ng ®oµn c¬ së.

VI. bµi tËp mÉu 1. Híng dÉn lËp dù to¸n thu, chi NSC§ n¨m 201... (MÉu sè

B14-TL§)2. Híng dÉn ghi sæ kÕ to¸n vµ lËp B¸o c¸o QuyÕt to¸n thu,

chi NSC§ 6 th¸ng...n¨m 201... (MÉu sè B07-TL§)

a. Híng dÉn ghi sæ kÕ to¸nb. Híng dÉn lËp B¸o c¸o QuyÕt to¸n- LËp b¶ng kª thu, chi tµi chÝnh c«ng ®oµn 6 th¸ng ®Çu n¨m 3013

- C¨n cø c¸c néi dung ph¸t sinh trªn phiÕu thu, phiÕu chi, kÕ to¸n lªn b¶ng kª, vµo sæ thu chi TCC§, céng lòy kÕ hµng th¸ng vµ ®èi chiÕu víi thñ quü. C¨n cø vµo dßng tæng céng lòy kÕ ph¸t sinh cña 6 th¸ng lªn b¸o c¸o quyÕt to¸n mÉu BO7-TL§

B¶ng kª thu - chi tµi chÝnh c«ng ®oµn c¬ së6 th¸ng ®Çu n¨m 2012

STT

Chøng tõNéi dung chøng tõ

Sè tiÒnMôc chiSè

hiÖuNgµy th¸ng Thu Chi

      Sè d ®Çu kú 31/12/2011 chuyÓn sang

1.000.000

 

1 PT 01

24/3/2013

Thu tiÒn L§L§ huyÖn, tØnh cÊp KPC§

4.000.000

25

2 PT 02

25/3/2013

Thu tiÒn chuyªn m«n trÝch chuyÓn KP 2% quý

10.000.000

22

87

Page 88: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

I/2012 (dµnh cho ®¬n vÞ SXKD)

3 PT 03

28/3/2013

Thu tiÒn mÆt chuyªn m«n hç trî gi¶i cÇu l«ng

3.000.000

24

4 PT 04

01/4/2013

Thu tiÒn ®oµn phÝ c«ng ®oµn quý I tæ 1,2,3...

5.000.000

23

6 PC 02

03/2/2013

Chi gi¶i cÇu l«ng §VC§ chµo ngµy TL §¶ng

2.600.000

31

7 PC 03

05/02/2012

Chi thëng ®oµn viªn tÝch cùc n¨m 2012

2.000.000

31

8 PC 04

08/03/2013

Chi Héi nghÞ, to¹ ®µm nh©n ngµy 8/3

1.000.000

31

9 PC 05

10/03/2013

Chi mua giÊy bót 200.000 29

10 PC 06

15/03/2012

Chi ®Æt b¸o lao ®éng quý II n¨m 2013

400.000 31

11 PC 07

15/4/2013

Chi th¨m viÕng ®¸m hiÕu bè ®/c K tæ C§ 3

400.000 33

12 PC 08

15/5/2013

Chi th¨m hái ®/c A bÞ tai n¹n giao th«ng

200.000 33

5 PC 01

20/5/2013

Chi th¨m hái ®/c C èm n»m viÖn

200.000 33

13 PC 09

22/6/2013

Chi phô cÊp BCH 6 th¸ng ®Çu n¨m 2013

1.000.000

28

14 PC 10

25/6/2013

Chi trî cÊp khã kh¨n cho ®/c N bÞ TNL§

500.000 33

16 PC 12

26/6/2013

Chi khen thëng con ®oµn viªn häc giái

1.000.000

31

17 PC 13

26/6/2013

Chi häp Ban ChÊp hµnh 400.000 29

15 PC 11

28/6/2013

Chi tÆng quµ sinh nhËt cho ®oµn viªn

200.000 33

18 PC 14

29/6/2013

Chi §¹i héi C§ lÇn thø V ( 2012-2015)

4.000.000

29

 19 PC 15

30/6/2012

Chi héi thi.......C«ng ®oµn ngµnh ph¸t ®éng

1.000.000

31

88

Page 89: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

 20 PC 16

30/6/2012

Chi nép KP, §P cho L§L§ huyÖn (vÞ SXKD)

