tl bo sung thay trang

40
Trong nhiều tháng nay đề tài khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu đã được nói đến ở mọi nơi, mọi lúc. Các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh, những người hoạch định chính sách và lãnh đạo quốc gia, các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị khu vực và toàn cầu và cả những người dân thường đồng thanh phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, dự báo diễn biến, tiên đoán hậu quả của nó đối với mỗi người, mỗi quốc gia và cả thế giới. So sánh hai cuộc khủng hoảng Cuộc đại suy thoái lớn nhất nửa đầu thế kỷ 20 (1929-1933) và cuộc khủng hoảng đầu tiên và nghiêm trọng nhất từ khi thế giới bước vào thế kỷ 21 có nhiều điều giống nhau. Cả hai cuộc đều bùng nổ ở khâu nhạy cảm nhất là thị trường chứng khoán, tài chính tiền tệ. Cả hai cuộc đều nổ ra tại nước Mỹ - một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cả hai cuộc đều bắt nguồn từ những nguyên nhân na ná giống nhau. Nếu ta “cắt lớp” chúng ra thì nguyên nhân trực tiếp là những sự bất ổn trong sự vận hành của hệ thống tài chính - tiền tệ, cho vay bừa bãi; ở lớp sâu hơn là chính sách tài chính dễ dãi kéo dài đưa tới tình trạng “xài quá cái làm ra” và ở tầng sâu kín bên trong là nghịch lý của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (hay nền kinh tế thị trường tự do?) thể hiện trong sự chiếm hữu và hoành hành của một nhúm người vì những lợi ích ích kỷ trong một nền kinh tế được xã hội hoá cao. Diễn biến của cả hai cuộc đều theo một kịch bản đại thể như nhau: hệ thống tài chính - ngân hàng rung chuyển, gây tắc nghẽn đối với dòng vốn đầu tư, kéo theo sự suy giảm sản xuất, tiêu dùng, xuất - nhập khẩu, làm cho hàng triệu người thất nghiệp, đưa tới những xáo động chính trị - xã hội.

Upload: loan-le

Post on 27-May-2015

410 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tl bo sung   thay trang

Trong nhiều tháng nay đề tài khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu đã được nói đến ở mọi nơi, mọi lúc.

Các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh, những người hoạch định chính sách và lãnh đạo quốc gia, các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị khu vực và toàn cầu và cả những người dân thường đồng thanh phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, dự báo diễn biến, tiên đoán hậu quả của nó đối với mỗi người, mỗi quốc gia và cả thế giới.

So sánh hai cuộc khủng hoảng

Cuộc đại suy thoái lớn nhất nửa đầu thế kỷ 20 (1929-1933) và cuộc khủng hoảng đầu tiên và nghiêm trọng nhất từ khi thế giới bước vào thế kỷ 21 có nhiều điều giống nhau.

Cả hai cuộc đều bùng nổ ở khâu nhạy cảm nhất là thị trường chứng khoán, tài chính tiền tệ. Cả hai cuộc đều nổ ra tại nước Mỹ - một nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cả hai cuộc đều bắt nguồn từ những nguyên nhân na ná giống nhau. Nếu ta “cắt lớp” chúng ra thì nguyên nhân trực tiếp là những sự bất ổn trong sự vận hành của hệ thống tài chính - tiền tệ, cho vay bừa bãi; ở lớp sâu hơn là chính sách tài chính dễ dãi kéo dài đưa tới tình trạng “xài quá cái làm ra” và ở tầng sâu kín bên trong là nghịch lý của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (hay nền kinh tế thị trường tự do?) thể hiện trong sự chiếm hữu và hoành hành của một nhúm người vì những lợi ích ích kỷ trong một nền kinh tế được xã hội hoá cao.

Diễn biến của cả hai cuộc đều theo một kịch bản đại thể như nhau: hệ thống tài chính - ngân hàng rung chuyển, gây tắc nghẽn đối với dòng vốn đầu tư, kéo theo sự suy giảm sản xuất, tiêu dùng, xuất - nhập khẩu, làm cho hàng triệu người thất nghiệp, đưa tới những xáo động chính trị - xã hội.

Phác đồ chữa trị hai cuộc khủng hoảng tương tự như nhau, trong đó có hai vị thuốc nổi trội là sự can thiệp của nhà nước và mở hầu bao kích cầu nội địa đi liền với các biện pháp bảo hộ công khai hoặc trá hình.

Cả hai cuộc đều dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế và tài chính tiền tệ. Lần trước, chế độ bản vị vàng bị thay bằng các khu vực tiền tệ và sau Thế chiến thứ hai đã hình thành hệ thống Bretton Wood.

Lần này, đang15/09/2012 Bản in bài viết | Khủng hoảng toàn cầu và ứng phó của Việt Nam xuất hiện những ý tưởng về việc nâng cao vai trò của cơ chế quyền rút vốn đặc biệt (SDR), “đồng tiền quốc tế”, dùng nội tệ của nước này hay nước khác để thanh toán xuất - nhập khẩu, thậm chí có nơi còn quay về cơ chế cổ lỗ sĩ là“hàng đổi hàng”.

Page 2: Tl bo sung   thay trang

Những điều nói trên nhắc nhở chúng ta nhiều điều: phải theo dõi sát sao, quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính – ngân hàng, thị trường chứng khoán; phải ngăn ngừa những lợi ích nhóm phá hoại nền kinh tế; không xài quá cái làm ra và để nền kinh tế quá nóng; khi xuất hiện những biểu hiện bất ổn cần tính ngay tới tác động dây chuyền và xử lý đồng bộ chứ không thể xử lý từng khâu riêng lẻ; cần thường xuyên theo dõi diễn biến trong nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn, đặc biệt là kinh tế Mỹ...

Tuy khủng hoảng chu kỳ hay cơ cấu là bạn đồng hành của kinh tế thị trường; sự phát sinh, diễn biến của nó thuận theo những quy luật nhất định song mỗi cuộc lại có những nét đặc thù riêng, do vậy hai cuộc khủng hoảng lớn cách nhau gần 8 thập kỷ cũng có những nét khác biệt.

Lần này khủng hoảng tài chính, kinh tế diễn ra đồng thời với những xáo động về năng lượng, lương thực và cả khí hậu, môi trường. Do đó, giải quyết khủng hoảng ở mỗi nước và trên phạm vi toàn cầu phải tính đến đặc điểm này và mang tính tổng thể.

Khác trước, với xu thế toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, một lượng khổng lồ các phi vụ giao dịch tài chính được thực hiện qua mạng toàn cầu với tốc độ cực nhanh, tạo nên đồng tiền ảo có giá trị gấp trăm ngàn lần giá trị đồng tiền thật và không một ai có thể kiểm soát nổi. Đã hội nhập sâu với kinh tế thế giới và sống trong thời đại thông tin, chúng ta không thể không chú trọng tới đặc điểm mới này.

Tuy khủng hoảng lần này rất trầm trọng, song chưa được gắn danh hiệu “đại khủng hoảng” vì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay được dự báo sẽ ở mức âm một vài phần trăm, trong khi sản xuất những năm 1929-1933 sụt giảm tới 15-20%; lần này thương mại toàn cầu sụt giảm gần 10% so với trên 20% lần trước, tỷ lệ thất nghiệp dao động xung quanh 10% so với 25-30% lần trước... Tất nhiên đây mới là sự so sánh cho tới thời điểm hiện nay, kết cục cuối cùng chỉ có thể biết được sau khi kinh tế thế giới hồi phục.

Ngày nay những xáo động chính trị - xã hội chưa nghiêm trọng như lần trước, mới chỉ có vài chính phủ ở các nước nhỏ bị sụp đổ do khủng hoảng tài chính - kinh tế, chính quyền ở các nước lớn chưa bị thay đổi như những năm 30 thế kỷ trước và đặc biệt khó có khả năng nổ ra chiến tranh thế giới.

Nay cũng sẽ diễn ra quá trình cải tổ hệ thống tài chính-tiền tệ song có nhiều khả năng không đưa tới những biến động cơ bản như lần trước.

Một khác biệt lớn nữa là lần này đã xuất hiện một cơ chế xử lý khủng hoảng đại diện cho cả các nền kinh tế phát triển lẫn các nền kinh tế đang phát triển; đó là G-20. Điều đó chứng tỏ tính tuỳ thuộc lẫn nhau sâu sắc giữa các nền kinh tế trong một thế giới bị toàn cầu hoá

Page 3: Tl bo sung   thay trang

rất cao, mọi nền kinh tế đều ở trên một con thuyền. Cho dù cơ chế này chứa đựng không ít khuyết tật, song nó là một “hiện tượng” mới của thời đại.

Những tác động lớn lao trên phạm vi toàn cầu

Cho tới nay chưa ai có thể dự báo được chuẩn xác bao giờ kinh tế thế giới sẽ phục hồi cho dù đã xuất hiện vài “tia hy vọng”.

Người ta đưa ra mấy kịch bản khác nhau (theo hình chữ V, U, L, W...). Dù có diễn ra kịch bản nào thì cuộc khủng hoảng lần này cũng đã gây ra sự tàn phá ghê gớm, đẩy hàng trăm quốc gia và hàng triệu người vào cảnh gian khó, để lại nhiều hậu quả lâu dài.

Sau cuộc khủng hoảng lần trước đã xuất hiện lý thuyết kinh tế Keynes đề cao vai trò điều tiết của nhà nước. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước đã thịnh hành trường phái “tân tự do” dựa trên 3 trụ cột: tự do hoá, tư nhân hoá và phi điều tiết hoá. Cuộc khủng hoảng lần này đã lật nhào học thuyết đó và khơi dậy lý thuyết Keynes. Không biết rồi ra có hình thành lý thuyết kinh tế nào mới không, chúng ta cần đợi thêm.

