vÀi nÉt vỀ lỊch sỬ giÁo hỌ Ẻ tÙng · hạt nghĩa yên - giáo phận vinh: Đó là...

10
1 VÀI NÉT VLCH SGIÁO HKTÙNG “Deus, auribus nostris audivimus, Patres notri narraverunt nobis: Opus qoud operatus es in diebus eorum, et in diebus antiquis.“Lạy Chúa, tai chúng con đã từng được nghe truyn cha ông vẫn thường kli vcông trình Chúa đã làm nên thời các cthuxa xưa ấy”. (Tv 42:2) I. LI MNhư “Cây có cội, sui có nguồn”, mọi sđều có tính lch sử, và con người, khi bước qua thời gian, luôn có xu hướng ln tìm li nhng giá trđã đi qua. Ngược dòng thi gian nhìn vlch sca Giáo hi Vit Nam, mi Kitô hu dân Vit chúng ta cần luôn xướng lên muôn li ca tng, tơn Thiên Chúa vì hồng ân Đức tin đến với quê hương. Vào cuối thế kXVI, Tin Mừng được manh nha loan truyền vào đất Vit qua mt svthưa sai phương Tây, nhưng đến gia thế kXVII, Tòa Thánh mi chính thc thiết lp Giáo phận Đàng trong và Đàng ngoài vào năm 1659. Đó là dấu mốc đáng ghi nhớ ca Giáo hi Việt Nam, đồng thi bắt đầu một hành trình đón nhận Đức tin đầy gian nan mà gặt hái được di dào thành qu. Tin Mng đã được làm chng và ta lan dn khp các vùng miền trong đất Vit và sKitô hu không ngừng gia tăng để ri các Giáo phn, Giáo x, Giáo họ…ngày càng thêm lên. Vì thế, mt dp nào đó ở phm vi Giáo phn, giáo xhay giáo họ, chúng ta có cơ hội nhìn lại hành trình đón nhận Đức tin ca mình thì mỗi nơi sẽ có nhng du n lch sđặc trưng về thi gian, biến c. Thiết tưởng, tìm hiu vci ngun hồng ân đón nhận Đức tin tại chính nơi Giáo hội địa phương, có thể phm vi xđạo, hđạo ca mình là vic mà mi Kitô hu chúng ta cn làm. Vì không chnhvy mà cho chúng ta hiểu tường tn vgc tích và những đổi thay qua thi gian tại nơi mình được đón Đức tin, mà qua đó, ngỏ hầu để ta biết hướng tâm tình tơn Thiên Chúa và tri ân các bc tin nhân. Như một sthao thc ln tìm vci nguồn Đức tin, chúng tôi tìm hiu vmt xđạo ta lạc nơi miền quê bình d, yên ắng, thanh bình, cũng là xđạo ca chúng tôi, thuc thôn 4 - xã Đức La - huyện Đức Th- tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Giáo hạt Nghĩa Yên - Giáo phn Vinh: Đó là Giáo xứ KTùng. Giáo xKTùng, tng thế hqua đi, tiếp nối nhau nơi xứ đạo này và cho ti bây gi, khi nói vhành trình đón nhận Đức tin ra sao, bắt đầu tthi gian nào có lkhó có ai hiu biết tường tn. Thế nhưng, nhờ vào tinh thn truyn khu qua các thế htrong Giáo xmt sngun tài liu ít i khác cho phép chúng ta tìm hiu và ghi chép lại vài nét sơ lược. Và dưới đây là vài nét sơ lược vngun gc, shình thành, quá trình phát trin và nhng chuyn biến được ghi nhn ca Giáo xKTùng nói chung, Giáo hKTùng nói riêng. II. NGUN GC VÀ DANH XƯNG Tương truyền, tthời Tây Sơn, mảnh đất KTùng đã được diễm phúc đón nhận Đức tin. Mầm Đức tin được gieo vào đầu tiên mt chi hBùi thi vua Lê Chúa Trịnh. Vùng đất này được gi vi tên Xích Tùng, tc hiệu thường gi là Láng Tùng, ngày nay là xđạo K

Upload: others

Post on 31-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

1

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ KẺ TÙNG

“Deus, auribus nostris audivimus, Patres notri narraverunt nobis:

Opus qoud operatus es in diebus eorum, et in diebus antiquis.”

“Lạy Chúa, tai chúng con đã từng được nghe truyện cha ông vẫn thường kể lại về công trình

Chúa đã làm nên thời các cụ thuở xa xưa ấy”. (Tv 42:2)

I. LỜI MỞ

Như “Cây có cội, suối có nguồn”, mọi sự đều có tính lịch sử, và con người, khi bước qua

thời gian, luôn có xu hướng lần tìm lại những giá trị đã đi qua. Ngược dòng thời gian nhìn về

lịch sử của Giáo hội Việt Nam, mỗi Kitô hữu dân Việt chúng ta cần luôn xướng lên muôn lời

ca tụng, tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Đức tin đến với quê hương. Vào cuối thế kỉ XVI, Tin

Mừng được manh nha loan truyền vào đất Việt qua một số vị thưa sai phương Tây, nhưng

