toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1112

20
Phát hành thứ năm hằng tuần bộ văN Hóa, tHể tHao và du LịcH Số 1122 ngày 16/4/2015 - Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung năm 2015 (Tr.3) Giao ban công tác văn hoá, thể thao và du lịch quý I năm 2015 (Tr.7) - Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế (Tr.12) - Việt Nam giành HCV Giải vô địch Cử tạ thanh, thiếu niên thế giới (Tr.14) - Tôn vinh những nghệ nhân gìn giữ văn hóa truyền thống (Tr.16) Trong 2 ngày 10 và 11/4, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã thăm và làm việc tại các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang phát triển sự nghiệp VHTTDL trên địa bàn; đặc biệt trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; kêu gọi xúc tiến đầu tư; xây dựng thương hiệu văn hóa riêng, các sản phẩm du lịch đặc thù; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc… (Xem tiếp trang 2) Thể thao Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho SEA Games 28 SEA Games 28 được đánh giá là giải đấu quan trọng đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Xét về khía cạnh chuyên môn, SEA Games 28 chính là bước đệm cho vòng loại Olympic 2016. Không giống như các kỳ đại hội trước, SEA Games 28 được tổ chức vào mùa hè (6/2015), nên thời gian chuẩn bị cho Đại hội rất ngắn. Bên cạnh đó, tại SEA Games lần này, Ban tổ chức đã cắt giảm nhiều môn, nội dung thế mạnh của Thể thao Việt Nam như: Vật, karatedo, cờ, bắn súng, judo (một số hạng cân nữ nhẹ) hay một số nội dung tán thủ môn wushu, boxing... Đây chính là khó khăn của TTVN. (Xem tiếp trang 20) Bộ trưởng kiểm tra việc xây dựng cụm tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm, làm việc tại Tuyên Quang, Hà Giang Ảnh: trần huấn Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Giai điệu Tổ quốc” Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2015), từ 10 đến 14/4, tại Sân khấu Sen Hồng (TP. Chí Minh), Bộ VHTTDLhợp với UBND TP. Chí Minh tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng những ca khúc các mạng với chủ đề “Giai điệu Tổ quốc”. Liên hoan quy tụ 21 đoàn nghệ thuật của 20 tỉnh/thành trên cả nước tham dự, với hơn 400 diễn viên, ca sĩ và nhạc công. (Xem tiếp trang 8) trong số nàY

Upload: pham-viet-long

Post on 21-Jul-2015

106 views

Category:

News & Politics


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1122 ngày 16/4/2015

- Ngày hội văn hóa các dân tộcmiền Trung năm 2015

(Tr.3)Giao ban công tác văn hoá,

thể thao và du lịch quý I năm 2015 (Tr.7)

- Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế

(Tr.12)- Việt Nam giành HCV Giải vô địch Cử tạ thanh, thiếu niên thế giới

(Tr.14)- Tôn vinh những nghệ nhângìn giữ văn hóa truyền thống

(Tr.16)

Trong 2 ngày 10 và 11/4, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL trưởng HoàngTuấn Anh dẫn đầu đã thăm và làm việc tại các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp, hỗ trợ, tạođiều kiện giúp đỡ các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang phát triển sự nghiệp VHTTDLtrên địa bàn; đặc biệt trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; kêu gọi xúctiến đầu tư; xây dựng thương hiệu văn hóa riêng, các sản phẩm du lịch đặc thù;bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc… (Xem tiếp trang 2)

Thể thao Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho SEA Games 28

SEA Games 28 được đánh giá là giải đấu quan trọng đối với các quốcgia khu vực Đông Nam Á. Xét về khía cạnh chuyên môn, SEA Games 28chính là bước đệm cho vòng loại Olympic 2016. Không giống như cáckỳ đại hội trước, SEA Games 28 được tổ chức vào mùa hè (6/2015), nênthời gian chuẩn bị cho Đại hội rất ngắn. Bên cạnh đó, tại SEA Games lầnnày, Ban tổ chức đã cắt giảm nhiều môn, nội dung thế mạnh của Thể thaoViệt Nam như: Vật, karatedo, cờ, bắn súng, judo (một số hạng cân nữnhẹ) hay một số nội dung tán thủ môn wushu, boxing... Đây chính là khókhăn của TTVN. (Xem tiếp trang 20)

Bộ trưởng kiểm tra việc xây dựng cụm tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm, làm việc tại Tuyên Quang, Hà Giang

Ảnh:

trầ

n h

uấ

n

Liên hoan nghệ thuậtquần chúng “Giai điệuTổ quốc”

Hướng tới kỷ niệm 40 nămNgày Giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), từ 10 đến 14/4, tại Sânkhấu Sen Hồng (TP. Chí Minh), BộVHTTDLhợp với UBND TP. ChíMinh tổ chức Liên hoan Nghệ thuậtquần chúng những ca khúc cácmạng với chủ đề “Giai điệu Tổquốc”. Liên hoan quy tụ 21 đoànnghệ thuật của 20 tỉnh/thành trên cảnước tham dự, với hơn 400 diễnviên, ca sĩ và nhạc công.

(Xem tiếp trang 8)

trong số này

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

quản lý nhà nước

2 số 1122 l 16.4.2015

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnhđạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh,với nền tảng là truyền thống văn hóa -lịch sử, vấn đề giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa các dân tộc, xây dựngnhững sản phẩm văn hóa-du lịch đặcthù, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sửtruyền thống... là những công việc địaphương cần đặc biệt quan tâm. Viết tiếpnhững trang sử hào hùng chính là tráchnhiệm to lớn của thế hệ hôm nay, tạonền tảng, động lực để Tuyên Quang tiếptục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạntiếp theo.

Trong các lĩnh vực VHTTDL và giađình, cần quán triệt, gắn kết sự phát triểnvới nội dung, tinh thần chỉ đạo trong cácNghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhànước; đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước. Cáchoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớntrong năm 2015 cần được triển khai vớitinh thần tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực,có ý nghĩa giáo dục truyền thống đối vớicác thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Bộ trưởng và lãnh đạo các đơn vịchức năng của Bộ cũng đã trực tiếp trảlời những đề xuất, kiến nghị của địaphương. Theo đó, yêu cầu Tuyên Quangsớm hoàn thành công tác quy hoạch,xây dựng Khu du lịch lịch sử Tân Tràothành khu du lịch quốc gia để Bộ thẩmđịnh, trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt. Bộ sẽ giao các đơn vị chức nănghỗ trợ địa phương xây dựng các sảnphẩm du lịch đặc thù, tuy nhiên cần lựachọn những sản phẩm tiêu biểu, tránhtràn lan. “Để thu hút đầu tư vào du lịch,cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng,tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầutư; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệutiềm năng, thế mạnh của địa phươngtrên các phương tiện thông tin đạichúng...”, Bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng cũng đồng ý với một sốđề xuất của tỉnh như bổ sung Khu Liênhợp Thể thao của tỉnh vào Quy hoạch hệthống cơ sở vật chất, kỹ thuật thể thaođến năm 2020; bổ sung quy hoạch sângolf trong quần thể Khu du lịch Suốikhoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn…

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnhđạo tỉnh Hà Giang ngày 11/4, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh ghi nhận, đánh giá caoviệc thực hiện công tác văn hóa, thểthao, du lịch và gia đình của tỉnh trongnhững năm qua. Bộ trưởng nhấn mạnh:Là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ởcực Bắc của Tổ quốc, do địa hình đặctrưng, sinh thái và văn hóa đa dạng, độcđáo và hầu như còn nguyên sơ, nhữnggiá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văncủa Hà Giang có sức hấp dẫn mạnh mẽvà là điều kiện quan trọng để phát triểndu lịch. Xác định đặc thù của địaphương, Hà Giang đang đi đúng hướngkhi xác định bảo tồn, phát huy giá trịtruyền thống văn hóa các dân tộc là nềntảng vững chắc, là điểm tựa tạo nên sứckháng cự mạnh mẽ trước sự xâm thựccủa văn hóa ngoại lai.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghịtỉnh Hà Giang cần đặt phát triển văn hóangang tầm với phát triển kinh tế; quantâm xây dựng và phát triển thương hiệudu lịch Hà Giang, đặc biệt là xây dựngthương hiệu du lịch Công viên Địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Bêncạnh đó, triển khai đồng bộ, có hiệu quảcông tác tuyên truyền, quảng bá, xúctiến du lịch; đầu tư phát triển các dịchvụ để đáp ứng với nhu cầu của khách dulịch; phát triển nguồn nhân lực du lịchđáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chấtlượng... Bộ trưởng nhất trí với chủtrương xây dựng Làng Văn hóa - Dulịch các dân tộc ở Hà Giang. Đồng thờigiao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năngthuộc Bộ vào cuộc, phối hợp thanh tra,chấn chỉnh các hoạt động trên địa bànđã quy hoạch là khu du lịch trọng

điểm...Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng

giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năngcủa Bộ phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiệngiúp đỡ Hà Giang tiếp tục phát triển sựnghiệp VHTTDL trên địa bàn; đặc biệttrong các hoạt động tuyên truyền, quảngbá; kêu gọi xúc tiến đầu tư; xây dựngthương hiệu văn hóa riêng, các sảnphẩm du lịch đặc thù; bảo tồn và pháttriển văn hóa các dân tộc; đặc biệt lànhững nội dung liên quan đến phát huygiá trị Công viên địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn.

Theo ông Trần Đức Quý - Phó Chủtịch UBND tỉnh Hà Giang, để tiếp tụcthực hiện có hiệu quả công tác văn hóa,thể thao, du lịch và gia đình tỉnh HàGiang giai đoạn 2015-2020, tỉnh đề nghịBộ VHTTDL đồng ý chủ trương lập dựán và bố trí nguồn đầu tư xây dựng dựán nhà hát, rạp chiếu phim của tinh HàGiang; hỗ trợ tỉnh triển khai một sốchương trình như: Xây dựng hồ sơ ditích lịch sử con đường Hạnh phúc là ditích cấp quốc gia, đăng ký và xây dựnghồ sơ “Tri thức canh tác hốc đá của cưdân Cao nguyên đá Hà Giang” đề nghịUNESCO công nhận di sản văn hóa phivật thể của nhân loại, đưa hồ sơ di sảnthổi và múa Khèn H’Mông vào danhmục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ VHTTDL giúp Hà Giang triển khaidự án du lịch Cao nguyên đá Đồng Văntheo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh cùng Đoàn công tác đã đến thămChùa Nậm Dầu thuộc thôn NgọcThanh, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên,một di tích đã được Bộ VHTTDL xếphạng Di tích khảo cổ cấp quốc gia; thămBảo tàng tỉnh Hà Giang - Nơi lưu giữ vàtrưng bày hàng trăm di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể độc đáo của đồng bàocác dân tộc thiểu số Hà Giang.

Đức Minh

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

quản lý nhà nước

3số 1122 l 16.4.2015

Ngày hội văn hóa các dân tộc miềnTrung năm 2015 sẽ diễn ra từ 17-19/5/2015, tại tỉnh Nghệ An từ ngày17-19/5/2015. Đây là hoạt động đượctổ chức nhân dịp Kỷ niệm 125 nămNgày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1980-19/5/2015). Ngày hội là sựkiện văn hóa quy mô lớn, nhằm tônvinh, giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa các dân tộc miền Trung, góp phầnphát triển kinh tế, chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần cho nhân dân; giáo dụctruyền thống yêu nước, củng cố, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân. Ngàyhội còn là dịp để các tỉnh tham gia họctập, trao đổi kinh nghiệm, nâng caonhận thức cho các cấp, các ngành vàđồng bào các dân tộc trong khu vực vềý thức trách nhiệm của mình trong việcxây dựng và phát triển văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,

gắn công tác văn hóa, thể thao và dulịch với việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra.Với chủ đề “Các dân tộc miền Trung -Đoàn kết - Giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc - Góp phần phát triểnbền vững đất nước”, Ngày hội có cáchoạt động: Tổ chức trò chơi dân giandân tộc (tung còn, tó má lẹ, đánh cù,đẩy gậy); trình diễn, giới thiệu bản sắcvăn hóa đặc trung dân tộc (trích đoạn lễhội dân gian, nghi thức, sinh hoạt vănhóa, trò chơi dân ca, dân vũ…); Trạitriển lãm trưng bày, giới thiệu, quảng básản phẩm văn hóa đặc trưng các dântộc; Trình diễn trang phục dân tộc…Theo Kế hoạch, Ngày hội có sự thamgia của 13 tỉnh/thành miền Trung:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận và BìnhThuận. Bộ VHTTDL đề nghị UBNDtỉnh Nghệ An, UBND các tỉnh/thànhmiền Trung và các cơ quan, đơn vị cóliên quan quan tâm phối hợp, chỉ đạothực hiện với mục tiêu Ngày hội đượctổ chức trang trọng, hiệu quả, an toàn,tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấnkhởi của nhân dân các dân tộc tỉnhNghệ An và nhân dân các dân tộc miềnTrung. Các chương trình tham gia Ngàyhội phải được chuẩn bị chu đáo, luyệntập dàn dựng công phu, có nội dung tiêubiểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao,có nhiều cái mới, đáp ứng nhu cầu sángtạo và hưởng thụ của nhân dân; gắnhoạt động văn hóa, thể thao với quảngbá tiềm năng thu hút phát triển du lịchcủa các tỉnh khu vực miền Trung.

h.L

Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung năm 2015

Sau bức thư của Chủ tịch Ủy banThể thao và luật của Liên đoàn SEAGames (SEAGF), Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 1297/BVHTTDL-TCTDTT trình Thủ tướng Chínhphủ về chủ trương đăng cai SEAGames 31 năm 2021 tại Việt Nam.

Công văn này nêu rõ: “Ngày19/3/2015, Bộ VHTTDL đã nhậnđược thông báo của Liên đoàn Thểthao Đông Nam Á (SEAGF) gửiChủ tịch Ủy ban Olympic Việt Namthông báo việc SEAGF dự kiến traoquyền đăng cai tổ chức Đại hội thểthao Đông Nam Á (SEA Games) lầnthứ 31 năm 2021 cho Việt Nam vàđề nghị Ủy ban Olympic Việt Nambáo cáo Chính phủ xem xét việcnước ta đăng cai SEA Games lần thứ31. Sau khi nghiên cứu BộVHTTDL kính báo cáo Thủ tướng

Chính phủ như sau: Theo Điều lệcủa Liên đoàn Thể thao Đông NamÁ, SEA Games được tổ chức định kỳ2 năm 1 lần, luân phiên giữa cácnước trong khu vực Đông Nam Á.Vào năm 2003, nước ta đã tổ chứcthành công SEA Games lần thứ 22tại Hà Nội và một số địa phươngtrong cả nước. Theo thông lệ, đếnnăm 2023 nước ta sẽ được tổ chứcSEA Games. Tuy nhiên, doCampuchia chưa sẵn sàng đăng caiSEA Games vào năm 2021, nênSEAGF thống nhất dự kiến traotrách nhiệm đăng cai tổ chức SEAGames 31 năm 2021 cho nước ta.

