tong ket 19 nam hoat dong kiem toan

27
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TỔNG KẾT 19 NĂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Trong 19 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một bộ phận của nền kinh tế, việc hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập vừa là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính và đóng vai trò tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế xã hội, thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) cho mọi đối tượng theo luật định hoặc theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân. Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết để công khai minh bạch tài chính, trước hết vì lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình. Xuất phát từ lợi ích thiết yếu của hoạt động kiểm toán độc lập trong 19 năm qua, Nhà nước rất quan tâm phát triển ngành kiểm toán độc lập, tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc 73

Upload: nam-nguyen

Post on 13-Jul-2016

219 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

TRANSCRIPT

Page 1: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TỔNG KẾT 19 NĂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Trong 19 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Là một bộ phận của nền kinh tế, việc hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập vừa là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính và đóng vai trò tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế xã hội, thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) cho mọi đối tượng theo luật định hoặc theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết để công khai minh bạch tài chính, trước hết vì lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình.

Xuất phát từ lợi ích thiết yếu của hoạt động kiểm toán độc lập trong 19 năm qua, Nhà nước rất quan tâm phát triển ngành kiểm toán độc lập, tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc lập tại Việt Nam không ngừng phát triển và lớn mạnh.

Cho đến nay, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định về kiểm toán độc lập, Bộ Tài chính đã ban hành 16 Quyết định, Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán và của kiểm toán viên (KTV), về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán, về kiểm soát chất lượng kiểm toán, đã hỗ trợ sự ra đời của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và đặc biệt là đã xây dựng và ban hành hệ thống 38 Chuẩn mực kỹ thuật nghiệp vụ và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán độc lập. Hệ thống văn bản pháp luật đã được ban hành làm cơ sở pháp lý cho sự ra đời, phát triển và quản lý hoạt động kiểm toán độc lập theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1991, ngay từ những năm đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường cùng với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã phát sinh hàng loạt nhu cầu được cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán trong mọi lĩnh vực. Chính phủ đã ban hành Nghị định 07-CP ngày 29/1/1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.

73

Page 2: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07-CP gồm: Thông tư 22-TC/CĐKT ngày 19/3/1994 hướng dẫn thực hiện Nghị định 07-CP; Quyết định 237/TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 ban hành quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1998 đến nay, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, Nhà nước bãi bỏ quy định xét duyệt quyết toán tài chính, quyết toán thuế của các doanh nghiệp và đòi hỏi phải được kiểm toán theo Luật định trước khi công khai làm cho nhu cầu dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng.

Để doanh nghiệp phát triển lành mạnh và an toàn trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đòi hỏi phải được cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán hoàn hảo, có chất lượng cao của các tổ chức kiểm toán thực sự độc lập, khách quan. Để tạo điều kiện cho kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển và để góp phần tăng cường chất lượng kiểm toán, đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp trước xu thế hội nhập, từ năm 2004 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về kiển toán độc lập, bao gồm:

(1) Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập (Sau đây gọi tắt là Nghị định số 105).

(2) Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định số 30/2009/NĐ-CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105 (Sau đây gọi tắt là Nghị định 133 và Nghị định 30).

(3) Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105.

(4) Thông tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.

(5) Quyết định 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính ban hành "Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán".

(6) Quyết định 59/2004/QĐ-BTC ngày 09/7/2004 và Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

(7) Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ Tài chính về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

(8) Quyết định 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ Tài chính về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.

(9) Từ năm 1999 đến năm 2005 Bộ Tài chính đã ban hành 8 Quyết định về việc ban hành 38 Chuẩn mực kiểm toán và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập của Việt Nam trong 19 năm qua đã liên tục được phát triển và hoàn thiện nhằm tiếp cận với các thông lệ, Chuẩn mực quốc

74

Page 3: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế ngày càng tiếp cận với cơ chế thị trường, góp phần thực hiện thành công các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và thị trường tài chính theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Trên thực tế, quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán trong những năm qua đã từng bước góp phần thúc đẩy thị trường tài chính còn non trẻ của Việt Nam phát triển vững chắc.

Trong tổ chức triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các Bộ, các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập đến các doanh nghiệp kiểm toán và KTV, các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán BCTC theo luật định hoặc tự nguyện, cơ quan Nhà nước, đơn vị cấp trên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Qua 19 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán độc lập, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán,... hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán độc lập đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; thực hiện mục tiêu góp phần công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; lành mạnh môi trường đầu tư; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí tài sản; phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã tổ chức tổng kết 19 năm hoạt động kiểm toán độc lập. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tổng hợp và xin báo cáo những kết quả đạt được, những tồn tại trong hoạt động kiểm toán độc lập, đồng thời đánh giá những ưu điểm, tồn tại của khung pháp lý hiện hành, cụ thể như sau:

A. Kết quả đạt được1. Đã phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô các tổ chức kiểm toán độc lậpNhững năm đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường, cùng với chính sách khuyến

khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã phát sinh hàng loạt nhu cầu được cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán trong mọi lĩnh vực. Trước yêu cầu đó, năm 1991, Bộ Tài chính đã thành lập 02 doanh nghiệp kiểm toán là DNNN chính thức đánh dấu sự ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập. Để khai thác khả năng tiềm tàng của thị trường kiểm toán trên cơ sở cạnh tranh về chất lượng và giá phí trong môi trường pháp lý bình đẳng, Nhà nước khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngoài. Vì thế, nhiều doanh nghiệp kiểm toán thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau đã lần lượt ra đời.

Sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các doanh nghiệp kiểm toán thành lập mới tăng nhanh (cuối năm 1999 thành lập 2 công ty; năm 2000: 7 công ty; năm 2001: 20 công ty; năm 2002: 10 công ty; năm 2003: 14 công ty; năm 2004: 10 công ty) nhưng sau khi có Nghị định số 105 năm 2004, chỉ cho phép thành lập mới doanh nghiệp kiểm toán là công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân nên số lượng các doanh nghiệp kiểm toán thành lập mới tăng chậm so với trước. Từ tháng 4/2003 đến 10/2005 (18 tháng) chỉ có 8 công ty được thành lập. Có 3 công ty ngừng hoạt động hoặc thôi cung cấp dịch

75

Page 4: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

vụ kiểm toán, 1 công ty có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định số 133 năm 2005 cho phép tiếp tục thành lập công ty TNHH thì số lượng các doanh nghiệp kiểm toán lại tăng rất nhanh: Năm 2005 tăng 14 công ty, năm 2006 tăng 40 công ty, năm 2007 tăng 16 công ty, năm 2008 tăng 15 công ty, năm 2009 tăng 16 công ty. Trong các năm qua, đặc biệt là trong năm 2009 có một số các công ty nhỏ đã sáp nhập nên đến 6/2010 cả nước đã có 162 doanh nghiệp kiểm toán với trên 6.700 người làm việc.

Về chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp kiểm toán: Theo Nghị định số 105 và Nghị định số 133 thì các doanh nghiệp kiểm toán chỉ được hoạt động dưới 3 hình thức là công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2007 đã có 15 công ty Cổ phần và 5 DNNN đã hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên.

Theo chiến lược phát triển ngành kiểm toán, năm 2001 dự kiến đến năm 2010 có 100 công ty nhưng đến tháng 06/2010 đã có 162 công ty (vượt trên 60%) gồm 151 công ty TNHH, 5 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 2 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 4 công ty hợp danh.

Năm 2001 chỉ có 3/34 công ty được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế thì đến tháng 06/2006 có 11/105 công ty và đến tháng 06/2010 có thêm 15 công ty tổng cộng đến nay có 26 công ty là thành viên Hãng kiểm toán quốc tế.

Các công ty chủ yếu được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006 (130 công ty). Cho tới nay, trong 156 doanh nghiệp kiểm toán đã đặt 192 văn phòng, chi nhánh, ngoài ra còn có trên 40 văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, công ty kiểm toán lớn của Việt Nam và các công ty quy mô vừa được thành lập nhưng có lợi thế là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế hoặc ban lãnh đạo và KTV là người đã từng hành nghề ở các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoặc từ công ty lớn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% số lượng công ty nhưng doanh thu lại đạt tới 76% doanh thu toàn ngành, do các công ty này luôn quan tâm đến chất lượng quản trị, điều hành và kiểm soát chất lượng dịch vụ, tình hình hoạt động của công ty khá ổn định, kiểm soát chất lượng tốt, tuyển dụng và đào tạo nhân viên có bài bản, chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên theo tiêu chuẩn quốc tế.

2. Đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp đã tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp, chính sách tuyển dụng, đào tạo và cơ cấu lao động của các công ty đã được nâng cấp và hoàn thiện đáng kể, tuy nhiên còn rất khác nhau giữa các doanh nghiệp kiểm toán.

(1) Về đội ngũ kiểm toán viên:

Ngay từ khi thành lập, các doanh nghiệp kiểm toán đều đã rất chú trọng đến việc tuyển chọn KTV và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Tháng 10/1994, lần đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn KTV chuyên nghiệp. Đến tháng 6/2010, Bộ Tài chính đã tổ chức 15 kỳ thi tuyển KTV cho người Việt Nam và 10 kỳ thi sát hạch cho người nước ngoài và đã cấp khoảng 1.800 chứng chỉ KTV cho những người đạt kết quả thi. Đến 06/2010, trong 162 doanh

76

Page 5: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

nghiệp kiểm toán có khoảng 1.200 KTV đủ điều kiện đã đăng ký hành nghề, trong đó có hơn 1.000 người là hội viên của VACPA, chiếm 83% số kiểm toán viên đăng ký hành nghề. Đến tháng 6/2010, ở Việt Nam có 480 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.

(2) Về công tác tuyển dụng và đào tạo trong các doanh nghiệp kiểm toán:

Thứ nhất, các công ty đều nhận thức rõ "Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ", "Đội ngũ nhân viên là tài sản của công ty" nên đã rất coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo cơ bản và thường xuyên đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp kiểm toán lớn đã có quy chế thi tuyển chặt chẽ và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước theo quy chế. Một số công ty nhỏ đã quan tâm đến việc tổ chức thi tuyển nhân viên nhưng quy chế còn sơ sài và thực hiện chưa thống nhất.

Thứ hai, hầu hết các công ty đều xác định đào tạo và phát triển nhân viên là mục tiêu chiến lược, là cần thiết và quan trọng, đồng thời rất coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên. Các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đã và đang triển khai chiến lược "Quốc tế hoá đội ngũ nhân viên", và thực hiện chính sách đào tạo chung của công ty mẹ nên được tiếp nhận công nghệ kiểm toán quốc tế và được đào tạo một cách có hệ thống về kế toán và kiểm toán quốc tế. Các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam là thành viên hãng kiểm toán quốc tế đã cử các KTV tham dự các khóa đào tạo theo chính sách đào tạo riêng của từng hãng, đồng thời nhận được sự trợ giúp của các hãng kiểm toán quốc tế về chuyển giao công nghệ kiểm toán, kỹ thuật và quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên Việt Nam một cách có hệ thống, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các doanh nghiệp kiểm toán lớn đã tự xây dựng được các chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, theo chuyên ngành và theo cấp bậc nhân viên về: chuyên môn (như tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán) và kỹ năng (như kỹ năng quản lý, giao tiếp và thu hút khách hàng...), kết hợp đào tạo ở trong nước và ngoài nước dưới nhiều hình thức như đào tạo cơ bản vào năm thứ 1,2,3; đào tạo kèm cặp qua làm việc thực tế, chuyển đổi văn phòng đào tạo, học tập trung theo chuyên ngành, học các chương trình đại học bằng 2, cao học, tham gia khoá học và dự thi lấy chứng chỉ KTV nước ngoài nhằm trang bị kiến thức sâu rộng hơn cho KTV, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Nhiều công ty đã có chương trình đào tạo chi tiết cho từng loại nhân viên (thường là từ 150 đến 300 giờ/1năm). Chi phí đào tạo và tiền luơng chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 60 đến 80%) trong tổng chi phí của các doanh nghiệp kiểm toán. Chi phí học ACCA tại Việt Nam bình quân 120 triệu đến 150 triệu/người/khoá). Tuy nhiên một số công ty nhỏ chưa có chương trình, nội dung đào tạo rõ ràng và còn thiếu năng lực vật chất nên khả năng đào tạo nâng cao còn yếu mà chủ yếu kèm cặp qua thực tế làm việc.

