tuyỂn chỌn ngƯỜi cho mÁu - nhómmáu.vn » nơi chia sẻ các...

9
www.thaiduonghealth.vn www.thenhommau.vn www.nhommau.vn Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài li ệu này. 63 TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay công tác truyền máu đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ, đóng góp rất hiệu quả trong việc điều trị và cấp cứu người bệnh. Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và của ngành Y tế thì nhiệm vụ đặt ra cho nghành truy ền máu ngày càng trở nên nặng nề và cấp thiết. Khả năng điều trị và cấp cứu của y tế càng nâng cao thì đòi hỏi về nhu cầu máu ngày càng lớn. Ở các nước khi công tác truyền máu đạt đến một mức độ phát triển cao thì khả năng thu gom máu là rất lớn. Trong khi đó ở nước ta với số dân trên 80 triệu người thì yêu cầu về máu là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng về máu của chúng ta còn quá thấp so với nhu cầu. Công tác truy ền máu đạt được hiệu quả khi đáp ứng được hai vấn đề : - Đảm bảo được hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh (người nhận máu) cả ngay trước mắt cũng như lâu dài. - Đảm bảo an toàn s ức khoẻ cho người cho máu, chất lượng đơn vị máu thu được và y ếu tố tác động tích cực để người cho máu có thể cho máu lại và cho máu nhiều lần. Như vậy một nhiệm vụ rất nặng nề và quan trọng đối với những người làm công tác truy ền máu là có được nhiều người cho máu và họ phải là những người cho máu an toàn. Vấn đề này đã được quán triệt trong toàn ngành với giải pháp cụ thể là vận động toàn dân cho máu và cho máu tình nguy ện không lấy tiền và là một công tác thường xuyên, lâu dài. Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay với rất nhiều yếu tố không thuận lợi như : - Điều kiện kinh tế và xã hội . - Yếu tố dân trí và thói quen sinh hoạt. - Điều kiện môi trường, đặc điểm khí hậu tự nhiên. - Sự hiểu biết và ý thức của người dân về hành động hiến máu. Do vậy để có được mục tiêu an toàn trong truy ền máu thì việc tuyển chọn người cho máu là một mắt xích rất quan trọng nếu không nói là then chốt của những người làm công tác truyền máu.

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

63

TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay công tác truyền máu đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ, đóng góp rất hiệu quả trong việc điều trị và cấp cứu người bệnh. Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và của ngành Y tế thì nhiệm vụ đặt ra cho nghành truyền máu ngày càng trở nên nặng nề và cấp thiết.

Khả năng điều trị và cấp cứu của y tế càng nâng cao thì đòi hỏi về nhu cầu máu ngày càng lớn. Ở các nước khi công tác truyền máu đạt đến một mức độ phát triển cao thì khả năng thu gom máu là rất lớn. Trong khi đó ở nước ta với số dân trên 80 triệu người thì yêu cầu về máu là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng về máu của chúng ta còn quá thấp so với nhu cầu.

Công tác truyền máu đạt được hiệu quả khi đáp ứng được hai vấn đề :

- Đảm bảo được hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh (người nhận máu) cả ngay trước mắt cũng như lâu dài.

- Đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người cho máu, chất lượng đơn vị máu thu được và yếu tố tác động tích cực để người cho máu có thể cho máu lại và cho máu nhiều lần.

Như vậy một nhiệm vụ rất nặng nề và quan trọng đối với những người làm công tác truyền máu là có được nhiều người cho máu và họ phải là những người cho máu an toàn. Vấn đề này đã được quán triệt trong toàn ngành với giải pháp cụ thể là vận động toàn dân cho máu và cho máu tình nguyện không lấy tiền và là một công tác thường xuyên, lâu dài.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay với rất nhiều yếu tố không thuận lợi như :

- Điều kiện kinh tế và xã hội .

- Yếu tố dân trí và thói quen sinh hoạt.

- Điều kiện môi trường, đặc điểm khí hậu tự nhiên.

- Sự hiểu biết và ý thức của người dân về hành động hiến máu.

Do vậy để có được mục tiêu an toàn trong truyền máu thì việc tuyển chọn người cho máu là một mắt xích rất quan trọng nếu không nói là then chốt của những người làm công tác truyền máu.

