tu do ngon luan freedom democracy for vietnam tdngonluan...

49
Sau biến cố 30-04-1975 mấy ngày, bí thư thứ nhất CS Lê Duẩn, kẻ cầm đầu cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, đã từ Hà Nội vào Sài Gòn ăn mừng chiến thắng. Tại đó, trước quần chúng chưa hết bàng hoàng vì sự thay đổi cục diện chính trị, ông ta giở trò mỵ dân: Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh giải phóng này”. Tiếp đó, trong lễ mừng chiến thắng được tổ chức ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, Lê Duẩn lại tuyên bố: “Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do. Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc ta thì hơn 100 năm lại đây là chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm gay go nhất, quyết liệt nhất, nhưng cũng thắng lợi vẻ vang nhất”. Những lời này chẳng trấn an và thu phục được ai ở miền Nam, vì người dân chế độ cũ đã lập tức nếm vị cay đắng của cái gọi là “cuộc giải phóng”, một cuộc “giải phóng” mau chóng biểu hiện qua thói nghênh ngang cao ngạo, trò lùng sục dò xét và những màn vơ vét chiếm đoạt của phe chiến thắng đối với phe chiến bại. Nhiều người miền Bắc ban đầu cũng thấy vui vì chiến tranh chấm dứt, song khi chứng kiến được một miền Nam trù phú, họ mới thấy hóa ra cuộc “giải phóng” vốn đã đòi hỏi bản thân và gia đình họ hy sinh của cải và nhân mạng trong bao năm trường chỉ là chiêu bài tồi tệ, cú lường gạt vô liêm sỉ. Các thành viên cốt cán trong cái gọi là “Mặt trận Giải phóng Miền nam” cũng sớm nhận ra trò vắt chanh bỏ vỏ mà Hà Nội đang từ từ chơi với họ, cũng sớm hận mình đã chỉ là những kẻ “yêu nước” u mê, những “con cờ” khờ khạo trong tay đảng. Một số như Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo phải bỏ chạy ra nước ngoài trong bất mãn tột cùng, còn số khác như Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Xuân Ẩn đã đi về thế giới bên kia trong nỗi niềm cay đắng... Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Vì cũng chính tay Lê Duẩn ấy đã quyết định “trừng phạt” quân cán chính VNCH qua chính sách “học tập cải tạo” mút mùa vì đã dám “chống lại cách mạng”, cũng như quyết định “đày đọa” nhân dân miền Nam, “hậu phương của Mỹ-Ngụy” qua chính sách bóc lột sạch sành sanh. Thế là cùng với “cụ hoạn” Đỗ Mười, cả hai y chang nhau về sự cuồng tín đối với học thuyết kinh tế Mác-Lê ngu xuẩn, sự dốt nát về học thuyết kinh tế tư bản tiến bộ và sự mù quáng tin rằng đảng có thể “cải tạo mọi sự”, Lê Duẩn đã dùng tất cả sức mạnh bạo lực san bằng xã hội phồn thịnh miền Nam xuống ngang hàng với xã hội bần cùng miền Bắc, đẩy toàn thể đất nước đến bờ vực thẳm khánh kiệt sau 10 năm hậu chiến. Đó là chưa kể việc áp dụng cách sắt máu học thuyết “giải phóng con người” của Mác-Lê-Sít-Mao-Hồ bằng cách tước đoạt mọi tự do, mọi nhân quyền và dân quyền, đã khiến hàng triệu đồng bào phải đành đoạn bỏ nước ra đi, bất chấp muôn vàn nguy hiểm, và hàng chục triệu đồng bào ở lại trở thành thần dân nô lệ. Đến khi buộc phải mở cửa kinh tế để khỏi chết chùm với nhau, nhất là để cho đảng viên mặc sức làm giàu nhờ quyền lực và đặc lợi, đảng lại giở chiêu bài “giải phóng” mới, “giải phóng sức sản xuất”, bằng cách thu tất cả đất đai tài nguyên vào tay nhà nước để gọi là “sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và thành lập các công ty, tập đoàn quốc doanh để thực hiện nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (nghĩa là nhắm phục vụ tập thể hơn là mưu lợi tư riêng)! Đảng luôn nhồi nhét vào đầu óc nhân dân điều ấy trong giáo dục học đường cũng như giáo dục quần chúng từ mấy chục năm qua để cho thấy “sự ưu việt gấp ngàn lần, triệu lần” của “chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nhưng “giải phóng sức sản xuất” để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” đâu chẳng thấy, chỉ thấy kinh tế ngày càng lụn bại, tài chánh ngày càng thất thoát, nợ công ngày càng chồng chất, công ty ngày càng phá sản, dân sinh ngày càng khốn khổ điêu đứng, trong lúc đó thì cán bộ gộc, đảng viên to từ vô sản thành tư bản, từ chiếc xe đạp lên đến xe hơi nhà lầu, từ anh khố rách áo ôm trở thành đại gia ruộng đất, đại chủ công ty, từ “không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân” đến đòi hối lộ hàng triệu đôla Mỹ. Nghĩa là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm “giải phóng sức sản xuất của dân và nước” như đảng nói chỉ là một sự thất bại hoàn toàn. Thế mà hôm 14-3- 2014, trong hội nghị tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 được tổ chức tại Hà Nội, phó thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc vẫn trơ trẽn tuyên bố: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN làm

Upload: others

Post on 10-Aug-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

  Sau biến cố 30-04-1975 mấy ngày, bí thư thứ nhất CS Lê Duẩn, kẻ cầm đầu cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, đã từ Hà Nội vào Sài Gòn ăn mừng chiến thắng. Tại đó, trước quần chúng chưa hết bàng hoàng vì sự thay đổi cục diện chính trị, ông ta giở trò mỵ dân: “Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh giải phóng này”. Tiếp đó, trong lễ mừng chiến thắng được tổ chức ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, Lê Duẩn lại tuyên bố: “Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do. Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc ta thì hơn 100 năm lại đây là chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm gay go nhất, quyết liệt nhất, nhưng cũng thắng lợi vẻ vang nhất”. Những lời này chẳng trấn an và thu phục được ai ở miền Nam, vì người dân chế độ cũ đã lập tức nếm vị cay đắng của cái gọi là “cuộc giải phóng”, một cuộc “giải phóng” mau chóng biểu hiện qua thói nghênh ngang cao ngạo, trò lùng sục dò xét và những màn vơ vét chiếm đoạt của phe chiến thắng đối với phe chiến bại. Nhiều người miền Bắc ban đầu cũng thấy vui vì chiến tranh chấm dứt, song khi chứng kiến được một miền Nam trù phú, họ mới thấy hóa ra cuộc “giải phóng” vốn đã đòi hỏi bản thân và gia đình họ hy sinh của cải và nhân mạng trong bao năm trường chỉ là chiêu bài tồi tệ, cú lường gạt vô liêm sỉ. Các thành viên cốt cán trong cái gọi là “Mặt trận Giải phóng Miền nam” cũng sớm nhận ra trò vắt chanh bỏ vỏ mà Hà Nội đang từ từ chơi với họ, cũng sớm hận mình đã chỉ là những kẻ “yêu nước” u mê, những “con cờ” khờ khạo trong tay đảng. Một số như Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo phải bỏ chạy ra nước ngoài trong bất mãn tột cùng, còn số khác như Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Xuân Ẩn đã đi về thế giới bên kia trong nỗi niềm cay đắng... Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Vì cũng chính tay Lê Duẩn ấy đã quyết định “trừng phạt” quân cán chính VNCH qua chính sách “học tập cải tạo” mút mùa vì đã dám “chống lại cách mạng”, cũng như quyết định “đày đọa” nhân dân miền Nam, “hậu phương của Mỹ-Ngụy” qua chính sách bóc lột sạch sành sanh. Thế là cùng với “cụ hoạn” Đỗ Mười, cả hai y chang nhau về sự cuồng tín đối với học thuyết kinh tế Mác-Lê ngu xuẩn, sự dốt nát về học thuyết kinh tế tư bản tiến bộ và sự mù quáng tin rằng đảng có thể “cải tạo mọi sự”, Lê Duẩn đã dùng tất cả sức mạnh bạo lực san bằng xã hội phồn thịnh miền Nam xuống ngang hàng với xã hội bần cùng miền Bắc, đẩy toàn thể đất nước đến bờ vực thẳm khánh kiệt sau 10 năm hậu chiến. Đó là chưa kể việc áp dụng cách sắt máu học thuyết “giải phóng con người” của Mác-Lê-Sít-Mao-Hồ bằng cách tước đoạt mọi tự do, mọi nhân quyền và dân quyền, đã khiến hàng triệu đồng bào phải đành đoạn bỏ nước ra đi, bất chấp muôn vàn nguy hiểm, và hàng chục triệu đồng bào ở lại trở thành thần dân nô lệ.

Đến khi buộc phải mở cửa kinh tế để khỏi chết chùm với nhau, nhất là để cho đảng viên mặc sức làm giàu nhờ quyền lực và đặc lợi, đảng lại giở chiêu bài “giải phóng” mới, “giải phóng sức sản xuất”, bằng cách thu tất cả đất đai tài nguyên vào tay nhà nước để gọi là “sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và thành lập các công ty, tập đoàn quốc doanh để thực hiện nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (nghĩa là nhắm phục vụ tập thể hơn là mưu lợi tư riêng)! Đảng luôn nhồi nhét vào đầu óc nhân dân điều ấy trong giáo dục học đường cũng như giáo dục quần chúng từ mấy chục năm qua để cho thấy “sự ưu việt gấp ngàn lần, triệu lần” của “chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nhưng “giải phóng sức sản xuất” để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” đâu chẳng thấy, chỉ thấy kinh tế ngày càng lụn bại, tài chánh ngày càng thất thoát, nợ công ngày càng chồng chất, công ty ngày càng phá sản, dân sinh ngày càng khốn khổ điêu đứng, trong lúc đó thì cán bộ gộc, đảng viên to từ vô sản thành tư bản, từ chiếc xe đạp lên đến xe hơi nhà lầu, từ anh khố rách áo ôm trở thành đại gia ruộng đất, đại chủ công ty, từ “không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân” đến đòi hối lộ hàng triệu đôla Mỹ. Nghĩa là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm “giải phóng sức sản xuất của dân và nước” như đảng nói chỉ là một sự thất bại hoàn toàn. Thế mà hôm 14-3-2014, trong hội nghị tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 được tổ chức tại Hà Nội, phó thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc vẫn trơ trẽn tuyên bố: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”!?! Những lời huênh hoang của Lê Duẩn trên kia: “Tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do” đã sớm được minh chứng bằng sự xâm nhập ngày càng rộng và sâu của tên Đại Hán, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, nhờ sự hèn nhát bạc nhược cũng như sự đồng lõa toa rập của đám chóp bu Ba Đình. Nay có lãnh vực nào mà không có sự khuynh loát của bọn Tàu, có lãnh địa nào mà không có sự hiện diện của người Hoa? Phải chăng đây là một kiểu giải phóng mới? Giải phóng khỏi tinh thần và ý chí Lạc Việt để trở về với “cố quốc Trung Hoa” như mưu tính âm thầm của những tên thái thú xác Việt hồn Tàu hay gốc gác Tàu ở Ba Đình Hà Nội?

Những năm gần đây, dưới sự tố cáo và đòi hỏi của đồng bào trong lẫn ngoài nước cũng như sự theo dõi và trói buộc của các chính phủ dân chủ lẫn tổ chức nhân quyền, Ba Đình lại chơi trò khác: lấy nhân quyền làm bình phong. Nhiều động thái ngoạn mục đã được Hà Nội liên tiếp thực hiện: vận động để vô Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và đã lọt thỏm dễ dàng vào đó ngày 12-11-2013 (do chẳng bị ai cạnh tranh cả). Trước đấy mấy hôm, ngày 07-11-2013, VN đã trở nên thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp quốc chống Tra tấn; tiếp đến, nhà cầm quyền quyết định chọn ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật. Đến hôm 28-11-2013, Quốc hội lại thông qua Hiến pháp mới trong đó dành nguyên cả chương II (từ điều 14 đến điều 49) để nói về quyền công dân và quyền con người. Mới đây, ngày 05-02-2014, tại Genève Thụy Sĩ, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai, phái đoàn cộng sản lại đưa ra trước thế giới một hình ảnh hết sức tích cực và sáng đẹp trên lý thuyết lẫn thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Thế nhưng, ai cũng nhận thấy đó chỉ là bình phong để Hà Nội tiếp tục lấp liếm, che giấu những vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng trên mặt luật lệ lẫn trên lối hành xử. Bản Hiến pháp, vừa được thông qua với sự mù quáng của đám gia nô đại biểu và trước sự phản đối của vô số người dân sáng suốt, đã quyết tâm đè bẹp các quyền công dân và quyền con người dưới đủ thứ độc quyền và ưu quyền của đảng, nên sẽ là căn cứ để đảng tiếp tục tung hoành lũng đoạn. Nguy hiểm nhất là nguyên tắc “đất đai tài nguyên… (đều) do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53) và “ Nhà nước thu hồi đất… vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội” (điều 54). Nó đã tạo cớ cho hàng ngàn cuộc phản kháng đàn áp tước đoạt của nông dân trong máu và nước mắt, trong uất hận và tuyệt vọng, mà điển hình mới nhất trong tháng 3 là tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận ngày 27, tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 29, trong tháng 4 là tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày mồng 10, tại xã Dương Nội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ngày 25, và trước tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn ngày 29 trong tiếng la khản cổ: “Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp! Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp”!!!

Page 2: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 194 Trang

nô đại biểu và trước sự phản đối của vô số người dân sáng suốt, đã quyết tâm đè bẹp các quyền công dân và quyền con người dưới đủ thứ độc quyền và ưu quyền của đảng, nên sẽ là căn cứ để đảng tiếp tục tung hoành lũng đoạn. Nguy hiểm nhất là nguyên tắc “đất đai tài nguyên… (đều) do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53) và “ Nhà nước thu hồi đất… vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội” (điều 54). Nó đã tạo cớ cho hàng ngàn cuộc phản kháng đàn áp tước đoạt của nông dân trong máu và nước mắt, trong uất hận và tuyệt vọng, mà điển hình mới nhất trong tháng 3 là tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận ngày 27, tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 29, trong tháng 4 là tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày mồng 10, tại xã Dương Nội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ngày 25, và trước tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn ngày 29 trong tiếng la khản cổ: “Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp! Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp”!!!

Đặt ra “Ngày Luật pháp VN” nhưng nhà cầm quyền vẫn hành xử cách vô pháp luật tới độ trắng trợn qua vụ đàn áp khốc liệt tín đồ Hòa Hảo nhân lễ kỷ niệm vị Giáo chủ của họ thọ nạn ngày 21-03 tại tỉnh An Giang, huyện Chợ Mới; qua vụ phục kích tấn công rồi bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng cùng hai người bạn ngày 11-02 tại Lấp Vò, Đồng Tháp, để sẽ truy tố và vu khống tội lỗi cho họ; đặc biệt qua vụ Đại học Sư phạm Hà Nội ra các quyết định giữa tháng 3-2014, để không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan, mà không cho tác giả, người hướng dẫn lẫn hội đồng chấm luận văn có cơ hội phản biện. Một vụ án Nhân văn Giai phẩm mới, với trò chính trị hóa văn học cách mù quáng và ngu xuẩn.

Ký công ước chống tra tấn, nhưng Hà Nội vẫn gây phẫn nộ cho toàn dân và thế giới qua phiên tòa ngày 3-4-2014 xử 5 sĩ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên với các mức án từ 1 năm tù treo đến 5 năm tù ở về tội “dùng nhục hình” dẫn tới cái chết thương tâm của công dân Ngô Thanh Kiều, tiếp đến qua vụ công an huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tra tấn đến chết thanh niên Đỗ Văn Bình rồi bày trò “bị can treo cổ tự tử” hôm 14-04. “Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” trình bày hôm 05-02-2014 có viết về quyền tự do hội họp, lập hội ở số 35+36 như sau: “Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật... Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố; 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Thế nhưng, tất cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức công đoàn hiệp hội trên đều do nhà nước thiết lập và điều khiển, nhằm mục đích kiểm soát công dân và bảo vệ chế độ độc tài. Trong thời gian gần đây, nhiều hội dân sự độc lập đã được hình thành, và công an đã lập tức ra tay để ngăn chận, hăm dọa buộc giải tán, với lý do nực cười là bất hợp pháp. Riêng với Hội Cựu Tù nhân Lương tâm thì thêm lý do: “quy tụ những kẻ từng vi phạm pháp luật”. Đây là một sự chụp mũ ngang ngược từng thấy xưa nay trong chế độ độc tài CS. Ngoài ra, đó còn là một quan niệm sai lạc, hoàn toàn đi ngược lại với nhận thức văn minh của thế giới và lương thức lành mạnh của con người. Nhà cầm quyền phải tập làm quen với việc xuất hiện các tổ chức dân sự trong xã hội, vốn cũng ích lợi và cần thiết như các tổ chức chính trị và tổ chức kinh tế trong một quốc gia. Hãy để cho các tổ chức dân sự này được hình thành tự do và hoạt động độc lập, có thể trở nên những đối tác và đối trọng với nhà nước, ngõ hầu họ góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ và góp phần ngăn chặn mối họa quyền lực độc tài. Chớ dùng nhân quyền như bình phong để tiếp tục trấn áp nhân dân và duy trì đất nước trong vô vàn tệ trạng và thảm nạn, khủng hoảng và nguy cơ như hiện nay. BAN BIÊN TẬP

Trg 01Chiêu bài giải phóng, bình phong nhân quyền !!!

Trg 03Bản phản đối và yêu cầu gởi hiệu trưởng Đại học Sư phạm…-166 nhà trí thức tại VN.

Trg 05TCBC: Lập trường sau 2 buổi làm việc chính thức với nhà…-Hội Cựu Tù nhân Lương tâm.

Trg 06Báo cáo quý 1-2014 về các trường hợp chính phủ VN xâm..-Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo

Trg 08Vai trò của GH Gioan-Phaolô trong việc làm sụp đổ chế độ...-Carl Berstein, Time.

Trg 1110 điều giống nhau „ngẫu nhiên“ của bộ ba „lãnh tụ con“..

-Phan Châu Thành. Trg 13Dù việc đánh tráo có hay không...

-Bùi Tín.Trg 15Chúng ta đang mất nước từng

phần vào tay giới cầm quyềnTQ.-Nguyễn Trọng Vĩnh.

Trg 16Lời kêu gọi bất tín nhiệm chính quyền: Kết quả của 39…

-Một người dân.Trg 1839 năm 30-4: Xuyên tạc ngụy

biện chỉ gây hận thù. -Phạm Trần.

Trg 21Không thể treo cổ nền báo chí độc lập.

-Phạm Chí Dũng.Trg 24Tâm sự một đảng viên (thơ).

-Phan Huy.Trg 25Vụ Bắc Sơn: chế độ CSVN

lung lay từ nền tảng.-Ngô Nhân Dụng.

Trg 27Nổi dậy vì quyền sống. -Trần Khải.Trg 28Người ta ăn bao nhiêu phần

trăm?-Nguyễn Trần Sâm.

Trg 29Công an Trung Quốc giết người, gây bạo động và bị...

-Alex Stevens.Trg 31Chính quyền cưỡng chế, dân

Dương Nội khóc than.-Mặc Lâm.

TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ ĐÃ HY SINH VÀ CÁC

ĐỒNG BÀO ĐÃ MẤT MẠNG VÌ TỰ DO TRONG

BIẾN CỐ 30-04-1975

Vẹm 1975-2014 (Kỳ Cục)

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011TRONG SỐ NÀY

2

Page 3: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Kính gửi:     PGS. TS. Nguyễn Văn Minh,Hiệu trưởng trường Đại học Sư

phạm Hà NộiChúng tôi, những người hoạt động

trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, gửi đến Ông văn bản này để bày tỏ những điều sau đây:

1. Chúng tôi phản đối và yêu cầu Ông hủy Quyết định số 667/ QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/ QĐ-ĐH SPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan, bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý, vì các lý do:

1.1. Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28 tháng Hai năm 2011, không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định” đối với bất cứ luận văn thạc sĩ nào.

Quy chế này chỉ quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả tuyển sinh (Điều 19), chứ không quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả chấm luận văn hay thẩm định hội đồng chấm luận văn. Điều 26 của Quy chế đã bao hàm toàn bộ quy trình đánh giá một luận văn, trong đó có các vấn đề về thành lập hội đồng đánh giá luận văn, nhóm họp hội đồng, và tiêu chí về kết quả của luận văn, mà hoàn toàn không có khoản nào cho phép lập hội đồng thẩm định để đánh giá lại một luận văn đã có kết quả đánh giá.

1.2. Việc  đơn phương ban hành hai quyết định trên mà không đưa ra các văn bản làm chứng lý theo quy trình chuyên môn phải có (quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, quyết định họp Hội đồng, bản đánh giá của từng thành viên Hội đồng, biên bản họp Hội đồng…), cũng như việc Hội đồng này không họp công khai, là vi phạm hết sức nghiêm trọng Khoản 1 Điều 26 của Quy chế nói trên.

1.3. Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo QĐ số: 33/2007/QĐ-BGD ĐT của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 26 tháng Sáu năm 2007 đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng: a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ ; b) Cấp cho người không đủ điều kiện ; c) Do người không có thẩm quyền cấp ; d) Bị tẩy xóa, sửa chữa ; đ) Để cho người khác sử dụng.

Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này.

2. Chúng tôi yêu cầu Ông minh bạch hóa toàn bộ quá trình đi đến hai quyết định nêu trên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên tinh thần tuân thủ các quy định có hiệu lực pháp lý.

3. Trên cơ sở pháp lý vừa nêu, trên chuẩn mực và thông lệ học thuật, việc thẩm định Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa đã xâm phạm thẩm quyền và quyền lợi của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người ướng dẫn và Tác giả luận văn, bởi họ không hề được biết và không hề được tham gia vào quá trình thẩm định.

Chúng tôi yêu cầu Ông tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn luận văn và Tác giả luận văn khi có bất kỳ hành động hay quyết định nào liên quan đến Luận văn. Họ phải được tham gia vào mọi hoạt động và quyết định liên quan đến Luận văn, đúng như các quyền mà họ được hưởng theo quy định.

Chúng tôi mong nhận phản hồi từ Ông.

Trân trọng,Những người ký tên:1- Bùi Thanh Truyền, TS Văn học

Việt Nam, Giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm TP HCM. 2- Bùi Trân Phượng, TS Lịch sử, Giảng viên Đại học, TP HCM. 3- Châu Minh Hùng, TS Lý luận văn học, Đại học Quy Nhơn, Tp Quy Nhơn, Bình Định. 4- Chu Hảo, TS Vật lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội. 5- Chu Văn Sơn, TS Văn học, Giảng viên khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội. 6- Đặng

Thị Hảo, TS Ngữ văn, Hà Nội. 7- Đào Tiến Thi, ThS Văn học, Nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ, Giáo dục; Uỷ viên BCH Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội. 8- Đỗ Thị Hoàng Anh, ThS Ngữ văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội. 9- Đỗ Hải Ninh, TS Văn học Việt Nam, Viện Văn học, Hà Nội. 10- Đỗ Ngọc Thống, PGS. TS Văn học, Chuyên nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn, Hà Nội. 11- Đỗ Xuân Khôi, TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. 12- Đoàn Ánh Dương, ThS Văn học, Nghiên cứu viên Lý luận và văn học Việt Nam hiện đại, Viện văn học, Hà Nội. 13- Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, nguyên giảng viên đại học, Đà Lạt. 14- Hà Thúc Huy, PGS. TS Hoá học, giảng viên đại học, TP Hồ Chí Minh. 15- Hồ Thị Hoà, ThS Truyền thông, giảng viên đại học, TP Hồ Chí Minh. 16- Hồ Tú Bảo, Giáo sư Tin học, Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia, TP HCM. 17- Hoàng Dũng, PGS, TS Văn học, Đại học Sư phạm TP HCM. 18- Hoàng Hưng, Nghiên cứu thơ hiện đại VN và thế giới, TP HCM. 19- Hoàng Phong Tuấn, ThS Văn học, Giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM. 20- Hoàng Tố Mai, TS Văn học, Nghiên cứu viên Văn học nước ngoài, Hà Nội. 21- Huỳnh Ngọc Chênh, Cử nhân Hoá học, cựu giáo viên trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng, TP HCM. 22- Lê Minh Hà, PGS. TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 23- Lê Thanh Loan, ThS Ngữ văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội. 24- Lê Thu Phương Quỳnh, ThS Văn hoá Văn học Châu Âu, Room to Read Vietnam, TP HCM. 25- Lê Tuấn Huy, TS triết học, TP HCM. 26- Mai Thái Lĩnh, phụ giảng Ban Triết học tại trường Đại học Văn khoa, Viện Đại học Đà Lạt (1970-1971), Phó hiệu trưởng trường PTTH Thăng Long (Hà Nội, 75-88),  Đà Lạt. 27- Ngô Thị Ngọc Diệp, TS Văn học Việt Nam hiện đại, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. 28- Ngô Văn Giá, PGS. TS Lý luận Văn học, Chủ nhiệm khoa Viết văn-Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội. 29- Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội. 30- Nguyễn Đăng Hưng, GS. TSKH, Cố vấn học thuật Đại học Việt Đức, TP HCM. 31- Nguyễn Đăng Quang, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Lý luận Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương từ 1991 đến  1996, Hà Nội. 32- Nguyễn Đình Cống, GS. TS, Đại học Xây dựng, Hà Nội. 33- Nguyễn Đông Yên, GS. TSKH, nghiên cứu và giảng dạy toán học, Hà

Số 194 Trang 3

Page 4: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Nội. 34- Nguyễn Đức Hiệp, cựu giáo viên Vật lý trung học phổ thông, đã nghỉ hưu, TP HCM. 35- Nguyễn Hoài Anh, ThS Ngữ văn, giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội. 36- Nguyễn Hoàng Ánh, PGS TS, giảng viên trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 37- Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ, ThS Văn học, cựu sinh viên khoa Ngữ văn, ĐH SP Hà Nội, Hà Nội. 38- Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học, Hà Nội. 39- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS. TSKH, Khoa Toán, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 40- Nguyễn Mạnh Tiến, ThS Văn học, Dân tộc học, Nghiên cứu văn học, dân tộc học, Hà Nội. 41- Nguyễn Nam Hải, ThS Công nghệ thông tin, nguyên giảng viên ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 42- Nguyễn Phương Chi, nguyên Phó phòng TC Nghiên cứu Văn học, Viện văn học, Hà Nội. 43- Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên GS Đại học Kỹ thuật Budapest, nguyên Trưởng khoa CNTT, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 44- Nguyễn Thế Hùng, GS. TS, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ khí Việt Nam, Đà Nẵng. 45- Nguyễn Thị Bình, PGS. TS Văn học, nguyên Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 46- Nguyễn Thị Hương Thuỷ, ThS Ngữ văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội. 47- Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hoá, TP HCM. 48- Nguyễn Thị Từ Huy, TS Văn học, cựu giảng viên khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, TP HCM. 49- Nguyễn Văn Long, PGS, Nhà giáo nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn VH Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 50- Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 51- Phạm Toàn, nghiên cứu giáo dục, sáng lập viên nhóm Cánh Buồm, Hà Nội. 52- Phạm Minh Gia, TS Kinh tế, Hà Nội. 53- Phạm Quốc Lộc, TS Văn học So sánh, Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá, ĐH Hoa Sen, TP HCM. 54- Phạm Thị Ly, TS Ngữ văn, Viện đào tạo quốc tế, ĐHQG TP HCM. 55- Phạm Thị Phương, PGS. TS Ngữ văn, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP HCM. 56- Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn học So sánh, Viện Văn học, Hà Nội. 57- Phan Hồng Hạnh, ThS Ngữ văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội. 58- Phan Thị Hà Dương, PGS. TS Toán học, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. 59- Phan Thị Hoàng Oanh,

TS Hoá học, Giảng viên Đại học, TP HCM. 60- Phùng Hoài Ngọc, ThS Văn học, nguyên giảng viên Đại học An Giang, An Giang. 61- Trần Đình Sử, GS. TS Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 62- Trần Đức Anh Sơn, TS Lịch sử, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT XH Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Phát triển kinh tế -xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng. 63- Trần Hữu Tá, GS Văn học, Tp HCM. 64- Trần Ngọc Vương, GS TS Văn học, Hà Nội. 65- Trần Ngọc Hiếu, TS Văn học, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 66- Trần Quang Đức, Nghiên cứu văn học, lịch sử, Phòng Văn học So Sánh, Viện Văn học, Hà Nội. 67- Trịnh Thu Tuyết, TS Văn học, Chuyên ngành văn học Hiện đại, Hà Nội. 68- Tương Lai, GS Văn học, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM. 69- Vũ Thế Khôi, TS, nguyên Trưởng khoa tiếng Nga, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, Hà Nội. 70- Vũ Thị Phương Anh, TS Giáo dục, Nguyên giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM TP HCM

Cập nhật đến 25-04: 166 chữ ký

THƯ NGỎ VỀ SỰ VI PHẠM TỰ DO HỌC THUẬT TRONG VỤ THU HỒI BẰNG THẠC SĨ

CỦA BÀ ĐỖ THỊ THOANKính gửi:               

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.

Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11-03-2014 và Quyết định số 708/ QĐ-ĐHSPHN ngày 14-03-2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là

không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có dấu hiệu là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng. Thư yêu cầu giải thích của bà Đỗ Thị Thoan không được trường trả lời thích đáng.

Những hành động trên đã:- Trực tiếp vi phạm qui định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 22, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT), theo đó thì văn bằng chỉ có thể thu hồi nếu phát hiện hành vi gian lận, cấp cho người không đủ điều kiện, do người không có thẩm quyền cấp, đã tẩy xóa sửa chữa, hoặc đã để người khác sử dụng.

- Đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi.

- Vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. Nhà bác học Einstein đã nói: “Giới hạn tự do học thuật bất cứ cách nào sẽ cản trở sự phổ biến kiến thức trong dân chúng và do đó sẽ ngăn trở khả năng suy xét và hành động của quốc gia”. Các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào. Công trình của họ phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn học thuật, bởi những nhà chuyên môn có thẩm quyền. Bằng cấp chỉ có thể bị thu hồi trong trường hợp ứng viên đã phạm những lỗi nghiêm trọng về học thuật như đạo văn, ngụy tạo dữ liệu, nhờ người viết giùm.

Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy bỏ quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan và công bố các hồ sơ liên quan đến việc này. Ngoài ra, để tiến tới một nền giáo dục Việt Nam lành mạnh và tân tiến, chúng tôi yêu cầu nhà nước mở cuộc điều tra về những lý do đã dẫn đến vụ tái thẩm định, và thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa tái diễn những sự can thiệp một cách lén lút, bất hợp pháp vào các quy định có hiệu lực pháp lý.

Danh sách những người ký tên Cập nhật ngày 18-4-2014 có chữ

ký của 39 nhà trí thức Việt Nam và một nhà trí thức Hoa Kỳ tại hải ngoại.

Số 194 Trang 4

Page 5: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Vụ việc luận văn của Đỗ Thị Thoan là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm của thế kỷ 21, cho thấy chế độ CSVN vẫn mù quáng và ngu xuẩn

chính trị hóa văn học.Ngày 24/4/2014 chính quyền

VN đã mời CTNLT Phạm Bá Hải làm việc về các hoạt động liên quan đến Hội CTNLTVN.

Đoàn làm việc của chính quyền gồm ông Đại tá Trần Hanh – Thủ trưởng Phòng bảo vệ chính trị PA67, CA tpHCM, tháp tùng là một trung tá, và một đại úy điều tra của Phan Đăng Lưu, cùng có mặt các viên an ninh huyện Hốc Môn và trưởng, phó công an xã. Giấy mời đã được gửi trước đó 3 ngày do trưởng CA xã ký, ghi lý do là an ninh trật tự.

Với tư cách là Điều phối viên của Hội, CTNLT Phạm Bá Hải đã trao đổi và trả lời tất cả các câu hỏi về Hội CTNLT, qua đó trình bày quan điểm và hình thức sinh hoạt của Hội trong việc vận động cải thiện nhân quyền, hoạt động nhân đạo và kêu gọi thả tự do cho các tù nhân lương tâm bằng phương thức ôn hòa.

Hội CTNLTVN xác nhận các diễn tiến và lập trường chung như sau:

1. Hội CTNTLT không do một cá nhân hay một tổ chức nào chủ xướng sáng lập. Các mối quan hệ giữa các cựu TNLT với nhau và thân nhân gia đình của TNLT đã có từ rất lâu và nó được liên kết chặc chẽ hơn theo năm tháng. Cụm từ “tù nhân lương tâm” được Ân xá Quốc tế dùng để gọi những người vận động ôn hòa cho các nhân quyền cơ bản nhưng lại bị giam cầm. Khi các CTNLT trao đổi, họ đã nhanh chóng đi đến kết luận cần ra đời một tổ chức để họ có thể sinh hoạt.

Đó là sự đồng tâm nhất trí của 68 thành viên sáng lập Hội CTNLT.

2. Mọi phương tiện bạo động đều nằm ngoài chủ trương của Hội CTNLT. Các hội viên đều là những người cam kết tiếp tục sống theo

lương tâm, vì lương tâm mà hành động trong phương thức ôn hòa. Tất cả những công dân VN từng vào tù vì các hoạt động ôn hòa đòi nhân quyền đều là đối tượng gia nhập hội. Hiện Hội đã có tất cả 83 hội viên.

Hội CTNLT không có mục tiêu lật đổ chính quyền hay tuyên truyền chống nhà nước mà là kêu gọi một cuộc cải cách pháp luật để tôn trọng hơn nữa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà VN đã ký kết.

3. Chúng tôi cam kết đấu tranh cho một nước VN không còn bất kỳ một TNLT nào. Vận động chính quyền VN thay đổi pháp luật nhằm tôn trọng hơn nữa quyền con người, qua đó thả tất cả các TNLT.

Các hành vi không tôn trọng giá trị quyền con người đều dẫn đến man rợ, đói nghèo, lòng người phẫn uất, lương tâm kêu gào. Chúng tôi hoan nghênh chính quyền VN đã thả tự do cho một số TNLT và các nhượng bộ khác khi cải thiện điều kiện giam cầm, nhưng chúng tôi cũng lên tiếng phản đối nhiều nơi vẫn còn hà khắc, đàn áp các tù nhân khi họ không nhận tội hoặc bị từ chối chữa trị bệnh trong điều kiện có thể. Đó là trường hợp của Tạ Phong Tần, Mai Thi Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương.

4.  Các cuộc gặp gỡ XHDS thường kỳ mỗi tháng vẫn được tiếp tục duy trì. Hội CTNLT mời gọi tất cả các cá nhân, nhóm, hội tham dự chia sẻ quan điểm, sự vụ của riêng mình để cùng nhau tìm một phương thức tốt nhất kêu cầu chính quyền quan tâm hơn nữa giải quyết các vụ việc bất công tồn tại, lắng nghe các

bức xúc và tiến hành thay đổi, giải quyết.

Ngày 28/3/2014 ông Konstantin von Mentzingen, chuyên viên phụ trách quan hệ EU với ĐNÁ của UB đối ngoại Châu Âu, từ Bỉ quốc đã sang Sài Gòn để gặp mặt hai thành viên Hội CTNLT Phạm Chí Dũng và Phạm Bá Hải, tháp tùng với ông là bà Delphine Malard, Tham tán thứ nhất của Phái bộ Đại diện Âu châu tại Hà Nội. Cuộc trao đổi đã đề cập nhiều vấn đề về quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do bày tỏ chính kiến, đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh đến quyền tự do họp mặt ôn hòa. Hội CTNLT đã chính thức yêu cầu Cộng đồng Âu châu bảo trợ cho các cuộc gặp gỡ XHDS hằng tháng này.

Chúng tôi cũng lên án mọi hành vi dùng bạo lực để ngăn chặn các cuộc gặp gỡ của những người bất đồng chính kiến, các blogger, những người bảo vệ nhân quyền đã xảy ra trong thời gian gần đây. Cụ thể, ngày 19/4/2014 Café nhân quyền do MLBVN tổ chức đã bị đàn áp, Paulo Thành Nguyễn và vợ Trịnh Kim Tiến đã bị đánh và tát khi bị cưỡng chế đưa về đồn.

Chúng tôi hoan nghênh chính quyền đã không cản trở các chị em Hội PNNQ viếng thăm các tù nhân lương tâm ở miền tây, nhưng mới đây tại phiên tòa phúc thẩm hai dân oan Cần Thơ ngày 22-4, bà Trần Thị Hài và chị Nguyễn Ngọc Lụa đã bị đánh đập và đã phải nhập viện.

Hội CTNLT tái khẳng định quyền gặp gỡ ôn hòa là một trong các quyền căn bản mà chính quyền VN cần phải nghiêm túc thực thi và tôn trọng.  

5. Việc chính quyền mời làm việc, tiếp xúc các thân nhân trong gia đình người bất đồng chính kiến để làm áp lực họ ngăn cản các hoạt động của người bất đồng chính kiến là hành động đi ngược lại các cam kết mà VN đã khẳng định tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.

CTNLT Phạm Bá Hải đã nhiều lần viết đơn xin xây nhà nhưng không được phép, khi nhu cầu cần mở rộng nhà cũ để ở thì bị chính

Số 194 Trang 5

Page 6: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quyền ngăn trở. Ngày 10/4/2014 họ đã thành công khi thực hiện quyết định cưỡng chế phá dỡ phần xây mở rộng thêm 11 mét vuông. Sau đó vài ngày, chính quyền đã mời cha già (84 tuổi) và người anh của Phạm Bá Hải lên đồn công an để làm việc, trong khi các công việc bảo vệ nhân quyền của anh Hải không hề có liên can đến gia đình.

Tuyên ngôn Người bảo vệ nhân quyền LHQ 1989, Điều 10, ghi “Không ai có trách nhiệm, khi bị yêu cầu, tham gia hành động xâm hại nhân quyền và các quyền tự do căn bản; và không ai phải chịu sự trừng phạt hay hành hạ, dưới bất cứ hình thức nào, vì từ chối làm theo như vậy”. Trong chiều hướng chính quyền quấy nhiễu thân nhân các thành viên Hội CTNLT ngày càng nhiều, chúng tôi cực lực phản đối hành vi xâm phạm này và tiếp tục theo dõi, báo cáo đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và các quốc gia quan tâm đến nhân quyền VN.

6.   Kết thúc hai buổi làm việc, chính quyền đã cảnh báo việc hình thành và hoạt động của Hội CTNLTVN là bất hợp pháp vì chưa được phép của chính phủ. Họ khuyến cáo các hoạt động cần phải tuân thủ pháp luật VN và cuối cùng, viên sỹ quan của Phòng bảo vệ chính trị đã yêu cầu các hoạt động của Hội phải nằm trong khuôn khổ ôn hòa.

Hội CTNLT xác quyết: Xu hướng hình thành các tổ chức XHDS tách rời khỏi sự quản lý của nhà nước là tiến trình tất yếu phù hợp với Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết năm 1982, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về quyền tự do lập hội. Xu hướng này cũng giúp tạo sự cân bằng cho các thành phần khác nhau trong xã hội về quyền lợi, giá trị nhân phẩm và phát triển.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền cần phải hợp thức hóa Hội CTNLT và các tổ chức khác bằng một cơ chế thông thoáng, hổ trợ cho các tổ chức này hoạt động, giúp xã hội dân

chủ hơn và người dân hạnh phúc hơn trong việc thực thi các quyền căn bản của con người.

7.  Hội CTNLT vận động duy trì phương thức đối thoại nhân quyền với chính quyền VN. Chúng tôi cáo buộc các vụ việc vi phạm nhân quyền,  trong khi phía chính quyền gọi là những người vi phạm pháp luật. Các cuộc tiếp xúc đối thoại nhân quyền với chính quyền cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế hay các quốc gia quan tâm về nhân quyền tại VN sẽ là giải pháp khả

quan cho thăng tiến nhân quyền.Ngày 26/4/2014Ban Điều hành Hội CTNLTVN.VRNs (18.04.2014) – Sài Gòn –

Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo vừa phổ biến Báo cáo về các trường hợp Chính phủ Việt Nam xâm phạm tự do tôn giáo của công dân trong Quý I/2014. Theo đó, từ ngày 01-01 đến 31-03-2014, có ít nhất 7 vụ, trong đó, Phật giáo Hòa Hảo đã bị tấn công một cách có hệ thống.

BÁO CÁO VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP CHÍNH PHỦ VIỆT NAM XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

CỦA CÔNG DÂNBÁO CÁO SỐ 01/2014: QUÝ I

NĂM 2014Điều 24, Hiến pháp 2013, được

Quốc hội thông qua, ngày 28-11-2013, có hiệu lực từ ngày 01-01-2014 quy định:

1- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Nhưng từ ngày 01-01-2014 đến 31-03-2014 có ít nhất 7 vụ các cơ quan thuộc hệ thống Chính phủ Việt Nam đã xâm phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.

THÁNG 01-20141- Ngày 1, Phật giáo Việt Nam

Thống nhất, chuyến bay Huế–Sài Gòn:

Công an ngụy tạo lý do, bắt thành viên lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Sáng ngày 1-1-2014, trên chuyến bay từ Huế đi Sài Gòn, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị công an bắt rời máy bay, lấy cớ khám xét hành lý vì có “nguy cơ” đặt bom nổ máy bay. Công an đã “làm việc” suốt 13 tiếng đồng hồ, tố cáo ông

Cầu vi phạm luật pháp vì hoạt động với tổ chức không được thừa nhận là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Công an cho rằng ông Cầu mang trong hành lý những tài liệu bất hợp pháp cho nên họ phải tạm giữ ông để mời về cơ quan công an điều tra hầu làm rõ sự việc. Tài liệu họ nói chỉ là những văn kiện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là những văn kiện bất hợp pháp. Ông đã bị quản chế tại nhà với sự canh gác của trên 15 công an sắc phục và thường phục (Phỏng vấn của phóng viên Y Lan đài RFA với anh Lê công Cầu)

2- Ngày 10, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Tu viện Long Quang, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa thiên Huế:

Hòa thượng Thích Như Đạt, Tân Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dự tính tổ chức tại Tu viện Long Quang ở Huế lễ Hiệp kỵ chư Lịch đại Tổ sư, chư Tiền bối Hữu công và chư Thánh tử đạo. Dự tính mời khoảng 300 đại biểu của các Ban Đại diện Giáo hội và Gia đình Phật tử Việt Nam trên toàn quốc về tham dự.

Nhưng nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế đã ngăn cấm kể từ ngày 1 tháng giêng, không cho các phái đoàn Tăng ni, Gia đình Phật tử từ các tỉnh phía Nam về Huế. Hòa thượng Thích Chơn Tâm bị trục xuất khỏi Tu viện Long Quang hôm 9 tháng giêng đưa về Sài Gòn, 17 Huynh trưởng Gia đình Phật tử bị bắt đi làm việc và ra lệnh quản chế từ ngày 7 tháng giêng.

Số 194 Trang 6

Page 7: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

3- Ngày 18, Giáo hội Công giáo VN, Thái Nguyên :

Tù nhân lương tâm Paul Trần Minh Nhật là một giáo dân Công giáo, hiện đang chịu án tù tại nhà tù Thái Nguyên, đã gởi một lá thơ tới Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo VN. Nội dung thơ nêu lên những hạn chế nhằm mục đích tước đoạt toàn bộ quyền con người của tù nhân trong đó có quyền tự do tín ngưỡng bao gồm: quyền tiếp cận những ấn phẩm tôn giáo, quyền thực hành những nghi thức, sinh hoạt tôn giáo.

4- Ngày 21, Giáo hội Công giáo, giáo phận Kontum – Ủy ban nhân dân thị xã Ayun Pa, Gia Lai đề nghị thuyên chuyển linh mục Vũ Văn Bằng ra khỏi nhiệm sở:

Ngày 21-01-2014, Ủy ban nhân dân thị xã Ayun Pa đã gởi văn thứ số 77/UBND-VX đến Tòa giám mục Kontum đề nghị thuyên chuyển linh mục Vũ Văn Bằng ra khỏi địa bàn thị xã Ayun Pa. Với lý do Ban tôn giáo TP. Hồ Chí Minh không công nhận cha Bằng là linh mục. Trong khi đó, theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (Việt Nam, 2004), Ban tôn giáo cũng như tất cả các cơ quan thuộc Chính phủ, đều không được luật trao trách nhiệm công nhận hay không công nhận chức danh linh mục của đạo Công giáo.

Đây là hành vi lạm quyền và vi phạm pháp luật để xen vào nội bộ, gây rối tổ chức tôn giáo.

THÁNG 025- Ngày 20, Phật giáo Hòa Hảo,

Lấp Vò – Đồng Tháp:Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

đang cư ngụ tại huyện Lấp Vò - Đồng Tháp liên tục bị sách nhiễu, đe dọa sau khi Bà Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh bị bắt giam một cách tùy tiện cách đấy 9 ngày tại đây. Ông Nguyễn Văn Hoa – một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo – đang cư ngụ tại xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, trong cuộc nói chuyện với phóng viên An Nhiên đài RFA cho biết bản thân Ông và gia đình thì bị chặn đường, đe dọa bắt giam, công an kéo đến nhà rất đông gây áp lực buộc Ông phải lên công an xã làm việc, nhưng Ông kiên quyết từ chối, vì ông lo sợ nếu ông đến công an xã làm việc có thể bị đánh đập, bị nguy hại đến tánh mạng. Công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vẫn liên tục sách nhiễu, đe dọa một số các gia đình tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đang cư ngụ tại đây

Một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cho biết: hiện nay số lượng Phật tử PGHH có khoảng trên 2 triệu khắp ở Việt Nam, đa số tín đồ tập trung ở Miền Tây Nam Bộ, nhiều tín đồ PGHH chân tu tại Miền Tây đã bị hành hung, giam cầm, đe doạ thường xuyên chỉ vì Đức tin Tôn giáo và quyết không theo Giáo hội PGHH mà do chính quyền Việt Nam lập ra.

Chính quyền Việt Nam luôn nói với dư luận quốc tế là nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Tuy nhiên việc tiếp tục tấn công vào tín đồ PGHH tại các tỉnh Miền Tây cho thấy hành động của chính quyền địa phương đi ngược lại với những gì mà chính quyền trung ương đã nói.

THÁNG 036- Ngày 19–25, Giáo hội Phật giáo

Hòa Hảo, Chợ Mới, An Giang:Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Việt

Nam thường tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh ám hại vào 25 tháng 2 âm lịch (năm 2014 nhằm ngày 25 tháng 3 dương lịch).

Một số tín đồ PGHH tại Chợ Mới, An Giang dự định sẽ tổ chức lễ kỷ niệm này tại nhà ông Nguyễn Văn Vinh số 393, tổ 10, ấp Long Hòa, xã Long Giang, Chợ Mới (An Giang). Tuy nhiên, trưa ngày 18-03, nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã đến cấm tổ chức và đe dọa trừng phạt, nếu dám tổ chức.

Ông Tống Văn Chính và ông Nguyễn Văn Vinh (chủ nhà) cương quyết phản đối, và hai ông cho rằng dù phải bị tù tội hay là bị bắn thì tín đồ PGHH vẫn phải tổ chức cho bằng được ngày Đại lễ này.

Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Trung ương PGHH Thuần túy đưa ra Lời phản đối tối hậu từ Sài Gòn.

7- Đêm ngày 19, Giáo hội Công giáo, Dòng Chúa Cứu Thế, Thái Hà, Hà Nội:

Nhà cầm quyền Hà Nội đêm 19-03-2014 đã sử dụng máy xúc và máy ủi để đổ đất lấp hồ trong tu viện DCCT Hà Nội mà họ chiếm dụng làm bệnh viện Đống Đa. Linh mục Lưu Ngọc Quỳnh đại diện DCCT Hà Nội đã liên lạc với ông Lê Hưng giám đốc bệnh viện Đống Đa để yêu cầu dừng ngay việc phá hủy hiện trạng của khu đất hồ và tu viện cho nhà Dòng.

Ông Lê Hưng viện lí do nạo vét, cải tạo hồ để đổ đất xuống. Tuy nhiên, theo các nguồn tin đáng tin cậy cho biết: Nhà cầm quyền Hà Nội dự định xây trên khu đất hồ một tòa nhà cao tầng và lí do nạo vét hồ chỉ là một động thái ngụy tạo mà thôi. Như thế, cảnh quan và khuôn viện tu viện và

nhà thờ Thái Hà sẽ bị phá hủy một cách trầm trọng.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, phó bề trên kiêm chính xứ Thái Hà cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức để giáo dân phản đối một cách ôn hòa. Tuy nhiên, nếu như nhà cầm quyền cứ ngang nhiên phá hủy tu viện thì nhà cầm quyền phải tự chịu lấy những hậu quả do sự phẫn uất của giáo dân”.

Hiện tình, linh mục Phượng còn cho biết: “Giáo xứ Thái Hà đã mất mát quá nhiều do sự thiếu tôn trọng pháp luật của nhà cầm quyền. Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà đã trở nên những linh mục oan, tu sĩ oan, và giáo dân oan.Chúng tôi chung chia thân phận dân oan với những người dân đang bị đàn áp trên khắp đất nước Việt Nam”.

Bên cạnh tu viện Dòng Chúa Cứu Thế đang bị cưỡng chiếm, khu hồ Ba Giang của giáo xứ cũng đang bị xâm hại trầm trọng và có nhiều dấu hiệu của tham nhũng.

Báo cáo đầu tiên này, chúng tôi có thể còn thiếu sót rất nhiều những hoạt động xâm phạm tự do tôn giáo của chính phủ, do thiếu thông tin. Để khắc phục thiếu sót này, chúng tôi đề nghị quý vị khi thấy có hoạt động nào vi phạm tự do tôn giáo ở đâu trong nước VN xin vui lòng gởi ngay báo cáo về cho chúng tôi, với những bằng chứng là văn bản, hình ảnh, ghi âm ghi hình, và thời gian địa điểm cụ thể. Xin vui lòng gởi đến chúng tôi qua điện thư: [email protected].

HỘI BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

Ghi chú:HỎI ĐÁP VỀ HỘI BẢO VỆ QUYỀN

TỰ DO TÔN GIÁOHội bảo vệ quyền tự do tôn giáo

được thành lập trên cơ sở luật pháp nào của Việt Nam?

Căn cứ theo các điều 24 và 25 của Hiến pháp 2013, được Quốc hội thông qua, ngày 28-11-2013, có hiệu lực từ ngày 01-01-2014.

“Điều 241- Mọi người có quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25Công dân có quyền tự do ngôn

luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,

Số 194 Trang 7

Page 8: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Cho đến nay, chưa có văn bản luật nào dưới Hiến pháp quy định thêm về việc Lập hội, do đó, điều 25 của Hiến pháp vừa là luật pháp mẹ, vừa là văn bản luật pháp duy nhất quy định về việc lập hội để công dân thực thi quyền của mình.

Mục đích của Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo là gì?

Mục đích tối cao của Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo là giúp mọi công dân có thể thực thi quyền tự do tôn giáo, chống lại tất cả mọi hoạt động nhằm hạn chế hay cản trở quyền này.

Những ai có thể trở thành hội viên của Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo?

Những người hội đủ các tiêu chuẩn sau đây đều có thể ghi danh trở thành Hội viên:

1- Đang thực hành đức tin trong một tôn giáo. Lưu ý: tôn kính ông bà tổ tiên, không phải là tôn giáo, mà là một truyền thống hiếu thảo lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đạo bác Hồ cũng không phải là tôn giáo.

2- Dám công khai danh tánh để hoạt động cho Hội.

3. Sẵn sàng dấn thân vì công ích, không cần hỗ trợ tài chánh khi hoạt động.

4- Đồng ý với mục đích và các hoạt động của Hội

Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo sẽ có những ưu tiên hoạt động nào trong giai đoạn hiện nay?

Hội đang ưu tiên triển khai các dự án:

1- Lập báo cáo về việc chính phủ Việt Nam xâm phạm tự do tôn giáo theo mỗi quý.

2- Đòi Chính phủ Việt Nam phải chăm sóc đời sống tín ngưỡng, tâm linh và tôn giáo cho các quân nhân (những người đang thi hành nghĩa vụ quân sự).

3- Đòi quyền tự do tôn giáo cho các tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm.

4- Yêu cầu hủy bỏ toàn bộ Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo hiện hành, hoặc ít ra phải soạn lại Luật tôn giáo mới theo hướng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của công dân chứ không phải nhằm giúp chính phủ quản lý tôn giáo như hiện nay.

Khi nào Hội bảo vệ tự do tôn giáo sẽ giải tán?

Đó là khi mọi công dân Việt Nam công nhận quyền tự do tôn giáo đã được thực hiện dựa trên các đánh giá khách quan của các tổ chức độc lập trong nước và quốc tế.

VP. Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo

TỰ DO NGÔN LUẬNBán nguyệt san ra ngày 1

và 15 mỗi thángIN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:[email protected]

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé:

http://www.tdngonluan.comwww.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.comhttp://www.viet.no

Trong trang mạng thứ 1 và thứ 3 trên đây, Quý vị có thể tìm thấy nhiều tài liệu đấu tranh cho dân chủ tại

Việt Nam

LTS: Hôm 27-04-2014, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã tuyên phong Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2 (cùng với ĐGH Gioan 23) lên bậc hiển thánh. Nhân dịp này, chúng ta cùng nhau nhìn lại một trong những hoạt động quan trọng của vị thánh Giáo hoàng này.

Liên minh thánhTrong thư viện Tòa thánh Vatican

vào ngày thứ Hai 7-6-1982 chỉ có sự hiện diện của Tổng thống Ronald Reagan và Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Đây là lần đầu tiên hai vị gặp nhau trong vòng 50 phút. Trong khi đó, tại một phòng khác, cùng tòa nhà của ĐGH, Đức Hồng y Agostino Cassaroli và Đức Tổng Giám mục Achille Silvestrini đàm đạo với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Alexander Haig và chánh án William Clark, Cố vấn An ninh của Tổng thống Reagan. Hầu hết câu chuyện giữa hai bên đều tập trung vào vấn đề Do Thái xâm lăng Li Băng. Cuộc tấn công đã bước sang ngày thứ hai và Ngoại trưởng Haig nói với các vị trong Tòa thánh rằng Thủ tướng Menachem Begin của Do Thái đã cam kết với Hoa Kỳ là họ sẽ không tấn công sâu vào nội địa

Lebanon quá 25 dặm.Tuy nhiên, Tổng thống Reagan và

Đức Giáo hoàng chỉ dành ra vài phút để xem xét vấn đề Trung Đông, còn lại hai vị chú ý vào vấn đề cùng quan tâm. Đó là vấn đề Ba Lan và sự thống trị của Sô Viết tại Đông Âu. Trong cuộc họp đó, TT Reagan và ĐGH đều đồng ý là phải tiến hành một chiến dịch bí mật để mau chóng giải thể đế quốc Cộng sản. Đệ nhất Cố vấn An ninh của Tổng thống Reagan là ông Richard Allen tuyên bố: “Đây là liên minh bí mật vĩ đại nhất từ trước tới nay.”

Chiến dịch nhắm vào Ba Lan là quốc gia đông dân cư nhất, là chư hầu của Sô Viết ở Đông Âu và là nơi sinh trưởng của ĐGH Gioan-Phaolô II. Cả Đức Giáo hoàng lẫn Tổng thống Reagan đều tin rằng Ba Lan có thể tách rời khỏi quỹ đạo Sô Viết, nếu Vatican và Hoa Kỳ quyết tâm cung ứng phương tiện để làm lung lay chính quyền Ba Lan và giữ cho phong trào Đoàn Kết đang bị cấm hoạt động được tồn tại sau khi chính quyền

Cộng sản ban hành quân luật vào năm 1981.

Trước khi Công đoàn Đoàn Kết được hoạt động trở lại một cách công khai và hợp pháp vào năm 1989, thì đã có nhiều hoạt động bí mật được diễn ra trong thời gian này. Công đoàn được cung cấp phương tiện, được nuôi dưỡng và được cố vấn mà phần lớn qua một hệ thống được thiết lập dưới sự bảo trợ của TT. Reagan và ĐGH Gioan-Phaolô II. Hàng tấn máy móc như máy gửi điện thư (fax machine, lần đầu tiên có ở Ba Lan), máy in báo, máy truyền tin, điện thoại, radio làn sóng ngắn, máy quay phim, máy photocopy, máy điện tín, máy vi tính, máy đánh chữ điện tử (word processor) được đưa lậu vào Ba Lan qua các đường dây được thiết lập do các linh mục, các nhân viên tình báo Mỹ, các đại diện Công đoàn Lao động Hoa Kỳ (AFL-CIO), và các phong trào lao động Âu Châu. Tài chánh cho công đoàn đang bị cấm là do quỹ của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ, và tài khoản bí mật của Tòa thánh và các nghiệp đoàn thương mại Âu Châu.

Thông thường lãnh tụ Lech Wale-sa và các nhà lãnh đạo Công đoàn

Số 194 Trang 8

Page 9: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Đoàn Kết nhận được những lời cố vấn chiến thuật từ các linh mục, hay các điệp viên Mỹ hay Âu Châu giả dạng là các chuyên gia lao động làm việc ở Ba Lan. Điều đó phản ánh cách làm việc của Vatican và của chính quyền Reagan. Nhờ sự chống đối ngày càng có hiệu quả, nên nguồn tin về các quyết định nội bộ của chính quyền Ba Lan và nội dung những cuộc đàm thoại giữa Warsaw và Moscow được tuôn chảy về Tây Âu như suối nước. Những tin tức chi tiết đó không những do các linh mục mà còn do các điệp viên nằm ngay trong nội bộ chính quyền Ba Lan cung cấp.

