thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · web...

62
Trường THCS Trưng Vương Giáo án Ngữ văn 8 Tuần... Tiết 73 - 74 Giáo viên Nguyễn Thị Phương NHỚ RỪNG (Thế Lữ) I – MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ; vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối. 4. Năng lực cần đạt: Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhóm II. Phương tiện, tài liệu và PPDH: 1. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài + Tìm hiểu thêm về Thơ Mới. - Học sinh: Trả lời các câu hỏi 1,2,3 tr.7 SGK tập 2. 2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu 3. Phương pháp dạy: - Phương pháp: thuyết giảng, làm việc nhóm, vấn đáp.... - Kĩ thuật: Dạy học hợp tác III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: nề nếp, sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên bài, tên tác giả những văn bản đã học ở HKI. 3. Bài mới: Khởi động Giới thiệu bài Bên cạnh dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, dòng văn học lãng mạn cũng phát triển mạnh mẽ. Trong đó, phong trào Thơ Mới đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những nét mới, nét đẹp đặc sắc mà tiêu biểu là bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG

Upload: others

Post on 21-Feb-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 73 - 74Giáo viên Nguyễn Thị Phương

NHỚ RỪNG (Thế Lữ)

I – MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại,

vươn tới cuộc sống tự do.- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kỹ năng:- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ; vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối.4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bị- Giáo viên: Soạn bài + Tìm hiểu thêm về Thơ Mới.- Học sinh: Trả lời các câu hỏi 1,2,3 tr.7 SGK tập 2.2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu3. Phương pháp dạy: - Phương pháp: thuyết giảng, làm việc nhóm, vấn đáp....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: nề nếp, sĩ số2. Kiểm tra bài cũ:

Kể tên bài, tên tác giả những văn bản đã học ở HKI.3. Bài mới: Khởi động Giới thiệu bài

Bên cạnh dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, dòng văn học lãng mạn cũng phát triển mạnh mẽ. Trong đó, phong trào Thơ Mới đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những nét mới, nét đẹp đặc sắc mà tiêu biểu là bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1GV gọi học sinh đọc chú thích SGK.? Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ?GV bổ sung: Thế Lữ tên thật là nguyễn Thứ Lễ ( Bút danh của ông được đặt theo lối chơi chữ - Nói lái dân gian ;Thứ lễ – Thế lữ còn hàm ý là người lữ khách trên trần thế ,cả đời chỉ ham đi tìm cái đẹp để vui chơi:Tôi là người khách bộ hành phiêu

1 học sinh đọc

1 học sinh trình bày

1 học sinh trình bày

I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả

Page 2: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

lãngĐường trần gian xuôi ngược đẻ vui chơiTôi chỉ là một người khách chinh phuDấn bước chuân chuyên khắp hải hồ? hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

GV hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản+Đoạn 1 và 4 đọc với giọng buồn ngao ngán , bực bội u uất+ Đoạn 2,3,5 gịng vừa hào hùng vừa nuối tiếc ,tha thiết và bay bổng , mạnh mẽ và hùng tráng để rồi kết thúc bằng câu thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực.

GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc.

học sinh giải nghĩa các chú thích SGK.

? Hãy xác định thể loại của bài thơ ?GV bổ sung về phong trào thơ mới

nghe

2 học sinh đọc hết văn bản

học sinh giải nghĩa

2. Tác phẩma. Hoàn cảnh sáng tácb. Đọc – chú thích

c. Thể loại : Thơ tự do.

d. Bố cục : bài thơ gồm 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh tượng tương phản : con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng

Hoạt động 2Gọi học sinh đọc đoạn thơ 1 và 4? Hiện tại con hổ đang sống trong một không gian như thế nào?

? Sống trong không gian đó ,tâm trạng của con hổ như thế nào?

? Động tác nằm dài trông ngày tháng dần qua phải chăng là sự

1 học sinh đọc

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết.1. Tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú.- Từ một vị chúa tể của muôn loàitung hoành chốn nước non hùng vĩ ,nay con hổ bị giam hãm trong cũi sắt ,một không gian nhỏ bé tù túng , thậm chí tầm thường giả dối : hoa chăm cỏ xén ,nước đen giả suối ,mô gò thấp kém ,dăm vừng lá bắt chước vể hoang vu…- ý thức được thực trạng đó , tâm trạng của kẻ “sa cơ ” chất chứa cả “khối căm hờn ” ngùn ngụt- Chán ghét bất lực ,nhưng con hổ

Page 3: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

bằng lòng chấp nhận thực tại?

? Giọng điệu chính trong hai khổ thơ thứ 1 và thứ 4 là gì?

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

không cam chịu chấp nhận hoà mình vào thực tại đó

_ Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn ,kiêu hùng của một vị chúa tể rừng già: khinh bỉ lũ người ngẩn ngơ mắt bé và lũ gấu báo dở hơi vô tư lự; khinh ghét và giễu cợt cái thực tại cố làm ra vẻ tự nhiên ,nhưng càng cố càng làm lộ rõ vẻ tầm thường giả dối.- Bằng những hình ảnh gợi cảm ,giàu chất tạo hình và dòng cảm xúc cuồn cuộn đoạn thơ 1 và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách thảo, một trang anh hùng lẫm liệt,bị sa cơ thất thế nhưng quyết không hoà nhập với thực tại xã hội đương thời.

______________________________________

?chốn giang sơn nơi con hổ một thời tung hoành hống hách được hiện lên như thế nào?

?Em nhận xét gì về cảnh đó?

?Chân dung con mãnh thú được tác giả khắc hoạ bằng những hình ảnh đặc sắc nào?

? Đoạn thơ là bốn bức tranh tuyệt

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩ

2. Cảnh con hổ ở chốn hoang sơ hùng vĩ.Đó là một bức cảnh dữ dội hoang sơ đầy uy lực của thiên nhiên: bóng cả cây già,tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội ….Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ.

Hoà hợp nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong ,đường bệ với vũ điệu đầy uy lực của rừng xanh:Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàngLượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàngVờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắcSự im lặng âm thầm của nó không phải là dấu hiệu bình yên mà trái lại đầy đe doạ với mọi vật.Những câu thơ sống động, giàu hình ảnh đã diễn tả chính xác hấp dẫn vẻ đẹp uy nghi dũng mãnh của và cũng rất mềm mại

Page 4: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

đẹp ?hãy chỉ ra cái hay đẹp của đoạn thơ?

?Theo em, các điệp từ, điệp ngữ điệp câu hỏi trong đoạn thơ trên có tác dụng nghệ thuật nhu thế nào?

?Khổ thơ cuối thể hiện điều gì?

?Tâm sự của con hổ trong vườn bách thú gợi cho chúng ta những

Trả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

uyển chuyển của chúa sơn lâm.Cũng tái hiện dĩ vãng huy hoàng nhưng đoạn 3 của bài thơ là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Cả bốn cảnh cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ và hoành tráng nổi bật giữa những cảnh ấy là hình ảnh con hổ uy nghi nhớ rừng đến cháy ruột. Dáng điệu của nó được khắc hoạ hết sức phong phú và kỹ vĩ.- khi thì nó được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hoà hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối- Khi thì nó giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau cơn mưa bão.- Khi thì nó lại là một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ.-Và cuối cùng nó chính là nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo dữ dội, làm chủ bang tối làm chủ vũ trụTuy nhiên, tất cả những điều đẹp dễ trên giờ chỉ còn là giấc mơ là dĩ vãn , một loạt các câu hỏi nghi vấn “Nào đâu…?” “Đâu…?” không có câu trả lời được lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh một nỗi nhớ thương khắc khoải , vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng trong quá khứ xa xôi. Giấc mơ đột ngột khép lại trong một tiếng than, tiếng vọng đầy u uất tiếc nuối “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”Khổ thơ cuối tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc qua khứ vừa như một tiếng thở dài vĩnh biệt thời oanh liệt không còn nữa không bao giờ trở lại thì nó vẫn thuộc về thời đã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi ,một kẻ tầm thường, vui lòng hoà nhập với thực tại .Nó luôn sống với những giá trị của thời đã qua để phản ứng lại với thực tế xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả tự do dù chỉ là mơ ướcđối lập gay gắt hai cảnh tượng hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà

Page 5: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

liên tưởng gì về tình cảnh của người dân việt nam lúc bấy giờ?

Liờn hệ: vấn đề bảo vệ rừng ở quê em trong những năm vừa qua ntn?

