ubnd tỈnh thỪa thiÊn huẾ cỘng ha xà hỘi chỦ nghĨa …...sỞ tÀi nguyÊn vÀ mi...

19
1 UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 91/KL-STNMT CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2020 KẾT LUẬN THANH TRA Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014; Xét báo cáo Kết quả thanh tra số 06/BC-ĐTTr ngày 04/5/2020 của Đoàn Thanh tra được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-STNMT-TTr ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ”Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” và 02 Biên bản kiểm tra thực tế ngày 14/05/2020 tại Công ty Cổ phần Long Thọ và Công ty Cphn Dt May Thiên An Phú ca STài nguyên và môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ sở trong giai đoạn 2017- 2019 như sau: 1. Kết quả thanh tra: 1.1 Công ty Cổ phần Long Thọ - Nhà máy gạch Terrazzo, dây chuyền sản xuất ngói màu và gạch block, dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro xi măng: 1.1.1 Thông tin chung: - Tên cơ sở: Công ty Cổ phần Long Thọ - Địa chỉ văn phòng: số 423, đường Bùi Thị Xuân, thành phố Huế. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 3300101519, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 27/6/2014 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp. * Sơ lược về hoạt động của Dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Terrazzo, dây chuyền sản xuất ngói màu và gạch block, dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro xi măng tại Cụm Công nghiệp Thủy Phương, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 31111000188 ngày 10/6/2013. - Loại hình sản xuất: Vật liệu xây dựng. - Năm hoạt động: 2013. - Diện tích mặt bằng sản xuất: 17.000 m 2 ; số lượng công nhân: 115 người. - Sản phẩm, công suất đăng ký: + Gạch block: 8.000.000 viên/năm

Upload: others

Post on 20-Sep-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

1

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: 91/KL-STNMT

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2020

KẾT LUẬN THANH TRA Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ sở

sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;

Xét báo cáo Kết quả thanh tra số 06/BC-ĐTTr ngày 04/5/2020 của Đoàn

Thanh tra được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-STNMT-TTr ngày 24

tháng 10 năm 2019 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ”Thanh

tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ

sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” và 02 Biên bản kiểm

tra thực tế ngày 14/05/2020 tại Công ty Cổ phần Long Thọ và Công ty Cổ phần

Dệt May Thiên An Phú của Sở Tài nguyên và môi trường;

Sở Tài nguyên và Môi trường Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy

định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ sở trong giai đoạn 2017-

2019 như sau:

1. Kết quả thanh tra:

1.1 Công ty Cổ phần Long Thọ - Nhà máy gạch Terrazzo, dây chuyền

sản xuất ngói màu và gạch block, dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro xi măng:

1.1.1 Thông tin chung:

- Tên cơ sở: Công ty Cổ phần Long Thọ

- Địa chỉ văn phòng: số 423, đường Bùi Thị Xuân, thành phố Huế.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số

3300101519, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 27/6/2014 do Phòng Đăng ký

kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp.

* Sơ lược về hoạt động của Dự án:

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Terrazzo, dây chuyền sản xuất ngói

màu và gạch block, dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro xi măng tại Cụm Công

nghiệp Thủy Phương, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy được UBND

tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 31111000188 ngày 10/6/2013.

- Loại hình sản xuất: Vật liệu xây dựng.

- Năm hoạt động: 2013.

- Diện tích mặt bằng sản xuất: 17.000 m2; số lượng công nhân: 115 người.

- Sản phẩm, công suất đăng ký:

+ Gạch block: 8.000.000 viên/năm

Page 2: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

2

+ Gạch Terrazzo: 100.000m2/năm

+ Ngói màu: 60.000m2 ngói/năm

+ Tấm lợp fibro xi măng: 1,3 triệu tấm/năm.

Tại thời điểm thanh tra, Công ty chỉ vận hành dây chuyền sản xuất gạch

Terrazzo, ngói màu và gạch block. Dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro xi măng

đã ngừng hoạt động từ ngày 01/8/2018 theo Quyết định số 101/QĐ/TGĐ ngày

31/7/2018 của Tổng Giám đốc Công ty.

- Tóm tắt quy trình sản xuất: trộn nguyên liệu (cát, sạn, xi măng, nước) ->

máy ép -> để khô tự nhiên trong nhà xưởng -> sản phẩm. Riêng ngói màu còn

có công đoạn sơn phun trong hệ thống kín.

- Hóa chất sử dụng: Sơn Kobe Việt Nam loại 18kg/thùng sơn; khối lượng

sử dụng: năm 2017 là 4.930kg; năm 2018 là 11.100kg và năm 2019 (đến tháng

10/2019) là 9.000kg.

- Nhiên liệu sản xuất: điện.

- Nguyên vật liệu sản xuất và khối lượng trung bình hằng năm: Bột đá

14.000.000 kg, đá trắng 4.000.000 kg, cát vàng 4.500.000 kg, xi măng trắng

110.000 kg, xi măng Long Thọ 8.000.000 kg.

- Lượng nước sản xuất trung bình: 25m3/ngày; trong đó: 05m

3 được sử

dụng cho sinh hoạt; 20m3

được bổ sung trong quá trình sản xuất (dùng trộn

nguyên liệu và thất thoát trong quá trình sản xuất).

- Nguồn cung cấp nước: nước máy

1.1.2 Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường:

* Về thủ tục bảo vệ môi trường:

- Công ty đã lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án và được

Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-TNMT-MT

ngày 18/9/2013 với thông tin công suất như sau:

+ Gạch block: 8.000.000 viên/năm;

+ Gạch Terrazzo: 100.000 m2/năm;

+ Ngói màu: 60.000m2 ngói/năm;

+ Tấm lợp fibro xi măng: 1,3 triệu tấm/năm.

Qua đối chiếu công suất hoạt động năm 2017, 2018 cho thấy dây chuyền

suất sản xuất gạch Terrazzo đã hoạt động vượt công suất (trung bình khoảng

200%) tại Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Quyết định phê duyệt số

161/QĐ-TNMT-MT nêu trên và Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, cụ thể công

suất sản xuất gạch Terrazzo năm 2017 là 3.621.000 viên (329.182 m2), năm

2018 là 3.011.700 viên (290.000 m2). Như vậy, Công ty đã thực hiện không

đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu

cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Page 3: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

3

- Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: Công ty đã được Sở

Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

theo Giấy xác nhận số 68/GXN-TNMT ngày 27/8/2015.

- Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại: Công ty đã đăng ký chủ

nguồn thải chất thải nguy hại và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng

ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số 46.000033.T ngày 02/8/2019.

