tiÊu chuẨn viỆt nam · web viewloại thiết bị đo, quy trình lắp đặt như sau: a)...

53
TCVN ………. : 2012 TCVN … : 2015 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – HỐ MÓNG TRONG VÙNG CÁT CHẢY - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Hydraulic structures – Excavation works in quicksand -Technical requirements for construction and acceptance 1 T C V N TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DỰ THẢO lần

Upload: others

Post on 24-Oct-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ………: 2012

TCVN ………. : 2012

TCVN … : 2015

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – HỐ MÓNG TRONG VÙNG CÁT CHẢY - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Hydraulic structures – Excavation works in quicksand -Technical requirements for construction and acceptance

HÀ NỘI − 2015Mục lục

Trang

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1 Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

2 Tài liệu viện dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

3 Thuật ngữ và định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

4 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

5 Các yêu cầu kỹ thuật thi công hố móng trong cát chảy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

6 Các biện pháp thông dụng để xử lý nền cát chảy trong thi công hố móng . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

7 Thiết kế tổ chức và biện pháp thi công xử lý nền cát chảy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

8 Quan trắc và kiểm soát hố móng trong quá trình thi công . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

30

Phụ lục A (Tham khảo): Thi công bịt đáy hố móng bằng công nghệ vữa dâng . . . . . . . . . . . . . . . . . .

35

Phụ lục B (Tham khảo): Thi công bịt đáy hố móng bằng công nghệ rút ống thẳng đứng . . . . . . . . .

36

Lời nói đầu

TCVN ... : 2015 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và công nghệ công bố.

Công trình Thủy lợi

- Hố móng trong vùng cát chảy - Yêu cầu thi công và nghiệm thu

Hydraulic structures – Excavation works in quicksand -Technical requirements for construction and acceptance

1Phạm vi áp dụng

1.1Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật, thiết kế tổ chức và biện pháp thi công hố móng công trình Thủy lợi trong nền cát, nơi có nguy cơ xảy ra cát chảy, xói ngầm.

1.2Công trình xây dựng khác cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn này, nếu hố móng có điều kiện xây dựng tương tự. Khi áp dụng, ngoài những quy định nêu của tiêu chuẩn này, vẫn phải tuân theo những quy định khác có liên quan.

2Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9903 : 2013, Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết kế, thi công và Nghiệm thu hạ mực nước ngầm;

TCVN 9362 : 2012, Công trình Thủy lợi – Đường thi công – Yêu cầu thiết kế;

TCVN 9361 : 2012, Công tác nền móng – Thi công và Nghiệm thu;

TCVN 9160 : 2012, Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết kế dẫn dòng trong xây dựng;

TCVN 4055 : 2012, Tổ chức thi công;

TCVN 9137 : 2012, Công trình thủy lợi – Tiêu chuẩn;

TCVN 4447: 2012, Công tác đất – Thi công và Nghiệm thu;

TCVN 8644 : 2011, Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa gia cố đê;

TCVN 8478 : 2010, Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đọan lập dự án và thiết kế;

TCVN 8477 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

TCVN 8422 : 2010, Công trình thủy lợi – Thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công;

TCVN 8215 : 2009, Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thủy lợi;

TCVN 8297 : 2009, Công trình thủy lợi – Đập đất – Yêu cầu kỹ thuật thi công;

TCVN 5308 : 1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng.

3Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Hố móng công trình thủy lợi (Excavation of hydraulic structures)

Một khu vực không gian xác định trong đất đá, sử dụng để thi công công trình Thủy lợi. Được thực hiện bằng cách đào và di chuyển khối đất đá ra khỏi khu vực đó.

3.2

Cát chảy (Quicksand)

Hiện tượng cát bị nước ngầm lôi ra khỏi mái hố móng, trôi theo dòng nước vào trong hố móng.

3.3

Vùng cát chảy (Quicksand area)

Khu vực có hiện tượng cát bị nước ngầm làm dịch chuyển, chảy theo dòng nước vào trong hố móng.

3.4

Xói ngầm cơ học (Seepage erosion)

Hiện tượng các hạt cát nhỏ hơn bị lôi ra ngoài qua kẽ hở giữa các hạt cát lớn hơn, dưới tác dụng của dòng thấm.

3.5

Mạch đùn, sủi (Sand boil)

Hình thành khi áp lực đẩy ngược của nước ngầm lớn, làm cho cát dưới đáy hố móng bị cuốn theo nước ngầm đi lên bề mặt đáy hố móng. Mạch đùn hoặc mạch sủi có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung. Khi xuất hiện tập trung, gọi là tập đoàn mạch sủi.

3.6

Bịt đáy hố móng (Bottom plug hydraulic barriers)

Kết cấu tạm ở đáy hố móng, có tác dụng ngăn nước thấm qua đáy hố móng và chống áp lực đẩy nổi. Ngoài ra, nó còn có tác dụng như một tầng văng chống. Nút bịt đáy hố móng thi công bằng cách đổ bê tông trong nước, gọi là Bê tông bịt đáy. Nếu thi công bằng phương pháp trộn sâu, gọi là Xi măng đất bịt đáy.

4Kí hiệu và thuật ngữ viết tắt

An toàn lao động (ATLĐ);

Bê tông cốt thép (BTCT);

Bê tông Cốt thép (BTCT);

Chủ đầu tư (CĐT);

Địa chất công trình (ĐCCT);

Địa chất thủy văn (ĐCTV);

Tư vấn thiết kế (TVTK);

Tư vấn giám sát (TVGS);

Xi măng đất (XMĐ);

Jet grouting (JG).

5Các yêu cầu kỹ thuật thi công hố móng trong cát chảy

5.1Quy định chung

5.1.1Hố móng trong cát chảy là nơi khi xây dựng công trình dễ xảy ra nguy cơ cát chảy, đùn (hoặc sủi) đất, xói ngầm làm mất an toàn hố móng trong thi công cũng như trong khi vận hành khai thác công trình. Yêu cầu, trước khi tiến hành thi công hố móng, nhà thầu thi công cần thu thập các tài liệu sau:

a) Tài liệu địa hình khu vực xây dựng, khu vực hố móng;

b) Các tài liệu ĐCCT, ĐCTV liên quan đến hố móng sẽ thi công;

c) Tài liệu về dân sinh, kinh tế - xã hội. Tài liệu về đường giao thông trong khu vực sẽ thi công hố móng;

d) Tài liệu về vật liệu xây dựng quanh khu vực thi công.

5.1.2Nhà thầu thi công căn cứ hồ sơ được giao, nghiên cứu và làm rõ các yêu tố:

a) Biện pháp thi công hố móng: Vận chuyển vật liệu; biện pháp hạ mực nước ngầm; kết cấu chống đỡ; kết cấu chống thấm; tiến độ thi công hố móng;

b) Các kích thước hố móng: Cao trình đáy móng; Chiều rộng và chiều dài hố móng; Mái hố móng; Kích thước đường vận chuyển; Hành lang an toàn thi công của hố móng.

5.1.3Dựa trên biện pháp thi công hố móng, nhà thầu thi công xây dựng phương pháp tổ chức thi công và tổ chức ATLĐ để thực hiện thi công hố móng. Trước khi tiến hành thi công, hồ sơ phải được CĐT phê duyệt.

5.2Yêu cầu kiểm tra tài liệu khảo sát địa hình và địa chất

5.2.1Kiểm tra tài liệu địa hình: Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu phải tự kiểm tra lại cao độ, địa hình của hố móng. Trường hợp phát hiện có sai sót về cao độ và địa hình của hố móng so với tài liệu thiết kế, cần báo ngay cho chủ đầu tư.

5.2.2Kiểm tra tài liệu địa chất: Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu phải tự kiểm tra lại địa chất của hố móng. Yêu cầu phải có từ 1 đến 3 hố khoan để kiểm tra, đánh giá địa chất thủy văn và hệ số thấm k. Mỗi một lớp đất phải có từ 3 đến 6 giá trị hệ số thấm k. Trường hợp phát hiện sự sai khác về địa chất thủy văn và hệ số thấm so với tài liệu thiết kế, cần báo ngay cho CĐT.

5.3Yêu cầu về chống thấm, tiêu nước và kiểm soát nước ngầm

5.3.1Nhà thầu thi công hố móng phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn kỹ thuật đã được CĐT phê duyệt. Trong quá trình thi công hố móng, nếu phát hiện thấy chỉ dẫn kỹ thuật không phù hợp thì cần kiến nghị với TVTK, TVGS và CĐT. Khi có đủ các căn cứ pháp lý mới tiến hành thi công.

5.3.2Khi thực hiện các biện pháp để xử lý nền cát chảy, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Không được để dòng thấm kéo trôi cát vào nền hố móng;

b) Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thi công móng công trình với chất lượng cao, mức nước trong hố móng phải duy trì ở cao trình:

- Khi móng công trình bằng đất, mực nước trong hố móng phải thấp hơn đáy móng công trình 50 cm;

- Khi móng công trình không phải là đất, mực nước trong hố móng phải thấp hơn đáy móng công trình ít nhất 30 cm.

- Đảm bảo không gây biến dạng và gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

5.3.3Nhà thầu thi công phải có phương án tiêu nước mặt hợp lý. Trong trường hợp bất khả kháng phải thi công công trình trong mùa mưa hoặc khi có nguồn nước mặt khác, biện pháp tiêu nước phải đảm bảo không làm phá hủy trạng thái tự nhiên đáy hố móng.

6Các biện pháp thông dụng để xử lý nền cát chảy trong thi công hố móng

6.1Biện pháp đào lộ thiên và tiêu nước lộ thiên

6.1.1Phạm vi áp dụng:

a) Khi chiều sâu hố móng không quá 5m. Mực nước ngầm bằng hoặc thấp hơn đáy hố móng tối đa 0,5 m;

b) Không gian thi công hố móng đủ rộng để có thể mở mái hố móng;

c) Không có hoặc ít công trình lân cận;

d) Có đường giao thông thuận tiện và bãi đổ thải đủ diện tích, đáp ứng được việc vận chuyển và tập kết khối lượng đất đào trong hố móng.

