vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo...

38
Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục 03:51' PM - Thứ ba, 11/02/2003 Hải Thuỷ, Câu lạc bộ Phát triển tư duy sáng tạo Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.

Upload: trinhthuy

Post on 26-May-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    03:51' PM - Thứ ba, 11/02/2003

Hải Thuỷ, Câu lạc bộ Phát triển tư duy sáng tạo

Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta mong muốn học sinh, sinh viên tham gia cải cách giáo dục thì họ chưa đủ năng lực để nói. Đây cũng chính là điều đáng buồn nhất đối với nền giáo dục nước nhà.

Lỗi tại ai?Đầu tiên là do cách dạy, cách học của chúng ta quá nặng nề, trì trệ, thầy đọc trò chép mà nhiều nhà khoa học và ngay các nhà giáo dục đáng kính của chúng ta cũng phản đối kịch liệt nhưng vẫn chưa thay đổi là bao. Trong một lớp học kiểu mẫu bây giờ, có nghĩa là thầy đọc các trò ngoan ngoãn chép, tạo nên bầu không khí chết của nền giáo dục. Không tiếng động có nghĩa là không bàn luận về bài học, không thảo luận

mở rộng bài tập, không có không khí hăng say học tập sáng tạo, và chính những buổi học cùng với cách thi cử tầm chương trích cú hiện nay đã vô tình giết chết ba vật quý của trí tuệ con ngời đó là trí thông minh, tính sáng tạo và khả năng tư duy độc lập. Khả năng tư duy độc lập bị dồn ép, giết chết vì phải đi theo đường mòn các thầy mà không mở rộng ý kiến của chính mình. Một khi khả năng tư duy độc lập đã bị giết chết thì hệ quả đương nhiên là tính sáng tạo của chúng ta sẽ tắt đi. Khi tính sáng tạo bị tắt đi thì trí thông minh sẽ bị thui chột, han gỉ do không được sử dụng đến. Do những lý do đó, học sinh, sinh viên mất đi năng lực để có thể đóng góp ý kiến độc lập của mình về bài học và về cải cách giáo dục. Mặt khác vấn đề dạy cách tự học và tự nghiên cứu cũng không được coi trọng ở các trường học. Theo UNESCO thì giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người. Bốn trụ cột này phải đặt trên nền tảng: học tập suốt đời và hướng về "xã hội học tập". Ta có thể thấy ở các nước tiên tiến; nhiều khi các nhà khoa học đã có những công trình khoa học từ rất trẻ như Edison, Newton, Maxwell... ở Việt Nam tuy cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học hay của học sinh, sinh viên, nhưng nhìn chung là lẻ tẻ, rời rạc và thường ít liên quan đến nhà trường. Mặt khác, cũng rất khó tìm được các đề tài của chính học sinh, sinh viên đề xuất và được nhà trường hỗ trợ tự thực hiện. Chính vì việc đánh giá thiếu đúng đắn vai trò tự học và tự nghiên cứu khoa học trong các trường học đã gây ra hai hệ quả tất yếu: học sinh, sinh viên sẽ thui chột khả năng sáng tạo và phụ thuộc vào thầy; hệ quả thứ hai là việc học thêm và dạy thêm lan tràn.

Mặt khác, bản thân học sinh, sinh viên cũng chưa có ý thức tham gia vào cải cách giáo dục để thay đổi tình trạng hiện

nay mà vẫn coi cải cách giáo dục là việc của người khác không liên quan đến mình.

Giải quyết vấn đề trên như thế nào?Chúng ta cần bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học và khả năng đóng góp ý kiến vào cải cách giáo dục. Cần tạo một môi trường tốt để có thể lấy ý kiến học sinh, sinh viên tham gia vào cải cách giáo dục. Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường học cần tạo một môi trường khuyến khích học sinh, sinh viên có thể đề đạt ý kiến nguyện vọng của mình. Có thể họ không đủ kiến thức nền tảng cần thiết để nói, không đủ khả năng nói trước đám đông, và thậm chí không dám nói nhưng chúng ta cần phải làm sao để họ dám nói lên những mong muốn nguyện vọng, đó cũng chính là bước đầu tiên quyết định cho sự thắng lợi của cải cách giáo dục nước nhà.

(Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, số 37, ngày 1/7/2002)

Hơn 50% sinh viên không… hứng thú học tậpMai MinhDân Trí     08:32' AM - Thứ sáu, 26/09/2008

Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó, có không ít con số rất “giật mình”.

Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, mỗi sinh viên (SV) lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số SV học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi.

Cũng từ đó, ông Khanh đã dùng các con số của mình để trả lời các câu hỏi: Phong cách học tập của SV có môi liên hệ như thế nào đến thành tích học tập? Những phong cách học tập nào giúp SV dễ dàng gặt hái sự thành công học đường? Có sự khác nhau đáng kể về phong cách học tập giữa SV học các ngành học khác nhau?...

64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân

Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp học phù hợp và hiệu quả khi học các loại tài liệu khác nhau tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể.

Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự quản lí việc học của mình sao cho hiệu quả.

Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể.

Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu; và cũng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được những phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học.

Hơn 36% SV thích “ngậm hột thị” trong thảo luận

Cũng trong nghiên cứu của mình, PGS Nguyễn Công Khanh đã chỉ ra rằng: 40% SV được khảo sát học theo kiểu khám phá: đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm thông tin, bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Đây chính là nhóm SV đã tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, phù hợp và hiệu quả.

Mẫu điều tra SV được chọn theo phương pháp phân tầng theo cụm bán ngẫu nhiên gồm 448 SV của 4 khoa: Toán, Lí, (182 SV Đại học khoa học tự nhiên), Văn và Sử (266 SV Đại học khoa học xã hội và nhân văn). Cấu trúc của mẫu phân theo giới tính gồm 155 SV nam (chiếm 34,6%) và 293 SV nữ (chiếm 65,4%).Cấu trúc của mẫu phân theo năm học: năm thứ hai 247 SV (55,1%); năm thứ ba 171 SV (38,2%); năm thứ tư 30 SV (6,7%).

“Tiếc rằng nhóm SV này chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn. Còn một bộ phận khá đông SV chưa tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, hiệu quả” - ông Khanh nhận xét.

Về tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất đáng tiếc khi có tới 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; Có 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc (chưa kể 42,7% SV cũng có quan điểm gần gần như vậy);

41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số SV được khảo sát cho rằng các chiến lược học của mình hướng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư duy.

SV mong muốn gì ở giảng viên?

Làm nên sự thụ động của sinh viên, lỗi chính là ở giảng viên. Bởi theo PGS Khanh, đa số SV được khảo sát mong muốn giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hoá người học trong các giờ học.

Có 88,8% SV muốn các bài giảng của giảng viên

gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình;

Những con số "đáng sợ" khác:- Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình. - Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; - Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;- Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.

73,3% SV thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán;

82,4% SV thích giảng viên hỏi, khuyến khích SV đặt câu hỏi, hướng dẫn SV đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học;

85,6% SV muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này;

79,2% SV mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay.

Tuy nhiên, khi đưa ra con số chỉ có 34,7% SV thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá nhân, ông Khanh có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các thói quen học thụ động đã định hình ở một bộ phận lớn SV hiện nay.

SV yếu nhất ở các nhóm: Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo dự án, kĩ năng sử dụng máy vi tính, kĩ năng viết báo cáo tham luận, kĩ năng vận dụng vào thực tế. SV mạnh hơn ở các nhóm kĩ năng: Phân tích và giải thích, giải quyết vấn đề, nghe ghi và hiểu bài giảng. SV mạnh nhất ở các nhóm năng lực: Làm việc độc lập, tự học, nắm vững kiến thức chuyên ngành và yếu nhất ở các nhóm năng lực: tư duy sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, năng lực

ngoại ngữ. (PGS.TS Nguyễn Công Khanh)Nguồn:  Dân Trí

Một sinh viên Việt Nam học tập tại Hà Lan nói lên ý kiến và mong muốn đưọc giúp đỡ để thực hiện nghiên cứu về giáo dục đại học Việt Nam

Vũ Lan Anh  - Email:  [email protected]   (12/11/2009 11:59:21 PM)

