vỤ kẾ hoẠch - uỶ ban nhÂn dÂnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/chienluoc/2070bc ket...

37
UBND TỈNH ĐĂK LĂK SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Số: 294/SNN-KHĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đắk Lắk, ngày 23 tháng 12 năm 2011 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2012 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, cũng là năm khởi đầu triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 15/HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2011, do đó thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2011 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo đà cho việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm có một số thuận lợi nhất định cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, sắn, mía,… có giá cao, làm tăng thu nhập của người nông dân và có tác động tích cực đối với một số ngành như: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng… Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, giá cả nhiều nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất có xu hướng tăng cao; trong nước giá cả nhiều loại hàng hoá đã hình thành mặt bằng giá mới, diễn biến thời tiết, dịch bệnh có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân cả nước nói chung và của nhân dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Trong bối cảnh tình hình đó, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện trên từng lĩnh vực; luôn bám sát cơ sở, kịp thời đề ra những giải pháp sát thực để khắc phục khó khăn, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành theo các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của tỉnh đã đề ra; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Quyết định 1

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

UBND TỈNH ĐĂK LĂKSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số: 294/SNN-KHĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đắk Lắk, ngày 23 tháng 12 năm 2011

BÁO CÁOKẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG,

NHIỆM VỤ NĂM 2012 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, cũng là năm khởi đầu triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 15/HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2011, do đó thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2011 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo đà cho việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm có một số thuận lợi nhất định cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, sắn, mía,… có giá cao, làm tăng thu nhập của người nông dân và có tác động tích cực đối với một số ngành như: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng… Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, giá cả nhiều nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất có xu hướng tăng cao; trong nước giá cả nhiều loại hàng hoá đã hình thành mặt bằng giá mới, diễn biến thời tiết, dịch bệnh có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân cả nước nói chung và của nhân dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Trong bối cảnh tình hình đó, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện trên từng lĩnh vực; luôn bám sát cơ sở, kịp thời đề ra những giải pháp sát thực để khắc phục khó khăn, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành theo các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của tỉnh đã đề ra; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Quyết định 335/QĐ-BNN-KH ngày 01/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 616/QĐ-UBND ngày 10/03/2011 của UBND tỉnh V/v ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.

Sở đã tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; phát triển các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường tiêu thụ và nhà máy chế biến, trong đó cà phê là cây trồng trọng điểm của tỉnh; triển khai các kế hoạch, giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản, quản lý giống và vật tư nông nghiệp; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy và Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 06/2009/HĐND ngày 10/7/2009 về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của tỉnh giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 06/2010/HĐND ngày 09/7/2010 chính sách hỗ trợ di dời xưởng chế biến gỗ vào khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch; Nghị quyết 07/2010/HĐND ngày 09/7/2010 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế

1

biến, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND ngày 30/8/2011 của HĐND tỉnh về Phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND ngày 30/8/2011 của HĐND tỉnh về Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015; triển khai thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; tập trung triển khai các quy hoạch lớn của ngành như: quy hoạch phát triển cây cao su đến 2020; quy hoạch phát triển lúa lai; quy hoạch nguyên liệu mía đường; quy hoạch chăn nuôi gia cầm; quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản; quy hoạch trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Tổ chức các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả khá tốt. Hướng dẫn, triển khai nhiều dự án nông lâm nghiệp và PTNT mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt; Tranh thủ nguồn vốn ODA đầu tư cho một số Chương trình, dự án của ngành để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, cải thiện đời sống và thu nhập người nông dân.

Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, với sự nhất trí cao, nỗ lực của tập thể Lãnh đạo Sở và cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức trong ngành, nên mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2011 đạt 5,5% (cả nước 2,3%), góp phần đáng kể vào việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tình hình, kết quả thể hiện trên từng lĩnh vực như sau:

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2011

Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn năm 2011 (theo giá so sánh 1994) đạt 6.746/6.720 tỷ đồng, bằng 100,39% kế hoạch, tăng 5,5% so với năm 2010.

Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn năm 2011 (theo giá hiện hành) đạt 17.560/14.800 tỷ đồng, bằng 118,65% kế hoạch, tăng 17% so với năm 2010.

Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế (theo giá HH): 46%.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 1994) 13.790/12.700 tỷ đồng KH, tăng 7% so với năm 2010.

I. VỀ SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN1. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 2011 đạt 575.000

ha, trong đó diện tích cây hàng năm 309.145 ha, cây lâu năm 265.855 ha. 1.1. Cây hàng năm: 309.145ha a) Cây lương thực có hạt- Cây lúa: Thực hiện 83.974ha/72.000haKH, đạt 116,63%KH, năng suất 55,13

tạ/ha; sản lượng 462.952 tấn. - Cây ngô: Thực hiện 115.376ha/122.000haKH, đạt 94,57%KH, năng suất

53,96tạ/ha; sản lượng 622.571tấn.

2

Tổng sản lượng lương thực 1.085.523 tấn/1.020.000 tấn KH, đạt 106%KH (thóc 462.952 tấn/394.000 tấnKH, đạt 117,50%KH; ngô 622.571 tấn/626.000 tấnKH, đạt 99,45%KH).

b) Cây chất bột có củ: Thực hiện 35.587ha/23.300haKH, đạt 152,73%KH. Trong đó khoai lang 3.227ha, năng suất 100,06tạ/ha, sản lượng 32.289 tấn; cây sắn 31.755ha, năng suất 192,12tạ/ha, sản lượng 610.090 tấn; cây chất bột có củ khác 605ha, năng suất 97,70 tạ/ha; sản lượng 5.911tấn.

c) Cây rau đậu các loại: Thực hiện 37.560ha/39.700haKH, đạt 94,61%KH. Trong đó rau các loại 9.411ha, năng suất 157,77 tạ/ha, sản lượng 148.481 tấn; Đậu các loại 28.149ha, năng suất 9,05 tạ/ha, sản lượng 25.488 tấn (trong đó đậu xanh: 13.913ha, năng suất 9,06 tạ/ha, sản lượng 12.612 tấn).

d) Cây công nghiệp ngắn ngày: Thực hiện 32.870ha/32.500haKH, đạt 101,14%KH. Trong đó đậu lạc 6.776ha, sản lượng 9.830 tấn; đậu tương 7.763ha, sản lượng 11.056 tấn, mía 15.949ha, sản lượng 946.798 tấn; bông vải 1.242ha, sản lượng 1.851 tấn; vừng 588ha, sản lượng 521 tấn; thuốc lá 552ha, sản lượng 1.113 tấn.

đ) Cây hàng năm khác: Thực hiện 3.778ha/4.815haKH, đạt 78,46%KH.Đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông xuân

2010-2011, sơ kết vụ Mùa 2011 và triển khai kế hoạch vụ Đông xuân 2011-2012.1.2. Cây lâu năm: Theo báo cáo thống kê, diện tích cây lâu năm khoảng

265.855 ha/265.290 ha KH. Cụ thể:- Cây cà phê: Năm 2011 theo số liệu thống kê có khoảng 195.000 ha, tăng hơn

năm 2010 là 4.235 ha, năng suất ước đạt 22,86 tạ/ha, sản lượng khoảng 425.174 tấn cà phê nhân, bằng 106,53 % so niên vụ trước.

- Cao su: Năm 2011 toàn tỉnh trồng mới được 2.082 ha. Đưa tổng diện tích cao su lên 32.371 ha (diện tích cho sản phẩm 19.500 ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 31.200 tấn);

- Điều: diện tích có khuynh hướng giảm, năm 2011 giảm còn 30.000 ha, diện tích cho sản phẩm 25.553 ha, năng suất trung bình 10,5 tạ/ha, sản lượng 26.831 tấn;

- Hồ tiêu: Diện tích hồ tiêu 6.000 ha, tăng 467 ha, diện tích cho sản phẩm 5.000 ha, năng suất bình quân 27,33 tạ/ha, sản lượng ước đạt 13.665 tấn;

- Ca cao: Diện tích ca cao 2.093 ha, diện tích cho sản phẩm 800 ha, năng suất bình quân 14,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.144 tấn hạt khô lên men.

2. Chăn nuôi, thú y a) Chăn nuôi: Chăn nuôi đại gia súc đã được chú trọng, người dân đã áp dụng

kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc, nuôi dưỡng, đã tận dụng những khoảng đất trống để trồng cỏ, bổ sung thêm thức ăn tinh, biết cách ủ chua, dự trữ thức ăn cho trâu, bò vào mùa khô, rét... Cơ cấu giống vật nuôi có sự chuyển biến tích cực từ giống truyền thống năng suất, chất lượng thấp sang sử dụng giống mới, giống lai cho năng suất và chất lượng cao. Một số mô hình chăn nuôi heo rừng lai, nhím, hươu, nai… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gia cầm đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở những trang trại khống chế được dịch bệnh. Tỉnh cũng đang tạo điều kiện để triển khai dự án chăn nuôi bò quy mô lớn tại huyện M’Drăk.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên thị trường cộng với việc chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán đã làm biến động lớn đến tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh. Đàn trâu 31.707 con, sản lượng thịt trâu xuất chuồng 2.163 tấn; đàn bò 181.033 con (bò lai chiếm tỷ lệ khoảng 30%), sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 11.970 tấn; đàn heo 705.375 con (heo lai chiếm tỷ lệ khoảng 85%), sản lượng thịt heo xuất chuồng 113.310 tấn; đàn gia cầm 7.822.278 con, sản lượng thịt gia cầm 19.330 tấn, sản lượng trứng 207.114.700 quả; đàn dê

3

27.942 con, sản lượng thịt 782,5 tấn; hươu 1.762 con, sản lượng thịt 33,3 tấn; đàn thỏ: 25.481 con; đàn ong mật đạt 174.371 đàn, sản lượng mật đạt 4.511,9 tấn.

b) Thú y: Năm 2011 ngành chăn nuôi của tỉnh, vẫn xảy ra các bệnh dịch như: cúm gia cầm, lở mồm long móng và một số bệnh thông thường khác, đã gây thiệt hại cho nhà nước và người chăn nuôi, tuy nhiên ngành nông nghiệp đã triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại xảy ra.

