tình hình kinh tế xã hội năm 2019tập trung thực hiện ngay từ những ngày đầu,...

16
0 Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2019 Kinh tế - xã hội tỉnh ta những tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược, thương mại giữa các nước lớn ngày càng căng thẳng; thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế diễn biến khó lường; cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều cơ hội và thách thức, tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện; áp lực ngày càng tăng từ việc thực hiện các cam kết quốc tế ; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng… những yếu tố tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong tỉnh, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội với những thành tựu đã đạt được của năm 2018, như các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong năm hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp được cải thiện, các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp vẫn đang là thách thức tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2019 có ý nghĩa rất quan trọng, được xác định là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, do vậy ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương tập trung thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 theo phương châm hành động của Chính phủ là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” và chủ đề của tỉnh: “Tiếp tục tinh gọn bộ máy, biên chế;cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; ưu tiên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội bức xúc”. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý I năm 2019 như sau: 1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Nông nghiệp Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân; nạo vét kênh mương, đảm bảo nước tưới; phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng. Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi. a) Trồng trọt Những tháng đầu năm 2019 thời tiết khá thuận lợi nên tiến độ gieo trồng các loại cây được đẩy nhanh; các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2019 được cơ quan chức năng khuyến cáo bắt đầu từ ngày 20/12/2018 đến ngày 10/1/2019, sớm hơn 5 ngày so với cùng vụ năm 2018. Đến ngày 15/3/2019, gieo sạ được 38.351,5 ha, giảm 0,1% so với vụ đông xuân năm 2018.

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

0

Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2019

Kinh tế - xã hội tỉnh ta những tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh

tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược,

thương mại giữa các nước lớn ngày càng căng thẳng; thị trường tài chính, tiền

tệ, thương mại quốc tế diễn biến khó lường; cách mạng công nghiệp lần thứ tư

mang đến nhiều cơ hội và thách thức, tác động mạnh mẽ trên nhiều phương

diện; áp lực ngày càng tăng từ việc thực hiện các cam kết quốc tế; biến đổi khí

hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng… là những yếu tố tác động đến

kinh tế nước ta. Ở trong tỉnh, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển

kinh tế - xã hội với những thành tựu đã đạt được của năm 2018, như các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong năm hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra,

môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp được cải thiện, các vấn đề

tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp vẫn đang

là thách thức tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Năm 2019 có ý nghĩa rất quan trọng, được xác định là năm bứt phá để

hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, do vậy ngay từ đầu năm, UBND tỉnh

đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 về nhiệm vụ, giải

pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân

sách nhà nước năm 2019, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương

tập trung thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm nhằm hoàn

thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 theo phương châm hành

động của Chính phủ là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá,

hiệu quả” và chủ đề của tỉnh: “Tiếp tục tinh gọn bộ máy, biên chế;cơ cấu lại

đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; ưu tiên phát triển

kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội bức xúc”. Kết quả đạt được

của các ngành, lĩnh vực trong quý I năm 2019 như sau:

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp

Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân; nạo vét

kênh mương, đảm bảo nước tưới; phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng. Triển

khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn

Châu Phi.

a) Trồng trọt

Những tháng đầu năm 2019 thời tiết khá thuận lợi nên tiến độ gieo trồng

các loại cây được đẩy nhanh; các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Thời gian gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2019 được cơ quan chức năng

khuyến cáo bắt đầu từ ngày 20/12/2018 đến ngày 10/1/2019, sớm hơn 5 ngày

so với cùng vụ năm 2018. Đến ngày 15/3/2019, gieo sạ được 38.351,5 ha, giảm

0,1% so với vụ đông xuân năm 2018.

1

Diện tích lúa thấp hơn so với cùng vụ năm 2018 là do diện tích đất của

một số huyện như Minh Long, Ba Tơ, Sơn Hà bị sa bồi, thủy phá: 0,97 ha tại xã

Long Mai, Long Hiệp (Minh Long), 02 ha tại xã Sơn Ba, Sơn Kỳ (Sơn Hà);

15,42 ha tại các xã Ba Xa, Ba Thành, Ba Điền, Ba Trang, Ba Khâm (Ba Tơ).

Tính đến giữa tháng 3, trà lúa gieo sạ sớm đang ở giai đoạn chắc xanh -

chín; trà chính vụ đang trong giai đoạn làm đòng – trổ bông; trà lúa muộn đang

trong giai đoạn tượng khối sơ khởi. Riêng huyện Đức Phổ đã thu hoạch 320 ha

lúa sớm (chân cao, nước trời), tăng 60% so với cùng thời điểm năm 2018.

Diện tích ngô gieo trồng đạt 4.642,4 ha, tăng 0,1% so với cùng thời điểm

năm 2018. Diện tích khoai lang đạt 223,5 ha, giảm 0,8%. Diện tích lạc đạt

4.082,8 ha, tăng 0,1%. Đậu tương đạt 29,2 ha, giảm 1%. Diện tích rau đạt

6.903,5 ha, tăng 1,5%. Diện tích đậu đạt 1.796,7 ha, tăng 1%.

Tình hình sâu bệnh:

- Cây lúa: Tổng diện tích nhiễm 2.263 ha (nhiễm nhẹ 1.454 ha, nhiễm

trung bình 600 ha, nhiễm nặng 209 ha); trong đó, chuột gây hại 773 ha, nhiễm

sâu cuốn lá nhỏ 69 ha, nhiễm bệnh đạo ôn lá 775,5 ha, bệnh khô vằn 275 ha,...

Ngoài ra, còn có bọ trĩ, sâu keo, rầy nâu – rầy lưng trắng, bệnh đốm nâu, nghẹt

rễ, bệnh vàng lá sinh lý...phát sinh hại cục bộ.