Mỗi cuộc khủng hoảng đều như một bộ lọc khổng lồ, gạn đi những gì không hợp lý, chôn vùi những gì không hiệu quả. Cuộc khủng hoảng lần này cũng không phải là ngoại lệ; rồi ra sẽ diễn ra cả một quá trình cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Đó là quá trình cơ cấu lại nền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường dođi đôi với khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng khí hậu, môi trường.

Đó là quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ song song với quá trình cơ cấu lại cơ chế quản lý, giám sát trong từng quốc gia và trên toàn cầu. Đó là việc điều chỉnh lại mối tương quan giữa chính sách hướng mạnh ra xuất khẩu và chính sách coi trọng thị trường nội địa vì vừa qua những nước gắn quá sâu với xuất khẩu đều chịu tác động mạnh.

Trước mắt xu hướng bảo hộ gia tăng và sẽ gây ra nhiều khó khăn song nhiều khả năng không diễn ra cuộc “đại chiến” thương mại, xu thế toàn cầu hoá và vòng đàm phán Doha tuy bị chững lại song chắc rằng sẽ tiếp tục vì tính tuỳ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quá lớn, không dễ gì xa rời, đối đầu nhau.

Còn một quá trình cơ cấu lại nữa sẽ diễn ra là vai trò, vị trí của các nền kinh tế thay đổi. Mặc dầu kinh tế và đồng Đô la Mỹ vẫn còn giữ vị trí hàng đầu song bị thách thức nghiêm trọng trong khi các nền kinh tế mới nổi, trong đó người ta quan tâm nhiều nhất tới kinh tế Trung Quốc, đóng vai trò ngày càng quan trọng. Ngày nay Mỹ trở thành con nợ lớn nhất và Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ - một điều không ai có thể hình dung nổi vào những thập kỷ trước.

Page 4: Tl bo sung   thay trang

Cuộc đấu tranh để hình thành hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới sẽ diễn ra gay gắt song trước mắt IMF vẫn được bơm thêm tiền để đóng vai trò điều tiết đi đôi với sự ra đời của cơ chế giám sát tài chính toàn cầu; đồng Đô la Mỹ vẫn đóng vai trò lớn, các ý tưởng về một đồng tiền quốc tế mới xem ra chưa thể trở thành hiện thực.

Tất cả những tác động trên đều liên quan tới nước ta; trong việc hoạch định chính sách kinh tế và cả đối ngoại không thể không tính đến chúng.

Ứng phó của Việt Nam

Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, vả lại ngày nay kinh tế nước ta đã hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới, chúng ta không thể không tính đến những tác động sâu xa, mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với Việt Nam, không thể không nghĩ tới một số vấn đề nảy sinh đối với nước ta.

Về tác động thì có lẽ nên tính tới cả những tác động ngắn hạn lẫn trung hạn và dài hạn. Về những tác động ngắn hạn đã được nói tới nhiều, thậm chí đang được xử lý, nên có lẽ không cần đề cập lại.

Ở tầm trung hạn, đã đến lúc nghĩ tới và chuẩn bị cho thời kỳ “hậu khủng hoảng”. Hiện nay chưa thể dự báo được quá trình phục hồi của kinh tế thế giới sẽ ra sao, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu. Dù sao đi nữa thì thị trường thế giới hàng hoá và cả dịch vụ, trong đó có các dịch vụ du lịch, lao động..., sẽ sống động trở lại đi đôi với những biện pháp bảo hộ và sự cạnh tranh gay gắt hơn; nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài sẽ quay lại; giá cả hàng hoá trên thị

trường thế giới, kể cả giá nhiên liệu sẽ gia tăng, có thể lạm phát sẽ diễn ra do vừa qua các nước tung ra lượng tiền cứu trợ quá lớn, thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, lãi suất không còn thấp như hiện nay...

Trong hoàn cảnh đó sẽ nổi lên 4 yêu cầu lớn: khôi phục và mở rộng thị trường bên ngoài đi đôi với việc đề phòng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhưng không lơi lỏng thị trường trong nước; tạo dựng môi trường kinh doanh thật thông thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước; đề phòng lạm phát tái bùng nổ, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là giảm thiểu bội chi ngân sách, thu hẹp các biện pháp cứu trợ kinh tế từ ngân sách; chú trọng xử lý các vấn đề xã hội do kinh tế giảm sút gây ra, nhất là tình trạng tái nghèo.

Trong lúc bươn trải đối phó với những khó khăn trước mắt càng cần quan tâm tới các vấn đề lâu dài của nền kinh tế nước ta, chỉnh sửa những điểm yếu phát lộ rõ nét trong cơn khủng hoảng. Điều này càng trở nên bức thiết trong bối cảnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 sắp kết thúc và nước ta bước vào thời kỳ chiến lược 10 năm mới nhằm một mục tiêu khác về chất; đó là biến nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo

Page 5: Tl bo sung   thay trang

hướng hiện đại vào năm 2020. Đây là vấn đề lớn, cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với con đường phát triển của nước ta trong thời gian dài, cần có sự nghiên cứu thấu đáo, chưa thể lạm bàn. Tuy nhiên, đối chiếu với những gì đang diễn ra dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, sơ bộ có mấy vấn đề cần suy nghĩ.

Một là, sẽ diễn ra quá trình cơ cấu lại nền sản xuất thế giới theo hướng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; chú trọng các nguồn năng lượng tái sinh; sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy nước nào không bắt trúng mạch của xu thế phát triển đều lún sâu vào cảnh tụt hậu ngày càng xa. Vậy nước ta sẽ cơ cấu lại nền kinh tế ra sao? Chắc chắn rằng không thể tiếp tục con đường phát triển dựa vào khai thác và tiêu hao tài nguyên, phá hoại môi trường; cũng không thể tiếp tục chạy theo tốc độ, không chú trọng đúng mức tới hiệu quả và tính bền vững.

Hai là, sẽ tính toán sao đây về mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, hay nói một cách khác, kim ngạch xuất - nhập khẩu nên chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong GDP là hợp lý? Xưa kia nhiều nước đi theo con đường thay thế nhập khẩu rồi có thời người ta đề cao tác dụng của chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu (và trên thực tế nó đã đem lại sự phát triển vượt bậc của hàng loạt quốc gia), vậy nay sẽ như thế nào?

Ba là, cơ cấu lại và hoàn thiện thể chế giám sát hệ thống tài chính tiền tệ, nhất là các ngân hàng này bao gồm rất nhiều ngân hàng tư nhân và cả ngân hàng nước ngoài, thị trường chứng khoán, bất động sản trở thành yêu cầu bức bách và cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định kinh tế - xã hội.

Bốn là, trước thất bại của chủ nghĩa tân tự do, nay người ta nói nhiều tới vai trò điều tiết của nhà nước. Lâu nay, khi chuyển sang thể chế thị trường chúng ta vẫn coi trọng vai trò điều tiết của nhà nước. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc quay trở lại thể chế tập trung, quan liêu bao cấp, can thiệp vô lối vào hoạt động sản xuất kinh doanh; không đồng nghĩa với việc từ bỏ con đường cổ phần hoá, làm sống lại các doanh nghiệp quốc doanh theo kiểu cũ.

Năm là, với việc cơ cấu lại vị thế của các quốc gia trong nền kinh tế (và cả chính trị) cũng như hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế, chúng ta cần chủ động định vị vị thế của mình, trong một thế giới đã thay đổi ở thời kỳ “hậu khủng hoảng”.

VŨ KHOAN (Theo VnEconomy)

Khủng hoảng kinh tế làm tăng rủi ro chính trị toàn cầu

Page 6: Tl bo sung   thay trang

Bulgari, Hy Lạp và Latvia là ví dụ về những quốc gia từng có nền kinh tế tương đối ổn

định cũng đang trải nghiệm những sóng gió của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong

thời gian gần đây, một phần xuất phát từ những bất ổn chính trị. Thậm chí Nga và Trung

Quốc đã có những dấu hiệu cho thấy người dân những quốc gia này đang có nguy cơ chịu

rủi ro từ những tác động chính trị của các cấp chính quyền.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang len lỏi trong đời sống của ngay cả những người dân bình thường nhất trong xã hội. Theo các nhà quan sát rủi ro chuyên nghiệp thì, sự bất ổn của tình hình chính trị toàn cầu đang ngày một tăng nhanh và đang tạo ra một thách thức mới cho các công ty kinh doanh trên toàn thế giới.

Ở những quốc gia phát triển hơn, tình hình chính trị bất ổn có thể dẫn tới các chính sách theo kiểu chủ nghĩa dân túy. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gây lên một cơn bão chính trị khi ông chỉ trích các công ty xe hơi Pháp hồi tháng hai vì chiến dịch sản xuất từ những quốc gia như Slovakia. “Chúng ta đang thấy chủ nghĩa bảo vệ”- Dieter Zetsche, CEO của nhà sản xuất xe hơi DAI đã phát biểu với các phóng viên báo tại Geneva Motor Show hôm đầu tháng ba vừa rồi.

Lao động nước ngoài chuyển tiền về nhà ít hơn

Còn ở những quốc gia nghèo đói, cuộc khủng hoảng tài chính đang dần chứng minh nó có những hiệu ứng mà không ai có thể lường trước được. Vài tháng trước đây, người ta vẫn cho rằng các nước nghèo tách biệt với hệ thống tài chính toàn cầu sẽ được “miễn dịch” trước cuộc khủng hoảng. Nhưng kết quả là thậm chí những người không hề có tài khoản ở ngân hàng cũng đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng ngân hàng. Ông Donald Steinberg, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Angola kiêm phó chủ tịch Nhóm khủng hoảng quốc tế - một tổ chức giải quyết xung đột và quyền con người có trụ sở tại Brussel – cho rằng: “Đừng đánh giá thấp quy mô của nền kinh tế toàn cầu, nó thậm chí vươn tới cả thị trường nhỏ nhất”.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình cảnh này đó là sự đình trệ trong việc chuyển ngoại hối về nhà của những người công nhân làm việc xa xứ. Số tiền ngoại hối này ước tính khoảng 300 tỉ đô la trên toàn thế giới, và chiếm khoảng 20% hoặc là hơn tổng sản phẩm quốc nội của những quốc gia như Bosnia, Haiti và Li Băng. Những người công nhân ngần ngại chuyển tiền về nhà bởi vì họ mất việc làm hoặc là phải cắt xén bớt tiền gửi chuyển sang chi tiêu do khủng hoảng. Một nguyên nhân nữa làm hoàn cảnh khốn khổ của những quốc gia nghèo đói trầm trọng thêm đó là tình trạng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng khiến những nước lớn buộc phải cắt giảm các khoản viện trợ quốc tế dành cho các quốc gia đói nghèo.