LH thực tế

sâu sắc đối với thực tịa và niềm mơ ước tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Lời con hổ trong bài thơ đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và kín đáo khơi gợi lòng yêu nước của người dân việt nam mất nước lúc đó

Hoạt động 3? Nêu những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Suy nghĩTrả lời1 học sinh đọc

III. Tổng kết:Ghi nhớ /SGKIV. Luyện tập

IV. DẶN DÒ - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài “Câu nghi vấn” giờ sau học.

********************************************************************

Page 6: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 75Giáo viên Nguyễn Thị Phương

CÂU NGHI VẤNI – MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức

- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.- Chức năng chính của câu nghi vấn.

2. Kỹ năng:- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.

3. Thái độ: Chú ý việc sử dụng câu nghi vấn thích hợp.4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bị- Gv: Giáo án, bảng phụ.- Hs: Trả lời câu hỏi phần I tr.11 SGK.2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu3. Phương pháp dạy- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ:

Câu ghép là câu như thế nào? Cho ví dụ?3. Bài mới: Giới thiệu bài: Câu ghép mà chúng ta được học là kiểu câu dựa vào cấu trúc để phân. Người ta còn phân loại

câu theo mục đích nói. Một trong những kiểu câu chia theo mục đích nói là câu nghi vấn.

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1Tìm hiểu đoạn trích: “Vẻ nghi ngại… chúng con đói quá?”Trong đoạn trích, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

? Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?

? Các em hãy đặt các câu nghi vấn khác ?

Đọc đoạn trích.

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.1. Ví dụ: SGK2. Nhận xétCác câu nghi vấn:Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(Dấu hiệu: có …không)Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?(Dấu hiệu: cú … mà không )Hay là u thương chúng con đói quá?(Dấu hiệu: hay là” )Trong các câu này có các từ nghi vấn: không, sao và từ hay.

Các câu này dùng để hỏi.

Page 7: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

yêu cầu trình bày những câu đặt.nhận xét – bổ sung? Thế nào là câu nghi vấn? chức năng của câu nghi vấn?Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Học sinh đặt câu

Trình bày

Suy nghĩTrả lời1 học sinh đọc

3. Ghi nhớ: SGK

Hoạt động 2Gọi học sinh đọc bài tậpHọc sinh làm việc độc lập đứng tại chỗ trả lời

GV bổ sung

Gọi học sinh đọc bài tậpYêu cầu học sinh thực hiện.

Gọi học sinh đọc bài tậpYêu cầu học sinh thực hiện

Gọi học sinh đọc bài tậpYêu cầu học sinh thực hiện

Gọi học sinh đọc bài tậpYêu cầu học sinh thực hiện

1 học sinh đọcTrả lờiNhận xét

Ghi nhanh đáp án đúng

1 học sinh đọcSuy nghĩTrả lời

1 học sinh đọcSuy nghĩTrả lời

1 học sinh đọcSuy nghĩTrả lời

1 học sinh đọcSuy nghĩ

II. Luyện tập.1. Bài tập 1.a. Chị khất tiền … phải không? b. Tại sao … khiêm tốn như thế? c. Văn là gì? Chương là gì? d. Chú mình … đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù … ấy hả?2. Bài tập 2.Các câu này có từ hay thể hiện ý lựa chọn nên thuộc kiểu câu nghi vấn. Không thể thay từ hay bằng từ hoặc, vì nếu thay câu sẽ sai ngữ pháp hoặc biến thành một kiểu câu khác.3. Bài tập 3.Các câu này không phải là câu nghi vấn vì các từ không, tại sao (câu a,b) chỉ làm chức năng bổ ngữ, các từ nào, ai (câu c,d) là những từ phiếm định.4. Bài tập 4.Câu a theo mô hình có … không dùng để thăm hỏi không cần giả định. Câu b theo mô hình đã … chưa dùng để thăm hỏi cần có một giả định trước đó. Đặt câu: Bạn có thuộc bài không? Bạn đã thuộc bài chưa?5. Bài tập 5.Câu a từ bao giờ đứng đầu câu để hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Câu b từ bao giờ đứng cuối câu để hỏi về thời điểm của một hành động diễn ra trong quá khứ.6. Bài tập 6.Câu a đúng vì nhìn một sự vật ta có

Page 8: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Gọi học sinh đọc bài tậpYêu cầu học sinh thực hiện

Trả lời

1 học sinh đọcSuy nghĩTrả lời

thể nhận định nặng hay nhẹ. Câu b sai vì chưa biết giá thì không thể biêt là đắt hay rẻ.

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 3+ Cho học sinh đọc các bài tập,

bài a, b, c, d, e và nêu các câu hỏi.- Trong những đoạn trích trên,

câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc của những câu nghi vấn trên? (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?)GV cho học sinh nhận xét trong

các câu nghi vấn (? Nghi vấn dùng để làm gì ? )Gọi học sinh đọc nghi nhớ

Học sinh đọc bài tập

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

1 học sinh đọc

III. Những chức năng khác.1. Ví dụ2. Nhận xét *) Bài tập: Tìm câu nghi vấna. Hồn ở đâu bây giờ? (dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm)b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (đe doạ)c. Có biết không? ... lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? (đe dọa)d. Cả đoạn. (khẳng định)e. Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó? Cái con mèo hay lục lọi ấy! (bộc lộ tình cảm, cảm xúc)- Chú ý các loại dấu câu kèm với mỗi chức năng (dấu chấm, chấm than, chấm lửng).3. Ghi nhớ: (trang 22)

Hoạt động 4

+ Cho học sinh đọc từng đoạn trích a, b, c, d, và trả lời các câu hỏi:- Trong những đoạn trích trên,

câu nào là câu nghi vấn?- Những câu nghi vấn đó được

dùng để làm gì?

1 học sinh đọc

Suy nghĩTrả lời

IV.Luyện Tập. Bài tập 1:a. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để ăn ư?” (tình cảm, cảm xúc, sự ngạc nhiên).b. Trong cả khổ thơ, chỉ riêng “Than ôi!” không phải là câu nghi vấn.c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi. (ý cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc).d. Ôi! Nếu thế thì còn đâu là bóng bay? (phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc). Bài tập 2:a. Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ

Page 9: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

+ Treo bảng phụ cho học sinh đọc từng bài và trả lời từng bài theo các câu hỏi:- Trong những đoạn trích trên,

câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?- Những câu nghi vấn đó dùng

để làm gì?- Trong những câu nghi vấn đó,

câu nào có thể thay thế được câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương?

+ Nêu các câu hỏi trong bài tập 4 (trang 24)

1 học sinh đọc

Suy nghĩTrả lờiHọc sinh đọc trên bảng phụ, thảo luận nhóm phần viết những câu có ý nghĩa tương đương vào giấy.- Đại diện nhóm lên bảng dán phần bài làm của mình.- Nhận xét chéo.Suy nghĩTrả lời

nhịn đói mà tiền để lại? (phủ định)- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (phủ dịnh)b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy chăn dắt làm sao? (băn khoăn, ngần ngại)c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? (khẳng định)d. “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?” (hỏi) Câu có ý tương đương:a. Cụ đừng lo xa thế.b. Không nên nhịn đói mà tiền để lại.c. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.

Bài tập 4:- Câu nghi vấn dùng để chào.- Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: thân mật.

IV. DẶN DÒ - Học bài. - Chuẩn bị bài “thuyết minh một phương pháp” Giờ sau học

Page 10: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 76 - 77Giáo viên Nguyễn Thị Phương

ÔNG ĐỒ Vũ Đình Liên

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức: Giúp HS:

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được sự đổi thay trong đời sống xã hội và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.

- Thấy được hai nguồn cảm hứng chính trong thơ Vũ Đình Liên: Thương người, hoài cổ.- Thấy được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn.- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.- Biết cách phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ trong thơ.

3. Thái độ:- Giáo dục HS có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu đó.- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người.

4. Năng lực cần đạt:Năng lực đọc – hiểu, năng lực ngôn ngữ…..II. PHƯƠNG TIỆN, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Chuẩn bịGiáo viên

- Đọc và tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ…- Soạn giáo án.- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: ảnh Vũ Đình Liên, ảnh ông đồ viết chữ, một số bức thư pháp

viết chữ thảo, tranh chữ, câu đối chữ Hán, ảnh minh họa nghiên mực, bút lông, thoi mực tàu, giấy hồng, bài hát Ông đồ.

Học sinh- Tìm hiểu nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ.- Tập đọc diễn cảm.- Soạn bài.

2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu3. Phương pháp dạy- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌCI Ổn định tổ chức (1p)II. Kiểm tra bài cũIII. Giới thiệu bài mới (1p):GV cho HS xem một số hình ảnh đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộcGV giới thiệu: Mỗi dịp tết đến xuân về, khi nhìn thấy những câu đối đỏ, khi nhìn thấy những bức tranh thư pháp, lòng ta lại bâng khuâng nhớ về hình ảnh ông đồ xưa – hình ảnh vô cùng thân thuộc trong ngày tết cổ truyền. Và bài học hôm nay chúng ta sẽ đến với bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên để hiểu và thêm trân trọng những con người đã từng tạo nên những giá trị tinh thần rất đỗi thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạtHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

I. Tìm hiểu chung

Page 11: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

chung(5p)Chúng ta sẽ bắt đầu bài học bằng việc tìm hiểu chung.? Dựa vào phần chú thích và sự chuần bị bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Vũ Đình liên.