- Cây rau, màu: Tổng diện tích nhiễm 232,2 ha (nhiễm nhẹ 219,2 ha,

nhiễm trung bình 13 ha); trong đó, diện tích nhiễm bệnh lở cổ rễ 22 ha, héo

xanh- héo vàng lạc 19 ha, nhiễm bệnh tua mực hại quế 150 ha. Ngoài ra, còn có

ruồi đục khổ qua, sâu khoang hại lạc, sâu xám hại ngô, bệnh đốm lá lạc,... phát

sinh gây hại cục bộ.

b) Chăn nuôi

Trong những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019, chăn nuôi có những

chuyển biến tích cực, tuy nhiên thời gian gần đây tình hình dịch bệnh gia súc

xuất hiện rải rác ở một số địa phương, đặc biệt dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện

tại một số tỉnh, thành ở nước ta (Quảng Ngãi chưa xuất hiện) gây khó khăn

đáng kể cho ngành chăn nuôi nước ta, trong đó có Quảng Ngãi.

Trong quý I, các bệnh thông thường như tụ huyết trùng, dịch tả, phó

thương hàn, tiêu chảy ở vật nuôi xảy ra rải rác, nhỏ lẻ và được giám sát, phòng

trị kịp thời, không để phát sinh thành dịch. Bệnh lở mồm long móng gia súc và

cúm gia cầm xảy ra, cụ thể:

- Bệnh lở mồm long móng ở lợn xảy ra tại 58 hộ nuôi (ở 25 thôn tại 12

xã, 6 huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Bình Sơn, Mộ Đức và Sơn Tây)

với tổng số lợn mắc bệnh là 955 con. Trong đó, số con chết là 425 con đã tiêu

hủy, số con đã khỏi triệu chứng lâm sàng là 255 con, số con còn triệu chứng

lâm sàng là 275 con.

- Bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 5 hộ (ở 2 thôn tại 2 xã, 02 huyện: Bình

Sơn và TP.Quảng Ngãi) làm chết và tiêu hủy 21.100 con gà. Trong đó, số gà

chết trước tiêu hủy là 5.750 con, số gà tiêu hủy bắt buộc 15.350 con.

2

- Bệnh tai xanh ở lợn và bệnh dịch tả lợn Châu Phi: Hiện chưa phát hiện

ổ dịch nào.

Ước tính đến cuối tháng 3/2019, đàn trâu đạt 70.736 con, tăng 0,6% so

với cùng thời điểm năm 2018; đàn bò đạt 278.740 con, tăng 0,3%; đàn lợn đạt

407.923 con, tăng 0,6%; đàn gia cầm đạt 5.166,1 ngàn con, tăng 7,9% (trong

đó, đàn gà đạt 3.925,9 ngàn con, tăng 9,1%) so với cùng thời điểm năm 2018 .

1.2. Lâm nghiệp

Trong năm 2018 khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy tăng mạnh, tạo

quỹ đất cho trồng rừng. Những tháng đầu năm 2019, tận dụng thời tiết thuận

lợi, người dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng. Diện tích rừng trồng tập trung

trong tháng 3 ước đạt 645 ha, tăng 0,5% so với cùng thời điểm năm 2018.

Ước tính quý I, trồng được 4.759 ha rừng (chủ yếu là rừng keo nguyên

liệu giấy), tăng 3,5% (159 ha) so với cùng kỳ năm 2018.

Việc khai thác keo vẫn duy trì thường xuyên. Sản lượng gỗ khai thác

trong tháng 3 ước đạt 92.977 m3, tăng 1,8% so với tháng 3 năm 2018. Sản

lượng củi khai thác đạt 34.125 ste, tăng 0,4% so với tháng 3 năm 2018.

Ước tính quý I, sản lượng gỗ khai thác đạt 209.874 m3, tăng 1,9% (3.997

m3) so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng củi khai thác đạt 91.334 ste, tăng

0,5% (478 ste) so với cùng kỳ năm 2018.

Từ đầu năm đến giữa tháng 3/2019, không phát sinh cháy rừng. Trong

tháng 3, qua tổ chức tuần tra, kiểm tra và truy quét, phát hiện 10 vụ vi phạm

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 3 vụ so với cùng thời điểm năm 2018;

trong đó, 10 vụ đều là vận chuyển trái phép lâm sản và các vi phạm khác. Ước

tính 3 tháng đầu năm, phát hiện 34 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,

giảm 52 vụ so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, có 01 vụ phá rừng làm nương

rẫy với diện tích rừng bị phá là 0,79 ha; còn lại là vận chuyển trái phép lâm sản

và các vi phạm khác. Qua đó, thu giữ 18,588 m3

gỗ tròn và 23,965 m3 gỗ xẻ;

thu nộp ngân sách Nhà nước 784,1 triệu đồng.

1.3. Thủy sản

Sản lượng thủy sản trong tháng 3 ước đạt 31.723,5 tấn, tăng 3,8%

(1.170,1 tấn) so với tháng 3 năm 2018. Ước tính quý I, sản lượng thuỷ sản đạt

61.202,8 tấn, tăng 5,6% (3.268 tấn) so với cùng kỳ năm 2018.

a) Khai thác

Khai thác tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng nhờ tăng năng lực

đánh bắt và thời tiết ổn định. Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 31.167,1

tấn (khai thác trên biển 31.103,7 tấn, khai thác nội địa 63,4 tấn), tăng 3,5%

(1.057,9 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2019, sản lượng khai

thác ước đạt 60.345 tấn (khai thác trên biển 60.193,5 tấn, khai thác nội địa

151,5 tấn), tăng 5,9% (3.360,8 tấn) so với cùng kỳ năm 2018.

b) Nuôi trồng

3

Trong quý I/2019, các cơ quan chuyên môn đã tuyên truyền hướng dẫn

người nuôi chấp hành lịch thời vụ do Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo;

lựa chọn tôm giống đảm bảo chất lượng và đã qua kiểm dịch nhằm đảm bảo an

toàn dịch bệnh; nhắc nhở, giám sát các hộ dân thực hiện tiêu độc, khử trùng ao

hồ và xử lý nguồn nước trước khi thả nuôi để phòng bệnh; tăng cường công tác

kiểm tra giám sát tôm giống nhằm hạn chế dịch bệnh.

Diện tích nuôi cá từ đầu năm đến cuối quý I đạt 552,4 ha, giảm 2,1%

(11,6 ha) so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, đã thu hoạch 86 ha, giảm 7,3%

(6,7 ha) so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung, cá chủ yếu nuôi quảng canh nên

năng suất thấp.