Quốc gia thuộc liên bang Xô-viết cũ Tajikistan là một ví dụ điển hình về quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn do ngoại hối chuyển về nước bị cắt giảm. Theo số liệu ước tính, có khoảng một nửa đàn ông trong độ tuổi lao động người Tajikistan đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là trong ngành công nghiệp xây dựng của Nga. Số tiền họ gửi về nhà bị cắt

Page 7: Tl bo sung   thay trang

giảm nghiêm trọng theo tình hình nền kinh tế của Nga. Và tình trạng này còn tệ hại hơn nữa khi chính quyền Tajik đã chuyển nguồn điện năng khan hiếm từ người tiêu dùng sang ngành công nghiệp luyện nhôm quốc gia bằng một phiên đầu thầu riêng biệt để thu ngoại hối. Khi những người dân Tajik đang buộc phải đóng băng tại nhà của họ, mối nguy cơ về tình trạng bất ổn chính trị ngày càng gia tăng.

Các công ty tập trung vào các mối quan hệ với Chính phủ

Và rủi ro chính trị cũng không chỉ dành cho những quốc gia đói nghèo. Ian Bremmer - Chủ tịch nhóm tư vấn rủi ro Eurasia – đưa Quốc hội Hoa Kỳ vào danh mục 10 điểm nóng rủi ro chính trị, cùng với Iran, Nga và Venezuela. Bremmer cho rằng sự can thiệp vào nền kinh tế của Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát có thể dẫn tới những đạo luật mới hoặc sự can thiệp mới của chính phủ vào nền kinh tế mà có thể không có lợi cho hoạt động kinh doanh. Ông nói: “Mối nguy cơ rủi ro lớn đó là những gì chính phủ làm, họ hành động có hiệu quả hay không hiệu quả như thế nào.”

Mức độ rủi ro ngày một tăng cao cũng đang thúc đẩy các công ty thậm chí quan tâm nhiều hơn tới việc duy trì mối quan hệ tốt với chính phủ. Điều này đặc biệt đúng với những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có quy định chặt chẽ về mặt pháp luật, ví dụ như ngành viễn thông.

Các công ty cũng cần phải sáng tạo bởi vì rủi ro không có một quy tắc nào cả. Để có niềm khích lệ, họ có thể nhìn tấm gương của Karim Khoja, CEO của Roshan, công ty cung cấp mạng di động hàng đầu tại Afghanistan. Thật khó để tưởng tượng ở đâu có một môi trường kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro hơn ở Afghanistan, với cuộc chiến tranh chống những phần tử cực đoan Đạo hồi ngày càng mở rộng thêm.

Khoja cho biết cố gắng đánh bại những tay súng Taliban đã tấn công những nhà thầu hay những trạm phát sóng không bao giờ có kết quả. Thay vào đó, anh đã chuyển sự an toàn của mạng tới người lãnh đạo của những ngôi làng địa phương - người đã thanh toán tiền và có mối quan tâm nhằm đảm bảo cho khu vực của họ có mạng lưới điện thoại di động.

Roshan đã xây dựng các sân chơi và những chiếc giếng, và cho phép dân làng sử dụng điện năng vượt quá từ những trạm thu phát. Khoja cho biết: “Chúng tôi muốn sử dụng sức mạnh của con người.” Tấm gương của Roshan cho thấy rằng luôn có những cách thức để đối phó với những tình huống rủi ro nhất nếu người quản lý có lối suy nghĩ sáng tạo.

Những quốc gia mới trong danh mục theo dõi rủi ro

Bức tranh rủi ro toàn cầu không thể hiện mối nguy cơ như nhau ở mọi nơi. Một số vị trí từng có mặt trong danh sách điểm nóng thì nay lại có khả năng đối phó với khủng hoảng tốt hơn cách đây vài năm. Iraq dường như ổn định hơn mặc dù vẫn còn nhiểu rủi ro, mở đường cho quá trình rút quân của quân đội Hoa Kỳ và sự khởi đầu đầu tư của những công ty như Daimler. Trung quốc và Ấn Độ sẽ trải qua tình trạng tăng trưởng chậm hơn nhưng được kỳ vọng sẽ trụ vững trước tình trạng căng thẳng chính trị gia tăng.

Page 8: Tl bo sung   thay trang

Pakistan hay Zimbabwe từ lâu đã “trụ vững” trong bảng xếp hạng những quốc gia cảnh báo rủi ro. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã đưa thêm một vài cái tên mới vào bảng xếp hạng mà các chuyên gia luôn phải để mắt tới vì nguy cơ rủi ro cao hiện diện ở những quốc gia này. Dưới đây là danh sách một số những quốc gia điển hình, dựa vào bản báo cáo của các nhà phân tích từ công ty bảo hiểu tín nhiệm Euler Hermes.

• Thổ Nhĩ Kỳ

Là một thành viên của NATO và là một quốc gia Hồi giáo ôn hòa, Thổ Nhĩ Kỳ là cây cầu nối quan trọng giữa Châu Âu và Trung Đông, và có tham vọng gia nhập Liên Minh Châu Âu. Nhưng sản xuất công nghiệp của quốc gia này đã giảm 20% trong tháng 1, mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua, còn tỉ lệ thất nghiệp thì ở mức cao hơn 12%. Do đồng Lia Thổ Nhĩ Kỳ trượt giá, quốc gia này có thể sẽ gặp phải vấn đề tài chính với khoản thâm hút tài khoản vãng lai. Các vấn đề kinh tế làm tăng thêm tình trạng bất ổn xung đột giữa những người dân đạo Hồi và cuộc xung đột trường kỳ giữa quân đội và khu vực tư nhân.

• Liberia:

Quốc gia được coi là biểu tượng điển hình của các quốc gia châu Phi đã phục hồi từ cuộc nội chiến, nhưng giờ đây nền kinh tế này cũng trong tình trạng mong manh dễ vỡ. Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf được đánh giá cao nhưng quốc gia của ông có thể phải đối mặt với sự cắt giảm trợ cấp nước ngoài vốn là chỗ dựa cho nền kinh tế. Một rủi ro khác đó là một Liên Hợp Quốc đang trong tình trạng khó khăn tài chính sẽ cắt giảm lực lượng gìn giữ hòa bình.

• Nga

Thủ tướng Nga Vladimir Putin được nhiều người biết đến là nhờ vào sự hào phóng của ông đối với tiêu thụ năng lượng. Cuộc biểu tình trong thời gian gần đây, bao gồm khoảng 5 nghìn người dân ở Vladivostock, không phải là mối đe dọa nghiêm trọng tới quyền lực của ông. Nguồn thu từ năng lượng đang bị thu hẹp dần của Nga thậm chí có thể khiến Putin cư xử mềm dẻo hơn với Phương Tây. Nhưng các quan chức tham nhũng cấp thấp hơn có thể lợi dụng tình hình kinh tế này để chiếm đoạt bất hợp pháp những ngành kinh doanh yếu thế hơn, đây đã và đang là một vấn đề lớn.

• Ukraina

Khắp tại Đông Âu, các quốc gia đang phải gánh chịu sự kết thúc của chế độ tín dụng dễ dàng từ những ngân hàng phương Tây cho đầu tư và tiêu dùng cá nhân. Đồng thời, xuất khẩu đang lao xuống dốc không phanh, làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai hai con số. Nhưng tình hình chính trị bất ổn thường xuyên của Ukraina, cụ thể là cuộc xung đột thường xuyên với dân tộc thiểu số Nga, góp phần làm tăng thêm hiểm nguy cho quốc gia này. Theo ước đoán, kinh tế sẽ bị thu hẹp trong năm 2009 và Nga đang làm tăng thêm tình trạng căng thẳng bằng việc cắt định kỳ cung cấp nguồn năng lượng khí ga.

Page 9: Tl bo sung   thay trang

· Việt Nam

Với thực trạng xuất khẩu đang ngày càng giảm mạnh và tình hình chính trị bất ổn của quốc gia láng giềng Thái Lan, Việt Nam cũng đang bị liệt vào danh sách những quốc gia có nguy cơ cao cần theo dõi.

Jack Ewing

Mai Hương biên dịch

Theo BusinessWeek – cua baomoi.com

Thứ Hai, 12/03/2012 - 08:26

Một năm sau thảm họa, điều gì đang khiến người Nhật lo lắng nhất?(Dân trí) - Ngày 11/3/2011 là ngày không thể quên với người dân Nhật Bản. Một năm sau đó, người Nhật vẫn sống trong âu lo thường trực, trong đó có cả những băn khoăn là làm cách nào để đối phó với một cơn đại địa chấn khi biết là không thể tránh được.  >>   Người Nhật mặc niệm các nạn nhân động đất/sóng thần  

Thực hư mức độ an toàn thực phẩm

Trước khi xảy ra tai nạn hạt nhân Fukushima, với người dân Nhật Bản, an toàn vệ sinh thực phẩm là chuyện không đáng phải bận tâm. Một năm sau xảy ra tai họa, nỗi lo thực phẩm nhiễm phóng xạ vẫn ám ảnh người tiêu dùng ở đất nước này mặc dù chính quyền vẫn cố gắng trấn an người tiêu dùng.