đến giữa thế kỉ XVII, Tòa Thánh mới chính thức thiết lập Giáo phận Đàng trong và Đàng

ngoài vào năm 1659. Đó là dấu mốc đáng ghi nhớ của Giáo hội Việt Nam, đồng thời bắt đầu

một hành trình đón nhận Đức tin đầy gian nan mà gặt hái được dồi dào thành quả. Tin Mừng

đã được làm chứng và tỏa lan dần khắp các vùng miền trong đất Việt và số Kitô hữu không

ngừng gia tăng để rồi các Giáo phận, Giáo xứ, Giáo họ…ngày càng thêm lên. Vì thế, một dịp

nào đó ở phạm vi Giáo phận, giáo xứ hay giáo họ, chúng ta có cơ hội nhìn lại hành trình đón

nhận Đức tin của mình thì mỗi nơi sẽ có những dấu ấn lịch sử đặc trưng về thời gian, biến cố.

Thiết tưởng, tìm hiểu về cội nguồn hồng ân đón nhận Đức tin tại chính nơi Giáo hội địa

phương, có thể là ở phạm vi xứ đạo, họ đạo của mình là việc mà mỗi Kitô hữu chúng ta cần

làm. Vì không chỉ nhờ vậy mà cho chúng ta hiểu tường tận về gốc tích và những đổi thay qua

thời gian tại nơi mình được đón Đức tin, mà qua đó, ngỏ hầu để ta biết hướng tâm tình tạ ơn

Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân. Như một sự thao thức lần tìm về cội nguồn Đức tin,

chúng tôi tìm hiểu về một xứ đạo tọa lạc nơi miền quê bình dị, yên ắng, thanh bình, cũng là

xứ đạo của chúng tôi, thuộc thôn 4 - xã Đức La - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Giáo

hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng.

Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp nối nhau nơi xứ đạo này và cho tới bây giờ,

khi nói về hành trình đón nhận Đức tin ra sao, bắt đầu từ thời gian nào có lẽ khó có ai hiểu

biết tường tận. Thế nhưng, nhờ vào tinh thần truyền khẩu qua các thế hệ trong Giáo xứ và

một số nguồn tài liệu ít ỏi khác cho phép chúng ta tìm hiểu và ghi chép lại vài nét sơ lược. Và

dưới đây là vài nét sơ lược về nguồn gốc, sự hình thành, quá trình phát triển và những chuyển

biến được ghi nhận của Giáo xứ Kẻ Tùng nói chung, Giáo họ Kẻ Tùng nói riêng.

II. NGUỒN GỐC VÀ DANH XƯNG

Tương truyền, từ thời Tây Sơn, mảnh đất Kẻ Tùng đã được diễm phúc đón nhận Đức

tin. Mầm Đức tin được gieo vào đầu tiên ở một chi họ Bùi thời vua Lê Chúa Trịnh. Vùng đất

này được gọi với tên Xích Tùng, tục hiệu thường gọi là Láng Tùng, ngày nay là xứ đạo Kẻ

Page 2: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

2

Tùng. Như vậy, manh nha từ chi họ Bùi, Đức tin bắt đầu

được nhen nhóm và phát triển. Đàng khác, có một chi

nhánh Cố Lung có 5 người con theo đạo, và chi nhánh họ

Bùi Tuấn có 3 người con theo đạo ở tại Thôn Làng Thọ 1

sát cạnh dòng Sông La giáp dưới ngã ba Sông Cả.2 Lúc

những người này trưởng thành, họ lập nên 5 chi cả và 3 chi

nhỏ của làng Kẻ Tùng. Thời điểm này, họ bắt đầu lập nên

nhà nguyện để nhóm họp kinh nguyện ở trong Thôn Làng

Thọ và sinh sống ở thôn này một thời gian. Về sau, vì

không hợp với công việc làm ăn và mọi sinh hoạt, khi

người không có đạo tỏ ra quyền thế, phân biệt trong các

việc làng, xã… nhất là từ đó mà việc giữ đạo xem ra trở nên khó khăn. Bởi vậy, cha ông ta đã

chuyển chổ ra phía phần đất bại để ở và lập nghiệp từ đó.

III. THỜI KỲ THỬ THÁCH

Dưới thời vua Tự Đức, nổi lên phong trào Văn Thân 1864 gây nên tình cảnh Đạo

Công Giáo Việt Nam bị bách hại, cấm cách đầy gắt gao, tàn ác. Thế nhưng đây là lúc các

Kitô hữu thể hiện niềm tin sắt son của mình. Thật vậy, khắp nơi bị quan quyền bắt bớ, bách

hại bằng nhiều hình thức dã tâm, tuy nhiên các Kitô hữu luôn một lòng sắt son, kiên trung với

Đức tin của mình. Tại Láng Tùng (Kẻ Tùng), người ta biết đến cố Nhặt, một tín hữu nhiệt

thành với công việc họ đạo, đã bị quân lính bắt bớ, tra khảo và đánh đập. Chúng đưa cố Nhặt

vào thôn Làng Thọ để tra tấn và sau đó giết chết rồi bỏ rọ vứt xuống sông. Xác của cố đã trôi

dạt về sau bến nhà thờ, gọi là bến Cố Chắt Đồng.3 Linh cữu cố Nhặt đã được cố Tin cùng dân

làng chôn cất và lập mộ. Trên mộ viết dòng chữ xác quyết tinh thần Đức tin: “Gio-an

Baotixita Bùi Đình Nhặt chết vì đạo Chúa”4. Một thời gian sau, quan quyền tiếp tục bắt hai

mẹ con Cố Quặm Dụm, tức là em dâu cố Nhặt, bách hại và xử chém .