Tổng diện tích nuôi tôm đến cuối quý I đạt 302,3 ha, tăng 4,7% (13,7 ha)

so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, đã thu hoạch 77,9 ha, giảm 16,8% (15,7

ha). Diện tích nuôi thủy sản khác từ đầu năm đến cuối quý I đạt 28,3 ha, giảm

41,2% (19,8 ha) so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, đã thu hoạch 3,2 ha, giảm

49,2% (3,1 ha).

Sản lượng nuôi thu hoạch trong tháng 3 ước đạt 556,3 tấn, tăng 25,2%

(112 tấn) so với tháng 3/2018; trong đó, thu hoạch 52,3 ha tôm (chủ yếu là tôm

thẻ chân trắng) với sản lượng đạt 456,5 tấn (1,3 tấn tôm sú), tăng 36,1%; thu

hoạch 74,9 tấn cá, giảm 16,1% (chung cho các hình thức nuôi); thu hoạch 24,9

tấn thủy sản khác, tăng 27,7%. Ước tính quý I, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng

đạt 857,7 tấn, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2018, do thay đổi thời gian thả

nuôi và có nhiều hình thức thu hoạch khác nhau. Trong đó, thu hoạch tôm đạt

627,7 tấn (4,2 tấn tôm sú), giảm 11,8%; thu hoạch cá đạt 193,2 tấn, giảm 5,4%;

thu hoạch thủy sản khác 36,8 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 3/2019, tình hình dịch bệnh thủy sản có

xảy ra trên địa bàn huyện Bình Sơn với 1,37 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh

(trong đó, xã Bình Dương 1,05 ha bị bệnh Đốm trắng; xã Bình Thạnh 0,32 ha

bị bệnh do thiếu ô xy). Tôm bệnh có thời gian thả nuôi khoảng 20-30 ngày tuổi.

Nguồn gốc con giống ngoài tỉnh, các hộ nuôi đều thả nuôi trước lịch thời vụ.

Chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu huỷ 1,05 ha bị bệnh Đốm trắng theo

đúng quy định, đồng thời hướng dẫn các hộ nuôi tôm biện pháp phòng bệnh để

hạn chế thiệt hại.

- Sản xuất giống: Nhu cầu con giống lớn nhưng sản xuất giống còn khá

yếu kém do hạn chế về kỹ thuật. Trong tháng 3, ước sản xuất được 32 ngàn con

cá giống nước ngọt (cá mè, trám cỏ,...), tăng 6,7% so với cùng thời điểm năm

2018. Ước tính quý I, sản xuất 178 ngàn con cá giống, tăng 2,3% so với cùng

kỳ năm 2018. Tôm giống thả nuôi từ đầu năm đến nay được mua về từ ngoài

tỉnh.

2. Sản xuất công nghiệp

Ước tính giá trị sản xuất tháng 3/2019 đạt 10.240,4 tỷ đồng (theo giá SS

2010), tăng 14,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt

7.998,5 tỷ đồng, tăng 11,5%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.689,1 tỷ đồng, tăng

4

29,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 552,8 tỷ đồng, tăng 18,1%. So

với cùng kỳ năm trước, GTSX công nghiệp tháng này tăng 1,1%. Nguyên nhân

sản xuất công nghiệp tăng do tháng trước có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ

Hợi kéo dài, cụ thể một số sản phẩm tăng cao như đá xây dựng khai thác tăng

31,4 ngàn m3; sữa các loại tăng 3.056 ngàn lít; tinh bột mỳ tăng 2.737 ngàn tấn;

đường RS tăng gần 3,1 ngàn tấn; bia các loại tăng 2.843 ngàn lít; sợi tăng 1,2

ngàn tấn; giày da tăng 217 ngàn đôi; dăm gỗ tăng 16,2 ngàn tấn; tai nghe không

nối với micro tăng 792 ngàn cái; cuộn cảm tăng 1.546 ngàn cái; đồng thời trong

tháng có sản phẩm mới của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất…

Ngay từ những tháng đầu năm, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa

bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời

UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc đồng hành, hỗ trợ doanh

nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển

sản xuất, kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tính chung quý I/2019, GTSX công nghiệp ước đạt 29.336,7 tỷ đồng

(theo giá SS 2010), tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực

kinh tế nhà nước đạt 23.446,5 tỷ đồng, giảm 0,6%; kinh tế ngoài nhà nước đạt

4.396,4 tỷ đồng, tăng 17,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.493,8 tỷ

đồng, tăng 6,5%. Nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì giá trị sản xuất công

nghiệp tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm quý I/2019 tăng khá so với cùng kỳ 2018 như: Thủy

sản chế biến đạt 3.077 tấn, tăng 9,0%; sữa các loại đạt 19.224 ngàn lít, tăng

28,0%; tinh bột mỳ đạt 20.875 tấn, tăng 26,6%; bia các loại đạt 46.678 ngàn lít,

tăng 13,2%; nước khoáng và nước tinh khiết đạt 24.858 ngàn lít, tăng 38,0%;

sợi đạt 7.565 tấn, tăng 92,7%; giày da đạt 1.315 ngàn đôi, tăng 160,1%; gỗ xẻ

các loại đạt 42 ngàn m3, tăng 13,5%; dăm gỗ nguyên liệu giấy đạt 224,3 ngàn

tấn, tăng 21,1%; điện thương phẩm đạt 264,38 triệu kwh, tăng 20,4%; nước

máy đạt 3.670 ngàn m3, tăng 24,0%...