Với nước ta, đăng cai SEAGames vừa là nghĩa vụ với các quốcgia trong khu vực Đông Nam Á, vừalà cơ hội để quảng bá hình ảnh đấtnước, con người Việt Nam, góp phần

phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa,thể thao, du lịch, đặc biệt trong bốicảnh cộng đồng ASEAN sẽ đượchình thành vào cuối năm 2015. Hiệnnay, với kinh nghiệm tổ chức các sựkiện thể thao quốc tế và hệ thống cơsở vật chất đã có, nước ta cơ bảnđảm bảo các điều kiện tổ chức thànhcông SEA Games 31”.

Từ đó, Bộ VHTTDL báo cáo Thủtướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo vềviệc nước ta đăng cai tổ chức SEAGames 31 năm 2021 theo đề nghịcủa SEAGF. Nếu được Thủ tướngChính phủ đồng ý, Bộ VHTTDL sẽphối hợp với các Bộ, ngành và cácđịa phương có liên quan xây dựngĐề án đăng cai tổ chức SEA Games31 trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định.

tr.Quỳnh

Xin chủ trương của Chính phủ về việc đăng cai SEA Games 31

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

4 số 1122 l 16.4.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 953/QĐ-BVHTTDL về việcphê duyệt Kế hoạch khảo sát, kiểm tra,đánh giá vấn đề môi trường tại một sốdi tích trong mùa lễ hội 2015. Kế hoạchnhằm mục tiêu đánh giá công tác bảovệ môi trường, đề xuất các giải phápnâng cao hiệu quả bảo vệ môi trườngtại các di tích - thắng cảnh trong mùalễ hội.

Thành phần tham gia gồm có: VụKhoa học, Công nghệ và Môi trường;Thanh tra Bộ; Cục Di sản văn hóa; Vănphòng Bộ phối hợp cùng Sở VHTTDL

các địa phương cùng các đơn vị quảnlý tại địa phương và đơn vị quản lý ditích có liên quan. Kế hoạch hướng tớiđối tượng khảo sát, kiểm tra, đánh giáthực tế là một số di tích, danh thắngtrên địa bàn thành phố Hà Nội và cáctỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dươngvà Quảng Ninh.

Các nội dung cụ thể của kế hoạchbao gồm: Khảo sát, kiểm tra việc thựchiện nội dung Thông tư liên tịch số19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMTngày 30/12/2013 của Bộ VHTTDL vàBộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt độngdu lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và pháthuy các giá trị di tích; Khảo sát sự phùhợp của bộ tiêu chí bảo vệ môi trườngtrong di tích; Đề xuất các giải pháp cụthể bảo vệ môi trường tại các di tíchtrong mùa lễ hội năm 2015, báo cáoLãnh đạo Bộ.

Thời gian thực hiện kéo dài trongtháng 4, tháng 5 năm 2015 và đượcchia làm 3 đợt: Đợt 1 tại Hà Nội; Đợt2 tại Bắc Ninh và Lạng Sơn; Đợt 3 tạiHải Dương và Quảng Ninh.

h.Phượng

Bộ VHTTDL đã ban hành Công vănsố 1367/BVHTTDL-DSVH về việcthẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tíchChùa Trông, huyện Ninh Giang, tỉnhHải Dương. Theo đó, Bộ thỏa thuận Dựán tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Trông, baogồm các hạng mục: Khu nội tự (tu bổTam quan và tắc môn; cải tạo tường rào,tôn tạo xây dựng lại Tiền bái, Tam bảo,Giải vũ, Tả - Hữu vu, nhà Mẫu, nhàTăng, nhà Ni); khu ngoại tự (cải tạotường rào; xây dựng nhà quản lý, nhàkhách); khu lễ hội và phụ trợ (nhà vệsinh, bãi đỗ xe) và hạ tầng kỹ thuật. Đểhoàn thiện hồ sơ dự án, Bộ VHTTDL đềnghị Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương chỉđạo đơn vị tư vấn hoàn thiện các chi tiết

sau: Đối với việc tu bổ Tam quan và tắcmôn: không cạo bỏ hoa văn và chữ hiệncó mà cần giữ nguyên trạng để giacường, trám vá chi tiết. Bổ sung phươngán bao che phục vụ thi công tu bổ. Xâydựng lại nhà Tiền bái theo đúng kíchthước mặt bằng và hình thức công trìnhhiện trạng để phù hợp với kiến trúc tòaHậu cung mặt bằng chữ “Đinh” phía sau(không làm mới 7 gian 2 tầng mái nhưhồ sơ đề xuất). Không đắp kìm mái vàlàm hoa chanh bờ nóc, bờ chảy tại nhàGiải vũ. Điều chỉnh kết cấu vè kèo nhàmẫu (bỏ cột trục C để trở thành kết cấuquá giang trốn cột, chuyển các rườngnách thành kẻ chuyền), không làm hoachanh bờ nóc. Đối với nhà Tăng, Ni, nhà

khách, nhà Ban Quản lý: cần giảm chiềucao bờ nóc, không đắp hổ phù trêntường đốc. Cần chỉnh sửa thống nhấtmặt bằng các hạng mục này trên bản vẽmặt bằng tổng thể. Đối với các hạngmục: tu bổ cổng đền, tôn tạo vườn lăng,sân vườn, xây dựng am hóa vàng, nhàthủy đình, do không có bản vẽ thiết kếcơ sở nên Bộ VHTTDL không có cơ sởthẩm định. Đối với việc xây dựng nhàvăn hóa, đề nghị điều chỉnh thiết kếcông trình theo hướng hiện đại, có kếthừa kiến trúc truyền thống, đảm bảođáp ứng công năng sử dụng và khônglàm thành dạng ngôi đình như hồ sơ đãđề xuất.

hoàng Lan

Thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Trông

Khảo sát, kiểm tra, đánh giá vấn đề môi trường tại một số di tích trong mùa lễ hội 2015

Nhân dịp Tết cổ truyền CholChnam Thmay của đồng bào Khmer,trong 2 ngày 11-12/4, Sở VHTTDLtỉnh Vĩnh Long tổ chức Ngày hội Vănhóa thể thao đồng bào Khmer tỉnhVĩnh Long lần VI năm 2015.

Diễn ra tại huyện Vũng Liêm,ngày hội năm nay có sự tham gia của5 đơn vị, địa phương có đông đồng

bào Khmer sinh sống gồm: huyệnVũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, thị xãBình Minh và Trường Dân tộc nội trútỉnh Vĩnh Long. Tại ngày hội có nhiềuhoạt động đặc sắc như: triển lãm,trưng bày hình ảnh, tư liệu thể hiện nétvăn hóa đặc trưng của đồng bàoKhmer Vĩnh Long; đồng bào KhmerVĩnh Long chung sức xây dựng nông

thôn mới; liên hoan nghệ thuật quầnchúng Khmer; trình diễn các loại hìnhnghệ thuật đặc sắc của đồng bàoKhmer như múa trống Sa dăm, Èodây, hòa tấu nhạc Ngũ âm, trích đoạnDù Kê... Đặc biệt, ngày hội lần nàycòn tổ chức Hội thi ẩm thực truyềnthống Khmer với chủ đề “Bữa cơmgia đình ấm áp yêu thương”; thi đấu

Vĩnh Long: Ngày hội Văn hóa thể thao đồng bào Khmer 2015

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

5số 1122 l 16.4.2015

quản lý nhà nước

“30/4 - Ngày thống nhất” là bộ phimtài liệu nhựa màu dài 2 tập của Điện ảnhQuân đội sản xuất. Đây là một trongnhững dự án lớn của Điện ảnh Quân độinhân dân chuẩn bị cho kỷ niệm 40 nămNgày Giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước (30/4/1975-30/4/2015). Tập 1của phim có nhan đề “Dân tộc Việt Namvượt qua gian khó” và tập 2 có tên gọi“Đất nước thống nhất”.

Phim tài liệu “30/4 - Ngày thốngnhất” do Nghệ sĩ Ưu tú, Đại tá PhạmMinh Lợi viết kịch bản, Nghệ sĩ Nhân

dân, Đại tá Lê Thi làm đạo diễn. Phimgóp phần phân tích rõ tình hình quốctế, bài học chỉ đạo trong chiến tranh,phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc dưới cái nhìn đa chiều của cảphía ta, phía đối phương và nhữngngười Việt Nam từng đứng bên kiachiến tuyến, cũng như ý kiến của cácchính khách, nhà nghiên cứu lịch sử,kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Quabộ phim, hồi ức của các vị tướng lĩnhcầm quân cũng sẽ góp phần làm sángtỏ những sự kiện chiến trường dưới sự

chỉ đạo của Đảng, toàn dân, toàn quânta đã sáng tạo, quyết đoán, độc lập, tựchủ, sử dụng tổng hợp sức mạnh chínhtrị, quân sự, ngoại giao, sức mạnh 3 thứquân, 3 vùng chiến lược, 3 mũi giápcông; kết hợp tiến công và nổi dậy, giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước.Với tinh thần ấy, toàn dân tộc Việt Namđồng lòng hướng về mục tiêu lớn nhất:giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, xây dựng một đất nước ViệtNam giàu mạnh.

huy Long

Nối tiếp thành công những lần tổchức trước, Cuộc thi Hợp xướng quốctế Việt Nam lần thứ IV sẽ đựơc tổ chứctại phố cổ Hội An vào dịp lễ 30/4 và01/5 năm nay.

Đây là sự kiện có quy mô rộng lớnvới sự tham gia của hơn 1.500 nghệ sỹđến từ 45 đoàn hợp xướng của 15 quốcgia trên thế giới. Thông qua cuộc thi sẽgiới thiệu đến công chúng những mànbiểu diễn nghệ thuật hợp xướng đặcsắc. Cuộc thi sẽ chính thức diễn ra từngày 29/4 đến ngày 03/5 tại TP. HộiAn, tỉnh Quảng Nam .

Các đoàn hợp xướng tham giaCuộc thi hợp xướng quốc tế Việt Namlần thứ IV này sẽ tranh tài tại 13 mônthi, chia thành 6 nhóm: Hợp xướngnam, Hợp xướng nữ, Hợp xướng namnữ; Hợp xướng Thính phòng/ Tốp canam hoặc nữ, Hợp xướng Thính

phòng/ Tốp ca nam nữ; Hợp xướngTrẻ em dưới 17 tuổi, Hợp xướngThanh niên nam hoặc nữ (nữ dưới 20tuổi); Hợp xướng thánh ca; Hợpxướng dân gian…

Ông Đinh Hài - Giám đốc SởVHTTDL Quảng Nam cho biết: Cuộcthi Hợp xướng quốc tế là cuộc hội ngộcủa những người yêu nghệ thuật hợpxướng, là dịp giao lưu, trao đổi về âmnhạc; đồng thời qua đó tăng cường sựhiểu biết về văn hóa giữa các dân tộc,tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tìnhđoàn kết và hợp tác giao lưu quốc tế.Thành phố Hội An là địa phương đãtừng tổ chức thành công nhiều hoạtđộng, sự kiện văn hóa lớn mang tầmquốc gia và quốc tế. Bắt đầu từ năm2011, Hội An đã được tổ chứcInterkultur (Đức) chọn làm địa phươngđăng cai tổ chức Cuộc thi Hợp xướng

quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam và đãđạt được những thành công không chỉđối với cuộc thi mà còn góp phầnquảng bá rất hiệu quả cho điểm đếnHội An.

Trong quá trình diễn ra Cuộc thiHợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứIV, Ban tổ chức sẽ bố trí cho các đoàntrình diễn hợp xướng quốc tế trênđường phố với chủ đề “Giai điệu quốctế” phục vụ nhân dân và du khách thamquan khu phố cổ Hội An. Các đoàn hợpxướng sẽ biểu diễn hoàn toàn miễn phíphục vụ khán giả. Các chương trìnhbiểu diễn có thể gồm các bài hát ngoàicác tiết mục đăng ký dự thi hoặc cácloại hình biểu diễn khác ngoài hợpxướng như múa, biểu diễn nhạc cụnhằm tạo ra không khí như một lễ hộiâm nhạc đường phố…

Minh hạnh

Cuộc thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ IV

Kỷ NIệm 40 Năm GIảI pHóNG mIềN NAm, THốNG NHấT đấT NướC:

Ra mắt phim tài liệu “30/4 - Ngày thống nhất”

một số môn thể thao và trò chơi dângian: kéo co, đẩy gậy, bóng đá, bóngchuyền, đá gà ép, đi dây, thi đấu cờốc... Thông qua các hoạt động trongngày hội, người dân có cơ hội giớithiệu nét đặc sắc về văn hóa, sức mạnhthể thao, ấn tượng du lịch của địa

phương mình… góp phần lan tỏa tinhthần ngày hội tới các dân tộc, vùngmiền trong cả nước. Qua đó, tạo điềukiện cho đồng bào Khmer và ngườidân trong tỉnh nâng cao tinh thần đoànkết, giao lưu văn hóa, thể thao, traođổi kinh nghiệm trong đời sống lao

động sản xuất; đáp ứng ngày càng caonhu cầu sáng tạo và hưởng thụ nghệthuật của nhân dân, nhất là đồng bàoKhmer ở các địa phương, để bản sắcvăn hóa của đồng bào Khmer Nam bộngày càng được bảo tồn và phát huy.

Mạnh huân

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

6 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Năm nay, dịp giỗ Tổ 10/3 Âm lịchvà kỳ nghỉ lễ 30/4-01/5 trùng nhau với6 ngày nghỉ lễ, tạo cơ hội lớn cho ngànhdu lịch Thủ đô nói riêng và cả nước nóichung. Rất đông các cơ quan, đơn vị vàcác gia đình có kế hoạch nghỉ lễ, cácdoanh nghiệp lữ hành tăng cường dịchvụ, nhân lực thu hút khách. Ghi nhận thịtrường du lịch trên địa bàn Hà Nội chothấy, lượng khách mua tour qua cáccông ty du lịch tăng mạnh, một số tourtốt xảy ra tình trạng “cháy”.

Nhiều tour đã kín chỗ

Theo đánh giá của các công ty dulịch, chưa khi nào không khí du lịch dịp30/4-01/5 lại sôi động như năm nay.Ngoài 6 ngày nghỉ theo quy định củaNhà nước, nhiều doanh nghiệp thựchiện làm bù, nghỉ dồn kéo dài kỳ nghỉlên 8 ngày. Hơn nữa, dịp này bắt đầuvào mùa hè, một loạt các khu du lịchbiển tổ chức khai trương khiến khôngkhí du lịch dịp này càng thêm tưngbừng. Chính lý do đó, nhiều người dânđã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ của giađình từ rất sớm. Mặc dù còn hơn mộttháng nữa mới tới kỳ nghỉ lễ nhưngnhiều công ty du lịch đã khóa sổ một sốtour du lịch vì kín chỗ. Đó là những tourdu lịch có điểm đến tốt như Phú Quốc,Đà Nẵng, do sở hữu nhiều bãi biển đẹp,nhiều thắng cảnh nổi tiếng, dịch vụ dulịch và môi trường du lịch tốt. Ngoài ra,nhiều tour du lịch khác được khách đặtmua cũng khá đông.