Tôi là một sinh viên đang học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Hà Lan. Có rất nhiều lý do dẫn tôi đến đất nước này, một lý do rất quan trọng mà nhiều người có thể đoán được là sự hạn chế về phát triển tư duy trong chương trình học đại học của tôi. Nhìn vào những con số trên, tôi có thể tự nhìn thấy mình trong đó. Đầu tiên, tôi là người luôn mong muốn sụ chủ động trong học tập, sự đổi mới và sáng tạo khi tư duy về mọi vấn đề. Là một sinh viên ĐH kinh tế quốc dân, trong chương trình học, một vài giáo viên trẻ nhưng có trình độ cao và tư duy rất đổi mới đã tạo động lực học tập cho tôi rất nhiều, nhưng rất nhiều giao viên tôi đã từng học đều duy trì phương pháp học bị động và ngại thay đổi.

Những đề xuất của sinh viên với chương trình học hoặc những câu hỏi của sinh viên đều không được thoả mãn. Do đó làm giảm mong muốn học tập của sinh viên.

Thứ hai, tôi đã không xác định rõ phương hướng công việc sau khi ra trường, tôi không thể phủ nhận mình là người bị động trong vấn đề này. Khi còn học đại học, tôi vẫn thường nghĩ rằng - học được thì sẽ làm việc được, nhưng khi có nhiều kinh nghiệm hơn tôi nhận ra la muốn thành công trong công việc không chỉ cần đến tấm bằng đại học mà còn cần đến sự trải nghiệm thực tế, tư duy mà tôi phát triển trong trường đại học Việt Nam không hữu ích nhiều lắm khi làm việc.

Trong trường đại học của tôi, các bạn cùng lớp rất nhiều trong số họ có xu hướng học hành là gánh nặng và chỉ học khi kỳ thi tới. Trên thực tế, không chỉ do chương trình học không lôi cuốn họ, mà dường như nhiều sinh viên không thục sụ có đam mê với ngành mình theo hoc, họ học theo tên trường, theo điểm đầu vào, học theo cha mẹ mong muốn. Nhiều người không có đam mê với một môn khoa học nào. Đó không phải là tất cả tính cách của sinh viên trường tôi, nhưng đó là những gì tôi cảm nhận tù rất nhiều bạn bè xung quanh sau 4 năm đại hockj

Tôi muốn đưa ra ý kiến của người trong cuộc về những gì đang diễn ra bên trong các trường đại học. Khi sang đến đất nước này, điều tôi thích thú là sinh viên là trung tâm của trường đại học, chư không phải giáo viên hay bộ máy quản lý. Sinh viên nói luôn có người lắng nghe, và từ những bài tâp nhỏ cho đến dự án nghiên cứu lớn đều có nhũng định hướng và giúp đỡ của giáo viên mọi lúc sinh viên cần. Nói cách khác, khoảng cách giữa giáo viên và sinh viên, khoảng cách giữa trường học và thực tế khá nhỏ.

Tôi đã quyết định thực hiện một nghiên cứu về những đổi mới về giáo dục đại học cần thực hiện trước mắt và muốn suy nghĩ về định hướng phát triển của những trường đại học dân lập tại Việt Nam. Những năm gần đây, thực sự họ đã tạo ra một chút môi trường cạnh tranh cho giáo dục Việt Nam. Đọc được bài nghiên cứu này, tôi thực sự thấy hữu ích cho công trình nghiên cứu của mình. Tôi có mong muốn toà soạn giúp đỡ cho tôi có thể liên lạc với người đã thực hiện nghiên cứu này - PGS.TS Nguyễn Công Khanh - ĐH Sư phạm Hà Nội. Mong toà soạn giúp đỡ cho một sinh viên Việt Nam như tôi có thể hoàn thành một nghiên cứu cá nhân một cách

độc lập, chứng tỏ được khả năng với bạn bè quốc tế, qua đó thể hiện sự quan tâm của mình với sinh viên trẻ. Nghiên cứu của tôi khi hoàn thành có thể ứng dụng một phần nhỏ cho một vài trường đại học cũng không lớn ỏ Việt Nam, nhưng nhiều sinh viên như tôi hi vọng có thể làm nên điều gì khác biệt cho giáo dục Việt Nam. Mọi sụ thay đổi đều có bước khởi đầu khó khăn. Tôi hi vọng nhận được giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thân ái.Vũ Lan AnhDeventer, The Netherlands.12/11/2009Sinh viên với công tác học tập

minh hai  - Email:  [email protected]   (21/10/2009 06:27:12 PM)

