trường trung học cơ sở lê quý Đôn - mĨ thuẬt...

22
PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn MĨ THUẬT LÀ GÌ? - Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì lý do này người ta còn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc. Mỹ thuật bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác như: * Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các tác phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của mỹ thuật. * Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kỹ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao. * Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm, là khái niệm cơ bản nhất và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mỹ thuật. Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mỹ thuật. Đặc biệt những xu hướng mỹ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 bao gồm: * Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) * Nghệ thuật Biểu diễn (Performance art) * Nghệ thuật Hình thể (Body art) * Nghệ thuật Đại chúng (Popart) ...và nhiều loại hình khác nữa. * Nói đến mĩ thuật là người ta nói đến những yếu tố như: màu sắc, kiểu dáng, sự cân đối, sự cân xứng, sự hài hòa và nét duyên dáng. Mĩ thuật là một loại hìng nghệ thuật mang tính hình tượng cao. Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 1

Upload: others

Post on 17-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

MĨ THUẬT LÀ GÌ?- Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc. 

Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì lý do này người ta còn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc. Mỹ thuật bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác như: 

* Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các tác phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của mỹ thuật. * Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kỹ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao. * Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). 

Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm, là khái niệm cơ bản nhất và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mỹ thuật.

Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mỹ thuật. Đặc biệt những xu hướng mỹ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 bao gồm: 

* Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) * Nghệ thuật Biểu diễn (Performance art) * Nghệ thuật Hình thể (Body art) * Nghệ thuật Đại chúng (Popart) ...và nhiều loại hình khác nữa.

* Nói đến mĩ thuật là người ta nói đến những yếu tố như: màu sắc, kiểu dáng, sự cân đối, sự cân xứng, sự hài hòa và nét duyên dáng. Mĩ thuật là một loại hìng nghệ thuật mang tính hình tượng cao.Mĩ thuật sự dụng đường nét, màu sắc, nhịp điệu, bố cục, ánh sáng, mảng khối để xây dựng hình tượng nghệ thuật.Mĩ thuật là loại hình ghệ thuật thị giác ( nhiếp ảnh, văn học, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, múa, xiếc...)Hình tượng nghệ thuật của mĩ thuật dừng lại trong một khoảnh khắc, khoảnh khắc điển hình nhất ( trình độ + bản lĩnh).Tính chất độc lập trong một sáng tạo nghệ thuật và thẩm định giá trị tác phẩm. Ở đây muốn nói tới vấn đề tự bản thân người họa sĩ hay nhà điêu khắc bằng tài năng kĩ thuật hội họa, điêu khắc trực tiếp sáng tạo lên hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm, đồng thời khi tác phẩm đã hoàn thành thì nó cũng tự khẳng định giá tri nội dung hay giá trị nghệ thuật từ chính bản thân nó.Tính chất trực tiếp trong những thưởng thức cảm thụ nghệ thuật khi tác phẩm hội họa hoặc nhà điêu khắc đã hoàn thành, người xem được quyền thưởng thức.------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng1

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA MĨ THUẬTCác chuyên ngành của mĩ thuật gồm có:1. Hộ họa2. Điêu khắc3. Lí luận: nghiên cức, phê bình mĩ thuật4. Sư phảm mĩ thuật : có sự kết hợp giữa tính chất của nhà họa sĩ và sư phạm.5. Mĩ thuật ững dụng : giá trị sử dụng + giá trị thẩm mĩ. Đây là một chuyên ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi con người đã thỏa mãn nhu cầu vật chất thì họ tìm mọi cách đẻ thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vì thế mĩ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu giá trị sử dụng và giá trị thẩm mĩ.------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội họa là gì? Nét đẹp hội họa

1. Khái niệm về hội họa

Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sỹ thực hiên. (Họa sỹ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ.Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.2. Lịch sửTác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi.Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi mammoth. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng2

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn3. Kỹ thuật vẽ

Sơn dầu-Lụa-Gốm-Men-Sfumato-Vật liệu mới (hội họa)-Màu nước-Sơn màiĐơn sắc-Vẽ chấm-Thủy mạc

4. Màu vẽ - Chất liệu

Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớt, độ hòa tan, tốc độ bay hơi,... quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau.