Tuy nhiên, có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ gồm: Đá khai thác các

loại giảm 6,6%; bánh kẹo các loại giảm 6,7%%; đường RS giảm 30,2%; nước

ngọt các loại giảm 28,8%; sản phẩm lọc hóa dầu đạt giảm 0,6%; điện sản xuất

giảm 29,3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2019

ước tính tăng 26,06% so với tháng trước và tăng 20,59% so cùng kỳ năm trước.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo tăng 8,68% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các ngành cấp II có chỉ

số tiêu thụ tăng là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 34,41%; sản xuất đồ uống

tăng 26,52%; dệt tăng 80,28%; sản xuất trang phục tăng 8,72%; chế biến gỗ và

sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) - sản xuất sản phẩm

từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 48,04%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ

tinh chế tăng 5,8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 7,95%; sản

xuất kim loại tăng 61,37%. Các ngành cấp II còn lại có chỉ số tiêu thụ giảm

gồm: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 29,12%; sản xuất

5

sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 14,63%; sản xuất

sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 42,02%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời

điểm 31/3/2019 tăng 19,84% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 6,86%

so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, có 04

ngành cấp II có chỉ số tồn kho giảm gồm: Sản xuất đồ uống giảm 1,24%; chế

biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) - sản

xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 8,73%; sản xuất than cốc, sản

phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 28,71%; sản xuất kim loại giảm 54,94%. Các

ngành còn lại có chỉ số tồn kho tăng gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng

4,65%; dệt tăng 2.653,83%; sản xuất trang phục tăng 9,1%; sản xuất hoá chất

và sản phẩm hoá chất tăng 7,86%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại

khác tăng 0,68%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

tăng 12,39%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

tăng 0,63%.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công

nghiệp dự tính tại thời điểm 31/3/2019 tăng 5,42% so với cùng thời điểm tháng

trước. Trong đó, chỉ số sử dụng lao động thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước

giảm 0,06% so với cùng thời điểm cuối tháng trước; khu vực doanh nghiệp ngoài

nhà nước tăng 1,06%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tăng 11,18%. Theo ngành công nghiệp thì chỉ số sử dụng lao động trong các

doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng tăng 0,55%; công nghiệp chế biến, chế

tạo tăng 5,98%; sản xuất, phân phối điện không tăng, không giảm; cung cấp

nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,29%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II điều tra tính chỉ số sử dụng lao động

thì có 03 ngành dự kiến có chỉ số sử dụng lao động tại 31/3/2019 giảm so với

tháng trước là ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ

giường, tủ, bàn, ghế) - sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm

4,01%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 1,62% và ngành sản xuất

phương tiện vận tải khác giảm 0,98%. Có 03 ngành dự kiến tăng khá là ngành

dệt tăng 4,86%; ngành sản xuất trang phục tăng 4,3%; ngành sản xuất da và các

sản phẩm có liên quan tăng 25,39%, các ngành khác còn lại tăng nhẹ hoặc bằng

tháng trước.

3. Hoạt động của doanh nghiệp

a. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng (từ ngày 01/3 đến ngày 20/3/2019, toàn tỉnh có 58 doanh

nghiệp đăng ký thành lập mới (trong đó công ty cổ phần 05 đơn vị; công ty

TNHH 2TV trở lên 14 đơn vị; công ty TNHH 1TV 39 đơn vị) với số vốn đăng

ký 382,4 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp đạt 6,59 tỷ đồng.

Tính chung 3 tháng, toàn tỉnh có 181 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(trong đó công ty cổ phần 19 đơn vị; công ty TNHH 2TV trở lên 51 đơn vị;

công ty TNHH 1TV 111 đơn vị) với số vốn đăng ký 1.512,35 tỷ đồng, bình

6

quân một doanh nghiệp đạt 8,35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu năm

toàn tỉnh có 144 doanh nghiệp1 đăng ký tạm ngừng hoạt động; có 29 doanh

nghiệp2 đã giải thể và có 88 doanh nghiệp

3 hoạt động trở lại.

b. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2019 cho thấy: Có 50,0% số doanh

nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm nay tốt hơn quý trước;

21,88% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 28,13% số doanh nghiệp

cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định4. Dự kiến quý II so với quý I

năm nay, có 77,42% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 12,9% số

doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 9,68% số doanh nghiệp cho rằng tình

hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp quý I năm nay, có 59,38% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh

tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 34,38% số doanh nghiệp cho rằng do

nhu cầu thị trường trong nước thấp; 25% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó

khăn về tài chính; 34,38% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao

động theo yêu cầu; 46,88% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao và

12,5% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao là yếu

tố quan trọng.

Về khối lượng sản xuất, có 43,75% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng

sản xuất của doanh nghiệp quý I/2019 tăng so với quý trước; 21,88% số doanh

nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 34,38% số doanh nghiệp cho rằng

ổn định5. Về xu hướng quý II so với quý I năm nay, có 77,42% số doanh

nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng lên; 12,9% số doanh nghiệp dự báo

giảm và 9,68% số doanh nghiệp dự báo ổn định.

Về đơn đặt hàng, có 55,17% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý I năm

nay cao hơn quý trước; 20,69% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm và

24,14% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định6. Xu hướng quý II tiếp tục

khả quan hơn so với quý I năm 2019, có 71,43% số doanh nghiệp dự kiến có

1 Trong đó, công ty cổ phần 06 đơn vị; công ty T 2TV tr lên 58 đơn vị; công ty T 1TV 60 đơn

vị; D tư nh n 20 đơn vị. 2 Trong đó, công ty cổ phần 02 đơn vị; công ty T 2TV tr lên 10 đơn vị; công ty T 1TV 11 đơn

vị; D tư nh n 06 đơn vị. 3 Trong đó, công ty cổ phần 05 đơn vị; công ty T 2TV tr lên 31 đơn vị; công ty T 1TV 35 đơn

vị; D tư nh n 17 đơn vị. 4 Chỉ số tương ứng của quý IV/2018: Có 54,55% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh

tốt hơn quý trước; 33,33% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 12,12% số doanh nghiệp cho rằng tình

hình sản xuất kinh doanh ổn định. 5 Chỉ số tương ứng của quý IV/2018: Có 57,58% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của

doanh nghiệp tăng so với quý trước; 33,33% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 9,09%

số doanh nghiệp cho rằng ổn định. 6 Chỉ số tương ứng của quý IV/2018: Có 57,14% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng cao hơn quý trước;

28,57% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm và 14,29% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định.

7

đơn hàng tăng lên; 10,71% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 17,86%

số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý I năm nay so với quý trước, có 47,37% số

doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 10,53% số doanh

nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm và 42,11% số doanh nghiệp có đơn hàng

xuất khẩu ổn định. Xu hướng quý II so với quý I năm 2019, có 50,0% số doanh

nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 5,56% số doanh nghiệp dự kiến giảm

và 44,44% số doanh nghiệp dự kiến ổn định.