Sản phẩm của giáo dục hay lỗi tại sinh viên. Bài toán xưa cũ trong giáo dục là câu hỏi của toàn xã hội. Đã bao lần ta đổi mới giáo dục nhưng vẫn chưa lần nào hoàn chỉnh. Đại học ngày nay mở không vì mục đích giáo dục mà là kinh doanh, câu hỏi cũ chưa có lời giải, câu hỏi mới lại mọc lên.Nguyên nhân chán học

nguyễn thị phuong  - Email:  [email protected]   (14/04/2009 02:37:32

PM)Tôi cũng có một số nguyên nhân về việc sinh viên chán học như sau:

- Các môn học nghiêng về lý thuyết nhiều thì quá khô khan, nên sinh viên không nhồi được vào đầuSv không biết môn học này có ý nghĩa gì đối với nghành học, vì tôi thấy sinh viên hỏi những câu như: tại sao mình học cái này mà lại đi dạy môn đó làm gì, thừa, lạc đề" Và

thế là sv chán thậm chí không thèm học môn đó

- Một số sv coi trọng bề ngoài của mình,mất nhiều thời gian sửa soạn, chăm sóc nhan sắc thì thời gian học còn đâu

- Giành nhiều thời gian chơi bời, bè bạn, sinh nhật, tiệc tùng.. Vì thế nghĩ đến học là chán chường, đi chơi sướng hơn

- Và những lí do mà trên đóng góp nữa.

SV cần được hương nghiệp nhiều hơn trong trường lớp, giáo dục vế đạo đức sâu hơn. Nhiều sv chăm chỉ học những kiến thức trong giáo trình nhưng vì lí do kinh tế mà quá hà tiện không mua sách báo, không lên net, nên không hứơng nghiệp cho họ, họ cũng sẽ không biết gì để định hướng cho bản thân.Vấn đề SV không hứng thú học tập

Ngoc Hoan  - Email:  [email protected]   (11/04/2009 11:42:01 PM)

Tại sao sinh viên hiện nay không hứng thú học tập khi mà học tập là "Một phần tất yếu trong cuộc sống" của họ?

Phải chăng sinh viên "ngày nay" và sinh viên "ngày xưa" rất khác nhau và chính sự khác nhau này tạo nên hiện trạng như vậy?

Thực trạng sinh viên hiện nay không hứng thú trong học tập có rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta thử điểm qua một vài nguyên nhân như sau:

1. Học không có mục đích: đại đa số các sinh viên khi được hỏi tại sao lại chọn chuyên ngành này để học? Thì câu trả lời

nhận được đa số là do sở thích nhưng khi được hỏi tiêu chí nào chỉ ra việc sinh viên thích ngành học đấy thì câu trả lời là con số không tròn trĩnh.

Tiếp nữa đại đa số các sinh viên khi được hỏi mục tiêu và kế hoạch khi tốt nghiệp thì chỉ khoảng 5% có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đó.

2. Không có sự tác động đúng đắn và kịp thời: khi sinh viên còn đang theo học, họ luôn nhận được những bài tập, những đề tài, ... và được yêu cầu phải hoàn thành trong khi họ tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Giáo viên và nhà trường thì gần như được đáp lại rất ít so với những gì họ mong đợi và họ cần. Họ luôn được hô hào và khuyến khích nghiên cứu khoa học, xây dựng đề tài, ... Tuy nhiên, cái mà họ cần không phải những đợt sóng hô hào, khuyến khích suông như vậy từ phía nhà trường. Cái mà họ cần trong trường hợp này chính là việc làm gương của chính những người làm công tác GD và đang trự tiếp giảng dạy họ, nhưng sự thực thì ngược lại. Chính tình hình như vậy dẫn đến tình trạng như một làn sóng dội lên rồi nhanh chóng tan biến. Có chăng chỉ le lói sự đối phó hay sự hứng khởi nhất thời mà thôi.

3. Không có phương hướng: sinh viên tại sao không quyết định hay thậm chí mang tính chất biết được mình sẽ làm gì sau khi ra trường? Học thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Nên học và nghiên cứu những gì thì phù hợp với xu thế thời đại và thời điểm hiện tại?

Họ cần có những người có trách nhiệm cho họ những phương hướng cụ thể hay nói cách khác họ cần có người phân tích cho họ thấy rằng họ đang học để làm gì, đã và chưa làm được những gì, nên học gì và làm gì trong thời

điểm hiện tại.

Sinh viên thậm chí còn chưa hiểu đúng về chuyên ngành của mình học, chưa hiểu được công việc hay nói cách khác là những gì mình học sẽ áp dụng thế nào trong tương lai khi họ tốt nghiệp ra trường và đi làm?

4. Xã hội hiện nay có quá nhiều cám dỗ khiến họ đang dần bị kéo xa ra khỏi trường lớp mà đến gần với những "hoạt động" mà theo họ đó là quan hệ xã hội. Vậy trước tình trạng như vậy, nhà trường và các nhà chức trách có trách nhiệm thế nào và tác động ra sao đến bản thân sinh viên để giúp họ có thể đứng vững và yên tâm học tập?

5. Môi trường học tập và quan hệ của chúng ta hiện nay trong nhà trường chưa thức tỉnh được những điểm mạnh trong sinh viên. Môi trường học thụ động theo kiểu Giáo viên cứ giảng cho hết bài, sinh viên cứ ngồi cho hết giờ đang hàng ngày diễn ra trong môi trường mà ta gọi là lớp học, là nhà trường.

6. Một vấn đề rất quan trọng nữa là việc xu thế từ trước đến thời gian gần đây là "Đào tạo con người theo hướng toàn diện" nghĩa là cố gắng trang bị cho họ hầu như tất cả các kiến thức để họ trở thành những con người "toàn diện" nhưng sự thực thì họ hầu như không biết gì. Tại sao?

Để trả lời câu hỏi, chúng ta thử điểm qua nền Giáo dục của các nước phương Tây. Tại các nước phương Tây, chủ trương Giáo dục của họ là "Đào tạo những gì xã hội cần" hay nói cách khác "Xã hội cần gì đào tạo đấy", vậy nghiễm nhiên phải chăng họ không được gọi là một con người "toàn diện"? Nhưng sự thức họ đã hơn hẳn sinh viên chúng ta về sự

chuyên sâu và chuyên nghiệp trong học tập cũng như trong công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Quay trở lại với vấn đề sinh viên tại VN, họ làm sao có được sự chuyên sâu, họ làm sao có được sự chuyên nghiệp khi mà hàng ngày họ phải "ngốn" một khối lượng kiến thức khổng lồ mà thực chất hầu như chưa giúp ích được gì cho họ tại thời điểm hiện tại. Có cahwng chỉ đảm bảo sinh viên được điểm cao nếu chịu khó học nhưng sự thật thì số sinh viên chịu khó học quá ít vì bản chất số lượng môn học và nội dung chương trình học không cho họ sự hứng khởi và chuyên sâu để học bớt ngại khi phải nghiên cứu nhiều vấn đề cùng một thời điểm.

Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "Không hứng thú trong học tập" của sinh viên chúng ta.

Thiết nghĩ chúng ta nên có những đổi mới trong cơ chế, quy định và quan trọng hơn là đường lối, phương hướng thích hợp và thực tế hơn.Đóng góp ý kiến về dinh dưỡng

Nguyễn Cường  - Email:  [email protected]   (03/03/2009 08:04:43 AM)

K/G ChúngTa,

Qua bài viết của GS TS NCKhanh có thống kê về năng lực của SV VN như sau:

- Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.

Tôi có thể khẳng định với quí vị nhựng nguyên nhân chính đưa đến hậu quả như trên:

- 30% do phương pháp dạy học của GDVN ngay từ cấp I và II đã không huấn luyện cho HS.

- 20% do môi trường xã hội vì thiếu nhiều phương tiện như tài chánh, sách vở thư viện hay ngay cà các vị GS cũng không làm nhiều công việc tự nghiên cứu.