1 HS trình bày, 1 HS nhận xét, bổ sung.

1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 )- Quê ở Hải Dương, nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

- GV mở rộng thêm:+ Thơ mới là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn xuất hiện và tồn tại trong khoảng thời gian 1932-1945. Thơ mới được coi là “một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thơ ca” (Hoài Thanh), là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn với sự xuất hiện rõ nét của cái Tôi cá nhân cùng với nhiều cách tân về nghệ thuật so với thơ cổ điển.+ Cảm hứng thương người: Thương cảnh đời của những kẻ đói rét, những người đàn bà sa cơ, những em bé mồ côi nức nở trong cơn mê…Tôi muốn nguồn thơ muôn năm không hết/ Để ru ca nỗi đau khổ khôn cùng. (Hối hận).+ Cảm hứng hoài cổ: Vũ Đình Liên cảm nhận ngày xưa qua sự nuối tiếc những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang bị nhạt phai “nay biết tìm đâu” (Hồn xưa), những văn miếu cổ “rêu phủ lối mòn” (Văn miếu cổ) hay nàng Mỵ Ê cô đơn giữa “cảnh điêu tàn nước non Chiêm”.Lòng ta là hàng thành quách cũ/ Tự ngàn năm bỗng vẳng

Page 12: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

tiếng loa xưaGV chuyển : Và rồi Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ (Hoài Thanh).GV: Nhan đề bài thơ là Ông đồ, vậy em hiểu gì về ông đồ và thú chơi chữ? + Ông đồ là người dạy học chữ Nho, rất được trọng vọng. Mỗi dịp tết đến, người ta thường thuê ông viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà; để gửi gắm ước nguyện của mình.+ Thú chơi chữ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa về ông đồ và thú chơi chữ.

2. Tác phẩm:- Ông đồ và thú chơi chữ.+ Ông đồ :

+ Thú chơi chữ là :

GV giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đây là thời kì mà văn hóa phương Tây bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam khiến cho nền Hán học và chữ Nho mất dần vị thế của nó. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ (Khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kì là vào năm 1915). Các nhà Nho như ông đồ từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc trở nên lạc lõng trong thời đại mới.

- Được sáng tác năm 1936, đăng trên tạp chí Tinh Hoa.

GV HD HS đọc bài thơ:+ Giọng đọc chậm, trầm lắng+ Nhịp điệu câu thơ như cung đàn rơi chậm, lắng sâu.+ GV gọi 1 HS đọc sau đó yêu cầu một HS khác nhận xét.

Page 13: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

+ GV đọc lại.

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Ưu điểm của thể thơ này là gì?

? Vậy bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

- Thể thơ: Năm chữ.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (kết hợp tự sự và miêu tả)

GV y/c HS xác định bố cục của bài thơ.

- Bố cục: 3 phần:+ Phần 1: Ông đồ thời đắc ý (Hai khổ thơ đầu)+ Phần 2: Ông đồ thời tàn (Hai khổ thơ tiếp theo)+ Phần 3: Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ ( Khổ thơ cuối)

GV chốt: Bài thơ Ông đồ có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của tác giả và chính nó làm nên tên tuổi của Vũ Đình Liên trong làng Thơ mới.Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản (30p)

II. Tìm hiểu chi tiết

HD HS tìm hiểu phần 1 (7p)? Em hãy đọc thầm lại khổ thơ đầu và cho biết hình ảnh ông đồ xuất hiện gắn liền với thời điểm hoa đào nở, điều đó có ý nghĩa gì?Các từ: mỗi năm…lại thấy nói lên điều gì?+ Các từ: Mỗi, lại: Thể hiện nhịp điệu xuất hiện đều đặn đã thành thông lệ, như một quy luật? Vậy hình ảnh ông đồ có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống lúc bấy giờ?

1. Ông đồ thời đắc ý.- Ông đồ và hoa đào: đồng hiện như những tín hiệu báo mùa xuân về.

Ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của ngày Tết. Hình ảnh ông đồ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.

GV bình: Ở khổ 1, ta thấy hoa và người đồng hiện, soi chiếu, tôn vinh nhau. Mỗi dịp đào nở hoa trước đất trời mùa xuân là mỗi dịp ông đồ trổ tài hoa trước công chúng. Sắc hoa đào rực rỡ hòa với

Page 14: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

sắc thắm tươi của tờ giấy đỏ. Nếu hoa đào làm cho cảnh sắc mùa xuân thêm rực rỡ, tươi tắn thì ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ lại như một nén hương trầm làm mùa xuân thêm thiêng liêng, ấm cúng.? Em có nhận xét gì về giọng điệu của khổ thơ thứ hai? Trong mắt của công chúng, ông đồ hiện lên là một người như thế nào và thái độ của công chúng trước tài năng ấy?+ Ông đồ tài hoa: được thể hiện qua biện pháp so sánh và thành ngữ:Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay Nét chữ - nét người, nét chữ rồng bay phượng múa - hồn người bay bổng phóng khoáng Ông đồ là một nghệ sĩ có tài hoa và có tâm hồn. Những chữ của ông trở thành những họa phẩm của nghệ thuật thư pháp.

+ Thái độ của mọi người:. Tấm tắc ngợi khen: trầm trồ, thán phục, ngưỡng mộ, quí trọng tài năng của ông đồ và yêu thích say mê thú chơi chữ - một nét đẹp của truyền thống văn hóa. Sự gặp gỡ, giao cảm, đồng điệu

GV bình, chốt: Ở đây ta thấy có sự gặp gỡ, giao cảm và đồng điệu giữa người thuê viết và người viết thuê. Họ cùng tự nguyện tham gia một trò chơi văn hóa. Người viết thuê thỏa thuê trong cái thú chơi chữ, viết như một cuộc chơi, như một nhu cầu

- Ông đồ và bao nhiêu người thuê viết:

+ Ông đồ tài hoa:Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay

+ Thái độ của mọi người:. Tấm tắc ngợi khen tài

Page 15: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

giao cảm với con người và trời đất mỗi độ xuân về. Cả người viết và người viết thuê đều biết coi trọng cõi tinh thần, biết hướng đời sống vào những vẻ đẹp thanh cao.

? Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ thơ đầu? Vì sao có thể nói đây là thời kì đắc ý của ông đồ?Ông đồ là một hình ảnh trung tâm làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ. Ở đây, ta thấy sự hòa hợp giữa hoa đào - ông đồ - công chúng cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên - con người - thời thế

? Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm sâu kín nào của tác giả? Phải chăng đó là sự khẳng định một nét đẹp văn hoá truyền thống, đề cao vai trò và ý nghĩa của ông đồ?Chốt: Đoạn thơ đã tái hiện một nét đẹp văn hoá, một thú chơi tao nhã mà thanh lịch.- Ẩn đằng sau câu chữ là sự quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc.

- Hai khổ thơ đầu: Ông đồ là một hình ảnh trung tâm của sự hòa hợphoa đào - ông đồ - công chúngthiên nhiên - con người - thời thế

Tái hiện một nét đẹp văn hoá, một thú chơi tao nhã mà thanh lịch. Cảm xúc của tác giả: trân trọng, ngợi ca.

GV chuyển: Tuy nhiên đặt hình ảnh ông đồ già bên cạnh hoa đào rực rỡ với giọng thơ ngậm ngùi ta thấy hai khổ thơ đầu đã phảng

Page 16: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

phất những nét buồn. Và phải chăng đó là sự chuẩn bị cho những khổ thơ tiếp theo, nói về hình ảnh ông đồ thời tàn?HD HS tìm hiểu phần 2 (13)? Khổ thơ thứ ba: ông đồ ở trong hoàn cảnh nào? Em có cảm nhận gì về khung cảnh hiện lên trong khổ thơ này?- Khung cảnh hiu hắt, quạnh vắng.+ Chữ nhưng gợi lên sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại.+ Điệp từ: mỗi: điểm nhịp bước đi của thời gian.. Mỗi năm: thời gian trôi đi.. Mỗi vắng: thời gian mang đến sự trống vắng, phôi pha.

GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ: Tác giả đã khắc họa cảnh và tâm trạng bằng những từ ngữ và biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó? + Câu hỏi tu từ: người thuê viết nay đâu?. Hỏi tìm về thời kì tươi đẹp đã qua.. Hỏi buồn, cám cảnh trước thực tại.. Hỏi buồn về nhân tình thế thái đổi thay

GV bổ sung: Nếu như ở hai khổ thơ đầu Vũ Đình Liên chỉ đứng ngoài như một người tìm đến để thưởng thức, để ca ngợi tài năng của ông đồ thì đến đây Vũ Đình Liên dường như đã hóa thân vào ông đồ cất lên câu hỏi ngỡ ngàng đầy xót xa trước sự đổi thay của thời thế, của lòng người.

2. Ông đồ thời tàn.

Khổ 3: Ông đồ vắng khách:- Khung cảnh hiu hắt, quạnh vắng.+ nhưng: quá khứ - hiện tại+ Điệp từ: Mỗi năm - Mỗi vắngthời gian mang đến sự trống vắng, phôi pha.

+ Câu hỏi tu từ: người thuê viết nay đâu?

Tâm trạng nuối tiếc quá khứ, xót xa trước thực tại.

Page 17: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Câu thơ ngắn nhưng đã khái quát được thực tế xã hội bấy giờ như Tú Xương đã viết:Nào có ra gì cái chữ Nho/ Ông nghè, ông cống cũng nằm co. Mọi người thờ ơ và dần quay lưng với nền Hán học và thú chơi chữ. ? Trước hoàn cảnh đó, tâm trạng của ông đồ được bộc lộ như thế nào? Em hãy chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu.- Tâm trạng buồn bã:+ Biện pháp nhân hóa:. Giấy, mực (vốn là những sự vật thân thiết với ông đồ) cũng trở nên có hồn và mang tâm trạng của con người: buồn, sầu. . Giấy buồn vì bị bỏ quên nên màu đỏ của nó cũng trở nên bạc phai cả sắc, bẽ bàng cả hồn.. Mực không được đụng đến nên ngưng đọng lại bao sầu tủi, lặng lẽ cô mình trong nghiên sầu.GV chốt:

- Tâm trạng buồn bã:+ Biện pháp nhân hóa:. Giấy, mực: buồn, sầu.

Đó cũng là nỗi buồn tủi, chán ngán của ông đồ uất đọng lại trở thành khối sầu nỗi lòng thương xót đến vô hạn của Vũ Đình Liên

GV bình, giảng: Các em chú ý hai từ: đỏ và thắm. Đó là từ chỉ màu còn thắm mới là từ chỉ sắc. Màu chỉ là cái xác còn sắc mới là linh hồn. Ở đây ta thấy giấy không còn được hài hòa thắm duyên cùng mực nên dường như nó không còn sự sống. Giấy buồn đến bạc phai cả sắc, buồn đến bẽ bàng, bã bời cả hồn. Còn câu thơ Mực đọng trong nghiên sầu trĩu xuống, ứ lại, ngưng lại ở chữ đọng.

Page 18: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Đây là cái ứ đọng của mực lâu ngày không được dùng đến hay cũng chính là niềm u uất của ông đồ đang kết đọng lại thành một khối sầu. Và hình ảnh thơ không còn mang ý nghĩa tả thực, không chỉ là nhân hóa mà còn là một hình ảnh tượng trưng cho thấy tình trạng ế ẩm, tâm trạng chán ngán, u uất của ông đồ. Vũ Đình Liên đã không thể giấu nổi lòng thương xót đến vô hạn đối với ông đồ.? Khổ thơ 4 đã khắc họa hình ảnh ông đồ qua nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó?+ Nghệ thuật tương phản:. Ông đồ vẫn ngồi đấy >< không ai hay.. Giấy nằm im bất động lá vàng rơi, mưa bụi bay. Sự đối lập: Ông đồ với cuộc đời Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa.. Ông đồ vẫn cố gắng níu kéo, giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần đẹp đẽ, thiêng liêng của dân tộc nhưng cuộc đời và thời cuộc lại vô tình với ông.

- Ông đồ dần vắng bóng:

+ Nghệ thuật tương phản:. Ông đồ vẫn ngồi đấy >< không ai hay.. Giấy nằm im bất động lá vàng rơi, mưa bụi bay. Sự đối lập

Ông đồ cô đơn, lạc lõng trước dòng đời hối hả. Ông đồ bị gạt ra bên lề cuộc sống.

GV bình: Phố vẫn đông, người qua đường vẫn nhộn nhịp, ông đồ vẫn ngồi đó như xưa nhưng không còn ai để ý đến ông nữa rồi. Chữ vẫn nén trong nó một lòng kiên nhẫn. Sự gắng gỏi của ông không chỉ vì mưu sinh mà là sự cố công níu giữ những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ đã

Page 19: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

từng tồn tại suốt nghìn đời. Thế nhưng sự cố công đã tan thành vô vọng. Ông đồ đã bị bỏ rơi, bỏ quên không phải sau lưng người đời mà ngay trước mặt người đời. Ông bị lãng quên ngay khi còn hiện hữu. Ông ngồi đấy mà như một pho tượng cổ không còn một chút giao cảm, đồng điệu với cuộc đời. Hình ảnh ông đồ đã bị gạt ra bên lề cuộc đời, lặng lẽ, cô độc đến đáng thương. Giọng thơ ngân lên chua chát, đau xót biết chứng nào!-Nhận xét khung cảnh trong hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay có gì đặc biệt? Qua cảnh đó ta cảm nhận được tâm trạng gì?- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình + hình ảnh biểu tượng:Lá vàng rơi trên giấyNgoài giời mưa bụi bay+ Khung cảnh thực ảm đạm:. Lá vàng rơi: gợi sự úa tàn.. Mưa bụi bay: mở ra một không gian lạnh lẽo, phủ mờ hình ảnh ông đồ. Cảnh được nhìn từ trong tâm tưởng của nhà thơ nên nhuốm màu tâm trạng.( Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình).+ Tâm trạng: tê tái, xót xa. Ông đồ từ chỗ là trung tâm của bức tranh cuộc sống được mọi người ngưỡng mộ đã bị gạt ra bên lề cuộc đời, rồi dần dần chìm vào quên lãng.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

+ Khung cảnh: ảm đạm. Lá vàng rơi: gợi sự úa tàn.. Mưa bụi bay: mở ra một không gian lạnh lẽo, phủ mờ hình ảnh ông đồ.

Cảnh được nhuốm màu tâm trạng. Ông đồ dần dần chìm vào quên lãng.

GV bìnhThật quái lạ thay là cái cảnh

Page 20: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

mùa xuân này. Ta không thấy chồi non lộc biếc, ta không thấy những đàn chim én phấp phới bay về mà chỉ thấy lá vàng và mưa bụi. Dường như Vũ Đình Liên đã linh cảm thấy rằng trong mùa xuân sinh sôi đã hiện hữu sự tàn lụi.. GV nâng lên, chỉ ra nét hiện đại trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên - của một nhà Thơ mới.

* Nét hiện đại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên:- Qua cảnh thấy được thân phận cô đơn, lạc loài của con người giữa xã hội đông đúc.

( : Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/Không biết đi đâu đứng sầu bóng tốiLưu Trọng Lư: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi đi?)

* Nét hiện đại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên: Phần nào đồng điệu với nỗi buồn, nỗi sầu của cái Tôi Thơ mới.

GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Nêu lên sự tương phản của phần một và phần hai. Qua sự tương phản đó thấy được điều gì?

GV bổ sung thêm: Nghệ thuật tương phản là một trong những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Thơ mới. Sự tương phản góp phần bộc lộ nỗi buồn, nỗi sầu của cái Tôi Thơ mới.

Phần 1: Ông đồ thời đắc ý Phần 2: Ông đồ thời tàn- Tươi tắn của cảnh vậtMỗi năm hoa đào nởBày mực tàu, giấy đỏ

- Tàn úa của cảnh vậtLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay

- Tươi mới của nét chữNhư phượng múa rồng bay

- Tàn ế của giấy mựcGiấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.

- Nồng thắm của lòng ngườiBao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài

- Phai nhạt của lòng ngườiNgười thuê viết nay đâu Qua đường không ai hay.

Sự tương phản làm nổi bật thăng trầm của số phận, sự tàn lụi của ông đồ, sự tàn phai của những nét đẹp văn hóa.- Thể hiện cảm hứng thương người và tình hoài cổ của Vũ Đình Liên.

HD HS tìm hiểu phần 3 (10p)GV chuyển: Và có thể thấy nỗi niềm, tấm lòng của tác giả được bộc lộ rõ nhất ở khổ thơ cuối.

3. Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ.