(3) Về cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp cho đội ngũ kiểm toán viên hành nghề trên phương diện quản lý Nhà nước:

Ngoài kỳ thi chính thức gồm 8 chuyên đề để cấp chứng chỉ KTV, trên phương diện quản lý Nhà nước, từ năm 1999 đến 2005, Bộ Tài chính và từ năm 2006 đến nay,

77

Page 6: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

VACPA đã được Bộ Tài chính chuyển giao tổ chức cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp cho đội ngũ KTV hành nghề. Để đáp ứng yêu cầu thực tế phát sinh, năm 2004, Bộ Tài chính đã ký biên bản hợp tác với Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) về đào tạo kiểm toán viên và tổ chức kỳ thi phối hợp với ACCA ở Việt Nam theo nguyên tắc: Ngoài 12 môn thi theo kiến thức quốc tế sẽ có 2 môn thi theo luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế). Như vậy, người đạt cả 14 môn thi của ACCA và đạt kỳ thi sát hạch kiến thức về pháp luật Việt Nam sẽ được cấp cùng một lúc cả 2 chứng chỉ: Chứng chỉ ACCA và Chứng chỉ KTV Việt Nam.

Từ năm 2006 cho đến nay, VACPA đã được Bộ Tài chính chuyển giao trách nhiệm cập nhật kiến thức hàng năm cho KTV hành nghề. Với sự hợp tác với các Hội nghề nghiệp quốc tế, VACPA đã tổ chức tốt và có hiệu quả các công việc trên. VACPA đã tổ chức nhiều lớp theo chuyên đề khác nhau dưới nhiều hình thức như học tập trung, toạ đàm, hội thảo, đặc biệt mời được các chuyên gia giỏi, chuyên gia quốc tế tham gia giảng dạy. Từ đó đã giúp cho KTV và hội viên nâng cao và cập nhật kiến thức, kinh nghiệm nhanh, kịp thời và đầy đủ.

(4) Đánh giá chung:

Nhìn chung, đội ngũ KTV người Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV có kiến thức, chuyên môn tốt, hiểu biết luật pháp, nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp; trình độ vi tính, tiếng Anh đạt trình độ ngang với khu vực, làm việc trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Trên thực tế, ở các doanh nghiệp kiểm toán lớn những năm qua đã có sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về kiến thức, kỹ thuật và phong cách làm việc tiên tiến, đã đạt được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.

Đối với người nước ngoài đang hành nghề kiểm toán ở Việt Nam có nhiều loại chứng chỉ khác nhau do nhiều tổ chức cấp, có loại do các tổ chức nghề nghiệp là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cấp, có loại chứng chỉ do các tổ chức chưa là thành viên của IFAC cấp. Do đó, trình độ và kinh nghiệm của KTV người nước ngoài khi vào Việt Nam, trong bối cảnh hành lang pháp lý còn thiếu nên chưa phát huy hết khả năng của họ; hoặc chưa phù hợp với môi trường Việt Nam. Từ 2006 đến nay, VACPA đã tổ chức cập nhật kiến thức luật pháp Việt Nam cho cả KTV người nước ngoài đang hành nghề ở Việt Nam.

Về trình độ và cơ cấu lao động của các công ty: 100% nhân viên chuyên nghiệp của các doanh nghiệp kiểm toán có trình độ đại học, tỷ lệ bình quân của nhân viên chuyên nghiệp so với tổng số nhân viên của toàn ngành kiểm toán qua các năm chiếm khoảng 80%; tỷ lệ bình quân của nhân viên có chứng chỉ KTV so với nhân viên chuyên nghiệp toàn ngành kiểm toán năm 2005 là 27,4%, năm 2007 là 21,6%, năm 2008 là 18%, năm 2009 là 16,55%. Tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp kiểm toán.

3. Đối tượng khách hàng- Đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp kiểm toán ngày càng mở rộng, trong

đó chủ yếu là các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo luật định, bao gồm doanh

78

Page 7: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

nghiệp có vốn đầu nước ngoài, DNNN, công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tài chính, dự án quốc tế, dự án đầu tư XDCB. Các doanh nghiệp, tổ chức chưa bắt buộc phải kiểm toán như công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân...và đơn vị HCSN chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần hàng năm.

- Đến 31/12/2009, xét về cơ cấu khách hàng thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36%; DNNN chiếm 15%; Công ty TNHH, cổ phần, tư nhân chiếm 38%; Đơn vị HCSN, tổ chức đoàn thể xã hội chiếm 9%; Dự án quốc tế chiếm 2%.

- Do uy tín và điều kiện hoạt động khác nhau nên cơ cấu khách hàng giữa các doanh nghiệp kiểm toán còn có sự khác nhau, các doanh nghiệp kiểm toán lớn có khách hàng đa dạng, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài chủ yếu phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế chiếm 90% do có nguồn khách hàng truyền thống từ nước ngoài. Các DNNN đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty thường chọn các doanh nghiệp kiểm toán lớn của Việt nam vì giá phí vừa phải, am hiểu các vấn đề liên quan đến thông lệ Việt Nam. Các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa do quy mô nhỏ và uy tín chưa cao nên chủ yếu phục vụ khách hàng là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc DNNN có quy mô nhỏ hoặc công ty TNHH, công ty cổ phần, DN tư nhân.