Nói về phong trào Văn Thân. Trước cảnh nước nhà bị xâm lăng, một số người trí thức,

sĩ phu có lòng ái quốc quá khích, bảo thủ không hiểu thời thế, đã tự động khởi xướng một

phong trào chống ngoại xâm và chống người Công Giáo, trước khi nghĩ đến cuộc phục hưng

quốc gia. Ðó là Phong Trào Văn Thân. Phong trào này chiêu dụ những thành phần bất hảo,

trộm cướp và các thí sinh dự khóa thi thời bấy giờ cùng đứng lên với phương châm “Bình

Tây, sát Tả”. Họ quy kết việc mất nước là do người Công giáo và chỉ trích Triều đình cử sứ

giả đi thương thuyết với Pháp. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ là hòa ước năm 1862, Triều đình

1 Tức là thôn 3 ngày nay.

2 Lúc đó chưa có thôn 4.

3 Bến ông Thất ngày nay.

4 Hiện tại phần mộ của cố Bùi Đình Nhặt đang ở nghĩa trang xã Đức La.

Bản đồ địa lý Giáo họ Kẻ Tùng

Page 3: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

3

nhu nhược cắt ba tỉnh cho Pháp và chấp nhận điều kiện tự do thương mại và buôn bán với

Pháp. Với sự lệch của cái gọi là lòng yêu nước, phong trào này một mặt yêu cầu Tự Đức giết

hết giáo dân và người Âu Tây, và doạ sẽ tẩy chay các kỳ thi, mặt khác vu cáo, xách động

người Công giáo với nhiều thủ đoạn như: người Công giáo có võ trang súng đạn, nhà Đức

Cha có nhiều vang bạc, đạo Công giáo không cho thờ cúng ông bà tổ tiên,…. Còn đối với

người Pháp, việc chiếm đóng ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, cũng gây sự phẫn nộ lớn. Họ muốn

giết hết hoặc, bằng mọi mọi cách, tống khứ người Pháp và giáo dân, theo châm ngôn: Kiến

nghĩa bất vi vô dũng dã (Thấy việc nghĩa mà không làm là kẻ hèn nhát vậy). Mặt khác, còn có

nguyên nhân sâu xa khác là sự hiện diện của người Pháp trở thành nguy cơ đe dọa lâu dài về

các lợi ích kinh tế và địa vị xã hội của tầng lớp nhân sĩ. Nếu Việt nam trở nên một quốc gia

Thiên Chúa giáo, các nhân sĩ sẽ là nạn nhân hàng đầu vì họ có thể sẽ bị đuổi khỏi chính

quyền và bao nhiêu công lao họ tự đào tạo, thi cử sẽ tiêu tan. Họ chắc chắn lo sợ hơn các

quan chức bởi vì họ chưa có được một vị thế xã hội vững chắc, họ mới chỉ là người dự bị vào

quan trường. Kết quả của sự ích kỉ, bảo thủ, bất nhân trên là người Công giáo khắp nơi bị kì

thị, bắt bớ, giết hại một cách dã man, oan khiên.

Hậu quả của sự bách hại được thống kê từ nhiều nguồn sử sách khác nhau. Theo văn

thư ngày 7-12-1874 của Đức Cha Ngô Gia Hậu ghi nhận: ở Nghệ Tĩnh có 23.190 giáo hữu có

nhà cửa bị đốt, 2.058 người bị tàn sát và 1.343 người bị chết

đói. Ngày 5-11-1885 thừa sai Thanh (Frichot) quyền Đại

diện Tông Toà ở Xã Đoài viết: “Hiện nay, giáo phận Vinh

chúng tôi hoàn toàn nằm trong khói lửa, các Văn Thân từ

một tháng nay nổi lên khắp nơi, một số làng công giáo bị

hoả thiêu…”. Còn trong thư của Đức Cha Trị viết cuối năm

1886, nói rằng: “Máu của các tín hữu chúng ta đổ lan tràn

từ một năm nay đã làm cho vùng đất thấm máu này trở nên

trù phú. Hai làng ngoại, Hòa Luật và Đông Di, lúc xáo trộn,

đã cắt cổ ít nhất 1.100 giáo hữu…”.5 Nhưng đến năm 1887,

tình hình bách hại giảm dần khi người Công giáo dần được minh oan và phong trào Văn Thân

bị Triều đình đưa ra ánh sáng. Việc giữ đạo bắt đầu phục hồi, nhiều người đứng lên kêu gọi

khơi dậy tinh thần sống đạo công khai. Trong giáo xứ Kẻ Tùng có cố Đạt6 cũng hăng say kêu

gọi mọi người phục hồi đời sống đạo. Từ đó việc giữ đạo được tự do, yên ổn, công việc làm

ăn cũng đã hướng tới phát triển. Lúc này có cụ Gia Hoàng7 làm việc ở triều đình Huế, có

chức quyền nên cụ về làng đề nghị các cụ xin một trong hai điều; một là biệt triện8, hai là biệt