- Tình hình dịch cúm gia cầm: Năm 2011, đã phát hiện 02 ổ dịch cúm gia cầm trên đàn vịt tại các huyện (Krông Bông, Buôn Đôn), với tổng đàn vịt mắc bệnh và tiêu hủy: 2.285 con, trứng: 9.844 quả. Sở đã chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện các biện pháp chống dịch như vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi khu vực có dịch. Thường xuyên theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại các địa phương, kịp thời phát hiện ổ dịch mới để có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Tính đến kỳ báo cáo dịch đã ổn định, không phát sinh thêm gia cầm mắc bệnh.

- Tình hình dịch LMLM: Năm 2011 dịch xảy ra ở nhiều địa phương, mặc dù dịch không lớn, nhưng năm nay dịch đã xảy ra trên heo, làm thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy đặc điểm dịch tễ học của bệnh LMLM trong đợt dịch có khác biệt so với những đợt dịch trước đây và đã có sự biến đổi của vi rút gây bệnh làm cho bệnh lây lan nhanh hơn, tỷ lệ chết cao hơn, đặc biệt ở gia súc non. Tính đến hết tháng 6/2011 đã kết thúc dịch tại 36 xã/11 huyện, thị xã, thành phố, với số gia súc mắc bệnh: trâu bò 1.015 con, heo 1.066 con trong đó tiêu huỷ: trâu bò 25 con, heo 799 con; tính đến ngày 29/11/2011 dịch đã xảy ra tại 12 xã/4 huyện, thành phố, với số gia súc mắc bệnh: trâu bò 175 con, heo 185 con và tiêu huỷ: trâu bò 05 con, heo 98 con. Hiện nay dịch đã ổn định, qua 21 ngày không phát sinh thêm gia súc ốm. Sở đã tập trung hướng dẫn, triển khai các giải pháp phòng chống dịch để ngăn chặn, xử lý kịp thời dịch bệnh LMLM (đặc biệt là ở TP BMT).

- Công tác phòng chống dịch: Khi xảy ra dịch cúm gia cầm, LMLM, dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với chính quyền địa phương triển khai kịp thời các biện pháp để chống dịch như triển khai tiêm phòng văc xin, vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi khu vực có dịch, những vùng có nguy cơ và ổ dịch cũ. Thường xuyên theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình dịch đến tận hộ chăn nuôi. Chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa bão.

Đã tổ chức tổng kết công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt trong đợt chống dịch Tai xanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011; Xây dựng được 5 cơ sở an toàn dịch bệnh; tổ chức các lớp tập huấn cho người chăn nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh tại các xã trên địa bàn huyện; tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác thống kê, đánh giá, phân loại cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh; tập huấn về kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ cho cán bộ Thú y huyện, xã.

Triển khai công tác tiêm phòng Dại cho chó trên địa bàn tỉnh, đã tiêm được 51.667 liều/51.600 KH, đạt 100% kế hoạch; triển khai tiêm phòng gia súc vụ 1/2011, đã tiêm được trâu bò 106.273 con, heo: 63.902 con; triển khai tiêm phòng gia súc vụ 2/2011 là 76.000 liều văc xin kép (tụ huyết trùng, PTH và dịch tả heo), đạt 100%KH. Đã phân bổ cấp 1.000 lít Benkocid và 1.250 lít Han Iodine cho các huyện để phục vụ công tác phòng chống dịch (khử trùng, tiêu độc, vệ sinh môi trường). Triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất và tái đàn sau khi UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 43/UBND ngày 10/01/2011 công bố hết dịch Tai xanh trên địa bàn toàn tỉnh;

4

- Công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ: Công tác kiểm dịch xuất tỉnh đã thực hiện tốt do các Trạm kiểm dịch động vật nằm ở cửa ngõ ra vào tỉnh hoạt động 24/24h. Việc vận chuyển gia súc, gia cầm, SPGC đã được kiểm soát chặt chẽ, góp phần ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan theo đường vận chuyển. Công tác kiểm soát giết mổ của các huyện, thành phố đã được duy trì tốt, kiểm soát được phần lớn lượng thịt gia súc tiêu thụ trên thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và ngăn chặn dịch bệnh lây lan thông qua con đường giết mổ gia súc.

Kiểm dịch xuất tỉnh được 643.113 con (trâu: 23 con, bò: 39 con, heo: 17.923 con, gà: 295.666 con, vịt: 328.211 con, ngan: 1.251 con), trứng gia cầm: 49.625 ngàn quả, lông vũ: 106 tấn, da: 19.570 tấm, Ong: 77.026 đàn, mật ong: 4.392 tấn, sáp ong: 196 tấn, cá giống: 4.074.600 con, thịt bò: 42.457 kg; nhập tỉnh được 2.483.911 con (trâu: 1.054 con, bò: 540 con, heo: 40.760 con, gà: 2.145.417 con, vịt: 296.140 con), trứng gia cầm: 5.402 ngàn quả, trứng cút: 1.123 ngàn quả, Ong: 3.246 đàn, thịt gà: 38.636 kg, cá giống: 5.614.000 con.

Kiểm soát giết mổ được 230.887 con (trâu bò: 11.467 con, heo: 176.373 con, dê: 3.016 con, gia cầm: 40.031 con).

3. Công tác thủy sản: a) Nuôi trồng thủy sản: Năm 2011, Sở đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương

trình, giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả đáng kể, có sự tăng trưởng cả về diện tích và chất lượng các hình thức nuôi. Điểm đáng chú ý là nghề nuôi đã dần chuyển dịch diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và bán thâm canh đạt năng suất cao tại tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 8.932ha, đạt 102%KH, tăng 538,7 ha so với năm 2010; sản lượng đạt 18.018 tấn, tăng 3.302 tấn so với năm 2010. Sở đã hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quản lý chăm sóc các đối tượng thủy sản, do đó năng suất nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị có diện tích tăng cao, nâng cao mức thu nhập cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Năng suất đạt 1,95 tấn/ha, trong đó đáng chú ý là năng suất nuôi cá rô phi có nơi đạt 15-20 tấn/ha đã góp phần thúc đẩy phong trào nuôi cá rô phi chung trên địa bàn toàn tỉnh.

Tổng Công ty cá tầm Việt Nam đã xây dựng dự án nuôi cá tầm quy mô lớn, trước mắt mới thả lồng tại 3 hồ của Công ty thủy điện Buôn Kuốp và đã tổ chức lễ khởi công thả cá lứa đầu tại hồ thủy điện Buôn Tua Srah.

b) Sản xuất giống thủy sản Hệ thống trại sản xuất giống tiếp tục đầu tư mới và nâng cấp, năm 2011 toàn tỉnh

vẫn giữ ổn định 09 cơ sở sản xuất giống cho sinh sản nhân tạo, số cơ sở ương san 200 tăng 50 cơ sở so với năm 2010 cơ sở ương san chủ yếu là các đối tượng cá truyền thống. Đặc biệt trong năm 2011, Sở đã khuyến cáo người nuôi thực hiện chương trình giống tại chỗ nhằm hạn chế việc nhập giống từ các tỉnh khác, vì vậy số diện tích ương san cá giống ở các địa phương tăng lên và đã hình thành nhiều cơ sở ương san cá giống tại các huyện, cụ thể: Sản xuất cá bột: 950 triệu cá bột các loại và 40 triệu con cá giống. Trong đó có khoảng 800 triệu cá bột được xuất ra thị trường các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc.

Xác định mục tiêu sản xuất giống tại chỗ, giảm dần tỷ trọng nhập giống từ các tỉnh ngoài nhằm quản lý, nâng cao chất lượng đàn giống thủy sản đến người nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn 03 lớp/03 huyện về ương san cá giống với 225 người dân tham dự. Qua đánh giá của các huyện cho thấy một số hộ dân đã học tập và triển khai ương san cá giống tại hộ gia đình, chủ động nguồn giống cho chính mình và những người xung quanh.

5

- Tổ chức kiểm tra 07/09 cơ sở và cấp giấy Chứng nhận về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản cho 07/09 cơ sở trên địa bàn tỉnh, nhằm hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật và nhằm cung cấp con giống có chất lượng cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

c) Về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sảnSản lượng khai thác thủy sản năm 2011 đạt 2.195 tấn tăng 270 tấn so với kế hoạch

đề ra. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 05/2011/UBND ngày 21/01/2011 về

việc quy định một số khu vực, hình thức, ngư cụ, đối tượng cấm khai thác và kích thước tối thiểu của các loài thủy sản được phép khai thác trong vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Nhằm ổn định phát triển bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Công tác tuyên truyền, quản lý về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường mạnh mẽ nên nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường thủy sản cũng được nâng cao, hiện tượng sử dụng ngư cụ cấm như: Xung điện, kích điện, chất độc… trong khai thác đã được hạn chế.