- Nhận thức rõ vai trò, tác dụng của kiểm toán độc lập và phù hợp với thông lệ quốc tế, trong các năm gần đây các qui định về bắt buộc kiểm toán được mở rộng làm khối lượng khách hàng tăng nhanh, cụ thể: Luật Chứng khoán (năm 2007) đã yêu cầu không chỉ các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán mà cả các công ty đại chúng cũng thuộc đối tượng phải kiểm toán BCTC hàng năm. Xu hướng phát hành cố phiếu, trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp ngày càng tăng cũng làm gia tăng đáng kể số lượng khách hàng kiểm toán. Đồng thời, Chính phủ có các qui định bổ sung thêm nhiều đối tượng bắt buộc kiểm toán như: Kiểm toán BCTC của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; Kiểm toán vốn sở hữu của chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; Kiểm toán vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Vì vậy cơ cấu khách hàng kiểm toán các năm qua có sự thay đổi đáng kể. Khách hàng là Công ty TNHH, cổ phần niêm yết, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, HTX tăng đột biến. Năm 2006 là 3.031 đơn vị chiếm 21,3%, năm 2007 là 6.762 đơn vị chiếm 37.8%, năm 2008 là 8129 đơn vị chiếm 38 % tổng số khách hàng, năm 2009 là 9759 đơn vị chiếm 38%.

Ngoài việc yêu cầu kiểm toán, Luật Chứng khoán cũng quy định chặt chẽ hơn với doanh nghiệp kiểm toán, chỉ có các doanh nghiệp kiểm toán đủ tiêu chuẩn, điều kiện do Bộ Tài chính quy định và được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận mới đủ điều kiện kiểm toán cho các đối tượng theo Luật Chứng khoán. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận cũng đã được Bộ Tài chính quy định, bổ sung chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường chứng khoán, nhu cầu kiểm toán với số lượng và năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán và KTV hiện có. Tính đến ngày 6/2010 đã có 33 doanh

79

Page 8: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

nghiệp kiểm toán và 416 KTV đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

4. Các loại dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quanCùng với sự phát triển về số lượng công ty và quy mô từng công ty, các dịch vụ do

các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đã không ngừng được đa dạng hóa theo hướng mở rộng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (như kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán về những công việc đặc biệt, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, công tác soát xét BCTC...); mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn sáp nhập, cổ phần hoá, giải thể doanh nghiệp...), dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, dịch vụ tin học, định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin..

Trong các dịch vụ trên, dịch vụ kiểm toán BCTC chiếm tỷ trọng lớn nhất để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán theo luật định ngày càng tăng. Dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là quan trọng và cần thiết nhưng chưa chiếm tỷ trọng cao do giá phí thấp. Các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý, định giá tài sản... ngày càng được mở rộng, doanh thu ngày càng lớn với giá phí cao.

Về cơ cấu doanh thu của các loại dịch vụ cung cấp đã và đang chuyển đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ kiểm toán và tăng dần doanh thu từ các dịch vụ tư vấn, thuế, tư vấn quản lý, tài chính, kế toán... Đây cũng là xu hướng phát triển dịch vụ chung của các hãng kiểm toán trên thế giới vì dịch vụ tư vấn thường mang lại doanh thu lớn hơn và không bị cạnh tranh gay gắt như dịch vụ kiểm toán nhưng đòi hỏi trình độ nhân viên phải rất cao. Thông qua kiểm toán BCTC, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn sẽ giúp cho các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đồng bộ các dịch vụ cho khách hàng. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ kiểm toán của toàn ngành có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ kiểm toán trên tổng doanh thu của toàn ngành kiểm toán năm 2000 là 70,9%, năm 2005 là 62,3% giảm 8,6% so với năm 2000, năm 2007 là 63,3%, năm 2008 là 57,9% giảm 5,4% so với năm 2007. Năm 2009 là 62,37% tăng 4,46% so với năm 2008. Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý...có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ khác trên tổng doanh thu của toàn ngành kiểm toán năm 2000 là 29,1%, năm 2005 là 37,7% tăng 8,6% so với năm 2000, năm 2007 là 36,7%%, năm 2008 là 42,1% tăng 5,4% so với năm 2007. Năm 2009 là 37,63% giảm 4,47% so với năm 2008.

5. Phạm vi và quy mô của thị trường kiểm toán Việt NamThị trường kiểm toán từ năm 2000 cho đến nay đã đạt được mức tăng trưởng khá

cao, thể hiện:

5.1. Về doanh thu:

Doanh thu toàn ngành kiểm toán năm 2000 là 281,701 tỷ đồng, năm 2005 là 622,255 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2000), năm 2007 là 1.172,771 tỷ đồng (tăng 188% so với năm 2005), năm 2008 là 1.717,79 tỷ đồng (tăng 54% so với năm 2007),

80

Page 9: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

trong đó doanh thu dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất 994,83 tỷ đồng (chiếm 57,9%), năm 2009 là 2.191,017 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2008), trong đó doanh thu dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất 1.366,49 tỷ đồng chiếm 62,37%.

5.2. Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh (lãi sau thuế) toàn ngành kiểm toán năm 2004 là 29,90 tỷ đồng, năm 2005 là 24,39 tỷ đồng, năm 2006 là 33,01 tỷ đồng, năm 2007 là 51,78 tỷ đồng. Năm 2008 chỉ còn 18,8 tỷ đồng, năm 2009 lỗ 39,108 tỷ đồng (do 3 công ty kiểm toán lớn lỗ 96 tỷ đồng).