Nhận định ban đầu của một số côngty du lịch, lượng khách mua tour quacác đơn vị du lịch tăng khoảng 30% sovới cùng kỳ năm trước. Tại Công ty Cổphần Du lịch HaNoi Redtours, lượngkhách đặt tour tăng mạnh. Thời điểmnày, lượng khách du lịch nội đạt 50%,trong đó tour Phú Quốc, Đà Nẵng đã kínchỗ. Lượng khách du lịch các nướcĐông Nam Á, Trung Quốc đạt 60%.Khách đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ

cũng kín chỗ do đối tượng này có kếhoạch xa, phải hoàn thiện visa sớm.

Còn tại Công ty Du lịch Vietrantour,thời điểm hiện tại, lượng khách đăng kýđạt hơn 3.000 lượt khách, tăng 50% sovới cùng kỳ năm ngoái. Ngay từ sớm,một số tour đã hết chỗ như các tour đicác nước khu vực Đông Nam Á. Hiện,Vietrantour đang đặt vấn đề với cáchãng hàng không để cung cấp thêm vénhằm đáp ứng nhu cầu khách tăng độtbiến.

Ông Lương Duy Ngân - Giám đốcCông ty Du lịch Newstartour cho biết:Do lượng khách tăng cao, công ty đangnỗ lực đáp ứng nhu cầu của khách. Đếnthời điểm này, lượng khách đăng ký tourqua doanh nghiệp tăng khoảng 30% sovới cùng kỳ năm trước. Trong đó, tourđi Phú Quốc, Nha Trang, Singapore đãhết chỗ. Một số điểm đến khác như: ĐàNẵng, Đà Lạt, Sa Pa, Malaysia, TháiLan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng cólượng khách đăng ký đông.

Cũng theo các doanh nghiệp lữhành, dịp nghỉ lễ 30/4-01/5, nhiều dukhách lựa chọn những điểm đến mớinhư: Quy Nhơn (Bình Định), Tam Kỳ(Quảng Nam), đảo Cô Tô (QuảngNinh). Tại những nơi này, lượng kháchkhông quá đông, cảnh quan đẹp, dịch vụcơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Khách đông nhưng không quátải dịch vụ

Giải thích điều này, nhiều doanhnghiệp cho rằng, do năm nay kỳ nghỉ lễ30/4-01/5 kéo dài tới 6 ngày nên các giađình lựa chọn nhiều ngày khởi hànhkhác nhau. Một mặt, các tour ngắn ngày,chủ yếu từ 2-4 ngày được đông đảo dukhách lựa chọn. Bởi vậy, các dịch vụ dulịch không quá căng thẳng như các nămtrước.

Ông Nguyễn Công Hoan - PhóTổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dulịch HaNoi Redtours còn cho biết: Kinh

nghiệm làm du lịch nhiều năm qua chothấy các doanh nghiệp đã tự cân đốitheo năng lực thực tế của mình để đặttrước các dịch vụ, không “ôm” quánhiều. Hơn nữa, các hãng hàng khôngcũng không cho doanh nghiệp đặt chỗnhiều mà căn cứ năng lực dịch vụ củacác doanh nghiệp để phân bổ hợp lý.Nếu các năm trước, có tình trạng doanhnghiệp “ôm” nhiều chỗ, bán đi bán lạicho nhau hoặc ban đầu bán giá cao, saulại bán giá thấp thì năm nay không còntình trạng đó. Bởi vậy dịch vụ du lịchnăm nay không quá khan hiếm, giákhông tăng cao.

Giá các tour du lịch kỳ nghỉ lễ hiệnít nhiều đã biến động. Với tour trongnước chịu ảnh hưởng của giá vé tăng40% so với giá khuyến mại, tuy nhiênmức tăng này cũng đưa giá vé trở về vớigiá cũ. Có nghĩa, trước đó các công tydu lịch phối hợp với các hãng hàngkhông áp dụng giá vé khuyến mạinhưng thời điểm cao điểm như dịp nghỉlễ sẽ không được áp dụng giá khuyếnmại. Cộng với giá phòng khách sạncũng tăng, kéo theo giá tour tăng khoảng30% so với ngày thường. Đối với tourquốc tế, các dịch vụ ở nước ngoài khôngtăng do vậy giá tour chịu ảnh hưởngtăng giá hàng không nên giá tour tăngtrung bình từ 10-20%. Các tuyến ChâuÂu và Mỹ do là tuyến xa, thị trườngriêng nên giá tour không tăng.

Với Công ty Du lịch Vietrantour, dịpnghỉ lễ năm nay doanh nghiệp này thựchiện chương trình tour thuê riêngchuyến bay mang lại sự thuận tiện vàtiết kiệm cho du khách, giảm chi phí từ20-25% so với bình thường. Bà PhạmBích Ngọc - Trưởng phòng khách lẻVietrantour cho biết: Nhờ chương trìnhnày, mặt bằng giá tour trong dịp lễ 30/4-01/5 năm nay không những không tăngmà còn giảm hơn so với năm ngoái từ10-25% tùy từng thời điểm.

thế hùng

Du LịCH Kỳ NGHỉ 30/4 Và 01/5

Lượng khách tăng mạnh, nhiều tour “cháy”

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

7số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 06/04/2015, Bộ VHTTDL đãtổ chức giao ban công tác văn hóa, thểthao và du lịch quý I năm 2015. Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh dự và chủ trìHội nghị.

Báo cáo kết quả công tác VHTTDL3 tháng đầu năm cho biết, ngay từ đầunăm Bộ VHTTDL đã sớm tập trungtriển khai công tác và phát động phongtrào thi đua năm 2015 tới toàn thể cánbộ, công chức, viên chức, người laođộng trong toàn ngành với chủ đề“Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, pháttriển”; chỉ đạo toàn ngành tổ chức tốtcác hoạt động phục vụ kỷ niệm cácngày lễ lớn cũng như các nhiệm vụtrọng tâm quý I.

Công tác xây dựng văn bản, đề ánđược Bộ quan tâm, chỉ đạo, toàn ngànhbám sát sự điều hành của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, tăng cường đicông tác cơ sở; chỉ đạo tổ chức thànhcông nhiều hoạt động văn hóa, nghệthuật, thể thao lớn kỷ niệm 85 nămNgày Thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam; Lễ đón Bằng của UNESCO vinhdanh Quần thể Danh thắng Tràng An;Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Ngày chạyOlympic toàn quốc; các chương trìnhnghệ thuật vàcác hoạt động du lịch phụcvụ Đại hội đồng Liên minh Nghị việnthế giới (IPU 132)...

Chỉ đạo công tác quản lý và tổ chứclễ hội Xuân Ất Mùi 2015: Thực hiệnChỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác quản lý và tổ chức lễ hội vàCông điện số 229/CĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng BộVHTTDL đã có văn bản gửi cáctỉnh/thành ủy; Bộ đã ban hành Công vănsố 556/BVHTTDL-VHCS gửi Chủ tịchUBND các tỉnh/thành triển khai thựchiện Chỉ thị của Ban Bí thư, Công điệncủa Thủ tướng Chính phủ; ban hành 06công văn gửi Sở VHTTDL cáctỉnh/thành, các đơn vị thuộc Bộ để chỉđạo nghiêm túc thực hiện công tác quản

lý và tổ chức lễ hội; tổ chức Hội nghịtrực tuyến tổng kết công tác quản lý, tổchức lễ hội năm 2014 và phương hướngnhiệm vụ năm 2015. Tổ chức 20 Đoàncông tác do lãnh đạo Bộ và Thanh traBộ làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tácquản lý và tổ chức lễ hội tại các địaphương. Các lễ hội năm nay được tổchức, quản lý đạt kết quả tốt hơn cácnăm trước. Nhận thức của chính quyềnđịa phương, Ban Quản lý di tích, lễ hộiđược cải thiện rõ rệt, nâng cao hiệu lựcquản lý nhà nước của Ngành. Công táctổ chức các lễ hội lớn từng bước đi vàonền nếp, người dân tham gia lễ hội có ýthức hơn. An ninh, an toàn trong lễ hộiđược đảm bảo, không để xảy ra tìnhtrạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng.Vệ sinh, môi trường được cải thiện rõrệt. Tuy nhiên, việc thực hiện nếp sốngvăn minh trong lễ hội có nơi chưa cao,vẫn còn tình trạng đốt nhiều vàng, mã;đặt tiền lễ không đúng quy định, lén lútđổi tiền lẻ, chèo kéo khách; một vài lễhội vẫn còn diễn ra các tập tục gây phảncảm như tục chém lợn, đập đầu trâu,cướp lộc, cướp phết…

Về thể dục thể thao, nhiều công việcquan trọng đã được tập trung thực hiệnnhư xây dựng kế hoạch sơ kết 3 nămthực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CPngày 14/01/2013 của Chính phủ thựchiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bướcphát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thaođến năm 2020. Tập huấn lực lượng vậnđộng viên tham dự SEA Games 28 tạiSingapore; phối hợp tổ chức 17 giải thểthao trong nước, 3 giải thể thao quốc tế;tham dự 29 giải quốc tế giành 63 HCV,44 HCB, 35 HCĐ...

Về du lịch, xây dựng kế hoạch thựchiện Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chínhphủ ngày 08/12/2014 về một số giảipháp đẩy mạnh phát triển du lịch ViệtNam trong thời kỳ mới. Tổ chức cáchoạt động quảng bá, xúc tiến tại Diễn

đàn Du lịch ASEAN và Hội chợ du lịchquốc tế; tổ chức Lễ Khai mạc Năm Dulịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa. SởVHTTDL các tỉnh/thành và các doanhnghiệp du lịch đã chủ động, tích cực,nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chứctour, tuyến phục vụ du khách, tuy nhiêntrước ảnh hưởng bất lợi từ sự suy giảmmột số thị trường nói tiếng Trung từ nửacuối năm 2014, lượng khách du lịchquốc tế đến Việt Nam trong quý I-2015suy giảm. Tổng số khách quốc tế đếnViệt Nam tháng 3/2015 ước đạt 617.895lượt khách, giảm 10,4% so với tháng02/2015 và giảm 12,9% so với tháng3/2014. Trong quý I, tổng số khách quốctế đến Việt Nam ước đạt 2.007.884 lượtkhách, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm2014; khách du lịch nội địa ước đạt 19,5triệu lượt khách; tổng thu từ khách dulịch đạt 96.359 tỷ đồng, tăng 1,9% so vớicùng kỳ năm 2014.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳngđịnh, những kết quả trong 3 tháng quacho thấy những nỗ lực của toàn ngànhtrên các lĩnh vực quản lý, từ đó tạo đàphát triển cho các tháng còn lại trongnăm. Giao nhiệm vụ cụ thể cho cácTổng cục, Cục, Vụ, đơn vị chức năng,Bộ trưởng lưu ý một số nội dung cần tậptrung thực hiện như tuyên truyền về Đạihội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảngtoàn quốc; các hoạt động kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước; lễ hội Làng Sen - Kỷniệm 125 năm Ngày Sinh Chủ tịch HồChí Minh (19/5/1890-19/5/2015); chàomừng kỷ niệm 70 năm Cách mạngtháng Tám, Quốc khánh 02/9, kỷ niệm70 năm Ngày Thành lập Ngành VHTT(28/8/1945-28/8/2015)... Bộ trưởng chỉđạo cần tiếp tục công tác sắp xếp đổimới doanh nghiệp nhà nước theo lộtrình được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt; tiếp tục hoàn thiện Chương trìnhmục tiêu phát triển văn hóa, TDTT giaiđoạn 2016-2020...

Đ.anh

Giao ban công tác văn hoá, thể thao và du lịch quý I năm 2015

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

8 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Đây là chương trình giao lưugiữa các đoàn biểu diễn nghệ thuậtvới các tiết mục biểu diễn ca ngợiquê hương, đất nước, đặc biệt nhiềutiết mục đã tái hiện lại truyền thốngđấu tranh cách mạng của nhân dândưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh. Bên cạnh đó, chương trìnhcòn ca ngợi thành tựu của đất nướcsau 40 năm giải phóng, hội nhập vàphát triển, tình yêu biển đảo Việt

Nam trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc. Các ca khúc: Diệtphát xít, Trường ca sông Lô,Trường Sơn Đông - Trường SơnTây, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tổquốc nhìn từ biển… đã được cácđoàn thể hiện một cách sinh động,sôi nổi.

Liên hoan là hoạt động văn hóalớn góp phần xây dựng và pháttriển phong trào văn hóa cơ sở, đápứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa

ngày càng cao của quần chúngnhân dân. Các ca khúc được cácđoàn nghệ thuật biểu diễn phảnánh một phần quá trình đấu tranh,bảo vệ, xây dựng và phát triển đấtnước trong suốt những năm qua.Qua đó, nhân dân, đặc biệt là thếhệ trẻ càng thêm trân trọng và tựhào về những thế hệ cha ông đitrước đã ngã xuống vì sự độc lập,bình yên, tự do cho cả dân tộc.

K.hoàn

Liên hoan nghệ thuật quần chúng... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 13/4, tại TP. Hồ Chí Minh,Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệmcác ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015 đã tổ chức họp báo giới thiệucác hoạt động kỷ niệm 40 năm NgàyGiải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước (30/4/1975-30/4/2015).

Theo Ban Tổ chức, Lễ kỷ niệm cóhai hoạt động chính. Cụ thể, ngày29/4 sẽ diễn ra Lễ dâng hương tưởngniệm tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minhvà Đài Tưởng niệm các Anh hùngLiệt sỹ (TP. Hà Nội); Nghĩa trangLiệt sỹ TP. Hồ Chí Minh và Đềntưởng niệm Bến Dược, huyện Củ Chi(TP. Hồ Chí Minh).

Sáng 30/4, Chương trình mít tinh,diễu binh, diễu hành được tổ chứctrọng thể tại khu vực đường Lê Duẩn,khu vực Công viên 30/4 (TP. Hồ ChíMinh) và được truyền hình, phátthanh trực tiếp trên Đài Truyền hìnhViệt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam vàcác Đài Phát thanh và Truyền hìnhcác tỉnh/thành.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đạidiện các lực lượng vũ trang và nhândân tham gia Tổng tiến công và nổidậy mùa Xuân 1975, các đoànkhách quốc tế, đại diện đoàn ngoại

giao và các tổ chức quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh, đại diện người ViệtNam ở nước ngoài và các tầng lớpnhân dân TP. Hồ Chí Minh sẽ thamdự Lễ kỷ niệm.

Chương trình diễu binh, diễnhành có sự tham gia của các lựclượng vũ trang nhân dân (quân đội,công an, du kích, dân quân tự vệ),đại diện các lực lượng quần chúngnhân dân.

Tối 30/4, tại TP. Hồ Chí Minhdiễn ra chương trình nghệ thuật đặcbiệt cấp quốc gia với chủ đề: “Đấtnước trọn niềm vui”, quy tụ hơn4.400 văn nghệ sỹ tham gia biểudiễn.