Trận sóng thần kinh hoàng hôm 11/3/2011 với độ cao đạt đến hàng chục m đã dẫn đến tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Các phần tử cesium và nhiều thành phần phóng xạ khác bị phát tán vào không khí, nước trong một vùng rộng lớn xung quanh nhà máy. Các chất phóng xạ bị nhiễm vào trong cây trồng hoặc được động vật hấp thụ.

Sau tai nạn chính quyền đã phải tiến hành đo đạc rất tỷ mỉ nồng độ nhiễm xạ trong các loại thực phẩm, đồng thời tạm thời cấm lưu hành các loại sản phẩm rau quả, thịt cá, sữa… có nguồn gốc từ khu vực Fukushima và vùng phụ cận. Từ đó đến nay có rất nhiều vấn đề xung quanh cái ăn khiến người dân Nhật không khỏi lo ngại nhất là việc chính quyền thông tin thiếu nhất quán về nguy cơ nhiễm xạ.

Thí dụ như lúa gạo trồng trong khu vực xảy ra tai nạn ban đầu được công bố là vẫn có thể sử dụng được nhưng sau khi có các xét nghiệm bổ sung thì lại phát hiện ra mức nhiễm xạ tăng cao hơn bình thường.

Mới đây, chính phủ thông báo từ mùng 1 tháng Tư tới sẽ nâng giới hạn tạm thời mức phóng xạ thực phẩm được quy định sau tai nạn từ 100 lên 500 becquerel Cesium trên một

Page 10: Tl bo sung   thay trang

kilogram thực phẩm. Điều này khiến người dân nghi ngờ chính phủ chỉ quan tâm đến sản xuất hàng hóa nhiều hơn là lo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Mặc dù sắp tới mức trần phóng xạ cho các loại thực phẩm sẽ trở lại mức nghiêm khắc để dư luận yên tâm, nhưng sản phẩm của Fukushima vẫn không thể xóa bỏ hết hoài nghi.

Nước biển bị ô nhiễm

Sau khi sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, các vụ nổ đã liên tiếp xảy ra. Tình hình trở nên vô cùng nghiêm trọng. Vỏ bọc bị phá hủy, sau đó lò phản ứng bị nóng chảy. Và nước nhiễm phóng xạ cường độ cao bắt đầu chảy vào đại dương.

Theo giới khoa học Nhật Bản, từ Fukushima-1 đã xả xuống Thái Bình Dươngkhoảng 13.000-15.000 terabekkereley chất phóng xạ. Hầu hết các chất này có thời gian phân hủy ngắn và cho đến thời điểm hiện nay không gây nguy hiểm.

Nhưng ngoài ra, hàm lượng chất phóng xạ cesium trong nước biển đang khiến dư luận báo động. Hàm lượng chất phóng xạ cesium trong nước biển Thái Bình Dương hiện cao hơn gấp 6 lần so với những ước tính từ trước - đó là kết quả nghiên cứu do Cơ quan Nhật Bản về khảo sát biển công bố mới đây.

Sau khi kiểm tra mẫu nước biển ở 500 điểm ven bờ của tỉnh Fukushima, các nhà khoa học Nhật Bản đi đến kết luận rằng lượng chất thải cesium -137 từ nhà máy điện hạt nhân bị tai nạn là từ 4200 đến 5600 terabekkereley.

Chất phóng xạ cesium-137 cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể tích tụ trong cơ thể, hủy hoại cơ bắp và khởi phát bệnh ung thư. Thời gian bán phân hủy của cesium-137 là khoảng 30 năm.

Nhà môi trường học nổi tiếng Alexei Yablokov của Nga phân tích: “Hầu hết các hạt nhân phóng xạ trôi vào đại dương. Phóng xạ này không hòa tan được hoàn toàn. Bây giờ một nửa số cá được mua bán ở phần phía đông Nhật Bản bị nhiễm hạt nhân phóng xạ Fukusima. Hạt nhân phóng xạ qua các đại dương dạt đến Mỹ. Các đám mây mang khí thải bay qua Mỹ và tới châu Âu. Ngay cả ở Litva đã ghi nhận plutoni từ Fukusima. Khí thải phóng xạ cũng ảnh hưởng đến phần lãnh thổ Nga giữa Kamchatka và Chukotka.”

Hậu quả với kinh tế, bao giờ khắc phục xong?

Ngoài hậu quả môi trường và nhân đạo do thảm họa hạt nhân Fukusima gây ra, người Nhật còn phải chịu hậu quả kinh tế. Thiệt hại sóng thần cho đất nước được ước tính khoảng 200 tỷ USD, và nếu tính cả thiệt hại do tai nạn nhà điện hạt nhân gây ra thì con số này lên đến 500 tỷ.

Một con số cho thấy mức độ thiệt hại với nền kinh tế Nhật Bản: Số công ty bị phá sản lên đến gần 650 công ty, kể từ sau thảm họa 11/3.

Công ty nghiên cứu tín dụng tư nhân Teihoku Databank cho biết, tính trong tròn một năm qua, có 645 công ty bị phá sản ( đây là chỉ tính những công ty có số nợ ít nhất là từ 10 triệu

Page 11: Tl bo sung   thay trang

yên trở lên, tức là khoảng 120.000 USD). Con số này cao gấp 3,3 lần, so với số công ty bị phá sản trong 1 năm, sau trận đại động đất Hanshin năm 1995.

Hạ viện Nhật Bản cuối tuần trước đã thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2012 là khoảng 1.100 tỷ USD -dự thảo ngân sách lớn nhất trong lịch sử. Dự thảo ngân sách này bao gồm cả khoản kinh phí 3.800 tỷ yên (khoảng là 47 tỷ USD), để tái thiết sau động đất và sóng thần.

Khởi động lại nhà máy điện hạt nhân, nên hay không nên?Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Edano Yukio cuối tuần trước tuyên bố chính phủ sẽ quyết định có khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân hay không sau khi các chính quyền địa phương chấp nhận kết quả điều tra đánh giá độ an toàn do chuyên gia tiến hành.

Ông Edano đề cập tới vấn đề các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã phải ngưng hoạt động để kiểm tra định kỳ. Chỉ còn 2 trong số 54 lò phản ứng ở Nhật Bản còn đang hoạt động.Chính phủ luôn tuyên bố cần đặt yếu tố an toàn lên trên nhu cầu phát điện, nhưng cũng không giấu được những lo ngại.

Không chỉ có Nhật Bản bị thiệt hại bởi tai nạn nhà máy điện hạt nhân. Cũng như trong trường hợp Chernobyl, gần như toàn bộ thế giới cảm thấy hậu quả của vụ tai nạn hạt nhân Fukushima.

Thảm họa Fukushima khiến các nước hàng đầu thế giới phải xem xét lại chương trình phát triển "hạt nhân hòa bình" của mình. Một số nước như Đức chẳng hạn, cuối cùng đã quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng, một năm sau thảm họa, thế giới đã khắc phục được “hội chứng Fukusima”. Pháp đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, nhưng bây giờ họ quyết định gia hạn lò phản ứng đến 40 năm. Một xu hướng tương tự đang xảy ra ở Mỹ. Nga không những không từ bỏ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới mà còn đặt ra những mục tiêu rất tham vọng, trong đó đặt an toàn lên trên hết.

Đối phó với thảm họa tương lai, làm cách nào?

Sau vụ động đất và sóng thần tàn phá vùng đông bắc Nhật Bản cách nay đúng một năm, người dân Nhật hồi hộp chờ đợi nguy cơ mà giới khoa học gọi là “cơn đại địa chấn thế kỷ”. Theo các nhà khoa học Nhật Bản, thủ đô Tokyo nằm trong vùng thiên tai với xác xuất 50% trong vòng 4 năm tới.

Vào năm 1923, Đông Kinh đã bị tàn phá với cường độ 7,9 gây tử vong cho 142.000 dân. Nếu xảy ra một cuộc động đất tương tự, thì Tokyo ngày nay với 35 triệu dân sẽ chịu những thiệt hại khó tưởng tượng.

Page 12: Tl bo sung   thay trang

Bằng chứng các nhà khoa học đưa ra là từ sau tai họa 11/3/2011, hoạt động địa chấn xảy ra thường xuyên hơn tại quần đảo Phù Tang. Trung bình mỗi ngày vùng Tokyo đều có hơn một lần rung chuyển với cường độ lớn hơn 3 Richter, nhiều hơn 5 lần so với một năm trước.

Phó giáo sư Miyazawa Masatoshi ở Viện Nghiên cứu Phòng chống Thiên tai của Đại học Kyoto, đã phân tích dữ liệu thu được từ khoảng 1.500 máy ghi địa chấn trên khắp Nhật Bản, ngay sau trận động đất ngày 11/3. Ông kết luận: trận động đất hôm 11/3/2011 đã gây ra khoảng 80 trận động đất riêng lẻ, mà một trong số những trận này ở cách xa tâm chấn đầu tiên tới 1.300km.

Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị một loạt biện pháp từ khoa học đến công nghệ và ngoại thương để giới hạn thiệt hại cho nhân mạng và kinh tế quốc gia. Các cuộc tập dượt đối phó với thảm họa thiên tai cũng đang được nỗ lực phổ biến trong nhân dân.Hà Khoa

Tổng hợp

Thứ bảy, 11/08/2012 02:43

Gần 7000 trẻ em tử vong mỗi ngày vì đói

Toàn thế giới hiện đang có gần một tỉ người rơi vào tình trạng đói khát và khoảng 7.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn. Tuy nhiên, có một thực tế, trong lúc khoảng một tỉ người trên thế giới đang bị đói, một tỉ người khác có nguy cơ bị đói, thì vẫn có khoảng một tỉ người đang lãng phí lương thực.

Theo FAO, hiện châu Phi có 239 triệu người thiếu lương thực. (Ảnh: theweek.co.uk)

Page 13: Tl bo sung   thay trang

Trước thềm hội nghị quốc tế về nạn đói sẽ được tổ chức tại London, Anh (ngày 12/8), Tổ chức Oxfarm (liên minh quốc tế của 15 tổ chức làm việc tại 98 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) đã đưa ra cảnh báo rằng, hiện trên thế giới có gần 1 tỷ người bị đói và lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, số trẻ em suy dinh dưỡng tăng ở mức báo động.