Cùng với số lượng khách hàng tăng cao, doanh thu của ngành kiểm toán cũng tăng lên đáng kể. Theo đó, số nộp NSNN cũng tăng cao, toàn ngành kiểm toán năm 2004 đóng góp cho NSNN 64, 75 tỷ đồng; năm 2005 là 78, 04 tỷ đồng; năm 2006 là 101, 91 tỷ đồng; năm 2007 là 271,2 tỷ đồng; năm 2008 là 289,04 tỷ đồng; năm 2009 là 275,659 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn không tăng tương ứng, mà có phần giảm từ 4,42 % (năm 2007) xuống 0,11% (năm 2008) và từ 16,50% (năm 2007) xuống 0,58% (năm 2008); năm 2009 lỗ nên không có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

6. Đánh giá chung về kết quả hoạt động:Sau 19 năm hoạt động, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam đã có những tiến bộ

đáng kể, đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô công ty cũng như năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ do các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đã ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Nhiều doanh nghiệp kiểm toán có số lượng KTV lớn, KTV dày dạn kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các doanh nghiệp kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế tài chính, thực hiện công khai minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế - tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong 3 năm gần đây, kiểm toán BCTC là biện pháp không thể thiếu được để công khai, minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán.

Thông qua dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan, đặc biệt là kiểm toán BCTC, các công ty đã góp phần giúp các doanh nghiệp, tổ chức, các dự án quốc tế nắm bắt được kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đúng các chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp... Hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường và đã góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.

Thông qua kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, các doanh nghiệp kiểm toán đã giúp các đơn vị xác định giá trị vốn đầu tư đúng đắn, góp phần loại bỏ các chi phí không hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm chi phí đầu tư XDCB, góp phần làm lành mạnh hoá tài chính trong quản lý đầu tư XDCB.

Nhận thức rõ tác dụng của kiểm toán độc lập, trên thực tế nhiều Bộ, ngành và địa phương là cơ quan chủ quản đã yêu cầu và nhiều đơn vị HCSN như bệnh viện, trường

81

Page 10: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

học,...đã tự nguyện thuê kiểm toán BCTC. Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các doanh nghiệp kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế, công ty cổ phần và doanh nghiệp mới thành lập.

Nhiều doanh nghiệp kiểm toán có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, các học viện, viện nghiên cứu và các câu lạc bộ… trong nước, tham gia giảng bài, hội thảo đóng góp vào việc truyền thụ kiến thức cho các lớp sinh viên mới, tham gia viết báo, tạp chí trong nước. Những việc làm này đã góp phần tích cực vào việc phát triển và truyền bá nghề nghiệp kế toán, kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

Đối với dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn tài chính, đầu tư, thuế... đã được các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài triển khai khá tốt còn các công ty trong nước thì mới từng bước đầu tư, khai thác và phát triển các dịch vụ này.

Các doanh nghiệp kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế hiểu biết về luật pháp, chính sách thuế, tài chính, kế toán của Việt Nam hoặc giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Đó là nhân tố làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, các doanh nghiệp kiểm toán, đặc biệt là các doanh nghiệp kiểm toán quốc tế, đã rất tích cực đóng góp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, xây dựng các khuôn khổ pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Trong 19 năm qua, doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp nhiều cán bộ có kinh nghiệm, có chuyên môn tốt cho xã hội; nhiều KTV từ các doanh nghiệp kiểm toán đã chuyển sang làm kế toán trưởng, cán bộ quản lý và lãnh đạo trong nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, đơn vị HCSN và các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt trong năm 2006, 2007 đã cung cấp gần 200 KTV cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng, công ty chứng khoán, các quĩ đầu tư và xuất khẩu ra nước ngoài.

7. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lậpTrong 19 năm qua Nhà nước đã từng bước hoàn thiện vai trò quản lý Nhà nước, thể

hiện qua các mặt sau:

(1). Về cơ chế chính sách trong lĩnh vực kiểm toán độc lập

Về cơ bản, hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm toán độc lập do Nhà nước ban hành đã khá hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập, việc hình thành đội ngũ KTV, bồi dưỡng, thi tuyển cấp chứng chỉ và quản lý đội ngũ KTV, tạo môi trường lành mạnh cho sự hoạt động và phát triển cũng như từng bước mở cửa và hội nhập về dịch vụ kiểm toán độc lập.

(2). Về quản lý kiểm toán viên

Từ năm 1999 đến năm 2000, Bộ Tài chính thực hiện cấp giấy phép hành nghề cho KTV, đặc biệt là KTV người nước ngoài, thông qua việc thừa nhận chứng chỉ KTV của

82

Page 11: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

các nước và sát hạch trình độ hiểu biết về pháp luật Việt Nam. Sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm 1999), Nhà nước thống nhất bãi bỏ một số loại giấy phép, trong đó có giấy phép hành nghề kiểm toán. Từ 2001 đến 2004, Bộ Tài chính chuyển sang thực hiện quản lý danh sách KTV thông qua việc xác nhận danh sách KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán cho từng doanh nghiệp kiểm toán. Năm 2005 Bộ Tài chính đã chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. Theo đó, việc quản lý danh sách KTV đã chuyển giao cho VACPA.

(3). Về vai trò của tổ chức nghề nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức nghề nghiệp góp phần quản lý hoạt động kiểm toán độc lập khi hoạt động này phát triển mạnh, năm 2005 VACPA được thành lập sau gần 1 năm chuẩn bị. Từ 01/01/2006 VACPA chính thức đi vào hoạt động. Năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. Từ 01/01/2006 đến nay, các Hội nghề nghiệp, đặc biệt là VACPA đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng KTV, chất lượng dịch vụ và tăng cường dần việc quản lý hành nghề kiểm toán.

(4). Xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động kiểm toán

Trong quá trình hoạt động kiểm toán thường phát sinh việc xem xét và chấp thuận công ty có đủ điều kiện thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán; việc thuyên chuyển KTV giữa các công ty; các bất đồng giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng, đơn vị được kiểm toán; vướng mắc về chào hàng; giá phí cạnh tranh; thông tin trên báo chí... đều đã được Bộ Tài chính và VACPA tham gia giúp đỡ, giải quyết.

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập đã có những chuyển biến tích cực theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện tại, vừa chuẩn bị cho bước phát triển lâu dài trong tương lai.