Page 21: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

GV y/c HS nhận xét về nét độc đáo trong kết cấu của khổ đầu và khổ cuối của bài thơ. Kết cấu đó thể hiện điều gì?- Kết cấu đầu - cuối tương ứng, tương phản:+ Khổ đầu và khổ cuối đều xuất hiện hoa đào và ông đồ.+ Hoa đào vẫn nở, mùa xuân lại đến > < ông đồ không còn nữa. Tứ thơ: Cảnh cũ người đâu? Tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc của tác giả.(Nét ưu tư về sự hữu hạn của đời người trước sự vô hạn của cuộc đời- Sự thay đổi trong cách gọi ông đồ: Ông đồ già Ông đồ xưa cho em cảm nhận gì?- Ông đồ già Ông đồ xưa : Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian. Giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng.

Hai câu kết bài thơ gieo vào lòng người đọc những tình cảm gì?- Những người muôn năm cũ: - Câu hỏi tu từ: hồn ở đâu bây giờ?+ Thể hiện niềm nuối tiếc, xót xa của tác giả.+ Câu hỏi như một sự khắc khoải kiếm tìm.

- Kết cấu đầu - cuối tương ứng, tương phản:

- Ông đồ già Ông đồ xưa :

- Câu hỏi tu từ: hồn ở đâu bây giờ?=> nuối tiếc, xót xa

Page 22: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

+ Câu hỏi còn là một lời tự vấn, thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ.

GV bình: Xác là thể phách, hồn là tinh anh. Hồn đây là hồn quá khứ, hồn nghiên bút, hồn của những nhà Nho đã từng vang bóng một thời. Xác có thể mất đi nhưng hồn là nét đẹp, vẻ tinh túy, cõi thiêng liêng thì còn mãi muôn đời. Câu thơ kết vang lên chứa đầy cảm xúc: nuối tiếc, xót xa, tìm kiếm … Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Câu hỏi còn là một lời tự vấn, là nỗi lòng ân hận, sám hối của cả một thế hệ.GV: khái quát hóa nội dung bài học băng sơ đồ và chốt:- Cảm hứng hoài cổ: nuối tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc nay bị tàn tạ, lãng quên.- Giá trị nhân văn của tác phẩm ở chỗ góp phần vừa khẳng định giá trị vĩnh hằng của nét đẹp văn hóa dân tộc vừa như lời tự vấn, là nỗi ân hận của thế hệ sau vì đã vô tình quên lãng nó. Câu thơ vang lên như tiếng gọi hồn, chiêu tuyết những ông đồ.- Đó cũng chính là tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo.- Lời nhắn gửi tới thế hệ trẻ ngày hôm nay: phải biết quý trọng, giữ gìn nền văn hóa mà cha ông để lại.

(Sơ đồ khái quát nội dung bài học có trong giáo án powerPoint)

Page 23: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Hoạt động 3: hướng dẫn hs tổng kết qua hình thức câu hỏi trắc nghiệm(2p)

III. Tổng kết1. Nội dung- Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ thương người.- Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên hoài cổ. Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. 2. Nghệ thuật- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.- Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật.- Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba.- Hình ảnh thơ đầy sức gợi cảm.- Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản…

Hoạt động 4: HD luyện tập (5p)

HS luyện tập dưới sự HD của GV

IV. Luyện tập1. Trò chơi ô chữ.

IV. DẶN DÒ- Đọc thuộc bài thơ, hoàn thành các bài tập còn lại trong phiếu bài tập.- Chuẩn bị bài mới.

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 78 - 79Giáo viên Nguyễn Thị Phương

QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh -

I – MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức

- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.

- Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.2. Kỹ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.- Đọc diễn cảm tác phẩm.- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Yêu quý quê hương mình.4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bị - Gv: Giáo án , băng ngâm thơ, 02 câu trắc nghiệm (câu 1,5 – trang 120, 121).

- Hs: Đọc và tìm hiểu kỹ bài thơ.

Page 24: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu3. Phương pháp dạy:

- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới: Giới thiệu bài Từ thơ của Đỗ Trung Quân “Quê hương mỗi người chỉ một … sẽ không lớn nổi thành người”. Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh...năm 18 tuổi ( từ Quảng Ngãi) ra Huế học ông làm nên bài thơ này.

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1Gọi học sinh đọc chú thích * SGK? Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Tế Hanh?

? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?GV bổ sung Bài thơ: Quê hương

là sự mở đầu đầy ý nghĩa cho nguồn cảm hứng về quê hương của Tế Hanh.

1 học sinh đọc

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

I. Đọc – Tìm hiểu chung1. Tác giả:

Gv hướng dẫn học sinh giọng đọc : nhẹ nhàng tha thiết tình cảmGV đọc mẫuGọi học sinh đọc

Yêu cầu học sinh giải thích chú thích 1,3,4

? Bài thơ được sáng tác theo thể loại thơ nào?

? Dựa vào nội dung hãy chia bố cục của bài thơ ?

nghe

2 học sinh đọc tiếp đến hết bài thơ

học sinh giải thích

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

2. Tác phẩma. Hoàn cảnh sáng tác

b. Đọc – Chú thích

c. Thể loại : Bài thơ viết theo thể 8 chữ (như “Nhớ rừng”) mới xuất hiện trong thơ mới có hình thức tự do, độ ngắn dài không hạn định, gieo vần liền với sự hoán vị bằng trắc đều đặn d.Bố cục:- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng

tôi.- 6 câu tiếp theo: Cảnh thuyền chài ra

khơi đánh cá.- 8 câu tiếp theo: Cảnh thuyền đánh cá

về bến.- Khổ cuối: Tình cảm của tác giả (nỗi

nhớ khôn nguôi).

Hoạt động 2 III. Đọc - Tìm hiểu chi tiết.1. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi

đánh cá:

Page 25: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

?Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu về quê hương mình như thế nào?? Sáu câu thơ tiếp theo, nhà thơ

nói gì về cảnh đoàn thuyền ra khơi? Hình ảnh nào nổi bật nhất?

? Phân tích hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và các động từ mạnh (hăng, phăng, vượt).? Phân tích cái hay của câu thơ:

“Cánh buồm giương to… thâu góp gió”.

? Cho hs đọc khổ 3, 4. Hai khổ thơ này có nhiều hình ảnh đẹp: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, một lời cảm tạ trời đất vì mỗi lần ra khơi là mỗi lần cái chết cận kề với sự sống, đó chính là niềm vui to lớn lúc trở về. Hình ảnh trai tráng và con thuyền được đặc tả như thế nào?? Phân tích cái hay của câu thơ

“Dân chài… xa xăm”. Hãy so sánh với những hình ảnh ở đầu bài thơ (hăng hái… nằm im…)?Bốn câu thơ cuối thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào?

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lờiSuy nghĩTrả lời

-> 2 câu thơ đầu giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm nghề nghiệp

-> “Trời trong… con thuyền… cánh buồm”. “Biển xao động nôn nao chiều con

nước. Làng như thuyền chờ đợi buổi ra khơi”. (Tế Hanh)

-> Lối so sánh thú vị, vẻ đẹp lãng mạn cánh buồm trắng căng gió biển bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng thơ mộng là biểu tượng của linh hồn làng chài. “Nhờ ơn trời… biển lặng… cá đầy ghe”- Bằng nghệ thuật so sánh và ẩn dụ,

nhà thơ đã miêu tả phong cảnh thiên nhiên tươi sáng cùng cảnh ra khơi đánh cá hứng khởi và dạt dào sức sống.- Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió

biển là biểu tượng đẹp, là linh hồn của làng chài.2. Cảnh thuyền đánh cá trở về:- Với cánh miêu tả vừa chân thực vừa

lãng mạn, nhà thơ giúp người đọc nhận ra một cảnh lao động rộn ràng với niềm vui thu hoạch, vẻ đẹp khoẻ mạnh của người dân chài và con thuyền thấm đẫm vì muối mặn của biển khơi.

-> Cái hay của câu thơ “Dân chài… xa xăm”. Sóng, gió, nắng, nước biển in dấu trên làn da… hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn: bức tượng khoẻ khoắn giàu sức sống của người dân chài…

- Tình cảm của tác giả,Chân thành, tha thiết

Page 26: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Hoạt động 3? Nờu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Suy nghĩTrả lời- Biểu cảm kết hợp

với miêu tả.- Sáng tạo nhiều

hình ảnh thơ đặc sắc.

III. Tổng kết.

*)Ghi nhớ: SGK/18Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơGọi học sinh đọc

Đọc diễn cảmIV . Luyện tập.

IV. DẶN DÒ - Học bài ,làm bài tập 2 - Soạn bài “Khi con tu hú ”giờ sau học.

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 80Giáo viên Nguyễn Thị Phương

CÂU CẦU KHIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:1. Kiến thức- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.- Chức năng của câu cầu khiến.2. Kỹ năng- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.3. Thái độ: Ý thức sử dụng câu cầu khiến đúng chỗ.4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:1. Chuẩn bị GV: Giáo án, bảng phụ, trắc nghiệm câu 9, 11, 13 trang 129, 130. HS: Tìm hiểu câu cầu khiến.2. Tài liệu: sách giáo viên, tài liệu3. Phương pháp

- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....

Page 27: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

- Kĩ thuật: Dạy học hợp tácIII. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 15 phút: Đề trắc nghiệm gồm 20 câu ( có đề ra kèm theo ) 3. Bài mới:Giới thiệu bài: Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức như thế nào và chức năng gì?

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1

- Hướng dẫn học sinh đọc bài tập 1/30 và trả lời các câu hỏi.? Trong những đoạn trích trên

câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho ta biết đó là câu cầu khiến?? Câu cầu khiến trong những

đoạn trên dùng để làm gì?

+ Yêu cầu học sinh đọc to những câu mẫu, sau đó giáo viên có thể đọc lại nếu học sinh đọc chưa đúng ngữ điệu.? Cách đọc “Mở cửa” trong câu a

và b có gì khác nhau?- Chức năng của mỗi câu.

Gv: Như vậy là ngữ điệu và mđ

của 2 câu này khác nhau. Một câu

đọc với ngữ điệu của câu trần

thuật, còn một câu đọc với ngữ

điệu của câu cầu khiến. Sự khác

nhau đó thể hiện bằng 2 dấu k.thúc

câu khác nhau.

?Câu cầu khiến có những đặc

điểm hình thức và chức năng gì ?Gọi học sinh đọc ghi nhớ

- HS đọc ví dụ

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Đọc bài tập

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Học sinh đọc

I-Đặc điểm hình thức và chức năng:1. Ví dụ 1 / 30:

* Nhận xét: + Câu cầu khiến:- Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo)- Cứ về đi. (yêu cầu)- Đi thôi con. (yêu cầu)

(Dùng các từ cầu khiến: đừng, đi).

2. Ví dụ 2 / 30, 31:

* Nhận xét:

a-Mở cửa. ->Câu trần thuật trả lời câu

hỏi “Anh làm gì đấy ?”.

b-Mở cửa ! ->Câu cầu khiến dùng để

yêu cầu người khác thực hiện h.đ mở

cửa, ngữ điệu cuối câu được nhấn mạnh

hơn.

3. Ghi nhớ : SGK/ 31

Hoạt động 2

- Cho học sinh đọc bài tập 1/ 31.? Đặc điểm hình thức nào để cho

Đọc bài tập

II.Luyện tập:Bài tập 1/ 31:- Đặc điểm hình thức:a. Có “hãy”

Page 28: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

biết những câu trên là câu cầu khiến?? Nhận xét về chủ ngữ của những

câu trên? Thử thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi như thế nào?- GV cho HS nhận xét, cả lớp bổ

sung. GV kết luận.

- HS đọc bài tập 2: Yêu cầu học sinh xác định câu cầu khiến và nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.- GV gọi HS lên bảng trả lời. Cả

lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV cho học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu.

?Hãy so sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến trong bài tập 3/ 32.- GV cho HS nhận xét, cả lớp bổ

sung. GV kết luận.

suy nghĩTrả lời

Đọc bài tập

Suy nghĩTrả lời

Đọc bài tập

Suy nghĩTrả lời

b. Có “đi”c. Có “đừng”

- Nhận xét và thêm bớt về chủ ngữ:Câu a: vắng chủ ngữ “Lang Liêu”.Câu b: Chủ ngữ là ‘’ông giáo’’Câu c: Chủ ngữ ‘’chúng ta’’

Bài tập 2 /32:- Có những câu cầu khiến sau:a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt

sùi đó đi. (vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến “đi”).b. Các em đừng khóc. (có chủ ngữ ngôi

thứ hai số nhiều, có từ “đừng”).c. Đưa tay cho tôi mau! (vắng chủ ngữ,

không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến).

Bài tập 3 / 32:+ (a) vắng chủ ngữ ,+(b) có chủ ngữ vì vậy có ý cầu khiến nhẹ hơn, tình cảm hơn

IV. DẶN DÒ Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4,5 (32, 33 ).

Page 29: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 81Giáo viên Nguyễn Thị Phương

KHI CON TU HÚ-Tố Hữu-

I – MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

2. Kỹ năng:- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong

ngục tù.- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự

vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3. Thái độ: Yêu thích tự do, lòng say mê vẻ đẹp thiên nhiên và kính trọng các chiến sĩ cách mạng.

4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bị

- Gv: Giáo án , thông tin về một số tập thơ của Tố Hữu.

- Hs: Đọc và tìm hiểu kỹ bài thơ.

2. Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu

3. Phương pháp:

- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm.... - Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ “Quê hương”. Tác giả? Nghệ thuật nội dung chính.

3. Bài mới: Giới thiệu bài

Nhà thơ Tố Hữu đang say mê lí tưởng, yêu đời và hoạt động cách mạng với niềm vui phơi phới thì bị bắt giam trong nhà lao Thừa phủ. Tố Hữu đã viết: “Cô đơn thay là cảnh thân tù – Tai mở rộng và lòng nghe rạo rực – Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức – ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!” (“Tâm tư trong tù”). Bài thơ “Khi con tu hú” cũng viết trong giai đoạn này (1939).

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1Gọi học sinh đọc chú thích * SGK

? Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Tố Hữu?

? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?GV bổ sung: Diễn giảng mở rộng: Con

đường thơ của Tố Hữu hầu như bắt đầu cùng với con đường cách mạng. Thơ

1 học sinh đọc

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

I. Đọc – Tìm hiểu chung1. Tác giả

2. Tác phẩm:a. Hoàn cảnh sáng tác

Page 30: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

của ông đã đem lại sức mạnh tinh thần cho thế hệ trẻ.“ồ, vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo.

Bốn phương trời và sau dấu muôn chân. Cũng như tôi tất cả tuổi đang xuân.

Chen gió nhẹ trong gió đầy ánh sáng”. (“Hy vọng”)

Gv hướng dẫn học sinh giọng đọc :có sự thay đổi 6 câu thơ đầu giọng vui,náo nức, phấn chấn. 4 câu sau đọc với giọng bực bộiGV đọc mẫuGọi học sinh đọc

Yêu cầu học sinh giải thích chú thích 1,3,4

? Bài thơ được sáng tác theo thể loại thơ nào?

? Dựa vào nội dung hãy chia bố cục của bài thơ?

nghe

2 học sinh đọc tiếp đến hết bài thơ

học sinh giải thích

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

b. Đọc – Chú thích

c. Thể loại: Thơ lục bát

d. Bố cục:+ 6 câu đầu: Cảnh đất trời vào

hè trong tâm tưởng người tu cách mạng.+ 4 câu cuối: Tâm trạng người

tù cách mạng.

Hoạt động 2

? Vì sao tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

? Qua 6 câu thơ đầu, em thấy mùa hè như thế nào? (âm thanh, màu sắc, hình ảnh…)? Câu thơ nào miêu tả cảnh mùa hè?? Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh

nhìn trực tiếp không? Câu thơ nào thể hiện điều đó? (Ta nghe hè dậy…)

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

II.Đọc - Tìm hiểu chi tiết.1. Cảnh đất trời vào hè trong

hồn người tù cách mạng: (6 câu đầu) Tiếng chim tu hú là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, trời cao lồng lộng, tự do. Tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.

Sáu câu thơ lục bát mở ra một thế giới rộn ràng tràn trề nhựa sống. (nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ). Tiếng chim tu hú đã mở ra tất cả, bắt nhịp tất cả: mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt, tự do… trong cảm

Page 31: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

? Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng trong phòng giam

? Hãy so sánh 2 câu thơ miêu tả tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ. (“gọi bầy” khác với “kêu”)

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

nhận của người tù.2. Tâm trạng của người tù

cách mạng: (4 câu thơ cuối) Đoạn thơ với cách ngắt nhịp

bất thường, cách dùng những từ ngữ mạnh, từ ngữ cảm thán, tất cả như truyền đến đọc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống bên ngoài.-> ở câu thơ đầu tiếng chim tu

hú gọi bầy gợi nên cảnh tượng trời đất vào hè bao la rộng mở, câu kết tiếng chim kêu làm người tù thấy bực bội, uất ức, đau khổ... ở cả hai câu tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do...-> từ tiếng gọi bầy trở thành

tiếng kêu, tiếng chim tu hú như khoan vào lòng người những cảm giác ngột ngạt, tù túng. Niềm khao khát càng lúc càng dâng cao như tiếng đòi tự do mãnh liệt.

Hoạt động 3? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

Gọi học sinh đọc ghi nhớ

III. Tổng kết.

Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ.