Đả đảo Hiệp ước Yalta Theo các vị phụ tá cùng quan

điểm với TT Reagan và ĐGH Gioan-Phaolô II, hai nhà lãnh đạo không chấp nhận sự kiện chính trị cơ bản xảy ra trong đời hai vị: Đó là việc phân chia Âu Châu do hiệp ước Yalta quy định và để Đông Âu dưới sự thống trị của Cộng sản. Hai vị tin rằng một nước Ba Lan tự do, không Cộng sản sẽ là lưỡi dao đâm ngay tim đế quốc Sô Viết và nếu Ba Lan trở nên dân chủ thì các nước Đông Âu khác cũng sẽ noi theo. 

TT Reagan đã tuyên bố: “Cả hai chúng tôi nhận thấy hiệp ước Yalta đã mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng và người ta cần phải làm một điều gì”. Ông nói tiếp: “Công đoàn Đoàn Kết thực sự là một thứ vũ khí có thể giải quyết được vấn đề đó vì chính nó là một tổ chức của người lao động Ba Lan. Chưa bao giờ có gì giống như Công đoàn Đoàn Kết mà có thể tồn tại được ở Đông Âu, và nghiệp đoàn công nhân đó hoàn toàn trái ngược với điều Sô Viết và Ba Lan mong muốn”.

Theo các lãnh tụ Công đoàn Đoàn Kết, ông Lech Walesa và những người phụ tá của ông đều biết TT Reagan và ĐGH Gioan-Phaolô II quyết tâm giữ cho Công đoàn Đoàn Kết được tồn tại, nhưng về mức độ hợp tác giữa hai vị thế nào, thì họ chỉ có thể phỏng đoán.

Ngay cả ông Wojciech Adamiecki, chủ bút và là người điều hành tờ báo bí mật của Công đoàn Đoàn Kết, hiện đang (1992) là cố vấn cho tòa Đại sứ Ba Lan tại Washington, phát biểu: “Chính thức ra chúng tôi không biết Giáo hội đang hợp tác với Hoa Kỳ, chúng tôi nghe nói ĐGH đã cảnh cáo Sô Viết rằng nếu họ tiến vào Ba Lan thì Ngài sẽ bay về Ba Lan ở với dân chúng. Giáo hội là nguồn yểm trợ đầu tiên, lúc bí mật lúc công khai. Công khai như trợ giúp nhân đạo, thực

phẩm, tài chánh, thuốc men, cố vấn y khoa được tổ chức trong nhà thờ. Bí mật như yểm trợ các sinh hoạt chính trị, như phân phối máy in đủ loại, cung cấp chỗ để hội họp bí mật, tổ chức các cuộc biểu tình đặc biệt.”

Vào lần gặp gỡ đầu tiên, TT Reagan và ĐGH đã ôn lại những chuyện hai vị đồng cảnh ngộ: Cả hai đều sống sót sau hai vụ ám sát cách nhau 6 tuần lễ, cả hai đều tin Chúa đã gìn giữ hai vị để thực hiện một sứ vụ đặc biệt. Đức Hồng y Pio Laghi, nguyên Sứ thần Tòa thánh tại Washington kể lại rằng: “Một người bạn thân của TT Reagan đã nhắc lại với tôi lời phát biểu của TT Reagan rằng: “Coi kìa, lực lượng ma qủy cản đường chúng tôi và coi Chúa Quan phòng đã can thiệp như thế nào”. Theo ông Clark, Cố vấn An ninh của TT Reagan, thì cả ĐGH lẫn TT Reagan đều cho việc hai vị sống sót sau hai vụ ám sát là một “phép lạ”. Ông Clark tuyên bố rằng: “Cả hai vị đều chia sẻ chung một quan điểm về tinh thần và có chung một cái nhìn về đế quốc Sô Viết: Đó là lẽ phải và việc sửa sai sẽ tất thắng theo chương trình của Chúa”.

Đô đốc Bobby Inman, nguyên phụ tá Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương cho biết: “TT Reagan đưa ra quan điểm rất đơn giản và chắc chắn, một quan điểm có giá trị là ông đã thấy chủ thuyết Cộng sản sắp sụp đổ và ông cần phải đẩy mạnh thêm cho nó sụp đổ luôn”. 

Trong 6 tháng đầu năm 1982, chiến thuật gồm 5 điểm được đưa ra nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Sô Viết, phá vỡ mối giây liên hệ kinh tế giữa Liên bang Sô Viết và các quốc gia khách hàng của hiệp ước Warsaw, thúc giục cải cách ngay trong đế quốc Sô Viết. Chiến thuật đó bao gồm các điểm sau đây:

- Quốc phòng Hoa Kỳ đã và đang trên con đường gia tăng ngân sách với mục đích để Sô Viết muốn cạnh tranh với Hoa Kỳ tất phải trả một giá rất đắt. Đó là sáng kiến chiến thuật phòng thủ không gian của Tổng thống Reagan, tức chiến thuật “Chiến Tranh Các Hành Tinh” (Stars War) trở thành trung tâm điểm của chiến thuật này.

- Bí mật khuyến khích các phong trào cải cách ở Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc và Ba Lan.

- Tài trợ cho các quốc gia trong hiệp ước Warsaw căn cứ theo mức độ họ tự nguyện bảo vệ nhân quyền, cải cách chính trị và tiến tới thị trường tự do.

- Cô lập kinh tế Liên bang Sô Viết và giữ cho nền kỹ thuật cao của Nhật

và Tây Phương không vào được Mạc Tư Khoa. Chính quyền Hoa Kỳ nhắm vào việc không cho Liên bang Sô Viết hưởng được điều mà họ muốn có là nguồn ngoại tệ qúy của thế kỷ 21. Đó là lợi nhuận mang lại do đường ống dẫn khí đốt xuyên lục địa cho Tây Âu. Đường ống dài 3600 dặm bắt đầu từ Siberia tới Pháp được chính thức hoạt động từ 1 tháng Giêng năm 1984, nhưng lợi nhuận thu được nhỏ hơn nhiều so với dự tính của Liên Sô.

- Gia tăng dùng đài Phát Thanh Tự Do, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, đài Âu Châu Tự Do để truyền các sứ điệp của chính quyền Hoa Kỳ đến nhân dân các nước Đông Âu.

Tới năm 1982, cả TT Reagan lẫn ĐGH Gioan-Phaolô II đều không tiên liệu được việc ông Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo Sô Viết. Ông là cha đẻ của phong trào cởi mở và cải cách. Nỗ lực cải cách của ông đã cởi trói cho các thế lực mạnh, thoát ra khỏi vòng kiểm soát của ông và dẫn tới việc LB Sô Viết phải tan rã. 

Theo một viên chức Hoa Kỳ từng biết rõ các kế hoạch giữ cho Công đoàn Đoàn Kết được tồn tại thì “Liên minh Washington-Vatican không làm cho chế độ Cộng sản sụp đổ, mà giống như các nhà lãnh đạo vĩ đại và may mắn khác, Đức Giáo hoàng và Tổng thống Reagan đã biết khai thác chỗ mạnh của lịch sử để dùng vào mục tiêu của riêng mình”.

Đàn ápChiến dịch do Washington và

Vatican khởi xướng nhằm duy trì Công đoàn Đoàn Kết bắt đầu khi Tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố áp dụng quân luật vào ngày 13-12-1981. Trong những giờ phút đen tối đó, mọi đường dây liên lạc với thế giới bên ngoài không Cộng sản đều bị cắt đứt, 6000 nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết bị bắt giữ, hàng trăm người bị cáo buộc phản quốc, lật đổ chính quyền, phản cách mạng, 9 người bị giết và Công đoàn bị cấm hoạt động. Hàng ngàn người khác trong Công đoàn phải trốn tránh trong các nhà thờ, nhà xứ, phải ở với các linh mục. Chính quyền bắt giữ ông Lech Walesa và giam ông tại căn nhà cho người đi săn ở nơi khỉ ho cò gáy.

Ngay sau khi lực lượng an ninh Ba Lan được bố trí trên các đường phố, TT Reagan liền gọi điện thoại ngay cho ĐGH để xin ý kiến. Trong một loạt các cuộc hội họp vào những ngày sau đó, TT Reagan đã bàn đến các giải pháp phải chọn lựa. Cựu Ngoại trưởng Haig kể rằng: “Trong các phiên họp Nội các hay Hội đồng An ninh Quốc gia, có rất nhiều thành

Số 194 Trang 9

Page 10: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

viên tham dự, tất cả đều đưa ra những biện pháp trả đũa, từ việc cấm vận đã tác động mạnh và tàn phá Ba Lan, đến việc đưa ra những lời tuyên bố cứng rắn có thể đưa tới nguy cơ như tình hình xảy ra tại Hung Gia Lợi năm 1956 hay Tiệp Khắc năm 1968”.

Ngoại trưởng Haig biệt phái ngay vị Đại sứ lưu động là ông Vernon Walters, một người Công giáo đạo đức, sang gặp ĐGH. Ông Walters đến Rome liền gặp riêng ĐGH và sau đó gặp riêng Đức Hồng y Cassaroli, Quốc Vụ khanh Tòa thánh. Hai bên đồng ý là không thể để ngọn lửa Công đoàn Đoàn Kết bị dập tắt và quốc tế phải tập trung vào việc cô lập hóa Sô Viết. Với Ba Lan, phải gây áp lực về mặt tinh thần cũng như kinh tế trên chính quyền của nước này.

Theo nguồn tin của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, qua các đường dây của Giáo hội, Đức Giáo hoàng đã khuyên ông Walesa hãy giữ phong trào hoạt động trong vòng bí mật và thông báo tới 10 triệu đoàn viên Công đoàn Đoàn Kết là đừng kéo nhau xuống đường, đừng liều lĩnh khiêu khích để Minh ước Warsaw nhảy vào can thiệp, tránh nội chiến với lực lượng an ninh Ba Lan. Vì Cộng sản cắt đứt hết đường dây liên lạc điện thoại trực tiếp đến Vatican nên ĐGH đã phải liên lạc với Đức Hồng y Josef Glemp ở Warsaw qua đài phát thanh. Ngài cũng phái một đặc sứ đến Ba Lan để tìm hiểu và báo cáo tình thế. Ngoại trưởng Haig đã tuyên bố: “Tin tức của Tòa thánh Vatican hoàn toàn khá hơn và nhanh hơn tin tức của chúng ta về mọi mặt. Mặc dù chúng ta có riêng vài nguồn tin tối hảo, song tin của chúng ta phải mất quá lâu để kiểm chứng qua thủ tục tình báo”.

Trong những giờ phút đầu tiên, TT Reagan đã ra lệnh phải thông báo lập tức cho Đức Giáo hoàng những tin tức tình báo của Hoa Kỳ, kể cả tin do ông Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cung cấp. Ông này đã bí mật báo cáo tin tức cho Cơ quan Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) biết.

Washington cũng trao cho Vatican bản phúc trình và phân tích của Đại tá Ryszard Kuklinski là nhân viên trong Bộ Tổng Tham mưu Ba Lan, đã từng cung cấp tin tức cho CIA tới năm 1981. Sau đó ông được bí mật đưa ra khỏi Ba Lan, sau khi cảnh báo Sô Viết sẽ xâm lăng Ba Lan, nếu chính quyền nước này không áp đặt quân luật. Ông Kuklinski cũng đưa ra lời cảnh báo về hành động quân sự của Sô Viết vào những năm của thập niên 80. Những lời cảnh báo này khiến chính quyền sắp mãn nhiệm của TT

Carter phải gửi một điệp văn bí mật cho ông Leonid Brezhnev rằng nếu xâm lăng Ba Lan, thì một trong những giá phải trả là Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí có trình độ kỹ thuật cao cho Trung Quốc. Lần này ông Kuklinski báo cáo cho Washington biết Tổng Bí thư Brezhnev tỏ ra rất bực bội. Năm đó mùa màng ở Nga bị thất thu thảm hại nên ông Brezhnev không cần đến đội binh cơ giới của quân đội, mà thay vào đó dành lực lượng này cho công việc xâm lăng Ba Lan. TT Reagan nói “Những gì chúng tôi biết, chúng tôi tưởng ĐGH không biết, nên ngay lập tức chúng tôi báo cáo cho Ngài”.

Một nhóm Công giáoMột nhóm những nhân vật trong

chính quyền Mỹ tham gia trong vụ Ba Lan gồm những người Công giáo đạo đức như Giám đốc Cơ quan Tình báo William Casey, Richard Allen, William Clark, Alexander Haig, Vernon Wal ters và William Wilson. Ông William Wilson là đại sứ đầu tiên của TT Reagan bên cạnh Tòa thánh Vatican. Tất cả những người này coi mối liên hệ ngoại giao giữa Washington-Vatican là một Liên Minh Thánh: gồm sức mạnh tinh thần và những giáo huấn của Giáo hội kết hợp với chủ thuyết cương quyết chống Cộng sản và khái niệm dân chủ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, công tác này có lẽ không thành công, nếu không có sự hỗ trợ hoàn toàn của TT Reagan là người tin tưởng nồng nhiệt vào cả lợi ích lẫn những áp dụng thực tế trong việc thiết lập mối quan hệ giữa Washington và Vatican. Tổng thống Reagan nói: “Một trong những mục tiêu đầu tiên là thừa nhận Vatican là một quốc gia và kết hợp quốc gia ấy làm đồng minh” (trước đây Hoa Kỳ và Vatican không có quan hệ ngoại giao chính thức- ghi chú của người dịch)

Theo Đô đốc John Poindexter, phụ tá quân sự trong ban Cố vấn An ninh Quốc gia, thì khi quân luật được ban hành ở Ba Lan, TT Reagan đã tin ngay rằng Cộng sản đã tính toán sai lầm nghiêm trọng: “Cho Công đoàn Đoàn Kết công khai hoạt động trong 16 tháng rồi đi đàn áp. Chính quyền Ba Lan chỉ tự tách mình ra khỏi nhân dân bằng việc cố làm tê liệt phong trào lao động và quan trọng hơn là lôi kéo Giáo hội có sức mạnh vào cuộc xung đột với chế độ Ba Lan.”

TT Reagan nói: “Tôi không tin rằng điều này (quyết định áp đặt quân luật để đập nát Công đoàn Đoàn Kết) có thể tồn tại vì lịch sử Ba Lan có khía cạnh tôn giáo và còn nhiều khía cạnh nữa”. Còn Đức Hồng y Cassaroli thì nói: “Có một sự trùng

hợp về quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Vatican.”

Đa số những sự trợ giúp cho Công đoàn Đoàn Kết để đối phó với chính quyền Ba Lan và Sô Viết đều do TT Reagan, ông Casey, và ông Clark quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến với ĐGH Gioan-Phaolô II. Ông Richard Pipes, một học giả bảo thủ sinh trưởng ở Ba Lan, cầm đầu văn phòng đặc trách Sô Viết và Đông Âu trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: “TT Reagan biết rõ mọi chuyện, kể cả các hoạt động bí mật”. Ông nhắc lại lời Tổng thống: “Không phải nhân dân, mà chính hệ thống Sô Viết là điều xấu xa và chúng ta, bằng mọi cách, phải làm thế nào giúp đỡ dân chúng và Công đoàn Đoàn Kết tranh đấu cho tự do.” Ông nói thêm: “Những người như ông Haig, Bộ trưởng Thương mại Malchom Baldridge và James Baker (lúc đó là chánh văn phòng tòa Bạch Ốc, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao thời TT Bush cha – ghi chú của người dịch) đều cho điều TT Reagan nói là không thực tế. Còn ông George Bush (tức ông Bush cha, lúc đó là Phó TT cho ông Reagan – ghi chú của người dịch) cứ ngồi yên, không nói lời nào. Tôi (lời ông Pipes) thường ngồi sau ông và không bao giờ biết ý kiến của ông thế nào. Riêng TT Reagan thì biết rất rõ những gì là nguy hiểm sẽ xảy ra”

Theo sự đánh giá chung, ngay trong những ngày đầu khi Ba Lan vừa ban hành quân luật, ông Casey đã nhảy ngay vào vòng chiến trong lúc mọi người còn đang mù mờ. Giống như trường hợp Trung Mỹ, ông Casey là kiến trúc sư chính trong các chính sách đối với Ba Lan. Trong khi đó, ông Pipes và các viên chức trong Hội đồng An ninh Quốc gia soạn thảo các đề nghị trừng phạt. Ông Pipes nói: “Mục tiêu chính là làm kiệt quệ Sô Viết để người dân trong nước đổ tội cho là vì ban hành quân luật”. Ông cũng nói thêm: “Những biện pháp trừng phạt được tiến hành song song với những hoạt động của ban Công tác Đặc biệt, một chi nhánh của CIA thi hành các hoạt động bí mật, với mục tiêu đầu tiên là giữ cho Công đoàn Đoàn Kết được tồn tại bằng việc cung cấp tài chánh và dụng cụ truyền tin.”

Một trong những viên chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ chỉ huy nỗ lực hạn chế ảnh hưởng hệ thống dẫn khí đốt của Nga cho biết: “Giáo hội cố gắng kiểm soát toàn bộ tình hình” Viên chức này nói tiếp: “Họ (Giáo hội) đã nỗ lực một cách có hiệu

Số 194 Trang 10

Page 11: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quả, tạo ra được các tình huống khiến Sô Viết không áp dụng được những đe dọa nguy hiểm, trong khi đó cho phép chúng ta (Hoa Kỳ) xiết chặt các biện pháp chế tài ngày càng mạnh mẽ hơn. Và gần như họ là bộ phận theo dõi những đàn áp của chính phủ để xem nó diễn tiến như thế nào, áp bức ấy có được nới lỏng hay ngày càng tệ hại và chúng ta phải đối phó ra sao.”

Đối với các cuộc đàm thoại của TT Reagan về tình hình Ba Lan, Ông Clark cho biết các cuộc đàm thoại ấy rất ngắn gọn. Ông nói: “Tôi không nghĩ là giữa tôi và TT. Reagan có cuộc đàm thoại nào riêng tư mà kéo dài được hơn ba phút để đi sâu vào một vấn đề. Có lẽ điều đó làm ông (ký giả viết bài báo này) ngạc nhiên lắm. Chúng tôi có mật mã thông tin riêng. Trong vấn đề Ba Lan, tôi biết TT Reagan muốn thực hiện đến đâu và đường lối đó có thể dẫn đến những vấn đề gì. TT Reagan, ông Casey và tôi thường xuyên bàn luận về những hoạt động bí mật ở Ba Lan: như ai đang làm việc gì, ở đâu, tại sao, diễn biến tình thế thế nào, và cơ hội thành công ra sao.”

Theo ông Clark, chính ông và ông Casey hàng ngày báo cáo ngắn gọn về tin tình báo cho TT Reagan biết. Bản báo cáo tóm lược tin của CIA, bổ túc thêm những phân tích về các hoạt động bí mật ở Ba Lan.

Về phía Đức Giáo hoàng, Ngài và những vị phụ tá gặp gỡ các giới chức Hoa Kỳ để lượng định tình hình và kết quả các hoạt động của Mỹ, sau đó gửi kết quả thẩm định bằng thư hay báo cáo miệng cho TT Reagan.

Còn ông Casey, trong hầu hết các chuyến sang Âu Châu hay Trung Đông, đều ghé Rome trước để gặp gỡ ĐGH và trao đổi tin tức. Nhưng, việc thực hiện những sứ vụ chính giữa Washington và Rome đều do ông Walters đảm trách. Ông nguyên là Phụ tá Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), đã từng cộng tác đắc lực với ông Casey.

Theo nguồn tin của Vatican, ông Walters đã gặp ĐGH đến hơn chục lần. Ông Wilson nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican cho biết ông Walters có sứ vụ đưa tin tức qua lại giữa ĐGH và TT Reagan và sự hiện diện của ông tại Vatican được giữ bí mật. Nội dung các buổi nói chuyện không chỉ xoay quanh vấn đề Ba Lan mà còn đề cập cả đến vấn đề Trung Mỹ Châu hay vụ con tin bị giam giữ ở Lebanon.

Trong những năm dưới thời Reagan, những hoạt động bí mật của Mỹ (bao gồm những hoạt động ở

Afghanistan, Nicaragua và Angola) thường là sự trợ giúp phương tiện cho những lực lượng nổi dậy như súng ống, lính đánh thuê, cố vấn quân sự hay chất nổ. Nhưng tại Ba Lan, Đức Giáo hoàng, TT Reagan và ông Casey theo một chiến thuật trái ngược hẳn. Một chuyên gia phân tích cho biết: “Điều ba vị nói trên làm là để cho các lực lượng tự nhiên tại chỗ đóng vai trò chủ yếu, còn các vị ấy không để lại một dấu tích gì trên các biến cố này”.

Sự hợp tác giữa ông Reagan và Casey có điểm nổi bật là hoạt động được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Hoạt động đó giản dị so với những hoạt động khác của CIA. Một trong những người từng cộng tác với ông Casey, nhưng không thích ông ta lắm đã phát biểu rằng: “Giả dụ như ông Casey có mặt ở đây bây giờ thì có lẽ ông ấy sẽ nở mấy nụ cười. Vào năm 1991, TT Reagan và ông Casey đã thiết lập được một trật tự thế giới mới mà hai ông mong muốn” (Ông Casey chết trước khi chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và các nước Đông Âu ghi chú của người dịch).

(Còn một kỳ nữa)

 “Lãnh tụ cha” của CSVN đã tự xưng là “cha già dân tộc”, sinh 1901 (hai lần tự khai với QTCS như vậy), mới 44 tuổi đã bắt cả dân tộc Việt gọi là “cha già”, thì ai cũng biết rồi, đó là Hồ Chí Minh. Và “cha” Hồ có hơn chục điều giống nhau kỳ lạ với lãnh tụ Hán-Việt gian Lai Teck của đảng CS Malaysia thì tôi cũng đã nêu ra trong một bài khảo cứu gần đây đăng trên Dân Làm Báo (xem “10 điều giống nhau kỳ lạ giữa HCM và đồng chí Lai Teck”). “Lãnh tụ con” là các “học trò xuất sắc nhất” của “lãnh tụ cha già”, ngay từ 1940, không ai khác là bộ ba Đồng-Chinh-Giáp. Một là Thủ tướng lâu đời nhất của VN và của cả thế giới PVĐ (sinh 1906, thua “cha” 5 tuổi, làm TTg bù nhìn 32 năm từ 1946 đến 1978), một là TBT hai đời của đảng CSVN - Trường Chinh (sinh 1907, thua “cha” 6 tuổi), và một là VNG (sinh 1911, thua “cha” mình 10 tuổi) - đại tướng “huyền thoại” của CSVN, kẻ “một mình đánh thắng”

quân đội của cả 4 đại cường thế giới là Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu…

Bộ ba Đồng-Chinh-Giáp ấy là “ba cánh tay phải”, “ba chân kiềng” để/của “cái nồi cha” HCM ngồi trên ngay từ những ngày đầu HCM về nước 1940 rồi chuẩn bị và cướp chính quyền 1945 đến những năm 1960s HCM đưa đất nước VN vào nội chiến đến tận 1975. Một người “nắm” chính phủ cho “cha”, một phụ trách đảng cho “cha”, và một giữ quân đội của “cha”, tưởng chừng như họ khá độc lập nhau, không có gì nhiều liên quan đến nhau, thế mà nhìn lại thấy có khá nhiều điểm họ giống nhau một cách “ngẫu nhiên” kỳ lạ mà tôi xin nêu ra ở đây mười (10) điểm sau.

Điểm giống nhau ngẫu nhiên thứ nhất của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là họ vô tình cùng là cựu học sinh trường Albert Saraut vốn là một trường cao đẳng/đại học tốt nhất Việt Nam thời đó của Pháp chủ yếu dành cho con em người Pháp và rất ít con em người Việt làm viên chức cao cấp cho Pháp mới gửi con vào đó được (và phải có người Pháp bảo lãnh). VNG được trùm phòng Nhì Pháp bảo lãnh nên được vào học ở đây. Còn Trường Chinh và Phạm Văn Đồng vào Albert Saraut trước đó thì không biết đã theo con đường nào, ai bảo lãnh (họ không báo cáo điều này với đảng)? Đây có thể đúng là sự giống nhau hoàn toàn ngẫu nhiên giữa ba người họ. Nhưng xét trong thực tế là trong hàng ngàn cựu sinh trường này từ khi nó thành lập đến năm 1945 và trong hàng trăm cán bộ CS cao và trung cấp của VN cùng thời đó thì chỉ có ba người, và chỉ có đúng ba người đó là cựu sinh viên Albert Saraut!? Một câu hỏi tò mò nhỏ đó khi nghiên cứu lịch sử trường Albert Saraut đã dẫn tôi đến bài viết này. Ai cũng có thể kiểm tra điều này trên Wiki.

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ hai của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là tháng 5/1940 ba người này lại “ngẫu nhiên” gặp nhau và cùng rủ nhau sang TQ đi tìm và đón lãnh tụ lớn của cách mạng VN về nước. Điều đó rất không bình thường vì đó phải là việc lớn và chính thức của đảng, trong khi đó thì ông Giáp đang làm giáo vụ tại trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội và còn chưa hề tham gia đảng CSVN, ông Đồng thì vừa mới ra tù năm 1936 (với tư cách đảng viên đảng khác), mãi 4 năm sau -1940 cũng mới vào đảng CSĐD cùng ông Giáp, hình như đều do “cha” Hồ “kết nạp” bên TQ, còn ông Chinh thì đến tháng 11/1940 mới được vào TW

Số 194 Trang 11

Page 12: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

sau HN 7 ở Bắc Ninh mà Nguyễn Văn Cừ chủ trì và là TBT thì Ng. Văn Cừ “tự nhiên bị bắt” (và ngay tháng 8 năm 1941 bị Pháp tử hình cùng Hà Huy Tập, Ng Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu… tại trường bắn Hóc Môn) để Chinh nghiễm nhiên lên tự nhận quyền TBT. 

Chữ ngẫu nhiên tôi bắt đầu phải cho vào ngoặc kép thành “ngẫu nhiên” từ đây vì có nhiều câu hỏi đến nay chưa có lời giải. Và ở đây là: Tại sao đoàn đi TQ đón lãnh tụ đảng (chưa biết là ai) lại do một người chưa vào TƯ đảng phụ trách (TC) cùng hai người chưa là đảng viên (VNG và PVĐ)? Ai báo đã cho họ hay cho TW đảng CSVN (đảng CSĐD) là VN sắp có lãnh tụ đảng lớn về nước và cần cử người sang TQ đón người đó về? Đó là tình báo Pháp hay tình báo Hoa Nam? Nhưng chắc chắn đó không phải Quốc tế CS Comintern. (Chuyện này cũng đã xảy ra giống hệt vụ đảng CS Malaysia đón lãnh tụ Lai Teck “của mình” từ Singapore về sau những lời đồn đại của “giới cách mạng người Hoa” ở Singapore…?! Còn đồn đại về “lãnh tụ đảng lớn của VN sắp về nước” cuối những năm 30s khi các lãnh đạo CSVN “tự nhiên” bị Pháp bắt và giết hàng loạt là từ… Hồng Koong, Ma Cao và Chợ Lớn).

Vậy, ai đã tổ chức cho họ (bộ ba Đ-C-G) gặp nhau, thông báo và giao “nhiệm vụ”, bàn bạc rồi tổ chức cho họ sang TQ “đón lãnh tụ”? Tại sao lại là ba người này sang TQ đón lãnh tụ lớn (còn mập mờ bí mật chưa biết là ai?) mà không phải các can bộ cao cấp hơn và các ủy viên TW đảng khác uy tín hơn Trường Chinh lúc đó (như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, Chu Văn Tấn, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Văn Tri…)? Và tại sao đó không phải việc do Tổng bí thư Hoàng Văn Thụ phụ trách và chỉ đạo, chọn người đi? Tại sao ông Giáp và ông Đồng còn chưa là đảng viên CS, ông Đồng thì ra tù rồi có 4 năm không làm gì cụ thể (1936-1940), lại khơi khơi “rủ nhau” sang TQ cùng ông Chinh “đón lãnh tụ”? 

Và tất cả những điều mơ hồ về cuộc đời sự nghiệp của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp sau này có lẽ đều bắt nguồn từ hai điều giống nhau “ngẫu nhiên và kỳ lạ” trên của họ. Tóm lại, sự xuất hiện của bộ ba trên cũng kỳ lạ và “ngẫu nhiên” chả kém sự xuất hiện của “lãnh tụ cha” là mấy… Câu hỏi chúng là: ai đã chọn họ, ai ủng hộ họ, ai dọn đường cho họ, ai đẩy họ lên quyền lực bên cạnh “cha già”?

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ

ba của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là cả ba ông đi đón lãnh tụ đều không biết “lãnh tụ” là ai, đều chưa bao giờ gặp HCM hay NAQ, đều chưa có kinh nghiệm hoạt động hải ngoại cho đảng ở nước ngoài nói chung, và cụ thể ở TQ trong khi đảng CSVN lúc đó vẫn còn có những cán bộ biết rõ lãnh tụ NAQ, đã làm việc và học tập với NAQ ở TQ và LX, có kinh nghiệm lâu năm hoạt động ở TQ như Phùng Chí Kiên, Hồ Học Lãm (người sáng lập Việt Minh)…? Về phía “lãnh tụ”, chẳng có một sự giới thiệu hay chỉ đạo chính thức nào của Quốc tế CS cho HCM về VN lãnh đạo phong trào cả! Thời điểm đó QTSC hầu như bị Stalin làm tê liệt, còn bản thân Stalin và nước Nga thì chuẩn bị và đi vào nội chiến để rồi giải tán QTSC ngay sau chiến tranh… Thế thì, ai cử “lãnh tụ HCM” về trong khi đảng CSVN vẫn đang còn có hàng loạt lãnh đạo cao cấp trên NAQ nhiều (NAQ chỉ là liên lạc viên của CSVN với QTCS…). Câu hỏi của phần này là: ai thực sự đạo diễn sự làm cỏ hàng loạt các lãnh tụ thực sự của CSVN những năm cuối 30s đầu 40s và sự xuất hiện “về nước” của “lãnh tụ lớn” HCM năm 1940, để mà sau đó có thể chọn và cử bộ ba ĐCG sang “đón lãnh tụ” về?