4. Đầu tư và xây dựng

Trong quý, tình hình thời tiết thuận lợi cho công tác thi công xây lắp;

công tác triển khai kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

được thực hiện ngay từ những tháng đầu của năm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các

đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công

năm 2019. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện và đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, dự

án trọng điểm trên địa bàn, kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn

vướng mắc của các chủ đầu tư.

Tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý

trong tháng ước đạt 316,6 tỷ đồng, tăng 32,2% so với tháng trước. Trong đó,

vốn ngân sách nhà nước đạt gần 313 tỷ đồng, tăng 32,5%; vốn vay đạt 2,5 tỷ

đồng, tăng 9,3%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 1,1 tỷ đồng, tăng

23,2%. So với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước

do địa phương quản lý tăng 30,3%. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tăng

30,8%; vốn vay tăng 2,9%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước giảm 16,3%.

Tính chung quý I/2019, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do

địa phương quản lý đạt 828,3 tỷ đồng, tăng 21,7% so cùng kỳ năm 2018. Trong

đó, vốn ngân sách nhà nước đạt 817,7 tỷ đồng, tăng 22,1%; vốn vay đạt 7,2 tỷ

đồng, tăng 3,7%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 3,4 tỷ đồng, giảm

13,6%.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý I năm 2019 ước

đạt 5.741,4 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực

FDI tăng khá do có hai dự án chuyển tiếp là xưởng sợi và vải ở khu công

nghiệp VSIP đang đầu tư mạnh để sớm hoàn thành. Trong tổng vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội trên địa bàn, vốn đầu tư thuộc khu vực kinh tế nhà nước đạt

931,5 tỷ đồng, giảm 25,7%; vốn ngoài nhà nước đạt 3.971,9 tỷ đồng, tăng

1,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 838,0 tỷ đồng, tăng 113,2%.

5. Thương mại, dịch vụ, giá cả

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2019

ước đạt 4.505,5 tỷ đồng, tăng 1,11% so với tháng trước và tăng 10,72% so với

tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước ước đạt 289,5 tỷ đồng,

tương ứng tăng 0,72% và 18,38%; kinh tế cá thể ước đạt 3.237,0 tỷ đồng, tương

8

ứng tăng 1,18% và 10,20%; kinh tế tư nhân ước đạt 975,8 tỷ đồng, tương ứng

tăng 1,02% và tăng 10,36%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,985 tỷ

đồng, không tăng giảm so với tháng trước và tăng 3,44% so với tháng cùng kỳ

năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xét theo

ngành hoạt động thì tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3/2019 ước đạt 3.326,3 tỷ

đồng, tương ứng tăng 0,82% và 9,78%; hoạt động lưu trú ước đạt 28,3 tỷ đồng,

tương ứng tăng 2,22% và 16,13%; hoạt động ăn uống ước đạt 818,4 tỷ đồng,

tương ứng tăng 2,39% và 13,30%; hoạt động du lịch lữ hành ước đạt 1,0 tỷ

đồng, tương ứng tăng 0,06% và 35,39%; hoạt động dịch vụ khác ước đạt 331,5

tỷ đồng, tương ứng tăng 0,86% và tăng 13,62%.

Tính chung quý I năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.535,8 tỷ đồng, tăng 10,38% so với cùng kỳ năm

trước. Xét theo ngành hoạt động: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt

10.106,7 tỷ đồng, tăng 10,02% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động

dịch vụ ước đạt 984,3 tỷ đồng, tăng 14,29% so với cùng kỳ năm trước; doanh

thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 2.444,8 tỷ đồng,

tăng 10,34% (229 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

quý I/2019 tăng khá so với cùng kỳ năm trước là do vài năm trở lại đây, nhiều

dự án được đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập của

người dân tăng lên, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Ngoài ra,

hoạt động du lịch của tỉnh từng bước phát triển góp phần tăng tổng mức bán lẻ

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Trong đó, mũi nhọn là du lịch biển đảo Lý Sơn

và các điểm du lịch khác trong tỉnh đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai

thác như Khu du lịch suối khoáng nóng Nghĩa Thuận, Khu du lịch Suối Chí

(Nghĩa Hành),… Bên cạnh đó, trong thời gian qua, hoạt động dịch vụ kinh

doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh được đánh giá khá “nóng”, đặc biệt là sản

phẩm đất nền, theo đó doanh thu ngành dịch vụ bất động sản tăng cao, góp

phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I năm

2019 tăng khá so với cùng kỳ năm 2018.

5.2. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm 0,78% so với tháng trước;

tăng 0,22% so với tháng 12 năm trước; tăng 2,40% so với cùng tháng năm

trước; bình quân 3 tháng đầu năm 2019 tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 3/2019 giảm 0,78% so tháng trước, trong đó có 5/11 nhóm

hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá giảm, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm

2,15%, đây là nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá giảm mạnh nhất (trong

đó, lương thực tăng 1,18%, thực phẩm giảm 2,75%; ăn uống ngoài gia đình

giảm 1,95%); đồ uống và thuốc lá giảm 0,35%; may mặc, mũ nón, giày dép

giảm 1,41%; bưu chính viễn thông giảm 0,14%; hàng hoá và dịch vụ khác giảm

1,10%. Có 6/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Nhà ở, điện

nước, chất đốt và VLXD tăng 1,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,45%;

9

thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giao thông tăng 1,35%; giáo dục tăng 0,12%;

văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,23%.

CPI bình quân 3 tháng đầu năm tăng 2,52% so với bình quân cùng kỳ

năm 2018, trong đó có 8/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Hàng

ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,36%, đây là mức tăng khá cao (trong đó, lương

thực tăng 1,42%, thực phẩm tăng 7,13%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,38%);

đồ uống và thuốc lá tăng 3,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,39%; nhà

ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,65%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng

1,67%; giáo dục tăng 4,87%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,55%; hàng hoá

và dịch vụ khác tăng 3,49%. Có 3/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá

giảm: Thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,08%; giao thông giảm 2,69%; bưu chính

viễn thông giảm 0,73%.