Điển hình nhất

Sơn dầu--Màu nước trộn dầu--Sơn acrylic--Màu bột--Mực--Pastel--Tempera--Màu sáp--Màu nước--Bích họa--Màu phum--Tranh lụa--Bút chìBút lông--Giấy điệp, giấy dó--Vải toan

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng3

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn5. Các trường phái hội họa

Ấn tượng--Baroc--Trừu tượng--Cấu trúc--Chấm họa--Dã thú--Graffiti--Hard-edgeHậu ấn tượng--Hậu hiện đại--Hiện đại--Hiện thực--Hiện thực lãng mạnHiện thực xã hội--Lãng mạn--Lập thể--Mannerism--Ngây thơPop-Art--Siêu thực--Tân cổ điển--Thị giác (Op-Art)

6. Các danh học nổi tiếngPaul Cézanne, (1839-1906), PhápSalvador Dalí, (1904-1989), CatalanVincent van Gogh (1853-1890), Hà LanMichelangelo Buonarroti, (1475-1564), ÝAmedeo Modigliani, (1884-1920), ÝClaude Monet, (1840-1926), Pháp

Pablo Picasso, (1881-1973), Tây Ban NhaJackson Pollock, (1912-1956), MỹRembrandt, (1606-1669), Hà LanPierre-Auguste Renoir, (1841-1919), PhápPeter Paul Rubens, (1577-1640), BỉLeonardo da Vinci, (1452-1519), Ý

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng4

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

CÁC THỂ LOẠI CUẢ HỘI HỌA

1.Tranh chân dung: tính chất: lưu niệm, kỉ niệm, thờ cúng....Sự hiểu biết về con người, sự thân thiện về mặt tình cảm sẽ giúp chúng ta thể hiện được một chân dung đẹp.Yêu cầu khi vẽ chân dung: giống mẫu,sống ( sinh động, có hồn, có thần)

2. Tranh- tượng khỏa thân Sở dĩ có thể loại này là do quan niệm của người Hi Lạp cổ đại. Họ cho rằng trong trời đất, trong thiên nhiên, trong vũ trụ không có gì đẹp hơn bằng con người, con người bằng sức lực của bản thân, bằng trí tuệ, bằng cảm xúc của tâm hồn đã làm ra của cải vật chất và tinh thần giúp xã hội tồn tại và phát triển. Họ cũng quan niệm cái gì đẹp thì phải phô diễn cho mọi người cùng chiêm ngưỡng, thưởng thức. Điều này lí giải cho sự xuất hiện rất nhiều của tranh tượng khỏa thân của thời kì Hi Lạp cổ đại.Sau này mĩ thuật Phục Hưng Ý thế kỉ XV, XVI đã ảnh hưởng của Hi Lạp từ ý ảnh hưởng sang các nước Châu Âu, châu Á, châu Phi.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng5

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

“Thiếu nữ đứng” của nhà điêu khắc Pháp Gaston Lachaise. Tượng Davit của Mi0ken-lăng-giơ

3. Tranh phong cảnhĐặc điểm: lấy thiên nhiên làm đối tượng. Trong thiên nhiên có cái đẹp do cấu trúc địa lí mà có, cũng phải có sự tham gia của con người.Tiính chất: tranh phong cảnh gắn liền với điều kiện của con người, giáo dục tình yêu quê hương tổ quốc, bảo vệ môi truờng môi sinh.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng6

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

4. Tranh cổ động Tuyên truyền, động viên, cổ vũ mọi người thực hiện tốt một điều gì đó của cuộc sống, có sự kết hợp giữa hình tượng và ngôn ngữ. Tranh được đặt nơi công cộng làm đẹp môi trường, mỗi sản phẩm đều có giá trị sử dụng.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng7

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

5. Tranh sinh hoạt

Đặc điểm: ghi lại hoạt đọng của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sốngĐây là tư liệu rất quý về mặt xã hộihọc, dân tộc học, lịch sử học.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng8

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

6. Tranh biếm họa ( tranh vui, cười)

Đặc điểm: cười về những vấn đề, những hiện tượng trong xã hội trong mối quan hệ giữa con người và con người.Tác dụng xã hội của tranh biếm họa là kêu gọi mọi nguời ý thức hơn nữa về hoạt động của mình trong các mối quan hệ xã hội , giáo dục con người hướng tới “ chân- thiện- mĩ”

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng9

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

7. Truyện tranh ( tranh thiếu nhi)Mang tính chất dí dỏm, màu sắc tươi tắn,dễ hiểu.Giúp các em giải trí, qua đó mang tính giáo dục.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng10

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn8. Tranh lịch sửĐề tài chủ yếu là những vấn đề của lịch sử, phục vụ các khu bảo tàng, giáo dục về truyền thống. với những tranh đề tài lịch sử, bát buộic họa sĩ phải vẽ bút pháp hiện thực, chân phương. Với thể loại này đòi hỏi tính trung thực, chính xác.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng11

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn9. Tranh tĩnh vậtGồm đồ vật hoa, trái...Dùng để trang trí, làm đẹp môi trường với những gì họa sĩ vẽ trong tranh cũng giúp cho người xem hiểu được một phần tâm trạng của họa sĩ gởi gắm trong tác phẩm.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng12

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn

Tính trang trí là gì và nghệ thuật trang trí là gì?