6.1.2Trong trường hợp này, hệ thống mương và hố bơm tiêu trong hố móng có chức năng tiêu nước ngầm kết hợp tiêu nước mặt. Thông thường, kết cấu mương như sau:

a) Tùy điều kiện cụ thể, có thể bố trí mương tiêu xung quanh cạnh hố móng, hố bơm tiêu vào vị trí bất kỳ. Tuy nhiên, thông thường bố trí mương tiêu dọc hai cạnh hố móng, dẫn nước tập trung vào mương tiêu giữa hố móng. Hố bơm tiêu bố trí ở giữa cạnh hố móng còn lại, xem hình 1.

b) Loại mương tiêu hình chữ nhật có kết cấu bằng cọc tre phên rơm. Cọc tre dài 2,5 m đóng vào đất mật độ 4 cọc/1m. Phên đan bằng nứa có kẹp rơm chắn giữa các cọc tre, xem hình 1.

a) Mặt bằng hố móng

b) Kết cấu hố bơm nước

CHÚ DẪN:

1 Phên tre kẹp rơm;

2 Cọc tre;

3 Thanh nẹp;

4 Thanh chống;

5 Dăm sỏi lọc;

6 Đá hộc;

7 Mương tiêu chính;

8 Mương tiêu nhánh;

9 Hướng thi công đổ đất;

c) Kết cấu mương tiêu nước mặt trong hố móng

Hình 1. Sơ họa bố trí mặt bằng, kết cấu tiêu nước trong hố móng lộ thiên

c) Loại mương tiêu hình chữ nhật có kết cấu bằng vải lọc bọc lõi đá hộc. Vải lọc cần phải được chọn loại thích hợp để không gây ra hiện tượng cát chảy qua vải hoặc ngược lại quá bí nước không chảy được vào rãnh.

d) Loại mương tiêu mặt cắt hình thang là loại không sử dụng áo như hai loại trên. Loại này được sử dụng khi thỏa mãn điều kiện: 1/m > [J] .Trong đó: m là hệ số mái mương thoát; [J] là Gradient cho phép không xói của đất nền.

6.1.3Hệ thống mương tiêu nước mặt ngoài hố móng:

a) Khoảng cách từ mép ngoài hố móng đến mương tiêu: Lấy giá trị lớn nhất trong hai giá trị sau, a = b + 0,5 m (trong đó: b - chiều rộng lớn nhất trong các loại máy đào, máy xúc, ô tô bố trí tại công trường) hoặc nhỏ hơn 3m.

b) Hình dạng, kích thước và độ dốc đáy mương tiêu: Phụ thuộc loại đất nền và lưu lượng nước cần tiêu. Thông thường mương có mặt cắt hình thang. Mương chính sâu 1 m, rộng đáy lớn hơn 0,3 m, độ dốc 0,002. Mương nhánh nối tiếp vào mương chính sâu 0,3 ÷ 0,5 m, rộng đáy 0,2 ÷ 0,3 m, độ dốc 0,002. Mương được lót vải bạt để tránh đất làm lấp mương.

6.1.4Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng không bị xói ngầm;

b) Mái hố móng đảm bảo ổn định về thấm và trượt, không xói mặt hố móng do dòng chảy mặt.

6.2Biện pháp đào lộ thiên và tiêu nước hố móng bằng hệ thống giếng

a) Bố trí một hàng giếng

b) Bố trí hai hàng giếng

Hình 2. Dạng hố móng lộ thiên, tiêu nước bằng hệ thống giếng

6.2.1Pham vi áp dụng:

a) Khi chiều sâu hố móng không quá 5m. Mực nước ngầm cao hơn đáy hố móng;

b) Không gian thi công hố móng đủ rộng để có thể mở mái hố móng;

c) Không có hoặc ít công trình lân cận;

d) Có đường giao thông thuận tiện và bãi đổ thải đủ diện tích đáp ứng được việc vận chuyển và tập kết khối lượng đất đào trong hố móng.

6.2.2Trong trường hợp này, nước trong hố móng được tiêu bằng hệ thống giếng. Cấu tạo các loại giếng tham khảo điều 5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng -TCVN 9903:2013.

6.2.3Hệ thống mương tiêu nước mặt ngoài hố móng: Tham khảo điều 6.1.3 Hệ thống mương tiêu nước mặt ngoài hố móng của tiêu chuẩn này.

6.2.4Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng không bị xói ngầm, đẩy nổi;

b) Mái hố móng đảm bảo ổn định về thấm và trượt, không xói mặt hố móng do dòng chảy mặt.

6.3Biện pháp dùng cừ thép chống thấm

6.3.1Phạm vi áp dụng:

a) Khi mực nước bên ngoài hố móng hoặc mực nước ngầm trong hố móng cao hơn đáy hố móng.

b) Nền cát có trạng thái chặt vừa đến rời, không có đá lăn, đá tảng. Tùy theo yêu cầu, cừ thép có thể làm việc ở dạng hàng đơn, hàng kép hoặc nhiều hàng:

- Sử dụng một hàng đơn khi chiều sâu hố móng < 7m. Trong trường hợp độ sâu hố móng lớn > 7m, sử dụng nhiều hàng đơn độc lập kết hợp với hạ mái hố móng. Hố móng có thể có văng chống hoặc tự do, xem hình 3.

CHÚ DẪN:

1 Thanh nẹp dọc;

2 Nền cát ;

3 Bê tông đáy;

4 Thanh chống ngang;

5 Thanh chống dọc.

Hình 3. Hàng đơn sử dụng văng chống

- Có thể sử dụng hàng kép khi độ sâu hố móng 7m

B

H

B

H

CHÚ DẪN:

1 Bản cừ thép chữ U hoặc chữ Z;

2 Thanh nẹp dọc;

3 Thanh giằng;

4 Tăng đơ.

Hình 4. Cừ thép sử dụng hàng kép

- Có thể sử dụng nhiều hàng ghép khi độ sâu hố móng H > 12m và ở nơi lòng sông hẹp, vận tốc dòng chảy lớn, đất nền là cát thô hoặc cuội sỏi, xem hình 5.

L

b

L

b

b

L

b

L

Hình 5. Cừ thép sử dụng nhiều hàng ghép

c) Không gian thi công hố móng hạn chế hoặc dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.

d) Bãi đổ thải không đủ diện tích để đáp ứng được việc vận chuyển và tập kết khối lượng đất đào trong hố móng hở.

6.3.2Trong trường hợp sử dụng cừ thép độc lập, nước trong hố móng được tiêu bằng hệ thống mương tiêu nước. Cấu tạo mương tiêu tham khảo điều 6.1.2 Kết cấu mương tiêu nước của tiêu chuẩn này.

6.3.3Trong trường hợp sử dụng cừ thép kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể được bố trí trước hoặc sau cừ thép. Cấu tạo các loại giếng tham khảo điều 5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng -TCVN 9903:2013.

6.3.4Trong trường hợp sử dụng cừ thép kết hợp với bịt đáy hố móng, kết cấu bịt đáy có thể bằng Bê tông bịt đáy hoặc XMĐ bịt đáy, xem hình 6.

a) Nút bịt chống thấm bằng XMĐ

b) Mặt bằng cọc XMĐ

Hình 6. Cắt ngang hố móng có bịt đáy XMĐ

6.3.5Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng đảm bảo ổn định về thấm, đẩy nổi;

b) Hố móng đảm bảo ổn định trượt tổng thể;

c) Cừ thép chống thấm không bị thủng, rò nước và đảm bảo khả năng chịu lực, biến dạng;

6.4Biện pháp dùng tường xi măng đất chống thấm

6.4.1Phạm vi áp dụng:

a) Khi chiều sâu hố móng không lớn hơn 10 m và mực nước ngầm trong hố móng cao hơn đáy hố móng.

b) Nền cát có trạng thái từ chặt đến trạng thái rời, hàm lượng cuội sỏi không quá 20%.

c) Không gian thi công hố móng hạn chế hoặc dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.

6.4.2Trường hợp sử dụng cọc XMĐ để làm tường chống thấm, nước trong hố móng được tiêu bằng hệ thống mương tiêu nước. Cấu tạo mương tiêu tham khảo điều 6.1.2 Kết cấu mương tiêu nước của tiêu chuẩn này. Hệ thống mương tiêu nước mặt ngoài hố móng tham khảo điều 6.1.3 của tiêu chuẩn này.

6.4.3Trường hợp sử dụng cọc XMĐ để làm tường chống thấm, kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể được bố trí trước hoặc sau tường XMĐ. Cấu tạo các loại giếng tham khảo điều 5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng - TCVN 9903:2013.

6.4.4Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng đảm bảo ổn định về thấm;

b) Hố móng đảm bảo ổn định trượt tổng thể;

c) Tường XMĐ chống thấm đảm bảo kín nước.

6.5Biện pháp khoan phụt vữa chống thấm

6.5.1Phạm vi áp dụng:

a) Khi chiều sâu hố móng lớn hơn 10 m, nền cát lẫn đá dăm, đá tảng. Mực nước ngầm trong hố móng cao hơn đáy hố móng.

b) Nền cát có M = D15/d85 >10, Trong đó: D15 là đường kính hạt có 15 % trọng lượng hạt trong nền cát cần xử lý nhỏ hơn đường kính hạt này, (mm); d85 là đường kính hạt có 85 % trọng lượng hạt trong dung dịch phụt nhỏ hơn đường kính hạt này, (mm). Khi M > 10, sử dụng vữa phụt xi măng-sét. Khi M> 15, sử dụng vữa phụt xi măng.

c) Không gian thi công hố móng hạn chế hoặc dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.

6.5.2Trường hợp sử dụng khoan phụt vữa để làm tường chống thấm, nước trong hố móng được tiêu bằng hệ thống mương tiêu nước. Cấu tạo mương tiêu tham khảo điều 6.1.2 Kết cấu mương tiêu nước của tiêu chuẩn này. Hệ thống mương tiêu nước mặt ngoài hố móng tham khảo điều 6.1.3 của tiêu chuẩn này.

6.5.3Trường hợp sử dụng khoan phụt vữa để làm tường chống thấm, kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể được bố trí trước hoặc sau tường chống thấm. Cấu tạo các loại giếng tham khảo điều 5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng - TCVN 9903:2013.

6.5.4Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng đảm bảo ổn định về thấm;

b) Hố móng đảm bảo ổn định trượt tổng thể;

c) Tường chống thấm đảm bảo kín nước.

6.6Biện pháp dùng hào chống thấm Bentonite

6.6.1Phạm vi áp dụng:

a) Khi chiều sâu hố móng sâu đến 40 m và mực nước ngầm trong hố móng cao hơn đáy hố móng.

b) Nền cát có trạng thái từ chặt đến trạng thái rời, không có đá tảng, đá lăn.

c) Không gian thi công hố móng rộng rãi.