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ tư của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là sau khi sang TQ họ đều gặp HCM lần đầu tiên, lúc này dùng bí danh Hồ Quang, và cả ba còn băn khoăn không biết HCM/Hồ Quang là ai, có phải là NAQ? Thế mà cả ba được HCM tin dùng ngay và tin dùng nhất từ đó luôn đến hết đời HCM, không ai được HCM tin dùng hơn ba người này sau đó nữa? Đầu tiên là “cha” Hồ cho kết nạp ngay hai “con” Đồng và Giáo vào đảng ở ngay TQ, rồi về hang Pác Bó (cách biên giới rừng núi với TQ chỉ khoảng một ngìn mét…) “tổ chức NH TW 8” kết nạp ngay cả ba vào TW. Đây là điều “ngẫu nhiên” rất lạ. Từ đó cả ba cùng HCM tạo nên bộ tứ khét tiếng và toàn quyền của CSVN đến tận 1960. Chinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì “giải tán”, hai người kia là VNG và PVĐ thì vào Tổng bộ Việt Minh tối cao chỉ có 5 người (ba người kia là Nguyễn Lương Bằng, Hồ Tùng Mậu và Hoàng Hữu Nam thì HTM và HHN “vô tình/tự nhiên” chết khi đi công tác bị Pháp giết…), toàn quyền trong tay ba lãnh tụ con TC, PVĐ và VNG tức trong tay “lãnh tụ cha” HCM.

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ năm của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là ngay từ 1940 họ đã được HCM giao

phụ trách những chức vụ quan trọng nhất của chính quyền Cộng sản mới là đảng, quân đội, tài chính kháng chiến, tạo thành thế chân kiềng cho HCM, mặc dù họ không phải những người Cộng sản kỳ cựu nhất của VN lúc đó. Về đảng, do Trường Chinh phụ trách, HCM giao cho Chinh chỉ có “nghiên cứu” và dịch lại các tài liệu về đường lối, chính sách của đảng CSTQ và viết lại thành chính sách của đảng CSVN. Về quân đội, HCM giao cho Giáp đi tiêu diệt ám sát, thủ tiêu, bán thông tin cho Pháp... để diệt hết các lực lượng vũ trang của VN vốn có trước đó, rồi năm 1944 mới thành lập tạm VNTT GPQ để đợi đến sau 1949 sẽ có quân đội TQ sang trang bị, tổ chức, đào tạo hoàn toàn cho Quân đội VN… Về tài chính, do Đồng phụ trách, chỉ dựa vào hai nguồn: lấy/cướp của dân và viện trợ của TQ (từ 1950 thì TQ viện trợ ồ ạt đến trên 90 nhu cầu của VN).

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ sáu của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là họ cùng được HCM phân công làm những việc sai trái có hại (bẩn thỉu và ác độc nhất) cho đất nước và dân tộc Việt và rồi họ cùng phải đứng ra chịu trách nhiệm thay cho HCM về những tội ác đó. Đầu tiên là HCM giao VNG tiêu diệt hết các đảng phái dân tộc dân chủ khác của VN bị lừa vào tham gia Việt Minh chống Pháp giành độc lập. Bàn tay VNG vì thế đẫm máu các chí sĩ dân chủ phi Cộng sản của dân tộc Việt đầu thế kỷ 20 và đó là tội ác làm tuyệt nọc dân tộc dân chủ VN suốt cả thế kỷ sau mà trời không dung đất không tha cho đảng CSVN, HCM và VNG! Sau đó là HCM giao Trường Chinh phụ trách viết cương lĩnh “vấn đề dân cầy” rồi thực hiện cuộc Cải cách ruộng đất đẫm máu trên miền Bắc những năm 1953-1955, đến 1956 khi đảng phải “sửa sai” thì Trường Chinh phải chịu trách nhiệm và bị mất chức Tổng bí thư đảng. Năm 1958, HCM đã chỉ đạo cho Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 công nhận lãnh hải của TQ bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa của VN mà đến muôn đời sau PVĐ và HCM sẽ phải mang tiếng đã ký công hàm bán nước đó, dù Đồng bị chịu tội thay HCM. 

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ bảy của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là họ đều bị bọn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Ng Chí Thanh triệt hạ vì muốn triệt hạ thanh thế bộ tứ Hồ-Đồng-Chinh-Giáp, “vì bộ tứ này có tư tưởng xét lại”. Duẩn-Thọ đã bắt đầu bằng việc tấn công VNG. Thế nhưng,

Số 194 Trang 12

Page 13: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

HCM và TC, PVĐ đã hoàn toàn thúc thủ, không bảo vệ mà hy sinh luôn sự nghiệp của Giáp và tay chân Giáp trong vụ án “xét lại chống đảng” để yên thân. Từ đó Giáp hoàn toàn việt vị - trở thành “đại tướng không quân” phụ trách “kéo pháo ra” tức là sinh để có kế hoạch, Chinh cũng vậy sau CCRĐ và Đồng chỉ là thủ tướng bù nhìn mà chính ông ta nhiều lần thú nhận. Họ cả ba đã bị bộ đôi Duẩn Thọ không chế hoàn toàn đến hết đời mà không ai dám kêu ca, dù họ đều sống lâu hơn Duẩn, Giáp thì sống lâu hơn Duẩn Thọ mấy chục năm! 

Vâng, dù họ là hay vì họ là các đệ tử ruột của HCM nên họ cùng bị bộ đôi Duẩn-Thọ khống chế, vô hiệu hóa và hạ nhục suốt đời ngay từ khi HCM còn sống (HCM cũng bị vậy!) Tại sao Duẩn Thọ dám làm vậy và tại sao lại có chuyện như vậy với bộ ba trong tứ trụ và “tam đại khai quốc công thần” đó? Đó là một bí ẩn lớn của CSVN và của bộ ba này mà “ông” Lịch sử sẽ còn bận rộn nhiều để làm sáng tỏ…?

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ tám của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là cả ba đến khi chết vẫn không có một lời phản đối hay chống đối sự đối xử àn tệ với những “lãnh tụ con” của bộ đôi Duẩn Thọ. Điều này nói lên nghi vấn có cơ sở rằng cả ba có những tội lỗi bí mật chết người mà Duẩn Thọ nắm được và khống chế họ (và cả HCM cũng vậy). Đó là những bí mật gì, cho đến nay vẫn cón là điều hoàn toàn… bí ẩn! VNG cho đến những năm cuối đời mình, tức là mấy chục năm sau khi Duẩn Thọ đã chết, mà vẫn chỉ yếu ớt xin đảng xem xét lạ vụ án “xét lại chống đảng” của mình ngày xưa, và cũng không được ai xem xét lại! Còn Trường Chinh sau khi Duẩn chết thì rón rén ra làm TBT lần 2 và tạm thời được hơn 5 tháng…

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ chín của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là cả ba suốt cuộc đời chỉ cố gắng giữ cái tên, cái danh hão là “học trò gương mẫu hay xuất sắc” của lãnh tụ HCM, núp bóng HCM, tức là cái danh “lãnh tụ con” của mình, như là họ bị cầm tù vào đó, mà không dám có chính kiến hay phản đối ai bất cứ điều gì, dù họ là hạng “khai quốc công thần”! Tại sao họ phải cố thế? Có đáng không? Việc là đệ tử ruột của HCM có điều gì mờ ám làm họ suốt đời rón rén dù trên danh nghĩa là họ có quyền cao tột đỉnh? Tài sao quyền cao đó họ chỉ có thực trước 1960 khi bộ đôi Duẩn Thọ chưa từ Nam ra Bắc?

Điểm giống nhau “ngẫu nhiên” thứ

mười (thêm cho nó chẵn!) của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp là dù cả ba ngay từ đầu sự nghiệp của họ, những năm 1940s, đã được bám theo HCM và dễ dàng lên ngay tột đỉnh danh vọng tức là tham gia Tứ trụ Triều đình Cộng sản VN thế hệ đầu tiên, vậy mà con cháu họ các thế hệ sau của Đồng-Chinh-Giáp– lại đều

không ai tham gia chính trị của Cộng sản tiếp theo, khác với đa số con cháu các “lãnh tụ” CS khác luôn cố gắng khai thác lợi thế cha ông tạo ra để chen chân vào giới quyền lực chính trị tiếp sau. (Tôi đã từng “vô tình và ngẫu nhiên” là bạn học của cháu ngoại ông Giáp, là bạn café của con trai ông Chinh, nhưng chưa biết con cháu ông Đồng, và bạn học của cháu ngoại ông Tôn nữa… Nhưng tôi luôn cảm nhận thấy họ không vô tư trong sinh hoạt chính trị như bọn cùng lứa chúng tôi, họ thể hiện một nỗi sợ “huyền bí gia tộc” nào đó giống nhau mà chúng tôi không thể hiểu, chỉ cảm nhận…)

Tại sao thế? Đó chắc phải là kết quả “xương máu” của một/những bài học bí mật từ sự nghiệp Cộng sản rất thành danh của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp? Hay là có một lời nguyền hay tội lỗi gì đó lớn lắm khi họ là… đệ tử HCM? Đó là những bài học bí mật gì hay lời nguyền gì? Hơn thế nữa, họ hàng, con cháu –nói chung là thế hệ sau– của bộ ba Đồng-Chinh-Giáp hầu như đều sống rất kín tiếng, dù vẫn rất sung túc. Không phải chỉ vì họ có đạo đức và khiêm tốn, mà phải vì có những điều gì đó khác nữa mà họ sợ, mà họ cần phải giữ và không thể nói ra? Đó là cái gì đã kết nối họ xung quanh “lãnh tụ” HCM từ chuyến đi TQ định mệnh năm 1940 đó?

Bộ ba Đồng-Chinh-Giáp bắt đầu sự nghiệp vô tình giống nhau từ trường Albert Sarraut của Pháp những năm 1930s, rồi suốt cả sự nghiệp mấy chục năm đến tận 2010s vẫn giống nhau ở đời con cháu mà không ai chọn khởi nghiệp từ các trường đảng mang tên Ng Ái Quốc để làm chính trị như ba vị tiền bối “khai quốc công thần” của CSVN trên thì quả là đáng đặt ra câu hỏi thêm này.

Lịch sử có ngẫu nhiên hay có tình cờ mãi thế không với ba họ Đặng, Phạm, Võ kia thì... chỉ có Lịch sử mới trả lời được. Tôi đây tự nhiên mấy hôm nay húc vào chân Ông Lịch sử,

xin ông rộng lòng ngày nào đó giải đáp cho tôi, cho cả dân Việt biết ba họ kia cùng có duyên nợ gì không và với ai? Công tội họ thế nào với dân nước Việt này mà họ phải sống kín như bưng thế? Sao “lãnh tụ HCM anh minh vĩ đại” mà họ tôn thờ phục vụ suốt đời không bảo vệ được mình và bảo vệ được họ trước các đồng chí

Cộng sản Duẩn Thọ của họ ngay cả cho đến hôm nay, khi họ tất cả đã là người thiên cổ?

Phan Châu Thànhdanlambaovn.blogspot.com

Sau bài viết “Cuộc đánh tráo không thể có” trên VOA, tôi đã nhận được một số ý kiến tán đồng, một số ý kiến phản đối. Đây là chuyện bình thường. Tôi rất coi trọng những ý kiến phản đối để điều chỉnh nhận thức của mình, may ra được tiếp cận thêm chân lý. Đó là điều tôi cho là hệ trọng nhất.

Tôi cám ơn bạn Mai Linh và bạn Phan Châu Thành đã phát biểu trên báo Thông Luận và mạng Dân Làm Báo (ra ngày 6-4-2014), phản biện những ý kiến của tôi, cho tôi là “ấu trĩ”, “lập luận chưa chặt chẽ”, thậm chí còn cho rằng tôi vẫn bị niềm tin ở ông Hồ chi phối nặng nề do cái tệ sùng bái cá nhân nhiễm phải khi còn ở trong đảng CS nên đã mất sự sáng suốt cần thiết.

Trong tranh luận tôi luôn tự nhủ phải giữ thái độ trung thực, lương thiện, không tự ái, chủ quan, phải biết phục thiện, công nhận lẽ phải. Chính do thái độ ấy mà sự đánh giá của tôi về ông Hồ đã có những bước thay đổi dần, chắc chắn, trong cả quá trình từ khi ra nước ngoài năm 1990 đến nay, nghĩa là gần 25 năm.

Trước đó tôi còn tiếc rằng khi kết thúc chiến tranh năm 1975 thì ông Hồ đã mất nên những người lãnh đạo kế thừa không có đủ bản lãnh để thực hiện hoà giải hòa hợp dân tộc, có những chính sách sai lầm dại dột, bỏ tù hàng loạt viên chức – quân nhân của VN Cộng hòa, gây thêm thù hận, chia rẽ, làm hại cho việc xây dựng lại

Số 194 Trang 13

Page 14: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đất nuớc.Tôi chủ quan nghĩ rằng ông

Hồ luôn tỉnh táo, thường khuyên dân “thắng không kiêu, bại không nản”, ông Hồ khôn ngoan, không đến nỗi tệ như Lê Duẩn.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, cả phe XHCN tan vỡ, tôi có dịp trở lại các nước Nga, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, tiếp xúc với nhiều nhà báo, nhà văn các nước này, trao đổi về lý luận, về chủ nghĩa Marx–Lenin, về CHXH hiện thực… thì sự đánh giá của tôi về ông Hồ thay đổi hẳn.

Trong những chuyến thăm Hoa Kỳ, tôi thường ghé qua Thư viện Quốc hội để đọc, ghi, chụp không biết bao nhiêu tài liệu hiếm quý, từ đó tôi hiểu rõ thêm về lý thuyết CS đã sai lầm tận gốc rễ, cả về nhân sinh quan và phương pháp luận. Tôi cũng nhận rõ thêm bộ mặt của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và hàng loạt lãnh đạo CS khác.

Từ 1998 đến 2004, tôi có dịp gặp một số nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quan tâm đến tình hình VN, viết sách về VN. Ở Paris tôi có dịp gặp, trao đổi ý kiến khá sâu với ông J. William Duiker, cô Sophie Quinn Judge, giáo sư Pierre Brocheux đều là những người viết kỹ nhất về tiểu sử của ông Hồ.

Qua những cuộc thảo luận ấy tôi hiểu rõ ông Hồ hơn, nhất là thái độ của ông Hồ sùng bái mù quáng Stalin, Mao Trạch Đông ra sao, thiếu quan điểm độc lập, tự chủ, bị Trung Quốc ép nên cam chịu chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 ra sao. Ông được đào tạo là nhân viên tình báo được KGB trả lương.

Tôi hiểu rằng muốn thay đổi chế độ độc đảng tai hại, chuyển đổi sang hệ thống chính trị đa nguyên–đa đảng, nhất thiết phải xóa bỏ hình tượng sùng bái ông Hồ, giải ảo (démystifier) cái ảo thuyết coi ông Hồ là lãnh tụ vĩ đại, thậm chí là vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, để thuyết phục được cả xã hôị ta sớm từ bỏ sự ngộ nhận ấy. Tôi cũng hiểu việc này khó khăn lắm, cần kiên trì nhẫn

nại, không thể nóng vội.Tôi đã cố gắng tham gia vào

công cuộc giải ảo cực kỳ hệ trọng này. Ngay từ năm 1991 tôi đã viết bài chỉ rõ ông Hồ đã dùng ngòi bút mang tên Trần Dân Tiên để tự ca ngợi mình trong cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tự xếp mình ngang các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Quang Trung, rồi tự xưng là Bác với nhân dân, trong đó có các cụ già cao tuổi hơn, là những điều không thể chấp nhận.

Tôi bị ngay báo QĐND trong nước phản pháo bằng bài báo “Bùi Tín đi sâu vào con đường phản bội khi xúc phạm bác Hồ”.

Năm 1994 tôi được anh Đỗ Nam Hải từ Úc hỏi về chuyện có thật ông Hồ được Liên Hiệp Quốc công nhận là Anh hùng dân tộc và Danh nhân Văn hóa thế giới không, tôi đã ghé qua trụ sở UNESCO ở Paris, tìm ra những tài liệu gốc để nói rõ không hề có một nghị quyết nào của LHQ như thế, rằng UNESCO chỉ thông báo là nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ, phía VN có ý định tổ chức kỷ niệm nên LHQ thông báo để mọi thành viên tùy nghi tham gia, nhưng về sau do quá nhiều phản đối nên LHQ không chủ trương tham gia nữa. Đến ngày kỷ niệm, ở Paris cũng như ở Hà Nội, không có một đại diện nào của UNESCO, LHQ tham gia. Hà Nội đã xuyên tạc sự thật, nói dối không biết ngượng. Sau đó, chính quyền không còn dám ba hoa về chuyện này nữa.

Tôi đã nghiên cứu lại hồ sơ Cải cách ruộng đất và thấy rõ thêm thái độ vô trách nhiệm của ông Hồ trong vụ giết bà Nguyễn Thị Năm cũng như việc sửa sai rất tùy tiện giả dối. Chính ông Hoàng Quốc Việt kể cho tôi nghe rằng ông đã vội đến gặp ông Hồ báo tin người ta sắp xử tử bà Năm, ông Hồ hứa sẽ can thiệp, nhưng rồi ông ta lờ đi. Mà chính ông ta còn viết bài “Điạ chủ ác ghê”, kể tội ác của bà Năm.

Sau hơn 20 năm nghiền ngẫm, năm 2012 trong một cuộc họp tôi đã

công khai nói rõ rằng “trong lòng tôi, ông Hồ không còn là một nhân vật tích cực, có đóng góp gì cho lịch sử VN ; theo tôi, nếu như không có ông Hồ thì lịch sử VN sẽ khác, nhân dân ta có thể không bị chiến tranh tàn phá, không thành một con tốt trên bàn cờ chiến tranh lạnh, có thể không ở trong cái thế chia rẽ, rã rời, phân hóa giàu nghèo khủng khiếp như hiện nay. Cho nên nếu cho điểm, tôi sẽ cho ông Hồ điểm âm, là một nhân vật tiêu cực trong lịch sử”.

Như vậy nói tôi còn quyến luyến ông Hồ là không đúng, là oan uổng cho tôi.

Tôi đã nói với các bạn trẻ: cái giờ phút bi thảm của dân tộc có thể là vào một đêm nào đó ở ngõ Compoint (Pháp), người thanh niên non nớt Nguyễn Tất Thành ôm bản Luận cương Lenin vào lòng la toáng “Chân lý đây rồi”, từ đó thành người Cộng sản và dắt toàn dân theo chủ nghĩa CS đến nay.

Thưa ông Phan Châu Thành và cô Mai Linh, đây là điều quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh để đáp lại 2 bài phản biện tôi vừa nhận được. Để nói rằng tuy tôi vẫn chưa tin rằng trong lăng Hồ Chí Minh là xác một người Trung Quốc mang tên Hồ Tập Chương, nhưng điều đó không hề thay đổi về sự đánh giá của tôi đối với nhân vật từng đứng đầu đảng CS VN và chế độ VN Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1969. Đó là một nhân vật tiêu cực, có hại, với đường lối bế tắc, sai lầm, độc đoán.

Với tôi, đó là một quá trình vận động trí tuệ và tình cảm gay go, thú vị đi tìm sự thật, đạt đến kết quả cuối cùng là từ chỗ coi ông Hồ là lãnh tụ vĩ đại, sáng suốt, dấn thân vì nước vì dân, sống giản dị, vào tù ra khám, được cả nước kính yêu, thế giới ngưỡng mộ… thật ra chỉ là một nhà hoạt động cơ hội, thiếu kiến thức chính trị cơ bản, mù quáng theo chủ nghĩa Lenin và Stalin, sùng bái Mao, khinh thường luật pháp và các thể chế dân chủ, dẫn dắt đất nước vào con

Số 194 Trang 14

Page 15: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đường độc đảng tối tăm, dấn sâu mãi không còn có đủ nghị lực để quay lại con đường sáng của thế giới dân chủ, ngay cả khi tuyệt đại đa số các nước Cộng sản cũ đã phải quay lại với thế giới dân chủ thì những kẻ kế thừa ông vẫn ù lỳ vì lòng tham.

Theo tôi, việc chưa đạt được đồng thuận thật cao là trong lăng Hồ Chí Minh hiện tại là người Việt hay người Tàu, là Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương, không ảnh hưởng gì đến việc đánh giá nhân vật lịch sử này, và việc đánh giá hiện nay đang trên quá trình vận động, thay đổi, nhất là trong lực lượng tuổi trẻ, không bị tác động bởi bộ máy tuyên truyền áp đặt của chính quyền.

Riêng với một bộ phận khá đông đảng viên CS lâu năm, theo kinh nghiệm bản thân tôi, các bạn nên ra sức thuyết phục bằng lý lẽ, không nên nóng ruột vội vã chụp mũ là “ngu lâu”, là “ngoan cố”, vì từ bỏ một nhận thức sâu, tình cảm đậm, nuôi dưỡng vài chục năm không dễ dàng.

Con người ta có lúc kỳ lạ vậy đó; cổ xúy dân chủ, lên án độc tài, nhưng vẫn coi ông Hồ là thần tượng. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là thế. Luật sư Cù Huy Hà Vũ là thế, ông coi Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại, cũng coi đại tướng Võ Nguyên Giáp là kiệt xuất. Tướng Vĩnh lên án quyết liệt chế độ tham quan ô lại hiện tại, xuống đường sát cánh cùng anh chị em dân chủ thế là đáng quý rồi. Rồi dần dà tướng Vĩnh, luật sư Hà Vũ cũng sẽ nhận ra.

Kẻ trước người sau, khi đã có thiện chí, có tư duy độc lập, có lòng yêu nước thương dân mách bảo, sớm muộn sẽ nhận diện đúng ông Hồ, và khi đã nhận ra là như đinh đóng cột, như Galilê thuở xưa, trước dàn giáo hỏa thiêu vẫn dứt bỏ nhận thức cũ, nói lên chân lý: quả đất vẫn quay!

Tuy đánh giá ông Hồ là một vấn đề then chốt, hệ trọng, nhưng không nên coi đó là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một con người, sẽ

tự mình làm yếu hàng ngũ đấu tranh. Nên có cách nhìn thoáng rộng, bao dung, thuyết phục và chờ đợi. Bạn mình chưa hiểu ra là do ta chưa thuyết phục nổi.

Sau các bài phản biện của 2 bạn Mai Linh và Phan Châu Trinh, tôi vẫn chưa được thuyết phục rằng trong lăng ở Hà Nội là một người Trung Quốc được đánh tráo một cách trọn vẹn. Rồi đây có thể việc khám nghiệm ADN của con cháu 2 người đó, hiện còn sống ở Đài Loan và Hà Nội, có thể cho một kết luận đáng tin cậy. Dù sao tôi rất biết ơn sự phản biện ấy, cho tôi dịp nghĩ đi rồi nghĩ lại…

Công cuộc đánh giá đúng con người cầm quyền cao nhất ở VN từ 1945 đến 1969, giải ảo sự sùng bái mù quáng dai dẳng lãnh tụ vẫn là một việc làm cần thiết, bằng những chứng cứ, lập luận vững chắc, tài liệu lịch sử đáng tin cậy, với thái độ bình tĩnh bè bạn chứ không thể bằng sự công kích, chia rẽ, lên án nặng nề, chỉ gây nên phản tác dụng, khi lực lượng dân chủ VN đang cần phát triển và đoàn kết.

Bùi Tín (VOA)

Một trong những công việc đầu tiên và quan trọng của phong trào dân chủ là vạch trần chân tướng và dẹp bỏ huyền thoại Hồ

Chí Minh !TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền

vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không

ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta. Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.

Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:

Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.

Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi. 

Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Hòa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.

Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm bình phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện

tích khoảng 1.500 ha.Theo một người dân Kỳ Anh

nói: “Người TQ hầu như đã làm chủ thực tế huyện Kỳ Anh”.

Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ làm gì trong đó không ai biết được.

Số 194 Trang 15

Page 16: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự.

Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào; ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó Giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.

Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!

Vì đâu nên nỗi?Phải nói thẳng ra đây là trách

nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.

Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ý thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng thì nói “hữu nghị”, nhưng hành động thì ác độc, đầu óc thì thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. Làm gì có “cùng chung ý thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu Bình nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào

bắt được chuột là mèo tốt” thì họ đã đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. Còn ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có gì là XHCN đâu!?

Hoặc do không tiếp thụ được ý chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho mình là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế.

Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất gì, yêu cầu gì đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lý.

Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền ký thì ký, quyền bỏ qua thì bỏ qua, để mặc họ muốn gì cũng được.Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, thì được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Phải làm gì?1- Nhân dân kêu gọi những ai

trong bộ máy cầm quyền còn tâm huyết với dân tộc, với Tổ quốc hãy đấu tranh thực hiện dân chủ, quay lại với dân, dựa vào sức mạnh của dân ngăn chặn mối nguy cho đất nước.

2- Các tổ chức, các lực lượng yêu nước liên kết nhau thành sức mạnh đấu tranh quyết liệt loại bỏ những hình bóng của loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ủng hộ người có thực đức, thực tài xuất hiện cùng nhau giữ độc lập, tự chủ và đưa đất nước tiến lên.

Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào CaiHà Nội là chuốc họa.

Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào CaiHà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là

để vơ vét tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.

Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.

Đồng ý với bạn Hoàng Mai, tôi cho rằng con đường cao tốc Lào CaiHà Nội lợi cho ta thì ít, lợi cho TQ thì nhiều. Trong khi tài chính của ta đương rất khó khăn, nợ nước ngoài đã chồng chất mà vay để chi một khoản tiền khổng lồ 896 triệu đôla cho con đường cao tốc này thì thật là phi lý. Là con nợ của TQ,

sau này không chỉ phải trả bằng tiền mà còn phải trả họ bằng nhiều thứ khác theo đòi hỏi của họ.

NTV

Xin đừng vội chụp nón chụp mũ cho “thế lực thù địch” nào cả. Không, lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH QUYỀN CS đó phát xuất từ chính họ: 3 ngành lập pháp (quốc hội), tư pháp (công an), và ngành kinh tế tài chánh (ngân hàng) của nhà nước này, đã tung ra lời kêu gọi bất tín nhiệm ấy!

1- Lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH QUYỀN của ngành Lập pháp: 

Phải, tín nhiệm gì nữa, khi chính chủ tịch quốc hội CS Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố: “Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội”. Đúng thế, hắn chỉ đứng... đít thôi! Cổ nhân có câu: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” là khôn ngoan, là ăn chắc phần mình, còn phần ai thây kệ nó! 

Nguyễn Sinh Hùng, một trong “tứ trụ” của CSVN, đã học thuộc nằm lòng câu thành ngữ trên và triệt để áp dụng vào lối sống của hắn ta. Còn ai có khả năng, có quyền “ăn cỗ” ở cái “bàn cỗ VN” cho bằng “tứ trụ”? Khi ăn thì chúng phải đi trước, đi đầu, ăn cố, ăn cho hết sức, vơ ngốn cho đầy bụng. Chúng ăn chán ăn chê, ăn mê ăn mỏi, xong rồi mới đến lượt những đàn em đói rách khác cùng là khố rách áo ôm, chuyên chính vô sản, vô

Số 194 Trang 16

Page 17: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

học, vô đạo (tam vô kiểu mới!) xúm vô chia chác. Đến bây giờ đất nước đói nghèo tan hoang, nhà sập, nước dâng gần tới cổ, thì đương nhiên khi phải “lội nước”, chúng phải đi sau, đứng đuôi đứng đít chứ, sức mấy mà chịu “đứng đầu” để chết dễ dàng thế! 

Kinh nghiệm cùng mình, khôn ngoan như rắn độc, Nguyễn Sinh Hùng bèn tuyên bố: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai...” Hay! Khá khen tên này! Nhưng đồng bào có hiểu ý nghĩa câu tuyên bố ấy của tên chủ tịch đứng... đít QH đó thế nào không ạ? Là thế này: “Hãy mở mắt ra đi dân ơi! Đừng có tín nhiệm gì tụi tao nữa, tụi tao là thế đó, ăn ốc cho tụi dân chúng mày đổ vỏ! Ai bảo tụi bay ngu cứ nghe theo lời tụi tao, để tụi tao lãnh đạo, thì tụi tao nói sao chúng bay phải nghe vậy, hiểu không? Trách nhiệm là ở dân chúng mày, đã chấp nhận chúng tao, kêu chúng tao là “chính quyền”, là “quốc hội VN” làm chi, hử?”! Đó là lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH QUYỀN từ cơ quan lập pháp tức quốc hội CS!

2- Lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH QUYỀN từ ngành Tư pháp: 

Lời kêu gọi này không hô hoán bằng lời, nhưng bằng HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ: đó là những cái chết oan ức, chết bất đắc kỳ tử, từ những lần “làm việc với công an”! Người thì chết bể sọ, người thì gãy sườn, người bầm tím toàn thân, bể ngực, bể phổi, dập mật dập gan, mà không được khám nghiệm tử thi, do những cú đánh thô bạo bất nhân của “cơ quan công lực bảo vệ an ninh trật tự cho dân” gây ra, mà không hề bị truy tố trách nhiệm giết người hay dùng nhục hình, cực hình gì cả, vì “ta là luật, luật là ta”, thì còn người nào truy tội ta? Luật nào truy tội ta? Và để cho nó “hài hòa”, khỏi ai thắc mắc (mà có thắc mắc cũng mặc kệ chúng bay!), nên tập thể các “cơ quan tư pháp” ngành công an chúng tao bèn vẽ cho chúng bay một cái chết “tự nguyện”: TỰ TỬ TẠI ĐỒN CÔNG AN! 

Đã thỏa đáng chưa? Chưa kể hàng ngày còn biết bao người chết vì bị côn đồ, tội phạm hành hung, cướp của giết người, hay tai nạn giao thông, mà CA không có khả năng, hay làm lơ không ngăn chặn! 

Còn tin tưởng nữa thôi hỡi đồng bào? Vậy lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH QUYỀN CS từ cơ quan tư pháp là đây: CA không phải để bảo vệ dân, mà chỉ để tra tấn, giết hại dân! 

3- Lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH QUYỀN từ ngành tín dụng,

tiền tệ, ngân hàng nhà nước CS:Gần đây những sự “tiền gửi tín

dụng ngân hàng bỗng dưng bị mất” xảy ra hơi bị nhiều! Hai người bạn và hai người con của chúng tôi gửi tiền vào tài khoản ở ngân hàng VN, bỗng dưng phát hiện bị mất tiền! Đương nhiên không rút tiền ra mà bị mất thì là bị ăn cắp! Nhưng ai ăn cắp nổi, nếu không biết được mã số tài khoản, biết được nguồn tiền gửi vào, rút ra của tài khoản đó vào lúc nào, bao nhiêu mà ăn cắp? Ai kiểm soát sự thay đổi của tài khoản trong NH, nếu không phải là người trong ngân hàng hay có thông đồng với ngân hàng đó? 

Trường hợp bà nhân viên HUYỀN NHƯ của ngân hàng nhà nước “mỗi ngày tự giấu hàng trăm triệu vào thùng rác rồi chuyển về nhà” (?), cho đến khi vỡ lở thì con cáo này đã nuốt hàng trăm hàng ngàn tỷ bạc, gây ra một vụ án tiền tệ ngân hàng độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu, chỉ có ở VN! Thử hỏi, thế mỗi ngày kế toán ngân hàng kết thúc một ngày giao dịch, không kiểm toán sổ sách, kiểm tiền trong két xem số tiền tồn với sổ ghi có ăn khớp với nhau không, và ký xác nhận hay sao? Ai giữ két mà “sơ hở” đến thế? Thế mà gọi là “tín dụng” à? Tín dụng có nghĩa là người ta tin tưởng tuyệt đối vào sự an toàn và trách nhiệm của ngân hàng, nên mới dám gửi tiền vào chứ, không tin được thì thà tự cất hay hơn, ai dại mà “đem mỡ đưa vào miệng mèo”? Xưa nay ngân hàng ở trên thế giới đều hoạt động nhờ vào niềm tin như vậy, nay ở VN XHCN lại khác! Vụ Huyền Như thì ngân hàng hay cũng có nghĩa là nhà nước (vì không phải ngân hàng của tư nhân), tuyên bố là cá nhân bà nhân viên Huyền Như phải chịu mọi trách nhiệm, còn ngân hàng không chịu trách nhiệm! Thế nghĩa là bà Như vào tù, không có tiền trả lại, là hết chuyện, như có câu dân gian lưu truyền hôm nay: “Chó chết hết chuyện”, “Một con chốt thí, cả bọn được nhờ”, giống kiểu như ông tướng CA Phạm Quý Ngọ bị chết thình lình là hết chuyện truy tố tội ăn hối lộ của ông cũng như “quý cấp trên” ông! Ai lỡ gửi tiền mà bị mất thì mặc kệ, tự lo mà đòi! 

Ôi thật đáng kinh sợ cái TÍN DỤNG XHCN CS VN! Nó vô lý hoàn toàn, cứ cho là bà Huyền Như ăn cắp, vậy thì ngân hàng dùng bà Huyền Như hay dân tự giao tiền cho bà Huyền Như? Có khi nào không có sự thỏa thuận, đồng lõa của cấp trên bà Huyền Như mà bà tự làm như vậy được? Và dù có sự “đơn phương hành động” của nhân viên, thì ai đã

dùng nhân viên ấy làm người giao tiếp với khách hàng? Liệu ngân hàng có còn muốn người dân tin tưởng mà giao dịch nữa hay muộn đóng cửa xù nợ? Đúng là SỰ LẠ NHƯNG CÓ THẬT ở cái nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN có một không hai trên cõi đời! Lẽ ra ngành ngân hàng của thế giới phải kiện ra tòa án quốc tế cái sự BẤT KHẢ TÍN, PHÁ HOẠI NGÀNH NGÂN HÀNG của nước CHXHCN VN này mới phải!

Trở lại việc các con của các bạn và các con chúng tôi bị mất tiền trong tài khoản một cách nhưng không, khi khiếu nại thì được các ngân hàng trả lời: “Tài khoản của ai thì người ấy phải tự theo dõi, nếu thấy gì khác thường thì phải báo để ngân hàng giúp xem xét cho, chứ không phải lỗi của ngân hàng!”. Vậy có nghĩa là gửi thì ngân hàng giữ hộ, mất thì ráng chịu! Nếu không thì người có tài khoản trong ngân hàng cứ phải 24/24 chúi mắt chúi mũi vào mà nhìn cái tài khoản của mình xem nó có “động tĩnh” gì không, để kịp thời “nhờ” ngân hàng xem xét hộ! Đấy, mọi người hãy cứ đem đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình mà giao cho kẻ cắp! Có ai còn dám gửi tiền ngân hàng nữa không, nếu cứ tình trạng này? Thế có nghĩa là ngành tài chính tiền tệ của CHXHCNVN này đưa ra lời kêu gọi: Hãy đừng tin tưởng chúng tao mà đưa tiền gửi vào tay chúng tao, không mất trước cũng mất sau, không mất bây giờ, mai mốt chúng tao ôm hết tiền trong ngân hàng mà chia nhau, hay chạy đi nước ngoài thì chúng bay cũng mất thôi, như ngày 30 tháng tư “đen” ấy. Ai bảo ngu mà tin vào chúng tao thì ráng chịu! DÂN SAI DÂN CHỊU, DÂN GỬI TIỀN THÌ MẤT DÂN CHỊU chứ ai chịu?”. 

Đã rõ chưa thưa đồng bào? Ba lời kêu gọi BẤT TÍN NHIỆM NHÀ NƯỚC CS từ 3 cơ quan ban ngành chính của nhà nước CHXHCNVN, được chính thức đưa ra cho quảng đại quần chúng, bà con nghe rõ rồi đấy: 

- Cơ quan Lập pháp chỉ ăn và phá, không có trách nhiệm với dân nước!

- Cơ quan Tư pháp “còn đảng còn mình” chỉ hành dân, giết dân chứ không bảo vệ dân! 

- Cơ quan Tài chánh tiền tệ chỉ biết nhận tiền gửi của dân chứ không có trách nhiệm khi mất, dù bất cứ mất về tay kẻ nào!

Lập pháp không có trách nhiệm xây dựng bảo vệ đất nước, Tư pháp không bảo vệ tính mạng người dân mà trái lại, Ngân hàng tín dụng thì bất khả tín, gửi tiền bạc mà mất thì ráng

Số 194 Trang 17

Page 18: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chịu! Nước mất, mạng mất, tài sản mất, liệu toàn dân VN còn sống cách nào? Liệu mọi người còn an tâm tin tưởng, hay còn vô cảm chờ nhà sập, nước lũ cuốn tất cả chúng ta ra biển khơi không? Xin mọi người dân Việt cứ tự suy, tự nghĩ và tự chọn cách sống cho mình!

Tôi vừa mới tình cờ được coi một vở kịch trên đài HTV vào trưa hôm nay 22-4-2014, trong đó diễn tả một chính quyền xã tham nhũng, cấu kết với bọn doanh nhân tư bản đỏ, rút ruột một công trình trọng yếu của địa phương mình, xây một con đê ngăn nước bừa bãi rệu rạo! Nhà báo và người dân, cùng với một vài người bộ đội chân chính phanh phui ra để chính quyền cấp trên quan tâm kẻo đê vỡ thì chết dân, nhưng bị cả một đường dây tham nhũng từ trên xuống dưới cấu kết bao che cho nhau, và hại người vì nước vì dân! Đến khi lũ về phá tan đê và cuốn trôi cả làng, cuối cùng cả tập đoàn tham những cũng bị nước cuốn, dĩ nhiên cả dân lành vô tội. May nhờ tên bí thư xã đến giờ chết kịp hồi tâm nên hô hào bộ đội cứu dân, và vớt được một số người sống sót, rồi anh bí thư này thì sẵn sàng chịu tội với dân về những sai lỗi đã phá hại nguyên một làng, và chính anh ta cũng bị mất cả người yêu dấu!

Ước gì những người đang có chức quyền, đang ăn hối lộ, đang phá nước hại dân, kịp thời hồi tâm mà quay về đường ngay nẻo chính, góp tay xây dựng đất nước, bảo vệ cho dân, để không xảy ra một trận LŨ LÒNG NGƯỜI hay LŨ TỪ TRỜI, hầu tránh gặt hái những hậu quả đắng cay tang thương do họ đã gây ra cho họ, cho người thân của họ, và cho dân lành vô tội!

Nguyện xin Thượng Đế thương đến mọi người dân Việt chúng con, kể cả kẻ gây tội, để cứu họ khỏi cơn thịnh nộ của lòng Trời và lòng người có thể sắp xảy ra!

danlambaovn.blogspot.com

Mỗi dịp 30 Tháng Tư về lại thấy mọc thêm ra từ miệng người Cộng sản Việt Nam những cạm bẫy tẩm độc mang tên “hòa giải và hòa hợp” dân tộc. Chiến lược năm nay (2014), 39 năm sau ngày Quân đội miền Bắc

chiếm Sài Gòn 30-04-1975, bắt đầu từ cuộc vận động “kiều bào” từ 09 đến 29-03-2014 ở Canada, Hoa Kỳ và Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngọai giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt ở nước ngòai (NVNONN).

Ông Nguyễn Thanh Sơn nói mục đích chuyến đi dài ngày của ông qua 3 nước là để gọi là “xóa bỏ sự ngăn cách, thù hận, tiến tới thực sự hòa giải, hòa hợp và đại đoàn kết dân tộc.” Nhưng liệu ông Sơn có xóa bỏ được “ngăn cách” và “thù hận” không hay ông chỉ đổ thêm dầu vào lửa để đốt cháy hy vọng “hòa giải, hòa hợp và đòan kết dân tộc” ?

Tương lai không lâu sẽ trả lời, nhưng xuyên qua nội dung phỏng vấn của Thanh Mai đăng trong Tạp chí Quê Hương Online, cơ quan thông tin của Ủy ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (NVNONN), ông Sơn đã tự do “phóng đại” và “tô mầu” một số người ông gặp : “Tại các nước này, Đoàn đã làm việc với đại diện chính quyền sở tại,cũng như với cộng đồng người Việt thuộc nhiều thành phần đa dạng khác nhau: số bảo thủ cực đoan, giới truyền thông báo chí người Việt, doanh nhân, trí thức, số anh chị em cốt cán, cộng đồng lao động, cô dâu, đại diện thế hệ trẻ…” (Quê Hương Online, 29-03-2014)

Ngòai gặp “đại diện chính quyền sở tại” là chuyện đương nhiên theo phép ngọai giao, ông Sơn đã lạm dụng nhóm chữ “cộng đồng người Việt thuộc nhiều thành phần đa dạng khác nhau: số bảo thủ cực đoan, giới truyền thông báo chí người Việt, doanh nhân, trí thức..” để “vơ vào” và “gây ảo tưởng” cho người trong nước hiểu rằng phái đòan Việt Nam đã được Cộng đồng chống Cộng người Việt ở Canada và Hoa Kỳ, kể cả giới đông đảo Nhà báo “Việt kiều” vốn không cảm tình với chế độ, đón tiếp nồng hậu.

Ông Nguyễn Thanh Sơn không nêu tên những người được ông “mạ kền” và “đánh bóng” là “bảo thủ cực đoan” hay “giới truyền thông báo chí”, nhưng ai cũng biết số người này, nếu có, cũng chỉ đáng xếp vào hàng “tôm tép” mà Cộng đồng nơi họ cư ngụ đã “nhẵn mặt”, đặc biệt ở hai nơi Texas và California.

Bằng chứng như đã có vài ba người, từng đi về Việt Nam một số lần theo sắp xếp của ông Nguyễn Thanh Sơn đã có mặt trong đòan khỏang 50 “kiều bào” đi thăm Trường Sa nhân dịp 30-4-2014.

Con số đầu tiên dự kiến có 70 “Kiều bào”. Và theo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thì “Đa số là các doanh nhân đang thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam, đã lớn tuổi, có tư tưởng yêu nước và theo đạo Phật.” Nói cách khác thì họ là Hội viên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở Nước ngòai (DNVNONN)” do đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.

Nhìn một vài người xuất hiện trên màn ảnh nói lý do tại sao họ đi Trường Sa, người coi cảm thấy thương cho ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn vì ông đã “lỡ thổi phồng” họ tới mức “không cần thiết” đến độ phản tuyên truyền !

Tuy vậy, ông Sơn vẫn không ngại để khoe tiếp rằng : “Chuyến đi của tôi năm 2012 là chuyến đi đầu tiên mang tính chất đột phá và thăm dò tới những người còn có tư tưởng hận thù với đất nước. Cuộc tiếp xúc lần đầu đó tôi cho là thành công, bởi vì tất cả những nơi tôi đến thì họ đều gặp tôi, đặc biệt ở Texas thì số lượng rất đông. So với chuyến đi năm 2012, thì chuyến đi lần này thành công hơn nữa vì số lượng người gặp đông hơn, thành phần cực đoan bảo thủ, đặc biệt là số cốt cán trong các phong trào chống đối chúng ta, đến gặp nhiều hơn. Tôi cho rằng như vậy là họ đã cởi mở và bắt đầu có niềm tin. Con người ta ai cũng có cội nguồn, cuối đời ai cũng muốn trở về quê hương, cũng muốn thấy quê hương đất nước phát triển tốt đẹp. Tôi hiểu tâm nguyện đó của bà con và mong sẽ đặt những viên gạch, những nền móng để bà con trở về được vững chắc, để thực sự hòa giải, hòa hợp.”

Hãy cứ để cho ông Sơn và Chính phủ CSVN nuôi hy vọng. Nhưng ông Sơn cũng nên thành khẩn với chính mình khi làm báo cáo với Bộ Chính trị kiểm điểm sau 10 năm thi hành “Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26-3-2004 – 26-03-2014) đã thu đạt được những gì và có bao nhiêu “kế họach” lớn, nhỏ đã tan ra mây khói ?

Xôi hỏng bỏng không.Cái hỏng đầu tiên và quan trọng

nhất là nhà nước CSVN đã thất bại thê thảm trong kế họach chiêu dụ trên 300.000 trí thức, chuyên gia “Việt kiều” về giúp nước. Sau 10 năm, số Trí thức-chuyên gia “Việt kiều” chịu quay về giúp Việt Nam chỉ mới chưa đầy 400 người, ở vào giai đọan cao nhất. Lý do rất đơn giản: đảng vẫn không tin “trí thức Việt kiều” trong khi “trí thức đảng” học hành không bằng

Số 194 Trang 18

Page 19: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ai, nhưng lại được đảng giao quyền “cai trị” trí thức hải ngọai. Để có bằng chứng, rất tiếc tôi (P. Trần) phải lập lại thông tin dưới đây lần thứ 3, sau khi đã sử dụng 2 lần trong các bài viết trước vì tình trạng vẫn như thế.

Năm 2012, Giáo sư Nguyễn Quốc Vọng của Đại học danh tiếng Kỹ thuật và Thiết kế RMIT, Úc Đại Lợi, nói : “Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:

- Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;

- Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên...) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;

- Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;

- Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;

- Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;

- Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.

Giáo sư Vọng kết luận bài viết của ông trên Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) ngày 07-09-2010 : “Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13

của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều.”

Ông Nguyễn Di Niên, nguyên Bộ trưởng Ngọai giao là người có nhiều công trong việc hình thành Nghị quyết 36 giải thích với Báo Việt Nam Net ngày 23-01-2012: “Cái quan trọng nhất là làm thế nào để sự phân biệt giảm đi và người trong nước phải gần gũi hơn, chìa bàn tay ra để kéo lại. Như chuyện anh muốn vỗ tay thì phải vỗ bằng hai tay, chứ không thể một tay. Nó phải từ hai phía. Hai phía phải tìm cách để cùng gặp nhau. Cần thúc đẩy, làm mạnh hơn như tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư rộng rãi hơn.”

Ông Niên nhìn nhận con đường kéo được người Việt ở nước ngòai về hợp tác với Nhà nước CSVN còn dài. Ông nói : “Gần tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết, nhìn lại, không thể phủ nhận đã có những bước rất tốt nhưng đoạn đường còn phải đi tiếp vẫn dài lắm. Nhưng sau 10 năm thì thực tiễn cũng cho thấy cần những đổi mới, bổ sung trong triển khai trên thực tế, có những điều phải sửa, phải chấn chỉnh và quyết liệt hơn.”

Ngòai chuyên gia “Việt kiều”, Đảng cũng thất bại trong kế họach dùng ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa vào công tác “hòa hợp dân tộc”, sau chuyến về Việt Nam đầu tiên của tướng Kỳ vào tháng 01-2003.

Đã có thời gian, dưới thời Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết-Thủ tướng Phan Văn Khải, nhiều giới trong đảng CSVN đã hy vọng ông Kỳ sẽ tạo được một “gạch nối” để các thành phần Lãnh đạo cũ của Việt Nam Cộng Hòa quay về “hòa hợp” với chế độ mà họ từng cầm súng chống lại.

Rất tiếc, quyết định “tự quên đi qúa khứ hào hùng của một Thiếu tướng Không quân VNCH” rồi quay lưng lại với các “chiến hữu và đồng bào miền Nam”, để về Việt Nam với hy vọng được chế độ nhờ cậy, ông Kỳ đã bị cả hai phía “Quốc-Cộng” đẩy vào chân tường cô đơn cho đến khi ông qua đời tại Mã Lai tháng 7-2011.

Thất bại ở nước ngoàiTrong khi đó, vào dịp kiểm điểm

“thành tích” sau 8 năm thi hành Nghị quyết 36 (2012), Thứ trường Nguyễn Thanh Sơn đã thừa nhận : “Công tác nắm tình hình ở nhiều địa bàn chưa

sâu, chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc củng cố các hội đoàn tích cực, phát triển lực lượng nòng cốt làm cơ sở để vận động tập hợp kiều bào. Chưa mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc, đấu tranh trực diện với một số đối tượng có các hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước. Công tác thông tin, tuyên truyền đối với cộng đồng NVNONN tiếp tục được đẩy mạnh hơn so với trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của kiều bào.” (Báo điện tử ĐCSVN, 20-01-2012)

Tuy nhiên, theo dõi từ “lời nói đến hành động” của viên Thứ trưởng 57 tuổi Nguyễn Thanh Sơn mới thấy bên cạnh những lời “đường mật hòa giải-hòa hợp” để đòan kết dân tộc, còn hiện ra một Nguyễn Thanh Sơn có đầu óc “quân phiệt quyết ăn thua đủ” với những “Việt kiều” không muốn “hòa hợp” với chế độc độc tài CSVN.

Ông Sơn đã để lộ ra tâm địa này trong bài viết trên báo Quân Đội ND ngày 12-09-2011: “Các cơ quan đại diện (của Chính phủ ở nước ngòai) cần mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc cộng đồng, kết hợp công tác vận động cộng đồng với vận động chính quyền, bạn bè sở tại nhằm phân hóa cô lập các phần tử cực đoan. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động trong công tác đấu tranh với các phần tử lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá đất nước.”

Thái độ hằn học và xuyên tạc người Việt có lập trường chống chính quyền CSVN của ông Sơn không mới. Nhưng khi các cấp lãnh đạo khác coi người Việt tị nạn chống chế độ là “chống phá đất nước” và “nhân dân ta” thì ông Sơn đã nói chệch đi “chống lại đất nước”.

Thực tế không người Việt Nam nào nuôi manh tâm “chống lại tổ quốc và nhân dân”, ngọai trừ những kẻ làm tay sai cho ngọai bang hay để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của phe nhóm.

Nhưng có người Việt chống lại chủ nghĩa Cộng sản (hay đang được gọi ở trong nước là Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh) và chính quyền độc tài và phản dân chủ CSVN vì chính quyền này đã và đang tước đọct mọi quyền căn bản của con người Việt Nam.

Ngoài ra ông Nguyễn Thanh Sơn cũng đã từng xuyên tạc lý do bỏ nước ra đi của hàng triệu người dân miền Nam sau ngày 30-4-1975 như ông chứng minh trong cuộc đối thọai với phóng viên Minh Hòa của Đài Tiếng Nói Việt Nam ngày 02-11-2010 :

Số 194 Trang 19

Page 20: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

PV: Thưa Thứ trưởng, được biết là ông sẽ đích thân có các cuộc gặp gỡ các phần tử đi ngược lại các lợi ích của dân tộc. Xin ông cho biết cụ thể các cuộc gặp đã được tiến hành như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: Trong quá trình quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc, chúng ta không muốn đặt các tổ chức, cá nhân này ra khỏi vị trí với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vì chúng ta muốn cảm hóa họ, cùng họ nhìn nhận một cách khách quan thực chất phát triển của đất nước, nhìn nhận khách quan vị thế phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những người này có thể ra đi bằng nhiều con đường khác nhau, họ được tuyên truyền về những nỗi kinh hoàng không có hoặc không tưởng, họ bị nhồi nhét vào đầu quá nhiều những tư tưởng hận thù… “

…Hiện nay, còn lại bộ phận không nhiều những người đi ngược lại lợi ích dân tộc và họ càng bị phân hóa, bị yếu đi bởi khi chúng ta tổ chức càng nhiều hoạt động ở trong và ngoài nước, bà con càng có nhiều thông tin, càng hướng về quê hương đất nước, hiểu về quê hương đất nước thì càng không tin họ. Chính vì vậy, số lượng dù còn ít nhưng họ lại rất quyết liệt, kiên quyết chống phá chúng ta vì họ đang hoảng loạn trước nguồn cung cấp tài chính của quốc gia sở tại và chính vị thế và uy tín của họ đang bị giảm sút….

Nhưng ông Sơn không nói ra “quốc gia sở tại” nào đã “cung cấp tài chính” cho những người Việt ở nước ngòai làm cái việc “chống phá chúng ta” không, hay ông chỉ “ăn ốc nói mò” để xuyên tạc lấy điểm với đảng ?

Hành động thiếu trong sáng có chú ý xấu này của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã được lập lại không một chút hổ thẹn nào khi ông ta vu khống số người Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc chống chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 25-07-2013.

Ông Sơn nói: “Tôi cho rằng là những cái biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những cái hiện tượng. Tôi nghĩ rằng là tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có những người chì vì đồng tiền,có những người chì vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó, chứ trong lòng tôi nghĩ qúy vị cũng không có những suy nghĩ muốn phá hoại quan hệ Mỹ-Việt.” (Trích pv Phố Bolsa TV)

Đáng lẽ ra ông Sơn phải là người

hiểu rõ tại sao nhà nước Việt Nam đã thất bại trong kế họach “hòa giải, hòa hợp” dân tộc. Bởi vì đảng CSVN chỉ muốn người Việt ở nước ngòai bảo nhau bồng bế về “hòa hợp” vào với chế độ, chịu nhận quyền cai trị của đảng CSVN để lao động để duy trì chế độ. Hơn nữa, hai chữ “hòa giải” mới được ông Sơn và một số báo ở Việt Nam sử dụng vài năm nay thôi chứ trước đây họ chỉ dùng hai chữ “hòa hợp”, ngay cả khi các viên chức đảng nói chuyện “bắt tay” quên đi qúa khứ với ông Nguyễn Cao Kỳ.

Ngòai ra Nhà nước cũng chỉ muốn “hội nhập” mà không muốn bị “hòa tan”, chủ trương “đổi mới” mà kiên quyết “không đổi màu” theo định hướng của Hội đồng Lý luận Trung ương mà đã có thời nằm trong tay Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng khi ông giữ chức Trưởng ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương (bây giờ gọi là Ban Tuyên giáo).

Thực tế tình hình “hòa giải-hòa hợp” hiện nay giữa người Việt Nam ở nước ngoài và chính quyền trong nước đã rã ra từng mảnh vụn vì làm theo quan niệm “ta thắng trận, ta phải chế ngự” của những người như ông Nguyễn Thanh Sơn và đảng CSVN.

Như vậy hy vọng của ông Sơn, sau chuyến đi 3 nước Canada, Hoa Kỳ và Nam Hàn trong tháng 3/2014, sẽ tạo được những “viên gạch, những nền móng” để người Việt ở nước ngoài “trở về được vững chắc, để thực sự là hòa giải, hòa hợp” với đảng và nhà nước CSVN coi như đã tan vỡ trong trứng nước.

Mạ lỵ và xuyên tạcTại sao ? Bởi vì trong đảng CSVN

vẫn còn những người như ông Đào Dục Tú viết “mạ lỵ đồng bào phải bỏ nước ra đi” và “xuyên tạc về cuộc chiến” kết thúc ngày 30-04-1975.

Với tiêu đề : “Hòa giải hòa hợp”- tiếng gọi không vô vọng nữa!” đăng trên 2 báo điện tử “Nguyễn Tấn Dũng” (nguyentandung.org) và “Trương Tấn Sang” (truongtansang. net) ra ngày Thứ bảy, 19-04-2014, tác gỉa Đào Dục Tú viết về Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngòai, phần đông ở Bắc Mỹ và Châu Âu như thế này: “Nhìn lại cái gốc sinh ra cộng đồng ấy là cuộc chiến tranh Việt Nam do người Mỹ tiến hành và đủ thứ hệ lụy của nó, người ta không thể không thấy một thực tế hiển nhiên. Đó là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của người Mỹ thập kỷ sáu mươi và nửa đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, theo đà tăng tốc độ và cường độ chiến tranh VN mỗi ngày một cao hơn, đã dần dần khoác lên vai, chất lên lưng

người Việt bên kia vĩ tuyến 17, từ con sông tuyến Bến Hải đổ vào tới mũi Cà Mau….” Hay: “Có lẽ nào giữa người Việt với nhau, gần 40 năm sau chiến tranh, chia cắt , hận thù vẫn cố chấp khư khư ôm “mối thù truyền kiếp” thực ra phần nhiều do tình thế lịch sử chiến tranh VN của Mỹ gây nên.”

Ô hay, đâu phải tự nhiên mà nửa triệu quân Mỹ đã lần lượt tham chiến ở miền Nam Việt Nam từ năm 1960 đến khi có Hiệp định Ba Lê tháng 1-1973 ? Và Hoa Kỳ đã “tiến hành” hay “gây nên” cuộc chiến 20 năm ở Việt Nam Cộng hòa để làm gì ?

Bằng chứng lịch sử sáng như ban ngày đã chỉ rõ chính đảng Lao động Việt Nam, sau này đổi tên thành đảng Cộng sản, đã chủ mưu “tiến hành” và “gây nên” cuộc chiến từ Vỹ tuyến 17 xuống mũi Cà Mâu của miền Nam Việt Nam từ năm 1959. Sự có mặt của quân đội Mỹ và các nước đồng minh khác, trong số đó có Nam Hàn (Nam Triều Tiên) là để giúp Quân và Dân miền Nam bảo vệ đất nước trước làn sóng xâm lăng của đội quân miền Bắc.

Như vậy, những “hệ lụy của nó” là do chính miền Bắc đã gây ra cho nhân dân miền Nam, trong đó bao gồm cả tội ác chính trị và kinh tế từ sau 30-04-1975. Các chủ trương : bắt bỏ tù lao động với điều kiện ăn ở, y tế khe khắt đã làm chết nhiều người mang danh “học tập cải tạo” được áp đặt lên hàng trăm ngàn quân-cán-chính VNCH; chính sách “đánh tư sản mại bản” được gọi là “cải tạo kinh tế” nhằm tiêu diệt tận gốc tầng lớp tư sản ở miền Nam.