Gần 1 tỷ người bị đói

Tháng 6/2012, theo kết quả thống kê của Tổ chức từ thiện Caritas công bố tại hội nghị quốc tế về nạn đói được tổ chức tại Viên (Áo) cho biết, toàn thế giới hiện đang có gần một tỉ người rơi vào tình trạng đói khát và khoảng 7.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn.

Theo Caritas, châu Phi vẫn nằm trong những khu vực bị nạn đói hoành hành nhiều nhất, với 18 triệu người luôn sống trong sự đe dọa của hạn hán, mất mùa và nạn suy dinh dưỡng trầm trọng.

Còn theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), hiện châu Á có 578 triệu người thiếu lương thực, kế đến là châu Phi với 239 triệu người, châu Mỹ Latinh với 53 triệu người...

Trong khi đó, Oxfarm cảnh báo rằng, năm 2012 sẽ có thêm 43 triệu người rơi vào cảnh thiếu ăn do tình trạng khan hiếm lương thực như hiện nay. Đặc biệt là tình trạng khủng hoảng lương thực trầm trọng tại Tây Phi, Yemen và Đông Phi. Khu vực Sahel thuộc Tây và Trung Phi cũng đang đặt trong tình trạng báo động về khủng hoảng lương thực.

Các nguyên nhân

Khủng hoảng lương thực xuất phát từ nhiều căn nguyên cơ bản và lâu dài, trong đó mất cân bằng cung - cầu là nguyên nhân hàng đầu. Trong khi mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm tăng theo gánh nặng dân số thì đất canh tác nông nghiệp - yếu tố cơ bản để sản xuất lương thực, lại bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng tốc. Cùng với khan hiếm nguồn cung, nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực vẫn luôn luôn tiềm ẩn bởi những thủ phạm khác.

Thứ nhất, sự biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết thay đổi thất thường. Trái đất ngày càng nóng lên, thiên tai xảy ra dồn dập, dẫn tới mất mùa, đói kém. Tại Đông Nam Á, khoảng 1,5 triệu hécta trồng lúa ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào đã bị mất trắng hoặc gần mất trắng trong đợt lụt lội năm 2011.

Trung Quốc đã phải gánh chịu nạn hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 60 năm qua, đe dọa nước này phải nhập khẩu thêm ngũ cốc do sản lượng lúa mì suy giảm. Tại Ấn Ðộ, tình

Page 14: Tl bo sung   thay trang

hình cũng không khá hơn do hạn hán. Trong khi đó, Australia, nước xuất khẩu lương thực lớn thứ tư thế giới, lại bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Tình hình thiếu lương thực ở một số nước châu Phi, như Ethiopia, Somalia,DZibuti, Kenya, Nigeria cũng là điển hình của tác động từ sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nhiều vùng đất trên các châu lục được cảnh báo sẽ bị chìm ngập dưới 2 mét nước biển giống trường hợp khu vực châu thổ sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị bao phủ bởi hơn 1 mét nước mặn khiến sản lượng gạo có nguy cơ bị sụt giảm.

Thứ hai, việc sản xuất năng lượng sinh học (biofuel) cần một khối lượng lớn lương thực. Thực tế cho thấy, việc mất mùa do thiên tai mang tính nhất thời và nếu chỉ có vậy, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ không thiếu hụt sâu.

Tình trạng thiếu lương thực kéo dài hiện nay còn do nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học đang ở mức cao nhất từ trước tới nay. Cùng với sự cạn kiệt dần năng lượng hóa thạch, lượng ngũ cốc dùng cho việc chế tạo nhiên liệu sinh học cũng tăng mạnh. Một số quốc gia tiên tiến, điển hình là Mỹ, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, hiện dành 30% sản lượng ngô sản xuất đại trà để chế biến ethanol.

Ở khu vực Mỹ Latinh, Brazil là quốc gia sử dụng 50% sản lượng mía đường cho sản xuất cồn nhiên liệu. Liên minh châu Âu cũng không nằm ngoài chiến lược dùng nhiên liệu sinh học cho sản xuất dầu diesel sinh học. Tất cả những điều trên dẫn đến sự bấp bênh của thị trường đường kính và dầu thực vật trên toàn cầu. Nhận định chung của giới khoa học cho rằng, nếu không cẩn trọng, sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ gây ra sự thiếu hụt lương thực toàn cầu và giá lương thực tăng cao là điều khó tránh khỏi.

Thứ ba, tình trạng thất thoát và lãng phí lương thực. Có một thực tế là, trong lúc khoảng một tỉ người trên thế giới đang bị đói, một tỉ người khác có nguy cơ bị đói, thì vẫn có khoảng một tỉ người đang lãng phí lương thực.

Báo cáo “Thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu” của FAO đưa ra các con số đáng quan tâm: Lượng lương thực thất thoát và lãng phí hằng năm của các nước công nghiệp và các nước đang phát triển là tương đương nhau: 670 triệu và 630 triệu tấn. Mỗi năm, người tiêu dùng ở những nước giàu lãng phí khoảng 222 triệu tấn lương thực, gần bằng sản lượng lương thực của cả khu vực châu Phi (230 triệu tấn). Rau, củ, quả là loại lương thực bị lãng phí nhiều nhất.

Theo FAO, tình trạng thất thoát lương thực xảy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Ở các nước đang phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghệ lạc hậu và đầu tư cho hệ thống sản xuất lương thực chưa thỏa đáng là nguyên nhân chính của tình trạng này. Còn lãng phí lương thực ở các nước công nghiệp là ở chỗ, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng đã vứt bỏ các loại lương thực còn tốt vào thùng rác. Bình quân mỗi năm,

Page 15: Tl bo sung   thay trang

một người tiêu dùng ở châu Âu và Bắc Mỹ vứt bỏ 95 kg - 115 kg lương thực, còn ở khu vực châu Phi, Nam và Đông Nam Á là khoảng 6 kg - 11 kg.

Thứ tư, là giá lương thực trên đà tăng. Nạn hạn hán trầm trọng tại Mỹ, nước sản xuất ngô và đậu tương lớn nhất thế giới (312 triệu tấn ngô và 77 triệu tấn đậu tương trong năm 2011), đe dọa gây biến động tăng giá lương thực. Hiện 78% diện tích ngô và 11% diện tích đậu tương của Mỹ đang bị hạn hán. Trong số các khu vực chịu hạn hán nghiêm trọng có gần 1/3 diện tích 9 của bang miền trung - khu vực chiếm tới 3/4 sản lượng ngô và đậu tương của cả nước Mỹ.

Giá các loại nông sản ở Ấn Độ cũng đang tăng vọt, do lượng mưa năm 2012 giảm 23% so với mức trung bình hai năm qua khiến sản lượng nhiều loại nông sản được dự báo giảm so với hai năm trước. Hiện ở hầu hết các khu vực trồng các loại hạt lấy dầu ở Ấn Độ đều không có mưa. Nếu vẫn không có mưa trong thời gian tới, vụ gieo trồng đầu tiên sẽ bị ảnh hưởng và vụ tiếp theo cũng sẽ bị hoãn lại, từ đó sẽ đẩy giá của tất cả các loại dầu thực vật tăng mạnh trong tương lai.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tuy các dự báo hiện nay không cho thấy sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng, nhưng nguồn lương thực dự trữ xuống thấp và nông nghiệp thế giới vẫn phụ thuộc nặng nề vào thời tiết toàn cầu khiến giá lương thực biến động lớn. Giá lúa mì đã tăng 50%, giá ngô tăng 45% kể từ giữa tháng 6-2012, giá đậu tương tăng 30% kể từ đầu tháng 6 và 60% kể từ cuối năm 2011. WB dự báo biến động giá lương thực cao hiện nay có thể kéo dài ít nhất đến năm 2015.

Cùng tìm lối thoát

Trước tình hình trên, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước đã và đang rất nỗ lực để tìm ra các cách thức phù hợp để giải quyết tình trạng này.

LHQ kêu gọi các chính phủ, các nhà khoa học cần tiếp tục có những nghiên cứu nhằm đạt được thay đổi hữu hiệu trong chương trình sản xuất lương thực, thực hiện những biện pháp khẩn cấp để kiềm chế sự tăng giá các nông sản thiết yếu nhằm giảm tác động đến những người nghèo nhất thế giới.

Các nước có nền nông nghiệp phát triển cần hướng đến sự hợp tác toàn cầu để phát triển các kỹ thuật nông nghiệp bền vững.

Cộng đồng quốc tế cần gia tăng đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp và dành những ưu đãi đặc biệt trong buôn bán đối với hàng nông sản của các nước đang phát triển cũng như mở rộng quyền tiếp cận của những hàng nông sản này đối với thị trường thế giới. Nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn và các nước giàu cần giảm bớt các trợ cấp mà nông dân nước họ đang được hưởng để bảo đảm sự công bằng giữa nông dân các nước phát triển và đang phát triển.

Page 16: Tl bo sung   thay trang

Và để giảm đói nghèo, tăng cường an ninh lương thực, cộng đồng nông nghiệp thế giới không có lựa chọn nào khác ngoài thực hiện canh tác sinh thái - một biện pháp giảm thiểu tác nhân gây biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp.

Theo ước tính, sẽ cần khoảng 44 tỉ USD vốn ODA hằng năm để đầu tư cho nông nghiệp ở các nước đang phát triển (hiện tại con số này là 7,9 tỉ USD). Việc huy động thêm vốn, bao gồm cả ngân sách quốc gia, vốn nước ngoài và từ khu vực kinh tế tư nhân cần được thực hiện để đầu tư cho các kỹ thuật canh tác hiện đại, nguồn nước tưới tiêu, máy móc nông nghiệp, xây dựng thêm kho bãi, đường sá và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, cũng như đào tạo kiến thức cho nông dân. Có như vậy, thế giới mới hy vọng đủ lương thực cho 9 tỉ người vào năm 2050 và trước mắt là để gần 1 tỷ người không phải chịu cảnh đói khát./.