Khái niệm chung trang trí:- Trang trí: trang: là sự bày trải ra; trí: bài trí sắp xếp lại.

-Tính trang trí (trong NT tạo hình): nếu như NT tạo hình trình bày cái đẹp thông qua những hình thức biểu hiện để trình bày nội dung khách thể bằng những phong cách; xu thế chung của những phong cách tạo thành trào lưu; Trào lưu phát triển mạnh được gọi là trường phái... Thì tính trang trí cũng có mặt ở các mảng nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Từ nguyên gốc thiên nhiên của tạo hóa - thiên nhiên1, được nghệ thuật do con người là chủ thể tạo tạo ra thiên nhiên nhiên 2, những dạng thức tiến xa hơn nữa của nghệ thuật (thiên nhiên n...); Từng bước ấy hẳn có bao nhiêu sự chuyển đổi, dịch rời so với khách thể thiên nhiên 1 kia; những bước ấy cũng nằm trong hàm nghĩa trang trí - mang tính trang trí. Những tác phẩm hội họa mang đậm tính trang trí: vòng nhảy - Dance (Clode Maunet) thể hiện rõ tính chất nhịp điệu (Rhythm); hoặc tất các tác phẩm hội họa trừu tượng đều phơi bày rõ tính trang trí vì đều thể hiện nguyên lý cân bằng thị giác.

Nghệ thuật trang trí:Những “thuật” dịch dời sắp xếp lại, có đơn giản và cách điệu hóa; hoặc theo nghĩa khác: phong cách hóa khách thể, dần hình thành một bề dày phong phú thủ pháp trang trí - Khi ấy hình thành khoa học: Nghệ thuật trang trí.Nghệ thuật trang trí phát huy mạnh ở các thể loại nghệ thuật sản phẩm chất liệu; nghệ thuật sản phẩm hàng hóa mà Mỹ thuật công nghiệp - Design là ngành phải duy trì và phát huy nghệ thuật đóCòn theo LS phát triển NT, NT trang trí ra đời cùng với sự hình thành sản phẩm đầu tiên của loài người. Bên cạnh chức năng công dụng của sản phẩm thì bao giờ cũng phải thỏa mãn cái nhìn của người thợ làm ra nó - Tính Trang trí xuất hiện bên cạnh tính công năng của sản phẩm. Những cách thức làm đẹp đúc kết thành "thuật làm đẹp"; tập hợp những thuật ấy trở thành (khoa học) nghệ thuật trang trí. NT trang trí có mang dấu ấn của thời đại, thời kỳ...Trong kỉ nguyên đương đại, NT trang trí phổ cập hầu hết mọi lĩnh vực xã hội và hiển nhiên là một thành tố Văn hóa con người.------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội Họa. Khái Niệm - Nét Vẽ - Mảng - Hình - Khối.

Hội họa là một trong sáu môn nghệ thuật cơ bản. Mỗi môn nghệ thuật có những yếu tố cơ bản để phân biệt giữa môn nghệ thuật này và môn nghệ thuật khác; giữa nghệ thuật và những cái khác. Có thể, mỗi chúng ta đều đã nghe thấy những khái niệm như: Tranh Thủy mặc (Trung Quốc), Tranh Sơn dầu, Trường phái Ấn tượng, Trường phái hiện thực... trong nghệ thuật Hội họa. Nhưng thực sự để có được những cái nhìn tổng quát về bất cứ môn học nào chúng ta cũng cần có những kiến thức cơ sở. 

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng13

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý ĐônCÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT HỘI HỌA

I. KHÁI NIỆM NÉT VẼ - MẢNG - HÌNH - KHỐI

Những khái niệm này được sử dụng theo cách vẽ hiện thực. Đối với các phong cách vẽ khác, có thể các khái niệm sau không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó.

1. ĐƯỜNG NÉT:

Trước hết, cần phải phân biệt được hai khái niệm là: Đường và Nét vẽ.