- Giám sát môi trường định kỳ: Đã thực hiện giám sát môi trường định kỳ

02 lần/năm cho năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

- Phương án bảo vệ môi trường: Ngày 21/4/2017, Công ty đã lập phương

án bảo vệ môi trường, tuy nhiên phương án chưa nêu chi tiết các công việc phải

thực hiện để bảo vệ môi trường; không đúng thực tế và sai khác với báo cáo

đánh giá tác động môi trường (phương án nêu các công đoạn sản xuất không

phát sinh chất thải lỏng, rắn, chỉ thải ra lượng bụi rất nhỏ). Đặc biệt phương án

không có nội dung ký phê duyệt của Giám đốc Công ty để chỉ đạo triển khai

thực hiện.

- Nhật ký vận hành hệ thống xử lý môi trường: Công ty không lập sổ nhật

ký vận hành hệ thống xử lý nước thải.

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Đã kê khai và nộp phí đến năm

2018.

* Về chất thải phát sinh và các biện pháp giảm thiểu:

Về nước thải:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân, trong đó nước vệ sinh được xử lý qua

bể tự hoại 03 ngăn; nước thải sinh hoạt thông thường (nước rửa tay, chân của

công nhân) được thải trực tiếp ra môi trường tại khu vực vệ sinh kế bên xưởng

sơn ngói màu. Sau khi được thanh tra, Công ty đã cắt vòi nước tại khu vực này.

Nước thải công nghiệp: Nước thải từ công đoạn mài gạch của dây chuyền

sản xuất gạch Terrazzo phải được xử lý qua hệ thống gồm: Bể thu hồi, bể keo tụ,

bể trung hòa, bể lắng và bể chứa nước tái sử dụng. Tuy nhiên thực tế các bể này

hiện tại chỉ thực hiện lắng bùn tự nhiên nên Công ty cũng không lập sổ nhật ký

vận hành, các công đoạn keo tụ, trung hòa không thực hiện do nước thải này sử

dụng tuần hoàn cho công đoạn mài. Lượng bùn thải phát sinh từ hệ thống này

được thu gom, ép khô và tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch block.

Ngoài ra, Công ty còn có 01 hệ thống xử lý nước thải từ dây chuyền sản

xuất tấm fibro xi măng, tuy nhiên hiện nay hệ thống này không hoạt động do

Công ty không còn sản xuất tấm fibro xi măng.

Bên cạnh đó Nhà máy còn có nước mưa chảy tràn, tuy nhiên lượng nước

này phát sinh không thường xuyên. Công ty đã xây dựng hệ thống cống thu gom

nước mưa chảy tràn.

Bụi:

Page 4: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

4

Công ty đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi tại các công đoạn sản

xuất như sau:

+ Công đoạn định lượng, vận chuyển nguyên vật liệu vào máy trộn và quá

trình trộn: Nguyên liệu được tập kết kế bên khu vực trộn có vách, mái bao che

hoặc trong các silo, thực hiện trộn từng mẻ nhỏ, trộn trong thùng kín, sử dụng

nước làm ướt nguyên liệu, tạo thành hỗn hợp vữa xi măng (dạng bột có độ ẩm

cao) làm giảm thiểu bụi phát sinh từ quá trình trộn.

+ Công đoạn mài: Sử dụng phương pháp mài nước để kết hợp làm mát máy

và giảm thiểu bụi.

+ Phun bề mặt tạo màu cho ngói: Sơn trong buồng kín, tuy nhiên vẫn còn

công đoạn sơn thủ công (sơn mép viên gạch) ở bên ngoài có phát sinh bụi sơn

nhưng không đáng kể.

+ Công đoạn dự trữ nguyên vật liệu trong các silo: Lắp chụp hút và thiết bị

lọc bụi tay áo.

Ngoài ra bụi còn phát sinh từ phương tiện vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật

liệu, sản phẩm. Để giảm thiểu bụi Công ty đã đổ bê tông khu vực sản xuất,

đường nội bộ, sân bãi và tăng cường công tác vệ sinh...

Tiếng ồn: Phát sinh chủ yếu từ các loại máy móc và phương tiện, tuy nhiên

nhà máy ở trong cụm công nghiệp, xa khu dân cư và các xưởng sản xuất đều có

vách bao che nên đã phần nào hạn chế tác động đến môi trường xung quanh và

dân cư.

Quản lý chất thải rắn thông thường:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 12 m3/tháng được chuyển giao

cho Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế vận chuyển, xử lý.

Thực tế kiểm tra cho thấy, Công ty chưa thực hiện tốt công tác thu gom chất thải

phát sinh, rác thải sinh hoạt chưa thu gom triệt để, còn vương vãi gần khu vực

tường rào và hệ thống thoát nước mưa (do hệ thống này không có nắp đậy), để

lẫn với khu vực tập kết đất đá thải gần xưởng sơn ngói màu; túi vải đã qua sử

dụng của hệ thống lọc bụi tay áo chưa được Công ty thu gom, xử lý và còn để

vương vãi tại khu vực tập kết sản phẩm (khối lượng khoảng 50kg).

- Chất thải sản xuất: gạch ngói vụn, không đạt yêu cầu về kỹ thuật, đá mạt,

bột đá, hỗn hợp xi măng đông cứng… thu hồi từ quá trình sản xuất được tái sử

dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất gạch block.

- Ngoài ra, Công ty còn có xưởng cơ khí trong khuôn viên Nhà máy làm

phát sinh các loại chất thải công nghiệp khác (loại bao bì, mảnh vụn kim loại...).

Xưởng cơ khí này không có trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường.

Chất thải nguy hại: Theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại,

khối lượng chất thải nguy hại phát sinh gồm: Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn

tổng hợp thải; bóng đèn huỳnh quang và các loại hoạt tính thải; chất hấp thụ, vật

Page 5: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

5

liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại. Công ty đã

bố trí kho lưu giữ chất thải nguy hại, tại thời điểm thanh tra trong kho lưu giữ

khoảng 15 bóng đèn huỳnh quang, 5kg bóng đèn huỳnh quang thải (loại bóng

chữ U), chưa có kế hoạch chuyển giao xử lý và đề nghị tiếp tục lưu kho (tại các

báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ) do khối lượng phát sinh chưa nhiều.

Dầu nhớt thải được Công ty tái sử dụng để bôi trơn máy móc; giẻ lau nhiễm dầu

Công ty thu gom, chuyển giao xử lý chung với chất thải rắn thông thường.

Ngoài ra, Công ty còn phát sinh que hàn và thùng sơn thải không có trong Sổ

đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Tại thời điểm thanh tra, que hàn thải

được Công ty lưu tại xưởng cơ khí cùng sắt phế liệu; thùng sơn sau khi sử dụng

được Công ty chuyển giao lại cho bên bán sơn để khấu trừ giá bán.

Sau khi được Đoàn thanh tra hướng dẫn, yêu cầu, Công ty đã xây mới kho

lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại để bố trí đầy đủ vị trí lưu giữ chất thải nguy

hại phát sinh thực tế gồm: thùng sơn thải, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại,

bóng đèn huỳnh quang, dầu thải và que hàn thải; đồng thời đã thực hiện việc thu

gom riêng giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại và lưu giữ tại kho theo quy định;

đã cập nhật thông tin về các chất thải này tại báo cáo quản lý chất thải nguy hại

định kỳ ngày 15/01/2020. Hiện tại, Công ty đã hợp đồng với Công ty Cổ phần

Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 –URENCO 10 để vận chuyển và xử lý

chất thải nguy hại nêu trên (Hợp đồng không ghi số, ngày 25/4/2020).

* Kết quả phân tích mẫu:

Qua phân tích 02 mẫu nước thải (điểm thoát nước mưa và hệ thống xử lý

nước fibro xi măng) và 01 mẫu không khí xung quanh tại thời điểm thanh tra

cho thấy cơ bản các thông số đều đạt QCVN, riêng giá trị pH của 02 mẫu nước

thải đều nằm ngoài ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT. Từ kết quả phân tích mẫu

cho thấy hệ thống thoát nước mưa chưa được tách biệt hoàn toàn còn để nước

thải, chất thải sản xuất bị cuốn vào mương thoát nước mưa dẫn đến giá trị pH

nằm ngoài ngưỡng QCVN.

1.1.3. Kết luận:

Trong quá trình hoạt động Công ty còn có một số tồn tại trong công tác bảo

vệ môi trường mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất thực tế không

sát với báo cáo Đánh giá tác động môi trường như có thêm xưởng cơ khí, không

hoạt động dây chuyền fibro xi măng; nước thải tái sử dụng không thải ra môi

trường nhưng xây dựng quy trình xử lý gồm nhiều công đoạn nên việc vận hành

đúng quy trình đòi hỏi chi phí lớn, không hiệu quả do đó hiện tại Công ty không

còn vận hành theo quy trình này. Sau khi được Đoàn Thanh tra hướng dẫn, Công

ty đã ký hợp đồng với Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Hợp đồng

số 68/HĐ-TTQT ngày 30/3/2020) để lập lại báo cáo Đánh giá tác động môi trường

phù hợp với thực tế sản xuất (nâng công suất gạch tezzarro, bổ sung xưởng cơ

khí) và điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải.

Page 6: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

6

Các tồn tại cụ thể như sau:

- Vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường (hệ

thống xử lý nước thải không vận hành công đoạn keo tụ, trung hòa…), vi phạm

Điểm i, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của

Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường (Nghị định số 155/2016/NĐ-CP).

- Thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động

môi trường và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (sản

xuất gạch terrazzo vượt công suất), vi phạm Điểm e, Khoản 1, Điều 9, Nghị định

số 155/2016/NĐ-CP.

- Xả nước thải có giá trị pH nằm ngoài ngưỡng QCVN.

- Ngoài ra, Công ty không lập sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước

thải, xây dựng và vận hành xưởng cơ khí nhưng không có trong báo cáo Đánh

giá tác động môi trường; chưa thu gom triệt để chất thải phát sinh.

1.1.4. Biện pháp xử lý

- Xử lý vi phạm hành chính:

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và đề xuất của Đoàn Thanh tra tại

Báo cáo kết quả thanh tra, yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

lập thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty theo quy định trong đó xem

xét chưa xử lý đối với hành vi vận hành không đúng quy trình đối với công trình

bảo vệ môi trường (hệ thống xử lý nước thải) do nước thải tuần hoàn không thải

ra môi trường. Tuy nhiên nước thải vẫn cần phải xử lý đảm bảo QCVN theo quy

định do hệ thống tuần hoàn hở, có thể thải ra môi trường. Do đó yêu cầu Công ty

khẩn trương hoàn thành Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhằm đảm bảo

đồng bộ công tác quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải. Trước mắt, Công

ty vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng theo báo cáo Đánh giá tác động môi trường

đã được phê duyệt (lập sổ nhật ký vận hành, xử lý nước thải đảm bảo QCVN...).

- Các yêu cầu và biện pháp khắc phục hậu quả:

Yêu cầu Công ty Cổ phần Long Thọ:

+ Thực hiện phân loại thu gom triệt để chất thải nguy hại, không thu gom,

chuyển giao xử lý chung với chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông

thường; bố trí khu vực lưu giữ tạm thời đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật (phân loại,

dán nhãn, biển cảnh báo…) đối với các chất thải nguy hại mới được cập nhật

(que hàn, thùng sơn thải…). Đối với thùng sơn thải do là loại thùng nhựa, không

bám dính sơn thải nếu được chùi rửa, do đó Công ty có thể quản lý như chất thải

công nghiệp thông thường (chuyển giao cho đơn vị bán sơn để tái sử dụng). Tuy

nhiên chất thải của quá trình súc, rửa thùng sơn phải được thu gom, quản lý,

chuyển giao xử lý như chất thải nguy hại và thực hiện báo cáo theo quy định.

Page 7: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

7

Trường hợp Công ty không thực hiện súc, rửa thùng sơn thì phải quản lý thùng

sơn thải (có sơn bám dính) như chất thải nguy hại như đang quản lý nêu trên,

báo cáo đầy đủ số lượng đầu vào và đầu ra (chuyển giao cho đơn vị xử lý) theo

quy định.

+ Thực hiện vệ sinh, thu gom triệt để các loại chất thải công nghiệp, chất

thải sinh hoạt phát sinh chưa thu gom (các loại bao bì, túi vải của lọc bụi tay áo)

và chuyển giao xử lý theo quy định; có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt trước

khi thải ra môi trường; thực hiện đúng các nội dung tại Báo cáo Đánh giá tác

động môi trường đã được phê duyệt.

Ngoài ra, đề nghị Công ty lập lại phương án bảo vệ môi trường bổ sung cụ

thể các nội dung như: Phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, kế hoạch thực

hiện (định kỳ vệ sinh, thu gom rác…) và nêu rõ công đoạn phát sinh chất thải,

khối lượng chất thải phát sinh cũng như giải pháp giảm thiểu (xử lý, sử dụng

tuần hoàn…). Đồng thời thực hiện lưu trữ hồ sơ thu gom, xử lý hoặc chuyển

giao xử lý kèm theo phương án bảo vệ môi trường theo quy định.

Khắc phục ngay các vi phạm và tồn tại nêu trên. Báo cáo tiến độ, kết quả

thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Hương Thủy trong

thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra.

- Công khai thông tin: Sở Tài nguyên và Môi trường công khai Kết luận thanh

tra trên trang thông tin điện tử của Sở (Web: http://stnmt.thuathienhue.gov.vn/)

1.2 Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú - Nhà Máy may Phú Đa

1.2.1 Thông tin chung:

- Tên cơ sở: Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú

- Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Đa, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang,

tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số

3301526585, đăng ký lần đầu ngày 27/11/2013, đăng ký thay đổi lần 4 ngày

19/9/2019 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư - tỉnh Thừa

Thiên Huế cấp.

* Sơ lược về hoạt động của Dự án:

- Loại hình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm may mặc.

- Năm hoạt động: Tháng 9 năm 2014.

- Diện tích đất: 58.718 m2; diện tích xây dựng: 26.781 m

2

- Tổng số lao động: 1.111 người.

Tóm tắt quy trình sản xuất:

Nhận và kiểm tra nguyên liệu, phụ liệu Khâu cắt bán thành phẩm

Kiểm tra bán thành phẩm cắt May thành phẩm Kiểm tra thành phẩm may

Ủi thành phẩm Kiểm tra thành phẩm sau ủi Gấp xếp, đóng gói Kiểm

Page 8: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

8

tra đóng gói Đóng thùng (đóng kiện) Kiểm tra đóng thùng, đóng kiện

Xuất hàng.

- Công suất hoạt động: 750.000 sản phẩm/tháng.

- Hóa chất sử dụng: Cloramin B, Acetone, Spray way, bột giặt và chất tẩy

(Vim) vệ sinh sàn.

- Nhiên liệu sản xuất: Chủ yếu là điện, ngoài ra còn sử dụng củi trấu (dạng

nén năng lượng) dùng để đốt lò hơi cung cấp hơi cho nhà ăn và hệ thống bàn ủi

hơi.

+ Dầu máy: dùng để bổ sung vào thiết bị máy may.

+ Dầu diezel: dùng để dự phòng chạy máy phát điện khi có sự cố mất điện.

- Lượng nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt trung bình 83m3/ngày.

Trong đó sử dụng cho lò hơi trung bình 6m3/ngày, còn lại sử dụng cho sinh hoạt,

vệ sinh nhà xưởng và khu vực nhà ăn.

- Nguồn cung cấp: nước máy, trung bình 81,9m3/ngày.

1.2.2 Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường:

* Về thủ tục bảo vệ môi trường:

- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Công ty đã lập Đánh giá tác

động môi trường của dự án và được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại

Quyết định số 113/QĐ-TNMT ngày 26/5/2014.

- Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại: Công ty đã đăng ký chủ

nguồn thải chất thải nguy hại và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng

ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số 46.000186.T ngày 17/3/2015. Công

ty đã lập Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ năm 2017, 2018.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Ngày 02/8/2019, Công ty đã

được UBND tỉnh cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 47/GP-UBND

với lưu lượng xả nước thải lớn nhất 50m3/ngày-đêm, đảm bảo quy chuẩn quốc

gia về nước thải công nghiệp QCVN40:2011, giá trị C, cột A, hệ số Kq=0,9,

Kf=1,2. Nước thải được thải vào sông Phú Thứ đoạn qua thị trấn Phú Đa.

- Giám sát môi trường định kỳ: Công ty đã thực hiện giám sát môi trường

định kỳ 02 lần/năm theo quy định. Đối với chất thải rắn được Công ty báo cáo

tại báo cáo chất thải nguy hại định kỳ, tuy nhiên báo cáo chưa chi tiết loại, khối

lượng phát sinh định kỳ theo kỳ giám sát (03 tháng/lần) và giải pháp xử lý (tái

sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, chuyển giao xử lý…).

- Công ty chưa lập phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm a

Khoản 1 Điều 21 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016.

- Nhật ký vận hành hệ thống xử lý môi trường: Công ty đã lập sổ nhật ký

vận hành hệ thống xử lý nước thải từ tháng 6 năm 2019 đến nay.

Page 9: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

9

- Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn

vận hành: Do trong quy trình sản xuất của Công ty không có công đoạn giặt tẩy

nên không thuộc trường hợp phải xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi

trường phục vụ giai đoạn vận hành theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định

số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Công ty đã nộp phí bảo vệ môi

trường đối với nước thải công nghiệp từ năm 2016 đến hết quý II/2019 với tổng số

tiền là 17.029.084 đồng theo Thông báo số 163/TB-BVMT ngày 22/7/2019 và giấy

ủy nhiệm chi ngày 30/7/2019 số 099./07 của Công ty.

* Về chất thải phát sinh và các biện pháp giảm thiểu:

Về nước thải: phát sinh từ các hoạt động như sau:

+ Nước thải sinh hoạt: Theo hóa đơn tiền nước từ tháng 4-9/2019 thì khối

lượng nước sử dụng là 81,9m3/ngày, trong đó lượng nước cấp cho lò hơi là

6m3/ngày, còn lại 75,9 m

3 nước sử dụng cho sinh hoạt, vệ sinh nhà xưởng và

khu vực nhà ăn; lượng nước thải là 60,7 m3/ngày (tính bằng 80% lượng nước

cấp, theo Điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ

“quy định về thoát nước và xử lý nước thải” và theo nội dung tại trang 85 báo

cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án).

+ Nước thải công nghiệp: Phát sinh từ nước thải từ vệ sinh công nghiệp

(vệ sinh nhà xưởng) trong khu vực… được thu gom xử lý chung cùng nước thải

sinh hoạt của nhà máy. Tuy nhiên chủ yếu là nước lau chùi vệ sinh sàn, không

xịt rửa nên lượng nước này phát sinh có tỉ lệ nhỏ so với nước thải sinh hoạt. Qua

kiểm tra thực tế, Công ty có công đoạn tẩy nhưng chỉ sử dụng dung dịch tẩy rửa

xịt lên vết bẩn trên vải, sau đó hút chân không cho khô, không sử dụng nước để

giặt làm sạch sản phẩm nên không phát sinh nước thải công nghiệp công đoạn

này.

* Các loại nước thải được Công ty xử lý như sau:

- Đối với nước thải khu nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn sau

đó được tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Đối với nước thải tắm giặt, rửa tay chân: Được thu gom về hệ thống xử

lý tập trung để xử lý. Hệ thống này là hệ thống ngầm gồm: Song chắn rác, bể

lắng cát, bể điều hòa, bể hiếu khí, bể lắng, bể khử trùng, bể lọc áp lực. Hệ thống

này được Công ty đưa vào vận hành vào tháng 6/2019.

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty có lắp đặt 02 ống xả để xả thải trực tiếp

nước thải từ nhà ăn không qua hệ thống xử lý ra môi trường (hồ nước trong

khuôn viên Công ty sau đó thải ra sông Phú Thứ). Sau khi được Đoàn Thanh tra

hướng dẫn Công ty đã cắt ống và đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung.

Page 10: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

10

Nước mưa chảy tràn: Công ty đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa

tách riêng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, thải ra hồ nước

trong khuôn viên Công ty sau đó thải ra sông Phú Thứ.

Khí thải: Chủ yếu là khí thải phát sinh từ hệ thống lò hơi cung cấp hơi cho

hệ thống máy ủi tại nhà máy, khí thải được sục qua bể nước 02 ngăn để xử lý.

Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông: Công ty đã đổ bê tông nền

khu vực nội bộ, tăng cường trồng cây xanh xung quanh và vệ sinh tại cơ sở để

hạn chế phát tán bụi, khí thải.

Tiếng ồn: Chủ yếu phát sinh từ các khu vực sản xuất do quạt hút và hệ thống

máy móc của dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên nhà máy ở trong Khu công nghiệp

và các xưởng sản xuất đều có vách bao che nên đã phần nào hạn chế tác động

đến môi trường xung quanh và dân cư.

Tiếng ồn: Phát sinh chủ yếu từ các loại máy móc và phương tiện,

Chất thải rắn thông thường:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thức ăn thừa, bao bì ni lon, chai lọ…

- Chất thải sản xuất: Vải vụn, chỉ thừa, các phụ kiện dây kéo, móc, ống

chỉ, thun, nhãn trang trí, bao bì các loại, giấy vụn, văn phòng phẩm.

Công ty hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị

Huế để thu gom, xử lý; rác được tập kết tại xuồng chứa rác (10m3) và được xử lý

định kỳ (khoảng 4 lần/quý). Khối lượng đã chuyển giao trong năm 2018: 160

m3; trong 3 quý đầu năm 2019: 110m

3.

Ngoài ra, Công ty còn hợp đồng với các tổ chức, cá nhân thu mua hoặc

cho các cá nhân có nhu cầu rác thải công nghiệp do Công ty phát sinh gồm: vải

bàn cắt, giấy phế liệu, nilon nhựa các loại, vải xén, vắt sổ, giấy, bì ni lon, chỉ

may thừa.... Khối lượng như sau:

Năm 2017: Vải vụn 9.732 bao (loại bao 50kg), giấy phế liệu: 8.327 kg.

Năm 2018: Vải vụn 11.732 bao, giấy phế liệu: 9.370 kg.

Năm 2019 (đến tháng 10/2019): Vải vụn 6.194 bao, giấy phế liệu: 10.365

kg.

Ngoài ra, Công ty còn phát sinh các loại rác công nghiệp khác như sắt phế

liệu… từ quá trình bão dưỡng, sửa chữa, thay thế các loại máy; xỉ than, tro lọc

bụi được từ lò hơi được Công ty tận dụng làm phân bón trồng cây và bán cho

các cá nhân có nhu cầu.

Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh theo sổ đăng ký gồm: Dầu mỡ thải (dầu máy

may); giẻ lau dính dầu mỡ; Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt

tính thải. Công ty đã bố trí kho lưu giữ chất thải nguy hại, qua kiểm tra thực tế

hiện tại kho có khoảng 30 bóng đèn huỳnh quang thải, 2kg giẻ lau dính dầu

Page 11: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

11

được lưu giữ riêng biệt, không có dầu mỡ thải tại kho. Ngoài ra Công ty cập

nhật và quản lý bao bì đựng hóa chất (vỏ chai Spray way) là chất thải nguy hại,

tại kho đang lưu giữ khoảng 30kg loại chất thải này.

Công ty đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Cơ - Điện - Môi trường

Lilama, địa chỉ: Khu dịch vụ công cộng khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Đông,

huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi để xử lý (đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi

trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại số 1-2-3-4-5-6.025.VX ngày

24/10/2017). Năm 2017 và 2018 Công ty đã chuyển giao 02 đợt với tổng khối

lượng là 176,1kg.

* Kết quả phân tích mẫu:

- Kết quả phân tích mẫu khí thải tại lò hơi so sánh với QCVN

19:2009/BTNMT cho thấy các thông số phân tích đều đạt QCVN.

- Kết quả phân tích mẫu nước thải 03 mẫu nước thải được so sánh với quy

chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011, giá trị C, cột A, hệ số

Kq=0,9, Kf=1,2 (được xác định tại Giấy phép xả thải số 47/GP-UBND nêu trên

và lưu lượng xả thải thực tế tại thời điểm lấy mẫu), có kết quả như sau:

+ Mẫu NTTAP3 (mẫu nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khi thải

ra môi trường): Thông số Amoni (tính theo N, NH4+-N) = 6,28 mg/l, vượt 1,16

lần, lưu lượng xả thải thời điểm lấy mẫu là 30 m3/ngày -đêm.

+ Mẫu NTTAP1 (mẫu nước thải từ ống xả thải ngầm thứ nhất từ nhà bếp khi

thải ra môi trường): Thông số Amoni (tính theo N, NH4+-N) = 51,75 mg/l, vượt

9,58 lần; BOD5 = 363,7 mg/l, vượt 11,22 lần; TSS = 168,0 mg/l, vượt 3,11 lần;

Sunfua = 0,221 mg/l, vượt 1,02 lần; Coliform = 1,1x108 MPN/100ml, vượt

36.666,6 lần; lưu lượng xả thải thời điểm lấy mẫu là 15 m3/ngày-đêm.

+ Mẫu NTTAP2 (mẫu nước thải từ ống xả thải ngầm thứ hai từ nhà bếp khi thải

ra môi trường): Thông số BOD5 = 56,7 mg/l, vượt 1,75 lần; Coliform = 4,6x107

MPN/100ml, vượt 15.333,3 lần, lưu lượng xả thải thời điểm lấy mẫu là 15

m3/ngày-đêm.

Ngoài ra, mẫu NTTAP3 còn có thông số TDS (tổng chất rắn hoà tan) = 586

mg/l, vượt 1,17 lần; mẫu NTTAP1 có thông số dầu mỡ động thực vật = 13,2mg/l,

vượt 1,32 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT giá trị C, cột A, hệ số K=1 (cơ sở

sản xuất từ 500 người trở lên) quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh

hoạt.

1.2.3. Kết luận:

Trong quá trình hoạt động Công ty còn có các tồn tại, vi phạm như sau:

Xả nước thải có thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại 03 vị trí:

+ Vị trí NTTAP3: Thông số Amoni vượt 1,16 lần, lưu lượng xả thải thời điểm

lấy mẫu là 30 m3/ngày –đêm, vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 13

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Page 12: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

12

+ Vị trí NTTAP1: Thông số Amoni vượt 9,58 lần; BOD5 vượt 11,22 lần; TSS

vượt 3,11 lần; Sunfua vượt 1,02 lần; Coliform vượt 36.666,6 lần, lưu lượng xả thải

thời điểm lấy mẫu là 15 m3/ngày-đêm, vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 và

Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

+ Vị trí NTTAP2: Thông số BOD5 vượt 1,75 lần; Coliform vượt 15.333,3 lần,

lưu lượng xả thải thời điểm lấy mẫu là 15 m3/ngày-đêm, vi phạm quy định tại

Điểm c Khoản 6 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không lập phương án bảo vệ môi trường theo quy định.

1.2.4 Biện pháp xử lý

- Xử lý vi phạm hành chính:

Yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường lập thủ tục xử lý vi

phạm hành chính nêu trên đối với Công ty theo quy định.

- Các yêu cầu và biện pháp khắc phục hậu quả:

Yêu cầu Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú:

- Lập phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm a Khoản 1

Điều 21 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016.

- Rà soát lại quy trình vận hành, công trình bảo vệ môi trường để có kế

hoạch điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp (nếu cần thiết), bảo đảm chất thải được xử lý

đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả, thải. Lưu ý tính toán đến

việc tiếp nhận thêm nước thải từ khu vực nhà bếp nêu trên. Trường hợp cải tạo,

nâng cấp phải thay đổi quy trình xử lý so với báo cáo Đánh giá tác động môi

trường đã được phê duyệt thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt

báo cáo Đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện.

Ngoài ra, yêu cầu Công ty tăng cường công tác quản lý chất thải rắn công

nghiệp thông thường phát sinh. Chỉ được thực hiện chuyển giao chất thải công

nghiệp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 13 và

14 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ, đặc biệt

lưu ý việc chuyển giao chất thải cho tổ chức, cá nhân để sử dụng trực tiếp làm

nguyên liệu sản xuất.

Khắc phục ngay các vi phạm và tồn tại nêu trên. Báo cáo tiến độ, kết quả thực

hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu Kinh tế - Công nghiệp

tỉnh, UBND huyện Phú Vang trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố kết luận

thanh tra.

- Công khai thông tin: Sở Tài nguyên và Môi trường công khai Kết luận thanh

tra trên trang thông tin điện tử của Sở (Web: http://stnmt.thuathienhue.gov.vn/)

1.3 Công ty SCAVI Huế - Nhà máy sản xuất và gia công sản phẩm may mặc:

1.3.1 Thông tin chung:

Page 13: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

13

- Tên cơ sở: Công ty SCAVI Huế

- Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, huyện

Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên

trở lên số 3300382362, đăng ký lần đầu ngày 27/3/2008, đăng ký thay đổi lần

thứ 6 ngày 16/11/2016 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư

- tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

* Sơ lược về hoạt động của Dự án:

- Loại hình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm may mặc.

- Loại hình sản xuất: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục), Năm hoạt

động: 2010.

- Diện tích mặt bằng sản xuất: 151.130 m2. Tổng số cán bộ, công nhân và

người lao động: 6.459 người.

- Tóm tắt quy trình, công nghệ sản xuất: Nhập kho nguyên phụ liệu -> cắt -

> in (logo) -> may -> ủi (điện) -> đóng gói -> xuất hàng.

- Sản phẩm và công suất hoạt động: 35 triệu sản phẩm/năm.

- Hóa chất sử dụng: Mực in dùng để in logo trên vải với khối lượng 19.481

kg (năm 2018).

- Lượng nước sử dụng: Trung bình khoảng 292 m3/ngày, nguồn cấp: Nước

máy. Nước được sử dụng cho các công đoạn làm mát nhà xưởng và sinh hoạt

của công nhân (khu vực nhà ăn và vệ sinh).

1.3.2 Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường:

* Về thủ tục bảo vệ môi trường:

- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường:

+ Công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây

dựng nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc và đã được phê

duyệt theo Quyết định số 105/QĐ-TNMT-MT ngày 04/5/2009 của Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Năm 2015, Công ty nâng công suất nhà máy lên 8 triệu sản phẩm/năm

và đã lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được duyệt theo Quyết

định số 232/QĐ-TNMT ngày 14/8/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Thừa Thiên Huế. Quyết định số 232/QĐ-TNMT được thay thế Quyết định số

105/QĐ-TNMT-MT nêu trên. Tuy nhiên, công suất hoạt động của năm 2018 là

35 triệu sản phẩm, vượt công suất được phê duyệt tại Báo cáo Đánh giá tác động

môi trường. Do Công ty thực hiện nâng công suất nên làm phát sinh chất thải

vượt quá khả năng xử lý của các công trình bảo vệ môi trường trước đây (hệ

thống xử lý công suất 250m3/ngày), vì vậy Công ty đã xây dựng mới hệ thống

xử lý nước thải tập trung có công suất 650m3/ngày. Theo quy định tại Khoản 6

Page 14: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

14

Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ (sửa đổi,

bổ sung Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính

phủ), trường hợp tăng quy mô, công suất của dự án làm phát sinh chất thải vượt

quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với

phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thì

phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngày 18/01/2017, Công ty đã

ký hợp đồng với Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường để lập lại báo

cáo đánh giá tác động môi trường, tuy nhiên đến nay hợp đồng chưa được thực

hiện.

- Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại: Công ty đã đăng ký chủ

nguồn thải chất thải nguy hại và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng

ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số 46.000073.T ngày 30/3/2012. Công

ty đã lập Báo cáo quản lý chất thải nguy hại năm 2017, 2018 và cập nhật khối

lượng phát sinh theo thực tế.

- Giám sát môi trường định kỳ: Công ty thực hiện quan trắc nước thải 04

lần/năm, báo cáo định kỳ 02 lần/năm, tuy nhiên nội dung quan trắc nước thải tại

các quý I, III chưa được Công ty đưa vào báo cáo giám sát định kỳ. Công ty báo

cáo giám sát chất thải rắn phát sinh tại báo cáo định kỳ chất thải nguy hại.

- Công ty chưa lập phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm a

Khoản 1 Điều 21 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016.

- Nhật ký vận hành hệ thống xử lý môi trường: Công ty đã lập sổ nhật ký

vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định, lượng bùn thải phát sinh từ hệ

thống xử lý nước thải đến nay khoảng 30 m3 và đang được chứa tại bể tách bùn.

- Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn

vận hành: Công ty không có công đoạn giặt tẩy nên không thuộc trường hợp

phải xin xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn

vận hành theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày

14/2/2015 của Chính phủ.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Công ty đã được UBND tỉnh

cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước gồm:

+ Giấy phép số 15/GP-UBND ngày 07/02/2018 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế với lưu lượng xả nước thải lớn nhất 192 m3/ngày đêm, đảm bảo quy

chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN40:2011, giá trị C, cột B. Hiện

tại hệ thống này không hoạt động nên không phát sinh nước thải tại vị trí này.

Công ty không tháo dỡ hệ thống xử lý này mà dùng để dự phòng khi hệ thống

xử lý 650m3/ngày có sự cố, không hoạt động được.

+ Giấy phép số 55/GP-UBND ngày 04/9/2019 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế với lưu lượng xả nước thải lớn nhất 490 m3/ngày đêm, đảm bảo quy

Page 15: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

15

chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011, giá trị C, cột A, hệ số

Kq=0,9, Kf=1,1. Nước thải được thải vào khe nước tiếp giáp hàng rào Công ty.

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Công ty đã kê khai và nộp phí

bảo vệ môi trường cho năm 2017 và 2018 với tổng số tiền là 48.830.000 đồng

đối với khối lượng nước thải phát sinh theo Thông báo số 67/TB-BVMT ngày

12/4/2019 của Chi cục Bảo vệ môi trường.

Về chất thải phát sinh và các biện pháp giảm thiểu:

Về nước thải: phát sinh từ các hoạt động như sau:

+ Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt vệ sinh của công

nhân và từ khu nhà ăn.

+ Nước thải công nghiệp: Phát sinh chủ yếu từ vệ sinh công nghiệp (vệ

sinh nhà xưởng), nước từ xưởng in (rửa bảng in…).

Tổng khối lượng thải trung bình là 220m3/ngày. Đối với nước thải vệ sinh

được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Riêng các loại nước thải từ nhà ăn tập thể

sau khi tách rác, dầu mỡ… được dẫn về hệ thống xử lý tập trung để xử lý. Nước

thải được xử lý theo quy trình sau:

Bể gom -> bể điều hòa (có thực hiện bơm hồi lưu xử lý lần 2 để đảm bảo

lượng nước vận hành hệ thống xử lý khi lượng nước thải phát sinh nhỏ) -> bể

Anoxic (bể lên men) -> bể sinh hiếu khí -> bể lắng -> bể trung gian -> bể khử

trùng -> lọc áp lực.

Bụi và khí thải: Phát sinh từ quá trình sản xuất (bụi bông) và từ các

phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Công ty đã lắp đặt các hệ

thống thông gió trong nhà xưởng và thực hiện đổ bê tông nền khu vực nội bộ,

tăng cường trồng cây xanh xung quanh và vệ sinh tại cơ sở để hạn chế bụi, khí

thải phát tán.

Tiếng ồn: Chủ yếu phát sinh từ các khu vực sản xuất do quạt hút và hệ thống

máy móc của dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên nhà máy ở trong Khu công nghiệp

và các xưởng sản xuất đều có vách bao che nên đã phần nào hạn chế tác động

đến môi trường xung quanh và dân cư.

Quản lý chất thải rắn thông thường:

- Chất thải rắn sinh hoạt: chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ bao bì… Công ty đã

bố trí 02 nhà kho để lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt vô cơ phát sinh từ nhà ăn và

từ công tác vệ sinh, thu gom rác trong khuôn viên Công ty. Định kỳ (2-3

lần/tuần) rác thải này được Hợp tác xã Môi trường và Đô thị xã Phong Hiền thu

gom, vận chuyển, xử lý.

- Đối với rác hữu cơ phát sinh từ nhà ăn (thức ăn thừa…) được Công ty

cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thu gom để phục vụ chăn nuôi. Khối lượng

phát sinh khoảng 06 thùng/ngày (loại thùng nhựa 200 lít).

Page 16: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

16

- Chất thải sản xuất gồm giấy carton, bao bì nylon, vải vụn được Công ty

thu gom và bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Từ tháng 01/2019 đến

tháng 9/2019 tổng khối lượng đã bán là 681,6 tấn.

Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh theo sổ đăng ký gồm: Mực in thải có thành

phần nguy hại; hộp mực in thải có thành phần nguy hại; bùn mực thải có thành

phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải; các loại

dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác; hóa chất thải có thành phần nguy hại.

Công ty ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh

miền Trung (đơn vị đại diện của Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10

– URENCO 10, được cấp Giấy phép quản lý CTNH số 1-2-3-4-5-6-7-8.051.VX )

và Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (đơn vị được cấp Giấy phép quản lý

CTNH số 1-2-3-4-5-6-7-8.016.VX) để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Từ

năm 2017 đến nay, Công ty đã chuyển giao xử lý 09 đợt (gần nhất là ngày

11/9/2019) với tổng khối lượng chất thải nguy hại đã chuyển giao 32.206,9 kg.

Công ty đã bố trí kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, qua kiểm tra

thực tế và sổ giao nhận chất thải nguy hại nội bộ của Công ty, hiện tại kho có

59kg bóng đèn huỳnh quang; 89kg dầu máy thải, 404kg bùn mực thải, 54 kg hộp

mực in thải. Ngoài ra, Công ty còn lưu giữ mực in thải, bùn mực thải và thùng

mực thải (khoảng 48 thùng, loại thùng 20 lít) tại kho mực thải trong xưởng in

khi chưa chuyển cho bộ phận quản lý chất thải nguy hại. Mực in thải, bùn mực

thải (hỗn hợp keo và mực in) là phần thải cuối ngày được thu gom từ các bảng in

của máy in.

* Kết quả phân tích mẫu:

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại điểm xả khi thải ra môi trường (khe nước

tiếp giáp hàng rào Công ty) của hệ thống xử lý công suất 650m3/ngày sau khi so

sánh với quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN40:2011, giá trị C,

cột A, hệ số Kq=0,9, Kf=1,1 (được xác định tại Giấy phép xả thải số 55/GP-

UBND nêu trên), cho thấy thông số Amoni (tính theo N, NH4+-N) = 18,9 mg/l,

vượt 3,8 lần, lưu lượng xả thải thời điểm lấy mẫu là 150 m3/ngày - đêm.

1.3.3 Kết luận:

Trong quá trình hoạt động Công ty đã thực hiện giải pháp để bảo vệ môi

trường, tuy nhiên vẫn còn các tồn tại như sau:

- Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo

quy định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công

suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 11

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Page 17: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

17

- Xả nước thải có thông số Amoni vượt 3,8 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về

chất thải trong trường hợp thải lượng nước thải là 150 m3/ ngày-đêm, vi phạm

quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, Công ty chưa lập phương án bảo vệ môi trường; báo cáo giám sát

môi trường định kỳ chưa báo cáo kết quả quan trắc môi trường các quý I, III;

1.3.4 Biện pháp xử lý

- Xử lý vi phạm hành chính:

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và đề xuất của Đoàn Thanh tra tại

Báo cáo kết quả thanh tra, yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

lập thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty theo quy định.

- Các yêu cầu và biện pháp khắc phục hậu quả:

Yêu cầu Công ty SCAVI Huế:

- Lập phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm a Khoản 1

Điều 21 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

- Bổ sung kết quả quan trắc môi trường các quý I, III vào báo cáo giám sát

trường định kỳ.

- Rà soát lại quy trình vận hành, công trình bảo vệ môi trường để có kế

hoạch điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp (nếu cần thiết), bảo đảm chất thải được xử lý

đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả, thải.

Ngoài ra, yêu cầu Công ty tăng cường công tác quản lý chất thải rắn công

nghiệp thông thường phát sinh, chỉ được thực hiện chuyển giao chất thải công

nghiệp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 13 và

14 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ, đặc biệt

lưu ý việc chuyển giao cho chất thải cho tổ chức, cá nhân để sử dụng trực tiếp

làm nguyên liệu sản xuất.

Khắc phục ngay các vi phạm và tồn tại nêu trên. Báo cáo tiến độ, kết quả thực

hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu Kinh tế - Công nghiệp

tỉnh, UBND huyện Phong Điền trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố kết luận

thanh tra.

- Công khai thông tin: Sở Tài nguyên và Môi trường công khai Kết luận thanh

tra trên trang thông tin điện tử của Sở (Web: http://stnmt.thuathienhue.gov.vn/)

2. Kết luận và kiến nghị chung:

- Đối với việc thực hiện kết luận thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu

cầu:

+ Thanh tra Sở: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra theo quy

định.

+ Chi cục Bảo vệ môi trường: Căn cứ kết quả thanh tra để hướng dẫn, yêu cầu

các Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng

Page 18: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

18

cường công tác kiểm tra, rà soát các Báo cáo giám sát môi trường, báo cáo quản lý

chất thải nguy hại định kỳ của các doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn, yêu cầu

doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý, xử lý

chất thải.

Đề nghị Ban quản lý các Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh, UBND các huyện,

thị xã: Hương Thuỷ, Phú Vang, Phong Điền phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi

trường kiểm tra, giám sát các Doanh nghiệp trong việc thực hiện Kết luận Thanh

tra nêu trên.

- Đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường:

Các kết quả phân tích mẫu của Đoàn Thanh tra đều vượt QCVN nhưng các

đơn vị đều đã được cấp Giấy phép xả thải, cho thấy cần có sự giám sát chất

lượng các kết quả quan trắc. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu:

+ Chi cục Bảo vệ môi trường xây dựng kế hoạch để kiểm tra chéo mẫu

chất thải do tổ chức dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện hằng năm đối với

nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao theo quy định tại Khoản

27 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 38/2015/NĐ-CP).

+ Phòng Quản lý tài nguyên phối hợp cùng Chi cục Bảo vệ môi trường để

lồng ghép kiểm tra chéo mẫu nước thải trong quá trình thẩm tra hồ sơ đề nghị

cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằm vừa đảm bảo việc thực hiện kiểm

tra chéo vừa tăng cường hiệu quả công tác thẩm định.

+ Thanh tra Sở căn cứ kết quả kiểm tra chéo mẫu chất thải của Chi cục bảo

vệ môi trường để tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra định kỳ hoặc thanh tra

đột xuất đối với các đơn vị tư vấn.

Hiện nay UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương đối với các cơ sở sản xuất

kinh doanh đầu tư mới phải đảm bảo xử lý nước thải đạt cột A theo Công văn số

924/UBND-TN ngày 22/02/2019 “V/v thống nhất việc triển khai trong công tác

quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường”; nhưng đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế

vẫn chưa ban hành quy chuẩn địa phương mà chỉ áp dụng quy chuẩn cột A cho

các đơn vị thuộc trường hợp phải xin cấp phép xả nước thải sau thời điểm có

Công văn số 924/UBND-TN nêu trên hoặc xả thải vào nguồn cấp nước sinh hoạt.

Do đó, yêu cầu Chi cục bảo vệ môi trường căn cứ Công văn số 924/UBND-TN,

hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4114/BTNMT-

TCMT ngày 11/8/2017 “V/v xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa

phương”, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 để tham mưu xây dựng

quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo quy định nhằm tăng cường công tác bảo vệ

môi trường và công bằng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Các Giấy phép xả nước thải cấp cho các Doanh nghiệp nêu trên chỉ áp

dụng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN40:2011, nhưng thực

Page 19: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MI TRƯỜNG Số: 91/KL -STNMT CỘNG HA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

19

tế xả thải là nước thải hỗn hợp trong đó các cơ sở may nêu trên chủ yếu là nước

thải sinh hoạt (từ nhà vệ sinh và khu vực nhà bếp chiếm khoảng 90%) nên việc

chỉ áp dụng quy chuẩn QCVN40:2011 là không phù hợp thực tế vì quy chuẩn

này không quy định một số thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt như

thông số TDS, dầu mỡ động thực vật dẫn đến việc giám sát nguồn thải không

đảm bảo và vướng mắc trong công tác xử phạt. Vì vậy, yêu cầu Phòng Tài

nguyên nước khi tham mưu cấp phép xả thải cần nghiên cứu rõ bản chất nguồn

thải để tham mưu áp dụng quy chuẩn phù hợp.

Yêu cầu các Phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường, các Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc Kết luận này. Đề nghị các đơn

vị có liên quan cùng phối hợp giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra.

Nơi nhận:

- Các Công ty, Doanh nghiệp được thanh tra (để thực hiện)

- UBND tỉnh (để báo cáo);

- Thanh tra tỉnh;

- Ban quản lý các Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh;

- Sở TNMT: GĐ, các PGĐ,

CC BVMT, Thanh tra Sở, Phòng QLTN (để thực hiện);

- Công an tỉnh (để phối hợp);

- UBND, Phòng TN&MT các huyện, thị xã: Hương Thuỷ,

Phú Vang, Phong Điền;

- Lưu: VT, HS ĐTTr.

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Hồ Đắc Trường