6.6.2Trường hợp sử dụng hào Bentonite để làm tường chống thấm, nước trong hố móng được tiêu bằng hệ thống mương tiêu nước. Cấu tạo mương tiêu tham khảo điều 6.1.2 Kết cấu mương tiêu nước của tiêu chuẩn này. Hệ thống mương tiêu nước mặt ngoài hố móng tham khảo điều 6.1.3 của tiêu chuẩn này.

6.6.3Trường hợp sử dụng hào Bentonite để làm tường chống thấm, kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể được bố trí trước hoặc sau tường XMĐ. Cấu tạo các loại giếng tham khảo điều 5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng - TCVN 9903:2013.

6.6.4Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng đảm bảo ổn định về thấm;

b) Hố móng đảm bảo ổn định trượt tổng thể;

c) Tường hào Bentonite chống thấm đảm bảo kín nước.

6.7Biện pháp dùng cừ Bê tông dự ứng lực chống thấm

6.7.1Phạm vi áp dụng:

a) Khi hố móng có chiều sâu không lớn hơn 20 m, mực nước ngầm trong hố móng cao hơn đáy hố móng.

b) Nền cát có trạng thái chặt vừa đến rời.

c) Không gian thi công hố móng hạn chế hoặc dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.

d) Bãi đổ thải không đủ diện tích để đáp ứng được việc vận chuyển và tập kết khối lượng đất đào trong hố móng hở.

6.7.2Trường hợp sử dụng cừ Bê tông dự ứng lực độc lập, nước trong hố móng được tiêu bằng hệ thống mương tiêu nước. Cấu tạo mương tiêu tham khảo điều 6.1.2 Kết cấu mương tiêu nước của tiêu chuẩn này.

6.7.3Trường hợp sử dụng cừ Bê tông dự ứng lực, kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể được bố trí trước hoặc sau cừ thép. Cấu tạo các loại giếng tham khảo điều 5.4.2 Phương pháp tháo nước thẳng đứng - TCVN 9903:2013.

6.7.4Trường hợp sử dụng cừ Bê tông dự ứng lực kết hợp với bịt đáy hố móng, bịt đáy hố móng có thể bằng Bê tông bịt đáy hoặc XMĐ bịt đáy.

6.7.5Trong quá trình thi công hố móng, cần đảm bảo:

a) Đáy hố móng đảm bảo ổn định về thấm, đẩy nổi;

b) Hố móng đảm bảo ổn định trượt tổng thể;

c) Cừ chống thấm không bị thủng, rò nước và đảm bảo khả năng chịu lực, biến dạng;

7Thiết kế tổ chức và biện pháp thi công xử lý nền cát chảy

7.1Nguyên tắc chung

7.1.1TVTK cần tiến hành thiết kế về tổ chức và biện pháp thi công đối với biện pháp xử lý nền cát chảy theo nội dung tương ứng của QCVN 04-01:2010/BNNPTNT và QCVN04-02:2010/BNNPTNT. Hồ sơ thiết kế này là một phần về thiết kế tổ chức và biện pháp thi công của công trình.

7.1.2Trước khi thi công, Nhà thầu xây dựng cần thiết kế cụ thể và chi tiết về tổ chức và biện pháp thi công đối với biện pháp xử lý nền cát chảy đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7.1.3Trong trường hợp Nhà thầu xây dựng đề xuất biện pháp xử lý khác với biện pháp xử lý nền cát chảy đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì Nhà thầu xây dựng phải lập hồ sơ thiết kế cụ thể về biện pháp xử lý cùng với thiết kế và tổ chức biện pháp thi công để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Trong trường hợp này, Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mặt kỹ thuật, tiến độ và chi phí đối với biện pháp xử lý nền cát chảy theo đề xuất của Nhà thầu.

7.2Yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu thi công xử lý nền cát chảy

7.2.1Yêu cầu chung

7.2.1.1Công tác chuẩn bị thi công phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật được quy định theo TCVN 4055:2012. Ngoài ra, cần một số yêu cầu sau:

a) Việc tổ chức các công việc phải theo trình tự, sát với tiến độ thi công. Lập kế hoạch cung cấp vật tư, vật liệu phải phù hợp với tình hình thực tế trên công trường, tránh bị ảnh hưởng do các yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan cũng cần được xem xét để có biện pháp đề phòng hoặc khắc phục kịp thời, không làm chậm tiến độ đề ra.

b) Việc bố trí cán bộ, công nhân trên công trường phải dựa trên năng lực, khả năng. Các cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý bố trí vào các vị trí chủ chốt. Đối với công nhân, bố trí số lượng và tay nghề phù hợp với từng công việc cụ thể.

7.2.1.2Khi xảy ra một trong các tình huống sau:

a) Trong trường hợp do thiên tai, địch họa không lường trước nhà thầu thi công phải báo cáo bằng văn bản cho các bên liên quan. Mọi diễn biến trên phải được nhà thầu ghi chép đầy đủ, cẩn thận và có chữ ký của TVGS. Khi tiếp tục thi công, nhà thầu thi công phải được sự cho phép của CĐT.

b) Trong trường hợp do bất khả kháng, nhà thầu thi công bắt buộc phải thi công trong mùa lũ để đáp ứng tiến độ. Phương án thi công trong mùa lũ của nhà thầu cần phải có những biện pháp đảm bảo an toàn con người, phương tiện và đảm bảo kết cấu tự nhiên đất nền hố móng trong và sau khi thi công. Phương án này phải được CĐT phê duyệt trước khi tiến hành.

7.2.2Biện pháp đào lộ thiên và tiêu nước lộ thiên

7.2.2.1Khống chế mặt bằng, cao độ và định vị hố móng:

Công tác khống chế mặt bằng, cao độ và định vị hố móng tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành, ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật dưới đây:

- Trường hợp hố móng bố trí trên sông, kênh, rạch cần phải có ít nhất hai mốc chuẩn bằng Bê tông trên bờ, tại vị trí ổn định, dễ quan sát, ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh.

- Tùy thuộc vào hiện trạng hố móng để thiết lập mốc định vị cho phù hợp, không hạn chế số lượng mốc. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp mỗi góc hố móng phải có ít nhất 1 mốc định vị.

7.2.2.2Đào và đổ đất hố móng

Khi tiến hành đào và đổ đất hố móng cần thuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9361:2012; Ngoài ra cần có một số yêu cầu sau:

a) Công tác chuẩn bị:

- Đào hết gốc, rễ cây trong phạm vi hố móng. Với các gốc cây nhỏ hơn 10 cm có thể đào thủ công. Đối với các gốc cây có đường kính nhỏ hơn 50 cm có thể dùng máy kéo, máy xúc, máy ủi có thiết bị đào gốc cây đào và đưa gốc cây ra khỏi phạm vi hố móng.

- Dọn hết đá mồ côi trong khu vực đào hố móng. Đối với đá quá cỡ so với thiết bị thi công, kể cả phương tiện vận chuyển, có thể xử lý bằng cách nổ mìn phá tại chỗ, sau đó xúc và vận chuyển ra ngoài phạm vi hố móng.

- Tập kết thiết bị thi công vào vị trí quy định. Cắm biển báo đường thi công vận chuyển đất. Chuẩn bị bãi trữ đất thải, diện tích bãi trữ cần tính đến các yếu tố sau: Tỷ lệ hao hụt đất khi vận chuyển; Độ chặt tự nhiên sau khi đổ đống; Độ lún của nền và của đất thải; Độ tươi xốp của đất khi khai thác từ nguyên thổ.

b) Công tác thi công đào đất:

- Tùy thuộc vào loại thiết bị thi công đào đất mà có những yêu cầu cụ thể: Trường hợp sử dụng máy đào thực hiện theo yêu cầu tại điều 4.4.2 – TCVN 4447:2012; Trường hợp sử dụng máy cạp thực hiện theo yêu cầu tại điều 4.4.3 – TCVN 4447:2012; Trường hợp sử dụng máy ủi thực hiện theo yêu cầu tại điều 4.4.4 – TCVN 4447:2012.

- Đào đất theo đợt, mỗi đợt đào sâu không quá 1 m. Bắt đầu đào từ phía cạnh ngắn của hố móng và từ khu vực giữa hố rồi tiến dần ra xung quanh. Hạn chế tối đa việc đào cục bộ đất trong hố móng.

- Khi chiều sâu đào hố móng không quá 1,25 m có thể đào thẳng đứng. Trường hợp chiều sâu hố đào lớn hơn thì cần phải mở mái hố móng. Cần xác định độ dốc mái đào để xác định phạm vi đào cho phép, tránh làm hố móng mở ra ngoài phạm vi thiết kế. Chiều sâu đào và độ dốc mái hố móng xem quy định ở bảng 1.

Bảng 1. Chiều sâu đào và độ dốc mái hố móng

Loại đất

Hệ số mái dốc tương ứng với độ sâu hào (m)

1,5

Từ 1,5 đến 3,0

Từ 3,0 đến 5,0

1. Cát sỏi ẩm (không bão hòa nước)

1,50

1,75

2,00

2. Đất á cát

1,25

1,50

1,75

c) Nghiệm thu hố móng:

Được tiến hành sau khi hoàn thành hố móng và chuẩn bị sang giai đoạn thi công khác. Sai số cho phép trong bảng 2.

Bảng 2. Sai số cho phép đào khuôn móng

STT

Hạng mục

Sai số cho phép

1

Cao trình đáy móng

-10 cm

2

Chiều rộng và dài của hố móng

( 20 cm

3

Mái hố móng

10%

4

Sai lệch tim hố móng so với tim kênh dẫn

( 20 cm

7.2.2.3Thi công mương tiêu và hố bơm tiêu nước trong hố móng

a) Yêu cầu chung: Công tác tiêu nước trong hố móng tuân thủ theo các tiêu chuẩn TCVN 9160:2012; TCVN 8305:2009;TCVN 4447:2012. Ngoài ra còn một số yêu cầu sau:

- Mương tiêu phải đảm bảo kích thước thiết kế, đảm bảo độ dốc về hố bơm tiêu;

- Khi thi công cần tính đến mặt cắt dự phòng để bạt mái hoặc làm kết cấu lọc, tránh phải đắp bù;

- Phân từng đoạn để thi công, thi công đến đâu xong đến đấy mới làm đoạn tiếp theo;

- Nếu thi công bằng phương tiện cơ giới thì cần phải hết sức lưu ý tránh làm phá vỡ kết cấu tự nhiên của đất nền trong phạm vi hố móng.

- Đất đào mương phải được vận chuyển ra khỏi hố móng và đổ theo quy định của thiết kế;

- Nếu sử dụng đất đào mương để đắp thì chất lượng của đất và biện pháp thi công đắp phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của hạng mục đó.

b) Công tác chuẩn bị:

- Tập kết máy móc, thiết bị thi công gần vị trí thi công mương;

- Tập kết vật liệu làm mương như cọc tre, phên rơm, ống lọc, vải địa kỹ thuật.

c) Công tác thi công mương thoát nước lộ thiên:

- Mương chữ nhật kết cấu bằng cọc tre phên rơm hoặc vải lọc bọc đá hộc: Thi công đào bằng thủ công hoặc bằng máy. Sau khi đào đất, tiến hành đóng cọc tre và dựng phên rơm hoặc dùng vải lọc lót xuống mương đào sẵn, sau đó cho đá hộc xuống. Gói vải lọc bọc đá hộc để tạo kết cấu lọc. Khi thi công lưu ý đúng loại vải lọc do TVTK chỉ định, trường hợp TVTK không chỉ định thì nhà thầu thi công cần phải có luận cứ chọn loại vải trình CĐT. Trước khi tiến hành thi công phải được chủ đầu tư chấp nhận;

- Mương mặt cắt hình thang: Thi công đào bằng thủ công hoặc bằng máy.Khi đào cần căn cứ vào kích thước thiết kế của mương để quyết định phương án đào, sao cho vừa đúng kích thước thiết kế, tránh phải đắp vào mái mương.

d) Công tác thi công mương thoát nước ngầm:

- Mương thoát nước ngầm có chiều sâu đào nhỏ hơn 1,25 m: Thi công đào bằng thủ công hoặc máy. Sau khi đào đất đúng theo mặt cắt và độ dốc thoát nước, tiến hành thi công nửa lớp cát thô phía dưới, tiếp đó nửa lớp dăm sỏi phía trên. Đặt ống lọc xuống, thi công nửa lớp dăm sỏi lọc trên ống, tiếp đó là lớp cát. Cuối cùng là lấp cát tại chỗ lên trên;

- Mương thoát nước ngầm có chiều sâu đào nhỏ hơn 5 m: Phụ thuộc chiều sâu đào để chọn được hệ số mái đào. Sau khi thi công đúng theo mặt cắt và độ dốc thoát nước, tiến hành thi công kết cấu lọc như trên;

- Mương thoát nước ngầm có chiều sâu lớn hơn 5 m: Thông thường khi độ sâu của mương thoát nước ngầm lớn hơn 5m hoặc đất nền bão hòa nước thì phải sử dụng biện pháp đóng cừ hoặc đóng cừ kết hợp giằng chống. Trong trường hợp này, cần phân đoạn để thi công. Sau khi thi công hoàn chỉnh kết cấu lọc và ống lọc mới tiếp tục thi công đoạn tiếp theo. Lưu ý rằng, khi thi công đoạn tiếp theo phải chờm vào đoạn đã có một khoảng nhất định để đảm bảo đầu nối ống lọc giữa hai đoạn an toàn;

tõ 80 cm ®Õn 120 cm

1

2

3

4

5

tõ 80 cm ®Õn 120 cm

1

2

3

4

5

1

5

3

4

1

5

3

4

CHÚ DẪN:

1 Ống lọc;

2 Lớp đá dăm đầm chặt vào đất nền;

3 Dăm sỏi;

4 Cát thô;

5 Cát đắp tại chỗ.

a) Mương thoát có chiều sâu > 5m

b) Mương thoát có chiều sâu < 5m

Hình 7. Kết cấu mương thoát nước ngầm

e) Lấp mương thoát nước: Mương thoát nước được lấp sau trước khi tiến hành hạng mục thi công đắp đất. Trước khi tiến hành công tác đắp đất cần lấy hết các dị vật, các kết cấu do quá trình thi công mương tạo ra. Việc đắp đất lấp mương, đặc biệt là các mương thoát nước ở vị trí mang và dưới đáy công trình, cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu tại điều 8.2.5 – TCVN 8216:2009. Trong quá trình lấy các dị vật, các kết cấu do quá trình thi công mương tạo ra phải đảm bảo nền đất khô ráo;

f) Một số vấn đề khác:

- Thông thường TVTK chỉ định kích thước, độ dốc thoát nước của ống lọc. Trường hợp không có chỉ định có thể tham khảo bảng C.2 – Phụ lục C TCVN 9160:2012.

- Vật liệu ống lọc có thể bằng BT, BTCT, Thép, nhựa hoặc các loại vật liệu tổng hợp. Hình dạng ống có thể dạng tròn hoặc vuông, nhưng phổ biến là dạng tròn. Thân ống đục lỗ hình tròn hoặc vuông. Cấu tạo tầng lọc ngược phía ngoài tham khảo điều C.1.6 2 – Phụ lục C TCVN 9160:2012.

g) Nghiệm thu mương tiêu nước trong hố móng: Sai số cho phép được quy định trong bảng 3.

Bảng 3. Sai số cho phép đào mương và hố bơm tiêu

STT

Hạng mục

Sai số cho phép

1

Cao trình đáy mương và hố bơm tiêu

-10 cm

2

Chiều rộng mương và kích thước hai chiều của hố bơm tiêu

10 cm

3

Mái mương tiêu

15%

4

Lớp lọc dăm sỏi, cát

( 3 cm

7.2.2.4Thi công mương tiêu và hố bơm tiêu nước ngoài hố móng

Công tác tiêu nước ngoài hố móng tuân thủ theo các tiêu chuẩn TCVN 8305:2009; TCVN 4447. Ngoài ra, cần một số yêu cầu sau:

a) Thi công đào đất:

- Mương tiêu phải đảm bảo kích thước thiết kế, đảm bảo độ dốc về hố bơm tiêu;

- Khi thi công cần tính đến mặt cắt dự phòng để bạt mái hoặc làm kết cấu lọc, tránh phải đắp bù;

- Phân từng đoạn để thi công, thi công đến đâu xong đến đấy mới làm đoạn tiếp theo.

b) Tùy thuộc vào địa chất bên ngoài hố móng mà mương tiêu phía ngoài hố móng có thể đào đến độ sâu cần thiết. Trường hợp đào thẳng đứng, đáy mương nằm trên mực nước ngầm, không có công trình bên cạnh, tuân thủ theo điều 4.2.5 TCVN 4447:2012.

c) Xử lý đất đào mương:

- Đất đào mương phải đổ theo quy định của thiết kế;

- Nếu sử dụng đất đào mương để đắp thì chất lượng của đất và biện pháp thi công đắp phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của hạng mục đó.

d) Nghiệm thu mương tiêu nước ngoài hố móng: Sai số cho phép được quy định trong bảng 4.

Bảng 4. Sai số cho phép đào mương tiêu ngoài hố móng

STT

Hạng mục

Sai số cho phép

1

Cao trình đáy mương và hố bơm tiêu

-10 cm

2

Chiều rộng mương và kích thước hai chiều của hố bơm tiêu

( 10 cm

3

Mái mương tiêu

15%

7.2.3Biện pháp đào lộ thiên và tiêu nước bằng giếng bơm

7.2.3.1Khống chế mặt bằng, cao độ và định vị hố móng: Thực hiện như điều 7.2.2.1 của tiêu chuẩn này.

7.2.3.2 Thi công tiêu nước trong và ngoài hố móng:

a) Đối với giếng bơm tiêu nước ngầm trong hố móng: Thi công và nghiệm thu tiêu nước ngầm tuân thủ theo điều 6 - TCVN 9160:2012.

b) Đối với mương và hố bơm tiêu ngoài phạm vi hố móng: Thực hiện như điều 7.2.2.4 của tiêu chuẩn này.

7.2.3.3Đào và đổ đất hố móng: Thực hiện như điều 7.2.2.2 của tiêu chuẩn này.

7.2.4Biện pháp thi công cừ thép chống thấm

7.2.4.1Yêu cầu chung

a) Tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9394:2012.

b) Ngoài ra cừ thép phải được thi công theo quy trình riêng. Nhà thầu thi công phải căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công hiện hành của Nhà nước để xây dựng quy trình thi công và phải được chủ đầu tư chấp thuận. Vật liệu làm cừ thép phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng và có biên bản nghiệm thu.

c) Cừ thép phải được thi công trước khi thi công hệ thống tiêu nước mặt và nước ngầm.

7.2.4.2Biện pháp thi công cừ thép chống thấm

a) Để đóng cừ thép vào trong đất cát có thể thi công bằng cách sử dụng búa rung. Có 2 loại búa rung là loại dùng bằng điện đi kèm với xe cẩu và loại dùng bằng thủy lực đi kèm với máy đào. Tần số rung máy 20 ~ 40 Hz, lực ấn của búa thông thường nhỏ hơn 400 tấn.

b) Khi sử dụng búa rung bằng điện, trước khi thi công cần phải chuẩn bị nguồn điện. Tốt nhất là sử dụng điện lưới, nếu không có thì phải chuẩn bị nguồn máy nổ phù hợp. Máy cẩu, búa rung và cừ thép phải được tập kết đúng vị trí. Có thể sử dụng nhiều búa rung cùng lúc để thi công. Tuy nhiên, phải bố trí hợp lý để việc thi công không ảnh hưởng lẫn nhau. Thi công lưu ý các vấn đề sau:

- Trước khi thi công, phải kiểm tra, kiểm định máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn.

- Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách chuẩn bị đường để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.

- Phải thường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…

- Sử dụng máy trắc đạc và quả rọi để định vị vị trí và độ nghiêng của thanh cừ trong thi công. Sai số thẳng đứng cho phép của thanh cừ từ 0 ~ 2o/oo(, nếu vượt quá thì dùng đầu kẹp để chỉnh.

- Chỉ được dùng khi búa đã ổn định trên cọc. Cáp treo búa thả không quá căng.

- Lúc đầu chỉ được phép rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới được tăng dần lực rung của búa.

- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện tượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.

- Tuyệt đối không được đứng dưới đường dây điện cao thế.

c) Sử dụng búa rung bằng thủy lực cũng tương tự như sử dụng búa rung điện. Tuy nhiên, tải trọng của thiết bị thi công tương đối lớn. Vì vậy, phải lưu ý bố trí đường cho tải trọng trong khi thi công.

d) Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công phải thực hiện các vấn đề sau:

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường;

- Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở;

- Đặt các biển báo nguy hiểm tại các vị trí cần thiết;

- Cử người hướng dẫn, xi nhan máy, phân luồng;

- Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị thi công trên công trường;

- Công nhân lao động chỉ được làm việc giới sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và thợ máy.

- Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.

e) Dung sai cho phép, khi thi công khung vây hố móng

Bảng 5. Dung sai cho phép thi công đóng cừ thép

STT

Hạng mục

Sai số cho phép

1

Vị trí tim tuyến cừ thép so với thiết kế

( 3 cm

2

Cao độ đỉnh cừ thép

( 5 cm

3

Sai số phương thẳng đứng thanh cừ thép

( 2o/oo L

4

Sai số thanh cừ nối tiếp khung vây và tuyến cừ chống thấm trên mặt bằng

( 5 cm

f) Thực hiện xảm me cừ để kín mạch nối ghép giữa các thanh cừ sau khi hoàn thành thi công đóng cừ thép.

g) Ghép vòng vây hố móng bằng cách dựa vào khung dẫn hướng. Đối với vòng vây hình chữ nhật, có thể tiến hành xuất phát từ một góc hoặc hai góc khung vây. Đối với hố móng khung hình tròn hoặc elip có thể bắt đầu từ vị trí bất kỳ. Thi công cừ thép lần lượt cho đến khi khép kín khung vây, khi hạ cừ thép độ chênh đầu cừ giữa hai thanh liên tiếp không quá 0,5 m.

h) Xử lý tại vị trí hợp long:

- Xác định khoảng cách thực tế tại vị trí hợp long trên mặt bằng, trước khi tiến hành đóng 2 cừ thép cuối cùng.

- Đóng hai cây cừ cuối cùng xuống đến 2/3 chiều sâu thiết kế. Gông chúng chắc chắn lại với nhau, sao đó nhổ lên để đo khoảng hở. Tiến hành chế tạo thanh cừ hợp long khi đã biết thông số khoảng hở trên mặt bằng và dưới sâu.

- Nếu thi công trong nước, thì phải sử dụng thợ lặn đo dọc thanh cừ theo chiều từ trên xuống dưới.

7.2.4.3Thi công tiêu nước trong hố móng

a) Trường hợp sử dụng cừ thép kết hợp với hệ thống mương tiêu nước trong hố móng. Mương tiêu nước sẽ được thi công sau khi đào đất trong hố móng. Việc thi công thực hiện theo điều 7.2.2.3 của tiêu chuẩn này.

b) Trường hợp sử dụng cừ thép kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể thi công trước hoặc sau khi thi công hố móng cừ thép và trước khi tiến hành đào đất hố móng. Đối với hố móng phức tạp có nhiều lớp cừ thép và nhiều lớp giếng, cần phải phối hợp chặt chẽ việc bơm hút nước và đào đất hố móng. Thông thường vừa bơm hút để hạ nước ngầm, vừa tiến hành đào đất. Trình tự thực hiện từ lớp cừ thép và giếng ngoài cùng, sau đó vào trong, cho đến khi cao độ hố móng đạt yêu cầu thiết kế. Công tác thi công giếng, bơm hút và nghiệm thu thực hiện theo điều 6 - TCVN 9160:2012.

c) Trường hợp sử dụng cừ thép kết hợp với bịt đáy Xi măng đất. Công tác thi công bịt đáy xi măng đất có thể tiến hành sau khi hạp long khung vây hoặc sau khi đào đất trong hố móng. Phương pháp thi công theo điều 7.2.4.5 của tiêu chuẩn này. Trong mọi trường hợp, phải để lại ít nhất 1 m đất nền tính từ đỉnh cọc để làm phản áp.

d) Trường hợp sử dụng cừ thép kết hợp với bịt đáy bằng Bê tông. Công tác thi công Bê tông bịt đáy được tiến hành sau khi đào đất trong hố móng đến cao độ thiết kế. Phương pháp thi công theo điều 7.2.4.6 của tiêu chuẩn này.

7.2.4.4Biện pháp thi công đào đất trong hố móng

Công tác đào đất trong hố móng chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thiện việc thi công khung vây hố móng:

a) Trường hợp cừ thép kết hợp bịt đáy hố móng: Đất trong hố móng được đào khi bịt đáy chống thấm hố móng đã được thi công xong. Trong trường hợp hố móng có sử dụng văng chống, đất trong hố móng được đào từ trên xuống dưới, lần lượt đến cao trình thiết kế thì dừng lại để lắp đặt văng chống. Sau đó tiếp tục đào và lắp đặt hệ thống văng chống tiếp theo cho đến khi hoàn thành việc đào hố móng. Trong quá trình thi công đào đất cần lưu ý quan sát đánh giá khuyết tật của nút bịt, để kịp thời xử lý.

b) Trường hợp cừ thép kết hợp tiêu nước bằng giếng: Khi công việc hạ mực nước ngầm đòi hỏi thời gian thi công dài, các thiết bị hạ mực nước ngầm hoạt động theo từng thời đoạn thi công đào đất thì cần phải phối hợp công tác hạ thấp mực nước ngầm với công tác đào đất và các công tác xây dựng khác về thời gian và kỹ thuật thi công cũng như điều kiện bố trí các phương tiện khác. Chỉ thi công đào đất khi mực nước ngầm đã được hạ thấp 0,5 m so với đáy đào dự kiến.

c) Các trường hợp thi công khác, phương pháp thi công thực hiện theo điều 7.2.2.2 Đào và đổ đất hố móng của tiêu chuẩn này.

d) Đối với hố móng đã được đóng cọc BTCT trước, yêu cầu cao độ mặt đất thấp nhất được phép đào bằng máy đào phải cách đầu cọc xử lý nền thi công trước đó (cao độ đầu cọc có kể đến phần đập đầu cọc) ít nhất 0,5m. Phần còn lại phải sử dụng phương pháp xói hút hoặc đào thủ công để đưa đất trong hố móng ra ngoài.

7.2.4.5Biện pháp thi công bịt đáy xi măng đất

a) Công tác chuẩn bị và công tác thi công bịt đáy XMĐ xem mục 7.2.5.1 Công tác chuẩn bị và 7.2.5.3 Công tác thi công tường chống thấm của tiêu chuẩn này.

b) Xử lý kỹ thuật trong thi công:

Khi đào đất hố móng, nếu phát hiện khuyết tật ở nút bịt do cọc XMĐ không chồng lấn lên nhau thì tùy trường hợp để chọn và xử lý bằng các biện pháp sau:

- Khoan phụt bù cọc xi măng đất vào vị trí khuyết tật, những cọc phụt bù yêu cầu chồng lấn lên cọc đã có 40 cm. Vữa sử dụng phải sử dụng phụ gia đông kết nhanh, hàm lượng theo chỉ định của thiết kế.

- Làm tầng lọc ngược tại vị trí khuyết tật, dẫn nước qua tầng lọc ngược vào hố tập trung nước để bơm hút.

Trường hợp nút bịt XMĐ có nguy cơ bị đẩy nổi do áp lực nước đáy hố móng có thể xử lý bằng các biện pháp sau:

- Bơm nước vào hố móng để cân bằng. Kéo dài tường chống thấm đã có bằng cách sử dụng phương pháp JG, vị trí tường mới phía ngoài tường đã có;

- Giảm áp lực nước đáy hố móng bằng cách cắm một số ống nhựa PVC vào một số vị trí định trước trên nút bịt. Đường kính ống nhựa bằng với đường kính khoan dẫn. Nước thoát ra được dẫn về vị trí tập trung để bơm hút.

c) Nghiệm thu xi măng đất bịt đáy cần tiến hành sau khi đào đất trong hố móng hoặc trước khi tiến hành bơm hút nước trong hố móng. Các yêu cầu trong bảng 6.

Bảng 6. Sai số cho phép xi măng đất bịt đáy

Yêu cầu kỹ thuật

Sai số cho phép

Vị trí kiểm tra

Cách thức kiểm tra

Cao độ đáy xi măng đất bịt đáy

( 10 cm

Tại vị trí giữa và 4 góc hố móng

Thước thép, thước cuộn, dựa trên ống cần khoan rút lên.

Cao độ đỉnh xi măng đất bịt đáy

( 5 cm

Tại vị trí giữa và 4 góc hố móng

Thước thép, thước cuộn, đối chiếu mốc giả định vạch trên hệ khung vây.

Sai số tọa độ cọc XMĐ

( 5 cm

Tại vị trí bất kỳ do TVTK chỉ định

Máy trắc địa.

Hệ số chống thấm KXMĐ

Tại vị trí bất kỳ do TVTK chỉ định

- Thí nghiệm đổ nước hoặc ép nước.

- Thí nghiệm mẫu trong phòng.

7.2.4.6Biện pháp thi công bịt đáy bê tông vữa dâng

a) Thi công bê tông bịt đáy được thực hiện bằng biện pháp thi công bê tông trong nước. Có hai công nghệ thi công là công nghệ rút ống thẳng đứng và công nghệ vữa dâng. Phương pháp thi công tham khảo phụ lục A và Phụ lục B.

b) Trong quá trình thi công vữa dâng yêu cầu tuân thủ hồ sơ thiết kế. Quá trình thi công không làm dịch chuyển khung vây, cừ chống thấm. Không kéo rê ống vòi voi, tránh phân tầng vữa.

c) Nghiệm thu bê tông bịt đáy phải tiến hành trước khi bơm nước hố móng. Các yêu cầu trong bảng 7.

Bảng 7. Sai số cho phép bê tông vữa dâng bịt đáy

Yêu cầu kỹ thuật

Sai số cho phép

Vị trí kiểm tra

Cách thức kiểm tra

Cao độ đáy mặt đất đào trong khung vây thi công và thiết kế

( 10cm

Tại các vị trí đặt ống bơm vữa bê tông bịt đáy

Thước thép, thước cuộn, đối chiếu mốc giả định vạch trên hệ khung vây

Cao độ đáy bê tông bịt đáy khi thi công so với thiết kế

( 10cm

Tại các vị trí đặt ống bơm vữa bê tông bịt đáy

Thước thép, thước cuộn, dựa trên ống bơm vữa được rút lên

Cao độ đỉnh bê tông bịt đáy khi thi công so với thiết kế

( 10cm

Tại các vị trí đặt ống bơm vữa bê tông bịt đáy

Thước thép, thước cuộn, đối chiếu mốc giả định vạch trên hệ khung vây. Kết hợp thợ lặn

Cao độ đáy móng sau khi làm phẳng trong thi công so với thiết kế

( 2cm

Tại các vị trí nghi ngờ khi kiểm tra bằng mắt thường

Đo bằng máy kinh vĩ, đối chiếu mốc cao độ

7.2.5Biện pháp thi công tường xi măng đất chống thấm

7.2.5.1Yêu cầu chung: Sử dụng phương pháp JG để thi công tường XMĐ chống thấm. Chọn công nghệ 1 pha, 2 pha hay 3 pha tùy thuộc vào yêu cầu của tường chống thấm và điều kiện của đất nền. Thiết bị và phương pháp thi công tham khảo phụ lục A - TCVN 9666-2013.

7.2.5.2Thi công tường xi măng đất

a) Công tác chuẩn bị: Tham khảo điều 5 Thi Công – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9666-2013.

b) Công tác thi công tường xi măng đất:

- Nếu trong giai đoạn thiết kế chưa có điều kiện làm cọc thử thì trong giai đoạn thi công phải tiến hành làm cọc thử với để xác định đường kính, chiều dài và hệ số thấm đối với nền cát hố móng, nhằm lựa chọn được hệ thống các thông số thi công phù hợp.

- Việc thi công khoan xuống, rút lên và phụt vữa như điều 5.2.1 Khoan xuống và 5.2.2 Rút lên và phụt vữa của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9666-2013.

c) Xử lý kỹ thuật trong thi công: Tham khảo điều 5.2.3 Xử lý kỹ thuật trong quá trình thi công – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9666-2013.

d) Nghiệm thu tường chống thấm, với các yêu cầu sau:

- Sai số tọa độ cọc xi măng đất trên tuyến chống thấm cho phép là ( 2 cm, cao trình đỉnh cọc là ( 5 cm, trừ khi thiết kế có chỉ định khác.

- Đánh giá hình dạng và đường kính cọc: Đường kính cọc được kiểm tra bằng phương pháp đào lộ đầu cọc bằng thủ công, chiều sâu đào kiểm tra khoảng 2~3 m kể từ đỉnh cọc. Khi cần thiết có thể yêu cầu đào sâu hơn hoặc đào toàn bộ chiều sâu cọc.

- Kiểm tra khả năng chống thấm bằng phương pháp đổ nước hiện trường: Cho phép thí nghiệm đổ nước trong hố khoan để kiểm tra kết quả chống thấm của tường. Số lượng hố khoan đổ nước thí nghiệm khoảng 2% số lượng cọc. Mỗi hố khoan nên đổ nước trong 3 đoạn. Đặc biệt lưu ý đoạn có địa tầng lẫn nhiều dăm sỏi sạn. Sau khi khoan xong phải đổ vữa lấp hố. Việc ép nước chỉ tiến hành trên các cọc thử hoặc trong một số trường hợp đặc biệt nhưng sau đó phải có biện pháp xử lý lấp hố đảm bảo kỹ thuật.

7.2.5.3Thi công tiêu nước trong hố móng: Tham khảo điều 7.2.2.3 của tiêu chuẩn này.

7.2.5.4Thi công tiêu nước ngoài hố móng: Tham khảo điều 7.2.2.4 của tiêu chuẩn này.

7.2.6Biện pháp thi công khoan phụt vữa chống thấm

7.2.6.1Yêu cầu chung

- Tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9361:2012.

- Ngoài ra thi công khoan phụt vữa phải được thi công theo quy trình riêng. Nhà thầu thi công phải căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công hiện hành của Nhà nước để xây dựng quy trình thi công và phải được chủ đầu tư chấp thuận. Vật liệu làm sử dụng thi công khoan phụt phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng và có biên bản nghiệm thu.

- Thi công khoan phụt chống thấm phải được thi công trước khi thi công hệ thống tiêu nước mặt và nước ngầm.

7.2.6.2Thi công khoan phụt vữa chống thấm

a) Công tác chuẩn bị: Tham khảo điều 6.1 Công tác chuẩn bị và 6.2 Sản xuất dung dịch vữa phụt - TCVN 8644-2011.

b) Thực hiện thi công: Tham khảo điều 6.3 Thi công khoan phụt chống thấm - TCVN 8644-2011.

c) Xử lý kỹ thuật trong thi công: Tham khảo điều 6.3.3 Theo dõi quá trình khoan phụt vữa và xử lý sự cố - TCVN 8644-2011.

d) Nghiệm thu thi công khoan phụt chống thấm: Tham khảo điều 7 Ghi chép tài liệu, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng khoan phụt vữa TCVN 8644-2011.

7.2.6.3Thi công tiêu nước trong hố móng: Tham khảo điều 7.2.2.3 của tiêu chuẩn này.

7.2.6.4Thi công tiêu nước ngoài hố móng: Tham khảo điều 7.2.2.4 của tiêu chuẩn này.

7.2.7Biện pháp thi công hào chống thấm Bentonite

7.2.7.1Yêu cầu chung

- Tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9361:2012.

- Ngoài ra thi công hào chống thấm Bentonite phải được thi công theo quy trình riêng. Nhà thầu thi công phải căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công hiện hành của Nhà nước để xây dựng quy trình thi công và phải được chủ đầu tư chấp thuận. Vật liệu làm sử dụng thi công khoan phụt phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng và có biên bản nghiệm thu.

- Thi công hào chống thấm Bentonite phải được thi công trước khi thi công hệ thống tiêu nước mặt và nước ngầm.

7.2.7.2Thi công hào Bentonite chống thấm

a) Công tác chuẩn bị:

- Chuẩn bị lán, trại, tập kết máy móc, thiết bị thi công tại vị trí quy định.

- Theo yêu cầu chất lượng hào Bentonite theo thiết kế, chọn nhiều tổ hợp Bentonite, Xi măng có nguồn gốc, chủng loại khác nhau. Thí nghiệm nhiều tổ hợp, xác định cấp phối đạt yêu cầu kỹ thuật và có giá thành rẻ nhất.

b) Thực hiện thi công:

- Dây chuyền và thiết bị thi công phải được tính toán dựa trên khối lượng và tiến độ thi công. Mỗi dây chuyền đảm bảo việc thi công từ sản xuất vữa đến khâu cuối cùng là thi công các hố đào;

- Dựa vào quy mô dây chuyền sản xuất, lựa chọn máy bơm nước, máy trộn, máy bơm đẩy vữa ra hố đào, dung tích các bể ủ vật liệu;

- Chọn thiết bị phù hợp giữa công đoạn sản xuất vật liệu với công đoạn đào hào và sản xuất vật liệu, lưu ý đến công suất dự phòng cho các công đoạn;

- Khi thi công đào hào Bentonite có thể xuất phát từ một vị trí bất kỳ trên biên hố móng, thực hiện đào hào Bentonite liên tục, làm đến đâu xong đến đó, cho đến khi khép kín hố móng tại vị trí xuất phát.

c) Xử lý kỹ thuật trong thi công: Trong quá trình thi công, hạn chế tối đa vấn đề sạt lở vách hào. Trong trường hợp có sạt lở vách hào xảy ra, TVTK phải có giải pháp xử lý ngay chỗ sạt và có biện pháp phòng ngừa sạt lở vách hào tiếp tục xảy ra.

d) Nghiệm thu thi công hào Bentonite chống thấm: Công tác nghiệm thu gồm hai giai đoạn, yêu cầu trong bảng 8.

Bảng 8. Yêu cầu thi công hào Bentonite

Hạng mục

Yêu cầu kỹ thuật

Vị trí kiểm tra

Cách thức kiểm tra

Dung dịch Bentonite

- Độ nhớt: 28 ~38 (s).

-Tỷ trọng: 1,015 ~1,025 (g/cm3).

- Phễu 500/700 cc

- Tỷ trọng kế

Dung dịch Bentonite + Xi măng

- Độ nhớt: 28 ~45(s).

-Tỷ trọng: 1,15 ~1,25 (g/cm3).

Tại vị trí trạm trộn

- Phễu 500/700 cc

- Tỷ trọng kế

Cường độ nén Bentonite (Cứ 400 m3 lấy 3 tổ mẫu, thí nghiệm tuổi 28 ngày)

R28 ( 1 (kg/cm2)

Vị trí do TVTK chỉ định

- Nén mẫu trong phòng thí nghiệm

Hệ số thấm Bentonite (Cứ 400 m3 lấy 3 tổ mẫu, thí nghiệm tuổi 28 ngày)

K ≤ 10-5 (cm/s)

Vị trí do TVTK chỉ định

- Thí nghiệm thấm trong phòng thí nghiệm

Chiều dày tường Bentonite

( 10 cm

Vị trí do TVTK chỉ định

- Đo bằng thước dây

7.2.7.3Thi công tiêu nước trong hố móng:

- Thi công tiêu nước trong hố móng: Tham khảo điều 7.2.2.3 của tiêu chuẩn này.

- Thi công tiêu nước ngoài hố móng: Tham khảo điều 7.2.2.4 của tiêu chuẩn này.

7.2.8Biện pháp thi công ván cừ BTCT chống thấm

7.2.8.1Yêu cầu chung

- Tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9361:2012.

- Ngoài ra ván cừ BTCT phải được thi công theo quy trình riêng. Nhà thầu thi công phải căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công hiện hành của Nhà nước để xây dựng quy trình thi công và phải được chủ đầu tư chấp thuận. Vật liệu làm cừ thép phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng và có biên bản nghiệm thu.

- Ván cừ BTCT phải được thi công trước khi thi công hệ thống tiêu nước mặt và nước ngầm.

7.2.8.2Thi công ván cừ BTCT

a) Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị lán, trại, tập kết máy móc, thiết bị thi công tại vị trí quy định.

- Chuẩn bị ván cừ BTCT đúng chủng loại, tập kết đúng nơi quy định. Nghiệm thu trước khi thi công.

b) Thực hiện thi công

- Đối với đất nền là cát, chỉ nên sủ dụng biện pháp thi công bằng búa rung kết hợp với xói nước. Thiết bị thi công chuyên dụng gồm xe cẩu, búa rung loại lớn hơn 6 Tấn và hệ thống phụt tia nước áp suất cao 120 at trở lên.

- Các bước thi công chính bao gồm: Lắp đặt và định vị khung dẫn hướng; Cẩu cọc ván cừ BTCT đến vị trí thi công và tiến hành định vị thi công; Lắp búa rung vào đầu cọc và tiến hành xói nước vào cát để hạ cọc đến cao độ thiết kế.

- Ván cọc sử dụng cho hố móng trong cát chảy thường có chiều dài lớn, có khi đến 24 m. Tải trọng ván cọc lớn, do đó cần cẩu phải là loại đáp ứng được tải trọng và độ vươn của cần. Chuẩn bị đường và bố trí khoảng không đủ để phương tiện thi công di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.

- Vấn đề đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công như ở mục d điều 7.2.4.2 của tiêu chuẩn này.

c) Nghiệm thu thi công tường cừ BTCT: Nghiệm thu tường cừ BTCT phải được thực hiện trước khi thi công tiêu nước hố móng, yêu cầu quy định trong bảng 6 tiêu chuẩn này.

7.2.8.3Thi công tiêu nước trong hố móng

a) Trường hợp sử dụng cừ BTCT kết hợp với hệ thống mương tiêu nước trong hố móng. Mương tiêu nước sẽ được thi công sau khi đào đất trong hố móng. Việc thi công thực hiện theo điều 7.2.2.3 của tiêu chuẩn này.

b) Trường hợp sử dụng cừ BTCT kết hợp với tiêu nước bằng giếng. Giếng tiêu nước có thể thi công trước hoặc sau khi thi công hố móng cừ thép và trước khi tiến hành đào đất hố móng. Đối với hố móng phức tạp có nhiều lớp cừ BTCT và nhiều lớp giếng, cần phải phối hợp chặt chẽ việc bơm hút nước và đào đất hố móng. Thông thường vừa bơm hút để hạ nước ngầm, vừa tiến hành đào đất. Trình tự thực hiện từ lớp cừ thép và giếng ngoài cùng, sau đó vào trong, cho đến khi cao độ hố móng đạt yêu cầu thiết kế. Công tác thi công giếng và bơm hút thực hiện theo điều 6 - TCVN 9160:2012.

c) Trường hợp sử dụng cừ BTCT kết hợp với bịt đáy Xi măng đất. Công tác thi công bịt đáy xi măng đất có thể tiến hành sau khi hạp long khung vây hoặc sau khi đào đất trong hố móng. Phương pháp thi công theo điều 7.2.4.5 của tiêu chuẩn này.

d) Trường hợp sử dụng cừ BTCT kết hợp với bịt đáy bằng Bê tông. Công tác thi công Bê tông bịt đáy được tiến hành sau khi đào đất trong hố móng đến cao độ thiết kế. Phương pháp thi công theo điều 7.2.4.6 của tiêu chuẩn này.

7.2.8.4Biện pháp thi công đào đất trong hố móng: Thực hiện như điều 7.2.4.4 của tiêu chuẩn này.

7.2.8.5Biện pháp thi công bịt đáy xi măng đất: Thực hiện như điều 7.2.4.5 của tiêu chuẩn này.

7.2.8.6Biện pháp thi công bịt đáy Bê tông vữa dâng: Thực hiện như điều 7.2.4.6 của tiêu chuẩn này.

7.3Biện pháp đảm bảo an toàn thi công hố móng

Công tác an toàn lao động trên công trường thi công hố móng cần tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN 2287:78 Hệ thống tiêu chuẩn ATLĐ-Quy định cơ bản và TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng. Ngoài ra cần thực hiện một số yêu cầu khác như sau:

7.3.1Biện pháp an toàn của một số hạng mục chính

a) Hàn điện, hàn cắt hơi:

- Các đầu nối dây của máy hàn phải được che bọc cẩn thận.

- Khi tiến hành hàn phải có biển hiệu và được che chắn.

- Thợ hàn phải được trang bị mặt nạ, găng tay…

- Khi tiến hành hàn trên đỉnh hố móng phải có biện pháp an toàn cho người đi lại phía dưới như đặt biển báo hiệu và căng lưới tại những vị trí nguy hiểm, không đặt các vật liệu dễ cháy dưới khu vực đang thi công hàn cắt.

b) Điện phục vụ bơm nước, chiếu sáng:

- Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện.

- Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện ở khu vực đó.

- Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng, lắp đặt hệ thống cầu dao chống giật.

- Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện, bọc kín hoặc treo cao.

- Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình có dây bọc cách điện. Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5 m đối với mặt bằng thi công 5,0 m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện có độ cao dưới 2,5 m, kể từ mặt nền hoặc mặt sàn thao tác phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện.

- Các thiết bị đóng cắt điện, cầu dao ... phải được để trong hộp kín , đặt nơi khô ráo an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố.

- Khi cắt điện, phải đảm bảo sao cho các cầu dao hoặc các thiết bị cắt điện khác không thể đóng mạch.

c) An toàn giao thông:

- Lập phương án vận chuyển thiết bị máy móc vật tư trong quá trình thi công theo đúng yêu cầu của chủ Đầu tư. Trong công trường xe phải chạy theo đúng tốc độ quy định và tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn an toàn.

- Các thiết bị máy móc thi công khi hết ca làm việc phải tập trung đúng vị trí, tránh gây ùn tắc, cản trở giao thông đi lại.

7.3.2Trang thiết bị phục vụ công tác an toàn lao động:

a) Phương tiện bảo vệ đầu: Để chống chấn thương ở đầu do vật rơi từ trên cao xuống, do va quệt, đập vào những vật treo lơ lửng , vật chướng ngại sắc nhọn ngang tầm đầu công nhân làm việc trên công trường được trang bị mũ cứng bằng nhựa, trong khu vực thi công, bất cứ khi nào công nhân và kỹ sư cũng phải đội mũ bảo hộ, đặc biệt tại những khu vực đang có tổ chức thi công trên cao. Mũ bảo hộ có quai đeo chắc chắn và được sản xuất bởi công ty có uy tín.

b) Phương tiện bảo vệ mắt:

- Kính trắng dùng ngăn ngừa bụi, các vật rắn và hóa chất lỏng văng vào mắt trong khi làm việc như đập phá, chặt, cắt, khoan, đẽo, đục, mài nhẵn, đánh bóng vật liệu, vận chuyển, rót chất lỏng nóng, hóa chất.

- Kính lọc sáng dùng chống tia hồng ngoại, tử ngoại, tia sáng mặt trời khi làm việc như hàn điện , hàn hơi, làm việc ngoài trời nắng chói.

c) Phương tiện lọc bụi:

- Khẩu trang được phát cho tất cả các kỹ sư, công nhân hoạt động trên công trường, số lượng và định kỳ phát được tiến hành theo các đặc thù công việc trên công trường.

d) Phương tiện bảo vệ tay:

Để đề phòng chấn thương tay cho người lao động nhà thầu cấp phát các dụng cụ thủ công cầm tay có chất lượng tốt, dùng trang bị bảo hộ tay phù hợp như găng tay được làm bằng vải dày vải bò, vải bạt. Găng tay cách điện dùng găng tay cao su.

e) Phương tiện bảo vệ chân:

- Trang bị dày da có lót kim loại ở gan bàn chân và bọc thép mũi chân để chống lại các tác động cơ học.

- Trang bị ủng cao su cho công nhân làm việc ở những khu vực lầy lội luôn tiếp xúc với chất ăn mòn như vôi, vữa,…

- Tại những vị trí có khả năng nguy hiểm về điện phải phát loại ủng cách điện

8Quan trắc và kiểm soát hố móng trong quá trình thi công

8.1Quy định chung

8.1.1Quan trắc thi công hố móng công trình trong cát chảy thuộc loại quan trắc tạm thời phục vụ cho thi công. Việc quan trắc phải được thực hiện trước khi bắt đầu thi công và trong quá trình thi công.

8.1.2Trong hồ sơ thiết kế, TVTK phải làm rõ sự cần thiết, xác định được thành phần khối lượng và kinh phí cho việc xây dựng, lắp đặt thiết bị quan trắc tạm thời.

8.1.3Công tác tổ chức quan trắc ở giai đoạn thi công hố móng do chủ đầu tư chủ trì tổ chức thực hiện. Loại thiết bị đo, quy trình lắp đặt như sau:

a) Loại thiết bị đo, tính năng, tác dụng của thiết bị của tiêu chuẩn này áp dụng như quy định phụ lục A. Danh mục các thiết bị đo thông dụng – TCVN 8215:2009.

b) Quy trình lắp đặt thiết bị, quy trình quan trắc và các quy định về công tác lưu trữ, quản lý và sử dụng tài liệu quan trắc thực hiện theo yêu cầu 2.1 Quy định chung – TCVN 8215:2009.

8.2Thiết kế bố trí hệ thống quan trắc

8.2.1Nội dung bố trí quan trắc thấm gồm:

a) Quan trắc mực nước ngầm trong và ngoài hố móng;

b) Quan trắc áp lực thấm lên bịt đáy;

c) Quan trắc xói ngầm, mạch đùn, mạch sủi.

8.2.2Nội dung bố trí quan trắc chuyển vị gồm:

a) Quan trắc chuyển vị ngang của hố móng, kết cấu chống giữ hố móng;

b) Quan trắc chuyển vị đứng đáy hố móng;

c) Quan trắc sạt lở mái hố móng.

8.2.3Nội dung bố trí quan trắc lực dọc trục thanh chống hoặc neo:

a) Quan trắc lực dọc trục ở thanh chống bằng đầu đo biến dạng hoặc hộp đo lực;

b) Quan trắc lực dọc trục ở neo bằng đầu đo biến dạng hoặc hộp đo lực.

8.2.4Bố trí thiết bị quan trắc

8.2.4.1Thiết lập ngưỡng cảnh báo

Khi lập hồ sơ bố trí hệ thống quan trắc tạm thời, cần lấy các giá trị chuyển vị của hố móng, kết cấu chống đỡ, lực dọc trong thanh chống (hoặc neo) cũng như mực nước ngầm ứng với từng thời đoạn thi công. Từ đó thiết lập các ngưỡng cảnh báo để đưa ra quyết định khi so sánh với số liệu quan trắc. Đối với quan trắc bằng mắt, khi phát hiện có hiện tượng mạch đùn, mạch sủi hoặc có hiện tượng sạt lở mái, cần phải phát cảnh báo ngay cho các đơn vị liên quan.

8.2.4.2Bố trí các điểm quan trắc

Các điểm quan trắc phải là những điểm đặc trưng nhất theo tính chất quan trắc. Ngoài ra các điểm này cũng phải là các điểm đã được tính toán trước để thuận tiện cho việc đối chiếu kết quả.

8.2.4.3Thành phần, khối lượng quan trắc

Phụ thuộc cấp công trình, khả năng mất an toàn xảy ra khi thi công hố móng. Thành phần, khối lượng quan trắc được quy định ở bảng 9.

Bảng 9. Thành phần khối lượng quan trắc theo cấp công trình

TT

Nội dung quan trắc

Cấp công trình

I

II

III

IV

V

I

Loại hố móng đào lộ thiên

1

Quan trắc thấm

+

+

+

+

+

2

Quan trắc chuyển vị

+

+

+

+

+

II

Loại hố móng có kết cấu chống thấm bằng cừ thép, cừ BTCT, tường XMĐ)

2.1

Quan trắc thấm

+

+

+

+

+

2.2

Quan trắc chuyển vị

+

+

+

+

+

2.3

Quan trắc lực dọc thanh chống hoặc neo

+

+

+

III

Loại hố móng có kết cấu chống thấm bằng bằng khoan phụt xi măng, hào Bentonite

3.1

Quan trắc thấm

+

+

+

+

+

3.2

Quan trắc chuyển vị

+

+

+

+

+

8.2.4.4Bố trí thiết bị quan trắc thấm

a) Quan trắc mực nước ngầm trong và ngoài hố móng

Bố trí các giếng quan trắc MNN trong và ngoài hố móng để quan trắc MNN trong và ngoài hố móng. Khoảng cách giữa các giếng cách nhau không quá 25 m/giếng theo chu vi của hố móng và không ít hơn 1 giếng tại mỗi cạnh của hố móng. Giếng phải được bố trí ở vị trí ít ảnh hưởng do thi công. Trường hợp dùng giếng để hạ MNN, độ sâu của giếng bằng độ sâu của giếng bơm hút nước ngầm. Các trường hợp khác bố trí sâu hơn cừ chống thấm 1m.

b) Quan trắc áp lực thấm lên bịt đáy hố móng.

Để quan trắc áp lực thấm lên đáy nút bịt phải bố trí các thiết bị đo lên đáy nút bịt và nền. Thiết bị đo là áp lực kế hoặc ống đo áp. Nếu bố trí áp lực kế sẽ đo được trị số áp lực lên từ điểm đo, bố trí ống đo áp cho cột nước áp lực của từng điểm quan trắc. Số lượng 4 điểm quan trắc ứng với 4 cạnh của nút bịt.

c) Quan trắc xói ngầm, mạch đùn, mạch sủi

Quan trắc xói ngầm, mạch đùn, mạch sủi được kiểm tra bằng mắt. Kiểm tra toàn bộ đáy hố móng, mái hố móng.

8.2.4.5Bố trí thiết bị quan trắc chuyển vị

a) Quan trắc chuyển vị ngang của hố móng, kết cấu chống giữ hố móng

Tùy thuộc vào điều kiện thi công thực tế, cho phép chọn quan trắc chuyển vị ngang của hố móng hoặc kết cấu chống giữ hố móng tùy theo phương pháp nào thuận lợi hơn. Nội dung như sau:

- Quan trắc chuyển vị ngang hố móng: Để quan trắc chuyển vị ngang của hố móng phải bố trí thiết bị quan trắc ngang theo độ sâu với ống đo nghiêng bố trí phía ngoài tường cừ. Nên bố trí điểm quan trắc tại điểm công trình dự báo có thể bị lún và biến dạng và tại các vị trí là điểm giữa cạnh hố đào. Độ sâu đáy ống quan trắc phải ngàm trong đất cứng ít nhất 2 m hoặc sâu hơn mũi cừ 3 m, lấy giá trị lớn hơn trong 2 giá trị trên.

- Quan trắc chuyển vị ngang kết cấu chống giữ hố móng: Để quan trắc chuyển vị ngang của tường cừ phải sử dụng phương pháp trắc đạc. Mốc được đánh dấu trên đỉnh cừ, số lượng 3 điểm trên mỗi cạnh hố móng. Các vị trí cố định để đặt máy trắc địa được bố trí từ xa, ở vị trí ít bị ảnh hưởng do thi công.

b) Quan trắc chuyển vị đứng đáy hố móng

Để quan trắc chuyển vị đứng đáy hố móng phải sử dụng phương pháp trắc đạc. Mốc quan trắc được đánh dấu tại điểm trên cạnh hố móng, khoảng cách 25 m/1 điểm theo chu vi cạnh hố móng và không ít hơn 1 điểm tại mỗi cạnh. Các vị trí cố định để đặt máy trắc địa được bố trí từ xa, ở vị trí ít bị ảnh hưởng do thi công. Nên bố trí trùng với vị trí quan trắc chuyển vị ngang kết cấu chống giữ hố móng.

c) Quan trắc lực dọc trục thanh chống hoặc neo

Để quan trắc lực dọc trục thanh chống hoặc neo phải sử dụng bằng đầu đo biến dạng hoặc hộp đo lực. Thiết bị đo được bố trí ở thanh chống hoặc neo, số lượng không quá 50 % và không nhỏ hơn 15 % tổng số thanh chống hoặc neo. Ưu tiên bố trí vào những thanh dự kiến có lực dọc hoặc lực kéo lớn nhất.

d) Quan trắc sạt lở mái hố móng

Quan trắc sạt lở mái hố móng được kiểm tra bằng mắt. Việc kiểm tra được tiến hành trên toàn bộ toàn mái hố móng.

8.3Thực hiện công tác quan trắc

8.3.1 Công tác quan trắc thấm

a) Công tác quan trắc thấm được tiến hành hàng ngày, kể từ khi bắt đầu tiến hành hút nước để hạ thấp nước ngầm (đối với hố móng sử dụng giếng hút nước để hạ thấp nước ngầm) hoặc là khi bắt đầu tiến hành đào đất trong hố móng và duy trì cho đến khi lấp đất hố móng. Tại các thời điểm 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ. Ngoài ra, TVTK có thể quy định kiểm tra thêm tại những thời điểm chênh lệch mực nước trong và ngoài hố móng lớn nhất.

b) Khi quan trắc mực nước ngầm, nếu phát hiện mực nước ngầm hạ thấp cục bộ tại một vài điểm quan trắc thì cần kiểm tra lại thiết bị đo, các kết quả khảo sát địa kỹ thuật đã thực hiện, độ sâu hạ cừ, chất lượng tường cừ để có biện pháp xử lý cần thiết.

c) Quan trắc mạch đùn, mạch sủi, xói ngầm được tiến hành kể từ khi bắt đầu đào đất hố móng đến khi lấp đất hố móng, thực hiện liên tục suốt 24 giờ.

8.3.2 Công tác quan trắc chuyển vị

a) Quan trắc chuyển vị ngang và đứng của hố móng được tiến hành sau khi hố móng đã được đào đến cao trình thiết kế cho đến khi lấp đất hố móng. Tại các thời điểm 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ. Ngoài ra, TVTK có thể quy định kiểm tra thêm tại những thời điểm chênh lệch mực nước trong và ngoài hố móng lớn nhất.

b) Quan trắc lực dọc trục của thanh chống hoặc neo được tiến hành khi thanh chống hoặc neo bắt đầu tham gia chịu lực cho đến khi lấp đất hố móng. Tại các thời điểm 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ. Ngoài ra, TVTK có thể quy định kiểm tra thêm tại những thời điểm chênh lệch mực nước trong và ngoài hố móng lớn nhất.

c) Quan trắc sạt lở mái hố móng được tiến hành kể từ khi bắt đầu đào hố móng cho đến khi lấp đất hố móng, thực hiện liên tục suốt 24 giờ.

8.4Xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thi công

8.4.1Trường hợp thi công bơm hút không hạ được mực nước ngầm:

a) Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do tắc giếng. Xử lý bằng cách bổ sung giếng ở ngay vị trí bên cạnh hoặc dùng xói nước áp lực cao và dùng pa lăng để nhổ giếng. Sau đó lại hạ giếng xuống;

b) Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do lưu lượng qua giếng không đạt yêu cầu thiết kế hoặc số lượng giếng theo thiết kế không đáp ứng được thực tế lưu lượng bơm hút. Xử lý bằng cách bổ sung thêm giếng cho đến khi hạ được đến mực nước theo yêu cầu thiết kế.

8.4.2Trường hợp sụt, lún đất ngoài hố móng:

a) Kết cấu chống thấm bị rò, thủng làm nước chảy qua lỗ rò, thủng kéo theo cả đất cát gây ra sụt, lún đất. Trường hợp này xử lý bằng cách phụt trực tiếp hỗn hợp xi măng +hóa chất đông kết nhanh qua lỗ rò, thủng để bịt trực tiếp dòng thấm hoặc thi công cọc XMĐ theo công nghệ JG phía ngoài hố móng để bịt lỗ rò, thủng;

b) Kết cấu chống thấm bằng cừ thép bị rò qua me, nước chảy qua me cừ, kéo theo cả đất cát gây ra sụt, lún đất. Trường hợp này xử lý bằng cách sử dụng dây đay với đất sét luyện, trám bịt vào me cừ. Nếu việc xử lý không có kết quả, cần tiến hành bơm nước vào hố móng cho đến khi mực nước trong và ngoài hố móng cân bằng. Sau đó bổ sung thêm một đoạn tường xi măng đất sát với hàng cừ thép ở phía ngoài hố móng.

c) Kết cấu chống thấm không đủ chiều dài đường viền thấm do chưa cắm được vào lớp đất có hệ số thấm nhỏ, gây ra xói ngầm và đẩy bục nền. Nếu nền bị bục lớn, trước hết phải bơm nước vào hố móng để cân bằng nước. Sau đó xử lý bằng cách kéo dài đường viền thấm bằng tường XMĐ phía ngoài hố móng. Đỉnh tường XMĐ sau khi thi công xong ôm lấy một đoạn từ 0,5 ~ 1 m đáy mũi cừ thép, mũi tường XMĐ kéo dài đến vị trí đủ chiều dài chống thấm. Ngoài ra, có thể dùng biện pháp hạ nước ngầm bằng bơm châm kim.

8.4.3Tr