5 Nguồn từ Lịch sử Giáo phận Vinh.

6 Cố Đạt còn gọi là cố cụ Yên thân sinh cha Đề, cha Thể, và cố Sung.

7 Cụ Gia Hoàng là một linh mục, có chức quyền quan trọng trong triều đình Huế thời bấy giờ.

8 Biệt triện là tách riêng một xã.

Page 4: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

4

xứ9. Thời đó, cụ Yên làm Thủ chỉ họ

10 đã tập hợp ý kiến mọi người trong họ và đề nghị xin

trên cho biệt xứ dưới thời cha Dược kế cận cha Nguyên là quản xứ Thọ Ninh cùng hợp ý xin

triều đình và bề trên cho tách ra từ Giáo xứ Thọ Ninh. (Cần nói thêm về vấn đề tách từ xứ

Thọ Ninh)

IV. KẺ TÙNG – QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUA CÁC ĐỜI

LINH MỤC QUẢN XỨ VÀ PHỤ TRÁCH.

Cùng với Giáo hội Việt Nam trải qua bao khó khăn, thăng trầm và cùng chịu muôn sự

bách hại, cấm cách, Kẻ Tùng trở về sự bình yên và chính thức được thành lập vào năm 1889.

Một xứ đạo ban đầu với số giáo dân còn ít, bao gồm 8 họ nằm phân bố rải rác:

1. Họ nhà xứ Kẻ Tùng (xã Đức la bây giờ)

2. Họ Hạ Tứ (xã Đức Xá)

3. Họ Nam Ngạn (xã Đức Quang)

4. Họ Yên Lạc (xã Đức Thuận)

5. Họ Yên Thọ (xã Đức Nhân)

6. Họ Yên Thịnh (xã Đức Thuận)

7. Họ Yên Cư (xã Hưng Phú, Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An)

8. Họ Tường Vân (xã Đức Thủy)

Dù khi thành lập Kẻ Tùng có tám họ nhưng hiện nay chỉ còn lại 3, gồm: họ nhà xứ

Kẻ Tùng, họ Hạ Tứ và họ Nam Ngạn. Lí do của sự thu gọn sẽ được chúng tôi đề cập phía sau.

Năm 1892, tức 3 năm sau khi thành lập xứ, Đấng Chủ chăn Giáo phận là Đức Cha

Louis Pineau (1866-1914), còn gọi là Đức Cha Trị đã bổ nhiệm cha Già Phê-rô Phan về làm

Cha quản xứ đầu tiên. Ngài là coi sóc giáo xứ được 8 năm. Năm 1898, Cha cho xây nhà thờ

lợp ngói phục vụ cho việc thờ phượng của giáo dân. Khi ngôi nhà thờ được xây dựng, các bậc

cao niên như: cố Đồng, cố Lương, cố Thống, cố Núi, cố Khiêm, cố Lý, cố Thanh, cố Thưởng,

cố Kỉ, cố Sáng, cố Cán và một số cố thuộc dòng họ khác, mỗi cố đã đóng góp mỗi cây cột lim

to. Sau khi làm xong nhà thờ, cụ Yên cúng một cái Hào Quang11

, cố Đội Nội và ông Chương

cúng 14 đàng thánh giá.12

Tinh thần góp phần mình xây dựng giáo xứ thể hiện lòng nhiệt

thành, sốt sắng của giáo dân...". Cha già Phêrô Phan coi sóc giáo xứ trong 8 năm. Ngài đã

hưu dưỡng tại Giáo xứ cho tới khi qua đời năm 1919.13

(chi tiết này đang cần được kiểm 9 Biệt xứ là tách riêng một xứ.

10 Thủ Chỉ là người cao niên và là người có kinh nghiệm được giáo họ đề cử. cố cụ đã được Chúa gọi về và hiện tại phần mộ ở phía trước nhà ông Giáo.

11 Hòa Quang mà Cố Cụ Yên dâng cúng hiện giờ vẫn còn.

12 Mười bốn Đàng Thánh giá mới hiện nay trong Nhà thờ là do ông Gio-an Bùi Đình Hồng, chủ tịch hội đồng mục vụ Giáo xứ dâng cúng nhân dịp tuần chầu đền tạ năm 2011.

13 Trên phần mộ và theo truyền miệng thì cha Già Phan tạ thế vào năm 1900. Nhưng theo niên giám sử liệu

của Giáo phận Vinh, Ngài sinh 1830 tại xứ Đông Tràng. Linh mục năm 1873. Tạ thế 1919 tại giáo xứ Kẻ

Tùng.

Page 5: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

5

chứng, vì năm tử của Ngài theo nguồn của giáo phận thì Ngài qua đời năm 1919 tại Kẻ Tùng,

nhưng năm quản xứ của ngài tại Kẻ tùng là 1892-1900. Vậy từ năm 1900-1919 thì Ngài ở

đâu? Chẳng lẽ Ngài đi xứ khác, đến lúc chết thì đem chôn ở Kẻ Tùng chăng? Hay là Ngài

hưu dưỡng tại đây?). Dưới thời Cha Già Phan, cụ Yên được đề cử làm Thủ chỉ họ,14

còn con

số giáo dân bấy giờ là 278 người. Hầu hết giáo dân thuộc họ Bùi nhưng dần dần các dòng họ

như: họ Nguyễn, Hoàng, Phạm và các họ khác lần lượt về đây chung sống.

