tìm hiểu luật lao động tại việt nam

7
1 | Cm nang btúi “Lut lao động” – mywork.vn Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam Cm nang btúi “Lut Lao động” (Phn 1) Hu hết đối vi người lao động, đặc bit đối vi sinh viên mi ra trường, người mi đi làm thường không quan tâm hay nói cách khác ít chú ý đến Lut lao động. Thông tin người lao động nm được khá sơ lược và hu hết nm trên Hp đồng lao động. Tuy nhiên, bn có nghĩ rng, đã đến lúc mình nên bt đầu tìm hiu để biết vquyn li và nghĩa vca chính mình? Cùng mywork.vn tìm hiu mt sĐiu cơ bn được nêu trong Lut Lao động s10/2012/QH13 đã được Quc hi nước Cng hòa xã hi chnghĩa Vit Nam khóa XIII, khp th3 thông qua ngày 18/6/2012. Blut gm 17 chương, 242 điu, có hiu lc thi hành tngày 01 tháng 5 năm 2013 và thay thế Blut Lao động ngày 23/6/1994; Lut sa đổi bsung mt sđiu ca Blut Lao động s35/2002/QH10; Lut sa đổi bsung mt sđiu ca Blut Lao động s74/2006/QH11; Lut sa đổi bsung mt sđiu ca Blut Lao động s84/2007/QH11. Chi tiết vui lòng xem ti đây. Ghi nh1: Quy định vĐộ tui lao động (Quy định ti Điu 3 BLLD 2012) Người lao động là người tđủ 15 tui trlên, có khnăng lao động, làm vic theo hp đồng lao động, được trlương và chu squn lý, điu hành ca người sdng lao động. Ghi nh2, Quyn và nghĩa vca người lao động (Quy định ti Điu 5 BLLD 2012) 1. Người lao động có các quyn sau đây: a) Làm vic, tdo la chn vic làm, nghnghip, hc ngh, nâng cao trình độ nghnghip và không bphân bit đối x; b) Hưởng lương phù hp vi trình độ knăng nghtrên cơ sthothun vi người sdng lao động; được bo hlao động, làm vic trong điu kin bo đảm van toàn lao động, vsinh lao động; nghtheo chế độ, nghhng năm có lương và được hưởng phúc li tp th;

Upload: myworkvn

Post on 05-Dec-2014

313 views

Category:

Career


4 download

DESCRIPTION

www.mywork.vn, bên cạnh cung cấp thông tin việc làm dành cho người tìm việc, mywork còn hỗ trợ thông tin về kỹ năng công việc, phỏng vấn, tìm kiếm việc làm. Hôm nay mywork muốn chia sẻ một số thông tin hữu ích về Luật lao động Việt Nam, một số điều luật cơ bản trích lược giúp người tìm việc nắm bắt được thông tin chung về nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Đề biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập trực tiếp vào www.mywork.vn để tìm hiểu thêm.

TRANSCRIPT

Page 1: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

1 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

Cẩm nang bỏ túi “Luật Lao động” (Phần 1) Hầu hết đối với người lao động, đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường, người mới đi làm thường không quan tâm hay nói cách khác ít chú ý đến Luật lao động. Thông tin người lao động nắm được khá sơ lược và hầu hết nằm trên Hợp đồng lao động. Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng, đã đến lúc mình nên bắt đầu tìm hiểu để biết về quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình? Cùng mywork.vn tìm hiểu một số Điều cơ bản được nêu trong Luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012. Bộ luật gồm 17 chương, 242 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 và thay thế Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 35/2002/QH10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 74/2006/QH11; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 84/2007/QH11. Chi tiết vui lòng xem tại đây. Ghi nhớ 1: Quy định về Độ tuổi lao động (Quy định tại Điều 3 BLLD 2012) Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Ghi nhớ 2, Quyền và nghĩa vụ của người lao động (Quy định tại Điều 5 BLLD 2012)

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

Page 2: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

2 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ghi nhớ 3, Các hành vi bị nghiêm cấm (Quy định tại Điều 8 BLLD 2012)

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc

Page 3: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

3 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Ghi nhớ 4, Hình thức hợp đồng lao động (Quy định tại Điều 16 BLLD 2012)

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Page 4: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

4 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

Cẩm nang bỏ túi “Luật Lao động” (Phần 2) Hầu hết đối với người lao động, đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường, người mới đi làm thường không quan tâm hay nói cách khác ít chú ý đến Luật lao động. Thông tin người lao động nắm được khá sơ lược và hầu hết nằm trên Hợp đồng lao động. Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng, đã đến lúc mình nên bắt đầu tìm hiểu để biết về quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình? Cùng mywork.vn tìm hiểu một số Điều cơ bản được nêu trong Luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012. Chi tiết vui lòng xem tại đây.

Ghi nhớ 5: Quy định cho người sử dụng lao động khi thực hiện hợp đồng (Quy định tại Điều 20 BLLD 2012)

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Page 5: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

5 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

Ghi nhớ 6: Các loại hợp đồng lao động (Quy định tại Điều 22 BLLD 2012)

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ

Page 6: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

6 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Ghi nhớ 7: Quy định về thời gian thử việc (Quy định tại Điều 27 BLLD 2012)

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Page 7: Tìm hiểu Luật lao động tại Việt Nam

7 | Cẩm nang bỏ túi “Luật lao động” – mywork.vn

Website: www.mywork.vn | Facebook: https://www.facebook.com/CongThongTinViecLamVietNam

Ghi nhớ 8: Quy định về tiền lương trong thời gian thử việc (Quy định tại Điều 28 BLLD 2012)

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Ghi nhớ 9: Quy định về kết thúc thời gian thử việc (Quy định tại Điều 29 BLLD 2012)

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.