Page 2: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

64

2. TƯ VẤN TRƯỚC KHI CHO MÁU

Đây phải được coi là bước đầu tiên và không thể thiếu của toàn bộ quy trình tuyển chọn người cho máu. Bằng nhiều cách tiếp cận ( khi vận động hoặc ngay tại cơ sở truyền máu ) để đưa được đến người cho máu các thông tin làm sao để họ hiểu được khi nào họ không thể hoặc không nên cho máu, bởi vì những trường hợp như vậy có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân họ và của những người nhận máu.

Công tác tư vấn cần phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên do những lý do sau :

- Bản thân những người khi đến cho máu có ý thức tự nguyện, nhưng sự hiểu biết, trình độ văn hoá, nghề nghiệp của mỗi người lại rất khác nhau. Họ không phải là người làm trong ngành truyền máu, do vậy cần phải được hướng dẫn, gợi ý và giải thích tương đối cụ thể.

- Việc tư vấn càng phải được coi trọng khi đó là những người cho máu có lấy tiền (người cho máu chuyên nghiệp ), người nhà, người thân bệnh nhân đến cho máu. Trong trường hợp này họ cho máu trong tình trạng có một sức ép rất rõ rệt, sự hiểu biết hạn chế, do vậy họ có thể dấu bệnh để đạt được mục đích của mình là có máu cho người nhà người thân của mình hoặc có được một chút kinh tế.

Qua tư vấn người cho máu mà chúng ta có thể đạt được một số kết quả ban đầu như sau :

- Có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khoẻ hiện tại và tiền sử bệnh của người cho máu

- Cung cấp các thông tin, giải thích về các yếu tố nguy cơ (đối sức khoẻ của bản thân, của người nhận máu), các bệnh lây truyền qua đường truyền máu và cả vận động họ tiếp tục cho máu sau lần cho này.

- Có thể đánh giá được ý thức và mức độ hiểu biết của người cho máu về các yếu tố nguy cơ.

- Gợi ý, hướng dẫn để người cho máu có thể tự mình xác định không cho máu khi bản thân có yếu tố nguy cơ, không an toàn khi cho máu.

- Từ đó người cho máu hiểu được các công việc cần thiết của quy trình tuyển chọn và ý nghĩa của mỗi công đoạn, đồng thời để họ phối hợp với nhân viên truyền máu một cách đầy đủ.

Page 3: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

65

Một mặt khác của công tác tư vấn là qua đó tạo được mối quan hệ tốt giữa nhân viên truyền máu và người cho máu, sự cần thiết của máu ( cả số lượng, chất lượng ), ý nghĩa của việc hiến máu để họ tiếp tục cho .

3. NỘI DUNG TƯ VẤN NGƯỜI CHO MÁU

3.1. Hành vi nguy cơ :

Một trong những phần quan trọng nhất của việc tư vấn người cho máu là giải thích hành vi nguy cơ là gì ? Không bao giờ được nghĩ rằng người cho máu hiểu được một cách đầy đủ khái niệm hành vi nguy cơ và sự nguy hiểm đối với người nhận máu như thế nào. Bởi vì người cho máu có nhiều mức độ hiểu biết, nghề nghiệp khác nhau thậm chí ngay cả khi họ là nhân viên y tế nên nhận thức về khái niệm này nhiều khi không có hoặc không đầy đủ. Chính vì vậy sự giải thích của nhân viên truyền máu hoặc các tài liệu sẽ cung cấp những thông tin có ý nghĩa rất quan trọng với người cho máu.

Khái niệm về giai đoạn cửa sổ cũng cần được giải thích cho người cho máu, đây là khoảng thời gian giữa thời điểm nhiễm HIV và thời điểm mà sự phát triển của kháng thể kháng HIV đến mức có thể phát hiện đươợc. Không thể xác định được đã bị nhiễm hay chưa tới khi phát hiện được kháng thể. Không giống như xét nghiệm virus viêm gan B, các xét nghiệm sàng lọc HIV thông thường chỉ dựa vào sự có mặt của một nồng độ kháng thể có thể nhận biết được mà không phải là kháng nguyên. Khoảng thời gian dài ngắn của giai đoạn cửa sổ thay đổi với mỗi cá thể. Do vậy mà có thể nói rằng khi một kết quả của một xét nghiệm HIV là âm tính thì vẫn không thể khẳng định người cho máu này không bị nhiễm HIV.