Thêm vào đó là kế họach “đuổi dân thành phố và vợ con binh lính VNCH” đi vùng “kinh tế mới” không có điều kiện sống để cướp lấy tài sản của họ còn là nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn người dân miền Nam đã liều chết vuợt biển hay vượt đường bộ qua ngả Cao Miên đến Thái Lan và các nước Đông Nam Á tìm tự do trong thập niêm 80.

Lịch sử “Thuyền nhân” (Boat People) và hàng chục ngàn xác người dân vô tội bị chết chìm, bị hải tặc tấn công trên Biển Đông chẳng lẽ cũng do người Mỹ “tiến hành” và “gây nên” hay sao ?

Với cái nhìn chủ ý xuyên tạc và ngụy biện như thế về nguyên nhân cuộc chiến trong Nam và lý do dân phải bỏ nước ra đi nên không riêng Tác gỉa Đào Dục Tú mà cả Thứ trường Nguyễn Thanh Sơn đã chạy trốn trách nhiệm cho đảng khi ông nói rằng : “Chúng ta cần hiểu đúng về sự ra đi của họ. Họ ra đi không phải vì

Số 194 Trang 20

Page 21: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hận thù với đất nước, mà vì chưa hiểu đúng về chế độ, vì mưu cầu một cuộc sống khác tốt hơn trong khi chúng ta còn khó khăn.”

Một lần nữa, ông Sơn đã lẫn lộn giữa “hận thù với đất nước” và “hận thù với chế độ”. Và khi nói rằng người bỏ đi “vì chưa hiểu đúng về chế độ, vì mưu cầu một cuộc sống khác tốt hơn” là viên chức ngọai giao cấp Thứ trưởng này đã xuyên tạc nguyên nhân “đành phải nhắm mắt đưa chân” của Thuyền nhân sau khi 25 triệu người dân miền Nam đã nhìn rõ “mặt thật” của người Cộng sản Việt Nam sau ngày 30-04-1975.

Vì vậy không làm gì có chuyện “giá như” theo lối lý luận “con lươn” của người viết tên Đào Dục Tú. Ông Tú viết: “Giá như tinh thần “Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh này” được thấu suốt thời kỳ hậu chiến, đi vào lòng người. Giá như … Thật đáng tiếc những hành xử duy ý chí trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xã hội thời hậu chiến như đổ dầu chữa cháy…”

Hẳn ông Tú còn nhớ chính Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói câu “Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh này” , nhưng cũng chính ông Lê Duẩn đã quyết định “đầy đọa” quân-dân miền Nam xuống tận bùn đen và chết chóc sau ngày 3-04-1975. Rồi cũng chính cái Bộ Chính trị do Lê Duẩn đứng đầu đã có những quyết sách san bằng nền kinh tế trù phú trong Nam xuống ngang hàng với xã hội bần cùng ở miền Bắc. Và cũng chính ông ta và tập thể cầm quyền của CSVN phải chịu trách nhiệm với lịch sử về những tan nát, đẩy đất nước đến bờ vực thẳm sau 10 năm hậu chiến.

Và chẳng lẽ ông Lê Duẩn và những người như các ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt v.v… không có trách nhiệm gì trước lịch sử đau thương của dân tộc về những xác người Việt Nam trôi dạt trên Biển Đông hay sao ?

(xin xem tiếp trang 30)Liên Hiệp quốc lấy ngày 3 tháng 5

hàng năm làm Ngày Tự do Báo chí thế giới. Nhân dịp này, năm nay tại Quốc hội Mỹ  vào ngày 29-4 sẽ tổ chức buổi điều trần về tự do thông tin tại Việt Nam. Chủ đề buổi điều trần là “Media Freedom in Vietnam –

Tình hình Tự do Báo chí tại Việt Nam”. Đây là một diễn đàn quốc tế để Quốc hội, các tổ chức vận động cho tự do thông tin và các blogger trình bày về tình hình tự do báo chí, cũng như cùng thảo luận về các chính sách của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ việc xây dựng xã hội dân sự tại VN.

Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, nhưng các báo cáo nhân quyền gần đây cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không ngừng sách nhiễu, đàn áp các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và rất nhiều các quyền căn bản khác của người dân. Việt Nam không có truyền thông độc lập hay tư nhân và nhà cầm quyền luôn tìm cách áp bức và giam cầm, bắt giữ các blogger và nhà báo độc lập khi họ phổ biến quan điểm của họ.

Trong phái đoàn các bloggers, nhà báo độc lập đến từ Việt Nam có 3 người bị câm xuất cảnh đó là : nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, blogger Nguyễn Lân Thắng, phóng viên độc lập Anna Huyền Trang.

Nhân kỷ niệm  Ngày Tự do Báo chí thế giới 3/5 và  cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng đã có cuộc trò  chuyện với nhà báo Trần Quang Thành.

Trần Quang Thành: Xin chào nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Phạm Chí Dũng: Xin chào nhà báo Trần Quang Thành. Sắp tới ngày 3-5 là Ngày Tự do Báo chí của thế giới và các nhà báo độc lập trên thế giới, chúc anh một năm mới bình yên và độc lập hơn.

TQT: Thưa nhà báo Phạm Chí Dũng, như anh đã nói ngày 3-5 đã được Liên Hiệp quốc chọn là ngày Quốc tế tự do báo chí. Anh đánh giá thế nào về ngày mà LHQ chọn?

PCD: Cảm xúc hơi khó tả. Vì với tôi từ trước tới giờ, những năm gần đây đã quen với ngày 21-6 là ngày nhà báo VN, và tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ phải chuyển ngày 21-6 ngày nhà báo VN thành ngày 3-5. Đó là một sự chuyển biến từ một không gian không độc lập sang một không gian độc lập, vì ngày 3-5 là ngày nhà báo tự do của thế giới.

Một kỷ niệm mà tôi nhớ là vào ngày 3-5-2012, trên một diễn đàn quốc tế, Tổng thống Barack Obama đã vinh danh nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Mặc dù đối với nhiều tờ báo đảng trong nước họ không quan tâm đến việc này và họ chưa từng xem Điếu Cày là một nhà báo chính danh. Với họ một nhà báo chính danh là người ít nhất phải có

thẻ nhà báo được cấp bởi Bộ Văn hóa Thông tin trước đây và Bộ Thông tin Truyền thông ngày nay của chính quyền. Tất nhiên nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải không thể có cái thẻ như vậy rồi. Nhưng xét theo tiêu chí của nhà báo tự do quốc tế thì anh không cần có bất kỳ một thẻ nhà báo nào do Bộ Thông tin Truyền thông cấp. Vì vậy chúng ta có thể nói đó là sự vinh danh về tính độc lập của một nhà báo.

Bây giờ chúng ta cùng tranh luận thế nào là một nhà báo độc lập vì một nền báo chí độc lập. Một nhà báo độc lập trước hết phải độc lập đối với hệ thống định hướng tuyên truyền của nhà nước, của chính quyền, đặc biệt trong chính thể cầm quyền ở VN hiện nay. Đã quá lâu rồi Ban tuyên giáo trung ương, Bộ TTTT và các sở ban ngành thông tin ở các địa phương đã duy trì một hệ thống thông tin một chiều và chỉ có một chiều mà thôi, làm lụi tàn sáng tạo của các nhà báo chân chính –những nhà báo thực sự muốn có những sáng tạo độc lập, những phát kiến độc lập, những bài điều tra độc lập chống tham nhũng và nêu lên chính kiến của mình thể hiện quyền tự do phát biểu chính kiến, quyền tự do biểu đạt. Nhưng quá lâu rồi họ đã bị ngăn cản bởi hệ thống thông tin rất kinh viện, không những không đi sát và phản ánh thực tế đời sống của người dân mà còn né tránh xa rời nó giống như là một hệ thống thông tin đóng thùng vậy…

Trong khi đó các nhà báo độc lập có không gian hoạt động riêng và ít nhất là họ độc lập về mặt tư tưởng đối với nhà nước. Do sự độc lập về tư tưởng như vậy mà trong những năm qua đã có một số nhà báo lề phải của VN cũng cần được vinh danh không kém Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Đó là những nhà báo đã có những bài điều tra, mặc dù trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, về nạn tham nhũng trong lĩnh vực ODA. Còn nhớ hồi năm 2008 hai phóng viên của báo Thanh Niên đã bị tù tội trong việc chống tham nhũng trong lĩnh vực ODA.

Tổ chức Bảo vệ Nhà báo thế giới (CPJ) đã xếp VN vào quốc gia đứng thứ ba về kỷ lục giam giữ các nhà báo. Có tới 18 nhà báo đang bị giam giữ trên toàn quốc và đó là một thành tích rất đáng không khích lệ, không khuyến khích được nền tự do báo chí ở VN. Cho dù điều 69 Hiến pháp 1992 và HP sửa đổi 2013 vẫn luôn luôn cho rằng báo chí ở VN có tự do, nhưng thực tế ở VN báo chí gần như không có tự do. Tôi muốn dùng chính

Số 194 Trang 21

Page 22: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

xác cụm từ “gần như không có tự do”. Tất nhiên các phóng viên có quyền sáng tác riêng, nhưng hầu hết các Ban biên tập lại bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước cấp trên – là nơi mà những bài báo chân chính khó mà lọt được vào, khó có thể qua được sự kiểm duyệt vô hình được thiết lập từ trên xuống dưới.

Đó là vấn đề tôi muốn nên lên để trả lời câu hỏi của nhà báo Trần Quang Thành rằng Ngày Nhà báo Tự do Quốc tế có ý nghĩa như thế nào. Và tôi muốn nêu một đề xuất nhỏ bé thôi, là đã đến lúc chúng ta –những người làm báo và những người viết báo chân chính– nên suy nghĩ để chuyển Ngày Nhà báo VN ngày 21-6 hàng năm sang ngày 3-5 là Ngày Nhà báo Tự do QT, để cần có một sự tôn trọng đối với sự độc lập của nhà báo.

Dù sự chuyển đổi đó có thể làm mích lòng Ban tuyên giáo trung ương, Bộ TTTT hay là toàn bộ hệ thống TTTT một chiều của đảng, nhưng bù lại nó vinh danh sự độc lập, tự do tư duy, tự do biểu đạt của các nhà báo trong một xã hội khép kín, trong một chế độ chính trị khép kín. Điều đó cực kỳ cần thiết vì nó làm cho các nhà báo có không gian, có đất để sáng tạo. Sẽ có nhiều bài báo hay và thiết thực với dân chúng chứ không hẳn là chỉ thiết thực với chế độ chính trị.

TQT: Những người lãnh đạo của ĐCS VN nói rằng mở một cuộc vận động sâu rộng trong quần chúng là “đọc và làm theo báo”, nhưng báo ấy là báo lề Đảng độc nói một chiều tư tưởng. Vậy theo anh, làm sao chúng ta có thể thực hiện được điều đó?

PCD: Có một tiêu chí để chúng ta có thể phân định việc có nên đọc và làm theo báo đảng hay không. Báo chí được quyết định bởi cái gì? Về mặt nghiệp vụ thì đó là nội dung thông tin và số lượng phát hành và lượng tiêu thụ thực tế. Thế thì thử hỏi những tờ báo Đảng ở VN như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Sài Gòn Giải phóng ở Sài Gòn hay là Công an Nhân dân của Bộ CA… có được lượng phát hành là bao nhiêu?

Tôi đơn cử tờ Nhân dân và QĐND hiện nay được phát hành “ấn”, tức từ lâu lắm rồi những tờ báo này phát hành theo một hệ thống nội bộ các cấp ủy từ trên xuống dưới, thậm chí là bán “ấn” cho đến cấp ủy cơ sở phường xã địa phương. Nếu đằng thẳng ra thì bán được rất ít. Có thể thấy các báo Nhân dân, QĐND hầu như không xuất hiện trên các sạp báo ở ngoài đường. Có thể nói là tiêu chí của tờ báo phát hành có thành công

hay không là có thấy tờ báo ấy xuất hiện trên các sạp báo bán lẻ ngoài đường hay không. Rất nhiều tờ báo đã xuất hiện, chỉ trừ các tờ báo đảng. Theo tôi biết thì các tờ Nhân dân hay QĐND chỉ phát hành vài ba chục ngàn bản, mà đó là bán theo chỉ đạo của các cấp ủy ở trên tới các cấp ủy địa phương và các địa phương buộc phải mua. Nếu không có chỉ đạo thì có lẽ các địa phương sẽ rất tiết kiệm trong việc đặt mua báo đảng.

Trong khi đó, số lượng phát hành của các tờ báo khác có vẻ gần gũi với quần chúng hơn như Thanh Niên là trên 300 ngàn bản, Tuổi Trẻ trước đây cũng trên 300 ngàn, gần đây mặc dù đã xuống thấp nhưng vẫn còn trên 200 ngàn, từ 200-250 ngàn. Số lượng này gấp gần 10 lần các tờ báo đảng, cho thấy độc giả đang quan tâm đến những gì ? Họ quan tâm đến những vấn đề mà Thanh Niên, Tuổi Trẻ đề cập gần với đời sống hơn hay họ quan tâm đến vấn đề ý thức hệ hay hệ thống đảng trị ngự trên các tờ Nhân dân và QĐND? Điều đó cũng gián tiếp trả lời câu hỏi của anh TQT là người dân có nên làm theo báo Đảng hay không.

TQT: Với chế độ thực dân Pháp trước đây thì ĐCS đã giảng rõ rằng nó là thứ chủ nghĩa ngu dân vì nó chỉ rao giảng những gì có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế trong chế độ thực dân Pháp cũng còn có báo tư nhân, cũng còn có tiếng nói của những nhà báo độc lập. Nhưng dưới chế độ của CS VN hiện nay thì chúng ta không ngu dân nhưng chỉ tuyên truyền độc đảng theo chủ nghĩa Mác–Lênin, không được tự do báo chí, không có báo chí tư nhân. Vậy nên nỗi lo của người dân VN bây giờ là có lẽ báo chí dưới chế độ hiện giờ đang là ngu dân. Anh Phạm Chí Dũng nghĩ sao ?

PCD: Thực ra nói VN không có báo chí tư nhân cũng không hẳn đúng đâu anh. Đã hơn 20 năm qua sau thời mở cửa kinh tế, báo chí tư nhân bắt đầu xuất hiện, từ những năm 1994-1995 dưới dạng phụ trương, phụ san của những tờ báo chính thống.

Nhưng chưa bao giờ nhà nước thừa nhận báo chí tư nhân về mặt hình thức, chưa bao giờ trong Hiến pháp và trong tất cả các văn bản pháp quy thừa nhận báo chí tư nhân. Báo chí chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và nhà nước, đó là nguyên tắc bất di bất dịch hiện nay. Nhưng mà có chút tréo ngoe thế này: cách đây mười mấy năm đã có ít nhất vài chục tờ báo tư nhân ra đời, song

song với hệ thống báo chí nhà nước hiện hành. Những tờ báo tư nhân này không được nhà nước chú ý bởi đó chỉ là những tờ báo thương mại thuần túy, những tờ báo mà người ta gọi là theo xu hướng cướp–giết–hiếp, chỉ tung ra những chiêu câu khách cực kỳ rẻ tiền để có thể bán báo và lấy quảng cáo mà thôi. Sự tồn tại của báo chí tư nhân trên bình diện như vậy vô hình chung làm cho cho nhà nước hài lòng nhưng cả một nền báo chí cảm thấy bị xúc phạm.

Vậy thì với vấn đề báo chí tư nhân hiện nay, chúng ta cần cái gì? Nền báo chí chính thống cần phải có tính độc lập của báo chí tư nhân, thể hiện quan điểm chính kiến độc lập của báo chí tư nhân về các vấn đề chính trị xã hội chứ không phải là cho ra báo tư nhân trá hình, bỏ mặc nó muốn làm gì thì làm và đẩy nền nhận thức và dân trí của xã hội xuống vực thẳm như tình trạng báo chí tư nhân hiện nay.

Theo quan điểm của tôi, với báo chí tư nhân hiện nay cho dù được hợp thức hóa thì tôi cũng không đồng ý, vì đó là nền báo chí tư nhân nhếch nhác tởm lợm với mọi thông tin câu khách cướp để bán báo thôi, mọi thông tin cướp–giết–hiếp thì làm sao mà người dân có thể chấp nhận được. Việc đọc và mặt bằng dân trí của người đọc bị tồi tệ hóa đi theo những thứ báo chí như vậy. Chính những tờ báo chí tư nhân cùng với một số báo chí nhà nước cùng hướng đến tôn chỉ cướp–giết–hiếp như vậy đã làm cho nền báo chí VN trở nên rất đáng xấu hổ.

Cái mà chúng ta cần đối với xã hội tương lai của VN là những tờ báo tư nhân có tiếng nói độc lập, với những nhà báo độc lập dám thể hiện quan điểm chính thống. Đó cũng là một vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang đặt ra đối với nhà nước VN. Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng đặt ra vấn đề là cần phải có truyền thông tư nhân, nhưng hơn hai chục năm qua thì Hiến pháp VN cũng như toàn bộ các văn bản, kể cả não trạng của tất cả giới chức cầm quyền VN, vẫn chưa thể bằng lòng với chuyện tồn tại song song một nền báo chí độc lập của tư nhân. Đó là một điều rất đáng tiếc. Nhưng tôi hy vọng trong những năm tới đây và không còn xa lắm, tiếng nói chính thức của các nhà báo độc lập sẽ được nâng lên và giới cầm quyền phải dần tôn trọng những tiếng nói độc lập đó hơn, và họ sẽ không thể dùng Ban tuyên giáo TW như là một hệ thống kìm kẹp tư tưởng hay một vòng kim cô về não trạng để có thể

Số 194 Trang 22

Page 23: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

làm cho những nhà báo chân chính phải tắt tiếng.

TQT: Trên thực tế hiện nay ở nước ta đang song song tồn tại hai hệ thống báo chí mà người dân gọi là hệ thống báo chí lề đảng và hệ thống báo chí lề dân, nhà báo PCD bình luận sao về vấn đề này?

PCD: Đó là vấn đề thú vị, vì ít nhất thể hiện rằng triết học nhị nguyên có cơ sở của nó. Triết học nhị nguyên có cơ sở của nó từ thời cổ đại mà cho tới thời cận đại và hiện đại vẫn mang giá trị phổ quát của nó. Lịch sử đã chứng minh rằng 98% các chế độ nhất nguyên trên thế giới đã xảy ra khủng hoảng chính trị và khủng hoảng quân sự liên tục, và đó là những chế độ dễ chao đảo nhất, dễ biến động biến loạn nhất, hết chiến tranh này đến nội chiến khác. Trong khi đó phần lớn chế độ dân chủ chấp nhận nhị nguyên và đa nguyên thì ít có xáo động, ít biến loạn xã hội. Điều đó cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề truyền thông và báo chí, có nghĩa là nếu chỉ duy trì cái nhìn một chiều, tư tưởng một chiều nhất nguyên thì không thể có sự sáng tạo được. Đến lúc nào đó theo quy luật áp bức về tư tưởng thì chủ nghĩa nhất nguyên sẽ gây một sức nén, một sự đàn áp về tư tưởng với xã hội đủ lớn, để trước hết là những tầng lớp dưới đáy xã hội phản ứng, sau đó là tầng lớp trí thức, khiến xã hội rơi vào trạng thái biến loạn thường xuyên và liên tục.

Như vậy việc hình thành truyền thông lề trái hay còn gọi là lề dân, hay còn một cụm từ khác mới sau này là truyền thông xã hội, là việc chuyển đổi tuân theo quy luật chuyển hóa từ lượng sang chất và chuyển hóa từ tư tưởng nhất nguyên sang tư tưởng nhị nguyên, thể hiện ở ít nhất hai hệ thống thông tin chứ không phải là chỉ một hệ thống.

Ở VN cho tới giờ có một điều cũng đáng mừng là 1/3 dân số đã biết sử dụng Internet trong đó có tôi (tôi thuộc số người có lẽ là chậm tiến nhất vì chỉ gần đây mới biết sử dụng Internet). Nhưng phần lớn người sử dụng Internet không biết cách vượt tường lửa để vào những hệ thống thông tin đa đạng của truyền thông xã hội, nên hiệu quả của truyền thông xã hội ở VN hiện nay là không lớn, khá ngược lại với hiệu ứng của truyền thông xã hội VN đối với dư luận và tâm lý người VN ở hải ngoại, bởi họ không phải vượt bức tường lửa mà vẫn có thể vào đúng trang thông tin xã hội để đọc.

Nhưng vượt bức tường lửa ở VN là khá khó khăn. Đó cũng là một trong

những yêu cầu đối với các quốc gia trong những kỳ Kiểm điểm Phổ quát về Nhân quyền, là phải ngay lập tức hủy bỏ chế độ rào chắn tường lửa đối với các thông tin trên Internet. Nhưng cho đến giờ thì đại đa số các trang gốc của truyền thông xã hội vẫn bị ngăn chặn một cách rốt ráo. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng người ta cho rằng hàng năm nhà nước phải bỏ ra một số tiền rất lớn để duy trì cơ chế chặn các bức tường lửa như hiện nay, và duy trì một con số lớn có lẽ đến hàng chục ngàn dư luận viên từ cấp TW đến cấp xã phường để có thể lung lạc tình hình tranh đấu trên mạng truyền thông. Điều này có thể có cơ sở vì Trung Quốc duy trì 2 triệu dư luận viên dùng từ tiền thuế của dân, làm tất cả để phục vụ hệ thống thông tin một chiều của đảng. Lề dân ở VN cũng đang phải đối phó với thách thức như vậy.

Nhưng dù gì, đây là một triển vọng đáng mừng vì từ giữa năm 2011 đến nay, mới chỉ gần 3 năm mà hệ thống truyền thông của lề dân đã phát triển khá nhanh. Ở VN có ít nhất 20 trang web và blog đáng chú ý. Những trang tin tổng hợp cũng có, thông tin chuyên ngành cũng có và tập trung những cây viết có tên tuổi và viết ngày càng sắc sảo. Có những trang gần như một tờ báo, và nếu như có sự chuyển từ chế độ nhất nguyên sang nhị nguyên thì tôi tin rằng chỉ trong một sớm một chiều những trang web đó sẽ trở thành những tờ báo có sức cạnh tranh đáng kể với những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất ở VN hiện nay như Tuổi Trẻ, Thanh Niên. Còn những tờ báo đảng như Nhân dân, QĐND thì chắc chắn là bị báo chí truyền thông xã hội vượt xa.

TQT: Ngày Quốc tế Tự do Báo chí năm nay được ghi dấu bằng sự kiện là một số dân biểu Hoa Kỳ, các tổ chức bảo vệ nhà báo và nhân quyền đã mời một đoàn những người làm báo ở VN qua Hoa Kỳ để mở cuộc vận động cho tự do báo chí ở VN. Ông đánh giá sao về sự kiện này?

PCD: Tôi thấy hình ảnh chị Kim Chi –nữ diễn viên điện ảnh có tiếng một thời– nở nụ cười tươi rói ở phi trường Dulles ở Washington DC, và tôi thấy nụ cười này nói lên tất cả, rằng mặc dù chị chưa bao giờ là một nhà báo, mặc dù chị chưa bao giờ là một blogger, nhưng mà chị đang tự do về tư tưởng và trên hết chị đang tự do về tâm hồn. Có lẽ chị biểu cảm cho điều mà người ta hay tuyên truyền ở VN là chỉ số hạnh phúc của người VN đứng thứ nhì thế giới,

nhưng có lẽ chỉ số đó chỉ biểu hiện ở ngoài biên giới VN mà thôi, chứ ở VN thì không thể được như vậy.

Ít nhất cũng có vài ba người, và tôi đang nghe là con số có thể lên đến 5 người đến được hội thảo báo chí về nền báo chí độc lập kỳ này tại Washington DC. Tôi cầu chúc họ thay mặt các nhà báo độc lập và kể cả các nhà báo lề phải ở VN, nói lên được tiếng nói chính trực và độc lập rằng nền báo chí độc lập ở VN có cần thiết hay không và cần thiết ở mức độ nào, nếu cần thiết thì phải làm gì để xây dựng nền báo chí độc lập ấy, phải làm gì để nền báo chí độc lập của VN không bị treo cổ.

TQT: Nhà nước VN nói rằng ở VN báo chí rất là tự do. Họ còn khoe là có khi báo chí VN tự do nhất thế giới, chuyện đi lại của người dân rất được tôn trọng. Nhưng trên thực tế, trong thời gian gần đây những nhà báo không nói lên ý của Đảng đều bị trù dập, bị cản trở xuất ngoại. Anh là một điển hình của hai lần liên tiếp bị cản trở, từ lúc bị cản trở  dự UPR tháng 2-2014 cho đến lần này lại đang bị cản trở, không biết có khắc phục được cản trở để dự hội thảo vấn đề tự do báo chí vào ngày 29/4 và ngày 3/5 sắp tới tại Hoa kỳ. Nhà báo Huyền Trang của Dòng Chúa Cứu Thế cũng bị chặn ở sân bay. Ông Nguyễn Lân Thắng, người có nhiều tập ảnh chụp cung cấp cho các trang tin quốc tế, cũng bị chặn không được đi tiếp. Anh nghĩ sao về những lời nói và việc làm cản trở của nhà nước VN đối với những nhà báo tự do?

PCD: Chính xác là họ đang cản trở chính họ. Chính xác là nhà nước VN đang có những động thái cản trở chính mình trong việc hội nhập với thế giới. Và chính xác hơn nữa là nhà nước VN đang làm lùi đi bước tiến trong việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương TPP.

Về vấn đề TPP cũng như triển vọng làm đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ hay Hiệp định đa phương thương mại với Cộng đồng Châu Âu, tôi nghĩ rằng sau vài chục vòng đàm phán liên tục trong mấy năm vừa qua, nhà nước VN đã tiến khá gần cái đích mà họ mong muốn. Một trong cái đích họ đã đạt được chính là cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Nhưng quyền lợi cụ thể hơn phải nằm trong những hiệp định thương mại, kinh tế chứ không phải là những danh hiệu ảo. Vấn đề là nhà nước VN đang tự cản trở họ, vì đối với Phương tây không thể có TPP nếu không có nhân quyền –đó là điều kiện tiên quyết và đó cũng là một qui luật nhân quả đối

Số 194 Trang 23

Page 24: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

với nhà nước VN, với những gì mà họ đã thể hiện trong ít nhất vài chục năm qua đối với cái được gọi là “nền tự do báo chí”.

Việc ngăn cản đối với cá nhân tôi chỉ là việc rất nhỏ, nhưng qua đó cho thấy sự ngăn trở và ràng buộc đối với toàn bộ hệ thống tư tưởng của con người, của các công dân trong xã hội. Điều đó thể hiện ở sân bay, khi cô Huyền Trang không đi được, đòi có một biên bản và phải có lệnh cấm xuất cảnh, nhưng không những người ta không cung cấp cho cô mà còn kẹp cổ cô lôi ra ngoài. Người ta dùng luật rừng! Hình ảnh ấy cho tôi cảm giác tái hiện lại không khí và hình ảnh mà các nhân viên an ninh không mặc sắc phục bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa trong một phiên xử. Một hình ảnh gây chấn động đối với thế giới và rất hay là một ai đó đã chụp được bức ảnh ấy, bức ảnh xuyên thế kỷ cho thấy quyền tự do chính kiến, quyền tự do biểu đạt và quyền được lên tiếng của người dân vẫn còn nằm trong bóng tối mà chưa hề được đưa ra ánh sáng. Cho đến khi nào mà nhà nước VN chưa chủ động đưa điều đó ra ánh sáng thì họ vẫn còn kìm kẹp chính họ, họ còn cản trở chính họ trên con đường tiến tới ít nhất là một mục đích rất sát sườn, rất thiết thân như TPP.

TQT: Để có thể nhanh chóng có một nền báo chí tự do, một nền báo chí của dân để nói lên tiếng nói của dân mà không bị bịt miệng, không bị làm cho ngu dân thì chúng ta phải làm những công việc gì trước mắt?

PCD: Có nhiều động lực, động thái có thể dẫn đến một nền báo chí độc lập, nhưng phải mất thời gian khá lâu, đặc biệt là ở VN với những đặc thù chính trị. Nhưng rất may cho VN là có một nhãn tiền, một tiền lệ rất gần gũi với VN về địa lý, đó là Miến Điện. Ở Miến Điện, cho đến năm 2011 chẳng ai hy vọng gì. Ngay cả khi ông Thein Sein được ông Than Shwe nâng đỡ và trở thành tổng thống dân sự đầu tiên của Miến Điện đọc diễn văn nhậm chức, cũng chẳng mấy ai hy vọng đến những chuyển biến ngoạn mục sau này. Sau đó bắt đầu từ việc phóng thích lãnh tụ đảng đối lập Aung San Suu Kyi và bắt đầu với việc thả người giống như VN cũng đang bắt đầu thả người. Đến năm 2012 người ta mới bắt đầu chủ đề là phải có một nền báo chí tự do, và đầu tiên là hủy bỏ một sắc lệnh cấm tụ tập cấm biểu tình. Lúc đó dân chúng được thành lập hội, đi biểu tình thoải mái. Đến tháng 4 năm 2013 thì chính thức cho ra báo tư nhân ở Miến

Điện –điều cực kỳ thú vị. Có những phóng viên bản địa ở Miến Điện khóc rưng rức khi nói chuyện với nhau và với phóng viên AFP, họ không thể tin nổi có một sự chuyển đổi kỳ diệu như thế từ một không gian bị bóp nghẹt, từ một không gian mà cuộc cách mạng áo cà sa bị đàn áp đẫm máu gần 10 năm trước đó. Toàn bộ hệ thống tư tưởng đều một chiều theo độc tài quân sự đã chuyển sang không gian mở để báo chí bắt đầu trở thành một công cụ của người dân chứ không chỉ là một công cụ của chế độ như trước đây.