Từ 21h-21h15 ngày 30/4, TP. HồChí Minh tổ chức bắn pháo hoa tại 8điểm, gồm: Tòa tháp Bitexco FinancialTower, Đền tưởng niệm Liệt sỹ BếnDược, Khu Tưởng niệm Liệt sỹ NgãBa Giồng, Khu di tích Lăng Lê - BànCờ, sân bóng đá huyện Cần Giờ,Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc,Công viên Văn hóa Đầm Sen, Côngviên Làng hoa Gò Vấp.

Theo Ban Tổ chức, kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước, trên cả nước đã

và đang diễn ra nhiều hoạt động ansinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, chămlo gia đình chính sách, gia đình cócông với cách mạng. Nhiều côngtrình kinh tế, văn hóa, xã hội đượckhánh thành đưa vào hoạt động.Nhiều hoạt động văn hóa nghệthuật, triển lãm, thể thao được tổchức sôi nổi rộng khắp trên địa bànTP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, vàcác địa phương trong cả nước tạokhông khí vui tươi, phấn khởi chonhân dân.

Ông Bùi Thế Đức - Phó TrưởngBan Tuyên giáo Trung ương chobiết, kỷ niệm 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đấtnước là sự kiện chính trị, văn hoáquan trọng, là một trong những ngàylễ lớn của đất nước. Việc tổ chức kỷniệm nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâusắc các thế hệ đã hy sinh xương máuvì độc lập, thống nhất của Tổ quốc,qua đó, cổ vũ, tạo động lực cho toànĐảng, toàn dân, toàn quân tiếp tụcthực hiện thắng lợi công cuộc đổimới đất nước, chào mừng Đại hộiĐảng các cấp, tiến tới Đại hội lầnthứ XII của Đảng.

h.Phượng

Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

9số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Tối 12/4, đại diện lãnh đạo Ban Chỉđạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo tỉnh AnGiang, các ban, ngành, đoàn thể và hàngnghìn bà con các dân tộc Kinh, Hoa,Chăm, Khmer tỉnh An Giang đã về dựLễ khai mạc “Ngày hội văn hóa, thểthao và du lịch dân tộc Khmer năm2015”. Lễ khai mạc được tổ chức tạiChùa Mới, thị trấn Tịnh Biên, huyệnTịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ngày hội nhằm bảo tồn, phát huybản sắc văn hóa truyền thống của đồngbào dân tộc Khmer, đồng thời xây dựngmối quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng caomức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạokhông khí vui tươi phấn khởi trong đồngbào dân tộc Khmer, động viên đồng bàođoàn kết, chung tay xây dựng nông thônmới. Ngày hội nhằm khơi dậy nhữngtiềm năng trong lĩnh vực văn hóa, thểthao và du lịch của đồng bào dân tộcKhmer An Giang, góp phần vào sự phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Tại lễ khai mạc đã diễn ra Liên hoan

nghệ thuật quần chúng và trình diễntrang phục truyền thống Khmer, Liênhoan văn hóa ẩm thực truyền thống,Triển lãm ảnh và trưng bày hiện vật vớichủ đề “Đồng bào dân tộc Khmer Angiang chào mừng 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nướcvà 125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh”, cùng nhiều hoạt động thể thaovà trò chơi dân gian.

Ngày hội đã thu hút trên 500 nhạccông, diễn viên và vận động viên dântộc Khmer của 5 huyện có đồng bàodân tộc sinh sống là: Tri Tôn, TịnhBiên, Châu Thành, Thoại Sơn, ChâuPhú và Trường Trung học phổ thôngdân tộc nội trú, Trường Trung cấp nghềdân tộc nội trú và lực lượng vũ trang AnGiang tham gia.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du

lịch dân tộc Khmer năm 2015 tạo điềukiện cho các nghệ nhân trong tỉnh gặpgỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, cóđiều kiện thể hiện tài năng trong lĩnhvực văn hóa - văn nghệ, thể thao, đồngthời giới thiệu những nét đặc biệt tronglĩnh vực du lịch vùng đồng bào dân tộcKhmer An Giang nhân dịp Tết cổ truyềnChol Chnăm Thmây.

Trong khuôn khổ Ngày hội, nộidung thi đấu thể thao gồm 6 môn thểthao và trò chơi dân gian như: Bóngchuyền, Bóng đá mini, Việt dã, Đẩy gậyvà Kéo co. Ngày hội văn hóa, thể thaovà du lịch dân tộc Khmer là hoạt độngtruyền thống của bà con dân tộc Khmertỉnh An Giang. Ngày hội được tổ chức2 năm một lần, luân phiên tại 2 huyệnTri Tôn và Tịnh Biên trong dịp Tết cổtruyền Chol Chnăm Thmây của đồngbào dân tộc Khmer.

Mạnh huân

Khai mạc Ngày hội VHTTDL dân tộc Khmer năm 2015

Theo Ban Chỉ đạo phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở khu dân cư” của tỉnh Sóc Trăng, trongnăm 2015 này, tỉnh đã chỉ đạo các cấp,ngành phối hợp với các địa phương, tiếptục đẩy mạnh việc thực hiện 5 nội dungvà 7 phong trào trọng yếu trong phongtrào toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa như: Phong trào: giúpnhau xóa đói giảm nghèo; xây dựng môitrường văn hóa; xây dựng các thiết chếvăn hóa-thể thao; thực hiện nếp sốngvăn hóa, kỷ cương pháp luật; phong tràongười tốt việc tốt; phong trào xây dựnggia đình văn hóa, khu ấp văn hóa, cơquan văn hóa. Đặc biệt, gắn các phongtrào với mô hình xây dựng xã văn hóanông thôn mới và thực hiện thắng lợinhiệm vụ kinh tế-xã hộị, xây dựng xómấp, phum, sóc, khu dân cư văn hóa, vănminh, sạch đẹp, ổn định an ninh trật tự,

không có tệ nạn xã hội xảy ra...Thời gian qua, phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư” của tỉnh Sóc Trăng đã thuđược những kết quả đáng khích lệ: Cáccấp, các ngành đã vận động Quỹ “Vìngười nghèo” được trên 11,8 tỷ đồng,hỗ trợ xây dựng và sữa chữa 214 cănnhà đại đoàn kết, tặng trên 7.580 phầnquà cho hộ nghèo; có 576 khóm, ấp đạtdanh hiệu văn hóa, trên 284.500 hộđược công nhận đạt chuẩn văn hóa(chiếm trên 89% tổng số hộ dân củatỉnh); 682 khu dân cư không phát sinh tệnạn xã hội và 605 khu dân cư không cótội phạm… Bên cạnh đó, phong trào“Người tốt, việc tốt” cũng được triểnkhai sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, qua đó cũng đã xuấthiện nhiều tổ chức, cá nhân, gương điểnhình tiên tiến trong sản xuất, xây dựng

đời sống văn hóa như: ông Nguyễn VănQuang ở xã Hồ Đắc Kiện, ông HuỳnhPhước Hòa, Trương Văn Giai, NgôThanh Hài, Trần Văn Út ở xã Phú Tân…đã hiến hơn 1.200m2 để xây dựngđường, nhà sinh hoạt cộng đồng; Câu lạcbộ từ thiện ở thị trấn Châu Thành hỗ trợhàng trăm phần quà cho người nghèo...Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”hiện đã được các tầng lớp tích cực thamgia, hưởng ứng, nhiều phong trào đượclồng ghép thực hiện khá hiệu quả như:Phong trào xây dựng nông thôn mới,phong trào giảm nghèo; phong trào toàndân tham gia phòng chống tội phạm, môhình an ninh cơ sở đang phát huy tácdụng qua đó, nâng cao ý thức người dân,giáo dục tinh thần trách nhiệm sống vìcộng đồng của mỗi người...

t.t.n

Sóc Trăng: đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa”

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

10 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Để du lịch phát triển thành mộtngành quan trọng trong nền kinh tếcủa tỉnh, vừa qua, UBND tỉnh BìnhĐịnh đã phối hợp với Bộ VHTTDLtổ chức Hội thảo: “Xúc tiến đầu tưphát triển du lịch Bình Định năm2015”. Tại Hội thảo này, nhiềuchuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế,du lịch, các nhà quản lý, chủ doanhnghiệp lữ hành và một số ngành liênquan đã đánh giá tiềm năng lợi thế vàcả những tồn tại của ngành du lịchtỉnh Bình Định; đưa ra các giải phápgóp phần đưa ngành du lịch của BìnhĐịnh phát triển, bứt phá đi lên.

đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Bình Định đặt mục tiêu đến năm2020, ngành du lịch tỉnh đón khoảng3,3 triệu lượt khách với tổng doanhthu đạt 3.400 tỷ đồng, chiếm từ 10-12% GDP của tỉnh. Các giải phápphát triển hạ tầng du lịch cần thựchiện theo quy hoạch phát triển kinhtế-xã hội nói chung và quy hoạchkhông gian phát triển du lịch nóiriêng theo hướng phát triển bềnvững và hiệu quả; đồng thời giảiquyết tốt mối quan hệ giữa phát triểndu lịch với phát triển công-nôngnghiệp và phát triển du lịch gópphần nâng cao bản sắc văn hoá củangười Bình Định.

Tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp cơsở hạ tầng và các phương tiện giaothông quan trọng như: Hàng không,đường thủy, đường bộ, đường sắt vàcác tuyến giao thông kết nối với cáccông trình du lịch theo tour, tuyến,cụm du lịch; tập trung đầu tư cơ sởhạ tầng cho du lịch biển bao gồm cầutàu du lịch, cảng biển du lịch, khu dulịch biển đảo tại thành phố Quy Nhơnvà tuyến đường ven biển của tỉnh;đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạocảnh quan thành phố Quy Nhơn theo

hướng xanh - sạch - đẹp; xây dựng hệthống đường vào các làng nghềtruyền thống, đường kết nối giữa cácdi sản văn hoá lịch sử quốc gia trênđịa bàn tỉnh và nâng cấp xây mới cơsở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịchtại một số di tích và danh thắng.

Tỉnh Bình Định cũng ưu tiên thuhút đầu tư, xây dựng cơ sở lưu trú,hình thành tổ hợp khách sạn kết hợpvới trung tâm thương mại; kết hợpnghỉ dưỡng với tổ chức hội nghị, hộithảo mang tầm quốc gia, quốc tế vàđầu tư xây dựng mới các khu vui chơigiải trí cao cấp theo quy hoạch. Tỉnhphấn đấu đến năm 2020 có tổng cơ sởlưu trú du lịch đạt 180 cơ sở, với5.000 phòng, trong đó có 35% tổngsố phòng đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao.

Trước mắt, từ năm 2015 tỉnh BìnhĐịnh kêu gọi đầu tư vào các dự án dulịch gồm: Dự án khu du lịch sinh tháiđầm Thị Nại với tổng diện tích800ha, vốn đầu tư 400 triệu USD; dựán khu du lịch Mũi Rồng-Tân Phụngdiện tích 200ha với số vốn đầu tư 120triệu USD và dự án các điểm du lịchsinh thái Hồ Núi Một, diện tích 20havốn đầu tư 5 triệu USD. Cùng vớiviệc triển khai các dự án đầu tư cơ sởhạ tầng phục vụ du lịch, trong năm2015 tỉnh đẩy nhanh tiến độ các dựán du lịch để sớm đưa vào hoạt độngnhư: Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơncó tổng diện tích 656ha bao gồmkhách sạn cao cấp và hệ thống dịchvụ vui chơi giải trí; khu du lịch VĩnhHội với diện tích 300ha do Công tyTNHH Khách sạn Việt Mỹ đầu tư vớitổng số vốn 4.000 tỷ đồng; dự án khudu lịch cao cấp phía Bắc (thuộc khudu lịch biển Nhơn Lý-Cát Tiến) códiện tích 504ha; khu du lịch sinh tháivà tâm linh Chùa Linh Phong có diệntích 56ha với tổng số vốn 500 tỷđồng; dự án khu du lịch Trung Lươngvới diện tích 74ha và dự án khu du

lich cầu Thị Nại có diện tích 94ha.

Hình thành hệ thống sảnphẩm du lịch

Ông Ngô Đông Hải - Phó Chủtịch UBND tỉnh Bình Định cho biết:Định hướng phát triển hệ thống sảnphẩm du lịch của tỉnh bao gồm: Vềdu lịch biển, tỉnh tiếp tục khuyếnkhích các nhà đầu tư có tiềm lực đầutư phát triển mạnh các khu du lịchnghỉ dưỡng ven biển như Nhơn Hội-Phương Mai-Núi Bà và triển khai xâydựng khu du lịch núi Xuân Vân(thành phố Quy Nhơn), xây dựng đềán đề nghị Bộ Y tế chuyển mục đíchsử dụng Khu trại phong Quy Hoàsang mục đích phát triển du lịch.Tỉnh thu hút đầu tư xây dựng cáctuyến du lịch biển đảo gồm: Các đảoNhơn Lý đến Hải Giang bao gồm cácBãi Dứa, Hòn Sẹo, Hòn Hải Âu,Hoàn Cân, Tháp Thầy bói và đầu tưkhai thác hợp lý các điểm du lịch đảoNhơn Châu, Hòn Khô, khu sinh tháiCồn chim-Đầm Thị Nại.

Về văn hoá lịch sử, tỉnh quảng báVõ cổ truyền Bình Định; tiếp tục đềnghị các Bộ, ngành chức năng Trungương đề nghị UNESCO công nhậnVõ cổ truyền Bình Định là di sản vănhoá phi vật thể của nhân loại; quảngbá nghệ thuật Bài Chòi dân gian miềnTrung; xây dựng Trung tâm trưngbày và nghiên cứu về các nhà văn hoávà nhà thơ lớn nổi tiếng của BìnhĐịnh như: Thi sĩ Xuân Diệu, ĐàoTấn, Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, YếnLan, Chế Lan Viên... Tỉnh cũng trùngtu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoátiêu biểu như: Hệ thống tháp Chăm,thành Đồ Bàn, Điện Tây Sơn, Đàn tếtrời đất; đền thờ Đô đốc Võ VănDũng và đền thờ Nguyễn Trung Trực.

Bình Định còn bảo tồn và pháthuy các lễ hội, làng nghề truyềnthống như: Lễ hội kỷ niệm chiến

để du lịch Bình định bứt phá

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

11số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày sách Việt Nam lần thứ II sẽđược tổ chức tại Thành phố Hồ ChíMinh từ ngày 18-21/4 với chủ đề “Tựhào lịch sử - Vững bước tương lai” tạicác điểm: Bưu điện thành phố, khuônviên tượng đài chiến sỹ bưu chính vàđường Nguyễn Văn Bình, quận 1. Đâylà một trong những hoạt động nằmtrong chuỗi kỷ niệm 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước;125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh; 70 năm Cách mạng Tháng Támvà Quốc khánh (02/9); chào mừng Đạihội Đảng các cấp, hướng tới Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XII. Sự kiệnlần này được tổ chức với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú các chủ đề từtriển lãm, trưng bày giới thiệu sách hay,sách quý về cuộc kháng chiến chống

Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhấtđất nước; những thành tựu của TP. HồChí Minh trong quá trình phát triển vàhội nhập; các chủ đề về xây dựng vănhóa, con người văn hóa, phát triển vàứng dụng Khoa học Công nghệ, đàotạo nhân lực chất lượng cao; sách ngoạivăn phục vụ du khách nước ngoài.

Ngoài không gian sách dành chobạn đọc, Ngày sách Việt Nam lần IIcòn tổ chức các hoạt động khác như:chương trình giao lưu “tác phẩm - tácgiả” với chủ đề 40 năm giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước; ra mắtcác tác phẩm mới; trao đổi sách cũ;triển lãm bưu ảnh về Sài Gòn xưa (bảngốc). Bên cạnh đó, còn có khu sáchđiện tử và khu sách dành cho thiếunhi… với sự tham gia của các nhà xuất

bản, các công ty phát hành sách và cácđơn vị: Công ty Văn hóa Phương Nam;Công ty Phan Thị; Công ty văn hóaVăn Lang, Công ty Fahasa; công tysách Thái Hà; Thư viện Khoa học tổnghợp TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bảnKim Đồng, Nhà xuất bản…

Ngày sách Việt Nam là sự kiện vănhóa được tổ chức thường niên với mụcđích khuyến khích, tôn vinh và pháttriển văn hóa đọc cộng đồng, đồngthời, đây là dịp tôn vinh giá trị củasách; khẳng định vai trò, vị trí, tầmquan trọng của sách trong đời sống xãhội, nâng cao trách nhiệm các cấp,ngành, tổ chức xã hội đối với việc xâydựng và phát triển văn hóa đọc ViệtNam.

gia thuận

Tp. Hồ Chí minh tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ II

thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, lễ hộichợ Gò, lễ hội Vía Chùa Bà, lễ tế cáotrời đất và liên hoan quốc tế Võ cổtruyền Việt Nam tại Bình Định. Tỉnhcũng xây dựng Đề án phát triển đồngbộ, toàn diện 2-3 làng nghề thành cácđiểm tham quan du lịch.

Tỉnh hình thành các loại hình dulịch thể thao, giải trí và du lịch cộngđồng; đồng thời liên kết với các tỉnhtrong khu vực hình thành sản phẩmdu lịch vùng như: Nhã nhạc Cungđình Huế, hát Bài Chòi, Hát Bội, Võcổ truyền Bình Định, Trống trận TâySơn, Cồng chiêng Tây Nguyên và kếtnối du lịch biển với các tour, tuyến dulịch trong khu vực miền Trung-TâyNguyên.

phát triển nguồn nhân lực du lịch

Mục tiêu phát triển nguồn nhânlực du lịch Bình Định năm 2015 là4.300 người, trong đó tỷ lệ qua đàotạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ du lịch đạt 70 %. Để đạt mục tiêu

đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BìnhĐịnh - Ngô Đông Hải cho biết: Tỉnhxây dựng kế hoạch đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chính trị,chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũcán bộ quản lý du lịch và đào tạo laođộng có kỹ năng nghề du lịch ngắnvà dài hạn. Tỉnh quyết định chuyểnđổi trường Trung học văn hoá-nghệthuật thành trường Văn hóa-nghệthuật và du lịch; phối hợp và tăngcường công tác đào tạo đại học vàcao đẳng ngành du lịch tại trường Đạihọc Quy Nhơn, Đại học Quang Trungvà trường Cao đẳng Bình Định.

Tỉnh có chính sách hỗ trợ đào tạo,bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lựcdu lịch; tăng cường liên kết và hợptác trong nước và quốc tế trong lĩnhvực phát triển nguồn nhân lực của dulịch của tỉnh; đồng thời tuyên truyềngiáo dục cộng đồng nâng cao nhậnthức về du lịch cho người dân cùngtham gia phát triển du lịch.

Về giải pháp thu hút nguồn nhânlực cao cho phát triển du lịch ở Bình

Định, theo ông Nguyễn Văn Tuấn -Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,Bình Định cần thu hút các nhà đầu tưchiến lược có tiềm năng và tầm nhìnchiến lược; liên kết trong đầu tư vànhượng quyền thương hiệu; ưu tiênđặc biệt đối với nhà đầu tư chiến lượcvà các tập đoàn, doanh nghiệp lớn,đồng thời quan tâm tạo điều kiện hỗtrợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; cảicách thể chế đào tạo để tạo sức hấpdẫn cho môi trường sống và môitrường đầu tư, qua đó thu hút vốn vànhân tài từ nơi khác, tạo hiệu ứng lantỏa của các dự án đầu tư gắn với dulịch và dịch vụ.

Với nỗ lực và quyết tâm cao củacác cấp, các ngành tỉnh Bình Định, sựgiúp đỡ hỗ trợ của Chính phủ, cácBộ, ngành ở Trung ương và các tỉnhtrong khu vực, hy vọng trong tươnglai không xa, ngành du lịch BìnhĐịnh sẽ có bước bứt phá, phát triểnxứng tầm ở khu vực miền Trung-TâyNguyên và cả nước.

Viết Ý

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

Sự kiện vấn đề

12 số 1122 l 16.4.2015

Sau 7 ngày tranh tài, chiều 11/4 ,Giải vô địch cúp các câu lạc bộBoxing toàn quốc năm 2015 doTổng cục Thể dục thể thao phối hợpvới Sở VHTTDL TP. Cần Thơ tổchức đã bế mạc tại Công viên LưuHữu Phước, TP. Cần Thơ.

Kết thúc giải, ở hạng cân Nam,Nhất toàn đoàn thuộc về đoàn Quânđội với 4 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc, 1 Huy chương Đồng;hạng Nhì thuộc về Hà Nội 1 với 3

Huy chương Vàng, 2 Huy chươngBạc, 1 Huy chương Đồng; đoànCông an nhân dân xếp hạng Ba với1 Huy chương Vàng, 1 Huy chươngBạc, 3 Huy chương Đồng; đoàn chủnhà Cần Thơ xếp hạng Tư và hạngNăm thuộc về đoàn Bình Dương.

Ở hạng cân Nữ, Nhất toàn đoànthuộc về đoàn vận động viên Hà Nội 1với 4 Huy chương Vàng, 2 Huychương Bạc, 1 Huy chương Đồng;đoàn TP. Hồ Chí Minh xếp thứ Nhì với

2 Huy chương Vàng, 1 Huy chươngBạc; đoàn Quân đội xếp thứ Ba với 2Huy chương Vàng, 1 Huy chươngĐồng; đoàn Hưng Yên xếp thứ Tư,đoàn Thanh Hóa xếp thứ Năm.

Tham dự Giải vô địch cúp cáccâu lạc bộ Boxing nam, nữ toànquốc năm nay có 194 vận động viênđến từ 29 tỉnh/thành, ngành. Giải thiđấu ở 11 hạng cân nam và 11 hạngcân nữ, tranh tài 22 bộ huy chương.

naM anh

Kết thúc Giải vô địch cúp các CLB Boxing nam, nữ toàn quốc

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa côngbố Chương trình kích cầu “Tuần lễVàng Du lịch tại Di sản Huế”, diễnra từ 22-28/4/2015. Đây là hoạtđộng hưởng ứng Chương trình kíchcầu du lịch nội địa năm 2015 của BộVHTTDL chào mừng kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) và chào đón FestivalNghề truyền thống Huế năm 2015(28/4-02/5/2015).

Trong đợt kích cầu này, Trungtâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽtriển khai nhiều hoạt động, sự kiệnđặc sắc và một số hình thức khuyếnmại, dịch vụ tăng thêm hấp dẫn. Cụthể, khách đến thăm di tích Huếđược hưởng các ưu đãi như: giảmgiá vé tham quan di tích cho cácđoàn sinh viên trong và ngoài tỉnh(phải có Giấy xác nhận của Trungtâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chocác đoàn có đăng ký); mua vé tuyến3 điểm Hoàng cung - lăng MinhMạng - lăng Khải Định được miễnvé tham quan lăng Thiệu Trị vàcung An Định; nếu mua vé tuyến 4điểm (Hoàng cung - lăng MinhMạng - lăng Tự Đức - lăng KhảiĐịnh) được miễn vé tham quan các

điểm còn lại (lăng Gia Long, lăngThiệu Trị, điện Hòn Chén và cungAn Định).

Trung tâm thực hiện miễn phíthuyết minh tại các điểm di tích chocác đoàn từ 20 khách trở lên; giảm30% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạctại Nhà hát Duyệt Thị Đường; giảm15% giá dịch vụ chụp ảnh cung đìnhtrong Đại Nội; giảm 10% giá vé dịchvụ xe điện Hoàng Cung và phục vụnước uống miễn phí cho khách đixe; giảm 10% giá các loại hình dịchvụ khác trong khu di sản Huế.

Trong Tuần lễ Vàng Du lịch tạiDi sản Huế này, Trung tâm Bảo tồnDi tích Cố đô Huế tổ chức khánhthành công trình bảo tồn phục hồiTả Trà (Cung Diên Thọ) và khaimạc Trưng bày về “Không gian tiếpkhách của Hoàng Thái Hậu” tại TảTrà. Đặc biệt tại đây có giới thiệuchiếc xe kéo của Hoàng Thái HậuTừ Minh (mẹ vua Thành Thái) - mộtcổ vật của Việt Nam lần đầu tiênđược đấu giá thành công tại Phápngày 22/4/2015.

Ngoài ra, còn có nhiều hoạt độngkhác diễn ra tại Đại Nội, Huế như:Trưng bày “Trang phục và Ẩm thựcCung đình” tại cung Trường Sanh

vào ngày 22/4/2015; chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật “Bốn mùa yêuthương” với chủ đề “Hương xưa” tạiVườn Cơ Hạ, Đại Nội Huế vào lúc19h30 tối ngày 25/4; trưng bàyTrang phục và Ẩm thực Cung đìnhtriều Nguyễn chốn nội cung tại cungTrường Sanh (Đại Nội Huế) vào lúc16h00 ngày 22/4/2015 và trưng bày“Trang sức cổ Việt Nam” tại Bảotàng Cổ vật Cung đình Huế vàosáng 28/4/2015.

Sau tuần lễ này, thời gian còn lạicủa năm 2015, Trung tâm Bảo tồnDi tích Cố đô Huế tiếp tục tổ chứcthêm 3 đợt kích cầu còn lại, baogồm: tuần từ 14-21/6/2015 phục vụmùa du lịch hè nội địa năm 2015;tuần từ 02-08/9/2015, thu hút kháchdu lịch nhân kỷ niệm 70 năm Cáchmạng Tháng Tám và Quốc khánh02/9 và tuần cuối cùng trong năm từ24-30/12 kết thúc năm cũ và đónchào năm mới. Trong các đợt kíchcầu này, Trung tâm Bảo tồn di tíchCố đô Huế tiếp tục tổ chức nhiềuhoạt động, sự kiện đặc biệt và mộtsố hình thức khuyến mãi, dịch vụtăng thêm tính hấp dẫn để thu hút dukhách đến với Cố đô Huế...

Quốc Việt

Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

13số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Theo Liên đoàn Thể dục Việt Namcho biết: Đội tuyển Aerobic Việt Namđã thi đấu thành công và giành được2 Huy chương Bạc, 2 Huy chươngĐồng tại Giải Aerobic Cúp thế giớiSuzuki 2015 vừa diễn ra từ 04-05/4tại Tokyo (Nhật Bản). Theo đó, Huychương Bạc đơn nam lứa tuổi 15-17thuộc về vận động viên Phan Thế GiaHiển; Huy chương Bạc lứa tuổi 12-14 thuộc về Đào Ngọc Huy; Huychương Đồng đơn nữ nhóm tuổi 12-14 thuộc về Trần Hà Vi; Huy chươngĐồng nhóm 3 người tuổi từ 12-14

thuộc về Đào Ngọc Huy, Trần Hà Vi,Vũ Ngọc Ánh.

Theo bà Nguyễn Kim Lan - Trưởngbộ môn Thể dục Việt Nam: Đây là thànhtích khá ấn tượng của Aerobic Việt Namtrong việc chinh phục đỉnh cao thànhtích tại giải đấu quốc tế quan trọng trongnăm 2015. Thành tích này sẽ là bướcđệm vững chắc, tạo sự khởi sắc choAerobic Việt Nam chinh phục nhữngmục tiêu xa hơn trong thời gian tới.Ngay sau thành công này, các vận độngviên tiếp tục tập luyện để chuẩn bị chogiải vô địch Châu Á do Việt Nam đăng

cai tổ chức, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Đến với GiảiAerobic Cúp thế giới Suzuki 2015, đoànThể thao Việt Nam tham dự với 12thành viên, trong đó có 9 vận động viên.Giải đấu thu hút hàng trăm vận độngviên đến từ 22 quốc gia, vùng thành thổtrên toàn thế giới tham dự.

Bộ môn Aerobic mới được đưa vàothi đấu tại các kỳ Thế vận hội trẻ thếgiới, chính vì vậy các quốc gia đều rấtnỗ lực và thúc đẩy sự phát triển cũngnhư đầu tư cho bộ môn thể thao này.

Mạnh cường

Việt Nam giành 2 HCB tại Giải Aerobic thế giới Suzuki 2015

Trưởng bộ môn Karatedo Việt Nam- Vũ Sơn Hà cho biết: Các vận độngviên Karatedo Việt Nam đã thi đấuthành công tại Giải vô địch KaratedoĐông Nam Á lần 4 năm 2015 với thànhtích 12 Huy chương Vàng.

Giải vô địch Karatedo Đông NamÁ lần 4 năm 2015 diễn ra tại Lào vớisự tham dự của 7 quốc gia trong khuvực Đông Nam Á, gồm: Việt Nam,Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar,Indonesia, Malaysia.

Theo đó, trong ngày thi đấu đấu đầutiên, các võ sĩ Karatedo Việt Nam đãxuất sắc giành được 6 Huy chươngVàng, 1 Huy chương Bạc và 3 Huy

chương Đồng. Đến ngày thi đấu thứhai, Karatedo Việt Nam tiếp tục thi đấuthành công với những thắng lợi liêntiếp. Khép lại giải đấu vượt ngoàimong đợi, các võ sĩ Việt Nam giànhngôi đầu toàn đoàn khi giành tổngcộng 12 Huy chương Vàng, 4 Huychương Bạc, 9 Huy chương Đồng.Đứng ở vị trí thứ hai là đoàn Thái Lanvới 6 Huy chương Vàng, 13 Huychương Bạc, 8 Huy chương Đồng.Malaysia xếp ở vị trí thứ ba với 6 Huychương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 11Huy chương Đồng.

Tại giải đấu này, các võ sĩ KaratedoViệt Nam tham dự đa số là vận động

viên rất trẻ (sinh năm 1995-1996).Thành tích này sẽ là bước đệm vữngchắc, tạo sự khởi sắc cho Karatedo ViệtNam chinh phục những mục tiêu xahơn trong tương lai; đồng thời là hiệuứng tích cực cho công tác chuyên môntrẻ hóa đội hình của lãnh đạo bộ môn.

Cũng theo ông Vũ Sơn Hà, SEAGames 28 năm nay, nước chủ nhàSingapore đưa môn Karatedo ra khỏidanh sách các môn thi đấu. Vì thế saugiải đấu này, các võ sĩ Việt Nam sẽ tậptrung tranh tài ở hai Giải đấu lớn làGiải vô địch Châu Á và Giải vô địchtrẻ thế giới.

a.tùng

Tối 10/4, tại Nhà thi đấu Thể dụcthể thao tỉnh Đắk Lắk, Sở VHTTDLphối hợp với Tổng cục Thể dục thểthao tổ chức Giải vô địch Wushu toànquốc năm 2015. Tham dự giải có 252vận động viên, đến từ 28 tỉnh/thành,ngành trong toàn quốc như: Hà Nội,TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, VĩnhPhúc, Bình Phước, Phú Thọ, TháiNguyên, Công an, Quân đội… Các vậnđộng viên tranh tài ở 2 nội dung biểu

diễn quyền và đối kháng. Theo nhận định của Ban tổ chức,

giải đấu năm nay có sự góp mặt củanhiều đội có thế mạnh về Wushu nhưTP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quân đội…và một số đội đang được đầu tư nhiềunhư Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,hứa hẹn cuộc đua tranh huy chương sẽdiễn ra quyết liệt. Giải đấu là dịp để cácvận động viên cọ xát, giao lưu, trao đổikinh nghiệm, đánh giá công tác đào

tạo, huấn luyện Wushu ở các địaphương. Qua giải đấu nhằm phát hiện,bồi dưỡng vận động viên xuất sắc nhấtcho đội tuyển quốc gia, tham dự cácgiải đấu lớn trong nước và khu vực.

Ngay sau lễ khai mạc các vận độngviên các đoàn Hà Nội, TP. Hồ ChíMinh, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Quânđội... đã bước vào thi đấu biểu diễnquyền thuật.

Vũ Minh

252 vận động viên tranh tài ở Giải vô địch Wushu toàn quốc

Việt Nam Nhất toàn đoàn Giải vô địch Karatedo đông Nam Á lần 4

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

14 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 10/4 , Giải vô địch cờ tướnghạng Nhất quốc gia năm 2015 diễn ratại TP. Vũng Tàu do Sở VHTTDL tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu đăng cai tổ chức, đãbế mạc với Huy chương Vàng thuộc vềnam kỳ thủ Trềnh A Sáng (TP. Hồ ChíMinh) và nữ kỳ thủ Hồ Thị ThanhHồng (Bình Định).

Sau 11 ván thi đấu ở nội dung cờtiêu chuẩn, kết quả những trận đấu ởbảng nam, Huy chương Vàng thuộc vềnam kỳ thủ Trềnh A Sáng (TP. Hồ ChíMinh) với thành tích 7 ván thắng đạt 9điểm; Huy chương Bạc thuộc về nam

kỳ thủ Lại Lý Huynh (Bình Dương)với thành tích 6 ván thắng đạt 8 điểm;Huy chương Đồng thuộc về nam kỳthủ Nguyễn Hoàng Lâm với thành tích7 ván thắng đạt 7,5 điểm và NguyễnMinh Nhật Quang với thành tích 6 vánthắng đạt 7,5 điểm cùng thuộc đoàn TP.Hồ Chí Minh.

Ở bảng nữ cờ tiêu chuẩn thi đấu 9ván, Huy chương Vàng thuộc về nữ kỳthủ Hồ Thị Thanh Hồng (Bình Định) vớithành tích 6 ván thắng đạt 7,5 điểm; Huychương Bạc thuộc về nữ kỳ thủ NguyễnThị Phi Liêm (Bình Dương) với thành

tích 5 ván thắng đạt 6,5 điểm; Huychương Đồng thuộc về nữ kỳ thủNguyễn Hoàng Yến với thành tích 5 vánthắng đạt 6 điểm và nữ kỳ thủ Trần TuệDoanh với thành tích 3 ván thắng đạt 5,5điểm cùng thuộc đoàn TP. Hồ Chí Minh.

Theo Liên đoàn Cờ Việt Nam, saugiải đấu này các kỳ thủ nam đạt thànhtích Huy chương Vàng, Bạc, Đồng vàcác kỳ thủ nữ Huy chương Vàng, Bạcsẽ được tuyển chọn vào đội tuyển quốcgia để tham gia các giải thi đấu trongnước và quốc tế trong thời gian tới.

t.LâM

Kết thúc Giải vô địch Cờ tướng hạng Nhất quốc gia 2015

Ngày 09/4, tại Trung tâm Thể dụcthể thao tỉnh Vĩnh Long, Giải Bắn cungĐại hội Thể dục thể thao đồng bằngsông Cửu Long lần thứ VI năm 2015đã khai mạc. Giải đấu có 50 vận độngviên đến từ các tỉnh/thành khu vựcđồng bằng sông Cửu Long như: ĐồngTháp, An Giang, Sóc Trăng, KiênGiang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long,tham gia tranh tài với 4 loại cung, ở 28nội dung cá nhân và đồng đội nam nữ,

như: toàn năng, đấu loại, các cự ly từ30m-90m... Giải đấu nhằm đẩy mạnhphát triển phong trào tập luyện mônBắn cung trong khu vực, tạo điều kiệncho các vận động viên được cọ xát,nâng cao trình độ, đồng thời chọnnhững vận động viên xuất sắc để thamdự các giải toàn quốc và quốc tế.

Để giải đấu thành công, Ban tổchức đã đề nghị các đoàn vận độngviên nghiêm túc chấp hành điều lệ

giải và luật thi đấu; thi đấu với tinhthần thể thao đoàn kết, trung thực, caothượng nhằm đạt được những thànhtích cao nhất cho đơn vị. Ban tổ chứccũng đề nghị các lực lượng được phâncông làm nhiệm vụ tại giải phát huytinh thần trách nhiệm, trọng tài điềuhành, xử lý các trận đấu khách quanvà công bằng, góp phần vào sự thànhcông của giải.

M.hạnh

Giải Bắn cung đại hội TDTT đồng bằng sông Cửu Long 2015

Qua 7 ngày thi đấu, Đội tuyển trẻ Cửtạ Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huychương Vàng, 6 Huy chương Bạc và 2Huy chương Đồng tại Giải vô địch Cử tạthanh, thiếu niên thế giới năm 2015 vừakết thúc tại Peru. Tham dự giải đấu lầnnày, đội tuyển cử tạ trẻ Việt Nam gồm 4vận động viên là Khổng Mỹ Phượng, LêNguyễn Quốc Bảo, Lý Quang Vinh vàNguyễn Trần Anh Tuấn. Các vận độngviên đều ở độ tuổi dưới 17.

Cả 4 vận động viên cử tạ Việt Namtham dự giải đấu đều giành được huychương. Trong đó, đáng chú ý là Huychương Vàng của vận động viên nữ duynhất Khổng Mỹ Phượng ở nội dung cửgiật với thành tích 70kg (hạng 44kg nữ),

hơn vận động viên xếp thứ hai GaoYimei của Trung Quốc đến 3kg. Ở nộidung cử đẩy, Mỹ Phượng cũng giànhđược Huy chương Bạc sau khi tổng đẩythành công mức tạ 146kg. Niềm hy vọngcủa cử tạ trẻ Việt Nam là Nguyễn TrầnAnh Tuấn đã thi đấu nỗ lực nhưng chỉgiành được 3 Huy chương Bạc ở 3 nộidung cử giật 115kg, cử đẩy 145kg vàtổng cử là 260kg. Tuy nhiên thành tíchnày của Tuấn vượt xa thành tích mà anhgiành được ở Olympic trẻ lần thứ 2 tạiNam Kinh (Trung Quốc) 13kg.

Huấn luyện viên Huỳnh Hữu Chíđánh giá: Dù không giành được Huychương Vàng ở các hạng cân của namnhưng các vận động viên đã thi đấu hết

mình, kết quả thi đấu đã góp phần khẳngđịnh vị thế của Cử tạ Việt Nam ở sân chơithế giới. So với những lần tham dự giảitrước, cử tạ Việt Nam đã có sự tiến bộvượt trội về chuyên môn. Tại Giải cử tạthanh thiếu niên thế giới năm 2009, đoànViệt Nam tham dự với 13 vận động viênnhưng chỉ giành được 4 Huy chươngBạc, 1 Huy chương Đồng. Đến giải trẻthế giới năm 2013, Cử tạ Việt Nam thamdự với 16 vận động viên và chỉ giànhđược 1 Huy chương Bạc. Với kết quả đạtđược trong năm 2015, đội tuyển Cử tạViệt Nam nói chung và đội tuyển trẻ nóiriêng sẽ có thêm niềm tin và nỗ lực hơnnữa để hướng tới những mục tiêu xa hơn.

Đức Kiên

Việt Nam giành HCV Giải vô địch Cử tạ thanh, thiếu niên thế giới

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

15số 1122 l 16.4.2015

Những ngôi nhà cổ thấp thoángtrong những khu vườn rậm bóng câybòn bon, mít, thanh trà, cây tiêu… lànét đặc trưng riêng có của vùng đấtTiên Châu, huyện Tiên Phước. Đây làmột trong ít những xã ở vùng trungdu miền núi của tỉnh Quảng Nam còngìn giữ được nhiều ngôi nhà cổtruyền thống. Để bảo tồn và phát huybền vững những ngôi nhà cổ này,hiện nay địa phương đang triển khaiđề án phát triển du lịch sinh thái làngquê gắn với bảo tồn nhà cổ. Việc nàyđã nhận được sự ủng hộ cao củangười dân.

Xã Tiên Châu hiện có hơn 30 ngôinhà cổ với lịch sử hàng trăm nămđược làm bằng các loại gỗ như lim,sến, mít… mang nét đặc trưng củanhững ngôi nhà vườn ở miền Trung.Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Chủ tịchUBND xã Tiên Châu cho biết, trướcđây người dân ở đây chưa biết hếtđược giá trị vật chất cũng như văn hóacủa những ngôi nhà cổ này nên nhiềungôi nhà đẹp đã bị bán đi. Ngay cảngôi đình làng Hội An nằm ngay ở

trung tâm xã cũng đã từng suýt bị bánđể lấy tiền xây dựng đình mới.

Hiện nay ý thức bảo tồn nhữngngôi nhà cổ của người dân xã TiênChâu đã được nâng lên rất nhiều.Những ngôi nhà cổ còn lại nơi đâyđang được chính chủ nhân cũng nhưcộng đồng nâng niu và giữ gìn nhưhồn cốt của làng. Là đời thứ tư sốngtrong ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 160năm, ông Nguyễn Văn Hiền cho biết:ngôi nhà của gia đình được làm theokiểu tam đoạn, mặc dù trải qua thờigian mưa nắng nhưng kết cấu củangôi nhà vẫn vững chắc. Cũng cóngười đặt vấn đề hỏi mua ngôi nhànhưng gia đình không bán vì để concháu sau này biết rằng tổ tiên đã gìngiữ được như vậy thì con cháu cũngphải noi theo. Khi địa phương có chủtrương phát triển du lịch đưa du kháchđến thăm quan những ngôi nhà cổmọi người trong gia đình rất ủng hộ.

Năm 2014, huyện Tiên Phước đãchọn xã Tiên Châu là địa phương làmthí điểm triển khai đề án phát triển dulịch sinh thái làng quê giai đoạn 2015-

2020, trong đó điểm nhấn là giới thiệunhững giá trị đặc sắc của những ngôinhà cổ tại đây. Theo ông Hoàng AnhTuấn - Phó Chủ tịch UBND xã TiênChâu, những năm gần đây cũng có dukhách đến thăm những ngôi nhà cổtrên địa bàn xã nhưng chỉ là tự phát.Việc phát triển du lịch sẽ góp phầnnâng cao nhận thức của người dân vềgiá trị của những ngôi nhà cổ và thôngqua các hoạt động dịch vụ mà du lịchmang lại góp phần tạo nguồn kinh phíđể trùng tu, tôn tại những ngôi nhàđang dần xuống cấp. Để mô hình nàyphát huy hiệu quả thì còn có rất nhiềucông việc phải làm nhưng trước mắtđịa phương đang tiến hành mở rộngtuyến đường giao thông để tạo thuậnlợi đưa du khách đến thăm quan cácngôi nhà cổ. Huyện Tiên Phước cũngđang hỗ trợ mỗi hộ dân 10 triệu đồngđể chỉnh trang lại bờ tường đá, hàngrào chè tàu trước nhà, cây cối trongvườn, xây dựng nhà vệ sinh và từngbước trang bị những kỹ năng làm dulịch cho người dân địa phương.

t.t.n

Quảng Nam: Gắn phát triển du lịch sinh thái với bảo tồn nhà cổ

Được sự đồng ý của BộVHTTDL, từ 02/6/2015 đến ngày30/6/2015, Sở VHTTDL tỉnh PhúYên phối hợp với Viện Khảo cổ họcsẽ tiến hành khai quật tại Khu di tíchLò - Mộ Xuân Sơn Nam thuộc xãXuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân,tỉnh Phú Yên.

Trong thời gian khai quật, các cơquan được cấp giấy phép có tráchnhiệm tuyên truyền cho nhân dân vềviệc bảo vệ di sản văn hoá ở địaphương, không công bố kết luậnchính thức khi chưa có sự thỏa thuậncủa cơ quan chủ quản và Cục Di sảnvăn hóa. Những hiện vật thu đượctrong quá trình khai quật phải được

tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Phú Yênđể giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnhPhú Yên, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yêncó trách nhiệm tiếp nhận, quản lý vàbáo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDLphương án bảo vệ và phát huy giá trịnhững hiện vật đó. Sau khi kết thúcđợt khai quật, chậm nhất 03 (ba)tháng Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên vàViện Khảo cổ học phải có báo cáo sơbộ và sau 01 (một) năm phải có báocáo khoa học gửi về Cục Di sản vănhóa. Khi công bố kết quả của đợtkhai quật, các cơ quan được cấp giấyphép cần trao đổi với Cục Di sảnvăn hóa. Khu di tích Lò - Mộ XuânSơn Nam phát lộ sau trận lũ lịch sử

năm 2009, có diện tích 3.725m2.Cuối tháng 10/2010, Viện Khảo cổhọc Việt Nam đã phối hợp cùng tỉnhPhú Yên tiến hành khai quật mộtphần khu di tích. Tại đây, nhóm khaiquật đã phát hiện hàng loạt hiện vậtlớn bằng đất nung hình thoi, cóchiều dài từ 1,5-2m; rộng từ 0,8-1m.Bên trong những hiện vật này códấu tích của than tro và xươngngười bị cháy.

Với kết quả trên, các nhà khoahọc cho rằng đây là khu di tích lò -mộ bằng đất nung đầu tiên được pháthiện tại Việt Nam và chủ nhân củachúng là người Chăm.

h.L

phú Yên: Khai quật khảo cổ tại Khu di tích Lò - mộ Xuân Sơn Nam

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

16 số 1122 l 16.4.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe cũngđã yếu nhưng những nghệ nhân dân tộcthiểu số ở Tuyên Quang vẫn miệt màinghiên cứu, giữ gìn để phát huy giá trịvăn hóa dân tộc mình. Họ chính lànhững người “giữ hồn” của các dân tộcthiểu số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Ông Bàn Kim Sơn, dân tộc Dao,thôn Nà Cọn, xã Sơn Phú, huyện NaHang (Tuyên Quang) năm nay đã 79 tuổinhưng bất kể ngày nắng, ngày mưa khingười dân hoặc gia đình nào trong bảnngoài xã có nhu cầu cấp sắc, cúng giảihạn, cúng cầu mùa… ông đều đến tậnnơi để làm lễ. Ngoài ra, những lúc rảnhrỗi ông lại đi “điền dã” đến các làng bảncủa người Dao sưu tầm, ghi chép vềtruyền thống văn hóa của người Dao.