5.000.000

37

      Tæng céng sè ph¸t sinh:

22.000.000

20.100.000

 

      Sè d cuèi kú: 2.900.000

 

      Céng sæ Thu - Chi KPC§ S82

Sè tiÒn Môc chi

    1 Chi phô cÊp CBKCT 1.000.000

28

    2 Chi qu¶n lý hµnh chÝnh 4.600.000

29

    3 Chi ho¹t ®éng phong trµo 8.000.000

31

    4 Chi th¨m hái 1.500.000

33

    7 Chi nép KP, §P cho L§L§ huyÖn (®v SXKD)

5.000.000

37

      Céng: 20.100.000

 

3. Híng dÉn mÉu quy chÕ chi tiªu n«i bé C® cÊp trªn c¬ së…………. céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt NamC®cs ………………… §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc (Dù th¶o) ………….., ngµy th¸ng n¨m 20….

Quy chÕ Thu, chi tµi chÝnh c«ng ®oµn CS ………

(Ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè ngµy … th¸ng n¨m 20… cña C§CS…)

C¨n cø ®iÒu 26 LuËt C«ng ®oµn n¨m 2012 vÒ tµi chÝnh c«ng ®oµn;

89

Page 90: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

C¨n cø Híng dÉn sè 826/TL§ ngµy 01/6/2009 cña Tæng L§L§ ViÖt Nam vÒ viÖc ®ãng ®oµn phÝ c«ng ®oµn;

C¨n cø quy ®Þnh vÒ thu, chi, qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn c¬ së theo QuyÕt ®Þnh sè 171/Q§-TL§ ngµy 09/01/2013 cña Tæng L§L§ ViÖt Nam;

C¨n cø QuyÕt ®Þnh 1439/Q§-TL§ ngµy 14/12/2011 cña Tæng L§L§ ViÖt Nam vµ híng dÉn sè 53/HD-L§L§ ngµy 20/4/2012 vÒ viÖc thùc hiÖn chÕ ®é phô cÊp CBC§.

Ban ChÊp hµnh c«ng ®oµn …… quy ®Þnh sö dông ng©n s¸ch c«ng ®oµn nh sau:

I. môc ®Ých x©y dùng quy chÕ.T¹o sù chñ ®éng trong viÖc qu¶n lý vµ sö dông nguån tµi chÝnh

cña c«ng ®oµn. Ng©n s¸ch c«ng ®oµn lµ nguån tµi chÝnh ®¶m b¶o cho c¸c ho¹t ®éng cña c«ng ®oµn … nh»m ®Èy m¹nh c¸c phong trµo thi ®ua trong CNL§ vµ x©y dùng C§CS v÷ng m¹nh, gãp phÇn thùc hiÖn tèt nhiÖm vô cña ®¬n vÞ.

Qu¶n lý tµi chÝnh c«ng ®oµn lµ tr¸ch nhiÖm cña BCH C§..Qu¶n lý tµi chÝnh ….. thùc hiÖn theo quy chÕ qu¶n lý tµi chÝnh

cña TL§ vµ híng dÉn cña ….. ®ång thêi chÞu sù kiÓm tra cña c«ng ®oµn cÊp trªn vµ c«ng ®oµn cïng cÊp.

II. Néi dung thu, chi tµi chÝnh c«ng ®oµn.1. Thu tµi chÝnh c«ng ®oµn.1.1. Thu kinh phÝ c«ng ®oµn:Møc trÝch kinh phÝ c«ng ®oµn b»ng 2% quü tiÒn l¬ng theo ng¹ch

bËc vµ c¸c kho¶n phô cÊp l¬ng, bao gåm: phô cÊp chøc vô, phô cÊp tr¸ch nhiÖm, phô cÊp th©m niªn, phô cÊp khu vùc.