- Đường vẽ trên lí trí. Nét vẽ thuộc về tình cảm.- Đường vẽ cố định, nét vẽ tùy hứng.- Đường vẽ diễn tả sự vật, nét vẽ diễn tả sự vật - họa sĩ.- Đường vẽ cứng cỏi nét vẽ linh động.a. ĐƯỜNG- Xem như một vạch vẽ dài, có thể liên tục hay đứt khoảng, cong, ngay hoặc đơn điệu hay thay đổi.-Trên một bức vẽ sữ dụng nhiều đường thẳng song song, điều đặn sẽ dễ tạo cảm giác đơn điệu, khô cứng.- Khi cần vẽ những đường thẳng (trừ khi vẽ trang trí) nên tô vẽ bằng tay.- Ý nghĩa. Đường thẳng đứng: tượng trưng cho sự sóng động. Đường thẳng nằm ngang: tượng trưng cho sự chết sư, sự tĩnh.. Đường chéo góc - góc xiên: tượng trưng cho sự biến cố bất ngờ, sức mạnh ,hành động.. Đường cong: sự duyên dáng + bay bướm + sự chuyển động.. Đường gẫy : Cảm giác về một sự tan vỡ + thay đổi

b . ĐƯỜNG VIỀN : 

- Nét chu vi hay nét bao quanh một hình vẽ .- Khi vẽ đường viền - tức là tạo ra hai phần bằng nhau :Phạm vi bên trong đường viền tức là bề mặt của vật .Phạm vi bên ngoài tương đương phần không gian của vật- Có nhiều cách thể hiện : nhấn mạnh ở hình trang trí .Xóa mờ ở hình họa nơi có ánh sáng tác động .Trong thiết kế, nét có thể do chính bản thân sản phẩm tạo thành .

c . NÉT :

- Biểu thị động tác vẽ bằng một dụng cụ nào đó .- Có điểm khởi đầu và điểm kết thúc .- Biểu lộ tính cách : Mạnh, yếu, nhẹ nhàng, hợp lý, điêu luyện, lã lướt . . MẢNG :

Có thể được hiểu là:- Một phạm vi nhất định trên mặt phẳng .

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng14

PGD Krong Ana Trường THCS Lê Quý Đôn- Do một hay nhiều nét kết hợp.- Nhất thiết phải có hình thể nhất định- Có nhiều cách thể hiện mảng :Có thể viền cho mảng thêm rõ .Có mảng đen + mảng trắng + mảng màu .Mảng đã được vẽ hay chưa được vẽ (mảng trống)

[B]3.HÌNH THỂ :[/B

- Mọi sự vật trong tự nhiên đều tùy thuộc một hình thể nhất định hoặc là hình vuông, hình tròn, hình chử nhật hay hình tam giác...- Tuy có nhiều hình thể khác nhau song tất cả đều do một hình thể chính : Hình tam giác . Chi tiết:

Hai hình tam giác cân hợp nhau thành hình vuông .Sáu hình tam giác đều hợp lại thành hình lục giác .Hai hình tam giác vuông hợp lại thành hình chữ nhật . Từ căn bản đó phát sinh ra đường tròn.

- Hình tam giác là một hình :Đơn giản nhất do cách cấu tạo :- Một chấm chỉ mới là một điểm .- Hai chấm tạo thành đằng thẳng .- Ba chấm có thể tạo được một hình thể.

Hình tam giác đều tượng trung cho sự hòa hợp - cân đối của đường nét hình thể .- Sự sắp đặt hình tạo nên sự cân đối và thăng bằng trên hình vẽ .- Ý nghĩa : Miêu tả sự vật.

Bao gồm : - Bóng dáng cụ thể- Nội dung sự vật- Hình vẽ cắt giấy cũng là điển hình vì miêu tả được đặt trưng.

4 .KHỐI :

- Không giancó ba chiều : ngang, dọc và chiều sâu. Và Khối là do không gian ba chiều giới hạn.- Khối do nhiều mảng ghép lại. Biểu hiện thể tích trong không gian- Có ba loại hình khối :Tự nhiên ( người + hoa lá + chim muông . . . .) .Hình thể nhân tạo ( nhà cửa + cầu cống . . . .) .Hình kỷ hà.- Khối được ánh sáng làm phân rõ các chiều hướng và bề mặt. Do vậy khi vẽ Khối phải diễn tả đúng hình, đúng tỷ lệ và đúng chiều.

Tích lũy chuyên môn Mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng15