khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/publishingimages/thu trang 1... · pb số 9 - ngày...

24
Sản xuất & Thị trường 1 1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật Trong Quý I/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phối hợp với các huyện tập trung hướng dẫn nông dân hoàn thành kế hoạch (KH) sản xuất vụ xuân theo đúng thời vụ với tổng diện tích gieo trồng 120.000 ha, đạt 100% kế hoạch. Kết quả như sau: - Diện tích lúa: 97.870 ha, đạt 100% kế hoạch. - Diện tích gieo trồng cây màu: 21.935 ha, đạt 100% KH. Trong đó: Cây ngô: 5.598 ha, đạt 100% KH; diện tích cây lạc: 2.464 ha, đạt 100% KH; diện tích cây khoai lang: 427 ha, đạt 100% KH; diện tích cây đậu tương: 539 ha, đạt 100% KH; diện tích rau các loại: 10.141 ha/9.875 ha, đạt 102,7% KH; diện tích cây khác: 1.291 ha, đạt 100% KH; diện tích cây hoa: 1.741 ha, đạt 100% KH. 2. Chăn nuôi, thú y, thủy sản Về chăn nuôi - Ước tính đầu con: Đàn trâu 22.050 con, đạt 107,9% so với cùng kỳ 2017, đàn bò 135.200 con đạt 100,8% so với cùng kỳ 2017; trong đó bò sữa 15.600 con đạt 101,7% so với cùng kỳ 2017, đàn lợn 1.685.000 con đạt 112,5% so với cùng kỳ 2017; trong đó lợn nái 210.500 con đạt 92,67% so với cùng kỳ 2017, lợn đực 2.680 con đạt 102% so với cùng kỳ 2017, đàn thỏ 39.500 con đạt 101,4% so với cùng kỳ 2017, đàn gia cầm các loại có 26.720 nghìn con đạt 115,7% so với cùng kỳ 2017 trong đó gà, vịt, ngan, ngỗng 23.610 nghìn con trong đó đàn gà 18.000 nghìn con đạt 125,1% so với cùng kỳ 2017, đàn vịt 5.000 nghìn con đạt 101,8% so với cùng kỳ 2017, ngan 600 nghìn con đạt 106,7% so với cùng kỳ 2017, ngỗng 10 nghìn con đạt 111,1% so với cùng kỳ 2017; gia cầm khác 3.110 nghìn con đạt 140,4% so với cùng kỳ 2017. - Ước tính sản lượng chăn nuôi: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 510 tấn đạt 29,14% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng thịt bò hơi ước đạt 3.400 tấn đạt 29,56% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng sữa đạt 13.200 tấn đạt 32,19% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 110.200 tấn đạt 32,41% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 42.400 tấn đạt 44,63% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng trứng các loại đạt ước đạt 422.000 nghìn quả, đạt 27,58% so với kế hoạch năm 2018. Về thú y - Trong Quý I/2018, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: LMLM, tai xanh, dại,… - Đối với các bệnh thông thường tuy có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi trong dân, song tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao. - Chi cục Thú y hướng dẫn và phối hợp với các quận, huyện, thị xã triển khai tiêm phòng bổ sung và tiêm phòng đại trà sớm các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm nuôi mới và hết miễn dịch. - Đã hoàn thành 02 đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 với tổng số hóa chất đã cấp: 81.075 (lít, kg). Kết quả đợt 1/2018: Tổng diện tích phun: 74.244.000 m 2 ; Các quận, huyện, thị xã hỗ trợ: 294.450 kg vôi bột và 345.857.000 đồng; Đang tổng hợp kết quả đợt 2/2018. Về thủy sản - Chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống rét cho động vật thủy sản và hướng dẫn phục hồi sản xuất thủy sản sau đợt rét đậm, rét hại cho các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Tính đến tháng 3/2018 diện tích NTTS của Thành phố ước đạt là 21.200 ha; Sản lượng cá thu hoạch ước đạt 30.000 tấn, bằng 26,07% kế hoạch năm. 3. Quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng Về công tác quản lý bảo vệ rừng - Phối hợp với chính quyền và nhân dân các huyện có rừng tăng cường công tác BVR & PCCCR mùa khô hanh 2017-2018, đặc biệt những khu vực tổ chức lễ hội, du lịch sinh thái. Tuy nhiên trong Quý I/2018 đã xảy 4 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại là 2,053 ha, trong đó có 03 vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện Sóc Sơn; 01 vụ trên địa bàn huyện Ba vì, các vụ cháy đều được phát hiện và dập tắt kịp thời. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ I CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

1. Trồng trọt, bảo vệ thực vậtTrong Quý I/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT

Hà Nội phối hợp với các huyện tập trung hướng dẫn nông dân hoàn thành kế hoạch (KH) sản xuất vụ xuân theo đúng thời vụ với tổng diện tích gieo trồng 120.000 ha, đạt 100% kế hoạch. Kết quả như sau:

- Diện tích lúa: 97.870 ha, đạt 100% kế hoạch. - Diện tích gieo trồng cây màu: 21.935 ha,

đạt 100% KH. Trong đó: Cây ngô: 5.598 ha, đạt 100% KH; diện tích cây lạc: 2.464 ha, đạt 100% KH; diện tích cây khoai lang: 427 ha, đạt 100% KH; diện tích cây đậu tương: 539 ha, đạt 100% KH; diện tích rau các loại: 10.141 ha/9.875 ha, đạt 102,7% KH; diện tích cây khác: 1.291 ha, đạt 100% KH; diện tích cây hoa: 1.741 ha, đạt 100% KH.

2. Chăn nuôi, thú y, thủy sảnVề chăn nuôi- Ước tính đầu con: Đàn trâu 22.050 con,

đạt 107,9% so với cùng kỳ 2017, đàn bò 135.200 con đạt 100,8% so với cùng kỳ 2017; trong đó bò sữa 15.600 con đạt 101,7% so với cùng kỳ 2017, đàn lợn 1.685.000 con đạt 112,5% so với cùng kỳ 2017; trong đó lợn nái 210.500 con đạt 92,67% so với cùng kỳ 2017, lợn đực 2.680 con đạt 102% so với cùng kỳ 2017, đàn thỏ 39.500 con đạt 101,4% so với cùng kỳ 2017, đàn gia cầm các loại có 26.720 nghìn con đạt 115,7% so với cùng kỳ 2017 trong đó gà, vịt, ngan, ngỗng 23.610 nghìn con trong đó đàn gà 18.000 nghìn con đạt 125,1% so với cùng kỳ 2017, đàn vịt 5.000 nghìn con đạt 101,8% so với cùng kỳ 2017, ngan 600 nghìn con đạt 106,7% so với cùng kỳ 2017, ngỗng 10 nghìn con đạt 111,1% so với cùng kỳ 2017; gia cầm khác 3.110 nghìn con đạt 140,4% so với cùng kỳ 2017.

- Ước tính sản lượng chăn nuôi: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 510 tấn đạt 29,14% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng thịt bò hơi ước đạt 3.400 tấn đạt 29,56% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng sữa đạt 13.200 tấn đạt 32,19% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 110.200 tấn đạt 32,41% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018;

Sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 42.400 tấn đạt 44,63% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2018; Sản lượng trứng các loại đạt ước đạt 422.000 nghìn quả, đạt 27,58% so với kế hoạch năm 2018.

Về thú y- Trong Quý I/2018, tình hình dịch bệnh trên

địa bàn Thành phố cơ bản ổn định, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: LMLM, tai xanh, dại,…

- Đối với các bệnh thông thường tuy có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi trong dân, song tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao.

- Chi cục Thú y hướng dẫn và phối hợp với các quận, huyện, thị xã triển khai tiêm phòng bổ sung và tiêm phòng đại trà sớm các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm nuôi mới và hết miễn dịch.

- Đã hoàn thành 02 đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 với tổng số hóa chất đã cấp: 81.075 (lít, kg). Kết quả đợt 1/2018: Tổng diện tích phun: 74.244.000 m2; Các quận, huyện, thị xã hỗ trợ: 294.450 kg vôi bột và 345.857.000 đồng; Đang tổng hợp kết quả đợt 2/2018.

Về thủy sản- Chỉ đạo các địa phương triển khai công tác

phòng chống dịch bệnh, phòng chống rét cho động vật thủy sản và hướng dẫn phục hồi sản xuất thủy sản sau đợt rét đậm, rét hại cho các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tính đến tháng 3/2018 diện tích NTTS của Thành phố ước đạt là 21.200 ha; Sản lượng cá thu hoạch ước đạt 30.000 tấn, bằng 26,07% kế hoạch năm.

3. Quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừngVề công tác quản lý bảo vệ rừng - Phối hợp với chính quyền và nhân dân các

huyện có rừng tăng cường công tác BVR & PCCCR mùa khô hanh 2017-2018, đặc biệt những khu vực tổ chức lễ hội, du lịch sinh thái. Tuy nhiên trong Quý I/2018 đã xảy 4 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại là 2,053 ha, trong đó có 03 vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện Sóc Sơn; 01 vụ trên địa bàn huyện Ba vì, các vụ cháy đều được phát hiện và dập tắt kịp thời.

SAÛN XUAÁTKẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ I

CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 2: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 32 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

- Kết quả thừa hành pháp luật tính từ đầu năm 2018 đến 25/03/2018 xử lý 24 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 16 con ĐVHD (05 con sóc đuôi đỏ, 02 cầy vòi và một số động vật thông thường khác). Tổng sản lượng gỗ quy tròn 24,668 m3 (trong đó: 23,143 m3 gỗ quý hiếm), phạt hành chính và bán lâm sản tịch thu được 700.600.000 đồng nộp ngân sách.

Về thực hiện Tết trồng cây Xuân Mậu Tuất năm 2018

Năm 2018, theo kế hoạch toàn Thành phố phấn đấu trồng 396.704 cây xanh các loại. Tính đến hết tháng 3 đã trồng được 207.730 cây, đạt 52,4% KH.

4. Thủy lợi, đê điều và phòng chốngthiên tai

Về thủy lợi - Tập trung chỉ đạo các công ty thủy lợi phối

hợp với các địa phương thực hiện bơm nước, điều tiết đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất và tưới dưỡng cho cây trồng vụ xuân; Tổng hợp và tham mưu công tác vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố;

- Theo báo cáo của các doanh nghiệp Thủy lợi tính từ đầu năm 2018 đến ngày 25/3/2018 trên địa bàn Thành phố phát sinh 19 vụ vi phạm Luật đê điều; đến nay đã giải tỏa 06 vụ, trong đó có 01 vụ của năm trước; số vụ còn tồn tại 14 vụ.

Về đê điều & phòng chống thiên taia) Công tác quản lý đê điều + Về theo dõi diễn biến và xử lý sự cố sạt

lở, hư hỏng công trình:Công tác kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ

bãi sông được thực hiện thường xuyên; Các sự cố, hư hỏng công trình đê điều được phát hiện, báo cáo và đề xuất xử lý kịp thời. Trong 3 tháng đầu năm 2018 trên toàn Thành phố có 04 sự cố mới phát sinh tại các huyện: Gia Lâm, Phúc Thọ, Ba Vì.

+ Công tác chống vi phạm pháp luật về đê điều: Trong 3 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn

Thành phố xảy ra 40 vụ vi phạm pháp luật về đê điều đã kịp thời phát hiện, lập biên bản và gửi đến chính quyền địa phương đề nghị xử lý. Số vụ vi phạm đã tăng 04 vụ so với cùng kỳ 2017 (cùng kỳ năm 2017: 34 vụ).

b) Công tác phòng chống thiên tai+ Phối hợp với các Sở, ngành hoàn thiện dự

thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố; Quy chế tổ chức và phối hợp

hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN trình UBND Thành phố tại tờ trình liên Sở số 46/TTr-LS:NN-NV-BTL-LĐTBXH-KHCN ngày 09/3/2018.

+ Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018; Chỉ thị về công tác PCTT và TKCN năm 2018; Quyết định phân công nhiệm vụ thành viên BCH PCTT và TKCN Thành phố.

+ Phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra hệ thống đê, kè, công trình trọng điểm năm 2017 theo văn bản số 161/BTM-CHCN ngày 07/2/2017 của Bộ Tư lệnh Thủ đô;

+ Thực hiện công tác Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT năm 2018, theo dõi, cập nhật số liệu về thời tiết khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.

c) Tình hình vi phạm và xử lý ngăn chặn vi phạm pháp luật về đê điều

Công tác phát hiện vi phạm: Trong 3 tháng đầu năm 2018, các Hạt Quản lý đê đã kiểm tra, phát hiện, lập biên bản 40 vụ vi phạm pháp luật về đê điều đã kịp thời gửi đến chính quyền địa phương đề nghị xử lý. Số vụ vi phạm đã tăng 06 vụ so với cùng kỳ 2017 (cùng kỳ năm 2017: 34 vụ). Xử lý được 07 vụ trong đó 06 vụ của các năm trước, 01 vụ của 3 tháng đầu năm 2018; số vụ vi phạm phát sinh còn tồn đọng trong 3 tháng đầu năm là 39 vụ.

5. Về xây dựng nông thôn mới- Tham mưu xây dựng các Chương

trình, Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo 02-CTr/TU, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo, Văn phòng điều phối nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy, Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của UBND Thành phố. Kế hoạch sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ các Tổ chuyên môn theo Kế hoạch công tác;

- Tham mưu tổ chức Hội đồng thẩm định Thành phố xem xét, thống nhất trình UBND Thành phố công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017;

- Tổ chức Đoàn công tác Ban chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc kiểm tra tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trên địa bàn các huyện, thị xã, đặc biệt các xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM năm 2018;

- Phối hợp với phòng kinh tế các huyện, thị

Page 3: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 32 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

xã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; kịp thời cập nhật, đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

6. Khuyến nông và quản lý, bảo toàn,phát triển Quy khuyến nông

Về công tác triển khai xây dựng mô hinh- Mô hình khuyến nông trồng trọt: Trong Quý

I/2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai thực hiện đã triển khai 04 dạng mô hình sản xuất ở vụ xuân năm 2018: Mô hình trình diễn giống ngô lai mới, ngô biến đổi gen; Xây dựng cánh đồng lúa một giống gắn với tiêu thụ sản phẩm (giống Bắc Hương 9, nếp Cô Tiên, LTH 31, Thiên ưu 8, Đài thơm 8); Trình diễn giống lúa mới năng suất chất lượng (Giống HDT 10, Đông A1, Lam Sơn 116, LTH 31); Mô hình sản xuất chi mai thế trồng chậu. Căn cứ kế hoạch và khung thời vụ, Trung tâm đã tập trung chỉ đạo, triển khai làm tốt các nội dung: Chọn điểm, chọn hộ; tổ chức tập huấn kỹ thuật; đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp giống, vật tư... Các mô hình đã triển khai cơ bản kịp tiến độ, khung thời vụ, các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh: Ngô đã phát triển 4-6 lá, lúa đang bén rễ hồi xanh.

- Mô hình chăn nuôi - thủy sản: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các mô hình năm thứ hai: Mô hình chăn nuôi bò sinh sản, quy mô 90 con, hỗ trợ cho 90 hộ nghèo trên địa bàn 05 xã miền núi của 03 huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất: Đàn bò sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, trên 53% số bò đã động dục, trên 35% số bò đã được phối giống; Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập sinh sản, quy mô 50.000 con thực hiện trên địa bàn 05 huyện Đông Anh, Hoài Đức, Mê Linh, Thanh Oai, Mỹ Đức: Gà sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng trung bình đạt 1,6-1,7 kg/con, tỷ lệ đẻ trên 70%. Các hộ tham gia thực hiện mô hình đã áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều tiết lượng thức ăn, ánh sáng theo hướng dẫn kỹ thuật.

- Tổ chức chọn điểm, chọn hộ các mô hình chăn nuôi, thủy sản năm 2018. Đến nay đã chọn được 2/4 điểm thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm càng xanh siêu đực thương phẩm; 2/10 điểm thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cá rô phi; 4/10 điểm thực hiện mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn theo kế hoạch.

Về công tác quản lý, bảo toàn, phát triển Quy khuyến nông

- Tổ chức họp hội đồng thẩm định cấp cơ sở

12 phương án với số vốn duyệt cho vay là 3,51 tỷ đồng; Giải ngân 6,145 tỷ đồng cho 26 phương án vay vốn ở các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Hoài Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, thị xã Sơn Tây, trong đó 1,5 tỷ đồng giải ngân cho 05 phương án vay vốn để thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (phương án chuyển tiếp của năm 2017).

- Thu phí quản lý Quỹ khuyến nông của 100 hộ ở các quận, huyện, thị xã Sóc Sơn, Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì, Ven Đô, Phúc Thọ, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Sơn Tây, Hà Đông được 916,931 triệu đồng.

- Thu hồi vốn vay Quỹ khuyến nông đến hạn của 36 hộ được 6.069.000.000 đồng; Thu hồi nợ quá hạn của 17 hộ được 1.274.000.000 đồng, số nợ quá hạn còn lại ở các huyện: 3.830.478.000 đồng.

7. Công tác quản lý chất lượng nông lâmsản - thủy sản

- Tham mưu UBND Thành phố triển khai Kế hoạch đảm bảo ATTP phục vụ Tết nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội năm 2018 trên địa bàn. Tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Thành phố về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn;

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức ATTP, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chợ đầu mối trên địa bàn;

- Tổ chức 7 buổi xác nhận kiến thức cho 263 người tham gia; cấp 62 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản cho cơ sở;

- Đánh giá, xếp loại 61 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Kết quả: 32 cơ sở xếp loại B; 24 cơ sở xếp loại C; 05 cơ sở không đánh giá (không có hoạt động kinh doanh theo hồ sơ đăng ký);

Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện tốt, đã hướng dẫn công dân đến cơ quan thẩm quyền để giải quyết theo quy định./.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Page 4: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 54 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

Đoàn công tác Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố (NTM) vừa có buổi kiểm tra công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại

huyện Quốc Oai. Tính đến nay, huyện Quốc Oai đã có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang khẩn trương thực hiện các tiêu chí để đạt chuẩn huyện NTM năm 2018.

Huyện Quốc Oai đã tiến hành rà soát, đánh giá 9 tiêu chí để hoàn thiện huyện đạt chuẩn NTM. Theo đó, 6 tiêu chí đã đạt, gồm: Quy hoạch, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh- trật tự- xã hội, chỉ đạo xây dựng NTM và 3 tiêu chí cơ bản đạt, gồm: Giao thông, Y tế- Văn hóa- Giáo dục, môi trường. Đối với các tiêu chí cơ bản đạt, thì tiêu chí giáo dục chưa có điểm do trên địa bàn huyện chưa có trường THPT đạt chuẩn, tuy nhiên, theo báo cáo của huyện hiện nay trường THPT Phan Huy Chú

HUYỆN QUỐC OAI: TRÊN ĐÀ ĐẠT CHUẨN HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị “Ký giao ước công tác thi đua, khen thưởng năm 2018 của khối thi đua Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng”. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT 10 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.

Năm 2018, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội được giao là Trưởng khối thi đua, khen thưởng các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng. Thực hiện Thông tư số 47/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố thống nhất cam kết giao ước thi đua năm 2018 với những nội dung sau:

Thực hiện tốt chương trình công tác, nhiệm

vụ chính trị, chuyên môn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Bộ Nông nghiệp & PTNT và các tỉnh, thành phố giao năm 2018.

Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Thành ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực và đổi mới tổ chức sản xuất, từng bước xây dựng nền nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đơn vị phát động phong trào thi đua năm 2018 với chủ đề: Chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thi đua phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát hiện và xây dựng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Vì một nền nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh: Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng cần tăng cường liên kết, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, tăng cường kết nối, giao thương để tạo đầu ra ổn định cho người sản xuất./.

Nguyễn Thúy

NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM 2018

Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng ký giao ước thi đua năm 2018

Page 5: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 54 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

Hội đồng thẩm định Quỹ Khuyến nông Thành phố cấp cơ sở của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vừa tiến hành thẩm định các phương án, dự án vay vốn Quỹ Khuyến nông đợt 1 năm 2018 trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Trên cơ sở rà soát, chọn lọc và trình phương án sản xuất của các hộ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn của tiểu ban quản lý Quỹ Khuyến nông huyện

Ứng Hòa, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, thẩm định thực tế các phương án sản xuất. Theo hồ sơ đề nghị xét cho vay lần này, trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 13 phương án với tổng số tiền xin vay trên 2 tỷ đồng. Các phương án, dự án vay vốn chủ yếu là: nuôi trồng thủy sản, mô hình trang trại kết hợp chăn nuôi lợn và thả cá.

Qua đánh giá bước đầu, Hội đồng thẩm định cấp cơ sở đánh giá cao các phương án vay vốn trên địa bàn huyện về quy mô và hình thức tổ chức sản xuất. Đặc biệt, đối với những hộ từng vay vốn Quỹ khuyến nông đã đáo hạn và tiếp tục làm hồ sơ vay đợt này để mở rộng quy mô sản xuất, cho thấy các hộ đã phát huy và sử dụng tốt nguồn vốn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Các ý kiến đánh giá tại buổi thẩm định sẽ là cơ sở để Hội đồng thẩm định duyệt hồ sơ và mức cho vay đối với từng phương án cụ thể./.

Lưu Phượng

Được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai thực nghiệm mô hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây nhãn chín muộn tại 11 điểm sản xuất của huyện Quốc Oai, Hoài Đức với diện tích 2 ha.

Ngay từ cuối năm 2017, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã chủ động tổ chức hội thảo tìm ra nguyên nhân và các giải pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng nhãn chín muộn mất mùa. Hội thảo có sự tham gia của các hộ sản xuất có kinh

nghiệm lâu năm, cán bộ kỹ thuật Viện rau quả, Phòng kinh tế huyện Quốc Oai, Hoài Đức. Hội thảo đã khẳng định biến đổi khí hậu là nguyên chính dẫn đến hiện tượng mất mùa và thống nhất các biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa đậu quả như: Sử dụng biện pháp cắt tỉa, khoanh vỏ, chế phẩm kích thích ra hoa, đậu quả …; tập trung chăm sóc vào 5 giai đoạn: phục hồi sau thu hoạch và thúc lộc thu; phân hóa mầm hoa; chùm hoa phát triển; quả non và quả lớn.

Trong quá trình triển khai mô hình, Trung tâm

đã xây dựng xong, cũng đã có văn bản cam kết đi vào hoạt động trước năm học mới; trường THPT Cao Bá Quát đang tiến hành giải phóng mặt bằng để đáp ứng được diện tích đối với khối lượng học sinh trên địa bàn;... Nếu hoàn thành đúng tiến độ đề ra thì sẽ nâng cao được tiêu chí để đạt chuẩn.

Ngoài ra, tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện hiện nay không có khu xử lý chất thải rắn. Các làng nghề trên địa bàn huyện chưa có phương án bảo vệ môi trường làng nghề và các cơ sở sản xuất cũng chưa thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải ngay từ đầu nguồn, xây dựng chuồng trại cách xa nhà

ở, đường, các công trình công cộng...Vì vậy, để đạt chuẩn huyện NTM trong thời

gian tới, tại buổi làm việc, ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho rằng, huyện Quốc Oai cần tập trung cho việc xây dựng, phát triển liên kết chuỗi sản xuất và tìm ra sản phẩm chủ lực để phát triển thế mạnh của vùng; bảo đảm vấn đề môi trường, nhất là tại các làng nghề và vấn đề xử lý chất thải. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành 9 tiêu chí về đích huyện NTM năm 2018 với những nét độc đáo tạo điểm nhấn của huyện NTM./.

Lưu Phượng

THẨM ĐỊNH VAY VỐN QUỸ KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN ỨNG HÒA

THỰC NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH NHÃN CHÍN MUỘN

Page 6: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 76 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

TẬP HUẤN NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG

HUYỆN THƯỜNG TÍN: TRIỂN KHAI TIÊM PHÒNG DỊCH CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vừa tổ chức lớp tập huấn Nâng cao kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng cơ bản viết tin bài cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Tại lớp tập huấn, các học viên được giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền truyền

đạt những khái niệm cơ bản, thành phần, cấu trúc của tin bài và truyền đạt những kinh nghiệm về cách thu thập, xử lý thông tin; lựa chọn sự kiện để đặt tít cho tin, bài; lựa chọn mô hình viết tin bài với mục tiêu: đúng, hay, ấn tượng, truyền tải được nội dung chính trong nội dung tin, bài.

Lớp tập huấn đã được đi tham quan, thực hành thực tế, tại đây các học viên đã được giảng viên hướng dẫn cách sử dụng các loại máy ảnh, kỹ thuật chụp ảnh căn bản, nguyên tắc chụp ảnh, kỹ năng tác nghiệp bằng hình ảnh, các loại khuôn hình.

Thông qua lớp tập huấn, các học viên được học tập nâng cao kiến thức về kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền, góp phần nâng cao chất lượng bài viết và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp tại các địa phương trong thời tới./.

Huy Hoàng

Nhằm triển khai tiêm phòng và giao chỉ tiêu tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2018, UBND huyện Thường Tín vừa xây dựng Kế hoạch số 68/KH-UBND để tổ chức thực hiện.

Theo đó, UBND huyện Thường Tín yêu cầu các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tiêm phòng, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ kinh phí tổ chức, triển khai công tác tiêm phòng đại trà và tiêm bổ sung vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn theo quy định. Chỉ đạo Ban Chăn nuôi thú y xã phân công thú y viên phụ trách địa bàn phối hợp thôn, đội, cụm dân cư rà soát thống kê đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi đúng đối tượng

đạt chỉ tiêu và đúng thời gian quy định; tổ chức quản lý, sử dụng vắc xin theo hướng dẫn, ghi chép tổng hợp theo mẫu biểu làm cơ sở cho việc thanh quyết toán sử dụng vật tư và công tiêm phòng theo đúng quy định. Thực hiện thu hồi vỏ lọ vắc xin sau sử dụng và tiêu hủy vỏ lọ vắc xin, hóa chất đã sử dụng trong thú y.

Trạm Thú y xây dựng lịch tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tiêm phòng của thú y cơ sở để kịp thời khắc phục những tồn tại.../.

TT (Theo Cổng GTĐT Hà Nội)

đã phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thu thập số liệu đến từng cây nhãn của các hộ sản xuất tham gia thực nghiệm, nhằm đảm bảo các giải pháp kỹ thuật đã đề ra thực hiện đúng, đủ, kịp thời. Cho tới thời điểm giữa tháng 3/2018, 100% cây nhãn ra hoa đều, phủ kín tán, bông to và dài, hoa đực nở trước hoa cái, hứa hẹn được mùa.

Trên cơ sở thực tiễn tại các vườn sản xuất

nhãn, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển cây trồng phối hợp Phòng kinh tế huyện Quốc Oai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn chín muộn tại Quốc Oai để từ đó giúp bà con nông dân sản xuất nhãn nói riêng, sản xuất cây ăn quả nói chung xây dựng chuỗi sản xuất an toàn hiệu quả, bền vững./.

Trung tâm Phát triển cây trồng

Page 7: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 76 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

Để nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất cây có múi, một số biện pháp kỹ thuật được áp dụng như sau:

1. Ứng dụng biện pháp tưới nước tiếntiến, tiết kiệm

Hệ thống tưới nhỏ giọt khá đơn giản bao gồm bơm hoặc tháp nước, hệ thống lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải, hệ thống phân bón hoặc chất dinh dưỡng đi kèm, đường ống dẫn và thiết bị tạo giọt. Hệ thống bơm và các van xả có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động bằng máy tính. Đến nay, hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất.

Phương pháp tưới nước nhỏ giọt giúp phân bố lượng nước đồng đều cho tất cả các điểm mà không làm xói mòn hoặc nén chặt đất trồng trọt. Mặc dù rất hiện đại, nhưng công nghệ này dễ thao tác và lắp đặt, không cần hỗ trợ kỹ thuật nhiều. Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình dốc hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc đất, giúp tiết kiệm nước so với phương pháp tưới truyền thống. Vật tư, vật liệu lắp đặt hệ thống có trên thị trường trong nước, lắp đặt 1 lần sử dụng được lâu dài… Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nếu được tưới bằng các phương pháp tưới nhỏ giọt thì năng suất cây trồng tăng lên khoảng 50% và lượng nước tiết kiệm khoảng 40-70% so với các biện pháp tưới thông thường.

2. Ứng dụng biện pháp phòng trừ ruồivàng hại quả

Các loại cây ăn quả giai đoạn từ khi đậu quả đến chín thường bị một số côn trùng, sâu, bệnh phá hại như: Ruồi vàng đục quả, nhện trắng.... làm cho mẫu mã quả xấu, quả bị thối, rụng dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế. Việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ ít nhiều đều để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cho sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng quả, đến sức khỏe cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Đặc biệt, ruồi vàng là đối tượng gây hại mạnh vào giai đoạn quả chín – đây là thời kỳ thu hoạch quả nên vấn đề đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ

thực vật của sản phẩm quả được người dân thực hiện không nghiêm túc dẫn đến chất lượng quả bị giảm sút do tồn dư bảo vệ thực vật.

- Trên cây bưởi: Việc sử dụng túi bao quả, bẫy, thuốc sinh học trong phòng trừ ruồi hại quả bưởi có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tác nhân gây hại, nâng cao sản lượng quả đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, quá trình sinh trưởng, phát triển thì quả còn chịu các tác động của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh trong đó ánh nắng gay gắt của mùa hè và nhiệt độ không khí cao làm cho quả rất dễ bị cháy, rám nắng. Do đó, việc sử dụng túi quả chuyên dụng là rất cần thiết.

Bao quả bằng túi chuyên dụng mã số: 3B – 27. Phun thuốc phòng trừ ruồi bằng dung dịch EntơPrô nồng độ 10%; phun mỗi cây 50 ml dung dịch EntơPrô đã pha loãng; cách phun: phun điểm, phun sương, mỗi điểm 50 ml cho 1m2 tán lá, phun 1 tuần/lần. Hoặc dùng bẫy nhử ruồi vàng bằng thuốc Vizubon có hoạt chất Methyl Eugenol 75% và Dibrom 25%; tẩm 1ml hỗn hợp thuốc vào bẫy, treo lên cây; treo 2 – 3 bẫy cho 1.000 m2; sau 20 ngày, lấy hết xác ruồi và tẩm hỗn hợp thuốc mới vào bẫy.

Kết quả nghiên cứu của dự án sử dụng các biện pháp phòng trừ ruồi vàng như bao quả, dùng bẫy và phun thuốc trên giống bưởi Hồng Quang Tiến đều có tác dụng hạn chế ruồi vàng hại quả (tỷ lệ quả bị hại 0,00 – 2,29%) so với công thức đối chứng (5,97 %). Trong đó, tốt nhất bao quả bằng túi bao chuyên dụng mã số: 3B - 27 (do Đài Loan sản xuất), kích thước bao 37 x33 cm, có dây kẽm buộc miệng bao và để bao đến khi thu hoạch, quả không bị ruồi vàng gây hại.

Sử dụng biện pháp bao quả đã làm giảm tỷ lệ quả bưởi Hồng Quang Tiến bị nám, cháy nắng từ 90,93 – 100% so với để quả tự nhiên, không bao, không phun thuốc. Đồng thời làm tăng khối lượng quả 13,0 – 13,8%, mẫu mã quả đẹp, đem lại hiệu quả tốt nhất (hiệu quả đạt 666,76 triệu đồng/ha tương đương tăng 17,22 % so với đối chứng).

- Trên cây cam: Cam được bao quả, mẫu mã

MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

Page 8: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 98 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

đẹp, không bị sâu, nhện, bệnh gây hại nên giá bán đạt 28 triệu đồng/tấn, tăng 2 triệu đồng/tấn so với ngoài mô hình, do đó tổng giá trị thu được 1.041,6 triệu đồng/ha, tăng 300,6 triệu đồng/ha (tăng 40,6 %) so với ngoài mô hình. Vườn cây trong mô hình đầu tư tăng 64,01% so với ngoài mô hình nhưng năng suất, giá bán cao nên hiệu quả đạt cao 825,27 triệu đồng/ha, tăng 216,17 triệu đồng/ha, tương đương tăng 35,49% so với ngoài mô hình.

3. Ứng dụng biện pháp phun phân bón láKhi phun phân bón qua lá, cây trồng có thể hấp

thu được tới 90 – 95% dưỡng chất có trong phân và được đánh giá là cứ 1 tấn phân phun qua lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón dưới đất. Chính vì vậy, việc bổ sung phân bón cho cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng qua đường lá là một việc làm rất cần thiết, nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng để tăng chất lượng của quả. Phun Yogen 16, phân bón Đầu trâu 902 theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Kết quả phun bổ sung phân bón lá Yogen 16 (5 - 7 - 44) và phân bón lá Đầu trâu 902 (17 - 21 - 21) cho quả bưởi giống Hồng Quang Tiến thì độ Brix trong quả đạt cao (10,34 - 10,47%), tăng từ 0,69 - 0,82% so với không phun (9,65%).

4. Ứng dụng biện pháp phun GA3 đểgiảm hạt

GA3 (Gibberellin) là một hợp chất vòng có hoạt tính sinh lý rất mạnh. Chất này được biết đến từ những năm đầu của thập kỷ 20, nhưng đến năm 1956, Vest, Phiney và Padley mới tách được Gibberellin từ thực vật thượng đẳng và kể từ đó nó được xem như một phytohoocmon tồn tại trong cây. Hiện tại người ta đã phát hiện được trên 60 GA khác nhau, trong đó GA3 là hoocmon có hoạt tính mạnh nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Vai trò sinh lý quan trọng của GA3 đối với cây trồng là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả, tạo quả không hạt. Một số nghiên cứu đã khẳng định vai trò của GA3 trong việc tạo quả không hạt trên cây quýt (Talon et al, 1992), trên cây bưởi (Nakajima et al, 1992). Vì vậy việc sử dụng GA3 phun trong thời gian ra hoa trên cây có múi có ý nghĩa lớn trong việc làm giảm số hạt trên quả.

Sử dụng chế phẩm kích phát tố GA3 Thiên

Nông nồng độ 90 - 110 ppm phun cho giống bưởi Hồng Quang Tiến phun vào thời điểm ra hoa có tác dụng làm giảm 47,18 - 55,13% số hạt và 50,52 - 58,01% khối lượng hạt trong quả so với không phun.

5. Ứng dụng tiến bộ ky thuật phòng trừsâu đục thân, cành

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân: Quét thuốc Boóc- đô 10% lên thân cây vừa hạn chế nấm bệnh xâm nhập vừa tạo môi trường không thuận lợi, tránh sâu đẻ trứng. Bơm thuốc trừ sâu nội hấp Padan 0,2% vào các lỗ đục và bịt kín bằng đất sét.

6. Ứng dụng tiến bộ ky thuật bẫy ngàichích hút quả

Giai đoạn quả già đến chín thường bị một số côn trùng, sâu, bệnh phá hại, đặc biệt là ngài chích hút hại quả. Việc sử dụng thuốc hóa học để phun phòng trừ ngài chích hút ít có hiệu quả. Do đó làm lồng để bẫy ngài chích hút là một biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế, an toàn cho sản phẩm, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao phẩm chất quả.

Bẫy ngài chích hút quả: Dùng 25 bẫy lồng treo trên 1 ha, treo xung quanh bờ vườn. Chất liệu: Vải màn 2,5m2, thanh tre, nứa hoặc thép, dây dù, ni-lon để lên đĩa mồi. Cách làm: Đường kính vòng lớn 40 cm; Chiều cao lồng 60cm; Đường kính vòng nhỏ 15 cm; Chiều cao hình nón 35 cm; Đĩa ni-lon chứa mồi. Mồi dẫn dụ bằng mít dai, dứa chín, cam chín, xoài chín, ổi chín…. Thu bắt ngài: Sau một đêm, sáng hôm sau cho tiến hành bắt ngài bằng cách lật ngược bẫy rồi giết ngài. Những nơi gần rừng, có đêm thu được từ 50 – 100 con/lồng.

7. Ứng dụng tiến bộ ky thuật phòng trừnhện trắng gây nám quả, hiện tượng muội đen

Các loại cây ăn quả có múi, giai đoạn đậu quả non thường bị nhện trắng gây hại làm cho mẫu mã quả xấu, quả bị nám (10 –20%), quả muội đen, vẹo quả dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế.

Biện phòng trừ nhện trắng gây nám quả cho cây có múi: Sử dụng thuốc Zinep (0,3%) kết hợp thuốc trừ nhện (Comail 0,1%, Phumai 3,6EC (0,02 – 0,05%). Phun 3 đợt, đợt 1: sau khi rụng cánhhoa >75%, đợt 2: sau đợt 1 là 20 ngày, đợt 3: sau đợt 2 là 30 ngày.../.

TT (Theo TTKNQG)

Page 9: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 98 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

1. Xu thế thời tiết 10 ngày:Ngày 01 đến ngày 03, khu vực chịu ảnh hưởng

của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu kết hợp rìa đông nam vùng áp thấp phía tây có xu hướng phát triển và mở rộng về phía đông nam. Khoảng đêm 04 ngày 05 chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.

2. Dự báo chi tiết các yếu tố khí tượng:Từ ngày 01 - 03 và 08 - 10: Nhiều mây, đêm

và sáng mưa nhỏ vài nơi và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2 - 3. Trời lạnh.

Từ ngày 04 - 07: Nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông trong đêm 04 ngày 05, sau không mưa, ngày giảm mây trời nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2 - 3. Đêm và sáng trời rét.

Nhiệt độ trung bình: 22.0 - 23.00C.Nhiệt độ cao nhất: 29 - 310C.Nhiệt độ thấp nhất: 17 - 190C.Lượng mưa phổ biến: 10 - 20mmĐộ ẩm trung bình: 75 - 80%.Tổng số giờ nắng: 30 - 35 giờ.

NT (Theo Đài KTTV KVĐB Bắc Bộ)

1. CÂY TRỒNG, BẢO VỆ THỰC VẬT- Chăm sóc lúa, rau màu vụ xuân, chú ý kiểm

tra phòng trừ sâu bệnh và chống hạn cho lúa, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng, bón đón đòng cho lúa xuân. Chú ý phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt đề phòng các đối tượng sâu bệnh chủ yếu ở vụ xuân là bệnh đạo ôn, rầy nâu và sâu đục thân.

- Chiết ghép giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại quả, phun thuốc chống rụng quả cho nhãn, bưởi, cam, quýt.

- Chăm sóc rau màu vụ hè: thụ phấn bổ sung cho bầu, bí, mướp.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ kịp thời. Chú ý bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu đục thân hại lúa; sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đục quả, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai hại đậu tương; sâu cuốn lá, sâu khoang, bệnh đốm lá, bệnh héo xanh

hại lạc; bệnh giả sương mai, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, rệp muội hại cây họ bầu bí; sâu cắn lá, rệp cờ, sâu đục thân, đục bắp, bệnh đốm lá, khô vằn hại ngô; bọ xít, sâu đục cành, nhện lông nhung hại nhãn, vải; rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, nhện vàng hại cây ăn quả có múi; rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh đốm lá hại chè; bệnh đốm lá, sâu đục nụ hại cây hoa hồng, hoa cúc.

2. CHĂN NUÔI THÚ Y- Chủ động phòng chống nắng, nóng cho đàn

gia súc, gia cầm, nhất là đối với bò sữa, kiểm tra các hệ thống chống nóng để đảm bảo hoạt động bình thường khi thời tiết nắng nóng kéo dài.

- Thống kê đàn gia súc, gia cầm thời điểm ngày 01 tháng 4.

- Kiểm tra, giám sát dịch bệnh cho đàn vật nuôi, phòng ngừa các bệnh do thời tiết chuyển mùa trên đàn gia súc như chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò, bệnh tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi ở gia súc,…

- Tiếp tục tiêm phòng đại trà đợt 1 trong năm của các cơ sở chưa hoàn thành trong tháng 3. Sau khi kết thúc tiêm phòng đại trà thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc môi trường để hạn chế dịch bệnh phát sinh.

- Nuôi vỗ béo đàn trâu, bò thịt, gột vịt con nuôi thời vụ, tuyển chọn, bổ sung đà gà sinh sản.

- Đây là thời điểm thích hợp trồng các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc như Mulato, VA06, Ghine,…

3. THỦY SẢN- Cho cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa đẻ chính vụ.

NHÀ NÔNG & DOANH NGHIỆP CẦN BIẾTDỰ BÁO THỜI TIẾT 10 NGÀY THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(TỪ NGÀY 01 ĐẾN NGÀY 10 THÁNG 04 NĂM 2018)

CÔNG VIỆC NHÀ NÔNG THÁNG 4

Page 10: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1110 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

Nấm kim châm sản xuất ở trong nước không nhiều nhưng nấm kim châm vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường. Một trong những khó khăn đối với người tiêu dùng là nhận biết được sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước thực trạng đó, nấm sạch Kinoko được xem như một sự lựa chọn tin cậy đối với người tiêu dùng.

Vượt qua những khó khăn, thách thức ban đầu, nhà máy sản xuất nấm công nghệ cao của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao (xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức) đã chính thức đi vào

ĐỊA CHỈ XANHNẤM SẠCH KINOKO: SỰ LỰA CHỌN TIN CẬY CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

- Chuẩn bị nhà sinh sản cho ba ba đẻ trứng.- Cho cá rô phi đẻ, chuẩn bị giai ương cá.- Ương nuôi tôm càng xanh giống. - Phòng bệnh cho động vật thuỷ sản khi thời

tiết chuyển mùa: Vệ sinh môi trường, tăng cường dinh dưỡng cho cá nuôi, cho cá ăn thuốc phòng bệnh định kỳ. Phòng bệnh đốm đỏ, xuất huyết trên cá chép, trắm cỏ.

- Kiểm tra và cho cá trôi đẻ vào cuối tháng. 4. THỦY LỢITiếp tục tập trung tưới dưỡng cho lúa xuân

ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi như khơi thông nạo vét các tuyến kênh tiêu, cầu cống, trạm bơm. Xây dựng phương án phòng chống thiên tai của từng hệ thống công trình thủy lợi, đê kè, có chương trình huấn luyện, phổ biến rộng rãi, phân công trách nhiệm đối với các cấp, các ngành và nhiệm vụ cụ thể của toàn dân khi thiên tai xảy ra tại địa phương./.

TTKN

TẬP TRUNG HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CỬA HÀNG KINH DOANH TRÁI CÂY

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1210/SCT-QLTM đề nghị sở, ngành liên quan hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp.

Tính đến thời điểm này, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận nội thành mới chỉ đạt 73,05%.

Theo Đề án trái cây, đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Đề án gồm: Doanh nghiệp kinh doanh chuyên doanh trái cây, hộ kinh doanh chuyên doanh trái cây (thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp); doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tổng hợp trong đó có trái cây, hộ kinh doanh thực phẩm tổng hợp trong đó có trái cây (thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương).

Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật ATTP, trong đó quy định thay đổi liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Cụ thể: Tại Khoản d, Điều 12 quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).

Nhằm hoàn thành việc cấp các loại giấy tờ về ATTP cho các cửa hàng kinh doanh trái cây theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Đề án trái cây, Sở Công Thương đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP đối với doanh nghiệp kinh doanh chuyên doanh trái cây, hộ kinh doanh chuyên doanh trái cây.../.

TT (Theo Cổng GTĐT Hà Nội)

Page 11: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1110 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

hoạt động từ ngày 30/4/2017. Với slogan “Sạch từ tâm”, công ty cam kết mang đến cho người tiêu dùng cả nước sản phẩm nấm kim châm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên diện tích 3.000 m2 nhà xưởng, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao đã cho xây dựng một hệ thống sản xuất nấm hoàn chỉnh bao gồm các khu vực: Phòng cấy giống, phòng ươm, phòng thu hoạch và đóng gói... Toàn bộ quy trình sản xuất từ cấy giống đến thu hoạch mất khoảng 40-45 ngày. Tất cả các công đoạn đều sử dụng máy móc và công nghệ của Nhật Bản.

Sản phẩm nấm kim châm chiếm 95% tổng sản lượng của nhà máy. Ngoài ra còn có nấm sò, nấm linh chi, nấm đầu khỉ. Quy trình sản xuất nấm được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm giá thể,

cấy giống, ươm giống đến thu hoạch, đóng gói. Sản phẩm sau khi đóng gói được phân phối đến các siêu thị. Thị trường tiêu thụ chính tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, với giá bán tại các siêu thị khoảng 17.500 - 18.500 đ/gói (loại 150g), mô hình trồng nấm ứng dụng công nghệ cao thực sự là hướng đi đúng đắn, hiệu quả. góp phần tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô có thêm một lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình./.

Khách hàng có nhu cầu liên hệ: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao Đại diện: Bà Dương Thị Thu HuệĐịa chỉ: Xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐT: 0904.684.113

Nguyễn Thúy

CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁPTS. CAO VĂN CHÍ - PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÓ MÚI Câu hỏi: Cách phòng trừ bọ trĩ trên cây

bưởi Diễn thời kỳ ra hoa, đậu quả?Trả lời: Thời kỳ ra hoa, đậu quả của cây bưởi diễn

cần chú ý phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại, trong đó có bọ trĩ.

Triệu trứng: Gây hại trên các bộ phận như cánh hoa, đài hoa, nụ hoa, cuống hoa, lá non, quả non. Bọ sống và gây hại chủ yếu trên hoa quả non. Trưởng thành ít bay, hoạt động mạnh vào buổi sáng và chiều mát. Cả trưởng thành và ấu trùng bọ trĩ màu vàng đều cắm vòi hút dinh dưỡng từ hoa, quả non. Nếu bị nặng hoa sẽ bị táp, nhanh tàn, cánh hoa rụng sớm, giảm tỷ lệ đậu quả. Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu,

cong queo. Trên trái, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái.

Biện pháp phòng trừ:+ Biện pháp thủ công:- Tỉa cành tạo tán thông thoáng tránh ẩm

độ cao.- Thu nhặt những trái bị hại đem tiêu hủy.- Phun nước lên cây.+ Biện pháp sinh học: Bảo vệ và lợi dụng

thiên địch tự nhiên.+ Biện pháp hóa học: Phun diệt bọ trĩ bằng

dầu khoáng hoặc các loại thuốc như: Abamectin, Sagolex, Bassan, Trebon, Confidor, Cypermethrin khi cây bắt đầu ra nụ nếu bọ trĩ có mật độ cao và sau khi hoa rụng 15 ngày./.

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau của Hà Nội đang gặp khó khăn về đầu ra thì tại vùng trồng rau an toàn (RAT) xã Văn Đức (huyện Gia Lâm), nông dân vẫn yên tâm sản xuất bởi sản phẩm RAT của địa phương có đầu ra ổn định do RAT ở đây được sản xuất theo kế hoạch cụ thể về chủng loại, sản lượng tiêu thụ và được dán tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Quản lý sản xuất theo nhóm áp dụng GPSHiện, toàn xã Văn Đức có 250 ha RAT, trong

đó 15 ha sản xuất theo quy trình VietGAP với 1.200 hộ tham gia trực tiếp sản xuất. Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (HTX) là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chất lượng và đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con. Tất cả các hộ trực tiếp tham gia sản xuất được chia thành 20 nhóm và 5 liên nhóm, mỗi nhóm gồm 25 - 30 hộ thành viên trồng rau, trong đó, mỗi nhóm, liên nhóm bầu ra 1 tổ trưởng làm nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo toàn bộ diện tích

GƯƠNG SẢN XUẤT ĐIỂN HÌNHBÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VĂN ĐỨC

Page 12: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1312 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

rau được trồng đồng bộ theo đúng quy trình (mỗi tổ trưởng được hỗ trợ mức lương từ 600 -1,3 triệu đồng/tháng). Với quy mô sản xuất rộng lớn, để giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất rau ngay tại ruộng, HTX đã lập sơ đồ theo các nhóm, phân theo từng khu vực cánh đồng. Bên cạnh đó, HTX đã thực hiện mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng hệ thống đảm bảo có sự truy xuất nguồn gốc (PGS) trong sản xuất RAT. Hệ thống đảm bảo này chứng thực cho người sản xuất dựa trên sự tham gia tích cực của các bên liên quan: người tiêu dùng, công ty phân phối, cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng quan tâm khác. Tất cả các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch rau đều có sự giám sát của các tổ trưởng và cán bộ của Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

Bà Hoàng Thị Thúy Nga – Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Gia Lâm cho biết: Các hộ tham gia sản xuất theo nhóm đều được cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội tập huấn về cách thức vận hành quản lý theo PGS, sản xuất RAT, rau VietGAP theo phương pháp FFS, phòng trừ dịch hại IPM,... Bên cạnh đó, mỗi hộ còn được cấp sổ nhật ký đồng ruộng cập nhật đầy đủ thông tin quy trình sản xuất (thời gian, cách sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học...). Đồng thời, ban kiểm soát gồm đại diện người tiêu dùng, công ty phân phối, thu mua, Trạm bảo vệ thực vật, chính quyền xã và HTX thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động sản xuất, chăm sóc cây rau của các thành viên trong nhóm theo đúng quy định về an toàn thực của Nhà nước đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, kiểm tra nhật ký sản xuất, để đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm theo quy định.

Nhờ sản xuất theo đúng quy trình, chất lượng đảm bảo, sản phẩm có dán nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên rau an toàn Văn Đức không chỉ

được đưa vào hệ thống siêu thị ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, mà còn xuất khẩu sang một số nước.

Sản xuất theo kế hoạch Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Hợp tác

xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức cho biết, trung bình mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 40 – 50 tấn rau các loại. Trong số đó khoảng 70% sản lượng được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trên địa bàn TP, số còn lại tiêu thụ tại các tỉnh lân cận. Đặc biệt, HTX vẫn đang duy trì xuất khẩu từ 300 – 500 tấn/năm một số loại rau như cải thảo, bắp cải, súp lơ sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Để giải quyết tốt vấn đề đầu ra, HTX đã tổ chức kế hoạch sản xuất cụ thể, bên cạnh trồng đa dạng các loại rau, HTX còn căn cứ vào sản lượng tiêu thụ để cân đối diện tích gieo trồng, tránh sản xuất ồ ạt một loại rau khiến khó bán, giá cả không đảm bảo. Cùng với đó, HTX ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp tiêu thụ mà không qua bất kỳ bên trung gian nào, qua đó, HTX cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho xã viên. Nhờ vậy, sản lượng rau ở Văn Đức mỗi năm đạt từ 35.000 – 37.000 tấn vẫn được tiêu thụ ổn định, doanh thu đạt từ 550 – 600 triệu đồng/ha/năm.

Theo nhiều hộ sản xuất, rau ở đây luôn được bán với giá cao hơn so với các nơi khác từ 1.000 – 1.500 đồng/kg. Ông Đặng Văn Phúc, ở thôn Trung Quan 1, xã Văn Đức phấn khởi chia sẻ: “Nhờ sản xuất theo đúng quy trình và kế hoạch do HTX đề ra, toàn bộ sản phẩm được HTX đứng ra bao tiêu nên đầu ra luôn ổn định, xã viên không lo bán không được mà chỉ lo làm cho đúng. Gia đình tôi có hơn một mẫu trồng các loại cải bắp, súp lơ, cải thảo, chỉ tính riêng vụ rau dịp Tết Nguyên đán 2018, trừ các khoản chi phí, tôi thu lãi gần 50 triệu đồng”.

Thời điểm này, mặc dù thị trường tiêu thụ rau đang bấp bênh song trên cánh đồng RAT Văn Đức, công việc sản xuất vẫn diễn ra như thường lệ. Bài học thành công từ vùng rau lớn nhất Thủ đô này không có gì khác ngoài đảm bảo các tiêu chí: chất lượng gắn với thương hiệu, sản xuất đúng quy trình, đúng kế hoạch,…/.

Lưu Phượng

Page 13: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1312 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

Đối với mặt hàng lương thực: Trên thị trường hiện nay nhìn chung giá các mặt hàng lương thực giữ ổn định; tuy nhiên giá bán lẻ các mặt hàng gạo tại các chợ vẫn luôn có sự chênh lệch; điển hình như tại chợ Cầu Diễn gạo Bắc thơm số 7 có giá 18.000 đ/kg trong khi đó cùng mặt hàng này giá bán tại các chợ Yên – Mê Linh lại có giá từ 13.000 đ/kg; Đối với các mặt hàng gạo như: Gạo Xi dẻo có giá từ 12.500 – 13.500 đ/kg, gạo tám Thái có giá phổ biến từ 19.000 – 20.000 đ/kg, gạo Điện Biên có giá từ 16.500 – 17.000 đ/kg, gạo nếp cái hoa vàng giá ổn định ở mức từ 25.000 - 27.000 đ/kg; Đối với các mặt hàng đậu đỗ giá bán trên thị trường cũng duy trì như sau: Đậu xanh có vỏ giá bán dao động từ 42.000 - 44.000 đ/kg, đậu đen giá 45.000 – 48.000đ/kg...

Đối với các mặt hàng thực phẩm: Cũng giống như những mặt hàng lương thực, tuần qua, giá các mặt hàng thực phẩm trên thị trường cũng duy trì ổn định. Lợn hơi xuất chuồng tại các huyện ngoại thành đang dao động quanh mức giá 32.000 – 34.000 đ/kg, tại các chợ giá thịt lợn mông sấn,thịt lợn ba chỉ dao động từ 70.000 - 75.000 đ/kg; xương sườn có giá từ 85.000 - 90.000 đ/kg. Thịt bò có mức cao từ 240.000 - 260.000 đ/kg; gà ta hơi giảm nhẹ xuống mức từ 100.000 - 110.000 đ/kg, gà công nghiệp nguyên con làm sẵn giá từ

55.000 - 60.000 đ/kg, vịt nguyên con làm sẵn giá từ 70.000 - 75.000 đ/kg; cá trắm đang có giá từ 65.000 - 75.000 đ/kg, cá rô phi giá 40.000 - 45.000 đ/kg, tôm đồng có giá từ 150.000 - 200.000 đ/kg...

Đối với các mặt hàng rau, củ, quả: Giá các mặt hàng rau xanh tại các chợ giữ ổn định do nguồn cung đảm bảo và đa dạng với nhiều loại rau, củ, quả. Rau cải ngọt có giá từ 8.000 -10.000 đ/kg, rau muống, rau mùng tơi có giá từ 4.000 – 5000 đ/mớ, cà chua giá 10.000 - 15.000 đ/kg; đối với mặt hàng củ cải trắng, su hào, nguồn cung dồi dào nên giá bán giảm mạnh; su hào giá 2.000 – 3.000 đ/củ, dưa chuột đầu mùa nên giá tăng nhẹ dao động từ 15.000 – 20.000 đ/kg; Giá bán một số mặt hàng trái cây như sau: Thanh long giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, xoài Thái giá từ 40.000 - 45.000 đ/kg, hồng xiêm giá từ 40.000 - 45.000 đ/kg....

Về vật tư nông nghiệp: Hiện nay, nhu cầu sử dụng phân bón đã tăng khi nhiều diện tích cây trồng vụ xuân đã bước vào giai đoạn chăm sóc, tuy nhiên giá bán lẻ các mặt hàng phân bón tại các đại lý vẫn giữ ổn định. Đạm urê ngoại giá phổ biến từ 10.500 - 11.000 đ/kg, NPK Văn Điển 5.10.3 giá bán 4.800 -5.000 đ/kg, Kali giá 11.000 – 11.500 đ/kg./.

NB (TH)

Philippines vừa thông báo 250.000 tấn gạo nhập khẩu theo kế hoạch sẽ được cập cảng Philippines vào tháng 5 tới, sớm hơn 1 tháng so với thông báo trước đây, nhằm đảm bảo đủ lượng tồn kho của chính phủ trước giai đoạn giáp hạt.

Nhập khẩu gạo sẽ giúp làm đầy kho dự trữ gạo của Cơ quan Thực phẩm Quốc gia (NFA). Nguồn cung gạo nhập khẩu sẽ giúp ổn định giá gạo nội địa trước và trong giai đoạn nguồn cung thấp điểm bắt đầu từ tháng 7.

Như đã đàm phán trước đây, NFA sẽ tổ chức đấu thầu nhập khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam, những nhà cung cấp gạo truyền thống cho Philippines.

Theo dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), dự trữ gạo nước này đã giảm mạnh. Cụ thể, tổng dự trữ trên toàn quốc giảm

gần 22% xuống còn 1,795 triệu tấn, so với mức 2,296 triệu tấn hồi tháng 2/2017, chỉ đủ dùng trong vòng 53 ngày (vào tháng 9/2017 dự trữ đã chạm mức 1.422 triệu tấn); trong đó dự trữ của NFA ở mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ, là 61.400 tấn (đủ dùng trong 2 ngày), giảm 86,8% so với mức 465.260 tấn cùng kỳ năm 2017. Dữ liệu từ PSA cho thấy gần 89% dự trữ gạo của NFA là nguồn gạo nhập khẩu. Trong tổng dự trữ gạo tính đến ngày 1/2, khoảng 60,58% là dự trữ gạo gia đình, 36% là dự trữ thương mại và 3,43% là dự trữ gạo NFA. Tổng dự trữ gạo hộ gia đình tính đến 1/2 là 1,087 triệu tấn, trong khi dự trữ gạo thương mại là 646.560 tấn./.

TT (Theo Vinanet)

PHILIPPINES MUỐN 250.000 TẤN GẠO NHẬP KHẨU CẬP CẢNG VÀO THÁNG 5

Page 14: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1514 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 28 tháng 03 năm 2018

TT Mặt hàng và quy cách Loại

Chợ Yên -Mê Linh

Chợ Hà Đông

Chợ Nghệ-

Sơn Tây

Chợ Vân

Đinh-Ứng Hoà

Chợ Phùng

Đan Phượng

Chợ Vồi-

Thường Tín

Chợ Cầu

Diễn-Từ

Liêm

Chợ Ngọc Lâm- Long Biên

Chợ Tó-Đông Anh

Chợ Tả Thanh Oai -

Thanh Tri

1 Lúa Khang Dân loại 1 6.500 7.000 6.500 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000

2 Gạo Khang Dân loại 1 10.000 13.000 10.000 12.500 11.000 11.000 11.000 13.000 11.000 11.000

3 Gạo bắc thơm loại 1 13.000 16.000 15.000 16.000 15.000 16.000 18.000 18.000 15.000 15.000

4 Gạo Xi dẻo loại 1 12.000 13.000 12.500 12.500 15.000 13.000 13.500 13.000 12.500 13.000

5 Gạo Điện Biên loại 1 15.000 15.500 16.500 16.000 16.000 16.000 19.000 17.000 16.000

6 Gạo Hải Hậu loại 1 18.000 18.000 16.000 16.500 17.000 16.000 15.000 16.000 15.000

7 Gạo tám Thái loại 1 20.000 18.000 18.000 17.000 22.000 19.000 20.000 18.500 19.000 19.000

8 Gạo nếp cái hoa vàng loại 1 25.000 18.000 27.000 25.000 27.000 25.000 30.000 30.000 30.000 27.000

9 Gạo nếp cẩm loại 1 38.000 25.500 27.000 25.000 30.000 31.000 32.000 35.000 32.000 30.000

10 Đậu tương loại 1 25.000 28.000 20.000 20.000 20.000 35.000 35.000 22.000 20.000

11 Đậu xanh có vỏ loại 1 30.000 25.000 45.000 40.000 50.000 32.000 48.000 21.000 44.000 45.000

12 Lạc nhân loại 1 40.000 45.000 48.000 50.000 50.000 53.000 55.000 50.000 48.000 50.000

13 Đậu đen loại 1 42.000 45.000 40.000 40.000 50.000 41.000 50.000 60.000 42.000 45.000

14 Đạm urê ngoại loại 1 7.500 50.000 8.500 8.700 9.000 8.500 9.000 10.000 9.000 9.000

15 NPK 5.10.3 Văn Điển (giá tại Đlý) loại 1 4.000 8.500 5.000 4.100 4.500 5.000 4.500 5.500 4.500 4.500

16 Kali loại 1 7.800 5.500 9.000 10.500 8.000 9.500 10.500 12.000 10.000 10.000

17 Lân Văn Điển loại 1 3.000 9.000 4.000 3.800 4.000 4.000 3.800 4.500 4.000 4.000

Page 15: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1514 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 28 tháng 03 năm 2018

TT Mặt hàng và quy cách Loại

Chợ Yên -Mê Linh

Chợ Hà Đông

Chợ Nghệ-

Sơn Tây

Chợ Vân

Đinh-Ứng Hoà

Chợ Phùng

Đan Phượng

Chợ Vồi-

Thường Tín

Chợ Cầu

Diễn-Từ Liêm

Chợ Ngọc Lâm- Long Biên

Chợ Tó-Đông Anh

Chợ Tả Thanh Oai -

Thanh Tri

1 Thịt lợn hơi (lợn siêu nạc) loại 1 34.000 34.000 30.000 32.000 30.000 32.000 35.000 32.000 35.000

2 Thịt lợn mông sấn loại 1 60.000 60.000 45.000 75.000 60.000 55.000 70.000 75.000 60.000 70.000

3 Thịt lợn nạc thăn loại 1 70.000 70.000 55.000 80.000 80.000 70.000 90.000 80.000 65.000 80.000

4 Thịt lợn ba chỉ loại 1 70.000 75.000 60.000 80.000 70.000 68.000 90.000 70.000 70.000 80.000

5 Thịt bò thăn loại 1 240.000 250.000 250.000 250.000 270.000 230.000 260.000 260.000 220.000 250.000

6 Thịt bò mông loại 1 220.000 260.000 240.000 240.000 270.000 210.000 240.000 250.000 230.000 220.000

7 Gà ta hơi loại 1 100.000 110.000 120.000 110.000 130.000 110.000 120.000 120.000 110.000 100.000

8 Gà ta nguyên con làm sẵn loại 1 115.000 125.000 135.000 140.000 170.000 160.000 150.000 150.000 135.000 130.000

9 Gà công nghiệp hơi loại 1 45.000 32.000 48.000 43.000 39.000 40.000 65.000 45.000 45.000

10 Gà CN nguyên con làm sẵn loại 1 60.000 55.000 70.000 70.000 53.000 70.000 70.000 70.000 65.000

11 Vịt hơi loại 1 50.000 45.000 46.000 52.000 46.000 46.000 55.000 58.000 55.000 45.000

12 Vịt nguyên con làm sẵn loại 1 65.000 55.000 62.000 70.000 70.000 63.000 85.000 75 .000 75.000 65.000

13 Ngan hơi loại 1 55.000 60.000 58.000 60.000 60.000 60.000 65.000 65.000 55.000 60.000

.14 Ngan nguyên con làm sẵn loại 1 65.000 70.000 75.000 80.000 90.000 75.000 80.000 75.000 80.000

15 Cá chép > 1kg loại 1 65.000 60.000 55.000 55.000 75.000 55.000 60.000 60.000 75.000 60.000

16 Cá trắm > 2kg loại 1 70.000 65.000 50.000 55.000 75.000 58.000 70.000 90.000 75.000 70.000

17 Cá quả loại 1 90.000 150.000 130.000 120.000 100.000 100.000 120.000 100.000 110.000

18 Ngao loại 1 20.000 15.000 18.000 15.000 18.000 13.000 20. 000 17.000 20.000 18.000

19 Tôm sú loại 1 480.000 400.000 370.000 600.000 400.000 380.000 350.000 400.000

20 Tôm đồng loại 1 170.000 200 000 180.000 250.000 200.000 200. 000 200.000 250.000 190.000

Page 16: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1716 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 28 tháng 03 năm 2018

TT Mặt hàng và quy cách Loại

Chợ Yên -Mê Linh

Chợ Hà Đông

Chợ Nghệ-

Sơn Tây

Chợ Vân

Đinh-Ứng Hoà

Chợ Phùng

Đan Phượng

Chợ Hà Vĩ-

Thường Tín

Chợ Cầu

Diễn-Từ

Liêm

Chợ Ngọc Lâm- Long Biên

Chợ Tó-

Đông Anh

Chợ Tả Thanh Oai -

Thanh Tri

1 Cam sành loại 1 30.000 50.000 52.000 45.000 60.000 46.000 60.000 40.000 45.000 45.000

2 Dưa hấu Miền Nam loại 1 15.000 18.000 17.000 18.000 15.000 13.000 20.000 20.000 20.000 17.000

3 Quýt Sài gòn loại 1 50.000 45.000 50.000 40.000 50.000 40.000 45.000 40.000

4 Xoài cát chu loại 1 25.000 50.000 35.000 35.000 30.000 27.000 50.000 40.000 40.000 45.000

5 Ổi loại 1 20.000 25.000 18.000 25.000 25.000 20.000 25.000 30.000 25.000 25.000

6 Chôm chôm loại 1 40.000 50.000 40.000 45.000 30.000 50.000 40.000 30.000 35.000

7 Vú sữa loại 1 27.000 50.000 50.000 55.000 40.000 35.000 40.000 32.000 55.000 40.000

8 Dứa (quả) loại 1 8.000 10.000 8.000 10.000 12.000 9.000 12.000 10.000 10.000

9 Hồng xiêm loại 1 40.000 55.000 40.000 40.000 30.000 30.000 40.000 40.000 35.000 30.000

10 Thanh long loại 1 20.000 35.000 25.000 40.000 40.000 26.000 30.000 25.000 35.000

11 Cà chua loại 1 8.000 12.000 12.000 10.000 10.000 15.000 15.000 20.000 10.000

12 Cà rốt loại 1 12.000 11.000 15.000 12.000 12.000 10.000 11.000 15.000 10.000

13 Khoai tây loại 1 12.000 14.000 12.000 12.000 10.000 12.000 12.000 15.000 15.000 15.000

14 Rau cải ngọt loại 1 7.000 10.000 10.000 12.000 5.000 15.000 15.000 15.000 14.000

15 Súp lơ (cây) loại 1 5.000 7.000 8.000 7.000 5.000 8.000 10.000 6.000 5.000

16 Bắp cải loại 1 4.000 5.000 5.000 10.000 5.000 6.000 5.000 5.000 8.000

17 Dưa chuột loại 1 10.000 15.000 15.000 15.000 20.000 15.000 15.000 12.000 12.000 10.000

18 Rau mùng tơi (mớ) loại 1 4.000 5.000 4.000 4.000 3.000 3.000 6.000 4.000 4.000 4.000

19 Rau muống (mớ) loại 1 4.000 3.000 4.000 5.000 5.000 3.500 5.000 5.000 5.000 4.000

20 Hoa hồng đỏ (bông) loại 1 2.000 4.000 5.000 6.000 4.000 3.000 6.000 5.000 2.000 4.000

21 Hoa ly hồng (cành) loại 1 20.000 20.000 15.000 25.000 25.000 15.000 30.000 20.000 15.000 20.000

22 Hoa cúc vàng(bông) loại 1 1.200 4.000 3.000 5.000 3.000 2.000 5.000 5.000 3.000 4.000

Page 17: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1716 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

Ngày 28 tháng 03 năm 2018 (ĐVT: đ/kg)

STT Mặt hàng và quy cách Loại Bắc Giang Nam Đinh Hải Dương

1 Thóc tẻ (KD, Q5) loại 1 6.000 5.600 6.000

2 Gạo Xi dẻo loại 1 11.500 12.000 11.500

3 Đậu t ương loại 1 26.000 26.000 25.000

4 Đậu xanh tách vỏ loại 1 55.000 55.000 55.000

5 Lạc nhân loại 1 45.000 48.000 45.000

6 Miến dong loại 1 75.000 70.000 75.000

7 Thịt lợn hơi loại 1 33.000 34.000 33.000

8 Thịt mông sấn loại 1 70.000 72.000 75.000

9 Gà Tam hoàng hơi loại 1 65.000 65.000 65.000

10 Gà ta hơi loại 1 100.000 110.000 110.000

11 Gà Ai cập hơi loại 1 75.000 73.000 75.000

12 Vịt hơi loại 1 45.000 45.000 45.000

13 Thịt bò thăn loại 1 230.000 240.000 240.000

14 Trứng gà ta (quả) loại 1 3.000 3.000 3.000

15 Trứng chim cút (10 quả) loại 1 6.000 6.500 6.500

16 Tôm sú loại 1 450.000 450.000 450.000

17 Cá quả loại 1 100.000 110.000 10.000

Page 18: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1918 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 28 tháng 03 năm 2018

STT Mặt hàng và quy cách Loại Bắc Giang Nam Đinh Hải Dương

1 Dưa hấu Miền Nam loại 1 10.000 12.000 13.000

2 Bưởi da xanh loại 1 90.000 85.000 85.000

3 Xoài Thái loại 1 40.000 40.000 40.000

4 Lê loại 1 30.000 30.000 30.000

5 Thanh long loại 1 35.000 35.000 30.000

6 Cà rốt loại 1 13.000 11.000 12.000

7 Hành tây loại 1 18.000 20.000 18.000

8 Khoai tây loại 1 14.000 13.000 13.000

9 Cà chua loại 1 15.000 15.000 14.000

10 Rau mùng tơi (mớ) loại 1 4.000 4.000 3.000

11 Chanh (quả tươi) loại 1 35.000 30.000 35.000

12 Tỏi ta khô loại 1 55.000 50.000 50.000

13 Cải thảo loại 1 12.000 15.000 13.000

14 Dưa chuột loại 1 15.000 15.000 18.000

15 Hành củ ta khô loại 1 65.000 65.000 65.000

16 Bí đỏ loại 1 15.000 15.000 15.000

Page 19: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 1918 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

tt Đơn vi,người đại diện Đia chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko

Thanh CaoĐại diện:

Dương Thị Thu Huệ

Thôn Đốc Kính, xã Đốc Tín, huyện Mỹ

Đức, Hà NộiĐT:0904.684.113

Là đơn vị đầu ngành trong việc nghiên cứu - phát triển các giống nấm Việt, công ty không chỉ là nơi nghiên cứu - lai tạo các giống nấm mới mà còn là nơi đầu tiên áp dụng những công nghệ nuôi trồng nấm của Nhật Bản vào điều kiện nuôi trồng nấm của Việt Nam và góp phần phổ biến các kĩ thuật này cho nông dân trồng nấm ở Việt Nam. Sản phẩm nấm kim châm chiếm 95% tổng sản lượng của công ty. Ngoài ra còn có nấm sò, nấm linh chi, nấm đầu khỉ. Hiện tại giá bán nấm kim châm tại các siêu thị từ 17.500 - 18.500 đ/gói (loại 150g).

2

Cơ sở sản xuất rau hữu cơ

công nghệ caoĐại diện:

Đặng Thị Cuối

Thôn Đoài Khê - xã Đan Phượng - huyện Đan Phượng

- Hà NộiĐT:0986.758.153

Chuyên sản xuất rau các loại: Khoai tây, bắp cải, su hào, su hào ăn lá.... Sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng, có tem truy xuất nguồn gốc.

3

Hộ sản xuất kinh doanh Bùi Thị

Thanh HàĐại diện:

Bùi Thị Thanh Hà

Xã Ninh Sở - huyện Thường Tín -

Hà NộiĐT:0984.920.986

Chuyên cung cấp các loại rau an toàn theo mùa vụ: Các sản phẩm rau mầm, rau xà lách, cải bó xôi, rau babyleaf, dưa leo, rau muống, mồng tơi. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-15-03-01-0075.

STT Mặt hàng và quy cách Loại Bắc Giang Nam Đinh Hải Dương

1 Dưa hấu Miền Nam loại 1 10.000 12.000 13.000

2 Bưởi da xanh loại 1 90.000 85.000 85.000

3 Xoài Thái loại 1 40.000 40.000 40.000

4 Lê loại 1 30.000 30.000 30.000

5 Thanh long loại 1 35.000 35.000 30.000

6 Cà rốt loại 1 13.000 11.000 12.000

7 Hành tây loại 1 18.000 20.000 18.000

8 Khoai tây loại 1 14.000 13.000 13.000

9 Cà chua loại 1 15.000 15.000 14.000

10 Rau mùng tơi (mớ) loại 1 4.000 4.000 3.000

11 Chanh (quả tươi) loại 1 35.000 30.000 35.000

12 Tỏi ta khô loại 1 55.000 50.000 50.000

13 Cải thảo loại 1 12.000 15.000 13.000

14 Dưa chuột loại 1 15.000 15.000 18.000

15 Hành củ ta khô loại 1 65.000 65.000 65.000

16 Bí đỏ loại 1 15.000 15.000 15.000

Page 20: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 2120 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TT Đơn vi,người đại diện Đia chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty cổ phần nông thương Ecogreen

Việt NamĐại diện:

Nguyễn Việt Thắng

Tổ 66 - phường Tương Mai - quận

Hoàng Mai - Hà NộiĐT:024.3757.5265

Công ty chuyên sản xuất và tiêu thụ rau an toàn các loại: Rau xà lách lô lô xanh Green Leaf, rau xà lách lô lô tím Sunny Lettuce, rau xà lách duỗi Romaine, rau xà lách cuộn Iceberg... Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-15-03-01-0027.

2

Hợp tác xã Sản xuất rau quả an toàn

Phúc LợiĐại diện:

Kiều Thị Huệ

Phường Phúc Lợi - quận Long Biên -

Hà NộiĐT:0167.6664.488

Chuyên sản xuất và tiêu thụ ổi lê Đài Loan. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-15-03-01-0010.

3

Công ty cổ phẩn thực phẩm Nhật Minh

Đại diện:Nguyễn Thị Toan

Số 6A8A Khu tập thể Thanh Xuân Bắc -

phường Thanh Xuân Bắc - quận Thanh

Xuân - Hà NộiĐT: 0243.543.0715

Thành lập năm 2012, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm. Với cơ cấu quản lí phù hợp, đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực, nhạy bén với thị trường, cơ sở sản xuất tiên tiến, đảm bảo vệ sinh, công ty đã và đang có nhiều cơ hội trong việc phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Măng khô, măng tươi, sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau, củ, quả. Những sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các sản phẩm của công ty được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm chứng nhận là đảm bảo chất lượng.

Page 21: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 2120 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TT Đơn vi,người đại diện Đia chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty CP giống cây lâm nghiệp cây

xanh Ba VìĐại diện:

Nguyễn Thị Vân Anh

Xã Tản Lĩnh - huyện Ba Vì - Hà Nội

ĐT: 0969.509.955

Chuyên cung cấp cây giống lâm nghiệp, cây xanh đô thị, cây công trình, tư vấn thiết kế công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

2

Trung tâm sản xuất và chuyển giao giống cây trồng

Đại diện: Công Văn Toàn

Xã Cẩm Lĩnh - huyện Ba Vì - Hà Nội

ĐT: 0977.838.109

Chuyên cung cấp các giống cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây xanh đô thị trên địa bàn huyện Ba Vì và các huyện lân cận.

3

Hộ kinh doanh cây giống

Đại diện:Nguyễn Thị Thắm

Xã Cổ Đô - huyện Ba Vì - Hà Nội

ĐT: 0983.563.529

Chuyên cung cấp các loại hồng cổ và hồng ngoại, cây công trình trên địa bàn huyện Ba Vì và các huyện lân cận.

4

Cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp

Đại diện:Trần Thị Phương

Xã An Tiến - huyện Mỹ Đức - Hà Nội

ĐT:0166.622.6224

Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, giống cây trồng đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận.

Page 22: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 2322 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

TT Đơn vi,người đại diện Đia chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Trang trại chăn nuôi gà

Đại diện: Chu Văn Công

Xã Cẩm Lĩnh -huyện Ba Vì - Hà Nội

ĐT:0169.891.6018

Chuyên bán buôn, bán lẻ các loại gà thịt chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Ba Vì và các vùng lân cận.

2

Trang trại chăn nuôi gà

Đại diện: Nguyễn Văn Khanh

Xã Cẩm Lĩnh - huyện Ba Vì - Hà Nội

ĐT:0165.854.4293

Chuyên bán buôn, bán lẻ các loại gà thịt chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Ba Vì và các vùng lân cận.

3

Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứngĐại diện:

Đặng Ngọc Thanh

Xã Đốc Tín - huyện Mỹ Đức - Hà Nội

ĐT:0963.637.311

Chuyên cung cấp trứng gà Ai Cập với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận.

4

Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứngĐại diện:

Nguyễn Văn Bòng

Thôn Khảm Lâm - xã Phúc Lâm - huyện Mỹ

Đức - Hà NộiĐT:0963.727.052

Chuyên cung cấp trứng gà Ai Cập với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận.

Page 23: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường 2322 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

TT Đơn vi,người đại diện Đia chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Cơ sở khảm ốc cao cấpĐại diện:

Nguyễn Văn Hưng

Xã Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên - Hà Nội ĐT: 0975.631.891

Chuyên bán buôn, bán lẻ bàn ghế, sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối, tranh các loại với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và chất lượng cao. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

2

Cơ sở sản xuất đồ gỗ Sơn Thủy

Đại diện:Nguyễn Đình Sơn

Xã Tân Dân - huyện Phú Xuyên - Hà NộiĐT:0943.133.138

Chuyên bán buôn, bán lẻ sản phẩm đồ gỗ nội thất cao cấp với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và chất lượng cao. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

3

Cơ sở may thời trang cao cấp Thuận Thành

Đại diện:Nguyễn Văn Thuận

Xã Vân Từ - huyện Phú Xuyên - Hà Nội

ĐT:02433.854.941

Chuyên may comple, veston, măng tô nam, nữ với số lượng lớn theo đơn đặt hàng đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

4

Doanh nghiệp may Hùng Luyến

Đại diện:Nguyễn Văn Hùng

Xã Vân Từ - huyện Phú Xuyên - Hà Nội

ĐT:02433.855.741

Chuyên may comple, veston, măng tô nam, nữ với số lượng lớn theo đơn đặt hàng đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

Page 24: khuyennonghanoi.gov.vnkhuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 1... · PB Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018. Sản xuất & Thị trường. 1 1. Trồng trọt, bảo

Sản xuất & Thị trường PB24 Số 9 - Ngày 30 tháng 3 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

TT Đơn vi,người đại diện Đia chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn VietGAP

xóm 9Đại diện:

Lương Thị Phương Ngàn

Xóm 9 - xã Tân Linh - huyện Đại Từ - tỉnh Thái NguyênĐT:0916.992.908

Chuyên cung cấp chè búp tươi. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-14-03-19-0041.

2

Tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP bản

Xuân MôiĐại diện:

Nguyễn Chí Thanh

Bản Xuân Môi - xã Xuân Lương - huyện

Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

ĐT:0986.990.062

Chuyên sản xuất chè các loại. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-14-05-24-0002.

3

Hợp tác xã Thân Trường

Đại diện:Nguyễn Văn Trường

Bản Ven - xã Xuân Lương - huyện Yên

Thế - tỉnh Bắc GiangĐT:0912.707.700

Chuyên sản xuất chè các loại. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-14-05-24-0001.

4

Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ

Phú ĐạtĐại diện:

Phạm Thế Đạt

Thôn 5 - xã Yên Phú huyện Văn Yên -

tỉnh Yên BáiĐT:0976.672.655

Chuyên cung cấp rau quả tươi các loại. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-13-03-15-0001.