Ông Sơn sinh ra trong gia đình cótruyền thống văn hóa nên ngay từ tuổithanh niên, ông đã có ý thức nghiên cứu,bảo tồn truyền thống văn hóa của giađình, dòng họ, đặc biệt là lễ cấp sắc củangười Dao. Ông Sơn cho biết: Lễ cấpsắc là một trong những nét văn hoátruyền thống đặc sắc nhất của ngườiDao. Theo quan niệm của đồng bào, lễcấp sắc là một thủ tục không thể thiếucủa người đàn ông dân tộc Dao, có đượccấp sắc mới được coi là người đàn ôngđã trưởng thành và có đủ thẩm quyềntham gia các công việc của cộng đồngnhư thầy cúng, ông mối làng…

Không những vậy, để bảo tồn và lưutruyền văn hóa cho thế hệ trẻ, ông Sơnđã thành lập Đội văn nghệ của ngườiDao Phia Chang, với gần 20 thành viên.Sau giờ lao động sản xuất trồng lúa,ngô, lên rừng tìm ong lấy mật, ông lạimiệt mài dạy thanh niên nam nữ trongbản tập văn nghệ. Các bài hát “Mùamàng”, “Lễ tơ hồng”, “Lễ cưới hồnlúa”, “Lễ đầy tháng”, hát “Dung óm”đều do ông sưu tầm, sáng tác từ vốn vănhoá truyền thống của dân tộc Dao. Từkhi thành lập, Đội văn nghệ của người

Dao Phia Chang tham gia đều đặn cáccuộc liên hoan văn hoá, văn nghệ huyện,tỉnh và các tỉnh khu vực vùng Đông Bắcđều đoạt giải cao.

Cũng như ông Bàn Kim Sơn, ôngHà Văn Thuấn, dân tộc Tày ở thôn TânHợp, xã Tân An (huyện Chiêm Hóa),năm nay đã bước sang tuổi 75 nhưngvẫn tích cực sưu tầm các bài Then cổ,sáng tác lời mới để truyền dạy cho concháu. Để hiểu và hát được các bài Thencổ, ông Thuấn miệt mài học chữ Nhotrong một thời gian dài. Giờ đây, ông cóthể dịch được từ chữ Nho sang tiếngTày, từ tiếng Tày sang tiếng Kinh, gópphần đáp ứng nhu cầu thưởng thức vănhóa của nhân dân. Hiện ông vẫn duy trìdạy Hát Then, Đàn Tính cho nhữngngười yêu thích làn điệu Then Tày trongvà ngoài tỉnh, đặc biệt là thường xuyênmở các lớp truyền dạy cho thanh thiếuniên, nhi đồng tại địa phương.

Ngoài ra, ông Thuấn còn sưu tầmđược trên 60 bài Then cổ; truyền dạy kỹnăng Hát Then, Đàn tính cho trên 300học viên. Mong muốn của đồng bào dântộc Tày tỉnh Tuyên Quang cũng như ôngHà Văn Thuấn là Hát Then sớm đượcUNESCO xem xét, ghi danh vào danhsách Di sản văn hóa phi vật thể đại diệncủa nhân loại.

Ngoài ông Bàn Kim Sơn, Hà VănThuấn, tại tỉnh Tuyên Quang hiện cònrất nhiều người tâm huyết với việc giữgìn và bảo tồn các giá trị văn hóa củadân tộc, trong đó phải kể đến các cánhân như ông Sầm Văn Dừn, dân tộcCao Lan, ở thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú(huyện Sơn Dương), không chỉ đi sâunghiên cứu, thực hiện các nghi lễ, phongtục tập quán của dân tộc mình, ông Dừnđang lưu giữ hơn 200 đầu sách cổ và 8tập sách hát Sình ca, các nhạc cụ nhưtrống sành, kèn pí lè, chũm choẹ, sócnhạc… Ông Dừn đã truyền dạy hát Sìnhca và múa cho 4 thế hệ diễn viên quần

chúng với gần 80 người, giúp khoảng 10người làm khóa luận tốt nghiệp đại họcvà sau đại học trong lĩnh vực văn hóadân tộc Cao Lan. Hay ông Lâm VănCầu, dân tộc Cao Lan ở thôn ĐồngGiàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là ngườicó uy tín trong thôn, am hiểu sâu sắc vềvăn hóa dân tộc đồng thời tham gia biểudiễn và truyền dạy cho thế hệ trẻ; ôngNguyễn Mạnh Thẩm, dân tộc Tày ởthôn Nà Đồn, xã Thanh Tương (NaHang) nắm giữ các làn điệu Then cổ, đặtlời mới cho các làn điệu Then để biểudiễn trong các ngày hội của dân tộc…

Theo ông Nguyễn Việt Thanh -Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh TuyênQuang, toàn tỉnh có 22 dân tộc, cư trúlâu đời, có phong tục tập quán riêng, tạonên bản sắc văn hoá độc đáo nhưng donhiều nguyên nhân bản sắc văn hoá cácdân tộc đang bị mai một. Vì vậy, việccác nghệ nhân mặc dù tuổi đã cao nhưngvẫn miệt mài sưu tầm, lưu giữ bản sắcvăn hóa dân tộc và truyền lại cho thế hệmai sau “hồn cốt” của dân tộc mình làviệc làm rất đáng trân trọng.

Ông Thanh cho biết thêm, để tônvinh và ghi nhận những đóng góp củacác nghệ nhân, Hội đồng xét tặng danhhiệu Nghệ nhân Ưu tú tỉnh TuyênQuang đã họp và đề nghị lên cấp trênxét tặng danh hiệu cho 7 nghệ nhân: HàVăn Thuấn (xã Tân An, huyện ChiêmHóa), Sầm Văn Dừn (xã Đại Phú, huyệnSơn Dương), Tiêu Sơn Học (xã ĐộiBình, huyện Yên Sơn), Bàn Kim Sơn(xã Sơn Phú, huyện Na Hang), Ma VănĐức (phường Tân Hà, TP. TuyênQuang), Lâm Văn Cầu (xã Đội Bình,huyện Yên Sơn), Nguyễn Mạnh Thẩm(xã Thanh Tương, huyện Na Hang).Đây là vinh dự lớn cho những nghệnhân của tỉnh Tuyên Quang lâu nay đãdày công gìn giữ văn hóa truyền thốngcủa các dân tộc.

t.t.n

Tôn vinh những nghệ nhân gìn giữ văn hóa truyền thống

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

17số 1122 l 16.4.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 09/4, tại tổ 6, phường TháiBình, TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình),Bảo tàng Di sản văn hóa Mường đãđược khai trương với sự chứng kiến củalãnh đạo Cục Di sản văn hóa (BộVHTTDL) và UBND tỉnh Hòa Bình.Đây là Bảo tàng ngoài công lập thứ haiở tỉnh miền núi Hòa Bình và là Bảo tàngtư nhân thứ 24 ở Việt Nam.

Bảo tàng Di sản văn hóa Mường docử nhân văn hóa Bùi Thanh Bình quảnlý, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm,bảo quản và trưng bày các di sản vănhóa của người Mường; đồng thời tổchức thực hiện các dịch vụ văn hóa, ẩmthực nhằm bảo tồn, khai thác phát huy

giá trị di sản văn hóa của đồng bào dântộc Mường.

Bảo tàng Di sản văn hóa Mườngnằm ở vị trí cao ráo, độc lập, có tầm nhìnthông thoáng với diện tích trên 4.000m2.Bảo tàng gồm 6 ngôi nhà chính, mỗingôi nhà có công năng khác nhau, đápứng đầy đủ các hoạt động diễn xướngđược tổ chức tại đây. Hiện Bảo tàngtrưng bày khoảng 5.000 hiện vật cácloại; trong đó có những cổ vật quý nhưtrống đồng, chiêng, đồ gốm cổ có niênđại cách đây hàng ngàn năm. Đặc biệt,tại bảo tàng còn trưng bày chuyên đề vềchiêng Mường gồm các loại cồngchiêng, dòng chiêng Mường với tổng số

trên 100 chiếc trong đó có chiêng cổđường kính 70cm; đồng thời trưng bàyhàng nghìn cổ vật của Lang Mường xưa.

Ngoài hoạt động trưng bày tại chỗ,Bảo tàng còn tích cực tham gia các hoạtđộng giao lưu, quảng bá nền văn hóaHòa Bình. Hiện, chủ nhân của bảo tàngtích cực chuẩn bị nội dung chương trìnhcho nhóm các nghệ nhân tỉnh Hòa Bìnhđi dự và trình diễn một số trích đoạntrong lễ hội “Khuống mùa” và sử thi “Đẻđất - đẻ nước” của người Mường về đềtài “Văn hóa lúa gạo” do tổ chức Lươngthực các nước Đông Nam Á SEAMEOtổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) từ ngày10-15/5/2015. hồ thanh

Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóaphi vật thể độc đáo của vùng đất Tổ vàcủa Việt Nam đã được UNESCO côngnhận là di sản cần dược bảo vệ khẩncấp. Hiện Phú Thọ đang làm hết sứcmình để bảo vệ di sản quý báu này vàtừng bước thực thi các nhiệm vụ để bảovệ, đưa Hát Xoan khỏi danh sách cầnbảo vệ khẩn cấp và tương lai trở thànhDi sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại.

Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ KimBiên, một người con của vùng đất Tổcũng là người nặng lòng với việc bảovệ di sản cha ông để lại, trong đó cóHát Xoan. Để làm hết trách nhiệmcông dân với quê hương đất nước, gópphần giữ gìn vốn cổ Hát Xoan, ông đãgửi tới lãnh đạo tỉnh Phú Thọ bản thảohơn 80 trang viết “Hát Xoan cổ điểnPhú Thọ và giải pháp phục hồi”.

Trong tập bản thảo sách, ông đưa racác nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệutích lũy qua nhiều chục năm như: Lờikể của các cụ trùm Xoan và đào képtrước năm 1945, đọc 1840 câu háttrong Bài bản Hát Xoan của phường

An Thái do ông Nguyễn Khắc Xươngsưu tầm Hội văn nghệ dân gian VĩnhPhú xuất bản năm 1979, đọc Thầntích, Sử ký và nhất là điều tra địa lý tựnhiên, điều tra dân tộc học, nhânchủng học, khảo cổ học trên vùng quêXoan tại phía Bắc kinh đô Văn Lang.Chứng minh nguồn gốc xuất xứ và cácchặng đường phát triển của Hát Xoantừ thời Hùng Vương đến thời nhà Lý,rồi từ thời nhà Lý đến thời Hậu Lê.Toàn bộ hoạt động của 4 PhườngXoan ở 4 làng An Thái, Kim Đới,Thét, Trung Hội trước năm 1945, lànối đời làm theo khuôn mẫu đượcđịnh hình vào thế kỷ XV.

Trong bản thảo, ông Vũ Kim Biêncũng đề xuất lãnh đạo cần khẩn trươngphục hồi 4 phường Xoan gốc ở AnThái, Kim Đới, Thét, Trung Hội theođúng tiêu chí trước năm 1945 về sốlượng đào kép, lứa tuổi, về trang phục,về chương trình biểu diễn 28 tiết mục.Chứ không thể cứ dùng đội Xoan câulạc bộ nhiều lứa tuổi có cả ông bà già,cách tân quá nhiều so với Xoan cổđiển. Bên cạnh đó, Phú Thọ cũng cần

thành lập một tập thể tham mưu gồmcác nhà chuyên môn như: Cao KhắcThùy (nhạc sỹ gắn bó với Hát Xoan),Phạm Hùng Thoan (nhà nghiên cứu vềmúa, đã nắm được hơn 20 điệu múaXoan), các nghệ nhân đích thực của 4làng Xoan gốc, những người nghiêncứu Hát Xoan lâu năm… Tất cả cùngbàn bạc dựng lại từng đoạn Lề lối, từngđoạn Quả cách, từng đoạn giọng vặttổng cộng 28 tiết mục mà phườngXoan cổ phải biểu diễn một buổi chiềuvà ba đêm mới hết. Tức là phải làmsống lại món đặc sản văn hóa lâu đờiquy mô độc đáo lạ mắt, lạ tai, vô cùnghấp dẫn này của Phú Thọ.

Sau đó huấn luyện cho 4 phườngXoan vừa thành lập để phục vụ du lịchvà chọn lấy một phường giỏi nhất chođi trình diễn báo cáo với UNESCO.Đồng thời quay phim lấy tư liệu gốclưu trữ và đem quảng bá phát huy tácdụng. Với tầm vóc đáng nể, chắc chắnHát Xoan sẽ được UNESCO côngnhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêubiểu của thế giới…

t.t.n

Bảo vệ và làm lan tỏa giá trị di sản Hát Xoan

Khai trương Bảo tàng Di sản văn hóa mường tại Hòa Bình

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

18 số 1122 l 16.4.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Giới nghệ thuật điêu khắc, tạctượng và hội họa dân tộc Khmer ở TràVinh đều xem ông là “cây đại thụ”trong nghề và hết lòng quý trọng. Gần40 năm qua, ông không ngừng sáng tạogóp phần làm phong phú thêm cho nềnnghệ thuật dân tộc mà còn đem hết“lửa” đam mê truyền lại cho nhiều thếhệ trẻ. “Cây đại thụ” ấy chính là nghệnhân Thạch Tư ở khóm 4, thị trấn ChâuThành (Trà Vinh).

Năm 1963, theo truyền thống củađồng bào dân tộc Khmer, chàng trai 16tuổi Thạch Tư xin vào chùa KompongChrây (chùa Hang), tại thị trấn ChâuThành để tu học. Cùng thời gian này,chùa Kompong Chrây trùng tu và mờinghệ nhân Nguyễn Ngọc Chấn quê ởxã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh) vềđảm nhận việc tạc tượng Phật, các vịthần và vẽ các hoa văn cho ngôi Chánhđiện. Vốn yêu thích nghệ thuật điêukhắc, hội họa, Thạch Tư mạnh dạn xinthầy Nguyễn Ngọc Chấn nhận làm họctrò. Nhận thấy lòng đam mê và năngkhiếu về nghệ thuật của vị sư trẻ ThạchTư, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Chấn

nhận lời. Sau 4 năm cần mẫn học đạo,học nghề, Thạch Tư hoàn tục và bắt tayvào cuộc mưu sinh bằng chính nghềmình đã học.