Nguy cơ lây truyền HIV qua đường truyền máu càng tăng lên nếu người cho máu không được hiểu biết đầy đủ về giai đoạn cửa sổ, hiểu sai lầm rằng máu của họ là an toàn khi họ không có các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Chính vì vậy việc tự quyết định không cho máu hoặc tự trì hoãn không cho máu của người cho máu khi họ nhận thấy bản thân có yếu tố nguy cơ có ý nghĩa hêt sức sức quan trọng. Điều này không chỉ đúng với HIV mà với tất cả các virus và các bệnh có khả năng lây truyền qua đường truyền máu.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là cần giáo dục người cho máu để họ không được coi các cơ sở truyền máu là nơi để thực hiện việc xét nghiệm chính xác, an toàn, không mất tiền để tự kiểm tra khi mình có nguy cơ mắc bệnh.

Các dạng chủ yếu của hành vi nguy cơ cần được quan tâm đối với chúng ta là :

- Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn

- Mại dâm

Page 4: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

66

- Tiêm chích ma tuý

- Xăm trổ

- Quan hệ tình dục với người có hành vi nguy cơ cao

Cần chú ý rằng mỗi địa phương tuỳ theo những đặc điểm sinh hoạt xã hội, tập tục, đặc điểm địa lý và môi trường có thể cần đưa thêm vào tiêu chuẩn tuyển chọn của cơ sở mình những quy định khác nữa về hành vi nguy cơ. Song song với việc tư vấn về hành vi nguy cơ cao, cần giáo dục và vận động người cho máu phải có cách sống lành mạnh để tiếp tục cho máu lại, cho máu thường xuyên, việc tư vấn cần rất chú ý với những người cho máu lần đầu, nhưng cũng cần thường xuyên và nhắc lại với những lần cho máu sau.

3.2. Tiền sử sức khoẻ :

Đây là bước thứ hai trong quy trình khám tuyển chọn người máu, công việc này giúp chúng ta được một số vấn đề sau :

- Cung cấp các thông tin ban đầu để có thể quyết định người này có thể cho máu được hay không.

- Cung cấp một hồ sơ lâu dài để theo dõi người cho máu, đánh giá khả năng đáp ứng của họ, giúp họ có những điều chỉnh hợp lý.

- Giúp chúng ta có thể ngăn cản kịp thời việc cho máu nếu người cho đến trong trường hợp họ đã bị loại trước đây.

- Là cơ sở pháp lý bảo vệ chúng ta khi người cho máu có thể bị ốm đau trùng hợp sau khi cho máu.

Việc hỏi tiền sử y tế người cho máu cần được thực hiện bởi nhân viên chuyên môn y tế, như vậy bên cạnh việc đưa ra những câu hỏi hợp lý; đa dạng còn có thể nhận biết được những dấu hiệu lâm sàng về tình trạng sức khoẻ của người cho máu và có thể đưa ra được quyết định họ có thể cho máu được hay không, trì hoãn cho máu tạm thời hay vĩnh viễn.

Cùng với các câu hỏi về hành vi nguy cơ, chúng ta nên đưa việc hỏi tiền sử y tế người cho máu thành những bảng câu hỏi để việc điều tra được nhanh, hệ thống, chính xác và tránh thiếu sót không đáng có. Nhưng cần lưu ý rằng bảng câu hỏi cần được trình bày bằng những từ ngữ dễ hiểu nhất, đồng thời nhân viên y tế cần phải giúp đỡ để người cho máu có thể hiểu được các câu hỏi một cách chính xác, giải thích kịp thời những từ hoặc thuật ngữ y tế . Các bảng câu hỏi để đảm bảo tính pháp lý cần có chữ ký xác nhận của người hỏi, người được hỏi và ghi rõ ràng thời gian thực hiện.