Nguồn www.chinhphu.vn

 Của diễn đàn ninh thuận online

Quốc tế Bốn phương

Thứ bảy, 08/10/2011 10:56 GMT+7Khủng hoảng kinh tế thế giới và những bài học đối với Indonesia (Tamnhin.net) – Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, kinh tế Indonesia có khả năng tự vệ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong khu vực trước những thay đổi của kinh tế toàn cầu. 

Những tòa nhà cao tầng ở thủ đô JakartaNgân hàng Phát triển châu Á (ADB)  vừa nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Indonesia lên 6,6% năm 2011 và 6,8% năm 2012, trong khi  giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác. 

Liệu Indonesiacó thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 6% trong bối cảnh kinh tế Âu-Mỹ ngấp nghé bờ vực suy thoái? 

Page 17: Tl bo sung   thay trang

Một thời gian dài, Indonesia đã hành động theo tư vấn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), tức là theo đuổi tăng trưởng trên cơ sở định hướng xuất khẩu dựa vào các nguồn tài nguyên khoáng sản và hàng tiêu dùng chi phí thấp. 

Điều này đã cho phép Indonesia hưởng lợi phần nào từ sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Nhưng vì thế mà cũng chịu tác động đáng kể khi các thị trường bên ngoài bị xấu đi. 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997/1998, Indonesia là một trong những quốc gia bị tổn thương nhiều nhất vì đã thực hiện theo những tư vấn của IMF và WB. Nhưng Malaysia thì ngược lại. Tuy nhiên, từ đó đến nay, tình hình vẫn không có gì thay đổi nhiều, nên khó có thể chờ đợi một kết quả nào khác trong trường hợp xẩy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực hay toàn cầu mới.  

Làm thế nào để Indonesiacó thể tránh được viễn cảnh tồi tệ nói trên? 

Trong bài viết cho tạp chí Globe Asia, nhà phân tích kinh tế và địa chính trị Idries de Vries (Indonesia)  có một số nhận định đáng lưu ý. 

Thứ nhất, theo chính sách phát triển kinh tế của IMF và WB, một quốc gia nghèo hay đang phát triển chỉ tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, chủ yếu dựa vào việc thu hút các nước giàu, hay phát triển, sử dụng mình như một công xưởng sản xuất có chi phí thấp. Điều này có nghĩa là đất nước đó chỉ có thể phát triển bằng ân sủng của các nước giàu, nên sẽ mãi mãi nghèo so với các nước phát triển. Đó là lý do tại sao mà nhiều quốc gia nghèo thực hiện theo lời khuyên của IMF và WB khó trở nên giàu có.

Thứ hai, "phép lạ kinh tế" châu Á như  Hàn Quốc và Trung Quốc  đều tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước. Vì mục đích này, Hàn Quốc ban đầu đã đóng cửa nền kinh tế đối với các công ty nước ngoài để cung cấp cho các công ty trong nước cơ hội phát triển và học hỏi trước khi tiếp xúc với cạnh tranh quốc tế. Trung Quốc lại khác, họ mở cửa nền kinh tế của mình cho các công ty nước ngoài nhằm học hỏi và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến. 

Thứ ba, những kinh nghiệm và thực tế này cho thấy rõ ràng Indonesia cần phải có một chính sách kinh tế mới của riêng mình - một chính sách tập trung trước tiên vào việc đảm bảo tính độc lập của nền kinh tế quốc gia đối với các nền kinh tế khác. Nghĩa là Indonesia cần sản xuất được những gì nước này cần. Chính sách này nên tập trung vào đảm bảo rằng Indonesia được xây dựng dựa trên khả năng đó cho tới khi có thể sản xuất hiệu quả hơn và chất lượng hơn so với các quốc gia khác.

Lê Chân (theo Jarkarta Post)  

Trang tầm nhìn.net – báo kinh tế - doanh nhân thời đại

Page 18: Tl bo sung   thay trang

  Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?(04/09/2012) 

Cuộc khủng hoảng mới của nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ xảy vào tháng 9, vì trong lịch sử, các cuộc khủng hoảng đều xảy ra vào tháng này.

Các nhà kinh tế của IMF đã nghiên cứu lịch sử tất cả các thảm họa tài chính toàn cầu và khu vực từ năm 1970-2011. Tuy nhiên cũng còn có một điềm báo khác nữa – đa phần các cuộc khủng hoảng đều diễn ra vào năm trước bầu cử ở những nước lớn. Mà năm nay, ai cũng biết rằng, sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và sự thay đổi chính phủ theo kế hoạch ở Trung Quốc.

 

Luke Leuven và Fabian Valencia từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã  tiến hành thu thập lượng lớn các sự kiện – hai người đã nghiên cứu 147 cuộc khủng hoảng ngân hàng, 13 trong số đó là của cùng vài nước. Ngoải ra, hai ông cũng nghiên cứu 213 cuộc khủng hoảng tiền tệ và 66 cuộc khủng hoảng nợ công. Phần lớn các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đều bắt đầu vào nửa cuối năm và đỉnh điểm của chúng là vào tháng 9 và tháng 12.

 

Các nhà kinh tế đã quyết định coi những dấu hiệu căng thẳng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng là ngày bắt đầu cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn, nếu như nói về cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, thì ở Mỹ và Anh, khủng hoảng bắt đầu từ 2007, ở Nigieria – 2009 và ở các nước khác bắt đầu vào 2008.

 

Chính các tác giả của bản nghiên cứu cũng không giải thích nổi vì sao thời điểm bắt đầu khủng hoảng lại cứ rơi vào tháng 9. Tuy nhiên, các tác giả của blog Free Exchange của tạp chí The Economist đã đưa ra một số giả thuyết giải thích: Điều đó có thể liên quan tới thời điểm kết thúc tài khóa ở Mỹ vào 30/10 hàng năm.

 

Có khả năng điều đó liên quan tới tình trạng hoạt động kinh doanh suy giảm vào mùa hè, các chính trị gia nghỉ phép. Vì sự tạm lắng này, mà việc quyết định những vấn đề kinh tế bức xúc bị hoãn lại.

 

Nhà kinh tế nổi tiếng - Kenett Rogoff – cho rằng, các cuộc khủng hoảng thường xảy ra

Page 19: Tl bo sung   thay trang

vào những năm bầu cử và thường xảy ra vào cuối năm. Các chính trị gia trước đó nhiều tháng đều hoãn giải quyết những vấn đề quan trọng nhất.

 

Hơn nữa, giống như đã xảy ra ở Hy Lạp, họ cố gắng giấu dân chúng sự thật vàng lâu càng tốt. Điều này có thể đang xảy ra ở Mỹ: ca những người Dân chủ lẫn những người Cộng hòa đều không thể giải quyết các vấn đề về ngân sách của Mỹ cho tới tận bầu cử tháng 11 này. Bởi vậy, ngay năm sau hoặc thậm chí còn sớm hơn nữa, nền kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái.

 

Tại Trung Quốc, nơi đang diễn ra những thay đổi của Đảng cầm quyền, lịch sử cũng tương tự.

 

Đó là lí do vì sao người ta tin rằng năm nay sẽ xảy ra khủng hoảng – hoặc là vào tháng 9, hoặc là vào tháng 12 – ngay sau thời gian bầu cử ở Mỹ. 

 

Cuộc khủng hoảng ngân hàng đắt giá nhất xảy ra tại Irel

 

Trong tất cả 40 năm mà các nhà kinh tế của IMF nghiên cứu, châu Âu là khu vực “yên tĩnh” nhất: trong chừng ấy năm, ở châu lục này chỉ xảy ra có một cuộc khủng hoảng. Nhưng cuộc khủng hoảng ấy cho đến nay vẫn chưa kết thúc và có thể đưa toàn bộ thế giới đến chỗ sụp đổ về tài chính.

 

Phần lớn các cuộc khủng hoảng đều xảy ra ở các nước châu Phi, Mỹ Latinh – hơn 4 cuộc trong khoảng thời gian 40 năm mà các nhà kinh tế nghiên cứu. Sau đó tới Mỹ và Nga. Các nước an toàn nhất thế giới là Canada và Australia.

 

Thời kỳ yên ổn nhất trong 40 năm qua là đầu những năm 2000. tuy nhiên, ngay lúc đó cũng đã phải lo lắng: phía sau sự bùng nổ tín dụng thường là khủng hoảng ngân hàng.

Page 20: Tl bo sung   thay trang

Thế là cuối thập niên trước đã xảy ra điều đó.

 

Cuộc khủng hoảng ở châu Âu hiện nay đã có thể biết trước vào năm 2008. Thường là sau các cuộc khủng hoảng ngân hàng là đến khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công. Sau 16% các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong vòng 3 năm là đến khủng hoảng tiền tệ. Còn 21% các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã dẫn tới khủng hoảng nợ công.

 

Các nhà kinh tế đã xếp hạng những cuộc khủng hoảng đắt giá nhất trong 40 năm qua: các chính phủ phải chi bao nhiêu tiền để khắc phục khủng hoảng, nợ nần đã tăng lên như thế nào và sản xuất sụt giảm ra sao.

 

Nạn nhân của top 10 cuộc khủng hoảng gần đây chỉ có Irel và Icel. Irel là nhà vô địch -  đó là nước duy nhất trong 40 năm qua rơi vào top 10 cuộc khủng hoảng xét trên cả 3 loại (10 cuộc khủng hoảng dẫn tới tăng chi ngân sách nhiều nhất 10 cuộc khủng hoảng dẫn tới tăng nợ công mạnh nhất 10 cuộc khủng hoảng làm tổn thất sản xuất nhiều nhất).

 

Các nước phát triển dựa quá mức vào chính sách kinh tế vĩ mô

 

Khủng hoảng ở các nước phát triển thường nghiêm trọng hơn – tại các nước này sản xuất giảm mạnh và nợ công tăng nhanh hơn. Tại các nước đang phát triển, khủng hoảng chủ yếu làm suy yếu tiền tệ và chảy vốn đầu tư.  

 Các nhà kinh tế cho rằng tình trạng này do chính phủ các nước phát triển dựa quá mức vào chính sách kích thích kinh tế vĩ mô. Ví dụ, nếu như chính sách của các nước phát triển nhằm vào việc ngăn chặn tình trạng sản xuất giảm nghiêm trọng, thì các ngân hàng lại không cố gắng nhanh chóng tái cơ cấu tài sản của mình. Điều này sau đó có thể dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài trong nền kinh tế.

 

Các nước phát triển bảo hiểm cho các nghĩa vụ của ngân hàng. Ngoài ra, họ thường xuyên tái cấp vốn và hỗ trợ thanh khoản. Các nước đang phát triển đối phó với khủng hoảng ngân hàng bằng những phương pháp kém văn minh hơn: chẳng hạn như họ kết

Page 21: Tl bo sung   thay trang

đông tiền gửi. Kết quả là, kinh tế các nước đang phát triển suy sụp mạnh hơn, nhưng thay vào đó, nó lại hồi phục nhanh hơn./.

 

(http://www.tinkinhte.com)(sở ngoại vụ thành phố đà nẵng)

HỮNG VẤN ĐỀ NỔI LÊN CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAMTheo nhandan.com.vn   

Tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 có những diễn biến hết sức phức tạp và chịu tác động sâu sắc của các biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông và thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản. Trong bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn. Trong đó, nổi lên là vấn đề lạm phát tăng cao trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô cả năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI; đồng thời ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, nhất là trong thời điểm toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta chuẩn bị tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

MONEY

Kinh tế thế giới đối mặt nhiều khó khăn

Kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 đã phục hồi chậm lại do những khó khăn từ các đầu tàu kinh tế, như xu hướng giảm phát của kinh tế Nhật Bản, việc chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, những khó khăn về nợ công ở châu Âu; đặc biệt là trước những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nước Bắc Phi, Trung Ðông và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản (ước tính, lấy đi ít nhất 0,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu). Trong bối cảnh đó, kinh tế thế giới lại phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khác:

Page 22: Tl bo sung   thay trang

Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Nhiều nước ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua, như Trung Quốc 5%, Ấn Ðộ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%... Trong bối cảnh đó, thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ từ Nhật Bản đang có nguy cơ đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao hơn tại châu Á do nhu cầu nhập khẩu năng lượng, vật tư xây dựng, nông hải sản của Nhật Bản tăng mạnh, trong khi nguồn cung xuất khẩu các chi tiết công nghệ của Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng điện tử của châu Á giảm (giá của các bộ mạch vi xử lý được sử dụng trong các thiết bị điện tử đã tăng 8%, khí tự nhiên hóa lỏng tăng hơn 10% tại thị trường châu Á kể từ sau thảm họa này).

Giá các mặt hàng chiến lược tăng mạnh đang đe dọa đến an ninh năng lượng và an ninh lương thực của các quốc gia. Giá dầu thô lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi (113 USD/thùng ngày 8-4-2011, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước), giá vàng đạt mức cao nhất trong lịch sử (1,473 USD/ao-xơ ngày 8-4-2011), giá bạc cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng 31 năm qua. Ðặc biệt, giá lương thực, thực phẩm tăng cao (tăng gần 30% so với giữa năm 2010, trong đó giá ngũ cốc tăng hơn 40%) dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới.

Khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu. Tình hình nợ công tại Hy Lạp vẫn tồi tệ khiến cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ ba bậc xếp hạng tín dụng của nước này, trong khi đó Bồ Ðào Nha cũng chính thức phải xin EU hỗ trợ. Ngoài khu vực châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm mức xếp hạng tín dụng khi nợ công lên tới mức kỷ lục. Nợ công của Mỹ đã vượt 14 nghìn tỷ USD và dự đoán sẽ chạm mức trần 14,3 nghìn tỷ USD sau hơn một tháng nữa. Nợ công của Nhật Bản trước khi xảy ra động đất, sóng thần cũng đã ở mức 200% GDP.

Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế vẫn biến động phức tạp: Thị trường chứng khoán thế giới bị tác động mạnh trước những biến cố chính trị và thiên tai. Chỉ sau một tuần xảy ra thảm họa tại Nhật Bản, chứng khoán thế giới chịu thiệt hại khoảng 1.600 tỷ USD, trong khi đó xu hướng rút vốn khỏi thị trường chứng khoán của các nước A-rập vẫn tiếp tục diễn ra. Còn tại các thị trường mới nổi ở châu Á, nhà đầu tư đã rút gần 25 tỷ USD trong quý I-2011 (mức cao nhất kể từ quý III-2008); Thị trường trái phiếu quốc tế cũng bị tác động khi Nhật Bản phải cơ cấu lại việc nắm giữ loại tài sản này để tập trung nguồn lực tài chính tái thiết đất nước, trong khi Trung Quốc cũng không có ý định nắm giữ thêm trái phiếu Chính

Page 23: Tl bo sung   thay trang

phủ Mỹ; Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục xu hướng giảm giá so các đồng tiền chủ  chốt, ngược lại đồng ơ-rô trong quý I tăng giá mạnh nhất trong lịch sử (tăng 3,5%); Thị trường bất động sản của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu tích cực và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Tại Mỹ, thị trường nhà đất chưa phục hồi, giá nhà đất đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp và chỉ cao hơn 1% so với mức đáy trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất năm 2009, khiến cho hơn 800 ngân hàng nước này tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn. Còn tại Trung Quốc, kế hoạch làm dịu cơn sốt giá nhà đất của Chính phủ nước này chưa có kết quả (giá bất động sản tăng bình quân hơn 6%/tháng) trong khi giá trị các khoản vay dành cho bất động sản trong hai năm qua đã lên tới 2,7 nghìn tỷ USD.

Các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn, khiến ngay cả Trung Quốc cũng phải chịu thâm hụt thương mại cao nhất trong bảy năm qua (lên 7,3 tỷ USD tháng 2-2011). Ðặc biệt, thiên tai tại Nhật Bản đang khiến cho hệ thống sản xuất toàn cầu của một số mặt hàng điện tử, công nghệ cao chịu ảnh hưởng nặng nề, do khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai ở Nhật Bản là nơi sản xuất chính ra thị trường thế giới những sản phẩm, như tấm silic sử dụng trong công nghệ sản xuất chất bán dẫn, bộ vi xử lý cho các loại điện thoại thông minh, tấm dẫn dị hướng cho công nghệ sản xuất màn hình LCD, pin lithium cho các sản phẩm điện tử...

Những khó khăn về kinh tế đang gây ra bức xúc trong xã hội, từ đó phát sinh những tiêu cực khó lường tới tình hình chính trị của một số quốc gia. Những cuộc biểu tình phản đối, lật đổ chính  phủ ở Bắc Phi, Trung Ðông đều có nguồn gốc sâu xa từ những khó khăn về kinh tế (như ở Ai Cập, có tới 30% dân số sống dưới mức nghèo khổ, nợ nước ngoài chiếm gần 50% GDP, lạm phát tăng tới hơn 20% năm 2008, 14% năm 2009 và 10% năm 2010, trong số 80 triệu dân có hai phần ba ở độ tuổi dưới 30 và nhóm tuổi này chiếm tới 90% số người thất nghiệp; khoảng cách giàu nghèo gia tăng, chất lượng cuộc sống suy giảm...). Biểu tình đã bùng phát nhanh chóng và gây ra những bất ổn chính trị nghiêm trọng tại khuTrung Ðông, Bắc Phi và trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay nó đã lan tỏa rất nhanh, ảnh hưởng tới tình hình khu vực và bầu không khí chính trị quốc tế.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển từ trạng thái tăng trưởng yếu sang lạm phát cao, nhiều nước đã phải thay đổi lại chính sách kinh tế theo hướng chuyển mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng sang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; với những biện pháp chủ yếu như: Thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua nâng  lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Ngân hàng Trung ương châu Âu, Trung Quốc, Nga, Ấn Ðộ...); Ðưa ra các gói hỗ trợ tài chính để tăng lương cho người lao động bù lạm phát, hỗ trợ cho sinh viên và người thất nghiệp để cải thiện phúc lợi xã hội (A-rập Xê-út, Thái-lan...); Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm tổng chi nhưng tăng chi cho khu vực nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội cho khu vực nông thôn (Trung Quốc, Ấn Ðộ); Tiếp tục duy trì các chương trìnhcác mặt hàng chiến lược (Ấn Ðộ, An-giê-ri, Ma-rốc đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, In-đô-nê-xi-a, Gioóc-đa-ni đối với xăng, dầu...). Nhiều nước lớn đã phải điều chỉnh lại mục tiêu phát triển theo hướng bền vững và hướng nội, như trong kế hoạch phát triển mới nhất Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng GDP trong 5 năm tới xuống 7%/năm, so với 7,5% trong 5 năm qua. Chính sách của chính quyền Mỹ hiện cũng tập trung chủ yếu vào các vấn đề đối nội, coi trọng phát triển nội lực, cơ cấu lại nền kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, tái cấu trúc lại bộ máy chính quyền liên bang.

Dự báo, những chính sách có tính chất thắt lưng buộc bụng và thắt chặt tiền tệ  của các nước sẽ khiến cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn; lạm phát sẽ được kiểm soát nhưng chỉ trong trường hợp không gặp bấtgiá dầu và giá lương thực, thực phẩm; và tại một vài nước, những khó khăn về kinh tế sẽ là yếu tố để chuyển hóa thành những bất ổn về chính trị - xã hội.