Lúc đầu, cơ sở tạc tượng, điêu khắccủa ông chủ yếu nhận đơn đặt hàng từcác ngôi chùa Khmer trong tỉnh TràVinh. Sau vài năm, nhờ sức sáng tạophong phú và luôn muốn vươn tới đỉnhcao nghệ thuật cho từng tác phẩm làmra, tiếng tăm của ông được đồn xa khắpcác tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Nhữngtác phẩm về tượng, điêu khắc hay hộihọa trang trí của ông luôn có hồn, vừađạt giá trị nghệ rất thuật cao. Ông chobiết phật giáo Nam tông Khmer chủyếu thờ phật Thích Ca. Theo đó, từ mộttư thế cơ bản nhưng theo yêu cầu củacác chùa, ông có thể tạc đến 8 tư thếcủa Phật khác nhau, từ tư thế phật nằmnghiêng, đến ngồi… với nhiều kích cỡmà vẫn đảm bảo không sai lệch tínhchất truyền thống. Tính đến nay, nghệnhân Thạch Tư đã tạc và điêu khắc trên200 tượng Phật Thích Ca và hàng trămtác phẩm về các vị thần, tứ linh, 12 congiáp… cho các chùa Khmer trong và

ngoài tỉnh. Bên cạnh nghề hội họa và tạc

tượng, điêu khắc, nghệ nhân Thạch Tưcòn có thêm tài hoa viết chữ trên lábuông rất đẹp. Đây là cách lưu truyềnkhá phổ biến các loại tài tiệu, kinh kệở các chùa Khmer trước đây. Hiện nay,kinh viết trên lá buông không còn phổbiến nhưng vẫn còn nhiều chùa sửdụng nhờ độ bền của nó.

Giỏi nghề và luôn mong muốn gìngiữ và phát huy nền nghệ thuật dân tộc,từ nhiều năm nay nghệ nhân Thạch Tưphối hợp cùng Trung tâm Khuyến côngtỉnh Trà Vinh mở 3 lớp truyền nghề cho160 thanh niên dân tộc Khmer. Hàngngày, cơ sở của ông có 10 học trò vừalàm vừa nghề. Đến nay, nhiều học tròcủa ông đã mở cơ sở và thành đạt vớinghề hội họa, điêu khắc, tạc tượng.

Hơn 40 năm gắn bó và đóng gópcho nghệ thuật dân tộc dân tộc Khmer,nghệ nhân Thạch Tư đã được tỉnh TràVinh bình chọn đề nghị Bộ VHTTDLxét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tútrên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Văn cảnh

“Cây đại thụ” của nghệ thuật dân tộc Khmer Trà Vinh

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phốihợp với Thư viện Khoa học Tổng hợpTP. Hồ Chí Minh sưu tầm, số hoáđược 40.191 trang tài liệu Hán - Nôm.Đây là kết quả của đề tài khoa họccông nghệ cấp tỉnh “Sưu tầm, tuyểndịch, số hóa tài liệu Hán - Nôm ở mộtsố làng, xã và tư gia tại Thừa ThiênHuế”, thực hiện trong 2 năm 2014-2015.

Theo ông Lê Trọng Bình - Giámđốc Thư viện Tổng hợp Thừa ThiênHuế, số tài liệu Hán - Nôm trên đượcthu thập tại 18 làng với 132 họ tộc;cùng một số đền thờ, phủ, nhà vườn

và tư gia trên địa bàn Thừa ThiênHuế. Những tài liệu đã được sưu tầm,số hóa bao gồm các thể loại: Sắcphong, chế, chiếu, dụ (498 tên tài liệu,với 498 trang); gia phả (264 tên tàiliệu, với 9.240 trang); đại bạ (38 têntài liệu, với 7.600 trang); văn tế (50tên tài liệu, với 5.500 trang); bằng cấp(201 tên tài liệu, với 201 trang); thểloại khác (298 tên tài liệu, với 6.961trang). Số tài liệu này được ghi trêncác chất liệu: Giấy dó, giấy đặc biệt -giấy sắc vàng - giấy long đằng, vải(lụa) 5 màu, và trên chất liệu đồng.

Trong số các loại văn bản Hán -

Nôm trên còn có các loại chiếu chỉ,sách thuốc quý hiếm của Ngự y; sáchhọc của giám sinh trường Quốc TửGiám, bài thi Hương và các loại vănbản, khế ước mua bán đất đai... đượcsao chụp trực tiếp từ các văn bản gốclưu trữ tại các dòng họ, các làng cóniên đại từ thời Cảnh Hưng, CảnhThịnh đời Lê, thời Tây Sơn và thờiNguyễn. Tiêu biểu trong số đó là sắcphong thành hoàng làng Lương Quánthuộc phường Thủy Biều, thành phốHuế. Đình làng Lương Quán trướcđây có hai bảo vật là chiếc lư hươngtạm xác định có niên đại từ thời Lê -

Thừa Thiên Huế sưu tầm, số hoá gần 40.200 trang tài liệu Hán - Nôm

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

19số 1122 l 16.4.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nhằm bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn,tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì và pháttriển các môn thể thao, trò chơi dângian ở các vùng đồng bào dân tộcthiểu số. Những năm qua, cùng vớinhững chính sách đầu tư, ưu đãi vềphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội củaĐảng và Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn đãban hành những chính sách nhằmnâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho đồng bào dân tộc thiểu số, trongđó có chính sách về thể dục thể thao.

Là tỉnh biên giới với 7 dân tộc anhem cùng sinh sống, các môn thể thaovà trò chơi dân gian luôn là hoạt độngkhông thể thiếu trong những ngày hộilớn, đặc biệt là đại hội thể thao cáchuyện biên giới của tỉnh. Ông HoàngVăn Páo - Giám đốc Sở VHTTDLLạng Sơn cho biết: Những chính sáchđầu tư, khuyến khích, hỗ trợ pháttriển thể dục thể thao đối với đồngbào các dân tộc thiểu số của tỉnh đãvà đang được triển khai thực hiện,giúp bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt,đơn vị đã tham mưu cho tỉnh banhành Nghị quyết về chính sách hỗ trợxây dựng nhà văn hóa thôn, khối phốvà sân tập thể dục thể thao cho các xã,phường, thị trấn trên địa bàn tỉnhLạng Sơn.

Lạng Sơn đưa mục tiêu xây dựngvà phát triển mạng lưới các thiết chế

văn hóa - thể thao cơ sở xã, phường,thị trấn, thôn, khối phố nhằm đáp ứngcác nhu cầu hưởng thụ và tham giacác hoạt động văn hóa - thể thaochính đáng, lành mạnh và phong phúcủa nhân dân; góp phần thực hiện tốtviệc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa- thể thao dân tộc; nâng cao đời sốngvăn hóa tinh thần, thể chất của nhândân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tínhđến nay, khoảng 85% thôn, khối phốcó nhà văn hóa; gần 90% xã, phường,thị trấn có sân tập thể dục thể thao.

Để phát huy tốt các môn thể thaothế mạnh của địa phương, tỉnh LạngSơn luôn duy trì việc tổ chức đại hộithể dục thể thao cấp tỉnh và đại hộithể dục thể thao cho 5 huyện biên giớigồm Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định,Lộc Bình và Đình Lập. Trong cácmôn thi đấu tại đại hội, tỉnh đều đặntổ chức các giải kéo co, bắn nỏ, đẩygậy… Bên cạnh đó, các huyện, thànhphố ngoài việc tổ chức ở cơ sở vàtham gia giải cấp tỉnh, lực lượng vậnđộng viên có thứ hạng cao luôn đượcbồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyênmôn để tham gia các giải cấp quốcgia. Đơn cử là ở các đơn vị thành phốLạng Sơn, huyện Cao Lộc, huyện HữuLũng... hàng năm vào các dịp lễ hộiđầu xuân, các hội thi, hội thao nhiềubộ môn thể thao dân tộc như: Tungcòn, đẩy gậy, bắn nỏ, múa võ cổtruyền... được duy trì biểu diễn nhằm

đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nângcao sức khỏe cho nhân dân. Một số bộmôn thể thao dân tộc được đưa vàochương trình tổ chức Ngày hộiVHTTDL các dân tộc tỉnh Lạng Sơn;Đại hội thể dục thể thao các cấp hoặcđưa tham gia các ngày hội, hội thi, cácgiải thi đấu cấp khu vực, vùng, miền.

Ông Tô Hùng Khoa - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng: Việcbảo tồn và phát huy các môn thể thaovùng dân tộc thiểu số của tỉnh LạngSơn có ý nghĩa hết sức quan trọng.Bên cạnh việc tham gia hoạt động thểthao giúp đồng bào các dân tộc trongtỉnh giao lưu, học hỏi, nâng cao thànhtích thi đấu, phát triển sâu rộng phongtrào thể dục thể thao trong nhân dânthì quan trọng hơn đó là tạo không khívui tươi, phấn khởi trong quần chúngnhân dân, tạo tinh thần đoàn kết gắnbó giữa các dân tộc của tỉnh biên giớixứ Lạng; đồng thời góp phần nâng caosức khỏe, phục vụ công tác lao độngsản xuất, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Với mục tiêu trên, Lạng Sơn đã vàđang đề ra những giải pháp phù hợpđể bảo tồn và phát huy các môn thểthao vùng dân tộc thiểu số, phấn đấuđến năm 2020 xóa “xã trắng” về thểdục thể thao, đồng thời đưa việc tậpluyện thể dục thể thao trở thành thóiquen hàng ngày của đa số nhân dântrong tỉnh.

t.t.n

Bảo tồn và phát huy các môn thể thao vùng dân tộc thiểu số

Mạc và hòm bộ của làng gồm 9 sắcphong và một số văn bản có giá trịkhác; trong đó, hơn 10 năm trước, 9sắc phong trong hòm bộ của làng đãbị thất lạc.

Mặt khác, do thời gian tồn tại đãlâu, hiện di sản Hán - Nôm đang tiềmẩn nhiều nguy cơ hư hỏng, mất mát...

do các nguyên khác nhau như khí hậukhắc nghiệt, ý thức con người, phươngtiện nhằm bảo quản... Thời gian tới,tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tuyêntruyền, nâng cao hoạt động bảo tồn disản Hán - Nôm cho các họ tộc, làng, xãnói riêng, nhân dân nói chung và đặcbiệt là thế hệ thanh thiếu niên về sự

nghiệp bảo tồn di sản Hán - Nôm, mộtbộ phận quan trọng của di sản văn hoádân tộc trên địa bàn, góp phần tích cựcvào các hoạt động bảo tồn, phát huy giátrị các loại hình di sản văn hoá, giữ gìnvà phát triển nền văn hoá đất nước, quêhương đậm đà bản sắc dân tộc.

Quốc Việt

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình tân

Biên tậptrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông ty tnhh thương mạI

thIên thành

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổngcục TDTT - Trần Đức Phấn: Tại SEAGames 28, TTVN sẽ tham dự với640 thành viên, trong đó có 440VĐV, tranh tài ở 27 môn với 287/402nội dung thi đấu. Trong đó, 24 môn,phân môn tham dự bằng kinh phí nhànước là: Điền kinh, thể dục dụng cụ,bơi, bắn súng, kiếm, rowing,taekwondo, judo, xe đạp, bắn cung,canoeing, boxing, pencak silat,wushu, bi a, bi sắt, nhảy cầu, cầulông, bóng bàn, quần vợt, bóngchuyền nam, nữ; thể dục nghệ thuật,cầu mây; 3 môn đi theo kinh phí xãhội hóa là golf, bóng rổ, bowling.

Kể từ năm 2003 tới nay, TTVNluôn góp mặt trong tốp 3 chung cuộctrên bảng tổng sắp huy chương tạicác kỳ SEA Games, vì thế TTVNhướng tới SEA Games 28 với sựchuẩn bị tốt nhất. Ngay từ đầu năm2015, TTVN đã tập trung 13 môntrọng điểm tập luyện tại 3 trung tâmhuấn luyện thể thao quốc gia lớn làHà Nội, TP. Hồ Chí Minh và ĐàNẵng. Bên cạnh đó, các đội tuyển đãđược đưa đi tập huấn các nước cónền thể thao phát triển, có truyềnthống như: Mỹ, Hungary, TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... ngaytrong quý I/2015.

Tại Trung tâm HLTTQG tại HàNội vào những ngày này có thể thấykhông khí tập luyện của VĐV các độituyển đang tập trung tại đây hết sứcnghiêm túc và “nóng” lên từng ngày.

Theo ông Nguyễn Trọng Hổ -Phó Giám đốc Trung tâm HLTTQGtại Hà Nội, kiêm HLV trưởng độituyển điền kinh quốc gia: Trongnhững ngày này, trung tâm luôn cómặt đông đủ VĐV của 11 đội tuyểnđang gấp rút tập luyện như: điềnkinh, bóng chuyền, bắn cung, bắn

súng, taekwondo, cử tạ, judo, karate,vật... Với các VĐV, càng sát ngàythành lập ngành thể thao Việt Nam27/3 thì cường độ tập luyện ngàycàng cao. Ngay sau khi kết thúc thờikỳ luyện tập thể lực, các VĐV sẽbước vào thời kỳ tập luyện chuyênmôn. Lúc này, các bài tập với cườngđộ khoảng 90 đến 95% sức của cácVĐV, thời gian tập luyện bắt đầu từ7 giờ 30 đến hơn 11 giờ, buổi chiềutừ 14 giờ đến 17 giờ. Với giáo trìnhtập luyện cao như trên, Ban huấnluyện các đội tuyển hi vọng sẽ trangbị hành trang thể lực cũng như tinhthần cho các VĐV, hướng tới một kếtquả tốt nhất.

Ông Nguyễn Trọng Hổ cho biếtthêm: Đội tuyển điền kinh năm nayđược tập trung từ rất sớm, vì nămnay có nhiều VĐV trẻ cần xem xéttuyển chọn làm lực lượng nòng cốtthay thế cho các “cựu” VĐV nhưVũ Thị Hương, Trương ThanhHằng... Với 2 nhiệm vụ trọng tâmlà chuẩn bị cho SEA Games 28 tạiSingapore, xa hơn là hướng tớivòng loại Olympic 2016, lực lượngtrẻ như Quách Thị Lan, Bùi Thu

Thảo, Nguyễn Thị Huyền, NguyễnThị Oanh, Lê Trọng Hinh đang lànhững gương mặt tiềm năng, triểnvọng của thể thao nước nhà.

Với Thể dục dụng cụ, nòng cốtvẫn là Phan Thị Hà Thanh, PhạmPhước Hưng, Đặng Nam, Lê ThanhTùng, Đỗ Thu Huyền... Đội tuyểnThể dục dụng cụ đang tập luyện dướisự hướng dẫn của chuyên gia Irena(Belarus) và sẽ lên đường tập huấntại Canada từ ngày 30/3 đến 20/4.Riêng VĐV Phan Thị Hà Thanhtham dự cúp thế giới tại Doha từ 22-28/3, sau đó mới đến Canada tậpluyện cùng đội.

Trong khi đó, để chuẩn bị choSEA Games 28, Đội tuyển Bắn súngquốc gia cùng Ban huấn luyện sẽ tậphuấn tại Hàn Quốc, rồi tham dự CúpBắn súng thế giới tại Mỹ từ ngày 10-19/5. Sau đó, đội sẽ trở lại HànQuốc tiếp tục tập huấn cho đến khilên đường sang Singapore tham dựSEA Games 2015.

SEA Games 28 đang đến rất gần,tất cả sự nỗ lực đều hướng tới mụctiêu mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Minh Đăng

Thể thao Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho SEA Games 28

Các vận động viên đội tuyển bắn súng tích cực tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 28