1.2. Thu ®oµn phÝ c«ng ®oµn:Møc thu ®oµn phÝ c«ng ®oµn b»ng 1% tiÒn l¬ng thùc tr¶ cho

ngêi lao ®éng.§oµn phÝ c«ng ®oµn do ®oµn viªn tù nguyÖn ®ãng gãp hµng

th¸ng.1.3.C¸c kho¶n thu kh¸c:Thu do hç trî cña c¸c c¸ nh©n, tËp thÓ trong vµ ngoµi níc, thu do

®îc hç trî kinh phÝ cña chuyªn m«n,… ph¸t sinh ë cÊp nµo th× cÊp ®ã thu.

2. Ph©n phèi tµi chÝnh c«ng ®oµn:

90

Page 91: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

C§CS ®îc gi÷ l¹i 65% tæng sè thu KP vµ 60% §PC§ vµ 100% thu kh¸c cña ®¬n vÞ.

Nép lªn C§ cÊp trªn 35% sè thu KPC§ vµ 40% §PC§ cña ®¬n vÞ.Trong n¨m nép theo dù to¸n, khi cã b¸o c¸o quyÕt to¸n nép theo sè thu

thùc tÕ quyÕt to¸n.2.1. Néi dung vµ ph¹m vi chi TCC§:2.1.1. C§CS thùc hiÖn néi dung, ph¹m vi chi theo møc sau:

STT

Môc chi Tû träng ph©n bæ

1 Phô cÊp c¸n bé c«ng ®oµn kh«ng chuyªn tr¸ch

30%

2 Chi qu¶n lý hµnh chÝnh 10%3 Chi th¨m hái 20%3 Chi H§ phong trµo, chi kh¸c(Th¨m quan,du

lÞch 10%)40%

ViÖc ph©n bæ kinh phÝ cho c¸c môc chi trªn lµ chØ tiªu híng dÉn khi x©y dùng quy chÕ. ViÖc chi tiªu c¨n cø vµ t×nh h×nh thùc tÕ ë c¬ së ®Ó ®iÒu chØnh c¸c môc chi cho phï hîp. Riªng môc chi phô cÊp vµ chi hµnh chÝnh th× tû träng ph©n bæ trªn lµ møc tèi ®a.

ViÖc chi b»ng nguån thu kh¸c do Chñ tÞch C§CS quyÕt ®Þnh.2.1.2. Néi dung chi:a) Phô cÊp c¸n bé c«ng ®oµn: C¨n cø vµo QuyÕt ®Þnh

1439 ....Cña Tæng Liªn ®oµn- Møc phô cÊp:+ Chñ tÞch:……+ Phã Chñ tÞch: …..+ Ban chÊp hµnh…..Phô cÊp kiªm nhiÖm vµ phô cÊp tr¸ch nhiÖm ®îc tÝnh b»ng hÖ

sè nh©n víi møc l¬ng tèi thiÓu chung do Nhµ níc quy ®Þnh.b) Chi qu¶n lý hµnh chÝnh:- Chi häp BCH C§CS, C§ bé phËn, §¹i héi C§CS Møc chi: tõ

50.000® ®Õn tèi ®a 100.000®/ngêi/ngµy- Chi mua v¨n phßng phÈm, bu phÝ: chi theo thùc tÕ trªn tinh thÇn

tiÕt kiÖm, chèng l·ng phÝ.c) Chi ho¹t ®éng phong trµo:

91

Page 92: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Chi tæ chøc v¨n nghÖ, TDTT:+ Chi båi dìng luyÖn tËp: 30.000®/ngêi/ngµy (tèi ®a kh«ng qu¸

5 ngµy)+ Chi båi dìng thi ®Êu: 50.000®/ngêi/ngµy (tèi ®a kh«ng qu¸ 3

ngµy)+ Chi tiÒn thëng cho tËp thÓ, c¸ nh©n xuÊt s¾c trong c¸c

phong trµo ho¹t ®éng v¨n hãa, v¨n nghÖ, thÓ thao tæ chøc t¹i c¬ së: møc chi….®/c¸ nh©n; ®/tËp thÓ.