*) Ghi nhớ : SGK/18IV. DẶN DÒ - Học bài. - Chuẩn bị bài “Thuyết minh về một phương pháp____________________________________

Page 32: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 82Giáo viên Nguyễn Thị Phương

THUYẾT MINH

VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:1. Kiến thức- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.2. Kỹ năng- Quan sát danh lam thắng cảnh.- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Tạo lập được mộ văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.3. Thái độ: Yêu thích và trân trọng những danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómIII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bị GV: Giáo án, tranh về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. HS: Tìm hiểu lịch sử hình thành, đặc điểm của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương mình. 2. Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu 3. Phương pháp

- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1Giáo viên đưa tranh về Hồ Hoàn

Kiếm và đền Ngọc Sơn.- Hướng dẫn học sinh đọc văn

bản trang 33 và hỏi:1. Bài giới thiệu để giúp em hiểu

biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.2. Muốn viết bài giới thiệu một

danh lam thắng cảnh như vậy em cần có những kiến thức gì?3. Làm thế nào để có kiến thức về

danh lam thắng cảnh?

Học sinh đọc văn

Suy nghĩ

Trả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩ

I.Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:1. Ví dụ2. Nhận xétBài giới thiệu về “Hồ Hoàn Kiếm và

đền Ngọc Sơn”1. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

là 2 di tích nằm giữa lòng Hà Nội.2. Cần có những kiến thức về vị trí,

diện tích, độ nông sâu, quang cảnh thiên nhiên xung quanh, nét đặc biệt về di tích đó.3. Muốn có những tri thức trên ta

Page 33: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

4. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào?- Theo em bài này có sai sót gì về

bố cục?5. Phương pháp thuyết minh ở

đây là gì ?* Hình thành ghi nhớ.

Trả lờiSuy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lờiGọi học sinh đọc ghi nhớ

phải đọc sách, tra cứu, quan sát, hỏi han...4. Bài viết thiếu phần mở bài, chỉ

mới đề cập đến phần lịch sử ra đời.5. Phương pháp thuyết minh ở đây là nêu định nghĩa rồi giải thích.

3.Ghi nhớ: SGK/ 34Hoạt động 2BT1/ 35: Lập lại bố cục bài giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” một cách hợp lí.

- BT2/ 35: Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp như thế nào?Hướng dẫn học sinh thảo luận và

nhận xét.- BT3/ 35: Nếu viết lại bài này

theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích, thắng cảnh?

Suy nghĩ

Trả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

II Luyện tập.Bài tập 1 / 35:Dàn ý:A.Mở bài: Giới thiệu khái quát về

“Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”.B.Thân bài:Nêu xuất xứ của hồ, tên hồ, độ rộng

hẹp, vị trí của Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, rùa nổi lên...C.Kết bài: Tình cảm của người Hà

Nội đối với 2 thắng cảnh này.Bài tập 2 / 35:- Từ xa đến gần: hồ rộng có tháp

Rùa, góc hồ có đền Ngọc Sơn; đến gần: có tháp Bút, cầu Thê Húc.Bài tập 3/ 35:a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về

“Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”b. Thân bài:- Giới thiệu sự tích lịch sử của hồ

Gươm- Giới thiệu về hồ Gươm ngày nay:

diện tích , sinh vật, thực vật tiêu biểu...- Tác dụng của hồ Gươm đối với môi

trường sinh thái, du lịch.c. Kết bài:- Khẳng định lại giá trị của hồ Gươm.

IV. DẶN DÒHọc thuộc ghi nhớ, làm tiếp những bài tập còn lại.- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn bản th.minh.

Page 34: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 83Giáo viên Nguyễn Thị Phương

TỨC CẢNH PÁC BÓ

I – MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức

- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình thất ngôn tứ tuyệt được viết trực tiếp bằng tiếng Việt. - Rn KN tự nhận thức, KN đánh giá… 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính Bác.4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bịa. Gv:giáo án + tư liệu b. Hs: Trả lời các câu 1,2,3 tr.29 SGK.2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu3. Phương pháp- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (5p)1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra:

Đọc thuộc bài thơ “Khi con tu hú”.Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả.Nêu nội dung chính của bài thơ.

3. Bài mới:Giới thiệu bài: “Thú lâm tuyền”, một tình cảm thanh cao của các triết nhân, hiền giả từ bỏ

công danh tìm đến cuộc sống ẩn dật chốn núi rừng. Còn Bác Hồ của chúng ta thì “thú lâm tuyền” là như thế nào? Ta hãy tìm hiểu điều đó qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác.

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1

? Em hãy giới thiệu 1 vài nét về

tác giả HCM?

?Bài thơ được sáng tác trong

hoàn cảnh nào ?

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

I. Đọc – Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được

s.tác vào tháng 2.1941, sau ba mươi

năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài,

Bác trở về tổ Quốc, trực tiếp lãnh đạo

Page 35: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

phong trào CM trong nước

Hd đọc: Giọng vui tươi pha chút

hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thanh

thoát, thoải mái, sảng khoái; nhịp

4/3, 2/2/3.

Học sinh giải nghĩa chú thích

1,2.

?Bài thơ được làm theo thể thơ

nào ?

Nghe

Học sinh giải nghĩa

Suy nghĩTrả lời

b. Đọc – chú thích

c. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường

luật.

Hoạt động 2

?Câu mở đầu nói về việc gì ?

(nói về việc ăn ở và nếp s.hoạt

hằng ngày của Bác ở hang Pác

Bó)

?Em có nhận xét gì về cấu tạo

của câu thơ ? 2 vế câu như thế

nào với nhau ? Tác dụng của

phép đối là gì ?

?Câu thơ gợi cho người đọc thấy

nếp sinh hoạt của Bác như thế

nào ?

-Gv: Đó là cách nói vui, thể hiện

tinh thần vui khoẻ, lạc quan của

HCM, chứ thực ra hồi đó Người

sống trong hoàn cảnh vô cùng

gian khổ, thiếu thốn: hang đá

lạnh buốt; n khi trời mưa to, rắn

rết chui vào chỗ nằm; có buổi

sáng Bác thức dậy thấy 1 con rắn

lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh

người... và Bác thường bị sốt

rét... (Những năm tháng không

thể nào quên - Hồi kí của

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

nghe

II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết.

1- Cảnh sinh hoạt và làm việc của

Bác ở Pác Bó.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

->Phép đối – Diễn tả h.động đều đặn,

nhịp nhàng và diễn tả quan hệ gắn bó

giữa con người với TN.

=>Đó là cuộc sống bí mật nhưng vẫn

giữ được qui củ, nề nếp. Đặc biệt là

tâm trạng thoải mái, ung dung hoà điệu

với nhịp sống núi rừng của Bác.

Page 36: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

V.N.Giáp).

?Câu thơ thứ 2 nói về việc gì

Cháo bẹ, rau măng là những loại

thực phẩm như thế nào ? (Nói về

chuyện ăn của Bác ở Pác Bó.

thực phẩm chủ yếu thường trực

là cháo bẹ, rau măng, thịt cá rất

hiếm).

-Có 3 cách hiểu từ sẵn sàng:

a.Lúc nào cũng có, cũng sẵn,

không thiếu;

b.Tuy hoàn cảnh vật chất thiếu

thốn, gian khổ nhưng tinh thần

của Bác lúc nào cũng sẵn sàng;

c.Kết hợp cả 2 cách hiểu trên.

Em đồng ý với ý kiến nào ?

(-Gv: Thực ra đời sống vật chất

của Bác hồi ấy hết sức đạm bạc,

thiếu thốn: có thời gian cơ quan

chuyển vào vùng núi đá trên khu

đồng bào Mán trắng, gạo không

có, mọi người phải ăn cháo bẹ

hàng tháng. Bắt con ốc khe, chặt

nõn chuối ngàn-thịt của Việt

minh, trộn theo tỉ lệ: 1 thịt, 1 ớt,

3 muối. Thế nhưng c như mấy

năm sau này sống và làm việc ở

Việt Bắc, Bác vẫn đùa vui tả lại:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót, chim kêu suốt cả

ngày. Khách đến thì mời ngô nếp

nướng, Săn về lại chén thịt rừng

quay ! Non xanh nước biếc tha

hồ dạo, Rượi ngọt, chè tươi mặc

Suy nghĩTrả lời

Nghe

Từ sẵn sàng hiểu

theo cách a là vừa

h.thực vừa thấp

thoáng nụ cười vui

tươi của Bác; hiểu

theo cách b thì chỉ

đơn thuần t.cảm và

không khỏi có phần

cứng nhắc, không

hợp với tâm hồn của

bác. Cách hiểu c

dung hoà cả 2 cách

hiểu a,b nhưng lại

thành ra chung

chung. N ý kiến

đồng tình với cách

hiểu a).

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

->Lương thực, thực phẩm lúc nào cũng

có, cũng sẵn sàng.