Đã triển khai công tác thả cá bổ sung, tái tạo nguồn lợi vào các thủy vực tại 07 huyện: Lắk, Ea Súp, Krông Bông, Cư M’gar, Krông Ana, Krông Búk, Ea Kar, với số lượng 40.000 con cá giống các loại (cá truyền thống và cá bản địa). Đến nay theo báo cáo của các mô hình đồng quản lý cho thấy tốc độ tăng trưởng của các loài cá thả tương đối tốt. Ngoài ra, một số huyện đã chủ động bố trí nguồn kinh phí của địa phương để thả cá bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản cho một số thủy vực của huyện.

4. Công tác bảo vệ thực vậta) Công tác dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hai: Triển khai thường

xuyên công tác dự tính, dự báo tình hình sinh vật hại vụ Đông xuân, vụ Hè thu để triển khai tại các địa phương; hướng dẫn chỉ đạo công tác phòng trừ rệp sáp hại cà phê, bệnh đạo ôn, rầy nâu và rầy lưng trắng, bệnh VLLXL và lùn sọc đen trên cây lúa,… Đã ban hành các Thông báo tình hình sâu bệnh hại 7 ngày và dự báo sâu bệnh hàng tháng, nhận định khả năng phát sinh, phát triển của sâu bệnh trên các loại cây trồng chủ yếu để có biện pháp xử lý kịp thời tránh không cho dịch hại lây lan, phát triển trên diện rộng.

b)Triển khai tiến bộ KHKT về BVTV: Đã tổ chức 70 lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng, với 3.100 lượt người tham dự; chỉ đạo, tập huấn sản xuất cà phê an toàn 1.500 ha; tổ chức 05 lớp tập huấn phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ quả bằng phương pháp GT-Teskit, với 150 lượt người tham dự; tổ chức được 127 cuộc Hội thảo về thuốc BVTV, với 6.350 lượt người tham dự; tổ chức 05 cuộc tư vấn khách hàng tại các đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn của tỉnh; triển khai 17 điểm trình báo sâu bệnh tại các vùng sản xuất lúa và cà phê trọng điểm nhằm nắm bắt, phát hiện kịp thời sâu bệnh hại; thực hiện 11 khảo nghiệm trình diễn thuốc Bảo vệ thực vật;

c) Công tác thanh tra: Thanh tra các quy định về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật: Tổng số cơ sở buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn 607 cơ sở, số cửa hàng, đại lý vi phạm 78 trường hợp, 90 hành vi vi phạm, 29,5 kg thuốc Bảo vệ thực vật vi phạm bị thu giữ 41,3 kg, phạt tiền 78 trường hợp, số tiền phạt thu nộp ngân sách 103.200.000đ. Cấp 101 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV.

Thanh tra, kiểm tra quy trình sử dụng thuốc BVTV tại 58 hộ dân ở các vùng sản xuất rau, nhìn chung người dân thực hiện đủ thời gian cách ly theo khuyến cáo trên nhãn thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV theo danh mục thuốc dùng cho cây rau.

Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm: Lấy 50 mẫu rau - củ - quả tại các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Păk, thị xã Buôn Hồ, Tp. Buôn Ma Thuột, phân tích

6

định lượng các chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật, lân hữu cơ, đồng, chì, thủy ngân..., phát hiện 02 mẫu nhiễm chì vượt mức quy định (01 mẫu rau muống ở huyện Krông Pách và 01 mẫu rau mồng tơi ở thị xã Buôn Hồ).

d) Công tác triển khai diệt trừ thực vật xâm hại (cây mai dương): Các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 01/2009/CT-UBND ngày 26/5/2009 của UBND tỉnh về tác hại của cây mai dương cho cán bộ xã, phường, thị trấn và các đoàn thể, với 750 lượt người tham dự; triển khai 22 mô hình phòng trừ cây mai dương tại những vùng trọng điểm (Krông Bông, Krông Ana, Krông Păc, Lăk, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn); tổ chức 65 lớp tập huấn về tác hại của cây mai dương cho bà con nông dân, với 3.250 lượt người tham dự; các huyện đã ra quân diệt trừ cây mai dương với 62 đợt, tiến hành chặt được 211,47 ha, số lượt người tham gia là 5.465 người.

Nhìn chung UBND các huyện, thị xã và thành phố đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp cùng chính quyền địa phương thông qua các hình thức như: tổ chức hội nghị, tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ra quân phát động phòng trừ, xây dựng mô hình và tổ chức tốt Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 26/5/2009.

đ) Công tác triển khai chính sách rau an toàn: Triển khai Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2010-2015.

Xây dựng 06 mô hình rau an toàn theo hướng VietGap tại thị xã Buôn Hồ và huyện EaKar; tổ chức 15 lớp tập huấn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại Tp. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, Ea Kar, Cư M’gar.

5. Công tác khuyến nông và thị trườnga) Chương trình từ nguồn kinh phí tỉnh- Về công tác thông tin tuyên truyền: triển khai Dự án khuyến nông và thị

trường, Sở đã phát hành 13.200 bản tin, tiếp tục nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử của Sở và Trung tâm Khuyến nông cung cấp thông tin cho bà con nông dân.

- Chương trình lúa lai diện rộng: Với diện tích 64 ha, triển khai tại 5 huyện: Ea Súp (10ha); M’Drak (24ha); EaHleo (10ha); Kr. Păk (10ha) và TX Buôn Hồ (10ha). Trung tâm đã kết hợp với Trạm Khuyến nông các huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật, giao giống cho bà con nông dân. Năng suất đạt từ 7 – 7,5 tấn/ha, riêng huyện Ea Súp năng suất đạt 8 tấn/ha.

- Chương trình chăn nuôi thỏ sinh sản: Với quy mô 220 con/20hộ tham gia, triển khai tại 02 huyện Krông Bông (110 con) và Lắk (110 con). Hiện nay thỏ khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh.

- Chương trình thủy sản (cá): Với quy mô 01ha/30.000con giống/11hộ tham gia, triển khai tại Cư Kuin (0,4ha) và TP Buôn Ma Thuột (0,6ha). Cá phát triển tốt đạt trọng lượng bình quân 0,5kg/con, không có phát sinh về bệnh.

- Chương trình ghép cải tạo vườn cà phê vối: Quy mô 02 ha, triển khai tại huyện Buôn Đôn. Các hộ tham gia mô hình đã tiến hành ghép xong toàn bộ diện tích, tỉ lệ sống đạt >95%.

- Chương trình trồng thâm canh ca cao ghép dưới tán điều: Quy mô 35ha triển khai tại 05 huyện: Buôn Đôn (10ha), Krông Buk (05ha), Cư Kuin (05ha), Ea Kar (05 ha) và Krông Bông (10ha). Toàn bộ diện tích đã được trồng xong, tỉ lệ sống cao (>95%), sinh trưởng phát triển tốt. Một số mô hình được nông dân đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật cây đạt chiều cao từ 0,8 - 1 m và bắt đầu phân cành.

b) Chương trình từ nguồn kinh phí khuyến nông Quốc gia.

7

- Chương trình trồng thâm canh ca cao ghép: Mô hình chăm sóc năm thứ 1, 3, 4: Diện tích thực hiện 52,2 ha tại các huyện Buôn Đôn, Krông Năng, Ea Kar, Krông Bông. Cây sinh trưởng phát triển tốt; vườn cây năm thứ 3 bắt đầu cho trái bói và vườn cây năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch.

- Chương trình khuyến lâm: Mô hình trồng rừng thâm canh keo lá tràm năm thứ 2, 3: Diện tích thực hiện 158,8ha tại các huyện Krông Buk, Lắk, Ea Kar, Krông Ana. Cây sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt cao (>85%).

- Chương trình cải tạo giống bò hướng chuyên thịt năm thứ 2: Tiếp tục triển khai tại xã Ea Mroh, Cư M’gar với quy mô 80 con bò cái sinh sản và 2 bò đực lai Zêbu. Số hộ tham gia 80 hộ trong đó tỷ lệ đồng bào 80%.

c) Các chương trình thử nghiệm: - Thử nghiệm mô hình các giống ngô lai mới: Diện tích thực hiện 5ha tại các

huyện: Ea Hl’eo, Krông Năng, TX Buôn Hồ, Krông Păk, Ea Kar, Krông Bông, Cư M’gar. Năng suất đạt từ 7 – 8 tấn/ha.

- Thử nghiệm mô hình lúa lai: Diện tích thực hiện 2,5 ha tại các huyện Buôn Đôn, Krông Păk. Năng suất lúa đạt từ 7 - 8 tấn/ha.

- Thử nghiệm mô hình phân bón Bình Điền Lâm đồng, phân bón Năm sao, phân bón hữu cơ sinh học Neb-26 trên cây cà phê với diện tích 9,3 ha tại các huyện Buôn Đôn, Krông Păk, Krông Buk, Krông Năng, Krông Ana, Cư M’gar, Cư Kuin và Thành phố BMT.

- Thử nghiệm mô hình nuôi gà Sao và so sánh với gà Lương Phượng: Quy mô 420 con triển khai tại thành phố Buôn Ma Thuột: Gà khỏe mạnh, lớn nhanh, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra.

6. Công tác giống cây trồng, vật nuôia) Về công tác giống cây trồng- Sản xuất 40 tấn giống lúa xác nhân các loại VND95-20, HT1, IR64, LC93-1; phối

hợp với các huyện Ea Súp, Buôn Đôn giúp nông dân sản sản xuất giống lúa xác nhận nhằm mục tiêu xã hội hóa công tác sản xuất giống.