Chỉ số giá vàng tháng 3/2019 giảm 0,65% so với tháng trước; tăng

3,86% so với tháng 12 năm trước; tăng 0,42% so với cùng tháng năm trước;

bình quân 3 tháng tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ

tháng 3/2019 tăng 0,04% so với tháng trước; giảm 0,46% so với tháng 12 năm

trước; tăng 2,04% so với cùng tháng năm trước; bình quân 3 tháng tăng 2,17%

so cùng kỳ năm trước.

6. Hoạt động vận tải

- Vận tải hành khách tháng 3/2019 ước đạt 542 nghìn lượt khách với mức

luân chuyển 138.995 nghìn lượt khách.km, so với tháng trước giảm 8,37% về

vận chuyển và giảm 0,86% về luân chuyển, tương ứng tăng 12,6% và 10,17%

so với tháng cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà

nước ước đạt 32 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 1.130 nghìn lượt

khách.km, cùng giảm 0,12% cả về vận chuyển và luân chuyển so với tháng

trước, tăng tương ứng 28,26% và 28,30% so với tháng cùng kỳ năm trước; kinh

tế ngoài nhà nước ước đạt 510 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 137.865

nghìn lượt khách.km, giảm tương ứng 8,85% và 0,86% so với tháng trước, tăng

tương ứng 11,80% và 10,04% so với tháng cùng kỳ năm trước. Phân theo

ngành vận tải, vận tải hành khách đường bộ ước đạt 497 nghìn lượt khách với

mức luân chuyển 137.641 nghìn lượt khách.km, giảm tương ứng 9,41% và

0,91% so với tháng trước, tăng tương ứng 11,34% và 10,01% so với tháng cùng

kỳ năm trước; vận tải hành khách đường biển ước đạt 45 nghìn lượt khách với

mức luân chuyển 1.354 nghìn lượt khách.km, cùng tăng 4,81% cả về vận

chuyển và luân chuyển so với tháng trước, tăng tương ứng 29,58% và 29,83%

so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I năm 2019, vận tải hành khách ước đạt 1.732 nghìn lượt

khách với mức luân chuyển 408.616 nghìn lượt khách.km, tăng 11,0% về vận

chuyển và 10,69% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vận tải

hành khách đường bộ ước đạt 1.607 nghìn lượt khách với mức luân chuyển

404.877 nghìn lượt khách.km, tăng tương ứng 8,97% và 10,44%; vận tải hành

khách đường thủy ước đạt 125 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 3.739

nghìn lượt khách.km, tăng tương ứng 46,16% và 46,31%.

10

- Vận tải hàng hóa tháng 3/2019 ước đạt 1.105 nghìn tấn với mức luân

chuyển 173.285 nghìn tấn.km, tăng 10,86% về vận chuyển và tăng 8,08% về

luân chuyển so với tháng trước; tăng tương ứng 17,22% và 12,51% so với

tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ ước

đạt 1.091 nghìn tấn với mức luân chuyển 172.875 nghìn tấn.km, tăng tương

ứng 11,01% và giảm 8,10% so với tháng trước, tăng tương ứng 17,23% và

12,51% so với tháng cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa bằng đường

thủy ước đạt 14 nghìn tấn với mức luân chuyển 410 nghìn tấn.km, cùng tăng

0,62% cả về vận chuyển và luân chuyển so với tháng trước; tăng 16,22% về

vận chuyển và tăng 16,29% về luân chuyển so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I năm 2019, vận tải hàng hóa ước đạt 3.274 nghìn tấn

với mức luân chuyển 510.492 nghìn tấn.km, tăng 27,40% về vận chuyển và

tăng 25,25% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vận tải hàng

hóa đường bộ ước đạt 3.233 nghìn tấn với mức luân chuyển 509.270 nghìn

tấn.km, tăng tương ứng 27,37% và 25,24%; vận tải hàng hóa đường thủy ước

đạt 41 nghìn tấn với mức luân chuyển 1.222 nghìn tấn.km tăng 29,88% và

29,79%.

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng

3/2019 ước đạt 345,8 tỷ đồng, tăng 1,0% so với tháng trước và tăng 17,54% so

với tháng cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà nước

ước đạt 36,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 11,30% và 57,61%; kinh tế ngoài nhà

nước ước đạt 309,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,09% và tăng 14,14%. Phân theo

ngành kinh tế thì vận tải đường bộ ước đạt 265,0 tỷ đồng, tương ứng giảm

3,01% và tăng 14,16%; vận tải đường thủy ước đạt 7,9 tỷ đồng, tương ứng tăng

3,73% và 26,72%; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 72,9 tỷ đồng, tương

ứng tăng 18,45% và 30,58%. Phân theo ngành vận tải thì doanh thu vận tải

hành khách ước đạt 98,2 tỷ đồng, giảm 9,52% so với tháng trước và tăng

14,59% so với tháng cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hoá ước đạt

174,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,39% và 14,44%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận

tải ước đạt 72,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,45% và 30,58%.

Tính chung quý I năm 2019, doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch

vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 1.054,7 tỷ đồng, tăng 21,81% so với cùng kỳ năm

trước, trong đó vận tải hành khách ước đạt 305,6 tỷ đồng, tăng 11,67%; vận tải

hàng hóa ước đạt 529,5 tỷ đồng, tăng 24,23%; dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt

219,6 tỷ đồng, tăng 32,34%.

7. Thu, chi ngân sách Nhà nước

7.1. Thu ngân sách Nhà nước

Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn quý I/2019 ước đạt 4.811 tỷ

đồng, bằng 24,4% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng 117,2% so với

cùng kỳ năm 2018, bao gồm:

- Thu nội địa ước đạt 3.910 tỷ đồng, bằng 22,8% dự toán, bằng 102% so

với cùng kỳ năm 2018. Trong đó một số khoản thu chủ yếu:

11

+ Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương, đạt 2.339 tỷ đồng, bằng

18,5% dự toán năm, bằng 83,9% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó thu chủ

yếu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 2.009 tỷ đồng, đạt 17,4% dự toán năm,

bằng 79,7% so với cùng kỳ năm 2018.

+ Thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 25 tỷ đồng, bằng 35,4% dự toán

năm, bằng 126,8% so với cùng kỳ năm 2018.

+ Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 96 tỷ đồng, bằng

32,1% dự toán năm, bằng 92,6% so với cùng kỳ năm 2018.

+ Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 462 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán năm,

bằng 107,3% so với cùng kỳ năm 2018.

+ Thuế thu nhập cá nhân 103 tỷ đồng bằng 27,8% dự toán năm, bằng

108% so với cùng kỳ năm 2018; Thuế bảo vệ môi trường 167 tỷ đồng bằng

20,9% dự toán năm, bằng 128,4% so với cùng kỳ năm 2018.

+ Thu tiền sử dụng đất 493 tỷ đồng, bằng 73% dự toán năm, bằng 615%

so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chủ yếu thu tiền sử dụng đất của khối

huyện là 325 tỷ đồng, đạt 76% dự toán năm.

- Thu hoạt động xuất nhập khẩu: 900 tỷ đồng, bằng 34,6% so dự toán

năm và bằng 333,1% so với cùng kỳ năm 2018.

7.2. Chi ngân sách địa phương

a) Chi cân đối ngân sách địa phương quý I năm 2019 ước đạt 3.491,4 tỷ

đồng, bằng 23,3% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng 116,5% so với

cùng kỳ năm 2018. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: 2.003,9 tỷ đồng, bằng 47% so dự toán năm, bằng

133,7% so với cùng kỳ năm 2018.

- Chi thường xuyên: 1.479,8 tỷ đồng, bằng 16,7% so dự toán năm, bằng

98,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó:

+ Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 601,3 tỷ đồng, bằng

17,6% dự toán năm.

+ Chi Chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: 65,7 tỷ đồng,

bằng 7,0% dự toán năm.

+ Chi sự nghiệp kinh tế 106 tỷ đồng, bằng 7,1% dự toán năm.

+ Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin, thể dục thể thao 16 tỷ đồng bằng

8,4% dự toán năm.

+ Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ 4 tỷ đồng, bằng 13,5% dự toán

năm.

+ Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 11 tỷ đồng, bằng 6,1% dự toán năm.

+ Chi đảm bảo xã hội: 152,5 tỷ đồng, bằng 25,6% dự toán năm.

+ Chi quản lý hành chính: 402,7 tỷ đồng, bằng 24,2% dự toán năm.

12

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1,14 tỷ đồng, đạt 100% dự toán năm.

- Dự phòng ngân sách địa phương ước chi 6,55 tỷ đồng. Trong đó, dự

phòng ngân sách tỉnh chủ yếu hỗ trợ cho UBND các huyện: Bình Sơn, Tư

Nghĩa, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi để hỗ trợ cho các hộ nuôi,

trồng thủy sản bị thiệt hại do bão số 12 và mưa lũ sau bão gây ra trong năm

2017.

b) Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ từ ngân sách trung ương là

257,7 tỷ đồng, bằng 14,6% dự toán năm.

c) Chi trả nợ gốc là 48,75 tỷ đồng, đạt 100% dự toán giao.

8. Một số tình hình xã hội

8.1. Tình hình dịch bệnh ng đ c th c ph m

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình sốt rét ổn định, không có dịch xảy ra.

Số bệnh nhân mắc sốt rét 4 ca; không có bệnh nhân sốt rét ác tính; không có tử

vong do sốt rét.

Tính đến hết tháng 2/2019, toàn tỉnh ghi nhận 255 trường hợp mắc sốt

xuất huyết, tăng 3,54 lần so cùng kỳ 2018; không có tử vong.

Đến ngày 28/2/2019 số ca mắc bệnh Tay – Chân - Miệng: 28 ca, giảm 27

ca so cùng kỳ 2018, không có tử vong.

Bệnh Bạch hầu: xảy ra tại huyện Tây Trà, có 1 ca tử vong (tháng 2) và

04 ca dương tính với bạch hầu đang được điều trị và theo dõi. Từ ngày

12/02/2019 đến nay không ghi nhận thêm trường hợp mới.

Tình hình ng đ c th c ph m: Trong quý không có vụ ngộ độc thực

phẩm xảy ra.

Công tác kiểm nghiệm: Thực hiện 1.060 mẫu. đạt 26,5% KH năm, trong

đó có 1.005 mẫu đạt (chiếm tỷ lệ 94,8%), đạt 26,45% KH năm.

8.2. Hoạt đ ng văn hóa thể thao

Trong quý I/2019, tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều tổ

chức các chương trình văn hóa – văn nghệ, Hội vui xuân, Hội chợ hoa xuân,

trưng bày sinh vật cảnh… mừng Đảng – mừng Xuân và chương trình nghệ

thuật đón giao thừa phục vụ nhân dân vui xuân đón Tết. Tổ chức Lễ dâng

hương kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Thủ tướng Phạm Văn Đồng (01/03/1906 -

01/03/2019); Lễ dâng hương tưởng niệm 51 năm Ngày 504 đồng bào Sơn Mỹ

bị sát hại (16/3/1968 - 16/3/2019).

Tại hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đều tổ chức chương trình

biểu diễn nghệ thuật với chủ đề "Mừng Đảng, mừng Xuân" và các ngày lễ kỷ

niệm, tiêu biểu như: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lần thứ VI mừng Đảng –

mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019 (huyện Sơn Tây); Chương trình giao lưu văn

nghệ tuyên truyền lưu động mừng Đảng - Mừng Xuân Kỷ Hợi (huyện Tây

Trà); Liên hoan văn nghệ Mừng Đảng – Mừng Xuân (huyện Bình Sơn); Lễ hội

13

ca nhạc đường phố, Đêm thơ Tết Nguyên tiêu, Chương trình văn nghệ “Chắp

cánh ước mơ” (thành phố Quảng Ngãi),...

Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh tổ

chức biểu diễn nghệ thuật Mừng Đảng - Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019; Chương

trình nghệ thuật phục vụ các huyện Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Mộ Đức;

Chương trình nghệ thuật Chào mừng 113 năm Ngày sinh Thủ tướng Phạm Văn

Đồng (01/3/1906-01/3/2019); Chương trình nghệ thuật Chào mừng 74 năm

Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945-11/3/2019); Chương trình Tết Nguyên tiêu;

Chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ Tưởng niệm 51 năm Ngày xảy ra Vụ

Thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968-16/3/2019); Chương trình Chào mừng Kỷ niệm

44 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975-24/3/2019); chương

trình văn nghệ chào mừng họp mặt kiều bào do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức…

Nhìn chung, các hoạt động trên được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở đã tạo

được phong trào sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn

hoá tinh thần của nhân dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc và chào mừng

các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, thu hút hàng vạn lượt người dự

xem tạo được khí thế vui tươi, phấn khởi trong quần chúng nhân dân.