- Chi vÒ tæ chøc gÆp mÆt nh©n kû niÖm: 28/7, 8/3, 20/10: 50.000®/ngêi

- Chi khen thëng ®oµn viªn (5%):+ §oµn viªn c«ng ®oµn xuÊt s¾c: 50.000®/ngêi; §oµn viªn c«ng

®oµn tÝch cùc: 30.000®/ngêi; Tæ c«ng ®oµn v÷ng m¹nh xuÊt s¾c: 100.000®/tËp thÓ

- Chi c¸c ho¹t ®éng phong trµo kh¸c: (C¨n cø vµo nhu cÇu vµ t×nh h×nh thùc tÕ ®Ó x©y dùng ®Þnh møc cho phï hîp).

+ Chi tuyªn truyÒn, vËn ®éng ph¸t triÓn ®oµn viªn, truyªn truyÒn phæ biÕn gi¸o dôc ph¸p luËt cho ®oµn viªn;

+ Chi mua s¸ch b¸o, t¹p chÝ+ Chi thï lao b¸o c¸o viªn+ Chi hç trî, ®éng viªn con cña ®oµn viªn c«ng ®oµn häc giái,

®¹t gi¶i trong c¸c kú thi. Møc chi 50.000®/ch¸u/n¨m, tèi ®a kh«ng qu¸ 100.000®/ch¸u/n¨m.

- Chi tæ chøc trung thu, 1/6: tïy vµo ®iÒu kiÖn tµi chÝnh, møc chi do Chñ tÞch C§ quyÕt ®Þnh nhng tèi ®a kh«ng qu¸ …

d) Chi th¨m hái, trî cÊp khã kh¨n CB, ®oµn viªn:(20%)- §oµn viªn kÕt h«n ®îc tÆng quµ, trÞ gi¸: 100.000®- §oµn viªn bÞ èm ph¶i ®iÒu trÞ t¹i bÖnh viÖn, nghØ thai s¶n:

150.000®/ngêi/lÇn- Tø th©n phô mÉu, vî hoÆc chång, con bÞ èm n»m viÖn:

100.000®/ngêi/lÇn ( Kh«ng qu¸ 3 lÇn/ n¨m- Chi ®¸m hiÕu: + B¶n th©n CB, ®oµn viªn bÞ chÕt, møc trî cÊp:

1.000.000®/ngêi+ Gia ®×nh CB, ®oµn viªn (tø th©n phô mÉu, vî, chång, con):

500.000.000®/ngêi.92

Page 93: cdvccaobang.vncdvccaobang.vn/admin/img/upload/6bf5e0e456de11e...  · Web viewBài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

- Chi trî cÊp khã kh¨n ®ét xuÊt cho ®oµn viªn ®oµn viªn bÞ ho¹n n¹n do thiªn tai, tai n¹n rñi ro, thiªn tai, bÖnh hiÓm nghÌo, háa ho¹n møc 500.000®( n¨m 1-2 lÇn)

e) Chi kh¸c: C¨n cø vµo nguån thu kh¸c t¹i ®¬n vÞ.- Chi ho¹t ®éng x· héi, tõ thiÖn- Chi tÕt nguyªn ®¸n ®oµn viªn nghÌo BCHC§ xÐt Q§ møc

300.000®/ §VMøc - Chi phèi hîp tæ chøc tham quan, du lÞch: tèi ®a 10% tæng sè

kinh phÝ chi H§ phong trµo.Trªn ®©y lµ mét sè quy ®Þnh thu chi tµi chÝnh c«ng ®oµn

……..Tm. Ban chÊp hµnh

Chñ tÞch NguyÔn

V¨n A Khi dù th¶o quy chÕ C§CS c¨n cø vµo nguån thu ®Ó ®a ra møc

chi cô thÓ hîp lý, c¸c kho¶n chi ph¶i ®óng chÕ ®é ®Þnh møc; hå s¬ chøng tõ thanh to¸n ph¶i theo quy ®Þnh cña Nhµ níc vµ Tæng Liªn ®oµn. Hµng n¨m ph¶i c«ng khai tµi chÝnh tríc cuéc häp Ban chÊp hµnh, héi nghÞ CBCCVC.

Lu ý göi dù th¶o ®Ó c¸c tæ th¶o luËn, ®ãp gãp ý kiÕn tríc khi ban hµnh Quy chÕ chi tiªu, .

93