=>Trong gian khổ vẫn thư thái, vui

tươi, say mê c.sống CM, hoà hợp với

thiên nhiên.

Page 37: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

sức say...)

?Hai câu thơ đầu cùng giọng điệu

êm ái, nhẹ nhàng. Điều đó phản

ánh trạng thái tâm hồn gì của

người làm thơ ?

?Câu thơ thứ 3 kể và tả gì ? (Kể

về công việc hằng ngày của Bác

là dịch LS Đảng cộng sản Liên

xô ra tiếng Việt, làm tài liệu học

tập, tuyên truyền CM cho cán bộ,

chiến sĩ. Tả bàn đá chông chênh).

?Câu thơ có sử dụng biện pháp

NT gì ? Tác dụng của biện pháp

NT đó ?

?H/ả Bác ngồi bên bàn đá chông

chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa

như thế nào ?

-Gv: Chông chênh là từ láy miêu

tả gợi hình và gợi cảm. Nó không

chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà

còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa

tượng trưng cho thế lực CM

nước ta còn đang trong thời kì

trứng nước hết sức khó khăn.

Trung tâm của bức tranh là hình

tượng người chiến sĩ đang suy tư

tìm cách xoay chuyển LS CM

VN nơi đầu nguồn, đang đón đợi

và chuẩn bị tích cực cho 1 cao

trào đấu tranh mới giành ĐL. tự

do cho nước nhà.

?Hs đọc câu thơ cuối. Câu thơ

cuối có ND gì ?

?Từ nào có ý nghĩa quan trọng

nhất trong câu thơ, trong bài

Nghe

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

->Phép đối- Làm cho lời thơ vang lên

nhạc điệu vừa mềm mại, vừa khoẻ

khoắn.

=>H/ả người c.sĩ CM đc khắc hoạ chân

thực với tầm vóc lớn lao, uy nghi,

giống như bức tượng đài.

Page 38: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

thơ ? Vì sao ? (Câu thơ cuối là

lời tự nhận xét và bộc lộ trực tiếp

tâm trạng, cảm xúc của chủ thể

trữ tình. Câu thơ kết đọng ở từ

sang. Có thể coi đó là thi nhãn

của bài thơ)

?Sang ở đây có nghĩa là gì ?

(Sang là sang trọng, giàu có, cao

quí, đẹp đẽ; là cảm giác hài lòng,

vui thích).

?Em hiểu cái sang của cuộc đời

CM trong bài thơ này như thế

nào ? (Là sự sang trọng, giàu có

về mặt tinh thần của những

người làm CM, lấy lí tưởng cứu

nc làm lẽ sống, không hề bị

kh.khăn, gian khổ, thiếu thốn

khuất phục).

Suy nghĩTrả lời

Nghe

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

2- Cảm nghĩ của Bác.

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

->Cách nói khẩu khí khoa trương – Thể

hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào

sự nghiệp CM mà Người đang theo

đuổi.

Page 39: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Hoạt động 3

? Nội dung của bài thơ ? Suy nghĩTrả lời

III. Tổng Kết.

*Ghi nhớ: sgk (t/30).

IV. DẶN DÒ - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Page 40: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Trường THCS Trưng VươngGiáo án Ngữ văn 8Tuần... Tiết 84Giáo viên Nguyễn Thị Phương ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINHI – MỤC TIÊU BÀI DẠY1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản thuyết minh.- Các phương pháp thuyết minh.- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng:- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.- Đọc - hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

3. Thái độ : Thích cách làm văn thuyết minh.

4. Năng lực cần đạt:Năng lực sử dung ngôn ngữ, hợp tác, làm việc nhómII. Phương tiện, tài liệu và PPDH:

1. Chuẩn bị

a. GV: Giáo án, bảng phụ, trắc nghiệm câu 20/ 132.

b. HS: ôn lại kiểu bài thuyết minh.

2. Tài liệu: sách giáo viên, tư liệu

3. Phương pháp

- Phương pháp: Thuyết giảng, làm việc nhóm....- Kĩ thuật: Dạy học hợp tác

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra :

? Muốn bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh cần có những kiến thức gì? Yêu cầu về bố cục và lời văn khi giới thiệu về một danh lam thắng cảnh như thế nào?

3. Bài mới:

Vào bài: Để giúp các em hệ thống hoá những kiến thức cơ bản khi làm một bài văn thuyết minh...

Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạtHoạt động 1

1. Văn bản thuyết minh cú vai trũ và tỏc dụng như thế nào trong đời sống?

2. Văn bản thuyết minh cú những tớnh chất gỡ khỏc với văn bản tự sự, miờu tả, biểu cảm nghị luận?

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

I. Ôn tập lí thuyết: 1. Ví dụ 2. Nhận xét1. Vai trò và tác dụng: cung cấp cho

con người những tri thức những hiểu biết để con người có thể vận dụng phục vụ lợi ích của mình.2. Tính chất: trình bày tri thức

Page 41: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

3. Muốn làm tốt văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gỡ? Bài văn thuyết minh làm nổi bật điều gỡ?

4. Những phương phỏp thuyết minh nào thường được chỳ ý vận dụng?

Suy nghĩTrả lời

Suy nghĩTrả lời

Xác thực, khoa học, rõ ràng và cũng

cần hấp dẫn.

-VB thuyết minh khác với các loại vb

khác:

+Văn bản tự sự: Kể lại sư việc, câu

chuyện đã xảy ra.

+Văn bản m.tả: Tả lại cảnh vật, con

người,...

+Văn bản b.cảm: Bộc lộ t.cảm, c.xúc

của người viết.

+Văn bản nghị luận:Trình bày luận

điểm bằng lập luận.

+Văn bản thuyết minh: G.thiệu s.vật,

h.tượng tự nhiên, xã hội.3. Việc chuẩn bị: Người viết cần phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm được bản chất, đặc trưng của chúng và cũng để tránh xa và trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.4. Các phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, ví dụ, liệt kê, dùng số liệu so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại.

Hoạt động 2

Lập ý và dàn ý đề bài: G.thiệu một

đồ dùng trong học tập hoặc trong

sinh hoạt ?

Suy nghTr# li

II. Luyện tập:

1-Bài 1 (35 ):

a- G.thiệu một đồ dùng trong học tập

hoặc trong sinh hoạt.

*Lập ý:

-Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước,

màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ

dùng, những điều cần lưu ý khi sử

dụng đồ dùng.

*Dàn ý chung:

-MB: G.thiệu khái quát tên đồ dùng

và công dụng của nó.

-TB: Hình dáng, chất liệu, kích thước,

Page 42: thcstrungvuong.hoankiem.edu.vnthcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/upload/29308/20180509/... · Web view2018/05/09  · tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. -

Hướng dẫn học sinh lập ý và lập dàn bài cho các đề tập làm văn b, c, d

Hướng dẫn học sinh trả lời trắc nghiệm.

Suy nghTrả lời

Thảo luận tổ (mỗi tổ 2 bàn, quay lại hội ý, mỗi tổ tuyết minh 1 đề), viết dàn ý vào giấy và cử đại diện trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét và bổ sung

Tập viết văn theo các đề bài: b, d, g (có thể làm bài này ở nhà)

màu sắc, c.tạo các bộ phận, cách sử

dụng.

-KB: Những điều cần lưu ý khi lựa

chọn để mua, khi sử dụng, khi sự cố

cần sửa chữa.

b-G.thiệu danh lam thắng cảnh-di tích

Lịch Sử ở quê hương:

*Dàn ý chung:

-MB: G.thiệu vị trí và ý nghĩa văn

hoá, Lịch Sử , xã hội của danh lam đối

với quê hương.

-TB: +G.thiệu v.trí địa lí, q.trình hình

thành, phát triển, định hình, tu tạo trg

q.trình LS cho đến ngày nay.

+Cấu trúc, qui mô từng khối, từng

mặt, từng phần.

+Sơ lược thần tích.

+Hiện vật trưng bày, thờ cúng.

+Phong tục, lễ hội.-KB: Thái độ t.cảm đối với danh lam.b. Giới thiệu một danh lam thắng

cảnh: lịch sử ra đời, cấu trúc, ý nghĩa...c. Giới thiệu về một tác phẩm: tác

giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nội dung, ý nghĩa.d. Giới thiệu một cách làm (phương

pháp): nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.Bài tập 2/ 36: Viết đoạn.Yêu cầu xác định luận điểm (như

cách làm ở BT 1) từ luận điểm đó tìm ra luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.

IV. DẶN DÒ

- Học thuộc phần lí thuyết . -Chuẩn bị viết bài văn số 5 (Tham khảo các đề trong bài viết số 5: chuẩn bị dàn ý các đề bài đó).