- Vườn nhân chồi giống cà phê 0,5ha gồm 3 giống chất lượng cao (TR4, TR5, TR10) và vườn nhân chồi giống ca cao 0,5 ha gồm 3 dòng (TD3, TD5 và TD10); đang được chăm sóc tốt đúng quy trình kỹ thuật và đã thu hoạch chồi, xuất bán được 5.600 chồi ca cao và 2.500 chồi cà phê giống các loại.

b) Về công tác giống vật nuôi- Đàn heo giống: 65 con (Heo nái sinh sản 61 con; Heo đực giống: 03 con), đã sinh

sản 546 con và cung ứng được 352 con heo giống các loại.- Đàn bò giống: Đã chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật, tiêm phòng định kỳ các loại

vaccin cho toàn bộ đàn bò (186 con bố mẹ) vì vậy đã không xảy ra dịch bệnh, đã sinh sản được 80 con bê, cung ứng cho thị trường được 64 con bê giống.

7. Về Chương trình giống cây NL nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sảnHiện nay Sở đã phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng Đề án giống của tỉnh, trình

UBND tỉnh phê duyệt. Song song với việc triển khai Đề án, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương 7 Dự án (Khu huấn luyện chăn nuôi heo tại Trung tâm khuyến nông; Vườn ươm giống cây trồng, cây lâm nghiệp tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; Vườn nhân chồi ghép các giống cây lâu năm tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; Dự án Xây dựng, nâng cấp các trại giống thủy sản và sản xuất giống thủy sản chất lượng cao tại xã Ea Kao, TP BMT; Dự án Xây dựng, nâng cấp các trại giống thủy sản và sản xuất giống thủy sản chất lượng cao tại xã Hòa Khánh, Tp Buôn Ma Thuột; Dự án Xây dựng, nâng cấp trại sản xuất heo giống hướng nạc chất

8

lượng cao tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và Dự án Xây dựng vườn cung cấp giống hom, nâng cấp vườn ươm giống và sản xuất các loại giống cây lâm nghiệp tại Công ty lâm nghiệp M’Drăk).

8. Về công tác lâm nghiệpa) Công tác trồng rừng năm 2011: Dự kiến kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh

năm 2011 là 6.400 ha: Trồng rừng phòng hộ: 230 ha; Hỗ trợ dân trồng rừng sản xuất: 1.190 ha; Hỗ trợ các tổ chức trồng rừng sản xuất: 3.100 ha. Trồng rừng sản xuất đơn vị đăng ký: 1.880 ha; Trồng cây phân tán: 1.000.000 cây.

Tuy nhiên, công tác thực hiện kế hoạch trồng rừng đến ngày 31/12/2011 trên địa bàn tỉnh theo các đơn vị đăng ký có sự thay đổi về diện tích và dự kiến chỉ thực hiện khoảng 2.978 ha; Trong đó: Trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách: 100 ha (Rừng phòng hộ); Trồng rừng sản xuất từ nguồn vốn vay từ ADB (dự án Flitch): 525,8 ha theo hồ sơ thiết kế, trồng rừng sản xuất đơn vị đăng ký: 2.040 ha; trồng cây phân tán: 500.000 cây (tương đương bằng 312,5 ha).

Nguyên nhân thực hiện không đúng kế hoạch đã đăng ký: - Công ty Lâm nghiệp Ea Wy với diện tích đăng ký 135 ha, do không có kinh phí

hỗ trợ nên đơn vị không triển khai thực hiện; - Công ty Nguyên liệu giấy Đắk Lắk thực hiện trồng rừng liên doanh liên kết tại

huyện Lăk và với Trung đoàn 736, 737 thuộc Binh đoàn 16 tại huyện Ea Súp với diện tích đăng ký 1.469 ha, do có sự tranh chấp về đất đai, công tác bàn giao đất của hai Trung đoàn trên tại huyện Ea Súp thực hiện chậm nên việc trồng rừng của đơn vị này gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, chỉ trồng được 868 ha trên địa bàn hai huyện (Krông Năng, Lăk) trong năm 2011. Diện tích trồng rừng còn lại chưa trồng được của kế hoạch năm 2011 chuyển sang thực hiện vào năm 2012.

Tiến độ trồng rừng: Tính đến 31/12/2011 đã trồng được 3.261,5 ha, cụ thể:- Đối với trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn của các đơn vị tự đầu tư nên các

đơn vị tự chủ động được nguồn vốn để triển khai thực hiện vì vậy công tác chuẩn bị đất, phát dọn thực bì, đào hố và chuẩn bị cây giống đạt chất lượng theo Quyết định 89/BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để tiến hành trồng rừng và đã trồng được 2.260 ha.

- Chương trình trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn ADB, theo báo cáo của Dự án ADB kế hoạch đăng ký từ đầu năm của các hộ gia đình trồng rừng sản xuất theo hồ sơ thiết kế là 525,8 ha. Các hộ và các doanh nghiệp đã trồng được 588 ha.

- Chương trình trồng rừng phòng hộ do không đủ kinh phí để hỗ trợ Chương trình trồng rừng bằng vốn ngân sách, chỉ hỗ trợ được 100 ha cho Công ty Lâm nghiệp Ea Wy huyện Ea H’leo. Đơn vị đã trồng xong với diện tích 101/100 ha đạt 101% kế hoạch giao.

- Chương trình trồng cây phân tán tỉnh chỉ bố trí vốn ngân sách trồng được 500.000 cây (312,5 ha) cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng trên nương rẫy, ngoài ra còn sử dụng kinh phí từ nguồn chi thường xuyên trong dự toán đã được giao năm 2011 và các nguồn huy động hợp pháp khác, để mua cây giống trồng tại đơn vị mình với mức tối đa là 10 triệu đồng/đơn vị. Kết thúc năm trên địa bàn toàn tỉnh đã trồng được 312,5 ha/312,5 ha KH, đạt 100% kế hoạch.

- Chăm sóc rừng trồng phòng hộ năm 2, 3, 4: vốn Ngân sách tỉnh đã bố trí kinh phí chăm sóc cho các Ban quản lý rừng, còn lại 02 Công ty Lâm nghiệp thực hiện công tác chăm sóc rừng trồng phòng hộ bằng nguồn vốn kết dư của Chương tình 661. Hiện nay các đơn vị đã thực hiện xong công tác chăm sóc rừng trồng lần 1 với diện tích 2.875 ha, hoàn thành kế hoạch giao và chăm sóc lần 2.

9

b) Công tác khai thác gỗ rừng tự nhiên chỉ tiêu năm 2011: Căn cứ Công văn số 51/BNN-TCLN ngày 10/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và

PTNT V/v kế hoạch khai thác, sử dụng gỗ rừng tự nhiên năm 2011, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 940/SNNNT-CCLN ngày 18/8/2011 trình UBND tỉnh giao kế hoạch khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên năm 2011 trên địa bàn tỉnh, với sản lượng gỗ phân bổ năm 2011 là 25.000m3. Tuy nhiên, vừa qua HĐND, UBND tỉnh đã chủ trương không khai thác gỗ chỉ tiêu năm 2011. Các Công ty Lâm nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do không có kinh phí duy trì các hoạt động QLBV rừng và các hoạt động khác của đơn vị.

c) Công tác quản lý bảo vệ rừng: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ xâm hại rừng nghiêm trọng (khai thác gỗ, lấn chiếm đất rừng trái phép), các địa bàn trọng điểm đó là Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, Cư M’gar, Krông Bông, Krông Năng... đặc biệt là ở các vùng rừng chưa có chủ quản lý cụ thể, gần đường giao thông, khu dân cư, các vùng dự kiến quy hoạch chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, các dự án cải tạo, trồng rừng khác... Nhiều vụ có tổ chức với quy mô lớn, ngang nhiên chống đối, tấn công lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Trước tình hình đó Sở đã tham mưu UBND tỉnh đã tổ chức nhiều Hội nghị, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương, chủ rừng, tổ chức nhiều Đoàn công tác để kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương và chủ rừng tăng cường các giải pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại rừng. Các địa phương, đơn vị đã triển khai các đợt truy quét, tuần tra kiểm soát, phát hiện các đối tượng vi phạm trên địa bàn mình quản lý, từ đầu năm đến nay số vụ vi phạm tài nguyên rừng là 1.951 vụ, trong đó phá rừng trái phép: 563ha; gỗ tịch thu: 2.981,757m3; động vật rừng: 480 kg; phương tiện tịch thu: 270 xe các loại (ô tô, máy kéo, công nông: 50 chiếc; xe máy: 220 chiếc); máy móc các loại: 201 chiếc; công cụ thô sơ thông thường: 302 chiếc. Tuy nhiên việc phối hợp kiểm tra, ngăn chặn xử lý chưa thường xuyên liên tục, tình trạng rừng bị xâm hại, đất rừng bị lấn chiếm trái phép vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2011; kiểm tra, thanh tra một số vụ việc vi phạm, tăng cường kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tại một số địa bàn trọng điểm. Tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành Cảnh sát PCCC, Quân đội, Kiểm lâm kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện công tác PCCCR mùa khô năm 2011 trên địa bàn huyện, thành phố trọng điểm có diện tích rừng dễ xảy ra cháy rừng; tổ chức các Đoàn kiểm tra, xử lý các xưởng chế biến gỗ vi phạm.