Sau khi cha Già Phê-rô Phan về hưu vì lý do sức khỏe thì có các Linh mục kế tiếp

nhau về quản xứ như: Cha Paul Tính (1910 - 1911), Cha Paul Năng (1911 - 1913), phần mộ

của Ngài tại giáo xứ Kẻ Tùng, Cha Vĩnh (1913 - 1920), Cha Bình (1920 - 1924), Cha Pet

Trần Văn Hanh (1924 - 1928), và Cha Thới (1928 - 1937).

Thời Đức Cha Ely Bắc, Giáo phận đã bổ nhiệm Cha Giu-se Quy là người xứ Cầu

Rầm về quản xứ từ năm (1937 - 1939). Ngoài công việc quản xứ, lo cho các linh hồn, xây

dựng và kiến thiết, trong phụng vụ Cha Giu-se đã lập ra nguyện ngắm mùa Chay. Việc làm

đạo đức này đang được giữ gìn trong phụng vụ cho tới ngày nay. Sau hai năm phục vụ, Ngài

đã vào Dòng Phước sơn tiếp tục tu. Trong thời gian giáo xứ vắng chủ chăn mới, Cha quản hạt

là người Pháp đã sai Thầy Điền là kẻ giảng Giáo xứ Nghĩa Yên xuống giúp Giáo xứ về mặt

thiêng liêng.

Không lâu sau, cha Già Phê-rô Hiên (1940 - 1974) về tiếp

quản giáo xứ. Đây là giai đoạn thăng trầm nhất, vì cuộc Cách mạng

Mùa Thu 1945, rồi 9 năm kháng chiến, do đó việc hành đạo của tín

hữu Giáo hội Việt nam nói chung, và Giáo xứ ta nói riêng trở nên

khó khăn. Bên cạnh đó, khi hiệp định Genève được ký kết ngày

20.7.1954, đã diễn phong trào di dân gây xáo trộn trong giáo xứ.

Không ai nghĩ rằng có khoảng 1 triệu người bỏ miền Bắc di cư vào

Nam tìm nơi an cư lạc nghiệp mới, bởi chiến tranh bom đạn gây

hoang tàn, li tán và cũng vì họ không muốn còn sống dưới chế độ

cộng sản. Giáo họ Kẻ Tùng có 54 hộ di cư vào miền Nam ở giai đoạn này. Không chỉ thế,

đến thời chiến tranh bom đạn Mỹ tàn phá nhiều nơi, cũng làm nhiều người phải xa cách.

Trong thời gian Cha Già Hiên quản xứ, vì hoàn cảnh khó khăn, nhà trường Lý Đoán15

phải

đóng cửa năm 1943. Do đó có Thầy Phêrô Trần Xuân Hạp 16

về ở và giúp xứ. Giáo dân ta

còn nhớ rất rõ bài hát “Lạy Nữ Vương rất thánh mân côi” do Thầy Hạp tập. Bài hát vẫn được

cất lên vào tháng mân côi hằng năm.

14

Thủ chỉ là người cao niên và là người có kinh nghiệm được giáo họ đề cử. Cố Cụ đã được Chúa gọi về và

hiện tại mộ ở phía trước nhà ông Giáo.

15 Trường Lý Đoán tức là Tiểu Chủng viện ngay nay.

16 Thầy Phêrô Trần Xuân Hạp (1920-2005) nguyên là Đức Giám mục Giáo phận Vinh.

Page 6: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

6

Sau khi cha Già Hiên tạ thế 1974, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Năng (1971-1978) bổ

nhiệm Cha Giu-se Ngô Xuân Luyện về tiếp quản giáo xứ. Năm

1978 tiếp tục phong trào đi kinh tế mới vào nam, Kẻ Tùng có tổng

số trên 40 hộ di cư, vì thế mà số giáo dân lúc này lại càng giảm

sút, thưa thớt, như lời nói đầy tâm trạng mà dân ta hay nói: “đi chi

mà đi khiếp, họ đua nhau đi cho trắng làng cả”. Phong trào di dân

lần thứ hai là nguyên nhân chính khiến Giáo xứ chỉ còn lại 3 giáo

họ: Giáo họ Kẻ Tùng, Giáo họ Hạ Tứ, và Giáo họ Nam Ngạn.

Riêng hai Giáo họ Yên Lạc và Yên Thịnh chuyển về Giáo xứ Tiếp

Võ sinh hoạt. Ba Giáo họ còn lại mai một dần theo thời gian và số

giáo dân ở đây cũng di cư khỏi địa phương hay dần mất tinh thần

sống đạo.

Năm 1994, bề trên Giáo Phận bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng quản xứ Thọ

Ninh và kiêm phụ trách Kẻ Tùng. Ngay từ năm đầu tiên về

phụ trách giáo xứ, cha Phê-rô đã thành lập 4 tổ chia sẽ lời

Chúa, mục đích để con chiên học hỏi đào sâu và sống Lời

Chúa cũng như phục vụ các công việc chung trong giáo xứ.