B. Tồn tạiHoạt động kiểm toán độc lập trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả

nhất định như đã nêu trên, nhưng cho đến nay cũng đang bộc lộ một số tồn tại sau:1. Quy mô thị trường kiểm toán hiện nay còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm

năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hộiSau 19 năm hoạt động, ngành kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh chóng cả về qui

mô, số lượng công ty và chất lượng dịch vụ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán ngày càng cao, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội và chưa đáp ứng được việc hạn chế rủi ro cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp, tổ chức, cụ thể:

(1) Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế

Số lượng doanh nghiệp kiểm toán đã tăng đáng kể nhưng đa phần có quy mô quá nhỏ, số lượng công ty chỉ có tối thiểu 3 KTV hành nghề theo qui định hiện hành có xu

83

Page 12: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

hướng giảm dần, năm 2007 là 51 công ty, năm 2008 là 48 công ty chiếm 34% tổng số các công ty trong toàn ngành kiểm toán hiện nay, năm 2010 thường xuyên có trên 40 công ty có tối thiểu 3 KTV hành nghề. Uy tín của các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ là chưa cao, đặc biệt là các công ty mới thành lập, trình độ KTV còn hạn chế, thậm chí còn chưa đạt yêu cầu so với sự đòi hỏi của tình hình mới. Các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ trên thực tế gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, năng lực đào tạo. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp này thấp, phần lớn chưa có được sự chuyên môn hóa cho từng lĩnh vực hoạt động như: Chuẩn mực, qui trình kỹ thuật kiểm toán, chương trình đào tạo, qui chế tuyển dụng, qui chế quản lý nhân viên, quản lý khách hàng và kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp. Các doanh nghiệp kiểm toán qui mô nhỏ với số lượng nhân viên có khoảng từ 15-20 người, trong những năm qua chủ yếu phát triển về số lượng còn chất lượng dịch vụ cung cấp, đặc biệt là chất lượng kiểm toán nói chung chưa đạt được đến trình độ thỏa mãn các đối tượng sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức chưa thực sự là chỗ dựa cho cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế các công ty nhỏ không có điều kiện đầu tư công nghệ, kỹ thuật dịch vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp để giảm rủi ro nghề nghiệp.Từ đó nguy cơ chất lượng nhân viên và chất lượng kiểm toán sẽ ngày càng xa cách giữa các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và doanh nghiệp kiểm toán lớn và những thách thức do hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán sẽ làm cho các công ty đã mạnh sẽ mạnh hơn, công ty yếu sẽ ngày càng yếu đi. Điều này đã và sẽ ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng hoạt động và sự phát triển an toàn, bền vững của toàn ngành kiểm toán.

(2) Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán còn mang nặng lợi ích cục bộ

Các công ty chưa thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, cũng như phát triển nghề nghiệp kiểm toán, vì vậy mức độ nào đó, hạn chế đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ KTV. Các công ty vừa và nhỏ doanh thu thấp nên khả năng cạnh tranh không cao. Trong những năm gần đây, phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam: giảm giá phí kiểm toán, chất lượng kiểm toán không đảm bảo, đưa tin thiếu trung thực về tình hình của chính công ty và công ty cạnh tranh... Thực tế còn có hiện tượng cho thuê, cho mượn chứng chỉ; người không đăng ký hành nghề nhưng vẫn ký báo cáo kiểm toán... Đã xuất hiện vi phạm về thương hiệu, tranh chấp về tài chính khi chia tách, sáp nhập doanh nghiệp kiểm toán, chưa có sự hợp tác lẫn nhau trong quá trình kiểm toán và đào tạo.

(3) Về khách hàng

Về số lượng khách hàng kiểm toán, hiện nay chủ yếu là kiểm toán bắt buộc theo luật định (bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN, ngân hàng, công ty niêm yết, công ty đại chúng, công ty bảo hiểm, các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước và dự án quốc tế...), phần tự nguyện chưa đáng kể. Trên thực tế, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, vẫn còn hiện tượng một số công ty có VĐT nước ngoài, nhiều DNNN (đặc biệt là các DNNN địa phương ở các tỉnh xa) chưa thực hiện kiểm toán BCTC theo luật định nhưng vẫn được cơ quan thuế chấp nhận làm cho khách hàng kiểm toán giảm đi tương đối. Đối với khách hàng kiểm toán là công ty

84

Page 13: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

TNHH, hợp danh và tư nhân, hợp tác xã chưa nhiều do Luật Doanh nghiệp chưa quy định bắt buộc phải kiểm toán BCTC, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp này về kiểm toán độc lập còn nhiều hạn chế.

(4) Về loại dịch vụ cung cấp

Về cơ cấu dịch vụ, tỷ trọng doanh thu dịch vụ kiểm toán vẫn lớn nhất. Các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, kế toán, thuế... chiếm tỷ trọng cao hơn ở các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và còn hạn chế ở các công ty trong nước do các công ty này chưa quan tâm khai thác và khả năng cung cấp các loại dịch vụ này còn hạn chế. Trên thực tế dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, thuế... trong một số khu vực của nền kinh tế còn chưa được triển khai. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung chưa có thói quen sử dụng và chưa thực sự tin tưởng vào các dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, quản lý... do các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp mà thường tìm đến các cơ quan Nhà nước ban hành chế độ để hướng dẫn, giúp đỡ. Cơ quan pháp luật chưa coi trọng hoặc còn ít sử dụng kết quả kiểm toán, có lúc còn coi như không cần thiết. Do đó, các dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán... có tăng dần hàng năm nhưng nói chung chưa phát triển, thị trường hạn hẹp hoặc có hoạt động nhưng quy mô không đáng kể. Đối với dịch vụ kiểm toán, khách hàng yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán chủ yếu là do bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật chứ chưa phải do tự nguyện.

2. Số lượng kiểm toán viên hiện có so với nhu cầu vẫn còn quá thiếu và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Tính đến tháng 6/2010, cả nước có khoảng 1.800 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên (KTV), tuy nhiên số lượng kiểm toán viên làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán khoảng 1.200 người, bình quân mỗi doanh nghiệp kiểm toán có 08 kiểm toán viên. So với nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng thì số lượng kiểm toán viên hiện có còn hạn chế. Trong những năm qua thường có trên 10 công ty thành lập nhưng sau đó không đủ điều kiện hoạt động do không đủ 3 KTV.