- 50% còn lại nhưng rất quan trọng và ít ai nghĩ đếnlá vấn đề ăn uống suy dinh dưỡng. Xin nhấn mạnh đa số không phải vì nghèo đói hay thiếu ăn, ăn không no, mà vì bị lệ thuộc vào văn hoá ẩm thực thiếu dinh dưỡng của người VN, nhất là thiếu kiến thức về dinh dưỡng!.

Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của SV VN thiếu quá nhiều các Sinh tố (B) và một số khoáng chất thì não bộ sẽ không tăng trưởng kịp thời hay cung cấp đủ năng lượng cho các "tế bào bộ nhớ" làm việc. Hậu quả là SV sẽ cảm thấy không thích học hỏi hay "lười" suy nghĩ. Xin nhấn mạnh đây là quá trình về vật lý và tâm sinh lý, không phải là thuần về tâm lý hay thói quen!

M.A.S.T.E.R – xây dựng các chương trình giáo dục bổ trợ song hành với chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT: phát triển đa trí thông minh và các phẩm chất nhân cách, ưu tiên giáo dục giá trị sống, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo. Trên cơ sở tập trung vào 6 thành tố cối lõi sau:M (Management) - Quản trị: nuôi dưỡng, khuyến khích khả năng quản trị, được tạo cơ hội để các em trải nghiệm, hình thành các thói quen tự giúp mình, biết lãnh đạo quản lý hành vi. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công sau này của các em. A (Achievement) – Thành đạt: học sinh luôn có cơ hội để thể hiện, trải nghiệm thực tế, để nhận ra các năng lực, các giá trị của bản thân và biết cách làm thế nào để đạt thành tích học tập. Sự thành công của mỗi học sinh phụ thuộc đáng kể vào động cơ học tập, động cơ thành đạt và biết kịp thời nắm bắt các cơ hội để thành đạt.S (Social skills) - Kỹ năng xã hội: HS được dạy các kỹ năng giao tiếp kết bạn, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề… kỹ năng đồng cảm, làm chủ cảm xúc, chia sẻ, biết quan tâm đến người khác. Đây là chìa khoá giúp các em thành công học đường và có cuộc sống sau này hạnh phúc hơn.T (Thinking) - Khả năng tư duy: hình thành khả năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, luôn biết hành động trên cơ sở suy nghĩ cân nhắc đến hậu quả của hành vi. Đó là hành trang giúp trẻ mở cánh cửa

của toà lâu đài tri thức, để thích ứng với môi trường sống ngày càng mở cửa, hội nhập và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa.E (Emotion) – Cảm xúc: hình thành khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, duy trì cảm xúc tích cực để hỗ trợ tư duy, kiểm soát, quản lý, làm chủ cảm xúc. Đây là năng lực cốt lõi giúp các em gặt hái những thành công trong cuộc sống.R (Research)- Tìm tòi khám phá: nuôi dưỡng nhu cầu ham hiểu biết, say mê khám phá thế giới xung quanh. Chỉ có đam mê tìm tòi, tích cực khám phá, mới giúp trẻ nhận ra bao điều kỳ diệu của cuộc sống và kích hoạt các năng lực tiềm ẩn thành tài năng.

Sinh viên Việt Nam phải vượt qua “bệnh” thụ độngTác giả: David Pickus (Thủy Nguyệt dịch)Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước

Recomend Thanks +0

Red

In Email Thảo luận

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Sinh viên Việt Nam phải vượt qua “bệnh” thụ

động Gates, Buffet, Zuckerberg và những bài học

về chiến lược từ thiện Chọn “bạn tình”: Ảnh hưởng bởi GNP, Gini? Bán hàng giỏi bằng cách bắt chước khách

hàng

Sinh viên Việt Nam phải nhìn thấy đâu là khía cạnh có thể thay đổi và chủ động tạo ra sự thay đổi cho mình, đừng trông chờ người khác chỉ con đường mình đi.

GS David Pickus là GS Lịch sử và Chính trị tại Trường Đại học Bang Arizona, trường Đại học công lớn nhất Hoa Kỳ.