Trong quý I/2019, hoạt động thể dục thể thao quần chúng mừng Đảng -

mừng Xuân cũng được tổ chức rộng khắp đến các xã, phường, thị trấn; vùng

sâu, vùng xa trong tỉnh. Ngoài các môn thể thao truyền thống của dân tộc các

môn thể thao khác cũng được đưa vào tổ chức thi đấu như: Bóng đá, Bóng

chuyền, Cầu lông... Các hoạt động trên đã thu hút đông đảo quần chúng tham

gia, góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở cơ sở, tạo không khí vui

tươi phấn khởi, nâng cao tinh thần tự rèn luyện thân thể của các tầng lớp nhân

dân, đồng thời tiếp tục góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn d n rèn

luyện th n thể theo gương Bác ồ vĩ đại”.

8.3. Tình hình tai nạn giao thông

Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (tính từ ngày 16/02/2019 đến

15/03/2019), toàn tỉnh đã xảy ra 07 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm

trọng trở lên), chết 07 người, bị thương 03 người. Trong đó, TNGT đường bộ

xảy ra 07 vụ, chết 07 người, bị thương 03 người; TNGT đường sắt, TNGT

đường thủy nội địa không xảy ra.

So với tháng 3/2018, TNGT đường bộ: số vụ giảm 09 vụ, số người chết

giảm 10 người, số người bị thương giảm 07 người; TNGT đường sắt: số vụ

giảm 01 vụ, số người chết giảm 01 người, số người bị thương không tăng,

không giảm; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không

giảm).

So với tháng 02/2019, TNGT đường bộ: số vụ giảm 10 vụ, số người

chết giảm 10 người, số người bị thương giảm 03 người; TNGT đường sắt,

TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng, không giảm).

Tính chung 3 tháng đầu năm (từ ngày 16/12/2018 đến ngày 15/03/2019),

toàn tỉnh đã xảy ra 36 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên),

14

chết 36 người, bị thương 13 người. Trong đó, TNGT đường bộ: xảy ra 36 vụ,

chết 36 người, bị thương 13 người; TNGT đường sắt, TNGT đường thủy nội

địa không xảy ra.

So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 05 vụ, số người chết giảm 07

người, số người bị thương giảm 08 người. Trong đó, TNGT đường bộ: số vụ

giảm 03 vụ, số người chết giảm 05 người, số người bị thương giảm 08 người;

TNGT đường sắt: số vụ giảm 02 vụ, số người chết giảm 02 người, số người bị

thương không tăng, không giảm; TNGT đường thủy nội địa không xảy ra

(không tăng, không giảm).

Va chạm giao thông đường bộ trong tháng xảy ra 13 vụ, số người bị

thương 16 người. So với tháng 3/2018, số vụ giảm 12 vụ; số người bị thương

giảm 20 người. So với tháng 02/2019, số vụ giảm 14 vụ; số người bị thương

giảm 25 người.

Tính chung 3 tháng đầu năm, va chạm giao thông đường bộ xảy ra 56

vụ, số người bị thương 81 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 21 vụ;

số người bị thương giảm 32 người.

Tóm lại, kinh tế - xã hội tỉnh ta trong quý I năm 2019 đã có những yếu

tố tích cực như sản xuất công nghiệp, khai thác thuỷ sản duy trì nhịp độ phát

triển ổn định, thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh

vẫn còn những khó khăn, thách thức: chăn nuôi chưa thật sự vững chắc; sản

xuất công nghiệp tuy duy trì được sự phát triển nhưng vẫn còn thấp so với mục

tiêu đã đề ra...

Năm 2019 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm bứt phá thực hiện các Nghị

quyết của Đại hội tỉnh đảng bộ, Nghi quyết của HĐND về kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, dự báo

kinh tế tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện tốt các mục

tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh, cần tập trung thực

hiện những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính

sách phù hợp với thực tiễn, nhất là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu

tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày

17/4/2018 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy

định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và Nghị định quy định của Chính phủ.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, trong đó tập

trung đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành và phát huy hiệu quả dự án Khu liên

hợp sản xuất gang thép Hoà Phát – Dung Quất. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

trong bồi thường giải phóng mặt bằng, kịp thời bàn giao cho các nhà đầu tư

triển khai các dự án trọng điểm như: Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu

Dung Quất, Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP, Khu Đô thị Công

nghiệp Dung Quất,…

Ba là, Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp Đề án tái cơ cấu ngành

nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với

15

xây dựng nông thôn mới. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển chuỗi

từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với điều kiện từng địa phương, sản

phẩm, ngành hàng; thúc đẩy, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và các

quy trình tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, thân thiện với

môi trường. Chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao phù hợp

với lợi thế từng vùng, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy

nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa, xây dựng những cánh đồng lớn nhằm phát triển

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn; phát triển các vùng nguyên liệu

phục vụ công nghiệp chế biến; quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi và cơ sở vật chất

cho ngành sản xuất nông nghiệp, tích trữ nước, đảm bảo nước tưới không để xảy

ra khô hạn, phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.

Bốn là, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, chủ động kết nối, phát

triển các kênh phân phối sản phẩm hàng hoá, trong đó chú trọng các mặt hàng

đặc sản, đặc trưng của tỉnh. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính

sách thu hút hiệu quả khách du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư

phát triển các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, nhà hàng theo quy định;

quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú.

ăm là, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng hành, hỗ trợ

doanh nghiệp. Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc

triển khai các dự án đã cấp phép sớm đi vào hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp

tục rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ

cho doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp,

kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát

triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.

Sáu là, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời

sống người có công với cách mạng; giải quyết việc làm; Chương trình mục tiêu

quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm

người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn

định cuộc sống.

Trên đây là một số tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2019, Cục

Thống kê Quảng Ngãi kính báo cáo