Hoàn thiện xây dựng Nghị quyết quản lý bảo vệ rừng, Nghị quyết phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015 và đã được HĐND tỉnh thông qua; Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị hoàn thành phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2011 – 2015.

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh xây dựng ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015 và Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015, để triển khai thực hiện. Triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về thu phí dịch môi trường rừng. Tăng cường lực lượng Kiểm lâm kiểm tra, bảo vệ khu Thuỷ tùng tại Trấp Ksơr, huyện Krông Năng và tại Ea Ral, huyện Ea H’leo. Xúc tiến xây dựng bộ máy Trung tâm bảo tồn voi để đi vào hoạt động.

10

d) Các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp vẫn tập trung triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sinh theo kế hoạch. Tuy nhiên ngoài một số Công ty Lâm nghiệp có điều kiện khá hơn như Krông Bông, M’Drăk, Ea Wy, Ea Kar, Lăk, các Công ty còn lại đều trong tình trạng hết sức khó khăn, một số đơn vị nợ đọng kéo dài, dẫn đến khả năng quản lý bảo vệ rừng có nhiều hạn chế, nhiều nơi bất lực trước tình trạng khai thác, chặt phá lấn chiếm rừng và đất rừng. Có thể nói việc xâm hại rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép đang là vấn đề bức xúc, nghiêm trọng, đòi hỏi các cấp, các ngành mà trước hết là ngành nông nghiệp phải tập trung giải quyết.

9. Triển khai thực hiện các dự án Nông Lâm nghiệpa) Tình hình triển khai các dự án trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng và dự

án nông lâm nghiệp khácHiện nay có 33 dự án trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng, dự án nông lâm

nghiệp khác với tổng diện tích 32.132ha, trong đó có 30 dự án trồng rừng, cải tạo và quản lý bảo vệ rừng, diện tích 29.606ha; 03 dự án nông lâm nghiệp khác diện tích 2.517ha. Tình hình triển khai về mặt thủ tục của các đơn vị cụ thể như sau:

- Các dự án đã có Quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh: 22 dự án với tổng diện tích 14.581ha (19 dự án trồng rừng, cải tạo và quản lý bảo vệ rừng diện tích 12.064ha; 03 dự án nông lâm nghiệp khác diện tích 2.517ha); trong đó có 06 dự án đã hoàn thành trồng rừng với diện tích là 2.553ha (trong đó 05 dự án hoàn thành trong năm 2009 và 01 dự án hoàn thành trong năm 2010) và 16 dự án đang tiếp tục trồng rừng với tổng diện tích đã thực hiện là 1.920ha; đạt 30,68% so với tổng diện tích đất được thuê của 22 dự án.

- Dự án liên kết đã được phép UBND tỉnh triển khai thực hiện: 7 dự án với tổng diện tích 15.181ha; Các dự án đang được tiếp tục triển khai thực hiện đã trồng được 3.430ha rừng, trong đó có 02 dự án đã hoàn thành trồng rừng với diện tích là 752,3ha; 05 dự án còn lại đã trồng được 2.677,2ha.

- Dự án đã thẩm định, đang lập thủ tục thuê đất: 4 dự án với tổng diện tích 2.361ha;

b) Tình hình triển khai thực hiện Dự án trồng cây cao suHiện nay có 34 dự án dự án trồng cao su (với tổng diện tích 23.650ha), cụ thể

như sau:- Các dự án đã có quyết định cho thuê đất: 28 dự án với tổng diện tích 18.883ha

(được phép trồng cao su là 9.007 ha); đã trồng được tổng diện tích 5.550ha cây cao su, đạt 61,62% so với tổng diện tích được phép trồng cao su, trong đó có 09 dự án hoàn thành việc trồng cao su với diện tích 1.860ha (3 dự án trồng xong trong năm 2010 và 06 dự án trồng xong trong năm 2011). Kết quả thực hiện: Năm 2009 (390ha), năm 2010 (3.078ha), năm 2011 (2.082ha). Hiện nay đang triển khai công tác chăm sóc và quản lý bảo vệ.

- Dự án liên kết đã được phép triển khai thực hiện: 3 dự án với tổng diện tích 2.439ha; đến nay đã trồng được 206ha cây cao su.

- Dự án đã thẩm định, đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh cho lập thủ tục thuê đất: 3 dự án với tổng diện tích 2.329ha;

Đánh giá chung tình hình triển khai thực hiện của các dự án:- Về các hồ sơ, thủ tục pháp lý thực hiện các dự án tuân thủ theo đúng quy định

hiện hành của nhà nước.- Về cơ bản các chủ dự án đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước,

của ngành về thực hiện các thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện dự án và triển khai

11

bố trí lực lượng quản lý, bảo vệ vùng dự án, bảo vệ diện tích rừng trong vùng dự án. Bên cạnh đó một số chủ dự án năng lực quản lý, bảo vệ vùng dự án còn hạn chế, chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng xâm hại rừng, chiếm đất trái phép.

- Hầu hết các doanh nghiệp đã tập trung triển khai dự án như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuẩn bị giống, giải phóng mặt bằng, khai thác tận thu, tận dụng gỗ, khai hoang, phát dọn, khoan hố, làm đất để trồng cây; đầu tư vốn ( chủ yếu là vốn tự có và vốn vay), hợp đồng thuê lao động để triển khai dự án (chủ yếu là lao động tại địa phương); một số chủ đầu tư phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng địa phương thực hiện khâu giải toả, đền bù đất đai hoa màu đối với phần đất bị xâm canh.

- Nhìn chung cây cao su, cây rừng được trồng sinh trưởng phát triển tốt. Các doanh nghiệp đã triển khai phương án QLBV, PCCC rừng và vườn cây.

Tuy nhiên các vùng quy hoạch cho các dự án phát triển trồng cao su; cải tạo trồng rừng; quản lý bảo vệ rừng; tình trạng xâm hại rừng vẫn diễn ra nghiêm trọng (khai thác gỗ trái phép, phá rừng lấn chiếm đất rừng để canh tác, mua bán trái phép và đòi đền bù khi dự án được triển khai). Chính quyền địa phương, các ngành, các lực lượng đã phối hợp với chủ rừng, chủ dự án thực hiện các giải pháp để xử lý, ngăn chặn việc phá rừng, lấn chiến đất rừng, khai thác gỗ trái phép tại các vùng dự án, tuy nhiên tình hình vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Một số dự án thực hiện chưa đúng tiến độ, chưa đúng nội dung được thẩm định, chưa phối hợp tốt với địa phương trong quá trình thực hiện.

Sở đã đề nghị UBND tỉnh đình chỉ chủ trương 30 dự án quản lý bảo vệ phát triển rừng, phát triển cao su do chậm tiến độ, thiếu năng lực, không thực hiện đúng các quy định pháp luật hiện hành.

10. Về chế biến nông lâm sảnKim ngạch xuất khẩu ước đạt 700 triệu USD, tăng 12,74% so với cùng kỳ, tăng

7,7% so với KH. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, cao su tấn, tiêu hạt, điều, sản phẩm sắn, sản phẩm ong và sản phẩm chế biến từ gỗ... Sở đã hướng dẫn, đôn đốc việc di dời các xưởng chế biến gỗ vào Khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch theo Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của HĐND tỉnh, song việc thực hiện của các địa phương, đơn vị còn hạn chế do nhiều khó khăn, vướng mắc.

11. Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sảna) Công tác đào tạo, phổ biến pháp luật: Tổ chức 03 lớp tập huấn triển khai

Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vât tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý chất lượng VSATTP nông lâm thuỷ sản cho các cán bộ ở Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và thành phố; Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón cho các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện EaH’leo và Thị xã Buôn Hồ; tổ chức Hội thảo Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

b) Kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát chất lượng VSATTP đối với sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

c) Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011. Sở phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Buôn Đôn, Ea Kar, Krông Păk và Phòng kinh tế Tp. Buôn Ma Thuột triển khai 14 lớp tập huấn cho 700 nông dân, xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, quả, vùng chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn.

12

d) Tổ chức kiểm tra chuyên ngành việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh. Đã kiểm tra tại 54 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại các huyện, Thị xã Buôn Hồ và TP Buôn Ma Thuột. Trong đó: 15 tổ chức sản xuất, kinh doanh phân bón và 38 tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón. Qua kiểm tra tại 54 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, đã thực hiện đẩy đủ việc đăng ký kinh doanh, có bảng hiệu, có mặt bằng và kho bãi phù hợp; có hợp đồng mua bán và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa đăng ký đầy đủ ngành nghề kinh doanh theo quy định. Đặc biệt đối với các tổ chức sản xuất vi phạm về điều kiện kinh doanh như nhà xưởng không đản bảo, dây chuyền sản xuất thô sơ và hầu hết không có phòng kiểm định chất lượng các lô hàng khi xuất xưởng. Nhãn hàng hóa: Hầu hết các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón chấp hành tốt Nghị định 89/CP ngày30/8/2006 của Chính Phủ. Song, qua kiểm tra cho thấy một vẫn còn tình trạng vi phạm về nhãn hàng hóa như không đề ngày sản xuất, không ghi tiếng việt trên bao bì, đối với phận nhập khẩu không có nhãn phụ hoặc nhãn phụ không đúng quy định (NPK Philippin, Inđô…).

II. CÔNG TÁC THUỶ LỢI – PHÒNG CHỐNG LỤT BÃOVÀ GNTT1. Công tác thủy lợi: Tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc điều tiết sử dụng hợp lý

nguồn nước các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất vụ Đông xuân, vụ Mùa. Tăng cường kiểm tra hệ thống các công trình để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Tính đến tháng 12/2010 toàn tỉnh có 643 công trình thủy lợi, trong đó có 516 hồ chứa, 81 đập dâng, 45 trạm bơm, 1 hệ thống đê bao, với năng lực tưới hơn 25.000 ha lúa Đông Xuân, gần 39.000 ha lúa mùa, 45.000 ha cà phê. Trong khi đó vụ Đông Xuân diện tích cây trồng ngắn ngày gieo trồng trên 41.600 ha và trên 190.000 ha cà phê cùng hàng ngàn ha các loại cây trồng cạn khác cần tưới thì nhu cầu tổng lượng nước nước tưới hàng năm hiện nay ước tính vào khoảng gần 1tỷ m3 nước. Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp phát triển ổn định thì nhu cầu dùng nước tăng thêm từ 30 - 35%. Thực tại nguồn nước từ các hồ chứa, các sông suối và cả nước ngầm mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 72% cây trồng có nhu cầu dùng nước.

2. Công tác phòng CLB và GNTT: Hướng dẫn các Sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chỉ tiêu thu quỹ phòng chống lụt bão năm 2011; theo dõi tình hình hạn hán, kiểm tra thực tế để có biện pháp chỉ đạo chống hạn kịp thời, hiệu quả; Kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại do lốc tố và hỏa hoạn gây ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh và có biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả; Kiểm tra các phương án phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ và một số công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng tại các huyện; Đôn đốc Ban Chỉ huy PCLB cấp huyện tổ chức trực ban PCLB theo quy định và báo cáo công tác PCLB của địa phương với phương châm 4 tại chỗ để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương. Thực hiện trực 24/24 giờ trong mùa mưa bão.

III. CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VSMT NÔNG THÔNHoàn thành xây dựng Quy hoạch cấp nước và VSMTNT của tỉnh đến 2020; hoàn

thành 04 công trình cấp nước tập trung: Công trình Phú Xuân, Krông Năng, cấp cho 135 hộ; Ya Tờ Mốt, EaSup, cấp cho 600 hộ; Ea Kpam, Cư M’gar, cấp nước cho 400 hộ; Đăk Phơi, Lăk, cấp nước cho 780 hộ. Đầu tư xây dựng mới 02 công trình cấp nước tập trung (Công trình Ea Knôp, Ea Kar, cấp nước cho 600 hộ; Tân Tiến, Krông Pắk, cấp nước cho 800 hộ). Nâng cấp mở rộng 01 công trình cấp nước Krông Na, Buôn Đôn và chuẩn bị đầu tư 01 công trình cấp nước tập trung (Krông Kmar, Krông Bông).

Nguồn vốn: Tổng vốn được giao 12.780 triệu đồng, đạt 100%KH, trong đó vốn CTMT quốc gia: 11.280 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 10.080 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 1.200 triệu đồng) và vốn đối ứng: 1.500 triệu đồng.

13

Tổ chức 19 chiến dịch truyền thông, 26 lớp tập huấn nâng cao năng lực và vận hành bảo dưỡng, giám sát đánh giá về cấp nước và VSMTNT và tổ chức công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch và VSMTNT. Tổ chức 03 đợt thực hiện phương pháp giáo dục hành động tại Xã Yang Reh, huyện Krông Bông; Xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ. Tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2011. Tổ chức giám sát đánh giá hoạt động các công trình cấp nước tập trung giai đoạn 2006-2010 tại 6 huyện (Krông Bông, Cư M’gar, Krông Năng, Ea Súp, Krông Pắk và M’Đrắk) để báo cáo UBND tỉnh. Kiểm tra tình hình cấp nước tại các công trình cấp nước trong tỉnh, đề xuất nâng cấp mở rộng, sửa chữa những công trình bị hư hỏng. Tổ chức quản lý vận hành có hiệu quả các công trình đảm bảo cấp nước cho người dân.

IV. VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN1. Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trạia) Về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN): Năm 2011, thành lập mới 14

HTXNN, tổng số HTXNN trên địa bàn tỉnh là 138 HTXNN, tăng 11 HTX so với năm 2010 (trong đó có 35 HTX ngừng hoạt động trên 01 năm). Việc phát triển HTXNN đã được các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm, chất lượng hoạt động của các HTX ngày càng được nâng cao, đã giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã viên HTX và nông dân trên địa bàn, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

Đã tổ chức 03 lớp tập huấn cho 120 học viên tham dự (Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, kế toán, Ban kiểm soát của HTX và Tổ trưởng tổ HTNN).

b) Phát triển Tổ hợp tác nông nghiệp (THTNN): Năm 2011 thành lập mới được 10 Tổ hợp tác, tổng số THTNN trên địa bàn tỉnh là 462 tổ, trong đó có 347/462 tổ được công nhận là THT, chiếm 75%. Nhìn chung THTNN là một hình thức tổ chức kinh tế phù hợp với đa số trình độ sản xuất của nông dân hiện nay ở Đắk Lắk, nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người.

c) Kinh tế trang trại: Tổng số trang trại đến ngày 20/12/2011 là 1.731 trang trại, trong đó có 1.131 trang trại trồng trọt, 373 trang trại chăn nuôi, 30 trang trại thuỷ sản, 31 trang trại lâm nghiệp và 166 trang trại tổng hợp. Số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại là 315 trang trại, chiếm 18,19% tổng số trang trại. Xây dựng 02 mô hình trang trại điển hình cơ giới hóa nông nghiệp và bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch.

Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND ngày 10/7/2009 về một số chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010-2015, các địa phương đã quan tâm đến công tác chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn; Nhìn chung kinh doanh trang trại trên địa bàn tỉnh còn ở dạng sản xuất nhỏ, tỷ lệ đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật, hiệu quả và tính cạnh tranh chưa cao. Kinh tế trang trại chưa phát triển tương xứng đúng với tiềm năng của từng vùng trong tỉnh.

2. Công tác chính sách nông nghiệp nông thôn: Lập kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch ngành nghề nông thôn; Hoàn thiện Đề án về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đắk Lắk 2011-2015 và định hướng 2020, được HĐND tỉnh thông qua; Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định 06 của Chính phủ và phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Công tác bố trí sắp xếp dân cư năm 2011: Chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch sắp xếp dân cư giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2015 theo Quyết định 193/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát nhu cầu sắp xếp dân cư năm 2011 để phân khai kế hoạch vốn cho các huyện thực hiện; rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên nguồn vốn Trung ương bố trí hàng

14

năm đầu tư cho các dự án ổn định dân cư rất hạn hẹp, ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư của tỉnh, đặc biệt là dân di cư tự do.

4. Triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới: Đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành Quy chế, Chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh; Hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo nông thôn mới cấp huyện, Ban điều hành cấp xã. Lập kế hoạch, Chương trình triển khai nhiệm vụ trong năm 2011 và phân khai nguồn vốn kinh phí Chương trình xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 671/UBND ngày 16/3/2011 của UBND tỉnh với tổng kinh phí là 23.136 triệu đồng. Đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ về xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để BCS Đảng UBND tỉnh trình Tỉnh uỷ ban hành. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 của UBND tỉnh; Phối hợp với Sở xây dựng hướng dẫn công tác lập, thẩm định, phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đã ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời Lập quy hoạch sản xuất lồng ghép trong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức thành công chuyến đi tham quan học tập về xây dựng nông thôn mới tại 03 tỉnh Thanh Hóa, Nam Định và Thái Bình. Tổ chức 01 lớp đạo tiểu giáo viên cho cấp huyện để triển khai việc phổ biến, hướng dẫn đến cấp xã. Tổ chức 02 lớp tập huấn về công tác lập Đề án và lập Quy hoạch nông thôn mới để các địa phương triển khai thực hiện. Tổ chức 85 lớp tập huấn phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh về công tác xây dựng nông thôn mới.

Tình hình triển khai công tác quy hoạch: Các xã của 15 huyện, thị xã và thành phố đã ký Hợp đồng với các đơn vị tư vấn lập quy hoạch nông thôn mới, hiện nay các phòng chức năng của các huyện, thị xã và thành phố đang thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.

Kế hoạch triển khai công tác quy hoạch nông thôn mới năm 2011: Sau khi UBND tỉnh giao kế hoạch tại Quyết định 671/UBND, các Sở, ngành có liên quan của tỉnh đã có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Sở Xây dựng có văn bản hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hiện UBND cấp huyện đang triển khai chỉ đạo UBND các xã thực hiện việc lập Đề án và quy hoạch nông thôn mới.

Hàng tháng đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới để giải quyết các vướng mắc, bức xúc của Chương trình và đề ra kế hoạch triển khai trong tháng tiếp theo.

Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo đã làm việc với UBND các huyện kiểm tra tình hình thực hiện triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện và thống nhất chọn xã điểm của tỉnh

Khó khăn, vướng mắc hiện nay là để tiết kiệm chi phí lập quy hoạch, Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập Đề cương và dự toán mẫu cho việc lập quy hoạch NTM cấp xã để các địa phương nghiên cứu áp dụng nhưng chưa thực hiện được, do chưa có hướng dẫn cụ thể từ các Bộ, ngành Trung ương.

V. CÔNG TÁC THANH TRA Đã ban hành Kế hoạch thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về

phòng, chống tham nhũng của năm 2011; Chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2011 bao gồm các lĩnh vực: Kiểm tra công tác tiếp công dân và thực hiện Luật khiếu nại tố cáo, Thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra việc quản lý sử dụng kinh phí ngân sách cấp và bảo

15

vệ phát triển rừng, thanh kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng vật nuôi. Ngoài ra đã ban hành Kế hoạch thanh kiểm tra của các Chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở. Trong năm 2011 đã thực hiện đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch đề ra.

1. Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: Năm 2011, đã thực hiện 02 cuộc thanh kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo với 10 đơn vị; thực hiện 01 cuộc thanh kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, với 01 đơn vị.

Kết quả thanh kiểm tra: Các đơn vị thực hiện được cơ bản các nội dung quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra kinh tế xã hội, ngành: thực hiện 02 cuộc thanh tra tại 02 đơn vị, kết thúc 01 cuộc, chưa kết 01 cuộc, hiện nay đang tiếp tục thanh tra, chưa có kết luận.

3. Thanh kiểm tra chuyên ngànha) Thanh kiểm tra về sản xuất kinh doanh phân bón, với 54 cơ sở được kiểm tra. Xử

phạt vi phạm hành chính với 15 tổ chức, cá nhân vi phạm, số tiền đã nộp là 121.500.000 đồng. Các hành vi vi phạm: Điều kiện sản xuất, hết hạn sử dụng, nhãn mác, ngoài danh mục. Lấy 90 mẫu phân bón gửi đi kiểm tra chất lượng, kết quả gần 50% mẫu kiểm nghiệm thiếu chất lượng so với đăng ký.

b) Tham gia Đoàn liên ngành của tỉnh thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng hành động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh.

c) Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Năm 2011 đã tiếp nhận 190 đơn/184 vụ (khiếu nại 17 đơn/17 vụ, tố cáo 20/14 vụ, kiến nghị phản ánh 153 đơn/153 vụ).

- Kết quả phân loại đơn khiếu nại, tố cáo:+ Đơn khiếu nại: 17 đơn/17 vụ, nội dung khiếu nại: Đất đai 05 vụ, chế độ chính

sách 02 vụ, tài sản 01 vụ, nội dung khác 09 vụ. + Đơn tố cáo: 20 đơn/14 vụ, nội dung tố cáo: Sai nguyên tắc trong quản lý đất đai

01 vụ, tố cáo tham nhũng 06 vụ, nội dung khác 07 vụ.+ Đơn kiến nghị, phản ánh 153 đơn/153 vụ, nội dung phản ánh: Chế độ chính sách

01 vụ, nội dung khác 152 vụ.- Kết quả xử lý đơn thư:+ Số đơn chuyển cho các cơ quan khác theo thẩm quyền 06 đơn (khiếu nại: 02 đơn,

tố cáo: 04 đơn ).+ Số đơn không đủ điều kiện giải quyết 21 đơn (khiếu nại: 09 đơn, tố cáo: 06 đơn,

kiến nghị phản ánh 06 đơn).+ Số đơn thuộc thẩm quyền, đủ điều kiện thụ lý giải quyết 157 đơn (khiếu nại: 06

đơn, tố cáo: 04 đơn, KNPA: 147 đơn).VI. HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG

TRÌNH DỰ ÁN ODA, NGO CỦA TỈNHĐược sự quan tâm của Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh, Sở đã và đang triển

khai thực hiện 7 dự án, chương trình.- Dự án cạnh tranh Nông nghiệp- Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên- Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản giai đoạn II- Chương trình hỗ trợ quản lý rừng bền vững, thương mại và tiếp thị lâm sản chính

tại Việt Nam

16

- Dự án phát triển nước ngầm cung cấp nước sạch nông thôn một số tỉnh Tây Nguyên Việt Nam (đã thực hiện xong)

- Dự án chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam- Chương trình Hỗ trợ Ngành Nông nghiệp và PTNT (đã hoà đồng ngân sách)Để triển khai thực hiện các dự án ODA, NGO, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành

lập Ban Điều hành các dự án ODA, NGO, tổ chức theo dõi, chỉ đạo, điều hành hoạt động các dự án theo Văn kiện các dự án, thẩm quyền được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quy định và pháp luật hiện hành; Đôn đốc các dự án thực hiện theo đúng kế hoạch và đảm bảo kết quả hoạt động các dự án theo đúng quy định. Tuy nhiên sự phối hợp xử lý hoạt động của một vài dự án có lúc chưa đồng bộ, kịp thời, chế độ hoạt động của Ban quản lý dự án chưa rõ ràng cụ thể, cần phải tiếp tục kiện toàn trong thời gian tới.

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NGÀNH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NĂM 2012

Năm 2012 là năm được dự báo còn nhiều khó khăn, kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu có dấu hiệu cho thấy khả năng còn kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, đe dọa tăng trưởng kinh tế thế giới, tình hình này sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế đất nước cũng như của tỉnh, toàn ngành xác định tiếp tục quán triệt, bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng hàng hoá với năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh, bền vững, an toàn thực phẩm và hiệu quả, gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành, ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật, giống mới; đẩy nhanh thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả đầu tư. Phấn đấu đạt mục tiêu giá trị tổng sản phẩm Nông lâm, ngư nghiệp năm 2012 (Theo giá so sánh 1994) từ 7.000 đến 7.060 tỷ đồng, tăng 4-5%.

Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 07/12/2011 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ năm 2012; Nghị quyết 24/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng 2012; Hướng dẫn kế hoạch năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 như sau:

I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU1. Về sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sảna) Trồng trọt: Diện tích gieo trồng: 571.435ha, cây hàng năm: 297.435ha (lúa

nước ĐX 27.200ha, lúa nước vụ Mùa 46.000ha, ngô 123.000ha, lang 4.020ha, sắn 19.000ha, cây có bột khác 1.900ha, rau các loại 7.700ha, đậu các loại 17.700ha, mía 11.500ha, đậu tương 10.600ha, đậu lạc 10.000ha, bông vải 2.000 ha, cây khác 4.815 ha). Sản lượng lương thực có hạt đạt 1.038.000 tấn (lúa 400.400tấn, ngô 637.600tấn).

Cây lâu năm 274.000ha: cà phê 193.000ha, sản lượng nhân xô 432.000tấn; cao su 34.000ha, sản lượng 31.600tấn; tiêu 6.020ha, sản lượng 13.600 tấn; điều 30.000ha, sản lượng 29.000 tấn; ca cao (trồng mới) 1.000ha; chè 80 ha; dừa 120ha; cây ăn quả 9.780 ha.

b) Chăn nuôi: Đàn trâu 34.610 con, đàn bò 202.750 con, đàn heo 725.480 con; Sản lượng thịt hơi các loại 103.600 tấn.

c) Thủy sản: diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 8.000ha, sản lượng 16.700 tấn (nuôi trồng 15.000 tấn, khai thác 1.700 tấn).

17

d). Lâm nghiệp: Trồng rừng 4.500ha; Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) 50,6%.

2. Thủy lợi, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Xây dựng một số công trình thủy lợi và cụm công trình thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới trên 75% diện tích cây trồng có nhu cầu nước tưới trong năm 2012. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ≥ 80%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM 2012

Triển khai nhiệm vụ kế hoạch 2012 và hoạch định các chương trình kế hoạch để thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định 3979/BNN ngày 15/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, trong đó đặc biệt chú trọng, tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và Quyết định 335/QĐ-BNN-KH ngày 01/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và các Quy hoạch, dự án, kế hoạch của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011- 2015; triển khai các chương trình trọng điểm nhằm ngăn ngừa suy giảm về kinh tế, duy trì tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bền vững phát huy thế mạnh từng vùng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp có xác nhận; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá; thực hiện các chương trình phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; các giải pháp nâng cao năng lực của ngành và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Lập lại trật tự trong quản lý bảo vệ rừng, huy động các nguồn lực đầu tư cho rừng. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của bộ máy làm việc để tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Một số nhiệm vụ giải pháp chính năm 2012 như sau:1. Về trồng trọt: Tập trung chỉ đạo sản xuất trên cơ sở điều chỉnh lại cơ cấu cây

trồng phù hợp với yêu cầu của thị trường, phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung, đầu tư thâm canh; Hướng dẫn triển khai chương trình tái canh cây cà phê một cách bền vững đi đôi với tiếp tục chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây khác theo hướng ổn định, bền vững, phù hợp với Quy hoạch. Để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê trong năm 2012, cần tập trung triển khai quyết liệt Đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh; triển khai Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về phát triển cây ca cao; đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn theo Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Công tác Khuyến nông và giống cây trồng vật nuôi: Triển khai xây dựng các mô hình sản xuất thâm canh, năng suất, chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương chỉ đạo thực hiện các mô hình sản xuất lúa, ngô, đậu đỗ, thuốc lá trong vụ Đông Xuân 2011-2012 và vụ Mùa 2012. Mở các lớp đào tạo, huấn luyện nông dân, đặc biệt quan tâm các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa; tiếp tục triển khai chương trình phổ biến kỹ thuật lúa lai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; chấn chỉnh; Kiện toàn, đổi mới

18

hoạt động Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi; sớm hoàn thiện và trình UBND tỉnh thông qua Đề án chương trình giống của tỉnh để triển khai thực hiện.

3. Công tác BVTV: Tiếp tục Chương trình quản lý dịch bệnh tổng hợp IPM trên cây rau, cà phê và chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại lúa ICM. Dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, đồng thời hướng dẫn phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh xảy ra. Chú trọng chỉ đạo công tác phòng ngừa rệp sáp trên cây cà phê thường xảy ra trong mùa khô. Chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tỉnh diệt trừ thực vật xâm hại cây trồng (cây Mai dương); tăng cường công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn; tiếp tục kiểm tra tình hình lưu thông buôn bán giống cây trồng tại các trạm KDTV đầu mối.

4. Công tác chăn nuôi, thú y: Tập trung chỉ đạo Chương trình phát triển chăn nuôi an toàn thực phẩm, phát triển theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp theo mô hình gia trại, trang trại, giết mổ, chế biến tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của vùng. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch LMLM, Tai xanh trên lợn, cúm gia cầm. Có giải pháp tích cực để đề phòng phát sinh những ổ dịch mới và tái phát các ổ dịch cũ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của TW và của tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch tại các chốt đầu mối ra vào tỉnh;

5. Công tác thủy sản: Tiếp tục phát triển thuỷ sản theo hướng hiệu quả, bền vững như Chương trình nghề cá hồ chứa để tận dụng tiềm năng mặt nước hồ chứa; chương trình nuôi cá nước ngọt để nâng cao năng suất, sản lượng cá nuôi và nâng cao năng lực về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản; chương trình giống thuỷ sản nhằm hạn chế việc nhập con giống từ các tỉnh và thành lập Trung tâm giống thuỷ sản của tỉnh theo Chương trình phát triển giống thuỷ sản của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 để có cơ sở lưu giữ giống thuần các đối tượng cà truyền thống, cá bản địa và giống mới có chất lượng. Quản lý, khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo hướng phát triển triển bền vững;

6. Công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rừng: Tiếp tục kiện toàn tổ chức, thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp. Đẩy mạnh phát triển rừng, cây phân tán, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ dân đầu tư phát triển rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ kết hợp kinh tế, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, xuất khẩu. Đề xuất cơ chế khai thác gỗ và lâm sản theo phương án quản lý rừng bền vững; nâng cao quyền tự chủ trong kinh doanh rừng cho chủ rừng là doanh nghiệp; huy động các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi chặt chẽ các dự án Nông lâm nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án thực hiện đúng tiến độ, đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm; triển khai có hiệu quả dịch vụ thu phí môi trường rừng và xây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các chương trình lâm nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và Vườn Quốc gia quản lý bảo vệ và đầu tư phát triển rừng thực hiện theo đúng Quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành công tác trồng rừng phòng hộ, sản xuất và các công trình lâm sinh theo kế hoạch. Đôn đốc, hướng dẫn nhân dân trong công tác trồng rừng và trồng cây phân tán đạt được kết quả tốt cả về diện tích, số lượng và chất lượng; Triển khai quy chế liên kết trồng rừng giữa đơn vị chủ rừng và các doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành trồng rừng theo kế hoạch năm 2012;

7. Công tác quản lý bảo vệ rừng: Đề xuất tăng cường, cụ thể hóa trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của các ngành, các cấp; kiện toàn tổ chức, tăng cường năng

19

lực và làm trong sạch đội ngũ làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định rõ trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan, chính quyền ở cơ sở và chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, đi đôi với việc đảm bảo nguồn vốn cho công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, giải quyết chế độ, chính sách hợp lý để khuyến khích, động viên người trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng thực hiện tốt nhiệm vụ; tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, đặc biệt là chống người thi hành công vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp và chủ rừng về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ di dời xưởng chế biến gỗ vào khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch; Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015, Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị 07/2008/CT-UBND của UBND tỉnh V/v quản lý bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp; Tổ chức các đoàn kiểm tra truy quét các điểm nóng, chặt phá rừng, lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02/2010/CT-UBND ngày 28/01/2010 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng. Tập trung giải quyết các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Ea H’leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Năng, Krông Bông, Ea Kar….;

Tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR, tổ chức tốt lực lượng để chữa cháy rừng tại cơ sở để đảm bảo phòng cháy và chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ;

Hoàn thành việc xây dựng giá rừng; khẩn trương tham mưu việc kiểm kê, đánh giá rừng; giao, cho thuê rừng để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng; tiếp tục khẩn trương triển khai giao, cho thuê rừng và thực hiện giám sát đánh giá các dự án giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp đến các hộ gia đình, cộng đồng dân cư và các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật;

8. Về quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản: Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và thuỷ sản ở địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra có trọng điểm và hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan ban ngành có liên quan trong hoạt động quản lý chất lượng, VSATTP nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về ATVSTP nông lâm sản và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 theo Nghị quyết 07/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của HĐND tỉnh;

9. Về thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch môi trường nông thôn: Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách để đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi; đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thực hiện Chương trình kiên cố hoá kênh mương theo Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh đảm bảo chủ động nước tưới cho 75% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới. Kịp thời

20

nắm tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn để dự báo, khuyến nghị cho người dân và chủ động phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống bất lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân; triển khai kịp thời các giải pháp PCLB và GNTT; tập trung nghiên cứu, xây dựng các chính sách, văn bản QPPL, các văn bản chỉ đạo để quản lý có hiệu quả chất lượng công trình hồ, đập...; Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về Nước sinh hoạt và môi trường nông thôn. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả, bền vững;

10. Về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn: Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, bố trí, sắp xếp dân cư nông thôn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Xây dựng phát triển vùng nông thôn theo quy hoạch, gắn với phát triển vùng nguyên liệu và thị trường, ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn góp phần giảm nghèo; triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chủ động triển khai và tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình tam nông có hiệu quả, theo đúng Nghị quyết 03-NQ/TU, Chương trình 26-Ctr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh;

11. Tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả các dự án ODA, NGO: Chấn chỉnh, kiện toàn các Ban quản lý dự án ODA của Sở; Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý các dự án ODA và NGO đảm bảo các dự án triển khai đúng mục tiêu, kế hoạch và các quy định hiện hành. Ban điều hành các dự án ODA của Sở tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Ban quản lý dự án triển khai các hợp phần của dự án đồng bộ, đúng tiến độ, mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành;

12. Xây dựng, triển khai văn bản QPPL và rà soát, đánh giá các Quy hoạch, Đề án của ngành: Tập trung nghiên cứu, xây dựng các chính sách, văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh đảm bảo về chất lượng, tiến độ để trình ban hành theo kế hoạch đã đề ra; xây dựng kế hoạch, chương trình để triển khai 05 Nghị quyết của ngành đã được HĐND tỉnh đã thông qua tháng 12/2011; Rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Quy hoạch, Chương trình, Đề án của UBND tỉnh trong lĩnh vực ngành, để có kế hoạch thực hiện có hiệu quả các văn bản này, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh cho sát với thực tiễn. Triển khai xây dựng Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các Chương trình, Đề án, dự án quan trọng của ngành;

13. Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý ngành: Tăng cường chất lượng và kỷ luật của công tác báo cáo, thống kê, thông tin, dự báo theo đúng chế độ quy định; tiếp tục rà soát, xây dựng hoàn thiện và triển khai đồng bộ quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản;

14. Công tác nghiên cứu, ứng dụng KH – KT: Hội đồng khoa học của Ngành tăng cường hoạt động có hiệu quả; tích cực triển khai thực hiện công tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, coi đây là nhân tố quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tạo nguồn lực phát triển cho ngành và các địa phương trong tỉnh;

15. Công tác Thanh tra, kiểm tra: Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức Thanh tra Sở; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm. Chú trọng công tác hậu xử lý; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chú trọng công tác kiểm tra giám sát, sơ kết đánh giá việc

21

thực hiện các Nghị quyết, Đề án, Chương trình, dự án qua đó rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

16. Công tác quản lý và cải cách hành chính: Tiếp tục rà soát, cập nhật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, công khai danh mục các thủ tục hành chính của Ngành; điều chỉnh, bổ sung Đề án và Quy chế Một cửa; đầu tư và khai thác có hiệu quả trang Web của Sở; hoàn chỉnh, khắc phục các điểm chưa hợp lý của hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Sở; kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành gắn với công tác CCHC; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Sở; hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu bộ máy tổ chức của các Ban quản lý rừng và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo đúng Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ;

17. Công tác quản lý tài chính: Quản lý chặt chẽ nguồn vốn các dự án ODA để đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nâng cao vai trò quản lý, hướng dẫn sử dụng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác của ngành từ Sở đến các đơn vị trực thuộc đảm bảo tiết kiệm, đúng chế độ quy định, phát huy hiệu quả;

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆNGiao Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở:1. Trên cơ sở phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã nêu trên, xây dựng kế hoạch

triển khai cụ thể của từng đơn vị để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành trong năm 2012 và tạo đà cho các năm tiếp theo. Đối với từng nhiệm vụ, công việc phải phân giao trách nhiệm cụ thể, xác định thời hạn hoàn thành, gửi Kế hoạch của đơn vị về Sở trước ngày 31/01/2012 để theo dõi và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;

2. Tham mưu Giám đốc Sở kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các nhiệm vụ chuyên môn. Bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi, nắm bắt, kiểm tra giám sát tình hình, tiến độ thực hiện theo kế hoạch đề ra. Thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp, thông tin báo cáo sát thực, kịp thời, đúng quy định./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- UBND tỉnh (để b/c); - Đảng ủy Sở; Lãnh đạo Sở; - Các Trưởng Phòng, Ban, đơn vị thuộc Sở;- Các PTP KHĐT, PVP;- CT. CĐ Ngành;- Lưu VT (Mịch 100b). Trang Quang Thành

22