Vài năm sau, Ngài đã cùng với giáo dân huy động các nguồn

lực, nhất là những người con xa quê hương với ý định sẽ xây

dựng ngôi Thánh đường mới khá khang trang và rộng lớn. Để

chuẩn bị cho việc thi công, từ những tháng đầu năm 2006, lợi

dụng lúc nước rút cạn, cha xứ và Ban điều hành giáo xứ huy

động bà con giáo dân trong các tổ chia sẻ lời Chúa đi gom cát

ở ngoài Sông La, vùng con lạch nhỏ giữa Bãi Cát và Hóc.

Từng gia đình thi nhau dùng xe kiến an, xe bò lốp. Nếu không có trâu bò chở thì cứ 4 đến 5

người chung nhau một xe, rồi một thanh niên hay tráng niên

thay trâu, bò để lái, những người còn lại đẩy phía sau. Tất cả

làm việc trong tiếng vui cười vì vật liệu này là của ‘trời cho’,

không mất tiền của. Chỉ sau một thời gian ngắn, bà con giáo

dân tập kết được hàng trăm khối cát. Địa điểm tập kết cát được

phủ kín toàn bộ ở vùng đất thuộc Tháp chuông, Đài Đức Mẹ

ngày nay. Rồi việc tập kết gạch từ lò gạch tại địa phương cũng

diễn ra tương tự.

Một điều đáng nhớ trước, trong và sau thời gian xây

dựng Thánh đường: cha Phêrô rất có kinh nghiệm về việc

trông cậy, phó thác vào Mẹ Maria, chính Ngài đã sáng tác bài

hát “Lạy Mẹ nhân ái. Lạy Mẹ từ bi” để cho con cái giáo xứ cầu xin sự trợ giúp, dẫn đường

chỉ lối của Mẹ Maria sau mỗi giờ kinh và thánh lễ. Quả thật, nhờ Mẹ Maria bầu cử, mọi việc

Lm. Pet Nguyễn Huy Hoàng

Page 7: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

7

chuẩn bị đã diễn ra rất xuôi chảy. Khi đã huy động được nhiều vật tư cùng những tiên liệu

khác, năm 1997, Cha Phêrô và giáo xứ đã quyết định tiến hành xây dựng thánh đường mới.

Vì thế ngày 2.3.1998, thánh lễ đặt viên đá tượng trưng cho việc bắt đầu khởi công

nhà thờ đã được Đức Cha M. Phao-lô Cao Đình Thuyên Phụ tá

chủ sự. Đáng lẽ ra thì thánh lễ này do Đức Cha Chánh M. Phê-

rô Trần Xuân Hạp chủ sự, nhưng đến giờ chót thì Ngài ủy

quyền cho Đức Cha Phụ tá. Vì thế, viên đá lưu niệm đã khắc

tên của Đức Cha Phê-rô Trần

Xuân Hạp. Sau hai năm xây

dựng và kiến thiết, ngày

19.08.1999 tức nhằm ngày Thứ

5 Tuần Chầu lượt, thánh đường

mới đã được khánh thành. Cùng

những năm đó, cha quê hương

Gio-an Baotixita Bùi Đình Thể dâng cúng cho giáo xứ quả

chuông và tháp chuông hiện tại đang sử dụng. Đây là món quà

của ngài trước khi về nhà hưu dưỡng ở Nha Trang.

Cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng quản xứ Thọ Ninh và Kẻ Tùng được 10 năm thì tới

năm 2004 Giáo Phận thuyên chuyển Ngài về quản xứ Tiếp Võ và bổ nhiệm cha Giu-se Trần

Văn Lợi về coi sóc hai giáo xứ. Với sự hy sinh của cha Quản xứ và sự cộng tác của ban mục

vụ giáo xứ, Giáo họ, trong giai đoạn này, đời sống đạo được nâng lên, kinh tế được cải thiện

và phát triển. Dầu vậy, vì lý do sức khỏe và công tác mục vụ của cha Giuse cho cả hai Giáo

xứ nên Giáo xứ Kẻ Tùng nhìn chung nhiều mặt chưa được cải thiện.

Sau 4 năm cha Lợi quản xứ, đến năm 2008, Giáo Phận tiếp tục thuyên chuyển linh

mục và bổ nhiệm cha Tôma Aqino Nguyễn Bá Lộc về coi sóc hai giáo xứ thay cha Lợi. Giai

đoạn này là một bước ngoặt lớn cả về đời sống thiêng liêng cũng như đời sống kinh tế. Với

sự nhiệt huyết của sức trẻ và lòng đạo đức thánh thiện của Ngài, đời sống giáo dân hai bề

phát triển không ngừng. Ngài quan tâm vực dậy tinh thần giáo xứ cả bề trong lẫn bề ngoài.