Đó là bài học nhãn tiền cho VN, và tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc đến 80% vào ý chí của giới lãnh đạo VN nếu họ nhìn nhận vấn đề Miến Điện là một bài học đáng giá cho họ và cũng là một lối thoát đối với họ. Họ nên mở ra một lối mở cho ít nhất là tự do báo chí. Vì khác với Miến Điện, ở VN đã có báo chí tư nhân rồi, mặc dù chỉ là báo chí

tư nhân trá hình mà thôi nhưng dù sao hạ tầng cơ sở ở VN vẫn tốt hơn rất nhiều so với Miến Điện, cộng thêm chuyên môn nghiệp vụ của các nhà báo VN khá hơn rất nhiều so với các phóng viên ở Miến Điện. Đó là điều kiện rất cơ bản để nền báo chí VN phát triển được. Chỉ còn thiếu tự do tư tưởng nữa mà thôi. Nếu NNVN khắc phục chuyện đó và họ mở ra cái chuyện đó thì tôi tin là không chỉ kinh tế VN đi lên mà nền báo chí tự do cũng đi lên. Lúc đó sẽ không cần đặt ra vấn đề ý thức hệ hay định hướng, lề phải hay lề trái, lề đảng hay lề dân nữa, mà tất cả sẽ cùng nhìn vào một hướng, đó là xây dựng một nhà nước

pháp quyền và một xã hội dân sự tốt đẹp.

Số 194 Trang

TÂM SỰ MỘT ĐẢNG VIÊN 

Tôi đã biết mình lầm đường lạc lốiTừ sau cái ngày "giải phóng" Miền NamMột mùa xuân tang tóc năm bảy lămĐi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.

Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mấtVà khóc cho mình, chua xót đắng cayNửa đời người theo đảng đến hôm nayTưởng cứu nước đã trở thành tội ác.

Bởi tôi quá tin nghe theo lời bácRằng đảng ta ưu việt nhất hành tinhĐường ta đi, chủ nghĩa Mac-LêninLà nhân phẩm, là lương tri thời đại.

Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hạiDìm nhân dân dưới áp bức bạo tànKhắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hànĐang rên siết kêu than cần giải phóng.

Tôi đã xung phong với bầu máu nóngĐi cứu Miền Nam ruột thịt nghĩa tìnhChẳng quên mang theo ký gạo để dànhBiếu người bà con trong Nam túng thiếu.

Người dân Miền Nam thật là khó hiểuNhà khang trang bỏ trống chẳng còn aiPhố phồn hoa hoang vắng tự bao giờGiải phóng đến sao người ta chạy trốn?

Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắngNào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tinKhi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hìnhTrước thành phố tự do và nhân bản.

Tôi tìm đến người bà con trong xómNhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghiKí gạo đem theo nay đã mốc xìTôi vội vã gIấu vào trong túi xách.

Anh bà con tôi- một ngươi công chứcNét u buồn nhưng cũng cố làm vuiĐem tặng cho tôi một cái đồng hồKhông người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.

Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạoCái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chiXin tặng anh, mong nhận lấy đem vềMột chút tình người bà con Nam bộ."

Trên đường về, đất trời như sụp đổTôi thấy mình tội lỗi với Miền NamTôi thấy mình hổ thẹn với lương tâmTôi đã khóc, cho mình và đất nước...

Phan Huy, 27-08-2013 

24

Page 25: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Tất nhiên đó là điều kiện lý tưởng, mình mong muốn như vậy nhưng trong thực tế có lẽ phải kéo dài một số năm nữa cho tới lúc nhà nước VN cảm thấy quá khó, quá khó về kinh tế, quá khó về nội tình chính trị và về đối ngoại, buộc họ phải thay đổi. Nhưng thay đổi sẽ khá chậm chạp.

Trong thời gian đó thì xã hội dân sự làm gì ? Trong xã hội dân sự, nền báo chí độc lập chiếm vai trò trọng yếu, cực kỳ xung yếu, nếu không muốn nói là quyết định trong thời gian 3 năm vừa qua, vì nếu không có truyền thông xã hội thì không biết bao nhiêu người dân đã tiếp tục âm thầm bị bưng bít thông tin và người VN hải ngoại cũng chẳng biết gì nhiều hơn. Nhưng vì có truyền thông xã hội và có thông tin trong nước đưa ra, có thông tin ngoài nước đưa vào nên mọi người có thể mở mắt và mở lòng được. Cuối cùng chỉ còn là tỷ lệ người vượt tường lửa sẽ tăng dần lên, lúc đó nền báo chí độc lập cũng như xã hội dân sự sẽ phát triển.

Tôi cho rằng không cần phải chờ sự thành tâm của nhà nước và của đảng, mà xã hội dân sự phải chủ động để xây dựng một hệ thống báo chí độc lập. Hội thảo cũng như những vận động về báo chí độc lập ở VN diễn ra tại các cơ quan thông tấn cũng như tại các địa điểm ở nước ngoài nên bàn về các mạng lưới dân sự độc lập, cũng như truyền thông quốc tế như tổ chức CPJ hay là Tổ chức Phóng viên Không biên giới nên có những động thái cụ thể hơn để hỗ trợ cho truyền thông VN trong thời gian tới bằng cách đào tạo những nhà báo độc lập. Hiện nay vấn đề báo chí độc lập ở VN khủng hoảng về chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể hơn là khủng hoảng về khả năng viết, rất thiếu, rất hiếm người viết và viết được đúng yêu cầu.

Đó chính là yêu cầu của nền báo chí độc lập VN trong thời gian tới. Ứng với tình hình và điều kiện trong tương lai mới thì phải có những con người mới, những cây viết sáng tạo. Tôi còn hy vọng đến lúc nào đó sẽ có những tờ báo chuyên nghiệp như là Le Monde của Pháp hay mang phong cách của những tờ báo Mỹ chuyên nghiệp như Washington Post, lúc ấy mới có thể đánh giá được sự thăng tiến của nền báo chí độc lập là như thế nào.

TQT: Xin cám ơn nhà báo PCD..Trong cuộc tranh đấu của người

dân xã Bắc Sơn đang diễn ra, chúng ta thấy một hiện tượng mới: Các cán bộ cấp xã đã công khai bày tỏ nỗi bất mãn đối với “lệnh trên.” Họ phân trần rằng họ cũng chỉ là nạn nhân bị đặt vào cảnh trên đe dưới búa. Cái búa ở trên là đảng Cộng sản liên kết với giới tư bản đỏ bày ra các “công trình” mà mục đích xưa nay vẫn là cướp ruộng đất của dân để rút ruột. Bên dưới là các nông dân cần bảo vệ đất nên chống lại cường quyền. Khi các cán bộ cấp dưới công khai tỏ ra bất mãn, tòa nhà chế độ bắt đầu rạn nứt từ nền móng.

Trước đây, trong các vụ dân biểu tình bảo vệ ruộng đất, báo chí không chú ý tới các cán bộ cấp xã, vì người ngoài mặc nhiên coi họ cũng là thủ phạm hoặc đồng lõa trong các âm mưu cướp ruộng, cướp đất. Nhưng trong vụ xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, viên xã trưởng đã nói chính mình, và có thể từ cấp huyện, bị áp lực từ trên xuống phải xúc tiến dự án làm công viên và nghĩa trang, dù họ không đồng tình. Lời bộc lộ này, xưa nay chưa ai từng nói ra trong các vụ xung đột giữa nông dân và đảng CS, cho thấy một biến chuyển tâm lý đe dọa sự tồn tại của cả chế độ.

Các chế độ chuyên chế đều dựa vào một đạo quân thừa hành. Ở cấp thấp nhất là các tay chân kiểm soát từng xã, từng thôn, và các sĩ quan chỉ huy từng trung đội, đại đội công an. Khi nào chính lớp cán bộ đó ngả nghiêng, chao đảo, thì cái thang chống đỡ chế độ độc tài đang sập gẫy từ những bậc thang dưới cùng.

Tất cả những tin tức chúng ta đang biết về cuộc tranh đấu của đồng bào xã Bắc Sơn từ hơn mười ngày qua đều do các báo, mạng của đảng Cộng sản phổ biến. Theo dõi các tin tức được truyền đi theo lối nhỏ giọt dưới sự chỉ huy của công an văn hóa tư tưởng, chúng ta thấy

những người làm báo cũng khéo léo trình bày cho độc giả những uẩn khúc đằng sau cuộc đàn áp, để dần dần thấy được cảnh tan hàng đang diễn ra.

Nguyên ủy gây ra cuộc đấu tranh của người dân xã Bắc Sơn là một dự án xây dựng “công viên nghĩa trang” mang tên Vĩnh Hằng-Bắc Sơn, rộng trên 38ha, trị giá 386 tỉ đồng, tương đương 19.3 triệu đô la. Chính quyền đã ra lệnh “thu hồi” khoảng 30 mẫu (ha) đất trong đó có 8 mẫu là đất trồng trọt của 21 gia đình cư dân xã này để thực hiện dự án. Thu hồi, nghĩa là “lấy lại,” một hành động bề ngoài có vẻ là “hợp pháp.” Vì trong chế độ Cộng sản hiện nay tất cả đất đai trên toàn quốc do đảng Cộng sản kiểm soát dưới danh nghĩa “thuộc về toàn dân,” tất cả các nông dân đều chỉ được ban cho “quyền sử dụng” chứ không có quyền sở hữu, cho nên đất có thể bị nhà nước “thu hồi” lại bất cứ lúc nào. Nông dân oan ức vì ruộng đất bị cướp mất chỉ có cách duy nhất là biểu tình phản đối. Hàng ngàn vụ công an đàn áp “dân oan” đã diễn ra ở nước ta từ Nam ra Bắc; vụ xã Bắc Sơn, với hơn 3000 người dân chỉ là biến cố gần nhất.

Tin tức sớm nhất do Vietnam Net đưa ra, dẫn lời phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết ngày 10 tháng Tư, sáu viên công an được cử đến thi hành “lệnh bắt đối với một đối tượng tên Trường, trú trên địa bàn xóm Trung Sơn, xã Bắc Sơn về tội gây rối trật tự công cộng.” Bản tin nghe như một vụ đàn áp bình thường, với một “đối tượng” duy nhất. Cách sử dụng từ “đối tượng” là văn chương của công an, với ẩn ý hạ thấp giá trị của người bị đàn áp, không coi đó là một con người mà chỉ là một “đối tượng!” Báo chí ở trong nước thường họa theo lối gọi tên “phi nhân hóa” này, có thể vì lười biếng không muốn tìm một từ khác, hoặc vì sử dụng những từ ngữ trong báo cáo của công an thì sẽ tránh được tai họa. Ðọc bản tin đầu tiên đó, người ta không biết “đối tượng tên Trường” này là ai.

Số 194 Trang 25

Page 26: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

VietnamNet sau đó loan tin một số dân tụ tập phản đối lệnh thu hồi đất, bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng,” bị công an đến tận nhà đòi bắt giữ; lúc đó người đọc mới biết không phải chỉ một “tên Trường gây rối” mà còn những nông dân khác, và biết dân chúng đã đánh và bắt giữ bốn công an. Trong lúc người đọc còn đặt câu hỏi “Tại sao dân dám đánh công an?” thì tờ báo mạng cho biết thêm có hơn 100 công an và cảnh sát cơ động đã “được huy động để giải vây cho một tổ công tác bị người dân 'vây đánh' tại xã Bắc Sơn.” Chi tiết được nêu ra là: “Nông dân đã dùng gậy gộc, gạch đá tấn công làm bốn người bị thương; mất một tiếng rưỡi đồng hồ sau, bốn cán bộ công an mới được giải cứu khỏi vòng vây, đưa vào bệnh viện.” Bị đẩy lùi trước sức mạnh của lực lượng công an vũ trang, dân chịu thua; nhưng ngay sau đó, họ chia thành nhiều nhóm kéo đến ném đá vào nhà ông chủ tịch xã Trần Bá Hoành, và đốt phá nhà trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn.

Cho tới lúc đó, người đọc vẫn chưa biết nguyên ủy tại sao dân dám liều mình đánh công an. Cho tới khi báo mạng Một Thế Giới nói rõ hơn, khi thuật lại lời của ông Trần Bá Hoành. Ông Hoành cho biết: “Cách đây một tháng, có bốn trưởng thôn và hai bí thư chi bộ thôn đã xin nghỉ việc; mà từ đó đến nay, chưa có ai thay thế. Những cán bộ trên thuộc bốn thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án làm công viên nghĩa trang, là Ðồng Vĩnh, Trung Sơn, Kim Sơn, Xuân Sơn.” Ông Trương Văn Trường, là trưởng thôn Trung Sơn đã xin nghỉ nên bị công an tới bắt, gây ra cảnh dân đánh lại công an. Hậu quả của cuộc xung đột là hai cán bộ đứng đầu xã từ chức, trụ sở xã đóng cửa vì hầu hết các cán bộ lãnh đạo xã không dám ra đường.

Chủ tịch xã Trần Bá Hoành nói rằng chính ông ta và chủ tịch huyện đều không biết tỉnh Hà Tĩnh quyết định chọn Bắc Sơn lấy đất làm dự án xây nghĩa địa. Riêng trong vụ

này, ông và chủ tịch huyện đều không đồng tình thực hiện dự án vì khi hỏi ý kiến chỉ có 17% dân chúng đồng ý. Tuy nhiên, vì là cấp dưới, ông Hoành tâm sự, nên chỉ biết tuân thủ lệnh của cấp trên. Ông Trần Bá Hoành tự giới thiệu mình đã làm chủ tịch xã suốt 13 năm qua mà không bị dân ghét. Nay chỉ vì một dự án, mà chính ông không đồng ý, ông biến thành đối nghịch với dân. Ông Hoành còn nói thêm rằng xung đột giữa dân và chính quyền bùng nổ từ cuộc họp tại trụ sở xã hôm vào tháng 11 năm 2013. Trong cuộc họp này, nhiều người giật máy ảnh của công an huyện; đấm đá bí thư đảng ủy và trưởng ban dân vận của huyện.

Những tiết lộ của ông Trần Bá Hoành cho chúng ta thấy vết rạn nứt trong hàng ngũ những cán bộ cấp thấp nhất trong guồng máy cầm quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân đã biết cả bộ máy đảng chỉ là một tổ chức phân chia quyền hành để kiếm chác. Các dự án, công trình được bầy ra để các quan chức rút ruột cùng các nhà tư bản đỏ khai thác làm giầu. Cán bộ xã, thôn làm theo lệnh của giới lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương, chính họ cũng được chia phần. Khi người dân bị cướp đất biểu tình phản đối, thì đã có công an vũ trang đến “đánh dẹp.” Ðó là cảnh đã diễn ra từ hàng chục năm qua.

Tại xã Bắc Sơn, tình trạng đã thay đổi. Người dân Hà Tĩnh không “hiền lành” cúi đầu chịu nhục và mất cơ nghiệp, đã tấn công thẳng vào các cán bộ cấp xã. Nhà của chủ tịch, bí thư đảng ủy và trưởng công an xã bị đập phá, đốt cháy; hàng chục cán bộ khác đưa gia đình đi lánh mặt và gửi các vật dụng quý giá như xe cộ đến nơi khác để khỏi bị đốt phá.

Nhưng chính trong hàng ngũ các cán bộ thấp nhất cũng có người phản đối âm mưu cướp ruộng đất của dân. Ông trưởng thôn Trung Sơn Trương Văn Trường là một người can đảm bày tỏ thái độ bằng cách từ chức; vì vậy khi công an đến bắt thì dân bênh ông ta. Trong

bốn trưởng thôn từ chức, mình ông Trường bị bắt, theo chiến thuật quen thuộc của Cộng sản là chia tách các đối thủ để đánh lẻ. Có thể ông Trường bị chọn làm mục tiêu vì ông tỏ thái độ mạnh nhất, hoặc vì ông được lòng dân nhất. Khi các cán bộ khác bị dân tấn công, lúc đó mới có người, như ông Trần Bá Hoành, tỉnh ngộ thấy mình đang sống trong cảnh trên đe dưới búa. Họ phải lựa chọn: Ðứng về phía người dân bị bóc lột và bị đàn áp, hay đứng về phía đảng Cộng sản? Khi ông Trần Bá Hoành “lật tẩy” phân trần rằng mình và chủ tịch huyện không đồng ý với dự án làm công viên, ông muốn ngỏ ý đứng về phía người dân. Người VN nào cũng biết câu “Quan nhất thời, dân vạn đại.” Sau cùng, các cán bộ thôn xã sẽ phải thức tỉnh, nhận ra rằng chính họ và gia đình, con cháu họ sẽ phải sống bên cạnh người trong thôn xã, chứ không thể được guồng máy bạo lực che chở mãi mãi.

Dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng đấu tranh. Nông dân nổi giận chống chính quyền khi bị cướp đất, cướp cơm. Nhưng người ta cũng nổi dậy khi thấy mình bị sỉ nhục, nhất là bị nhục nhã trước ngoại bang. Ở phía Nam xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, ở huyện Kỳ Anh người dân cũng đang phẫn uất trước cảnh người Trung Quốc tràn ngập trong khu kinh tế Vũng Áng. Trong khu kinh tế này có hơn 3,200 công nhân làm việc, trong đó có đến 2,000 người là “lao động chui” người Trung Quốc đang làm cho dự án Formosa của tư bản Ðài Loan. Theo báo chí trong nước, người Trung Quốc không chỉ đánh lộn, ăn cắp, mà còn ăn nhậu bừa bãi tại các khách sạn, nhà hàng, các quán karaoke mọc như nấm dọc quốc lộ 1A. Một khu giải trí mang tên “Hồng Thiên Hy” hình như chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, tất cả các quán nhậu, nhà hàng đều có “tiếp viên” sẵn sàng phục vụ người Trung Quốc “trọn gói từ A đến Z.” Gần đây kế toán viên dự án Formosa bị đâm trọng thương ngay tại khu nội trú của người Trung

Số 194 Trang 26

Page 27: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Quốc.Vụ Bắc Sơn là một tiếng chuông

đánh thức tất cả nông dân trên cả nước. Khi người dân tự giành lấy quyền quyết định vận mạng của mình, thì chính các cán bộ cấp thôn, cấp xã cũng phải theo họ. Ðảng Cộng sản đang giống như một một tòa nhà sắp tan rã vì nền móng đang rạn nứt. Gần đây, ngay trong việc đàn áp dân và phá phách các cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn, đảng Cộng sản đã phải thuê toàn bọn đầu gấu đến thay thế hoặc phụ lực cho công an, chứng tỏ họ không dám tin tưởng hoàn toàn vào các sĩ quan chỉ huy công an nữa. Nay tới các cán bộ thừa hành cấp xã, thôn cũng nao núng. Ðây là lúc các nhà tranh đấu dân chủ tự do ở nước ta bắt đầu nhập cuộc tranh đấu cùng giới nông dân. Ðảng Cộng sản đang bị bắt buộc trả tự do cho nhiều nhà tranh đấu, để mong được gia nhập tổ chức mậu dịch Thái Bình Dương (TTP) ngõ hầu cứu vãn nền kinh tế suy sụp. Luật Sư Nguyễn Văn Ðài nhìn thấy một “không gian chính trị an toàn hơn đã được tạo ra,” một cơ hội để giới tranh đấu dân chủ tiến tới.

Ý kiến người dân thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn về vụ việc :“Hôm bữa xảy ra vụ đặc biệt là vụ

bắt anh Trường vào buổi trưa, không biết những người đó có phải công an hay là người ở đâu tới cũng không biết. Đi bắt người nhưng không có lệnh cũng không có công an xã hay qua xóm gì hết. Không đọc lệnh và khi vào nhà anh Trường thì bốn người bắt anh Trường còn một người nữa thì giữ em gái của anh Trường lấy con gấu bông nhét vào miệng không cho la. Mẹ anh Trường đi về thấy vậy hô hoán lên thì dân chung quanh kéo tới. Mấy người đó lấy súng bắn ba bốn phát gì đó, bắn chỉ thiên. Người dân có giữ một khẩu súng với giấy tờ liên quan.

Tới khi hơn 100 công an tỉnh Hà Tĩnh được điều tới để giải vây cho những viên công an bị bắt thì bùng lên một trận chiến khác lớn hơn giữa công an chống biểu tình và người dân. Kết quả có hàng chục người dân bị thương, phía công an thì theo báo chí cho là có 11 người bị thương phải nhập viện. Thật ra công an chiến sĩ không có ai bị thương tích gì hết, mà dân thì bị công an đánh, già có trẻ có nhập viện 5, 6 người, bà bầu nó cũng

đánh luôn. Nhưng báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.

Theo RFA 14-04-2014Có phải đất nước đang bên bờ

của những cuộc nổi dậy đòi quyền sống? Có phải bây giờ đã tới lúc chín mùi để các cuộc nổi dậy bùng phát vì ngừơi dân không còn chịu nổi những gánh nặng quan quyền xã hội chủ nghĩa trên vai? Và ngay cả những trận đàn áp vừa qua của công an, có phải sẽ chỉ là mồi lửa mới cho những cuộc nổi dậy tiếp theo?

Những diễn biến bạo động ở Hà Tĩnh, khi người dân vây bắt, trói, và giam 4 công an, khi chính quyền huyện Thạch Hà tê liệt, khi nhiều cán bộ và gia đình phải bỏ trốn... gợi tới Xô Viết Nghệ Tĩnh, một cuộc nổi dậy gần một thế kỷ trước, cũng ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh.

Cuộc nổi dậy lúc đó được Tự Điển Bách Khoa Mở kể lại:

“Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8-1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy...

...Nguyên nhân nổi dậyVề mặt kinh tế: Chính quyền

Pháp ở chính quốc thực hiện việc trút gánh nặng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929–1933 lên các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam làm cho đời sống người dân bản địa trở nên cơ cực, nhất là ở vùng Nghệ An–Hà Tĩnh, chính vì vậy những người dân ở đây đã phản kháng lại chính sách này để giành quyền dân sinh, dân chủ.

Về mặt chính trị: Chính sách khủng bố nặng nề về mọi mặt của đế quốc thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái dẫn đến bầu không khí chính trị thêm căng thẳng

và ngột ngạt, từ đó càng làm người Việt Nam thêm bất mãn, phẫn nộ và quyết tâm bạo động chống lại chính quyền Pháp và chính quyền địa phương...” (hết trích)

Có vẻ quen thuộc với những diễn tiến hiện nay ở Hà Tĩnh? Đúng vậy. Báo Người Lao Động hôm Thứ Hai 14-4-2014 kể:

“Sáng ngày 14-4, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, đại tá Bùi Đình Quang -Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh- cho biết liên quan đến vụ gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái phép tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Công an tỉnh đã tiến hành bắt giữ 4 người để phục vụ công tác điều tra.

Danh tính 4 người bị công an bắt giữ gồm Lê Văn Tình (27 tuổi), Nguyễn Thị Thuần (24 tuổi), Dương Hữu Tình (39 tuổi), Trần Hậu Thuận (42 tuổi), tất cả cùng trú ở xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà.

Trước đó, như báo Người Lao Động đã đưa tin, vào chiều ngày 10-4, tổ công tác gồm 6 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh, Công an huyện Thạch Hà đến nhà ông Trương Văn Trường (30 tuổi, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) thực hiện lệnh bắt tạm giam về hành vi gây rối trật tự công cộng thì bất ngờ hàng trăm người dân đã kéo đến la hét, chửi bới lực lượng công an. Không dừng lại đó, một số người dân kích động đã xông vào tấn công lực lượng công an, bắt giữ 4 chiến sĩ công an.

Ngay sau khi khi sự việc xảy ra, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã huy động hàng trăm chiến sĩ đến hiện trường để giải cứu 4 công an bị bắt trói. Tiếp tục gặp sự chống đối quyết liệt của người dân, đã có 13 chiến sĩ công an bị người dân đánh phải nhập viện cấp cứu.

Số 194 Trang 27

Page 28: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Đến tối ngày 10-4, lợi dụng đêm tối, hàng trăm người dân lại tiếp tục kéo lên đập phá trụ sở UBND xã, sau đó đến bao vây tấn công nhà các cán bộ xã Bắc Sơn. Hậu quả, nhà của nhiều cán bộ xã bị đập phá tan hoang, người dân còn đốt cháy nhiều xe máy. Được biết, người dân gây rối, tấn cống lực lượng công an là nhằm phản đối việc tỉnh Hà Tĩnh xây dựng nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng trên địa bàn xã Bắc Sơn...” (hết trích)

Bản tin Đài RFA hôm 14-4-2014 nêu câu hỏi: Điều gì khiến người dân Bắc Sơn nổi loạn? Và rồi bản tin RFA ghi nhận:

“...Anh Trương Văn Trường bị công an cáo buộc là phá rối trật tự công cộng và đến bắt tại nhà là một cử chỉ dằn mặt người dân thôn Trung Sơn và xã Bắc Sơn vì nơi đây từ ngày 24-10 đến 20-11-2013 đã xảy ra 5 lần dân chúng chống lại người thi hành công vụ vì họ không đồng thuận với dự án xây dựng công viên Vĩnh Hằng, tức một nghĩa trang quy mô còn mang mỹ danh là “nghĩa trang sinh thái” chiếm diện tích đất gần 39 hecta với kinh phí 386 tỉ đồng.

Số đất mà công viên này trưng thu buộc người dân di dời, mất đất canh tác lên tới gần 20 hécta và đây là lý do khiến họ nổi lên chống đối quyết liệt. Mặc dù được Ủy ban xã hứa hẹn là sẽ đền bồi thỏa đáng nhưng người dân không tin vào những hứa hẹn ấy và hơn nữa công viên nghĩa trang này sẽ ngăn cản xã Bắc Sơn không tiếp cận được với bên ngoài vì nghĩa trang nằm choán hết diện tích.

Trong đêm hôm ấy người dân đã nổi loạn thật sự khi ném đá vào nhà của cán bộ xã Bắc Sơn gồm những ông như Chủ tịch xã, Bí thư đảng ủy xã, Bí thư đoàn, cán bộ văn phòng và ngay cả trưởng công an xã cũng không tránh khỏi bị ném đá vào nhà và đốt xe gắn máy.

Cho tới hôm nay cán bộ của xã Bắc Sơn vẫn không dám về nhà, tất cả đều đưa vợ con đi lánh nạn vì sợ bị người dân trả thù. Việc này cho thấy sự uất ức của người dân đã

vượt quá giới hạn khiến họ không còn sợ hãi. Trong khi đó người dân đi chợ hay tới những nơi khác bên ngoài xã Bắc Sơn đều có thể bị công an bắt giữ mà không ai hay biết. Anh Hòa cho biết:

“Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết, coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa.”

Dự án khu nghĩa trang sinh thái đã bị dân tẩy chay ngay từ đầu nhưng huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh một mực buộc xã Bắc Sơn phải thực hiện cho bằng được...” (hết trích)

Báo Một Thế Giới ghi nhận rằng: “Chính Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn Trần Bá Hoành thừa nhận không thể chống lại lệnh cấp trên dù đã có văn bản báo cáo tình hình chính trị đang bị tê liệt tại địa phương.... Chính quyền xã Bắc Sơn đã ngưng hoạt động từ ngày 10.4. Trụ sở xã đóng toàn bộ cổng... liên tục có những vụ gây rối mất trật tự của người dân khi nói về dự án. Từ đó đến nay, liên tục có 30 vụ.”

Trong khi đó, tác giả Xuân Lộc qua bài viết tựa đề “Đừng để ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2” trên mạng Quê Choa đã kể:

“...Rất tiếc là cho đến nay, chính quyền thường cho mình quyền quyết định tất cả, với lý lẽ: đất đai thuộc sở hữu toàn dân và là chủ trương của đảng, nên áp đặt ý chí của mình bắt nhân dân phải chấp hành. Khi chủ trương không hợp lòng dân, nhân dân phản đối thì thay vì ngồi với dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, chính quyền lại dùng lực lượng công an bắt bớ, khởi tố những người đứng đầu, gán cho họ tội gây rối trật tự công cộng, kích động bạo loạn... để nhằm mục đích trấn áp ý chí của người dân.Và cứ thế khoảng cách giữa dânđảng ngày càng xa. Bây giờ thì niềm tin của nhân dân

đã ở tận đáy rồi, Khi nông dân bị dồn đến chân tường thì thử hỏi còn có cách nào khác ngoài việc bật dậy ?