Chuyến thăm gần đây tới Việt Nam đã khiến tôi suy nghĩ về tương lai của giáo dục. Tôi không bàn đến tương lai của nền giáo dục Việt Nam mà muốn đề cập đến giáo dục nói chung, trong một bối cảnh toàn cầu.

Vấn đề này đến với tôi từ sau khi tôi nhận được những lá thư xin ý kiến giúp đỡ từ các sinh viên người Việt. Trong thư,

các em không nêu lên câu hỏi gì cụ thể, thậm chí cũng không yêu cầu một sự hỗ trợ rõ ràng nào cả. Nội dung thư thường được trình bày như sau: "Thưa Giáo sư, em biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Em muốn làm điều gì đó để có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Nhưng em nên làm gì bây giờ?"

Trong những tình huống đó, tôi đều cố gắng đưa ra cho các em những lời khuyên mà tôi cho là hữu ích. Thường thì tôi gợi ý các em làm ba việc sau:

1.        Cập nhật thông tin.

2.        Học tiếng Anh (và các ngoại ngữ khác).

3.        Không ngừng nỗ lực.

Không khó để nhận ra mục đích của lời khuyên trên. Đó là những việc mà các em có thể kiểm soát được, và chúng giúp loại bỏ tính thụ động - theo tôi, đức tính này là một trong những cản trở lớn nhất đối với sự nghiệp học tập của sinh viên.

Các sinh viên Việt Nam, dù theo học chuyên ngành nào chăng nữa, cũng nên tận dụng nguồn thông tin dồi dào, tự do, và tin cậy trên mạng Internet để tìm hiểu về các sự kiện nóng hổi đang diễn ra quanh mình. (Các em cũng nên học cách phân biệt và nghi ngờ những nguồn tin không đáng tin cậy).

Ngoài ra, còn một điều khác đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và hết sức đúng đắn, đó là nếu không có các kỹ

năng tiếng Anh vững vàng, các em sẽ bị tách biệt khỏi các xu hướng thương mại và liên lạc trên toàn cầu.

Tuy vậy, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Vấn đề thực sự ở đây là những gì mà tôi mong muốn lời khuyên của mình sẽ đem lại cho các em. Ta hãy cùng nhìn ra thế giới một chút để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sâu xa này.

Hai sự kiện mới đây về mối quan hệ Mỹ - Trung cho thấy rằng các tranh cãi về giáo dục sẽ chỉ là vô nghĩa chừng nào chúng ta còn chưa thống nhất được với nhau về mục đích của giáo dục. Vì thế mới có chuyện sau khi được xem những điểm số ấn tượng trong các bài kiểm tra của các em học sinh 15 tuổi ở Thượng Hải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Arne Duncan thốt lên rằng nền giáo dục Trung Quốc đang "đánh bại" nền giáo dục Hoa Kỳ; trong khi đó, gần như cùng lúc,

một bài viết của Ung Châu, chuyên gia giáo dục nổi tiếng, đăng tải trên Tạp chí New York Times lại cho rằng các cử nhân Trung Quốc không có đủ năng lực làm việc, bởi vì họ chỉ được đào tạo để làm tốt các bài kiểm tra, và rằng đây là một trường hợp "điểm cao, năng lực kém".

Có thể cho rằng hai sự kiện trên mâu thuẫn nhau, song tôi thì nghĩ khác. Chúng đều phản ánh những quan điểm hợp lý về tương lai của giáo dục. Trong những năm tới, thế giới sẽ cần thêm nhiều sinh viên có kiến thức -  Trung Quốc đã và đang đào tạo được khá nhiều cử nhân như vậy.

Đồng thời, thế giới cũng đòi hỏi con người phải phát triển tư duy phê phán mạnh mẽ hơn nữa, nên cũng cần giáo dục học sinh sinh viên theo chiều hướng này.

Hiện tại, các sinh viên hàng đầu của Mỹ (nhưng không phải phần lớn) có thể thỏa mãn yêu cầu thứ hai này, và các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ có lợi nếu theo gương họ.