Phải nói rằng, một giáo xứ trong nhiều thập niên không có cha chính xứ trực tiếp coi sóc cho

giáo dân quả là một sự khuyết thiếu. Vì vậy, hiểu được mong mỏi của giáo dân, mặc dù là

cha kiêm quản xứ, nhưng Cha Tôma Aqunô vẫn cố gắng cân bằng việc chăm lo cả hai Giáo

xứ. Về công trình thờ phượng, Ngài cho tôn tạo, sơn trần lại ngôi Thánh đường qua nhiều

năm đã rêu phong, xuống cấp. Đồng thời Ngài cho kiến thiết khuôn viên thánh đường, tượng

đài Đức Mẹ, phòng học giáo lý, khắc phục các trang thiết bị âm thanh và ánh sáng trong nhà

thờ. Về hội đoàn, Ngài đặc biệt quan tâm tới giới trẻ, cổ vũ tinh thần học hỏi giáo lý và văn

hóa; ân cần khích lệ các bàn ngành như giới trẻ, phụ nữ và ca đoàn… nhằm khởi tạo lại tinh

thần hoạt động, phục vụ. Ban giáo lý đã thành lập được một đội trống lớn mang tầm cỡ trong

Page 8: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

8

giáo phận. Còn phong trào học Giáo lý vẫn luôn được khích lệ chuyên cần và đạt nhiều thành

quả đáng kể.

Dưới đây là các linh mục do Đức Giám mục Giáo phận chỉ định và bổ nhiệm về coi

sóc Giáo xứ qua các thời kỳ:

1. Cha Pet Phan (1892 – 1900 hay 1919?)

2. Cha Paul Tính (1910 - 1911)

3. Cha Paul Năng (1911 - 1913)

4. Cha Vĩnh (1913 - 1920)

5. Cha Bình (1920 - 1924)

6. Cha Pet Trần Văn Hanh (1924 - 1928)

7. Cha Thới (1928 - 1937)

8. Cha Jos Quy (1937 - 1939)

9. Cha Pet Hiên (1939 - 1974)

10. Cha os Ngô Xuân Luyện (1974 - 1994)

11. Cha Pet Nguyễn Huy Hoàng (1994 - 2004)

12. Cha Jos Trần Văn Lợi (2004 - 2008)

13. Cha Tôma Aquino Nguyễn Bá Lộc (2008 – 08/2012)

V. KẺ TÙNG NGÀY HÔM NAY

Kế thừa thành quả Đức tin mà các bậc tiền nhân đã để lại, giáo dân Kẻ Tùng đang

từng ngày cố gắng thăng tiến đời sống đạo và phát triển cuộc sống mưu sinh. Về đời sống vật

chất, người dân Kẻ Tùng bao đời gắn bó với nghề chính là nông nghiệp và chăn nuôi. Ngoài

ra, nhiều người xoay xở thêm các nghề phụ như nghề thợ xây, thợ mộc…hoặc ra nước ngoài

tha phương cầu thực, một số khác vào Sài Gòn lập nghiệp. Cố gắng “bán mặt cho đất, bán

lưng cho trời” nơi ruộng vườn, đồng thời chấp nhận tha phương cầu thực để có thêm thu nhập,

đã giúp cải thiện đời sống vật chất của Giáo xứ. Kẻ Tùng nay đã trở nên “sáng-sạch-đẹp” hơn

với đường xá được bê tông hóa, nhà cửa kiên cố khang trang, hầu hết các gia đình đã đủ điều

kiện để chăm lo con cái được ăn học đầy đủ. Về mặt thiêng liêng, mọi sinh hoạt trong giáo xứ

vẫn được duy trì phát triển. Tháng 08/2012 vừa qua, Cha kiêm quản xứ vừa nhận bài sai mới

của Giáo phận cho một công tác mới nên giáo xứ đang trống Mục tử coi sóc, song hàng tuần

vẫn có Thánh lễ do cha quản hạt cử hành. Mặc dù trống thiếu Đấng chủ chăn nhưng Hội đồng

mục vụ Giáo xứ vẫn duy trì tốt mọi sinh hoạt của giáo xứ, đặc biệt đang cùng với giáo dân

đang tích cực kiến thiết, nâng cấp lại nhà phòng và trường giáo lý phục vụ cho các sinh hoạt

của giáo xứ. Với tinh thần đang đi lên về mọi mặt và đời sống vật chất được cải thiện đáng kể,

Page 9: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

9

hy vọng trong một tương lai gần, Kẻ Tùng sẽ đủ điều kiện có cha quản xứ chính thức chăm lo

phần linh hồn, đáp ứng lòng ước mong bao năm của giáo dân.

Về ơn gọi Giáo sĩ và tu sĩ là con cái của Giáo họ Kẻ Tùng. So với nhiều Giáo xứ khác

thì ơn gọi dâng hiến còn khiêm tốn. Nhưng nhiều năm trở lại đây, đã có nhiều tâm hồn quảng

đại dấn thân cho Giáo hội.

Cha Hậu (đã qua đời), cha Gio-an Bùi Trọng Đề (đã qua đời), cha Thể (đã qua đời),

Cha Thân (mục vụ ở Canada), cha Bùi Đình Cao (ĐCV Vinh -Thanh), thầy Thân (Phó tế

Phan Thiết), thầy Phạm Văn Hiệu (tu và học tập ở Mỹ), thầy Bùi Khiêm Cường (Đại chủng

viện Vinh - Thanh), thầy Phạm Văn Cường (Tiểu chủng viện năm 2, trực thuộc Giáo phận

Ban Mê Thuột), chị Quang (tu dòng Cát Minh), chị Lý và Chị Tin (tu dòng MTG), chị An

(Tập sinh dòng Đa-minh), chị Liên (nhà thử dòng Phao-lô Đà Nẵng), ngoài ra còn có 2 em

Đệ tử dòng Đa-minh, 2 em là Đệ tử dòng Phao-lô Đà Nẵng. Và rất nhiều sinh viên Đại học,

Cao đẳng, Trung cấp đang tích cực học tập để xây dựng Giáo xứ, Giáo hội cũng như Xã hội.

Chúng ta cần nỗ lực cầu nguyện và cộng tác ủng hộ bằng cách này cách khác hơn nữa

để tinh thần học tập của con em trong Giáo xứ ngày càng tiến tới, và qua đó manh nha thêm

nhiều ơn gọi Thiên triệu, nhiều tâm hồn quảng đại dâng hiến cho Chúa, phục vụ Giáo hội và

tha nhân.

Có một Kẻ Tùng như bây giờ, người Kẻ Tùng hôm nay không khỏi cúi mình tạ ơn

Thiên Chúa và hết lòng kính cẩn tri ân các bậc tiền nhân. Bởi như hạt lúc chấp nhận hủy mục

cho cây trổ bông trĩu hạt chín vàng, các bậc tiền nhân đã kiên cường bảo vệ, giữ vững đức tin

cho dẫu bao gian nan, thử thách và dù phải minh chứng niềm tin bằng giá máu vẫn một lòng

kiên trung. Đồng thời, bằng chính mồ hôi nước mắt lao công nhọc nhằn, cha ông đã gầy dựng

nên và cải tạo vùng đất Kẻ Tùng ngày càng thịnh đạt, an ninh. Đặt biệt, Giáo hội luôn ưu ái

để Kẻ Tùng luôn được chăm lo về đời sống thiêng liêng, để đến bây giờ Giáo xứ ngày càng

phát triển cả bề trong lẫn bề ngoài. Chúng ta là bậc con cháu đang được thừa hưởng thành

quả, hoa trái của cha ông ta để lại, chúng ta phải là thế hệ tiếp nối xây dựng Kẻ Tùng có

những bước đi vững mạnh hơn nữa. Những bước tiến mới phải song hành, cân bằng giữa các

mặt tốt đẹp về vật chất, tinh thần, và đức tin.

Tin tưởng rằng, những người con của Giáo xứ Kẻ Tùng, người gắn bó với ruộng đồng,

người viễn xứ tha phương, đi Nam về Bắc để an cư lạc nghiệp, học tập, tu trì ở khắp miền tứ

xứ vẫn luôn hướng tâm hồn mình về quê hương thân thương. Giáo xứ đang tự hào gọi tên

từng người chúng ta để đặt niềm hy vọng, chờ đón chính chúng ta sẽ góp phần xây dựng quê

hương mình. Chắc rằng mỗi người đều có cách thế tốt nhất thể hiện lòng yêu mến, khắc khoải

cho gia đình và quê hương. Dám nghĩ, chính khi chúng ta hoàn thành tốt ở vai trò, vị thế, bậc

sống, bổn phận của mình là lúc đang góp phần vào xây dựng Giáo xứ. Hi vọng rằng Kẻ Tùng

và từng con dân của Giáo xứ sẽ can trường vượt qua những khó khăn đang tồn tại để ngày

càng thăng tiến hơn. Nguyện xin Mẹ Maria, quan thầy của Giáo xứ, phủ bóng mát yêu

Page 10: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ GIÁO HỌ Ẻ TÙNG · hạt Nghĩa Yên - Giáo phận Vinh: Đó là Giáo xứ Kẻ Tùng. Giáo xứ Kẻ Tùng, từng thế hệ qua đi, tiếp

10

thương, đưa tay dẫn dắt, gìn giữ từng thành viên trong Giáo xứ chúng ta. Xin Mẹ cầu bầu

cùng Chúa cho Giáo xứ chúng ta thêm lòng giữ đạo sốt sắng, thánh thiện, một cuộc sống

hưng thịnh, bình an và đoàn kết với nhau trong tình con một Chúa là Cha. Xin được mượn

tâm tình của thi sĩ Đỗ Trung Quân làm lời mời gọi, nhắc nhớ cho chúng ta về miền quê Kẻ

Tùng dấu yêu, rằng: “Quê hương mỗi người chỉ một / Như là chỉ một mẹ thôi / Quê hương có

ai không nhớ???”

Nguồn thông tin chính từ và sự đóng góp tham khảo:

Em Bùi Tuân

Em Bùi Tường.

Em Phạm Văn Cường.

Website Giáo Phận Vinh.

Internet.

Xin lưu ý: Những gì viết ra đây thì dựa trên thông tin lấy từ các Cụ hiện còn sống trong giáo

xứ và những nguồn lược sử từ giáo phận Vinh. Đây chưa phải là bản hoàn chỉnh mà chỉ là

bản nháp. Ý Mình post lên là để các bạn tham khảo và cho ý kiến. Mình biết là đã post lên

mấy lần, mà mỗi lần thì khác nhau. Đúng như vậy, lời văn, câu cú thì có khác nhưng các mốc

thời gian và ý chính của bài vẫn giữ nguyên. Hy vọng bài này sẽ không thay đổi nhiều mà chỉ

thêm và đính chính những thông tin sau khi kiểm chứng cho xác thực nữa mà thôi. Thanks.

Francis Hiệu.