Tác động trực tiếp kinh tế Việt Nam

Page 24: Tl bo sung   thay trang

Kinh tế Việt Nam đạt được hầu hết các chỉ tiêu đề ra của năm 2010 (17/21 chỉ tiêu) đã tạo đà tăng trưởng cho những tháng đầu năm 2011 (xuất khẩu những tháng đầu năm tăng 33%, cao gấp ba lần kế hoạch đề ra, hoạt động sản xuất tiếp tục phục hồi với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 14%...). Tuy nhiên, những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới những tháng đầu năm đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam (1) Lạm phát trở thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế (chỉ số giá tiêu dùng quý I tăng 6,12%, mức tăng cao nhất so cùng kỳ ba năm trở lại đây) do nguyên nhân 'nhập khẩu lạm phát' từ thế giới, ở trong nước giá lương thực, thực phẩm tăng liên tục vì mất mùa do tình hình thời tiết phức tạp và nhất là quá trình tăng trưởng thời gian qua của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bơm vốn; (2) Cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao (trung bình nhập siêu mỗi tháng một tỷ USD) do giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm. Vấn đề nhập siêu đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế; (3) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; một số ngành sản xuất đang có sự liên thông với chuỗi cung ứng toàn cầu, như ngành lắp ráp ô-tô, máy tính, điện tử... sẽ bị tác động do sự đình đốn của các hãng sản xuất Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần; (4) Khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khu vực này, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch và xuẩt khẩu lao động. Chỉ riêng việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Li-bi về nước cùng một thời điểm cũng là một bài toán đặt ra đối với thị trường lao động và việc bảo đảm an sinh xã hội ở khu vực nông thôn; (5) Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai.

Những biến động của tình hình chính trị và kinh tế thế giới kết hợp với những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã tác động trực tiếp tới công tác bảo đảm an ninh trật tự, thể hiện trên một số mặt: (a) Lạm phát tăng cao và tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn; (b) Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng hiệu ứng từ các biến cố chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông, những khó khăn về kinh tế - xã hội ở trong nước để đẩy mạnh thực hiện âm mưu 'diễn biến hòa bình'; (c) Trên thị trường tài chính, lãi suất thị trường duy trì ở mức cao so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã khiến cho dòng tiền thu hẹp và gia tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) dẫn đến thất nghiệp và ảnh hưởng đến những vấn đề an sinh xã hội và an ninh khu vực nông thôn; (d) Sự thiếu minh bạch và việc tồn tại hai lãi suất trong hoạt động ngân hàng (lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận) đã tạo điều kiện cho những giao dịch 'chui', các hành vi móc ngoặc, là điều kiện để tội phạm tham nhũng thể hiện; (e) Trong lĩnh vực tiền tệ, áp lực tỷ giá gia tăng do tác động của lạm phát, nhập siêu và nhất là sự tồn tại của thị trường tự do mua bán ngoại tệ và vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối, gây ra tình trạng đầu cơ làm giá trục lợi, làm méo mó thị trường.

Những định hướng giải pháp

Trước tình hình trên, Bộ Chính trị đã ra Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NÐ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 3-4-2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng

3-2011 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội ba tháng đầu năm. Ðiều này thể hiện rõ quyết tâm và sự đồng thuận của hệ thống chính trị nhằm mục tiêu cao nhất là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Dư luận các nhà kinh tế và các tầng lớp nhân dân trong nước đồng tình nhận định những chủ trương, chính sách trên là đúng hướng, kịp thời, rõ ràng và có tính định lượng cụ thể, nếu thực hiện hiệu quả sẽ giải quyết được các bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay chung quanh

Page 25: Tl bo sung   thay trang

vấn đề lạm phát, tỷ giá và cán cân thương mại. Một số tổ chức kinh tế quốc tế trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho rằng, bước đi chính sách của Việt Nam là đúng hướng, sẽ làm giảm một số rủi ro đối với kinh tế, lạm phát cơ bản (không tính thực phẩm và năng lượng) giảm và nền kinh tế tăng trưởng 6,3% trong năm nay, mặc dù thấp hơn mục tiêu tăng trưởng trong kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015, nhưng Việt Nam sẽ mau chóng giành lại vị thế trước khủng hoảng trong trung hạn.

Ðể bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, xin nêu lên một vài suy nghĩ nhằm làm rõ hơn các vấn đề trọng tâm và đề xuất một số giải pháp:

Các cấp ủy Ðảng, chính quyền và các bộ, ngành tổ chức quán triệt sâu sắc, nhất quán tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ; xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay là kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bọn phản động, cơ hội chính trị, bất mãn chính trị tìm cách lợi dụng   các vấn đề kinh tế để chuyển hóa thành vấn đề chính trị, chống Ðảng, chống Nhà nước.

Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo: Quán triệt quan điểm bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và ngược lại ổn định chính trị là cơ sở, điều kiện để phát triển kinh tế đất nước. Trong hoạt động điều hành, cần coi trọng kỷ cương hành chính, sự chỉ đạo tập trung, đồng bộ thống nhất của Chính phủ trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Trong hoạt động chấp hành, các bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hóa các giải pháp và thực hiện quyết liệt, đồng bộ theo chức năng nhiệm vụ của mình. Trong quá trình cụ thể hóa, cần định lượng, phân kỳ thời gian, làm rõ địa chỉ và chỉ tiêu hóa các mục tiêu, nhiệm vụ một cách rõ ràng (nhất là liên quan đến lĩnh vực đầu tư, tài chính, tiền tệ).

Ưu tiên trọng tâm chỉ đạo điều hành là lĩnh vực tài chính, tiền tệ: Trong chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ và điều hành linh hoạt thị trường gắn với các biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ để từng bước giảm dần tình trạng 'đô-la hóa', 'vàng hóa' của nền kinh tế. Ðối với chính sách tài chính, bên cạnh việc giảm chi tiêu công, cần thắt chặt tín dụng đối với khu vực phi sản xuất nhưng mở rộng tín dụng cho khu vực nông thôn (để góp phần bảo đảm an sinh xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế) và lĩnh vực nông nghiệp (vì lương thực, thực phẩm chiếm tới 40% trong giỏ tính chỉ số giá tiêu dùng CPI).

Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ để kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc vi phạm pháp luật liên quan công tác điều hành ổn định kinh tế vĩ mô; kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, đi đôi với cải cách hành chính và nâng cao kỷ luật trong hoạt động điều hành, chấp hành. Tăng cường công tác quản lý thị trường chống các hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định pháp luật về tài chính, tiền tệ, giá cả...

Tăng cường công tác tham mưu, dự báo đánh giá đúng tình hình trong nước, ngoài nước, nhất là tình hình kinh tế thế giới và những tác động đến Việt Nam để kịp thời điều chỉnh chính sách. Quan tâm nắm bắt tình hình đời sống, hiệu quả của chính sách an sinh xã hội đối với các tầng lớp nhân dân bị ảnh hưởng nhiều nhất do giá cả tăng cao để kịp thời điều chỉnh liều lượng chính sách cho phù hợp với thực tế.

Tích cực thông tin tuyên truyền, vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cần xác định tình hình hiện nay không bi quan quá mức, việc ban hành các nhóm giải pháp của Ðảng, Chính phủ là kịp thời, đúng định hướng, phù hợp tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin có phân tích, cung cấp kịp thời để tránh bị dư luận phân tích theo nhiều hướng khác nhau; phản biện kịp thời và xử lý những đối tượng tung tin đồn thất thiệt hoặc xuyên tạc tình hình để trục lợi; chủ động tiến công vô hiệu hóa, ngăn chặn đấu tranh với nguồn thông tin có tính chất phản động, kích động và gây tâm lý hoang mang, hoài nghi hoạt động điều hành quản lý của Nhà nước, nhất là

Page 26: Tl bo sung   thay trang

thời điểm tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Về dài hạn, cần nghiên cứu xây dựng một Ðề án tổng thể điều hành nền kinh tế với những giải pháp đồng bộ, chiến lược để giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây bất ổn và nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm cân bằng các cân đối kinh tế vĩ mô: Nhằm mục tiêu xuyên suốt là ổn định vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt là thông qua tái cơ cấu đầu tư. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với động lực là khoa học công nghệ và tiêu dùng trong nước. Có giải pháp dài hạn để giải quyết những vấn đề gây mất cân đối vĩ mô nền kinh tế như bội chi ngân sách, tình trạng nhập siêu, tình trạng hai tỷ giá, tình trạng 'đô-la hóa', 'vàng hóa' của nền kinh tế, thống nhất một phương tiện thanh toán là đồng Việt Nam. Xây dựng chiến lược đầu tư công tập trung, hiệu quả và bền vững đồng thời có cơ chế để kiểm soát đầu tư công, hạn chế dàn trải, kém hiệu quả có thể dẫn đến tiêu cực, lãng phí. Khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào một số công trình, lĩnh vực mà Nhà nước hiện phải đầu tư dàn trải, đồng thời có kế hoạch kích thích sản xuất đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiếp tục chú trọng tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh và quốc phòng an ninh với kinh tế, thông qua tăng trưởng kinh tế để góp phần nâng cao tiềm lực và hiện đại hóa nền quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại thực hiện hiệu quả sẽ góp phần tranh thủ được sức mạnh ngoại lực cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia, nhất là việc góp phần giải quyết những vấn đề nhạy cảm  trong khu vực.

Trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, cần tăng cường các biện pháp nắm chắc tình hình, nhất là các tác động từ bên ngoài của các thế lực thù địch để kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, không để bị động bất ngờ; tập trung phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp  liên quan đến an ninh kinh tế nhất là chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát, giá cả, tài chính tiền tệ và những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân; tham mưu phối hợp và giải quyết tốt các vụ việc tranh chấp khiếu kiện thức tạp, ngăn chặn kịp thời các hành vi lợi dụng khiếu kiện, đình công và bức xúc của một bộ phận nhân dân để kích động gây rối; kiên quyết đấu tranh và xử lý các đối tượng phản động, chống đối chính trị lợi dụng khó khăn kinh tế của đất nước để chống phá..