Câu chuyện người dân Kỳ Anh quê tôi đoàn kết phản đối đoàn cưỡng chế, làm bị thương những người thi hành công vụ trong đó có cả ông chủ tịch huyện ngày 29-3-2014 ở Hải PhongKỳ Lợi, rồi cả ngàn người dân Quỳnh VănQuỳnh Lưu, Nghệ An bao vây đoàn cưỡng chế ngày 28-3-2014, và lớn hơn là việc người dân xã Bắc SơnThạch HàHà Tĩnh bao vây, đánh bị thương một lúc 9 công an, bao vây đập phá trụ sở xã vừa rồi, tôi cho là ít nhiều đều xuất phát từ lý do coi thường nguyện vọng của dân và áp đặt ý chí của chính quyền lên người dân như nêu ở trên. Bởi lẽ nếu chỉ có một vài người phản đối, có thể cho là họ vì quyền lợi cá nhân mình mà trở thành "dân gian", nhưng ở đây là một cộng đồng, hầu như là toàn bộ nhân dân cả một xã, kể cả vị bí thư đảng ủy và UBND xã đã nhiều lần gửi kiến nghị lên cấp trên, nhưng cả cái nhóm lợi ích của Hà Tĩnh vẫn cương quyết đi đến tận cùng với nhân dân, ép buộc cấp dưới phải thực thi mệnh lệnh...

...Đừng để cho ngọn lửa Xô viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2. Nó sẽ là dấu chấm hết cho một triều đại đấy.” (hết trích).

Đọc lại trang sử Xô Viết Nghệ Tĩnh, chúng ta thấy vẫn như rất là mới. Nhà nước Hà Nội bây giờ đã đóng vai nhà nước thực dân Pháp, và người dân Việt trong thế kỷ 21 vẫn không khác gì hoàn cảnh ông bà mình thời đầu thế kỷ 20...

Lực cản nào đã làm đất nước đi

chậm tới cả trăm năm như thế? Hãy hỏi người dân khắp nước xem, hãy trưng cầu dân ý xem....

Bạn có biết trong một dự án thường thì người ta “ăn” mất khoảng bao nhiêu phần trăm?

Tôi đã từng vài lần nêu câu hỏi

Số 194 Trang 28

Page 29: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

này cho mấy người quen. Có người nói vài chục phần trăm. Người tỏ ra hiểu thời thế hơn thì bảo bây giờ có khi bọn chúng nó ăn đến quá nửa.

Nhưng ngay từ năm 1995, khi tham nhũng chưa thành quốc nạn, một thằng em họ tôi làm chủ tịch xã nói: nó theo anh gì đó trên tỉnh ra bộ xin tiền làm mấy cái cống tiêu nước, cái ông ký cho dự án bảo 50% (để lại cho ổng). Không thì ổng cho nơi khác. Đó là mới ở cái nấc trên cùng. Từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, rồi qua cánh nhận thầu, đến bọn trực tiếp thi công, mỗi nơi lại vài chục phần trăm của phần còn lại,… Thế là mất khoảng 70-80%.

Cuối năm 1996, khi thấy người ta làm đường nhựa nhưng không kéo đến nhà mình, tôi đứng ra vận động hơn 20 gia đình trên đoạn đường gần 200 mét bị ban dự án bỏ lại, tự bỏ tiền túi ra mua vật liệu rồi thuê đội công nhân làm dự án làm nối luôn vào phần đường dự án. Ban đầu có một vài gia đình nghi ngại rằng tôi cũng muốn ăn. Nhưng tôi đã nêu ra cách làm là tiền gom lại nhưng một người khác giữ, ai giữ là do bà con chọn. Mỗi lần có xe chở vật liệu về thì một nhóm bà con đứng ra lấy tiền từ thủ quỹ rồi trả cho xe, sau đó cùng ký xác nhận. Tiền công đưa cho đội công nhân cũng được bà con thay nhau đứng ra trả. Trong mọi việc tôi đều có mặt, nhưng chỉ đóng vai người đề xướng cách thức làm từng khâu. Khi quyết toán, tôi tính toán xong, in tờ quyết toán thành hơn 20 bản cho từng gia đình theo dõi. Kết quả chi phí cho mỗi mét vuông đường nhựa (có cả mấy lớp đá, dưới cùng là đá hộc, khi đổ được lu kỹ nhiều lần) là 25 ngàn VND. Chắc chắn quý vị không thể tin nổi con số này, bởi đoạn đường dự án dùng kinh phí nhà nước và ngân sách phường làm giống hệt, nhưng có giá thành là 600 ngàn cho một mét vuông! Như vậy, các đồng chí ở “các cấp” đã ăn 96%! Chỉ thực làm có 4%!!!

Nhưng đó là vài năm cuối của thế kỷ trước. Cái tỉ lệ đó xưa cũ lắm rồi. Bây giờ thì thời thế khác xa.

Quá nhiều ví dụ. Kể ra thì hàng tháng cũng chưa hết. Chỉ xin nói về vài con số mới nhất và ấn tượng nhất. 

Cái đề án đổi mới sách giáo khoa của bộ GD-ĐT ấy, lúc đầu (tháng 6-2011) dự kiến chi 70 ngàn tỉ, cách đây vài tuần thấy rút xuống còn hơn 34 ngàn (tỉ). Tất nhiên các quan chức bộ nói phải chi nhiều thứ chứ không phải cho riêng việc viết SGK, còn ông bộ trưởng nói ông chưa biết đến 34 ngàn tỉ. Nhà giáo kỳ cựu Văn Như Cương bảo tính kiểu gì cũng chỉ cần không quá 35 tỉ, mà cứ làm tròn cho xông xênh là 50 tỉ đi, thì cũng mới chỉ hết 1/700 số tiền dự chi. Anh bạn tôi dạy Toán ở trường đại học thì bảo cả đi nước ngoài hội thảo, học hỏi và chơi bời, cộng với “triển khai” dạy theo sách mới, cũng chỉ cần đến 70 tỉ, tức 1/500 hay 2/1000! Như vậy phần “ăn” là 998 phần ngàn hay 99,8%. Ấn tượng quá đi chứ!

Cũng chưa phi phàm (và chết cười!) bằng cái việc chi tiền cho đoàn TNCS HCM làm trang mạng xã hội. 200 triệu đô Mỹ! Quý vị nên nhớ rằng để làm cái thứ đó, chàng thanh niên Mỹ Mark Zuckerberg chỉ có gần 2000 đô xin cha mẹ để thuê bạn bè thiết kế. (Còn khi vận hành thì đã có tiền tự nó đẻ ra). Bây giờ giả dụ sau 5 năm cái trang mạng xã hội của Đoàn “ta” cũng đẻ ra được mấy chục tỉ (đô) như của Mark. Cho là như vậy. Nhưng cùng một kết quả mà bên kia cầu đầu tư có 2 ngàn, bên này 200 triệu. Đắt gấp 1 trăm ngàn lần (100 000). Ối trời ôi! Như vậy, thực chi chỉ cần 1 phần 1 trăm ngàn. Như vậy, phần “ăn” là 99 999 phần trăm ngàn, hay 99,999%!

Trên mạng đã từng có những người tỏ ra muốn nhận thầu thiết kế cái Mạng này với giá 4000-5000 đô.

Liệu đã hết những tỉ lệ độc như thế chưa? Chắc là chưa đâu. Bởi các đồng chí còn mạnh khỏe lắm. Và chế độ ta vẫn trường tồn!

Blog BoLapQueChoa

Một cuộc bạo động với khoảng 1.000 người đã bùng nổ hôm thứ

Bảy, 19-4-2014 tại quận Thương Nam thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, kết quả là năm viên chức “thành quản” (quản lý đô thị) nổi tiếng hung bạo đã phải vào bệnh viện. Nguyên nhân cuộc bạo loạn được cho là vì năm viên an ninh nói trên đã dã man giết chết một thường dân.

Theo những bản tin đã đưa, các “thành quản” đã “đánh người bằng búa tạ cho đến khi nạn nhân ói máu, vì ông đã chụp lại hình ảnh những nhân viên an ninh này dùng bạo lực với một người phụ nữ, một người buôn trên đường phố.” Nạn nhân này được cho rằng đã chết sau đó, khi được đưa đến bệnh viện.

Bản tin của SCMP (South China Morning Post) mô tả lại những gì đã xảy ra ngay sau khi năm nhân viên an ninh có hành vi bạo lực:

“Tức giận vì hành động bạo lực của nhân viên an ninh, đám đông đã bao vây, chận không cho họ rời khỏi hiện trường. Sự căng thẳng đã gia tăng sau khi tin đồn họ (công an) đã đánh chết một nhân chứng lan truyền trên internet [sic].

Cuối cùng thì các viên chức an ninh đã phải trốn trong một chiếc xe, theo các nhân chứng tại hiện trường cho biết. Đám đông mang theo gậy và đá sau đó đã đập vỡ kính xe và tấn công công an qua cửa sổ, họ cho tờ South Metropolis Daily biết như thế.”

Theo nhân chứng cho biết, đám đông –con số tăng với một tốc độ nhanh đáng báo động– đã hét lên, đòi các “Thành Quan” phải trả nợ máu ngay tại chỗ vì tội ác đã gây nên: “Giết chúng nó! Giết chúng nó!” Và đám đông đã tấn công hành hung năm viên công an đến đổ máu và bất tỉnh, và sau đó đã lật đổ xe cứu thương vừa đến để điều trị cho những viên công an.

Báo Thương Nam của nhà nước sau đó đưa tin rằng có hơn 100 cảnh sát chống bạo động đã được gửi đến để giải tán đám đông vào khoảng 4 giờ chiều, với hơn 10 người đứng xem bị bắt vì có liên quan đến việc kích động cuộc bạo loạn.

Vẫn còn có những điểm bất

Số 194 Trang 29

Page 30: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đồng giữa các nguồn tin về mức độ chấn thương của các nhân viên an ninh: Tờ Tin Cách Mạng cho hay cả năm “thành quản” đều bị đánh đến chết, trong khi SCMP đã đưa tin theo các thông báo từ nguồn tin tức chính thức của quận Thương Nam, cho biết: tối thứ bảy “hai trong số những người bị thương vẫn còn trong tình trạng nguy kịch và ba người khác đã được điều trị những vết thương nhẹ.”

Hình ảnh của sự xáo trộn tất nhiên đã đồng loạt xuất hiện trên mạng Weibo và các phương tiện truyền thông xã hội khác: Đó là những hình ảnh của một cảnh rất dã man: các nhân viên an ninh (thành quản) người đẫm máu nằm ủ rũ cả ở bên trong và bên ngoài xe cứu thương đã bị phá hủy trong khi đám đông điên cuồng đứng ngó.

Sự kiện này chỉ là một chương khác trong câu chuyện dài vô tận về sự tàn bạo của thành quản và phản ứng khốc liệt tương ứng của đám đông: Bản án một vài năm tù cho bốn thành quản đã cùng nhau giết chết một người bán dưa hấu hồi tháng 07-2013 đã kích động các cuộc biểu tình lan rộng trên mạng Weibo, trong khi đó một dân làng đã đổ axit sulfuric vào người 18 thành quản ở Hạ Môn chỉ vài tháng trước đây. Chỉ một tháng trước sự kiện Hạ Môn, việc xử tử Xia Junfeng, một người bán ở vỉa hè, vì đã giết hai thành quản cũng làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng; dân cư mạng so sánh mức độ nghiêm trọng của bản án tử hình thực dành cho Xia Junfeng với bản án tử hình treo quá nhẹ cho Gu Kailai, người đã thú nhận giết chết doanh nhân Anh Neil Heywood là không công bằng.

Duẩn Tinh Diễm, một người sử dụng mạng Weibo tự xưng là một sĩ quan cảnh sát đưa ra nhận định như sau: “Những thảm kịch như vậy một lần nữa đã xảy ra và lại lập lại trong những năm gần đây… Lý do gốc là vì xã hội của chúng ta thiếu một cách nghiêm trọng những quy định của pháp luật.”

© 2014 DCVOnline

TRUNG QUỐC: NGƯỜI DÂN ĐÁNH CHẾT 4 CẢNH SÁT

TRẬT TỰ ĐÔ THỊMột vụ bạo động lớn đã xảy ra

tại huyện Thương Nam, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Báo chí địa phương cho hay hàng trăm người dân manh động tấn công các cảnh sát trật tự đô thị khiến ít nhất 4 nhân viên công lực thiệt mạng.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) và một số báo chí địa phương, bạo động cuối tuần qua bắt nguồn từ việc các cảnh sát trật tự đô thị (thành quản) bắt một người phụ nữ bán hàng rong. Hành vi không đẹp mắt này bị một người đàn ông dùng máy hình ghi lại.

Điều này khiến các thành quản cảm thấy chướng mắt, nên họ yêu cầu người đàn ông phải xóa ngay lập tức. Người này từ chối nên bị các thành quản lao vào hành hung. Các nhân chứng cho hay các thành quản đánh đập người đàn ông này rất dã man, và họ khẳng định một người còn dùng búa làm hung khí.

Bức xúc trước hành vi của các thành quản, người dân đã bao vây không cho họ rời hiện trường. Người đàn ông được đưa đến bệnh viện nhưng các bác sĩ xác nhận đã chết. Tin này nhanh chóng được lan truyền khiến người dân huyện Thương Nam bức xúc. Họ đã kéo đến rất đông đòi “xử” các thành quản vì trước giờ, đây là lực lượng an ninh bị người dân Trung Quốc “ghét nhất”.

Các thành quản sợ hãi nhanh chóng trốn vào xe cố thủ và gọi điện cho cảnh sát đến cứu viện. Nhưng trong lúc chờ đợi, đám đông người dân đã tấn công bằng gạch đá, đập bể các cửa sổ xe và lao vào lật đổ các xe ôtô của nhóm thành quản. Những tấm ảnh tại hiện trường cho thấy các “thành quản” bị người dân lôi khỏi xe và hành hung rất dã man.

Mãi đến chiều tình hình mới được vãn hồi và theo tin ban đầu, 4

thành quản đã bị đánh đến chết.Theo báo Một Thế Giới

SỰ DỐI TRÁ CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM VỀ SỰ KIỆN

BIỂU TÌNH Ở TRUNG QUỐCđăng bởi Thùy Trâm

Thứ Ba, ngày 22-04-2014Lo sợ bạo động tại Trung

Quốc sẽ diễn ra tương tự như tại Việt Nam, báo chí phải lừa dối bạn đọc? Bạo động đã bùng phát ở TQ khi mà một người đàn ông quay phim lại việc đánh đập dã man của lực lượng trật tự đô thị đối với 1 phụ nữ bán hàng rong. 

Khi bị phát hiện quay phim, những người của lực lượng này đã dùng búa tạ đánh hộc máu anh này, trên đường đi cấp cứu thì anh ta đã trút hơi thở cuối cùng.

Như giọt nước tràn ly bởi phải nhịn nhục và đè nén lâu nay, người dân đã phản ứng tiêu cực, dân chúng đã bao vây đánh chết tại chỗ 4 người của lực lượng này. 

Hàng trăm công an Trung Quốc đã được điều động đến để trấn áp, đã khiến tình hình càng bùng lên. Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thị trấn Lingxi, thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc từ hôm 19-4 sau khi xuất hiện các tin tức về chuyện cán bộ Trung Quốc đánh dân đến chết.

Báo chí VN khi đưa tin đã chỉ nói là có xô xát và dân chúng “manh động” và “tấn công cán bộ” –một kiểu đưa tin láo đã quen trong chế độ CS lâu nay. Sự dối trá vẫn bao trùm để giúp che đậy cho tội ác của chế độ quan thầy.

Theo tin tức từ Revolution News, đã có 5 thành viên lực lượng quản lý đô thị bị thương sau khi bị người biểu tình trả đũa vì đánh đập người phụ nữ nghèo bán hàng rong và đánh chết người đàn ông bằng búa.

Nạn nhân, được biết là ông Huang (36 tuổi) bị hơn 10 cán bộ, cả mặc đồng phục và thường phục, vây đánh sau khi ông này từ chối giao nộp điện thoại đã quay cảnh xô xát cho họ. Họ đã đấm ông ta ngã xuống đất rồi đập vào đầu ông búa

Số 194 Trang 30

Page 31: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

tạ, cho đến khi ông hộc máu.Những người mặc thường phục

sau đó bỏ đi trong lúc những người mặc đồng phục leo lên một chiếc xe để rời khỏi hiện trường. Dù vậy, nhiều người chứng kiến vụ việc đã nổi giận và bao vây chiếc xe. Một số người còn đốt cả bánh xe để ngăn họ bỏ đi. Những người khác đập cửa sổ chiếc xe, rồi lật ngược cả xe cấp cứu.

Cuộc biểu tình tại thị trấn Lingxi là lần mới nhất người dân Trung Quốc bày tỏ sự bất bình đối với lực lượng quản lý đô thị thường bị chỉ trích là sử dụng bạo lực thái quá. Trước đó, vào đầu tháng này, các cán bộ quản lý đô thị tỉnh Phúc Kiến cũng đã đánh chết một cụ ông 70 tuổi, dẫn đến làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng.

Dân News tổng hợp-------------------------------------------

(tiếp trang 20)Và giờ đây, sau gần 30 năm được

gọi là “đổi mới”, tại sao Việt Nam vẫn còn bần cùng, lạc hậu và chậm tiến ? Tại sao luân thường, đạo lý dân tộc của trên 4.000 năm văn hiến đã bị đảo lộn ? Tại sao kinh tế vẫn hòan tòan lệ thuộc vào nước ngòai, đặc biệt Trung Cộng ? Tại sao công nhân và nông dân là hai thành phần đóng góp tài sản và xương máu nhiều nhất cho đảng CSVN tồn tại đang phải chịu thiệt thòi nhất trong xã hội ? Tại sao bất công xã hội vẫn chồng cao như núi ? Và tại sao “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên—nhất là những kẻ có chức có quyền vẫn còn “nghiêm trọng”

Cũng tại sao thanh niên là thành phần rường cột của quốc gia đã phai nhạt lý tưởng, không muốn tôi luyện và trau dồi kiến thức để xây dựng đất nước tiến lên “ngang tầm thời đại” với các dân tộc láng giềng ? Tại sao trí thức hết còn được kính trọng là các bậc tôn sư ? Và tại sao tội ác trong xã hội do giới thanh thiếu niên gây ra đã đến mức báo động ? Tại sao Việt Nam tiếp tục có trên 10.000 người chết vì tai nạn lưu thông hàng năm. Và nhiều người dân cũng muốn đảng trả lời tại sao một dân tộc anh hùng như người Việt Nam mà vẫn còn chia rẽ trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ?

Vì vậy mà thắc mắc của Tác gỉa Đào Dục Tú hỏi tại sao 39 năm sau

ngày 30-04-1975 vẫn còn “biết bao nhiêu người khác bất chấp thực tế lịch sử, cứ để nấm mồ quá khứ mang tên “quốc hận” đè nặng tâm hồn, bịt chặt mọi cánh cửa hòa giải” có cần phải trả lời không ?

Tất nhiên không cần thiết vì sự tồn tại bất chấp lòng dân và trào lưu tiến bộ của thời đại hậu Cộng sản Liên Xô của đảng độc tài Cộng sản Việt Nam đã “bịt chặt mọi cánh cửa hòa giải” với những nạn nhân của chế độ. -/-

Phạm Trần 25-04-2014

Sáng hôm nay ngày 25 tháng 4

năm 2014 sự cố thủ của người dân Dương Nội trên cánh đồng của họ đã bị lực lượng chính phủ dẹp tan.

Những gia đình cuối cùng của Dương Nội mặc dù kiên trì chống lại việc cưỡng chế khu đất họ đang canh tác cũng như mồ mả mà họ chưa thỏa thuận được với chính quyền di dời đã phải gạt nước mắt đúng nhìn lực lượng cưỡng chế cày nát khu đất của mình vào lúc 8 giờ sáng hôm nay.

Đã có ba người bị bắt là vợ chồng chị Cấn Thị Thêu và anh Trình Bá Khiêm. Ít nhất 5 người bị thương, hai người đã được mang đi cấp cứu.

Lúc 8 giờ 35 phút sáng anh Trình Bá Khiêm từ trên xe công an nói với chúng tôi: “Tôi đang ngồi trên xe cảnh sát. Họ bắt tôi lên xe cảnh sát lên xe tù rồi đang chạy chưa tới quận Hà Đông. Họ bắt trên xe tôi có hai người thôi, hai người với ba cảnh sát”.

Một bà cụ có mặt tại nơi đang xảy ra cưỡng chế nói với chúng tôi trong nước mắt: “Nó bắt Thêu rồi hai vợ chồng Thêu bị nó bắt rồi. Khổ quá dân chúng tôi kêu khóc suốt từ sáng đến giờ, nó bắt hai người rồi bác ơi bác cứu cho dì Thêu, anh Khiêm bác ơi…bây giờ chúng tôi chả biết làm thế nào…cứu

dân chúng tôi, cứu hai vợ chồng anh Khiêm bác ơi họ cho vào xe thùng họ có hàng nghìn công an thì làm sao dân sống được bác ơi, ơi bác ơi bác cứu dân chúng tôi…”

Ngày 22 tháng 4 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc họp với văn phòng tiếp dân của Chính phủ nhằm cải cách vấn đề giải quyết khiếu kiện mất đất trong đó có vấn đề của Dương Nội. Chỉ một ngày sau đó UBND Dương Nội đã ra một thông báo cho biết sẽ thực hiện việc cưỡng chế vào ngày hôm nay, 25

tháng 4 kéo dài cho tới ngày 8 tháng 5 nhằm dứt điểm với người dân đang giữ đất tại Dương Nội để thực hiện dự án B khu đô thị Lê Trọng Tấn. Ông Lã Quang Thức đã ký thông báo này và cho biết sẽ phối hợp các ban ngành chức năng để cưỡng chế vào lúc 8 giờ 15 phút sáng hôm nay.

Tuy nhiên trước dự kiến 15 phút, lúc 8 giờ đúng, công an, dân phòng, côn đồ và các lực lượng khác đã bắt đầu xuất hiện và bao vây người dân tại đây, một dân oan từ miền Nam ra từ tối hôm qua cho biết: “Đông dữ lắm họ đang khóc la um sùm đây mà họ đang sửa soạn mang máy ủi vào đây nè. Nó mướn tới 5-6 trăm người nghẹt hết trơn còn dân ít hơn nó. Dân năn nỉ nói dân bị oan các bác ơi, dân bị oan…bây giờ máy ủi đang ào xuống…”

Người dân Dương Nội trình bày những gì đang xảy ra: “Dân chúng tôi khổ quá nó đang tràn xuống hàng nghìn người. Nó mang máy ủi, máy xúc cả xe cứu hỏa, đầu gấu công an dân phòng hàng nghìn người. Dân chúng tôi không thể nào chống đối được bà con chúng tôi nhờ các bác giúp chứ chúng tôi khổ quá, nó dồn chúng tôi vào chân tường kiểu này thì chết hết”.

Một người khác cho biết: “Tình hinh bây giờ họ đưa khoảng 7-8 trăm vừa công an vừa dân phòng đến để khoảng 8 giờ 15 thì người ta làm. Các bà đã dậy từ sáng đã có ai ăn gì đâu. Người ta vẫn đang lạy

Số 194 Trang 31

Page 32: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chính quyền xin chính quyền các bà già đang lạy sống chúng nó”.

Đêm hôm qua, người dân Dương Nội đã thức tại cánh đồng mà họ quyết giữ cùng với người dân nhiều nơi kéo đến hỗ trợ tinh thần, chị Khiêm cho biết: “Những cụ già yếu thì ở nhà mai lên sớm. Bọn em ngủ mấy năm nay rồi, từ khi nó phá lúa phá hoa màu, mồ mả thì chúng em phải ngủ để trông mồ mả ví sợ nó đào trộm mồ mả để phi tang. Chúng em trồng chuối trồng hoa mầu các loại và phải ngủ đề trông suốt hơn bốn năm trời nay rồi.

“Bây giờ bà con là người nông dân mất đất thì giữ đất thôi vì bà con cũng đã gửi đơn rồi, yêu cầu chính quyền phải bảo vệ đất của bà con để bà con sống. Nếu cố tình xâm phạm đất của bà con thì bà con coi đấy là cướp đất. Là người nông sân thì chỉ có tay không thôi còn họ thì có súng ống đủ loại, bà con chỉ cố hết sức để giữ gìn đất của mình. Họ đông quá vài nghìn người đến đàn áp nhân dân thì chả biết phải như thế nào.

“Hiện tại bây giờ các đoàn Hải Phòng, Bình Dương Vĩnh Long. Ở miền Nam người ta đã đến đây từ chiều hơn chục người rồi còn ngày mai thì Văn Giang, Hưng Yên Thái Bình An Giang sẽ đến hỗ trợ bà con”.

Tuy nhiên mọi sự trông đợi người dân nơi khác đến đều thất bại bởi chính quyền đã chặn mọi ngã đường dẫn tới khu đất đang xảy ra cưỡng chế.

Vào lúc 9 giờ 45 sáng lực lượng cưỡng chế đã ập vào lôi người dân ra khỏi khu đất của họ và quây tôn lại. Người dân Dương Nội tản lạc khắp nơi ngồi nhìn xe ủi đất tiến vào khu vực trồng trọt và mồ mả của cha ông họ mà bất lực chỉ biết khóc mà không biết làm gì khác.

'CHÍNH QUYỀN DÙNG ĐẦU GẤU Ở DƯƠNG NỘI'?

BBC thứ bảy, 26-04-2014Chính quyền Hà Nội sử dụng

'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong một vụ cưỡng chế đất đai có huy động lực lượng tới 'một nghìn

người' từ phía chính quyền tại một phường trên địa bàn thủ đô, hôm 25-4-2014, theo lời nhân chứng.

Các nhóm 'đầu gấu' tham gia cưỡng chế đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông đã 'bắt trói, khiêng người quăng lên xe cảnh sát' trong cuộc cưỡng chế và giải tán những người dân khiếu kiện dài ngày và giữ đất, theo ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng và dân oan ở 'Dương Nội'.

Trả lời BBC hôm 26/4, ông Quang nói:

"Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi,

"Bây giờ chính quyền toàn bảo kê cho xã hội đen nó vào, còn lệnh bây giờ nó vẫn viết lệnh cưỡng chế ấy, thì dân chỉ biết chắp tay... xin bớt lại (đất) để cho dân làm ăn, nhưng cuối cùng chắp tay lại, các ông chẳng tha. Ông cứ cho xã hội đen, đầu gấu vào, công an chỉ đạo để đuổi dân ra, để nó quây lại thôi."

Trước câu hỏi làm sao biết được ai là 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong vụ việc được cáo buộc, nhân chứng 57 tuổi nói:

"Xã hội đen là nó cứ nhặt linh tinh ở ngoài, không phải là công an, thì nó tránh tội được, công an chỉ chỉ đạo thôi... bây giờ người ta đứng đằng sau xua lũ ấy vào đằng trước, rồi bảo kê cho chúng nó. Bây giờ đều là cảnh như thế."

Ông Quang giải thích thêm về nguồn gốc của những người mà ông gọi là 'xã hội đen' mà theo cáo buộc đã tham gia vào vụ cưỡng chế đất: "Xã hội (đen) là người ta cứ ra những cái chợ người, nói nôm na là như thế, những người dân lao động lang thang rồi cổ hươu, đầu hươu, đầu tạ, đầu trộm đuôi cướp, người ta gọi nôm na là như thế."

'Xã hội đen và Công an'Về diễn biến vụ cưỡng chế hôm

thứ Sáu, nhân chứng cho biết chi tiết: "Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó

khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người. Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi."

Nhân chứng khẳng định những người tiến hành 'bắt trói' và 'vứt người lên xe' là các đối tượng 'xã hội đen' và các xe thùng là 'xe của cảnh sát.'

Theo nhân chứng, vụ cưỡng chế diễn ra từ lúc đầu giờ sáng và kết thúc với việc 5 người dân địa phương trong nhóm khiếu nại và giữ đất bị bắt giữ.

Nhân chứng Quang nói tiếp: "Sáng từ lúc 8h30, nó đổ quân xuống, cho đến tối hôm qua nó giải quyết, nó bưng rào tôn kín hết, và người thì bắt đi mất năm người."

Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai lâu nay ở Dương Nội.

Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội.

Nhân chứng này nói: "Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế."

Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy ra, mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội.

Còn bà Tâm nói với BBC:"Việc Phó thủ tướng họp và có

chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là

Số 194 Trang 32

Page 33: tu do ngon luan Freedom Democracy for Vietnam tdngonluan ...tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So194_1May2014.doc · Web viewChinh vẫn nắm đảng, lúc thì công khai, lúc thì

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi,

"Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ và chính Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai."

'Dân vẫn sở hữu đất'Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền

Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là quận và phường đã có thể 'tranh thủ' tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội.

Nhà hoạt động khẳng định với BBC một số người dân khiếu kiện vẫn còn 'sở hữu' các mảnh đất mà chính quyền quận Hà Đông định chuyển giao cho các doanh nghiệp và các dự án.

Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền: "Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v... giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi...

"Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta."

Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên.

Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị 'trả người' bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu.

Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên

cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là 'một vấn đề nóng' ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu 'xứng tầm' về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể 'động chạm' tới chính quyền ở 'cấp cao' và trở thành một vấn đề 'nhạy cảm, tế nhị' đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.

Số 194 Trang 33