Ngoài KTV của các doanh nghiệp kiểm toán lớn, đa số các KTV còn lại ở các công ty hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Số lượng KTV có chứng chỉ kiểm toán quốc tế còn hạn chế.

Công tác đào tạo nhân viên, KTV còn khá khác nhau giữa các công ty. Nhiều công ty nhỏ và vừa gặp khó khăn cho việc đào tạo nâng cao từ KTV và trưởng nhóm kiểm toán trở lên và đào tạo các nội dung khác liên quan đến kỹ năng quản lý, giao tiếp, thu hút khách hàng. Chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức tuy đã có những đổi mới về nội dung và cách thức nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu của KTV và các công ty do sự chênh lệch về trình độ giữa các KTV, giữa công ty lớn và công ty nhỏ. Chất lượng đào tạo nói chung ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt mong muốn và còn rất khó khăn để được khu vực và quốc tế thừa nhận.

Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của nhiều KTV đôi khi vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi KTV

85

Page 14: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

khi hành nghề. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm của KTV chưa đủ mạnh để phòng ngừa và răn đe nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán.

3. Tồn tại về chất lượng dịch vụChất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán nói chung ngày càng tốt hơn

nhưng vẫn chưa đạt mong muốn và còn rất khó khăn để được khu vực và quốc tế thừa nhận. Hiện nay chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp kiểm toán chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch khá lớn. Nhiều doanh nghiệp kiểm toán có chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên cũng còn nhiều công ty nhỏ, mới thành lập chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ, thiếu cấp bậc soát xét, số lượng KTV có chứng chỉ chỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu (3 người), trong đó thậm chí có người còn làm kiêm nhiệm công tác quản lý, tỷ lệ nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên còn quá thấp, hay xáo trộn. Một số trường hợp có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng thực tế không hành nghề. Nhiều KTV trong đó có cả giám đốc chưa có đủ kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực hành nghề. Nhiều trường hợp giám đốc doanh nghiệp kiểm toán mới thành lập là người vừa thi đỗ được cấp chứng chỉ KTV nhưng thực tế chưa làm kiểm toán nên không có kinh nghiệm (từ năm 2007, Giám đốc bắt buộc phải có 3 năm kinh nghiệm; công ty phải có tối thiểu 3 KTV làm việc toàn bộ thời gian). Các công ty này không có điều kiện đào tạo, giá phí kiểm toán thấp. Những điều đó đã dẫn đến chất lượng dịch vụ của một số doanh nghiệp kiểm toán nhỏ vẫn chưa đạt yêu cầu. Trong mấy năm qua, các doanh nghiệp kiểm toán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt cả về chất lượng dịch vụ và giá phí.

Trên thực tế có trường hợp doanh nghiệp kiểm toán do sức ép phải nộp và công khai BCTC năm đã được kiểm toán đúng hạn của khách hàng, đặc biệt là thời hạn phải có báo cáo kiểm toán để phục vụ đại hội cổ đông dồn vào các tháng đầu năm nên đôi khi sức ép về việc ra báo cáo cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của KTV là những yếu tố mang tính quyết định chất lượng dịch vụ. Thực tế đã có trường hợp do trình độ KTV trực tiếp thực hiện hợp đồng kiểm toán còn bất cập, chưa hiểu sâu về lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng dẫn đến những sai sót nghề nghiệp rất đáng tiếc. Trong năm 2008, sự kiện “Bông bạch tuyết” được báo chí và các thông tin đại chúng bàn cãi khá nhiều. Hai doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán BCTC các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Bông Bạch tuyết đã có các sai phạm và bị xử phạt. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính đã khiển trách 2 Công ty và không chấp thuận tư cách 4 KTV về những sai sót trong quá trình kiểm toán BCTC của cổ phần Bông Bạch Tuyết. Thực tế đó đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp kiểm toán phải quan tâm và có các biện pháp cần thiết để tăng cường chất lượng dịch vụ nhằm bảo đảm sự trung thực của thông tin tài chính khi công khai.

Việc kiểm soát hoạt động của các kiểm toán viên đã được Bộ Tài chính phối hợp với Hội nghề nghiệp triển khai từ khi có hoạt động kiểm toán độc lập, tuy nhiên việc kiểm tra mới chủ yếu đánh giá về việc tuân thủ pháp luật và các quy định về kiểm toán mà chưa đi sâu vào đánh giá chất lượng ý kiến của báo cáo kiểm toán do Bộ Tài chính và

86

Page 15: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

Hội nghề nghiệp chưa có đủ lực lượng cán bộ có chứng chỉ hành nghề để thực hiện kiểm tra (vì người đi kiểm tra đòi hỏi cũng phải có chứng chỉ hành nghề).

C. Đánh giá các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về kiểm toán độc lập hiện

nay đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta. Tuy nhiên, kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư ở Việt Nam và công khai minh bạch nền tài chính quốc gia, nhưng với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập, các văn bản pháp luật hiện hành về kiểm toán độc lập đã bộc lộ các tồn tại, hạn chế, cụ thể:

1. Nghị định về kiểm toán độc lập chưa bao quát đầy đủ các quy định cần điều chỉnh, chưa tương xứng với vai trò, vị trí hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân

- Hệ thống khuôn khổ pháp luật hiện hành về kiểm toán độc lập chưa qui định đầy đủ các nội dung pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam trong xu thế hội nhập để từ đó định hướng phát triển hoạt động kiểm toán độc lập trong thời gian tới. Nhiều nội dung chưa qui định hoặc đã qui định nhưng chưa phù hợp như: Đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo luật định; phạm vi hành nghề kiểm toán; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán. Một số quy định trong Nghị định còn mang tính hành chính, bao cấp về trách nhiệm, cứng nhắc về thủ tục, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên còn vướng mắc khi triển khai trong thực tiễn; còn hạn chế cho việc thừa nhận lẫn nhau giữa các nước trong tương lai.

- Để thích ứng với sự phát triển phong phú và đa dạng của các hoạt động kinh tế, tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường và tăng cường công tác quản lý nhà nước, hầu hết các lĩnh vực quản lý đã được luật hoá như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật kinh doanh Bảo hiểm, Luật Kiểm toán nhà nước ... Trong khi đó lĩnh vực kiểm toán độc lập mới ban hành Nghị định và các văn bản của Bộ Tài chính là chưa tương xứng với tầm quan trọng và quy mô phát triển của ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để thực hiện đúng vị trí, vai trò cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội của hoạt động kiểm toán độc lập và không đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

2. Các văn bản pháp luật hiện hành chưa qui định đầy đủ các nội dung cần thiết để góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập

- Kiểm toán độc lập là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nó là dịch vụ đặc biệt vì cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên cũng như quy mô của doanh nghiệp kiểm toán nên việc quản lý doanh nghiệp kiểm toán trong suốt quá trình hành nghề là việc rất quan trọng. Tuy nhiện hiện nay chưa có đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập từ khi cấp phép thành lập đến quản lý xuyên suốt cả quá trình hoạt động của

87

Page 16: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

doanh nghiệp kiểm toán vì thế chưa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp khi thực hiện cấp giấy phép cũng như quản lý trong quá trình hoạt động, bổ sung, thay đổi hồ sơ, điều chỉnh giấy phép và xử lý các trường hợp vi phạm, thu hồi giấy phép.

- Pháp luật cho phép doanh nghiệp kiểm toán thành lập dưới loại hình TNHH nhưng chưa có quy định về vốn pháp định do đó hạn chế việc thực hiện trách nhiệm trước xã hội của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về dịch vụ cung cấp khi xảy ra nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong khi đó công ty hợp danh và doanh nghiệp kiểm toán tư nhân thì thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp kiểm toán tư nhân phải thực hiện trách nhiệm vô hạn. Quy định này đòi hỏi doanh nghiệp kiểm toán phải rất cẩn trọng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho xã hội và vì thế phải tăng cường chất lượng kiểm toán.

- Quy mô của nhiều doanh nghiệp kiểm toán hiện nay quá bé do quy định hiện hành (Nghị định 105/2004/NĐ-CP, Nghị định 30/2009/NĐ-CP) chỉ yêu cầu có ít nhất 3 KTV, số lượng doanh nghiệp kiểm toán chỉ có 03 KTV hàng năm có xu hướng giảm dần và thường chiếm khoảng trên 30% tổng số doanh nghiệp kiểm toán, Chất lượng dịch vụ của nhiều công ty nhỏ này nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Cần phải bổ sung các điều kiện làm cho quy mô doanh nghiệp kiểm toán đủ lớn, có điều kiện đầu tư công nghệ, kỹ thuật dịch vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp để giảm rủi ro nghề nghiệp.

- Số lượng KTV còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, tuy nhiên quy định đầu vào của việc thi tuyển KTV lại quá hạn hẹp, chỉ có chuyên ngành kinh tế tài chính kế toán ngân hàng và phải có đủ kinh nghiệm thực tế làm kiểm toán 4 năm hoặc làm kế toán 5 năm mới được dự thi, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho tiềm năng còn hạn chế. Cần phải có quy định mở rộng đối tượng dự thi và cải tiến phương thức học, thi để có lực lượng đông đảo hơn.

- Một số quy định về hành vi nghiêm cấm, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán; chưa đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng, khó quy trách nhiệm xử lý khi vi phạm nên còn vướng mắc khi triển khai trong thực tiễn.

- Nhiều nội dung cần thiết, quan trọng và cũng là thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo và góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa được qui định hoặc đã qui định nhưng chưa phù hợp như: các vấn đề về kỹ thuật kiểm toán như qui trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, báo cáo kiểm toán; kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.

- Chưa có quy định đầy đủ, chặt chẽ về hoạt động kiểm toán độc lập có yếu tố nước ngoài, cụ thể là về cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan qua biên giới theo cam kết đã ký khi Việt Nam gia nhập WTO; về công nhận bằng cấp, chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài do vậy hạn chế cho việc thừa nhận lẫn nhau giữa các nước trong tương lai.

3. Chưa có qui định về kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi công chúng - một loại hình có liên quan đến nhiều công chúng đầu tư

Đơn vị có lợi ích công chúng là các doanh nghiệp, tổ chức (gồm tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng

88

Page 17: Tong Ket 19 Nam Hoat dong Kiem Toan

khoán...) có liên quan nhiều đến công chúng. Kiểm toán theo luật định là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy các thông tin trong BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng. Đặc biệt là trong bối cảnh các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bị phá sản. Điều này đã gây nên sự thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung. Những sự kiện gây xôn xao dư luận về các Tập đoàn kinh tế lớn phá sản trong khi BCTC công khai có nhiều sai sót trọng yếu nhưng vẫn được KTV và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến là trung thực và hợp lý càng khẳng định thêm về tình trạng khẩn cấp và yêu cầu tất cả các nước phải tăng cường hơn nữa các qui định bổ sung liên quan đến kiểm toán theo luật định BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng.

Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có qui định về kiểm toán đối với doanh nghiệp có lợi ích công chúng nên chưa thể đảm bảo tính công khai minh bạch thông tin tài chính và lành mạnh môi trường đầu tư nhằm góp phần phát triển thị trường tài chính. Đồng thời không thể xác định rõ trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi kiểm toán BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng cũng như đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập trong công việc của họ do chưa có các qui định cho việc đảm bảo chất lượng, đảm bảo sự giám sát chặt chẽ của công chúng đối với hoạt động kiểm toán và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan giám sát của các nước trong khu vực và trên thế giới.

BỘ TÀI CHÍNH

89