Cần chú ý rằng việc hỏi người cho máu về tiền sử bệnh ( cũng như các hành vi nguy cơ) cần đảm bảo nguyên tắc giữ được bí mật cá nhân của người cho máu. Để

Page 5: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

67

đảm bảo được nguyên tắc này, đồng thời để có được những thông tin trả lời chính xác việc tiến hành cần phải được diễn ra một cách tế nhị, kín đáo và phải có nguyên tắc lưu trữ bí mật, an toàn. Có như vậy thì người cho máu mới có thể tin tưởng ở cơ sở truyền máu mà đưa ra được thông tin chính xác, mới có thể vận động họ đến cho máu lần sau, và khi đã có một sự tin cậy với chúng ta thì họ sẽ vận động những người khác nữa đến cho máu. 3.3. Sự an toàn sức khoẻ cho người cho máu :

Bảng 1 : Những nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng sức khoẻ khi cho máu

Huyết áp cao hoặc thấp Các bệnh về tim mạch Tình trạng chóng mặt, choáng váng Sốt cao Thấp khớp Thiếu máu Đái đường Các bệnh viêm loét, nhiễm trùng đang có Bệnh thận Các bệnh đường tiêu hóa như dạ dày, ruột, đại tràng Các rối loạn về chuyển hóa Đang có thai hoặc cho con bú Đang có rối loạn về kinh nguyệt …

3.4. Sự an toàn sức khoẻ cho người nhận máu :

Bảng 2 : Những nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người nhận máu

Page 6: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

68

Sưng các tuyến Ho kéo dài Sút cân, ra mồ hôi trộm Sốt Các bệnh lây qua đường tình dục HIV, Viêm gan, giang mai, sốt rét Bệnh lao, bệnh phổi Ung thư Mới được tiêm truyền Mới được tiêm phòng Mới được tiểu phẫu hoặc phẫu thuật Mới được truyền máu Mới tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng

Trên đây là những yếu tố điển hình, chung nhất có nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người cho máu.

Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm kinh tế, xã hội, tập tục, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp phổ biến … của cư dân địa phương mà mỗi cơ sở truyền máu có thể bổ xung các yếu tố khác nữa.

4. KHÁM TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU

Đây là bước thứ hai và là quy trình bắt buộc phải thực hiện trước mỗi lần cho máu, phải được áp dụng ở tất cả các trung tâm truyền máu. Các kết quả khám và xét nghiệm rất quan trọng cho việc sàng lọc, lựa chọn, theo dõi, quản lý và vận động người cho máu. Mặt khác các kết quả có được có tính pháp lý cho hoạt động của mỗi cơ sở truyền máu.

Việc khám tuyển bao gồm các công đoạn kiểm tra về lâm sàng và xét nghiệm. Các tiêu chuẩn tuyển chọn thống nhất ở hầu như tất cả các quốc gia, tuy nhiên mỗi nước có bổ xung thêm một số điểm để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên và đặc điểm chủng tộc của mình.

Đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn đang xử dụng các tiêu chuẩn được nêu ra trong điều lệnh truyền máu của Bộ y tế ban hành ngày 4 tháng 9 năm 1992.

4.1. Nhân thân :

- Người cho máu phải có nhân thân rõ ràng, giấy tờ tuỳ thân đầy đủ hợp pháp

Page 7: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

69

- Người cho máu khi đến cho phải được lập hồ sơ theo dõi.

Quy định này càng cần phải được hết sức chú ý trong hoàn cảnh ở nước ta hiện nay khi nguồn người cho máu chủ yếu là người cho máu chuyên nghiệp.

4.2. Tiêu chuẩn về khám lâm sàng :

- Tuổi : từ 18 đến 60 đối với nam và từ 18 đến 55 đối với nữ

Cần chú ý rằng ở giới hạn trên của tuổi không áp dụng đối với những người cho máu lần đầu tiên

- Cân nặng : Nam trên 45 kg Nữ trên 42 kg

- Huyết áp : 70 mmHg Huyết áp tối thiểu 110 mmHg

90 mmHg Huyết áp tối đa 140 mmHg

- Mạch : 60 lần/phút Mạch 100 lần/phút

- Khám lâm sàng không có biểu hiện bệnh lý và yếu tố nguy cơ

4.3. Tiêu chuẩn về xét nghiệm :

4.3.1. Các tiêu chuẩn xét nghiệm bắt buộc :

- Xác định nhóm máu ABO

- Định lượng huyết sắc tố đạt trên 110 g/lít ( ở đây cần lưu ý rằng tiêu chuẩn huyết sắc tố này là quá thấp, trong điều kiện hiện nay nên nâng lên 120g/lít )

- Các xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu bao gồm : HIV, HBV, HCV, Giang mai, Sốt rét phải có kết quả âm tính khi được làm theo những kỹ thuật và thuốc thử theo quy quy định.

4.3.2. Các xét nghiệm bổ xung không bắt buộc :

- Nhóm máu Rh

- Hematocrit : nam 0,37 ≥ L/L, nữ 0,36 ≥ L/L

- Đếm hồng cầu, công thức bạch cầu, máu lắng

- Chiếu, chụp X quang tim phổi

- Điện tâm đồ

Các xét nghiệm thuộc nhóm này không yêu cầu bắt buộc, có thể làm tuỳ theo nhu cầu, khả năng của mỗi trung tâm truyền máu .

Page 8: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

70

5. TRÌ HOÃN NGƯỜI CHO MÁU :

Như đã trình bày về vai trò quan trọng cuả tiền sử bệnh và kiểm tra sức khoẻ người cho máu trong việc xác định nên loại hay trì hoãn người cho máu. Lý tưởng nhất là những người có khả năng cho máu sẽ quyết định tự loại ra nhờ các thông tin và tư vấn khi cho máu. Tuy vậy nhiều khi qua tư vấn hoặc khám tuyển chọn, nhân viên truyền máu vẫn cần phải quyết định trì hoãn tạm thời hoặc loại vĩnh viễn nhiều trường hợp. Vấn đề này càng nổi cộm và khó khăn đối với các cơ sở truyền máu dựa hoàn toàn vào nguồn người cho máu chuyên nghiệp, người nhà bệnh nhân cho máu và luôn ở trong tình trạng thiếu máu .

Một điều thường xuyên xuất hiện đó là nhiều người cho máu rất lo lắng, thậm trí hoảng sợ khi được thông báo mình không đủ tiêu chuẩn cho máu ( loại tạm thời hoặc vĩnh viễn ). Vì vậy nên tiến hành việc thông báo cho người cho máu thông tin trên một cách tuần tự như sau :

- Sau khi thông báo đừng bao giờ quên giải thích cho người cho máu một cách rõ ràng, chân tình là vì sao họ không đủ tiêu chẩn cho máu :

+ Cho máu có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của họ.

+ Những đơn vị máu mà họ cho có thể nguy hiểm đến người nhận (hoặc do bệnh tật của họ hoặc do nguy cơ các nguyên nhân nhiễm trùng có thể có trong máu ) .

- Động viên an ủi người cho máu vì họ có thể rất hoảng sợ do nghĩ rằng sức khoẻ của họ xấu hơn thực tế.

- Giải thích với người cho máu việc trì hoãn này là tạm thời hay vĩnh viễn, nếu là tạm thời thì cần hướng dẫn thời điểm quay lại kiểm tra và động viên họ tiếp tục cho máu khi đủ điều kiện.

- Cung cấp thông tin về nơi nào mà họ có thể đến tư vấn, khám kiểm tra. Hướng dẫn cụ thể, giới thiệu, tạo điều kiện cho người cho máu để họ có thể có được việc kiểm tra và tư vấn nhanh nhất nếu họ mong muốn.

6. THEO DÕI VIỆC TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU :

Đây là công việc cũng rất cần thiết, việc thực hiện tốt công đoạn này sẽ tạo được những hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài sau :

1. Theo dõi sức khoẻ người cho máu, tư vấn được kịp thời đặc biệt là những người cho máu thường xuyên.

Page 9: TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU - NhómMáu.vn » Nơi chia sẻ các ...nhommau.vn/documents/Bai6_tuyenchonNCM.pdf · – – 63 Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn

www.thaiduonghealth.vn – www.thenhommau.vn – www.nhommau.vn

Tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo. NhómMáu.vn không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính chính xác trong các tài liệu này.

71

2. Góp phần tham gia vận động mọi người cho máu, làm tăng dần số lượng người cho máu thường xuyên, người cho máu tình nguyện không lấy tiền.

3. Giảm được số lượng người cho máu bị loại vĩnh viễn, hoặc trì hoãn tạm thời.

4. Giảm được số lượng máu phải huỷ do xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu có kết quả dương tính.

5. Điều hoà được lượng máu phù hợp với nhu cầu xử dụng.

Tóm lại công tác tuyển chọn người cho máu là một việc hết sức quan trọng, là nền tảng của một của một cơ sở truyền máu an toàn và hiệu quả. Đây là một công việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tiêu chuẩn, nó sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng nhanh được chất lượng và số lượng người cho máu cũng như những đơn vị máu, nâng cao hiệu quả chuyên môn của điều trị và cấp cứu lâm sàng.