Điều này dẫn tới vấn đề chính, phù hợp nhất đối với Việt Nam, mà tôi muốn nói tới. Lời khuyên thứ ba của tôi dành cho các em sinh viên là "không ngừng nỗ lực". Tôi xin lưu ý rằng rất hiếm khi chúng ta hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn ngay từ những nỗ lực ban đầu, và rằng thất bại thường đem lại cho chúng ta những cơ hội quý giá để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.

Sở dĩ tôi nhắc lại lời khuyên vốn đã "xưa như Diễm" này là vì kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự thụ động. Thực tình, tôi còn muốn nói rằng tương lai của giáo dục tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung nằm ở chỗ chúng ta phải thuyết phục được học sinh, sinh viên tin rằng thái độ thụ

động là rào cản chính đối với thành công trong tương lai của các em.

Tránh né sự thụ động thôi chưa đủ. Cần phải nỗ lực hết sức để làm cho các em hiểu được rõ thái độ này có thể gây hại tới các cơ hội thành công trong tương lai của các em như thế nào.

Tới đây tôi xin đưa ra một định nghĩa trực tiếp về "sự thụ động". Thụ động không có nghĩa là "lười biếng", và sinh viên thụ động không phải là người có tư cách đạo đức kém.

Ngược lại, đó có thể là những người rất tử tế và có trách nhiệm. Thụ động là khi một sinh viên trông chờ người khác chỉ đường dắt lối cho mình đạt được các mục tiêu của bản thân; và vấn đề của thái độ này nằm ở chỗ nó khiến người sinh viên không thể đối mặt với chính mình, không thể học tập và làm việc độc lập, và cũng không thể phản ứng trước những thay đổi của hoàn cảnh.

Không nên phê bình thái độ thụ động ở sinh viên, bởi việc đó chẳng giúp ích gì cho các em cả. Thay vào đó, hãy làm sao để các em nhận thấy rằng sự thụ động đang cản trở chính các em trên con đường tìm kiếm những giải pháp riêng cho mình.

Để làm được điều này không phải dễ, dù tại quốc gia nào đi chăng nữa. Tôi xin dừng bút với một lời nhận xét ở đây. Những quan sát của tôi về các học sinh, sinh viên ở Việt Nam đã mang lại cho tôi cảm giác rằng các em đang bị giằng xé giữa hai cảm xúc đối ngược nhau một cách mạnh mẽ.

Một mặt, các em cảm thấy mình là người vô danh, là một phần mờ nhạt trong đám đông. Các em ngồi thành từng nhóm lớn, học tập và sinh hoạt theo nhóm với một cảm nhận chung chung, và thường là mơ hồ, rằng mình có thể đi theo con đường mà người lớn đã xác định giúp mình.

Mặt khác, các em lại đồng thời đòi hỏi được định hình cho mình một cái tôi. Thực ra, các em cảm thấy rất rõ ràng những áp lực đặt lên vai mình trong tư cách cá nhân cũng như những cơ hội tiềm ẩn đang chờ đợi phía trước.

Chính sự kết hợp giữa hai loại cảm xúc này đã dẫn tới những băn khoăn dạng như "Em nên làm thế nào" gửi cho tôi. Các em sẽ không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nếu chưa biết xác định được đâu là những khía cạnh của cuộc sống mà các em có khả năng thay đổi, và học cách chủ động tạo ra sự thay đổi đó.

Dĩ nhiên, chỉ đơn thuần nói rằng "sự thụ động" là một vấn đề sẽ chẳng mang lại giải pháp nào cả. Các vấn đề của thế giới bên ngoài cũng không vì thế mà bớt đi phần căng thẳng. Nhưng tôi cho rằng điều này có thể giúp chúng ta suy nghĩ được rõ ràng hơn về tương lai của giáo dục.

Chúng ta nên tự hỏi xem mình có chuẩn bị đầy đủ "hành trang" cho các em học sinh, sinh viên để họ sẵn sàng gánh vác lấy trách nhiệm hay không, và cũng nên hỏi xem các em có cảm thấy rằng những gì mình được trang bị là đã đủ hay chưa. Việc làm này sẽ giúp các em tự bước đi trên chính đôi chân của mình.

Đây không phải là một thách thức riêng cho nước Mỹ, Trung Quốc, hay Việt Nam. Đây là một thách thức đối với cả nhân loại.